Top Banner
Bộ công cụ đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) Cem Dener Phiên bản 2.0 tháng 2/2014 https://eteam.worldbank.org/fmis http://www.worldbank.org/publicfinance/fmis
43

Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

Sep 02, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

Bộ công cụ đánh giá nhanh

Tài khoản kho bạc duy nhất

(TSA)

Cem Dener

Phiên bản 2.0 tháng 2/2014

https://eteam.worldbank.org/fmis

http://www.worldbank.org/publicfinance/fmis

Page 2: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm
Page 3: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

Lời cám ơn

Bộ công cụ này ban đầu được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu của Nhóm Cải cách Thể chế và Khu vực

Công (ECSP4), Khu vực Trung Á và Châu Âu (ECA) về đánh giá hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất

(TSA) tại Kư- giếc vào tháng 10/2012. Việc chuyển đổi thành bộ công cụ chung nhằm đánh giá nhanh Tài

khoản kho bạc duy nhất (TSA) được sự hỗ trợ của Bộ phận Thông lệ Điều hành và Quản lý Khu vực Công

(PRMPS) thuộc Mạng lưới Quản lý Kinh tế và Giảm nghèo (PREM) của Ngân hàng Thế giới. Bộ công cụ

này đã được chia sẻ với nhiều quan chức chính phủ, các nhóm dự án để thử nghiệm tại thực địa, và cũng

nhận được thêm phản hồi để có thể cải thiện hơn nữa kể từ đó.

Tác giả của tài liệu kỹ thuật này, Cem Dener (PRMPS, World Bank), mong được cám ơn rất nhiều cán bộ

Ngân hàng Thế giới và quan chức chính phủ đã góp ý cho bộ công cụ này kể từ khi được áp dụng năm

2012. Tài liệu này cũng nhận được góp ý từ các thành viên Cộng đồng Hành nghề về Hệ thống Thông tin

Quản lý Tài chinh (FMIS CoP). Các ý kiện nhận xét và làm rõ của bà Megan Gray đã đóng góp đáng kể

trong phiên bản thứ hai của bộ công cụ này. Bộ công cụ này sẽ được được đăng tải trên trang web của

IFMIS Cop (https://eteam.worldbank.org/FMIS) để tiếp tục nhận thêm góp ý và kiến nghị và được quản

lý bằng cách cập nhật thường xuyên nhằm phải ánh những thay đổi về thông lệ Tài khoản kho bạc duy

nhất (TSA) hoặc nhu cầu của các quốc gia trong tương lai. Các kết quả, diễn giả và kết luận phản ánh

trong tài liệu này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ngân hàng Thế giới (WB).

Bản quyền và cho phép

Sản phẩm này thuộc bản quyền nêu danh đối với các sản phẩm sáng tạo chung “Creative Commons Attribution 3.0 Unported license” (CC BY 3.0) http://creativecommons.org/licenses/by/3.0. Theo bản quyền nêu danh các sản phẩm sáng tạo chung, người đọc được tự do sao chép, phân phối, chuyển giao, phỏng theo sản phẩm này, bao gồm cho cả các mục đích thương mại, theo các điều kiện sau:

Nêu danh khi trích dẫn: Đề nghị trích dẫn sản phẩm như sau:

Dener, Cem, 2013. Công cụ Đánh giá Nhanh các Hệ thống Thanh toán và Hoạt động của Tài khoản Kho bạc Duy nhất (TSA). Washington, DC. Ngân hàng Thế giới. Bản quyền: Nêu danh đối với các sản phẩm sáng tạo chung CC BY 3.0

Page 4: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm
Page 5: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

1

Mục lục

Giới thiệu ........................................................................................................................................................... 2

Các nguyên tắc về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) ........................................................................................ 3

Các điều kiện ban đầu về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) ............................................................................ 4

Vai trò và trách nhiệm về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) ............................................................................ 7

Độ tin cậy và trung thực của thông tin trong Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) .............................................. 7

Phương pháp luận ............................................................................................................................................. 9

Cách thức tổ chức đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) ........................................................... 12

Bảng câu hỏi đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và Hệ thống thanh toán ............................. 13

Phụ lục 1. Tham khảo

......................................................................................................................................................................... 25

Phụ lục 2. Mẫu Báo cáo đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

......................................................................................................................................................................... 26

Phụ lục 3. Tổng quan về Tài khoản kho bạc Duy nhất (TSA) tập trung và các Hệ thống thanh toán điện tử

......................................................................................................................................................................... 27

Phụ lục 4. Các câu hỏi về điều kiện ban đầu của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và rủi ro

......................................................................................................................................................................... 29

Phụ lục 5. Chứng từ mẫu và hình ảnh liên quan đến các hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các

hệ thống thanh toán ........................................................................................................................................ 32

Page 6: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

2

Công cụ Đánh giá Nhanh Các Hệ thống Thanh toán và Hoạt động của Tài khoản Kho bạc Duy nhất

(TSA)

Tháng 10 năm 2013

Giới thiệu

Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) là một trong những thông lệ đã được minh chứng về khả năng cải thiện

các hệ thống thu chi ngân quỹ, và kiểm soát chi tiêu công theo hướng tập trung hoá số dư nhàn rỗi tại các

tài khoản ngân hàng của chính phủ. Cấu trúc Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) thường được triển khai

trong quá trình triển khai các giải pháp Hệ thống Thông tin Quản lý Tài chính (FMIS).

Bộ công cụ đánh giá nhanh này được thiết kế để hỗ trợ các quan chức chính phủ làm rõ tình trạng hiện tại

trong hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), xác định những khả năng cải thiện về quy

trình/thông lệ, văn bản pháp quy, an ninh thông tin và các hệ thống thanh toán. Mục tiêu chính của hoạt

động này là đảm bảo những cải cách về Quản lý Tài chính Công (QLTCC) được sự hỗ trợ bởi các hoạt động

hiện hành về triển khai hệ thống FMIS có quan tâm đầy đủ đến việc thiết kế các quy trình cơ bản của Tài

khoản kho bạc duy nhất (TSA) nhằm cải thiện về quản lý ngân quỹ.

Mặc dù có những khác biệt đặc thù giữa các quốc gia, hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) thường

được quản lý bởi Kho bạc trung ương (KBTW) hoặc bộ phận Tổng kế toán (TKT) thuộc Bộ Tài chính. Giữa hệ

thống IFMIS và hệ thống của Ngân hàng trung ương (NHTW) có một giao diện an toàn được sử dụng để tự

động hoá các hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), trên cơ sở một khuôn khổ pháp lý và pháp

quy cụ thể. Các tài khoản thuộc Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các hệ thống thanh toán liên ngân

hàng thường được quản lý bởi Ngân hàng trung ương/quốc gia. Các ngân hàng thương mại và các đơn vị

khác của chính phủ cũng có thể tham gia vào hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA). Mặc dù bộ

công cụ này tập trung vào mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung, nhưng phương pháp luận

đề xuất có thể được áp dụng cho các cơ chế Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) phi tập trung. Đồng thời, cơ

cấu thể chế của Bộ Tài chính chưa chắc đã bao gồm một đơn vị chuyên trách (như Kho bạc trung ương) chịu

trách nhiệm về toàn bộ các chức năng lõi (thu ngân, giải ngân, đối chiếu và quản lý ngân quỹ). Trong những

trường hợp đó, bộ công cụ đánh giá này có thể được thực hiện bởi tất cả các đơn vị liên quan nhằm làm rõ

về tình trạng hiện tại, còn lãnh đạo Bộ Tài chính có thể mong muốn cân nhắc khả năng cải thiện tại các cơ

cấu phân tán đó (để tách bạch nhiệm vụ một cách hiệu quả) trong quá trình cải cách Quản lý Tài chính Công

(QLTCC).

Bộ công cụ này bao gồm 65 câu hỏi theo năm phần là các chỉ số chính về độ tin cậy, độ trung thực trong các

hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), và các hệ thống thanh toán nền tảng của chính phủ. Nội

dung đánh giá về rủi ro và kiểm soát cũng được lồng trong công cụ đánh giá này để phân tích về các hệ

thống thông tin, thủ tục và môi trường tác nghiệp. Một số hướng dẫn/chuẩn mực về an ninh thông tin và

tài chính được sử dụng làm tham chiếu khi xây dựng bộ công cụ này (Phụ lục 1), bên cạnh kiến thức và kinh

nghiệm của các chuyên gia hành nghề trong lĩnh vực thiết kế và triển khai các hoạt động Tài khoản kho bạc

duy nhất (TSA) tại các dự án FMIS của Ngân hàng Thế giới (WB). Các đặc tính được cho điểm nhằm đo

lường tình trạng hiện tại trong các hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và để xác định ra những

Page 7: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

3

thiếu sót một cách nhất quán. Bộ câu hỏi đánh giá này (danh mục kiểm tra) dự kiến nhằm phản hồi nhanh

cho các bên liên quan tham gia vào các khía cạnh chính trong hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất

(TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm trong đó để tìm hiểu về tác động của Hệ thống FMIS và

Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) đối với quản lý thu ngân, thanh toán và hỗ trợ những cải thiện về quản lý

ngân quỹ có vai trò còn quan trọng hơn cả điểm số.

Các nguyên tắc và điều kiện ban đầu của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), phương pháp luận đánh giá

nhanh, và các phương án có thể áp dụng để thực hiện đánh giá này được trình bày trong các chương dưới

đây. Các bảng biểu dùng để đánh giá hiện trạng hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và biểu

mẫu có thể được dùng để lập báo cáo đánh giá nhanh, cũng đã được giải thích. Cuối cùng, một số mẫu

được trình bày dưới hình thức các phụ lục để làm rõ các loại tài liệu và hệ thống được xem xét khi đánh giá.

Các nguyên tắc về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

Mục đích chính của việc triển khai Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) là nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực

ngân quỹ qua việc tập trung và giảm chi phí ngân quỹ trôi nổi. Các giải pháp về Tài khoản kho bạc duy nhất

(TSA) được thiết kế để nắm bắt những thông tin chi tiết về các nguồn lực ngân quỹ của chính phủ cũng như

chi tiêu trên cơ sở hàng ngày. Tuy nhiên, sẽ là chưa đủ nếu ta chỉ đơn thuần nắm bắt thông tin kịp thời về

số tồn ngân và lưu chuyển ngân quỹ, nếu như các số tồn ngân đó không ngay lập tức sẵn có tại Kho bạc (do

thiếu thẩm quyền chính thức hoặc do mất thời gian hạch toán, và quy trình điều chuyển/thanh toán). Đồng

thời, khả năng dự báo về các dòng tiền ra vào và kết quả tốn ngân tại Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

đóng vai trò thiết yếu nhằm cải thiện về quản lý ngân quỹ. Ta cần lưu ý rằng nền tảng hệ thống FMIS có thể

cung cấp thông tin đáng tin cậy qua các giao diện được thiết kế hợp lý cho Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

về các khía cạnh quan trọng đó.

Có nhiều cách để triển khai Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia

(các quy định, hệ thống ngân hàng, cơ chế hệ thống thanh toán điện tử (EPS, v.v.). Tại nhiều quốc gia, “Tài

khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung” được là mô hình mong muốn để giám sát số thu số chi hàng ngày

nhanh chóng và hiệu quả kinh tế (Phụ lục 3). Để đạt được điều đó, ta cần thiết lập cơ sở hạ tầng đáng tin

cậy1 cho Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) trước khi triển khai các giải pháp hệ thống FMIS (vì sau khi đã

phát triển FMIS, việc triển khai Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) thường khó hơn và tốn kém hơn), trên cơ

sở Quy ước về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)2 được thống nhất chung (giữa Kho bạc trung ương (KBTW)

và Ngân hàng trung ương (NHTW)). Việc trao đổi dữ liệu hàng ngày qua các kết nối an toàn với hệ thống

ngân hàng và hoạt động thanh toán điện tử (EPS) đóng vai trò quan trọng để đảm bảo báo cáo kịp thời và

1 Thuật ngữ ‘cơ sở hạ tầng TSA’ nghĩa là cấu trúc các tài khoản ngân hàng trong mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất

(TSA) các luồng thu ngân và giải ngân thực hiện qua các tài khoản đó, cùng các giao diện hệ thống cần thiết và các hợp phần CNTT&TT liên quan. Khuyến nghị đưa ra là mô hình này cần được quyết định trước khi cấu hình hệ thống FMIS, và các thủ tục hỗ trợ Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) được triển khai song song với triển khai hệ thống FMIS.

2 Ban đầu, quy ước đó có thể bao gồm thiết kế các quy trình thu ngân và giải ngân dựa trên đánh giá về các dịch vụ

ngân hàng theo đòi hỏi của chính phủ, và xác định ra những dịch vụ nào Ngân hàng trung ương (NHTW) có thể cung cấp cho Chính phủ. Quy ướcnày có thể được mở rộng qua một thủ tục lặp – các quy trình thu ngân và giải ngân đề xuất sẽ xác định ra các dịch vụ ngân hàng mà Chính phủ cần, và ngược lại nó sẽ định hướng về mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) phù hợp cũng như cấu trúc các tài khoản ngân hàng phù hợp. Đồng thời, thời gian cần để đàm phán đầy đủ thoả thuận giữa Ngân hàng trung ương (NHTW) và Chính phủ về tất cả các khía cạnh không nên được đánh giá thấp.

Page 8: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

4

đáng tin cậy về tất cả các khoản thu chi của chín phủ. Phạm vi mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng trung

ương (NHTW) cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc.

Trong mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung, Ngân hàng trung ương (NHTW) dự kiến sẽ cung

cấp một loạt các dịch vụ thanh toán (giải ngân cho đối tượng thụ hưởng qua Hệ thống thanh toán gộp theo

thời gian thực (RTGS) và/hoặc bù trừ điện tử (ACH), truy cập bảng kê tài khoản theo thời gian thực), ngoài

việc chỉ đơn thuần là nơi nắm giữ các tài khoản Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các dịch vụ chuyển vốn

hàng loạt. Trong một số trường hợp, Ngân hàng trung ương (NHTW) có thể mong muốn giải ngân các khoản

thanh toán giá trị cao, ít thường xuyên qua RTGS, nhưng không muốn xử lý các tệp ACH (v.d. trả lương)

hoặc in séc. Do vậy, mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) có thể sẽ bao gồm cả các tài khoản phân

phối tại ngân hàng thương mại cho các khoản thanh toán giá trị thấp.3 Các dịch vụ ngân hàng khác có thể

được cân nhắc bao gồm: cung cấp bảng kê ngân hàng/ truy cập trực tuyến vào dữ liệu giao dịch và số dư tài

khoản; thanh toán bằng ngoại tệ - tìm nguồn ngoại tệ yêu cầu và cung cấp cho đối tượng thụ hưởng

(thường ở nước ngoài); các chương trình mua sắm hoặc thẻ thanh toán đối với các khoản thanh toán giá trị

thấp (tiền tiêu vặt, thẻ xăng dầu, v.v.). Tại một số quốc gia, Ngân hàng trung ương (NHTW) còn có thể thực

hiện vai trò “gần như” quản lý ngân quỹ thay mặt cho chính phủ, và cung cấp các công cụ cho vay ngắn hạn

hoặc thấu chi cho chính phủ. Điều này có thể làm phức tạp những đàm phán về cơ chế Tài khoản kho bạc

duy nhất (TSA).

Nói chung, Kho bạc trung ương (KBTW) vận hành Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) để quản lý toàn bộ chi

tiêu công theo phương thức “tài khoản của khách hàng”, trong đó Ngân hàng trung ương (NHTW) thực hiện

tất cả các khoản thanh toán (tham gia gián tiếp) thay mặt cho Kho bạc trung ương. Ngược lại, Kho bạc trung

ương trở thành thành viên trực tiếp của các hệ thống liên ngân hàng (RTGS4 và ACH5) do Ngân hàng trung

ương vận hành (phương thức “tài khoản giao dịch”), nếu các điều kiện cụ thể có thể được đáp ứng (về an

ninh thông tin, thủ tục, người có thẩm quyền, các cơ chế giám sát). Để giám sát việc hành thu, Kho bạc

trung ương thường nhận thông tin hàng ngày từ ngân hàng (thương mại đại lý (đôi khi qua Ngân hàng trung

ương), hoặc (các) cơ quan thu về chi tiết các giao dịch qua các giao diện giữa nền tảng hệ thống FMIS và các

hệ thống bên ngoài đó.

Các điều kiện ban đầu về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

Các điều kiện ban đầu về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) được tổng hợp dưới đây (Bảng 1). Bảng này có

thể được dùng để trình bày tổng quan tình trạng hiện tại của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) trong báo

cáo đánh giá nhanh. Những thách thức về kỹ thuật và tính thích ứng (phi kỹ thuật) có thể được liệt kê theo

tám nội dung ở đây để chỉ ra những ưu tiên trong việc xây dựng hoặc cải thiện cơ sở hạ tầng Tài khoản kho

bạc duy nhất (TSA).

Bảng 1: Điều kiện ban đầu về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

# Điều kiện ban đầu về TSA Tình trạng hiện tại

1 Các yêu cầu pháp lý và pháp quy cho hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

+ Liệt kê các văn bản quy phạm. Giữa Kho bạc trung ương (KBTW) và Ngân hàng trung ương (NHTW) đã có quy ước về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

3 Nếu Ngân hàng trung ương không muốn cung cấp một vài hoặc tất cả các dịch vụ đó, ta có thể xác định ra một

ngân hàng thương mại hoặc quốc gia đứng ra nắm giữ Tài khoản kho bạc duy nhất (với đầy đủ các biện pháp quản lý rủi ro và thế chấp để giảm thiểu rủi ro thất thoát công quỹ).

4 RTGS = Hệ thống thanh toán gộp theo thời gian thực (tham khảo Phụ lục 3).

5 ACH = Giải pháp bù trừ tự động (tham khảo Phụ lục 3).

Page 9: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

5

chưa? - Chỉ ra những nội dung cần cải thiện.

2 Các yêu cầu kỹ thuật / cơ sở hạ tầng CNTT&TT đáng tin cậy

+ Liệt kê các trung tâm dữ liệu hiện hành của Kho bạc trung ương (KBTW) và Ngân hàng trung ương (NHTW) để hỗ trợ hoạt động an toàn hàng ngày.

- Liệt kê toàn bộ những cải thiện có thể thực hiện.

3 Các hệ thống thanh toán liên ngân hàng vận hành đầy đủ

+ Hệ thống bù trừ tự động (ACH) vận hành từ khi nào? Hệ thống thanh toán gộp theo thời gian thực (RTGS) vận hành từ khi nào?

+ Đơn vị nào vận hành các hệ thống đó? - Những cải thiện trong hoạt động của hệ thống liên

ngân hàng.

4 Giao diện giữa hệ thống của Kho bạc trung ương (KBTW/FMIS) và các hệ thống thông tin của Ngân hàng trung ương (RTGS/ACH)

+ Tình trạng kết nối mạng và giao diện của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).

- Những cải thiện có thể thực hiện về trung tâm thanh toán của Kho bạc trung ương (KBTW).

5 Kế toán đồ toàn diện (CoA) có thể nắm bắt các chi tiết liên quan một cách nhất quán

+ Tình trạng của Kế toán đồ (CoA) thống nhất nhằm hỗ trợ Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung.

- Khả năng cải thiện về Kế toán đồ (CoA) để phục vụ hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).

6 Kiểm kê các tài khoản ngân hàng hiện hành được sử dụng trong FMIS và hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

+ Sự tồn tại của cơ sở dữ liệu chia sẻ về tài khoản ngân hàng của thành viên được quản lý bởi Kho bạc trung ương (và Ngân hàng trung ương).

- Những thiếu sót bất kỳ trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu.

7 Xây dựng năng lực cho người sử dụng Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

+ Năng lực đầy đủ của Bộ Tài chính/ Kho bạc trung ương.

- Nhu cầu đào tạo và năng lực bổ sung.

8 Báo cáo cấp chính trị + Quản lý sự tham gia của (các) ngân hàng đại lý tại Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).

- Những rủi ro trong việc đảm bảo sự cam kết của cấp cao đối với Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).

Nguồn: Dữ liệu của Ngân Hàng Thế giới. Ghi chú: Các điều kiện ban đầu về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) được soạn thảo dựa trên mô hình khuyến nghị tại Pattanayak, 2010.

Cần lưu ý rằng vấn đề quan trọng phải cân nhắc là thẩm quyền pháp lý cho phép mở các tài khoản ngân

hàng chính thức6 (cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng lập và duy trì một cấu trúc tài

khoản ngân hàng đáng tin cậy). Một vấn đề nữa cần cân nhắc là thẩm quyền pháp lý đó (bao gồm cả luật và

quy định về mua sắm) có hỗ trợ để Kho bạc mua sắm tập trung các dịch vụ ngân hàng hay không.

Liên quan đến cơ sở hạ tầng CNTT&TT, đánh giá ban đầu này cũng có thể được sử dụng để chỉ ra những hạn

chế về tính bền vững (vd. Năng lực của các nhóm cán bộ CNTT trong việc nắm bắt được tình hình và các

nguy cơ phát sinh; tồn tại kế hoạch bảo trì cơ sở hạ tầng CNTT&TT và vốn ngân sách đảm bảo cho việc đó).

6 Tài liệu của IMF cho biết các điều kiện bay đầu này không đề cạp đến các Luật về Hệ thống Thanh toán và Ngân

hàng, mà chỉ đề cập về khuôn khổ QLTCC (v.d. thẩm quyền pháp lý để mở tài khoản ngân hàng chính thức thuộc về Bộ Tài chính).

Page 10: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

6

Hệ thống thông tin căn bản của Ngân hàng trung ương (NHTW) là Hệ thống ngân hàng lõi. Mặc dù các hệ

thống thanh toán (RTGS và ACH) cung cấp báo cáo về các giao dịch, nhưng mục đích chính của chúng chỉ là

chuyển vốn. Vấn đề chính trong việc thiết kế giao diện giữa hệ thống FMIS và Ngân hàng trung ương là giao

diện đó có phải chỉ là giao diện giữa FMIS và Hệ thống ngân hàng lõi của Ngân hàng trung ương (NHTW) hay

không (trong đó hệ thống ngân hàng lõi của NHTW được giao diện với RTGS/ACH), hoặc có giao diện trực

tiếp giữa FMIS với RTGS và/hoặc ACH (trong đó, với thông tin giao dịch từ các hệ thống này được phản hồi

lại vào Hệ thống Ngân hàng Lõi của Ngân hàng trung ương để theo dõi thông tin về tình hình tài khoản cũng

như lập bảng kê ngân hàng cho các tài khoản của Chính phủ) hay không).

Một điều quan trọng nữa cần lưu ý là cơ chế Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) cũng đã được hoàn thành

mà không cần giao diện tự động hoá đầy đủ giữa FMIS và các hệ thống của Ngân hàng trung ương (NHTW)

ở một số quốc gia.7

Liên quan đến Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), đặc điểm chính của Kế toán đồ (CoA) là bất kỳ thông tin

nào hiện đang được cung cấp qua các bảng kê ngân hàng hiện cần được báo cáo qua cấu trúc phân loại của

Kế toán đồ (CoA). Điều này phải được ghi nhận ngay từ đầu khi thiết kế Kế toán đồ (CoA) cho hệ thống

FMIS. Kế toán đồ (CoA) cần hỗ trợ cho cấu trúc theo tầng bậc để cấp trên thực hiện kiểm soát ngân sách và

để quản lý toàn bộ chi tiêu thuộc trách nhiệm giải trình của cấp dưới.

Danh mục kiểm kê các tài khoản ngân hàng cần bao gồm tất cả các tài khoản, kể cả các tài khoản sẽ bị đóng

trong quá trình triển khai Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA). Khả năng của Bộ Tài chính trong việc kiểm kê

toàn diện phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý cũng như liệu thẩm quyền mở tài khoản ngân hàng có phải của

riêng Bộ Tài chính hay không. Nếu không thể tổng hợp được danh mục kiểm kê các tài khoản ngân hàng

một cách đáng tin cậy, thì chính điều đó lý do phải tiến hành cải cách về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

(việc chính phủ có các tài khoản ngân hàng bị dấu hoặc Bộ Tài chính không biết đến là một vấn đề quan

trọng về minh bạch có thể gây ra yếu kém về dữ liệu tài khoá). Cần có các quy trình mới nhằm đảm bảo vốn

không được chuyển vào các tài khoản ngân hàng bị dấu hoặc không ai biết đến của Chính phủ, mà chỉ được

chuyển vào các tài khoản được công nhận là một phần của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).

Việc xây dựng năng lực của người sử dụng Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) cần bắt đầu ngay từ các giai

đoạn bắt đầu cải cách, và phải tiếp tục được thực hiện trong và sau khi cải cách.

Sự ủng hộ của cấp chính trị là vấn đề liên tục trong quá trình triển khai Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và

cần phải có một chiến lược truyền thông để duy trì sự ủng hộ chính trị trong suốt quá trình triển khai, để

vượt qua những trở ngại do thẩm quyền phát sinh từ việc kiểm soát các tài khoản ngân hàng riêng.

Cũng như về bản quy ước với Ngân hàng trung ương (NHTW), nhiều điều kiện ban đầu nêu trên có thể gợi ý

về những cải cách liên quan cần thực hiện để cải thiện cơ chế Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA). Tuy nhiên,

ta không nên để điều đó gây trở ngại trong việc thúc đẩy tiến triển trong việc triển khai tập trung hoá ngân

quỹ qua các giải pháp về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).

7 Một ví dụ về mô hình này là Áp-ga-nít-xtan – các đề nghị giấy được in ra từ FMIS và được cán bộ Kho bạc ký để gửi

sang Ngân hàng trung ương (NHTW). Danh sách kiểm tra các khoản thanh toán cũng được gửi riêng cho Ngân hàng trung ương (NHTW), và toàn bộ các đề nghị nhận được được thẩm định theo danh sách kiểm tra trước khi xử lý. Mặc dù giao diện tự động đảm bảo tối ưu việc ngăn ngừa rủi ro sai sót, Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung vẫn có thể triển khai mà không cần giao diện nhưu vậy – thường thì đối chiếu ngân hàng và xử lý kịp thời những khác biệt (ở bất kỳ mô hình nào) vẫn là vấn đề hết sức quan trọng.

Page 11: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

7

Vai trò và trách nhiệm về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

Cho dù Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) hoạt động theo phương thức nào (tham gia trực tiếp/ gián tiếp),

ta vẫn cần có sự tách bạch rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của kho bạc, ngân hàng và các chức năng kế

toán, cũng như chức năng giám sát thanh toán. Biểu mẫu dưới đây được sử dụng để làm rõ các vai trò và

trách nhiệm cụ thể của từng quốc gia (Bảng 2) đối với mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung

để đưa vào báo cáo đánh giá nhanh. Đối với các mô hình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) phi tập trung,

các bên liên quan chính cũng cần được xem xét (như đơn vị hành thu, đơn vị chi tiêu, cũng như chức năng

quản lý nợ, nếu nằm ngoài Kho bạc trung ương).

Bảng 2: Vai trò/ trách nhiệm của các chức năng chính liên quan đến Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

Chức năng so với trách nhiệm về TSA Kho bạc trung ương/

Tổng kế toán Ngân hàng trung ương/ quốc gia

Hoạt động Kho bạc (Quản lý thanh toán) KBTW (FMIS) -

Chức năng ngân hàng (kiểm soát thanh toán và thanh toán) KBTW (FMIS) Giao diện TSA

NHTW (RTGS / ACH) Các hệ thống liên

ngân hàng

Kế toán (đối chiếu và báo cáo) KBTW (Sổ cái FMIS) NHTW (Sổ cái)

Giám sát thanh toán và các hệ thống thanh toán (kiểm soát an ninh thông tin + tài chính)

Kiểm toán bên ngoài NHTW

Nguồn: Dữ liệu của Ngân hàng thế giới

Độ tin cậy và trung thực của thông tin trong Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

Độ tin cậy và trung thực trong hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) phụ thuộc vào một số yêu

cầu chính liên quan đến hoạt động ghi chép / báo cáo hàng ngày toàn bộ số thu (thu ngân) và số chi (thanh

toán):

Bảng kê ngân hàng chứa đựng toàn bộ chi tiết về dòng vốn tại Tài khoản kho bạc duy nhất phải

được lập trực tiếp từ các hệ thống thông tin của Ngân hàng Trung ương, độc lập so với Kho bạc

trung ương (tương tự như tổ chức quản lý thanh toán). Các bảng kê ngân hàng đó phải sẵn có tại Kho

bạc trung ương (KBTW) để đối chiếu tự động hàng ngày qua mô-đun Sổ cái Tổng hợp của FMIS. Nếu

Kho bạc trung ương KBTW) là thành viên trực tiếp của các hệ thống thanh toán liên ngân hàng, cần

phải có sự đảm bảo tuyệt đối rằng các bảng kê ngân hàng đó được lập trực tiếp từ các hệ thống

thanh toán liên ngân hàng, với sự hỗ trợ bằng thông tin nhất quán lấy từ Sổ cái tổng hợp của Ngân

hàng trung ương (NHTW).

Mô-đun kế toán (Sổ cái tổng hợp) của FMIS cần duy trì đầy đủ thông tin sổ quỹ đối với các tài

khoản ngân hàng thuộc Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA). Toàn bộ các giao dịch của Tài khoản kho

bạc duy nhất (TSA) phải được hạch toán tại FMIS theo nguồn phù hợp (v.d. có thể cơ quan hành thu,

chứ không phải Kho bạc trung ương là nơi nhập liệu giao dịch về các khoản thu gửi vào tài khoản tạm

thu dở dang chờ xử lý tại các ngân hàng thương mại, rồi sau đó về các tài khoản của Kho bạc trung

ương (KBTC) để chuyển số dư từ các tài khoản trung gian đó vào các tài khoản tại Ngân hàng trung

ương (NHTW).

Mỗi giao dịch của Tài khoản kho bạc duy nhất cần phải có mã số nhận dạng duy nhất có thể được

sử dụng để gắn kết giữa khoản thanh toán hoặc thu ngân với các bút toán kế toán tại Sổ cái tổng

hợp của FMIS tại Kho bạc trung ương (KBTW). Kho bạc trung ương (KBTW) cần có khả năng đối chiếu

các bảng kê của Ngân hàng trung ương (NHTW) với các số dư tài khoản ngân hàng của Kho bạc trung

Page 12: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

8

ương và dữ liệu sổ cái FMIS, thường xuyên (hàng ngày), nhanh chóng, trên cơ sở các hệ thống nền

tảng.

Không can thiệp thủ công. Tất cả các quy trình (từ khi khởi đầu đến khâu thanh toán cuối cùng và đối

chiếu) cần được tự động hoá và chạy trên các nền tảng an toàn.

Các yêu cầu này cần được kiểm tra trên cơ sở thường xuyên.

Một số câu hỏi chinh liên quan đến điều kiện ban đầu về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) cũng như những

rủi ro và biện pháp kiểm soát được liệt kê tại Phụ lục 4.

Page 13: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

9

Phương pháp luận

Bộ công cụ đánh giá Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) gồm 65 câu hỏi được nhóm lại theo năm nội dung:

1. Khuôn khổ pháp lý và pháp quy về hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) (11 câu hỏi)

2. Các quy trình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các hệ thống liên ngân hàng (25 câu hỏi)

3. Năng lực và khả năng (7 câu hỏi)

4. Kiểm soát an ninh thông tin (14 câu hỏi)

5. Các cơ chế giám sát (8 câu hỏi)

Thang điểm đơn giản (0 đến 4) được sử dụng cho tất cả các câu hỏi/ tuyên bố, và tổng điểm được chuyển

đổi thành điểm số (0 đến 100) để chỉ báo về hiệu quả hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)/ các

hệ thống thanh toán của quốc gia.

Mức điểm: 0 = Không tồn tại (Thiếu quy trình bất kỳ có thể công nhận. Các hoạt động chưa được xác

định/lên kế hoạch)

1 = Ban đầu / mang tính vụ việc (Vấn đề được công nhận. Hoạt động được lên kế hoạch và phê

duyệt để triển khai)

2 = Quy trình được xác định (Hoạt động được triển khai chưa đầy đủ)

3 = Có quản lý và được đo lường (Hoạt động vận hành hiệu quả)

4 = Được tối ưu hoá (Hoạt động được tinh chỉnh tới mức thông lệ tốt trên quốc tế)

Hướng dẫn cho điểm

Điểm “4” nghĩa là hoạt động đối tượng liên quan đến các quy trình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và

các hệ thống thanh toán liên ngân hàng đã được tinh chỉnh tới mức thông lệ quốc tế tốt trên quốc tế

với sự giám sát và cải thiện liên tục. Các hệ thống thông tin: Có giải pháp FMIS tích hợp để tự động hoá

mọi khía cạnh quan trọng trong chấp hành ngân sách, bao gồm cả Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và

giám sát hiệu quả hoạt động, cung cấp công cụ để cải thiện chất lượng và hiệu quả trong quản lý tài

chính công (QLTCC).

Điểm “3” cho thấy có những nội dung quốc gia đang thực hiện tốt về các hệ thống thanh toán liên ngân

hàng và TSA. Quốc gia có thể giám sát và đo lường mức độ tuân thủ đối với các thủ tục và có biện pháp

nếu thấy các quy trình hoạt động chưa hiệu quả. Các quy trình được cải thiện ổn định. Trên góc độ hệ

thống thông tin, FMIS hỗ trợ đầy đủ cho hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA).

Điểm “2” cho thấy có những nội dung cần cải thiện. Chính phủ cần cân nhắc dành đủ nguồn lực nhằm

đảm bảo những cải thiện đó được thực hiện nhanh chóng đồng thời xây dựng chiến lược để triển khai

hiệu quả những cải thiện cần thiết. Hiện đã có các thủ tục chuẩn (tự động hoá các thông lệ hiện hành)

được truyền thông qua đào tạo. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn tuỳ thuộc và các cá nhân liên quan, và

khác biệt khó có thể được phát hiện. Hệ thống FMIS hỗ trợ được một phần các hoạt động của Tài khoản

kho bạc duy nhất (TSA) (ví dụ giám sát số dư tài khoản, nhưng chưa hỗ trợ thanh toán tự động).

Điểm “1” nghĩa là đơn vị công nhận có các vấn đề còn tồn tại và cần được xử lý. Hiện chưa có các quy

trình chuẩn; thay vào đó, cách tiếp cận mang tính vụ việc, có xu hướng áp dụng theo cá nhân hoặc theo

từng vụ việc. Chính phủ cần cân nhắc dành đủ nguồn lực để đảm bảo những cải thiện đó được nhanh

Page 14: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

10

chóng thực hiện, đồng thời xây dựng chiến lược để triển khai một cách hiệu quả. Trên góc độ hệ thống

thông tin, năng lực hiện có còn hạn chế để có thể tự động hoá các quy trình.

Điểm “0” cho biết, các quy trình bất kỳ có thể được công nhận vẫn chưa có. Hoạt động này đòi hỏi có

sự quan tâm cấp thiết và chiến lược rõ ràng với sự cam kết của lãnh đạo cấp chính trị. Mặc dù điểm số

thấp không nhất thiết hàm ý rằng các hệ thống quản lý tài chính công (QLTCC) của chính phủ còn yếu

kém, nhưng đó thường là chỉ báo về quan ngại đòi hỏi phải có sự quan tâm tức thời.

Điểm “chưa rõ” có nghĩa là hoạt động này không thể đo lường hoặc không thể cho điểm. Trong các

trường hợp đó, cần phải làm rõ và các hoạt động đó không được xem xét trong tính toán điểm số.

Đánh giá hiệu quả hoạt động

Cách tính điểm gợi ý trong đánh giá này nhằm hỗ trợ các quốc gia xác định ra những điểm mạnh và điểm

yếu của mình trong năm nội dung cụ thể nêu trên.

Điểm số theo tỷ lệ (0 đến 100) cho mỗi nội dung (trừ các điểm “chưa rõ”) được tính như sau:

Tổng điểm được tính bằng cách cộng các điểm số (trừ điểm “chưa rõ”) của cả năm nội dung 0 tới 100):

Các mức điểm dưới đây được dùng để chỉ ra hiệu quả hoạt động tổng thể theo tổng điểm:

Rất yếu dưới 30%

Yếu 30% - 49,9 %

Trung bình 50% - 69,9 %

Tốt 70% - 89,9%

Xuất sắc trên 90%

Điểm tối thiểu đối với hiệu quả hoạt động có thể chấp nhận được là điểm “Trung bình”, theo thang điểm

nêu trên.

Cuối cùng, để giúp người đọc hiểu rõ hơn, thông tin bổ sung có thể được đưa ra trong cột “Nhận xét” tại

bảng câu hỏi:

Những thách thức mà quốc gia gặp phải trong một nội dung cụ thể;

Nguồn thông tin (URL) của một chủ đề cụ thể;

Những cải cách liên quan hoặc những cải thiện dự kiến;

Các bên liên quan chính tham gia; và

Những thông tin liên quan khác.

Page 15: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

11

Các phần còn lại của báo cáo này sẽ mô tả về phương thức đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất

(TSA) và danh mục các tuyên bố/câu hỏi nhằm thẩm định về quy trình và các biện pháp kiểm soát8.

8 Các biện pháp kiểm soát được xác định là các chính sách, thủ tục, thông lệ và cơ cấu tổ chức được thiết kế để đảm

bảo một cách hợp lý là mục tiêu nghiệp vụ được hoàn thành và các sự kiện không mong muốn được ngăn ngừa hoặc được phát hiện và chỉnh sửa (theo định nghĩa tại CoBIT).

Page 16: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

12

Cách thức tổ chức đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

Đánh giá nhanh có thể thực hiện theo hai cách:

Tự đánh giá (thường trong hai ngày),

Đánh giá phối hợp (một tuần) về hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất qua thăm thực địa, trao đổi với

các bộ phận tại Kho bạc trung ương (KBTW) và Ngân hàng trung ương (NHTW), và tổ chức hội thảo để

thảo luận kết quả với sự hỗ trợ của nhóm Ngân hàng Thế giới (WB).

Trong cả hai trường hợp, hai nhóm chuyên trách của Kho bạc trung ương/ Bộ Tài chính và Ngân hàng trung

ương/ quốc gia (đôi khi các ngân hàng thương mại và các nhà cung cấp giải pháp tham gia vào Tài khoản

kho bạc duy nhất (TSA) cũng được mời tham dự) dự kiến sẽ gặp gỡ và cùng nhau rà soát các câu hỏi, thu

thập bằng chứng về các nội dung cụ thể (khuôn khổ pháp lý, thông lệ, năng lực, an ninh thông tin, và giám

sát), sau đó phối hợp đánh giá tình hình để đưa ra một báo cáo đánh giá được nhất trí chung. Nhóm Ngân

hàng Thế giới (WB) có thể tham gia hỗ trợ quá trình này, và cung cấp hướng dẫn nếu cần thiết.

Cách tiếp cận khuyến nghị

1. Xác định thành viên nhóm tham gia đánh giá nhanh hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

(các cán bộ quản lý, các cán bộ tác nghiệp, các chuyên gia kỹ thuật, v.v.) và chỉ định trưởng nhóm từ

phía Bộ Tài chính/Kho bạc và Ngân hàng Trung ương/Quốc gia (bao gồm cả danh sách tất cả các

thành viên tham gia vào báo cáo đánh giá nhanh).

2. Nếu hợp đồng triển khai FMIS đang được thực hiện (việc triển khai Tài khoản kho bạc duy nhất

(TSA) đang được thực hiện), các nhóm dự kiến sẽ phải rà soát các yêu cầu chức năng và yêu cầu kỹ

thuật về giao diện và hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), được đề ra trong hợp đồng

FMIS (đồng thời kèm theo các yêu cầu đó vào báo cáo đánh giá nhanh). Đại diện nhà cung cấp FMIS

có thể được mời tham gia các thảo luận liên quan trong quá trình này.

3. Tuỳ thuộc vào cách đánh giá (tự đánh giá hay đánh giá phối hợp), cần tổ chức một buổi khai mạc

với các nhóm nhằm giải thích về các bước, giới thiệu bảng câu hỏi, và kết quả mong đợi. Lập ra kế

hoạch công việc để thực hiện đánh giá và tổ chức các buổi làm việc cần thiết khác nếu cần.

4. Thu thập thông tin và bằng chứng cần thiết qua trao đổi với các đơn vị/quan chức liên quan. Điền

vào bảng câu hỏi, trả lời tất cả các câu hỏi và cho điểm dựa trên bằng chứng. Ghi nhận lại toàn bộ

các kết quả thu được và bằng chứng liên quan trong phần nhận xét của từng câu hỏi.

5. Tổ chức hội thảo với sự tham gia của tất cả các bên liên quan tham gia đánh giá nhanh để thảo luận

về kết luận và kiến nghị.

6. Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá bằng cách giải quyết toàn bộ 65 câu hỏi trong bảng câu hỏi, Báo

cáo Đánh giá nhanh Tài khoản Kho bạc Duy nhất (TSA) có thể được lập dựa trên biểu mẫu kèm theo

tại Phụ lục 2 của tài liệu hướng dẫn này.

Hoạt động đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) nhằm đánh giá chung một số điều kiện quan

trọng, dự kiến phải được đáp ứng để căn bản đảm bảo giao diện Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) được

vận hành đầy đủ và đáng tin cậy. Năng lực kỹ thuật hầu hết có thể được xây dựng trong thời gian tương đối

ngắn trong quá trình triển khai hệ thống FMIS. Tuy nhiên, cam kết chính trị ở cấp cao là đòi hỏi để có thể

giải quyết những thách thức (phi kỹ thuật) mang tính thích ứng liên quan đến triển khai Tài khoản kho bạc

duy nhất (TSA) tại nhiều nền kinh tế.

Page 17: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

13

Bảng câu hỏi đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và Hệ thống thanh toán

Kết quả đánh giá nhanh được trình bày dưới đây theo năm nội dung. Cột “Nhận xét” bao gồm đường dẫn tới các trang web liên quan, hoặc để tổng hợp kết quả

chính hoặc những thiếu sót thấy được.

Bảng 3: Bảng câu hỏi đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

Ref. Các nội dung đánh giá về TSA Mã câu

hỏi Câu hỏi/ nhận định Điểm Nhận xét

1 Khuôn khổ pháp lý và pháp quy về hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) operations

X1 %

1.1 Văn bản quy pham pháp luật về Kho bạc trung ương

A

Đề nghị chỉ ra URL của Kho bạc trung ương ở đây

Khuôn khổ pháp lý và pháp quy rõ ràng về hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) đã được xác định với các biện pháp xử lý vi phạm hiệu quả và phù hợp.

Q.1 Khuôn khổ pháp lý và pháp quy về hoạt động của hệ thống FMIS hiện đã có.

0…4 + (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai) - Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào? (nếu chưa có luật)

Q.2 Quy ước (ràng buộc pháp lý) về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) đã được ký kết giữa Kho bạc trung ương và Ngân hàng trung ương.

0…4 + Văn bản quy ước hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai) - Hiện đã có dự thảo quy ước hoặc kế hoạch dự thảo nào? (nếu chưa có quy ước)

Q.3 Thông tư/hướng dẫn về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) mô tả chi tiết quy trình thu/chi hiện đã có.

0…4 + Các văn bản hướng dẫn về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai) - Hiện đã có dự thảo hướng dẫn hoặc kế hoạch dự thảo nào? (nếu chưa có văn bản hướng dẫn)

Q.4 Cơ sở pháp lý về hoạt động của Trung tâm thanh toán điện tử (EPC) hiện đã có.

0…4 + (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai) - Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào? (nếu chưa có luật)

Q.5 Thoả thuận với Ngân hàng trung ương về duy trì các tài khoản ngân hàng thuộc Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) của Kho bạc trung ương hiện đã có.

0…4 + Các thoả thuận về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai) - Hiện đã có dự thảo thoả thuận hoặc kế hoạch dự thảo nào? (nếu chưa có thoả thuận)

Q.6 Thoả thuận giữa Kho bạc trung ương và (các) ngân hàng đại lý về hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) hiện đã có.

0…4 + Các thoả thuận về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai) - Hiện đã có dự thảo thoả thuận hoặc kế hoạch dự thảo nào? (nếu chưa có thoả thuận)

1.2 Văn bản quy phạm pháp luật về Ngân hàng trung ương

B

Đề nghị chỉ ra URL của Ngân hàng trung ương ở đây

Khuôn khổ pháp lý và pháp quy rõ ràng về các hệ thống liên ngân hàng

Q.7 Luật ngân hàng và các văn bản pháp quy hiện đã có.

0…4 + (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai)

Page 18: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

14

Ref. Các nội dung đánh giá về TSA Mã câu

hỏi Câu hỏi/ nhận định Điểm Nhận xét

đã được xác định với các biện pháp xử lý vi phạm hiệu quả và phù hợp.

- Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào? (nếu chưa có luật)

Q.8 Luật/quy định về chữ ký điện tử hiện đã có.

0…4 + (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai) - Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào? (nếu chưa có luật)

Q.9 Luật/quy định về Thanh toán gộp theo thời gian thực (RTGS) hiện đã có.

0…4 + (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai) - Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào? (nếu chưa có luật)

Q.10 Luật/quy định về Bù trừ tự động (ACH (BCS)) hiện đã có.

0…4 + (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai) - Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào? (nếu chưa có luật)

Q.11 Luật/quy định về giám sát các hệ thống chi trả và thanh toán hiện đã có.

0…4 + (Các) luật hiện hành (mã số, ngày ban hành và URL nếu đã công khai) - Hiện đã có dự thảo luật hoặc kế hoạch dự thảo luật nào? (nếu chưa có luật)

2 Các quy trình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các hệ thống liên ngân hàng

X2 %

2.1 Tách biệt các chức năng chính của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

C

Sự tách biệt các nhiệm vụ chính của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) (quản lý chi trả và kiểm soát, thanh toán, kế toán/đối chiếu) được thực thi hiệu lực qua cơ cấu tổ chức, truy cập của người sử dụng vào các hệ thống thanh toán/kho bạc và các văn bản về thủ tục.

Q.12 Các chức năng quản lý thanh toán được Kho bạc trung ương (KBTW) thực hiện qua các quy trình tự động với sự hỗ trợ của hệ thống FMIS.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình quản lý thanh toán hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.13 Các chức năng kiểm soát thanh toán được Kho bạc trung ương (KBTW) thực hiện qua các quy trình tự động với sự hỗ rợ của hệ thống FMIS.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình kiểm soát thanh toán hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.14 Các chức năng kiểm soát thanh toán để kiểm tra tuân thủ với các luật và quy định về ngân hàng được Ngân hàng trung ương (NHTW) thực hiện qua các quy trình tự động với sự hỗ trợ của các hệ thống thông tin của NHTW.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

Page 19: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

15

Ref. Các nội dung đánh giá về TSA Mã câu

hỏi Câu hỏi/ nhận định Điểm Nhận xét

Q.15 Các chức năng kế toán cho hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) (đối chiếu và báo cáo) được Kho bạc trung ương (KBTW) thực hiện qua các quy trình tự động với sự hỗ trợ của hệ thống FMIS.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.16 Việc kế toán các hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) (ghi chép các dòng tiền hàng ngày và cung cấp bảng kê ngân hàng hàng ngày) được Ngân hàng trung ương (NHTW) thực hiện qua các quy trình tự động với sự hỗ trợ của các hệ thống thông tin của NHTW.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.17 Chức năng giám sát thanh toán và các hệ thống thanh toán (kiểm soát an ninh thông tin + tài chính) do Ngân hàng trung ương (NHTW) thực hiện qua các quy trình tự động hóa.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

2.2 Ghi chép và báo cáo hàng ngày các giao dịch qua Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) D

Mọi giao dịch qua Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) liên quan đến thu ngân sách (thu ngân) và chi ngân sách (chi trả) được ghi chép và báo cáo qua các hệ thống thanh toán và chi trả của Ngân hàng trung ương (NHTW) và giải pháp FMIS của Bộ Tài chính trên cơ sở hàng ngày.

Q.18 Hệ thống RTGS có khả năng ghi chép/ báo cáo chi tiết toàn bộ các khoản chi trả chi trả qua Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) trên cơ sở hàng ngày.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.19 Hệ thống bù trừ tự động (ACH (BCS)) có khả năng ghi chép/báo cáo chi tiết toàn bộ các khoản chi trả qua Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) trên cơ sở hàng ngày.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.20 Sổ cái tổng hợp của Ngân hàng trung ương (NHTW) nắm bắt toàn bộ các luồng tiền qua các tài khoản ngân hàng của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) qua hệ thống kế toán/sổ cái tổng hợp trên cơ sở hàng ngày.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.21 Các ngân hàng đại lý chuyển toàn bộ số thu vào tài khoản ngân hàng Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) được Kho bạc trung ương (KBTW) chỉ định tại Ngân hàng trung ương (NHTW) trên cơ sở hàng ngày qua kết nối trực tuyến với

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

Page 20: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

16

Ref. Các nội dung đánh giá về TSA Mã câu

hỏi Câu hỏi/ nhận định Điểm Nhận xét

RTGS/ACH.

Q.22 Kho bạc trung ương (KBTW) gửi toàn bộ yêu cầu thanh toán theo biểu mẫu yêu cầu qua giao diện Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) giữa KBTW-NHTW từ trung tâm thanh toán điện tử bảo mật qua các quy trình tự động với sự hỗ trợ của hệ thống FMIS trên cơ sở hàng ngày.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.23 Ngân hàng trung ương (NHTW) gửi bảng kê ngân hàng từ RTGS và ACH gồm chi tiết tất cả các giao dịch Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) qua các quy trình tự động trên cơ sở hàng ngày.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.24 Ngân hàng trung ương (NHTW) gửi bảng kê ngân hàng từ sổ cái tổng hợp của Ngân hàng trung ương (NHTW) gồm tất các các dòng tiền qua các tài khoản ngân hàng thuộc Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) qua các quy trình tự động trên cơ sở hàng ngày.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.25 Đối chiếu các bảng kê ngân hàng giữa Ngân hàng trung ương (NHTW) (và các ngân hàng đại lý) được Kho bạc trung ương (KBTW) thực hiện qua mô-đun sổ cái tổng hợp tại FMIS trên cơ sở hàng ngày.

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.26 Mỗi giao dịch Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) phải có mã số nhận dạng duy nhất có thể dùng để kết nối thu chi ngân quỹ với các bút toán kế toán tại sổ cái tổng hợp tại FMIS của Kho bạc trung ương (KBTW).

0…4 + Tổng hợp về các quy trình hiện hành - Xác định những thiếu sót

2.3 Bút tích kiểm toán E

Bút tích kiểm toán được kích hoạt và sử dụng hiệu quả trong các hệ thống

Q.27 "Bút tích kiểm toán" được kích hoạt tại các cơ sở dữ liệu FMIS thuộc Kho bạc

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Page 21: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

17

Ref. Các nội dung đánh giá về TSA Mã câu

hỏi Câu hỏi/ nhận định Điểm Nhận xét

thông tin của Kho bạc trung ương (KBTW) và Ngân hàng trung ương (NHTW).

trung ương (KBTW) và được sử dụng hiệu quả.

Q.28 "Bút tích kiểm toán" được kích hoạt trong các cơ sở dữ liệu của Trung tâm thanh toán điện tử (EPC) của Kho bạc trung ương (KBTW) (trong trường hợp tham gia trực tiếp) và được sử dụng hiệu quả.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.29 "Bút tích kiểm toán" được kích hoạt tại nền tảng nền tảng RTGS của Ngân hàng trung ương (NHTW) và được sử dụng hiệu quả.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.30 "Bút tích kiểm toán" được kích hoạt tại nền tảng bù trừ tự động (ACH (BCS)) của Ngân hàng trung ương (NHTW) và được sử dụng hiệu quả.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.31 "Bút tích kiểm toán" được kích hoạt trong hoạt động kế toán/sổ cái tổng hợp của Ngân hàng trung ương (NHTW) và được sử dụng hiệu quả.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

2.4 Kiểm kê tài khoản ngân hàng

Bảng kiểm kê các tài khoản ngân hàng hiện hành sử dụng trong hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và FMIS có tồn tại và được cập nhật đều đặn.

Q.32 Hệ thống FMIS của Kho bạc trung ương (KBTW) có bảng kiểm kê toàn bộ các tài khoản ngân hàng sử dụng trong hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và được đồng bộ hóa với bảng kiểm kê của Ngân hàng trung ương (NHTW).

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.33 Ngân hàng trung ương (NHTW) có bảng kiểm kê tất cả các tài khoản ngân hàng sử dụng trong hoạt động của TSA.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

2.5 Kiểm soát cấp độ giao dịch

Kiểm soát cấp độ giao dịch được thực hiện toàn bộ qua vai trò giám sát chi trả và thanh toán.

Q.34 Ngân hàng trung ương (NHTW) có danh sách kiểm tra hệ thống thanh toán RTGS/BCS được quản lý bằng các quy trình tự động và báo cáo kết quả toàn bộ các giao dịch theo các định dạng chuẩn

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Page 22: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

18

Ref. Các nội dung đánh giá về TSA Mã câu

hỏi Câu hỏi/ nhận định Điểm Nhận xét

(SWIFT).

Q.35 Kiểm soát thanh toán qua RTGS và ACH bao gồm kiểm tra các tài khoản so sánh với “danh mục đen” của Ngân hàng trung ương (NHTW).

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.36 Kho bạc trung ương (KBTW) chuyển toàn bộ các đề nghị thanh toán điện tử từ hệ thống FMIS sang RTGS/ACH, mà không có can thiệp thủ công. Ngân hàng trung ương (NHTW) vô hiệu quả tính năng nhập thủ công của Kho bạc trung ương (KBTW).

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

3 Năng lực và khả năng X3 %

3.1 Năng lực của Kho bạc trung ương (KBTW)

Các bộ phận của Kho bạc trung ương (KBTW) (hệ thống thanh toán điện tử và tin học) có đủ số cán bộ được đào tạo để quản lý các hoạt động TSA

Q.37 Đối với mỗi vị trí liên quan đến TSA, có một bản mô tả công việc cụ thể hóa các nhiệm vụ của vị trí đó, các kênh báo cáo, thẩm quyền được giao và yêu cầu trình độ.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.38 Tổng số nhân sự có thẩm quyền để quản lý các hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) là đủ so với số lượng giao dịch và cường độ công việc.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.39 Cán bộ Kho bạc trung ương (KBTW) có kinh nghiệm trong vận hành hệ thống thanh toán điện tử (EPS) và có thể thực hiện các giao dịch Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) trên hệ thống thanh toán liên ngân hàng một cách an toàn.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

3.2 Năng lực của Ngân hàng trung ương (NHTW)

Page 23: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

19

Ref. Các nội dung đánh giá về TSA Mã câu

hỏi Câu hỏi/ nhận định Điểm Nhận xét

Các bộ phận của Ngân hàng In-đô-nê-sia (hệ thống thanh toán và tin học ) có đủ số cán bộ được đào tạo để quản lý các hệ thống thanh toán liên ngân hàng

Q.40 Đối với mỗi vị trí công việc liên quan đến hệ thống thanh toán liên ngân hàng, có một bản mô tả công việc cụ thể hóa các nhiệm vụ của vị trí đó, các kênh báo cáo, thẩm quyền được giao và yêu cầu trình độ.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.41 Tổng số cán bộ có thẩm quyền quản lý các hệ thống thanh toán là đủ so với khối lượng giao dịch và cường độ công việc.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

3.3 Cơ sở hạ tầng CNTT&TT

Cơ sở hạ tầng CNTT&TT có đủ năng lực xử lý khối lượng công việc để hỗ trợ hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung với quy mô đầy đủ.

Q.42 Trung tâm dữ liệu của Kho bạc trung ương (KBTW) sẵn sàng xử lý các giao dịch Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và lưu trữ những chi tiết liên quan.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.43 Trung tâm dữ liệu của Ngân hàng trung ương (NHTW) sẵn sàng xử lý các giao dịch của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và lưu trữ các chi tiết liên quan.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

4 Kiểm soát an ninh thông tin F X4 %

4.1 Kiểm soát an ninh thông tin của Kho bạc trung ương (KBTW)

Kiểm soát an ninh thông tin được chủ động áp dụng trong các hệ thống thông tin của Kho bạc trung ương (KBTW)

Q.44 Xác thực và cấp thẩm quyền (loại hình chữ ký điện tử được sử dụng; lưu trữ các xác nhận điện tử được ban hành).

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.45 Truy cập đặc quyền (ai có quyền truy cập đặc quyền vào các cơ sở dữ liệu của FMIS và trung tâm thanh toán điện tử)

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.46 An ninh và toàn vẹn dữ liệu (các giải pháp chuyển thông tin an toàn + mã hóa dữ liệu đang chuyển)

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.47 Tường lửa ứng dụng web và mạng (các giải pháp rà soát, hạn chế truy cập).

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Page 24: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

20

Ref. Các nội dung đánh giá về TSA Mã câu

hỏi Câu hỏi/ nhận định Điểm Nhận xét

Q.48 Mật khẩu cho tất cả các đối tượng người sử dụng

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.49 An ninh vật lý (kiểm soát tiếp cận và an ninh trung tâm dữ liệu)

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.50 Lưu trữ và sao lưu (toàn bộ các giao dịch trong 5 năm qua được lưu trữ chủ động tại các cơ sở dữ liệu, các hồ sơ cũ hơn được đưa vào niêm cất; người nào duy trì các hồ sơ tài liệu TSA)

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

4.2 Kiểm soát an ninh thông tin của Ngân hàng trung ương (NHTW)

Kiểm soát an ninh thông tin được chủ động áp dụng trong các hệ thống thông tin của Ngân hàng trung ương (NHTW)

Q.51 Xác thực và cấp thẩm quyền (loại hình chữ ký điện tử được sử dụng; lưu trữ các xác nhận điện tử được ban hành).

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.52 Truy cập đặc quyền (ai có quyền truy cập đặc quyền vào các cơ sở dữ liệu Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các nền tảng hệ thống liên ngân hàng)

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.53 An ninh và toàn vẹn dữ liệu (các giải pháp chuyển thông tin an toàn + mã hóa dữ liệu đang chuyển).

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.54 Tường lửa ứng dụng web và mạng (các giải pháp rà soát, hạn chế truy cập).

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.55 Mật khẩu cho tất cả các đối tượng người sử dụng.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.56 An ninh vật lý (kiểm soát tiếp cận và an ninh trung tâm dữ liệu).

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.57 Lưu trữ và sao lưu (toàn bộ các giao dịch trong 5 năm qua được lưu trữ chủ động tại các cơ sở dữ liệu, các hồ sơ cũ hơn được đưa vào niêm cất; người nào duy trì các hồ sơ tài liệu TSA).

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

5 Các cơ chế giám sát G X5 %

5.1 Kho bạc trung ương (KBTW) được đánh giá thường xuyên bởi kiểm toán

Q.58 Kiểm toán tài chính/tuân thủ các hoạt động của Kho bạc trung ương (KBTW)

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Page 25: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

21

Ref. Các nội dung đánh giá về TSA Mã câu

hỏi Câu hỏi/ nhận định Điểm Nhận xét

nội bộ, kiểm toán bên ngoài và các đồng sự.

Q.59 Kiểm toán CNTT cho các hệ thống thông tin của Kho bạc trung ương (KBTW) (FMIS và trung tâm thanh toán điện tử)

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

5.2 Ngân hàng trung ương (NHTW) được đánh giá thường xuyên bởi kiểm toán nội bộ, kiểm toán bên ngoài và các đồng sự.

Q.60 Kiểm toán tài chính/tuân thủ các hoạt động của Ngân hàng trung ương (NHTW)

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.61 Kiểm toán CNTT cho các hệ thống thông tin của Ngân hàng trung ương (NHTW) (các hệ thống thanh toán và kế toán)

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

5.3 Đánh giá đảm bảo an toàn của IMF được thực hiện thường xuyên qua đó đánh giá được khuôn khổ điều hành của Ngân hàng trung ương (NHTW)

Q.62 Khuôn khổ điều hành của Ngân hàng trung ương (NHTW) đáp ứng các chuẩn mực qua các bằng chứng tại đánh giá đảm bảo an toàn của IMF.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

5.4 Đánh giá PEFA được thực hiện dưới hình thức chuẩn đoán cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động tổng thể về quản lý tài chính công và trách nhiệm giải trình

Q.63 Hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và thông lệ quan hệ giữa Kho bạc trung ương (KBTW)/ Ngân hàng trung ương (NHTW) được rà soát qua đánh giá PEFA, và những kết quả đánh giá liên quan được sử dụng để giám sát tiến độ.

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

5.5 Rủi ro tài chính và các biện pháp kiểm soát được đánh giá thường xuyên gắn liền với đánh giá hệ thống tài chính hàng năm của Kho bạc trung ương (KBTW) và Ngân hàng trung ương (NHTW).

Q.64 Báo cáo rủi ro và kiểm soát được lập hàng năm, mô tả kết quả đánh giá tổng thể về các hệ thống thông tin, các biện pháp kiểm soát và những thiếu sót nếu có của Kho bạc trung ương (KBTW).

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Q.65 Báo cáo rủi ro và kiểm soát được lập hàng năm, mô tả kết quả đánh giá tổng thể về các hệ thống thông tin, các biện pháp kiểm soát và những thiếu sót nếu có của Ngân hàng trung ương (NHTW).

0…4 + Tổng hợp về tình trạng hiện hành - Xác định những thiếu sót

Tổng điểm đánh giá : XX %

Page 26: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

22

Ghi chú: A Về câu hỏi Q.1, đặc điểm chính cần xem xét là Bộ Tài chính/Kho bạc đã xác định ra các chuẩn mực cho các hệ thống về quản lý tài chính (và phạm vi phê duyệt – như các đơn

vị ngoài ngân sách có đưa vào phạm vi không) ay chưa, và những trách nhiệm nào được giao cho các cán bộ chịu trách nhiệm tại các Bộ nhằm duy trì các khuôn khổ kiểm soát

nội bộ và hệ thống tài chính hiệu quả (cũng như trong kiến trúc FMIS). Bộ Tài chính và kho bạc phải đảm bảo gì cho hoạt động của FMIS để tạo thuận lợi cho các cán bộ chịu

trách nhiệm đó thực hiện các nhiệm vụ của mình, và ngược lại, những yêu cầu nào được đặt ra cho các cán bộ chịu trách nhiệm đó khi sử dụng FMIS (v.d. duy trì hệ điều

hành và cập nhật phần mềm chống vi-rút tại tất cả các trạm làm việc kết nối với mạng lưới kết nối vào FMIS; an ninh mạng – tường lửa’ giám sát và duy trì các bản ghi theo

dõi; không chia sẻ mật khẩu truy cập vào cả mạng và hệ thống FMIS với bất kỳ người nào khác). Nếu có mạng nội bộ hoặc mạng toàn chính phủ an toàn, các đặc điểm này có

thể được xử lý trong quan hệ thành viên của mạng này (có thể được quản lý bởi một đơn vị khác với Bộ Tài chính/Kho bạc). Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, FMIS được triển

khai trước khi có mạng an toàn toàn chính phủ và các vấn đề đó được giải quyết trong quá trình triển khai FMIS.

Câu hỏi Q.4 và Q.8: Điều này sẽ tác động đến chuyện các thủ tục có được tự động hoá đầy đủ qua hệ thống hay không hoặc việc chuyển chứng từ hỗ trợ/ quyết định bằng

bản cứng vẫn cần thực hiện song song với thông tin truyền gửi trong FMIS và từ FMIS tới ngân hàng thanh toán. Nếu văn bản pháp luật quy định về giao dịch và giao tiếp điện

tử đã có (hoặc đang được soạn thảo), thiết kế FMIS và giao diện với ngân hàng cần tuân thủ theo văn bản pháp luật này để đảm bảo thông tin truyền gửi điện tử cũng có giá

trị pháp lý tương tự như thẩm quyền bằng giấy. Ví dụ, nếu luật quy định về cơ sở hạ tầng về chìa khoá công cộng, có thể có yêu cầu việc xác nhận thẩm quyền cần được phê

duyệt bởi một cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và do đó FMIS phải triển khai các giấy xác nhận từ cơ quan xác nhận được phê duyệt đó. Nếu có thiếu sót về hỗ trợ

pháp lý đối với chữ ký điện tử, và không có cơ sở pháp lý về chữ ký điện tử dựa trên chìa khoá công cộng, các quy trình Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung có thể cần

phải có thêm các biện pháp kiểm soát bổ sung để xử lý vấn đề này. Chẳng hạn việc chuyển hồ sơ thanh toán từ Kho bạc sang Bộ Tài chính có thể bao gồm một quy trình bổ

sung trong đó thông tin chính về hồ sơ đó (v.d. tổng giá trị thanh toán, số khoản thanh toán vàtổng chi tiết từ tổng các số tài khoản trong hồ sơ đó) được trao đổi bằng một

tuyến riêng (v.d. thư điện tử, điện thoại) giữa Kho bạc và Ngân hàng trung ương trước khi Ngân hàng trung ương phê duyệt hồ sơ đó để xử lý qua hệ thống thanh toán.

Câu hỏi Q.2 và Q.5: Trong một số trường hợp, các vấn đề này có thể được đề cập trong một thoả thuận duy nhất (thoả thuận này có thể được xây dựng dần – ban đầu, điều

quan trọng là phải có thoả thuận về các dịch vụ ngân hàng mà Ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ triển khai hoặc sẽ không triển khai).

B Các điều khoản chính trong Luật, Quy định và Thông tư về ngân hàng có tác động đến thiết kế Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) (việc lưu giữ và cấu trúc các tài khoản ngân

hàng, các quy trình thu chi ngân quỹ) bao gồm:

Luật về Ngân hàng trung ương (NHTW) có thể quy dịnh rằng Ngân hàng trung ương (NHTW) nắm giữa các tài khoản của Kho bạc hoặc là đại lý ngân hàng/ đại lý tài khoá

cho Chính phủ;

Luật về Ngân hàng trung ương (NHTW) có thể quy định rằng lợi nhuận của Ngân hàng trung ương (NHTW) được chuyển cho Chính phủ và Ngân hàng trung ương (NHTW)

được Chính phủ tái vốn hoá trong trường hợp thua lỗ (do đó giảm rui ro nếu Ngân hàng trung ương (NHTW) nắm giữ TSA);

Khả năng Ngân hàng trung ương (NHTW) sẵn sàng cấp tín dụng cho Chính phủ;

Vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng trung ương (NHTW) và Chính phủ về phát hành và trả nợ trong nước và nước ngoài;

Giờ vận hành hệ thống thanh toán;

Các giai đoạn bù trừ séc;

Các giao đoạn bù trừ đối với giao dịch điện tử (ACH và RTGS);

Giai đoạn thời gian để trả lại giao dịch không hợp lệ (v.d. ghi có tài khoản khách hàng không hợp lệ tại ngân hàng tiếp nhận);

Xử lý các giao dịch sang hướng (v.d. ghi có tài khoản của khách hàng hợp lệ nhưng không chính xác);

Page 27: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

23

Yêu cầu đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác phải báo cáo về các tài khoản, số dư và giao dịch của Chính phủ cho Bộ Tài chính/ Kho bạc trung

ương (KBTW) (như nêu trên, điều này cũng ảnh hưởng đenes khả năng để Bộ Tài chính lập bảng kiểm kê các tài khoản ngân hàng hiện hành một cách hiệu quả). C Câu hỏi Q.13: Các chức năng kiểm soát thanh toán không chỉ hạn chế về tuân thủ với các hạn mức ngân sách mà còn phải xem xét cả các khía cạnh quan trọng khác về kiểm

soát chi tiêu công (v.d. các chức năng mua sắm đấu thầu, kiểm soát lương, đăng ký nhà cung cấp, giám sát tài khoản ngân hàng ứng trước cho các đơn vị chi tiêu). Nếu gói

phần mềm thương mại mua sắm (COTS) được sử dụng làm cơ sở triển khai hệ thống FMIS, các tính năng kiểm soát này tương đối tinh vi để có thể cấu hình và duy trì. Do đó,

cơ chế cần phải được ghi nhận rõ ràng, và trách nhiệm đảm bảo các vai trò của người sử dụng trong hệ thống cần được gán rõ ràng đối với tất cả các hình thức kiểm soát.

Tương tự, đối với phần mềm xây dựng trong nước, môi trường kiểm soát cần phải được lồng ghép một cách hợp lý vào tính năng phần mềm và mô hình dữ liệu liên quan.

Câu hỏi Q.14: Các chức năng kiểm soát thanh toán do NHTW thực hiện chủ yếu liên quan đến kiểm tra các khoản thanh toán hợp lệ, trả lại đề nghị và giá trị ghi có trong

khung thời gian quy định bởi văn bản pháp luật/ quy tắc tham gia.

Câu hỏi Q.15 và Q.16: Nếu KBTW thực hiện đối chiếu, KBTW cần quản lý sổ ngân quỹ cho tất cả các tài khoản ngân hàng thuộc Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) trong quá

trình xử lý các giao dịch. Tại các quốc gia nơi sử dụng một cấu trúc các tài khoản ngân hàng để hạch toán giao dịch, việc duy trì sổ ngân quỹ và đối chiếu có thể có những yếu

kém (trong một số trường hợp (sổ quỹ được trình kiểm toán chỉ đơn giản là bảng kê ngân hàng với các số ghi nợ/ghi có bị đảo ngược, thay vì duy trì sổ theo dõi ngân quỹ).

Các dòng tiền hàng ngày cần đwcj ghi chép độc lập bởi KBTW và NHTW để hỗ trợ việc đối chiếu.

Câu hỏi Q.17: Mặc dù việc giám sát các hệ thống thanh toán nhìn chung là chức năng của NHTW, tại một số quốc gia, khuôn khổ thể chế cho phép một đơn vị độc lập với

NHTW trực tiếp chịu trách nhiệm giám sát các tổ chức tài chính và/hoặc giám sát các hệ thống thanh toán (mặc dù dĩ nhiên NHTW luôn là bên liên quan được quan tâm).

Đồng thời, các đặc điểm sẵn có tại các hệ thống thanh toán trong ước (thay vì giám sát tự động các hệ thống đó) sẽ có tác động đến thiết kế các quy trình và chính sách của

Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) (v.d. Liệu Chính phủ có thể thu tiền từ và chi trả vào một tài khoản tiền di động bằng phương tiện viễn thông hay không?).

D Câu hỏi Q.23: Các báo cáo giao dịch có thể lấy từ RTGS và ACH, trong khi bảng kê ngân hàng có thể được lập từ hệ thống ngân hàng lõi của NHTW. Đồng thời, các bảng kê đó

cần sẵn có trực tuyến theo thời gian thực chứ không nên chỉ được chuyển hàng ngày.

Câu hỏi Q.25: Đề nghị lưu lý rằng kiến trúc hệ thống của một số gói phần mềm thương mại mua sẵn (COTS) có thể cho phép đối chiếu ngân hàng được thực hiện như một

mô-đun tách riêng, hoặc một phần của mô-đun quản lý ngân quỹ, chứ không phải thuộc về mô-đun sổ cái tổng hợp. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng sổ ngan quỹ dùng

trong quy trình đối chiếu ngân hàng phải ghi chép đầy đủ những bút toán vào sổ phần tài sản ngân hàng của sổ cái tổng hợp.

E Câu hỏi Q.27-Q.31: Có một số cấp độ “bút tích kiểm toán” cần có để truy tìm hiệu quả một giao dịch bất kỳ (trên cơ sở dữ liệu cũng như trên phần mềm ứng dụng FMIS và

bản ghi truy cập mạng). Đánh giá này chủ yếu tập trung vào “bút tích kiểm toán” tại các cơ sở dữ liệu liên quan. Vấn đề chính là liệu các cán bộ kiểm toán nội bộ và bên ngoài

có được biết đầy đủ về các bút tích kiểm toán đó hay không (trên cơ sở dữ liệu và phân mềm, và cả kiểm toán CNTT đối với các bản ghi sử dụng mạng), và có khả năng sử

dụng chúng để truy vết việc xử lý giao dịch hay không – tại một số quốc gia, chủ có quản trị hệ thống FMIS mới hiểu được cách sử dụng chức năng bút tích kiểm toán để truy

vết các giao dịch (và do vậy không ai có khả năng truy vết các hành động của quản trị hệ thống). Một câu hỏi quan trọng nữa là liệu chính phủ có được tiếp cận (nội bộ hoặc

qua công ty trong nước/khu vực) đến năng lực kiểm toán “giám định” để có khả năng truy vết các giao dịch hoặc dữ liệu bất kỳ được nhập qua FMIS hay không. Những khía

cạnh này cũng cần dượ ghi nhận cho một đánh giá toàn diện hơn, nếu phù hợp.

F Các biện pháp kểm soát về an ninh thông tin được liệt kê trong phần này tập trung và quy trình thanh toán điện tử. Trong thực tế, vấn đề này còn được liên hệ ngược tới việc

các đơn vị chi tiêu khởi tạo đơn đặt hàng và thay đổi về lương/nhân sự (vì đây là khâu đầu tiên khoản thanh toán được xử lý qua TSA). Như đã thảo luận ở trên, khi mạng

dành cho FMIS được Bộ Tài chính triển khai và cho phép kết nối với các mạng cục bộ khác do các đơn vị chi tiêu quản lý, các biện pháp kiểm soát an ninh thông tin phải được

áp dụng cho tất cả các yêu stoos (bao gồm cả các mạng cở đơn vị chi tiêu mà Bộ Tài chính không trực tiếp chịu trách nhiêm duy trì), chứ không chỉ tại NHTW và KBTW.

Page 28: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

24

G Đề nghị lưu ý rằng Đánh giá đảm bảo an toàn của IMF chỉ dành cho các quốc gia đang sử dụng nguồn lực của quỹ, mặc dù được khuyến khích sử dụng cả cho các quốc gia

đang thực hiện chương trình cán bộ giám sát.

.

Page 29: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

25

Phụ lục 1. Tham khảo

1. Ali Hashim và Allister J. Moon, Bộ công cụ đánh giá chuẩn đoán kho bạc “Treasury Diagnostic Toolkit”, Tài liệu không chính thức của Ngân hàng thế giới (WB) # 19, 2004

2. Biagio Bossone và Massimo Cirasino, Giám sát các hệ thống thanh toán: Khuôn khổ phát tiêrn và điều hành các hệ thống thanh toán tại các quốc gia mới nổi “The Oversight of the Payments Systems: A Framework for the Development and Governance of Payment Systems in Emerging Economies”, Báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), tháng 7/2001

3. BIS-CPSS, Giám sát của NHTW đối với các hệ thống thanh toán và chi trả “Central Bank Oversight of Payment and Settlement Systems”, Ngân hàng Tái thiết Quốc tế (BIS) – Uỷ ban về các Hệ thống Thanh toán và Chi trả, tháng 7/2005

4. Cem Dener, Joanna Watkins, và William Dorotinsky, Hệ thống thông tin quản lý tài chính: 25 năm kinh nghiệm của Ngân hàng thế giới (WB) về những gì có và không có tác dụng “Financial management information systems : 25 years of World Bank experience on what works and what doesn't”, Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), tháng 4/2011

5. COBIT: Các mục tiêu kiểm soát đối với CNTT và liên quan “Control Objectives for Information and related Technology”

6. Toà kiểm toán châu Âu, Cẩm nang kiểm toán hiệu quả hoạt động “The Performance Audit Manual”, tháng 5/2007

7. Toà kiểm toán châu Âu, Cẩm nang kiểm toán tài chính và tuân thủ “The Financial and Compliance Audit Manual (FCAM)”, tháng 5/2012

8. IMF, Đánh giá đảm bảo an toàn cho các ngân hàng trung ương “Safeguards Assessments of Central Banks” Tài liệu thông tin thực tế, tháng 3/ 2012

9. ITIL: Thư viện cơ sở hạ tầng CNTT

10. PEFA, Public Expenditure and Financial Accountability (PEFA) Framework, Tháng 5/2006

11. Sailendra Pattanayak và Israel Fainboim, Tài khoản kho bạc duy nhất: Khái niệm, thiết kế và các vấn đề khi triển khai “Treasury Single Account: Concept, Design and Implementation Issues”, IMF WP/10/143, tháng 5/2010

12. Ngân hàng thế giới (WB), Các hệ thống thanh toán trên toàn thế giới – kết quả khảo sát các hệ thống thanh toán toàn cầu 2008 “Payment Systems Worldwide – Outcomes of the Global Payment Systems Survey 2008”, Nhóm Phát triển các hệ thống thanh toán “FPD Payment Systems Development Group”, 2009

13. Ngân hàng thế giới (WB), Hướng dẫn chung về phát triển các chương trình thanh toán của chính phủ “General Guidelines for the Development of Government Payment Programs”, Nhóm Phát triển các hệ thống thanh toán “FPD Payment Systems Development Group”, tháng 8/2012

Page 30: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

26

Phụ lục 2. Mẫu Báo cáo đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

Sau khi kết thúc đánh giá các hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) qua sử dụng bảng câu hỏi báo cáo đánh giá nhanh sẽ được lập để tổng hơp lại các kết quả chính, chia sẻ kế luận và khuyến nghị đối với các quan chức liên quan. Mẫu báo cáo dưới đây có thể được sử dụng để trình bày kết quả cho thống nhất.

Nội dung khuyến nghị trong Báo cáo đánh giá nhanh Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

1. Bối cảnh (Tổng hợp các hoạt động TSA hiện tại, nếu có hoặc kế hoạch thiết lập TSA)

2. Mục tiêu (mong đời qua đánh giá nhanh TSA)

3. Điều kiện ban đầu của TSA (Tình trạng hiện tại của các điều kiện ban đầu của TSA, sử dụng mẫu cung cấp)

4. Vai trò và trách nhiệm trong TSA (sử dụng mẫu cung cấp)

5. Cách tiếp cận (Tự đánh giá hoặc đánh giá chung, mô tả các bước thực hiện)

6. Các kết quả chính (Tổng hợp các kết quả chính theo năm nội dung đánh giá)

7. Kết luận (Tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu)

8. Khuyến nghị (Liệt kê các khuyến nghị cụ thể để giải quyết những thách thức về kỹ thuật và tính thích ứng)

Phụ lục 1. Các cán bộ tham gia đánh giá nhanh TSA

Phụ lục 2. Liệt kê các tài liệu được nghiên cứu (do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp) trong đánh giá nhanh TSA

Phụ lục 3. Tổng hợp các yêu cầu về TSA được đưa vào hợp đồng FMIS (nếu có)

Phụ lục 4. Các chứng từ và hình ảnh mẫu lấy được từ các hệ thống thanh toán liên ngân hàng (RTGS và ACH)

Đề nghị thanh toán chuẩn (PO) sử dụng cho các giao dịch thu chi (qua FMIS).

Đề nghị thanh toán (PO) do KBTW tạo lập từ máy trạm RTGS của NHTW.

Các loại báo cáo có sẵn tại máy trạm RTGS của NHTW.

Báo cáo mẫu về các giao dịch RTGS.

Định dạng thông điệp (MT103, phiên bản mở rộng của SWIFT gốc) để chuyển hướng dẫn thanh toán từ KBTW vào hệ thống RTGS.

Chi tiết một hướng dẫn thanh toán tại màn hình đầu cuối bù trừ tự động ACH của NHTW.

Hệ thống giám sát của NHTW để quản lý việc thanh toán bù trừ tự động ACH hàng ngày.

Các chi tiết về giao dịch bù trừ tự động ACH hàng ngày.

Page 31: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

27

Phụ lục 3. Tổng quan về Tài khoản kho bạc Duy nhất (TSA) tập trung và các Hệ

thống thanh toán điện tử

Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), về cơ chế triển khai có thể được gộp thành hai nhóm là tập trung và phân tán. Cơ chế Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung được thiết kế để nắm bắt toàn bộ các giao dịch thu chi qua một cấu trúc hợp nhất các tài khoản ngân hàng tại một tổ chức tài chính duy nhất, thường là ngân hàng trung ương. Khi các hoạt động quản lý tài chính công có tính phân cấp cao và các đơn vị chi tiêu ngân sách được phép duy trì các tài khoản giao dịch riêng, cơ chế Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) phân tán có thể giúp nắm bắt dòng tiền tại các tài khoản này bằng cách kết chuyển số dư lên tài khoản chính của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) vào cuối mỗi ngày. Tuy nhiên, việc nắm bắt các chi tiêu giao dịch tại Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) phi tập trung tương đối khó. Do vậy, cấu trúc tập trung hiện đang được thiết lập tại nhiều quốc gia để cải thiện hiệu suất và hiệu quả hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) qua xử lý giao dịch tập trung. Những tiến bộ về ứng dụng cơ sở web và sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống thanh toán điện tử là điều kiện chính cho phép hỗ trợ các hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung.

Các hệ thống thanh toán điện tử (EPS) hoặc Chuyển tiền điện tử (EFT) vận hành trên cơ sở hai hệ thống:

Hệ thống trung tâm bù trừ trong đó các giao dịch giữa các thành viên của một kênh bù trừ được ghi chép.

Thanh toán là khâu hoàn tất việc chuyển vốn là là động thái hoàn tất các nghĩa vụ của ngân hàng về chuyển vốn giữa các tài khoản của người gửi. Ngân hàng trung ương (NHTW) tại mỗi quốc gia thường đóng vai trò là đại lý thanh toán chính. Thanh toán có thể diễn ra tức thời trên cơ sở gộp (RTGS) hoặc có độ trễ trên cơ sở ròng (bù trừ tự động).

Thanh toán gộp thời gian thực (RTGS) là các hệ thống chuyển tiền, trong đó việc chuyển tiền diễn ra từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở “thời gian thực”và trên cơ sở “gộp” (Hình 1). Thanh toán theo “thời gian thực” nghĩa là giao dịch thanh toán không phải chịu khoảng thời gian chờ đợi bất kỳ. Các giao dịch được thanh toán với nhau ngay khi được xử lý. “Thanh toán gộp” có nghĩa là các giao dịch được thanh toán trên cơ sở từng giao dịch mà không phải số tổng theo nhóm hoặc bù trừ lấy số ròng với bất kỳ giao dịch nào khác. Sau khi xử lý, các khoản thanh toán được kết thúc và không thể huỷ. Về rủi ro thanh khoản và rủi ro hệ thống, các hệ thống thanh toán giá trị cao là quan trong nhất vì tính chất giá trị cao và nhạy cảm về thời gian của khoản thanh toán. Các giải pháp RTGS hầu hết thường được triển khai tại các ngân hàng trung ương. Các trung tâm bù trừ của khu vực tư nhân sử dụng mô hình Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng (CHIPS).

Hình A3.1: Hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) tập trung và các Hệ thống thanh toán điện tử

Hội sở NHTM #1 Hội sở NHTM #X

Mạng NHTM #1 Network

Mạng hệ thống ngân hàng

Mạng NHTM #X

Bộ Tài chính Kho bạc TW

Ngân hàng TW

Các cơ quan Kho bạc huyện

Chi nhánh NHTM #1

Mạng kho bạc

ACH RTGS

VPN an toàn

>> EFT (Hồ sơ theo lô; XML)

Trình Đề nghị thanh toán và hoá đơn

FMIS

TSA

Các đơn vị chi tiêu

Thanh toán điện tử tập trung Chi tiết các khoản thu (chi) ngân quỹ nhận được hàng

ngày từ NHTW

1

2

Hướng dẫn thanh toán 3

Chi nhánh NHTM #X

Thông điệp thanh toán

4

Thanh toán trực tiếp vào tài khoản người thụ hưởng

5

Các bảng kê TSA nhận được

6

SWIFT

<< Các bảng kê Đối chiếu tự động 7

Yêu cầu thanh toán được phê duyệt

Page 32: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

28

Nguồn: Dữ liệu Ngân hàng Thế giới (Dener và đồng sự, 2011).

Bù trừ tự động (ACH) là hệ thống dành cho các khoản thanh toán có giá trị thấp. Hệ thống bù trừ tự động (ACH) xử lý khối lượng lớn các giao dịch ghi có và ghi nợ theo lô với chi phí thấp. Các giao dịch ghi có qua bù trừ tự động (ACH) bao gồm các khoản trả lương, lương hưu, và hưu bổng theo niên kim kỳ hạn. Các giao dịch ghi có qua bù trừ tự động (ACH) bao gồm chi trả hoá đơn của người tiêu dùng, như các hoá đơn điện nước, hoá đơn điện thoại, đóng phí bảo hiểm. Hệ thống bù trừ tự động chủ yếu được vận hành bởi các ngân hàng trung ương. Tại một số nước, hệ thống bù trừ tự động (ACH) thuộc sở hữu của tư nhân và được tư nhân vận hành, nhưng được các ngân hàng trung ương cấp phép và quản lý hoạt động.

Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên Ngân hàng (SWIFT) là một mạng lưới viễn thông toàn cầu. Hiệp hội này quy định chặt chẽ về định dạng thông điệp để trao đổi thông tin tài chính giữa các tổ chức tài chính. Các thông điệp được tự động chuyển qua các kết nối điện tử được xây dựng giữa SWIFT và các hệ thống bù trừ điện tử trong nước của các quốc gia khác nhau.

SWIFT có hai yếu tố chính:

Mạng lưới SWIFT, được sử dụng để truyền tải thông điệp giữa các thành viên của SWIFT (các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác); và

Định dạng thông điệp chuẩn của SWIFT được quốc tế công nhận là định dạng chuẩn cho các thông điệp tài chính và ngân hàng.

Các thông điệp theo định dạng SWIFT có thể được triển khai áp dụng trong quy trình thanh toán Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) (và được khuyến nghị vì sử dụng các định dạng chuẩn của quốc tế sẽ tạo điều kiện dễ dàng khi thay đổi ứng dụng phần mềm sau này), mặc dù không nhất thiết phải truyền tải qua mạng SWIFT mà chỉ qua các mạng của hệ thống thanh toán khác trong nước, hoặc qua kết nối trực tiếp giữa hệ thống FMIS hoặc hệ thống thanh toán điện tử và ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, mạng SWIFT nói chung sẽ là phương thức duy nhất để Chuyển Điện tín Quốc tế.

Vốn

Thông tin

Page 33: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

29

Phụ lục 4. Các câu hỏi về điều kiện ban đầu của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)

và rủi ro Để thẩm tra sự tồn tại về hoạt động đáng tin cậy của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các hệ thống liên

ngân hàng, nhiều vấn đề cần phải hỏi rõ đối với các quan chức Kho bạc trung ương (KBTW) và Ngân hàng

trung ương (NHTW) trước hoặc sau đánh giá nhanh để có thể hoàn tất bảng câu hỏi trên:

1. Các hệ thống thông tin của Ngân hàng trung ương (NHTW) nắm bắt dữ liệu cấp giao dịch của những

biến động ảnh hưởng đến Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) (thu và chi) như thế nào)?

2. Ngân hàng trung ương (NHTW) duy trì và đảm bảo an toàn cho dữ liệu Tài khoản kho bạc duy nhất

(TSA) như thế nào để vào bất kỳ thời điểm nào trong tương lai cũng có thể báo cáo hoặc phục vụ mục

đích kiểm toán?

3. Những thủ tục nào sẽ có để cung cấp các bảng kê ngân hàng hàng ngày phục vụ đối chiếu và ai là

người lập các bảng kê đó?

4. Các cơ chế giám sát nào được thiết lập để giám sát các hoạt động ngân hàng của Ngân hàng trung

ương (NHTW), cũng như các hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA)/ ngân khố của Kho bạc

trung ương (KBTW) (đơn vị nào kiểm toán các hoạt động ngân hàng và kho bạc, vào lúc nào)?

5. Gầy đây, đã bao giờ kiểm toán an ninh CNTT&TT được thực hiện đối với các hệ thống thông tin của

Ngân hàng trung ương (NHTW) và Kho bạc trung ương (KBTW) bởi kiểm toán viên CNTT có bằng cấp

hay chưa?

6. Khuôn khổ nào được sử dụng để đánh giá các hệ thống thông tin (COBIT, ITIL, ISO 27001, v.v.)?

7. “Bút tích kiểm toán” có được kích hoạt tại các cơ sở dữ liệu liên quan trong hoạt động hàng ngày của

Ngân hàng trung ương (NHTW) và Kho bạc trung ương (KBTW) hay không?

8. Các biện pháp kiểm soát an ninh thông tin này được chủ động sử dụng trong các hệ thống thông tin

của Ngân hàng trung ương (NHTW) và Kho bạc trung ương (KBTW):

Xác thực và cấp thẩm quyền (loại hình chữ ký điện tử được sử dụng; ưu trữ các xác nhận điện tử

được phát hành)

Đặc quyền truy cập (ai được truy cập đặc quyền vào các cơ sở dữ liệu Tài khoản kho bạc duy nhất

(TSA) và các nền tảng hệ thống liên ngân hàng)

An ninh và toàn vẹn dữ liệu (các giải pháp chuyển dữ liệu an toàn + mã hoá dữ liệu đang chuyển)

Tường lửa mạng và ứng dụng web (các giải pháp rà soát và hạn chế truy cập)

Mật khẩu cho mọi đối đượng sử dụng

An ninh vật lý (kiểm soát tiếp cận và an ninh trung tâm dữ liệu)

Sao lưu và lưu trữ (mọi giao dịch trước đó 5 năm được lưu giữ chủ động tại các cơ sở dữ liệu; các

tài liệu cũ hơn được đưa vào niêm cất; ai là người duy trì các hồ sơ của Tài khoản kho bạc duy

nhất (TSA))

9. Có quy trình tự động phản ánh mọi giao dịch hàng ngày (thu + chi) vào sổ cái tổng hợp của FMIS (để

truy vết các giao dịch hệ thống liên ngân hàng của Ngân hàng trung ương (NHTW) trong sổ cái tổng

hợp của FMIS bằng mã số nhận dạng duy nhất không)?

10. Tình trạng hoạt động của trung tâm thanh toán điện tử của Kho bạc trung ương (KBTW) là gì (số cán

bộ Kho bạc trung ương/ Bộ Tài chính được cấp quyền thực hiện thanh toán, và cơ chế giám sát)?

Page 34: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

30

11. Sơ đồ luồng dữ liệu để xử lý các giao dịch thu và chi qua hệ thống FMIS và các hệ thống thông tin của

Ngân hàng trung ương (NHTW) cho hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (mô tả các bước khác

nhau để hỗ trợ hệ thống FMIS của Kho bạc trung ương, Trung tâm thanh toán điện tử của Kho bạc

trung ương, Máy chủ truy cập của Ngân hàng trung ương, các nền tảng RTGS/ACH của Ngân hàng

trung ương và Sổ cái tổng hợp của Ngân hàng trung ương).

12. Liệt kê toàn bộ các định dạng thông điệp (riêng cho RTGS và ACH) cần triển khai để ghi chép/ báo cáo

về toàn bộ thu chi ngân sách, cùng biện minh về mục đích của chúng.

13. Phiên bản mới nhất của quy ước về Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các tài liệu đính kèm (bao

gồm cả các biện pháp kiểm soát an ninh thông tin và tài chính).

14. Kế hoạch hành động để triển khai hệ thống Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) (bao gồm trách nhiệm

của Kho bạc trung ương/ Ngân hàng trung ương và các ngân hàng FB).

Phần đánh giá về rủi ro và kiểm soát cũng cần đưa vào đánh giá này để phân tích về các thủ tục, môi trường

vận hành, các hệ thống thông tin của Ngân hàng trung ương (NHTW) và Kho bạc trung ương (KBTW).

Các yếu tố rủi ro đượ cân nhắc trong đánh giá này bao gồm:

a) Nguy cơ dễ bị gian lận và tham ô của các hệ thống thanh toán và giao diện của Tài khoản kho bạc

duy nhất (TSA);

b) Độ phức tạp của các giao dịch qua Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA), hoặc mức độ phụ thuộc vào

hệ thống để có thể hạch toán và đối chiếu chính xác;

c) Mức độ can thiệp thủ công, và khả năng sai sót liên quan trong hệ thống;

d) Mức độ phức tạp về hồ sơ an ninh người sử dụng;

e) Các giao diện với các hệ thống bên thứ ba; và

f) Sự phụ thuộc của nghiệp vụ vào sự sẵn sàng liên tục của hệ thống.

Các biện pháp kiểm soát:

Một số nội dung kiểm soát quan trọng được đưa vào đánh giá này liên quan đến các biện pháp kiểm soát

dựa trên ứng dụng, hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng CNTT&TT được liệt kê dưới đây:

a) Khả năng truy cập các hệ thống thanh toán của NHTW và hoạt động của Tài khoản kho bạc duy nhất

(TSA) (trung tâm thanh toán điện tử của Kho bạc trung ương (KBTW)) chỉ hạn chế ở những cán bộ

có trách nhiệm cần truy cập.

b) Sự tách bạch giữa các chứng năng chính của Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và hệ thống thanh

toán được giám sát và đánh giá định kỳ.

c) Xác nhận đầu vào để đảm bảo nhập liệu đúng thẩm quyền, chính xác và đầy đủ.

d) Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo các giao dịch được xử lý hợp lý.

e) Rà soát đầu ra để đảm bảo mức độ đầy đủ, chính xác và hợp lệ của thông tin được báo cáo cũng

như mức độ đầy đủ của các bút tích kiểm toán.

f) Các giao dịch hàng ngày được ghi chép và báo cáo ở cả hai bên của giao diện Tài khoản kho bạc duy

nhất (TSA) (các hệ thống thông tin của Kho bạc trung ương (KBTW) và Ngân hàng trung ương

(NHTW)) một cách nhất quán.

Page 35: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

31

g) Các giao diện hệ thống Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) được thiết kế và kiểm thử để bảo vệ tính

toàn vẹn trong trao đổi dữ liệu.

h) Các ứng dụng Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) được cán bộ hiểu rõ và tuân thủ với quy định pháp

luật.

i) Các ứng dụng Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) được giám sát thường kỳ và đánh giá đầy đủ.

j) An ninh vật lý nhằm đảm bảo môi trường để bảo vệ phần cứng và phần mềm không bị tổn hại do

tiếp cận không đúng thẩm quyền và tác động của môi trường (v.d. nước, thời tiết khắc nghiệt, hoả

hoạn).

k) Sao lưu dữ liệu và lưu trữ bên ngoài để phục hồi hoạt động hệ thống.

l) Phục hồi hoạt động máy tínnh trong trường hợp thiên tai.

Page 36: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

32

Phụ lục 5. Chứng từ mẫu và hình ảnh liên quan đến các hoạt động Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA) và các hệ thống

thanh toán

Hình A5.1: Mẫu đề nghị thanh toán chuẩn (PO) dùng cho các giao dịch chi tiêu (Cộng hoà Kư- giếc)

Mã số duy nhất của đề nghị thanh toán

Mã đơn vị sử dụng ngân sách

Mã nhận dạng ngân hàng cho KBTW

Mã đăng ký bảo hiểm xã hội

Mã số thuế

P A Y E R

B E N E F I C I A R Y

Mã số thanh toán (nội dung

kinh tế)

Tổng số tiền

Mô tả

Payer’s Bank Account Number

Beneficiary Bank Account Number

Page 37: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

33

Hình A5.2: Đề nghị thanh toán (PO) do KBTW lập qua máy trạm RTGS của NHTW (phương thức truy cập trực tiếp)

Page 38: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

34

Hình A5.3: Các loại báo cáo sẵn có trên máy trạm RTGS của NHTW (phương thức truy cập trực tiếp)

Page 39: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

35

HÌnh A5.4: Báo cáo mẫu về các giao dịch RTGS

Page 40: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

36

Hình A5.5: Định dạng thông điệp (MT103, là phiên bản mở rộng của định dạng SWIFT gốc) để chuyển các yêu cầu thanh toán của KBTW vào hệ thống RTGS

Page 41: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

37

Hình A5.6: Chi tiết yêu cầu thanh toán từ màn hình đầu cuối hệ thống bù trừ điện tử của Ngân hàng trung ương (NHTW)

Page 42: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

38

Hình A5.7: Hệ thống giám sát của Ngân hàng trung ương (NHTW) để quản lý các giao dịch bù trừ điện tử (ACH)

Page 43: Tài khoản kho bạc duy nh t (TSA)siteresources.worldbank.org/PUBLICSECTORANDGOVERNANCE/Resources/2857… · (TSA). Tuy nhiên, những thảo luận về từng đặc điểm

39

Hình A5.8: Chi tiết các giao dịch bù trừ điện tử (ACH) hàng ngày