Top Banner
Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12 Tiết PPCT: 01 Ngày soạn: 16/08/2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6 BÀI 1 : PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức: - Giúp cho học sinh nắm được pháp luật là gì? Và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức. - Giúp cho học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của pháp luật. 2. Về kĩ năng: - Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật 3. Về thái độ: - Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng hợp tác - Kĩ năng giải quyết vấn đề - Kĩ năng tư duy phê phán III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Phương pháp thảo luận lớp - Phương pháp động não - Phương pháp thảo luận nhóm IV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên. - Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa V. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 3. Bài mới Giáo viên: Nguyễn Văn Phan
95

Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Jan 11, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 01 Ngày soạn: 16/08/2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 1 : PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức: - Giúp cho học sinh nắm được pháp luật là gì? Và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức.- Giúp cho học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của pháp luật.2. Về kĩ năng:- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật3. Về thái độ:- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng giải quyết vấn đề- Kĩ năng tư duy phê phánIII. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:- Phương pháp thảo luận lớp- Phương pháp động não- Phương pháp thảo luận nhóm IV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoaV. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS3. Bài mới

Theo em một xã hội mà không có pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thì điều gì sẽ xảy ra? Vậy pháp luật là gì? pháp luật có vai trò gì đối với đời sống xã hội. Đó là nội dung nghiên cứu của bài hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm pháp luật GV đặt vấn đề:GV đưa ra một số câu hỏi: GV đặt câu hỏi:1. Em hãy kể tên một số luật mà em biết? Những luật đó do cơ quan nào ban hành? 2. Việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì?

1. Khái niệm pháp luật:

a. Pháp luật là gì ?

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 2: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản3. Nếu không có pháp luật thì sẽ xa hội sẽ như thế nào? HS: Thảo luận nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày.GV nhận xét và kết luận:GV giảng: Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về: Những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm…GV: Vậy pháp luật là gì?HS trả lời:GVKL và ghi bảng:Hoạt động 2 : Tìm hiểu các đặc trưng của pháp luật GV: Theo em pháp luật có những đặc trưng gì?HS: Dựa vào SGK trả lờiGVKL: Pháp luật có 3 đăc trưngGV: Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Lấy ví dụ minh hoạ? HS trả lời.GV giảng: Tính quy phạm: những nguyên tắc, khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung. GV: Tại sao nói, pháp luật có tính quy phạm phổ biến?HS trả lời.GV: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội. GV hỏi: Tại sao PL mang tính quyền lực, bắt buộc chung? Lấy ví dụ minh hoạ. HS trả lời: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu... GV: Em có thể phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với đạo đức? HS trả lời: Pháp luật mang tính bắt buộc, đạo đức thì không.GV: Việc tuân theo quy phạm đạo đức chủ yếu dựa vào tính tự giác của mọi người, ai vi phạm thì bị dư luận xã hội phê phán.

Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Các đặc trưng của pháp luật

Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, được áp dụng nhiều lần, ở mội nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tính quyền lực, bắt buộc chung:

- Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện- Bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức- Bất kì ai vi phạm đều bị xử lí theo quy định của pháp luật

Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 3: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnGV: Vậy tính quyền lực bắt buộc của pháp luật thể hiện như thế nào?HS trả lời:GV: tại sao nói pháp luật phải có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức? Cho ví dụHS trả lời

GV: Điều 64 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 khẳng định “Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con” GVKL và chuyển ý:

mặt hình thức:

- Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật - Thẩm quyền ban hành pháp luật được quy định trong Hiến pháp và Luật- Các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong một hệ thống thống nhất

4. Củng cố: Giải quyết các bài tập sau:Bài tập 1: Khoanh tròn đáp án đúng1. Pháp luật được hình thành trên cơ sở nào?

a. Quan điểm kinh tếb. Quan niệm, chuẩn mực đạo đức của xã hộic. Quan hệ kinh tếd. Quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền

2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ điều gì?a. Lợi ích kinh tế của mình

b. Quyền và lợi ích hợp pháp của mìnhc. Quyền và nghĩa vụ của mìnhd. Các quyền của mình

Bài tập 2: Theo em, nội quy của nhà trường và điều lệ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy pham pháp luật không? Vì sao?5. Dặn dò về nhà:

- Về nhà học bài và làm bài tập 1 và 2 SGK trang 14- Soạn nội dung tiếp theo của bài- Tìm hiểu nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 4: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 02 Ngày soạn: 23/08/2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 1 : PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức: - Giúp cho học sinh nắm được pháp luật là gì? Và so sánh được giữa pháp luật với đạo đức.- Giúp cho học sinh nắm được các đặc trưng cơ bản của pháp luật.2. Về kĩ năng:- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật3. Về thái độ:- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng giải quyết vấn đề- Kĩ năng tư duy phê phánIII. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:- Phương pháp thảo luận lớp- Phương pháp động não- Phương pháp thảo luận nhóm III. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoaIV. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Pháp luật là gì? Tại sao nói, pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung? Cho ví dụ.3. Bài mới

Trong đời sống xã hội không thể không có pháp luật. Bởi pháp luật nó điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vậy pháp luật có những bản chất nào và có mối quan hệ như thế nào với kinh tế và chính trị. Vậy để làm sáng tỏ nội dung này hôm nay thầy và các em cùng đi tìm hiểu tiếp tiết 2 bài

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1 : Tìm hiểu bản chất của pháp luật GV đặt câu hỏi:

2. Bản chất của pháp luật. a. Bản chất giai cấp của pháp luật.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 5: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào?HS trả lời: GV nhắc lại:GV hỏi: - PL thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp nào? Việc ban hành pháp luật nhằm mục đích gì?HS suy nghĩ và trả lờiGVKL: Nhà nước ban hành các quy định để định hướng cho xã hội, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, giữ gìn trật tự xã hội.GV: Vậy bản chất giai cấp của pháp luật được biểu hiện như thế nào?HS trả lời: GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về bản chất giai cấp của pháp luậtHS lấy ví dụ:GV hỏi: Phân tích bản chất giai cấp của pháp luật ở mỗi kiểu nhà nước khác nhau?HS trả lời: GVKL: Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào. Tuy nhiên mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó.GV: Em hãy so sánh bản chất pháp luật đối với các kiểu nhà nước khác nhau? Cho ví dụ.HS trả lời:

Nhà nước Bản chất pháp luậtPhong kiến Phục vụ lợi ích

vua, quan lại

Tư bảnThể hiện ý chí và phục vụ lợi ích của g/c tư sản

XHCN

Mang bản chất g/c công nhân, phục vụ lợi ích của toàn thể nhân dân lao động

GV nhận xét và kết luận: GV: Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện vì sự phát triển của xã hội cho nên pháp luật mang bản chất xã hội.

- PL mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.- Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động.

b. Bản chất xã hội của pháp luật

Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do tực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội.

- Các quy phạm pháp luật được thể hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 6: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

GV đặt câu hỏi:1. Thực tiễn đời sống xã hội bao gồm các lĩnh vực nào? Cho ví dụ2. Thực tiễn đời sống xã hội phản ánh yêu cầu của con người? Cho ví dụ3. Các quy phạm pháp luật được thực hiện như thế nào trong đời sống xã hội?HS trả lời:GV: Do đâu mà nhà nước phải đề ra pháp luật? Xem ví dụ SGK trang 8 để chứng minh câu hỏi.HS trả lời:GV: Vậy bản chất xã hội của của pháp luật được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ chứng minh?HS trả lời: GVKL và chuyển ý:Hoạt động 2 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức Cho HS tìm hiểu nội dung về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.GV nhắc lại kiến thức năm lớp 10. Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật là gì?- Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của một cộng đồng.- Tuy nhiên, ngoài quan niệm đạo đức của giai cấp cầm quyền, trong XH còn có quan niệm về đạo đức của các giai cấp, tầng lớp khácGV: có ý kiến cho rằng “pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Cho ví dụ.HS trả lời:GVKL: Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau. Tuy nhiêm phạm vi điều chỉnh của pháp luật hệp hơn vì thế có thể coi nó là “đạo đức tối thiểu”...GV: Theo em, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau như thế nào?

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

- Trong quá trình xây dựng pháp luật luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật.

- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức

- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật-công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 7: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

HS trả lời: GV kết luận :+ Được sinh ra trên cơ sở các quan hệ kinh tế+ Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, cầm quyền. + Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan điểm đạo đức.

luôn hướng tới.

4. Củng cố: Giải quyết các bài tập sau:Bài tập 1: GV đưa ra một tình huống: Bình là một HS chậm tiến, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm bài tập, cờ bạc, đánh nhau. Theo em ai có quyền xử lý những vi phạm của Bình? Căn cứ vào đâu để xử lý các hành vi đó? Trong các hành vi của Bình hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật?Bài tập 2: làm bài tập 4 SGK trang 145. Dặn dò về nhà:

- Học bài và làm bài tập 5 SGK trang 15- Soạn phần còn lại của bài học

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 8: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 03 Ngày soạn: 25 /08/2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 1 : PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiết 3)

I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức:- Giúp cho học sinh nắm được vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội2. Về kĩ năng:- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật3. Về thái độ:- Có ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống và học tập theo quan điểm của pháp luật.II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng giải quyết vấn đề- Kĩ năng tư duy phê phánIII/Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Thảo luận lớp- Thảo luận nhóm - Xử lí tình huống

IV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa

V. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Pháp luật có những bản chất nào? Em hãy so sánh mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?3. Bài mới

Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân. Vì vậy không thể không có pháp luật. Vậy pháp luật Việt Nam có những vai trò như thế nào? Đó là nội dụng tiết 3 bài 1 hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội GV: Trong đời sống xã hội vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ.Nhà nước quản lí xã hội, bằng các phương tiện của mình, tác động lên các quan hệ xã hội nhằm tổ chức, chỉ đạo các hoạt động phù hợp với lợi ích của cá nhân và nhà nước.GV: Tiến hành thảo luận nhóm

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 9: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

- Chia lớp thành 4 nhóm- Quy định thời gian, địa điểm và giao câu hỏi

Nhóm 1: Để quản lí xã hội, nhà nước đã sử dụng các phương tiện khác nhau nào? Lấy ví dụ. Nhóm 2: Vì sao nói nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất? Cho ví dụ.Nhóm 3: Tại sao nói nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất? Cho ví dụ.Nhóm 4: Nhà nước ta đã quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?Cho ví dụ.HS: Các nhóm thảo luậnHS: Cử đại diện trình bàyGV nhận xét và kết luận:HS: Chép bàiGV: Cho HS đóng vai và xử lí tình huốngHS: Một HS đóng vai tổ trưởng dân phố, một HS đóng vai người vi phạmGV: nhận xét và kết luậnGVKL: Thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, pháp luật xác lập quyền của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình.GV chuyển ý: Hoạt động 2 : Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mìnhGV: Ở nước ta các quyền của con người về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền của công dân, được quy định Hiến pháp và pháp luậtGV: Em hãy kể ra một số quyền của công dân mà em biết? Cho ví dụ.HS trả lời:GVKL: quyền bầu cử, ứng cử; quyền tự do kinh doanh; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm,... GV: Yêu cầu HS nghiên cứu Điều 115 Bộ luật lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2006) và

- Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển

- Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy quyền lực của mình, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong phạm vi cả nước.

- Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên phạm vi toàn xã hội

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 10: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

thảo luận tình huống do GV đưa ra.HS: Nghiên cứu điều luậtHS: Xử lí tình huốngTình huống: Chị B có thai đã dến tháng thứ 8 mà công ty H vẫn buộc chị phải làm thêm mỗi ngày 2 giờ...Chị B đã làm đơn khiếu nạiCâu hỏi: 1. Căn cứ vào Điều 115 Bộ luật lao động thì công ty H làm như vậy có vi phạm pháp luật không?2. Chị B làm đơn khiếu nại có đúng không?HS: Suy nghĩ và trả lờiGV nhận xét và kết luậnGV đặt câu hỏi:1. Theo em, đối với công dân pháp luật có vai trò như thế nào?2. Pháp luật thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân bằng cách nào? Cho ví dụ. HS trả lời:GV nhận xét và kết luận:GV: Em và gia đình đã thực hiện theo đúng pháp luật như thế nào?HS trả lời:GVKL: Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội và cũng là phương tiện để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

- Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

4. Củng cố- Yêu cầu HS nghiên cứu bài đọc thêm: May nhờ có tủ sách pháp luật- Giải quyết tình huống sau:5. Dặn dò về nhà:- Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại ở SGK trang 14 và 15.- Về nhà soạn trước phần còn lại của bài 1

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 11: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 04 Ngày soạn: 06/09/2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 2 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật2. Về kĩ năng:- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.3. Về thái độ:

- Tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật.II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng giải quyết vấn đề- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:- Thảo luận lớp- Thảo luận nhóm - Xử lí tình huống

IV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa

V. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Nhà nước đã quản lí xã hội băng pháp luật như thế nào? Cho ví dụ.3. Bài mới

Để quản lí xã hội, nhà nước đã ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Vậy thế nào là thực hiện pháp luật? Pháp luật thực hiện thông qua những hình thức nào? Hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu bài 2. Thực hiện pháp luật

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Tìm hiểu thực hiện pháp luậtGV: Pháp luật được ban hành để hướng dẫn hành vi, điều chỉnh cách xử sự của mỗi cá nhân, tổ chức theo quy tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của nhà nước. Pháp luật chỉ thực sự đi vào đời sống nếu mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào cácquan hệ xã hội cụ thể... phù hợp với các quy định của pháp luật.GV: Gọi 1 học sinh đọc ví dụ ở SGK trang 16HS: Đọc

1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật.

a. Khái niệm thực hiện pháp luật

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 12: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

GV: Đặt câu hỏiCâu 1: Tình huống nào thực hiện đúng luật giao thông đường bộ?Câu 2: Việc thực hiện đúng pháp luật có mục đích, tác dụng gì?Câu 3: Cảnh sát giao thông đã làm gì để xử lí hành vi vi phạm pháp luật? Mục đích của việc xử lí đó là gì? HS: Cả lớp cùng trao đổiHS trả lời:GV nhận xét và kết luận từng câu trả lời của học sinh: GV có thể lấy thêm ví dụ để HS hiếu thêm.GV: Vậy thế nào là thực hiện pháp luật?GVKL và ghi bảng:GV: Theo em, người có hành vi hợp pháp là người thế nào?HS trả lời:GVKL: - Làm những việc mà pháp luật cho phép- Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.- Không làm những việc mà pháp luật cấmHoạt động 2: Các hình thức thực hiện pháp luậtGV: Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên trong cuộc sống, với sự tham gia của cá nhân, tổ chức và Nhà nước. Có 4 hình thức thực hiện pháp luậtGV: Tiến hành thảo luận nhóm- Chia lớp thành 4 nhóm- Quy định thời gian, địa điểm và giao câu hỏiHS: Các nhóm thảo luậnHS: Cử đại diện trình bàyGV nhận xét và kết luận:GV: Yêu cầu một HS lên bảng so sánh 4 hình thức thực hiện pháp luật theo bảng sau:

Sử dụng pháp luật

Thi hành pháp luật

Tuân thủ pháp luật

Áp dụng pháp luật

Cá nhân,

Cá nhân,

Cá nhân,

Cơ quan công chức

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật

- Sử dụng pháp luật:Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép.

- Thi hành pháp luật:Các cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 13: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Chủ thể

tổ chức

tổ chức

tổ chức

nhà nước có thẩm quyền

Phạm vi

Làm những gì PL cho phép

Làm những gì PL quy định phải làm

Không được làm những gì PL cấm

Căn cứ vào thẩm quyền và quy định của PL để ra quyết định

Yêu cầu đối với chủ thể

Có thể làm hoặc không, không bị ép buộc

Phải làm, nếu không sẽ bị xử lí theo PL

Không được làm, nếu làm sẽ bị xử lí theo PL

Bắt buộc theo các thủ tục, trình tự chặt chẽ do PL quy định

GV: Đặt câu hỏiCâu 1. Theo em các hình thức thực hiện pháp luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?Câu 2. Trong 4 hình thức thực hiện pháp luật, thì hình thức nào khác nhât so với các hình thức còn lại?HS trả lời:GVKL: Các hình thức thực hiện pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hình thức thực hiện pháp luật là khác nhất, vì đây có sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyền.

- Tuân thủ pháp luật:Các cá nhân, tổ chức không làm những gì mà pháp luật cấm

- Áp dụng pháp luật

Cơ quan công chức có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm pháp sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

+ Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành

+ Cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.

4. Củng cố: Yêu cầu học sinh làm một số bài tập trắc nghiệmBài tập 1: Anh C điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, trường hợp này anh C đã:

- Không sử dụng pháp luật - Không áp dụng pháp luật- Không tuân thủ pháp luật - Không thi hành pháp luật

Bài tập 2: Ông H là người có thu nhập cao, hàng năm ông đến cơ quan thuế để noppj thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp nay, ông H đã:

- Tuân thủ pháp luật - Áp dụng pháp luật- Thi hành pháp luật - Sử dụng pháp luật

5. Dặn dò về nhà:- Về nhà học bài và làm các bài tập 1 SGK trang 26.- Về nhà soạn trước phần còn lại của bài 2- Sưu tầm tranh ảnh, tình huống vi phạm pháp luật

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 14: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 05 Ngày soạn: 14/09/2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 2 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí2. Về kĩ năng:- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.3. Về thái độ:

- Tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật.II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng giải quyết vấn đề- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:- Thảo luận lớp- Thảo luận nhóm - Xử lí tình huống

IV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa

V. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các hình thức thực hiện pháp luật? Cho ví dụ.3. Bài mới

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên do điều kiện khách quan và chủ quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc có thể sai (vi phạm pháp luật). Vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể làm ra pháp luật và dùng pháp luật làm phương tiện quản lí xã hội sẽ làm gì để bảo đảm quá trình đưa pháp luật vào đời sống xã hội đạt hiệu quả và xử lí các vi phạm pháp luật nảy sinh như thế nào? Để hiểu hơn về vấn đề này, hôm nay chúng ta nghiên cứu tiếp bài 2. Thực hiện pháp luật.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 15: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Tìm hiểu vi phạm pháp luậtGV: Yêu cầu một HS đọc ví dụ SGK trang 19HS đọc: GV: Phân tích ví dụ trong sách giáo khoa và lấy ví dụ khác, để học sinh hiểu rõ ba dấu hiệu cơ bản của pháp luật.GV giảng về dấu hiệu thứ nhất: Hành vi trái pháp luậtGV: cho HS lấy ví dụ về hành vi trái pháp có hành động và không hành động.HS lấy ví dụ: GV: Cho HS tìm hiểu dấu hiệu thứ 2: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Yêu cầu HS lấy ví dụ.GV: Em hẫy lấy ví dụ về hành vi trái pháp luật nhưng chủ thể là người không có lỗi?HS lấy ví dụ: Tự vệ chính đáng...GV: Vậy từ phân tích trên em nào có thể cho cô biết vi phạm pháp luật là gì?HS trả lời: GV: Cho HS lấy thêm vài ví dụ và phân tích theo ba dấu hiệu đã nêu trên về hành vi vi phạm pháp luật.HS lấy ví dụ:GV: Theo các em, nếu thiếu một trong ba dấu hiệu trên có bị coi là vi phạm pháp luật không?HS trình bày:GVKL: Vi phạm pháp luật nếu thiếu 1 trong 3 dấu hiệu cơ bản trên thì không phải là vi phạm pháp luật. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là ý thức thực hiện pháp luật của cá nhân tổ chức.Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm pháp lí GV: Các vi phạm pháp luật gây hậu quả gì, cho ai? Cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó và phòng ngừa các vi phạm tương tự? HS: trả lờiGV: Vậy trách nhiệm pháp lí là gì?HS: trả lờiGV nhận xét và kết luận:

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

a) Vi phạm pháp luật

Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật: - Thừ nhất, hành vi trái pháp luật

- Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

- Thứ ba, người có hành vi trái pháp luật có lỗi

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do ngừơi có năng lực, trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b. Trách nhiệm pháp lí

Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 16: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

HS: ghi bài GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về trách nhiệm pháp lí?HS lấy ví dụ:GV lấy ví dụ: Trong kháng chiến chống Pháp, đại tá Trần Dụ Châu giữ chức cục trưởng cục quân nhu, đã lợi dụng chức quyền bớt xén phần cơm áo của bộ đội để sống trác táng, phe phởn, trụy lạc,... Vụ án đã được khởi tố và Trần Dụ Châu chịu án tử hình...GV: Vậy trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích gì?GV: Khi một người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là họ đã xâm hại đến lợi ích cá nhân, tổ chức khác, đến trật tự an toàn và lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội. Trong những trường hợp đó, pháp luật thể hiện sức mạnh đặc trưng của mình là quyền lực buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm hành vi của mình.

nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.- Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luât.

4. Củng cố: Bài tập : Xử lí tình huống sau:

Công ty A đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền. Trong giấy phép đăng kí kinh doanh ghi rõ ngành nghề kinh doanh là buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu. Sau một thời gian hoạt động, công ty A đã tiến hành hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng (Hoạt động trên không có trong giấy phép kinh doanh của công ty này)

Câu hỏi: 1. Hành vi kinh doanh của công ty A có phải là hành vi trái pháp luật không? Vì sao?

2. Hành vi trái pháp luật đó là hành động hay không hành động?5. Dặn dò về nhà

- Học bài và làm bài tập ở sách giáo khoa.- Xem và soạn phần còn lại bài 2- Sưu tầm, tìm hiểu các tình huống về các loại vi phạm pháp luật

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 17: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 06 Ngày soạn: 28/09/2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 2 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 3)

I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức:

- Biết được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí2. Về kĩ năng:

- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.3. Về thái độ:

- Tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định của pháp luật.II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng giải quyết vấn đề- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:- Phương pháp thảo luận lớp- Phương pháp động não- Phương pháp thảo luận nhóm

IV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa

V. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới

Nếu chúng ta tuân thủ đúng các quy định của pháp luật thì sẽ không vi phạm. Nếu vi phạm pháp luật thì chủ thể sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp líGV: Trong thực tế các vi phạm pháp luật xảy ra khá đa dạng. căn cứ vào đối tượng xâm hại, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội, vi phạm pháp luật thường được chia làm 4 loại và tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lí.GV: Tiến hành thảo luận nhóm- Chia lớp làm 4 nhóm, quy định thời gian địa điểm:

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 18: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Nhóm 1: Phân tích nội dung và lấy ví dụ vi phạm hình sự và trách nhiệm hình sự?Nhóm 2: Phân tích nội dung và lấy ví dụ vi phạm hành chính và trách nhiệm pháp lí?Nhóm 3: phân tích nội dung và lấy ví dụ vi phạm dân sự và trách nhiệm pháp lí?Nhóm 4: phân tích nội dung và lấy ví dụ vi phạm kỉ luật và trách nhiệm pháp lí?HS: Các nhóm thảo luậnGV: Lập bảng cho HS các nhóm trình bàyHS: Cử đại diện trình bàyGV dựa vào lập bảng nhận xét và bổ sung.

Vi phạm hình sự

Vi phạm hành chính

Vi phạm dân sự

Vi phạm kỉ luật

Chủ thể vi phạm

Cá nhân Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức

Cá nhân, tập thể

Hành vi

Gây nguy hiểm cho xã

hội

Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước

Xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

Xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học,...

Trách nhiệm pháp lí

Hình sự Hành chính Dân sự Kỉ luật

Chế tài trách nhiệm

Nghiêm khắc nhất

Phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục hiện trạng ban đầu, thu giữ tang

vật,phương tiện

vi phạm

Bồi thường thiệt hại, thực hiện nghĩa vụ dân sự theo đúng thỏa

thuận giữa các bên tham gia

Khiển trách, cảnh cáo, chuyển công

tác khác, cách chức, hạ bậc

lương, đuổi việc.

Chủ thể áp dụng pháp

luật

Tòa án Cơ quan quản lí nhà nước

Tòa án Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người đứng đầu doanh nghiệp

Ví dụ

- Giết người- Lây truyền HIV

- Vượt đèn đỏ- Đi vào làn đường một chiều

- Mua hàng không chịu trả tiền- Mượn xe ô tô không trả đúng giờ quy định

- HS vi phạm đồng phục- Công chức tự ý nghỉ làm không có lý do nhiều ngày liền

4. Củng cố:Giải quyết các bài tập sau:

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 19: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Bài tập 1: Hãy nối cột A với cột B sao cho thích hợp

A B1. Vi phạm hình sự a. Nhà hàng A đã không làm đủ cỗ cưới theo

đúng hợp đồng cho khách hàng.

2. Vi phạm dân sự b. Ông T kinh doanh thủy sản trốn thuế 5 triệu đồng.

3. Vi phạm kỉ luật c. Lê Văn Luyện giết 3 người và làm bị thương cháu bé, trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích

4. Vi phạm hành chính d. Người lao động tự ý bỏ việc nhiều ngay liên tiếp

Bài tập 2: Các hành vi sau đây thuộc loại vi phạm nào? Đánh dấu X vào ô mình lựa chọn.Hành viLựa chọn

Vi phạm Hình sự

Vi phạm hành chính

Vi phạm dân sự

Vi phạm kỉ luật

- Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.- Vay tiền không trả.- Buôn bán trái phép chất ma túy.- Nghỉ học không có giấy xin phép 1 tuần.- Lấn chiếm vỉa hè kinh doanh.- Một nhóm HS chặn đánh và gây thương tích cho giám thị

X

X

X

X

X

X5. Dặn dò về nhà:- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)- Đọc trước bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 20: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 07 Ngày soạn: 28/09/2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT(1 tiết)

I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân

trước pháp luật.2. Về kĩ năng:

- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh.3. Về thái độ:

- Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hằng ngày- Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng tư duy phê phán- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:- Thảo luận lớp- Thảo luận nhóm - Xử lí tình huống

IV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoa

V. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là vi phạm pháp luật? Phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật? Nêu ví dụ 3. Bài mới

Con người sinh ra đều mong muốn được sống trong một xã hội bình đẳng nhân đạo, có kỉ cương. Mong muốn đó có thể thực hiện được trong xã hội duy trì chế độ người bóc lột người hay không ? nhà nước ta với bản chất là nhà nước của dân do dân, vì dân đã đem lại quyền bình đẳng cho công dân. Vậy, ở nước ta hiện nay, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện trên cơ sở nào và làm thế nào để quyền bình đẳng của công dân được bảo vệ? Hôm nay chúng ta học bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 21: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụGV : Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại điều 52 hiến pháp năm 1992 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” GV : Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng của công dân trong lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh ? Lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chinh Minh đề cập tới quyền bầu cử và ứng cử của công dân. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân không bị phân biệt bởi nam, nữ, giàu, nghèo, thành phần dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội.mọi công dân đều bình đẳng trong việc ứng cử và bầu cử.HS ghi bài:GV: Vậy theo em thế nào là quyền và thế nào là nghĩa vụ?HS trả lời:GV kết luận:Cho ví dụ trong thực tế đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ ?

Quyền Nghĩa vụ- Bầu cử, ứng cử- Lao động, tự do kinh doanh.- Sở hữu tài sản.- Học tập.- Tự do tín ngưỡng.- Khiếu nại, tố cáo

- Bảo vệ tổ quốc- Nộp thuế cho nhà nước- Lao động công ích- Tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà Nước- Tuân theo hiến pháp, pháp luật.- Trung thành với tổ quốc

GV: thế nào là công dân được bình đặng về quyền và nghĩa vụ?HS trả lời:GVKL và ghi bảng: GV: Đọc những tình huống trong sgk tr 28. theo em trong những trường hợp đó có mâu thuẩn với quyền bình đẳng không?vì sao?

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ .

- Quyền là khả năng công dân tự do lựa chọn hành động của mình và nhà nước bảo đảm cho khả năng ấy.- Nghĩa vụ là trách nhiệm của công dân phải thực hiện hành động cụ thể. Nhà nước trong điều kiện cần thiết buộc công dân phải làm việc vì lợi ích chung.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 22: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

- Không mâu thuẫn về quyền bình đẳng của công dân vì : mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội.- GV chuyển ý: Công dân dù ở địa vị nào làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.Hoạt động 2: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp líGV: L ấy ví dụ về việc tòa án xét xử một số vụ án ở nước ta hiện nay không bị phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy nhà nước ? GV: Nhận xét, kết luận : - Vụ án Trương Văn Cam có dính líu cán bộ nhà nước có hành vi bảo kê tiếp tay cho Văn Cam và đồng bọn như : Bùi Quốc Huy, Phạm Sĩ Chiến, Trần Mai Hạnh, ….Bộ chính trị ban bí thư đã chỉ đạo Đảng ủy công an, ban cán sự Đảng các cấp, các ngành nhanh chống xử lí nghiêm túc, triệt để những cán bộ Đảng viên sai phạm.- Ngày 18/3/2008 tòa án nhân dân TPHCM xét xử vụ án phúc thẩm Lương Cao Khải nguyên vụ phó vụ 2 thanh tra chính phủ và đồng phạm liên quan đến 4 dự án của tổng công ty dầu khí Việt Nam, tòa tuyên án 17 năm tù đối với Lương Cao Khải.- Ngày 25/ 5 / 2008 tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang tuyên phạt 15 năm tù giam đối với bị cáo Ngô Văn Dược nguyên là Uỷ viên ban chấp hành đảng bộ xã bắc lí phạm tội “tham ô tài chính”, “lợi dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản” -GV: Trách nhiệm pháp lí là do cơ quan có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể vi phạm pháp luật. bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng chế tài theo quy định của pháp luật.HS chép bài

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

Bình đẳng trước pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 23: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

GVKL và chuyển ý:

Hoạt động 3: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luậtGV: Công dân thực hiện quyền bình đẳng trên cơ sở nào? Lấy ví dụ?HS trả lời:GV: Vì sao nhà nước phải quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân vào hiến pháp, pháp luật? Ví dụ?HS trả lời:GV nhận xét và kết luận:Ví dụ : công dân thực hiện luật giao thông do nhà nước quy định và nhà nước có quyền xử phạt hành chính những hành vi vi phạm pháp luật.GV: Vì sao nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật? HS trả lời: GV: Cho ví dụ cụ thể về bản thân em được hưởng quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật ? HS tự kể ra một số quyền và nghĩa vụ của mình.- Quyền và nghĩa vụ học tập.- Quyền và nghĩa vụ bầu cử.- Quyền và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.- Quyền và nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật.- GV kết luận : nhà nước ta vẫn quy định ưu tiên một số đối tượng công dân, nhưng không ảnh hưởng đến nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật.- Ví dụ : ưu tiên cho học sinh dân tộc thiểu số, con thương binh con liệt sĩ trong kì tuyển sinh ….* Cho các hộ nghèo vay vốn.* Chính sách ưu tiên cho cán bộ lão thành mạng, gia đình có công với cách mạng

3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

- Công dân được thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật được quy định trong hiến pháp pháp luật.

- Nhà nước ta không những đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình mà còn xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội.

- Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống tư pháp, cho phù hợp với từng thời kì nhất định làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí hành vi xâm hại quyền và nghĩa vụ của công dân, nhà nước và xã hội .

4. Củng cố: Câu 1: Công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là:

a. Mọi công dân được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 24: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

b. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

c. Mọi công dân có quyền và và trách nhiệm pháp lí giống nhau.d. Mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền,thực hiện nghĩa vụ

và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.Đáp án: d

Câu 2: Công dân bình đẳng vầ quyền và nghĩa vụ được hiểu là :a. Mọi công dân đều được hưởng quyền như nhau theo quy định của pháp luật.b. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.c. Mọi công dân đều được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và

xã hội theo quy định của pháp luật.d. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.Đáp án: c

5. Dặn dò về nhà- Các em về nhà học bài và làm các bài tập trong sách giáo khoa trang 31- Chuẩn bị bài 4 tiết 1

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 25: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 8 Ngày soạn: 04/10/2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng mà HS đạt được trong quá trình học 7 tiết trước; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình và có sự điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp- giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học , từ đó có kế hoach điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả.1. Về kiến thức:- Hiểu được vi phạm hành chính và vi phạm kỉ luật và phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại vi phạm pháp luật này- Nêu được khái niệm pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội- Biết các dấu hiệu của vi phạm pháp luật2. Về kĩ năng: - Nhận xét, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật trong đời sống3. Về thái độ:- Có ý thức chấp hành pháp luật, lên án các hành vi vi phạm pháp luậtII. HÌNH THỨC : Tự luậnIII. THIẾT LẬP MA TRẬN

Cấp độ Tên nhận thứcchủ đề (nội dung, chương, bài…)

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng Cộng Cấp độ

thấpCấp độ

cao

1. Thực hiện pháp luật

- Hiểu được khái niệm vi phạm pháp luật và các loại vi phạm pháp luật

Hiểu các dấu hiệu vi phạm pháp luật và phân biệt hành vi vi phạm pháp luật

Liệt kê sự khác nhau giữa vi phạm hành chính và vi phạm kỉ luật

Số câu:2 Số điểm: 7 Tỉ lệ %:70

Số câu:1Số điểm:2Tỉ lệ: 20%

Số câu:2Số điểm:2.5Tỉ lệ: 25%

Số câu:1Số điểm:2.5Tỉ lệ: 25%

Số câu:2Sốđiểm:7Tỉ lệ:.70%

2. Pháp luật và đời sống

Nêu được khái niệm pháp luật

Hiểu được vai trò của pháp luật

Thấy rõ tầm quan trọng của

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 26: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

pháp luật trong đời sống xã hội

Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ:30 %

Số câu:1Số điểm:1Tỉ lệ: 10

Số câu:1Số điểm:1Tỉ lệ: 10

Số câu:1Số điểm:1Tỉ lệ:10

Số câu:1Số điểm:3Tỉ lệ:30%

Tổng số câu Tổng số điểmTỉ lệ %

Số câu:2Số điểm:3Tỉ lệ: 30%

Số câu:2Số điểm:3.5Tỉ lệ: 35%

Số câu:2Số điểm:3.5Tỉ lệ: 35%

Số câu:3Số điểm:10Tỉ lệ: 100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRACâu 1 (4.0điểm ) : Phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hành chính và vi phạm kỉ luật? Cho ví dụ?Câu 2 (3.0điểm) : Pháp luật là gì? Muốn quản lý xã hội bằng pháp luật thì Nhà nước phải làm gì? Cho ví dụ?Câu 3 (3.0điểm) : Hãy lấy một ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật và phân tích trách nhiệm pháp lý đối với người đó?V. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂMCâu Tiêu

chíNội dung Điểm

Câu 1 1 + Vi phạm hành chính- Cá nhân, tổ chức- Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước- Phạt tiền, cảnh cáo, khôi phục hiện trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện vi phạm+ Vi phạm kỷ luật- Cá nhân, tập thể- Xâm phạm các quy tắc kỉ luật lao động trong các cơ quan, trường học,...- Khiển trách, cảnh cáo, chuyển công tác khác, cách chức, hạ bậc lương, đuổi việc.- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người đứng đầu doanh nghiệp

1,5

1,5

2 Lấy ví dụ - Vi phạm hành chính: - Vi phạm kỷ luật

0.50.5

Tổng điểm 4,0

Câu 2 1 Khái niệm pháp luật: Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

1.0

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 27: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

2 - Ban hành hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện trên quy mô toàn xã hội- Phải tổ chức tuyên truyền và phổ biến rộng rải pháp luật đến mọi thành viên trong xã hội, từ họ biết và tuân theo - Phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật- Phải có chế tài xử lí thích đáng, đúng người đúng tội đối với những hành vi vi phạm pháp luật

1.5

3 Ví dụ: Phải xử lí nghiêm đối với Công ty bột ngọt VEDAN vì đã làm ô nhiễm nguồn nước ở sông Thị Vải (Đồng Nai)

0.5

Tổng điểm 3,0Câu 3 1 Ví dụ: Vì có mâu thuẫn từ trước nên anh Nguyễn Văn B đã

tìm gặp anh K để giải quyết, trong lúc không làm chủ được hành vi nên anh K đã dùng dao làm làm trọng thương anh B

1,0

2 - Anh K dùng dao làm trọng thương anh B là hành vi vi phạm pháp luật- Anh K vẫn nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn để mặc hành động đó xảy ra- Theo quy định của pháp luật, hành vi của anh K là hoàn toàn có lỗi, vì đã xâm phạm đến tính mạng của người khác- Kết luận: Hành vi của anh K là trái pháp luật, có lỗi vì đã xâm phạm đến tính mạng của anh B

2,0

Tổng điểm 3,0Tổng số câu 3Tổng số điểm 10,0

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 28: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 09 Ngày soạn: 10/10/2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 4 : QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH

VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 1)I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức:- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.2. Về kĩ năng:- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.3. Về thái độ:- Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: 1. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin2. Kĩ năng hợp tác3. Kĩ năng tư duy phê phán III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:1. Phương pháp thảo luận lớp2. Phương pháp động não3. Phương pháp thảo luận nhóm 4. Phương pháp xử lí tình huốngIV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoaV. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý?3. Bài mới

Trong bài trước các em đã hiểu thế nào là công dân bình đẳng trước pháp luật. Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong phạm vi bài này, chúng ta đề cập đến quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.GV: Em hãy cho biết hôn nhân là gì? Mục đích của hôn nhân là gì?HS trả lời:GV: Em hãy cho biết gia đình là gì?

1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 29: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

HS trả lời: GV nhận xét và kết luận:GV: Mục đích của mỗi cá nhân khi bước vào cuộc sống hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận, thực hiện tốt các chức năng như: duy trì nòi gióng; nuôi dạy, giáo dục con, tổ chức đời sống gia đình.GV: Để đạt được mục đích trên, quan hệ hôn nhân và gia đình cần phải dựa trên cơ sở nào? HS trả lời: GVKL: Để đạt được mục đích trên, trong quan hệ hôn nhân và gia đình phải là sự yêu thương, tôn trọng trên cở sở bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.GV: Vậy, thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?HS trả lời:GV: Trong gia đình có rất nhiều mối quan hệ, nhưng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống là hai mối quan hệ cơ bản nhất.Từ những mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, em hãy cho biết bình đẳng trong hôn nhân và gia đình bao gồm những nội dung nào?HS trả lời:GVKL và chuyển ý:Hoạt động 2: Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. GV: Nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được thể hiện rộng rãi giữa các thành viên trong gia đình. GV: Tiến hành thảo luận nhóm- Chia lớp thành 4 nhóm- Quy định thời gian, địa điểm và giao câu hỏi Nhóm 1: Câu 1: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?Câu 2: Giải quyết tình huốngNgười chồng do quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không thể quyết định được việc lớn, khi bán xe ô tô (tài sản chung của vợ và chồng đang sử dụng vào việc kinh doanh của gia đình) đã không

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.

b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

* Bình đẳng giữa vợ và chồng: Vợ, chồng bình đẳng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

- Trong quan hệ nhân thân

+ Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú

+ Vợ chồng tôn trọng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau

+ Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 30: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối, không đồng ý bán. theo em, người vợ có quyền đó không? vì sao? Nhóm 2: Câu 1: Bình đẳng giữa cha mẹ và các con được thể hiện ở những điểm nào?Câu 2: Giải quyết tình huốngGia đình ông An trước kia rất nghèo. Nhưng từ khi sinh được đứa con trai thứ hai thì gia đình bỗng làm ăn phát đạt và trở nên giàu có. Từ đó ông hết mực thương yêu và chiều chuộng đứa con thứ hai và lạnh nhạt với đứa con đầu. Trước việc đó, vợ ông hết sức phản đối nhưng ông không nghe. Vậy các em có nhận xét gì về thái độ của ông An và vợ ông? Nhóm 3: Câu 1: Bình đẳng giữa ông bà với con và các cháu có đồng nhất với sự xóa nhòa ranh giới giữa các thế hệ thành viên trong gia đình không?Câu 2: Theo em, ông bà có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình? Con cháu có trách nhiệm gì với ông bà? Nhóm 4: Câu 1: Theo em, các anh, chị, em trong gia đình cần phải bình đẳng với nhau như thế nào?Câu 2: Hãy chỉ ra một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về các mối quan hệ trong gia đình?HS: Các nhóm tiến hành thảo luậnHS: Cử đại diện trình bàyGV nhận xét và kết luận: GVKL: Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm ngang nhau, cùng nhau yêu thương đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

+ Vợ, chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mội mặt

- Trong quan hệ tài sản

+ Vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung

+ Pháp luật còn thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng

* Bình đẳng giữa cha mẹ với con.

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con

- Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con

- Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc,...cha mẹ

* Bình đẳng giữa ông bà và cháu

- Ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc và giáo dục các cháu..

- Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà

* Bình đẳng giữa anh, chị và em- Anh, chị, em đều có quyền và nghĩa vụ với nhau- Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau

4. Củng cốBài tập: Hãy nối cụm từ ở cột A với một cụm từ ở cột B để có đáp án đúng:

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 31: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

A B1. Nhà nước quy định độ tuổi kết hôn a. bình đẳng với nhau2. Hôn nhân là quan hệ vợ, chồng sau khi b. có tài sản riêng3. Luật hôn nhân và gia đình quy đinh: Vợ, chồng có quyền

c. không có quyền xin ly hôn

4. Trong trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng

d. nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên

5.Hiến pháp năm 1992 quy định: Trong gia đình vợ, chồng

e. đã kết hôn

5. Dặn dò về nhà- Các em về nhà học bài, làm bài tập 1, 2 và 3 SGK trang 42.- Xem và soạn tiết 2 của bài.- Sưu tầm, tìm hiểu các tình huống bình đẳng trong lao động

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 32: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 10 Ngày soạn: 18/10/2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 4 : QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức:- Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.2. Về kĩ năng:- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh lao động.3. Về thái độ:- Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động.- Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng trong lao độngII. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin- Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng tư duy phê phán III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:- Phương pháp thảo luận lớp/ nhóm- Phương pháp động não- Phương pháp đóng vai- Phương pháp xử lí tình huốngIV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoaV. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: - GV chiếu các câu hỏi về trắc nghiệm khách quan- HS trả lời- GV nhận xét và có thể ghi điểm3. Bài mới

Như bài 3 và tiết trước cô đã giới thiệu, công dân có rất nhiều các quyền khác nhau. Ở phạm vi bài này, chúng ta chỉ nghiên cứu quyền bình đẳng của công dân trong 3 lĩnh vực đó là hôn nhân và gia đình, lao động và kinh doanh. Ở tiết 9 lớp ta đã đi tìm hiểu bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Tiếp theo chúng ta đi tìm hiểu bình đẳng trong lao động?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bình đẳng trong lao động.GV: Theo em, lao động có vai trò như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của xã

2. Bình đẳng trong lao động

a. Thế nào là bình đẳng trong lao động

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 33: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

hội?HS trả lời:GV nhận xét và kết luận: Lao động là hoạt quan trọng nhất của con người, lao động tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần để xã hội tồn tại và phát triển.GV hỏi: Vậy theo em, trong quá trình lao động sẽ phát sinh những mối quan hệ nào?HS trả lời: GV nhận xét và kết luận:- Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động- Quan hệ giữa những người lao động với nhauGV: Để những mối quan hệ giữa người và người trong qúa trình lao động ngày càng trở nên tốt đẹp hơn và tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội, thì trong lao động cần phải dựa trên nguyên tắc nào?HS trả lời: Bình đẳngGV: Vậy thế nào là bình đẳng trong lao động?HS trả lời:GVKL và chuyển ý: Vậy để nguyên tắc bình đẳng trong lao động được thực hiện một cách rộng rãi và nghiêm túc trong xã hội, thì nó phải được thể hiện bằng pháp luật. Pháp luật thể hiện bình đẳng trong lao động như thế nào, chúng ta đi vào mục b.Hoạt động 2: Tìm hiểu Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao độngGV: Tiến hành thảo luận nhóm- Chia lớp thành 4 nhóm- Quy định thời gian, địa điểm và giao câu hỏi Nhóm 1 : Xử tình huống sauBảo là học sinh lớp 12, em có ước mơ thi vào Trường Đại học Sư phạm để sau này trở thành thầy giáo. Đã gần đến ngày nộp hồ sơ dự thi đại học, Bảo thưa chuyện với bố mẹ về ý định của mình. Nghe xong chuyện, bố mẹ phản đối, vì muốn Bảo thi vào Khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học

Bình đẳng trong lao động được hiểu là:

- Bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm kiếm việc làm

- Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động

- Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung bình đẳng trong lao động

* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 34: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Kinh tế để sau này trở thành doanh nhân. Nghe bố mẹ nói như vậy, Bảo không biết phải làm như thế nào.Câu hỏi:1. Nếu là Bảo, em sẽ giải quyết như thế nào?2. Qua phân tích tình huống trên, em rút ra được điều gì? Nhóm 2: Câu 1: Hiện nay, một số doanh nghiệp ngại nhận lao động nữ vào làm việc. Vì vậy cơ hội tìm việc làm của lao động nữ khó khăn hơn nam. Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng trên? Câu 2: Nếu là chủ doanh nghiệp em có yêu cầu gì khi tuyển dụng lao động? Vì sao? Nhóm 3: Đóng vaiAnh B đã trúng tuyển vào làm việc cho công ty X và được mời đến công ty để thỏa thuận với giám đốc về ký kết hợp đồng lao động. Theo như bản hợp đồng anh B sẽ làm việc tại công ty với thời gian xác định. Thời gian thử việc đối với anh là 2 tháng, với mức lương thử việc 50% mức lương theo thỏa thuận. Lương thỏa thuận chính thức mà công ty trả cho anh là 3 triệu đồng/tháng. Sau khi vào làm việc chính thức được 3 tháng do nhà có tang ông bác ruột nên anh B xin phép ban giám đốc nghỉ 5 ngày về dự tang và được giám đốc đồng ý. Hết thời gian nghỉ, anh B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định của giám đốc cho nghỉ việc.Câu hỏi:1. Em có nhận xét gì về hợp đồng lao động đã kí ở trên?2. Theo em, Giám đốc công ty ra quyết định nghỉ việc như vậy có đúng không? Tại sao? Nhóm 4: Chị Thủy mới đi làm trở lại sau 4 tháng nghỉ sinh con. Vì sức khỏe chưa được hồi phục hoàn toàn nên chị được Ban Giám đốc cho phép được nghỉ một giờ mỗi ngày trong

- Mọi công dân đều có quyền làm việc

- Tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình

- Không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế

* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động

- Trong quan hệ lao động, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua hợp đồng lao động.

- Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc:+ Tự do, tự nguyện, bình đẳng+ Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể+ Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động

* Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ

- Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm

- Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng

- Đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về:Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 35: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

thời gian làm việc cho đến khi con chị 1 tuổi. Một số đồng nghiệp nam nói, Ban Giám đốc làm như thế là đã tạo ra sự bất bình đẳng trong lao động nam và lao động nữ. Câu hỏi: 1. Vì sao Ban Giám đốc công ty nơi chị Thủy làm việc lại làm như vậy?2. Qua phân tích tình huống trên, theo em có sự bất bình đẳng giữa lao động nam và nữ không? Vì sao?HS: Các nhóm tiến hành thảo luận (3’)HS: Cử đại diện trình bàyHS: Nhóm 3 cử đại diện đóng vaiGV nhận xét và đưa ra kết luận: GV: Trong quá trình kết luận nội dung, có thể trích dẫn các điều luật liên quanGVKL: Bình đẳng trong lao động chỉ có được ở Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động, Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật về lao động. Pháp luật về lao động không chấp nhận sự bất bình đẳng trong lao động.

+ Việc làm+ Tiền lương, tiền thưởng+ Bảo hiểm xã hội+ Điều kiện lao động+ Các điều kiện làm việc khác...

4. Củng cố: Bài tập: Hãy nối cụm từ ở cột A với một cụm từ ở cột B để có đáp án đúng:

A B1. Lao động nam và nữ được bình đẳng về a. đã nghỉ hưu 2. Kí kết hợp đồng lao động cần phải dựa trên nguyên tắc

b. sử dụng nhiều lao độngnữ

3. Không áp dụng luật lao động đối với người lao động

c. kí kết hợp đồng lao động

4. Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với những doanh nghiệp

d. quyền trong lao động

5. Người lao động và người sử dụng lao động phải

e. tự do, tự nguyện, bình đẳng

Đáp án: 1d – 2e – 3a – 4b – 5c5. Hướng dẫn về nhà - Các em về nhà học bài, làm bài tập 4, 5 và 8 SGK trang 42, 43. - Xem và soạn phần còn lại của bài.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 36: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 11 Ngày soạn: 28/10/2012 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 4 : QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH

VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 3)I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức:- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực kinh doanh.- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh.2. Về kĩ năng:- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hện quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh.3. Về thái độ:- Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanhII. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin- Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng tư duy phê phán III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:- Phương pháp thảo luận lớp/ nhóm- Phương pháp động não- Phương pháp đóng vai- Phương pháp xử lí tình huốngIV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoaV. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Em hãy nêu nội dung của bình đẳng trong lao động?3. Bài mới

Tại Điều 57, Hiến pháp năm 1992 quy định: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Vậy trong kinh doanh, mọi công dân thể hiện sự bình đẳng với nhau như thế nào?

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bình đẳng trong kinh doanh.GV đặt vấn đề: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của qúa trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường

3. Bình đẳng trong kinh doanh

a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 37: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

nhằm mục đích sinh lợi. Để thúc đẩy kinh doanh phát triển cần phải tạo ra một môi trường tự do, bình đẳng trê cơ sở của pháp luật.HS lắng nghe:GV: Hiện nay ở nước ta có những loại hình doanh nghiệp cơ bản nào? Có mấy thành phần kinh tế?HS: Trả lời. GV kết luận: Hiện nay nước ta có 5 thành phần kinh tế và 4 loại hình doanh nghiệp cơ bản.GV: Nói đến bình đẳng trong kinh doanh là nói đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật về kinh doanhVậy thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?HS: Trả lời.GV Chuyển ý: Hiện nay, nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp đều bình đẳng với nhau trong hoạt động kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Vậy công dân có quyền bình đẳng trong kinh doanh như thế nào chúng ta qua phần b.Hoạt động 2: Tìm hiểu Nội dung cơ bản của bình đẳng trong kinh doanhGV: Pháp luật quy định, mọi công dân được bình đẳng trong kinh doanh; bình đẳng về quyền và thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh. GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Chia lớp thành 5 nhóm thảo luận 5 vấn đề trong nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh và lấy ví dụ minh họa.Quy đinh thời gian và địa điểmHS: Các nhóm thảo luận HS: Cử đại diện trình bàyGV nhận xét và kết luận:GV: Yêu cầu 1 hs đọc Điều 7 và 8 của Luật kinh doanh.HS: đọcGV: Nhà nước ban hành pháp luật trong kinh doanh như thế nào? HS trả lời:

Mọi cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ kinh tế:- Lựa chọn ngành nghề- Địa điểm kinh doanh

- Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh- Bình đẳng theo qui định của pháp luật.

b. Nội dung bình đẳng trong lao động

- Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo sở thích và khả năng của mình.

- Tự chủ đăng ký kinh doanh trong trong khuôn khổ của pháp luật

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 38: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

GV hỏi: Pháp luật thừa nhận bình đẳng trong kinh doanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với người kinh doanh và xã hội?HS trả lời:GV nhận xét và kết luận: Quyền tự do, bình đẳng tronh kinh doanh cần phải được nhà nước bảo đảm và thực hiện. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm thị trường, phát triển thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh của mình.

- Bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

- Các doanh nghiệp bình đẳng về quyền mở rộng quy mô ngành nghề kinh doanh, tìm kiếm thị trường, liên doanh với các tổ chức, cá nhân khác.

- Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sản suất, kinh doanh.

4. Củng cố: Yêu cầu học sinh làm bài tập 8 SGK5. Hướng dẫn về nhà- Các em về nhà học bài, làm bài còn lại ở SGK trang 42, 43.- Xem và soạn bài 5.- Tìm hiểu các 54 dân tộc ở Việt Nam

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 39: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 12 Ngày soạn: 05/11/ 2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC TÔN GIÁO (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức:- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc2. Về kĩ năng:- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. - Biết xử sự phù hợp với qui định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc3. Về thái độ:- Ủng hộ chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin- Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng tư duy phê phán III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:- Phương pháp thảo luận lớp/ nhóm- Phương pháp động não- Phương pháp xử lí tình huốngIV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoaV. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? Nội dung của bình đẳng trong kinh doanh?3. Bài mới

Việt Nam là một quốc gia thống nhất có 54 dân tộc anh em sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Mỗi dân tộc đều có sắc thái riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đã khẳng định: “Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để kháng chiến kiến quốc”. Vậy sống trong một quốc gia đa dân tộc như vây, các dân tộc bình đẳng với nhau như thế nào? Hôm nay chúng ta vào tìm hiểu tiết 1 của bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộcGV: Hiến pháp quy định: “Tất cả quyền binh trong

1. Bình đẳng giữa các dân tộc

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 40: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo,...”; “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mội phương diện để chóng tiến kịp với trình độ chung”. Mọi hành vi chia rẽ dân tộc đều bị pháp luật nghiêm cấm.GV đưa ra ví dụ:- VD1: Dân tộc Việt Nam, dân tộc Nga, dân tộc, Cuba,...VD2: Dân tộc chăm , dân tộc H. Mông, dân tộc MườngHỏi: Theo em khái niệm dân tộc ở 2 ví dụ trên có giống nhau không?HS trả lời: Không- Ở ví dụ 1: Dân tộc được hiểu theo nghĩa rộng, là quốc gia- Ở ví dụ 2: Dân tộc được hiểu theo nghĩa hẹp, là một tộc người hay dân tộc trong quốc gia đa dân tộc.GV: Vậy dân tộc là gì? Ở Thừa thiên huế ngoài dân tộc Kinh thì em biết có dân tộc nào đang sinh sống?HS trả lời: Dân tộc được hiểu theo nghĩa là một bộ phận dân cư quốc giaGV: Ở bài 4 các em đã được học: Quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình, trong lao động, trong kinh doanh. Vậy quyền bình đẳng này được thực hiện ở một số dân tộc hay trong phạm vi cả nước? HS trả lời:GVKL và đưa ra khái niệm: GVKL chung: Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác các dân tộc ở Việt Nam. Nó kết tinh của của truyền thống dân tộc và tính nhân văn của chế độ chính trị XHCN. Vậy, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện ở những nội dung nào? Chúng ta đi vào mục b.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là: các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da,...đều được Nhà nước và PL tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

b) Nội dung bình đẳng giữa các dân tộc

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 41: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

GV: Tiến hành thảo luận nhómChia lớp thành 4 nhómNhóm 1: Phân tích quyền bình đẳng của các dân tộc về lĩnh vực chính trị? Lấy ví dụ minh họa?Nhóm 2: Phân tích quyền bình đẳng của các dân tộc về lĩnh vực kinh tế? Lấy ví dụ minh họa?Nhóm 3: Phân tích quyền bình đẳng của các dân tộc về lĩnh vực văn hóa? Lấy ví dụ minh họa?Nhóm 4: Phân tích quyền bình đẳng của các dân tộc về lĩnh vực giáo dục? Lấy ví dụ minh họa?HS tiến hành thảo luậnHS: trình bày nội dung thảo luậnGV: Kết luậnSố liệu về đại biểu người dân tộc trong QH : QH khóa II 1960-1964 60/362 16,5%QH khóa V 1975-1976

71/424 16,7%

QH khóa X 1997-2002

78/450 17,3%

QH khóa XI 2002-2007

86/498 17,3%

QH khóa XII 2007-2011

87/493 17,6%

- Chương trình 135, 136; phát triển kinh tế trọng điểm Tây Nguyên,...- Tập trung vào phát triển giao thông và CSHT, xóa đói, giảm nghèo (đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào Khơ Me,...)

- Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam,...- Giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa: Các lễ hội truyền thống...- Tổ chức khám chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa...

* Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị

- Quyền công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý các vấn đề chung, không phân biệt dt, tôn giáo...

- Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ VN không phân biệt đa số, thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong các cơ quan nhà nước.

* Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế

- Thể hiện ở chính sách KT của Nhà nước không phân biệt giữa các dt; Nhà nước luôn quan tâm đấu tư phát triển KT đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dt thiểu số. - Để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về KT giữa các vùng, Nhà nước ban hành các chương trình phát triển KT- XH đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển* Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về văn hoá, giáo dục- Các dt có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa được bảo tồn, giữ gìn, khôi phục, phát huy, phát triển là

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 42: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

- Tiến hành phổ cập giáo dục bậc tiểu học và THCS, tiến tới THPT.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa quyền bình đẳng giữ các dân tộcGV: Ở phần thảo các nhóm đã tìm ra ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các lĩnh vực.GV: Mục đích của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?HS trả lời: Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.GV: Vậy bình đẳng giữa các dân tộc mang lại ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?HS trả lời: GVKL và chuyển ý

cơ sở củng cố sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc.- Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập.c) Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.

- Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

4. Củng cố: Xử lí tình huốngHoa được biết, Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng sâu,

vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nhằm từng bước nang cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc. Chủ trương này được Nhà nước tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc bình đẳng với nhau về kinh tế. Vậy mà Lan lại nói: Cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở miền núi còn nhiều khó khăn thì không thể nói là các dân tộc bình đẳng với nhau về kinh tế được.Câu hỏi:

Câu 1: Em có suy nghĩ gì về suy nghĩa của Lan và Hoa?Câu 2: Để quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc, Nhà nước ta phải thực hiện

những biện pháp nào?Câu 2: Khi nói về nguồn gốc dân tộc Việt Nam ông cha ta có các truyền thống “Con Rồng cháu Tiên”, mẹ Âu Cơ đẻ ra 100 trứng”, “Một gốc nhiều cành”. Điều đó có ý nghĩa gì?5. Hướng dẫn về nhà- Các em về nhà học bài, làm bài ở SGK trang 53.- Xem và soạn phần còn lại của bài 5.- Tìm hiểu các tôn giáo ở Việt Nam

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 43: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 13 Ngày soạn: 12/11/2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC TÔN GIÁO (Tiết 2)

I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức:- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo2. Về kĩ năng:- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. - Biết xử sự phù hợp với qui định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo3. Về thái độ:- Ủng hộ chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin- Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng tư duy phê phán III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:- Phương pháp thảo luận lớp/ nhóm- Phương pháp động não- Phương pháp xử lí tình huốngIV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoaV. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo? Các dân tộc ở Việt Nam được bình đẳng về chính trị như thế nào?3. Bài mới

Đảng ta ngay từ khi ra đời đã xác định vấn đề tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Để đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách như thế nào về tôn giáo? Vậy sống trong một quốc gia đa dân tộc như vây, các dân tộc bình đẳng với nhau như thế nào? Hôm nay chúng ta vào tìm hiểu tiết 1 của bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáoGV: Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Em hãy kể một số đạo mà em biết?

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 44: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

GV đưa ra ví dụ:Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Tôn giáo được biểu hiện qua các đạo khác nhau như: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Tin Lành, đạo Hoà Hảo...GVKL: Việt Nam hiện có gần 80% người dân có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong đó có gần 20 triệu tín đồ thuộc 6 tôn giáo đang họat động bình thường ở nước ta. - Phật giáo: hơn 10 triệu- Thiên chúa giáo: hơn 5,5 triệu- Hòa Hảo: khoảng 1,3 triệu- Cao Đài: khoảng 2,4 triệu- Tinh lành: 1 triệu- Hồi giáo: khoảng 60 nghìnGV: Tôn giáo là gì ? Tín ngưỡng là gì ?HS trả lời: +Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và hình thức nghi lễ thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy.+Tín ngưỡng là niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhânGV: Vậy thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo?HS trả lời:GVKL và đưa ra khái niệm:GV chuyển ý: Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.GV: Đặt vấn đềGV: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.HS trả lời: Ví dụ: - Các nữ tu nhà thờ Phú Cam (Huế) đi bỏ phiếu bầu cử quốc hội- Chùa Một Cột ở Hà Nội được trùng tu và xây dựngGV: Em hãy kể một số hoạt động của các tôn giáo ở nước ta?HS trả lời:

a. Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo.

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

b) Nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo

- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm;

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 45: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

- Lễ Vu Lan (15/7al) - Lễ Phật Đản (15/4al)- Giáng sinh (25/12)GV: Em hãy kể một số hoạt động nhân đạo của các tôn giáo ở nước ta?HS trả lời: GV: Khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo quy định: “Không được phân biệt đối xử vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân...”GVKL và chuyển ý: Các tín đồ tôn giáo ở Việt Nam, sống hòa hợp, thể hiện tốt đời đẹp đạo.Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa quyền bình đẳng giữ các tôn giáoGV: Mục đích của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?HS trả lời: GV: Em hãy kể một vài tấm gương sản xuất lao đông, sản xuất và học tập tiêu biểu của con em đồng bào dân tộc ít người trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta?HS: trả lờiGV: Vậy bình đẳng giữa các tôn giáo mang lại ý nghĩa gì?HS trả lời:

các cơ sở tôn giáo hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.

c) Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc- Thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân Việt Nam- Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.

4. Củng cố: Câu hỏi: Những việc làm nào sau đây phù hợp với bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo? Vì sao? a. Có ý thức tôn trọng phong tục, tập quán của các dân tộc b. Có ý thức tôn trọng tín ngưỡng của các dân tộc c. Không nhận công tác ở vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện khó khăn d. Quan tâm, giúp đỡ các dân tộc ít người e. Chê bai phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc ít người i. Không nghe theo những điều mê tín dị đoan5. Dặn dò về nhà- Các em về nhà học bài, làm bài còn lại ở SGK trang 53.- Xem và soạn bài 6.- Tìm hiểu các vụ gây rối mất trật tự ở xã và tỉnh Thừa Thiên Huế

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 46: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết thứ: 14 Ngày soạn: 19/11/2013 Ngày dạy: Dạy lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 6 : CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

(Tiết 1)I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức:- Nêu được khái niệm, nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân- Nêu được khái niệm, nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 2. Về kĩ năng:- Biết thực hiện các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.3. Về thái độ:- Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

1. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin2. Kĩ năng hợp tác3. Kĩ năng tư duy phê phán

III/Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:1. Phương pháp thảo luận lớp/ nhóm2. Phương pháp động não3. Phương pháp xử lí tình huống

IV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoaV. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Sự bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ.3. Bài mới

Ở mỗi nước, các quyền tự do cơ bản của công dân đều được ghi nhận trong Hiến pháp và trong các luật liên quan. Đây thực chất là các quyền được sống với tư cách là con người trong xã hội, công dân của một nước. Quyền tự do cơ bản của công dân là chế định pháp lí cơ bản của luật hiến pháp, xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với nhà nước và xã hội. Vậy công dân có các quyền tự do cơ bản nào? Các quyền tự do của công dân được thể hiện như thế nào? Hôm nay chúng ta đi vào nghiên cứu nội dung bài 6.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 47: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Tìm hiểu quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dânGV đặt vấn đề: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ giữa Nhà nước và công dânĐối với công dân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền quan trọng nhất, được ghi tại điều 71 Hiến pháp năm 1992.GV: yêu cầu hs xử lí tình huống trong SGK Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc này, ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an xã đã ngay lập tức bắt anh X GV hỏi: Việc làm của công an xã là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Tại sao ?HS trả lời: - Việc công an xã bắt người là trái với pháp luật, là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân- Bởi vì công an xã chỉ dựa vào lới khai của ông A, chứ chưa có chứng cớ đầy đủ.GV: Vậy thế nào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?HS: Trả lờiGV: Theo em, có phải trong mọi trường hợp, công an đều có quyền bắt người không? Thế nào là hành vi bắt người trái pháp luật?HS: Trả lời- Không một ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt giam, giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ- Hành vi bắt người trái pháp luật đó là hành vi tự ý bắt, giam giữ người khi chưa có căn cứ, xâm phạm đến thân thể của công dân. Và những hành vi này phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.GV: Pháp luật nước ta quy định trong trường hợp nào thì mới được phép bắt, giam, giữ người và

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp tội phạm quả tang

- Trường hợp 1: Bắt người chỉ tiến hành khi có quyết định của Viện Kiểm sát, cơ

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 48: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

những ai mới có quyền bắt và giam giữ người?HS Trả lời: Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người: Hoạt động 2: Tìm hiểu quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩmGV: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và danh dự của công dân được ghi nhận tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992 và được quy định thành một nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự GV: Thế là danh dự, nhân phẩm?HS: trả lờiGV: Lần lượt nêu các câu hỏi đàm thoại: Theo em, nếu tính mạng một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó sẽ như thế nào? Nếu tính mạng của nhiều người bị đe doạ thì xã hội sẽ thế nào? Có phát triển lành mạnh được không?GV: Vậy thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự? HS: trả lờiGV: Cho học sinh giải quyết tình huống trong SGKHS đọc và trả lời:GV nhận xét và kết luận:

quan điều tra, Tòa án.- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp- Trường hợp 3: Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

- Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm- Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm của người khác

4. Củng cốBài tập: Chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là:a, Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.b, Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.c, Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của Toà án.d, Chỉ được bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.e, Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.f, Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật.g, Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt. ( Gợi ý: Đáp án đúng là d, f, g )5. Hướng dẫn về nhà - Các em về nhà học bài, làm bài tập 4, 5 và 8 SGK trang 42, 43. - Xem và soạn phần còn lại của bài.Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 49: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết thứ: 15 Ngày soạn: 26/11/ 2013 Ngày dạy: Dạy lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

BÀI 6 : CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

(Tiết 2)I. Mục tiêu bài học :

1. Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm, nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân- Nêu được khái niệm, nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 2. Về kĩ năng:

- Biết thực hiện các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.3. Về thái độ:

- Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin- Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng tư duy phê phán - Kĩ năng giải quyết vấn đềIII/Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:- Phương pháp thảo luận lớp/ nhóm- Phương pháp động não- Phương pháp xử lí tình huốngIV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoaV. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Sự bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ.3. Bài mới

Ở mỗi nước, các quyền tự do cơ bản của công dân đều được ghi nhận trong Hiến pháp và trong các luật liên quan. Đây thực chất là các quyền được sống với tư cách là con người trong xã hội, công dân của một nước. Quyền tự do cơ bản của công dân là chế định pháp lí cơ bản của luật hiến pháp, xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với nhà nước và xã hội. Vậy

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 50: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

công dân có các quyền tự do cơ bản nào? Các quyền tự do của công dân được thể hiện như thế nào? Hôm nay chúng ta đi vào nghiên cứu nội dung bài 6.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnHoạt động 1: Tìm hiểu quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dânGV đặt vấn đề: Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp và luật, quy định mối quan hệ giữa Nhà nước và công dânĐối với công dân, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền cơ bản, được ghi tại điều 124 của Bộ Luật Hình SựGV: Chỗ ở của công dân là bao gồm những nơi nào?HS: trả lời- Nhà riêng, căn hộGV: Em hiểu như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?HS trả lời:GVKL:

GV: yêu cầu hs xử lí tình huống trong SGK trang 58HS: đọc tình huốngHS: trả lờiGVKL: Theo quy định của pháp luật việc cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám xét chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật. Vì vậy ông A đã vi phạm pháp luậtGV: Vậy trong trường hợp nào pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dânHS: trả lờiGVKL:

GV: Viêc khám xét chỗ ở của công dân được tiến hành như thế nào?HS: Trả lời

Hoạt động 2: Tìm hiểu quyền được bảo đảm

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân

c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

*Khái niệm

Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân Về nguyên tắc, không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác.Tuy nhiên, pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong các trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất, khi có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện (ví dụ: gậy gộc, dao, búa, rìu, súng,…) để thực hiện tội phạm hoặc có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. Trường hợp thứ hai, việc khám chỗ ở, địa điểm của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẫn tránh ở đó.d.Quyền được bảo đảm an toàn thư tín,

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 51: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

an toàn thư tín, điện thoại, điện tíngiáGV: Quyền được bảo đảm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín cũng là một trong những quyền cơ bản của công dânGV: Theo các em mục đích sử dụng thư tín, điện thoại, điện tín để làm gì?HS: trả lời- Để thăm hỏi, trao đổi thông tin hay để bàn bạc công việc với nhau...GV: Em cảm thấy thế nào khi có người đọc thư, xem Email, nghe lén điện thoai?HS: trả lờiGVKL: GV: Theo các em quyền được bảo đảm an toàn thư tín, điện thoại, điện tín có mấy nội dung cơ bản?HS: Trả lời:GVKL: - Không ai được tự tiện bốc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác.- Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong trường hợp cần thiết mới có quyền kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.- Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác sẽ bị xử lí theo pháp luật (xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luậtGV: Kết luận và chuyển ýHoạt động 3: Tìm hiểu quyền tự do ngôn luậnGV:Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền tự do cơ bản,bảo đảm cho công dân có điều kiện cần thiết để chủ động và tích cực tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hộiGV: Vậy quyền tự do ngôn luận có nghĩa là gì?HS: Trả lờiGV: Kết luậnHS: Ghi bàiGV: Để bảo đảm quyền tự do ngôn luận của mình, công dân có thể thực hiện bằng cách

điện thoại, điện tín

Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

e.Quyền tự do ngôn luận

Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 52: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

nào?GV: Cho học sinh liên hệ bản thân Là học sinh phổ thông, em đã làm gì để thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, ở lớp?HS: Liên hệ thực tế bản thân và nêu ý kiến cá nhân Lớp bổ sung ý kiếnGV: Nhận xét, đánh GV: Kết luận: Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền tự do cơ bản không thể thiếu của công dân trong một xã hội dân chủ, là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự

bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.*Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền này: Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến của mình.- Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở.

4. Củng cố Câu hỏi: Đánh dấu X vào các cột tương ứng với các hành vi vi phạm pháp luật dưới đây:TT Hành vi Vi phạm

quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân

VP quyền được pháp

luật bảo hộ về tính mạng, sức

khoẻ

VP quyền được pháp

luật bảo hộ về

danh dự, nhân phẩm

VP quyền bất khả

xâm phạm về chỗ ở của công

dân

VP quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín,

đt, điện tín

1 Đặt điều nói xấu,vu cáo người khác.

2 Đánh người gây thương tích.

3 Đi xe máy gây tai nạn cho người khác.

4 Giam giữ người quá thời hạn quy định.

5 Xúc phạm

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 53: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

người khác trước mặt nhiều người.

6 Tự ý bóc thư của người khác.

7 Tự tiện khám nhà ở của công dân.

5. Hướng dẫn về nhà - Các em về nhà học bài, làm bài tập SGK - Xem và soạn phần còn lại của bài.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 54: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết thứ: 16 Ngày soạn: 29/11/ 2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

NGOẠI KHÓAHọc sinh Thừa Thiên Huế với việc thực hiện trật tự an toàn giao thông ở địa phương

I. Mục tiêu bài họcHọc xong bài này, học sinh cần đạt được:1. Về kiến thức

- Nắm được thực trạng, nguyên nhân, kết quả vấn đề giao thông đường bộ ở nước ta.- Hiểu biết một số vần đề cơ bản về luật giao thông đường bộ và văn hoá giao thông.- Biết được thực trạng về an toàn giao thông ở tỉnh thừa thiên huế

2. Về kỹ năng- Biết phòng tránh để bảo vệ tính mạng của mình và người khác. Tuyên truyền, vận động bạn bè, người than thực hiện tốt luật GTĐB- Xử lý và ứng xử đúng mực khi tham gia giao thông- Rèn luyện kỹ năng tổ chức, đảm bảo trách nhiệm, hợp tác, trình bày…3. Thái độ

- Tôn trọng luật giao thông, tôn trọng người điều khiển giao thông. Biết phê phán những hành vi vi phạm pháp luật ATGTĐB

- Tự giác thực hiện luật giao thông, tuyên truyền vận động…II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin- Kĩ năng hợp tác- Kĩ năng tư duy phê phán - Kĩ năng giải quyết vấn đềIII. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:- Nêu và giải quyết vấn đề- Thảo luận nhóm, đàm thoại- Sử dụng đồ dung trực quan, trò chơi- Kỹ thuật chia nhóm, tổ chức trò chơiIV. Phương tiện dạy học:

- Giấy Rôki, bút dạ, máy chiếu- Luật ATGTĐB, cẩm nang ATGTĐB của UBQG, số liệu, phim tư liệu, tranh ảnh…

V. Tiến trình dạy học:1 Ổn định lớp2 Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới

Như các em đã biết, tai nạn giao thông đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Theo thống kê, hiện nay số người chết do tai nạn giao thông hàng năm lớn hơn so với số người chết hàng năm trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông? Hậu quả ra sao? Làm thế nào để hạn chế ngăn chặn? Bài học hôm nay, Thầy trò

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 55: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết ngoại khoá “ Học sinh Thừa Thiên Huế với việc thực hiện trật tự an toàn giao thông ở địa phương”

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bảnGV: Để thấy rõ trách nhiệm của người HS trong lĩnh vực này, trước hết chúng ta tìm hiểu thựac trạng, nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thôngHoạt động 1: Tìm hiểu thực trạng về vấn đề giao thông đường bộ của nước ta- Thảo luận nhóm. Chia lớp thành 4 nhóm theo chỗ ngồi, giao nhiệm vụ.- Các nhóm thảo luận, bổ sung, GV kết luận, - Chiếu bảngGV: Cho HS xem số liệu về tỷ lệ tai nạn giao thôngGV: Nêu vấn đề: Thực trạng ATGTĐB nước ta hiện nay hết sức phức tạp và dáng lo ngại. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến? Hậu quả ra sao?Hoạt động 2: Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông đường bộGV: Chiếu các hình ảnhHS: Thảo luận cặp đôi – Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông- HS trình bàyGV: Nhận xét, bổ sung và kết luậnGV: Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân nào chủ yếu gây ra tai nạn giao thôngGV: Chính bởi những nguyên nhân ấy đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Để biết được hậu quả của tai nạn giao thông hiện nay, Thầy mời cả lớp xem các hình ảnh sau:Thảo luận cặp đôiCâu hỏi: Từ những hình ảnh vừa xem em hãy cho biết tai nạn giao thông đường bộ gây ra những hậu quả như thế nào ở nước ta hiện nay?Nêu vấn đề: Hậu quả của tai nạn giao thông hết sức nghiêm trọng, để tự bảo vệ

1. Thực trạng

- Tai nạn giao thông tăng lên- Ùn tắc nghiêm trọng- Trật tự phức tạp- Ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người tham gia giao thông kém

2. Nguyên nhân- Nhà nước: Hệ thống đường giao thông còn bất cập, thực hiện luật chưa nghiêm…- Người tham gia giao thông: Thiếu hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của một số bộ phận người còn kém

3. Hậu quả- Chết người, tàn phế, tổn hại cả về vật chất và tinh thần

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 56: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

cuộc sổng của mình và mọi người, người tham gia giao thông phải có những hiểu biết cơ bản về luật giao thông đường bộHoạt động 3: Thực trạng an toàn giao thông ở Thưa thiên HuếGV: Cho học sinh xem hình ảnh về thông ở tỉnh thừa thiên huế và trên địa bàn huyện Phú LộcHS: Xem ảnhGV: Thông qua đó các em cho thầy biết thực trạng về giao thông ở tỉnh và huyện chúng ta như thế nào?HS trả lời: GV: Kết luận: GV: Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình giao thông trên?HS: Thảo luận và trả lờiGV: Kết luậnHoạt động 5: Những vấn đề cơ bản học sinh THPT phải biết khi tham gia giao thôngMục tiêu: HS hiểu được những quy định bắt buộc HS THPT phải biết về luật giao thông đường bộHS: Làm bài tập vận dụngGV: Qua nbài học này, ta thấy hậu quả của tai nạn giao thông đường bộ là hết sức quan trọng. (Vận dụng vào địa phương hiện nay)Giáo viên hỏi: Các em có sáng kiến gì đề xuất với nhà trường để làm tốt hơn công tác tuyên truyền giao thông đường bộ.HS: trả lờiGV: Kết luận: Thường xuyên tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng hơn.GV: Trong thời gian đến, em cần làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông cho bản than, gia đình, bạn bè và cộng đồng?HS: trả lời GV: Kết luận

4. Thực trạng an toàn giao thông ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Huyện Phú Lộc- Tỉnh Thừa Huế là một trong trọng điểm của cả nước về tai nạn giao thông- Huyện Phú lộc là trong những huyện của Thừa thiên Huế có các vụ tai nạn giao thông nhiều nhất

5 Những vấn đề cơ bản HS THPT phải biết về luật giao thông đường bộ- Hệ thống các biến báo- 4 không- Độ tuổi được đi mô tô xe gắn máy, quy định đối với người đi xe đạp không che ô dù, nghe điện thoại khi đi xe đạp, xe gắn máy…- Đội mũ bảo hiểm…

Đối với bản thân: Chấp hành mọi quy định của nhà trường, học hỏi để nâng cao hiểu biết và chấp hành luật giao thông- Đối gia đình, bạn bè và cộng đồng:Tuyên truyền vận động mọi người chấp hành luật an toàn giao thông, phê phán các hành vi vi phạm luật giao thông, tình nguyện làm công tác hướng dẫn giao thông trong dịp hè…

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 57: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

4. Củng cố- GV chiếu lên một số biển báo giao thông đường bộ và hỏi học sinh để học sinh nắm được những biển báo cơ bản khi tham gia giao thông5. Dặn dò về nhà :- Về nhà sưu tầm những mẫu chuyện về tấm gương thực hiện tốt an toàn giao thông.- Về nhà ôn lại kiến thức từ bài 1 đến bài 6 để tiết sau tiến hành ôn tập

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 58: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết thứ: 17 Ngày soạn: 07/12/ 2013 Ngày dạy:Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

ÔN TẬP HỌC KỲ II. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức:- Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chương trình đã học2. Về kĩ năng: - Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình.3. Về thái độ:- Có ý thức tự giác trong học tập trong khi ôn tập, nắm kỹ các bài đã họcII. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin- Kĩ năng hợp tác - Kĩ năng phân tích, so sánh.- Kĩ năng giải quyết vấn đềIII/Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Thảo luận lớp - Thảo luận nhóm - Trình bày 1 phút.- Đọc hợp tácIV. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên và hệ thống câu hỏi- Học sinh: Vở viết, sách giáo khoaV. Tiến trình dạy học:1. Ổn định lớp:2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh3. Nội dung ôn tập: Hệ thống lại kiến thức của các bài đã học và đưa ra một số câu hỏi ôn tập.Bài 1: Pháp luật và đời sống- Khái niệm pháp luật- Đặc trưng của pháp luật - Hai bản chất của pháp luật- Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức- Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hộiBài 2: Thực hiện pháp luật- Khái niệm- Bốn hình thức thực hiện pháp luật- Khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí- Bốn loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp líBài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 59: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

- Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp líBài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình- Khái niệm- Nội dung của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình + Bình đẳng giữa vợ và chồng + Bình đẳng giữa cha mẹ và con + Bình đẳng giữa ông bà và các cháu + Bình đẳng giữa anh, chị, em Bình đẳng trong lao động- Khái niệm- Nội dung của bình đẳng trong lao động- Khái niệm- Nội dung của bình đẳng trong kinh doanhBài 4: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Bình đẳng giữa các dân tộc- Khái niệm- Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc + Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị + Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế + Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về văn hóa + Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về giáo dục- Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo

Một số câu hỏiCâu 1: Hiểu thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí?

Cho ví dụ?Câu 2: Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội .Câu 3:Thế nào là bình đẳng trong HN & GĐ? Nội dung của bình đẳng trong HN &

GĐ? Nêu ví dụCâu 4: Quy đắc đạo đức và cách xử sự của các thành viên trong gia đình Việt Nam hiện

nay có gì khác so với gia đình truyền thống trước đây ?Câu 5: Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? Nội dung của bình đẳng trong kinh

doanh? Nêu ví dụ?Câu 6: Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc? Nội dung của bình đẳng giữa các

dân tộc? Nêu ví dụ?Câu 7: Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo? Nội dung của bình đẳng giữa các tôn

giáo? Nêu ví dụ?Câu 8: Khái niệm và nội dung của quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?Câu 9: Khái niệm và nội dung của quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự

và nhân phẩm của công dân?Câu 10: Khái niệm và nội dung của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 60: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Tiết PPCT: 18 Ngày soạn: 18/12/ 2013 Ngày dạy: Dạy các lớp: 12B1; 12B4; 12B5; 12B6

THI HỌC KỲ I

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA : - Nhằm kiểm tra kiến thức và kĩ năng mà HS đạt được trong quá trình học 15 tiết trước; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình và có sự điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp- Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học , từ đó có kế hoach điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả.1. Về kiến thức:- Hiểu được pháp luật và đạo đức và phân biệt được sự khác nhau giữa chúng- Nêu được khái niệm về tuân thủ pháp luật, biết phân biệt các hành vi vi phạm pháp luật.- Biết quyền lao động và pháp luật về lao động- Biết về tôn giáo và sự bình đẳng giữa các tôn giáo2. Về kĩ năng: - Nhận xét, đánh giá được một số hành vi vi phạm pháp luật trong đời sống- Thể hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước3. Về thái độ:- Có ý thức chấp hành pháp luật, lên án các hành vi vi phạm pháp luậtII. HÌNH THỨC : Tự luậnIII. THIẾT LẬP MA TRẬN

Cấp độ Tên nhận thứcchủ đề (nội dung, chương, bài…)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ

thấpCấp độ

cao

1. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội

- Hiểu nội dung của bình đẳng trong thực hiện quyền lao động

Vai trò của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội

Số câu:2 Số điểm: 7 Tỉ lệ %:70

Số câu:1Số điểm:1Tỉ lệ: 10%

Số câu:1Sốđiểm:1Tỉ lệ: 10%

Số câu:1Sốđiểm:2Tỉ lệ:20%

2. Pháp luật và đời sống

Nêu được khái niệm pháp luật

Hiểu được vai trò của pháp luật

Thấy rõ tầm quan trọng của pháp luật

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 61: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

trong đời sống xã hội

Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ:30 %

Số câu:1Sốđiểm:0.5Tỉ lệ:5%

Số câu:1Số điểm:1Tỉ lệ: 10

Số câu:1Sốđiểm:0.5Tỉ lệ:5%

Số câu:1Số điểm:2Tỉ lệ:20%

3.Thực hiện pháp luật

Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Hiểu khái niệm để vận dụng lấy ví dụ liên quan

Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề liên quan đên trách nhiệm pháp lí

Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ:30 %

Số câu:1Sốđiểm:0.5Tỉ lệ:5%

Số câu:1Số điểm:1Tỉ lệ: 10

Số câu:1Sốđiểm:1.5Tỉ lệ:15%

Số câu:1Số điểm:3Tỉ lệ:30%

4. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Hiểu thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc

Trình bày quan điểm của bản thân nhận xét về quan điểm

Xử lí tình huống để làm rõ quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ:30 %

Số câu:1Sốđiểm:0.5Tỉ lệ:5%

Số câu:1Số điểm:1Tỉ lệ: 10

Số câu:1Sốđiểm:1.5Tỉ lệ:15%

Số câu:1Số điểm:3Tỉ lệ:30%

Tổng số câu Tổng số điểmTỉ lệ %

Số câu:4Sốđiểm:2.5Tỉ lệ:25%

Số câu:4Sốđiểm:4Tỉ lệ:40%

Số câu:2Số điểm:3.5Tỉ lệ: 35%

Số câu:4Số điểm:10Tỉ lệ:100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRAĐỀ SỐ 1Câu 1 (2.0điểm ) : Lao động có vai trò như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội? Như thế nào là mọi công dân được bình đẳng trong thực hiện quyền lao động?Câu 2 (2.0điểm) : Tại sao nói, pháp luật là phương tiện đặc thù thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức? Câu 3 (3.0điểm) : Hãy lấy một ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật? Phân tích trách nhiệm pháp lý của người vi phạm pháp luật đó?Câu 4(3.0 điểm):Hùng được biết, Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc. Chủ trương này của Nhà nước là tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc được bình đẳng với nhau về kinh tế. Vậy mà An lại nói: Cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở miền núi còn nhiều khó khăn thì không thể nói là các dân tộc bình đẳng với nhau về kinh tế được.

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 62: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

Câu hỏi: 1. Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Hùng và An?2. Để quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc, Nhà nước ta phải thực hiện

những biện pháp nào?ĐỀ SỐ 2Câu 1 (2.0điểm) : Hãy kể tên một số đạo đang hoạt động công khai ở Việt Nam? Các tôn giáo trên được bình đẳng với nhau như thế nào? Cho ví dụ?Câu 2(2.0 điểm): Có ý kiến cho rằng, “Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao? Cho ví dụ?Câu 3(3.0 điểm): Hãy lấy một ví dụ về hình thức tuân thủ pháp luật? Phân tích ví dụ trên và nêu khái niệm tuân thủ pháp luật?Câu 4(3.0 điểm): Pháp luật lao động nước ta quy định lao động nữ trước và sau khi sinh được nghỉ thai sản là 4 tháng. Có người nói rằng, pháp luật quy định như thế là đã tạo ra sự bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Câu hỏi: 1. Tại sao pháp luật lao động lại quy định như vậy?

2. Quy định này của pháp luật có phải là quy định bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ không? Vì sao?V. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤMĐỀ SỐ 1Câu 1(2.0điểm):Học sinh cần nêu được: Vai trò của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội- Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người- Lao động tạo ra các giá tri vật chất và giá trị tinh thần để xã hội tồn tại và phát triển- Lao động tạo ra mối quan hệ giữa người và người- Lao động tác động đến các mặt của đời sống xã hội Công dân được bình đẳng trong thực hiện quyền lao động- Mọi công dân dều có quyền làm việc- Tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng và sở thích- Không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần kinh tế,...Câu 2(2.0điểm)- Khái niệm pháp luật: Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.- Pháp luật là phương tiện đặc thù thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.+ Pháp luật là ngững quy tắc xử sự điều chỉnh thái độ, hành vi con người một cách tự giác bởi niềm tin, lương tâm và dư luận xã hội, vì thế nó mang tính tự nguyện và không bắt buộc+ Việc đưa các quy phạm đạo đức mang tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.+ Nhà nước dùng sức mạnh quyền lực để bảo vệ các giá trị đạo đức, đảm bảo cho các giá trị đạo đức được đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh Câu 3(3.0điểm)- Ví dụ: Anh A lái xe vượt đèn đỏ (Vi phạm hành chính)- Trách nhiệm pháp lí: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. - Phân tích trách nhiệm pháp lí của anh A:+ Anh A phải gánh chịu hậu quả từ hành vi vượt đèn đỏ, chịu phạt tiềnGiáo viên: Nguyễn Văn Phan

Page 63: Tiết PPCT: 01thpt-tluu.thuathienhue.edu.vn/imgs/Thu_muc_he_thong/_Nam... · Web view- Giải quyết các câu hỏi và bài tập còn lai trong SGK trang 26 - Sưu tầm các

Trường THPT Thừa Lưu Giáo án GDCD 12

+ Chịu trách nhiệm hành chính về hành vi của mình Câu 4(3.0điểm)1. Suy nghĩ của An là sai, suy nghĩ của Hùng là đúng vì Nhà nước ta có chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc. Chủ trương này của Nhà nước là tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc được bình đẳng với nhau về kinh tế. 2. Để quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc, Nhà nước ta phải thực hiện những biện pháp: - Ban hành các văn bản pháp luật- Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào các dân tộc- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc- Phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các dân tộc- Đưa cán bộ có trình độ lên các vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn...ĐỀ SỐ 2Câu 1 (2.0điểm) : - Các đạo đang hoạt động công khai ở Việt Nam:+ Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo, Đạo Tinh Lành, Đạo Hồi- Các tôn giáo trên được bình đẳng với nhau:+ Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.+ Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.- Ví dụ:....Câu 2(2.0 điểm): Có ý kiến cho rằng, “Pháp luật là đạo đức tối thiểu, đạo đức là pháp luật tối đa”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao? Cho ví dụ?- Đồng ý với ý kiến trên- Tại vì: + Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau+ Pháp luật có phạm vi đều chỉnh hẹp hơn đạo đức,...Câu 3(3.0 điểm): Hãy lấy một ví dụ về hình thức tuân thủ pháp luật? Phân tích ví dụ trên và nêu khái niệm tuân thủ pháp luật?- Ví dụ về hình thức tuân thủ pháp luật: Anh A đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường.- Phân tích: Hành vi trên tuân thủ pháp luật,...- Khái niệm Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm những gì mà pháp luật cấmCâu 4(3.0 điểm): 1. Pháp luật lao động quy định lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh: - Chức năng sinh đẻ và nuôi con là thiên chức của người phụ nữ, có vai trò tái sản xuất ra lực lượng lao động , đảm bảo nguồn nhân lực cho xã hội- Chức năng sinh đẻ và nuôi con góp phần duy tì nòi giống, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc 2. Không. Vì những quy định như vậy thể hiện tính nhân đạo, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Lao động nữ được quan tâm đến các đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ trong lao động để có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động...

Giáo viên: Nguyễn Văn Phan