Top Banner
GIAO THÔNG GIA LAI 2019 NHẬN THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM l Phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh l Phát huy nhân rộng các phong trào, mô hình hay, hiệu quả trong công tác tự quản, bảo đảm an toàn giao thông ở địa bàn cơ sở l Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đảm bảo trật tự, an toàn giao thông l Gia Lai tăng cường các giải pháp trọng tâm, cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông l Một số giải pháp trong tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân KẾT QUẢ PHONG TRÀO TRẬT TỰ ATGT l Kết quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông sau 03 năm thực hiện Phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì an toàn giao thông” l Kết quả thực hiện tiêu chí về giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới l Ngành giáo dục Gia Lai tăng cường giáo dục về văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên l Tuổi trẻ Gia Lai xung kích vì trật tự an toàn giao thông l Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATGT trên địa bàn tỉnh Gia Lai TIN ĐỊA PHƯƠNG l Huyện Ia Grai thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông l Chư Pưh: Tăng cường các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông l Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Krông Pa l Nâng cao văn hóa giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông l Thơ l Đâu là ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông? QUY ĐỊNH LUẬT GIAO THÔNG - ATGT l Một số kinh nghiệm để tham gia giao thông an toàn l Cách nhớ các loại biển báo cấm trên đường khi tham gia giao thông l Chính thức cấm hoàn toàn việc uống rượu bia khi lái xe l Quy định về hình thức đào tạo, nội dung và phương án tổ chức thi sát hạch lái xe mô tô 2 bánh hạng A1 đối với đồng bào DTTS l Các quy định của Luật Giao thông đường bộ cần nhớ Trang 2 6 9 12 15 18 21 24 27 30 34 36 39 42 45 48 50 51 52 53 55 In 5.500 cuốn khổ 19 x 27cm tại Xưởng in Quân đoàn 3 - Đường Lê Duẩn -TP. Pleiku-Gia Lai. Giấy phép xuất bản số .../ GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 09/7/2019. In xong và nộp lưu chiểu tháng 7 - 2019. TRONG SỐ NÀY TRONG SỐ NÀY Ảnh bìa: Một góc TP. Pleiku. Trình baøy: THANH LAÂM Chòu traùch nhieäm xuaát baûn LEÂ PHAN LÖÔNG UÛy vieân Thöôøng vuï Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy Bieân taäp TRAÀN ÑÖÙC HUØNG PHAÏM HIEÁU TRÌNH VOÕ NGOÏC QUAÛNG HOAØNG THANH HÖÔNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng, TP. Pleiku, Gia Lai ÑT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected]
56

TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

Sep 25, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

GIAO THÔNG GIA LAI 2019

NHẬN THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM l Phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu

trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh

l Phát huy nhân rộng các phong trào, mô hình hay, hiệu quả trong công tác tự quản, bảo đảm an toàn giao thông ở địa bàn cơ sở

l Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

l Gia Lai tăng cường các giải pháp trọng tâm, cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

l Một số giải pháp trong tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân

KẾT QUẢ PHONG TRÀO TRẬT TỰ ATGTl Kết quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông

sau 03 năm thực hiện Phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì an toàn giao thông”

l Kết quả thực hiện tiêu chí về giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

l Ngành giáo dục Gia Lai tăng cường giáo dục về văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên

l Tuổi trẻ Gia Lai xung kích vì trật tự an toàn giao thông l Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo

ATGT trên địa bàn tỉnh Gia Lai TIN ĐỊA PHƯƠNG

l Huyện Ia Grai thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông

l Chư Pưh: Tăng cường các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông

l Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Krông Pa

l Nâng cao văn hóa giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông

l Thơ l Đâu là ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông?

QUY ĐỊNH LUẬT GIAO THÔNG - ATGTl Một số kinh nghiệm để tham gia giao thông an toànl Cách nhớ các loại biển báo cấm trên đường khi tham

gia giao thông l Chính thức cấm hoàn toàn việc uống rượu bia khi lái xe l Quy định về hình thức đào tạo, nội dung và phương

án tổ chức thi sát hạch lái xe mô tô 2 bánh hạng A1 đối với đồng bào DTTS

l Các quy định của Luật Giao thông đường bộ cần nhớ

Trang

2 6 9

12

15

18

21

2427

30

34

36

39

424548

50

5152

5355

In 5.500 cuốn khổ 19 x 27cm tại Xưởng in Quân đoàn 3 - Đường Lê Duẩn -TP. Pleiku-Gia Lai. Giấy phép xuất bản số .../GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 09/7/2019. In xong và nộp lưu chiểu tháng 7 - 2019.

TRONG SỐ NÀYTRONG SỐ NÀY

Ảnh bìa: Một góc TP. Pleiku.

Trình baøy: THANH LAÂM

Chòu traùch nhieäm xuaát baûnLEÂ PHAN LÖÔNG

UÛy vieân Thöôøng vuïTröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy

Bieân taäpTRAÀN ÑÖÙC HUØNG

PHAÏM HIEÁU TRÌNHVOÕ NGOÏC QUAÛNG

HOAØNG THANH HÖÔNGÑòa chæ: 02 Hai Baø Tröng,

TP. Pleiku, Gia LaiÑT: 0269.3824101 Fax: 0269.3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vnEmail: [email protected]

Page 2: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

2 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm đảm bảo cho hoạt động

giao thông được thông suốt, an toàn, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phòng ngừa, ngăn chặn, làm giảm tai nạn giao thông là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Trong những năm qua, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành các văn bản chỉ đạo như: Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Kết luận số 45-KL/TW ngày 01 tháng 02 năm 2019 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW. Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các nghị quyết, chiến lược an toàn giao thông nhằm kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông.

Phát huyvai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh

Đ/c VÕ NGỌC THÀNH Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,

Trưởng Ban ANTG tỉnh

Nhận thức và trách nhiệm

Page 3: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

3GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu

Quán triệt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó luôn coi trọng và phát huy phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 02-CT/TU, ngày 22 tháng 12 năm 2015 vê tăng cương sư lanh đao của Đang đôi vơi công tac bao đam trật tư, an toàn giao thông trên đia bàn tinh, xác định rõ người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và lực lượng vũ trang là người chịu trách nhiệm cao nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch hành động triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh ủy; tổ chức kiện toàn Ban

An toàn giao thông tỉnh, phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên; chỉ đạo và giao trách nhiệm cho trưởng ban an toàn giao thông cấp huyện đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn quản lý, địa phương nào để tai nạn giao thông tăng cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng Ban an toàn giao thông địa phương đó không được tỉnh xem xét thi đua khen thưởng; ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành yêu cầu chấn chỉnh triệt để tình trạng người đứng đầu đổ trách nhiệm cho cấp phó hoặc người dưới quyền khi không hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời phải xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động từ tỉnh đến cơ sở về trách nhiệm của cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương và vai trò, trách nhiệm người đứng đầu đã được nâng lên rõ rệt. Hầu hết, cán bộ lãnh đạo được giao phụ trách đã nhận thức rõ vai trò của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác này; xác

định rõ người đứng đầu không chỉ có trách nhiệm về những hoạt động của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ mà còn phải có trách nhiệm về mọi vấn đề trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương do mình đứng đầu, những hoạt động của cán bộ, công chức dưới quyền trong thi hành công vụ và có trách nhiệm đối với xã hội trong việc triển khai các giải pháp để làm giảm tai nạn giao thông.

Các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương đã quán triệt, triển khai đầy đủ, toàn diện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; quan tâm chỉ đạo lập chương trình, kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng cấp, ngành, địa phương, đồng thời tổ chức, điều hành thực hiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả, góp phần cải thiện tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; một số địa phương đã chủ động, có nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong việc phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ của địa phương.

Page 4: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

4 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

* Tai nạn giao thông đã được kiềm chế

Năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp TNGT trên địa bàn tỉnh giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương; 4 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 giảm sâu cả 3 tiêu chí (giam 24,09% sô vụ, giam 17,98% sô ngươi chết, giam 32,39% sô ngươi bi thương; các cấp các ngành đã và đang nỗ lực phấn đấu tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn toàn giao thông nhằm mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông từ 5 - 10% trong năm 2019. Có 12 tập thể và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì an toàn giao thông” trong giai

đoạn từ năm 2016 - 2018 được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen.

Đạt được kết quả trên là do nhận thức của các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương, của cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn tỉnh đã được nâng lên, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trong đó có việc phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Tuy nhiên, kết quả giảm tai nạn giao thông chưa thật sự bền vững, có thời điểm diễn biến phức tạp, một phần có nguyên nhân chủ quan là do một số cơ quan, đơn vị, địa phương nhận thức vấn đề này còn hạn chế, dẫn tới thiếu

quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên; việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh còn chưa nghiêm, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu; việc quản lý, xử lý trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cơ quan cấp dưới khi chậm trễ thực hiện nhiệm vụ còn buông lỏng.

* Phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp để kéo giảm tai nạn giao thông đạt được mục tiêu đề ra; trong đó, cần thực hiện tốt

Đội Cảnh sát giao thông-trật tự Công an huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phối hợp với Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, xã Ia Trốk, huyện Ia Pa tổ chức tuyên truyền pháp luật TTATGT. Ảnh: Yến Lê.

Page 5: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

5GIAO THÔNG GIA LAI 2019

một số nội dung nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu như sau:

Thứ nhất, cần quán triệt, xác định công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nội dung của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, là trách nhiệm trực tiếp của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị. Nêu cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở, trước hết là người đứng đầu. Tự giác, chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, sử dụng một cách có hiệu lực và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, cơ quan và địa phương trong việc triển khai đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả Kết luận số 45-KL/TW ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Ban Bí thư khóa XII và Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông

và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021.

Thứ hai, quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ những người đứng đầu một cách thường xuyên, liên tục cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực quản lý và tổ chức thực hiện. Đây vừa là điều kiện, tiêu chuẩn để sắp xếp, bổ nhiệm người đứng đầu, vừa là tiêu chí quan trọng trong nhận xét, đánh giá người đứng đầu trong suốt quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.

Thứ ba, rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp trên sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, cần phân công, phân cấp, xác định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền đi đôi với trách nhiệm của người đứng đầu, của tập thể, của từng ngành, từng cấp, từng cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng, hoàn thiện quy định về chế độ trách nhiệm, về tiêu chí đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ngành, địa phương trong chỉ đạo, điều hành triển khai và thực thi công vụ trên địa bàn tỉnh, trong đó

có công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Thứ tư, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương phải trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hàng năm và chuyên đề sát với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế; tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt để đạt được các mục tiêu, yêu cầu giảm tai nạn giao thông. Đồng thời, căn cứ các quy định về phân công, phân cấp, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để ban hành văn bản quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới và từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền, không để tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng, đồng thời không để việc gì cũng quy trách nhiệm cho người đứng đầu.

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu; thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng và xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông./.

V.N.T

Page 6: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

6 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

hát huy nhân rộng các phong trào, mô hình hay, hiệu quả

HỒ VĂN ĐIỀM UVBTV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh

Trao giải cho các thí sinh xuất sắc tại Hội thi tuyên truyền viên giỏi về ANGT huyện Ia Pa năm 2019. Ảnh: Hoàng Hiền.

Trong những năm qua, công tác đảm bảo trật tự, an

toàn giao thông trên địa bàn tỉnh đã được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp quan tâm và triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp; tai nạn giao thông

trong công tác tự quản, bảo đảm an toàn giao thông ở địa bàn cơ sởP

vẫn ở mức cao và nghiêm trọng, nhất là tai nạn giao thông liên quan đến người điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia, chạy quá tốc độ, lấn đường, vượt ẩu; liên quan đến thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số và xe công nông chở người gây tai nạn có chiều hướng gia tăng gây hậu quả nặng nề cho xã hội, là nỗi đau của nhiều gia đình.

Từ tình hình thực tế của địa phương, đồng

thời nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Ban An toàn giao thông và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp chú trọng công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hiểu và thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật, những quy định của Nhà nước về đảm bảo an toàn giao thông; tuyên truyền về hậu quả nghiêm trọng

Page 7: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

7GIAO THÔNG GIA LAI 2019

của tai nạn giao thông và tác hại của tai nạn giao thông gây ra (trong đó đặc biệt tập trung tuyên truyền, vận động những đối tượng có nguy cơ cao về tai nạn giao thông như: thanh, thiếu niên, người đồng bào dân tộc thiểu số); hàng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp lồng ghép việc tuyên truyền các nội dung đảm bảo trật tự an toàn giao thông thông qua các Phong trào, các Cuộc vận động như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dưng nông thôn mơi, đô thi văn minh”, Phong trào “Toàn dân tham gia bao đam trật tư an toàn giao thông” và thông qua các buổi hội họp của thôn, làng, tổ dân phố; các buổi sinh hoạt chi đoàn, chi hội ở khu dân cư được trên 2.148 buổi tuyên truyền với khoảng 195.000 ngàn lượt người tham dự; phát huy vai trò cá nhân tiêu biểu trong các dân tộc, chức sắc các tôn giáo trong việc tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt luật giao thông đường bộ. Qua công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc chấp hành quy định của

Nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế tình trạng vi phạm Luật giao thông đường bộ, thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông, xây dựng nếp sống văn hóa và văn minh đô thị.

Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã xây dựng Kế hoạch triển khai xây dựng 04 mô hình điểm “Khu dân cư và gia đình đam bao trật tư an toàn giao thông” tại thành phố Pleiku, thị xã An Khê, huyện Chư Sê, huyện Chư Păh, đồng thời hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố tổ chức đăng ký thực hiện “Khu dân cư đam bao trật tư an toàn giao thông” và “Gia đình đam bao trật tư an toàn giao thông” gắn với việc đăng ký “Khu dân cư văn hóa” và “Gia đình văn hóa” hàng năm. Đến nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tổ chức cho trên 300.000 hộ gia đình đăng ký bảo đảm trật tự an toàn giao thông và tất cả các khu dân cư đều đăng ký bảo đảm trật tự an toàn giao thông, các

địa phương thực hiện tốt công tác này như: huyện Phú Thiện, huyện Kbang, thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê...

Với phương châm lấy khu dân cư là địa bàn phối hợp thực hiện Phong trào “Toàn dân tham gia bao đam trật tư an toàn giao thông”, đồng thời phát huy hiệu quả của các nhóm nòng cốt, các tổ, các nhóm tự quản ở cơ sở góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn khu dân cư, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã phối hợp triển khai xây dựng nhiều mô hình tự quản, bảo đảm trật tự an toàn giao thông phù hợp với điều kiện của từng địa phương cơ sở, điển hình như: Mô hình “Tư quan cac đoan đương liên thôn, nông thôn” do Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể xã Ia Blang, huyện Chư Sê được triển khai hiệu quả trên địa bàn 10 thôn, làng của xã; mô hình “Đoan đương tư quan”, “Làng phụ nữ kiểu mẫu” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dưng nông thôn mơi, đô thi văn minh” tại thôn Mô Rin 3, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa; mô hình “Gắn biển hiệu An toàn giao thông bằng

Page 8: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

8 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

chất phan quang ở trươc và hai bên đuôi xe công nông” và mô hình “Đoan đương Mặt trận Tổ quôc đam bao trật tư an toàn giao thông” tại huyện Chư Pưh... Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp ngày công, hiến đất duy tu, bảo dưỡng, làm đường giao thông, tiêu biểu như: thành phố Pleiku đã vận động nhân dân hiến đất, tháo dỡ các vật dụng mở đường giao thông, duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường đã xuống cấp với 48.966km, lắp 1.382 bóng điện chiếu sáng tại các trục đường hẻm; huyện Đak Pơ đã vận động đoàn viên, hội viên hiến 320m2 đất và 19 triệu đồng làm đường giao thông... Bằng những cách làm hay, nhiều mô hình, điển hình đã và đang hoạt động có hiệu quả, thiết thực, huy động được sự tham gia tích cực của các già làng, trưởng thôn, cá nhân tiêu biểu, chức sắc các tôn giáo, góp phần quan trọng giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Nhằm kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân thực hiện hiệu quả

các mô hình tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giai đoạn 2015-2018, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tặng bằng khen cho 17 tập thể và 17 cá nhân; Ban An toàn giao thông tỉnh đã tặng giấy khen cho 7 tập thể, 7 cá nhân. Đây được coi là những nhân tố tích cực, điển hình là điểm sáng trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động.

Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên thông qua các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về vận động toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông như: Mô hình “Khu dân cư đam bao trật tư an toàn giao thông” và “Gia đình đam bao trật tư an toàn giao thông”; mô hình “Tổ tư quan”,

“Nhóm tư quan”, “Đoan đương tư quan” gắn với Chương trình 03 giảm “Giam tội pham, giam ma túy, giam tai nan”; mô hình “Tư quan cac đoan đương liên thôn, nông thôn”; mô hình “Đoan đương tư quan, “Làng phụ nữ kiểu mẫu” gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dưng nông thôn mơi, đô thi văn minh”. Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện và đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa MTTQ và Ban An toàn giao thông cấp dưới trong việc thực hiện Chương trình phối hợp số 901/CTrPH-MT-BATGT, ngày 16/01/2017 giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban An toàn giao thông tỉnh về “Vận động toàn dân tham gia bao đam trật tư, an toàn giao thông” giai đoạn 2017-2021. Phối hợp tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả; kịp thời biểu dương, động viên khen thưởng và rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình tham gia bảo đảm an toàn giao thông trong thời gian tới./.

H.V.Đ

Page 9: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

9GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Sau gần 4 năm triển khai Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 22/12/2015

của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh; cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn tỉnh có nhiều nỗ lực tổ chức thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, góp phần kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm liên tiếp.

Những năm trước đó, tai nạn giao thông tỉnh ta ở chiều hướng năm trước tăng, năm sau giảm: Năm 2015 tăng so 2014, 2014 giảm so với 2013...; kết thúc năm 2018 đã đánh

VÕ NGỌC QUẢNG Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh

dấu cột mốc quan trọng trong việc kéo giảm tai nạn giao thông 03 năm liên tục, từ năm 2016 - 2018; đến 4 tháng đầu năm 2019, tai nạn giao thông tại tỉnh đang tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí, giảm 33 vụ, giảm 16 người chết, giảm 46 người bị thương so với cùng kỳ năm 2018. Qua đây, có thể khẳng định, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có thể kiểm soát và kiềm chế tai nạn giao thông.

Kết quả trên là thể hiện sự tập trung chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp, nhằm kéo giảm tai nạn giao thông theo Chỉ thị 12-CT/TU của Tỉnh ủy trong việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ

thống chính trị đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; huy động tối đa lực lượng, phương tiện thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm trật tự giao thông; công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông được triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, nhiều mô hình có hiệu quả; tập trung xây dựng các nguồn lực, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực vận tải, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất thường, kết quả

sự lãnh đạo của Đảng đối với đảm bảo Tăng cường

trật tự, an toàn giao thông

Page 10: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

10 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Các đội tham gia phần thi chào hỏi. Ảnh: Đinh Yến.

giảm tai nạn giao thông chưa bền vững; số vụ, số người chết, số người bị thương còn cao. Bình quân chưa đến hai ngày lại có một người chết, người bị thương và xảy ra tai nạn giao thông; sau mỗi vụ tai nạn giao thông đều có lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó là:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số cấp ủy, chính quyền, sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có lúc chưa quyết liệt, chưa đạt yêu cầu đề ra của Chỉ thị 12-CT/TU; chưa xác định được vấn đề trọng tâm, trọng điểm để tập trung khắc phục khi tai nạn giao thông tăng cao; việc tổ chức giao thông vẫn còn hạn chế, chưa hợp lý; một số tồn tại trong

công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông chậm khắc phục; chưa quan tâm chỉ đạo công an xã và lực lượng tự quản an toàn giao thông tổ chức hoạt động có hiệu quả nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn giao thông ở địa bàn cơ sở.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thực hiện thường xuyên, liên tục, chưa sâu rộng, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nội dung và hình thức tuyên truyền ít đổi mới, sức thuyết phục chưa cao; chưa phát huy vai trò tích cực của các già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng; đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật về trật tự, an toàn giao thông từ tỉnh đến cơ sở chưa được xây dựng có hệ thống. Sự phối hợp ở một số địa phương trong công tác vận động, tuyên truyền,

phổ biến pháp luật còn mang tính hình thức, chưa cụ thể, thiết thực; chưa tác động mạnh mẽ làm chuyển biến từ nhận thức thành hành động tuân thủ và chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Kỹ năng lái xe an toàn của người lái xe mô tô, xe gắn máy còn hạn chế.

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho đầu tư phát triển, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa đáp nhu cầu thực tế; kinh phí cho các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hạn hẹp, ảnh hưởng đến việc triển khai nhiệm vụ hằng năm. Hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng bộ, giao thông hỗn hợp, ít có đường phân làn cho các loại phương tiện, chưa đáp ứng yêu cầu của mật độ phương tiện tham gia giao thông tăng lên qua mỗi năm; đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, chưa có phương tiện thay thế xe máy kéo nhỏ phù hợp điều kiện địa hình, điều kiện giao thông nông thôn của tỉnh.

Biên chế, phương tiện, trang thiết bị của lực lượng chức năng còn thiếu, chưa được hiện đại hóa, chưa bảo đảm cho hoạt động.

Page 11: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

11GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của một số địa phương còn chưa thường xuyên, liên tục, có thời điểm còn thiếu quyết liệt, có dấu hiệu bỏ trống trên các tuyến đường nông thôn; chưa chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền triển khai các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn giao thông hiệu quả; công tác phối hợp, huy động lực lượng chưa thường xuyên.

Khắc phục tồn tại hạn chế, tiếp tục triển khai hiệu quả Chị thị 12-CT/TU, các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, phải tiếp tục nghiêm túc quán triệt quan điểm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm; tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai thường xuyên, liên tục và đồng bộ các giải pháp, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, sự đồng thuận của nhân dân tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, hạn chế tối thiểu các lỗi là nguyên nhân chủ quan và khách quan trực tiếp gây tai nạn giao thông, là yếu tố bảo đảm sự thành công trong

công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phân công cụ thể và quy định trách nhiệm cá nhân, từng ngành, từng cấp rõ ràng, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng “Văn hóa giao thông” góp phần quan trọng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Ưu tiên đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật công nghệ, hiện đại hoá công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; nhất là hệ thống giám sát, phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể theo nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; việc chỉ đạo thực hiện phải tập trung quyết liệt và liên tục; đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, nhất là đối với cấp ủy, chính quyền cấp xã để điều chỉnh, đề ra giải pháp phù hợp. Bên cạnh các giải pháp thường xuyên, lâu dài, chú trọng một số giải pháp đột phá,

cấp bách, các hoạt động chuyên đề, đợt cao điểm; xử lý vi phạm nghiêm minh, đúng pháp luật có tác động tích cực, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và tạo sự quan tâm của xã hội, niềm tin của nhân dân vào các giải pháp giảm tai nạn giao thông bền vững.

Đồng thời, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phải quán triệt, xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện có hiệu quả các nội dung theo Kết luận số 45-KL/TW, ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông. Cần xác định công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một nội dung của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và vận động người thân, gia đình cùng thực hiện./.

V.N.Q

Page 12: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

12 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Tai nạn giao thông (TNGT) năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 395

vụ, làm chết 232 người, bị thương 425 người. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 4,36% số vụ (-18 vụ), giảm 0,43% số người chết (-01 ngươi), giảm 12,55% số người bị thương (-61 ngươi). Đây là kết quả của sự nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự, an toàn giao thông (TTATGT); công tác đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; công tác quản lý vận tải, phương tiện và người điều khiển phương tiện; công tác kiểm tra, thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; công

Gia Lai tăng cường các giải pháp trọng tâm, cấp bách

bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngLÊ VĂN HẠNH

Phó Giám đốc phụ trách Sở GTVT, Phó Trưởng ban ATGT tỉnh

tác cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu sau tai nạn.

Tuy TNGT giảm được cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương nhưng số người chết còn ở mức cao, có thời điểm diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. TNGT rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng trong năm 2018 tăng về số vụ và số người chết so với cùng kỳ năm 2017; cụ thể: xảy ra đến 20 vụ (tăng 53,85%, +07 vụ), làm chết 43 người (tăng 10,26%, +04 ngươi), bị thương 36 người (giam 43,75%, -28 ngươi; TNGT liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số tăng cao cả 03 chỉ số: số vụ tăng 13,04% (+18 vụ), số người chết tăng 55,56% (+40 ngươi),

số người bị thương tăng 20,47% (+26 ngươi).

Có 08 địa phương giảm số người chết vì TNGT là Mang Yang, Chư Sê, K’bang, Phú Thiện, Chư Păh, Pleiku, Ia Pa và Chư Pưh; 01 địa phương không tăng, giảm số người chết là Ayun Pa; 08 địa phương có số người chết tăng là Kông Chro, Đak Đoa, Đức Cơ, An Khê, Krông Pa, Đak Pơ, Chư Prông và Ia Grai; trong đó các huyện: Kông Chro, Đak Đoa, Đức Cơ, An Khê, Krông Pa tăng trên 20%.

TNGT liên quan đến trẻ em tuy giảm được 02 tiêu chí nhưng tăng số người chết (tăng 17,65%, +03 ngươi); TNGT liên quan đến xe máy kéo nhỏ

Kết thúc năm 2018, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đạt được mục tiêu là năm thứ 3 liên tiếp kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Kết quả này ghi nhận sự nỗ lực quyết liệt của các cấp, các ngành, đoàn thể là thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh, các lực lượng chức năng và của các địa phương trong tỉnh đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Song, vẫn còn đó những hạn chế, bất cập cần phải tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông.

Page 13: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

13GIAO THÔNG GIA LAI 2019

tuy giảm về số người chết (giam 6,67%, -01 ngươi) nhưng tăng về số vụ (tăng 11,76%, +02 vụ), tăng số người bị thương (tăng 81,25%, +13 ngươi); TNGT trên Quốc lộ giảm (giam 2,03%), tăng trên đường GTNT (+17,24%).

Lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT như đi sai làn đường, phần đường, lấn đường; tránh vượt sai quy định; không chú ý quan sát; không làm chủ tốc độ. Hiện tượng thanh thiếu niên càn quấy, chạy xe mô tô tốc độ cao, lạng lách, đánh võng còn xảy ra; tình trạng xe độ chế, xe máy kéo nhỏ, xe mô tô không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, người lái xe không có giấy phép lái xe vẫn điều khiển phương tiện tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn; xe quá khổ, quá tải, xe khách loại 16 chỗ chạy vi phạm tốc độ, vòng vo đón khách, lưu thông trên các tuyến đường nội thị trái quy định, “xe dù”, “bến cóc” vẫn còn diễn ra. Công tác phối hợp trong quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ chưa chặt chẽ; vi phạm HLATĐB còn xảy ra nhiều.

Nguyên nhân là do điều kiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập; mật độ phương tiện và người tham gia giao thông

ngày một tăng cao. Công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai một số giải pháp của các cơ quan, đơn vị, địa phương có thời điểm còn thiếu quyết liệt; chưa phát huy tốt vai trò của các cơ quan, tổ chức đoàn thể thành viên Ban ATGT cấp huyện, cấp xã trong công tác phối hợp vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT. Ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng điều khiển phương tiện của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế. Chưa ngăn chặn hiệu quả một số tồn tại, hạn chế như: đăng ký và quản lý hoạt động xe độ chế, xe máy kéo nhỏ; thanh thiếu niên càn quấy, chạy xe mô tô tốc độ cao; xe mô tô không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, người lái xe không có giấy phép lái xe vẫn điều khiển phương tiện ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ kết quả đạt được và với hạn chế, tồn tại của năm 2018, mục tiêu năm 2019 đặt ra là phấn đấu năm thứ 4 liên tiếp kéo giảm TNGT so với năm trước liền kề là một thách thức, vì TNGT đã giảm liên tục 03 năm liền, xu hướng bắt đầu ổn định và trong bối cảnh nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, phương tiện cơ giới đường bộ mỗi ngày một

tăng lên; quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng; nếu chúng ta chủ quan, lơ là, thiếu quyết liệt, tình hình sẽ diễn biến phức tạp và TNGT sẽ tăng là điều khó tránh khỏi. Đây là một thực tế, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng nhiều hơn, thực hiện quyết liệt hơn các nhóm giải pháp trọng tâm, cấp bách sau:

- Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh đối với công tác bảo đảm TTATGT; tập trung triển khai có hiệu quả Kết luận số 45-KL/TW, ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 22/12/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội; thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp và lực lượng vũ trang có trách

Page 14: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

14 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

nhiệm cao nhất trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

- Tập trung rà soát, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện các văn bản chỉ đạo về an toàn giao thông của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các sở, ngành, đoàn thể và địa phương. Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TTATGT theo thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Phát huy trách nhiệm và sự phối hợp của các sở, ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ; tập trung quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị, thực hiện dự án đầu tư, bảo đảm chất lượng các hoạt động đầu tư xây dựng, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, tiến độ thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ; thường xuyên rà soát và khắc phục kịp thời các điểm đen, điểm

đấu nối, vị trí mất an toàn giao thông.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và đẩy mạnh công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT bảo đảm thường xuyên, liên tục, khép kín, không bỏ sót địa bàn; trong đó, tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với đoạn, tuyến trọng điểm, giờ cao điểm, địa bàn nông thôn, đồng thời tăng cường các hoạt động chuyên đề, các đợt cao điểm. Tập trung xử lý vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải, tải trọng phương tiện, phương tiện hết niên hạn sử dụng, xe công nông chở người, xe đậu đỗ không đúng nơi quy định và các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông. Huy động các lực lượng cảnh sát khác như Cảnh sát cơ động, Công an xã... để phối hợp thực hiện công tác cưỡng chế thi hành Luật Giao thông đường bộ. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT. Phát huy và nhân rộng các mô hình hiệu quả trong công tác này.

- Xác định tuyên truyền về an toàn giao thông đến các tầng lớp nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài nên phải được

thực hiện kiên trì, liên tục nhằm từng bước củng cố, tiếp tục xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia giao thông và người thi hành công vụ. Đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT vào sinh hoạt định kỳ của chi bộ Đảng, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, đoàn thể; trong đó, chú trọng tổ chức sâu rộng tại khu dân cư, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tình hình TTATGT 4 tháng đầu năm 2019, TNGT tại tỉnh đang tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí - giảm 24,09% số vụ, giảm 17,98% số người chết, giảm 32,39% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy chúng ta có cơ sở tin tưởng rằng: Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, với tinh thần trách nhiệm cao của các sở, ngành, đoàn thể, địa phương và các lực lượng chức năng trong việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và với sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, TNGT trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được kiềm chế, phấn đấu đạt được mục tiêu đã đặt ra của “Năm An toàn giao thông” 2019 là giảm được cả 03 chỉ số TNGT so với năm 2018./.

L.V.H

Page 15: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

15GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Tai nạn giao thông là nỗi ám ảnh của mọi người, mọi nhà khi

tham gia giao thông. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) như: hệ thống hạ tầng yếu kém, xuống cấp, sử dụng phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn kỹ thuật... nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông. Trên thực tế, nhiều vụ tai

nạn thương tâm xảy ra bắt nguồn từ lỗi chủ quan của người tham gia giao thông, để lại hậu quả rất nặng nề (theo số liệu thống kê của Ban ATGT tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2019 có đến 93,6% số vụ tai nạn xảy ra do lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông). Điều này cho thấy công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, xây

tham gia giao thông của người dânuyên truyền nâng cao ý thức

TRẦN ĐỨC

Gia Lai tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: GLO.

Trong năm 2018, tuy điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực và vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) tiếp tục có sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực; số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương đều giảm trên cả 3 tiêu chí. Đây là năm thứ 3 liên tiếp TNGT trên địa bàn tỉnh giảm mạnh cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Bước vào năm 2019, trong 06 tháng đầu năm toàn tỉnh đã xảy ra 173 vụ TNGT, làm chết 118 người, bị thương 171 người, so với cùng kỳ năm 2018 số vụ TNGT giảm 36 vụ tương đương 17,22%, số người chết giảm 19 người tương đương 13,87%, số người bị thương giảm 45 người tương đương 20,83%.

TMột số giải pháp trong

Page 16: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

16 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

dựng văn hóa giao thông cần được chú trọng hơn nữa.

Với chủ đề năm ATGT 2019 là “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe máy”, mục đích chung là kiềm chế và kéo giảm các vụ TNGT liên quan đến xe vận tải khách và xe mô tô, xe gắn máy; nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong mọi tầng lớp nhân dân.

Để giảm thiểu TNGT và tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông phải thực hiện nhiều biện pháp

có tính hệ thống và lâu dài, trong đó, quan trọng hơn hết vẫn là công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho người dân. Song để công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông đạt hiệu quả cao cần phải chú trọng thực hiện các nội dung, giải pháp sau:

Một là, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn từ gia đình. Gia đình là nơi mọi thành viên sẻ chia, tâm sự, trao đổi thông tin, tình cảm và đây cũng là môi trường giáo dục đầu tiên đối với mỗi con người. Vì vậy, ở các gia đình phải thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục,

nhắc nhở ý thức tham gia giao thông cho các thành viên trong gia đình mình, đặc biệt là người lớn phải gương mẫu, phải có ý thức tham gia giao thông an toàn để con em học tập, noi theo.

Hai là, tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông tại nơi làm việc và nơi cư trú. Mỗi người đều tham gia ở ít nhất một tổ chức, có thể là ở địa phương, cơ quan, trường học hoặc là các câu lạc bộ, hội, đội, nhóm... Chính vì vậy, gắn với các buổi sinh hoạt, hội họp các cơ quan, địa phương, câu lạc bộ, hội, đội, nhóm cần phải triển khai và thực hiện nghiêm túc công tác tuyên truyền,

Các em học sinh Trường Tiểu học Anh hùng Núp, huyện Chư Pưh tham gia Ngày hội truyền thông sáng tạo. Ảnh: N.Q.

Page 17: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

17GIAO THÔNG GIA LAI 2019

giáo dục ý thức tham gia giao thông để các thành viên được nghe, được biết, được hiểu và cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó tạo ra sự thay đổi trong nhận thức, hành vi tham gia giao thông của mỗi người.

Ba là, để mang lại hiệu quả cao thì công tác tuyên truyền, giáo dục, phải có nội dung, phương pháp khoa học. Bởi, nếu chỉ tuyên truyền bằng lời nói là chưa đủ sức thuyết phục mà hàng ngày cần cập nhật tin tức giao thông, những hình ảnh về tai nạn giao thông thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì những tác động trực quan sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến ý thức của mỗi người. Thực tế, khi trực tiếp chứng kiến hoặc thấy, đọc các vụ tai nạn giao thông trên báo chí, đài,

nhiều người bị ám ảnh rất lâu, qua đó có sự tác động rất lớn đến ý thức tham gia giao thông của họ.

Bôn là, sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền. Cùng với sự phát triển bùng nổ của khoa học công nghệ, càng ngày tỉ lệ người sử dụng các trang mạng xã hội càng nhiều (đặc biệt là giới trẻ), đây là một kênh thông tin có sức lan tỏa nhanh và hiệu quả rộng rãi. Vì vậy, việc sử dụng các trang mạng xã hội để chia sẻ những thông tin về tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông, cảnh báo những sự cố mất an toàn, kỹ năng, kinh nghiệm xử lý tình huống khi tham gia giao thông... sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

Năm là, cùng với tuyên truyền, giáo dục, lực lượng chức năng cần tiếp tục duy

trì, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm để răn đe, đảm bảo công bằng với tất cả mọi người. Qua đó, dần tạo nên ý thức tự giác trong chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của mỗi người. Gắn với đó là nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ CSGT, thanh tra giao thông và những cơ quan đơn vị có trách nhiệm liên quan, kiên quyết không để xảy ra tình trạng tiêu cực.

Sau là, quy hoạch, xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông; đầu tư, nâng cấp hệ thống trang thiết bị giao thông như: biển báo, đèn tín hiệu, hệ thống cảnh báo tốc độ, để đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông.

Ý thức tham gia giao thông an toàn của mỗi người chính là yếu tố có tính quyết định trong việc giảm thiểu TNGT và tình trạng mất an toàn khi tham gia giao thông. Vì vậy, việc vào cuộc đầy trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và mỗi người trong tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn giữ vai trò hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến việc đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình và cộng đồng./.

T.Đ

Page 18: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

18 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Thượng tá, TS. PHẠM HỮU TRƯỜNG PGĐ Công an tinh Gia Lai

Kết quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông sau 03 năm thực hiện Phong trào thi đua

“Gia Lai chung tay vì an toàn giao thông”

Kết quả phong trào trật tự ATGT

Thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 05/4/2016

của UBND tỉnh Gia Lai về phát động Phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì an toàn giao thông”, Công an tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các lực lượng, nòng cốt là lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), không để xảy ra ùn tắc giao thông, kiềm chế, giảm tai nạn giao thông (TNGT), ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của người dân ngày được nâng lên, cụ thể là:

Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực đảm bảo TTATGT, huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện các giải pháp giảm TNGT, thực hiện “Văn hóa giao thông”, chỉ đạo xử lý kịp thời các vấn đề phức tạp về TTATGT nổi lên trên địa bàn. Qua đó, TTATGT trên địa bàn tỉnh

03 năm qua luôn được đảm bảo, không để xảy ra ùn tắc giao thông, TNGT được kiềm chế, giảm 13,83% số vụ, giảm 2,24% số người chết, giảm 20,02% số người bị thương so với 03 năm liền kề.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phố biến, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định về TTATGT cho các tầng lớp nhân dân tại 2.496 địa bàn dân cư, trường học, cơ sở giam giữ, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, thu hút 538.646 lượt người tham gia. Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm từng khu vực, địa bàn, đối tượng như: tổ chức các hội thi “Tuyên truyền viên ATGT giỏi năm 2016”, “Nông dân tìm hiểu pháp luật về ATGT”, “Thanh niên với văn hóa giao thông”, “Liên hoan các đội tuyên truyền măng non về an toàn giao thông”; diễn đàn đối thoại “Trẻ em với pháp luật năm 2017”; cuộc vận động “Phụ nữ tích cực tham gia giữ gìn TTATGT vì hạnh phúc gia đình”, “Sân chơi thanh niên với ATGT”; tặng 6.151 mũ bảo hiểm cho học sinh, người đạt kết quả tốt tại các Hội thi tìm

Page 19: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

19GIAO THÔNG GIA LAI 2019

hiểu pháp luật về TTATGT hoặc người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn.

Phối hợp các Cơ quan Báo, Đài phát thanh - Truyền hình Trung ương và địa phương xây dựng, phát sóng, đưa tin 755 phóng sự, tin, bài tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phản ánh tình TTATGT, hoạt động của lực lượng chức năng; lắp đặt 372 panô, băng rôn và triển khai 7.811 buổi tuyên truyền bằng xe loa lưu động tại các khu vực đông dân cư, trục đường trọng điểm, phức tạp về TTATGT. Phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc, gắn với phong trào toàn dân tham gia đảm bảo TTATGT. Xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia đảm bảo TTATGT như: “Cụm dân cư liên kết tự quản về ATGT”, “Tổ dân phố, thôn, làng tự quản về an ninh, trật tự”, “Câu lạc bộ phụ nữ với ATGT”, “Tổ tự quản ATGT”; vận động 74.046 người dân, giáo viên, phụ huynh, học sinh, sinh viên cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

- Huy động tối đa lực lượng, phương tiện, tuần tra kiểm soát (TTKS), xử lý nghiêm các hành vi vi

phạm về TTATGT, tập trung các lỗi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến TNGT (vi pham tôc độ, nồng độ cồn, đi sai làn đương, tai trọng phương tiện, chở qua sô ngươi quy đinh...) và thời gian cao điểm thường xảy ra TNGT (từ 17h đến 22h hàng ngày). Trong 03 năm, lực lượng CSGT, Cảnh sát trật tự toàn tỉnh đã phát hiện, lập biên bản trên 229 ngàn trường hợp vi phạm, xử phạt 210 ngàn trường hợp, số tiền 109 tỷ đồng; Cảnh sát khác và Công an cấp xã phát hiện, xử phạt trên 18 ngàn trường hợp, số tiền trên 05 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thông qua công tác TTKS lực lượng CSGT đã phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý 123 vụ phạm pháp hình sự, 84 trường hợp sử dụng Giấy phép lái xe, Chứng nhận đăng ký xe giả; bắt 78 đối tượng, tạm giữ 51 ô tô, 101 mô tô, 75m3 gỗ các loại, 244,48gram heroin, 02 khẩu súng, 18 viên đạn, 55.280 bao thuốc lá, 38,9kg động vật rừng, 340 kg pháo cùng nhiều tang vật khác.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong đăng ký, quản lý, cấp Chứng nhận đăng ký phương tiện, xử lý vi phạm hành chính; tổ chức cấp biển số tự động,

bấm chọn số ngẫu nhiên, công khai, minh bạch; liên kết với Bưu điện chuyển phát nhanh Chứng nhận đăng ký phương tiện đến tận tay người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, một số mặt công tác kết quả còn hạn chế: công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về TTATGT hiệu quả chưa cao, một bộ phận không nhỏ người dân, nhất là người điều khiển phương tiện chưa tự giác chấp hành Luật giao thông đường bộ, vi phạm diễn ra nhiều nơi, nhưng công tác phát hiện, xử lý vi phạm chưa triệt để, nhất là xe công nông vi phạm, xe độ chế, xe hết niên hạn sử dụng...; một số sở, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác đảm bảo TTATGT, nên TNGT còn ở mức cao, một số thời điểm diễn biến phức tạp. Để phát huy kết quả đạt được, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn tỉnh, thời gian tới Công an tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo, quán triệt, triển khai hiệu quả các mặt công tác sau:

Một là, tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về

Page 20: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

20 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

thực hiện các giải pháp đảm bảo TTATGT, đặc biệt là Kết luận số 45-KL-TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 18-CT-TW và Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường đảm bảo TTATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 20121. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TTATGT, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, người đứng đầu; huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đảm bảo TTATGT.

Hai là, phối hợp với ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về TTATGT; trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tự phòng, tránh tai nạn khi tham giao thông và đấu tranh, lên án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT, đặc biệt là hành vi đã sử dụng rượu, bia nhưng vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Xây dựng, nhân rộng, phát huy hiệu quả các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia đảm bảo TTATGT, gắn với phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc, thực hiện “Văn hóa

giao thông”; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu chấp hành Luật giao thông, thực hiện “Văn hóa giao thông”.

Ba là, huy động tối đa lực lượng, phương tiện TTKS, phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm hành chính về TTATGT để răn đe, phòng ngừa tai nạn; tập trung các lỗi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT như: vi phạm tốc độ, làn đường, phần đường, nồng độ cồn, chất kích thích, chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, xe công nông vi phạm, xe độ chế, hết niên hạn sử dụng... Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác đảm bảo TTATGT, nhất là việc giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm. Điều tra, xử lý nghiêm các vụ TNGT, hành vi chống người thi hành công vụ, tội phạm trên các tuyến giao thông; phân tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện, yếu tố tác động dẫn đến TNGT để có biện pháp xử lý, phòng ngừa, giảm TNGT.

Bôn là, phối hợp với Sở Giao vận tải khảo sát, phát hiện, kiến nghị cấp có thẩm quyền chỉ đạo xử lý kịp thời những bất cập trong kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông, các “điểm đen”, đoạn đường thường

xảy ra TNGT, tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lòng đường trái phép và các yếu tố có ảnh hưởng đến TTATGT, trật tự đô thị.

Năm là, tham mưu đề xuất Bộ Công an, UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong công tác đảm bảo TTATGT, nhất là tăng mức xử phạt để đủ sức răn đe và có chế tài xử lý trách nhiệm đối với chủ phương tiện. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, triển khai có hiệu quả các dịch vụ hành chính công trực tuyến về công tác quản lý nhà nước về TTATGT.

Đồng thời, để phong trào thi đua “Gia Lai chung tay vì an toàn giao thông” ngày càng phát triển sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đảm bảo TTATGT cần có sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân chung tay thực hiện các giải pháp đảm bảo TTATGT. Mỗi công dân phải nhận thức và tự giác chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về TTATGT, thực hiện “Văn hóa giao thông”, nêu cao ý thức tự phòng tránh tai nạn, bảo vệ tính mạng cho mình và cộng đồng./.

P.H.T

Page 21: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

21GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

mới được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011, với mục tiêu chung của Chương trình là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ

về giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Chương trình MTQG xây dựng NTM được đánh giá kết quả hàng năm theo 19 tiêu chí được quy định tại bộ tiêu chí được ban hành, theo đó tiêu chí giao thông (tai Bộ tiêu chí đanh gia là tiêu chí sô 2) là một trong những tiêu chí quan trọng để tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, góp phần trong việc thực hiện Chương trình nông thôn mới.

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung

ương, đến tỉnh, huyện và đến cơ sở, cùng với sự tham gia hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhất là sự hưởng ứng tham gia tích cực và đóng góp tự nguyện của người dân địa phương, đã giúp cho mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai ngày càng được phát triển, nhiều tuyến đường xã, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng... đã được nâng cấp, cứng hóa góp phần phá thế độc đạo về giao thông của các xã nhất là các xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, giúp cho kinh

Thi công đường nội đồng bê tông xi măng tại xã Đông, huyện Kbang tại thời điểm kiểm tra vào tháng 10/2017. Ảnh: N.T.

Kết quả thực hiện tiêu chí

ĐỖ LÊ SƠN Phó phòng Quản lý kết cấu hạ tầng, Sở GTVT tỉnh

Page 22: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

22 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

tế - xã hội, an ninh - quốc phòng các địa phương từng bước phát triển, đời sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh ngày càng được nâng cao.

Để giúp đỡ các địa phương thuận lợi trong việc thực hiện tiêu chí giao thông, Sở GTVT (là đơn vi được phân công phụ trach tiêu chí sô 2 vê giao thông) đã ban hành nhiều văn bản, quyết định hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí giao thông như: ban hành hướng dẫn số 951/SGTVT-TCT Hướng dẫn nội dung hoàn thiện kiên cố hóa các tuyến đường giao thông nông thôn; ban hành Quyết định số 455/QĐ-SGTVT ngày 20/6/2017 về Ban hành

thiết kế mẫu đối với xây dựng đường GTNT phục vụ các Chương trình mục tiêu quốc gia; Hướng dẫn số 1494/SGTVT-QLKCHTGT ngày 25/7/2018 hướng dẫn thực hiện tiêu chí giao thông nâng cao cho các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nhiều văn bản góp ý, hướng dẫn để các địa phương có cơ sở thực hiện. Hàng năm, Sở GTVT ban hành các kế hoạch và phân công cán bộ chuyên trách thực hiện kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, tham gia cùng Đoàn thẩm định tiến hành thẩm định các xã đăng ký đạt chuẩn

nông thôn mới trong năm, đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra. Trong những năm qua, Sở GTVT đã quan tâm, vận động các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ các địa phương thực hiện Chương trình, cụ thể: đã vận động Công ty CP QL và SC Đường bộ Gia Lai huy động máy móc để thi công hơn 2km đường nội đồng xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, với kinh phí khoảng 200 triệu đồng; vận động Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Đại Minh hỗ trợ máy móc, thiết bị thi công để giúp đỡ xã Ia Boòng, huyện Chư Prông hoàn thiện một số tuyến đường nội đồng và ngõ xóm, giúp đỡ xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa 11 cặp dê tương đương số tiền 50 triệu đồng để giúp đỡ xã trong việc thực hiện Chương trình nông thôn mới; vận động các doanh nghiệp vận tải hỗ trợ làng Jut 2 xã Ia Dêr, huyện Ia Grai làm hệ thống điện chiếu sáng và xây dựng cột cờ...

Cùng với sự nỗ lực của các địa phương, cũng như sự hướng dẫn, giúp đỡ của các Sở, Ban ngành và sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, người dân địa phương, thời gian qua kết cấu hạ tầng giao

Đội mũ bảo hiểm là quy định bắt buộc khi học sinh tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện. Ảnh: N.G.

Page 23: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

23GIAO THÔNG GIA LAI 2019

thông của các địa phương đã có những chuyển biến tích cực. Sau 08 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay đã có thay đổi lớn về diện mạo giao thông nông thôn trên toàn tỉnh, tạo nên bộ mặt nông thôn mới khang trang và kích thích phát triển, cải thiện đời sống của nhân dân trên toàn tỉnh, cụ thể những kết quả đạt được đến nay như: Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa, bê tông hóa đạt tỷ lệ 89,41% đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; Đường trục thôn, làng và đường liên thôn, làng được cứng hóa đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt 77,68%; Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 59,07%; Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm đạt 53,47%. Đến thời điểm này có 100% các xã trên địa bàn tỉnh có đường ô tô được cứng hóa vào đến trung tâm xã đảm bảo lưu thông thuận lợi, đã có 96/184 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông tăng 93 xã so với năm 2011 là năm bắt đầu thực hiện Chương trình.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định trong việc thực hiện tiêu chí giao thông như: các xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai có diện tích rộng, tổng mức đầu tư các tuyến đường giao thông lớn, trong khi Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách, phần còn lại phải huy động đóng góp từ cộng đồng, do đó nội dung này rất khó hoàn thành chỉ tiêu như quy định; nhiều xã nằm ở vùng sâu, vùng xa nên khả năng huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, vốn lồng ghép, vốn đóng góp của người dân còn nhiều hạn chế; nhiều xã khoảng cách các khu dân cư rộng, địa hình đồi dốc, đường giao thông chủ yếu là đường đất nên việc duy tu, sửa chữa gặp nhiều khó khăn, mặt khác kinh phí hỗ trợ hạn hẹp nên việc duy tu, bảo dưỡng chủ yếu là tạm khắc phục dẫn đến gây khó khăn cho việc lưu thông của người dân; huyện Kbang là 01 trong 05 huyện điểm xây dựng nông thôn mới của nước, theo kế hoạch thì đến cuối năm 2020 sẽ đạt huyện nông thôn mới, tuy nhiên đến thời điểm này riêng với tiêu chí giao

thông mới đạt 06/13 xã, vì vậy rất khó đảm bảo hoàn thành theo đúng kế hoạch, cần phải nỗ lực nhiều trong thời gian tới. Đồng thời, thực trạng hiện nay trên địa bàn tỉnh rất nhiều xã có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn cao, phần lớn là hộ nghèo, có trình độ dân trí thấp nên rất khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động đóng góp làm đường giao thông.

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, các địa phương cần phải cố gắng nhiều trong việc thực hiện 19 tiêu chí trong đó có tiêu chí giao thông. Ngoài việc tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, ngành Trung ương, tỉnh và các chương trình dự án phát triển trong và ngoài nước, đồng thời lồng ghép các nguồn lực vào việc thực hiện Chương trình cần nỗ lực, đồng lòng, chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã cùng phát huy sức mạnh tổng hợp để đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng mà tỉnh ta đã đề ra./.

Đ.L.S

Page 24: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

24 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

tính toàn cầu, là thách thức lớn đối với tất cả các nước trên thế giới. Trong đó, học sinh các cấp học là lực lượng dễ bị tổn thương trong quá trình tham gia giao thông. Chính bởi vậy, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm hiện thực hóa chủ trương xây dựng “Văn hóa giao thông”. Công tác giáo dục về văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên trong trường học luôn được

ngành giáo dục coi trọng, là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường tăng cường công tác giáo dục về văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên. Đây cũng chính là lực lượng quan trọng trong công tác tuyên truyền pháp luật về ATGT, văn hóa giao thông cho gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Đồng thời, tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về ý thức tự giác chấp hành pháp

về văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên

Ngành Giáo dục Gia Lai

NGUYỄN TƯ SƠN TUV. Giám đốc Sở Giáo dục va Đao tạo tỉnh

tăng cường giáo dục

Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa

ứng xử của con người khi tham gia giao thông. Văn hóa giao thông có tính pháp lý, do người tham gia giao thông phải có ý thức chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông. Văn hóa giao thông còn thể hiện ở mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông. Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động thiếu ý thức chấp hành, thiếu văn hóa ứng xử như vượt đèn đỏ, dừng đổ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật đèn pha trong đường phố, không đội mũ bảo hiểm, vừa đi xe vừa nghe điện thoại di động; phóng nhanh vượt ẩu; đi vào đường ngược chiều, đường cấm; không phân biệt làn đường, vạch phân cách... Những hành vi đó xét trên khía cạnh văn hóa giao thông là thiếu ý thức tự giác, không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Hiện nay, tai nạn giao thông là vấn đề mang

Page 25: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

25GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (huyện Chư Păh) tham gia một buổi tuyên truyền về an ninh học đường. Ảnh: N.G.

luật, đảm bảo an toàn, đúng Luật Giao thông đường bộ; những kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh; tuyên truyền “3 phải, 3 không” là: phải đội mũ bảo hiểm; phải đi đúng phần đường, làn đường; phải giảm tốc độ từ đường phụ ra đường chính; không lái xe sau khi uống rượu, bia; không phóng nhanh, vượt ẩu; không chở quá số người quy định; tổ chức hoạt động đưa đón học sinh bằng phương tiện ô tô công cộng nhằm góp phần làm giảm tối

đa tình trạng học sinh đi học bằng xe gắn máy nói riêng và thường xuyên nhắc nhở người lái xe và học sinh thực hiện tốt văn hóa giao thông như việc đóng cửa xe khi xe đang giao thông, dừng đón, trả học sinh đúng số lượng và đúng nơi quy định; tổ chức cam kết không vi phạm trật tự an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên... Đồng thời, kiện toàn đội ngũ tuyên truyền viên về giáo dục văn hóa giáo thông trong trường học. Tổ chức giảng dạy chính khóa các nội dung pháp

luật an toàn giao thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình như là các môn học bắt buộc cho học sinh, sinh viên. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về an toàn giao thông định kỳ và duy trì thường xuyên hằng năm, giúp các em hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, tránh được những rủi ro có thể xảy ra. Cuối năm học, các trường bàn giao học sinh, sinh viên về tại địa phương tham gia các sinh hoạt trong hè và tiếp tục phối hợp với các địa phương trong việc giáo

Page 26: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

26 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

dục ý thức về an toàn giao thông cho học sinh bằng nhiều hình thức.

Chỉ đạo các trường nên lưu ý là “Gia đình là trường học đầu tiên và cực kỳ quan trọng cho học sinh, sinh viên về việc tham gia giao thông. Những kiến thức an toàn giao thông từ gia đình truyền đạt là vô cùng cần thiết. Do vậy, thường xuyên tuyên truyền đến các bậc phụ huynh hãy nhắc nhở con em mình phòng tránh các tình huống giao thông nguy hiểm; thường xuyên nhắc nhở con em mình tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ, kể cả đi bộ; khi đưa đón con, phụ huynh cũng phải chấp hành tốt Luật Giao thông để làm gương; cần quản lý tốt giờ giấc học tập và sinh hoạt của các em; thường xuyên nhắc nhở con em mình chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông.

Ngoài nhà trường, gia đình, ngành giáo dục và đào tạo phối hợp với Tỉnh Đoàn, Ban An toàn giao thông tỉnh và các tổ chức đoàn thể xã hội tập trung tuyên truyền trong học sinh, sinh viên về an toàn giao thông, góp phần xây

dựng văn hóa giao thông, đồng thời phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức an toàn giao thông cho Đoàn viên thanh thiếu niên, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông liên quan đến thanh thiếu nhi. Đồng thời, tổ chức các hoạt động hội thi như “Thanh niên với văn hóa giao thông”, “Tìm hiểu về giao thông đường bộ”, “An toàn giao thông học đường”, “An toàn giao thông cho bạn, cho tôi”, tổ chức các lớp học và sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A1 cho thanh niên tròn 18 tuổi.

Năm học 2018 - 2019, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đang tích cực triển khai kế hoạch hoạt động “Năm An toàn giao thông”, kêu gọi Cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên toàn ngành nâng cao ý thức thực hiện văn hóa giao thông, chấp hành nghiêm các luật về an toàn giao thông để cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui, mọi người hạnh phúc, nhà

nhà hạnh phúc. Với khẩu hiệu tuyên truyền: “Đảm bảo an toàn giao thông là đảm bảo an toàn tính mạng cho chính mình và mọi người”. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện văn hóa giao thông để giảm thiểu tai nạn, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.

Tóm lại, công tác giáo dục về văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên nếu có sự phối hợp giáo dục đồng bộ từ nhà trường, gia đình và xã hội. Hy vọng một ngày không xa, tỉnh nhà sẽ có một thế hệ công dân chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị của Ban Bí thư và Nghị quyết của Chính phủ về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và hạn chế thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra./.

N.T.S

Page 27: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

27GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Thời gian qua, tuổi trẻ Gia Lai đã triển khai thực hiện nhiều giải

pháp và mô hình tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, thể hiện rõ nét vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ. Các hoạt động của tuổi trẻ xung kích vì

vì trật tự an toàn giao thông

trật tự an toàn giao thông tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính: tăng cường tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông trong đoàn viên, thanh thiếu nhi; tổ chức các hoạt động, chương trình đồng hành và xây dựng các mô hình,

công trình, phần việc thanh niên tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông để triển khai trong các cấp bộ Đoàn - Hội - Đội.

Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao

Tập huấn kiến thức an toàn giao thông và kỹ năng lái xe an toàn trên địa bàn huyện Ia Pa. Ảnh: Mai Linh.

HÀ THỊ GIANG THẢO Phó Bí thư Tỉnh đoan,

Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh

xung kích Tuổi trẻ Gia Lai

Page 28: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

28 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

thông cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi và bà con nhân dân như: tổ chức Ngày hội thanh niên với văn hóa giao thông, Hội thi sân khấu hóa tuyên truyền về an toàn giao thông, tập huấn tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông và hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn cho thanh niên; thi cấp giấy phép lái xe cho thanh niên đủ điều kiện... Đồng thời, duy trì hoạt động có hiệu quả 03 đội thanh niên tình nguyện sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông do cấp tỉnh thành lập tại huyện Chư Pưh, Chư Sê và Chư Păh, 146 Đội thanh niên tình nguyện xung kích tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các đơn vị trên địa bàn dân cư...; 216 Cổng trường an toàn giao thông tại các trường THCS, THPT, PTCS, Trung cấp chuyên nghiệp - Dạy nghề, Cao đẳng...

Để đưa cuộc vận động “Thanh niên vơi văn hóa giao thông” đi vào đời sống của cán bộ, đoàn viên, thanh niên, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tăng cường đăng tải các tiêu chí văn hóa khi tham gia giao thông và phản ánh, ghi nhận những cá nhân, tập thể điển hình trong việc tham gia đảm

bảo trật tự an toàn giao thông trên Website Tỉnh đoàn. Tỉnh đoàn và Đoàn Thanh niên các cấp thường xuyên phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai, Đài phát thanh và truyền hình địa phương thực hiện các chuyên trang, chuyên mục về cuộc vận động để tuyên truyền đến đông đảo đoàn viên, thanh niên. Đồng thời, để góp phần thực hiện tốt nội dung tuyên truyền, giáo dục về trật tự an toàn giao thông, hạn chế việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục tuyên truyền, quán triệt cán bộ, đoàn viên thanh niên thực hiện nghiêm Chỉ thị số 01-CT/TĐTN-BTG, ngày 04/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn“Vê việc chấn chinh tình hình sử dụng rượu, bia trong cac cấp bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên”.

Các cấp bộ Đoàn trên toàn tỉnh phối hợp với các Cửa hàng Honda ủy nhiệm trên địa bàn tổ chức các lớp tập huấn kiến thức an toàn giao thông và kỹ năng lái xe an toàn cho đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố nhằm phổ biến đến đông đảo đoàn viên, thanh niên

những kiến thức cơ bản về lái xe an toàn, thông qua việc kết hợp tập huấn lý thuyết gắn với thực hành điều khiển phương tiện trên máy tập lái xe (RT), tổ chức thực hành thực địa về kỹ năng lái xe an toàn và tổ chức thi trắc nghiệm “Thanh niên vơi văn hóa giao thông”, tập huấn kỹ năng tuyên truyền, học tập về luật giao thông, hướng dẫn xử lý các tình huống khi tham gia giao thông.

Từ đầu năm 2019 đến nay, Đoàn Thanh niên các cấp đã tổ chức 30 lượt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông thông qua các hình thức: Diễn đàn, toạ đàm, thi tìm hiểu, diễu hành, sân khấu hóa, phiên tòa giả định... cho hơn 2.000 lượt đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia; cấp phát 160 bộ đồng phục phục vụ công tác tuyên truyền, gồm áo, mũ, băng đeo, cờ cho 40 đội thanh niên tình nguyện tại các huyện tham gia các đợt đứng chốt an toàn giao thông vào các đợt cao điểm, tiếp sức mùa thi, chiến dịch Hè tình nguyện, Tháng an toàn giao thông... Ngoài ra, chủ động phối hợp với lực lượng Công an, các đội tự quản an toàn giao thông ở các xã, phường, thị trấn

Page 29: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

29GIAO THÔNG GIA LAI 2019

tuyên truyền cho các hộ dân buôn bán, không lấn chiếm lòng lề đường; tổ chức ra quân đồng loạt các đội hình thanh niên tình nguyện giữ gìn an toàn giao thông để hướng dẫn, phân luồng giao thông tại các chốt đèn giao thông, các tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh. Các cấp bộ Đoàn-Hội đã tổ chức được 05 lớp tập huấn kiến thức an toàn giao thông, kỹ năng lái xe an toàn cho gần 1.500 lượt đoàn viên, thanh thiếu nhi và bà con nhân dân tham gia.

Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, tuổi trẻ toàn tỉnh đã đẩy mạnh triển khai, thực hiện việc xây dựng các mô hình, công trình, phần việc thanh niên thông qua việc đăng ký với cấp ủy, chính quyền địa phương đảm nhận

xây dựng, sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn trong chương trình xây dựng Nông thôn mới, cụ thể từ đầu năm 2019 đến nay, đã tổ chức các buổi dọn dẹp vệ sinh, phát quang bụi rậm trên các tuyến đường liên thôn, liên xã được 206km; chỉnh trang, sửa chữa 72km tuyến đường thanh niên tự quản; trồng mới 2km đường hoa trên 14 tuyến đường thanh niên tự quản; tổ chức và duy trì 196 đội trực chốt an toàn giao thông trên các tuyến đường.

Bên cạnh việc tiếp tục xác định nội dung Đoàn tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông là tiêu chí thi đua hàng năm của các cấp bộ Đoàn; hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của đoàn viên đã được các tổ chức cơ

sở Đoàn xem là một trong những tiêu chí để đánh giá phân loại đoàn viên hàng năm, trong thời gian đến, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp sau: đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là các Kế hoạch chuyên đề do Ban an toàn giao thông tỉnh chỉ đạo; phối hợp với cửa hàng ủy nhiệm Honda Đức Dung tổ chức các lớp tập huấn lái xe an toàn cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn các huyện, thị xã theo kế hoạch phối hợp đã ban hành; củng cố, duy trì hoạt động và thành lập mới các Đội thanh niên tình nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông và các mô hình “Cổng trương an toàn giao thông”; tăng cường tổ chức các hoạt động sân chơi tại cơ sở gắn với công tác tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông cho thanh thiếu nhi đặc biệt là học sinh, sinh viên và thanh thiếu nhi tại vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.

H.T.G.T

Thanh niên Gia Lai tham gia tham gia lễ phát động diễu hành tuyên truyền qua các tuyến đường chính trong nội thành TP. Pleiku. Ảnh: Hồng Sơn.

Page 30: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

30 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Gia Lai một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở khu vực

Bắc Tây Nguyên, có diện tích lớn thứ 2 Việt Nam, với 15.536,9 km2, dân số hơn 1,4 triệu người; là giao điểm của nhiều tuyến quốc lộ quan trọng trong khu vực với tổng chiều dài 503km (Quốc lộ 14: 112km, quốc lộ 19: 196km, quốc lộ 25: 111km); cùng 10 tỉnh lộ với tổng chiều dài 444km và các tuyến đường liên thôn, liên xã dài hàng nghìn km. Vì vậy, mạng lưới giao thông trên địa bàn rất đa dạng trong

khi kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, kèm theo đó, tổ chức giao thông còn nhiều bất cập; hệ thống một số tuyến giao thông chính như các tuyến quốc lộ 19, đường liên thôn, liên xã bị hư hỏng, xuống cấp chậm được duy tu, sửa chữa, phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, nhất là phương tiện ô tô, mô tô, xe máy… nhiều tuyến đường nhỏ, hẹp chưa được trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng; không ít điểm đường, trường, chợ bố trí gần nhau… Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp

luật giao thông của một bộ phận nhân dân còn hạn chế… Đây là những yếu tố có tác động không nhỏ đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT) nói chung và tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Những đặc điểm tình hình nêu trên đã có tác động, ảnh hưởng lớn đến công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Công an tỉnh và bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao, lực lượng cảnh sát giao

Đại tá PHẠM VĂN UẤN Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh

Đại tá Phạm Văn Uấn - Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh. Ảnh PVPL.

trên địa bàn tỉnh Gia Laiđảm bảo ATGTnâng cao hiệu quả công tác

Một số giải pháp

Page 31: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

31GIAO THÔNG GIA LAI 2019

thông Công an tỉnh đã tích cực tham mưu triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện tốt công tác bảo đảm TTATGT. Trong đó, xác định tuyên truyền là yếu tố quan trọng hàng đầu để góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp Luật giao thông đường bộ, phòng cảnh sát giao thông đã phối hợp với Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng các phóng sự, thường xuyên đưa tin, bài tuyên truyền về TTATGT trên địa bàn. Đồng thời, hướng dẫn các đội cảnh sát giao thông cấp huyện phối hợp với phòng Giáo dục - Đào tạo và các trường học tuyên truyền giáo dục pháp luật TTATGT cho học sinh, sinh viên; tổ chức hướng dẫn cho các chủ phương tiện và lái xe khách đưa đón học sinh trên địa bàn xây dựng quy chế tự quản về việc dừng đỗ xe, nhằm đảm bảo an ninh trật tự, trật tự công cộng và TTATGT…

Song song với công tác tuyên truyền, phòng đã tham mưu cho Lãnh đạo Công an tỉnh chỉ đạo các địa phương xây dựng và duy trì có hiệu quả các mô hình tự quản tại cơ sở như “Tổ tự quản về TTATGT”, “Đoạn đường tự quản”, phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông”… Nhờ đó, nhận thức và ý

thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của quần chúng nhân dân bước đầu có những chuyển biến tích cực.

Bên cạnh đó, phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh đã triển khai quyết liệt công tác tuần tra kiểm soát đảm bảo TTATGT đường bộ. Tính đến tháng 06/2019, lực lượng CSGT tỉnh đã thực hiện 3.780 ca tuần tra kiểm soát với 11.340 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia. Qua tuần tra kiểm soát phát hiện, lập biên bản 18.389 trường hợp vi phạm; xử phạt 17.174 trường hợp, số tiền 4,82 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước; tước 234 GPLX; tạm giữ 83 xe ô tô, 363 mô tô và 5.043 giấy tờ xe, GPLX các loại.

Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp và huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và các đoàn thể địa phương, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh, nên tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, mạnh mẽ; năm 2019 là năm thứ 3 liên tiếp TNGT trên địa bàn tỉnh giảm mạnh cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tính riêng, trong 06 tháng đầu năm 2019 toàn tỉnh xảy ra 173 vụ TNGT, làm chết 118 người, bị thương 171

người, so với cùng kỳ năm 2018 số vụ TNGT giảm 36 vụ tương đương 17,22%, số người chết giảm 19 người tương đương 13,87%, số người bị thương giảm 45 người tương đương 20,83%. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông như: Chạy quá tốc độ; tránh vượt sai quy định; uống rượu, bia quá nồng độ; không nhường đường…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn, thời gian tới lực lượng cảnh sát giao thông toàn tỉnh tập trung thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Một là, tiếp tục tham mưu thực hiện đồng bộ, quyết liệt có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Bí thư, Chính phủ, như Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 88/NQ-CP, ngày 24/08/2011 về tăng cường các giải pháp trọng tâm đảm bảo TTATGT;

Page 32: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

32 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn TNGT nghiêm trọng trong hoạt động vận tải. Kế hoạch số 1105/KH-UBND, ngày 24/5/ 2019 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ và Kế hoạch số 219-KH/TU ngày 3/5/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư (khóa XI) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao

thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”. Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, sự quản lý của chính quyền các cấp đối với việc thực hiện các giải pháp đảm bảo TTATGT và sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương người tốt, việc tốt trong công tác đảm bảo TTATGT.

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, thường xuyên và quan

trọng, đặc biệt là đối tượng thanh, thiếu niên. Làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để mọi người dân nhận thức rõ sự nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng của TNGT, từ đó đề cao trách nhiệm, tự giác chấp hành luật giao thông, thực hiện nếp sống “Văn hoá giao thông”. Thực hiện nghiêm túc việc thông báo vi phạm về nơi cư trú, làm việc và học tập; gắn với công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT, các hành vi phá hoại, xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông, vi phạm quy định về kinh doanh vận tải và TTATGT. Đặc biệt chú ý xe hoạt động vận chuyển

Đại tá Phạm Văn Uấn - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trao danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Lê Ánh.

Page 33: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

33GIAO THÔNG GIA LAI 2019

khách vi phạm chở quá số người quy định, xe hết niên hạn sử dụng, xe không đủ điều kiện tham gia vận tải hành khách, xe vận tải hàng hóa chở quá tải trọng, xe công nông, độ chế…

Ba là, tham mưu cấp ủy, chính quyền và Ban ATGT các cấp bố trí, sắp xếp tổ chức giao thông hợp lý, khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông hiện có gắn liền với đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại; thúc đẩy phát triển phương tiện giao thông công cộng; hạn chế tối đa việc xây dựng các khu dân cư, trường học, chợ trên các trục đường chính, quốc lộ.

Bôn là, thực hiện tốt Nghị định 27/CP, Thông tư số 47/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/CP quy định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông tham gia tuần tra, kiểm soát TTATGT đường bộ trong trường hợp cần thiết, nhất là việc huy động lực lượng Công an xã tham gia đảm bảo TTATGT từ cơ sở, nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt trong ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông tại địa bàn khu dân cư ở nông thôn. Kiên quyết xử lý

nghiêm các hành vi vi phạm có nguy cơ xảy ra TNGT cao, như: Chạy quá tốc độ quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, tránh vượt không đúng quy định, sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông, không có giấy phép lái xe… Phối hợp với lực lượng tự quản tham gia quản lý TTATGT ở từng địa bàn cơ sở; xây dựng phong trào quần chúng giữ gìn TTATGT trong khu vực dân cư, từng tuyến phố và chính quyền cơ sở để giải quyết triệt để các vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, buôn bán, họp chợ, xây dựng công trình, nhà ở, lều quán… hạn chế tầm nhìn, cản trở giao thông hoặc vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông.

Đẩy mạnh tiến độ cải cách hành chính trong lĩnh vực TTATGT theo thẩm quyền, tạo điều kiện thông thoáng, phục vụ nhu cầu hợp pháp của nhân dân, nhất là trong đăng ký, cấp phép, quản lý phương tiện giao thông đường bộ. Tăng cường công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình phát hiện và xử lý các “điểm đen” giao thông đường bộ, nhất là các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ.

Năm là, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng lực lượng CSGT trong sạch vững mạnh, nhất

là thực hiện Quyết định số 607/QĐ-BCA của Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn đạo đức của CSGT; tăng cường công tác quản lý, giáo dục cán bộ, chiến sĩ; phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống; khắc phục tình trạng mãi lộ, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, vi phạm điều lệnh, quy trình, kỷ luật công tác và các biểu hiện tiêu cực khác trong công tác, sinh hoạt. Tích cực tổ chức thực hiện các cuộc vận động xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, nhất là cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống vì nhân dân phục vụ”, xây dựng văn hóa ứng xử trong lực lượng CSGT theo tinh thần “Chủ động - Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả”, gắn với thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá XII); qua đó, lập thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019), 74 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2019) và 14 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2019)./.

P.V.U

Page 34: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

34 GIAO THÔNG GIA LAI

Huyện Ia Grai là huyện miền núi biên giới nằm ở phía Tây,

cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 18km, có địa hình rộng với nhiều tuyến đường đi qua như quốc lộ, tỉnh lộ. Hiện nay, toàn huyện có trên 766,8km đường giao thông, trong đó quốc lộ 43km, tỉnh lộ 58,4km và 665,3km đường giao thông khác. Trong những năm qua được sự quan tâm Đảng, Nhà nước đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có hơn 538km tuyến đường được cứng hóa; 13/13 xã có đường ôtô vào tận trung tâm xã. Đây là điều kiện thuận lợi về mặt giao thông để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Có được những kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, thể hiện sự đoàn kết thống nhất cao của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc trong huyện. Tuy nhiên, khi điều kiện kinh tế - xã hội phát triển dẫn đến nhu cầu tham gia giao thông của nhân dân ngày càng tăng, số lượng phương tiện giao thông cũng

không ngừng tăng nhanh mỗi năm, kéo theo đó làm phát sinh những vấn đề liên quan đến TTATGT. Trong khi đó, tại một số xã kết cấu hạ tầng giao thông đầu tư đồng bộ còn nhiều bất cập. Đa số các tuyến đường trên địa bàn huyện có mặt đường hẹp, độ dốc lớn, quanh co, hệ thống cọc tiêu biển báo chưa phù hợp, đầy đủ. Hành lang an toàn đường bộ của các tuyến đường nhiều nơi bị lấn chiếm, che khuất tầm nhìn. Năng lực quản lý nhà nước còn một số hạn chế nhất định. Một bộ phận người tham gia giao thông vẫn chưa chấp hành nghiêm Luật giao thông đường bộ và các quy tắc đảm bảo TTATGT, trong đó có nhiều trường hợp là người dân tộc thiểu số, thanh thiếu niên vùng nông thôn. Công tác tuyên truyền đôi lúc chưa đến được với người dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, trình độ nhận thức của người dân không đồng

đều dẫn đến ý thức tự giác chấp hành về TTATGT chưa cao... Đó chính là những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả trong việc triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo TTATGT trên địa bàn.

Theo thống kê của Ban An toàn giao thông huyện, trong 03 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn huyện xảy ra 08 vụ tai nạn giao thông, làm chết 10 người và bị thương 11 người (so với cùng kỳ năm 2018, tăng 04vụ, tăng 06 người chết, tăng 02 người bị thương). Nguyên nhân xảy ra các trường hợp vi phạm ATGT được xác định chủ yếu là do yếu tố chủ quan của người tham gia giao thông với các lỗi như: Vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường, tránh, vượt sai quy định, khi chuyển hướng không quan sát, không nhường đường, vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, dừng đỗ

Huyện Ia Grai thực hiện đồng bộ các giải pháp

DƯƠNG MAH TIỆP Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tich UBND huyện Ia Grai

ĐẢM BẢO TRẬT TỰAN TOÀN GIAO THÔNG

Trang địa phương

Page 35: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

35GIAO THÔNG GIA LAI 2019

sai quy định, không có giấy phép lái xe, do người đi bộ vi phạm quy định ATGT... Qua tuần tra kiểm soát, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản trên 1.041 trường hợp vi phạm các quy định về TTATGT; xử phạt hơn 878 trường hợp với số tiền nộp ngân sách là gần 443 triệu đồng; tạm giữ 740 phương tiện các loại, tước 168 giấy phép lái xe.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT, chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban An toàn giao thông tỉnh về triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn huyện với mục tiêu phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông cả 03 tiêu chí từ 5% - 10%. Để đạt được mục tiêu nêu trên, Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Đổi mới, nâng cao, tăng cường hiệu quả hoạt động công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT, chú trọng tập trung về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu

số, địa bàn tập trung đông dân cư. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức tôn giáo; đặc biệt là vai trò của già làng, tổ trưởng tổ dân phố, người có uy tín trong cộng đồng, xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng. Xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần vào kết quả quản lý nhà nước.

Phát huy vai trò và gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và ở cơ sở; đặc biệt là đối với cấp xã. Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức và người lao động.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, khai thác hiệu quả và bảo đảm an toàn của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm TTATGT.

Đẩy mạnh công tác bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; chống lấn chiếm và tái lấn chiếm hành lang, đặc biệt là các hành vi lấn chiếm để họp chợ trái phép, cơi nới, xây dựng công trình trái phép làm mất an toàn giao thông. Tăng cường công tác quản lý phương tiện hết niên hạn sử dụng. Quản lý hoạt động

đường thủy nội địa, phương tiện thủy nội địa tự phát, xe công nông, xe máy kéo nhỏ, xe mô tô không đảm bảo an toàn kỹ thuật.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với xe ô tô khách, xe tải, mô tô, xe máy: không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không thắt dây an toàn đối với người đi ô tô đối với xe có trang bị dây an toàn; vi phạm kích thước thành thùng hàng và tải trọng xe; vi phạm tốc độ, nồng độ cồn, chất ma túy đối với lái xe.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại hạn chế, xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực của lực lượng thực thi công vụ; động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Với sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành, sự quyết tâm của lực lượng chức năng và ý thức trách nhiệm của người dân, tin tưởng công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn huyện Ia Grai sẽ được thực hiện có hiệu quả, góp phần kiềm chế và kéo giảm các vụ tai nạn giao thông, giữ gìn cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân./.

D.M.T

Page 36: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

36 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Những tháng đầu năm 2019, tình hình tai nạn giao

thông (TNGT) trên địa bàn huyện Chư Pưh diễn biến phức tạp. Xảy ra 9 vụ, làm chết 7 người, bị thương 4 người. So với cùng kỳ năm 2018, giảm 1 vụ, tăng 4 người chết, giảm 3 người bị thương. Nguyên nhân chủ quan của các vụ TNGT là do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chấp hành nghiêm pháp luật giao thông như: đi không đúng phần đường; chuyển hướng không đảm bảo an toàn; không giữ khoảng cách an toàn với phương tiện đi liền trước và tránh vượt sai quy định.

Đáng chú ý, trong số 16 người chết và bị thương do TNGT thì thanh niên chiếm 82%, người đồng

bào dân tộc thiểu số chiếm 59% và 100% các vụ TNGT xảy ra trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Thời gian từ 19h đến 23h chiếm 8/9 vụ. Đặc biệt, có 3/9 vụ người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trước đó đã sử dụng rượu bia và 3/9 vụ xe công nông đi vào đường cấm, tham gia giao thông ban đêm không có đèn chiếu sáng, không gắn tấm phản quang nên người điều khiển xe máy không nhận biết được, tông vào công nông dẫn đến tử vong.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình TNGT, huyện Chư Pưh đã chỉ đạo tăng cường nhiều giải pháp như: tổ chức Hội nghị chuyên đề để sơ kết đánh giá tình hình, kiểm điểm trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội trong

triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo trật tự ATGT. Hội nghị chuyên đề được tổ chức ở cả cấp huyện và cấp xã.

Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác đảm bảo TT ATGT. Xác định đột phá vào khâu tổ chức thực hiện. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, kiểm tra, triển khai nhiệm vụ. Cơ quan, đơn vị, địa phương nào để tình hình TTATGT, TNGT gia tăng phức tạp mà không có các biện pháp chỉ đạo quyết liệt thì người đứng đầu tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Huyện ủy.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Tổ tự quản

Chư Pưh:Tăng cường các giải pháp

kiềm chế tai nạn giao thôngLÊ QUANG THÁI

Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh

Page 37: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

37GIAO THÔNG GIA LAI 2019

ATGT Công an các xã, thị trấn đã tăng cường tần suất hoạt động, nâng cao hiệu quả biện pháp tuần tra, xử lý kiên quyết các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn như: vi phạm nồng độ cồn, vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường, không có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện... Tập trung vào khoảng thời gian từ 19h đến 22h, nhất là các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần. Kết hợp cả hình thức tuần tra công khai với hóa trang để phát hiện, xử lý vi phạm.

Trong 4 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng của huyện mà nòng cốt là lực lượng Cảnh sát giao thông đã phát hiện, xử phạt 894 trường hợp lái xe vi phạm, với số tiền 476,253 triệu đồng. Trong đó, 268 trường hợp vi phạm tốc độ, 172 trường hợp không có giấy phép lái xe, 66 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 30 trường hợp không mũ bảo hiểm, 20 trường hợp công nông chở người đi vào đường cấm...

Cùng với tăng cường xử lý vi phạm, chính quyền, các ngành, đoàn thể, hệ thống chính trị thôn làng, các xã, thị trấn

đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông trong cộng đồng dân cư và trong các trường học bằng nhiều hình thức như: sử dụng xe loa gắn hình ảnh các vụ TNGT và lỗi vi phạm điển hình và mức phạt tuyên truyền tại các khu vực chợ, nơi tập trung đông người; tuyên truyền qua các buổi họp dân, qua hệ thống loa truyền thanh không dây; kết hợp biểu diễn văn nghệ, chiếu phim lưu động với tuyên truyền pháp luật giao thông tại các địa bàn trọng điểm về tai nạn như các xã Ia Le, Ia Phang, Ia Hrú, Ia Ròng và thị trấn Nhơn Hòa thu hút được hàng ngàn lượt người dân tham gia. Tuyên truyền, giáo dục cá biệt thông qua việc xử phạt người vi phạm và răn đe, cảm hóa 13 thanh thiếu niên thường xuyên có các hành vi càn quấy, vi phạm giao thông ở các thôn làng, giao trách nhiệm cho các ngành, đoàn thể, hệ thống chính trị thôn phối hợp quản lý, giáo dục.

Chỉ đạo tập trung đánh giá tình hình, hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản, tự phòng, tự giữ gìn TT ATGT ở các xã thị trấn để triển khai

nhân rộng như: mô hình “cổng trương an toàn” tại trường tiểu học Anh hùng Núp trên địa bàn xã Ia Hrú; mô hình “câu lac bộ thắp sang niêm tin”, “sân chơi an toàn toàn giao thông” của Huyện đoàn phối hợp với Đoàn các xã, thị trấn; mô hình “nói chuyện chuyên đê an toàn giao thông” của lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện...

Thời gian tới, đảm bảo TT ATGT được huyện xác định là công tác trọng tâm, thường xuyên. Đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ huyện đến các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết chuyên đề bằng việc giao chỉ tiêu cụ thể để triển khai thực hiện, có tổ chức kiểm tra, đánh giá. Nội dung công tác đảm bảo TT ATGT và chấp hành pháp luật giao thông sẽ được đưa vào xem xét, đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng, phân loại cán bộ, đảng viên, xét khu dân cư, trường học, cơ quan, công sở văn hóa an toàn cuối năm. Sẽ xử lý nghiêm đảng viên, cán bộ công chức, viên chức vi phạm pháp luật giao thông để làm gương.

Công tác tuyên truyền,

Page 38: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

38 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông sẽ tiếp tục được đổi mới bằng nhiều hình thức, kết hợp các hình thức truyền thống như: tổ chức hội trại, hoạt động ngoại khóa, hội thi tìm hiểu pháp luật giao thông, hội thi ca khúc, sân khấu hóa tuyên truyền pháp luật giao thông với phát động ký kết giao ước thi đua giữa các cơ quan, đơn vị, trường học, khu dân cư trong thực hiện pháp luật giao thông; ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội vào tuyên truyền pháp luật giao thông; xây dựng lực lượng xung kích, tự quản, tự phòng, thi đua chấp hành tốt pháp luật giao thông để tạo thành phong trào rộng khắp.

Tranh thủ tối đa người uy tín, già làng, chức sắc tôn giáo tham gia tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông; coi trọng giáo dục cá biệt đối với các thanh thiếu niên thường xuyên vi phạm pháp luật giao thông ở các thôn làng. Giao chỉ tiêu cụ thể cho các tổ chức đoàn, hội và các xã, thị trấn giúp đỡ, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến, thường xuyên vi phạm pháp luật giao thông, cảm hóa họ trở thành công dân

gương mẫu, chấp hành tốt pháp luật.

Huy động mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông. Vận động nhân dân tiếp tục hiến đất để mở rộng, làm mới đường giao thông nông thôn, tạo hành lang thông thoáng, mở đường cho xe công nông hoạt động, giảm tải, giảm thiểu nguy cơ rủi ro khi tham gia giao thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh; chủ động rà soát, lắp đặt các pano, áp phích tuyên truyền, cảnh báo, thông báo nguy cơ mất an toàn và giải quyết điểm đen TNGT.

Quyết liệt triển khai các kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, ngăn chặn không để thanh thiếu niên càn quấy vi phạm giao thông ngay từ thôn làng; kiểm tra, xử lý phương tiện hết niên hạn, chở quá khổ, quả tải, xe độ chế không đảm bảo an toàn kỹ thuật. Tập trung cưỡng chế, giải tỏa, xử lý triệt để tình trạng kinh doanh buôn bán, đặt biển hiệu quảng cáo, họp chợ vi phạm hành lang ATGT, nhất là trên tuyến đường Hồ Chí Minh.

Trong tháng 5/2019; đã hoàn thành dứt điểm việc gắn tấm phản quang, đèn chiếu sáng đối với xe công nông kiên trì vận động nhân dân sử dụng công nông chuyển đổi thời gian làm việc (đi làm sớm để về sớm trước khi trời tối phòng tránh tai nạn); tiếp tục tổ chức cho nhân dân ký cam kết không chở người trên thùng công nông; xử lý kiên quyết các trường hợp đã tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở nhưng cố tình vi phạm.

Tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban ATGT các cấp theo hướng gắn trách nhiệm của các thành viên với địa bàn, tuyến đường được phân công và tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, pháp luật, có chính sách đãi ngộ phù hợp để động viên, thu hút các lực lượng tham gia giữ gìn, đảm bảo trật tự ATGT ở các thôn làng.

Với những nỗ lực, cố gắng triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đảm bảo TT ATGT của cả hệ thống chính trị, huyện Chư Pưh quyết tâm phấn đấu kiềm chế TNGT trong năm 2019 và những năm tiếp theo./.

L.Q.T

Page 39: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

Một góc thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa nhìn từ trên cao. Ảnh: An Dương.

39GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Huyện Krông Pa nằm phía Đông Nam của tỉnh Gia

Lai, cách thành phố Pleiku 137km, trên địa bàn huyện có 02 trục giao thông chính đó là: quốc lộ 25 dài 42,275km, Đường Trường Sơn Đông dài 37,2km; đường đô thị thị trấn Phú Túc có chiều dài 29,822km; 4 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 37,489km và các đường nội thôn, nội buôn ở các xã dài khoảng 457,805km. Huyện Krông Pa là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa tỉnh Gia Lai với 02 tỉnh Phú Yên, Đăk Lăk, hàng ngày có số phương tiện lưu thông qua địa bàn rất lớn, nhất là khi quốc lộ 25 và đường Trường Sơn Đông hoàn thành việc

nâng cấp đưa vào sử dụng từ năm 2011, thêm vào đó số lượng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn ngày càng tăng nhanh, trong khi đó hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ trên địa bàn huyện chưa được đầu tư hoàn thiện “hệ thông đương trục xa, trục thôn” nên phần nào ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân trên địa bàn, đặc biệt là các xã vùng khó khăn.

Mặt khác huyện Krông Pa là một huyện có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 70% dân số. Năm 2018, trên địa bàn huyện xảy ra 12 vụ tai nạn giao thông, làm 12 người chết, 05 người bị thương, 01 xe ô tô và 12

xe mô tô hư hỏng, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 04 vụ (12/8 vụ), tăng 4 người chết (12/8 người), giảm 03 người bị thương (5/8 người). Trong 12 người chết có 09 người đồng bào dân tộc thiểu số, như vậy tỷ lệ người dân tộc thiểu số chết do tai nạn giao thông trên địa bàn chiếm 75%.

Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn được huyện xem là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên chỉ đạo chính quyền cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các quy định pháp luật về an toàn giao thông. Tuy nhiên công tac tuyên truyên đam bao

TÔ VĂN CHÁNH Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Krông Pa

Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành

trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Krông PaLuật giao thông đường bộ

Page 40: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

40 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

an toàn giao thông trong đồng bào dân tộc thiểu sô gặp một sô khó khăn như:

- Địa bàn huyện rộng, dân cư phân bố thưa thớt nên khó khăn trong việc tuyên truyền vận động.

- Vấn đề nhận thức pháp luật về giao thông của đồng bào dân tộc thiểu số hiện vẫn còn rất hạn chế. Thói quen đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, thiếu niên điều khiển xe mô tô khi chưa có giấy phép lái xe, uống rượu say vẫn điều khiển xe máy thường xuyên diễn ra...

- Tình trạng người dân tộc thiểu số điều khiển xe máy lưu thông trên đường không có giấy phép lái xe, không có giấy tờ xe còn phổ biến do đời sống nhân dân còn khó khăn nên các hộ gia đình người dân tộc

thiểu số thường mua các xe máy độ chế không đảm bảo an toàn kỹ thuật để làm phương tiện đi lại.

- Ở một số cơ sở chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản trong việc tuyên truyền phố biến pháp luật về giao thông đường bộ đến cộng đồng. Việc phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền và các cơ quan liên quan trong việc vận động, tranh thủ người có uy tín đôi lúc thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cung cấp thông tin cho người có uy tín chưa thực hiện thường xuyên và liên tục.

- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn xem nhẹ công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông, nhất là trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tình hình xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông tại một số tổ tự quản ATGT cấp xã đôi lúc còn tình trạng nể nang do người vi phạm là người trong làng trong xóm.

Để nâng cao hiệu qua công tac tuyên truyên, vận động đam bao an toàn giao thông trong đồng bào dân tộc thiểu sô, trong thơi gian tơi cân triển khai thưc hiện một sô giai phap đồng bộ sau:

Về công tác tuyên truyền: Tiếp tục chỉ đạo Chính quyền cơ sở và các ngành thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch số 565 CTPH/UBDT-UBATGTQG ngày 29/6/2015 của UB dân tộc và UB An toàn giao thông Quốc gia về việc đẩy mạnh công tác truyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào các dân tộc tham gia bảo đảm trật tự ATGT cụ thể:

Một là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân vùng đồng bào dân tộc và miền núi để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, đẩy mạnh xây dựng văn hóa giao thông.

Hai là, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền,

Để đảm bảo ATGT các nhà trường trên địa bàn huyện Krông Pa đã tăng cường xe buýt đưa đón học sinh. Ảnh: Trọng Nghị.

Page 41: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

41GIAO THÔNG GIA LAI 2019

vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để thu hút nhiều người quan tâm. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện hình thức trực quan, sinh động, để người dân dễ hiểu hơn; nêu gương người tốt và phê phán hành vi chưa tốt; áp dụng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng vùng.

Ba là, bồi dưỡng, tuyên truyền nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, cho cán bộ làm công tác dân tộc và công tác quản lý an toàn giao thông tại các xã.

Bôn là, kết hợp chặt chẽ việc phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông với các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội...

Năm là, tuyên truyền, cảnh báo các nguyên nhân gây tai nạn giao thông, những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông đối với toàn xã hội; tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày lễ, chiến dịch an toàn giao thông định kỳ hằng tháng, hằng năm.

Sau là, chủ động phối

hợp xây dựng các dự án cầu, đường qua sông, suối để giải quyết vấn đề giao thông ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng an toàn khu, vùng đặc biệt khó khăn.

Bay là, tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc tham gia hưởng ứng ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn giao thông, hiến đất, góp công, góp của để duy tu, bảo dưỡng, xây mới cầu, đường giao thông, góp phần cải thiện điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn vùng dân tộc, miền núi.

Về công tác triển khai thực hiện: Tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tham gia tuyên truyền vận động nhân dân phải gắn vào nhiệm vụ chính trị cụ thể của địa phương như: Gương mẫu thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”...

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, bằng nhiều hình thức trực quan, sinh động dễ nghe, dễ hiểu đến từng nhóm đối tượng, tập trung vào việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật

giao thông đường bộ tại các khu dân cư, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhất là đối tượng thanh thiếu niên để từng bước nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho người dân.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác đào tạo, sát hạch cấp giấp phép lái xe hạng A1 đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa lực lượng cảnh sát giao thông với tổ tự quản ATGT các xã, thị trấn trong công tác tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông, để hạn chế và đẩy lùi tai nạn giao thông. Phải xem xử lý vi phạm hành chính cũng chính là một trong những biện pháp tuyên truyền hiệu quả về trật tự an toàn giao thông đến đối tượng bị xử lý.

Thiết nghĩ, nếu thực hiện tốt các giải pháp nêu trên thì công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện sẽ đạt hiệu quả cao và góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông./.

T.V.C

Page 42: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

42 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều

chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên để hình thành và duy trì được thói quen có văn hóa giao thông rất cần sự tự giác ý thức của người tham gia giao thông và sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành liên quan.

“Văn hóa giao thông” là gì? Đây là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau nhưng có thể hiểu một cách khái quát đó chính là văn hóa

của mọi người khi tham gia giao thông, là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp những cách ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là nghiêm túc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.

Có thể thấy rõ một điều là việc tham gia giao thông có văn hóa của dân ta chưa cao từ bao lâu nay là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến số vụ tai nạn giao thông vẫn diễn ra nhiều mỗi năm. Tại Gia Lai năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 395 vụ, làm chết 232 người và

làm bị thương 425 người; so với cùng kỳ năm 2017, đã giảm 18 vụ (-4,36%; 395/413 vụ), giảm 01 người chết (-0,43%; 232/233 người), giảm 61 người bị thương (-12,55%; 425/486 người). Đây là những nỗ lực, cố gắng và sự kiên trì trong tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT của các cấp, các ngành, các đoàn thể và địa phương đem lại kết quả tích cực, 03 năm liên tiếp tỉnh Gia Lai đã giảm được ở cả 03 tiêu chí TNGT. Tuy nhiên, với con số gần 400 vụ tai nạn giao thông/năm xảy ra cũng vẫn khiến cộng đồng xã hội lo ngại, hoang mang vì những bất an toàn về sinh mạng và tài sản của người dân khi tham gia giao thông, mà lỗi lớn, lỗi trước tiên khi những vụ tai nạn kia xảy ra đó chính là ý thức tham gia giao thông còn kém của người điều khiển phương tiện tại địa bàn.

Tại nhiều nơi công cộng, chúng ta dễ bắt

Nâng cao văn hóa giao thôngđể giảm thiểu tai nạn giao thông

HOÀNG THANH HƯƠNG

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các khu vực diễn ra kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng. Ảnh: T.N.

Page 43: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

43GIAO THÔNG GIA LAI 2019

gặp hình ảnh nhiều cha mẹ dừng đậu xe đón con không đúng dưới các lòng lề đường, con trẻ không đội mũ bảo hiểm khi được chở trên các xe gắn máy, hiện tượng thanh thiếu niên vượt đèn đỏ, rú ga, bóp còi inh ỏi khi lưu thông trên các tuyến đường, hành vi lạng lách đánh võng, lấn đường, chèn đường, khạc nhổ khi đang lái xe, vứt rác ra môi trường khi xe đang chạy (đặc biệt xảy ra nhiều đối với các xe khách), lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán, giữ xe, chở quá khổ quá tải, nhiều người dân vì không học luật, hiểu luật giao thông nên không biết chấp hành mà tham gia giao thông một cách bản năng, tùy tiện nên dù có biển, bảng, vạch hướng dẫn họ vẫn hồn nhiên vi phạm như đi quá tốc độ, đi vào đường cấm, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích như ma túy khi điều khiển phương tiện... Tất cả những hành vi trên thể hiện sự thiếu văn hóa giao thông, làm xấu xí hình ảnh của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế khi họ đến tham quan du lịch, làm việc tại Việt Nam, khiến họ sợ hãi mỗi khi tham gia giao thông trên đường bộ, đường biển hay hàng không và khiến chính những người tham

gia giao thông có hành vi ứng xử kém văn hóa gánh chịu thiệt thòi, thiệt mạng khi tai nạn xảy ra và gây ra đau thương đối với những người vô tội khi không may bị dính vào tai nạn giao thông. Chúng ta chưa quên được những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng từng xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian gần đây ở Chư Sê, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Păh khiến nhiều người bị chết, bị thương, để lại những ám ảnh kinh hoàng đối với những người sống sót, người dân ngay tại khu vực xảy ra tai nạn bị chứng kiến, cuộc sống của những người bị tai nạn và gây ra tai nạn đều phải gánh chịu hậu quả nặng nề cả về tinh thần lẫn vật chất. Bao đứa trẻ trong tích tắc mất cha mẹ, bao người trẻ tuổi không còn cơ hội lành lặn để sống có ích trong cuộc đời khi thương tật nặng nề không thể phục hồi trên cơ thể, bao em bé không có cơ hội lớn lên bởi sự thiếu ý thức và vô trách nhiệm của người lớn khi tham gia giao thông và điều khiển phương tiện giao thông.

Muốn giảm thiểu tai nạn giao thông, xây dựng hình ảnh người Việt có văn hóa giao thông đầu tiên phải bắt đầu từ sự giáo dục của các bậc cha mẹ với con

cái, của nhà trường đối với học sinh, sinh viên. Ngay từ nhỏ cha mẹ nên hướng dẫn con cái ý thức tự giác tuân thủ luật giao thông đường bộ, cha mẹ phải là người nêu gương, nhà trường nên dạy trẻ những điều căn bản về luật giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không để trẻ nắm bắt nhận diện được đúng/sai, an toàn hay bất an toàn khi tham gia giao thông và chính mỗi thầy cô giáo phải nêu gương để trò học và làm theo. Tiếp đến các cơ quan ban ngành liên quan cần có sự phối hợp để có kế hoạch liên tục giáo dục, phổ biến, tuyên truyền cho cộng đồng trong việc nghiêm túc chấp hành luật giao thông. Mỗi cá nhân cần xây dựng ý thức tự giác, trách nhiệm với bản thân với cộng đồng khi tham gia giao thông, xây dựng hành vi ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông ngay từ những việc nhỏ như tôn trọng những người cùng tham gia giao thông, bảo đảm an toàn tài sản cá nhân và công cộng và giữ gìn vệ sinh, trật tự nơi công cộng. Nếu mỗi người chỉ cần tự giác làm tốt những việc này khi tham gia giao thông thì dần dần xã hội ta sẽ có được một nền văn hóa

Page 44: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

44 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

giao thông tốt đẹp như các nước bạn trong khu vực Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo và các nước tiến bộ khác trên thế giới. Hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, dừng đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu đèn giao thông, giữ gìn đường xá cầu cống, bến bãi, không chen lấn, dàn hàng, vượt ẩu, cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, chủ động giúp đỡ người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; mạnh dạn phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, biển bảng báo hiệu giao thông phải kịp thời báo hiệu, thông tin cho các cơ quan quản lý liên quan để kịp thời sửa chữa, xử lý, tự giác nộp phạt khi bản thân vi phạm, bị cơ quan chức năng xử lý...

Những người trẻ là lực lượng trực tiếp tham gia giao thông nhiều nhất, do vậy bên cạnh việc giáo dục, tuyên truyền vận động họ trở thành công dân có văn hóa giao thông còn giáo dục, bồi dưỡng họ trở thành những tuyên truyền viên tích cực để mọi lúc mọi nơi chính họ sẽ hướng

dẫn, giúp đỡ người dân trong cộng đồng hiểu hết giá trị to lớn của việc xây dựng và nâng tầm văn hóa giao thông trong đời sống nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông và tạo dựng một xã hội an toàn, văn minh.

Bên cạnh đó việc giáo dục, nâng cao văn hóa giao thông cho người dân, ngành giao thông vận tải Gia Lai và các cơ quan liên quan cần tích cực thúc đẩy chuẩn bị đầu tư và triển khai các dự án trọng điểm như: Đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh đô thị Pleiku, đoạn tránh thị trấn Chư Sê; cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên QL25: Km117+250 - Km123 từ đèo Tô Na đến TX. Ayun Pa, Km126 - Km147 nối TX. Ayun Pa đến thị trấn Phú Thiện; xử lý sụt trượt đèo Tô Na, Quốc lộ 25; nâng cấp QL.19, đường liên huyện Chư Păh - Ia Grai - Đức Cơ - Chư Prông... chú trọng bảo trì, rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên hệ thống đường bộ hiện hữu, xử lý vi phạm về hoạt động kinh doanh vận tải, đăng kiểm, xe ô tô đưa đón học sinh... chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm các lỗi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn

đến TNGT như vi phạm tốc độ; vi phạm nồng độ cồn; vi phạm phần đường, làn đường; không có GPLX; không đội mũ bảo hiểm; chở quá khổ, quá tải. Đặc biệt cần triển khai thực hiện có hiệu quả những kế hoạch cao điểm tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật và bảo đảm TTATGT trước, trong và sau các dịp lễ, tết trong năm 2019 theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh để phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả TNGT ngay từ đầu năm. Theo cam kết của Ban ATGT tỉnh thì năm 2019 sẽ tiếp tục phấn đấu kéo giảm cả 3 tiêu chí TNGT trên địa bàn tỉnh.

Việc xây dựng văn hóa giao thông cho cộng đồng không phải một sớm một chiều là có thể thực hiện nhưng nếu cả cộng đồng cùng đồng lòng ý thức thực hiện, các chế tài đủ mạnh để răn đe người vi phạm thì sẽ tạo được ý thức và thói quen tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông của người dân. Lúc ấy văn hóa giao thông sẽ được hình thành và phát triển ổn định trong đời sống xã hội, từ đó góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông./.

H.T.H

Page 45: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

45GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Biển báo giao thông

Lái xe trên đường giao thôngKhông thuộc biển báo là không an toàn.Biển tam giác sơn màu vàngBiển báo nguy hiểm lại càng khắc ghi.Biển tròn vành đỏ nói gì?Đó là biển cấm không đi ngược chiều.Mũi tên dù chỉ hướng nàoCó một gạch chéo đi vào phạt nhanh.Biển chữ nhật sơn màu xanhLà biển chỉ dẫn rành rành đường đi.Trên đường quốc lộ phẳng lìSơn vàng hai vạch không đi chèn vào.Đi vào thì sẽ làm sao?Lấn làn chèn vạch lẽ nào được tha.Đi gần hay đi đường xaTôn trọng pháp luật mới là văn minh./.

Đ.K.T

Muốn có an toàn giao thôngHơi thở người lái phải không có cồn.Chỉ có một chút hơi menThao tác không chuẩn đi liền rủi ro.Chân phanh đạp nhầm chân gaXe yêu bỗng chốc hóa ra tử thần.Nhiều người tự nhận đàn anhCậy tay lái lụa tung hoành đường xaĐường tốt cứ phóng hết gaChỉ trong tích tắc thế là tai ương.Tất cả tai nạn trên đườngĐa phần tốc độ là thường rất cao.Trời đêm sáng được nhờ saoAn toàn có được nhờ vào lương tâm./.

Đ.K.T

An toàn giao thôngĐÀO KHẮC TÍNH ĐÀO KHẮC TÍNH

Trên các tuyến đường bộ, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu là những chỉ dẫn không thể thiếu đối với người tham gia giao thông. Ảnh: K.T.

Page 46: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

46 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Tổ chức các hội thi về an toàn giao thông là một trong những hình thức tuyên truyền hiệu quả tại huyện Kông Chro. Ảnh: H.T.

là ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông?

ÁNH HỒNG

Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo đường, câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”

như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho gia đình và cho xã hội.

ĐâuThực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ,

chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên các mặt báo hay chương trình thời sự hàng ngày những tin tức về các vụ tai nạn giao thông thường xuyên được cập nhật. Mỗi ngày trôi qua là có không biết bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Tai nạn giao thông có thể đến với bất kì ai mà không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, bao

đến tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới đó là ý thức người tham gia giao thông còn quá kém.

Một lần nọ, khi chở con đi chơi, tôi chứng kiến một vụ tai nạn giao thông. Hai thanh niên đèo nhau chạy xe lạng lách, húc vào đuôi chiếc xe máy khác do một

gồm: cơ sở hạ tầng giao thông còn kém, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá cũ, xe tự chế),...Tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu dẫn

Page 47: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

47GIAO THÔNG GIA LAI 2019

nam thanh niên điều khiển làm cả hai xe ngã. Thay vì xin lỗi và giúp người bị nạn, hai thanh niên trên tỏ thái độ hung hãn, quay lại chửi rủa, thậm chí còn định đánh người thanh niên kia với lý do “Xe mày chạy chậm quá làm tụi tao... suýt chết!”. May thay, một số người đi đường đã kịp thời ngăn cản, giữ nguyên hiện trường và các bên liên quan để chờ công an đến giải quyết.

Một lần khác, khi tôi đang đi xe máy đúng phần đường dành cho mình trên đường thì bất ngờ thấy một người đàn ông đứng tuổi đạp xe từ trong hẻm bất ngờ lao ra, rất nguy hiểm. May mà tôi bẻ lái tránh kịp nên cả hai xe chỉ bị va quẹt sơ sơ, không xe nào ngã, cũng không bị thương tích. Đáng ra phải xin lỗi tôi nhưng người đàn ông này dừng xe lại, miệng lầm bầm chửi tôi đi ẩu, suýt gây tai nạn cho ông ta. Do thấy ông ta lớn tuổi hơn mình, với lại, chuyện cũng không có gì quá to tát nên tôi im lặng, lên xe đi tiếp.

Vụ việc gần đây nhất gây bức xúc trong dư luận, đó là anh Mai Xuân Lan (32 tuổi, trú khu phố 5, phường 2, TP. Đông Hà, Quảng Trị) bị đâm tử vong do nhắc nhở đối tượng Lê Văn Hoài (16 tuổi, trú tại

khu phố 1, phường Đông Thanh, TP. Đông Hà, Quảng Trị) vượt đèn đỏ. Sự việc trên khiến dư luận phẫn nộ, nhiều người tỏ ra bất bình với thói hành xử hung hãn của một số thanh niên khi tham gia giao thông. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho tất cả các gia đình, cách giáo dục nhân cách, lối sống cho giới trẻ.

Đâu chỉ thế, có rất nhiều biểu hiện, hành vi thể hiện thiếu văn hóa ứng xử trong giao thông như: tình trạng thanh - thiếu niên chạy xe máy chở ba, chở bốn; không đội mũ bảo hiểm; lạng lách, đánh võng, bóp còi, nẹt pô, rú ga; đua xe ngay tại con đường Nguyễn Tất Thành mỗi tối, đây là con đường có rất đông người qua lại, khi gặp lực lượng cảnh sát giao thông, nhóm đua xe lại tăng tốc, chạy tán loạn, đây cũng là nguyên nhân gây tại nạn giao thông cho người đi đường. Nhiều trường hợp đang lái xe trên đường vẫn rút điện thoại ra nói chuyện, bất chấp nguy hiểm và sự khó chịu của những người đi đường xung quanh. Thời gian gần đây, tại một số tỉnh, thành phố, số người tham gia giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ và hành vi chống người thi hành công vụ khi bị cảnh sát giao thông (CSGT) xử

lý liên tục gia tăng, gây bức xúc trong xã hội...

Bên cạnh đó, không biết tự bào giờ mà không ít người khi tham gia giao thông vẫn có quan niệm rằng: Khi có va chạm hoặc xảy ra tai nạn trên đường thì xe ô tô có lỗi so với xe gắn máy; xe gắn máy có lỗi so với xe thô sơ; người đi xe có lỗi so với người đi bộ. Nếu phương tiện cùng loại thì xe nào hiện đại hơn xe đó có lỗi. Chính vì quan niệm sai lầm này mà những người sử dụng phương tiện thô sơ tự cho mình cái quyền được giành đường, lấn tuyến, bất chấp luật lệ giao thông đã có những qui định rõ ràng cho từng tuyến đối với từng loại phương tiện. Ngoài những nguyên nhân khách quan như đường sá chật hẹp, hạ tầng giao thông kém... dẫn đến TNGT thì một nguyên nhân rất dễ nhận thấy là văn hóa ứng xử của người tham gia giao thông đang... đi xuống.

Chính vì vậy, để giảm thiểu tai nạn giao thông thì việc xây dựng “Văn hóa giao thông” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa chiến lược. Trước hết phải bắt đầu từ việc nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông - đó chính là sự tôn trọng và chấp hành

Page 48: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

48 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm. Qua các con số thống kê của Ban ATGT tỉnh cho thấy, thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông có đến hơn 70% đều thuộc lỗi chủ quan của người tham gia giao thông. Con số này nói lên rằng, ý thức chấp hành luật pháp cũng như nếp sống văn hoá của người tham gia giao thông còn rất kém.

Xây dựng một xã hội có văn hóa giao thông là việc không thể làm ngay, đòi hỏi một quá trình công phu, bao gồm cả việc khắc phục bất cập về cơ sở hạ tầng và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự ATGT. Tuy nhiên, không chờ hội đủ các điều kiện nêu trên, mà ngay từ bây giờ phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật và đặc biệt là xây dựng văn hóa giao thông, nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh của người tham gia giao thông.

Cụ thể như, mỗi người

Giữa những người tham gia giao thông với nhau cũng cần có sự trao đổi, tuyên truyền, vận động, góp ý kịp thời... đối với những hành vi ứng xử chưa hợp lý khi có va chạm, tai nạn xảy ra. Ngoài ra, mọi người còn phải luôn tôn trọng, ủng hộ, giúp đỡ các lực lượng làm công tác quản lý an toàn giao thông trên các tuyến đường. Các phương tiện thông tin đại chúng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về luật giao thông đường bộ, những gương điển hình, những mô hình đảm bảo trật tự an toàn giao thông hiệu quả... nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, các lực lượng như cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông kiên quyết xử lý nghiêm những vi phạm của người tham gia giao thông. Phải làm thật quyết liệt, phối hợp nhiều biện pháp, kết hợp trước mắt và lâu dài, kết hợp giữa giáo dục và cưỡng chế, tạo sự chuyển biến thật sự trong ý thức người tham gia giao thông, nhân tố bảo đảm sự bền vững trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông./.

A.H

tham gia giao thông cần phải học tập và hiểu rõ luật giao thông. Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, dừng, đỗ đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông. Không dàn hàng, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thông... Đối với trẻ em: Phải học thuộc, học hiểu, nắm kỹ, nắm chắc luật an toàn giao thông, nhất là các biển báo, đèn tín hiệu để rồi từ đó vận dụng vào trong đời sống thực tiễn, khi xảy ra va chạm, xô xát... những em nhỏ ấy sẽ biết rằng mình đúng hay sai để có cách ứng xử thích hợp. Đối với người lớn: Những người được coi là tấm gương cho trẻ nhỏ noi theo thì phải luôn thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về luật giao thông, phải nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông trong tất cả mọi trường hợp, trong bất kỳ trường hợp nào. Không chỉ thường xuyên cập nhật, họ phải dạy dỗ, chỉ bảo về những điểu mới, những thay đổi về an toàn giao thông cho con, em họ, bởi vậy những hành vi, ứng xử của những người lớn có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ sau này.

Page 49: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

Quy định luật GT - ATGT

49GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Tai nạn giao thông không những mang đến những thiệt hại rất lớn về vật chất lẫn tính mạng mà nó còn mang đến

những nỗi đau tinh thần vô cùng lớn cho mọi người, mọi nhà. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) như: hệ thống hạ tầng yếu kém, xuống cấp, sử dụng phương tiện giao thông không bảo đảm an toàn kỹ thuật... nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông. Trên thực tế, nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra bắt nguồn từ lỗi chủ quan của người tham gia giao thông. Vì vậy, để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi tham gia giao thông, cần chú ý một số kinh nghiệm sau:

1. Tập trung cao độ khi tham gia giao thông. Bởi chi khi tập trung cao độ, người tham gia giao thông mới có thể xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ xảy ra, đồng thời, không làm việc riêng khi tham gia giao thông: Như nghe điện thoại, nhắn tin hoặc suy nghĩ nhiều, khi ấy sẽ mất tập trung dễ gây tai nạn giao thông.

2. Làm chủ tốc độ và giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông. Người tham gia giao thông phải tuân thủ nghiêm quy định về tốc độ của đoạn đường và căn cứ mật độ tham gia giao thông nhiều hay ít để chủ động điều chỉnh tốc độ, giữ khoảng cách an toàn. Đồng thời, giảm tốc độ, chú ý quan sát khi đi vào các đoạn đường cong gấp, đoạn đường hẹp, đoạn đường đang thi công, ngã ba, ngã tư, khu đông dân cư. (Về khoảng cách an toàn: Điều 12 Luật Giao

thông Đường bộ - 2001 quy định: Người lái xe phải tuân thủ quy định tốc độ xe chạy trên đường. Người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Ở nơi có cắm biển báo “Cự ly tối thiểu giữa 2 xe” thì phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo. Tốc độ lưu thông 60km/h thì KCAT tối thiểu là 30m. Tốc độ lưu hành trên 60 đến 70 km/h thì KCAT là 35m. Tốc độ lưu hành trên 70 đến 80km/h thì KCAT là 45m. Tốc độ lưu hành trên 80 đến 90km/h thì KCAT là 55m.

Tránh đi vào điểm mù của xe ô tô cỡ lớn. Theo thống kê, có gần 90% tai nạn xảy ra là do người điều khiển phương tiện giao thông đi vào điểm mù của những xe ô tô cỡ lớn. Những điểm mù này được tạo ra do chỗ ngồi của người lái xe ô tô cỡ lớn bị che khuất tầm nhìn, khiến cho người lái xe cỡ lớn không thể quan sát được những vị trí này. (Những điểm mù phổ biến của xe ô tô cỡ lớn bao gồm những vị trí sau: Vị trí ngay trước đầu xe: Tại vị trí này, chỗ ngồi của người lái xe rất cao nên khó quan sát ngay đầu xe của mình. Để tránh điểm mù này, người lái xe không nên tạt ngang hoặc đi ngay trước đầu xe; Vị trí phía sau xe: Đây là vị trí bị khuất tầm nhìn nhất do xe ô tô cỡ lớn không có kính sau, khiến người lái xe không thể nhìn phía sau. Khi xe phanh gấp hoặc lùi xe, vị trí này vô cùng nguy hiểm. Người điều khiển phương tiện không nên đi ngay sau xe; Vị trí hai bên đầu xe: Đây là vị trí nguy hiểm nhất, khi người lái xe nhìn qua gương chiếu hậu chỉ thấy được hông xe còn hai bên đầu xe

MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN

PHẠM HẰNG

Page 50: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

50 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

hoàn toàn bị khuất tầm nhìn do người lái xe ngồi trên cao, đặc biệt là hông bên phải do người lái xe ngồi bên trái. Nhiều trường hợp hi hữu xảy ra khi xe ô tô cỡ lớn rẽ trái hoặc rẽ phải, do không quan sát được nên đã gây tai nạn giao thông. Vì vậy, người điều khiển phương tiện nên tránh đi vào điểm mù này, và cũng tránh vượt qua xe ô tô cỡ lớn khi đang ở ngã rẽ.

3. Sử dụng gương chiếu hậu, đèn tín hiệu và đèn pha đúng cách. Những trang thiết bị trên xe như gương chiếu hậu, đèn tín hiệu, đèn pha không phải tự nhiên mà có hay có chỉ để trang trí cho đẹp. Mà tất cả được thiết kế theo mục đích an toàn, tiện nghi cho người sử dụng. Sử dụng gương chiếu hậu, đèn tín hiệu và đèn pha đúng cách là điều quan trọng để giữ an toàn khi tham gia giao thông. Gương chiếu hậu có thể giúp người điều khiển quan sát được sau lưng và hai bên sườn, trong khi đó đèn tín hiệu giúp người điều khiển báo hiệu cho những người tham gia giao thông khác. Người điều khiển phương tiện cũng nên lưu ý cách sử dụng đèn chiếu gần và đèn chiếu xa (pha) cho đúng cách để tránh gây chói mắt cho những phương tiện đi ngược chiều.

4. Không uống rượu bia khi tham gia giao thông. Theo thống kê của Ủy ban ATGT quốc gia, gần 40% số vụ tai nạn giao thông đều liên quan đến rượu bia. Khi sử dụng rượu bia, hệ thần kinh và các giác quan của người điều khiển phương tiện bị chất cồn tác động. Nhẹ thì làm làm suy giảm thị lực, thính lực, làm giảm tốc độ phản ứng của não bộ; nặng thì gây kích động, mất kiểm soát hành vi. Do những tác động trên, người điều khiển phương tiện sẽ không kịp phản ứng khi có tình huống xấu hoặc chính bản thân gây ra tai nạn. Vì vậy, để giữ an toàn giao thông thì người điều khiển phương tiện phải tuyệt đối chấp hành “đã uống rượu bia thì không lái xe”.

5. Nhường đường cho xe ưu tiên. Khi

tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải chú ý nhường đường cho xe ưu tiên như xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cảnh sát... Việc nhường đường cho xe ưu tiên không chỉ là tuân thủ theo đúng luật giao thông, bảo vệ an toàn cho bản thân và xe ưu tiên mà còn thể hiện ý thức cao, nhường đường để xe ưu tiên làm nhiệm vụ kịp thời, đúng lúc.

6. Sang đường đúng cách. Một lưu ý dành cho người đi bộ là cần phải tuân thủ luật giao thông, đặc biệt là sang đường đúng cách để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người lưu thông khác. Rất nhiều người đi bộ thường sang đường ở bất cứ đâu mình muốn, nếu xảy ra tai nạn thì người điều khiển phương tiện sẽ phải chịu trách nhiệm nhưng điều này là không đúng với luật giao thông đường bộ. Người đi bộ cần phải sang đường ở những nơi có vạch kẻ, biển báo dành cho người đi bộ, vạch kẻ ở ngã tư, hoặc cầu đi bộ, hầm đi bộ. Dù phải đi vòng xa hơn một chút nhưng sang đường đúng cách sẽ giúp người đi bộ đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, người đi bộ cũng nên lưu ý khi sang đường phải quan sát hai bên, không đeo tai nghe hoặc dùng điện thoại. Trẻ con hoặc người già khi sang đường cần có người trưởng thành đưa sang.

7. Tuân thủ luật giao thông và chỉ dẫn của lực lượng chức năng. Tuân thủ luật giao thông và chỉ dẫn của lực lượng chức năng như đội mũ bảo hiểm (khi đi xe máy), cài dây an toàn (khi đi ô tô), đi đúng tốc độ, đúng làn đường, sử dụng đèn tín hiệu đúng cách, tuân thủ theo biển báo, vạch vôi, đèn giao thông và chỉ dẫn của lực lượng chức năng... Tuân thủ theo luật giao thông có thể giảm thiểu đến 80% nguy cơ gây ra tai nạn. Bởi vậy, để giữ an toàn cho bản thân và những người khác khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ luật giao thông và chỉ dẫn của lực lượng chức năng./.

P.H

Page 51: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

51GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người tham gia giao thông phải tuyệt đối chấp hành

những điều cấm mà nội dung biển đã thể hiện. Theo bộ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ được ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT, ngày 08 tháng 4 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải thì Biển báo cấm gồm 63 biển có mã P (cấm) và DP (hết cấm).

Để nhận biết các biển báo cấm, biển báo hết cấm người tham gia giao thông cần nhớ: đặc điểm chung chủ yếu của các biển báo cấm có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ; biển báo hết cấm có dạng hình tròn, viền xanh, nền màu trắng thể hiện hết cấm vượt, hết hạn chế tốc độ hoặc hết tất cả lệnh cấm. Ngoài ra, còn có một số biển hình chữ nhật nền màu xanh cũng thể hiện điều cấm hoặc báo hết lệnh cấm, cụ thể như: Biển số P.127b “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường”, Biển số P.127c “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường”, Biển số

CÁCH NHỚ CÁC LOẠI BIỂN BÁO CẤM TRÊN ĐƯỜNG KHI THAM GIA GIAO THÔNG

ĐỨC PHÁT

P.127d “Biển hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép theo biển ghép”.

Dưới đây là một số hình ảnh về Biển báo cấm:

Đ.P

Page 52: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

52 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Trong những ngày gần đây, vấn đề được dư luận quan tâm nhiều nhất chính là việc Quốc hội thảo luận và thông qua

dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia. Trong đó có nội dung quy định liên quan đến việc uống rượu bia của người người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông.

* Trông đợi của dư luậnTrước những vụ tai nạn giao đặc biệt

nghiêm trọng do người điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống rượu bia gây ra (theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong năm 2018, tại Việt Nam đã xảy ra hơn 18 ngàn vụ tai nạn giao thông, trong đó chiếm đến 70% số vụ tai nạn giao thông là do lái xe uống rượu bia khi tham gia giao thông làm cho 8.125 người thiệt mạng và 14.194 người bị thương), dư luận rất mong muốn Quốc hội gia tăng biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn để hạn chế tối đa những hậu quả do tác hại của việc uống bia rượu gây ra, như cấm lái xe khi uống bia rượu. Vì vậy, quy định “uống rượu bia không lái xe” trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận.

Sau bao trông đợi, nhiều người rơi vào cảm giác hụt hẫng, thất vọng khi biết tin tại phiên họp toàn thể vào chiều ngày 03/6, có hơn nửa số Đại biểu Quốc hội không nhất trí đưa quy định “uống rượu bia không lái xe” vào dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

* Đúng như kỳ vọngNhưng đúng như kỳ vọng, với tinh thần

“tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dư luận, mong muốn của cử tri gửi đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tha thiết đề nghị Quốc hội cho bổ sung vào điều 5 về các hành vi bị nghiêm cấm một khoản ghi rõ cấm “điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu

hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, tức là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông” (Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án luật ngày 13/6/2018). Sáng ngày 14/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia gồm 7 chương, 36 điều với sự đồng ý của 84,30% đại biểu Quốc hội. Riêng kết quả biểu quyết điều 5 “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống tác hại của rượu, bia” (Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là một trong 12 hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại điều 5) có 77,27% tổng số đại biểu tán thành. Điều đó có nghĩa là từ ngày 01/01/2020 sẽ cấm hoàn toàn việc uống rượu bia khi lái xe, chứ không phải không được uống vượt mức quy định như quy định hiện hành.

Quyết định trên của Quốc hội và các Đại biểu đã hiện thực hóa mong ước và nhận được sự đồng tình, ủng hộ lớn của dư luận và cử tri cả nước.

Cũng tương tự như quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy hơn mười năm trước; quy định “uống rượu bia không lái xe” đều nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe, tính mạng người tham gia giao thông, nhưng để người dân thông hiểu và chấp hành một cách nghiêm túc ngay từ đầu là không hề đơn giản. Bởi thay đổi nhận thức của mỗi người cần một khoản thời gian nhất định. Song, với quyết tâm cao của Quốc Hội, Chính phủ và đồng thuận của mỗi người dân, chúng ta tin tưởng rằng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực vào đầu năm sau sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, ngăn chặn có hiệu quả và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm liên quan đến rượu, bia vì sức khỏe của người dân và an toàn của cộng đồng./.

T.Đ

CHÍNH THỨC CẤM HOÀN TOÀN VIỆC UỐNG RƯỢU BIA KHI LÁI XE

TRẦN ĐỨC

Page 53: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

53GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Ngày 27/02/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia

Lai đã ban hành Quyết định số 05/2018/QĐ/UBND ban hành Qui định về hình thức đào tạo, nội dung và phương án tổ chức, sát hạch lái xe mô tô 2 bánh hạng A1 đối với đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Trong Quy định này

nêu rõ, người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp là người đồng bào dân tộc thiểu số biết nói, hiểu nhưng không biết đọc, không biết viết tiếng Việt hoặc chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân. Quy định này áp dụng đối với cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác

đào tạo, sát hạch lái xe hạng A1 trong phạm vi tỉnh Gia Lai; người học lái xe là người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp, có nơi cư trú tại tỉnh Gia Lai.

* Hình thức đào tạoNgười đồng bào dân

tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp có nhu cầu cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 phải được đào tạo, được tự

Quy định về hình thức đào tạo, nội dung và phương án tổ chức thi

sát hạch lái xe mô tô 2 bánh hạng A1 đối với đồng bào DTTS

Giáo viên đào tạo nghề lái xe đang hướng dẫn bà con thi phần lý thuyết trong đợt thi sát hạch lái xe. Ảnh: Thu Hà.

Page 54: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

54 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại các cơ sở đào tạo lái xe để được ôn luyện, kiểm tra; người học lái xe ký tên hoặc điểm chỉ tại vị trí ký tên trong đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe.

Các khóa đào tạo chia thành các lớp học được tổ chức tại cơ sở đào tạo hoặc tại xã, phường, thị trấn; mỗi lớp học được tổ chức giảng dạy riêng, số lượng học viên tối đa 35 học viên/lớp.

Hình thức đào tạo linh hoạt, giảng dạy chủ yếu bằng hình ảnh trực quan, tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, mô hình, sa hình và hỏi - đáp là chính để thực hiện nội dung chương trình đào tạo lái xe.

* Nội dung sát hạch lái xe

Bộ đề, đáp án sát hạch lý thuyết do Sở Giao thông vận tải biên soạn, phát hành; mỗi đề sát hạch có 15 câu hỏi (mỗi câu hỏi được tính 01 điểm) được phân bổ như sau: 01 câu về khái niệm; 04 câu về quy tắc giao thông đường bộ; 01 câu về văn hóa và đạo đức người lái xe; 07 câu về hệ thống biển báo hiệu đường bộ và 02 câu

về giải các thế sa hình.Sát hạch thực hành

lái xe trong hình: thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

* Phương án tổ chức sát hạch lái xe

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận, gửi Sở Giao thông vận tải danh sách thí sinh đăng ký sát hạch là người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp cư trú trên địa bàn quản lý. Danh sách gồm các thông tin sau: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số giấy chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân của người đăng ký sát hạch là người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp.

Sát hạch lý thuyết: được thực hiện riêng, trắc nghiệm trên giấy, sát hạch bằng phương pháp quan sát trực quan trên đề sát hạch và hỏi - đáp trực tiếp. Thời gian thực hiện sát hạch: 10 phút;

thang điểm: 15, điểm đạt: từ 12 điểm trở lên. Thực hiện sát hạch: 02 sát hạch viên thực hiện nhiệm vụ, sát hạch cho từng thí sinh; mỗi thí sinh chọn ngẫu nhiên 01 đề sát hạch trong bộ đề, 01 sát hạch viên đọc và chỉ vào từng câu hỏi, thí sinh chọn ý trà lời, 01 sát hạch viên đánh dấu nhân (x) vào ô tương ứng trên bài sát hạch lý thuyết; sát hạch viên chấm điểm, ký tên xác nhận vào biên bản tổng hợp và thông báo kết quả sát hạch cho thí sinh.

+ Sat hach thưc hành lai xe trong hình: thực hiện theo quy định tại khoản 2 và điểm c khoản 4 Điều 21 Thông tư số 1 2 / 2 0 1 7 / T T- B G T V T ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Thí sinh ký tên hoặc điểm chỉ tại vị trí ký tên trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe, bài sát hạch lý thuyết, biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình./.

Khánh Ly

Page 55: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

55GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Luật Giao thông đường bộ 2018 được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 gồm 8 chương và 89 điều quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

An toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong quý I/2019 cả nước đã xảy ra 4.030 vụ TNGT, trong đó 2.148 vụ TNGT từ ít nghiêm trọng trở lên và 1.882 vụ va chạm giao thông, làm 1.905 người chết, 3.141 người bị thương. Tính bình quân trong 03 tháng đầu năm mỗi ngày, toàn quốc có 44 vụ tai nạn giao thông làm 21 người chết và 35 người bị thương.

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông như: điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, điều khiển phương tiện sau khi đã uống rượu bia... Chấp hành nghiêm pháp luật giao thông là đảm bảo an toàn và mang lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cộng đồng. Vì vậy, việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số quy định trong pháp luật về giao thông cần nhớ:

1. Quy định về đèn vàngTại khoản 3, Điều 10, đèn giao thông được

quy định bao gồm: Đèn xanh, Đèn đỏ và Đèn vàng. Trong đó, đèn xanh là được đi; đèn đỏ là cấm đi.

Đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

2. Vượt xe phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi

Điều 14 quy định, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe điện đang chạy giữa đường; khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

3. Nơi không được lùi xeĐiều 16 quy định, không được lùi xe tại các

địa điểm sau: Ở khu vực cấm dừng; Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; Nơi đường bộ giao nhau; Nơi đường bộ giao với đường sắt; Nơi tầm nhìn bị che khuất; Trong hầm đường bộ và trên Đường cao tốc.

4. Dừng, đỗ xe không cách lề đường phố quá 0,25m

Nguyên tắc dừng, đỗ xe trên đường phố được quy định tại Điều 19 Luật Giao thông đường bộ như sau: Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách lề đường, hè phố quá 0,25m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.

Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

5. Xe chữa cháy được đi trước tiênTheo Điều 22, trong số các xe ưu tiên thì

xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được ưu tiên đi trước các xe khác; sau đó là lần lượt là xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai; Đoàn xe tang.

CÁC QUY ĐỊNH của Luật Giao thông đường bộ cần nhớ

THANH LÂM

Page 56: TRONG SỐ NÀY - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.85.pdf · nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong những

56 GIAO THÔNG GIA LAI 2019

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường.

6. Chỉ được “kẹp 3” trên xe máy trong 3 trường hợp

Theo Điều 30, người điều khiển xe máy chỉ được chở một người, trong 03 trường hợp sau thì được chở 02 người: Chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Chở trẻ em dưới 14 tuổi. Khi ngồi trên xe máy không được sử dụng ô; mang, vác vật cồng kênh; đứng trên yên xe...

7. Về độ tuổi của người điều khiển xe máy, ô tô

Điều 60 quy định: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe máy dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên; xe ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; Tuổi tối đa của người lái ô tô trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

8. Nhận diện hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Theo khoản 2, Điều 10, Luật giao thông, hiệu lệnh của người điều kiện giao thông bao gồm:

- Tay giơ thẳng đứng: Báo hiệu cho người tham giao thông ở các hướng dừng lại;

- Hai tay hoặc một tay dang ngang: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi.

- Tay phải giơ về phía trước: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham

gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

9. Tốc độ cho phép của các loại xeTheo khoản 1, Điều 12, Luật Giao thông

đường bộ, người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Điều 6, Điều 7, Thông tư 91/2015/TT-BGTVT hướng dẫn cụ thể về quy định này như sau:

- Trong khu vực đông dân cư: tốc độ tối đa cho phép của các phương tiện (trừ xe máy chuyên dùng, xe gắn máy) là 60km/h nếu là đường đôi; 50km/h nếu là đường hai chiều không có dải phân cách; đường một chiều có một làn.

- Ngoài khu vực đông dân cư: tốc độ tối đa cho phép của các phương tiện là 90km/h nếu là ô tô con, ô tô đến 30 chỗ; 80km/h nếu là ô tô trên 30 chỗ nếu là đường đôi; nếu là đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, tốc độ tương ứng của các loại xe là 80km/h và 70km/h.

10. Khoảng cách an toàn giữa các xeBên cạnh đảm bảo tốc độ cho phép, Luật

Giao thông yêu cầu người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Thông tư 91/2015/TT-BGTVT hướng dẫn về điều này như sau:

- Khi mặt đường khô ráo, nếu tốc độ chạy xe dưới 60km/h thì khoảng cách tối thiểu là 35m; nếu 80km/h thì khoảng cách là 55m, nếu 100km/h thì là 70m, 120km/h là 100m.

- Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường quanh co, đèo dốc... người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách theo biển báo trên đường.

11. Cấm người đi bộ đi vào đường cao tốcĐiều 26, Luật giao thông đường bộ cấm

người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc./.

T.L