Top Banner
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân cư, kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, chương II điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật đất đai năm 2003 quy định nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai (Điều 23, 24, 25, 26). Đồng thời, tại Điều 25 của Luật Đất đai cũng quy định các cơ quan chịu trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật có liên quan đến đất đai, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Vĩnh phúc được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 15/2006/NQ- CP ngày 16/8/2006. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất những năm qua đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các chương trình, dự án, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng; đồng thời đảm bảo quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái của Tỉnh. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tại công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành lập “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)” tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, lĩnh vực, phục vụ mục tiêu phát triển 1
254

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Jan 29, 2017

Download

Documents

vanminh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đềĐất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là

thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân cư, kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, chương II điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật đất đai năm 2003 quy định nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai (Điều 23, 24, 25, 26). Đồng thời, tại Điều 25 của Luật Đất đai cũng quy định các cơ quan chịu trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật có liên quan đến đất đai, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Vĩnh phúc được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 16/8/2006.

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất những năm qua đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các chương trình, dự án, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng; đồng thời đảm bảo quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái của Tỉnh.

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tại công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành lập “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)” tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, lĩnh vực, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh, đồng thời đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và theo đúng quy định của Pháp luật Đất đai.

Quá trình triển khai lập quy hoạch sử dụng đất, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố đăng ký nhu cầu đất trên cơ sở quy hoạch của ngành và địa phương mình để Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét cân đối cho phù hợp.

Đến nay “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)” tỉnh Vĩnh Phúc đã được UBND tỉnh tổ chức lấy ý kiến đóng góp qua nhiều lần hội nghị, hội thảo và chỉnh sửa, bổ sung hoàn chỉnh.

Kết quả các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) của tỉnh cơ bản phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia phân bổ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tại Công văn số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ.

2. Mục tiêu quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc- Đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế

hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 16/8/2006, nhằm nghiên cứu, bổ sung Quy hoạch sử dụng

1

Page 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

đất cho phù hợp với phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020.

- Phân bố lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2020 trên địa bàn của tỉnh.

- Tạo cơ sở pháp lý cho việc xúc tiến kêu gọi đầu tư, tiến hành các thủ tục giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, đúng mục đích theo quy định của pháp luật Đất đai hiện hành.

3. Căn cứ, cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc* Cở sở pháp lý- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;- Luật Đất đai năm 2003;- Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng

Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về

việc phân loại đô thị- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ

quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư;

- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về Quản lý, sử dụng đất lúa;

- Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia;

- Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) cấp Quốc gia;

- Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 445/QĐ –TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020.

- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

2

Page 3: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Thông tư số 06/2010/TT - BTNMT ngày 15/03/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 3 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về mẫu tổ chức, hoạt động và tiêu trí của nhà văn hóa – khu thể thao.

- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về ký hiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

- Công văn số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia;

- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 24 tháng 8 năm 2009 của Tổng Cục quản lý Đất đai về triển khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015);

- Công văn số 2105/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 10/6/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng Dự án và Dự toán kinh phí lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020;

- Công văn số 429/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật đất đai;

- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 2/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN);

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước thời kỳ 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội Đảng XI;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2011 – 2020;

- Quy hoạch sử dụng đất Cả nước đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015);

- Các Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phạm vi cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 của các Bộ, ngành trung ương;

3

Page 4: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010- 2015;

- Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 03/03/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (được phê duyệt theo Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ);

- Kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2010, thống kê đất đai năm 2011 của tỉnhVĩnh Phúc.

* Cơ sở thực tiễnVĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm trong Vùng kinh

tế trọng điểm Bắc bộ, có tổng diện tích tự nhiên là 123.650,05 ha, dân số 1.010,4 nghìn người. Trên địa bàn của tỉnh có 3 vùng sinh thái (đồng bằng, trung du và miền núi). Có vị trí tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không; là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời, với hàng trăm di tích lịch sử-văn hóa gắn với các địa danh nổi tiếng.

Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, tỉnh là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm cao nhất cả nước; giai đoạn 1998 - 2000 bình quân đạt 18,12%, giai đoạn 2001 - 2005 đạt mức 15,02%, sau đó tăng với tốc độ nhanh và đạt 19,51% năm 2006, năm 2007 đạt xấp xỉ 23%, riêng năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới cũng như những biến động của nền kinh tế trong nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn đạt ở mức cao 17,76% (cả nước là 6,23%). Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2006 - 2010 đạt 15,44%.

Cùng với cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế và khu vực, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đang được đẩy mạnh đòi hỏi sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng các loại đất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường cơ sở kết cấu hạ tầng, mở rộng các khu công nghiệp, phát triển dịch vụ - du lịch, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội và thực hiện đô thị hoá…

Chính vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện nay và những năm tiếp theo của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh là rất lớn và việc chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là nhu cầu thực tiễn.

Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, được bố cục thành các phần chính sau:

Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.Phần II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai.Phần III: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất.Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất.

4

Page 5: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

PHẦN IĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG1. Điều kiện tự nhiên1.1. Vị trí địa lýVĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong khu vực

Châu thổ sông Hồng thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc; nằm ở tọa độ 21035' - 21008' độ vĩ Bắc và 106019' - 106048' độ kinh Đông; ranh giới của tỉnh được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.- Phía Đông và phía Nam giáp Thành phố Hà Nội.- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.Vị trí của tỉnh giáp thủ đô Hà Nội và gần sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm

đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Trên địa bàn của tỉnh có 4 sông chính chảy qua (sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ), trong đó hệ thống sông Hồng có vai trò rất quan trọng về giao thông đường thuỷ.

Diện tích tự nhiên của tỉnh 123.650,05 ha, bao gồm 9 đơn vị hành chính: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc.

1.2. Địa hình, địa mạoTỉnh có ba loại địa hình chính (đồng bằng, vùng đồi và miền núi) nằm trong

vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng. Phía Đông Bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.592 m, phía Tây Nam được bao bọc bởi sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam.

- Vùng núi: Có diện tích 65.500,0 ha, vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo và một phần ở huyện Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và cả nước. Vùng có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.

- Vùng trung du: Kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông – Nam; với diện tích khoảng 25.100,0 ha, diện tích phần lớn ở hai huyện Tam Dương và Lập Thạch. Quỹ đất đồi của vùng thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp với chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.

- Vùng đồng bằng: Có khoảng 33.500,0 ha, được phân bố ở huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

1.3. Khí hậu

5

Page 6: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đầy đủ các đặc điểm khí hậu của vùng trung du miền núi phía Bắc. Khí hậu của tỉnh chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm là 23,20C - 250C, nhiệt độ cao nhất là 29,90C, thấp nhất là 9,90C. Tuy nhiên do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ giữa vùng núi và vùng đồng bằng.

Khu vực thuộc vùng núi Tam Đảo có khí hậu tương đối mát (nhiệt độ trung bình 18oC) có phong cảnh núi rừng xanh quanh năm, thuận lợi cho phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

- Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.700 mm, trong đó, lượng mưa bình quân cả năm của vùng đồng bằng và trung du tại trạm Vĩnh Yên là 1.405,9 mm, vùng núi tại trạm Tam Đảo là 2.188,4 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa trong năm.

- Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.400 giờ đến 1.800 giờ. - Gió: hàng năm có hai hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa

Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi nước và gây mưa rào.

- Độ ẩm không khí trung bình năm từ 84% đến 85%.1.4. Thủy vănTrên địa bàn Tỉnh có nhiều sông lớn chảy qua, chế độ thuỷ văn phụ thuộc

vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50 km, là nguồn cung cấp nước

tưới và đem lại một lượng phù sa màu mỡ cho đất; lưu lượng nước trung bình năm là 3.730 m3/s, mực nước bình quân các năm 9,75 m, cao nhất 15,04 m và thấp nhất 7,39 m, vào mùa mưa chiều rộng của sông có thể lên tới 2,5 km. Cùng với mưa lớn và tập trung, lượng nước đầu nguồn đổ về thường gây lũ lụt ở huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Về mùa khô mực nước sông Hồng xuống thấp, lòng sông hẹp, tạo ra các cồn cát, bãi bồi ven sông có thể tận dụng để canh tác.

Sông Lô chảy qua địa bàn tỉnh (là ranh giới tự nhiên với Tỉnh Phú Thọ) với chiều dài 35 km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp và dốc nên lũ sông Lô lên xuống rất nhanh (nhất là khu vực đầu nguồn); lưu lượng nước trung bình 762 m3/s. Mực nước trung bình trên 12 m, cao nhất 19,15m và thấp nhất 10,58 m.

Ngoài ra, còn có hệ thống sông, suối nhỏ như sông Phó Đáy, sông Cà Lồ, sông Phan có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa rất lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre...cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m3 nước như hồ Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Rưng,… tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.

2. Các nguồn tài nguyên

6

Page 7: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

2.1. Tài nguyên đấtDo đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật, trên địa bàn tỉnh hình

thành 2 nhóm đất chính (nhóm đất phù sa và nhóm đất đồi núi). 2.1.1. Nhóm đất phù saĐược hình thành từ sản phẩm bồi tụ phù sa sông Hồng, sông Lô và các sông

suối nhỏ, bao gồm các loại đất chính sau:- Đất bãi bồi, cồn cát, bãi cát: Có khoảng 127,0 ha, chiếm 0,09% tổng diện

tích tự nhiên, phân bố ở ven sông, bãi nổi được sử dụng một phần để trồng cây phân xanh, hoa màu và khai thác cát, sỏi làm nguyên vật liệu xây dựng.

- Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm: Đất trung tính kiềm yếu, với diện tích 6.167,0 ha, chiếm 4,89% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã ngoài đê của các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và sông Lô. Đây là loại đất có độ phì tự nhiên cao, nhưng do phân bố ở ngoài đê, hàng năm thường bị ngập lụt nên hướng sử dụng chính là trồng cây nông nghiệp hàng năm, nơi cao có thể sử dụng trồng các loại cây ăn quả như táo, bưởi, cam, chanh.

- Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu: Có khoảng 10.043,0 ha, được phân bố chủ yếu ở các xã trong đê thuộc huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và phía nam huyện Bình Xuyên. Loại đất có địa hình vàn cao và thành phần cơ giới trung bình rất phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp.

- Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua, glây trung bình hoặc glây mạnh: chiếm khoảng 1,58% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo sông Cà Lồ chủ yếu ở huyện Yên Lạc, Tam Dương và huyện Bình Xuyên. Đất có địa hình vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp sản xuất 2 vụ lúa.

- Đất phù sa mầu nâu nhạt trung tính ít chua, được bồi hàng năm của sông Lô: có diện tích 3.920,0 ha, phân bố chủ yếu ở huyện Lập Thạch. Đất trung tính, ít chua, có kết cấu viên dạng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, phù hợp với sản xuất cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cần chú ý mùa vụ gieo trồng để tránh ngập nước vào mùa mưa.

- Đất phù sa không được bồi có mầu nâu nhạt đất trung tính, ít chua, không glây hoặc glây yếu, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, địa hình tương đối bằng phẳng, chiếm khoảng 2,75% tổng diện tích tự nhiên, phù hợp với các loại cây trồng nông nghiệp.

- Đất phù sa không được bồi có màu nâu nhạt đất trung tính, glây trung bình hoặc glây mạnh, địa hình thấp, thành phần cơ giới nặng, độ pH từ 5,0 - 5,5: có diện tích 1.020,0 ha, phân bố ở huyện Tam Dương, Lập Thạch, sông Lô và huyện Vĩnh Tường.

- Đất phù sa không được bồi glây mạnh, ngập nước vào mùa mưa: Có khoảng 4.820,0 ha, chiến 3,56% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình trũng sát đê, hàng năm thường xuyên bị ngập nước, đất có glây nông, tỷ lệ mùn khá, độ pH từ 5,5 - 6,0; hiện đang được sử dụng để trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.

- Đất bạc màu trên phù sa cũ: Chiếm khoảng 15,49% tổng diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết các huyện, thị trong tỉnh, với địa hình dốc thoải và lượn sóng

7

Page 8: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

nhưng nghèo dinh dưỡng, bề mặt rời rạc, thành phần cơ giới chủ yếu là cát và cát pha.

- Đất phù sa xen giữa vùng đồi núi: Có khoảng 1.208,0 ha, phân bố ở huyện Lập Thạch, Sông Lô và huyện Tam Dương, dọc theo ven suối tạo thành những cánh đồng dài, nhỏ hẹp, độ pH cao, thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước tốt, nhìn chung có khả năng thâm canh tăng vụ trên loại đất này.

- Đất lầy thụt: Phân bố chủ yếu ở huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô, diện tích khoảng 900,0 ha, có thể trồng 2 vụ lúa trong năm nhưng cần chú ý đến thuỷ lợi để rửa chua, chống mạch nước ngầm.

2.1.2. Nhóm đất đồi núiDiện tích đất đồi núi của tỉnh chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên, gồm các

loại đất chính sau:- Đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước không bạc màu: Diện tích khoảng

4.850,0 ha, phân bố ở phía Bắc huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Lập Thạch và huyện Sông Lô.

- Đất Feralitic màu nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ: Có khoảng 2.300,0 ha, phân bố chủ yếu ở huyện Lập Thạch, Sông Lô, thị xã Phúc Yên và thành phố Vĩnh Yên. Đất thường chua, cấu tượng viên tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, chủ yếu được trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây lâm nghiệp.

- Đất Feralitic đỏ vàng phát triển trên nền phiến thạch Mica: Chiếm khoảng 2,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Bắc huyện Tam Dương, Bình Xuyên và rải rác trên địa bàn huyện Lập Thạch, đất thích hợp cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp.

- Đất Feralitic màu vàng hoặc đỏ phát triển trên phiến thạch sét: Có diện tích khoảng 9.120,0 ha, phân bố tập trung trên địa bàn huyện Lập Thạch và rải rác ở các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Phúc Yên. Đây là loại đất phát triển rừng, ở những vùng đất dốc dưới 20o thích hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và các loại cây đặc sản...

- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển đá Macma chua: Có khoảng 1.900,0 ha, phân bố chủ yếu ở huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô và một phần thị xã Phúc Yên. Đất chua, tầng đất mặt mỏng, đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

- Đất Feralitic vàng đỏ hoặc vàng xám phát triển trên đá sa thạch quăczit cuội kết, dăm kết: Có diện tích khoảng 16.830,0 ha, phân bố ở Phúc Yên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương và huyện Bình Xuyên.

- Đất Feralitic trên núi: Có khoảng 10.000,0 ha, ở độ cao từ 150 - 500 m, phân bố ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, nhiều nơi đã trở thành đồi núi trọc, cần có kế hoạch khôi phục lại rừng.

- Đất Feralitic mùn trên núi: Có diện tích không đáng kể, phân bố trên dãy núi Tam Đảo ở độ cao trên 500 m. Ngoài mục đích lâm nghiệp còn có thể ươm cây giống, trồng cây dược liệu, cây xứ lạnh và rau mùa đông.

- Đất dốc tụ ven đồi núi không bạc màu: Có khoảng 11.230,0 ha, được phân bố tập trung ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên và huyện Tam Dương

8

Page 9: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những cánh đồng nhỏ, hẹp dạng bậc thang.

- Đất cát gio: Có khoảng 300,0 ha, phân bố tập trung ở Định Trung (thành phố Vĩnh Yên) và rải rác ở một số xã thuộc huyện Tam Dương. Đất được hình thành do ảnh hưởng của sản phẩm dốc tụ ven đồi núi, thành phần cơ giới là cát và cát pha.

- Đất Feralitic xói mòn mạnh, trơ sỏi đá: Có diện tích không đáng kể khoảng 410,0 ha.

2.2. Tài nguyên nướcNằm ở đỉnh tam giác vùng đồng bằng Bắc Bộ và châu thổ sông Hồng, trên địa

bàn của tỉnh có nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá dồi dào.* Nguồn nước mặtNguồn nước mặt có trữ lượng khá phong phú nhờ hệ thống sông chính là

sông Hồng, sông Lô và các sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ.Ngoài ra còn có nhiều đầm, hồ lớn, có tới 184 hồ chứa nước (Đại Lải, Xạ

Hương, Vân Trục, Đầm Vạc,.....), với tổng dung tích khoảng 79,13 triệu m3; hệ thống đầm, hồ, ao tự nhiên, tổng dung tích khoảng 26,4 triệu m3; trữ lượng nước các sông, suối, khe lạch khoảng 5,5 triệu m3.

* Nguồn nước ngầmNguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3/ngày đêm.

Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác ở thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên với lưu lượng 28.000 m3/ngày đêm nhưng đòi hỏi phải xử lý tốn kém. Tại một số vùng nông thôn, nhân dân khai thác nước ngầm từ các giếng khoan (với lưu lượng khoảng 15.000 m3/ngày đêm). Đặc điểm các tầng chứa nước trong lãnh thổ của tỉnh gồm:

- Tầng chứa nước Proterozoi: Cấu tạo bởi các đá biến chất cao, chủ yếu là đá phiến gơnai, quaczit, amphibolit. Nước ở tầng này trong, chất lượng tốt, lưu lượng nhỏ. Tầng phá hủy của tầng chứa nước Proterozoi có nước chất lượng tốt, có thể làm nước giải khát.

- Tầng chứa nước Mezozoi: Cấu tạo bởi các đá phun trào Triat giữa và muộn cùng các thành tạo chứa than của hệ tầng Văn Lãng. Chất lượng nước không đều, có nơi bị nhiễm sắt, lưu lượng nước nhỏ.

- Tầng chứa nước Kainozoi: Đây là tầng chứa nước quan trọng. Tuy nhiên do vỏ phong hóa mỏng nên lưu lượng nước không lớn, phần lớn chỉ sâu 4-5 m đã gặp đá gốc. Tầng chứa nước đứt gãy trong các đới phá hủy, nước tập trung với tiềm năng lớn, chất lượng tốt.

- Tầng chứa nước đứt gãy: Được hình thành trên các đứt gãy, nước tập trung với tiềm năng lớn, chất lượng tốt.

Mặc dù nguồn nước của tỉnh khá phong phú song phân bố không đều trong năm. Về mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước, đặc biệt là các huyện vùng núi cao và trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên). Để đảm bảo hài hòa nguồn nước cho phát triển kinh tế, cần quan tâm xây dựng thêm các công trình điều tiết nước và có biện pháp khai thác nước ngầm bổ sung.

2.3. Tài nguyên rừng

9

Page 10: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.1. Diện tích các loại rừngTài nguyên rừng của tỉnh tương đối đa dạng do có địa hình rừng núi và gò

đồi, vườn quốc gia Tam Đảo có giá trị về kinh tế lâm nghiệp và du lịch. Hiện tại toàn tỉnh có 32.574,52 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất là 13.486,37 ha, đất rừng phòng hộ là 3.962,28 ha, đất rừng đặc dụng là 15.125,87 ha; trong những năm tới có thể trồng thêm khoảng 11 nghìn ha rừng trên đất trống đồi trọc thuộc đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng và trồng cây phân tán.

Rừng của tỉnh ngoài việc bảo tồn nguồn gen động thực vật còn điều hòa nguồn nước, khí hậu và tham quan du lịch. Chính vì vậy việc khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm, tái tạo quỹ rừng là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm đặc biệt trong các chương trình bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh.

2.3.2. Động, thực vật- Thực vật: Thảm thực vật ở đây thể hiện rõ đặc trưng của rừng nhiệt đới gió

mùa. Gần đây qua khảo sát bước đầu trong vườn quốc gia Tam Đảo, các nhà thực vật học đã thống kê được 130 họ, 344 chi, 490 loài thực vật bậc cao. Trong đó, nhóm thực vật hạt kín có 102 họ, 305 chi, 426 loài. Có thể phân chia thực vật rừng Tam Đảo thành các nhóm sau: nhóm cho gỗ có 83 loài, nhóm làm rau ăn có 54 loài, nhóm làm thuốc có 214 loài và nhóm ăn quả có 62 loài. Trong đó, có nhiều loài có giá trị cao như Pơmu, La Hán, Kim Giao, Sam Pông, Trầm Hương. Những loài thực vật quý hiếm này tập trung ở đỉnh Rùng Rình và phân bố ở độ cao trên 800 m. Các loại gỗ quý như Đinh, Lim, Sến, Táu, Lát hoa và nhiều loại cây thuốc quý như Sa Nhân, Ngũ gia bì, Hà thủ ô... và còn nhiều loại cây khác thường gặp trong rừng núi Tam Đảo.

- Động vật: Rừng của tỉnh (chủ yếu khu vực núi Tam Đảo) có tới 4 lớp, 26 bộ, 86 họ, 281 loài động vật. Trong đó, lớp lưỡng cư có 19 loài, đặc biệt là loài cá cóc Tam Đảo được đưa vào sách đỏ về những loài động vật quý hiếm. Lớp bò sát có 46 loài, trong đó tắc kè, kỳ đà, thằn lằn là những loài có số lượng lớn. Lớp chim nhiều hơn cả, có tới 158 loài, trong đó có nhiều loại quý như gà lôi trắng, gà tiền. Lớp thú có 58 loài, các loài như cầy, sóc, chuột, hươu, nai, hoẵng...

Trong nhiều loại động vật ở rừng Tam Đảo, có 47 loài được xem là động vật quý hiếm, trong đó có loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Hiện nay, vườn Quốc gia Tam Đảo là một bảo tàng thiên nhiên vô giá.

2.4. Tài nguyên khoáng sản2.4.1. Nhóm khoáng sản nhiên liệu Nhóm khoáng sản nhiên liệu của tỉnh: Bao gồm than Antraxit, Than nâu và

Than bùn, cụ thể như sau: - Than antraxit: Tại xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo) xác định chiều dài vỉa

20m, chiều dầy vỉa 0,5 - 0,8m, trữ lượng khoảng ngàn tấn, có nhiệt lượng 7000 - 8000 kcalo.

- Than nâu: Địa tầng chứa than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (huyện Sông Lô), tuy nhiên trữ lượng ít, chưa được thăm dò đánh giá cụ thể. Vỉa than Đồng Thịnh dày 0,4 - 0,5m nằm thoải dưới chiều sâu 5 - 7 m, phủ trên là sét kết và bột kết, có trữ lượng khoảng vài ngàn tấn, có nhiệt lượng khoảng 6.000 - 8.000 kcalo.

10

Page 11: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Than bùn: Tỉnh có nhiều điểm than bùn trong đó đáng kể là 2 vùng: xã Văn Quán (huyện Lập Thạch), xã Hoàng Đan và xã Hoàng Lâu (huyện Tam Dương); có trữ lượng khoảng 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.

2.4.2. Nhóm khoáng sản kim loạiNhóm khoáng sản kim loại của tỉnh gồm: Barít, Đồng, Vàng, Thiếc, Sắt... có

đặc điểm phân bố và trữ lượng như sau:- Barít chủ yếu ở dưới dạng tảng lăn, có nguồn gốc nhiệt dịch, đi với chì, kẽm,

tập trung ở 3 địa điểm (Đạo Trù - Tam Đảo) với trữ lượng không đáng kể.- Đồng: Mới phát hiện được các điểm khoáng nghèo quặng là chancopyrit

(CuFeS2) được đi kèm với Pirit, Pirotin. Có thể kể các điểm khoáng ở Suối Son, Đồng Giếng (xã Đạo Trù), Đồng Bùa (xã Tam Quan) và Hợp Châu, Bàn Long -Minh Quang của huyện Tam Đảo.

- Vàng: Dọc theo đứt gãy Tây Nam Tam Đảo có nhiều mạch Thạch Anh được xác định cùng tuổi với khoáng hoá vàng và những vành phân tán vàng sa khoáng ở Đạo Trù, Minh Quang, Thanh Lanh, Thanh Lộc (Ngọc Thanh).

- Thiếc: Có trong sa khoáng ở xóm Giếng (Đạo Trù), suối Đền Cả (Đại Đình). Các nhà địa chất dự báo ở vùng núi Tam Đảo còn có một loại thiếc thớ gỗ, giàu nhưng chưa phát hiện được.

- Sắt: Với 2 địa điểm có quặng sắt đáng kể như:Bàn Giản (huyện Lập Thạch): Khoáng vật chứa sắt là Manhetit, có chiều dài

200m rộng 50m, phần trên là mũ sắt và đá ong, nhân dân khai thác làm gạch đá ong. Manhetit ở đây thuộc loại sắt có từ tính.

Khai Quang (TP.Vĩnh Yên): Bắt đầu từ xã Đạo Tú, Thanh Vân (Tam Dương) qua Định Trung và Khai Quang (TP.Vĩnh Yên), có chiều dài hàng chục kilomét, rộng hàng chục mét, có chỗ hàng trăm mét.

Sắt ở Khai Quang mới điều tra và phát hiện có quặng chủ yếu là Hematit, Manhetit. Phần trên mặt đã biến đổi thành Limonit và Gotit, với hàm lượng đạt khoảng 40 - 50%.

Ngoài hai điểm trên, còn có một số điểm sắt như ở Đồng Bùa (Tam Đảo). Đây là khu vực cần được nghiên cứu chi tiết để có thể phát hiện các vùng có khoáng sản quan trọng nói trên.

Nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo và cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên hiện tại diện tích khoáng sản vẫn chưa được đưa vào khai thác, sử dụng nhằm phục vụ nhu cầu tại địa phương và các vùng lân cận với mục tiêu cho phát triển kinh tế của tỉnh.

2.4.3. Nhóm khoáng sản phi kim loạiChủ yếu là cao lanh, có nguồn gốc phong hoá từ các đá Alumoxilicat như

Granit, Plagio Granit có các mạch đá Aplit, Sionit. Tại đây, có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, phân bố ở huyện Tam Dương, Lập Thạch và thành phố Vĩnh Yên.

Mỏ Cao Lanh ở Định Trung (thành phố Vĩnh Yên), có diện tích khoảng 5,5 km2. Có 2 loại cao lanh: Cao lanh do đá Granit phong hoá, trữ lượng trên 6 triệu tấn. Cao lanh phong hoá còn có ở một số xã như xã Thanh Vân, Hướng Đạo,

11

Page 12: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Hoàng Hoa của huyện Tam Dương và xã Yên Dương của huyện Tam Đảo nhưng chưa được đánh giá.

Cao lanh do đá mạch kiềm Pecmalit, Sienit được phong hoá triệt để từ các đá thuần Fenspat, phân bố ở mỏ Định Trung, xóm Mới Thanh Vân và rải rác ở thôn Lai Sơn (phường Đồng Tâm - thành phố Vĩnh Yên), xã Kim Long (huyện Tam Dương).

Cao lanh trên địa bàn tỉnh làm nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất phụ gia cho sơn, cao su, giấy ảnh, giấy in tiền.... Các mỏ cao lanh được khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu tấn.

2.4.4. Nhóm vật liệu xây dựng- Sét gạch ngói: Phân bố rộng rãi ở vùng đồng bằng và vùng đồi, khoảng 10

mỏ với tổng trữ lượng khoảng 51,8 triệu m3. Sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng sông và

bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m3.- Đá xây dựng và đá ốp lát (Granit và Riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307

m3; đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m3; Fenspat có 1 điểm, chưa đánh giá được trữ lượng.

Nhìn chung, tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thương mại trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại như: Đá xây dựng, cao lanh, than bùn song trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế.

2.5. Tài nguyên nhân vănTỉnh nằm trong vùng đất Phong Châu xưa, đất của các Vua Hùng. Qua quá

trình lịch sử tỉnh có tên là lộ Tam Giang, lộ Lâm Thao, lộ Tam Đái (đời Trần); Sơn Tây sứ, Sơn Tây thừa tuyên (đời Lê); tỉnh (đời Nguyễn). Thời Pháp thuộc Vĩnh Phú (cũ) gọi là tỉnh Sơn Tây sau đó được tách ra làm 3 như tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên (thị xã Vĩnh Yên được thành lập năm 1899), Phúc Yên (thị xã Phúc Yên được thành lập năm 1905). Sau năm 1954, hai tỉnh Phúc Yên - Vĩnh Yên sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1968 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ được sát nhập thành tỉnh Vĩnh Phú đồng thời chuyển huyện Đông Anh về Hà Nội.

Năm 1979, hai huyện Kim Anh, Đa Phúc và năm 2008 huyện Mê Linh được chuyển về thành phố Hà Nội, nay là thủ đô Hà Nội.

Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập.Là vùng đất cổ, có niên đại hàng ngàn năm, là quê hương của Hai Bà Trưng

đã phất cờ khởi nghĩa giành độc lập dân tộc vào những năm đầu công nguyên; trải qua các đời Trần, Lê, Nguyễn, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc luôn nêu cao truyền thống anh dũng, kiên cường.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu dân tộc Kinh chiếm trên 97%, Sán Dìu 2,5% và các dân tộc khác 0,5%. Nhân dân trong tỉnh có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, luôn đoàn kết phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo. Đây là thuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp lãnh đạo nhân dân vững

12

Page 13: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

bước tiến lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giàu, đẹp và văn minh.

Diễn biến lịch sử đã để lại cho tỉnh gần 500 di tích và công trình văn hoá - một nguồn tài nguyên nhân văn quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Trong đó có 162 di tích lịch sử đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng, 67 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Tiêu biểu là Tháp Bình Sơn ở xã Tam Sơn, huyện Lập Thạch đây là một công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng từ đời nhà Lý. Ngoài ra, còn có những di tích khác như đền thờ Trần Nguyên Hãn ở huyện Lập Thạch, đền thờ Tây Thiên Thánh Mẫu. Cùng với di tích núi Sáng Sơn với hang Đề Thám, thác Bay, hồ Vân Trục - tất cả đã tạo nên một quần thể di tích thắng cảnh hấp dẫn.

Ngoài ra, tỉnh còn có các lễ hội truyền thống cũng là sức hút các du khách. Nhiều lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử văn hoá tâm linh, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong văn hoá cổ truyền. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có nhiều lễ hội được tổ chức như lễ hội Mậu Lâm ở thành phố Vĩnh Yên với trò múa Mo nổi tiếng, hội làng Sơn Đông thuộc xã Sơn Đông, chọi trâu ở Hải Lựu, huyện Lập Thạch, hội làng Thổ Tang, lễ hội Tây Thiên,....

3. Thực trạng môi trường3.1. Môi trường đấtHiện nay, môi trường đất đang bị tác động mạnh và có chiều hướng suy

giảm, nguyên nhân chủ yếu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp do sử dụng không hợp lý thuốc bảo vệ thực vật và các hoạt động công nghiệp dịch vụ. Mặc dù các tồn dư phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong đất không vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên 100% số mẫu phân tích đều xuất hiện nồng độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo hữu cơ. Với tính chất có khả năng tồn lưu, tích luỹ rất lâu trong đất, đặc biệt là trong đất nông nghiệp thâm canh lúa, rau, hoa màu. Vì vậy, về lâu dài sẽ tác động gián tiếp đến sức khoẻ của con người không chỉ qua sản phẩm nông nghiệp mà còn có thể tiếp tục thẩm thấu qua nguồn nước mặt, nước ngầm gây ô nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Mặt khác, hàm lượng thuốc Bảo vệ thực vật tồn lưu trong đất, nước cũng có tác động rất lớn đến môi trường sinh thái. Chúng tác động vào khu hệ vi sinh vật trong đất giảm, làm cho chất hữu cơ không được phân huỷ, đất sẽ nghèo dinh dưỡng và dẫn đến suy thoái... thuốc bảo vệ thực vật có thể tiêu diệt các loài sinh vật, làm suy thoái hệ sinh thái trong nước.

Kết quả quan trắc năm 2004 cho thấy, chỉ có 37% số mẫu đất trồng rau, trồng hoa ở huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và đến năm 2007 thì đã có 100% số mẫu phân tích có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt có 04 mẫu có nồng độ (Asen) kim loại nặng, 02 mẫu có nồng độ Kẽm vượt tiêu chuẩn cho phép. So sánh kết quả chất lượng môi trường đất năm 2008 với năm 2007 thấy không có sự thay đổi khác biệt, nồng độ một số chỉ tiêu ô nhiễm trong đất trồng lúa, rau tuy có cao hơn năm 2007 song vẫn trong giới hạn cho phép.

Nhìn chung môi trường đất của tỉnh đã có dấu hiệu ô nhiễm về kim loại nặng và nồng độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư, tuy vẫn nằm trong khoảng

13

Page 14: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

giới hạn cho phép song đều có chiều hướng năm sau tăng cao hơn năm trước làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường.

Năm 2007 dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong đất tại khu vực trồng lúa ở thành phố Vĩnh Yên 1,76.10-3mg/kg, năm 2008 là 1,84.10-3. Một số kim loại nặng như Cd, Pb năm 2007 dao động trong khoảng 0,3 - 0,5mg/kg, năm 2008 dao động trong khoảng 0,3 - 0,54mg/kg.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường đất là do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học sử dụng không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt vừa bãi trên đồng rộng; trong khi phân chuồng từ chăn nuôi lại xả trực tiếp ra môi trường (điển hình là xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc), nhiều nơi còn dùng nước thải không qua xử lý để tưới.

Một điều đáng lo ngại cho môi trường đất của tỉnh là: theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hiện có trên 61.518 ha đất có nguy cơ hoang mạc hóa cao, trong đó 28.300 ha đất tại khu vực đồng bằng, 24.100 ha đất vùng đồi núi và 7.780 ha đất tại vùng cao. Đây là những diện tích đất đã bị khô cằn nứt nẻ sâu, phong hóa bạc mầu trắng xám rời rạc, khả năng hấp thụ của đất bị suy giảm, lộ dần thành những vùng hoang mạc đá. Nguyên nhân chủ yếu do lũ quét, lũ ống, hạn hán xảy ra thường xuyên, cùng với việc sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật, khai thác quá nhiều tài nguyên đất, rừng, nước của con người đã làm suy thoái đất dần dẫn đến hoang mạc hóa. Hàng năm, tại các khu vực trung du miền núi của tỉnh, mưa lũ đã cuốn khoảng 4,1 triệu tấn đất mầu mỡ.

3.2. Môi trường nướcTỉnh có hệ thống các lưu vực nước mặt khá phong phú, trong đó có 2 thuỷ

vực chính với trữ lượng nước mặt lớn như sông Hồng và sông Lô. Ngoài ra, còn có một số lưu vực khác như sông Phan, sông Cà Lồ, sông Phó Đáy và hệ thống hồ, đầm như Hồ Đại Lải, Đầm Diệu (TX Phúc Yên); hồ Thanh Lanh (huyện Bình Xuyên); hồ Vân Trục (huyện Lập Thạch); hồ Xạ Hương (huyện Tam Đảo); Đầm Vạc (TP.Vĩnh Yên); Đầm Rưng (huyện Vĩnh Tường); .... Đây là các thuỷ vực rất quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời đây cũng là nguồn tiếp nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt.

Các thuỷ vực chính ở khu vực đô thị như Đầm Vạc, Đầm Diệu,... đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và một số chỉ tiêu kim loại nặng, thậm chí ở một số điểm bị ô nhiễm rất nặng. Nguyên nhân do các thuỷ vực này phải tiếp nhận nhiều nguồn thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép từ các khu dân cư đô thị, các bệnh viện, cơ sở y tế, các khu vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại và các hoạt động dân sinh khác...

Đến nay, hệ thống cấp và thoát nước của tỉnh còn đơn giản, chưa được xây dựng quy mô, đồng bộ. Nước thải tại các khu dân cư, cơ quan, nhà máy, bệnh viện trên địa bàn tỉnh đổ trực tiếp vào các mương thoát nước mưa ven các đường giao thông sau đó thải ra các ao, hồ, đầm làm cho mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng lên.

Theo kết quả quan trắc môi trường năm 2008, tất cả các mẫu nước thải ở các cơ sở y tế đều có từ 4 - 5 chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép từ 1 đến 12 lần. Các

14

Page 15: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) chủ yếu là BOD5, Chất rắn lơ lửng, Amoni, Coliform. Cụ thể:

- Nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 4 thông số ô nhiễm vượt TCCP, đó là: BOD5 vượt từ 1,25 - 1,87 lần; chất rắn lơ lửng vượt từ 1,08 - 2,16 lần; Amoni vượt từ 2,23 - 2,87 lần; Coliform vượt từ 1,1 - 8,5 lần.

- Nước thải của Bệnh viện Quân Y 109 có 3 thông số ô nhiễm vượt TCCP, đó là: BOD5 vượt TCCP từ 1,05 đến 1,84 lần; Chất rắn lơ lửng vượt TCCP từ 1,74 đến; Coliform vượt TCCP 1,14 đến 5,7 lần.

- Nước thải của Bệnh viện đa khoa thành phố Vĩnh Yên có 2 thông số ô nhiễm vượt TCCP, đó là: Chất rắn lơ lửng vượt TCCP từ 1,04 đến 2,7 lần; Coliform vượt TCCP 1,06 đến 4,5 lần.

- Nước thải của Bệnh viện đa khoa huyện Yên Lạc có 4 thông số ô nhiễm vượt TCCP, đó là: BOD5 vượt TCCP từ 1,05 đến 1,57 lần; chất rắn lơ lửng vượt TCCP từ 1,38 đến 1,56 lần; Amoni vượt TCCP từ 2,43 đến 3,02 lần; Coliform vượt TCCP từ 2,5 đến 12,5 lần).

- Nước thải của Bệnh viện đa khoa huyện Tam Đảo có 4 thông số ô nhiễm vượt TCCP, đó là: BOD5 vượt TCCP từ 1,34 đến 2,39 lần; Chất rắn lơ lửng vượt TCCP từ 1,78 đến 2,42 lần; Amoni vượt TCCP từ 1,78 đến 2,16 lần và Coliform từ 1,4 đến 10,02 lần.

- Nước thải của Bệnh viện đa khoa huyện Tam Dương có 3 thông số ô nhiễm vượt TCCP, đó là: BOD5 vượt TCCP từ 1,12 lần; Chất rắn lơ lửng vượt TCCP 1,02 đến 1,28 lần và Coliform vượt TCCP từ 1,46 đến 9 lần.

- Nước thải của Bệnh viện đa khoa Phúc Yên có 3 thông số ô nhiễm vượt TCCP, đó là BOD5 vượt TCCP từ 1,03 đến 1,78 lần; chất rắn lơ lửng vượt TCCP từ 1,56 đến 2,42 lần và Coliform vượt TCCP từ 1,12 đến 5,6 lần.

- Nước thải của Bệnh viện đa khoa huyện Lập Thạch có 3 thông số vượt TCCP, đó là: BOD5 vượt TCCP từ 1,34 đến 1,73 lần; Chất rắn lơ lửng vượt TCCP 1,04 lần và Coliform vượt TCCP từ 3,9 đến 4,7 lần.

- Nước thải của Bệnh viện đa khoa Bình Xuyên có 3 thông số ô nhiễm vượt TCCP, đó là: BOD5 vượt TCCP từ 1,34 đến 2,01 lần; chất rắn lơ lửng vượt TCCP từ 1,32 đến 2,64 lần và Coliform vượt TCCP từ 1,64 đến 8,5 lần.

Một thực tế nữa là việc xử lý nước thải từ các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh chưa đạt tiêu chuẩn môi trường và xả thải ra môi trường, gây ô nhiễm ở các lưu vực tiếp nhận như:

- Nước thải KCN Bình Xuyên: Kết quả quan trắc ở điểm trước khi thải ra hồ Điểu Hòa và ra sông Cà Lồ cho thấy, các chỉ tiêu ô nhiễm cơ bản nằm trong tiêu chuẩn cho phép, chỉ có 02 thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép, đó là Asen vượt TCCP 1,5 và Coliform vượt TCCP 1,05 đến 1,44 lần.

- Nước thải KCN Khai Quang: Qua phân tích 19 chỉ tiêu thì có 3 chỉ tiêu vượt TCCP (gồm chất rắn lơ lửng vượt TCCP 1,12 lần; Cadimi vượt TCCP từ 1,2 đến 3,2 lần; Colioform vượt TCCP từ 1,15 đến 1,44 lần). Các chỉ tiêu còn lại tuy nằm trong giới hạn cho phép nhưng nồng độ vẫn cao gần bằng với giới hạn cho phép.

15

Page 16: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Nước thải KCN Kim Hoa: Kết quả phân tích mẫu nước thải tại cửa xả ra sông Cà Lồ cho thấy 2 chỉ tiêu ô nhiễm vượt TCCP trong tổng số 19 chỉ tiêu đã quan trắc (chất rắn lơ lửng vượt 1,1 lần, Coliform vượt TCCP từ 1,15 đến 1,16 lần).

- Nước thải Cụm CN Hương Canh: Trong số 19 chỉ tiêu phân tích đối với mẫu nước thải ở đây thì có 5 chỉ tiêu vượt quá TCCP, trong đó BOD vượt từ 1,1 đến 1,2 lần; COD vượt TCCP từ 1,19 đến 1,54 lần; Chất rắn lơ lửng vượt TCCP từ 1,12 đến 1,35 lần; Coliform vượt TCCP từ 6,04 đến 8,3 lần.

- Nước thải Cụm CN Hợp Thịnh: CCN này chưa có hệ thống thu gom nước thải tập trung, do đó việc quan trắc được thực hiện ở 02 vị trí, đó là kênh thoát nước ở gần Công ty TNHH Kem Thái Bình Dương và mương thoát nước nước gần công ty TNHH Việt Nga. Trong số 19 chỉ tiêu đã phân tích thì có 5 chỉ tiêu ô nhiễm vượt TCCP (BOD vượt TCCP từ 1,07 đến 1,3 lần; COD vượt TCCP từ 1,24 đến 1,4 lần; Chất rắn lơ lửng; Cadimi vượt TCCP 1,9 đến 3,2 lần; Coliform vượt TCCP từ 1,8 đến 3 lần).

- Nước thải Cụm CN Xuân Hoà: Kết quả quan trắc ở cửa xả nằm trên địa bàn thôn Cao Quang - xã Cao Minh cho thấy có 3/19 thông số ô nhiễm vượt TCCP, bao gồm: BOD vượt TCCP từ 1,04 đến 1,47 lần; COD vượt TCCP 1,12 đến 1,21 lần và Coliform vượt TCCP từ 1,7 lần.

- Nước thải Cụm CN làng nghề Tề Lỗ: Kết quả quan trắc mẫu nước ở cống xả thải chung ở đây cho thấy có 6 chỉ tiêu ô nhiễm vượt TCCP trong tổng số 19 chỉ tiêu đã phân tích. Các chỉ tiêu vượt TCCP cụ thể là: BOD vượt TCCP từ 1,29 đến 1,31 lần; COD vượt TCCP từ 1,40 đến 1,64 lần; chất rắn lơ lửng vượt TCCP từ 1,03 đến 1,36 lần; tổng Phốt pho vượt TCCP từ 1,57 đến 1,69 lần và Amoni vượt TCCP từ 2,52 đến 2,6 lần.

Mặt khác, lượng nước thải sinh hoạt của các hộ dân, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các làng nghề nằm xen kẽ trong khu dân cư trên địa bàn tỉnh đều xả thải trực tiếp vào môi trường, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm... Cụ thể tình hình ô nhiễm môi trường nước trên các sông trên địa bàn tỉnh như sau:

- Sông Phan: Hầu hết ở các điểm quan trắc đều bị ô nhiễm về các chất hữu cơ dễ phân huỷ, các chất hữu cơ khó phân huỷ và chất rắn lơ lửng. Cụ thể nồng độ BOD5 vượt từ 1,97 đến 2,28 lần; COD vượt từ 2,69 đến 2,82 lần; Amoni vượt từ 1,23 đến 1,6 lần. Chỉ có điểm quan trắc ở cầu Tề Lỗ có nồng độ Nitơrit vượt TCCP từ 1,1 đến 1,4 lần so với tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995, cột B.

- Sông Phó Đáy: Kết quả quan trắc cho thấy mức độ ô nhiễm không cao như sông Phan, nhưng ở một số điểm quan trắc đã bị ô nhiễm chất hữu cơ, amôni. Cụ thể là, nồng độ BOD5 vượt từ 1,09 đến 2,34 lần; COD vượt trên 2,25 đến 2,78; Amoni vượt TCCP từ 2,94 đến 3,16 lần so với tiêu chuẩn TCVN 5942 – 1995, cột B.

- Sông Hồng (Trạm bơm Đại Thịnh): Chất lượng nước sông Hồng có mức độ ô nhiễm chất rắn lơ lửng cao nhất. Tuy cũng có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và amôni, nhưng mức độ không cao bằng sông Phan và sông Phó Đáy. Cụ thể là nồng độ BOD5 vượt 1,1 lần; COD vượt từ 1,1 đến 1,57 lần; chất rắn lơ lửng vượt 1,3 đến 1,6 lần; Amoni vượt từ 1,8 đến 3,09 lần.

16

Page 17: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Đầm Rưng (thị trấn Tứ Trưng - huyện Vĩnh Tường): Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước ở đây đã bị ô nhiễm về chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và amôni, nhưng mức độ ô nhiễm chưa cao. Nồng độ BOD5, COD vượt từ 1 - 2 lần, chất rắn lơ lửng vượt 1,18 đến 1,4 lần, amoni vượt 1,47 – 2,234 lần.

- Hồ Thanh Lanh (xã Trung Mỹ - Bình Xuyên): Theo kết quả quan trắc cho thấy chỉ có duy nhất nồng độ COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1- 1,5 lần. Các thông số khác đều nằm trong giới hạn cho phép.

- Suối Tây Thiên, Hồ Xạ Hương và Hồ Đại Lải: Qua quan trắc cho thấy chất lượng nước ở đây vẫn còn tương đối tốt, đặc biệt là chất lượng môi trường nước ở Suối Tây Thiên và Hồ Xạ Hương, vì nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm đều rất thấp so với chỉ tiêu cho phép.

3.3. Môi trường không khíTình hình Ô nhiễm không khí đang là một vấn đề bức xúc nhất là đối với

môi trường đô thị, khu công nghiệp và một số làng nghề trên địa bàn tỉnh, có tác động xấu đối với sức khoẻ con người, ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái và gây biến đổi khí hậu. Tốc độ công nghiệp hoá mạnh và việc đô thị hoá nhanh càng làm tăng thêm các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.

Môi trường không khí tại thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên đang dần bị ô nhiễm nặng và mức độ ô nhiễm ngày càng tăng theo thời gian. Theo kết quả quan trắc môi trường năm 2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, tại thành phố Vĩnh Yên có 4/4 vị trí quan trắc có nồng độ bụi trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1 đến 1,36 lần; có 1/4 vị trí quan trắc có thông số tiếng ồn vượt TCCP từ 1,004 lần; có 2/4 vị trí quan trắc có nồng độ khí NO2 vượt TCCP từ 1,25 đến 1,46 lần. Các thông số ô nhiễm khác như CO2, SO2, bụi chì nằm trong giới hạn cho phép. Thị xã Phúc Yên có 4/4 vị trí quan trắc có nồng độ bụi trong không khí xung quanh vượt TCCP từ 1,13 đến 1,36 lần; 1/4 vị trí quan trắc có thông số tiếng ồn vượt TCCP 1,4 lần (Bến xe Phúc Yên). Các thông số ô nhiễm khác đều nằm trong giới hạn cho phép.

Hoạt động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí rất lớn, đặc biệt đối với việc phát thải các khí như SO2, NO2, CO2. Các khí phát sinh từ các nhà máy do quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch (than và dầu các loại). Đối với khu vực sản xuất công nghiệp, năm 2008 Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành quan trắc 8 khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Trong đó, 3 khu công nghiệp là khu công nghiệp (KCN) Kim Hoa, KCN Bình Xuyên, KCN Khai Quang và 4 cụm công nghiệp (CCN) là CCN Chấn Hưng, CCN Hợp Thịnh, CCN Hương Canh, Cụm KT-XH Tân Tiến. Kết quả quan trắc cho thấy như:

- Khu công nghiệp Kim Hoa: 1/1 vị trí quan trắc có nồng độ bụi trong không khí vượt TCCP từ 1,1 đến 1,13 lần; tiếng ồn dao động trong khoảng từ 60,7 đến 72,5 dBA thấp hơn TCCP (75 dBA); các thông số khí thải độc hại CO, NO2, bụi Chì đều thấp hơn giới hạn cho phép.

- Khu CN Bình Xuyên: 2/2 vị trí quan trắc (Cụm dân cư phía Nam KCN và cụm dân cư phía Bắc KCN) có nồng độ Bụi lơ lửng vượt TCCP từ 1,3 đến 1,6 lần; tiếng ồn dao động trong khoảng từ 60,3 đến 65 dBA nằm trong giới hạn cho phép; Các thông số ô nhiễm khí thải khác đều nằm trong giới hạn cho phép.

17

Page 18: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Khu công nghiệp Khai Quang: 1/1 vị trí quan trắc (Tổng Công ty VIPIC) có nồng độ Bụi lơ lửng vượt TCCP từ 1 đến 1,23 lần; Tiếng ồn dao động trong khoảng từ 63,3 đến 76 dBA vượt TCCP hơn 1 lần và các thông số ô nhiễm về khí thải đều nằm trong giới hạn cho phép.

- Cụm công nghiệp Hợp Thịnh: 1/1 vị trí quan trắc có nồng độ bụi lơ lửng vượt TCCP từ 1,06 đến 1,4 lần; 1/1 vị trí có thông số tiếng ồn vượt TCCP từ 1,02 lần; các thông số ô nhiễm khí thải độc hại đều nằm trong giới hạn cho phép.

- Cụm công nghiệp Hương Canh: 2/2 vị trí quan trắc có nồng độ bụi lơ lửng vượt TCCP từ 1,06 đến 1,3 lần; tiếng ồn dao động trong giới hạn cho phép; các thông số về khí thải độc hại trong giới hạn cho phép.

- Cụm công nghiệp Chấn Hưng và Tân Tiến: 1/2 vị trí quan trắc có nồng độ bụi lơ lửng vượt TCCP từ 1,03 đến 1,1 lần (Công ty TNHH Hoa Hồng- cụm công nghiệp Tân Tiến) và các chỉ tiêu khác đều nằm trong giới hạn cho phép.

Ngoài ra, ở khu vực nông thôn của tỉnh nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động giao thông, rác thải sinh hoạt, chất thải trong chăn nuôi và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các loại khí thải độc hại của các làng nghề như khí thải từ quy trình tái chế sắt thép phế liệu ở Tề Lỗ, Đồng Văn- Yên Lạc; ô nhiễm bụi từ các làng nghề mộc Bích Chu – huyện Vĩnh Tường; Thanh Lãng - Bình Xuyên; Minh Tân – huyện Yên Lạc và một số cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ. Việc sử dụng than làm nhiên liệu đun đốt gạch ngói thủ công của một số xã thuộc huyện Yên Lạc, huyện Bình xuyên cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của cộng đồng.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế1.1. Tăng trưởng kinh tế+ Tổng giá trị tăng thêm (GDP) giá so sánh 1994 trên địa bàn tỉnh năm 2010

đạt 12.837,3 tỷ đồng, tăng 21,6% so với năm 2009; trong đó kinh tế Nhà nước tăng 23,66%, kinh tế ngoài Nhà nước tăng 16,15% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 25,49%; khu vực I (Nông nghiệp) tăng 15,31%, khu vực II (Công nghiệp) tăng 21,30%, khu vực III (Dịch vụ) tăng 25,27%.

+ Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2010 là: Khu vực I: 14,91%, khu vực II: 56,16% và khu vực III:28,93%; so năm 2009 khu vực I tăng 0,24%, khu vực II giảm 0,92% và khu vực III tăng 0,68%.

+ Tổng thu ngân sách năm 2010 đạt 14.305 tỷ đồng, tăng 42,7% so năm 2009 và tăng 42,76% dự toán địa phương giao. Trong đó nguồn thu từ các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 27,62%, thu thuế xuất nhập khẩu và giá trị tăng hàng nhập khẩu tăng 114,51% so năm 2009 và vượt so dự toán.

Bảng 01: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010

TT Chỉ tiêu Năm

2000Năm 2005

Năm 2009

Năm 2010

Tăng bình quân (%)

‘01-‘05

‘06-‘10

‘01-‘10

1 GO (tỷ đồng) 7.928

19.335

42.162

50.363 19,52 21,10 20,30

18

Page 19: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

1.1 Nông, lâm, thủy sản 1.294 1.816 2.275 2.632 7,01 7,70 7,30

1.2 Công nghiệp, Xây dựng

5.552

15.443

35.713

42.681 22,70 22,50 22,60

1.3 Dịch vụ 1.082 2.076 4.162 5.057 13,92 19,50 16,70

2 GDP (tỷ đồng) 2.791 5.618 10.50

212.50

9 15,02 18,0 16,5

2.1 Nông, lâm, thủy sản 868 1.183 1.352 1.559 6,40 5,7 6,0

2.2 Công nghiệp, Xây dựng

1.127 2.904 6.109 7.410 20,84 20,6 20,7

2.3 Dịch vụ 796 1.531 3.087 3.868 13,96 20,4 17,1

3 GDP bình quân/người

3.1 Giá ss (Tr.đ/ng) 2,98 5,69 10,5 12,7

3.2 Giá hh (Tr.đ/ng) 3,83 8,99 24,6 33,6

(Nguồn: Niên giám Thống kê;Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc 2010)Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính

và suy thoái kinh tế thế giới cũng như những biến động của nền kinh tế trong nước như: lạm phát tăng cao vào đầu năm và có biểu hiện giảm phát vào cuối năm, thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn khoảng 8,3%, sau đó tăng trở lại với tốc độ tăng 21,7% năm 2010.

Tính chung cả giai đoạn 2001 - 2010, GDP của tỉnh tăng trưởng bình quân đạt khoảng 16,5%/năm, trong đó: ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,0%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 20,7%/năm và ngành dịch vụ tăng 17,1%/năm. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của Cả nước.

Quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua có thể nói gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của ngành công nghiệp, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời có sự đột biến là do một số công trình công nghiệp có quy mô khá lớn đi vào hoạt động. Đây là những thời điểm mà các công trình công nghiệp đầu tư nước ngoài và các khu công nghiệp đi vào hoạt động làm gia tăng sản lượng công nghiệp.

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000 GDP/người của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 67,2% so với cả nước. Nhưng đến năm 2007, GDP/người của tỉnh đã đạt 15,74 triệu đồng, cao hơn so mức trung bình đồng bằng Sông Hồng (14,5 triệu đồng) và cao hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (13,421 triệu đồng). Năm 2008 GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt 22,2 triệu đồng (tương đương khoảng 1.300 USD), cao gấp 1,29 lần so với mức bình quân chung cả nước (17,2 triệu

19

Page 20: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

đồng). Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 33,6 triệu đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước là 22,5 triệu đồng và mức bình quân các tỉnh ĐBSH là 25,5 triệu đồng

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tếTrong thời kỳ 2001-2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá

nhanh: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng tăng 12,01 điểm (%) từ 40,68% năm 2000 lên 52,69% vào năm 2005. Tỷ trọng này còn tiếp tục tăng lên và đạt cao nhất 59,93% vào năm 2007 (tăng 7,24% so với năm 2005) và năm 2008 giảm đôi chút xuống 57,50% và năm 2010 còn khoảng 56,2%; Dịch vụ có giảm tỷ trọng từ 27,86% năm 2005 xuống 24,48% năm 2008, tăng lên 28,9% vào năm 2010; trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản giảm liên tục rất nhanh từ 28,94% năm 2000 xuống còn 19,45% vào năm 2005 và 14,9% năm 2010. Như vậy có thể thấy cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tuy nhiên, tỷ trọng dịch vụ tăng còn chậm.

Bảng 02: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001 – 2010 TT Ngành kinh tế Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

1 GDP giá thực tế (tỷ đồng) 3.592 8.872 33.903

1.1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1.040 1.726 5.054

1.2 Công nghiệp – xây dựng 1.461 4.675 19.041

1.3 Dịch vụ 1.091 2.472 9.808

2 Cơ cấu GDP, giá thực tế (%) 100,00 100,00 100,00

2.1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 28,94 19,45 14,9

2.2 Công nghiệp – xây dựng 40,68 52,69 56,2

2.3 Dịch vụ 30,38 27,86 28,9(Nguồn: Niên giám Thống kê;Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc 2010)

20

Page 21: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Có thể nói, cơ cấu kinh tế của tỉnh là tương đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng và cả nước, ngay từ khi tái thành lập tỉnh, công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng thấp song sau hơn 10 năm phát triển, công nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP, tới gần 60%.

2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệpGiai đoạn 2001-2010 ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đạt

được những kết quả khá cao: Giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân cả thời kỳ 2001 – 2010 đạt 6,0%/năm, cao hơn so với mức bình quân cả nước (3,97%) và của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (2,1%).

Giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá CĐ 94) giai đoạn 2001-2010 tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó ngành trồng trọt tăng bình quân 2,5%/năm, chăn nuôi tăng 15,1%/năm và thuỷ sản tăng 14,5%/năm.

Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm từ 28,94% năm 2000 xuống còn 14,9% năm 2010.

Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng trồng trọt (giá thực tế) đã giảm dần từ 73,8% năm 2000 còn 45,3% năm 2010, ngành chăn nuôi tăng từ 22,8% năm 2000 lên 51,0% năm 2010, tỷ trọng ngành thuỷ sản trong cơ cấu toàn ngành tăng từ 2,7% năm 2000 lên 4,9% năm 2010.

2.1.1. Ngành sản xuất nông nghiệpNgành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh.

Trong thời gian qua, tỉnh đã thực hiện các biện pháp thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích

21

Page 22: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

cực: Giảm tỷ trọng trồng trọt (từ 69,7% năm 2001 xuống còn 39,53% năm 2009 và 39,2% năm 2010), tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi (từ 26,26% năm 2001 lên 49,85% năm 2008 và 56,1% năm 2010), ngành dịch vụ cũng tăng nhẹ từ 4,01% năm 2001 lên 4,35% năm 2009 và 4,7% năm 2010. Ngành trồng trọt và chăn nuôi đang hình thành nền sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ đồng thời nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác.

a. Ngành trồng trọtNgành trồng trọt đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm trung bình đạt 102,8 nghìn ha/năm và có xu hướng giảm dần, với mức giảm bình quân 1,23%/năm, do chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang đất công nghiệp, đô thị và đường giao thông,…trong đó lúa giảm 0,5%/năm, ngô giảm 0,87%/năm….

- Năng suất cây trồng: Năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng lên do tích cực áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về kỹ thuật thâm canh: lúa tăng 2%/năm, ngô tăng 3,26%/năm, rau các loại tăng 2,16%/năm, lạc tăng 3,52%/năm, đậu tương tăng 2,38%/năm.

- Sản lượng cây trồng: Sản lượng lương thực có hạt vẫn giữ ổn định, đạt bình quân 35 vạn tấn/năm, năm 2010 đạt 38,9 vạn tấn, tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 1,62%/năm, trong đó sản lượng thóc tăng bình quân 1,49%/năm; Sản lượng các loại cây như rau đậu, lạc cơ bản ổn định,... đáp ứng nhu cầu về lương thực và thức ăn cho chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Cây công nghiệp hàng năm bao gồm: Cây ăn quả (nhãn, vải, chuối, dứa, cam, chanh, quýt...), chè, dâu tằm, mía. Diện tích cây lâu năm có xu hướng giảm dần, tuy nhiên diện tích cây ăn quả tăng lên; năm 2000 diện tích cây ăn quả đạt 4.467 ha, năm 2010 đạt 7.700,0 ha. Năng suất bình quân đạt từ 105 – 110 tạ/ha. Tuy nhiên do trồng ở đất đồi nghèo dinh dưỡng, chất lượng giống chưa đảm bảo nên hiệu quả kinh tế còn thấp, chưa đủ khả năng cạnh tranh và xuất khẩu.

b. Ngành chăn nuôi Chăn nuôi của tỉnh khá phát triển, với ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật và phương thức tổ chức chăn nuôi mới được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cầm. Đến nay nhiều giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao được đưa vào chăn nuôi như bò lai sind, lợn lai (Landrace, yorshire...), gà Tam Hoàng, Lương Phượng; ngan Pháp, vịt Bắc Kinh... Tỷ lệ đàn bò lai đạt khoảng 60% tổng đàn; đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp, cho khối lượng hàng hóa lớn. Giá trị sản xuất tăng bình quân 14,11%/năm.

- Về quy mô tổng đàn: Trừ đàn trâu có xu hướng giảm do nhu cầu sức kéo giảm còn lại các đàn gia súc gia cầm khác đều có xu hướng tăng, số lượng đàn bò tăng bình quân 5,48%/năm, năm 2010 là 150 nghìn con, đàn lợn tăng bình quân 5,02%/năm, năm 2010 là 560 nghìn con; Đàn gia cầm phát triển nhanh, tăng bình quân 5,58%/năm, năm 2010 là 8 triệu con tăng gần 2 lần so với quy mô năm 2000.

22

Page 23: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Chất lượng đàn bò thịt được cải thiện, trọng lượng trung bình 1 con tăng từ 150-180 kg lên trên 200 kg/con. Đàn bò sữa phát triển ổn định, hiện nay có xấp xỉ 1000 con tập trung ở Vĩnh Tường, Yên Lạc, Vĩnh Yên và tại các hộ có kinh nghiệm, có kiến thức và có khả năng vốn đầu tư.

- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng nhanh bình quân tăng 13,02%/năm, trong đó thịt bò hơi tăng bình quân trên 17%/năm, thịt trâu hơi tăng bình quân 12,54%/năm, sản lượng thịt gia cầm tăng 10,8%/năm

Được Nhà nước cấp phép, một số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh còn thực hiện nuôi nhím, rắn, ếch…đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, công tác phòng, chữa bệnh trong chăn nuôi được tiến hành thường xuyên; đảm bảo ngăn chặn kịp thời dịch bệnh, các ngành chức năng và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác phòng dịch, kiểm dịch; kiểm soát vận chuyển… Công tác tiêm vacxin phòng bệnh đã được các cơ quan chức năng, các địa phương tích cực thực hiện theo đúng kế hoạch của tỉnh.

c. Dịch vụ nông nghiệpGiai đoạn 2001- 2010, ngành dịch vụ nông nghiệp đã phát triển khá với giá

trị sản xuất (giá cố định năm 1994) năm 2010 đạt 159 tỷ đồng, tăng bình quân 12,69%/năm. Công tác thú y, bảo vệ thực vật, cung cấp giống, phân bón, vật tư nông nghiệp đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh.

2.1.2. Ngành lâm nghiệpGiá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh có xu hướng giảm giần, bình quân

mỗi năm giảm 0,49%/năm do tỉnh đã thực hiện đóng cửa rừng theo chủ trương chung của Nhà nước, đồng thời phát triển lâm nghiệp địa phương theo quan điểm ổn định, phát triển quỹ rừng đặc dùng và quỹ rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.

Năm 2010, các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh mới trồng được 385 ha rừng tập trung, tăng 10,03% so cùng kỳ; trong đó rừng trồng dự án 661 được 225,0 ha, tăng 35,5%, rừng kinh tế 160,0 ha, tăng 0,7%. Riêng kế hoạch trồng rừng của tỉnh năm 2010 đến nay mới chính thức giao kế hoạch trồng 180,0 ha rừng phòng hộ, còn rừng sản xuất chưa phân bổ vốn nên không thực hiện. Năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp 32.688,66 ha trong đó rừng sản xuất 13.600,0 ha, rừng phòng hộ 3.962,28 ha và rừng đặc dụng là 15.125,87 ha

Ngoài ra, công tác quản lý khai thác lâm sản được tăng cường, không xảy ra khai thác rừng trái phép trên địa bàn. Sản lượng gỗ khai thác năm 2010 đạt 26.913,1 m3, giảm 2,92% so với năm 2008. Công tác phòng chống cháy rừng được kiểm tra giám sát thường xuyên.

2.1.3. Ngành thuỷ sảnNăm 2010, ngành thủy sản tiếp tục giữ ổn định và phát triển. Sản lượng nuôi

trồng, khai thác và dịch vụ thủy sản đều tăng, tổng giá trị sản xuất thủy sản đạt khá, cơ cấu nuôi trồng và dịch vụ thủy sản ngày càng đa dạng và phong phú. Các hộ và các cơ sở nuôi trồng đã tích cực chuyển đổi sang những loại thủy sản mang lại giá trị kinh tế và thu nhập cao cho người dân.

23

Page 24: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh (theo giá thực tế) năm 2010 đạt 133,9 tỷ đồng, tăng 15,08%/năm.

Với lợi thế có hệ thống sông, hồ phong phú, ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh ngày càng phát triển. Diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng thủy sản tăng nhanh trong những năm gần đây, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 300 ha/năm, nhiều dự án cải tạo vùng trũng có hiệu quả đã được thực hiện, đã cải tạo trên 1 ngàn ha ruộng chiêm trũng 1 vụ lúa bấp bênh thành vùng chuyên cá hoặc 1 lúa ăn chắc + 1 cá. Sản lượng cá nuôi tăng 13,49%/năm, cơ cấu giống cá được thay thế bằng các giống cá cho năng suất và giá trị cao như: chép lai, chim trắng, cá rô phi đơn tính…đã làm nằng suất nuôi từ 1,05 tấn.ha năm 2000 lên xấp xỉ 2 tấn/ha năm 2010. Bước đầu hình thành một số mô hình nuôi công nghiệp.

2.2. Khu vực kinh tế công nghiệpKhu vực kinh tế công nghiệp của tỉnh phát triển mạnh từ khi tỉnh thực hiện

chính sách mở cửa nền kinh tế, tích cực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá thực tế) của tỉnh đạt 52.900.687 triệu đồng năm 2008 tăng lên 57.252.232 triệu đồng vào năm 2009 và năm 2010 đạt 60.285.125 triệu đồng. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp tăng bình quân 18,6%.

2.2.1. Sản xuất công nghiệpGiá trị sản xuất công nghiệp tăng cao do thu hút được nhiều dự án từ khu

vực FDI và DDI, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu đều tăng cao. Năm 2010 sản lượng một số sản phẩm chính đạt được: ô tô 33.400 chiếc, tăng 21,7%/năm; xe máy các loại 1,54 triệu chiếc, tăng 25%/năm….Bên cạnh đó, nhiều dự án mới đi vào hoạt động đã góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá CĐ 1994) đạt tốc độ tăng bình quân 23,1%/năm, trong đó công nghiệp Nhà nước tăng 12,2%/năm, công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 37,6%/năm, công nghiệp có vốn FDI tăng 21,5%/năm. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo giá cố định 1994 (không tính công nghiệp do ANQP quản lý) đạt 42.200,9 tỷ đồng +23,02% so với năm 2009; Trong đó kinh tế Nhà nước thực hiện đạt 550,6 tỷ tăng 12,09%, kinh tế ngoài Nhà nước 4.908,4 tỷ tăng 14,5% và khu vực FDI thực hiện 36.741,9 tỷ tăng 24,44%. Các ngành sản xuất công nghiệp đều tăng khá: Công nghiệp khai thác mỏ thực hiện đạt 55,1 tỷ đồng tăng 106,08%, công nghiệp chế biến 42.120,2 tỷ đồng tăng 22,96% và công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước 25,7 tỷ đồng tăng 18,81% so năm trước. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu hầu hết đều tăng hơn so với năm trước, nhất là các sản phẩn có giá trị sản lượng cao như ô tô, xe máy. Song do giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cao đẩy giá thành sản phẩm lên cao đã ảnh hưởng đến mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, một số sản phẩm tiêu thụ chậm phải giảm khối lượng sản xuất như gạch lát nền ceramic…

Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn được quan tâm đầu tư phát triển, giai đoạn 2006 – 2010 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 5 làng nghề (Thanh Lãng, TT Yên Lạc, Tề Lỗ, Vĩnh Sơn và TT lập Thạch), hỗ trợ đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động thuộc các ngành nghề thủ công mỹ nghệ: mây tre

24

Page 25: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

đan, mộc mỹ nghệ, điêu khắc đá và khảm trai…Một số làng nghề truyền thống đã và đang dần được khôi phục, phát triển như: đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu….

2.2.2. Ngành đầu tư và xây dựngNăm 2010, kinh tế trên địa bàn tăng trưởng khá, thu ngân sách của tỉnh đạt

cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư nói chung và tăng trưởng của ngành xây dựng nói riêng. Tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng tạo ra trong năm theo giá hiện hành đạt 3.226,6 tỷ đồng +18,14% so với năm 2009, trong đó các doanh nghiệp xấy lắp Nhà nước thực hiện 1,18%, tập thể +4,76%, tư nhân +23,27% và hộ cá thể +2,49%. Giá trị sản xuất ngành xây dựng trong xây dựng nhà ở các loại thực hiện đạt 1.640,4 tỷ đồng +14,45% so năm 2009, chủ yếu tập trung tăng ở thực hiện của thành phần kinh tế cá thể + 2,49% và kinh tế tư nhân +23,28%. Giá trị sản xuất thực hiện trong việc xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng thực hiện đạt 1.586,2 tỷ đồng +22,23% so năm 2009, trong đó các doanh nghiệp tư nhân thực hiện đạt 1.522,4 tỷ đồng +23,27%.

Giá cả vật liệu xây dựng cơ bản ổn định, giảm so năm trước. Nhà nước thực hiện hỗ trợ lãi suất và cho vay kích cầu, ngân sách địa phương tập trung giải ngân trong lĩnh vực xây dựng cơ bản... tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, đơn vị thi công tăng cường đẩy mạnh thi công nên các công trình, dự án đều có tiến độ thi công nhanh hơn. Trong năm, trên địa bàn tỉnh đã khởi công một số dự án lớn trong đó một số dự án trọng điểm tiếp tục được đẩy mạnh thi công, hoàn thành đưa vào sử dụng như các công trình, dự án đê điều, thuỷ lợi, dự án giao thông... Phong trào giao thông nông thôn tiếp tục phát triển mạnh ở các địa phương trong tỉnh với số vốn đầu tư lên hàng chục tỷ đồng.

2.3. Khu vực kinh tế dịch vụGiá trị gia tăng ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần

đây. Năm 2006, giá trị gia tăng dịch vụ đạt 1.856 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng cao nhất (21,22%) trong cả thời kỳ. Năm 2010 giá trị tăng thêm ngành dích vụ (giá CĐ 1994) đạt 3.734 tỷ đồng (tăng bình quân 20% giai đoạn năm 2006 - 2010). Tính chung giai đoạn 2001 - 2010 giá trị gia tăng dịch vụ tăng trưởng bình quân 16,7%.

Mặc dù vậy, tăng trưởng của ngành dịch vụ vẫn chưa tương xứng với sự phát triển của công nghiệp trên địa bàn, giá trị gia tăng dịch vụ vẫn còn thấp so với giá trị gia tăng công nghiệp, vì vậy đóng góp của khu vực dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh vẫn còn hạn chế và ít thay đổi, cụ thể năm 2001 đóng góp của khu vực dịch vụ vào GDP của tỉnh (theo giá TT) đạt 31,32%, sau khi giảm còn 27,5% năm 2005 và 24,5% năm 2008 và tăng lên 30,2% năm 2010.

2.3.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóaNăm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt gần

16,2 ngàn tỷ đồng tăng 36,22% so năm 2009; trong đó kinh tế cá thể đạt 12,6 ngàn tỷ, chiếm 77,73% và tăng 43,56% so năm 2009, kinh tế tư nhân đạt 3,5 ngàn tỷ, chiếm 21,56% và tăng 2,32%. Phân theo ngành hoạt động thì ngành thương nghiệp thực hiện đạt 13,5 nghìn tỷ, tăng 39,35%, khách sạn nhà hàng đạt 2,2 nghìn tỷ tăng 29,6% so năm trước; tuy vậy các ngành dịch vụ du lịch lữ hành và một số ngành

25

Page 26: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

dịch vụ khác thực hiện giảm hơn còn gặp những khó khăn trong kinh doanh nhất là ngành dụ lịch, lữ hành….

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh đã kéo theo mức bán lẻ bình quân đầu người cũng tăng từ 1,67 triệu đồng năm 1997 lên 3,46 triệu đồng vào năm 2005 và đạt 13,55 triệu đồng vào năm 2010. Mặc dù vậy mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bình quân đầu người cảu tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn thấp, chỉ bằng 60% - 75% so với mức bình quân chung của cả nước.

2.3.2. Du lịch Hoạt động du lịch, khách sạn nhà hàng nhìn chung phát triển khá trong

những năm gần đây. Hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư đáng kể, được nâng cấp ngày càng hiện đại và tiện nghi, đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước. Năm 2001 toàn tỉnh có 81 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 974 phòng thì đến nay toàn tỉnh có 128 cơ sở lưu trú với 2.238 phòng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,76% về cơ sở lưu trú và 12,62% về số phòng. Nhiều dự án đầu tư về lĩnh vực du lịch trên địa bàn Vĩnh Phúc đã và đang triển khai tích cực (dự án du lịch Trại Ổi; dự án khu du lịch Bắc Đầm Vạc, dự án khu du lịch Đại Lải, Dự án sân Gôn Tâm Đảo…)

Số lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 – 2010 tăng trưởng trung bình hàng năm 11,1% đạt 1.445 nghìn lượt khách vào năm 2010, trong đó khách quốc tế khoảng 45 nghìn lượt (chiếm 3,22%). Tổng doanh thu du lịch đã tăng mạnh trong những năm gần đây, năm 2001 đạt 195 tỷ đồng, năm 2010 đạt 740 tỷ đồng (chủ yếu là kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống). Bình quân doanh thu ngành du lịch thời kỳ 2001 – 2010 tăng 15,8%/năm.

2.3.3. Vận tảiDịch vụ vận tải của tỉnh những năm gần đây phát triển nhanh cả về khối

lượng hàng hóa, hành khách và số phương tiện vận tải. Vận tải hàng hóa thực hiện bằng cả ba phương thức: đường bộ, đường sắt và đường thủy trong đó vận chuyển bằng đường bộ là chủ yếu.

Năm 2010, hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh ổn định và phát triển. Các tuyến xe buýt được mở rộng và duy trì hoạt động, các hãng taxi chở khách, hàng hóa hoạt động ổn định góp phần tăng sản lượng ngành vận tải. Sản lượng vận tải hàng hóa đạt trên 15,5 triệu tấn tăng15,92%; vận tải hành khách đạt trên 17,3 triệu lượt hành khách tăng 8,66% so năm 2009. Doanh thu vận tải đạt 1.158,3 tỷ đồng tăng 33,36% so năm 2009, trong đó riêng doanh thu vận tải đường sông giảm 7,55% do năm nay ít mưa, mực nước các sông xuống thấp ảnh hưởng đến vận tải hàng hóa.

Nhìn chung dịch vụ vận tải đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống dân sinh, đặc biệt là phương tiện vận tải công cộng (xe buýt, xe taxi) ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.

3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập3.1. Dân sốNăm 2010, dân số trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc là 1.010,4 nghìn người.

Trong đó nữ 511,3 nghìn người chiếm 50,6%; dân số trong tuổi lao động 639

26

Page 27: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

nghìn người chiếm 63,24%. Tỷ lệ sinh thô của dân số 18,4%o giảm 0,09%o, tỷ lệ chết thô 4,3%o giảm 0,06%o và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 14,1%o giảm 0,03%o so năm 2009.

Các huyện vùng đồng bằng có mật độ dân số trung bình cao gấp hơn hai lần các huyện trung du và miền núi. Dân cư tập trung đông nhất tại thành phố Vĩnh Yên với mật độ là 1.867 người/km2 và thấp nhất tại huyện Tam Đảo với mật độ là 294 người/km2.

Trong 5 năm 2006 - 2010, tỷ lệ đô thị hóa diễn ra tương đối nhanh, tỷ trọng dân số độ thị tăng thêm 8,3%, từ 16,7% năm 2005 lên 22,4% năm 2009 và năm 2010 là 22,49%. Tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ đô thị hóa ở Vĩnh Phúc vẫn còn thấp so với mức bình quân của cả nước khoảng 28,1%.

Bảng 03: Tình hình phát triển dân số của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010

STT Chỉ tiêu Đơn vị

Năm 2005

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1 Dân số trung bình 103

ng 974,9 995,2 1.003,0 1.010,4

2 Cơ cấu dân số (%) 100 100 100 100

- Thành thị % 17,10 22,43 22,42 22,49

- Nông thôn % 82,90 77,57 77,58 77,51

3 Tỷ lệ gia tăng DSTN

(‰) 11,83 14,92 14,13 14,10

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Sở Kế hoạch và Đầu tư năm 2010)3.2. Lao động, việc làm và thu nhập3.2.1. Lao động, việc làmLao động là nguồn động lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế -

xã hội Cả nước nói chung và trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng. Năm 2010, dân số trong tuổi lao động 639 nghìn người chiếm 63,24% tổng dân số. Trong những năm tới lực lượng lao động sẽ tăng lên đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều.

Lao động của tỉnh phân bố trong các ngành kinh tế không đồng đều, lượng lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2010, lao động làm việc của tỉnh là 595.593 người, trong đó ngành nông nghiệp là 341.571 người; công nghiệp - xây dựng là 128.870 người và ngành dịch vụ là 125.152 người.

Thực trạng giải quyết việc làm: Các chính sách về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất và giải quyết việc làm cho người lao động tiếp tục được thực hiện. Trong năm 2010, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 24.584 lao động (bằng 114,5% so với năm 2009; đạt 117,2% so với KH năm 2010), trong đó việc làm trong nước 22.955 người (chia theo ngành kinh tế : Công nghiệp, xây dựng 8.290 người; nông, lâm, thủy sản 8.546 người; thương mại, dịch vụ 6.119 người); xuất khẩu lao động 922 người.

Chất lượng lao động: Người dân tỉnh có trình độ học vấn khá cao, có truyền thống hiếu học, cầu thị với những thành tích tốt về giáo dục. Đồng thời, vấn đề nâng cao chất lượng lao động đang được chú trọng, đặc biệt là công tác giáo dục

27

Page 28: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên. Lao động qua đào tạo trong các ngành kinh tế năm 2010 chiếm 51,2% tổng số lao động

3.2.2. Thu nhập và mức sống dân cưTrong những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế

thế giới nhưng kinh tế của tỉnh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống dân cư được duy trì ổn định và cải thiện. Năm 2000, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh (theo giá thực tế) mới chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% so với vùng Đồng bằng sông Hồng và 67,2% so với Cả nước. Đến năm 2006 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 12,22 triệu đồng, thấp hơn so với mức trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng (14,5 triệu đồng) và mức bình quân chung của cả nước (13,421 triệu đồng).

Năm 2010, đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định và được cải thiện, mức sinh hoạt của nhân dân tăng, số hộ nghèo giảm, tình hình thiếu đói giáp hạn không còn. Song giá cả của hầu hết các loại hàng hóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng tăng cao nên thực tế đời sống của đồng đảo lực lượng lao động, của nhân dân còn khó khăn. Thu nhập của lực lượng lao động là công nhân lao động giữa các khu vực, giữa các ngành cũng có sự khác nhau. Thu nhập bình quân của lao động trong khu vực Nhà nước là 2.845,6 nghìn đồng/người/tháng, tăng 23,74% so với năm 2009; Trong đó, thu nhập người lao động trong khu vực Nhà nước do địa phương quản lý đạt 2.599,9 nghìn đồng/người/tháng, thu nhập bình quân của các đơn vị Trung ương cao hơn khu vực địa phương đạt 3.739,31 nghìn đồng/người/tháng, thuộc các doanh nghiệp FDI đạt 3.924 ngàn đồng/người/tháng nhìn chung đều tăng hơn năm 2009.

4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn4.1. Thực trạng phát triển đô thị Mạng lưới đô thị của tỉnh đang trong quá trình phát triển. Hệ thống đô thị

hiện nay bao gồm: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 12 thị trấn huyện lỵ (Hương Canh, Gia Khánh, Thanh Lãng, Vĩnh Tường, Tứ Trưng, Thổ Tang, Yên Lạc, Lập Thạch, Hoa Sơn, Tam Sơn, Hợp Hòa và Tam Đảo). Trong đó, thành phố Vĩnh Yên thuộc đô thị loại III, là trung tâm kinh tế - văn hóa, chính trị của tỉnh; có hệ thống giao thông thuận lợi với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và quốc lộ 2 chạy qua nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Vị trí như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Vĩnh Yên phát triển công nghiệp, thương mại, giao lưu hàng hoá và tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hoá thông tin trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Dân số thành thị năm 2010 là 226,8 nghìn người, chiếm 22,49% tổng dân số của tỉnh.

Do có vị trí tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, có quỹ đất rộng cùng với các tuyến đường giao thông quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các khu cụm công nghiệp, các điểm dân cư đô thị trên địa bàn của tỉnh.

* Đặc điểm của hệ thống đô thị tỉnh:- Các đô thị đều có quy mô vừa và nhỏ, phân bố rải đều, có tính tự phát từ

các điểm dân cư nông thôn, bám theo các trục quốc lộ và tỉnh lộ; tỷ lệ dân số đô thị thấp, dân số đô thị đa số có thành phần xuất phát từ nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

28

Page 29: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Tất cả các đô thị đều có tính chất đa năng, đa tính chất và có tính chất chung là trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của địa phương. Một số đô thị có thêm các tính chất như an ninh, quốc phòng, du lịch, nghỉ dưỡng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ…

Nhìn chung, hệ thống đường giao thông nội thị tại các đô thị của tỉnh tương đối tốt, số lượng đường trải thảm nhựa, đổ bê tông đạt 80%; chỉ còn một số tuyến phố mới, đường ngõ hẻm mới trải cấp phối. Hàng năm các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều đầu tư nâng cấp các tuyến đường cũ và mở thêm các tuyến đường mới, tuy nhiên công tác triển khai vẫn còn chậm.

* Những hạn chế của hệ thống đô thị tỉnh:- Chất lượng đường phố trong các đô thị chưa cao, cấp điện đủ dùng nhưng

với tiêu chuẩn thấp.- Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải còn tồn tại nhiều bất cập. Mới

có 57% số dân đô thị được cấp nước và chất lượng nước chưa đạt theo yêu cầu. Riêng thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và thị trấn Tam Đảo có nguồn cung cấp nước sạch. Hệ thống thoát nước ở các đô thị vẫn còn giản đơn, chưa xây dựng được hệ thống thoát và xử lý nước thải có quy mô và đồng bộ. Hiện nay, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, các cơ quan, nhà máy trên địa bàn đô thị được thải qua các rãnh thoát nước mưa ven đường giao thông và thải trực tiếp ra các ao, hồ, đầm.

- Đầu tư cho việc quy hoạch các đô thị còn thấp.- Cơ cấu không gian đô thị và thị tứ mất cân đối: dân cư đô thị tập trung

nhiều ở vùng phía Nam của tỉnh, trong khi vùng phía Bắc kém phát triển.- Diện tích các đô thị của tỉnh còn nhỏ bé, chủ yếu là mang chức năng trung

tâm hành chính, chính trị. Các chức năng sản xuất, dịch vụ, thương mại còn chưa phát triển.

- Các khu đô thị của tỉnh đang phải chịu một áp lực rất lớn về môi trường bởi cơ sở hạ tầng ở hầu hết các đô thị như hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

4.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thônKhu vực nông thôn chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của tỉnh, là nơi cư trú

của 781,3 nghìn người, chiếm 77,51% dân số tỉnh. Các điểm dân cư có lịch sử phát triển lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trong tổng số 9 đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay, thì khu vực nông thôn có 112 xã/137 đơn vị hành chính cấp xã. Nông thôn là nơi tập trung phần lớn lượng lao động trong tỉnh chiếm tới khoảng 58% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế, chủ yếu là lao động ngành nông nghiệp.

Những năm gần đây khu vực nông thôn trên địa bàn của tỉnh đã có sự thay đổi rất lớn về cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông liên thôn, liên xã, hệ thống điện nông thôn, thông tin liên lạc và hệ thống giáo dục, y tế, văn hóa,… được đầu tư phát triển, đã tác động đến điều kiện sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa đạt 57,72%.

29

Page 30: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Do đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi nên đời sống, sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về các chính sách dân tộc và miền núi được triển khai thực hiện góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc và miền núi của tỉnh nhằm rút ngắn dần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng.

Tuy nhiên, có thể thấy khu vực nông thôn vẫn còn kém phát triển, còn nhiều vấn đề phải giải quyết trong thời gian sắp tới: Cơ hội tìm việc làm tại khu vực nông thôn còn hạn chế; Thu nhập của người dân nông thôn còn thấp;

- Hoạt động văn hóa cộng đồng chưa được phát huy và đúng với tiềm năng. “nhà văn hóa xã hoạt động còn nghèo về nội dung, cán bộvăn hóa thiếu về số lượng, trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu.

Với thực trạng nông thôn Vĩnh Phúc như vậy, đòi hỏi phải có giải pháp mạnh về nông thôn mới, phân bố lại dân cư và nguồn lực. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và tạo điều kiện tìm việc làm cho khu vực này.

5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng5.1. Giao thôngHiện tại mạng lưới giao thông của tỉnh khá phát triển, mật độ các tuyến

đường giao thông cao, phân bố đều khắp và hợp lý với 3 loại: giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông. Nhiều tuyến được đầu tư nâng cấp, mở rộng đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội.

5.1.1. Giao thông đường bộTổng chiều dài đường bộ của tỉnh có 4.058,4 km, trong đó đường Quốc lộ

105,3 km; đường tỉnh 297,55 km; đường đô thị 103,5 km; đường huyện 426 km và đường xã 3.136 km đã từng bước được xây dựng nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ đi qua là QL2, QL2B, QL2C và QL23 với tổng chiều dài 105,3 km, cơ bản đã được cứng - nhựa hoá, trong đó chất lượng mặt đường loại tốt và khá là 48km (chiếm 45,6%); trung bình là 45 km (chiếm 42,7%) và 12,25 km mặt đường loại xấu ở cuối QL2C.

Đường tỉnh có 18 tuyến với tổng chiều dài 297,55 km. Về chất lượng mặt đường cơ bản được rải nhựa hoặc bê tông hóa. Trong đó, mặt đường loại tốt và khá là 169,25 km, chiếm 52,2%; mặt đường loại trung bình 114,9 km, chiếm 40%; còn 22,4 km là mặt đường loại xấu.

Đường đô thị: Có 103,5 km đường đô thị bao gồm Thành phố Vĩnh Yên 61,7km, Thị xã Phúc Yên 27,8km, và thị trấn Tam Đảo 14 km. Trong đó, có 90,7km (chiếm 87,6%) đường đã được rải nhựa hoặc bêtông hoá, còn 12,8 km là đường cấp phối thuộc thị xã Phúc Yên.

Đường huyện có tổng chiều dài 426 km với 290,5km (chiếm 68,2%) đã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng, có 40,1km đang thi công (chiếm 11,4%) còn lại là đường cấp phối.

Nhìn chung, hệ thống đường bộ đã và đang được đầu tư xây dựng, về cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt trên địa bàn của tỉnh, tạo điều kiện cho người dân,

30

Page 31: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

các tổ chức và doanh nghiệp có thể lưu thông dễ dàng trong và ngoài tỉnh cũng như tiếp cận các hoạt động khác.

Tuy nhiên, hệ thống đường liên tỉnh, đường quốc gia qua tỉnh đã được đầu tư tương đối tốt nhưng tốc độ lưu thông còn hạn chế. Đặc biệt tuyến vận tải chính vẫn tập trung vào Quốc lộ 2 kết nối với các trục đường 5, đường 18 đi Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trong khi các tuyến đường này còn chưa được đầu tư đồng bộ. Hệ thống đường liên huyện, liên xã hiện nay đã đáp ứng nhu cầu kết nối nhưng chất lượng chưa đảm bảo, năng lực lưu thông còn chậm.

5.1.2. Giao thông đường sắtTỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua các huyện, thị như:

Phúc Yên, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Tam Dương và Vĩnh Tường với chiều dài 35 km và 5 nhà ga, trong đó, có 2 ga chính là ga Phúc Yên và ga Vĩnh Yên. Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội qua tỉnh Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và với Trung Quốc.

5.1.3. Giao thông đường thủyTỉnh có hai tuyến đường sông chính cấp II do TW quản lý là sông Hồng (30

km) và sông Lô (34 km). Hai sông này chỉ lưu thông được các phương tiện vận tải có trọng tải không quá 300 tấn. Hai tuyến đường sông địa phương là sông Cà Lồ (27 km) và sông Phó Đáy (32 km) chỉ thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn. Hệ thống cảng hiện có 3 cảng là cảng Chu Phan và Vĩnh Thịnh (trên sông Hồng); cảng Như Thụy (trên Sông Lô).

5.2. Thủy lợiĐến nay, hệ thống thuỷ nông đã được hình thành rộng khắp trên địa bàn

tỉnh, gồm: 381 hồ đập, 337 trạm bơm điện. Hệ thống kênh nổi có chiều dài 1.500 km, trong đó kênh loại I có 78 km, kênh loại II có 285 km, kênh loại III có 1.137 km. Hệ thống thuỷ nông đã đảm bảo tưới tiêu cho trên 80% diện tích canh tác của tỉnh. Các khu trọng điểm trồng lúa ở tỉnh đã có các công trình tưới tiêu đảm bảo phục vụ sản xuất. Đến nay, tỉnh đã đầu tư nhiều cho việc xây dựng một số công trình thuỷ lợi lớn như trạm bơm Đại Định, trạm bơm Cam giá, kênh thuỷ lợi Liễn Sơn,.... và hàng trăm trạm bơm nhỏ, góp phần tăng năng lực tưới cho trên 1 vạn ha và trên 9.000 ha được tưới bổ sung. Đã kiên cố hóa được 250 km kênh mương.

Tuy nhiên, hầu hết các công trình thuỷ nông của tỉnh đều được xây dựng từ những năm 1960 - 1970, đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Mặc dù nhà nước và nhân dân trong tỉnh đã quan tâm tu bổ lại nhưng kết quả còn hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy mạnh sản xuất, thâm canh, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

5.3. Bưu chính viễn thôngNgành vẫn tiếp tục duy trì tốc độ phát triển nhanh với các dịch vụ đa dạng,

phong phú và chất lượng cao. Năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 432 trạm BTS, phát triển mới 122 trạm. Các dịch vụ bưu chính viễn thông mới, dịch vụ điện thoại di động, dịch vụ Internet tiếp tục gia tăng. Tổng số thuê bao điện thoại hiện có trên mạng đạt 601.371 máy. Trong đó thuê bao cố định đạt 184.549 máy, phát triển mới khoảng 146.521 thuê bao; thuê bao di động đạt 416.822 máy, phát triển mới 259.578 thuê bao; mật độ điện thoại đạt 84,5 máy/100 dân (tăng 62,2% so với năm

31

Page 32: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

2009), vượt 18 máy/100 dân so với kế hoạch đề ra trong năm 2010. Internet băng rộng tiếp tục phát triển mạnh, số thuê bao phát triển mới gần 8.730 thuê bao, nâng tổng số thuê bao đạt 15.230 thuê bao, tăng 160% so với năm 2008.

Mạng bưu chính công cộng của tỉnh được duy trì và phát triển rộng khắp, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 28 bưu cục, 107 điểm bưu điện văn hoá xã, 43 đại lý bưu điện và điểm giao dịch chuyển phát. Tổng số điểm phục vụ toàn tỉnh là 178 điểm, dân số bình quân/điểm phục vụ là 6.800 người.

5.4. Cơ sở văn hóaTỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, thể

thao gồm 2 bảo tàng, 5 nhà văn hóa, 6 thư viện, 1 đơn vị nghệ thuật, 1 đài truyền thanh truyền hình tỉnh, 153 trạm truyền thanh,....

Hoạt động văn hóa thông tin của tỉnh có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị - kinh tế của địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Phong trào xây dựng xã, phường văn hóa, khối phố văn minh và bài trừ các tệ nạn xã hội được đông đảo quần chúng nhân nhân tham gia. Các loại hình văn hóa dân gian, phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ ở các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư cho hoạt động văn hóa còn hạn chế. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có quỹ đất dành cho các hoạt động văn hóa, tuy nhiên diện tích còn hạn hẹp.

5.5. Cơ sở y tếNăm 2010, ngành Y tế Vĩnh Phúc tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ y tế, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, đầu tư cải tạo, mở rộng nâng cấp một số bệnh viện lớn của ngành và đồng bộ hệ thống y tế từ cơ sở xã, phường, thị trấn lên đến bệnh viện tuyến tỉnh.

Tuyến tỉnh: Hiện tại có 5 bệnh viện với tổng số 1.270 giường bệnh, bao gồm: bệnh viên đa khoa tỉnh (600 giường); bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên (330 giường); bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng (120 giường); bệnh viện y học cổ truyền (120 giường); bệnh viện tâm thần (100 giường).

Tuyến huyện: Có 6 bệnh viện đa khoa huyện và 3 trung tâm y tế với tổng số 730 giường bệnh. Các bệnh viện huyện đều được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng đã có những cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Hiện nay hệ thống y tế huyện, thị của Vĩnh Phúc bao gồm: 8 Phòng y tế huyện (trực thuộc UBND huyện), 6 Bệnh viện đa khoa huyện, 5 Trung tâm Y tế Dự phòng huyện và 3 Trung tâm y tế huyện, thị, thành.

32

Page 33: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Tuyến xã: Có 137 xã, phường, thị trấn với 138 Trạm y tế. Toàn tỉnh hiện có 697 cán bộ trong định biên đang công tác tại các Trạm y tế xã, phường, thị trấn, trong đó có 109 Bác sỹ, tỷ lệ Trạm y tế có Bác sỹ năm 2008 là 80%, 100% Trạm y tế có Y sỹ Sản nhi hoặc Nữ hộ sinh.

Ngoài ra còn có một số cơ sở y tế thuộc các Bộ, ngành đóng trên địa bàn, bao gồm: Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương Phúc Yên với 200 giường, Bệnh viện Quân y 109 (của QKII) với 200 giường bệnh, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng của Bộ Giao thông Vận tải với 100 giường bệnh. Các bệnh viện trên ngoài chức năng KCB cho ngành, còn dành khoảng 10% số giường bệnh để tiếp nhận và điều trị cho nhân dân trong tỉnh.

5.6. Cơ sở giáo dục - đào tạoNăm 2010, ngành Giáo dục tỉnh hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công

tác đề ra. Toàn ngành tiếp tục thực hiện đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, tích cực hưởng ứng thực hiện các cuộc vận động của ngành, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên.

Đến nay, toàn tỉnh có 169 trường mầm non, 174 trường TH, 145 trường THCS, 36 trường THPT, 01 trường phổ thông cơ sở. Trong đó, số trường phổ thông không đạt tiêu chuẩn quốc gia là 176 đạt tỷ lệ 49,44%; trong đó TH 125 trường, THCS 41 trường và THCS 10 trường. Số học sinh đầu năm các cấp học: Tiểu học gần 72,7 nghìn, THCS 60,7 nghìn và THPT gần 39,6 nghìn học sinh.

Về giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên và dạy nghề trên địa bàn tỉnh được coi trọng và quan tâm đầu tư. Các trường đào tạo nghề, công nhân kỹ thuật tập trung đào tạo các nghề như sửa chữa và lắp giáp máy tính, tin học, điện công nghiệp, dân dụng, tiện, hàn, công nghệ ô tô, điện tử, điện lạnh... đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị trên địa bàn. Toàn tỉnh hiện có 5 trường Cao đẳng, đại học, đến nay các trường đã hoàn thành công tác tuyển sinh và bước vào năm học mới.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Tỉnh đang phát triển khá. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh cần có sự gia tăng đầu tư hơn nữa cho giáo dục - đào tạo, dành đất cho việc cải tạo, mở rộng trường lớp và đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích đất cho một học sinh, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị dạy và học trong các cơ sở đào tạo.

5.7. Cơ sở thể dục - thể thaoTrong những năm qua các cấp, ngành đã quan tâm chỉ đạo và đầu tư xây

dựng sân bãi tập luyện, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ cho tập luyện và thi đấu thể dục - thể thao trên địa bàn tỉnh. Khu Trung tâm thể thao của tỉnh đã được quy hoạch với các công trình chủ yếu như: nhà thi đấu đa năng, bể bơi, sân Tennis, sân vận động trung tâm, các dụng cụ cần thiết đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng.

Một số huyện, thị và thành phố đã tiến hành xây dựng, nâng cấp sân vận động, nhà tập luyện và các sân bãi. Nhiều xã, phường, thị trấn, trường học có quy hoạch dành đất phục vụ hoạt động thể dục - thể thao cho nhiều đối tượng. Ngành văn hóa thông tin - thể thao đã phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo việc quy

33

Page 34: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

hoạch đất cho thể dục - thể thao. Toàn tỉnh hiện nay có 01 nhà thi đấu đa năng, 10 nhà tập luyện thể thao, 01 sân vận động có bậc bệ, đường chạy, 05 sân vận động cấp huyện và hơn 100 sân bóng đá các loại, 204 sân bóng chuyền phong trào, 319 sân cầu lông đơn giản, 312 bàn bóng bàn và một số sân bãi khác phục vụ tập luyện và thi đấu thể dục - thể thao.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như mạng lưới cơ sở vật chất đầu tư kém và chưa được đồng bộ; chưa có cơ sở đào tạo vận động viên các tuyến - nhất là tuyến năng khiếu từ cơ sở trở lên; trang bị, dụng cụ phục vụ luyện tập, thi đấu thiếu và lạc hậu; quy mô các Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp huyện, thị chưa phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của từng địa bàn. Một số xã trên địa bàn còn chưa có sân bãi chơi, luyện tập thể thao.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Thuận lợi- Tỉnh có vị trí khá thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, hàng

không, đường thủy) đi các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế.Tỉnh thuộc vành đai phát triển thành phố vệ tinh của Thủ đô Hà Nội và có

nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Quốc lộ số 2; sát sân bay Nội Bài nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và hành khách, tạo điều kiện giao lưu với các tỉnh trong nước và quốc tế.

Tỉnh nằm tiếp giáp thủ đô Hà Nội là một thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng nông – lâm - thủy sản, hàng tiêu dùng,... đồng thời cũng là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới.

Thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên có mối liên kết hợp tác chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong vùng khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ hơn.

- Địa hình đa dạng, bao gồm cả miền núi, trung du và đồng bằng, là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình sản xuất đa dạng, phong phú, có quỹ đất đai dồi dào phù hợp cho việc phát triển các khu cụm công nghiệp tập trung, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Điều kiện khí hậu khá thuận lợi về mọi mặt cho phát triển nông, lâm nghiệp, đây là cơ sở cho sự đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh các yếu tố sinh thái của tỉnh.

- Tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch lớn tầm cỡ quốc gia, có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho dân cư.

- Trên địa bàn đã và đang hình thành mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp và hệ thống đô thị trải đều khắp, làm hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

- Hệ thống giáo dục - đào tạo khá hoàn chỉnh, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Đây là cơ sở nền tảng để tỉnh nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thành một trung tâm giáo dục và đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và của cả nước.

34

Page 35: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ có kiến thức văn hóa; có đội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhạy, có trình độ, tiếp cận nhanh với yêu cầu đổi mới của đất nước, tạo ra được khung thể chế khá hoàn chỉnh, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh trong điều kiện hội nhập.

- Việc trở thành một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đã nâng cao vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc trong vùng Đồng bằng sông Hồng và trên Cả nước; tương lai sẽ là địa bàn phát triển quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, mang thêm các chức năng cấp vùng. Điều này đã mở ra cơ hội lớn cho tỉnh trong việc huy động nguồn hỗ trợ từ Trung ương, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

- Tỉnh là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nền văn hóa dân gian đặc sắc mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc Thăng Long, có lịch sử khoa bảng với lối sống và đạo đức chuẩn mực luôn được giữ gìn và phát huy đến ngày nay.

2. Hạn chế và thách thức- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, kim ngạch xuất khẩu còn thấp thể hiện

khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu còn yếu.- Kinh tế có xuất phát điểm thấp, công tác giảm nghèo chưa thực sự bền

vững, chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng, nguy cơ của sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng và chính sách đối với người lao động chưa được quan tâm đúng mức.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nội địa phát triển chậm, trang thiết bị lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Có rất ít doanh nghiệp lớn và hầu hết đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

- Hệ thống hạ tầng của tỉnh đã phát triển, nhưng hạ tầng trong nhiều khu công nghiệp tập trung còn chưa được đầu tư đầy đủ, chưa đáp ứng được các yêu cầu của các nhà đầu tư.

- Do chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao và sự biến động của giá cả, suất đầu tư trên một đơn vị diện tích tăng lên làm cho giá cho thuê lại đất đã có hạ tầng tăng lên.

- Chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh, đặc biệt lợi thế phát triển về dịch vụ du lịch và thương mại; chưa phát huy hết lợi thế của tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ (như liên kết về cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ, phối hợp đào tạo nguồn nhân lực và phối hợp phát triển dịch vụ du lịch thương mại).

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, là một tỉnh công nghiệp nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 25% (năm 2004); dân số nông thôn chiếm tới 86%, lao động nông nghiệp chiếm trên 80% tổng số lao động và áp lực về giải quyết việc làm đô thị cũng như nông thôn còn lớn.

- Đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp nông thôn còn khiêm tốn, hạn chế khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và tăng thu nhập cho đại bộ phận nông dân.

35

Page 36: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm và thời gian làm việc thực tế chưa cao, cùng với lực lượng lao động tăng hàng năm là những vẫn đề cần được quan tâm trong việc bố trí sản xuất, phát triển các ngành nghề trong khu vực nông thôn.

- Đội ngũ cán bộ ở các địa phương trong tỉnh còn mỏng, thiếu cán bộ và doanh nhân giỏi.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải công nghiệp, dân sinh và tệ nạn xã hội ngày càng nặng nề, tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển ở mức báo động một số bệnh.

36

Page 37: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

PHẦN IITÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

I. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất

đai và tổ chức thực hiện các văn bảnSau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn

bản pháp quy cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, góp phần quan trọng đưa công tác quản lý sử dụng đất đai của tỉnh đi vào nề nếp.

Thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ, để cụ thể hoá Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật, HĐND và UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh như:

- Nghị quyết số 26/2009/NQ-HĐND ngày 28/12/2009 quy định mức thu, nộp đối với các loại phí, lệ phí trong lĩnh vực đất đai tỉnh Vĩnh Phúc.

- Nghị quyết số 31/2008/NQ-HĐND ngày 15/12/2008 về chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 19/6/2007 về việc ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 06/2008/QĐ-UBND ngày 22/01/2008 ban hành quy định về một số nội dung đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 04/02/2008 về việc sửa đổi một số nội dung của Quyết định số 49/2007/QĐ-UB ngày 14/8/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về ban hành giao đất xây dựng nhà ở, hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận diện tích đất ở hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 15/10/2008 thực hiện Nghị quyết số 19/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của HĐND tỉnh về việc ban hành quy định hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu cho các xã, phường, thị trấn khi nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng.

- Quyết định số 54/2008/QĐ-UBND ngày 29/10/2008 về phê duyệt diều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1997-2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 55/2008/QĐ-UBND ngày 29/10/2008 về phê duyệt diều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 1997 - 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc

- Quyết định số 70/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 về việc ban hành quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009.

- Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 26/02/2009 về việc giao đất dịch vụ hoặc đất ở theo Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 10/11/2009 về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái

37

Page 38: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.- Quyết định số 418/2008/QĐ-STNMT ngày 25/12/2008 về việc thành lập

các phòng chuyên môn thuộc Chi cục Quản lý đất đai Vĩnh Phúc.- Quyết định số 4754/2009/QĐ-CT ngày 31/12/2009 về việc phê duyệt Đề

án Một cửa liên thông trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 về việc ban hành giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010.

Nhìn chung, các văn bản quy phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, góp phần quan trọng đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị số 364/CT ngày 16/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ. Ranh giới giữa tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh giáp ranh được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.

Bản đồ hành chính các cấp trong tỉnh đều được thực hiện theo hồ sơ địa giới 364/CT với các tỷ lệ tương ứng: Cấp tỉnh 1/50.000; cấp huyện 1/25.000 và theo quy mô diện tích của từng xã, thị trấn.

Hồ sơ địa giới hành chính được tu chỉnh thường xuyên theo Chỉ thị số 364/CT, tuy hiện nay vẫn còn một số tồn tại chưa giải quyết dứt điểm về địa giới hành chính giữa tỉnh Vĩnh Phúc với thành phố Hà Nội: khu vực Thanh Cao (Ngọc Thanh- thị xã Phúc Yên), khu vực Liên Châu (Yên Lạc).

3. Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Từ năm 1995 – 2000, tỉnh đã được Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đầu tư kinh phí đo đạc lập bản đồ địa chính của các xã: Ngọc Thanh, Tiền Châu, Xuân Hoà, Phúc Thắng (cũ) thuộc Thị xã Phúc Yên. Sau năm 2000, trên cơ sở Dự án tổng thể về đo đạc lập hồ sơ địa chính trên phạm vi toàn tỉnh được Tổng cục Địa chính phê duyệt tại Quyết định số 191/1999/QĐ-ĐC ngày 03/5/1999, tỉnh đã xây dựng các dự án đo đạc lập bản đồ địa chính cho các khu vực sau:

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính thị xã Vĩnh Yên tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000 được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 2119/QĐ-UB ngày 6/10/2000.

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/5000 huyện Mê Linh, Bình Xuyên được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê

38

Page 39: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

duyệt tại Quyết định số 2644/QĐ-UB ngày 15/7/2003 và Quyết định bổ sung số 2506/QĐ-UB ngày 11/9/2007.

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000 huyện Yên Lạc được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 2819/QĐ-UB ngày 6/11/2006.

Ngoài công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, trong những năm qua tỉnh đã đầu tư kinh phí xây dựng được mạng lưới độ cao hạng 4 và bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000, 1/10000 phủ trùm toàn tỉnh. Các tài liệu này phục vụ rất hiệu quả cho công tác khảo sát thiết kế, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, đô thị mới của tỉnh. Kết quả công tác đo đạc đạt được cụ thể như sau:

* Bản đồ địa chính chính quy:Năm 2010, tỉnh đã đo xong 5 huyện và dự kiến hết năm 2011 đo vẽ xong 4

huyện, thị, thành phố như: thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc, Tam Dương, Vĩnh Tường (riêng huyện Mê Linh đã đo xong và bàn giao về thành phố Hà Nội). Diện tích đo vẽ xong đến năm 2010 được 53,345/123,65 km2 chiếm 43,14% diện tích tự nhiên của Tỉnh. Cụ thể:

+ Đo đạc thành lập bản đồ địa chính thành phố Vĩnh Yên từ năm 2001-2003 theo Quyết định số 2119/QĐ-UB ngày 6/10/2000.

+ Đo đạc thành lập bản đồ địa chính huyện Mê Linh, Bình Xuyên từ năm 2004 đến nay theo Quyết định số 2644/QĐ-UB ngày 15/7/2003 và Quyết định bổ sung số 2506/QĐ-UB ngày 11/9/2007.

+ Đo đạc thành lập bản đồ và lập hồ sơ địa chính huyện Yên Lạc năm 2007 - 2008 theo Quyết định số 2819/QĐ-UB ngày 6/11/2006.

+ Năm 2009 đo đạc thành lập bản đồ địa chính và lập hồ sơ địa chính huyện Tam Dương theo Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 02/01/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Dự kiến đo đạc bản đồ sẽ đo xong toàn huyện chậm nhất vào quý II năm 2010.

+ Năm 2009 UBND tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự toán thành lập bản đồ địa chính tỉ lệ 1/500, 1/1000 và lập hồ sơ địa chính huyện Vĩnh Tường tại quyết định số 3971/QĐ-UB ngày 16 tháng 11 năm 2010. Triển khai từ năm 2010 đến 2012.

* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện theo quy định của

pháp luật về thống kê, kiểm kê đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp đều được thực hiện theo tỷ lệ tương

ứng: Cấp tỉnh 1/50.000; cấp huyện 1/25.000-1/10.000; cấp xã 1/5.000-1/2.000 tùy theo quy mô diện tích từng huyện, thành, thị và xã, phường, thị trấn. Bản đồ các cấp đều được thành lập bằng phương pháp số, nằm trong hệ tọa độ chuẩn quốc gia (VN – 2000).

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất các cấp đều được thực hiện theo tỷ lệ tương ứng: Cấp tỉnh 1/50.000; cấp huyện 1/25.000-1/10.000 theo quy mô từng huyện; cấp xã 1/5.000-1/2000 tùy theo quy mô diện tích từng xã, phường, thị trấn. Bản đồ các cấp đều được thành lập bằng phương pháp số, nằm trong hệ tọa độ chuẩn quốc gia (VN – 2000).

39

Page 40: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Thực hiện các kỳ thống kê, kiểm kê đất đai, đã xây dựng được bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh, 9 huyện, thành phố, thị và 137 xã, phường, thị trấn.

4. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

4.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất- Đối với hộ gia đình, cá nhân: Đã cấp được 350.176 giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất các loại cho các hộ gia đình, cá nhân trên tổng số 381.212 hộ có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận lần đầu, đạt 91,86 %, với diện tích 58.603,41 ha/70.701,4 ha, chiếm trên 80%. Còn lại 31.036 hộ với diện tích trên 12.000 ha cần cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

- Đối với tổ chức: Đã cấp được 1.658 điểm đất của các tổ chức với 2607,38 ha, đạt trên 10% diện tích. Số điểm đất của các tổ chức còn lại cần cấp là 1.062 điểm đất với diện tích 22.350,61 ha (riêng Vườn Quốc gia Tam Đảo chiếm trên 14.000 ha).

4.3 Công tác lập hồ sơ địa chính, xây dựng CSDL đất đaiNgày 23/06/2009 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND

về việc phê duyệt dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của tỉnh giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2015. Dự án đã xác định nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường đến năm 2015 phải cơ bản hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính chính quy thống nhất trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác quản lý đất đai.

- Việc lập hồ sơ địa chính được triển khai thực hiện ở tất cả các xã, phường, thị trấn cho 4 loại đất (đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và một số loại đất phi nông nghiệp). Tuy nhiên, hệ thống hồ sơ địa chính được lập chưa đầy đủ, hoàn thiện, chất lượng còn thấp nhiều sai sót, Các xã, phường, thị trấn đều có sổ theo dõi biến động đất đai nhưng việc cập nhật các thông tin biến động, chỉnh lý biến động trên hồ sơ chưa làm được ảnh hưởng tới hiệu quả khai thác hồ sơ địa chính.

5. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtThực hiện Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29

tháng 10 năm 2004 của Chính Phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003, Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chấp hành Chỉ thị của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn trên địa bàn của tỉnh. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp đạt được những kết quả sau:

5.1. Công tác quy hoạch sử dụng đất các cấpNgay sau khi tái lập tỉnh ngày 01/01/1997, ngành Tài nguyên và Môi trường

đã tích cực tham mưu cho UBND các cấp quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1999-2010 được xây dựng ngay từ năm 1997 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số

40

Page 41: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

744/QĐ-TTg ngày 15/8/2000. Do điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sử dụng đất nên cuối năm 2004 đầu năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2010 và được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 18/6/2006.

Đến nay, tất cả 9 đơn vị hành chính cấp huyện đã có quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, do điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đều đã được điều chỉnh, bổ sung.

Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2010 đã được triển khai và phê duyệt trong các năm 2001- 2004. Tuy nhiên vẫn còn 14 xã, phường, thị trấn không lập được quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 do thành lập sau hoặc nằm trong quy hoạch đô thị và 10 xã không triển khai.

5.2. Việc lập kế hoạch sử dụng đấtTất cả các huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều

có kế hoạch sử dụng đất cho từng năm và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật đất đai.

Hiện nay, tỉnh đã thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 18/6/2006. Kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành, thị được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 18/9/2006 trong đó có giao cụ thể từng danh mục công trình cho từng huyện, thành, thị và theo từng năm.

6. Quản lý việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Việc giao đất, cho thuê đất thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai. Sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất các dự án được triển khai khá nhanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như sử dụng quá diện tích được giao, cho thuê, thực hiện nghĩa vụ tài chính chậm hoặc mới chỉ san lấp mặt bằng chưa tiến hành xây dựng.

- Đến năm 2010, tỉnh đã giao cho các đối tượng sử dụng 101.821,92 ha, chiếm 80,55% diện tích đất tự nhiên, gồm:

+ Hộ gia đình và cá nhân được giao sử dụng: 68.394,08 ha, chiếm 67,17% đất đã giao cho các đối tượng sử dụng.

+ Các tổ chức trong nước: 32.702,78 ha, chiếm 32,12% đất đã giao cho các đối tượng sử dụng.

+ Các tổ chức nước ngoài, cá nhân người nước ngoài: 652,67 ha, chiếm 0,64% đất đã giao cho các đối tượng sử dụng.

+ Cộng đồng dân cư: 72,39 ha, chiếm 0,07% đất đã giao cho các đối tượng sử dụng.

- Tỉnh giao cho các đối tượng quản lý: 21.828,13 ha, chiếm 17,65% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

+ UBND cấp xã quản lý: 15.970,23 ha, chiếm 73,164% đất giao theo đối tượng để quản lý.

+ Tổ chức phát triển quỹ đất: 2,63 ha, chiếm 0,012% đát giao theo đối tượng

41

Page 42: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

để quản lý.+ Tổ chức khác quản lý: 5.855,27 ha, chiếm 26,824% đất giao theo đối

tượng để quản lý.- Việc giao đất, cho thuê đất về cơ bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng các

công trình trọng điểm quốc gia và của tỉnh, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất để phát triển sản xuất kinh doanh.

7. Thống kê, kiểm kê đất đaiKiểm kê đất đai 5 năm 1 lần, thống kê đất đai hàng năm được tỉnh thực

hiện nghiêm chỉnh, cụ thể đã tiến hành kiểm kê đất đai năm 2000; năm 2005 và kiểm kê đất đai năm 2010 đang được khẩn trương hoàn thành để báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường đúng thời gian quy định.

Chấp hành Chỉ thị số 28/2004/CT - TTg ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai; Thông tư số 28/2004/TT – BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai kế hoạch và phương án thực hiện công tác này đến tận cơ sở.

Trong năm 2005, tỉnh đã tiến hành kiểm kê đất đai theo đúng quy định, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai, đôn đốc các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn cấp xã thực hiện kiểm kê theo hướng dẫn mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Kết quả thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh sau khi huyện Mê Linh sáp nhập về Thành phố Hà Nội là 123.650,05 ha, trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp là 86.382,26 ha.- Nhóm đất phi nông nghiệp là 35.108,59 ha.- Nhóm đất chưa sử dụng là 2.159,20 ha.8. Quản lý tài chính về đất đaiĐất đai đã được tỉnh coi là nguồn lực quan trọng góp phần to lớn cho phát

triển. Công tác quản lý tài chính về đất đai luôn được UBND tỉnh quan tâm và theo dõi sát, vì đây vừa là yêu cầu khách quan và cũng là công cụ quản lý quan trọng trong điều hành Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

Việc ban hành giá đất và thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các sở, ban, ngành và UBND các cấp thực hiện theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản của tỉnh.

9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng đất đai luôn được quan tâm sát sao. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các sở, ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn điều hành công tác thanh tra theo các chuyên đề dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; đặc biệt là thanh tra các nội dung về giao đất, cho thuê đất, quản lý mặt bằng đất canh tác.

42

Page 43: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Qua công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong quản lý đất đai, góp phần đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng đất cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở của nhân dân tăng nhanh đã gây áp lực lớn đến đất đai, nhất là khu vực đô thị, các trục đường giao thông quan trọng. Việc chuyển nhượng đất nông nghiệp và đất ở nhiều nơi còn chưa đúng pháp luật, việc lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích và tranh chấp đất đai một số nơi còn diễn ra gay gắt, phức tạp... Vì vậy việc bảo đảm thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trở thành vấn đề lớn, cần được tập trung giải quyết.

10. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai

Với chủ trương giải quyết đơn thư đúng chức năng thẩm quyền, khắc phục việc để đơn thư tồn đọng kéo dài, UBND tỉnh đã ban hành quy trình tiếp dân trong đó quy định đối với công dân khi thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và việc tiếp nhận đơn thư của tổ chức và công dân, vận động, giải thích, hướng dẫn để nhân dân hiểu đúng pháp luật, sống và làm theo pháp luật.

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong những năm qua được thực hiện khá tốt, xử lý nghiêm, kịp thời và dứt điểm những trường hợp vi phạm Luật đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất, tranh chấp đất trong nội bộ nhân dân góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cùng với những nội dung trên, các công tác khác có liên quan đến đất đai nằm trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai cũng được tỉnh hết sức quan tâm như: quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai cũng đã và đang được triển khai thực hiện theo quy định của Luật Đất đai.

II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đấtNăm 2010, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh có 123.650,05 ha, chiếm 5,87%

diện tích tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng và chiếm 0,38% tổng diện tích tự nhiên của Cả nước. Trong số 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh trong đó huyện Tam Đảo có diện tích lớn nhất là 23.587,62 ha, chiếm 19,06% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thành phố Vĩnh Yên có diện tích nhỏ nhất 5.081,27 ha, chiếm 4,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người toàn tỉnh là 0,12 ha.

43

Page 44: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

1.1. Đất nông nghiệpHiện nay, toàn tỉnh có 86.382,26 ha, chiếm 69,86% tổng diện tích tự nhiên,

trong đó hiện trạng một số loại đất chính sau:1.1.1. Đất trồng lúaNăm 2010, có 34.624,13 ha, chiếm 40,15% đất nông nghiệp và chiếm 28,0%

tổng diện tích tự nhiên. Được tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh Tường 6.830,02 ha, Yên Lạc 4.941,62 ha; Bình Xuyên 4.613,03 ha; Lập Thạch 4.441,37 ha và huyện Tam Dương 4.119,3 ha.

1.1.2. Đất trồng cây lâu nămNăm 2010, có 8.562,94 ha, chiếm 9,89% đất nông nghiệp và chiếm 6,93%

tổng diện tích tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo và huyện Bình Xuyên.

1.1.3. Đất rừng phòng hộNăm 2010, có 3.962,28 ha, chiếm 4,59% đất nông nghiệp và chiếm 3,20%

tổng diện tích tự nhiên. Được phân bố ở huyện Sông Lô 1.126,29 ha; Lập Thạch 807,64 ha và thị xã Phúc Yên 1.360,6 ha.

1.1.4.Đất rừng đặc dụngNăm 2010, có 15.125,87 ha, chiếm 17,51% đất nông nghiệp và chiếm

12,23% tổng diện tích tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở huyện Tam Đảo 12.328,41 ha; Bình Xuyên 2.262,96 và thị xã Phúc Yên 534,50 ha.

1.1.5. Đất rừng sản xuấtNăm 2010, có 13.486,37 ha, chiếm 15,61% đất nông nghiệp và chiếm

10,91% tổng diện tích tự nhiên. Được phân bố chủ yếu ở huyện Lập Thạch 3.462,47 ha; Sông Lô 2.803,66 ha; Tam Đảo 1.748,07 ha; Tam Dương 1.395,72 ha và thị xã Phúc Yên 2.691,23 ha.

1.1.6. Đất nuôi trồng thủy sản

44

Page 45: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 2010, có 3.584,16 ha, chiếm 4,14% đất nông nghiệp và chiếm 2,9% tổng diện tích tự nhiên. Được phân bố tập trung ở huyện Vĩnh Tường 1.122,44 ha và huyện Yên Lạc 1.172,16 ha.

1.1.7.Đất nông nghiệp khácNăm 2010, có 83,13 ha, chiếm 0,07 % đất nông nghiệp. Diện tích đất được

phân bố rải rác ở các huyện.1.2. Đất phi nông nghiệpĐất phi nông nghiệp có 35.108,59 ha, chiếm 28,39% tổng diện tích tự nhiên.

Trong đó:1.2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệpNăm 2010, có 257,4 ha, chiếm 0,78% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,21%

tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất là để xây dựng các trụ sở làm việc của các cơ quan thuộc các cấp hành chính, trụ sở làm việc của các tổ chức, đoàn thể, các tổ chức đơn vị sự nghiệp khác trên địa bàn của toàn tỉnh.

Hiện tại trụ sở làm việc của một số đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã trong tỉnh (đặc biệt là các đơn vị mới thành lập) còn nhỏ hẹp, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được công việc. Trong thời gian tới cần quan tâm đến vấn đề sử dụng hợp lý quỹ đất này trong đó có cả việc xem xét điều chỉnh vị trí, diện tích đất các công trình hiện có và tăng thêm diện tích cho các công trình mới.

1.2.2. Đất quốc phòngNăm 2010, có 1.284,31 ha, chiếm 3,69% đất phi nông nghiệp và chiếm

1,04% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất quốc phòng phân bố rải rác trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố. Huyện có diện tích đất quốc phòng lớn như: huyện Bình Xuyên 371,93 ha; Tam Đảo 361,48 ha và TP.Vĩnh Yên 247,07 ha.

1.2.3. Đất an ninhNăm 2010, có 332,93 ha, chiếm 0,95% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,27%

tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm trụ sở công an tỉnh, công an các huyện, trụ sở công an các phường, thị trấn, nhà công vụ, nhà tạm giữ, trại giam,…

1.2.4. Đất khu công nghiệpNăm 2010, có 1.451,29 ha, chiếm 4,12% đất phi nông nghiệp và chiếm

1,17% tổng diện tích tự nhiên. Đất khu công nghiệp tập trung ở một số huyện, thành phố như huyện Bình Xuyên 1.170,16 ha; thành phố Vĩnh Yên 146,66 ha;... Trên địa bàn tỉnh có 3 huyện chưa có đất khu công nghiệp là huyện Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô.

1.2.5. Đất cho hoạt động khoáng sảnNăm 2010, có 25,32 ha, chiếm 0,07% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,02%

tổng diện tích tự nhiên. Được phân bố ở huyện Tam Đảo 13,79 ha; huyện Sông Lô 8,55 ha và thành phố Vĩnh Yên 2,98 ha.

Nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh không phong phú. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh có một số loại khoáng sản quý hiếm như thiếc, vàng sa khoáng nhưng với trữ lượng ít và phân tán rộng trên địa bàn tỉnh. Khối lượng khoáng sản đáng kể nhất là vật liệu xây dựng như đá xây dựng, đá granit, cao lanh, cát sỏi và đất sét…

1.2.6. Đất có di tích danh thắngNăm 2010, có 124,75 ha, chiếm 0,36% đất phi nông nghiệp và chiếm

45

Page 46: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

0,10% tổng diện tích tự nhiên, gồm diện tích khuôn viên các di tích cách mạng, di tích văn hóa, các danh lam thắng cảnh. Huyện có đất di tích danh thắng nhiều là huyện Tam Đảo 94,27 ha; Lập Thạch 10,54 ha; Vĩnh Tường 7,67 ha; Tam Dương 4,24 ha và các huyện còn lại có diện tích không đáng kể, chỉ khoảng 1 ha đến 2 ha.

1.2.7. Đất bãi thải, xử lý chất thảiNăm 2010, có 16,59 ha, chiếm 0,035% đất phi nông nghiệp và chiếm

0,01% tổng diện tích tự nhiên. Hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng được điểm xử lý chôn lấp chất thải nguy hại mà mới chỉ quy hoạch được các điểm tập kết rác thải quy mô nhỏ và các điểm trung chuyển rác tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

1.2.8. Đất tôn giáo, tín ngưỡngNăm 2010, có 201,68 ha, chiếm 0,57% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,16%

tổng diện tích tự nhiên. Do đặc thù của tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, khá đông người dân có nhu cầu tín ngưỡng nên tình hình tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh rất đa dạng, các công trình như đình, đền, chùa, miếu mạo, nhà thờ được xây dựng rải rác khắp địa bàn tỉnh.

1.2.9. Đất nghĩa trang, nghĩa địaNăm 2010, có 749,27 ha, chiếm 2,15% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,61%

tổng diện tích tự nhiên. Phân bố khắp các địa phương trong tỉnh đáp ứng nhu cầu an táng (địa táng) người quá cố theo phong tục, tập quán dân tộc.

1.2.10. Đất phát triển hạ tầngNăm 2010, có 13.019,52 ha, chiếm 37,08% đất phi nông nghiệp và chiếm

10,53% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm:- Đất văn hóa: 147,52 ha, chiếm 0,41% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,12%

tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm diện tích đất xây dựng các công trình như tòa báo, đài phát thanh, truyền hình, nhà hát, rạp chiếu phim, tượng đài, các điểm bưu điện văn hóa xã, công viên cây xanh...

- Đất cơ sở y tế: 88,56 ha, chiếm 0,24% phi nông nghiệp và chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên. Gồm toàn bộ diện tích mạng lưới cơ sở y tế từ tỉnh xuống đến các huyện, thị, thành phố và tới các xã, phường, thị trong tỉnh.

- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: 608,83 ha, chiếm 1,75% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,49% tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm diện tích khuôn viên hệ thống các trường từ mầm non, tiểu học, trung học đến các trường đại học, cao đẳng và các trường chuyên nghiệp dạy nghề.

- Đất cơ sở thể dục - thể thao: 353,53 ha, chiếm 0,99% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,29% tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm các sân vận động, nhà thi đấu, sân bóng, bể bơi, các sân thể dục thể thao từ tỉnh đến cơ sở.

Ngoài ra, đất phát triển hạ tầng gồm các loại đất sau- Đất giao thông: 7.269,98 ha, chiếm 20,66% đất phi nông nghiệp và chiếm

5,88% tổng diện tích tự nhiên. Tỉnh có 3 loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt và đường thủy. Chủ yếu là giao thông đường bộ. Hiện tại hệ thống giao thông đô thị cơ bản được nâng cấp và láng nhựa. Nhìn chung, giao thông đường bộ của tỉnh đã có những đầu tư phát triển cả về số lượng và chất lượng.

46

Page 47: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Đất thủy lợi: 4.472,6 ha, chiếm 12,77% đất phi nông nghiệp và chiếm 3,62% tổng diện tích tự nhiên. Tỉnh đã chú trọng phát triển mạng lưới thủy lợi. Hàng năm đều có kế hoạch chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các cấp tiến hành sửa chữa, tu bổ và làm mới hệ thống đê điều, kênh mương và các công trình thủy lợi. Năm 2009, tỉnh đã bàn giao quản lý, vận hành 312 công trình, gồm 224 hồ, đập nhỏ, 88 trạm bơm và 1.122 km kênh các loại trước đây do xã và hợp tác xã quản lý.

- Đất công trình năng lượng và bưu chính viễn thông: có 30,83 ha, chiếm 0,087% đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất để xây dựng hệ thống mạng lưới truyền dẫn năng lượng và viễn thông.

- Đất chợ: 47,67 ha, chiếm 0,13% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên. Đây là diện tích của hệ thống các chợ trung tâm tỉnh đến chợ trung tâm huyện, thị xã, thành phố và chợ ở các xã.

1.2.11.Đất ở đô thịTỉnh Vĩnh Phúc có 1.668,97 ha, chiếm 20,29% đất ở toàn tỉnh và chiếm

1,35% tổng diện tích tự nhiên. Đất ở đô thị phân bổ ở các thị trấn, phường tại 9 huyện, thị, thành phố. Diện tích đất ở đô thị lớn nhất là ở thành phố Vĩnh Yên (611,05 ha) và thấp nhất là ở huyện Tam Đảo (4,30 ha).

1.2.12. Đất phi nông nghiệp còn lại- Đất ở nông thônToàn tỉnh có 6.557,22 ha diện tích đất ở nông thôn, chiếm 71,79% đất ở. Đất

ở nông thôn của Tỉnh phân bố đều khắp các huyện, thị và thành phố và theo hướng quần tụ dân cư dọc theo các trục đường giao thông. Huyện có diện tích đất ở tại nông thôn cao nhất là huyện Tam Dương (1.427,60 ha) và thấp nhất là thành phố Vĩnh Yên (153,33 ha).

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanhNăm 2010, có 1.961,56 ha, chiếm 5,59% đất phi nông nghiệp. Diện tích đất

cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm các khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, siêu thị, cửa hàng xăng dầu, nhà máy nước,.... trên địa bàn toàn tỉnh. Trong thời gian tới cần quy hoạch thêm diện tích cho loại đất này.

- Đất sản xuất vật liệu xây dựngNăm 2010, có 478,63 ha, chiếm 1,36% đất phi nông nghiệp. Diện tích đất

chủ yếu là các khu vực khai thác gạch, cát, sỏi, đất đồi,.... trên địa bàn toàn tỉnh.- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùngNăm 2010, có 6.948,68 ha, chiếm 19,79% đất phi nông nghiệp và chiếm

5,62% diện tích tự nhiên. Diện tích được phân bố khá đều trên địa bàn các huyện tập trung chủ yếu ở huyện Tam Đảo (1.623,76 ha), Lập Thạch (1.101,11 ha).

- Đất phi nông nghiệp khácNăm 2010, có 30,44 ha, chiếm 0,09% đất phi nông nghiệp và chiếm 0,02%

diện tích tự nhiên. Diện tích đất bao gồm đất làm các lán trại, nhà tạm, các cơ sở dịch vụ đô thị.

1.3. Đất đô thị Năm 2010, đất đô thị của tỉnh là 12.538,52 ha, chiếm 10,14% tổng diện tích

tự nhiên. Diện tích đô thị của tỉnh gồm diện tích của 7 phường thuộc thành phố

47

Page 48: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Yên, 6 phường của thị xã Phúc Yên và 12 thị trấn của các huyện.1.4. Đất khu bảo tồn thiên nhiênNăm 2010, đất khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh là 15.140,87 ha, chiếm

12,24% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích khu bảo tồn thiện nhiên tập trung chủ yếu ở Vườn quốc gia Tam Đảo. Khu bảo tồn thiên nhiên là nơi lưu giữ sự đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm, là nơi dự trữ, bảo tồn và phục hồi các nguồn gen sinh học, động và thực vật.

1.5. Đất du lịchNăm 2010, đất du lịch của tỉnh là 566,6 ha, chiếm 0,46% tổng diện tích tự

nhiên. Tỉnh có nhiều khu du lịch nổi tiếng, đã và đang được đầu tư hoàn thiện để đưa vào sử dụng như khu nghỉ mát Tam Đảo; khu du lịch hồ Đại Lải; khu danh thắng Tây Thiên; khu du lịch Đầm Vạc;… Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng ngành du lịch của tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ nên tiềm năng phát triển du lịch chưa khai thác được bao nhiêu so với tiềm năng sẵn có mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh.

1.6. Đất chưa sử dụngHiện nay, tỉnh còn 2.159,20 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,75% tổng diện

tích tự nhiên, gồm:- Đất bằng chưa sử dụng: 723,20 ha, chiếm 33,59% đất chưa sử dụng. chủ

yếu là trong quá trình san lấp mặt bằng nhưng chưa có chủ đầu tư.- Đất đồi núi chưa sử dụng: 1.216,23 ha, chiếm 56,23% đất chưa sử dụng.- Núi đá không có rừng cây: 219,77 ha, chiếm 10,18% đất chưa sử dụng.Phân bố nhiều ở huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đấtTrong giai đoạn 2001-2010, địa giới hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc có sự

thay đổi; năm 2008, toàn bộ diện tích tự nghiên của huyện Mê Linh (thuộc tỉnh Vĩnh Phúc cũ) chuyển về Hà Nội do việc mở rộng Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc được chia thành 2 giai đoạn như sau:

2.1. Biến động giai đoạn 2001 - 20082.1.1. Biến động tổng quỹ đất đaiNăm 2008, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 137.340,96 ha, tăng 116,82 ha

so với năm 2005 (137.224,14 ha) và tăng 204,82 ha so với năm 2000 (137.136,14 ha). Diện tích tự nhiên của tỉnh tăng, giảm còn do biến động diện tích của các xã sau khi đo đạc bản đồ địa chính.

2.1.2. Biến động các loại đất chínha. Đất nông nghiệpNăm 2008, có 94.445,48 ha, giảm 1.685,60 ha so với năm 2005 (96.131,08

ha) và giảm 1.608,80 ha so với năm 2000 (96.054,28 ha). Trong đó:- Đất trồng lúa: 41.788,65 ha, giảm 1.829,77 ha so với năm 2005 (43.618,42

ha), giảm 4.096,18 ha so với năm 2000 (45.884,83 ha).- Đất trồng cây lâu năm: 8.635,57 ha, giảm 33,68 ha so với năm 2005

(8.669,25 ha) và giảm 874,40 ha so với năm 2000 (9.509,97 ha). - Đất rừng phòng hộ: 6.617,21 ha, giảm 85,86 ha so với năm 2005 (6.703,07

48

Page 49: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

ha) và tăng 656,25 ha so với năm 2000 (5.960,96 ha). - Đất rừng đặc dụng: 15.437,23 ha, bằng diện tích so với diện tích năm 2005

(15.437,23 ha) và tăng 4.249,22 ha so với năm 2000 (11.188,01 ha).- Đất rừng sản xuất: 10.824,63 ha, giảm 124,19 ha so với năm 2005

(10.948,82 ha) và giảm 2.435,25 ha so với năm 2000 (13.259,88 ha). - Đất nuôi trồng thuỷ sản: 2.611,69 ha, tăng 113,16 ha so với năm 2005

(2.498,53 ha) và tăng 448,78 ha so với năm 2000 (2.162,91 ha). b. Đất phi nông nghiệpNăm 2008, Diện tích đất phi nông nghiệp là 39.433,79 ha, giảm 4.265,09 ha

so với năm 2005 (43.698,88 ha), tăng 7.494,00 ha so với năm 2000 (31.939,79 ha). Dưới đây là biến động một số loại đất chính như:

- Đất trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp: 442,65 ha, tăng 7,94 ha so với năm 2005 (434,71 ha) và giảm 52,08 ha so với năm 2000.

- Đất quốc phòng, an ninh: 1.504,51 ha, tăng 133,03 ha so với năm 2005 (1.371,48 ha) và tăng 483,27 ha so với năm 2000 (1.021,24 ha). Tăng do việc mở rộng các thao trường, khu tập trung, huấn luyện tại các tiểu đội trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ học tập, chiến đấu và việc thành lập mới huyện Sông Lô.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 4.538,62 ha, tăng 1.383,48 ha so với năm 2005 (3.155,14 ha) và tăng 3.468,73 ha so với năm 2000 (1.069,89ha). Trong những năm gần đây, công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn của tỉnh ngày càng phát triển nên quỹ đất dành cho công nghiệp ngày càng tăng nhanh.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 166,65 ha, tăng 4,88 ha so với năm 2005 (161,77 ha) và tăng 35,26 ha so với năm 2000 (144,01 ha).

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 931,99 ha, tăng 37,99 ha so với năm 2005 (894,00 ha) và giảm 0,14 ha so với năm 2000 (896,73 ha). Giảm do chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác như công nghiệp, giao thông...

- Đất phát triển hạ tầng: 14.198,60 ha, tăng 351,81 ha so với năm 2005 (13.846,79 ha) và tăng 1.219,73 ha so với năm 2000 (12.978,87 ha). Nguyên nhân là do việc mở mới nâng cấp các tuyến giao thông, trường học, nhà văn hóa,... các xã phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Như vậy, với phân tích ở trên ta thấy diện tích đất phi nông nghiệp của tỉnh tăng trong những năm qua chủ yếu do một số loại đất như đất khu công nghiệp, đất phát triển hạ tầng, đất quốc phòng, đất di tích danh thắng,....lại tăng đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và công trình dân sinh kinh tế, mở rộng diện tích các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh. Điều này phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phản ánh đúng tình hình phát triển trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã được các các sở, ban ngành của tỉnh quan tâm.

c) Đất chưa sử dụngNăm 2008, tỉnh còn 3.461,69 ha đất chưa sử dụng, giảm 76,46 ha so với năm

2005 (3.538,15 ha) và giảm 5.778,95 ha so với năm 2000 (9.240,64 ha). Nguyên nhân chính của việc giảm đất chưa sử dụng trong những năm qua do khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2.2. Biến động giai đoạn 2010 - 2008

49

Page 50: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn này các chỉ tiêu đất của tỉnh Vĩnh Phúc không bao gồm các chỉ tiêu đất của huyện Mê Linh. Được cụ thể như sau:

2.2.1. Biến động tổng quỹ đất đaiNăm 2010, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 123.650,05 ha, tăng 473,62 ha

so với năm 2008 (123.176,43 ha). Nguyên nhân tổng diện tích tự nhiên tăng là do biến động diện tích tự nhiên tại các xã, phường, thị trấn sau khi đo đạc lại bản đồ địa chính.

2.2.2. Biến động các loại đất chínha. Đất nông nghiệpHiện tại, đất nông nghiệp: 86.382,26 ha, tăng 600,65 ha so với năm 2008

(85.781,61 ha). Trong đó có sự biến động các loại đất sau:- Đất trồng lúa: 34.624,13 ha, giảm 447,17 ha so với năm 2008 (35.703,42

ha). Nguyên nhân là diện tích đất lúa giảm là do chuyển sang sử dụng vào các mục đích như đất ở, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp và các mục đích công cộng.

- Đất trồng cây lâu năm: 8.562,94 ha, tăng 534,66 ha so với năm 2008 (8.028,28 ha). Nguyên nhân là do chuyển đổi một phần diện tích đất trồng cây hàng năm sang cây lâu năm và khai thác diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng.

- Đất rừng phòng hộ: 3.962,28 ha, giảm 2.654,93 ha so với năm 2008 (6.617,21 ha). Nguyên nhân diện tích rừng giảm là do chuyển sang thống kê vào mục đích rừng sản xuất và các mục đích xây dựng khác như giao thông.

- Đất rừng đặc dụng: 15.125,87 ha, giảm 311,36 ha so với năm 2008 (15.437,23 ha), diện tích giảm là do sử dụng vào mục đích giao thông, nhà ở,...

- Đất rừng sản xuất: 13.486,37 ha, tăng 2.664,85 ha so với năm 2008 (10.821,52 ha). Diện tích tăng do từ đất rừng phòng hộ sang và trồng rừng mới trên đất chưa sử dụng.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh là 3.584,16 ha, tăng 1.296,25 ha so với năm 2008 (2.287,91 ha). Diện tích tăng chủ yếu là do khai thác đất chưa sử dụng vào và do chuyển từ các loại đất nông nghiệp kém hiệu quả sang sử dụng.

Bảng 04: Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp của tỉnhĐơn vị: ha

STT Chỉ tiêu Diện tích năm 2010

Diện tích năm 2008

So sánh tăng (+); giảm (-)

Đất nông nghiệp 86.382,26 85.781,61 600,651 Đất trồng lúa 34.624,13 35.703,42 -1.079,292 Đất trồng cây lâu năm 8.562,94 8.028,28 534,663 Đất rừng phòng hộ 13.486,37 10.821,52 2.664,854 Đất rừng đặc dụng 3.962,28 6.617,21 -2.654,935 Đất rừng sản xuất 15.125,87 15.437,23 -311,366 Đất nuôi trồng thủy sản 3.584,16 2.287,91 1.296,25

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc)b. Đất phi nông nghiệp

50

Page 51: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 2010, đất phi nông nghiệp là 35.108,59 ha, tăng 634,42 ha so với năm 2008 (34.474,17ha). Dưới đây là biến động một số loại đất như:

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 257,4 ha, giảm 97,11 ha so với năm 2005 (354,51 ha).

- Đất quốc phòng: 1.284,31 ha, tăng 153,51 ha so với năm 2008. Diện tích tăng do mở rộng một số khu quân sự trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đất an ninh: 332,93 ha, giảm 34,39 ha so với năm 2008.- Đất khu công nghiệp: 1.451,29 ha, tăng 650,14 ha so với năm 2008. Diện

tích tăng là do việc mở rộng, làm mới một số khu, cụm công nghiệp đã đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Đất cho hoạt động khoáng sản: 25,32 ha, giảm 9,61 ha so với năm 2008. Do diện tích khai thác trên địa bàn giảm, chưa tìm kiếm được các khu khai thác, mỏ mới.

- Đất có di tích, danh thắng: 124,75 ha, tăng 88,81 ha so với năm 2008. Nguyên nhân tăng do một số các di tích được công nhận, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp, mở rộng diện tích.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: 16,59 ha, giảm 21,69 ha so với năm 2008 (38,28). Nguyên nhân một phần do thống kê các điểm thu gom rác thải, một phần bị chôn lấp sử dụng với mục đích khác.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 201,68 ha, tăng 60,63 ha so với năm 2008 (169,63 ha). Xây dựng, mở rộng một số đình chùa, trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 749,27 ha, giảm 62,45 ha so với năm 2008 (811,72 ha). Diện tích đất giảm do chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác như công nghiệp, giao thông,....

- Đất phát triển hạ tầng: 13.019,52 ha, tăng 68,67 ha so với năm 2008 (12.950,85 ha). Trong đó biến động một số loại đất sau:

+ Đất cơ sở văn hóa: 147,52 ha, tăng 48,0 ha so với năm 2008 (99,52 ha).+ Đất cơ sở y tế: 88,56 ha, tăng 5,23 ha so với năm 2008 (83,33 ha). Do việc

xây mới một số trạm y tế, bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh.+ Đất cơ sở giáo dục – đào tạo: 608,83 ha, tăng 102,57 ha so với năm 2008

(506,26 ha). Diện tích tăng lên là do mở rộng, xây mới một số trường học THPT, THCS, Tiểu học và mẫu giáo trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Đất cơ sở thể dục – thể thao: 353,53 ha, tăng 3,03 ha so với năm 2008 (350,50). Diện tích tăng do mở rộng, làm mới một số sân thể thao các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.

Ngoài ra, đất phát triển hạ tầng còn một số loại sau:+ Đất giao thông: 7.269,98 ha, tăng 477,10 ha so với năm 2008 (6.792,88

ha). Diện tích tăng do mở rộng, làm mới một số đường giao thông huyện, xã và tuyến giao thông nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Đất thủy lợi: 4.472,60 ha, giảm 249,04 ha so với năm 2008. + Đất công trình năng lượng, truyền thông: 22,26 ha, tăng 4,20 ha so với

năm 2008 (18,06 ha).+ Đất bưu chính viễn thông: 8,57 ha, tăng 5,14 ha so với năm 2008 (3,43 ha)+ Đất chợ: 47,67 ha, giảm 2,28 ha so với năm 2008 (49,95 ha). Diện tích

51

Page 52: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

giảm do di chuyển một số khu chợ tạm thành các khu chợ tập trung.Biểu 05: Tình hình biến động diện tích đất phi nông nghiệp của tỉnh

Đơn vị: ha

STT Chỉ tiêu Diện tích năm 2010

Diện tích năm 2008

So sánh tăng (+); giảm (-)

Đất phi nông nghiệp 35.108,59 34.474,17 634,421 Đất trụ sở cơ quan, CTSN 257,40 354,51 -97,112 Đất quốc phòng 1.284,31 1.130,80 153,51

3 Đất an ninh 332,93 367,32 -34,39

4 Đất khu công nghiệp 1.451,29 801,15 650,14

5 Đất cho hoạt động khoáng sản 25,32 34,93 -9,61

6 Đất có di tích, danh thắng 124,75 35,94 88,817 Đất bãi thải, xử lý chất thải 16,59 38,28 -21,69

8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 201,68 141,05 60,63

9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 749,27 811,72 -62,4510 Đất phát triển hạ tầng 13.019,55 12.625,57 393,98

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc)c) Đất chưa sử dụngĐến nay, tỉnh còn 2.159,20 ha đất chưa sử dụng, giảm 761,45 ha so với năm

2008 (2.920,65 ha). Nguyên nhân chính của việc giảm đất chưa sử dụng trong những năm qua là do khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cụ thể Biến động các loại đất chưa sử dụng như:

+ Đất bằng chưa sử dụng là 723,20 ha, giảm 202,51 ha. + Đất đồi núi chưa sử dụng có 1.216,23 ha, giảm 556,46 ha. + Núi đá không có rừng cây có 219,77 ha, giảm 2,48 ha. 2.3. Quy luật biến động đất đaiTừ kết quả nghiên cứu quy luật biến động đất đai của tỉnh trong những năm

qua cho thấy:- Đất nông nghiệp giảm dần nhằm giải quyết đất cho các mục đích khác và

cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa.- Đất phi nông nghiệp tăng lên cùng với quá trình gia tăng dân số tự nhiên và

sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và các công trình xây dựng khác.

- Đất chưa sử dụng giảm dần do cải tạo đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.

- Năm 2008, với sự thay đổi địa giới hành chính của tỉnh, do toàn bộ diện tích của huyện Mê Linh được chuyển về thành phố Hà Nội vì vậy diện tích các loại đất của tỉnh Vĩnh Phúc giảm đáng kể so với năm trước.

52

Page 53: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm qua các loại đất đều có sự biến động, đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần; đất phát triển hạ tầng, đất ở đều tăng phù hợp với quy luật của xã hội và sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên những năm tới cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà ở đô thị và nông thôn sẽ tăng mạnh, yêu cầu đặt ra là phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng đất trồng lúa năng suất cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào mục đích khác cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.

3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất

3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất3.1.1. Hiệu quả sử dụng đất- Trong thời kỳ đẩy mạnh kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại

hoá, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực ngày càng tăng. Công tác đo đạc bản đồ, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất ngày càng được quan tâm đúng mức là tiền đề để quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, nhờ đó việc thu hồi đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ… được thuận lợi, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp đã có chính sách hợp lý để khuyến khích việc khai hoang phục hoá; phủ xanh đất trống đồi núi trọc; bảo vệ và phát triển rừng; môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện.

- Thực hiện giao đất sản xuất nông nghiệp ổn định cùng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hoá làm cho nông dân năng động hơn, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khôi phục và phát triển nhiều vườn cây ăn quả, phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

- Đất có rừng tăng lên, bao gồm cả việc trồng mới rừng trên đất trống đồi núi trọc và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên ở những nơi đã bị tàn phá suy kiệt, góp phần giải quyết đời sống cho một bộ phận dân cư, cải thiện môi trường, và chống xói mòn đất…

- Dành quỹ đất hợp lý đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông thôn, quản lý chặt việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

3.1.2. Những tác động đến môi trường đất trong quá trình sử dụng đấtKhi sử dụng đất bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên cũng như các hoạt động

của con người. Căn cứ vào các tài liệu điều tra đánh giá tác động môi trường hàng năm, chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh đến năm 2010 và các đề tài nghiên cứu đánh giá động của môi trường đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho thấy tình hình ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đang có chiều hướng gia tăng, dẫn đến việc đất đai bị thoái hoá, chất lượng đất giảm dần, môi trường đất bị ô nhiễm, tập trung chủ yếu bởi các nguyên nhân sau:

- Việc khai thác các loại tài nguyên chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến ô nhiễm bởi các chất độc hại, khai thác rừng đã làm xói mòn đất, hiện tượng tích tụ

53

Page 54: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

các loại khí độc, ô nhiễm không khí ở nhiều nơi vượt mức cho phép, nhất là ở các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng, cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm…

- Ô nhiễm môi trường do các hoạt động nông nghiệp như việc sử dụng các chất hoá học đã và đang là nguyên nhân làm giảm số lượng của nhiều loại vi sinh vật có ích, làm giảm đa dạng sinh học…

- Ô nhiễm môi trường còn do tập quán sinh hoạt của nhân dân với các chất thải chưa được thu gom và xử lý triệt để, thiếu các cơ sở thu gom, xử lý rác thải tại các đô thị và các khu dân cư nông thôn.

- Hệ thống cấp thoát nước trong các khu dân cư đang bị quá tải và xuống cấp, chưa đồng bộ với cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác, nguồn nước thải sinh hoạt hầu hết không qua xử lý đồng bộ mà đổ trực tiếp ra các hệ thống sông ngòi, ao, hồ làm ô nhiễm nguồn nước.

3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất3.2.1. Cơ cấu sử dụng đấtCơ cấu sử dụng đất của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp

với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.- Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh có

123.650,05 ha, chiếm 0,38% diện tích tự nhiên của Cả nước. Diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính như sau:

+ Đất nông nghiệp 86.382,26 ha, chiếm 69,86% tổng diện tích tự nhiên.+ Đất phi nông nghiệp 35.108,59 ha, chiếm 28,39% tổng diện tích tự nhiên.+ Đất chưa sử dụng 2.159,20 ha, chiếm 1,75% tổng diện tích tự nhiên.- Quỹ đất của tỉnh ngày càng được khai thác, sử dụng triệt để, tỷ lệ đưa vào

sử dụng cho các mục đích ngày càng tăng (chiếm 98,25% diện tích tự nhiên) dẫn đến diện tích đất chưa sử dụng giảm dần. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp tạo ra cơ cấu sử dụng các loại đất trên địa bàn đã có những thay đổi đáng kể.

Cơ cấu đất nông nghiệp có xu hướng giảm từ 70,04% năm 2000 đến 70,13% năm 2005 và đạt 69,86% năm 2010; tỷ lệ các loại đất phi nông nghiệp (đất ở, đất khu công nghiệp, đất phát triển hạ tầng...)có xu hướng tăng từ 23,22% năm 2000 đến 27,28% năm 2005 và đạt 28,39% năm 2010. Diện tích đất chưa sử dụng có xu hướng giảm từ 6,74% năm 2000 xuống còn 2,59% năm 2005 và đạt 1,75% năm 2010.

3.2.2. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế- Quá trình phát triển nhanh kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công

nghiệp hóa và hiện đại hóa trong những năm qua kéo theo việc thay đổi rất lớn trong việc bố trí sử dụng các loại đất.

Diện tích đất nông nghiệp (đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp) tuy phải chuyển một phần để xây dựng phát triển hệ thống đô thị, các khu dân cư, các khu, cụm công nghiệp tập trung và xây dựng kết cấu hạ tầng…nhưng năng suất các loại cây trồng, vật nuôi đều tăng.

Đất phi nông nghiệp tăng góp phần làm cho diện mạo các đô thị ngày càng

54

Page 55: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng ngày càng hoàn thiện. Nhiều khu công nghiệp đã hình thành và tiếp tục được mở rộng không những góp phần tăng thu ngân sách mà còn thu hút một lực lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn.

Đất đai trên địa bàn tỉnh ngày càng được quản lý, khai thác triệt để và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

- Qua số liệu thống kê đất đai năm 2010, toàn tỉnh đã khai thác 98,26% tổng diện tích tự nhiên đưa vào sử dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đất ở, đất chuyên dùng…

Tuy nhiên, đẩy mạnh kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp cho nên một số diện tích đất chưa sử dụng sẽ được khai thác đưa vào sử dụng và còn lại phần lớn diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội là từ đất nông nghiệp.

- Quỹ đất dành cho chỉnh trang, mở rộng và xây dựng mới các khu dân cư cả đô thị và nông thôn vẫn tiếp tục mở rộng. Việc bố trí đất ở trong các khu dân cư, trung tâm xã được gắn liền đồng bộ với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, các công trình dịch vụ và vui chơi giải trí,.... đã làm cho diện mạo khu dân cư ngày càng khang trang, hiện đại hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.

- Quỹ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng mạnh góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá ở địa phương, trong đó tăng mạnh nhất là đất công nghiệp.

- Quỹ đất dành cho phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi,...cũng tăng đáng kể. Nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ,.... được nâng cấp mở rộng, phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển mạnh góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển giao lưu giữa các vùng trong và ngoài tỉnh, là yếu tố thúc đẩy các trục phát triển của địa phương.

- Quỹ đất dành cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục - thể thao và các công trình phúc lợi khác cũng được đầu tư mở rộng đáng kể góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng khám chữa bệnh và đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng đất đai, mức độ phù hợp của các loại đất phù hợp với từng mục đích sử dụng, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu phát triển theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3.2.3. Tình hình đầu tư về vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong việc sử dụng đất tại cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Hiện nay, tỉnh đã ban hành và thực hiện những chính sách, giải pháp khá toàn diện liên quan đến vấn đề đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất, trong đó nổi bật ở những lĩnh vực:

+ Đầu tư vốn bằng tiền, cho vay trực tiếp đến người sử dụng đất theo các chương trình, dự án thông qua các ngân hàng và quỹ tín dụng.

+ Đầu tư ứng trước vật chất như các loại vật tư nông nghiệp, con giống,

55

Page 56: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật với cả một hệ thống trung tâm khuyến nông, giống cây trồng, thú y.

+ Hợp đồng bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm sản xuất trực tiếp đến người sử dụng đất.

- Phối hợp tốt với Sở Tài chính xem xét, cân đối kinh phí sự nghiệp tài nguyên môi trường hàng năm để tham mưu cho UBND tỉnh, thông qua HĐND phân bổ cho các Sở, ngành và địa phương đảm bảo kịp thời và hiệu quả. Ngoài ra tiếp tục hướng dẫn, theo dõi địa phương sử dụng đúng nội dung, mục đích chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT, ngày 29/12/2006 của Bộ Tài chính - Bộ TNMT.

* Tính đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 357 dự án thực hiện thủ tục đầu tư còn hiệu lực. Trong đó:

- Đầu tư trong KCN, CCN: Có 171 dự án (87 dự án DDI và 84 dự án FDI), chiếm 47,9% tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư là 1.512,65 triệu USD (chiếm 76,15% tổng vốn đầu tư của dự án FDI) và 3.246,84 tỷ đồng (chiếm 78,97% tổng vốn đầu tư của các dự án DDI).

- Lĩnh vực công nghiệp: Có 246 dự án, gồm 90 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư 1.765,7 triệu USD, chiếm 88,89% tổng số vốn FDI và 156 dự án DDI với số vốn đầu tư 9.532,0 tỷ đồng, chiếm 62,75% tổng số vốn đầu tư DDI.

- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Có 75 dự án, gồm 5 dự án FDI với số vốn đầu tư 178,84 triệu USD, chiếm 9% tổng vốn đầu tư FDI và 70 dự án DDI với số vốn đầu tư 1.161,5 tỷ đồng, chiếm 7,52% tổng vốn đầu tư DDI.

- Lĩnh vực nông nghiệp: Có 11 dự án, gồm 5 dự án FDI với số vốn đầu tư 41,92 triệu USD, chiếm 2,11% tổng vốn đầu tư FDI và 6 dự án DDI với số vốn đầu tư 71,7 tỷ đồng, chiếm 0,46% tổng vốn đầu tư DDI.

- Lĩnh vực du lịch, đô thị: Có 16 dự án DDI với số vốn đầu tư 3.962,6 tỷ đồng, chiếm 25,67% tổng vốn đầu tư DDI.

- Lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Có 9 dự án DDI với số vốn đầu tư 709,5 tỷ đồng, chiếm 4,6% tổng vốn đầu tư DDI.

Đánh giá chung: Tình hình quản lý và triển khai thực hiện các nguồn vốn tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã có bước chủ động để tháo gỡ về thủ tục, đẩy nhanh khâu thẩm định hồ sơ, giám sát chặt chẽ tiến độ thi công, công trình, nghiệm thu hạng mục, giải ngân vốn.... do vậy hầu hết các dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng có kết quả, một số công trình vướng trong vấn đề giải phóng mặt bằng và đã xin điều chỉnh vốn sang dự án khác hoặc chuyển tiếp sang kế hoạch năm sau.

4. Những tồn tại trong việc sử dụng đấtNhững năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc tăng

cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Những thành tựu mà tỉnh đã đạt được trong sự phát triển kinh tế - xã hội có phần đóng góp không nhỏ vào việc khai thác sử dụng đất hợp lý, hiệu quả. Tuy nhiên đất đai là tài sản đặc biệt, các quan hệ đất đai hết sức nhạy cảm và phức tạp, chính sách đất đai ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đất đai theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã nảy sinh nhiều vấn đề tồn tại cần được quan tâm như:

56

Page 57: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa cho mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh từ nay đến năm 2020. Tuy nhiên, tình trạng các dự án trên địa bàn tỉnh đã được giao đất nhưng chậm triển khai thực hiện trong những năm qua dẫn đến lãng phí đất. Việc đào tạo chuyển đổi nghề chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng dư thừa lao động và thiếu việc làm ngày càng có xu hướng tăng.

- Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hoá, thể thao, y tế… chưa được bố trí thoả đáng và hợp lý, nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác. Mặt khác, các ngành, các cấp cũng chưa quan tâm đến quy hoạch, còn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai quy định.

- Trong quá trình sử dụng đất, một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trường dẫn đến ô nhiễm đất, huỷ hoại đất.

- Nhận thức của người dân về các chính sách, Luật đất đai chưa đồng đều, ý thức của người sử dụng chưa cao, chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai.

Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cần coi trọng hơn nữa về công tác quản lý, giám sát và tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đất đai. Mặt khác, cần tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai một cách rộng rãi đến từng người dân, giúp họ có ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng đất. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC

1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đấtThực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất điều chỉnh thời kỳ 2006-2010

của tỉnh Vĩnh Phúc được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thông qua tại Nghị quyết số 19/2005/NQ-HĐND ngày 29/12/2005 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc và được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 16/8/2006 của Chính phủ việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Vĩnh phúc, UBND tỉnh đã triển khai việc thu hồi đất, giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Năm 2008, huyện Mê Linh được tách chuyển về thành phố Hà Nội, nên việc đánh giá kế hoạch thực hiện quy hoạch kỳ trước của tỉnh Vĩnh Phúc không bao gồm các chỉ tiêu đất của huyện Mê Linh.

57

Page 58: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

* Kết quả thực hiện như sauBảng 06: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất kỳ trước của tỉnh

STT Chỉ tiêu

Quy hoạch được duyệt

năm 2010(ha)

Kết quả thực hiện năm 2010

(ha)

So sánh chênh lệch

Diện tích (ha) tăng (+); giảm

(-)

Tỷ lệ thực hiện (% )

(1) (2) (3) (4) (5) = (4) – (3) (6)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 123.097,82 123.650,05 552,23

1 Đất nông nghiệp 82.273,66 86.382,26 4.108,60 104,99 1.1 Đất trồng lúa 29.533,95 34.624,13 5.090,18 117,24

Đất chuyên trồng lúa nước 23.873,11 27.750,46 3.877,35 116,24

1.2 Đất trồng cây lâu năm 10.292,62 8.562,94 -1.729,68 83,191.3 Đất rừng phòng hộ 6.861,16 3.962,28 -2.898,88 57,751.4 Đất rừng đặc dụng 15.625,17 15.125,87 -499,30 96,801.5 Đất rừng sản xuất 9.631,70 13.486,37 3.854,67 140,02

1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 2.767,05 3.584,16 817,11 129.53

2 Đất phi nông nghiệp 39.478,65 35.108,59 -4.370,06 88.93

2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN 474,15 257,40 -216,75 54,29

2.2 Đất quốc phòng, an ninh 1.806,07 1.617,24 -188,83 89,54

2.3  Đất khu công nghiệp 3.398,95 1.451,29 -1.947,66 42,70

2.4 Đất cho hoạt động khoáng sản 259,65 25,32 -234,33 9,75

2.5 Đất di tích danh thắng 48,50 124,75 76,25 257,22

2.6 Đất bãi thải, xử lý chất thải 74,84 16,59 -58,25 22,17

2.7 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 137,47 201,68 64,21 146,71

2.8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 806,86 749,27 -57,59 92,83

2.9 Đất phát triển hạ tầng 14.286,27 13.019,55 -1.266,72 91,13Trong đó:Đất cơ sở văn hóa 251,30 147,52 -103,78 58,70Đất cơ sở y tế 126,86 88,56 -38,30 69,81Đất cơ sở giáo dục – đào tạo 584,31 608,83 24,52 104,20

58

Page 59: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

STT Chỉ tiêu

Quy hoạch được duyệt

năm 2010(ha)

Kết quả thực hiện năm 2010

(ha)

So sánh chênh lệchDiện tích (ha) tăng (+); giảm

(-)

Tỷ lệ thực hiện (% )

Đất cở sở thể dục – thể thao 643,63 353,53 -290,10 54,93

2.10 Đất ở đô thị 1.363,13 1.668,97 305,84 122,443 Đất chưa sử dụng 1.345,51 2.159,20 813,69 62,31

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc)

Đánh giá kết quả thực hiệnDo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc tăng nhanh trong

giai đoạn 2003 đến năm 2005 nên tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP, ngày 16/8/2006. Trong đó:

1.1. Đất nông nghiệpKết quả thực hiện được là 86.382,26 ha, đạt 105,87% so với quy hoạch được

duyệt và cao hơn 4.108,60 ha so với quy hoạch được duyệt. Diện tích các loại đất nông nghiệp biến động cụ thể như sau:

- Đất trồng lúa: Thực hiện được 34.624,13 ha, cao hơn 5.090,18 ha, vượt 17,24% so với quy hoạch được duyệt. Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước thực hiện 27.750,46 ha, cao hơn 3.877,35 ha, vượt 16,24% so với quy hoạch được duyệt. Nguyên nhân là một số công trình, dự án theo quy hoạch được duyệt dự kiến lấy vào đất trồng lúa nhưng trong quá trình thực hiện gặp khó khăn trong đầu tư, san lấp mặt bằng.

- Đất trồng cây lâu năm: Thực hiện được 8.562,94 ha, thấp hơn 1.729,68 ha và đạt 83,19% so với quy hoạch được duyệt.

- Đất rừng phòng hộ: Thực hiện được là 3.962,28 ha, thấp hơn 2.898,88 ha và đạt 57,75% so với quy hoạch được duyệt do chưa phân định rõ diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi chuyển sang mục đích rừng phòng hộ

- Đất rừng đặc dụng: Thực hiện được là 15.125,87 ha, thấp hơn 499,30 ha và đạt 96,80% so với quy hoạch được duyệt. Nguyên do rừng đặc dụng kế hoạch với du lịch sinh thái chưa được khai thác hiệu quả.

- Đất rừng sản xuất: Thực hiện được 13.486,37 ha, cao hơn 3.854,67 ha, vượt 40,02% so với quy hoạch được duyệt. Diện tích tăng là nhờ có các chính sách khuyến khích sản xuất, có sự hỗ trợ của Nhà nước, sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền địa phương.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Thực hiện được là 3.584,16 ha, cao hơn 817,11 ha và vượt 29,53% so với quy hoạch được duyệt.

Diện tích đất nông nghiệp tính đến năm 2010, hầu hết các chỉ tiêu vẫn đảm bảo quy hoạch, việc chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp chưa thực hiện hết, nguyên nhân chủ yếu là do các công trình, dự án tại thời điểm này đang thực hiện

59

Page 60: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

dở dang như tuyến đường Xuyên Á, KCN Sơn Lôi, Bá Thiện, Chấn Hưng, Tam Dương và một số các công trình chưa triển khai như Khu du lịch Tam Đảo II, KCN Cao Phong, Bình Dương,....dẫn đến chỉ tiêu đất nông nghiệp vượt so với quy hoạch được duyệt.

1.2. Đất phi nông nghiệp Năm 2010, thực hiện được 35.108,59 ha, thấp hợp 4.370,06 ha và đạt

88,93% so với quy hoạch được duyệt. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu đất như:- Đất trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp: Thực hiện được 257,40 ha,

thấp hơn 216,75 ha và đạt 54,29% so với quy hoạch được duyệt.- Đất quốc phòng, an ninh: Thực hiện được 1.617,24 ha, thấp hơn 188,83

ha và đạt 89,54% so với quy hoạch được duyệt. - Đất khu công nghiệp: Thực hiện được 1.451,29 ha, thấp hơn 1.947,66 ha

và đạt 42,70% so với quy hoạch được duyệt. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc đền bù, giải phóng mặt bằng còn chậm, làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

- Đất cho hoạt động khoáng sản: Thực hiện được 25,32 ha, thấp hơn 234,33 ha và đạt 9,75% so với quy hoạch được duyệt.

- Đất di tích, danh thắng: Thực hiện được 124,75 ha, cao hơn 76,25 ha và vượt 157,22% so với quy hoạch được duyệt.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: Thực hiện được 16,59 ha, thấp hơn 58,25 ha và đạt 22,17% so với quy hoạch được duyệt. Nguyên nhân do trong quá trình thực hiện xây dựng một số khu, bãi rác thải chưa được người dân ủng hộ.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Thực hiện được là 201,68 ha, cao hơn 64,21 ha, vượt 146,71% so với quy hoạch được duyệt. Diện tích tăng do mở rộng, xây dựng một số đình, chùa ở các xã, thị trấn trong tỉnh.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Thực hiện được 749,27 ha, thấp hơn 57,59 ha và đạt 92,83% so với quy hoạch được duyệt.

- Đất phát triển hạ tầng: Thực hiện được 13.019,55 ha, thấp hơn 1.266,72 ha và đạt 91,33% so với quy hoạch được duyệt. Cụ thể một số loại đất

+ Đất cơ sở văn hóa: Thực hiện được 147,52 ha, thấp hơn 103,78 ha và đạt 58,70 ha so với quy hoạch được duyệt

+ Đất cơ sở y tế: Thực hiện được 88,56 ha, thấp hơn 38,30 ha và đạt 69,81% so với quy hoạch được duyệt.

+ Đất cơ sở giáo dục – đào tạo: Thực hiện được 608,83 ha, cao hơn 24,52 ha và vượt 4,20 ha so với quy hoạch được duyệt.

+ Đất cơ sở thể dục – thể thao: Thực hiện được 353,53 ha, thấp hơn 290,10 ha và đạt 54,93% so với quy hoạch được duyệt.

+ Đất giao thông: Thực hiện được 7.269,98 ha, thấp hơn 185,39 ha và đạt 97,65% so với quy hoạch được duyệt.

+ Đất thủy lợi: Thực hiện được 4.472,60 ha, thấp hơn 611,17 ha và đạt 87,98% so với quy hoạch được duyệt.

+ Đất truyền dẫn năng lượng, truyền thông: Thực hiện được 30,83 ha, thấp hơn 22,66 ha và đạt 57,64% so với quy hoạch được duyệt.

+ Đất chợ: Thực hiện được 47,67 ha, thấp hơn 39,87 ha và đạt 54,46% so

60

Page 61: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

với quy hoạch được duyệt.- Đất ở đô thị: Thực hiện được 1.668,97 ha, cao hơn 305,84 ha, vượt 22,44%

so với quy hoạch được duyệt. Do việc cấp đất ở mới cho các hộ phát sinh trong các thị trấn, phường mới trên địa bàn toàn tỉnh.

- Ngoài ra còn một số chỉ tiêu đất phi nông nghiệp như:+ Đất ở nông thôn: Thực hiện được 6.557,22 ha, cao hơn 262,30 ha và vượt

4,17 ha so với quy hoạch được duyệt. Nguyên nhân do sự gia tăng về dân số trên địa bàn tỉnh dẫn tới nhu cầu về diện tích đất ở tăng tại các địa phương trong tỉnh.

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Thực hiện được 1.961,56 ha, thấp hơn 211,88 ha và đạt 90,25% so với quy hoạch được duyệt.

+ Đất sản xuát vật liệu xây dựng: Thực hiện được 478,63 ha, cao hơn 48,12 ha và vượt 11,18% so với quy hoạch được duyệt.

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Thực hiện được 6.948,68 ha, thấp hơn 947,98 ha và đạt 88,00% so với quy hoạch được duyệt.

1.3. Đất chưa sử dụngĐến nay còn 2.159,20 ha, thực hiện đạt 62,31% so với quy hoạch được

duyệt, thấp hơn 813,69 ha so với quy hoạch được duyệt (1.345,51 ha).Đất chưa sử dụng mặc dù đã được đầu tư khai thác đưa vào sử dụng cho

các mục đích sản xuất nông – lâm nghiệp và phi nông nghiệp, tuy nhiên do kinh phí đầu tư có hạn nên việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực hiện đúng theo quy hoạch đã xây dựng.

2. Đánh giá những mặt được và nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất

2.1. Mặt được- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt đạt

khá cao; có 12 chỉ tiêu thực hiện vượt chỉ tiêu quy hoạch được duyệt; có 5 chỉ tiêu thực hiện đạt trên 90% và có 5 chỉ tiêu thực hiện đạt trên 80% so với quy hoạch được duyệt.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời gian qua đã dần đi vào nề nếp và góp phần quan trọng vào quản lý đất đai nói riêng và quản lý kinh tế - xã hội nói chung.

- Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã.

- Làm cơ sở căn cứ pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.

- Chủ động dành quỹ đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch và dân cư. Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội.

- Đảm bảo sử dụng đất tiếp kiệm, hợp lý, có hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

2.2. Tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh

Trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh cũng còn một số chỉ tiêu sử dụng thực hiện đạt thấp so với quy hoạch được duyệt.

61

Page 62: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Trong đó: đất rừng phòng hộ đạt 57,75%, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp đạt 54,29%, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đạt 62,54%, đất khu công nghiệp đạt tỷ lệ rất thấp 42,7%, chỉ tiêu đất cho hoạt động khoáng sản chỉ đạt 9,75%. Nguyên nhân là do:

- Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp, công tác dự báo chưa sát thực tiễn; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác lập quy hoạch chưa chặt chẽ và thống nhất; quy hoạch sử dụng đất cấp cơ sở còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn; việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất các cấp, nhất là quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được coi trọng, chưa đầy đủ và thường thiếu quy hoạch chi tiết.

- Các huyện, thị xã chưa coi trọng chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, nhiều quy hoạch sử dụng đất đã lập xong trong nhiều năm nhưng không tổ chức thực hiện. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của tỉnh, huyện chưa sát với kế hoạch được duyệt.

- Khung giá đất để áp dụng thu tiền khi giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định hiện nay chưa sát với giá thị trường; thiếu chính sách đền bù cho người có đất đang sử dụng bị thu hồi không phải vì mục đích an ninh - quốc phòng, lợi ích của người dân đang là một trở ngại để phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại…làm giảm tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa sát với thực tiễn, do chưa bám sát vào quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt mà thường chỉ căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, xã và các tổ chức sử dụng đất. Việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức còn chủ quan, không có dự án tiền khả thi nên không có khả năng thực hiện.

- Việc tổ chức, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt hầu hết thực hiện chưa nghiêm túc và thường xuyên, chưa công khai kịp thời quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến mọi người dân.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành khác chưa thực sự thống nhất; tình trạng tự phát, cục bộ thực hiện quy hoạch, kế hoạch của các ngành, các cấp vẫn chưa được chấn chỉnh. Tình trạng sử dụng đất vi phạm quy hoạch, kế hoạch còn xảy ra khá phổ biến trong giai đoạn vừa qua.

- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thiếu và chưa hoàn chỉnh như định mức sử dụng đất cụ thể đối với từng loại đất chưa được ban hành.

- Một số tổ chức kinh tế lập dự án đầu tư và hồ sơ đất đai chậm, một số hạng mục công trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, lên phải lùi tiến độ thực hiện.

- Hệ thống hạ tầng của tỉnh đã phát triển, nhưng hạ tầng trong nhiều khu công nghiệp tập trung còn chưa đầu đủ, chưa đáp ứng được các yêu cầu của các nhà đầu tư.

-PHẦN III

62

Page 63: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT DÀI HẠN

I. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAIĐất đai là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển các ngành kinh tế - xã

hội. Việc đánh giá tiềm năng về mặt lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ để định hướng sử dụng đất lâu dài, nhằm khai thác sử dụng tiết kiệm và hợp lý. Ngược lại nếu không đánh giá đúng tiềm năng và khả năng thích ứng của từng loại đất với các mục đích sử dụng thì hiệu quả sử dụng đất thấp, dẫn đến hủy hoại đất, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội.

Đánh giá tiềm năng đất đai là xác định được diện tích đất thích hợp với từng mục đích sử dụng trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên của đất và các mối quan hệ trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tiềm năng đất đai không chỉ là khả năng khai thác đất chưa sử dụng mà còn là khả năng khai thác chiều sâu đối với đất đang sử dụng bằng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệpQuá trình sản xuất nông, lâm nghiệp liên quan chặt chẽ và phụ thuộc nhiều

vào các yếu tố tự nhiên, xã hội như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hóa của đất, khí hậu thời tiết, địa hình, khả năng tưới tiêu, vốn, lao động cũng như các yếu tố thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm...

Là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền múi, có nhiều loại đất khác nhau, độ màu mỡ, phì nhiêu của đất không đều so với các tỉnh khác trong vùng, cây trồng khó đạt năng suất cao nếu không đầu tư về giống mới với các biện pháp chăm sóc, canh tác phù hợp. Bên cạnh đó, đất nông nghiệp của tỉnh còn chịu áp lực cao của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, ảnh hưởng của các vấn để phát sinh như ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm liên tục qua từng năm, nhất là đối với đất trồng lúa.

Đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với các loại hình sử dụng cụ thể như sau:

1.1. Tiềm năng đất để trồng cây hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngàyĐây là loại hình sử dụng đất rất đa dạng, có thể thích nghi trên diện rộng,

là điệu kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại cây trồng. Hiện tại diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh là 50.140,45 ha (trong đó đất trồng lúa là 34.624,13 ha). Được tập trung chủ yếu ở huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương và huyện Bình Xuyên. Tuy nhiên diện tích đất trong thời gian tới có thể bị thu hẹp lại để phục vụ cho mục đích phát triển đô thị và các khu công nghiệp và cho các lĩnh vực xã hội hóa.

Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 127 ha đất bãi bồi, cồn cát, bãi cát; có khoảng 6.167 ha đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm,... đây là những loại đất thích hợp cho việc trồng các loại cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày cho năng suất cao (đậu, lạc, mía, dâu tằm…). Tuy nhiên việc mở rộng diện tích này là không có khả năng, vì vậy hướng chủ yếu là đầu tư thâm canh tăng vụ, áp

63

Page 64: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

1.2. Tiền năng đất để trồng cây lâu nămToàn tỉnh có 8.562,94 ha đất trồng cây lâu năm, tập trung ở huyện Tam

Đảo, Lập Thạch, Sông Lô và một phần thị xã Phúc Yên. Loại hình sử dụng đất này thích hợp đối với đất Feralitic màu vàng đỏ phát triển trên phiến thạch sét, đặc biệt ở những vùng đất dốc dưới 20o. Trong khai thác sử dụng đất cần chú trọng bảo vệ, đầu tư thâm canh hơn nữa để phát huy được tiềm năng của đất trồng cây lâu năm đặc biệt là cây ăn quả.

1.3. Tiềm năng đất để phục vụ phát triển lâm nghiệpNgoài diện tích rừng hiện có 32.574,52 ha, tiềm năng để phát triển lâm

nghiệp chủ yếu được khai thác phát triển trên diện tích đất đồi núi chưa sử dụng (hiện tỉnh còn 1.216,23 ha đất đồi núi chưa sử dụng). Yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phủ xanh diện tích này, trồng rừng để cải thiện môi trường sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, đặc biệt là số lao động ở nông thôn miền núi.

Hướng bố trí những vùng đồi núi thấp tổ chức trồng rừng sản xuất kết hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, vùng cao trồng rừng phòng hộ. Bảo vệ diện tích rừng đặc dụng cho mục đích du lịch sinh thái. Chú ý phát triển vành đai xanh quanh các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường.

1.4. Tiềm năng đất để phát triển nuôi trồng thuỷ sảnDiện tích đất nuôi trồng thủy sản hiện có 3.584,16 ha, chiếm 2,90% tổng

diện tích tự nhiên (trong đó đất nuôi trồng thủy sản tập trung là 479,0 ha). Trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh cần tập trung phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các ao hồ, đồng thời sử dụng một phần diện tích trồng lúa vùng trũng sang kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Khả năng phát triển mở rộng diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung chủ yếu tại huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và rải rác ở các huyện khác trong tỉnh.

Trên cơ sở điều kiện địa hình, đất đai, thổ nhưỡng, thủy văn, nguồn nước, có thể đánh giá tiềm năng đất đai phân theo 3 vùng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh như sau:

+ Vùng đồi núi: Gồm huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên và một phần thị xã Phúc Yên phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng bảo vệ, làm giàu vốn rừng hiện có, khai thác đồi núi chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, cải tạo đất đồi núi thấp, phát triển mô hình trang trại vườn rừng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để thâm canh tăng vụ cây trồng nông nghiệp.

+ Vùng trung du: Gồm một phần các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên là vùng đồi núi thấp có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây lâu năm, cây công nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, cây trồng có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

+ Vùng đồng bằng: Gồm huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và một phần các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên và thành phố Vĩnh Yên, là vùng

64

Page 65: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

có địa hình bằng phẳng, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp ở trình độ thâm canh cao và là vùng trọng điểm lúa của tỉnh, tuy nhiên cần ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thâm canh để có sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

2. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn

2.1. Tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệpTỉnh có những thuận lợi về vị trí địa lý, địa hình, đất đai, điều kiện giao thông,

nguồn nước, lao động để phát triển công nghiệp. Các ngành công nghiệp có tiềm năng, triển vọng phát triển với các nhóm sản phẩm được xác định gồm:

- Công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp - thủy sản, thực phẩm và đồ uống theo hướng xuất khẩu tập trung ở huyện Tam Dương và Bình Xuyên.

- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (dệt may, da giầy và thủ công mỹ nghệ, điện – điện tử, ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo các thiết bị máy móc,...) ở thị xã Phúc Yên và thành phố Vĩnh Yên.

- Công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, tập trung nhiều ở huyện

Vĩnh Yên, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên.Tiềm năng đất đai có thể đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp trên

địa bàn tỉnh tương đối phong phú, có điều kiện thình thành các khu, cụm công nghiệp và các làng nghề truyền thống.

Với phương châm “Tất cả các nhà đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc đều là công dân tỉnh Vĩnh Phúc - Thành công của doanh nghiệp chính là thành công và niềm tự hào của tỉnh”, tỉnh luôn tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư đến đầu tư và sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trên địa bàn của tỉnh đã quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020 với 31 khu, cụm công nghiệp diện tích khoảng gần 7.100 ta; ưu tiên đến phát triển công nghiệp cơ khí ô tô, xe máy; công nghiệp điện tử công nghệ cao; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và vật liệu nhẹ; công nghiệp truyền thống, trong đó chú ý công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; đồng thời, phát triển đô thị và dịch vụ theo hướng hiện đại, đưa tỉnh Vĩnh Phúc sớm trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội.

2.2. Tiềm năng đất đai để phát triển đô thịTừ khi thành lập đến nay, đô thị của tỉnh khá phát triển, trải đều khắp, làm

hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay hệ thống đô thị của tỉnh bao gồm: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và 12 thị trấn gồm: Hương Canh, Gia Khánh, Thanh Lãng, Vĩnh Tường, Tứ Trưng, Thổ Tang, Yên Lạc, Lập Thạch, Hoa Sơn, Tam Sơn, Hợp Hòa và Tam Đảo. Trong đó: Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh đạt tiêu chuẩn đô thị loại III. Thành phố có vị trí thuận lợi về giao thông, cấp thoát nước, có nền địa chất thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, phân khu dân cư đô thị; thị xã Phúc Yên là đô thị loại 4 và 12 thị trấn là đô thị loại 5.

65

Page 66: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Tiềm năng đất đai để phát triển đô thị ở tỉnh là rất lớn, việc phát triển đô thị theo hai hướng chính: Nâng cấp các đô thị hiện có và mở rộng, xây dựng mới một số khu vực trung tâm của tỉnh, huyện thị và đô thị của vùng.

2.3. Tiềm năng đất đai để xây dựng khu dân cư nông thônKhu vực nông thôn chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của tỉnh. Trong quá

trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp diễn ra nhanh, diện tích đất khu vực nông thôn đang dần bị thu hẹp.

Đối với khu dân cư nông thôn trên địa bàn của tỉnh rất cần có sự nghiên cứu bố trí địa điểm, diện tích hợp lý, nhằm kết hợp hài hòa phong tục tập quán, thuận tiện cho sản xuất, thuận lợi cho phát triển xã hội. Việc xác định và ổn định địa bàn các khu dân cư tập trung mang tính chất là trung tâm khu vực là rất cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch phát triển.

3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phát triển du lịchLà tỉnh thuộc vùng đất cổ của Việt Nam, có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời.

Với tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, nơi đây có nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như khu danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, khu Di chỉ Đồng Đậu... có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng như: rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà....

Cách trung tâm Thành phố Vĩnh Yên 25 km, điểm du lịch Tam Đảo nằm trên dãy núi Tam Đảo “linh khí núi sông đất Việt”, án ngữ phía Bắc đồng bằng Bắc Bộ, chạy dài 50 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên địa giới 3 tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Dãy núi Tam Đảo với 3 đỉnh cao là Thiên Thị, Thạch Bàn và Phù Nghĩa. Điểm du lịch Tam Đảo có phong cảnh núi non hùng vĩ, có khí hậu mát quanh năm.

Vườn Quốc gia Tam Đảo vừa là nơi tham quan ngắm cảnh, vừa có giá trị nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới trên núi.

Cách khu nghỉ mát Tam Đảo trên 10 km theo đường chim bay và 25 km đường bộ, là khu danh thắng Tây Thiên - một quần thể kiến trúc cổ nằm hoà với phong cảnh thiên nhiên của núi rừng Tam Đảo. Tây Thiên từ lâu đã trở thành một khu di tích, danh lam thắng cảnh có giá trị nhiều mặt, nơi đây vừa được coi như một quần thể di tích kiến trúc, vừa có phong cảnh đẹp, sơn thuỷ hữu tình, giàu tiềm năng văn hoá và du lịch, thu hút khá đông khách thập phương đến thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên và sự tài hoa của con người.

Thiền Viện Trúc Lâm ở Tây Thiên có vẻ đẹp bề thế mà vẫn hài hoà với thiên nhiên, tọa lạc trên sườn núi cao.

Hồ Đại Lải nằm ngay chân dãy núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã Ngọc Thanh - Thị xã Phúc Yên, cách Hà Nội 40 km, từ sân bay Quốc tế Nội Bài đi quốc lộ 2A qua Xuân Hoà tới khu du lịch Đại Lải khoảng 20 km.

Tỉnh còn nhiều những di tích danh lam thắng cảnh hấp dẫn, những di tích lịch sử, văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Đó là niềm tự hào của người dân nơi

66

Page 67: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

đây về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước và một nền văn hóa rực rỡ. Vĩnh Phúc tự hào là một vùng đất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế mọi mặt.

II. ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho

giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theo1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội- Phát triển toàn diện, lấy phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững (bao gồm

hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường cả trước mắt và lâu dài) làm cơ sở để hướng tới việc nâng cao đời sống của cộng đồng nhân dân.

- Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phải đặt trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

- Phát triển kinh tế với bước đi hợp lý theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, đồng thời từng bước phát triển khu vực dịch vụ để hướng tới một nền kinh tế năng động và hiệu quả vào những năm 2020. Công nghiệp hóa gắn với đô thị hóa một cách có kiểm soát, trật tự và bền vững.

- Đẩy mạnh phát triển theo hướng mở cửa và hội nhập quốc tế trên cơ sở chú trọng khai thác thị trường trong nước nâng cao nội lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước.

- Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh. Chú ý phát triển khu vực nông thôn, khu vực kém phát triển giảm tối đa chênh lệch mức sống giữa các khu vực dân cư; đảm bảo mọi người dân được tiếp cận và thụ hưởng những thành quả của sự phát triển.

- Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ chính trị, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội.

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, không chỉ trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh mà còn với các tỉnh, thành phố lân cận và khu vực, hướng tới một thành phố xanh, sạch về môi trường vào cuối những năm 2020, đầu những năm 2030.

1.2. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 20201.2.1. Mục tiêu tổng quátĐến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ

bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; hướng tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.

1.2.2. Mục tiêu cụ thểa. Các mục tiêu về kinh tế- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2020 đạt 14-

15%/năm, trong đó: giai đoạn 2011- 2015 đạt 14,0-15,0%; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 14,0-14,5%.

- Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực công nghiệp và du lịch; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa tốt, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế

67

Page 68: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

giai đoạn 2011 - 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 là công nghiệp và xây dựng: 61 - 62%; dịch vụ: 31- 32% và nông - lâm, thủy sản: 6,5- 7,0%. Đến năm 2020 tỷ trọng dịch vụ khoảng trên 38%; nông, lâm, thủy sản 3 - 4%; công nghiệp và xây dựng 58 - 60%.

- GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2010 đạt khoảng 1.600 - 1.700 USD, đến năm 2015 đạt 3.500 - 4.000 USD và đến năm 2020 đạt khoảng 6.500 - 7.000 USD.

- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 30%, đến năm 2020 xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD.

- Thực hiện vốn đầu tư xã hội và phát triển giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 140.000 – 145.000 tỷ đồng (giá 1994) và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 280.000 – 300.000 tỷ đồng.

b. Các mục tiêu về xã hội- Phát triển một xã hội lành mạnh và ổn định, trong đó con người là đối

tượng quan tâm hàng đầu và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhằm nâng tỷ lệ nguồn lao động qua đào tạo đạt khoảng 66% vào năm 2015 và khoảng 75% vào năm 2020.

- Phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 5%; giảm tỷ lệ sinh

hàng năm còn khoảng 0,15‰ và tốc độ tăng dân số tự nhiên giữ ở mức dưới 1%/năm.

- Đến năm 2020, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia hiện nay.c. Các mục tiêu về bảo vệ môi trường- Chất lượng môi trường nước: Giải quyết triệt để các điểm nóng ô nhiễm

nguồn nước như (lưu vực sông Phan, Đầm Vạc, Đầm Diệu...); xử lý nước thải tại các khu vực công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường; hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch cho các khu vực nội thị.

- Chất lượng môi trường không khí: Giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt đối với nhà máy sắt thép, xi măng, chế biến thủy sản.

- Chất lượng môi trường đất: Xử lý các điểm ô nhiễm môi trường đất; thu gom và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại; Thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

- Tăng tỷ lệ che phủ của rừng đạt 26,7%.- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch đạt 82,5% năm 2015 và trên 95%

năm 2020.- Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% vào năm

2015.d. Mục tiêu xây dựng nền an ninh - quốc phòng

68

Page 69: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Đảm bảo sự an toàn xã hội và quốc phòng, giảm tối đa các tệ nạn xã hội và bảo đảo đảm bền vững môi trường ở các đô thị và nông thôn làm cơ sở cho ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Quan điểm sử dụng đấtKhai thác sử dụng đất khoa học, hợp lý, có hiệu quả phải được thể hiện qua

việc cải tạo và xây dựng, khai thác tối đa tiềm năng hiện có về mặt kiến trúc, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mà quá trình hình thành và phát triển của tỉnh đã tạo nên. Trong sản xuất nông nghiệp, do diện tích sẽ bị giảm để chuyển sang các mục đích khác, phải áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để thâm canh, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đảm bảo giữ nguyên hoặc tăng thêm giá trị của ngành sản xuất nông nghiệp.

Sử dụng đất phải khoa học, hợp lý, tiết kiệm do diện tích tự nhiên có hạn, không để thừa, hoang hoá hoặc lãng phí đất; phải đảm bảo duy trì và bồi bổ chất lượng đất, tránh các tác động làm giảm độ màu mỡ hay làm thoái hoá đất. Vì vậy việc sử dụng đất cho mục đích gì, với hiệu quả ra sao là điều vô cùng quan trọng được đặt ra. Bên cạnh đó còn phải phản ánh được quan điểm khai thác cảnh quan thiên nhiên với cây xanh, mặt nước, hướng gió để tạo nên môi trường sống tốt nhất đối với con người. Trong việc bố trí các công trình phải chú ý đến việc cải thiện môi trường sống và tổ chức tốt môi trường sinh thái đô thị.

Trên cơ sở các đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng và xu hướng biến động sử dụng đất, việc đánh giá các nguồn lực, lợi thế cũng như các dự báo về chiến lược phát triển toàn diện của tỉnh đến năm 2020. Vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý đất cần dựa trên hệ thống các quan điểm sau:

2.1. Khai thác khoa học, hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất đai

Khi sử dụng đất, nhất là đất có khả năng sản xuất hạn chế thì việc khai thác triệt để quỹ đất tự nhiên và sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích, đủ nhu cầu, hiệu quả và bền vững mang ý nghĩa thiết thực quan trọng trong việc sử dụng đất.

Đối với sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi đảm bảo yêu cầu tưới tiêu chủ động, góp phần thâm canh tăng vụ chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Với diện tích đất có hạn, trong khi dân số và nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, việc mở rộng, phát triển quy mô diện tích là cần thiết, nhưng không thể tăng thêm vô hạn. Để tạo điều kiện cải thiện đời sống sinh hoạt, ăn, ở và làm việc của người dân, việc tận dụng triệt để và phát triển chiều cao không gian, hạn chế mở rộng thêm diện tích, góp phần tiết kiệm sử dụng đất là cách duy nhất để giải quyết và thực hiện vấn đề này.

Đối với khu dân cư nông thôn trong tỉnh cần được bố trí một cách hợp lý, kết hợp hài hoà phong tục tập quán, thuận tiện cho sản xuất, thuận lợi cho phát triển xã hội. Vì vậy cần xác định và ổn định địa bàn các khu dân cư tập trung mang tính chất là trung tâm khu vực để có điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch.

Sử dụng nguồn tài nguyên đất cần phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử

69

Page 70: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

dụng đất.2.2. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá - hiện

đại hoáKhi diện tích đất có hạn thì việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong những năm

trước mắt và lâu dài đòi hỏi phải có những sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất một cách phù hợp đáp ứng đúng, đủ và hợp lý nhu cầu đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội. Yêu cầu phát triển đòi hỏi cần đầu tư nâng cấp cải tạo, mở rộng, phát triển nhiều công trình trên nhiều lĩnh vực như công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, vui chơi giải trí… nhu cầu đất cho các mục đích này là rất cần thiết. Việc phát triển các khu đô thị, các khu dân cư nông thôn trong những năm tới cần một quỹ đất không nhỏ và chủ yếu sử dụng từ đất nông, lâm nghiệp, vì vậy trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải cân nhắc đạt hiệu quả 3 chỉ tiêu là kinh tế, xã hội và môi trường.

2.3. Dành một quỹ đất xây dựng hợp lý cho sự phát triểnTrong những năm gần đây, tỉnh đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương

đối cao và những thành tựu đáng khích lệ trong mọi mặt phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh kéo theo sự gia tăng dân số và các nhu cầu của đời sống và sản xuất gây sức ép rất lớn đến hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh. Vì vậy cần phải cân đối bố trí một quỹ đất hợp lý cho xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng và phúc lợi xã hội, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Giải quyết các vấn đề này là một bài toán khó và phức tạp đòi hỏi phải có một chiến lược đúng đắn và tầm nhìn dài hạn. Việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông cần tiến hành đồng bộ trước khi mở rộng các đô thị, hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư.

Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc, vệ sinh đô thị của tỉnh trong tương lai được phát triển dựa trên quan điểm cải tạo, nâng cấp, tận dụng cơ sở đã có; mở rộng và xây dựng mới, phát triển từng bước theo hướng hiện đại, với tầm nhìn lâu dài đặc biệt gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.

2.4. Làm giàu và bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn định lâu dàiKhai thác, sử dụng đất của tỉnh cần được kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng và

cải tạo nhằm không ngừng nâng cao độ phì của đất, tránh thoái hoá, xói mòn, nhất là đối với đất sản xuất nông - lâm nghiệp bằng việc xây dựng một hệ thống canh tác bền vững. Sử dụng đất phải được gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường. Các chất thải trong sản xuất công nghiệp, chất thải sinh hoạt, phải được xử lý kịp thời, tránh huỷ hoại đất và ô nhiễm môi trường nước, không khí.

Trong nông nghiệp, tính độc hại của các chế phẩm hoá học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…. cũng cần được xem xét cụ thể để sử dụng hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái.

Ở một góc độ khác, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội của tỉnh sẽ có sự tác động mạnh mẽ tới việc bảo đảm môi trường, trong đó có cả tác động tích cực và tiêu cực. Việc bảo vệ môi trường cần được đặt trong bối cảnh biến đổi thường xuyên của các tỷ lệ trong cấu trúc môi trường. Các thay đổi này có sự kiểm soát và

70

Page 71: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

đánh giá, cần có giải pháp khắc phục các tác động tiêu cực và các chi phí cần thiết bảo vệ môi trường, tương đương với giá trị môi trường tăng hoặc giảm do các hoạt động kinh tế - xã hội mang lại.

2.5. Kết hợp hài hòa giữa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với khôi phục môi trường sinh thái, tái tạo tài nguyên, đa dạng sinh học bảo vệ các danh lam thắng cảnh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái sẽ bị tác động, xâm hại. Trong quy hoạch sử dụng đất cần được tính toán và có các giải pháp hữu hiệu, tái tạo tài nguyên, môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên bền vững.

3. Định hướng sử dụng đất cho giai đoạn 20 năm tới và giai đoạn tiếp theoCăn cứ vào tiềm năng quỹ đất, thực trạng và nhu cầu sử dụng đất của các

ngành, các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 và xa hơn được xác định như:

3.1. Đất nông nghiệpNhững định hướng cơ bản trong việc sử dụng đất nông nghiệp:- Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả theo hướng đa canh -

sinh thái- bền vững gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; từng bước xây dựng nền nông nghiệp sạch phục vụ nhu cầu nội tỉnh, các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và xuất khẩu.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, hàng hóa gắn liền với nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập góp phần giảm thiểu khoảng cách kinh tế - xã hội giữa nông thôn và thành thị, giữa khu vực kinh tế nông nghiệp với các khu vực kinh tế khác, đảm bảo ổn định chính trị, tăng cường an ninh - quốc phòng trên địa bàn.

- Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nông - lâm nghiệp của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về cả lượng và chất, trước hết là thị trường trong tỉnh, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh của địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có thị trường trực tiếp lớn và tăng trưởng ổn định, tiềm lực kinh tế mạnh, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, chất lượng nguồn nhân lực tương đối cao, tập trung nhiều cơ sở khoa học - kỹ thuật....

- Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên tự nhiên - sinh thái trên địa bàn (đất, nước, khí hậu,....), đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất làm cơ sở cho nông nghiệp tăng trưởng ổn định trong bối cảnh đất nông nghiệp có xu hướng giảm trong các giai đoạn phát triển tới.

- Trong quá trình phát triển nông nghiệp, cần nắm bắt và đưa nhanh các phương thức canh tác tiên tiến, ứng dụng rộng rãi các thành quả khoa học - công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa, an toàn, chất lượng cao, hiệu quả và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đầu tư cải tạo đưa đất chưa sử dụng vào các mục đích, kết hợp phát triển lâm nghiệp với mở rộng trồng cây ăn quả, dành diện tích đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa) cho các mục đích phi nông nghiệp trên cơ sở tiết kiệm, hợp lý và đảm bảo an ninh lương thực.

71

Page 72: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Trên cơ sở định hướng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh trong tương lai, đất nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 là 74.400 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 71.600 ha.

3.1.1. Đất trồng lúaĐể đảm bảo an ninh lương thực đến năm 2020 và những năm tiếp theo,

trong giai đoạn quy hoạch cần phải đầu tư thâm canh, tăng sản lượng và chất lượng thóc hàng hóa; xây dựng vùng lúa năng suất cao, chất lượng tốt; đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng nâng cao sản lượng, chất lượng gạo thương phẩm. Sử dụng giống lúa ngắn ngày để luân canh tăng vụ trên đất lúa. Việc ổn định diện tích đất lúa đến năm 2020 và xa hơn cũng rất quan trọng đối với tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung, vì vậy trong giai đoạn tới, diện tích đất trồng lúa của tỉnh được bố trí theo 2 hướng: sản xuất lúa thâm canh năng suất cao và sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.

Căn cứ vào quỹ đất canh tác còn lại sau khi chuyển đổi mục đích, diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 khoản 30.700 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 29.400 ha.

3.1.2. Đất trồng cây lâu nămCần quy hoạch vùng cây ăn quả tập trung, chủ yếu trồng trên vùng đất gò

đồi. Hình thành vùng sản xuất cây ăn quả trên cơ sở khai thác vùng đất thích hợp ở huyện Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên.

Trong giai đoạn tới chuyển một phần diện tích đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả, đất rừng trồng có độ dốc thấp và khai thác thêm diện tích đất chưa sử dụng để trồng cây lâu năm. Định hướng đến năm 2020 diện tích đất trồng cây lâu năm của tỉnh khoảng 6.350 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 6.980 ha.

3.1.3. Đất rừng phòng hộHiện tại, rừng phòng hộ có 3.962,28 ha, chiếm 12,12% đất lâm nghiệp.

Trong giai đoạn đến năm 2020, cần bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ của tỉnh, bố trí diện tích rừng phòng hộ đến năm 2020 khoản 6.950 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 6.750 ha.

3.1.4. Đất rừng đặc dụngTrong giai đoạn quy hoạch cần chăm sóc và bảo vệ hệ thống rừng đặc dụng

hiện có theo hướng nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học và diện tích rừng được mở rộng đảm bảo đạt các tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tăng cường khả năng bảo tồn các loại động thực vật đặc hữu và khai thác các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của khu bảo tồn thiên nhiên Tam Đảo. Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, diện tích rừng đặc dụng giữ ổn định khoảng 15.357 ha.

3.1.5. Đất rừng sản xuấtRừng sản xuất phát triển chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng

suất và chất lượng gỗ, kết hợp với các dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ môi trường khác, xây dựng các vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến. Đến năm 2020, đất rừng sản xuất khoảng 6.720 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 6.400 ha.

3.1.6. Đất nuôi trồng thủy sản

72

Page 73: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Phát triển mạnh sản xuất thủy sản theo phương thức nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp, trọng tâm là nuôi cá thịt, nuôi thủy sản đặc sản, sản xuất con giống; khai thác và sử dụng có hiệu quả mặt nước hiện có; tiếp tục cải tạo diện tích vùng trũng sang chuyên canh thủy sản hoặc sản xuất 1 lúa - 1 thủy sản.

Trên cơ sở mục tiêu phát triển ngành thủy sản, đến năm 2020 diện tích đất nuôi trồng thủy sản khoảng 4.350 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 4.300 ha.

3.2. Đất phi nông nghiệp3.2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệpNhằm đáp ứng cho việc mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở các cơ

quan hành chính sự nghiệp, đặc biệt là huyện mới tách ra như Sông Lô. và xây dựng các thị trấn huyện lỵ thành các trung tâm hành chính, thương mại của các huyện,… Đồng thời xây dựng các công trình trụ sở các cơ quan tại các thị trấn huyện lỵ, tại các cửa khẩu và xây mới, mở rộng trụ sở HĐND - UBND của các xã, trong đó có các xã mới tách.

Với mục tiêu và định hướng như trên thì diện tích đất đến năm 2020 đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của tỉnh khoảng 343 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 493 ha.

3.2.2. Đất quốc phòngNhằm đáp ứng mục tiêu đảm bảo tốt công tác quốc phòng, xây dựng thế

trận khu vực phòng thủ trên địa bàn tỉnh. Trong những năm tới đất quốc phòng trên địa bàn tỉnh cần bổ sung thêm để xây dựng các công công trình phòng thủ, khu căn cứ chiến đấu, thao trường huấn luyện của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Ban chỉ huy quân sự các huyện, thị xã.

Nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai nói chung và đất quốc phòng nói riêng, trong thời gian tới cần tiếp tục rà soát hiện trạng sử dụng các cơ sở do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Ban chỉ huy quân sự các huyện, thị đang quản lý, sử dụng để bàn giao những diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả cho địa phương phục vụ phát triển KT- XH, diện tích đất quốc phòng của tỉnh đến năm 2020 khoảng 2.841 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 3.041 ha.

3.2.3. Đất an ninhBố trí xây dựng mới trụ sở an ninh tại các huyện, xã, phường, thị trấn mới

thành lập; mở rộng và nâng cấp các trụ sở an ninh hiện có, phục vụ mục đích an ninh tại địa phương. Đến năm 2020, đất an ninh khoảng 589 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 659 ha.

3.2.4. Đất khu công nghiệpPhương hướng phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới:- Thực hiện đa dạng hoá về quy mô và loại hình sản xuất công nghiệp: công

nghiệp chủ đạo, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

- Tập trung phát triển các ngành có thế mạnh ở các địa phương trên địa bàn tỉnh như cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thuỷ sản thực phẩm, dệt may, da giày,.....

73

Page 74: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Định hướng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn như ngành cơ khí chế tạo, điện, điện tử, ngành sản xuất vật liệu mới...

- Đối với các doanh nghiệp đã có cần tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức canh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- Đối với các doanh nghiệp phát triển mới ngay từ đầu phải có quan điểm tiếp nhận công nghệ tiên tiến, đi tắt, đón đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định hướng phát triển và lựa chọn các dự án đầu tư và công nghệ.

- Để có thể phát triển công nghiệp trong bối cảnh thị trường chưa phục hồi cần phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm và tạo cơ sở thu hút các nhà đầu tư.

- Phát triển công nghiệp phải hiệu quả, trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Ưu tiên phát triển các khu công nghiệp và bố trí các dự án công nghiệp vào các khu công nghiệp, hạn chế tối đa phát triển các dự án công nghiệp ngoài các khu công nghiệp.

- Phát triển phải đi đôi với đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lao động trên địa bàn, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển.

- Đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Vĩnh Phúc thời gian qua, cần tăng cường kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài; tham gia vào mạng lưới công nghiệp ASEAN (AICO) và thế giới; tham gia tích cực vào hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

- Ưu tiên các dự án thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; các dự án phục vụ xuất khẩu.

- Khuyến khích ứng dụng các công nghệ sản xuất sạch, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

- Phát triển mạnh các khu, cụm công nghiệp ở phía Tây của tỉnh khi cầu Vĩnh Thịnh được xây dựng.

Trên cơ sở mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh, đến năm 2020 đất khu, cụm công nghiệp khoảng 4.320 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 4.520 ha.

3.2.5. Đất khai thác khoáng sảnChú trọng công tác khảo sát, thăm dò, dự báo đánh giá đúng trữ lượng và khả

năng đầu tư khai thác. Phát triển chủ yếu là đầu tư công nghệ và thiết bị, tăng năng suất, giảm chi phí, bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái, phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế cao của các cơ sở hiện có. Diện tích dành cho hoạt động khai thác các mỏ và điểm mỏ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 khoảng 115 ha.

3.2.6. Đất di tích danh thắngCần giữ gìn nguyên vẹn tất cả các di tích đã được xếp hạng, chống bị

xuống cấp, tổn thất hoặc bị hủy hoại. Bảo tồn nguyên vẹn các giá trị của thiên nhiên, giá trị kiến trúc của khu di tích; nghiêm cấm việc khai thác nguyên liệu trong khu vực di tích. Việc khoanh vùng bảo vệ di tích phải đáp ứng yêu cầu bảo

74

Page 75: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

tồn các di tích, môi trường, khung cảnh lịch sử, gắn với việc bảo vệ các khu rừng tự nhiên. Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, diện tích đất di tích danh thắng của tỉnh giữ ổn định khoảng 350 ha.

3.2.7. Đất bãi thải, xử lý chất thảiTrước tình hình ô nhiễm môi trường tại tỉnh, đặc biệt là môi trường tại các

khu, cụm công nghiệp và đô thị, trong thời gian tới từng bước hình thành một hệ thống đồng bộ về công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện tại hóa. Trong kỳ quy hoạch của tỉnh bố trí quy hoạch các khu thu gom, xử lý, chôn lấp rác thải tập trung với quy mô khoảng 100,0 ha đối với tỉnh, 10 - 20 ha/huyện; 0,1- 0,5 ha/xã. Để đảm bảo nhu cầu đất cho việc thu gom, xử lý và chôn lấp chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. Dự kiến đến năm 2020 diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải khoảng 300 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 380 ha.

3.2.8. Đất tôn giáo, tín ngưỡngVới nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và là sự tôn trọng thực tế

khách quan và trách nhiệm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, thỏa mãn nhu cầu của một bộ phận nhân dân có đạo, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đến năm 2020, đất tôn giáo, tín ngưỡng khoảng 235 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 315 ha.

3.2.9. Đất nghĩa trang, nghĩa địaViệc bố trí nghĩa trang, nghĩa địa phải đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi

trường, địa điểm bố trí cách xa khu dân cư, không ảnh hưởng vệ sinh nguồn nước, phù hợp với phong tục tập quán của người dân tại địa phương. Đến năm 2020, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của tỉnh khoảng 991 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 1.141 ha.

3.2.10. Đất phát triển hạ tầngVới mục tiêu tăng cường đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn

hóa, y tế, giáo dục, thể thao. Tập trung khôi phục và nâng cấp các công trình hiện có; kết hợp xây dựng mới một số công trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 2020 hoàn chỉnh, hiện đại hóa và tiếp tục phát triển hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội đảm bảo phục vụ sự nghiệp phát triển của tỉnh. Để đáp ứng mục tiêu phát triển của tỉnh đến năm 2020 và xa hơn, diện tích đất đến năm 2020 khoảng 18.260 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 20.140 ha.

Định hướng sử dụng một số loại đất phát triển hạ tầng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 cụ thể như:

a. Đất cơ sở văn hóaNghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 14 đưa ra mục tiêu lâu

dài phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh như sau:- Xây dựng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Gắn kết

chặt chẽ và đồng bộ giữa phát triển văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng xây dựng môi trường sống, lối sống và đời sống văn hóa cơ sở, cộng đồng dân cư, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú. Bồi dưỡng các tài

75

Page 76: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

năng văn hóa, nghệ thuật, khuyến khích các văn nghệ sỹ sáng tạo được nhiều tác phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị cao.

- Tập trung các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu nhằm khẳng định làm rõ về địa - văn hóa, địa - nghiên cứu, địa chính trị của vùng đất và con người của tỉnh. Bảo tồn, khai thác phát huy có hiệu quả văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn. Đẩy mạnh nâng cao chất lượng cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa. Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, tạo môi trường văn hóa lành mạnh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Đẩy mạng xã hội hóa các hoạt động văn hóa trên cơ sở khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh các hoạt động văn hóa thể thao.

Trên cơ sở đó, cùng với việc thực hiện theo Hướng dẫn số 1182/HD-BVHTT ngày 14 tháng 4 năm 2004 của Bộ Văn hóa thông tin, mỗi thôn, làng khu phố dành 0,1 – 0,15 ha để xây dựng khu vui chơi, nhà văn hóa. Đất cơ sở văn hóa của tỉnh đến năm 2020 khoảng 300 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 400 ha.

b. Đất cơ sở y tếPhấn đấu đến năm 2020, kiện toàn cơ sở vật chất cho phát triển ngành y tế từ

cấp tỉnh, huyện, xã, đảm bảo đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân và khống chế các loại dịch bệnh:

- Sắp xếp và nâng cấp các cơ sở cho phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Bổ sung một số cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho người dân trong giai đoạn này và các năm tiếp theo.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từng bước khắc phục tình trạng khác biệt về chăm sóc sức khỏe giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng kinh tế phát triển và vùng sâu, vùng xa, giữa người giàu với người nghèo, giữa các dân tộc.

- Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc.

- Đẩy mạng xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Trên cơ sở định hướng phát triển của ngành y tế, diện tích đất y tế của tỉnh đến năm 2020 khoảng 202 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 300 ha.

c. Đất cơ sở giáo dục - đào tạoNâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ

chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển dân số và nguồn nhân lực. Hướng phát triển chính của ngành giáo dục - đào tạo của tỉnh đến năm 2020 là:

- Phát triển hệ thống mạng lưới các cơ sở giáo dục - đào tạo của tỉnh đạt chuẩn quốc gia theo hướng tiên tiến, hiện đại, hội nhập với các xu hướng phát triển

76

Page 77: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

giáo dục - đào tạo của cả nước, đạt trình độ tương đương các tỉnh, thành phố phát triển, đứng vào tốp dẫn đầu vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài của nhân dân và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với tốc độ nhanh và bền vững.

- Phát triển mạng lưới những cơ sở giáo dục các cấp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới phải đạt được mục tiêu trên và đáp ứng những yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị như sau:

+ Đảm bảo phân bố hợp lý, gắn với các địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh đến trường theo phương châm “đưa trường đến gần học sinh”.

+ Đạt chuẩn quốc gia, đồng bộ, tiên tiến và hiện đại để thực hiện những mục tiêu phát triển giáo dục cho từng thời kỳ nhất định:

- Đảm bảo học sinh học cả ngày ở trường đối với cấp tiểu học từ năm 2010 và các cấp THCS và THPT từ khoảng năm 2012 - 2015.

- Đảm bảo giáo dục toàn diện, theo đó mỗi trường học có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học nghệ thuật (hoặc năng khiếu), khu vực quản lý (văn phòng - giáo vụ), khu vực giáo dục thể chất, sân chơi, khu vực dịch vụ sinh hoạt (nhà ăn, nghỉ trưa,...), khu vực vệ sinh, khu vực để xe.

- Đáp ứng các chuẩn mực về diện tích khuôn viên trường, các phòng học, khu vực chức năng, giáo dục và rèn luyện thể chất, trang thiết bị, điều kiện về ánh sáng.... để phục vục cho việc tổ chức đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tiên tiến, hiện đại và hiệu quả.

- Đảm bảo môi trường sư phạm tại trường học.- Đối với cấp tiểu học, đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn đối với trường

tiểu học trong điều lệ Trường tiểu học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.Trên cơ sở định hướng phát triển ngành giáo dục - đào tạo của tỉnh, đến năm

2020 khoảng 1.670 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 1.870 ha.d. Đất cơ sở thể dục - thể thao- Duy trì phong trào thể dục thể thao quần chúng sâu rộng, vững chắc; phát

triển nhiều loại hình thể thao, trong đó chú trọng những môn thể thao có thế mạnh;- Tập trung xây dựng các môn thể thao thành tích cao trọng điểm, đóng góp

nhiều vận động viên cho các đội tuyển quốc gia- Hoàn thành quy hoạch cơ sở vật chất thể dục - thể thao từ tỉnh đến xã theo

Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ; Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 7 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành quy chuẩn trung tâm văn hóa, thể thao xã, đất cần cho luyện tập thể dục - thể thao từ 2 - 3 m2/người, cấp xã từ 1,0 - 1,5 ha; cấp huyện từ 4,5 - 5 ha làm sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi....

Đáp ứng được các vấn đề nêu trên, dự kiến trong những năm tới sẽ nâng cấp mở rộng các công trình hiện có, đồng thời xây dựng mới các công trình như: sân vận động, nhà thi đấu, trung tâm thể dục thể thao, nhà luyện tập, trung tâm huấn luyện,.... trên địa bàn tỉnh. Đất cơ sở thể dục – thể thao đến năm 2020 khoảng 600 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 800 ha.

e. Đất giao thông

77

Page 78: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Hệ thống hạ tầng giao thông có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh. Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và xa hơn được chú trọng phát triển theo hướng:

- Cơ bản hình thành khung hạ tầng giao thông trong giai đoạn đến năm 2020, bao gồm hệ thống giao thông đối ngoại kết nối với các địa bàn trong tỉnh, trên cơ sở đảm bảo quản lý tốt hành lang giao thông đối ngoại trong định hướng bố trí không gian kinh tế - xã hội thống nhất trên địa bàn tỉnh.

- Từng bước hiện đại hóa mạng lưới giao thông nội tỉnh đảm bảo nâng cao năng lực thông qua, tăng tốc độ lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông trên toàn hệ thống.

- Quản lý và tổ chức, nâng cấp giao thông đô thị tại các thành phố, thị xã.- Mở rộng, nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn đến năm 2020 và

những năm tiếp theo hướng tới mạng giao thông nông thôn thuận tiện, an toàn .... thúc đẩy quá trình đô thị hóa khu vực nông thôn.

- Xây dựng chương trình đồng bộ hóa giao thông theo khu vực lãnh thổ, trước mắt tập trung vào những khu vực tập trung phát triển công nghiệp, các khu đô thị mới.

Giao thông của tỉnh dự kiến sẽ được phát triển theo các trục chính như:- Trục QL 2 từ Hà Nội – Vĩnh Yên – Việt Trì.- Trục QL 2B từ Vĩnh Yên – Tam Đảo – Thái Nguyên.- Trục QL 2C từ Vĩnh Thịnh – Quang Sơn (Lập Thạch).- Trục đường kết nối với đô thị Mê Linh (Hà Nội).- Trục đường 310 từ Đại Lải đi Đạo Tú.- Trục đường Nam Đầm Vạc – Quất Lưu – Hợp Thịnh.- Trục đường đi thị trấn Hương Canh – Sơn Lôi.- Trục đường 301 Phúc Yên – Xuân Hòa.- Trục đường Đại Lải – Tây Thiên.- Nối sân bay Nội Bài với khu du lịch tập trung (Đại Lải - Phúc Yên).- Trục Nam Bình Xuyên – Yên Lạc – Vĩnh Tường.- Trục Yên Lạc – Vĩnh Yên.- Trục đường đê (TW) Yên Lạc – Vĩnh Tường – Sông Lô.Trên cơ sở phương hướng phát triển giao thông của tỉnh đến năm 2020 và xa

hơn, diện tích đất giao thông đến năm 2020 khoảng 11.200 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 11.800 ha.

f. Đất thủy lợi- Đầu tư chiều sâu, nâng cấp kiên cố hóa hệ thống kênh mương hiện có, chủ

động tưới tiêu cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp.- Tập trung đầu tư hệ thông công trình vừa và nhỏ, hoàn chỉnh hệ thống thủy

lợi ở các địa bàn trọng điểm về nông nghiệp, tạo cho khu vực này có đủ điều kiện thâm canh đa dạng hóa các loại cây trồng, sử dụng giống mới, có chất lượng và có giá trị kinh tế cao. Phát triển các công trình cấp nước tiên tiến phục vụ phát triển sản xuất hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả.

78

Page 79: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Phát triển thủy lợi góp phần bảo vệ và tạo nguồn nước ở những vùng thiếu nước.

- Củng cố hệ thống đê điều, tôn cao, kè mái đê, bê tông hóa mặt đê thành đường giao thông, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

Để thực hiện mục tiêu trên, đến năm 2020 đất thủy lợi của tỉnh khoảng 4.600 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 4.520 ha.

g. Đất công trình năng lượng, truyền thông* Mục tiêu phát triển mạng lưới điện của tỉnh trong thời gian tới là đảm bảo

cung cấp điện an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp (đặc biệt là các khu công nghiệp) mở rộng và nâng cao chất lượng điện cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, phấn đấu có nguồn điện (công suất) dự phòng khoảng 10 - 20%.

* Định hướng phát triển hệ thống bưu chính- Hoàn thành phổ cập dịch vụ; xây dựng các điểm phục vụ đến vùng sâu,

vùng xa; mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ theo hướng ứng dụng rộng rãi mọi lĩnh vực.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai tự động hóa trong khai thác, chấp nhận và tin học hóa các công đoạn bưu chính. Đến năm 2015, hoàn thành triển khai ứng dụng công nghệ tự động hóa cấp tỉnh, khâu chia chọn tự động hóa trong toàn tỉnh do trung tâm chia chọn tự động thực hiện. Lộ trình ứng dụng tin học hóa cấp bưu cục, điểm phục vụ thực hiện đến năm 2015.

- Phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng lưới bưu chính điện tử.

- Tăng tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ mới. Doanh thu từ các dịch vụ truyền thống chỉ còn khoảng dưới 20% tổng doanh thu bưu chính.

* Định hướng phát triển mạng lưới viễn thông- Phát triển dịch vụ theo hướng cung cấp ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh

vực: Chính phủ điện tử, thương mại, tài chính, đào tạo, y tế, nông nghiệp,....- Phát triển mạng truy nhập quang trong toàn tỉnh theo quy mô hình mạng

NGN đa dịch vụ. Khách hàng được cung cấp dịch vụ băng rộng và truy nhập đa giao thức. Nâng cấp dung lượng cho các tuyến cáp quang, đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ băng rộng mới trên nền NGN. Mạng truy nhập quang đến xã sẽ phát triển mạng trong giai đoạn 2010 – 2015.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng cùng đầu tư và chia sẻ, cho phép nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê hạ tầng mạng. Mạng lõi sẽ là hạ tầng chung Quốc gia do nhiều doanh nghiệp thiết lập. Mạng truy nhập do các doanh nghiệp xây dựng và quản lý. Cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua mạng truy nhập sẽ do nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên cơ sở thuê lại mạng nội hạt.

- Các dịch vụ dữ liệu, ứng dụng sẽ chiếm phần lớn doanh thu viễn thông, nhu cầu khách hàng giai đoạn này sử dụng dịch vụ giải trí, truyền hình theo yêu cầu và tiếp cận dịch vụ dễ dàng.

- Duy trì và mở rộng cung cấp các dịch vụ công ích: Thông tin cứu hỏa; thông tin cứu nạn, cấp cứu y tế; thông tin khẩn cấp an ninh, trật tự xã hội; thông tin hỗ trợ cấp cứu y tế tại chỗ; thông tin phòng chống thiên tai; thông tin tư vẫn sản

79

Page 80: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

xuất và đời sống; thông tin thị trường; hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, cung cấp dịch vụ cho khu vực khó khăn.

Trên cơ sở đó, đến năm 2020 đất chuyển dẫn năng lượng truyền thông của tỉnh khoảng 105 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 255 ha.

h. Đất chợKhi nền kinh tế phát triển, sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa dẫn đến

nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hóa ngày càng tăng cũng như để phát huy lợi thế của kinh tế dịch vụ, trong những năm tới cần phát triển mạnh hệ thống chợ trên cơ sở nâng cấp, sửa chữa mở rộng các chợ hiện có nằm trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và các huyện. Tổ chức hình thành các chợ nông thôn liên xã, đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản vùng Đồng bằng sông Hồng (các công trình trọng điểm).

Trên cơ sở định hướng phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn toàn tỉnh, dự kiến đến năm 2020 đất chợ của tỉnh khoảng 210 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 260 ha.

3.2.11. Đất ở đô thịTrong thời gian tới do quá trình đô thị hóa diện ra nhanh chóng, cơ sở hạ

tầng kỹ thuật phát triển, hình thành thêm nhiều đô thị mới và số người di dân cơ học ngày càng tăng, sự gia tăng dân số tự nhiên, mở rộng đô thị Vĩnh Phúc đến 2030 và tầm nhìn 2050 thì tỉnh cần bố trí quy hoạch thêm quỹ đất ở tại đô thị để đáp ứng nhu cầu về đất ở cho người dân trong và ngoài tỉnh.

Trên cơ sở hệ thống đô thị hiện có, định hướng phát triển và bố trí sắp sếp mạng lưới đô thị trong tỉnh đến năm 2020 và xa hơn phải bố trí quỹ đất hợp lý.

Về mặt không gian, sẽ phát triển thành thành phố Vĩnh Phúc, và các đô thị vệ tinh tại các huyện, thị.

Như vậy đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc có 3.200 ha và đến năm 2030 diện tích đất ở tại đô thị là 3.700 ha.

3.2.12. Đất phi nông nghiệp còn lại* Đất ở tại nông thônĐến năm 2020 và xa hơn khu dân cư nông thôn của Vĩnh Phúc sẽ phát triển

theo hướng sau:- Các khu dân cư nông thôn trong vùng đô thị hóa của tỉnh được phát triển

theo hướng từng bước phát triển các nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giáo dục,.... hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

- Đối với các điểm dân cư ven đô, ven trục giao thông lớn, tập trung phát triển hạ tầng nông nông như nước sạch, các công trình công cộng, phúc lợi xã hội. Hình thành các trung tâm cụm xã, sắp sếp lại các điểm dân cư ven quốc lộ, tỉnh lộ, giữ gìn các làng nghề truyền thống.

Như vậy, diện tích đất ở tại nông thôn đến năm 2020 khoảng 7.200 ha, cùng với tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu đất ở ngày càng cao, định hướng đến năm 2030 diện tích đất ở khoảng 7.800 ha.

* Đất cơ sở sản xuất kinh doanhTheo quy hoạch phát triển dịch vụ thương mại đến năm 2020 và định hướng

đến năm 2030. Diện tích đất để phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, đến năm 2020 có khoảng 3.520 ha và đến năm 2030 khoảng 3.820 ha.

80

Page 81: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

* Đất sản xuất vật liệu xây dựngTập trung, khai thác và phát triển các loại vật liệu phục vụ cho yêu cầu xây

dựng và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh. Đất làm nguyên vật liệu xây dựng đến năm 2020 có khoảng 990 ha và tầm nhìn 2030 khoảng 1.100 ha.

* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùngDo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần lượng lớn quỹ đất để chuyển đổi

mục đích sử dụng. Đến năm 2020 đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn khoảng 5.010 ha và đến năm 2030 còn khoảng 4.010 ha nữa để chyển sang các mục đích khác.

* Đất phi nông nghiệp khácĐến năm 2020 diện tích đất phi nông nghiệp còn 31 ha, đến năm 2030 tăng

lên khoảng 131 ha. 3.3. Đất chưa sử dụngNăm 2010, toàn tỉnh hiện còn 2.159,20 ha đất chưa sử dụng, chiếm 1,75%

tổng diện tích tự nhiên, dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ khai thác có hiệu quả khoảng 1.695 ha diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

3.4. Đất đô thịĐịnh hướng phát triển không gian hệ thống đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm

2020 và những năm tiếp theo như sau:- Chuỗi đô thị trung tâm gồm các hạt nhân chính là thành phố Vĩnh Yên,

thị xã Phúc Yên, đô thị mới Bồ Sao, Tân Tiến, thị trấn Hương Canh. - Các đô thị vùng trung du và miền núi phía bắc: gồm thị trấn Tam Đảo, thị

trấn Hợp Châu (huyện Tam Đảo), thị trấn Hợp Hòa (huyện Tam Dương), thị trấn Xuân Hoà (huyện Lập Thạch), thị trấn cảng sông Như Thụy (Lập Thạch). Ngoài 6 đô thị hạt nhân, cụm đô thị này sẽ gồm 28 thị tứ là trung tâm phát triển của các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.

Các đô thị phía Nam gồm: Thị trấn huyện lỵ Vĩnh Tường, Thị trấn Yên Lạc, Thị trấn cảng sông Vĩnh Thịnh thuộc huyện Vĩnh Tường. Chuỗi đô thị này sẽ bao gồm các thị tứ tại huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc.

Hệ thống đô thị dự kiến trên sẽ được phát triển kèm theo các điều kiện sau:-Thành phố Vĩnh Yên tiếp tục giữ vai trò hạt nhân và trở thành đô thị trung

tâm của thành phố Vĩnh Phúc.- Thị xã Phúc Yên sẽ thành đô thị loại III, Bình Xuyên sẽ trở thành đô thị

mới. Hương Canh sẽ thành đô thị loại IV và 11 đô thị loại V cũng sẽ được hình thành vào năm 2020 trong tổng thể thành phố Vĩnh Phúc.

Trên cơ sở định hướng phát triển mạng lưới đô thị của tỉnh, dự kiến đến năm 2020 đất đô thị của tỉnh khoảng 24.500 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 28.000 ha.

3.5. Đất bảo tồn nhiên nhiênĐịnh hướng đến năm 2020 diện tích đất bảo tồn thiên nhiên của Tỉnh có

khoảng 15.500 ha. Diện tích khoanh định khu bảo tồn thiên nhiên chủ yếu là diện tích của khu rừng bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Tam Đảo.

81

Page 82: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

3.6. Đất khu du lịchĐịnh hướng phát triển của ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới

là tập trung đầu tư xây dựng hệ thống các điểm vui chơi giải trí góp phần quan trọng vào chiến lược đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn của du lịch Vĩnh Phúc với các loại hình như sau: Du lịch thăm quan, nghiên cứu động thực vật, hệ sinh thái; du lịch vui chơi giải trí, thể thao; du lịch quá cảnh sang Trung Quốc; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,…

Trên cơ sở định hướng phát triển mạng lưới du lịch của tỉnh, dự kiến đến năm 2020 đất khu du lịch của tỉnh khoảng 1.200 ha và định hướng đến năm 2030 khoảng 1.700 ha.

PHẦN IVPHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH

1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Tăng trưởng GDP trung bình theo giai đoạn: giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14

- 15%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14 - 14,5%.- Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2015: công nghiệp và xây dựng

chiếm 61 - 62%; dịch vụ chiếm 31 - 32%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 6,5 - 7,0%. Đến năm 2020 tỷ trọng ngành dịch vụ khoảng trên 38%; nông, lâm nghiệp và thủy sản 3 - 4,0%; công nghiệp và xây dựng 58 - 60%.

2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá cố định 1994) đến năm

2015 được dự báo là: 3.258,5 tỷ đồng; trong đó: ngành nông nghiệp là 2.954 tỷ đồng (trồng trọt 1.204 tỷ đồng; chăn nuôi 1.517 tỷ đồng; dịch vụ nông nghiệp 233 tỷ đồng); ngành lâm nghiệp 40,5 tỷ đồng và ngành thủy sản 264 tỷ đồng (Nguồn: Quy hoạch phát triển Nông lâm TS tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020).

Đến năm 2020 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là 4.006 tỷ đồng; trong đó: sản xuất nông nghiệp là 3.597 tỷ đồng (trồng trọt: 1.405 tỷ đồng; chăn nuôi 1.902 tỷ đồng; dịch vụ nông nghiệp 290 tỷ đồng); ngành lâm nghiệp 42 tỷ đồng; ngành thủy sản 367 tỷ đồng (Nguồn: Quy hoạch phát triển Nông lâm TS tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020).

- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng trung bình của khu vực này đạt 3,47% thời kỳ 2011 - 2020, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 3,95%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân trên 3,0%/năm.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả cao; tiếp tục tăng tỷ trọng chăn nuôi trong phát triển nông nghiệp.

2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp- Tổng GDP (theo giá cố định năm 1994) của ngành công nghiệp - xây

dựng đến năm 2015 là 15.339 tỷ đồng và đến năm 2020 là 30.626 tỷ đồng.

82

Page 83: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Tốc độ tăng trưởng GDP của ngành (theo giá cố định năm 1994), giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 15 - 16%.

- Đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ ở tất cả các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tỷ trọng GDP ngành công nghiệp trong tổng GDP toàn nền kinh tế của tỉnh sẽ tăng từ 50 – 52% năm 2010 lên khoảng 52 – 55% vào năm 2020.

2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ- Tổng GDP của ngành dịch vụ (theo giá cố định 1994) đến năm 2015 là

7.204 tỷ đồng và đến năm 2020 là 14.149 tỷ đồng.- Duy trì mức tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ khoảng 14 -

16%/năm trung bình cả giai đoạn đến năm 2020. Với mức tăng trưởng này, tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tỉnh sẽ dao động ở mức 37- 39% vào năm 2020.

- Mức đóng góp của thương mại vào tổng sản phẩm của tỉnh (GDP thương mại/GDP toàn tỉnh) năm 2015 đạt 14% và năm 2020 đạt 16%. GDP thương mại vào năm 2015 là 3.355 tỷ đồng và năm 2020 là 7.381 tỷ đồng.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 là 40.021 tỷ đồng và năm 2020 là 95.504 tỷ đồng.

- Tốc độ tăng GDP bình quân của ngành thương mại giai đoạn 2011 - 2015 đạt 25%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 đạt 31%/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu của ngành thương mại năm 2015 đạt 3,5 tỷ USD và năm 2020 đạt 13,5 tỷ USD. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2015 đạt 47,6%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 31%/năm.

(Nguồn: Quy hoạch ngành Thương mại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020)3. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập- Dân số trung bình toàn tỉnh đến năm 2015 khoảng 1.130.000 người và

đến năm 2020 khoảng 1.230.000 người.- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70 - 75% vào năm 2020. Đến năm 2015

toàn tỉnh có khoảng 814 nghìn người, trong đó lao động nông lâm thủy sản chiếm khoảng 45,1%; lao động công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 31,9%; lao động dịch vụ chiếm khoảng 23%.

Đến năm 2020, tổng số lao động toàn tỉnh có khoảng 845 ngàn người, trong đó ngành nông lâm thủy sản chiếm 35,5%; công nghiệp và xây dựng chiếm 39,6% và ngành dịch vụ chiếm 24,9%.

- Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đến năm 2015 đạt khoảng 74,3 triệu đồng tương đương 3.500 – 4.000 USD và đến năm 2020 đạt khoảng 140,5 triệu đồng tương đương 6.500 – 7.000 USD.

4. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn4.1. Phát triển đô thị- Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015 khoảng 30-32% và

đến năm 2020 đạt khoảng 35-40%.- Thành phố Vĩnh Yên tiếp tục gữi vai trò hạt nhân và trở thành đô thị

trung tâm của thành phố Vĩnh Phúc.

83

Page 84: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Thị xã Phúc Yên sẽ thành đô thị loại III, Bình Xuyên sẽ trở thành đô thị mới, Hương Canh sẽ thành đô thị loại IV và 12 đô thị loại V cũng sẽ được hình thành vào năm 2020 trong tổng thể thành phố Vĩnh Phúc.

- Nâng cấp một số xã tại các huyện, thị xã trở thành các đô thị hóa của huyện và của tỉnh.

- Các khu, cụm công nghiệp và các tuyến giao thông được quy hoạch sẽ phải phát triển theo dự kiến để trở thành hạt nhân đô thị.

- Đẩy mạnh phát triển các đô thị gắn liền với phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, dịch vụ tạo nhiều việc làm mới ở khu vực đô thị, tạo điều kiện thu hút lực lượng lao động từ khu vực nông thôn đến làm việc, giảm áp lực cho khu vực nông thôn.

4.2. Khu dân cư nông thôn- Quy mô dân số nông thôn ở mức 548 - 550 nghìn người (chiếm tỷ lệ

khoảng 39%) vào năm 2020.- Tăng năng suất lao động nông nghiệp và lao động khu vực nông thôn

nhằm tăng thu nhập cho dân cư khu vực nông thôn thông qua.+ Tạo điều kiện tập trung phương tiện sản xuất kinh doanh (như đất canh

tác) cho người lao động.+ Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng mở rộng các hoạt động dịch

vụ trong khu vực nông thôn.+ Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo hướng phát triển các cây

trồng mới: Thực phẩm chất lượng cao, hoa cây cảnh cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các khu vực khác trong tỉnh.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn:+ Đảm bảo có đường ô tô kết nối các điểm cộng đồng dân cư, tạo điều kiện

đẩy mạnh cơ giới hóa hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn khu vực nông thôn.

+ Mở rộng xã hội hóa nhằm đảm bảo cung cấp tốt các dịch vụ xã hội cơ bản+ Tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, đảm bảo

các hộ dân cư có thể tiếp cận Internet.+ Phát triển mạng lưới cung cấp điện đáp ứng yêu cầu với chất lượng cao

phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt ở khu vực nông thôn.+ Đảm bảo sử dụng nước sạch theo hướng kết hợp giữa phát triển mạng

cung cấp nước tập trung và phân tán.+ Xử lý tốt vấn đề môi trường khu vực nông thôn.- Tìm kiếm và phát triển mô hình tổ chức xã hội nông thôn theo hướng tăng

cường vai trò của cộng đồng.- Phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị

mới thông qua các hoạt động tư vấn chủ động từ phía nhà nước nhằm tạo ra bộ mặt kiến trúc mới phù hợp đảm bảo tính hiện đại, truyền thống, khai thác tốt các giá trị văn hóa kết hợp phát triển du lịch, mở rộng ngành nghề ở khu vực nông thôn.

5. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ thầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội5.1. Giao thông

84

Page 85: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

5.1.1. Giao thông đường bộĐể đáp ứng nhu cầu liên kết kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc với Hà Nội và với các

tỉnh trong vùng, cải thiện bộ mặt văn minh đô thị, đặc biệt là thành phố Vĩnh Yên, dự kiến đến năm 2020 xây dựng mới các tuyến đường sau:

- Triển khai xây dựng mới đường xuyên Á Hà Nội - Côn Minh, cao tốc Hà Nội – Việt Trì đoạn qua Vĩnh Phúc theo tiêu chuẩn đường cao tốc mỗi bên có 2 làn xe mặt cắt 26 m, qua Phúc Yên - Bình Xuyên - Vĩnh Yên - Tam Đảo - Lập Thạch.

- Mở tuyến tránh QL2 đoạn qua Vĩnh Yên về phía Nam từ Quất Lưu - Đồng Văn.

- Triển khai xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên tuyến quốc lộ 2C qua Sông Hồng kết nối với Hà Nội (về phía Sơn Tây).

- Xây dựng đường hầm xuyên núi Tam Đảo trên tuyến quốc lộ 2B nối với tỉnh Thái Nguyên.

- Kéo dài các đường tỉnh lộ 304, 305, 305B, 306, 302 và 301.- Xây dựng mới đường vành đai 2 phía Bắc đô thị hạt nhân Vĩnh Yên đến

tỉnh lộ 305 và các tuyến đường nội bộ trong các khu dân cư mới ở Vĩnh Yên.- Xây dựng mới đường Nam Bình Xuyên - Yên Lạc - Vĩnh Tường.- Mở các tuyến nối từ Tỉnh lộ vào các khu công nghiệp.- Nâng cấp QL2 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng đoạn từ km 38 + 600 -

km - km 51 giáp Phú Thọ, đoạn từ km 13 - km 31 đạt cấp đường đô thị, trong đó, giai đoạn đến năm 2015 mở rộng 57 m.

- Nâng cấp quốc lộ 2B nối từ quốc lộ 2 đi khu nghỉ mát Tam Đảo đoạn từ km 0 - km 13 đạt tiêu chuẩn đường phố chính, có mặt cắt 36,5 m; đoạn từ km 13 - km 25 đạt tiêu chuẩn đường cấp VI.

- Nâng cấp quốc lộ 2C (từ QL 32 thị xã Sơn Tây) qua Vĩnh Phúc (Vĩnh Tường-Tam Dương- Lập Thạch) đi Tuyên Quang (Sơn Dương).

- Nâng cấp các tuyến đường tỉnh 302, 302B, , 305C 306, 307, 308, 309 từ km 9 - km 19 với chiều dài 123 km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV. Đường tỉnh 310 đạt tiêu chuẩn đường phố chính mặt cắt 36,5m. Đường tỉnh 301 đạt cấp III đường đồng bằng; Đường tỉnh 302 đoạn km 0 - km 9+ 500 đạt tiêu chuẩn đường phố chính mặt cắt 36,5 m; đoạn còn lại từ km 1+ 500-km9 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, có lớp mặt bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa.

- Nâng cấp, hoàn chỉnh tất cả các tuyến đường nội thị Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Đảo đạt tiêu chuẩn đường đô thị có lớp mặt bê tông Atphan và hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông trong đô thị Vĩnh Yên, Phúc Yên và các nút quan trọng ở các đô thị khác.

- Phấn đấu cứng hóa mặt đường giao thông nông thôn với tốc độ tăng trung bình năm là 7,15% để đến năm 2015 có 100% đường giao thông nông thôn được cứng hóa.

- Quy hoạch, quản lý và bảo vệ tốt hành lang giao thông liên xã, liên thôn, nâng cấp tạo điều kiện kết nối dễ dàng và thuận tiện giữa các điểm dân cư vào những năm 2020.

5.1.2. Giao thông đường sắt

85

Page 86: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn đường sắt. Chuyển ga Hương Canh về vị trí mới kết hợp với xây dựng cảng ICD.

5.1.3. Giao thông đường thủy- Xây dựng các cảng Vĩnh Thịnh, Đức Bác, Như Thụy hoặc Hải Lựu thành

các cảng cấp 4.- Nâng cấp các tuyến đường vào cảng kết hợp với nâng cấp các tuyến đường

đê (đảm bảo an toàn đê và khai thác hiệu quả vận tải trên đê).5.2. Hệ thống cung cấp điện Mục tiêu phát triển điện trong thời gian tới là đảm bảo cấp điện an toàn, liên

tục cho các phụ tải công nghiệp (đặc biệt là các khu công nghiệp) mở rộng và nâng cao chất lượng điện cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, phấn đấu có nguồn điện (công suất) dự phòng khoảng 10 - 20%.

Trong giai đoạn đến năm 2015, nâng cấp một số hệ thống cung cấp điện:- Nâng công suất các trạm 110/35/22kV - 2x63MVA: Bao gồm trạm Phúc

Yên; Trạm Thiện Kế; Trạm Compal I; Trạm Compal II; Trạm Yên Lạc; Trạm Tam Dương và Trạm Vĩnh Tường.

- Xây dựng mới các trạm 110/22kV - 2x63MVA: Bao gồm trạm Vĩnh Yên II; Trạm khu công nghiệp Yên Bình; Trạm Compal III; Trạm Sơn Lôi; Trạm Tam Đảo và Trạm khu công nghiệp Vĩnh Tường.

- Nâng cấp các trạm 220 kV: Trạm Vĩnh Yên (125 + 250)MVA lên 2x250MVA; Trạm Bá Thiện 250MVA lên 2x250MVA và xây dựng mới trạm Vĩnh Tường 250MVA.

Với tổng công suất trạm 220kV (tổng nguồn cung cấp) khoảng 1250MVA, đủ đảm bảo công suất cấp điện cho các giai đoạn phát triển đến năm 2020 tại các khu vực tập trung công nghiệp, đô thị.

Đến năm 2020, tiếp tục đầu tư, chuẩn bị công suất và mạng truyền tải tại các khu vực phát triển mới, các khu đô thị mới và khu vực nông thôn hiện đại vào giai đoạn tiếp theo

5.3. Hệ thống cấp thoát nướcTrong giai đoạn quy hoạch tới dự kiến làm mới, nâng cấp và cải tạo một số

hệ thống cấp thoát nước, cụ thể như:- Nâng cấp nhà máy nước Vĩnh Yên lên 32.000 m3/ngày - đêm và nhà máy

nước Phúc Yên lên 20.000 m3/ngày - đêm, trước hết đảm bảo nước cho TP. Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các khu công nghiệp và các trung tâm huyện.

- Tiếp tục triển khai và kêu gọi đầu tư một số dự án cấp nước lớn lấy nước từ Sông Lô; Dự án JIBIC, công suất dự kiến 100.000 m3/ngày - đêm, tổng vốn 120 triệu USD.

- Đồng thời, sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy nước ở khu vực cầu Liễn Sơn đạt tổng công suất đến năm 2015 là 80.000 m3/ngày - đêm.

5.4. Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thôngPhấn đấu đến năm 2020 các chỉ tiêu thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông

phải đạt được:- Dịch vụ viễn thông cố định: Phổ cập tất cả các hộ gia đình.

86

Page 87: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Dịch vụ viễn thông di động (truy cập qua mạng vô tuyến): Mật độ thuê bao đạt 80%.

- 100% số thuê bao là băng rộng.- Trên 80% dân số sử dụng Internet.- Truyền hình cáp, truyền hình theo yêu cầu (IPTV): cung cấp trong phạm vi

toàn tỉnh đến cấp cơ sở. 5.5. Giáo dục- đào tạo5.5.1. Giáo dục mầm non- Đảm bảo đủ trường, lớp cho bậc học mầm non để đến năm 2020 tỷ lệ huy

động trẻ em dưới 3 tuổi đi nhà trẻ, trẻ em từ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt trên 95%.

- Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 70% năm 2015 và 100% năm 2020. Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn năm 2015 là trên 80% và năm 2020 có 100% giáo viên đạt trên chuẩn.

- Phấn đấu tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2015 đạt trên 80% và năm 2020 là 100%.

5.5.2. Giáo dục tiểu họcHuy động hết số trẻ 6 tuổi và hầu hết trẻ em khuyết tật được đi học hòa

nhập vào cộng đồng.- Về cơ bản có 100% trường đạt chuẩn Quốc gia trước năm 2012. Tỷ lệ

giáo viên đạt chuẩn từ năm 2015 trở về sau là 100%.5.5.3. Giáo dục trung học cơ sở- 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6.- 95% thanh niên từ 15- 18 tuổi có bằng THCS.- 90 - 95% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT, bổ túc THPT, Trung cấp

chuyên nghiệp và trung cấp nghề.- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 100% vào năm 2015.5.5.4. Giáo dục trung học phổ thông- Mỗi xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng. Củng cố và phát triển

các Trung tâm học tập cộng đồng theo Nghị quyết 15/NQ-TƯ ngày 16/11/2003 của Tỉnh ủy.

- Từ giai đoạn 2015 trở đi có 100% trường đạt chuẩn Quốc gia.5.5.6. Đào tạo- Mỗi huyện có một trung tâm giáo dục thường xuyên- dạy nghề phù hợp

với định hướng và cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện.- Số sinh viên/1vạn dân năm 2015 đạt khoảng 350 sinh viên và năm 2020

đạt 400 - 450 sinh viên.5.6. Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân- Củng cố, nâng cấp 100% số bệnh viện huyện vào năm 2015, đảm bảo các

điều kiện để các bệnh viện này đảm đương được chức năng, nhiệm vụ bệnh viện hạng 3; thực hiện được 100% tổng số danh mục phân cấp thực hành kỹ thuật đối với bệnh viện huyện của Bộ Y tế vào năm 2015 và những năm tiếp theo. Củng cố, nâng cấp các phòng khám đa khoa khu vực để có khả năng thực hiện trên 90%

87

Page 88: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

tổng số danh mục thực hành kỹ thuật của phòng khám đa khoa do Bộ Y tế quy định vào năm 2015 và các năm tiếp theo.

- Củng cố, nâng cấp các bệnh viện tuyến tỉnh để đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ là những đơn vị chuyên môn, kỹ thuật y tế đầu ngành của tỉnh. Nâng hạng bệnh viện đạt chuẩn quy định của Bộ Y tế đối với tất cả các bệnh viện trong tỉnh:

+ Bệnh viện tuyến 1: 100% số bệnh viện tuyến huyện đạt hạng 3 vào năm 2015 và các năm tiếp theo.

+ Bệnh viện tuyến 2: 4 bệnh viện tuyến tỉnh đạt hạng 1 vào năm 2015 và 6 bệnh viện đạt hạng 1 vào năm 2020.Bảng 07: Các chỉ số cơ bản về sức khỏe và y tế đến năm 2020 và định hướng

đến năm 2030

STT Chỉ tiêu Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

1 Tuổi thọ trung bình 73,38 74 75 76 77

2 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên (%) 1,09 <0,95 0,88 <

0,81<

0,743 Tỷ suất chết sơ sinh (‰) < 0,3 2,5 <2,5 <2,5 2,0

4 Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (‰) 5 <5 4,5 4 3,5

5 Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi (‰) 7,5 7 6 5,5 5

6 Tỷ lệ sơ sinh nặng dưới 2,5 kg(%) 2,0 2,2 <2 1,5 1,5

7 Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi 15 10 <10 <5 <5

8 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%) 98 > 98 98,5 >98,5 100

9 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng viêm gan B (%) 99 100 100 100 100

10 Tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 - 12 tuổi 5 4 3 < 2,5 < 2,0

11 Tỷ suất chết mẹ/100000 trẻ đẻ sống 15 10 <10 9,5 < 9

12 Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám 3 lần trở lên (%) 75 85 90 >90 >90

13 Tỷ lệ người cao tuổi được quản lý sức khỏe (%) 80 90 100 100 100

14 Chiều cao trung bình của thanh niên 160 161,5 >163 164 >165

15 Số bác sĩ/ 10.000 dân 7 8 9 10 >1016 Số dược sĩ đại học/10.000 dân 0,38 0,7 1 1,2 1,517 Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ (%) 100 100 100 100 10018 Số giường bệnh công/10.000 dân 21 30 33 35 >35

88

Page 89: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

19 Tỷ lệ trạm y tế đạt chuẩn quốc gia (%) 100 100 100 100 100

20 Công suất sử dụng giường bệnh (%) 121 100 <95 90 <90

5.7. Văn hóa- thể thao* Về văn hóa- Đến năm 2020, khoảng 90% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 95%

làng (thôn, khu phố) đạt tiêu chuẩn làng văn hóa; 95% đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị văn hóa và 100% số thôn, làng có nhà văn hóa cộng đồng.

- Đến năm 2020 phấn đấu 100% huyện thị có đài phát thanh FM và 100% xã có đài truyền thanh.

- Ổn định hệ thống thư viện phổ thông và phát triển cao ở thư viện tỉnh; 100% huyện thị và 100% xã có thư viện.

- Tiếp tục đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa theo chương trình mục tiêu quốc gia và tỉnh; 100% số xã có nhà truyền thống; Hoàn chỉnh theo quy hoạch 4 di tích trọng điểm của tỉnh: Chùa Tây Thiên, Đền Thính, Chùa Hà, Di chỉ khảo cổ Đồng Đậu.

* Về thể thaoTrong thời kỳ quy hoạch, hoàn thiện cơ bản về cơ sở vật chất cho ngành thể

dục- thể thao cấp tỉnh như bể bơi, sân vận động. Đầu tư duy trì, nâng cấp trang thiết bị để đến năm 2020, các cơ sở vật chất trong ngành đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng.

Từ năm 2010 trở đi, đảm bảo hoàn thành cơ bản cơ sở vật chất cho ngành thể dục - thể thao cấp tỉnh như: Bể bơi, sân vận động. Đảm bảo 100% huyện thành thị, xã phường, thị trấn quy hoạch đất xây dựng các công trình thể dục - thể thao. Đảm bảo 100% huyện có sân vận động, nhà luyện tập và thi đấu thể thao nhằm phục vụ nhu cầu về luyện tập thể dục – thể thao trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Phúc.

II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạchĐến năm 2020, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh không thay đổi so với năm

2010 là 123.650,05 ha. Trong đó, phương án sử dụng các loại đất như sau:1.1. Đất nông nghiệpĐến năm 2020 là 74.349,80 ha, giảm 12.032,46 ha so với năm 2010. Đất

nông nghiệp giảm phục vụ cho việc thu hồi đất để chuyển sang thực hiện các dự án đô thị, nhà ở, Khu, Cụm công nghiệp và phát triển hạ tầng, cụ thể: Chuyển sang đất ở 2.244 ha, chuyển sang đất công nghiệp 2.339,80 ha và chuyển sang đất công trình công cộng 5.693,24 ha.

Trong đó tăng, giảm một số loại đất sau:- Đất trồng lúa là 30.695,30 ha, giảm 3.928,83 ha so với năm 2010.- Đất trồng cây lâu năm là 6.332,31 ha, giảm 2.230,63 ha so với năm 2010.- Đất rừng phòng hộ là 6.936,75 ha, tăng 2.974,47 ha so với năm 2010.- Đất rừng đặc dụng là 15.356,86 ha, tăng 230,99 ha so với năm 2010. Diện

tích tăng là do sử dụng từ đất chưa sử dụng vào trồng rừng.

89

Page 90: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Đất rừng sản xuất là 6.719,54 ha, giảm 6.766,83 ha so với năm 2010. Chủ yếu là việc chu chuyển nội bộ sang đất rừng phòng hộ và thực hiện các dự án giao thông, du lịch, khu nhà ở sinh thái.

- Đất nuôi trồng thủy sản là 4.344,23 ha, tăng 760,07 ha so với năm 2010. Được thực hiện theo quy hoạch của ngành nông nghiệp, trong đó chủ yếu là khai thác từ quỹ đất mặt nước chuyên dùng, đất mặt nước chưa sử dụng.

1.2. Đất phi nông nghiệpĐến năm 2020 là 48.826,97 ha, tăng 13.718,38 ha so với năm 2010. Trong

đó, nhu cầu các loại đất được xác định như sau:- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Đáp ứng nhu cầu xây dựng trụ sở

mới, cũng như nhu cầu cải tạo, nâng cấp, mở rộng một số cơ quan của huyện và trụ sở làm việc của các xã trong các huyện trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020, diện tích đất là 342,94 ha, tăng 85,54 ha so với năm 2010.

- Đất quốc phòng: Đến năm 2020 là 2.840,83 ha, tăng 1.556,52 ha so với năm 2010, để đáp ứng nhu cầu xây dựng thêm các khu vực phòng thủ quân sự, xây dựng các thao trường bãi tập và các công trình quốc phòng khác, chỉ tiêu này chủ yếu được xây dựng theo quy hoạch quốc phòng và được quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phân bổ.

- Đất an ninh: Đến năm 2020 đất an ninh của tỉnh là 587,38 ha, tăng 254,45 ha so với năm 2010, chủ yếu quỹ đất để xây dựng thao trường huấn luyện, các trung tâm huấn luyện và các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, là đơn vị mới được thành lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đất khu, cụm công nghiệp: Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, diện tích đất khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 là 4.318,03 ha, tăng 2.866,74 ha so với năm 2010. Trong đó: Đất cụm công nghiệp là 614,87 ha.

Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch trên cơ sở 20 khu công nghiệp được Chính phủ chấp thuận và quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của ngành Công thương. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 về việc không phát triển các khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp trên đất trồng lúa có năng xuất ổn định, do vậy trong phương án quy hoạch đã bỏ bớt 06 Khu công nghiệp (KCN Hội Hợp; Chấn Hưng; Vĩnh Tường; Nam Bình Xuyên; Phúc Yên và Vĩnh Thịnh), một số khu công nghiệp đến năm 2020 chỉ đề xuất thực hiện giai đoạn I, đồng thời bỏ bớt một số cụm công nghiệp không có tính khả thi và sử dụng vào nhiều diện tích đất trồng lúa.

- Đất cho hoạt động khoáng sản: Đến năm 2020 là 115,12 ha, tăng 89,80 ha so với năm 2010, tập trung vào dự án khai thác đá xây dựng và ốp lát tại xã Quang Yên và khai thác đá mỹ nghệ tại xã Hải Lựu.

- Đất di tích danh thắng: Diện tích đất đến năm 2020 là 348,34 ha, tăng 223,59 ha so với năm 2010, quỹ đất chủ yếu để thực hiện dự án Khu danh thắng Tây Thiên thuộc quần thể Khu trung tâm lễ hội Tây Thiên tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo.

- Đất để bãi thải, xử lý chất thải: Đến năm 2020 diện tích đất là 295,21 ha, tăng 278,62 ha so với năm 2010. Quỹ đất để đáp ứng nhu cầu của các địa phương

90

Page 91: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

theo quy hoạch nông thôn mới và đặc biệt là 02 dự án xử lý chất thải được quy hoạch tại huyện Tam Đảo và xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Đến năm 2020 diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng của tỉnh là 234,82 ha, tăng 33,14 ha so với năm 2010, tập trung là các dự án trong khu vực tâm linh thuộc địa bàn huyện Tam Đảo.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Đến năm 2020, đất nghĩa trang, nghĩa địa của tỉnh là 991,17 ha, tăng 241,09 ha so với năm 2010. Ba dự án lớn được quy hoạch là Khu công viên nghĩa trang tại huyện Tam Đảo, huyện Bình Xuyên và Khu nghĩa trang sinh thái tại thị xã Phúc Yên.

- Đất phát triển hạ tầng: Để đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông, thủy lợi, giáo dục - đào tạo, công trình văn hóa, y tế,... diện tích đất phát triển hạ tầng đến năm 2020 là 18.826,11 ha, tăng 5.806,59 ha so với năm 2010. Cụ thể một số một số chỉ tiêu như sau:

+ Đất cơ sở văn hóa: Đến năm 2020 là 297,33 ha, tăng 149,81 ha so với năm 2010. Chỉ tiêu này nhằm đáp ứng việc xây dựng các cơ sở văn hoá theo quy hoạch nông thôn mới và theo nghị quyết của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc đầu tư xây dựng các cơ sở văn hoá trên toàn tỉnh.

+ Đất cơ sở y tế: Nhu cầu đất đến năm 2020 là 201,81 ha, tăng 113,25 ha so với năm 2010. Quỹ đất chủ yếu dành cho các dự án: Xây dựng bệnh viện đa khoa, viện nghỉ dưỡng của tỉnh, bệnh viện Châu Vũ tại Tam Đảo, bệnh viện sản nhi của tỉnh, bệnh viện dưỡng lão và chăm sóc trẻ em tại thị xã Phúc Yên.

+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: Đến năm 2020 là 1.664,32 tăng 1.055,49 ha so với năm 2010. Trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành giáo dục, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc đầu tư xây dựng trường học đạt tiêu chuẩn và chủ trương của Chính phủ về việc di chuyển các trường đại học, cao đẳng dạy nghề ra khỏi thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch dự kiến hơn 300 ha cho việc xây dựng, mở rộng các trường học của địa phương và 700 ha cho việc xây dựng cụm các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề.

+ Đất thể dục - thể thao: Nhu cầu đất thể dục- thể thao của tỉnh đến năm 2020 là 596,48 ha, tăng 242,95 ha so với năm 2010. Chỉ tiêu này nhằm đáp ứng việc xây dựng các cơ sở thể thao theo quy hoạch nông thôn mới, theo nghị quyết của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là nhu cầu đất xây dựng khu liên hiệp thể thao của tỉnh.

+ Đất giao thông: Đến năm 2020 là 11.162,00 ha, tăng 3.892,02 ha so với năm 2010. Nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đáp ứng cho nhu cầu giao thông nông thôn trong quy hoạch nông thôn mới, giao thông trong các khu đô thị, khu công nghiệp.... Một số dự án sử dụng nhiều diện tích đất như: Trục đường Vinalines, đường ven chân núi Tam Đảo, các tuyến đường vành đai thảnh phố Vĩnh Yên, tuyến đường song song với đường sắt, dự án cảng cạn ICD.

+ Đất thủy lợi: Hiện tại hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã đang dần đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp. Trong giai đoạn quy hoạch cần duy tu sửa chữa các công trình bị xuống cấp và xây dựng thêm các công trình thủy lợi để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu nước cho diện tích đất nông

91

Page 92: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

nghiệp, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Đến năm 2020, đất thủy lợi của tỉnh là 4.595,50 ha, tăng 122,90 ha so với năm 2010.

+ Đất công trình năng lượng, truyền thông: Đáp ứng nhu cầu xây dựng thêm các trạm biến áp, các công trình năng lượng khác, trạm tiếp sóng của bưu điện, trạm viễn thông... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đến năm 2020 đất công trình năng lượng, truyền thông là 104,59 ha, tăng 73,76 ha so với năm 2010.

+ Đất chợ: Đến năm 2020, hệ thống chợ trên toàn tỉnh được tăng cường và tập trung phối hợp, lồng ghép trong chương trình xây dựng trung tâm cụm, xã, xây dựng chợ nông thôn đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hoá của nhân dân trong tỉnh. Đến năm 2020 đất chợ là 204,08 ha, tăng 156,41 ha so với năm 2010.

- Đất ở tại đô thị: Đến năm 2020, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, cơ sở hạ tần phát triển, hình thành thêm nhiều đô thị mới, dân số tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân, diện tích đất đến năm 2020 là 3.198,96 ha, tăng 1.529,99 ha so với năm 2010.

- Đất phi nông nghiệp còn lại+ Đất ở tại nông thôn: Nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số tại vùng nông

thôn đến năm 2020, cần tăng thêm một phần diện tích đất ở để đáp ứng với sự gia tăng dân số trên địa bàn toàn tỉnh. Đến năm 2020 là 7.190,96 ha, tăng 633,74 ha so với năm 2010.

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: Đáp ứng nhu cầu phát triển về giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hóa của người dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Đến năm 2020, diện tích đất là 3.514,48 ha, tăng 1.552,92 ha so với năm 2010.

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng: Đến năm 2020 là 987,63 ha, tăng 509,0 ha so với năm 2010. Diện tích chủ yếu là đất sử dụng ngắn hạn (từ 03 đến 05 năm) cho việc khai thác cát ven sông và khai thác đất san lấp, sau thời gian khai thác xong mặt bằng vẫn được sử vào mục đích trước đây.

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Đến năm 2020 là 5.004,52, giảm 1.944,16 ha so với năm 2010. Diện tích đất giảm nhằm đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội như nuôi trồng thủy sản, thủy lợi, giao thông,.....

+ Đất phi nông nghiệp khác: Đến năm 2020 là 30,44 ha, diện tích không đổi so với năm 2010.

1.3. Đất chưa sử dụngĐến năm 2020, diện tích đất chưa sử dụng còn 473,28 ha, giảm 1.685,92 ha

so với năm 2010. Diện tích đất chưa sử dụng giảm nhằm đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng

2.1. Khả năng đáp ứng về đất nông nghiệpTuy phải chuyển một diện tích khá lớn là 13.686,72 ha sang mục đích phi

nông nghiệp nhưng diện tích đất nông nghiệp còn lại trong quy hoạch vẫn còn khá lớn là 74.349,80 ha, chiếm 60,13% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất trồng lúa là 30.695,30 ha; bình quân diện tích đất trồng lúa là 0,03 ha/người vào

92

Page 93: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

năm 2020, mức bình quân này đảm bảo được nhu cầu sản xuất lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh.

2.2. Khả năng đáp ứng về đất phi nông nghiệpĐể tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật nhằm

phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp. Trong những năm tới diện tích này sẽ tăng thêm nhiều và chủ yếu được lấy từ quỹ đất nông nghiệp, một phần đất được khai thác từ diện tích đất chưa sử dụng là 371,66 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp đến năm 2020 được bố trí là 48.826,97 ha.

Như vậy, tiềm năng đất đai của tỉnh có khả năng đáp ứng nhu cầu về chất lượng, số lượng cho các mục đích trong kỳ quy hoạch đến năm 2020.

3. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng3.1. Diện tích các loại đất được cấp quốc gia phân bổTỉnh Vĩnh Phúc được Chính phủ phân bổ các chỉ tiêu quy hoạch tại văn bản

số 23/CP-KTN ngày 23/02/2012, cụ thể so sánh với phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, tỉnh xác định cụ thể như sau:

Bảng 11: Chỉ tiêu các loại đất đã được cấp trên phân bổ đến năm 2020Đơn vị tính: ha

Thứ tự

Chỉ tiêu Mã

Diện tích

quốc gia phân bổ

QH tỉnh xác định đến năm

2020

So Sánh tăng (+), giảm (-)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) =(5) - (4)

  TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN   123.650,

05 123.650

,05 -

1 Đất nông nghiệp NNP

73.754,00

74.349,80 595,80

1.1 Đất trồng lúa LUA

30.420,00

30.695,30 275,30

  Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

25.500,00

25.509,75 9,75

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN   6.332,31

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 6.620,00 6.936,75 316,75

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD

15.200,00

15.356,86 156,86

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 6.694,00 6.719,54 25,54

1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NT 4.245,00 4.344,23 99,2393

Page 94: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

S

2 Đất phi nông nghiệp PNN

49.372,00

48.826,97 -545,03

2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN CTC   342,94

2.2 Đất quốc phòng CQP 2.834,00 2.840

,83 6,83

2.3 Đất an ninh CAN 587,00 587,38 0,38

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 6.407,00 4.318

,03 -2.088,97

Trong đó: Đất cụm công nghiệp 614,87

2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS   115

,12

2.6 Đất di tích, danh lam thắng cảnh

LDT 1.526,00 348

,34 -1.177,66

2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải RAC 297,00 295

,21 -1,79

2.8 Đất tôn giao tín ngưỡng TTN   234

,82

2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địaNND

  991,17

2.10 Đất phát triển hạ tầng DHT

18.826,00

18.826,11 0,11

  Trong đó:        

  Đất cơ sở văn hóaDVH

178,00 297,33 119,33

  Đất cơ sở y tế DYT 174,00 201

,81 27,81

  Đất cơ sở giáo dục đào tạoDGD

1.400,00 1.664,32 264,32

  Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 545,00 596

,48 51,48

2.11 Đất ở tại đô thị ODT 3.079,00 3.198,96 119,96

3 Đất chưa sử dụng CSD

Đất chưa sử dụng còn lại 524,00 473,28 -50,72

94

Page 95: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

  Trong đó: Đất CSD đưa vào sử dụng   1.365,00 1.685

,92 320,92

4 Đất đô thị DTD

24.143,78

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT

15.140,87

6 Đất khu du lịch DDL  

1.415,83

3.1.1. Đất nông nghiệpĐến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp tỉnh xác định là 74.349,80 ha, cao

hơn 595,80 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ. Cụ thể một số loại đất sau:- Đất trồng lúa: Nhằm đảm bảo vệ diện tích đất cũng như đảm bảo nhu cầu

về lương thực trong tỉnh. Diện tích đất trồng lúa cấp tỉnh xác định là 30.695,30 ha, cao hơn 275,30 ha so với diện tích quốc gia phân bổ. Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước tỉnh xác định là 25.509,75 ha, cao hơn 9,75 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất rừng phòng hộ: Tỉnh xác định 6.936,75 ha, cao hơn 316,75 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất rừng đặc dụng: Tỉnh xác định là 15.356,86 ha, cao hơn 156,86 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất rừng sản xuất: Tỉnh xác định là 6.719,54 ha, cao hơn 25,54 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Tỉnh xác định là 4.344,23 ha, cao hơn 99,23 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

3.1.2. Đất phi nông nghiệpĐáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của

tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Trên cơ sở đó, diện tích đất phi nông nghiệp tỉnh xác định là 48.826,97 ha, thấp hơn 545,03 ha so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ. Cụ thể một số loại đất sau:

- Đất quốc phòng: Để đảm bảo cho nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn tỉnh nói riêng và nhiệm vụ bảo Tổ quốc nói chung. Diện tích đất quốc phòng được tỉnh xác định là 2.840,83 ha, cao hơn 6,83 ha so với chỉ tiêu cấp tỉnh xác định.

- Đất an ninh: Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Diện tích tỉnh xác định là 587,38 ha, cao hơn 0,38 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất khu công nghiệp: Diện tích tỉnh xác định là 4.318,03 ha (trong đó đất cụm công nghiệp là 614,87 ha) thấp hơn 2.088,97 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ. Nguyên nhân, diện tích giảm so với chỉ tiêu Quốc gia phân bổ là: theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 về việc không phát triển các khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp trên đất trồng lúa có năng suất ổn định nên tỉnh Vĩnh Phúc đã không đưa vào quy hoạch đất công nghiệp của 6 khu công nghiệp vì 6 khu này cơ bản đều quy hoạch lấy vào đất lúa đó là các khu công nghiệp: Hội Hợp 150 ha; Chấn Hưng 131 ha; Vĩnh Tường 200 ha; Nam Bình Xuyên 304 ha; Vĩnh Thịnh 270 ha; Phúc Yên 144,30 ha và ngoài ra còn giảm diện

95

Page 96: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

tích của 4 khu đó là: khu Thái Hòa Liễn Sơn giảm 300 ha; khu Tam Dương I giảm 292 ha; khu Tam Dương II giảm 550 ha, khu Bình Xuyên II giảm 135 ha. Như vậy đất khu công nghiệp tổng giảm so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ là 2476,30 ha nhưng đến năm 2020 tỉnh quy hoạch đất cụm công nghiệp tăng lên 387,33 ha so với năm 2010 nên thực chất đất công nghiệp giảm so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ là 2088,97 ha. Việc xác định quy hoạch các cụm công nghiệp là được phân bố ở nhiều huyện với quy mô diện tích nhỏ và được quy hoạch dựa theo định hướng phát triển kinh tế của từng huyện, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng huyện nên các cụm công nghiệp này sẽ có tính khả thi.

- Đất có di tích danh thắng: Diện tích tỉnh xác định 348,34 ha, thấp hơn 1.177,66 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ. Diện tích di tích, danh thắng giảm do diện tích quy hoạch trước đây tính là đất danh thắng nhưng thực ra có rất nhiều mục đích trong đó như đất dịch vụ, đất tôn giáo, đất du lịch, đất hạ tầng nay được quy hoạch các mục đích đưa về theo đúng các loại đất theo chỉ tiêu đất mà Bộ Tài nguyên quy định nên diện tích đất danh thắng giảm hơn.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: Vấn đề xả thải đang là vấn đề bức xúc của cả nước nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đặc biệt là vấn đề xử lý, chôn lấp chất thải tại các khu công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh. Để giải quyết vấn đề này, diện tích đất xử lý, chôn lấp chất thải tỉnh xác định là 165,21 ha, thấp hơn 1,79 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất phát triển hạ tầng: Để đáp ứng nhu cầu phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đặc biệt là giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục,..... Diện tích cấp tỉnh xác định là 18.826,11 ha, tương đương so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ. Diện tích bốn loại đất xã hội hóa (văn hóa, y tế, giáo dục và thể thao) đều vượt đạt diện tích Quốc gia đã phân bổ. Cụ thể một số chỉ tiêu sau:

+ Đất cơ sở văn hóa: Tỉnh xác định là 297,33 ha, cao hơn 119,33 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ. Do thực hiện nghị quyết của tỉnh và theo quy hoạch nông thôn mới về thực hiện xây dựng tất cả các điểm văn hóa cho các thôn, xã trên địa bàn tỉnh.

+ Đất cơ sở y tế: Tỉnh xác định là 201,81 ha, cao hơn 27,81 ha so với quốc gia phân bổ. Diện tích cao hơn theo nghị quyết của tỉnh và theo quy hoạch nông thôn mới về thực hiện xây dựng tất cả các trạm y tế cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

+ Đất cơ sở giáo dục – đào tạo: Tỉnh xác định là 1.664,32 ha, cao hơn 264,32 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ. Diện tích đất cao hơn theo quyết đinh số 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 và nhu cầu của một số trường THPT, THCS, tiểu học và trường mầm non trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Đất cơ sở thể dục – thể thao: Tỉnh xác định là 596,48 ha, cao hơn 51,48 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ, nguyên nhân do quy hoạch nông thôn mới tại các xã, phường, thị trấn về xây dựng tất cả các khu, điểm luyện tập thể dục – thể thao trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đất ở tại đô thị: Tỉnh xác định là 3.198,96 ha, cao hơn 119,96 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ cho tỉnh 3.079,00 ha, diện tích đất tăng do việc mở rộng,

96

Page 97: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

tạo thêm một số khu đô thị, thành lập một số thị trấn, phường trên địa bàn tỉnh, cũng như chỉnh trang, mở rộng hệ thống đô thị hiện có.

* Đánh giá chỉ tiêu phân bổ Quốc gia và chỉ tiêu Tỉnh xác địnhCác chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất cấp Quốc gia là căn cứ pháp lý để lập quy

hoạch sử dụng đất cho tỉnh. Trong phương án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc xác định có một số chỉ tiêu sử dụng đất tăng hoặc thấp hơn so với chỉ tiêu do cấp trên phân bổ. Cụ thể như:

- Một số chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp theo phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cao hơn cấp Quốc gia nguyên do trong quá trình điều tra, triển khai lập phương án quy hoạch sử dụng đất xét thấy một số các công trình trọng điểm, cấp bách đã được thực hiện triển khai và đã đưa vào số liệu thống kê hiện trạng. Đồng thời khai thác quỹ đất chưa sử dụng vào việc mở rộng diện tích đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản,... nên diện tích đất nông nghiệp vẫn còn cao.

- Một số chỉ tiêu đất phi nông nghiệp do cấp Tỉnh xác định có diện tích thấp hơn cấp Quốc gia phân bổ nguyên do trong quá trình điều tra thì căn cứ vào như cầu sử dụng đất thực tế tại địa phương và một số ngành thì một số công trình được bỏ hoặc đưa vào kỳ quy hoạch sau, nên diện tích một số loại đất giảm như: Đất khu công nghiệp; đất di tích danh thắng. Bên cạnh đó vẫn có một số chỉ tiêu đất tăng lên so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ như đất quốc phòng, an ninh; đất phát triển hạ tầng (gồm đất giáo dục - đào tạo, đất văn hóa, đấ y tế, đất thể dục - thể thao); đất ở đô thị;......

- Quỹ đất chưa sử dụng được đưa vào khai thác, cải tạo và sử dụng cho các mục đích như nông nghiệp và phi nông nghiệp của tỉnh cao hơn diện tích quốc gia phân bổ nhằm mục tiêu đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hạn chế việc chuyển đổi từ diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

3.2. Diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất cấp Quốc gia phân bổ cho tỉnh Vĩnh Phúc và dựa vào khảo sát, điều tra, đánh giá, phân tích và đưa ra diện tích phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như sau

3.2.1. Đất nông nghiệpĐể đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trên

địa bàn toàn tỉnh. Đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 74.349,80 ha, thực giảm 12.032,46 ha so với năm 2010. Cụ thể tăng giảm diện tích các loại đất của tỉnh như sau:

3.2.1.1.Đất trồng lúaĐến năm 2020, diện tích đất trồng lúa là 30.695,30 ha, giảm 3.928,83 ha so

với năm 2010. Diện tích giảm do chuyển sang sử dụng vào các mục đích:+ Đất nuôi trồng thủy sản: 790,0 ha.+ Đất ở: 696,28 ha.+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 40,89 ha.+ Đất quốc phòng: 13,93 ha.+ Đất an ninh: 57,05 ha.

97

Page 98: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

+ Đất khu công nghiệp: 340,06 ha.+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 412,74 ha. + Đất phát triển hạ tầng: 1.573,38 ha (trong đó: đất giao thông: 857,24 ha; đất

thủy lợi: 115,69 ha; đất giáo dục - đào tạo: 318,58 ha; đất thể dục - thể thao: 118,52 ha;.....).

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 4,5 ha.3.2.1.2. Đất trồng cây lâu năm Đến năm 2020, diện tích đất là 6.332,31 ha, thực giảm 2.230,63 ha so với

năm 2010. Diện tích đất giảm do chuyển sang sử dụng vào các mục đích:+ Đất nông nghiệp khác: 60,0 ha+ Đất ở: 524,64 ha.+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 18,38 ha.+ Đất quốc phòng: 34,50 ha.+ Đất an ninh: 39,11 ha.+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 754,95 ha (trong đó: đất khu

công nghiệp: 564,30 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 115,65 ha; đất sản xuất vật liệu xây dựng: 75,0 ha).

+ Đất di tích danh thắng: 2,00 ha.+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 11,25 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 41,0 ha.+ Đất phát triển hạ tầng: 744,80 ha (trong đó: đất giao thông 343,11 ha; đất

giáo dục – đào tạo: 270,47 ha; đất văn hóa: 24,87 ha; đất truyền dẫn năng lượng, truyền thông 30,61 ha;…..)

3.2.1.3. Đất rừng phòng hộĐến năm 2020, diện tích đất rừng phòng hộ là 6.936,75 ha, thực tăng 3.244,47

ha so với năm 2010. Trong đó có sự chu chuyển các loại đất như sau:- Diện tích đất rừng phòng hộ tăng 3.675,0 ha, được sử dụng từ các loại đất+ Đất rừng sản xuất: 2.500,0 ha. + Đất chưa sử dụng 1.175,0 ha (trong đó: đất bằng chưa sử dụng 275,0 ha;

đất đồi núi chưa sử dụng 900,0 ha).- Diện tích đất rừng phòng hộ giảm 700,53 ha, do chuyển sang sử dụng vào

các mục đích:+ Đất ở: 55,0 ha.+ Đất quốc phòng: 305,71 ha.+ Đất an ninh: 1,18 ha.+ Đất khu công nghiệp: 10,0 ha.+ Đất bãi thải, xử lý chất thải: 70,0 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 2,0 ha.+ Đất phát triển hạ tầng: 256,64 ha (trong đó: Đất giao thông: 244,27 ha; đất

thủy lợi 2,0 ha; đất giáo dục – đào tạo: 1,72 ha; đất văn hóa: 4,0 ha;....)3.2.1.4. Đất rừng đặc dụngĐến năm 2020, đất rừng đặc dụng của tỉnh là 15.356,86 ha, thực tăng 230,99

ha so với năm 2010. Trong đó có sự chu chuyển các loại đất sau:

98

Page 99: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Diện tích đất rừng đặc dụng tăng 500,0 ha, toàn bộ diện tích tăng do chuyển từ đất rừng sản xuất là 500,0 ha.

- Diện tích đất rừng đặc dụng giảm 269,01 ha, do chuyển sang sử dụng vào các mục đích:

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 220,0 ha.+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 3,77 ha.+ Đất phát triển hạ tầng: 45,24 ha (trong đó: đất giao thông: 41,40 ha; đất

giáo dục – đào tạo: 3,84 ha).3.2.1.5. Đất rừng sản xuấtĐến năm 2020, đất rừng sản xuất của tỉnh là 6.719,54 ha, thực giảm 6.766,83

ha so với năm 2010. Trong đó có sự chu chuyển sau:- Diện tích đất rừng sản xuất tăng 130,0 ha, do khai thác toàn bộ từ đất bằng

chưa sử dụng 130,0 ha.- Diện tích đất rừng sản xuất giảm 6.896,83 ha, do chuyển sang sử dụng vào

các mục đích:+ Đất rừng phòng hộ: 2.500,0 ha.+ Đất rừng đặc dụng: 500,0 ha.+ Đất ở: 252,0 ha.+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 5,65 ha.+ Đất quốc phòng: 673,52 ha.+ Đất an ninh: 43,00 ha.+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp:1.130,64 ha (trong đó: Đất khu

công nghiệp: 663,0 ha; đất sản xuất kinh doanh: 222,80 ha; đất cho hoạt động khoáng sản: 9,84 ha; đất sản xuất vật liệu xây dựng: 235,00 ha).

+ Đất di tích danh thắng: 160,85 ha.+ Đất xử lý rác thải, chất thải: 117,0 ha.+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: 10,60 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 132,05 ha.+ Đất phát triển hạ tầng: 1.371,52 ha (trong đó: Đất giao thông: 1.231,75 ha;

đất giáo dục – đào tạo: 118,38 ha; đất thể dục – thể thao: 10,20;…..).3.2.1.6. Đất nuôi trồng thủy sảnĐến năm 2020 đất nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 4.344,23 ha, thực tăng

760,07 ha so với năm 2010. Trong đó có sự chu chuyển đất như sau:- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng 1.130,0 ha, được sử dụng từ các loại

đất:+ Đất trồng lúa: 790,0 ha.+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 340,0 ha.- Diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm 369,93 ha, do chuyển sang sử dụng

vào các mục đích:+ Đất ở: 104,0 ha.+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,4 ha.+ Đất an ninh: 1,1 ha.+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 125,0 ha (trong đó: Đất khu

công nghiệp: 115,50 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 9,50 ha).

99

Page 100: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

+ Đất phát triển hạ tầng: 139,43 ha (trong đó: Đất giao thông: 71,33 ha; đất văn hóa: 5,50 ha; đất giáo dục – đào tạo: 55,0 ha; đất chợ: 1,0 ha;......).

3.2.2. Đất phi nông nghiệpĐến năm 2020, đất phi nông nghiệp của tỉnh là 48.826,97 ha, thực tăng

13.718,38 ha so với năm 2010. Diện tích đất tăng chủ yếu phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, quốc phòng an ninh. Phương án quy hoạch các loại đất của tỉnh đến năm 2020 như sau:

3.2.2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệpĐến năm 2020, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 342,94 ha, thực

tăng 85,54 ha so với năm 2010. Trong đó có sự biến động sau:- Diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng 86,68 ha, được sử

dụng từ các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 57,89 ha (trong đó: đất trồng lúa 40,89 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 18,38 ha.+ Đất rừng sản xuất: 5,65 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 0,4 ha.+ Đất ở: 2,5 ha.+ Đất thủy lợi: 1,0 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,2 ha.+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 0,66 ha.- Diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm 1,14 ha, do chuyển

sang sử dụng vào các mục đích:+ Đất giao thông: 1,04 ha.+ Đất giáo dục – đào tạo: 0,10 ha.Quy hoạch và mở rộng một số trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp trên địa

bàn tỉnh đến năm 2020 như:+ Trụ sở làm việc một số đơn vị trên địa bàn huyện Tam Đảo 5,20 ha.+ Trụ sở làm việc một số đơn vị trên địa bàn thị xã Phúc Yên 5,50 ha.+ Trụ sở làm việc một số đơn vị trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên 14,19 ha.+ Trụ sở làm việc một số đơn vị trên địa bàn huyện Vĩnh Tường: 7,59 ha.+ Trụ sở làm việc một số đơn vị trên địa bàn huyện Bình Xuyên: 6,80 ha.+ Trụ sở làm việc một số đơn vị trên địa bàn huyện Lập Thạch: 7,99 ha.+ Trụ sở làm việc một số đơn vị trên địa bàn huyện Sông Lô: 12,25 ha.+ Trụ sở làm việc một số đơn vị trên địa bàn huyện Tam Dương: 15,36 ha.+ Trụ sở làm việc một số đơn vị trên địa bàn huyện Yên Lạc: 15,4 ha.3.2.2.2. Đất quốc phòngĐến năm 2020, diện tích đất quốc phòng là 2.840,83 ha, tăng 1.556,52 ha so

với năm 2010. Diện tích đất tăng do được sử dụng từ các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 74,79 ha (trong đó: đất trồng lúa 13,93 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 34,50 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 305,71 ha.+ Đất rừng sản xuất: 673,52 ha.+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 370,0 ha.+ Đất chưa sử dụng: 98,0 ha.

100

Page 101: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

3.2.2.3. Đất an ninhĐến năm 2020, diện tích đất an ninh của tỉnh là 587,38 ha, thực tăng 254,45

ha so với năm 2010. Diện tích đất tăng để xây dựng mới, mở rộng, cải tạo các trụ sơ an ninh trên toàn địa bàn tỉnh, trong đó có sự dịch chuyển như sau:

- Diện tích đất an ninh tăng 254,85 ha, được sử dụng từ các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 143,48 ha (trong đó: đất trồng lúa: 57,05 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 39,11 ha.+ Đất rừng sản xuất: 43,0 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 1,18 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 1,1 ha.+ Đất ở: 0,30 ha.+ Đất thủy lợi: 1,0 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,6 ha.+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 20,08 ha.+ Đất chưa sử dụng: 5,0 ha.- Diện tích đất an ninh giảm 0,40 ha, do chuyển toàn bộ sang đất giao thông

0,40 ha.3.2.2.4. Đất khu công nghiệpĐến năm 2020, đất khu công nghiệp của tỉnh là 4.318,03 ha (trong đó đất

cụm công nghiệp là 614,87 ha), thực tăng 2.866,74 ha so với năm 2010, trong đó có sự chu chuyển diện tích đất như sau:

- Diện tích đất khu công nghiệp tăng lên 2.868,40 ha, so với năm 2010 được sử dụng từ các loại đất:

+ Đất trồng cây hàng năm: 987,00 ha (trong đó: đất trồng lúa: 340,06 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 564,30 ha.+ Đất rừng sản xuất: 663,00 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 10,0 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 115,50 ha.+ Đất ở: 113,00 ha.+ Đất thủy lợi: 33,20 ha.+ Đất năng lượng, truyền thông: 2,0 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 14,60 ha.+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 353,40 ha.+ Đất chưa sử dụng: 12,40 ha.- Diện tích đất khu công nghiệp của tỉnh giảm đi 1,66 ha so với năm 2010,

do chuyển vào mục đích đất giao thông: 1,66 ha.- Các khu công nghiệp tiêu biểu quy hoạch đến năm 2020:+ Tại huyện Tam Dương: Quy hoạch KCN Tam Dương I: 408,0 ha; khu

công nghiệp Tam Dương II: 200,0 ha+ Tại huyện Bình Xuyên: KCN Bình Xuyên II: 350,0 ha.+ Tại huyện Lập Thạch: Quy hoạch KCN Lập Thạch I: 150,0 ha; KCN Lập

Thạch II: 250 ha; KCN Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa: 300,0 ha.+ Tại huyện Sông Lô: Quy hoạch KCN Sông Lô I: 200,0 ha và KCN Sông

Lô II: 180,0 ha.

101

Page 102: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Các cụm công nghiệp tiêu biểu quy hoạch đến năm 2020:+ Huyện Tam Dương: Cụm CN Đạo Tú: 10,0 ha; Cụm CN Hoàng Đan: 50,0

ha; Cụm CN Hợp Thịnh 15 ha.+ Thị xã Phúc Yên: Cụm CN Xuân Hòa: 50 ha, CCN Nam Viên: 50 ha.+ Huyện Yên Lạc: Cụm CN Đồng Văn: 26,47 ha; Cụm CN Minh Phương

25,0 ha; Cụm CN Đồng Sóc 49 ha.+ Huyện Bình Xuyên: Cụm CN Quang Hà: 50,0 ha; nhà máy gạch Primer xã

Trung Mỹ: 40,0 ha; Cụm CN Hương Canh: 30,0 ha; + Huyện Vĩnh Tường: CCN Đồng Sóc 49,0 ha; CCN Đại Đồng 20,0 ha;

CCN Vĩnh Sơn 20,87 ha; Cụm CN Vân Giang – Văn Hà 10 ha. + Huyện Tam Đảo: CCN Tam Quan 5,0 ha3.2.2.5. Đất cho hoạt động khoáng sảnĐến năm 2020, diện tích đất khoáng sản của tỉnh là: 115,12 ha, thực tăng

89,80 ha so với năm 2010. Trong đó có sự biến động sau:- Diện tích đất tăng 89,84 ha, được sử dụng từ các loại đất:+ Đất rừng sản xuất: 9,84 ha+ Đất chưa sử dụng: 80,0 ha.- Diện tích đất giảm 0,04 ha do chuyển toàn bộ diện tích sang mục đích đất

giao thông: 0,04 ha.3.2.2.6. Đất di tích, danh thắng Đến năm 2020, diện tích đất của tỉnh là 348,34 ha, thực tăng 223,59 ha so

với năm 2010. Diện tích tăng được sử dụng từ các loại đất: + Đất trồng cây hàng năm: 25,74 ha.+ Đất trồng cây lâu năm: 2,00 ha.+ Đất rừng sản xuất: 160,85 ha.+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 25,0 ha.+ Đất chưa sử dụng: 10,00 ha.Đến năm 2020, quy hoạch, mở rộng và tu bổ, tôn tạo các công tỉnh di tích,

danh lam thắng cảnh như:- Phục dụng Bến thuyền bơi trải Tứ Yên – Sông Lô: 5,00 ha.- Cải tạo suối bạc và cầu qua suối tại huyện Tam Đảo: 20,0 ha.- Khu danh thắng Tây Thiên – Tam Đảo: 150,0 ha.- Khu di tích Đồng Đậu tại huyện Yên Lạc: 10,0 ha.- Ngoài ra trong giai đoạn này còn tu bổ, tôn tạo một số công trình di tích,

danh lam thắng cảnh nhỏ trên địa bàn tỉnh.3.2.2.7. Đất bãi thải, xử lý chất thảiĐến năm 2020, diện tích đất của tỉnh là 295,21 ha, thực tăng 278,62 ha so

với năm 2010. Diện tích tăng được sử dụng từ các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 18,19 ha.+ Rừng phòng hộ: 70,00 ha.+ Đất rừng sản xuất: 117,00 ha.+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 10,00 ha.+ Đất chưa sử dụng: 63,43 ha.

102

Page 103: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Đến năm 2020, quy hoạch và mở rộng một số khu bãi thải, xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh như:

- Bãi rác trên địa bàn toàn huyện Sông Lô: 20,0 ha.- Bãi rác thải nguy hại – Tam Đảo: 50,0 ha.- Khu xử lý chất thải rắn (xã Ngọc Thanh) – Phúc Yên: 12,0 ha.- Khu đất xử lý chất thải rắn (Quất Lưu; Sơn Lôi) – Bình Xuyên: 12,0 ha.3.2.2.8. Đất tôn giáo, tín ngưỡngĐến năm 2020, đất tôn giáo, tín ngưỡng của tỉnh là 234,82 ha, thực tăng

33,14 ha so với năm 2010, diện tích đất tăng được sử dụng từ các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 11,29 ha.+ Đất trồng cây lâu năm: 11,25 ha.+ Đất rừng sản xuất: 10,60 ha.+ Đất rừng đặc dụng: 3,77 ha.Quy hoạch và mở rộng một số công trình tôn giáo, tín ngưỡng như:- Quy hoạch Đền thờ Nguyễn Thái Học tại huyện Vĩnh Tường: 0,95 ha- Mở rộng Đền Ngữ Dội – Vĩnh Tường: 1,00 ha.- Khôi phục đình Đức Bác huyện Sông Lô: 1,0 ha.- Mở rộng chùa Kim Tôn – Sông Lô: 3,0 ha. - Tu bổ tôn tạo đền thờ Quốc Mẫu Năng Thị Tiêu – Tam Đảo: 0,50 ha.- Mở rộng chùa Phì Nghì – Tam Đảo: 3,77 ha.- Đất tôn giáo, tín ngưỡng thuộc TT lễ hội Tây Thiên -Tam Đảo: 27,76 ha.- Tôn tạo chùa Bầu – TP Vĩnh Yên: 5,00 ha.3.2.2.9. Đất nghĩa trang, nghĩa địaĐến năm 2020, diện tích đất của tỉnh là 991,17 ha, thực tăng 241,90 ha so

với năm 2010. Trong đó có sự biến động diện tích đất như:- Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 286,39 ha, được sử dụng từ các

loại đất: + Đất trồng cây hàng năm: 61,0 ha (trong đó: đất trồng lúa: 4,50 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 41,0 ha.+ Đất rừng sản xuất: 132,05 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 2,0 ha.+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 8,0 ha.+ Đất chưa sử dụng: 42,34 ha.- Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa giảm 44,49 ha, do chuyển sang sử dụng

vào các mục đích:+ Đất ở: 11,60 ha.+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 0,20 ha.+ Đất an ninh: 0,6 ha.+ Đất khu công nghiệp: 14,60 ha.+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 0,70 ha.+ Đất phát triển hạ tầng: 16,79 ha (trong đó: Đất giao thông: 10,54 ha; đất

giáo dục – đào tạo: 4,90 ha;.....)3.2.2.10. Đất phát triển hạ tầng

103

Page 104: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Đến năm 2020, diện tích đất phát triển hạ tầng 18.826,11 ha, thực tăng 5.806,59 ha so với năm 2010. Trong đó có sự biến động một số loại đất như sau:

* Đất cơ sở văn hóaĐến năm 2020, diện tích đất văn hóa của tỉnh là 297,33 ha, thực tăng 149,81

ha so với năm 2010. Trong đó: - Diện tích đất cơ sở văn hóa tăng 150,77 ha, được sử dụng từ các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 100,15 ha (trong đó: đất trồng lúa 43,19 ha)+ Đất trồng cây lâu năm: 24,87 ha.+ Đất rừng sản xuất: 5,75 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 4,0 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 5,50 ha.+ Đất ở đô thị: 2,50 ha.+ Đất thủy lợi: 1,60 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,8 ha.+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 5,6 ha.- Diện tích đất cơ sở văn hóa giảm 0,96 ha, do chuyển toàn bộ sang sử dụng

vào mục đích đất giao thông: 0,96 ha.Đến năm 2020, Quy hoạch và mở rộng một số công trình văn hóa như:+ Trung tâm văn hóa huyện Bình Xuyên: 1,0 ha; nhà văn hóa các xã, các

thôn trên địa bàn huyện Bình Xuyên: 9,0 ha.+ Trung tâm văn hóa huyện Tam Đảo 2,0 ha; quy hoạch đất thiết chế văn

hóa các xã, thị trấn huyện Tam Đảo: 7,72 ha; quy hoạch đất thiết chế văn hóa các thôn huyện Tam Đảo: 10,0 ha.

+ Trung tâm văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc tại Vĩnh Yên: 0,5 ha; nhà văn hóa các phường, xã của TP.Vĩnh Yên: 5,0 ha; Khu nhà văn hóa TP.Vĩnh Yên: 9,19 ha; Khu công viên, vui chơi giải trí giai đoạn I: 30,00 ha.

+ Trung tâm văn hóa thị xã Phúc Yên, nhà văn hóa xã, phường,..... với tổng diện tích 10,0 ha.

+ Trung tâm văn hóa huyện Sông Lô: 1,5 ha; Nhà văn hóa cho các xã toàn huyện: 20,0 ha..

+ Nhà văn hóa các xã và các điểm văn hóa các thôn trên huyện Tam Dương: 6,0 ha; Công viên cây xanh khu KTXH Hợp Thịnh: 12,53 ha.

+ Nhà văn hóa các xã và điểm văn hóa các thôn huyện Yên Lạc: 8,0 ha.+ Nhà văn hóa xã và điểm sinh hoạt văn hóa các thôn huyện Vĩnh Tường với

diện tích 13,46 ha.+ Trên địa bàn huyện Lập Thạch: Mở rộng trung tâm văn hóa xã Bàn Giản và

Liễn Sơn, Đình Chu: 4,00 ha.+ Nhà văn hóa thiếu nhi cho 8 huyện, thị xã: 1,0 ha.* Đất cơ sở y tếĐến năm 2020 diện tích đất cơ sở y tế là 201,81 ha, thực tăng 113,25 ha so

với năm 2010. Trong đó có sự chu chuyển diện tích đất như sau:- Diện tích đất y tế tăng 113,55 ha, được sử dụng từ các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 72,30 ha (trong đó: đất trồng lúa 37,80 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 33,00 ha.

104

Page 105: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

+ Đất rừng sản xuất: 3,20 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 0,55 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 1,00 ha.+ Đất ở: 1,70 ha.+ Đất thủy lợi: 0,50 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,10 ha.+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 1,20 ha.+ Đất chưa sử dụng: 1,0 ha.- Diện tích đất y tế của tỉnh giảm 0,3 ha, do chuyển toàn bộ sang sử dụng

vào mục đích đất giao thông: 0,3 ha. Quy hoạch và xây dựng một số công trình y tế của tỉnh như:- Bệnh viện Đa khoa tỉnh tại huyện Bình Xuyên: 13,0 ha.- Bệnh viện sản Nhi tại huyện Tam Dương: 9,90 ha.- Bệnh viện Châu Vũ tại huyện Tam Đảo: 27,03 ha.- Bệnh viện điều dưỡng – PHCN tại TP Vĩnh Yên: 3,5 ha.- Bệnh viện dưỡng lão và chăm sóc trẻ em tại TX Phúc Yên: 5,90 ha.- Bệnh viện đa khoa huyện Sông Lô: 3,20 ha. * Đất cơ sở giáo dục - đào tạoĐến năm 2020, đất giáo dục - đào tạo của tỉnh là 1.664,32 ha, thực tăng

1.055,49 ha so với năm 2010. Trong đó có sự chu chuyển diện tích đất như sau:- Diện tích đất giáo dục - đào tạo tăng 1.058,25 ha, được sử dụng từ các loại

đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 468,80 ha (trong đó: đất trồng lúa 318,58 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 270,47 ha.+ Đất rừng sản xuất: 118,38 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 1,72 ha.+ Đất rừng đặc dụng: 3,84 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 55,00 ha.+ Đất ở: 36,07 ha.+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,10 ha.+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 3,80 ha.+ Đất thủy lợi: 30,99 ha.+ Đất thể dục – thể thao: 0,10 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 4,90 ha.+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 74,44 ha.+ Đất chưa sử dụng: 0,64 ha.- Diện tích đất giáo dục - đào tạo giảm 2,76 ha, do chuyển sang sử dụng vào

các mục đích:+ Đất giao thông: 2,66 ha.+ Đất truyền dẫn năng lượng, truyền thông: 0,1 ha.Quy hoạch, mở rộng một số công trình giáo dục trên địa bàn tỉnh như:- Trường đại học Dầu Khí Việt Nam: 30,18 ha tại thành phố Vĩnh Yên và

huyện Tam Dương.

105

Page 106: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- QH cụm các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại TP. Vĩnh Yên và 2 huyện Tam Dương, Tam Đảo: 700,0 ha.

Ngoài ra trong giai đoạn quy hoạch, còn xây dựng mới, mở rộng thêm và cải tạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông nằm trên địa bàn các huyện của tỉnh.

* Đất cơ sở thể dục - thể thaoĐến năm 2020, đất cơ sở thể dục - thể thao của tỉnh là 596,48 ha, thực tăng

242,95 ha so với năm 2010. Trong đó có sự chu chuyển diện tích như sau: - Diện tích đất cơ sở thể dục – thể thao tăng 244,47 ha, được sử dụng từ các

loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 188,02 ha (trong đó: đất trồng lúa: 118,52 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 31,20 ha.+ Đất rừng sản xuất: 10,2 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 2,0 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 5,0 ha.+ Đất ở: 2,0 ha.+ Đất thủy lợi: 4,30 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,25 ha.+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 0,50 ha.+ Đất bằng chưa sử dụng: 1,00 ha.- Diện tích đất cơ sở thể dục - thể thao giảm 1,52 ha, do chuyển sang sử

dụng vào các mục đích:+ Đất giao thông: 1,42 ha.+ Đất giáo dục – đào tạo: 0,10 ha.Quy hoạch và xây dựng một số công trình thể dục - thể thao điển hình trên

địa bàn của tỉnh như:- Khu liên hiệp thể thao của tỉnh tại Tam Dương và Vĩnh Yên: 51,25 ha.- Mở rộng trung tâm thể thao huyện Tam Dương: 6,0 ha.- Quy hoạch trung tâm thể thao huyện Tam Đảo: 4,20 ha.- Quy hoạch sân vận động ở TT Hoa Sơn huyện Lập Thạch: 2,00 ha.- Trường đua ngựa của tỉnh tại Thị xã Phúc Yên: 12,0 ha.* Đất giao thôngĐến năm 2020, đất giao thông của tỉnh là 11.162,00 ha, thực tăng 3.892,02

ha so với năm 2010, diện tích tăng được sử dụng từ các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 1.516,95 ha (trong đó: đất trồng lúa: 857,24 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 343,11 ha.+ Đất rừng sản xuất: 1.231,75 ha.+ Đất đất rừng phòng hộ: 244,27 ha.+ Đất rừng đặc dụng: 41,40 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 71,33 ha.+ Đất ở: 46,41 ha.+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 1,04 ha.+ Đất an ninh: 0,40 ha.+ Đất khu công nghiệp: 1,66 ha.

106

Page 107: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 3,80 ha.+ Đất phát triển hạ tầng: 48,80 ha (trong đó, đất thủy lợi: 43,30 ha; đất giáo

dục đào tạo: 2,66 ha; đất thể dục thể thao: 1,42 ha;…..).+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 10,54 ha.+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 291,15 ha.+ Đất chưa sử dụng: 39,37 ha.Quy hoạch, mở rộng một số công trình giao thông đến năm 2020 của tỉnh

như sau:Đường quốc lộ- Quốc lộ 2: Đoạn qua huyện Vĩnh Tường từ Km 39 đến Km 52 với diện

tích 13,65 ha, mở rộng đoạn qua huyện Tam Dương: 2,20 ha.- Quốc lộ 2B: Đoạn qua huyện Tam Đảo: từ Km 10 – Km 25 với diện tích

3,45 ha.- Quốc lộ 2C: Đoạn qua huyện Vĩnh Tường: từ Km 1- Km 18 với diện tích

7,65 ha; Đoạn qua huyện Tam Dương từ Km 23 – Km 28 diện tích 2,25 ha.Đường tỉnhTrong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn tỉnh còn mở rộng các tuyến đường tỉnh

301, 302, 302B, 304, 305, 306, 307, 308, 309, 310,... qua các huyện, thị xã, thành phố; quy hoạch các tuyến đường khu công ngiệp và đường vành đai thành phố Vĩnh Yên.

* Đất thủy lợiĐến năm 2020, đất thủy lợi của tỉnh là 4.595,50 ha, thực tăng 122,90 ha so

với năm 2010. Trong đó có sự dịch chuyển sau:- Diện tích đất thủy lợi tăng 286,27 ha, được sử dụng từ các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 251,17 ha (trong đó: Đất trồng lúa 115,69 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 0,1 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 2,00 ha.+ Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: 30,82 ha.+ Đất chưa sử dụng: 2,18 ha.- Diện tích đất thủy lợi giảm 163,37 ha, do chuyển sang sử dụng vào các

mục đích:+ Đất ở: 43,28 ha.+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 1,0 ha.+ Đất an ninh: 1,0 ha.+ Đất khu công nghiệp: 33,20 ha.+ Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 1,0 ha.+ Đất phát triển hạ tầng: 83,89 ha (trong đó: Đất giao thông: 43,30; đất giáo

dục – đào tạo: 30,99 ha; đất chợ 3,00 ha; đất thể dục – thể thao: 4,30 ha,…).Quy hoạch, mở rộng một số công trình, dự án thủy lợi của tỉnh như sau:- Trên địa bàn huyện Vĩnh Tường quy hoạch: Nâng cấp đê tả sông Hồng: 30

ha; hệ thống tưới tiêu sông Phan, sông Cà Lồ: 9,0 ha.- Trên địa bàn huyện Sông Lô: Mở rộng đê tả sông Lô: 25,00 ha.- Trên địa bàn huyện Yên Lạc: Nâng cấp, cải tạo đê tả sông Hồng: 20,0 ha;

hệ thống tiêu sông Phan, sôngCà Lồ: 9,0 ha.

107

Page 108: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Trên địa bàn huyện Lập Thạch: Nâng cấp hành lang đê tả sông Lô: 5,0 ha; hành lang đê hữu Phó Đáy: 30,0 ha.

- Trên địa bàn huyện Tam Đảo: Quy hoạch hồ Đồng Mỏ: 10,00 ha; hồ Đại Diền và hồ Lõng Sâu: 2,0 ha .

- Một số công trình thủy lợi trên địa bàn thị xã Phúc Yên: 11,0 ha.- Một số công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Tam Dương: 35,74 ha.- Một số công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Bình Xuyên: 9,5 ha.- Một số công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên: 5,5 ha.* Đất truyền dẫn năng lượng, truyền thôngĐến năm 2020, diện tích đất chuyển dẫn năng lượng, truyền thông của tỉnh

là 104,59 ha, thực tăng 73,76 ha so với năm 2010. Có sự dịch chuyển sau:- Diện tích đất truyền dẫn năng lượng, truyền thông tăng 75,76 ha, được sử

dụng từ các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 41,81 ha (trong đó: đất trồng lúa 15,44 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 30,61 ha.+ Đất rừng sản xuất: 2,34 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 0,10 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 0,10 ha.+ Đất ở: 0,20 ha.+ Đất thủy lợi: 0,20 ha.+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: 0,10 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,10 ha.+ Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: 0,30 ha.- Diện tích đất năng lượng, truyền thông giảm 2,0 ha, do chuyển vào mục

đích đất khu công nghiệp: 2,0 ha.* Đất chợĐến năm 2020, diện tích đất chợ của tỉnh là 204,08 ha, thực tăng 156,41 ha so

với năm 2010. Trong đó có sự chu chuyển diện tích đất như sau:- Diện tích đất chợ tăng 156,57 ha, được sử dụng từ các loại đất: + Đất trồng cây hàng năm: 113,63 ha (trong đó: Đất trồng lúa 66,92 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 11,14 ha.+ Đất rừng sản xuất: 2,00 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 2,0 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 1,50 ha.+ Đất ở: 2,20 ha.+ Đất thủy lợi: 3,00 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,10 ha.+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 22,40 ha.+ Đất bằng chưa sử dụng: 0,30 ha.- Diện tích đất chợ giảm 0,16 ha, do chuyển toàn bộ diện tích vào mục đích

giao thông 0,16 ha. Đến năm 2020, quy hoạch, mở rộng một số chợ trên địa bàn tỉnh, cụ thể: - Các Chợ trên địa bàn thị xã Phúc Yên: 4,65 ha. - Các Chợ trên địa bàn huyện Yên Lạc: 7,53 ha;

108

Page 109: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Các Chợ trên địa bàn huyện Lập Thạch: 9,30 ha.- Các Chợ trên toàn huyện Bình Xuyên: 13,2 ha.- Chợ đầu mối tổng hợp Lũng Hòa, Tân Tiến huyện Vĩnh Tường: 80,0 ha.- Các Chợ trên toàn huyện Vĩnh Tường: 17,53 ha.- Chợ trung tâm huyện xã Hợp Châu – huyện Tam Đảo: 2,5 ha.- Các chợ thành phố Vĩnh Yên: 11,0 ha.3.2.2.11. Đất ở đô thịHệ thống đô thị của tỉnh phát triển mạnh trong những năm vừa qua, tốc độ

đô thị hóa diễn ra nhanh, diện tích đất ở đô thị cũng được mở rộng. Đến năm 2020, diện tích đất ở đô thị của tỉnh là 3.198,96 ha, thực tăng 1.529,99 ha so với năm 2010. Trong đó có sự chu chuyển sau:

- Diện tích đất đô thị của tỉnh tăng 1.559,03 ha, được sử dụng từ các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 889,01 ha (trong đó: Đất trồng lúa: 581,28 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 283,64 ha.+ Đất rừng sản xuất: 154,0 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 17,00 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 54,00 ha.+ Đất ở nông thôn: 71,60 ha.+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng: 6,00 ha+ Đất thủy lợi: 28,28 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 7,60 ha.+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 47,90 ha.- Diện tích đất ở đô thị giảm 29,04 ha, do chuyển sang sử dụng vào các mục

đích:+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 1,0 ha.+ Đất khu công nghiệp: 0,7 ha.+ Đất phát triển hạ tầng: 27,34 ha (trong đó: Đất giao thông: 10,29 ha; đất cơ

sở văn hóa: 2,50 ha; đất cơ sở y tế: 1,50 ha; đất cơ sở giáo dục – đào tạo: 11,00 ha;….).

Quy hoạch, xây dựng một số diện tích đất ở đô thị trên địa bàn tỉnh như:+ Huyện Bình Xuyên: 212,05 ha.+ Huyện Lâp Thạch: 50,00 ha.+ Thị xã Phúc Yên: 350,00 ha.+ Huyện Sông Lô: 30,0 ha.+ Huyện Vĩnh Tường: 220,0 ha.+ Huyện Tam Đảo: 32,00 ha.+ Huyện Yên Lạc: 83,35 ha.+ Thành phố Vĩnh Yên: 440,26 ha.+ Huyện Tam Dương: 35,89 ha.3.2.2.12. Đất phi nông nghiệp còn lại* Đất ở nông thônĐến năm 2020 đất ở nông thôn của tỉnh là 7.190,96 ha, thực tăng 633,74 ha

so với năm 2010. Trong đó có sự biến động sau:- Diện tích đất ở nông thôn tăng 885,0 ha, được sử dụng từ các loại đất:

109

Page 110: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

+ Đất cây hàng năm: 420,0 ha (trong đó: đất trồng lúa: 115,0 ha)+ Đất trồng cây lâu năm: 241,0 ha.+ Đất rừng sản xuất: 98,0 ha.+ Đất rừng phòng hộ: 38,0 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 50,0 ha.+ Đất thủy lợi: 15,0 ha.+ Đất nghĩa trang nghĩa địa: 4,0 ha.+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng: 19,0 ha.- Diện tích đất ở nông thôn giảm 251,26 ha, do chuyển sang sử dụng vào các

mục đích:+ Đất ở đô thị: 71,6 ha.+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 1,5 ha.+ Đất an ninh: 0,3 ha.+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 114,12 ha (trong đó: Đất khu

công nghiệp: 112,30 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 1,82 ha).+ Đất phát triển hạ tầng: 63,74 ha (trong đó: Đất giao thông: 36,12 ha; đất

giáo dục – đào tạo: 25,07 ha;...…).Quy hoạch đất ở nông thôn trong giai đoạn 2011 - 2020 như sau:+ Huyện Bình Xuyên: 100,0 ha.+ Huyện Lập Thạch: 145,0 ha.+ Thị xã Phúc Yên: 26,0 ha.+ Huyện Sông Lô: 110,0 ha.+ Huyện Vĩnh Tường: 210,0 ha.+ Huyện Tam Đảo: 134,00 ha.+ Huyện Yên Lạc: 65,0 ha.+ Huyện Tam Dương: 105,0 ha.* Đất cơ sở sản xuất kinh doanhĐến năm 2020, diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh là 3.514,48

ha, thực tăng 1.552,92 ha so với 2010. Trong đó có sự biến động sau:- Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 1.560,52 ha, được sử dụng từ

các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 665,34 ha (trong đó: đất trồng lúa: 412,74 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 115,65 ha.+ Đất rừng sản xuất: 222,80 ha.+ Đất rừng đặc dụng: 220,00 ha.+ Đất nuôi trồng thủy sản: 9,50 ha.+ Đất ở: 1,82 ha.+ Đất thủy lợi: 1,0 ha.+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,7 ha.+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 323,71 ha.- Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh giảm 7,60 ha, do chuyển sang sử

dụng vào các loại đất:+ Đất giao thông: 3,80 ha.+ Đất giáo dục: 3,80 ha.

110

Page 111: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

* Đất sản xuất vật liệu xây dựngĐến năm 2020, diện tích đất của tỉnh là 987,63 ha, thực tăng 509,00 ha so

với năm 2010. Trong đó có sự biến động sau:- Diện tích đất tăng 515,00 ha, được sử dụng từ các loại đất:+ Đất trồng cây hàng năm: 188,00 ha).+ Đất trồng cây lâu năm: 75,00 ha.+ Đất rừng sản xuất: 235,0 ha.+ Đất chưa sử dụng: 17,0 ha.- Diện tích đất giảm 6,0 ha, do chuyển toàn bộ sang sử dụng vào mục đích

đất ở đô thị: 6,0 ha.* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùngĐến năm 2020, diện tích đất của tỉnh là 5.004,52 ha, thực giảm 1.944,16 so

với năm 2010, diện tích đất giảm do chuyển sang sử dụng vào các mục dích:+ Đất nuôi trồng thủy sản: 340,0 ha.+ Đất ở: 66,90 ha.+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,66 ha.+ Đất quốc phòng: 370,0 ha.+ Đất an ninh: 20,08 ha.+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 677,11 ha (trong đó: Đất khu

công nghiệp: 353,40 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 323,71).

+ Đất di tích danh thắng: 25,00 ha.+ Đất bãi thải, xử lý rác thải: 10,0 ha+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 8,0 ha.+ Đất phát triển hạ tầng: 426,41 ha (trong đó: Đất giao thông: 291,15 ha; đất

thủy lợi 30,82 ha; đất giáo dục – đào tạo: 74,44 ha; ......).3.2.3. Đất chưa sử dụngĐến năm 2020, đất chưa sử dụng của tỉnh còn 473,28 ha, giảm 1.685,92 ha so

với năm 2010. Diện tích đất chưa sử dụng giảm do chuyển sang sử dụng vào mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.2.4. Đất đô thịHiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 01 thành phố, 01 thị xã và 12 thị

trấn của các huyện với tổng diện tích đất đô thị là 12.319,08 ha. Đến năm 2020, diện tích là 24.143,78 ha. Các đô thị trên địa bàn tỉnh cần phát triển theo mô hình hệ thống đô thị đặc trưng, sẽ gồm những đô thị huyện lỵ, đô thị tỉnh lỵ tại các trung tâm thương mại lớn (Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050). Hệ thống đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 được quy hoạch phát triển như:

- Thành phố Vĩnh Yên: Hình thành cấu trúc đô thị với mục tiêu phát triển thành phố Vĩnh Yên, hiện tại là đô thị loại 3, trở thành đô thị trung tâm loại 1 vào năm 2030, trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2020, toàn bộ diện tích địa giới

111

Page 112: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

hành chính các xã trực thuộc thành phố chuyển lên thành phường theo quy hoạch thành phố.

- Thị xã Phúc Yên: Được xây dựng trên cơ sở lấy thành phố Vĩnh Yên là đô thị trung tâm, trong giai đoạn đến năm 2020 thị xã Phúc Yên lên đô thị loại 3 và quy hoạch địa giới hành chính dự kiến chuyển xã lên phường như: Phường Nam Viên (586,11 ha); phường Tiền Châu (400 ha), được xây dựng trên cơ sở 2 xã Nam Viên, Tiền Châu hiện tại thuộc thị xã Phúc Yên

- Huyện Bình Xuyên quy hoạch 2 thị trấn như: Thị trấn Quất Lưu (497,37 ha); thị trấn Đạo Đức (944,61 ha), được xây dựng trên cơ sở 2 xã Quất Lưu và Đạo Đức hiện tại thuộc huyện Bình Xuyên.

- Huyện Tam Dương quy hoạch 02 thị trấn như: Thị trấn Đạo Tú (762,66 ha); thị trấn Hợp Thịnh (439,65 ha), được xây dựng trên cơ sở 2 xã Đạo Tú, Hợp Thịnh, hiện tại thuộc huyện Tam Dương.

- Huyện Tam Đảo quy hoạch 01 thị trấn: Thị trấn Hợp Châu (1.012,55 ha), được xây dựng trên xã Hợp Châu hiện tại thuộc huyện Tam Đảo.

- Huyện Lập Thạch quy hoạch 01 thị trấn là thị trấn Liễn Sơn (1.029,4 ha), được xây dựng trên cơ sở xã Liễn Sơn hiện tại thuộc huyện Lập Thạch

- Huyện Sông Lô quy hoạch 01 thị trấn: Thị trấn Lãng Công (2.030,52 ha), được xây dựng trên cơ sở xã Lãng Công hiện tại thuộc huyện Sông Lô.

- Huyện Yên Lạc quy hoạch 02 thị trấn như: Thị trấn Tam Hồng (930,21 ha); thị trấn Tề Lỗ (403,82 ha), được xây dựng trên cơ sở 2 xã Tam Hồng, Tề Lỗ, hiện tại thuộc huyện Yên Lạc.

- Huyện Vĩnh Tường quy hoạch 02 thị trấn như: Thị trấn Bồ Sao (233,03 ha); thị trấn Thượng Trưng (584,82 ha), được xây dựng trên cơ sở 2 xã Bồ Sao, Thượng Trưng hiện tại thuộc huyện Vĩnh Tường.

3.2.5. Đất khu bảo tồn thiên nhiênHiện nay, đất khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh có diện tích

15.140,87 ha, diện tích không đổi so với năm 2010. Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên Chủ yếu là ở khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Tam Đảo, trong thời gian tới cần nghiên cứu và tăng cường bảo vệ giá trị thiên nhiên hiện có. Đến năm 2020, diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh là 15.140,87 ha.

3.2.6. Đất du lịchĐến năm 2020, diện tích đất du lịch của tỉnh là 1.415,83 ha. Trong kỳ quy

hoạch, bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch hiện có, sẽ tiến hành khoanh định và đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật tại các khu du lịch lớn trên địa bàn toàn tỉnh như :

- Khu du lịch sinh thái Đầm Rưng tại huyện Vĩnh Tường, với tổng diện tích toàn khu là 150,23 ha.

- Khu du lịch Hồ Làng Hà tại huyện Tam Đảo với tổng diện tích 170,0 ha.- Khu du lịch hồ Xạ Hương tại huyện Tam Đảo, với tổng diện tích 150 ha.- Khu du lịch thác Bản Long tại huyện Tam Đảo với tổng diện tích 100ha.- Khu du lịch Tam Đảo II tại huyện Tam Đảo, với tổng diện tích 180,0 ha.- Khu du lịch sinh thái Đầm Khanh tại huyện Yên Lạc, với tổng diện tích

toàn khu là 50,00 ha.

112

Page 113: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Khu du lịch sinh thái Thác Bay tại huyện Sông Lô, với tổng diện tích toàn khu là 115,0 ha.

Các khu du lịch này về cơ bản đã được hình thành, trong quy hoạch chỉ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đưa vào khai thác sử dụng. Các khu du lịch này có diện tích lớn là do đây chủ yếu là các hồ, đầm, thác, khu sinh thái.

Biểu đồ 03: Cơ cấu diện tích đất đai năm 2020

4. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép trong kỳ quy hoạchTrong giai đoạn từ nay đến năm 2020, để đáp ứng nhu cầu đất cho phát triển

của các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên địa bàn tỉnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đòi hỏi phải bố trí một quỹ đất hợp lý cho các ngành, các lĩnh vực và các địa phương trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, trong giai đoạn này, một số loại đất cần chuyển mục đích như sau:

4.1. Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệpTrong giai đoạn quy hoạch, để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

đại hóa của tỉnh, cũng như việc phát triển cơ sở hạ tầng, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 13.686,72 ha, gồm:

+ Đất trồng lúa: 3.139,73 ha.+ Đất trồng cây lâu năm: 2.170,63 ha.+ Đất rừng phòng hộ 700,53 ha.+ Đất rừng đặc dụng 269,01 ha.+ Đất rừng sản xuất 3.896,83 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản: 369,93 ha.4.2. Đất nông nghiệp chuyển nội bộ- Chuyển 100,0 ha đất chuyên trồng lúa nước sang đất nuôi trồng thủy sản- Chuyển 690,0 ha đất trồng lúa nước còn lại sang đất nuôi trồng thủy sản4.3. Đất phi nông nghiệp chuyển nội bộ+ Trong giai đoạn quy hoạch có sự chu chuyển các loại đất phi nông nghiệp

không phải đất ở chuyển sang đất ở:

113

Page 114: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Chuyển 6,0 ha đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở- Chuyển 43,28 ha đất phát triển hạ tầng sang đất ở.- Chuyển 11,6 ha đất nghĩa trang nghĩa địa sang đất ở.- Chuyển 66,9 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng sang đất ở.5. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch Trong giai đoạn quy hoạch, để phục vụ cho mục đích phát triển nông nghiệp

và các mục đích phi nông nghiệp, sẽ đầu tư khai thác 1.685,92 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng trong kỳ quy hoạch. Trong đó:

* Khai thác 1.314,26 ha vào mục đích đất nông nghiệp, bao gồm:- Sử dụng 1.175,0 ha vào đất rừng phòng hộ.- Sử dụng 130,0 ha vào đất rừng sản xuất.- Sử dụng 9,26 ha vào đất nông nghiệp khác* Khai thác 371,66 ha vào mục đích phi nông nghiệp, bao gồm:- Sử dụng 98,0 ha vào mục đích quốc phòng.- Sử dụng 5,0 ha vào mục đích an ninh.- Sử dụng 12,40 ha vào đất khu công nghiệp- Sử dụng 80,0 ha cho hoạt động khoáng sản.- Sử dụng 10,00 ha cho di tích danh thắng- Sử dụng 63,43 ha cho mục đích bãi thải, xử lý chất thải.- Sử dụng 42,34 ha vào đất nghĩa trang, nghĩa địa.- Sử dụng 116,92 ha vào mục đích phát triển hạ tầng.III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ

DỤNG ĐẤT ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI1. Đánh giá tác động về kinh tế- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 15,4%/năm trong giai đoạn từ

năm 2008 đến năm 2010. Giai đoạn 2011 - 2020 tăng 14,6%/năm. Tổng sản phẩm (GDP) GDP/người đạt 24,572 triệu đồng năm 2009 và đạt 50 triệu năm 2020 (tương đương 1.264 USD, 2.635 USD/người theo thời gian tương ứng).

- Tăng trưởng kinh tế trong từng giai đoạn 5 năm cao gấp 1,1- 1,2 lần mức bình quân chung của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, bình quân đạt 14 -14,5% giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010. Đạt 14 -15% trong giai đoạn 2011-2015 và 15 - 15,5% trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Nâng GDP bình quân đầu người: đến năm 2010 đạt 1.620 USD, đến năm 2015 đạt 1.750 USD và 2.500 – 3.000 USD/người/năm vào năm 2020.

- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 27% giai đoạn 2011- 2015 và đạt 28% trong giai đoạn 2016- 2020.

- Cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ: Năm 2010 tỷ trọng các ngành Công nghiệp – xây dựng 58,4%; Dịch vụ 27,3%; Nông – lâm nghiệp – thủy sản 25%. Năm 2015 tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là: 9% - 64% - 27% và đến năm 2020 là: 6% - 60% - 34%. Nhằm xây dựng hệ thống đô thị theo hướng phát triển hiện đại.

- Hoàn chỉnh cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH, đặc biệt là các nút giao cắt, giao thông nông thôn. Tăng tỷ lệ đô thị

114

Page 115: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

hoá lên khoảng 40% năm 2015 và 58% vào năm 2020. - Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 380 triệu

USD năm 2010 và đạt 750 USD năm 2020, thu hút nguồn vốn bên ngoài cho phát triển đạt khoảng 40 - 45% tổng vốn đầu tư.

2. Đánh giá tác động về xã hội- Phát triển từng bước hệ thống đô thị theo hướng hiện đại. Hoàn chỉnh cơ

bản hệ thống giao thông nội thị trong thành phố Vĩnh Yên và các đô thị khác trong tỉnh. Tăng tỷ lệ đô thị hoá từ 15% năm 2009 lên khoảng 25% vào năm 2010 và 35- 40% vào năm 2020.

- Ổn định quy mô dân số với mục tiêu giữ vững mức tăng dân số tự nhiên năm 2010 là dưới 0,9%/năm. Không ngừng nâng cao mức sống cho các tầng lớp dân cư, tăng tỷ lệ hộ giàu, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2% theo chuẩn mới.

- Hoàn thành cơ bản phổ cập trung học phổ thông trong toàn tỉnh, xây dựng hệ thống giáo dục đồng bộ từ mẫu giáo, phổ thông đến đại học, củng cố và phát triển mạng lưới dạy nghề, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo ước đạt 65% vào năm 2015 và đạt 70 – 75% vào năm 2020.

- Tỷ lệ hộ đô thị sử dụng nước máy đạt 100% năm 2020; số hộ nông thôn sử dụng nước máy, nước hợp vệ sinh đạt 100% vào năm 2015.

- Tăng mức tuổi thọ bình quân 72 tuổi năm 2015 và đạt 74 tuổi năm 2020.- Với 100% phường, xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế năm 2020.- Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên xuống còn 0,9% năm 2015 và xuống còn

0,8% vào năm 2020. Qui mô dân số khoảng 1,137 triệu người và 1,225 triệu người đến 2015 và 2020.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% đến 2010 (theo tiêu chí mới), đến năm 2020 về cơ bản là không còn hộ nghèo.

- Giảm tỷ lệ lao động không có việc làm ở khu vực đô thị từ 4,3% năm 2010 xuống 3,5% năm 2015 và đạt 2,8% vào năm 2020.

- Hoàn thành phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS đến 2010; ít nhất 80% số xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục THPT vào năm 2020.

- Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hoá đạt trên 85% năm 2015 và 90% vào năm 2020.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 12% năm 2015 và đạt 10% vào năm 2020.

- Tỷ lệ hộ dùng điện đạt trên 96% năm 2015 và đạt 100 % vào năm 2020.- Tỷ lệ hộ dùng nước sạch đạt 95% và 98 % vào năm 2015 và 2020.- Dịch vụ viễn thông cố định phổ cập 100% các hộ gia đình, 80% dịch vụ

viễn thông và 80% dân số sử dụng Internet vào năm 2020.- Đảm bảo an toàn xã hội và quốc phòng – an ninh. Thực hiện tốt mục tiêu

“ba giảm, ba yên” trên địa bàn. Giảm tối đa các tệ nam xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và tai nạn giao thông, đảm bảo 100% người nghiện ma túy được phát hiện, quản lý, cai nghiện và hạ thấp tỷ lệ tái nghiện.

115

Page 116: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

IV. PHÂN KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤTIV. PHÂN KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT1. Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích của tỉnh

Vĩnh PhúcBảng 12: Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích

Thứ tự Chi tiêu

Hiện trạng năm 2010 Các kỳ kế hoạch

Diện tích (ha)

Cơ cấu(%)

Kỳ đầu đến năm 2015 Kỳ cuối năm 2020

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

  TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 123.650,05 100,00 123.650,05 100,00 123.650,05 100,00

1 Đất nông nghiệp 86.382,26 69,86 78.621,62 63,62 74.349,80 60,131.1 Đất trồng lúa 34.624,13 28,00 32.112,28 25,97 30.695,30 24,82

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

27.750,46 22,4426.600,84 21,51

25.510,6520,63

1.2 Đất trồng cây lâu năm 8.562,94 6,93 7.165,17 5,79 6.332,31 5,12

1.3 Đất rừng phòng hộ 3.962,28 3,20 5.717,32 4,62 6.936,75 5,611.4 Đất rừng đặc dụng 15.125,87 12,23 15.298,96 12,37 15.356,86 12,421.5 Đất rừng sản xuất 13.486,37 10,91 9.420,63 7,62 6.719,54 5,43

1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 3.584,16 2,90 4.015,61 3,25 4.344,23 3,51

2 Đất phi nông nghiệp 35.108,59 28,39 44.060,27 35,59 48.826,97 39,49Trong đó:            

2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN 257,40 0,21 272,53 0,22 342,94 0,28

2.2 Đất quốc phòng 1.284,31 1,04 2.529,17 2,05 2.840,83 2,302.3 Đất an ninh 332,93 0,27 539,62 0,44 587,38 0,482.4 Đất khu công nghiệp 1.451,29 1,17 2.844,61 2,30 4.318,03 3,49

Trong đó: Đất cụm công nghiệp 227,51 0,18 380,68 0,31 614,87 0,50

2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản 25,32 0,02 101,12 0,08 115,12 0,09

2.6 Đất di tích, danh thắng 124,75 0,10 317,30 0,26 348,34 0,28

2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải 16,59 0,01 191,02 0,15 295,21 0,24

2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 201,68 0,16 203,83 0,16 234,82 0,19

2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 749,27 0,61 885,99 0,72 991,17 0,80

2.10 Đất phát triển hạ tầng 13.019,52 10,53 16.656,52 13,47 18.826,11 15,23Trong đó:            

116

Page 117: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Đất cơ sở văn hóa 147,52 0,12 161,10 0,13 297,33 0,24Đất cơ sở y tế 88,56 0,07 122,88 0,10 201,81 0,16Đất cơ sở giáo dục đào tạo 608,83 0,49 1.074,83 0,87 1.664,32 1,35Đất cơ sở thể dục thể thao 353,53 0,29 428,67 0,35 596,48 0,48

2.11 Đất ở tại đô thị 1.668,97 1,35 2.597,95 2,10 3.198,96 2,593 Đất đô thị 12.538,52 10,14 18.341,15 14,83 24.143,78 19,53

4 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 15.140,87 12,24 15.140,87 12,24 15.140,87 12,24

5 Đất khu du lịch 566,60 0,46 1.086,82 0,88 1.415,83 1,15

Trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2020, diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích của tỉnh được phân kỳ theo 02 giai đoạn sau:

* Giai đoạn kỳ đầu đến năm 2015Đến năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 123.650,05 ha, không thay

đổi so với năm 2010, trong đó có sự biến động một số loại đất sau:+ Đất nông nghiệp: Năm 2015, có 78.621,27 ha, giảm 7.760,64 ha so với

năm 2010, trong đó:- Đất trồng lúa: 32.112,68 giảm 2.511,85 ha (trong đó giảm do chuyển sang

mục đích phi nông nghiệp là 1.872,85 ha) . - Đất trồng cây lâu năm: 7.165,17 ha, giảm 1.397,77 ha.- Đất rừng phòng hộ: 5.717,32 ha, tăng 1.755,04 ha.- Đất rừng đặc dụng: 15.298,96 ha, tăng 173,09 ha.- Đất rừng sản xuất: 9.420,63 ha, giảm 4.065,74 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản: 4.015,61 ha, tăng 431,15 ha.+ Đất phi nông nghiệp: Đến năm 2015, có 44.060,27 ha, tăng 8.951,68 ha

so với năm 2010. Trong đó có sự biến động các loại đất sau:- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 272,53 ha, tăng 15,13 ha.- Đất quốc phòng: 2.529,17 ha, tăng 1.244,86 ha.- Đất an ninh: 539,62 ha, tăng 206,69 ha.- Đất khu công nghiệp: 2.844,61 ha, tăng 1.393,32 ha.- Đất cho hoạt động khoáng sản: 101,12 ha, tăng 75,80 ha.- Đất di tích danh thắng: 317,30 ha, tăng 192,55 ha.- Đất bãi thải, xử lý chất thải: 191,02 ha, tăng 174,43 ha.- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 203,83 ha, tăng 2,15 ha.- Đất nghĩa trang nghĩa địa: 885,99 ha, tăng 136,72 ha.- Đất phát triển hạ tầng: 16.656,52 ha, tăng 3.637,00 ha.* Giai đoạn kỳ cuối đến năm 2020Đến năm 2020, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 123.650,05 ha, không thay

đổi so với năm 2010, trong đó có sự biến động một số loại đất sau:+ Đất nông nghiệp: Có 74.349,80 ha, giảm 12.032,46 ha so với năm 2010,

trong đó biến động một số loại đất sau:- Đất trồng lúa: 30.695,30, giảm 3.928,83 ha (trong đó giảm do chuyển sang

mục đích phi nông nghiệp là 3.138,83 ha).

117

Page 118: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Đất trồng cây lâu năm: 6.332,31 ha, giảm 2.230,63 ha.- Đất rừng phòng hộ: 6.936,75 ha, tăng 2.974,47 ha.- Đất rừng đặc dụng: 15.356,86 ha, tăng 230,99 ha.- Đất rừng sản xuất: 6.719,54 ha, giảm 6.766,83 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản: 4.344,23 ha, tăng 760,07 ha.+ Đất phi nông nghiệp: Đến năm 2020, có 48.826,97 ha, tăng 13.718,38 ha

so với năm 2010. Trong đó có sự biến động các loại đất sau:- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 342,94 ha, tăng 85,54 ha.- Đất quốc phòng: 2.840,83 ha, tăng 1.556,52 ha.- Đất an ninh: 587,38 ha, tăng 254,45 ha .- Đất khu công nghiệp: 4.318,03 ha, tăng 2.866,74 ha.- Đất cho hoạt động khoáng sản: 115,12 ha, tăng 89,80 ha.- Đất di tích danh thắng: 348,34 ha, tăng 223,59 ha.- Đất bãi thải, xử lý chất thải: 295,21 ha, tăng 278,62 ha.- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 234,82 ha, tăng 33,14 ha.- Đất nghĩa trang nghĩa địa: 991,17 ha, tăng 241,90 ha.- Đất phát triển hạ tầng: 18.826,11 ha, tăng 5.806,59 ha.

118

Page 119: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

2. Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng của tỉnh Vĩnh PhúcBảng 13: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng của tỉnh

Đơn vị tính: ha

Thứ tự Chỉ tiêu Mã Cả thời

kỳ

Giai đoạn 2011 -2015

Giai đoạn 2016 - 2020

1Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

NNP/PNN 13.686,72 8.682,14 5.004,58

Trong đó:1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 3.139,73 1.872,85 1.266,88

Đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 2140,71 1149,62 991,09

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 2.170,63 1.397,77 772,861.3 Đất rừng phòng hộ RPH/PNN 700,53 372,46 328,071.4 Đất rừng đặc dụng RDD/PNN 269,01 97,91 171,101.5 Đất rừng sản xuất RSX/PNN 3.896,83 2.588,74 1.308,091.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS/PNN 369,93 230,05 139,88

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

  100,00   100,00

2.1Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất trồng cây lâu năm

LUC/CLN      

2.2Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất lâm nghiệp

LUC/LNP      

2.3Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản

LUC/NTS 100,00   100,00

2.4

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác

RSX/NKR      

2.5

Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác

RDD/NKR      

119

Page 120: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

2.6

Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác

RPH/NKR      

120

Page 121: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

3. Phân kỳ diện tích đất thu hồi trong kỳ quy hoạch của tỉnhBảng 14: Diện tích đất thu hồi trong kỳ quy hoạch của tỉnh

Đơn vị: ha

STT Loại đất phải thu hồi Mã Cả thời kỳ

Giai đoạn 2011 -2015

Giai đoạn 2016 - 2020

1 Đất nông nghiệp NNP 13.686,72 8.682,14 5.004,58

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8.454,19 5.396,95 3.057,24

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.294,56 3.999,18 2.295,38

1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2.140,71 1.149,62 991,09

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.170,63 1.397,77 772,86

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 4.862,60 3.055,14 1.807,46

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3.896,83 2.588,74 1.308,09

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 700,53 372,46 328,07

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 269,01 97,91 171,10

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 369,93 230,05 139,88

2 Đất phi nông nghiệp NKN 2.456,86 1.502,89 953,97

2.1 Đất ở OTC 280,30 210,61 69,69

2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 251,26 196,29 54,97

2.1.2 Đất ở đô thị ODT 29,04 14,32 14,72

2.2 Đất chuyên dùng CDG 187,91 107,79 80,12

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 1,14 0,81 0,33

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 0,40 0,21 0,19

2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 15,30 8,54 6,76

2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 171,07 98,53 72,54

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 44,49 33,97 10,52

2.4 Đất sông suối mà mặt nước chuyên dùng SMN 1.944,16 1.150,52 793,64

121

Page 122: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

4. Phân kỳ diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng của tỉnhBảng 15: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch

Đơn vị tính: ha

STT Mục đích sử dụng Mã Cả thời kỳ

Giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

1 Đất nông nghiệp NNP 1.314,26 921,50 392,76Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa DLN      

  Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC      

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN      1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 1.175,00 921,50 253,501.4 Đất rừng đặc dụng RDD      1.5 Đất rừng sản xuất RSX 130,00   130,001.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS      2 Đất phi nông nghiệp PNN 371,66 268,99 102,67  Trong đó:        

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS      

2.2 Đất quốc phòng CQP 98,00 70,00 28,002.3 Đất an ninh CAN 5,00 5,002.4 Đất khu công nghiệp SKK 12,40   12,40

Trong đó: Đất cụm công nghiệp 2,40   2,402.5 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 80,00 66,00 14,002.6 Đất di tích, danh thắng DDT 10,00 10,00  2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 63,43 32,43 31,002.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN      2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 42,34 42,34  2.10 Đất phát triển hạ tầng DHT 43,49 39,32 4,17  Trong đó:          Đất cơ sở văn hóa DVH        Đất cơ sở y tế DYT        Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 0,64   0,64  Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 1,00   1,002.11 Đất ở tại đô thị ODT      3 Đất đô thị DTD      4 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT      5 Đất khu du lịch DDL      

122

Page 123: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

V. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất đến từng năm1.1. Diện tích các loại đất đã được cấp trên phân bổBảng 16: Chỉ tiêu các loại đất đã được cấp trên phân bổ đến năm 2015

Đơn vị tính: ha

TT Chỉ tiêu

Kế hoạch cấp quốc gia phân

bổ

Kế hoạch cấp tỉnh đề xuất

So sánh, tăng (+), giảm (-)

1 Đất nông nghiệp 78.296 78.621,62 -325,62Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa 32.313 32.112,28 - 200,72

  Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 26.574 26.600,84 26,84

1.2 Đất trồng cây lâu năm   7.165,171.3 Đất rừng phòng hộ 5.718 5.717,32 - 0,681.4 Đất rừng đặc dụng 15.171 15.298,96 127,961.5 Đất rừng sản xuất 8.780 9.420,63 640,631.6 Đất nuôi trồng thủy sản 3.981 4.015,61 34,612 Đất phi nông nghiệp 44.127 44.060,27 - 66,282.1  Đất trụ sở cơ quan, CTSN  2.2 Đất quốc phòng 2.582 2.529,17 - 52,832.3 Đất an ninh 542 539,62 - 2,382.4 Đất khu công nghiệp 2.845 2.844,61 - 0,39

Trong đó: Đất cụm công nghiệp 380,682.5 Đất cho hoạt động khoáng sản 101,122.6 Đất có di tích, danh thắng 1.026 317,30 - 708,702.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải 191 191,02 0,022.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 203,832.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 885,992.10 Đất phát triển hạ tầng 16.657 16.656,52 - 0,48  Trong đó:    Đất cơ sở văn hóa 160 161,10 1,10  Đất cơ sở y tế 123 122,88 - 0,12  Đất cơ sở giáo dục – đào tạo 1.075 1.074,83 - 0,17  Đất cơ sở thể dục thể thao 429 428,67 - 0,332.11 Đất ở tại đô thị 2.598 2.597,95 - 0,053 Đất chưa sử dụng    3.1 Đất chưa sử dụng còn lại 1.227 968,51 - 258,49

123

Page 124: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

3.2 Diện tích đưa vào sử dụng 932 327,49 605* Đất nông nghiệpChỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2015, tỉnh xác định là 78.621,62 ha, cao hơn

325,62 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ. Cụ thể một số loại đất sau:- Đất trồng lúa: Tỉnh xác định là 32.112,28 ha, thấp hơn 200,72 ha so với chỉ

tiêu cấp quốc gia phân bổ. Trong đó, diện tích đất chuyên trồng lúa nước tỉnh xác định là 26.600,84 ha, cao hơn 26,84 ha so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ. - Đất rừng phòng hộ: Tỉnh xác định là 5.717,32 ha, thấp hơn 0,68 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất rừng đặc dụng: Tỉnh xác định là 15.298,96 ha, cao hơn 127,96 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất rừng sản xuất: Tỉnh xác định là 9.420,63 ha, cao hơn 640,63 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Tỉnh xác định là 4.015,61 ha, cao hơn 34,61 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

* Đất phi nông nghiệpĐến năm 2015, chỉ tiêu quy hoạch đất phi nông nghiệp tỉnh xác định là

44.060,27 ha, thấp hơn 66,28 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ. Trong đó chỉ tiêu phân bổ cho các loại đất như sau:

- Đất quốc phòng: Tỉnh xác định là 2.529,17 ha, cao hơn 52,83 ha so với quốc gia phân bổ.

- Đất an ninh: Tỉnh xác định là 539,62 ha, thấp hơn 2,38 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất khu công nghiệp: Tỉnh xác định là 2.844,61 ha, thấp hơn 0,39 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất có di tích danh thắng: Tỉnh xác định là 317,30 ha, thấp hơn 708,70 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất bải thải, xử lý chất thải: Tỉnh xác định là 191,02 ha, cao hơn 0,02 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất phát triển hạ tầng: Tỉnh xác định là 16.656,52 ha, thấp hơn 0,48 ha so với quốc gia phân bổ. Trong đó:

+ Đất cơ sở văn hóa: Tỉnh xác định là 161,10 ha, cao hơn 1,10 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

+ Đất cơ sở y tế: Tỉnh xác định là 122,88 ha, thấp hơn 0,12 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

+ Đất cơ sở giáo dục – đào tạo: Tỉnh xác định là 1.074,83 ha, thấp hơn 0,17 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

+ Đất cơ sở thể dục – thể thao: Tỉnh xác định là 428,67 ha, thấp hơn 0,33 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Đất ở tại đô thị: Tỉnh xác định là 2.597,95 ha, thấp hơn 28,45 ha so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

* Đất chưa sử dụngĐến năm 2015, diện tích đất chưa sử dụng quốc gia phân bổ là 1.227 ha, Tuy

nhiên, theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 124

Page 125: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

sẽ tập trung khai thác đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kế hoạch kỳ đầu là 327 ha.

1.2. Diện tích đất phân bổ cho nhu cầu phát triển KT- XH của tỉnh

125

Page 126: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 17: Chỉ tiêu sử dụng đất từng năm kỳ đầu 2011-2015

Thứ tự Chỉ tiêu

Diện tích năm hiện

trạng

Phân theo từng nămNăm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

  TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 123.650,05 123.650,05 123.650,05 123.650,05 123.650,05 123.650,051 Đất nông nghiệp 86.382,26 86.049,73 85.578,48 83.875,49 81.331,12 78.621,621.1 Đất trồng lúa 34.624,13 34.447,45 34.356,52 33.734,37 32.892,74 32.112,28

  Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 27.750,46 27.599,27 27.597,70 27.264,37 26.869,74 26.600,84

1.2 Đất trồng cây lâu năm 8.562,94 8.559,21 8.360,94 8.030,12 7.661,14 7.165,171.3 Đất rừng phòng hộ 3.962,28 3.962,28 4.154,99 4.329,33 5.041,08 5.717,321.4 Đất rừng đặc dụng 15.125,87 15.125,87 15.125,57 15.121,80 15.348,96 15.298,961.5 Đất rừng sản xuất 13.486,37 13.381,89 13.241,54 12.881,54 11.011,58 9.420,631.6 Đất nuôi trồng thủy sản 3.584,16 3.570,48 3.603,25 3.703,76 3.847,00 4.015,612 Đất phi nông nghiệp 35.108,59 35.525,48 36.206,27 38.156,64 41.023,55 44.060,27  Trong đó:2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN 257,40 263,25 260,51 261,85 263,14 272,532.2 Đất quốc phòng 1.284,31 1.284,19 1.539,81 1.812,16 2.092,66 2.529,172.3 Đất an ninh 332,93 334,91 336,20 393,35 465,54 539,622.4 Đất khu công nghiệp 1.451,29 1.451,29 1.468,79 1.837,64 2.345,40 2.844,61

Trong đó: Đất cụm công nghiệp 227,51 249,48 276,54 305,66 342,55 380,682.5 Đất cho hoạt động khoáng sản 25,32 28,71 41,32 62,12 90,12 101,122.6 Đất di tích, danh thắng 124,75 124,75 126,35 126,35 146,45 317,302.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải 16,59 19,38 21,59 26,59 70,59 191,022.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 201,68 202,43 201,68 202,03 203,33 203,832.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 749,27 752,80 753,47 775,15 817,02 885,992.10 Đất phát triển hạ tầng 13.019,55 13.133,00 13.503,17 14.304,27 15.530,74 16.656,52  Trong đó:            

126

Page 127: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

  Đất cơ sở văn hóa 147,52 149,45 153,58 159,57 160,64 161,10  Đất cơ sở y tế 88,56 102,27 103,43 118,38 122,38 122,88  Đất cơ sở giáo dục đào tạo 608,83 610,07 827,44 1.042,47 1.042,86 1.074,83  Đất cơ sở thể dục thể thao 353,53 354,71 373,80 419,17 424,78 428,672.11 Đất ở đô thị 1.668,97 1.705,50 1.816,92 1.982,79 2.242,32 2.597,953 Đất đô thị 12.538,52 12.538,52 13.699,05 15.020,05 16.580,62 18.341,154 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 15.140,87 15.140,87 15.140,87 15.140,87 15.140,87 15.140,875 Đất khu du lịch 566,60 566,60 696,65 826,71 956,76 1.086,82

127

Page 128: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

2. Kế hoạch sử dụng đất từng năm trong kỳ kế hoạch 2011-20152.1. Kế hoạch sử dụng đất năm 20112.1.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất+ Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 397 ha, gồm:- Đất trồng lúa: 63,57 ha.- Đất trồng cây lâu năm: 39,86 ha.- Đất rừng phòng hộ: 3,98 ha.- Đất rừng sản xuất: 39,63 ha. - Đất nuôi trồng thủy sản: 8,42 ha.2.1.2. Kế hoạch thu hồia. Đất nông nghiệp: 397 ha, gồm:- Đất trồng cây hàng năm: 305,11 ha.- Đất trồng cây lâu năm: 39,86 ha.- Đất rừng phòng hộ: 3,98 ha.- Đất rừng sản xuất: 39,63 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản: 8,42 ha.b. Đất phi nông nghiệp: 27,91 ha.- Đất ở: 0,33 ha. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,05 ha.- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 0,06 ha.- Đất phát triển hạ tầng: 2,63 ha.- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,72 ha.- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 24,12 ha.2.1.3. Kế hoạch đất chưa sử dụng đưa vào sử dụnga. Đất nông nghiệp: 65,50 ha.- Đất rừng phòng hộ: 65,50 hab. Đất phi nông nghiệp: 19,10 ha.- Đất quốc phòng: 14,0 ha.- Đất cho hoạt động khoáng sản: 5,00 ha.2.2. Kế hoạch sử dụng đất năm 20122.2.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất+ Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 637 ha, gồm:- Đất trồng lúa: 141,74 ha.- Đất trồng cây lâu năm: 162,14 ha.- Đất rừng phòng hộ: 33,31 ha.- Đất rừng đặc dụng: 0,30 ha.- Đất rừng sản xuất: 205,20 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản: 27,49 ha.2.2.2. Kế hoạch thu hồia. Đất nông nghiệp: 637 ha, gồm:- Đất trồng cây hàng năm: 208,56 ha.- Đất trồng cây lâu năm: 162,14 ha.- Đất rừng phòng hộ: 33,31 ha.- Đất rừng đặc dụng: 0,30 ha.

128

Page 129: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Đất rừng sản xuất: 205,20 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản: 27,49 ha.b. Đất phi nông nghiệp: 205,99 ha.- Đất ở: 87,46 ha. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,14 ha.- Đất quốc phòng, an ninh: 0,03 ha.- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 4,13 ha.- Đất phát triển hạ tầng: 13,78 ha.- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 3,38 ha.- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 97,37 ha.2.2.3. Kế hoạch đất chưa sử dụng đưa vào sử dụnga. Đất nông nghiệp: 164,50 ha.- Đất rừng phòng hộ: 164,50 ha.b. Đất phi nông nghiệp: 42,80 ha.- Đất quốc phòng: 14,0 ha.- Đất cho hoạt động khoáng sản: 11,0 ha.- Đất bãi thải, xử lý chất thải: 5,0 ha.- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 5,0 ha.- Đất phát triển hạ tầng: 4,60 ha.2.3. Kế hoạch sử dụng đất năm 20132.3.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất+ Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 1.912,59 ha, gồm:- Đất trồng lúa: 463,55 ha.- Đất trồng cây lâu năm: 330,82 ha.- Đất rừng phòng hộ: 35,26 ha.- Đất rừng đặc dụng: 3,77 ha.- Đất rừng sản xuất: 360,00 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản: 50,99 ha.2.3.2. Kế hoạch thu hồia. Đất nông nghiệp: 1.912,59 ha, gồm:- Đất trồng cây hàng năm: 1.135,72 ha.- Đất trồng cây lâu năm: 330,82 ha.- Đất rừng phòng hộ: 35,26 ha.- Đất rừng đặc dụng: 3,77 ha.- Đất rừng sản xuất: 360,00 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản: 50,99 ha.b. Đất phi nông nghiệp: 270,86 ha.- Đất ở: 45,13 ha. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,11 ha.- Đất quốc phòng, an ninh: 0,03 ha.- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 1,07 ha.- Đất phát triển hạ tầng: 24,25 ha.- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 8,82 ha.- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 191,45 ha.

129

Page 130: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

2.3.3. Kế hoạch đất chưa sử dụng đưa vào sử dụnga. Đất nông nghiệp: 209,60 ha.- Đất rừng phòng hộ: 209,60 hab. Đất phi nông nghiệp: 37,78 ha.- Đất quốc phòng: 15,0 ha.- Đất cho hoạt động khoáng sản: 11,00 ha.- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 10,0 ha.- Đất phát triển hạ tầng: 2,58 ha.2.4. Kế hoạch sử dụng đất năm 20142.4.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất+ Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 2.760,27 ha, gồm:- Đất trồng lúa: 602,63 ha.- Đất trồng cây lâu năm: 368,98 ha.- Đất rừng phòng hộ: 78,15 ha.- Đất rừng đặc dụng: 43,84 ha.- Đất rừng sản xuất: 1.024,96 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản: 88,76 ha.2.4.2. Kế hoạch thu hồia. Đất nông nghiệp: 2.760,27 ha, gồm:- Đất trồng cây hàng năm: 1.155,58 ha.- Đất trồng cây lâu năm: 368,98 ha.- Đất rừng phòng hộ: 78,15 ha.- Đất rừng đặc dụng: 43,84 ha.- Đất rừng sản xuất: 1.024,96 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản: 88,76 ha.b. Đất phi nông nghiệp: 397,53 ha.- Đất ở: 48,59 ha. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,44 ha.- Đất quốc phòng, an ninh: 0,15 ha.- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 1,58 ha.- Đất phát triển hạ tầng: 30,18 ha.- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 10,63 ha.- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 305,96 ha.2.4.3. Kế hoạch đất chưa sử dụng đưa vào sử dụnga. Đất nông nghiệp: 215,90 ha.- Đất rừng phòng hộ: 215,90 hab. Đất phi nông nghiệp: 108,44 ha.- Đất quốc phòng: 13,0 ha.- Đất an ninh: 4,0 ha- Đất cho hoạt động khoáng sản: 28,00 ha.- Đất di tích danh thắng: 10,0 ha.- Đất bãi thải, xử lý chất thải: 12,00 ha.- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 16,0 ha.- Đất phát triển hạ tầng: 24,24 ha.

130

Page 131: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

2.5. Kế hoạch sử dụng đất năm 20152.5.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất+ Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 2.975,50 ha, gồm:- Đất trồng lúa: 600,46 ha.- Đất trồng cây lâu năm: 495,97 ha.- Đất rừng phòng hộ: 221,76 ha.- Đất rừng đặc dụng: 50,00 ha.- Đất rừng sản xuất: 958,95 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản: 54,39 ha.2.5.2. Kế hoạch thu hồia. Đất nông nghiệp: 2.975,50 ha, gồm:- Đất trồng cây hàng năm: 1.194,43 ha.- Đất trồng cây lâu năm: 495,97 ha.- Đất rừng phòng hộ: 221,76 ha.- Đất rừng đặc dụng: 50,00 ha.- Đất rừng sản xuất: 958,95 ha.- Đất nuôi trồng thủy sản: 54,39 ha.b. Đất phi nông nghiệp: 600,60 ha.- Đất ở: 29,10 ha. - Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,07 ha.- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 1,70 ha.- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 27,69 ha.- Đất phát triển hạ tầng: 10,42 ha.- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 531,62 ha.2.5.3. Kế hoạch đất chưa sử dụng đưa vào sử dụnga. Đất nông nghiệp: 266,00 ha.- Đất rừng phòng hộ: 266,00 hab. Đất phi nông nghiệp: 60,87 ha.- Đất quốc phòng: 14,0 ha.- Đất an ninh: 1,00 ha.- Đất cho hoạt động khoáng sản: 11,00 ha.- Đất bãi thải, xử lý chất thải: 15,43 ha.- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 11,34 ha.- Đất phát triển hạ tầng: 7,90 ha.

131

Page 132: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

3. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép theo từng năm kế hoạchBảng 18: Diện tích đất chuyển mục đích trong từng năm kế hoạch

Đơn vị tính: ha

Thứ tự Chỉ tiêu Mã Diện tích

Phân theo các nămNăm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1 Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp NNP/PNN 8.682,14 397 637 1.912,59 2.760,27 2.975,50

Trong đó:            1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 1.872,85 63,57 141,74 463,55 602,63 601,36

Đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 1.149,62 49,59 103,17 333,33 394,63 268,901.2 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 1.397,77 39,86 162,14 330,82 368,98 495,971.3 Đất rừng phòng hộ RPH/PNN 372,46 3,98 33,31 35,26 78,15 221,761.4 Đất rừng đặc dụng RDD/PNN 97,91   0,30 3,77 43,84 50,001.5 Đất rừng sản xuất RSX/PNN 2.588,74 39,63 205,20 360,00 1.024,96 958,951.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS/PNN 230,05 8,42 27,49 50,99 88,76 54,39

2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp              

2.1 Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất trồng cây lâu năm LUC/CLN            

2.2 Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất lâm nghiệp LUC/LNP            

2.3 Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản LUC/NTS            

2.4Đất rừng sản xuất chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác

RSX/NKR(a)            

2.5 Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất sản xuất RDD/NKR(a)            132

Page 133: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác

2.6Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác

RPH/NKR(a)            

133

Page 134: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

4. Kế hoạch thu hồi đất phân theo từng năm của tỉnh Bảng 19: Kế hoạch thu hồi đất phân theo từng năm của tỉnh

Thứ tự Loại đất phải thu hồi Mã

Diện tích đất cần thu hồi

trong kỳ KH

Phân theo từng năm

Năm2011

Năm2012

Năm2013

Năm2014

Năm2015

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 8.682,14 397,00 637,00 1.912,59 2.760,27 2.975,50

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5.396,95 344,97 370,70 1.466,54 1.524,56 1.690,40

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3.999,18 305,11 208,56 1.135,72 1.155,58 1.194,43

1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 1.149,62 49,59 103,17 333,33 394,63 268,90

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.397,77 39,86 162,14 330,82 368,98 495,97

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3.055,14 43,61 238,81 395,06 1.146,95 1.230,71

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2.588,74 39,63 205,20 360,00 1.024,96 958,95

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 372,46 3,98 33,31 35,26 78,15 221,76

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 97,91   0,30 3,77 43,84 50,00

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 230,05 8,42 27,49 50,99 88,76 54,39

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP NKN 1.502,89 27,91 205,99 270,86 397,53 600,60

2.1 Đất ở OTC 210,61 0,33 87,46 45,13 48,59 29,10

134

Page 135: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 196,29 0,33 80,96 44,22 44,81 25,97

2.1.2 Đất ở đô thị ODT 14,32   6,50 0,91 3,78 3,13

2.2 Đất chuyên dùng CDG 107,79 2,74 17,78 25,46 32,35 29,46

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,81 0,05 0,14 0,11 0,44 0,07

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 0,21   0,03 0,03 0,15  

2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 8,54 0,06 4,13 1,07 1,58 1,70

2.2.4 Đất phát triển hạ tầng CCC 98,53 2,63 13,78 24,25 30,18 27,69

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 33,97 0,72 3,38 8,82 10,63 10,42

2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 1.150,52 24,12 97,37 191,45 305,96 531,62

135

Page 136: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

5. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng theo từng năm kế hoạchBảng 20: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ đầu

Đơn vị tính: ha

STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích

Phân theo các nămNăm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN              

1 Đất nông nghiệp NNP 921,50 65,50 164,50 209,60 215,90 266,001.1 Đất trồng lúa LUA - - - - - -

  Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC - - - - - -

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN - - - - - -1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 921,50 65,50 164,50 209,60 215,90 266,00 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD - - - - - -1.5 Đất rừng sản xuất RSX - - - - - -1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS - - - - - -2 Đất phi nông nghiệp PNN 268,99 19,10 43,80 37,78 108,44 60,87   Trong đó:              

2.1 Đất trụ sở cơ quan, CTSN CTS - - - - - -

2.2 Đất quốc phòng CQP 70,00 14,00 14,80 13,20 14,00 14,00 2.3 Đất an ninh CAN 5,00 - - - 4,00 1,002.4 Đất khu công nghiệp SKK - - - - - -

2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 66,00 5,00 11,00 11,00 28,00 11,00

2.6 Đất di tích, danh thắng DDT 10,00 - - - 10,00 -

2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 32,43 - 5,00 - 12,00 15,43

2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN - - - - - -

2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 42,34 - 5,00 10,00 16,00 11,34

2.10 Đất phát triển hạ tầng DHT 39,32 - 4,60 2,58 24,24 7,90  Trong đó:                Đất cơ sở văn hóa DVH - - - - - -  Đất cơ sở y tế DYT - - - - - -

  Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD - - - - - -

  Đất cơ sở thể dục thể thao DTT - - - - - -

136

Page 137: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

2.11 Đất ở tại đô thị ODT - - - - - -3 Đất đô thị DTD - - - - - -

4 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT - - - - - -

5 Đất du lịch DDL - - - - - -

6. Danh mục các công trình dự án trong kỳ kế hoạch

Thứ tự Danh mục công trình, dự án

Diện tích(ha)

Địa điểm Ghi chú

I CÔNG TRÌNH CẤP QUỐC GIA XÁC ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH    

` Đất khu công nghiệp 750,00  

1.1 QH Khu CN Tam Dương II giai đoạn I (tổng diện tích 714 ha) 200,00 Tam Dương

1.2 QH Khu CN Lập Thạch I 150,00 Lập Thạch

1.3QH Khu CN Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa giai đoạn I (Tổng diện tích quy hoạch 600 ha)

200,00 Lập Thạch

1.4 QH Khu CN Sông Lô I 200,00 Sông Lô2 Đất cơ sở giáo dục, đào tạo 118,50  

2.1 QH trường Đại học dầu khí Việt Nam 68,50 Vĩnh Yên

2.2QH cụm các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (tổng diện tích dự án 700 ha)

50,00 Vĩnh Yên; Tam Dương và Tam Đảo

3 Đất bãi thải, xử lý chất thải 20,00  QH bãi rác thải nguy hại (tổng diện tích là 50 ha) 20,00 Tam Đảo

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 20,00QH công viên nghĩa trang tại xã Bồ Lý và xã Đại Đình (tổng diện tích là 100 ha) 20,00 Tam Đảo

5 Đất thủy lợi 40,00   

5.1 QH nâng cấp đê tả sông Hồng 25,00 Vĩnh Tường; Yên Lạc

5.2 QH mở rộng đê tả Sông Lô 15,00 Sông Lô; Lập Thạch

6 Đất giao thông 163,00  6.1 QH đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai 105,00 Bình Xuyên,

Tam Dương, Lập Thạch, Phúc

137

Page 138: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Yên, Sông Lô

6.2 QH quốc lộ 2 15,85 Vĩnh Tường; Tam Dương

6.3 QH quốc lộ 2B 3,45 Tam Đảo

6.4 QH mở rộng quốc lộ 2 C 9,90

Yên Lạc; Vĩnh Tường; Tam Dương

6.5 QH quốc lộ 2 đoạn tránh tp Vĩnh Yên 12 km 28,80 Vĩnh Yên

II CÔNG TRÌNH DỰ ÁN QUAN TRỌNG CẤP TỈNH    

II.1 Các công trình dự án cấp tỉnh đã xác định  

1 Đất ở tại đô thị 369,77  1.1 QH đất ở khu đô thị Nam Bình Xuyên 31,50 Bình Xuyên

1.2QH đất ở khu đô thị phân khu số 3 phường Trưng Nhị và xã Nam Viêm (tổng diện tích là 120 ha)

60,00 Phúc Yên

1.3 QH đất ở khu đô thị khu đường Nguyễn Tất Thành 50,00 Phúc Yên

1.4 QH đất ở khu đô thị Cienco5 30,00 Phúc Yên1.5 QH đất ở khu Chợ đầu mối 40,00 Vĩnh Tường1.6 QH đất ở khu đô thị Phúc Sơn 30,00 Vĩnh Tường

1.7 QH đất ở khu đô thị Đầm Cói - p.Hội Hợp (Tổng DT dự án 140 ha) 33,00 Vĩnh Yên

1.8 QH đất ở khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (tổng diện tích là 78,7 ha) 50,00 Vĩnh Yên

1.9 QH đất ở khu đô thị mới dọc đường vành đai 2 tp 50,00 Vĩnh Yên

1.10 QH đất ở khu Đại học Dầu khí 19,74 Vĩnh Yên

1.11 QH đất ở khu Núi Bầu (tổng diện tích là 40 ha) 25,00 Vĩnh Yên

1.12 QH mở rộng đất ở khu đô thị Mậu Lâm 3,60 Vĩnh Yên1.13 QH đất ở khu đô thị Đồng Gáo 15,00 Vĩnh Yên1.14 QH đất ở phường Đồng Tâm 15,00 Vĩnh Yên

1.15 QH đất ở đô thị khu sông Hồng bắc đầm Vạc 10,53 Vĩnh Yên

2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 24,41  2.1 QH Trụ sở cơ quan hành chính huyện Sông 20,00 Sông Lô

138

Page 139: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

2.2 QH Trụ sở cơ quan hành chính huyện Sông Lô 5,00 Sông Lô

2.3 QH Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Vĩnh Phúc 0,70 Vĩnh Yên

2.4 QH trụ sở đơn vị thuộc sở Kế hoạch và ĐT 1,00 Vĩnh Yên

2.5QH 2 Trụ sở thuộc sở Thông tin và truyền thông ( Trung tâm CNTT và Nhà xuất bản VP)

1,36 Vĩnh Yên

2.6 QH Trụ sở viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc 1,00 Vĩnh Yên

2.7 QH Trụ sở Văn phòng đăng ký quyền SDĐ - Sở TNMT 0,35 Vĩnh Yên

3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp  3.1 Đất xây dựng cụm công nghiệp 159,00  

3.1.1 QH Cụm CN Hợp Thịnh 15,00 Tam Dương

3.1.2 QH Cụm CN Hoàng Đan (Diện tích quy hoạch 50 ha, thực hiện 10 ha) 10,00 Tam Dương

3.1.3 QH Cụm CN Minh Phương 25,00 Yên lạc

3.1.4 QH cụm CN Hương Canh (quy hoạch 40 ha, đã triển khai 10 ha) 30,00 Bình Xuyên

3.1.5 QH Cụm CN Đồng Sóc 49,00 Yên lạc

3.1.6 QH cụm CN Đại Đồng (DT quy hoạch 49 ha, thực hiện 20 ha) 20,00 Vĩnh Tường

3.1.7 QH cụm CN Vân Giang - Văn Hà 10,00 Vĩnh Tường3.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 500,82  

3.2.1 QH Cụm CN - TTCN Hợp Hòa 5,00 Tam Dương3.2.2 QH cụm KTXH phường Đồng Tâm 24,38 Vĩnh Yên3.2.3 QH Cụm CN - TTCN Đồng Văn 26,47 Yên Lạc

3.2.4 QH Cụm CN - TTCN Đại Tự 5,00 Yên Lạc

3.2.5QH khu du lịch sinh thái Đầm Khanh (Diện tích QH 50 ha, diện tích thu hồi để chuyển mục đích SDĐ là 20 ha)

50,00 Yên Lạc

3.2.6 QH Cụm CN - TTCN Đạo Đức 6,00 Bình Xuyên3.2.7 QH Cụm CN - TTCN TT Lập Thạch 8,00 Lập Thạch3.2.8 QH khu du lịch sinh thái Hoa Sơn 5,00 Lập Thạch3.2.9 QH Cụm công nghiệp Triệu Đề 3,00 Lập Thạch3.2.10 QH Cụm CN - TTCN Vĩnh Sơn 20,87 Vĩnh Tường3.2.11 QH làng nghề rèn Lý Nhân 3,00 Vĩnh Tường3.2.12 QH Cụm CN - TTCN An Tường 14,30 Vĩnh Tường3.2.13 QH Trung tâm thương mại Phúc Sơn (trong 20,00 Vĩnh Tường

139

Page 140: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

khu đô thị Phúc Sơn)3.2.14 QH cơ sở SX giấy xuất khẩu An Tường 13,00 Vĩnh Tường

3.2.15 QH Nhà máy gạch ốp lát Brilliant tại xã Tuân Chính 7,30 Vĩnh Tường

3.2.16 QH mở rộng Nhà máy gạch Tuy len Kim Xá 5,25 Vĩnh Tường

3.2.17 QH mở rộng Nhà máy gạch Việt Xuân 4,40 Vĩnh Tường

3.2.18QH khu du lịch sinh thái Đầm Rưng (diện tích 150,23 ha, diện tích thu hồi để chuyển mục đích SDĐ là 45 ha)

150,23Vĩnh Tường

3.2.19 QH Khu nghỉ dưỡng, sinh thái cao cấp xã Ngọc Thanh 3,30 Phúc Yên

3.2.20 QH đất TTCN Đồng Thịnh 10,00 Sông Lô

3.2.21QH khu du lịch hồ Xạ Hương (Diện tích QH 150 ha, diện tích thu hồi để chuyển mục đích SDĐ là 50 ha)

150,00 Tam Đảo

4 Đất giao thông 275,18  

4.1 QH ĐT Thổ Tang - Vĩnh Tường; đường Thượng Trưng - Tuân Chính 9,60 Vĩnh Tường

4.2 QH ĐT Hợp Thịnh - Đạo Tú 15,00 Tam Dương

4.3 QH các tuyến đường huyện Tam Đảo 30,78 Tam Đảo

4.4 QH đường tỉnh 306 Tử Du - Liên Hòa 3,97 Lập Thạch

4.5 QH đường nội thị trấn Lập Thạch, đoạn từ ĐT đi Như Thụy, Vân Trục 1,87 Lập Thạch

4.6 QH ĐT 305, đoạn vòng tránh từ cầu Bến Gạo đến Tiên Lữ 4,77 Lập Thạch

4.7 QH đường 307 kéo dài, đường đôi trung tâm huyện Sông Lô 14,00 Sông Lô

4.8 QH ĐT 310 Km 4 - Km 11+600 25,19 Phúc Yên; Tam Dương

4.9 QH Đường vành đai 1 24,00Bình Xuyên; Tam Dương

4.10 QH đường vành đai 3 160,00

Tam Đảo; Lập Thạch và Bình Xuyên

5 Đất thủy lợi 49,18  5.1 QH Mở rộng đê Bối ( đi qua 2 huyện Vĩnh 5,68 các huyện

140

Page 141: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Tường và Yên Lạc)

5.2QH Cải tạo hệ thống tưới Liễn Sơn ( đi qua địa bàn 5 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương, Yên Lạc, Lập Thạch, Vĩnh Yên)

2,50 các huyện

5.3QH Hệ thống tiêu sông Phan, Cà Lồ (đi qua địa bàn 5 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương, Phúc Yên, Bình Xuyên, Vĩnh Yên)

41,00 các huyện

6 Đất cơ sở văn hóa 1,50  

6.1 QH Trung tâm văn hóa tỉnh (tại phường Tích Sơn, thực hiện 2011) 0,50 Vĩnh Yên

6.2 QH Công viên vui chơi giải trí Đầm Vạc 5,00 Vĩnh Yên

6.3 QH Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng 1,00 Vĩnh Yên

7 Đất cơ sở giáo dục, đào tạo 33,02  7.1 Mở rộng trường DTNT tỉnh 0,67 Vĩnh Yên7.2 Mở rộng trường THPT Yên Lạc 1,30 Yên Lạc7.3 Mở rộng Trung tâm GDTX Yên Lạc 0,99 Yên Lạc7.4 Mở rộng trường THPT Phạm Công Bình 1,65 Yên Lạc7.5 Mở rộng Trung tâm GDTX Tam Dương 0,72 Tam Dương7.6 Mở rộng trường THPT Trần Hưng Đạo 1,90 Tam Dương

7.7 Mở rộng trường THPT Tam Đảo 1 và Tam Đảo 2 2,06 Tam Đảo

7.8 Mở rộng Trung tâm GDTX Lập Thạch 2,13 Lập Thạch7.9 Mở rộng trường THPT Liễn Sơn 1,38 Lập Thạch7.10 Mở rộng trường THPT Ngô Gia Tự 1,63 Lập Thạch7.11 Mở rộng trường THPT Trần Nguyên Hãn 1,22 Lập Thạch7.12 Mở rộng trường THPT Xuân Hòa 0,68 Phúc Yên7.13 Mở rộng trường THPT Hai Bà Trưng 1,27 Phúc Yên7.14 Mở rộng TTGDTX Phúc Yên 0,90 Phúc Yên7.15 Mở rộng trường THPT Nguyễn Viết Xuân 1,30 Vĩnh Tường7.16 Mở rộng trường THPT Vĩnh Tường 2,53 Vĩnh Tường7.17 Mở rộng trường THPT Lê Xoay 1,72 Vĩnh Tường7.18 Mở rộng trường THPT Bình Xuyên 1,48 Bình Xuyên7.19 Mở rộng trường THPT Quang Hà 0,44 Bình Xuyên7.20 Mở rộng Trung tâm GDTX Bình Xuyên 0,96 Bình Xuyên7.21 Xây mới Trung tâm GDTX Sông Lô 1,00 Sông Lô7.22 Xây mới trường THPT Sông Lô 4,00 Sông Lô7.23 Mở rộng trường THPT Bình Sơn 1,09 Sông Lô

8 Đất cơ sở y tế 29,90  8.1 QH bệnh viện Đa khoa tỉnh 13,00 Bình Xuyên8.2 QH Nhà công vụ - Bệnh viên đa khoa Tỉnh 0,50 Bình Xuyên

141

Page 142: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

8.3 QH Bệnh viện sản nhi 9,90 Tam Dương8.4 QH Trung tâm cấp cứu 0,60 Vĩnh Yên

8.5 QH Bệnh viện dưỡng lão và chăm sóc trẻ em 5,90 Phúc Yên

9 Đất cơ sở thể dục, thể thao 42,00  

9.1QH liên hợp thể thao của Tỉnh (tại Vĩnh Yên và Tam Dương, tổng diện tích là 51,2 ha)

30,00Tam Dương, Vĩnh Yên

9.2 QH Trường đua ngựa 12,00 Phúc Yên10 Đất chợ 30,00  

  QH Chợ đầu mối tổng hợp Lũng Hòa, Tân Tiến (tổng diện tích là 80 ha) 30,00 Vĩnh Tường

11 Đất có di tích, danh thắng 80,00  

11.1 QH Cải tạo suối bạc và cầu qua suối 20,00 Tam Đảo

11.2QH khu danh thắng Tây Thiên (thuộc quần thể khu lễ hội Tây thiên, tổng diện tích là 150 ha)

50,00 Tam Đảo

11.3 QH Khu di tích Đồng Đậu 10,00 Yên Lạc12 Đất bãi thải, xử lý chất thải 12,00  QH đất xử lý chất thải rắn (xã Ngọc Thanh) 12,00 Phúc Yên

13 Đất tôn giáo, tín ngưỡng      QH Chùa Thiên Ân 0,40 Tam Đảo

II.2 Các công trình dự án khác  1 Đất ở tại đô thị 304,98  

1.1 44,59 Bình Xuyên1.2 30,92 Tam Đảo1.2 15,60 Tam Dương1.4 6,53 Sông Lô1.5 22,03 Lập Thạch1.6 27,45 Vĩnh Tường1.7 18,04 Yên Lạc1.8 64,30 Vĩnh Yên1.9 75,52 Phúc Yên2 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 5,68  

2.1 1,00 Bình Xuyên2.2 0,68 Tam Đảo2.4 0,50 Sông Lô2.5 0,50 Lập Thạch2.6 1,00 Vĩnh Tường2.7 1,00 Yên Lạc

142

Page 143: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

2.8 1,00 Phúc Yên3 Đất quốc phòng 390,86  

3.1 51,85 Bình Xuyên3.2 91,51 Tam Đảo3.3 54,80 Tam Dương3.4 90,00 Sông Lô3.5 36,00 Lập Thạch3.6 3,50 Vĩnh Yên3.7   3,80 Vĩnh Tường3.8   2,00 Yên Lạc3.9 63,20 Phúc Yên4 Đất an ninh 76,90  

4.1 1,20 Bình Xuyên4.2 6,30 Tam Đảo4.3 34,00 Tam Dương4.4 6,00 Sông Lô4.5 11,56 Vĩnh Tường4.6 0,60 Yên Lạc4.7 9,24 Vĩnh Yên4.8 8,00 Phúc Yên5 Đất cho hoạt động khoáng sản 35,84  

5.1 10,00 Lập Thạch5.2 16,00 Sông Lô5.3 9,84 Tam Đảo6 Đất có di tích, danh thắng 71,70  

6.1 50,00 Tam Đảo6.2 10,00 Sông Lô6.3 11,7 Yên Lạc7 Đất bãi thải, xử lý chất thải 58,43  

7.1 13,00 Bình Xuyên7.2 15,00 Tam Đảo7.3 5,00 Tam Dương7.4 5,00 Sông Lô7.5 3,43 Lập Thạch7.6 5,00 Yên Lạc7.7 12,00 Phúc Yên8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,15  

8.1 1,80 Tam Đảo8.2 0,35 Lập Thạch9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 95,06  

9.1 8,50 Tam Dương143

Page 144: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

9.2 9,50 Yên Lạc9.3 14,3 Tam Đảo9.4 9,11 Lập Thạch9.5 8,00 Phúc Yên9.6 13,65 Sông Lô9.7 16,00 Bình Xuyên9.8 11,00 Vĩnh Tường9.9 5,00 Vĩnh Yên10 Đất cơ sở văn hóa 7,82  

10.1 0,96 Bình Xuyên10.2 1,18 Tam Đảo10.3 1,05 Tam Dương10.4 0,70 Sông Lô10.5 0,65 Lập Thạch10.6 0,80 Vĩnh Tường10.7 0,80 Yên Lạc10.8 0,50 Vĩnh Yên11.9 1,18 Phúc Yên12 Đất cơ sở giáo dục, đào tạo 155,48  

12.1 59,09 Tam Đảo12.2 61,33 Tam Dương12.3 2,53 Sông Lô12.4   15,00 Lập Thạch12.5   14,00 Vĩnh Tường12.6   10,00 Phúc Yên12.7   30,00 Yên Lạc12.8   15,00 Bình Xuyên12.9 32,53 Vĩnh Yên13 Đất cơ sở thể dục – thể thao 31,19  

13.1 1,48 Bình Xuyên13.2 4,4 Tam Đảo13.3 6,00 Tam Dương13.4 1,69 Sông Lô13.5 4,00 Lập Thạch13.6 8,00 Vĩnh Tường13.7 2,62 Yên Lạc13.8 3,00 Vĩnh Yên14 Đất giao thông 843,76  

14.1 85,76 Bình Xuyên14.2 96,09 Tam Đảo14.3 86,47 Tam Dương

144

Page 145: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

14.4 91,6 Sông Lô14.5 87,51 Lập Thạch14.6 106,76 Vĩnh Tường14.7 94,77 Yên Lạc14.8 105,47 Vĩnh Yên14.9 89,33 Phúc Yên15 Đất thủy lợi 195,68  

15.1 0,50 Bình Xuyên15.2 15,66 Tam Đảo15.3 106,24 Tam Dương15.4 16,5 Sông Lô15.5 13,2 Lập Thạch15.6 9,36 Vĩnh Tường15.7 14,22 Yên Lạc16 Đất chuyển dẫn năng lượng truyền thông 14,84  

16.1 0,1 Bình Xuyên16.2 2,02 Tam Đảo16.3 0,07 Tam Dương16.4 1,83 Sông Lô16.5 2,21 Lập Thạch16.6 2,07 Vĩnh Tường16.7 2,05 Yên Lạc16.8 2,24 Vĩnh Yên16.9 2,25 Phúc Yên17 Đất chợ 55,75  

17.1 1,94 Tam Đảo17.2 2,00 Tam Dương17.3 2,7 Sông Lô17.4 39,3 Lập Thạch17.5 7,07 Vĩnh Tường17.6   5,00 Yên Lạc17.7 2,74 Vĩnh Yên18 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 377,09  

18.1 13,48 Bình Xuyên18.2 29,67 Tam Đảo18.3 35,00 Tam Dương18.4 8,72 Sông Lô18.5 11,05 Lập Thạch18.6 58,25 Vĩnh Tường18.7 81,1 Yên Lạc18.8 73,84 Vĩnh Yên18.9 65,98 Phúc Yên19 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 137,00  

145

Page 146: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

19.1 1,00 Yên Lạc19.2 2,00 Tam Dương19.3 10,00 Bình Xuyên19.4 10,00 Tam Đảo19.5 65,00 Lập Thạch19.6 49,00 Sông Lô

7. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kỳ kế hoạch7.1. Căn cứ pháp lý để ước tính các khoản thu, chi liên quan đến đất đaiViệc tính toán các khoản thu, chi liên quan đến đất đai trong kế hoạch sử

đất kỳ đầu tỉnh Vĩnh Phúc được dựa trên các căn cứ chính sau:- Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.- Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính

Phủ về thi hành Luật Đất đai. - Nghị định 188/2004/CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng

Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi

thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ;

- Nghị định số 198/2004/NĐ – CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc thu tiền sử dụng đất.

- Nghị định số 142/2005/ NĐ – CP ngàu 14 tháng 11 năm 2005 của Chính Phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

- Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2005/QĐ – BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Nghị định số 17/2006/NĐ – CP ngày 27 tháng 01 năm 2006, về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ – CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

- Nghị định số 84/2007/NĐ – CP ngày 25 tháng 05 năm 2007, quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Thông tư 145/2007/TT – BTC ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ – CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ – CP

- Quyết định 70/2008/QĐ-UBND – Về việc ban hành quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009.

- Nghị định số 69/2009/NĐ – CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

146

Page 147: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Thông tư số 19/2009/TT – BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011.

- Phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) tỉnh Vĩnh Phúc.

7.2. Dự kiến các khoản thu, chi liên quan đến đất đai- Dự kiến các khoản thu: Bao gồm thu từ việc giao đất, cho thuê đất,

chuyển mục đích sử dụng đất và các loại thuế liên quan đến đất đai.- Dự kiến các khoản chi: Bao gồm chi cho việc bồi thường tái định cư.7.3. Ước tính các khoản thu, chi liên quan đến đất đai7.3.1. Phương pháp tínha. Đối với các khoản thu* Thu tiền khi giao đất ở đô thị+ Tại các phường của thành phố Vĩnh Yên: bình quân 4.160.000 đồng/m2.+ Tại các phường của thị xã Phúc Yên: bình quân 2.540.000 đồng/m2.+ Tại thị trấn của huyện Bình Xuyên: bình quân 2.500.000 đồng/m2.+ Tại thị trấn của huyện Lập Thạch: bình quân 890.000 đồng/m2.+ Tại thị trấn của huyện Sông Lô: bình quân 770.000 đồng/m2.+ Tại thị trấn của huyện Yên Lạc: bình quân 4.550.000 đồng/m2.+ Tại thị trấn của huyện Tam Dương: bình quân 1.800.000 đồng/m2.+ Tại thị trấn của huyện Tam Đảo: bình quân 3.400.000 đồng/m2.+ Tại thị trấn của huyện Vĩnh Tường: bình quân 4.360.000 đồng/m2.* Thu tiền khi giao đất ở nông thôn+ Tại các xã của thành phố Vĩnh Yên: bình quân 2.000.000 đồng/m2.+ Tại các xã của thị xã Phúc Yên: bình quân 1.780.000 đồng/m2.+ Tại các xã của huyện Bình Xuyên: bình quân 1.750.000 đồng/m2.+ Tại các xã của huyện Lập Thạch: bình quân 410.000 đồng/m2.+ Tại các xã của huyện Sông Lô: bình quân 406.000 đồng/m2.+ Tại các xã của huyện Yên Lạc: bình quân 1.500.000 đồng/m2.+ Tại các xã của huyện Tam Dương: bình quân 1.300.000 đồng/m2.+ Tại các xã của huyện Tam Đảo: bình quân 580.000 đồng/m2.+ Tại các xã của huyện Vĩnh Tường: bình quân 2.900.000 đồng/m2.- Thu tiền thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp: tính theo hàng năm (bình quân 1.500 đồng/m2).b. Đối với các khoản chi- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ

sản: bình quân 52.000 đồng/m2.- Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây lâu năm: bình quân 52.000

đồng/m2.- Chi bồi thường khi thu hồi đất lâm nghiệp: bình quân 18.500 đồng/m2.- Chi bồi thường khi thu hồi đất ở đô thị: bình quân 22.000.000 đồng/m2.

147

Page 148: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Chi bồi thường khi thu hồi đất ở nông thôn: bình quân 14.000.000 đồng/m2.- Chi bồi thường khi thu hồi đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: bình quân

19.000.000 đồng/m2.c. Kết quả tính toán và cân đối thu chi từ đất

STT Hạng mụcDiện tích (ha)

Đơn giá (đồng/m

2) (*)

Thành tiền (triệu đồng)

I CÁC KHOẢN THU     3.555.479.215,001 Thu tiền khi giao đất ở đô thị 943,30 2.800.000 2.641.240.000,00

2 Thu tiền khi giao đất ở nông thôn 649,80 1.400.000 909.720.000,00

3

Thu tiền khi giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

3.012,81 1.500 4.519.215,00

II CÁC KHOẢN CHI     3.546.027.290,00

1 Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây hàng năm 3.970,78 52.000 206.480.560,00

2 Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây lâu năm 1.397,77 52.000 72.684.040,00

3 Chi bồi thường khi thu hồi đất lâm nghiệp 3.055,14 18.500 56.520.090,00

4 Chi bồi thường khi thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản 230,05 52.000 11.962.600,00

5 Chi bồi thường khi thu hồi đất ở đô thị 14,32 22.000.00

0 315.040.000,00

6 Chi bồi thường khi thu hồi đất ở nông thôn 196,29 14.000.00

0 2.748.060.000,00

7Chi bồi thường khi thu hồi đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

7,12 19.000.000 135.280.000,00

  CÂN ĐỐI THU - CHI (I - II)     9.451.925,00Ghi chú: (*) Giá tính trung bình

* Khái toán cân đối thu chi từ đất 5 năma. Tổng các khoản thu: 3.555.479 (tỷ đồng).b. Tổng các khoản chi: 3.546.027 (tỷ đồng).c. Cân đối thu chi: 9.451 (tỷ đồng).Trên đây chỉ là dự kiến thu chi giả định dựa trên khung giá và các văn bản

hướng dẫn hiện hành tại thời điểm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thu chi thực tế sẽ phụ thuộc vào thời điểm triển khai dự án ở thời điểm nào thì trên cơ sở hướng dẫn áp dụng đơn giá, khung giá và giá cả thị trường cụ thể tại thời điểm đó cũng như cho từng dự án cụ thể.

148

Page 149: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

VI. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Giải pháp về công tác quản lý- Tổ chức công bố công khai và rộng rãi toàn bộ phương án quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan thực hiện nghiêm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý sử dụng đất. Lấy quy hoạch làm căn cứ để kế hoạch hóa việc sử dụng đất của các cấp, các ngành. Nhu cầu sử dụng đất chỉ được giải quyết khi đã có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.

- Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng đất gắn với tổ chứ sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng ở các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, ban quản lý rừng nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các đơn vị này.

- Các cấp, các ngành trong quá trình quản lý và sử dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Đất đai và các quy định của Nhà nước.

- Khi có biến động lớn về nhu cầu sử dụng đất thì phải thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước khi thực hiện việc thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất đối với các đơn vị...

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh; Thực hiện tốt việc phân cấp, phân nhiệm, làm rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, của các cá nhân, đặc biệt là của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước.

- Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý từ cấp cơ sở cả về nhân lực, cơ sở vật chất và ứng dụng các biện pháp công nghệ mới trong quản lý.

2. Giải pháp về huy động vốn đầu tưa. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (vốn tích luỹ từ GDP)- Muốn đảm bảo nguồn vốn này, cần phải tiếp tục duy trì tốc độ tăng

trưởng cao, có biện pháp khuyến khích tiết kiệm và tăng cường đầu tư cho lĩnh vực sản xuất.

- Kiến nghị với nhà nước TW có chính sách điều tiết nguồn thu đối với tỉnh thu ngân sách lớn như Vĩnh Phúc, qua đó tỉnh sẽ có thêm nguồn vốn đầu tư cho phát triển.

b. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và dân cư * Vốn doanh nghiệp- Để có thể huy động tối đa nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, trước

tiên Luật doanh nghiệp phải được triển khai mạnh trên địa bàn tỉnh; đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp với các hình thức thích hợp để tạo ra được một

149

Page 150: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích ngày càng tăng cho toàn xã hội.

- Tạo sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và ngoài nước cũng như giữa các khu vực tư nhân và DNNN, xóa bỏ sự khác biệt về chính sách đất đai, tín dụng, xuất - nhập khẩu.

- Để các doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn, qua đó nguồn thu của nhà nước từ thành phần nay tăng lên, cần khuyến khích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh; mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng, cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với những cơ chế thuận lợi; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

- Nhà nước địa phương cần hoàn thiện khuôn khổ thể chế, pháp lý, nhanh chóng tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để các doanh nghiệp có cơ hội nhiều hơn trong kinh doanh và sản xuất. Ngoài ra, cần có 2 tác động hỗ trợ các doanh nghiệp là: hỗ trợ đào tạo các doanh nhân và thợ lành nghề, hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường (giá cả, thông lệ buôn bán quốc tế) và điều kiện tiếp thị, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng tỷ lệ tái đầu tư.

c. Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tư nhân trong bỏ vốn đầu tư mua

sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa để giảm bớt thời gian lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất hàng thủ công xuất khẩu.

- Tăng thu nhập là giải pháp tích cực và chủ động để tăng tỷ lệ hộ có khả năng tiết kiệm đầu tư. Vì vậy đối với các hộ gia đình cần:

+) Khuyến khích các hộ trong làm giàu chính đáng, phát huy lợi thế so sánh của địa phương (phát triển dịch vụ du lịch, trung chuyển hàng hóa; trang trại....), chuyển đối cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp; chuyển dịch một bộ phận lớn lao động và gia đình sang sang lĩnh vực dịch vụ, thương mại.

+) Hướng dẫn các hộ về hướng đầu tư và lĩnh vực đầu tư; hỗ trợ vốn ban đầu cho các hộ phát triển sản xuất kinh doanh; Cung cấp thông tin về thị trường và hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho các hộ tham gia sản xuất kinh doanh.

+) Huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân (tài sản tích trữ, để dành) thông qua việc động viên bằng nhiều hình thức hấp dẫn như: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo bằng giá trị… vào ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, tin cậy, ổn định để lôi cuốn các hộ bỏ vốn đầu tư kinh doanh.

d. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triểnNguồn vốn này tuỳ thuộc vào khả năng phát triển sản xuất. Vốn tín dụng

đầu tư dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia sẽ tập trung cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh theo đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả thuộc các ngành công nghiệp và dịch vụ sản xuất hàng hoá xuất khẩu... Đồng thời các doanh nghiệp phải vay vốn trung và dài

150

Page 151: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

hạn, huy động vốn tự có, vốn cổ phần các hình thức liên doanh liên kết... để tạo nguồn cho đầu tư phát triển.

Đối với các dự án để xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như kiên cố hoá kênh mương, xây dựng đường nội đô... phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn được TW để lại (thuế nông nghiệp, thuế tài nguyên, thu cấp quyền sử dụng đất...), vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay, hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn trả.

e. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài* Đối với nguồn vốn FDI- Tỉnh tiếp tục hoàn thiện và ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư riêng

cho tỉnh, trong khuôn khổ Luật đầu tư Nhà nước đã được ban hành.- Rà soát lại các hạng mục thu hút đầu tư với những ngành nghề, sản

phẩm đang có sức cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với nhu cầu của tỉnh với các mức khuyến khích đầu tư hấp dẫn. Trong đó, đặc biệt dành ưu tiên cho các dự án thuộc lĩnh vực, ngành nghề mà tỉnh có lợi thế so sánh như: cơ khí chế tạo các loại phụ tùng ô tô và xe máy; các dự án về phát triển các du lịch, khu vui chơi giải trí; các dự án chế biến rau, quả xuất khẩu và các sản phẩm chăn nuôi.

* Đối với nguồn ODA và NGOs- Tích cực gọi vốn ODA cho lĩnh vực xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ

tầng, cho các chương trình phát triển y tế cộng đồng và nâng cao mức sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh, bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là các lĩnh vực mà cộng đồng quốc tế và các tổ chức NGO dễ chấp nhận tài trợ ODA.

- Trước mắt ưu tiên kêu gọi đầu tư cho các dự án về giao thông (xây dựng đường cao tốc, cầu qua sông Lô, xây dựng một số hồ chứa nước đảm bảo cho phát triển nông nghiệp bền vững, các dự án về cấp nước, xử lý rác thải bảo vệ môi trường, xây dựng trường đào tạo nghề…

3. Giải pháp về cơ chế chính sách3.1. Chính sách về đất đai- Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai, các văn bản của

Trung ương phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất.- Đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.- Có chính sách cải tạo đất, bồi bổ đất, khai thác đất chưa sử dụng để mở

rộng diện tích đất nông, lâm nghiệp nhằm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.

3.2. Chính sách bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp- Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa.- Chính sách hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng để có thể khai hoang, tăng vụ

bù sản lượng do mất đất trồng lúa.3.3. Chính sách tiết kiệm sử dụng đất- Chính sách về tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng công

nghiệp và đô thị trong các khu vực tập trung dân cư.- Chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông và thủy lợi bố trí với việc kết

hợp các tuyến dân cư để tiết kiệm đất.

151

Page 152: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

3.4. Chính sách sử dụng hợp lý các loại đất mang tính chất đặc thù- Chính sách ưu tiên dành đất cho những nhu cầu đặc biệt có tính bắt bộc

về an ninh, quốc phòng.- Chính sách về khuyến khích sử dụng tiết kiệm diện tích đất nghĩa trang,

nghĩa địa bằng cách quy tập và quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa.- Chính sách về chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư

vào các khu, cụm công nghiệp.3.5. Chính sách ưu đãi- Chính sách đánh thuế theo hướng ưu tiên sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, gốm sứ, vật liệu xây dựng....- Tạo mọi điều kiện về thủ tục, về những điều kiện đảm bảo nhằm thu hút

vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.- Xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư và ưu đãi cho vùng khó khăn về cơ

sở hạ tầng, về khoa học kỹ thuật ... để nâng cao đời sống nhân dân và làm cho nhân dân có trách nhiệm trong việc bảo vệ và khai thác đất đai có hiệu quả.

- Chấp hành tốt các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội khác.

- Ưu tiên những cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn, tay nghề cao để thu hút nguồn nhân lực góp phần vào xây dựng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3.6. Chính sách tạo nguồn vốn từ đất để đầu tư trở lại- Nguồn thu từ đất được sử dụng một phần thỏa đáng cho việc cải tạo đất,

điều tra, đánh giá, phân loại đất đai.- Xác định giá đất hợp lý nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo

công bằng xã hội và kích thích sản xuất. - Mọi đối tượng thuê đất đều phải nộp tiền thuê đất đầy đủ, đúng thời

gian nếu không có lý do chính đáng được các cấp có thẩm quyền cho phép- Rà soát đánh giá đúng các đối tượng sử dụng đất, đặc biệt là các đối

tượng thuê đất. Tiếp tục tăng cường quản lý về đất đai đối với các tổ chức, cá nhân thuê đất để tránh thất thu.

- Rà soát lại việc sử dụng đất của các đơn vị, tổ chức không phải thuê đất để có kế hoạch sử dụng, tránh lãng phí về đất đai.

4. Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường * Các giải pháp về khoa học và công nghệ trong tỉnhCác giải pháp phát triển khoa học và công nghệ cần được thực hiện tổng

thể từ việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, phát triển thị trường công nghệ, chú trọng hợp tác quốc tế, cùng với các giải pháp về vốn đầu tư, về nguồn nhân lực tạo ra nhóm giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vào thực hiện quy hoạch.

Một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh là không ngừng đổi mới công nghệ. Phải coi trọng khoa học công nghệ, trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển nông thôn.

Trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước cần dành một tỷ lệ thích đáng tuỳ theo từng ngành cho đổi mới công nghệ, đảm bảo tốc độ tăng

152

Page 153: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

chi cho đổi mới công nghệ cao hơn tốc độ tăng đầu tư cơ bản chung. Bên cạnh đó cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho khoa học và công nghệ. Dành một phần vốn đầu tư cho việc tăng cường các cơ quan làm dịch vụ công nghệ (đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm,...). Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ, chuẩn bị điều kiện để nối mạng với cả nước. Miễn thuế đối với phần vốn dành cho công tác nghiên cứu đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp. Miễn giảm thuế có thời hạn cho các dự án sản xuất thử.

Đẩy mạnh việc áp dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý, kể cả quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Trước mắt, cần dành phần đầu tư nhất định cho việc trang bị hệ thống máy vi tính và đào tạo nhân viên máy tính cho các bộ phận quản lý dữ liệu thông tin kinh tế - xã hội, các bộ phận đầu não quản lý của tỉnh.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp trong giai đoạn tới, các hoạt động khoa học công nghệ cũng cần được triển khai với phương thức tổ chức phù hợp tập trung vào giải quyết các vấn đề của công nghiệp và của các ngành kinh tế khác, theo hướng:

- Tổ chức quản lý hoạt động khoa học công nghệ đối với các khu, cụm công nghiệp.

Hiện nay, các ban quản lý khu công nghiệp theo sự phân cấp, hoặc thực hiện theo cơ chế ủy quyền đã và đang thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động khoa học công nghệ trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các khu công nghiệp phát sinh nhiều vấn đề về khoa học công nghệ liên quan đến việc chuyển giao công nghệ cũng như các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.

Việc quản lý hoạt động khoa học công nghệ đối với các khu công nghiệp phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước song phải tạo ra được môi trường để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề gặp phải.

- Nghiên cứu cơ chế để hình thành Doanh nghiệp dịch vụ khoa học và công nghệ.

153

Page 154: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Doanh nghiệp dịch vụ khoa học và công nghệ thực hiện việc tư vấn cho các doanh nghiệp trong công nghiệp nói riêng và trong các hoạt động kinh tế nói chung về các vấn đề liên quan đến lựa chọn công nghệ, chuyển giao công nghệ. Đồng thời, doanh nghiệp dịch vụ khoa học công nghệ chính là một trong những kênh để các doanh nghiệp trong tỉnh có thể nhanh chóng tiếp cận thị trường khoa học và công nghệ.

Doanh nghiệp dịch vụ khoa học và công nghệ cung cấp thông tin khoa học và công nghệ nói chung và liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh.

Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất và bảo vệ môi trường.

- Xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, huy động sự đóng góp trí tuệ và vật chất cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.

Xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ là một giải pháp mang tính khách quan, xác định vai trò, phân công nhiệm vụ hợp lý giữa nhà nước và cộng đồng trong quá trình phát triển khoa học và công nghệ. Xã hội hóa việc xây dựng hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ; thực hiện việc liên kết các doanh nghiệp có tiềm lực khoa học, công nghệ đang hoạt động trên cùng địa bàn, tạo ra sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động khoa học, công nghệ. Giải pháp xã hội hóa tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực, cung cấp nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ.

- Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động khoa học, công nghệ, đặc biệt đối với các lĩnh vực nghiên cứu triển khai. Từng bước hình thành các tổ chức khoa học và công nghệ cấp huyện trên cơ sở sáp nhập các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sông.

* Các giải pháp về môi trường, giám sát, quan trắc và xử lý các vấn đề về môi trường trong phát triển kinh tế – xã hội

- Chính sách quản lý và bảo vệ môi trường đối với Vĩnh Phúc là vô cùng quan trọng. Trong triển vọng công tác này cần được tăng cường theo hướng:

(1). Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư.

(2). Đầu tư kinh phí thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đặc biệt xử lý nước thải, rác thải, xử lý tác động môi trường của các khu nghĩa địa,...

(3). Tăng cường các cán bộ đủ trình độ và am hiểu các vấn đề về môi trường để thực hiện tốt công tác quản lý, phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường

(4). Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra môi trường; (5). Xây dựng quy chế quản lý chất thải, quản lý ô nhiễm, tính đúng và đủ

các chi phí về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư mới, thực hiện luật bảo vệ môi trường;

(6). Thực hiện tốt các chương trình trồng rừng, bảo vệ tài nguyên nước.(7). Nghiên cứu áp dụng các công nghệ xử lý rác công suất lớn hoặc bãi

chôn lấp rác theo tiêu chuẩn quốc tế.(8). Tăng cường công tác quản lý môi trường trong khu công nghiệp.

154

Page 155: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

(9). Tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trường trong các khu công nghiệp theo sự phân cấp và ủy quyền đối với cơ quan quản lý các khu công nghiệp.

- Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý môi trường trong các khu công nghiệp. - Sớm xây dựng và ban hành quy chế, nội quy về bảo vệ môi trường đối

với hoạt động của các khu công nghiệp. Nghiên cứu xây dựng quy chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại, cũng như trang thiết bị xử lý các tác động môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

(10). Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch môi trường của các khu công nghiệp.

(11). Ngoài việc bảo đảm hệ thống xử lý nước thải công nghiệp ngay trong quá trình đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp cần phối hợp với các cơ quan có liên quan trong tỉnh xây dựng quy hoạch xử lý chất thải rắn qua hệ thống thu gom và xử lý tập trung.

(12). Tỉnh cần triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tư công trình xử lý rác thải công nghiệp; hỗ trợ các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp các thủ tục cần thiết để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường.

(13). Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trong các khu công nghiệp: - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về môi

trường với Ban quản lý.- Cần coi đây là yêu cầu bắt buộc đối với các khu công nghiệp. Thông qua

hệ thống quan trắc môi trường có thể đánh giá kịp thời, chính xác, và kiểm soát được tình trạng chất lượng môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp.

(14). Xây dựng cơ chế để hình thành doanh nghiệp dịch vụ môi trường phục vụ cho các hoạt động của các khu công nghiệp và các hoạt động kinh tế - xã hội khác:

Doanh nghiệp dịch vụ môi trường có thể cung cấp các dịch vụ về:- Thu gom và xử lý chất thải.- Dịch vụ quan trắc môi trường.- Dịch vụ đào tạo và giáo dục về môi trường.- Dịch vụ cung cấp thông tin về môi trường.- Dịch vụ kiểm toán môi trường,....Doanh nghiệp dịch vụ môi trường có thể được thành ban đầu trên cơ sở

hỗ trợ của Nhà nước sau đó được đảm bảo hoạt động trên cơ sở phí môi trường do các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp tại các khu công nghiệp.

5. Giải pháp về nguồn nhân lực- Trước tiên cần coi trọng hệ thống giáo dục đào tạo chính quy cho các thế

hệ tương lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và của cả nước.

155

Page 156: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

- Có chính sách ưu tiên đào tạo trong và ngoài nước cho các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cán bộ tham mưu theo nhiều kênh: Gửi đến các khoá học do các bộ ngành TW liên quan tổ chức, xin nhà nước hỗ trợ các nguồn vốn hợp tác quốc tế để cử ra nước ngoài đào tạo...

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật giỏi trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ - du lịch, nông nghiệp... phù hợp với xu thế phát triển khoa học - công nghệ chung cả nước và quốc tế, trước mắt là đáp ứng cho nhu cầu lao động của các ngành công nghiệp hiện đại trong vùng, Để thực hiện yêu cầu này, tỉnh cần tận dụng tiềm năng của các doanh nghiệp TW và doanh nghiệp FDI trên địa bàn, kêu gọi họ hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao trong một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... để sẵn sàng đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng kinh tế của tỉnh trong 10-15 năm tới.

6. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạchSau khi phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị và các ngành tổ chức:

- Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt. Điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp và các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa; tăng cường đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa hàng hóa tại các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất.

- Quy hoạch chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự hưởng ứng của nhân dân, của các doanh nghiệp. Việc phổ biến, giải thích để nhân dân hiểu quy hoạch và hưởng ứng tham gia thực hiện quy hoạch là hết sức quan trọng. Đây cũng là thực hiện quy chế dân chủ của Đảng. Để làm được việc này cần:

+ Tổ chức giới thiệu về mục đích, nội dung quy hoạch.+ Sở Tài nguyên - Môi trường phối hợp với các ngành hữu quan và các

huyện, thị tổ chức cắm mốc, xác định ranh giới và công khai cho dân biết các khu vực quy hoạch giao thông, công nghiệp, các khu đô thị, các khu khai thác khoáng sản, các khu vực đất giao cho quốc phòng quản lý, các khu rừng phòng hộ và đặc dụng, các khu du lịch, di tích lịch sử... Đặc biệt là các nội dung quy hoạch liên quan đến quy hoạch xây dựng đô thị, sử dụng đất đai vì đây là vấn đề rất nhạy cảm.

+ Công khai rộng rãi trong nhân dân các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ được ưu tiên khuyến khích phát triển.

+ Cụ thể hoá các nội dung quy hoạch vào các chương trình nghị sự, chương trình làm việc của các cấp ủy, chính quyền cơ sở.

- Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao cho Sở Tài nguyên - Môi trường chỉ đạo các huyện, thị xúc tiến lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020 và xây

156

Page 157: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015). Lập lại quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.

- Khai thác sử dụng đất đi đôi với việc bảo vệ môi trường, chú trọng xử lý chất thải ở các khu khai thác khoáng sản, các cơ sở công nghiệp, các khu dân cư tập trung, đảm bảo chất thải phải được xử lý trước khi thải ra môi trường, tránh gây ô nhiễm và huỷ hoại môi trường. Đi đôi với khai thác sử dụng đất cần chú ý đến việc đầu tư nâng cao độ phì đất sản xuất nông nghiệp, tái tạo lại cảnh quan, lớp che phủ bề mặt đất khai thác khoáng sản sau khai thác..., nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường đất đai, không khí, nguồn nước để sử dụng đất bền vững.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý đất đai các cấp để giúp cho Uỷ ban Nhân dân các cấp làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai năm 2003 quy định.

- Định kỳ kiểm tra, đánh giá, rà soát và điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Quản lý, tổ chức thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt; chỉ đạo xây dựng, hoàn chỉnh các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch sản phẩm chủ lực phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

- Tiến hành rà soát, xây dựng mới quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực, các quy hoạch chi tiết.

- Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch. Cuối mỗi kỳ qui hoạch (năm 2015, năm 2020) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

157

Page 158: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. KẾT LUẬNQuy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm

(2011- 2015) tỉnh Vĩnh Phúc được xây dựng dựa trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia phân bổ, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và quy hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực; trên cơ sở đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn của tỉnh; cân đối đảm bảo nhu cầu đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Kết quả phương án thể hiện được chiến lược sử dụng đất của tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời là công cụ quan trọng để các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo pháp luật.

- Phương án quy hoạch đã xử lý, tổng hợp được hầu hết các nghiên cứu, đề án và phương hướng phát triển của các cấp, các ngành ở cả Trung ương và địa phương trên cơ sở cân đối hài hòa giữa các nhu cầu và khả năng đáp ứng về đất đai, đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi của phương án quy hoạch.

- Để đảm bảo cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đất nông nghiệp tiếp tục có xu hướng giảm, nhưng với việc đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, an ninh lương thực vẫn được đảm bảo: phấn đấu đến năm 2020 năng suất lúa đạt bình quân 60 tạ/ha, sản lượng thóc đạt 336 ngàn tấn.

- Diện tích rừng hiện có tiếp tục được chăm sóc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường.

- Đất phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn được cân nhắc cho từng vùng, từng điểm, đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù của từng khu vực và mục tiêu đô thị hóa. Các khu vực đô thị sau khi được đầu tư phát triển sẽ thực sự trở thành điểm sáng, văn minh, hiện đại, không chỉ thu hút được sự quan tâm đầu tư mà còn tạo ra ảnh hưởng lớn đến quá trình đô thị hóa nông thôn ở các khu vực khác, đáp ứng được mục tiêu đô thị hóa của tỉnh.

- Đất dành cho công nghiệp, du lịch, dịch vụ thương mại được tính theo phương án có tính khả thi cao nhất. Trong đó sẽ hình thành một số khu, cụm có quy mô tập trung, vị trí thuận lợi, bố trí đủ đất cho tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống, thu hút nhiều ngành có công nghệ cao. Các trung tâm dịch vụ, các khu du lịch được phát triển với nhiều công trình xây dựng có quy mô lớn, phục vụ đắc lực cho các hoạt động dịch vụ, du lịch cũng như nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng tăng của người dân.

- Đất để phát triển cơ sở hạ tầng được xem xét và tính toán cho các loại đất (giao thông, thủy lợi,....) trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn và từng năm, đảm bảo tính hợp lý và tiết kiệm đất.

2. KIẾN NGHỊ

158

Page 159: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Vĩnh Phúc

Để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và sử dụng đất, tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sử dụng đất, UBND tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ sớm xem xét thông qua và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2020) tỉnh Vĩnh Phúc để UBND tỉnh có cơ sở thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, đồng thời có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các nội dung của phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015), góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

159