Top Banner
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CUNG ỨNG ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY SỮA VIỆT NAM – VINAMILK VÀ CÔNG TY SỮA ABBOTT. GVDH: Th.S ĐOÀN NGỌC DUY LINH NHÓM TH: NHÓM 1 LỚP HP: 210706501 Tp.Hồ Chí Minh, Ngày 01 Tháng 03
61

Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Mar 22, 2017

Download

Business

Le Tien
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------------

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY SỮA VIỆT NAM –

VINAMILK VÀ CÔNG TY SỮA ABBOTT.

GVDH: Th.S ĐOÀN NGỌC DUY LINH

NHÓM TH: NHÓM 1

LỚP HP: 210706501

NĂM HỌC: 2014-2015

Tp.Hồ Chí Minh, Ngày 01 Tháng 03 Năm 2015

Page 2: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY SỮA VIỆT NAM –

VINAMILK VÀ CÔNG TY SỮA

1.Nguyễn Đoàn Thúy Diệp2.Đoàn Thị Lên3.Nguyễn Kim Phụng4.Bùi Thị Bảo Trang5.Lê Thị Ngọc Trâm6.Lê Thị Ngọc Trúc7.Dương Đình Tuấn8.Trần Thị Thùy Vân9.Lê Hoàng Vũ

Page 3: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2015

BIÊN BẢN PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM

Đề tài: Quản trị chuỗi cung ứng của công ty sữa Việt Nam – Vinamilk và công ty sữa Abbott

Nhóm thực hiện: nhóm 1

Thời gian phân chia công việc: 09/02/2015

Thời gian nộp bài: 28/02/2015

Thành viên nhóm Công việc Đánh giá (%)

Chữ ký

1. Nguyễn Đoàn Thúy Diệp

Chuỗi cung ứng của công ty Abbott 100%

2. Đoàn Thị LênĐo lường hiệu quả thực hiện SCM, cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng

100%

3. Nguyễn Kim Phụng

Chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa Việt Nam-Vinamilk

100%

4. Bùi Thị Bảo Trang

Khát quát ngành sữa Việt Nam, Chuỗi cung ứng ngành sữa

100%

Page 4: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

5. Lê Thị Ngọc Trâm

Chuỗi cung ứng của công ty cổ phần sữa Việt Nam-Vinamilk

100%

6. Lê Thị Ngọc Trúc

(Nhóm Trưởng)

Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng, Các yếu tố tác động trực tiếp đến công suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng

100%

7. Dương Đình Tuấn

Chuỗi cung ứng của công ty Abbott 100%

8. Trần Thị Thùy Vân

Phân tích SWOT ngành sữa Việt Nam, So sánh ngành sữa Việt Nam với Châu Á và Thế giới.

100%

9. Lê Hoàng Vũ

Các khái niệm về chuỗi cung ứng, Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng (SCM – Supply ChainManagement)

0%

Nhóm trưởng ký tên

Page 5: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

LỜI CẢM ƠN

Nhóm 1 xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô của trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là các quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tiểu luận này. Chúng em được học tập trong môi trường có đầy đủ cơ sở vật chất tốt, nguồn tài liệu dồi dào để nghiên cứu và tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích. Với cách học tập và làm việc theo nhóm tạo cho chúng em sự tự tin, năng động và hỗ trợ nhau về mặt kiến thức lẫn khả năng giao tiếp. Chúng em xin cảm ơn quý thầy cô.

Trong quá trình thực hiện đề tài tiểu luận, nhóm 1 đã nhận được sự giúp đỡ, giảng dạy tận tình của thầy bộ môn Th.S Đoàn Ngọc Duy Linh khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm thực hiện chân thành cảm ơn thầy đã cung cấp những kiến thức chuyên môn cần thiết và bổ ích, tận tình hướng dẫn cách thức thực hiện và cung cấp nền tảng vững chắc để thực hiện bài tiểu luận. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận chắc chắn nhóm còn rất nhiều sai sót và hạn chế, mong rằng sau khi đọc tiểu luận này, quý thầy cô, các anh chị và các bạn sẽ có những ý kiến đóng góp thiết thực, giúp nhóm hoàn thiện kiến thức để thực hiện tốt hơn những bài tiểu luận sau. Xin chân thành cảm ơn.

Page 6: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

NHẬN XÉT CỦA GVHD

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

...............................................................................................

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG.....................2

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 7: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

1.1. Các khái niệm:.....................................................................................2

1.1.1. Chuỗi cung ứng:...........................................................................2

1.1.2. Mô hình chuỗi cung ứng:.............................................................2

1.1.3. Các yếu tố trong chuỗi cung ứng:................................................2

1.1.4. Quản trị chuỗi cung ứng:.............................................................3

1.1.5. Kênh phân phối:...........................................................................3

1.1.6. Quản trị nhu cầu:..........................................................................3

1.1.7. Quản trị logistic:..........................................................................3

1.2. Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain Management):.......................................................................................................3

1.3. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng:.........................4

1.4. Các yếu tố tác động trực tiếp đến công suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng: 4

1.4.1. Sản xuất:.......................................................................................4

1.4.2. Hàng tồn kho:...............................................................................4

1.4.3. Vị trí:............................................................................................4

1.4.4. Vận chuyển:.................................................................................4

1.4.5. Thông tin:.....................................................................................5

1.5. Đo lường hiệu quả thực hiện SCM:.....................................................5

1.5.1. Tiêu chuẩn giao hàng:..................................................................5

1.5.2. Tiêu chuẩn chất lượng:................................................................5

1.5.3. Tiêu chuẩn thời gian:...................................................................5

1.5.4. Tiêu chuẩn chi phí:.......................................................................6

1.6. Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng:........................................................6

1.6.1. Thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng:..............................................6

1.6.2. Thay đổi bộ phận của chuỗi cung ứng:........................................6

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 8: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

1.6.3. Hiệu quả của việc vừa cải tiến cấu trúc, vừa cải tiến bộ phận của chuỗi cung ứng:.................................................................................................7

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG NGÀNH SỮA.............8

2.1. Khái quát chung về ngành sữa Việt Nam:.................................................8

2.2. Chuỗi cung ứng ngành sữa:.......................................................................9

2.2.1. Phân tích nguyên liệu đầu vào:....................................................9

2.2.1.1. Những đặc điểm trong hoạt động chăn nuôi bò sữa:..........9

2.2.1.2. Thực trạng chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam..........................10

2.2.2. Hoạt động thu mua và chế biến sữa:...........................................15

2.2.2.1. Hoạt động thu mua và chế biến sữa:..................................15

2.2.2.2. Lợi nhuận của người chăn nuôi bò sữa:............................16

2.2.3. Tiêu thụ sữa:.................................................................................18

2.2. Phân tích SWOT ngành sữa Việt Nam:..................................................19

2.2.1. Thuận lợi:.....................................................................................19

2.2.2. Khó khăn:.....................................................................................19

2.2.3. Triển vọng:...................................................................................20

2.2.4. Rủi ro:...........................................................................................20

2.3. So sánh ngành sữa Việt Nam với Châu Á và Thế giới:..........................20

CHƯƠNG 3: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) VÀ CÔNG TY ABBOTT....................................................23

3.1. Chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần Vinamilk:....................................23

3.1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Vinamilk:....................................23

3.1.2. Chuỗi cung ứng của Vinamilk:....................................................24

3.1.2.1. Khâu cung ứng đầu vào:....................................................25

3.1.2.2. Khâu sản xuất của công ty Vinamilk:................................27

3.1.2.3. Khâu phân phối đầu ra của công ty Vinamilk:..................29

3.1.2.4. Bộ phận Logistisc:.............................................................32

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 9: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

3.1.2.5. Việc nghiên cứu thị trường:...............................................32

3.1.3. Kiến nghị về chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần Vinamilk:.. . .33

3.2. Chuỗi cung ứng của công ty Abbott:......................................................33

3.2.1. Giới thiệu về công ty Abbott:.......................................................33

3.2.2. Chuỗi cung ứng của công ty Abbott:............................................34

3.2.2.1 Nguồn nguyên liệu.............................................................34

3.2.2.2 Quy trình sản xuất..............................................................34

3.2.3. Kiến nghị về chuỗi cung ứng của công ty Abbott........................35

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................37

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 10: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

MỞ ĐẦU

Để cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh sẽ tạo nền tảng cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí không cần thiết, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm với đối thủ. Ngoài ra, nó còn giúp cho nền công nghiệp trong nước gia nhập chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, phát triển thị trường tiêu thụ ra toàn thế giới. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm sâu sắc đến toàn bộ vòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thiện và những điều mà người tiêu dùng yêu cầu.

Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng nên nhóm 1 quyết định lựa chọn đề tài: “Quản trị chuỗi cung ứng của công ty sữa Việt Nam – Vinamilk và công ty sữa Abbott.”

Do thời gian và trình độ còn hạn hẹp nên không tránh khỏi thiếu sót kính

mong thầy góp ý và bổ sung để bài viết của nhóm em được tốt hơn. Em xin chân

thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy đã giúp nhóm em hoàn thành bài

tiểu luận này.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 11: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1.1. Các khái niệm:

1.1.1. Chuỗi cung ứng:

Là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau, trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Chuỗi này được bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệu nguyên thủy và người tiêu dùng là mắc xích cuối cùng của chuỗi.

Nói cách khác, chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng.

1.1.2. Mô hình chuỗi cung ứng:

1.1.3. Các yếu tố trong chuỗi cung ứng:

Nhà sản xuất:

Là các công ty làm ra sản phẩm, bao gồm các nhà sản xuất nguyên vật liệu và các công ty sản xuất thành phẩm.

Nhà phân phối (nhà bán sỉ):

Là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho khách hàng và bán sản phẩm với số lượng lớn hơn so với số lượng người tiêu dùng thông thường mua

Nhà bán lẻ:

Nhóm TH: Nhóm 1

Các nhà cung cấp

Các nhà máy

Các nhà kho

Nhà bán lẻ

Khách hàng

Page 12: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Bán cho khách tiêu dùng cuối cùng

Khách hàng:

Là bất kỳ cá nhân/công ty nào mua và sử dụng sản phẩm

Nhà cung cấp dịch vụ:

Là những công ty cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng, tập trung phục vụ một hoạt động đặc thù mà chuỗi cung ứng cần

1.1.4. Quản trị chuỗi cung ứng:

Quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

1.1.5. Kênh phân phối:

Là quá trình từ nhà sản xuất đến khách hàng thông qua nhà phân phối. nó là một phần của chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến khách hàng.

1.1.6. Quản trị nhu cầu:

Quản trị nhu cầu là quản lý nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung ứng. Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và phân phối. Nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về Makerting.

1.1.7. Quản trị logistic:

Theo nghĩa rộng, quản trị logistic là quản trị chuỗi cung ứng Theo nghĩa hẹp, khi chỉ liên hệ đến vạn chuyển bên trong và phân phối ra

bên ngoài thì nó chỉ là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng.

1.2. Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain Management):

Đối với các công ty, SCM có vai trò rát to lớn:

- SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 13: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

- Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp nhờ SCM có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ.

- Hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị: tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place)

- Đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp.

- Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất.

- Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển

- Cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hóa sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch.

- Phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp.

1.3. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng:

- Tăng cường sự phối hợp cả trong nội bộ các công ty và giữa các công ty với nhau.

- Để tăng cường sự phối hợp, lập các đội nhóm giữa các đơn vị chức năng, tạo mối quan hệ hợp tác với khách hàng và với nhà cung cấp, cải tiến hện thống thông tin tốt hơn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hơn…

- Thực hiện sự phối hợp tổng thể của các nhà lãnh đạo của các tổ chức trong chuỗi cung ứng và sự điều chỉnh cách thức hình thành và quản trị chuỗi cung ứng.

1.4. Các yếu tố tác động trực tiếp đến công suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng:

1.4.1. Sản xuất:

Là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị.

1.4.2. Hàng tồn kho:

Hàng tồn có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm từ nguyên liệu , bán thành phẩm đến thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 14: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

1.4.3. Vị trí:

Là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện trong chuỗi cung ứng.

1.4.4. Vận chuyển:

Là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên liệu cho đến thành phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng.

1.4.5. Thông tin:

Là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố trên. Thông tin tốt giúp đưa ra những quyết định hiệu quả về việc sản xuất gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận chuyển tốt nhất.

1.5. Đo lường hiệu quả thực hiện SCM:

1.5.1. Tiêu chuẩn giao hàng:

Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn. Nó được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm củ các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng.

Chú ý rằng các đơn hàng không được tính là giao hàng đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không có hàng đúng thời gian yêu cầu.

1.5.2. Tiêu chuẩn chất lượng:

Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm. Chất lượng có thể được đo lường thông qua những điều mà khách hàng mong đợi.

Lòng trung thành của khách hàng cũng là một tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng. tiêu chuẩn này có thể đo lường bằng tỷ lện phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một lần.

1.5.3. Tiêu chuẩn thời gian:

Tổng thời gian bổ sung hàng được tính trực tiếp từ mức độ tồn kho. Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này, thì thời gian tồn kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng. thời gian tồn kho sẽ được tính cho mỗi mắc xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản suất, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ) và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 15: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Thời gian thu hồi công nợ, nó đảm bảo cho công ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa. Thời gian thu nợ phải được cộng thêm cho toàn hệ thống chuỗi cung ứng như là một chỉ tiêu thời hạn thanh toán

Tổng thời gian của một chu kỳ kinh doanh để tạo ra sản phẩm và nhận được tiền:Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày công nợ.

1.5.4. Tiêu chuẩn chi phí:

Hai cách để đo lường chi phí:

- Đo lường tổn chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho và chi phí công nợ. Thường những chi phí riêng biệt này thuộc trách nhiệm của những nhà quản lý khác nhau. Vì vậy không giảm được tối đa tổng chi phí

- Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và năng suất sản xuất.

- Phương pháp đo lường hiệu quả như sau: Hiệu quả = (Doanh số - Chi phí nguyên vật liệu) /(Chi phí lao động

+ chi phí quản lý)

1.6. Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng:

1.6.1. Thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng:

- Thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối theo quy trình khép kín: có thể thống nhất hướng về thị trường, thống nhất lùi về phía sau chuỗi cung ứng hoặc là hợp nhất theo chiều dọc.

- Đơn giản hóa quá trình chủ yếu: dùng để cải tiến chuỗi cung ứng khi quá trình quá phức tạp hay quá lỗi thời, khi đó cần sự thay đổi, diều chỉnh lại những chỗ bị lỗi mà không cần quan tâm đến quá trình hiện tại.

- Thay đổi số lượng nhà cung cấp, nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẻ: có thể giảm nhà cung cấp bằng cách chọn những nhà cung cấp tốt nhất hoặc xây dựng thêm nhà máy, nhà kho ở địa điểm khác.

- Thiết kế sản phẩm chính: khi công ty nhận thấy họ có quá nhiều chủng loại hàng hóa, có vài loại trong số đó bán rất chậm, vì vậy các sản phẩm này phải được chọn lọc và thiết kế lại.

- Chuyển quá trình hậu cần qua bên thứ ba: chọn phương án tốt nhất chuyển tất cả các khâu từ quản lý tồn kho, phân phối và hậu cần cho bên thứ ba.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 16: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

1.6.2. Thay đổi bộ phận của chuỗi cung ứng:

- Sử dụng chức năng chéo: phối hợp ccs chức năng đan chéo của rất nhiều phòng ban và bộ phận chức năng của một công ty.

- Thực hiện sự cộng tác mang tính đồng đội: tính hợp tác giữa những nhà cung cấp và khách hàng mang đến sự phối hợp các công ty chéo giống như đội chức năng chéo thực hiện sự phối hợp trong công ty.

- Giảm thời gian khởi động của máy móc thiết bị: giảm thời gian khởi động của trang thiết bị thật là cần thiết để cho những lô sản phẩm nhỏ hơn có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin: là vấn đề quan trọng trong chuỗi cung ứng, để có thể lấy dữ liệu kinh doanh từ khách hàng và phát triển thông tin này đưa trở lại phục vụ cho chuỗi cung ứng.

- Xây dựng các trạm giao hàng chéo: hàng hóa giao đan xen ở nhiều trạm là một cuộc cách mạng trong vận chuyển đối với nhiều công ty. Ý tưởng căn bản là việc giao hàng của nhà cung cấp được diễn ra từ nhiều trạm khác nhau.

-

1.6.3. Hiệu quả của việc vừa cải tiến cấu trúc, vừa cải tiến bộ phận của chuỗi cung ứng:

Vừa cải tiến cấu trúc vừa cải tiến cơ sở hạ tầng có thể tạo ra sự thay đổi chính trong chuỗi cung ứng. Nó có thể giúp doanh nghiệp làm giảm tình trạng không chắc chắn, không rõ ràng hay giảm thời gian cung ứng. Những sự thay đổi này rất có hiệu quả nhưng đòi hỏi sự phối hợp rộng khắp vừa bên trong công ty và thông qu nhiều công ty khác nhau.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 17: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG NGÀNH SỮA

2.1. Khái quát chung về ngành sữa Việt Nam:

Theo nhận xét đánh giá của các chuyên gia thì ngành sữa Việt Nam là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế. Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực. Theo tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường sữa từ năm 2000 đến năm 2009 đạt hơn 9% một năm, mức độ tiêu thụ sữa bình quân đầu người tăng 7,85% mỗi năm, từ gần 9 lít năm 2000 lên gần 15 lít năm 2008. Vào ngày 25/03/2010 Hiệp hội sữa Việt Nam được chính thức thành lập gồm 68 doanh nghiệp thành viên chính thức và 6 đơn vị liên kết.

Cơ cấu các sản phẩm sữa:

Thị trường sữa có các sản phẩm chính gồm sữa tươi, sữa đặc, sữa bột và sữa dinh dưỡng. Trong đó sữa bột chiếm tới gần một nửa tổng giá trị tiêu thụ, sữa tươi đứng thứ 2 với khoảng 23% thị phần, các sản phẩm chế biến từ sữa như bơ, pho mát… chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 13%.

Thị phần các công ty sữa:

Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady (một liên doanh với Hà Lan có nhà máy đặt tại Bình Dương) hiện là hai công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần.

Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle… chiếm khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm chủy yếu là sữa bột.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 18: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng 20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì…

Vinamilk; 35%

Dutch Lady; 24%

Sữa ngoại nhập khẩu (Mead

Johnson, Abbott, Nestle…),

22%

Các hãng khác (Nutifood, Hanoi

Milk, Ba Vì…), 19%

Thị phần ngành sữa Việt Nam (Nguồn: Dairy Vietnam, BVSC)

2.2. Chuỗi cung ứng ngành sữa:

2.2.1. Phân tích nguyên liệu đầu vào:

2.2.1.1. Những đặc điểm trong hoạt động chăn nuôi bò sữa:

Vốn đầu tư ban đầu lớn: Một con bò chửa có giá 20-30 triệu đồng. Giá thuê đất khá cao trong khi cần tối thiểu 1,000m2/bò cho sữa. Bò sữa không phải là con vật có khả năng “chịu khổ” nên cần được chăm sóc rất chu đáo. Chăn nuôi bò sữa yêu cầu hệ thống tưới mát tốt, chuồng trại hợp lý và hệ thống vắt sữa tự động.

Đồng vốn quay vòng nhanh: Cứ hai tuần hoặc 1 tháng, người chăn nuôi có thể thu được tiền bán sữa. Sản lượng sữa khá ổn định vì vậy có thể ước tính được thu nhập của nông dân trong 1 năm.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 19: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Một chu kỳ tiết sữa kéo dài khoảng 305 ngày theo lý thuyết nhưng trên thực tế dài hơn tùy thuộc vào thời điểm cạn sữa, khoảng 2 tháng trước khi bò mẹ sinh lứa tiếp theo. Trong chu kỳ tiết sữa, khoảng 4-10 tuần sau khi sinh bê là lúc bò mẹ đạt sản lượng sữa cao nhất. Kỹ thuật vắt sữa cũng rất quan trọng để tăng năng suất sữa. Bò tiết sữa dưới tác động của chất Oxytocin. Chất này được tiết ra chỉ khi bò có cảm giác được thoải mái. Ngày nay, người chăn nuôi có thể dùng mùi vị, âm nhạc để kích thích khả năng tiết sữa của bò.

Chế độ ăn uống của bò sữa đòi hỏi rất cao và các loại thức ăn cần phải đúng tỷ lệ, nếu không sẽ phản tác dụng. Thức ăn cho bò sữa gồm ba loại chính: thức ăn tinh, thức ăn thô và chất khoáng. Tăng ăn thức tinh có thể làm tăng năng suất sữa nhưng giảm thức ăn thô có thể làm giảm chất lượng sữa. Đây là hiện tượng thường gặp ở nước ta do chất ăn thô xanh còn thiếu nên các chủ chăn nuôi thường dùng thức ăn tinh để thay thế. Trong khi đó, giá thức ăn tinh lại đắt hơn nhiều lần so với thức ăn thô.

2.2.1.2. Thực trạng chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam

Cơ cấu giống: bò sữa Việt Nam hiện nay chủ yếu là bò lai HF (Holstein Friesian- tỷ lệ máu lai HF từ 50%;75% và 87.5%) chiếm gần 85% tổng số đàn sữa bò. Số lượng bò HF thuần chủng chiếm khoảng 14% tổng số đàn bò và 1% còn lại thuộc các giống khác như bò Ayshire; bò Brown Swiss; Bò Jersey.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 20: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Nguồn giống bò sữa ở trong nước vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho  phát triển

chăn nuôi trong nước. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển ngành sữa, ước tính mỗi năm nước ta kim ngạch nhập khẩu bò sữa gấp 3.5 lần lượng xuất khẩu.

Phương thức chăn nuôi nhỏ, phân tán. Hơn 95% số bò sữa hiện nay được nuôi phân tán trong các nông hộ. Cả nước có khoảng 19,639 hộ chăn nuôi bò sữa, trung bình 5.3 con/hộ. Trong đó phía nam là 12,626 hộ, trung bình khoảng 6.3 con/hộ và phía bắc có 7,013 hộ, trung bình khoảng 3.7 con/hộ. Chính điều này đang hạn chế việc đầu tư trang thiết bị cho hoạt động chăn nuôi bò sữa. Máy vắt sữa còn sử dụng hạn chế, chủ yếu ở các trang trại quy mô lớn. Đối với các trang trại quy mô nhỏ tỷ lệ sử dụng máy vắt sữa khoảng 10%. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ viêm vú bò sữa cao ở các hộ kinh doanh nhỏ.

Các khu vực chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở miền Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 83% tổng số đàn bò trong cả nước. Trong đó Tp.HCM với khoảng 69,500 con, chiếm 64% tổng số đàn bò cả nước. Tiếp theo đó là các tỉnh như Long An (5,157 con); Sơn La (4,496 con) và Hà Tây (3,567 con). Nước ta có 5 địa bàn chăn nuôi bò sữa trọng điểm là : huyện Ba Vì (Hà Nội); huyện Mộc Châu (Sơn La); Đà Lạt (Lâm Đồng), xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm-Hà Nội) và ngoại ô Tp.HCM.

Quy mô chăn nuôi hiện nay còn nhỏ khi chỉ có 384 hộ gia đình và công ty chăn nuôi có quy mô đàn từ 20 con trở lên (chiếm 1.95%). Tuy nhiên, hiện đang có sự dịch chuyển về quy mô theo đó quy mô đàn dưới 5 con đang giảm dần và quy mô từ 5-10 con trở lên đang tăng.

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò sữa ở trong nước còn chưa đáp ứng đáp ứng đủ nhu cầu nên phải tiến hành nhập khẩu. Dự kiến đến năm 2020, lượng thức ăn nhập khẩu gấp 3 lần so với hiện nay.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 21: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Diện tích đất trồng cỏ còn thấp do quỹ đất ít ỏi và giá đất cao. Hiện cả nước có khoảng 45,000 ha diện tích đất trồng cỏ. Ước tính lượng cỏ xanh và cỏ thô hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thức ăn xanh thô cho bò sữa. Việt Nam đang hướng đến mục tiêu tăng diện tích đất trồng cỏ lên 304,000 ha vào năm 2010; 430,000 ha vào năm 2015 và 526,000 ha vào năm 2020. Tuy nhiên, lượng cỏ cũng chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu thức ăn thô xanh.

Tốc độ tăng đàn của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006 đàn bò sữa vào khoảng 22.4%/năm, mức lớn nhất từ trước tới nay. Tổng số đàn bò sữa vào năm 2008 là khoảng 108,000 con. Mục tiêu của Việt Nam là nâng tổng số đàn bò sữa lên 200,000 con vào năm 2010; 350,000 con năm 2015 và 500,000 con vào năm 2020. Tốc độ tăng bình quân ước tính trên 11%/năm.

Năng suất sữa từ năm 1990-2007 mỗi năm năng suất sữa trung bình cả nước tăng thêm 100 kg/chu kỳ, tốc độ tăng hàng năm từ 2.8%-3.4%. Trong giai đoạn từ 2000-2006, năng suất sữa đàn bò lai HF tăng từ 3.1 tấn/chu kỳ 305 ngày vào năm 2000 lên 3.9 tấn/chu kỳ 350 ngày vào năm 2006. Đồng thời, năng suất sữa của bò HF tăng từ 3.8 tấn/chu kỳ vắt sữa lên 4.7 tấn/chu kỳ 305 ngày. Năng suất trung bình bò sữa của Tp.HCM là 4.1 tấn /chu kỳ.

Theo chiến lược phát triển chăn nuôi của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng suất sữa hàng hóa (chưa kể bê bú và sữa bỏ đi) của đàn bò nước ta vào năm 2015 là 4.45 tấn/chu kỳ và năm 2020 là 4.5 tấn/chu kỳ. Tuy nhiên, trong năm 2008 một số địa phương đã vượt cả năng suất dự kiến của năm 2020 nhờ kỹ thuật chăn nuôi, giống tốt. Ví dụ, năng suất bò thuần HF (nhập từ Úc) tại công ty sữa Tương Lai (Tuyên Quang) đạt 5.35 tấn/chu kỳ.

Sản lượng sữa trong 8 năm qua tăng bình quân 27.2%/năm do năng suất sữa được cải thiện. Sản lượng sữa từ 64,700 tấn năm 2001 tăng lên 262,000 tấn năm 2008. Tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng khoảng 22% nhu cầu trong nước. Mục

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 22: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

tiêu của nước ta là sẽ đạt 380,000 tấn sữa vào năm 2010; 700,000 tấn sữa vào năm 2015 và trên 1,000,000 tấn sữa vào năm 2020.

Chính phủ có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành sữa phát triển. Trong đó, quyết định số 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa thời kỳ 2001-2010 có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là chính sách mang ý nghĩa tầm nhìn và hoạch định chiến lược phát triển của ngành sữa. Ngoài ra, chính phủ còn có nhiều chính sách khác liên quan đến việc phát triển giống bò, hỗ trợ tín dụng, phát triển nguồn chăn nuôi thức ăn cho bò…như:

- Dự án “Phát triển giống bò sữa” giai đoạn 2000-2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được triển khai ở 29 tỉnh, thành phố để nhân giống bò sữa cung cấp sản xuất.

- Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 về quy định công tác khuyến nông, khuyến ngư.

- Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về phát triển kinh tế trang trại.

Nhận định:  Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu lượng sữa cho các nhà máy sản xuất sữa trong nước. Những nguyên nhân được kể đến như sau:

- Nguồn thức ăn cho bò sữa còn hạn chế và phải nhập khẩu (kể cả thức ăn tinh và thức ăn thô).

- Qui mô chăn nuôi nhỏ, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi hiện đại (chẳng hạn như máy vắt sữa) còn hạn chế nên chất lượng sữa thấp.

-  Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chăn nuôi tăng chậm so với các ngành khác trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tính trung bình của giai đoạn 1994-2005 đầu tư vào chăn nuôi chỉ chiếm 9.4% trong tổng số đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản.

2.2.2. Hoạt động thu mua và chế biến sữa:

2.2.2.1. Hoạt động thu mua và chế biến sữa:

Hệ thống thu mua sữa tươi hiện nay do các nhà máy tổ chức thông qua các đại lý trung chuyển sữa. Vì mục đích lợi nhuận, các điểm thu mua chỉ được thiết lập khi có đủ số lượng bò, đủ lượng sữa để đặt bồn và không quá xa nhà máy để giảm chi phí vận chuyển và an toàn vệ sinh sữa. Đây là khó khăn để mở rộng địa bàn chăn nuôi đến những vùng có tiềm năng đất đai và lao động.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 23: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Mối quan hệ giữa nhà máy chế biến và người chăn nuôi bò sữa: Hiện nay, Việt Nam có 2 công ty thu mua và chế biến sữa chủ yếu là Vinamilk trên 50% và Dutchlady khoảng 20% lượng sữa sản xuất trong nước. Năm 2007, công ty Vinamilk thu mua 114,000 tấn, Dutch Lady 38,000 tấn, Mộc Châu 10,000 tấn trong tổng số 234,400 tấn sữa tươi trong nước. Vì vậy các công ty lớn rất dễ độc quyền quyết định giá mua vào và sản phẩm bán ra. Giữa người chăn nuôi bò sữa và các nhà máy chế biến luôn có sự tranh cãi về chất lượng sữa do việc kiểm định chưa được công khai (chỉ do các công ty này tiến hành và thông báo đạt hay không đạt).

Số lượng nhà máy chế biến sữa: Trước năm 1990, Việt nam chỉ có một số ít nhà máy chế biến sữa do nhà nước quản lý. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành sữa đã khiến cho số lượng nhà máy không ngừng mở rộng. Tính đến năm 2005 có 8 công ty với tổng cộng 17 nhà máy chế biến sữa. Từ năm 2006-2007 một số công ty mới được mở nâng số nhà máy sữa trên cả nước lên con số 22. Trong đó, công ty VNM là lớn nhất với 9 nhà máy với tổng công suất thiết kế quy ra sữa tươi trên 1.2 tỷ lít/năm. Tiếp sau là nhà máy sữa Dutch Lady (xem bảng 5)

 Năng lực sản xuất sữa: Đến năm 2007, tổng sản phẩm sữa toàn quốc quy ra sữa tươi đạt trên 1 tỷ lít sữa. Sản lượng sữa sản phẩm trong nước hiện mới đáp ứng khoảng 22% nhu cầu sữa tiêu dùng trong nước. Theo chiến lược phát triển của ngành sữa, mục tiêu sản phẩm sữa cơ bản đã được chế biến theo công nghiệp sẽ từ 216,000 tấn năm 2006 lên 377,000 tấn năm 2010; lên 701,000 tấn năm 2015 và 1,012,000 tấn vào năm 2020. Đến năm 2020 sẽ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước.

2.2.2.2. Lợi nhuận của người chăn nuôi bò sữa:

Trong những năm trước đây, chăn nuôi bò sữa đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo nhờ hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong năm 2008, nhiều hộ chăn nuôi bò sữa đã rơi vào cảnh thua lỗ. Để giải thích điều này, trước hết chúng ta hãy thử ước tính lợi nhuận từ chăn nuôi bò trong điều kiện bình thường:

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 24: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Nguồn thu của một chủ trang trại bò đến chủ yếu từ tiền bán sữa. Một phần nhỏ còn lại là từ bán bò và nếu như tận dụng được các phụ phẩm kèm theo sẽ thu được cả tiền bán phân.

- Năng suất trung bình của một con bò sữa là vào khoảng 4,000 kg sữa/bò/năm. Mỗi kg sữa chất lượng tốt có giá trung bình khoảng 6,000 đồng/kg. Điều này có nghĩa là người nuôi bò có thể thu được 24 triệu đồng/bò/năm.

- Đại đa số các chủ nuôi bò không thu được nhiều tiền từ bán bò. Chủ yếu họ bán những con bê đực và bò sữa già để làm thịt và hầu hết giữ lại con bò cái tơ. Giá trung bình khoảng 2 triệu đồng/con.

- Ở một số nơi phân bò có giá trị khá cao. Trung bình thu nhập từ phân bò vào khoảng 2 triệu đồng/con/năm.

- Như vậy người chăn nuôi có thể thu về khoảng 28 triệu đồng/năm/con bò.

Chi phí lớn nhất trong chăn nuôi bò sữa là thức ăn, đặc biệt là thức ăn tinh (chẳng hạn như cám gạo, cám hỗn hợp, ngũ cốc…).

- Bò sữa ăn rất nhiều thức ăn tinh mới thu được 1 kg sữa, trung bình 500-600 gr cám/1kg sữa. Sở dĩ cần nhiều thức ăn tinh như vậy là do nước ta còn thiếu cỏ cho bò và chất lượng cỏ cũng thấp. Do đó, người nuôi bò phải tăng thức ăn tinh để không làm giảm sản lượng sữa. Như vậy, bình quân mỗi con bò cho 4,000 kg sữa/năm sẽ cần lượng cám là: 4,000 kg sữa/năm x 600 gr cám= 2,400 kg cám/bò/năm. Với mức giá giá cám hiện nay là khoảng 5,500 đồng/kg, chi phí thức ăn tinh ước tính trung bình 13 triệu đồng/bò/năm.

- Thức ăn thô xanh (chủ yếu là cỏ) chiếm khoảng 60%-70% lượng ăn hàng ngày của bò. Trung bình mỗi năm một cần khoảng 8.7 tấn thức ăn xanh.

- Ngoài ra còn có thức ăn bổ sung (các loại vitamin), các chi phí liên quan đến nước uống cho bò…r

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 25: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Như vậy, trong điều kiện bình thường (bò không bị chết vì bệnh tật, giá thu mua sữa, chi phí thức ăn ổn định), người chăn nuôi có thể lời khoảng 6-8 triệu đồng/con bò/năm.

Tuy nhiên, người chăn nuôi bò sữa lại bị thua lỗ trong năm 2008.  Có các nguyên nhân kể đến như sau:

- Chi phí thức ăn tăng cao do nước ta phải nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Thông thường, giá cám hỗn hợp đã chiếm đến 80%-90% giá sữa. Do đó, việc giá của nhiều loại thức ăn chăn nuôi khác cùng tăng như năm 2008 khiến cho các chủ nuôi bò cầm chắc thua lỗ.

- Ảnh hưởng từ các vụ scandal về sữa.  Khi các vụ việc về Melamine xảy ra, các công ty sữa đã hạn chế thu mua sữa nguyên liệu khiến người chăn nuôi không có nơi tiêu thụ.

- Bị ép giá bởi những nhà máy chế biến sữa: Việc kiểm tra chất lượng sữa còn chưa minh bạch giữa người dân và nhà máy chế biến sữa. Kết quả kiểm định lại do chính người mua tiến hành khiến người dân chưa tin tưởng. Hơn nữa, người mua còn chưa nhiều nên sinh ra tình trạng “độc quyền nhóm”, ép giá người chăn nuôi trong khâu thu mua.

- Bộ tài chính giảm thuế nhập khẩu sữa tươi từ 20% xuống còn 10% khiến cho các công ty chuyển sang nhập khẩu sữa ngoại.

2.2.3. Tiêu thụ sữa:

Mức tiêu thụ sữa của người dân Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Từ mức 3.7 kg/người vào năm 1995 lên 6 kg/người vào năm 2000 và năm 2007 đạt khoảng 12.3 kg/người. Dự kiến vào năm 2020, mức tiêu sữa bình quân đầu người đạt khoảng 20 kg/người.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 26: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Tổng doanh thu sản phẩm sữa toàn ngành năm 2007 đã tăng 53.6% từ 418 triệu USD năm 2003 lên 642 triệu USD năm 2007. Điều này cho thấy, sức tiêu thụ sữa ở thị trường Việt Nam là rất lớn.

Lợi nhuận của công ty chế biến sữa. Nhà máy mua vào sữa tươi với giá cao nhất khoảng 7,500đ/kg sau khi tiệt trùng giá bán 20,000đ/kg. Do đó tỷ suất lợi nhuận của khâu chế biến cao hơn nhiều so với người chăn nuôi.

Đối với sữa bột, sữa nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 60%-70% giá thành sản xuất sữa. Giá nguyên liệu sữa hiện nay vào khoảng 54,000-90,000/kg. Người tiêu dùng thường có tâm lý trả giá cao cho loại sữa có các thành phần chất dinh dưỡng như DHA, canci...cao. Nhưng thực tế, các thành phần trên chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong 1 kg sữa và giá thành cũng không quá mắc. Ví dụ, DHA- một thành phần đắt đỏ trong sữa nhưng chỉ có tỷ lệ khoảng 0.2%-0.5% trong 1 kg sữa. Với mức giá khoảng 80 USD/kg, chi phí DHA trong mỗi kg sữa chỉ vào khoảng 5,000-7,000 đồng. Tùy theo tỷ lệ pha trộn mà mỗi loại sản phẩm có giá thành khác nhau nhưng trung bình giá thành sản xuất sữa chỉ vào khoảng 80,000-100,000 đồng/kg. Trong khi đó, giá 1 kg sữa nội lại lên đến 140,000-150,000 đồng/kg và giá 1 kg sữa ngoại lên đến khoảng 300,000 đồng/kg. Sữa bột chính là sản phẩm có mức sinh lợi cao nhất trong các mặt hàng sữa.

Trong khâu bán sữa, marketing là một vấn đề quan trọng tạo nên giá trị tăng thêm cho công ty chế biến sữa. Ước tính, phần lớn giá trị tăng thêm của các công ty bán sữa có được là nhờ hoạt động marketing. Do đó, các công ty sữa hàng đầu trên thế giới chi rất “mạnh tay” vào việc thiết kế, quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Bằng việc nhấn mạnh sự hiệu quả của một số chất chẳng hạn như DHA đối với sự phát triển của trẻ, các nhà bán sữa có thể bán với giá cao hơn rất nhiều so với sản phẩm sữa thông thường. Trong khi đó, chi phí DHA tăng thêm trong mỗi kg sữa là khá thấp.       

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 27: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

2.2. Phân tích SWOT ngành sữa Việt Nam:

2.2.1. Thuận lợi:

- Năng suất sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam tương đương với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á

- Tỷ suất sinh lợi trong khâu sản xuất chế biến sữa cao.- Chính phủ đang có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi bò sữa và ngành

sữa phát triển.- Mức thuế nhập khẩu nguyên liệu sữa tạm thời cao hơn cam kết với WTO.

2.2.2. Khó khăn:

- Ngành chăn nuôi bò sữa còn khá mới, người nông dân ít kinh nghiệm nên chất lượng sữa chưa cao. Quy mô còn nhỏ lẻ nên khó áp dụng khoa học công nghệ vào việc chăn nuôi bò sữa.

- 80% nguồn thức ăn chăn nuôi bò sữa phải nhập khẩu nên chi phí chăn nuôi cao.

- Hiện nay năng lực sản xuất sữa của khu vực chăn nuôi chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu chế biến của các nhà máy nên ngành sữa nước ta vẫn còn phải nhập khẩu nguyên liệu sữa.

- Tỷ suất sinh lợi của khâu chăn nuôi bò sữa thấp nên người chăn nuôi không có khả năng mở rộng quy mô sản xuất (hoặc thậm chí là từ bỏ nghề chăn nuôi bò sữa). Điều này sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu sữa sẽ tiếp tục diễn ra.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 28: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

- Điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt nam không thích hợp lắm với việc chăn nuôi bò sữa. Chỉ rất ít vùng có khí hậu ôn hòa thích hợp cho việc chăn nuôi bò sữa.

2.2.3. Triển vọng:

- Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ tăng trưởng kinh tế cao trên thế giới do đó sức mua của người dân ngày càng tăng dần, trong đó có cả sản phẩm sữa. Hiện nay, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 12 kg/người thấp hơn so với mức 35 kg/người của khu vực Châu Á. Mặt khác, năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Có thể nhận định rằng, ngành sản xuất sữa Việt Nam đang ở trong giai đoạn tăng trưởng.

2.2.4. Rủi ro:

- Do phải nhập khẩu nguyên liệu sữa nên giá thành sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động của thế giới.

- Vấn đề an toàn chất lượng sữa là một trong những nhân tố tác động mạnh đến ngành sữa. Thời gian qua, các scandal như sữa có Melamine; sữa có chất thuốc súng đang khiến cho hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn.

- Theo cam kết gia nhập WTO, mức nhập khẩu sữa bột thành phẩm đến năm 2012 ở mức 25% nhưng hiện nay vẫn còn thấp hơn cam kết khiến cho các sản phẩm sữa nhập khẩu cạnh tranh dễ hơn đối với các sản phẩm nội địa.

2.3. So sánh ngành sữa Việt Nam với Châu Á và Thế giới:

- Số lượng bò sữa của Việt Nam còn thấp so với khu vực châu Á. Tương ứng, sản lượng sữa của Việt Nam cũng ở mức thấp so với các nước trên.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 29: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

- Chi phí sản xuất sữa của Việt Nam (hay giá sữa tại cổng trại) vào khoảng 40-45 USD/100 kg.  So sánh với thế giới (Xem H5), chi phí phí sản xuất sữa của Việt Nam cao hơn so với các nước ở khu vực Châu Á và Châu Úc; Châu Phi nhưng thấp hơn so với Châu Âu. Ví dụ, chi phí sản xuất sữa của Đức là khoảng 60 USD/100kg nhưng Indonesia là khoảng 30 USD/100kg và New zealand là 20 USD/100 kg.

- Năng suất sữa của Việt Nam cao hơn so với các nước khác trong khu vực nhưng còn thấp hơn so với Đài Loan.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 30: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

- Mức độ tiêu thụ sữa của Việt Nam đang còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực Châu Á. Điều này cho thấy, thị trường sữa Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 31: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

CHƯƠNG 3: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) VÀ CÔNG

TY ABBOTT

3.1. Chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần Vinamilk:

3.1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Vinamilk:

Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada,… Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều doanh nghiệp khác chỉ sản xuất theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường, Vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển. Với định hướng phát triển đúng, các nhà máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra đời, chế biến, phân phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước. Không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước (hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tục được xây dựng), Vinamilk đạt doanh thu hơn 6.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỉ đồng. Cty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa đậu nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà phê, trà… Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Vinamilk cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là xương sống cho chiến lược kinh doanh dài hạn. Hiện nay, Cty có trên 180 nhà phân phối, hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc. Giá cả cạnh tranh cũng là thế mạnh của Vinamilk bởi các sản phẩm cùng loại trên thị trường đều có giá cao hơn của Vinamilk. Vì thế, trong bối cảnh có trên 40 DN đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam. Trong kế hoạch phát triển, Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi thay thế dần nguồn nguyên liệu ngoại nhập bằng cách hỗ trợ nông dân, bao tiêu sản phẩm, không ngừng phát triển đại lý thu mua sữa. Nếu năm 2001, Công ty có 70 đại lý trung chuyển sữa tươi thì đến nay đã có 82 đại lý trên cả nước, với lượng sữa thu mua khoảng 230 tấn/ngày. Các đại lý trung chuyển

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 32: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

này được tổ chức có hệ thống, rộng khắp và phân bố hợp lý giúp nông dân giao sữa một cách thuận tiện, trong thời gian nhanh nhất. Công ty Vinamilk cũng đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ chế có thiết bị bảo quản sữa tươi. Lực lượng cán bộ kỹ thuật của Vinamilk thường xuyên đến các nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho năng suất và chất lượng cao. Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia đình nghèo nuôi bò sữa lên đến hàng tỷ đồng. Nhờ các biện pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi hợp lý, Vinamilk đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn, giúp nông dân gắn bó với Công ty và với nghề nuôi bò sữa, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống; nâng tổng số đàn bò sữa từ 31.000 con lên 105.000 con. Cam kết Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk đã khẳng định mục tiêu chinh phục mọi người không phân biệt biên giới quốc gia của thương hiệu Vinamilk. Chủ động hội nhập, Vinamilk đã chuẩn bị sẵn sàng từ nhân lực đến cơ sở vật chất, khả năng kinh doanh để bước vào thị trường các nước WTO một cách vững vàng với một dấu ấn mang Thương hiệu Việt Nam.

3.1.2. Chuỗi cung ứng của Vinamilk:

- Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như: sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phô mai.

- Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường AcNielsen, tính đến tháng 9/2014, Vinamilk củng cố vị trí dẫn đầu với 50% thị phần toàn ngành sữa nước. Năm 2014, doanh thu của Vinamilk đạt gần 36.000 tỷ đồng, tăng gần 14% so với 2013. Trong năm, Vinamilk đã sản xuất và đưa ra thị trường gần 5 tỉ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho người tiêu dùng cả nước.

Hình 1. Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của công ty Vinamilk

Nhóm TH: Nhóm 1

Công ty, Nhà máy sản xuất

Phân phối

Hộ nông dân, trang trại nuôi

Trung tâm thu mua sữa tươi

Người tiêu dùng

Đại lý, cửa hàng

Nhập khẩu nguyên liệu sữa

Page 33: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

: dòng sản phẩm: dòng thông tin: dòng tài chính

3.1.2.1. Khâu cung ứng đầu vào:

- Khâu cung ứng đầu vào của công ty sữa Vinamilk gồm: nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò trong nước.

- Năm 2014, Vinamilk phải nhập khẩu khoảng 65% nguyên liệu bột sữa để sản xuất sữa, nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 35%.

Nguồn nguyên liệu nhập khẩu:

o Vinamilk tiếp tục duy trì chiến lược ưu tiên lựa chọn những nguồn cung

cấp nguyên liệu từ những khu vực có nền nông nghiệp tiên tiến, có tiêu chuẩn và

yêu cầu về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cao.

o Nguyên liệu sữa nhập khẩu có thể được nhập thông qua trung gian hoặc

tiến hành nhập khẩu trực tiếp rồi được chuyển đến nhà máy sản xuất. Các nguồn

cung cấp nguyên liệu chính hiện nay của Vinamilk là Mỹ, New Zealand, và Châu

Âu.

Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu sữa nhập khẩu của Vinamilk:

Tên nhà cung cấp Sản phẩm cung cấp

 Fonterra (SEA) Pte Ltd Sữa bột nguyên liệu

Hoogwegt International BV Sữa bột nguyên liệu

 Perstima Binh Duong Vỏ hộp bằng thép

Tetra Pak Indochina Bao bì bằng giấy

Nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi

bò trong nước: Nhóm TH: Nhóm 1

Page 34: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Hình 2. Quy trình thu mua sữa của công ty Vinamilk

o Sữa tươi nguyên liệu: Các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò có vai

trò cung cấp nguyên liệu sữa đầu vào cho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa.

Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất

lượng được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa.

o Sữa tươi nguyên liệu phải trải qua quá trình kiểm tra gắt gao thông qua

các chỉ tiêu sau:

Cảm quan: thơm ngon tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi, không có bất

kỳ mùi vị nào.

Đảm bảo chất khô chất béo lớn hơn

Độ tươi

Độ acid

Chỉ tiêu vi sinh

Hàm lượng kim loại nặng

Thuốc trừ sâu, thuốc thú y

Nguồn gốc (không sử dụng sữa của bò bệnh).

o Riêng để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa tuơi phải đảm bảo nghiêm ngặt về độ tươi, không bị tủa bởi cồn 750.

Tính đến thời điểm này, Vinamilk có 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định và Lâm Đồng. Trong kế hoạch năm 2014 - 2015, thêm 4 trang trại quy mô lớn đang được Vinamilk xây dựng và đưa vào hoạt động như các trang trại Thống Nhất (Thanh Hóa), Như Thanh (Thanh Hóa), Hà Tĩnh và Tây Ninh. Trong giai đoạn 2014 – 2016, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ các nước Úc, Mỹ để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại mới. Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 80.000 con bò, mỗi ngày cung cấp gần 600 tấn sữa tươi nguyên liệu.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 35: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Các trung tâm thu mua sữa tươi có vai trò thu mua nguyên liệu sữa tươi từ các hộ nông dân, nông trại nuôi bò và thực hiện cân đo khối lượng sữa, kiểm tra chất lượng sữa, bảo quản và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Trung tâm sẽ cung cấp thông tin cho hộ nông dân về chất lượng, giá cả và nhu cầu khối lượng nguyên vật liệu. Đồng thời, trung tâm thu mua sẽ thanh toán tiền cho các hộ nông dân nuôi bò.

Trong năm 2014, Vinamilk thu mua hơn 183 triệu kg sữa, tăng 17,12% so với năm 2013. Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kg sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kg), tăng 50,1% sản lượng và 58,6% giá trị.

Riêng thống kê 19 ngày đầu năm 2015 (tính từ ngày 1/1 đến ngày 19/1/2015), Vinamilk thu mua gần 12 triệu kg sữa, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2014, riêng khu vực TP.Hồ Chí Minh và phụ cận, trong 19 ngày đầu năm 2015, Vinamilk thu mua hơn 7,5 triệu kg sữa, tăng trưởng 11% so với cùng kỳ. Cũng trong thời gian này, Vinamilk thu mua sữa tại khu vực Bình Định và Lâm Đồng tăng trưởng đến 71% so với cùng kỳ. Hiện nay tại Việt Nam, Vinamilk thu mua bao tiêu đến 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của bà con nông dân.

Chuỗi cung ứng đầu vào có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên một sản phẩm chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng chính vì vậy xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến lược nsw trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không ngừng ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh.

Ưu điểm của khâu cung ứng đầu vào:

Sữa bò được thu mua từ nông dân Việt Nam, qua nhiều khâu kiểm tra tại các trạm thu mua, trung chuyển. Có đội ngũ chuyên viên hỗ trợ bà con nông dân về kỹ thuật nuôi bò, thức ăn, vệ sinh chuồng trại, cách vắt sữa, cách bảo quản và thu mua sữa,… Sữa tươi nguyên liệu sau khi được thu mua và trữ lạnh trong các xe bồn, khi đến nhà máy lại được kiểm tra nhiều lần trước khi đưa vào sản xuất, tuyệt đối không chấp nhận sữa có chất lượng kém, chứa kháng sinh,…

Hạn chế của chuỗi cung ứng đầu vào:

Bột sữa, chất béo sữa,… (sử dụng trong sản xuất sữa hồn nguyên, sữa tiệt trùng, sữa chua,… và các loại sản phẩm khác): được nhập khẩu từ những nguồn sản xuất hàng đầu và có uy tín trên thế giới như Mỹ, Úc, New Zealand,… Chính vì vậy, giá thành rất cao.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 36: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

3.1.2.2. Khâu sản xuất của công ty Vinamilk:

- Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuât và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Công ty đã tiến hành nhập khẩu công nghệ từ các nước Châu Âu như: Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất và cũng là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thê giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Ngoài ra, Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị cộng thêm khác.

Nhóm TH: Nhóm 1

Chất ổn định

Hương liệu

Puree quả

Rót sản phẩm

Thanh trùng

Đồng hóa

Phối trộn

Bài khí

Chuẩn hóa

Sữa nguyên liệu

Bảo quản nhiệt độ phòng

Page 37: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Hình 3. Quy trình sản xuất sữa vinamilk

- Tại các nhà máy chế biến, sữa bò sau khi được vắt sẽ chảy thẳng vào hệ thống làm lạnh nhanh chóng từ 37oC xuống còn 4oC qua dây chuyền vắt sữa tự động của hãng Delaval. Từ đây, sữa nguyên liệu này sẽ nhanh chòng chuyển đến nhà máy.

- Nếu như, sữa tươi tiệt trùng được xử lí ở nhiệt độ cao (từ 140 – 143oC) trong thời gian 3 – 4 giây, nên dễ bảo quản, có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường với thời hạn sử dụng khá dài (từ 6 tháng đến 1 năm).

- Còn sữa tươi thanh trùng được xử lí phức tạp hơn nhưng ở nhiệt độ thấp hơn 75oC, trong khoảng 30 giây, sau đó nhanh chóng làm lạnh ở 4oC. Nhờ thế sữa tươi 100% thanh trùng Vinamilk sẽ giữ được hầu hết các vitamin, khoáng chất và trọn vẹn dưỡng chất từ sữa bò tươi nguyên chất. Đặc biệt, trước khi vào công đoạn thanh trùng, sữa nguyên liệu sẽ được đi qua hệ thống ly tâm tách chuẩn cho phép loại bỏ hầu hết các vi khuẩn có hại trước khi xử lý thanh trùng. Đây là điểm đặc biệt nhất trong công nghệ sản xuất Sữa tươi thanh trùng Vinamilk 100%.

- Tính đến năm 2014, Vinamilk đang sở hữu các nhà máy sản xuất sữa ở New Zealand, Mỹ, Balan và 13 nhà máy sản xuất sữa hiện đại tại Việt Nam từ Bắc vào Nam, đặc biệt là “siêu nhà máy” sữa Bình Dương tại KCN Mỹ Phước 2 với diện tích 20 hecta.

- Thêm vào đó, tất cả các phòng thí nghiệm tại các nhà máy của Vinamilk đều đạt chứng nhận ISO 17025 cho lĩnh vực hóa học và sinh học. Toàn bộ nhà máy đang hoạt động trong khối sản xuất của Vinamilk đều có hệ thống quản lý môi trường được chứng nhận đạt chuẩn ISO 14001:2004.

3.1.2.3. Khâu phân phối đầu ra của công ty Vinamilk:

Tại thị trường Việt Nam:

- Vinamilk là một trong các công ty được đánh giá có mạng lưới phân

phối mạnh và rộng khắp trên cả nước, giúp người tiêu dùng có thể tiếp

cận đến các sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng và trong điều

kiện tốt nhất.

- Các sản phẩm của Vinamilk đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống

các đối tác phân phối và các kênh phân phối trực tiếp từ Vinamilk:

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 38: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

- Hệ thống các đối tác phân phối (Kênh General Trade – GT): tính đến

cuối năm 2014, đối tác phân phối của Vinamilk là 266 nhà phân phối

( năm 2013: 266 nhà phần phối) và khoảng 230.000 ( năm 2013:

224.000) điểm bán lẻ.

- Các chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn quốc (Kênh Modern Trade- MT):

Vinamilk hiện đang bán hàng trực tiếp đến hơn 600 siêu thị trên toàn

quốc.

- Hệ thống Cửa hàng Giới thiệu và bán sản phẩm Vinamilk: hiện

Vinamilk đã thiết lập hệ thống Cửa hàng Giới thiệu và bán sản phẩm với

100 cửa hàng trên toàn quốc (2014).

- Phân phối trực tiếp đến các khách hàng là các xí nghiệp, trường học, khu

vui chơi giải trí ( Kênh KA).

Hình 4. Kênh phân phối của Vinamilk

Tại thị trường nước ngoài:

Các sản phẩm của Vinamilk được xuất khẩu tới 31 nước trên Thế giới và vùng lãnh thổ như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc,... Các mặt hàng xuất khẩu gồm: sữa bột trẻ em, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, nước giải khát, sữa đậu nành, sữa chua. Chiến lược xuất khẩu của Vinamilk trong 3 năm tới tập trung vào thị trường Trung Đông,Châu Phi, Cuba, Mỹ,...

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 39: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Quản lý kênh phân phối:

Để quản lý hiệu quả các kênh phân phối trên thị trường, Vinamilk đã và đang sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại tiêu biểu nhất đó là: chương trình quản lý thông tin tích hợp Oracle E Business Suite 11i; hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - Enterprisec Resource Planning (ERP) và ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng ( customer relationship management - CRM).

- Hệ thống Oracle E Business Suitr 11i: được chính thức đưa vào hoạt động

từ tháng 1/2007. Hệ thống này kết nối đến 15 địa điểm gồm các trụ sở, nhà máy,

kho hàng trên toàn quốc. Hạ tầng CNTT đã được đồng bộ hóa, chuẩn hóa và củng

cố.

- Ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng ( Customer

Relationship Management –CRM): qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấp

cho nhân viên bán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng và khách

hàng có thể trao đổi thông tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàng

thích, vào bất cứ thời điểm nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứ

ngôn ngữ nào,… Đây là một giải pháp tiếp cận rất hiệu quả đối với chính những

khách hàng của Vinamilk, giúp công ty có thể thu thập được đầy đủ thông tin và

nhu cầu của khách hàng từ đó có thể đưa ra các chính sách xây dựng và phát triển

mạng lưới phân phối cho phù hợp.

- Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp – Enterprise Resource

Planning (ERP): là công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng

phân phối Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong cả

hai tình huống online hoặc offline. Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra

các xử lý kip thời cũng như hỗ chính xác việc lập kế hoạch. Việc thu thập và quản

lý các thông tin bán hàng của đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời, đem lại sự thỏa

mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn. Quá trình này đã hỗ trợ các nhân viên

nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường

tốt nhất nhờ sử dụng các thông tin được chia sẻ trên toàn hệ thống. Vinamilk cũng

quản lý xuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 40: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

Trong khi đó, đối tượng quan trọng của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối

cũng được hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.

Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, vinamilk đã quản lý có hiệu quả các kênh phân phối sản phẩm, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho nhân viên, đáp ứng kịp thời và ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Kết quả 2014, doanh thu tiếp tục tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013, tổng doanh thu năm 2014 gần 36.000 tỷ đồng.

Cho đến nay hệ thống đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của công ty khi xây dựng dự án. Sau khi triển khai và vận hành, hiện tại, Vinamilk đã mở rộng hệ thống đến toàn bộ 266 nhà phân phối.

Hiện, công ty đang đầu tiên chiều sâu, phấn đấu đến năm 2017 sẽ đạt doanh

thu 3 tỷ USD một năm và có tên trong danh sách 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất

thế giới.

Ưu điểm khâu phân phối đầu ra của công ty:

Bằng chính sách quản lý hiệu quả và khuyến khích các đại lý trong mạng lưới của mình, hệ thống đại lý của công ty đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh miền Bắc, trung bình mỗi tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức. Ngoài ra, công ty còn thực hiện chính sách thưởng theo doanh số bán hàng của các đại lý, đã làm khuyến khích việc mở rộng thêm đại lý nhỏ, bán lẻ,…

Hạn chế trong khâu phân phối của công ty:

Do công ty có hệ thống đại lý lớn nhưng việc quản lý các đại lý này, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa lại là một khó khăn đối với công ty. Mặc khác, những quầy tập hóa, nhà phân phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” công ty cũng khó kiểm soát được hết.

Hạn chế trong việc vận chuyển: theo quy định vận chuyển sữa thì chỉ được tối đa 8 thùng chồng lên nhau, nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ lại chất đến 15 thùng, và không cẩn thận trong việc vận chuyển, điều này ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm.

Hạn chế trong bảo quản: do sản phẩm của công ty có mặt ở khắp nơi, đối với một số sản phẩm sữa tươi phải đảm bảo bảo quản dưới 60C thì bảo quản được 45 ngày, còn 150C thì được 20 ngày. Ở nhiệt độ thường thì để 2 hoặc 3 ngày sữa sẽ chua mà các cửa hàng không có máy lạnh hoặc thiết bị làm lạnh là điều rất hạn chế trong việc bảo quản những sản phẩm có yêu cầu phải bảo quản lạnh.

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 41: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

3.1.2.4. Bộ phận Logistisc:

Tháng 10/2014, Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng (Saigon Newport Logistics, gọi tắt là “SNPL”), chính thức trở thành nhà cung cấp giải pháp logistics cho Vinamilk trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, logistics của công ty chiếm khoảng 15% trong giá thành. Tuy nhiên, con số này vẫn còn cao, công ty cần phải nổ lực hơn nữa trong việc cải thiện chuỗi cung ứng của mình.

3.1.2.5. Việc nghiên cứu thị trường:

Công ty có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng.

Ngoài ra, Vinamilk còn có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quan điểm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dòng sản phẩm cho người tiêu dùng. Công ty có đội ngũ nghiên cứu và phát triển gồm 10 kỹ sư và một nhân viên kỹ thuật. các nhân sự làm công tác nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng và thị hiếu tiêu dùng.

3.1.3. Kiến nghị về chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần Vinamilk:.

Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu nội địa thay thế cho nguyên liệu ngoại nhập để tiết kiệm chi phí đầu vào cho sản phẩm.

Cần quan tâm phát triển doanh thu thuần, không phải thị phần. Thay vì quan tâm tới vị trí trên thị trường, hãy tập trung nỗ lực gia tăng doanh thu.

Xây dựng một chiến lược truyền thông thương hiệu tích hợp. Không sử dụng tiếp thị đại trà, tăng cường kết nối thương hiệu của công ty trên từng điểm tiếp xúc (khách hàng, nhà đầu tư,…) các chiến lược truyền thông cần được thử nghiệm với khách hàng trước khi tung ra thị trường.

Đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất và phát triển hệ thống kho vận của công ty.Bên cạnh đó, công ty Vinamilk cần phải nhờ sự giúp đỡ nhiều hơn nữa của các

công ty cung ứng hiện nay.

3.2. Chuỗi cung ứng của công ty Abbott:

3.2.1. Giới thiệu về công ty Abbott:

Được thành lập từ năm 1888, Abbott – công ty chăm sóc sức khỏe hàng

đầu thế giới, chuyên nghiên cứu, phát triển, sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch

vụ chăm sóc sức khỏe, có chất lượng cao trong lĩnh vực dinh dưỡng, dược phẩm, Nhóm TH: Nhóm 1

Page 42: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

thiết bị chẩn đoán và điều trị. Với hơn 80 năm, Abbott Dinh dưỡng (Abbott

Nutrition) đã được công nhận là một trong những tên tuổi uy tín nhất thế giới về

các sản phẩm dinh dưỡng. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và người tiêu dùng

tìm đến công ty để tìm ra những giải pháp sức khỏe, vì những mối quan hệ hợp

tác cùng nhau phát triển để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Abbott lập văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh từ năm 1995 và có khoảng 100

nhân viên tại Việt Nam. Abbott cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng, dược phẩm

và thiết bị chẩn đoán tiên tiến cho mọi người Việt Nam. Qua nhiều năm tồn tại và

khẳng định, thành phần dinh dưỡng của Abbott là phù hợp và là sản phẩm chăm

sóc sức khoẻ số 1 của người Việt ở mọi độ tuổi.

3.2.2. Chuỗi cung ứng của công ty Abbott:

3.2.2.1 Nguồn nguyên liệu

Kỹ thuật phân loại A.B.C

Abbott tiến hành phân loại các nguyên liệu dựa theo giá trị của chúng, cơ bản có ba loại chính :

- Nguyên liệu loại A : gồm những nguyên liệu có giá thành rất cao , ví dụ như hóa chất, dược liệu

- Nguyên liệu loại B : gồm những nguyên liệu có giá cả phải chăng

- Nguyên liệu loại C: gồm những nguyên liệu giá rẻ, ví dụ như hương liệu

Bằng việc áp dụng kỹ thuật này, Abbott quản lí tốt hơn về cung-cầu nguyên liệu, mua và sử dụng nguyên liệu một cách hợp lí và tiết kiệm.

Kỹ thuật lưu trữ theo lịch trình

Kỹ thuật này giúp lưu trữ nguyên liệu theo nhóm dựa vào dòng đời của chúng, từ đó đề ra lịch trình sản xuất phù hợp.

3.2.2.2 Quy trình sản xuất

Để đáp ứng nhu cầu toàn cầu, Abbott có 13 cơ sở sản xuất trên toàn thế giới. Năm 2009, Abbott đã khánh thành nhà máy sản xuất sản phẩm dinh dưỡng với số vốn đầu tư 300 triệu USD tại Singapore để phục vụ riêng cho thị trường

Nhóm TH: Nhóm 1

Page 43: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

khu vực. Đây cũng là trung tâm lớn thứ hai của Abbott toàn cầu, chỉ đứng sau Hoa Kỳ.

Tại Abbott, với quan điểm hoạt động và cung cấp các sản phẩm vượt trên sự mong đợi của người tiêu dùng, toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy đạt hàng loạt tiêu chuẩn quốc tế khắt khe từ GMP, tiêu chuẩn ISO 9001, tiêu chuẩn 22000 và tiêu chuẩn FSSC 22000. Các quy trình sản xuất của nhà máy được thiết kế giảm thiểu tối đa sự can thiệp của con người, khép kín chu trình sản xuất tự động bằng máy với sự giám sát nghiêm ngặt của nhân viên vận hành thông qua hệ thống camera. Ngay cả không khí trong nhà máy của Abbott cũng được lọc khuẩn, từng khu vực sản xuất phân quy định an toàn vệ sinh khác nhau, nhiệt độ khác nhau để đảm bảo chất lượng mọi thành phẩm không sai khác và không thay đổi trong suốt quá trình sản xuất.

Các nhân viên tham gia sản xuất đều hiểu rõ về tầm quan trọng và trách nhiệm trong việc sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao nhất cho khách hàng. Vì thế, mọi nhân viên đều có tự ý thức tuân thủ những tiêu chuẩn về vệ sinh và sử dụng dụng cụ bảo hộ theo quy định của từng khu vực khi đặt chân vào khu vực làm việc

Nhóm TH: Nhóm 1

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

Kiểm tra lí tính

Làm khô

Kiểm tra vi trùng

Xử lí nhiệt

Kiểm tra khoáng chất và vitamin

Lưu trữ

Kiểm tra, thử nghiệm Cân đong

Pha trộn

Cân đong

Trù liệu, tính toán

Lưu trữ Kiểm tra

Thành phần và nguyên liệu thô nhập vào

SẢN XUẤT BỘT SỮA

Page 44: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

3.2.3. Kiến nghị về chuỗi cung ứng của công ty Abbott

Luôn xác định chuỗi cung ứng là một trong những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:

- Yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp cạnh tranh hiện nay là sở hữu một chuỗi cung ứng hiện đại vượt trội hơn hẳn đối thủ. Nói cách khác thì quản trị chuỗi cung ứng không còn là một chức năng mang tính hoạt động của các công ty hàng đầu mà trở thành một bộ phận chiến lược của công ty.

Đầu tư và xây dựng hệ thống thông tin mới để hỗ trợ cho chuỗi cung ứng: đảm bảo cho thông tin đến nhanh nhất, đúng nhất, rõ ràng nhất, dễ hiểu nhất, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh

Nâng cao sự cộng tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng

Thực hiện tốt quản lý, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu

Nhóm TH: Nhóm 1

Thử nghiệm sản phẩm Phân phối

Page 45: Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị cung ứng – PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân2. Website ngành sữa Việt Nam: http://www.vietnamdairy.org.vn/vi/ 3. Website Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn/ 4. http://vietstock.vn/2009/05/phan-tich-nganh-sua-viet-nam-theo-chuoi-gia-

tri-583-116240.htm5.

Nhóm TH: Nhóm 1