Top Banner
. TUẦN 2 Thứ Ngày Tháng năm 2013 §1 Chào cờ §2 Tập đọc : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU(tt) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1- Đọc lưu loát toàn bài,biết ngắt nghỉ đúng chỗ,biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật. 2- Hiểu được nội dung bài:Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp căm ghét áp bức bất công,sẵn sàng trừng trị bọn Nhện nhẫn tâm Nhà Trò bất hạnh,yếu đuối. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục : * Thể hiện sự cảm thông. * Xác định giá trị * Tự nhận thức về bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC -Tranh minh hoạ nội dung bài học SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HĐ + ND Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS HĐ 1 KTBC -HS 1:Em đọc thuộc lòng bài Mẹ ốm và trả lời câu hỏi sau: H:Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua -Người cho trứng,người cho cam và anh y sĩ đã mang
73

TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

Jan 04, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.

TUẦN 2 Thứ Ngày Tháng năm 2013

§1 Chào cờ

§2 Tập đọc:

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU(tt)I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1- Đọc lưu loát toàn bài,biết ngắt nghỉ đúng chỗ,biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật.

2- Hiểu được nội dung bài:Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng hào hiệp căm ghét áp bức bất công,sẵn sàng trừng trị bọn Nhện nhẫn tâm Nhà Trò bất hạnh,yếu đuối.

Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :* Thể hiện sự cảm thông.* Xác định giá trị * Tự nhận thức về bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC- Tranh minh hoạ nội dung bài học SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ + ND

Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS

HĐ 1

KTBC

Khoảng4’-5’

- HS 1:Em đọc thuộc lòng bài Mẹ ốm và trả lời câu hỏi sau:

H:Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những chi tiết nào?

-HS 2:Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi:H:Những chi tiết nào trong bài bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ.-GV nhận xét + cho điểm.

-Người cho trứng,người cho cam và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

-Mẹ vui,con có quản gì…

HĐ 2Giới thiệu bài1’

Dế Mèn gặp chị Nhà Trò.Nhà Trò khóc lóc kể có Dế Mèn nghe về hoàn cảnh đáng thương của mình.Liệu Dế Mèn có giúp được Nhà Trò hay không?Giúp như thế nào?Bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo) hôn nay chúng ta học sẽ giúp các em biết rõ điều đó.

-HS lắng nghe.

HĐ 3HD

luyện

a/Cho HS đọc:- Cho HS dọc đoạn (với những HS đọc yếu có

thể cho các em đọc từng câu).-HS đọc nối tiếp từng đoạn.

Page 2: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.đọc

Khoảng 8’-9’

- Cho HS luyện đọc những từ ngữ khó phát âm lủng củng,nặc nô,co rúm,béo múp béo míp,xuý xoá,quang hẳn…

- Cho HS đọc cả bài.b/Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ:

-GV có thể giải nghĩa thêm nếu HS lớp mình không hiểu những từ khác.

c/GV đọc diễn cảm toàn bài:

-2 HS đọc.-HS đọc thầm phần chú giải và một vài em giải nghĩa từ cho cả lớp nghe.

HĐ 4Tìm

hiểu bài

Khoảng 9’-10’

* Đoạn 1: (4 câu đầu)- Cho HS đọc thành tiếng.

- Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.H:Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

* Đoạn 2: (Phần còn lại)- Cho HS đọc phần 1 đoạn 2 (đọc từ Tôi cất

tiếng…cái chày giã gạo). Cho HS đọc thành tiếng. Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.

H:Dế Mèn đã làm thế nào để bọn nhện phải sợ?

- Cho HS đọc phần 2 đoạn 2 (đọc từ Tôi thét đến hết) Cho HS đọc thành tiếng. Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.

H:Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?

-Có thể 1 HS đọc to,cả lớp nghe.-Có thể cả lớp đọc to vừa phải-Bọn nhện chăng tơ kín ngang đường,bố trí kẻ canh gác,tất cả nhà nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ…

-HS đọc thành tiếng.

-Đầu tiên,Dế Mèn hỏi với giọng thách thức của một kẻ mạnh,thể hiện qua các từ xưng hô:ai,bọn,này,ta.-Khi nhện cái xuất hiện,Dế Mèn ra oai “quay phắt lưng phóng càng đạp phanh phách”.

-HS đọc thành tiếng.

-Dế Mèn phân tích nhà nhện giàu có,món nợ của Nhà Trò rất nhỏ mà Nhà Trò lại bé nhỏ,ốm yếu nên nhà nhện không nên bắt nạt Nhà Trò,nên xoá nợ cho Nhà Trò.-HS trao đổi + trả lời.

Page 3: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.

H:Có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong số các danh hiệu sau đây:võ sĩ,tráng sĩ,chiến sĩ,hiệp sĩ,dũng sĩ, anh hùng.

- GV nhận xét và chốt lại. Danh hiệp phù hợp tặng cho Dế Mèn là:hiệp

sĩ (vì Dế Mèn có sức mạnh và lòng hào hiệp,sẵn sàng làm việc nghĩa).

Võ sĩ: Người giỏi võ. Tráng sĩ: người có sức mạnh và chí khí mạnh

mẽ. Chiến sĩ: người chiến đấu cho sự nghiệp cao

cả. Anh hùng: người lập công trạng lớn đối với

nhân dân,với đất nước.

-Lớp nhận xét.

HĐ 5 - GV đọc diễn cảm bài văn: Lời nói của Dế Mèn:đọc mạnh mẽ,dứt

khoát,đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh. Những câu văn miêu tả,kể chuyện:giọng đọc

thay đổi cho phù hợp với từng cảnh,từng chi tiết.

Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ:cong chân,đanh đá,đạp phanh phách,co rúm lại,rập đầu,của ăn của để,béo múp béo mít,cố tình,tí teo nợ.

- Cho HS đọc diễn cảm:

-Nhiều HS luyện đọc sự hướng dẫn của GV.

HĐ 6Củng cố dặn

dò 3’

- GV nhận xét tiết học.- Dặn HS tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

§3 Toán:

CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ

Page 4: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Ôn tập các hàng liền kề: 10 đvị = 1 chục, 10 chục = 1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn, 10 nghìn = 1 chục nghìn, 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn. - Biết đọc & viết các số có đến 6 chữ số.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hình b/diễn đvị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn

(SGK). - Các thẻ ghi số có thể gắn được trên bảng.- Bảng các hàng của số có 6 chữ số:

HÀNGTrăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1) KTBC : - GV: Gọi 2HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.2) Dạy-học bài mới :*Gthiệu: Giờ toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các số có 6 chữ số.*Ôn tập về các hàng đvị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn:- Y/c: HS qsát hvẽ SGK/8 & nêu mqhệ giữa các hàng liền kề:1 chục bằng bn đvị? 1 trăm bằng mấy chục?…- Y/c HS: Viết số 1 trăm nghìn.- Số 100 000 có mấy chữ số, là những chữ số nào?

*Gthiệu số có 6 chữ số:- GV: Treo bảng các hàng của số có 6 chữ số. a/ Gthiệu số 432 516:- GV: Coi mỗi thẻ ghi số 100 000 là một trăm nghìn: Có mấy trăm nghìn? Có mấy chục nghìn? Có mấy nghìn? … Có mấy đvị?- Gọi HS lên viết số trăm nghìn, số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đvị vào bảng số.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.

- HS: Nhắc lại đề bài.

- HS: Qsát hình & TLCH: 1 chục bằng 10 đvị, 1 trăm bằng 10 chục, …

- 1HS lên viết, cả lớp viết vào nháp.- Có 6 chữ số, là chữ số 1 & 5 chữ số 0 đứng bên phải số 1.

- HS: Qsát bảng số.

- HS: Có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đvị.

b/ Gthiệu cách viết số 432 516:- GV: Dựa vào cách viết các số có 5 chữ số, hãy viết số có 4 trăm nghìn, 3 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 1 chục, 6 đvị?

- HS lên viết số theo y/c.

Page 5: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.- GV:Nxét & hỏi: Số 432 516 có mấy chữ số?- Khi viết số này, cta bđầu viết từ đâu?- Kh/định: Đó là cách viết các số có 6 chữ số. Khi viết các số có 6 chữ số ta viết lần lượt từ trái sang phải, hay viết từ hàng cao dến hàng thấp.c/ Gthiệu cách đọc số 431 516:- Ai có thể đọc được số 432 516?

- GV: Kh/định lại cách đọc & hỏi: Cách đọc số 432513 & số 32 516 có gì giống & khác nhau?

- GV: Viết: 12 357&312 357; 81 759&381 759; 32 876&632 876. Y/c HS đọc.*Luyện tập-thực hành:Bài 1: - GV: Gắn các thẻ số, y/c HS đọc, nxét, sửa.

Bài 2: - GV: Y/c HS tự làm bài - Gọi 2HS lên sửa: 1HS đọc số cho HS kia viết số.- Hỏi: Cấu tạo thập phân của các số trong bài.Bài 3: - GV: Viết số trg BT & gọi HS bkì đọc số. Bài 4: - GV: Tổ chức thi viết ctả toán: GV đọc từng số để HS viết số.- GV: Sửa bài & y/c HS đổi chéo vở ktra nhau.3) Củng cố-dặn do:- GV: Tổng kết giờ học & dặn HS: Làm BT & CBB sau.

- 2HS lên viết, cả lớp viết Bc: 432 516.

- Có 6 chữ số.- Bđầu viết từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp.

- 1-2HS đọc, lớp theo dõi.- Đọc lại số 432 516.- Khác nhau ở cách đọc phần nghìn: Số 432 516 có bốn trăm ba mươi hai nghìn, 32 516 chỉ có ba mươi hai nghìn, giống nhau khi đọc từ hàng trăm đến hết.- HS lần lượt đọc từng cặp số.

- 1HS lên đọc, viết số, lớp viết VBT: 313 241; 523 453.- HS: Tự làm VBT, sau đó đổi chéo ktra nhau (có thể làm vào SGK).

- HS lần lượt đọc số, mỗi HS đọc 3-4 số.- 1HS lên bảng làm BT, cả lớp làm VBT. Y/c viết số theo đúng thứ tự GV đọc.

§4 Đạo đức:

VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬPTiết chương trình : 03 & 04

I. MỤC TIÊU:

Page 6: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:

a. Trong việc htập có rất nhiều khó khăn, ta cần biết kh/phục khó khăn, cố gắng học tốt.

b. Khi gặp khó khăn & biết khác phục, việc htập sẽ tốt hơn, mọi người sẽ yêu quý.Nếu chịu bó tay trước khó khăn, việc htập sẽ bị ảnh hưởng.

c. Trước khó khăn phải biết sắp xếp công việc, tìm cách g/quyết, khắc phục & cùng đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.

2. Thái độ: Luôn có ý thức khắc phục khó khăn trg việc htập của bản thân mình & giúp đỡ người khác khắc phục khó khăn.

3. Hành vi: Biết cách khắc phục một số khó khăn trg htập. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :* kĩ năng lập kế hạch vượt khó trong học tập.* Kĩ năng tìm kiếm sự hổ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy ghi BT cho mỗi nhóm (HĐ3 – tiết 1). Bảng phụ ghi 5 tình huống (HĐ 2 - tiết 2). Giấy màu xanh, đỏ cho mỗi HS (HĐ3 – tiết 2).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Tiết 11) KTBC :

- GV: Y/c HS nêu ndung ghi nhớ SGK.2) Dạy-học bài mới :

* G/thiệu bài: “Vượt khó trong học tập”Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện- GV (hoặc 1HS): Đọc câu chuyện kể: “Một học sinh nghèo vượt khó”.- GV: Y/c HS th/luận nhóm đôi:+ Thảo gặp những khó khăn gì?+ Thảo đã khắc phục như thế nào?+ Kết quả học tập của bạn ra sao?- GV kh/định: Thảo gặp nhiều khó khăn trg htập như nhà nghèo, bố mẹ luôn đau yếu, nhà xa trường nhg Thảo vẫn cố gắng đến trường, vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ. Thảo vẫn học tốt, đạt kquả cao, làm giúp bố mẹ, giúp cô giáo dạy học cho các bạn khó khăn hơn mình.- Hỏi: + Trước những khó khăn trg htập, Thảo có chịu bó tay, bỏ học hay khg?+ Nếu bạn Thảo khg khắc phục được khó khăn, chuyện gì có thể xảy ra?+ Vậy, trg cuộc sống, cta đều có những khó khăn riêng, khi gặp khó khăn trg htập, cta nên làm gì?+ Khắc phục khó khăn trg htập có t/dụng gì?- GV: Trg cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tốt, cta cần cố gắng, kiên trì vượt qua ~ khó khăn. Tục ngữ có câu:

- HS: Nhắc lại đề bài.

- HS: Lắng nghe.

- HS: Th/luận nhóm đôi để TLCH.

- Đ/diện nhóm trả lời CH, HS theo dõi nxét, bổ sung.

- HS: Trả lời.

- HS: Tìm cách khác phục khó khăn để tiếp tục học.- Giúp ta tiếp tục học cao, đạt kquả tốt.- 2-3 HS nhắc lại.

- HS: Th/luận theo nhóm.

Page 7: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.“Có chí thì nên”Hoạt động 2: Em sẽ làm gì?- GV: Cho HS th/luận theo nhóm, ndung: Bài tập: Khi gặp khó khăn, theo em, cách giải quyết nào là tốt, cách giải quyết nào là chưa tốt? (Đánh dấu (+) vào cách giải quyết tốt, dấu (-) vào cách giải quyết chưa tốt). Với những cách giải quyết chưa tốt hãy giải thích.a) Nhờ bạn giảng bài hộ em g) Nhờ bố mẹ, cô giáo, người lớn hướng dẫnb) Chép bài giải của bạn h) Xem cách giải trong sách rồi tự giải bàic) Tự tìm hiểu, đọc thêm sách tham khảo để làm i) Để lại, chờ cô giáo chữad) Xem sách giải & chép bài giải k) Dành thêm thời gian để làme) Nhờ người khác giải hộ- GV: Cho HS làm việc cả lớp, sau đó y/c 2HS lên bảng điều khiển các bạn trả lời: 1 em nêu từng cách g/quyết & gọi đ/diện 1nhóm trả lời, 1 em ghi lại kquả lên bảng theo 2 nhóm (+) & (-).- GV: Y/c HS nxét & bổ sung.- GV: Y/c các nhóm g/thích các cách g/quyết khg tốt. - GV: Nxét & động viên kquả làm việc của HS.- Hỏi kluận: Khi gặp khó khăn trg htập, em sẽ làm gì?

Hoạt động 3: Liên hệ bản thân.- GV: Cho HS làm việc nhóm đôi: + Mỗi HS kể ra 3 khó khăn của mình & cách g/quyết cho bạn nghe. (Nếu khó khăn đó chưa tự khắc phục được thì cùng suy nghĩ tìm cách g/quyết).- GV: Y/c 1 vài HS nêu khó khăn & cách g/quyết, sau6 đó y/c HS khác g/ý cho cách g/quyết (nếu có).- Hỏi: Vậy, bạn đã biết khắc phục khó khăn trg htập chưa? Trước khó khăn của bạn bè, cta có thể làm gì?- GV kluận: Nếu gặp khó khăn, nếu cta biết cố gắng q/tâm thì sẽ vượt qua được. Và cta cần biết giúp đỡ các bạn bè x/quanh vượt khó khăn.*Hdẫn th/hành: Y/c HS về nhà tìm hiểu những câu chuyện, truyện kể về những tấm gương vượt khó của các bạn HS & tìm hiểu x/quanh

- HS: Th/luận, đưa ra kquả: (+) : Câu a, c, g, h, k.(-) : Câu b, d, e, i.

- HS: G/thcíh.

- HS: Sẽ tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác.

- HS: Th/luận nhóm đôi.

- HS: Ta có thể giúp đỡ bạn, động viên bạn.- HS: Đọc ndung ghi nhớ SGK.

Page 8: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.mình những gương bạn bè vượt khó trg htập mà em biết.

Tiết 2 Hoạt động 1: Gương sáng vượt khó- GV: Y/c HS kể một số tấm gương vượt khó trg htập ở x/quanh hoặc những câu chuyện về gương sáng trg htập mà em biết.- Hỏi: + Khi gặp khó khăn trg htập các bạn đó đã làm gì? + Thế nào là vượt khó trg htập?+ Vượt khó trg htập giúp ta điều gì?- GV: Kể câu chuyện “Bạn Lan”.- GV: Bạn Lan đã biết cách khắc phục khó khăn để htập. Còn các em, trước khó khăn các em sẽ làm gì? Ta cùng sang hđộng 2.Hoạt động 2: Xử lí tình huống- GV: Cho HS th/luận nhóm 15’ các tình huống sau:

- HS: Kể những gương vượt khó mà em biết (3-4HS).

- HS: Đã kh/phục khó khăn, tiếp tục htập- HS: Biết khắc phục khó khăn tiếp tục htập & phấn đấu đạt kquả tốt.- HS: Giúp ta tự tin trg htập, tiếp tục htập & được mọi người yêu quý.

1) Bố hứa với em nếu em được điểm 10 em sẽ được đi chơi công viên. Nhưng trong bài kiểm tra có bài 5 khó quá em không thể làm được. Em sẽ làm gì?2) Chẳng may hôm nay em đánh mất sách vở và đồ dùng học tập, em sẽ làm gì?3) Nhà em ở xa trường, hôm nay trời mưa rất to, đường trơn, em sẽ làm gì?4) Sáng nay em bị sốt, đau bụng, lại có giờ kiểm tra môn Toán học kì, em sẽ làm gì?5) Sắp đến giờ hẹn đi chơi mà em vẫn chưa là xong bài tập. Em sẽ làm gì?- GV: Y/c các nhóm nxét, g/thích cách xử lí.

- GV chốt lại: Với mỗi khó khăn, các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tcả đều cố gắng để htập được duy trì & đạt kquả tốt. Điều đó rất đáng hoan nghênh.Hoạt động 3: Trò chơi “Đúng – sai”- GV: Cho HS chơi theo lớp (cách chơi như bài trước)- GV: Dán băng giấy có các tình huống lên bảng:

- Đ/diện nhóm nêu cách xử lí: T/h1: Chấp nhận khg được điểm10, khg nhìn bài bạn.Về nhà sẽ đọc thêm sách vở.T/h2: Báo vởi cô giáo, mượn bạn dùng tạm, về nhà sẽ mua mới.T/h3: Mặc áo mưa đến trường.T/h4: Viết giấy xin phép & làm bài ktra bù sau. T/h5: Báo bạn hoãn vì cần làm xong BT.

- HS: Chơi theo hdẫn.

CÁC TÌNH HUỐNG1) Giờ học vẽ, Nam không có bút màu, Nam lây bút của Mai để dùng.2) Không có sách tham khảo, em tranh thủ ra hiệu sách để đọc nhờ.3) Hôm nay em xin nghỉ học để làm cho xong một số bài tập.4) Mẹ bị ốm, em bỏ học ở nhà chăm sóc mẹ.5) Em xem kĩ những bài toán khó và ghi lại cách làm hay thay cho tài liệu tham khảo mà em không mua được,6) Em làm bài toán dễ trước, bài khó làm sau, bài khó quá thì bỏ lại không làm.7) Em thấy trời rét, buồn ngủ quá nhưng em vẫn cố gắng dậy đi học.

Page 9: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.- GV: Y/c HS g/thích vì sao câu 1, 2, 3, 4, 6 lại là sai. (GV g/đỡ các em phân tích).

- Hỏi: Các em đã bao giờ gặp phải những khó khăn giống như trg các tình huống khg? Em xử lí thế nào?- GV kluận: Vượt khó trg htập là đức tính rất quý. Mong rằng các em sẽ khắc phục được mọi khó khăn để htập tốt hơn.Hoạt động 4: Thực hành- GV: Y/c HS (hoặc GV nêu) 1 bạn HS trg lớp đang gặp nhiều khó khăn trg htập, lên k/hoạch g/đỡ bạn.- GV: Y/c HS đọc tình huống ở BT4-SGK rồi th/luận cách g/quyết. Sau đó gọi HS b/cáo kquả th/luận, các HS khác nxét, bổ sung.- GV kluận: Trước khó khăn của bạn Nam có thể phải nghỉ học, cta cần phải giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau. Như vậy, mỗi bản thân cta cần phải cố gắng khắc phục vượt qua khó khăn trg htập, đồng thời g/đỡ các bạn khác để cùng vượt qua khó khăn.

3) Củng cố – dặn dò :- GV: Gọi 1HS nêu ghi nhớ SGK.- GV: + Dặn HS về nhà học bài, th/h trung thực trg htập & CB bài sau.+ Nxét tiết học.

- HS gthích: 1) Nam phải hỏi mượn Mai.2) Phải vào thư viện đọc hoặc góp tiền cùng bạn mua sách.3) Phải đi học đều, đến lớp sẽ làm tiếp4) Phải xin phép cô nghỉ học6) Phải t/cực làm bài khó. Nếu khó quá có thể nhờ người khác hdẫn cách làm.- HS: TLCH.

- HS: Lên k/hoạch những việc có thể làm, th/gian làm.- HS: Th/luận nhóm để tìm cách xử lí tình huống:+ Đến nhà giúp bạn: Chép hộ bài vở, giảng bài nếu bạn khg hiểu.+ Đến bệnh viện trông hộ bố bạn lúc nào nghỉ ngơi.+ Nấu cơm, trông nhà hộ bạn.+ Cùng quyên góp tiền g/đỡ g/đình bạn.

- HS: Nhắc lại.

- 2-3HS nêu ghi nhớ.

§5 Mĩ thuật:

VẼ HOA, LÁI. Mục tiêu:

- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá.- HS biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.- HS yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên, có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối.

Page 10: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.II. Chuẩn bị : GV: - Tranh, ảnh một số loại hoa, chiếc lá theo mẫu. - Hình gợi ý cách vẽ ( GV vẽ bảng ).

HS: - Giấy vẽ, vở thực hành.- Bút chì, màu, tẩy….III. Hoạt động dạy - học:

1 Ổn định tổ chức lớp: 2 Giới thiệu bài:* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:

- GV dùng tranh, ảnh cho HS xem và đặt câu hỏi? + tên của bông hoa, chiếc lá? + hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa, lá? + màu sắc của mỗi loại hoa, lá? + kể tên, hình dáng, màu sắc của một số loại hoa, lá khác mà em biết?- GV giải thích bổ sung về hình dáng, đặc điểm, màu sắc, sự phong phú, đa dạng và vẻ đẹp của các loại hoa, lá.

* Hoạt động 2 : Cách vẽ hoa, lá:- GV minh hoạ một vài nét lên bảng: + yêu cầu HS quan sát kĩ hoa, lá trước khi vẽ. + vẽ khung hình chung của hoa lá ( hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật..). + ước lượng tỷ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa lá. + chỉnh sửa hình cho gần với mẫu. + vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá. + vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.

* Hoạt động 3 : Thực hành- GV cho HS tự lựa chọn mẫu riêng để vẽ.- quan sát kĩ mẫu hoa, lá trước khi vẽ.- Sắp xếp hình vẽ cho cân đối với tờ giấy.- vẽ theo trình tự các bước đã hướng dẫn.vẽ màu theo ý thích.- cho HS xem bài của HS lớp trước.* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá

- GVchọn một số bài cho HS nhận xét về: + cách sắp xếp hình vẽ trong tờ giấy. + hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hình vẽ so với mẫu. + GV nhận xét bổ sung.

* Dặn dò: Quan sát các con vật.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.- tên, hình dáng, đặc điểm, màu sắc….

- Quan sát cách vẽ.

- HS thực hành vẽ bài.

- Xem bài của lớp trước.

- Nhận xét một số bài.

Page 11: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.

Thứ Ngày Tháng năm 2011§1 Thể dục:

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TỔ CHỨC

DỒN HÀNG TRÒ CHƠI “THI XẾP HÀNG NHANH” Địa điểm: Sân trường Dụng cụ: + 1 Còi Mục đích - Yêu cầu: Học sinh biết:

Page 12: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.+ Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay phải, quay trái, đi đều đẹp + Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh”

NỘI DUNG ĐL YÊU CẦU KỸ THUẬT BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

BỔ SUNG GIÁO ÁN

I. MỞ ĐẦU:1. Nhận lớp:2. Phổ biến bài mới( Thị phạm )3. Khởi động+ Chung:

+ Chuyên môn:

1 - 2’

1 - 2’

GV cho tập hợp lớp Phổ biến nội dung, chấn chỉnh đội ngũ

Đứng tại chỗ hát và vỗ tay

Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1-2; 1-2

Đội hình 4 hàng ngang

II. CƠ BẢN:1. Ôn bài cũ:2. Bài mới: ( Ghi rõ chi tiết các động tác kỹ thuật )

10-12’ a. Đội hình đội ngũ- Ôn quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.- Tập 1-2 lần GV điều khiển, có

nhận xét

NỘI DUNG ĐL YÊU CẦU KỸ THUẬT

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

BỔ SUNG GIÁO ÁN

3. Trò chơi vận động (hoặc trò chơi bổ trợ thể lực)

2 - 3’

6 - 8’

- Chia tổ tập luyện - Cho các tổ thi đua trình diễn nội dung đội hình, đội ngũ

b. Trò chơi vận độngTrò chơi: “Thi xếp hàng nhanh”

Tổ trưởng điều khiển

III. KẾT THÚC:1. Hồi tỉnh: (Thả lỏng)2. Tổng kết giờ học: (Đánh giá, xếp loại)3. Nhắc nhở và bài tập về nhà

2 - 3’ HS làm động tác thả lỏng GV cung HS hệ thống bài

Nhận xét kết quả giờ học, giao bài tập về nhà.

§2 Khoa học:

TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI

I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết :

Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao dổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.

Nêu được vai trò của cơ quan tuần hòan trong quá trình TĐC xảy ra bên trong cơ thể.

Page 13: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

. Trình bày được sự phối hợp hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hô hấp tuần hòan, bài tiết

trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giũa cơ thể với môi trường.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Hình trang 8, 9 SGK. Bộ đồ chơi “Ghép chữ vào chỗ …trong sơ đồ”.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 4 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động 1 : LÀM VIỆC VỚI PHIẾU HỌC TẬP

Mục tiêu :- Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao dổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hòan trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể. Cách tiến hành : Bước 1 :- GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập như SGV trang 31.

- HS làm việc với phiếu học tập.

Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp- Gọi HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp.

- Một vài HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp.

- GV chữa bài.Bước 3 : Thảo luận cả lớpo GV hỏi: o Một số HS lần lượt trả lời câu hỏi.- Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, hãy nêu lên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường?- Kể tên các cơ quan t/h quá trình đó?- Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể? Kết luận: Như SGV trang 32Hoạt động 2 : TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN SỰ TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI Mục tiêu: Trình bày được sự phối hợp hoạt động của

Page 14: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.cơ quan tiêu hóa, hô hấp tuần hòan, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giũa cơ thể với môi trường. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm : một sơ đồ như hình 9 trong SGK và các tấm phiếu rời co ghi những từ còn thiếu (chất dinh dưỡng ; ô-xi .....).

- HS nhận bộ đồ chơi.

- GV hướng dẫn cách chơi.Bước 2 : Trình bày sản phẩm- GV y/c các nhóm trình bày SP của mình. - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm - GV yêu cầu các nhóm làm giám khảo để chấm về nội dung và hình thức của sơ đồ.Bước 3: GV yêu cầu các nhóm trình bày về mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể trong qua trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

- Đại diện các nhóm trình bày

Bước 4 :Làm việc cả lớpGV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong SGV trang 34 Kết luận: - Nhờ có cơ quan tuần hòan mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được thực hiện.- Nếu một trong các cơ quan hô hấp, bài tiết tuần hòan, tiêu hóa ngừng hoạt động, sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết.

Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò

- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.

- 1 HS đọc.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.

§3 Toán:

LUYỆN TẬPI. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Củng cố về đọc, viết các số có 6 chữ số. - Nắm được thứ tự số của các số có 6 chữ số.II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Page 15: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.

1) KTBC:

- GV: Gọi 3HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết

trc, đồng thời ktra VBT của HS.

- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.

2) Dạy-học bài mới :

*Gthiệu: Giờ toán hôm nay em sẽ ltập về

đọc, viết, thứ tự các số có 6 chữ số.

*Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1:

- GV: Treo Bp nd BT & y/c 1HS lên làm bài,

cả lớp làm SGK.

- GV: K/hợp hỏi miệng HS, y/c đọc &

ph/tích số.

Bài 2: Phần a)

- GV: Y/c 2HS cạnh nhau lần lượt đọc các số

trg bài cho nhau nghe, sau đó gọi 4HS đọc

trước lớp.

- HS làm tiếp phần b).

- GV: Hỏi thêm về các chữ số ở các hàng

khác. Vd: Chữ số hàng đvị của số 65 243 là

chữ số nào?...

Bài 3:

- GV: Y/c HS tự viết số vào VBT.

- GV: Sửa bài & cho điểm HS.

Bài 4:

- GV: Y/c HS tự điền số vào các dãy số, sau

đó cho HS đọc từng dãy số trc lớp.

- GV: Cho HS nxét về các đặc điểm của các

dãy số

3) Củng cố-dặn do:

- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo

dõi, nxét bài làm của bạn.

- HS đọc: Sáu trăm năm mươi ba nghìn hai

trăm sáu mươi bảy..

- HS: Th/h đọc các số: 2 453, 65 243,

462 543, 53 620.

- 4HS lần lượt trả lời (M) gtrị của chữ số 5

trong các số.

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT, sau

đó đổi chéo vở ktra kquả.

- HS làm bài & nxét (Vd: a/ Dãy các số tròn

trăm nghìn. b/… c/… d/…e/…)

Page 16: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.- GV: T/kết giờ học, dặn : Làm BT & CBB

sau.

§4 Luyện từ và câu:

Mở rộng vốn từ : Nhân hậu, Đoàn kếtI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

-Hệ thống được những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.Từ đó biết cách dùng các từ ngữ đó.

-Mở rộng thêm vốn từ về lòng nhân hậu,đoàn kết (trong các từ đó có từ Hán Việt).Luyện cách sử dụng các từ ngữ đó trong câu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC-Bảng phụ kẻ sẵn các cột a,b,c,d ở BT1,viết sẵn các từ mẫu để HS điền các từ cần thiết vào

từng cột.

Page 17: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

HĐ + ND

Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS

HĐ 1KTBC

4’

-Kiểm tra bài cũ

GV cho HS viết những tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần:

Có một âm(bà,mẹ,cô,chú…) Có hai âm(bác,thím,cháu,con…)

-GV nhận xét + cho điểm

-2 HS lên viết trên bảng lớp.-Cả lớp viết vào vở BT.

HĐ 2Giới thiệu bài1’

Các em vừa học một số bài thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân.Trong tiết học hôm nay,các em sẽ hệ thống lại được những từ ngữ đã học ở chủ điểm đó.Sau đó,chúng ta sẽ mở rộng thêm vốn từ về lòng nhân hậu,đoàn kết và luyện cách sử dụng các từ ngữ đó trong câu.

-HS lắng nghe.

HĐ 3Làm BT1

Khoảng 5’-6’

Bài tập 1:Tìm các từ ngữ-Cho HS đọc yêu cầu của BT1.

-GV giao việc:Các em phải tìm các từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu,tình cảm yêu thương đồng loại,…trong 3 bài TĐ các em đã học là:Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (2 bài) và Lòng thương người của Hồ Chủ tịch.

-Cho HS trình bày.-GV chốt lại lời giải đúng.

-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.-HS có thể làm bài theo nhóm.-HS có thể làm bài theo cá nhân.-HS trình bày trên bảng phụ GV đã chuẩn bị sẵn.

-HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT.

A B C DM: Lòng yêu thương tình yêu thương đau xót lòng yêu mến

M: độc ác hung dữ nặc nô

M: cưu mang bênh vực

M: ức hiếp bắt trả nợ đánh, đe ăn thịt hiếp áp bức bóc lột

HĐ 4Làm BT2

Khoảng 5’-6’

Bài tập 2 : Tìm nghĩa từ-Cho HS đọc yêu cầu BT.-GV giao việc: BT2 cho 8 từ, từ nào cũng có

tiếng nhân. Nhiệm vụ của các em là chỉ rõ trong 8 từ đó, từ nào có tiếng nhân chỉ “người”, từ nào có tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người”.

-Cho HS làm việc.-Cho HS trình bày.

-HS làm việc cá nhân.-Một số HS đứng lên trình

Page 18: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Tiếng nhân trong các từ sau có nghĩa là

“người”: nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.

Tiếng nhân trong các từ sau có nghĩa là “lòng thương người”: nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.

bày miệng.-Lớp nhận xét.

-HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT.

HĐ5Làm BT3

Khoảng10’

BT3: Đặt câu với mỗi từ ở BT2-Cho HS đọc yêu cầu của BT3.-GV giao việc: BT yêu cầu các em phải đặt câu

với mỗi từ đã cho ở BT2: nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài. Mỗi em đặt 2 câu: Một câu có từ có tiếng nhân chỉ người, một câu có từ co tiếng nhân chi lòng thương người.

-Cho HS trình bày.--GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

-1 HS đọc to lớp lắng nghe.

-HS làm việc cá nhân vào giấy nháp hoặc vở, VBT.

-HS lần lượt đứng lên đọc câu mình làm.-Lớp nhận xét.

HĐ6Làm BT4

Khoảng8’ - 9’

Bài tập 4: Tìm nội dung các câu tục ngữ-Cho HS đọc yêu cầu của BT4.-GV giao việc: BT4 cho 3 câu tục ngữ a, b, c.

Nhiệm vụ của các em là phải chỉ ra được những câu tục ngữ ấy khuyên ta điền gì? Chê điều gì?

-Cho HS làm bài. Câu a:

H: Câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành” khuyên ta điều gì?

-GV chốt lại: Câu tục ngữ khuyên ta sống hiền lành, thương yêu mọi người, không làm điều ác thì sẽ gặp điều tốt đẹp may mắn.

Câu b: H: Câu tục ngữ “Trâu buộc ghét trâu ăn” chê điều gì?

-GV nhận xét + chốt lại: Câu tục ngữ chê trách người có tính xấu hay ghen tị khi thấy người khác được hạnh phúc, may mắn.

Câu c: H: Câu “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”khuyên ta điều gì?

-GV nhận xét + chốt lại: Câu tục ngữ khuyên người ta phải đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau. Đoàn kết tạo sức mạnh cho con người.

-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

-Một vài HS trả lời tự do.-Lớp nhận xét.

-Một số HS trả lời tự do.-Lớp nhận xét.

-Một vài HS trả lời tự do.

-Lớp nhận xét

HĐ7 -GV nhận xét tiết học.

Page 19: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.Củng

cố, dặn dò 2’

-Dặn HS về nhà xem lại bài vừa học, chuẩn bị bài mới.

§5 Kể chuyện:

Nàng tiên ỐcI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1- Kể lại được câu chuyện đã học, đã biết bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình.2- Biết chuyển câu chuyện kể bằng văn vần sang văn xuôi.3- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: trong cuộc sống cần có tình thương yêu lẫn nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌCTranh minh hoạ truyện trong SGK + bảng phụ ghi 6 câu hỏi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ + ND

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

HĐ1KTBC

- Kiểm tra 3 HS HS 1: Em hãy dựa vào tranh 1 kể lại

phần đầu câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”.

HS 2: Em hãy dựa vào tranh 2 kể lại phần nội dung chính của câu chuyện.

HS 3: Em hãy dựa vào tranh 3 kể lại

-1 HS lên kể dựa theo tranh 1.-1 HS lên kể.-1 HS kể.

Page 20: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.phần kết của câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” và nêu ý nghĩa của câu chuyện.

HĐ2Giới thiệu bài1’

Trong tiết kể chuyện hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đi vào thế giới cổ tích qua câu chuyện bằng thơ có tên Nàng tiên Ốc. Sau đó các em sẽ kể lại câu chuyện này bằng lời văn của mình.

HĐ3Tìm hiểu câu

chuyệnKhoảng6’ - 7’

- GV đọc diễn cảm bài thơ 1 lượt.- Cho HS đọc.* Đoạn 1 - Cho cả lớp đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi.

H: Bà lão nhà nghèo làm gì để sinh sống?

H: Bà lão làm gì khi bắt được một con ốc xinh xinh?

* Đoạn 2 - Cho HS đọc thầm đoạn 2 + trả lời câu hỏi.

H: Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?* Đoạn 3 - Cho HS đọc thầm đoạn 3 + trả lời câu hỏi.

H: Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì?

H: Sau đó bà lão đã làm gì? (cho HS quan sát tranh phóng to).

H: Câu chuyện kết thúc như thế nào?

-3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn.-HS đọc thầm đoạn 1.-Bà lão mò cua bắt ốc để sinh sống.-Thấy con ốc xinh xinh, bà thương, bà không muốn bàn mà thả vào chum nước để nuôi.-HS đọc thầm đoạn 2.-Đi làm về, bà thấy nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhổ sạch cỏ. -Bà thấy một nàng tiên từ trong chum nước bước ra.-Sau đo, bà bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên.-Bà lão và nàng tiên sống bên nhau hạnh phúc, Họ thương yêu nhau như hai mẹ con.

HĐ4HS kể chuyện15’ – 16’

HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình.Cách tiến hành:

- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.- GV ( hoặc 1 HS khá, giỏi ) giải thích yêu

cầu của bài tập: Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em? Là đóng vai người kể lại bằng lời văn của em, không đọc lại từng câu thơ.

- GV đưa bảng phụ đã ghi 6 câu hỏi lên.- GV cho HS kể mẫu.

- Cho HS tập kể.

-1 HS đọc to lớp lắng nghe.

-1 HS khá, giỏi kể mẫu đoạn 1.-HS kể theo nhóm 3 ( mỗi em tập kể một đoạn ) dựa theo 6 câu hỏi trên bảng phụ.-Đại diện các nhóm lên thi kể đoạn hoặc các nhóm lên thi kể với nhau cả câu chuyện.

Page 21: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.- Cho HS thi kể.

- GV nhận xét + khen ngợi những cá nhân (hoặc nhóm) kể hay.

-Lớp nhận xét.

HĐ5HS trao đổi về ý nghĩa câu

chuyệnKhoảng5’ – 6’

H: Theo em câu chuyện có ý nghĩa gì?- GV nhận xét và chốt lại: Câu chuyện nói về

tình thương yêu lẫn nhau của bà lão và nàng tiên Ốc. Bà lão thương ốc không đem bán. Ốc biến thành nàng tiên giúp bà. Câu chuyện giúp ta hiểu rằng: Con người phải thương yêu nhau. Ai sống nhân hậu, thương yêu mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc.

-HS trao đổi trong nhóm và phát biểu.-Lớp nhận xét.

HĐ6Củng

cố, dặn dò2’

- GV nhận xét tiết học.- Yêu cầu HS HTL bài thơ.- Dăn HS về nhà kể câu chuyện cho người

thân nghe.

Thứ Ngày Tháng năm 2013 §1 Tập đọc:

Truyện cổ nước mìnhI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của bài thơ lục bát.

2- Hiểu được nội dung ý nghĩa của bài thơ: Tác giả yêu thích truyện cổ của đát nước vì truyện cổ đề cao tình thương người, lòng nhân hậu; truyện cổ để lại những bài học quý báu của cha ông.II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.- Sưu tầm thêm các tranh minh hoạ về truyện cổ …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌCHĐ + ND

Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS

HĐ 1KTBC

-Kiểm tra 3 HS HS:Đọc bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tuần 2)

từ đầu đến giã gạo.H:Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?

HS 2:Đọc đoạn còn lại của bài.

-“Bọn nhện chăng từ bên nọ…”

Page 22: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.H:Dế mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?

HS 3H:Em thích nhất hình ảnh nào về Dế Mèn?Vì sao?

-GV nhận xét,cho điểm.

-“Các người có của ăn của để…”

-HS trả lời.

HĐ 2Giới thiệu bài(1’)

Với bài thơ Truyện cổ nước mình hôm nay chúng ta học,nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sẽ giúp cho các em hiểu vì sao tác giả rất yêu những truyện cổ của đất nước ta,của cha ông ta được lưu truyền từ bao đời nay.

HĐ 3Luyện

đọc

Khoảng 8’-9’

a/Cho HS đọc:-Cho HS đọc nối tiếp.

-Cho HS đọc những từ ngữ dễ đọc sai:truyện cổ,sâu xa,rặng,nghiêng soi,thiết tha,đẽo cày.

b/Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ:-GV giải nghĩa thêm: “Vàng cơn nắng,trắng cơn mưa” nghĩa là

mây màu vàng bào hiệu có nắng,mây màu trắng bào hiệu sẽ có mưa.Ý trong bài:đã có biết bao đổi thay diễn ra từ xưa đến nay.

Nhận mặt:ý trong bài:truyện cổ giúp cho ta nhận ra bản sắc dân tộc,truyện thống tốt đẹp của ông cha như công bằng,thông minh,nhân hậu.

c/GV đọc diễn cảm toàn bài:

-Mỗi HS đọc 4 dòng,nối tiếp nhau đến hết bài(đọc 2 lượt).-HS đọc từ theo hướng dẫn của GV.-1 HS đọc to,cả lớp lắng nghe.

HĐ 4Tìm

hiểu bài

6’-7’

* Dòng thơ đầu: -Cho HS đọc thành tiếng.-Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.

H:Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà?

-HS đọc thành tiếng.-HS đọc thầm.HS có thể trả lời:

Vì truyện cổ rất nhân hậu,có nghĩa sâu xa.

Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông:công bằng,thômg minh,độ lượng.

Vì truyện cổ để lại cho đời sau nhiều bài học quý báu.

-HS đọc thành tiếng.

Page 23: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.

* 6 dòng tiếp theo: -Cho HS đọc thành tiếng.-Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.

H:Những truyện cổ nào được nhắc đến trong bài thơ?Nêu ý nghĩa của những ý nghĩa đó?

* Đoạn còn lại: -Cho HS đọc thành tiếng.-Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.

H:Em hiểu hai câu thơ cuối của bài thơ thế nào?

-Hai truyện được nhắc đến trong bài là Tấm Cám,Đẽo cày giữa đường. Ý nghĩaTấm Cám: Khẳng định người nết na,ngoan ngoãn,chăm chỉ như Tấm sẽ có cuộc sống hạnh phúc.Những kẻ gian xảo,độc ác như mẹ con Cám sẽ bị trừng phạt.Đẽo cày giữa đường: Khuyên con người phải có chính kiến của mình không nên thấy ai nói cũng cho là phải thì sẽ chẳng làm nên công chuyện gì?

-HS đọc thành tiếng.

-Truyện cổ chính là lời dạy của cha ông đối với đời sau.Qua những câu truyện cổ,cha ông dạy con cháu cần sống nhận hậu độ lượng, công bằng…

HĐ 5Đọc diễn cảm5’-6’

-GV đọc diễn cảm toàn bài Đọc với giọng thong thả,trầm tĩnh,sâu lắng. Nhấn giọng ở những từ ngữ: yêu,nhân

hậu,thương người,thương ta,mấy cách xa,thầm thì,vàng,trắng,nhận mặt,công bằng,thông minh, độ lượng,đa tình,đa mang…

HĐ 6Học

thuộc lòng

Khoảng6’-7’

-Cho nhiều HS luyện đọc.

-Cho HS đọc thuộc lòng.

-HS luyện đọc đoạn tiến tới đọc cả bài.-HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng hoặc gọi HS đọc thuộc lòng những câu thơ mình thích.

HĐ 7Củng

cố, dặn dò

H:Ngoài 2 chuyện Tấm Cám,Đẽo cày giữa đường,em còn biết truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam?

-GV nhận xét tiết học.

Page 24: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.3’ -Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng bài thơ hoặc

những câu thơ mình thích.

§2 Toán:

HÀNG VÀ LỚPI. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Biết được lớp đvị gồm 3 hàng: đvị, chục, trăm; lớp nghìn gồm 3 hàng: nghìn, chục nghìn, trăm nghìn. - Nhận biết được vị trí của từng chữ số theo hàng & lớp. - Nhận biết được gtrị của từng chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng, từng lớp.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV vẽ sẵn bảng ở phần vdụ (để trống số ở các cột).

- Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có 6 chữ số như phần bài học SGK:

SỐ LỚP NGHÌN LỚP ĐƠN VỊHàng trăm

nghìnHàng chục

nghìnHàng nghìn

Hàng trăm

Hàng chục

Hàng đơn vị

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1) KTBC: - GV: Gọi 3HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.2) Dạy-học bài mới :*Gthiệu: Giờ toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các hàng & lớp của các số có 6 chữ số.*Gthiệu lớp đvị, lớp nghìn:

- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.

- HS: Nhắc lại đề bài.

- HS nêu: Hàng đvị, hàng chục, hàng trăm,

Page 25: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.- Y/c: Nêu tên các hàng đã học theo th/tự nhỏ-> lớn- Gthiệu: Các hàng này được xếp vào các lớp. Lớp đvị gồm 3 hàng là hàng đvị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm 3 hàng là hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. (k/hợp chỉ bảng đã cbị).- Hỏi: Lớp đvị gồm mấy hàng, là những hàng nào? Lớp nghìn gồm mấy hàng, là những hàng nào?- Viết số 321 vào cột & y/c HS đọc.- Gọi 1HS lên bảng & y/c viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng.- Làm tg tự với các số: 654 000, 654 321.- Hỏi: + Nêu các chữ số ở các hàng của số 321.+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 654 000.+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 654 321.*Luyện tập-thực hành:Bài 1: - Y/c HS nêu nd của các cột trg bảng số.

hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.

- Lớp đvị gồm 3 hàng: hàng đvị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.

- HS: 1 ở hàng đvị, 2 ở hàng chục, 3 ở hàng trăm…

- HS: TLCH.- Năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai.- 54 312.- HS: Nêu theo y/c.- 1HS lên bảng viết, cả lớp theo dõi, nxét- 5 ở hàng chục nghìn, 4 ở hàng nghìn.- Lớp đvị.- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.

- Số: 46 307, 56 032, 123 517, 305 804,960 783.- HS: TLCH.

- HS: Dòng 1:nêu các số, dòng 2: nêu gtrị của chữ số 7 trg từng số ở dòng trên.- Ba mươi tám nghìn bảy trăm năm mươi ba.- HS: 700.

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.- Gồm 5 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 4

- Y/c: + Đọc số ở dòng thứ nhất.+ Hãy viết số năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai.+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 54 312.+ Viết các chữ số of số 54 312 vào cột th/hợp.+ Số 54 312 có những chữ số nào thuộc lớp nghìn?+ Các chữ số còn lại thuộc lớp gì?

Page 26: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.- Y/c HS làm BT. GV: Hdẫn sửa, nxét, cho điểm.- Hỏi thêm về các lớp của các số.Bài 2a: Gọi 1HS lên bảng đọc cho HS viết các số trg BT.- Hỏi: + Trg số 46 307, chữ số 3 ở hàng, lớp nào? + Trg số 56 032, chữ số 3 ở hàng nào, lớp nào? …Bài 2b: - GV: Y/c HS đọc bảng th/kê trg BT & hỏi: Dòng thứ nhất cho biết gì? Dòng thứ 2 cho biết gì?- Viết 38 753& y/c HS đọc số.- Hỏi:+ Trg số 38 753, chữ số 7 thuộc hàng, lớp nào+ Vậy gtrị của chữ số 7 trg số 38 753 là bn?- Vì chữ số 7 thuộc hàng trăm nên gtrị của chữ số 7 là 700.- Y/c HS làm tiếp. GV: Nxét & cho điểm HS. Bài 3: GV: Viết 52 314 & hỏi: + 52 314 gồm mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đvị?+ Hãy viết số 52 314 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đvị.- GV: Nxét cách viết & y/c HS cả lớp làm tiếp.- GV: Nxét & cho điểm.Bài 4: - GV: Lần lượt đọc từng số cho HS viết.- GV: Nxét & cho điểm HS.Bìa 5: - GV: Viết số 823 573 & y/c HS đọc số.- Hỏi: Lớp nghìn của số 823 573 gồm ~ chữ số nào?- Nxét & y/c HS làm tiếp.GV: Nxét & cho điểm HS.3) Củng cố-dặn dò :- GV: T/kết giờ học, dặn : Làm BT & CBB sau.

đvị.

- 1HS lên viết, cả lớp viết vào VBT.52 314=50 000+2 000+300+10+4- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm VBT.

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.- HS: Đổi chéo vở ktra nhau.- Đọc: Tám trăm hai mươi ba nghìn năm trăm bảy mươi ba.- Gồm các chữ số: 8, 2, 3- HS làm VBT, 1HS đọc bài, cả lớp theo dõi, nxét.

Page 27: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.

§3 Lịch sử:

LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒI.Mục tiêu : -HS biết nêu định nghĩa đơn giản về bản đồ.Một số yếu tố của bản đồ như tên, phương hướng, ký hiệu. -Bước đầu nhận biết các ký hiệu của một số đối tượng địa lý trên bản đồ.II.Chuẩn bị : -Một số bản đồ Việt Nam, thế giới.III.Hoạt động trên lớp :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò1.Ổn định:2.KTBC: -Môn lịch sử và địa lý giúp em biết gì? -Tả cảnh thiên nhiên và đời sống nơi em ở? - GV nhận xét – đánh giá.3.Bài mới:-Giới thiệu bài: Bản đồ.*Hoạt động cả lớp : -GV treo bản đồ TG, VN, khu vực … -Gọi HS đọc tên các bản đồ đã treo. -Nêu phạm vi lãnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ. -GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. +KL “Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định”.*Hoạt động cá nhân : -HS quan sát hình 1 và hình 2 (SGK) và trả lời. +Ngày nay,muốn vẽ bản đồ ta thường làm như thế nào? +Tại sao cũng là bản đồ VN mà hình 3 (SGK) lại nhỏ hơn bản đồ VN treo trên tường?*Một số yếu tố bản đồ :*Hoạt động nhóm : HS thảo luận. +Tên bản đồ cho ta biết điều gì?

-3 HS trả lời.-HS khác nhận xét.

-HS trả lời:Bản đồ TG phạm vi các nước chiếm 1 bộ phận lớn trên bề mặt trái đất.Bản đồ VN hay khu vực VN chiếm bộ phận nhỏ.

-HS trả lời.-Sử dụng ảnh chụp từ máy bay hay vệ tinh, thu nhỏ theo tỉ lệ.-Tỉ lệ thu nhỏ khác nhau.

-Đại diện các nhóm trình bày.-Nhóm khác bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

Page 28: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

. +Trên bản đồ người ta qui định các phương hướng Bắc, nam, đông, tây như thế nào? +Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì? -Đọc tỉ lệ hình 2 (SGK) cho biết 1cm trên giấy = bao nhiêu mét trên thực tế? -Bảng chú giải ở hình 3 (SGK) có những ký hiệu nào ? Ký hiệu bản đồ dùng làm gì? -GV nhận xét, bổ sung và kết luận.4.Củng cố : Thực hành vẽ 1 số ký hiệu bản đồ. -HS quan sát bản chú giải ở bản đồ hình 3 (SGK) -Vẽ 1 số đối tượng địa lý như biên giới, núi, sông, Thủ đô, Thành phố, mỏ … -GV nhận xét đúng/ sai5.Tổng kết –dặn dò : -Bản đồ để làm gì ? -Kể 1 số yếu tố của bản đồ. -Xem tiếp bài “Sử dụng bản đồ”.

-2 HS thi từng cặp.-1 em vẽ, 1 em ghi ký hiệu đó thể hiện gì.

Page 29: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.

§4 Tập làm văn:

Kể lại hành động của nhân vậtI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1- Giúp HS biết cách kể lại hành động của nhân vật để khắc hoạ tính cách nhân vật.2- Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tự rút ra được các kết luận cần thiết.

Chọn kể những hành đọng tiêu biểu của nhân vật. Hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC1-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ.2-Một số tờ giấy khổ to để ghi:

- 3 câu hỏi của phần nhận xét (sau mỗi câu có khoảng trống để viết câu trả lời)a- Hành động của nhân vật chính?b- Mỗi hành động nói lên điều gì?c- Thứ tự kể các hành động.

- 9 băng giấy ghi 9 câu văn ở bài luyện tập.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ + ND

Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS

HĐ 1KTBC

Khoảng4’ – 5’

- Kiểm tra 2 HS HS1: Thế nào là kể chuyện?

HS2: Em hiểu những gì về nhân vật trong truyện?

- GV nhận xét + cho điểm

-Kể chuyện là kể lại một hoặc một chuỗi sự việc liên quan đến một hoặc một số nhân vật. Mỗi câu chuyện phải nói lên một điều có ý nghĩa.-Truyện có nhân vật chính, nhân vật phụ. Hành động, lời nói và ý nghĩa của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật.

HĐ 2Giới thiệu bài1’

Qua các tiết TLV đã học, các em đã biết thế nào là kể chuyện? Biết về nhân vật trong truyện, hôm nay ta tiếp tục học về văn Kể chuyện. Bài học giúp các em hiểu khi kể về nhân vật, ta phải cần chú ý những gì?

HĐ 3HS làm

BT1Khoảng 5’ – 6’

Phần nhận xét: (3 bài tập)Câu 1: HS đọc truyện Bài văn bị điểm không.

- Cho HS đọc yêu cầu của câu 1.- GV giao việc: Câu 1 cho đưa ra truyện Bài

văn bị điểm không. Nhiệm vụ của các em phải đọc hiểu được câu chuyện đó. Có đọc, hiểu được các em mới có thể làm được câu 2.

-1 HS đọc, cả lớp lắng nghe hoặc 3 HS khá giỏi đọc tiếp nối 3 lần toàn bài.-Cả lớp đọc truyện

Page 30: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.- Cho HS làm bài.- GV theo dõi và nhắc nhở.

HĐ 4HS làm

BT 2

Khoảng8’ – 9’

- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.- GV giao việc: Các em đã đọc kĩ truyện Bài

văn bị điểm không. Nhiệm vụ của các em bây giờ là: Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện và phải nêu nhận xét mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì?- Cho HS làm bài ( GV phát giấy to cho HS

làm bài).

- Cho HS lên trình bày.

- GV nhận xét và chốt lạ lời giải đúng. Ý 1: Ghi vắn tắt hành động của cậu bé.

Giờ làm bài: Không ta, không viết nộp giấy trắng cho cô ( Nếu HS ghi: nộp giấy trắng cũng đúng ).

Giờ trả bài: im lặng, mãi mới nói. Lúc ra về: khóc khi bạn hỏi. Ý 2:

HS có thể ghi: Thể hiện tính trung thực GV nói thêm: Mỗi hành động của cậu bé đều thể hiện tình yêu với cha, thể hiện tính trung thực của một học sinh ngoan.

-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

-HS làm bài theo nhóm 4.-Đại diện các nhóm lên trình bày.-Lớp nhận xét.

HĐ 5Làm BT3

3’

- Cho HS đọc yêu cầu BT 3.- GV giao việc: BT yêu cầu các em nhận xét về

thứ tự kể các hành động nói trên.- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày.- GV nhận xét + chốt lại: Thông thường nếu

hành đọng xảy ra trước thì kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau.

-1 HS đọc, lớp lắng nghe.

-HS làm bài như ở BT2.-HS trình bày.

HĐ 6

HS ghi nhớ3’

Phần ghi nhớ:- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.- GV đưa Bảng phụ đã ghi sẵn phần ghi nhớ

lên bảng và giải thích rõ: Nhân vật có rất nhiều hành động nhưng chỉ

chọn kể những hành đông tiêu biểu. Khi kể không kể lộn xộn, mà hành động nào

xảy ra trước kể trước, hành động xảy ra sau kể sau.

-2-3 HS lần lượt đọc.

HĐ 7 Phần luyện tập:

Page 31: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.HS

luyện tập

Khoảng9’-10’

-Cho HS đọc toàn bộ phần luyện tập.-GV giao việc:BT yêu cầu các em phải hoàn

thành 2 việc: Chọn tên nhân vật Chích hoặc Sẻ để điền

đúng vào chỗ trống trong 9 câu đã cho. Sau khi điền xong các em phải sắp xếp lại

thứ tự các câu theo trình tự các hoạt động để được câu chuyện.

-Cho HS làm bài:GV phát giấy to đã ghi các câu hỏi.

-Cho HS trình bày kết quả.-GV nhận xét và chốt lại 2 ý: Điền vào chỗ trống câu 1: chim sẻ,C2:chim

sẻ,C3:chim chích,C4:chim sẻ,C5: chim sẻ, C6:chim chích,C8:chim chích,C9: chim sẻ.

Sắp xếp lại các câu theo thứ tự của hành động:1-5-2-4-7-3-6-8-9.

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.

-HS làm việc theo nhóm + điền vào chỗ trống.-Sắp xếp lại thứ tự các câu (không cần ghi lại đầy đủ tất cả các câu mà chỉ ghi trình tự theo chữ số ở đầu câu).-Đại diện nhóm lên trình bày.

HĐ 8Củng

cố, dặn dò2’

-GV nhận xét tiết học,biểu diễn những HS làm bài tốt.

-Yêu cầu HS về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ,làm phần luyện tập vào vở.

Page 32: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.§5 Kỷ thuật:

VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU

I.MỤC TIÊU :- Hs biết đặc điểm và cách sử dụng kim.- Biết cách thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).- Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Kim, chỉ khâu.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:1. Ổn định tổ chức:(1’)2. KTBC : (5’)

- Em hãy nêu một số vật liệu cắt may mà em biết?- Em hãy nêu một số dụng cụ cắt may mà em biết?- GV nhận xét và ghi điểm cho hs.

3. Bài mới:

Hoạt động dạy Hoạt động học-Giới thiệu bài : như tiết 1Hoạt động 1:GV hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim. * Mục tiêu :biết được đặc điểm và cách sử dụng kim khâu. * Cách tiến hành: như sách hdgv/16,17Hoạt động 2 : Hs thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. * Mục tiêu : thực hành nhanh, đúng kỹ thuật. * Cách tiến hành : theo nhóm 2

Hs lắng nghe

Hs trả lời và thực hành

Hs thực hành

IV. NHẬN XÉT:- Củng cố, dặn dò.- GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.- Chuẩn bị bài sau:

- vải trắng 20cm x 30 cm - kéo cắt vải

- phấn may

Page 33: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

. Thứ Ngày Tháng năm 2013

§1 Khoa học:

CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN.VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG

I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS có thể :

Sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.

Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó. Nói tên và vai trò của thức ăn chứa chất bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức

ăn chứa chất bột đường.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Hình trang 10, 11 SGK. Phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 5 (VBT) GV nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động 1 : TẬP PHÂN LOẠI THỨC ĂN Mục tiêu :- HS biết sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.- Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó. Cách tiến hành : Bước 1 :- GV yêu cầu nhóm 2 HS mở SGK và cùng nhau trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 10.

- 2 HS ngồi cạnh nhau nói với nhau về tên các thức ăn đồ uống mà bản thân các em thường dùng hằng ngày.

- Tiếp theo, HS sẽ quan sát các hình trong trang 10 và cùng với bạn hoàn thành bảng như SGV trang 35.

- HS quan sát các hình trong trang 10 và cùng với bạn hoàn thành bảng.

Bước 2 : Lảm việc cả lớp- Gọi HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp.

- Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

Page 34: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

. Kết luận: Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau:- Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn thức ăn động vật hay thực vật.- Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó. Theo cách này có thể chia thức ăn thành 4 nhóm.

Hoạt động 2 : TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG Mục tiêu: Nói tên và vai trò của thức ăn chứa chất bột đường. Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc với SGK theo cặp- GV yêu cầu HS quan sát hình ở trang11 và nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chất bột đường.

- Tiến hành thảo luận theo cặp đôi.

Bước 2 : Làm việc cả lớp- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong GSV trang 37

- HS trả lời câu hỏi.

Kết luận: Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì, một số loại củ như khoai sắn, củ đậu. Đường ăn cũng thuộc loaị này.Hoạt động 3 : XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC CỦA CÁC THỨC ĂN CHỨA NHIỀU BỘT ĐƯỜNG Mục tiêu: Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường. Cách tiến hành :Bước 1 : - GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập như SGV trang 38.

- HS làm việc với phiếu học tập.

Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp- Gọi HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp.

- Một số HS trình bày, HS khác bổ sung nếu bạn làm sai.

Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.

- 1 HS đọc.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.

Page 35: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.

§2 Toán:

SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐI. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Biết so sánh các số có nhều chữ số bằng cách so sánh số các chữ

số với nhau, so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau. - Biết tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trg 1 nhóm các số có nhiều chữ số. - X/đ được số bé nhất, số lớn nhất có 3 chữ số; số bé nhất, số lớn nhất có 6 chữ số. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1) KTBC: - GV: Gọi 3HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.2) Dạy-học bài mới :*Gthiệu: Giờ toán hôm nay các em biết cách so sánh các số có nhiều chữ số với nhau.*Hdẫn so sánh các số có nhiều chữ số:a. So sánh các số có số chữ số khác nhau:- GV: Viết các số 99 578 & 100 000. Y/c HS so sánh- Vì sao?- Vậy, khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta thấy số nào có nhiều chữ số hơn thì > & ngược lạib. So sánh các số có số chữ số bằng nhau:- GV: Viết 693 251 & 693 500, y/c HS đọc &so sánh- Y/c: Nêu cách so sánh.- Hdẫn cách so sánh như SGK:+ Hãy so sánh số chữ số của 693 251 với số 693 500+ Hãy so sánh các chữ số ở cùng hàng của 2 số với nhau theo thứ tự từ trái sang phải.+ 2 số hàng trăm nghìn ntn?+ Ta so sánh tiếp đến hàng nào?+ Hàng chục nghìn bằng nhau, vậy ta phải so sánh đến hàng gì?+ Khi đó ta so sánh tiếp đến hàng nào?- Vậy ta can rút ra điều gì về kquả so sánh 2số này?- Ai can nêu kquả so sánh này theo cách khác?

- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.

- HS: Nhắc lại đề bài.

- HS: 99 578 < 100 000- 99 578 có 5 chữ số, 100 000 có 6 chữ số.- HS: Nhắc lại k/luận.

- HS: Đọc 2 số & nêu kquả sosánh.

- Cùng là các số có 6 chữ số.- HS: Th/h só sánh.

- Cùng có hàng trăm nghìn là 6.- Hàng chục nghìn: đều bằng 9.- Hàng nghìn: đều bằng 3.

- Hàng trăm, được: 2<5.- 693 251 < 693 500- 693 500 > 693 251- HS: Cần: + So sánh số các chữ số của 2 số với nhau, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn & ngược lại.+ 2 số có cùng số chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số ở cùng hàng với nhau, lần lượt

Page 36: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.- Vậy khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta làm ntn?

*Luyện tập-thực hành:Bài 1: - Y/c HS đọc đề.- Y/c HS tự làm.- Y/c HS: Nxét bài làm trên bảng.- Y/c HS: G/thích cách điền dấu.Bài 2: - Y/c HS đọc đề.- Muốn tìm được số lớn nhất trg các số đã cho ta phải làm gì?- Y/c HS tự làm bài.- Hỏi: Số nào là số lớn nhất trg các số này? Vì sao?- GV: Nxét & cho điểm HS.Bài 3: - BT y/c cta làm gì?- Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì?- Y/c HS tự so sánh & sắp xếp các số.- Vì sao sắp xếp được như vậy?Bài 4: - Y/c HS mở SGK & đọc đề.- Y/c HS suy nghĩ & làm vào vở BT.- Số có 3 chữ số lớn nhất là số nào? Vì sao?

- Số có 3 chữ số bé nhất là số nào? Vì sao?- Số có 6 chữ số lớn nhất là số nào? Vì sao?- Số có 6 chữ số bé nhất là số nào? Vì sao?- Tìm số lớn nhất, bé nhất có 4. 5 chữ số?4) Củng cố-dặn dò :- GV: T/kết giờ học, dặn : Làm BT & CBB sau.

từ trái sang phải. Nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo.- HS: Đọc y/c của BT.- 2HS lên bảng làm, mỗi HS 1 cột, cả lớp làm VBT.- HS: Nxét.- HS: Nêu y/c của BT.- Phải so sánh các số với nhau.- HS: Chép các số vào VBT & khoanh tròn số lớn nhất.- Gthích vì sao số 902 211 là số lớn nhất.

- HS: Đọc y/c của BT.

- Phải so sánh các số với nhau.- 1HS lên ghi, cả lớp làm VBT.- HS: Gthích cách so sánh & sắp xếp.- HS: Đọc y/c của BT.- Cả lớp làm BT.- Là số 999, vì tcả các số có 3 chữ số khác đều nhỏ hơn 999.- Là 100, vì…- Là 999 999, vì…- Là 100 000, vì…- HS: TLCH.

Page 37: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.§3 Hát:

Ôn tập ba bài hát

Bài tập cao độ và tiết tấu.

I. Mục tiêu

- Học sinh thuộc bài hát, tập biểu diễn từng nhóm trước lớp kết hợp động tác phụ hoạ.

- Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu- Giáo dục lòng yêu thích âm nhạc.

II. Các hoạt động dạy họcHoạt động dạy Hoạt động học

1. Phần mở đầu ( 3’ )

- Học sinh hát tập thể 2 lần

2. Phần hoạt động ( 30’).

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Em yêu

hoà bình.

- Chia lớp thành 2 nhóm. Tập gõ tiết tấu

lời ca.

- Phối hợp 2 nhóm

Hoạt động 2: Hát kết hợp phụ hoạ

-Hướng dẫn kết hợp động tác múa phụ

hoạ.

- Hát lần 2.

- Mỗi nhóm tập gõ thành thạo tiết tấu lời ca.

- 1 nhóm hát - 1 nhóm gõ và ngược lại.

- Học sinh tất cả đứng tại chỗ thực hiện.

Từ câu 5 - hết bài thay đổi động tác:

nghiêng trái, nghiêng phải.

Page 38: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.

- 2 nhóm lên hát kết hợp động tác phụ hoạ.Hoạt động 3: Bài tập cao độ và tiết tấu.

- Giáo viên gõ 1 lần

- Chia lớp 2 nhóm

Nhận xét về gõ tiết tấu

* Luyện tập cao độ và tiết tấu.

Học sinh đọc tên nốt - Giáo viên đọc mẫu - học sinh đọc theo 3. Phần kết thúc: ( 2’ )

Hát lại bài: Em yêu hoà bình.

Nhận xét tiết học.

Về tập hát cho thuộc.

- Mỗi nhóm 4 em hát.

- Học sinh khác nhận xét.- Tất cả cùng gõ 2 lần

- Mỗi nhóm gõ 2 lần.

- 2 em đọc, học sinh khác đọc theo phách (tương ứng nốt đen và lặng đen

§4 Luyện từ và câu:

Page 39: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.

Dấu hai chấmI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1- Biết được tác dụng của dấu hai chấm trong câu:báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

2- Biết dùng dấu hai chấm khi viết bài văn,thơ:II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ trong bài.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ + ND

Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS

HĐ 1 -Kiểm tra 4 HS.

-GV nhận xét + cho điểm.

-Mỗi HS đặt 2 câu (một câu có từ chứa tiếng nhân chỉ người, một câu có từ chứa tiếng nhân chỉ lòng thương người).

HĐ 2Giới thiệu bài(1’)

Khi nói,chúng ta thường dùng ngữ điệu,khi viết,chúng ta phải sử dụng dấu câu.Tiếng Việt của chúng ta có rất nhiều dấu câu sao cho đúng là điều rất càn thiết.Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em biết tác dụng và cách dùng dấu hai chấm.

HĐ 3Làm

BT3 a

Khoảng 4’-5’

Phần nhận xét:-Cho HS đọc yêu cầu + 3 câu a,b,c.-GV giao việc:Các em phải đọc các câu văn,thơ

đã cho và phải chỉ ra được tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó.

-Cho HS làm bài.-Cho HS trình bày.

-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.Câu a: Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ.Ở trường hợp này,dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu ngoặc kép.Câu b: Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời của Dế Mèn.Ở trường hợp này,dấu hai chấm dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng.Câu c: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bà già nhận thức khi về nhà: sân đã được quét sạch,cơm nước đã được nấu tinh tươm.

-1 HS đọc to,lớp đọc thầm theo.

-HS làm bài theo nhóm.-Đại diện nhóm trình bày.-Lớp nhận xét.

Page 40: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.HĐ 4

Ghi nhớ

4’

Phần ghi nhớ:-Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK (GV đưa bảng

phụ đã ghi nội dung cần ghi nhớ lên)-GV có thể cho HS nói lại phần ghi nhớ (không

nhìn sách).

3 HS đọc ghi nhớ,lớp lắng nghe.-Cả lớp đọc thầm lại.-Một vài HS trình bày (không nhìn sách).

HĐ 5Làm BT1

Khoảng 5’-6’

Phần luyện tập:-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV giao việc:Các em phải đọc 2 đoạn văn và chỉ rõ tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu.

-Cho HS làm bài.-Cho HS trình bày.-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

a/Dấu hai chấm có tác dụng giải thích,báo hiệu phần đi sau là lời nói của giáo viên.b/Dấu hai chấm có tác dụng giải thích – phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì.

-1 HS đọc ý a,1 HS đọc ý b.

-Các em làm việc theo nhóm.-Đại diện nhóm trình bày.-Lớp nhận xét.

HĐ 6Làm BT2

Khoảng 12’-13’

-Cho HS đọc yêu cầu của BT.-GV giao việc:BT yêu cầu các em dựa theo

truyện Nàng tiên Ốc để viết một đoạn văn.Trong đoạn văn ấy ít nhất hai lần sử dụng dấu hai chấm.Một lần,dấu hai chấm dùng để giải thích và một lần,dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật.

-Cho HS làm bài.-Cho HS trình bày.-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.

-HS làm bài cá nhân (làm vào giấy nháp).-Một số HS trình bày.-Lớp nhận xét.

HĐ 7Củng

cố, dặn dò3’

H:Dấu hai chấm khác dấu chấm ở chỗ nào?

-GV nhận xét tiết học.-Yêu cầu HS về nhà tìm trong bài đọc 3 trường

hợp dùng hai chấm và giải thích tác dụng của cách dùng đó.

-Dấu chấm dùng để kết thúc câu.-Dấu hai chấm không dùng để kết thúc câu mà thường dùng ở giữa câu có tác dụng như: báo hiệu lời nói đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước hoặc báo hiệu lời nói của nhân vật.

§5 Địa lí:

DÃY HOÀNG LIÊN SƠNI – MỤC TIÊU

- Chỉ vị trí của dãy núi HLS trên lược đồ và bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam- Trình bày một só đặc điểm của dãy núi HLS (vị trí, địa hình, khí hậu)

Page 41: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.- Mô tả định núi Phan-xi-păng- Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước VN.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ địa lý tự nhiên VN- Tranh, ảnh về dãy núi HLS và đỉnh núi Phan-xi-păng.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

1/ On định2/ Bài cũ: hướng dẫn học sinh việc chuẩn bị để học tót môn ĐL3/ Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* Giới thiệu bài1 . HLS – dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam* Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân hoặc từng cặp. MT : HS nắm được vị trí, đặc điểm của dãy núi HLS

- GV chỉ vị trí của dãy núi HLS trên bản đồ ĐL tự nhiên VN treo tường và yêu cầu HS dựa vào ký hiệu tìm vị trí của dãy núi HLS ở H1 – SGK

- HS dựa vào lược đồ H1 và mục 1 – SGK trả lời các câu hỏi – SGV/59

- HS chỉ vị trí dãy núi HLS và mô tả dãy núi HLS trên bản đồ tự nhiên VN* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm. MT : HS nắm được đặc điểm đỉnh núi Phan – xi – păng

- GV giao việc ( câu hỏi – SGV/59 )2. Khí hậu lạnh quanh năm * Hoạt động 3 : làm việc cả lớp. MT : HS nắm được đặc điểm khí hậu ở dãy HLS và nơi nghỉ mát Sa Pa

- Khí hậu ở những nơi cao của HLS như thế nào? - chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ địa lý tự nhiên VN? - Các câu hỏi ở mục 2 – SGK?

-> HS đọc bài học SGK

- Vài HS chỉ trên lược đồ

- Làm việc theo cặp- Vài HS chỉ trên bản đồ

- Thảo luận nhóm 6 ( 3’ )

- 1,2 HS trả lời- Vài HS chỉ bản đồ- Trả lời- Vài HS đọc

4 / Củng cố, dăn dò:- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của dãy HLS ?- Bài sau : Một số dân tộc ở HLS

Thứ Ngày Tháng năm 2013 §1 Thể dục:

ĐỘNG TÁC QUAY SAU, TRÒ CHƠI “NHẢY ĐỨNG, NHẢY NHANH” Địa điểm: Sân trường

Page 42: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

. Dụng cụ: + 1 Còi Mục đích - Yêu cầu: + 1 Phấn kẻ

+ Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay phải, quay trái đi đều, làm quen quay đằng sau + Trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh”

NỘI DUNG ĐL YÊU CẦU KỸ THUẬT

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

BỔ SUNG GIÁO ÁN

I. MỞ ĐẦU:1. Nhận lớp:2. Phổ biến bài mới( Thị phạm )3. Khởi động+ Chung:+ Chuyên môn:

6 - 10’

2 - 3’

GV cho tập hợp lớp - Phổ biến nội dung yêu cầu bài học - Chấn chỉnh đội ngũ

Trò chơi: Tìm người chỉ huy

II. CƠ BẢN:1. Ôn bài cũ:2. Bài mới: ( Ghi rõ chi tiết các động tác kỹ thuật )

10-12’3 - 4’

7 - 8’

a. Đội hình đội ngũ- Ôn quay phải, quay trái, đi đều.- Cả lớp tập 1-2 lần, cho từng tổ tập- Học kĩ thuật động tác quay sau:

NỘI DUNG ĐL YÊU CẦU KỸ THUẬT

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

BỔ SUNG GIÁO ÁN

3. Trò chơi vận động (hoặc trò chơi bổ trợ thể lực)

- GV làm mẫu 1 lần: làm chậm, lần 2 vừa làm mẫu và giảng giải từng động tác- 3 HS làm thử, sau đó cả lớp cùng làmb. Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh” - Cho 1 tổ chơi thử, sau đó cả lớp chơi 1-2 lần- Cả lớp thi đua chơi 2-3 lần

GV làm mẫu cách nhảy

III. KẾT THÚC:1. Hồi tỉnh: (Thả lỏng)2. Tổng kết giờ học:

4 - 6’1 - 2’ Cho HS hát một bài

và vỗ tay theo nhịp

Page 43: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.(Đánh giá, xếp loại)3. Nhắc nhở và bài tập về nhà

1 - 2’1 - 2’

GV cùng HS hệ thống bài Nhận xét kết quả giờ học, giao bài tập về nhà.

§2 Chính tả:

CHÍNH TẢ: Nghe - ViếtI. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1- Nghe – viết đúng đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học trong khoảng thời gian 15 đến 18 phút.

2- Luyện phân biệt và viết đúng một số âm dễ lẫn: s/x , ăng/ăn.II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

-Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2.-Bảng con và phấn để viết BT3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ + ND

Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS

HĐ 1KTBC

Khoảng

-Kiểm tra 2 HS.

GV cho HS viết các từ ngữ sau:

-2HS viết trên bảng lớp.-Số HS còn lại viết vào bảng con.

Page 44: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.5’ HSMB: lập loè,nước non,lú lẫn,non nớt,lí

lịch,nông nỗi. HSMN + MT: dở dang,vội vàng,đảm

đang,nhan nhản,tang tảng sáng,hoang mang.

GV nhận xét + cho điểm.HĐ 2Giới thiệu bài(1’)

Trong tiết chính tả hôm nay,các em sẽ nghe – viết đoạn văn “Mười năm cõng bạn đi học”,sau đó chúng ta sẽ luyện tập để viết đúng chính tả các tiếng có âm đầu s/x,có vần ăng/ăn.

-HS lắng nghe.

HĐ 3Nghe-

viết

Khoảng 16’-18’

a/Hướng dẫn chính tả:-GV đọc một lượt toàn bài chính tả.-Có thể ghi lên bảng lớp một vài tiếng,từ HS

hay viết sai để luyện viết.b/GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết:Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc 2,3 lượt.c/GV chấm 5-7 bài:

-GV nhận xét bài viết của HS.

-HS lắng nghe.

-HS luyện viết vào bảng con.-HS viết bài.-HS từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau.HS đối chiếu với SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.

HĐ 4

Khoảng 6’-7’

Bài tập 2:Chọn cách viết đúng từ đã cho:-Cho HS đọc yêu cầu của BT + đoạn văn.-GV giao việc:Bài tập 2 cho một đoạn văn Tìm

chỗ ngồi,cho sẵn một số từ trong ngoặc đơn.Nhiệm vụ của các em là phải chọn một trong 2 từ cho trước trong đoạn văn sao cho đúng chính tả khi bỏ dấu ngoặc đơn.

-Cho HS làm bài:GV gọi 3 HS lên làm bài trên bảng lớp,yêu cầu các em chỉ ghi lên bảng những từ đã chọn (cho HS quan hệ bảng phụ GV đã chuẩn bị trước đoạn văn).

-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:sau,rằng,chăng,xin,băn khoăn,sao,xem.

-1 HS đọc to,lớp đọc thầm theo.

-3 HS lên bảng làm bài.-Cả lớp làm bài vào giấy nháp (chỉ ghi những từ đã chọn).-Lớp nhận xét.

HĐ 5Làm BT3

Khoảng 4’

Bài tập 3:-Cho HS đọc yêu cầu của BT3 + đọc 2 câu đố

a,b.

-GV giao việc:Bài tập cho 2 câu đố a,b đây là đố về chữ viết.

-Cho HS thi giải nhanh.

-1 HS đọc to,lớp đọc thầm theo.

-HS viết nhanh kết quả vào bảng con và giơ lên.

Page 45: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Chữ sáo bỏ sắc thành chữ sao. Chữ trăng thêm dấu sắc thành trắng.

HĐ 6Củng cố dặn

dò3’

-GV nhận xét tiết học.-Yêu cầu HS về nhà tìm 10 từ chỉ các vật bắt

đầu bằng s.

§3 Toán:

TRIỆU VÀ LỚP TRIỆUTuần : 02 - Tiết chương trình : 010

I. MỤC TIÊU : Giúp HS: - Biết được lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu. - Biết đọc, viết các số tròn triệu. - Củng cố về lớp đvị, lớp nghìn, thứ tự các số có nhiều chữ số, gtrị của chữ số theo hàng. II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC : Bảng các lớp, hàng kẻ sẵn trên Bp:

Đọc số

Viết số

LỚP TRIỆU LỚP NGHÌN LỚP ĐƠN VỊHàng trăm triệu

Hàng chục triệu

Hàng triệu

Hàng trăm nghìn

Hàng chục nghìn

Hàng nghìn

Hàng trăm

Hàng chục

Hàng đơn vị

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU :

Page 46: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1) KTBC: - GV: Gọi 3HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời ktra VBT của HS.- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm HS.2) Dạy-học bài mới :*Gthiệu: Hôm nay các em sẽ được làm quen với các hàng, lớp lớn hơn các hàng, lớp đã học.*Gthiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu:- Hỏi: Hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.- Hãy kể tên các lớp đã học.- Y/c: Cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn. 10 trăm nghìn.- Gthiệu: 10 trăm nghìn còn được gọi là 1 triệu.- Hỏi: 1 triệu bằng mấy trăm nghìn?- Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là ~ chữ số nào?

- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nxét bài làm của bạn.

- HS: Nhắc lại đề bài.

- Hàng đvị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.- Lớp đvị, lớp nghìn.- 1HS lên viết, cả lớp viết vào nháp: 100, 1000, 10 000, 100 000, 1 000 000

- Ai có thể viết được số 10 triệu?- Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là ~ chữ số nào?- Gthiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu.- Ai có thể viết được số 10 chục triệu?- Gthiệu: 10 chục triệu còn được gọi là 100 triệu.- 1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là ~ chữ số nào?- Gthiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu. - Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là ~ hàng nào?- Kể tên các hàng, lớp đã học?*Các số tròn triệu từ 1 000 000 đến 10 000 000 (BT1):- Hỏi: 1 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?- 2 triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?- Y/c HS: Đếm thêm 1 triệu từ 1triệu đến 10 triệu.- Ai có thể viết các số trên?- GV: Chỉ các số trên khg theo thứ tự cho HS đọc.

- 1 triệu bằng 10 trăm nghìn.- Có 7 chữ số: 1 chữ số 1 & 6 chữ số 0 đứng bên phải số 1. – 1HS lên viết.- Có 8 chữ số: 1 chữ số 1 & 7 chữ số 0 đứng bên phải số 1- 1 HS lên viết: 100 000 000.- Lớp đọc số một trăm triệu.- Có 9 chữ số: 1 chữ số 1 & 8 chữ số 0 đứng bên phải số 1

- Gồm 3 hàng: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.

- Là 2 triệu.- Là 3 triệu.- HS: Đếm theo y/c.- 1HS lên viết, cả lớp viết vào nháp.- Đọc theo y/c của GV.

- Là 2 chục triệu.- Là 3 chục triệu.

Page 47: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.* Các số tròn chục triệu từ 10 000 000 đến 100 000 000 (BT2):- 1 chục triệu, thêm 1 chục triệu là bn chục triệu?- 1 chục triệu, thêm 1 chục triệu là bn chục triệu?- Hãy đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu.- 1 chục triệu còn gọi là gì?- 2 chục triệu còn gọi là gì?- Hãy đọc các số từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu theo cách khác.- Ai có thể viết các số từ 10 triệu đến 100 triệu.- GV: Chỉ bảng cho HS đọc lại các số trên.*Luyện tập-thực hành:Bài 3: - Y/c HS tự đọc & viết các số BT y/c.- Y/c 2HS lên lần lượt chỉ vào từng số mình đã viết, đọc số & nêu số chữ số 0 có trg số đó.- GV: Nxét & cho điểm HS.Bài 4: - BT y/c cta làm gì?- Ai có thể viết được số ba trăm mười hai triệu?- Nêu các chữ số ở các hàng của số 312 000 000?- GV: Y/c HS tự làm tiếp phần còn lại của BT.3) Củng cố-dặn dò :- GV: T/kết giờ học, dặn : Làm BT & CBB sau.

- HS: đếm theo y/c.

- Là 10 triệu.- Là 10 triệu.- HS: Đọc: mười triệu, 20 triệu…

- 1HS: Lên viết, cả lớp viết vào nháp.

- 2HS lên viết, 1 em 1 cột, lớp làm VBT.- HS th/h theo y/c. - HS: theo dõi, nxét.- HS: Đọc thầm để tìm hiểu đề.- 1HS lên viết, cả lớp viết vào nháp: 312 000 000.- HS: Điền bảng & đổi ktra chéo.

§4 Tập làm văn:

Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU1- HS hiểu:trong bài văn kể chuyện,việc tả ngoại hình của nhân vật,nhất là các nhân

vật chính,là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.2- Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật một truyện vừa

đọc.Đồng thời biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện,tìm hiểu truyện.II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Page 48: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.

HĐ + ND

Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của HS

HĐ 1KTBC

Khoảng 4’-5’

-Kiểm tra 2 HS HS 1: Tính cách của nhân vật thường biểu

hiện qua những phương diện nào? HS 2: Khi kể chuyện ta cần chú ý những

gì?

-GV nhận xét và cho điểm.

-Biểu hiện qua hình dáng,qua hành động, qua lời nói và ý nghĩ của nhân vật.-Chọn kể hành động tiêu biểu của nhân vật.-Thông thường,nếu hành động xảy ra trước thì kể trước,hành động xảy ra sau thì kể sau.

HĐ 2Giới thiệu bài

Trong bài văn kể chuyện,để người đọc hiểu về nhân vật,chỉ miêu tả hành động không thôi thì chưa đủ.Việc miêu tả ngoại hình của nhân vật cũng rất quan trọng,có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách nhân vật.Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu và làm quen với việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.

HĐ 3Làm câu 1

Khoảng 6’-7’

Phần nhận xét:(2 câu)-Cho HS đọc đoạn văn + yêu cầu của câu 1.-GV giao việc:BT cho đoạn văn trích trong

truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài.Các em phải đọc đoạn văn và phải ghi vắn tắt vào vở những đặc điểm của chị Nhà Trò về mặt ngoại hình.

-Cho HS làm bài.

-Cho HS trình bày.

-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:Chị Nhà Trò có những đặc điểm về ngoại hình: Sức vóc:gầy yếu như mới lột. Thân mình:bé nhỏ. Cánh:mỏng như cánh bướm non;ngắn chùn

chùn; rất yếu;chưa quen mở. Trang phục:người bự phấn,mặc áo thâm

dài,đôi chỗ chấm điểm vàng.

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.

-HS làm bài cá nhân, ghi ra giấy.-Một số HS trình bày trước lớp.-Lớp nhận xét.

HĐ 4Làm câu 2

Khoảng 4’-5’

-Cho HS đọc yêu cầu của câu 2.-GV giao việc:Qua ngoại hình của Nhà Trò,các

em phải chỉ ra được ngoại hình đó nói lên điều gì về tính cách của Nhà Trò.

-Cho HS làm bài.-Cho HS trình bày.

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.

-HS làm bài cá nhân.-Một số HS trình bày bài.-Lớp nhận xét.

Page 49: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.

-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:Ngoại hình của Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối,thân phận tội nghiệp đáng thương,dễ bị ăn hiếp bắt nạt…

HĐ 5 HS ghi

nhớ(3’)

Phần ghi nhớ:-Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.

-GV chốt lại phần ghi nhớ.

-Một số HS đọc,cả lớp lắng nghe.

HĐ 6Làm BT1

Khoảng 5’-6’

Phần luyện tập:(2 bài)-Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.

-GV giao việc:Các em đọc đoạn văn và chỉ rõ những từ ngữ,hình ảnh nào miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc.

-Cho HS làm bài.

-Cho HS trình bày.

-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Những từ ngữ gạch chân là: gầy,tóc húi

ngắn,hai túi áo trễ xuống tận đùi,quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy,đôi mắt,sáng và xếch.

H:Những chi tiết miêu tả đó nói lên điều gì về chú bé?

-1 HS đọc to,lớp lắng nghe(hoặc đọc thầm).

-HS làm vào trong SGK,dùng viết chì gạch dưới những từ ngữ miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc.-1 HS lên bảng gạch chân những từ ngữ trên bảng phụ...-Lớp nhận xét.

-Cho thấy chú bé là con một nông dân nghèo,quen chịu đựng vất vả.-Chú rất nhanh nhẹn, hiếu động,thông minh, thật thà.

HĐ 7Làm BT2

Khoảng 10’

-Cho HS đọc yêu cầu BT2 + đọc bài thơ Nàng tiên Ốc.

-GV giao việc: Khi kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc bằng văn xuôi,các em nhớ kết hợp tả ngoại hình nàng tiên Ốc,ngoại hình của bà lão.

-Cho HS làm việc.

-Cho HS trình bày.

-GV nhận xét + khen những nhóm biết kết hợp kể chuyện với tả ngoại hình của các nhân vật.

-HS làm việc theo nhóm.-Đại diện các nhóm lên kể chuyện.-Lớp nhận xét.

HĐ 8 H:Muốn tả ngoại hình nhân vật ta cần tả những -Cần tả hình dáng,vóc

Page 50: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.Củng

cố, dặn dò2’

gì?

-GV nhận xét tiết học.-Yêu cầu HS về nhà HTL phần ghi nhớ.

người,khuôn mặt,đầu tóc,quần áo…

§5:

Sinh hoạt lớp I. Yêu cầu: Qua sinh hoạt, giúp HS:- Phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.

- Thấy được một số ưu , khuyết điểm để phát huy và khắc phục- Nắm được một số hoạt động của tuần sau để thực hiện - Giáo dục tinh thần đấu tranh xây dựng , ý thức tập thể

-HS biết được các hoạt động trong tuần đến.II. Nội dung: 1- Ổn định: Hát 2- Nhận xét hoạt động tuần qua:-Tổ trưởng từng tổ nhận xét về các mặt: Học tập, Đạo đức, Vệ sinh; xếp cờ thi đua.-Lớp trưởng nhận xét chung và xếp cờ thi đua từng tổ.-Cả lớp bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.-GV nhận xét, tổng kết.+ Nhìn chung các em thực hiện tốt nội qui, nền nếp ra vào lớp.+ Thực hiện tốt việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.+ Thực hiện tốt việc ăn mặc đồng phục, đầy đủ bảng tên, khăn quàng.+Khâu vệ sinh sân trường, lớp học thực hiện chưa tốt. 3- Các hoạt động tuần tới: a- Học tập:- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được ở tuần này.- Tăng cường kiểm tra việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.b- Vệ sinh:- Thực hiện tốt việc trực nhật.-Dọn vệ sinh sân trường sạch sẽ. c- Công tác khác:-Sinh hoạt Đội theo lịch của Tổng Phụ trách.

Page 51: TUẦN 2lethanhhai.edu.mov.mn/files/assets/giao_an_lop_4__tuan_2.doc · Web view1- Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ ở các dấu câu, phù hợp với âm

.-Thực hiện tốt việc tập thể dục giữa giờ và múa hát sân trường. 4- Sinh hoạt văn nghệ