Top Banner
1 ĐÔI ĐIỀU VỀ TỶ GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ (Trích Báo cáo “Tác động ca cam kết mca thtrường trong WTO và FTAs đến…VN..”, Dán MUTRAP III, tháng 9/2011 1 ) I. Chính sách tiền tệ, tỷ giá và tác động I.1. Chính sách tiền tệ và tỷ giá Chính sách tin tTnăm 1999, vic điu hành chính sách tin t(CSTT) được thc hin theo các quy định ti Lut NHNN. Theo đó, CSTT vcăn bn luôn theo đui mc tiêu n định giá trđồng tin, kim chế lm phát và góp phn thúc đẩy phát trin kinh tế. Cho đến năm 2007, nhìn chung vic điu hành CSTT ca NHNN đã đạt được các mc tiêu đề ra. Tllm phát cho đến mc này hầu như đều mc thp dưới 2 con s. Tăng cung tiền và dư nợ tín dng cũng góp phần thúc đẩy hoạt động sn xut - kinh doanh và theo đó là tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong Lut NHNN không quy định rõ mc tiêu hàng đầu ca CSTT. Do vy, trên thc tế vic điu hành CSTT có khó khăn nht định, nht là khi cn có sđánh đổi gia các mc tiêu kim soát lm phát và tăng trưởng kinh tế. Bên cnh các mc tiêu được quy định trong Lut NHNN, trong tng giai đon cth, NHNN còn theo đui các mc tiêu như đảm bo n định hthng ngân hàng. Vì vy, vic NHNN thường phi theo đui nhiu mc tiêu điu hành CSTT, chưa xác định rõ mc tiêu hàng đầu và mt smc tiêu chưa được lượng hóa đầy đủ là nhng bt cp, gây khó khăn trong vi c điu hành CSTT. Tnăm 2001 đến nay là các năm thc hin kế hoch 5 năm 2001-2005, Chiến lược 10 năm phát trin kinh tế 2001-2010 theo các mc tiêu chiến lược phát trin kinh tế - xã hi do Đại hi Đảng ln thIX đề ra. Trong đó, mc tiêu dài hn (2001 - 2010) ca CSTT được xác định là: “Thc thi CSTT bo đảm n định kinh tế vĩ mô, kim soát lm phát, thúc đẩy sn xut và tiêu dùng, kích thích đầu tư phát trin”. Để đạt được các chtiêu kinh tế vĩ mô như Nghquyết Đại hi Đảng IX đề ra (tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7,5% cho thi k2001-2005, lm phát bình quân hàng năm 5 - 6%), mc tăng trưởng M2 bình quân hàng năm được định hướng khong 15-20%/năm cho giai đon 2001-2010 và khong 22% t2001- 2005. TlM2/GDP tăng lên gn 50% vào năm 2005 và đạt 60% vào năm 2010; 1 Nhóm tác giả Báo cáo: Trương Đình Tuyển, Võ Trí Thành, Bùi Trường Giang, Phan Văn Chính, Lê Triệu Dũng, Nguyễn Anh Dương, Phạm Sĩ An, Nguyễn Đức Thành.
19

(Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

Jul 14, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

1

ĐÔI ĐIỀU VỀ TỶ GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

(Trích Báo cáo “Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và FTAs đến…VN..”, Dự án MUTRAP III, tháng 9/20111)

I. Chính sách tiền tệ, tỷ giá và tác động

I.1. Chính sách tiền tệ và tỷ giá

Chính sách tiền tệ

Từ năm 1999, việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) được thực hiện theo các quy định tại Luật NHNN. Theo đó, CSTT về căn bản luôn theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Cho đến năm 2007, nhìn chung việc điều hành CSTT của NHNN đã đạt được các mục tiêu đề ra. Tỷ lệ lạm phát cho đến mốc này hầu như đều ở mức thấp dưới 2 con số. Tăng cung tiền và dư nợ tín dụng cũng góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh và theo đó là tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, trong Luật NHNN không quy định rõ mục tiêu hàng đầu của CSTT. Do vậy, trên thực tế việc điều hành CSTT có khó khăn nhất định, nhất là khi cần có sự đánh đổi giữa các mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh các mục tiêu được quy định trong Luật NHNN, trong từng giai đoạn cụ thể, NHNN còn theo đuổi các mục tiêu như đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc NHNN thường phải theo đuổi nhiều mục tiêu điều hành CSTT, chưa xác định rõ mục tiêu hàng đầu và một số mục tiêu chưa được lượng hóa đầy đủ là những bất cập, gây khó khăn trong việc điều hành CSTT.

Từ năm 2001 đến nay là các năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005, Chiến lược 10 năm phát triển kinh tế 2001-2010 theo các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra. Trong đó, mục tiêu dài hạn (2001 - 2010) của CSTT được xác định là: “Thực thi CSTT bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển”. Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như Nghị quyết Đại hội Đảng IX đề ra (tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 7,5% cho thời kỳ 2001-2005, lạm phát bình quân hàng năm 5 - 6%), mức tăng trưởng M2 bình quân hàng năm được định hướng khoảng 15-20%/năm cho giai đoạn 2001-2010 và khoảng 22% từ 2001-2005. Tỷ lệ M2/GDP tăng lên gần 50% vào năm 2005 và đạt 60% vào năm 2010;

1 Nhóm tác giả Báo cáo: Trương Đình Tuyển, Võ Trí Thành, Bùi Trường Giang, Phan Văn Chính, Lê Triệu Dũng, Nguyễn Anh Dương, Phạm Sĩ An, Nguyễn Đức Thành.

Page 2: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

2

tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân hàng năm khoảng 20-25%, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010 (tăng bình quân 22% trong giai đoạn 2001 - 2005), phấn đấu đến 2005 tín dụng trung dài hạn đạt 40% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 4%.

Trên thực tế, để đạt được các mục tiêu nêu trên đòi hỏi nỗ lực lớn của các Bộ, ngành, địa phương và nhất là của NHNN trong việc điều hành CSTT. Trong giai đoạn 2001 - 2005, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sụt giảm của các nền kinh tế lớn Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và tình hình bất ổn về chính trị ở một số khu vực có ảnh hưởng bất lợi đến kinh tế nước ta. Để góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế đã được Quốc hội đề ra, mức tăng trưởng tín dụng luôn định hướng từ 21 - 25%, và huy động vốn tăng ở mức từ 23 - 25%. Đặc biệt, trong các năm 2003 - 2005, mục tiêu điều hành CSTT được xác định gắn chặt với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, nhất là mục tiêu tăng trưởng GDP (ở mức 7 - 7,5%/năm).

Trước sức ép của chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh trong năm 2005 và mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao trong năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005, NHNN đã điều hành chính sách lãi suất một cách linh hoạt trên cơ sở phân tích diễn biến lãi suất tiền tệ, lạm phát trong nước, và lãi suất trên thị trường quốc tế, với 2 lần điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 7,5%/năm lên 7,8%/năm và 8,25%/năm, 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn từ 5,0-5,5-6,0-6,5%/năm, và 3 lần tăng lãi suất tái chiết khấu từ 3,0-3,5-4,0-4,5%/năm. Mặt khác, NHNN thực hiện kiểm soát tăng trưởng tín dụng song song với nâng cao chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, CSTT phải điều chỉnh nhanh và mạnh hơn, theo các hướng khác nhau, trong giai đoạn sau khi nước ta gia nhập WTO. Hứng khởi sau mốc hội nhập này, CSTT vẫn được duy trì theo hướng mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn từ 2007 đến đầu 2008, kiên trì với chính sách ổn định tỷ giá, NHNN đã phải tăng cung tiền đồng để mua lại các khoản ngoại tệ gia tăng cùng với các dòng vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối. Mặc dù vậy, NHNN chưa thực hiện hiệu quả việc trung hòa hóa đối với lượng tiền tăng thêm này, khiến cung tiền tăng nhanh. Cùng với áp lực dồn tụ từ tăng trưởng đầu tư công và tín dụng trong một thời gian dài, cũng như việc giá thế giới tăng mạnh, điều này đã làm tăng áp lực lạm phát. Lạm phát đã tăng nhanh và đạt đỉnh ở mức 28,3% vào tháng 8/2008 (so với cùng kỳ năm 2007).

Page 3: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

3

Trước tình hình lạm phát tăng cao trong năm 2008, Chính phủ đã chuyển hướng từ chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao sang chính sách tiền tệ thắt chặt, chấp nhận tốc độ tăng trưởng thấp hơn. Kinh tế vĩ mô dần được ổn định. Tuy vậy, cùng với động thái thắt chặt tiền tệ mang tính hành chính của NHNN, các NHTM đã có những phản ứng không thích hợp, dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản trong những tháng đầu năm 2008. Đồng thời, NHNN cũng thực hiện cơ chế điều hành lãi suất mới, với trần cho vay ở mức 150% lãi suất cơ bản, biên độ tỷ giá liên tục được nới rộng trong khi tỷ giá tham chiếu được điều chỉnh tăng dần.

Từ tháng 9/2008 đến hết năm 2009, tình hình kinh tế thế giới có xu hướng đảo chiều: khủng hoảng tài chính toàn cầu đi kèm suy thoái và xu hướng giảm đáng kể giá dầu và nhiều nguyên liệu khác. Một lần nữa, Chính phủ lại chuyển hướng sang tập trung chống suy giảm kinh tế. CSTT lại được nới lỏng dần một cách thận trọng. NHNN cũng đã ban hành một số văn bản nhằm kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2009 phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, bảo đảm các tỷ lệ an toàn và tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, không hạ thấp các điều kiện tín dụng. Tính chung, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng khoảng 20,3% trong năm 2008, song đã tăng xấp xỉ 29,0% trong năm 2009. Tương tự, dư nợ tín dụng đã tăng 39,6% trong năm 2009.

Cùng với việc phục hồi kinh tế, chúng ta đã phải đối mặt lại với vấn đề lạm phát cao - vốn chưa được giải quyết triệt để trong năm 2008. CSTT theo đó được thực hiện nhằm góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa tái lạm phát cao trở lại. Trong 8 tháng đầu năm 2010 khi lạm phát còn ở mức thấp, NHNN đã duy trì mức lãi suất chỉ đạo, tăng cung tiền nhằm hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất. Mặt khác, NHNN cũng từng bước hủy bỏ các quy định ràng buộc về các loại lãi suất của các tổ chức tín dụng. Trong 4 tháng cuối năm 2010, do lạm phát có dấu hiệu tăng cùng với áp lực giảm giá VNĐ, NHNN đã áp dụng CSTT thắt chặt từ ngày 5/11 bằng cách nâng thêm 1% các mức lãi suất chỉ đạo, quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của các tổ chức kinh tế ở mức 1% năm, và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4%. Đến cuối năm 2010, do cạnh tranh huy động trên thị trường, NHNN phải quy định bắt buộc trần lãi suất tiền gửi VNĐ ở mức 14%/năm. Về tín dụng, NHNN cũng khuyến khích tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu và DNNVV, đồng thời tiếp tục kiểm soát chặt chẽ vốn vay cho lĩnh vực phi sản xuất.

Những giải pháp CSTT trong từng giai đoạn đã ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Trong những

Page 4: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

4

thời kỳ CSTT được nới lỏng, hoạt động xuất nhập khẩu cũng được tạo thuận lợi hơn. Cùng với nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán quốc tế, đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng thương mại và tăng trưởng kinh tế. Trong những thời kỳ CSTT được thắt chặt với lãi suất cao, hoạt động xuất nhập khẩu cũng phần nào bị ảnh hưởng. Ngay cả trong các thời kỳ này, các ảnh hưởng này khó được quan sát ở các số liệu năm vì CSTT vẫn có xu hướng ưu tiên mục tiêu tăng trưởng cao nên thường được nới lỏng “đôi chút” về cuối năm.

Nhìn chung, công tác điều hành CSTT ở Việt Nam đã có những thành tựu nhất định kể từ năm 1999 đến nay. Diễn biến lãi suất trên thị trường đã được theo dõi sát sao hơn để có những giải pháp điều hành/can thiệp phù hợp. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được điều chỉnh ngày càng linh hoạt phù hợp với mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Cơ chế tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở cũng được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu thực tế điều hành của Luật NHNN.

Tuy nhiên, công tác điều hành CSTT vẫn còn bộc lộ không ít vấn đề. Thứ nhất, CSTT đã được nới lỏng trong một thời gian khá dài nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh, làm gia tăng áp lực lạm phát. Điều này phần nào xuất phát từ sự nhận thức không đầy đủ về những đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng là một lý do làm gia tăng đầu tư, nhập khẩu, lạm phát và kết quả là làm khó dễ việc có được một chính sách tỷ giá hợp lý (đảm bảo khả năng cạnh tranh xuất khẩu, song đủ linh hoạt cho điều hành CSTT, nhất là trong bối cảnh kinh tế nước ngày càng hội nhập sâu rộng hơn).

Thứ hai, hiệu quả phối hợp giữa CSTT với các chính sách khác (kể cả chính sách tài khóa) cũng còn phải cải thiện rất nhiều, do năng lực điều phối giữa các chính sách này còn hạn chế và/hoặc do chưa tính đến đầy đủ mối tương tác, độ trễ tác động của các chính sách này.

Cuối cùng, công tác điều hành CSTT chưa nhận được sự hỗ trợ của hệ thống thông tin, đặc biệt là hệ thống số liệu thống kê cho phân tích và dự báo diễn biến kinh tế thế giới và trong nước, v.v. Mặt khác, khả năng xử lý thông tin của ngành ngân hàng vẫn còn thiếu và yếu, khiến những đánh giá, nhận định dựa trên những thông tin đã có của hệ thống ngân hàng (về tình hình tín dụng, lãi suất, v.v.) chưa có nhiều ý nghĩa cho công tác điều hành CSTT.

Page 5: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

5

Chính sách tỷ giá

Nhằm hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nói riêng và tăng trưởng kinh tế dựa trên xuất khẩu nói chung, nước ta đã thực hiện chế độ neo tỷ giá điều chỉnh dần. Cụ thể, đồng Việt Nam được điều chỉnh để giảm giá danh nghĩa so với USD. Mức độ giảm giá danh nghĩa này phụ thuộc vào đánh giá của NHNN về diễn biến thương mại thế giới và tình hình cụ thể trên thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ chính sách tỷ giá có sự khác biệt đáng kể trong các giai đoạn 2000-2006 và 2007-2010. Trong giai đoạn 2000-2006, việc điều chỉnh chính sách tỷ giá chủ yếu là tăng dần tỷ giá liên ngân hàng được NHNN công bố chính thức hàng ngày. Theo đó, đồng Việt Nam gần như liên tục mất giá danh nghĩa so với USD, trừ một số thời điểm nhỏ. Tỷ giá VNĐ/USD bình quân liên ngân hàng đã tăng từ mức hơn 14.000 vào đầu năm 2000 lên 16.091 vào cuối năm 2006. Trong giai đoạn này, biên độ tối đa chỉ được điều chỉnh tăng một lần duy nhất, từ 0,1% lên 0,25% vào tháng 7/2002.

Bảng 1: Thay đổi biên độ giao dịch tỷ giá so với tỷ giá VND/USD được công bố trên thị trường liên ngân hàng

Ngày Biên độ cho phép

01/07/2002 +/- 0,25%

31/12/2006 +/- 0,5%

24/12/2007 +/- 0,75%

10/03/2008 +/- 1%

27/06/2008 +/- 2%

06/11/2008 +/- 3%

24/03/2009 +/- 5%

01/12/2009 +/- 3%

11/02/2011 +/- 1%

Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ nhiều nguồn.

Đến giai đoạn 2006-2010, tỷ giá VNĐ/USD bình quân liên ngân hàng vẫn giữ xu hướng tăng, thể hiện việc đồng Việt Nam mất giá danh nghĩa so với đồng USD. Tuy nhiên, tỷ giá này có xu hướng giảm nhẹ trong các tháng đầu năm 2008 khi dòng vốn ngoại tệ vào nước ta là khá dồi dào. Tuy nhiên, khác với các giai đoạn trước, NHNN đã điều chỉnh biên độ giao dịch một cách linh hoạt và thường xuyên hơn (Bảng 1). Tuy nhiên, những điều chỉnh này phụ thuộc vào diễn biến cụ thể trên thị trường ngoại tệ. Cụ thể, biên độ giao dịch đã được nới rộng dần, từ mức

Page 6: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

6

0,25% từ 2002 lên 0,5% vào cuối 2006, 1% vào tháng 3/2008, và 5% vào tháng 3/2009. Trong các giai đoạn sau đó, biên độ giao dịch đã được thu hẹp dần, xuống còn 3% vào tháng 12/2009 và còn 1% vào tháng 2/2011.

Nhìn chung, công tác điều hành chính sách tỷ giá trong 10 năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Việc đổi mới cơ bản trong điều hành tỷ giá theo các nguyên tắc thị trường và việc can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá giữa đồng VND và USD tương đối ổn định (ngoại trừ một số thời điểm phải điều chỉnh mạnh). Tuy vậy, chính sách tỷ giá trong một số trường hợp vẫn chưa phối hợp tốt với các công cụ CSTT khác. Như đã phân tích ở trên, việc duy trì tỷ giá ổn định trong bối cảnh vốn nước ngoài tăng mạnh, trong khi lại thiếu trung hòa hóa phù hợp đã làm tăng cung tiền và góp phần gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô trong năm 2008.

Mặt khác, chính sách tỷ giá nói riêng và chính sách kinh tế của nước ta nói chung chưa tạo được niềm tin đáng kể đối với tiền đồng và/hoặc chưa tạo được sự thuận tiện trong giao dịch/tích trữ so với đồng USD. Điều này khiến tình hình đô-la hóa vẫn còn nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, cách điều hành tỷ giá cũng là một trong những yếu tố làm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn của các nước. Một mặt, trong một thời gian tương đối dài, USD giảm mạnh trên thị trường thế giới, nhưng lại tăng giá mạnh ở Việt Nam, đã làm cho “nhập khẩu lạm phát” bị khuếch đại (hàng nhập khẩu tính bằng USD tăng lên và khi tính ra VND lại tăng lên một lần nữa). Mặt khác, tỷ giá VND/USD ở trong nước lại gắn rất chặt chẽ với các đồng tiền khác, nên việc nhập khẩu đối với các thị trường thanh toán bằng các đồng tiền khác còn bị đắt lên nhiều hơn nữa, làm cho tác động “nhập khẩu lạm phát” càng lớn hơn.

Cuối cùng, NHNN trong một số trường hợp đã thể hiện sự lưỡng lự và không nhất quán trong chính sách tỷ giá. Việc sử dụng biên độ tỷ giá thay cho việc phá giá chính thức đôi khi không có tác dụng như mong muốn. Bất chấp các biện pháp hành chính (như yêu cầu các tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng) cũng như các công bố của lãnh đạo NHNN, NHNN đã không thể kéo tỷ giá thị trường tự do về sát với tỷ giá NHTM như mong muốn. Thêm vào đó, do phải giữ ổn định tỷ giá trong thời gian dài, NHNN đã phải bán ra hơn một lượng lớn USD làm giảm dự trữ ngoại hối. Điều này khiến kỳ vọng mất giá của đồng tiền Việt Nam hiện vẫn còn khá lớn.

Page 7: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

7

Hình 1: Tỷ giá danh nghĩa VND/USD trung bình năm, 2000-2010

12,000

14,000

16,000

18,000

20,000

Jan-

00

May

-00

Sep-

00

Jan-

01

May

-01

Sep-

01

Jan-

02

May

-02

Sep-

02

Jan-

03

May

-03

Sep-

03

Jan-

04

May

-04

Sep-

04

Jan-

05

May

-05

Sep-

05

Jan-

06

May

-06

Sep-

06

Jan-

07

May

-07

Sep-

07

Jan-

08

May

-08

Sep-

08

Jan-

09

May

-09

Sep-

09

Jan-

10

May

-10

Sep-

10

Nguồn: Cơ sở dữ liệu CEIC.

Hình 1 phản ánh diễn biến tỷ giá chính thức VND/USD trong giai đoạn 2000-2010. Có thể thấy diễn biến tỷ giá có hai giai đoạn chính: (i) từ tháng 1/2000 đến tháng 10/2007; và (ii) từ tháng 11/2007 đến tháng 12/2010. Giai đoạn từ đầu 2000 đến tháng 10/2007 chứng kiến cơ chế tỷ giá neo giữ theo đồng USD một cách tương đối cứng nhắc. Đây cũng là các giai đoạn mà tỷ giá trên thị trường tự do cũng ổn định và theo sát với tỷ giá chính thức. Nguyên nhân là do giai đoạn trước đó tỷ giá chính thức đã được tăng liên tục và đến cuối giai đoạn đã ngang bằng với tỷ giá thị trường tự do.

Trong giai đoạn từ tháng 11/2007 đến tháng 12/2010, tỷ giá đã có những biến động tăng giảm nhanh và mạnh hơn. Cho đến tháng 5/2008, tiền đồng đã lên giá so với USD do nguồn cung USD đã tăng mạnh. Trong giai đoạn tiếp sau đó, xu hướng chung của tiền đồng là mất giá danh nghĩa so với USD. Cho đến cuối năm 2009, tỷ giá chính thức VND/USD đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008. Trong khi trong năm 2008, tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, đầu năm còn có giai đoạn thấp hơn tỷ giá chính thức, thì năm 2009 lại là một năm mà tỷ giá NHTM luôn ở mức trần của biên độ dao động so với tỷ giá liên ngân hàng mà NHNN công bố. Tuy nhiên, những áp lực trên thị trường ngoại hối tại một số thời điểm (do doanh nghiệp vay vốn ngoại tệ đến hạn trả nợ, doanh nghiệp nhập khẩu đến kỳ thanh toán các khoản nhập khẩu, tâm lý găm giữ USD và hành vi mua bán mang

Page 8: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

8

tính bầy đàn của người dân), NHNN đã phải điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá VND/USD, dẫn đến việc tăng tỷ giá chính thức.

Hộp 1: Tỷ giá và chênh lệch lãi suất bằng tiền đồng - lãi suất bằng USD

Đầu năm 2010, NHNN cho phép nhà xuất khẩu vay ngoại tệ và bán ngoại tệ đó lấy VND. Lãi suất vay USD lúc này chỉ ở mức 4% - 4,5%/năm, thấp hơn khoảng 5 điểm phần trăm so với lãi suất VND. Diễn biến này đã khiến cung ngoại hối tăng khá mạnh, song cũng kéo theo việc giảm cung ngoại hối trong thời kỳ sau đó. Cũng do chênh lệch lớn giữa lãi suất VND và lãi suất USD, các doanh nghiệp nhập khẩu không vay bằng VND và mua ngoại tệ như trước mà chuyển sang vay ngoại tệ. Xu hướng này làm giảm cầu ngoại tệ, song lại làm tăng cầu ngoại tệ trong tương lai khi các nhà nhập khẩu đến hạn trả nợ. Kết quả là tỷ giá trong quý II/2010 có xu hướng giảm, song áp lực đối với tỷ giá trở lại vào ngay đầu quý III/2010.

Dư nợ tín dụng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm 2010 đã tăng tới 24% so với cùng kỳ năm 2009. Do đó, đến đầu tháng 7/2010, NHNN cảnh báo tình hình cho vay ngoại tệ quá mức, nhằm nhắc nhở các ngân hàng thương mại thực hiện cân đối lượng ngoại tệ huy động với cho vay để đảm bảo an toàn trong thanh toán. Vấn đề là ở chỗ cảnh báo này không đi kèm với việc công bố dư nợ ngoại tệ đến hạn trả nợ ở từng thời điểm, mặc dù không phải tất cả các khoản vay đều đến hạn cùng lúc. Vì vậy, với thông điệp này, thị trường kỳ vọng là cầu ngoại tệ đã trở lại sau một thời gian suy giảm. Theo đó, việc găm giữ, đầu cơ ngoại tệ trở nên phổ biến hơn vào đầu quý III/2010, gây thêm áp lực đối với tỷ giá. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc cân đối ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu.

Nguồn: Nguyễn Hoài (2010).

Mặc dù vậy, tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do vẫn có những chênh lệch đáng kể (Hình 2). Cho đến tháng 3/2008, tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức sàn biên độ so với tỷ giá chính thức. Tuy vậy, từ tháng 4 đến hết năm 2009, tỷ giá trên thị trường tự do thậm chí còn vượt xa so với tỷ giá trên thị trường chính thức (đã cộng biên độ cho phép).

Sang năm 2010, thị trường ngoại hối diễn biến khá phức tạp. Tỷ giá bán ra tại các NHTM liên tục kịch trần ngay từ đầu năm và sức ép tỷ giá chỉ nới lỏng (dưới mức trần) đôi chút trong vòng từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 7. Trong năm 2010, NHNN cũng đã 2 lần điều chỉnh tỷ giá chính thức: lần thứ nhất vào đầu tháng 2 và lần 2 vào đầu tháng 8, tổng cộng 2 lần điều chỉnh tỷ giá chính thức đã tăng 5,5%. Mặc dù vậy, những lần điều chỉnh này vẫn không xóa bỏ được khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do, và cũng chưa giải tỏa

Page 9: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

9

được tâm lý thị trường. Đây chính là cơ sở để NHNN phải tiến hành một lần điều chỉnh rất lớn (tới 9,3%) vào đầu tháng 2/2011.

I.2. Tỷ giá thực

Hình 3 thể hiện diễn biến của tỷ giá thực2 và tỷ giá VNĐ/USD chính thức trong giai đoạn 2000-2009. Mặc dù tỷ giá chính thức có xu hướng tăng rõ rệt, đặc biệt là từ năm 2007, tỷ giá thực diễn biến hoàn toàn theo chiều ngược lại và khoảng cách giữa hai tỷ giá ngày càng mở rộng, nhất là hai năm 2008 và 2009. So với năm 2000, chỉ số giá tiêu dùng của nước ta trong năm 2009 đã tăng tới xấp xỉ 99,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng ở Hoa Kỳ (23,7%). Trong khi đó, tỷ giá VNĐ/USD chính thức chỉ tăng xấp xỉ 23,6%. Như vậy, nếu lấy năm 2000 làm gốc thì đồng Việt Nam đã lên giá thực tế xấp xỉ 23,37%.

2 Tỷ giá đã được điều chỉnh để loại trừ yếu tố lạm phát của hai nước liên quan.

Page 10: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

10

Hình 2: Tỷ giá VND/USD và biên độ dao động, 2006-2009

Nguồn: Viện NCQLKTTW (2010).

Page 11: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

11

Hình 3: Tỷ giá thực và tỷ giá VND/USD chính thức, 2000-2009 (2000=100)

Nguồn: Tính toán của các tác giả theo số liệu của NHNN và IFS.

Bảng 2: Chỉ số tỷ giá thực của các đồng tiền so với USD (năm 2000=100) Đơn vị tính: %

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Nhân dân tệ 100,00 101,67 104,95 104,11 104,07 103,85 100,64 91,90 84,30 84,87 Euro 100,00 105,12 88,56 73,50 68,70 80,51 72,30 65,32 68,45 66,56 Yên Nhật 100,00 118,75 111,19 101,61 101,73 120,05 123,32 122,18 97,60 102,48 Đô la Singapore 100,00 109,50 104,95 103,97 101,74 106,15 99,16 93,35 89,11 89,30 Đô la Đài Loan 100,00 109,64 111,24 110,66 105,35 110,18 110,61 111,18 108,92 107,96 Đô la Úc 100,00 108,49 96,87 72,80 70,50 75,53 69,31 62,90 84,35 65,14 Won Triều Tiên 100,00 103,03 92,01 90,71 78,54 77,67 71,34 72,34 93,80 85,95 Baht Thái 100,00 105,00 103,27 95,10 93,96 96,88 84,86 79,26 82,63 77,91 Ringgit Malaysia 100,00 100,36 101,36 102,10 103,11 103,05 95,43 91,04 92,13 91,39 Việt Nam Đồng 100,00 104,57 105,24 105,68 100,13 96,29 93,02 85,84 76,40 76,63

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của NHNN, WEO và IFS.

Ngoại trừ so với đồng Yên Nhật và đồng đô la Đài Loan, đồng USD cũng đã mất giá khá nhiều so với đồng tiền của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam (xem Bảng 2). Nhưng mặc dù cùng lên giá theo chiều hướng chung, nhưng đồng Việt Nam vẫn lên giá nhiều hơn so với các đồng tiền đô la Xinh-ga-po, Won Triều Tiên, Ringgit Ma-lai-xi-a và Baht Thái. Sự lên giá xét theo sức mua thực của đồng Việt Nam làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước ta trên thị trường thế giới.

Page 12: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

12

I.3. Đánh giá tác động của chính sách tỷ giá

Nhóm tác giả cũng sử dụng mô hình kinh tế lượng, dựa theo cách tiếp cận điều chỉnh sai số3, nhằm đánh giá tác động của chính sách tỷ giá đối với quy mô xuất nhập khẩu. Khác với các nghiên cứu khác thường sử dụng tỷ giá thực hữu hiệu làm đại lượng thể hiện tỷ giá, nhóm tác giả sử dụng trực tiếp tỷ giá danh nghĩa làm biến số trong mô hình với kỳ vọng sẽ đưa ra được những hàm ý trực tiếp đối với chính sách tỷ giá.

Đối với xuất khẩu, riêng dầu thô hiện mới chủ yếu được khai thác để phục vụ xuất khẩu, mặc dù gần đây đã được sử dụng một phần nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà máy lọc dầu Dung Quất. Vì vậy, nhóm tác giả tách xuất khẩu dầu thô, và chỉ đánh giá tác động đối với phần xuất khẩu không tính dầu thô. Do không có riêng chỉ số giá xuất khẩu cho nhóm hàng này nên chỉ số giá xuất khẩu chung được lấy làm đại diện, qua đó giúp tính toán khối lượng nhập khẩu. Phương trình xuất khẩu ở đây được nhìn ở góc độ cầu đối với xuất khẩu của nước ta. Kết quả trong Phụ lục cho thấy trong dài hạn, tác động của tỷ giá VND/USD danh nghĩa đối với xuất khẩu (không tính dầu thô) hầu như không có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong khi đó, phần xuất khẩu này lại chịu tác động của diễn biến kinh tế thế giới. Đáng chú ý là tác động này có ý nghĩa cả về mặt thống kê và về mặt kinh tế. Cụ thể, trong dài hạn, nếu GDP của thế giới tăng 1% thì sẽ làm tăng lượng xuất khẩu (không tính dầu thô) của nước ta khoảng 4,4%. Như vậy, tác động của GDP toàn cầu lớn hơn nhiều và có ý nghĩa thống kê cao hơn nhiều so với tác động của chính sách tỷ giá. Bên cạnh đó, kết quả này cũng cho thấy hiệp định BTA với Hoa Kỳ có tác động đáng kể về thống kê đối với xuất khẩu của nước ta. Trong khi đó, việc gia nhập WTO dường như lại không ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng xuất khẩu. Mỗi phân tích này được thực hiện trong điều kiện các yếu tố khác được giữ không đổi.

Nhóm tác giả cũng xây dựng mô hình cầu xuất khẩu tương ứng, trong đó sử dụng tỷ giá thực hữu hiệu (REER), nhằm đánh giá tác động của tỷ giá này đối với khối lượng hàng xuất khẩu (không tính dầu thô) của nước ta. Có thể thấy trong dài hạn, tăng trưởng GDP của thế giới là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cầu đối với hàng xuất khẩu của nước ta. Cụ thể, GDP của thế giới tăng 1% sẽ khiến cầu đối với xuất khẩu của nước ta tăng tới 5,08%. Thay đổi REER cũng làm thay đổi giá trị hàng xuất khẩu nước ta so với hàng nước ngoài 3 Error-correction model.

Page 13: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

13

và, do đó, làm thay đổi cầu đối với xuất khẩu của nước ta. Nếu tốc độ thay đổi REER tăng 1 điểm phần trăm thì tăng trưởng xuất khẩu sẽ tăng khoảng 0,52 điểm phần trăm. Tác động này của REER cũng có ý nghĩa thống kê ở một chừng mực nhất định. Hàm ý ở đây là rất quan trọng: mặc dù nước ta đã phá giá tỷ giá danh nghĩa, song mức phá giá ấy dường như là chưa đủ để kéo theo phá giá tỷ giá thực. Cụ thể hơn, lạm phát trong nước ở mức cao dường như đã vô hiệu hóa tác động của phá giá tỷ giá danh nghĩa, khiến tỷ giá thực lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Đây chính là nguyên nhân kiềm chế tăng trưởng xuất khẩu của nước ta. Như vậy, phá giá tỷ giá danh nghĩa chỉ có tác động thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu khi được thực hiện trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định.

Hình 4: Tỷ giá REER và thâm hụt thương mại của nước ta, 1990-2010

-2,000

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

16,000

18,000

20,000

80.0

85.0

90.0

95.0

100.0

105.0

110.0

115.0

120.0

125.0

130.0

135.0

1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Thâm hụt thương mại REER

Lưu ý: Thâm hụt thương mại được tính theo đơn vị triệu USD, và được thể hiện ở cột bên phải. REER được thể hiện ở cột bên trái, với gốc 1994=100.

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.

Tương tự, phương trình nhập khẩu ở đây được xây dựng ở góc độ cầu của nước ta đối với nhập khẩu. Kết quả trong Phụ lục cũng cho thấy trong dài hạn, khối lượng nhập khẩu chịu tác động đáng kể của cả tỷ giá VND/USD danh nghĩa và vốn thực hiện của khu vực FDI. Cụ thể, tỷ giá VND/USD danh nghĩa tăng 1% sẽ làm cho nhập khẩu tăng khoảng 3,5%, nếu các yếu tố khác được giữ không đổi. Như đã trình bày ở phần I, vốn thực hiện của khu vực FDI tăng 1% sẽ làm khối lượng nhập khẩu tăng khoảng 0,3%, nếu các yếu tố khác được giữ không đổi. Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP nhanh hơn 1 điểm phần trăm cũng làm nhập khẩu tăng khoảng 7,8%, nếu các yếu tố khác được giữ không đổi. Về ngắn hạn, việc gia nhập WTO rõ ràng cũng có tác động đối với tăng trưởng nhập

Page 14: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

14

khẩu. Đáng chú ý là tất cả các yếu tố trên đều có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với nhập khẩu.

Phân tích mô hình nhập khẩu có sử dụng tỷ giá REER cho thấy tăng trưởng GDP của nước ta có tác động khuyến khích nhập khẩu trong dài hạn. GDP tăng 1% sẽ làm tăng cầu đối với hàng nhập khẩu khoảng 2,07%. Sản xuất phục vụ xuất khẩu cũng là một nguyên nhân làm tăng cầu đối với hàng nhập khẩu, và quan hệ này chỉ rõ kể từ sau khi nước ta gia nhập WTO. Trong khi đó, thay đổi tỷ giá REER dường như lại không có tác động (tức không đủ ý nghĩa thống kê) đối với tăng trưởng nhập khẩu, kể cả trong ngắn hạn. Như vậy, tác động làm tăng nhập khẩu của phá giá tỷ giá danh nghĩa dường như hoàn toàn được bù đắp bởi tác động làm giảm nhập khẩu của việc tăng giá hàng nhập khẩu so với hàng trong nước (các yếu tố khác được giữ không đổi).

I.4. Chính sách tỷ giá và cán cân thương mại

Chính sách tỷ giá có tác động đến cán cân thương mại chủ yếu thông qua nhập khẩu. Như đã trình bày trong Mục II.3.3, phá giá tỷ giá danh nghĩa không làm ảnh hưởng đến khối lượng hàng xuất khẩu. Là một nền kinh tế nhỏ và hầu như chưa có khả năng ấn định giá trên thị trường thế giới, việc phá giá tỷ giá danh nghĩa không làm ảnh hưởng đến mức giá xuất khẩu và, do đó, không ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, phá giá tỷ giá danh nghĩa lại làm tăng khối lượng hàng nhập khẩu (cao hơn khoảng 3,5 lần so với tốc độ phá giá danh nghĩa) và theo đó là kim ngạch nhập khẩu.

Xét một cách chi tiết hơn, phá giá tỷ giá danh nghĩa làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Do tỷ lệ nhập khẩu so với GDP ở mức cao và tăng liên tục (từ 49,6% năm 2000 lên 82,9% năm 2010), phá giá tỷ giá danh nghĩa cũng làm tăng giá trong nước. Cùng với những tác động do duy trì chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng trong một thời gian dài, lạm phát đã tăng nhanh dần cho đến giữa năm 2008 cũng như vào năm 2010. Đáng chú ý là từ năm 2003, lạm phát cao hơn nhiều so với mức phá giá tỷ giá danh nghĩa. Chính vì vậy, tỷ giá thực hữu hiệu có xu hướng giảm liên tục. Phân tích trong mục II.3.3 cho thấy xu hướng giảm tỷ giá thực hữu hiệu này làm giảm tăng trưởng xuất khẩu.

Như vậy, phá giá tỷ giá danh nghĩa chưa mang lại tác động làm cán cân thương mại trở nên cân bằng hơn. Nói cách khác, phá giá tỷ giá danh nghĩa không đi kèm với phá giá tỷ giá thực. Do vậy, trong bối cảnh cán cân đầu tư - tiết kiệm trong nước còn chênh lệch đáng kể, nhập siêu do đó vẫn còn nghiêm

Page 15: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

15

trọng và gây áp lực trở lại làm tăng tỷ giá. Thực tế cho thấy tình hình nhập siêu của nước ta gắn kết khá chặt chẽ với biến động của tỷ giá thực, ngoại trừ giai đoạn 1999-2002 (khi tỷ giá thực tăng song nhập siêu cũng tăng). Hàm ý chính sách ở đây cũng giống như ở Mục I.3, đó là: phá giá tỷ giá danh nghĩa chỉ có tác động khuyến khích xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

II.Kiến nghị đối với chính sách tỷ giá

Trong thời gian qua, cơ chế tỷ giá của nước ta về cơ bản là neo tỷ giá (VND/USD), mặc dù có không ít lần điều chỉnh tỷ giá tham chiếu/công bố và biên độ giao động. Tuy nhiên, cách thức điều hành (phá giá danh nghĩa) là một nhân tố làm tăng lạm phát, trong khi không giúp kiềm chế nhập siêu, và VNĐ vẫn chịu nhiều sức ép mất giá.

Trong thời gian tới, Việt Nam chưa thể theo đuổi chế độ tỷ giá thả nổi. Một chế độ tỷ giá thích hợp phải đảm bảo 2 điều kiện:

1. Giúp duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Như đã phân tích, phá giá tỷ giá danh nghĩa không/ít giúp thúc đẩy xuất khẩu và giảm nhập khẩu do phá giá danh nghĩa không đi kèm với mất giá tỷ giá thực. Ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì khả năng cạnh tranh xuất khẩu thông qua điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa là việc ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát xuống mức đủ thấp (khoảng trên dưới 5%/năm). Điều này chỉ thực hiện được với một chính sách vĩ mô (tiền tệ, tài khóa) chặt chẽ4. Nói cách khác, vấn đề chính không nằm ở chỗ nên thực hiện phá giá tỷ giá danh nghĩa VND/USD hay không, mà lại là đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh để việc phá giá tỷ giá danh nghĩa (khi cần) cũng đi kèm với việc phá giá tỷ giá thực.

2. Tạo được đủ dư địa dao động tỷ giá qua đó tăng tính linh hoạt cho chính sách tiền tệ và vai trò đưa ra tín hiệu trên cơ sở thị trường của tỷ giá. Đây là điều đặc biệt quan trọng do hiệu lực của chính sách tiền tệ (khả năng kiểm soát cung tiền) giảm đáng kể khi tỷ giá thiếu dư địa dao động và chu chuyển vốn dễ dàng hơn hay khi mức đô la hóa cao (nguyên lý bộ ba bất

4 Vấn đề này nằm ngoài Báo cáo. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng trong 2-3 năm tới, cần giảm thâm hụt ngân sách thấp hơn 3,5-4% và tăng cung tín dụng không quá 15%.

Page 16: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

16

khả thi). Ngoài ra cơ chế này cũng phần nào chống đầu cơ tài chính do nguyên tắc cân bằng lãi suất có khả năng ít bị sai lệch hơn5.

Có hai cơ chế tỷ giá thường được sử dụng ở đây: (i) cơ chế tỷ giá theo “dải bò trườn”6; và (ii) cơ chế tỷ giá trung bình thị trường7 cho phép tỷ giá liên ngân hàng dao động trong một biên độ so với tỷ giá trung bình ngày hôm trước. Song để chúng đảm bảo được hai điều kiện trên thì cách xử lý có tính thao tác của NHNN là điều có ý nghĩa quyết định. Chẳng hạn, NHNN có thể chủ động để dải tỷ giá dao động đủ rộng, có thể 3%-5%. Ngược lại, NHNN cũng có thể lựa chọn dải tỷ giá hẹp hơn, nhưng khi ấy NHNN phải ứng xử linh hoạt hơn với những diễn biến trên thị trường ngoại hối.

Trong dài hạn hơn, có thể là sau năm 2015, cùng với tiến trình tự do hóa tài khoản vốn, dịch chuyển dòng thương mại với các đối tác, và vai trò tăng lên của một số đồng tiền khác (như NDT) trong tương quan với USD, Việt Nam có thể chuyển sang cơ chế tỷ giá theo “dải bò trườn” dựa trên rổ tiền tệ8. Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc vận dụng cơ chế điều hành tỷ giá này, bao gồm: (i) xác định tỷ giá tham chiếu/công bố (tính toán dựa trên rổ tiền tệ); (ii) phối hợp chính sách tỷ giá với các chính sách kinh tế vĩ mô khác; và (iii) nâng cao độ tin cậy của chính sách. Sự vận dụng cơ chế này có thể tương tác tốt với các biện pháp nhằm phát triển thị trường tài chính nói chung và lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng.

Theo một cách gián tiếp hơn, Việt Nam cần sử dụng có hiệu quả công cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá. Quá trình tự do hóa lãi suất cần tiếp tục được thực hiện, để lãi suất thực sự là một loại giá cả được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền đó trong thị trường chứ không phải bởi những quyết định can thiệp hành chính của Chính phủ. Các công cụ hoán đổi lãi suất và tiền tệ cũng cần được hoàn thiện, nhằm cung cấp thêm lựa chọn cho các tác nhân trên thị trường phù hợp với mục đích của họ (đầu cơ, phòng ngừa rủi ro) và tạo thêm nền tảng thị trường cho các diễn biến lãi suất.9 Tuy nhiên, điều này đòi hỏi một cách tiếp cận hệ thống hơn trong việc điều hành

5 Theo nguyên lý này, Ivnđ = Iusd + mất giá kỳ vọng.

6 Band-crawl scheme. 7 Market average exchange rate system. 8 'Band-basket-crawl' scheme. 9 Chẳng hạn như các diễn biến theo Lý thuyết sức mua tương đương, hay Lý thuyết lãi suất tương đương.

Page 17: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

17

chính sách tiền tệ nói chung. Chẳng hạn, cách tiếp cận điều hành tỷ giá định hướng lạm phát (inflation targeting) mà nhiều Ngân hàng Trung ương đang áp dụng có thể là một mô hình hay và hiện đại, song bản thân việc áp dụng cách tiếp cận này cũng đòi hỏi nhiều điều kiện về năng lực và thể chế.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trở nên bất định hơn, kèm theo những biến động khó dự báo về tỷ giá giữa các đồng tiền chủ chốt (USD, Euro, Yên Nhật,…), bản thân doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần được trang bị nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro, nhất là rủi ro do biến động giá cả và biến động tỷ giá. Điều này đòi hỏi phải có những kiến thức chuyên sâu và cả nghiệp vụ tác nghiệp liên quan đến các loại hình thị trường hàng hóa (giao ngay và kỳ hạn), thị trường tiền tệ và các công cụ (như tín phiếu, thương phiếu,…) và các công cụ phái sinh (như hợp đồng kỳ hạn, tương lai,…).

Ở cấp độ rộng hơn, Việt Nam cần chủ động và tích cực hợp tác với các nước trong khu vực nhằm ứng phó với những rủi ro chung đối với an ninh tài chính và tiền tệ ở cấp độ khu vực. Rõ ràng, cùng với quá trình hội nhập ngày một sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đang và sẽ chịu ảnh hưởng lây lan lớn hơn một khi khủng hoảng tài chính và/hoặc tiền tệ xảy ra ở các nước trong khu vực. Tăng cường hợp tác nhằm ứng phó với rủi ro an ninh và tài chính ở cấp độ khu vực trở nên ngày một cấp thiết. Trong quá trình hợp tác ấy, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước trong khu vực, nhằm chủ động hơn trong quá trình phòng ngừa rủi ro tài chính - tiền tệ.

Page 18: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

18

PHỤ LỤC Bảng A.1: Phương trình đối với xuất khẩu (không tính dầu thô) và tỷ giá danh nghĩa

Dependent Variable: DLOG(EX_NONOIL/PEX*100) Method: Least Squares Date: 07/21/11 Time: 21:29 Sample (adjusted): 1991 2010 Included observations: 20 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -9.308581 2.421593 -3.843992 0.0018

LOG(EX_NONOIL(-1)/PEX(-1)*100) -0.567212 0.155819 -3.640194 0.0027 LOG(ER_AVE(-1)) 0.580633 0.390848 1.485570 0.1596

LOG(WORLD_GDP(-1)) 2.495319 1.130843 2.206600 0.0445 USBTA*LOG(PEX) -0.038562 0.018383 -2.097662 0.0546 WTO*LOG(PEX) -0.026373 0.022359 -1.179531 0.2578

R-squared 0.859376 Mean dependent var 0.086961

Adjusted R-squared 0.809154 S.D. dependent var 0.222666 S.E. of regression 0.097274 Akaike info criterion -1.579251 Sum squared resid 0.132470 Schwarz criterion -1.280532 Log likelihood 21.79251 F-statistic 17.11131 Durbin-Watson stat 1.258601 Prob(F-statistic) 0.000016

Bảng A.2: : Phương trình đối với xuất khẩu (không tính dầu thô) và REER

Dependent Variable: DLOG(EX_NONOIL/PEX*100) Method: Least Squares Date: 08/02/11 Time: 09:17 Sample (adjusted): 1991 2010 Included observations: 20 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -11.78145 1.451088 -8.119046 0.0000

LOG(EX_NONOIL(-1)/PEX(-1)*100) -0.794702 0.096984 -8.194141 0.0000 LOG(WORLD_GDP(-1)) 4.037668 0.434561 9.291373 0.0000

DLOG(REER) 0.523011 0.283226 1.846617 0.0860 USBTA*LOG(PEX) -0.033619 0.018200 -1.847238 0.0860 WTO*LOG(PEX) -0.045157 0.014622 -3.088390 0.0080

R-squared 0.869094 Mean dependent var 0.086961

Adjusted R-squared 0.822342 S.D. dependent var 0.222666 S.E. of regression 0.093853 Akaike info criterion -1.650857 Sum squared resid 0.123316 Schwarz criterion -1.352138 Log likelihood 22.50857 F-statistic 18.58937 Durbin-Watson stat 1.427787 Prob(F-statistic) 0.000010

Page 19: (Trích Báo cáo “Tác độ ủ ế ở ử ị trường trong WTO và FTAs ......tín dụng đối với nền kinh tế khoảng 16-20% trong cả giai đoạn 2001 - 2010

19

Bảng A.3: Phương trình đối với nhập khẩu và tỷ giá danh nghĩa

Dependent Variable: DLOG(IM/PIM*100) Method: Least Squares Date: 07/21/11 Time: 22:07 Sample (adjusted): 1992 2009 Included observations: 18 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -7.143710 0.828310 -8.624444 0.0000

LOG(IM(-1)/PIM(-1)*100) -0.705716 0.078090 -9.037261 0.0000 LOG(ER_AVE(-1)) 2.436583 0.266106 9.156441 0.0000 LOG(FDI_IM(-1)) 0.216509 0.040855 5.299404 0.0002

DLOG(GDPR_VN(-1)) 5.494930 1.416735 3.878588 0.0022 WTO*DLOG(GDPR_VN) 2.389623 0.701402 3.406922 0.0052

R-squared 0.893612 Mean dependent var 0.137091

Adjusted R-squared 0.849284 S.D. dependent var 0.152625 S.E. of regression 0.059252 Akaike info criterion -2.552826 Sum squared resid 0.042130 Schwarz criterion -2.256036 Log likelihood 28.97544 F-statistic 20.15895 Durbin-Watson stat 2.466233 Prob(F-statistic) 0.000018

Bảng A.4: Phương trình đối với nhập khẩu và REER

Dependent Variable: DLOG(IM/PIM*100) Method: Least Squares Date: 08/02/11 Time: 10:03 Sample (adjusted): 1991 2009 Included observations: 19 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -12.29164 2.103069 -5.844622 0.0000

LOG(IM(-1)/PIM(-1)*100) -0.753957 0.128402 -5.871858 0.0000 LOG(GDPR_VN(-1)) 1.562722 0.263290 5.935373 0.0000

DLOG(REER) 0.135202 0.308927 0.437648 0.6683 WTO*DLOG(EX_NONOIL) 0.343707 0.172679 1.990434 0.0664

R-squared 0.845961 Mean dependent var 0.093802

Adjusted R-squared 0.801950 S.D. dependent var 0.240010 S.E. of regression 0.106811 Akaike info criterion -1.414568 Sum squared resid 0.159722 Schwarz criterion -1.166032 Log likelihood 18.43840 F-statistic 19.22149 Durbin-Watson stat 2.182236 Prob(F-statistic) 0.000014