Top Banner
Nhóm sinh viên nghiên cu tài chính SFR TNG QUAN VPHÂN TÍCH KTHUT Thc hin: Nhóm 4, đội phân tích kthut, nhóm SFR Trn Bá Duy Nguyn Duy Lân Trần Trương Mạnh Hiếu Nguyn Vit Hoà Nguyn Trn Nht Huy Nguyn HThanh Vĩnh TP. HChí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2010
14

Tong quan ve phan tich ky thuat

Jun 22, 2015

Download

Documents

nguyenhoadhkt
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Tong quan ve phan tich ky thuat

Nhóm sinh viên nghiên cứu tài chính SFR

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Thực hiện: Nhóm 4, đội phân tích kỹ thuật, nhóm SFR

Trần Bá Duy

Nguyễn Duy Lân

Trần Trương Mạnh Hiếu

Nguyễn Việt Hoà

Nguyễn Trần Nhật Huy

Nguyễn Hồ Thanh Vĩnh

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2010

Page 2: Tong quan ve phan tich ky thuat

LỜI MỞ ĐẦU

Newton - một nhà vật lý, toán học thiên tài cũng là một nhà đầu tư chứng khoán. Kết

quả kinh doanh của ông: phá sản. Nhưng ông cũng kịp để lại một câu nói vô cùng nổi

tiếng: “Tôi có thể cân được khối lượng của linh hồn nhưng không thể đo được sự điên rồ

của con người”. Câu chuyện trên là một ví dụ về phân tích kỹ thuật bằng phép cân linh

hồn của Newton. Sự thất bại của một thiên tài về cân, đo, đong, đếm như Newton là một

lời cảnh tỉnh cho tất cả những ai xem Phân tích kỹ thuật chỉ là việc nghiên cứu những mô

hình toán cứng nhắc (đồ thị, xác suất thống kê, biến đổi miền, các dãy số toán học…).

“Phân tích kỹ thuật là một môn nghệ thuật và Traders là nghệ sỹ” là câu nói

cửa miệng của tất cả những nhà phân tích kỹ thuật. Muốn thành công trong phân tích kỹ

thuật, trước hết bạn cần phải nắm được những đặc tính, bản chất, những giả thuyết khoa

học của nó; từ đó có cách vận dụng một cách linh hoạt để phân tích kỹ thuật thực sự đem

lại hiệu quả trong việc phân tích và dự đoán. Làm được như vậy thì bạn mới chính là một

nghệ sỹ trong cuộc chơi của môn khoa học này.

Page 3: Tong quan ve phan tich ky thuat

1. Khái niệm phân tích kỹ thuật:

Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình toán học (đồ thị, biến đổi miền, xác suất thống

kê, dãy đại số và các công cụ khác) dựa trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ

và hiện tại để chỉ ra trạng thái của thị trường tại thời điểm xác định, thông thường là nhận

định xu hướng thị trường đang lên, xuống hay “dập dềnh”; hoặc nhận định tương quan

lực lượng giữa sự tăng và giảm giá. Phân tích kỹ thuật không để ý đến các chỉ số tài

chính, tình hình phát triển hay các thông tin về thị trường, về doanh nghiệp mà chỉ chú

trọng vào việc tập hợp các dữ liệu về giá cả, khối lượng và các tiêu chí khác của cổ phiếu

hay hàng hóa thu thập được tại các phiên giao dịch trong quá khứ.

Dựa vào việc phân tích sự biến động của giá trong quá khứ và hiện tại dựa vào các đồ thị

nhằm mục đích dự báo các xu hướng giá trong tương lai (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn).

Phân tích có thể áp dụng cho các loại hàng hoá vật chất: lúa, gạo, dầu, vảng, các loại

hàng hoá tài vật chất khác; Các loại hàng hoá tài chính: cổ phiếu, trái phiều, chỉ số, tỉ giá

các loại tiền tệ, công cụ tài chính khác.

Giá sử dụng trong phân tích kỹ thuật có thể là giá mở cửa, đóng cửa, giá cao nhất, hay giá

thấp nhất của một chứng khoán nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể.

Khoảng thời gian áp dụng có thể là 5 phút, 10 phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 1 ngày, 1

tuần, 1 tháng, 1 năm hoặc những khoảng thời gian khác, tuỳ theo việc nhà phân tích có

các dữ liệu giá giao dịch trong những khoảng thời gian trên hay không. Ở Việt Nam, khi

xem xét thị trường cổ phiếu, ta chỉ có dữ liệu giá và khối lượng giao dịch theo ngày.

2. Lịch sử hình thành và phát triển của trường phái phân tích kỹ thuật.

Những nguyên lý khởi nguồn của phân tích kỹ thuật về thị trường tài chính đã có từ hàng

trăm năm về trước. Những dấu hiện xuất hiện sớm nhất về phân tích kỹ thuật xuất hiện

trong những đánh giá của Joseph de la Vega về thị trường Hà Lan, thế kỉ 17.

Page 4: Tong quan ve phan tich ky thuat

Ở Châu Á, trong suốt thế kỷ 18, Hommo Munehisa đã nêu lên ý tưởng về đồ thị hình nến

( candlestick techniques) và phát triển nó trong những đánh giá về thị trường gạo của

Nhật Bản thời đó.

Kế đến, Lý thuyết Dow ( Dow theory) một lý thuyết được dựa trên tập hợp những bài viết

của người sáng lập tạp chí Wall Street – Charles Dow đã đem đến luồng gió thật sự cho

sự phát triển phân tích kỹ thuật hiện đại. Ông là người đã sáng lập lên tạp chí phố Wall

(The Wall Street Journal). Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình

quân giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mĩ thời gian đó, dựa trên

phân tích những chỉ số này, ông tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra những nhận

định, càng về sau, ông phát triển những nhận định này thành một số lý thuyết cơ bản.

Sau đó, William Peter Hamilton là người thực sự mang lại sức sống cho những nghiên

cứu của Dow bằng việc tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “The Stock Market

Barometer” (Phong vũ biểu thị trường chứng khoán) vào năm 1922.

Suốt những năm 1920 và 1930, Richard W. Schabacker là người đã đã đi sâu vào những

nghiên cứu của Dow và Hamilton, Schabacker là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về

Phân tích kỹ thuật. Schabacker từng là chủ biên của tạp chí Forbes nổi tiếng. Ông chỉ ra

rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra được với chỉ số bình quân thị trường vẫn

giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ.

Điều này đã được ông thể hiện và chứng minh trong cuốn sách của mình: “Stock Market

Theory and Practice, Technical Market Analysis and Stock Market Profit”.

Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý thuyết

Dow, nhưng phải đến Schabacker – người cha của Phân tích kỹ thuật hiện đại tiếp đó là

Edward và Magee với “Technical Analysis of Stock Trend” (cuốn sách đã được tái bản 8

lần) và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời

cái tên “Phân tích kỹ thuật ” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan

trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính

nói chung.

Page 5: Tong quan ve phan tich ky thuat

Càng về sau, những công cụ phân tích kỹ thuật và những lý thuyết càng phát triển mạnh

mẽ, nhất là trong những thập kỷ gần đây, khi những nhà phân tích có được sự trợ giúp

đắc lực từ máy vi tính.

3. Những triết lý căn bản của phân tích kỹ thuật.

Trước khi đề cập tới những triết lý căn bản của phân tích kỹ thuật, chúng ta cần phải hiểu

rõ tại sao chúng ta nên sử dụng phân tích kỹ thuật, tại sao phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà

đầu tư trả lời được những câu hỏi đại loại như: Hôm nay tôi nên mua hay nên bán? Liệu

giá ngày mai, tuần sau, tháng sau, năm sau… sẽ ở mức nào?

Thứ nhất, giả định của phân tích kỹ thuật là tất cả thông tin được đưa ra đều phản ánh

ngay vào giá. Mà bản chất của phân tích kỹ thuật là dựa vào tất cả các thông tin có trong

giá để lý giải về các biểu hiện của thị trường nhằm hình thành nên dự đoán cho tương lai.

Thứ hai, biến động của giá không ngẫu nhiên hoàn toàn, vẫn có những thời điểm nó tuân

theo những quy luật nhất định. Phân tích kỹ thuật sẽ chỉ ra được những quy luật đó, và

xác định những xu hướng, nhà đầu tư có thể đầu tư theo xu hướng đó để kiếm lợi nhuận.

Thứ ba, phân tích kỹ thuật dựa vào việc xác định giá hiện tại như thế nào và biến động

của nó trong quá khứ ra sao, vì theo quan điểm của họ, giá được thiết lập dựa trên quan

hệ cung cầu, họ không quan tâm đến câu hỏi tại sao. Chính vì những lý do trên, phân tích

kỹ thuật sẽ giúp những nhà đầu tư trả lời được những câu hỏi nêu trên.

Vậy những triết lý căn bản của PTKT là gì?

- Như đã đề cập ở trên, nguyên lý đầu tiên là giá phản ánh tất cả hành động thị trường.

Tức là tất cả những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp, yếu tố chính trị, tâm lý, … đều

phản ánh hết vào giá. Đây có thể coi là nền tảng cho mọi lý thuyết của phân tích kỹ

thuật. Trên cơ sở nhận thức những biến đổi của giá trong quan hệ cung cầu, các nhà

phân tích kỹ thuật cho rằng, dù với lý do gì đi nữa, thì khi cầu vượt cung thì thị trường

tăng giá, cung vượt cầu thì thị trường giảm giá. Và dù họ biết lý do tại sao cung vượt

Page 6: Tong quan ve phan tich ky thuat

cầu và ngược lại, nhưng họ không tin rằng những lý do trên là quan trọng và cần thiết

trong quy trình dự báo.

- Triết lý thứ hai của phân tích kỹ thuật: Giá chuyển dịch theo xu hướng.

Theo định luật 1 của Newton, mọi vật chuyển động có quán tính. Tương tự như vậy,

giá sẽ có xu hướng dịch chuyển theo chiều hướng tiếp tục hơn là đảo ngược. Dựa trên

một xu hướng đang tồn tại, nhà đầu tư có thể đầu tư dựa trên những phương pháp theo

sau xu hướng cho tới khi có các dấu hiệu về sự đảo ngược xu hướng xảy ra. Nếu bỏ

qua những vận động nhỏ thì giá nhìn chung sẽ vận động theo những xu thế chung của

thị trường, và những xu thế này là ổn định trong thời gian dài. ( Edward và Magee –

“Techinal Analysisi of stock trend”)

- Triết lý thứ ba - Quá khứ sẽ tự nó lặp lại: Nội dung cơ bản của phân tích kỹ thuật và

nghiên cứu hành động thị trường là nghiên cứu về tâm lý con người. Mà tâm lý con

người thường có xu hướng không thay đổi. Những nhà phân tích kỹ thuật tiên phong

đã dựa trên những mẫu hình nghiên cứu về giá trong mối tương quan với tâm lý con

người để đề ra những mẫu hình điển hình trong phân tích kỹ thuật. Do vậy, trong tác

phẩm “Technical Analysis of stock trend”, Edward và Magee đã cho rằng: “Chìa khoá

để nắm bắt tương lai nằm trong việc nghiên cứu quá khứ” và “tương lai chỉ là sự lặp

lại của quá khứ”.

Như vậy, bài viết đã điểm lại 3 triết lý cơ bản của phân tích kỹ thuật. Nếu chỉ một trong

ba triết lý trên không được chấp nhận thì những thành tự của phân tích kỹ thuật sẽ không

còn ý nghĩa nữa. Kế đến, chúng ta sẽ tiến hành so sánh việc dự báo dựa trên phân tích cơ

bản và phân tích kỹ thuật để làm rõ hơn về mục tiêu của PTKT.

4. So sánh phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Phương pháp phân tích cơ bản sẽ giúp nhà phân tích xác định được giá trị nội tại của đối

tượng nghiên cứu. Những nhà phân tích cơ bản cho rằng: Nếu giá trị nội tại của đối tượng

nghiên cứu là thấp hơn so với giá thị trường định, thì tài sản này sẽ được mua vào, làm

cho giá tăng, và ngược lại. Phân tích cơ bản đã lý giải được nguyên nhân tại sao giá lại

Page 7: Tong quan ve phan tich ky thuat

tăng, tại sao giá lại giảm hoặc đứng yên. Và trên cơ sở xác định được giá trị nội tại của tài

sản, các nhà phân tích cơ bản sẽ đưa ra chiều hướng dự báo cho giá vào thời gian tới.

Phân tích cơ bản là phương pháp hàng đầu và không thể thiếu được trong phân tích đầu

tư cổ phiếu. Phân tích cơ bản cung cấp một cơ sở tương đối vững chắc cho việc ra các

quyết định đầu tư. Có khoảng 90% các nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản (Arshad

Khan và Vaqar Zuberi, 1999, Stock Investing for Everyone, trang 85). Chính vì vậy mà

các chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về phân tích đầu tư là CFA (Chartered

Financial Analyst - thông dụng ở Mỹ) và CIIA (Certified International Investment

Analyst - thông dụng ở châu Âu) cũng hoàn toàn chứa các nội dung phục vụ cho phân

tích cơ bản và không bao gồm nội dung phân tích kỹ thuật.

Nếu như những nhà phân tích cơ bản tiếp cận vấn đề từ góc độ nguyên nhân của sự dịch

chuyển giá thị trường để đưa ra dự báo, thì những nhà phân tích kỹ thuật lại nghiên cứu

kết quả và tác động từ những sự dịch chuyển này để đưa ra dự báo.

Bảng so sánh tóm tắt phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

Phân tích cơ bản Phân tích kỹ thuật

- Nghiên cứu các nhân tố từ vĩ mô đến

vi mô, các nhân tố ảnh hưởng đến cung

cầu để xác định giá trị nội tại của tài

sản.

- Nghiên cứu biến động của giá trong

quá khứ đến hiện tại, xem xét cung cầu

ảnh hưởng thế nào đến giá để xác định

các xu hướng giá.

- Có tính dài hạn - Thiên về ngắn hạn hơn.

- Phức tạp, đỏi hỏi nhiều thời gian, cần

phải quan tâm chặt chẽ hoạt động của

doanh nghiệp.

- Dễ và nghiên cứu nhanh, nhiều nhà

phân tích kỹ thuật không cần quan tâm

đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Về dài hạn, thị trường chịu chi phối

của các nhân tố cơ bản.

- Trong ngắn hạn, yếu tố tâm lý thị

trường quan trọng hơn.

Page 8: Tong quan ve phan tich ky thuat

- Trả lời câu hỏi: Tại sao giá lại thế?

- Trả lời câu hỏi: Xu hướng là thế nào,

hiện tại nên mua hay nên bán?

- Khi xem xét trả lời câu hỏi, bỏ qua tác

động của tâm lý thị trường.

- Giả định rằng tất cả các yếu tố của thị

trường đều đã phản ánh vào giá, do vậy

không bỏ qua tác động của tâm lý thị

trường.

- Tập trung vào quá nhiều các nhân tố

cơ bản, ít có tính linh hoạt.

- Linh hoạt, có khả năng thích ứng, do

yếu tố đầu vào đơn giản.

5. Phân loại các biện pháp phân tích kỹ thuật

5.1 Phân tích tương quan (Leading Indicators)

Các phương pháp phân tích tương quan chỉ ra tương quan lực lượng giữa sự tăng giá và

sự giảm giá, tương quan lực lượng giữa phe mua và phe bán trong một thời kỳ xác định.

Sự tương quan đó biểu hiện thành một giá trị đại diện xác đinh. Nếu sự tăng giá là lớn

hơn sự giảm giá thì giá trị này lớn, nếu sự tăng giá là nhỏ hơn sự giảm giá thì giá trị này

nhỏ. Sự tăng giá càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng lớn bấy nhiêu, sự giảm giá

càng áp đảo bao nhiêu thì giá trị này càng nhỏ bấy nhiêu. Tên tiếng Anh của phương

pháp này là Leading Indicators, “leading” có nghĩa là “dẫn dắt” hàm ý chỉ ra sự tăng giá

hay sự giảm giá đang giữ thế chủ đạo trên thị trường, dẵn dắt diễn biến của thị trường.

Ví dụ điển hình của phương pháp này là phương pháp RSI (Phần nghiên cứu các chỉ số sẽ

được tiến hành ở các bài nghiên cứu sau)

5.2 Phân tích xu thế (Lagging Indicators)

Các phương pháp thuộc nhóm này chỉ ra xu thế chung của thị trường trong một thời kỳ

xác định. Xu thế đó có thể là tăng giá, có thể là giảm giá hoặc trạng thái “dập dềnh”.

Theo cách đó, nếu chỉ dựa vào một giá trị tính toán được của phương pháp này thì không

đủ để nhận định xu thế của thị trường mà phải dựa vào một dãy các giá trị của các thời kỳ

Page 9: Tong quan ve phan tich ky thuat

khác nhau để vẽ nên đường xu thế của thị trường. Ví dụ như các phương pháp trung bình

động (phần này sẽ được đề cập trong các bài sau này).

Các phương pháp phân tích xu thế có tính chất trễ nghĩa là khi phát hiện ra dấu hiệu thị

trường đang theo xu thế tăng hay giảm giá thì thực chất xu thế này đã xảy ra – vì vậy, tên

tiếng Anh của phương pháp này là Lagging indicators với “lagging” là “trễ”.

Phân tích xu thế không trực tiếp phát sinh các tín hiệu mua và bán cho các Nhà đầu tư

nhưng phân tích xu thế xác nhận và bổ sung tính chất đúng đắn trong các quyết định mua

và bán của Nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi sử dụng phân tích xu thế cần chú ý khi thị trường

biến động “dập dềnh” sẽ làm mất tác dụng của phân tích xu thế.

5.3 Phối hợp sử dụng phân tích tương quan và phân tích xu thế

Phân tích tương quan cung cấp những tín hiệu cảnh báo sớm về tiềm năng của thị trường.

Những cảnh báo sớm này tỏ giúp cho các nhà đầu tư nhanh chóng đưa ra các quyết định

mua và bán phù hợp. Phân tích xu thế tuy không đưa ra được các tín hiệu nhanh chóng

như phân tích tương quan nhưng phân tích xu thế là một công cụ xác thực tính đúng đắn

của phân tích tương quan. Phân tích tương quan chỉ có thể cảnh báo chính xác nhất nếu

được kết hợp với phân tích xu thế, giảm thiểu các tín hiệu không chính xác, giảm rủi ro

cho nhà đầu tư. Chi tiết hơn về việc sử dụng phối hợp phân tích tương quan và phân tích

xu thế sẽ được nêu trong các phần sau.

6. Chức năng của phân tích kỹ thuật: Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ

giúp nhà đầu tư với ba chức năng chính: Báo động, xác thực và dự đoán

6.1 Báo động:

Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an

toàn (resistance và support – những phần này sẽ được trình bày ở một bài nghiên cứu

chuyên sâu sau này) và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết

lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với các nhà đầu tư,

Page 10: Tong quan ve phan tich ky thuat

việc nhận biết các dấu hiệu về sự sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt giúp cho họ sớm

có hành động kịp thời đáp ứng lại diễn biến của thị trường.

6.2 Xác nhận:

Mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các phương pháp phân

tích kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá. Việc

kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có

được kết luận chính xác và tối ưu hơn.

6.3 Dự đoán:

Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán giá cả của tương lai

với kỳ vọng về khả năng dự đoán tốt hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bản chất của

phân tích kỹ thuật không phải là một dự báo chính xác về tương lai mà là chỉ thị trạng

thái thị trường trong quá khứ với một độ trễ nhất định; do đó nếu sử dụng như một công

cụ dự đoán nhà đầu tư cần phải tính đến một xác suất an toàn và mức độ chấp nhận rủi to

khi dự đoán là không phù hợp. Không ai có thể nói trước được tương lai chỉ bằng thong

tin trong quá khứ.

7. Những khuyết điểm của phân tích kỹ thuật

“Đồ thị có thể nói cho chúng ta thị trường đã ở đâu nhưng không thể nói cho chúng ta

biết thị trường sẽ đi về đâu”. Đây là vấn đề thường xuyên được nêu ra trong những buổi

hội thảo về phân tích kỹ thuật.

Đúng, đồ thị không thể nói cho chúng ta bất cứ thứ gì nếu chúng ta không biết cách đọc

nó. Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên chính là tuyên bố phủ định cho những nghiên cứu về

phân tích kỹ thuật. Phần tìm hiểu về lý thuyết bước đi ngẫu nhiên, bài viết sẽ trình bày ở

mục dưới, trong phần này, bài viết chỉ tập trung phân tích những nhược điểm có thể có

trong phân tích kỹ thuật.

Page 11: Tong quan ve phan tich ky thuat

7.1 Không thể lý giải được sự đúng đắn của các mẫu hình.

Chưa có một nghiên cứu nào thành công trong việc định lượng toán học các mẫu hình.

Việc xây dựng các mẫu hình và áp dụng nó đều dựa vào quan điểm chủ quan của cá nhân

những nhà phân tích kỹ thuật. Nhưng vấn đề là ở chỗ, các mẫu hình lại được áp dụng

rộng rãi và phổ biến trong nhiều năm qua. Rất nhiều nhà giao dịch hành động đúng như

các mẫu hình này. Điều đó đã khiến những nhà phân tích kỹ thuật cho rằng những vận

động của giá đúng như những mẫu hình.

Vậy nhưng ngay cả khi những nhà phân tích kỹ thuật đồng tình với đề cập ở trên, thì họ

cũng không nhất thiết phải tham gia thị trường vào cùng một thời điểm và cùng một cách.

Một vài người cố gắng dự báo những tín hiệu đồ thị và tham gia vào thị trường sớm hơn.

Một vài người khác lại thích mua ở những “điểm phá vỡ” của mẫu hình và khi chỉ số đã

hình thành. Một vài người lại tiếp tục chờ đợi đến khi có sự kéo dài. Có thể nói, một số

nhà đầu tư thì nóng vội, số khác lại thận trọng. Một số thì sử dụng lệnh dừng ( Stop

Order), số khác lại thích dùng lệnh thị trường (Market Order) hoặc lệnh giới hạn (Limit

Order). Một số thì giao dịch dài hạn, số khác lại thích giao dịch ngắn hạn. Luôn có sự

muôn hình muôn vẻ trong mỗi quyết định của nhà đầu tư. Giá thị trường tăng hay giảm

chỉ xảy ra và được duy trì khi chúng tuân theo quy luật cung cầu. Các nhà phân tích kỹ

thuật không thể gây nên một sự dịch chuyển thị trường chỉ bằng khả năng mua và bán của

riêng họ. Thậm chí, khi thị trường giao sau chỉ số phát triển, quy luật cung cầu có thể bị

“bóp méo”, nhưng sự “bóp méo” đó chỉ là trong ngắn hạn và không thể gây ra những sự

dịch chuyển lớn. Chính vì thế, không thể lý giải được sự đúng đắn tuyệt đối hoặc là tương

đối của các mẫu hình1.

7.2 Thị trường có những thời điểm tuân theo bước đi ngẫu nhiên

Thống kê toán học bao gồm thống kê diễn dịch và thống kê quy nạp. Thống kê diễn dịch

ám chỉ việc mô tả các dữ liệu dưới dạng đồ thị. Thống kê quy nạp áp chỉ việc tổng quát

hoá, tiên đoán, nói chung là phép quy nạp rút ra từ dữ liệu đó. Việc sử dụng dữ liệu giá 1 Tham khảo thêm quyển “Phân tích kỹ thuật” – Lê Đạt Chí

Page 12: Tong quan ve phan tich ky thuat

quá khứ để đưa ra dự báo cho tương lai của phân tích kỹ thuật là tuân theo nguyên tắc

thống kê toán học, hướng những kinh nghiệm từ trong quá khứ vào tương lai.

Nhưng vấn đề là ở chỗ, giá thị trường tuân theo quy luật cung cầu. Sự biến động của cung

và cầu rất đa dạng, do vậy có những thời điểm xảy ra “bước đi ngẫu nhiên” trong giá,

trong hoàn cảnh đó làm sao để có thể sử dụng được phân tích kỹ thuật?

Lý thuyết bước đi ngẫu nhiên

Lý thuyết này cho rằng những thay đổi trong giá cả là “độc lập lẫn nhau” và giá cả

trong quá khứ không phải là một chỉ dẫn tốt cho xu hướng tương lai. Tức là ta không

thể nào dự đoán được giá cả. Lý thuyết này dựa trên giả định là thị trường hiệu quả,

giả định này hàm ý rằng giá cả dao động ngẫu nhiên xoay quanh giá trị nội tại của

chúng.

Để chứng minh nhược điểm trên không đúng, các nhà phân tích kỹ thuật đưa ra luận điểm

như sau: Mọi thứ đều rất công bằng, bất kỳ một biến động xảy ra ngẫu nhiên và không dự

đoán được đều là vì những nhà nghiên cứu, phân tích đã không hiểu được nguyên tắc,

nguyên lý cho sự vận động này, họ đã không chịu bỏ thời gian ra nghiên cứu những

nguyên tắc ứng xử của thị trường mà ảo tưởng rằng đó là do bước đi ngẫu nhiên. Nếu các

nhà phân tích đưa ra luận điểm như vậy, thì liệu chăng họ đã xâm phạm vào chân trời của

phân tích cơ bản khi tìm hiểu câu hỏi “Tại sao?”

Page 13: Tong quan ve phan tich ky thuat

KẾT LUẬN

Như vậy, trong phần tổng quan về phân tích kỹ thuật, bài viết đã trình bày những nội

dung sau:

- Giới thiệu khái niệm phân tích kỹ thuật,

- Thống kê lại lịch sử hình thành và phát triển của trường phái phân tích kỹ thuật,

- Trình bày những triết lý cơ bản của phân tích kỹ thuật,

- So sánh sự khác biệt giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật,

- Phân loại các biện pháp phân tích kỹ thuật,

- Khái quát chức năng của phân tích kỹ thuật,

- Chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong phân tích kỹ thuật.

Mặc dù bài viết còn nhiều thiếu sót, nhưng nhóm nghiên cứu hi vọng qua bài viết của

mình, nhóm đã trình bày được những vấn đề tổng quan nhất về phân tích kỹ thuật để làm

nền tảng cho những nghiên cứu và phân tích sâu hơn về sau.

Page 14: Tong quan ve phan tich ky thuat

TÀI LIỆU THAM KHẢO

“Phân tích kỹ thuật” – chủ biên Lê Đạt Chí, Phan Thị Bích Nguyệt

“Phân tích kỹ thuật” – Sagavn – http://www.saga.vn

“Technical analysis of stock trend” –Edwad & Magee

“Techincal analysis from A to Z” – Steven B.Achelis