Top Banner
1 THẦN SHIVA TRONG VĂN HÓA ÓC EO Đặng Văn Thắng Tóm tt Shiva là vị thần quan trọng nhất trong văn hóa Óc Eo, xuất hiện trong suốt thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ giai đoạn Óc Eo sớm cho đến giai đoạn hậu Óc Eo, có số lượng áp đảo so với các vị thần khác. Chỉ riêng chất liệu đá đã tìm được 88 hiện vật thuộc thần Shiva trong khi chỉ có 53 hiện vật thuộc thần Vishnu. Trong giai đoạn Óc Eo sớm, tượng Linga hiện thực dạng thô sơ; hình tượng Shiva đứng tóc xù bng ra hai bên tai được khắc trên vàng hoặc hình tượng Linga, Linga-Yoni, tượng Linga, biểu tượng đinh ba Vajra, bò thn Nandin vật cưỡi ca thn Shiva. Tgiai đoạn Óc Eo phát triển đến giai đọan hu Óc Eo, Shiva thhin bng tượng Linga hay Linga-Yoni. Vmt loi hình hc có thnhn ra sphát trin của Linga trong văn hóa Óc Eo như sau: Linga hiện thc (có tthế kII BC) → Linga-Yoni (có tthế kIV) → Linga ba phần (có tthế kV) → Linga hai phn (có tthế kVII). Đền thần Shiva trong giai đoạn Óc Eo sm là mt kiến trúc gạch như ở Khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp) hay bằng đá, sau đó đá và gạch như ở khu di tích Óc Eo Ba Thê (An Giang) có trgii (seima) sâu vào lòng đất bên trong có vàng thhin thn Shiva hay biểu tượng ca thn, vật cưỡi ca thn. Tgiai đoạn Óc Eo phát trin đến giai đọan hu Óc Eo, đền thn Shiva là mt kiến trúc gch hay bằng đá gch, sau nữa còn có đá ong như ở Gò Đồn (Long An). Thần được thhiện dưới dng Linga hay Linga- Yoni bằng đá, máng nước thiêng Somasutra đặt bên trên đền. 1. Thn Shiva Shiva (tiếng Phạn: , Śiva, nghĩa là "điềm lành" ) là một vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo và là một khía cạnh của Trimurti. Phái Shaiva của Ấn Độ giáo coi Shiva là vị Thƣợng đế tối cao. Thần Shiva thƣờng đƣợc thể hiện dƣới hình thức Shiva linga. Trong các ảnh tƣợng, thần thƣờng đƣợc thể hiện trong trạng thái thiền định sâu hoặc đang múa điệu Tandava trên Maya, biểu hiện sự vận hành của trụ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Shiva). Shiva là thn linh của ngƣời Hindu trông coi vsinh sản và tái sinh. Đƣợc liên tƣởng ti vthn linh ca Vđà là Rudra, ngài đƣợc ngƣời mđạo giúp đỡ trong nhim vto ln ca ngài và hcũng đi theo ngài trên con đƣờng tu tp huyn bí (Roy C. Craven 2005: 36). Shiva là thn hy dit và tái to. Thn Shiva da trắng, tƣợng trƣng cho bản cht thun túy ca tt ccác màu sc; ba con mắt tƣợng trƣng cho mặt tri, mặt trăng và ngn la thế gian, có thnhìn thu quá kh, hin tại và tƣơng lai; mái tóc rối ca Shiva tƣợng trƣng cho thần Gió; sông Hng chy ttrên mái tóc ca Shiva xung là biu hin Phó Giáo sƣ – Tiến sĩ, Trƣờng Đại hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn – Đại hc Quc gia TP. HChí Minh
21

Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

Feb 01, 2017

Download

Documents

trinhdiep
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

1

THẦN SHIVA TRONG VĂN HÓA ÓC EO

Đặng Văn Thắng

Tóm tắt

Shiva là vị thần quan trọng nhất trong văn hóa Óc Eo, xuất hiện trong suốt thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ giai

đoạn Óc Eo sớm cho đến giai đoạn hậu Óc Eo, có số lượng áp đảo so với các vị thần khác. Chỉ riêng chất

liệu đá đã tìm được 88 hiện vật thuộc thần Shiva trong khi chỉ có 53 hiện vật thuộc thần Vishnu.

Trong giai đoạn Óc Eo sớm, tượng Linga hiện thực dạng thô sơ; hình tượng Shiva đứng tóc xù bồng ra

hai bên tai được khắc trên vàng hoặc hình tượng Linga, Linga-Yoni, tượng Linga, biểu tượng đinh ba

Vajra, bò thần Nandin vật cưỡi của thần Shiva. Từ giai đoạn Óc Eo phát triển đến giai đọan hậu Óc Eo,

Shiva thể hiện bằng tượng Linga hay Linga-Yoni.

Về mặt loại hình học có thể nhận ra sự phát triển của Linga trong văn hóa Óc Eo như sau: Linga hiện

thực (có từ thế kỷ II BC) → Linga-Yoni (có từ thế kỷ IV) → Linga ba phần (có từ thế kỷ V) → Linga hai

phần (có từ thế kỷ VII).

Đền thần Shiva trong giai đoạn Óc Eo sớm là một kiến trúc gạch như ở Khu di tích Gò Tháp (Đồng

Tháp) hay bằng đá, sau đó đá và gạch như ở khu di tích Óc Eo – Ba Thê (An Giang) có trụ giới (seima)

sâu vào lòng đất bên trong có vàng thể hiện thần Shiva hay biểu tượng của thần, vật cưỡi của thần. Từ

giai đoạn Óc Eo phát triển đến giai đọan hậu Óc Eo, đền thần Shiva là một kiến trúc gạch hay bằng đá

gạch, sau nữa còn có đá ong như ở Gò Đồn (Long An). Thần được thể hiện dưới dạng Linga hay Linga-

Yoni bằng đá, có máng nước thiêng Somasutra đặt bên trên đền.

1. Thần Shiva

Shiva (tiếng Phạn: , Śiva, nghĩa là "điềm lành" ) là một vị thần quan trọng của Ấn

Độ giáo và là một khía cạnh của Trimurti. Phái Shaiva của Ấn Độ giáo coi Shiva là vị

Thƣợng đế tối cao. Thần Shiva thƣờng đƣợc thể hiện dƣới hình thức Shiva linga. Trong

các ảnh tƣợng, thần thƣờng đƣợc thể hiện trong trạng thái thiền định sâu hoặc đang múa

điệu Tandava trên Maya, biểu hiện sự vận hành của vũ trụ

(http://vi.wikipedia.org/wiki/Shiva).

Shiva là thần linh của ngƣời Hindu trông coi về sinh sản và tái sinh. Đƣợc liên tƣởng

tới vị thần linh của Vệ đà là Rudra, ngài đƣợc ngƣời mộ đạo giúp đỡ trong nhiệm vụ to

lớn của ngài và họ cũng đi theo ngài trên con đƣờng tu tập huyền bí (Roy C. Craven

2005: 36). Shiva là thần hủy diệt và tái tạo. Thần Shiva da trắng, tƣợng trƣng cho bản

chất thuần túy của tất cả các màu sắc; ba con mắt tƣợng trƣng cho mặt trời, mặt trăng và

ngọn lửa thế gian, có thể nhìn thấu quá khứ, hiện tại và tƣơng lai; mái tóc rối của Shiva

tƣợng trƣng cho thần Gió; sông Hằng chảy từ trên mái tóc của Shiva xuống là biểu hiện

Phó Giáo sƣ – Tiến sĩ, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí

Minh

Page 2: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

2

cho sự tinh khiết. Hơn nữa, theo huyền thoại Shaivite, Shiva đã bằng lòng hứng chịu sức

va chạm của nƣớc sông Hằng, không để nƣớc đổ xuống có khả năng tiêu diệt trần gian,

bằng cách để nƣớc sông dội ngay trên đầu của thần, xuyên qua mái tóc bện chằng chịt

của thần rơi xuống một cách êm ả trên mặt đất (Roy C. Craven 2005:180) và chia tách

thành bảy dòng sông thiêng của đất nƣớc Ấn Độ; trong búi tóc của Shiva có mặt trăng,

biểu tƣợng cho sự tuần hoàn của thời gian và thời gian cũng chính là hủy diệt; Shiva có

bốn cánh tay tƣợng trƣng cho bốn phƣơng và thể hiện quyền năng thống trị của Shiva.

Trong đó một tay cầm đinh ba Vajra biểu hiện sự sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt; một tay

cầm cây rìu biểu hiện sức mạnh tuyệt đối; một tay nữa ra hiệu xua đuổi sự sợ hải và một

tay kia ban phƣớc lành, sức khỏe, tuổi thọ... Sức mạnh sáng tạo siêu việt của Shiva là

hình ảnh các Linga. Shiva có bản tính vừa nóng nảy, hiếu sát vừa có tính phóng dục. Lúc

nào thần cũng cầm trong tay cây cung và mũi tên, mình mặc áo da hổ là đã chinh phục sự

ham muốn, đầu quấn chằng chịt những hoa lá đồng nội, cổ quấn rắn. Shiva còn thể hiện

bằng các ngƣời vợ của thần có thể là Parvati (Bhagavati), Mahishasuramardini – Thần

Durga giết quỷ vƣơng đầu trâu Mahishasura, nên còn có tên là Mahishasuramardini

(Geetesh Dharma 2012: 101) – hay Uma hay đúng hơn là dạng các năng lực nữ tính của

thần Shiva, gọi là các Shakti. Các Yoni chính là hình ảnh tƣợng trƣng của các Shakti của

thần Shiva. Shiva thƣờng thể hiện cùng bò trung thành hay vật để cƣỡi Nandin và con trai

Ganesa (Doãn Chính 1999: 65-67).

Ở Ấn Độ vào thế kỷ XII, Phật giáo và Hindu giáo có nhiều điểm tƣơng đồng, thậm

chí Đức Phật đã đƣợc những ngƣời Hindu nhìn nhận là hiện thân thứ 9, còn gọi là sự hóa

thân của thần Vishnu. Vào cuối thế kỷ XII ở Ấn Độ, từ sự xuất hiện của đạo Islam ở châu

thổ Indus vào thế kỷ VIII, dƣới lƣỡi gƣơm của đạo Islam, đã thống trị ở miềm Bắc Ấn Độ

và thung lũng sông Ganga (sông Hằng). Về sau, Phật giáo biến mất và nền văn hóa Hindu

dần dần đƣợc tô điểm thêm ảnh hƣởng của đạo Islam (Roy C. Craven 2005: 205-206 và

215). Trong bối cảnh đó, ở Nam Bộ từ sau thế kỷ XII, đạo Hindu gần nhƣ không có điều

kiện phát triển và vùng đất Nam Bộ bƣớc vào thời kỳ hoang vắng. Cho đến thế kỷ XIII,

cƣ dân ở vùng đất Nam Bộ còn thƣa thớt (Vũ Minh Giang 2008: 25).

Theo thống kê chƣa đầy đủ, trong giai đoạn văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo, có niên đại

từ thế kỷ II trƣớc Công nguyên cho đến thế kỷ XII, ngoài các hình tƣợng Shiva, Vishnu

và biểu tƣợng của thần, hóa thân của thần, vợ của thần, vật cƣỡi của thần, khắc trên vàng

ở Gò Tháp (Đồng Tháp), Đá Nổi (An Giang)…còn có số lƣợng lớn, 88 tƣợng Linga –

Yoni, bệ tƣợng bằng đá, bằng thạch anh. Số lƣợng đó hơn hẳn số lƣợng về thần Vishnu,

chỉ tìm đƣợc 54 tƣợng, đầu và cánh tay thần Vishnu bằng đá và có một tƣợng bằng kim

loại (Lê Thị Liên 2006: 198-204). Trƣớc đây George Coedès cho rằng, ở Phù Nam đạo

Phật Tiểu thừa đƣợc xác nhận là từ thế kỷ III, đã nở rộ trong những thế kỷ V và VI, dƣới

triều Jayavarman (Bồ Tà Bạt Ma) (năm 470 - 513) và Rudravarman (Lƣu Đà Bạt Ma)

(năm 514-550). Còn Shiva giáo, đã vật thể hóa dƣới hình thức của một chiếc dƣơng vật

Linga đá và đã rất thịnh hành trong thế kỷ V (George Coedès 2008: 122-123). Gần đây,

có ý kiến cho rằng “Ở Phù Nam, Shiva là vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo, kế đến là thần

Page 3: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

3

Vishnu và Đức Phật. Tuy nhiên dần dà về sau, Đức Phật cũng bị thay thế bằng thần

Shiva” (Geetesh Dharma 2012: 56).

Văn hóa Óc Eo tồn tại từ thế kỷ II trƣớc Công nguyên đến thế kỷ VII và tiếp tục tồn

tại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII đƣợc các nhà khảo cổ học gọi là giai đoạn hậu Óc Eo.

Căn cứ vào những hiện vật tìm đƣợc, đặc biệt là hiện vật gốm nhƣ việc chuyên nghiên

cứu ngói ở Gò Tƣ Trăm và nhận ra ba giai đoạn phát triển văn hóa Óc Eo của Yuko

Hirano (Yuko Hirano 2009), có thể chia văn hóa Óc Eo ra thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn Óc Eo sớm (thế kỷ II BC – IV AD)

Giai đoạn Óc Eo phát triển (thế kỷ IV - VII)

Giai đoạn hậu Óc Eo (thế kỷ VII - XII)

Văn hóa Óc Eo chịu ảnh hƣởng đậm đà của văn hóa Ấn Độ. Tín ngƣỡng và tôn giáo

từ Ấn Độ đã du nhập vào văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo. Từ Ấn Độ, một số lƣợng đáng kể

các thƣơng nhân (Vaishyas – đẳng cấp thứ ba) chủ yếu mang theo tơ lụa, vải mỏng

mouselin, hàng dệt may cao cấp, dao kéo, vũ khí, gấm thêu kim tuyến, quần áo thêu, tinh

dầu, thảm, dƣợc phẩm, ngà voi và đồ làm bằng ngà, đồ trang sức và thậm chí vàng ròng;

tu sĩ Phật giáo, đạo sĩ Bà La Môn (Brahmin – đẳng cấp cao nhất) và hoàng tộc Sát Đế Lợi

(Kshatriyas – đẳng cấp thứ hai) theo Ấn giáo đã đến và định cƣ vĩnh viễn ở vùng đất

Nam Bộ (Geetesh Sharma 2012: 30 và 55). Cƣ dân Óc Eo, một mặt tiếp thu những tinh

hoa trong tín ngƣỡng và tôn giáo của Ấn Độ, mặt khác sáng tạo những yếu tố mới, đặc

biệt là thể hiện các vị thần trên vàng và tƣợng bằng đá của Hindu giáo hay thể hiện tƣợng

Phật bằng gỗ và Pháp Thân Kệ trên vàng của Phật giáo.

Cho đến nay có thể ghi nhận đền tháp của Hindu trong văn hóa Óc Eo nhƣ sau:

Giai đoạn Óc Eo sớm (thế kỷ II BC – IV AD): cấu trúc đền khá đơn giản, vòng

ngoài vuông hay chữ nhật, đƣợc xếp đá (nhƣ ở khu di tích Óc Eo – An Giang), hay

xếp gạch kích thƣớc lớn – gạch loại 1 (Đặng Văn Thắng 2012: 772-776) (nhƣ ở

khu di tích Gò Tháp – Đồng Tháp), cửa quay về hƣớng Đông. Phần trung tâm có

trụ giới (seima) chữ vạn, xây bằng gạch, sâu vào lòng đất, bên trong có cát trắng

và có đƣa vào vàng miếng dát mỏng có hình của thần, biểu tƣợng của thần, hóa

thân của thần, vợ của thần, vật cƣỡi của thần…Vì là vàng nên đƣợc đƣa vào trụ

giới, sâu vào lòng đất, đƣợc đặt trong đền chứng tỏ sự hiện diện của những vị ấy

mà một vài ngƣời là “mộ hỏa táng”. Giai đoạn có tiếp xúc nhiều với bên ngoài,

nên tạo hình tƣợng bằng kim loại kích thƣớc nhỏ (Shiva, Vishnu…) và tạc tƣợng

bằng gỗ kích thƣớc lớn (tƣợng Phật) (Louis Malleret 1959: 369-370; Louis

Malleret 1969: 522). Đền giai đoạn này có thể là của các thần theo phái Shiva hay

của thần theo phái Vishnu, hay đền dành riêng cho thần này nhƣng bên cạnh có vị

thần khác – nhƣ đền Shore ở Nam Ấn Độ, xây dựng vào đầu thế kỷ VIII, mặc dù

Page 4: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

4

đƣợc dành riêng cho Shiva, vợ Pavarty và con Ganesa, nhƣng vẫn có một Vishnu

nằm ở phía Tây của ngôi đền

(http://bharathkumaran.blogspot.com/2013/01/mabalipuram-pride-of-

pallavas.html) – và cũng có thể là đền chung của Shiva và Vishnu. Các đền này,

hiện nay thƣờng nằm dƣới mặt đất. Trong một khu vực có nhiều đền Hindu.

Giai đoạn Óc Eo phát triển (thế kỷ IV - VII): cấu trúc đền phức tạp hơn,

kiến trúc vuông hay chữ nhật, nền đƣợc xếp đá, gạch (nhƣ ở khu di tích Óc Eo –

An Giang), hay xếp gạch, gạch loại 1 và loại 2 (nhƣ ở khu di tích Gò Tháp – Đồng

Tháp), cửa quay về hƣớng Đông. Có nơi đền vẫn còn xây trụ giới, có vàng bên

dƣới; có nơi đền xây Giếng Thần (Sacred well) có khi có vàng bên dƣới (nhƣ ở Gò

Thành – Tiền Giang; Gò Cây Thị - An Giang). Phổ biến là nền xây cao khoảng

trên dƣới 1m, có những giếng nhỏ bên trong khu đền– ở Ấn Độ hầu hết những đền

của thần đều có những giếng thần ở trong sân để mọi ngƣời tắm (Radhika

Srinivasan 2010: 120) – có máng thoát nƣớc thiêng Sumasutra nếu là đền thần

Shiva dƣới dạng Linga, không còn xây trụ giới sâu xuống lòng đất. Trên nền đặt

tƣợng thần Surya, Linga ba phần (Shiva), hay Vishnu…bằng đá tùy theo đền của

thần nào. Các đền này, hiện nay thƣờng nằm nổi cao trên mặt đất, bên trên có thể

có kiến trúc đá, gạch để che cho thần nhƣ hiện vật đá kiến trúc còn thấy ở Gò Tháp

Mƣời (Đồng Tháp), có thể gần giống nhƣ đền số 17, Sanchi, thời Gupta, xây dựng

khoảng năm 451 (Roy C. Craven 2005: 163). Hay theo dự đoán của Henri

Parmentier từ năm 1932, kiến trúc gạch có một số lƣợng nhỏ vật kỷ niệm với kích

thƣớc bé lùn, trƣớc có tiền sảnh lớn nhỏ khác nhau, tƣờng trần mà chỉ có trụ sàn,

phần nóc là một liên tiếp gác hẹp, thƣờng chỉ là một mặt thẳng đứng đơn giản,

đằng trƣớc có một sân thƣợng nhỏ, trang trí những khám thờ nhỏ, làm theo tinh

thần Kũdu của nghệ thuật Pallava (Louis Malleret 1959: 353; Louis Malleret 1969:

499).

Giai đoạn hậu Óc Eo (thế kỷ VII – XII): cấu trúc đền phức tạp, giai đoạn

đầu kiến trúc vuông hay chữ nhật, nền đƣợc xếp đá, gạch (nhƣ ở khu di tích Óc Eo

– An Giang), hay xếp gạch, gạch loại 2 có khi có cả loại 3 và loại 4. Loại gạch có

màu trắng xám, xám đỏ nhƣ ở di tích Gò Minh Sƣ thuộc khu di tích Gò Tháp –

Đồng Tháp (Đào Linh Côn 2010: 25); khu di tích Bình Tả - Long An, cửa quay về

hƣớng Đông, có khi có những đền nhỏ hơn của vị thần khác (đền Gò Đồn – Long

An, đền Gò Minh Sƣ – Đồng Tháp). Nền xây cao khoảng trên dƣới 2m và chỉ xây

phần tƣờng bên ngoài, bên trong nện đất, có khi có những hố nhỏ trong nền, có

Giếng Thần (nhƣ ở Gò Minh Sƣ – Đồng Tháp, An Lợi – An Giang), có máng thoát

nƣớc thiêng Sumasutra nếu là đền thần Shiva dƣới dạng Linga. Trên nền đặt tƣợng

thần Surya, Linga hai phần (Shiva), Linga - Yoni, hay Vishnu…tùy theo đền của

thần nào, bên trên có thể có kiến trúc đá, gạch để che cho thần (đền Tháp Mƣời).

Giai đoạn cuối (từ thế kỷ VIII) xây tháp cao bằng gạch, đá thƣờng làm trụ và mi

cửa có trang trí hoa văn hoa lá, trong lòng tháp đặt Linga – Yoni bằng đá biểu

Page 5: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

5

tƣợng cho sự hiện diện của thần Shiva (tháp Vĩnh Hƣng – Bạc Liêu, tháp Bình

Thạnh – Tây Ninh)…

2. Thần Shiva thể hiện trên vàng, đồng

Thần Shiva thể hiện trên vàng thƣờng tìm thấy trong đền có trụ giới Seima dạng chữ

vạn, xây bằng gạch nằm sâu trong lòng đất. Nếu ở Ấn Độ, thời Maurya (321-184 TCN)

việc điêu khắc đá rất thịnh hành và đến thời Kushan (60-240 CN) đã xuất hiện đồng tiền

vàng có chữ, một mặt in hình vua Kanishka trong tƣ thế đứng, mặt kia in hình Đức Phật

cũng trong tƣ thế đứng – hình ảnh Đức Phật lần đầu tiên xuất hiện, đạt trình độ tinh tế và

khá hoàn hảo (Roy C. Craven 2005: 47 và 103-104), thì ở Óc Eo tƣợng và các biểu

tƣợng, hóa thân…của thần Shiva đƣợc thể hiện trên vàng. Trong một đền có khi là của

thần Shiva, của thần Vishnu, có khi là của cả thần Shiva và thần Vishnu và trong đó còn

có biểu tƣợng của thần, hóa thân của thần, vợ của thần, vật cƣỡi của thần…chứng tỏ sự

hiện diện của các vị ấy. Có thể dẫn chứng một số đền cụ thể nhƣ sau:

- Ở khu di tích Đá Nổi (An Giang)

+ Đền thần Shiva, ký hiệu 85ĐN. M3

Hiện vật trong trong trụ giới tìm đƣợc có 1 nhẫn vàng, 31 lá vàng, 2 mảnh đồng tiền

cắt, 1 hạt chuỗi trong suốt và 5 viên đá quý có màu khác nhau (Lê Xuân Diệm, Đào Linh

Côn, V Sĩ Khải 1995: 236, 238). Đặc biệt có 7 lá vàng có hình ngƣời đứng, tóc xú bồng

ra hai bên tai. Có ngƣời cho rằng trong những hiện vật này có thể có một số là hình tƣợng

Shiva. Ngƣời khác cho các yếu tố tiếu tƣợng khó có thể cho rằng chúng là hình tƣợng của

Shiva. Tình trạng cũng tƣơng tự với các sƣu tâp mảnh vàng khác (Lê Thị Liên 2001:

138). Hình tƣợng thần Shiva thể hiện dƣới dạng nhân thần là hiếm trong văn hóa Óc Eo,

càng rất hiếm trên hiện vật vàng. Vì thế, dạng thần Shiva không r đƣợc thể hiện nhƣ thế

nào. Nhƣng trong một di tích 31 lá vàng, mà có đến 7 hiện vật hình khá giống nhau và đi

kèm với nó là 4 hiện vật với 2 đinh ba Vajra - biểu tƣợng của thần Shiva và 2 bò thần

Nandin – vật cƣỡi của thần Shiva, thì nhiều khả năng 7 hiện vật hình người đứng tóc xù

bồng ra hai bên tai, không phải là hình người bình thường, mà là thần Shiva. Một minh

chứng khác là tƣợng thần Hari – Hara bằng đá trong văn hóa Óc Eo, là một vị thần hổn

hợp của hai vị thần: Vishnu (Hari) và Shiva (Hara). Có tƣợng thể hiện trên là mũ hình trụ

(Vishnu) dƣới có mắt thứ ba (Shiva) hoặc trên mũ, nửa bên trái tƣợng có dáng hình trụ

(Vishnu) còn nửa bên phải tƣợng thấy tóc uốn cong, xù cao (Shiva). Hơn nữa, con sông

Hằng xuất phát từ dãy Himalaya chảy thành dòng thác lớn bao quanh thành phố của thần

Brahma ở núi Meru. Để ngăn cản, phân chia bớt sức mạnh của dòng thác này, Shiva đã

đứng dƣới dòng thác, cho dòng nƣớc chảy qua các lọn tóc của mình để chia tách thành

bảy dòng sông thiêng của đất nƣớc Ấn Độ. Shiva thƣờng ban những ân huệ tốt, thờ cúng

thần để cầu sức khỏe và tuổi thọ. Thần có vẻ dễ dãi, phóng khoáng trong vai trò này, sẳn

sàn giúp đỡ bất cứ ai chịu thờ phụng thần (Huỳnh Thị Đƣợc 2005: 65-66).

Page 6: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

6

Hiện vật vàng tìm đƣợc trong kiến trúc 85ĐN.M3 theo mô tả và bản vẽ của những

ngƣời khai quật, có thể thống kê lại nhƣ sau:

Đó là hình thần Shiva, biểu tƣợng, vật cƣỡi của thần Shiva và vì vậy có thể nói

85ĐN. M3 là đền thần Shiva.

+ Đền thần Shiva và thần Vishnu, ký hiệu 85ĐN.M2

STT Ký hiệu Tên hiện vật vàng Thần

1 85ĐN.

M3:11

Hình thần Shiva đứng

tóc xù bồng ra hai bên tai

Shiva

2 85ĐN.

M3:12

Hình thần Shiva đứng

tóc xù bồng ra hai bên tai

Shiva

3 85ĐN.

M3:13

Hình thần Shiva đứng

tóc xù bồng ra hai bên tai

Shiva

4 85ĐN.

M3:14

Hình thần Shiva đứng

tóc xù bồng ra hai bên tai

Shiva

5 85ĐN.

M3:16

Hình thần Shiva đứng

tóc xù bồng ra hai bên tai

Shiva

6 85ĐN.

M3:17

Hình thần Shiva đứng

tóc xù bồng ra hai bên tai

Shiva

7 85ĐN.

M3:18

Hình thần Shiva đứng

tóc xù bồng ra hai bên tai

Shiva

8 85ĐN.

M3:19

Đinh ba Vajra Biểu tƣợng của thần

Shiva

9 85ĐN.

M3:20

Đinh ba Vajra Biểu tƣợng của thần

Shiva

10 85ĐN.

M3:15

Bò thần Nandin Vật cƣỡi của thần Shiva

11 85ĐN.

M3:23

Bò thần Nandin Vật cƣỡi của thần Shiva

Page 7: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

7

Hiện vật trong trong trụ giới tìm đƣợc có 103 hiện vật vàng, 1 bệ thờ có gắn linga và

yoni bằng vàng, và 1 viên đá quý. Phần lớn là các lá vàng dát mỏng kích cỡ nhỏ nằm tập

trung phía Nam trong ô vuông dƣới cùng, phủ trên 2 bát (âu) đồng úp nhau bên trong

chứa bệ thờ có gắn linga và yoni bằng vàng (Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, V Sĩ Khải

1995: 233-234).

Hiện vật vàng tìm đƣợc trong kiến trúc 85ĐN.M2 theo mô tả và bản vẽ của những

ngƣời khai quật, có thể thống kê lại nhƣ sau:

STT Ký hiệu Tên hiện vật vàng Thần, Phật

1 85ĐN.M2 1 bệ Linga-Yoni

(Linga bằng vàng,

Yoni bằng hợp kim đồng

thiếc)

Shiva

2 85ĐN.M2:6 Bò thần Nandin Vật cƣỡi của thần Shiva

3 85ĐN.M2:7 Bò thần Nandin Vật cƣỡi của thần Shiva

4 85ĐN.M2:19 Bò thần Nandin Vật cƣỡi của thần Shiva

5 85ĐN.M2:27 Bò thần Nandin Vật cƣỡi của thần Shiva

6 85ĐN.M2:32 Bò thần Nandin và

hoa sen

Vật cƣỡi của thần Shiva

7 85ĐN.M2:33 Bò thần Nandin và

hoa sen

Vật cƣỡi của thần Shiva

8 85ĐN.M2:38 Bò thần Nandin Vật cƣỡi của thần Shiva

9 85ĐN.M2:50 Bò thần Nandin Vật cƣỡi của thần Shiva

10 85ĐN.M2:58 Bò thần Nandin Vật cƣỡi của thần Shiva

11 85ĐN.M2:9 Hình cầm lƣỡi liềm Vishnu

12 85ĐN.M2:10 Hình cầm lƣỡi liềm Vishnu

13 85ĐN.M2:25 Rắn Sesa Vật cƣỡi của thần

Vishnu trên biển vũ trụ

Page 8: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

8

14 85ĐN. M2:12 Rùa Kurma Hóa thân của thần

Vishnu

15 85ĐN. M2:23 Hình đứng cầm cánh

sen

Nữ thần Lakshmi vợ

của thần Vishnu

16 85ĐN. M2:21 Hình ngồi xếp bằng

trên bệ sen

Nữ thần Lakshmi vợ

của thần Vishnu

17 85ĐN. M2:13 Hình ngồi hai chân thả

lỏng, tay trái cầm cánh

sen

Thần Lakshmi vợ của

thần Vishnu

18 85ĐN. M2:24 Hình ngồi hai chân thả

lỏng, tay phải cầm cánh

sen

Thần Lakshmi vợ của

thần Vishnu

Đó là hình thần Shiva và vật cƣỡi của thần Shiva; hình thần Vishnu, hóa thân, vật

cƣỡi và vợ của thần Vishnu. Và vì vậy có thể nói 85ĐN.M2 là đền thần Shiva và thần

Vishnu.

+ Đền thần Shiva và Vishnu, ký hiệu 85ĐN.M5

Hiện vật trong trong trụ giới tìm đƣợc có 17 lá vàng, 1 mảnh kim loại mầu đen, 1

viên đá quý (Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, V Sĩ Khải 1995: 238).

Hiện vật vàng tìm đƣợc trong kiến trúc 85ĐN.M5 theo mô tả và bản vẽ của những

ngƣời khai quật, có thể thống kê lại nhƣ sau:

STT Ký hiệu Tên hiện vật vàng Thần

1 85ĐN.

M5:10

Hình Linga-Yoni Biểu tƣợng của thần Shiva

2 85ĐN.

M5:13

Hình tƣợng thần Vishnu

cầm ốc Sankha

Vishnu

Đó là biểu tƣợng của thần Shiva và hình thần Vishnu, vì vậy có thể nói 85ĐN.M5 là

đền thần Shiva và thần Vishnu.

- Ở khu di tích Gò Tháp (Đồng Tháp)

Page 9: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

9

+ Đền thần Vishnu bên cạnh có Shiva, ký hiệu 93GT.M1

Hiên vật trong trụ giới tìm đƣợc có 49 lá vàng nhỏ và 1 viên đá quý màu da cam đƣợc

tìm thấy trong lớp cát màu xám sáng ở trung tâm (Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, V Sĩ

Khải 1995: 247-249). Phần lớn những mảnh vàng tìm thấy hình nhƣ đƣợc xé ra từ những

mảnh lớn. Trong đó có 33 mảnh đƣợc chạm hình (các mảnh có hình chạm trên vàng đều

không rõ nét), 16 mảnh trơn.

Nghiên cứu những hiện vật vàng lƣu giữ ở Bảo tàng Đồng Tháp, có hiện vật:

STT Ký hiệu Tên hiện vật vàng Thần

1 93GT.M1.16 (f) Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

2 93GT.M1.3 (a) Lợn đực Varaha Hóa thân của thần Vishnu

3 93GT.M1.3 (e) Lợn đực Varaha Hóa thân của thần Vishnu

4 93GT.M1.4 (e) Lợn đực Varaha Hóa thân của thần Vishnu

5 93GT.M1.5 (a) Rùa Kurma Hóa thân của thần Vishnu

6 93GT.M1.6 (f) Rùa Kurma Hóa thân của thần Vishnu

7 93GT.M1.7 (b) Rùa Kurma Hóa thân của thần Vishnu

8 93GT.M1.11 Cá Matcha Hóa thân của thần Vishnu

9 93GT.M1.13 (d) Đinh ba Vajra Biểu tƣợng của thần Shiva

Đó là những biểu tƣợng và hóa thân của thần Vishnu và thần Shiva. Với số lƣợng áp

đảo của thần Vishnu (8/9) và vì vậy có thể nói, 93GT.M1 là đền dành riêng cho thần

Vishnu bên cạnh có thần Shiva.

+ Đền thần Vishnu bên cạnh có Shiva, ký hiệu 93GT.M4

Hiện vật trong trụ giới tìm đƣợc có 56 lá vàng, 3 viên đá quý, 7 mảnh thủy tinh nhỏ

màu xanh và một số mảnh đồng mũn nát (Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, V Sĩ Khải

1995: 249).

Nghiên cứu những hiện vật vàng lƣu giữ ở Bảo tàng Đồng Tháp, có hiện vật:

STT Ký hiệu Tên hiện vật vàng Thần

Page 10: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

10

1 93GT.M4.1 (d) Thần Vishnu Vishnu cầm con ốc bên tay

trái, bánh xe Chakra bên tay

phải

2 93GT.M4.2 (d) Thần Vishnu Vishnu cầm con ốc bên tay

trái, bánh xe Chakra bên tay

phải

3 93GT.M4.3 (d) Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

4 93GT.M4.10 (a) Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

5 93GT.M4.19 (c) Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

6 93GT.M4.17 (d) Chim thần Garuda Vật cƣỡi của thần Vishnu

7 93GT.M4.8 (b) Linga Biểu tƣợng của thần Shiva

8 93GT.M4.13 (b) Linga Biểu tƣợng của thần Shiva

Đó là những nhân dạng, biểu tƣợng và vật cƣỡi của thần Vishnu và thần Shiva. Với số

lƣợng áp đảo của thần Vishnu (6/8) và vì vậy có thể nói, 93GT.M4 là đền dành riêng

cho thần Vishnu bên cạnh có thần Shiva.

+ Đền thần Vishnu bên cạnh có Shiva, ký hiệu 93GT.M5

Hiện vật trong trong trụ giới tìm đƣợc có 72 di vật vàng, 2 nhẫn vàng và 1 viên đá quý

(Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, V Sĩ Khải 1995: 249-250).

Nghiên cứu những hiện vật vàng lƣu giữ ở Bảo tàng Đồng Tháp, có hiện vật:

STT Ký hiệu Tên hiện vật vàng Thần

1 93GT.M5.1 Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

2 93GT.M5.2 Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

Page 11: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

11

3 93GT.M5.3 Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

4 93GT.M5.4 Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

5 93GT.M5.5 Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

6 93GT.M5.6 Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

7 93GT.M5.7 Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

8 93GT.M5.8 Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

9 93GT.M5.9 Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

10 93GT.M5.10 Bánh xe Chakra và ốc

Sankha

Hai biểu tƣợng của thần

Vishnu

11 93GT.M5.11 Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

12 93GT.M5.47 Bánh xe Chakra Biểu tƣợng của thần

Vishnu

13 93GT.M5.12 Ốc Sankha Biểu tƣợng của thần

Vishnu

14 93GT.M5.13 Ốc Sankha Biểu tƣợng của thần

Vishnu

Page 12: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

12

15 93GT.M5.14 Ốc Sankha Biểu tƣợng của thần

Vishnu

16 93GT.M5.15 Ốc Sankha Biểu tƣợng của thần

Vishnu

17 93GT.M5.16 Ốc Sankha Biểu tƣợng của thần

Vishnu

18 93GT.M5.34 Ốc Sankha Biểu tƣợng của thần

Vishnu

19 93GT.M5.17 Ốc Sankha và hoa sen Thần Vishnu (Ốc Sankha)

và vợ của thần – nữ thần

Lakshmi (hoa sen)

20 93GT.M5.18 Hoa sen Biểu tƣợng của nữ thần

Lakshmi

21 93GT.M5.19 Hoa sen Biểu tƣợng của nữ thần

Lakshmi

22 93GT.M5.20 Hoa sen Biểu tƣợng của nữ thần

Lakshmi

23 93GT.M5.21 Hoa sen Biểu tƣợng của nữ thần

Lakshmi

24 93GT.M5.22 Hoa sen Biểu tƣợng của nữ thần

Lakshmi

25 93GT.M5.23 Chim thần Garuda Vật cƣỡi của thần Vishnu

26 93GT.M5.28 Cá Matcha Hóa thân của thần Vishnu

27 93GT.M5.40 Cá Matcha Hóa thân của thần Vishnu

Page 13: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

13

28 93GT.M5.25 Bò thần Nandin Vật cƣỡi của thần Shiva

Đó là những biểu tƣợng, vật cƣỡi, hóa thân của thần Vishnu và thần Shiva. Với số

lƣợng áp đảo của thần Vishnu (27/28) và vì vậy có thể nói, 93GT.M5 là đền dành riêng

cho thần Vishnu bên cạnh có thần Shiva.

+ Đền thần Shiva và Vishnu, ký hiệu 93GT.M3

Hiện vật trong trụ giới tìm đƣợc có 34 lá vàng và một hạt chuỗi mã não màu đỏ cam,

đƣợc tìm thấy trong lớp cát màu trắng mịn ở trung tâm kiến trúc (Lê Xuân Diệm, Đào

Linh Côn, V Sĩ Khải 1995: 245).

Nghiên cứu những hiện vật vàng lƣu giữ ở Bảo tàng Đồng Tháp, có hiện vật:

STT Ký hiệu Tên hiện vật vàng Thần

1 93GT.M3.1 (e) Đinh ba Vajra Biểu tƣợng của thần Shiva

2 93GT.M3.10

(b)

Bánh xe Chakra và hoa

sen

Bánh xe Chakra biểu tƣợng

của Thần Vishnu và hoa sen

biểu tƣợng của thần Lakshmi

(Thần Vishnu và vợ Lakshmi)

3 93GT.M3.14

(c)

Rắn Sesa Vật cƣỡi của thần Vishnu

Đó là những biểu tƣợng và vật cƣỡi của thần Shiva và thần Vishnu và vì vậy có thể

nói, 93GT.M1 là đền thần Shiva và thần Vishnu.

-Thần Shiva thể hiện trên đồng

Một tƣợng Shiva bằng đồng tìm đƣợc ở khu vực chùa Tây An, Núi Sam (Phnom

Svàm) (Châu Đốc – An Giang). Tƣợng trong tƣ thế đứng, hay bàn tay giơ ra phía trƣớc

nhƣ đang thuyết pháp, ngón tay dài quắc lại thành hình tai sƣ tử gọi là Kataka hasta. Tay

phải ngón tay cái dính vào đầu ngón tay trỏ, tay trái ngón tay cái bị gãy. Tóc trên đầu

thành những mớ song song, kết thành một búi cao rồi tỏa xuống, trên búi tóc có đính một

hình trang sức bị gãy. Khuôn mặt trái xoan, lông mày cong hình lƣỡi liềm, mắt mở, mũi

thẳng, môi dày. Tƣợng đóng khố trơn và ngắn kiểu sampot, mép hơi gấp lên, thắt lƣng

thẳng, đầu khố dắt dƣới thắt lƣng hình thành ba nếp gấp không đều. Bản sao tại Bảo tàng

Sài Gòn, mang số n0

3426 (Louis Malleret 1960: 208-209; Louis Malleret 1970: 243).

Tƣợng có niên đại muộn, khoảng thế kỷ XII.

Page 14: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

14

3. Thần Shiva thể hiện trên đá

Thần Shiva dƣới hình thức nhân dạng thể hiện trên đá thƣờng thuộc vào giai đoạn hậu

Óc Eo (thế kỷ VII - XII) và rất hiếm trong văn hóa Óc Eo. Phổ biến là Shiva dƣới dạng

Linga hay Linga-Yoni.

+ Shiva Óc Eo

Tƣợng chỉ còn đầu đội mão, bộ ngực bị hƣ và một phần cánh tay phải, bằng sa thạch,

cao 0,37m. Tƣợng có nhiều điểm giống tƣợng Shiva ở Kompong Cham Kau đang lƣu giữ

ở Bảo tàng Nông Pênh. Mái tóc theo kiểu Jatamuruta tết bím nhƣng chỉ thấy r ở mặt

sau. Bím vắt ngƣợc lên, tết thành búi có sợi thắt ngang. Phía trƣớc, một đai đầu có hai

đầu mấu tròn và mặt nguyệt lồi ở trung tâm, khá nổi nét ở hai bên; mái tóc xếp nếp lộ ra

một vành cùng đựng một đồ họa hình mũi mác. Khuôn mặt bị hƣ hại nhiều, chỉ còn mặt

bên trái hình trái soan. Dái tai dài có đeo hoa chấm ngƣợc. Tay phải cong nhẹ về phía

sau, cánh tay đƣa ra trƣớc. Tƣợng Shiva phát hiện ở chùa Hội Long, Kiên Hảo, Gạch Giá,

thuộc cánh đồng Óc Eo. Lƣu giữ ở bảo tàng “Musée Blanchard de la Brosse” (nay là

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh), mang ký hiệu MBB, n0 4224 (Louis Malleret

1959: 375-376; Louis Malleret 1969: 530-531). Phần trang trí trên đầu có thể là sự thể

hiện của một Ardhanarisvara, Shiva dƣới hình dạng nửa nam, nửa nữ (Lê Thị Liên 2001:

80).

+ Shiva Ba Thê

Tƣợng bằng sa thạch, cao 0,44m. Tƣợng có búi tóc hình chóp cụt, kiểu Jatamukuta,

giống tƣợng Harihara ở Bảo tàng Guimet (Louis Malleret 1959: 376-377; Louis Malleret

1969: 531-532). Đặc trƣng là mũ đƣợc tạo bằng một búi tóc cao, có nhiều lọn tóc buông

xuống xung quanh thành ba lớp. Phía trƣớc trán, các lọn tóc tỏa ra giống bông hoa (Lê

Thị Liên 2001: 80).

+ Shiva ngồi

Hai tƣợng tìm đƣợc khi khai quật Gò Đồn (1987) và lƣu giữ ở Bảo Tàng Long An.

Tƣợng bằng đá có ký hiệu Bảo tàng là 87LA93GĐ 35 (đá). Tƣợng cao 0,285 m, làm bằng

sa thạch màu trắng. Đây là một pho tƣợng đƣợc tạc theo tƣ thế ngồi, hai chân đƣa về phía

trƣớc, tay đặt lên đùi. Đầu đội mũ phần trên là chỏm hình trụ, có đƣờng khắc chìm thẳng

đứng; phần dƣới là một vành vƣơng miện rộng, dày giữ mái tóc trƣớc trán và một dây

nhỏ vòng qua phía sau để giữ mũ. Trên vành có hình chạm những cánh của một đóa hoa

lớn. Phía dƣới có một mái tóc bện thành từng lọn nhỏ, đều nhau, cuốn ngƣợc lên phía

trên. Ngoài vành, trƣớc trán có đƣờng viền mờ chạy vòng theo mái tóc. Khuôn mặt tƣợng

tròn đầy, khá dữ tợn. Trán thấp, phẳng với hai hàng lông mày lớn nổi cao, cong tròn và

giao nhau ở đầu sống mũi. Mắt dữ tợn hình lồi tròn, không có đƣờng viền ở mí. Mũi thấp,

cánh mũi rộng. Miệng rộng, môi dày và nhô ra phía trƣớc. Dƣới miệng có chòm rây quai

nón đƣợc thể hiện bằng mảng nổi kéo dài từ mang tai xuống cằm. Tai to, dài chấm vai.

Page 15: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

15

Cổ ngắn. Dƣới cổ đeo vòng trang trí hình yếm ở trƣớc ngực và cả sau lƣng. Vòng yếm

rộng ở giữa, hẹp dần về hai bên vai. Chính giữa vòng yếm là một vật nổi cao, có phần

trên hình bầu dục, phần dƣới hình tam giác. Thân quấn sam pốt phía trƣớc võng xuống;

mặt trƣớc sam pốt không có nếp xếp và gút thắt trên lƣng, phía sau có hình những đƣờng

chỉ nổi chạy vòng quanh và hình bông hoa lớn năm cánh ở khoảng giữa sống lƣng, gần

mông. Chân tƣợng bị gãy. Tuy nhiên qua phần còn lại của đùi bên phải đã thấy tƣợng

đƣợc tạc trong tƣ thế ngồi hai chân dang rộng sang hai bên thành chữ V.

Pho tƣợng Shiva thứ hai có ký hiệu Bảo tàng 87LA93GĐ36 (đá): đƣợc làm bằng sa

thạch màu xám trắng còn khá nguyên dạng. Trên đầu đội mũ hình trụ, chóp mũ khá

vuông vức. Trên bề mặt trang trí hoa văn những đƣờng sóng nổi từ trên xuống. Vành đai

vƣơng miện rộng về phía trƣớc, che trùm kín đầu trán, phía sau đến mang tai. Trên vành

đai có trang trí hai băng hoa văn nối liền nhau. Khuôn mặt khá lớn, trán dẹt, hai hàng

lông mày nổi thành đƣờng gờ cong, cách xa nhau và đối xứng qua đƣờng sống mũi, mắt

nhỏ, lồi, không có tròng, mũi tẹt, cánh mũi mở rất rộng, môi hở, dày và rất gần cánh mũi.

Tai lớn, trên tai đeo đồ trang sức đến ngang cằm. Đầu tƣợng này và hoa văn trang trí trên

vƣơng miện khá giống với tƣợng Shiva 87LA93GĐ 35 (đá) . Niên đại của hai tƣợng

Shiva này khoảng thế kỷ thứ IX (Lê Thị Liên 2006: 81).

Hai tƣợng Shiva này rất giống với tƣợng Shiva ở Ấn Độ, đang đƣợc trƣng bày tại

Bảo tàng Open Air Jardin Museum, Khajuraho ký hiệu (Acc. No. 0544).

+ Shiva ngồi ngự (Civa assis à l’aisance royale)

Tƣợng cao 1,25m, trƣớc kia đặt trên đỉnh Núi Sam và có một Linga kết hợp với

tƣợng, nay trở thành tƣợng thờ chính trong Miếu Bà Chúa Xứ, Núi Sam, Châu Đốc, An

Giang. Tất cả thích thú của tƣợng này tập trung ở tƣ thế và bộ tóc. Tƣ thế thoải mái nhƣ

vua ngự, chân trái duỗi xuống đất, chân phải gập thẳng ra phía trƣớc, bàn tay phải với các

ngón duỗi trên đầu gối, còn bàn tay trái thì xòe phẳng trên đất, với dáng tựa nhƣ thƣ tịch

cổ Trung Quốc ghi về kiểu ngồi của vua Phù Nam và thƣờng thấy trên các phù điêu bên

dƣới của Angkor. Tóc tết lên đỉnh đầu bằng những bím r nét, dƣới một cái mũ chạm và

xếp nhiều vòng chồng lên. Vòng dƣới cùng là một đai ngọc ba mảnh, chắc là có hoa văn,

tỏa ra trƣớc và hai bên xuống tận vành tai (Louis Malleret 1959: 373-375; Louis Malleret

1969: 527-530). Tƣợng có niên đại muộn, khoảng thế kỷ XII.

+ Harihara Óc Eo

Harihara là sự kết hợp của hai vị thần, Hari tƣơng ứng với Vishnu và Hara tƣơng ứng

với Shiva. Đầu tƣợng Harihara Óc Eo đang lƣu giữ ở Bảo tàng An Giang (BTAG Đa.05),

có mũ hình ống, hơi thuôn, chỏm bằng (biểu tƣợng của Vishnu). Khuôn mặt thể hiện sinh

động, hiện thực, bầu bỉnh, cằm tròn, mắt sâu, con ngƣơi lồi, mí rõ, gờ mày nổi khối, giữa

trán có con mặt thứ ba (biểu tƣợng của thần Shiva). Mũi ngắn, cánh mũi dày, nhân trung

Page 16: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

16

ngắn. Môi hơi dày, không có viền, hơi mỉm cƣời. Dái tai dài, sứt phần dƣới, vành tai tròn.

Tƣợng có niên đại thế kỷ V (Lê Thị Liên 2001: 81).

+ Harihara Ba Thê

Đầu tƣợng Harihara Ba Thê tìm thấy ở lối vào tam quan chùa Linh Sơn, bằng sa

thạch, cao 0,31m, đƣa về bảo tàng “Musée Blanchard de la Brosse” (nay là Bảo tàng

Lịch sử TP. Hồ Chí Minh), mang ký hiệu MBB, n0 2939 (Louis Malleret 1959: 409-410;

Louis Malleret 1969: 571-572). Đầu tƣợng đội mũ hình ống chia đều hai nửa. Nửa bên

trái có mũ hình ống, hơi thuôn, chỏm bằng (biểu tƣợng của Vishnu); nửa bên phải các lọn

tóc vuốt thành búi cao, phía trƣớc có gắn nơ, các lọn tóc xòe ra hai bên nhƣ vành cánh

hoa, con mắt thứ ba ở giữa trán đƣợc thể hiện một nửa (biểu tƣợng của thần Shiva). Đầu

tƣợng có khuôn mặt hơi dài, lông mày dài, mắt r hai mí và con ngƣơi (mắt có thần),

sống mũi thẳng và dài, miệng rộng, môi có viền đƣờng chỉ sâu. Tƣợng đƣợc so sánh với

hình tƣợng Lakshmi Kohkrieng và đƣợc định niên đại vào thế kỷ VII, thuộc giai đoạn

khởi đầu của phong cách Prasat Andet (Lê Thị Liên 2001: 81-82).

Thần Shiva thể hiện dạng biểu tƣợng Linga và Linga-Yoni là khá phổ biến trong văn

hóa Óc Eo, có từ giai đoạn sớm và rất phổ biến trong giai đoạn văn hóa Óc Eo phát triển

và giai đoạn hậu Óc Eo (từ thế kỷ II BC đến thế kỷ XII). Tƣợng Linga cũng là loại tƣợng

rất phổ biến ở Ấn Độ và tìm thấy ở nhiều làng, hoặc ở trong đền (Louis Malleret 1959:

377; Louis Malleret 1969: 533). Theo thống kê của Lê Thị Liên, ở Nam Bộ đã tìm đƣợc

86 Linga-Yoni bằng đất nung, bằng đá và bằng thạch anh. Trong đó có 9 Linga hiện thực,

14 Linga – Yoni, 17 Linga ba phần và 4 Linga hai phần (Lê Thị Liên 2001: 201-204).

Về mặt loại hình, có thể nhận ra sự diễn biến của loại Linga và Linga-Yoni trong văn

hóa Óc Eo nhƣ sau:

Linga hiện thực (có từ thế kỷ II BC) → Linga-Yoni (có từ thế kỷ IV) → Linga ba

phần (có từ thế kỷ V) → Linga hai phần (có từ thế kỷ VII).

+ Linga hiện thực

Loại Linga đƣợc chế tác sơ lƣợc ở dạng sơ khai, kích thƣớc nhỏ, đƣợc chế tác bằng

đất nung hay bằng đá, phát hiện đƣợc 4 hiện vật sau năm 1975. Nhƣng điều quan trọng là

những Linga này, tìm đƣợc trong tầng văn hóa của những di tích có niên đại trƣớc và sau

Công nguyên. Đó là Linga bằng đất nung ở Óc Eo (An Giang), Linga bằng đá ở Gò Cao

Su (Long An), Linga bằng đá ở Nhân Nghĩa (Cần Thơ) và Linga bằng đá ở Gò Tháp

(Đồng Tháp) (Lê Thị Liên 2001: 84-85).

Linga Gò Cây Trôm là loại Linga hiện thực (Linga d’aspect naturaliste) bằng đá cao

1,73m tìm đƣợc ở Đền Cây Trôm (Óc Eo – An Giang), là đền của thần Shiva, thuộc loại

lớn nhất tìm thấy trong văn hóa Óc Eo. Loại Linga hiện thực này đƣợc làm bằng đá và

đƣợc coi là rất cổ (fort ancien), đƣợc thờ trong ngôi đền trung tâm thờ Shiva ở

Page 17: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

17

Chennittalai thuộc làng Travancore ở Nam Ấn Độ, có niên đại đƣợc xác định vào thế kỷ I

sau Công nguyên (Louis Malleret 1959: 380-381; Louis Malleret 1969: 538). Riêng ở

đồng bằng sông Cửu Long, theo Louis Malleret, hình dạng tự nhiên chủ nghĩa phải ra đời

trƣớc hình dạng cách điệu, niên đại của loại Linga hiện thực bằng đá, có thể vào cuối thế

kỷ V đầu thế kỷ VI (Louis Malleret 1959: 379-380; Louis Malleret 1969: 536). Linga

hiện thực Gò Cây Trôm có niên đại thế kỷ V.

+ Linga-Yoni

Linga-Yoni là năng lực sáng tạo mang nam tính và nữ tính của thần Shiva. Có thể ghi

nhận một số Linga-Yoni nhƣ Linga-Yoni Đức Hòa Long An, phần Linga có có mặt thần

Shiva tròn trĩnh, có niên đại thế kỷ V (Lê Thị Liên 2001: 87-88). Linga-Yoni Óc Eo An

Giang có phần đế tạo bộ Linga-Yoni gồm bốn phần ghép lại, gồm phần đế có ba thớt đá

gắn khớp nhau, bên trên có Linga-Yoni với chân Linga hình bát giác, niên đại khoảng thế

kỷ VI-VII (Lê Thị Liên 2001: 95). Linga-Yoni Gò Đồn Long An không có phần đế, so

với Linga-Yoni Óc Eo An Giang thì không sắc sảo bằng, niên đại khoảng thế kỷ VII. Một

số Linga-Yoni gồm hai bộ phận Linga và Yoni ghép vào nhau hoặc chỉ là hai bộ phận rời

kê vào nhau. Loại Linga-Yoni ghép vào nhau thì phần Yoni ở giữa có khoét lỗ hình

vuông, hình chữ nhật, hình bát giác hay hình tròn (Lê Thị Liên 2001: 96-97). Trong các

loại này có lẽ loại hình tròn có niên đại muộn. Gần đây, năm 2010, khi khai quật lớp mặt

bờ Ao Vuông (Gò Tháp Đồng Tháp) đã tìm đƣợc Linga-Yoni nhỏ với Linga là hòn cuội

và Yoni chỉ là hình vuông ở giữa có khoét l m, có gờ nổi xung quanh, không có phần

miệng. Lúc phát hiện, hai phần này nằm kề nhau, nhƣng có lẽ khi sử dụng là đặt lên nhau.

Niên đại khoảng thế kỷ XII.

+ Linga ba phần

Linga ba phần bằng đá trong văn hóa Óc Eo có từ thế kỷ V. Ba ngôi trong huyền thoại

Ấn Độ đƣợc trình bày dƣới dạng một hình tƣợng duy nhất, gọi là Trimurti, nhấn mạnh ý

niệm không có sự phân biệt giữa Brahma, Vishnu, và Shiva, mà cả ba đều chỉ là những

hiển thị khác nhau của một nguyên lý. Linga ba phần cũng đƣợc mô tả nhƣ sự biến

chuyển từ hình vuông ở dƣới gốc tƣợng trƣng cho Brahma (bốn cái đầu nhìn ra bốn phía),

cho Đất, cho thế giới vật chất. Lên một chút, là hình bát giác (hoa sen tám cánh), tƣợng

trƣng cho đời sống tâm linh luôn tự kích thích, tự nuôi dƣỡng mình, để mãi mãi sống

động trôi dạt không ngừng nghỉ, chủ trì bởi Vishnu, vị Thần bảo hộ dƣỡng nuôi. Và ở

trên cao, Linga kết thúc bằng hình tròn của Trời, của Vô Phân Biệt trí, của Tính Không,

của sự hủy diệt tất cả những cái nhìn thiên chấp. Ở đây vị chủ trì là chính Shiva, hay

đúng hơn là dạng không phân biệt của Shiva, dạng Nam Nữ hỗn hợp Ardha Narishvara.

Rồi vòng tròn nhỏ lại dần dần, và trở thành một điểm, điểm khởi đầu của Vũ Trụ, để rồi,

Page 18: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

18

bƣớc thêm một bƣớc, rơi vào HƢ KHÔNG

(http://nghethuatyeu.net/ChiTietTin256/4373/shiva--vi-than-cua-nang-luong-duc-

sinhtutai-sinh.html).

Linga ba phần giai đoạn đầu còn phản ánh kiểu linga hiện thực, nhất là thể hiện phần

Shiva tròn bên trên. Linga tìm đƣợc ở Bùng Binh (Tây Ninh) (MBB 2192) và Linga tìm

đƣợc ở Gò Tháp (đồng Tháp) là thuộc loại còn mang tính hiện thực này, niên đại vào thế

kỷ V. Giai đoạn sau, không những phần cột và mí thiêng tạo r hơn ở phần tròn Shiva mà

còn tạo rất chuẩn ở phần bát giác của phần Vishnu, với các cạnh bát giác tạo rất r , phần

đầu trên của các cạnh bất giác, sau này tạo hình cong cánh hoa sen nhƣ Linga tìm đƣợc ở

Bàu Sình (Long An) có niên đại thế kỷ VI. Càng về sau kích thƣớc Linga càng lớn, có thể

ghi nhận loại linga ba phần rất lớn tìm thấy ở Di tích Cát Tiên (Lâm Đồng) với niên đại

đoán định vào thế kỷ VIII-IX (Lê Thị Liên 2001: 90-92).

Linga ba phần còn có loại thể hiện Mukha, mặt thần Shiva, nên còn gọi là

Mukhalinga. Căn cứ vào khuôn mặt của thần Shiva thể hiện ở phần cột thiêng của Linga

có thể nhận ra Mukhalinga có hai giai đoạn phát triển: giai đoạn sớm ảnh hƣởng của nghệ

thuật Gupta (năm 280-550), niên đại thế kỷ V-VI, với khuôn mặt má bầu phình tròn nhƣ

quả bóng (Lê Thị Liên 2001: 88-89) nhƣ Mukhalinga Óc Eo An Giang – khuôn mặt má

bầu còn tìm thấy trên những mặt ngƣời bằng đất nung trong văn hóa Óc Eo; giai đoạn

muộn, thế kỷ VII-XII, với khuôn mặt trái xoan và mí thiêng, cột thiêng thể hiện nổi hẳn

lên nhƣ Mukhalinga Bùng Binh Tây Ninh.

+ Linga hai phần

Linga hai phần chỉ có phần khối vuông và trụ tròn, về mặt hình thức chính là sự đơn

giản hóa của linga ba phần, nhƣng về mặt ý nghĩa chỉ còn thần Vishnu bên dƣới và thần

Shiva bên trên. Phần khối lục giác thể hiện thần Brahma ở giữa đã không còn. Linga hai

phần tìm đƣợc ở Gò Đồn (Long An) (mang ký hiệu GĐ.87. Đá.52), có phần cột thiêng

chạm nổi, phần mí thiêng chạm chìm. Niên đại thế kỷ VII-VIII (Lê Thị Liên 2001: 93).

Kết luận

Shiva là vị thần quan trọng nhất trong văn hóa Óc Eo, xuất hiện trong suốt thời kỳ

văn hóa Óc Eo, từ giai đoạn Óc Eo sớm cho đến giai đoạn hậu Óc Eo, có số lƣợng

áp đảo so với các vị thần khác. Chỉ riêng chất liệu đá đã tìm đƣợc 88 hiện vật

thuộc thần Shiva trong khi chỉ có 53 hiện vật thuộc thần Vishnu.

Page 19: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

19

Trong giai đoạn Óc Eo sớm, tƣợng Linga hiện thực dạng thô sơ; hình tƣợng Shiva

đứng tóc xù bồng ra hai bên tai đƣợc khắc trên vàng hoặc hình tƣợng Linga,

Linga-Yoni, tƣợng Linga, biểu tƣợng đinh ba Vajra, bò thần Nandin vật cƣỡi của

thần Shiva. Từ giai đoạn Óc Eo phát triển đến giai đọan hậu Óc Eo, Shiva thể hiện

bằng tƣợng Linga hay Linga-Yoni.

Về mặt loại hình học có thể nhận ra sự phát triển của Linga trong văn hóa Óc Eo

nhƣ sau: Linga hiện thực (có từ thế kỷ II BC) → Linga-Yoni (có từ thế kỷ IV) →

Linga ba phần (có từ thế kỷ V) → Linga hai phần (có từ thế kỷ VII).

Đền thần Shiva trong giai đoạn Óc Eo sớm là một kiến trúc gạch nhƣ ở Khu di tích

Gò Tháp (Đồng Tháp) hay bằng đá, sau đó đá và gạch nhƣ ở khu di tích Óc Eo –

Ba Thê (An Giang) có trụ giới (seima) sâu vào lòng đất bên trong có vàng thể hiện

thần Shiva hay biểu tƣợng của thần, vật cƣỡi của thần. Từ giai đoạn Óc Eo phát

triển đến giai đọan hậu Óc Eo, đền thần Shiva là một kiến trúc gạch hay bằng đá

gạch, sau nữa còn có đá ong nhƣ ở Gò Đồn (Long An). Thần đƣợc thể hiện dƣới

dạng Linga hay Linga-Yoni bằng đá, có máng nƣớc thiêng Somasutra đặt bên trên

đền.

TÀI LIỆU DẪN

1. ROY C. CRAVEN 2005. Mỹ thuật Ấn Độ, Nguyễn Tuấn, Huỳnh Ngọc Trảng

dịch. Nxb Mỹ Thuật.

2. ĐÀO LINH CÔN 1984. Những loại hình mộ ở di tích Nền Chùa (Tân Hội, Kiên

Giang). Trong Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long. Sở

Văn hóa và Thông tin An Giang xuất bản, tr. 184-188.

3. ĐÀO LINH CÔN 2010. Di tích Gò Minh Sư (Khu di tích Gò Tháp, huyện Tháp

Mười, tỉnh Đồng Tháp). Báo cáo khai quật. Tƣ liệu Ban quản lý Khu di tích Gò

Tháp.

4. DOÃN CHÍNH 1999. Lịch sử triết học Ấn Độ. Nxb Thanh Niên.

1. ĐẶNG VĂN THẮNG 2012. Gạch Óc Eo – nhận dạng và nhận thức. Trong Những

phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2011. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 772-

776.

2. GEORGE COEDÈS 2008. Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông, ngƣời

dịch Nguyễn Thừa Hỷ. Nxb Thế Giới.

Page 20: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

20

3. GEETESH SHARMA 2012. Những dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam, Thích

Trí Minh dịch. Nxb Văn hóa Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

4. HÀ VĂN TẤN 1994. Từ minh văn trên lá vàng ở Gò Xoài (Long An) bàn thêm về

Pháp Thân kệ. Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1993. Nxb Khoa

học Xã hội, tr. 318 - 319.

5. HÀ VĂN TẤN 1998. Ghi chú thêm về minh văn ở Gò Xoài (Long An). Trong

Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1997. Nxb Khoa học Xã hội, tr.694-696.

6. HỒ ANH THÁI 2008. Namaskar ! Xin chào Ấn Độ - Phát họa một đất nước. Nxb

Văn Nghệ.

7. HUỲNH THỊ ĐƢỢC 2005. Điêu khắc Chăm và Thần thoại Ấn Độ. Nxb Đà Nẵng.

8. KRISHNA DEVA 2002. Temples of north India, Second reprint. National Dook

Trust, India.

9. LÊ THỊ LIÊN 2006. Nghệ thuật Phật giáo và Hindu giáo ở Đông bằng sông Cửu

Long trước thế kỷ X. Nxb Thế Giới.

10. L XU N DIỆM, ĐÀO LINH CÔN, V S KH I 1995. Văn hóa Óc Eo những

khám phá mới. Nxb Khoa học Xã hội.

11. LƢƠNG NINH 2006. Nước Phù Nam. Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

12. LOUIS MALLERET 1959. L’Archéologie du delta du Mékong, tome premier :

L’Exploration Archéologique et les fouilles d’Oc-Èo. École Francaise D’Extrême

Orient, Paris.

13. LOUIS MALLERET 1960. L’Archéologie du delta du Mékong, tome second : La

Civilisation Matérielle d’Oc-Èo. École Francaise D’Extrême Orient, Paris.

14. LOUIS MALLERET 1969. Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long, tập I. Bản

dịch của Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

15. LOUIS MALLERET 1970. Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long, tập II. Bản

dịch của Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

16. NGUYỄN VĂN LONG 1984. Khai quật những “Gò Đá” ở khu di tích Óc Eo

(Thoại Sơn – An Giang). Trong Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở đồng bằng

sông Cửu Long. Sở Văn hóa và Thông tin An Giang xuất bản, tr. 189-198.

17. RADHIRA SRINIVASAN 2012. Ấn Độ vƣơng quốc của tâm linh. Nxb Lao

Động.

18. VŨ MINH GIANG (chủ biên) 2008. Lược sử vùng đất Nam Bộ - Việt Nam. In lần

thứ hai. Nxb Thế Giới, Hà Nội.

Page 21: Than Shiva trong vh Oc Eo.pdf

21

19. VŨ THỊ LAN, NGUYỄN THỊ LAN 2011. Lễ khánh thành chùa Khmer (Bund

Bonchoốs Seima). Trong Nam Bộ Đất và Người, tập VIII. Nxb Đại học Quốc gia

TP. Hồ Chí Minh, tr. 613-624.

20. YUKO HIRANO 2009. The study of the cultural exchange of Oc Eo cultural sites

in Mekong delta: from pottery and roof tiles found from Go Tu Tram site (2005-

2006). Bài đọc tại IPPA International Congress 5th

. Dec. 2009, Hanoi.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Shiva

http://nghethuatyeu.net/ChiTietTin256/4373/shiva--vi-than-cua-nang-luong-duc-

sinhtutai-sinh.html

http://bharathkumaran.blogspot.com/2013/01/mabalipuram-pride-of-pallavas.html