Top Banner
ông tin ô-dôn Số 4-2015 3 Tin trong nước Tóm tắt tình hình thực hiện Dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam-giai đoạn I” .........................................................................................................................................................4 Tóm tắt tình hình thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn tại Việt Nam” ...........................................................................................7 Tóm tắt tình hình Dự án “Trình diễn chuyển giao công nghệ giảm phát thải khí nhà kính và các chất làm suy giảm tầng ô-dôn trong lĩnh vực kho lạnh tại Việt Nam” ................................................8 Kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2015 ...........................................................................12 Tin thế giới Tóm tắt kết quả cuộc họp lần thứ 36 Nhóm công tác mở rộng các Bên tham gia Nghị định thư Montreal tại Paris ......................................................................................................................................16 Tóm tắt nội dung cuộc họp OEWG 36 các Bên tham gia Nghị định thư Montreal tại Dubai ........21 Tóm tắt kết quả cuộc họp lần thứ 27 các Bên tham gia Nghị định thư Montreal tại Dubai ...........22 Nghị định thư Montreal giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ khí hậu ..........................................24 Chính quyền và lãnh đạo khu vực tư nhân Hoa Kỳ cam kết giảm phát thải khí nhà kính HCFs..25 Nghiên cứu mới của NASA về HFC .......................................................................................................26 MỤC LỤC
24

Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Feb 07, 2017

Download

Documents

truongtu
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-2015 3

Tin trong nướcTóm tắt tình hình thực hiện Dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam-giai

đoạn I” .........................................................................................................................................................4

Tóm tắt tình hình thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực thực hiện Nghị định thư Montreal về các

chất làm suy giảm tầng ô-dôn tại Việt Nam” ...........................................................................................7

Tóm tắt tình hình Dự án “Trình diễn chuyển giao công nghệ giảm phát thải khí nhà kính và các

chất làm suy giảm tầng ô-dôn trong lĩnh vực kho lạnh tại Việt Nam” ................................................8

Kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2015 ...........................................................................12

Tin thế giớiTóm tắt kết quả cuộc họp lần thứ 36 Nhóm công tác mở rộng các Bên tham gia Nghị định thư

Montreal tại Paris ......................................................................................................................................16

Tóm tắt nội dung cuộc họp OEWG 36 các Bên tham gia Nghị định thư Montreal tại Dubai ........21

Tóm tắt kết quả cuộc họp lần thứ 27 các Bên tham gia Nghị định thư Montreal tại Dubai ...........22

Nghị định thư Montreal giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ khí hậu ..........................................24

Chính quyền và lãnh đạo khu vực tư nhân Hoa Kỳ cam kết giảm phát thải khí nhà kính HCFs..25

Nghiên cứu mới của NASA về HFC .......................................................................................................26

MỤC LỤC

Page 2: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-20154

1. Thông tin chung

Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao là Cơ quan chủ trì, điều phối thực hiện Dự án “Kế hoạch quản lý trừ các chất HCFC của Việt Nam-giai đoạn I”. Dự án do Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (MLF) viện trợ không hoàn lại. Ngân hàng Thế giới (WB) là Cơ quan quốc tế thực hiện Dự án theo ủy thác của MLF và trực tiếp quản lý thực hiện Dự án trên cơ sở Hiệp định Dự án được ký giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và WB. Thời gian thực hiện Dự án: 2012-2017.

Mục tiêu của Dự án:

- Bảo đảm để Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ ngưng mức tiêu thụ các chất HCFC ở mức cơ sở (221,2 tấn ODP) từ 01 tháng 01 năm 2013 và loại trừ 10% mức tiêu thụ cơ sở (loại trừ 22,1 tấn ODP) các chất HCFC từ 01 tháng 01 năm 2015, trong đó hoàn thành loại trừ hoàn toàn tiêu thụ HCFC-141b nguyên chất và trộn sẵn trong polyol tại 12 doanh nghiệp sản xuất xốp đã được WB lựa chọn;

- Xây dựng kế hoạch tổng thể nhằm giảm tiêu thụ HCFC-22 và giảm lắp đặt mới các thiết bị làm lạnh sử dụng HCFC-22 trong các kho lạnh ngành thuỷ sản;

- Hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực dịch vụ lắp đặt và sửa chữa điều hòa không khí và thiết bị làm lạnh nhằm giảm tiêu thụ HCFC-22 trong lĩnh vực này;

- Thiết lập hệ thống cấp phép nhập khẩu các chất HCFC theo hạn ngạch phù hợp với ràng buộc của Quỹ Đa phương; hạn ngạch nhập phải được cắt giảm tương ứng với lượng HCFC được loại trừ thực tế trong quá trình thực hiện Dự án;

- Khuyến cáo các cơ quan nhà nước cấp phép đầu tư không cấp phép thành lập mới các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các chất HCFC và không cấp phép mở rộng sản xuất sử dụng các chất HCFC cho các doanh nghiệp đang hoạt động;

- Tăng cường kiểm soát nhập khẩu các chất HCFC và tuyên truyền phổ biến các công nghệ thay thế không dùng HCFC trong tất cả các lĩnh vực liên quan;

- Hoàn thành xây dựng văn kiện Dự án Kế

TÓM TẮT TÌNH HÌNH THƯC HIÊN DƯ AN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ LOẠI TRỪ CÁC CHẤT HCFC CỦA VIỆT NAM - GIAI ĐOẠN I

TIN TRONG NƯỚCTIN TRONG NƯỚC

Page 3: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-2015 5

hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam-giai đoạn II trình Quỹ Đa phương xem xét, tài trợ cho việc loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất HCFC ở Việt Nam.

Cấu phần chính Dự án:

- Cấu phần 1: Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi công nghệ sản xuất từ HCFC-141b sang Cyclopentane tại 12 doanh nghiệp sản xuất xốp;

- Cấu phần 2: Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật (thuê tư vấn và hội thảo huấn luyện)

- Cấu phần 3: Quản lý Dự án (bao gồm thiết bị văn phòng, tư vấn, kiểm toán, các hội nghị, hội thảo và cung ứng văn phòng).

2. Tình hình thực hiện Dự án

a) Cấu phần 1

Tại 12 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia Dự án, tình hình thực hiện như sau:

- 05 doanh nghiệp đã hoàn thành thực hiện tiểu dự án và đã chuyển sang sản xuất theo công nghệ mới không sử dụng HCFC-141b;

- 02 doanh nghiệp đang lắp đặt thiết bị, tuy nhiên quá trình lắp đặt thiết bị kéo dài do phải sản xuất và hoàn thành đơn hàng đã ký. Dự kiến tiểu dự án sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm 2015;

- 03 doanh nghiệp đã ký hợp đồng ba bên (giữa doanh nghiệp, Ban Quản lý Dự án và nhà cung cấp thiết bị);

- 01 doanh nghiệp đã nhận thiết bị nhập khẩu, hiện đang chuẩn bị triển khai lắp đặt;

- 01 doanh nghiệp không đủ điều kiện thực hiện tiểu dự án do doanh nghiệp đã ngừng hoàn toàn hoạt động sản xuất xốp.

b) Cấu phần 2 và 3:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản gửi các Bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố kiến nghị ngừng cấp phép thành lập mới hoặc mở rộng sản xuất đối

với các doanh nghiệp sử dụng các chất HCFC;

- Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Dự án tổ chức 04 khóa huấn luyện hải quan về kiểm soát xuất nhập khẩu các chất HCFC tại khu vực phía bắc, miền Trung và miền Nam. Dự kiến đầu năm 2016 sẽ tổ chức thêm 01 khóa huấn luyện;

- Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Dự án tổ chức 02 hội thảo huấn luyện. Trong năm 2016-2017 sẽ tổ chức 03 hội thảo huấn luyện;

- Ban Quản lý Dự án chủ trì tổ chức 6 hội thảo huấn luyện. Trong năm 2016-2017 sẽ tổ chức 05 hội thảo huấn luyện;

- Thực hiện 05 hợp đồng tư vấn chuyên môn bao gồm: (1) Xây dựng phần mềm hệ thống quản lý thông tin xuất nhập khẩu HCFC; (2) Biên soạn sách hướng dẫn lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa không khí, thiết bị lạnh công nghiệp và điều hòa không khí trung tâm; (3) Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng văn kiện tiểu dự án và báo cáo kết thúc tiểu dự án; (4) Kiểm toán số liệu tiêu thụ các chất HCFC trong các năm 2013, 2014 và 2015 và (5) Xây dựng kế hoạch tổng thể giảm phát thải HCFC trong lĩnh vực kho lạnh thủy sản;

- Triển khai sản xuất chương trình truyền hình và đĩa DVD về thực hành lắp đặt bảo dưỡng và sửa chữa điều hòa không khí.

- Thực hiện kiểm toán tài chính hàng năm (2013 và 2014) của Dự án;

- Phối hợp với WB và các đơn vị có liên quan triển khai công tác điều tra, thu thập thông tin số liệu để phục vụ xây dựng Văn kiện Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam-giai đoạn II.

c) Các hoạt động kiểm tra, giám sát

- Mọi hoạt động của Ban Quản lý Dự án đều được thông báo cho WB để tiền kiểm (theo kế

Page 4: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-20156

hoạch đấu thầu) hoặc hậu kiểm và được báo cáo định kỳ cho cơ quan chủ dự án theo quy định hiện hành về tài chính và hoạt động của dự án;

- Hàng năm, WB cử 02 đoàn công tác vào kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện Dự án. Đoàn công tác của WB gồm các chuyên gia đấu thầu và tài chính, thực hiện soát xét hậu kiểm tất cả các hồ sơ bao gồm các hồ sơ liên quan đến đấu thầu, các chứng từ hóa đơn thanh toán (kể cả các chứng từ đã được kiểm toán) của các doanh nghiệp tham gia tiểu dự án gửi đến Ban Quản lý Dự án.

- Các cơ quan chức năng liên quan của Việt Nam đã kiểm tra việc thực hiện Dự án. Ban Quản lý Dự án đã và đang thực hiện đúng các quy định hiện hành và các kiến nghị của Đoàn kiểm tra.

3. Định hướng thực hiện Dự án trong thời gian tới

Thúc đẩy quá trình lắp đặt thiết bị và chuyển đổi công nghệ mới của các doanh nghiệp tham gia Dự án và tiếp tục thực hiện các hợp đồng ba

bên (giữa doanh nghiệp, Ban Quản lý Dự án và nhà cung cấp thiết bị). Đề nghị WB trình MLF xem xét cho phép thay thế tiểu dự án của Công ty đã ngừng sản xuất xốp bằng Công ty mới có đủ điều kiện tham gia Dự án để đảm bảo thực hiện mục tiêu Dự án. Ban Quản lý Dự án phối hợp với WB rà soát lại toàn bộ các hoạt động của Dự án và kinh phí của từng hạng mục, tiến hành sửa đổi kế hoạch đấu thầu của Dự án phù hợp với tình hình thực tế; xem xét chuyển các phần kinh phí dư thừa cho các hoạt động khác phù hợp với mục tiêu, nội dung của Dự án và trình Lãnh đạo Bộ TNMT xem xét, phê duyệt kế hoạch đấu thầu sửa đổi vào đầu năm 2016. Ban Quản lý Dự án tiếp tục tăng cường công tác quản lý Dự án và triển khai các hoạt động của Dự án theo kế hoạch đã định. Các doanh nghiệp tham gia Dự án tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành và thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết khi tham gia Dự án. Tiếp tục chuẩn bị xây dựng Văn kiện Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam-giai đoạn II.

Trao chứng chỉ tập huấn Kiểm soát hải quan đối với xuất nhập khẩu các chất HCFC

Trao chứng chỉ tập huấn Kiểm soát hải quan đối với xuất nhập khẩu các chất HCFC

Page 5: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-2015 7

Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, điều phối thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực thực hiện Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn ở Việt Nam” do Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (MLF) viện trợ không hoàn lại. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) là cơ quan quốc tế thực hiện Dự án theo ủy thác của MLF. Dự án thực hiện trong 02 năm: 2014 và 2015. Mục tiêu của Dự án: Giúp Việt Nam duy trì bộ máy đầu mối quốc gia thi hành Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và điều phối, xây dựng và thực hiện các hoạt động thi hành Nghị định thư Montreal ở Việt Nam. Các hoạt động chính của Dự án đã thực hiện trong năm 2015: - Phối hợp với các đơn vị của Cơ quan chủ Dự án thực hiện đề xuất phân bổ hạn ngạch và xác nhận 131 đăng ký nhập khẩu các chất HCFC và polyol trộn sẵn HCFC-141b của 85 doanh nghiệp theo quy định và quy trình Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 do Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập-tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; - Xây dựng báo cáo số liệu tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn năm 2014 gửi Ban Thư ký Nghị định thư Montreal và Ban Chấp hành Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal trên cơ sở dữ liệu nhập khẩu các chất HCFC đã được cấp phép.

- Tham gia tổ chức một số khóa huấn luyện cho các doanh nghiệp về cơ chế hải quan một cửa trong trong nhập khẩu, xuất khẩu các chất HCFC; - Điều phối thực hiện các hoạt động dự án loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn ở Việt Nam; phối hợp với Ban Quản lý Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam- giai đoạn I và Ngân hàng Thế giới trong việc thu thập thông tin phục vụ xây dựng Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam - giai đoạn II; -Tổ chức một số hội nghị, hội thảo về loại trừ polyol trộn sẵn HCFC-141b trong lĩnh vực sản xuất xốp tại Hà Nội; khởi động điều tra loại trừ HCFC-22 trong lĩnh vực làm lạnh, điều hòa không khí và polyol trộn sẵn HCFC-141b trong lĩnh vực sản xuất xốp tại TP. Hồ Chí Minh; - Biên soạn, in và phát hành 04 số Thông tin ô-dôn; phối hợp xây dựng và phát sóng phim tài liệu về chuyển đổi công nghệ loại trừ HCFC-141b trong sản xuất xốp; tổ chức kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn-16 tháng 9 năm 2015 theo hình thức “Tọa đàm về loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và biến đổi khí hậu”; - Tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2015 về các hoạt động thi hành Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn ở Việt Nam; đón tiếp và làm việc với một số đoàn khách, chuyên gia quốc tế về trao đổi thông tin, thảo luận tình hình thực hiện Nghị định thư Montreal tại Việt Nam.

TÓM TẮT TÌNH HÌNH THƯC HIÊN DƯ AN

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL VỀ CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN Ở VIỆT NAM

Page 6: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-20158

TÓM TẮT TÌNH HÌNH THƯC HIÊN DƯ AN

TRÌNH DIỄN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô - DÔN TRONG LĨNH VỰC KHO LẠNH TẠI VIỆT NAM Ngày 21 tháng 10 năm 2014 là một mốc thời gian quan trọng đối với Việt Nam trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn. Hội thảo khởi động Dự án “Trình diễn chuyển giao công nghệ giảm phát thải khí nhà kính và các chất làm suy giảm tầng ô – dôn trong lĩnh vực kho lạnh tại Việt Nam” đã diễn ra vào ngày 21 tháng 10 tại khách sạn Pullman, Hà Nội với sự tham dự của hơn 100 đại biểu từ các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp tư nhân trong nước, hiệp hội có liên quan như Hội Khoa học kỹ thuật lạnh và Điều hòa không khí, cơ quan Liên hợp quốc, nhà tài trợ, đối tác cung cấp công nghệ, chuyên gia trong lĩnh vực làm lành và một số bên liên quan khác. Mục đích của hội thảo là để nâng cao nhận thức về các mục tiêu chính của dự án, kết hợp với các đối tượng hưởng lợi tiềm năng, thảo luận về các vấn đề kỹ thuật và chính sách và tạo ra một mạng lưới các đối tác của dự án. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) thực hiện Dự án nêu trên. Dự án được Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) viện trợ không hoàn lại thông qua Cơ quan thực hiện

(IA) của GEF là UNIDO. Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2079/QD-BTNMT ngày 26 tháng 9 năm 2014. Mục tiêu của dự án: Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng cách tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sử dụng hydrocarbon, chất có rất ít tiềm năng làm nóng lên toàn cầu (GWP) trong các kho lạnh tại Việt Nam hiện đang tiêu thụ HCFC-22 cho hoạt động dịch vụ và bảo trì. Dự án tập trung vào công tác phối hợp giữa Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) trong việc giảm phát thải các khí nhà kính và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn trong việc giảm phát thải các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Để đạt được mục tiêu này, Dự án sẽ kết hợp các biện pháp phối hợp bao gồm hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng chính sách và các quy định, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và cộng đồng. Các hoạt động chính của Dự án: Dự án bao gồm ba hợp phần nhằm thúc đẩy phát triển thị trường môi chất lạnh với chỉ số tiềm năng làm nóng lên toàn cầu (GWP) thấp,

Ảnh 1: Lễ ký kết thỏa thuận Bàn giao thí điểm thiết bị HC290 tại Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu

Cầu Tre.

Ảnh 2: Lễ ký kết thỏa thuận Bàn giao thiết bị thí điểm tại Công ty XNK chế biến thủy sản Đại An.

Page 7: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-2015 9

đặc biệt đối với công nghệ hydrocarbon, trong lĩnh vực kho lạnh:

• Hỗ trợ về thể chế và chính sách;• Chuyển giao công nghệ; • Nâng cao nhận thức.

Trong hợp phần chuyển giao công nghệ, Dự án sẽ thúc đẩy nâng cấp thiết bị tại các doanh nghiệp trình diễn được lựa chọn, điều này sẽ không chỉ hứa hẹn việc vận hành trên một thiết bị thân thiện với khí hậu và ô-dôn, mà còn tiết kiệm được rất nhiều năng lượng. Các Dự án trình diễn dự kiến sẽ làm thí điểm cho việc chuyển đổi các kho lạnh ở Việt Nam trong cả hai lựa chọn về công nghệ lẫn thông số dự án. Bên cạnh đó, Quỹ Môi trường Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp quan tâm đến việc chuyển đổi và chuyển giao công nghệ, thông qua hình thức vốn vay ưu đãi. Trong tháng 9 năm 2015, Dự án đã trình diễn thí điểm thành công công nghệ thiết bị lạnh HC290 loại 5HP do hãng Zanotti (I-ta-li-a) chế tạo có chỉ số tiềm năng làm nóng lên toàn cầu (GWP) bằng không hoặc rất thấp để thay thế

cho các thiết bị lạnh hiện đang sử dụng khí R22 tại 04 Công ty ở Việt Nam bao gồm: Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An (TP. Nghệ An); Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đại An (TP. Hà Nội); Công ty cổ phần thủy sản Phú Minh Hưng (Quảng Ninh) và Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre (TP.Hồ Chí Minh). Cụ thể, đã lắp và đưa vào hoạt động 25 cụm thiết bị lạnh HC290 loại 5HP do hãng Zanotti (I-ta-li-a) chế tạo cho tổng cộng 9 kho lạnh của 4 công ty nêu trên.

Ảnh 3: Lắp đặt máy HC290 Ảnh 4: Nhiệt độ tại kho lạnh D2

Ảnh 7: Chứng kiến nạp ga HC290

Ảnh 6: Nạp ga HC290Ảnh 5: Dán nhãn UNIDO lên máy HC290 tại kho lạnh D3

Page 8: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-201510

Một số thông tin cơ bản của các kho lạnh được chuyển đổi nêu trong bảng sau:

Tên Công ty và tên kho lạnh

Thể tích kho và vật liệu cách nhiệt

Loại máy lạnh R22

trước chuyển đổi

Số cụm máy

HC290 5HP lắp cho kho

Nhiệt độ trong kho trước khi chuyển

đổi

Nhiệt độ

trong kho sau

khi chuyển

đổi

Lượng điện tiết kiệm

Cty Cầu Tre, kho lạnh D2

260m3 PU125mm

15HPx2 (tổng 30HP)

5HPx3 (tổng 15HP)

-12oC đến -15oC

-19oCđến -22oC

Giảm từ 12.000 kwh/tháng xuống còn 5.000kwh/tháng

Cty Cầu Tre, kho lạnh D3

156 m3 PU125mm

15HP 5HPx2 (tổng 10HP)

-20oC -20oC Giảm hơn 1/3 do 2 máy nén mới chạy ít hơn máy nén cũ và công suất chỉ bằng 2/3

Cty Cầu Tre, kho lạnh B

460m3 PU100mm

15HPx3 (tổng 45HP)

5HPx4 (tổng 20HP)

-20oC -20oC

Công ty Phú Minh Hưng, kho lạnh 200T

816m3 PU120mm

50HP 5HPx6 (tổng 30HP)

-18oC đến -20oC

-20oC

Công ty Phú Minh Hưng, kho lạnh 70T

315 m3 PU120mm

30HP 5HPx3 (tổng cộng 15HP)

-18oC đến -20oC

-20oC

Công ty Đại An, kho lạnh 45T

162m3 PU150mm

15HP 5HPx2 (tổng cộng 10HP)

-20oC -20oC

Công ty Đại An, kho lạnh 20T

77m3 PU150mm

10HP 5HP -20oC -20oC Giảm một nửa

Giảm một nửa

Giảm một nửa

Giảm một nửa

Giảm một nửa

Giảm một nửa

Giảm một nửa

Công ty Animex Nghệ An, kho 35T nới rộng thành 50T

190m3 PU100mm

15HP 5HPx2 (tổng cộng 10HP)

-18oC -18oC

Công ty Animex Nghệ An,

182m3 PU100mm

15HP 5HPx2 (tổng cộng 10HP)

-18oC -18oC

Page 9: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-2015 11

Mục đích của việc chuyển đổi trình diễn là giúp cho các chủ kho lạnh Việt Nam tiếp cận được với công nghệ tân tiến nhất, thân thiện với môi trường trên thế giới, thấy được tiềm năng tiết kiệm khi chuyển đổi từ thiết bị lạnh R22 cũ, kém hiệu quả không thân thiện với môi trường sang thiết bị lạnh HC290 hoàn toàn tự động, có hiệu suất phát lạnh cao, tiết kiệm điện, giảm lượng khí R22 phát thải vào môi trường. Dự án đã lựa chọn cụm máy lạnh HC290 do Zanotti chế tạo model BAS235 (5HP) vì có những ưu điểm sau: • Cụm máy được thiết kế và chế tạo tốt, các phụ tùng cấu thành máy có chất lượng cao. • Cụm máy gọn nhẹ và có thể lắp thẳng lên panel kho lạnh không cần giá đỡ, thời gian lắp đặt ngắn và chi phí lắp đặt thấp. So với thiết bị lạnh NH3, thiết bị lạnh HC290 nguyên cụm có thời gian lắp đặt ngắn hơn và chi phí lắp đặt thấp hơn rất nhiều. • Cụm máy hoàn toàn tự động, có độ tin cậy cao, dễ vận hành và hiệu chỉnh, có thể chạy liên tục rất lâu mà không cần phải bảo dưỡng nhiều (chỉ cần định kỳ dùng hơi nén đánh sạch dàn ngưng). • Hiệu suất phát lạnh EER bằng khoảng 1,25 kw/kw ở nhiệt độ kho lạnh -20oC và nhiệt độ môi trường 35oC là đủ tốt cho kho lạnh cỡ nhỏ • Lượng ga HC290 trong máy rất ít chỉ có 1,6 kg/cụm máy nên rủi ro cháy nổ ở mức thấp. • Công suất lạnh của một cụm máy chỉ có 5 kw nên có thể lắp rất linh hoạt. Có rất nhiều kho lạnh ở Việt Nam cần 1 đến 4 cụm máy BAS235. • Giá thiết bị lạnh HC290 model BAS235 không cao hơn nhiều so với thiết bị lạnh R22 và HFC cùng công suất. Giá thiết bị lạnh HC290 thấp hơn giá thiết bị lạnh NH3 hoặc CO2 rất nhiều. • Tất cả các cấu thành của máy là các cấu thành tiêu chuẩn sẵn có trên thị trường nên khi có nhu cầu mua để thay thế có thể mua được dễ dàng.Với những ưu điểm nổi trội nêu trên, nhiều khả năng cụm máy lạnh HC290 BAS235 sẽ được dùng rộng rãi trên thế giới trong thời gian tới. Dùng công nghệ HC290 mới để thay thế

cho thiết bị lạnh R22 sẽ mang lại những lợi ích: • Chi phí vận hành thấp hơn nhiều so với khi chạy trên R22, chi phí đầu tư thấp (trong trường hợp nhân rộng), thời gian hoàn vốn ngắn • Nhiệt độ kho lạnh tốt hơn. • Thiết bị lạnh có độ tin cậy cao. • Công nghệ không dùng các chất làm suy giảm tầng ô dôn. • Phát thải CO2 trực tiếp và gián tiếp ít hơn nhiều so với khi chạy trên R22. Nhiệt độ trong các kho hiện nay tương đương hoặc đạt nhiệt độ âm sâu hơn so với trước khi chuyển đổi, mặc dù công suất máy mới lắp chỉ bằng khoảng 50% đến 66% so với trước khi cải tạo, thời gian máy chạy vẫn ngắn hơn trước đây, do đó lượng điện tiết kiệm được sẽ thường xuyên từ 1/3 đến trên 1/2 so với lượng điện tiêu thụ trước đây. Phản hồi của các Công ty tham gia thí điểm cho rằng trước khi vận hành thí điểm, các Công ty đều chưa chắc về việc những cụm máy lạnh nhỏ như vậy lại có công suất lạnh đủ lớn thay thế cho các cụm máy lạnh R22 lớn hơn từ 1,5 lần đến hơn 2 lần. Kết quả chạy thử và những kết quả theo dõi tiêu thụ điện đầu tiên vượt xa mức kỳ vọng của 04 Công ty nêu trên. Kết quả lắp đặt và chạy thử bước đầu cho thấy những cụm máy lạnh HC290 cỡ nhỏ loại này có những ưu điểm sau: (1) Hiệu suất phát lạnh cao hơn hẳn so với các thiết bị lạnh R22 cũ, phù hợp cho các kho lạnh cỡ nhỏ;(2) Chi phí đầu tư ban đầu không cao;(3) Lắp đặt rất nhanh và dễ dàng, không cần giá đỡ, không cần thợ có chuyên môn cao, chi phí lắp đặt rất thấp; (4) Lượng khí HC290 rất nhỏ nên rủi ro cháy nổ thấp; (5) Dùng nhiều cụm máy cho 1 kho nên rất linh hoạt, độ tin cậy cao và (6) Mặc dù hay phải xả tuyết (khoảng 4 giờ/1 lần) nhưng thời gian xả tuyết mỗi lần chỉ khoảng 2 phút trong đó khoảng 1 phút xả ga nóng nên nhiệt độ kho tương đối ổn định. Kết quả chạy thử tại 04 công ty trên bước đầu cho thấy có nhiều lợi ích kinh tế và môi trường trong việc nhân rộng ứng dụng khí HC290 cho các kho lạnh cỡ nhỏ tại Việt Nam trong những năm tới để loại bỏ R22 một cách kinh tế nhất.

Page 10: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn ra đời năm 1985 và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được ký năm 1987 là những văn bản pháp lý cơ bản và quan trọng để cộng đồng quốc tế cùng chung tay góp sức loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi các tác động có hại của tia bức xạ cực tím từ mặt trời đối với sức khỏe con người và các hệ sinh thái; bảo vệ tầng ô-dôn cho các thế hệ hôm nay và mai sau, đồng thời góp phần vào nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngày 16 tháng 9 hàng năm được cộng đồng quốc tế lấy làm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn để kỷ niệm ngày ký Nghị định thư Montreal. Năm nay, cộng đồng quốc tế kỷ niệm 30 năm Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn 1985-2015 và Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn 16 tháng 9 năm 2015 với chủ đề chung “30 năm cùng nhau bảo vệ tầng ô-dôn” và với khẩu hiệu “Ô-dôn là tất cả những gì giữa bạn và tia cực tím”. Để kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2015, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường-Cơ quan đầu mối tham gia và chủ trì thực hiện Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto của

Công ước đã chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định và các cơ quan liên quan tổ chức “Tọa đàm loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và biến đổi khí hậu tại Việt Nam” ở TP. Nam Định, tỉnh Nam Định vào ngày 16 tháng 9 năm 2015. Mục đích của Tọa đàm là cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến các hoạt động trên thế giới và trong nước về bảo vệ tầng ô-dôn, ứng phó với biến đổi khí hậu và góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực, khả năng tham gia và phối hợp của các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương trong các hoạt động bảo vệ tầng ô-dôn và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường và ông Vũ Minh Lượng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định chủ trì Tọa đàm. Ông Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cũng đến dự Tọa đàm. Tham dự Tọa đàm có khoảng hơn 100 đại biểu bao gồm lãnh đạo, đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; một số cơ quan thông tấn báo chí, Đài phát thanh và truyền hình ở trung ương, địa phương và lãnh đạo, đại diện của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy; Văn phòng UBND tỉnh; các

KỶ NIÊM NGÀY QUỐC TẾ

BẢO VỆ TẦNG Ô-DÔN NĂM 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-201512

Page 11: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-2015 13

Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh; các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội của tỉnh; Ủy ban nhân dân và Phòng Tài nguyên và Môi trường 10 huyện; các doanh nghiệp dịch vụ làm lạnh và điều hòa không khí; các Phòng, Chi cục, Trung tâm của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã nghe các báo cáo và trao đổi ý kiến về công tác bảo vệ tầng ô-dôn và ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam với nội dung chính tóm tắt như sau:

Về vấn đề bảo vệ tầng ô-dôn: Tầng ô-dôn là tấm lá chắn bảo vệ sự sống trên trái đất khỏi các tia bức xạ cực tím có hại từ mặt trời, tuy nhiên trong quá trình phát triển, con người đã phát minh, sử dụng và thải ra khí quyển một lượng lớn hoá chất, trong đó có các chất làm làm suy giảm tầng ô-dôn. Hậu quả là tầng ô-dôn bị suy thoái, lỗ thủng tầng ô-dôn đã xuất hiện ở Nam Cực vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước và có nguy cơ lan rộng. Được coi như mái nhà của Trái đất, tầng ô-dôn bị suy giảm đe dọa mọi sự sống trên hành tinh, trước hết là con người và các hệ sinh thái. Nhận thức rõ nguy cơ nêu trên, cộng đồng quốc tế đã ký Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn ra năm 1985 tại Vienna, CH Ao và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn năm 1987 tại Montreal, Canađa. Được đánh giá là một điều ước quốc tế về môi trường thành công nhất từ trước đến nay, Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn với mục tiêu loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (ODS) ở tất cả các nước phát triển và đang phát triển, đã nhận được sự đồng thuận toàn cầu, đến năm 2014, đã có 197/197 nước phê chuẩn và thực hiện. Nghị định thư Montreal về các chất

làm suy giảm tầng ô-dôn cũng nhận được sự ủng hộ của tất cả các tập đoàn công nghiệp và các ngành công nghiệp trên toần cầu. Nghị định thư Montreal cũng là một hình mẫu về hợp tác quốc tế giữa các nước phát triển và đang phát triển và giữa các nước đang phát triển với nhau, trong đó các nước phát triển luôn đi đầu trong việc loại trừ các chất ODS và đóng góp tài chính để hỗ trợ cho các nước đang phát triển. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, toàn bộ các chất CFC, halon, CTC đã được loại trừ hoàn toàn trên thế giới, ngoại trừ một lượng nhỏ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc hen. Các nước sản xuất CFC, halon và CTC đã đóng cửa các nhà máy sản xuất các chất này. Theo đánh giá của các nhà khoa học trên thế giới, nếu không có Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal, thế giới có thể phải đối mặt với sự tăng thêm 20 triệu ca ung thư da và 130 triệu ca đục thủy tinh thế, chưa kể đến tác hại do tia bức xạ cực tím gây ra cho hệ thống miễn dịch của con người, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và sản xuất nông nghiệp. Với việc loại trừ hoàn toàn các chất CFC, halon và CTC, các nước thành viên Nghị định thư Montreal đã góp phần giảm phát thải vào khí quyển 135 gigaton CO2 tương đương, tương ứng với giảm phát thải 11 Gigaton CO2/năm, cao gấp 4-5 lần mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính mà Nghị định thư Kyoto đặt ra trong thời kỳ cam kết đầu tiên trong giai đoạn 2008-2012. Để có được thành tựu nêu trên, các quốc gia thành viên Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal đã có những biện pháp chính sách, tài chính và công nghệ mạnh mẽ trên cả bình diện toàn cầu và ở từng quốc gia, các quy định của Nghị định thư Montreal đã được tuân thủ đầy đủ ở các nước phát triển và đang phát triển. Việc điều hành thực hiện Nghị định thư Montreal tiến hành thống nhất ở tất cả các nước. Các biện pháp ở từng nước có thể khác nhau nhưng đều chung một mục tiêu duy nhất là loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.Việt Nam tham gia Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal từ tháng 01

Page 12: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-201514

năm 1994. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Bộ, ngành, các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan sử dụng ODS để loại trừ tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC, 3,8 tấn halon là lượng tiêu thụ hàng năm ở nước ta từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Với thành tích nêu trên, Việt Nam đã được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công nhận và đánh giá cao những đóng góp tích cực của Việt Nam trong việc thực hiện Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal. Để tiếp tục đẩy mạnh thực thi Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal, trong các năm tiếp theo, Việt Nam cần loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất HCFC. Quá trình loại trừ các chất HCFC có thể kéo dài đến năm 2030, nhưng nếu nhận được hỗ trợ đầy đủ về tài chính và công nghệ từ phía các tổ chức quốc tế, Việt Nam có thể hoàn thành loại trừ các chẩt HCFC vào năm 2025. Để bảo đảm tuân thủ hạn định loại trừ các chất HCFC theo Nghị định thư Montreal, về mặt chính sách, Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập-tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Các biện pháp chính sách khác cũng đang được xem xét xây dựng và ban hành trong thời gian tới. Tỉnh Nam Định đã đóng góp một phần quan trọng trong tiến trình giảm cầu về các chất HCFC ở Việt Nam. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện từ năm 2014 nhiều biện pháp nhằm giảm cầu về các chất HCFC.

Về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Cùng với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ trên toàn cầu, thông qua những hoạt động của mình như

đốt các nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, cháy rừng và khai thác rừng, chuyển đổi sử dụng đất, sản xuất lương thực và chăn nuôi, sản xuất công nghiệp, chất thải... con người đã đang làm tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, dẫn đến gia tăng hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ bề mặt Trái đất và khí quyển tăng nhanh với tốc độ chưa từng có trong quá khứ. Người ta gọi đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu, gây biến đổi khí hậu trên Trái đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên và sự sống trên Trái đất mà hậu quả tiêu biểu nhất là làm mực nước biển dâng cao. Các hoạt động phát thải quá mức các khí nhà kính vào khí quyển của con người chính là nhân tố cơ bản và quyết định gây biến đổi khí hậu toàn cầu từ hơn một thế kỷ qua và trong những thế kỷ tới. Phần lớn nhất phát thải các khí nhà kính toàn cầu trong lịch sử và hiện tại bắt nguồn từ các nước phát triển. Trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 0,6oC và mực nước biển dâng khoảng 10-20cm. Biến đổi khí hậu gây rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng và nguy hiểm đến các hoạt động kinh tế-xã hội, các hệ thống sinh thái và cuộc sống con người, chẳng hạn như: các nước đất thấp, đảo nhỏ, các nước có ven biển thấp, các vùng rừng ngập mặn sẽ bị ngập, thậm chí bị xóa tên trên bản đồ thế giới do nước biển dâng; gây biến động dòng chảy sông, làm tăng lượng bốc thoát hơi tiềm năng; ảnh hưởng đến mùa sinh trưởng và phân bố cây trồng, cấu trúc mùa màng hàng năm; tác động đến hệ sinh thái rừng, làm tăng nguy cơ diệt chủng của một số loài động vật, thực vật quý hiếm và tăng nguy cơ cháy rừng; ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm tăng dịch bệnh; đe dọa các công trình, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và các vùng dân cư vùng ven biển. Trước hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra, cộng đồng quốc tế đã ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm 1992 với mục tiêu cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của

Page 13: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-2015 15

con người đối với hệ thống khí hậu toàn cầu cũng như thông qua Nghị định thư Kyoto của UNFCCC năm 1997 với việc đưa ra 03 cơ chế mềm dẻo nhằm giúp các nước phát triển thực hiện cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính định lượng và giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu cuối cùng của UNFCCC. Nghị định thư Kyoto chia ra làm hai thời kỳ cam kết: 2008-2012 và 2013-2020. Cộng đồng quốc tế đã và đang tiến hành đàm phán với kỳ vọng thông qua Thỏa thuận quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý mới về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu (gọi tắt là Thỏa thuận 2015) tại Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia UNFCCC (COP21) ở Paris, Pháp vào cuối năm 2015. Thỏa thuận 2015 dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ năm 2020 và áp dụng chung cho tất cả các nước nhằm giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng dưới 2oC vào cuối thế kỷ này. Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng. Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,5-0,7 oC và mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Việt Nam đã ký UNFCCC tháng 6 năm 1992, phê chuẩn UNFCCC tháng 11 năm 1994 và ký Nghị định thư Kyoto tháng 12 năm 1998, phê chuẩn Nghị định thư Kyoto tháng 9 năm 2002 cũng như phê chuẩn Bản sửa đổi, bổ sung Doha vào Nghị định thư Kyoto tháng 6 năm 2015. Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống còn và đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 cũng nêu rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương và cộng đồng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng đã tích cực tham gia các đàm phán quốc tế về biến đổi khí

hậu, đặc biệt là các Hội nghị các Bên tham gia UNFCCC (COPs). Việt Nam đã hoàn thành và gửi Ban Thư ký UNFCCC Thông báo quốc gia đầu tiên (tháng 12 năm 2003), Thông báo quốc gia lần thứ hai (tháng 12 năm 2010), Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất (tháng 12 năm 2014) và Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (tháng 9 năm 2015). Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số Thông tư hướng dẫn xây dựng và thực hiện dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) theo Nghị định thư Kyoto. Tính đến tháng 10 năm 2015, Việt Nam đã có 255 dự án CDM được Ban Chấp hành quốc tế về CDM (EB) công nhận, đăng ký với tổng lượng khí nhà kính giảm được ước khoảng 138 triệu tấn CO2 trong thời kỳ tín dụng dự án và nhận được gần 11.000.000 Chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CERs) do EB cấp. Trên thế giới, Việt Nam được xếp thứ 4 về số lượng dự án CDM đăng ký và xếp thứ 11 về lượng CERs được cấp. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam đến năm 2100 được Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và công bố là cơ sở khoa học định hướng cho các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu, xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Với sự hỗ trợ của quốc tế, một số lượng đáng kể chương trình, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai ở Việt Nam. Các Bộ, ngành, cơ quan, tỉnh/thành phố trong đó có tỉnh Nam Định đã và đang tích cực xây dựng, cập nhật và thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của mình.

Kết thúc Tọa đàm, các đại biểu đánh giá cao nội dung quan trọng, thiết thực của Tọa đàm và tin tưởng rằng những thông tin hữu ích được trình bày, trao đổi tại Tọa đàm sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo vệ tầng ô-dôn và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Page 14: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-201516

1. Thông tin chung

Cuộc họp lần thứ 36 nhóm công tác mở rộng các bên tham gia Nghị định thư Montreal (OEWG 36) được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 7 năm 2015 tại Paris, Cộng hòa Pháp. Tham dự OEWG 36 gồm các đại biểu đại diện cho Chính phủ các nước thành viên tham gia Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (MP), các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, các chuyên gia của các cơ quan của MP, các Tổ chức Liên Chính phủ, phi Chính phủ và các ngành công nghiệp có liên quan.

Tại OEWG 36, các đại biểu xem xét một số vấn đề như các Báo cáo đánh giá bốn năm một lần năm 2014 của Ban Đánh giá Khoa học (SAP), Ban Đánh giá Tác động Môi trường (EEAP) và Ban Đánh giá Công nghệ và Kinh tế (TEAP); Báo cáo tiến độ năm 2015 của TEAP; đề cử miễn trừ sử dụng thiết yếu (EUEs) và miễn trừ sử dụng nguy cấp (CUEs); lựa chọn thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (ODS) và kết quả các cuộc thảo luận không chính thức về tính khả thi và cách thức quản lý HFCs. OEWG 36 cũng xem xét 04 đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với MP liên quan đến HFCs, trong đó đề xuất 1 của Hoa Kỳ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô; đề xuất 2 của Ấn

Độ; đề xuất 3 của Cộng đồng Châu Âu (EU) với 28 nước thành viên và đề xuất 4 của Nhà nước đảo Kiribati, quần đảo Marshall, Mauritius, Liên bang Micronesia, Palau, Phi-lip-pin, Samoa và quần đảo Solomon.

2. Diễn biến, nội dung và kết quả chính của cuộc họp OEWG 36

Đồng Chủ tịch Emma Rachmawaty (In-đô-nê-xi-a) phát biểu khai mạc cuộc họp. Bà Birmpili, Thư ký điều hành Ban Thư ký ô-dôn tóm tắt các điểm chính nổi bật trong các buổi thảo luận về quản lý HFC bao gồm sự thành công của MP trong các lĩnh vực thị trường sử dụng HFCs; nhu cầu giải quyết một cách thận trọng tình hình đặc biệt của các nước đang phát triển; Quỹ Đa phương (MLF) nên là cơ chế tài chính cho việc kiểm soát HFC; nhu cầu thực hiện cần linh hoạt và có tính khả thi; vấn đề đề nghị miễn trừ. Bà Birmpili cũng nhấn mạnh những nỗ lực hướng tới quản lý HFC trong khuôn khổ MP phải được xây dựng trên cơ sở tin cậy. Các đại biểu đã thông qua Chương trình nghị sự cuộc họp do đồng Chủ tịch Paul Krajnik (Ốt-xtrây-li-a) đưa ra.

Các Báo cáo đánh giá bốn năm một lần năm 2014 của SAP, EEAP và TEAP: Ông John Pyle, đại diện của SAP giới thiệu tài liệu “20 câu hỏi và

TIN THẾ GIỚITIN THẾ GIỚITÓM TẮT KẾT QUẢ CUỘC HỌP LẦN THỨ 36 NHÓM CÔNG TÁC MỞ RỘNG

CÁC BÊN THAM GIA NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL TẠI PARIS

Page 15: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-2015 17

trả lời về tầng ô-dôn: cập nhật năm 2014” và cho rằng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (ODS) đang có dấu hiệu giảm, ví dụ trong giai đoạn 1996-2012, khí chlorine giảm 10%, bromide giảm 12% chủ yếu do việc thực thi quy định về methyl bromide. Theo ông John Pyle, tầng ô-dôn dường như đang dần được hồi phục và việc chấm dứt sản xuất tất cả HCFCs trong tương lai cũng như loại bỏ tất cả các nguồn cung cấp ODS vào năm 2020 sẽ chỉ có tác động hạn chế đến mức độ tổng thể của ODS. Ông A.R.Ravishankara (Hoa Kỳ), đồng Chủ tịch SAP thông báo HFCs đang tăng nhanh và sự gia tăng này có thể đo được trong khí quyển, tác động đến khí hậu và góp phần gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều đại biểu cũng cho rằng HFCs có tiềm năng góp phần gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu. Bà Janet Bornman (Ốt-xtrây-li-a), đồng Chủ tịch EEAP trình bày báo cáo của EEAP và cho biết có một số thay đổi nhỏ về bức xạ tia cực tím UV-B từ những năm 1990. Ông Nigel Paul (Vương quốc Anh), đồng Chủ tịch EEAP cho biết EEAP đang biên soạn tài liệu cập nhật về tác động môi trường của trifluoroacetic acid (TFA). Ông Ashley Woodcock (Vương quốc Anh), đồng Chủ tịch TEAP nhấn mạnh thông điệp chính của Báo cáo đánh giá năm 2014 là MP và các kế hoạch quản lý loại bỏ HCFC nói chung đang được triển khai thực hiện suôn sẻ và kêu gọi tiếp tục cảnh giác với những thách thức còn lại và lựa chọn công nghệ thích hợp để tránh làm vô hiệu hóa các lợi ích về tầng ô-dôn và khí hậu của MP. Một số đại biểu cho rằng các Bên nên xem xét cách thức hoàn thành quá trình loại trừ sử dụng ODS trong phòng thí nghiệm và nêu lên những thách thức mà các Bên cần khắc phục. Ông đồng Chủ tịch TEAP giới thiệu tóm tắt về vai trò, tổ chức của TEAP và các Ủy ban phương án kỹ thuật (TOCs) và cũng nêu lên những khó khăn như thiếu nhân lực giỏi (một số thành viên nghỉ hưu), thiếu kinh phí hỗ trợ các nước không thuộc Điều 5, gây mất cân bằng trong TOCs và ông kêu gọi các nước tuyển chọn các chuyên gia và hỗ trợ TEAP, TOCs tiếp tục hoạt động. Trong quá trình thảo luận, đại biểu Thụy

Sĩ đề nghị làm rõ sự khác nhau giữa nồng độ đo được và phát thải carbon tetrachloride (CTC) bao gồm phát thải từ các nguyên liệu cấp cho các máy để chế biến và các thông tin về sản xuất methyl bromide. Đại biểu EU ghi nhận sự liên kết giữa các biện pháp bảo vệ tầng ô-dôn và khí hậu cũng như bảo vệ sức khỏe con người tránh khỏi bức xạ tia cực tím (UV) và yêu cầu nêu rõ thêm thông tin về lĩnh vực điện lạnh di động, đặc biệt hệ thống điều hòa không khí dùng trong ô tô. Đại diên TEAP cho biết đang thảo luận với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) về các chất thay thế halon cho hoạt động hàng không dân dụng. Đại biểu Trung Quốc bày tỏ lo ngại nồng độ dichloromethane tăng nhanh có thể ảnh hưởng xấu đến tầng ô-dôn. Tuy-ni-di báo cáo với MLF và Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) về dự án thí điểm ngày khử trùng và đề nghị xem xét đưa các kết quả tích cực của dự án đối với methyl bromide vào các báo cáo sau này. Đại biểu Saudi Arabia kêu gọi cần nhấn mạnh hơn vấn đề nâng cao hiệu quả năng lượng trong các báo cáo tiếp theo. Đại diện SAP ghi nhận ảnh hưởng của các khí đến tầng ô-dôn và cho biết các thông tin thêm sẽ được nêu trong các báo cáo đánh giá sau này.

Báo cáo tiến độ năm 2015 của TEAP: Ông Keiichi Ohnishi (Nhật Bản), đồng Chủ tịch TOC hóa học (CTOC) đánh giá cao đề cử sử dụng thiết yếu của Trung Quốc (EUN) cho CTC năm 2016 cho phòng thí nghiệm và sử dung phân tích. Ông Mohammed Besri (Morocco), đồng Chủ tịch TOC methyl bromide (MBTOC) trình bày báo cáo tổng quan việc sử dung methyl bromide giai đoạn 1992 - 2013 và cho biết từ năm 2008, việc sử dụng methyl bromide của các Bên thuộc Điều 5 đã vượt quá mức sử dụng methyl bromide của các Bên không thuộc Điều 5. Ông Mohammed Besri cũng thông báo đề cử EUNs và sử dụng nguy cấp đã nhận được. Theo ông Ian Porter (Ốt-xtrây-li-a), đồng Chủ tịch MBTOC, chưa nhận được đề cử cho ngành chế biến dâu tây của Hoa Kỳ-ngành sử dụng nhiều nhất methyl bromide đang cần loại trừ. Ông David Catchpole, đồng Chủ tịch

Page 16: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-201518

MBTOC Halons (HTOC) thảo luận công việc của Nhóm công tác về Quyết định XXV1/7 liên quan đến Halon 1211, Halon 1301, Halon 1311 và hoạt động của hàng không dân dụng. Đại biểu Ca-na-đa, EU, Hoa Kỳ và Ốt-xtrây-li-a cho biết sẽ sớm cung cấp thông tin về sử dụng halon trong hàng không dân dụng nhưng cũng bày tỏ quan ngại về việc thiếu các chất thay thế.

Các miễn trừ theo các Điều 2A-21 của MP: Đối với đề cử cho EUEs năm 2016, đại biểu Trung Quốc đề nghị 70 tấn CTC để sử dụng năm 2016 cho phòng thí nghiệm và phân tích nhằm kiểm tra dầu, mỡ và toàn bộ hydrocarbon dầu trong nước. Đại biểu Trung Quốc đưa ra đề xuất đối với dự thảo quyết định về EUE cho phòng thí nghiệm và sử dụng phân tích năm 2016. Đề xuất này được sửa đổi trên cơ sở tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc nhằm loại bỏ nhu cầu sử dụng CTC trong kiểm tra chất lượng nước nhưng quá trình này diễn ra chậm và đòi hỏi một yêu cầu khác đối với EUE trong cả năm 2016. Cả EU và Hoa Kỳ đều đề nghị tham vấn không chính thức để sửa đổi, bổ sung văn bản. EU muốn dự thảo nêu rõ quá trình cải cách tiêu chuẩn của Trung Quốc sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2016 nhưng theo đại biểu Trung Quốc, thời hạn này khó đạt được. Đại biểu Trung Quốc nhắc lại rằng Trung Quốc chấp nhận kiến nghị của CTOC cho năm 2016. Cuối cùng, dự thảo quyết định sẽ được chuyển đến Cuộc họp lần thứ 27 các Bên tham gia MP (MOP 27) xem xét. Đối với đề cử cho CUEs các năm 2016 và 2017, đại biểu Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Nam Phi nêu ý kiến về sản xuất, chế biến dâu tây và cho biết hiện nay các biện pháp thay thế đối với CUEs khó khả thi. Đại biểu nhiều Bên không thuộc Điều 5 và EU đề nghị tất cả các Bên loại trừ sử dung methyl bromide. Đại biểu Ốt-xtrây-li-a hoan nghênh kiến nghị của MBTOC.

Các chất thay thế ODS: Đối với báo cáo của Nhóm công tác đặc biệt thuộc TEAP liên quan đến các chất thay thế ODS, các đại biểu thảo luận về quyết định XXVI/9 nêu trong báo cáo. Báo cáo đã cập nhật thông tin về các chất thay thế,

tập trung vào các lĩnh vực điện lạnh và điều hòa không khí cũng như xem xét chỉnh sửa các kịch bản tránh các chất làm lạnh gây gia tăng tiềm năng nóng lên toàn cầu (GWP) với sự nhấn mạnh mới về khoảng thời gian chuyển đổi sản xuất. Theo đại diện TEAP, GWP trung bình ở mức 300 được chọn trên cơ sở năm 2020 là năm bắt đầu chuyển tiếp; khoảng 10 trong số 70 chất thay thế ODS đang được thử nghiệm; dự kiến việc sử dụng HFC tăng 50% trong giai đoạn 2015-2030 dựa trên giả định tăng trưởng kinh tế trung bình của các nước thuộc Điều 5. Chủ tịch Nhóm công tác đặc biệt cho biết sẽ tiếp tục tập trung làm rõ hơn các vấn đề như các giả định và cơ sở các tham số được chọn cho các kịch bản, đặc biệt là con số GWP trung bình 300; ước tính thời kỳ chuyển đổi còn hơn 6 năm và bắt đầu muộn hơn năm 2020 hoặc năm 2025; các dự kiến đến năm 2050, đặc biệt xem xét các thời kỳ chuyển đổi dài hơn; phân tích chính xác hơn và các tham số liên quan đến các nước hay khu vực có nhiệt độ xung quanh cao; xem xét các loại chi phí; đánh giá khả năng phù hợp với khí hậu và thời gian tồn tại của 70 chất thay thế nêu trong báo cáo. Các đại biểu thảo luận và nhất trí các Bên tiếp tục cung cấp cho Ban Thư ký ô-dôn thông tin cập nhật liên quan đến các hoạt động trong nước mình thực hiện Khoản 9 của Quyết định XIX/6 để Ban Thư ký ô-dôn tổng hợp, thông báo tại MOP 27 tới.

Báo cáo kết quả các cuộc thảo luận không chính thức giữa các khóa họp về tính khả thi và cách thức quản lý HFCs: Các đại biểu thảo luận báo cáo kết quả cuộc họp ở Vienna, Ao vào tháng 6/2015 và ghi nhận các cuộc thảo luận không chính thức đã đưa ra một số ý kiến tích cực và hợp tác về quản lý HFCs. Các đại biểu nhất trí tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận không chính thức, tăng cường hoạt động của các Nhóm công tác trước khi diễn ra MOP 27.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với MP liên quan đến HFCs: Đại biểu Ca-na-đa giới thiệu đề xuất Bắc Mỹ năm 2015 của Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Mê-hi-cô về loại trừ HFC và hoan nghênh tăng số lượng các đề xuất sửa đổi, bổ sung cho

Page 17: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-2015 19

MP để có cơ sở lựa chọn, tìm ra giải pháp phù hợp chung cho tất cả các Bên. Theo Ca-na-đa, đề xuất Bắc Mỹ theo cấu trúc của các sửa đổi, bổ sung trước đây nhưng có thêm một số chỉnh sửa mới để giải quyết mối quan tâm vừa qua của cộng đồng. Đại biểu Ấn Độ nêu đề xuất bao gồm các nguyên tắc như tiếp cận công bằng để phát triển bền vững, quyền tự quyết. Đề xuất này liên quan đến 19 chất HFCs. Đại biểu EU trình bày các điểm chính nội dung đề xuất và lịch trình loại trừ dài hạn HFCs của các nước thuộc Điều 5. Đại diện Liên bang Micronesia thay mặt Nhà nước đảo Kiribati, quần đảo Marshall, Mauritius, Palau, Phi-lip-pin, Samoa và quần đảo Solomon giới thiệu đề xuất và nêu rõ các Bên cần tổng hợp, lựa chọn những điểm thích hợp của 04 đề xuất để xây dựng thành một văn bản đề nghị sửa đổi bổ sung chung đối với MP, trong đó có các Điều, Khoản mới về cơ chế tài chính. Đại diện các quốc đảo này cũng nhấn mạnh sự gia tăng nhu cầu sử dụng HFC trong ngành điện lạnh, điều hòa không khí từ năm 2012 và ủng hộ văn bản sửa đổi, bổ sung liên quan đến HFC. Nội dung 04 đề xuất này sẽ tiếp tục được đàm phán thông qua các thảo luận không chính thức tiếp theo.

Về đường cơ sở, đại biểu EU cho rằng để thiết lập đường cơ sở, EU dự định loại bỏ sử dụng HFC và HCFCs vào năm 2019, đồng thời hạn chế mức tiêu thụ trung bình cho các năm 2015 và 2016; cần hài hòa giữa loại bỏ HCFC và loại trừ dần HFC; việc tiêu thụ HFC có thể tăng thay thế khoảng trống của việc loại bỏ HCFC. Theo đại biểu Ấn Độ, MLF đang tài trợ các đợt điều tra khảo sát về các chất thay thế ODS, không phải về tiêu thụ HFC. Đại biểu Mê-hi-cô cho biết nhiều nước đã có cơ quan đăng ký hải quan chuyên theo dõi các loại hàng hóa xuất nhập khẩu, trong đó có các loại hóa chất và các đợt điều tra khảo sát do MLF tài trợ đã thu thập được số liệu tiêu thụ của tất cả các chất thay thế bao gồm cả HFCs; do đó, đường cơ sở có thể được tính toán qua việc sử dụng thông tin từ các cơ quan Hải quan và các số liệu tiêu thụ hiện đang được thu thập trong khuôn khổ các dự án do MLF tài trợ.

Đối với việc ngừng và loại trừ dần sử dụng HCFC, HFC, đại biểu Hoa Kỳ đề nghị EU cho biết lịch trình ngừng và loại trừ dần sử dụng HCFC, HFC. Theo đại biểu EU, các bước loại trừ dần sử dụng HCFC, HFC sẽ được quyết định tại MOP 32 vào năm 2020 và TEAP cung cấp thông tin phân tích, hướng dẫn phương pháp tiếp cận để quyết định thiết lập các bước ngưng, loại trừ dần HCFC, HFC. Đại biểu một số nước cho rằng tỷ lệ phần trăm giảm và tiêu thụ HCFCs, HFC nêu trong đề xuất Bắc Mỹ và đề xuất EU còn khác biệt.

Về sử dụng hiệu quả năng lượng, nhiều đại biểu cho rằng trong khuôn khổ MP, có những bước cần tiến hành như thay đổi chính sách hiện tại của MLF, đòi hỏi khấu trừ từ hỗ trợ của MLF bất kỳ lợi nhuận tài chính từ hiệu quả năng lượng cũng như ngoài MP, làm việc với các nhà hoạch định chính sách nhằm bảo đảm rằng việc loại trừ dần HFC phù hợp với các chính sách hiệu quả năng lượng. Đại biểu Ấn Độ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả năng lượng. Theo đại biểu Hoa Kỳ, các Bên cần thảo luận với Ban Thư ký MLF và TEAP về cách thức có thể để đạt mục tiêu đầu tư chuyển đổi nhằm khuyến khích, thúc đẩy lợi ích sử dụng hiệu quả năng lượng.

Đối với việc đánh giá và chuyển giao công nghệ, các đại biểu thảo luận về thời gian xem xét, đánh giá công nghệ đối với các Bên thuộc Điều 5 và các Bên không thuộc Điều 5 cũng như phương thức chuyển giao công nghệ. Theo EU, việc chuyển giao công nghệ có thể được MLF hỗ trợ theo thủ tục hiện hành. Hoa Kỳ cho rằng MLF đã có hồ sơ theo dõi việc khuyến khích chuyển đổi công nghệ và chi phí bao gồm cả chuyển giao công nghệ thường do MLF tài trợ và một số trường hợp do Tổ chức quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) hỗ trợ.

Về hỗ trợ tài chính, đại biểu Hoa Kỳ thông báo Tuyên bố gần đây của Nhóm nước G7 kêu gọi đàm phán về loại trừ dần HFC trong năm nay và sẵn sàng cung cấp tài chính hỗ trợ các

Page 18: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-201520

nước thuộc Điều 5. Đại biểu EU cho rằng bằng việc đề xuất một sửa đổi, bổ sung đối với Điều 10 (cơ chế tài chính), MLF sẽ hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật trên cơ sở chi phí giá trị gia tăng đã thỏa thuận và thủ tục hiện hành.

Liên quan đến các quyền sở hữu trí tuệ (IPRs), các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của các Điều, Khoản của IPRs đối với các nước thuộc Điều 5 và đề nghị MLF tài trợ toàn bộ chi phí chuyển đổi công nghệ vì thực tế chi phí các công nghệ mới, trong đó có công nghệ làm lạnh rất đắt. IPRs là vấn đề cơ bản đối với việc chuyển đổi HFC tiềm năng

Về mối quan hệ giữa Nghị định thư Montreal (MP) và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), đại biểu Ấn Độ ghi nhận đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với UNFCCC và Nghị định thư Kyoto (KP) liên quan đến HFCs. Theo đại biểu Hoa Kỳ, đề xuất Bắc Mỹ nêu rõ rằng việc sửa đổi, bổ sung đổi đối với MP không có ý định loại bỏ HFCs ra khỏi phạm vị cam kết của UNFCCC và KP và đề xuất Bắc Mỹ đề cập đến mối quan hệ giữa UNFCCC và MP. Đại biểu EU giải thích đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều I của MP nhằm làm rõ rằng trong Phụ lục mới, HFCs không được coi là chất bị kiểm soát và như vậy vẫn nằm trong phạm vi của UNFCCC và KP. Pa-kix-tăng yêu cầu nguyên tắc “Trách nhiệm chung nhưng có phân biệt (CBDR) của UNFCCC phải được nêu trong 04 đề xuất. Đại biểu một số nước đề nghị Ban Thư ký ô-dôn xây dựng văn bản về mối quan hệ pháp lý giữa MP và UNFCCC để đưa ra MOP 27 xem xét, quyết định.

Loại bỏ HCFCs: Các đại biểu thảo luận về các phương thức loại bỏ HCFCs; khả năng và nhu cầu EUEs đối với các Bên không thuộc Điều 5; xem xét nhu cầu cho 0,5% thiết bị phục vụ trong giai đoạn 2020-2030 của các Bên không thuộc Điều 5 cũng như việc giảm sản xuất HCFCs cho mỗi Bên sản xuất vì nhu cầu cơ bản trong nước. Các đại biểu cũng nhấn mạnh cần tăng cường hơn nữa việc trao đổi thông tin giữa các Bên về vấn đề loại bỏ HCFCs.

Các biện pháp tạo thuận lợi cho việc giám sát thương mại đối với HCFCs và các chất thay thế: Ban Thư ký ô-dôn đã thực hiện quyết định XXVI/8 bằng cách hợp tác với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) để xây dựng các mã thương mại đối với HCFCs và các chất thay thế, một vấn đề sẽ được WCO đưa ra thảo luận trong các khóa họp tới. Một số Bên hoan nghênh sự cộng tác giữa Ban Thư ký ô-dôn và WCO. Đại biểu Israel cho biết Israel đang thực thi quá trình quốc gia đối phó với vấn đề nhập khẩu HCFCs và Cơ quan Hải quan Israel cho rằng cần phải có các mã thương mại như vậy. Đại biểu EU cho biết EU cũng đang thiết lập các mã thương mại hải quan và sẵn sàng chia sẻ thông tin về kết quả ngay sau khi quá trình hoàn thành. Đại biểu Ốt-xtrây-li-a thông báo nước họ đã có mã thương mại hải quan gồm 8 chữ số. Một số đại biểu đề nghị Ban Thư ký ô-dôn cung cấp thông tin về tất cả các chất thay thế cho WCO.

Nói chung, cuộc họp OEWG 36 diễn ra sôi nổi và thành công. Các đại biểu thảo luận về 04 đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với MP liên quan đến HFCs do 40 Bên đưa ra và cho rằng tuy 04 đề xuất còn có sự khác biệt nhưng cũng là cơ hội để xem xét, đánh giá và lựa chọn thành phần nội dung phù hợp để tiếp tục đàm phán, xây dựng một bản sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh được tất các Bên chấp thuận. Các vấn đề quan trọng được các đại biểu rất quan tâm là các đường cơ sở và thời gian biểu để loại trừ dần HFC. Một số đại biểu bày tỏ lo ngại rằng sự chồng chéo trong quá trình loại bỏ HCFCs và loại trừ dần HFCs có thể gây áp lực đối với các ngành công nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Các đại biểu nhất trí sẽ tiếp tục thảo luận, đàm phán các vấn đề nêu trên tại cuộc họp tiếp theo của OEWG 36 ở Dubai, Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất vào cuối tháng 10 năm 2015 và trình MOP 7 cũng họp ở Dubai vào đầu tháng 11 năm 2015 để MP tái khẳng định vai trò và trách nhiệm bảo vệ tầng ô-dôn, đồng thời cũng bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu.

Page 19: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-2015 21

Cuộc họp tiếp theo của OEWG 36 lần thứ 2 được tổ chức trong 02 ngày 29 và 30 tháng 10 năm 2015 tại Dubai, Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất. Trong bài phát biểu khai mạc, bà Tina Birmpili, Thư ký điều hành Ban Thư ký ô-dôn công nhận những tiến bộ đã đạt được tại cuộc họp OEWG 36 lần thứ 1 vào tháng 7 năm 2015 vừa qua tại Paris về tính khả thi và phương thức quản lý HFCs. Tại cuộc họp, bà Tina Birmpili lưu ý 08 vấn đề chính bao gồm: (1) Sự xác đáng và công nhận tình hình đặc biệt của các nước đang phát triển về thời gian bổ sung trong thời hạn kiểm tra, các đường cơ sở khác nhau và tỷ lệ giảm từ đường cơ sở cũng như tài trợ và chuyển giao công nghệ; (2) Quỹ Đa phương (MLF) là cơ chế tài chính phục vụ việc quản lý HFC và cung cấp kinh phí cần thiết đáp ứng nhu cầu của các Bên thuộc Điều 5 để tuân theo các biện pháp liên quan đến HFC và cần xác định chi phí nào sẽ được MLF tài trợ; (3) Quyền sở hữu trí tuệ; (4) Tính chất linh hoạt trong việc giúp các nước xây dựng các

chiến lược và ưu tiên riêng của mình trong các lĩnh vực và công nghệ; (5) Các miễn trừ và một cơ chế xem xét định kỳ các chất thay thế; (6) Mối quan hệ giữa HFCs với việc loại bỏ HCFC; (7) Các điều khoản thương mại của các Bên không tham gia và (8) Xây dựng các thể thức quản lý HFCs không gây bất cứ mâu thuẫn nào giữa các điều khoản của Nghị định thư Montreal và Nghị định thư Kyoto. Bà Tina Birmpili nhấn mạnh 08 vấn đề này có quan hệ chặt chẽ với nhau, nêu rõ nhóm tiếp xúc chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc thảo luận, bảo đảm tất cả các mối quan tâm phải được giải thích một cách rõ ràng và kêu gọi các đại biểu tiếp tục đồng tâm hiệp lực hướng tới sự thành công của Nghị định thư Montreal. Các đại biểu nhất trí với 08 vấn đề nêu trên và tiếp tục bàn về tính khả thi và các phương thức quản lý HFCs; tài chính và các cơ chế tài chính; nhiệm vụ của nhóm tiếp xúc về quản lý HFCs tại các buổi thảo luận nhóm không chính thức để đưa vào báo cáo tóm tắt kết quả cuộc họp OEWG 36 lần thứ 2 trình MOP 27 xem xét.

TÓM TẮT NỘI DUNG CUỘC HỌP OEWG 36

LẦN THỨ II CÁC BÊN THAM GIA NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL TẠI DUBAI

Page 20: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-201522

1. Thông tin chung Cuộc họp lần thứ 27 các bên tham gia Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (MOP 27) diễn ra từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 11 năm 2015 tại Dubai, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tham dự MOP 27 có đại biểu đại diện cho các Chính phủ, các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, các Tổ chức Liên Chính phủ, phi Chính phủ, các Viện nghiên cứu và các ngành công nghiệp có liên quan. MOP 27 đã thông qua một số quyết định trọng yếu bao gồm miễn trừ sử dụng thiết yếu (EUEs) và miễn trừ sử dụng nguy cấp (CUEs); tránh nhập khẩu không mong muốn các sản phẩm và thiết bị chứa hoặc dựa vào HCFCs; và báo cáo của Ban Đánh giá Công nghệ và Kinh tế (TEAP) về các chất thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (ODS) và một số quyết định thủ tục như ngân sách; các vấn đề tổ chức liên quan đến TEAP và tư cách thành viên của các cơ quan Nghị định thư Montreal năm 2016. MOP 27 đã nghe báo cáo tóm tắt kết quả cuộc họp OEWG

36, trong đó có việc nhất trí với nhiệm vụ của nhóm tiếp xúc về tính khả thi và cách thức quản lý HFCs. Các đại biểu đã đồng ý lộ trình đàm phán bổ sung HFC. MOP 27 gồm Phiên họp trù bị (01-03 tháng 11 năm 2015) và Phiên họp cấp cao (04-05 tháng 11 năm 2015).2. Nội dung và kết quả chính của MOP 27 MOP 27 đã bầu Chủ tịch là ông Virginia Poter (Ca-na-đa); các Phó Chủ tịch là ông Rose Mkankomeje (Rwanda), ông Tumau HerownaNeru (Samoa), ông Sabir Atadjanov (Kyrgyztan) và báo cáo viên là ông Elias Gomez. Các đại biểu đã thông qua Chương trình cuộc họp. Sau quá trình nghe các báo cáo và thảo luận, MOP 27 đã thông qua một số quyết định với các nội dung chính được tóm tắt như sau: - Thông qua điều chỉnh ngân sách năm 2015 là 6.363.557 USD và dự toán ngân sách năm 2016 là 6.772.162 USD. Thông qua khoản đóng góp niên liễm của các Bên năm 2015 là 4.276.933 USD và năm 2016 cũng là 4.276.933 USD. Khuyến khích các Bên đóng góp tự nguyện

TÓM TẮT KẾT QUẢ CUỘC HỌP LẦN THỨ 27

CÁC BÊN THAM GIA NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL VỀ CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN TẠI DUBAI

Page 21: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-2015 23

bổ sung cho Quỹ ủy thác “Hỗ trợ các hoạt động của Ban Thư ký ô-dôn”. Duy trì sự hỗ trợ tài chính cho các Ban Đánh giá và đề nghị các Bên không thuộc Điều 5 cử chuyên gia tham gia các Ban Đánh giá. Kêu gọi sự đóng góp mạnh mẽ của các nhà tài trợ. Ghi nhận đóng góp quan trọng của Quỹ Đa phương (MLF) trong việc tài trợ các dự án trình diễn sử dụng công nghệ tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp trong lĩnh vực điều hòa không khí và làm lạnh. - Đánh giá cao 140 nước đã thông qua Kế hoạch quản lý loại trừ HCFC (HPMPs) và 33 nước đang xây dựng giai đoạn 2 của HPMPs. Ghi nhận trong năm 2014, các Bên đã gửi kế hoạch hành động liên quan đến các biện pháp kiểm soát tiêu thụ HCFCs theo Nghị định thư Montreal. - Công nhận Bosnia, Herzegovina, Libya đã báo cáo tiêu thụ hàng năm các chất bị kiểm soát trong Phụ lục C, nhóm I (HCFCs). Đồng ý với mức tiêu thụ cần thiết năm 2016 của Trung Quốc để đáp ứng sử dụng chủ yếu CTC cho việc kiểm tra, phân tích dầu, mỡ và hydrocarbon xăng trong nước. Đề nghị các nước gửi Ban Thư ký ô-dôn đề cử miễn trừ sử dụng nguy cấp (CUEs) và đề cử sử dụng nguy cấp methyl bromide (CUNs) cho các năm 2016 và 2017. - Yêu cầu TEAP ước tính khối lượng HFC cần sử dụng giai đoạn 2020-2030 và chuẩn bị báo cáo, trong đó có thông tin về các chất thay thế ODS để đưa ra OEWG 36 và MOP 28 xem xét trong thời gian tới. Yêu cầu TEAP và Ban Đánh giá Khoa học (SAP) tiếp tục phân tích sự khác nhau giữa nồng độ khí quyển đã quan trắc được và số liệu đã báo cáo về CTC nêu trong các báo cáo đánh giá năm 2014 của TEAP, SAP và lập báo cáo về vấn đề này trình MOP 28 thời gian tới. Khuyến khích các Bên gửi đến Ban Thư ký ô-dôn báo cáo các hoạt động giảm thiểu tác động môi trường của ODS. - Đề nghị các Ban Đánh giá xây dựng các báo cáo năm 2018 và gửi đến Ban Thư ký ô-dôn trước ngày 31 tháng 12 năm 2018 để đưa ra xem xét tại các cuộc hop OEWG và MOP 31 vào năm 2019

- Xem xét sửa đổi bổ sung HFC vào năm 2016. Tiếp tục nghiên cứu, xem xét các đề xuất sửa đổi, bổ sung vào Nghị định thư Montreal. Nhất trí với nội dung báo cáo tóm tắt của cuộc họp OEWG 36, trong đó có nhiệm vụ của nhóm tiếp xúc về tính khả thi và cách thức quản lý HFCs. Tại MOP 27, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ nhiều ý kiến bổ ích, thống nhất đẩy mạnh việc loại bỏ HCFC và nghiên cứu, sử dụng các chất thay thế ODS. MOP 27 đã đưa ra một số quyết định quan trọng, định hướng cơ bản để tiếp tục thực hiện thành công Nghị định thư Montreal trong thời kỳ tới.3. Hoạt động của đại biểu Việt Nam Đại biểu Việt Nam (Điều phối viên Ô – dôn Việt Nam, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tham dự đầy đủ các phiên họp của cuộc họp MOP 27, trao đổi ý kiến với đại biểu một số nước về vấn đề loại trừ ODS. Đại biểu Việt Nam đã học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu nội dung cuộc họp MOP 27 để tiếp tục góp phần triển khai các chương trình, dự án trong nước nhằm thực hiện mục tiêu của Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal. Bên lề cuộc hop MOP 27, Điều phối viên Ô – dôn Việt Nam đã có 3 buổi làm việc với các nhà tài trợ và đối tác, cụ thể: - Làm việc với Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley, Mỹ về việc hợp tác hỗ trợ trong lĩnh vực lạnh và điều hòa không khí. Nội dung hợp tác hỗ trợ sẽ được xây dựng chi tiết và ký kết hợp tác thông qua hình thức Biên bản ghi nhớ (MOU); - Làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) về việc chuẩn bị dự án HPMP giai đoạn II; - Làm việc với Shecco về việc chuẩn bị bài trình bày của Việt Nam tại hội nghị Khí quyển Châu A năm 2016 “các chất làm lạnh tự nhiên – các giải pháp cho Châu A”.

Page 22: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-201524

Ngày nay, thế giới tự hào đã loại bỏ 98% các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (ODS), tuy nhiên việc sử dụng ODS vẫn tiếp tục gia tăng trong các công nghệ thiết yếu cho cuộc sống trên Trái đất. Phát thải của các chất làm lạnh cũng như phát thải CO2 từ điện sử dụng chạy thiết bị là một trong những chủ đề trọng tâm của các cuộc tranh luận toàn cầu về biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-dôn và hiệu quả sử dụng năng lượng. Trên phạm vi toàn cầu, làm lạnh tiêu thụ khoảng 15-20% tổng lượng điện thế giới. Ước tính 185 tỷ KWh năng lượng được sử dụng hàng năm cho lĩnh vực làm lạnh trong các khu dân cư. Do đó, khẩn thiết phải có các phương án ướp lạnh và làm lạnh sử dụng hiệu quả năng lượng và thân thiện với khí hậu. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng không chỉ giảm hoặc tránh phát thải khí nhà kính mà còn nâng cao năng suất và hỗ trợ phát triển xã hội, bảo đảm an ninh năng lượng. Giảm sản xuất và sử dụng HFCs, các chất làm lạnh/tác nhân bọt xốp với tiềm năng nóng lên toàn cầu cao gấp từ hàng

trăm đến hàng nghìn lần CO2 là phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phổ biến nhất, nhanh nhất và hiệu quả chi phí nhất hiện có. Năm 2015 có ý nghĩa quan trọng đối với hành động toàn cầu và khu vực về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tháng 9 năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới họp tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ đã thông qua Kế hoạch hành động toàn cầu mới gọi là Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). SDGs bao gồm 17 mục tiêu và 169 mục đích nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường nóng bỏng trên thế giới, trong đó có việc phát triển các loại năng lượng sạch hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm tác động của biến đổi khí hậu. Nghị định thư Montreal đang góp phần cả trực tiếp và gián tiếp vào việc sử dụng hiệu quả năng lượng; bảo vệ tầng ô-dôn đồng thời cũng góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phát triển xã hội, bảo đảm an ninh và an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tạo nhiều việc làm xanh.

NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL

GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ BẢO VỆ KHÍ HẬU

Page 23: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-2015 25

Tổng thống Obama cho rằng biến đổi khí hậu là một trong những thách thức gây hiểm họa lớn nhất đối các thế hệ tương lai và chính quyền của ông cam kết thực hiện các bước có trách nhiệm để bảo đảm rằng hành tinh sẽ không bị ô nhiễm hay hủy hoại. Nhà Trắng thông báo một loạt cam kết và hành động thực thi mới của khu vực tư nhân nhằm giảm sử dụng và phát thải khí nhà kính tiềm tàng HFCs. Trong những năm qua, hàng loạt các hành động đã được thực hiện để cắt giảm tiêu thụ HFCs tương đương với hơn 100 triệu tấn CO2 vào năm 2025. Ngoài ra, các cam kết và hành động thực thi của khu vực tư nhân được công bố sẽ giảm bớt sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào HFCs và giảm tổng lượng tiêu thụ toàn cầu các khí nhà kính này tương đương hơn 01 tỷ tấn CO2 vào năm 2025. Khi đưa ra Kế hoạch Hành động Khí hậu, Tổng thống Obama đã cam

kết giảm phát thải HFCs thông qua định hướng, thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại. Vừa qua, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã soạn thảo xong một điều luật trong khuôn khổ Chương trình chính sách chuyển đổi mới (SNAP), trong đó sẽ cấm sử dụng một số chất HFCs khi có các chất thay thế khác thân thiện với khí hậu hơn. Đồng thời, EPA cũng đã liệt kê các chất thay thế thân thiện với khí hậu bổ sung có thể chấp nhận được để mở rộng các lựa chọn cho các doanh nghiệp sử dụng các chất hóa học ít có hại hơn đối với môi trường. Các Công ty của Hoa Kỳ hiện đang đi đầu trong việc hợp tác phát triển các chất thay thế mới an toàn và chi phí-hiệu quả thay cho HFCs và đưa vào sử dụng trong các xe hơi, điều hòa, tủ lạnh và các sản phẩm khác của Hoa Kỳ. Nhiều Công ty khác nhau kể cả các Nhà máy sản xuất hóa chất, Nhà máy chế tạo trang thiết bị sử dụng HFCs và người sử dụng đều cho thấy rằng các Công ty đang từng bước loại bỏ hoặc giảm dần sử dụng các chất HFCs và chuyển sang sử dụng các chất thay thế có tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp hơn. Hoa Kỳ đang đàm phán về bản sửa đổi, bổ sung vào Nghị định thư Montreal để loại trừ dần việc sản xuất và tiêu thụ HFCs trên phạm vi toàn cầu. Qua các tuyên bố song phương với Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-din và một số nước khác, Hoa Kỳ nhấn mạnh cần tăng cường quả lý HFCs thông qua Nghị định thư Montreal. Với các hành động quốc tế mạnh mẽ về HFCs, hy vọng có thể lảm giảm tới 0,5oC sự nóng lên toàn cầu vào cuối thế kỷ này, góp phần thực hiện mục tiêu giới hạn sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu.

CHÍNH QUYỀN VÀ LÃNH ĐẠO KHU VƯC TƯ NHÂN HOA KỲ

CAM KẾT GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH HFCs

Page 24: Thông tin Ô-dôn số 4 năm 2015

Thông tin ô-dôn Số 4-201526

Theo một nghiên cứu mới của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA), một nhóm các hóa chất làm lạnh được sử dụng rộng rãi như HFC đóng góp một phần rất nhỏ vào suy giảm tầng ô-dôn nhưng lượng có thể đo được, ngược lại với những giả định cũ của các thập kỷ trước đây.Tầng ô-dôn bao gồm một lớp phân tử ô-dôn tập trung chủ yếu tại tầng bình lưu thấp, hấp thụ phần lớn các tia bức xạ cực tím có hại từ Mặt trời trước khi nó đến bề mặt Trái đất. Nghiên cứu trong những năm 1990 cho thấy các chất HFCs, được dùng để thay thế cho các hóa chất làm lạnh gây suy giảm mạnh tầng ô-dôn, phá hủy một lượng ô-dôn không đáng kể. Tuy nhiên, kết luận đó được đưa ra chỉ qua việc xem xét khả năng phân hủy phân tử ô-dôn của các khí thông qua phản ứng hóa học xảy ra sau sự phân rã của các phân tử này trong bầu khí quyển. Nghiên cứu mới tập trung vào 5 loại HFCs được coi góp phần lớn vào sự nóng lên toàn cầu vào năm 2050 cho thấy rằng các khí đóng góp một cách giản tiếp làm suy giảm tầng ô-dôn. Phát thải HFC gây ra sự nóng lên của tầng bình lưu, làm tăng tốc độ phản ứng hóa học phá hủy các phân tử ô-dôn và chúng cũng làm suy giảm tầng ô-dôn tại vùng nhiệt đới bằng việc đẩy nhanh sự dịch chuyển lên trên của các dòng khí ít ô-dôn. Theo mô hinh, tác động của HFCs sẽ làm giảm 0,035% tổng lượng ô-dôn vào năm 2050. Đóng góp của HFCs vào việc suy giảm tầng ô-dôn là nhỏ so với các chất trước chúng. Ví dụ, trichlorofluoromethane hay CFC-11, từng là một trong những chất làm làm lạnh phổ biến hiện không được sử dụng nữa, gây suy giảm

tầng ô-dôn gấp khoảng 400 lần trên môt đơn vị khối lượng so với HFCs. “Chúng tôi không gợi ý rằng HFCs là mối nguy hiểm hiện hữu cho tầng ô-dôn hay cho việc phục hồi lỗ hổng tầng ô-dôn, nhưng các tác động của chúng không phải là không có như đã nói trước đây. Thực ra, HFCs là các chất gây suy giảm tầng ô-dôn yếu”, ông Margaret Hurwitz, một nhà khoa học khí quyển của NASA đã phát biểu như vậy. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học cũng nhận ra rằng HFCs có tác động đến nhiệt độ của tầng bình lưu và sự thay đổi của ô-dôn. Ví dụ, nếu giảm phát thải HFC 50% sẽ làm giảm sự thay đổi của ô-dôn một phần đáng kể. Mối liên quan trực tiếp này sẽ có ích cho việc đánh giá, ước tính tác động của các HFCs mới có. Ông Margaret Hurwitz cũng nêu rõ “Chúng ta có thể cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một ước tính tác động của các khí HFCs mới đối với tầng bình lưu”. HFCs đã được thông qua để thay thế cho CFC và HCFC trong tủ lạnh và điều hòa trong nhà và trong xe ô-tô. CFCs gây hậu quả lớn làm suy giảm tầng ô-dôn, lần đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện vào những năm 1980, đặc biệt đã và đang tiếp tục gây ra lỗ thủng tầng ô-dôn ở Nam Cực. Các phân tử CFC chứa các nguyên tử clo và mỗi nguyên tử có thể phá hủy hàng nghìn phân tử ô-dôn.Trong khi đó, HCFCs gây nguy hiểm ít hơn cho tầng ô-dôn vì chúng chứa các nguyên tử hydro. Nếu như xu hướng sản xuất vẫn tiếp tục, dự kiến cho thấy rằng vào năm 2050, lượng nóng lên toàn cầu bởi tất cả các chất HFCs sẽ tương đương 20% của các-bon đi-ô-xít (CO2).

NGHIÊN CỨU MỚI CỦA NASA VỀ HFC