Top Banner
Trung đại II Điểm chung của hai nhà thơ khi viết về phụ nữ là: 1, người phụ nữ với nhiều vẻ đẹp đó là vẻ đẹp * Vẻ đẹp ngoại hình Trong Truyện Kiều Nguyễn Du cực tả vẻ đẹp ngoại hình, nói đúng hơn là tả khuôn mặt của Thúy Vân và Thúy Kiều. “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. Và “Làn thu thủy nét xuân sơn. Hoa den thua thắm liều hờn kém xanh”. Cái đẹp trang nghiêm phúc hậu hồn nhiên của Thúy Vân báo hiệu cho ta biết một cuộc đời bình thản của người vợ hiền. Cái đẹp sắc sảo mặn mà mà tài hoa của Kiều báo hiệu một cuộc đời ê chề sau này của một thiếu nữ đa tình đa cảm. còn HXH cho người ta thấy thường những cô gái trẻ đẹp, thanh lịch, với nụ cười trên môi và chan chúa tình yêu đời, yêu người trong lòng. Điều này càng được làm rõ hơn qua bài thơ “Đề tranh tố nữ” Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình Chị cũng xinh mà em cũng xinh Đôi lứa như in tờ giấy trắng. Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh. Xiếu mai chi dám trình trăng gió, Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh, Còn thú vui kia sao chẳng vẽ, . Trách người thợ vẽ khéo vô tình Trong văn học ta có lời thơ nào ca ngợi các cô gái và tuổi trẻ của các cô gái đẹp hơn thế nữa. Nhưng độc đaó hơn cả là bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày” của HXH và cảnh miêu tả thân xác Kiều của Nguyễn Du. “Thiếu nữ ngủ ngày” ca ngợi vẽ đẹp của phụ nữ nói chung, hay ca ngợi tuổi trẻ, mà ca ngợi vẽ đẹp trên cơ thể của một cô gái trẻ tuổi. Riêng với Hồ Xuân Hương thì công khai ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Cách miêu tả của Xuân Hương thuộc vào loại độc đáo nhất của thời đại. Bà chú ý đến những bộ phận thân thể thường được dấu kín của con người. Những bộ phận đó văn học thời đại thường né tránh. Riêng Hồ Xuân Hương lại nhìn thấy đó chính là một trong những biểu hiện của vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Cách miêu tả của bà cụ thể, không chung chung, mờ nhạt: Lược trúc chải dài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long Ðôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm Một lạch Ðào nguyên suối chửa thông (Thiếu nữ ngủ ngày) Đây là sự trinh trắng ngây thơ, là sự hồn nhiên trọn vẹn. Cách miêu tả của nhà thơ không có một chút bỡn cợt, trái lại thể hiện một thái độ hết sức nâng niu, trân
28

Trung đ i II

Apr 28, 2023

Download

Documents

DungAnh Tran
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Trung đ i II

Trung đại IIĐiểm chung của hai nhà thơ khi viết về phụ nữ là:

1, người phụ nữ với nhiều vẻ đẹp đó là vẻ đẹp

* Vẻ đẹp ngoại hình

Trong Truyện Kiều Nguyễn Du cực tả vẻ đẹp ngoại hình, nói đúng hơn là tả khuôn mặt của Thúy Vân và Thúy Kiều.“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.Hoa cười ngọc thốt đoan trangMây thua nước tóc tuyết nhường màu da.Và “Làn thu thủy nét xuân sơn.Hoa den thua thắm liều hờn kém xanh”.Cái đẹp trang nghiêm phúc hậu hồn nhiên của Thúy Vân báo hiệu cho ta biết một cuộc đời bình thản của người vợ hiền. Cái đẹp sắc sảo mặn mà mà tài hoa của Kiều báo hiệu một cuộc đời ê chề sau nàycủa một thiếu nữ đa tình đa cảm. còn HXH cho người ta thấy thường những cô gái trẻ đẹp, thanh lịch, với nụ cười trên môi và chan chúa tình yêu đời, yêu người trong lòng. Điều này càng được làm rõ hơn qua  bài thơ “Đề tranh tố nữ”

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình

                         Chị cũng xinh mà em cũng xinh

                         Đôi lứa như in tờ giấy trắng.

                        Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.

                         Xiếu mai chi dám trình trăng gió,

                        Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh,

                        Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,

.                                   Trách người thợ vẽ khéo vô tình

Trong văn học ta có lời thơ nào ca ngợi các cô gái và tuổi trẻ của các cô gái đẹp hơn thế nữa. Nhưng độc đaó hơn cả là bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày” của HXH và cảnh miêu tả thân xác Kiều của Nguyễn Du. “Thiếu nữ ngủ ngày” ca ngợi vẽ đẹp của phụ nữ nói chung, hay ca ngợi tuổi trẻ, mà ca ngợi vẽ đẹp trên cơ thể của một cô gái trẻ tuổi. Riêng với Hồ Xuân Hương thì công khai ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Cách miêu tả của Xuân Hương thuộc vào loại độc đáo nhất của thời đại. Bà chú ý đến những bộ phận thân thể thường được dấu kín của con người.Những bộ phận đó văn học thời đại thường né tránh. Riêng Hồ Xuân Hương lại nhìn thấy đó chính là một trong những biểu hiện của vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Cách miêu tả của bà cụ thể, khôngchung chung, mờ nhạt:

Lược trúc chải dài trên mái tóc,

Yếm đào trễ xuống dưới nương long

Ðôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm

Một lạch Ðào nguyên suối chửa thông

                                                                         (Thiếu nữngủ ngày)

Đây là sự trinh trắng ngây thơ, là sự hồn nhiên trọn vẹn. Cách miêu tả của nhà thơkhông có một chút bỡn cợt, trái lại thể hiện một thái độ hết sức nâng niu, trân

Page 2: Trung đ i II

trọng. Trong thời buổi suy tàn của xã hội phong kiến, con người bị chà đạp, bịgiày xéo. Nhiều giá trị bị đảo lộn, bị nghi ngờ. Nhà thơ giữ cho mình nguyên vẹncặp mắt trong veo để nhìn người, nhìn đời, để thấy hết mọi giá trị đẹp của conngười.  Cũng vì thế mà thơ Xuân Hương có giá trị nhân đạo sâu sắc. ,

Còn Nguyễn Du tả Kiều tắm như một cái cớ để bộc lộ thân thể đẹp đẽ mê hồn của nàng. Thủ pháp này rất quen thuộc trong văn học cưa nay, chuyện Kiều tắm không phải là ngoại lệ. Nguyễn Du tả:Buồng the phải buổi thong dongThang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoaRõ ràng trong ngọc trắng ngàDày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

Nhà thơ Xuân Diệu đã tinh tế phát hiện sự phối hợp màu sắc do không gian ấy đem lại như sau “Giữa cái chế độ phong kiến Á Đông đè xuống tinh thần, thể xác con người, lại giả dối che đậy lên hàng tạ quần áo, Nguyễn Du giải y, giải thoát cho mọi người được chiêm ngưỡng thán phục cái tòa thiên nhiên thuyệt mĩ của tạo vật, là thân thể lành đẹp của con người. Không một chút dâm; không có một nửa sáng, nửatối nào có thể khêu gợi chuyện sáng, mà một ánh sáng rõ ràng, mà ngọc ngọc mà ngà,mà trong mà trắng, lại rủ một bức trướng hồng trang trọng Thân xác của nhân vật còn được tác giả đề cập đến trên phương diện quyền được sống, quyền được thực hiệnnhư tự nhiên cấp cho nó. Mức độ và quyền sống của thân xác ở nhân vật Truyện Kiều có thể quan sát qua ứng xử. *     Vẽ đẹp tâm hồn

Trong xã hội cũ, có ai dám như Xuân Hương đứng ra bênh vực cho những người con gáidở dang ấy, có ai dám ngang nhiên thừa nhận những quy tắc đi ngược lại khuôn mẫu của lễ giáo phong kiến như bà. Những điều đó chỉ có ở bản lĩnh, một trái tim tha thiết, nồng ấm sự cảm thông của một tâm hồn nghệ sĩ.

Từ những tiếng nói cảm thông ấy, Xuân Hương còn lên tiếng đề cao ca ngợi họ, tìm thấy vẻ đẹp thực sự chân chính ở họ. Trong một loạt hình tượng nói về số phận bấp bênh, hẩm hiu của người phụ nữ như “chiếc bánh trôi” “bảy nổi ba chìm”; hay quả mít “vỏ nó xù xì”; con ốc nhồi “đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi”... nhà thơ luôn chú trọng nêu bật cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của họ. Quả mít tuy “vỏ nó xù xì”nhưng “múi nó dày”.

 Trong bài Bánh trôi nước, nhà thơ đã ca ngợi, đề cao, trân trọng phẩm chất kiên trinh của người phụ nữ. Dù sống trong hoàn cảnh nào họ cũng giữ được tấm lòng son.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà en vẫn giữ tấm lòng son

                                                            ( Bánh trôi nước)

Mặc dù, số phận người phụ nữ không được định đoạt, lênh đênh giữa cuộc đời nhưng họ đành cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình. Người phụ nữ vẫn giữ sự thủy chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào về phẩm chất, thủy chung của người phụ nữ.

Trong bài thơ Ðề tranh tố nữ, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp bất diệt của tuổi xuân, sựtrinh trắng, ngồn ngộn sức sống của những cô gái đang xoan:

Ðôi lứa như in tờ giấy trắng

Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh

Page 3: Trung đ i II

Bài Mời trầu lại là cái nhìn về vẻ đẹp của khát vọng sống.

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

           Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Ðừng xanh như lá, bạc như vôi.

(Mời trầu)

Giống như bao cô gái khác, Xuân Hương cũng khao khát có một tình yêu bền chặt, nồng cháy. Nàng cũng muốn mở lòng mình ra để đón lấy tình yêu nồng thắm từ người bạn đời tri âm tri kỉ, đón những hương sắc của cuộc đời. Xuân Hương hồi hộp chờ đợi. Nhưng rồi năm tháng trôi qua, những mùa xuân đi không trở lại, nhà thơ dần dần nhận ra cái bạc bẽo của con người và cuộc đời, cái hẩm hiu của số phận. “Câu thơ nhân hậu của hờn dỗi, duyên dáng mà có cái gì như đanh đá, thách thức”

Còn Với Kiều Của ND cô

Đã giám vướt ra khỏi lễ giáo phong kiến để đến với tình yêu đàu đời của mình, điềunày là điều mà bị xã hội phong kiến lên án mạnh mẽ.nhưng ND đã táo bạo để cho người phụ nữ của minh giam bước qua rào can đó, điều này chứng tỏ ND đã di trước thời đại.

“Xăm xăm băng lỗi vườn khuya một mình”

(TK)

Biết rằng cuộc đời mình sẽ chuyển sang một trang mới, biết rằng mối tình Kim- Kiều sẽ chẳng đi về đâu. Sau những đêm trắng nghĩ đến thân phận và tình yêu, Kiều quyết đinh nhờ Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng:“Cậy em em có chịu lờiNgồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưaGiữa đường đứt gánh tương tưKheo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.Là chị mà Kiều phải lạy, phải thưa với em của mình, một thái độ vừa kính trọng, vừa biết ơn. Kiều đã nghĩ rất chu toàn, biết rằng việc này rất khó cho Vân nên nàng rất khó để mở lời. Nàng tâm sự với em về mối tình trong sáng, cao đẹp của mình đối với chàng Kim.Đối với Kiều, giữa chữ hiếu và chữ tình, nàng đều muốn trọn vẹn cảhai.

khi bị MGS Làm nhục, khi bị ép tiếp khách thì cô đã ý thức về nhân phẩm của minh, nhục nhã ê chề và khi bị ép tiếp khách thì dể giữ tấm lòng son nàng đã nhiều lần tìm đến cái chết để giữ trinh tiết của mình nhưng không thành.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồngTin sương luống những rày trông mai chờ

Page 4: Trung đ i II

Bên trời góc bể bơ vơTấm son gột rửa bao giờ cho phai.(TK)

4.3. Vẽ đẹp  của tài năng, trí tuệ nguyễn Du ca ngợi tài năng : 

sắc đành tài một , tài đành hoạ hai 

Như vậy ,về sắc thì đành chỉ có một mình Thúy Kiều vê tài thì may ra , họa hoằn lắm mới có ngườithứ hai . Thứ nhất là trí thông minh sẵn có do tạo hóa ban tặng : 

Thông minh vốn sẵn tính trời 

Thứ nhì là tài thơ , vẽ , ca hát , đánh đàn , sáng tác nhạc : 

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương lầu bậc ngũ âm , Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương . Khúc nhà tay lựa nên chương . 

Xét riêng về tài đánh đàn thì Thúy kiều vượt xa những người khác . Những nốt cung , thương , giốc , chũy , vũ trong âm giai của nạhc cổ trung Quốc và Việt Nam được nàng phối hợp một cách nhuần nhuyễn , tinh thông , dạt dào cảm xúc . Đặt biệt , một bản nhạc nhan đề là " Bạc mệnh " - đưa con tinh thần của Thúy Kiều - đã tác động vào cõi sâu thẳm trong tâm hồn của con người , khiến ai thưởng thức cũng phải đau khổ , sầu não đến rơi nước mắt , đến buốt nhói tim . Phải chăng " một thiên bạc mệnh lại càng não nhân " ấy như muốn dư báo những đâu khổ , bất hạnh chồngchất trong suốt 15 năm ròng của đời người con gái tài sắc vạn toàn

            Trong các nhà thơ phụ nữ ở nước ta, Hồ Xuân Hương và thơ ca của bà là một hiện tượng khá đặc biệt được rất nhiều người đàm luận từ xưa đến nay.

Tục truyền hồi Xuân Hương còn đi học; một hôm gặp phải trời mưa, đến sân nhà trường, đất trơn, cô nữ sinh trượt chân ngã oạch một ái, các bạn học thấy thế đều cười ầm lên. Nhưng Xuân Hương đã đứng ngay dậy, ung dung đọc hai câu thơ rằng:

                                    Giơ tay với thử trờ cao thấp

                                    Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài

Rồi bình thản đi vào. Còn mấy chàng trai thấy thế cũng phục tài.

            Lại có chuyện, một hôm Xuân Hương đi thăm chùa Trấn Quốc Về, nàng đanglững thững trên bờ Hồ Tây, bổng thấy có mấy thầy khóa bước rảo lên theo sát ở đằngsau. Rồi trêu ghẹo nàng có người lại mang cả văn chương chữ nghĩa ra nữa, nàng đọccho một bài thơ rằng:

                                    Khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?

                                    Lại đây cho chị dạy làm thơ

            Có thể nói rằng, trong cái xã hội phong kiến “trọng nam khinh nữ”như vậy mà Xuân Hương vẫn dám khẳng định tài năng, trí tuệ hơn người của mình.

Hay trong bài Ðề đền Sầm Nghi Ðống, tác giả đã thể hiện được sự tự ý thức về mình,thể hiện được tài năng của người phụ nữ.

Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo

Page 5: Trung đ i II

Kìa đền thái thú đứng cheo leo

Ví đây đổi phận làm trai được.

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.

Ði qua ngôi đền thờ tên tướng bại trận, nhà thơ phụ nữ này đã không chịu cất nón, cúi đầu chào kính cẩn, trái lại còn buông lời chê cười, mỉa mai: ghé mắt tức là nhìn liếc, nhìn bằng nửa con mắt. Kìa là chỉ, trỏ, không đáng chú ý. Ðứng cheo leo: Thế đứng buồn tẻ, không có gì là vững chãi. Ðặc biệt ở hai câu kết nhà thơ đãdám nói một điều táo bạo: Nếu được làm trai thì sự nghiệp anh hùng của ta sẽ khôngxoàng, không tồi tệ như sự anh hùng của nhà ngươi đâu.

Qua đây, ta cũng hiểu thêm ít nhiều về người phụ nữ xưa, không chỉ đẹp về hình thểmà họ còn là những con người mang đầy tài năng.

2.     Người phụ nữ với số phận bất hạnh

Do sống trong xã hội phong kiến-một xã hội coi thường phụ nữ và luôn bị lễ giáo trói buộc, không được hoạt động xã hội, không được học hành thi cử, chịu nhiều thiệt thòi cả ngoài xã hội cũng như trong gia đình. Chính vì vậy, người phụ nữ không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống mà còn  đau khổ trong đường tình duyên. Có lẽ phải chịu nhiều lận đận trong đường tình duyên, 2 lần làm lẽ nhưng cả 2 lần đều ngắn ngủi nên bà rất hiểu và đồng cảm với phận của những người phụ nữ không may mắn trong đường tình duyên. Đó là nổi khổ của người phụ nữ làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chữa, người phụ nữ chết chồng…Điều đáng nói ở đây là bà dám lên tiếng tố cáo gay gắt, quyết liệt xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng mà không ai dám lên tiếng. Hồ Xuân Hương vạch cho con người thấy thân phận khổ nhục của người làm lẽ, năm thì mười họa mới được gần chồng. Họ là thứ làm mướnkhông công và để thỏa ham muốn nhục dục của bọn nhà giàu. Nhà thơ vạch trần bản chất xấu xa của chế độ đa thê phong kiến.

    Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

                                        Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

                                       Năm thì mười họa hay chăng chớ,

  Một tháng đôi lần có cũng không,

                                      Cố đấm ăn xôi, xôi lại hầm                      

                                      Cầm bằng làm mướn, mướn không công.

(làm lẽ)

Nhà thơ nói về thân phận của người phụ nữ làm lẽ nhưng đồng thời đó cũng là cảnh ngộ của bản thân bà.

Ai cũng biết, cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng cókhía cạnh chua xót, tái tê riêng. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, bà thấu hiểu tất cả những nỗi đau đó bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêngchẳng ra gì của mình; và bằng tiếng thơ, muốn nói lên những tiếng nói chia sẻ với họ. Vì vậy, thơ Xuân Hương luôn là tiếng kêu xé lòng của những người con gái nhẹ dạ.

Trong bài Không chồng mà chửa, nhà thơ lại viết về một cảnh ngộ của một người phụ nữ, cảnh ngộ những cô gái không may có may có mang với người yêu của mình nhưng không được xã hội chấp nhận.

Page 6: Trung đ i II

                            Cả nể cho nên hóa dở dang,

                           Nỗi niếm chàng có biết chăng chàng…

                            Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,

                            Phận liễu sao đà nảy nét ngang.

                           Cái nghĩa răm năm chàng còn nhớ chửa?

                            Mảnh tình một khối thiếp xin mang.

                           Quản bao miệng thế lời chênh lệch

                             Không có, nhưng mà có mới ngoan

Trong bài thơ này Hồ Xuân Hương đã nhấn mạnh cái nghĩa, cái trách nhiệm mà người đàn ông nào đó vô tâm trước hậu quả để lại cho người phụ nữ và tác giả đã đứng về phía cô gái mà dùng một ý của câu ca dao:

                            Không chồng mà chửa mới ngoan

                             Có chồng mà chửa thế gian sự thường

Không chỉ cảm thông với thân phận của người làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chửa mà Hồ Xuân Hương còn muốn dỗ họ, muốn an ủi họ, muốn dịu dàng đùa với họ, để cho họ khuây khỏa nỗi đau và dìu họ trở lại với cuộc sống bình thường:

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng

Nín đi kẻo thẹn với non sông    

                                                                 (Dỗ người đàn bà khóc chồng)

Lúc thì đùa nghịch nhưng rất thân tình:

Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì

Thương chồng nên mới khóc tì ti…

                                                                                  (Bỡn bà lang khóc chồng)

Trong văn học phong kiến của ta hiếm có nhà thơ nào độc đáo mà nhân tình đến thế. Có thể nói từ một chỗ ý thức sâu sắc về giá trị của người phụ nữ và cảnh ngộ ngangtrái của họ trong xã hội phong kiến, Hồ Xuân Hương đã trở thành một nhà thơ chống đối phong kiến quyết liệt, một con người đả kích gay gắt những kẻ đại diện cho giai cấp phong kiến thống trị cùng những gì chà đạp con người.

Ở bài tự tình số III, tác giả lại viết:

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con

 Sự sống của đất trời cứ vận hành như muôn thưở vậy, còn  riêng mình thì vẫn cứ bất hạnh, hẩm hiu trong số phận, trong tình duyên, tình duyên đã ít lại còn phải chia ba sẻ bảy nữa.

Ðọc thơ bà, người đọc có cảm giác người phụ nữ trong thơ Xuân Hương gần như chưa một lần nhận diện được hạnh phúc.

Page 7: Trung đ i II

Trong chế độ phong kiến suy tàn ở Á Đông hang mấy nghìn năm con người rất đau khổ,nhưng khổ nhất là người đàn bà. Không phải vô cớ mà Nguyễn Du đã nấc lên thay cho người phụ nữ trong văn chiêu hồn:

                                    Đau đớn thay phận đàn bà!

                                    Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?

Trong truyện kiều Nguyễn Du một lẫn nữa lại kêu lên như thế

                                    Đau đớn thay phận đàn bà!

                             Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

nhân phẩm bị người ta mua đi bán lại như một món hàng. LÀ Cô Kiều bất hạnh, đau đớn ê chề:“Đắn đo cân sắc cân tàiÉp cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ… Cò kè bớt một thêm hai”Cái tài, cái sắc giờ đây bị mang ra cân đong đo đếm, bị quy ra thành tiền:“Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”Cảnh mua bán hiện lên thật sinh động, có người mua, kẻ bán, có sự thử hàng, trả giá, mặc cả, giao kèo. Từ “ép”, “thử” đã lột trần bản chất của Mã Giám Sinh, đồng thời khắc hoạ được rõ nét nỗi đau đớn, bất hạnh khi bị coi như một món hàng mua bán của Thuý Kiều. Từ một nghìn mà bị ngã giá xuống bốn trăm lạng, trong xã hội đồng tiền, con người chỉ đáng giá thế thôi sao? Biết rằng cuộc đời mình sẽ chuyển sang một trang mới, biết rằng mối tình Kim- Kiều sẽ chẳng đi về đâu. Sau những đêm trắng nghĩ đến thân phận và tình yêu, Kiều quyết đinh nhờ Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng:“Cậy em em có chịu lờiNgồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưaGiữa đường đứt gánh tương tưKheo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.Là chị mà Kiều phải lạy, phải thưa với em của mình, một thái độ vừa kính trọng, vừa biết ơn. Kiều đã nghĩ rất chu toàn, biết rằng việc này rất khó cho Vân nên nàng rất khó để mở lời. Nàng tâm sự với em về mối tình trong sáng, cao đẹp của mình đối với chàng Kim.Đối với Kiều, giữa chữ hiếu và chữ tình, nàng đều muốn trọn vẹn cảhai.Đau đớn nhất trong đời người là nhân phẩm bị chà đạp, và nỗi đau đớn đó càng nhân lên gấp bội khi phải từ bỏ tình yêu của mình. Kiều trao duyên cho Thuý Vân mà lòng đau xót, nuối tiếc, nhớ lại tất cả những kỉ niệm đã qua, nhận ra mình là người bạc mệnh:

Page 8: Trung đ i II

“Chiếc vành với bức tờ mâyDuyên này thì giữ vật này của chungĐau đớn đến cực điểm, tâm hồn nàng như mê man, đang nói với em mà lòng như hướng về chàng Kim và mong chàng hiểu cho nỗi niềm oan khuất của mình:Nỗi đau đớn, xót xa, nghẹn ngào đến xé lòng. Trong đau thương, Kiều vẫn sáng ngời lên vẻ đẹp của mình, giàu lòng vị tha và đức hisinh” Không dừng lại ở đó nỗi đau của Kiều đã lên đến tột độ khi bị MGSlàm nhục, bị lừa Bán vào Lầu xanh. Không còn gì để mất người con gái này đã tìm đến cái chết nhưng nào chết được, cuộc đời đó đã bị vùi đạp chà đạp trong chôn thanh lâu: người con gái đã bị dẫm đạp lên nhân phẩm, đã phải sống cuộc đời của một con người mà sốngkhông bằng chết, đau đớn, nhục nhã. “Đau đớn thay phận đàn bàKiếp sinh ra thế biết là tại đâu”“Thân sao bướm chán ông chường bấy thân”giống như than phận phụ nữ của HXH thì ND cũng đề cập đến nối đau phải chịu cảnh làm lẽ của người phụ nữ. Kiều đã có tới hai lần làmlẽ, cũng nhục nhã, ê chê khi bị đánh ghen.

Bốn dây như khóc như thanKhiến người trong tiệc cũng tan nát lòngCũng trong một tiếng tơ đồngNgười ngoài cười nụ, người trong khóc thầm

Nguyễn Du và HXH đã nhìn nhân vật của mình bằng một ánh mắt cảm thông, chia sẻ, cho họ được bộc lộ nỗi đau đớn của mình. Mỗi dòng thơ, mỗi câu chữ đều thâm đẫm tình cảm của tác giả với số phận của những người con gái không chỉ thế, họ còn gián tiếp tố cáo xãhội phong kiến đã gây ra cho con người bao tang thương, mất mát, bao đau đớn, ê chề, xã hội coi trọng đồng tiền hơn cả con người, cái xã hội mà tại đây, bao con người, bao người con gái đã bị dẫm đạp lên nhân phẩm, đã phải sống cuộc đời của một con người mà sốngkhông bằng chết, đau đớn, nhục nhã. “Đau đớn thay phận đàn bàKiếp sinh ra thế biết là tại đâu” 

TRUNG ĐẠI INGUYỄN TRÃI_NHÀ THƠ TRŨ TÌNH

Vị trí của thơ trữ tình Nguyễn Trãi

Page 9: Trung đ i II

- Hơn nhiều tác giả trước đó và những tác giả cùng thời, khi sáng tác Nguyễn Trãibước đầu tự giác ý thức mình là một nhà thơ.+ Trước Nguyễn Trãi, văn học Việt Nam dường như chỉ mới có kiểu tác giả - tăng lữ,tác giả - nhà nho, tác giả - vua quan, tướng lĩnh...Con người chức năng chi phốicon người nghệ sĩ.+ Đến Nguyễn Trãi, văn học dân tộc xuất hiện một kiểu tác giả mới, trước đó hầunhư chưa thấy: kiểu tác giả - nghệ sĩ. Đây là bước tiến lớn của văn học dân tộc.Khi sáng tác, một mặt Nguyễn Trãi vẫn xuất hiện với tư cách tác giả - nhà nho, mặtkhác ông còn xuất hiện với tư cách tác giả - nghệ sĩ. Con người nghệ sĩ chi phốitác giả trong sáng tác.+ Ức Trai bước đầu tự giác được hai điều cực kì quan trọng:* Nhà thơ khác mọi người nói chung.* Cái làm cho nhà thơ khác mọi người chính là sự giàu có, phong phú của tâm hồn đểcó thể phát hiện ra những vẻ đẹp mà người đời nhiều khi chưa nhận thấy.Việc tác giả ý thức được mình là nhà thơ đã tạo ra một bước phát triển mới thayđổi về chất trong sáng tác.- Ở những tác phẩm thơ trữ tình, con người công dân và con người cá nhân NguyễnTrãi hài hoà với nhau tạo nên sự thống nhất sâu sắc giữa nhà thơ - chiến sĩ, nhàthơ của những biến cố lịch sử và nhà thơ - nhân tình, nhà thơ của đời thường vớicon người "trần thế nhất trần gian" (trong những tác phẩm mang tính chính luận chủyếu là con người công dân Nguyễn Trãi cất lên tiếng nói của nhân dân, của thờiđại).

Ức trai thi tập

Về lý tưởngNguyến Trãi nhắc nhiều đến lí tưởng "ái quốc ưu dân" - một nội dung quan trọng củahọc thuyết Nho giáo. Tuy nhiên thơ ông không phải sự lặp lại một cách khô cứngnhững lí thuyết có sẵn mà thể hiện chiều sâu những suy tư trăn trở. "Ái ưu" ở đâykhông chỉ là vấn đề nhận thức mà đã trở thành tâm trạng"Tiên ưu niệm", "tiên ưu chí" ở Ức Trai cao hơn nhiều so với lí tưởng "tiên ưu hậulạc" thông thường. Nhà Nho đề cao quan niệm "tiên ưu hậu lạc" của Phạm Trọng Yêm,một danh thần đời Tống: "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhilạc" (Lo thì lo trước thiên hạ, vui thì vui sau thiên hạ). Nguyễn Trãi thường chỉnói tới tiên ưu mà không nói tới hậu lạc. Nguyễn Trãi không dành cho mình sự "hậulạc", dù đó chỉ là niềm vui sau mọi người.Côn Sơn trong thơ Nguyễn Trãi

Quốc âm thi tập- Tác phẩm đầu tiên viết bằng ngôn ngữ dân tộc hiện còn, là tập đại thành của thơca tiếng Việt (“tác phẩm mở đầu nền văn học cổ điển Việt Nam”- Xuân Diệu).- Sáng tạo thể loại: thơ Nôm Đường luật.

Page 10: Trung đ i II

- Phát triển ngôn ngữ: khẳng định vai trò và khả năng to lớn của ngôn ngữ tiếngViệt trong chức năng thẩm mĩ, trong việc phản ánh đời sống xã hội và tâm trạng conngười (đưa tiếng việt thành ngôn ngữ văn học).- Khẳng định sự tồn tại trong thực tế dòng văn học tiếng Việt (phát triển songsong cùng văn học chữ Hán, làm cho văn học dân tộc phát triển toàn diện và mạnh mẽhơn).Chân dung người anh hùng yêu nước vĩ đạiHình ảnh Nguyễn Trãi hiện lên qua Quốc âm thi tập trước hết là con người hết lòngvì dân vì nước – người anh hùng yêu nước vĩ đại. Hình ảnh này được thể hiện vớinhiều sắc thái khác nhau:

Thể hiện trực tiếp, mạnh mẽ thôi thúc mãnh liệt (Tự thán – bài 2) Quyện hòa giữa yêu nước, nhân nghĩa, anh hùng ( Bảo kính cảnh giới – bài 5).

Trong hoàn cảnh hòa bình xây dựng đất nước thì yêu nước, nhân nghĩa anh hùng là chống bọn gian thần, quyền thần, chiến đấu cho công lí, lẽ phải ( Tự thán – bài 40)

Tất cả đều vì nước, vi dân ( Tùng)

Con người “trần thế nhất trần gian”Chân dung con người đời thường của Nguyễn Trãi

Quốc âm thi tập đã thể hiện thành công và rất sâu sắc chân dung Nguyễn Trãi -người nghệ sĩ "yêu tình yêu con người". Nó được thể hiện trên những phương diệnsau:- Tình yêu thiên nhiên: Tập thơ thường phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên kì thú vàbình dị ( Bảo kính cảnh giới - bài 26 ), ( Tự thuật - bài 31), thiên nhiên lànhững bức kí hoạ tự nhiên, mộc mạc (Ngôn chí - bài 8), (Ngôn chí - bài 11)Thơ thiên nhiên bình dị trong Quốc âm thi tập thể hiện sự thay đổi cảm hứng sángtạo, cảm hứng thẩm mĩ của nhà thơ: cái bình dị, đời thường cũng trở thành đốitượng của cái đẹp. Sự thay đổi này mang ý nghĩa cách tân theo hướng dân chủ, tiếnbộ.Đặc điểm cảm xúc về thiên nhiên: nồng nàn và tinh tế (Ngôn chí - bài 10), thiênnhiên trở thành môi trường sống thnh tao, con người chan hoà với thiên nhiên, tạovật (Ngôn chí - bài 20)- Tình yêu giữa người với người : Tình cha con ( Ngôn chí - bài 7), tình bạn (Bảokính cảnh giới - bài 34), Tình yêu đôi lứa (Bảo kính cảnh giới - bài 26) ( Câychuối)…Khía cạnh “con người” trong người anh hùng Nguyễn Trãi chính là vẻ đẹp nhân bản đãnâng người anh hùng dân tộc lên tầm cao nhân loại.

Giá trị nghệ thuật

Thành tựu giá trị ngôn ngữ+ Sử dụng từ Việt: tiếng Việt không chỉ làm tốt chức năng biểu đạt mà còn mangchức năng thẩm mĩ. Nhà thơ đã hoặc giữ nguyên vẻ đẹp thô sơ, mộc mạc của từ Việthoặc bằng cách kết hợp từ, cấp cho từ Việt những nghĩa bóng, những nét nghĩa “tinhthần” thoát khỏi tính cụ thể, đơn nghĩa. ( Bảo kính cảnh giới - bài 7 )

Page 11: Trung đ i II

Sử dụng từ Việt một cách thanh thoát, nghệ thuật ( Thuật hoài - bài 3 )+ Sử dụng ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian:Lớp từ vựng khẩu ngữ: ( Mạn thuật - bài 6 )Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học dângian: sử dụng thành ngữ tục ngữ. (Bảo kính cảnh giới - bài 15)+ Sử dụng từ Hán Việt, điển cố thi liệu Hán học (Tự thán - bài 37 )Nguyễn Trãi dùng điển không cầu kìCách dùng điển có kèm nội dung giải thích ( Mạn thuật - bài 4), dùng điển nhiềungười quen thuộc, chỉ cần nhắc đến là có thể hiểu ( Tự thán - bài 4 )

Thành tựu về nghệ thuật thể loạiSử dụng câu thơ sáu chữ trong bài thơ thất ngôn Đường luật, tạo ra cấu trúc mới cóphân tự do hơn.Câu thơ sáu chữ thường dồn nén cảm xúc, thường cô đọng ý tính của bài thơCách bắt vần trong câu thơ lục ngôn có những dấu hiệu ảnh hưởng qua lại với tụcngữSử dụng khá nhiều vần lưng ở những vị trí khác nhau, phổ biến nhất là vần ở chữthứ tư và chữ thứ năm – vần cuối ở câu thơ trên hiệp vần với chữ thứ tư hoặc chữthứ năm trong câu thơ dưới ( Tự thán – bài 2; Thuật hứng – bài 10)Trong thơ lục bát, cách bắt nhịp chữ cuối câu sáu với chữ thứ tư câu tám là hìnhthức cổ hơn cách bắt nhịp xuống chữ thứ sáu câu tám. Cách gieo vần lưng của NguyễnTrãi trong Quốc âm thi tập rõ ràng là có hơn cách gieo vần của lục bát và songthất lục bát. Vì vậy, phải chăng với câu lục ngôn của Nguyễn Trãi đã hình thànhquá trình tạo vần lưng của thơ ca dân tộc một cách không ngừng để đi đến ổn định ởthơ lục bát?

Sử dụng cách ngắt nhịp 3/4 ( lẻ trước chẵn sau), khác thơ Đường ngắtnhịp 3/4 (chẵn trước lẻ sau)

Nỗi lòng ưu ái và đạo lý làm ngườiA, tấc lòng ưu áiTrong thơ Nguyễn Trãi, ta thường bắt gặp những từ tiên ưu, ưu ái. Ðây là nét ngời sáng trong tâm hồn Nguyễn Trãi: Bui một tấc lòng ưu ái cũ Ðêm ngày cuồn cuộn nước triều đông (Thuật hứng 5) Oải ốc thê thân kham độ lão Thương sinh tại niệm độc tiên ưu Bình sinh độc bão tiên ưu chí Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên Gia sơn đường cách nghìn dặm Ưu ái lòng phiền nửa đêm Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái,.. Xuất phát từ một câu nói nổi tiếng của Phạm Trọng Yêm đời Tống, từ tiên ưu thể hiện rõ quan niệm sống cao cả: yêu nước thương dân, chiến đấu suốt đời vì nước vì dân.

Page 12: Trung đ i II

Suốt đời mình, Nguyễn Trãi xem công danh chỉ là điều kiện giúp đời: Một thân lẩn quất đường khoa mục Hai chữ mơ màng việc quốc gia Vì nợ quân thân chưa báo được Hài hoa còn bận dặm thanh vân (Ngôn chí 11) Nhà thơ luôn ý thức rõ ràng về trách nhiệm của một kẻ sĩ chân chính: Ðầu tiếc đội mòn khăn Ðỗ Phủ Tài còn lọ hái cúc Uyên Minh (Mạn thuật 9) Quốc phú binh cường chăng có chước Bằng tôi nào thuở ích chưng dân Những khát khao, mơ ước của Nguyễn Trãi luôn đi trước, chỉ đạo mọi hành động:Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương (BKCG 43)Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền (Tự thán 4) Từ mơ ước, tác giả thể hiện rõ một quyết tâm hành động: Khó ngặt qua ngày xin sống Xin làm đời trị mỗ thái bình (Tự thán 28) Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược Có nhân, có trí, có anh hùng (BKCG 5) Những năm cuối đời nhiều bất hạnh, thơ Nguyễn Trãi đôi khi lắng đọng một nỗi niềm u uất, chán nản, bi quan, thậm chí thấm thía giọng điệu mỉa mai cho sự nghiệp anh hùng dở dang của mình: Say mùi đạo trà ba chén Tả lòng phiền thơ bốn câu Uất uất thốn hoài vô nại xứ Thuyền song thôi chẩm đáo thiên minh Có lúc, ông mỉa mai chính bản thân mình: Cưỡi gió lên cao chín vạn tầng Xưa kia lầm ví với chim bằng Có lúc, thơ ông thấm lạnh một nỗi cô đơn tê tái trong những đêm dài trên núi Côn Sơn: Rượu đối cầm đâm thơ một thủ Ta cùng bóng lẫn nguyệt ba người Có lúc, ông ví mình như một chiếc thuyền con, giữa trời chiều mênh mông chẳng biếtghé bến nào: Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ Trời ban tối biết về đâu Tuy nhiên, vượt qua tất cả những bất hạnh, thăng trầm của cuộc đời làm quan bị ganh ghét, đố kỵ, Nguyễn Trãi vẫn giữ cho mình Một tấc lòng son còn nhớ chúa- Tóc hai phần bạc bởi thương thu. Có âm điệu buồn trong thơ ông nhưng đó không phải là âm điệu chủ đạo. Vấn đề lớn lao nhất mãi làm ông quan tâm chính là ưu quốc, ái dân, lo cho đất nước và thương nhân dân. Ðiều làm tỏa sáng nhân cách lớn lao của một người anh hùng, một kẻ sĩ chân chính. B, đạo lý làm người

Page 13: Trung đ i II

tư tưởng trung quân và tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn vớilòng ưu quốc, ái dân. Tư tưởng đó là dựa vào sức của dân để lo chovận nước, và lo cho vận nước là vì lợi ích của muôn dân. Trên nền tảng tư tưởng trung quân và tư tưởng nhân nghĩa , Nguyễn Trãi đã có quan niệm tích cực về vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời.Với tư cách người nghệ sĩ, Nguyễn Trãi đã rất có ý thức về trách nhiệm của người cầm bút.

Văn chương chép lấy đòi câu thánh,Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung.Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,

Có nhân, có trí, có anh hùng.(Bảo kính cảnh giới – Bài 5)

Nguyễn Trãi đã nhiều đêm trằn trọc không ngủ “đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung…” với một niềm thao thức khôn nguôi về trách nhiệm của người trí thức, người nghệ sĩ làm sao cho “quốc phú” và “ích chưng dân”.Quốc phú binh cường chăng có chước,Bằng tôi nào thửa ích chưng dân.     (Trần tình – Bài)Nguyễn Trãi đã gắn văn chương với sự nghiệp, gắn nhiệm vụ làm văn với nhân cách làm người. Suốt đời lo trước thiên hạ, vui sau thiênhạ, ông mang trong trái tim một hoài bão khẳng định dân tộc Đại Việt, bảo vệ tổ quốc Đại Việt: 

Đao bút phải dùng, tài đã vẹn,Chỉ thư nấy chép, việc càng chuyên.

VệNammãi mãi ra tay thước,Điện Bắc đà đà yên phận tiên.

(Bảo kính cảnh giới – Bài 56)Nguyễn Trãi đã dùng “Đao bút” để luận chiến với kẻ thù xâm lăng. Ông đã dùng ngòi bút để chiến đấu cho tổ quốc, cho nhân dân.Những bức chỉ thư (tức là lệnh chỉ của Lê Lợi), những bài luận chiến với kẻ địch đã được người đời sau tập hợp thành cuối Quân trung từ mệnh tập. Đó là một tác phẩm văn học chính luận kiệt xuất. Quân trung từ mệnh tập đã làm suy yếu kẻ địch về nhiều mặt, trước hết là phân hoá hàng ngũ giặc Minh. Về thể loại văn chính luận, trước Nguyễn Trãi (trước thế kỷ XV), nền văn học viết nước ta đã có nhiều bài văn chính luận nổi tiếng như: Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Văn lộ bố của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sỹ của Trần Hưng Đạo, Thất trảm sở của Chu Văn An…. Những tác phẩm văn học chính luận này thường đã đặt ra và giải quyết đúng

Page 14: Trung đ i II

những vấn đề trọng đại của đất nước, của dân tộc. Có thể nói là văn chính luận đã có truyền thống vững chắc từ trước Nguyễn Trãi. Nhưng đến Nguyễn Trãi, ông là người đã đưa văn chính luận lên một trình độ cao hơn. Trong Quân trung từ mệnh tập. Nguyễn Trãi đã giương cao ngọn cờ nhân nghĩa đối lập với giặc Minh tàn bạo “dối trời hạingười”. Nguyễn Trãi đã viết văn để đánh giặc. Qua tác phẩm Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi đã khẳng định vai trò của người nghệ sĩtrong cuộc kháng chiến vệ quốc, trong tiến trình lịch sử, văn hoá của dân tộc. Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Trãi đã thể hiện ý chí và trí tuệ, cũng như phản ánh ý thức chính trị cao của nhân dân ta. Rõ ràng là ở Nguyễn Trãi, ngòi bút của người nghệ sĩ trước hết phải là một vũ khí chiến đấu vì tổ quốc, vì dân tộc, vì nhân dân.Nguyễn Trãi là người nhận thức được sức mạnh to lớn của nhân dân.

Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ(Quan Hải)

(Lật thuyền mới tin rằng dân như nước) 

Vì vậy, Nguyễn Trãi luôn tâm niệm “an dân”, để quốc gia thái bình thịnh trị và điều đó cũng thể hiện trong quan niệm văn học mang đậm tư tưởng nhân nghĩa của ông. Trong Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã viết:

Việc nhân nghĩa cốt ở an dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Theo Nguyễn Trãi, người nghệ sĩ phải mang nỗi niềm yêu thương nhândân và văn nghệ phải gắn bó với cuộc sống của quảng đại quần chúngnhân dân. Văn nghệ phải có gốc ở cuộc sống và không tách rời nhữngyêu cầu, những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống. Có một lần Nguyễn Trãi đã trình bày với vua Lê Thái Tông những quan điểm của văn nghệ như sau: “Thời loạn thì dụng võ, thời bình thì dụng văn. Ngàynay định ra lễ nhạc chính là phải thời lắm. Song không có gốc không thể đứng vững, không có văn không thể lưu hành. Hoà bình là gốc của nhạc, âm thanh là văn của nhạc. Dám mong bệ hả rủ lòng yêuthương và chăm sóc muôn dân, khiến cho chốn thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận, oán sầu đó là giữ được cái gốc của nhạc vậy” (2). Nguyễn Trãi đã nhận việc bàn về âm nhạc mà nhắc nhở vua Lê Thái Tông hãy chú trọng đến việc thi hành các chính sách thân dân, huệ dân. Và ở một cấp độ lý luận khác có thể coi quan điểm trên của Nguyễn Trãi là sự khẳng định, văn nghệ có gốc ở cuộc sống và trướchết là cuộc sống của dân chúng. Theo ông, thì phải chăm lo cho cái

Page 15: Trung đ i II

gốc thì cái văn mới tươi đẹp được. Và muốn cho văn nghệ có thể đơmhoa kết trái thì phải chăm lo đến cuộc sống của quảng đại quần chúng nhân dân. Con người nghệ sĩ trong Nguyễn Trãi luôn canh cánh nỗi niềm thươngyêu lo lắng vì con người, vì cuộc sống. Ôm ấp lý tưởng xây dựng quốc gia dân tộc, Nguyễn Trãi muốn dùng “văn trị” tức là dùng nền văn hiến, văn hoá (trong đó có văn nghệ) để xây dựng nền thái bìnhthịnh trị, Ông viết: 

Thánh tâm dục dữ dân hưu tức,Văn trị chung tu trí thái bình.

(Quan diệt thuỷ trận)(Lòng vua muốn để dân nghỉ ngơi,Văn trị nên xây dựng thái bình)

Ý thức về vai trò và trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với cuộc đời, Nguyễn Trãi đã dùng thơ để nói lên cái chí của mình.

Cao trai độc toạ hồn vô mỵ,Hảo bả tân thi hướng chí luân.

(Thu dạ dữ Hoàng Giang – Nguyễn Nhược thuỷ đồng phú)(Một mình ngồi chốn thư phòng không sao ngủ được,

Đem bài thơ mới hướng vào chí mình mà nói).Chính vì tấm lòng ưu quốc ái dân suốt đời “cuồn cuộn như nước triều Đông”, mà Nguyễn Trãi đã luôn ôm ấp mối tiên ưu.

Nuỵ ốc, thê than, kham đô lão,Thương sinh tại niệm độc tiên ưu.

(Mạn hứng II)(Nhà nhỏ, nương thân, có thể qua tuổi già,

Lúc nào cũng nghĩ đến dân, riêng ôm mối tiên ưu) 

Con người nghệ sĩ trong Nguyễn Trãi luôn đau đáu nỗi niềm “Trung mấy hiếu”, nỗi niềm “âu việc nước”, bởi vậy ông thường nguội lạnh với danh lợi:

Danh lợi lòng nào ước chác cầu(Trần tình – Bài 5)

hoặc:                                                            Giàu chẳng kịp, khó còn bằng,Danh lợi lòng đà ắt dửng dưng.(Tự thán  – Bài 7)Không cầu danh lợi, Nguyễn Trãi chủ trương “thanh tĩnh vô vi”, lánh xa những đua chen trần thế: Hễ kẻ làm khôn thời phải khó Chẳng bằng vô sự ngáy ..o..o..

Page 16: Trung đ i II

(Bảo kính cảnh giới  – Bài 49)Mâu thuẫn với bọn người gian tham, bè cánh, chỉ biết củng cố quyềnlợi riêng Nguyễn Trãi đã kiên trì đấu tranh để thực hiện lý tưởng cao cả, giữ vững chí khí của người nghệ sĩ:

Chớ cậy sang mà ép nể,Lời chăng phải vuỗn khôn nghe.

(Trần tình  – Bài 8 )Nguyễn Trãi luôn giữ vững tấm lòng son, hừng hực như ngọn lựa thuỷngân trong lò:

Nhất phiến đơn tâm chân cống hoảThập niên thanh chức ngọc hồ băng.

(Mạn ứng  – Bài 2)(Một tấm lòng son, như lửa luyện đan bằng thuỷ ngânMười năm thanh chức vẫn như băng trong bình ngọc)

Nguyễn Trãi là người nghệ sĩ có trái tim yêu tổ quốc, yêu nhân dân. Đạo lý của ông là khi đất nước có giặc ngoại xâm thì dùng “đao bút” để chiến đấu bảo vệ tổ quốc, khi đất nước đã độc lập thìdùng “văn trị” để tiếp tục thực hiện lý tưởng cao cả “quốc thái,andân” xây dựng đất nước. \Thiên nhiên trong tho nguyên trãiTrong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thinhân không phải là hiếm. Nhưng trước Nguyễn Trãi, đã có nhà thơnào mê mải, say đắm trước thiên nhiên và để cho tạo vật đất trờiùa vào thơ mình tràn đầy, phong phú, đa dạng như thi sĩ Ức Trai.   Bằng tâm hồn nhạy cảm, yêu cái đẹp của đất trời tạo vật; bằngtài năng nghệ thuật điêu luyện, Nguyễn Trãi đã tạo dựng một thếgiới cảnh vật, hình tượng nghệ thuật về thiên nhiên tuyệt mĩ màđến nay vẫn còn làm nao lòng những ai yêu thơ và yêu cái đẹp. Đúngnhư, Trần Thanh Mại đã có ý kiến: “Thơ về thiên nhiên chiếm phầnphú nhất và cũng là thành công nhất trong di sản thơ của NguyễnTrãi”.   2. Đến với thơ Nguyễn Trãi, người đọc choáng ngợp trước thếgiới tâm hồn luôn rộng mở của ông. Nhà thơ chân thành tự bạch niềmthơ lai láng của mình:                    Thừa chỉ ai rằng đời khó ngặt,                    Túi thơ chứa hết mọi giang san.     Thế thì “Thơ về thiên nhiên chiếm phần phong phú nhất và cũnglà thành công nhất trong di sản thơ” ông cũng là một điều dễ hiểu.Thơ bát ngát và hồn thơ ông muôn trùng dào dạt trước thiên nhiên.Tâm hồn ông ăm ắp vẻ đẹp thanh cao, hùng vĩ, mĩ lệ của cảnh sắcnon sông, quê hương đất Việt nên “thơ về thiên nhiên chiến phầnphong phú nhất”.

Page 17: Trung đ i II

      Ông triền miên đắm hồn vào cảnh “Lòng thơ muôn dặm nguyệt bacanh” (Bảo kính cảnh giới, 42). Bởi nhà thơ và cảnh vật vốn có nợduyên: “Non nước cùng ta đã có duyên”.      Thơ Nguyễn Trãi đã bộc lộ năng lực rung động, cảm xúc dàodạt và tinh tế của hồn thơ ông trước thiên nhiên, làm nên phần thơ“thành công nhất trong di sản thơ của ông”..Dù một thoáng gió mây,một tiếng chim kêu, một nhành cúc nở hay một cửa biển Bạch Đằnghùng vĩ, một Dục Thuý Sơn đẹp thanh thoát; tâm hồn ông vẫn gắn bónhư gắn bó với bầu bạn. Dù là mùa xuân hay mùa hạ, một dây muống,một giậu mồng tơi bình dị hay một cây tùng cao cả; nhà thơ đều yêuquý, trân trọng và gởi nỗi niềm tâm sự của mình trong tạo vật, vàonhững sắc mùa ấy. Đó là cái “phần phong phú nhất của thơ viết vềthiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi”.   3. Hình tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là hình tượngvề một nông thôn Việt Nam có dòng sông bến nước, con đò, bờ bãi vànhững cảnh vật quê hương bình dị, thân thuộc. Làng quê trong thơông tĩnh lặng, êm đềm và thơ mộng. Con đường quê chạy vào trangthơ ông không tập người đi như thơ Đoàn Văn Cừ: “Đường quê quanh quấtbao người về thôn” (Cổng làng). Con đò trong thơ ông như đang mơ mànggiấc điệp:                    Quạnh quẽ đương đồng thưa vắng khách,                    Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.                                                 (Bến đò xuân đầutrại)    Nhưng cũng có khi con đò thơ sống động, sáng láng hẳn lên lúcchở trăng:                    Chăng cài cửa tiêc non che khuất,                    Sá để thuyền cho nguyệt chở nhờ.Hay lúc chở gió mây chở sương khói:                    Thuyền chở yên hà, nặng với then.                                                  (Thuật hứng, 34)       Hồn thơ Nguyễn Trãi gắn chặt với quê hương, nên một nét tạovật quê nhà cũng trở thành tạo vật tâm tình, cũng là cảm xúc thica. Đấy  có thể là một cây chuối, một cây xoan hoa tím nở tronglất phất mưa bụi mùa xuân:                    Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn,                    Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan.                                                 (Mộ xuân tức sự)      Cây hoa xoan đi vào thơ dẫu sao cũng có dáng vẻ văn chương.Nhưng giậu mồng tơi, bè rau muống có gì là văn chương mà thành vănchương. Hoá ra, khi tình quê nồng nàn, cảm thức nghệ sĩ chan chứathì sự vật tầm thường cũng nên thơ và rất thơ:                    Ao quan thả gởi đôi bè muống,

Page 18: Trung đ i II

                    Đất bụt ương nhờ mấy lảnh mồng.                                                    (Thuật hứng,23)    Hay:                    Ai có của thông phòng thết khách,                    Một ao niềng niễng mấy đòng đong.                                                    (Thuật hứng11)       Hình tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi là hình tượngtrữ tình đầm ấn chan hoà tình cảm giữa con người với thiên nhiên.Những ngày sống nhàn tản ở Côn Sơn, cảnh vật quê hương khiến lòngthi nhân yên tĩnh, thanh thoát. Nhà thơ đem năng lực liên tưởng kìdiệu làm đẹp, tạo hồn cho cảnh và cảnh đem âm điệu, bóng mát,đường nét thanh thoáng mà làm dịu tâm tư con người:                            Côn Sơn suối chảy rì rầm,                       Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.                            Côn Sơn có đá rêu phơi,                       Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.                            Trong ghềnh thông mọc như nêm,                       Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.                            Trong rừng có bóng trúc râm,                       Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.                                                          (Bài caCôn Sơn)       Trong thơ, con người và thiên nhiên chan hoà, giao cảm cùngnhau. Thi sĩ chăm chút cho cây lan, cây cúc; hương cúc hương lanthanh khiết như thấm vào từng sợi vải, thấm vào tận tâm hồn conngười biết nâng niu trân trọng cái đẹp. Đêm trăng, nhà thơ tìm đếnbầu bạn cùng hoa mai; trăng tràn thấm vào cây, vào đất khiến ngườithơ tưởng đạp lên trăng.                    Hái cúc, ương lan hương bén áo,                    Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn.                                                        (Thuậthứng, 15)       Hai câu thơ có tứ rất lạ, nhưng lạ nhất vẫn là cái nhìnthiên nhiên tràn ngập yêu thương và mơ màng của người thơ NguyễnTrãi.       Thiên nhiên qua hồn thơ Nguyễn Trãi không vo tri vô giác.Thiên nhiên như con cái, như bằng hữu thâm giao và tâm giao vớinhà thơ:                    Cò nằm hạc lặn nên bầu bạn,                    Ủ ấp cùng ta làm cái con.                                                  (Ngôn chí, 20)

Page 19: Trung đ i II

       Nhà thơ sợ nhất là làm mất vẻ đẹp, sự sống tự nhiên đến hồnnhiên của tạo vật. Ông không muốn làm kinh động cảnh vật. Ông trântrọng cái đẹp của chúng:                    Trì tham, nguyệt hiện chăng buông cá,                    Rừng tiếc chim về ngại phát cây.                                                   (Mạn thuật, 6)       Nguyễn Trãi yêu mây, yêu hoa, yêu trăng, yêu gió, nên trongthơ ông tất cả như quấn quít lấy ông đòi ông một nụ cười hiền hoà,bàn tay mơn trớn, ánh nhìn tríu mến. Nhà thơ cảm nhận điều đó nênkhông nỡ quét cánh mai rụng ngoài sân, uống rượu nghiêng chén ôngchỉ sợ ánh trăng ngời lóng lánh tiêu tan:                    Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén,                    Ngày vắng xem hoa bợ cây.                                                          (Ngônchí, 10)       Nhà thơ mặn nồng với cái đẹp thiên nhiên nên đã nhào nặn,nâng sự sống của của tạo vật lên một nấc thang giá trị mới. Cũngvì vậy, trong thơ ông, thiên nhiên mang nhiều hình tượng sinh độngđến kì lạ, làm ta kinh ngạc:                    Tuyết sóc leo cây điểm phấn,                    Cõi đông dãi nguyệt in câu.                                                          (Ngônchí, 13)    Hoặc:                    Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.                                                          (Mạnthuật 13)       Khi tứ thơ chưa đến thì không sao. Khi tứ thơ đến, thơthành rồi, tự nhiên ở cửa thấy trăng lững thững đi vào.      Hình tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi tươi thắm sắcxuân, chan chứa sức xuân và sống động tình xuân. Nguyễn Trãi viếtnhiều bài thơ về mùa thu, mùa hạ và mùa xuân. Thơ ông vì thế nhưcó một bức tranh tứ bình về thiên nhiên bốn mùa tươi đẹp. Mùa thuông cảm xúc mà ngâm: “Sau cơn mưa, sắc núi làm cho con mắt thơ trở nên tươi dịu”(Tứ hứng). Mùa hạ, ngắm cây hoa sinh sôi, lòng ông cũng dào lênniềm vui:                    Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,                    Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.                                                          (Cảnhngày hè)       Nhưng thơ ông tươi nhất, thắm nhất vẫn là cảnh sắc mùaxuân. Mùa xuân có cỏ xanh như khói mơ hồ, mưa xuân nhẹ bay, nướcxuân rạt rào khiến hồn thơ ông lai láng:

Page 20: Trung đ i II

                    Cỏ xanh như khói bến xuân tươi,                    Lại có mưa xuân nước vỗ trời.                                                           (Bến đòxuân đầu trại)       Nồng nàn nhất là đêm trăng xuân rắc mộng xuống trần gian,khiến hồn thơ mơ màng:                          Say lòng trước sắc xuân tươi,                    Sóng xao bên gối, sắc ngời chiêm bao.                                                      (Hải khẩu dạbạc hữu cảm)       Xuân trong thơ ông chứa chan sức sống. Hồn thơ ông như căngtrào sức xuân. Ông tả cây chuối như một người tình nhân mơ mộng:                    Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,                    Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.                                                       (Cây chuối)       Xuân cũng sống động xuân tình:                    Tình thư một bức phong còn kín                    Gió nơi đâu gượng mở xem.                                                        (Câychuối)                    Giọt giọt điểm canh tà,                    Luồn trúc gõ song cửa,                    Theo chuông vào giấc mơ.                                                         (Nghemưa)      Hình tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi gợi mở về hìnhảnh một con người có chí lớn vượt lên khỏi gió bụi cuộc đời đểgiúp ích cho dân và hình ảnh con người tự do, tự tại. Hình tượngcây tùng trong bài thơ “Tùng” là hình ảnh tương trưng về một conngười lí tưởng mà Nguyễn Trãi mong ước. Và cái quý ở hình tượngđược xây dựng theo truyền thống nghệ thuật có tính tượng trưng,nhưng câu thơ cuối lại đậm chất trữ tình vì dân của ông. Hìnhtượng cây tùng là quan niệm hoàn chỉnh về kẻ sĩ với ba phẩm chấtđẹp: nhân – trí – dũng:                    Lâm tuyền ai rặng già làm khách,                    Tài đống lương cao ắt cả dùng.                    Cội rễ bền dời chẳng động,                    Tuyết sương đã thấy đặng nhiều ngày.      Nguyễn Trãi đã hoá thân, gửi hồn vào hình tượng cây tùng.Nhà thơ tự nhắc nhở mình, tự bồi dưỡng lí tưởng cho mình, khôngngừng phấn đấu cho hạnh phúc của nhân dân. Câu kết, vì thế hội tụvẻ đẹp vẻ sáng của trái tim, khối óc của nhà thơ:                    Dành còn để trợ dân này.

Page 21: Trung đ i II

       Hình tượng cây trúc trong thơ ông khá đa dạng. Có lúc ôngthân mật với trúc, vì có sự  trong sáng, tinh sạch như ông:                    Hoa liễu chiều xuân cũng hữu tình,                    Ưa mi vì bởi tiết mi thanh.                                                          (Trúc)        Và cả rừng trúc vàng, trúc ngọc ở Thanh Hư động tại CônSơn cũng ùa vào thơ ông. Hình tượng cây trúc biểu tượng đời sốngtâm hồn thanh tịnh, tự do; phong thái ung dung của ông:                             Trong rừng có bóng trúc râm,                        Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.                                                            (Bàica Côn Sơn)       Hình tượng thiên nhiên trong Nguyễn Trãi ghi dấu hình ảnhmột đất nước lập nhiều chiến công anh hùng và hình ảnh ước mơ vềmột cuộc sống no đủ của nhân dân. Hình ảnh một đất nước ghi dấunhững chiến công lẫy lừng:                    Biển lùa gió bấc thổi băng băng,                    Nhẹ kéo buồm thơ lướt Bạch Đằng.                    Ngạc chặt, kình băm, non lởm chởm,                    Giáo chìm, gươm gãy, bãi dăng dăng.                    Quan hà hiểm trở trời kia dựng,                    Hào kiệt công danh đất ấy từng.                                                      (Cửa biển Bạch Đằng)      Hình ảnh về một cuộc sống no đủ cho dân:                    Lao xao chợ cá làng ngư phủ,                    Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.                    Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,                    Dân giàu đủ khắp đòi phương.                                                       (Cảnh ngàyhè)      4. Thơ viết về thiên nhien của Nguyễn Trãi luôn mới lạ vàhấp dẫn, bởi hồn thơ ông luôn tươi trẻ. Đó chính là mảnh hồn thơcủa thi hào gởi vào thiên nhiên đất nước, gởi tới muôn đời. Thiênnhiên trong thơ ông đã thể hiện tư tưởng yêu nước thương dân,phong thái ung dung tự tại của ông. Qua những vần thơ viết về đềtài tạo vật thiên nhiên, Nguyễn Trãi thực sự là một nghệ sĩ  vàmột tài năng thơ lớn của dân tộc ta.Vị trí của nguyễn trãi trong thơ ca tiếng ViệtTrong lịch sử văn học dân tộc những sáng tác của các tác gia đều có những ảnh hưởng nhất định đến phát triển của văn học Việt. Chúng ta có thể kể đến những cái tên như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…Mỗi tác gia đều có những đóng góp cho nền văn học nước nhà ở các nội dung: tinh thần yêu nước thương dân, lòng tự hào dân tộc, tinh thần lạc quan

Page 22: Trung đ i II

yêu cuộc sống, yêu cái đẹp. Trong những tác gia ấy chúng ta thấy đóng góp của Nguyễn Trãi khá toàn diện về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Dưới đây là những đóng góp của ông trong thơ ca tiếng Việt mà nhóm thực hiện đã tìm hiểu được.Trước hết xet vê măt nội dungQuốc âm thi tập của Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện sự tiếp thu quan điểm, tư tưởng cố hữu của thơ Đường mà còn có những mới mẻ vượt ra khỏi những quy tắc, khuôn thước. Một trong những đặc điểm của Đường thi là tính cao nhã. Sự câu thúc của thi pháp Đường thi bắt buộc thơ Đường hướng về thể hiện những đề tài, chủ đề nghiêm chỉnh, lớn lao, trọng đại, gắn với đời sống quý tộc. Viết về con người phải là những nhà Nho hành đạo, là chí khí của người quân tử; viết về thiên nhiên phải là mây, núi, trăng hoa, tuyết, núi, sông.Thế nhưng, Nguyễn Trãi đã thể hiện trong Quốc âm thi tập sự tiếp biến đầy ýthức dân tộc khi đa dạng hóa đề tài, chủ đề và triệt để hóa dân dã hệ thống đề tài, chủ đề đó.Không hoàn toàn tách khỏi thi pháp cổ điển nhưng thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi đã bằng một lối đi riêng để đến gần hơn với tâm hồn Việt, văn hóa Việt, ngôn ngữ Việt. Thơ Đường luật lâu nay vốn cách biệt với đời sống thôn dã nhưng bước vào thơ Nguyễn Trãi lại căng đầy sức sống của hồn cốt dân gian. Đề tài, nhân vật, cảnh vật trong Quốc âm thi tập là những gì rất gần gũi cuộc sống thôn quê. Đó là một cây chuối đang trề sức sống đầy vẻ xuân tình, một cây xoan hoa nở lớp lớp đang khoe sắc, một rừng cây mở cửa đợi chim về, một ao sen chờ trăng lên in bóng, một áng chiều tà, một vầng trăng xao xuyến,…Từ con mèo, con chó, con ngựa đến ao rau muống, giậu mồng tơi, quả núc nác, củ ấu, lảnh mùng, khóm vầu, bụi tre… tất cả đều ùa vào thơ ông như chính sự sống vốn có. Những mảnh đời bất hạnh hay đạo vợ chồng, tình cha con, bằng hữu luôn ẩn chứa trong mỗi hình tượng thơ. Tả lòng thanh vị núc nác Vun đất ải, lảnh mùng tơi (Ngôn chí 9) Hay: Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen (Thuật hứng 24) Ao quan thả gửi hai bè muống Đất Bụt ương nhờ một luống mùng. Hiện lên trong tập thơ là hình ảnh Nguyễn Trãi: Cơm ăn chẳng quản dưa muối – Áo mặc nài chi gấm thêu giữa một thiên nhiên rất giàu cảm xúc và đậm nét đời thường: Quê cũ nhà ta thiếu của nào Rau trong nội, cá trong ao (Mạn thuật 13). Với Nguyễn Trãi, vạn vật dù bình dị nhất của cuộc sống đều có thể là đề tài gợi thi hứng. Điểu đó thể hiện sự thay đổi nhận thức và cảm hứng

Page 23: Trung đ i II

sáng tạo, cảm hứng thẩm mỹ của thi nhân: cái bình dị, cái đời thường cũng trở thành đối tượng của cái đẹp.Thiên nhiên trong thơ Đường luật thường mang giá trị biểu trưng cho con người. Trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi, có khi ông cũng khai thác hình ảnh thiên nhiên ở giá trị biểu tượng, biểu trưng của chúng. Đócó thể là bộc lộ khí tiết, nhân cách như khi Nguyễn Trãi viết về hồng cúc: Chuốt lòng son, chăng bén tụcBền tiết ngọc, kể chi sương (Hồng cúc) Hay viết về cây tùng cũng để khẳng định lòng mình: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng/ Một mình lạt thưở ba đông (Tùng). Tuy vậy, thiên nhiên còn bước vào thơ Nguyễn Trãi trong tư thế hoàn toàn mới. Không dừng lại ở giá trị biểu trưng, thiên nhiên đã trở thành cái đẹp, là đối tượng thẩm mĩ để thi nhân thưởng ngoạn, bầu bạn tri âm. Những năm ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã hòa mình trong thiên nhiên. Trở về với thiên nhiên là trở về vớicội rễ, với nguồn sống, với cái bản nguyên trong mỗi con người. Vì vậy, thiên nhiên đến trong thơ Nguyễn Trãi tự nhiên không rào đón với tư thế: Núi láng giềng, chim bầu bạn Mây khách khứa, nguyệt anh tam (Thuật hứng 19). Thiên nhiên không chỉ là đối tượng đề vịnh để nói chí, nói khí mà NguyễnTrãi đã thay đổi cách nhìn, thay đổi cách khai thác giá trị đã trở thànhcông thức của Đường thi. Điều đó rất hiếm gặp trong thơ Đường thời bấy giờ. Thiên nhiên trở thành đối tượng thẩm mĩ trong thơ. Những cảnh bình dị như một ánh trăng, một buổi chợ, một bông hoa nở, một nõn chuối, một luống mồng tơi, hay một tiếng chim kêu,... tất cả đều gợi lên trong tâm tưởng Ức Trai những tứ thơ mênh mông, lai láng, những khoảnh khắc say sưa, nồng nhiệt. Thật đúng như lời Nguyễn Trãi Non nước cùng ta đã có duyên (Tự thán-4). Ông đã biểu hiện thiên nhiên ấy với nhiều màu sắc, đường nét, âm thanh. Thiên nhiên ấy mang hồn người, mang tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi có những bức tranh mang vẻ đẹp xinh xắn, mang phong vị Đường thi như: Nước biếc non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu (Bảo kính cảnh giới 26)Có những bức tranh phong cảnh trần trề hương sắc như: Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tịn mùi hương (Bảo kính cảnh giới 43) Và cũng có bức tranh cảnh quê nguyên sơ, gần gũi: Cây rợp chồi cành, chim kết tổ Ao quang mấu ấu, cá nên bầy (Ngôn chí 11). Thiên nhiên còn là bầu bạn tâm sự, là anh em với nhà thơ. Thi nhân hòa mình trong thiên nhiên, vui với cảnh: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén

Page 24: Trung đ i II

Ngày vắng xem hoa bợ cây (Ngôn chí 10)Điều này cho thấy sự thay đổi đầy sáng tạo trong quan niệm của Nguyễn Trãi về đề tài, chủ đề thơ Đường luật. Vì vậy mà đậm đà hơn tính dân tộc, gần gũi hơn với nếp cảm, nếp nghĩ của nhân dân.Tiếp đến xet trong nghệ thuật sáng tạo thơ Nôm Đường luật cua Nguyễn Trai.Thứ nhất, về việc sử dụng ngôn ngữNhờ sử dụng chữ Nôm, thơ Nguyễn Trải ngày càng dung dị, tự nhiên gần gũi với đời sống của nhân dân lao động. Tập thơ Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi ra đời giúp cho Tiếng Việt thật sự đi vào đời sống nhân dân, tạo bước đột phá trong việc sử dụng tiếng việttrong dòng văn học dân tộc. Thơ Nôm Nguyễn Trãi đậm hương vị cảnh sắc quê hương:Ta lòng thanh,mùi núc nácVun đất ải, rãnh mùng tơi( Ngôn chí – bài 9)Vầu làm chèo, trúc làm nhàĐược thú vui ngày tháng qua( Trần tình – Bài 3)Ao quan thả hai bè muốngĐất bụi ương nhờ một lạnh lùng( Thuật hứng – Bài 23)Có thể nói ngôn ngữ trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi là ngôn ngữ đời thực, ngôn ngữ trong sáng, bình dị nhưng vẫn bay bổng tâm hồn thi nhân.Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Trãi là ông đã xây dựng ngôn ngữ dân tộc trên cơ sở kế thừa nâng cao ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ dân gianNguyễn Trãi cũng vận dụng trong thơ ngôn ngữ quần chúng nhân dân. Nhiều câu khẩu ngữ được dùng khá linh hoạt, như: đôi ba khóm, sừng qua tai, quanh co ruột ốc, nên thợ nên thầy, no ăn no mặc… Đó là thứ ngôn ngữ của người lao động được ông gọt giũa, cách điệu hoá và nâng lên để diễn đạt những ý tưởng cô đúc, nhuần nhị. Ngôn ngữ hàng ngày của nhân dân bước vào thơ Nguyễn Trãi tự nhiên, dung dị: Co que thay bấy ruột ốc/ Khúc khuỷu làm chi trái hòe (Trần tình 8), Ruộng đôi ba khóm đất con ong/ Đầy tớ hay cày kẻo muộn mòng (Thuật hứng 11), Ấy còn cạy cục làm chi nữa/ Nẻo cốt chưa nồng chẩm chửa toan (Thuật hứng 18)… Trong thơ Nguyễn Trãi cũng xuất hiện rất nhiều từ láy dân dã - một hìnhthức độc đáo, sinh động của ngôn ngữ dân tộc: Hương cách gác vân, thu lạnh lạnh Thuyền kề bãi tuyết, nguyệt chênh chênh (Bảo kính cảnh giới 31). Có những từ láy giản dị vô cùng trong câu Đường thi Nguyễn Trãi như Ngõ tênh hênh nằm cửa trúc/ Say lểu thểu đứng đường thông (Thuật hứng 16) hay Lểu thểu chưa nên tiết trượng phu/ Miễn là phỏng dáng đạo tiên nho (Ngôn chí 2). Đằng sau câu chữ là một Nguyễn Trãi thật tự do phóng khoáng giữa đất trời, thật táo bạo với những từ ngữ thuần Việt đắt giá tênh hênh, lểu thểu mà vẫn khôngsuồng sã, tưởng khó thành thơ mà vẫn lộ rõ cốt cách thanh cao nhưng giản

Page 25: Trung đ i II

dị. Thơ Đường luật Nguyễn Trãi vì vậy cũng gần gũi hơn với nhân dân, đậmđà hơn tính dân tộc.

Trong Quốc Âm thi tập sử dụng một số lớn thành ngữ, tục ngữ và ca dao:Từ thành ngữ “ Một cơm hai việc”, Nguyễn Trãi đã sử dụng rất tự nhiên, giàu hình ảnh:Một cơm hai việc nhiều người muốnHai thứ ba dòng họa kẻ thamTừ câu tục ngữ “ Miệng ăn núi lở”, ông viết: Tay ai thì lại làm nuôi miệng Làm biếng ngồi ăn lở núi non (Bảo kính cảnh giới- Bài 22)Từ câu ca dao: Ơ gần nhà giàu đau răng ăn cám Ơ gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn Nguyễn Trãi lại viết:Lận cận nhà giàu no bữa cámBạn bè kẻ trộm phải ăn đònThứ hai hình ảnh trong thơ Nguyễn TrãiHình ảnh trong thơ Nguyễn Trãi mang hơi thở của cuộc sống đời thường rất hiện thực, cụ thể.Đó là hình ảnh rau muống, dọc mùng: Ao quan thả gửi hai bè muống Đất bụi ương nhờ một luống mùng ( Thuật hứng – Bài 23)Bên cạnh đó còn hình ảnh mùng tơi, kê, khoai, núc nác: Ngày tháng ngô khoai những sản hàng Tường đào ngõ mận ngại thung thăng ( Mạn thuật – bài 1)Hình ảnh các con vật như mèo, lợn cũng xuất hiện một cách tự nhiên: Dùi hùm, nhọn mũi, cứng lông Được dương vì chung có thu ở dùng ( Trư)Thứ ba xét về thể thơ Trên quy cách và cấu trúc thơ Đường luật, Nguyễn Trải đã có những cải biến nhằm cách tân, đổi mới thể loại. Bước đầu những đổi mới đó đã mở con đường đưa thơ Đường luật vốn cao sang trở nên gần gũi hơn. Cách gieo vần trong thơ Nguyễn Trãi. Cách gieo vần ở một số bài tương đối phóng túng, luật bằng trắc không được tuân thủ. Có những câu thơ lục ngôn của Nguyễn Trãi bắt vần giống tục ngữ như chữ cuối của vế đầu bắt vần với chữ đầu của vế sau (Nhật nguyệt soi,đòi chốn hiện) hay chữ cuối của vế đầu bắt vần với chữ cuối của vế sau (Đìa cỏ, được câu ngâm gió). Có trường hợp vần lưng trong câu lục ngôn được gieo ở các vị trí khác nhau ví như gieo vần ở chữ thứ tư: Gạch quẳng nào bày mấy ngọc Sừng hằng những mọc qua tai (Tự thán 22).

Page 26: Trung đ i II

Những cách bắt vần đó phần nào thể hiện sự tiếp biến mới mẻ của Nguyễn Trãi.Cùng với vần thị nhịp điệu trong thơ Nguyễn Trãi cũng có sự cách tân so vớithơ Đường Thoát khỏi sự gò bó của thơ Đường, Nguyễn Trãi cải biến cấu trúc câu thơ như thay đổi vần nhịp, tiết tấu. Thơ Đường luật thường ngắtnhịp chẵn/lẽ như một công thức cố định, không có ngoại lệ. Thế nhưng, thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi đã phá vỡ khuôn thước đó để tạo ra cách ngắt nhịp tương đối tự do. Trong câu thơ thất ngôn, nhiều khi ông không theo nhịp 4/3 như trong thơ Đường, thơ Tống mà ngắt nhịp rất tự do, phóng khoáng, tùy theo cảm xúc. Thơ Việt Nam thường ngắt nhịp lẻ trước, chẵn sau. Trong thơ Nôm Nguyễn Trãi cũng có nhiều câu ngắt nhịp lẻ/chẵn.Ví như ngắt nhịp 2/2/3: Khách đến/ chim mừng/ hoa xảy độngChè tiên/ nước kín/ nguyệt đeo về(Thuật hứng 3)hay ngắt nhịp 3/4 theo kiểu thơ song thất lục bát:Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏHồng liên trì/ đã tịn mùi hương.(Bảo kính cảnh giới 43)Hé cửa đêm/ chờ hương quế lọt,Quét hiên ngày/ lệ bóng hoa tàn.(Bảo kính cảnh giới 33)Có khi câu thơ thất ngôn Nguyễn Trãi ngắt nhịp 1/2/3 như câu Rỗi/ hóng mát/thuở ngày trường. Ý thơ cộng hưởng cùng nhịp thơ nhẹ nhàng gợi ta nghĩ đến hình ảnh một vị tiên đồng, đạo cốt Hài cỏ dẹp chân đi đủng đỉnh – Áo bô quen cật vận xềnh xoàng đang đi dạo mát. Cảm giác thư thái cũng theo đó mà ngân ngatrong câu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi tự do, phóng túng, thể hiện sự tìm tòi phương thức biểu hiện mới theo hướng dân tộc hóa. Dẫu có trường hợp chỉ là ngẫu nhiên nhưng đó là sự phá cách đầy sáng tạo trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.Trong thơ Nôm, Nguyễn Trãi có sự phá cách câu thơỞ thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi, ông đã cải biến thể thơ thông qua sự thể nghiệm thay đổi thể loại bằng cách xen câu lục ngôn, ngũ ngôn vào thơ thất ngôn: Dò trúc, bước qua lòng suối Tìm mai, theo đạp bóng trăng (Tự thán-7) hoặc: Rỗi hóng mát, thủa ngày trường (Bảo kính cảnh giới-43)Thơ chữ Hán đời Lý Trần đã từng có 20 câu thơ lục ngôn xuất hiện trong bốn bài thơ: Sinh tử của Nguyễn Tuân, Phật tâm ca của Trần Trung Tuệ, Nhàn cưlục ngôn đề thủy mặc trưởng tử tiểu cảnh của Phạm Mãi và bài Tức cảnh của Điểm Bích. Tuy nhiên, sự xuất hiện câu thơ lục ngôn trong thể thơ Đường luật vốn gò bó về câu chữ mãi đến Nguyễn Trãi mới xuất hiện rộng rãi. Thống kê trên 254 bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập thì ở 208 bàithơ bát cú đã có 186 bài có xen câu thơ lục ngôn. Tổng cộng có 437 câu

Page 27: Trung đ i II

lục ngôn ở vị trí không cố định. Rõ ràng, thơ Nôm Nguyễn Trãi mặc dù phỏng theo mô hình thất ngôn bát cú Đường luật nhưng số bài giữ nguyên cách thể không nhiều. Số lượng các bài thơ được sáng tác theo hình thức này rất lớn chứng tỏ rằng Nguyễn Trãi hoàn toàn có ý thức khi vận dụng thể thơ này như một sự thử nghiệm cho việc tìm ra một thể thơ mới cho dân tộc.Điểm đặc biệt là những câu thơ lục ngôn xuất hiện trong bài thơ không theo một quy tắc nhất định nào cả mà nằm ở nhiều vị trí khác nhau. Sự linh hoạt, biến hóa trong vị trí xuất hiện câu thơ lục ngôn đem đến khả năng thể hiện phong phú, sinh động. Xét về giá trị nghệ thuật, câu thơ lục ngôn trong bài thơ thất ngôn xen lục ngôn khiến lời thơ trở nên cô đọng, giản dị, ý thơ mạnh mẽ, sắc sảo, thường phù hợp với việc diễn đạt những chân lý của đời sống, những quyết tâm hành động của nhà thơ. Ngoàira, cách ngắt nhịp phong phú của câu thơ 6 chữ khiến nó có khả năng diễnđạt được những cung bậc tình cảm đặc biệt tinh tế, sâu sắc của con người. Câu thơ lục ngôn dồn nén cảm xúc. Có khi nó nằm ở đầu bài bộc lộ tư tưởng, quan niệm của nhà thơ như: Ngại ở nhân gian lưới trần Thời nằm thôn dã miễn yên thân (Thuật hứng 15 Hay: Muốn ăn trái, dương nên cây (Bảo kính cảnh giới 10). Có khi nó đúc kết ý thơ, bày tỏ ý nguyện ở cuối bài như : Bui một tấc lòng ưu ái cũ Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen (Thuật hứng 24)Cũng có lúc, câu lục ngôn xuất hiện giữa bài như sự dồn nén, cô đọng cảmxúc như: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén Ngày vắng xem hoa bợ cây (Ngôn chí 10)Thơ Nôm Đường luật Nguyễn Trãi có những bài chiếm đa số là câu lục ngôn như bài Mạn thuật 20 (5/8 câu lục ngôn), Tự thán 23 (5/8 câu lục ngôn),…, cũng có những bài xen kẽ thất ngôn lẫn lục ngôn, ngũ ngôn như bài Thuật hứng 8. Sự linh động thay đổi kết cấu, xen câu lục ngôn và ngũ ngôn vào giữa những câu thơ thất ngôn mang đến cho thơ Đường luật khả năng biểu hiện phong phú, sinh động. Xen kẽ câu lục ngôn, ngũ ngôn như vậy thường tạo cảm giác đột ngột, nhấn mạnh được ý tình của bài thơ. Với sự cách tân này, Nguyễn Trãi đã dẫn đường phá vỡ những khuôn thước quy phạm của Đường thi để đi tìm thể cách thơ phù hợp với ngôn ngữ và yêu cầu biểu hiện đời sống dân tộc. Điều đó đã cho thấy Nguyễn Trãi có ý thức, sự nỗ lực lớn lao cho sự đổi mới, cách tân thể loại.Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi xứng đáng được xem là người dẫn đường mở lối cho thơ Đường luật đến gần hơn với hồn dân tộc, xứng đáng được tôn vinh là người mở đầu ấn tượng, xuất sắc cho dòng thơ Nôm Đường luật. Thoát khỏi sự câu thúc của thi pháp thơ Đường kéo dài hàng thế kỷ, Nguyễn Trãi đã có những cách tân, đổi mới ở nhiều phương diện: từ quan

Page 28: Trung đ i II

niệm đến tư tưởng, từ kết cấu đến cấu trúc câu thơ, từ sự thay đổi vần nhịp đến ngôn ngữ thơ… Dẫu sau này, thơ Nôm Đường luật còn phát triển rực rỡ, mang tính dân tộc hơn với nhiều khám phá có giá trị về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật thể hiện nhưng có thể nói, không có những bước đi đầu tiên của Nguyễn Trãi thì khó có được thành tựu như thế. Những sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Trãi đã mở đầu cho quá trình phát triển của dòng thơ nôm nước Việt.