Top Banner
TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Khánh Hòa, ngày 03 tháng 9 năm 2020 Số 453 -BC/TU BÁO CÁO tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” ----- A. KẾT QUẢ 10 NĂM THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW CỦA BAN BÍ THƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 673/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI Thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011- 2020”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện trong cán bộ chủ chốt của tỉnh; đồng thời, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Đảng đoàn Hội Nông dân, các sở, ban, ngành trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. Trước đó, Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 26-CTr/TU, ngày 31/10/2008 thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 4217/UBND-VX, ngày 16/8/2011 triển khai thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, giao trách nhiệm cho các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể theo Quyết định số 673/QĐ-TTg. Đồng thời, phê duyệt Đề án“Dạy nghề cho nông dân đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Đề án“Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân giai đoạn 2011 - 2015” theo Quyết định số 1045/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hội Nông dân tỉnh đã ký kết các chương trình, kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, đồng thời tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện trong Ban chấp hành, cán bộ lãnh đạo chủ chốt và tuyên tuyền
13

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

Sep 24, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

* Khánh Hòa, ngày 03 tháng 9 năm 2020

Số 453 -BC/TU

BÁO CÁO

tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW, ngày 03/12/2009

của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò,

trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp,

xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân

Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”

-----

A. KẾT QUẢ 10 NĂM THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 61-KL/TW CỦA

BAN BÍ THƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 673/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG

CHÍNH PHỦ

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI

Thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư về Đề án “Nâng cao vai

trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây

dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 -

2020” và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Hội

Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương

trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011- 2020”,

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện trong

cán bộ chủ chốt của tỉnh; đồng thời, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Đảng

đoàn Hội Nông dân, các sở, ban, ngành trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.

Trước đó, Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 26-CTr/TU, ngày

31/10/2008 thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “vấn đề nông

nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 4217/UBND-VX, ngày

16/8/2011 triển khai thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính

phủ, giao trách nhiệm cho các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Hội Nông

dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể theo Quyết định số

673/QĐ-TTg. Đồng thời, phê duyệt Đề án“Dạy nghề cho nông dân đến năm

2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Đề án“Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội

Nông dân giai đoạn 2011 - 2015” theo Quyết định số 1045/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ. Hội Nông dân tỉnh đã ký kết các chương trình, kế hoạch phối

hợp với các sở, ban, ngành liên quan, đồng thời tổ chức hội nghị quán triệt, triển

khai thực hiện trong Ban chấp hành, cán bộ lãnh đạo chủ chốt và tuyên tuyền

Page 2: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

2

trong hội viên, nông dân từ tỉnh đến cơ sở. Thông qua công tác tuyên truyền góp

phần nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về vai trò, trách nhiệm

của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây

dựng giai cấp nông dân Việt Nam.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kết

luận số 61-KL/TW và Quyết định số 673/QĐ-TTg; ban hành Quyết định số 403-

QĐ/TU, ngày 20/4/2017 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đề án 61 của tỉnh,

Quyết định số 1298 - QĐ/TU, ngày 26/6/2020 kiện toàn Ban Chỉ đạo Đề án 61

của tỉnh. Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tổ chức thực hiện

tốt các nhiệm vụ theo Kết luận số 61-KL/TW, tạo điều kiện cho Hội Nông dân

phát huy vai trò trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn

mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ nâng cao vai trò, trách nhiệm của hội

nông dân các cấp trong phát triển nông nghiệp

1.1. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hoạt động dịch vụ, tư vấn

hỗ trợ nông dân

a) Triển khai Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ

nông dân

Thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ

nông dân” của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam theo Quyết định số

673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban

Thường vụ Hội Nông dân tỉnh xây dựng Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả

hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, giai đoạn 2011- 2020”; Ủy ban nhân dân

tỉnh đã phê duyệt Đề án và ban hành quyết định cho phép thành lập Quỹ Hỗ trợ

nông dân tỉnh, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân

tỉnh; Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt

động của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh” giai đoạn 2016 - 2020; kiện toàn Ban điều

hành và Ban kiểm soát Quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh; đồng thời, hướng dẫn Hội

Nông dân cấp huyện thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân.

Đến nay, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh đang quản lý trên 62,5 tỷ đồng (tăng

51,08 tỷ đồng so với năm 2010). Với nguồn vốn xây dựng được, Quỹ hỗ trợ

nông dân đã hỗ trợ vốn cho trên 500 lượt dự án, với hơn 8.000 lượt hộ vay vốn,

nguồn vốn chủ yếu tập trung cho vay các mô hình kinh tế tập thể, trồng trọt,

chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản… góp phần hạn chế tình trạng vay nóng, vay

lãi suất cao ở nông thôn, giúp cho nhiều hộ nông dân mở rộng và nâng cao quy

mô sản xuất, phát triển ngành nghề, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các dự án đều mang lại hiệu

Page 3: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

3

quả kinh tế cao, nhiều hộ đã thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính

đáng và đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.

b) Hội Nông dân phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông

thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác qua hội giúp nông dân vay vốn và sử

dụng vốn

Các cấp Hội tiếp tục phối hợp với các Ngân hàng tạo điều kiện cho hội viên,

nông dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Đến nay, tổng dư nợ các

chương trình tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh trên 1.031 tỷ đồng (tăng

hơn 601 tỷ đồng so với cuối năm 2010), giải quyết cho 42.423 hộ vay ở 951 tổ

TK&VV; Hội Nông dân tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp với Ngân hàng

Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo Nghị định số 55/NĐ-CP và Nghị định

số 116/NĐ/CP của Chính phủ, theo đó có 8/8 hội nông dân các huyện, thị, thành

phố ký kết với phòng giao dịch cấp huyện. Dư nợ đạt 429,560 tỷ đồng (tăng hơn

217 tỷ đồng so với cuối năm 2010), với 6.652 hộ vay ở 319 tổ vay vốn.

c) Hỗ trợ nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công tác quản lý trong

sản xuất, kinh doanh

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo đề án 61 của tỉnh đã chỉ đạo các sở,

ban, ngành, các cơ quan chuyên môn phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức

tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tuyên truyền, vận động hội

viên, nông dân xây dựng mô hình trình diễn giống mới, ứng dụng các tiến bộ

khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất có hiệu quả; đã tổ chức 11.927

buổi tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi,

nuôi trồng thủy sản, bảo vệ thực vật, quản lý sản xuất theo quy trình VietGap

cho hơn 631.000 lượt hội viên nông dân. Hội Nông dân tỉnh tổ chức 26 lớp tập

huấn ứng dụng kết quả đề tài Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh đã được nghiệm

thu và đưa vào thực tiễn sản xuất kinh doanh cho hơn 1.500 người dự. Ngoài

công tác dạy nghề cho nông dân, các cấp hội tăng cường các hoạt động tư vấn,

hỗ trợ nông dân, giúp hội viên nông dân định hướng nghề nghiệp, sản xuất kinh

doanh, hình thành các tổ liên kết sản xuất kinh doanh sau học nghề, liên kết tiêu

thụ sản phẩm; tổ chức nhiều đoàn cán bộ, hội viên nông dân tham quan học tập

kinh nghiệm trong và ngoài nước.

Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp tỉnh đã tổ chức xây

dựng 12 mô hình vỗ béo bò, 12 mô hình trình diễn giống lúa mới, 50 hội thảo

đầu bờ, trên 250 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng đề tài

Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh với hơn 14.000 lượt người tham gia. Qua đó,

hội viên, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật

nuôi, tăng năng suất chất lượng sản phẩm, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh. Ngoài

ra, Trung tâm còn phối hợp với các đơn vị tư vấn xuất khẩu lao động, công ty cổ

Page 4: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

4

phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam PVI triển khai chương trình bảo hiểm tai nạn

lao động trong sản xuất nông nghiệp, du học tại Nhật, Đức cho nông dân. Tổ

chức đưa nông dân đi học tập các mô hình hiệu quả kinh tế cao, công nghệ mới,

mô hình du lịch nông dân, làng nghề …; phối hợp triển khai giúp nông dân trên

2.350 tấn phân bón, trên 5000 tấn thức ăn chăn nuôi, 142 máy nông nghiệp, hàng

vạn cây, con giống với giá trị hàng ngàn tỷ đồng.

d) Dịch vụ cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp và tiêu thụ hàng hóa, xây

dựng thương hiệu nông sản

Từ năm 2010 đến nay, các cấp hội đã vận động hội viên, nông dân tham gia

Hội thi sáng tạo Khoa học - Kỹ thuật tỉnh với 364 giải pháp, có 119 giải pháp đạt

giải; Hội Nông dân tỉnh lựa chọn 35 giải pháp tham gia cuộc thi Nhà nông sáng

do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát động. Kết quả đạt 01 giải ba, 06

giải khuyến khích, được Hội đồng giám khảo đánh giá cao về hiệu quả và tính

ứng dụng trong sản xuất. Ngoài ra các cấp hội phối hợp tư vấn pháp luật miễn

phí cho nông dân trên tất cả các lĩnh vực để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

hội viên, nông dân. Phối hợp với các hợp tác xã nông nghiệp cung ứng vốn,

phân bón, thuốc trừ sâu, máy nông nghiệp, tiêu thụ hàng hóa để giúp nông dân

chủ động trong sản xuất. Hội nông dân các cấp đã tổ chức, tham gia các phiên

chợ nông sản nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, qua

đó góp phần phát triển nông nghiệp, đem lại thu nhập cao cho nông dân.

1.2. Kết quả triển khai thực hiện các chương trình, đề án trong Chương

trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X)

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa X) về “vấn đề nông

nghiệp, nông dân, nông thôn” (Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của

Ban Chấp hành Trung ương, khóa X), Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Chương

trình hành động số 26-CTr/TU, ngày 30/10/2008 và Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã

ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TU, ngày 10/12/2008 về một số giải pháp đột

phá nhằm hoàn thành mục tiêu Chương trình hành động của Tỉnh ủy về "nông

nghiệp, nông dân, nông thôn" đến năm 2010 để chỉ đạo phổ biến, tuyên truyền

sâu rộng nội dung của Nghị quyết đến các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận,

các đoàn thể ở các cấp và toàn xã hội và xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai

thực hiện hiệu quả. Trên cơ sở đó, Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh đã

ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và các địa phương xây dựng kế

hoạch cụ thể triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp để

phát triển nông nghiệp, nông thôn để đạt các mục tiêu đề ra.

Hội Nông dân tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành

liên quan tổ chức có hiệu quả các phong trào nông dân phát triển kinh tế - xã hội

và xây dựng nông thôn mới; đã ký kết các chương trình phối hợp với Ủy ban

Page 5: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

5

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh,

Ban Dân tộc tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, Công thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học - Công nghệ,

Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và truyền thông, Văn hóa và thể thao...

Các chương trình phối hợp được triển khai, làm cơ sở định hướng cho hội nông

dân cấp huyện ký kết chương trình cụ thể, phù hợp với từng địa phương. Hàng

năm, hội nông dân các cấp đã xây dựng kế hoạch triển khai, thống nhất nội dung

thực hiện. Qua đó, đã tạo được nguồn lực, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể,

xây dựng thương hiệu nông sản theo hướng an toàn, phối hợp hoạt động, phát

huy vai trò, chức năng của hội trong vận động nông dân tham gia các chương

trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn hiệu quả hơn, với tổng kinh phí triển

khai trên 13 tỷ đồng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại kết quả tích cực, cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư hoàn thiện theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, các công trình được xây dựng đáp ứng nhu cầu, phục vụ sản xuất gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị, mở rộng diện tích đất canh tác, phát triển các loại hình liên kết trong sản xuất, ứng dụng công nghệ cao; vệ sinh môi trường nông thôn từng bước được cải thiện, đời sống người dân ngày càng được nâng cao; Nhân dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thiết yếu; các trang thiết bị, phương tiện làm việc được hiện đại hóa; trình độ và năng lực cán bộ được nâng lên; quốc phòng - an ninh được củng cố, giữ vững.

1.3. Việc vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác, liên kết sản xuất

Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành tham gia, hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn. Các cấp hội nông dân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thành lập 271 tổ hợp tác, 21 hợp tác xã và trên 290 mô hình phát triển kinh tế hoạt động có hiệu quả. Hoạt động của tổ liên kết đã phát huy lợi thế, khẳng định được vai trò kinh tế hợp tác trong sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân. Các tổ hợp tác, hợp tác xã tổ chức sản xuất liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kiến thức, vật tư đầu vào, thị trường đầu ra… và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011- 2020 theo Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 29/7/2011 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Để vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác liên kết sản xuất, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương Hội mở 05 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh cho hơn 200 tổ hợp tác, hợp tác xã và cán bộ hội các cấp; tổ chức 20 lớp tập huấn về kiến thức chuỗi giá trị nông sản hàng hóa, mô hình hợp tác xã kiểu mới, các bước thành lập hợp tác xã cho trên 100 tổ hợp tác, hội viên nông dân sản xuất giỏi.

Page 6: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

6

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 3253/QĐ-UBND, ngày 26/10/2018 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, hội nông dân các cấp đã phối hợp với chính quyền cùng cấp thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân lựa chọn các sản phẩm thế mạnh trong nông nghiệp của địa phương để tham gia. Năm 2019 có 20 hồ sơ sản phẩm được đề nghị xếp hạng OCOP (One commune, one product - Mỗi xã, phường một sản phẩm), Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã hội một sản phẩm (theo Quyết định số 1048/QĐ-TTG, ngày 21/8/2-19 của Thủ tướng Chính phủ); năm 2020 có 39 sản phẩm được định hướng tham gia OCOP.

1.4. Việc tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch

cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực

tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phát huy thế mạnh về đất đai, khai thác

tiềm năng sẵn có từng vùng; thực hiện “dồn điền, đổi thửa” để hình thành các

vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các mô hình chuyên canh tạo ra sản phẩm

nông nghiệp có chất lượng, năng suất cao như: trồng mía, lúa, rau, cây ăn quả ở

các huyện: Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh; thành phố Nha

Trang; thị xã Ninh Hòa.

Toàn tỉnh đã tập trung nguồn lực, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy

mạnh xây dựng các mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ổn định, các vùng

sản xuất tập trung thâm canh cao; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, nhất

là đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện

biến đổi khí hậu; chú trọng các khâu công nghệ sau thu hoạch và chế biến nhằm

nâng cao giá trị của sản phẩm; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tư vấn kỹ thuật

trong trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ tín dụng ưu đãi phục vụ cho sản xuất nông

nghiệp, từng bước đưa sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển toàn diện, hình

thành các vùng sản xuất cây nguyên liệu lớn ở một số lĩnh vực, mô hình phát

triển kinh tế trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí thực hiện trên 115,6 tỷ đồng,

trong đó tập trung hỗ trợ chuyển đổi 1.918 ha cơ cấu cây trồng. Ngoài ra, ngân

sách đã hỗ trợ 904 triệu đồng để thực hiện chăn nuôi tập trung, 644 triệu đồng hỗ

trợ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 142 triệu đồng hỗ trợ lãi suất vốn vay

phát triển ngành nghề nông thôn.

2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ nâng cao vai trò, trách nhiệm của hội

nông dân các cấp trong xây dựng nông thôn mới

2.1. Tạo điều kiện để các cấp hội và hội viên nông dân tham gia xây dựng và

giám sát quá trình thực thi quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Page 7: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

7

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện

để Hội Nông dân chủ động tổ chức cho hội viên nông dân tích cực tham gia xây

dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực như: vận động cán bộ, hội

viên nông dân tham gia xây dựng, giám sát quá trình thực thi quy hoạch phát

triển kinh tế - xã hội của địa phương; giám sát thực hiện các chính sách của Nhà

nước về phát triển kinh tế xã hội, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách và

việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; cán bộ lãnh đạo chủ chốt của

hội là thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, tham gia cùng địa

phương thẩm định các tiêu chí về nông thôn mới; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế

- xã hội. Hội nông dân các cấp đã tích cực phối hợp với cơ quan chức năng tham

gia giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp, chính đáng của hội viên, nông dân; phối hợp với Mặt trận giám sát việc

thực hiện huy động nguồn đóng góp cộng đồng để xây dựng nông thôn mới.

Thông qua các hoạt động giám sát, hội nông dân các cấp tham gia góp ý các chủ

trương, chính sách tại địa phương, phát huy vai trò của tổ chức hội, góp phần

thực nhiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực

hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định được vai trò là tổ chức đại

diện đáng tin cậy của hội viên, nông dân.

2.2. Kết quả các cấp hội tham gia xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,

đô thị văn minh”, các cấp hội nông dân đã vận động cán bộ, hội viên nông dân

tham gia bằng những việc làm thiết thực như: hiến đất, di dời hàng chục ngàn m2

tường rào để mở rộng đường giao thông nông thôn, đóng góp xây dựng kết cấu

hạ tầng nông thôn, các công trình phúc lợi, công trình giao thông tại địa phương;

phối hợp tổ chức phát động trồng hoa hai bên đường liên thôn, liên xã, tạo cảnh

quan môi trường xanh, sạch đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái.

Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 49/93 xã được công nhận đạt chuẩn nông

thôn mới (đạt 53,19%), số tiêu chí đạt chuẩn bình quân trên toàn tỉnh 15 tiêu

chí/xã. Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có thêm 08 xã đạt chuẩn nông nôn

mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh 56/92 xã (chiếm

60,9%). Hàng năm, các cấp hội đã vận động trên 88.000 hộ nông dân đăng ký

gia đình văn hóa, qua bình xét có trên 83.000 hộ nông dân đạt gia đình văn hóa;

vận động nông dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương; xây dựng làng,

tổ dân phố văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ

hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, tham gia giữ gìn vệ sinh môi

trường, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao; trong 10 năm qua đã tổ chức

trên 2.800 hoạt động, thu hút hơn 194.000 lượt hội viên, nông dân tham gia.

Page 8: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

8

3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ nâng cao vai trò, trách nhiệm của hội

nông dân trong xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam

3.1. Công tác tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a) Triển khai nhiệm vụ đầu tư và xây dựng mới Trung tâm Dạy nghề và Hỗ

trợ nông dân tỉnh

Trong 10 năm qua, các cấp hội đã phối hợp với phòng Lao động Thương

binh và xã hội, trường Trung cấp đào tạo nghề mở 300 lớp nghề cho hơn 35.000

lượt học viên; Hội Nông dân tỉnh mở 150 lớp với hơn 4.500 học viên; thông qua

học nghề phần lớn lao động áp dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp mới vào

sản xuất, mạnh dạn đầu tư vào các mô hình sản xuất - kinh doanh có hiệu quả,

mở rộng ngành nghề mới, củng cố các nghề truyền thống, đẩy mạnh phát triển

sản xuất, kinh doanh, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, cánh đồng mẫu

lớn, tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa, thu nhập, góp phần

xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, nâng cao

đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nông thôn.

b) Kết quả dạy nghề cho nông dân theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày

27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 21/11/2009 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm

2020”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU, ngày

24/8/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nghề

cho lao động nông thôn đến năm 2020 để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả

công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân

dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 3074/QĐ-UBND, ngày 29/11/2010 phê

duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh đến năm 2020” và

quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động

nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; xây dựng quy chế, tổ chức thực hiện,

quyết định phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Qua 10 năm thực hiện Đề án, Hội Nông dân tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh

giao kinh phí thực hiện trên 2,7 tỷ đồng; trực tiếp mở 70 lớp dạy nghề trình độ sơ

cấp và đã cấp chứng chỉ, chứng nhận cho 2.134 người. Hội nông dân các cấp

phối hợp với các cơ sở dạy nghề mở 430 lớp cho trên 13.000 lượt học viên. Công

tác dạy nghề cho nông dân gắn với phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh

giỏi; hội viên nông dân sau học nghề được tập huấn chuyển giao kiến thức về tiến

bộ khoa học kỹ thuật; vận động tham gia các tổ liên kết sản xuất, được vay vốn

Quỹ Hỗ trợ nông dân để đầu tư sản xuất, kinh doanh, mở rộng sản xuất; đã có 12

tổ liên kết sau học nghề được vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân từ 100 - 500

Page 9: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

9

triệu đồng/tổ; trên 80% học viên có việc làm hoặc tự tạo việc làm từ chính nghề

đã học ở các lĩnh vực nông, ngư nghiệp, thủy sản với thu nhập ổn định.

3.2. Kết quả các cấp hội nông dân tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền góp

phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông

thôn mới; tham gia giám sát và phản biện xã hội

Các cấp hội tích cực tham mưu các cấp ủy, chính quyền hoàn thiện các

chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là chính sách

đất đai, chính sách khuyến nông, lâm, ngư; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nông

dân sản xuất nông nghiệp; chính sách phát triển ngành nông nghiệp, chính sách

phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số…Tổ chức hội nghị lấy ý kiến

đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, dự thảo Luật Đất đai (sửa

đổi); tổ chức cho hội viên tham gia đóng góp ý kiến văn kiện Đại hội Đảng các

cấp, xây dựng các đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,

quy hoạch đất đai, xây dựng nông thôn mới; Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở,

các cấp hội tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên nông dân phát huy dân chủ, trực

tiếp được tham gia giám sát các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở

địa phương.

Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Quy chế giám

sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ”.

Hàng năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức

giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh,

sử dụng vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; giám sát việc triển

khai thực hiện Quyết định số 661/QĐ-UBND, ngày 13/3/2017 (nay là Quyết

định số 1609/QĐ-UBND, ngày 07/6/2018); giám sát triển khai thực hiện Quyết

định số 223/QĐ-UBND, ngày 19/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê

duyệt Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt

động của Quỹ Hỗ trợ nông dân” giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh. Theo

đó, hội nông dân các huyện, thị, thành phố đã phối hợp tổ chức nhiều cuộc giám

sát với nội dung như: Việc thực hiện chính sách hỗ trợ giá, giống, vật tư sản xuất

nông nghiệp; xây dựng đường bê tông nội đồng, bồi thường, đền bù, giải phóng

mặt bằng; các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất; xây dựng

quỹ hỗ trợ nông dân, vốn vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội.

3.3. Việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức hội; đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ; nâng cao chất lượng hội viên

Tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo hội nông dân các cấp tập trung thực

hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho

cán bộ, hội viên; tăng cường công tác xây dựng, củng cố tổ chức hội; tiếp tục đổi

mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi, tổ hội. Triển khai, thực hiện Đề án 24-

Page 10: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

10

ĐA/HNDTW, ngày 23/6/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân

Việt Nam về xây dựng chi Hội, tổ Hội nghề nghiệp. Đến nay các cấp hội đã

hướng dẫn thành lập 213 mô hình tổ hội nghề nghiệp, đã thu hút được nhiều đối

tượng là những người nghỉ hưu, kinh doanh, dịch vụ, chủ trang trại, chủ doanh

nghiệp sống ở nông thôn tham gia vào hội.

Công tác phát triển hội viên được các cấp hội quan tâm thực hiện, trong 10

năm đã phát triển 39.287 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh đến cuối năm

2019 là 213.364 hội viên, chất lượng hội viên ngày càng nâng cao. Các cơ sở hội

từng bước củng cố, kiện toàn và hoạt động có hiệu quả (có trên 95% cơ sở hội

xếp loại khá, vững mạnh, không còn cơ sở yếu kém).

Trên cơ sở Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hội giai đoạn 2011-2015”

được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt với kinh phí gần 02 tỷ đồng, Hội Nông dân

tỉnh phối hợp với Trường cán bộ Hội Nông dân Việt Nam, Trường Chính trị tỉnh

mở 2 lớp trung cấp chuyên ngành công tác xã hội và công tác hội nông dân với

156 học viên; phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Diên Khánh, thị

xã Ninh Hòa mở 02 lớp sơ cấp chuyên ngành công tác hội nông dân với 136 học

viên. Các hội cấp huyện chủ động phối hợp với các trung tâm bồi dưỡng chính trị

cấp huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở, chi, tổ hội về lý luận

chính trị và nghiệp vụ công tác hội cho trên 7.900 lượt cán bộ hội. Chương trình

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hội luôn được đổi mới nhằm nâng cao nghiệp vụ

chuyên môn, kỹ năng, phương pháp công tác hội, lý luận chính trị để đáp ứng yêu

cầu nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân trong tình hình mới.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá chung

1.1. Về ưu điểm

Qua 10 năm triển khai thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư và

Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhận thức của cấp ủy,

chính quyền và các cấp hội về vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát

triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt

Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo, phối

hợp tạo điều kiện để hội nông dân các cấp trực tiếp thực hiện và tham gia thực

hiện một số nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn; phát triển

sản xuất, kinh doanh và phát huy vai trò, trách nhiệm của hội trong phát triển

nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, củng cố và xây dựng giai cấp nông dân

ngày càng vững mạnh.

Hội nông dân các cấp đã thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thực sự

là trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông

thôn mới; phối hợp tổ chức thực hiện đạt kết quả các đề án được phê duyệt. Qua

Page 11: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

11

đó, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hội nhằm thu hút, gắn bó nông dân

với tổ chức hội.

1.2. Một số khó khăn, hạn chế

- Một số tổ chức hội nông dân chưa chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy,

chính quyền trong triển khai thực hiện Kết luận số 61-KL/TW và Quyết định số

673/QĐ-TTg; chưa tranh thủ tối đa sự lãnh đạo của cấp ủy, tạo điều kiện của

chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể nên hiệu quả chưa cao.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho Quỹ hỗ trợ nông dân tại một số địa phương

chưa được chính quyền quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng nhu cầu của hội viên,

nông dân để phát triển kinh tế, giảm nghèo.

- Công tác kiểm tra, giám sát ở một số địa phương chưa được thường

xuyên; việc phối hợp nắm bắt và tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc, kiến

nghị của hội viên, nông dân có lúc chưa kịp thời.

1.3. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế

- Một số cấp ủy, chính quyền, ban ngành chưa thực sự quan tâm tạo điều

kiện để Hội Nông dân trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương

trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Việc chỉ đạo điều hành của một

số cán bộ hội cơ sở có lúc chưa kịp thời, chưa bám sát kế hoạch, chưa tích cực

gần gũi với hội viên để vận động đưa các chính sách của Đảng, Nhà nước đến

với đông đảo hội viên nông dân.

- Công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể có nơi

chưa thường xuyên, hiệu quả chương trình phối hợp còn thấp. Công tác tham

mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền ở một số hội còn hạn chế.

2. Một số kinh nghiệm

- Cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị và địa phương nào thực hiện tốt

công tác quán triệt, tuyên truyền Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư và

Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì trong quá trình triển

khai đạt kết quả cao.

- Các cấp hội nông dân bám sát sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và theo chức năng, nhiệm vụ của hội

để chủ động tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện Kết

luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ.

- Hội nông dân các cấp phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa

phương, chương trình công tác hội cấp trên nhằm cụ thể hoá thành các chương

Page 12: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

12

trình nhiệm vụ của cấp mình; chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt

động, chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền trong thực hiện Kết luận số 61-

KL/TW và Quyết định số 673/QĐ-TTg, những nội dung quan trọng phải làm

điểm để rút kinh nghiệm nhân rộng mô hình.

- Hoạt động của hội phải luôn xuất phát từ lợi ích của hội viên nông dân,

nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của hội viên nông dân để phản ánh với

Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp giải quyết kịp thời và đề ra các chủ trương,

chính sách sát đúng.

- Các cấp hội nông dân thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy

cán bộ hội các cấp có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất, uy tín, tâm huyết với hội,

các cấp hội phải thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực

hiện tốt chính sách cán bộ.

B. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Các cấp ủy Đảng tiếp tục chỉ đạo quán triệt và tuyên truyền thực hiện

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “

“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư

Trung ương Đảng về Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân

Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai

cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”; Quyết định số 673-QĐ/TTg của

Thủ tướng Chính phủ về việc “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và

phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

nông thôn giai đoạn 2011 - 2020” trong các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh.

2. Tăng cường và phát huy vai trò lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên

của các cấp hội trong việc chuyển tải các nội dung chương trình xây dựng nông

thôn mới đến với cán bộ hội viên; vận động tham gia các phong trào thi đua, đẩy

mạnh các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực

hiện có hiệu quả việc tham gia các hoạt động dạy nghề và hỗ trợ nông dân, tư

vấn giới thiệu việc làm; chỉ đạo tốt việc xây dựng và điều hành, quản lý, bảo

toàn và tăng trưởng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân.

3. Kiện toàn hệ thống tổ chức hội từ tỉnh đến cơ sở; phát huy tối đa vai trò

của giai cấp nông dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông

dân; tạo điều kiện, quan tâm về cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân trong đời

sống sản xuất, giảm nghèo, tạo việc làm, trợ giúp nông dân.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp

với Hội Nông dân tỉnh để thực hiện các chương trình đã ký kết; tiến hành sơ,

Page 13: TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Khánh Hòa, ngày 03 tháng … · 2020. 9. 6. · dân cấp tỉnh, huyện thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể

13

tổng kết việc thực hiện các chương trình phối hợp và đề ra các giải pháp phối

hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn trong giai đoạn tiếp theo.

5. Các cấp hội nông dân tiếp tục phát huy, nâng cao vai trò, trách nhiệm

trong phát triển nông nghiệp, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông

dân về vốn, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; xây dựng tổ hợp

tác, hợp tác xã kiểu mới. Tiếp tục tham gia xây dựng nông thôn mới và giám sát

việc thực hiện các quy định tại địa phương; tuyên truyền, vận động hội viên nông

dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới phối hợp tổ chức dạy nghề cho

nông dân, xây dựng tổ chức hội vững mạnh. Chủ động thực hiện Quyết định số

217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về giám sát và phản

biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, nhất là các chủ trương, chính

sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực

hiện gắn với kịp thời sơ kết, tổng kết, khen thưởng và nhân rộng các mô hình,

điển hình, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện.

II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Đề nghị Trung ương tiếp tục quan tâm, chỉ đạo ban hành các chủ trương, cơ

chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn theo Nghị quyết Trung

ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn phù hợp với điều kiện

phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới; chỉ đạo các bộ, ngành Trung

ương thực hiện đúng trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể về chính sách, vốn, kinh phí

để giúp hội nông dân thực hiện tốt vai trò trong việc phát triển kinh tế nông

nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.

Nơi nhận: (VBĐT) T/M BAN THƯỜNG VỤ - Ban Bí thư Trung ương, PHÓ BÍ THƯ - Ban Dân vận Trung ương,

- Ban Chỉ đạo Đề án 61 Trung ương,

- Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam,

- Các cơ quan tham mưu Tỉnh ủy, BCS đảng,

đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy,

- Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy,

- Các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể tỉnh,

- Lưu Văn phòng Tỉnh ủy. Hà Quốc Trị