Top Banner
1  TRƯỜNG ĐẠI HC VĂN HÓA HÀ NI KHOA VĂN HÓA DÂN TC THIU S=====O0O===== BIN ĐỔI TRONG TP QUÁN XÂY DNG NHÀ TRUYN THNG CA NGƯỜI MƯỜNG XÃ THCH LÂM - HUYN THCH THÀNH - TNH THANH HÓA KHÓA LUN TT NGHIP CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DÂN TC THIU SMÃ S: 608 Ging viên hướng dn: TS. Nguyn Anh Cường Sinh viên thc hin : Qun Trng Hi Lp : VHDT 15A Hà Ni - 2013
99

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

Sep 23, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

1  

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ

=====O0O=====

BIẾN ĐỔI TRONG TẬP QUÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ THẠCH LÂM - HUYỆN THẠCH THÀNH - TỈNH THANH HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ

MÃ SỐ: 608

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Cường

Sinh viên thực hiện : Quản Trọng Hải

Lớp : VHDT 15A

Hà Nội - 2013

Page 2: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

2  

LỜI CẢM ƠN

Thật lấy làm vinh dự cho những sinh viên có may mắn được viết khóa

luận tốt nghiệp. Đây là một công việc khó khăn nhưng đầy thú vị đòi hỏi lòng

say mê nghiên cứu khoa học và nhiều kĩ năng. Trong quá trình thực hiện bài

khóa luận, bản thân sinh viên gặp nhiều trở ngại, tuy nhiên nhận được sự quan

tâm, giúp đỡ chỉ bảo tận tình của nhiều cá nhân, cơ quan.

Sinh viên gửi lời cảm ơn đến Phòng văn hóa thông tin huyện Thạch

Thành; thư viện huyện Thạch Thành; UBND, Ban văn hóa xã Thành Lâm, và

nhiều cá nhân khác đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng để tôi hoàn thiện tốt

nhất bài viết này.

Sinh viên xin gửi lời cảm ơn đến PGS –TS Trần Bình, Thạc sĩ Vũ Thị

Uyên, giảng viên Khoa văn hóa dân tộc thiểu số, các Phòng ban chức năng đã

cung cấp nhiều tri thức quan trọng cũng như giúp đỡ sinh viên hoàn thiện thủ

tục trong quá trình sinh viên thực hiện bài viết.

Đặc biệt sinh viên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Anh

Cường - Giảng viên hướng dẫn đã có sự giúp đỡ nhiều nhất, giúp đỡ sinh

viên trong việc định hướng trong quá trình nghiên cứu, đã luôn có sự giúp đỡ

chỉ bảo kịp thời để đi đến sự hoàn thiện các bài viết này.

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!

Sinh viên

Quản Trọng Hải

Page 3: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

3  

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................. 6

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8

5. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 8

6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 9

7. Bố cục đề tài .................................................................................................. 9

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG TỰ

NHIÊN, MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ THẠCH

LÂM, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA ......................... 10

1.1. Một số khái niệm. ................................................................................... 10

1.2. Khái quát môi trường tự nhiên ............................................................. 10

1.2.1 Vị trí địa lí .............................................................................................. 10

1.2.2 Địa hình .................................................................................................. 11

1.2.3. Khí hậu .................................................................................................. 12

1.2.4. Tài nguyên rừng .................................................................................... 12

1.2.5. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 12

1.3. Môi trường xã hội ............................................................................ 12 

1.4. Khái quát người Mường ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh

Thanh Hóa ..................................................................................................... 14

1.4.1 Tên gọi, tộc danh .................................................................................... 14

1.4.2 Nguồn gốc .............................................................................................. 15

1.4.3.Ngôn ngữ ................................................................................................ 16

1.4.4. Đặc điểm kinh tế ................................................................................... 16

Page 4: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

4  

1.4.5 Đặc trưng văn hóa .................................................................................. 21

1.4.5.1 Tổ chức cộng đồng .............................................................................. 21

1.4.5.2. Quan hệ xã hội ................................................................................... 21

1.4.5.3. Tín ngưỡng ......................................................................................... 21

1.4.5.4 Ẩm thực ............................................................................................... 23

1.4.5.5 Cư trú ................................................................................................... 24

1.4.5.6 Sinh đẻ ................................................................................................. 24

1.4.5.7. Hôn nhân ............................................................................................ 25

1.4.5.8 Tang ma ............................................................................................... 33

1.4.5.9 Trang phục .......................................................................................... 34

1.4.5.10. Phương tiện vận chuyển ................................................................... 40

1.4.5.11. Văn nghệ dân gian ............................................................................ 40

1.4.5.12. Trò chơi dân gian ............................................................................. 40

1.4.5.13. Lễ hội ................................................................................................ 41

CHƯƠNG 2. TẬP QUÁN XÂY DỰNG NHÀ SÀN NGƯỜI MƯỜNG Ở

XÃ THẠCH LÂM, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA ... 43

2.1 Quan niệm về nhà cửa ............................................................................ 43

2.2 Truyền thuyết về nhà sàn người Mường .............................................. 44

2.3 Loại hình .................................................................................................. 45

2.4 Cấu trúc .................................................................................................... 46

2.5 Quy trình làm nhà sàn ............................................................................ 47

2.5.1 Chọn đất, chon hướng nhà, chọn tuổi .................................................... 47

2.5.2 Chuẩn bị vật liệu làm nhà....................................................................... 48

2.5.3 Làm mộc ................................................................................................. 51

2.5.4 Dựng nhà ................................................................................................ 52

2.6 Nghi lễ tân gia .......................................................................................... 56

2.7 Bố trí mặt bằng sinh hoạt ....................................................................... 57

Page 5: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

5  

CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ LÀM BIẾN ĐỔI TẬP

QUÁN XÂY DỰNG NHÀ SÀN NGƯỜI MƯỜNG XÃ THẠCH LÂM, . 63

HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA. .................................... 63

3.1 Biến đổi trong tập quán xây dựng nhà sàn ........................................... 63

3.2. Tác động làm biến đổi trong tập quán xây dựng nhà sàn .................. 67

3.2.1 Tác động về kinh tế .............................................................................. 67

3.2.2 Một số chính sách của Đảng và Nhà nước ......................................... 68

3.2.3 Giao lưu văn hóa .................................................................................. 70

3.2.4 Phong tục, tập quán, tri thức dân gian .............................................. 71

3.2.5 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 72

3.3 Đánh giá tác động làm biến đổi trong tập quán xây dựng nhà sàn .... 72

3.3.1 Tích cực .................................................................................................. 72

3.3.2 Tiêu cực .................................................................................................. 74

3.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trong tập quán xây dựng nhà

sàn ................................................................................................................... 76

KẾT LUẬN .................................................................................................... 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83

 

Page 6: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

6  

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn hoá là một lĩnh vực rất quan trọng của đời sống xã hội, hội tụ

những giá trị mà chính con người đã tạo nên. Những giá trị quý báu mà con

người tạo nên đó không tồn tại bất biến bao giờ. Mà theo thời gian và nhiều

yếu tố khác nó không còn giữ được những giá trị nguyên vẹn ban đầu, ta

không nhận ra được hết những dấu ấn thời đại trong đó nữa. Việt Nam là

nước đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có bản sắc riêng, nên khẳng định rằng văn

hoá cũng khá đa dạng. Người Mường có truyền thống văn hoá rất đặc sắc, đặc

trưng, rõ nét và ít bị hoà lẫn với tộc người khác. Nhà sàn là một đặc trưng của

người Mường, đó là một giá trị truyền thống quý giá. Truyền thống đó được

các thế hệ truyền lại cho nhau, gìn giữ như một niềm tự hào. Tuy vậy do sự

can thiệp tác động của các yếu tố bên ngoài, trong nhiều năm trở lại đây các

yếu tố văn hoá truyền thống này dần bị mai một, các yếu tố văn hoá này thật

sự quý giá, và cần được bảo tồn

Giá trị quý báu nhà sàn của đồng bào là vậy. Gần đây Chính phủ vừa

phát động phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Phong

trào có nhiều ảnh hưởng, tác động, làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn

trên khắp cả nước, xã Thạch Lâm cũng nằm trong số đó. Lĩnh vực văn hóa

cũng có những chính sách nhất định. Ngôi nhà sàn của đông bào Mường xã

Thạch Lâm tồn tại, biến đổi ra sao? Phong trào xây dựng nông thôn mới có

những tác động tích cực nào, có những điểm gì chưa phù hợp? Cần những

chính sách như thế nào để lưu giữ lại giá trị quý báu của ngôi nhà sàn trong

bối cảnh mới?

Xuất phát từ nhu cầu đó, sinh viên thực hiện công trình công trình

nghiên cứu này để mong rằng một lần nữa là sống lại giá trị văn hoá truyền

Page 7: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

7  

thống đáng tự hào của người Mường, cũng để nhìn lại những thay đổi của giá

trị đó, giá trị và đề xuất những giải pháp nhằm giữ lại những tốt đẹp. Cũng để

góp phần cung cấp thêm tài liệu về địa phương cho các công trình nghiên cứu

của các tác giả khác.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu các trong tập quá xây dựng nhà sàn , những biến đổi hiện nay

của người Mường ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung khảo sát nhà ở truyền thống của người Mường và chỉ ra

những thay đổi của nhà sàn hiện nay so với trước tại xã Thạch Lâm, huyện

Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Qua việc khảo sát giá trị văn hoá nhà sàn, đề xuất những giải pháp với

chính quyền địa phương, người dân những biện pháp bảo tồn giá trị văn hóa

nhà sàn.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu nhà ở người Mường ở các mặt:

- Quan niệm về tầm quan trọng nhà ở

- Dựng nhà và những công việc cần thiết: Chuẩn bị nguyên vật liệu, làm

mộc, quy trình dựng nhà.

- Loại hình, kết cấu

- Những công việc sau khi dựng nhà: Nghi lễ tân gia, bố trí mặt bằng

sinh hoạt, những kiêng kị liên quan đến trước và sau dựng nhà.

- Những thay đổi của nhà sàn người Mường hiện nay.

- Chỉ ra nguyên nhân biến đổi

Page 8: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

8  

- Đánh giá sự tác động của các yếu tố tác động đến sự thay đổi tập quán

xây dựng nhà sàn

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu đã sử dụng các phương

pháp như:

- Điền dã dân tộc học

- Điều tra, quan sát

- Phỏng vấn người dân

- Phân tích, tổng hợp, so sánh.

- Thu thập xử lí tài liệu liên quan.

5. Lịch sử nghiên cứu

Trong lịch sử đã có những công trình nghiên cứu về đề tài này, đã có

những tác giả tên tuổi tham gia đóng góp vào đề tài này. Kể đến một số tác

giả như:

- “Đặc trưng văn hóa Mường Thanh Hóa” của tác giả Vương Anh do

Sở Văn hóa Thông tin, Hội Văn hóa các dân tộc Hòa Bình xuất bản năm

1995.

- “Văn hóa bản Mường Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Khánh do

NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2011

- “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Khắc

Tụng do Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu kiến trúc do

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội xuất bản năm 2004. Công trình khái quát

văn hóa và nghiên cứu các loại hình nhà ở cổ truyền của các dân tộc sống trên

lãnh thổ Việt Nam.

Nhìn chung các công trình của các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh

trong sinh hoạt văn hóa người Mường.

- Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội của địa bàn nghiên cứu.

Page 9: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

9  

- Khảo sát văn hóa Mường trên các phương diện văn hóa vật chất, văn

hóa tinh thần. Qua đó thấy được nét đặc sắc trong văn hóa Mường.

Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào được tiến hành khảo sát

tên địa bàn xã Thạch Lâm.

6. Đóng góp của đề tài

- Giới thiệu một nét văn hoá cổ truyền của người Mường ở Thạch Lâm,

Thạch Thành. Phát hiện ra những nét văn hoá địa phương ẩn chứa trong văn

hoá người Mường nói chung.

- Khảo sát giá trị văn hóa nhà sàn; chỉ ra những thay đổi trong tập quán

xây dựng nhà sàn; thấy được mối liên hệ của những yếu tố tác động.

- Góp thêm cơ sở khoa học cho việc định hướng và tạo lập các chính

sách về kinh tế, văn hoá, xã hội đối với người Mường ở xã Thạch Lâm trong

thời gian tới.

- Đóng góp giải pháp cụ thể nhằm giữ gìn văn hoá truyền thống tốt đẹp

của người Mường ở xã Thạch Lâm.

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục bài nghiên cứu có các phần sau:

Chương 1. Cơ sở lí luận và khái quát môi trường tự nhiên, môi trường

xã hội và người Mường ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh

Hóa.

Chương 2: Tập quán xây dựng nhà của người Mường ở Thạch Lâm,

huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.

Chương 3: Tác động của các yếu tố làm biến đổi tập quán xây dựng nhà

sàn người Mường ở xã Thạch Lâm,, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

Page 10: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

10  

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN,

MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ THẠCH LÂM,

HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA

 

1.1. Một số khái niệm.

Nhà ở: Là nơi cư trú, không gian sinh hoạt của con người, che chở con

người khỏi những tác động của thiên tai. Được tạo ra từ vật liệu tự nhiên,

nhân tạo, bằng kĩ thuật thủ công với tư duy kĩ thuật của các tộc người. Nhà ở

là kết quả của sự tương tác của con người với tự nhiên, là nơi hội tụ nhiều giá

trị văn hóa, tâm linh.

Biến đổi: Là sự thay đổi so với trạng thái ban đầu. Đây là quy luật quan

trọng của văn hóa.

Tập quán: Là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc

và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng.

Tập quán gần gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay

đổi. Trong những tình huống nhất định, tập quán biểu hiện như một hành vi

mang tính tự động hoá. Tập quán hoặc xuất hiện và định hình một cách tự

phát, hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và là kết quả của quá

trình giáo dục có định hướng rõ rệt.

1.2. Khái quát môi trường tự nhiên

1.2.1 Vị trí địa lí

Xã Thạch Lâm nằm ở phía Tây Bắc của huyện Thạch Thành tiếp giáp

với 2 tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình và ba huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa,

huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình, và huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình với 10 xã

như sau:

- Phía Đông giáp xã Thành Mỹ, xã Thạch Quảng huyện Thạch Thành

Page 11: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

11  

- Phía Nam giáp xã Thạch Tượng huyện Thạch Thành.

- Phía Tây giáp xã Lương Nội huyện Bá Thước, xã Tự Do huyện Lạc

Sơn của tỉnh Hòa Bình.

- Phía Bắc giáp các xã Ngọc Lâm, xã Tân Mỹ, xã Ân Nghĩa, xã Yên

- Nghiệp huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình và các xã Cúc Phương huyện

Nho Quan tỉnh Ninh Bình.

Xã Thạch Lâm có 7 thôn bao gồm: Thôn Thượng, thôn Đăng, thôn Nội

Thành, thôn Thống Nhất, thôn Nghéo, thôn Biện, thôn Đồi. Trong đó có 5

thôn nằm một phần và toàn bộ trong vườn Quốc gia Cúc Phương.

1.2.2 Địa hình

Xã Thạch Lâm chạy dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, địa hình không

có sự đồng nhất và tương đối đa dạng bao gồm cả đồi núi và những cánh

đồng bằng phẳng. Bao quanh xã là những ngọn đồi, không chia cắt mà bao

bọc lấy toàn xã. Xem như một ưu tiên của tự nhiên, đồng bào ở đây sử dụng

tương đối hiệu quả vào các hoạt động nông nghiệp. Trên đó, họ trồng nhiều

loại cây trồng nhưng đáng chú ý và nhiều nhất vẫn là cây mía. Thực tế đây là

cây công nghiệp ngắn ngày quan trọng nhất của cư dân nơi đây, trở thành

nguồn thu nhập chính, công việc chính bên cạnh một số cây trồng khác như

cây lúa và một vài cây trồng ngắn ngày khác.

Tuy nhiên, có thể kết luận rằng phần lớn đồng bào ở đây cư trú ở những

nơi đất bằng phẳng hoặc triền núi thoai thoải, điều này thuận lợi về mọi mặt

trong đời sống. Ở những nơi như vậy thuận lợi cho cả việc xây cất nhà, đi lại

giao lưu cũng thuận tiện nên dễ hiểu vì sao đồng bào ở đây thường co cụm lại

với nhau xung quanh những khoảng đất bằng phẳng hoặc thoai thoải hiếm

hoi.

Page 12: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

12  

1.2.3. Khí hậu

Khí hậu ở đây mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc, tức là mang

một số tính chất như nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều và mưa theo mùa, và

mang thêm một đặc điểm nữa của dải đất miền trung là chịu sự tác động của

hiệu ứng gió phơn Tây Nam, hay còn gọi là gió Lào chỉ có hai ngọn đồi với

độ che phủ không cao nên nhìn chung vẫn tương đối nóng bức vào mùa hè.

1.2.4. Tài nguyên rừng

Theo khảo sát, xã Thạch Lâm tương đối giàu tài nguyên. Chủ yếu là tài

nguyên rừng, không có những cánh rừng lớn, tuy nhiên nguồn cung cấp

nguyên liệu gỗ hoặc một số cây trồng như nứa, luồng, tre cũng là sự hỗ trợ

đáng quý trong đời sống của đồng bào nơi đây rõ nhất trong việc làm nhiên

liệu đốt hay nguyên vật liệu để dựng nhà. Tài nguyên đất, đá và thảm thực vật

cũng tương đối phong phú.

1.2.5. Thổ nhưỡng

Đất đai ở đây bên cạnh dải đất phù sa là đất feralit nâu đỏ, điều này thích

hợp cho việc trồng mía, lúa và một số cây lâm nghiệp như: luồng, vầu, mây.

Như vậy, dễ dàng để khẳng định đặc điểm tự nhiên của xã Thạch Lâm

mang đầy đủ tính chất của tự nhiên miền núi Bắc Trung Bộ. Điều này tương

đối thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất, đặc biệt là trồng rừng, khai thác

nương rẫy. Cũng chính điều kiện tự nhiên đó ảnh hưởng và tác động không

nhỏ đến đời sống văn hoá của đồng bào nơi đây.

1.3. Môi trường xã hội

Xưa xã Thạch Lâm thuộc Mường Đẹ. Trước cách mạng tháng Tám năm

1945 thuộc tổng Quảng Tế. Sau năm 1945 tổng Quảng Tế được đổi tên là xã

Đoàn Kết. Năm 1953 xã Đoàn Kết chia ra làm 4 xã nhỏ là xã Thạch Lâm, xã

Thạch Cẩm, xã Thạch Quảng, xã Thạch Tượng. Xã Thạch Lâm có tên từ đây

Page 13: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

13  

xã Thạch Lâm là một xã miền núi của huyện Thạch Thành thuộc diện được

hưởng chương trình 135 của Chính phủ.

Xã Thạch Lâm có 7 thôn, 606 hộ với tổng số dân 2632 nhân khẩu, trong

đó người dân tộc thiểu số chiếm tới 98%. Thạch Lâm là xã miền núi còn

nhiều khó khăn là xã nghèo, có xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, tỉ lệ hộ

nghèo năm 2012 chiếm 60,2% đời sống của người dân còn rất khó khăn hiện

vẫn phải dựa tới 100% vào ngân sách Trung ương. Giao thông đi lại khó khăn

gây cản trở cho việc giao lưu kinh tế - xã hội. Cơ sở vật chất còn hạn chế chủ

yếu được đầu tư từ các chương trình, dự án của nhà nước. Xã có chiều dài từ

đầu xã đến cuối xã hình chữ Y dài hình thành 7 cụm dân cư, còn gọi là 7 thôn

xóm và chia thành 2 khu Thạch Lâm I, Thạch Lâm II. Xã còn gặp nhiều khó

khăn, thôn xa trung tâm xã là 14 km, có 3 thôn bản nằm ở bên kia sông Bưởi,

nhất là mùa mưa bão đi lại rất khó khăn cho nhân dân khi mùa lũ lụt, xã

Thạch Lâm có 2 dân tộc sinh sống chủ yếu đó là Mường và dân tộc Kinh.

Trong đó:

- Dân tộc Mường chiếm: 94%.

- Dân tộc Kinh chiếm: 6%

Là xã có điểm xuất phát kinh tế thấp, xã đặc biệt khó khăn, người dân

tộc thiểu số chiếm trên 98% dân số, trình độ dân trí còn thấp tỉ lệ lao động đã

qua đào tạo tại các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, Đại học chỉ chiếm

2,5% dân số, đa số người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng

các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Số người trong độ tuổi lao động có

công việc và thu nhập ổn định chiếm tỉ lệ nhỏ, cơ sở hạ tầng yếu kém đặc biệt

là đường giao thông đi lại khó khăn.

Page 14: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

14  

1.4. Khái quát người Mường ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh

Thanh Hóa

1.4.1 Tên gọi, tộc danh

Ở xã Thạch Thành, người Mường có tên tự gọi là Mol (hoặc Mon, Mual)

Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, họ đã có tộc danh như ngày nay.

Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng danh từ này làm

tên gọi cho dân tộc mình. Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi), Mường là

từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm nhiều làng. Mỗi

vùng được đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang, người đứng đầu một dòng

họ lớn ở khu vực đó.

Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh

đã sử dụng từ Mường để gọi dân tộc này. Cho đến tận bây giờ, người Mường

ở đây vẫn từ gọi mình là “mon”, “mual”. Mặc dù những từ này có biến âm hơi

khác ở mỗi vùng, mỗi địa phương nhưng đều quan niệm giống nhau về mặt

nghĩa. Tất cả những từ mà người Mường dùng để chỉ dân tộc mình có nghĩa là

người. Vì lẽ đó mà người Mường thường tự xưng mình là con Mol: con

người. Còn từ “Mường” vốn là từ “mương” người Mường dùng để chỉ nơi cư

trú chứ không liên quan gì đến tộc danh ngày nay của mình. Mặc dù vậy cùng

sự biến động của lịch sử cũng như quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá với các

dân tộc anh em khác cho đến nay “Mường” đã được người Mường chấp nhận

và coi đó là tộc danh của mình, và hiển nhiên, họ tự nhận mình là người

Mường như ngày nay. Do đó, Mường đã trở thành tên gọi chính thức và duy

nhất của tộc người này để phân biệt với các dân tộc khác. Tộc danh Mường đã

được các tổ chức, thể chế, các nhà nghiên cứu và nhân dân dùng khi tìm hiểu,

nghiên cứu gọi dân tộc này: Người Mường.

Page 15: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

15  

1.4.2 Nguồn gốc

Người Mường Thạch Lâm, cũng như trên địa bàn toàn huyện đã định cư

ở đây từ rất lâu. Đây là cư dân Mường gốc rất gần với vùng Mường Bá

Thước. Truyền thuyết về sự ra đời người Mường đến nay vẫn được lưu giữ

trong tiềm thức của những vị cao tuổi, và được ghi nhớ trong những áng mo:

“Thuở xưa, khi con người chưa xuất hiện, trời làm hạn hán, cây cối khô

mà chết, rồi trời lại mưa. Một trận mưa to chưa từng thấy. Nước chảy thành

suối thành sông. Đất lở bồi thành đồng bằng. Đá lăn chất đầy thành gò thành

đống, thành đồi thành núi. Từ dưới đất mọc lên một cây si. Cây si lớn như

thổi trở thành to lớn, cành lá che kín cả bầu trời. Cây si bị sâu đục ăn làm cho

gãy cành rụng lá. Từ gốc cây si đẻ ra một đôi chim. Chim Ây là đực, Cái ứa là

cái. Đôi chim rủ nhau bay lên cành cây si làm tổ, cành si gãy. Chim bay lên

cây đa làm tổ. Cây đa đổ. Chim Ây và Cái Ứa lại rủ nhau bay lên núi đá lấy

cỏ làm thành tổ Hang Hao. Cái Ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng. Trứng chim nở

ra thành muôn loài muôn vật. Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra con người.

Đó là người Mường và người Kinh.”

Kể về lịch sử cư trú của người Mường nơi đây, nhiều cụ già kể lại rằng

trong lịch sử xảy ra nhiều cơn đói khủng khiếp, mất mùa họ không có cái ăn.

Buộc những cộng đồng này đi nhiều nơi để kiếm cái ăn, mảnh đất Thạch

Thành là nơi họ dừng chân, họ không di cư ồ ạt mà từng dòng họ. Dòng họ

nào đến trước, có số lượng đông đảo thì cử người cai quản các bản Mường

gọi là Lang. Một đợt di cư khác là những năm kháng chiến, chiến tranh tàn

phá và sự truy đuổi của giặc buộc họ phải tìm nơi an cư mới. Và dần dần có

sự ổn định như ngày hôm nay. Bao thế hệ Mường đã sinh sống, lao động trên

mảnh đất này, dần dần họ đã tạo được bản sắc riêng cho mình. Trở thành một

vùng Mường đặc sắc.

Page 16: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

16  

1.4.3.Ngôn ngữ

Người Mường không có chữ viết, chỉ có tiếng Mường. Tiếng Mường

thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á) rất gần với tiếng Việt,

có thể nói một cách khái quát như sau:

- Những từ không dấu trong tiếng Việt thì giữ nguyên là thành tiếng

mường như: Con, con chim, con voi, ăn, cho, tiêu pha = tiêu pha...một số từ

khác phụ âm đầu: tay = thay, đi = ti, đi, con dê = con tê...

- Những từ có dấu hỏi trong tiếng Việt cũng giữ nguyên: của cải = của

cải, đểu = đểu, giả = giả.

- Những từ có dấu ngã thì chuyển thành dấu hỏi như: đã = đả, những =

nhửng.

- Những từ có dấu nặng thì chuyển thành dấu sắc: nặng = nắng, tận =

tấn

- Những từ mà có âm "ặc, ịt, ặc, ục" thì giữ nguyên không chuyển dấu:

đông đặc = đông đặc.

- Những từ có dấu huyền thì chuyển thành dấu sắc và ngược lại dấu

sắc thì thành dấu huyền.

1.4.4. Đặc điểm kinh tế

Như bao cộng đồng khác cư trú trên địa hình đồi núi thấp của tỉnh

Thanh Hóa. Hoạt động kinh tế của đồng bào bị giới hạn, bị chi phối mạnh mẽ

bới các yếu tố tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu. Hoạt động kinh tế

của đồng bào chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và hái lượm.

- Trồng trọt:

Hình thái kinh tế này rất phổ biến, những cây trồng chủ yếu bao gồm:

lúa nương, khoai, sắn, đậu tương, mía, ở một số khoảng đất trống trên đồi

đồng bào trồng thêm cây sả, ớt.

Page 17: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

17  

Lúa nương được trồng trên địa hình bằng phẳng hiếm hoi, một năm đồng

bào gieo trồng được hai vụ. Với phương thức canh tác thu công là chính, sử

dụng cày, bừa, cuốc, một vài dụng cụ diệt cỏ thủ công, sức kéo trâu bò được

tận dụng chứ ít dùng máy móc. Cây lúa chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trong

gia đình là chính.

Nghề nông trồng lúa nước được tiến hành ở những nơi có địa bàn bằng

phẳng gần sông, ngòi. Đó là những mảng đồng bằng thung lũng hay những

doi đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven các đồi gò thấp. Người Mường rất

coi trọng cây lúa nếp, vì trong cuộc sống, bữa ăn truyền thống thì cơm nếp là

nguồn lương thực chủ đạo. Bên cạnh đó, người Mường còn trồng cả lúa tẻ và

ngày càng phổ biến giống lúa này cho năng suất cao. Ngoài những thửa ruộng

nước ở đồng bằng, người Mường đa phần làm ruộng bậc thang tận dụng đất ở

sườn, chân đồi gò. Loại ruộng này thường hẹp về chiều rộng nhưng lại dài

như những cánh cung vòng quanh các đồi gò. Do ruộng bậc thang làm ở trên

cao, nguồn nước tưới tiêu khó khăn nên người Mường biết đào mương bắc

máng, làm guồng xe nước lợi dụng dòng chảy của các con sông, suối, ngòi để

đưa nước lên cao, cung cấp cho những thửa ruộng dài ngoằn nghèo.

Công cụ làm đất phổ biến là chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn, nhỏ có

răng bằng gỗ hoặc tre. Lúa chín dùng hái gặt bó thành cum gùi về nhà phơi

khô xếp để trên gác, khi cần dùng, lấy từng cum bỏ vào máng gỗ, dùng chân

chà lấy hạt rồi đem giã. Trong canh tác ruộng nước, người Mường có nhiều

kinh nghiệm làm thuỷ lợi nhỏ.

Bên cạnh những thửa ruộng nước, người Mường còn đốt nương làm rẫy

với hình thức lao động kiểu chọc lỗ tra hạt. Người Mường có kinh nghiệm

quý trong việc chọn đất làm nương rẫy. Họ chọn những mảng rừng có giang,

nứa mọc dày, trồng mùn màu mỡ hay những vạt đất đen ven đồi núi. Khi chọn

đất, người Mường thường chặt một cây nứa hoặc cây gỗ vát nhọn đâm xuống

Page 18: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

18  

đất. Nếu đâm được sâu thì điều đó chứng tỏ tầng mùn dày. Một kinh nghiệm

nữa là xem đất màu gì, nếu đất dính vo trên tay thấy mềm dẻo, bóng như pha

mỡ là đất tốt. Chọn được mảng rừng đồi ưng ý, người Mường tiến hành chặt

khoanh vùng để phân giới không cho người khác lấy mất. Người Mường đốt

mảng rừng này để lấy mùn và tiện lợi cho việc dọn nương. Công việc gieo

trồng tiến hành vào khoảng tháng 3- tháng 4 khi bắt đầu xuất hiện những cơn

mưa đầu tiên.

Trên địa bàn huyện nói chung, cây mía là cây trồng quan trọng. Thổ

nhưỡng ở đây rất phù hợp cho sự sinh trưởng của cây mía. Mía trồng được 2-

3 vụ trong năm, sau đó được chủ thu mua cung cấp cho nhà mía đường là

chính. Đây cũng là một trong những nguồn thu nhập chính của của đồng bào.

- Chăn nuôi

Nguồn thực phẩm từ trồng trọt được đồng bào tận dụng cho chăn nuôi.

Phổ biến nhất là một số giống vật nuôi như: gà, vịt, ngan, cá, dê và đại gia súc

khác như trâu bò. Một số gia đình tổ chức được mô hình chăn nuôi trang trại

quy mô hộ gia đình.

Hoạt động chăn nuôi nhằm mục đích chính là cung cấp thực phẩm và lấy

sức kéo. Gà, vịt, ngan, cá cung cấp nguồn thực phẩm đáng kể cho người dân

nơi đây, tuy nhiên chủ yếu là phục vụ cho gia đình. Trâu bò được sử dụng vào

sản xuất nông nghiệp như lấy sức kéo, địa hình đồi núi phù hợp với sử dụng

sức kéo trâu bò hơn là sử dụng máy móc công nghiệp.

Hoạt động săn bắn và hái lượm là hoạt động kinh tế phụ gắn bó với cuộc

sống thường ngày của người Mường. Nguồn rau rừng như rau tầu bay, rau

rớn, rau vi, đắng cảy, măng giang, măng nứa… được khai thác một cách hợp

lý.

Các cây củ cho bột như củ nâu, củ mài, củ vớn … chỉ được người

Mường khai thác và những năm đói kém, mất mùa. Việc thu hái rau rừng

Page 19: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

19  

thường được thực hiện cùng với các công việc khác như lấy củi, đi nương rẫy

hoặc lấy rau lợn… Họ tranh thủ làm việc này sau khi đã hoàn tất các công

việc khác mà theo họ là quan trọng hơn. Hoạt động săn bắn chim thú, bổ sung

cho bữa ăn là công việc thường xuyên và là đặc quyền của người đàn ông

Mường. Ngoài ra, săn bắn còn xuất phát từ nhu cầu của việc bảo vệ nương rẫy

khỏi sự phá hoại của chim thú cũng như việc mất mát các con vật nuôi. Trong

gia đình người Mường, người đàn ông thường có những chiếc nỏ súng cho

riêng mình. Họ rất tự hào và chăm sóc chu đáo cho dụng cụ mà họ cho rằng

thể hiện nam tính cũng như vai trò của mình trong gia đình. Con trai Mường

ngay từ nhỏ đã được ông, cha cho theo trong mỗi lần đi săn, làm bẫy thú nên

khi lớn lên rất thạo việc săn bắn. Người Mường biết làm nhiều loại bẫy thú

với những kiểu dáng khác nhau để bẫy những con thú lớn, thú nhỏ và chim.

Trong các loại bẫy của người Mường, thông dụng nhất là bẫy đâm, bẫy lao và

bẫy sập. Loại bẫy này dùng để bẫy các con thú lớn như hươu, nai, gấu hoặc

lợn rừng. Còn các loại bẫy nhỏ như “ngọ đánh”, “ngọ cắp”, “ngọ rô” dùng để

bắt các con thú nhỏ như gà rừng, chim, sóc… được đặt quanh nương rẫy để

bảo vệ hoa màu. Đặc biệt, những sản phẩm người Mường thu từ rừng không

chỉ đủ dùng trong gia đình mà còn được dùng để trao đổi với các lái buôn từ

miền xuôi như măng, mộc nhĩ, nấm, trầm hương, sa nhân, cánh kiến, các loại

gỗ quý như đinh, lim, táu, lát... và các loại dược liệu quý như đẳng sâm, khúc

khắc, hoài sơn.

Hoạt động kinh tế săn bắt, hái lượm chỉ đóng vai trò phụ. Nguồn cung

cấp chủ yếu là từ rừng. Địa bàn xã Thạch Lâm gần với khu vực rừng Cúc

Phương, đây là khu vực có thảm thực vật phong phú, sinh vật đa dạng, đây là

nguồn cung cấp cho hoạt động kinh tế này. Đồng bào thường chỉ đi hái một số

loại rau rừng về chế biến món ăn, săn bắt trên rừng không còn phổ biến như

trước.

Page 20: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

20  

- Nghề thủ công truyền thống

Ở xã Thạch Lâm, người Mường đặc biệt khéo tay trong việc đan lát các

vật dụng dùng trong gia đình từ nguyên liệu là tre, nứa và giang, mây như

đan vỏ dao dùng để đi rừng, rổ, rá, thúng, nia, mâm, ớp, giỏ… Trong các nghề

thủ công truyền thống của người Mường đầu tiên phải kể đến là nghề dệt vải.

Trong mỗi gia đình Mường đều có các khung cửi dùng để dệt vải bông, vải

lanh để phục vụ may mặc cho các thành viên. Công việc trồng bông và dệt vải

chủ yếu do nữ giới đảm nhận. Tuy nhiên, nghề dệt vải ở người Mường chưa

mang nhiều yếu tố hàng hoá. Họ chủ yếu sản xuất lúc nông nhàn mà chưa

dành thời gian đáng kể cho nó. Nguyên liệu dùng để dệt vải ngoài bông, lanh

còn có tơ tằm. Nghề trồng dâu, sắn nuôi tằm tương đối phổ biến trong mỗi gia

đình. Bên cạnh đó, nghề mộc cũng tương đối phát triển. Hầu như ở bản làng

nào của người Mường đều có đội mộc riêng của mình để phục vụ trong xây

dựng nhà cửa, đình miếu hoặc làm hậu sự cho lễ tang… Đàn ông Mường rất

khéo tay trong nghề này. Họ làm ra những sản phẩm tương đối độc đáo như

bao dao, làm cung, nỏ, đồ thổi xôi từ gỗ và các vật dụng khác phục vụ cho

cuộc sống.

- Hoạt động trao đổi hàng hóa

Hoạt động này tập trung ở trung tâm của xã. Nơi đồng bào trao đổi

nguồn thực phẩm tự mình trồng được, đôi khi là măng rừng, mộc nhĩ, nấm

hương, hay một số sản phẩm chăn nuôi khác.

Hoạt động buôn bán ngày càng len lỏi vào tận các bản mường xa, từng

bước tạo nên mối quan hệ giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người Mường,

người Kinh và các dân tộc khác, góp phần vào giao lưu văn hoá - kinh tế giữa

các tộc người gần gũi nhau.

Page 21: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

21  

1.4.5 Đặc trưng văn hóa

1.4.5.1 Tổ chức cộng đồng

Trước kia, ở Thạch Lâm tồn tại chế độ Lang đạo. Lang đạo là người cai

quản bản Mường về tất cả mọi mặt. Lang đạo là người của một dòng họ lớn,

được cử ra để cai quản bản Mường. Giúp việc cho Lang là các Ậu, đây là lớp

tay sai của Lang. Dưới cùng của xã hội là những người lao động bình thường

được gọi là Nọong, họ không có quyền hành gì trong xã hội, họ lao động trên

mảnh đất của Lang, do Lang cấp và cai quản. Tuy nhiên nó chỉ tồn tại trong

xã hội cổ truyền.

Hiện nay, Người Mường được sống bình đẳng với mọi người trong xã

hội. Đứng đầu bản là trưởng bản, người phụ trách quản lí các mặt hoạt động

của bà con trong bản. Dưới sự quản lí của chính quyền xã. Mọi người sinh

sống và lao động trên nguyên tắc tự do, dân chủ.

1.4.5.2. Quan hệ xã hội

Người Mường có các mối quan hệ xã hội khác nhau, trong đó nổi bật

nhất là quan hệ làng xóm, và dòng họ. Trong cuộc sống hàng ngày, làng xóm

giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, chia sẻ tình cảm đùm bọc lẫn nhau.

Thiết chế dòng họ vẫn thể hiện khá rõ rệt, và chi phối mạnh mẽ đến từng cá

nhân.

Người Mường theo chế độ phụ hệ, con cái đều lấy họ cha. Quyền con

trai trưởng được xem trọng, con trai được thừa kế tài sản.

1.4.5.3. Tín ngưỡng

Người Mường ở Thạch Lâm cũng như nhiều dân tộc anh em khác trong

cộng đồng các dân tộc Viêt Nam có tín ngưỡng thờ tổ tiên. Đối tượng thờ là

người thân trong gia đình đã mất kể cả nhiều đời trước. Họ lập ra bàn thờ

trong nhà, trên đó để di ảnh hoặc bài vị của người đã khuất bên cạnh bát

hương. Tổ chức cúng cho người đã mất vào ngày mất của họ hằng năm gọi là

Page 22: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

22  

làm giỗ. Ngoài ra còn thắp hương vào những dịp như ngày đầu tháng, ngày

rằm, lễ tết.

Tín ngưỡng thờ tổ tiên thể hiện lòng thành kính, sự tưởng nhớ của những

người còn sống với người đã khuất. Đặc biệt đối với người Mường nói chung

và trên địa bàn xã Thạch Lâm nói riêng họ quan niệm rằng người đã chết chỉ

là chấm dứt cuộc sống trên trần thế tức là mường người. Trong tâm thức của

người Mường, họ cho rằng: luôn tồn tại ba mường là mường trời là nơi của

thần linh, mương người hay mường giữa là nơi con người sinh sống, còn

mường đất là nơi trú ngụ của những linh hồn đã khuất, ở đó họ vẫn tiếp tục

cuộc sống. Từ quan niệm này mới có chuyện, những người mắc bệnh mà chết

được đồng bào chữa bệnh cho trước khi đem đi chôn. Họ mời thầy cúng đến

làm lễ, thực hiện một vài nghi thức và họ yên tâm rằng người chết đã hết

bệnh, không mang bệnh tật về cuộc sống bên kia, và họ có thể khỏe mạnh mà

sống ở mường đất.

Qua đây thấy được tinh thần nhân đạo sâu sắc của đồng bào. Muốn cho

người thân của họ có được cuộc sống bên kia khỏe mạnh.

Người Mường ở đây theo tín ngưỡng đa thần. Đồng bào qua niệm rằng

tất cả mọi vật đều có linh hồn, cho đến những thứ tưởng như vô tri vô giác

như hòn đá. Từ quan niệm đó hệ thống ma này có ma nhà, ma cây, ma đá,

ngoài ra còn có thần sông, thần suối, thần núi, thần thổ địa. Khi tiến hành bất

kì công việc gì có thể đụng chạm đến các thần, các ma đều phải sửa lễ mà xin

phép. Lễ vật thường rất đơn giản, là những thứ mà chủ nhà tự sản xuất, phổ

biến như chai rượu trắng, xôi nếp, gà luộc, hay thịt lợn.

Sở dĩ đồng bào coi trọng thần thổ địa, thần sông suối, thần núi là vì

những vị thần này gắn liền và liên quan mật thiết với cuội sống của đông bào.

Họ thường cúng xin thổ địa khi cần dùng đất hoặc khởi công làm công trình

nào đó trong gia đình mà phổ biến nhất là nhà sàn. Đồi núi, sông suối thì rất

Page 23: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

23  

gần gũi với cuộc sống của đồng bào, liên quan đến canh tác nông nghiệp. Họ

cầu cho mưa thuận gió hòa, cho mọi việc suôn sẻ để yên tâm lao động, sản

xuất.

Cũng vì xuất phát từ quan niệm rừng núi, cây cối, dòng sông, suối cũng

có linh hồn, do thần linh hoặc ma quỷ cai quản. Cho nên, họ tránh làm nương

rẫy ở những vạt rừng, cây cổ thụ coi là linh thiêng - nơi ngự trị của thần rừng,

thần cây mặc cho đất đai ở đó có màu mỡ tơi xốp đến đâu. Từ quan niệm đó

mà trong lao động sản xuất của người Mường nói chung, người Mường nói

riêng có nhiều tục lệ lễ nghi nông nghiệp như tục rước vía lúa, lễ cầu mùa, lễ

mừng cơm mới cho đến tục đóng cửa rừng và mở cửa rừng, kèm theo lệ cấm

kiêng kị mang tính chất siêu nhiên linh thiêng.

1.4.5.4. Ẩm thực

Người Mường sinh sống trên địa bàn xã Thạch Lâm từ lâu đời. Quá trình

lao động sản xuất họ đã tìm ra và chế biến rất nhiều món ăn, đồ uống rất đặc

trưng, lâu dần đã định hình được ẩm thực Mường rất khác với các cộng đồng

dân cư khác.

Nhìn chung ẩm thực Mường đều có nguyên liệu tự nhiên, những thứ mà

đồng bào tự trồng được, tự nuôi được hoặc có thể có sẵn trong tự nhiên. Cơm

đồ là món ăn phổ biến của người Mường nơi đây, chủ yếu là cơm nếp với

cách nấu rất khác, Lợi dụng sự bốc hơi của hơi nóng trong quá trình đun nấu,

xôi đồ chín một cách tự nhiên, có vị rất thơm, hạt cơm chắc, không bị bung

nở nhiều. Ở đây người Mường rất chuộng các vị đắng, ngọt, cay. Những vị

này không phải họ đưa vào món ăn mà là những vị rất tự nhiên. Nổi tiếng như

măng đắng, lá đắng, vị cay của ớt. Vị chua cũng là vị rất phổ biến. Đồng bào

tạo ra nhiều món ăn như: cà muối, của hành muối, rau cải muối, măng chua.

Đây là những món ăn bình dân, rất dễ chế biến nên hầu như gia đình nào cũng

có. Rượu cần người Mường rất nổi tiếng, nguyên liệu chính là hạt nếp cẩm và

Page 24: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

24  

nước suối, nước suối tốt thì rược càng ngon. Rượu cần thường uống đông

người, và được dùng trong những buổi sinh hoạt cộng đồng, tiêu biểu như hội

làng. Đồ hút chủ yếu là thuốc lào, được chế biến từ lá cây thuốc lào. Lá thuốc

được hái xuống, thái thành sợi thật nhỏ, đem phơi đến mức nào đó, sẽ đem

vào sử dụng.

Một điểm rất riêng là dù cúng hay ăn uống bình thường, đồng bào

thường có thói quen bày biện lễ vật đồ cúng lên lá chuối, cây chuối có nhiều

trong không gian sống của người Mường.

Ẩm thực người Mường xã Thạch Lâm thể hiện nét độc đáo trong việc

khai thác tự nhiên của đồng bào, những văn hóa đặc sắc này vẫn còn được lưu

giữ trong nét sinh hoạt văn hóa hằng ngày của đồng bào.

1.4.5.5. Cư trú

Nơi cư trú của người Mường nơi đây phụ thuộc nhiều vào địa hình, tuy

nhiên họ thường ưu tiên lựa chọn những địa hình bằng phẳng. Nơi cư trú của

đồng bào thường gần nương rẫy, gần nguồn nước tiện cho sinh hoạt và sản

xuất. Mỗi gia đình thường sinh sống trên một khoảng đất rộng, chứ truyền

thống người Mường không sống theo hàng lối. Ngoài khoảng đất làm nhà còn

có khoảng đất trống để trồng rau và một vài loại cây ăn quả.

Người Mường Thạch Lâm cũng như người Mường ở nhiều địa phương

khác đều sinh sống trên nhà sàn. Đây là không gian sinh hoạt của cả gia đình.

1.4.5.6. Sinh đẻ

Khi người vợ sắp sinh con, người chồng phải chuẩn bị nhiều củi, làm

một bếp riêng ở gian trong và quây phên nứa thành một buồng kín cho vợ đẻ.

Khi vợ chuyển dạ đẻ, người chồng đi báo tin cho mẹ vợ và chị em họ hàng

nội ngoại biết để đến nhà cùng nhau chờ đợi. Bà đỡ cắt rốn cho đứa trẻ bằng

dao nứa lấy từ đầu chiếc rui trên mái nhà. Nếu là con trai thì dùng dao nứa

mái nhà trước, nếu là con gái thì dùng dao nứa mái nhà sau. Cuống rốn của

Page 25: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

25  

các con trong gia đình được đựng chung trong một ống nứa, họ tin rằng làm

như thế lớn lên anh em sẽ thương yêu nhau.

Ngày sinh con, gia đình tổ chức ăn mừng, mời thầy mo cùng trừ mọi

điều xấu hại đến mẹ con. Ðẻ được ba đến bảy ngày thường có nhiều anh em,

bà con đến thăm hỏi tặng quà. Bà ngoại mừng cháu bao giờ cũng có vài

vuông vải tự dệt, gia đình khá giả mừng thêm chiếc vòng bạc đeo cổ, anh em

thân thích thì mừng gạo, mừng tiền.

Người đẻ thường ăn cơm nếp cẩm với lá tắc chiềng (loại lá thuốc chống

được bệnh sài), uống nước nấu với các loại lá cây thuốc và trong thời gian cữ

(bảy đến mười ngày) nhất là ba ngày đầu luôn luôn phải sưởi bên bếp lửa. Trẻ

sơ sinh nếu là trai thì được âu yếm gọi là lọ mạ (thóc giống), nếu là gái thì lại

trìu mến gọi là cách tắc (rau cỏ). Thường thì trẻ khoảng 1 tuổi mới được đặt

tên gọi chính thức.

1.3.5.7. Hôn nhân

Hôn nhân rất được ng ười Mường coi trọng các bước trong hôn nhân

được thực hiện rất công phu, kĩ lưỡng vì đây là việc lớn trong cuộc đời mỗi

người. Cuộc sống hôn nhân được đánh dấu bởi lễ cưới. Các bước đi đến hôn

nhân bao gồm: Th¨m dò, ướm hỏi, chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới.

Các nghi lễ trước khi cưới của người Mường truyền thống ở xã Thạch

Lâm, huyện Thạch Thành:

+ Thăm dò, ướm hỏi gọi là kháo thiếng.

Khi hai người con trai và con gái yêu nhau, khi thấy đẹp lứa vừa đôi nhà

trai nhờ một ông mối hay còn gọi là (ông Mờ) là một người khéo ăn nói được

mọi người quý trọng thay mặt nhà trai sang nhà gái hỏi ý kiến, ông Mờ

thường đi vào buổi tối, lúc này chưa mang theo thứ gì chỉ cần đến đặt vấn đề.

+ Chạm ngõ

Khi đã chọn được ngày lành tháng tốt gia đình nhà chàng trai sẽ chuẩn bị

lễ vật gồm: 12 miếng trầu cau, 2 chai rượu, 12 cái bánh chưng xanh. Bánh

Page 26: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

26  

chưng phải không nhân quan niệm của người Mường xưa ở xã Thạch Lâm

cho rằng con gái còn trong trắng thì nhà chàng trai mang bánh chưng đến

không bao giờ được cho nhân vào bánh .

Nếu nhà trai cho nhân vào bánh thì gia đình nhà gái cho rằng nhà trai

bảo con gái của họ đã có một đời chồng hoặc nhà trai có một ý gì chưa muốn

nói ra và gia đình nhà gái sẽ chẳng bao giờ chọn bánh này. Trường hợp này ít

xảy ra lần này ông Mờ chọn đêm trăng thượng tuần rồi đưa đồ vật đến thưa

chuyện với gia đình nhà cô gái.

Gia đình nhà cô gái dù ưng hay không họ cũng không trả lời ngay. Họ

làm bữa cơm tiếp chuyện ông Mờ câu chuyện xong xuôi ông Mờ xin phép gia

đình cô gái ra về. Theo quan niệm của người Mường xưa ở xã Thạch Lâm

huyện Thạch Thành nếu nhà gái không trả lại túi quà thì coi như nhà cô gái đã

đồng ý và sẽ gặp ông Mờ và báo cho ông Mờ và báo cho gia đình nhà chàng

trai. Gia đình nhà chàng trai sẽ phải chuẩn bị một gánh cơm xôi khoảng 10 kg

và một đôi gà, ông Mờ cùng với 2 hay 3 người họ nhà trai mang đến gia đình

nhà gái họ ăn uống nói chuyện và gia đình hai bên đã được phép gọi là dâu rể

cũng từ nay gia đình nào có việc thì dâu rể được phép đến giúp. Nhưng đặc

biệt theo quan niệm của người Mường xưa ở xã Thạch Lâm huyện Thạch

Thành dù xa hay gần dâu rể không được phép ngủ lại.

Sau lễ này khoảng 1 tháng gia đình nhà chàng trai sẽ lại cho ông Mờ

cùng 2 thành viên bên nhà trai mang sang nhà gái 1 gánh cơm, 1 đôi gà để

ông Mờ cùng gia đình nhà cô gái ăn uống và hẹn ngày ăn hỏi.

+ Lễ ăn hỏi

Sau khi đã hẹn được ngày ăn hỏi thì ông Mờ về báo cho gia đình nhà

chàng trai lần này gia đình nhà chàng trai sẽ phải chuẩn bị lễ vật khá vất vả.

Lễ này gần như là lễ cưới phải thịt lợn và mời đông đủ anh em đến dự và diễn

ra trong hai ngày một ngày chuẩn bị và một ngày làm lễ chính thức. Đồ vật

Page 27: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

27  

mà nhà trai phải mang sang nhà gái gồm: 100 lá trầu, 1 buồng cau, 1 gói chè

xanh, 24 bánh chưng không nhân, 20 chai rượu, 2 thúng gạo tẻ, 2 thúng gạo

nếp và một con lợn khoảng 40 – 50kg. Đại diện cho nhà trai bao gồm đầy đủ

các thành phần vai vế trong họ và một số thanh niên mang đồ vật cùng chú rể.

Dẫn đầu đoàn khách nhà trai là ông Mờ khách nhà trai đến nơi thì đại diện

cho họ nhà gái là ông Cậu là em của mẹ cô dâu cùng một số thanh niên ra ngõ

để đón khách và mời đoàn khách nhà trai vào nhà.

Ông Cậu đứng dậy cúng trình tổ tiên để từ nay trong nhà đã có con rể,

con rể được trở thành con cháu trong nhà, trong họ con gái nhà mình đã có

chồng và đã là con nhà người khác. Chú rể đến gần ông Cậu quỳ xuống

hướng mặt lên bàn thờ lạy rồi lại quay vào bếp tiếp tục làm việc. Tương tự

như vậy cô dâu cũng được ông Cậu giới thiệu cho đoàn khách nhà trai được

biết.

Sau đó là bữa tiệc, đám thanh niên hai họ lại hát, mời trầu, mời rượu họ

hát đối đáp bên nào không đối đáp được thì sẽ bị phạt rượu bữa tiệc diễn ra rất

vui vẻ. Tiệc xong ông Mờ xin phép ông Cậu và gia đình nhà cô gái cho phép

cô dâu được về nhà chồng “cho biết cửa biết nhà”. Đi cùng với cô dâu có ông

Cậu và một số thanh niên và bạn bè của cô dâu. Sang đến nhà chàng trai đám

thanh niên lại hát hò tương tự như bên nhà gái.

Tiệc xong ông Cậu xin phép gia đình nhà trai và đám thanh niên họ vẫn

hát đối đáp nhau cho đến khi họ không nghe thấy tiếng của nhau nữa còn cô

dâu phải ở lại phục vụ bao giờ xong chú rể mới đưa về.

Lễ ăn hỏi thường tổ chức vào mùa xuân vì theo quan niệm mùa xuân mát

mẻ. Thời gian từ lúc ăn hỏi đến khi cưới là ba năm cũng có khi là lâu hơn vì

có khi gia đình chưa có điều kiện cho cô gái đi làm dâu hay cho rằng con còn

non dại.

Page 28: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

28  

Sau khi lễ ăn hỏi xong vào ngày 5 tháng 5, ông Mờ dẫn chú rể đến nhà

cô dâu. Lần này gọi là “mang phần dâu” lễ vật mang theo gồm: 2 kg đường,

hai chai rượu, một đôi gà luộc, một chõ xôi (hoông). Tiếp ông Mờ và chú rể

lần này là bố mẹ cô dâu, lần này không cần ông Cậu.

Khi thu hoạch lúa mùa xong nhà trai lại phải sắm đồ vật để làm cơm

mới. Lần này chú rể không đi mà đi cùng ông Mờ là bốn người thanh niên

khiêng đồ đồ vật mang đi gồm: 1 thúng sôi, 2 đôi gà, 4 chai rượu, một gói chè

xanh lễ này không định ngày chỉ khi nào nhà trai thu hoạch lúa mùa xong cho

chú rể báo với gia đình nhà gái chuẩn bị. Bố mẹ cô gái mời ông Cậu đến tiếp

chuyện ông Mờ, đến lễ cơm mới lần thứ ba thì gia đình nhà chàng trai trao

đổi với ông Mờ xin cưới luôn. Nếu gia đình nhà cô gái đã chuẩn bị được cho

con gái đi làm dâu thì báo lại với ông Cậu, ông Cậu và ông Mờ định ngày cụ

thể để ông Mờ về cho nhà trai biết. Người Mường truyền thống ở xã Thạch

Lâm huyện Thạch Thành có tục thách cưới đây cũng là dịp để ông Cậu thay

mặt cho gia đình nhà gái để đưa ra thách cưới họ thường thách 1 con trâu đực

tiền và một số đồ xanh cồng. Gia đình nhà gái càng giàu thì họ thường thách

cao qua đó thể hiện sự phân biệt sự mua bán trong đám cưới. Nhưng từ những

năm thập niên 90 thì họ thường thách 200 lá trầu, 2 buồng cau, 2 gói chè

xanh, 3 thúng gạo tẻ, 3 thúng gạo nếp, 40 chai rượu, một con lợn khoảng 80

kg thấy gia đình nhà gái thách toàn số chẵn như vậy thì nhà trai không cần

phải xin giảm nữa, nếu thấy họ thách toàn số lẻ thì vào một ngày nào đó ông

mờ có thể đến nhà gái xin giảm bớt xuống còn số chẵn vì theo quan niệm của

người Mường xưa cho rằng số chẵn là số may mắn cho nên những dịp vui

thường ít mang đi, mang đến số lẻ chỉ trừ vài trường hợp ngoại lệ.

Trong thời gian thử thách năm nào cũng vậy cứ đến tết là gia đình nhà

chàng trai phải chuẩn bị: 2 đôi gà, 4 chai rượu, 1 thúng xôi để ông Mờ và chú

rể và đám thanh niên khiêng lễ vật đi những lần ấy gọi là “rể năm mới”. Sau

Page 29: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

29  

khi hết thời gian thử thách gia đình nhà gái thấy con mình đã đủ lớn để có thể

lo toan được công việc gia đình thi họ cho phép nhà trai tổ chức lễ cưới.

- Các nghi lễ trong ngày cưới truyền thống của người Mường ở xã Thạch

Lâm huyện Thạch Thành.

+ Lễ cưới

Sau nhiều lễ nghi phức tạp và cuối cùng lễ đón dâu được tiến hành. Đây

là lễ cưới, lễ cưới được tổ chức to nhất, trịnh trọng nhất. Thường được diễn ra

4 ngày và thường tổ chức ở hai nhà nhà chủ và mượn thêm một nhà hàng xóm

để tiếp khách. Trong khoảng thời gian dài như vậy cho nên chi phí rất tốn

kém. Phần lớn chi phí do nhà trai chu tất hết do đó số đồ vật mang đến nhà

gái có chênh lệch phải là số hơn chứ không được là số kém, ở nhà trai ngày

đầu tiên là ngày chuẩn bị. Ngày này chỉ mời vài người đứng đầu, trong dòng

họ. Ông Mờ và các thành phần giúp việc phải đến đầy đủ các lễ vật mang đi

nhà gái trong ngày hôm nay phải sắm chu tất, có một người được cử ra đứng

ra kiểm tra xem đồ vật mang đi còn thiếu những gì, người này phải kiểm tra

hai lần. Lần đầu là sau khi sắm xong, và lần thứ hai là trước khi mang đi. Nhà

bếp và các trai viếng mái viếng phải kiểm tra danh sách khách mời xem có

bao nhiêu khách và phải chuẩn bị bao nhiêu mâm. Trong những ngày diễn ra

đám cưới người Mường truyền thống ở xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành thì

bắt đầu từ ngày thứ hai mỗi ngày phải thịt một con lợn, vì tục cưới truyền

thống của người Mường trong đám cưới mỗi lần cúng đặt lên bàn thờ tổ tiên

một cái thủ lợn. Do vậy mà ở nhà gái đồ vật nhà gái đồ vật nhà trai mang đến

ngày hôm trước nhưng cũng phải đến ngày chính thức tổ chức đám cưới ( tức

là ngày đón dâu) mới được làm thị con lợn do nhà trai mang đến. Ông Cậu

cũng trình tổ tiên đây là cỗ của con rể.

Ngày thứ hai những lễ vật mang đã được thỏa thuận được ông mờ dẫn

đoàn thanh niên khiêng đi, trên đường khiêng đồ đạc đến nhà gái kiểu gì hai

Page 30: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

30  

thanh niên khiêng lợn cũng phải đánh vào con lợn kêu thật to để làm tín hiệu.

Nghe lợn kêu cũng như đã sắp xếp trước ông Cậu cùng đám thanh niên họ gái

ra ngõ để đón mời đoàn khách vào nhà vào trong nhà đồ vật được xếp ở gian

bàn thờ tổ tiên (con lợn thì được để dưới gầm sàn nhà). Ông Mờ có nhiệm vụ

giao còn ông Cậu có nhiệm vụ nhận trong khi nhận ông Cậu thấy thiếu gì thì

nói ngay, mặc dù không về lấy nhưng đó là lời cảnh tỉnh người kiểm tra

không chu đáo. Nhận xong ông Cậu sẽ tự tay thắp ba nén hương lên bàn thờ

tổ tiên để báo với tổ tiên là đã nhận đủ ngày này không tổ chức ăn cơm mà chỉ

ăn trầu, uống rượu. Nhiệm vụ xong xuôi ông Mờ xin phép ra về hôm ấy nhà

trai đã phải thịt lợn và mời đông đủ anh em đến dự. Ông Mờ lại tiếp tục

nhiệm vụ cúng trình tổ tiên bắt đầu từ bây giờ trên bàn thờ tổ tiên lúc nào

cũng phải thắp hương và thắp cho đến lúc ông Mờ cúng tiễn đưa tổ tiên thì lúc

đó mới thôi. Cũng từ bây giờ các cụ, các bà và thanh niên đến dự họ tập trung

để hát đối đáp, “hát thường rang bọ mẹng”, hát “lời thương” có khi thâu đêm

đến sáng.

Ngày thứ ba là ngày cưới chính thức buổi sáng anh em họ hàng tập trung

đầy đủ. Tròn tục cưới hỏi truyền thống ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành

có tục ông Mờ đứng ra để cử thành phần đi đón dâu người đi đón dâu nhà trai

phải chuẩn bị quả hộp (quả hộp làm bằng gỗ tròn sơn son thiếp vàng) đoàn đi

đón dâu khoảng 40 người và nhất thiết phải có một người trưởng họ bên nội

và một người trưởng họ bên ngoại của chú rể riêng thanh niên chiếm hơn số

nửa người đi đón dâu vì thanh niên phải có trách nhiệm mang hết số đồ dùng

của cô dâu về nhà chồng. Những người được cử phân công nhiệm vụ có hai

người được phân công cầm cồng, trong đám cưới truyền thống của người

Mường ở xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành chỉ dùng một cồng cho hai thanh

niên họ thay nhau đánh. Một thanh niên được cử làm “Piêng” và chọn một

người có đông con cái và bố mẹ còn sống hai người đội hộp quả đi trong hộp

Page 31: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

31  

quả có chục miếng trầu, be rượu, vài chục miếng vải lụa, đôi hoa tai, gương

lược. Khi được phân công ai vào việc ấy thì ông Mờ chọn giờ đẹp để ra cửa

mọi người đều ăn mặc đẹp và sang trọng dẫn đầu đoàn khách là ông Mờ sau

đó là hai người trưởng họ rồi đến người đội quả hộp và thanh niên cầm cồng

cuối cùng là đoàn thanh niên và Mệ Mụ đoàn đi họ nói truyện thỉnh thoảng họ

lại điểm hồi cồng. Khi đến nhà gái ông Cậu và đám thanh niên ra đón và hai

bên họ hát đối đáp nhau sau một hồi thì họ ăn trầu, uống nước và sau đó một

người trưởng họ đứng lên mời nhà trai sang nhà khách ông Mờ cùng chú rể

phù rể ở lại nhà chủ đoàn nhà trai sang nhà khách nhà gái cũng cử một số

người cũng đủ cấp bậc sang nhà khách tiếp chuyện đoàn nhà trai. Mọi người

hát đối đáp mời nước, mời trầu, mời rượu nghe thật vui tai. Sau đó ông Cậu

thay mặt giới thiệu người nào ở cấp bậc nào để chú rể biết đường xưng hô.

Ông Cậu nói xong chú rể quỳ lạy ba lạy lên bàn thờ tổ tiên ông Cậu cúng

trình tổ tiên là có con rể chào, chú rể lại quay lại chắp tay lạy bốn lạy, tục của

người Mường xưa “lạy người lạy ba lạy ma lạy bốn”. Thủ tục của chú rể như

thế là xong tiếp đến là bữa tiệc của hai họ ăn uống mời nhau thật long trọng.

Trong khi mọi người đang ăn uống thì mẹ cô dâu chuẩn bị đồ cô dâu mang đi

gồm: Một đôi mía, một đôi chiếu, một đôi gối tựa, hai đôi gối kê đầu, trên

mười bộ quần áo, một cái rương vuông trên nắp có đề chữ thọ, bốn chăn bông

những thứ này là do cô và mẹ cô tự trồng bông dệt vải làm ra. Bố cô dâu giắt

con trâu ra cột ngay trước nhà đây là con trâu do nhà cô dâu cho cô gái trước

khi di làm dâu sau khi bữa tiệc xong được giờ tốt ông Mờ đứng dậy xin phép

ông Cậu cùng họ hàng nhà gái cho được đón dâu về.

Ông Cậu từ tốn nói:

“Hôm nay là ngày lành tháng tốt

Chúng tôi cho con về nhà chồng

Để cho con có con trai, con gái

Page 32: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

32  

Để cho con làm được cửa được nhà

Còn có lễ có quà

Chúng tôi xin cảm ơn”

Ông Mờ khéo léo đáp lại:

“Năm nay năm sáng, tháng này tháng vui

Ơn họ hàng thường gia đình chúng tôi

Không chê đói không chê khó

Đã gả con cho chúng tôi

Chúng tôi xin cảm ơn.”

Nói xong cồng hai họ lại được đánh dồn dập mẹ cô dâu dắt cô dâu ra bàn

thờ và các thứ đồ của cô dâu cũng được mang ra. Cô dâu quỳ trước bàn thờ

lạy bốn cái, rồi ông Cậu và ông Mờ ngồi đối diện nhau ông Cậu giao đồ cho

ông Mờ đầy đủ. Sau đó các thanh niên lại tiếp tục đánh cồng một hồi báo hiệu

đã đến giờ ra khỏi cửa, thế là tự giác từng đôi thanh niên vào khiêng đồ. Lúc

này họ nhà gái phải chuẩn bị mâm trầu, mâm rượu để tiễn khách gia đình nhà

gái đưa dâu khoảng 30 người và cũng đủ các vai vế và ông Cậu làm trưởng

đoàn đoàn khách nhà trai ra đến ngõ lại được mời rượu, mời trầu và họ lại hát

đối đáp nhau bà Mệ Mụ phải thúc dục họ thì họ mới chịu đi. Đến ngõ nhà trai

cồng của hai họ lại được đánh dồn dập sau đó cô dâu và Piêng đi thẳng lên

buồng, còn hai họ lại cùng ăn trầu, uống nước sau đó một người bên nội của

chú rể đứng dậy thay mặt nhà trai mời họ nhà gái sang nhà khách lên nhà

khách mọi việc đều diễn ra như nhà gái cơm nước xong họ lại hát đối đáp và

uống rượu cần vui vẻ, nhưng thời gian đã muộn ông Cậu xin phép để ra về.

Nhà trai cũng có mâm trầu, mâm rượu tiễn khách, đoàn khách nhà gái đi rồi

nhưng họ nhà trai vẫn lưu luyến đứng lại hát và bao giờ không nghe tiếng của

nhau nữa mới thôi.

Page 33: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

33  

Đến ngày thứ tư cũng là ngày tiếp thông gia ở nhà gái có thể là buổi sáng

dâu đi buổi chiều họ tiếp thông gia luôn, nhưng ở nhà trai lại phải kéo thêm

ngày nữa, hôm nay các thông gia đến để cùng chia vui với gia đình, các thông

gia được mời là bố mẹ vợ hay bố mẹ chồng chị gái của chú rể. Ngày này nhà

trai phải thịt một con lợn để lấy thủ cúng báo tổ tiên là có thông gia đến góp

vui và sau đó là đưa tổ tiên về mồ mả của họ, từ giờ trên bàn thờ không phải

thắp hương nữa khi có thông gia đến ông Mờ phải ra tận ngõ đón sau đó cô

dâu và Piêng được mời ra cạnh ông Mờ để ông Mờ giới thiệu cô dâu với

thông gia. Hết ngày thứ tư coi như là đã xong đám cưới anh em họ hàng ai về

nhà nấy và ông Mờ cũng không đến nữa. Gia đình nhà trai phải để một

khoanh thịt mông thật ngon để giành cho ông Mờ. Cô dâu tặng các trai piêng

mỗi người một chiếc khăn tay do cô làm ra. Đến đây coi như đã xong các thủ

tục đám cưới.

- Các nghi lễ sau ngày cưới của người Mường truyền thống ở xó Thạch

Lâm huyện Thạch Thành

Sau lễ cưới xong cô dâu về nhà mẹ đẻ ba đêm sau đó sau đó nhà trai sắp

một trai rượu 10 cái bánh chưng để mẹ chồng và chú rể đến đón dâu về. Đến

đây các thủ tục trong đám cưới mới kết thúc.

1.4.5.8 Tang ma

Đây được xem là việc quan trọng cuối cùng của một con người, nên

được đồng bào tiến hành rất cẩn trọng vì nếu tổ chức không khéo sẽ kéo tho

những hệ lụy, những điều không may cho những người còn sống.

Mọi việc được bắt đầu khi con người tắt thở. Khi người chết tắt thở, con

trai trưởng cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung cửa sổ gian thờ, sau đó gia

đình nổi chiêng phát tang. Thi hài người chết được liệm nhiều lớp vải và quần

áo theo phong tục rồi để vào trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng, bên

ngoài phủ áo vẩy rồng bằng vải.

Page 34: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

34  

Khi người con trai trong gia đình ấy chống gậy tre thì gia đình ấy có bố

mất, nếu chống gậy vông thì gia đình có mẹ mất.

Tang lễ do thầy mo chủ trì. Hình thức chịu tang của con cái trong nhà

không khác so với người Kinh, tuy nhiên con dâu, cháu dâu chịu tang ông bà,

cha mẹ còn có bộ trang phục riêng gọi là bộ quạt ma.

Tế quạt ma là một nghi lễ độc đáo trong đám ma người Mường. Khi tế

quạt ma, những người là dâu trong nhà trong họ của người quá cố phải mặc

bộ đồ quạt ma rất đẹp, gồm: váy đen, cạp mới, áo ngắn, áo chùng trắng, yếm

đỏ, hai tay đeo vòng hạt cườm, tay phải cầm quạt cọ múa, tay trái cầm que

gậy, đầu đội mũ quạt trong trí tua hạt cườm; phía trước đặt một chiếc ghế

mây.

1.4.5.9 Trang phục

Người Mường có đặc trưng riêng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ

trên trang phục.

- Trang phục nam

+ Áo: Có áo cánh vào áo dài

Áo cánh (ạo kẹng):

Áo cánh được may xẻ ngực, cài khuy, dài trùm mông, cổ đứng (có khi

cao 3cm), trùm quanh vai là một miếng vải lót phía bên trong hình bán nguyệt

tạo dáng đứng cho áo. Giữa sống lưng, áo được may ghép 2 thân thẳng từ cổ

áo xuống đến gấu. Hai vạt áo trước, phần sát với gấu, người ta may 2 chiếc túi

khá to. Trên ngực bên trái may 1 túi nhỏ có gân chéo ở gần miệng túi và làm

bằng dải màu trang trí. Áo không xẻ nách, tay dài buông tới mu bàn tay, ống

tay may vừa phải, có thể xắn lên tới khủy tay. Tổng thể, áo có dáng khỏe

khoắn, giản dị.

Áo dài (ạo chùng):

Page 35: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

35  

Nam giới Mường thường mặc lồng 1 đôi áo chùng (kiểu mặc kép).

Áo chùng có 2 loại:

Loại sang được may bằng lụa màu xanh, màu tím hoặc màu vàng.

Loại thường được may bằng vải bông (pải nhà), màu đen sẫm

Về kiểu dáng, áo dài thường đến ngang đầu gối, cài khuy lệch sang sườn

phải, hai bên xẻ tà cao tới ngang hông cổ đứng và cứng. Áo thường được mặc

trong các dịp lễ hội, cưới xin.

Quần:

Quần của nam giới Mường may ống rộng và đứng, đũng rộng, cắt kiểu

chân què, cạp quần rộng, khi mặc dùng sợi dây vải buộc chặt để định vị. Quần

thường may bằng vải màu trắng, màu nâu, màu hồng và màu chàm, những

màu này thường được chế biến từ cây, lá tự nhiên.

- Trang phục nữ

+ Áo:

Áo ngắn (ao pặn) là loại mặc thường ngày của phụ nữ Mường. Áo may

ngắn thân, xẻ ngực, thường thì không có khuy, nhưng nếu có thì là 1 chiếc

khuy bấm ngang ngực. Cổ áo tròn, ống tay dài tới mu bàn tay và bó sát cánh

tay. Ở giữa sống lưng có 1 đường may bổ từ cổ áo xuống tận gấu áo. Áo ngắn

được may bằng vải thường hoặc lụa với các màu sặc sỡ trong đó phần nhiều

là màu trắng. Áo mặc bó sát lấy thân người, không có khuy nên để lộ phần

cạp váy trước ngực và chiếc yếm bó sát lấy ngực, vừa nền nã, vừa kín đáo

nhưng lại có sức gợi cảm.

Áo dài (ạo chùng) thường được mặc khi tiếp khách, trong lễ hội, cưới

xin. Áo may dài tới quá đầu gối, phần nửa thân trên giống áo ngắn, phần nửa

thân dưới (tính từ eo trở xuống) buông xuôi và may rồn dần ra. Áo xẻ ngực

nhưng không xẻ tà. Khi mặc áo phải ôm kín lấy phần lớn thân sau. Trước đây

áo chùng may bằng vải mộc (pải nhà) tự dệt lấy. Ngày nay, phụ nữ Mường

Page 36: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

36  

còn dùng các chất liệu vải mỏng, mềm như: Lụa, gấm với các màu sắc sang

trọng

Trong lễ cưới, nàng dâu và 2 phù dâu (piềng) mặc áo chùng và ngồi

xếp mái (ngồi khép 2 chân về 1 bên thân người hơi nghiêng về bên kia) trình

trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng. Các bà ngồi ăn trầu uống rượu trên nhà sàn

thường để áo.

Váy (pạy hoặc wáy):Váy được chia làm 3 phần chính:

Từ lưng váy trở lên gọi là cạp váy, phần cạp váy rất rực rỡ, bởi nó được

dệt bằng chỉ màu sặc sỡ có hình đầu rồng rất cầu kỳ. Đây chính là đặc trưng

nổi bật của cạp váy Mường Cạp váy được chai làm 3 phần: cao, tlốk (giữa) và

rang (trên cùng).

Phần cao rộng khoảng 10cm, trang trí vòng quanh eo bằng những sọc

đứng màu đỏ, vàng, nâu xen kẽ giữa các hình cỏ cây hoa lá cách điệu giống

như kiểu hoa văn mặt phà (là loại hoa văn trang trí ở 2 mặt của chiếc chăn).

Phần tlốk có nhiều kiểu khác nhau: Wẽn, poong, bông lái mê. Tlốk phối

với các màu xinh, đỏ, vàng, tlốk wẽn bố trí hoa băn nhỏ, màu tối sẫm, ấm,

giản dị. Tlốk poong, tlốk lái mê có hoa văn rực rỡ, màu đỏ hoặc màu vàng, là

loại tlốk đẹp nhất.

Sang trọng và cầu kỳ hơn cả là loại tlốk buôn, được dệt bằng lụa tơ tằm,

bền và bóng mịn; trên mặt nổi nhiều hoa văn hình động vật như: Hươu, chim,

gà, rắn, rùa và đặc biệt là đầu rồng. Kiểu trang trí hoa văn này giống như

trang trí trên mặt trống đồng. Các hình con vật chạy theo một hướng nối đuôi

nhau theo từng dải. Nếu dải trên chạy theo hướng phải thì dải dưới chạy theo

hướng ngược lại, mỗi dải được ngăn cách bằng những hình núi đồi.

Theo giáo sư Từ Chi, hoa văn trên cạp váy phụ nữ Mường về cơ bản

giống hoa văn trang trí trên trống đồng Đông Sơn.

Page 37: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

37  

Phần rang được phối hợp bởi hai màu chính là đen và trắng. Trang trí

trên rang là các hoa văn kiểu hình học, một màu trắng nổi trên màu đen nhìn

như những chùm sao nhỏ trên bầu trời.

Phần thân váy thường được may bằng vải mộc (mặc thường ngày) bằng

lụa, vóc (mặc dịp lễ tết), thường có màu đen hoặc thẫm. Thân váy nối từ cạp

váy xuống tới tới gót chân, bên trong gấu váy có lót vải đỏ (rộng chừng 3cm).

Riêng đối với váy mặc thường ngày, ít khi người ta lót gấu váy bằng vải đỏ.

Dải thắt lưng (tênh) được làm bằng vải lụa dài hơn một sải tay, khâu nối

2 đầu thành một vòng tròn khép kín. Tênh được thắt đúng giữa eo, trên phần

cao của váy. Tênh được thắt đúng giữa eo, trên phần cao của váy. Khi thắt

tênh, đầu nút của tênh thường buông về phía bên kia hông phải và được giấu

vào trong, tạo thành kiểu chiếc nơ buông một đầu xuống khoảng độ một gang

tay. Tênh thường có màu tráng, tím, vàng, xanh; đẹp nhất là màu xanh thiên

lý. Màu này hiện các thiếu nữ Mường ưa thích vì nó tôn được vẻ đẹp hài hòa

của chiếc váy.

- Trang phục thầy mo

Trang phục của thầy mo bao gồm: áo mo, mũ mo, quạt, kiếm, chuông,

túi khót, đó là những vật dựng không thể thiếu khi hành lễ của thầy mo.

Thầy mo Mường thường mặc áo có màu xanh dương rất rộng.Vạt áo trái

được may vắt chéo sang bên sườn phải, áo dài xuống gần gót chân. Áo được

may kín không xẻ tà và ngang lưng có thắt một thắt lưng bằng vải trắng. Viền

cổ và viền mũ được may thêm dải vải màu đỏ.

Mũ mo được gọi là mũ đuôi peo là loại mũ mềm, có màu xanh dương,

được may bằng vải dệt có thêu hoa văn trang trí. Đuôi mũ dài tới tận bắp

chân, phía dưới cùng còn may thêm tua bằng vải nhiều màu, trông rất sặc sỡ.

Mũ hình chóp như chiếc bồ đài úp trên đầu, màu xanh, khi đội, mũ hơi ngả

về phía sau. Đạo cụ của thầy Mo gồm 1 chiếc quạt, 1 cây kiếm, 1 chiếc

Page 38: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

38  

chuông (khếng). Khi thầy Mo đứng làm lễ, tay trái cầm chiếc quạt giấy rất to

có vẽ hình rồng phương, cũng có khi quạt làm bằng lông chim. Tay phải cầm

khếng (quả chuông đồng nhỏ) lắc liên tục để giữ nhịp cho lời Mo. Kiếm đeo

sau lưng hoặc bên sườn trái. Khi diễn xướng Mo, thầy Mo thường vác kiếm

trên vai.

Trong đám tang của người Mường có hai loại trang phục đáng chú ý là

tang phục của con cháu người chết và trang phục hành lễ của ông Mo.Tang

phục của người Mường được may toàn bộ bằng vải trắng tự dệt, gọi là đồ tem.

Quần áo tang khi may không được vắt gấu, phải đẻ mép vải xơ ra, cố tình làm

cho xấu đi, làm cho rách rưới để biểu hiện lòng thường tiếc đối với người quá

cố. Bộ đồ tang như muốn thế hiện sự đau buồn khi có người thân qua đời.

Trang phục tang lễ của người Mường, ngoài mục đích biểu thị tình cảm,

thái độ đối với người chết, còn để phân biệt mối quan hệ ruột thịt, anh chị

em, họ hàng xa, gần với người quá cố, tuy nhiên theo phong tục của một số

làng, chồng không bao giờ để tang vợ. Đây là nét hồi quang, phản ánh rõ ràng

chế độ phụ quyền của người Mường.

Một bộ đồ tem của nam giới có quần, áo pán, áo trùng, khăn, một chiếc

mũ rơm kết hình tròn, một vỏ dao đeo bên người và một chiếc túi vải tự may

gọi là thoong. Khi đứng chịu tang, người con trai cả phải để hai tay lên cầm

và chống một cái gậy. Nếu bố chết phải chống gậy trúc, mẹ chết phải chống

gậy vông. Tục chống gậy vông cũng có trong đám tang của người Việt, song

ở người Mường lại có cách giải thích về hiện tượng này khác hẳn. Người

Mường cho rằng tre là loại cây sống được bốn mùa không đổi mấu, ví như

tình cảm đau thương của người con không bao giờ giảm sút. Gậy tre để tròn

tượng trưng cho trời, ý coi cha như trời cao. Mẹ chết chống gậy vông vì cây

vông tròn tên là đồng, đồng nghĩa cùng, ý rằng lòng mẹ vẫn hợp cùng ý cha.

Gậy vông được đẽo phần trên tròn, phần dưới vuông. Hình vuông tượng trưng

Page 39: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

39  

cho đấy, ý coi mẹ như đất dày. Vì vậy, chống gậy để tỏ ra là người con có

hiếu, vì quá buồn thương, khóc lóc đến nỗi yếu không đủ sức đi đứng bình

thường. Một bộ đồ tem đầy đủ của con gái gồm có váy không có cạp, áo pắn,

áo báng, khăn eo, mũ, mũ mấn và mặc ngoài là chiếc áo choàng dài đến bắp

chân. Các em dâu, con dâu, cháu dâu, cũng tùy từng hoàn cảnh mà mặc loại

đồ tem tương ứng. Ai còn đủ cả bố mẹ đẻ chỉ mặc váy trắng, đội mũ trắng và

mũ mấn. Ai có bố hoặc mẹ đã mất thì mặc thêm áo pắn trắng, nếu cả bố và

mẹ đã mất thì mặc bộ đồ tem đầy đủ như con gái người quá cố.

Riêng các nàng dâu, khi có cha, mẹ bị chết, còn có thêm bộ trang phục

để mặc khi đứng quạt hầy người quá cố, gọi là trang phục quạt ma. Đó là một

chiếc áo thụng bằng vải hoa đỏ, cài khuy ở bên nách phải, ống tay áo rất rộng

và hơi ngắn, trên đầu đội một chiếc mũ hình chữ nhật cao chụp xuống trán,

hai góc trên của mũ treo hai dải vải gần tới vai và vạt sau mũ kéo dài từ đỉnh

đầu đến tận bắp chân. Đuôi mũ chia làm nhiều ô nhỏ hình chữ nhật, trang trí

những sọc bằng hai ngón tay xen kẽ các màu xanh, đỏ, tím, vàng, mỗi sọc đều

đính một hạt cườm.

Ngoài ra con cháu trong nhà của người quá cố còn phải đeo khậu. Khậu

là một chuỗi vòng được xâu bằng nhiều vỏ ốc khác nhau, ở giữa ngăn cách

bởi một đồng xu. Những người có tang trùng không được đeo vòng khậu.

Những người bình thường khác phải mang chuỗi (kleo) khậu này cho đến kỳ

giỗ 100 ngày, nhưng cũng phải đợi đến khi thầy cúng ra lệnh tháo tang mới

được tháo chiếc vòng ra khỏi cổ.

Tất cả những người đến phúng viếng, chia buồn với gia đình và dự tang

lễ đều được phát khăn tang. Phong tục này, về hình thức có hơi khác nhưng

về bản chất chúng ta thấy cũng giống như ở người Việt, mỗi người khi vào

viếng đều được phát một miếng vải đen cài ở trước ngực.

Page 40: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

40  

1.4.5.10. Phương tiện vận chuyển

Phụ nữ phổ biến dùng loại gùi đan bằng giang hoặc tre, 4 góc nẹp thành

thẳng đứng, có dây đeo qua trán hoặc qua vai để chuyên chở. Ðôi dậu, đòn

gánh có mấu 2 đầu, đòn xóc cũng thường được sử dụng. Nước sạch được

chứa trong ống nứa to, dài hơn 1 mét vác vai từ bến nước về dựng bên vách

để dùng dần. Ngoài ra, khi vận chuyển trên khoảng cách xa, hàng hóa nặng

đồng bào thường dùng sức kéo trâu bò

1.4.5.11. Văn nghệ dân gian

Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các

thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Người Mường còn

có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi... Cồng là nhạc

cụ đặc sắc của người Mường, ngoài ra còn nhị, sáo trống, khèn lù.

Hát Xéc bùa (có nơi gọi Xắc bùa hay Khoá rác) được nhiều người ưa

thích. Thường (có nơi gọi Ràng thường hoặc Xường) là loại dân ca ca ngợi

lao động, và các nét đẹp phong tục dân tộc. Bọ mẹng là hình thức hát giao

duyên tâm sự tình yêu. Ví đúm cũng là loại dân ca phổ biến.

Bên cạnh đó, người Mường còn có các thể loại hát khác như hát ru, hát

đồng dao... Ðặc biệt, ở người Mường phải kể đến lễ ca. Ðó là những áng mo,

bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám tang.

Những hình thức văn nghệ dân gian trên đây vẫn còn được lưu giữ trong

sinh hoạt văn hóa của đồng bào nơi đây.

1.4.5.12. Trò chơi dân gian

Trò chơi của người Mường gần gũi với mọi đối tượng. Có những trò

chơi được tổ chức chu đáo, công phu như: thi bắn nỏ, chạy cà khoeo, đẩy gậy

v.v... Các trò chơi của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng được tổ chức linh hoạt ở

mọi nơi, mọi lúc với những điều kiện chơi đơn giản, tiện lợi như trò đánh cá

cắt, trò cò le, trò đánh mảng. Tuy nhiên những trò chơi dân gian ít được thế hệ

Page 41: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

41  

sau này ưu chuộng, họ biết chơi tuy nhiên thường chỉ được tái hiện mỗi khi

diễn ra lễ hội, hay những dịp sinh hoạt cộng đồng.

1.4.5.13. Lễ hội

Lễ hội là dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng không thể thiếu của người

Mường Thạch Lâm. Ngoài những ngày lễ tết theo truyền thống dân tộc , trong

năm đồng bào tổ chức nhiều lễ hội. Tiêu biểu như lễ hội Sắc bùa, hội xuống

đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch),

lễ cơm mới.

Lễ hội là dịp kết nối các thành viên trong cộng đồng với nhau, tăng

cường tinh thần đoàn kết. Cũng là dịp để đồng bào nghỉ ngơi sau những vụ

mùa thu hoạch. Đây là dịp đồng bào bày tỏ nguyện vọng với thần linh cho

mưa thuận gió hòa, là dịp mọi người vui chơi giải trí.

Page 42: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

42  

Tiểu kết chương 1

Thạch Lâm là địa bàn vùng cao của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa,

là nơi cư trú của hai dân tộc là người Kinh và người Mường, trong đó người

Mường chiếm số lượng đông áp đảo. Đặc điểm tự nhiên mang nhiều đặc điểm

chung của địa hình đồi núi Việt Nam với đồi núi thấp. Những đặc điểm về tự

nhiên tác động nhiều đến địa bàn cư trú, phương thức canh tác, và nhiều hoạt

động kinh tế khác. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương còn rất nhiều khó

khăn, do nhiều hạn chế về địa hình, cản trở sự giao thương và phát triển kinh

tế của địa phương.

Người Mường cư trú trên địa bàn này có lịch sử lâu đời, họ di chuyển từ

vùng Bá Thước vào do nhiều biến động của lịch sử như nạn đói và chiến

tranh. Qua thời gian người Mường đã quen với cuộc sống trên mảnh đất mới,

vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa nổi bật qua bao đời, tạo được những

nét đặc trưng rất riêng với các đồng bào dân tộc khác. Đặc sắc văn hóa

Mường thể hiện qua nhiều những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần,

và được dân gian đúc kết qua câu “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”, đó

là những đặc sắc văn hóa Mường. Cụ thể, những giá trị đó gồm: Ngôn ngữ, tổ

chức cộng đồng, tín ngưỡng, hôn nhân, dòng họ, các mối quan hệ xã hội, quá

trình sinh nở, lễ hội, trang phục, tri thức dân gian... Và đặc biệt là nhà ở. Nhà

ở truyền thống của người Mường là ngôi nhà sàn. Nhà sàn Mường có rất

nhiều điểm độc đáo, thể hiện trên nhiều phương diện, được đề cập ở chương

sau của bài viết.

Page 43: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

43  

CHƯƠNG 2:

TẬP QUÁN XÂY DỰNG NHÀ SÀN NGƯỜI MƯỜNG

Ở XÃ THẠCH LÂM, HUYỆN THẠCH THÀNH,

TỈNH THANH HÓA

2.1 Quan niệm về nhà cửa

Người Mường ở xã Thạch Lâm cư trú trên vùng đất này từ rất lâu, hoạt

động kinh tế chủ yếu là làm nương rẫy, trồng một số loại cây lương thực ngắn

ngày như cây ngô, đậu tương, đậu đen, sắn, và cây mía. Giống như các cư dân

nông nghiệp khác, họ coi trọng lối sống tĩnh, ít chuyển cư. Người Mường ở

đây cần có một không gian sống, sản xuất cố định.

Họ lựa chọn nhà sàn để ở như một tất yếu, nhà sàn có thể thích ứng với

địa hình đồi núi ít bằng phẳng, nguyên vật liệu để dựng nên ngôi nhà cũng rất

dễ tìm kiếm, hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên.

Người Mường ở đây có thói quen cư trú ở nơi khô ráo, thoáng mát. Môi

trường tự nhiên một phần đã quy định nhiều đặc điểm trong ngôi nhà sàn. Họ

làm những cột trụ vừa để khiến ngôi nhà vững chắc, hạn chế tác động của

thiên tai, cũng là để tránh được sự tấn công của thú dữ.

Ở Việt Nam, nhà sàn là loại hình phổ biến của nhiều dân tộc, các dân tộc

khu vực đồi núi phía bắc, nhiều dân tộc cư trú ở khu vực Trường Sơn – Tây

Nguyên. Đó là sự thích ứng tối đa với điều kiện sống. Người Mường cư trú

trên những ngôi nhà sàn không biết từ bao đời nay. Mặc dầu vậy, nhà sàn của

người Mường vẫn có nhiều điều đặc biệt khác với nhà sàn của các dân tộc

khác.

Người Mường sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống, địa bàn cư

trú tập trung chủ yếu ở những dải đồng bằng thung lũng hẹp, doi đất ven

sông, ngòi, dưới chân các dãy núi hay trên các đồi gò thấp. Làng bản mường

Page 44: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

44  

sống tập chung thành từng chòm, từng xóm, ẩn khá kín dưới màu xanh của

cây cối trồng quanh nhà. Các bản mường thường có khoảng từ 20 đến 30 nóc

nhà, và nếu bản to thì có thể nhiều hơn nữa. Bản làng thường dựng nơi gần

nguồn nước, gần đồng ruộng, thuận lợi cho lao động sản xuất. Tuy vậy, bản

làng của người Mường ít khi lộ rõ để người ngoài dễ phát hiện vì được bao

bọc bởi luỹ tre và cây ăn quả. Đường vào bản thường là những con đường

mòn nhỏ quanh co tạo cảm giác dễ nhầm, dễ lạc. Và đối với người Mường, họ

không coi trọng việc dựng nhà lập bản sao cho thuận tiện giao thông đi lại. Vì

lẽ đó mà muốn vào bản làng hay nhà của người Mường thường phải băng qua

con đường nhỏ nối làng với đường chính hoặc lội qua những con suối, ngòi.

Với người Mường nói chung, nhà là nơi diễn ra và chứng kiến những sự

kiện như sinh, hôn, tử của một vòng đời. Từ đó, ngôi nhà không chỉ có ý

nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không chỉ là

nhu cầu về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ, mà còn đáp ứng nhu

cầu tâm linh.

Người Mường cũng như bao cộng đồng dân cư khác, họ luôn quan niệm

rằng “an cư, lạc nghiệp” có nơi ở, cư trú thì mới làm những công việc khác

được. Do vậy họ rất chú trọng về ngôi nhà của mình, mọi công việc dựng nhà

được thực hiện rất chu đáo. Ngôi nhà sàn của người Mường như một sự lựa

chọn tất yếu của tự nhiên nơi đây. Việc xây dựng nên ngôi nhà là kết quả của

một quá trình dài đúc kết kinh nghiệm cư trú của đồng bào nơi đây.

2.2 Truyền thuyết về nhà sàn người Mường

Truyền thuyết được hư cấu để giải thích lịch sử, khi mà người ta chưa có

giải thích bằng những chứng cứ khoa học. Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” của người

Mường là một công trình lớn, nhiều ý kiến cho rằng cho rằng sử thi được phát

tích ở vùng Bá Thước, Thanh Hóa. Sử thi là đúc kết quan niệm của đồng bào

về sự hình thành vũ trũ thời hỗn mang. Truyền thuyết về sự ra đời nhà sàn

Page 45: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

45  

cũng được đúc kết lại trong bản mo này. Mo rằng: “Khi người Mường sinh ra

nhà chưa có nên phải sống trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối mặt với

nhiều thiên tai hiểm hoạ. Một hôm, ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) bắt

được một con rùa đen trong rừng đang định đem ra làm thịt. Rùa van xin Đá

Cần tha chết và hứa nếu được thả thì rùa sẽ dạy cho ông cách làm nhà để ở:

“Bốn chân tôi làm nên cột cái

Nhìn sườn dài, sườn cụt mà xếp làm rui

Nhìn qua đuôi làm trái

Nhìn lại mặt mà làm cửa thang cửa sổ

Nhìn vào xương sống làm đòn nóc dài dài

Muốn làm mái thì trông vào mai

Vào rừng mà lấy tranh, lấy nứa làm vách

Lấy chạc vớt mà buộc kèo”

Lần dựng thứ nhất, nhà đổ. Ông Đá Cần doạ làm thịt rùa. Rùa lại phải

dặn lấy gỗ tốt mà làm cột làm kèo. Từ đó, người Mường biết làm nhà để ở”.

Từ đó rùa là vật linh, họ kiêng không ăn thịt rùa nữa. Một phần do địa

hình miền núi dốc, ẩm thấp, mưa lũ nhiều, làm nhà sàn vừa có thể tránh lũ,

tránh thú dữ vừa cao ráo, thoáng mát, cuộc sống an toàn hơn.

2.3 Loại hình

Nhà sàn không chỉ tồn tại ở Việt Nam, trên thế giới có rất nhiều loại hình

nhà sàn. Có thể kể đến như: Kelong ở khu vực Malaysia, Indonesia, Singapo;

nhà sàn Pa-pua-niu-ghinê của bộ tộc Mo-tu sinh sống ở khu vực ven biển

thuộc miền nam đất nước này; nhà sàn Thái Lan - kiểu nhà sàn làm bằng tre

trước đây xuất hiện phổ biến trên các ao sen của đất nước này; Pa-la-phi-to -

kiểu nhà sàn của thổ dân Nam Mĩ. Những dạng thức nhà sàn khác nhau được

hình thành trên những dạng địa hình khác nhau. Nhà sàn của các khu vực kể

trên chủ yếu được dựng trên mặt nước, còn ở Việt Nam thì xây dựng trên bề

Page 46: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

46  

mặt đồi núi, đây là khác biệt cơ bản của nhà sàn Việt Nam và các khu vực

khác trên thế giới.

2.4 Cấu trúc

Nhà sàn của đồng bào Mường nơi đây thường có kết cấu thường là một

gian hai chái, ba gian hai chái, năm gian hai chái. Có điều đáng chú ý là số

này luôn là số lẻ, đồng bào quan niệm rằng, số lẻ là số của sự thịnh vượng,

phát triển, sự no đủ. Qua hỏi chuyện, đồng bào cho biết rằng số gian còn liên

quan đến quan niệm về sống chết. Theo cách tính đó thì một là sống, hai là

chết, ba là sống… cứ tuần tự như vậy, họ thường tránh đi chữ chết khi mặc

định quan niệm đó với số gian trong nhà.

Quan sát từ phía ngoài, dễ dàng nhận thấy nhà sàn có bốn mái, hai mái

chính và hai mái đầu hồi. Hai mái trước có hình thang cân, hai mái đầu hồi có

hình tam giác cân. Phía bên trong, kết cấu của nhà sàn người Mường gồm các

vì kèo và các hàng cột. Số lượng vì kèo, cột phụ thuộc vào số gian. Các cây

cột được nối với nhau bởi xà ngang, các vì kèo được nối với nhau bởi các đòn

tay, trên đòn tay có các hàng rui nối với nhau, trên các hành rui là các hàng

mè nằm vuông góc với các hàng rui. Nhà sàn được đan kín lại với nhau thành

vách, vách nhà được đan bởi nan tre. Mái nhà được đồng bào lợp bằng cỏ

gianh, một loại cỏ mọc rất nhiều trong rừng. Hai cầu thang được bố trí tách

biệt với nhau, một cầu thang dành cho nam giới và khách, một cầu thang

giành cho nữ giới. Ngoài ra nhà sàn còn có của sổ mở ra về bên đầu hồi, theo

quan niệm truyền thống của đồng bào đây là nơi con người giao tiếp với thần

linh, hoặc linh hồn người thân đã khuất, có nhiều kiêng kị xung quanh cửa sổ

của đồng bào.

Page 47: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

47  

2.5 Quy trình làm nhà sàn

2.5.1 Chọn đất, chon hướng nhà, chọn tuổi

Một trong những công việc đầu tiên trong cả quá trình làm nhà là việc

chọn đất làm nhà, đây là một trong những khâu quan trọng không thể thiếu.

Trước khi bước vào công việc chính là dựng nhà, chủ nhà thường nhờ một

thầy cúng chọn hướng làm nhà, thế đất, ngày giờ tốt để dựng nhà.

Người Mường ở Thạch Lâm rất thận trọng trong chọn hướng nhà, họ

quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc, may mắn đến cho gia đình.

Theo quan niệm của người Mường, làm nhà không được ngược hướng với đồi

núi. Thường, việc chọn hướng nhà được tổ chức thành nghi lễ và do những

thầy cúng, ông mo thực hiện.

Người ta quan niệm, nếu không được hướng thì phải được thế đất và một

số yếu tố liên quan như: phía trước phải bằng phẳng, có sông, suối, xa hơn có

núi lờ mờ. Phía sau không được có vực sâu mà phải có núi làm thế tựa. Xung

quanh nhà không tù túng. Đối với người Mường chọn được địa điểm làm nhà

đẹp cả thế và hướng thì làm ăn giàu có, người trong nhà khoẻ mạnh, sống lâu,

mọi sự bình an.

Những thầy cúng, ông mo chọn hướng nhà sao cho hợp với gia chủ,

thường là nam giới, là người lớn tuổi và trụ cột trong gia đình. Có khi người

ta còn chọn theo tuổi của cả hai vợ chồng, nếu được tuổi cho cả hai vợ chồng

thì rất tốt đẹp không thì chỉ cần người chủ nhà là đủ.

Do từ quan niệm đó, nên các làng thường hay ở bám vào các sườn đồi,

dưới chân đồi, xung quanh các thung lũng. Người Mường hay chọn hướng

nhà chủ yếu là hướng Đông – Nam. Nhưng do dựa vào thế đất cho nên ở một

số làng Mường, có nhiều hộ phải làm lệch đi theo hướng khác như Tây - Bắc

cho hài hoà với thực tế thiên nhiên. Người Mường ở xã Thạch Lâm không

cho có thói quen dựng nhà thành hàng lối bao giờ. Mỗi gia đình thường có

Page 48: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

48  

một khoảng sân vườn khá rộng rãi để làm không gian sinh hoạt, tất cả được

bao quanh bởi một hàng rào trồng bằng cây xanh, và có cổng. Theo khảo sát,

nhìn chung nhà của đồng bào ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi,

sườn núi để đón nhận tiết trời trong lành ban tặng và tiện cho việc sinh hoạt,

săn bắn, đi rừng.

Một việc quan trọng nữa liên quan đến việc chọn hướng là việc chọn

hướng cửa. Người Mường ở xã Thạch Lâm cũng có một số quan niệm khi

chọn hướng cửa. Nhà nào mới bắt đầu mở cửa (tức là đào đất làm đường vào

nhà) cũng phải nhờ thầy chọn ngày, chọn giờ tốt mới làm. Cho dù ở nơi đất

cao, thấp hay bằng phẳng, người Mường đều tuân theo một quan niệm giống

nhau, đó là: Hướng cửa phải quy tụ được những tinh khí của trời đất và vạn

vật xung quanh mong tạo ra những điều may mắn cho người sống trong nhà.

Có một số kiêng kị như là bất thành văn trong quá trình chọn hướng nhà như

người ta không làm cửa đâm thẳng ra ngã ba đầu đường, không để đường vào

nhà sọc thẳng vào cột góc của ngôi nhà mà phải làm song song với hướng nhà

ở. Họ tránh điều này bởi vì đồng bào cho rằng đều không mang lại được điềm

lành, may mắn và sự phát đạt khi chủ nhà không tránh khỏi những hướng cửa

như vậy. Điều này được tuân thủ một cách nghiêm khắc, trở thành nguyên tắc

khó chuyển rời khi chọn hướng làm nhà.

2.5.2 Chuẩn bị vật liệu làm nhà

Sau khi thực hiện xong xuôi những công việc cơ bản khi làm nhà. Công

việc này khá tốn thời gian, phải được thực hiện công phu, và thực hiện trước

đó một thời gian dài, thậm chí là vài ba năm trước khi làm nhà vì công đọan

này rất quan trọng, vì nó liên quan đến tri thức dân gian như chống mối mọt

cho ngôi nhà. Được coi là linh hồn của ngôi nhà, sau này nhà tốt hay không

tốt, có vững chãi, thoáng mát hay không phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn

này.

Page 49: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

49  

Sau khi đạt được sự thống nhất trong công việc quyết định làm nhà, thì

họ bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị. Chủ nhà với cả anh em họ hàng sẽ

tương trợ trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu. Nguyên liệu cơ bản được bà

con sử dụng để dựng nhà sàn là gỗ. Có một số loại gỗ quý đặc trưng để làm

những bộ phận quan trọng trong ngôi nhà như: gỗ trai, chò chỉ, nghiến; sến,

táu, dổi, de, đinh, lát. Tuy nhiên nếu là gia đình bình dân thì thường chỉ làm

bằng gỗ thường, chỉ có những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả mới có thể

sử dụng gỗ quý. Tuy nhiên, trong xã hội cổ truyền nguồn gỗ cho việc xây

dựng nhà cửa là lấy từ rừng, và tự ý khai thác, nên thường thì đồng bào sẽ cố

tìm những cây gỗ có chất lượng tốt về để làm nhà. Mặt khác chân cột nhà sàn

thường được chôn sâu xuống đất từ 80cm - 1m nên phải làm cột bằng thứ gỗ

không bị mối ăn, không mục, không mọt. Ngoài gỗ để làm các chi tiết chính,

nhà sàn của người Mường cần sử dụng các loại tre, bương, hóp để làm đòn

tay, đan vách...Trước đây nhà sàn cổ sử dụng đinh gỗ, đinh tre, chêm gỗ để cố

định mộng chính và dùng các loại dây leo bện để níu những mộc phụ theo

hình chữ X. Nhà sàn truyền thống thường được lợp bằng cỏ gianh, lá cọ.

Gianh tốt thường cắt thành hai đoạn. Đoạn gianh gần gốc gọi là gianh chân

hương, loại gianh này rất bền, nếu được khói có thể bền đến 20 - 30 năm mới

phải thay. Nhờ lợp mái gianh nên nhà người Mường ấm áp về mùa đông, mát

mẻ về mùa hè.

Thường thì những cây được chọn thường là cây gỗ quý, kể đến như lim,

sến, táu, đinh, lát. Xuất phát từ những đặc tính của loại gỗ này chúng tương

đối bền vững, bền bỉ cùng thời gian. Có như vậy mới nâng đỡ được cả khung

của ngôi nhà. Theo lời kể của chủ một ngôi nhà sàn ở thôn Thượng, xã Thạch

Lâm thì hầu như bằng mọi giá người ta phải chọn được cây gỗ tốt, vì họ quan

niệm rằng cả đời chỉ làm nhà một lần nên phải chuẩn bị chu đáo. Cũng theo

lời kể của nhân vật này, công việc chuẩn bị gỗ rất tốn thời gian và rất vất vả,

Page 50: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

50  

có khi họ còn phải ở lại trong rừng nhiều ngày mới kiếm được những cây gỗ

tốt. Về tiêu chuẩn những cây được chọn, thường là những cây có dáng thẳng

đứng, đủ chiều dài cho mục đích sử dụng, cây chắc chắn không bị sâu ăn,

không chọn cây cụt ngọn vì bị sét đánh hay lý do gì khác và những cây mà

trên nó có những điều bất thường gì khác.

Công việc chọn cây và tiến hành đón hạ cây cũng có nhiều điều đáng chú

ý. Bởi vì người Mường quan niệm và tin vào tín ngưỡng đa thần, họ quan

niệm rằng luôn có ma cư trú trong mọi vật, mọi thứ xung quanh: ma nhà, ma

ruộng, ma đá, ma cây... Do vậy cho nên họ cho rằng có ma cư trú trong cây,

nhất là những cây lớn, nên mới có tục trừ ma cây trước khi đem cây chôn

xuống làm cột nhà hay làm chi tiết nào đó trong ngôi nhà, thường thì người ta

phải làm lễ. Một điều nữa là sau khi chọn được cây sẽ đốn hạ rồi, người ta

cũng phải chờ được ngày đốn hạ. Thường thì người ta thường tránh ngày

trùng với ngày tuổi của chủ nhân, nếu không để ý đến điều này thì thường gặp

những điềm gở, không may mắn về sau. Sau khi làm xong và hoàn tất công

việc đốn hạ cây là công việc chuyển gỗ xuống núi và đưa về nhà. Trước đây

đồng bào chỉ sử dụng sức kéo của trâu bò để vận chuyển gỗ. Công việc này

thật sự rất khó khăn, chịu sự chi phối của đặc điểm địa hình. Phải mất thêm

rất nhiều ngày nữa gỗ mới được chuyển về nhà. Gỗ được đưa về nhà nhanh

chóng được đồng bào xử lí nhằm chống mối mọt.

Ngoài gỗ là nguyên liệu chính, chủ nhà còn phải khai thác thêm nhiều

loại nguyên vật liệu khác. Họ phải lên rừng hoặc trên nương rẫy để cắt cây cỏ

gianh, loại cây này cần rất nhiều cho việc lợp mái nhà. Mái nhà của họ thường

lợp trên diện tích rộng và rất dày có khi đến 20 - 30cm, chỉ như vậy mới đảm

bảo không khí trong nhà luôn được điều hòa, ấm cúng vào mùa đông, thoáng

mát vào mùa hè. Đồng bào cũng phải chuẩn bị số lượng lớn cây bương, tre để

sử dụng vào việc lát sàn nhà, và đan vách. Cây giang được lấy từ rừng về để

Page 51: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

51  

sử dụng làm lạt để kết nối các thành phần của ngôi nhà với nhau bằng các mối

buộc. Tất cả số này đều được xử lí chống mối mọt.

Công việc chuẩn bị nguyên vật liệu có tính chất phân công lao động rất

rõ ràng. Người nam giới đảm nhận những công việc như đi tìm gỗ trong

những cánh rừng, đốn hạ cây gỗ, vận chuyển gỗ từ rừng về nhà, xử lí chống

mối mọt. Ngoài ra họ còn phải tìm kiếm tre, cây bương, cây giang về để làm

nhiều chi tiết khác. Người nữ giới phụ trách những việc nhẹ nhàng và ít phức

tạp hơn như việc chuẩn bị cây cỏ gianh để lợp mái nhà.

Phương pháp phổ biến nhất là ngâm dưới nước, dưới bùn. Đây là tri thức

dân gian phổ biến trong việc chống mối mọt. Gỗ thường được ngâm trong

nước ao, mà tốt nhất là ao tù. Sau một thời gian, thường là một vài năm, tùy

theo loại gỗ, nhiều chất hữu cơ trong thân cây bị hòa tan, nên ít bị mối, mọt

tấn công. Mặt khác việc ngâm gỗ giúp cho quá trình làm mộc, khi người ta

chế biến tạo các chi tiết cho ngôi nhà trở nên dễ dàng hơn. Sau đó gỗ được

vớt lên để sử dụng cho công việc tiếp theo là công đoạn làm mộc.

2.5.3 Làm mộc

Sau nhiều năm được xử lí để chống mối mọt, gỗ được đưa lên bờ để chế

tạo ra các chi tiết của ngôi nhà, từ những cây cột trụ, kèo, quá giang và nhiều

chi tiết khác. Đây là công đoạn tốn khá nhiều công sức, phải thực hiện một

cách tỉ mỉ, thận trọng. Đây là một công việc mang tính chất đặc thù chỉ những

người có chuyên môn mới có thể đảm nhận được công việc này.

Nghề mộc là nghề thủ công phổ biến trong nam giới người Mường. Họ

làm công việc này rất thuần thục. Tuy nhiên, công việc này có phần phức tạp

hơn nhiều, đòi hỏi những người thợ có tay nghề vững. Trước tiên bào nhẵn

thân cây gỗ theo hình dạng theo yêu cầu của từng chi tiết, có thể hình vuông

hoặc tròn. Ngay sau đó họ tiến hành đo đạc và đánh dấu lại cho vừa vặn các

chi tiết. Tiếp theo, là công đoạn đục, đẽo để đảm bảo tính thẩm mĩ, sự hài hòa

Page 52: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

52  

cho các chi tiết, việc đục đẽo còn để tạo ta các mộng để kết nối các chi tiết lại

với nhau. Mộng phải được đo đạc, đục đẽo rất công phu và tỉ mỉ, điều này rất

kì lạ, các điểm kết nối không sử dụng bất kì cái đinh, hay ốc vít nào, tuy nhiên

độ vững chãi của ngôi nhà rất cao.

Công việc trang trí cho các chi tiết được tiến hành ngay lúc này, thường

thì các chi tiết gỗ được trang trí bằng việc chạm khắc, tuy nhiên truyền thống

người Mường nơi đây chỉ đơn giản là tạo hình cho các chi tiết trở nên mềm

mại, hài hòa và cân đối, chứ lối trang trang trí chạm trổ không được đồng bào

ưa chuộng. Điều này góp phần làm toát lên vẻ bình dị của ngôi nhà người

Mường nơi đây. Đối với một số nguyên liệu khác như tre, bương, giang, cỏ

gianh cũng được xử lí cẩn thận. Cây bương được chẻ làm đôi, thậm chí làm

ba để dung cho việc lát sàn, trước đó chúng được phơi cho khô, để đảm bảo

độ chắc chắn. Cây tre cũng được chẻ ra để pha nan, sau đó nan được dùng để

đan thành từng tấm, những tấm này được dùng để đan vách cho ngôi nhà. Cây

giang cũng được chẻ ra pha lạt, lạt được dùng rất nhiều cho việc kết nối các

chi tiết nhỏ trong ngôi nhà.

Công cụ làm mộc chủ yếu người thợ sử dụng là đục, chàng, búa, rìu, bào,

cưa. Với những dụng cụ này người thợ có thể thao tác dễ dàng với nguyên vật

liệu, tuy nhiên việc này mất nhiều công sức và thời gian do thao tác hoàn toàn

thực hiện bằng tay chứ không có sự trợ giúp của máy móc. Công việc làm

mộc cũng như xử lí một số nguyên vật liệu khác đòi hỏi người làm có tay

nghề tốt, nó cũng tiêu tốn nhiều thời gian và công sức lao động. Tất cả công

việc xử lí này phải được hoàn thành xong trước khi việc dựng nhà được tiến

hành.

2.5.4 Dựng nhà

Dựng nhà là khâu rất quan trọng trong suốt quá trình xây dựng ngôi nhà.

Giai đoạn này quyết định đến định hình ngôi nhà, quyết định đến sự vững

Page 53: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

53  

chãi của ngôi nhà. Trước khi những cây cột được dựng lên có nhiều công việc

khác phải làm trước đó. Trước tiên chủ nhà phải ngày giờ tốt để làm nhà,

công việc này do người hiểu biết âm dương, thông thạo trong việc chọn ngày

giờ thường là các thầy cúng thực hiện. Họ thường dựa vào chính tuổi của chủ

nhà kết hợp với những tri thức trong lịch Khao đoi cũng như phương pháp trừ

đá rò để chọn ngày giờ cho việc khởi công dựng nhà. Việc xem ngày giờ tốt

để dựng nhà để tránh được rủi ro cho chủ nhà cũng như quá trình dựng nhà

được thuận buồm xuôi gió, tránh được những điều không may, không đáng

có. Sau khi công việc này xong xuôi, chủ nhà, những người anh em họ hàng

và thầy cúng tập trung trên khoảng đất mà chủ nhà sẽ dựng nhà. Tại đó thầy

cúng tiến hành nghi lễ cúng xin đất. Nghi lễ này nhằm mục đích trình với thổ

địa xin phép được làm nhà trên mảnh đất này, cũng là để trừ ma dữ trên mảnh

đất này.

Mở đầu việc dựng nhà, ông mo làm lễ cắm cọc vào nơi làm cầu thang.

Sau đó, chủ nhà cày ba luống làm lệ trên nền làm nhà. Ông mo đi sau vảy

nước vào những luống cày đó và khấn vía lúa. Người làm nhà chuẩn bị vài

cụm lúa đã tuốt hết hạt chỉ còn cọng rơm ném ra xa rồi cầm đòn xóc đâm vào

cụm lúa nâng lên. Mỗi lần nâng đòn xóc lên rồi lại để xuống và hát giang ý

nói rằng “lúa đẹp, lúa nặng, lúa bay về nhà để cho no cho đủ…”. Ông mo

nâng các cụm lúa lên trên tay rước đi vài vòng rồi giang mo “Đẻ đất đẻ nước”

đoạn nói về rùa dạy dân làm nhà. Tiếp theo ông mo vảy một thứ nước mà

người Mường cho đó là nước phép vào những hố chôn cột để xin thần linh

cho gia chủ làm nhà mới.

Ngay sau đó, cột trụ được chôn xuống hố, thường thì chôn sâu khoảng

1m hoặc sâu hơn nữa phụ thuộc vào quy mô của ngôi nhà để đảm bảo độ chắc

chắn của ngôi nhà. Cột nhà phải được chôn thật chắc chắn vì đây là trụ đỡ cho

cả ngôi nhà, cột trụ là khởi đầu cho bộ khung nhà. Tiếp đó là liên kết các vì

Page 54: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

54  

kèo, xà ngang, đòn tay và đóng sàn. Đây là bộ khung cơ bản của ngôi nhà, từ

bộ khung này họ tiến hành lát sàn, đóng rui mè, lợp mái, và công việc quan

trọng không thể bỏ qua là dựng cầu thang.

Những cây gỗ được chọn làm cột, sau khi lắp mộng, dựng khung, được

chôn thẳng xuống những hố đã đào sẵn sâu khoảng 20 – 30 cm. Tục chôn cột

nhà, ngoài dụng ý cho vững chắc khung nhà khi lợp mái, làm sàn, làm vách,

còn có ý nghĩa tâm linh, thể hiện cho sự hoà hợp âm dương, một biến thể của

tín ngưỡng phồn thực. Cho đến nay, đa số người Mường đã thay đổi tục chôn

cột nhà bằng cách nâng cột lên mặt đất và kê lên những phiến đá chống mối

mọt. Tuy nhiên cột nhà của người Mường không được gia công bào gọt nhiều

như cột nhà của người Thái. Nếu cột nhà của người Thái Sơn La được xẻ,

bào, đẽo cho vuông thành, thì cột nhà của người Mường ở xã Thạch Lâm chỉ

bào lớp vỏ ngoài và để tròn.

Người Mường dùng con xỏ bằng tre, con then bằng gỗ, đinh kèo bằng gỗ

để đóng thay cho đinh sắt. Họ dùng lạt mây, giang hoặc tre bánh tẻ để buộc

níu các ngoàm đẽo hoặc cột kèo. Khung nhà sàn của người Mường được dựng

hoàn toàn bằng cách ghép mộng, đục đẽo mà thành. Đòn tay (tôn thảy) được

đặt dọc mái nhà. Đòn tay cái có miếng tre kẹp chặt đòn tay vào đầu cột cái gọi

là cái khoá kèo. Mái nhà lợp bằng lá cọ hoặc bằng cỏ gianh. Những cây nứa

ngộ (loại nứa to và dày) vàng óng được lựa chọn kỹ để pha nan kẹp lá. Cứ

như thế, những kẹp lá cọ được đưa lên mái buộc thẳng vào dui mè. Đây là

cách lợp mái nhà theo tục truyền thống còn tồn tại phổ biến cho đến ngày nay.

Tuy vậy ở một số nơi, người Mường đã thay cách lợp nhà. Lá cọ được đưa lên

lợp vào dui mè mà không cần kẹp nữa. Mái nhà sàn khum khum hình mai rùa.

Tất cả công việc này được làm rất cẩn thận nhằm đảm bảo độ chắc chắn

của ngôi nhà. Ngoài mái nhà được làm bằng cỏ giang lấy từ trên đồi, núi, thì

các bộ phận khác trong ngôi nhà được dựng lên bằng gỗ. Một điều đáng chú ý

Page 55: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

55  

và rất dễ nhận ra là số bậc thang của ngôi nhà sàn này luôn luôn là số lẻ, điều

này liên quan đến quan niệm của đồng bào. Đồng bào quan niệm rằng số lẻ

luôn là số tượng trưng cho sự thịnh vượng, sự phát triển, cần được thêm vào

bổ sung vào cho đầy đủ. Do vậy số lẻ được chọn làm số lượng cho số bậc cầu

thang, số lượng cửa chính, cửa ra vào. Công việc quan trọng nhất, tốn nhiều

công sức nhất trong suốt cả quá trình dựng nhà đã hoàn thành, ngôi nhà đã

được định hình.

Việc dựng nhà của người Mường đòi hỏi nhiều công đoạn, nhiều sức lực

nên họ có tục giúp đỡ nhau. Người giúp gỗ, người giúp lạt, người giúp công.

Trước kia, để nhận được sự giúp đỡ của dân làng, gia đình làm nhà phải

chuẩn bị một lễ nhỏ mang đến nhà Lang để nhờ Lang báo cho mọi người

trong bản làng biết. Mỗi gia đình sẽ cử một người đến giúp. Người ta phân

công những công việc cụ thể cho mỗi thành viên đảm nhận như xẻ gỗ, đan

nứa, pha tre, đan gianh cọ, lợp mái… Gia chủ làm nhà tuỳ vào điều kiện kinh

tế mà nhận sự giúp đỡ khác nhau. Nhà khá giả thì mọi người giúp ít và ngược

lại. Theo tục này, có lệ khi một người làm nhà thì tuỳ vào khả năng mà giúp

gỗ, lạt, nứa, lá, và mỗi nhà góp ba đến năm cân gạo nếp, hai chai rượu, một

con gà… Lệ này ở mỗi xóm làng lại có những quy định khác nhau. Ở xã

Thạch Lâm thì có lệ mỗi gia đình đưa cho gia chủ bốn trăm “phá” (tức là hai

trăm cây nứa gập đôi). Nói chung, tục giúp nhau trong việc làm nhà của người

Mường như đóng góp nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm và ngày công

thể hiện sự quan tâm chung của cả bản làng, tinh thần tương thân tương ái,

đoàn kết cộng đồng sâu sắc.

Dựng nhà là một công việc rất kì công, đòi hỏi sức khoẻ cũng như sự am

hiểu về nhiều tri trức dân gian cũng như một số kiêng kị truyền thống. Trong

quá trình dựng nhà Người Mường kiêng không để mấu của đòn tay quay

xuống mặt sàn. Khi bắc đòn tay thì ngọn phải quay về gian cuối, gốc ở gian

Page 56: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

56  

đầu nơi có cầu thang lên xuống. Gian này được gọi là gian gốc. Sào nhà gác

lên thượng lương. Gốc sào cũng phải quay về gian gốc. Tre nứa dùng làm nhà

phải không được cụt ngọn, không bị sâu hay bị đốt cháy dở. Gỗ làm nhà phải

là loại gỗ chắc đảm bảo không mối mọt và thường là gỗ lim xanh, mài lái…

Người Mường đặc biệt quan tâm đến những cây gỗ mọc ở núi đá như giống

gỗ heo vì giống gỗ này chặt đốn thì mềm nhưng khi chôn xuống đất hàng

trăm năm cũng không mục mại.

2.6 Nghi lễ tân gia

Công việc làm nhà tiến hành trong 4 – 5 ngày thì kết thúc. Ngày lợp mái,

gia chủ tổ chức cúng tổ tiên, thổ công cai quản nơi mình ở. Lễ cúng gồm xôi

nếp và thủ lợn bày ở khoảng đất trống chọn làm sàn. Nhà làm xong, gia đình

lại tổ chức cúng tổ tiên, thổ công, ma rừng, ma cây, ma bến nước, ma đồi

gò… thông báo rằng gia đình đã có một ngôi nhà mới, mời tổ tiên về chung

vui với con cháu phù hộ gia đình may mắn.

Đây được coi là công việc sau cùng của việc dựng nhà, được tiến hành

sau khi tất cả mọi việc của các công đoạn dựng nhà xong xuôi. Gia chủ tiến

hành lễ này nhằm nhiều mục đích. Mục đích chính là trình báo với tổ tiên việc

đã dựng xong ngôi nhà của mình, cảm tạ tổ tiên đã phù hộ cho mọi việc diễn

ra xong xuôi, trừ ma ác, cũng nhân đây để tỏ lòng biết ơn của chủ nhà với bà

con đã tận tình giúp đỡ trong quá trình làm nhà.

Trước khi tiến hành nghi lễ này, người chủ nhà được thầy cúng chọn

ngày đẹp cho để tiến hành nghi lễ này, cũng thường phải căn vào tuổi của chủ

mà nhà chọn. Điều tối kỵ là kiêng tiến hành vào ngày tuổi của gia chủ.Trong

nghi lễ này người chủ trì là ông thầy cúng, làm lễ để trình báo tổ tiên, cúng

ma nhà, và lập bàn thờ trên ngôi nhà mới này.

Sau tất cả các nghi thức làm vào nhà mới, chủ nhà sẽ tổ chức ăn uống để

cảm ơn cộng đồng, bà con họ hàng làng bản đã giúp đỡ gia đình trong suốt

Page 57: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

57  

quá trình dựng nhà. Họ chúc tụng hỏi thăm nhau, quanh chén rượu mâm cỗ,

cũng vì vậy mà tình đoàn kết tăng lên, kéo họ lại gần nhau hơn. Chính ngôi

nhà sàn cũng tăng thêm tình đoàn kết của đồng bào.

2.7 Bố trí mặt bằng sinh hoạt

Nhà sàn Mường cổ truyền thường cấu trúc một gian hai chái, ba gian hai

chái, năm gian hai chái. Các cửa số, kể cả cửa voóng toông (cửa sổ chính) chỉ

làm ở phía trước (trên) của ngôi nhà. Khoảng cách từ 2-3m mới có một cửa,

phía sau (hay dưới) thường chỉ có một cửa sổ và phía trong cũng chỉ có một

cửa. Nhà người Mường thường chia làm hai phần chính và pên woai (bên

ngoài) và pên cloong (bên trong). Pên woai là gian đầu tiên, là phòng khách,

là nơi sinh hoạt chung, cũng là gian quan trọng nhất của nhà sàn, là bộ mặt

của nhà sàn. Pên cloong được ngăn thành những gian riêng, buồng riêng để

cho ông bà, cha mẹ, con gái, con trai... ngủ. Giữa các gian thường không có

cửa một cách chắc chắn, chỉ có sự phân biệt có tính chất tượng trưng. Riêng

buồng con dâu, con gái lớn, mặc dù không có cửa nhưng những quy ước bất

thành văn rất chặt chẽ, được tuân thủ nghiêm ngặt rằng, ai khi nào được vào

và ai khi nào không được vào.

Nhà sàn thường phân ra ba mặt bằng: mặt trên cùng là gác để đựng

lương thực như ngô khoai, sắn đã thu hoạch, đồ dùng gia đình; sàn nhà là nơi

sinh hoạt nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình; gầm sàn nhà dùng để

các dụng cụ sản xuất nông nghiệp, nuôi nhốt gia súc. Nhà sàn có bố trí hai cầu

thang; cầu thang chính ở đầu hồi bên trái. Ở cầu thang chính, trước khi lên

cầu thang có chỗ để rửa chân. Đó là một phiến đá hoặc tấm gỗ, có nước đựng

trong bồn gỗ hoặc các ống tre để rửa chân trước khi lên nhà. Cầu thang phụ

chỉ dùng cho những người trong gia đình lên nhà khi đi làm ruộng, làm nương

về.

Page 58: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

58  

Mặt bằng bố trí sinh hoạt của đồng rất rõ ràng và rất hệ thống. Từ cầu

thang chính bước vào ngoài cùng là hiên nhà, sau đó thường là giường ngủ

của vợ chồng chủ nhà, nếu là hai vợ chồng trẻ, nếu đã già thì chỉ là nơi ngủ

của người chủ nhà thường, là đàn ông, được bố trí phía gần đầu hồi. Phía

trong cùng là không gian thờ tổ tiên. Khoảng giữa của giường ngủ và bàn thờ

là tấm phản thường bằng gỗ. Ở đây có thể dùng làm nơi bày cỗ trông ngày tết

hay giỗ tổ tiên. Đó là sự bố trí theo chiều dọc. Theo chiều ngang thì trung tâm

vẫn là không gian thờ tổ tiên. Bên trong là nơi ngủ của vợ chồng con trai

trưởng, trai thứ hoặc con gái chưa lấy chồng. Họ còn có riêng không gian cho

khách đến chơi nhà.

Nhà của người Mường thường ba đến năm gian. Những gia đình đông

con thì nhà lên đến bảy – mười hai gian. Những ngôi nhà như vậy ngày nay

còn rất ít. Nhà dù ít hay nhiều gian đều có một sàn bên trái để bắc cầu thang

và máng nước sinh hoạt. Gian đầu tiên từ cầu thang lên gọi là gian gốc. Đây

là gian quy tụ mọi tính linh thiêng của ngôi nhà, là nơi xuất phát những tục lệ

đối xử hành vi của con người với ngôi nhà.

Ở gian gốc có một cây cột to hơn các cây cột khác trong nhà gọi là cột

gốc (còn gọi là cây cột chồ) ở đầu góc nhà gần cầu thang. Cây cột gốc được

người Mường trân trọng đặt khám (bàn thờ) thờ tổ tiên. Mọi người kể cả chủ

hay khách đến nhà chơi đều không được bôi nhọ, dựa lưng, gác chân, buộc đồ

vật hay treo quần áo vào cột này. Phần cột dưới sàn cũng không được buộc

trâu bò hay dựng, treo công cụ lao động. Người Mường quan niệm nếu phạm

phải những điều cấm trên thì bị coi là xúc phạm đến gia đình, tổ tiên và thần

linh.

Gian nhà gốc chỉ dành riêng cho nam giới. Phụ nữ trong nhà không được

ngồi nghỉ hoặc làm việc ở đây. Trong các ngày trọng đại như hôn lễ, ma chay

thì chỉ nam giới có vai vế trong dòng họ được ngồi ăn uống. Tại gian nhà linh

Page 59: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

59  

thiêng này có một cửa sổ làm sát đến sàn nhà gọi là cửa sổ “voóng” linh

thiêng, không ai được đưa vật gì hay chui qua. Cửa sổ voóng chỉ dành để đưa

quan tài ra ngoài khi gia chủ có tang ma. Đối diện với cột chỗ ở gian gốc có

một cột nhà tương đối quan trọng. Ở chân cột này, người Mường để vào cum

lúa đã tuốt hết hạt. Đầu cột đội một cái giỏ thủng biểu hiện cho âm tính

(người Mường gọi là nường). Bên cạnh đó, người Mường treo một đoạn tre

tước xơ một đầu cho bông lên biểu hiện cho dương tính (gọi là nõ). Điều này

thể hiện đời sống tâm linh, nói lên sự hỗn hợp, cân bằng âm dương, sự ổn

định và thuận hoà của cả gia đình.

Gian thứ hai của ngôi nhà (gian kế theo gian gốc) dành cho nam giới ngủ

nghỉ. Gian giữa thường là gian để thóc và làm bếp. Lúa gặt ở ruộng nương về

phơi khô khi chuyển lên nhà được để ở đây. Họ xếp lúa vào một cái quây như

cái bồ thủng đáy đan bằng nứa hoặc giang để gần bếp. Bếp của người Mường

là rất công phu. Khuôn bếp được làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có đường

viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ chuối rồi rải bùn lên trên. Khi chuyển bếp

mới, người Mường tìm một số loại cỏ thơm như cỏ mật phơi khô để vào bếp

đốt lấy tro rồi mới bắc kiềng nấu nướng. Bếp thường đặt trên trục nhà nơi nóc

dọi xuống. Có nhà bếp đặt gần cửa sổ để thông gió, tránh khói và hoả hoạn.

Tuy vậy, việc đặt bếp ở cửa sổ ít được ưa chuộng hơn vì người Mường quan

niệm nếu đặt bếp gần cửa sổ thì hơi ẩm từ bếp toả ra ngôi nhà không đều. Nhà

người Mường thường có hai bếp chuyên dụng. Một bếp để nấu nướng thức

ăn, và phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sưởi. Một bếp nhỏ hơn đặt ở gian

gốc dùng để cho đàn ông trong gia đình ngồi sưởi vào mùa đông và đun nước

uống hàng ngày hoặc tiếp khách. Bếp này người phụ nữ trong gia đình ít khi

được ngồi hoặc sử dụng, trừ phụ nữ cao tuổi như bà, cụ hay con gái út được

yêu quý nhất.

Page 60: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

60  

Gian cuối cùng là nơi dành cho phụ nữ sinh hoạt có chạn bát, để đồ dùng

gia đình, nơi sửa soạn cơm nước. Gian này được ngăn với các gian khác trong

nhà bởi một tấm liếp. Đây cũng là nơi người phụ nữ thay quần áo và ngủ

nghỉ. Đầu hồi nhà, người Mường để một cái cối đuống và một cối tròn. Cối

đuống không chỉ dùng để giã thóc gạo mà còn là phương tiện để gia đình báo

nhà có việc lớn như đám cưới mà tang ma. Bên cạnh đó, cối đuống còn là một

nhạc cụ sử dụng để gõ những bản nhạc vui trong ngày lễ tết, hội hè với những

bản đuống rộn ràng âm vang, người Mường gọi là “đâm đuống” hay “châm

đuống”. Dưới sàn nhà, người Mường nuôi gà, trâu hoặc để cất các công cụ

sản xuất như cày, cuốc, liềm, nong, nia.

- Một số kiêng kỵ trong bố trí mặt bằng sinh hoạt.

Bố trí tuy có vẻ đơn giản như vậy nhưng có là người Mường, có tìm hiểu

về nó thì mới biết trong đó rất nhiều quy định khắt khe.

Con rể mới về nhà bố vợ khi ngồi dưới sàn nhà phải để ý không được

ngồi vượt qua ranh giới đòn nóc của ngôi nhà tính theo chiều thẳng đứng từ

đòn nóc xuống sàn nhà. Con dâu khi đi từ buồng đi ra cũng không được đi

phía trên ranh giới này. Người Mường kiêng không nằm duỗi chân lên cửa

voóng, như thế người ta gọi là nằm “đốc” (nằm ngược). Ngày bình thường, họ

kiêng không hát hay hót trong nhà, đàn bà con gái nhất là con dâu không đi ra

voóng beng, voóng lại trừ khi có việc quan trọng cần phải đi (đây được coi là

nơi có các thần linh và hồn người thân trong nhà đã chết ở, do vậy phải lễ

phép với bề trên), chỗ này chỉ dùng để tiếp khách quý và dùng để thờ cúng tổ

tiên, thần linh trong dịp lễ Tết.

Cách trải chiếu trên nhà sàn cũng có quy định riêng. Mép dưới của chiếu

phía trên phải trải sao cho đè lên mép trên của chiếu phía dưới. Trong nhà có

thể trải được nhiều tầng chiếu nhưng phải tuân theo quy định này. Trải chiếu

tiếp khách hoặc trải chiếu ăn cơm, người ta trải chiếu ngang nhà, còn trải

Page 61: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

61  

chiếu để ngủ người ta trải dọc. Khi ngồi ăn cơm, người nhiều tuổi được ngồi

phía trên, thứ tự theo tuổi mà ngồi về phía dưới. Nồi cơm được đặt phía dưới

cho người ít tuổi xới. Khi người trên đưa bát xuống, người xới cơm phải cầm

hai tay và khi xới xong cũng phải đưa trả lại bằng hai tay. Đặc biệt trong khi

tiếp khách, cử chỉ này được thực hiện rất lễ phép và lịch sự, lúc này cả người

đưa cơm và người xới cơm hầu như đều phải đưa bằng hai tay. Nếu đưa một

tay người ta cho là vô lễ hay coi thường khách hoặc khách coi thường chủ.

Riêng buồng con dâu, con gái lớn, mặc dù không có cửa, nhưng những quy

ước bất thành văn rất chặt chẽ, được tuân thủ nghiêm ngặt rằng, ai được vào

và ai không được vào. Cha chồng và con dâu không ai được phép vào phòng

của ai.

Page 62: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

62  

Tiểu kết chương 2

Bằng nhiều phương pháp, đặc biệt là phương pháp điền dã dân tộc học,

ngôi nhà sàn của người Mường ở xã Thạch Lâm được tìm hiểu kĩ ở nhiều khía

cạnh. Đã đề cập đến những vấn đề như: Quan niệm của đồng bào về nhà ở;

quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu làm nhà; công đoạn làm mộc nhằm xử lí

thô nguyên liệu và tạo ra các chi tiết cho ngôi nhà; nghiên cứu loại hình cấu

trúc; tìm hiểu quá trình dựng nhà; nghi lễ tân gia mừng nhà mới; và tìm hiểu

cách đồng bào bố trí mặt bằng sinh hoạt, và một số kiêng kị trong ngôi nhà

của đồng bào.

Xây dựng nhà là công việc trọng đại của con người do vậy được đồng

bào rất chú trọng trong từng khâu, mọi công việc được thực hiện rất tỉ mỉ để

mong tránh được rủi ro ngoài ý muốn. Qua đó, biết được vai trò ngôi nhà

không chỉ là nơi cư trú của đồng bào và còn mang trong nó nhiều giá trị mà

nếu nhìn thoáng qua không nhìn thấy được, cũng thấy được sự công phu của

ngôi nhà sàn, hiểu được nguyên tắc bố trí mặt bằng sinh hoạt. Việc bố trí mặt

bằng sinh hoạt cũng cho thấy ranh giới rõ ràng của nam giới và nữ giới, còn

nhiều dấu hiệu của chế độ phụ quyền, khi tách rời không gian sinh hoạt giữa

nam và nữ.

Quá trình làm nhà còn cho thấy nhiều tri thức dân gian của đồng bào

được áp dụng như tri thức về chọn ngày tháng tốt, chọn hướng đất, chọn tuổi,

hay tri thức xử lí gỗ chống mối mọt thể hiện được tinh thần cấu kết cộng đồng

chặt chẽ, tinh thần đoàn kết của người dân thể hiện được trong suốt quá trình

dựng nhà.

Page 63: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

63  

CHƯƠNG 3.

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ LÀM BIẾN ĐỔI TẬP QUÁN

XÂY DỰNG NHÀ SÀN NGƯỜI MƯỜNG XÃ THẠCH LÂM,

HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA.

 

3.1 Biến đổi trong tập quán xây dựng nhà sàn

Nhà sàn của người Mường đã được định hình từ lâu đời, trong xã hội cổ

truyền, và thiên nhiên đang còn rất nhiều ưu tiên. Theo tiến trình thời gian, rất

nhiều yếu tố liên quan đến tập quán xây dựng nhà sàn khiến nhà sàn không

giữ được những yếu tố cấu thành ban đầu. Những thay đổi, những tác động

bên ngoài đã nghiễm nhiên chi phối rất nhiều đến tập quán dựng nhà sàn của

đồng bào Mường ở xã Thạch Lâm. Rất nhiều yếu tố trong tập quán dựng nhà

sàn không còn giữ được nét nguyên vẹn như trong xã hội cổ truyền. Đây là

quy luật chung của các yếu tố văn hóa, không bất biến mà luôn biến đổi theo

thời gian, xu hướng này là điều đương nhiên không một yếu tố văn hóa nào

thoát ra khỏi quy luật này. Các yếu tố thuộc về tập quán dựng nhà người

Mường đã có những sự thay đổi nhất định như trong quá trình chuẩn bị

nguyên vật liệu, quá trình làm mộc, loại hình cấu trúc, một số yếu tố trong bố

trí mặt bằng sinh hoạt đã có những sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên trong đó

có nhiều yếu tố hầu như không thay đổi hoặc có chăng là thay đổi rất ít như

quan niệm của đồng bào về nhà cửa, quan niệm về việc chọn hướng đất, thế

đất, xem tuổi làm nhà, hay một số nghi lễ trong quá trình dựng nhà. Những

yếu tố này ít bị biến đổi qua thời gian, và đã thật sự ăn sâu vào trong tiềm

thức của đồng bào Mường nơi đây, ngoài ra nó còn liên quan đến quá trình

sinh sống, và nhiều yếu tố hệ trọng khác trong xã hội Mường từ trước đến

nay.

Page 64: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

64  

Một sự khác biệt rất dễ nhận ra về sự thay đổi của tập quán xây dựng nhà

ở xã Thạch Lâm là sự khác biệt trong việc sử dụng nguyên liệu làm nhà. Theo

khảo sát, trên địa bàn xã Thạch Lâm còn lưu giữ được rất nhiều nhà sàn, bao

gồm nhiều ngôi nhà cổ. Thôn Thượng có những ngôi nhà có tuổi thọ đến trăm

năm, tuy nhiên đại đa số vẫn là nhà mới xây dựng, những ngôi nhà mới xây

trong nhiều năm gần đây chủ yếu sử dụng ngói, tấm lợp công nghiệp thay vì

lợp bằng cỏ gianh như trước đây, nhiều ngôi nhà trước đây được đồng bào

bằng cỏ gianh, cũng đã được bà con thay thế bằng ngói hay tấm lợp fibro xi

măng.

Trong nhiều năm gần đây, đồng bào thay thế, và tối ưu hóa trong việc sử

dựng gỗ vào việc dựng nhà sàn. Gỗ được dùng vào việc thay thế cho vách

nứa, luồng trước đây được kết lại dùng để làm vách, gỗ dùng để lót sàn. Thực

tế là gỗ đã được sử dụng làm sàn nhà vách nhà từ rất lâu trong xã hội cổ

truyền, tuy nhiên chỉ có tầng lớp thống trị như Lang mới có điều kiện dùng

nhiều gỗ như vậy, gia đình nông dân có muốn làm cũng không được phép, và

thực tế họ không thể làm được vì điều kiện kinh tế không cho phép họ làm

như vậy được.

Ở nhiều ngôi nhà của đồng bào người Mường nơi đây có tình trạng sử

dụng nhiều cột trụ bằng bê tông thay cho cột trụ bằng nhiều loại gỗ quý có

khả năng chống mối mọt như trước đây. Nhiều ngôi nhà được cứng hóa ở

nhiều chi tiết, ví như một số hộ gia đình còn sử dụng gạch để xây bao kín cả

gầm sàn.

Quá trình dựng nhà là cả một quá trình rất công phu, gồm rất nhiều công

đoạn, từ những khâu đầu tiên như việc chuẩn bị vật liệu, làm mộc, sau đó là

quá trình dựng nhà. Trong quá trình dựng nhà, các công việc phải được thực

hiện rất cẩn thận, vì nó liên quan trực tiếp đến độ vững chãi của ngôi nhà.

Cũng vì mục đích đó đồng bào đã tiến hành thay thế đinh sắt cho việc kết nối

Page 65: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

65  

các kèo, cột, đòn tay, dui, mè tức là những bộ phận cấu thành nên ngôi nhà.

Có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi này là vì mục đích sự chắc chắn bền vững

của ngôi nhà.

Bố trí mặt bằng sinh hoạt cũng có rất nhiều điểm khác so với trước đây.

Bản thân nhà sàn là một không gian sinh hoạt khép kín, với các bộ phận cấu

thành co cụm lại với nhau thành một không gian sinh hoạt, khép kín và tương

đối ổn dịnh trong cộng đồng. Theo khảo sát, hiện nay bố trí mặt bằng sinh

hoạt đã có nhiều khác biệt so với trước đây. Nhà sàn đã không đảm bảo nhiều

chức năng như xưa, đã hình thành các khu chức năng riêng.

Hiện nay, gầm sàn không còn để nhốt gia súc, gia cầm, đôi khi là cất trữ

lương thực nữa, mà chỉ còn là nơi để dụng cụ cho việc sản xuất nông nghiệp,

hay cất trữ một số nhiên liệu như cũi gỗ. Gia súc đã được nuôi nhốt riêng,

đông bào đã xây dựng chuông gia súc riêng, để đảm bảo vấn đề vệ sinh.

Có một điều khác rất cơ bản so với những ngôi nhà truyền thống là cầu

thang thường chỉ được bố trí duy nhất một cầu thang, chứ không phải hai cầu

thang như trước kia, mặt khác cầu thang cũng không nằm ở một vị trí cố dịnh

nào cả mà phụ thuộc nhiều về mặt địa hình, hướng đất cũng như hướng

nhà.Chi tiết cửa sổ cũng rất khác, cửa sổ còn được mở về phía sau nhà và

nhiều phía, nhiều ngôi nhà còn có nhiều cử sổ.Gầm sàn được làm cao hơn

trước đây, và có kê đá phía dưới các cột trụ chứ không dùng phương pháp

chôn xuống đất như trước đây.Ở nhiều ngôi nhà, nền còn được đổ bê tông

xuống chiếm cả diện tích gầm sàn.

Có một điều không thay đổi trong tâm thức người Mường nơi đây là bếp

lửa vẫn là một bộ phận quan trọng của ngôi nhà, hay đó là linh hồn của ngôi

nhà. Tuy nhiên có một điều khác là bếp lửa trong không gian sinh hoạt của

đồng bào đã chuyển ra một không gian riêng, tách biệt với không gian sinh

hoạt của đồng bào.

Page 66: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

66  

Các yếu tố, các bộ phận cấu thành của nhà sàn cũng có nhiều điểm khác

so với trước đây. Nhiều ngôi nhà ở Thạch Lâm, được đồng bào mở cửa sổ

đằng sau, có nhà nhiều có nhà ít, tùy theo cách bố trí của chủ nhà, thay vì

không có cửa sổ như trước đây điều này kiên quan đến quan niệm của đồng

bào, họ cho rằng của sổ là nơi giao tiếp với thần linh, hoặc cả những người

thân đã khuất.

Cầu thang của đồng bào giờ đây thường chỉ làm một cầu thang bên gian

gốc chứ không còn cầu thang phía sau, trước đây là dành cho phụ nữ trong gia

đình. Trước đây cầu thang của đồng bào là một chi tiết rất quan trọng của

ngôi nhà, luôn được làm với số lẻ. Trong đời sống của đồng bào, cầu thang là

một bộ phận quan trọng, nó gắn với nhiều nghi lễ của đời người như cưới xin.

ma chay, và nhiều kiêng kị khác nữa. Cột trụ nhà sàn cũng đã được kê những

hòn đá tảng rất lớn, rất vững chắc, chứ không còn chôn xuống đất như trước

đây.

Hiện nay, khi quan sát nhà sàn của đồng bào nơi đây, có thể thấy đồng

bào đã không có sự thống nhất trong việc dựng cổng cho ngôi nhà, điều này

có lẽ liên quan đến địa thế của ngôi nhà. Mỗi gia đình đồng bào ở đây thường

có một khoảng vườn nhỏ xung quanh nhà. Tuy nhiên việc không xây dựng

cổng đã khiến cho không gian sinh hoạt bị phá vỡ.

Kết cấu cộng đồng đã thuyên giảm nhiều. Hiện nay công việc xây dựng

nhà sàn đã được chủ nhà thuê mướn cho những người thợ làm mộc, một nghề

thủ công rất phổ biến trong nam giới người Mường ở đây. Họ phụ trách tất cả

công việc từ khi bắt tay vào làm mộc, cho đến khi nào ngôi nhà được dựng

lên hoàn chỉnh. Vai trò của cộng đồng không còn rõ nét, trước đây trong xã

hội truyền thống, mỗi khi gia đình dựng nhà, phải sắm lễ đến nhà Lang, nhờ

người này thông bào khắp bản để hôm sau mỗi nhà cử đến một người giúp

cho chủ nhà. Ngày nay, chỉ ngày nào dựng cột trụ, cần nhiều sức mới cần đến

Page 67: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

67  

sự trợ giúp đó, còn những công việc khác thì thường do những người trong

gia đình cùng với những người thợ làm mộc phụ trách. Mọi công việc chuẩn

bị của chủ nhà cũng tự họ chuẩn bị chứ không mang tính chất góp như trước

đây.

Hiện nay, nhà sàn trên địa bàn xã Thạch Lâm không còn giữ được kiến

trúc cổ, kiến trúc cổ chỉ còn lưu lại trên số ít ngôi ngôi nhà sàn, số này là

những ngôi nhà đã được xây dựng từ vài trăm năm trước. Còn những ngôi nhà

xây mới thì không giữ được điều đó. Khảo sát một ngôi nhà sàn, quan sát tổng

thể nó, chỉ có thể khẳng định về điều kiện mỗi gia đình. Thay vì nhìn thấy sự

phân chia giai cấp như trước đây, những ngôi nhà lớn thì chỉ có nhà quan

Lang mới dựng được.

Nghi lễ cúng trong quá trình làm nhà cũng có nhiều điểm khác, các nghi

lễ đã không còn nhiều như trước chỉ còn giữ được một vài nghi lễ chính, như

cúng xin đất làm nhà, cúng tân gia. Tuy nhiên các nghi lễ cũng bớt phức tạp

như trước. Lễ vật cũng trở nên phong phú, tuy nhiên dù là lễ vật gì đi nữa thì

luôn đươc bày trên lá chuối.

3.2. Tác động làm biến đổi trong tập quán xây dựng nhà sàn

3.2.1 Tác động về kinh tế

Trong nhiều năm trở lại đây, người Mường ở xã Thạch Lâm đã có nhiều

chuyển biến trong làm kinh tế, họ vẫn làm rẫy, trồng rừng như trước đây. Tuy

nhiên trong nhiều năm gần đây, chủ trương của chính quyền địa phương nhằm

khuyến khích bảo tồn nhà sàn người Mường nơi đây, cùng với đó là khai thác

vào dịch vụ du lịch, nguồn lợi du lịch, cùng với sự thay đổi trong tư duy làm

kinh tế đã làm cho đời sống kinh tế của đồng bào khác trước. Điều này có

nhiều tác động quan trọng đến tập quán xây dựng nhà sàn.

Điều kiện kinh tế cũng như vì sự tiện nghi trong sinh hoạt, đồng bào đã

sắm được những thiết bị điện tử trong gia đình, như Ti-vi, tủ lạnh, đầu máy…

Page 68: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

68  

điều này khiến cho đồng bào phải tách biệt không gian bếp một cách riêng

biệt, để tránh cháy nổ các thiết bị.

Mặt khác, điều kiện kinh tế khiến đồng bào có thể xây dựng các khu

chức năng riêng biệt, không gian nuôi gia súc tách biệt với không gian sinh

hoạt, cũng là để đảm bảo vấn đề vệ sinh trong không gian sinh hoạt. Điều kiện

kinh tế cho phép đồng bào có thể sử dụng nhiều nguyên vật liệu thay thế cho

việc dựng nhà. Họ có khả năng mua hoặc khai thác thêm gỗ, để làm vách nhà,

hay sử dụng làm sàn nhà, đồng bào cũng có thể mua sắm tấm lợp công nghiệp

hoặc ngói thay thế cho mái gianh hay vách nứa như trước đây.

Phương diện kinh tế còn tác động đến sự cấu kết cộng đồng. Trước kia

cấu kết cộng đồng thể hiện rất rõ trong quá trình đồng bào dựng nhà. Họ

hàng, bà con trong bản giúp đỡ gia chủ từ những cái rất nhỏ như từng nắm cỏ

gianh, góp lương thực hay những ngày công cho chủ nhà. Tuy nhiên, hiện

tượng này là do điều kiện của chủ nhà không cho phép có thể lo tất cả được

mọi vấn đề như vậy và cần thiết sự giúp đỡ của họ hàng và cộng động. Điều

kiện kinh tế đã khác, chủ nhà có khả năng tự lo được các khâu trong quá trình

dựng nhà nên không cần sự ủng hộ của bà con trong bản nữa. Chính điều này

làm giảm đi tính tương trợ cộng đồng của đồng bào.

Đó là những tác động tích cực về phương diện kinh tế, điều này khiến

cho ngôi nhà của đồng bào vững chãi kiên cố hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó có

những tác động làm thay đổi tập quán xây dựng cũng như phá vỡ đi kết cấu

cũng như không gian của nhà sàn cổ truyền.

3.2.2 Một số chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong nhiều năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách,

nhiều chương trình nhằm xóa đói giảm nghèo, hướng tới xóa nghèo bền vững,

cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc ít người. Trên địa bàn xã Thạch Lâm

có ba chương trình tiêu biểu như “Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà

Page 69: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

69  

ở, và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó

khăn” gọi tắt là “Chương trình 134”; “Chương trình phát triển kinh tế xã hội

các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi” gọi tắt là

“Chương trình 135” và gần nhất là phong trào “Xây dựng nông thôn mới”.

Các chương trình phong trào này triển khai trên địa bàn xã Thạch Lâm đã có

tác động đến mọi mặt đời sống xã hội của đồng bào tạo được nhiều chuyển

biến mạnh mẽ.

Một số điểm thuộc chính sách này có nhiều ưu tiên trong lĩnh vực đời

sống văn hóa. Chủ trương khuyến khích xây dựng đời sống văn hóa mới, con

người mới trong xã hội mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Một số chính sách như “Chương trình 134” can thiệp trực tiếp vào vấn

đề nhà ở. Chủ trương là xây dựng nhà ở kiên cố vững chắc, có khả năng bảo

vệ con người khỏi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Bằng nhiều chính sách hỗ

trợ trực tiếp cho đồng bào. Nhìn chung các chính sách của Đảng và Nhà nước

có những tác động tích cực đến đời sống cũng như nhà ở của đồng bào. Tuy

nhiên, có vài điểm chưa thực sự phù hợp với đồng bào, khi ban hành chủ

cứng hóa nhà ở của đồng bào. Điều này là không thể áp dụng nếu nhìn vào

tập quán dựng nhà của đồng bào. Nhà sàn cổ truyền của đồng bào được lợp

bằng mái gianh, sau này là mái ngói, vách làm bằng nứa hoặc tre đan lại, sàn

làm bằng cây bương hoặc gỗ, đó là hình mẫu của một ngôi nhà sàn. Nếu áp

dụng chủ trương này vào nhà sẽ làm thay đổi ngôi nhà sàn truyền thống,

không còn giữ được những yếu tố bản chất nữa. Xã Thạch Lâm là địa chỉ của

những ngôi nhà sàn cổ, tuy nhiên trong năm trở lại đây đồng bào đã xây

những ngôi nhà kiểu mới, thể hiện trong nguyên vật dựng nhà, cũng như kết

cấu, bố trí mặt bằng sinh hoạt. Điều này được đồng bào giải thích là xây một

ngôi nhà sàn với kiến trúc cổ tốn rất nhiều thời gian có khi mất một vài năm,

do vậy đồng bào đã dựng nhà sàn theo lối kiến trúc mới.

Page 70: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

70  

Chính sách bảo vệ tài nguyên rừng cũng có những tác động nhất định.

Trước chủ trương thắt chặt hoạt động khai thác rừng, thậm chí là đóng cửa

rừng, việc tìm kiếm nguyên vât liệu cho việc khai thác trở nên khó khăn hơn

trước đây rất nhiều. Đồng bào muốn xây dựng nhà sàn buộc họ phải sử dụng

một số nguyên vật liệu thay thế như việc sử dụng các cây cột trụ bằng bê tông

thay vì sử dụng gỗ, hay thậm chí là phải xây vách.

Nhìn thấy tầm quan trọng của việc lưu giữ lại những giá trị truyền thống,

mag ở đây là những ngôi nhà sàn. Chính quyền địa phương đã có nhiều chính

sách rất thiết thực. Bằng việc hỗ trực tiếp về tài chính cho các hộ gia đình có

nhu cầu xây mới, hoặc sửa lại nhà. Ngoài ra còn cho phép sử dụng gỗ trong

khu vực rừng Cúc Phương để làm nguyên vật liệu làm nhà. Tuy nhiên chính

sách ưu tiên này cũng đã gây ra nhiều hệ lụy, khiến cho việc khai thác rừng

trở nên dễ dàng và nhiều biến tướng.

3.2.3 Giao lưu văn hóa

Ở xã Thạch Lâm, đại đa số là địa bàn của người Mường sinh sống, tuy

nhiên trong nhiều năm trở lại đây, hệ thống đường giao thông, hệ thống thông

tin liên lạc được phát triển mở rộng khiến cho việc giao lưu vơi cộng đồng

người Kinh trở nên rất dễ dàng. Nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người Kinh

tỏ ra tiện nghi hơn, thuận tiện hơn. Điều này được đồng bào tiếp thu, và đưa

vào đời sống của đồng bào. Tập quán xây dựng nhà ở của đồng bào cũng bị

chi phối mạnh mẽ. Điều này ảnh hưởng đến nhiều phương diện trong không

gian sinh hoạt của ngôi nhà sàn. Nét sinh hoạt văn hóa của người Kinh cho

thấy sự tiện nghi trong cách bố trí mặt bằng sinh hoạt với các khu chức năng

riêng. Không gian bếp được sắp xếp lại tách biệt với không gian sinh hoạt

chung của đồng bào. Gầm sàn cũng được sắp xếp lại chứ không còn là nơi

chứa của gia súc gia cầm như trước đó nữa. Mặt khác nhiều nghi lễ của đồng

bào cũng bớt đi tính chất phức tạp.

Page 71: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

71  

Sự giao lưu văn hóa khiến cho nhiều quan niệm trước đây của đồng bào

đã thay đổi, giúp cho đồng bào có cái nhìn toàn diện về nhiều vấn đề. Trước

kia sự phân định giữa nam và nữ rất rõ ràng, còn nặng tư tưởng trọng nam

khinh nữ trong chế độ cũ của xã hội cổ truyền. Sự mở rộng của việc giao lưu

văn hóa khiến cho cộng đồng người Mường ở đây nhận thức rõ ràng hơn về

vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Điều này đã có những tác động đến bố

trí mặt bằng sinh hoạt của đồng bào. Ranh giới sinh hoạt không còn nghiêm

ngặt như trước, người phụ nữ không cò bị đẩy vào trong nữa, mà sinh hoạt

một cách hài hòa với các thành viên khác trong gia đình. Cầu thang của nhà

người Mường nơi đây cũng không còn phân chia cho nam giới hay nữ giới mà

hợp thành làm một ở phía gian gốc.

Hiện nay, xuất phát từ sự giao lưu văn hóa, nếp nghĩ của một hoặc nhiều

tầng lớp dân cư cũng như sự thay đổi trong nếp nghĩ của thệ hệ trẻ, thế hệ kế

cận, thừa hưởng những giá trị văn hóa của cha ông, những người sẽ làm chủ

ngôi nhà sau này, họ có quyền được bày tỏ nguyện vọng về hình thức ngôi

nhà. Dĩ nhiên tầng lớp này hướng đến sự tiện nghi trong ngôi nhà, do vậy các

yếu tố văn hoá truyền thống không phải là ưu tiên hàng đầu. Đồng nghĩa với

việc các yếu tố văn hóa truyền thống sẽ ít được lưu giữ trong ngôi nhà. Có

chăng nó chỉ tồn tại rõ nhất trong những nghi lễ trong quá trình xây dựng ngôi

nhà

3.2.4 Phong tục, tập quán, tri thức dân gian

Phong tục tập quán cũng như nhiều tri thức dân gian khác có những mối

liên hệ, sự tác động đối với sự thay đổi trong tập quán xây dựng nhà sàn.

Tri thức về chống mối, chống mọt khiến đồng bào người Mường trên địa

bàn xã sử dụng phương pháp kê đá trên những cột trụ thay vì chôn trực tiếp

xuống đất. Điều này làm giảm thiểu tối đa nguy cơ mối mọt cho những thân

cột trụ, đồng thời đảm bảo được sự vững chãi của ngôi nhà.

Page 72: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

72  

Như đã nói ở trên, việc mở cửa sau là khá phổ biến, nhiều gia đình

không chỉ mở một mà mở nhiều cửa về phía sau cũng như nhiều phía khác.

Điều này xuất phát từ tập quán cư trú của đồng bào từ lâu đời nay. Người

Mường ở đây có xu hướng cư trú ở những nơi khô ráo, thoáng mát, mở thêm

cửa cũng là cho nhu cầu đó. Trước đây nhiều quan điểm khắt khe trong quan

niệm tín ngưỡng không cho phép họ làm điều đó.

Mặt khác, tư duy về tính tiện nghi của ngôi nhà khiến cách bố trí trong

ngôi nhà trở nên khoa học hơn, hợp lí hơn, mặc dù nếu đem so sánh với cách

bố trí truyền thống thì có một vài sự xáo trộn. Tuy nhiên điều nay không hề

làm mất đi tính thiêng liêng của ngôi nhà của đồng bào nơi đây. Nhà sàn vẫn

giữ được cái hồn qua bao thăng trầm của thời gian.

3.2.5 Tài nguyên thiên nhiên

Nhiều năm trở lại đây, thiên nhiên trên địa bàn xã, huyện có nhiều thay

đổi phức tạp, tài nguyên rừng giảm sút, khiến việc khai thác nguyên vật liệu

trở nên khó khăn. Nhiều loại nguyên vật liều hầu như không thể sử dụng như

cây cỏ gianh, rất khó khăn để có thể tìm kiếm một mái nhà gianh trên địa bàn

xã mà hầu hết đã thay thế bởi ngói, hay nhiều loại tấm lợp công nghiệp khác.

3.3 Đánh giá tác động làm biến đổi trong tập quán xây dựng nhà sàn

3.3.1 Tích cực

Sự thay đổi trong tập quán xây dựng nhà sàn có những tác động tích cực

đến ngôi nhà sàn của người Mường Thạch Lâm.

Ngôi nhà trở nên vững chãi hơn, chắc chắn hơn nhờ những thay đổi

trong tập quán dựng nhà. Những chiếc đinh sắt lớn sẽ khiến sự kết nối các bộ

phận của ngôi nhà trở nên chắc chắn hơn. Việc sử dựng mái ngói vẫn giúp

ngôi nhà giữ được vẻ cổ kính vốn có của nó, mặt khác giúp hạn chế được

những tác đồng ngoài ý muốn của thiên tai như mưa gió, lốc, bão, lũ. Trước

kia khi ngói chưa được dung để thay thế cho mái gianh, thường đồng bào rất

Page 73: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

73  

lo ngại mỗi khi đến mùa bão, nếu không vững chãi gió lốc, bão có thể cuốn đi

những mái gianh.

Gầm sàn làm cao hơn so với trước đây. Việc làm này không phải ngẫu

nhiên mà có mục đích. Vào mùa mưa ở những vùng núi như Thạch Lâm

thường có những cơn lũ bất chợt hoặc ít ra thì nguồn nước trên núi chảy

xuống, có những tác động xấu đến sàn nhà, gầm sàn làm cao hơn để tránh

những tác động đó.

Không thể phủ nhận tác động tích cực của sự giao lưu văn hóa với những

dân tộc anh em khác, nhất là người Kinh. Người Mường học hỏi được ở

người Kinh sự sinh hoạt tiện nghi, họ áp dụng điều này vào cuộc sống của họ.

Sự bố trí sắp xếp đồ đạc trong gia đình, bố trí mặt bằng sinh hoạt cũng trở nên

khoa học hơn. Vào ngôi nhà sàn của đồng bào Mường nơi đây chúng ta thấy

được điều đó. Nhờ sự sắp xếp đó đồng bào có thể mua sắm thêm nhiều đồ

điện tử khác, có nhiều cơ hội tiếp cận gần hơn với xu thế của xã hội, nắm bắt

được sự vận động của xã hội.

Các chính sách của Đảng và Nhà nước một mặt cải thiện đời sống kinh

tế của đồng bào, mặt khác khuyến khích đồng bào gìn giữ phát huy những giá

trị văn hóa dân tộc. Đây và việc làm rất cần thiết trong quá trình phát triển của

một dân tộc, một đất nước. Văn hóa luôn là dấu hiệu phân biệt này với dân

tộc khác, nét đặc sắc này là điều rất quý báu. Tín hiệu đáng mừng là, ở xã

Thạch Lâm còn lưu giữ được rất nhiều nhà sàn, trong đó có cả những ngôi

nhà sàn cổ. Chính quyền địa phương có nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời, rất

thiết thực với chủ trương này bằng việc hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các hộ

gia đình muốn khôi phục lại giá trị nhà sàn. Những chính sách của Đảng và

Nhà nước có tác động tích cực trong việc bảo tồn giá trị văn hóa đáng tự hào

này.

Page 74: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

74  

Điều dễ nhận thấy là việc mừng tân gia cũng như nhiều nghi lễ đã trở

nên đơn giản đi nhiều, không còn tình trạng ăn uống linh đình trong vài ngày,

điều này sẽ khiến chủ nhà tốn thêm của cải sau khi chi nhiều tiền bạc cho việc

mua nguyên vật liệu làm nhà, thực phẩm, tiền công cho người thợ. Nhiều năm

gần đây, tình trạng này không còn phổ biến, thường người ta chỉ tổ chức trong

một bữa nhiều hơn là một ngày. Sự thay đổi này giúp tiết kiệm tiền bạc, công

sức cho chủ nhà.

Việc bố trí lại mặt bằng sinh hoạt như tách bếp ra một không gian riêng,

xây dựng nơi chăn nuôi gia sức riêng, giúp cải thiện vấn đề vệ sinh môi

trường mà trước đây vẫn còn là tồn tại của ngôi nhà sàn. Gia súc có nơi trú

riêng làm cho không gian sinh hoạt của con người trở nên sạch sẽ, hợp vệ

sinh,phòng tránh được bệnh tật từ gia súc, gia cầm. Đồng bào có thể xây

dựng mô hình trang trại cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, điều mà người ta

không thể làm được nếu cứ nuôi những con vật này dưới gầm sàn.

Có thể là một sự xáo trộn so với truyền thống nhưng việc mở thêm nhiều

cửa sổ khiến cho ngôi nhà của đồng bào trở nên thoáng mát hơn vào mùa hè,

giúp không khí dễ dàng lưu thông trong gian ngôi nhà. Ngôi nhà sẽ trở nên

thông thoáng chứ không còn ngột ngạt vào mùa hè.

Tri thức dân gian của đồng bào được áp dụng cho việc chống mối mọt

khá hiệu quả. Và được cải tiến thêm một bước khi đồng bào sử dụng phương

pháp kê đá lên chân cột để chống mối mọt. Một số chi tiết quan trọng khác

của ngôi nhà như cột cái, giường, phản để nằm được đồng bào sử dựng một số

loại dầu sơn lên đó, một mặt vừa chống mối mọt, mặt khác để đảm bảo tính

thẩm mĩ của ngôi nhà.

3.3.2 Tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực nên trên, sự thay đổi trong tập quán

dựng nhà của đồng bào cũng có những tác động không như mong muốn.

Page 75: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

75  

Tinh thần cộng đồng, sự cấu kết, và tương trợ cộng động không còn rõ

rệt. cách thức chuẩn bị nguyên vật liệu đã thay đổi, giờ đây đồng bào thường

chỉ mua nguyên vật liệu chứ ít khi tự túc về nguyên vật liệu. Điều kiện kinh tế

cũng được cải thiện nhiều, chủ nhà không cần thiết sự đóng góp của anh em

họ hàng nữa. Thường thì người ta chỉ gặp gỡ nhau khi mọi công việc dựng

nhà đã xong xuôi, là lúc mà gia chủ làm cơm mừng tân gia.

Sự thay đổi khiến cho không gian sinh hoạt của đồng bào bị phá vỡ,

trước kia đồng bào có một khoảng đất rộng, dù không bằng phẳng. Trên đó

người ta trồng rau, một số cây ăn quả. Bao quanh mảnh đất của mỗi gia đình

là hàng rào được trồng bằng cây xanh, ngoài ra còn có cổng. Tuy nhiên sự bố

trí không gian này hầu như còn rất ít. Do vậy không còn giữ được không gian

lí tưởng này nữa. Chỉ một tác động nhỏ, nhưng một phần nào đó, dễ khiến cái

hồn của ngôi nhà cũng phai nhạt.

Sự lai căng với nét sinh hoạt của người Kinh khiến một số hộ gia đình sử

dụng nhiều vât liệu công nghiệp hơn trong quá trình xây nhà, như tấm lợp xi

măng, hay dừng gạch để xây nhà. Điều này hầu như làm mất đi vẻ rêu phong,

cổ kính của ngôi nhà, quan sát sẽ thấy không hợp lí. Trách nhiệm này thuộc

về trách nhiệm của chính quyền địa phương, nếu không có những biện pháp

can thiệp, quản lí, cũng như các chương trình quy hoạch thì ngôi nhà của

đồng bào còn có nhiều biến dạng không đoán trước được.

Địa bàn xã Thạch Lâm còn lưu giữ được rất nhiều nhà sàn cổ, điều này

được sử dụng vào việc phát triển du lịch. Thực tế nhiều gia đình đã đưa nhà

sàn vào phục vụ du lịch, làm du lịch ngay tại nhà. Nếu không quản lí chặt chẽ,

hoạt động này sẽ không phát huy được hiệu quả, mà còn làm mất đi hình ảnh

đẹp của du khách về bản làng của những ngôi nhà sàn cổ.

Nhiều hộ gia đình nhìn nhận giá trị ngôi nhà sàn ở một khía cạnh rất

khác. Họ thấy được lợi nhuận bên cạnh giá trị văn hóa này. Mới dẫn đến tình

Page 76: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

76  

trạng nhiều hộ gia đình vào rừng khai thác rừng bừa bãi, phục vụ cho việc

dựng nhà sàn. Điều này trở thành trào lưu và ngày càng lan rộng. Vô tình nhà

sàn trở thành mộ sản phẩm buôn bán, ngoài ra còn khiến nguồn tài nguyên

rừng bị đe dọa. Đứng trước thực tế này, chính quyền địa phương đã có những

biện pháp can thiệp, tuy nhiên tỏ ra ít hiệu quả.

Giới trẻ là tương lai, là chủ nhân thừa hưởng những giá trị văn hóa dân

tộc. Tuy nhiên, thế hệ trẻ xã Thạch Lâm họ tiếp xúc nhiều với văn minh, họ

dễ bị hấp dẫn về sự tiện nghi của của sống. Nếu không có sự định hướng thì

nhiều nét sinh hoạt văn hóa của người Mường trong đó có cả nhà sàn nhanh

chóng bị mai một, dẫn đến một tương lai không tốt cho ngôi nhà sàn mà chính

họ đang cư trú.

3.4 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trong tập quán xây dựn nhà sàn

Đứng trước sự thay đổi trong tập quán xây dựng nhà ở của người Mường

Thạch Lâm, hơn bao giờ hết cần nhìn nhận đúng vần đề này. Tuy có thay đổi

nhưng nhìn chung trên địa bàn xã Thạch Lâm vẫn còn lưu giữ được ngôi nhà

sàn. Tuy nhiên sự thay đổi khiến cho ngôi nhà vơi bớt đi nhiều giá trị vốn có

của nó mà bao nhiêu thế hệ người Mường đã tích lũy. Dẫu biết đây là quy luật

ngẫu nhiên, đó là quá trình tiếp biến văn hóa, không một nền văn hóa nào

tránh khỏi. Tuy nhiên nếu không đặt ra những biện pháp can thiệp thì ngôi

nhà sàn mất dần đi giá trị của nó.

- Với các cấp quản lí:

+ Cần có chương trình, kế hoạch điều tra, kiểm kê di sản phục vụ

cho công tác quản lí. Đây là công tác rất quan trọng, giúp quản lí được tình

trạng tồn tại của các giá trị văn hóa, từ đó mới có chiến lược phát triển dài

hạn, khoa học, sát với thực tế.

+ Cần bổ sung nguồn nhân lực cho nghành văn hóa địa phương, để

bảo tồn văn hoá tốt cần đội ngũ cán bộ có chuyên môn, vững kĩ năng, am

Page 77: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

77  

hiểu, yêu thích văn hóa dân tộc. Ưu tiên là người dân tộc, chủ nhân của các

giá trị văn hóa. Đặc biệt cần quan tâm đế thế hệ trẻ.

+ Cần có chương trình phát triển, quy hoạch dài hạn về chủ trương

phát triển văn hóa dân tộc. Đây là việc làm khoa học rất cần thiết. Chúng ta

cần chiến lược phát triển dài hạn. Bảo tồn văn hóa là công việc quan trọng của

mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, là sự nghiệp. Cần có những chính sách thật sự

khoa học, sát thực tế, chứ không phải là lý thuyết.

+ Tổ chức công tác tuyên truyền để người dân ý thức được những

giá trị văn hóa cần bảo tồn và vì sao cần bảo tồn. Công tác tuyên truyền rất

quan trọng, cần có cái nhìn, và sự quan tâm, đúng mức với công tác này. Đôi

khi người dân rất muốn bảo tồn những giá trị văn hóa của mình. Tuy nhiên họ

lại thiếu những cách làm khoa học, không biết bảo vệ làm gì, bảo vệ như thế

nào. Đây là trách nhiệm của nhà quản lí.

- Với chính quyền địa phương

+ Quản lí, giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng sử dụng nhà ở của người

dân. Điều này có vai trò quan trọng với việc định hướng cho người dân trong

quá trình dựng nhà sao cho phù hợp với truyền thống văn hóa.

+ Có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ trực tiếp như hỗ trợ về tài chính

cho những hộ gia đình có nhu cầu làm nhà sàn, hoặc sửa nhà. Đây được cho

là một trong những chính sách rất thiết thực, gắn với thực tế. Ngoài ra cần hỗ

trợ cho người dân khai thác sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng của địa

phương sử dựng vào mục đích xây và cải tạo nhà sàn.

+ Chủ chương khuyến khích phát triển du lịch ở địa phương. Chủ chương

này giúp cho nhà sàn phát huy được giá trị trong đời sống người dân. + Cần

có chính sách đãi ngộ với những nghệ nhân, khuyến khích họ truyền lại nghề

cho các thế hệ sau.

Page 78: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

78  

+ Phối hợp với các cơ quan, các bộ phận khác nhất là ngành văn hóa tổ

chức nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng như lễ hội nhằm khơi dậy

ý thức bảo vệ, tình đoàn kết, niềm tự hào văn hóa dân tộc.

- Với người dân

+ Nhận thức rõ vai trò của mình trong bảo tồn phát huy giá trị văn hóa

dân tộc. Cần nhận thức đầy đủ vai trò chủ nhân của mình trong vai trò chủ

nhân văn hóa, cũng như người thừa hưởng các giá trị văn hóa đó.

+ Đoàn kết, ý thức xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh

+ Tuyên truyền cho thế hệ sau, vai trò giá trị văn hóa nhà sàn, khơi dậy

ý thức tự hào.

+ Thực hiện tốt những chủ chương, chính sách mà các cấp quản lí,

các cấp chính quyền đưa ra trong sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc.

Page 79: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

79  

Tiểu kết chương 3

Tập quán xây dựng nhà ở của đồng bào đã có nhiều điểm khác so với

trước và được phát hiện ở nhiều phương diện như: Nguyên vật liệu làm nhà,

loại hình cấu trúc, tinh thần cấu kết cộng đồng, quy trình làm mộc, tri thức

dân gian và bố trí mặt bằng sinh hoạt.

Qua đó phân tích những tác động từ phương diện kinh tế, phong tục tập

quán, một số chính sách của Đảng và Nhà nước, quá trình giao lưu và tiếp

biến văn hóa với các cộng đồng khác. Tiến hành đánh giá những vai trò của

những tác động đó đối với tập quán dựng nhà xét trên hai mặt là những tác

động tích cực và những tác động tiêu cực.

Đứng trước những sự biến đổi trong tập quán dựng nhà của đồng bào,

hơn bao giờ hết cần những chính sách, biện pháp can thiệp, để ngăn chặn

những tác động tiêu cực. Đó là những đề xuất với các cấp quản lí, chính

quyền địa phương, với người dân vừa là chủ thể vừa là người thừa hưởng

những giá trị văn hóa; và trách nhiệm của họ đối với sản phẩm văn hóa của

chính mình.

Page 80: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

80  

KẾT LUẬN

Nhà sàn người Mường là một thực thể văn hoá, ẩn chứa trong nó biết

bao giá trị về văn hoá, tâm linh, và hiện thực.

Nhà sàn luôn là yếu tố văn hoá mà người Mường coi trọng nhất, nhà sàn

không đơn giản chỉ là nơi che mưa che nắng. Nhà sàn của người Mường xuất

phát từ nhiều yếu tố tự nhiên xã hội quy định. Như chúng ta biết, người

Mường sống trên những sườn đồi thoai thoải, không bằng phẳng, do vậy nhà

sàn là sự lựa chon hợp lý nhất để an cư lạc nghiệp, nhà sàn cũng lấy nguyên

liệu gỗ là chính, nên nhà sàn như là một sự tất yếu, cũng một phần để tránh

khỏi sự tấn công của thú dữ trong rừng. Ngôi nhà sàn che mưa nắng, là nơi

sum họp của các thành viên trong gia đình, là nơi mà con người gắn bó từ khi

ra đời cho đến con người nhắm mắt xuôi tay, cũng là nơi chứng kiến từng

bước trưởng thành của con người. Có thể nói ngôi nhà sàn mang nhiều ý

nghĩa trong cuộc đời của người Mường, tất cả mọi nghi lễ vòng đời đều diễn

ra trong ngôi nhà. Dao nứa cắt rốn cho trẻ sơ sinh được lấy trên dui của mái

nhà, lễ ăn mừng cho trẻ sơ sinh, thầy Mo làm lễ, lễ thành đinh, đám cưới, đến

khi con người nhắm mắt xuôi tay, tất cả đều diễn ra, được che trở bởi ngôi

nhà.

Ẩn chứa trong đó là nhiều giá trị, ý nghĩa xã hội. Xã hội Mường cổ

truyền có ba tầng lớp: Lang, Ậu, Nọong. Tiêu biểu cho tầng lớp thống trị và

bị trị trong xã hội Mường cổ truyền. Ngôi nhà cũng thể hiện cho uy quyền,

sức mạnh của tầng lớp thống trị, do vậy họ làm những ngôi nhà rất dài, rất lới,

có khi chiều dài lên tới 100m, họ sử dụng những loại gỗ quý để dựng nên ngôi

nhà, những ngôi nhà của tầng lớp Nọong thì khác, ít có gỗ quý, có chăng là

chỉ đảm bảo tính vững chắc của những cột trụ.

Page 81: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

81  

Như vậy, ngôi nhà càng khang trang, hoành tráng thì càng nói lên vẻ bề

thế của chủ nhà, điều này toát lên từ dáng vẻ, vật liệu làm nhà. Ngôi nhà sàn

còn lưu giữ trong nó nhiều giá trị văn hoá quý báu. Ngôi nhà sàn thuộc về văn

hoá vật chất, từ cách bố trí mặt bằng sinh hoạt, kết cấu, và trang trí, hoa văn

đều toát lên vẻ này.

Nhà sàn người Mường còn mang trong nó những giá trị về mặt tâm linh.

Ngôi nhà sàn là nơi thờ cúng tổ tiên, ma nhà, trong quá trình tiến hành dựng

ngôi nhà cũng diễn ra rất nhiều hoạt động tâm linh, tín ngưỡng, từ lúc xin đất,

dựng nhà hay sau này là nghi lễ lên nhà mới. ngôi nhà của người Mường

không bao giờ để tắt lửa mà ngược lại nó luôn thường trực, điều này cũng có

nguyên nhân từ vấn đề tâm linh, tín ngưỡng. Nhà sàn người Mường mang

trong mình nhiều giá trị văn hoá. Nó thuộc về giá trị văn hoá vật thể, là kết

quả của quá trình sáng tạo trong lịch sử và được truyền qua muôn đời. Là một

phần không thể thiếu trong đặc trưng của văn hoá Mường

Đứng trước những biến đổi trong tập quán xây dựng nhà sàn, hơn bao

giờ hết các cấp quản lí, các cấp chính quyền và người dân cần có những biện

pháp việc làm cụ thể nhằm can thiệp vào quá trình tác đọng đó, loại bỏ những

tác động tiêu cực. Mặt khác cần có chương trình dài hạn, khoa học cho sự

nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc. Đưa các giá trị văn hóa vào sinh hoạt đời

sống, làm cho nó phát huy được vai trò trong đời sống, thực hiện thành công

chủ chương “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân

tộc” như chủ trương của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã nêu./.

Page 82: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

82  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đẻ đất đẻ nước – Sử thi dân gian Mường, NXB. VHDT, Hà Nội, 1976.

2. Vương Anh, Đặc trưng văn hóa Mường Thanh Hóa, trong sách Kỷ yếu

Văn hóa dân tộc Mường, Sở Văn hóa Thông tin, Hội Văn hóa các dân

tộc Hòa Bình xuất bản, 1995.

3. Bế Viết Đẳng (và các tác giả). Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh

tế - xã hội ở miền núi, NXB. Chính trị Quốc gia – NXB. VHDT,

Hà Nội, 1996.

4. Nguyễn Hải, Tản mạn văn hóa Mường, NXB. TTTT, Hà Nội, 2012.

5. Vũ Ngọc Khánh, Văn hóa bản Mường Việt Nam, NXB Đà Nẵng, 2011.

6. Vi Hồng Nhân, Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam – từ một góc nhìn,

NXB.VHDT, Hà Nội, 2004.

7. Vy Trọng Toán, Bản sắc văn hóa hành trang của mỗi dân tộc, NXB VHDT,

Hà Nội, 2000.

8. Nguyễn Khắc Tụng. Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Hội khoa học

lịch sử Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu kiến trúc – Trường Đại học

Kiến trúc Hà Nội, HN, 1994, 1996

Page 83: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

83  

PHỤ LỤC

DANH SÁCH NGƯỜI CUNG CẤP TÀI LIỆU

STT Họ tên Tuổi Dân tộc Nghề nghiệp

1 Bùi Văn Năng 28 Mường Cán bộ văn hóa

2 Quách Văn Tịnh 32 Mường Cán bộ văn hóa

3 Quách Văn Lượng 72 Mường Thợ mộc

4 Quách Thị Phương 36 Mường Giáo viên

5 Trương Văn Quý 53 Mường Cán bộ

6 Bùi Thị Liên 40 Mường Cán bộ

7 Nguyễn Thu Hà 15 Mường Học sinh

8 Bùi Thị Vân 43 Mường Làm ruộng

9 Đinh Thị Huế 38 Kinh Làm ruộng

10 Bùi Đình An 77 Mường Thầy cúng

Page 84: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

84  

MỘT SỐ VĂN BẢN VỀ CHÍNH SÁCH

CHO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản

xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo,

đời sống khó khăn.

CHÍNHPHỦ

-------------------

Số: 134/2004/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------ Hà nội, ngày 20 tháng 07 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh

hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn

----------------------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Theo đề nghị cuả Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng,

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan: Nông

nghiệp và phát triển nông thôn (công văn số 1409/BNN-HTX ngày 23 tháng 6

năm 2004); Ủy ban Dân tộc (công văn số 398/UBD-CSDT ngày 28 tháng 6

năm 2004); Lao động – Thương binh và Xã hội (công văn số 1986/LĐTBXH-

BTXH ngày 21 tháng 6 năm 2004); Tài nguyên và Môi trường (công văn số

2019/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 22 tháng 6 năm 2004); Tư pháp (công văn số

975/TP/PLHS-HC ngày 22 tháng 6 năm 2004); Tài chính (công văn số 7184

Page 85: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

85  

TC/NSNN ngày 29 tháng 6 năm 2004), Hội đồng dân tộc của Quốc hội (công

văn số 443CV/HĐDT ngày 17 tháng 6 năm 2004).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nnà ở và

nước sinh họat cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn

nằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế-xã hội, Nhà

nước trực tiếp hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát

triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.

1.Đối tượng:

Hội đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa

phương; là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc

chưa đủ đất sản xuất, đất ở và khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt.

2. Nguyên tắc:

a. Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt trực tiếp đến hộ

đồng bào dân tộc thiểu số nghèo;

b. Bảo đảm công khai, công bằng đến từng hộ, buôn, làng trên cơ sở

pháp luật và chính sách cuả Nhà nước:

c. Phù hợp với phong tục, tập quán cuả mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn

bản sắc văn hóa của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với

quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương;

d. Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nhà ở, nước sinh hoạt phải

trực tiếp quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp

phần xóa đói giảm nghèo. Trường hợp đặc biệt, khi hộ được hỗ trợ đất sản

xuất, đất ở, nhà ở có nhu cầu di chuyển đến nơi khác thì phải ưu tiên chuyển

nhượng quyền sử dụng đất sản xuất và đất ở cho chính quyền địa phương để

giao lại cho hộ đồng bào dân tộc nghèo khác.

Page 86: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

86  

Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không theo quy định này,

Nhà nước sẽ thu hồi không bồi hoàn để giao cho hội đồng bào dân tộc chưa

có đất hoặc thiếu đất.

Điều 2. Về chính sách:

1.Đối với sản xuất:

Mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5ha đất nương, rẫy hoặc 0,25

ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ. Căn cứ

quỹ đất cụ thể của từng địa phương, khả năng lao động và số nhân khẩu của

từng hộ và khả năng của ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có

thể xem xét, quyết định giao đất sản xuất cho hộ đồng bào với mức cao hơn.

Việc hỗ trợ đất sản xuất và đất ở đối với hộ đồng bào dân tộc Khơme

nghèo do đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nhà nước sẽ có chính

sách riêng.

3. Về nhà ở: Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ (kể

cả đồng bào dân tộc Khơme) hiện chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá tạm bợ và đã

hư hỏng, dột nát thì thực hiện phương châm: Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ

trợ và cộng đồng giúp đỡ.

a. Ngân sách Trung ương hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/hộ để làm nhà ở.

Căn cứ tình hình và khả năng ngân sách, các địa phương hỗ trợ thêm và huy

động sự giúp đỡ của cộng đồng.

b. Đối với các địa phương có rừng, có huy hoạch, kế hoạch khai thác gỗ

theo quy định để hỗ trợ đồng bào làm nhà ở. Mức gỗ hỗ trợ cụ thể cho mỗi hộ

làm nhà ở do Ủy ban cấp tỉnh quyết định. Nghiêm cấm việc lợi dụng khai thác

gỗ hỗ trợ làm nhà ở để chặt phá rừng.

4. Về hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt:

a. Đối với các hộ đồng bào dân tộc ở phân tán vùng cao, núi đá, khu vực

khó khăn về nguồn nước sinh hoạt ngân sách Trung ương hỗ trợ 0,5 tấn xi

Page 87: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

87  

măng/hộ để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc hỗ trợ 300.000 đồng /hộ để đào

giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt.

b. Đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Ngân sách Trung

ương hỗ trợ 100% cho các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc

thiểu số trở lên; hỗ trợ 50% đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số

hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương khi xây dựng các công trình

cấp thoát nước sinh hoạt tập trung cho các đồng bào phải bảo đảm tính bền

vững và hiệu quả.

Điều 3. Quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa

có hoặc chưa đủ sản xuất , đất ở bao gồm:

1. Đất công Nhà nước thu hồi theo quy hoạch. Đất điều chỉnh giao khoán

trong các nông trường, lâm trường;

2. Đất thu hồi từ các nông trường, lâm trường hiện đang quản lý nhưng

sử dụng kém hiệu quả; đất cho thuê, mướn hoặc cho mượn;

3. Khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng

4. Đất thu hồi từ các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng sai

mục đích hoặc giải thể; đất thu hồi từ các cá nhân choếm dụng hoặc cấp đất

trái phép,

5. Đất do nông trường, lâm trường đang quản lý và sử dụng mà trước

đây đất này do đồng bào dân tộc tại chỗ sử dụng thì nay phải điều chỉnh giao

khoán lại (kể cả diện tích đất có vườn cây công nghiệp, rừng trồng) cho hộ

đồng bào chưa được giao đất sản xuất hoặc chưa đủ đất sản xuất để tiếp tục

quản lý, sử dụng thưo quy định chung. Mức giao khoán cụ thể do Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh quy định.

6. Đất điều chỉnh từ các hộ gia đình tặng, cho hoặc tự nguyện chuyển

nhượng quyền sử dụng đất.

Page 88: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

88  

7. Trường hợp không có đất sản xuất nông nghiệp thì giao đất sản xuất

đất lâm nghiệp, hạn mức giao thực hiện theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP

ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm

nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thực sử dụng lâu dài vào mục

đích lâm nghiệp và các quy định của luật Đất đai.

Điều 4. Hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở.

1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ để tạo quỹ đất sản xuất và đất ở, bao

gồm: Khai hoang, đền bù khi thu hồi đất, nhận chuyển lại cuả hộ có nhiều đất

với mức bình quân 5 triệu đồng/ha. Các tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của

địa phương của mình mà có quy định cụ thể.

2. Các Nông trường, Lâm trường được giao nhiệm vụ tổ chức cho các

hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất thì cũng được ngân sách Trung ương hỗ

trợ khai hoang bình quân 5 triệu đồng/ha; đồng thời hỗ trợ vốn làm đường

giao thông, đầu tư lưới điện và xây dựng công trình thuỷ lợi nhỏ.

Điều 5. Nguồn vốn thực hiện

1. Ngân sách Trung ương bảo đảm các khoản chi theo định mức hỗ trợ

quy định tại Quyết định này.

2. Ngân sách địa phương bố trí kinh phí không dưới 20% so với số vốn

Ngân sách Trung ương bảo đảm, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn hợp

pháp khác để thực hiện mục tiêu, chính sách này.

3. Các địa phương chủ động bố trí kinh phí để thực hiện việc đo đạc, cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào.

Điều 6. Tổ chức thực hiện:

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong

việc chỉ đạo vàc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,

nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo.

Page 89: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

89  

a. Công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng với điều tra lập danh

sách các hộ đông bào dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ chưa có hoặc chưa đủ đất

sản xuất, đất ở và khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt trên địa bàn.

b. Lập và phê duyệt đề án giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh

hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh mình (kể cả việc ra

quyết định điều chỉnh khoán và thu hồi đất của các nông, lâm trường do các

Bộ và các cơ quan, đơn vị quản lý trên địa bàn), gửi Bộ kế hoạch và Đầu tư,

Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch

hàng năm.

Các công việc trên phải hoàn thành trong quý 3 năm 2004. Trường hợp

khó khăn, vướng mắc phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành

liên quan để xem xét, giải quyết.

c. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan, các cấp chính quyền địa phương và

phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn, tổ chức thực

hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu

số, đẩy nhanh việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc.

d. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, đảm bảo các chính sách đến

được từng hộ đồng bào dân tộc; không được để xảy ra thất thoát, tiêu cực.

đ. Đến cuối năm 2006 phải cơ bản thực hiện xong các chính sách quy

định tại Quyết định này.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn và giúp

đỡ các địa phương trong việc xây dựng cải tạo các công trình thủy lợi nhỏ, hỗ

trợ giống cây trồng, vật nuôi, giải quyết nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường

nông thôn theo hướng phát triển sản xuất xóa đói giảm nghèo.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện chính

sách hỗ trợ nhà ở cho các đồng bào dân tộc thiểu số.

Page 90: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

90  

4. Căn cứ đề án giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt đã

được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

chủ trì thống nhất với Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch và bố trí vốn bổ sung

có mục tiêu cho các địa phương trong kế hoạch có mục tiêu cho các địa

phương trong kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2005 và năm

2ư006, trình Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Tài chính Thủ tướng Chính phủ quyết định chính sách cụ thể việc

thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường (kể cả vườn cây lâu

năm, rừng trồng) để giao khoán cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.

6. Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng

dẫn kiểm tra, đôn đốc viêch thực hiện Quyết định này; định kỳ này báo cáo

Thủ tướng Chính phủ.

7. Các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có

trách nhiệm kiểm tra, hỗ trợ các địa phương thực hiện có hiệu quả các chính

sách quy định tại Quyết định này.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công

báo. Bãi bỏ Quyết định số 154/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2002 của

Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại

chỗ và hộ dân thuộc diện chính sách ở các tỉnh Tây Nguyên mua trả chậm nhà

ở.

Điều 8. Bộ trưởng các Bộ, Thủ tướng cơ quan ngang Bộ, Thủ tướng cơ

quan thuộc Chính Phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Đã ký: Phan Văn Khải

 

Page 91: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

91  

PHỤ LỤC ẢNH

Hình 1. Địa hình đồi núi của xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành.

Hình 2. Con đường vào thôn bản, đường lầy lội vào mùa mưa.

Page 92: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

92  

Hình 3. Nguyên vật liệu chuẩn bị cho việc dựng nhà.

Hình 4. Làm mộc

Page 93: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

93  

Hình 5. Một ngôi nhà sàn mới đang được xây dựng.

Hình 6. Nhà sàn nhìn từ phía chính diện

Page 94: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

94  

Hình 7. Chân cột được kê bằng đá vững chắc, thay vì chôn xuống đất

Hình 8. Nhà sàn được mở rộng ra nhiều phía, khiến ngôi nhà thoáng hơn

Page 95: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

95  

Hình 9. Đầu hồi, và mái bên đầu hồi

Hình 10. Gầm sàn chỉ dung để cất trữ củi và nông cụ

Page 96: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

96  

Hình 11. Gầm sàn được làm cao hơn trước

Hình 12. Phía sau ngôi nhà, gian bếp được tách ra thành không gian riêng

Page 97: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

97  

Hình 13. Cửa chính

Hình 14. Cầu thang luôn luôn được làm theo số lẻ

Page 98: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

98  

Hình 15. Bố trí không gian sinh hoạt

Hình 16. Không gian bếp, phía trên có gác để đồ đạc

Page 99: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC …dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/2918/2/Quản Trọng Hải.pdf · 1 trƯỜng ĐẠi hỌc vĂn hÓa hÀ

99  

Hình 17. Dấu hiệu sự biến đổi tập quán dựng nhà sàn

Hình 18. Những nếp nhà sàn vẫn nằm bình yên từ bao đời nay.