Top Banner
MÔN TIN HỌC BÀI 2 LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (TT)
15

Tin học lớp 8

Jul 20, 2015

Download

Education

Yến Nhỏ
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Tin học lớp 8

MÔN TIN HỌC

BÀI 2

LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ

NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (TT)

Page 2: Tin học lớp 8

KIỂM TRA BÀI CŨCÂU HỎI: Em hãy cho biết các thành

phần cơ bản của một ngôn ngữ lập trình?

Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập

trình gồm:

Bảng chữ cái và các quy tắc để viết các

câu lệnh tạo thành một chương trình

hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy

tính

Page 3: Tin học lớp 8

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn

ngữ lập trình (tt)

3. Từ khóa và tên

4. Cấu trúc chung của chương trình

5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình

Page 4: Tin học lớp 8

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập

trình (tt)

3. Từ khóa và tên

Từ khóa là gì?

Từ khóa của một ngôn ngữ lập trình là những

từ dành riêng, không được dùng các từ khóa

này cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục

đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định

Page 5: Tin học lớp 8

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập

trình (tt)

3. Từ khóa và tên

Ví dụ:

Program CT_DAU_TIEN;

Uses crt;

Begin

writeln(‘Chao cac ban’);

End.

Program: từ khóa dùng để khai báo tên

chương trình.

Uses: từ khóa khai báo các thư viện.

Begin và end dùng để thông báo điểm bắt đầu

và kết thúc phần thân chương trình.

Page 6: Tin học lớp 8

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập

trình (tt)

3. Từ khóa và tên

Tên là gì?

Tên là một dãy các kí tự liên tiếp không quá

127 kí tự bao gồm chữ cái, chữ số và dấu

gạch dưới.

Tên có 2 dạng:

•Tên chuẩn

•Tên do người lập trình đặt

Page 7: Tin học lớp 8

• Tên chuẩn là tên được ngôn ngữ lập trình

dùng với ý nghĩa nào đó. Người lập trình có

thể khai báo và dùng chúng với ý nghĩa

khác.

•Tên do người lập trình đặt được dùng với

ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo

trước khi sử dụng và thỏa mãn:

Tên khác nhau tương ứng với những đại

lượng khác nhau.

Tên không được trùng với từ khóa.

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập

trình (tt)

3. Từ khóa và tên

Page 8: Tin học lớp 8

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập

trình (tt)

3. Từ khóa và tên

Ví dụ:

Trong các tên sau đây tên nào là hợp lệ, tên nào không

hợp lệ trong ngôn ngữ lập trình Pascal

Shinhtron, begin, bai_tap, program, A2, 2A, hoc sinh.

Đáp án:

Các tên hợp lệ là: Shinhtron, bai_tap, A2.

Các tên không hợp lệ là: begin, program, 2A, hoc sinh.

Page 9: Tin học lớp 8

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập

trình (tt)

3. Từ khóa và tên

Lưu ý:

Khi đặt tên phải chú ý đến một số điểm sau:

Không được đặt trùng tên với từ khóa.

Kí tự đầu tiên của tên bắt buộc phải bắt

đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.

Không được đặt tên với kí tự khoảng trắng

(space), các phép toán.

Không phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Page 10: Tin học lớp 8

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập

trình (tt)

4. Cấu trúc chung của chương trình

Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm 2 phần:

Phần khai báo và phần thân.

Phần khai báo ( không bắt buộc) thường gồm các

câu lệnh dùng để:

oKhai báo tên chương trình

oKhai báo các thư viện và một số khai báo khác.

Phần thân ( bắt buộc) của chương trình gồm các

câu lệnh mà máy tính cần thực hiện.

Lưu ý: nếu có phần khai báo thì nó phải được đặt

trước phần thân chương trình.

Page 11: Tin học lớp 8

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập

trình (tt)4. Cấu trúc chung của chương trình

Ví dụ:

Program CT_DAU_TIEN;

Uses crt;

Begin

writeln(‘Chao cac ban’);

End.

Phần khai báo

Phần thân

Page 12: Tin học lớp 8

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập

trình (tt)

5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình

Khởi động phần mềm Turbo Pascal để soạn

thảo chương trình.

Sau khi soạn thảo xong, nhấn tổ hợp phím

Alt+F9 để dịch chương trình. Chương trình

dịch sẽ kiểm tra các lỗi chính tả và cú pháp.

Nếu gặp câu lệnh sai, chương trình dịch sẽ

thông báo để người viết chương trình dễ nhận

biết và chỉnh sửa.

Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 để chạy chương

trình.

Page 13: Tin học lớp 8

Củng cố:

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập

trình (tt)

Tiết học hôm nay các em cần nắm:

1.Từ khóa và tên.

2.Cấu trúc chung của chương trình.

Hướng dẫn về nhà:

Học bài và chuẩn bị bài thực hành 1:

Làm quen với TURBO PASCAL

Page 14: Tin học lớp 8

Trong các tên sau đây tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ

Pascal?

A) a; B)Tamgiac; C) 8a;

D) Tam giac; E) beginprogram; F) end;

G) b1; H) abc;

Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập

trình (tt)

Page 15: Tin học lớp 8