Top Banner
TIÊU CHUẨN NGẠCH CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC (Còn thiếu ngạch nhân viên phục vụ, lái xe, bảo vệ – Do chưa có VB quy định) Tiêu chuẩn hiệu trưởng: (theo Luật giáo dục đại học 2012) a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm; b) Có trình độ tiến sĩ đối với hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, đại học; có trình độ thạc sĩ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng; c) Có sức khoẻ tốt. Độ tuổi khi bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập bảo đảm để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng: a) Ban hành các quy chế, quy định trong cơ sở giáo dục đại học theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học; b) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của cơ sở giáo dục đại học theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các tổ chức của cơ sở giáo dục đại học; c) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học; d) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học; e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định; g) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong cơ sở giáo dục đại học; h) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám hiệu trước hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học; i) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 4. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập, chủ tịch hội đồng quản trị cơ sở giáo dục đại học tư thục là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về kế toán và kiểm toán. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục là đại diện chủ
34

Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

Jan 28, 2017

Download

Documents

duongnhi
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

TIÊU CHUẨN NGẠCH CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC(Còn thiếu ngạch nhân viên phục vụ, lái xe, bảo vệ – Do chưa có VB quy định)

Tiêu chuẩn hiệu trưởng: (theo Luật giáo dục đại học 2012)a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý

và đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm;b) Có trình độ tiến sĩ đối với hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, đại học; có

trình độ thạc sĩ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng;c) Có sức khoẻ tốt. Độ tuổi khi bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập bảo

đảm để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng.Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng:a) Ban hành các quy chế, quy định trong cơ sở giáo dục đại học theo nghị quyết của hội

đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học;b) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của cơ sở giáo dục đại học

theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các tổ chức của cơ sở giáo dục đại học;

c) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học;d) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý;đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm

chất lượng giáo dục đại học;e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy

định; g) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của

cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong cơ sở giáo dục đại học;h) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám hiệu trước

hội đồng trường, hội đồng quản trị, hội đồng đại học; i) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.4. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập, chủ tịch hội đồng quản trị cơ sở giáo dục đại

học tư thục là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về kế toán và kiểm toán. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục là đại diện chủ tài khoản theo ủy quyền, thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được ủy quyền.

Theo thông tư số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục & Đào tạo

1. GIẢNG VIÊN CAO CẤP (15.109):a. Chức trách:Là công chức chuyên môn cao nhất đảm nhiệm vai trò chủ trì, tổ chức chỉ đạo và thực hiện

giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học và sau đại học, chuyên trách giảng dạy về một chuyên ngành đào tạo ở trường đại học.

Nhiệm vụ cụ thể:- Giảng dạy với chất lượng tốt các giáo trình môn học chính của chuyên ngành đào tạo.

Giảng dạy một số chuyên đề chính của chương trình đào tạo, bồi dưỡng sau đại học; phát hiện và bồi dưỡng sinh viên giỏi của chuyên ngành đào tạo.

- Chủ trì hướng dẫn, chấm luận án tiến sĩ, luận văn cao học; có trách nhiệm bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và giảng viên chính theo yêu cầu phát triển chuyên môn và nghiệp vụ của bộ môn hoặc chuyên ngành.

- Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, xây dựng, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch chương trình đào tạo theo chuyên ngành ở bậc đại học và sau đại học.

- Chủ trì được việc biên soạn giáo trình, sách giáo khoa bộ môn của ngành học.- Tổng kết, đánh giá được kết quả giảng dạy đào tạo theo chuyên ngành và chủ động đề

xuất cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế.- Chủ trì hoặc tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành hoặc

cấp Nhà nước.

Page 2: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Xây dựng, thông qua các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm, các công trình nghiên cứu để đóng góp vào sự phát triển của bộ môn, của chuyên ngành trong và ngoài nước.

- Tham gia lãnh đạo chuyên môn và đào tạo (nếu có yêu cầu).b. Hiểu biết:- Nắm vững và vận dụng có hiệu quả đường lối, chính sách, chủ trương của Nhà nước và

các qui định của Ngành trong công tác giáo dục và đào tạo.- Hiểu sâu kiến thức môn học chính của chuyên ngành đào tạo và kiến thức cơ bản của

một số môn học có liên quan.- Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo, thực tế và kiến thức cơ bản của một

số môn học có liên quan.- Có kinh nghiệm và khả năng tổ chức, chỉ đạo tập thể giảng viên, sinh viên, nghiên cứu

khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học vào công tác giáo dục và đào tạo, vào sản xuất và đời sống.

c. Yêu cầu trình độ:- Có bằng tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo.- Là giảng viên chính có thâm niên ở ngạch tối thiểu là 6 năm.- Chính trị cao cấp.- Sử dụng được 2 ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và giao tiếp quốc

tế (ngoại ngữ thứ nhất tương đương với trình độ C, ngoại ngữ thứ hai ở trình độ B – là trình độ C đối với người dạy ngoại ngữ).

- Có tối thiểu 3 đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo được Hội đồng khoa học Trường đại học hoặc ngành công nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả.

2. GIẢNG VIÊN CHÍNH (15.110):a. Chức trách:

Là công chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt trong giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và sau đại học, thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học, cao đẳng.

Nhiệm vụ cụ thể:- Giảng dạy có chất lượng giáo trình chính của môn học được phân công. Tham gia giảng

dạy ít nhất một chuyên đề đào tạo hoặc bồi dưỡng sau đại học. Tham gia bồi dưỡng sinh viên giỏi.- Chủ trì hướng dẫn, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học (cao đẳng). Chủ trì hoặc

tham gia hướng dẫn luận văn cao học, tham gia phản biện luận án tiến sĩ, tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh và thực tập sinh (nếu có bằng tiến sĩ và có yêu cầu chuyên môn liên quan đến chuyên ngành đào tạo). Có trách nhiệm bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn.

- Chủ trì hoặc tham gia thiết kế xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo.- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình (hay phần giáo trình môn học, tài liệu tham

khảo phục vụ giảng dạy, đào tạo).- Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp Trường hoặc Ngành;

tham gia các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm đóng góp vào sự phát triển của bộ môn hay chuyên ngành trong và ngoài nước. – Thực hiện đầy đủ các qui định về chuyên môn, qui trình nghiệp vụ về giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của trường và qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập hoặc công tác quản lý ở bộ môn, phòng, ban,… thuộc trường.

b. Hiểu biết:- Hiểu sâu và có kinh nghiệm vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và

Nhà nước và các qui định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo bậc đại học và cao đẳng.- Hiểu biết sâu (cả về lý thuyết và thực hành) môn học được phân công và nắm được kiến

thức cơ bản của môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo.- Nắm vững mục tiêu, kế hoạch chương trình các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo;

thực tế và xu hướng phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành ở trong và ngoài nước.

- Biết tập hợp và tổ chức tập thể giảng viên, sinh viên tiến hành nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giáo dục, đào tạo và thực tiễn sản xuất và đời sống.

c. Yêu cầu trình độ:

Page 3: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Có bằng thạc sĩ trở lên.- Có thâm niên ở ngạch giảng viên ít nhất 9 năm.- Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ C (là ngoại ngữ thứ 2 đối với

giảng viên chính ngoại ngữ).- Có đề án hoặc công trình sáng tạo được cấp khoa hoặc trường công nhận và được áp

dụng có kết quả trong chuyên môn.3. GIẢNG VIÊN (15.111):a. Chức trách:Là công chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng

thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng.Nhiệm vụ cụ thể:- Giảng dạy được phần giáo trình hay giáo trình môn học được phân công.- Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đồ án tốt nghiệp đại học hoặc cao

đẳng.- Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm.- Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp Khoa hoặc Trường.- Thực hiện đầy đủ các qui định về chuyên môn và nghiệp vụ qui chế các trường Đại học.- Tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập,…b. Hiểu biết:- Hiểu và vận dụng đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và các

qui định của ngành trong công tác giáo dục và đào tạo đại học, cao đẳng.- Nắm vững kiến thức (cả lý thuyết và thực hành) môn học được phân công. - Nắm được mục tiêu, kế hoạch, chương trình các môn học thuộc chuyên ngành đào tạo;

qui chế giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của trường.- Hiểu biết và có khả năng vận dụng những vấn đề cơ bản của lý luận dạy học ở bậc đại

học để nâng cao chất lượng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.c. Yêu cầu trình độ:- Đã có bằng cử nhân trở lên.- Đã qua thời gian tập sự theo qui định hiện hành.- Phải có ít nhất 2 chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học.+ Chương trình chính trị – triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học.+ Những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc đại học.- Sử dụng được 1 ngoại ngữ chuyên môn ở trình độ B (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng

viên ngoại ngữ).

4. GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP (15.113):a. Chức trách:Là công chức chuyên môn đảm nhiệm công việc giảng dạy lý thuyết và thực hành trong

trường trung học chuyên nghiệp.Nhiệm vụ cụ thể:

- Giảng dạy một môn học (cả lý thuyết và thực hành) trong kế hoạch đào tạo của trường trung học chuyên nghiệp đạt yêu cầu về tính tư tưởng, tính khoa học và tính phương pháp.

- Chuẩn bị giảng dạy và giảng dạy môn học mình phụ trách theo yêu cầu của kế hoạch đào tạo, chương trình và sách giáo khoa qui định.

- Soạn bải giảng, bài hướng dẫn thực hành và các tài liệu khác phục vụ giảng dạy cho môn học.

- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các trang thiết bị, đồ dùng dạy học có liên quan đến môn học, góp phần xây dựng và bổ sung các trang thiết bị và đồ dụng dạy học đó.

- Thực hiện các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo qui định; dự giờ, trao đổi kinh ngiệp giảng dạy và hướng dẫn học tập đối với môn học. Tham dự các sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ khác trong tổ bộ môn.

- Quản lý chất lượng và kỷ luật học tập của các đối tượng học sinh được phân công phụ trách; góp phần giáo dục, xây dựng nhân cách học sinh.

- Tham gia nghiên cứu, thực nghiệm khoa học kỹ thuật và lao động sản xuất trong phạm vi các đề tài có nội dung liên quan đến môn học được phân công. Tham gia giúp đỡ các nhóm sáng tạo khoa học kỹ thuật trong học sinh.

Page 4: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

b. Hiểu biết- Nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Nhà nước và các qui định của ngành về

công tác đào tạo trung học chuyên nghiệp.- Quán triệt mục tiêu đào tạo, kế hoạch đào tạo của ngành học có liên quan.- Có những hiểu biết cơ bản về thực tế sản xuất, lao động của ngành nghề được phân công

giảng dạy.- Có những kiến thức cơ bản về tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học và lý luận dạy học. Biết

chọn hình thức, phương pháp giảng dạy phù hợp với môn học và đối tượng học sinh do mình phụ trách.

- Biết cách tổ chức và quản lý học tập của học sinh đối với môn học được phân công.c. Yêu cầu về trình độ:- Tốt nghiệp đại học về ngành nghề phù hợp với môn học được phân công giảng dạy.- Có chứng chỉ sư phạm bậc 1 theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định (trừ

giáo viên đã tốt nghiệpl đại học sư phạm kỹ thuật).- Có chứng chỉ trình độ A về ngoại ngữ thông dụng (nếu tốt nghiệp nghiệp đại học ở nước

ngoài thì phải có trình độ A của ngoại ngữ khác).

5. NGHIÊN CỨU VIÊN (13.092):a. Chức trách:Là công chức làm công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật tại các Viện, trung tâm nghiên

cứu khoa học, thực hiện các công việc nghiên cứu có độ phức tạp trung bình (đề tài có độ phức tạp trung bình hoặc một phần đề tài lớn có độ phức tạp cao).

Nhiệm vụ cụ thể:- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch nghiên cứu của các đề tài, bao gồm việc

xác định mục tiêu, nội dung, phương hướng, phương pháp, nghiên cứu, tiến độ thực hiện và lập các dự trù về vật tư, tài chính,…

- Trực tiếp nghiên cứu và hướng dẫn kiểm tra các trợ lý nghiên cứu, các thí nghiệm viên thực hiện những nội dung nghiên cứu, thí nghiệm được phân công.

- Xử lý, phân tích, tổng hợp các thông tin, dữ liệu thu được. Tổ chức thử nghiệm (sản xuất thử) các phương án, phương pháp đã đạt được.

- Hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học và kỹ thuật là chính và khi có yêu cầu cũng có thể tham gia tổ chức áp dụng các kết quả nghiên cứu thu được vào thực tiễn.

- Thực hiện đúng các qui chế về quản lý khoa học và kỹ thuật và sử dụng hợp lý các nguồn lực đã được cung cấp cho đề tài.

- Viết báo cáo sơ kết, tổng kết đề tài, biên soạn tài liệu, thông tin nhằm phổ biến áp dụng rộng rãi các kết quả đạt được vào thực tiễn.

- Tham gia hướng dẫn sinh viên đại học thực tập, làm luận án tốt nghiệp (nếu có yêu cầu).b. Hiểu biết:- Nắm được chủ trương, chính sách, phương hướng của Đảng, Nhà nước đối với chuyên

ngành khoa học và kỹ thuật của mình.- Nắm được tình hình và các yêu cầu của thực tiễn đối với chuyên ngành của mình.- Nắm được những thành tựu khoa học kỹ thuật và xu hướng phát triển của ngành khoa

học – kỹ thuật thuộc lĩnh vực nghiên cứu ở trong và ngoài nước.- Nắm vững các phương pháp nghiên cứu, thí nghiệm, kế hoạch hóa khoa học và kỹ thuật,

tổ chức nghiên cứu, xử lý thông tin, đánh giá kết quả nghiên cứu và các chế độ quản lý khoa học và kỹ thuật.

- Nắm được cách thức sử dụng, vận hành, bảo quản thiết bị, vật tư dùng trong nghiên cứu và các qui trình, qui phạm bảo hộ lao động.

- Nắm được cách thể hiện các tài liệu khoa học và kỹ thuật.c. Yêu cầu trình độ:- Tốt nghiệp đại học, đã qua trợ lý nghiên cứu hoặc Tiến sĩ chuyển tiếp sinh.- Biết 1 ngoại ngữ thông dụng trình độ B.

6. KỸ THUẬT VIÊN (13.096):a. Chức trách:

Page 5: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

Là viên chức chuyên môn kỹ thuật chịu tách nhiệm giải quyết các công việc kỹ thuật thông thường trong các đơn vị và tổ chức có diễn ra quá trình kỹ thuật.

Nhiệm vụ cụ thể:- Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật thường xuyên lặp lại (can, vẽ chi tiết hóa thiết kế, thu

thập và xử lý các số liệu, vận hành khai thác thiết bị,…)- Quản lý kỹ thuật trong phạm vi được giao (hướng dẫn, theo dõi, kiêm tra đảm bảo ác

hoạt động sản xuất được tiến hành theo đúng quy trình kỹ thuật – quy trình công nghệ, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức,…).

- Hướng dẫn viên chức cấp thấp hơn triển khai áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thao tác kỹ thuật, tổ chức nơi làm việc,…

- Đề xuất biện pháp cải tiến lao động trong phạm vi tổ chức khoa học lao động.- Phát hiện các bất hợp lý về quá trình công nghệ trong sản xuất và đề xuất các biện pháp

khắc phục những bất hợp lý đó, trong phạm vi được phân công phụ trách.Chịu trách nhiệm trực tiếp về các sự cố kỹ thuật do không chấp hành đúng các quy

trình công nghệ đã ban hành.b. Hiểu biết:- Nắm được các chủ trương phát triển kinh tế – kỹ thuật của ngành.- Nắm vững kiến thức lý thuyết trung cấp về một chuyên ngành kỹ thuật, có trình độ thực

hành thông thạo trong việc giải quyết các nhiệm vụ kỹ thuật thông thường đã nêu trên.- Nắm được các quy trình quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn định mức, kỹ thuật an toàn lao

động đối với người và thiết bị.c. Yêu cầu trình độ:Tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật về một chuyên ngành kỹ thuật. Đã qua tập sự kỹ thuật viên.

7. BÁC SĨ CHÍNH (16.117):a. Chức trách:

Là công chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, chủ trì tổ chức và thực hiện phòng bệnh, chữa bệnh, vệ sinh phòng dịch nhằm bảo vệ tạo ra và nâng cao sức khỏe cho mọi đối tượng phục vụ.

Nhiệm vụ cụ thể:- Lập kế hoạch và thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông và bảo vệ sức khỏe, quản lý

sức khỏe cho đối tượng phục vụ.- Chủ trì, tổ chức và thực hiện chẩn đoán, xử trí các bệnh thường gặp và các trường hợp

cấp cứu thuộc chuyên khoa, cũng như các trường hợp khó do tuyến dưới chuyển đến khi được phân công.

- Quản lý và sự dụng được các máy móc thiết bị dùng cho chẩn đoán, điều trị, thăm dò chức năng,… thuộc lĩnh vực chuyên khao.

- Tham dự các buổi hội chẩn và chuẩn bị đầy đủ mọi thủ tục cho buổi hội chẩn, trao đổi chuyên môn kỹ thuật khi được chỉ định.

- Chịu trách nhiệm về kết quả công tác chuyên môn kỹ thuật của học sinh, sinh viên và các ngạch công chức chuyên môn kỹ thuật dưới quyền trong phạm vi và phân công.

- Tổ chức đúng quy trình nghiệp vụ cho bệnh nhân vào viện, ra viện, chuyển viện hoặc kiểm thảo tử vong.

- Trực tiếp tham gia chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và các bệnh xã hội khi được phân công.

- Chủ trì tham gia nghiên cứu khoa học các đề tài cấp cơ sở và cấp ngành.- Trực tiếp tham gia đào tạo bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho các ngạch công chức

chuyên môn kỹ thuật dưới quyền hoặc học sinh, sinh viên đến thực tập.- Tham gia giám định pháp y khi có yêu cầu.

b. Hiểu biết:- Vận dụng những lý luận cơ bản của y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc vào công

tác phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, bảo vệ sức khỏe nhân dân ở tuyến phụ trách.- Các kiến thức thông thường của chuyên khoa khác liên quan đến chuyên khoa đang làm.- Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung quanh các nhiệm vụ được giao.

Page 6: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Phương hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới.

- Các chế độ và quy tắc chuyên môn của ngành y tế có liên quan.- Những vấn đề cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học.

c. Yêu cầu trình độ:- Là Bác sĩ có thâm niên ở ngạch tối thiểu là 09 năm.- Tốt nghiệp Bác sĩ cấp 1 chuyên khoa, Thạc sĩ, Tiến sĩ.- Có một ngoại ngữ trình độ B (đọc hiểu thông thường sách chuyên môn).- Có đề án sáng tạo hoặc công trình được Hội đồng khoa học thừa nhận đưa vào áp dụng

có hiệu quả.

8. BÁC SĨ (16.118):1 Chức trách:Là công chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, thực hiện phòng bệnh, chữa bệnh, vệ

sinh phòng dịch nhằm bảo vệ, tạo ra và nâng cao sức khỏe cho các đối tượng phục vụ (tùy theo nhu cầu và khả năng có thể ở vị trí độc lập công tác hoặc dưới sự chỉ đạo của Bác sĩ chính, Bác sĩ cao cấp, đều hoàn thành tốt nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công).

Nhiệm vụ cụ thể:- Thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ sức khỏe và đề xuất các biện pháp quản lý

sức khỏe cho các đối tượng, tham gia vào công tác chỉ đạo tuyến trước và chăm sóc sức khỏe ban đầu khi có yêu cầu.

- Thực hiện đầy đủ các chế độ chức trách chuyên môn của Bộ Y tế đã ban hành, cụ thể:+ Xử trí các trường hợp cấp cứu thông thường, phát hiện kịp thời các bệnh quá khả năng

điều trị để gửi đi điều trị ở tuyến trên hoặc theo từng lĩnh vực chuyên khoa.+ Khám, chẩn đoán, điều trị nội, ngoại trú các bệnh thông thường cho bệnh nhân.+ Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho bệnh nhân vào viện, ra viện, chuyển viện, hội

chẩn, ngừng điều trị hoặc kiểm thảo tử vong.+ Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các công chức dưới quyền thực hiện đúng những y lệnh

nhằm đảm bảo các chính sách, chế độ điều trị đối với người bệnh.- Tham gia nghiên cứu khoa học các đề tài cấp cơ sở, đào tạo bồi dưỡng về kỹ thuật

chuyên môn cho các công chức dưới quyền, học sinh và sinh viên đến thực tập.- Quản lý tốt dụng cụ trang thiết bị và thuốc men thuộc phạm vi phụ trách.2 Hiểu biết:- Kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc vào công tác phòng bệnh, chữa

bệnh thuộc phạm vi phụ trách.- Luật bảo vệ sức khỏe và các luật có liên quan, cũng như các văn bản hướng dẫn chủ

trương chính sách của Nhà nước, của ngành và các cơ quan có liên quan đến nhiệm vụ được giao.- Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung quanh hoạt động của nhiệm vụ được

giao.- Phương pháp nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất cải tiến các biện pháp

quản lý bệnh tật.- Những kiến thức rất cơ bản về pháp y.3 Yêu cầu trình độ:- Tốt nghiệp đại học y, hết thời gian tập sự, đạt tiêu chuẩn trên sẽ được tuyển dụng và bổ

nhiệm vào ngạch Bác sĩ.- Biết một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ B (đọc hiểu được tài liệu chuyên môn).

9. Y SĨ (16.119):a. Chức trách:Là công chức chuyên môn kỹ thuật thuộc hệ khám và chữa bệnh của ngành y tế, thực hiện

phòng bệnh, khám chữa bệnh thông thường, vệ sinh phòng dịch, ở tuyến y tế cơ sở hoặc các bệnh viện huyện.

Nhiệm vụ cụ thể:- Thông tin – Giáo dục – Truyền thông về bảo vệ sức khỏe và tổ chức thực hiện quản lý

sức khỏe cho đối tượng phục vụ thuộc phạm vi đảm nhiệm.

Page 7: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Khám, chẩn đoán, điều trị nội, ngoại trú những bệnh thông thường và phục hồi chức năng.

- Xử trí bước đầu các cấp cứu thông thường, khi cần mời Bác sĩ hội chẩn, xử trí hoặc chuyển lên tuyến trên.

- Thực hiện đầy đủ các chế độ, chuyên trách chuyên môn của Bộ Y tế đã ban hành.- Phụ giúp cho các Bác sĩ tiến hành làm cá thủ thuật chuyên môn.- Hướng dẫn cho y tá, học sinh, sinh viên đến thực tâp về chăm sóc và sơ cứu ban đầu.- Quản lý dụng cụ, thuốc men thuộc phạm vi phụ trách.b. Hiểu biết:- Kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc vào công tác phòng bệnh, chữa

bệnh thuộc phạm vi phụ trách.- Luật bảo vệ sức khỏe và các văn bản có liên quan đến phần việc đang đảm nhiệm.Sơ bộ về kiến thức pháp y.c. Yêu cầu trình độ:Tốt nghiêp y sĩ hết thời gian tập sự, đạt tiêu chuẩn trên sẽ được tuyển dụng và bổ nhiệm vào

ngạch y sĩ.

10. Y tá chính (16.121):a. Chức trách:Là công chức chuyên môn kỹ thuật thuộc hệ chăm sóc phục vụ của ngành y tế, tổ chức

thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo từng lĩnh vực chuyên khoa ở tất cả các cơ sở y tế.Nhiệm vụ cụ thể:- Thực hiện mọi y lệnh của Y – Bác sỹ điều trị bệnh nhân, phân công đông đốc, giám sát

các y tá cùng thực hiện y lệnh về điều trị và chăm sóc phục vụ bệnh nhân.- Thao tác thành thạo những kỹ thuật chuyên môn thông thường của ngành y tá và thực

hành tốt các chuyên môn của chuyên khoa quy định.- Tổ chức được việc tiếp đón những bệnh nhân đến khám và điều trị nội ngoại trú, cũng

như làm các thủ thuật thăm dò chức năng hoặc khám nghiệm cận lâm sàng.- Trực tiếp báo cáo Y – Bác sỹ hoặc mời Y – Bác sỹ đến thăm khám bệnh nhân cấp cứu và

những bệnh nhân nặng.- Chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các phương tiện y – dụng cụ, thuốc men, giấy tờ, hồ sơ bệnh

án, khử khuẩn và tiệt khuẩn các phương tiện y – dụng cụ chuyên môn để phục vụ cho công tác khám bệnh, cấp cứu, điều trị của Y – Bác sỹ đối với bệnh nhân.

- Thực hiện cấp cứu sơ bộ ban đầu và sơ cứu những trường hợp tai nạn như cầm máu, băng bó vết thương, cố định gãy xương…

- Theo dõi những diến biến hàng ngày của mọi bệnh nhân, đặc biệt chú trọng đến các trường hợp nặng và các trường hợp cấp cứu, để kịp thời phát hiện những dấu hiệu tiến triển xấu, báo cáo với Y – Bác sỹ để xử trí kịp thời.

- Thông báo và chuẩn bị cho các bệnh nhân có chỉ định đi khám cận lâm sàng, trực tiếp hoặc cùng với y tá lấy bệnh phẩm để xét nghiệm tại giường bệnh của những bệnh nhân có chỉ định của Y – Bác sỹ.

- Chăm sóc phục vụ các bệnh nhân nặng hoặc hấp hối, khi bệnh nhân tử vong thực hiện đúng các thủ tục theo y lệnh của Y – Bác sỹ điều trị và kịp thời báo cáo cho khoa Giải phẫu bệnh cử người đến chuyển tử thi về khu nhà đại thể.

- Dự trù đầy đủ những dụng cụ chuyên môn và không chuyên môn những phương tiện thuốc men để điều trị và cấp cứu.

- Thực hiện vệ sinh trật tự ngăn nắp ở các buồng bệnh và nơi làm việc. Kiểm tra thường xuyên về mặt vệ sinh trật tự tại các khu vực được phân công.

b. Hiểu biết:- Nắm vững và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc và phục vụ bệnh nhân, các quy trình kỹ

thuật sơ cứu.- Đặc tính và tương kỵ của một số thuốc cấp cứu và thuốc thông thường.- Các quy chế, nhiệm vụ chức năng của công chức ngành y tế.- Các chế độ và chính sách của Nhà nước và của ngành đối với các đối tượng phục vụ.

c. Yêu cầu trình độ:

Page 8: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

Tốt nghiệp y tá tại các trường trung học kỹ thuật y tế hết thời gian tập sự, đạt tiêu chuẩn trên sẽ được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch y tá chính.

11. Hộ sinh trung cấp (16.297):a. Chức trách:

Hộ sinh trung cấp là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thông thường thuộc chuyên khoa phụ sản và sơ sinh tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.

Nhiệm vụ cụ thể:- Tiếp đón, hướng dẫn sản phụ, người bệnh đến khám bệnh, điều trị.- Chuẩn bị đủ, đúng và kịp thời các phương tiện, dụng cụ, thuốc, hồ sơ bệnh án phục vụ

cho công tác khám bệnh, cấp cứu và điều trị.- Thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật thông thường về sản phụ khoa và chăm sóc sơ sinh, kế

hoạch hóa gia đình. Tư vấn và thực hiện các kỹ thuật thông thường về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, người cao tuổi, nam giới, phòng nhiễm khuẩn đường sinh sản và nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; tư vấn phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho thai phụ.

- Lập kế hoạch quản lý thai nghén, chăm sóc toàn diện sản phụ, sơ sinh, người bệnh và tổ chức thực hiện kế hoạch theo sự phân công.

- Theo dõi, ghi chép diễn biến hàng ngày của sản phụ, sơ sinh, người bệnh, đặc biệt là những trường hợp nặng, những trường hợp cấp cứu; phát hiện và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ hoặc hộ sinh phụ trách xử trí.

- Sử dụng, bảo quản, vệ sinh phương tiện máy móc, trang thiết bị được phân công; phát hiện những hỏng hóc và đề xuất phương án xử lý kịp thời. Chịu trách nhiệm cá nhân về số thuốc và tài sản được phân công quản lý.

- Thực hiện tư vấn giáo dục sức khoẻ, đôn đốc, nhắc nhở người bệnh, người nhà người bệnh giữ gìn trật tự, vệ sinh môi trường.

- Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu thuộc chuyên khoa.- Tham gia hướng dẫn thực hành kỹ thuật chuyên khoa hộ sinh thông thường cho học viên

và viên chức hộ sinh sơ cấp.- Thực hiện các quy định khác của pháp luật liên quan đến lĩnh vực chuyên khoa hộ sinh.

b. Hiểu biết:- Nắm vững và thực hành thành thạo kỹ thuật thăm khám thai, quản lý thai nghén, đỡ đẻ

thường và kỹ thuật chăm sóc sản phụ, sơ sinh, người bệnh.- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và đúng quy chế.- Tư vấn cho đối tượng phục vụ lựa chọn biện pháp thực hiện kế hoạch hóa gia đình thích

hợp.- Thực hiện được chức trách, nhiệm vụ của viên chức y tế trong lĩnh vực hộ sinh ở ngạch

trung cấp và ngạch sơ cấp.c. Yêu cầu trình độ:

- Tốt nghiệp trung cấp hộ sinh.- Biết một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ A trong hoạt động chuyên môn.- Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị, phần mềm tin học ứng dụng phục

vụ công tác chuyên môn.

12. Dược sĩ (16.134):a. Chức trách:Là công chức chuyên môn kỹ thuật thuộc hệ Dược của ngành y tế, thực hiện các kỹ thuật

chuyên môn như bào chế, sinh hóa, kiểm nghiệm, điều tra sưu tầm và nghiên cứu dược liệu.Nhiệm vụ cụ thể:- Bào chế các thuốc thông thường và pha chế theo đơn.- Trực tiếp hoặc giúp DS chính pha chế thuốc độc A, B, dung dịch tiêm truyền hoặc có

tương kỵ.- Pha chế thuốc thử, thuốc nhuộm thông thường phục vụ cho cận lâm sàng và lâm sàng.- Kiểm nghiệm các thuốc đã pha chế tại đơn vị hoặc theo sự phân công của công chức phụ

trách, lấy mẫu kiểm tra và trực tiếp tiến hành kiểm nghiệm các tiêu bản theo đúng quy định và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm của mình.

Page 9: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Tham gia công tác điều tra dược liệu và hướng dẫn kỹ thuật làm tiêu bản mẫu cây thuốc, thống kê phân loại cây thuốc đã sưu tầm, lập bản đồ phân bố cây thuốc để có kế hoạch khai thác và bảo vệ dược liệu sẵn có ở địa phương, chế biến và hướng dẫn chế biến dược liệu cho cấp dưới.

- Chịu trách nhiệm bảo quản, phân phối, cung ứng, thông báo và hướng dẫn sử dụng thuốc.

- Thực hiện quy trình kỹ thuật, tiến hành sản xuất một số thuốc phục vụ cho phòng bệnh, chữa bệnh tại các khoa Dược của các bệnh viện.

- Sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị, chịu trách nhiệm bảo quản các máy móc thiết bị và nguyên liệu để làm thuốc.

- Dự trù các hóa chất, nguyên liệu, dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ cho pha chế, kiểm nghiệm dược phẩm, xét nghiệm sinh hóa cũng như sản xuất thuốc.

- Tham gia nghiên cứu khoa học các đề tài cấp cơ sở, đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật chuyên môn cho các ngạch công chức dưới quyền cũng như học sinh và sinh viên đến thực tập.

- Chịu trách nhiệm quản lý vệ sinh, an toàn lao động trong phạm vi phụ trách.b. Hiểu biết:

- Những quy trình quy phạm và các quy chế, chế độ chuyên môn trong pha chế sản xuất thuốc.

- Các văn bản hướng dẫn, những chủ trương chính sách của Nhà nước của ngành và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực Dược.

- Các nguyên tắc, chế độ về Dược và kỹ thuật bảo quản thuốc trong danh mục thuốc quốc gia nói chung và trong danh mục thuốc thiết yếu nói riêng.

- Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung quanh hoạt động của nhiệm vụ được giao.

- Phương pháp nghiên cứu tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp cải tiến quản lý dược.

- Những kiến thức cơ bản về kinh tế.c. Yêu cầu trình độ:

- Tốt nghiệp Đại học Dược hết thời gian tập sự, đạt tiêu chuẩn trên sẽ được tuyền dụng và bổ nhiệm vào ngạch Dược sĩ.

- Biết một ngoại ngữ ở trình độ A (đọc, hiểu sách chuyên môn).

13. Dược sĩ trung cấp (16.135):a. Chức trách:Là công chức chuyên môn kỹ thuật thuộc hệ Dược của ngành y tế, thực hiện bào chế,

kiểm nghiệm, sinh hóa hoặc dược liệu theo sự hướng dẫn của ngạch công chức cấp trên thuộc hệ Dược tại các khoa Dược của các bệnh viện hoặc tại các cơ sở Dược từ tuyến Huyện, Tỉnh.

Nhiệm vụ cụ thể:- Tiến hành pha chế một số thuốc thông thường và theo đơn.- Phụ giúp cho Dược sĩ, dược sĩ chính và dược sĩ cao cấp pha chế thuốc độc A, B, dung

dịch tiêm truyền, thuốc có tương kỵ và các dạng thuốc phức tạp.- Giúp cho Dược sĩ và dược sĩ chính pha chế các thuốc thử, thuốc nhuộm thông thường

phục vụ cho cận lâm sàng và lâm sàng, các dung dịch chuẩn độ, dung dịch mâu theo tiêu chuẩn quy định.

- Tham gia kiểm nghiệm thuốc, xét nghiệm sinh hóa, điều tra chế biến dược liệu dưới sự hướng dẫn của dược sĩ.

- Dự trù cấp phát và bảo quản thuốc, dụng cụ y tế trong phạm vi phụ trách.- Thực hiện đúng các quy chế về dược đã ban hành.- Sử dụng được các máy móc thiết bị phục vụ cho kỹ thuật chuyên môn về dược.- Hướng dẫn cho dược tá, kỹ thuật viên dược về chuyên môn kỹ thuật thuộc chuyên ngành.- Chịu trách nhiệm quản lý sổ sách, báo cáo thống kê các số liệu về kỹ thuật đã thực hiện,

cũng như vệ sinh và an toàn lao động trong phạm vi phụ trách.b. Hiểu biết:

- Những quy trình, quy phạm và các quy chế, chế độ chuyên môn về dược.- Những kiến thức và thực hành cơ bản về dược.- Những chủ trương, chính sách của Nhà nước, của ngành và các cơ quan có liên quan đến

lĩnh vực được giao.

Page 10: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Đọc và viết được tên thuốc, tên hóa chất, dụng cụ y tế và tên cây thuốc bằng tiếng La tinh.

c. Yêu cầu trình độ:Tốt nghiệp dược sĩ trung học hết thời gian tập sự, đạt các tiêu chuẩn trên sẽ tuyển dụng và

bổ nhiệm ngạch dược sĩ trung cấp.

14. Điều dưỡng cao đẳng (16a.200):a. Chức trách:

Là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại các cơ sở y tế.

Nhiệm vụ cụ thể:- Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh toàn diện và trực tiếp thực hiện kế hoạch chăm sóc

người bệnh toàn diện theo đúng quy chế chuyên môn.- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và thực hiện một số kỹ thuật điều dưỡng phức

tạp của chuyên khoa theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách.- Theo dõi, đánh giá toàn trạng và ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh,

đặc biệt chú trọng đến người bệnh nặng và các trường hợp cấp cứu để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc; phát hiện và báo cáo kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh để bác sĩ điều trị xử lý.

- Thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn- Tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, vào viện, ra viện, chuyển khoa, chuyển viện, đi

khám cận lâm sàng; thực hiện đúng các quy định khi người bệnh tử vong theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách.

- Dự trù và chuẩn bị đủ, đúng, kịp thời các trang thiết bị dụng cụ y tế, thuốc, hồ sơ bệnh án cho công tác cấp cứu, khám, điều trị và chăm sóc người bệnh.

- Vận hành, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện máy móc, trang thiết bị được phân công; phát hiện những hỏng hóc và đề xuất phương án xử lý kịp thời.

- Chịu trách nhiệm cá nhân về số thuốc và tài sản phân công quản lý.- Thực hiện tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng;

đôn đốc, nhắc nhở người bệnh, gia đình người bệnh giữ gìn trật tự, vệ sinh.- Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu (chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ

em, kế hoạch hoá gia đình, tiêm chủng...) và vệ sinh phòng chống dịch bệnh.- Hướng dẫn thực hành kỹ thuật điều dưỡng cho điều dưỡng ở ngạch thấp hơn và tham gia

nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh.- Thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy trình kỹ thuật của

ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng.b. Hiểu biết:

- Các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa và các quy trình chăm sóc người bệnh.

- Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ ban đầu và vệ sinh, phòng chống dịch bệnh.- Quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số máy móc và trang thiết bị cơ bản thuộc

chuyên khoa.- Quy chế sử dụng thuốc hợp lý an toàn.- Chức trách, nhiệm vụ của viên chức y tế trong lĩnh vực điều dưỡng.- Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các chế độ chính sách Nhà nước và của ngành y tế đối

với các đối tượng phục vụ.c. Yêu cầu trình độ:

- Tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng.- Sử dụng được một ngoại ngữ trình độ A; trường hợp công tác tại vùng có người dân tộc

thiểu số nếu sử dụng được một thứ tiếng dân tộc trong hoạt động chuyên môn thì được thay thế ngoại ngữ trình độ A.

- Có trình độ cơ bản về tin học.

15. Điều dưỡng trung cấp (16b.121):a. Chức trách:

Là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, trực tiếp thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản tại các cơ sở y tế.

Page 11: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

Nhiệm vụ cụ thể:- Trực tiếp thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh theo đúng quy chế chuyên môn

và quy định của cơ sở y tế.- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản theo từng lĩnh vực chuyên khoa và phụ giúp

điều dưỡng ở ngạch cao hơn thực hiện các kỹ thuật phức tạp theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách.

- Theo dõi, ghi chép diễn biến hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là những người bệnh nặng và các truờng hợp cấp cứu; phát hiện và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị và điều dưỡng phụ trách để xử trí.

- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn.- Tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, vào viện, ra viện, chuyển khoa, chuyển viện, đi

khám cận lâm sàng; thực hiện đúng các quy định khi người bệnh tử vong theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách.

- Chuẩn bị đủ, đúng và kịp thời các phương tiện, dụng cụ, thuốc, hồ sơ bệnh án phục vụ cho công tác khám bệnh, cấp cứu và điều trị người bệnh.

- Bảo quản thuốc và tài sản (dụng cụ y tế, máy móc, trang thiết bị...) được phân công quản lý; phát hiện kịp thời các hỏng hóc để đề nghị sửa chữa. Chịu trách nhiệm cá nhân về số thuốc và tài sản được phân công quản lý.

- Thực hiện giáo dục sức khoẻ, đôn đốc, nhắc nhở người bệnh, người nhà người bệnh giữ gìn vệ sinh, trật tự.

- Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu (chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình, tiêm chủng...) và vệ sinh phòng chống dịch bệnh.

- Tham gia hướng dẫn thực hành kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho học sinh điều dưỡng và cho viên chức điều dưỡng ở ngạch thấp hơn.

- Thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy trình kỹ thuật của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng.

b. Hiểu biết:- Quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, chăm sóc thông thường và vệ sinh phòng chống

dịch bệnh.- Quy chế sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.- Chức trách, nhiệm vụ của viên chức y tế trong lĩnh vực điều dưỡng.- Chế độ phân cấp chăm sóc và phục vụ người bệnh.- Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các chế độ và chính sách của Nhà nước và của ngành

Y tế đối với các đối tượng phục vụ.c. Yêu cầu trình độ:

Tốt nghiệp trung học điều dưỡng.

16. Kỹ thuật viên y (16.285):a. Chức trách:

Kỹ thuật viên y là viên chức chuyên môn kỹ thuật thành thạo của ngành y tế, tổ chức và thực hiện các kỹ thuật chuyên ngành tại cơ sở y tế.

Nhiệm vụ cụ thể:- Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn, chuẩn bị và giúp đỡ người bệnh khi tiến hành kỹ thuật;- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, thuốc, hoá chất theo yêu cầu của các

kỹ thuật chuyên khoa;- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chuyên môn, ứng dụng những kỹ thuật mới trong hoạt

động chuyên ngành, phụ giúp kỹ thuật viên ở ngạch cao hơn thực hiện các kỹ thuật phức tạp theo y lệnh của thầy thuốc và sự phân công của người phụ trách. Đề xuất những biện pháp thích hợp để bảo đảm chất lượng kỹ thuật chuyên ngành;

- Tổ chức thực hiện, đôn đốc, giám sát, kiểm tra các hoạt động chuyên môn của kỹ thuật viên y ngạch thấp hơn trong khoa, phòng theo nhiệm vụ được phân công;

- Quản lý, sử dụng, bảo quản, định kỳ kiểm kê phát hiện và xử lý lỗi kỹ thuật thường gặp của các trang thiết bị, dụng cụ trong phạm vi được giao;

- Lập kế hoạch dự trù vật tư, trang thiết bị, hoá chất, sinh phẩm, thuốc của khoa;

Page 12: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Quản lý, theo dõi, lưu trữ các tài liệu và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo đúng quy định trong lĩnh vực được giao;

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát chế độ vệ sinh, vô khuẩn và an toàn trong công tác chuyên môn tại khoa, phòng;

- Tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và kỹ thuật viên y ngạch thấp hơn. Thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên khoa;

- Thực hiện các quy định về y đức, quy tắc ứng xử và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Thực hiện việc chỉ đạo tuyến, tham gia phòng chống dịch, giáo dục sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

b. Hiểu biết:- Có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh và kỹ năng

thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành;

- Có phương pháp làm việc khoa học, có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn và đề xuất các giải pháp bảo đảm chất lượng hoạt động chuyên môn;

- Hiểu biết các nguyên lý, nguyên tắc, quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số loại máy móc thuộc chuyên khoa, các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng vật tư, hoá chất, sinh phẩm;

- Có khả năng nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo và học tập vươn lên;- Có đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp.

c. Yêu cầu trình độ:- Tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật y học, nếu tốt nghiệp ngành học khác phải có chứng

chỉ chuyên ngành theo quy định;- Biết một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ B trong hoạt động chuyên môn;- Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị, phần mềm tin học ứng dụng phục

vụ công tác chuyên môn.

17. Kỹ thuật viên cao đẳng y (16.286):a. Chức trách:

Kỹ thuật viên cao đẳng y là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, thực hiện các kỹ thuật cơ bản thuộc chuyên ngành tại cơ sở y tế.

Nhiệm vụ cụ thể:- Tổ chức, đón tiếp, hướng dẫn, chuẩn bị và giúp đỡ người bệnh khi tiến hành kỹ thuật;- Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, thuốc và hoá chất theo yêu cầu của các kỹ thuật

thuộc chuyên khoa;- Thực hiện kỹ thuật cơ bản trong chuyên khoa, phụ giúp kỹ thuật viên ở ngạch cao hơn

thực hiện các kỹ thuật phức tạp theo y lệnh của thầy thuốc và sự phân công của người phụ trách;- Sử dụng, bảo quản trang thiết bị trong phạm vi được phân công, phát hiện và xử lý lỗi kỹ

thuật đơn giản;- Dự trù, lĩnh vật tư, thuốc, hoá chất khi được phân công. Định kỳ kiểm kê, đối chiếu các

thiết bị, dụng cụ trong phạm vi được giao;- Ghi chép, theo dõi, thống kê các hoạt động chuyên môn theo mẫu quy định. Lưu trữ, bảo

quản các tài liệu trong lĩnh vực được giao;- Thực hiện chế độ vệ sinh, tẩy uế, khử trùng dụng cụ, bệnh phẩm. Đảm bảo vô khuẩn và

an toàn trong công tác chuyên môn khoa phòng;- Tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẫn thực hành cho học sinh và kỹ thuật viên

ngạch thấp hơn khi được yêu cầu. Thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên khoa;

- Tham gia kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn của khoa/phòng khi được phân công;- Thực hiện các quy định về y đức, quy tắc ứng xử và các quy định khác của pháp luật có

liên quan;- Tham gia giáo dục sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

b. Hiểu biết:

Page 13: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên môn cần thiết và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết các vấn đề thông thường của chuyên ngành;

- Có khả năng độc lập, thực hiện một số kỹ thuật cơ bản của chuyên ngành và các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu;

- Có khả năng sử dụng được một số trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành;- Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và học tập vươn lên;- Có đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp.

c. Yêu cầu trình độ:- Tốt nghiệp cao đẳng kỹ thuật y học, nếu tốt nghiệp ngành học khác phải có chứng chỉ

chuyên ngành theo quy định;- Biết một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ B trong hoạt động chuyên môn;- Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị, phần mềm tin học ứng dụng phục

vụ công tác chuyên môn.

18. Kỹ thuật viên trung cấp y (16.287):a. Chức trách:

Kỹ thuật viên trung cấp y là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, thực hiện các kỹ thuật thông thường thuộc chuyên ngành tại cơ sở y tế.

Nhiệm vụ cụ thể:- Đón tiếp, hướng dẫn, chuẩn bị và giúp đỡ người bệnh khi tiến hành kỹ thuật;- Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, thuốc và hoá chất theo yêu cầu của các kỹ thuật

thuộc chuyên khoa;- Thực hiện kỹ thuật thông thường trong lĩnh vực chuyên khoa, phụ giúp các kỹ thuật viên

ở ngạch cao hơn thực hiện các kỹ thuật phức tạp theo y lệnh của thầy thuốc và người phụ trách;- Sử dụng, bảo quản trang thiết bị trong phạm vi được phân công, phát hiện và báo cáo kịp

thời những lỗi kỹ thuật của trang thiết bị. Chịu trách nhiệm cá nhân về những phương tiện, tài sản được phân công quản lý;

- Lĩnh vật tư, hoá chất, thuốc theo kế hoạch của khoa, định kỳ kiểm kê, đối chiếu các thiết bị dụng cụ trong lĩnh vực được giao;

- Ghi chép, thống kê các hoạt động chuyên môn theo mẫu quy định. Lưu trữ, bảo quản các tài liệu trong lĩnh vực được giao;

- Thực hiện chế độ vệ sinh, tẩy uế, khử trùng dụng cụ, bệnh phẩm. Đảm bảo qui chế vô khuẩn khoa phòng, chế độ an toàn trong lĩnh vực chuyên môn;

- Tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẫn thực hành cho học sinh, kỹ thuật viên y ngạch thấp hơn khi được yêu cầu;

- Thực hiện các quy định về y đức, quy tắc ứng xửvà các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Tham gia giáo dục sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng;b. Hiểu biết:

- Có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản theo chuyên ngành;- Có khả năng độc lập, chủ động thực hiện một số quy trình kỹ thuật thông thường và các

chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu liên quan tới chuyên ngành;- Có khả năng sử dụng được một số trang thiết bị kỹ thuật của chuyên ngành;- Có khả năng học tập vươn lên;- Có đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp.

c. Yêu cầu trình độ:- Tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật y học;- Biết một ngoại ngữ thông dụng ở trình độ A trong hoạt động chuyên môn;- Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị, phần mềm tin học ứng dụng phục

vụ công tác chuyên môn.

19. Kỹ thuật viên chính dược (16.137):a. Chức trách:

Là công chức chuyên môn kỹ thuật thuộc hệ Dược của ngành y tế thực hiện kiểm nghiệm, xét nghiệm sinh hóa, bào chế dược phẩm hoặc dược liệu theo sự hướng dẫn của ngạch công chức cấp trên thuộc hệ dược.

Page 14: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

Nhiệm vụ cơ thể:- Tiến hành các kỹ thuật thông thường, thực hiện một số kỹ thuật khó thuộc từng lĩnh vực

chuyên khoa dưới sự hướng dẫn của các ngạch công chức cấp trên thuộc hệ Dược.- Chuẩn bị các phương tiện dụng cụ và trực tiếp phụ giúp cho các ngạch công chức cấp

trên tiến hành pha chế thuốc độc A, B, dung dịch tiêm truyền và các thuốc có tương kỵ.- Giúp cho các ngạch công chức cấp trên thuộc hệ Dược, tiến hành pha chế các thuốc thử,

thuốc nhuộm thông thường, phục vụ cho cận lâm sàng và lâm sàng, các dung dịch chuẩn độ, dung dịch mẫu theo tiêu chuẩn qui định.

- Tham gia kiểm nghiệm thuốc, xét nghiệm sinh hóa, điều tra chế biến được dược liệu, dưới sự hướng dẫn của các ngạch công chức cấp trên.

- Dự trù cấp phát và bảo quản thuốc, dụng cụ y tế trong phạm vi phụ trách.- Cùng với các kỹ thuật viên dược, trực tiếp tham gia đóng gói các thành phẩm và ghi nhãn

đúng qui định của ngành y tế.- Hướng dẫn cho dược tá, kỹ thuật viên dược về chuyên môn kỹ thuật thuộc chuyên ngành.- Sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị phục vụ kỹ thuật chuyên môn về dược.- Trực tiếp phụ giúp các ngạch công chức cấp trên thuộc hệ dược tiến hành các thực

nghiệm trog nghiên cứu khoa học.- Chịu trách nhiệm quản lý sổ sách, báo cáo thống kê các số liệu về kỹ thuật đã thực hiện,

cũng như vệ sinh và an toàn lao động trong phạm vi phụ trách.b. Hiểu biết:

- Nắm vững và thực hành tốt các qui trình, qui phạm thao tác các kỹ thuật thông thường.- Những kiến thức và thực hành cơ bản về Dược.- Những chủ trương chính sách của Nhà nước, của ngành và các cơ quan có liên quan đến

nhiệm vụ được giao.- Đọc và viết được tên thuốc, tên hóa chất, dụng cụ y tế và tên cây thuốc bằng tiếng La

tinh.c. Yêu cầu trình độ:Tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật Dược, hết thời gian tập sự, đạt tiêu chẩun trên thì được

tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch kỹ thuật viên chính dược.

20. Kỹ thuật viên dược (16.138):a. Chức trách:

Là công chức chuyên môn kỹ thuật thuộc hệ Dược của ngành y tế, phụ giúp cho các ngạch công chức cấp trên để thực hiện các kỹ thuật kiểm nghiệm, xét nghiệm sinh hóa, bào chế dược phẩm hoặc dược liệu, ở tất cả các sơ sở dược mà đặc biệt là ở tuyến Huyện, Tỉnh.

Nhiệm vụ cụ thể:- Tiến hành các kỹ thuật thông thường về Dược theo từng lĩnh vực chuyên khoa dưới sự

hướng dẫn của các ngạch công chức cấp trên.- Chuẩn bị các dụng cụ phương tiện, hóa chất và nguyên liệu, để cho các ngạch công chức

cấp trên thuộc hệ Dược tiến hành các kỹ thuật chuyên môn theo từng lĩnh vực chuyên khoa.- Trực tiếp pha chế một số thuốc dùng ngoài và thuốc uống dưới sự hướng dẫn của các

ngạch công chức cấp trên về Dược.- Dự trù, lĩnh và bảo quản các tài sản thông dụng (không chuyên môn) của đơn vị, nếu

được phân công.- Phụ giúp các ngạch công chức cấp trên trong việc quản lý sổ sách chuyên môn, theo dõi

ghi chép và lưu giữ các kết quả về chuyên môn kỹ thuật đã thực hiện,- Cùng với nhân viên y tế trực tiếp khử trùng và tiệt trùng các chai lọ và bao bì để đóng gói

các thành phẩm.- Trực tiếp đóng gói các thành phẩm và ghi nhãn đúng quy định của ngành y tế.- Chuẩn bị và giúp cho các ngạch công chức cấp trên thuộc hệ Dược làm các thực nghiệm

trong nghiên cứu khoa học.- Chịu trách nhiệm trật tự, vệ sinh và an toàn lao động nơi làm việc thuộc phạm vi phụ

trách.b. Hiểu biết:

Page 15: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Quy chế sử dụng, quản lý các dụng cụ, hóa chất xét nghiệm, cũng như tài sản hiện có của đơn vị.

- Các nguyên lý kỹ thuật thông thường áp dụng theo từng lĩnh vực chuyên khoa về Dược.- Viết và đọc được các tên thuốc, hóa chất bằng tiếng La tinh.

c. Yêu cầu trình độ:- Tốt nghiệp sơ cấp kỹ thuật Dược, hết thời gian tập sự, đạt tiêu chuẩn trên thì được tuyển

dụng và bổ nhiệm vào ngạch KTV Dược.

A. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức ngành hành chính (theo Quyết định số 414/TCCP-VC ngày 29/05/1993 của Ban Tổ chức cán bộ Chính Phủ nay là Bộ Nội vụ)

21. Chuyên viên chính (01.002):a. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước, quản lý sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (Vụ, Cục) lãnh đạo cấp tỉnh (Sở, UBND), chỉ đạo quản lý một lĩnh vực nghiệp vụ.

Nhiệm vụ cụ thể:- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quản

lý một lĩnh vực nghiệp vụ của toàn ngành, hoặc nhiều lĩnh vực ở cấp tỉnh (Sở) gồm các việc:+ Xây dựng các phương án kinh tế – xã hội, các đề án quyết định phương hướng quản lý

một lĩnh vực hoặc những vấn đề nghiệp vụ cho toàn ngành, toàn tỉnh, theo đường lối chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước.

+ Nghiên cứu, xây dựn các quy chế, luật lệ, thể lệ nghiệp vụ quản lý của lĩnh vực nhằm đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo quản lý có hiệu lực và hiệu quả theo hướng dẫn của tổ chức quản lý nghiệp vụ cao hơn.

(Khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể, có giới hạn rõ, mức độ phức tạp công việc cao).

- Tổ chức được việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra nghiệp vụ và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, uốn nắn những lệch lạc nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của ngành, tỉnh.

- Tổ chức được sự phối hợp và xây dựng nguyên tắc phối hợp công tác quản lý nghiệp vụ của lĩnh vực quản lý trong ngành (cho từng cấp) và với các ngành liên quan nhằm thực hiện sự đồng bộ trong quản lý.

- Tổ chức được việc chỉ đạo xây dựng nề nếp quản lý nghiệp vụ thống nhất (thông tin quản lý – thống kê số liệu, hồ sơ lưu trữ, nề nếp báo cáo thường kỳ, báo cáo nhanh, những thủ tục hành chính nghiệp vụ theo yêu cầu lãnh đạo.

- Tổ chức tập hợp tình hình, tiến hành phân tích, tổng kết, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm, đề xuất phương án sửa đổi cơ cấu quản lý, tổng hợp báo cáo lên cấp trên.

- Chủ trì hoặc thamgia nghiên cứu những đề tài về quản lý nghiệp vụ có liên quan đến chức năng quản lý nhằm cải tiến nội dung và phương pháp quản lý.

- Tham gia biên soạn (từng phần hoặc chuyên đề) các tài liệu giảng dạy, hướng dẫn nghiệp vụ, đồng thời tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm cho viên chức nghiệp vụ cấp dưới trong ngành bằng mọi hình thức.

- Nắm được đường lối, chính sách chung. Nắm vững các phương hướng, chủ trương, chính sách của hệ thống quản lý nghiệp vụ đó và các lĩnh vực liên quan.

- Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật thuộc lĩnh vực quản lý và liên quan.

- Nắm chắc mục tiêu, đối tượng quản lý, nắm sâu các hệ thống nguyên tắc, cơ chế quản lý nghiệp vụ lĩnh vực đó và biết những hệ thống quản lý liên quan.

- Thành thạo việc xây dựng, phương án, đề án quản lý nghiệp vụ và thủ tục hành chính Nhà nước.

+ Nắm được tâm sinh lý của khoa học quản lý trong tổ chức lãnh đạo khoa học và tổ chức thông tin quản lý.

+ Am hiểu tình hình và xu thế phát triển lĩnh vực nghiệp vụ đó trong nước và thế giới.+ Có năng lực nghiên cứu khoa học.

Page 16: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

+ Có trình độ tổng hợp nhanh nhạy, thông thạo việc tổ chức chỉ đạo, triển khai nghiệp vụ, tổ chức công tác kiểm tra, tổ chức phối hợp và thu hút c ác cộng tác viên liên quan trong triển khai nghiệp vụ.

b. Yêu cầu trình độ:- Có trình độ Đại học và tốt nghiệp Học viện hành chính quốc gia ngạch Chuyên viên

chính.- Nếu là chuyên viên thì phải qua 01 khóa theo chương trình của Học viện hành chính

quốc gia và có thời gian tối thiểu ở ngạch là 9 năm.- Có 01 ngoại ngữ trình độ B (đọc, nói thông thường).- Có những đề án, công trình có sáng tạo trong quản lý (được Hội đồng khoa học cấp tỉnh

hoặc Bộ thừa nhận đưa vào áp dụng có hiệu quả).

22. CHUYÊN VIÊN (01.003):a. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và Quản lý sự nghiệp giúp lãnh đạo các đơn vị cấu thành (phòng, ban) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ.

Nhiệm vụ cụ thể:- Xây dựng và đề xuất những phương án cơ chế quản lý một phần hoặc một lĩnh vực

nghiệp vụ trên cơ sở những cơ chế đã có của cấp trên nhằm thể hiện sát với cơ sở gồm các việc:+ Xây dựng các phương án kinh tế – xã hội, các kế hoạch, các qui định cụ thể để triển khai

công việc quản lý.+ Xây dựng các cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dụng quản lý theo qui định

hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên phù hợp với tình hình thực tế.(Khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể phải ghi các nội dung trên cụ thể, có giới hạn rõ, có độ

phức tạp trung bình theo vị trí công tác được xác định).- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dọi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp điều

chỉnh để các quyết định trên được thực hiện nghiêm túc và đạt hiệu quả cao.- Tổ chức xây dựng nề nếp quản lý (phương pháp thu thập thông tin thống kê, chế độ và

phương pháp kiểm tra hồ sơ quản lý, lưu trữ tư liệu, số liệu) nhằm đảm bảo vệc quản lý chặt chẽ chính xác, đúng nguyên tác quản lý thống nhất nghiệp vụ của ngành.

- Chủ động tổ chức, phối hợp với viên chức, đơn vị liên quan và hướng dẫn giúp đỡ cho các viên chức nghiệp vụ cấp dưới trong việc triển khai công việc, tham gia đúng trách nhiệm với công việc liên đới.

- Tổ chức việc tập hợp tình hình quản lý, tiến hành phân tích tổng hợp, đánh giá hiệu quả và báo cáo nghiệp vụ lên cấp trên. Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức quản lý nghiệp vụ cấp cao hợn trogn cùng hệ thống quản lý nghiệp vụ.

b. Hiểu biết:- Nắm được đường lối, chính sách chung, nắm chắc phương hướng chủ trương, chính sách

của ngành, của đơn vị về lĩnh vực nghiệp vụ của mình.- Nắm được các kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực đó.- Nắm các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của

nghiệp vụ thuộc phạm vị mình phụ trách.- Biết xây dựng các phương án, kế hoạch, các thể loại quyết định cụ thể và thông hiểu thủ

tục hành chính nghiệp vụ của ngành quản lý, viết văn bản tốt.- Nắm được những vấn đề cơ bản về tâm sinh lý lao động khoa học quản lý, tổ chức lao

động khoa học quản lý, tổ chức lao động khoa học, thông tin quản lý.- Am hiểu thực tiễn sản xuất, xã hội và đời sống xung quanh các hoạt động quản lý đối

với lĩnh vực đó.- Biết phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất cải tiết nghiệp vụ quản lý. Nắm được

xu thế phát triển nghiệp vụ trong nứơc và thế giới.- Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, phương pháp kiểm tra và có khả năng tập hợp tổ chức

phối hợp tốt với các yếu tố liên quan để triển khai công việc có hiệu quả, có trình độ độc lập tổ chức làm việc.

c. Yêu cầu trình độ:- Tốt nghiệp học viện hành chính quốc gia ngạch chuyên viên.

Page 17: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Nếu là đại học chuyên môn nghiệp vụ hoặc tương đương (đã qua thời gian tập sự) trải qua một lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hành chính theo nội dung chương trình của Học viện hành chính quốc gia).

- Biết 1 ngoại ngữ trình độ B.- Tin học văn phòng.

23. CÁN SỰ (01.004):a. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ giúp lãnh đạo các bộ phận cấu thành của bộ máy (phòng, ban trong hệ thống quản lý Nhà nước và sự nghiệp) để triển khai hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc việc thi hành các chế độ, điều lệ về quản lý nghiệp vụ.

Nhiệm vụ cụ thể:Được giao đảm nhiệm quản lý, theo dõi một phần công việc của lĩnh vực quản lý nghiệp vụ

gồm các việc:- Xây dựng và triển khai các kế hoạch, phương án nghiệp vụ trên cơ sở các qui chế, thể lệ,

thủ tục quản lý đã có của ngành cho sát với cơ sở.- Hướng dẫn, đôn đốc theo dõi quá trình thực hiện các công việc được phân công; phân

tích, đánh giá hiệu quả và báo cáo kịp thời theo yêu cầu và mục tiêu của quản lý. Phát hiện và đề xuất với lãnh đạo để uốn nắn những lệch lạc trong quá trình thi hành của các đối tượng quản lý, nhằm đảm bảo cho các chế độ, chính sách, quyết định quản lý được thi hành nghiêm túc, chặt chẽ và có hiệu lực.

- Xây dựng được nề nếp quản lý hồ sơ tài liệu, tổ chức được việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác đúng yêu cầu của nghiệp vụ.

- Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của công chức nghiệp vụ cấp trên.b. Hiểu biết:

- Nắm được các nguyên tắc, chế độ, thể lệ, thủ tục và các hướng dẫn nghiệp vụ mục tiêu quản lý của ngành, chủ trương của lãnh đạo trực tiếp.

- Nắm chắc các nguyên tắc, thủ tục hành chính nghiệp vụ của hệ thống bộ máy Nhà nước.- Hiểu rõ hoạt động của các đối tượng quản lý và tác động nghiệp vụ của quản lý đối với

tình hình thực tiễn của xã hội.- Viết được các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và biết cách tổ chức triển khai đúng nguyên

tắc.- Hiểu rõ các mối quan hệ và hợp đồng phải có với các viên chức và đơn vị liên quan

trong công việc quản lý của mình.- Biết sử dụng các phương tiện thông tin và thống kê tính toán.

c. Yêu cầu trình độ:- Trung cấp hành chính.- Nếu là trung cấp nghiệp vụ hoặc kỹ thuật có liên quan thì phải qua một lớp bồi dưỡng về

nghiệp vụ quản lý hành chính.- Biết 1 ngoại ngữ trình độ A.

24. NHÂN VIÊN ĐÁNH MÁY CHỮ (01.006):a. Chức trách:

Là công chức thừa hành kỹ thuật, chuyên trách đánh máy, sao in các loại văn bản.Nhiệm vụ cụ thể:- Đánh máy các văn bản từ mức độ đơn giản đến mức độ trung bình, bảo đảm chính xác;

kỹ thuật đạt tốc độ từ 100 đến 150 đập/phút, bằng phương pháp 10 ngón; sai phạm không quá 02 lỗi trong 01 trang, mỹ thuật trình bày đạt yêu cầu: rõ, đúng quy cách của các loại giấy,...

- Sao in, sao chụp các văn bản, tài liệu.- Bảo quản tốt máy chữ máy sao in do mình sử dụng. Thực hiện nghiêm quy trình bảo

dưỡng máy và sửa chữa được những hỏng hóc giản đơn.- Thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận, bàn giao các văn bản trước và sau khi đánh

máy cho người có trách nhiệm.- Giữ bí mật nội dung các tài liệu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, nội quy về bảo

mật đối với người đánh máy chữ.

Page 18: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Bảo quản, bảo vệ an toàn tài liệu đánh máy; in ấn và tài sản máy móc khi được giao quản lý.

b. Hiểu biết:- Hiểu được hệ thống tổ chức của cơ quan.- Nắm được nội quy, quy định về bảo mật công văn giấy tờ của cơ quan.- Biết sửa chữa hỏng hóc thông thường các máy chữ, máy sao in.- Nắm được ngữ pháp, quy tắc chính tả tiếng Việt.- Có khả năng đánh máy văn bản bằng 01 ngoại ngữ thông dụng ở tốc độ còn chậm.- Nắm được thể thức, văn bản hành chính Nhà nước.

c. Yêu cầu trình độ:- Tốt nghiệp phổ thông trung học.- Có chứng chỉ đạt trình độ đánh máy chữ của khóa học 3 tháng.- Biết ngoại ngữ ở trình độ A.

25. NHÂN VIÊN VĂN THƯ (01.008):a. Chức trách:

Là công chức thừa hành nghiệp vụ văn thư của cơ quan, thực hiện công việc sắp xếp, phân phối, chuyển giao và quản lý các văn bản đi, đến của cơ quan.

Nhiệm vụ cụ thể:- Tiếp nhận, đăng ký, chuyển giao văn bản đi, đến theo quy định của cơ quan.- Tiếp nhận các bản thảo để trình duyệt, các bản đánh máy,… để trình lãnh đạo ký (theo

yêu cầu của thủ trưởng cơ quan).- Đăng ký văn bản, làm thủ tục chuẩn bị gửi văn bản và theo dõi quá trình luân chuyển

văn bản theo địa chỉ.- Viết các giấy tờ theo biểu mẫu,… để trình ký cấp cho các công chức trong cơ quan.- Chuyển giao văn bản, tài liệu, điện tín.- Kiểm tra thể thức văn bản và báo cáo lại lãnh đạo trực tiếp về các văn bản sai thể thức.- Quản lý và đóng dấu các văn bản đúng quy chế.- Sắp cếp công văn, tài liệu, hồ sơ hợp lý để tra tìm nhanh phục vụ nhu cầu khai thác.- Nộp hồ sơ đã đến hạn nộp lưu vào lưu trữ cơ quan.- Đánh máy, sao in các văn bản tài liệu (ở cơ quan không có nhân viên, kỹ thuật viên đánh

máy chữ chuyên trách).- Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế bảo mật của công tác văn thư trong cơ quan.

b. Hiểu biết:- Nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các đơn vị trực thuộc.- Hiểu các quy chế của cơ quan về công tác văn thư.- Nắm vững các quy chế bảo mật trong cơ quan có liên quan đến công tác văn thư.- Nắm vững thể lệ gửi, nhận công văn, điện tín theo địa chỉ.- Biết đánh máy chữ và sử dụng các phương tiện sao in tài liệu.- Giao tiếp lịch sự, văn minh.

c. Yêu cầu trình độ:- Tốt nghiệp phổ thông trung học, chữ viết đẹp, rõ ràng.- Tốt nghiệp lớp bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư 3 tháng trở lên.

26. LƯU TRỮ VIÊN (02.014):a. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ thực hiện các qui trình nghiệp vụ lưu trữ ở các kho lưu trữ từ cấp huyện và tương đương trở lên, theo các văn bản quy định đối với từng loại kho lưu trữ.

Nhiệm vụ cụ thể:- Tham gia tổ chức thực hiện việc sưu tầm, thu thập bổ sung tài liệu có giá trị vào kho lưu

trữ; tiến hành phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị và bảo quản tài liệu trong kho lưu trữ theo quy định.

Page 19: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Tham gia nghiên cứu, xây dựng hệ thống công cụ tra cứu và hướng dẫn phương pháp tra cứu tài liệu lưu trữ; tổ chức và quản lý phòng đọc tài liệu lưu trữ, hướng dẫn độc giả thực hiện quy chế, nội quy phòng đọc và sử dụng các thiết bị phòng đọc.

- Quản lý nghiệp vụ trong phạm vi được giao (theo dõi, giám sát, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện, phát hiện và đề nghị cải tiến, sửa đổi những chỗ bất hợp lý trong quá trình thực hiện các qui trình nghiệp vụ và quy phạm kỹ thuật).

- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho các ngạch công chức cấp dưới.- Thực hiện các công việc theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của lưu trữ viên chính và lưu trữ viên

cao cấp.b. Hiểu biết:

- Nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác lưu trữ.- Nắm được lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ Việt Nam, các quy trình nghiệp vụ, quy

phạm kỹ thuật, các chế độ, quy định về công tác lưu trữ.- Phải có kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.- Nắm được kiến thức các môn khoa học có liên quan đến yêu cầu phân loại, tổ chức khoa

học tài liệu lưu trữ của chuyên ngành đó.- Biết tổ chức thực hiện các quy trình nghiệp vụ có kết quả.- Nắm được các nguyên tắc, thủ tục hành chính Nhà nước.- Biết sử dụng máy vi tính.

c. Yêu cầu trình độ:- Tốt nghiệp đại học lưu trữ lịch sử hoặc tốt nghiệp đại học khác có liên quan trực tiếp đến

công tác lưu trữ, đã nhập ngạch lưu trữ từ 2 năm và qua đào tạo đại học tại chức lưu trữ.- Tốt nghiệp lớp tin học từ 3 tháng đến 6 tháng.- Biết một ngọai ngữ thông dụng ở trình độ B (đọc hiểu được tài liệu chuyên môn).

27. LƯU TRỮ VIÊN TRUNG CẤP (02.015):a. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ thực hiện các công tác lưu trữ ở các kho lưu trữ.Nhiệm vụ cụ thể:

- Thu thập tài liệu có giá trị đưa vào kho lưu trữ theo sự hướng dẫn của lưu trữ viên.- Tiến hành phân loại, lập hồ sơ, hệ thống hóa, sắp xếp tài liệu trên cơ sở những văn bản

hướng dẫn nghiệp vụ đã có.- Viết mục lục, thẻ và các loại công cụ tra tìm khác của hồ sơ lưu trữ.- Thực hiện thống kê tài liệu lưu trữ theo qui trình nghiệp vụ và quy phạm kỹ thuật.- Sắp xếp tài liệu theo qui định đối với kho lưu trữ.- Tu bổ, phục chế, sửa chữa tài liệu lưu trữ ở mức đơn giản.- Sao chụp tài liệu lưu trữ.- Thực hiện các công việc theo sự chỉ đạo của lưu trữ viên.

b. Hiểu biết:- Nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về công tác lưu trữ.- Nắm được lý luận cơ bản về công tác lưu trữ.- Thực hiện được các qui trình nghiệp vụ theo quy định của kho lưu trữ hoặc theo sự

hướng dẫn của lưu trữ viên.- Nắm được nguyên tắc bảo vệ kho lưu trữ, quy phạm kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho

tài liệu lưu trữ, máy móc thiết bị và người lao động.- Biết sử dụng máy vi tính.

c. Yêu cầu trình độ:- Tốt nghiệp Trung học Văn thư – Lưu trữ.- Tốt nghiệp lớp ứng dụng máy vi tính vào lưu trữ một tháng trở lên.

B. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức ngành Kế toán (theo Thông tư số 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 của Bộ Nội vụ)

28. KẾ TOÁN VIÊN CHÍNH (06.030):a. Chức trách:

Page 20: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ, làm việc tại các đơn vị kế toán cấp cơ sở thuộc khu vực sản xuất kinh doanh hoặc đơn vị kế toán cấp chủ quản thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, tổ chức thực hiện nhiều phần hành kế toán ở đơn vị có quy mô vừa, hoặc một phần hành kế toán ở đơn vị có quy mô lớn.

Nhiệm vụ cụ thể:- Tính toán, tổng hợp và phân bổ số liệu kế toán phục vụ cho công việc kế toán các phần

hành khác liên quan.- Tổ chức được công việc kế toán thuộc các phần hành mình phụ trách (lập và luân chuyển

chứng từ, mở sổ, cung cấp số liệu, tài liệu, lập báo cáo, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán,..)- Lập báo cáp nghiệp vụ, báo cáo kế toán thuộc các phần hành phụ trách và báo cáo định

kỳ do kế toán trưởng phân công. Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về sự chính xác trung thực của các số liệu báo cáo.

- Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần hành cho phần hành khác liên quan, cho lãnh đạo đơn vị và các bộ phận liên quan.

- Chủ trì lập các dự toán và tham gia xây dựng các định mức kinh tế. Kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu, sử dụng vật tư, tài sản, kinh phí.

- Tổ chức phân tích, đánh giá việc bảo quản sử dụng vật tư, tài sản tiền vốn và kinh phí thuộc phần hành kế toán, đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng các nguồn vuốn và kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả.

- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về nghiệp vụ kế toán cho các kế toán viên cấp dưới thuộc phần hành kế toán, đề xuất biện pháp chấn chỉnh và hoàn thiện tổ chức kế toán thuộc phần hành phụ trách.

b. Hiểu biết:- Nắm chắc các chế độ kế toán ngành, lĩnh vực.- Nắm được hệ thống các chế độ kế toán ngành, lĩnh vực khác.- Nắm chắc tổ chức công việc kế toán của các phần hành kế toán và quy trình tổ chức công

tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán của các loại hình sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp.- Có kiến thức sâu về lý luận và thực tiễn công tác kế toán của ngành, các hình thức và

phương pháp kế toán áp dụng phổ biến trong ngành, lĩnh vực và có khả năng vận dụng vào việc tổ chức công tác kế toán của đơn vị hoặc phần hành mình phụ trách.

- Nắm được hệ thống pháp luật kinh tế, các chế độ chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước và của ngành, lĩnh vực công tác.

- Am hiểu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, các định mức kinh tế kỹ thuật thuộc ngành, lĩnh vực.

- Nắm được nguyên lý tổ chức và phương pháp xử lý số liệu bằng máy tính hiện đại trong công tác kế toán, kiến thức kinh tế thị trường, phân tích kinh tế và thông tin kinh tế, có khả năng tổ chức ứng dụng có hiệu quả trong công tác kế toán của đơn vị.

c. Yêu cầu trình độ:Là kế toán viên, có thâm niên tối thiểu ở ngạch là 09 năm.- Qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế ngành.- Biết một ngoại ngữ (đọc, hiểu sách chuyên môn).

29. KẾ TOÁN VIÊN (06.031):a. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại các đơn vị kế toán cấp cơ sở thuộc khu vực sản xuất kinh doanh và hành chính sự nghiệp, tổ chức thực hiện nhiều phần hành kế toán của đơn vị có qui mô vừa, hoặc một số phần việc thuộc phần hành kế toán của đơn vị có qui mô lớn.

Nhiệm vụ cụ thể:- Tính toán tổng hợp và phân bố số liệu kế toán phục vụ cho các vận hành, phần việc kế

toán mình phụ trách.- Tổ chức công việc kế toán (lập và luân chuyển chứng từ, mở sổ, ghi sổ, cung cấp số liệu,

tài liệu, lập báo cáo, bảo quản, lưu trữ,…) thuộc phạm vi các phần hành phần việc kế toán mình phụ trách.

- Lập báo cáo nghiệp vụ thuộc các phần hành phần việc kế toán và báo cáo kế toán định kỳ do kế toán trưởng phân công. Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo.

Page 21: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần hành cho phần hành khác liên quan, cho lãnh đạo đơn vị vào bộ phận trực thuộc.

- Phân tích đánh giá việc bảo quản sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn hoặc kinh phí thuộc phần hành kế toán, đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí.

- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên thuộc phần hành và các bộ phận liên quan. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán của kế toán viên cấp trên.

b. Hiểu biết:- Nắm vững chế độ kế toán ngành và lĩnh vực.- Nắm được đặc điểm chế độ kế toán ngành, lĩnh vực khác.- Nắm được những vấn đề cơ bản về pháp luật kinh tế, các chính sách chế độ tài chính, tín

dụng liên quan đến công việc kế toán thuộc ngành, lĩnh vực của mình.- Nắm chắc qui trình tổ chức công việc kế toán của các vận hành kế toán và mô hình tổ

chức bộ máy kế toán của các loại hình sản xuất kinh doanh hoặc hành chính sự nghiệp.- Nắm được những đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và hoạt động hành chính sự

nghiệp, tổ chức qui trình công nghệ, các định mức kinh tế kỹ thuật, tài chính ngành và xí nghiệp.- Có kiến thức toán kinh tế, phương pháp xử lý số liệu bằng máy tính trong công tác kế

toán, kiến thức kinh tế thị trường, phân tích kinh tế và thông tin kinh tế.c. Yêu cầu về trình độ:

- Tốt nghiệp đại học tài chính kế toán (đã qua thời gian tập sự).- Biết một ngoại ngữ thông dụng trình độ B.

30. KẾ TOÁN VIÊN TRUNG CẤP (06.032):a. Chức trách:

Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ, làm việc tại các đơn vị kế toán cấp cơ sở, thực hiện công việc của một phần hành kế toán ở đơn vị có quy mô nhỏ hoặc một phần việc của phần hành kế toán ở đơn vị có quy mô vừa và lớn.

Nhiệm vụ cụ thể:- Thu thập, kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh thuộc phần hành kế toán được phân công.- Mở sổ và ghi chép các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp thuộc phần hành phần việc

kế toán được phân công.- Lập báo cáo nghiệp vụ hàng ngày hoặc định kỳ thuộc phần việc kế toán mình thực hiện

và lập báo cáo kế toán định kỳ được kế toán trưởng phân công. Chịu trách nhiệm trước phụ trách phần hành và kế toán trưởng về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo.

- Cung cấp tài liệu, số liệu kế toán thuộc phần việc, phần hành của mình cho bộ phận liên quan.

- Chuẩn bị các số liệu phục vụ kiểm kê, tham gia kiểm kê tài sản, hướng dẫn việc ghi chép các biểu mẫu kiểm kê và tính toán xác định kết quả kiểm kê tài sản thuộc phạm vi phụ trách.

- Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí thuộc phần hành, phần việc phụ trách.

- Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ kế toán đối với các kế toán viên sơ cấp thuộc phần hành. Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của kế toán viên cấp trên.

b. Hiểu biết:- Nắm vững nguyên lý kế toán.- Nắm được các chế độ, thể lệ kế toán ngành, lĩnh vực. Nắm chắc các chế độ, thể lệ kế

toán ngàn, lĩnh vực. Nắm chắc các qui định cụ thể về hình thức và phương pháp kế toán thuộc phần hành.

c. Yêu cầu về trình độ:- Tốt nghiệp đại học về ngành nghề phù hợp với môn học được phân công giảng dạy.- Có chứng chỉ sư phạm bậc 1 theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định (trừ

giáo viên đã tốt nghiệpl đại học sư phạm kỹ thuật).

31. KẾ TOÁN VIÊN SƠ CẤP (06.033):

Page 22: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

a. Chức trách:Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ, làm việc tại các đơn vị kế toán cấp cơ sở, thực hiện

các công việc thuộc phần việc kế toán được phân công.

Nhiệm vụ cụ thể:- Lập chứng từ ban đầu thuộc phần hành kế toán được phân công đúng quy định và đảm

bảo kịp thời chính xác.- Kiểm tra các chứng từ thuộc phần hành của mình, ghi chép, cập nhật sổ hạch toán nghiệp

vụ, sổ kế toán chi tiết.- Lập báo cáo nghiệp vụ hàng ngày hoặc định kỳ theo sự phân công của phụ trách phần

hành kế toán và chịu trách nhiệm trước phụ trách phần hành về sự chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo.

- Chuyển giao các chứng từ ban đầu cho các bộ phận liên quan theo quy định của kế toán trưởng.

- Kiểm tra việc mở sổ, ghi sổ của thủ kho, thủ quỹ, và các nhân viên phụ trách vật chất khác.

- Tham gia kiểm kê tài sản và giám sát việc giữ gìn, bảo quản, sử dụng tài sản, vật tư thuộc phạm vi phụ trách.

b. Hiểu biết:- Nắm chắc chế độ ghi chép ban đầu, quy tắc và thể thức mở sổ, giữ sổ, ghi sổ kế toán chi

tiết và hạch toán nghiệp vụ thuộc phần hành.- Nắm được nguyên tắc, các quy định về chi tiêu tài chính, giao nhận, xuất, nhập, sử dụng

vật tư, tài sản, chế độ trách nhiệm vật chất thuộc phần hành.- Nắm được nguyên tắc về công tác tổ chức kho tàng, chế độ bảo quản vật tư, tài sản.- Sử dụng các loại công cụ tính toán thông thường.

c. Yêu cầu về trình độ:- Tốt nghiệp phổ thông trung học.- Tốt nghiệp sơ cấp kế toán hoặc đã qua kèm cặp thực tế và đạt yêu cầu qua kiểm tra sát

hạch.

32. THƯ VIỆN VIÊN (17.170):a. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ thư viện từ cấp huyện hoặc tương đương trở lên, thực hiện các chu trình, quá trình nghiệp vụ thư viện theo sự phân công.

Nhiệm vụ cụ thể:- Lập kế hoạch xây dựng thư viện, xác định diện bổ sung và thu thập sách báo, tài liệu

cũng như tổ chức công tác kỹ thuật như phân loại, mô tả, tổ chức mục lục, tổ chức kho sách và tổ chức phục vụ người đọc.

- Tổ chức công tác hướng dẫn tra cứu và các biện pháp tuyên truyền giới thiệu sách báo cho người đọc.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến và tổ chức lao động khoa học trong thư viện.

- Xây dựng các văn bản thống kê thư viện và báo cáo thường kỳ cho cơ quan quản lý thư viện và thư viện ngành dọc cấp trên.

- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài sản, sách báo và cơ sở vật chất của thư viện được giao.

b. Hiểu biết:- Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về kinh tế,

khoa học, văn hóa và xã hội cũng như các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện, thư mục và thông tin.

- Nắm được các qui tắc, qui trình và qui phạm nghiệp vụ thư viện và thông tin.- Nắm được các qui tắc bảo hộ lao động, phòng chống cháy, bảo quản và bảo vệ sách báo.- Biết sử dụng máy vi tính.- Có kinh nghiệm công tác thư viện, nắm được các kinh nghiệm tiên tiến trong lĩnh vực

chuyên môn để vận dụng.c. Yêu cầu trình độ:

Page 23: Tiêu chuẩn các ngạch cán bộ viên chức

- Tốt nghiệp Đại học thư viện qua thời gian tập sự.- Biết một ngoại ngữ trình độ bằng B (đọc, dịch được sách chuyên môn).

33. THƯ VIỆN VIÊN TRUNG CẤP (17.171):a. Chức trách:

Là công chức chuyên môn nghiệp vụ thư viện ở các cơ quan, đơn vị có thành lập thư viện.Nhiệm vụ cụ thể:

- Đảm nhiệm một phần hoặc toàn bộ công tác chuyên môn trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch, quy chế của thư viện bao gồm: lập kế hoạch, xác định diện bổ sung và thực hiện thu thập sách báo tài liệu cũng như tổ chức công tác kỹ thuật (mô tả, phân loại tài liệu, tổ chức mục lục, tổ chức sách và tổ chức phương thức phục vụ người đọc.

- Hướng dẫn, tuyên truyền sách báo cho người đọc.- Thống kê và báo cáo thường kỳ về hiệu quả hoạt động lên cơ quan quản lý thư viện và

thư viện ngành dọc cấp trênb. Hiểu biết:

- Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về kinh tế, khoa học, văn hóa và xã hội cũng như các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện.

- Nắm được các qui tắc, qui phạm nghiệp vụ thư viện.- Nắm vững các quy tác bảo hộ lao động, phòng chống cháy, bảo quản sách báo.- Biết sử dụng máy chữ.

c. Yêu cầu trình độ:- Tốt nghiệp trung cấp thư viện (nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác phải qua lớp bồi

dưỡng nghiệp vụ trình độ trung học thư viện). Qua thời gian tập sự- Biết một ngoại ngữ trình độ A.

Ban TCCB, ĐHĐN (sưu tầm và tổng hợp)