Top Banner
BY TVIN DƯỢC LIU -----------***---------- BÁO CÁO KT QUNGHIÊN CU ĐỀ TÀI CP BNGHIÊN CU NG DNG SC KÝ KHÍ KHI PHĐỂ PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG MT SHOÁ CHT BO VTHC VT THƯỜNG DÙNG CHNHIM : TS. NGUYN THBÍCH THU CƠ QUAN CHTRÌ : VIN DƯỢC LIU CP QUN LÝ : BY T8079 Hà Ni – 12/2009
225

Thuốc bảo vệ thực vật

Jul 16, 2015

Download

Environment

hienlemlinh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Thuốc bảo vệ thực vật

BỘ Y TẾ

VIỆN DƯỢC LIỆU

-----------***----------

BÁO CÁO

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ

ĐỂ PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT

BẢO VỆ THỰC VẬT THƯỜNG DÙNG

CHỦ NHIỆM : TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THU

CƠ QUAN CHỦ TRÌ : VIỆN DƯỢC LIỆU

CẤP QUẢN LÝ : BỘ Y TẾ

8079

Hà Nội – 12/2009

Page 2: Thuốc bảo vệ thực vật

1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

AOAC : Association of analytical communities

BP : Dược điển Anh

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

CI : Chemical ionization, ion hóa hóa học

CTSK : Chương trình sắc ký

DDD : 1,1-dicloro-2,2-bis(4-clorophenyl) ethan, đồng nghĩa với TDE

DDE : 1,1 Diclo 2,2 bis (clophenyl) ethylen, chất chuyển hóa của DDT.

DDT : Diclo – diphenyl – triclor ethan

DĐVN (III) : Dược điển Việt Nam (xuất bản lần thứ III)

ECD : Electron captured detector – Detector cộng kết điện tử

EI : Electron impact – Va chạm ion

ESI : Electron spray ionizaton, sự ion hóa bằng phun dòng electron

EUP : The European Union Pharmacopoeia – Dược điển Châu Âu

FAO : Food and agricultural organization of united nation

- Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

FPD : Flame photometry detector, Detector quang hóa ngọn lửa

GAP : Good agriculture practice – Thực hành nông nghiệp tốt

GC : Gas chromatography – Sắc ký khí

GC-MS : Gas chromatography-mass spectrometry, Sắc ký khí – khối phổ

HCB : Hexachlorobenzen

HCC : Hexachlorocyclohexan, đồng nghĩa với HCH và BHC

HPLC : High performance liquid chromatography, Sắc ký lỏng hiệu năng cao

IDL : Instrument detection limit – Giới hạn phát hiện của thiết bị

LC : Liquid chromatography, Sắc ký lỏng

LC-MS : Liquid chromatography – mass spectrometry, Sắc ký lỏng khối phổ

LC-MS/MS : Sắc ký lỏng ghép khối phổ hai lần liên tiếp

LOD : Limit of detection – Giới hạn phát hiện

LOQ : Limit of quantitation – Giới hạn định lượng

MDL : Method detection limit – Giới hạn phát hiện của phương pháp

MRL : Maximum residue limit – Dư lượng tối đa cho phép

MS : Mass spectrometry, phép đo phổ khối

MS/MS : Phép đo khối phổ hai lần liên tiếp

Page 3: Thuốc bảo vệ thực vật

2

MSD : Mass seclective detector – detector chọn lọc khối,

Mass spectrum detector (detector khối phổ)

NCI : Negative chemical ionization, ion hóa hóa học âm

NPD : Nitrogen-Phosphorous detector – detector nitơ phosphor (AFID)

OC : Organo chlorine pesticides – HCBVTV nhóm cơ clor

OP : Organo phosphorous pesticides – HCBVTV nhóm cơ phosphor

ppm : Part per million – phần triệu

ppb : Part per billion – phần tỷ

PY : Pyrethroid pesticides – HCBVTV nhóm pyrethroid

% R : Tỷ lệ thu hồi (%)

RA : Relative area – Diện tích tương đối của pic

RtR : Relative retention time – Thời gian lưu tương đối

RSD : Relative standard deviation – Độ lệch chuẩn tương đối

SCAN : Chế độ chạy quét mảnh ion trong sàng lọc HCBVTV

SD : Standard deviation – Độ lệch chuẩn

S/N : Signal to noise ratio – Tỷ số tín hiệu so với nhiễu

SIM : Selected ion monitoring – Chế độ quét ion chọn lọc

SPE : Solid phase extraction – Chiết pha rắn

SRM : Selected reaction monitoring – Chế độ chọn lọc tương tác

tR : Retention time - Thời gian lưu

TIC : Total ion chromatogram – Chế độ quét toàn bộ ion

TOF : Time of flight – Phép phân tích khố phổ dựa theo thời gian bay khác

nhau của các mảnh ion trong từ trường

USP : The United States Pharmacopoeia –Dược điển Mỹ

WHO : Worl health organisation – Tổ chức Y tế thế giới

Page 4: Thuốc bảo vệ thực vật

3

DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU ĐỒ

TrangBảng 1.1 : Thống kê số lượng HCBVTV được phép sử dụng ở Việt Nam 21 Bảng 1.2 : Danh mục hoạt chất hạn chế và cấm sử dụng tại Việt Nam

(năm 2009) 22

Bảng 1.3 : MRL của các HCBVTV trong dược liệu (theo một số Dược điển Anh, Châu Âu, Mỹ)

26

Bảng 2.4 : Các kỹ thuật xử lý mẫu được lựa chọn áp dụng 40 Bảng 2.5 : Dược liệu được sử dụng làm mẫu nghiên cứu xây dựng phương

pháp phân tích 43

Bảng 2.6 : Đối tượng xây dựng phương pháp phân tích 44 Bảng 2.7 : Độ lặp lại kết quả phân tích được chấp nhận (Theo USP 30) 47 Bảng 2.8 : Danh mục dược liệu và nông sản khảo sát tồn dư HCBVTV 47 Bảng 3.9 : Danh mục cây thuốc được trồng tại một số địa phương khảo sát 54 Bảng 3.10 : Danh mục HCBVTV dùng tại 5 địa phương khảo sát 57 Bảng 3.11 : Một số HCBVTV (có tên trong Danh mục hạn chế và cấm sử

dụng ở Việt Nam - 2009) đã sử dụng tại một số địa phương 66

Bảng 3.12 : Các HCBVTV được sử dụng tại một số địa phương nhưng không có tên trong Danh mục HCBVTV được phép sử dụng ở Việt Nam

67

Bảng 3.13 : Chương trình nhiệt độ cột tách để phân tích các OC bằng phương pháp GC-MS

76

Bảng 3.14 : Điều kiện áp suất và tốc độ dòng thích hợp đối với phân tích HCBVTV

77

Bảng 3.15 : Điều kiện thích hợp xác định HCBVTV trên thiết bị GC-MS 78 Bảng 3.16 : Thời gian lưu của các chất trong hỗn hợp 20 chất chuẩn nhóm

OC (Nội chuẩn: HCB) 79

Bảng 3.17 : Các mảnh phổ đặc trưng và mảnh chính sử dụng trong phân tích nhóm OC theo GC-MS/SIM

81

Bảng 3.18 : Độ lặp lại của 20 chất chuẩn OC (0,05 µg.ml-1), NC1 83 Bảng 3.19 : Độ tuyến tính và LOD của 20 chất OC (Nồng độ 50-1000ng.g-

1) trong Sắn dây, Ngưu tất và Bạch chỉ 84

Bảng 3.20 : Chương trình nhiệt độ lò cột cho phân tích OP 85 Bảng 3.21 : Các mảnh ion dùng để xác minh và định lượng của các OP 86 Bảng 3.22 : Chương trình nhiệt độ cột tách trên GC-MS phân tích đồng

thời OC-OP-PY 88

Bảng 3.23 : Điều kiện thích hợp xác định HCBVTV nhóm OC, OP, PY và các HCBVTV khác trên thiết bị GC/MS

89

Bảng 3.24 : Thời gian lưu và thứ tự các chất của hỗn hợp chuẩn OC, OP, PYsố HCBVTV nhóm khác.

90

Bảng 3.25 : Các mảnh phổ đặc trưng và mảnh chính sử dụng trong phân tích HCBVTV nhóm OP, PY và một số chất khác

91

Bảng 3.26 : Độ lặp lại của các HCBVTV (0,05 µg.ml-1), NC1 93 Bảng 3.27 : Độ tuyến tính và LOD của 15 chất OP (0,05 µg.g-1 – 5 µg.g-1)

trong Cúc hoa, Khổ sâm và Bạc hà 95

Bảng 3.28 : Độ tuyến tính và LOD của một số chất PY (0,01 µg.g-1 - 5,0 µg.g-1) trong Cúc hoa và Khổ sâm

96

Page 5: Thuốc bảo vệ thực vật

4

Bảng 3.29 : Điều kiện tối ưu xác định HCBVTV trên thiết bị GC-MS/NCI 97 Bảng 3.30 : Chương trình nhiệt độ cột tách trên GC-MS/NCI 97 Bảng 3.31 : Các ion chọn lọc đối với chế độ SIM 99 Bảng 3.32 : Độ chính xác, giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng

(LOQ) của phương pháp GC-MS/NCI xác định các OC 100

Bảng 3.33 : Hiệu suất rửa giải từng phân đoạn OC khi giảm hoạt hoá florisil với các tỉ lệ nước khác nhau

105

Bảng 3.34 : Kết quả khảo sát khả năng loại màu của 1 g Silica gel +3% than hoạt đối với nhóm PY

106

Bảng 3.35 : Kết quả khảo sát khả năng loại màu của 1 g Silica gel +3% than hoạt đối với nhóm OP

107

Bảng 3.36 : Danh sách dược liệu phân tích sàng lọc HCBVTV 108 Bảng 3.37 : Danh sách nông sản phân tích sàng lọc HCBVTV 111 Bảng 3.38 : Kết quả phân tích HCBVTV trong một số mẫu dược liệu 115 Bảng 3.39 : Kết quả phân tích sàng lọc HCBVTV trong một số mẫu nông

sản phân tích 118

Bảng 3.40 : Kết quả định lượng HCBVTV trong một số mẫu dược liệu 123 Bảng 3.41 : Kết quả phân tích định lượng HCBVTV trong một số mẫu

nông sản phân tích. 125

Bảng 4.42 : Đối tượng xây dựng phương pháp phân tích 130 Biểu đồ 3.1 : Phân loại HCBVTV theo công dụng 63 Biểu đồ 3.2 : Phân loại HCBVTV theo cấu tạo hoá học 64

Page 6: Thuốc bảo vệ thực vật

5

DANH MỤC HÌNH VẼ - SƠ ĐỒ

Trang

Hình 1.1 : Công thức cấu tạo của một số HCBVTV nhóm OC 16

Hình 1.2 : Công thức cấu tạo của một số HCBVTV nhóm OP 17

Hình 1.3 : Công thức cấu tạo của một số HCBVTV nhóm PY 19

Hình 1.4 : Công thức cấu tạo của một số HCBVTV thuộc nhóm khác 19

Hình 3.5 : Phỏng vấn hộ nông dân trồng Địa liền (xã Bình Minh, Huyện

Khoái Châu, Hưng Yên)

69

Hình 3.6 : Trồng Địa liền tại xã Bình Minh – Khoái Châu – Hưng Yên 69

Hình 3.7 : Bao bì HCBVTV tại ruộng Cúc hoa xã Bình Minh, Huyện Khoái

Châu, Hưng Yên (Tháng 4 năm 2008).

70

Hình 3.8 : Bao bì các thuốc trừ sâu Abatimec, Saromite và Aweijunsu 70

Hình 3.9 : Ruộng trồng Ngưu tất tại xã Duyên Hà - huyện Thanh Trì - Hà Nội 71

Hình 3.10 : Bao bì thuốc trừ bệnh Anvil và thuốc trừ cỏ Mizin tại xã Duyên Hà

– huyện Thanh Trì - Hà Nội

71

Hình 3.11 : Phỏng vấn hộ nông dân trồng cây thuốc tại xã Hòa Bình, huyện Hà

Trung–Thanh Hóa

72

Hình 3.12 : Trồng Ích mẫu, Bạch chỉ tại xã Vạn phúc-Thanh trì-Hà nội

(Tháng 4 năm 2009)

72

Hình 3.13 : Bao bì thuốc trừ cỏ GROSATE 480SC tại Vạn phúc Thanh trì

(Tháng 7 năm 2009)

73

Hình 3.14 : Bao bì các thuốc trừ sâu Peran và Gà nòi tại xã Vạn Phúc – Thanh

Trì – Hà Nội (Tháng 4 năm 2009)

73

Hình 3.15 : Bao bì thuốc trừ bệnh AryGreen và Thuốc trừ sâu SuperTOX tìm

thấy tại Vạn Phúc – Thanh trì (Tháng 7 năm 2009)

74

Hình 3.16 : Các dược liệu Cúc hoa và Mã đề trồng tại xã Tự nhiên – Thường

tín – Hà Tây (tháng 4 năm 2008)

74

Hình 3.17 : Chai đựng thuốc Lannate và Marshal tại xã Tự nhiên - Thường Tín

– Hà Tây (tháng 4 năm 2008)

75

Hình 3.18 : Đồ thị biểu diễn chương trình nhiệt độ lò cột theo thời gian để tách

tốt các HCBVTV nhóm OC

77

Hình 3.19 : Sắc ký đồ của hỗn hợp 20 chất chuẩn OC đo trên GC-MS theo chế 79

Page 7: Thuốc bảo vệ thực vật

6

độ SCAN (nồng độ 50ng.ml-1)

Hình 3.20 : Sắc ký đồ của hỗn hợp 20 chất chuẩn OC (50 ng.ml-1 ) đo trên

GC-MS theo dạng SCAN (chương trình GC-MS 54,7 phút)

80

Hình 3.21 : Sắc ký đồ của hỗn hợp 20 chất chuẩn OC đo trên GC-MS theo

dạng SIM (Nồng độ 50ng.ml-1)

82

Hình 3.22 : Đường chuẩn của α-HCH bằng phương pháp GC-MS 82

Hình 3.23 : Chương trình nhiệt độ sử dụng phân tích các mẫu OP 85

Hình 3.24 : Sắc ký đồ của hỗn hợp 9 chất chuẩn OP (50 ng.g-1) đo trên GC -

MS theo dạng SCAN

86

Hình 3.25 : Sắc ký đồ của hỗn hợp 9 chất chuẩn OP (50 ng.g-1) đo trên GC -

MS theo dạng SIM

87

Hình 3.26 : Chương trình nhiệt độ cột phân tích các mẫu OP-OC-PY 88

Hình 3.27 : Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn OC và OP đo trên GC-MS theo dạng

SCAN

89

Hình 3.28 : Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn OC, OP và PY và một số HCBVTV

nhóm khác đo trên GC-MS theo dạng SCAN

90

Hình 3.29 : Đường chuẩn của Disulfoton bằng phương pháp GC-MS 92

Hình 3.30 : Chương trình nhiệt độ tách các BHC trên GC-MS/NCI 98

Hình 3.31 : Sắc ký đồ của hỗn hợp 4 chuẩn HCH (nồng độ 10ppb) đo trên GC-

MS/NCI theo dạng SCAN

98

Hình 3.32 : Sắc ký đồ của hỗn hợp 4 chuẩn HCH (nồng độ 10 ppb) đo trên

GC-MS/EI theo dạng SCAN

98

Hình 3.33 : Sắc ký đồ của hỗn hợp 4 chuẩn HCH đo trên GC-MS/NCI theo

dạng SCAN

99

Hình 3.34 : Đường chuẩn của 4 chất chuẩn HCH (Xem phụ lục) (5 điểm, nồng

độ: 50ng.ml-1; 100ng.ml-1; 200ng.ml-1; 400ng.ml-1 và 1000ng.g-1)

100

Sơ đồ 3.1 : Quy trình chuẩn bị mẫu theo phương pháp siêu âm 109

Sơ đồ 3.2 Quy trình chuẩn bị mẫu theo phương pháp Soxhlet 111

Sơ đồ 3.3 : Quy trình phân tích định tính HCBVTV trong dược liệu 118

Sơ đồ 3.4 : Quy trình phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu 119

Page 8: Thuốc bảo vệ thực vật

7

PHẦN A - TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI

1. Kết quả nổi bật của đề tài

a) Đóng góp mới của đề tài:

1/ Đề tài đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng

cây dược liệu ở một số xã quanh khu vực Hà Nội từ 01/2008 đến 07/2009 và

đã bổ sung danh mục các HCBVTV thường sử dụng trong trồng cây thuốc,

cũng như những vi phạm về HCBVTV hạn chế hoặc cấm sử dụng, hoặc không

được phép sử dụng ở Việt Nam.

2/ Xây dựng được qui trình ổn định, hợp lý để định tính, định lượng 44

hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng chính xác và nhanh chóng bằng phương

pháp sắc ký khí khối phổ (GC-MS).

3/ Áp dụng qui trình đã xây dựng để phân tích sàng lọc định tính, định

lượng dư lượng HCBVTV bằng phương pháp GC-MS trong 110 mẫu dược

liệu và 17 mẫu nông sản, so sánh kết quả với mức dư lượng tối đa cho phép

được qui định trong dược điển một số nước tiên tiến.

4/ Đề xuất 4 qui trình phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu

bằng phương pháp GC-MS.

5/ Đề xuất quy định mức dư lượng tối đa cho phép của một số HCBVTV

trong dược liệu.

b) Kết quả cụ thể:

1/ Đề tài đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng

cây dược liệu ở một số xã gần khu vực Hà Nội: xã Duyên Hà, xã Vạn Phúc

(Thanh Trì – Hà Nội ), xã Tự Nhiên ( Thường Tín –Hà Tây), xã Bình Minh

(Khoái Châu – Hưng Yên) và Xã Hoà Bình - Hà Trung - Thanh Hoá trong thời

gian từ 01/2008 đến 07/2009. Kết quả đã thống kê được 24 loài cây thuốc đang

được trồng tại 5 xã khảo sát. Số thương phẩm HCBVTV dùng trong trồng cây

thuốc thống kê được là 102 thương phẩm, tương ứng với 50 hoạt chất (bao

gồm dạng dùng đơn chất và dùng phối hợp). Trong đó, phân loại theo tác dụng

có 79 chế phẩm là thuốc trừ sâu (chiếm 77,45%). Phân loại theo bản chất cấu

Page 9: Thuốc bảo vệ thực vật

8

tạo hóa học, các HCBVTV nhóm OP có 28 thương phẩm (dạng đơn và phối

hợp), chiếm 27,45% và nhóm PY có 23 thương phẩm (dạng đơn và phối hợp),

chiếm 22,55%. OP và PY là hai nhóm hoạt chất được sử dụng nhiều hơn cả.

Kế đến là nhóm Neireistoxin có 10 chế phẩm, chiếm 9,81%; Avermectin có 8

chế phẩm (7,84%); Carbamat có 5 chế phẩm, chiếm 4,90%; OC có 3 chế

phẩm, chiếm 2,94%. Còn lại là các hoạt chất thuộc các nhóm HCBVTV khác

hoặc chưa được phân loại (24,51%).

2/ Xây dựng được quy trình ổn định, hợp lý để định tính, định lượng 44

HCBVTV thường dùng một cách chính xác và nhanh chóng bằng phương pháp

sắc ký khí khối phổ (GC-MS), phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, gồm:

Các quy trình xử lý mẫu thích hợp với các đối tượng dược liệu và 4 chương

trình sắc ký trên GC-MS để định tính và định lượng HCBVTV ở mức độ vết.

3/ Áp dụng qui trình đã xây dựng để phân tích sàng lọc định tính, định

lượng dư lượng HCBVTV bằng phương pháp GC-MS trong 110 mẫu dược

liệu, bao gồm dược liệu thu mua ở địa phương trồng, dược liệu nhập từ Trung

Quốc. Kết quả định tính cho thấy 14/110 mẫu dược liệu và 4/17 mẫu nông sản

nhiễm HCBVTV. Kết quả định lượng HCBVTVtrên 53 mẫu khảo sát cho thấy

có 6/53 mẫu nhiễm dư lượng Cypermethrin, trong đó có 2 mẫu Cúc hoa và

Khổ sâm cho kết quả dư lượng (tương ứng là 2,7 và 2,9 ppm) vượt mức giới

hạn cho phép (Theo BP2005-2009; USP 26-31 quy định dư lượng tối đa cho

phép tổng Cypermethrin và các đồng phân là 1,0 ppm). Ngoài ra 2 mẫu dược

liệu nhiễm OC nhưng đều dưới ngưỡng cho phép là Khổ sâm (nhiễm alpha-

HCH và beta-HCH với hàm lượng mỗi chất = 0,003ppm < MRL = 0,3ppm) và

Kinh giới (nhiễm delta-HCH 0,01ppm < MRL = 0,3ppm; Endrin 0,002ppm <

MRL = 0,05ppm).

Từ các kết quả thu được có thể đánh giá chất lượng dược liệu được

trồng và sử dụng ở Việt Nam về mặt tồn dư HCBVTV ở mức độ không

nghiêm trọng nhưng vẫn cần được kiểm soát.

Page 10: Thuốc bảo vệ thực vật

9

4/ Đề xuất qui trình phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu bằng

phương pháp GC-MS: qui trình định tính sàng lọc đồng thời các HCBVTV

trong dược liệu, qui trình định lượng bằng phương pháp GC-MS.

5/ Đề xuất qui định mức dư lượng tối đa cho phép của một số HCBVTV

trong dược liệu.

c) Hiệu quả về đào tạo:

- Hướng dẫn 01 dược sĩ đại học đã bảo vệ thành công khóa luận tốt

nghiệp: Phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm cơ phospho và

pyrethroid trong một số dược liệu bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ”

(Đỗ Thị Kim Tuyến - Tháng 6 năm 2008)

- Tham gia giảng dạy chuyên đề “Kiểm nghiệm dư lượng hóa chất bảo vệ

thực vật trong dược liệu bằng phương pháp GC-MS” cho lớp tập huấn cán bộ

kiểm nghiệm dược liệu của trường đại học Dược Hà Nội và vụ Y học cổ

truyền (Bộ Y tế) tổ chức.

- Bồi dưỡng kiến thức cho một số cán bộ mới ra trường thông qua một số

nội dung nghiên cứu của đề tài: kỹ thuật chiết tách - làm giàu, kỹ thuật phân

tích,..

d) Hiệu quả về kinh tế:

Đề tài đã khai thác triệt để và hiệu quả những phương tiện sẵn có tại cơ

quan chủ trì đề tài là Viện Dược liệu (máy sắc ký khí, máy sắc ký khí khối

phổ,…) để triển khai và nghiên cứu theo các nội dung của đề tài được phê

duyệt.

e) Hiệu quả về xã hội:

- 01 công trình khoa học có liên quan đã công bố trên Tạp chí Dược liệu,

Tập 14, Số 6 (2009): ”Kết quả điều tra sơ bộ tình hình sử dụng hóa chất bảo

vệ thực vật trong trồng cây thuốc tại một số địa phương”.

- Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng nhiều HCBVTV trong

nông nghiệp nói chung và trong trồng dược liệu nói riêng. Qua khảo sát đã

đánh giá được tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng dược liệu, sẽ kiến nghị

với các cấp quản lý có thẩm quyền nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng

Page 11: Thuốc bảo vệ thực vật

10

HCBVTV trong trồng dược liệu, áp dụng việc quản lý dịch hại tổng hợp trong

trồng dược liệu và áp dụng các quy trình dược liệu sạch, qua đó sẽ tiết kiệm

được tiền mua HCBVTV.

- Kết quả phân tích các mẫu dược liệu trồng trong nước đã cho thấy dư

lượng thực tế trong các mẫu dược liệu, qua đó đã sơ bộ kết luận phần lớn các

mẫu dược liệu trên thị trường không có dư lượng vượt quá quy định đối chiếu

theo Dược điển của các nước tiên tiến (Châu Âu, Mỹ…), tình hình chất lượng

dược liệu về dư lượng HCBVTV không đến mức trầm trọng như các phương

tiện thông tin đại chúng đã đưa tin.

f) Các hiệu quả khác.

Đề tài đã chứng minh khả năng áp dụng thiết bị GC-MS trong phân tích

sàng lọc, định tính và định lượng dư lượng HCBVTV trong dược liệu và

nông sản nhanh chóng và tiện lợi, tăng cường hiệu quả sử dụng của trang

thiết bị.

2. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.

- Đã áp dụng kết quả nghiên cứu vào kiểm nghiệm dư lượng HCBVTV

trong dược liệu nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng thuốc có nguồn gốc

thực vật.

- Trong quá trình điều tra tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng cây

thuốc và nông sản, chúng tôi thấy rằng hiện nay, trên thị trường có nhiều loại

HCBVTV ngoài danh mục được phép lưu hành (mặc dù có cùng hoạt chất

trong Danh mục hóa chất bảo vệ được phép sử dụng ở Việt Nam). Qua đây

kiến nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ NN & PTNT có biện pháp thích hợp và

khẩn trương rà soát lại Danh mục hoá chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng,

hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam theo hướng kiên quyết loại bỏ khỏi danh

mục những thuốc có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người, sinh vật

và môi trường. Đồng thời cần điều tra thống kê các HCBVTV hiện đang được

bán trên thị trường và được sử dụng trong nông nghiệp mà chưa được đăng ký.

3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được

phê duyệt.

Page 12: Thuốc bảo vệ thực vật

11

a/ Tiến độ: Hoàn thành theo đúng dự kiến (26 tháng- từ tháng 11 năm

2007- 12 năm 2009).

b/ Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu: Đã hoàn thành đầy đủ các mục

tiêu nghiên cứu của đề tài.

c/ Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: Các sản phẩm

thu được hoàn toàn trùng khớp và phù hợp với dự kiến.

d/ Đánh giá việc sử dụng kinh phí: Sử dụng kinh phí đúng mục đích,

hiệu quả và theo đúng quy định.

4. Các ý kiến đề xuất:

- Bộ Y tế cần có những văn bản quản lý và hướng dẫn sử dụng

HCBVTV trong trồng cây thuốc và bảo quản dược liệu; cảnh báo người dân về

tình trạng lạm dụng sử dụng HCBVTV trong trồng dược liệu, cũng như

khuyến cáo người dân thực hiện đúng qui định về sử dụng an toàn HCBVTV.

- Nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng dược liệu, Bộ Y tế đã bổ sung kịp

thời chuyên luận phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu và qui định

mức dư lượng cho phép đối với một số HCBVTV có độc tính cao vào Dược

điển Việt Nam xuất bản lần thứ tư. Tuy nhiên, cần kết hợp việc quy định mức

dư lượng tối đa cho phép của các HCBVTV với Danh mục hóa chất bảo vệ

thực vật cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng tại Việt Nam Ban hành theo quyết

định của Bộ NN & PTNT năm 2009 (Thông tư Số: 09 /2009/TT-BNN).

- Bộ Y tế nên phối hợp với Bộ Nông NN & PTNT rà soát lại Danh mục

hoá chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở nước ta

nhằm đưa ra những biện pháp thích hợp và kịp thời đảm bảo chất lượng nông

sản và dược liệu, cũng như an toàn sử dụng cho người dân.

Page 13: Thuốc bảo vệ thực vật

12

PHẦN B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phá hoại của sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới

năng suất, chất lượng của cây thuốc nói riêng và cây nông nghiệp nói chung.

Hiện nay, phương pháp dùng hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là một

phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hiệu quả của

việc sử dụng HCBVTV ra sao, ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người

và môi trường như thế nào là vấn đề đang được quan tâm.

Hiện nay, ước tính trên thế giới có trên 5000 loại HCBVTV khác nhau,

trong đó khoảng 200 loại HCBVTV ảnh hưởng mạnh tới sức khoẻ con người

và độc hại với môi trường, trong số đó có nhiều chất có khả năng gây ung thư.

Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước sử dụng HCBVTV

nhiều nhất trên thế giới. Theo Báo cáo thống kê của Vụ Khoa học Công nghệ

và Môi trường năm 2007, lượng HCBVTV nhập vào Việt Nam khoảng 77

nghìn tấn. Thực tế hiện nay, chúng ta vẫn chưa thực sự kiểm soát chặt chẽ

được việc sử dụng HCBVTV đúng cách. Trên thị trường có nhiều HCBVTV

chưa được kiểm tra cũng như đánh giá mức độ nguy hại nhưng vẫn công khai

mua bán và sử dụng. Các HCBVTV loại này xuất phát chủ yếu từ Trung Quốc,

do người dân mua bán không chính ngạch qua biên giới các tỉnh Lạng Sơn,

Quảng Ninh,..

Tuy các cơ quan chức năng đã có các hướng dẫn cụ thể cho người dân

về vấn đề sử dụng HCBVTV an toàn, hiệu quả trên cây nông nghiệp và một số

cây ăn quả nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể đối với cây thuốc. Bên cạnh đó, sử

dụng các chất bảo quản chống nấm mốc, mối mọt cho một số nông sản và

dược liệu cũng là vấn đề đáng được lưu tâm.

Việc sử dụng HCBVTV đúng cách còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ

dân trí và ý thức của người dân ở từng vùng miền. Tuy nhiên nếu kiểm soát

chặt chẽ việc sử dụng HCBVTV an toàn và hiệu quả sẽ giảm tối đa các tác

Page 14: Thuốc bảo vệ thực vật

13

động nguy hại đến sức khỏe con người cũng như môi trường sinh thái.

Kiểm soát mức dư lượng HCBVTV trong thực phẩm nói chung và dược

liệu nói riêng là việc làm cần thiết và cấp bách. Dược điển nhiều nước (Mỹ,

Châu Âu, Anh, Nhật Bản...) đã quy định mức dư lượng cho phép của

HCBVTV trong thực phẩm và dược liệu. Điều này giúp họ kiểm soát được

chất lượng nguồn thực phẩm, dược liệu trong nước cũng như nhập khẩu từ

nước ngoài.

Mặc dù Việt Nam đã có một số nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng

HCBVTV trong trồng cây thuốc và xây dựng qui trình phân tích tồn dư của

chúng, nhưng cho tới nay vẫn chưa có các quy định về mức dư lượng cho phép

của HCBVTV trong dược liệu cũng như các qui trình thường qui về phương

pháp kiểm tra, đánh giá HCBVTV trong dược liệu.

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dược liệu và nông sản, kết hợp

khai thác sử dụng hiệu quả một số kỹ thuật hiện đại và các thiết bị phân tích

tiên tiến, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng sắc ký khí khối

phổ để phân tích dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng”

với mục tiêu:

1. Xây dựng quy trình định tính, định lượng một số HCBVTV thường dùng

một cách chính xác và nhanh chóng bằng sắc ký khí khối phổ (GC-MS).

2. Áp dụng qui trình phân tích một số HCBVTV bằng phương pháp GC-

MS trên những mẫu nông phẩm và cây thuốc.

Page 15: Thuốc bảo vệ thực vật

14

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. HCBVTV VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HCBVTV

1.1.1. Đại cương về HCBVTV

1.1.1.1. Khái niệm HCBVTV

Từ những năm 20 trước Công nguyên, con người đã biết sử dụng chất

bảo vệ thực vật để bảo vệ mùa màng. Số lượng, chủng loại HCBVTV ngày

càng tăng. Từ những năm 1940 trở đi HCBVTV dạng tổng hợp được sản xuất

với số lượng lớn dần.

Theo Uỷ ban bảo vệ môi trường Mỹ, HCBVTV là khái niệm chỉ những

chế phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hoặc tổng hợp bằng con đường hóa học dùng

để phòng, trừ (diệt) các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, các chế phẩm có

tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chế phẩm có tác dụng xua đuổi

hoặc thu hút các sinh vật gây hại đến để diệt trừ chúng. Các HCBVTV cũng

bao gồm các hóa chất được sử dụng trong việc bảo quản, lưu trữ và vận chuyển

nông sản sau khi thu hoạch [78].

1.1.1.2. Phân loại HCBVTV

HCBVTV được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ giữa thế kỷ 20. Theo tài

liệu biên soạn năm 2003 của Hội Bảo vệ thực vật Anh, có khoảng 860 hoạt

chất được sử dụng trong các thương phẩm HCBVTV [76].

Để thuận tiện trong quá trình sử dụng cũng như công tác quản lý

HCBVTV, người ta thường phân loại chúng thành các nhóm khác nhau. Tuy

nhiên, sự phân loại HCBVTV cũng rất đa dạng, tùy thuộc mục đích. HCBVTV

có thể phân loại theo tác dụng, theo nhóm hoạt chất, theo thành phần nguyên tố

hay theo độc tính…Thông thường, ta chỉ quan tâm đến tác dụng và thành phần

nguyên tố hay nhóm hoạt chất trong thuốc trừ sâu [2], [82].

a/ Theo tác dụng:

Page 16: Thuốc bảo vệ thực vật

15

Các HCBVTV được chia thành 3 nhóm chính [2]:

- Hóa chất diệt trừ sinh vật gây hại: diệt côn trùng, như thuốc trừ sâu, trừ

nấm, diệt cỏ, diệt chuột, trừ ốc sên, trừ nhện, thuốc trừ các loài ve, rệp, muỗi,

thuốc trừ côn trùng.

- Hóa chất điều hoà sinh trưởng thực vật, thường gọi là thuốc kích thích

thực vật, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hoá học hay vi sinh.

- Hóa chất dùng trong bảo quản, xử lý hay chế biến sau thu hoạch.

b/ Theo thành phần hóa học hay nhóm hoạt chất:

Các thuốc HCBVTV được chia nhóm theo thành phần hóa học hoặc cấu

trúc hóa học của các hoạt chất có trong thành phần [82]:

- Nhóm các HCBVTV clo hữu cơ (cơ clor hay OC): Trong thành phần hóa

học chứa clo và clo có tác dụng chính. Ví dụ: DDT, HCH, Aldrin, Dieldrin,

2,4-D, 2,4,5-T (Hình 1.1).

Hiện nay, các hợp chất OC đã bị cấm sử dụng nhưng do tính bền vững,

chúng vẫn tồn tại trong môi trường, đất canh tác hay nguồn nước. Do vậy

chúng có thể nhiễm vào dược liệu, nông phẩm.

DDT HCH

Aldrin Endosulfan

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của một số HCBVTV nhóm OC

Page 17: Thuốc bảo vệ thực vật

16

Nhóm OC độc với tế bào thần kinh côn trùng do liên kết với một số

thành phần sợi trục thần kinh làm cản trở vận chuyển các ion Na+, K+ qua

màng tế bào chất, làm mất sự cân bằng điện tích tạo nên sự dẫn truyền xung

động thần kinh dẫn đến thần kinh bị tê liệt [2].

- Nhóm phosphor hữu cơ (cơ phosphor hay OP): Điển hình như triclorfon

(Ophatox), methamidophos, methyl parathion (methaphos),

phosphamidon, melathion (Hình 1.2).

Acephat Triclorfon

Methyl parathion Methamidophos

Diazinon Dimethoat

Hình 1.2. Công thức cấu tạo của một số HCBVTV nhóm OP

Nhóm OP là các chất độc đối với hệ thần kinh, tác động lên enzym

acetylcholinesterase (nhóm carbamat cũng tác động lên enzym này nhưng theo

cơ chế khác). Các OP làm ức chế không thuận nghịch enzym

acetylcholinesterase (một enzym quan trọng đối với các chức năng thần kinh

Page 18: Thuốc bảo vệ thực vật

17

của côn trùng, người và rất nhiều động vật) và tác động theo nhiều cách khác

nhau, do vậy OP rất độc [2], [82].

OP nhanh chóng bị phân hủy bởi phản ứng thủy phân khi để dưới ánh

sáng, trong không khí và trong đất trồng. Mặc dù một lượng nhỏ đôi khi vẫn

được phát hiện thấy trong thực phẩm và trong nước uống. OP phân hủy nhanh

hơn OC, tuy nhiên độc tính của OP lại cao hơn và rủi ro đối với sức khoẻ con

người sẽ rất cao khi hấp thụ một lượng lớn vào cơ thể [55].

Các OP được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Một số hợp chất như

Methamidophos (Monitor), Methyl parathion (Wophatox) tuy đã bị cấm nhưng

một số điều tra cho thấy vẫn được sử dụng trái phép [7], [13].

Pyrethroid (PY): là nhóm các hợp chất hóa học được tổng hợp tương tự

các hợp chất Pyrethrin tự nhiên có trong các loài cúc trừ sâu pyrethrum

(Chrysanthemum cinerariaefolium và C. coccineum). Hiện nay, PY là nhóm

hợp chất tổng hợp được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam và trên thế giới. PY

nhanh chóng bị phân hủy bởi ánh sáng và trong điều kiện khí quyển bình

thường sau từ 1-2 ngày và gần như không ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt

[82].

PY là thuốc trừ sâu thuộc nhóm chất độc thần kinh do chúng có khả

năng giữ các kênh vận chuyển Na+ trên màng tế bào thần kinh luôn mở khiến

cho các ion Na+ vận chuyển tự do đến các sợi trục thần kinh và gây ra các phản

ứng tại đó. Khi bị nhiễm PY, hệ thần kinh bị giảm khả năng nhạy cảm và côn

trùng bị tê liệt.

Cypermethrin Deltamethrin

Page 19: Thuốc bảo vệ thực vật

18

Fenvalerat Permethrin

Hình 1.3. Công thức cấu tạo của một số HCBVTV nhóm PY

Cả 3 nhóm OC, OP và PY đều là các chất diệt côn trùng. Ngoài ra, còn

có một số nhóm khác, như thuốc diệt nấm dẫn xuất Carbamat, thuốc trừ sâu

Carbamat (carbaryl, cartap, methiocarb), trừ nấm Carbendazim,

Dithiocarbamat (ferbam, maneb, thiram) ,... [82]. Hình 1.4

Cartap Nereistoxin

Hình 1.4. Công thức cấu tạo của một số HCBVTV thuộc nhóm khác

Tính chất hoá học và vật lý của các HCBVTV cũng khác nhau đáng kể.

Có một số HCBVTV mang tính acid, số khác trung tính hoặc base. Một số hợp

chất chứa các halogen, số khác chứa phospho, lưu huỳnh hoặc nitơ. Các dị tố

này có thể có mối liên quan đến việc phát hiện ra HCBVTV. Một số hợp chất

rất dễ bay hơi, nhưng số khác lại gần như không bay hơi. Sự khác nhau đa

dạng này là nguyên nhân của các vấn đề cơ bản trong việc xây dựng và phát

triển các phương pháp phân tích đa dư lượng (phân tích dư lượng nhiều chất

đồng thời) nhằm tăng khả năng phát hiện các HCBVTV [76].

1.1.2. Tình hình sử dụng HCBVTV

1.1.2.1. Tình hình sử dụng HCBVTV trên thế giới:

Page 20: Thuốc bảo vệ thực vật

19

Ước tính hiện nay trên thế giới có khoảng trên 5000 loại HCBVTV độc

hại (khoảng 860 hoạt chất ), trong đó có từ 150 đến 200 loại HCBVTV có ảnh

hưởng mạnh tới sức khoẻ của con người thậm chí có khả năng gây ung thư.

Các chất này thuộc về hơn 100 nhóm chất. Trong đó, các nhóm quan trọng

nhất là benzoylureas, carbamates, các hợp chất OP, PY, sulfonylurea hoặc

triazine,…[76]

Theo con số thống kê, lượng HCBVTV được sử dụng ở Việt Nam từ

năm 1986 - 1990 khoảng 13 -15 nghìn tấn [8]. Nhưng từ năm 1991 - 1999, tỷ

lệ sử dụng HCBVTV có giảm đi do Việt Nam áp dụng chương trình quản lý

dịch hại tổng hợp (IPM) do FAO và chính phủ của một số nước tài trợ. Tuy

nhiên, Việt Nam vẫn là một trong những nước sử dụng nhiều HCBVTV nhất

thế giới. Một thực tế là hiện nay trên thị trường HCBVTV ở nước ta có rất

nhiều HCBVTV không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm tra đánh giá về

mức độ độc hại,... nhưng vẫn được bày bán công khai và người dân thường

xuyên sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Điều này tiềm ẩn một nguy cơ lớn

ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường xung quanh [8], [13], [16].

Theo thống kê của WHO, năm 1998 toàn thế giới sử dụng 6 triệu tấn

hoạt chất trong các thương phẩm HCBVTV, trị giá trên 40 tỷ USD. Mỗi năm

tăng bình quân 5 - 7%, tổng giá trị HCBVTV sử dụng trên toàn thế giới hiện

nay ước tính khoảng 60 tỷ USD, trong đó hóa chất diệt côn trùng được sử dụng

nhiều nhất [12].

Đánh giá của WHO và chương trình bảo vệ môi trường của Liên hợp

quốc (năm 2004) cho biết: mỗi năm 3 triệu nông dân ở các nước đang phát

triển bị nhiễm độc từ HCBVTV và trong số đó, khoảng 18000 người chết [58].

1.1.2.2. Tình hình sử dụng HCBVTV ở Việt Nam:

Việt Nam là quốc gia sử dụng nhiều HCBVTV, xu hướng này ngày càng

tăng, cả về số lượng và chủng loại [8].

Trong quá trình phát triển, cây trồng nói chung và cây thuốc nói riêng

thường bị hại bởi nấm, vi khuẩn, côn trùng ... ảnh hưởng đến quá trình sinh

trưởng, phát triển và năng suất của cây [20], [21] (ví dụ nấm gây bệnh phấn

Page 21: Thuốc bảo vệ thực vật

20

trắng, nấm Phoma sp. gây bệnh thối nâu trên cây Thanh cao hoa vàng và thối

đen do nấm Alternaria sp. hoặc Nigrospora pallida Matz. gây ra; rệp gây hại,

virus hoa lá đốm trên cây Địa hoàng). Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại rất đa

dạng, tuy nhiên sử dụng HCBVTV là biện pháp phổ biến nhất [15], [11]

Theo các nghiên cứu của Viện Dược Liệu [20],[21], thiệt hại do sâu

bệnh gây ra tại Trung tâm nghiên cứu trồng cây thuốc Hà Nội làm giảm 20 –

25% sản lượng. Trong vụ đông xuân 1995 – 1996, nấm gây bệnh phấn trắng

(do Oidium sp.) đã phát triển thành dịch trên cây Mã đề gây tổn thất nặng trên

hầu hết các vùng sản xuất: Hà Nội, Hưng Yên…Điều tra tình hình sâu bệnh hại

cây Thanh cao hoa vàng năm 1991 - 1992 đã xác định bệnh thối nâu do nấm

Phoma sp., và thối đen do nấm Alternaria sp. hoặc Nigrospora pallida Matz

gây ra. Ngoài ra còn có rệp gây hại. Các bệnh do nấm làm giảm 47% hàm

lượng artemisinin, bệnh do rệp làm giảm khoảng 18% năng suất dược liệu.

Nghiên cứu về bệnh virus hoa lá đốm trên cây Địa hoàng ở Bắc Giang, Bắc

Ninh, Hà Nội và Hải Phòng từ 1988 - 1995 cho thấy tỷ lệ bệnh ở vụ Xuân Hè

là 20%.

Từ năm 1998, Thủ tướng chính phủ đã có Chỉ thị số 29/2000/CT-TTg về

tăng cường công tác quản lý việc sử dụng HCBVTV và các chất hữu cơ gây ô

nhiễm khó phân huỷ (ví dụ như các Polyclobiphenyl hay PCBs). Theo đó, bắt

đầu từ năm 2001 đến nay, hàng năm Bộ NN & PTNT ban hành Danh mục

HCBVTV được phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam [3], [4], [5], [6] .Số

lượng HCBVTV được phép sử dụng trong các danh mục trên được thống kê

trong Bảng 1.1.

Bảng 1.1: Thống kê số lượng HCBVTV được phép sử dụng ở Việt Nam

Số lượng

TT

Khoản mục Năm

2001

Năm

2004

Năm

2008

Năm

2009

1 Tổng HCBVTV 278 418 744 886

2 Số thương phẩm 808 1212 2242 3795

Page 22: Thuốc bảo vệ thực vật

21

3 Thuốc trừ sâu (Hoạt

chất/Thương phẩm)

108/337 160/499 292/959 365/1837

4 Thuốc trừ bệnh

(Hoạt chất/Thương

phẩm)

78/252 125/364 221/654 264/1063

5 Thuốc diệt cỏ

(Hoạt chất/Thương

phẩm)

74/191 96/266 130/400 151/549

6 Thuốc điều hoà sinh

trưởng (Hoạt

chất/Thương phẩm)

18/28

22/51

44/102

47/188

Số liệu thống kê từ Bảng 1.1 cho thấy số lượng HCBVTV được phép sử

dụng ở Việt Nam được Bộ NN & PTNT ban hành tăng dần theo các năm. Cụ

thể, năm 2004 có 418 HCBVTV / 1212 thương phẩm, năm 2008 có 744

HCBVTV / 2242 thương phẩm và năm 2009 (được bổ sung từ danh mục năm

2008) là 886 HCBVTV / 3795 thương phẩm. Trong danh mục này, thuốc trừ

sâu chiếm nhiều nhất và tăng nhanh theo các năm.

Danh mục hoạt chất hạn chế và cấm sử dụng tại Việt Nam năm 2009

được liệt kê trong Bảng 1.2

Bảng 1.2. Danh mục hoạt chất hạn chế và cấm sử dụng tại Việt Nam

(năm 2009)

TT Hoạt chất TT Hoạt chất

Danh mục các hoạt chất hạn chế sử dụng

1 Carbofuran 7 Zinc phosphid

2 Dichlorvos (DDVP) 8 Na2SiF6 50% + HBO3 10%

+ CuSO4 30%

3 Dicofol 9 Na2SiF6 80% + ZnCl2 20%

4 Dicrotophos 10 Aluminium phosphid

Page 23: Thuốc bảo vệ thực vật

22

5 Diclorvos 13%

+ Deltamethrin2%

11 Magnesium phosphid

6 Methomyl 12 Methyl bromid

Danh mục hoạt chất cấm sử dụng

1 Aldrin 13 Monocrotophos

2 BHC, Lindane (γ-BHC, γ-HCH) 14 Parathion – ethyl

3 Chlordane 15 Pentachlorophenol

4 DDT 16 Pentachlorophenat Sodium

5 Dieldrin 17 Phosphamidon

6 Endosulfan 18 Polychlorocamphen

7 Endrin 19 Chlordimeform

8 Heptachlor 20 Captan

9 Isobenzen 21 Captafol

10 Isodrin 22 Hexachlorobenzen

11 Methamidophos 23 2,4,5 - T

12 Parathion - methyl 24-

29

Các hợp chất của As, Tl,

Cd, Hg, Se, Pb

Thực tế trên thị trường còn có rất nhiều hoạt chất lưu hành nhưng không

có trong danh mục được phép sử dụng, một số HCBVTV đã bị cấm như

Parathion-methyl (Wofatox), Methamidophos (Monitor) vẫn được người dân

sử dụng trái phép trong trồng trọt [6].

Về tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng cây thuốc, các tác giả Trịnh

Văn Quỳ [16], và Trần Việt Hùng [13] đã tiến hành nghiên cứu khảo sát ở 3 địa

phương có truyền thống trồng cây thuốc: Thiết Trụ, Nghĩa Trai (Hưng Yên) và

Sapa (Lào Cai) từ năm 2002-2004. Kết quả cho thấy hầu hết các hộ dân cả 3 nơi

đều sử dụng HCBVTV, đã thống kê được 99 tên HCBVTV được sử dụng, trong

đó có 64 thuốc diệt côn trùng, 19 thuốc trừ bệnh, 8 thuốc điều hòa sinh trưởng, 7

thuốc diệt cỏ, 1 thuốc diệt chuột.

Page 24: Thuốc bảo vệ thực vật

23

Trong số các HCBVTV đã thống kê được ở trên, ngoài các thuốc nằm

trong danh mục HCBVTV cho phép sử dụng ở Việt Nam, còn có các thuốc có

nguồn gốc từ Trung Quốc chứa Methamidophos và Endosulfan là thuốc cấm sử

dụng, các thuốc khác như Kẽm phosphid thuộc danh mục hạn chế sử dụng [6].

Do việc hướng dẫn sử dụng HCBVTV chủ yếu cho cây nông nghiệp và

cây ăn quả, chưa có sự hướng dẫn cụ thể đối với cây thuốc, vấn đề sử dụng

HCBVTV đối với cây thuốc chủ yếu người dân vận dụng theo công dụng của

thuốc [6], [14].

Năm 2001, nhà nước đã phê duyệt đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KC

10-02 "Xây dựng một số qui trình sản xuất dược liệu sạch và chế biến sạch để

bào chế một số chế phẩm chất lượng cao" do Viện Dược liệu chủ trì. Kết quả

đạt được của đề tài là đã nghiên cứu, kết hợp với doanh nghiệp và nông dân

trồng và phát triển một số dược liệu an toàn như: Actiso (Sa Pa, Lào Cai),

Bạch chỉ, Ngưu tất (Thanh trì, Hà Nội), Cúc hoa (Nghĩa Trai, Hưng

Yên)…Mặc dù vậy, trồng cây thuốc ở nước ta trong giai đoạn này vẫn mang

tính chất trồng ở quy mô nhỏ lẻ, chưa có sự tập trung đầu tư lớn, chưa mang

tính ổn định và lâu dài, áp dụng tiêu chuẩn GAP mới bắt đầu, chưa rộng rãi

[19].

Trong định hướng chiến lược về công tác dược liệu đến 2010 và tầm

nhìn 2015, Bộ Y tế đã xác định mục tiêu cụ thể trong công tác phát triển dược

liệu, trong đó vấn đề quy hoạch và xây dựng các vùng trồng cây thuốc theo

tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice - Thực hành tốt nông nghiệp) là

một nhiệm vụ cấp bách.

Đối với sử dụng HCBVTV, tiêu chuẩn GAP yêu cầu: Các HCBVTV sử

dụng phải thuộc danh mục nhà nước cho phép; HCBVTV phải được nhà nước

đánh giá chất lượng, phải có nhãn mác đầy đủ; Việc sử dụng HCBVTV phải

tuân thủ nghiêm ngặt quy phạm. Sử dụng hóa chất gì phải ghi trong hồ sơ và

phải kiểm tra dư lượng của chất đó… [81]

Khái niệm dược liệu sạch đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo những nguyên

tắc nhất định và cần triển khai từng bước theo những tiêu chí cụ thể [1], [14].

Page 25: Thuốc bảo vệ thực vật

24

Ngày nay, sử dụng HCBVTV phải tuân theo yêu cầu nhất định (Tiêu

chuẩn GAP) nhằm đạt hiệu quả phòng trừ dịch hại và phải khống chế tối đa

mức tồn dư HCBVTV trong dược liệu. Đối với các HCBVTV có khả năng tích

lũy trong cơ thể, gây đột biến tế bào hoặc có độc tính cấp cao, được nhiều

nước trên thế giới trong đó có Việt Nam có quy định cấm sử dụng hoặc hạn

chế sử dụng [82].

Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, theo đó các vấn đề liên

quan đến sức khỏe và môi trường được quan tâm hàng đầu. Cùng với mặt tích

cực của nền kinh tế thị trường, mặt trái của nó luôn cùng tồn tại. Do vậy, các

hàng rào về chất lượng và độ an toàn các sản phẩm nông nghiệp ngày càng

được quan tâm thắt chặt hơn.

Tất yếu của hội nhập hiện đại gắn liền với chất lượng sản phẩm lưu

thông. Điều đó ép buộc đồng thời thôi thúc chúng ta cần xây dựng một quy

trình đánh giá chất lượng các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp một cách có

hiệu quả. Các mô hình trồng cây lương thực và cây thuốc theo tiêu chuẩn GAP

hay GACP dần được thiết lập và hoàn thiện. Dư lượng HCBVTV là một trong

các tiêu chí quan trọng phản ánh độ an toàn và chất lượng sản phẩm. Do đó

việc kiểm soát mức dư lượng cho phép đánh giá mức hiệu quả của quy trình

sản xuất. Các thiết bị phân tích công cụ hiện đại như GC, GC-MS, LC-MS,.. sẽ

có những trợ giúp quan trọng trong việc xây dựng và đánh giá các tiêu chí về

dư lượng cho phép của HCBVTV trên cây lương thực nói chung và cây thuốc

nói riêng.

1.2. DƯ LƯỢNG HCBVTV – KHÁI NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC

ĐỊNH.

1.2.1. Khái niệm dư lượng

Dư lượng HCBVTV là lượng HCBVTV sử dụng trong nuôi trồng thực

vật còn tồn dư lại trên nông sản hoặc dược liệu sau khi thu hoạch, chế biến.

Page 26: Thuốc bảo vệ thực vật

25

Đôi khi bao gồm cả các hóa chất sử dụng trong bảo quản và lưu giữ các sản

phẩm nông nghiệp [2], [78].

Dư lượng HCBVTV thường được tính bằng miligam HCBVTV trên 1

kilogam (mg/kg) nông sản hoặc dược liệu.

1.2.2. Dư lượng tối đa cho phép - MRL (Maximum Residue Limit)

Dư lượng HCBVTV tối đa cho phép là lượng HCBVTV lớn nhất được

phép tồn dư trong nông sản hay dược liệu mà không gây ảnh hưởng đến cơ thể

người và vật nuôi khi sử dụng [2], [70], [73].

Dư lượng tối đa được viết tắt là MRL. Tùy thuộc từng loại HCBVTV và

nông sản khác nhau mà MRL cho phép khác nhau.

Để đảm bảo sự an toàn đối với sức khỏe con người về chất lượng nông

sản cũng như thuốc và nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ thực vật, các

phương pháp phân tích AOAC Quốc tế và các Dược Điển tiên tiến như: BP

2007, BP 2009, Dược điển Châu âu V – EUP V (2006) và USP 30 (2007), USP

31 (2008) đều qui định mức dư lượng tối đa cho phép của nhiều HCBVTV

thuộc 3 nhóm OC, OP và PY trong nông sản, thực phẩm, dược liệu hoặc thuốc

có nguồn gốc thực vật [23], [70], [71], [73].

Tuỳ theo độ độc hại của mỗi HCBVTV mà mức dư lượng tối đa cho

phép cụ thể được quy định khác nhau [70], [71], [73].

Bảng 1.3: MRL của các HCBVTV trong dược liệu

(theo một số Dược điển)

Giới hạn

(mg/kg)

TT Hóa chất bảo vệ thực vật BP

(2009)

EUP

V

(2006)

USP

26

(2003)

USP

31

(2008)

1 Alachlor 0,02 0,02 0,02 0,02

Page 27: Thuốc bảo vệ thực vật

26

2 Aldrin and Dieldrin (tổng cộng) 0,05 0,05 0,05 0,05

3 Azinphos – methyl 1,0 1,0 1,0 1,0

4 Bromopropylat 3,0 3,0 3,0 3,0

5 Chlordan (tổng các đồng phân) 0,05 0,05 0,05 0,05

6 Chlorfenvinphos 0,5 0,5 0,5 0,5

7 Chlorpyriphos 0,2 0,2 - 0,2

8 Chlorpyriphos – methyl 0,1 0,1 - 0,1

9 Cypermethrin

(tổng các đồng phân)

1,0 1,0 1,0 1,0

10 DDT (tổng các đồng phân) 1,0 1,0 1,0 1,0

11 Deltamethrin 0,5 0,5 0,5 0,5

12 Diazinon 0,5 0,5 0,5 0,5

13 Dichlorvos 1,0 1,0 1,0 1,0

14 Dithiocarbamates (như CS2) 2,0 2,0 2,0 2,0

15 Endosulfan (tổng các đồng phân) 3,0 3,0 3,0 3,0

16 Endrin 0,05 0,05 0,05 0,05

17 Ethion 2,0 2,0 2,0 2,0

18 Fenitrothion 0,5 0,5 0,5 0,5

19 Fenvalerat 1,5 1,5 1,5 1,5

20 Fonofos 0,05 0,05 0,05 0,05

Page 28: Thuốc bảo vệ thực vật

27

21 Heptachlor

(tổng các đồng phân)

0,05 0,05 0,05 0,05

22 Hexachlorobenzen 0,1 0,1 0,1 0,1

23 Hexachlorocyclohexan

(tổng các đồng phân)

0,3 0,3 0,3 0,3

24 Lindan (γ - Hexachlorocyclohexan) 0,6 0,6 0,6 0,6

25 Malathion 1,0 1,0 1,0 1,0

26 Methidathion 0,2 0,2 0,2 0,2

27 Parathion 0,5 0,5 0,5 0,5

28 Parathion - methyl 0,2 0,2 0,2 0,2

29 Permethrin 1,0 1,0 1,0 1,0

30 Phosalon 0,1 0,1 0,1 0,1

31 Piperonyl butoxid 3,0 3,0 - 3,0

32 Pirimiphos - methyl 4,0 4,0 4,0 4,0

33 Pyrethrins (tổng các đồng phân) 3,0 3,0 3,0 3,0

34 Quintozen (tổng các đồng phân) 1,0 1,0 1,0 1,0

Các Dược điển tiên tiến trên thế giới đều có quy định về MRL của

HCBVTV. Số hoạt chất có quy định MRL cũng có tăng dần theo thời gian. Ví

dụ USP 26 có 31 hoạt chất, đến USP 31 có thêm 3 hoạt chất mới là

chlorpyriphos, chlorpyriphos-methyl và piperonyl-butoxid.

Page 29: Thuốc bảo vệ thực vật

28

1.2.3. Phương pháp phân tích xác định dư lượng HCBVTV.

Có lẽ không có hoá chất nào lại được quy định việc sử dụng một cách

tầm cỡ như các HCBVTV. Các mức dư lượng cho phép được xây dựng cho

các HCBVTV trong thực phẩm hay nước uống tại hầu hết các quốc gia nhằm

ngăn chặn các tác động có hại đến sức khoẻ cộng đồng và để đảm bảo việc

thực hiện tốt trong sản xuất nông nghiệp. Dư lượng các thuốc diệt cỏ trong đất

do được sử dụng trong vụ mùa trước đó có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng

và phát triển của cây trồng trong mùa vụ tiếp theo. Dư lượng của thuốc trừ sâu

trong nước mặn có thể gây hại đến các sinh vật thuỷ sinh. Do vậ, có một lượng

lớn các phòng thí nghiệm trên thế giới đã tham gia vào công tác giám sát dư

lượng lớn nhất cho phép của HCBVTV trong thực phẩm hay môi trường. Việc

sử dụng nhiều phương pháp phân tích dư lượng đơn lẻ (phương pháp riêng biệt

được sử dụng phát hiện các chất hay nhóm chất đặc trưng) thường là quá đắt.

Tuỳ thuộc vào yêu cầu đặt ra, việc xác định dư lượng HCBVTV có thể

có chủ định hoặc ngẫu nhiên. Phân tích có chủ định là việc khảo sát kỹ lưỡng

các mức dư lượng lớn nhất cho phép (MRL - maximum residue level) của

HCBVTV đã biết trong các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển hoá

hay phân huỷ các HCBVTV này có thể không được biết đến và sự phát hiện

cũng như nhận dạng chúng khi đó được gọi là phân tích ngẫu nhiên. Cả hai

phương pháp trên đều cần có các thiết bị và phương pháp khác nhau. Tuy

nhiên, các thiết bị liên kết với bộ phận khối phổ (MS – mass spectrum) được

sử dụng nhiều nhất trong các phân tích có chủ định.

Trong một vài thập niên gần đây, phương pháp xác định mức vi lượng

(dạng vết) các HCBVTV đã có những thay đổi đáng kể. Từ những năm đầu

thập niên 70, hầu hết các phân tích dư lượng thuốc trừ sâu đều được tiến hành

bởi hệ sắc ký khí (GC - gas chromatography) liên kết với các detector cộng kết

điện tử (ECD – electron capture detector), detector Nitơ-Photpho (NPD –

nitrogen-phosphorous detector) và detector quang hoá ngọn lửa (FPD - flame

photometric detector). Xuất phát từ yêu cầu về tính chính xác trong kết quả

Page 30: Thuốc bảo vệ thực vật

29

phân tích, việc sử dụng sắc ký khí ngày càng được sử dụng ở mức độ sâu hơn

với sự đa dạng hoá các loại cột phân tích sắc ký và các detector phát hiện.

Ngày nay việc sử dụng GC liên kết với MS có thể xác định được đồng

thời và chính xác dư lượng của nhiều thuốc trừ sâu chỉ trong một lần chạy và

chỉ với một thiết bị. Trong hầu hết các trường hợp, độ nhạy thu được với GC-

MS là tương đương với hệ GC cùng với các detector cổ điển. Độ chọn lọc của

GC-MS có thể điều chỉnh bởi sự lựa chọn các phân mảnh ion hay ion phân tử

thích hợp, nhằm tránh sự ảnh hưởng của các dung môi được dùng khi chiết

tách HCBVTV.

Detector ECD có thể được sử dụng trước để nhận dạng các hợp chất

thông qua việc so sánh thời gian lưu các pic mẫu với pic chuẩn, tuy nhiên để

xác minh rằng pic đó không lẫn các tạp chất trong mẫu thực hay chất do sự rửa

giải nội sinh gây nên cần sự hỗ trợ của MS trong chế độ SIM. Do vậy, vai trò

và tầm quan trọng của các hệ GC với các detector ECD, NPD, hoặc FPD giảm

dần trong các phòng thí nghiệm hiện đại [54], [65].

Các phương pháp phân tích dựa trên LC được áp dụng trước đó hiếm hoi

hơn. Vì các detector truyền thống như UV, diode array và huỳnh quang thường

có độ nhạy và độ chọn lọc kém hơn so với thiết bị GC. Nhưng trong vài năm

gần đây, nhờ khả năng sự ion hoá trong điều kiện áp suất thường đã cho sự

thay đổi lớn so với các detector truyền thống. Ion hoá phun dòng electron

(ESI-electron spray ionization) hoặc ion hoá hoá học (CI-chemical ionization)

ở áp suất thấp và trong điều kiện kết hợp với MS đã tăng độ nhạy khi phát hiện

bằng LC, đặc biệt khi hoạt động trong chế độ lựa chọn tương tác (SRM-

selected reaction modul) [67], [45]. Do khả năng hạn chế hầu hết các ảnh

hưởng của tín hiệu nền trong LC-MS/MS khi chạy trong điều kiện SRM nên tỷ

số S/N tăng một cách rõ ràng và thang độ nhạy của thiết bị LC-MS có thể được

tối ưu hoá đầy đủ [54].

Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định dư lượng HCBVTV với

các kỹ thuật đa dạng và đặc trưng cho từng phương pháp, tuy nhiên phương

pháp sắc ký được sử dụng nhiều hơn [30].

Page 31: Thuốc bảo vệ thực vật

30

Trong các phương pháp sắc ký như TLC, GC, GC-MS, LC, LC-MS và

CE-MS thì hai kỹ thuật GC-MS và LC-MS được ứng dụng nhiều hơn cả do

tính ưu việt của nó trong việc xác định các HCBVTV [54], [68], [69], [74],

[79] [86].

1.2.3.1. Kỹ thuật GC – MS.

Sự ion hoá HCBVTV có nhiều kỹ thuật ion hóa, như kỹ thuật ion hóa bằng

va chạm điện tử EI, ion hóa hóa học (NCI hoặc PCI) cùng với thiết bị tứ cực

đơn (single quadrupole) được sử dụng phổ biến nhất để tách các ion. Ngoài ra

có thể kết hợp hệ thống GC-MS với bẫy ion tứ cực (quadrupole ion traps), thời

gian bay (time - of – flight - TOF) hoặc MS khác đều sử dụng được [54].

Hầu hết các kết quả nghiên cứu phân tích dư lượng HCBVTV bằng GC-MS

đều thực hiện trên thiết bị tứ cực đơn (single quadrupole) và ion hoá bởi EI.

Lợi thế của ion hoá bằng EI là ít bị ảnh hưởng cấu trúc phân tử lên các đáp

ứng, đồng thời luôn có một số lượng lớn các phân mảnh ion đặc trưng. Có

nhiều nghiên cứu đã mô tả bao quát việc xác định đồng thời 245 - 400 thuốc

trừ sâu bằng GC - EI - MS với bộ lọc khối tứ cực đơn (single quadrupole mass

filters) [28], [30], [37], [66]. Việc sử dụng các bẫy ion (ion traps-IT) trong

chương trình chạy quét (SCAN) đơn giản hơn vì không cần sự lựa chọn các ion

đặc trưng cần thiết trong suốt quá trình thu thập dữ liệu. Trong kỹ thuật IT, sự

chuyển đổi giữa chế độ SCAN toàn diện các ion do bắn phá (EI) sang các ion

do ion hóa hóa học (CI) theo một cách đơn giản cung cấp đầy đủ thông tin cho

việc nhận dạng và định lượng các HCBVTV và các chất chuyển hóa một cách

nhanh chóng [35]. Trong chế độ chạy SCAN đầy đủ, ở nồng độ thấp hơn thiết

bị này tỏ ra tương đối nhạy và chứng minh bằng việc tra thư viện phổ. Nhưng

khi so sánh với thiết bị đơn tứ cực chạy trong chế độ kiểm soát việc lựa chọn

ion (selected ion monitoring - SIM) các HCBVTV giống hệt nhau bị che phủ

lẫn nhau và độ nhạy khi đó khác nhau không nhiều [28].

Ion hoá hóa học (chemical ionization - CI) ít được sử dụng hơn. Ion hóa

hóa học (PCI hoặc NCI) khi liên kết với MS cho độ chọn lọc tốt hơn so với EI

Page 32: Thuốc bảo vệ thực vật

31

đối với một số thuốc trừ sâu nhất định. Kết quả trong sắc ký đồ cho thấy giảm

sự tương tác của tín hiệu với đường nền [47] nhưng cường độ tín hiệu của các

thuốc trừ sâu khác (khi tiêm mẫu với lượng giống nhau) cho thấy sự biến thiên

nhiều hơn khi ion hóa bằng EI. Đặc biệt, GC - MS với sự ion hoá hoá học chỉ

được chú ý đến một vài loại hoạt chất đặc biệt như thuốc trừ sâu cơ Clo [24],

[29], Pyrethroid [63] và cơ Phospho [64]. Người ta hiếm khi sử dụng các

phương pháp này trong phân tích dư lượng nhiều chất đồng thời bởi vì chúng

không phải là kỹ thuật ion hoá phổ biến. Thêm nữa, khối phổ sinh ra bởi sự ion

hoá hoá học thường cho số lượng phân mảnh ít hơn, do vậy lượng thông tin thu

được ít hơn.

Thiết bị GC - TOF có thể hoạt động theo hai chương trình. Một loại cho tốc

độ quét rất lớn, cho phép việc tách các peak trùng lặp về tín hiệu [33], [61].

Điều này có thể chứng minh từ kết quả thu được 30000 peak từ khói thuốc lá

[31], [32]. Một loại thiết bị GC – TOF khác cho độ phân giải khối rất cao và

cho phép đánh giá dữ liệu với sự sai khác về khối hẹp ( khoảng 0.02 Da) [28].

Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị TOF đều mắc phải nhược điểm là khoảng động

học hẹp [32].

Trong các thảo luận về CI - MS và GC - TOF, điểm nổi bật của hệ thống

GC - MS/MS là triệt đường nền khá tốt, độ chọn lọc và độ nhạy cao [27], [40].

Các thao tác với MS/MS có thể thực hiện cùng với bẫy ion [23], [38], [41] và

các phân tích khối phổ bộ ba tứ cực (triple quadrupole) [57]. Một vài hạn chế

trong GC-MS/MS là do sự thiếu vắng một chương trình ion hoá mẫu phổ biến

áp dụng cho các ion sản phẩm tương ứng với các ion phân tử của hầu hết các

loại HCBVTV. Ion hoá bằng EI phổ biến hơn, nhưng thông thường dòng ion

được phun lên rất nhiều mảnh, kết quả thu được các cặp ion cha mẹ có cường

độ thấp khi phân tích bằng MS/MS. Cho đến giờ, triển vọng của GC - MS/MS

vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Tỷ lệ % các thuốc trừ sâu phân tích bằng GC -

MS/MS từng được công bố chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Vì vậy sẽ là quá sớm để có

thể chọn GC - MS/MS thay thế cho GC - MS trong phân tích dư lượng

HCBVTV.

Page 33: Thuốc bảo vệ thực vật

32

Việc sử dụng GC-MS trong phân tích dư lượng thuốc trừ sâu được tóm tắt

trong sổ tay phân tích thuốc trừ sâu [77], [79] ứng dụng các quy trình thiết bị

[22] hoặc các nghiên cứu khoa học [28], [37], [80] trên một số cơ sở dữ liệu

MS riêng biệt bao hàm MS – EI (electron impact) của rất nhiều thuốc trừ sâu

[34].

1.2.3.2. Kỹ thuật LC – MS.

Khi một TTS không thể phân tích bằng phương pháp GC, việc sử dụng LC

là sự thay thế tốt nhât. Tương tự như vậy, LC có thể kết hợp với thiết bị tứ cực

đơn, bẫy ion tứ cực, tứ cực ba - MS hoặc - MS/MS, TOF quang phổ kế hoặc

thiết bị hỗn hợp quadrupole – TOF.

Ngược lại với GC- MS, MS tứ cực đơn không được dùng trong các nghiên

cứu chủ yếu hiện nay khi giải quyết bằng LC - MS. Sự bất lợi của thiết bị tứ

cực đơn (và bẫy ion hoạt động trong chế độ SIM) là tín hiệu đường nền cao thu

được từ nền mẫu và các dung môi HPLC. Do sự nhiễu về mặt hóa học này,

trong định lượng các mẫu thực không thể thu được các giới hạn phát hiện rất

nhỏ, thậm chí cả khi các thiết bị có độ nhạy cao [45]. Đường nền hoá học có

thể giảm đáng kể khi các thiết bị MS/MS áp dụng kết nối với điều kiện SRM.

Thậm chí nếu một thành phần nền có khối lượng phân tử giống một thuốc trừ

sâu, thông thường cả hai ion đẳng tích có thể được tách trong thực nghiệm

SRM, bởi vì sự phân mảnh của chúng trong tế bào va chạm hầu như cho các

ion sản phẩm khác nhau. Vì vậy quang phổ kế -MS/MS cho độ nhạy rất tốt và

độ chọn lọc không thể trội hơn. Vì lí do đó, cho tới nay các máy phân tích khối

tứ cực ba sử dụng dedector MS nhiều nhất [51]. Bẫy ion tứ cực có thể hoạt

động cùng MS/MS mà giảm cường độ đường nền tới một mức như được biết

từ quang phổ kế - MS/MS. Tuy nhiên, sự thu thập ion, sự phân mảnh và phân

tích khối phổ của các mảnh là quá trình gồm các bước nối tiếp trong các bẫy và

yêu cầu nhiều thời gian hơn so với thiết bị tứ cực ba, một thiết bị có thể làm

hai việc đó song song. Hơn nữa, bẫy ion vấp phải một nhược điểm là khoảng

động học giới hạn, ít khả năng hơn trong phân mảnh các ion rất bền và không

Page 34: Thuốc bảo vệ thực vật

33

hiệu quả khi bẫy các phân mảnh thấp khối [51]. Quang kế khối phổ TOF khi

liên kết với LC được sử dụng nhiều hơn trong chế độ phân giải cao (sai số số

khối đặc trưng < 2 mDa), có thể cho thấy sự khác biệt tốt hơn về đường nền

[48], [62]. Sự tiện lợi chính của loại thiết bị này là sự phân biệt các pic không

biết trong một mẫu, thậm chí khi việc phân tích chất chuẩn là không thể

[36],[39]. Nhưng ưu thế này thường không cần thiết khi luật pháp đã quy định

bắt buộc về dư lượng lớn nhất. Hơn nữa, sự nhận dạng các thuốc trừ sâu trong

mẫu bởi LC-MS-TOF là kém chắc chắn hơn so với bởi GC-EI/MS [75]

Việc sử dụng thiết bị tứ cực TOF hỗn hợp (Q-TOF) cho phép xác định hầu

như chắc chắn. Sự tin cậy này dựa trên sự kết nối giữa thời gian lưu, khối

lượng của các ion phân tử chọn lọc bởi bộ phận lọc khối tứ cực và sự va chạm

hoàn toàn dẫn đến phổ khối thu được từ các máy phân tích TOF [56]. Không

may, độ nhạy của Q-TOF khi liên kết với máy phân tích tứ cực ba là một loại

thiết bị có từ trường thấp hơn [31], [46]. Bên cạnh trở ngại này, khoảng tuyến

tính nhỏ hơn khiến cho việc sử dụng Q-TOF trong việc định lượng các dư

lượng bị hạn chế.

Tất cả thiết bị LC-MS có thể lắp ráp với 3 loại kỹ thuật ion hóa mềm đó là

ESI, APCI và photoionization. Cho đến nay, các bài báo về photoionization

trong phân tích thuốc trừ sâu rất ít thấy công bố [60]. ESI và APCI được áp

dụng nhiều hơn. So sánh về tính thích hợp của ESI và APCI trong việc ion hóa

rất nhiều thuốc trừ sâu, electrospray được nhận thấy là một thiết bị phổ biến

hơn [26], [49], [50], [69], [74].

Cho đến nay, tổng quan lớn nhất được đưa ra bởi Lehotay năm 2005

[52], người đã sử dụng LC - MS/MS để xác định 144 thuốc trừ sâu. Tuy

nhiên, một bản thống kê hoàn chỉnh tất cả các thông tin có thể của LC -

MS/MS về thuốc trừ sâu vẫn chưa có.

Sự lựa chọn thiết bị thích hợp nhất để vận dụng phân tích được phần lớn

các mẫu là một trong những quyết định quan trọng nhất trong việc đầu tư cho

các phòng thí nghiệm phân tích dư lượng và hiện tại, GC-MS là một trong các

thiết bị đó được lựa chọn và sử dụng.

Page 35: Thuốc bảo vệ thực vật

34

1.3. XÁC ĐỊNH DƯ LƯỢNG HCBVTV TRÊN DƯỢC LIỆU.

1.3.1. Các quy trình xử l ý mẫu.

Gồm các kỹ thuật chiết tách, làm sạch và làm giàu HCBVTV trong mẫu.

Quá trình này, thường sử dụng các dung môi hữu cơ không hoặc ít phân cực

như n-hexan, ether dầu hoả, aceton, acetonitril [53], [73]. Các kỹ thuật chiết

kinh điển có hiệu quả nhưng thường tốn dung môi và thời gian chiết. Gần đây

có nhiều kỹ thuật chiết hiện đại, ví dụ chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn (sử

dụng dioxyd carbon), chiết pha rắn (thường dùng cột C18, Florisil, Silicagel,..),

vi chiết pha rắn (chiết và tự làm giàu một cách chọn lọc chất phân tích không

phân cực) [22], [30], [42], [79].

Ngoài ra, một số phương pháp khác như vi chiết pha lỏng, sắc ký rây phân

tử…cũng được áp dụng tùy đối tượng cụ thể [54].

1.3.2. Tình hình nghiên cứu phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu

Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một số tác giả ở Pháp và Tây Ban

Nha đã nghiên cứu phân tích xác định dư lượng các HCBVTV nhóm OC trong

5 dược liệu sử dụng kỹ thuật SPE kết hợp với GC-MS [54].

Năm 2000, các tác giả Bồ Đào Nha đã giới thiệu phương pháp phân tích

xác định dư lượng 3 nhóm OC, OP và PY trong dược liệu sử dụng SPE, sắc ký

rây phân tử và GC [37].

Ở Trung Quốc, có nhiều công bố liên quan đến kỹ thuật phân tích dư

lượng HCBVTV trên dược liệu bằng GC. Tuy nhiên những minh chứng cho

thấy việc ứng dụng GC-MS trong phân tích HCBVTV trên dược liệu được sử

dụng nhiều hơn cả về khả năng định tính, định lượng và tính xác minh cao với

đọ nhạy tốt. Đồng thời, GC-MS là hệ có thể phân tích đồng thời nhiều nhóm

HCBVTV như OC, OP, PY, các chất chuyển hóa và phân hóa từ các

HCBVTV, [44], [59], [84], [85], [86] .Nhiều cơ sở tại Trung Quốc đã sản xuất

dược liệu theo tiêu chuẩn trồng cây thuốc sạch và công bố tiêu chuẩn chất

lượng của sản phẩm (ví dụ: Tam thất Châu Vân Sơn ở Vân Nam Trung Quốc

Page 36: Thuốc bảo vệ thực vật

35

đã qui định giới hạn kim loại nặng độc As, Pb, Hg, Cd và giới hạn DDT không

được quá 1 ppm và Lindan không được quá 0,6 ppm) [17]. Dược điển Trung

Quốc 2005 đưa phương pháp xác định dư lượng HCBVTV trong dược liệu và

thuốc đông dược [72].

Ở Nhật Bản, nhiều HCBVTV được sản xuất và sử dụng, tuy nhiên chúng

được quy định và kiểm soát chặt chẽ. Luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản quy

định “Danh mục dư lượng HCBVTV trong nông sản và thực phẩm” phải được

kiểm tra. Năm 1995, Danh mục này áp dụng quy định đối với 108 HCBVTV,

đến năm 2006 Danh mục quy định mức dư lượng tối đa cho phép đối với hơn

400 HCBVTV. Các HCBVTV trong Danh mục có thể được phân tích bằng

phương pháp GC-MS ở nồng độ phát hiện là 1ppm đối với tất cả các

HCBVTV [83].

Do yêu cầu xác định dư lượng HCBVTV trong các sản phẩm nông nghiệp,

nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan,.. đã có những hướng dẫn cụ thể về

phân tích HCBVTV trong các sản phẩm nông nghiệp [54]. Từ năm 2000,

AOAC Quốc tế cho tái bản sách nhiều tập về phân tích HCBVTV [25]. Đối

với dược liệu, năm 1998 WHO đã xuất bản sách “Phương pháp kiểm tra chất

lượng dược liệu” trong đó có mô tả phương pháp xác định dư lượng HCBVTV

trong dược liệu.

Ở Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu đã sử dụng GC-MS phân

tích đồng thời một số HCBVTV của các nhóm cơ clo. [13], [16].

Các tác giả Trịnh Văn Quỳ [16] và Trần Việt Hùng [13] đã nghiên cứu

các phương pháp xác định dư lượng HCBVTV trong dược liệu bằng kỹ thuật

GC:

- Sử dụng sắc ký khí mao quản với detector cộng kết điện tử (GC-ECD)

phân tích HCBVTV nhóm OC và PY;

- Sử dụng sắc ký khí mao quản với detector nitơ-phospho (GC-NPD)

phân tích HCBVTV nhóm OP;

- Sử dụng sắc ký khí với detector khối phổ (GC-MS) phân tích đồng thời

một số HCBVTV của các nhóm cơ clo.

Page 37: Thuốc bảo vệ thực vật

36

Tuy nhiên các tác giả này mới chỉ dừng lại ở nhiệm vụ xác định nhóm

OC trên GC-MS.

Vấn đề liên quan đến dược liệu sạch sản xuất theo các tiêu chí GAP và

GACP đang được xây dựng và đẩy mạnh, đi đôi với nó là vấn đề an toàn đối

với sức khỏe người dùng và vệ sinh môi trường. Đó là một tiêu chí quan trọng

đang rất được quan tâm.

Cho đến nay, các công bố về các phương pháp phân tích đồng thời nhiều

nhóm HCBVTV trong dược liệu bằng GC-MS chưa được khảo sát thực hiện.

Hơn nữa, DĐVN III vẫn chưa có quy định về phương pháp chung cho phân

tích dư lượng của HCBVTV trong dược liệu [10].

Nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá tồn dư HCBVTV trong dược liệu một

cách có hệ thống và đi vào thường qui như một tiêu chí về độ an toàn của dược

liệu đối với sức khỏe nhân dân, gắn với tiêu chí xây dựng quy trình sản xuất

dược liệu sạch theo GAP, các phương pháp chung và khái quát xác định dư

lượng HCBVTV trong dược liệu cần được xây dựng và đưa vào sử dụng với

sự hỗ trợ của các thiết bị công cụ hiện đại và đảm bảo yêu cầu như GC-MS.

Page 38: Thuốc bảo vệ thực vật

37

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. KHẢO SÁT ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HCBVTV

2.1.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu thực địa, hồi cứu và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những hộ nông dân trồng dược liệu, có thể là chủ

hộ hoặc người trực tiếp trồng thuốc.

2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

1. Xã Duyên Hà - Thanh Trì - Hà Nội

2. Xã Vạn Phúc - Thanh Trì - Hà Nội

3. Xã Tự nhiên - Thường Tín - Hà Nội

4. Xã Bình Minh - Khoái Châu - Hưng Yên

5. Xã Hòa Bình - Hà Trung - Thanh Hóa

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2008 - 7/2009.

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu

* Sử dụng các phương pháp điều tra tổng hợp hệ thống nông nghiệp:

- RRA (phương pháp đánh giá nhanh nông thôn).

- KIP (phương pháp thu thập thông tin từ nguồn, nhóm người am hiểu về

vấn đề trồng, chăm sóc, phân bón, HCBVTV cây thuốc và dược liệu).

* Sử dụng các tài liệu lưu trữ đã nghiên cứu, hồi cứu, tham khảo và sử

dụng các số liệu có liên quan.

* Sử dụng phiếu điều tra tại thực địa kết hợp với hồi cứu:

- Công cụ điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế sẵn gồm có bộ câu hỏi.

Page 39: Thuốc bảo vệ thực vật

38

- Đối tượng phỏng vấn: là những hộ nông dân trồng cây thuốc, có thể là

chủ hộ hoặc người trực tiếp trồng cây thuốc.

- Thu thập số liệu: tổng hợp số liệu thông qua phiếu điều tra.

- Hồi cứu:

+ Đối chiếu tên dược liệu và xem xét thành phần hóa học theo các tài

liệu

+ Đối chiếu tên HCBVTV theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được

phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam năm 2008, 2009, Cẩm nang thuốc

bảo vệ thực vật.

+ Tên thuốc bảo vệ thực vật được phát âm không rõ hoặc không có trong

danh mục sẽ được ghi lại vào sổ tay để đối chiếu với tên trên bao bì thu của hộ

nông dân đó hoặc đối chiếu tại cửa hàng vật tư HCBVTV của địa phương.

2.2. XÂY DỰNG CÁC QUY TRÌNH XỬ LÝ MẪU ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC

HCBVTV DỰA VÀO BỘ PHẬN DÙNG KHÁC NHAU CỦA DƯỢC LIỆU

VÀ NÔNG SẢN

- HCBVTV nhóm OC

- HCBVTV nhóm OP.

- HCBVTV nhóm PY

- Một số HCBVTV thuộc các nhóm khác.

2.2.1. Phương pháp lấy mẫu.

Áp dụng USP 30 và tham khảo thêm quy định của Bộ NN & PTNT về

phương pháp lấy mẫu .

- Cách lấy mẫu:

+ Lấy mỗi mẫu có cỡ mẫu 300g, lấy ra từ bao ở 3 vị trí trên cùng, giữa

bao và cuối bao, mỗi vị trí 100g, sau đó trộn đều. Mẫu được đựng trong túi

polyethylen sạch, mã hóa và mang về bảo quản trong tủ lạnh ở dưới 5oC. Đối

với các mẫu cùng một loại dược liệu, các mẫu được coi là khác nhau khi mua ở

các hiệu thuốc khác nhau hoặc ở các hộ nông dân khác nhau.

Page 40: Thuốc bảo vệ thực vật

39

+ Đối với các mẫu dược liệu, hoặc các mẫu nông sản tươi, lấy trực

tiếp tại các vườn trồng địa phương thì lấy mẫu trên hai đường chéo, mỗi đường

lấy 2- 3 mẫu.

2.2.2. Chuẩn bị mẫu.

Tùy theo bản chất mẫu, kỹ thuật chiết mẫu áp dụng, tiến hành làm thành

bột nửa mịn (cỡ rây 355/180 theo DĐVN III, Phụ lục 2.6), bột nửa thô (cỡ rây

710/250) hoặc bột thô (cỡ rây 1400/355). Sử dụng thuyền tán hoặc máy xay

dược liệu.

- Xác định mất khối lượng do làm khô: Tiến hành theo DĐVN III, Phụ lục

5.16.

- Xử lý mẫu:

(a) Lựa chọn phương pháp: Tùy theo tính chất của đối tượng nghiên cứu (dược

liệu) và của đối tượng phân tích (HCBVTV) mà sử dụng phương pháp xử lý

mẫu thích hợp gồm có:

Chiết

Làm sạch

Làm giàu đối tượng phân tích trong mẫu

(b) Khảo sát lựa chọn và xây dựng các quy trình xử lý mẫu:

1/ Áp dụng các kỹ thuật xử lý mẫu đã công bố [13], [16], [18]: Các quy trình

(viết tắt QT) xử lý mẫu khảo sát áp dụng chiết và làm sạch HCBVTV từ mẫu

dược liệu được ghi trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Các kỹ thuật xử lý mẫu được lựa chọn áp dụng

Kỹ thuật xử lý mẫu sử dụng dung môi hữu cơ

Chiết Làm sạch và làm giàu

hiệu

Kỹ thuật Dung môi Kỹ thuật

bổ trợ

Tên kỹ thuật Rửa giải

QT1 Chiết lạnh

Dung môi ít

phân cực

Siêu âm SPE pha thuận Dung môi

hữu cơ ít

Page 41: Thuốc bảo vệ thực vật

40

phân cực

QT2 Chiết lạnh Dung môi hữu

cơ ít phân cực

Siêu âm SPE pha đảo như trên

QT3 Soxhlet Dung môi hữu

cơ ít phân cực

Nhiệt độ SPE pha thuận như trên

QT4 Soxhlet Nước, dung

môi hữu cơ ít

phân cực

Siêu âm SPE pha đảo như trên

QT5 Chiết nóng Nước Nhiệt độ SPE pha đảo như trên

2/ Khảo sát xây dựng các qui trình xử lý mẫu:

- Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết trên mẫu thử thêm chuẩn.

- Khảo sát khả năng làm sạch đối với các chất hấp phụ khác nhau:

+ Silica gel và than hoạt (6 ml, 1 g)

+ Florisil (8 ml, 2 g)

- Khảo sát và so sánh về khả năng làm sạch dịch chiết mẫu thử bằng cách

quan sát đường nền trên sắc ký đồ và R% mẫu chuẩn khi cho qua cột.

- Khảo sát, so sánh các hệ dung môi rửa giải về R% mẫu chuẩn khi qua cột.

(c) Cách tiến hành khảo sát hiệu suất thu hồi trên mẫu chuẩn khi cho qua cột:

- Chuyển 1ml dung dịch chuẩn có chứa các chất phân tích cần khảo sát

vào cột. Để dịch chảy tự nhiên, sau đó rửa giải tiếp tục với các lượng dung môi

cần khảo sát. Thu hồi dung môi rửa giải, chia thành từ 2 - 4 phân đoạn và hứng

vào các cốc hoặc ống nghiệm khác nhau. Bay hơi dung môi, hòa tan cắn trong

1 ml dung dịch nội chuẩn. Tiến hành phân tích sắc ký theo chương trình sắc ký

đã được xây dựng.

- Khảo sát hiệu suất thu hồi mẫu chuẩn khi qua cột: Số ml dung môi rửa

giải đủ để rửa hết các chất phân tích và xác định được chất hấp phụ và dung

Page 42: Thuốc bảo vệ thực vật

41

môi rửa giải thích hợp (cho hiệu suất thu hồi cao ở các phân đoạn đầu đối với

phần lớn chất phân tích).

(d) Đánh giá phương pháp chiết và làm sạch:

Dựa vào hiệu suất hay tỷ lệ thu hồi (ký hiệu là R%) trên mẫu nhiễm. Mẫu

nhiễm được tạo ra từ mẫu dược liệu (mẫu trắng) bằng phương pháp thêm

chuẩn. Chiết và làm sạch mẫu nhiễm theo phương pháp đã nêu, phân tích sắc

ký xác định hiệu suất thu hồi.

- Mẫu trắng: Không có hoặc có dư lượng không đáng kể các chất cần

khảo sát.

- Tạo mẫu nhiễm: Tạo ra từ mẫu dược liệu (mẫu trắng) bằng phương

pháp thêm chuẩn.

- Đối với chiết lạnh, chiết Soxhlet và SPE trên C18 : Thêm 200 µl dung

dịch chuẩn pha trong aceton có chứa các đối tượng phân tích cần khảo sát ở

nồng độ thích hợp vào 5 g bột dược liệu trong bình nón nút mài để tạo mẫu

nhiễm chứa chất phân tích có nồng độ mong muốn, đậy nút, lắc mạnh.

- Tiến hành khảo sát tỷ lệ thu hồi: Chiết và làm sạch theo chỉ dẫn ở các

mục tương ứng. Tiến hành phân tích theo các CTSK phù hợp với mỗi nhóm

đối tượng phân tích.

- Tiêu chuẩn đánh giá phương pháp chiết: Áp dụng tiêu chuẩn ghi trong

USP hoặc Dược điển Châu Âu, phương pháp chiết được chấp nhận nếu như

70% ≤ R % ≤ 110% .

2.3. KHẢO SÁT VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH,

ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI HOẶC TỪNG NHÓM DƯ LƯỢNG

HCBVTV THƯỜNG DÙNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GC-MS

2.3.1. Dược liệu sử dụng cho nghiên cứu xây dựng phương pháp phân tích.

Đối tượng nông sản và dược liệu chọn để xây dựng phương pháp:

Page 43: Thuốc bảo vệ thực vật

42

- Một số dược liệu và cây trồng có bộ phận dùng là phần dưới mặt đất (rễ hoặc

thân rễ) để khảo sát xây dựng phương pháp phân tích dư lượng HCBVTV

nhóm OC.

- Một số dược liệu có bộ phận dùng là phần trên mặt đất (lá, hoa, quả hoặc toàn

thân) để khảo sát xây dựng phương pháp phân tích dư lượng HCBVTV nhóm

OP và PY.

Bảng 2.5. Dược liệu được sử dụng làm mẫu nghiên cứu

xây dựng phương pháp phân tích

STT Dược liệu (Tên La tinh) Đối tượng

phân tích

hiệu

1 Sắn dây (Radix Puerariae) OC M1

2 Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) OC M2

3 Đương qui (Radix Angelica sinensis) OC M3

4 Đinh lăng (Radix Polysciacis) OC M4

5 Cúc hoa (Flos Chrysanthemi indici) OP, PY M5

6 Húng quế (Herba Ocimum basili) OP, PY M6

7 Bạc hà Á (Herba Menthae arvensis) OP, PY M7

Các mẫu ở địa phương trồng được mua của gia đình trực tiếp trồng.

2.3.2. Các HCBVTV thuộc 3 nhóm: OC, OP và PY

Đối tượng phân tích gồm có 51 hợp chất (Bảng 2.6).

- Nhóm chất OC: 24 hợp chất.

- Nhóm chất OP: 20 hợp chất.

- Nhóm chất PY: 5 hợp chất.

- Các nhóm khác: 2 hợp chất.

Ngoài ra, sử dụng 2 chất nội chuẩn (NC):

- Hexaclorobenzen (HCB) ký hiệu NC1.

- Carbophenothion (NC2).

Xử lý mẫu: Áp dụng các phương pháp xử lý mẫu thích hợp đã khảo sát.

Page 44: Thuốc bảo vệ thực vật

43

Bảng 2.6. Đối tượng xây dựng phương pháp phân tích

STT HỢP CHẤT STT HỢP CHẤT

Hợp chất cơ clo Hợp chất cơ phospho

1 Aldrin 25 Azinphos-methyl

2 Clorothalonil 26 Diazinon

3 2,2’-DDD 27 Diclorvos

4 4,4’-DDD 28 Dimethoat

5 2,2’-DDE 29 Disulfoton

6 2,4’-DDE 30 o,o,o-Triethyl-phosphat

7 2,2’-DDT 31 Famphur

8 2,4’-DDT 32 Fenitrothion

9 4,4’-DDT 33 Famofos

10 Dieldrin 34 Malathion

11 Endosulfan I (alpha) 35 Methamidophos

12 Endosulfan II (beta) 36 Methidathion

13 γ - Chlordan 37 Parathion-ethyl

14 Endrin 38 Parathion-methyl

15 Endrin aldehyd 39 Phorat

16 Endrin ceton 40 Phosalon

17 α-HCH 41 Profenofos

18 β-HCH 42 Sulfotep

19 δ-HCH 43 Thionazin

20 γ-HCH (Lindan) 44 Triclofon

21 Heptaclor

22 Heptaclor epoxid Hợp chất Pyrethroid

23 Methoxyclor 45 Cypermethrin

24 Hexaclorobenzen 46 Deltamethrin

47 Fenvalerat

Các hợp chất thuộc nhóm khác 48 Permethrin

50 Cartap 49 Fenpropathrin

51 Diphenylamin

Page 45: Thuốc bảo vệ thực vật

44

2.3.3. Phân tích sắc ký khí định tính và định lượng HCBVTV

Khảo sát và xây dựng 4 chương trình sắc ký:

- Chương trình 1 : CTSK GC-MS/EI, áp dụng phân tích OC.

- Chương trình 2: CTSK GC-MS/EI, áp dụng phân tích OP.

- Chương trình 3: CTSK GC-MS/EI, áp dụng phân tích đồng thời OC, OP, PY

và các hợp chất khác.

- Chương trình 4: CTSK GC-MS/NCI, áp dụng phân tích OC.

(a) Khảo sát khả năng tách các chất và tách riêng các nhóm chất

- Sử dụng các dung dịch chuẩn tiêm vào hệ thống sắc ký, ghi lại sắc ký đồ,

xem xét độ phân giải, điều chỉnh sao cho độ phân giải giữa các chất phải >

1,5 và thời gian xuất hiện các pic của hỗn hợp trong khoảng 30 phút ± 10

phút.

- Đối với hỗn hợp nhóm OC, OP và PY, sử dụng dung dịch chuẩn hỗn hợp có

chứa các chất OC, OP và PY tiêm vào hệ thống sắc ký, ghi lại sắc ký đồ,

xem xét độ phân giải, điều chỉnh sao cho độ phân giải giữa các chất phải >

1,5 và các chất phải tách riêng khỏi nhau.

(b) Đánh giá phương pháp phân tích

Đường chuẩn và độ tuyến tính: được thiết lập trên các dung dịch chuẩn (nồng

độ cỡ µg/ml) hoặc thiết lập từ chuẩn được thêm vào mẫu khảo sát (nồng độ cỡ

µg/g).

+ Đường chuẩn OC: Các dung dịch chuẩn hỗn hợp 20 chất có nồng độ

mỗi chất 0,01 µg.ml-1 – 1 µg.ml-1.

+ Đường chuẩn PY: Các dung dịch chuẩn hỗn hợp có 5 chất có nồng

độ mỗi chất từ 0,01 µg.ml-1 – 5 µg.ml-1.

+ Đường chuẩn OP: Hai hỗn hợp dung dịch chuẩn, mỗi hỗn hợp có lần

lượt 9 và 15 chất, nồng độ mỗi chất 0,01 µg.ml-1 – 1 µg.ml-1.

Page 46: Thuốc bảo vệ thực vật

45

Các dung dịch chuẩn được phân tích theo các chương trình sắc ký, xác

định phương trình hồi qui tuyến tính và hệ số tương quan giữa diện tích pic và

nồng độ các chất trong khoảng nồng độ đã nêu.

Xác định giới hạn phát hiện LOD và giới hạn định lượng LOQ:

- LOD của mỗi chất được xác định bằng 3 lần tỷ số giữa độ lệch tín hiệu nền

lân cận và độ nhạy của chất đó. Độ nhạy được xác định bằng hệ số góc của

đường hồi qui giữa tín hiệu (Y, mV) và nồng độ (X, µg/ml hoặc µg/g).

- LOQ được tính bằng 3,3 lần LOD. Sau khi đã xác định được giới hạn phát

hiện theo phương pháp vừa nêu, đối với 1 số mẫu, kiểm tra lại bằng cách thêm

một vài chất chuẩn ở khoảng nồng độ của ngưỡng phát hiện vào mẫu trắng để

kiểm tra lại.

- Dư lượng tối đa cho phép của một chất theo quy định giả sử là X mg/kg

tương ứng với X µg/g. Vậy muốn xác định được mức dư lượng của 1 chất để

so sánh với bảng mức dư lượng tối đa cho phép theo quy định thì giá trị LOQ

phải thấp hơn X.

Xác định độ lặp lại và độ tái hiện kết quả phân tích:

- Độ lặp lại và độ tái hiện kết quả phân tích của hệ thống sắc ký:

+ Độ lặp lại được khảo sát trên thời gian lưu và diện tích pic của cùng một

dung dịch chuẩn được tiêm 6 – 10 lần. Xác định độ lệch chuẩn (SD) của thời

gian lưu (tR) và độ lệch chuẩn tương đối (RSD %) của diện tích pic tương đối

(RA %). Trong phân tích dư lượng, theo dược điển, hệ thống sắc ký được coi

là ổn định nếu RSD % < 6 %.

+ Độ tái hiện (tại cùng phòng thí nghiệm và trên cùng thiết bị phân tích),

xác định tương tự độ lặp lại, khảo sát trên cùng một mẫu chuẩn. Giá trị được

chấp nhận trong phân tích dư lượng nếu như RSD % < 12 %.

- Độ lặp lại và độ tái hiện kết quả phân tích mẫu thử:

Ở mức tin cậy P = 0,95, phương pháp phân tích được chấp nhận nếu như độ

lặp lại kết quả phân tích trên mẫu thử không thấp hơn giá trị ghi trong Bảng

2.7.

Page 47: Thuốc bảo vệ thực vật

46

Bảng 2.7. Độ lặp lại kết quả phân tích được chấp nhận (Theo USP 30)

Kết quả dư lượng Độ lặp lại Độ tái hiện

0,010 mg/kg ± 0,005 mg/kg (50 %) ± 0,01 mg/kg (100 %)

0,100 mg/kg ± 0,025 mg/kg (25 %) ± 0,05 mg/kg (50 %)

1,000 mg/kg ± 0,125 mg/kg (12,5 %) ± 0,25 mg/kg (25 %)

(c) Tính toán và đánh giá kết quả

Tính kết quả:

- Nồng độ hóa chất BVTV trong mẫu thử (nếu có) được tính dựa vào phương

trình hồi qui của đường chuẩn. Do độ pha loãng của mẫu thử là 1g.1ml-1, nồng

độ chuẩn là µg.ml-1. Vậy nồng độ HCBVTV trong mẫu thử sẽ là µg.g-1 tương

ứng với dư lượng HCBVTV trong mẫu (µg/g hay mg/kg).

Đánh giá kết quả: So sánh dư lượng với bảng mức dư lượng tối đa cho phép

(MRL) theo các dược điển như BP 2009, hoặc USP 31 (2008).

2.4. ỨNG DỤNG QUY TRÌNH ĐÃ XÂY DỰNG ĐỂ ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH

LƯỢNG MỘT SỐ HCBVTV TRÊN MỘT SỐ MẪU NÔNG PHẨM

THƯỜNG DÙNG VÀ CÂY THUỐC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

ĐÃ KHẢO SÁT

- Dược liệu, nông sản trồng ở các địa phương kể trên.

- Dược liệu mua trên thị trường, phần lớn được nhập từ Trung Quốc.

Bảng 2.8: Danh mục dược liệu và nông sản khảo sát dư lượng HCBVTV

TT Mẫu Bộ phận dùng Nguồn gốc

Bình Minh, Hưng Yên Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Nghĩa Trai, Hưng Yên

1 Bạc hà Phần trên

mặt đất Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Vạn phúc, Thanh Trì, Hà Nội 2 Bạch chỉ Củ Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội

Page 48: Thuốc bảo vệ thực vật

47

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội Bạch linh Củ

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Xã Tự Nhiên, Thanh Trì, Hà Nội

3 Bạch truật Thân rễ

Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội Thái Nguyên, Hà Nội Thái Nguyên, Hà Nội

4 Bồ bồ Phần trên

mặt đất Trung tâm Bắc Trung Bộ, Viện Dược liệu

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

5 Cam thảo Thân

Thị xã Cao Bằng Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Nghĩa Trai, Hưng Yên

6

Cát căn Rễ

Nghĩa Trai, Hưng Yên Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội 7 Cốt khí

củ Rễ Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Nghĩa Trai, Hưng Yên Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Nghĩa Trai, Hưng Yên Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

8

Cúc hoa Phần trên mặt đất

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

Trung tâm cây thuốc Hà Nội Trung tâm cây thuốc Hà Nội

9 Diệp hạ

châu Phần trên mặt đất

Trung tâm cây thuốc Hà Nội Nghĩa Trai, Hưng Yên Nghĩa Trai, Hưng Yên

10 Đinh lăng Rễ

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội xã Bình Minh, Khoái châu, Hưng Yên xã Bình Minh, Khoái châu, Hưng Yên

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

11

Địa liền Củ

Ninh Hiệp, Hà Nội Nghĩa Trai, Hưng Yên 12 Đương

quy Củ

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Page 49: Thuốc bảo vệ thực vật

48

Ninh Hiệp, Hà Nội Ninh Hiệp, Hà Nội

Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai - Hà Nội

Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai -Hà Nội

13

Gừng Phần dưới mặt đất

Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai -Hà Nội Ninh Hiệp, Hà Nội Ninh Hiệp, Hà Nội

14 Hà thủ ô Rễ

Nghĩa Trai, Hưng Yên Nghĩa Trai, Hưng Yên 15

Hoa hoè Hoa Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Nghĩa Trai, Hưng Yên 16

Hoắc hương

Phần trên mặt đất

Nghĩa Trai, Hưng Yên Nghĩa Trai, Hưng Yên Bình Minh, Hưng Yên Bình Minh, Hưng Yên

17

Húng quế Phần trên mặt đất

Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai -Hà Nội

Nghĩa Trai, Hưng Yên Bình Minh, Hưng Yên

18 Hương

nhu Phần trên mặt đất

Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội Trung tâm Bắc Trung Bộ, Hà Nội

Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa 19

Hy thiêm Phần trên mặt đất

Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

20

Ích mẫu Phần trên mặt đất

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội Ninh Hiệp, Hà Nội

Bình Minh, Hưng Yên Bình Minh, Hưng Yên

21

Khổ sâm Phần trên mặt đất

Nghĩa Trai, Hưng Yên Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa 22 Kim tiền

thảo Phần trên mặt đất Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai -Hà Nội

23 Kinh giới Phần trên mặt đất

Bình Minh, Hưng Yên

Page 50: Thuốc bảo vệ thực vật

49

Bình Minh, Hưng Yên Nghĩa Trai, Hưng Yên

Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa Trung tâm cây thuốc Tam Đảo,

Viện Dược liệu

24

Mã đề Phần trên mặt đất

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội Xã Tự nhiên, Thanh Trì, Hà Nội

25

Ngải cứu Phần trên mặt đất

Xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội Xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội Xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

26

Ngưu tất Toàn thân, rễ

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội Trung tâm cây thuốc Hà Nội,

Viện Dược liệu Trung tâm cây thuốc Hà Nội,

Viện Dược liệu Trung tâm cây thuốc Hà Nội,

Viện Dược liệu

27

Râu mèo Phần trên mặt đất

Trung tâm cây thuốc Hà Nội, Viện Dược liệu

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

28 Sài đất Phần trên

mặt đất Ninh Hiệp, Hà Nội Trung tâm Bắc Trung Bộ, Viện Dược liệu 29

Sâm báo Rễ Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Chợ Đông Kinh, Lạng Sơn 30

Tam thất Rễ Chợ Đông Kinh, Lạng Sơn

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội 31 Tam thất gừng Rễ Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

32 Thổ phục linh Rễ Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội 33 Truật nam Rễ Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội

Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai - Hà Nội

Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai - Hà Nội

34

Tía tô Phần trên mặt đất

Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Page 51: Thuốc bảo vệ thực vật

50

2.5. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU.

2.5.1. Hóa chất – dung môi - thuốc thử.

- Khí methan, khí heli: Tinh khiết phân tích 99,99% Messer (Đức).

- Nội chuẩn: mua của hãng Supelco, bao gồm Hexaclorobenxen (NC 1- nội

chuẩn đối với các OC ) và Carbophenothion (NC2- sử dụng cho cả 3 nhóm chất).

- Chuẩn hỗn hợp HCBVTV thuộc các nhóm OC, OP và PY.

+ Chuẩn OC: Hỗn hợp 20 chất 1mg/ml, pha trong hỗn hợp hexan – toluen (1:1)

(mua của hãng Supelco, Mỹ).

Hỗn hợp Pesticide-Mix 14 (mua của hãng Supelco, Mỹ). gồm Aldrin,

4,4’-DDD, 2,4’-DDE, 2,4’-DDT, 4,4’-DDT, Dieldrin, Endosulfan I (alpha),

Endosulfan II (beta), Endrin, α-HCH, β-HCH, γ-HCH (Lindan), Heptaclor,

Heptaclor epoxid, Hexaclorobenzen và Methoxyclor;

+ Chuẩn PY: Chuẩn đơn (mua của hãng Sigma- Aldrich), bao gồm:

Cypermethrin 100 mg.

Fenvalerat 250 mg

Deltamethrin 100 mg.

Permethrin 100 mg

Fenpropathrin 100 mg

+ Chuẩn OP: Gồm hỗn hợp chứa 9 chất, bao gồm Dimethoat, Disulfoton,

Famphur, Parathion-methyl, Parathion-ethyl; O, O, O-Triethylphosphat;

Phorat, Sulfotep và Thionazin; Nồng độ mỗi chất 2000µg/ml pha trong n-

hexan – toluen (80-20) mua của hãng Dr.Ehrenstorfer GmbH, CHLB Đức.

Hỗn hợp 15 chất, bao gồm: O, O, O-Triethylphosphat, Diclorvos,

Methamidophos, Trichlorfon, Diazinon, Disulfoton, Dimethoat, Parathion-

methyl, Parathion-ethyl, Malathion, Famophos, Sulfotep, Phorat, Thionazin

Azinphos-methyl ( nồng độ 0,2 mg/ml, pha trong aceton, mua của hãng

Dr.Ehrenstorfer GmbH, CHLB Đức).

Page 52: Thuốc bảo vệ thực vật

51

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các chuẩn đơn, bao gồm: Triclofon 250mg;

Clorothalonil 250 mg (mua của hãng Sigma- Aldrich); Cartap 500mg,

Abamectin 100mg mua của hãng Supelco.

- Dung môi (tinh khiết sắc ký, Merck): aceton, diethylether, ethanol, n- hexan,

methanol, toluen…

- Florisil® cỡ rây 60 – 100 (theo USP 26) tương ứng kích thước 0,250 - 0,150

mm của Fluka Chemie GmbH CH-9471 Buchs;

- Silica gel sắc ký (0,063 - 0,200 mm), sấy ở 150oC trong 4 giờ, khử hoạt hoá

bằng 1,5% nước).

- Than hoạt.

2.5.2. Máy móc và thiết bị.

- Hệ thống chiết pha rắn LiChrospher 12 với các cột chiết pha rắn khác nhau: Cột

SPE silica gel loại nhồi sẵn (6 ml, 1 g); Cột SPE C18 loại nhồi sẵn (3ml, 0,5g)...

- Bộ chiết Soxhlet cỡ mẫu 5 g (bình cầu 100 ml) và cỡ mẫu 10 g (bình cầu 250

ml); Nồi cách thủy;

- Máy cất quay chân không (Rotavapor, Buchi R114).

- Máy sắc ký khí khối phổ Shimadzu GC-MS –QP2010 với detector khối phổ

đồng thời 2 chế độ EI/CI và NCI.

- Máy sắc ký khí Shimadzu GC-MS –QP2010 với detector ECD.

- Các thư viện khối phổ: NIST147, NIST27, PMW_TOX2, SZTERP,

WILEY7 và thư viện phổ thuốc trừ sâu PEST_NCI.

- Cột mao quản DB5-MS và HP5 (30 m x 0,25 mm, 0,25 µm): silica nóng

chảy, tẩm 0,25 µm pha tĩnh poly (5% diphenyl) (95% dimethyl) siloxan.

- Máy lắc siêu âm Branson 3510 (Đức); Ultrasonic LC 60H (Elma – Đức)

- Máy xay dược liệu IKA – Đức;

- Rây.

Page 53: Thuốc bảo vệ thực vật

52

2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.

- Khảo sát điều tra: phương pháp thống kê, sử dụng công cụ hỗ trợ

Microsoft Excel.

- Đánh giá phương pháp phân tích: phương pháp thống kê.

Page 54: Thuốc bảo vệ thực vật

53

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH TRỒNG VÀ SỬ DỤNG HCBVTV TRÊN CÂY

THUỐC ĐƯỢC TRỒNG TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

3.1.1. Thành phần dược liệu được trồng tại các địa phương khảo sát

Tiến hành khảo sát tình hình trồng dược liệu tại năm xã trong vùng

nghiên cứu cho thấy các loại dược liệu và các bệnh hay gặp trên dược liệu

được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.9. Danh mục cây thuốc được trồng tại các địa phương khảo sát

TT Cây thuốc Tên khoa học Bộ phận

dùng

Các bệnh

thường gặp

1 Bạc hà Mentha arvensis L.

Lamiaceae Toàn thân Sâu, nấm

2 Bạch chỉ

Angelica dahurica

(Fisch. ex Hoffm.)

Benth.et Hook.f.

Apiaceae

Rễ

Nhện đá, sâu

xám, đốm lá,

lở cổ rễ

3 Cát căn Pueraria thomsonii

Benth. Fabaceae Rễ Nhện đá

4 Cốt khí củ

Polygonum cuspidatum

Sieb. et Zucc.

Polygonaceae

Rễ Sâu

5 Cúc hoa Chrysanthemum indicum

L. Asteraceae Hoa

Sâu xanh,

nấm trắng

6 Diệp hạ châu Phyllanthus urinaria L.

Euphorbiaceae

Phần trên

mặt đất Lở cổ rễ

Page 55: Thuốc bảo vệ thực vật

54

7 Địa liền

Kaempferia galanga L.

Zingiberaceae Thân rễ

Rệp, sâu cuốn

lá, sâu xanh

da láng, sâu

ăn lá

8 Đương quy

Angelica aucutiloba

(Sieb. et Zucc.)

Kitagawa Apiaceae

Rễ Sâu xám, rệp,

gỉ sắt, thối củ

9 Hoài sơn

Dioscorea persimilis

Prain et Burkill

Dioscoreaceae

Thân rễ -

10 Hoắc hương

Pogostemon cablin

(Blanco.) Benth.

Lamiaceae

Toàn thân Sâu, nấm làm

xoăn lá

11 Húng quế

Plectranthus amboinicus

(Lour) Spreng

Lamiaceae

Lá, toàn

thân Sâu, nấm

12 Hy thiêm Siegesbeckia orientalis

L. Asteraceae

Phần trên

mặt đất Sâu ăn lá

13 Ích mẫu

Leonurus artemisia

(Lour.) S.Y.Hu.

Lamiaceae

Phần trên

mặt đất

Rệp đen, héo

thân cành

14 Khổ sâm Croton tonkinensis

Gagnep. Euphorbiaceae Lá Rệp

15 Kim tiền thảo

Desmodium

styracifolium (Osb.)

Merr. Fabaceae

Phần trên

mặt đất

Sâu xám,

phấn trắng

16 Kinh giới

Elsholtzia ciliata

(Thunb.) Hyland.

Lamiaceae

Toàn thân Sâu

Page 56: Thuốc bảo vệ thực vật

55

17 Mã đề Plantago major L.

Plantaginaceae

Lá, hạt

Sâu, nấm

trắng, nấm

mắt cua

18 Ngải cứu Artemisia vulgaris L.

Asteraceae Toàn thân Rệp

19 Ngưu tất

Achyranthes bidentata

(Blume.)

Amaranthaceae

Rễ Rệp

20 Râu mèo Orthosiphon stamineus

Benth. Lamiaceae

Phần trên

mặt đất Sâu cuốn lá

21 Sâm báo Hibicus sagitlifolius

Kurz. Malvaceae Củ

Kiến, sâu đục

quả

22 Thanh hao

hoa vàng

Artemisia annua

Asteraceae Toàn thân -

23 Truật Bắc

Actratylodes

macrocephala Koidz.

Asteraceae

Thân rễ Sâu, rệp

24 Truật Nam Gynura pinnatifida L.

Asteraceae

Rễ củ

Sâu khoang,

sâu cuốn lá,

thối nhũn lá

Tổng số 24 loài

Nhận xét:

- Như vậy, qua khảo sát tại 5 xã có 24 loài cây thuốc được trồng, trong

đó xã Bình Minh (Hưng Yên) trồng nhiều loại dược liệu nhất còn xã Tự Nhiên

(Hà Tây) có số lượng các loại dược liệu ít nhất.

- Hầu hết các dược liệu trồng đều mắc một số loại sâu, bệnh và cỏ dại.

Ngoài ra, để tăng năng suất người dân còn dùng một số loại thuốc kích thích

sinh trưởng.

Page 57: Thuốc bảo vệ thực vật

56

- Phần lớn các HCBVTV được sử dụng nhằm mục đích diệt sâu, bệnh,

côn trùng.

- Chất kích thích sinh trưởng được sử dụng ít hơn và chỉ sử dụng trên

một số loại dược liệu thu củ hoặc lá.

- Bạch chỉ, đương quy là các dược liệu được sử dụng HCBVTV nhiều

nhất, trong khi đó râu mèo là dược liệu ít mắc sâu bệnh.

3.1.2. Kết quả điều tra tình hình sử dụng các HCBVTV dùng trong trồng

cây thuốc ở các địa phương khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành thu thập, phân loại và liệt kê tên thương mại các

HCBVTV đã dùng trong trồng cây thuốc tại các địa phương khảo sát, kết quả

được trình bày ở Bảng 3.10

Bảng 3.10. Danh mục HCBVTV dùng tại 5 địa phương khảo sát

TT Tên hoạt chất Tên thương

phẩm Nhóm

Ghi

chú

Thuốc trừ sâu

Abatimec 3.6 EC Avermectin +

AMETINannong

3.6 EC Avermectin +

Aweijunsu Avermectin -

Reasgant 1.8 EC Avermectin +

Silsau 1.8 EC Avermectin +

1 Abamectin

Javitin 18EC Avermectin +

2 Acetamirid Otoxes 200SP Chưa được phân loại +

Bestox 5EC Pyrethroid -

Fastac 5EC Pyrethroid +

Fastocid 5 EC Pyrethroid +

Fentac 2.0 EC Pyrethroid +

3 Alpha-

cypermethrin

Motox 10 EC Pyrethroid +

Page 58: Thuốc bảo vệ thực vật

57

Pertox 5 EC Pyrethroid +

Antaphos 25 EC,

50 EC, 100 EC Pyrethroid +

FM-TOX 400 EC Pyrethroid +

4 Carbosulfan 200

g/L Marshal 200 SC Carbamat +

Cartap Nereistoxin +

Padan Nereistoxin + 5 Cartap

Gà nòi 95 SP Nereistoxin +

6 Carbaryl Padan Carbamat +

Siêu sao E 500

WP Chưa được phân loại -

7 Chlopyrifos-

ethyl Lorsban 30 EC Chưa được phân loại +

Andoril 50EC Pyrethroid +

Cymerin Pyrethroid +

Cyrinsuper Pyrethroid -

Cyperkill Pyrethroid +

Dibamerin Pyrethroid +

Sherpa Pyrethroid +

Supertox 25 EC Pyrethroid +

Visher 25 ND Pyrethroid +

8 Cypermethrin

Wamtox 100 EC Pyrethroid +

Basudin 40 EC Phospho hữu cơ -

Diazan 10 H Phospho hữu cơ +

Kayazino Phospho hữu cơ + 9 Diazinon

Diaphos 10 G Phospho hữu cơ +

Bi 58 50 EC Phospho hữu cơ -

Biathoat Phospho hữu cơ - 10 Dimethoate

Dithoat Phospho hữu cơ +

Page 59: Thuốc bảo vệ thực vật

58

11

Dimethoate

140g/l; Alpha-

Cypermethrin

10g/l

Cyfitox 150 EC Phospho hữu cơ,

pyrethroid +

12

Dimethoate (3%)

+ Trichlorfon

(2%)

Cobitox 5G Phospho hữu cơ +

13 Emamectin

1.9% Susupes 1.9 EC Avermectin +

14 Emamectin

benzoate

Đầu trâu Bi-sad

0.5 ME Avermectin +

Endosol 35 EC Clo hữu cơ + x

Thasodant 35 EC Clo hữu cơ + x 15 Endosulfan

Thiodan Clo hữu cơ + x

16

Fenitrothion

(45%) +

Fenpropathrin

(5%)

Danitol - S50 EC Phospho hữu cơ,

Pyrethroid +

17

Fenitrothion

200g/Kg +

Triclorfon

200g/kg

Ofatox 400 EC Phospho hữu cơ +

Bascid 50EC Carbamat + 18 Fenobucarb

Bassa Carbamat +

19

Fenobucarb

(2%) +

Dimethoat (3%)

Vibam 5H Carbamat, Phospho

hữu cơ -

20 Fenvalerat (3,5% )

+ Dimethoat (21,5 Fenbis

Pyrethroid, Phospho

hữu cơ +

Page 60: Thuốc bảo vệ thực vật

59

%)

Hai lúa Phenylpyrazol -

Regent Phenylpyrazol - 21 Fipronil

Rigen 800 WG Phenylpyrazol -

22 Hexythiazox Nissorun 5EC Chưa được phân loại +

Supracide 40 EC Phospho hữu cơ +

Suprathion 40 EC Phospho hữu cơ + 23 Methidathion

Surathipon Phospho hữu cơ -

24 Methomyl Lannate 40SP Carbamat + #

Apashuang Nereistoxin +

Binhdan Nereistoxin +

Dibadan Nereistoxin +

Sát trùng dan Nereistoxin -

25 Nereistoxin

Vithadan Nereistoxin -

Pouncf 10EC Pyrethroid - 26 Permethrin

Peran 50EC Pyrethroid -

27

Phosalon 175g/l +

Cypermethrin 30

g/l

Sherzol 205 EC Phospho hữu cơ,

Pyrethroid +

28 Profenofos Selecron 500 EC Phospho hữu cơ +

Comite Lưu huỳnh hữu cơ + 29 Propargite

Saromite 57 EC Lưu huỳnh hữu cơ +

30 Pyridaben 15%

w/w Alfamite 15 EC Chưa được phân loại -

31

Pyridaben 15%

+

Imidacloprid

25%

Usatabon 17.5

WP Nitroguanidin +

Page 61: Thuốc bảo vệ thực vật

60

Shachong Shuang

95 WP Nereistoxin +

32

Thiosultap –

sodium

(Nereistoxin)

(min 90

%)

Vi Tha Dan

95WP Nereistoxin +

Triclorfon Phospho hữu cơ - 33 Triclorfon

Terex Phospho hữu cơ +

34 Trichlofon 90% Địch bách trùng

90 SP Phospho hữu cơ +

Thuốc trừ bệnh

Carbenzim 50 WP Benzimidazol + 35 Carbendazim

Tilvil 50 WP Benzimidazol -

Daconil 75 WP Chưa được phân loại + 36 Chlorothalonil

Arygreen 75 WP Chưa được phân loại +

37 Difenoconazole Difenconazol Triazol -

Bordeaux Đồng - 38 Đồng sulfat

Đồng sulfat Đồng -

39 Eugenol Lilacter 0.3 SL Chưa được phân loại +

40 Hexaconazole

(min 85%) Anvil 5SC Triazol +

41 Metalaxyl Ridomil MZ 72

WP Acylamino acid +

42 Thiophanate –

Methyl Topsin M 70 WP Benzimidazol +

43 18% dầu thảo

mộc TP-Zep 18 EC Chưa được phân loại +

Thuốc điều hòa sinh trưởng (Thuốc kích thích)

Page 62: Thuốc bảo vệ thực vật

61

Kích phát tố lá,

hạt Thiên nông

GA3

Ethylen + 44 Acid gibberellic

Vimogreen Ethylen -

45 Oxadiagryl Raft 800 WP Chưa được phân loại +

Thuốc trừ cỏ

46 Atrazine 80% Aminzin 80 WP Atrazin -

Encofosat 48 SL Phospho hữu cơ + 47 Glyphosate

GLY 40 480 SL Phospho hữu cơ -

Go Up 480 SC Phospho hữu cơ +

Grosate 480 SC Phospho hữu cơ - 48 Glyphosate IPA

salt 480 g/l Kanup 480 SL Phospho hữu cơ +

49 Glyphosate

Isopropylamin Lyphoxim 41 SL Phospho hữu cơ +

Thuốc trừ chuột

50 Zinc Phosphide

(min 80 %) Fokeba 20% Phospho vô cơ + #

Ký hiệu: + Có tên trong Danh mục và được phép sử dụng ở Việt Nam

- Không có tên trong Danh mục + # Có tên trong Danh mục, hạn chế sử dụng ở Việt Nam + x Có tên trong Danh mục, cấm sử dụng ở Việt Nam

Theo: Danh mục của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT (Ban hành kèm theo

Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 3 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ

NN & PTNT) [6]

3.1.3. Kết luận

Qua điều tra khảo sát, chúng tôi đã thống kê được 102 tên thương phẩm

HCBVTV (với 50 hoạt chất) đã được sử dụng tại các địa phương, trong đó chủ

yếu là thuốc trừ sâu (79 chế phẩm, chiếm tỷ lệ 77,45%) và thấp nhất là nhóm

thuốc trừ chuột (1 chế phẩm, chiếm tỷ lệ 0,98%).

Page 63: Thuốc bảo vệ thực vật

62

Ngoài ra còn một số phương pháp trừ dịch hại theo kinh nghiệm vẫn

được dùng khá phổ biến ở cả 5 địa phương khảo sát như: sử dụng bồ hóng, tro,

xà phòng, diêm sinh...

Từ số liệu bảng 3.10 chúng tôi đã tiến hành phân loại HCBVTV theo đối

tượng dịch hại (theo công dụng) kết quả được thể hiện qua Biểu đồ 3.1:

Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnhThuốc kích thích Thuốc trừ cỏThuốc trừ chuột

Bảng 3.10 cho thấy phân loại theo cấu tạo hoá học [2], [3] HCBVTV

được sử dụng rất đa dạng bao gồm hai nhóm lớn là nhóm hữu cơ và nhóm vô

cơ, trong đó nhóm HCBVTV hữu cơ chiếm ưu thế hơn hẳn.

Trong nhóm HCBVTV hữu cơ thì nhóm OP và nhóm PY được sử dụng

nhiều nhất (OP chiếm 27,45%, PY chiếm 22,55%). Một số nhóm khác được sử

dụng ít hơn như Nereistoxin (chiếm 9,81%), Avermectin (chiếm 7,84%) và

Carbamat (chiếm 4,90%). Hỗn hợp OP-PY có 6 chế phẩm, chiếm 5,88%. Tỉ lệ

sử dụng HCBVTV thuộc nhóm OC ít hơn (chiếm 2,94%). Đáng chú ý có 8

thương phẩm với hoạt chất Abamectin có nguồn gốc sinh học thuộc nhóm

Avertimec (chiếm 7,84%). Ví dụ như Abatimec 3.6 EC, Silsau 1.8 EC, Javitin

18EC. Ngoài ra, nhiều HCBVTV không thuộc các nhóm chính trên, hoặc chưa

được phân loại chúng tôi xếp vào nhóm khác (chiếm 24,51%), ví dụ

Chlopyrifos- ethyl, Acetamiprid, Hexythiazox Pyridaben,...

BiÓu ®å 3.1. Ph©n lo¹i HCBVTV theo c«ng dông

77,45%

6,86%

11,76% 2,94%

0,98%

Page 64: Thuốc bảo vệ thực vật

63

OP PY OCAvermectin Nereistoxin CarbamatHỗn hợp Nhóm khác

Trong nhóm PY có 21 thương phẩm. Hai hoạt chất chính được dùng

trong nhóm này là α-cypermethrin (8 thương phẩm, ví dụ Bestox 5EC, Fastac

5EC, Motox 10 EC, Antaphos 25 EC,..), Cypermethrin (9 thương phẩm, ví dụ

Andoril 50EC Cyrinsuper Supertox 25 EC Dibamerin,..), dạng phối hợp với

nhóm khác (2 thương phẩm: Cyfitox 150 EC, Sherzol 205 EC). Như vậy, hoạt

chất cypermethrin và dẫn xuất của nó được sử dụng nhiều nhất trong nhóm

PY.

Ngoài ra, có hai chế phẩm chứa hoạt chất chứa Fenitrothion (Ofatox 400

EC, Danitol - S50 EC) và một chế phẩm chứa hoạt chất Fenvalerat (Fenbis)

cũng thuộc nhóm PY.

Nhóm OP với 6 hoạt chất chính trong 26 chế phẩm, trong đó 21 chế

phẩm dạng đơn chất (Surathipon, Sherzol 205 EC, Danitol - S50 EC,..) và 5 chế

phẩm phối hợp (Sherzol 205 EC,..). Hoạt chất Diazinon có 4 thương phẩm đơn

chất như Basudin 40 EC, Diazan 10 H, Kayazino, Diaphos 10 G; còn

Dimethoat có 3 thương phẩm đơn chất, 4 thương phẩm phối hợp với nhóm PY

(Bi 58 50 EC, Dithoat, Cobitox 5G,.. ); Methidathion có 3 thương phẩm đơn

chất (Supracide 40 EC,. ); Trichlofon có 2 thương phẩm đơn chất và 1 chế

phẩm phối hợp (Terex, Địch bách trùng 90 SP,..) ; Glyphosat: 2 chế phẩm đơn

chất và 4 chế phẩm phối hợp (Encofosat 48 SL, GLY 40 480 SL).

So sánh kết quả điều tra của chúng tôi trong năm 2008-2009 với kết quả

điều tra sử dụng HCBVTV trong trồng cây thuốc đã công bố năm 2005 [16]

cho thấy: Có 16 hoạt chất có trong 15 thương phẩm đã được liệt kê trong danh

BiÓu ®å 3.2. Ph©n lo¹i c¸c nhãm HCBVTV theo cÊu t¹o ho¸ häc

27,45%

22,55% 2,94% 7,84% 9,81%

4,90%

5,88%

18,63%

Page 65: Thuốc bảo vệ thực vật

64

mục điều tra trước nhưng không có trong kết quả điều tra của chúng tôi. Thí dụ

như : Lambda cyalothrin ( trong chế phẩm Karate ), Methamidophos (chế

phẩm Monitor) , Acephat (chế phẩm Monster),…

Bên cạnh đó, kết quả điều tra cũng cho thấy tại các địa phương khảo sát,

người dân đã sử dụng một số thương phẩm mới so với danh mục thống kê

2005 [16]. Cụ thể có 7 hoạt chất (trong 10 thương phẩm) như: Abamectin

(Abatimec 3.6EC, Aweijunsu, Javitin 18EC, Reasgant); Methomyl (Lannate

40SP); Permethrin (Pouncf 10EC); Chlopyrifos-ethyl (Siêu sao); acid

Gibberellic (Vimogreen 1.34DD); Glyphosate (Encofosat 48SL).

Trong các hoạt chất nêu trên, Methomyl trong thương phẩm Lannate

40SP được liệt vào danh mục hạn chế sử dụng tại Việt nam.

Như vậy, rất có thể nhiều hoạt chất đã từng được sử dụng trước đây

nhưng đến nay không được sử dụng do có chứa thêm các hoạt chất mới được

tổng hợp có tác dụng mạnh hơn hoặc do có tính độc cao sức khỏe con người

cũng như ảnh hưởng đến môi trường. Ví dụ Methamidophos là hoạt chất rất

độc có trong chế phẩm Monitor, thương phẩm này đã được liệt kê trong Danh

mục HCBVTV cấm sử dụng ở Việt Nam,..

Trong điều tra của chúng tôi phát hiện thấy một số phương pháp sử dụng

theo kinh nghiệm dân gian cũng được dùng khá phổ biến ở nhiều địa phương.

Các phương pháp này đơn giản, ít tốn kém và rất thân thiện với môi trường.

Hiện nay trên thị trường nước ta các chủng loại HCBVTV rất đa dạng,

một số thuốc là hỗn hợp, phối hợp hoạt chất nhóm OP với nhau (ví dụ Cobitox

5G là hỗn hợp của Dimethoat (3%) và Trichlorfon (2%); hoặc hoạt chất nhóm

OP với nhóm PY, Fenbis là hỗn hợp của Fenvalerat (3,5%) và Dimethoat

(21,5 %)... Tuy chủng loại nhiều như vậy, song người dân ở nhiều địa phương

thường do thói quen và hiểu biết còn hạn chế về mức độ độc hại của HCBVTV

nên vẫn dùng một số loại HCBVTV quen dùng và trong số đó có những loại có

độc tính cao đã được liệt kê vào Danh mục hạn chế hoặc cấm sử dụng ở Việt

Nam (2009).

Page 66: Thuốc bảo vệ thực vật

65

Bảng 3.11. Một số HCBVTV (có tên trong Danh mục hạn chế và cấm

sử dụng ở Việt Nam - 2009) đã sử dụng tại các địa phương [6]

TT Tên hoạt chất Tên thương phẩm Nhóm Ghi chú

Endosol 35 EC Clo hữu cơ + x

Thasodant 35 EC Clo hữu cơ + x 1

Endosulfan

Thiodan Clo hữu cơ + x

3 Methomyl Lannate 40SP Carbamat + #

4 Zinc Phosphide

(min 80 %) Fokeba 20% Phospho vô cơ + #

Ký hiệu: + Có tên trong Danh mục và được phép sử dụng ở Việt Nam - Không có tên trong Danh mục + # Có tên trong Danh mục, hạn chế sử dụng ở Việt Nam + x Có tên trong Danh mục, cấm sử dụng ở Việt Nam

Theo: Danh mục của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT (Ban hành kèm theo

Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 3 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ

NN & PTNT) [6].

Việc sử dụng các HCBVTV trên để diệt trừ một số loại sâu bệnh có thể

ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của dược liệu, sức khoẻ của người nông dân

và môi trường xung quanh.

Qua điều tra tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng cây thuốc tại một

số địa phương phát hiện thấy trong số các hoá chất được sử dụng có nhiều chế

phẩm không nằm trong Danh mục hoá chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng

ở Việt Nam 2009 (sơ bộ phát hiện có 26/102 thuốc chiếm 25,49%).

Ví dụ: Peran 50EC (tên hoạt chất Permethrin), Basudin 40 EC (tên hoạt chất

Diazinon)…

Page 67: Thuốc bảo vệ thực vật

66

Bảng 3.12. Các HCBVT sử dụng tại một số địa phương nhưng không có

tên trong Danh mục hoá chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt

Nam - 2009 [6]

TT Tên hoạt chất Thương phẩm Nhóm

1 Abamectin Aweijunsu Avermectin

2 Alpha cypermethrin Bestox 5EC Pyrethroid

3 Chlopyrifos- ethyl Siêu sao E 500

WP

Chưa được phân

loại

4 Cypermethrin Cyrinsuper Pyrethroid

5 Diazinon Basudin 40 EC Phospho hữu cơ

Bi 58 50 EC Phospho hữu cơ 6

Dimethoate

Biathoat Phospho hữu cơ

7 Fenobucarb (2%) + Dimethoat

(3%) Vibam 5H

Carbamat,

Phospho hữu cơ

Hai lúa Phenylpyrazol

Regent Phenylpyrazol 8 Fipronil

Rigen 800 WG Phenylpyrazol

9 Methidathion Surathipon Phospho hữu cơ

Sát trùng dan Nereistoxin 10 Nereistoxin

Vithadan Nereistoxin

Pouncf 10EC Pyrethroid 11 Permethrin

Peran 50EC Pyrethroid

12 Pyridaben 15% w/w Alfamite 15 EC Chưa được phân

loại

13 Triclorfon Triclorfon Phospho hữu cơ

14 Carbendazim Tilvil 50 WP Benzimidazol

15 Difenoconazole Difenconazol Triazol

Bordeaux Đồng 16 Đồng sulfat

Đồng sulfat Đồng

Page 68: Thuốc bảo vệ thực vật

67

17 Acid gibberellic Vimogreen Ethylen

18 Atrazine 80% Aminzin 80 WP Atrazin

19 Glyphosate GLY 40 480 SL Phospho hữu cơ

26 Glyphosate IPA salt 480 g/l Grosate 480 SC Phospho hữu cơ

Đối với một số chế phẩm như Bi-58 50 EC (tên hoạt chất Dimethoat):

Bi-58 là sản phẩm có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật ở trên với mã

số 3808.10. Nhưng trong Danh mục chỉ có Bi-58 40 EC, như vậy, sản phẩm

Bi-58 50 EC không thuộc Danh mục phép sử dụng ở Việt Nam và không được

phép nhập khẩu vào Việt Nam. Từ thực tế này cho thấy có rất nhiều HCBVTV

đang được bầy bán rộng rãi trên thị trường nhưng chưa được đăng ký, kiểm tra

đánh giá của cơ quan chức năng.

Ở các địa phương khảo sát có hiện tượng một số nông dân còn thiếu

hiểu biết cũng như không tuân thủ đúng những quy định sử dụng HCBVTV

khi phun cho cây (như quy định đối với việc sử dụng HCBVTV thuộc danh

mục hạn chế sử dụng, lạm dụng HCBVTV, không thực hiện đúng quy định về

xử lý bao bì đựng HCBVTV sau khi sử dụng xong và đặc biệt là việc tuân thủ

thời gian an toàn cho thu hái dược liệu sau khi phun thuốc điều này có thể dẫn

đến lượng tồn dư HCBVTV trong các dược liệu vượt ngưỡng cho phép).

Page 69: Thuốc bảo vệ thực vật

68

3.1.4. Một số hình ảnh điều tra về cây thuốc và HCBVTV sử dụng tại các

địa phương.

- Tại xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Hưng Yên

Hình 3.5: Phỏng vấn hộ nông dân trồng Địa liền

(xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Hưng Yên)

Hình 3.6. Người dân trồng Địa liền

tại xã Bình Minh – Khoái Châu – Hưng Yên

Page 70: Thuốc bảo vệ thực vật

69

Hình 3.7. Bao bì HCBVTV tại ruộng Cúc hoa xã Bình Minh, Huyện

Khoái Châu, Hưng Yên (Tháng 4 năm 2008)

BESTOX 5EC và VITHADAN 95WP là hai thương phẩm không có

trong các danh mục HCBVTV ban hành năm 2008, 2009. Trong đó

VITHADAN chứa hoạt chất Nereistoxin là nhóm hoạt chất mới hiện nay đang

được sử dụng nhiều.

Hình 3.8: Bao bì các thuốc trừ sâu Abatimec, Saromite và Aweijunsu

tại ruộng Cúc hoa xã Bình Minh, Huyện Khoái Châu, Hưng Yên

(Tháng 4 năm 2008)

Trong đó chế phẩm Aweijunsu (chứa hoạt chất abamectin) không có trong các

danh mục HCBVTV ở Việt nam.

Page 71: Thuốc bảo vệ thực vật

70

- Tại xã Duyên Hà – Huyện Thanh Trì - Hà Nội:

Hình 3.9: Ruộng trồng Ngưu tất

tại xã Duyên Hà- Huyện Thanh Trì - Hà Nội

Hình 3.10: Bao bì thuốc trừ bệnh Anvil và thuốc trừ cỏ Mizin

tại xã Duyên Hà – Huyện Thanh Trì - Hà Nội

Page 72: Thuốc bảo vệ thực vật

71

- Tại xã Hoà Bình, huyện Hà Trung–Thanh Hóa

Hình 3.11: Phỏng vấn hộ nông dân trồng cây thuốc tại xã

Hòa Bình, huyện Hà Trung–Thanh Hóa (Tháng 10-2008)

- Tại xã Vạn Phúc – Thanh Trì – Hà Nội:

Hình 3.12. Trồng Ích mẫu, Bạch chỉ tại xã Vạn phúc

Thanh trì-Hà nội (Tháng 4 năm 2009)

Page 73: Thuốc bảo vệ thực vật

72

Hình 3.13. Bao bì thuốc trừ cỏ GROSATE 480SC tại Vạn phúc

Thanh trì (Tháng 7 năm 2009)

GROSATE chưa được đăng kí trong danh mục các HCBVTV được

phép sử dụng ở Việt nam.

Hình 3.14: Bao bì các thuốc trừ sâu Peran và Gà nòi tại xã Vạn

Phúc – Thanh Trì – Hà Nội (Tháng 4 năm 2009)

Trong hai chế phẩm trên, chế phẩm Peran 50EC (hoạt chất Permethrin)

không có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam năm 2008, 2009

Page 74: Thuốc bảo vệ thực vật

73

Hình 3.15. Bao bì thuốc trừ bệnh AryGreen và Thuốc trừ sâu

SuperTOX tìm thấy tại Vạn Phúc – Thanh trì (Tháng 7 năm 2009)

- Tại xã Tự Nhiên – Thường Tín – Hà Nội

Hình 3.16. Các dược liệu Cúc hoa và Mã đề

trồng tại xã Tự nhiên – Thường tín – Hà nội (tháng 4 năm 2008)

Page 75: Thuốc bảo vệ thực vật

74

Hình 3.17. Chai đựng thuốc Lannate và Marshal

tại xã Tự nhiên - Thường Tín – Hà Tây (04-2008)

Chế phẩm Lannate 40SP (hoạt chất Methomyl) là một trong những hoạt

chất nằm trong Danh mục hạn chế sử dụng tại Việt nam (năm 2009).

3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH DƯ

LƯỢNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG DƯỢC LIỆU.

Để phân tích HCBVTV bằng phương pháp sắc ký khí thông thường và GC-MS, các bước cơ bản trong qui trình phân tích bao gồm:

1- Tách chiết HCBVTV ra khỏi mẫu bằng dung môi 2- Làm khô, loại nước bằng các chất khan 3- Làm sạch, loại mầu, và tinh chế mẫu bằng sắc ký cột. 4- Làm giầu mẫu phân tích. 5- Phân tích sắc ký khí với điều kiện tối ưu

Trong các bước phân tích trên, trước tiên, cần nghiên cứu những điều kiện tối ưu để phân tích các chất chuẩn HCBVTV trên thiết bị GC-MS để làm phương tiện khảo sát độ chính xác và độ lặp lại của phương pháp.

Page 76: Thuốc bảo vệ thực vật

75

3.2.1. Nghiên cứu xây dựng qui trình phân tích mẫu chuẩn HCBVTV bằng phương pháp GC-MS.

3.2.1.1. Khảo sát các điều kiện phân tích HCBVTV nhóm OC tối ưu

trên máy sắc ký GC-MS.

Tối ưu hóa quá trình phân tích là quá trình khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình nhằm thu được kết quả tốt nhất.

Trên thiết bị GC-MS, các thông số ảnh hưởng đến quá trình phân tích bao gồm: Chương trình nhiệt độ lò cột, áp suất đầu cột, các thông số về đặc tính của cột, thời gian lưu (hoặc thời gian lưu tương đối), các mảnh ion đặc trưng của chất phân tích, ..

1/ Chương trình nhiệt độ lò cột trong GC-MS:

Chương trình nhiệt độ lò cột giúp cho việc phân tích một hỗn hợp phức tạp chứa đa dạng các chất với khoảng biến thiên rộng về điểm sôi, đồng thời giữ được sự ổn định về tỉ lệ chiều cao cũng như chiều rộng pic. Do vậy chương trình nhiệt độ rất thuận lợi cho phân tích định tính cũng như định lượng.

Thực tế, một hỗn hợp với các thành phần khác nhau thường khác nhau về khoảng điểm sôi, do vậy cần khảo sát nhiều điều kiện về chương trình nhiệt độ lò cột, tìm ra điều kiến tối ưu thích hợp cho hỗn hợp đó nhằm tách được các cấu tử trong hỗn hợp một cách tốt nhất.

Kết quả khảo sát thực tế chương trình nhiệt độ lò cột tối ưu cho quá trình tách các OC được trình bày trong Bảng 3.13 và đồ thị Hình 3.18 dưới đây.

Bảng 3.13. Chương trình nhiệt độ cột tách để phân tích các OC bằng phương pháp GC-MS

TT Nhiệt độ cột (oC)

Tốc độ gia nhiệt (oC/phút)

Thời gian duy trì (phút)

1 120 0 2 2 200 12 3 3 270 8 9 4 280 5 3

Tổng thời gian của chương trình nhiệt độ: 34,7 phút

Page 77: Thuốc bảo vệ thực vật

76

Với các HCBVTV nhóm OC, nhiệt độ lò cột phân tích ban đầu thường

cao hơn so với khi phân tích các nhóm OP và PY

0

50

100

150

200

250

300

0 5 10 15 20 25 30 35

Series1

Hình 3.18. Đồ thị biểu diễn chương trình nhiệt độ lò cột theo thời gian

để tách tốt các HCBVTV nhóm OC

2/ Điều kiện áp suất đầu cột

Điều kiện áp suất và tốc độ dòng tối ưu đã được hãng thiết bị khuyến cáo áp dụng như trong Bảng 3. 14

Bảng 3.14. Điều kiện áp suất và tốc độ dòng thích hợp

đối với phân tích HCBVTV

Thông số Thiết bị GC/MS

Áp suất đầu cột 71,4 kPa

Tốc độ dòng qua cột 1,08 ml/phút

Tổng dòng qua thiết bị 21,3 ml/phút

Lưu lượng dòng khí 40,8 ml/phút

Dòng khí làm sạch 3 ml/phút

Page 78: Thuốc bảo vệ thực vật

77

3/ Điều kiện thích hợp cho phân tích các HCBVTV nhóm OC..

Dựa trên cơ sở khảo sát thực tế về nhiệt độ lò cột cho phân tích các OC, kết hợp với tính năng tự động lựa chọn điều kiện phân tích liên quan của thiết bị phân tích, các điều kiện phân tích các chất chuẩn HCBVTV nhóm OC trên thiết bị GC-MS được cho trong Bảng 3.15.

Bảng 3.15. Điều kiện thích hợp để xác định HCBVTV

trên thiết bị GC-MS

Thông số GC-MS Nhiệt độ nguồn ion 230oC Nhiệt độ Interface 280oC Nhiệt độ detector 200oC Nhiệt độ cổng bơm 230oC Khí mang Heli Cột sắc ký Cột mao quản DB5-MS Kích thước cột 30m x 0,32mm x 0,25um Tốc độ dòng qua cột 1,08 mL/phút Chế độ bơm mẫu Không chia dòng (splitless) Chế độ chạy SIM hoặc SCAN Điện thế Detector 1,2 kV Thể tích mẫu bơm vào 1 uL Áp suất đầu cột 71,4 kPa Hệ bơm mẫu tự động AOC - 20i

4/ Xác định thời gian lưu của chất phân tích:

Để định tính các HCBVTV nói riêng và các chất hữu cơ nói chung phải dựa vào thời gian lưu của chúng trên sắc ký đồ GC-MS –chế độ SCAN.

Thời gian lưu và thứ tự rửa giải các HCBVTV được xác định trên sắc đồ GC-MS/SCAN (Hình 3.19). Thời gian lưu của 20 HCBVTV nhóm OC trên GC-MS được trình bày ở Bảng 3.16.

Page 79: Thuốc bảo vệ thực vật

78

Hình 3.19. Sắc ký đồ của hỗn hợp 20 chất chuẩn OC đo trên GC-MS theo

chế độ SCAN (Nồng độ 50ng.ml-1)

Sắc ký đồ Hình 3.19 cho thấy 20 chất cơ clo và chất nội chuẩn đã được tách hoàn toàn trong khoảng 35 phút. Bảng 3.16. Thời gian lưu của các chất trong hỗn hợp 20 chất chuẩn nhóm

OC (Nội chuẩn: HCB)

TT Tên chất

Thời gian lưu

(phút)

TTTên chất

Thời gian lưu

(phút) 1 α - HCH 10,72 12 α - Chlordan 21,68 2 HCB (Nội

chuẩn) 11,42 13 Dieldrin 21,79

3 β – HCH 12,49 14 Endrin 22,61 4 γ - HCH 13,90 15 4,4-DDD 22,89 5 δ - HCH 14,94 16 Endosulfan II 23,12 6 Heptachlor 16,30 17 Endrin

aldehyd 23,62

7 Aldrin 18,20 18 Endosulfan sulfat 24,31

8 Heptachlor Epoxid 19,42 19 4,4-DDT 24,69

9 γ - Chlordan 20,32 20 Endrin keton 26,07 10 4,4-DDE 20,78 21 Methoxychlor 26,77 11 Endosulfan I 20,99

Page 80: Thuốc bảo vệ thực vật

79

Hỗn hợp 20 chất chuẩn OC nêu trên (cùng nội chuẩn HCB) cũng được

khảo sát theo chương trình nhiệt độ với khoảng thời gian dài hơn (54,7 phút)

để kiểm tra độ ổn định và độ lặp lại của hệ thống sắc ký. Sắc ký đồ thu được

thể hiện trên Hình 3.20.

15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0 min

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0

4.5

5.0

uV(x1,000,000) Chromatogram

anph

a B

HC

gam

ma

BH

Cbe

ta B

HC

Del

ta B

HC

Hep

tach

lor A

ldrin

Hep

tach

lor e

prox

ide

gam

ma

chlo

rdan

e4,

4DD

EEn

dosu

lfan

I

anph

a C

hlor

dane

Die

ldrin

Endr

inEn

dosu

lfan

II

4,4D

DD

Endr

in a

ldeh

yde

Endo

sulfa

n su

lfate

4,4

DD

T

Endr

in k

eton

Met

hoxy

chlo

r

Hình 3.20. Sắc ký đồ của hỗn hợp 20 chất chuẩn OC (50 ng ml-1 ) đo trên GC - MS theo dạng SCAN (chương trìnhGC-MS 54,7 phút)

5/ Xác định chất theo mảnh ion (m/z) thu được

Đối với phương pháp phân tích GC-MS, ngoài việc xác định chất theo thời gian lưu người ta còn dựa vào giá trị mảnh phổ m/z của chất cần phân tích với giá trị mảnh phổ của chất chuẩn (qua kỹ thuật phân tích SCAN). Trên cơ sở thư viện phổ có sẵn, có thể so sánh dễ dàng và định tính một cách chính xác các cấu tử cần phân tích.

Theo các tài liệu về khối phổ đã công bố, chúng tôi đã xác định được mảnh khối chính để định lượng và các mảnh khối đặc trưng để xác minh đối với mỗi chất trong hỗn hợp 20 chuẩn OC. Giá trị này được trình bày trong Bảng 3.17. Từ sắc ký đồ cho thấy, các mảnh ion đặc trưng của HCBVTV nhóm OC được tìm thấy, dựa vào đó có thể định tính và định lượng các chất.

Page 81: Thuốc bảo vệ thực vật

80

Bảng 3.17. Các mảnh phổ đặc trưng và mảnh chính sử dụng trong phân tích nhóm OC theo GC-MS-SIM

STT Tên chất Các mảnh khối

Đặc trưng Mảnh

định lượng 1 α - HCH 181, 183,111 181 2 β - HCH 109,111,181 109 3 δ - HCH 57,71,85 57 4 γ - HCH 111,145,181 181 5 Heptachlor 100,274,65 100 6 Aldrin 66,263,79 79 7 Heptachlor Epoxid 81,353,355 81 8 γ - Chlordan 373,375,377 373 9 4,4-DDE 241,159,195 241 10 Endosulfan I 373,375,377 373 11 a Chlordan 246,318,316 246 12 Dieldrin 79,57,82 79 13 Endrin 67,81,79 67 14 4,4-DDD 235,165,239 235 15 Endosulfan II 339,241,195 241 16 Endrin aldehyd 345,245,67 67 17 Endosulfan sulfat 272,237,387 387 18 4,4-DDT 235,165,199 235 19 Endrin keton 67,317,315 67 20 Methoxychlor 227,228,152 227

Page 82: Thuốc bảo vệ thực vật

81

Hình 3.21. Sắc ký đồ của hỗn hợp 20 chất chuẩn OC đo trên GC - MS theo dạng SIM (nồng độ 50ng/ml)

6/ Lập đường chuẩn các hợp chất OC trên sắc kí GC-MS.

0 250 500 750 Conc.0.0

0.5

1.0

1.5

Area(x1,000,000)

Hình 3.22. Đường chuẩn của α-HCH bằng phương pháp GC-MS

Đường chuẩn 20 chất cơ clo được xây dựng với các nồng độ: 10 ng.ml-1,

100 ng.ml-1, 250 ng.ml-1, 500 ng.ml-1 và 1000 ng.ml-1 trong dung môi n-hexan.

Page 83: Thuốc bảo vệ thực vật

82

Nhận xét:

Qui trình phân tích các chất chuẩn OC đã được lập trên thiết bị GC-MS. Các đường chuẩn của 20 chất OC đều tuyến tính trong khoảng nồng độ đã xác định (xem phụ lục). So với phổ chuẩn của chúng, độ sai lệch không đáng kể. Chứng tỏ các thông số khảo sát của thiết bị đo là ổn định.

7/Kết quả khảo sát đánh giá phương pháp phân tích OC bằng phương pháp GC/MS:

a. Độ lặp lại của hệ thống

Mẫu tiêm sắc ký: Độ lệch chuẩn của thời gian lưu (SDtR) và độ lệch chuẩn

tương đối của diện tích pic tương đối (RSDRA) của các chất phân tích so với

nội chuẩn được trình bày trong Bảng 3.18. Các thí nghiệm về độ lặp lại đều

có n=6.

Bảng 3.18. Độ lặp lại của 20 chất OC (0,05 µg.ml-1), NC1

TT Tên chất tR (ph)

SDtR (ph)

RSDRA (%)

1 α-HCH 10,72 0,01 1,10 2 β-HCH 12,49 0,01 1,43 3 δ-HCH 13,90 0,01 1,26 4 γ-HCH (Lindan) 14,94 0,02 0,86 5 Heptachlor 16,30 0,02 1,36 6 Aldrin 18,20 0,02 1,36 7 Heptachlo epoxid 19,42 0,02 1,26 8 γ- chlordan 20,32 0,01 1,16 9 4,4’-DDE 20,78 0,02 1,74 10 Endosulfan I 20,99 0,02 1,75 11 α - Chlordan 21,68 0,02 1,74 12 Dieldrin 21,79 0,02 1,19 13 Endrin 22,61 0,02 1,50 14 Endosulfan II 22,89 0,02 1,75 15 4,4’- DDD 23,12 0,01 1,45 16 Endrin aldehyd 23,62 0,02 1,74 17 Endosulfan sulfat 24,31 0,01 1,14 18 4,4 DDT 24,69 0,02 1,25 19 Endrin keton 26,07 0,02 1,34 20 Methoxychlor 26,77 0,01 1,19

SDtR của 20 chất chuẩn OC so với nội chuẩn đều nhỏ hơn 0,02 phút.

Page 84: Thuốc bảo vệ thực vật

83

b. Độ tuyến tính và giới hạn phát hiện:

Mẫu tiêm sắc ký: Kết quả khảo sát cho thấy hệ số tương quan của đường chuẩn thiết lập từ các dung dịch chuẩn đều ≥ 0,999.

Giới hạn phát hiện (LOD): Giới hạn phát hiện một chất LOD được xác định dựa trên tỷ lệ S/N = 3 và được tính bằng 3 lần độ lệch chuẩn SD, còn giới hạn định lượng được xác định bằng 3,3 lần giới hạn phát hiện LOD. Đường chuẩn, lập trong mẫu Sắn dây nhiễm OC ở nồng độ 10, 50, 100, 250 và 1000 ng/g.

Độ phát hiện và độ tái lặp lại kết quả phân tích được xác định bằng cách tạo mẫu nhiễm ở nồng độ 50, 100 và 250 ng.g-1 dược liệu. Định lượng so với đường chuẩn. Mỗi mẫu lặp lại 6 lần ở mỗi nồng độ.

Bảng 3.19. Độ tuyến tính và LOD của 20 chất OC (Nồng độ 50- 1000

ng.g-1) trong Sắn dây, Ngưu tất và Bạch chỉ

Sắn dây Ngưu tất Bạch chỉ Thành phần r LOD

(ng/g) LOD (ng/g)

LOD (ng/g)

α - HCH 0,999 7,1 7,1 8,1 γ – HCH 0,993 7,5 9,5 8,5 β – HCH 0,989 6,8 8,8 7,8 δ – HCH 0,999 7,0 9,1 9,1 Heptachlor 0,999 6,2 8,9 7,9 Aldrin 0,999 5,2 9,8 10,8 Heptachlor epoxid 0,999 6,2 9,7 9,1 γ – Chlordan 0,999 7,9 8,1 9,9 4,4 - DDE 0,996 10,1 12,9 10,7 Endosulfan I 0,999 7,2 7,2 6,2 α – Chlordan 0,999 6,7 5,7 5,7 Dieldrin 0,999 11,5 9,5 9,5 Endrin 0,997 5,4 5,9 5,4 Endosulfan II 0,999 9,2 8,2 10,2 4,4 - DDD 0,989 10,0 7,0 8,9 Endrin aldehyd 0,999 7,9 6,9 6,9 Endosulfan sulfat 0,999 7,3 7,3 7,8 4,4 - DDT 0,999 9,4 9,4 9,1 Endrin keton 0,999 8,9 7,9 8,9 Methoxychlor 0,997 6,4 7,4 6,4

Page 85: Thuốc bảo vệ thực vật

84

Qua Bảng 3.19 cho thấy độ tuyến tính cao trong khoảng nồng độ khảo

sát; LOD của các hợp chất OC khảo sát trên mẫu Sắn dây, Ngưu tất và Bạch

chỉ nằm trong khoảng 5,2 – 12,9 ppb. Như vậy, LOQ của 20 chất OC khảo sát

nằm trong khoảng tuyến tính của các đường chuẩn OC đã xây dựng.

3.2.1.2. Khảo sát các điều kiện tối ưu phân tích đồng thời các HCBVTV nhóm OP bằng phương pháp sắc ký khí GC-MS.

Điều kiện tối ưu cho quá trình phân tích các chất OP, như các thông số kỹ thuật của máy, áp suất đầu cột, các thông số về cột tương tự như điều kiện phân tích nhóm OC, chúng tôi chỉ khảo sát thay đổi chương trình nhiệt độ phù hợp.

Bảng 3.20. Chương trình nhiệt độ lò cột cho phân tích OP

TT Nhiệt độ cột (oC)

Tốc độ gia nhiệt (oC/phút)

Thời gian giữ nhiệt (phút)

1 70 - 4,00 2 190 14 4,00 3 280 14 3,00

Hình 3.23. Chương trình nhiệt độ sử dụng phân tích các mẫu OP

Chương trình nhiệt độ phân tích OP

0

50

100

150

200

250

300

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0

Thời gian (phút)

Nhiệt

độ

(oC

)

Method OP

Page 86: Thuốc bảo vệ thực vật

85

Hình 3.24. Sắc ký đồ của hỗn hợp 9 chất chuẩn OP (50 ng.ml-1 ) đo trên GC - MS theo dạng SCAN

Bảng 3.21. Các mảnh ion dùng để xác minh và định lượng của các OP Nhóm

Start- time Hoạt chất R.t Mảnh khối định lượng

m/z

Mảnh khối

đặc trưng

1 7,38 o,o,o-Triethyl- phosphorothioat 7,875 65 65; 93; 97; 121

2 9,84 Thionazin 12,533 97 97; 96; 68; 107

3 13,0 Sulfotep 13,417 322 322; 202; 146; 93

4 13,53 Phorat 13,633 75 75; 260; 231; 121

5 13,88 Dimethoat 14,133 156 59; 156; 110; 213

6 14,64 Disulfoton 15,333 88 88; 60; 61; 89

7 16,04 Methyl parathion 16,900 109 109; 79; 63; 125

8 17,84 Ehtyl Parathion 19,092 97 97; 109; 291; 137

9 20,24 Famphur 28,442 93 93; 218; 125; 63

Page 87: Thuốc bảo vệ thực vật

86

Hình 3.25. Sắc ký đồ của hỗn hợp 9 chất chuẩn OP (50 ng.ml-1 )

đo trên GC - MS theo dạng SIM . 3.2.1.3. Khảo sát các điều kiện tối ưu phân tích đồng thời các HCBVTV nhóm

OC, OP, PY và một số HCBVTV khác bằng phương pháp GC-MS.

1/ Chương trình nhiệt độ để phân tích các chất OC, OP, PY và một số

HCBVTV khác bằng phương pháp GC-MS:

Chương trình nhiệt độ lò cột bắt đầu từ 75oC để loại bỏ dung môi lẫn trong mẫu. Sau đó nhiệt độ tăng tới 270oC với tốc độ tăng nhiệt độ 8oC/phút. Với nhiệt độ này, các HCBVTV dễ bay hơi, như Cartap, Dichlorvos, Triclofon… sẽ hóa hơi rồi bị lưu giữ và từ từ rửa giải ra, hình thành nên các pic thể hiện trên sắc đồ. Để có thể rửa giải toàn bộ HCBVTV lưu giữ trên cột, nhiệt độ lò cột sẽ được duy trì ở 270oC trong vòng 9 phút. Cuối cùng, để làm sạch cột và loại bỏ các tạp chất còn lưu giữ trên cột, nhiệt độ được tăng nhanh đến 280oC với tốc độ gia tăng nhiệt 15oC/phút. Quá trình làm sạch này được duy trì trong 3 phút. Do vậy, tổng thời gian chương trình nhiệt độ lò cột là 38,04 phút.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chương trình nhiệt độ tối ưu cho quá trình phân tích được trình bày trong Bảng 3.22 và đồ thị biểu diễn chương trình nhiệt độ trong Hình 3.26

Page 88: Thuốc bảo vệ thực vật

87

Bảng 3.22. Chương trình nhiệt độ cột tách trên GC-MS

phân tích đồng thời OC-OP-PY

TT Nhiệt độ cột

(oC)

Tốc độ gia nhiệt

(oC/phút)

Thời gian giữ nhiệt

(phút)

1 75 - 0

2 270 8 9

3 280 15 3

Hình 3.26. Chương trình nhiệt độ cột phân tích các mẫu OP-OC-PY 2/ Lựa chọn điều kiện tối ưu

Dựa trên cơ sở khảo sát thực tế nhiệt độ lò cột thích hợp cho phân tích đồng thời các nhóm HCBVTV nhóm OC, OP, PY kết hợp với tính năng tự động chọn lựa các thông số liên quan của thiết bị phân tích, điều kiện phân tích hỗn hợp 3 nhóm OC, OP, PY được cho trong Bảng 3.23

Chương trình nhiệt độ phân tích OP-OC-PY

0 50

100 150 200 250 300

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Method OP-OC-PY

Nhiệt

độ

(oC

)

Thời gian (phút)

Page 89: Thuốc bảo vệ thực vật

88

Bảng 3.23. Điều kiện tối ưu xác định HCBVTV nhóm OC, OP, PY và các HCBVTV khác trên thiết bị GC-MS

Thông số GC/MS Nhiệt độ nguồn ion 230oC Nhiệt độ Interface 280oC Nhiệt độ detector 200oC Nhiệt độ cổng bơm 250oC Khí mang He Cột sắc ký Cột mao quản DB5-MS Kích thước cột 30m x 0,32mm x 0,25µm Tốc độ dòng qua cột 0,96 ml/phút Chế độ bơm mẫu Không chia dòng Chế độ chạy SIM hoặc SCAN Điện thế Detector 1,2 kV Thể tích tiêm mẫu 1 µL Áp suất đầu cột 60,0 kpa Hệ bơm mẫu tự động AOC 20i-

3/ Xác định thời gian lưu của chất phân tích:

Thời gian lưu và thứ tự các chất của các HCBVTV được xác định trên sắc đồ dạng SCAN của GC-MS (Hình 3.28 ). Thời gian lưu của HCBVTV được xác định trong Bảng 3.24 trên GC-MS.

13.0 14.0 15.0 16.0 17.0 18.0 19.0 20.0 21.0 22.0 23.0 24.0 25.0 26.0 27.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5(x1,000,000)

Thio

nazi

n

Sul

fote

pP

hora

te

.alp

ha.-L

inda

ne

Dim

etho

ate

Li

ndan

eLi

ndan

eC

hlor

otha

loni

l

Dis

ulfo

ton

Met

hyl p

arat

hion

Par

athi

on-e

thyl

Epo

xyhe

ptac

hlor

p,p'

-DD

ED

ield

rin

p,p'

-DD

D

o,p'

-DD

TFa

mop

hos

Rho

eage

nine

o,

p'-D

DT

Met

hoxy

chlo

r

Hình 3.27. Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn OC và OP (50ng/ml)

đo trên GC-MS theo dạng SCAN

Page 90: Thuốc bảo vệ thực vật

89

7.5 10.0 12.5 15.0 17.5 20.0 22.5 25.0 27.5 30.0 32.5 35.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

(x1,000,000)

O,O

,O-T

rieth

yl th

ioph

osph

ate

Car

tap

Dic

hlor

vos

Th

iocy

clam

-S

Tric

hlor

fon

Dib

rom

fos

Thio

nazi

nS

ulfo

tep

Pho

rate

.alp

ha.-L

inda

ne

Dim

etho

ate

Lind

ane

Lind

ane

Chl

orot

halo

nil

D

isul

foto

nM

ethy

l par

athi

on

Par

athi

on-e

thyl

Epo

xyhe

ptac

hlor

p,p'

-DD

ED

ield

rin

p,p'

-DD

D

o,p'

-DD

TFa

mop

hos

Rho

eage

nine

o,

p'-D

DT

Met

hoxy

chlo

r

Alp

ham

ethr

in

Alp

ham

Cyp

erm

ethr

in

Cyp

erm

ethr

in

Fenv

aler

ate

Fenv

aler

ate

isom

er-2

Hình 3.28. Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn OC, OP và PY và một số

HCBVTV khác (nồng độ 50ng/ml) đo trên GC-MS theo dạng SCAN

Bảng 3.24. Thời gian lưu và thứ tự các chất của hỗn hợp chuẩn OC, OP,

PY và một số HCBVTV nhóm khác.

TT Tên chất tR

(phút)

TT Tên chất tR (phút)

1 O,O,O- Triethyl thiophosphat

6,68 23 4,4-DDE 21,40

2 Cartap 7,69 24 Dieldrin 21,68 3 Diclorvos (OP) 8,17 25 Endosulfan I 22,18 4 Methamidophos (OP ) 8,83 26 α - Chlordan 22,37 5 Trichlorfon (OP) 10,23 27 Endrin 22,55 6 Diazinon (OP ) 10,62 28 4,4-DDD 22,87 7 Thionazin ( OP) 10,90 29 o’, p’- DDT 23,25 8 Sulfotep (OP) 14,23 30 Famophos 23,56 9 Phorat 15,29 31 Endosulfan II 23,76 10 α – HCH 15,62 32 Endrin aldehyd 23,97 11 Dimethroat 15,76 33 Endosulfan sulfat 24,03 12 γ – HCH 16,11 34 Endrin keton 24,18 13 β - HCH 16,45 35 4,4-DDT 24,49 14 Clorothalonil 16,72 36 Ethion (OP ) 24,63 15 Disulfoton 17,14 37 Methoxychlor 25,41 16 Parathion methyl (OP ) 17,31 38 Alphamethrin (PY) 25,64 17 Parathion-ethyl 18,47 39 Permethrin (PY) 31,13 18 δ - HCH 18,73 40 Cypermethrin (PY ) 31,46 19 Heptachlor 19,16 41 Cypermethrin 31,62

Page 91: Thuốc bảo vệ thực vật

90

20 Aldrin 19,20 42 Fenvalerat (PY ) 31,76 21 Heptachlor Eproxid 19,70 43 Fenpropathrin (PY) 34,18 22 γ - Chlordan 19,76 44 Deltamethrin (PY) 34,84

4/ Xác định chất theo mảnh ion (m/z) thu được

Tương tự như đối với phương pháp phân tích các hợp chất OC bằng GC-MS, chúng tôi cũng xác định mảnh phổ chính dựa vào tài liệu để định lượng các chất và các mảnh khối đặc trưng của hỗn hợp các chất OP, PY và một số chất khác. Nguyên tắc của việc lựa chọn mảnh phổ chính khi phân tích GC-MS dạng SIM là chọn 3 ion (đôi khi chỉ chọn 2 ion) đặc trưng có m/z >100 với cường độ >50%. Để khẳng định pic chọn 2 ion. Các ion của HCBVTV được chia thành 5- 8 nhóm dựa vào thời gian lưu khi phân tích GC-MS dạng SCAN. Các giá trị này được trình bày trong Bảng 3.25 (Riêng các mảnh phổ đặc trưng và mảnh chính sử dụng trong phân tích HCBVTV nhóm OC xem Bảng 3.18 trong phần xây dựng phương pháp xác định các chất nhóm OC).

Bảng 3.25. Các mảnh phổ đặc trưng và mảnh chính sử dụng trong phân tích HCBVTV nhóm OP, PY và một số chất khác

TT HỢP CHẤT m/z, GC-MS 1 Clorothalonil 268; 266; 264 2 Hexaclorobenzen 284; 249; 247 3 Azinphos-methyl 160; 132; 77 4 Diazinon 304; 179; 137 5 Diclorvos 185; 145; 109 6 Dimethoat 156; 110; 213 7 Disulfoton 142; 125; 97 8 Ethion 231; 203; 97 9 Famphur 93; 218; 125; 63 10 Fenitrothion 277; 125; 109 11 Malathion 173; 127; 93 12 Methamidophos 141; 126; 111 13 Methidathion 145; 93; 85 14 Parathion-ethyl 291; 139; 97 15 Parathion-methyl 263; 125;109 16 Phorat 260; 121; 97 17 Phosalon 367; 183; 182 18 Profenofos 374; 373; 139 29 Sulfotep 322; 238; 202 20 Thionazin 97; 96; 68; 107 21 Triclofon 185; 145; 112

Page 92: Thuốc bảo vệ thực vật

91

22 Cypermethrin 181; 165; 163 23 Deltamethrin 255; 253; 188 24 Fenvalerat 181; 167; 125 25 Permethrin 184; 183; 163 26 Fenpropathrin 265; 209; 181 27 Diphenylamin 169; 154; 141

5/ Lập đường chuẩn các hợp chất OP, PY và các HCBVTV hay dùng trên GC-MS

Đề tài đã khảo sát điều kiện tối ưu để phân tích nhóm OP, PY và các

HCBVTV hay dùng trên thiết bị GC-MS.

Hình 3.29. Đường chuẩn của Disulfoton bằng phương pháp GC-MS

Đường chuẩn của 20 chất OP, 5 PY và 1 HCBVTV thuộc nhóm khác là

Cartap được xây dựng với các nồng độ: 10 ng.ml-1, 100 ng.ml-1, 250 ng.ml-1,

500 ng.ml-1, 1000 ng.ml-1 trong dung môi n-hexan.

Nhận xét:

Qui trình phân tích các chất chuẩn OC, OP và PY đã được lập trên thiết bị GC-MS. Các đường chuẩn của 44 chất chuẩn bao gồm 20 chất nhóm OC, 24 chất nhóm OP và 5 chất nhóm PY đều tuyến tính trong khoảng nồng độ đã xác định (xem phụ lục). So với phổ chuẩn của chúng, độ sai lệch không nhiều. Qua khảo sát cho thấy thiết bị có tính ổn định trong kết quả đo.

0 250 500 750 Conc.0.0

0.5

1.0

1.5

Area (x1,000,000)

Page 93: Thuốc bảo vệ thực vật

92

6/ Kết quả khảo sát đánh giá phương pháp phân tích OC, OP, PY bằng phương pháp GC-MS:

a. Độ lặp lại của hệ thống sắc ký:

Mẫu tiêm sắc ký: Độ lệch chuẩn của thời gian lưu (SDtR) và độ lệch chuẩn

tương đối của diện tích pic tương đối (RSDRA) của các chất phân tích so với

nội chuẩn được trình bày trong Bảng 3.26. Các thí nghiệm về độ lặp lại đều

có n=6.

Bảng 3.26. Độ lặp lại của các HCBVTV (0,05 µg.ml-1), NC1

TT Tên chất tR (phút)

SDtR

(ph) RSDRA

(%) 1 O,O,O- Triethyl

thiophosphat 6,62 0,01 1,39

2 Cartap 7,71 0,02 1,36 3 Diclorvos (OP) 8,13 0,02 1,26 4 Methamidophos (OP ) 8,79 0,01 1,16 5 Trichlorfon (OP) 10,02 0,02 1,74 6 Diazinon (OP ) 10,32 0,01 1,78 7 Thionazin ( OP) 10,71 0,02 1,35 8 Sulfotep (OP) 14,01 0,02 1,13 9 Phorat 15,03 0,01 1,26 10 α – HCH 15,21 0,02 0,86 11 Dimethroat 15,69 0,02 1,36 12 γ - HCH 16,17 0,02 1,39 13 β – HCH 16,39 0,02 1,54 14 Clorothalonil 16,74 0,01 1,35 15 Disulfoton 17,16 0,02 1,79 16 Parathion- methyl 18,01 0,02 1,24 17 Parathion-ethyl 18,51 0,02 1,21 18 δ - HCH 18,68 0,02 1,19 19 Heptachlor 19,11 0,02 1,53 20 Aldrin 19,23 0,02 1,43 21 Heptachlor epoxid 19,55 0,01 1,27 22 γ − Chlordan 20,76 0,02 1,31 23 4,4’-DDE 21,40 0,01 1,18 24 Dieldrin 21,68 0,02 1,24 25 Endosulfan I 21,98 0,01 1,19 26 α - Chlordan 22,18 0,01 1,41 27 Endrin 22,37 0,01 1,22 28 4,4’-DDD 23,01 0,02 1,98

Page 94: Thuốc bảo vệ thực vật

93

29 2, 4’-DDT 23,25 0,02 1,85 30 Famophos 23,56 0,02 1,45 31 Endosulfan II 23,76 0,02 1,26 32 Endrin aldehyd 23,97 0,01 1,16 33 Endosulfan sulfat 24,03 0,02 1,74 34 4,4’-DDT 24,12 0,02 1,75 35 Endrin keton 24,18 0,02 1,74 36 Ethion (OP ) 24,63 0,02 1,19 37 Methoxychlor 25,41 0,02 1,50 38 Alphamethrin 25,64 0,02 1,75 39 Alphamethrin 31,13 0,01 1,45 40 Cypermethrin (PY) 31,46 0,02 1,74 41 Cypermethrin 31,62 0,01 1,14 42 Fenvalerat (PY ) 31,76 0,02 1,25 43 Fenvalerat 34,18 0,02 1,34 44 Deltamethrin (PY) 34,84 0,01 1,19

Bảng 3.26 cho thấy:

+ Độ lệch chuẩn về thời gian lưu:

- Đối với hợp chất OC ≤ 0,02 phút

- Đối với OP ≤ 0,02 phút

- Đối với PY: từ 0,01 – 0,02 phút

+ Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic tương đối

- Các hợp chất OC ≤ 1,98

- Các hợp chất OP ≤ 1,78

- Các hợp chất PY ≤ 1,74

b. Độ tuyến tính và giới hạn phát hiện:

Mẫu tiêm sắc ký: Kết quả khảo sát cho thấy hệ số tương quan của đường

chuẩn thiết lập từ các dung dịch chuẩn đều ≥ 0,999.

Giới hạn phát hiện (LOD):

Page 95: Thuốc bảo vệ thực vật

94

Bảng 3.27. Độ tuyến tính và LOD của 15 chất OP

(0,01 µg.g-1 – 5 µg.g-1) trong Cúc hoa, Khổ sâm và Bạc hà

Bảng 3.27 cho thấy độ tuyến tính cao trong khoảng nồng độ khảo sát;

LOD của các hợp chất OP khảo sát trên mẫu Cúc hoa, Khổ sâm và Bạc hà nằm

trong khoảng 6 – 60 ppb. Như vậy, LOQ của 15 chất OP khảo sát nằm trong

khoảng tuyến tính của đường chuẩn OP đã xây dựng.

Cúc hoa Khổ sâm Bạc hà TT Thành phần r LOD

(ng/g) LOD (ng/g)

LOD (ng/g)

1 O,O,O- Triethyl thiophosphat 0,999 20 20 20

2 Diclorvos 0,999 12 12 12 3 Methamidophos 0,999 6 6 6 4 Trichlorfon 0,999 7 7 7 5 Diazinon 0,999 16 16 16 6 Thionazin 0,999 17 17 17 7 Sulfotep 0,999 58 52 60 8 Phorat 0,999 10 10 10 9 Disulfoton 0,999 17 17 17 10 Dimethoat 0,999 14 14 14 11 Azinphos-methyl 0,999 10 10 10 12 Parathion-methyl 0,999 19 19 19 13 Malathion 0,999 12 12 12 14 Parathion-ethyl 0,999 20 20 20 15 Famophos 0,999 20 20 20

Page 96: Thuốc bảo vệ thực vật

95

Bảng 3.28. Độ tuyến tính và LOD của một số chất PY (0,01 µg.g-1 – 5,0 µg.g-1) trong Cúc hoa và Khổ sâm

Bảng 3.28 cho thấy độ tuyến tính cao trong khoảng nồng độ khảo sát;

LOD đối với hợp chất PY khảo sát trên mẫu Cúc hoa và Khổ sâm nằm trong

khoảng 32 ppb - 78 ppb. Trừ Deltamethrin, các chất PY còn lại có nhiều píc,

phương trình hồi quy chung đối với mỗi chất được xác định dựa trên tổng diện

tích các đồng phân. Như vậy, LOQ của 5 chất PY khảo sát nằm trong khoảng

tuyến tính của các đường chuẩn PY đã xây dựng.

3.2.1.4. Phân tích hỗn hợp 4 chất chuẩn HCH bằng phương pháp GC-MS/NCI.

CI (Ion hóa hóa học gồm PCI và NCI) là một trong những phương pháp ion hóa các hợp chất bằng cách cho tiếp xúc với khí phản ứng, chẳng hạn như methan, isobuten và amoniac dùng làm nguồn ion hóa. Trong phương pháp này, mẫu được ion hóa thông qua phản ứng giữa mẫu và các ion khí dùng, phản ứng hoặc bẫy điện tử mà có thể tạo ra các ion có điện tích lớn.

Kỹ thuật PCI – tạo ion dương, NCI – tạo ion âm. Kỹ thuật NCI đặc trưng bởi phép đo có độ nhạy cao và độ chọn lọc cao đối với các hợp chất có ái lực lớn đối với electron.

Cũng giống các chương trình sắc ký GC/MS đã xây dựng cho các nhóm HCBVTV ở trên, chúng tôi xây dựng chương trình nhiệt độ của lò cột thích hợp để thu được các pic có độ phân giải tốt nhất.

Cúc hoa Khổ sâm Thành phần

Hệ số tương quan, r LOD

(ng/g) LOD (ng/g)

0,999 78 75 Permethrin 0,999 70 70 0,996 32 30 Cypermethrin 0,998 35 32 0,999 60 60 Fenvalerat 0,999 60 60 0,996 30 30 Deltamethrin 0,998 30 30

Page 97: Thuốc bảo vệ thực vật

96

2/ Điều kiện phân tích

Các điều kiện phân tích mẫu chuẩn HCBVTV bằng phương pháp GC-MS/NCI đã được lựa chọn để nghiên cứu trong Bảng 3.29

Bảng 3.29. Điều kiện tối ưu xác định HCBVTV trên thiết bị GC-MS/NCI

Thông số GC-MS/NCI

Nhiệt độ nguồn ion 200oC Nhiệt độ Interface 250oC Nhiệt độ detector 200oC Nhiệt độ cổng bơm 250oC Khí mang He Khí phản ứng Methan Cột sắc ký Cột mao quản DB5-MS Kích thước cột 30m x 0,25mm x 0,25µm Tốc độ dòng qua cột 1,46 ml/phút Chế độ bơm mẫu Không chia dòng (splitless) Chế độ chạy SIM hoặc SCAN Điện thế Detector 1,2 kV Thể tích mẫu bơm vào 1 uL Áp suất đầu cột 109,6 kPa Hệ bơm mẫu tự động AOC 20i- Chế độ TIC quét các ion trong khoảng m/z:

35- 800 amu

3/ Chương trình nhiệt độ lò cột trong GC-MS:

Bảng 3.30. Chương trình nhiệt độ cột tách trên GC-MS/NCI

Tốc độ gia nhiệt (oC/phút)

Nhiệt độ cần đạt (oC)

Thời gian duy trì (phút)

0 OC/phút 100 OC 1,0 25 OC/phút 150 OC 1,0 20 OC/phút 270 OC 1,0

Page 98: Thuốc bảo vệ thực vật

97

Chương trình nhiệt độ phân tích các BHC

0

50

100

150

200

250

300

0 2 4 6 8 10 12

Thời gian (phút)

Nhiệt

độ

(oC

)

Method BHC

Hình 3.30. Chương trình nhiệt độ tách các HCH trên GC-MS/NCI

Phổ TIC của mẫu chuẩn sử dụng NCI được chỉ ra trong Hình 3.31 và phổ EI chỉ ra trong Hình 3.32

5.00 5.25 5.50 5.75 6.00 6.25 6.50 6.75 7.00 7.25 7.50 7.75 8.00 8.25

0.25

0.50

0.75

1.00

(x1,000,000)

Hình 3.31. Sắc ký đồ của hỗn hợp 4 chuẩn HCH (nồng độ 10ppb) đo trên

GC-MS/NCI theo dạng SCAN

5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 8.5 9.0 9.5 10.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

(x1,000,000)TIC

Hình 3.32. Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn 4 HCH (nồng độ 10 ppb) đo trên GC-MS/EI theo dạng SCAN

Page 99: Thuốc bảo vệ thực vật

98

So sánh hai sắc ký đồ trong hai điều kiện phân tích bằng EI và NCI đối với

4 chuẩn HCH cho thấy: NCI có thể phát hiện mẫu tại nồng độ thấp hơn,

phương pháp nhạy hơn và sắc ký đồ thu được có đường nền tốt hơn. Đó chính

là ưu việt của NCI so với EI. Bảng 3.31: Các ion chọn lọc đối với chế độ SIM

TT HCBVTV Các ion lựa chọn (m/z)

1 α –HCH 71 35

2 γ –HCH 71 35

3 β –HCH 71 35

4 δ –HCH 71 35

Hình 3.33. Sắc ký đồ của hỗn hợp 4 chuẩn HCH đo trên

GC-MS/NCI theo dạng SCAN

6.0 6.5

0.0

0.5

1.0

1.5

(x1,000,000)

254.8570.9535.10

6.5 7.00.0

0.5

1.0

1.5

(x1,000,000)

254.8535.1570.95

5.5 6.0 0.0

0.5

1.0

1.5

(x1,000,000)

254.85 35.1070.95

Page 100: Thuốc bảo vệ thực vật

99

0 250 500 750 Conc.0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5Area(x10,000,000)

0 250 500 750 Conc.0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

Area(x10,000,000)

Alpha HCH Gama HCH

0 250 500 750 Conc.0.00

0.25

0.50

0.75

1.00

1.25

1.50

1.75

2.00

2.25

Area(x10,000,000)

0 250 500 750 Conc.0.0

2.5

5.0

7.5

Area(x1,000,000)

Delta HCH Beta HCH

Hình 3.34. Đường chuẩn của 4 chuẩn HCH

(nồng độ: 10 ng.ml-1; 100ng.ml-1; 250 ng.ml-1; 500 ng.ml-1 và 1000 ng.ml-1) Hình 3.34 chỉ ra đường tuyến tính đo mẫu từ 10-1000ppm. Độ nhạy phát hiện cao hơn 100 lần so với phương pháp EI và thu được độ tuyến tính tốt. Hệ số hồi quy cho độ tuyến tính tốt và độ lặp lại RSD% dưới 10%. Kỹ thuật NCI cho phép xác định các vết OC và OP trong HCBVTV tốt hơn so với kỹ thuật EI.

Bảng 3.32. Độ chính xác, giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp GC-MS/NCI xác định các OC

Độ chính xác (RSD%)

TT

HCBVTV Bạch chỉ Ngưu tất Đinh lăng

LOD

(ng.g-1)

LOQ

(ng.g-1)

1 α –HCH 10 15 14 5 15

2 γ –HCH 10 15 12 5 15

3 β –HCH 10 15 15 5 15

4 δ –HCH 10 15 12 5 15

Page 101: Thuốc bảo vệ thực vật

100

Bảng 3.32 cho thấy, các HCH có giới hạn phát hiện và giới hạn định

lượng giống nhau. Các LOQ thường được tính bằng 3 lần LOD và có giá trị

nằm trong khoảng tuyến tính khảo sát.

3.2.2 Xây dựng qui trình chiết HCBVTV từ dược liệu, quy trình làm giàu và làm sạch

Xử lý mẫu là một khâu quan trọng của quá trình phân tích vì quyết định kết quả thu được. Do vậy, các kỹ thuật chiết tách, làm giàu, làm sạch đòi hỏi tính nghiêm ngặt, tuân thủ đúng qui trình và cẩn thận.

Để đạt được hiệu suất thu hồi cao trong xử lý và phân tích, cần nghiên cứu các điều kiện tối ưu về:

• Thành phần, tỉ lệ dung môi tách chiết thích hợp • Xác định hiệu suất thu hồi cực đại của từng chất. • Khảo sát điều kiện làm sạch cho từng loại mẫu. • Khảo sát khả năng làm sạch của các chất mang khác nhau. 3.2.2.1. Áp dụng các qui trình (QT) xử lý mẫu trên một số dược liệu đã

công bố: QT1, QT2, QT3, QT4 và QT5. [13] Tính hiệu suất thu hồi của từng qui trình trên một số mẫu dược liệu nghiên

cứu. Kết quả cho thấy hiệu suất thu hồi cao đối với các dược liệu nghiên cứu với 70 % ≤ R % ≤ 110% . Đây là hiệu suất thu hồi chấp nhận được đối với phương pháp chiết trong phân tích dư lượng.

Tuy vậy, có nhiều phương pháp làm sạch khác nhau, mỗi phương pháp

có ưu nhược điểm riêng và chúng tôi thấy rằng cần khảo sát đối với từng đối

tượng riêng để áp dụng một cách kinh tế, hiệu quả và phù hợp với trang thiết bị

của cơ sở như phương pháp loại tạp bằng Florisil giảm hoạt hóa, loại màu bằng

silica gel trộn than hoạt.

3.2.2.2. Xây dựng qui trình xử lý mẫu mới theo hướng thuận tiện áp dụng ở Việt Nam

1/ Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân tích HCBVTV.

Tham khảo các quy trình xử lý mẫu rau quả để phân tích dư lượng HCBVTV của các công trình đã công bố [18], đề tài đã nghiên cứu lựa chọn dung môi chiết trên cơ sở dung môi phân cực hoặc hỗn hợp dung môi phân cực và không phân cực. Chúng tôi sử dụng hai phương pháp (chiết siêu âm và

Page 102: Thuốc bảo vệ thực vật

101

phương pháp chiết Soxhlet) và hỗn hợp chất chuẩn là các OC để khảo sát hiệu quả thu hồi và thực nghiệm trên các mẫu dược liệu nhiễm giả được chuẩn bị như sau:

- Phương pháp chiết siêu âm: Cho 5g dược liệu vào bình nón 100 ml, thêm dung môi chiết sau đó thêm 5µl chuẩn hỗn hợp 20 chất OC nồng độ 40 ppm vào bình nón ta sẽ được mẫu giả với nồng độ 200 ppm cho mỗi HCBVTV nhóm OC.

- Đối với phương pháp chiết Soxhlet: Lấy 5g bột dược liệu vào bình chiết, thêm dung môi chiết. Sau đó thêm 5µl chuẩn hỗn hợp 20 chất OC nồng độ 40 ppm vào. Khi đó nồng độ cuối cùng của từng OC khi phân tích trên thiết bị GC-MS sẽ là 200ppm.

R% của từng OC được tính dựa vào nồng độ của chất đó trong mẫu giả và nồng độ sau khi phân tích của mẫu không thêm chuẩn.

2/ Khảo sát quy trình chiết mẫu

Phương pháp chiết Soxhlet

Chiết 5 g dược liệu với 80 ml hỗn hợp aceton-n_hexan (1:1) trong 3 giờ.

Chuyển dịch chiết vào bình cầu, tráng bình Soxhlet bằng 2 x 10 ml hỗn hợp

dung môi. Cất quay dịch chiết thu được dưới áp suất thấp và nhiệt độ không

quá 40oC cho đến khi dung môi bị loại bỏ hoàn toàn.

Lưu ý: Đối với mẫu dược liệu có độ ẩm trên 15% (dược liệu tươi như lá

khổ sâm, bạc hà, húng quế,...dược liệu được cho vào bát sứ, thêm 0,3- 0,5g

Na2SO4 khan vào và nghiền mịn để tạo hỗn hợp bột dược liệu không ướt, sau

đó mới tiến hành chiết Soxhlet.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thể tích hỗn hợp dung môi chiết aceton/n-hexan tỉ lệ 1:1 đến R% theo phương pháp chiết Soxhlet. Các thể tích dung môi chiết được nghiên cứu bao gồm: 60; 80 và 100 ml.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng 80ml dung môi là thích hợp và tiết kiệm nhất, đồng thời có R% cao nhất.

Page 103: Thuốc bảo vệ thực vật

102

Phương pháp chiết bằng siêu âm

Cân 5 g bột dược liệu vào một bình nón nút mài 100 ml, thêm 50 ml

dung môi, lắc kỹ và để yên 30 phút, sau đó lắc trên máy siêu âm trong 10 phút.

Chuyển vào bình ly tâm. Tách dịch chiết, phần cặn còn lại thêm tiếp 15 ml

dung môi chiết và lặp lại quá trình như trên. Gộp dịch chiết và cất quay dưới

áp suất giảm, ở nhiệt độ không quá 40oC tới khi còn khoảng 1 ml dung môi.

Chúng tôi cũng khảo sát ảnh hưởng của dung môi chiết đến hiệu suất thu hồi theo phương pháp chiết siêu âm giống như đối với phương pháp chiết Soxhlet.

Kết quả thu được cho thấy, dùng hệ dung môi aceton : n-hexan 1:1 là tốt nhất.

Nhận xét:

Kết quả khảo sát cả hai phương pháp đều đáp ứng yêu cầu về R% trong khoảng 100 ± 20%. So với phương pháp chiết Soxhlet đã áp dụng nhiều năm qua thì phương pháp chiết siêu âm nhanh hơn đồng thời sử dụng ít dung môi hơn, dễ dàng chuẩn bị dịch chiết, thiết bị đơn giản và an toàn. Do vậy, chúng tôi lựa chọn phương pháp chiết siêu âm sử dụng cho chuẩn bị mẫu phân tích.

3/ Loại tạp trong mẫu

Cũng giống như đối với các mẫu rau quả, dịch chiết HCBVTV từ dược liệu thường có màu, lẫn nhiều tạp chất (đặc biệt là các dược liệu có bộ phận dùng phía trên mặt đất) nên cần phải loại màu và tạp trước khi phân tích. Có nhiều phương pháp làm sạch khác nhau, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng và cần khảo sát để áp dụng một cách kinh tế, hiệu quả nhất và phù hợp với trang thiết bị sẵn có trong nước.

Tham khảo các phương pháp thường quy trong các Dược điển [70], [71], [72], [73] và các tài liệu đã công bố [13], [16], [18] đề tài đã khảo sát đối với từng chất làm sạch cũng như hệ dung môi rửa giải tương ứng.

Tiến hành loại tạp: Dịch chiết siêu âm được thu hồi dung môi dưới áp suất thấp và nhiệt độ không quá 40oC tới khi còn khoảng 1 ml, sau đó đưa lên cột sắc ký đã nhồi sẵn chất hấp phụ và rửa giải bằng dung môi thích hợp.

Page 104: Thuốc bảo vệ thực vật

103

*> Khảo sát làm sạch bằng Silica gel pha thường:

Khả năng loại màu phụ thuộc vào bản chất chất hấp phụ và dung môi rửa giải. Trong phân tích sắc ký, Silica gel là chất hay được sử dụng để loại tạp, khử màu do có diện tích bề mặt lớn và có khả năng hấp phụ cũng như lưu giữ các chất màu [9], [13], [16], [18], [65].

Nếu sử dụng chất hấp phụ là Silica gel, khi rửa giải bằng hỗn hợp aceton và n-hexan dịch chiết thu được cho màu đậm hơn so với khi rửa giải bằng hệ dung môi dichlomethan và n-hexan, do aceton là dung môi có tính vạn năng hơn. Vì vậy chúng tôi lựa chọn hệ dung môi rửa giải là hỗn hợp dichlomethan và n-hexan

Sau khi cho dịch chiết dược liệu và rau quả (Khổ sâm, Râu mèo, Tía tô, rau Cải đắng,...) qua cột silica gel, dịch chiết thu được vẫn còn màu (xanh hoặc vàng,..). Nếu phân tích dung dịch này trên máy sắc ký khí, sẽ giảm độ bền của cột và kết quả thu được bị nhiễu, khó xác định.

*> Khảo sát làm sạch bằng Florisil

Florisil là một trong những chất hấp thụ có khả năng giữ các chất mầu rất tốt. Về mặt giá thành, Florisil đắt hơn nhiều so với Silica gel. Do đó Florisil thường được sử dụng cho các mẫu lẫn nhiều tạp chất. Florisil sau khi hoạt hoá có ái lực rất mạnh với nhiều chất, ví dụ như aceton. Việc thêm nước vào Florisil để giảm hoạt tính đã được nhiều công trình công bố và chúng tôi đã áp dụng phương pháp này để loại tạp tinh chế mẫu [18], [53].

Florisil sau khi hoạt hoá ở 130oC trong 12h được thêm nước với tỉ lệ Florisil+3% H2O. Mặt khác, chúng tôi khảo sát với 4 phân đoạn chiết khác nhau, mỗi phân đoạn 4ml hỗn hợp dung môi dichlomethan/n-hexan (tỉ lệ 1:4).

Kết quả cho thấy dịch rửa giải thu được sau khi qua cột cho kết quả tốt hơn so với khi làm sạch bằng Silica gel.

Page 105: Thuốc bảo vệ thực vật

104

Bảng 3.33. Hiệu suất rửa giải từng phân đoạn của các OC khi giảm hoạt hoá Florisil với 3% nước.

Florisil+3% H2O TT

Thành phần P Đ1 PĐ2 Σ

1 α – HCH 52 21 73 2 γ – HCH 49 21 70 3 β – HCH 48 23 71 4 δ – HCH 70 6 76 5 Heptachlor 66 12 78 6 Aldrin 72 2 74 7 Heptachlor Epoxid 63 7 70 8 γ - Chlordan 67 4 71 9 4,4 - DDE 63 8 71

10 Endosulfan I 58 14 72 11 α – Chlordan 62 11 73 12 Dieldrin 74 6 80 13 Endrin 70 1 71 14 Endosulfan II 72 3 75 15 4,4 - DDD 70 5 75 16 Endrin aldehyd 64 11 75 17 Endosulfan sulfat 67 7 74 18 4,4 - DDT 69 1 70 19 Endrin keton 67 4 71 20 Methoxychlor 61 10 71

Kết quả cho thấy khi Florisil được làm giảm bớt hoạt tính bằng 3% nước cho kết quả khá tốt tuy dịch chiết chưa loại mầu được triệt để (Kết quả thể hiện trong Bảng 3.33). Tỷ lệ thu hồi của 20 chuẩn OC đạt từ 65-84%. Khi sử dụng Florisil 3% nước thì các HCBVTV chủ yếu ra ở phân đoạn 1 và 2, vì vậy tiêu tốn ít dung môi hơn. Chúng tôi cũng khảo sát với các phân đoạn chiết 3 và 4 nhưng R% thay đổi không đáng kể. Vì vậy, lượng dung môi rửa giải cần thiết là 8 ml dichlomethan/n-hexan (1:4).

Page 106: Thuốc bảo vệ thực vật

105

*> Khảo sát làm sạch bằng Silica gel trộn than hoạt

Than hoạt được biết đến là chất hấp phụ các chất màu không phân cực rất tốt (màu hữu cơ). Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng than hoạt riêng lẻ sẽ khó rửa giải các HCBVTV ra khỏi than hoạt.

Việc kết hợp than hoạt và Silica gel sẽ góp phần hỗ trợ lẫn nhau, làm tăng hiệu quả loại bỏ tạp và màu. Nghiên cứu khả năng loại bỏ màu của Silica gel khi trộn than hoạt với các tỉ lệ khác nhau đã được tiến hành với dịch chiết các loại rau quả và thực phẩm để phân tích dư lượng HCBVTV [18], [66], [86]. Tham khảo các tài liệu, chúng tôi đã khảo sát trên các mẫu dược liệu mà dịch chiết thu được thường lẫn màu nhiều, như lá Khổ sâm và Cúc hoa vàng.

Chất hấp phụ khảo sát bao gồm: Silica gel + 3% than hoạt tính, Silica gel + 10% than hoạt tính. Các phân đoạn chiết rửa giải ở đây, chúng tôi cũng sử dụng dichlomethan/n-hexan (1:4). Mỗi phân đoạn sử dụng 4 ml.

Quan sát thí nghiệm cho thấy sau khi dịch chiết qua cột làm sạch trộn 10% than hoạt tính thì dịch chiết hoàn toàn mất màu. Đối với cột nhồi 3% than hoạt tính màu xuất hiện ngay ở phân đoạn 2 của dịch rửa giải.

Như vậy, nếu dùng 1g Silica gel trộn 10% than hoạt cho kết quả khả quan đối với 20 HCBVTV nhóm OC, với 71 % ≤ R % ≤ 104,2 %. Dịch chiết qua cột hoàn toàn bị mất màu, do đó có thể áp dụng phương pháp này phân tích HCBVTV trong các dược liệu và nông sản.

Đối với hai nhóm HCBVTV là OP và PY, chúng tôi khảo sát hiệu suất thu hồi trên mẫu Cúc hoa tương tự như đã khảo sát R% các HCBVTV nhóm OC. Kết quả nghiên cứu R% của các HCBVTV nhóm OP và PY khi sử dụng Silica gel 10% than hoạt tính được trình bày ở Bảng 3.34 và Bảng 3.35

Bảng 3.34. Kết quả khảo sát khả năng loại màu của 1 g Silica gel + 10% than hoạt đối với nhóm PY

Phân đoạn TT HCBVTV

P Đ1 P Đ2 P Đ3 P Đ4 Σ

1 Cypermethrin 25,4 68,9 1,8 0 96,3 2 Deltamethrin 15,6 78,5 0 0 94,1

Page 107: Thuốc bảo vệ thực vật

106

Bảng 3.35. Kết quả khảo sát khả năng loại màu của 1 g Silica gel + 10% than hoạt đối với nhóm OP

Phân đoạn TT

Tên HCBVTV

P Đ 1 P Đ 2 P Đ 3 P Đ 4 Σ

1 O,O,O- Triethyl thiophosphat

58,2 31,3 0 0 89,5

2 Diclorvos 80,6 12,2 0 0 92,8

3 Methamidophos 69 18,9 0 0 87,9

4 Trichlorfon 68,4 27,7 0 0 96,1

5 Diazinon 72,2 19,7 0 0 91,9

6 Thionazin 71,2 21,5 0 0 92,7

7 Sulfotep 78,8 17,0 0 0 95,8

8 Phorat 66,4 27,2 0 0 93,6

9 Disulfoton 86 7,9 0 0 93,9

10 Dimethroat 92,1 4,2 0 0 96,3

11 Disulfoton 88 6,3 0 0 94,3

12 Parathion-methyl 86,2 8,6 0 0 94,8

13 Malathion 86 7,9 0 0 93,9

14 Parathion-ethyl 76,5 15,1 0 0 91,6

15 Famophos 74,3 13,6 0 0 87,9

Kết quả thu được tương tự như trong trường hợp đối với các hợp chất OC. Khi loại tạp đối với các mẫu 2 HCBVTV nhóm PY và 15 HCBVTV nhóm OP bằng Silica gel trộn 10% than hoạt, kết quả thu được rất khả quan với R% từ 71-120%. Dịch chiết bị loại màu hoàn toàn, kết quả này một lần nữa chứng minh khả năng áp dụng của phương pháp trong xử lý mẫu cho phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu và nông sản bằng GC-MS.

Page 108: Thuốc bảo vệ thực vật

107

3.2.2.3. Đề xuất qui trình chiết HCBVTV từ dược liệu và nông sản, quy

trình làm giàu và làm sạch.

Từ các kết quả khảo sát ở trên, chúng tôi đề xuất quy trình chiết

HCBVTV từ dược liệu và nông sản, quy trình làm giàu và làm sạch mẫu như

sau:

1/Phương pháp chiết siêu âm: Dược liệu 5g được chiết với 50 ml hỗn hợp

Aceton : n-Hexan (tỷ lệ 1 : 1;v/v), lắc kỹ và để yên 30 phút, sau đó siêu âm

khoảng 20 phút. Chuyển hỗn hợp sang thiết bị ly tâm. Sau khi ly tâm, gạn lấy

dịch chiết, cắn còn lại thêm tiếp 15 ml dung môi chiết và lặp lại quá trình từ

giai đoạn siêu âm. Gộp các dịch chiết lại và thu hồi dung môi áp suất giảm trên

máy cất quay chân không, nhiệt độ không quá 40oC tới khi dịch chiết còn

khoảng 1 ml. Dịch chiết này sử dụng cho loại tạp ở phân đoạn sau.

Loại tạp: Sau khi cất loại dung môi, dịch chiết còn lại (khoảng 1 ml) được

chuyển lên cột nhỏ đã nhồi sẵn hỗn hợp 1g silica gel + 10% than hoạt tính để

loại tạp. Để dịch ngấm tự nhiên trên cột và để yên trong khoảng 5 phút cho cột

ổn định. Rửa giải bằng 12 ml hỗn hợp dung môi Dichlormethan : n-Hexan (tỷ

lệ 1:2; v/v); chia làm 3 lần, mỗi lần 4ml.

Page 109: Thuốc bảo vệ thực vật

108

Sơ đồ quy trình chuẩn bị mẫu theo phương pháp siêu âm.

Sơ đồ 3.1. Quy trình chuẩn bị mẫu theo phương pháp siêu âm

Gạn

50 ml dung môi chiết

SIÊU ÂM 20 phút

DƯỢC LIỆU (5 gam)

Thêm 15ml dung môi chiết

x 2 lần

LY TÂM

Cô chân không t < 40oC

DỊCH CHIẾT

Dung môi rửa giải 4 ml x 3 lần

MẪU PHÂN TÍCH HCBVTV

LOẠI TẠP 1g silicagel + 10%

Than họat tính

DỊCH CHIẾT (còn khoảng 1 ml)

Cắn dược liệu

Page 110: Thuốc bảo vệ thực vật

109

2/Phương pháp chiết Soxhlet:

Dược liệu (5g) được chiết với 80 ml hỗn hợp Aceton : n-Hexan tỷ lệ 1 : 1 (v/v)

trong 3 giờ. Chuyển dịch chiết vào bình cầu, tráng bình Soxhlet bằng 2 x 10 ml

dung môi chiết. Thu hồi dung môi từ dịch chiết trên máy cất quay chân không

dưới áp suất thấp và nhiệt độ không quá 40oC tới khi còn khoảng 1ml dịch

chiết. Sử dụng dịch chiết này cho giai đoạn loại tạp kế tiếp.

Loại tạp: Sau khi cất loại dung môi dịch chiết còn lại (khoảng 1 ml) được

chuyển lên cột nhỏ đã nhồi sẵn hỗn hợp 1g silica gel + 10% than hoạt tính để

loại tạp. Để dịch ngấm tự nhiên trên cột và để yên trong khoảng 5 phút cho cột

ổn định. Rửa giải bằng 12 ml hỗn hợp dung môi Dichlormethan : n-Hexan (tỉ

lệ 1:2; v/v) và chia làm 3 lần, mỗi lần 4ml.

Chú ý: Riêng trường hợp mẫu dược liệu hoặc nông sản có độ ẩm trên 15%

hoặc mẫu tươi, mẫu được nghiền cùng với 0,5- 1,0g Na2SO4 khan để tạo hỗn

hợp mẫu dạng bột không quá ẩm, sau đó mới tiến hành chiết Soxhlet.

Page 111: Thuốc bảo vệ thực vật

110

Sơ đồ quy trình chuẩn bị mẫu theo phương pháp Soxhlet

Sơ đồ 3.2. Quy trình chuẩn bị mẫu theo phương pháp Soxhlet

Dung môi rửa giải 4 ml x 3 lần

1g silicagel + 10% Than họat tính

MẪU PHÂN TÍCH HCBVTV

LOẠI TẠP

Cô chân không t < 40oC

DỊCH CHIẾT (còn khoảng 1 ml)

DỊCH CHIẾT

CHIẾT SOXHLET 3 giờ

DƯỢC LIỆU (5 gam)

80 ml dung môi chiết

Page 112: Thuốc bảo vệ thực vật

111

So sánh hai phương pháp chiết (Soxhlet và siêu âm) thì phương pháp chiết siêu

âm nhanh và tiết kiệm dung môi hơn... Tuy vậy, chúng tôi đề xuất áp dụng cả

hai phương pháp chiết phụ thuộc vào điều kiện trang thiết bị của cơ sở.

3.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG HCBVTV TRONG MỘT SỐ

DƯỢC LIỆU.

3.3.1. Phương pháp phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu:

Áp dụng các qui trình xử lý mẫu và phân tích dư lượng HCBVTV trong

dược liệu đã xây dựng, đề tài đã tiến hành phân tích sàng lọc dư lượng

HCBVTV trong 110 mẫu của 34 dược liệu và 17 mẫu của 6 nông sản, bao gồm

hai loại:

1/ Mét sè d−îc liÖu và nông sản cã bé phËn dïng lµ phÇn d−íi mÆt ®Êt (rÔ

hoÆc th©n rÔ): Bạch truật, Đương qui, Bạch chỉ, Củ cải…

2/ Mét sè d−îc liÖu cã bé phËn dïng lµ phÇn trªn mÆt ®Êt (l¸, hoa, qu¶

hoÆc toµn th©n): Cúc hoa, Húng quế, Bạc hà, rau Cải đắng…

Bảng 3.36. Danh sách dược liệu phân tích sàng lọc HCBVTV

TT Mẫu Bộ phận dùng

Số mẫu

Ký hiệu Nguồn gốc

BH01 Bình Minh, Hưng Yên BH02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội BH03 Nghĩa Trai, Hưng Yên

1 Bạc hà Phần trên

mặt đất 04

BH04 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội BC01 Vạn phúc, Thanh trì, Hà Nội BC02 Vạn Phúc, Thanh trì, Hà Nội 2 Bạch chỉ Củ 03 BC03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

BL01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội 3 Bạch linh Củ 02

BL02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

BT01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

BT02 Xã Tự nhiên, Thanh trì, Hà Nội 4 Bạch truật Thân rễ 03

BT03 Vạn Phúc, Thanh trì, Hà Nội BB01 Thái Nguyên BB02 Thái Nguyên 5 Bồ bồ Phần trên

mặt đất 03

BB03 Thanh Hoá

Page 113: Thuốc bảo vệ thực vật

112

CT 01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

CT02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội 6 Cam thảo Thân 03

CT03 Chợ Thị xã Cao Bằng CC01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

CC02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

CC03 Nghĩa Trai, Hưng Yên 7 Cát căn Rễ 04

CC04 Nghĩa Trai, Hưng Yên CKC01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

8 Cốt khí củ rễ 02 CKC02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

CH01 Nghĩa Trai, Hưng Yên

CH02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

CH03 Nghĩa Trai, Hưng Yên CH04 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

9 Cúc hoa phần trên mặt đất 05

CH05 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội DHC 01 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa DHC02 Trung tâm cây thuốc Hà Nội DHC03 Trung tâm cây thuốc Hà Nội

10 Diệp hạ châu

phần trên mặt đất 04

DHC 04 Trung tâm cây thuốc Hà Nội

ĐLG01 Nghĩa Trai, Hưng Yên ĐLG02 Nghĩa Trai, Hưng Yên 11 Đinh lăng rễ 03 ĐL03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội ĐL01 xã Bình Minh, Khoái châu, Hưng Yên ĐL02 xã Bình Minh, Khoái châu, Hưng Yên

ĐL03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội 12 Địa liền củ 04

ĐL04 Ninh Hiệp, Hà Nội ĐQ01 Nghĩa Trai, Hưng Yên ĐQ02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội ĐQ03 Ninh Hiệp, Hà Nội

13 Đương quy Củ 04

ĐQ04 Ninh Hiệp, Hà Nội

GU01 Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai -Hà Nội

GU02 Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai - Hà Nội 14 Gừng phần dưới

mặt đất 03

GU03 Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai - Hà Nội

HTO 01 Ninh Hiệp, Hà Nội HTO 02 Ninh Hiệp, Hà Nội 15 Hà thủ ô Rễ 03 HTO 03 Nghĩa Trai, Hưng Yên HH01 Nghĩa Trai, Hưng Yên

16 Hoa hoè Hoa 02 HH02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

17 Hoắc phần trên 03 HHG 01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Page 114: Thuốc bảo vệ thực vật

113

HHG02 Nghĩa Trai, Hưng Yên hương mặt đất

HHG03 Nghĩa Trai, Hưng Yên

HQ01 Nghĩa Trai, Hưng Yên HQ02 Bình Minh, Hưng Yên HQQ03 Bình Minh, Hưng Yên 18 Húng quế Phần trên

mặt đất 04

HQ04 Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai -Hà Nội

HN 01 Nghĩa Trai, Hưng Yên HN02 Bình Minh, Hưng Yên 19 Hương nhu Phần trên

mặt đất 03 HN03 Vạn Phuc, Thanh trì, Hà Nội HT01 Trung tâm Bắc Trung Bộ, Hà Nội HT02 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa 20 Hy thiêm Phần trên

mặt đất 03 HT03 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa IM01 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

IM02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội 21 Ích mẫu Phần trên mặt đất 04

IM03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội KS01 Ninh Hiệp, Hà Nội KS02 Bình Minh, Hưng Yên KS03 Bình Minh, Hưng Yên

22 Khổ sâm Phần trên mặt đất 04

KS04 Nghĩa Trai, Hưng Yên KTT01 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

23 Kim tiền thảo

Phần trên mặt đất 02 KTT02 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

KG01 Chợ đầu mối phía nam, Hà Nội KG02 Bình Minh, Hưng Yên KG03 Bình Minh, Hưng Yên

24 Kinh giới Phần trên mặt đất 04

KG04 Nghĩa Trai, Hưng Yên MĐ01 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

MĐ02 Trung tâm cây thuốc Tam Đảo, viện Dược liệu

25 Mã đề Phần trên mặt đất

03

MĐ03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội NC01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

NC02 Xã Tự nhiên, Thanh trì, Hà Nội 26 Ngải cứu Phần trên mặt đất 03

NC03 Xã Duyên Hà, Thanh trì, Hà Nội

NT01 Xã Duyên Hà, Thanh trì, Hà Nội NT02 Xã Duyên Hà, Thanh trì, Hà Nội NT03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội 27 Ngưu tất Toàn thân, rễ 04

NT04 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

RM01 Trung tâm cây thuốc Hà Nội, viện Dược liệu 28 Râu mèo Phần trên

mặt đất 04

RM02 Trung tâm cây thuốc Hà Nội, viện Dược liệu

Page 115: Thuốc bảo vệ thực vật

114

RM03 Trung tâm cây thuốc Hà Nội, viện Dược liệu

RM04 Trung tâm cây thuốc Hà Nội, viện Dược liệu

SĐ01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội SĐ02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội 29 Sài đất Phần trên

mặt đất 02 SĐ03 Ninh Hiệp, Hà Nội

SB01 Trung tâm Bắc Trung Bộ, viện Dược liệu 30 Sâm báo Rễ 02

SB02 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

TT01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội TT02 Chợ Đông Kinh, Lạng Sơn 31 Tam thất Rễ 03 TT03 Chợ Đông Kinh, Lạng Sơn TTG01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

32 Tam thất gừng Rễ 02 TTG02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

33 Thổ phục linh Rễ 01 TPL01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

TN01 Vạn Phúc, Thanh trì, Hà Nội 34 Truật nam Rễ 02

TN02 Vạn Phúc, Thanh trì, Hà Nội

TT01 Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai -Hà Nội

TT02 Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai -Hà Nội

35 Tía tô Phần trên mặt đất

04

TT03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội Tổng cộng: 110 mẫu

Bảng 3.37. Danh sách nông sản phân tích sàng lọc HCBVTV TT Mẫu Bộ phận dùng Số mẫu Ký hiệu Nguồn gốc

CH01 Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai - Hà Nội

1

Cà chua Quả

02 CH02 Chợ đầu mối phía nam,

Hoàng Mai - Hà Nội

BC01 Vạn phúc, Thanh trì, Hà Nội 2 Cải củ Củ 03

BC02 Chợ đầu mối phía nam - Hoàng Mai - Hà Nội

CĐ01 Chợ Hà Đông 3 Cải đắng Lá 02

CĐ02 Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai - Hà Nội

4 Cam Thân rễ 02 CA01

Xã Tự nhiên, Thanh trì, Hà Nội

Page 116: Thuốc bảo vệ thực vật

115

CA02 Vạn Phúc, Thanh trì, Hà Nội

GĐ01 Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai - Hà Nội

5 Giá đỗ Phần trên mặt đất 02 GĐ02

Chợ đầu mối phía nam, Hà Nội

CHE 01 Thái Nguyên

CHE02 Thái Nguyên 6 Chè Thân 03

CHE03 Hà Nội ĐT01 Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội

ĐT02 Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội 7 Đậu tương Rễ 03

ĐT03 Chợ đầu mối phía nam, Hoàng Mai - Hà Nội

Tổng cộng 17 mẫu

Phương pháp chung: các mẫu dược liệu trước hết được phân tích sàng

lọc các HCBVTV theo các quy trình phân tích đã xây dựng ở trên theo từng

nhóm hay tổng hợp (nhóm OC, OP, PY, hoặc nhóm khác).

Chúng tôi áp dụng kỹ thuật chạy GCMS- SCAN cho phân tích sàng lọc

nhằm phát hiện các HCBVTV trong mẫu phân tích. Kỹ thuật SCAN giúp cung

cấp thông tin về định tính và bán định lượng. Thư viện khối phổ trợ giúp cho

việc khẳng định sự có mặt của HCBVTV trong mẫu ở nồng độ phát hiện theo

yêu cầu.

Page 117: Thuốc bảo vệ thực vật

116

Phương pháp phân tích dư lượng HCBVTV:

1. Định tính sàng lọc phát hiện dư lượng các HCBVTV có trong dược liệu

theo chương trình phân tích sàng lọc đồng thời các nhóm HCBVTV trong

dược liệu.

2. Với các mẫu có kết quả dư lượng, tiếp tục phân tích định tính theo các

phương pháp đã xây dựng (xác định theo nhóm chất).

3. Tiếp tục tiến hành định lượng với các mẫu có kết quả giống nhau với cả

2 phương pháp trên.

KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH

Làm giàu Làm sạch

BỘT DƯỢC LIỆU

Chiết bằng siêu âm

Xác minh mảnh ion (m/z)

Tra thư viện phổ

Xay nhỏ dược liệu

DƯỢC LIỆU

DỊCH CHIẾT

GC-MS

Sơ đồ 3.1. Phương pháp phân tích định tính HCBVTV trong dược liệu

Page 118: Thuốc bảo vệ thực vật

117

KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH

Làm giàu Làm sạch

BỘT DƯỢC LIỆU

Chiết bằng siêu âm

SCAN MODE Xác minh

mảnh ion (m/z) Tra thư viện khối phố

Xay nhỏ dược liệu

DƯỢC LIỆU

DỊCH CHIẾT

GC-MS

ÂM TÍNH DƯƠNG TÍNH

SIM MODE

Sơ đồ 3.2. Phương pháp phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu

KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG

Page 119: Thuốc bảo vệ thực vật

118

3.3.2. Kết quả phân tích dư lượng:

Kết quả phân tích dư lượng các mẫu dược liệu và nông sản được thể

hiện ở Bảng 3.38 và Bảng 3.39.

Bảng 3. 38. Kết quả phân tích HCBVTV trong một số mẫu dược liệu

Kết quả

TT Mẫu Bộ phận dùng

Số mẫu Ký hiệu

Hoạt chất

Nhóm hóa học

Mục đích sử dụng

BH01 Lenacil

Uracil

Trừ cỏ

BH02 - - - BH03 - - -

1

Bạc hà Phần trên mặt đất 04

BH04 - - - BC01 - - - BC02 - - -

2

Bạch chỉ Củ 03 BC03 - - -

BL01 - - - 3 Bạch linh Củ 02

BL02 - - -

BT01 - - -

BT02 - - -

4

Bạch truật Thân rễ 03

BT03 - - - BB01 - - - BB02 - - -

5

Bồ bồ Phần trên mặt đất 03

BB03 - - -

CT 01 - - -

CT02 - - -

6

Cam thảo thân 03

CT03 - - - CC01 Fuberridazol - Trừ nấm

CC02 - - -

CC03 - - -

7

Cát căn Rễ 04

CC04 - - - CKC01 - - - 8 Cốt khí

củ rễ 02 CKC02 - - -

CH01 - - - 9 Cúc hoa phần trên mặt đất

05

CH02 Cypermethrin PY Trừ sâu

Page 120: Thuốc bảo vệ thực vật

119

CH03 - - - CH04 Cypermethrin PY Trừ sâu

CH05 Tributyl phosphat OP Trừ cỏ

DHC 01 - - - DHC02 - - - DHC03 - - -

10

Diệp hạ châu

phần trên mặt đất 04

DHC 04 - - -

ĐLG01 - - - ĐLG02 - - -

11 Đinh lăng rễ 03

ĐL03 - - - ĐL01 - - - ĐL02 - - -

ĐL03 - - -

12

Địa liền củ 04

ĐL04 - - - ĐQ01 - - - ĐQ02 - - - ĐQ03 - - -

13 Đương quy Củ 04

ĐQ04 - - - GU01 - - - GU02 - - -

14 Gừng phần dưới

mặt đất 03 GU03 - - - HTO 01 - - - HTO 02 - - -

15 Hà thủ ô Rễ 03

HTO 03 - - - HH01 - - - 16

Hoa hoè Hoa 02 HH02 - - - HHG01 Cypermethrin PY Trừ sâu HHG02 - - -

17 Hoắc hương

phần trên mặt đất 03

HHG03 - - -

HQ01 - - - HQ02 - - - HQ03 Cypermethrin - PY Trừ sâu

18

Húng quế Phần trên mặt đất 04

HQ04 - - - HN 01 - - - HN02 - - -

19 Hương nhu

Phần trên mặt đất 03

HN03 - - - HT01 - - - HT02 - - -

20

Hy thiêm Phần trên mặt đất 03

HT03 - - - 21 Ích mẫu Phần trên 04 IM01 - - -

Page 121: Thuốc bảo vệ thực vật

120

IM02 - - - mặt đất

IM03 - - - KS01 Cypermethrin PY Trừ sâu KS02 - - -

KS03 α-HCH β-HCH OC Trừ cỏ

22

Khổ sâm Phần trên mặt đất 04

KS04 Dimethoat OP Trừ sâu KTT01 - - - 23 Kim tiền

thảo Phần trên mặt đất 02 KTT02 - - -

KG01 - - - KG02 - - - KG03 - - -

24

Kinh giới Phần trên mặt đất 04

KG04 - - - MĐ01 - - -

MĐ02 - - -

25

Mã đề Phần trên mặt đất

03

MĐ03 - - -

NC01 Tributylphosph

at

OP Trừ cỏ

NC02 2-Chloethyl

linoleat

OC Trừ sâu

26

Ngải cứu Phần trên mặt đất 03

NC03 - - -

NT01 - - - NT02 - - - NT03 - - -

27

Ngưu tất Toàn thân, rễ

04

NT04 - - - RM01 - - - RM02 - - - RM03 - - -

28

Râu mèo Phần trên mặt đất

04

RM04 - - - SĐ01 - - - SĐ02 - - -

29 Sài đất Phần trên

mặt đất 02 SĐ03 - - - SB01 - - - 30

Sâm báo Rễ 02 SB02 - - -

TT01 - - - TT02 - - -

31 Tam thất Rễ 03

TT03 - - - TTG01 - - - 32

Tam thất gừng Rễ 02 TTG02 - - -

Page 122: Thuốc bảo vệ thực vật

121

33 Thổ phục linh Rễ 01 TPL01 - - -

TN01 - - - 34 Truật nam Rễ 02

TN02 - - -

TT01 - - - TT02 - - -

35

Tía tô Phần trên mặt đất

04 TT03 - - -

Tổng cộng: 110 mẫu

Bảng 3. 39. Kết quả phân tích sàng lọc HCBVTV

trong một số mẫu nông sản phân tích Kết quả

TT Mẫu Bộ

phận dùng

Số mẫu

Ký hiệu

Hoạt chất Nhóm hóa học

Mục đích sử dụng

CH01 - - - 1

Cà chua Quả

02 CH02

Phosphonousdichorid, phenylmethyl

OP Trừ sâu

BC01 Jasmololon - -

2 Cải củ Củ 03 BC02 - - -

Muscalur - Diệt côn

trùng CĐ01 Hexadecanesulfonylc

hlorid

OC Trừ sâu 3 Cải

đắng Lá 02

CĐ02 2-Chloethyl linoleat 1-Chlorooctadecan

OC Trừ sâu

CA01 - - - 4 Cam Thân rễ 02

CA02 - - - GĐ01 - - -

5 Giá đỗ

Phần trên mặt đất

02 GĐ02 - - -

CHE 01 - - -

CHE 02 - - - 6 Chè thân 03

CHE03 - - - ĐT01 - - - 7 Đậu

tương Rễ 03

ĐT02 - - -

Page 123: Thuốc bảo vệ thực vật

122

ĐT03 - - -

Tổng cộng 17 mẫu

Nhận xét:

Kết quả phân tích sàng lọc cho thấy:

- Trong số 110 mẫu dược liệu khảo sát có 14 mẫu phát hiện thấy

HCBVTV như Cypermethrin, Dimethoat, Tributylphosphat,..

- Có 4 trong số 17 mẫu nông sản phát hiện thấy HCBVTV như

muscalur, 2-chloethyllinoleat, ..

Một số ví dụ minh họa:

1. Mẫu khổ sâm(lá): có dimethoat

9.5 10.00.0

1.0

2.0

3.0

4.0

(x10,000)

Dim

etho

ate

9.25 9.50 9.75 10.00 10.25 10.50 10.75 11.00 11.25 11.50

1.0

2.0

3.0

4.0(x1,000,000)TIC

9.67

2/D

imet

hoat

Page 124: Thuốc bảo vệ thực vật

123

2. Mẫu Bạc hà: nhiễm Lenacil

7.0 7.50.00

0.25

0.50

0.75

1.00(x1,000,000)

Lena

cil

5.0 7.5 10.0 12.5 15.0 17.5 20.0 22.5 25.0 27.5 30.0

5000000

10000000

15000000

20000000

25000000

30000000

3. Mẫu ngải cứu: nhiễm Tributyl phosphat

8.0 9.0 10.0 11.0 12.0 13.0 14.0 15.0

2500000

5000000

8.63

3

9.11

6

10.2

34

11.5

22

14.2

09

9.0 9.50.0

2.5

5.0

7.5(x100,000)

Trib

utyl

pho

spha

te

7.01

4/Le

naci

l

Trib

utyl

pho

spha

t

Page 125: Thuốc bảo vệ thực vật

124

3. Mẫu Cúc hoa: nhiễm Cypermethrin

13.5 14.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

(x10,000)

Cyp

erm

ethr

in

P18

76

10.0 10.5 11.0 11.5 12.0 12.5 13.0 13.5 14.0 14.5 15.0 15.5 16.0

250000

500000

750000

1000000ac

id, d

iisoo

ctyl

est

er (C

AS

) Iso

octy

l pht

hala

te

Cyp

erm

ethr

in

P18

76C

yper

met

hrin

P

1876

Cyp

erm

ethr

in

P18

76

4. Mẫu Khổ sâm: nhiễm Cypermethrin

10.0 11.0 12.0 13.0 14.0 15.0 16.0

250000

500000

750000

1000000

11.7

79

13.6

0413

.690

13.7

67

5. Mẫu ngải cứu: nhiễm 2-Cloroethyl linoleat (ở thời gian lưu 11,67)

11.5 12.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

(x100,000)

2-C

hlor

oeth

yl li

nole

ate

Page 126: Thuốc bảo vệ thực vật

125

10.5 11.0 11.5 12.0 12.5 13.0

2500000

5000000

10.1

7710

.234

10.3

07

10.6

5310

.722

11.5

22

11.6

69

11.8

91

6. Mẫu cát căn: nhiễm Fuberridazol.

10.0 10.50.00

0.25

0.50

0.75

1.00

1.25

(x100,000)

Fube

ridaz

ole

P

777

8.0 8.5 9.0 9.5 10.0 10.5 11.0 11.5 12.0 12.5 13.0 13.5 14.0

2500000

5000000

7500000

10000000

12500000

8.88

38.

984

9.04

0 9.16

09.

285

9.39

59.

509

10.1

5610

.301

10.4

67

10.6

50

11.0

34

11.6

7011

.777

11.8

9511

.983

12.0

9512

.205

12.3

32

12.5

44

12.7

31

7. Mẫu Cúc hoa khô: nhiễm Tributyl phosphat.

9.0 9.50.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

3.5

4.0(x100,000)

Trib

utyl

pho

spha

te

8.5 9.0 9.5 10.0 10.5 11.0 11.5 12.0 12.5 13.0

2500000

5000000

7500000

Fube

ridaz

ole

T rib

utyl

pho

spha

t

Page 127: Thuốc bảo vệ thực vật

126

Nhận xét: Kết quả phân tích sàng lọc cho thấy:

- Một số HCBVTV phát hiện có dư lượng trong dược liệu và nông sản thực tế

không có trong Danh mục HCBVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

- Một số mẫu dược liệu có bộ phân dùng là phần trên mặt đất, nhưng khi phân

tích chúng tôi phát hiện dư lượng HCBVTV nhóm OC (dạng vết). Thí dụ: Khổ

sâm lá , Cà chua, Cải đắng (2-Chloethyl linoleat).

3.3.3. Kết quả định lượng dư lượng HCBVTV trong một số mẫu nông sản

và dược liệu

Chúng tôi đã tiến hành định lượng dư lượng HCBVTV trong một số

mẫu dược liệu và nông sản có kết quả định tính dương tính với một trong các

HCBVTV, và một số mẫu có kết quả âm tính trong phân tích sàng lọc. Kết quả

cụ thể được thể hiện ở Bảng 3.40 và Bảng 3.41.

Bảng 3. 40. Kết quả định lượng HCBVTV trong một số mẫu dược liệu

Kết quả

TT Mẫu Bộ phận dùng

Số mẫu Ký hiệu

Hoạt chất

Hàm lượng

Mục đích sử dụng

BH01 - - -

1 Bạc hà Phần trên mặt đất 02

BH02 - - - BC01 - - -

2 Bạch chỉ Củ 02 BC02 - - -

BL01 - - - 3 Bạch linh Củ 02

BL02 - - -

BT01 - - - 4 Bạch

truật Thân rễ 03 BT02 - - -

CC01 - - -

CC02 - - - 5 Cát căn Rễ 04

CC03 - - -

6 Cúc hoa Phần trên mặt đất 03 CH02 Cypermethrin 2,7ppm >MRL

(1ppm)

Page 128: Thuốc bảo vệ thực vật

127

CH03 - - -

CH04 Cypermethrin 0,6ppm < MRL (1ppm)

HHG01 Cypermethrin 0,9ppm < MRL (1ppm) 7 Hoắc

hương Phần trên mặt đất 03

HHG02 - - - HQ01 - - -

HQQ03 Cypermethrin 0,8ppm < MRL (1ppm) 8 Húng quế Phần trên

mặt đất 04

HQ04 - - -

KS01 Cypermethrin 2,9ppm >MRL (1ppm)

KS02 - - -

KS03 Alpha HCH Beta HCH 0,003ppm < MRL

(0,3ppm)

9 Khổ sâm Phần trên mặt đất 04

KS04 Dimethroat - -

Delta HCH 0,01ppm < MRL (0,3ppm)

Heptachlor exproxid 0,015ppm - KG01

Endrin 0,002ppm < MRL (0,05ppm)

KG02 - - -

10 Kinh giới Phần trên mặt đất 03

KG03 - - -

11 Mã đề Phần trên mặt đất

01

MĐ01 - - -

NC01 - - - NC02 - - - 12 Ngải cứu Phần trên

mặt đất 03 NC03 - - - NT01 - - - NT02 - - - 13 Ngưu tất Toàn

thân, rễ 03 NT03 - - -

RM01 - - - 14 Râu mèo Phần trên

mặt đất 02 RM02 - - -

15 Sài đất Phần trên mặt đất 02 SĐ01 - - -

16 Sâm báo Rễ 01 SB01 - - - TT01 - - -

17 Tam thất Rễ 02 TT02 - - - TTG01 - - -

18 Tam thất gừng Rễ 02 TTG02 - - -

19 Thổ phục linh Rễ 01 TPL01 - - -

20 Truật Rễ 02 TN01 - - -

Page 129: Thuốc bảo vệ thực vật

128

nam TN02 - - -

TT01 - - - TT02 - - - 21 Tía tô Phần trên

mặt đất

04 TT03 - - -

Tổng cộng 53 mẫu

Bảng 3.41. Kết quả phân tích định lượng HCBVTV trong một số mẫu nông sản phân tích

Kết quả TT Mẫu Bộ phận

dùng

Số mẫu Ký hiệu

Hoạt chất Hàm lượng

Mục đích sử dụng

CH01 - - - 1

Cà chua Quả 02

CH02 - - -

BC01 - - - 2 Cải củ Củ 03

BC02 - - -

- - - CĐ01

- - - 3 Cải đắng Lá 02

CĐ02 - - -

4 Giá đỗ Phần trên mặt đất 01 GĐ01 - - -

CHE 01 - - - 5 Chè thân 03

CHE 02 - - -

6 Đậu tương Rễ 01 ĐT01 - - -

Tổng cộng 12 mẫu

Kết quả định lượng cho thấy trong tổng số 53 mẫu khảo sát, có 6/53 mẫu

phát hiện thấy Cypermethrin, trong đó 2 mẫu Cúc hoa và Khổ sâm vượt

ngưỡng cho phép (Theo BP2005-2009; USP 26-31 quy định dư lượng tối đa

cho phép tổng Cypermethrin và các đồng phân là 1,0 ppm).

Page 130: Thuốc bảo vệ thực vật

129

Ngoài ra 2 mẫu dược liệu nhiễm OC nhưng đều dưới ngưỡng cho phép

là Khổ sâm: nhiễm alpha-HCH và beta-HCH với hàm lượng mỗi chất =

0,003ppm < MRL (0,3ppm) và Kinh giới: nhiễm delta-HCH 0,01ppm < MRL

(0,3ppm); Endrin 0,002ppm < MRL ( 0,05ppm).

Chúng tôi đã so sánh kết quả phân tích dư lượng HCBVTV trong một số

mẫu dược liệu bằng phương pháp GC/MS và phương pháp GC-ECD:

- Định lượng dư lượng Cypermethrin trong các mẫu Cúc hoa;

- Định lượng dư lượng alpha-HCH và beta-HCH trong mẫu Khổ sâm;

- Định lượng dư lượng delta-HCH và Endrin trong mẫu Khổ sâm.

Kết quả thu được không chênh lệch nhiều giữa hai phương pháp, mặc dù

ECD là detector chọn lọc nên nhạy hơn detector khối phổ. Nhưng chúng tôi

thấy rõ tính ưu việt của thiết bị GC-MS trong phân tích đa dư lượng, nhất là

khả năng phân tích định tính sàng lọc ban đầu, để lựa chọn chính xác đối tượng

HCBVTV cần định lượng.

Qua kết quả khảo sát dư lượng HCBVTV trong 110 mẫu dược liệu,

chúng tôi thấy dược liệu thu mua tại một số địa phương và trên thị trường có

dư lượng HCBVTV, tuy chưa ở mức đáng báo động nhưng cần có biện pháp

kiểm soát tích cực.

Với 12 mẫu nông sản, không phát hiện thấy dư lượng HCBVTV ở

ngưỡng định lượng LOQ.

Page 131: Thuốc bảo vệ thực vật

130

Chương IV. BÀN LUẬN

4.1. VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HCBVTV TRONG TRỒNG CÂY THUỐC

TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG NGHIÊN CỨU.

4.1.1. Về việc sử dụng HCBVTV trong trồng cây thuốc ở 5 địa phương

khảo sát.

Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong trồng cây thuốc ở các địa

phương là một hiện tượng phổ biến vì cũng giống như các cây trồng khác, cây

thuốc cũng thường bị mắc một số loại sâu bệnh hại... Kết quả điều tra tại 5 xã

trong nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện có 102 loại HCBVTV được sử

dụng. Trong số này thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều nhất với 79 thương phẩm

(chiếm 77,45%), sau đó đến thuốc trừ bệnh với 12 thương phẩm (chiếm

11,76%), thuốc trừ cỏ có 7 thương phẩm (chiếm 6,86%), thuốc điều hoà sinh

trưởng với 3 chế phẩm (chiếm 2,94%) và ít nhất là thuốc trừ chuột có 1 thương

phẩm (chiếm 0,98%). Số liệu đó cho thấy các HCBVTV được sử dụng hiện

nay rất đa dạng. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây với sự phát triển

của công nghệ hoá học các hoạt chất mới được tổng hợp rất nhiều, cùng với

các công thức pha trộn và phối hợp các hoạt chất đã tạo ra nhiều loại

HCBVTV mới.

Trong 102 thương phẩm được sử dụng tại các địa phương nhóm OP

được sử dụng nhiều nhất (chiếm 22,55%), tiếp theo đó là nhóm PY (chiếm

20,59%), nhóm Nereistoxin có 10 chế phẩm (chiếm 9,81%), nhóm carbamat có

5 chế phẩm (chiếm 4,9%), hỗn hợp của OP và PY có 6 chế phẩm (chiếm

5,88%), nhóm OC có 3 chế phẩm (chiếm 2,94%). Ngoài ra còn nhiều

HCBVTV khác được xếp vào các nhóm khác (25,49%). Đáng chú ý là có 8

chế phẩm có hoạt chất chính emamectin (chiếm 7,84%) có nguồn gốc sinh học

được sử dụng khá phổ biến ở các địa phương. Đây là các HCBVTV có độc tính

thấp với các động vật có xương sống và khá thân thiện với môi trường. Do vậy

cần tuyên truyền và khuyến khích người dân nên lựa chọn các thương phẩm

Page 132: Thuốc bảo vệ thực vật

131

HCBVTV có nguồn gốc sinh học trong trồng cây thuốc nói riêng và cây hoa

màu nói chung. Trong điều kiện có thể nên áp dụng các phương pháp phòng

trừ dịch hại bằng một số phương pháp truyền thống theo kinh nghiệm, như sử

dụng bồ hóng, tro... và tiêu diệt sâu bọ, côn trùng bằng các loài thiên địch.

4.1.2. Về hiểu biết và việc tuân thủ những qui định sử dụng HCBVTV của

người nông dân trồng cây thuốc

Điều tra về thói quen sử dụng HCBVTV của người dân trong các xã:

Duyên Hà, Vạn Phúc, Tự Nhiên, Bình Minh và Hà Trung chúng tôi thấy: nhiều

nông dân sử dụng HCBVTV không theo hướng dẫn; hầu hết hộ nông dân đều

vứt vỏ chai, bao gói thuốc ngoài đồng ruộng, nơi gần nguồn nước sinh hoạt;

các hoá chất mua về chưa sử dụng hay sử dụng còn thừa được để rất tuỳ tiện.

Đa số người nông dân khi phun thuốc đều không đảm bảo an toàn bảo hộ lao

động (như mang áo mưa, găng tay và khẩu trang).

Thời gian gần đây, nhận thức về sử dụng HCBVTV của người dân đã có

nhiều thay đổi. Một số nông dân đã biết sử dụng các loại thuốc phù hợp với

từng loại bệnh, cây trồng khác nhau nên đã tiết kiệm được kinh phí sản xuất và

mang lại hiệu quả trong trồng trọt. Quan trọng hơn, số người ý thức được mức

độ độc hại và biết bảo vệ mình khi sử dụng HCBVTV tăng lên. Tuy nhiên, số

lượng này còn rất ít. Thông thường người dân vẫn nặng làm theo kinh nghiệm,

từ người này truyền qua người khác mà ít làm theo hướng dẫn một cách khoa

học từ các cán bộ hướng dẫn sử dụng HCBVTV. Thực tế trong quá trình điều

tra tại các địa phương cho thấy: có những hộ gia đình không biết đã dùng bao

nhiêu loại HCBVTV trong một vụ; họ thường pha liều lượng gấp 1,5 lần, thậm

chí 3 lần (nếu cây trồng có biểu hiện bị sâu bệnh nặng) so với hướng dẫn sử

dụng trên nhãn mác của nhà sản xuất; hiện tượng sắp thu hoạch vẫn phun

thuốc còn khá phổ biến. Hiện nay HCBVTV trôi nổi trên thị trường chủ yếu là

nhập lậu từ Trung Quốc qua biên giới. Các thuốc này có giá thành rẻ, khả năng

diệt trừ sâu bệnh tốt, kích thích sinh trưởng mạnh hơn…, nhưng hướng dẫn sử

dụng của các hoá chất bảo vệ thực vật đều bằng tiếng Trung Quốc, do vậy rất

Page 133: Thuốc bảo vệ thực vật

132

khó cho người dân đọc và hiểu chính xác cách sử dụng. Đây cũng chính là

nguyên nhân dẫn đến cách sử dụng tùy tiện và gây hậu quả khó lường.

Kết quả điều tra của chúng tôi ở 5 xã đều phát hiện thấy nông dân ở các

địa phương này có sử dụng một số chế phẩm đã được liệt kê vào danh mục hạn

chế và cấm sử dụng ở Việt Nam. Mặc dù các HCBVTV này không được dùng

nhiều nhưng nó có chứa các hoạt chất có độ độc rất cao (endosulfan), điều này

tiềm ẩn một nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và có thể gây ô

nhiễm môi trường. Như vậy, cần có sự phối hợp của các cơ quan liên ngành

như quản lý thị trường, chi cục bảo vệ thực vật, công an một cách hiệu quả

trong việc cấm buôn bán và sử dụng các loại hoá chất độc hại này.

Nhìn chung sự hiểu biết của người nông dân về độc hại và quy trình sử

dụng HCBVTV còn nhiều hạn chế do đó cần phải tuyên truyền, giải thích và

hướng dẫn đầy đủ hơn nhằm đảm bảo chất lượng và năng suất dược liệu, an

toàn cho người sử dụng và giảm gây ô nhiễm môi trường.

4.2. VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG HCBVTV

4.2.1. Về chọn đối tượng phân tích và dược liệu làm nguyên liệu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn 3 nhóm hoạt chất OC, OP và

PY do chúng được qui định mức MRL trong các dược điển tiên tiến như BP

2007, 2008, 2009 và USP 30 (2007), USP 31 (2008). Hoạt chất thuộc nhóm

OP và PY được sử dụng nhiều nhất. Các hoạt chất nhóm OP đa số thuộc nhóm

độc I và II, các hoạt chất nhóm PY chủ yếu thuộc nhóm độc II.

Việc lựa chọn phân tích hai nhóm OP và PY cũng phù hợp với thực tế

sử dụng HCBVTV trong trồng cây thuốc. Theo kết quả điều tra của chúng tôi,

trong các nhóm HCBVTV thường dùng, nhóm OP và nhóm PY được sử dụng

nhiều nhất (OP chiếm 22,55%, PY chiếm 20,59%). Một số nhóm khác được sử

dụng ít hơn như Nereistoxin (chiếm 9,81%), Avermectin (chiếm 7,84%)...

Trong số thuốc diệt côn trùng sử dụng cho trồng cây thuốc ở 5 địa phương đã

Page 134: Thuốc bảo vệ thực vật

133

khảo sát phát hiện thấy 21 thương phẩm có hoạt chất thuộc nhóm PY (chiếm

26,58%) và 15 thương phẩm có hoạt chất thuộc nhóm OP (chiếm 18,99%).

Ngoài ra còn có 5 chế phẩm (chiếm 6,33%) là hỗn hợp của hai nhóm hoạt chất

này. Như vậy có đến 52% số thương phẩm thuốc diệt côn trùng thuộc hai

nhóm hoạt chất là OP và PY.

Đối tượng phân tích trong nghiên cứu gồm có 44 hoạt chất thuộc nhóm

OC, OP, PY và nhóm khác cũng phù hợp với yêu cầu phân tích của một số

dược điển và thực tế sử dụng HC BVTV trong trồng cây thuốc ở các địa

phương đã khảo sát.

Bảng 4.42. Đối tượng xây dựng phương pháp phân tích

TT Đối tượng phân

tích

Yêu cầu phân

tích theo USP,

BP

Danh mục của VN Có sử dụng

trong trồng

cây thuốc

1 Aldrin + Cấm sử dụng -

2 4,4’-DDD + Chất chuyển hóa -

3 4,4’-DDE + Chất chuyển hóa -

4 4,4’-DDT + Cấm sử dụng -

5 Dieldrin + Cấm sử dụng -

6 Endosulfan I + Hạn chế sử dụng -

7 Endosulfan II + Hạn chế sử dụng -

8 Endrin + Cấm sử dụng -

9 Endrin aldehyd + Chất chuyển hóa -

10 Endrin ceton + Chất chuyển hóa -

11 α - BCH + Cấm sử dụng -

12 β - BCH + Cấm sử dụng -

13 Heptaclor + Cấm sử dụng -

14 Heptaclor epoxid + Chất chuyển hóa -

15 Methoxyclor - - -

16 Diazinon + Được phép sử dụng +

Page 135: Thuốc bảo vệ thực vật

134

17 Diclorvos + - -

18 Dimethroat - Được phép sử dụng +

19 Disulfoton - - -

20 Fenitrothion + Được phép sử dụng +

21 Parathion-ethyl - Cấm sử dụng -

22 Parathion-methyl + Cấm sử dụng -

23 Triclorfon - Được phép sử dụng +

24 Cypermethrin + Được phép sử dụng +

25 α - Cypermethrin + Được phép sử dụng +

26 γ - Chlordan + Cấm sử dụng -

27 α - Chlordan + Cấm sử dụng -

28 Famphur - Được phép sử dụng -

29 O,O,O-Triethyl

thiophosphat

- Được phép sử dụng -

30 Phorat - Được phép sử dụng -

31 Sulfotep - Được phép sử dụng -

32 Thionazin - Được phép sử dụng -

33 Cartap - Được phép sử dụng +

34 Clorothalonil - Được phép sử dụng -

35 Deltamethrin + Được phép sử dụng -

36 Fenvalerat + Được phép sử dụng +

37 Alphamethrin - Được phép sử dụng -

38 Zinophos - Được phép sử dụng -

39 Chlormephos - Được phép sử dụng -

40 α-HCH - Cấm sử dụng -

41 β-HCH - Cấm sử dụng -

42 γ-HCH - Cấm sử dụng -

43 δ-HCH - Cấm sử dụng -

44 Dibromfos - Được phép sử dụng -

Page 136: Thuốc bảo vệ thực vật

135

Bảng 4.42 cho thấy trong số 44 chất lựa chọn phân tích: có 20 chất nằm

trong qui định cần phân tích có qui định về MRL trong các dược điển USP và

BP; 24 chất xây dựng phương pháp nghiên cứu không có qui định về MRL; 14

hoạt chất có qui định MRL nhưng chưa nghiên cứu. Theo Danh mục các hoạt

chất cấm/hạn chế sử dụng ở Việt Nam 2009 có 15 chất nằm trong danh mục

cấm sử dụng và 2 hoạt chất là Dichlorvos và Deltamethrin nằm trong danh

mục hạn chế sử dụng. Có 8 hoạt chất nằm trong danh mục điều tra sử dụng

trong trồng cây thuốc ở 5 địa phương khảo sát, trong đó Dimethoat có trong

danh mục điều tra, được phép sử dụng ở Việt Nam nhưng không có qui định

MRL trong DĐ các nước.

Qua đối chiếu với một số dược điển và thực tế sử dụng HCBVTV trong

trồng dược liệu ở Việt Nam chúng tôi thấy cần phải tiếp tục bổ sung thêm các

chất cần phân tích cho phù hợp với yêu cầu của các dược điển tiên tiến, đồng

thời cũng phù hợp với thực tế sử dụng HCBVTV trong trồng cây thuốc ở Việt

Nam.

Trong việc lựa chọn dược liệu nghiên cứu, chúng tôi đã chọn một số

dược liệu có bộ phận dùng ở dưới mặt đất (Tam thất, Bạch chỉ, Ngưu tất) để

khảo sát xây dựng phương pháp phân tích dư lượng HCBVTV nhóm OC. Kết

quả nghiên cứu có thể áp dụng cho các dược liệu tương tự khác (bộ phận sử

dụng dưới mặt đất như rễ hoặc thân rễ). Chúng tôi chọn một số dược liệu có bộ

phận dùng ở trên mặt đất (Cúc hoa, Khổ sâm) để khảo sát xây dựng phương

pháp phân tích dư lượng HCBVTV nhóm OP và PY. Kết quả nghiên cứu có

thể áp dụng cho các dược liệu sử dụng bộ phận trên mặt đất như lá, hoa, toàn

thân.

4.2.2. Về phương pháp xử lý mẫu trước khi phân tích

Tham khảo các phương pháp xử lý mẫu đã được công bố, và thực tế khảo

sát của đề tài, chúng tôi thấy rằng đối với phân tích dư lượng, quá trình xử lý

mẫu nhằm chiết, làm sạch và làm giàu đối tượng phân tích chiếm vị trí hết sức

Page 137: Thuốc bảo vệ thực vật

136

quan trọng. Các kỹ thuật đều phải đáp ứng yêu cầu về khả năng làm sạch, làm

giàu mẫu tốt, thời gian xử lý mẫu không kéo dài, hiệu suất chiết và khả năng

lặp lại của kết quả phân tích cao. Bên cạnh đó phải lưu ý đến khả năng có thể

áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, chi phí nguyên vật liệu không quá đắt, chọn các

kỹ thuật đơn giản, kinh tế, sử dụng dung môi ít độc hại, có thể áp dụng rộng rãi

để xây dựng qui trình chiết chính thức phục vụ công tác kiểm tra đảm bảo chất

lượng dược liệu về mặt dư lượng hóa chất BVTV. Các kỹ thuật xử lý mẫu

thường được ưu tiên lựa chọn là kỹ thuật chiết kinh điển (chiết lạnh hoặc chiết

Soxhlet) và làm sạch theo nguyên tắc SPE pha thuận trên cột silica gel (0,5 – 1

g) hoặc Florisil® (1 – 2 g), hoặc chiết pha rắn trên cột pha đảo C18 …

rước hết chúng tôi khảo sát theo 5 qui trình xử lý mẫu đề tài cấp Bộ Y tế

(2002- 2004) do tác giả Trịnh Văn Quỳ và cộng sự đã công bố, bao gồm các kỹ

thuật chiết đơn giản (chiết cổ điển), các kỹ thuật tiên tiến sử dụng rất ít hoặc

không sử dụng dung môi hữu cơ như SPE trên cột C18, do điều kiện trang thiết

bị không cho phép, chúng tôi không khảo sát qui trình xử lý mẫu bằng SPME

và SPME - MAE. Một lần nữa, chúng tôi khẳng định đây là những qui trình rất

dễ áp dụng và hiệu suất thu hồi cao.

Tuy nhiên, kế thừa các kết quả nghiên cứu xử lý mẫu rau quả để phân tích

tồn dư HCBVTV đã công bố [18], đề tài cũng khảo sát thêm một số qui trình

khác và muốn nhấn mạnh tính ưu việt khi áp dụng kỹ thuật chiết mẫu phân tích

HCBVTV bằng phương pháp siêu âm. Kết quả khảo sát cả hai phương pháp

(chiết Soxhlet và chiết siêu âm) đều đáp ứng yêu cầu về %R trong khoảng 100

± 20%. HCBVTV là những chất hữu cơ rất dễ bay hơi, chiết siêu âm là phương

pháp chiết nhanh, tốn ít dung môi, dễ áp dụng…

- Về cỡ mẫu chiết đem làm sạch và phân tích SKK: các dược điển, thường

dùng 10 g mẫu để phân tích HCBVTV. Sau khi chiết, loại dung môi và pha

vừa đủ 10 ml, như vậy tỷ lệ sẽ là 1g mẫu/1ml dung môi. Quy trình Viện kiểm

nghiệm thực hiện chỉ chiết HCBVTV từ 5g mẫu và dùng lượng dịch chiết

tương ứng với cỡ mẫu 1g để làm sạch và phân tích sắc ký.

- Về pha tĩnh sử dụng trong SPE:

Page 138: Thuốc bảo vệ thực vật

137

Theo các dược điển, quá trình làm sạch được thực hiện bằng SPE pha thuận

sử dụng 0,5g silicagel; các quy trình Viện kiểm nghiệm thực hiện sử dụng 1,0g

silicagel hoặc 2,0g florisil (đã được khử hoạt hóa bằng cách thêm vào một tỷ lệ

nước nhất định). Chúng tôi đề nghị có thể sử dụng silicagel + 10% than hoạt

để tăng khả năng loại tạp và loại màu, nhất là đối với các dược liệu có bộ phận

dùng là lá.

- So sánh về giá thành khi sử dụng các kỹ thuật xử lý mẫu:

Như vậy, việc sử dụng cột silicagel trộn 10% than hoạt tính hoặc florisil

tự nhồi để thay thế cột SPE pha thuận là rất linh hoạt, kinh tế, tiện sử dụng và

rẻ hơn cả.

- Khả năng làm giàu:

Kỹ thuật SPE pha thuận chỉ đơn thuần là kỹ thuật làm sạch do lượng

mẫu cho vào cột và thu lại để đem phân tích như nhau (cùng là 1 ml). Kỹ thuật

SPE pha đảo là kỹ thuật vừa làm sạch và vừa làm giàu do lượng mẫu đưa vào

cột là khoảng 20 ml và lượng mẫu thu đem phân tích là 1 ml, so với SPE pha

thuận, nó cho phép làm giàu gấp khoảng 20 lần.

- Hiệu suất chiết:

Qua khảo sát tỷ lệ thu hồi trên một số mẫu dược liệu được thêm chuẩn, các

quy trình xử lý mẫu đều đáp ứng yêu cầu về hiệu suất chiết (70% < R% <

110%). Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ thực hiện trên một vài dược

liệu, do đó khi áp dụng trên mỗi dược liệu cụ thể cần phải khảo sát lại.

4.2.3. Về phương pháp phân tích định tính và định lượng hóa chất BVTV

Như chúng ta đã biết, khi phân tích bằng phương pháp GC/MS, các chất

được xác định theo thêi gian l−u, va ̀ dùa vµo gi¸ trÞ m¶nh phæ m/z cña chÊt cÇn

ph©n tÝch víi gi¸ trÞ m¶nh phæ cña chÊt chuÈn (qua kü thuËt ph©n tÝch SCAN).

Trªn c¬ së th− viÖn phæ cã s½n, cã thÓ so s¸nh dÔ dµng vµ ®Þnh tÝnh mét c¸ch

chÝnh x¸c c¸c cÊu tö cÇn ph©n tÝch. Dữ liệu có thể thu được ở hai cách, quét

toàn bộ các ion (TIC) hoặc chỉ lựa chọn một số ion cơ bản hay đặc trưng để

quét (SIM). Hiện tại, các thiết bị GC-MS sử dụng máy tính có thể cập nhật

Page 139: Thuốc bảo vệ thực vật

138

trong thư viện phổ trên 150.000 hợp chất. Do mất một khoảng thời gian nhất

định để quét toàn bộ các ion, độ nhạy trong chế độ TIC giới hạn. Xây dựng

phương pháp phân tích các HCBVTV, phải t×m ra m¶nh phæ chÝnh ®Ó ®Þnh

l−îng c¸c chÊt vµ c¸c m¶nh khèi ®Æc tr−ng. Tõ s¾c phæ ®å c¸c m¶nh ®Æc tr−ng

cña HCBVTV có thể x¸c ®Þnh ®Þnh tÝnh vµ ®Þnh l−îng c¸c chÊt. Ở chế độ SIM,

chỉ vài ion xác định được lựa chọn để quét, tốc độ thu thập số liệu sẽ nhanh

hơn, tương ứng với khoảng thời gian của một píc sắc ký (1 giây), như vậy kết

quả định lượng sẽ tốt hơn và độ nhạy được cải thiện nhiều (LOD ở SIM

thường thấp hơn ở TIC 100 lần).

Chúng tôi cũng tiến hành định lượng so sánh một số HCBVTV trong

dược liệu bằng phương pháp GC-MS và GC-ECD. Kết quả thu được không

khác nhau nhiều giữa hai phương pháp, mặc dù detector ECD ho¹t ®éng trªn

nguyªn t¾c bÉy ®iÖn tö nªn ®Æc biÖt nh¹y víi c¸c hợp chất hữu cơ cã chøa clo,

giíi h¹n ph¸t hiÖn tèt h¬n thiÕt bÞ GC-MS. Tuy nhiªn, khi ph©n tÝch HCBVTV

trong dược liệu và nông sản, mÉu chøa nhiÒu t¹p chÊt, nhiều nhóm mang màu

(nhÊt lµ ca ́c mÉu dược liệu có bộ phận dùng là lá và các loại rau qu¶). Nh÷ng

vÊn ®Ò nµy trong qu¸ tr×nh xö lý mÉu còng ®· lo¹i trõ song kh«ng tr¸nh khái

¶nh h−ëng ®Õn phÐp ®o (nh− tÝn hiÖu nÒn lín h¬n tÝn hiÖu ®o peak, nhiÒu peak

l¹,...).

Trong một vài thập niên gần đây, phương pháp xác định mức vi lượng

(dạng vết) các HCBVTV đã có những thay đổi đáng kể. Từ những năm đầu

thập niên 70, hầu hết các phân tích dư lượng thuốc trừ sâu đều được tiến hành

bởi hệ sắc ký khí liên kết với các detector cộng kết điện tử (GC-ECD), detector

Nitơ-Photpho (GC- NPD) và detector quang hoá ngọn lửa (GC- FPD). Chúng

ta đều biết là số lượng HCBVTV tăng lên không ngừng theo từng năm. Có thể

khẳng định rằng không một phòng thí nghiệm phân tích hiện đại nào trên thế

giới có đủ các chất chuẩn HCBVTV để so sánh, đối chiếu và khẳng định sự có

mặt của các chất trong mẫu thử. Việc sử dụng thiết bị GC/ MS có thể xác định

được đồng thời và chính xác dư lượng của nhiều thuốc trừ sâu chỉ trong một

lần chạy và chỉ với một thiết bị. V× thÕ sö dông phÐp ®o trªn GC-MS lµ −u viÖt

Page 140: Thuốc bảo vệ thực vật

139

bëi ngoµi thêi gian l−u, c¸c chÊt còn được x¸c ®Þnh c¨n cø vµo m¶nh phæ ®Æc

tr−ng cña tõng chÊt. Đây cũng chính là khả năng ứng dụng cao của thiết bị

GC/MS trong việc phân tích định tính xác định các chất.

Khảo sát cả 4 CTSK đã xây dựng cho thấy có độ lặp lại về thời gian lưu

tốt (SDtR ≤ 0,02 phút), độ lặp lại về diện tích píc được chấp nhận (RSDRA ≤

1,98%) . Các chương trình khảo sát cho thấy có tính ổn định và cho kết quả

phân tích xác thực, có thể áp dụng để định tính và định lượng dư lượng

HCBVTV trong dược liệu và nông sản.

4.3. VỀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG HCBVTV TRONG CÁC

MẪU DƯỢC LIỆU VÀ NÔNG SẢN PHÂN TÍCH

4.3.1. Về qui trình phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu:

Chúng tôi đã tiến hành phân tích HCBVTV trong dược liệu và nông sản

theo qui trình sau :

1. Định tính sàng lọc phát hiện dư lượng các HCBVTV có trong dược liệu

theo chương trình phân tích sàng lọc đồng thời các nhóm HCBVTV.

2. Với các mẫu có kết quả dư lượng, tiếp tục phân tích định tính theo các

phương pháp đã xây dựng (xác định theo nhóm chất).

3. Tiến hành định lượng các mẫu có kết quả giống nhau với cả hai phương

pháp trên.

4.3.2. Phân tích định tính dư lượng HC BVTV trong dược liệu

Áp dụng các qui trình xử lý mẫu và phân tích dư lượng HCBVTV trong

dược liệu đã xây dựng, đề tài đã áp dụng GCMS- SCAN MODE để phân tích

sàng lọc nhằm phát hiện HCBVTV trong 110 mẫu của 34 dược liệu và 17 mẫu

của 6 nông sản gồm dược liệu mua trên thị trường và được thu mua tại địa

phương trồng, bao gồm:

- Mét sè d−îc liÖu và nông sản cã bé phËn dïng lµ phÇn d−íi mÆt ®Êt (rÔ

hoÆc th©n rÔ): Bạch truật, Đương qui, Bạch chỉ, Củ cải…)

- Mét sè d−îc liÖu cã bé phËn dïng lµ phÇn trªn mÆt ®Êt (l¸, hoa, qu¶

hoÆc toµn th©n): cúc hoa, Húng quế, Bạc hà, rau cải…)

Page 141: Thuốc bảo vệ thực vật

140

Các mẫu dược liệu trước hết được phân tích sàng lọc bằng các phương

pháp phân tích đã xây dựng (các HCBVTV nhóm OC, OP hoặc PY, hoặc có

vết của các HCBVTV khác).

Kết quả phân tích sàng lọc ban đầu cho thấy:

Phát hiện HCBVTV trong mẫu vì kỹ thuật này cung cấp cả thông tin về

định tính và bán định lượng. Thư viện khối phổ có thể khẳng định sự có mặt

của HCBVTV trong mẫu ở nồng độ phát hiện yêu cầu.

Kết quả định lượng cho thấy trong tổng số 53 mẫu khảo sát, có 6/53 mẫu

nhiễm dư lượng Cypermethrin, trong đó có 2 mẫu Cúc hoa và Khổ sâm là vượt

mức MRL (MRL tương ứng là 2,7 và 2,9 ppm- Theo BP2009; USP 31). Kết

quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra tình hình sử dụng HCBVTV tại các

địa phương khảo sát vì hai nhóm hoạt chất chính được sử dụng phổ biến trong

các HCBVTV là nhóm OP và nhóm PY; Nhóm PY có 21 thương phẩm, trong

đó, hoạt chất cypermethrin và dẫn xuất của nó được sử dụng nhiều nhất. Thí

dụ, α-cypermethrin với 8 thương phẩm, như Bestox 5EC, Fastac 5EC, Motox

10 EC, Antaphos 25 EC,..), Cypermethrin với 9 thương phẩm, như Andoril

50EC Cyrinsuper Supertox 25 EC Dibamerin,..), dạng phối hợp với nhóm khác

với 2 thương phẩm.

Kết quả định lượng cho thấy có 2 mẫu Kinh giới và Khổ sâm nhiễm dư

lượng OC nhưng với hàm lượng thấp, dưới mức MRL.

Như vậy, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng HCBVTV trong trồng cây

thuốc có để lại dư lượng, nhưng thực tế chỉ ở dạng vết (cỡ hàng chục ppb, dưới

mức MRL trong dược điển các nước tiên tiến).

Kết quả định lượng 12 mẫu nông sản không phát hiện được dư lượng

HCBVTV ở ngưỡng LOQ.

- Đã đề xuất danh mục qui định mức MRL đối với các HCBVTV trong

dược liệu.

Hiện nay, việc kiểm tra dư lượng HCBVTV là một quá trình phức tạp,

tốn kém nhưng thực sự cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của

người sử dụng. Hơn bao giờ hết, vấn đề chất lượng dược liệu và nông sản đảm

Page 142: Thuốc bảo vệ thực vật

141

bảo được những tiêu chuẩn của quốc tế về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đạt

được chuẩn về dư lượng HCBVTV tối đa cho phép phải được đặt lên hàng

đầu.

Chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế về nông sản và

thực phẩm, như IPPC,OIE, CODEX, GMP... Tăng cường quản lý nhà nước về

HCBVTV, cũng như tuyên truyền, khuyến cáo cho nông dân về thiệt hại do

thuốc trừ sâu gây ra, niêm yết cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật

không nằm trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam,…là những việc

cần làm tích cực, thường xuyên. Thiết nghĩ, việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo

vệ thực vật trong nông sản, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là

một hướng đi bền vững trong nông nghiệp nói chúng, cũng như phát triển dược

liệu nói riêng, giúp Việt Nam có được vị trên thị trường dược liệu quốc tế.

Page 143: Thuốc bảo vệ thực vật

142

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu đã đạt được chúng tôi có một số kết luận sau:

1.1. Kết quả sơ bộ khảo sát tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng cây

thuốc.

- Đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng dược liệu

bao gồm xã Duyên Hà - Thanh Trì (Hà Nội); xã Vạn phúc - Thanh Trì (Hà

Nội); xã Tự Nhiên - Thường Tín (Hà Nội) ; xã Bình Minh - Khoái Châu (Hưng

Yên) và xã Hoà Bình - Hà Trung (Thanh Hoá) năm 2008 và 2009.

- Đã thống kê được 102 tên HCBVTV tại các địa phương, trong đó có 79

thuốc diệt côn trùng (chiếm 77,45%), 12 thuốc trừ bệnh (chiếm 11,76%), thuốc

trừ cỏ có 7 thương phẩm (chiếm 6,86%), thuốc điều hoà sinh trưởng với 3 chế

phẩm (chiếm 2,94%) và ít nhất là thuốc trừ chuột có 1 thương phẩm (chiếm

0,98%).

- Hai nhóm hoạt chất chính được sử dụng phổ biến trong các HCBVTV là

nhóm OP (chiếm 27,45%) và nhóm PY (chiếm 22,55%). Cypermethrin và dẫn

xuất của nó là hoạt chất được sử dụng nhiều nhất trong nhóm PY.

- Nhóm OP được sử dụng nhiều nhất (chiếm 27,45%), tiếp theo đó là nhóm

PY (chiếm 22,55%), nhóm Nereistoxin (chiếm 9,81%), nhóm carbamat (chiếm

4,90%), nhóm OC có 3 chế phẩm (chiếm 2,94%); nhóm khác chiếm

24,51%,…

- Đáng chú ý là có 8 chế phẩm với hoạt chất chính Abamectin (chiếm

7,84%) có nguồn gốc sinh học được sử dụng khá phổ biến ở các địa phương.

- Qua điều tra tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng cây thuốc tại một số

địa phương phát hiện thấy trong số các hoá chất được sử dụng có nhiều chế

phẩm không nằm trong Danh mục hoá chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng

ở Việt Nam 2009 (sơ bộ phát hiện có 26/102 thuốc, chiếm 25,49%).

Ví dụ: Peran 50EC (tên hoạt chất Permethrin), Basudin 40 EC (tên hoạt chất

Diazinon)…

Page 144: Thuốc bảo vệ thực vật

143

1.2. Về xây dựng phương pháp phân tích dư lượng HCBVTV.

- Đã áp dụng và xây dựng được các phương pháp xử lý mẫu ít tốn kém, ít

độc hại phù hợp với điều kiện ở Việt Nam cho 3 nhóm HCBVTV nhóm OC,

OP và PY. Các kỹ thuật chiết khảo sát cho thấy hiệu suất thu hồi chấp nhận

được, đạt yêu cầu trong phân tích dư lượng.

- Đã xây dựng 4 CTSK GC-MS: trong đó có 3 CTSK GC-MS/EI và 1

CTSK GC-MS/NCI. Các CTSK đã xây dựng cho thấy tính ổn định, phân tích

chính xác và đúng các đối tượng phân tích ở mức độ vết.

1.3. Về phân tích dư lượng một số HCBVTV trong dược liệu được trồng

và sử dụng ở Việt Nam.

- Đã đề xuất qui trình phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu

bằng phương pháp GC-MS.

- Đã tiến hành phân tích sàng lọc dư lượng HCBVTV trong 110 mẫu

của 34 dược liệu và 17 mẫu của 6 nông sản.

Kết quả định lượng cho thấy trong tổng số 53 mẫu khảo sát, có 6/53 mẫu

nhiễm dư lượng Cypermethrin, trong đó có 2 mẫu Cúc hoa và Khổ sâm là vượt

mức MRL (MRL tương ứng là 2,7 và 2,9 ppm- Theo BP2009; USP 31).

Kết quả định lượng cho thấy có 2 mẫu Kinh giới và Khổ sâm nhiễm dư

lượng OC nhưng với hàm lượng thấp, dưới mức MRL.

Như vậy, chúng tôi thấy rằng việc sử dụng HCBVTV trong trồng cây

thuốc có để lại dư lượng, nhưng thực tế chỉ ở dạng vết (cỡ hàng chục ppb, dưới

mức MRL trong dược điển các nước tiên tiến).

Kết quả định lượng 12 mẫu nông sản không phát hiện được dư lượng

HCBVTV ở ngưỡng LOQ.

- Đã đề xuất danh mục qui định mức MRL đối với các HCBVTV trong

dược liệu.

2. ĐỀ XUẤT

- Bộ Y tế cần có những văn bản quản lý và hướng dẫn sử dụng

HCBVTV trong trồng cây thuốc và sử dụng dược liệu; cảnh báo người dân về

Page 145: Thuốc bảo vệ thực vật

144

tình trạng lạm dụng sử dụng HCBVTV trong trồng dược liệu, cũng như

khuyến cáo người dân thực hiện đúng quy định về sử dụng an toàn HCBVTV.

- Để đảm bảo nâng cao chất lượng dược liệu, đề nghị Bộ Y tế bổ sung kịp

thời chuyên luận phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu và qui định

mức dư lượng cho phép đối với một số HCBVTV có tính độc hại cao vào

DĐVN.

- Đề nghị Bộ Y tế phối hợp với Bộ NN & PTNT rà soát lại Danh mục hoá

chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng và hạn chế sử dụng ở Việt nam để có

những biện pháp thích hợp và kịp thời đảm bảo chất lượng nông sản và dược

liệu, cũng như an toàn sử dụng cho người dân.

Page 146: Thuốc bảo vệ thực vật

145

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bùi Thị Bằng (2002), Bước đầu khảo sát một số chỉ tiêu an toàn dược

liệu, Hội thảo dược liệu an toàn-nghiên cứu trồng và chế biến, trang 22 -

32.

2. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh (2000), Cẩm

nang thuốc bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), Danh mục thuốc bảo

vệ thực vật được phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam, nhà xuất

bản Nông Nghiệp.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2004), Danh mục thuốc bảo

vệ thực vật được phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam, nhà xuất

bản Nông Nghiệp.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), Danh mục thuốc bảo

vệ thực vật được phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam, nhà xuất

bản Nông Nghiệp.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Danh mục thuốc bảo

vệ thực vật được phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam, nhà xuất

bản Nông Nghiệp.

7. Cục bảo vệ thực vật (1995), Phương pháp xác định dư lượng thuốc trừ

sâu cypermethrin, Tiêu chuẩn cơ sở-TC.22/95-DL, Hà Nội.

8. Cục bảo vệ thực vật (1995), Báo cáo về thực trạng quản lý và sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam, Báo cáo của phòng quản lý thuốc

BVTV.

9. Bùi Sĩ Doanh (2001), Nghiên cứu phân tích, đánh giá dư lượng thuốc

trừ sâu cypermethrin đối với rau quả, đất và nước, Luận án tiến sĩ Hoá

học.

10. Dược Điển Việt Nam III (2002), Nhà xuất bản Y học.

Page 147: Thuốc bảo vệ thực vật

146

11. Phạm Văn Hiển, Nguyễn Trần Hy, Nguyễn Văn Mẫn (1996), Xác định

virus hoa lá đốm vàng của cây Địa hoàng ở Việt Nam bằng kính hiển vi

điện tử, Tạp chí Dược liệu, tập I, T 3 + 4, trang 111 - 112.

12. Trần Quang Hùng (1999), Thuốc bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Nông

nghiệp.

13. Trần Việt Hùng (2006), Khảo sát và nghiên cứu phân tích dư lượng một

số hóa chất bảo vệ thực vật trong dược liệu”, Luận án tiến sĩ Dược học.

14. Phạm Thanh Kỳ (2002), Một số vấn đề về dược liệu sạch, Tham luận tại

tọa đàm “Hãy cho dược liệu một cơ hội”, Diễn đàn các nhà báo và môi

trường Việt Nam.

15. Ngô Quốc Luật (1996), Nghiên cứu bệnh u loét do nấm Plasmodiophora

sp. trên cây Bạch chỉ tại trại thuốc Tam đảo, Luận văn thạc sỹ, Viện

Dược liệu.

16. Trịnh Văn Quỳ (2005), Báo cáo kết quả đề tài cấp Bộ Y tế: “Nghiên cứu

định tính và định lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn dư trong một số

dược liệu được trồng và sử dụng ở Việt Nam”.

17. Tiêu chuẩn Tam thất sạch Châu Vân Sơn, Vân Nam, Trung Quốc (Bản

tiếng Việt).

18. Nguyễn Thị Phương Thảo (2007), Báo cáo đề tài độc lập cấp Nhà Nước:

“Nghiên cứu áp dụng và xây dựng phương pháp phân tích tiêu chuẩn

PCBs và thuốc trừ sâu họ cơ clo trong đất, nước và thực phẩm ở Việt

Nam. Áp dụng QA/AC trong kiểm soát chất lượng số liệu”.

19. Nguyễn Văn Thuận (2005), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà Nước KC

10-02: “Xây dựng một số quy trình sản xuất dược liệu sạch và chế biến

sạch để bào chế một số chế phẩm chất lượng cao”.

20. Viện Dược liệu (1976), Kỹ thuật trồng cây thuốc, Nhà xuất Bản Y học.

21. Viện Dược liệu (1977), Kỹ thuật nuôi trồng và chế biến dược liệu, Nhà

xuất bản Nông nghiệp.

Page 148: Thuốc bảo vệ thực vật

147

TIẾNG ANH

22. Agilent Technologies 1999. RTL Pesticides MS Library. Product No.

G1049A.

23. Aguera A., Lopez S., Fernandez-Alba A.R., 2002. Multiresidue

method for the analysis of multiclass pesticides in agricultural

products by gas chromatography-tandem mass spectrometry. Analyst

127: 125-135.

24. Artigas F., Martinez E. & Gelpi E. 1988. Organochlorine pesticides

by negative ion chemical ionization – Brain metabolite of Lindane.

Biomed Environ Mass Spectrom 16: 279-284.

25. Association Of Analytical Communities International (AOAC)

Method 2002.03.

26. Bester K., Bordin G., Rodriguez A., Schimmel H., Pauwels J., Van

Vyncht G., 2001. How to overcome matrix effects in the

determination of pesticides in fruit by HPLC-ESI-MS-MS. Fresenius

Journal of Analytical Chemistry 371: 550-555.

27. Cajka T. & Hajslova J., 2004. Gas chromatography-high-resolution

time-of-flight mass spectrometry in pesticide residue analysis:

Advantages and limitations. Journal of Chromatography A 914: 111-

121.

28. Cairns T., Chiu K.S., NavarroD., Siegmund E. 1993. Multiresidue

pesticide analysis by ion-trap mass-spectrometry. Rapid Common

Mass Spectrum 7: 971-988.

29. Chaler R., Vilanova R., Santiago-Silva M., Fernandez P., Grimalt

J.O., 1998. Enhanced sensitivity in the analysis of trace

organochlorine compounds by negative-ion mass spectrometry with

ammonia as reagent gas. Journal of Chromatography A 823: 73-79.

30. Chu X.G., Hu X.Z., Yao H.Y., 2005. Determination of 266

pesticides residues in apple Juice by matrix solid-phase dispersion

Page 149: Thuốc bảo vệ thực vật

148

and gas chromatography - mass selective detection. Journal of

Chromatography A 1063: 201-210.

31. Dalluge J., Roose P., Brinkman U.A.T., 2002. Evaluation of a high-

resolution time-of-flight mass spectrometer for the gas

chromatographic determination of selected environmental

contaminants. Journal of Chromatography A 970: 213-223.

32. Dalluge J., van Stee L.L.P., Xu X.B., Williams Beens J. Vreuls

R.J.J., Brinkman U.A.T. 2002. Untravelling the composition of very

complex samples by comprehensive gas chromatography coupled to

time-of-flight mass spectrometry-Cigarette smoke. Journal of

Chromatography A 974: 169-184.

33. Koning S., Lach G., Linkerhagner M., Loscher R., Horst T.P.,

Brinkman U.A. 2003. Trace-level determination of pesticides in food

using difficult matrix introduction-gas chromatography-time-of-flight

mass spectrometry. Journal of Chromatography A 878: 87-98.

34. Ehrenstorfer GmbH, 2005. Library of Mass Spectra. Catalog No. B

01000000. NIST/EPA/NIH, 2005. Mass Spectra Database, 2005.

National Institute of Standards and Technology. Gaithersburg M.D.

35. Fernandez-Alba A. R., Agu¨era A., Contreras M., Pen˜uela G.,

Ferrer I., Barcelo´ D..Comparison of various sample handling and

analytical procedures for the monitoring of pesticides and

metabolites in ground water. Journal of Chromatography A, 823

(1998) 35–47.

36. Ferrer I., Garcia-Reyes J.F., Mezcua M., Thurman E.M., Fernandez-

Alba A.R., 2005. Multi-residue pesticide analysis in fruits and

vegetables by liquid chromatography-time-of-flight mass

spectrometry. Journal of Chromatography A 1082: 81-90.

37. Fillion J., Sauve F., Selwyn J., 2000. Multiresidue methods for the

determination of residues of 251 pesticides in fruits and vegetables

by gas chromatagraphy/mass spectrometry and liquid

Page 150: Thuốc bảo vệ thực vật

149

chromatography with fluorescence detection. J AOAC In. 83: 698-

713.

38. Gamon M., Leo C., Ten A., Mocholi F., 2001. Multiresidue

determination of pesticides in fruit and vegetables by gas

chromatography/tandem mass spectroetry. J AOAC Int 84: 1209-

1216.

39. Garcia-Reyes J.F., Ferrer I., Thurman E.M., Molina-Diaz A.,

Fernandez-Alba A.R., 2005. Searching for non-target chlorinated

pesticides in food by liquid chromatography/time-of-flight mass

spectrometry. Rapid Commun Mass Spectrom 19: 2780-2788.

40. Goncalves C. & Alpendinada M.F., 2004. Solid-phase micro-

extraction-gas chromatography-(tandem) mass spectrometry as a

tool for pesticide residue analysis in water samples at high sensitivity

and selectivity with confirmation capabilities. Journal of

Chromatography A 1026: 239-250.

41. Haib J., Hofer I. & Renaud J.M., 2003. Analysis of multiple pesticide

residues in tobacco using pressurized liquid extraction, automated

solid-phase extraction clean-up and gas chromatography-tendem

mass spectrometry. Journal of Chromatography A 1020: 173-187.

42. Hajslova J. & Zrostlikova J., 2003. Matrix effects in (ultra) trace

analysis of pesticide residues in food and biotic matrices. Journal of

Chromatography A 1000: 181-197

43. Hampshire: British Crop Protectiion Council (BCPC).

44. Hengel M.J., Shibamoto T. Gas chromatographic-mass

spectrometric method for analysis of dimethomorph fungicides in

dried hops. J. Agri. Food Chem. 2000 48 (12): 582-586.

45. Hernandez F, Sancho J.V, Pozo O.J. 2005. Critical review of the

application of liquid chromatography/mass spectrometry to the

determination of pesticide residue in biological sample. Anal Bioanal

Chem 382: 934-946.

Page 151: Thuốc bảo vệ thực vật

150

46. Hernandez F., Ibanez M., Sancho J.V., Pozo O.J., 2004.

Comparision of different mass spectrometric techniques combined

with liquid chromatography for confirmation of pesticides in

environmental water based on the use of identification points. Anal.

Chem. 76: 4349-4357.

47. Hernando M.D., Aguera A., Fernandez-Alba A.R., Piedra L.,

Contreras M. 2001. Gas chromatographic determination of pesticides

in vegetable samples by sequential positive and negative chemical

ionization and tandem mass spectrometric fragmentation using an

ion trap analyzer. Analyst 126: 46-51.

48. Hogenboom A.C., Niessen W.M., Little D., Brinkman U.A., 1999.

Accurate mass determinations for ther confirmation and

identification of organic microcontaminants in surface water using

on-line solid-phase extraction liquid chromatography electrospray

orthogonal-acceleration time-of-flight mass spectrometry. Rapid

Commun Mass Spectrom 13: 125-133.

49. Jansson C., Pihlstrom T., Osterdahl B.G., Markides K.E., 2004.

Anew multiresidue method for analysis of pesticide residues in fruits

and vegetables using liquid chromatography with tandem mass

spectroetric detection. Journal of Chromatography A 1023: 93-104.

50. Klein J.& Alder L., 2003. Applicability of gradient liquid

chromatography with tandem mass spectrometry to the simultaneous

screening for about 100 pesticides in crops. J AOAC Int 86: 1015-

1037

51. Leandro C.C., Fussell R.J. & Keely B.J., 2005. Determination of

priority pesticides in baby foods by gas chromatography tandem

quadrupole mass spectrometry. Journal of Chromatography A 1085:

207-212.

52. Lehotay S.J., de Kok A, Hiemstra M., van Bodegraven P., 2005.

Validation of a fast easy method for the determination of residues

Page 152: Thuốc bảo vệ thực vật

151

from 229 pesticides in fruits and vegetables using gas and liquid

chromatography/time-of-flight mass spectrometry. Anal. Chem. 73:

5436-5440.

53. Lino C. M., M. Irene Noronha da Silveira (1997), Extraction and

clean-up methods for the determination of organochlorine pesticides

in medicinal plants, J. Chro. A, Vol.769 (1997), 275-283.

54. Lutz Alder, Kerstin Grenlich, Gunther Kenpe, and Barbel Vieth

(2006). Residue analysis of 500 high priority pesticides better by

GC-MS or LC-MS/MS? Mass Spectrometry, Reviews, 25, 838 – 865.

55. M. P. Montgomery1, F. Kamel1, T. M. Saldana2, M. C. R. Alavanja3

and D. P. Sandler1 (1993 – 2003), Incident Diabetes and Pesticide

Exposure among Licensed Pesticide Applicators: Agricultural Health

Study.

56. Maizels M. & Budde W.L. 2001. Extract mass measurments for

herbicides determined by liquid chromatogrphy/time-of-flight mass

spectrometry. Anal Chem 73: 5436-5440.

57. Martinez Vidal J.L., Arrebola F.J., Mateu-Sanchez M., 2002.

Applicaton of gas chromatography-tandem mass spectrometry to the

analysis of pesticides in fruits and vegetables. Journal of

Chromatography A 959: 203-213.

58. Miller GT (2004), Sustaining the Earth, 6th edition. Thompson

Learning, Inc. Pacific Grove, California. Chapter 9, Pages 211-216.

59. Nan Sun, Lili Hao, Jian Xue, Hongyu Jin, Jinggai Tian, Ruichao

Lin. Multi-residue Analysis of 18 Organochlorine Pesticides in 10

Traditional Chinese Medicines by Gas Chromatography (GC). J. of

Health Science, 53 (4) 464-469 (2007)

60. Nunez O., Moyano E. & Galceran M.T., 2004. Time-of-flight high

resolution versus triple quadrupole tandem mass spectrometry for

the analysis of quaternary ammonium herbicides in drinking water.

Anal Chim Acta 525: 183-190.

Page 153: Thuốc bảo vệ thực vật

152

61. Patel K., Fussell R.J. Goodall D.M. Keely B.J., 2004. Evaluation of

large volume-difficult matrix introduction-gas chromatography-time

of flight-mass spectrometry (LV-DMI-GC-TOF-MS) for the

determination of pesticides in fruit-based baby foods. Food Add.

Contam. 21: 658-669.

62. Pico Y., Blasco C., Font G., 2004. Environmental and food

applications of LC-tadem mass spectrometry in pesticide-residue

analysis: An overview. Mass Spectrometry Review 23: 45-85.

63. Ramesh A. & Ravi P.E. 2004. Negative ion chemical ionization-gas

chromatographic-mass spectrometric determination of residues of

different pyrethroids insecticides in whole blood and serum. Journal

of Analytical Toxicology 28: 660-666.

64. Russo M.V., Campanella L., Avino P. 2002. Determination of

organophosphorus pesticide residues in human tissue by capillary

gas chromatography-negative chemical ionization mass spectrometry

analysis. Journal of Chromatography B. Analytical Technology

Biomedical Life Science 780: 431-441.

65. Sandra Regina Rissato, Mário Sérgio Galhiane, Antonio G. de Souza

and Bernhard M. Apon. Development of a Supercritical Fluid

Extraction Method for Simultaneous Determination of

Organophosphorus, Organohalogen, Organonitrogen and Pyretroids

Pesticides in Fruit and Vegetables and its Comparison with a

Conventional Method by GC-ECD and GC-MS. J. Braz. Chem. Soc.,

Vol. 16, No. 5, 1038-1047, 2005.

66. Stan H.J., 2000. Pesticides residue analysis in foodstuffs applying

capillary gas chromatography with mass spectrometric detection.

State-of-the-art use of modified DFG-tandem multimethod S19 and

automated data evaluation. J. Chromatogr A 892: 347-377.

67. Stout SJ, daCunha AR, Safarpour MM, 1998. Simplification of

analytical methods of pesticide residue analysis by liquid

Page 154: Thuốc bảo vệ thực vật

153

chromatography electrospray ionization mass spectrometry and

tandem mass spectrometry. J AOAC Int 81: 685-690.

68. Stuber M. & Reemtsma T., 2004. Evaluation of three calibration

methods to compensate matrix effects in environmental analysis with

LC-ESI-MS. Anal Bioanal Chem 378: 910-916.

69. Takino M., Yamaguchi K. & Nakahara T., 2004. Determination of

carbamate pesticide residues in vegetables and fruis by liquid

chromatography-atmospheric pressure photoionization-mass

spectrometry and atmospheric pressure chemical ionization-mass

70. The British Pharmacopoeia (2009)

71. The European Pharmacopoeia V.

72. The People’s Republic of China Pharmacopoeia (2005)

73. The United States Pharmacopoeia 26, 27, 29, 30, 31.

74. Thurman E.M., Ferrer I. & Barcelo D., 2001. Choosing between

atmospheric pressure chemical ionization and electrospray

ionization interfaces for the HPLC/MS analysis of pesticides. Anal

Chem 73: 5441-5449

75. Thurman E.M., Ferrer I. & Fernandez-Alba A.R., 2005. Matching

unknown empirical formulas to chemical structure using LC/MS TOF

accurate mass data base searching: Example of unknown pesticides

on tomato skins. Journal pf Chromatography A 1067: 127-134.

76. Tomlin C.D.S. 2003. The pesticides manual – A world compendium,

13thedition.

77. Their & Zeumer 1992. Manual of pesticides residue analysis. Vol. II.

Weiheim: Weiley VCH. pp 26-28.

78. US Environmental Protection Agency (2007), What is a pesticide?

epa.gov. Retrieved on September 15, 2007.

79. Van Zoonen P. 1998. Analytical mehods for residue of pesticides in

foodstuff, 6th edition. Part I. Annex B. The Hague: General

Inspectorate for Health Protection. pp 1-8.

Page 155: Thuốc bảo vệ thực vật

154

80. Wong J.W., Webster M.G., Halverson C.A., Hengel M.J. Ngim

K.K., Ebeler S.E., 2003. Multiresidue pesticide analysis in wines by

solid-phase extraction and capillary gas chromatography-mass

spectrometric detection with selective ion monitoring. J. Agric. Food

Chem. 51: 1148-1161.

81. Working party on herbal medicinal products, London, Jul., 2001.

The European Agency for the evaluation of medicinal products,

Points to consider on Good Agricultural and Collection Practice for

starting materials of herbal origin.

82. World Health Organization (2004), The WHO recommended

classification of pesticides by hazard and guidelines to classification.

83. The Japan Food Chemical Research Foundation, List of pesticide

and Maximum Residue limits(MRLs), 2006.

84. Wang Y.F., Yu X. Y., Analysis of phosphate pesticides residue by

GC-MS/MS. Chinese J. of Health Laboratory Technology 2005;

15(2): 247-251.

85. Wu Y.J., Zhu W., Cheng Y.Y. Determination of 16 Residual

Pesticides in Crude Drug by Gas chromatography-Mass

spectrometry. Chin. Pharm. J. 2006; 41(19): 1497-1501.

86. Yang Meihua et al. Advances in Techniques on Analysis and

Removal of Pesticide Residues in Traditional Chinese Herbal

Medicines. Volume 10, Issue 1, February 2008.

Page 156: Thuốc bảo vệ thực vật

155

PHỤ LỤC 1. Một số thông tin về HC BVTV và sử dụng HC BVTV Một số nhóm HC BVTV cơ bản

Bảng A 1. Một số nhóm HC BVTV cơ bản [79]

HC trừ nhện Acaricides

HC trừ tảo Algicides

HC gây biếng ăn Antifeedants

HC diệt chim Avicides

HC diệt vi khuẩn Bactericides

HC đuổi chim Bird repellents

HC triệt sản Chemosterilants

HC diệt nấm Fungicides

HC diệt cỏ safener Herbicide safeners

HC diệt cỏ Herbicides

HC dẫn dụ côn trùng Insect attractants

HC Đuổi côn trùng Insect repellents

HC diệt côn trùng Insecticides

HC đuổi động vật có vú

Mammal repellents

HC làm rối loạn giao phối Mating disrupters

HC trừ ốc sên Molluscicides

HC trừ giun Nematicides

HC hoạt hóa thực vật Plant activators

HC điều hòa sinh trưởng Plant growth regulators

HC diệt chuột Rodenticides

HC hiệp đồng Synergists

HC diệt virut Virucides ………………………..…. …………………………

2. PhiÕu ®iÒu tra vÒ sö dông thuèc BVTV trong trång c©y thuèc

1. HiÖn nay gia ®×nh trång nh÷ng c©y thuèc nµo?

Tªn c©y thuèc DiÖn tÝch canh t¸c (ghi râ sµo, m2) Bé phËn dïng Thêi gian canh t¸c

Trång Thu ho¹ch

1

2 3 4 5 6 7 8 9

10 11 12 13

2. C¸c lo¹i ho¸ chÊt n«ng nghiÖp ®−îc sö dông cho c©y thuèc (kh«ng kÓ ph©n bãn).

Page 157: Thuốc bảo vệ thực vật

156

- Trõ s©u, bÖnh c©y C / K - DiÖt cá C / K - Thuèc kÝch thÝch C / K (®iÒu hoµ sinh tr−ëng)

3. C¸c thuèc trõ s©u, trõ bÖnh c©y ®−îc gia ®×nh sö dông

Tªn c©y thuèc Tªn thuèc BVTV Môc ®Ých sö

dông L−îng thuèc sö dông (/ sµo, m2)

Sö dông vµo thêi gian nµo ( sau khi

trång bao l©u)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Page 158: Thuốc bảo vệ thực vật

157

4. Sè lÇn sö dông thuèc BVTV trong mét vô

Tªn c©y thuèc Dïng lÆp l¹i Bao l©u lÆp

l¹i mét lÇn Sè lÇn trung

b×nh/vô Thêi gian phun thuèc lÇn cuèi

®Õn khi thu h¸i lµ bao l©u 1 C / K 2 C / K 3 C / K 4 C / K 5 C / K 6 C / K 7 C / K 8 C / K 9 C / K

10 C / K

5. C¸ch sö dông thuèc - Cã theo chØ dÉn trªn bao gãi C / K - Tr−êng hîp kh«ng theo chØ dÉn, lý do ?

6. C¸c chất diÖt cá ®−îc gia ®×nh sö dông

7. C¸c thuèc kÝch thÝch ®−îc gia ®×nh sö dông

8. An toµn b¶o hé trong sö dông thuèc

Sö dông g¨ng tay, khÈu trang hoÆc ph−¬ng tiÖn b¶o hé kh¸c C / K

§Ó hãa chÊt ®óng n¬i an toµn theo qui ®Þnh C / K (Hái kÕt hîp kiÓm tra, quan s¸t n¬i cÊt gi÷ thuèc BVTV) Chai lä, bao gãi sau khi sö dông hÕt cã ®Ó ®óng n¬i qui ®Þnh C / K kh«ng ? (ghi râ ®Ó ë ®©u)

9. Gi¸ thuèc mua ë thÞ tr−êng

STT Tªn thuèc BVTV

Gi¸ mua(®ång)/®¬n vÞ ®ãng gãi

Ghi chó

1 2 3 4 5

Page 159: Thuốc bảo vệ thực vật

158

6 7 8 9 10

10. TiÒn mua hãa chÊt BVTV sö dông cho d−îc liÖu trung b×nh /n¨m:

11. C¸c th«ng tin bæ sung (nÕu cã)

Ng−êi pháng vÊn

(Ký tªn)

…..., ngµy.... th¸ng…n¨m 200…

Ng−êi ®−îc pháng vÊn (Ký tªn)

3. Một số thông tin người được phỏng vấn

Bảng A 19. Một số thông tin người được phỏng vấn

Năm 2008-2009 Đối tượng Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)

Nam 23 45,1 31 57,4Nữ 28 54,9 23 42,6Mù chữ 0 0 0 0Trung cấp, cao đẳng 2 3,9 4 7,4Đại học 1 2,0 1 1,9

Đối tượng Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Nam 82 50,6 66 54,5Nữ 80 49,4 55 45,5Mù chữ 0 0 0 0Trung cấp, cao đẳng 5 3,1 % 5 4,1 Đại học 7 4,3% 3 2,4

Page 160: Thuốc bảo vệ thực vật

159

4. Phổ khối của một số hóa chất BVTV. OC 01-------------------------------------------Aldrin---------------------------------------------------

-

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 18 116 11 77 80 21 191 76 31 251 60 41 265 356 2 27 56 12 79 452 22 193 120 32 255 120 42 266 64 3 39 184 13 91 408 23 195 80 33 256 92 43 267 124 4 40 72 14 92 172 24 217 64 34 257 136 44 291 200 5 51 80 15 101 356 25 219 60 35 258 84 45 293 244 6 63 60 16 103 120 26 220 96 36 259 64 46 295 120 7 65 236 17 110 56 27 221 88 37 261 336 47 296 84 8 66 1000 18 111 56 28 222 80 38 262 56 48 298 140 9 67 84 19 113 56 29 223 56 39 263 536 49 300 112

10 75 76 20 186 100 30 250 68 40 264 84 50 329 68

OC 02----------------------------------------DDD (TDE) -----------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 62 36 11 87 40 21 113 16 31 163 68 41 200 72 2 63 68 12 88 108 22 125 20 32 164 80 42 201 60 3 73 28 13 93 24 23 126 16 33 165 556 43 202 28 4 74 56 14 98 20 24 136 56 34 166 76 44 212 36 5 75 148 15 99 60 25 137 56 35 174 24 45 235 1000 6 76 48 16 100 56 26 138 36 36 175 24 46 236 156 7 77 28 17 101 84 27 139 32 37 176 68 47 237 656 8 82 112 18 102 40 28 149 16 38 177 36 48 238 100 9 85 32 19 106 40 29 150 28 39 178 72 49 239 112

10 86 20 20 111 28 30 151 28 40 199 156 50 320 24

Page 161: Thuốc bảo vệ thực vật

160

OC 03------------------------------------- 2,2’ DDE, p,p’ DDE-----------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten 1 26 40 11 105 184 21 149 44 31 233 44 41 283 124 2 28 80 12 106 60 22 150 44 32 245 44 42 284 44 3 44 48 13 110 52 23 170 40 33 246 1000 43 285 40 4 50 68 14 111 52 24 174 52 34 247 184 44 316 608 5 51 52 15 122 136 25 175 108 35 248 660 45 317 116 6 74 56 16 123 144 26 176 300 36 249 116 46 318 792 7 75 96 17 124 52 27 177 60 37 250 160 47 319 124 8 87 96 18 140 104 28 210 144 38 280 76 48 320 404 9 88 88 19 141 84 29 211 68 39 281 148 49 321 72

10 99 64 20 142 44 30 212 68 40 282 80 50 322 92

OC 04-------------------------------------- 2,4’ DDE, o,p’ DDE----------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 36 72 11 75 300 21 109 44 31 150 56 41 248 716 2 38 64 12 85 60 22 110 72 32 174 72 42 249 92 3 39 88 13 86 88 23 111 68 33 175 92 43 250 92 4 50 180 14 87 216 24 122 52 34 176 276 44 281 60 5 51 152 15 88 132 25 123 188 35 177 44 45 283 56 6 61 48 16 98 92 26 124 72 36 210 132 46 316 276 7 62 72 17 99 136 27 125 48 37 212 48 47 317 56 8 63 84 18 104 52 28 140 88 38 245 56 48 318 364 9 73 72 19 105 288 29 141 84 39 246 1000 49 319 64

10 74 160 20 106 92 30 149 44 40 247 220 50 320 184

Page 162: Thuốc bảo vệ thực vật

161

OC 05 -----------------------------------------2, 2' DDT--------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 35 32 11 76 32 21 163 60 31 202 40 41 246 164 2 36 156 12 82 64 22 164 60 32 210 36 42 247 88 3 38 64 13 87 52 23 165 404 33 212 240 43 248 128 4 39 44 14 88 92 24 166 68 34 213 44 44 249 60 5 50 100 15 99 56 25 175 40 35 214 76 45 250 32 6 51 100 16 101 32 26 176 160 36 235 1000 46 282 108 7 62 36 17 105 40 27 177 48 37 236 152 47 283 40 8 63 68 18 106 32 28 199 140 38 237 660 48 284 100 9 74 72 19 123 40 29 200 100 39 238 104 49 286 36

10 75 160 20 136 60 30 201 80 40 239 120 50 318 36

OC 06---------------------------------------- 2,4' DDT--------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 36 48 11 82 72 21 117 52 31 164 104 41 202 48 2 39 64 12 85 52 22 119 52 32 165 596 42 212 128 3 50 124 13 86 52 23 123 84 33 166 80 43 235 1000 4 51 116 14 87 84 24 124 48 34 171 44 44 236 156 5 62 52 15 88 88 25 135 56 35 175 52 45 237 660 6 63 96 16 98 48 26 136 116 36 176 180 46 238 108 7 73 52 17 99 104 27 137 52 37 185 72 47 239 124 8 74 116 18 101 52 28 138 56 38 199 224 48 246 116 9 75 232 19 105 56 29 150 44 39 200 116 49 248 80

10 76 52 20 111 52 30 163 96 40 201 84 50 354 52

Page 163: Thuốc bảo vệ thực vật

162

OC 07 ----------------------------------------Dieldrin---------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 26 56 11 53 104 21 85 48 31 209 44 41 275 88 2 27 144 12 57 64 22 91 40 32 237 60 42 277 124 3 28 68 13 63 44 23 99 40 33 239 68 43 279 116 4 29 48 14 66 40 24 101 40 34 241 44 44 281 64 5 36 84 15 77 148 25 107 96 35 243 72 45 343 60 6 39 152 16 78 72 26 108 152 36 245 64 46 345 96 7 41 92 17 79 1000 27 109 44 37 261 100 47 347 44 8 43 68 18 80 140 28 147 40 38 263 164 48 378 40 9 44 40 19 81 284 29 175 40 39 265 124 49 380 48

10 51 68 20 82 288 30 207 44 40 267 48 50 382 44

OC 08 --------------------------------------Endosulfan I----------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 29 452 11 103 440 21 193 464 31 231 368 41 265 592 2 39 428 12 119 360 22 195 1000 32 235 524 42 267 460 3 41 524 13 120 488 23 197 768 33 237 692 43 269 412 4 63 480 14 121 544 24 204 396 34 239 760 44 270 356 5 69 608 15 159 548 25 205 444 35 240 356 45 272 576 6 75 652 16 160 532 26 206 436 36 241 844 46 274 460 7 78 396 17 161 372 27 207 708 37 242 440 47 275 468 8 85 444 18 162 352 28 209 460 38 243 632 48 277 684 9 89 564 19 170 540 29 227 344 39 261 404 49 279 520

10 102 460 20 172 384 30 229 520 40 263 552 50 339 380

Page 164: Thuốc bảo vệ thực vật

163

OC 09---------------------------------------- Endosulfan II---------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 29 428 11 103 476 21 193 440 31 235 504 41 267 440 2 39 404 12 109 348 22 195 1000 32 237 700 42 269 396 3 41 480 13 119 344 23 197 768 33 239 696 43 270 336 4 63 500 14 120 436 24 204 368 34 240 336 44 271 324 5 69 484 15 121 604 25 205 424 35 241 796 45 272 532 6 75 580 16 159 556 26 206 412 36 242 428 46 274 424 7 78 388 17 160 568 27 207 664 37 243 616 47 275 420 8 85 456 18 161 388 28 209 444 38 261 344 48 277 620 9 89 592 19 162 400 29 229 472 39 263 488 49 279 464

10 102 436 20 170 496 30 231 356 40 265 528 50 339 340

OC 10------------------------------------------Endosulfan sulfat-------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 29 92 11 206 120 21 241 328 31 272 1000 41 357 104 2 85 88 12 207 100 22 242 140 32 273 212 42 385 452 3 120 80 13 227 332 23 243 140 33 274 812 43 386 92 4 121 88 14 228 80 24 257 120 34 275 284 44 387 716 5 143 76 15 229 452 25 259 144 35 276 404 45 388 116 6 170 144 16 231 228 26 261 164 36 277 368 46 389 464 7 172 96 17 235 300 27 263 172 37 278 136 47 391 176 8 193 96 18 237 432 28 265 104 38 279 224 48 420 124 9 204 124 19 239 432 29 270 508 39 289 116 49 422 224

10 205 116 20 240 136 30 271 100 40 291 92 50 424 192

Page 165: Thuốc bảo vệ thực vật

164

OC 11 --------------------------------------Endrin---------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten 1 27 212 11 81 1000 21 175 248 31 219 212 41 267 248 2 39 392 12 82 572 22 181 216 32 237 232 42 279 656 3 51 252 13 101 216 23 183 300 33 243 560 43 281 724 4 53 368 14 105 216 24 191 196 34 244 272 44 283 340 5 54 200 15 109 180 25 193 308 35 245 552 45 309 188 6 66 212 16 113 380 26 195 212 36 246 276 46 315 208 7 67 512 17 139 272 27 207 220 37 247 220 47 317 280 8 75 196 18 147 424 28 209 396 38 261 652 48 343 208 9 77 568 19 149 344 29 211 216 39 263 996 49 345 328

10 79 600 20 173 348 30 217 224 40 265 644 50 347 220

OC 12 -------------------------------Endrin aldehyd-------------------------------------------

1 29 184 11 77 120 21 137 112 31 207 108 41 251 96 2 39 124 12 85 92 22 139 132 32 209 188 42 252 240 3 51 76 13 86 104 23 147 108 33 211 92 43 253 76 4 63 96 14 87 88 24 149 124 34 217 136 44 254 96 5 65 156 15 95 148 25 173 220 35 219 124 45 279 168 6 66 280 16 99 120 26 175 88 36 243 192 46 281 152 7 67 1000 17 101 144 27 183 96 37 244 80 47 343 256 8 73 152 18 109 104 28 185 140 38 245 184 48 345 436 9 74 96 19 111 104 29 187 92 39 248 248 49 347 284

10 75 140 20 133 84 30 196 80 40 250 352 50 349 96

Page 166: Thuốc bảo vệ thực vật

165

OC 13 --------------------------------Endrin ceton-------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 18 128 11 63 132 21 79 176 31 108 100 41 149 116 2 27 276 12 65 100 22 85 88 32 109 96 42 173 72 3 28 60 13 66 200 23 86 104 33 111 92 43 175 64 4 36 72 14 67 1000 24 87 180 34 113 160 44 183 64 5 38 64 15 68 84 25 99 156 35 115 56 45 209 76 6 39 244 16 69 64 26 101 156 36 123 76 46 250 60 7 50 80 17 73 132 27 103 68 37 135 72 47 281 60 8 51 144 18 74 100 28 104 72 38 137 68 48 315 64 9 55 160 19 75 152 29 105 68 39 139 136 49 317 100

10 62 68 20 77 168 30 107 104 40 147 144 50 319 64

OC 14 ---------------------------------------α-HCH---------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 26 40 11 73 136 21 109 220 31 148 120 41 185 324 2 35 52 12 74 80 22 111 596 32 149 72 42 187 36 3 36 156 13 75 184 23 112 116 33 150 72 43 216 52 4 37 48 14 77 196 24 113 152 34 156 120 44 217 596 5 38 148 15 78 80 25 121 112 35 158 92 45 218 88 6 39 72 16 83 208 26 122 52 36 160 40 46 219 716 7 49 112 17 85 308 27 123 60 37 181 1000 47 220 60 8 50 256 18 87 120 28 133 32 38 182 52 48 221 340 9 51 440 19 96 92 29 146 152 39 183 936 49 223 80

10 52 40 20 98 72 30 147 216 40 184 64 50 254 36

Page 167: Thuốc bảo vệ thực vật

166

OC 16-------------------------------------δ-HCH--------------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 26 60 11 74 144 21 109 720 31 146 204 41 185 332 2 37 88 12 75 300 22 111 644 32 147 188 42 216 236 3 38 148 13 77 180 23 112 128 33 148 136 43 217 648 4 39 148 14 83 284 24 113 152 34 149 68 44 218 316 5 49 164 15 85 364 25 121 164 35 156 76 45 219 848 6 50 284 16 86 64 26 122 76 36 158 92 46 220 192 7 51 440 17 87 240 27 123 104 37 181 1000 47 221 380 8 61 172 18 96 136 28 133 76 38 182 108 48 223 84 9 63 92 19 98 88 29 143 68 39 183 932 49 252 68

10 73 284 20 99 80 30 145 260 40 184 80 50 254 92

OC 17 -------------------------------------γ-HCH, Lindan-------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten 1 38 116 11 83 264 21 123 76 31 182 64 41 223 84 2 49 100 12 85 264 22 145 216 32 183 892 42 252 56 3 50 192 13 87 88 23 146 148 33 184 72 43 254 100 4 51 436 14 96 124 24 147 184 34 185 244 44 255 16 5 61 152 15 109 856 25 148 116 35 187 36 45 256 60 6 63 68 16 111 828 26 156 120 36 217 624 46 258 24 7 73 204 17 112 128 27 157 68 37 218 116 47 288 16 8 74 136 18 113 184 28 158 140 38 219 852 48 290 48 9 75 244 19 121 136 29 159 64 39 220 96 49 292 28

10 77 232 20 122 68 30 181 1000 40 221 428 50 294 16

Page 168: Thuốc bảo vệ thực vật

167

OC 18 ----------------------------------------Heptachlor---------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 39 124 11 102 340 21 136 40 31 238 108 41 273 52 2 65 260 12 109 40 22 137 108 32 239 124 42 274 508 3 66 36 13 115 60 23 160 48 33 240 72 43 276 220 4 73 48 14 116 40 24 194 56 34 241 48 44 278 64 5 85 44 15 117 40 25 196 36 35 264 56 45 335 84 6 97 64 16 119 44 26 230 72 36 266 76 46 337 152 7 98 56 17 132 76 27 232 64 37 267 40 47 339 132 8 99 68 18 133 112 28 235 120 38 268 48 48 341 56 9 100 1000 19 134 92 29 236 72 39 270 348 49 372 68

10 101 80 20 135 172 30 237 184 40 272 628 50 374 64

OC 19 --------------------------------Heptaclo epoxid, -----------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 26 200 11 61 180 21 91 152 31 151 220 41 255 120 2 27 540 12 63 120 22 97 140 32 153 152 42 261 152 3 29 412 13 73 180 23 107 120 33 183 152 43 263 252 4 36 272 14 74 120 24 109 172 34 217 172 44 265 172 5 38 140 15 75 112 25 115 160 35 219 172 45 272 152 6 39 352 16 81 1000 26 117 112 36 235 200 46 351 452 7 50 160 17 82 140 27 123 160 37 237 300 47 353 820 8 51 232 18 84 120 28 125 120 38 239 232 48 354 132 9 53 332 19 85 140 29 143 132 39 251 152 49 355 700

10 55 240 20 87 152 30 147 112 40 253 180 50 357 320

Page 169: Thuốc bảo vệ thực vật

168

OC 20 ------------------------------Methoxychlor--------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten 1 36 16 11 137 8 21 169 24 31 224 12 41 275 20 2 63 12 12 139 8 22 180 8 32 227 1000 42 276 16 3 75 8 13 141 16 23 181 12 33 228 168 43 308 176 4 89 8 14 151 12 24 184 12 34 229 24 44 309 40 5 113 52 15 152 44 25 187 8 35 238 132 45 310 116 6 114 8 16 153 24 26 195 32 36 239 36 46 311 24 7 115 12 17 154 8 27 196 20 37 258 8 47 312 20 8 119 16 18 163 8 28 197 8 38 259 8 48 344 40 9 126 8 19 165 16 29 212 36 39 273 36 49 346 36

10 132 8 20 166 16 30 223 52 40 274 48 50 348 12

OP 01 --------------------------------------Diazinon-----------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 15 4 11 43 88 21 68 60 31 93 4 41 124 168 2 26 4 12 44 8 22 69 40 32 95 4 42 125 12 3 27 28 13 51 4 23 70 32 33 96 12 43 137 1000 4 28 56 14 52 8 24 71 4 34 97 4 44 138 84 5 29 4 15 53 8 25 75 4 35 108 4 45 139 4 6 38 4 16 54 80 26 81 4 36 109 80 46 149 4 7 39 44 17 55 24 27 82 60 37 110 64 47 151 216 8 40 16 18 56 8 28 83 64 38 111 12 48 152 456 9 41 64 19 66 8 29 84 324 39 119 4 49 153 52

10 42 108 20 67 20 30 85 16 40 123 4 50 154 4

Page 170: Thuốc bảo vệ thực vật

169

OP 02 ------------------------------------------------Diclorvos--------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten 1 25 8 11 45 4 21 65 16 31 85 32 41 113 36 2 26 8 12 47 168 22 76 40 32 93 40 42 115 8 3 27 8 13 48 44 23 77 12 33 95 28 43 128 8 4 28 16 14 49 28 24 78 20 34 96 12 44 145 72 5 29 100 15 50 12 25 79 256 35 97 32 45 147 24 6 30 16 16 55 4 26 80 8 36 99 12 46 185 176 7 31 68 17 60 36 27 81 8 37 109 1000 47 186 8 8 35 8 18 61 4 28 82 16 38 110 32 48 187 56 9 36 24 19 62 16 29 83 52 39 111 24 49 220 28

10 38 8 20 63 16 30 84 8 40 112 8 50 222 16

OP 03 -------------------------------------Dimethoat----------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 14 12 11 44 88 21 62 12 31 95 92 41 128 8 2 15 200 12 45 84 22 63 24 32 96 8 42 141 128 3 18 8 13 46 84 23 65 16 33 108 40 43 142 40 4 28 128 14 47 144 24 76 8 34 109 292 44 143 56 5 29 48 15 48 20 25 77 12 35 110 996 45 156 1000 6 30 72 16 49 16 26 79 292 36 111 68 46 157 48 7 31 48 17 56 8 27 80 204 37 112 44 47 158 48 8 33 8 18 58 212 28 86 12 38 125 88 48 182 8 9 42 100 19 59 8 29 87 28 39 126 152 49 183 12

10 43 40 20 61 16 30 93 28 40 127 24 50 213 24

Page 171: Thuốc bảo vệ thực vật

170

OP 04 -----------------------------------------Disulfoton-----------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 35 40 11 57 12 21 77 12 31 91 20 41 109 32 2 41 12 12 58 20 22 78 12 32 92 12 42 114 20 3 42 12 13 59 92 23 79 12 33 93 92 43 121 20 4 43 12 14 60 320 24 80 12 34 94 12 44 125 92 5 44 12 15 61 300 25 81 12 35 95 12 45 129 40 6 45 80 16 62 20 26 85 12 36 96 12 46 142 92 7 46 20 17 63 32 27 87 12 37 97 220 47 153 72 8 47 100 18 64 20 28 88 1000 38 98 12 48 158 20 9 55 20 19 65 172 29 89 380 39 99 12 49 186 60

10 56 12 20 75 40 30 90 60 40 105 12 50 274 60

OP 05 ------------------------------------ Ethion---------------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 27 64 11 79 24 21 122 12 31 155 28 41 231 1000 2 28 48 12 80 20 22 125 320 32 157 32 42 232 84 3 29 148 13 81 12 23 126 16 33 171 68 43 233 136 4 43 12 14 93 144 24 127 20 34 175 64 44 261 20 5 45 56 15 95 16 25 129 104 35 185 44 45 293 12 6 46 28 16 97 464 26 131 20 36 186 24 46 338 32 7 47 40 17 99 24 27 142 16 37 187 28 47 339 12 8 63 24 18 112 20 28 143 40 38 199 68 48 384 180 9 65 204 19 113 16 29 153 404 39 203 80 49 385 24

10 78 12 20 121 240 30 154 60 40 205 12 50 386 36

Page 172: Thuốc bảo vệ thực vật

171

OP 06 -------------------------------------Methamidophos--------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 14 12 11 34 4 21 61 8 31 80 108 41 111 68 2 15 168 12 35 4 22 62 44 32 81 4 42 112 4 3 16 8 13 45 192 23 63 60 33 91 4 43 113 4 4 17 4 14 46 216 24 64 252 34 92 8 44 125 8 5 18 8 15 47 408 25 65 48 35 94 1000 45 126 72 6 26 2 16 48 68 26 66 2 36 95 564 46 127 4 7 27 4 17 49 20 27 76 8 37 96 32 47 128 4 8 28 8 18 50 4 28 77 16 38 97 4 48 141 356 9 30 116 19 51 4 29 78 24 39 108 4 49 142 16

10 33 8 20 60 4 30 79 132 40 110 60 50 143 16

OP 07----------------------------------Parathion ethyl------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 27 164 11 51 44 21 93 112 31 139 376 41 220 184 2 28 56 12 62 52 22 99 416 32 149 500 42 230 64 3 29 360 13 63 220 23 103 52 33 150 68 43 231 56 4 30 148 14 64 172 24 109 1000 34 152 44 44 232 152 5 38 60 15 65 204 25 110 88 35 155 64 45 246 80 6 39 100 16 75 152 26 119 136 36 156 64 46 247 264 7 43 52 17 76 88 27 123 72 37 173 92 47 248 72 8 45 116 18 81 536 28 127 280 38 201 68 48 258 44 9 47 80 19 91 144 29 131 136 39 203 100 49 275 436

10 50 76 20 92 76 30 132 48 40 219 164 50 276 52

Page 173: Thuốc bảo vệ thực vật

172

OP 08---------------------------Parathion methyl-------------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 15 92 11 52 20 21 80 24 31 123 48 41 155 36 2 30 124 12 62 124 22 92 36 32 125 828 42 172 24 3 31 20 13 63 292 23 93 204 33 126 32 43 200 76 4 38 56 14 64 116 24 94 20 34 127 52 44 216 32 5 39 20 15 65 24 25 95 48 35 136 52 45 232 36 6 45 32 16 74 32 26 96 60 36 137 80 46 233 52 7 46 24 17 75 56 27 107 40 37 138 28 47 246 76 8 47 244 18 76 60 28 109 1000 38 139 32 48 263 868 9 50 84 19 77 32 29 110 32 39 153 32 49 264 88

10 51 28 20 79 368 30 111 28 40 154 28 50 265 48

OP 09 -----------------------------------------Triclorfon------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 15 296 11 50 32 21 81 12 31 111 76 41 132 24 2 28 20 12 60 20 22 82 96 32 112 268 42 139 460 3 29 120 13 62 12 23 83 84 33 113 112 43 140 16 4 31 100 14 63 44 24 84 60 34 114 180 44 145 488 5 33 48 15 65 36 25 85 52 35 115 36 45 146 12 6 35 16 16 76 68 26 93 144 36 116 32 46 147 156 7 36 32 17 77 28 27 95 192 37 117 24 47 185 108 8 47 312 18 78 32 28 97 28 38 119 24 48 187 32 9 48 120 19 79 932 29 109 1000 39 127 24 49 221 104

10 49 68 20 80 252 30 110 596 40 130 24 50 223 68

Page 174: Thuốc bảo vệ thực vật

173

PY 01 ---------------------------Cypermethrin---------------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 41 136 11 75 56 21 89 52 31 141 48 41 180 120 2 43 112 12 76 48 22 91 388 32 151 68 42 181 516 3 49 44 13 77 372 23 92 48 33 152 140 43 182 68 4 50 52 14 78 44 24 109 84 34 153 84 44 191 88 5 51 256 15 79 52 25 111 60 35 163 1000 45 193 60 6 53 56 16 83 48 26 114 64 36 164 68 46 197 48 7 55 40 17 84 52 27 115 120 37 165 580 47 206 52 8 63 88 18 86 40 28 125 52 38 166 52 48 207 72 9 65 96 19 87 52 29 127 224 39 167 120 49 208 160

10 73 60 20 88 48 30 129 68 40 168 48 50 209 144

PY 02 ------------------------------Deltamethrin-------------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 39 116 11 77 444 21 115 128 31 168 60 41 197 68 2 41 104 12 78 96 22 116 36 32 169 40 42 199 48 3 43 88 13 79 52 23 117 52 33 171 44 43 206 60 4 50 52 14 83 60 24 119 56 34 172 304 44 207 56 5 51 220 15 88 44 25 127 40 35 173 72 45 208 172 6 53 56 16 91 324 26 137 44 36 174 284 46 209 180 7 55 48 17 92 264 27 141 68 37 175 44 47 251 300 8 63 52 18 93 376 28 151 52 38 180 184 48 253 580 9 65 116 19 94 48 29 152 204 39 181 1000 49 254 44

10 76 60 20 114 76 30 153 128 40 182 144 50 255 280

Page 175: Thuốc bảo vệ thực vật

174

PY 03 ------------------------------------Fenvalerat (Fenvalerate)-----------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 27 32 11 77 232 21 124 64 31 154 116 41 198 44 2 39 64 12 88 36 22 125 1000 32 167 840 42 206 48 3 41 56 13 89 116 23 126 100 33 168 136 43 207 36 4 43 132 14 90 36 24 127 356 34 169 408 44 208 108 5 50 32 15 91 48 25 128 44 35 170 52 45 209 96 6 51 128 16 103 52 26 139 104 36 171 40 46 225 288 7 55 164 17 114 60 27 141 112 37 180 100 47 226 48 8 63 48 18 115 196 28 151 48 38 181 524 48 419 140 9 65 40 19 116 76 29 152 412 39 182 80 49 420 36

10 76 40 20 117 76 30 153 100 40 197 60 50 421 52

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 27 72 11 65 36 21 117 56 31 167 780 41 206 32 2 28 52 12 76 48 22 125 1000 32 168 140 42 207 36 3 29 76 13 77 236 23 126 124 33 169 408 43 208 104 4 39 96 14 78 32 24 127 360 34 170 72 44 209 132 5 41 80 15 89 120 25 128 52 35 171 48 45 225 668 6 43 148 16 91 52 26 139 96 36 180 100 46 226 112 7 50 40 17 103 56 27 141 108 37 181 452 47 419 496 8 51 160 18 114 60 28 152 432 38 182 72 48 420 144 9 55 164 19 115 176 29 153 112 39 197 68 49 421 192

10 63 64 20 116 68 30 154 112 40 198 52 50 422 36

Page 176: Thuốc bảo vệ thực vật

175

PY 04 -----------------------------Permethrin-----------------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 27 24 11 64 16 21 89 72 31 129 56 41 167 28 2 39 52 12 65 48 22 90 44 32 141 16 42 168 64 3 41 36 13 73 16 23 91 120 33 152 28 43 169 16 4 43 20 14 75 16 24 92 16 34 153 64 44 181 48 5 50 20 15 76 16 25 93 16 35 154 36 45 183 1000 6 51 76 16 77 128 26 109 20 36 155 44 46 184 144 7 52 12 17 78 32 27 111 20 37 163 232 47 185 12 8 53 16 18 79 16 28 115 56 38 164 32 48 255 28 9 55 24 19 83 16 29 127 104 39 165 204 49 390 20

10 63 28 20 87 12 30 128 48 40 166 20 50 392 16

NC 01 -------------------------------HCB---------------------------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten 1 35 28 11 96 20 21 132 24 31 179 124 41 253 60 2 47 60 12 97 24 22 141 80 32 181 40 42 282 532 3 49 20 13 106 116 23 142 448 33 212 160 43 283 36 4 71 124 14 107 288 24 143 132 34 214 200 44 284 1000 5 73 36 15 108 88 25 144 260 35 216 96 45 285 68 6 83 28 16 109 76 26 145 32 36 218 20 46 286 796 7 88 28 17 118 104 27 146 40 37 247 180 47 287 52 8 89 28 18 120 68 28 165 20 38 249 284 48 288 344 9 94 24 19 124 24 29 167 20 39 250 20 49 289 24

10 95 72 20 130 36 30 177 124 40 251 184 50 290 84

Page 177: Thuốc bảo vệ thực vật

176

NC2------------------------------------Carbophenothion----------------------------------------

STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten STT m/z inten

1 27 140 11 69 44 21 111 40 31 145 72 41 189 52 2 28 32 12 75 100 22 112 32 32 153 412 42 199 340 3 29 260 13 77 64 23 113 36 33 154 64 43 201 36 4 45 544 14 78 32 24 121 472 34 155 68 44 296 108 5 46 56 15 82 28 25 122 64 35 157 1000 45 298 44 6 47 100 16 93 200 26 125 400 36 158 96 46 342 752 7 50 48 17 97 576 27 127 40 37 159 372 47 343 124 8 51 32 18 99 72 28 129 116 38 160 36 48 344 380 9 63 84 19 108 184 29 143 184 39 171 104 49 345 56

10 65 296 20 109 52 30 144 60 40 175 32 50 346 44

Page 178: Thuốc bảo vệ thực vật

BỘ Y TẾ

VIỆN DƯỢC LIỆU

-----***-----

SẢN PHẨM KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ

ĐỂ PHÂN TÍCH DƯ LƯỢNG

MỘT SỐ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT THƯỜNG DÙNG

Cấp quản lý : BỘ Y TẾ

Cơ quan chủ trì : VIỆN DƯỢC LIỆU

Chủ nghiệm đề tài : TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THU

Năm 2009

Page 179: Thuốc bảo vệ thực vật

2

BỘ Y TẾ

VIỆN DƯỢC LIỆU

-----***-----

SẢN PHẨM KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu ứng dụng sắc ký khí khối phổ để phân tích dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng

MỤC LỤC SẢN PHẨM

1. Báo cáo phân tích tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật

trong trồng dược liệu và cây nông nghiệp ở một số địa phương.

2. Danh mục các hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng trên các

mẫu dược liệu và nông sản nghiên cứu.

3. Sơ đồ quy trình chiết tách và tinh chế các nhóm hóa chất bảo vệ

thực vật trong dược liệu và một số nông sản.

4. Báo cáo đánh giá tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trên một số

dược liệu và nông sản thu mua tại một số địa phương.

5. Đề xuất quy định mức dư lượng tối đa cho phép của một số hóa

chất bảo vệ thực vật thuộc 3 nhóm OC, OP và PY.

6. Phương pháp định tính, định lượng hóa chất bảo vệ thực vật

trong dược liệu và nông sản bằng GC-MS.

Page 180: Thuốc bảo vệ thực vật

3

BỘ Y TẾ

VIỆN DƯỢC LIỆU

SẢN PHẨM KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu ứng dụng sắc ký khí khối phổ để phân tích dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng

I. BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ

DỤNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

TRONG TRỒNG DƯỢC LIỆU VÀ NÔNG SẢN

Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

Page 181: Thuốc bảo vệ thực vật

4

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HCBVTV TRONG

TRỒNG DƯỢC LIỆU VÀ NÔNG SẢN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 1. Các địa phương và thời gian khảo sát

- Thời gian khảo sát: từ tháng 1/2008 đến tháng 7/2009

- Địa điểm khảo sát: Các xã trồng cây thuốc quanh khu vực Hà Nội

1. Xã Bình Minh – Khoái Châu – Hưng Yên.

2. Xã Duyên Hà – Thanh Trì – Hà Nội

3. Xã Tự Nhiên – Thường Tín – Hà Tây

4. Xã Vạn Phúc – Thanh Trì – Hà Nội

5. Xã Hòa Bình – Hà Trung – Thanh Hóa

- Số phiếu khảo sát phát ra: 168 phiếu.

2. Thành phần dược liệu được trồng tại các địa phương khảo sát và các

bệnh thường gặp.

Bảng 1. Danh mục cây thuốc được trồng tại các địa phương khảo sát

TT Cây thuốc Tên khoa học Bộ phận

dùng

Các bệnh

thường gặp

1 Bạc hà Mentha arvensis L.

Lamiaceae Toàn thân Sâu, nấm

2 Bạch chỉ

Angelica dahurica

(Fisch. ex Hoffm.)

Benth.et Hook.f.

Apiaceae

Rễ

Nhện đá, sâu

xám, đốm lá,

lở cổ rễ

3 Cát căn Pueraria thomsonii

Benth. Fabaceae Rễ Nhện đá

4 Cốt khí củ

Polygonum cuspidatum

Sieb. et Zucc.

Polygonaceae

Rễ Sâu

Page 182: Thuốc bảo vệ thực vật

5

5 Cúc hoa Chrysanthemum indicum

L. Asteraceae Hoa

Sâu xanh,

nấm trắng

6 Diệp hạ châu Phyllanthus urinaria L.

Euphorbiaceae

Phần trên

mặt đất Lở cổ rễ

7 Địa liền Kaempferia galanga L.

Zingiberaceae

Thân rễ

Rệp, sâu cuốn

lá, sâu xanh

da láng, sâu

ăn lá

8 Đương quy

Angelica aucutiloba

(Sieb. et Zucc.)

Kitagawa Apiaceae

Rễ Sâu xám, rệp,

gỉ sắt, thối củ

9 Hoài sơn

Rhizoma Dioscoreae

persimilis

Dioscoreaceae

Thân rễ -

10 Hoắc hương

Pogostemon cablin

(Blanco.) Benth.

Lamiaceae

Toàn thân Sâu, nấm làm

xoăn lá

11 Húng quế

Plectranthus amboinicus

(Lour) Spreng

Lamiaceae

Lá, toàn

thân Sâu, nấm

12 Hy thiêm Siegesbeckia orientalis

L. Asteraceae

Phần trên

mặt đất Sâu ăn lá

13 Ích mẫu

Leonurus artemisia

(Lour.) S.Y.Hu.

Lamiaceae

Phần trên

mặt đất

Rệp đen, héo

thân cành

14 Khổ sâm Croton tonkinensis Lá Rệp

15 Kim tiền thảo

Desmodium

styracifolium (Osb.)

Merr. Fabaceae

Phần trên

mặt đất

Sâu xám,

phấn trắng

Page 183: Thuốc bảo vệ thực vật

6

16 Kinh giới

Elsholtzia ciliata

(Thunb.) Hyland.

Lamiaceae

Toàn thân Sâu

17 Mã đề Plantago major L.

Plantaginaceae

Lá, hạt

Sâu, nấm

trắng, nấm

mắt cua

18 Ngải cứu Artemisia vulgaris L.

Asteraceae Toàn thân Rệp

19 Ngưu tất

Achyranthes bidentata

(Blume.)

Amaranthaceae

Rễ Rệp

20 Râu mèo Orthosiphon stamineus

Benth. Lamiaceae

Phần trên

mặt đất Sâu cuốn lá

21 Sâm báo Hibiscus sagitlifolius

Kurz. Malvaceae Củ

Kiến, sâu đục

quả

22 Thanh hao

hoa vàng

Artemisia annua

Asteraceae Toàn thân -

23 Truật Bắc

Actratylodes

macrocephala Koidz.

Asteraceae

Thân rễ Sâu, rệp

24 Truật Nam Gynura pinnatifida L.

Asteraceae

Rễ củ

Sâu khoang,

sâu cuốn lá,

thối nhũn lá

Tổng số 24 loài

Page 184: Thuốc bảo vệ thực vật

7

Nhận xét:

- Qua khảo sát tại 5 xã có 24 loài cây thuốc được trồng, xã Bình Minh

(Hưng Yên) trồng nhiều loại dược liệu nhất còn xã Tự Nhiên (Hà Tây) có số

lượng các loại dược liệu ít nhất. Hầu hết các dược liệu trồng đều mắc một số loại

sâu, bệnh hại và cỏ dại.

- Phần lớn các HCBVTV được sử dụng nhằm mục đích diệt sâu, bệnh,

côn trùng. Ngoài ra, để tăng năng suất người dân còn dùng một số loại thuốc

kích thích sinh trưởng và chủ yếu sử dụng trên một số loại dược liệu lấy củ hoặc

lá.

- Bạch chỉ, đương quy là các dược liệu được sử dụng HCBVTV nhiều

nhất, trong khi đó râu mèo là dược liệu không mắc sâu bệnh.

3. Kết quả điều tra tình hình sử dụng các HCBVTV dùng trong trồng cây

thuốc ở các địa phương khảo sát.

- Phân loại HCBVTV theo đối tượng dịch hại hay theo công dụng được

thể hiện qua Biểu đồ 1:

Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnhThuốc kích thích Thuốc trừ cỏThuốc trừ chuột

- Phân loại theo bản chất hoá học: HCBVTV bao gồm hai nhóm lớn là

nhóm hữu cơ và nhóm vô cơ, nhóm hữu cơ chiếm ưu thế hơn.

BiÓu ®å 1. Ph©n lo¹i HCBVTV theo c«ng dông

77,45%

6,86%

11,77% 2,94% 0,98%

Page 185: Thuốc bảo vệ thực vật

8

Trong nhóm hữu cơ, nhóm OP và PY được sử dụng nhiều nhất (OP chiếm

27,45%, PY chiếm 22,55%). Nhóm OC chiếm 2,94%. Các HCBVTV thuộc

nhóm khác sử dụng ít hơn như Nereistoxin (9,81%), Avermectin (7,84%) và

Carbamat (4,90%).

Tỉ lệ sử dụng HCBVTV thuộc nhóm clo hữu cơ (OC) ít hơn (chiếm

2,94%).

Đáng chú ý có 8 thương phẩm với hoạt chất Abamectin có nguồn gốc sinh

học thuộc nhóm Avertimec (chiếm 7,84%) như: Abatimec 3.6 EC, Silsau 1.8 EC,

Javitin 18EC.

Ngoài ra, nhiều HCBVTV không thuộc các nhóm chính trên, hoặc chưa

được phân loại chúng tôi xếp vào nhóm khác (chiếm 18,63%) như:

Chlorpyrifos- ethyl, Acetamiprid, Hexythiazox Pyridaben,...

OP PY OCAvermectin Nereistoxin CarbamatHỗn hợp Nhóm khác

Trong nhóm PY có 21 thương phẩm. Hai hoạt chất chính được dùng trong

nhóm này là α-cypermethrin (8 thương phẩm, ví dụ Bestox 5EC, Fastac 5EC,

Motox 10 EC, Antaphos 25 EC,..), Cypermethrin (9 thương phẩm, ví dụ Andoril

50EC Cyrinsuper Supertox 25 EC Dibamerin,..), dạng phối hợp với nhóm khác

(2 thương phẩm: Cyfitox 150 EC, Sherzol 205 EC). Như vậy, hoạt chất

cypermethrin và dẫn xuất của nó được sử dụng nhiều nhất trong nhóm PY.

BiÓu ®å 2. Ph©n lo¹i c¸c nhãm HCBVTV theo cÊu t¹o ho¸ häc

27,45%

22,55% 2,94% 7,84% 9,81%

4,90%

5,88%

18,63%

Page 186: Thuốc bảo vệ thực vật

9

Ngoài ra, có hai chế phẩm chứa hoạt chất chứa Fenitrothion (Ofatox 400

EC, Danitol - S50 EC) và một chế phẩm chứa hoạt chất Fenvalerat (Fenbis)

cũng thuộc nhóm PY.

Trong nhóm OP với 6 hoạt chất chính trong 26 chế phẩm trong đó 21 chế

phẩm dạng đơn chất (Surathipon, Sherzol 205 EC, Danitol - S50 EC,..) và 5 chế

phẩm phối hợp (Sherzol 205 EC,..). Hoạt chất Diazinon có 4 thương phẩm đơn

chất như Basudin 40 EC, Diazan 10 H, Kayazino, Diaphos 10 G; còn Dimethoat

có 3 thương phẩm đơn chất, 4 thương phẩm phối hợp với nhóm PY (Bi 58 50

EC, Dithoat, Cobitox 5G,.. ); Methidathion có 3 thương phẩm đơn chất

(Supracide 40 EC,. ); Trichlofon có 2 thương phẩm đơn chất và 1 chế phẩm

phối hợp (Terex, Địch bách trùng 90 SP,..) ; Glyphosat: 2 chế phẩm đơn chất và

4 chế phẩm phối hợp (Encofosat 48 SL, GLY 40 480 SL).

So sánh kết quả điều tra của chúng tôi trong năm 2008-2009 với kết quả

điều tra sử dụng HCBVTV trong trồng cây thuốc đã công bố năm 2005 [10] cho

thấy: Có 16 hoạt chất có trong 15 thương phẩm đã được liệt kê trong danh mục

điều tra trước nhưng không có trong kết quả điều tra của chúng tôi. Thí dụ như :

Lambda cyalothrin (trong chế phẩm Karate), Methamidophos (chế phẩm

Monitor) , Acephat (chế phẩm Monster),…

Bên cạnh đó, kết quả điều tra cũng cho thấy tại các địa phương khảo sát,

người dân đã sử dụng một số thương phẩm mới so với danh mục thống kê 2005

[10]. Cụ thể có 7 hoạt chất (trong 10 thương phẩm) như: Abamectin (Abatimec

3.6EC, Aweijunsu, Javitin 18EC, Reasgant); Methomyl (Lannate 40SP);

Permethrin (Pouncf 10EC); Chlopyrifos-ethyl (Siêu sao); acid Gibberellic

(Vimogreen 1.34DD); Glyphosate (Encofosat 48SL).

Trong các hoạt chất nêu trên, Methomyl trong thương phẩm Lannate

40SP được liệt vào Danh mục hoá chất bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng tại Việt

Nam (2009).

Như vậy, rất có thể nhiều hoạt chất đã từng được sử dụng trước đây

nhưng đến nay không được sử dụng do có chứa thêm các hoạt chất mới được

tổng hợp có tác dụng mạnh hơn, hoặc do có độc tính cao đối với sức khỏe con

Page 187: Thuốc bảo vệ thực vật

10

người cũng như ảnh hưởng đến môi trường. Ví dụ Methamidophos là hoạt chất

rất độc có trong chế phẩm Monitor, thương phẩm này đã được liệt kê trong

Danh mục hóa chất bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam (2009).

Chúng tôi cũng phát hiện thấy một số phương pháp sử dụng theo kinh

nghiệm dân gian được dùng khá phổ biến ở nhiều địa phương. Các phương pháp

này đơn giản, ít tốn kém và rất thân thiện với môi trường.

Hiện nay trên thị trường nước ta các chủng loại HCBVTV rất đa dạng,

một số thuốc là hỗn hợp, phối hợp hoạt chất nhóm OP với nhau (ví dụ Cobitox

5G là hỗn hợp của Dimethoat (3%) và Trichlorfon (2%); hoặc hoạt chất nhóm

OP với nhóm PY, Fenbis là hỗn hợp của Fenvalerat (3,5%) và Dimethoat

(21,5 %)... Tuy chủng loại nhiều như vậy, song người dân ở nhiều địa phương

thường do thói quen và hiểu biết còn hạn chế về mức độ độc hại của HCBVTV

nên vẫn dùng một số loại HCBVTV quen dùng và trong số đó có những loại có

độc tính cao đã được liệt kê vào Danh mục hạn chế hoặc cấm sử dụng ở Việt

Nam (2009).

Bảng 2. Một số HCBVTV (có tên trong Danh mục hạn chế và cấm sử

dụng ở Việt Nam - 2009) đã sử dụng tại các địa phương

TT Tên hoạt chất Tên thương phẩm Nhóm Ghi chú

Endosol 35 EC Clo hữu cơ + x

Thasodant 35 EC Clo hữu cơ + x 1

Endosulfan

Thiodan Clo hữu cơ + x

3 Methomyl Lannate 40SP Carbamat + #

4 Zinc Phosphide

(min 80 %) Fokeba 20% Phospho vô cơ + #

Ký hiệu: + # Có tên trong Danh mục, hạn chế sử dụng ở Việt Nam + x Có tên trong Danh mục, cấm sử dụng ở Việt Nam

Page 188: Thuốc bảo vệ thực vật

11

Việc sử dụng các HCBVTV trên trong việc diệt trừ một số loại sâu bệnh

có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của dược liệu, sức khoẻ của người nông

dân và môi trường xung quanh.

Bảng 3. HCBVT đã sử dụng tại các địa phương nhưng không có trong

Danh mục hoá chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (2009)

TT Tên hoạt chất Tên thương phẩm Nhóm

1 Abamectin Aweijunsu Avermectin

2 Alpha cypermethrin Bestox 5EC Pyrethroid

3 Chlopyrifos- ethyl Siêu sao E 500 WP Chưa được

phân loại

4 Cypermethrin Cyrinsuper Pyrethroid

5 Diazinon Basudin 40 EC Phospho hữu

Bi 58 50 EC Phospho hữu

cơ 6

Dimethoat

Biathoat Phospho hữu

7 Fenobucarb (2%) +

Dimethoat (3%) Vibam 5H

Carbamat,

Phospho hữu

Hai lúa Phenylpyrazol

Regent Phenylpyrazol8 Fipronil

Rigen 800 WG Phenylpyrazol

9 Methidathion Surathipon Phospho hữu

Sát trùng dan Nereistoxin 10 Nereistoxin

Vithadan Nereistoxin

11 Permethrin Pouncf 10EC Pyrethroid

Page 189: Thuốc bảo vệ thực vật

12

Peran 50EC Pyrethroid

12 Pyridaben 15% w/w Alfamite 15 EC Chưa được

phân loại

13 Triclorfon Triclorfon Phospho hữu

14 Carbendazim Tilvil 50 WP Benzimidazol

15 Difenoconazol Difenconazol Triazol

Bordeaux Đồng 16 Đồng sulfat

Đồng sulfat Đồng

17 Acid gibberellic Vimogreen Ethylen

18 Atrazine 80% Aminzin 80 WP Atrazin

19 Glyphosat GLY 40 480 SL Phospho hữu

26 Glyphosate IPA salt

480 g/l Grosate 480 SC

Phospho hữu

Đối với một số chế phẩm như Bi-58 50 EC (hoạt chất Dimethoat): Bi-58

là sản phẩm có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật ở trên với mã số

3808.10. Trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam (2009) chỉ có Bi-58

40 EC, như vậy sản phẩm Bi-58 50 EC không thuộc danh mục trên nên chưa

được phép sử dụng tại Việt Nam. Từ thực tế này cho thấy có nhiều HCBVTV

đang được bầy bán rộng rãi trên thị trường nhưng chưa được đăng ký, kiểm tra

đánh giá của cơ quan chức năng.

4. Kết luận.

Qua điều tra khảo sát, chúng tôi đã thống kê được 102 tên thương phẩm

HCBVTV được sử dụng tại các địa phương, trong đó chủ yếu là thuốc trừ sâu

(79 chế phẩm, chiếm tỷ lệ 77,45%) và thấp nhất là nhóm thuốc trừ chuột (1 chế

phẩm, chiếm tỷ lệ 0,98%).

Trong nhóm HCBVTV hữu cơ thì nhóm OP và nhóm PY được sử dụng

nhiều nhất (OP chiếm 22,55%, PY chiếm 20,59%).

Page 190: Thuốc bảo vệ thực vật

13

Qua điều tra tình hình sử dụng HCBVTV trong trồng cây thuốc tại một số

địa phương phát hiện thấy trong số các hoá chất được sử dụng có nhiều chế

phẩm không nằm trong Danh mục hoá chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng

ở Việt Nam 2009 (sơ bộ phát hiện có 26/102 thuốc chiếm 25,49%).

Ở các địa phương khảo sát có hiện tượng một số nông dân còn thiếu hiểu

biết, đôi khi không quan tâm về thuốc có thuộc danh mục được phép sử dụng

hay không cũng như không tuân thủ những quy định sử dụng HCBVTV khi

dùng cho cây trồng, thường lạm dụng việc sử dụng HCBVTV, không thực hiện

đúng các quy định về xử lý bao bì đựng HCBVTV sau khi sử dụng. Đặc biệt,

việc tuân thủ thời gian an toàn cho thu hái dược liệu sau khi phun thuốc không

được quán triệt triệt để, dẫn đến nhiều trường hợp lượng tồn dư HCBVTV trong

các dược liệu vượt ngưỡng cho phép.

Page 191: Thuốc bảo vệ thực vật

14

BỘ Y TẾ

VIỆN DƯỢC LIỆU

SẢN PHẨM KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu ứng dụng sắc ký khí khối phổ để phân tích dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng

II. DANH MỤC CÁC HÓA CHẤT BẢO VỆ

THỰC VẬT THƯỜNG DÙNG TRÊN CÁC

MẪU NÔNG SẢN VÀ DƯỢC LIỆU

NGHIÊN CỨU

Page 192: Thuốc bảo vệ thực vật

15

DANH MỤC CÁC HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT THƯỜNG DÙNG

TRÊN CÁC MẪU NÔNG SẢN VÀ DƯỢC LIỆU NGHIÊN CỨU

- Thời gian khảo sát: từ tháng 1/2008 đến tháng 7/2009

- Địa điểm khảo sát: Các xã trồng cây thuốc quanh khu vực Hà Nội

1. Xã Bình Minh – Khoái Châu – Hưng Yên.

2. Xã Duyên Hà – Thanh Trì – Hà Nội

3. Xã Tự Nhiên – Thường Tín – Hà Tây

4. Xã Vạn Phúc – Thanh Trì – Hà Nội

5. Xã Hòa Bình – Hà Trung – Thanh Hóa

Kết quả điều tra các HCBVTV thường dùng tại các địa phương được trình

bày trong Bảng 1.

Bảng 1. Danh mục HCBVTV dùng tại 5 địa phương khảo sát

TT Tên hoạt chất Tên thương

phẩm Nhóm

Ghi

chú

Thuốc trừ sâu

Abatimec 3.6 EC Avermectin +

AMETINannong

3.6 EC Avermectin +

Aweijunsu Avermectin -

Reasgant 1.8 EC Avermectin +

Silsau 1.8 EC Avermectin +

1 Abamectin

Javitin 18EC Avermectin +

2 Acetamiprid Otoxes 200SP Chưa được phân loại +

Bestox 5EC Pyrethroid -

Fastac 5EC Pyrethroid +

Fastocid 5 EC Pyrethroid +

Fentac 2.0 EC Pyrethroid +

Motox 10 EC Pyrethroid +

3 Alpha-

cypermethrin

Pertox 5 EC Pyrethroid +

Page 193: Thuốc bảo vệ thực vật

16

Antaphos 25 EC,

50 EC, 100 EC Pyrethroid +

FM-TOX 400 EC Pyrethroid +

4 Carbosulfan 200

g/L Marshal 200 SC Carbamat +

Cartap Nereistoxin +

Padan Nereistoxin + 5 Cartap

Gà nòi 95 SP Nereistoxin +

6 Carbaryl Padan Carbamat +

Siêu sao E 500

WP Chưa được phân loại -

7 Chlopyrifos-

ethyl Lorsban 30 EC Chưa được phân loại +

Andoril 50EC Pyrethroid +

Cymerin Pyrethroid +

Cyrinsuper Pyrethroid -

Cyperkill Pyrethroid +

Dibamerin Pyrethroid +

Sherpa Pyrethroid +

Supertox 25 EC Pyrethroid +

Visher 25 ND Pyrethroid +

8 Cypermethrin

Wamtox 100 EC Pyrethroid +

Basudin 40 EC Phospho hữu cơ -

Diazan 10 H Phospho hữu cơ +

Kayazino Phospho hữu cơ + 9 Diazinon

Diaphos 10 G Phospho hữu cơ +

Bi 58 50 EC Phospho hữu cơ -

Biathoat Phospho hữu cơ - 10 Dimethoat

Dithoat Phospho hữu cơ +

11 Dimethoat Cyfitox 150 EC Phospho hữu cơ, +

Page 194: Thuốc bảo vệ thực vật

17

140g/l; Alpha-

Cypermethrin

10g/l

pyrethroid

12 Dimethoat (3%) +

Trichlorfon (2%) Cobitox 5G Phospho hữu cơ +

13 Emamectin

1.9% Susupes 1.9 EC Avermectin +

14 Emamectin

benzoat

Đầu trâu Bi-sad

0.5 ME Avermectin +

Endosol 35 EC Clo hữu cơ + x

Thasodant 35 EC Clo hữu cơ + x 15 Endosulfan

Thiodan Clo hữu cơ + x

16

Fenitrothion

(45%) +

Fenpropathrin

(5%)

Danitol - S50 EC Phospho hữu cơ,

Pyrethroid +

17

Fenitrothion

200g/kg +

Triclorfon

200g/kg

Ofatox 400 EC Phospho hữu cơ +

Bascid 50EC Carbamat + 18 Fenobucarb

Bassa Carbamat +

19

Fenobucarb

(2%) +

Dimethoat (3%)

Vibam 5H Carbamat, Phospho

hữu cơ -

20

Fenvalerat (3,5% )

+ Dimethoat

(21,5 %)

Fenbis Pyrethroid, Phospho

hữu cơ +

21 Fipronil Hai lúa Phenylpyrazol -

Page 195: Thuốc bảo vệ thực vật

18

Regent Phenylpyrazol -

Rigen 800 WG Phenylpyrazol -

22 Hexythiazox Nissorun 5EC Chưa được phân loại +

Supracide 40 EC Phospho hữu cơ +

Suprathion 40 EC Phospho hữu cơ + 23 Methidathion

Surathipon Phospho hữu cơ -

24 Methomyl Lannate 40SP Carbamat + #

Apashuang Nereistoxin +

Binhdan Nereistoxin +

Dibadan Nereistoxin +

Sát trùng dan Nereistoxin -

25 Nereistoxin

Vithadan Nereistoxin -

Pouncf 10EC Pyrethroid - 26 Permethrin

Peran 50EC Pyrethroid -

27

Phosalon 175g/l +

Cypermethrin 30

g/l

Sherzol 205 EC Phospho hữu cơ,

Pyrethroid +

28 Profenofos Selecron 500 EC Phospho hữu cơ +

Comite Lưu huỳnh hữu cơ + 29 Propargite

Saromite 57 EC Lưu huỳnh hữu cơ +

30 Pyridaben 15%

w/w Alfamite 15 EC Chưa được phân loại -

31

Pyridaben 15%

+

Imidacloprid

25%

Usatabon 17.5

WP Nitroguanidin +

32 Thiosultap –

sodium

Shachong Shuang

95 WP Nereistoxin +

Page 196: Thuốc bảo vệ thực vật

19

(Nereistoxin)

(min 90

%)

Vi Tha Dan

95WP Nereistoxin +

Triclorfon Phospho hữu cơ - 33 Triclorfon

Terex Phospho hữu cơ +

34 Trichlofon 90% Địch bách trùng

90 SP Chưa được phân loại +

Thuốc trừ bệnh

Carbenzim 50 WP Benzimidazol + 35 Carbendazim

Tilvil 50 WP Benzimidazol -

Daconil 75 WP Chưa được phân loại + 36 Chlorothalonil

Arygreen 75 WP Chưa được phân loại +

37 Difenoconazol Difenconazol Triazol -

Bordeaux Đồng - 38 Đồng sulfat

Đồng sulfat Đồng -

39 Eugenol Lilacter 0.3 SL Chưa được phân loại +

40 Hexaconazol

(min 85%) Anvil 5SC Triazol +

41 Metalaxyl Ridomil MZ 72

WP Acylamino acid +

42 Thiophanat –

Methyl Topsin M 70 WP Benzimidazol +

43 18% Dầu thảo

mộc TP-Zep 18 EC Chưa được phân loại +

Page 197: Thuốc bảo vệ thực vật

20

Thuốc điều hòa sinh trưởng (Thuốc kích thích)

Kích phát tố lá,

hạt Thiên nông

GA3

Ethylen + 44 Acid gibberellic

Vimogreen Ethylen -

45 Oxadiagryl Raft 800 WP Chưa được phân loại +

Thuốc trừ cỏ

46 Atrazine 80% Aminzin 80 WP Atrazin -

Encofosat 48 SL Phospho hữu cơ + 47 Glyphosat

GLY 40 480 SL Phospho hữu cơ -

Go Up 480 SC Phospho hữu cơ +

Grosate 480 SC Phospho hữu cơ - 48 Glyphosat IPA

salt 480 g/l Kanup 480 SL Phospho hữu cơ +

49 Glyphosat

Isopropylamin Lyphoxim 41 SL Phospho hữu cơ +

Thuốc trừ chuột

50 Zinc Phosphide

(min 80 %) Fokeba 20% Phospho vô cơ + #

Ký hiệu: + : Có tên trong Danh mục [1] và được phép sử dụng ở Việt Nam

- : Không có tên trong Danh mục + # : Có tên trong Danh mục, hạn chế sử dụng ở Việt Nam + x : Có tên trong Danh mục, cấm sử dụng ở Việt Nam

Danh mục [1] : Danh mục của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT (Ban hành kèm

theo Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 3 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng

Bộ NN & PTNT).

Page 198: Thuốc bảo vệ thực vật

21

III. BỘ Y TẾ

VIỆN DƯỢC LIỆU

SẢN PHẨM KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu ứng dụng sắc ký khí khối phổ để phân tích dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng

III. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH VÀ

TINH CHẾ CÁC NHÓM HCBVTV TRÊN

DƯỢC LIỆU VÀ MỘT SỐ NÔNG SẢN

Page 199: Thuốc bảo vệ thực vật

22

QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH VÀ TINH CHẾ CÁC NHÓM HCBVTV

TRÊN DƯỢC LIỆU VÀ MỘT SỐ NÔNG SẢN

1. Sơ đồ quy trình chuẩn bị mẫu theo phương pháp siêu âm.

Gạn

50 ml dung môi chiết

SIÊU ÂM 20 phút

DƯỢC LIỆU (5 gam)

Thêm 15ml dung môi chiết

x 2 lần

LY TÂM

Cô chân không t < 40oC

DỊCH CHIẾT

Dung môi rửa giải 4 ml x 3 lần

MẪU PHÂN TÍCH HCBVTV

LOẠI TẠP 1g silicagel + 10%

Than họat tính

DỊCH CHIẾT (còn khoảng 1 ml)

Cắn dược liệu

Page 200: Thuốc bảo vệ thực vật

23

Quy trình chiết siêu âm

1.1. Chuẩn bị:

- Dược liệu khô (đã xay nhỏ).

- Dung môi chiết: hỗn hợp Aceton : n-Hexan tỷ lệ 1 : 1 (v/v)

- Máy siêu âm;

- Thiết bị li tâm;

- Máy cất quay chân không (có điều nhiệt);

- Dung môi rửa giải: Dichlormethan : n-Hexan tỷ lệ 1:4 (v/v)

- Silica gel cho sắc ký cột 0,063-0,20 mm (Merck);

- Than hoạt tính.

Ghi chú:

Các dung môi, hóa chất sử dụng thuộc loại tinh khiết phân tích (Merck).

1.2. Chiết siêu âm:

Dược liệu 5g được chiết với 50 ml dung môi chiết, lắc kỹ và để yên 30

phút, sau đó siêu âm khoảng 20 phút. Chuyển hỗn hợp sang thiết bị ly tâm. Sau

khi ly tâm, gạn lấy dịch chiết, cắn còn lại thêm tiếp 15 ml dung môi chiết và lặp

lại quá trình từ giai đoạn siêu âm. Gộp các dịch chiết lại và thu hồi dung môi áp

suất giảm trên máy cất quay chân không, nhiệt độ không quá 40oC tới khi dịch

chiết còn khoảng 1 ml. Dịch chiết này sử dụng cho loại tạp ở phân đoạn sau.

1.3. Loại tạp:

Sau khi cất loại dung môi, dịch chiết còn lại (khoảng 1 ml) được chuyển

lên cột nhỏ đã nhồi sẵn hỗn hợp 1g silica gel + 10% than hoạt tính để loại tạp.

Để dịch ngấm tự nhiên trên cột và để yên trong khoảng 5 phút cho cột ổn định.

Rửa giải bằng 12 ml hỗn hợp dung môi Dichlormethan : n-Hexan tỷ lệ 1:2 (v/v);

chia làm 3 lần, mỗi lần 4ml.

1.4. Đối tượng áp dụng:

- Các mẫu dược liệu và nông sản.

Page 201: Thuốc bảo vệ thực vật

24

2. Sơ đồ quy trình chuẩn bị mẫu theo phương pháp Soxhlet.

Dung môi rửa giải 4 ml x 3 lần

1g silicagel + 10% Than họat tính

MẪU PHÂN TÍCH HCBVTV

LOẠI TẠP

Cô chân không t < 40oC

DỊCH CHIẾT (còn khoảng 1 ml)

DỊCH CHIẾT

CHIẾT SOXHLET 3 giờ

DƯỢC LIỆU (5 gam)

80 ml dung môi chiết

Page 202: Thuốc bảo vệ thực vật

25

Quy trình chiết Soxhlet

2.1. Chuẩn bị:

- Dược liệu khô (đã xay nhỏ).

- Dung môi chiết: hỗn hợp Aceton : n-Hexan tỷ lệ 1 : 1 (v/v)

- Máy siêu âm;

- Thiết bị li tâm;

- Máy cất quay chân không (có điều nhiệt);

- Dung môi rửa giải: Dichlormethan : n-Hexan tỷ lệ 1:4 (v/v)

- Silica gel cho sắc ký cột 0,063-0,20 mm (Merck);

- Than hoạt tính.

Ghi chú:

Các dung môi, hóa chất sử dụng thuộc loại tinh khiết phân tích (Merck).

2.2. Chiết Soxhlet:

Dược liệu (5g) được chiết với 80 ml hỗn hợp Aceton : n-Hexan tỷ lệ 1 : 1

(v/v) trong 3 giờ. Chuyển dịch chiết vào bình cầu, tráng bình Soxhlet bằng 2 x

10 ml dung môi chiết. Thu hồi dung môi từ dịch chiết trên máy cất quay chân

không dưới áp suất thấp và nhiệt độ không quá 40oC tới khi còn khoảng 1ml

dịch chiết. Sử dụng dịch chiết này cho giai đoạn loại tạp kế tiếp.

2.3. Loại tạp:

Sau khi cất loại dung môi dịch chiết còn lại (khoảng 1 ml) được chuyển

lên cột nhỏ đã nhồi sẵn hỗn hợp 1g silica gel + 10% than hoạt tính để loại tạp.

Để dịch ngấm tự nhiên trên cột và để yên trong khoảng 5 phút cho cột ổn định.

Rửa giải bằng 12 ml hỗn hợp dung môi Dichlormethan : n-Hexan tỷ lệ 1:2 (v/v)

và chia làm 3 lần, mỗi lần 4ml.

2.4. Đối tượng áp dụng:

- Các mẫu dược liệu và nông sản.

Chú ý: Riêng trường hợp mẫu dược liệu hoặc nông sản có độ ẩm trên 15% (mẫu

tươi), mẫu được nghiền cùng với 0,3- 0,5g Na2SO4 khan để tạo hỗn hợp mẫu

dạng bột không quá ẩm, sau đó mới tiến hành chiết Soxhlet.

Page 203: Thuốc bảo vệ thực vật

26

BỘ Y TẾ

VIỆN DƯỢC LIỆU

SẢN PHẨM KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu ứng dụng sắc ký khí khối phổ để phân tích dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng

IV. BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỒN DƯ HÓA CHẤT BẢO

VỆ THỰC VẬT TRÊN NÔNG SẢN VÀ DƯỢC LIỆU

THU MUA TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ TRÊN

THỊ TRƯỜNG

Page 204: Thuốc bảo vệ thực vật

27

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TỒN DƯ HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN NÔNG SẢN VÀ DƯỢC LIỆU

THU MUA TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VÀ TRÊN THỊ TRƯỜNG

1. Kết quả phân tích HCBVTV:

Danh sách 110 mẫu dược liệu và 17 mẫu nông sản được tập hợp trong Bảng 1 và

Bảng 2.

Bảng 1. Danh sách dược liệu phân tích sàng lọc HCBVTV

TT Mẫu Bộ phận

dùng Số mẫu

Ký hiệu Nguồn gốc

BH01 Bình Minh, Hưng Yên BH02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội BH03 Nghĩa Trai, Hưng Yên

1

Bạc hà Phần trên mặt đất 04

BH04 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội BC01 Vạn phúc, Thanh trì, Hà Nội BC02 Vạn Phúc, Thanh trì, Hà Nội

2

Bạch chỉ Củ 03 BC03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

BL01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội Bạch linh Củ 02

BL02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

BT01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

BT02 Xã Tự nhiên, Thanh trì, Hà Nội

3

Bạch truật Thân rễ 03

BT03 Vạn Phúc, Thanh trì, Hà Nội BB01 Thái Nguyên BB02 Thái Nguyên

4

Bồ bồ Phần trên mặt đất 03

BB03 Thanh Hoá

CT 01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

CT02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

5

Cam thảo thân 03

CT03 Chợ thị xã Cao Bằng CC01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

CC02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

CC03 Nghĩa Trai, Hưng Yên

6

Cát căn Rễ 04

CC04 Nghĩa Trai, Hưng Yên CKC01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội 7

Cốt khí củ rễ 02 CKC02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

8 Cúc hoa phần trên 05 CH01 Nghĩa Trai, Hưng Yên

Page 205: Thuốc bảo vệ thực vật

28

CH02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

CH03 Nghĩa Trai, Hưng Yên CH04 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

mặt đất

CH05 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội DHC 01 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

DHC02 Trung tâm cây thuốc Hà Nội DHC03 Trung tâm cây thuốc Hà Nội

9

Diệp hạ châu

phần trên mặt đất 04

DHC 04 Trung tâm cây thuốc Hà Nội

ĐLG01 Nghĩa Trai, Hưng Yên ĐLG02 Nghĩa Trai, Hưng Yên

10 Đinh lăng rễ 03

ĐL03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

ĐL01 xã Bình Minh, Khoái châu, Hưng Yên

ĐL02 xã Bình Minh, Khoái châu, Hưng Yên

ĐL03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

11

Địa liền Củ 04

ĐL04 Ninh Hiệp, Hà Nội ĐQ01 Nghĩa Trai, Hưng Yên ĐQ02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội ĐQ03 Ninh Hiệp, Hà Nội

12 Đương quy Củ 04

ĐQ04 Ninh Hiệp, Hà Nội GU01 Chợ đầu mối phía nam, Hà Nội GU02 Chợ đầu mối phía nam, Hà Nội

13 Gừng phần dưới

mặt đất 03 GU03 Chợ đầu mối phía nam, Hà Nội HTO 01 Ninh Hiệp, Hà Nội

HTO 02 Ninh Hiệp, Hà Nội

14

Hà thủ ô Rễ 03

HTO 03 Nghĩa Trai, Hưng Yên

HH01 Nghĩa Trai, Hưng Yên 15 Hoa hoè Hoa 02

HH02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội HHG 01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

HHG02 Nghĩa Trai, Hưng Yên

16

Hoắc hương

phần trên mặt đất 03

HHG03 Nghĩa Trai, Hưng Yên

HQ01 Nghĩa Trai, Hưng Yên HQ02 Bình Minh, Hưng Yên HQQ03 Bình Minh, Hưng Yên

17

Húng quế Phần trên mặt đất 04

HQ04 Chợ đầu mối phía nam, Hà Nội HN 01 Nghĩa Trai, Hưng Yên 18 Hương

nhu Phần trên mặt đất

03 HN02 Bình Minh, Hưng Yên

Page 206: Thuốc bảo vệ thực vật

29

HN03 Vạn Phuc, Thanh trì, Hà Nội HT01 Trung tâm Bắc Trung Bộ, Hà Nội HT02 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

19

Hy thiêm Phần trên mặt đất 03

HT03 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa IM01 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

IM02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

20

Ích mẫu Phần trên mặt đất 04

IM03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội KS01 Ninh Hiệp, Hà Nội KS02 Bình Minh, Hưng Yên KS03 Bình Minh, Hưng Yên

21

Khổ sâm Phần trên mặt đất 04

KS04 Nghĩa Trai, Hưng Yên KTT01 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa 22 Kim tiền

thảo Phần trên mặt đất 02 KTT02 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

KG01 Chợ đầu mối phía nam, Hà Nội KG02 Bình Minh, Hưng Yên KG03 Bình Minh, Hưng Yên

23

Kinh giới Phần trên mặt đất 04

KG04 Nghĩa Trai, Hưng Yên MĐ01 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

MĐ02 Trung tâm cây thuốc Tam Đảo, viện Dược liệu

24

Mã đề Phần trên mặt đất

03

MĐ03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội NC01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội NC02 Xã Tự nhiên, Thanh trì, Hà Nội

25 Ngải cứu Phần trên

mặt đất 03 NC03 Xã Duyên Hà, Thanh trì, Hà Nội NT01 Xã Duyên Hà, Thanh trì, Hà Nội NT02 Xã Duyên Hà, Thanh trì, Hà Nội NT03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

26

Ngưu tất Toàn thân, rễ

04

NT04 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

RM01 Trung tâm cây thuốc Hà Nội, viện Dược liệu

RM02 Trung tâm cây thuốc Hà Nội, viện Dược liệu

RM03 Trung tâm cây thuốc Hà Nội, viện Dược liệu

27

Râu mèo Phần trên mặt đất

04

RM04 Trung tâm cây thuốc Hà Nội, viện Dược liệu

SĐ01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội SĐ02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

28 Sài đất Phần trên

mặt đất 02 SĐ03 Ninh Hiệp, Hà Nội

SB01 Trung tâm Bắc Trung Bộ, viện Dược liệu

29

Sâm báo Rễ 02 SB02 Xã Hoà Bình, Hà Trung, Thanh Hóa

TT01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội 30 Tam thất Rễ 03 TT02 Chợ Đông Kinh, Lạng Sơn

Page 207: Thuốc bảo vệ thực vật

30

TT03 Chợ Đông Kinh, Lạng Sơn TTG01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội 31

Tam thất gừng Rễ 02 TTG02 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

32 Thổ phục linh Rễ 01 TPL01 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

TN01 Vạn Phúc, Thanh trì, Hà Nội 33 Truật nam Rễ 02

TN02 Vạn Phúc, Thanh trì, Hà Nội

TT01 Chợ đầu mối phía nam, Hà Nội TT02 Chợ đầu mối phía nam, Hà Nội

34

Tía tô Phần trên mặt đất

04 TT03 Hiệu thuốc phố Lãn Ông, Hà Nội

Tổng cộng: 110 mẫu

Bảng 2. Danh sách nông sản phân tích sàng lọc HCBVTV

TT Mẫu Bộ phận dùng Số mẫu Ký hiệu Nguồn gốc

CH01 Chợ đầu mối phía nam Hoàng Mai - Hà Nội

1

Cà chua

02 CH02 Chợ đầu mối phía nam

Hoàng Mai - Hà Nội BC01 Vạn phúc, Thanh trì, Hà Nội 2

Cải củ Củ 03 BC02 Chợ đầu mối phía nam

Hoàng Mai - Hà Nội CĐ01 Chợ Hà Đông

Cải đắng Lá 02 CĐ02 Chợ đầu mối phía nam

Hoàng Mai - Hà Nội CA01 Xã Tự nhiên, Thanh trì, Hà Nội 3

Cam Thân rễ 02 CA02 Vạn Phúc, Thanh trì, Hà Nội

GĐ01 Chợ đầu mối phía nam Hoàng Mai - Hà Nội

4

Giá đỗ Phần trên mặt đất 02 GĐ02

Chợ đầu mối phía nam Hoàng Mai - Hà Nội

CHE 01 Thái Nguyên CHE02 Thái Nguyên

5 Chè thân 03

CHE03 Hà Nội ĐT01 Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội

ĐT02 Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội

6

Đậu tương Rễ 03

ĐT03 Chợ đầu mối phía nam Hoàng Mai - Hà Nội

Tổng cộng 17 mẫu

Page 208: Thuốc bảo vệ thực vật

31

Kết quả phân tích dư lượng các mẫu dược liệu và nông sản được thể hiện

ở Bảng 3 và Bảng 4.

Bảng 3. Kết quả phân tích HCBVTV trong một số mẫu dược liệu

TT Mẫu Bộ phận dùng

Số mẫu

Ký hiệu Kết quả

Hoạt chất

Nhóm hóa học

Mục đích sử dụng

BH01 Lenacil

Uracil

Trừ cỏ

BH02 - - - BH03 - - -

1

Bạc hà Phần trên mặt đất 04

BH04 - - - BC01 - - - BC02 - - -

2

Bạch chỉ Củ 03 BC03 - - -

BL01 - - - Bạch linh Củ 02

BL02 - - -

BT01 - - -

BT02 - - -

3

Bạch truật Thân rễ 03

BT03 - - - BB01 - - - BB02 - - -

4

Bồ bồ Phần trên mặt đất 03

BB03 - - -

CT 01 - - -

CT02 - - -

5

Cam thảo thân 03

CT03 - - - CC01 Fuberridazol - Trừ nấm

CC02 - - -

CC03 - - -

6

Cát căn Rễ 04

CC04 - - - 7 Cốt khí củ rễ 02 CKC01 - - -

Page 209: Thuốc bảo vệ thực vật

32

CKC02 - - -

CH01 - - -

CH02 Cypermethrin PY Trừ sâu

CH03 - - - CH04 Cypermethrin PY Trừ sâu

8

Cúc hoa phần trên mặt đất

05

CH05 Tributyl phosphat - -

DHC 01 - - - DHC02 - - - DHC03 - - -

9

Diệp hạ châu

phần trên mặt đất 04

DHC 04 - - -

ĐLG01 - - - ĐLG02 - - -

10 Đinh lăng rễ 03

ĐLG03 - - - ĐL01 - - - ĐL02 - - -

ĐL03 - - -

11

Địa liền củ 04

ĐL04 - - - ĐQ01 - - - ĐQ02 - - - ĐQ03 - - -

12

Đương quy Củ 04

ĐQ04 - - - GU01 - - - GU02 - - -

13 Gừng phần dưới

mặt đất 03 GU03 - - - HTO 01 - - - HTO 02 - - -

14 Hà thủ ô Rễ 03

HTO 03 - - - HH01 - - - 15

Hoa hoè Hoa 02 HH02 - - - HHG 01 Cypermethrin PY Trừ sâu HHG02 - - -

16 Hoắc hương

phần trên mặt đất 03

HHG03 - - -

HQ01 - - - HQ02 - - - HQ03 Cypermethrin PY Trừ sâu

17

Húng quế Phần trên mặt đất 04

HQ04 - - - HN 01 - - - HN02 - - -

18

Hương nhu Phần trên mặt đất 03

HN03 - - - 19 Hy thiêm Phần trên 03 HT01 - - -

Page 210: Thuốc bảo vệ thực vật

33

HT02 - - - mặt đất

HT03 - - - IM01 - - -

IM02 - - -

20

Ích mẫu Phần trên mặt đất 04

IM03 - - - KS01 Cypermethrin PY Trừ sâu KS02 - - -

KS03 α-HCH β-HCH OC Trừ cỏ

21

Khổ sâm Phần trên mặt đất 04

KS04 Dimethoat OP Trừ sâu KTT01 - - - 22 Kim tiền

thảo Phần trên mặt đất 02 KTT02 - - -

δ-HCH OC Trừ cỏ Heptachlor

epoxid OC Trừ cỏ KG01

Endrin OC Trừ cỏ KG02 - - KG03 - - -

23

Kinh giới Phần trên mặt đất 04

KG04 Cypermethrin PY Trừ sâu MĐ01 - - -

MĐ02 - - -

24

Mã đề Phần trên mặt đất

03

MĐ03 - - -

NC01 Tributylphos

phat

OP Trừ cỏ

NC02 2-Chloethyl

linoleat

OC Trừ sâu

25

Ngải cứu Phần trên mặt đất 03

NC03 - - -

NT01 - - - NT02 - - - NT03 - - -

26

Ngưu tất Toàn thân, rễ

04

NT04 - - - RM01 - - - RM02 - - - RM03 - - -

27

Râu mèo Phần trên mặt đất

04

RM04 - - - SĐ01 - - - SĐ02 - - -

28 Sài đất Phần trên

mặt đất 02 SĐ03 - - - SB01 - - - 29

Sâm báo Rễ 02 SB02 - - -

30 Tam thất Rễ 03 TT01 - - -

Page 211: Thuốc bảo vệ thực vật

34

TT02 - - - HT03 - - - TTG01 - - - 31

Tam thất gừng Rễ 02 TTG02 - - -

32 Thổ phục linh Rễ 01 TPL01 - - -

TN01 - - - 33 Truật nam Rễ 02

TN02 - - -

TT01 - - - TT02 - - - TT03 - - -

34

Tía tô Phần trên mặt đất

04

TT04 - - - Tổng cộng: 110 mẫu

Bảng 4. Kết quả phân tích sàng lọc HCBVTV

trong một số mẫu nông sản phân tích

Kết quả TT Mẫu Bộ phận dùng

Số mẫu Ký hiệu

Hoạt chất Nhóm hóa học

Mục đích sử dụng

CH01 1

Cà chua

02 CH02

Phosphonous

dichorid, phenylmet

hyl

OP Trừ sâu

BC01 Jasmololo

n

2

Cải củ Củ 03

BC02 - - -

Muscalur Diệt côn

trùng Cải đắng Lá 02

CĐ01 Hexadeca

n sulfonylch

lorid

OC Trừ sâu

Page 212: Thuốc bảo vệ thực vật

35

CĐ02

2-Chloethyl linoleat

1-

Chlorooctadecan

OC Trừ sâu

CA01 - - -

3 Cam Thân rễ 02

CA02 - - - GĐ01 - - - 4

Gía đỗ Phần trên mặt đất 02 GĐ02

- - -

CHE 01 - - -

CHE02 - - -

5

Chè thân 03

CHE03 - - - ĐT01 - - -

ĐT02 - - -

6

Đậu tương Rễ 03

ĐT03 - - -

Tổng cộng 17 mẫu

Nhận xét: Kết quả phân tích sàng lọc cho thấy:

- Trong số 110 mẫu dược liệu khảo sát có 14 mẫu phát hiện thấy

HCBVTV như Cypermethrin, Dimethoat, Tributylphosphat,..

- Có 4 trong số 17 mẫu nông sản phát hiện thấy HCBVTV như muscalur,

2-chloethyllinoleat, ..

Page 213: Thuốc bảo vệ thực vật

36

2. Kết quả định lượng dư lượng HCBVTV trong một số mẫu nông sản và

dược liệu

Chúng tôi đã tiến hành định lượng dư lượng HCBVTV trong một số mẫu

dược liệu và nông sản có kết quả định tính dương tính với một trong các

HCBVTV, và một số mẫu có kết quả âm tính trong phân tích sàng lọc. Kết quả

cụ thể được thể hiện ở Bảng 5 và Bảng 6

Bảng 5. Kết quả định lượng HCBVTV trong một số mẫu dược liệu

TT Mẫu Bộ phận dùng

Số mẫu

Ký hiệu Kết quả

Hoạt chất

Hàm lượng

Mục đích sử dụng

BH01 - - -

1 Bạc hà Phần trên mặt đất 02

BH02 - - - BC01 - - - 2

Bạch chỉ Củ 02 BC02 - - -

BL01 - - - Bạch linh Củ 02

BL02 - - -

BT01 - - -

BT02 - - -

3

Bạch truật Thân rễ 03

BT03 - - -

CC01 - - -

CC02 - - -

6

Cát căn Rễ 04

CC03 - - -

CH01 Cypermethrin 2,7ppm >MRL (1ppm)

CH02 - - -

8

Cúc hoa phần trên mặt đất 03

CH03 Cypermethrin 0,6ppm < MRL (1ppm)

HHG01 Cypermethrin 0,9ppm < MRL (1ppm)

16 Hoắc hương

phần trên mặt đất 02

HHG02 - - -

17 Húng quế Phần trên 04 HQ01 - - -

Page 214: Thuốc bảo vệ thực vật

37

HQ02 - - -

HQ03 Cypermethrin 0,8ppm < MRL (1ppm)

mặt đất

HQ04 - - -

KS01 Cypermethrin 2,9ppm >MRL (1ppm)

KS02 - - -

KS03 Alpha HCH Beta HCH 0,003ppm < MRL

(0,3ppm)

21

Khổ sâm Phần trên mặt đất 04

KS04 - - - Delta HCH,

0,01ppm < MRL (0,3ppm)

- - - KG01

Endrin 0,002ppm < MRL (0,05ppm)

KG02 - - -

23

Kinh giới Phần trên mặt đất 03

KG03 - - -

24

Mã đề Phần trên mặt đất

01

MĐ01 - - -

NC01 - - -

NC02 - - -

25

Ngải cứu Phần trên mặt đất 03

NC03 - - -

NT01 - - - NT02 - - -

26

Ngưu tất Toàn thân, rễ

03 NT03 - - -

RM01 - - - 27 Râu mèo Phần trên

mặt đất 02 RM02 - - -

28 Sài đất Phần trên

mặt đất 02 SĐ01 - - -

29 Sâm báo Rễ 01 SB01 - - -

TT01 - - - 30 Tam thất Rễ 02 TT02 - - -

TTG01 - - - 31 Tam thất gừng Rễ 02 TTG02 - - -

Page 215: Thuốc bảo vệ thực vật

38

32 Thổ phục linh Rễ 01 TPL01 - - -

TN01 - - - 33 Truật nam Rễ 02

TN02 - - -

TT01 - - - TT02 - - -

34

Tía tô Phần trên mặt đất

04 TT03 - - -

Tổng cộng 53 mẫu

Bảng 6. Kết quả phân tích định lượng HCBVTV

trong một số mẫu nông sản phân tích

Kết quả TT Mẫu Bộ phận dùng

Số mẫu Ký hiệu

Hoạt chất Hàm lượng

Mục đích sử dụng

CH 01 - - - 1

Cà chua 02

CH 02 - - -

CC 01 - - - 2

Cải củ Củ 02 CC 02 - - -

CĐ 01 - - -

CĐ 02 - - -

3

Cải đắng Lá 03

CĐ 03 - - -

GĐ 01 - - - 4

Gía đỗ Phần trên mặt đất 02

GĐ 02

CHE 01 - - - 5 Chè thân 02

CHE 02 - - -

6 Đậu tương Rễ 01 ĐT 01 - - -

Tổng cộng 12 mẫu

Page 216: Thuốc bảo vệ thực vật

39

Kết quả định lượng cho thấy trong tổng số 53 mẫu khảo sát, có 6/53 mẫu

nhiễm dư lượng Cypermethrin, trong đó có 2 mẫu Cúc hoa và Khổ sâm cho kết

quả dư lượng vượt mức MRL (MRL tương ứng là 2,7 và 2,9 ppm- Theo

BP2009; USP 31). Ngoài ra 2 mẫu dược liệu nhiễm OC nhưng đều dưới ngưỡng

cho phép là Khổ sâm (nhiễm alpha-HCH và beta-HCH với hàm lượng mỗi chất

= 0,003ppm < MRL = 0,3ppm) và Kinh giới (nhiễm delta-HCH 0,01ppm <

MRL = 0,3ppm; Endrin 0,002ppm < MRL = 0,05ppm).

Với 12 mẫu nông sản, kết quả định lượng cho thấy không phát hiện thấy

dư lượng HCBVTV.

Page 217: Thuốc bảo vệ thực vật

40

BỘ Y TẾ

VIỆN DƯỢC LIỆU

SẢN PHẨM KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu ứng dụng sắc ký khí khối phổ để phân tích dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng

V. ĐỀ XUẤT QUY ĐỊNH MỨC DƯ LƯỢNG

TỐI ĐA CHO PHÉP CỦA MỘT SỐ

HCBVTV THUỘC NHÓM OC, OP, PY

TRÊN DƯỢC LIỆU VÀ NÔNG SẢN

Page 218: Thuốc bảo vệ thực vật

41

DỰ KIẾN ĐỀ XUẤT MỨC DƯ LƯỢNG TỐI ĐA CHO PHÉP (MRL) ĐỐI

VỚI MỘT SỐ HCBVTV TRÊN DƯỢC LIỆU

TT

HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

MRL (mg/kg)

1 Alachlor 0,02

2 Azinphos – methyl 1,0

3 Clorfenvinphos 0,5

4 Clorpyriphos 0,2

5 Clorpyriphos – methyl 0,1

6 Cypermethrin (và các đồng phân) 1,0

7 Deltamethrin 0,5 8 Diazinon 0,5

9 Dichlorvos 1,0

10 Dimethoat 1,0

11 Disulfoton 0,05

12 Dithiocarbamat 2,0

13 Endrin 0,05

14 Ethion 2,0

15 Fenitrothion 0,5

16 Fenvalerat 1,5

17 Fonofos 0,05

18 Malathion 1,0

19 Methamidofos 0,01

20 Methidathion 0,2

21 Methoxychlor 0,01

22 Permethrin 1,0 23 Phosalone 0,1 24 Pirimiphos – methyl 4,0

Page 219: Thuốc bảo vệ thực vật

42

BỘ Y TẾ

VIỆN DƯỢC LIỆU

SẢN PHẨM KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu ứng dụng sắc ký khí khối phổ để phân tích dư lượng một số hóa chất bảo vệ thực vật thường dùng

VI. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG

HCBVTV TRÊN DƯỢC LIỆU VÀ MỘT SỐ NÔNG

SẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GC-MS

Page 220: Thuốc bảo vệ thực vật

43

PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG DƯỢC LIỆU VÀ MỘT SỐ NÔNG SẢN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GC-MS

1. Nội dung phương pháp:

1. Định tính sàng lọc phát hiện dư lượng các HCBVTV có trong dược liệu

theo chương trình phân tích sàng lọc đồng thời các nhóm HCBVTV trong dược

liệu.

2. Với các mẫu có kết quả dương tính với HCBVTV, tiếp tục phân tích định

tính theo các phương pháp đã xây dựng (xác định theo nhóm chất).

3. Sau đó tiến hành định lượng với các mẫu có kết quả giống nhau với cả 2

phương pháp trên.

* Phân tích định tính:

KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH

Làm giàu Làm sạch

BỘT DƯỢC Ệ Chiết bằng

siêu âm

Xác minh mảnh ion (m/z)

Xay nhỏ dược liệu

DƯỢC LIỆU

DỊCH CHIẾT

GC-MS

Sơ đồ 3.1. Phương pháp phân tích định tính HCBVTV trong dược liệu

Page 221: Thuốc bảo vệ thực vật

44

* Phân tích định lượng:

2. Phương pháp phân tích dư lượng HCBVTV.

a/ Chuẩn bị mẫu cho phân tích:

Mẫu phân tích HCBVTV được chuẩn bị và làm sạch theo các quy trình

mô tả trong Sản phẩm III.

b/ Điều kiện phân tích HCBVTV trên GC-MS:

KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH

Làm giàu Làm sạch

BỘT DƯỢC LIỆU

Chiết bằng siêu âm

SCAN MODE Xác minh

mảnh ion (m/z) Tra thư viện khối phố

Xay nhỏ dược liệu

DƯỢC LIỆU

DỊCH CHIẾT

GC-MS

ÂM TÍNH DƯƠNG TÍNH

SIM MODE

Sơ đồ 3.2. Phương pháp phân tích dư lượng HCBVTV trong dược liệu

KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG

Page 222: Thuốc bảo vệ thực vật

45

b1). Phân tích hỗn hợp OC.

1. Chọn các thông số kỹ thuật cho máy GC-MS:

Thông số Điều kiện

Nhiệt độ nguồn ion 230oC Nhiệt độ Interface 280oC Nhiệt độ detector 200oC Nhiệt độ cổng bơm 230oC Khí mang Heli Cột sắc ký Cột mao quản DB5-MS Kích thước cột 30m x 0,32mm x 0,25um Tốc độ dòng qua cột 1,08 mL/phút Chế độ bơm mẫu Không chia dòng Chế độ chạy SIM hoặc SCAN Điện thế Detector 1,2 kV Thể tích mẫu bơm vào 1 uL Áp suất đầu cột 71,4 kPa Hệ bơm mẫu tự động AOC - 20i

2. Chương trình nhiệt độ lò cột cho phân tích OC:

TT Nhiệt độ cột (oC)

Tốc độ gia nhiệt (oC/phút)

Thời gian duy trì (phút)

1 120 0 2 2 200 12 3 3 270 8 9 4 280 5 3

0 50

100 150 200 250 300

0 5 10 15 20 25 30 35

Method OC

Nhiệt

độ

(oC

)

Chương trình nhiệt độ phân tích OC

Thời gian (phút)

Page 223: Thuốc bảo vệ thực vật

46

b2). Phân tích hỗn hợp OP.

1. Chọn các thông số kỹ thuật cho máy GC-MS:

Thông số Điều kiện

Nhiệt độ nguồn ion 230oC Nhiệt độ Interface 280oC Nhiệt độ detector 200oC Nhiệt độ cổng bơm 230oC Khí mang Heli Cột sắc ký Cột mao quản DB5-MS Kích thước cột 30m x 0,32mm x 0,25um Tốc độ dòng qua cột 1,08 mL/phút Chế độ bơm mẫu Không chia dòng Chế độ chạy SIM hoặc SCAN Điện thế Detector 1,2 kV Thể tích mẫu bơm vào 1 uL Áp suất đầu cột 71,4 kPa Hệ bơm mẫu tự động AOC - 20i

2. Chương trình nhiệt độ lò cột cho phân tích OP:

TT Nhiệt độ cột

(oC) Tốc độ gia nhiệt

(oC/phút) Thời gian giữ nhiệt

(phút) 1 70 - 4,00 2 190 14 4,00 3 280 14 3,00

Chương trình nhiệt độ phân tích OP

0

50

100

150

200

250

300

0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0

Thời gian (phút)

Nhiệt

độ

(oC

)

Method OP

Page 224: Thuốc bảo vệ thực vật

47

b3). Phân tích đồng thời hỗn hợp OC, OP, PY và các HCBVTV nhóm khác.

1. Chọn thông số kỹ thuật cho máy:

Thông số Điều kiện

Nhiệt độ nguồn ion 230oC Nhiệt độ Interface 280oC Nhiệt độ detector 200oC Nhiệt độ cổng bơm 250oC Khí mang He Cột sắc ký Cột mao quản DB5-MS Kích thước cột 30m x 0,32mm x 0,25um Tốc độ dòng qua cột 0,96 ml/phút Chế độ bơm mẫu Không chia dòng Chế độ chạy SIM hoặc SCAN Điện thế Detector 1,2 kV Thể tích tiêm mẫu 1 uL Áp suất đầu cột 60,0 kPa Hệ bơm mẫu tự động AOC 20i-

2. Chương trình nhiệt độ lò cột cho phân tích OC, OP, PY:

TT Nhiệt độ cột (oC)

Tốc độ gia nhiệt (oC/phút)

Thời gian giữ nhiệt (phút)

1 75 - 0 2 270 8 9 3 280 15 3

0

50 100

150

200

250

300

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Method OP-OC-PY

Nhiệt

độ

(oC

)

Thời gian (phút)

Chương trình nhiệt độ phân tích OP-OC-PY

Page 225: Thuốc bảo vệ thực vật

48

c. Phân tích định tính sàng lọc HCBVTV bằng phương pháp GC-MS

trong chế độ SCAN mode.

Sử dụng chế độ SCAN để phân tích sàng lọc phát hiện HCBVTV trong

mẫu. Chương trình SCAN giúp cung cấp cả thông tin về định tính và bán định

lượng. Thư viện khối phổ khẳng định sự có mặt của HCBVTV trong mẫu ở

nồng độ phát hiện yêu cầu.

d. Định lượng dư lượng HCBVTV bằng phương pháp GC-MS trong

chế độ SIM mode..

Chạy chế độ SIM đối với các HCBVTV phát hiện được và dựa theo

cường độ ion đặc trưng đã lựa chọn của HCBVTV đó để xác định hàm lượng.