Top Banner
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT THƯ VIỆN HÖÔÙNG DAÃN SÖÛ DUÏNG THÖ VIEÄN
20

Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Jan 29, 2017

Download

Documents

vandiep
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT THƯ VIỆN

HÖÔÙNG DAÃN SÖÛ DUÏNG

THÖ VIEÄN

Page 2: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

1

GIỚI THIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯ VIỆN

I. Vài nét về Thư viện - Trường Đại học Đà Lạt

Thư viện trường Đại học Đà Lạt được tổ chức lại vào năm 1977, từ sự tiếp quản cơ sở của

Viện Đại học Đà Lạt cũ (1958).

Từ một phòng đọc quy mô nhỏ

với kho sách đóng và phương thức phục

vụ thủ công, đến nay Thư viện đã phát

triển thành trung tâm lớn với nhiều hoạt

động và dịch vụ thông tin phong phú. Thư

viện đã và đang đóng vai trò quan trọng

trong việc hỗ trợ tài liệu học tập và nghiên

cứu cho giảng viên và sinh viên của các

ngành đào tạo của nhà trường.

Nguồn tài nguyên:

Sách: Số bản: 133.530 / Số đầu: 41.900

Báo và tạp chí: 420

Bài trích: 71.962

Luận án: Số bản: 2.492 / Số đầu: 1.890

Tài liệu điện tử (Sách, giáo trình, luận văn, luận án, Kết quả Nghiên cứu của Việt

Nam, Bài trích báo, tạp chí...): 33.155

CD-ROM, DVD: Số bản: 2.828 / Số đầu: 1.612

Cơ sở dữ liệu: 17 (bao gồm AGORA, ACM, PROQUEST, MathScinet, Thư viện

pháp luật…)

Ngoài việc cung cấp tài liệu, Thư viện còn có các dịch vụ thông tin: tìm tin theo yêu cầu,

hướng dẫn kỹ năng thông tin và các hoạt động phụ trợ.

II. Các phòng chức năng của Thư viện

Nằm trong khu liên hợp gồm 5 toà nhà, cao 3 tầng với diện tích sử dụng khoảng 4.600m2,

Trung tâm bao gồm các phòng chức năng như sau:

Tầng I: Quầy Hướng dẫn thông tin; Phòng đọc Sau Đại học - Bàn Tham khảo; Phòng Tạp

chí; Phòng Thư viện điện tử & Đa phương tiện; Phòng Internet Nguyễn Văn Kế; Khu Văn phòng:

các phòng Ban Giám đốc, các phòng Nghiệp vụ (bộ phận phát triển tài liệu, xử lý tài liệu, bảo quản

– phục chế, photo - in ấn).

Tầng II: Phòng mượn; Phòng tự học

Tầng III: Phòng đọc 1; Phòng đọc 2

Ngoài các phòng chức năng trên, Thư viện còn có Phòng hội thảo với trên 300 chỗ (phục

vụ các cuộc hội thảo, hội nghị, các buổi lễ và giao lưu của nhà trường), các dịch vụ như Internet,

Photocopy, bán vật dụng lưu niệm và Căn tin.

III. Lịch phục vụ

Các phòng lưu hành và bộ phận hành chính:

Thứ hai – Thứ sáu:

Sáng: 7:30 – 11:30

Chiều: 13:30 – 17:30

Thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ: không phục vụ.

Vào mùa thi, thư viện phục vụ bạn đọc vào thứ bảy.

Xem lịch chi tiết trên website trường http://www.dlu.edu.vn, vào phần Thư viện.

Page 3: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

2

IV. Nội quy Thư viện (Bạn đọc trong trường)

Điều 1: Đối tượng và điều kiện

a. Giảng viên, cán bộ và sinh viên của trường.

b. Cán bộ sử dụng thẻ cán bộ.

Sinh viên tham dự lớp Hướng dẫn sử dụng thư viện và làm thủ tục cấp thẻ.

Điều 2: Trách nhiệm

a. Xuất trình thẻ khi sử dụng thư viện.

b. Bảo quản tốt tài liệu, tài sản và thẻ thư viện;

c. Tuân thủ luật bản quyền khi sử dụng tài liệu thư viện.

Điều 3: Quyền lợi và hạn mức sử dụng tài liệu

a. Được đọc sách tại chỗ tại Phòng đọc: 2 quyển/01 lần; không quá 2 lần/01 buổi;

b. Được mượn sách về nhà tại Phòng mượn: Sinh viên mượn 3 quyển/ 15 ngày. Cán bộ mượn

5 quyển/ 6 tháng. Không mượn 2 quyển cùng nhan đề;

c. Được truy cập tài nguyên điện tử tại Phòng đa phương tiện;

d. Được trợ giúp tra cứu và hướng dẫn sử dụng thư viện.

Điều 4: Thủ tục vào kho sách

a. Xuất trình thẻ khi vào kho.

b. Dùng thẻ chọn sách. Trả thẻ về vị trí cũ khi chọn xong;

c. Không xáo trộn kho sách;

d. Thực hiện thủ tục mượn, trả sách theo quy định.

Điều 5: Các hành vi nghiêm cấm

a. Cho mượn hoặc sử dụng thẻ thư viện của người khác;

b. Không thực hiện đúng quy trình mượn, trả. Tự ý mang sách ra khỏi phòng.

c. Tự ý đem sách đi sao chụp, nhân bản.

(Khi cần sao chụp, làm thủ tục với thư viện);

d. Ghi chép, cắt xén, tháo bìa, bóc nhãn, làm hỏng tài liệu;

e. Sử dụng điện thoại di động, hút thuốc lá, gây mất trật tự tại các phòng lưu hành;

f. Sử dụng máy tính truy cập vào các trang web không lành mạnh.

Điều 6: Các yêu cầu khác:

a. Gửi vật dụng theo quy định. Tự bảo quản tiền bạc, tư trang có giá trị;

b. Máy tính tại các Phòng đọc, Phòng mượn chỉ dùng để tra cứu tài liệu.

Mọi dịch vụ khác sử dụng tại Phòng Thư viện điện tử hoặc Internet;

c. Đi nhẹ, nói khẽ. Giữ gìn trật tự, vệ sinh;

d. Thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự. Tôn trọng cán bộ thư viện.

Điều 7: Qui định báo mất thẻ, làm lại thẻ:

a. Báo ngay tên và số thẻ bị mất cho thư viện;

b. Sau 7 ngày, kể từ ngày báo mất, đến Quầy Hướng dẫn Thông tin làm lại thẻ.

c. Lệ phí làm lại thẻ:

1. Thẻ bị hỏng, lệ phí bằng lần 1;

Page 4: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

3

2. Thẻ bị mất, lệ phí gấp đôi so với lần 1.

(Với các bạn đọc sử dụng thẻ sinh viên đồng thời là thẻ thư viện, sau khi báo mất thẻ tại

thư viện, phải liên hệ với Phòng Công tác sinh viên để làm thủ tục làm lại thẻ)

Điều 8: Qui định xử phạt:

a. Trễ hạn sách Phòng Mượn: phạt 1.000 đồng/quyển/ngày.

b. Vi phạm khoản b tại điều 2, các khoản tại điều 5, khoản d điều 6:

1. Lần I: Khóa thẻ thư viện 1 tháng.

2. Lần II: Khóa thẻ thư viện 2 tháng.

3. Lần III: Thu hồi thẻ thư viện.

c. Có hành vi gian lận hoặc cố tình phá hoại tài sản, trang thiết bị:

1. Mức 1: Mang tài liệu khỏi kho, phòng (chưa làm thủ tục mượn), bị phạt 100.000

đồng/quyển và khoá thẻ 1 tháng.

2. Mức 2: Mang tài liệu khỏi kho, phòng (chưa làm thủ tục mượn) và có hành vi chủ

ý xâm hại tài sản như tháo bìa, bóc nhãn sách, xé sách…, phải trả lại nguyên dạng

tài liệu, bị phạt 200.000 đồng/quyển, khóa thẻ 2 tháng và báo về Khoa hạ điểm rèn

luyện.

3. Mức 3: Mang tài liệu khỏi kho, phòng (chưa làm thủ tục mượn), có hành vi chủ ý

lấy cắp, hoặc phá hoại tài liệu, trang thiết bị ở mức nghiêm trọng sẽ bị thu hồi thẻ

và chuyển lên Hội đồng kỷ luật của trường.

Các hành vi khác, tùy mức độ sẽ bị xử lý theo đề nghị của Cán bộ và Ban Giám đốc.

d. Đền sách mất:

1. Đền sách giống sách bị mất, đúng năm xuất bản hoặc mới hơn. Trả phí xử lý kỹ

thuật.

2. Nếu không có sách thì trả tiền gấp 2 lần giá trị sách theo thời giá. Trả phí xử lý kỹ

thuật.

Nội quy niêm yết tại các phòng lưu hành, trên trang web của Thư viện theo link:

http://www.dlu.edu.vn/department.aspx?orgId=92&aboutid=160

hoặc http://tinyurl.com/noiquythuvien)

V. Lớp hướng dẫn sử dụng thư viện

Bạn đọc phải tham dự lớp Hướng dẫn sử dụng thư viện để biết cách tra cứu trên mục lục

trực tuyến LIBOL của thư viện, biết tìm tài liệu nhanh chóng; biết mượn trả sách, báo; sử dụng

Phòng Thư viện điện tử đúng quy trình.

Các lớp hướng dẫn được tổ chức nhiều đợt vào mỗi đầu học kỳ.

Lưu ý : Thư viện chỉ cấp thẻ (hoặc cấp quyền sử dụng thư viện) cho bạn đọc đã hoàn

thành lớp hướng dẫn.

VI. Nguyên tắc phân loại và sắp xếp sách trong kho mở

Sách thư viện được phân loại theo chủ đề. Vì thế, trong kho sách, bạn đọc dễ dàng xác định

vị trí sách cần tìm, đồng thời tìm được cả những tài liệu liên quan đến chủ đề cần quan tâm.

Phân loại này dựa trên Hệ thống phân loại thập phân Dewey, gọi tắt là DDC (Dewey

Decimal Classification) gồm 10 môn loại chính thể hiện toàn bộ tri thức nhân loại.

Hệ thống phân loại tóm lược như sau:

000 Máy tính, thông tin học & tham khảo tổng quát

100 Triết học & tâm lý học

200 Tôn giáo

300 Khoa học xã hội

Page 5: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

4

400 Ngôn ngữ học

500 Khoa học tự nhiên

600 Kỹ thuật

700 Nghệ thuật & thể thao

800 Văn học

900 Lịch sử & địa lý

Mỗi môn loại chính được chia thành nhiều phân mục và tiểu phân mục tùy theo mức độ

chi tiết của tài liệu.

Ví dụ: 400 Ngôn ngữ học

420 Tiếng Anh

428 Tiếng Anh căn bản

428.2 Ngữ pháp và từ vựng

800 Văn học

895.922 Văn học Việt Nam

895.922 08 Tuyển tập văn học Việt Nam

895.922 080 32 Tuyển tập văn học Phật giáo Việt Nam

Nhãn ở gáy sách là cơ sở để tìm sách, có ghi số phân loại, ký hiệu tên tác giả hoặc tên sách,

số tập.

Ví dụ: Cơ sở văn hoá Việt Nam, tập I của Trần Ngọc Thêm sẽ có nhãn là:

Sách được sắp xếp trên giá sách theo nguyên tắc: từ trên xuống dưới, từ trái qua phải; theo

thứ tự số phân loại từ nhỏ đến lớn, và theo thứ tự alphabet tên tác giả.

Ví dụ:

823 823 823 841 895.922 09

BR-E DO-C DO-C HU-V PH-D

tI tII

Thể loại Sách tham khảo (Reference Book) như tự điển, bách khoa toàn thư, niên giám

được xếp ở giá riêng và có ký hiệu TK.

Luận án thạc sĩ, tiến sĩ được xếp ở giá riêng, ký hiệu LA.

Nội dung chi tiết từng chủ đề theo môn loại được niêm yết ở đầu các giá sách để hỗ trợ bạn

đọc tham khảo và tìm sách.

Với chủ đề khó tìm, có thể tra cứu trong mục lục điện tử (phần VIII) hoặc nhờ cán bộ Tv

hỗ trợ .

VII. Những số phân loại chính:

000 Máy tính, thông tin học & tham khảo tổng quát

004 Xử lý dữ liệu

Khoa học máy tính: phần cứng, truyền thông, thiết bị ngoại vi

005 Chương trình, lập trình, dữ liệu, an toàn máy tính

306.089 959 2

TR-T

tI

Page 6: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

5

006 Trí tuệ nhân tạo, Đồ hoạ, Hệ thống đa phương tiện

030 039 Bách khoa toàn thư

100 Triết học & tâm lý học

150 159 Tâm lý học

160 169 Lô gic học (Luận lý học)

170 179 Đạo đức học

180 189 Triết học cổ trung đại & triết học phương Đông

190 199 Triết học phương Tây hiện đại

200 Tôn giáo

210 219: Triết lý và học thuyết tôn giáo

220229: Thánh kinh

230239: Kitô giáo, Thần học Kitô giáo

240249: Đức tin và đạo đức Kitô giáo

250259: Các dòng tu và giáo hội địa phương

260269: Thần học xã hội và giáo hội

270279: Lịch sử Kitô giáo & giáo hội Kitô

280289: Các giáo phái Kitô và các hệ phái

290299: Các tôn giáo khác

300 Khoa học xã hội

305 Các nhóm người trong xã hội (theo tuổi, giới, giai cấp, tôn giáo, ngôn

ngữ, dân tộc thiểu số, nghề nghiệp)

306 Văn hoá học

306.089 959 2 Văn hoá VN

310 Thống kê tổng quát

320 328 Chính trị: chính quyền, quan hệ quốc tế

330 339 Kinh tế học

330.959 7 Kinh tế Việt Nam

331 Kinh tế lao động: nguồn lực & thị trường lao động, tổ chức công đoàn

332 Kinh tế tài chính: ngân hàng, tiền tệ, tín dụng, cổ phiếu, thị trường chứng

khoán

333 Kinh tế đất đai: đất đai, tài nguyên, môi trường

335 Chủ nghĩa xã hội: triết học Mác, kinh tế chính trị

337 Kinh tế quốc tế

338 Sản xuất: công nông nghiệp, khoáng sản, du lịch, xí nghiệp

338.5 Kinh tế vi mô

338.9 Sự phát triển kinh tế: chính sách, kế hoạch

339 Kinh tế vĩ mô: phân phối lợi nhuận, tổng thu nhập quốc gia, chính sách

KT vĩ mô

340 349 Luật học: hiến pháp, luật quốc tế, luật dân sự, hình sự, lao động,…

350 359 Hành chính & quân sự: quản lý của chính quyền về văn hoá, xã hội, giáo

dục, môi trường,…; tổ chức quân sự & quốc phòng

370 379 Giáo dục

400 Ngôn ngữ học

420 429 Tiếng Anh

440 449 Tiếng Pháp

491.7 Tiếng Nga

495.1 Tiếng Trung

495.922 Tiếng Việt

500 Khoa học tự nhiên

510 519 Toán học

520 529 Thiên văn học

Page 7: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

6

530 539 Vật lý học

540 549 Hoá học

550 559 Khoa học trái đất: địa chất, thủy văn, khí tượng

560 569 Cổ sinh vật học

570 579 Sinh học

580 589 Thực vật học

590 599 Động vật học

600 Kỹ thuật (khoa học ứng dụng)

610 619 Y học

620 629 Kỹ thuật điện, điện tử, giao thông, thủy lợi,…

630 639 Nông nghiệp

650 659 Quản trị kinh doanh & kế toán

660 669 Kỹ thuật hoá chất: thực phẩm, hoá dầu, luyện kim,…

700 Nghệ thuật & thể thao

710 789 Kiến trúc, hội hoạ, nhiếp ảnh, âm nhạc

790 799 Thể thao

800 Văn học

801 Triết lý & lý luận văn học

808 Tu từ học & Tuyển tập văn học thế giới

808.042 Đọc hiểu tiếng Anh (trình độ cao cấp)

808.066 Kỹ thuật viết văn chuyên ngành (luận văn, báo chí, thương mại, thư tín,

hợp đồng kinh tế ...)

808.068 Tuyển tập văn học thiếu nhi

808.1 808.7 Phương pháp sáng tác, thi pháp học

808.8 Tuyển tập văn học thế giới

809 Phê bình, bình luận văn học thế giới

810 819 Văn học Mỹ

820 829 Văn học Anh

830 839 Văn học Đức

840 849 Văn học Pháp

850 859 Văn học Ý

860 869 Văn học Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha

870 879 Văn học La Tinh

880 889 Văn học Hy Lạp

891.4 Văn học Ấn Độ

891.7 Văn học Nga

895.1 Văn học Trung Quốc

895.6 Văn học Nhật Bản

895.922 Văn học Việt Nam

895.922 08 Tuyển tập văn học nhiều thể loại, nhiều tác giả

895.922 09 Phê bình, bình luận văn học VN nhiều thể loại

895.922 092 Tuyển tập tiểu sử tác giả văn học VN

895.922 1 Thơ VN,tiểu sử nhà thơ, phê bình thơ

895.922 2 Kịch VN, tiểu sử kịch tác gia, phê bình kịch

895.922 3 Tiểu thuyết, truyện ngắn VN, tiểu sử nhà văn, phê bình truyện.

895.922 4 Tiểu luận

895.922 5 Diễn văn

895.922 6 Thư từ

895.922 802 Giai thoại, trào phúng, danh ngôn

895.922 803 Hồi ký, bút ký, nhật ký

895.922 809 Tác phẩm của tác giả có thể loại tổng hợp

Page 8: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

7

900 Lịch sử & địa lý

910 919 Địa lý, du lịch, Atlas

920 929 Tiểu sử danh nhân

930 939 Lịch sử cổ đại

940 949 Lịch sử châu Âu

950 959 Lịch sử châu Á

959.7 Lịch sử Việt Nam

960 969 Lịch sử châu Phi

970 989 Lịch sử châu Mỹ

VIII. Tìm tài liệu trên Cơ sở dữ liệu trực tuyến (Online Databases)

Thư viện Điện tử hiện cung cấp các CSDL chuyên ngành sau:

1. Access to Global Online Research in Agriculture (AGORA)

Mạng thông tin nông nghiệp trực tuyến toàn cầu truy cập tới các tạp chí khoa học lĩnh vực

nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan: sinh học, môi trường và khoa học xã hội.

AGORA cho phép tiếp cận hơn 400 tạp chí toàn văn của các nhà xuất bản hàng đầu thế

giới. Đây là địa chỉ do Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc đứng đầu với mục tiêu nâng cao

chất lượng, hiệu quả về các hoạt động nghiên cứu, giáo dục, đào tạo nông nghiệp tại các nước có

thu nhập thấp, cải thiện an ninh lương thực. AGORA lựa chọn tạp chí từ các nhà xuất bản

Blackwell Publishing, CABI, Elsevier, Kluwer Academic Publishers, Lippincott, Williams Wilkins, Nature Publishing Group, Oxford University Press, Springer-Verlag, John Wiley -Sons.

http://www.aginternetwork.org

Username: ag-vnm086

Password : uvimpotilat

2. Online Access to Research in the Environment

Hiện nay, tại 70 quốc gia có thu nhập thấp đã có trên 1000 nhan đề tạp chí khoa học chuyên

ngành thuộc sở hữu và được xuất bản bởi hơn 200 nhà xuất bản, tổ chức học thuật, và hiệp hội khoa học có uy tín. 36 quốc gia khác được bổ sung vào năm 2008.

Cơ sở dữ liệu về các lĩnh vực: công nghệ sinh học, thực vật học, biến đổi khí hậu, sinh thái

học, năng lượng học, hóa môi trường, kinh tế môi trường, kỹ thuật và quy hoạch môi trường, luật

môi trường, chính sách môi trường, khoa học về chất độc môi trường và ô nhiễm môi trường, địa lý học, địa chất học, thủy học, khí tượng học, hải dương học, quy hoạch đô thị, động vật học...

http://www.oaresciences.org

Username: VTN506

Password: uvimpotilat

3. Thư viện Pháp luật

Cơ sở dữ liệu Luật toàn văn, cung cấp đầy đủ các văn bản luật của Việt Nam.

http://www.thuvienphapluat.vn

Username : thuviendaihocdalat

Password: thuviendaihocdalat

4. Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến

Page 9: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

8

VJOL(Vietnam Journals Online): CSDL tóm tắt và toàn văn các tạp chí khoa học xuất bản

tại Việt Nam, giúp cho độc giả tiếp cận dễ dàng hơn với tri thức khoa học xuất bản tại VN và giúp thế giới biết đến nhiều hơn về nền học thuật của VN.

Hiện có 53 tạp chí đang được xuất bản trên VJOL với hơn 16034 bài viết, trong đó có 14932 bài viết được cung cấp toàn văn dưới định dạng PDF.

http://www.vjol.info

5. MathSciNet

Nhà xuất bản điện tử cho phép truy cập đến cơ sở dữ liệu bao gồm các bài điểm sách, báo, các tóm tắt và thông tin thư mục với nhiều tài liệu toán học chuyên ngành.

Hơn 80.000 tài liệu mới được bổ sung hằng năm, hầu hết được phân loại theo hệ thống

phân loại chuyên ngành toán.

MathSciNet còn bao gồm hơn 2.000.000 tài liệu và trên 700.000 liên kết trực tiếp tới các

bài báo gốc. Dữ liệu thư mục cho các bài báo cũ được số hóa, hồi cố đến năm 1864. Các danh mục

tham khảo được sắp xếp thích hợp từ hơn 300 tạp chí chuyên ngành. MathScinet còn chứa

cơ sở dữ liệu bài trích cho các tạp chí, tác giả, bài báo và các bài điểm báo. Trang web cho phép truy tìm lịch sử và ảnh hưởng của các tài liệu nghiên cứu trong các ngành toán học.

http://www.ams.org/mathscinet

Ghi chú: Đây là CSDL truy cập qua IP. Sử dụng cho các máy tính trong Trường Đại

học Đà Lạt

6. ProQuest Central

ProQuest Central là một cơ sở dữ liệu lớn với hơn 11.250 nhan đề, trong đó có hơn 8.400

nhan đề toàn văn. ProQuest Central được thiết kế để truy cập hầu hết các cơ sở dữ liệu được sử

dụng trong các thư viện.

Bao phủ trên 160 chủ đề gồm các lĩnh vực: Kinh doanh- Kinh tế, Tin tức thế giới, Khoa học, Giáo dục Công nghệ, Khoa học Xã hội và nhân văn, Tâm lý, Văn học, Luật…

Thông qua IP trong trường: http://search.proquest.com/ip

Truy cập qua tài khoản: http://search.proquest.com/login

Username: 0RRWK78PNF (Lưu ý: Ký tự đầu tiên là số không)

Password: proquest

7. Cơ sở dữ liệu Hán Nôm toàn văn

Thư viện Quốc gia Việt Nam tại Hà Nội hiện bảo tồn và lưu giữ bộ sưu tập đặc biệt gồm

hơn 4000 thư tịch Hán Nôm, hệ thống viết tiếng Việt thời xưa.

Kể từ năm 2006, Thư viện Quốc gia VN đã hợp tác với Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm để

bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quan trọng này với việc xây dựng thư viện số, giúp cho việc nghiên cứu của bạn đọc, giới học thuật trong nước cũng như nước ngoài.

http://www.nomfoundation.org/nlvnpf/vindex.php

8. Cổng truy cập Tạp chí điện tử toàn văn miễn phí ICAST

Page 10: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

9

Cổng truy cập Tạp chí điện tử toàn văn ICAST (Information Centre for Aerospace Science

& Technology) được xây dựng vào tháng 3/2009.

Cung cấp liên kết đến hơn 700 tạp chí điện tử chuyên ngành miễn phí toàn văn, gồm nhiểu lĩnh vực thuộc khoa học xã hội – nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.

http://www.icast.org.in/ejournal/ejournal.php

9. Health InterNetwork Access to Research Initiative

Chương trình HINARI do tổ chức WHO thành lập, kết hợp với các nhà xuất bản lớn,

cho phép các nước đang phát triển truy cập được vào một trong những bộ sưu tập lớn nhất thế giới

về lĩnh vực y sinh học và các tài liệu về sức khoẻ. Hiện nay, tại các viện y tế của 113 quốc gia đã

có hơn 3503 nhan đề tạp chí chuyên ngành, giúp những người nghiên cứu lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, góp phần cải thiện vấn đề sức khỏe toàn cầu

http://www.who.int/hinari

Username : VTN110

Password: 14535

10. Cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ ARDI

ARDI (The Access to Research for Development and Innovation) là cơ sở dữ liệu được xây dựng bởi Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và các đối tác xuất bản.

Hiện nay, 14 nhà xuất bản danh tiếng như: Elsevier, Taylor & Francis, John Wiley & Sons,

Cambridge University Press... cung cấp quyền truy cập vào gần 10.000 tạp chí, sách, và các tài liệu tham khảo cho 107 quốc gia đang phát triển thông qua ARDI.

http://ardilogin.research4life.org

Username : ardi-vn006

Password: s54ru1ln

11. Cơ sở dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)

Đây là cơ sở dữ liệu chuyên sâu bao gồm sách điện tử, các tài liệu thống kê, báo cáo,

nghiên cứu… về khủng hoảng tài chính, phát triển, kinh tế vĩ mô, thương mại, toàn cầu hóa và

nhiều lĩnh vực khác.

http://www.elibrary.imf.org/

http://elibrary-data.imf.org/

Ghi chú: Đây là CSDL truy cập qua IP. Sử dụng cho các máy tính trong trường.

12. Cơ sở dữ liệu Wiley Online Library

Cơ sở dữ liệu này hiện cung cấp bộ sưu tập sách, tạp chí đa ngành rộng và sâu bao trùm

hầu hết các chủ đề học thuật với hơn 15.000 sách điện tử, hàng trăm công trình tham khảo, cùng với một số lượng lớn các tạp chí.

http://onlinelibrary.wiley.com/

Username: [email protected]

Password: thuviendhdl

Page 11: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

10

CƠ SỞ DỮ LIỆU SAO LƯU

1. Wilson Business Abstracts Full text

Cơ sở dữ liệu cung cấp quyền truy cập tới hơn 527 tạp chí với thông tin chỉ mục và tóm

tắt, 260 tạp chí toàn văn.

Gồm các lĩnh vực: Kế toán, Quảng cáo, Ngân hàng, Xây dựng, Hoá học -Dược phẩm, Giao tiếp, Máy tính, Mỹ phẩm, Công nghiệp, Kinh tế, Công nghiệp giải trí, Tài chính.

http://10.0.16.20:5000/HWWWBA/main.nsp?view=HWWWBA

Ghi chú: Chỉ có dữ liệu từ năm 2006 về trước và chỉ truy cập nội bộ.

2. Wilson Biological & Agricultural Index Plus

Cơ sở dữ liệu cung cấp quyền truy cập toàn văn tới hơn 299 nhan đề thuộc: Khoa học

động vật, Hoá Sinh, Sinh học, Công nghệ sinh học, Thực vật học, Tế bào học, Sinh thái học, Côn

trùng học …

http://10.0.16.20:5000/HWWBAI/main.nsp?view=HWWBAI

Ghi chú: Chỉ có dữ liệu từ năm 2006 về trước và chỉ truy cập nội bộ.

3. Wilson Applied Science and Technology

Cơ sở dữ liệu cung cấp toàn văn với thông tin chỉ mục và tóm tắt với 485 tạp chí có thông

tin chỉ mục từ năm 1983; 485 tạp chí có thông tin tóm tắt từ năm 1993; 100 tạp chí toàn văn từ

năm 1997. Bao gồm lĩnh vực: Toán ứng dụng, Trí tuệ nhân tạo, Khoa học khí quyển, Công nghệ thông tin.

http://10.0.16.20:5000/HWWASA/main.nsp?view=HWWASA

Ghi chú: Chỉ có dữ liệu từ năm 2006 về trước và chỉ truy cập nội bộ.

4. ACM - Association for Computing Machinery Database

Cơ sở dữ liệu trực tuyến toàn văn về Khoa học máy tính gồm nhiều lĩnh vực: Máy tính, Lập trình, Cơ sở dữ liệu, ứng dụng tin học …

http://10.0.16.20/acm

Ghi chú: Chỉ có dữ liệu từ năm 2006 về trước và chỉ truy cập nội bộ.

Thông tin chi tiết và hướng dẫn truy cập, bạn đọc vui lòng liên hệ Thư

viện điện tử hoặc Bộ phận tham khảo để được trợ giúp.

Để cập nhật danh mục các Cơ sở dữ liệu trực tuyến mới nhất,

bạn đọc hãy vào trang http://www.dlu.edu.vn , sau đó vào mục

Thư viện số

Page 12: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

11

IX. Website tra cứu tài liệu thư viện

Thông qua các website này, bạn đọc có thể tìm kiếm được tra cứu mục lục tài liệu có trong

thư viện, truy cập các nguồn tin hữu ích phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu như: bộ sưu tập số

(giáo trình điện tử, sách điện tử, kết quả nghiên cứu khoa học, kỷ yếu, luận án ...), tài liệu đa

phương tiện...

Website tra cứu tài liệu thư viện

Website Thư viện số:

http://10.0.16.20:8080/dspace

(nội bộ)

Website tra cứu tài liệu Thư viện:

http://dhdl.dlu.edu.vn/libol50

http://10.0.16.100/Libol50 (nội bộ)

Page 13: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

12

Website Thư viện số

Page 14: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

13

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

--oOo--

1. Thư viện có những phòng chức năng nào? Ở đâu?

Xem phần Các phòng chức năng (tr. 1)

2. Đối tượng nào được sử dụng Thư viện?

Cán bộ, giảng viên, sinh viên đại học, cao đẳng, và trung học chuyên nghiệp thuộc các hệ

đào tạo của trường Đại học Đà Lạt có thẻ thư viện đều được sử dụng thư viện.

Riêng sinh viên tại chức trường, ngoài thẻ TV, phải cược tiền khi mượn tài liệu về nhà.

Các đối tượng ngoài trường phục vụ theo quy định riêng (xem câu 3)

3. Không thuộc đối tượng trong trường, nhưng muốn sử dụng tài liệu thì phải làm thủ tục

gì?

Những đối tượng không phải là cán bộ, sinh viên trường Đại học Đà Lạt có nhu cầu sử

dụng thư viện thì phải làm thủ tục cấp thẻ thư viện hoặc mua phiếu sử dụng dành cho khách vãng

lai tại Quầy hướng dẫn thông tin. Chỉ phục vụ đọc tài liệu tại chỗ, không mượn về nhà.

4. Bạn đọc trong trường muốn được cấp thẻ sử dụng thư viện thì phải làm gì?

Thẻ thư viện được quản lý tự động bằng mã vạch và có thể sử dụng tại tất cả các phòng

của thư viện. Thẻ có giá trị trong suốt thời gian sinh viên học tập tại trường.

Bạn đọc không được cho người khác mượn thẻ hoặc sử dụng thẻ người khác. Nếu vi phạm,

sẽ bị xử lý theo quy định.

Sinh viên muốn sử dụng thư viện phải tham dự lớp Hướng dẫn sử dụng Thư viện tổ chức

vào đầu học kỳ và làm thủ tục theo quy định.

Thủ tục cấp thẻ:

- Phiếu hướng dẫn sử dụng thư viện;

- 1 tấm ảnh 3x4;

- Lệ phí cấp thẻ

Với các sinh viên sử dụng thẻ sinh viên, đồng thời là thẻ thư viện: sau khi học Lớp hướng

dẫn sử dụng thư viện, Thư viện cấp quyền sử dụng thư viện

Cán bộ và giảng viên trong trường dùng thẻ cán bộ, sau khi đăng ký mã số tại Quầy hướng

dẫn thông tin.

5. Nội quy của Thư viện gồm có những điều gì?

Bảng Nội quy thư viện quy định các nguyên tắc bạn đọc cần tuân thủ khi vào thư viện.

Nội quy được niêm yết tại các phòng, trong nội dung Hướng dẫn sử dụng thư viện (xem tr.2) và ở phần Giới thiệu trên trang Web của Thư viện trường Đại học Đà Lạt.

6. Nếu bị mất thẻ thư viện thì phải làm các thủ tục gì để tiếp tục sử dụng thư viện?

a. Báo ngay tên và số thẻ bị mất cho thư viện để được khoá thẻ và theo dõi.

b. Sau 7 ngày kể từ ngày báo mất, đến Quầy hướng dẫn thông tin để làm lại thẻ mới.

c. Lệ phí làm lại thẻ có quy định riêng. Với thẻ bị hỏng (còn thẻ), lệ phí tương tự lần 1.

Với các bạn đọc sử dụng thẻ sinh viên là thẻ thư viện, sau khi báo khóa thẻ, liên hệ với Phòng

Công tác sinh viên để làm thủ tục cấp lại thẻ sinh viên.

7. Tôi có thể mượn được bao nhiêu sách, trong thời gian bao lâu?

c. Tại các Phòng đọc, được lấy ra đọc tối đa 2 quyển mỗi lần và không quá 02 lần trong 1

buổi. Không mang sách ra khỏi Phòng đọc.

Page 15: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

14

d. Tại Phòng mượn, sinh viên được mượn tối đa 3 quyển trong vòng 15 ngày (không

mượn 02 quyển cùng tên nhan đề). Cán bộ được mượn 5 quyển trong vòng 6 tháng.

8. Thế nào là kho mở?

Thư viện trường Đại học Đà Lạt phục vụ bạn đọc theo hình thức kho mở. Bạn đọc được vào kho và tự chọn sách trực tiếp trên giá sách.

o Để bạn đọc tìm sách dễ dàng, nhanh chóng, sách tại các phòng được sắp xếp theo hệ

thống phân loại thập phân Dewey. Với hệ thống này, những sách có cùng chủ đề được

xếp gần nhau và được ký hiệu theo số thứ tự từ 000 đến 999.

Hai phòng đọc tại chỗ được chia ra theo tiêu chí phân loại :

o Phòng đọc 1: từ môn loại 000 đến 539

o Phòng đọc 2: từ môn loại 540 đến 999

Trước khi vào Phòng đọc, bạn đọc xem chỉ dẫn sách phân loại theo chủ đề niêm yết trước các phòng để xác định tài liệu mình cần tìm thuộc phòng nào.

o Bạn đọc tra cứu thư mục trực tuyến, tham khảo bảng chỉ dẫn ở mỗi đầu giá sách hoặc nhờ cán bộ thư viện hướng dẫn cách tìm.

o Khi chọn sách xong, bạn đọc mang sách đến bàn cán bộ để làm thủ tục mượn đọc hoặc

mượn sách về nhà. Với báo, tạp chí, bạn đọc không làm thủ tục mượn trả mà tự lấy báo, tạp chí và tự trả về vị trí cũ khi đọc xong.

9. Các thủ tục để sử dụng kho mở tại thư viện?

Để đảm bảo an ninh kho sách, khi vào kho mở, bạn đọc phải tuân thủ các quy định chung.

o Không đem túi xách, tài liệu cá nhân vào kho.

o Gửi vật dụng tại các tủ tại sảnh tầng 1 theo quy định.

o Tại Phòng đọc: Vào phòng ổn định chỗ ngồi. Xuất trình thẻ thư viện và vào kho chọn

sách. Làm thủ tục mượn sách trước khi ra khỏi kho. Khi về, trả sách tại bàn Thủ thư.

Tuyệt đối không mang sách ra khỏi Phòng đọc.

o Tại Phòng mượn: Xuất trình thẻ thư viện. Vào kho mượn sách. Làm thủ tục mượn sách trước khi ra khỏi kho. Tuyệt đối không mang sách ra khỏi phòng khi chưa làm thủ tục.

o Trong khi đợi làm thủ tục, xếp hàng để giữ trật tự chung.

o Đảm bảo trật tự kho sách:

Phải dùng Thẻ chọn để chọn sách. Khi đã lấy sách ra khỏi giá mà không mượn thì phải trả sách tại nơi qui định. Không được tự ý xếp sách vào giá.

Không xáo trộn trật tự sách trên giá, không làm xô lệch hoặc làm đổ sách; không đưa

sách từ giá này qua giá khác, không để sách dưới đất hoặc nơi không phù hợp…

10. Tôi có được mang sách ra ngoài không?

Các Phòng đọc chỉ phục vụ sách đọc tại chỗ. Tuyệt đối không được mang sách ra khỏi Phòng đọc.

Với Phòng mượn, phải làm thủ tục mượn trước khi ra khỏi kho.

Thư viện có trang bị hệ thống cổng an ninh để kiểm soát và phát hiện vi phạm.

11. Tôi có thể tìm danh mục sách mà không phải vào kho được không?

Thay cho cách tra phích mô tả truyền thống, thư viện có hệ thống tra cứu thư mục trực

tuyến, nghĩa là tra cứu bằng máy tính trên mục lục trực tuyến.

Page 16: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

15

Các máy tính dành cho tra cứu đặt tại các phòng lưu hành.

Phần mềm tra cứu tài liệu được sử dụng tại thư viện là LIBOL, hỗ trợ cho việc tra cứu tài

liệu được nhanh chóng và hiệu quả. Bạn đọc tra cứu bằng cách nhập nhan đề hoặc tên tác giả của

sách. Máy tính sẽ cho các thông số: có sách hay không, có mấy bản, hiện ở kho nào, đang rỗi hay

có người mượn…

Các chỉ dẫn hướng dẫn tra cứu có niêm yết tại các máy tính hoặc trình bày chi tiết trong

các lớp Hướng dẫn sử dụng thư viện tổ chức thường xuyên tại thư viện.

Một số thuật ngữ tra cứu thường gặp trong kết quả tra cứu:

Số định danh (hoặc Chỉ số phân loại): là số thứ tự xếp giá của quyển sách. Số này ghi

trên nhãn gáy của sách và được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trong kho sách.

Cutter: Là phần chữ bên cạnh số định danh, thường là chữ đầu của tên tác giả hay nhan đề sách. Các chữ này được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

Tra cứu xong, bạn đọc phải ghi lại Số định danh và Cutter để lấy sách trong kho.

Đăng ký cá biệt: là số mã vạch để quản lý sách nhập vào thư viện và quá trình sử dụng của quyển sách.

Hướng dẫn tìm hiểu kết quả tra cứu:

Ví dụ: Sau khi tra cứu sách, bạn đọc có kết quả sau

Các văn bản pháp luật về vệ sinh môi trường và bảo vệ thực vật. - H. :

Chính trị Quốc gia, 2003.

660 tr. ; 22 cm Chỉ số phân loại : 344.046 Cac (Số định danh & Cutter)

Dữ liệu xếp giá:

DLU: B [ Rỗi ]

04B027530-1

DLU: M [ Rỗi ]

04M061057

Quyển sách trên có chỉ số phân loại là 344.046, Cutter là Cac.

Đăng ký cá biệt là 04B027530-1, 04M061057

B, M là ký hiệu kho sách

Ký hiệu A & B: kho sách phòng đọc, C: kho sách Cán bộ, T: kho tạp chí

M: kho mượn, E: Thư viện điện tử.

Vậy sách này có 3 bản: 2 tại Phòng đọc, 1 tại Phòng mượn.

Rỗi : hiện chưa có người mượn.

Bạn đọc cần ghi lại số phân loại : 344.046 Cac để có cơ sở tìm sách.

12. Thư viện Điện tử (TVĐT) là gì? Đối tượng nào được sử dụng phòng này?

TVĐT được đưa vào hoạt động từ đầu năm học 2003-2004 phục vụ cho việc truy cập

Internet và tra cứu thông tin điện tử. Mục tiêu của TVĐT là:

o Phục vụ tra cứu và sử dụng thông tin điện tử có tại thư viện hoặc trên mạng, với sự

hỗ trợ, hướng dẫn của cán bộ Thư viện.

Page 17: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

16

o Mở các buổi hướng dẫn giúp bạn đọc tiếp cận với lĩnh vực thông tin như cách sử

dụng các công cụ tìm kiếm (Yahoo, Google…), thực hành các phần mềm ứng dụng trong

dạy học (Power Point, Word, Excel…), hướng dẫn kiến thức thông tin (kỹ năng chọn lọc,

, sử dụng thông tin, kỹ năng trích dẫn tài liệu…)

o Truy cập, lưu trữ thông tin điện tử như sách, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu trên CD-

ROM.

Thư viện hiện có Bộ sưu tập số (giáo trình điện tử, sách điện tử, kết quả nghiên cứu

khoa học, kỷ yếu, luận án ...), một số CSDL chuyên ngành phục vụ nghiên cứu, giảng dạy

và làm luận văn như ProQuest, AGORA, MathSciNet…

Để sử dụng TVĐT, bạn đọc phải có thẻ thư viện và trả phí sử dụng TVĐT.

Muốn tham gia các lớp hướng dẫn của TVĐT, xem thông báo trên các bản tin thư viện

hoặc trên mục Tin tức của trang web trường, web nội bộ thư viện.

13. Cơ sở dữ liệu là gì? Ai được sử dụng Cơ sở dữ liệu?

Cơ sở dữ liệu trực tuyến (Online Database) là một loại hình thông tin điện tử hiện đại đang

được dùng phổ biến tại thư viện các nước và có khuynh hướng thay thế dần cho nguồn tạp chí in

truyền thống. Đây là nguồn thông tin rất lớn, bao gồm những bài báo có giá trị và cập nhật thường

xuyên từ những tạp chí chuyên ngành uy tín trên thế giới, hiện được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều. Hầu hết tài liệu này đều là tiếng Anh.

Thư viện hiện có khoảng 17 CSDL về các chuyên ngành khác nhau: một số có thể truy cập

từ xa, một số chỉ được truy cập tại TVĐT.

Bạn đọc có thẻ thư viện đều có thể sử dụng CSDL.

Tham khảo trên trang web Thư viện, phần Tài nguyên điện tử - Cơ sở dữ liệu trực tuyến hoặc đến liên hệ trực tiếp tại TVĐT để được hướng dẫn cụ thể.

Việc sử dụng CSDL khá đơn giản: click vào một CSDL thích hợp rồi tra cứu bằng các thủ

thuật tìm kiếm: nhập từ khoá, chủ đề, tên tác giả, tên tạp chí….Máy tính sẽ cho danh mục các bài

cần tìm.

Các kết quả tìm kiếm ở nhiều dạng khác nhau như:

o Trích dẫn (Citation): giới thiệu nhan đề, tác giả, chủ đề, nguồn trích (từ tạp chí nào, số,

năm).

o Toàn văn (Fulltext): thường là tập tin dạng PDF, HTML hay WORD, bạn đọc có thể chọn

và đọc ngay tại chỗ.

o Tóm tắt (Abstract): nội dung bài tạp chí được giới thiệu tóm tắt để bạn đọc chọn lựa.

14. Tôi cần photo một số bài trong sách hoặc tạp chí thì phải làm gì?

Thư viện có dịch vụ photocopy tại chỗ. Bạn đọc có nhu cầu photo đăng ký theo mẫu tại bàn cán bộ.

15. Thư viện có thể giúp tôi tìm tài liệu chuyên ngành để nghiên cứu hoặc làm luận văn tốt

nghiệp hay không?

Thư viện có bộ phận Dịch vụ Tham khảo (dịch vụ tìm tin theo yêu cầu). Bạn đọc có nhu

cầu liên hệ Bàn tham khảo tại Phòng đọc Sau Đại học để đăng ký.

Nguồn thông tin cung cấp có thể lấy từ sách, bài tạp chí có tại Thư viện, từ CSDL điện tử của thư viện, trên Internet hay từ việc trao đổi với các thư viện khác.

Page 18: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

17

Page 19: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

Tài liệu Hướng dẫn sử dụng Thư viện

18

Thư viện cung cấp các mặt hàng lưu niệm cho độc

giả thư viện như: Biểu trưng, móc khóa, huy hiệu, bút…

Liên hệ tại Quầy hướng dẫn thông tin.

Page 20: Thư viện đại học Đà Lạt được thành lập từ 1976 cùng với trường ...

THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT 01. Phù Đổng Thiên Vương - Đà Lạt – Lâm Đồng

Tel: +84 63 3824401 • Fax: +84 63 3824401

E-mail: [email protected] • Website: http://www.dlu.edu.vn

Facebook: http://www.facebook.com/thuviendaihocdalat