Top Banner
KINH TẾ Vườn bưởi da xanh ở chân cầu Đăk Lua - Cát Tiên TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5280 - THỨ TƯ, NGÀY 3/4/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY VĂN HÓA - XÃ HỘI Người đảng viên uy tín ở thôn Tu Poh TRANG 4 TRANG 5 TRANG 4 Lâm Đồng thu hút rất nhiều hoạt động du lịch - thể thao hằng năm. (Trong ảnh: Các VĐV về đích trong cuộc thi chạy và bơi Dalat Sufferfest lần đầu tiên tổ chức tại Đà Lạt trong tháng 3/2018). Ảnh: V.Trọng “... Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn Nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước...” ĐÓ LÀ LỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG BÀI PHÁT BIỂU BẾ MẠC HỘI NGHỊ CÁN BỘ CỦA ĐẢNG LẦN THỨ 6 NGÀY 18/1/1949. Kinh tế quý I tăng trưởng 8,45% TRANG 7 Bị hành hung khi đi mua hồ sơ dự thầu Thương yêu trẻ bằng cách học tập và làm theo Bác Tâm và Tầm tạo tư duy đổi mới TRANG 2 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Cảnh báo việc lạm dụng sinh mổ TRANG 7 XEM TIẾP TRANG 2 Năm 2018, nhiều vụ án ma túy lớn đã được Công an huyện Đam Rông triệt phá. Việc nhiều đối tượng đã bị lãnh án hàng chục năm tù cho thấy sự nghiêm khắc của pháp luật đối với các đối tượng tàng trữ, buôn bán và vận chuyển ma túy. Tuy vậy, “bão” vẫn chưa thực sự đi qua, Đưng Glê vẫn chưa bình yên bởi nỗi ám ảnh từ ma túy. Dai dẳng tệ nạn ma túy ở làng Mông Kỳ 1: Đưng Glê chưa bình yên Nghị quyết đi vào cuộc sống, được người dân đồng thuận làm thay đổi toàn diện về nhận thức, hành động - Đó chính là nhờ có sự vận dụng trí tuệ của cả tập thể và nòng cốt là cái “Tâm và Tầm” của Bí thư Huyện ủy Đơn Dương Đinh Ngọc Hùng. TRANG 6 Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịch N gày 2/4, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các lãnh đạo Mặt trận, các đoàn thể và các sở, ban, ngành cùng các địa phương trong tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội quý I, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trong quý II năm 2019. Theo đánh giá tại phiên họp, ngay từ đầu năm các địa phương đã chủ động xây dựng các chương trình để triển khai các mục tiêu năm 2019, tăng cường giữ vững an ninh chính trị, xã hội ổn định. Theo đó, quý I năm 2019, kinh tế Lâm Đồng tiếp tục tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Mặc dù tình trạng khô hạn trong những tháng đầu năm nhưng nhờ có mưa trái mùa ở một số địa phương nên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng, cùng đó dịch bệnh trên cây trồng được các ngành chức năng xử lý kịp thời nên thiệt hại không đáng kể. Mặt khác, công nghiệp xây dựng tiếp tục tăng trưởng ổn định; thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực và tăng trưởng khá; hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của Nhân dân... Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt chủ trì, phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.
8

Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịchbaolamdong.vn/upload/others/201904/29616_BLD_ngay_3.4...và thực hiện đề án mới được phê duyệt.

Dec 28, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịchbaolamdong.vn/upload/others/201904/29616_BLD_ngay_3.4...và thực hiện đề án mới được phê duyệt.

KINH TẾ

Vườn bưởi da xanhở chân cầu

Đăk Lua - Cát TiênTRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5280 - THỨ TƯ, NGÀY 3/4/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Người đảng viên uy tínở thôn Tu Poh

TRANG 4

TRANG 5

TRANG 4

Lâm Đồng thu hút rất nhiều hoạt động du lịch - thể thao hằng năm.(Trong ảnh: Các VĐV về đích trong cuộc thi chạy và bơi Dalat Sufferfest lần đầu tiên tổ chức tại Đà Lạt trong tháng 3/2018). Ảnh: V.Trọng

“... Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn Nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước...”

ĐÓ LÀ LỜI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG BÀI PHÁT BIỂU BẾ MẠC HỘI NGHỊ CÁN BỘ CỦA ĐẢNG LẦN THỨ 6 NGÀY 18/1/1949.

Kinh tế quý I tăng trưởng 8,45%

TRANG 7

Bị hành hungkhi đi mua hồ sơ dự thầu

Thương yêu trẻ bằng cách học tậpvà làm theo Bác

Tâm và Tầmtạo tư duy đổi mới

TRANG 2

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Cảnh báo việc lạm dụng sinh mổTRANG 7

XEM TIẾP TRANG 2

Năm 2018, nhiều vụ án ma túy lớn đã được Công an huyện Đam

Rông triệt phá. Việc nhiều đối tượng đã bị lãnh án hàng chục năm tù cho thấy sự nghiêm khắc của pháp luật đối với các đối tượng tàng trữ, buôn bán và vận chuyển ma túy. Tuy vậy, “bão” vẫn chưa thực sự đi qua, Đưng Glê vẫn chưa bình yên bởi nỗi ám ảnh từ ma túy.

Dai dẳng tệ nạn ma túy ở làng MôngKỳ 1: Đưng Glê chưa bình yên

Nghị quyết đi vào cuộc sống, được người dân đồng thuận làm thay đổi toàn diện về nhận thức, hành động - Đó chính là nhờ có sự vận dụng trí tuệ của cả tập thể và nòng cốt là cái “Tâm và Tầm” của Bí thư Huyện ủy Đơn Dương Đinh Ngọc Hùng.

TRANG 6

Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịch

Ngày 2/4, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các lãnh đạo Mặt

trận, các đoàn thể và các sở, ban, ngành cùng các địa phương trong tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội quý I, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trong quý II năm 2019.

Theo đánh giá tại phiên họp, ngay từ đầu năm các địa phương đã chủ động xây dựng các chương trình để triển khai các mục tiêu năm 2019, tăng cường giữ vững an ninh chính trị, xã hội ổn định. Theo đó, quý I năm 2019, kinh

tế Lâm Đồng tiếp tục tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Mặc dù tình trạng khô hạn trong những tháng đầu năm nhưng nhờ có mưa trái mùa ở một số địa phương nên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng, cùng đó dịch bệnh trên cây trồng được các ngành chức năng xử lý kịp thời nên thiệt hại không đáng kể. Mặt khác, công nghiệp xây dựng tiếp tục tăng trưởng ổn định; thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực và tăng trưởng khá; hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của Nhân dân...

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt chủ trì,phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Page 2: Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịchbaolamdong.vn/upload/others/201904/29616_BLD_ngay_3.4...và thực hiện đề án mới được phê duyệt.

2 THỨ TƯ 3 - 4 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Tin vui đến với huyện và nhân dân các dân tộc trong huyện Đơn Dương khi ngày 6/3/2019, UBND

tỉnh Lâm Đồng chính thức ban hành Quyết định số 427 về việc phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng huyện Đơn Dương đạt nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh giai đoạn 2019 - 2025.

Với mục tiêu tổng quát xuyên suốt giai đoạn, trước mắt huyện Đơn Dương đang phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân của người dân đạt 100 triệu đồng/người/năm. Theo đó, lộ trình gần nhất (2019 - 2020) huyện sẽ tập trung nâng cao chất lượng tiêu chí cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, đặc biệt nâng cao chất lượng môi trường, giữ gìn môi trường sống trong lành, cộng đồng nông dân Đơn Dương xây dựng ý thức không xả rác thải nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Tiếp tục phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện có gắn với xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh.

Hiện nay, cơ bản 100% số xã của Đơn Dương đạt chuẩn NTM và đang nâng cao chất lượng các tiêu chí tiến tới xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Đơn Dương cũng đang triển khai 19 mô hình tưới thông minh cho các nông hộ. Đây là những cơ sở quan trọng để Đơn Dương phấn đấu thành huyện NTM kiểu mẫu...

Ngay sau khi nhận quyết định phê duyệt Đề án “Xây dựng Đơn Dương trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh giai đoạn 2019 - 2025” của tỉnh, huyện đã dốc sức tập trung vào triển khai thực hiện. Để tiến tới ban hành nghị quyết chuyên đề về lĩnh vực này thì ngay từ đầu năm 2019, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung xây dựng, góp ý để ban hành Nghị

quyết số 09 cho những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt cần phải thực hiện cho được đến hết năm.

Bí thư Huyện ủy Đinh Ngọc Hùng xác định: Năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng, quyết định việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, làm tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn 2020 - 2025. Đây cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết chuyên đề của huyện và thực hiện đề án mới được phê duyệt. Trên cơ sở phát huy, kế thừa những thành tựu đã đạt được, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xác định chủ đề rõ nét cho năm 2019 và rất cần sự quan tâm ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cũng như toàn

hệ thống chính trị trong việc quyết tâm “Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đồng thuận xã hội, quyết tâm hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020”.

Ngay sau khi đề án được phê duyệt, Bí thư Huyện ủy đã chỉ đạo cụ thể cho UBND huyện và các Ban xây dựng Đảng, MTTQ, đoàn thể, theo chức năng của mình để đề ra nhiệm vụ cụ thể hướng đến hoàn thành thắng lợi mục tiêu. Trong đó, MTTQ cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, tạo sức lan tỏa, tính hiệu triệu trong toàn dân về cuộc vận động này; đồng thời, tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong Nhân dân cố gắng

nỗ lực thi đua giữ vững danh hiệu và nâng cao chất lượng các tiêu chí để tiến tới nâng lên một tầm cao mới là nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh như kỳ vọng của Chính phủ, Trung ương, của tỉnh. Đây là thách thức không hề nhỏ của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện.

“5 năm qua, với những thành tựu mang tính đột phá về nông nghiệp - nông dân - nông thôn mới, xuyên suốt quá trình thực hiện, nếu không huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân và trên cơ sở nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện thì sẽ không khơi dậy được sức mạnh tổng hợp trong thực thi nhiệm vụ cao cả này” - Bí thư

Huyện ủy Đơn Dương Đinh Ngọc Hùng cho biết.

Do Bí thư Huyện ủy có tâm và tầm với những tư duy sáng tạo nên xây dựng ý tưởng cho nghị quyết. “Mọi người dân của huyện đều có chung khát vọng xây dựng quê hương Đơn Dương ngày càng giàu mạnh, có hướng đi bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng đến xây dựng vùng chuyên canh rau có tiềm năng, thế mạnh về du lịch canh nông, hướng đến xây dựng môi trường sống văn minh, thân thiện. Làm gì thì làm mà nếu không đem lại lợi ích, ấm no cho dân thì sẽ không được sự đồng thuận trong dân. Mục đích cuối cùng là phải đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống”, Bí thư Huyện ủy Đơn Dương luôn đau đáu và tâm huyết.

Với nhiều năm từng giữ cương vị Chủ tịch UBND huyện, đến giờ, khi ở cương vị Bí thư Huyện ủy, để có ý tưởng xây dựng và ban hành nghị quyết đúng, trúng và sát thực tiễn, đồng chí Đinh Ngọc Hùng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, có tầm nhìn chiến lược và tạo tư duy thực sự đổi mới cho một vùng đất giàu tiềm năng, thế mạnh.

Trước mắt còn nhiều thách thức, Bí thư Huyện ủy Đinh Ngọc Hùng đã và đang tiếp tục chỉ đạo toàn hệ thống chính trị cần tập trung huy động và sử dụng hợp lý, có hiệu quả mọi nguồn lực, chủ yếu là nguồn lực xã hội cùng với phát huy nội lực ở từng địa phương và trong Nhân dân để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng huyện Đơn Dương đạt nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng thông minh giai đoạn 2019 - 2025.

Một sức sống mới đang bừng lên trên những cánh đồng nông nghiệp công nghệ cao theo hướng thông minh tại huyện Đơn Dương sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc, tạo đà cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn vươn lên mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới.

NGUYỆT THU

Tâm và Tầm tạo tư duy đổi mớiNghị quyết đi vào cuộc sống, được người dân đồng thuận làm thay đổi toàn diện về nhận thức, hành động - Đó chính là nhờ có sự vận dụng trí tuệ của cả tập thể và nòng cốt là cái “Tâm và Tầm” của Bí thư Huyện ủy Đơn Dương Đinh Ngọc Hùng.

Đồi chè sạch theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được người dân Đơn Dương đầu tư phát triển sản xuất.Ảnh: N.Thu

Kinh tế quý I... TIẾP TRANG 1

... Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, xã hội đã bám sát kế hoạch, chương trình đề ra; không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên người. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách người có công, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm...

Báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư cho biết thêm: Tổng sản phẩm trong nước (GRDP - giá SS 2010) ước đạt 9.210,5 tỷ đồng, tăng 8,45% so với cùng kỳ; trong đó ngành nông - lâm - thủy tăng 4,71%; công nghiệp - xây dựng tăng 7,76% và dịch vụ tăng 10,22%. Nếu tính theo giá thực tế thì tổng sản phẩm trong nước (GRDP) ước đạt gần 14.223 tỷ đồng, tăng 15,79% so với cùng kỳ; trong đó ngành nông - lâm - thủy tăng 12,96%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,79% và dịch vụ tăng 11,53% so với cùng kỳ. Các chỉ

tiêu kinh tế khác cũng có mức tăng khá, đó là: Tổng mức đầu tư xã hội ước đạt 4.796 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ; thu ngân sách nhà nước đạt 2.205 tỷ đồng, bằng 28% dự toán địa phương, tăng 15% so với cùng kỳ. Đặc biệt, nổi bật là lĩnh vực xuất khẩu với tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 178,9 triệu USD, bằng 24,8% so kế hoạch, tăng 37,5% so với cùng kỳ.

Cũng theo báo cáo của Sở Kế hoạch - Đầu tư, từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt gần 1,8 triệu lượt, đạt 25% kế hoạch và tăng 9,8% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, khách qua lưu trú ước đạt 1,125 triệu lượt, đạt 23,2% kế hoạch và tăng 11,1% so với cùng kỳ. Một số chỉ tiêu xã hội cũng đạt tiến độ kế hoạch đề ra, theo đó số người được giải quyết việc làm 5.300 người bao gồm tạo việc làm mới

1.700 người, đạt 17,6% kế hoạch; tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân ước đạt 79,1%, tăng 2,5% so với cùng kỳ; tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 95,9% và tỷ lệ phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị đạt 83,8%...

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội Lâm Đồng vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức; hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao. Công tác quản lý bảo vệ rừng chưa đạt hiệu quả cao, tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng vẫn còn diễn ra phức tạp. Sản xuất công nghiệp chưa có sự đột phá, chỉ số phát triển các ngành công nghiệp chưa đồng đều; khối lượng thực hiện và giải ngân nguồn vốn xây dựng cơ bản đạt thấp và giảm so với cùng kỳ; nhiều dự án đầu tư ngoài ngân sách triển

khai chậm hoặc không triển khai. Với những thuận lợi và khó

khăn nêu trên, UBND tỉnh đề ra 10 nhóm giải pháp và yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ trong quý II, bao gồm: Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh; tăng cường chỉ đạo điều hành nhiệm vụ tài chính, ngân sách; đôn đốc giải ngân vốn xây dựng cơ bản. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo nhanh bền vững và đảm bảo an sinh xã hội...

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt cho rằng, sau thời gian nghỉ tết, các cấp ngành, địa phương đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện

các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và cho đến nay hầu hết các chỉ tiêu tổng hợp đều đạt và vượt so với cùng kỳ. Qua đó cũng nhận ra những mặt khó khăn trong thời gian tới cần phải tập trung thực hiện bằng nhiều giải pháp hiệu quả. Vì vậy, Chủ tịch Đoàn Văn Việt yêu cầu, các sở, ngành và địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh trên đàn gia súc lây lan, bởi nếu để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng không chỉ ảnh hưởng đến các hộ và doanh nghiệp chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến việc thu hút khách du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư; sớm triển khai các dự án, công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng. Riêng đối với thu ngân sách trong quý II cần đảm bảo tiến độ thu đạt 50% kế hoạch.

XUÂN TRUNG

Page 3: Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịchbaolamdong.vn/upload/others/201904/29616_BLD_ngay_3.4...và thực hiện đề án mới được phê duyệt.

3 THỨ TƯ 3 - 4 - 2019KINH TẾ

Có thể thấy sự chuyển đổi cây trồng sang những loài cây trái có giá trị đang diễn ra nhanh trên nhiều vùng đất Cát Tiên.

Ngay phía chân cầu Đăk Lua thuộc địa phận Thôn 3, xã Quảng Ngãi của huyện Cát Tiên là một

vườn bưởi da xanh xanh tốt đang chuẩn bị ra trái bói trong năm nay. Chủ nhân của khu vườn rộng 1 ha này chính là ông Huỳnh Văn Phú.

Năm nay 47 tuổi (sinh năm 1972), ông Phú người quê Quảng Ngãi vào lập nghiệp trên quê mới xã Quảng Ngãi - Cát Tiên từ thời trẻ cùng gia đình. Trước đây, với khoảnh vườn gần 1 ha quanh nhà, cũng như mọi người nơi đây ông trồng mía, trồng bắp rồi trồng đậu, trồng mì cùng nhiều loại cây khác. Ông kể rằng cứ loay hoay với những loại cây ngắn ngày, giá trị kinh tế thấp, trồng mãi quanh năm cũng chẳng thấy ăn thua gì.

Trong 3 năm gần đây, khi phong trào chuyển đổi đất thành vườn cây ăn trái có giá trị lan đến vùng đất này, ông đã tự hỏi sao mình không thử trồng cây ăn trái trong vườn nhà. Thế là ông tự học hỏi, tìm tòi nhiều nơi, ra Đạ Tẻh tham khảo nhiều vườn cây ăn trái và quyết định chọn cây bưởi da xanh.

“Đất tôi trồng đậu, trồng mía rất tốt, lại gần nước, sát cạnh sông Đồng Nai, sao mình không trồng cây ăn trái. Với lại nhà tôi lâu nay có trồng một cây bưởi thường rất lớn để ăn, hằng năm cho rất nhiều trái, sao mình không thử trồng bưởi da xanh có giá trị cao?” - vừa nói ông Phú vừa chỉ tay vào cây bưởi lớn đầy quả trong góc vườn.

Từ lời giới thiệu của người quen, ông Phú ra Tân Phú - Đồng Nai chọn mua cây con tại một đại lý giống cây uy tín, có bảo hành về trồng. Tổng

cộng ông đã mua trên 350 cây bưởi da xanh giống đưa về trồng trong năm 2016.

Ông cho biết, trước khi xuống cây đã học hỏi rất kỹ quy trình trồng và chăm sóc bưởi, tự mình đào hố, bón lót bằng phân bò nhà (nhà ông nuôi 6 con bò để lấy phân hữu cơ bón cho cây), trong vườn ông đào rãnh dọc theo các hàng cây để thoát nước úng trong mùa mưa, chống thối rễ cây; trong mùa khô bơm nước vào rãnh để tưới cây.

Để tưới nước cho vườn cây, ông cũng đầu tư máy bơm nước loại tốt cùng hệ thống ống dẫn nước cho vườn. “Không lo chuyện thiếu nước, sông Đồng Nai sát nhà đâu bao giờ cạn, chỉ cần 200 nghìn đồng tiền dầu một đợt là tưới thoải mái”- ông Phú cho biết.

Theo ông Phú, trồng bưởi da xanh thật ra cũng không có gì khó vì công việc của nhà nông vốn thường vất vả, cái khó là phải biết nhìn cây đoán bệnh để chữa trị kịp thời nếu có. Cái gì không biết thì mình hỏi người trồng trước, ra hỏi chỗ bán giống, bây giờ liên lạc dễ, nếu có gì

khó khăn thì nhờ người đến giúp”.Tổng đầu tư cho 1 ha bưởi này

trong 3 năm nay, theo ông Phú chừng 100 triệu đồng, cho tất tần tật mọi thứ, từ cây giống, máy móc, phân bón... “Thì mình nhà nông, làm ăn khó khăn, cũng phải xoay xở mới có tiền đầu tư, nhưng làm vườn cây ăn trái được về lâu về dài, vùng phía ngoài kia (Đạ Tẻh) người ta trồng được thì mình cũng trồng được chứ sao” - ông Phú so sánh.

Trước tết vừa rồi, vườn bưởi da xanh của ông Phú đã ra trái bói nhưng ông ngắt bỏ nụ vì để dưỡng cây lớn hơn chút. Khi chúng tôi đến dịp này, vườn bưởi của ông lại bắt đầu cho ra hoa thơm ngát, nhiều cây trong vườn đã có nhiều trái lớn, hứa hẹn một vụ mùa trĩu quả.

Điều đáng nói nhất, theo ông Phú, rất nhiều người trong xã Quảng Ngãi đã đến vườn của ông để học hỏi về chuyển đổi cây trồng trên đất vườn mình. Cách đây 3 năm, ông chính là người đầu tiên ở xã Quảng Ngãi này trồng bưởi da xanh nhưng nay trong xã đã có không ít người trồng theo ông. Không đâu xa, gần vườn

nhà ông ở phía bên kia đường lộ, một nông dân gần đây đã cho trồng xen sầu riêng cao sản vào vườn cà phê, chỉ chờ khi sầu riêng lên ngọn sẽ chặt bỏ vườn cà phê này để thành vườn chuyên canh sầu riêng.

Trong năm 2018 vừa qua, trước việc nhiều người dân trong xã chuyển đổi vườn sang trồng cây ăn trái có giá trị, xã Quảng Ngãi đã đứng ra thành lập “Hợp tác xã cây ăn trái Quảng Ngãi” với nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật, giúp đỡ những người trồng tìm đầu ra cho sản phẩm, ông Phú được bầu làm Phó Chủ nhiệm.

Với ông Phú, ông cho biết luôn sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ mọi người chung quanh kinh nghiệm mình có về việc trồng loại cây ăn trái này. “Rất nhiều người có vườn bưởi da xanh cho biết bình quân một hecta trong khoảng 6 năm nếu chăm sóc tốt sẽ cho thu nhập từ 1 tỷ đồng đến 1,5 tỷ đồng, tôi mong chỉ được một nửa như thế cũng đã hơn trồng bắp, trồng mía bao nhiêu lần rồi” - ông Phú hy vọng.

GIA KHÁNH

Vườn bưởi da xanhở chân cầu Đăk Lua - Cát Tiên

Ông Huỳnh Văn Phú trong vườn bưởi da xanh của mình. Ảnh: G.Khánh

Vừa qua, tại Khách sạn LaDalat, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019.

Năm 2018, số doanh nghiệp (DN) thành lập mới toàn tỉnh là 1.009 DN, DN hoạt động trở lại 216, tổng số DN thành lập đến hết 2018 là 8.029 DN. Trong năm, Hiệp hội đã tổ chức 8 hội nghị tập huấn, hỗ trợ, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị cho lãnh đạo các DN của tỉnh. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp về liên kết hợp tác, xúc tiến thương mại, kỹ thuật, xây dựng thương hiệu sản phẩm cũng được chú trọng với nhiều chương trình xúc tiến tại các tỉnh, thành trong nước và một số DN nước ngoài. Đồng thời, công tác hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ tư vấn pháp luật cũng được Hiệp hội làm tốt,

nhất là công tác hỗ trợ khởi nghiệp đã kết nối các ý tưởng, đề án khởi nghiệp với các doanh nghiệp, ký hợp đồng hỗ trợ khởi nghiệp 13/17 dự án khởi nghiệp về cung cấp các dịch vụ và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để hưởng chính sách hỗ trợ của Quỹ

hỗ trợ khởi nghiệp UBND tỉnh.Tại hội nghị, các DN cũng được

nghe đại diện Sở Khoa học Công nghệ, Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lâm Đồng nêu các phương hướng, hoạt động mới trong năm

2019 mà các sở, ngành sẽ hỗ trợ tối đa cho DN.

Với các hoạt động năm 2019, Hiệp hội chủ trương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Hội và hội viên; Công tác tham gia góp ý xây dựng và phản biện cơ chế chính sách, pháp luật. Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của DN, kịp thời phản ảnh kiến nghị cơ quan chức năng giải quyết, hỗ trợ DN; Vận động các DN, hội viên phát huy vai trò tiên phong của DN, thực hiện tốt các cuộc vận động, chương trình của Đảng, Nhà nước phát động. Đề cao đạo đức trong kinh doanh, xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

DIỄM THƯƠNG

Quý I thu ngân sáchđạt 28% kế hoạch

Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt 2.205,39 tỷ đồng, bằng

28% dự toán và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong

đó, các khoản thu do ngành Thuế quản lý đạt 2.025,463 tỷ

đồng, cũng bằng 28% kế hoạch và tăng 16% so với cùng kỳ.

Trong các khoản thu thành phần, có 3 khoản thu đã đạt tỷ lệ trên 50%, là lệ phí môn bài

(91%), thu Xổ số kiến thiết (61%) và thu tiền cấp quyền

khai thác khoáng sản (52%). Ở các địa phương, Di Linh đang

có tỷ lệ thu NSNN dẫn đầu (45%); các huyện thị khác đang

ở mức 22-33%.PHẠM LÊ

47 đề tài, sáng kiến,giải pháp điển hìnhđược công nhậnvà ứng dụng thực tiễn

Là con số thu được trong phong trào phát huy sáng kiến,

giải pháp, đề xuất cải tiến nghiệp vụ xuất phát từ nhu cầu

thực tiễn và mang tính ứng dụng cao trong công việc, được áp

dụng tại các đơn vị khối Ngân hàng trong năm 2018. Cụ thể,

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh (CN) tỉnh Lâm Đồng 7 sáng

kiến; Agribank CN Lâm Đồng 11 đề tài, sáng kiến; BIDV

CN Bảo Lộc với “Giải pháp trong điều hành kế hoạch kinh doanh năm 2018”; BIDV CN

Lâm Đồng 3 đề tài, sáng kiến; Vietinbank Lâm Đồng 14 sáng

kiến; NHCSXH 7 sáng kiến; MB Lâm Đồng có 4 giải pháp...

P.LÊ

30 đơn vị vệ tinhcho Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú

Kết quả khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn Lâm Đồng cho biết, trên địa bàn Đà Lạt và các huyện

Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng có khoảng 30 đại diện

cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất rau, hoa đáp

ứng các yêu cầu trở thành đơn vị vệ tinh cho Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú, huyện

Đức Trọng. Theo đó, 30 đơn vị vệ tinh

với tổng diện tích sản xuất rau, hoa liên kết khoảng 5.200 ha,

tổng sản lượng hàng năm cung ứng theo hợp đồng sơ chế, chế

biến, tiêu thụ cho Khu Công nghiệp - Nông nghiệp Tân Phú

khoảng 9.420 tấn rau và 52,5 triệu cành rau, hoa các loại.

Thống kê đến nay, trên địa bàn Đà Lạt và 3 huyện Lạc

Dương, Đơn Dương, Đức Trọng có 111 doanh nghiệp, hợp tác

xã, tổ hợp tác sản xuất theo hợp đồng tiêu thụ ổn định hàng năm

khoảng 62.470 tấn rau và gần 277 triệu cành hoa các loại.

VĂN VIỆT

Hiệp hội Doanh nghiệp Lâm Đồng:

Phát huy vai trò “cầu nối” của cộng đồng doanh nghiệp

Toàn cảnh hội nghị.

Page 4: Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịchbaolamdong.vn/upload/others/201904/29616_BLD_ngay_3.4...và thực hiện đề án mới được phê duyệt.

4 THỨ TƯ 3 - 4 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Sinh năm 1954, ông Kơ Dơng Ha Dương nhớ lại những năm tháng cùng du kích, bộ đội chiến đấu

để thực hiện mục tiêu thống nhất đất nước. Khi ấy, ông và đồng chí, đồng đội đã vững tay súng, vượt gian khổ để xây dựng vùng đất Long Lanh thành mảnh đất anh hùng, căn cứ địa một thời khói lửa. Tới năm 1975, hòa bình rồi, rời tay súng trở về cuộc sống đời thường, ông Ha Dương trở về với rẫy, với nương, với những vất vả, khó khăn của cuộc sống thường nhật.

Ông Ha Dương kể, Đạ Chais nghèo lắm, thôn Tu Poh còn vất vả hơn vì xa

Người đảng viên uy tín ở thôn Tu PohBà con thôn Tu Poh, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương không ai không biết “già làng” Kơ Dơng Ha Dương, người đảng viên cao tuổi của thôn. Sống mẫu mực, gắn bó với bà con, ông Ha Dương đang làm tốt vai trò của mình, một người đảng viên, một người có uy tín trong cộng đồng địa phương.

trung tâm, ruộng đất lại ít. Người cựu chiến binh Ha Dương lăn xả làm kinh tế, nuôi con trâu, trồng cây cà phê để chăm lo cho gia đình. Vất vả là thế nhưng ông vẫn không quên động viên bà con Tu Poh chịu khó làm vườn, không phá rừng làm rẫy, chịu đi học các lớp cán bộ dạy trồng cây, chăn nuôi. Ông vận động bà con tham gia giữ rừng, đổi công, hỗ trợ những bà con còn khó khăn trong thôn. Cùng sự vươn lên của cả xã, Tu Poh cũng

góp công, góp đất, trồng cây hoa, cây xanh, không đổ rác ra đường”. Từ sự hỗ trợ của Nhà nước cùng sự đóng góp công sức của người dân, Tu Poh hôm nay khang trang, đường đi lối lại sạch sẽ, gọn gàng, không còn cảnh phân gia súc vương vãi trên đường, cảnh con trâu, con bò được nuôi chung với người trong cùng một mảnh đất. Trong thành quả ấy có sự đóng góp lớn của ông Ha Dương, người đảng viên nhiều uy tín của thôn Tu Poh. Ông tâm sự, muốn bà con hiểu mình, tin mình thì mình phải sống xứng đáng, vì bà con, vì thôn buôn. Để nói đúng, nói trúng chính sách thì phải học, phải thường xuyên nắm bắt quan điểm của Đảng, của huyện, của xã để hướng dẫn bà con cho đúng.

Đặc biệt, ông Kơ Dơng Ha Dương rất có duyên với các bạn trẻ. Quá khứ hào hùng một thời khói lửa của người cựu chiến binh giúp ông có vốn sống và luôn giữ ngọn lửa nhiệt huyết để chia sẻ với các bạn thanh niên trong thôn. Những tâm tư của ông, tình cảm của ông được tuổi trẻ Tu Poh tin tưởng và làm theo. Ông động viên các bạn trẻ chịu khó học hỏi, chịu khó lao

Ông Kơ Dơng Ha Dương trò chuyện với bạn trẻ. Ảnh: D.Q

động, chấp hành tốt mọi chủ trương của Nhà nước. Từ tấm gương của mình, ông động viên thanh niên sẵn sàng lên đường nhập ngũ. Và, cũng dưới sự giới thiệu, dìu dắt của ông, nhiều bạn trẻ đã phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng. Với các bạn trẻ, ông như một nhân chứng sống của thời gian khó mà oai hùng, là cảm hứng, là tấm gương để hướng tới. Anh K’Tuyến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đạ Chais, cũng là một thanh niên trẻ chia sẻ, thanh niên trong thôn, trong xã đều biết, tôn trọng và tin tưởng vào người cựu chiến binh Kơ Dơng Ha Dương. Ông sống mẫu mực, nuôi con cái thành người công dân tốt trong cộng đồng, lời nói và việc làm đều nghĩ cho lợi ích của bà con. Bởi vậy, mỗi khi có việc cần sự chung tay của cộng đồng, vai trò cùng sự hiện diện của ông là không thể thiếu. Ở tuổi 65, sau những vất vả, khó khăn trong cả thời chiến và thời bình, người đảng viên, cựu chiến binh Kơ Dơng Ha Dương vẫn sống xứng đáng với lòng tin của Đảng, của bà con Tu Poh, chung sức chung lòng xây dựng thôn buôn ngày một phát triển hơn. DIỆP QUỲNH

Thương yêu trẻ bằng cách học tập và làm theo Bác

Thực hiện tốt công tác chuyên môn, chăm lo bữa ăn, giấc ngủ, giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua những lời thơ, câu hát, hoàn thiện

cho trẻ những kỹ năng cần thiết là sự nỗ lực và niềm đam mê của đội ngũ giáo viên ở Trường Mầm non xã Trạm Hành.

Qua câu chuyện với giáo viên Trần Thị Ngọc Điệp - Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Trạm Hành mới cảm nhận được sự khó khăn của công việc nuôi dạy trẻ. Để khắc phục những khó khăn đó, Chi bộ, đảng viên, giáo viên, quần chúng ở Trường Mầm non xã Trạm Hành luôn xem Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị là kim chỉ nam, là sợi dây xuyên suốt để học tập, định hướng hoạt động.

Ngay bản thân cô Điệp, trong quá trình giảng dạy tại nhà trường luôn học tập theo gương Bác về yếu tố tác phong làm việc, cách sử dụng thời gian. Cô đi làm sớm, về muộn, sâu sát với giáo viên và các cháu mầm non, luôn xem giáo viên là người thân, trẻ tại trường là con cháu của mình. Với vai trò là một Bí thư Chi bộ, cô Điệp đã tận tình giúp đỡ những đảng viên là giáo viên trẻ hay những đảng viên làm công việc chuyên môn khác.

Hiện nay, Chi bộ Trường Mầm non xã Trạm Hành có 11 đảng viên, hơn 2 năm qua, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được quán triệt thực hiện, đưa hoạt động nhà trường ngày càng đi vào nề nếp.

Giáo viên Huỳnh Thị Thương Thương, Tổ trưởng Tổ 3 - 4 tuổi là giáo viên nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Cô luôn tâm niệm rằng nghề giáo là một nghề cao quý, tạo cho học sinh cảm nhận mỗi ngày đến trường là một niềm vui; chính vì vậy phải căn cứ vào lứa tuổi, nhận thức của các em để có những phương pháp giáo dục phù hợp, phải làm sao cho trẻ vững bước trên con đường sau này.

Không những thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, trong công tác chính trị tư tưởng, với vai trò là một đảng viên trong Chi bộ, cô Thương luôn ra sức phấn đấu, phát huy vai trò của một đảng viên bằng cách tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

Trong muôn vàn tình thương yêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Nhân dân, Người dành cho thiếu niên nhi đồng một tình thương yêu đặc biệt. Trong bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi” là những lời lẽ hết sức giản dị, thực tế và chứa chan tình yêu thương: Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan. Thấm nhuần lời dạy của Bác, những cô nuôi dạy trẻ ở Trường Mầm non xã Trạm Hành (TP Đà Lạt) luôn cố gắng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để hoàn thiện bản thân, góp phần chăm lo cho thế hệ tương lai.

nước. Cô đăng ký nội dung học tập và làm theo Bác với nội dung sát sườn công việc chuyên môn của mình, cụ thể như: phương pháp dạy học; tác phong công việc; quan hệ với đồng nghiệp, phụ huynh; lối sống nơi cơ sở…

Với đặc điểm của môi trường giáo dục bậc mầm non, nên việc chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho các cháu là điều hết sức quan trọng. Cô giáo Trần Thị Như Trâm, Tổ trưởng Tổ nấu ăn, một đảng viên trẻ đã thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng điện, nước; giữ gìn vật tư, dụng cụ nấu ăn của nhà trường; vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cô cùng cả tổ thực hiện các bữa ăn của trẻ đảm bảo chất dinh dưỡng, phù hợp với khẩu phần của từng lứa tuổi, thường xuyên theo dõi thông tin về y tế, dịch bệnh để có phương án thay đổi khẩu phần nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Chú trọng thực hiện công tác chuyên môn, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng là điều mà Trường Mầm non xã Trạm Hành thực hiện trong thời gian qua. Năm 2018, Chi bộ nhà trường đã kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ, đảng viên, quần chúng nắm vững và thực hiện

nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, lệch lạc; phòng chống sự suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là trong môi trường sư phạm. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Ngoài ra, để tăng cường việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và đưa nội dung quan trọng này đi vào cuộc sống, đến với mọi đối tượng; Chi bộ Trường Mầm non xã Trạm Hành đã trực tiếp cử một đảng viên đứng lớp cùng với các giáo viên khác để tăng cường giáo dục về tình yêu quê hương đất nước, về hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta đến với lứa tuổi nhi đồng. Giáo viên Trần Trịnh Diễm Thương là một đảng viên trẻ, Bí thư Chi đoàn Trường Mầm non xã Trạm Hành tâm sự: Trong những giờ lên lớp, tôi luôn cố gắng sưu tầm những bài thơ, bài hát về Bác Hồ để truyền tải đến các em. Vì các em còn nhỏ nên mình phải chọn phương pháp giáo dục phù hợp, làm sao để trẻ tiếp thu một cách nhanh nhất. Ví dụ trong những lúc dạy học, tôi có thể đọc, hát cho trẻ nghe các bài thơ, bài hát như: Bác Hồ của em của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, dạy trẻ hát Quốc ca, bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng thiếu niên nhi đồng của nhạc sỹ Phong Nhã...

Đồng chí Trần Thanh Trí - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trạm Hành cho biết: Thời gian qua, bằng nhiệt huyết, chức trách và nhiệm vụ; Chi bộ và các giáo viên Trường Mầm non xã Trạm Hành đã thực hiện một cách nghiêm túc việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện việc học tập và làm theo Bác phù hợp với môi trường giáo dục, sư phạm; có những cách làm hay để góp phần giáo dục tình yêu quê hương, Tổ quốc cho thế hệ tương lai của đất nước. ĐỨC TÚ

Giáo viên Huỳnh Thị Thương Thương dạy cho trẻ những bài hát về Bác Hồ trong giờ học. Ảnh: Đ.Tú

ngày càng thay da đổi thịt. Thôn chưa phải là giàu nhưng cái đói đã lùi xa, trẻ con được tới trường hàng ngày, bà con đã có điều kiện ăn no mặc ấm.

Đồng hành với hoạt động xây dựng nông thôn mới, ông Ha Dương vận động người dân thôn Tu Poh tăng gia sản xuất, hiến đất xây dựng hội trường, đường giao thông nông thôn. Ông bảo: “Mình còn nghèo nhưng phải cố gắng đóng góp xây dựng thôn buôn. Không có tiền thì mình

Page 5: Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịchbaolamdong.vn/upload/others/201904/29616_BLD_ngay_3.4...và thực hiện đề án mới được phê duyệt.

5 THỨ TƯ 3 - 4 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

Hội khỏe Măng non cấp huyệnnăm học 2018 - 2019

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đam Rông vừa tổ chức Hội khỏe Măng

non cấp huyện, năm học 2018 - 2019. Tham gia Hội khỏe Măng non có 9 đội

đến từ các trường mầm non trên địa bàn toàn huyện. Mỗi đơn vị dự thi thành lập một đội gồm giáo viên dạy các lớp mẫu giáo và học sinh 5 tuổi. Các đội trải qua các phần thi như: Thể dục đồng diễn với

nhạc; Tiếng hát giáo viên và học sinh; Trò chơi vận động tiếp sức; Nhảy bao bố,

ném bóng.Qua 2 ngày diễn ra sôi nổi, kết thúc hội khỏe, giải nhất toàn đoàn được trao cho

Trường Mầm non Liêng S’rônh; Trường Mầm non Đạ Tông và Phi Liêng đoạt

giải nhì; 3 giải ba thuộc về Trường Mầm non Đạ K’Nàng, Đạ M’rông, Bằng Lăng.

Qua hội khỏe nhằm tiếp tục duy trì chất lượng giáo dục phát triển vận động trong các trường mầm non, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội

trong công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non.

VĂN TÂM

Bảo Lâm: 190 học viên tham gia lớp tiếng Mạ

Tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Bảo Lâm, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng

vừa tổ chức khai giảng Lớp tiếng dân tộc Mạ cho 190 học viên là cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Bảo

Lâm và thành phố Bảo Lộc.Trong thời gian 6 tháng (từ tháng 4

đến tháng 9/2019) các học viên sẽ được bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng nghe,

nói, đọc, viết chữ Mạ và đi thực tế tại các thôn, bon có đông người Mạ sinh sống.

Kết thúc khóa học, Ban tổ chức lớp học sẽ kiểm tra, cấp chứng chỉ cho học viên đạt

yêu cầu.Một đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo

tỉnh Lâm Đồng cho biết: Lớp học nhằm bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên

chức trên địa bàn huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc nắm được cơ bản

tiếng, chữ viết của người Mạ, hiểu được tập quán, phong tục sinh hoạt của người

Mạ để phục vụ công việc chuyên môn được tốt hơn.

TRỊNH CHU

Những năm gần đây, Lâm Đồng đã không ngừng đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịch - ngành kinh tế động lực của tỉnh, nhằm thu hút các dự án cũng như thu hút lượng du khách đến ngày càng nhiều hơn.

Ngành kinh tế động lựcMột thống kê của ngành chức năng Lâm

Đồng cho biết, lượng du khách đến Lâm Đồng - Đà Lạt những năm gần đây mỗi năm đều tăng bình quân trên 10%.

Như trong năm 2018 vừa qua, Lâm Đồng đón trên 6,5 triệu lượt khách, tăng 10,3% so với năm 2017, trong đó lượng khách nước ngoài 485 nghìn lượt, tăng 21,3%. Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 11.710 tỷ đồng.

Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 147 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đăng ký khoảng 50 nghìn tỷ đồng, trong đó có 31 dự án đã hoàn thiện và đưa vào kinh doanh.

Toàn tỉnh hiện có 1.399 cơ sở lưu trú du lịch với gần 21 nghìn phòng, trong đó có 426 khách sạn từ 1-5 sao, bao gồm 30 khách sạn cao cấp từ 3-5 sao với trên 3 nghìn phòng. Tỉnh cũng có 35 khu du lịch, điểm du lịch, 3 sân golf 18 lỗ đang vận hành; trên 60 điểm tham quan miễn phí, khoảng 30 mô hình du lịch canh nông. Trong 67 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển du lịch có 24 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 10 đơn vị kinh doanh du lịch mạo hiểm.

Cùng với những điều kiện thuận lợi về thiên nhiên, Lâm Đồng hiện có 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận gồm di sản tư liệu “Mộc bản triều Nguyễn” và di sản văn hóa phi vật thể “Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”; Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang cũng đã được UNESCO công nhận.

Để đưa du lịch thành ngành kinh tế động lực, Lâm Đồng những năm gần đây đã không ngừng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông của tỉnh nhằm kết nối với các địa phương lân cận và với cả nước như các quốc lộ 20, 27, 28, 55, 27C… Sân bay Liên Khương đạt cấp 4D theo tiêu chuẩn ICAO với tần suất khai thác mỗi ngày từ 28 - 30 chuyến bay đến nhiều tỉnh, thành trong nước cũng như có các chuyến bay trực tiếp đến các quốc gia lân cận như Băngkok (Thái Lan), Vũ Hán (Trung Quốc), Hàn Quốc...

Tỉnh cũng đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch thông qua nhiều hình thức, tăng cường liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước; đồng thời thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch của tỉnh. Hiện có khoảng 11 nghìn lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch, trong đó có khoảng 77% đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch.

Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịch

Tăng cường “một cửa”Thực hiện Chương trình tổng thể về cải

cách hành chính (CCHC) của Chính phủ, UBND tỉnh Lâm Đồng thường xuyên chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện tốt công tác CCHC, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong quá trình chỉ đạo, điều hành của tỉnh.

Trong CCHC, tỉnh luôn yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương thường xuyên rà soát thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao hiệu quả việc giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”, trong đó có lĩnh vực du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC; thường xuyên đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, niêm yết tất cả các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của mình trên trang thông tin điện tử và tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của đơn vị; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận trong giao dịch hành chính công.

UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành đề án đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và quy chế quản lý, vận hành, khai thác hệ thống một cửa điện tử hiện đại và dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh. Các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh cũng xây dựng và ban hành quy chế của cơ quan, đơn vị mình về thực hiện cơ chế một cửa liên thông, trong đó có lĩnh vực du lịch.

Hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đến nay đã có trang thông tin điện tử riêng nhằm phục vụ cho các hoạt động CCHC; đều thực hiện hệ thống một cửa điện tử cho hầu hết các TTHC của đơn vị nói chung và đối với lĩnh vực du lịch nói riêng, nhằm giúp các tổ chức, cá nhân dễ

dàng truy cập, tìm hiểu thông tin, quy định về các TTHC liên quan.

Đến nay, 100% TTHC về du lịch của tỉnh Lâm Đồng đều đã được triển khai áp dụng cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” và “một cửa điện tử” với 51 TTHC. Các sở, ngành cùng các địa phương trong tỉnh cũng xây dựng quy trình áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 cho tổng cộng 30 TTHC trong lĩnh vực du lịch. Riêng tại Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho 4 TTHC và mức độ 4 cho 4 TTHC về du lịch.

Trong năm 2018, các sở, ngành và thành phố Đà Lạt đã tiếp nhận và giải quyết đúng hạn 100% hồ sơ liên quan đến lĩnh vực du lịch. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng trong năm qua cũng đã giải quyết đúng và trước hạn cho 252 hồ sơ về du lịch.

Hiện, Lâm Đồng đang triển khai khá hiệu quả đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơ sở lưu trú (http://quanlyluutru.lamdong.gov.vn). Đến nay, tỉnh đã cấp 1.835 tài khoản cho các cơ sở lưu trú du lịch để khai báo khách lưu trú qua mạng Internet.

Tại Đà Lạt, để hướng đến một đô thị thông minh, ngành du lịch tỉnh và thành phố bước đầu triển khai nhiều chương trình như xây dựng cổng thông tin điện tử (http://dalatcity.org), ứng dụng du lịch thông minh “dalatcity” sử dụng cho các thiết bị điện thoại thông minh “smart phone”; lập bản đồ thông minh; cung cấp miễn phí các điểm truy cập mạng không dây (wifi); xây dựng kho dữ liệu tập trung; hệ thống báo cáo ngành du lịch và hệ thống phân tích du lịch thông minh.

VIẾT TRỌNG

Lâm Đồng thu hút rất nhiều hoạt động du lịch - thể thao hằng năm. (Trong ảnh: Các VĐV về đích trong cuộc thi chạy và bơi Dalat Sufferfest lần đầu tiên tổ chức tại Đà Lạt trong tháng 3/2018). Ảnh: V.Trọng

Phòng Giáo dục - Đào tạo Cát Tiên cho biết đang nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ (môn tiếng Anh) ở các cấp học trong huyện.

Đến nay, Phòng đã triển khai thí điểm việc dạy và học tiếng Anh với trẻ mầm non 5 tuổi tại 3 trường mầm non trong huyện, gồm Mầm non Phù Mỹ, Mầm non Đồng Nai và Mầm non Phước Cát 1 với tổng cộng 5 lớp/130 học sinh.

Ở cấp tiểu học, đến nay có 13 trường tiểu học trong huyện, 1 trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở của huyện đang dạy tiếng Anh, có tổng số 102 lớp, gần 2.100 học sinh. Trong số này có 10 trường dạy tiếng Anh chương trình 4 tiết/tuần tại 50 lớp/1.187 học sinh và 6 trường dạy tiếng Anh tự chọn 2 tiết/tuần với 52 lớp/910 học sinh.

Đến nay, Phòng Giáo dục huyện đã thành lập tổ chuyên môn tiếng Anh bậc tiểu học để

quản lý, hỗ trợ, tư vấn công tác dạy và học tiếng Anh bậc tiểu học trong toàn huyện.

Trong học kỳ 1 năm nay, Phòng đã mở chuyên đề tư vấn công tác dạy và học tiếng Anh tại Trường Tiểu học Mỹ Lâm; mở 1 chuyên đề tiếng Anh cấp huyện, đồng thời hướng dẫn các trường trung học cơ sở trong huyện bồi dưỡng ôn tập cho học sinh tham gia các kỳ thi tiếng Anh của huyện.

V.TRỌNG

Cát Tiên: Nâng chất lượng dạy học ngoại ngữ trong các cấp học

Ngoại ngữ - Chìa khóa mở ra thế giới

Đó là chủ đề buổi tọa đàm vừa được Trường Đại học Đà Lạt - Cụm trưởng

Cụm thi đua các trường đại học, cao đẳng (cụm số 3) phối hợp với Tỉnh Đoàn

tổ chức.Tại buổi tọa đàm, hơn 500 sinh viên

các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã được những giáo viên ngoại ngữ,

đặc biệt là giáo viên bản địa Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh… chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp để học ngoại ngữ hiệu quả. Qua đó, giúp sinh viên trau dồi kỹ

năng mềm, nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể đáp ứng được yêu cầu công

việc khi ra trường. Đây là sân chơi bổ ích tạo cơ hội cho

sinh viên các trường đại học, cao đẳng có dịp giao lưu cũng như được giải đáp các câu hỏi, thắc mắc “làm sao để học ngoại

ngữ tốt?”. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ngoại ngữ hiện nay để sinh viên chủ động học tập, tích lũy

kiến thức, tích cực hội nhập quốc tế.TUẤN HƯƠNG

Page 6: Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịchbaolamdong.vn/upload/others/201904/29616_BLD_ngay_3.4...và thực hiện đề án mới được phê duyệt.

6 THỨ TƯ 3 - 4 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Tục dùng thuốc phiệnTrong câu chuyện với chúng

tôi, ông Mùa Pừ Sử, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Đưng Glê (xã Phi Liêng, huyện Đam Rông) nhắc nhiều tới những tháng ngày gia đình còn sống ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. “Ngày xưa ông bà, cha mẹ mình ngoài trồng bắp, trồng lúa thì còn trồng cả cây thuốc phiện trên rẫy nhiều lắm. Cây thuốc phiện được trồng vào khoảng tháng 10, tháng 11 âm lịch khi trời lạnh buốt. Nơi khí hậu lạnh, đất đai cằn cỗi, lúa, bắp trồng chẳng đủ ăn nhưng cây thuốc phiện lại mọc lên rất tốt. Có năm thu được cả mấy tạ nhựa. Người Mông hút thuốc phiện nhiều như người miền xuôi hút thuốc lá. Từ khi Nhà nước cấm, bà con trong bản không dám trồng nữa. Sau đó nhiều người sang Lào làm công lấy ít thuốc về sử dụng” ông Mùa Pừ Sử nhớ lại.

Cũng theo lời ông Sử, ngày trước trong mỗi gia đình người Mông thuốc phiện vẫn được cất trữ gối từ vụ này sang vụ sau. Thuốc phiện không chỉ để những người nghiện hút bằng ống tẩu, bàn đèn mỗi lúc lên cơn, mà nó còn như một thứ “thuốc hiếm” được người Mông cất giữ trong nhà. Khi có người bị ốm đau bệnh tật, việc trước tiên sẽ mang thuốc phiện ra dùng. Ngày còn trẻ ông Sử cũng từng nghiện thuốc phiện. Sau thấy cuộc sống khổ cực quá mới quyết tâm tự cai thuốc phiện. Sau ba năm cai nghiện và rời quê hương vào Nam Tây Nguyên gần 20 năm nay, ông Sử đã

Dai dẳng tệ nạn ma túy ở làng MôngLặn lội từ những triền núi đá nơi địa đầu Tổ quốc, người Mông di cư vào vùng đất Nam Tây Nguyên như tìm đến miền đất hứa. Việc dân di cư tự do từ phía

Bắc vào gây nhiều áp lực cho huyện nghèo Đam Rông về đất đai, công tác quản lý, bảo vệ rừng… và cả tệ nạn ma túy. Ma túy tràn qua để lại cho làng Mông sự nghèo nàn, những mái ấm vỡ tan, những đứa trẻ vắng cha và những người già không còn con cái để nương tựa...

Kỳ 1: Đưng Glê chưa bình yên

Năm 2018, nhiều vụ án ma túy lớn đã được Công an huyện Đam Rông triệt phá. Việc nhiều đối tượng đã bị lãnh án hàng chục năm tù cho thấy sự nghiêm khắc của pháp luật đối với các đối tượng tàng trữ, buôn bán và vận chuyển ma túy. Tuy vậy, “bão” vẫn chưa thực sự đi qua, Đưng Glê vẫn chưa bình yên bởi nỗi ám ảnh từ ma túy.

Đưng Glê và Tây Sơn là hai địa điểm vẫn được người dân ở Đam Rông gọi là làng Mông bởi nơi này quần tụ nhiều nhất người dân tộc Mông di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào từ nhiều năm về trước. Nếu thôn Đưng Glê, xã Phi Liêng được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Dự án đầu tư Khu quy hoạch sắp xếp ổn định dân di cư tự do năm 2007, thì khu Tây Sơn nằm trong các tiểu khu thuộc quản lý của xã Liêng Srônh (Đam Rông) vẫn là khu vực người dân cư trú trái phép. Và suốt từ ngày đặt chân lên mảnh đất Nam Tây Nguyên đến nay, hai ngôi làng này vẫn chưa dứt nỗi ám ảnh chung mang tên: Ma túy.

quên đi thứ “thuốc độc” ấy.Câu chuyện của ông Sử là nhớ

về nhiều năm về trước. Song đến bây giờ nó vẫn chưa dứt ở hiện tại. Bởi trong dòng chảy của những người di cư tự do như ông Sử, vẫn có những người mang theo thứ thuốc ấy vào Nam Tây Nguyên. Trên miền đất mới, việc tìm thuốc phiện không còn dễ dàng như ở các vùng biên giới giáp Lào ngoài quê cũ, người Mông dần có nhu cầu mua bán. Cũng vì thế mà thuốc càng thêm đắt đỏ và trở thành món hàng hiếm hoi.

Ở Đưng Glê, người ta gọi thuốc phiện là hàng đen. Hiện hàng đen và câu chuyện nghiện ngập đang dần ám ảnh nặng nề trong làng Mông ở Đưng Glê. Đó là câu chuyện của chị M. T. L. (35 tuổi) trong một lần bị đau bụng đã được chồng cho hút mấy hơi thuốc phiện. Thấy bụng khỏi đau, nên sau này hễ bị đau bụng chị lại xin chồng để hút. Thế rồi, chị nghiện thuốc phiện lúc nào không hay. Khi cả hai vợ chồng chị L. đều nghiện, cà phê, đất đai cũng vì thế

mà tiêu tan trong làn khói trắng. Chúng tôi ghé thăm chị L. vào

buổi chiều muộn trong căn nhà gỗ ọp ẹp, gió núi rít từng cơn qua vách. Chị L. tuổi còn trẻ nhưng nom mặt chẳng khác nào cụ bà đã trải qua cuộc đời nhọc nhằn, dâu bể: Thân hình gầy rộc, khuôn mặt hóp lại chỉ thấy rõ đôi mắt sâu hoắm, môi thâm sì, miệng móm, răng xỉn màu…

Cũng như chị L., S. A. P, một người dân ở Đưng Glê tuy mới ngoài 30 tuổi nhưng chẳng khác nào ông già trên 50 tuổi. Bằng giọng Kinh lơ lớ, anh P. kể: “Ngày nhỏ mình đi làm rẫy lỡ cuốc vào chân chảy máu nhiều lắm. Về nhà băng bó sơ sài nên chân mình bị sưng và nhiễm trùng. Lúc ấy không biết chữa bằng cách nào, sẵn trong nhà có thuốc phiện mình lấy hút để giảm đau. Sau này lập gia đình vợ mình cũng hút, rồi cả hai vợ chồng mình đều nghiện từ lúc nào không biết. Vào đây không có tiền mua thuốc hút, vợ mình đi bán ma túy, bị công an bắt đang chờ tòa xử án”.

Không kể già, trẻ, gái, trai, hiện ở Đưng Glê không khó để gặp một người nghiện. Chị S. T. S. mới 26 tuổi đầu nhưng cũng đã có vài năm chìm đắm trong ma túy khi mà chồng của chị cũng đi cai nghiện chưa được về. Và bi đát hơn như gia đình ông G. A. T. (75 tuổi) có tới 5 người nghiện. Chỉ vào cái đầu bút bi, ông G. A. T nói: “Một “chỉ” hàng đen bằng 1 đốt tay đã có giá ba trăm nghìn đồng. Mình đi mua thuốc 20 nghìn được một tí bằng cái đầu bút bi thôi. Mỗi ngày mình đi lấy hai gang củi trên rừng bán cũng chỉ đủ mua hút 2 lần, chẳng đã thèm. Mấy đứa con cũng nghiện, chúng thì khỏe mạnh nên làm có tiền để hút nhiều hơn. Mình già rồi nên vậy thôi”.

Nghiện “to” rồiKhông chỉ dừng lại ở việc

nghiện hàng đen, ở làng nhỏ của người Mông này nhiều người nghiện đã chuyển sang dùng heroin hay ma túy tổng hợp. Thực trạng này đã và đang tồn tại tại thôn nhỏ Đưng Glê để rồi không ít người phải trả giá.

Chiều muộn trên con đường chạy dọc thôn Đưng Glê, chúng tôi gặp G. A. P., lờ đờ bước từ ngôi nhà trên lưng đồi xuống. Câu chuyện ngắn không đầu không cuối và cũng lờ mờ như chính G. A. P lúc này:

“Nghiện to chưa? - Ồ, nghiện to lắm, không cai được nữa rồi.

- Ngày hút mấy lần? - Ngày ba lần.

- Lấy đâu mà hút? - Ố, người nghiện thì không có thuốc cũng phải đi kiếm để hút chứ.

Nghiện to và nghiện nhỏ là hai khái niệm mà chỉ khi đến thôn Đưng Glê chúng tôi mới được biết. Chỉ có người Mông

hay những người trong thôn như Trưởng thôn Lý Ngài Sếnh hỏi nhau mới có câu trả lời. Còn người lạ như chúng tôi muốn biết câu trả lời luôn là Chư Pâu (tiếng người Mông nghĩa là không biết). Và điều đáng nói là với câu hỏi ấy đã nhiều người trả lời rằng “Nghiện to lắm rồi!”. Khi Trưởng thôn Lý Ngài Sếnh đề cập đến chuyện mua ít hàng đen để chữa bệnh, G. A. P. bảo rằng “không dùng hàng đen nữa, giờ dùng hàng trắng mà”.

Ông Trần Đình Sơn, Trưởng Công an xã Phi Liêng cho biết: “Hiện ở Đưng Glê có khoảng 23 người nghiện. Những người nghiện ở đây đa phần là người Mông; trong đó có 8 đối tượng vừa nghiện vừa mua bán, còn lại chủ yếu đối tượng mua bán từ khu vực khác vào. Theo Phó Chủ tịch xã Phi Liêng Đinh Văn Dũng, năm 2018, một số vụ án ma túy lớn được phá, nhiều người buôn bán ma túy đã bị bắt đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong nạn mua bán, sử dụng ma túy ở Đưng Glê. Tuy vậy, tệ nạn ma túy nơi này vẫn chưa thực sự dứt hẳn. Và Đưng Glê vẫn là điểm trung chuyển trong việc mua bán ma túy ở khu vực này, song thủ đoạn của các đối tượng đã dần tinh vi hơn. Các cuộc mua bán dần lùi sâu hơn vào rừng và thường không có vị trí cố định.

Sự vào cuộc ráo riết của cơ quan an ninh đã làm Đưng Glê “giảm nóng” nhưng việc trao đổi, mua bán ma túy lại càng đẩy vào sâu hơn ở khu vực Tây Sơn. Bởi thế, Tây Sơn đang là khu vực đầy ám ảnh về ma túy với các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là những gia đình có người nghiện.

H. YÊN - N. NGÀ(CÒN NỮA)

Những nếp nhà chưa bình yên ở Đưng Glê. Những nụ cười trẻ thơ ở Đưng Glê liệu có mãi hồn nhiên khi người lớn nơi này dùng thuốc phiện để chữa cả những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ?

Page 7: Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịchbaolamdong.vn/upload/others/201904/29616_BLD_ngay_3.4...và thực hiện đề án mới được phê duyệt.

7 THỨ TƯ 3 - 4 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Cảnh báo việc lạm dụng sinh mổ

Sinh đẻ là một hoạt động sinh lý bình thường của các sinh vật, trong đó có con người. Khi khung chậu của thai

phụ bình thường, không có bệnh lý toàn thân gì đặc biệt; sự phát triển của thai, ngôi thai, phần phụ, thời gian vỡ ối, tình hình nước ối, thời gian mang thai, cơn co tử cung bình thường thì cuộc sinh đẻ có thể diễn ra bình thường qua ngả âm đạo. Nếu các yếu tố trên có gì bất thường thì quá trình chuyển dạ bị rối loạn và cần phải can thiệp nhanh chóng để tránh nguy cơ cho mẹ và con bằng kỹ thuật mổ lấy thai.

Mổ lấy thai là phẫu thuật lấy thai, phần phụ của thai ra khỏi tử cung qua đường rạch ở thành bụng và đường rạch ở thành tử cung. Tỉ lệ mổ lấy thai ở nhiều nước trên thế giới tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các nước phát triển.

Ở Hoa Kỳ, năm 1988 tỉ lệ mổ lấy thai trung bình là 25%, đến năm 2004 tỉ lệ mổ lấy thai tăng lên 29,1%. Ở Pháp, từ năm 1972 -1981, tỉ lệ mổ lấy thai tăng gần gấp đôi, từ 6% lên 11% và gần đây khoảng 20 - 25%. Tại Việt Nam, tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng gia tăng, theo nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương qua các năm: 1988 tỉ lệ mổ lấy thai là 34,6%; năm 2000 tăng lên 35,1%; năm 2005 là 39,1%.

Hơn nữa, khuynh hướng sản khoa hiện nay thường không còn áp dụng các thủ thuật sanh ngả âm đạo vì lo sợ có nhiều biến chứng. Vì vậy, cùng với sự tiến bộ của các ngành gây mê, hồi sức và kháng sinh, mổ lấy thai đã ngày càng phổ biến và góp phần không nhỏ làm hạ thấp tỉ lệ tử vong mẹ và con. Ngoài ra, bác sĩ ngày càng chịu nhiều áp lực chi phối nên đã đẩy tỉ lệ mổ lấy thai của bệnh viện cao lên.

Một đề tài nghiên cứu về “Khảo sát thực trạng mổ lấy thai tại Khoa Sản Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt” do nhóm BSCKI Nô Duy Tâm -Trưởng Khoa Phụ sản Bệnh viện tiến hành, đã nghiên cứu trên các hồ sơ của thai phụ đến sinh tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt trong 6 tháng đầu năm 2018, với tổng số hồ sơ bệnh án được đưa vào

Tỉ lệ mổ lấy thai ở nhiều nước trên thế giới tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các nước phát triển. Việt Nam từ một nước có tỉ lệ mổ lấy thai thấp đã chuyển dịch sang nhóm nước lạm dụng kỹ thuật này. Tại Lâm Đồng, tỉ lệ mổ lấy thai tăng cao qua nghiên cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt.

BSCKI Nô Duy Tâm - Trưởng Khoa Phụ sản BV Hoàn Mỹ Đà Lạt phổ biến kiến thức cơ bản cho các cặp vợ chồng chuẩn bị sinh con.

nghiên cứu là 1.083 trường hợp.Kết quả, qua nghiên cứu 1.083 trường hợp

đến sinh, có 563 sinh ngả âm đạo (chiếm 51,99%) và 520 ca mổ lấy thai (chiếm 48,01%), bao gồm 12 trường hợp mổ theo yêu cầu thai phụ (chiếm 1,11%). Nguy cơ mổ lấy thai tăng theo tuổi mẹ và tình trạng con so (con đầu lòng), con rạ, tuy có ý nghĩa thống kê nhưng độ chênh rất thấp. Những thai phụ có tiền sử mổ lấy thai có nguy cơ mổ lấy thai rất cao so với thai phụ chưa từng mổ lấy thai (chiếm 95%). Vấn đề hiện nay của Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt là phải nghiên cứu đưa tỉ lệ mổ lấy thai xuống thấp càng sớm càng tốt bằng cách đưa ra các chỉ định rõ ràng, thông tin cho thai phụ đầy đủ.

Theo BSCKI Nô Duy Tâm - Trưởng Khoa Phụ sản Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt, tỉ lệ tuổi thai phụ thường gặp ở trường hợp mổ lấy thai và sinh thường đều thuộc nhóm tuổi 25 - 29; trẻ nhất là 18 tuổi và lớn nhất là 47 tuổi. Số bà mẹ

trong độ tuổi 25 - 34 đi sinh chiếm tới 69,16%. Tuổi bà mẹ trung bình chọn mổ lấy thai là 29 tuổi và sinh thường là 27 tuổi.

Số thai phụ tới sinh con so (lần đầu) vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất (55,49%) và thai phụ sinh con từ lần thứ ba trở lên chiếm tỉ lệ thấp nhất (10,53%). Số lần sinh có liên quan tới chỉ định mổ lấy thai, cụ thể: con đầu lòng tỉ lệ mổ lấy thai chiếm 53,27%; con thứ hai có tỉ lệ mổ lấy thai chiếm 35,96% và con thứ 2 trở đi tỉ lệ mổ lấy thai chiếm 10,77%. Tuổi thai trung bình của các thai phụ sinh mổ là 39 tuần.

Đánh giá của nhóm nghiên cứu là tỉ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt chiếm 48%, tuy nhiên mổ chủ động theo yêu cầu chỉ 1,1% diễn ra chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2018 (thời điểm nghiên cứu) là mức đang ở ngưỡng cao so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới - WHO.

Phân tích nguyên nhân mổ lấy thai bệnh lý

bao gồm: nguyên nhân của thai có 118 trường hợp (chiếm 22,7%) bị suy thai, thai máy ít; ngôi thế bất thường; song thai; suy dinh dưỡng bào thai, thai to; con quý (thụ tinh nhân tạo). Nguyên nhân từ phần phụ của thai (chiếm 10,6%) như: ối vỡ non, thiểu ối, ối vỡ sớm; nhau tiền đạo, bám thấp, bong non, sa dây rốn. Nguyên nhân từ đường sinh dục (chiếm 61,5%): cơn gò cường tính; vết mổ cũ; cổ tử cung xóa mờ khó; bất xứng đầu chậu; cổ tử cung ngưng tiến triển; đầu không lọt; rặn không chuyển. Ngoài ra, còn có nguyên nhân từ bệnh lý của mẹ (chiếm 2,9%) và nguyên nhân xã hội chiếm 2,3% (mổ lấy thai chủ động) với lý do chưa rõ. Trong khi đó, theo một nghiên cứu tại Hà Nội năm 2007 thì lý do xã hội chiếm 14,6% và có 14% bà mẹ mổ lấy thai do muốn chọn ngày tốt, có 16,7% mổ lấy thai chủ động do tác động từ gia đình. Nghiên cứu của Khoa Sản Đại học Y Dược TP HCM từ 2007 - 2009 cho thấy, tỉ lệ mổ lấy thai chủ động chiếm 36,5% tổng số ca mổ lấy thai.

Theo WHO, năm 2010 khảo sát 137 nước trên thế giới đã chia tỉ lệ mổ lấy thai các nước như sau: Mổ lấy thai thấp, dưới 10% có 54 nước, trong đó có Việt Nam (với tỉ lệ 9,9% năm 2008); mổ lấy thai trung bình từ 0 - 15% có 14 nước và tỉ lệ mổ lấy thai trên 15% có 69 nước là các nước được xem là lạm dụng kỹ thuật mổ lấy thai. Tỉ lệ mổ lấy thai tăng dần theo thời gian tại Việt Nam và chuyển từ mức thấp lên mức lạm dụng kỹ thuật. Vào những năm 1960 - 1970, ở Việt Nam chỉ có khoảng 7 - 14% mổ lấy thai. Nhưng đến thập niên đầu của năm 2000, tỉ lệ này tăng dần từ 20% (Thái Nguyên) - 36,97% (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) lên 43,25 (Khoa Sản Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM).

Do tỉ lệ mổ lấy thai quá cao tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt, nhóm nghiên cứu đưa ra khuyến nghị: Các chỉ định cần phải rõ ràng, thông tin cho thai phụ đầy đủ và triển khai các kỹ thuật mới như phương pháp hỗ trợ đẻ không đau nhằm hạ thấp tỉ lệ này. DIỆU HIỀN

Bị hành hung khi đi mua hồ sơ dự thầu

Sáng 2/4, trong vai người đi mua hồ sơ dự thầu, chúng tôi mang giấy giới thiệu của

một công ty xây dựng đến Trung tâm Quản lý và Khai thác Công trình công cộng huyện Đạ Huoai (159 đường Trần Phú, Tổ dân phố 7, thị trấn Madaguôi, huyện Đạ Huoai) để mua hồ sơ dự thầu Gói thầu số 2 xây dựng Trụ sở làm việc Huyện ủy Đạ Huoai. Gói thầu này được Trung tâm Quản lý và Khai thác Công trình công cộng huyện Đạ Huoai đăng thông báo mời thầu rộng rãi và chính thức bán hồ sơ từ ngày 27/3 đến ngày 8/4/2019. Khi vừa bước vào Trung tâm để hỏi mua hồ sơ này, một người đàn ông bước ra từ căn phòng có ghi chữ “phó giám đốc” trả lời: “Em ơi,

Khi vừa bước ra khỏi nơi bán hồ sơ dự thầu, chúng tôi bị một thanh niên đi trên xe máy bám theo đến một quán cà phê. Tại đây, tên này gọi thêm 2 tên khác đến ngồi canh trước quán. Sau đó, một tên bỏ đi và trở lại với một đống dao rựa vất ngay cạnh xe ô tô của chúng tôi rồi lớn tiếng đe dọa. Chỉ ít phút sau, thêm 2 tên khác đi xe máy tới và bất ngờ xông vào đánh chúng tôi tới tấp.

Nhóm thanh niên mang theo hung khí ngồi canh trước cửa quán cà phê Cát Tường (ảnh cắt ra từ clip).

Số dao rựa của nhóm thanh niên vất ngay cạnh xe chúng tôi (ảnh cắt ra từ clip).

cái đó (hồ sơ thầu xây dựng trụ sở làm việc Huyện ủy Đạ Huoai - PV) người ta đã theo dõi từ đầu đến cuối nên tụi em thông cảm”. Theo tìm hiểu của chúng tôi sau đó, người đàn ông này là chủ một công ty xây dựng trên địa bàn huyện Đạ Huoai.

Khi chúng tôi thắc mắc thì người đàn ông này mới chỉ vào gặp một người tên Bình, giới thiệu là nhân viên của Trung tâm. Sau khi trình giấy giới thiệu, ông Bình cầm giấy giới thiệu lên lầu, rồi xuống phòng Kế toán - Tài vụ và gọi điện thoại. Trong khoảng 10 phút sau, ông Bình ra thông báo với chúng tôi hiện 5 hồ sơ dự thầu mà Trung tâm photo đã bán hết. Và để chứng minh cho lời nói của mình, ông Bình có cho chúng

tôi xem qua 5 biên nhận bán hồ sơ. Khi chúng tôi thắc mắc tại sao không còn hồ sơ dự thầu thì ông Bình lý giải “Do hồ sơ là giấy khổ A0 nên tại địa phương không có máy photo mà phải gửi lên tận Đà Lạt để photo” (!?). Ông Bình hẹn chúng tôi ngày mai quay trở lại để mua hồ sơ. Khi chúng tôi lấy lý do thời hạn nộp hồ sơ sắp hết nên cần gấp và đề nghị chiều quay lại để mua thì ông Bình hẹn lúc 16 giờ.

Khoảng 9 giờ 30 phút, khi chúng tôi vừa rời Trung tâm lên xe để chạy ra hướng Quốc lộ 20, huyện Đạ Huoai thì ngay lập tức có một thanh niên đi xe máy hiệu Sirius bám theo. Khi chúng tôi vào quán Cà phê Cát Tường (sát Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện

Đạ Huoai, nằm trên Quốc lộ 20) thì người này cũng vào theo. Hắn gọi điện thoại và một lúc sau có thêm 2 thanh niên xăm trổ chạy tới. Chúng ngồi ở bàn phía trước quán một lúc thì có một tên chạy đi và trở lại với một đống dao rựa, rồi vất cái “xoảng” ngay cạnh xe chúng tôi và lớn tiếng đe dọa. Khi chúng tôi đang tính rời quán thì bất ngờ có 2 thanh niên xăm trổ khác đi xe máy hiệu Wave màu đen chạy tới. Cả hai xông vào bàn chúng tôi đang ngồi và chỉ thẳng mặt chúng tôi nói: “Hai thằng này phải không, tụi mày ở đâu mà đòi tới đây làm ăn”. Bất ngờ một tên đấm trúng đầu tôi rồi dùng ly nước trên bàn ném thẳng vào mặt nhưng may là tôi tránh kịp. Tên kia thì dùng ghế ném

vào người đi cùng tôi nhưng không trúng. Tích tắc sau đó, chúng lên xe rời đi. Chúng tôi cũng ra khỏi quán.

Trước đó, vào thứ tư ngày 27/3, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có trụ sở ở tỉnh khác cũng đến Trung tâm Quản lý và Khai thác Công trình công cộng huyện Đạ Huoai để mua hồ sơ dự thầu Gói thầu số 2 trên. Cũng với kịch bản tương tự, ông Bình là người trực tiếp lần lựa hẹn doanh nghiệp này với lý do hồ sơ chưa photo kịp, phải gửi đi Đà Lạt để photo. Ngày hôm sau, 28/3, doanh nghiệp này tiếp tục trở lại Trung tâm theo lời hứa hẹn để mua hồ sơ thì vẫn đành phải ra về tay không. Khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, khi đang ngồi uống nước tại quán Cà phê Valentine (trên Quốc lộ 20, huyện Đạ Huoai), người đại diện cho doanh nghiệp này bị 4 tên đi trên 2 xe máy đến đe dọa. “Bọn chúng hỏi tôi có phải là người đi mua hồ sơ không? Dù tôi trả lời chỉ đến đây uống nước nhưng bọn chúng vẫn sấn tới và đe dọa rằng: Chúng tôi đã chạy công trình từ trước đến giờ, ông không nên mua hồ sơ nữa, nếu mua có gì thì ông chịu trách nhiệm (!?), người này cho biết.

Hiện vụ việc này đã được cơ quan công an thụ lý và đang tiếp tục điều tra. Chúng tôi sẽ thông tin kịp thời đến bạn đọc về hướng xử lý vụ việc này. NHÓM PV

Page 8: Tăng cường cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịchbaolamdong.vn/upload/others/201904/29616_BLD_ngay_3.4...và thực hiện đề án mới được phê duyệt.

8 THỨ TƯ 3 - 4 - 2019

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO(Về việc thực hiện giá bán điện từ ngày 20/03/2019)

Căn cứ Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20/03/2019 của Bộ Công thương quy định về giá bán điện.Công ty Điện lực Lâm Đồng xin thông báo đến Quý khách hàng mua điện, kể từ ngày 20/03/2019 giá bán

điện sẽ được điều chỉnh với các mức giá như sau: 1/ Giá bán lẻ điện bậc thang cho mục đích sinh hoạt như sau:

STT Mức sử dụng của một hộ trong tháng Giá bán điện (đồng/kWh)1. Cho kWh từ 0 - 50 1.6782. Cho kWh từ 51 - 100 1.7343. Cho kWh từ 101 - 200 2.0144. Cho kWh từ 201 - 300 2.5365. Cho kWh từ 301 - 400 2.8346. Cho kWh từ 401 trở lên 2.927

2/ Giá bán lẻ điện cho các đối tượng hành chính, sự nghiệp như sau:STT Đối tượng áp dụng giá Giá bán điện (đồng/kWh)

1. Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông:a) Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.659b) Cấp điện áp dưới 6 kV 1.771

2. Chiếu sáng công cộng; đơn vị hành chánh sự nghiệp.a) Cấp điện áp từ 6 kV trở lên 1.827b) Cấp điện áp dưới 6 kV 1.902

3/ Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất như sau:STT Cấp điện áp Giá bán điện (đồng/kWh)

1. Cấp điện áp từ 110 kV trở lên:a) Giờ bình thường 1.536b) Giờ thấp điểm 970c) Giờ cao điểm 2.759

2. Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV:a) Giờ bình thường 1.555b) Giờ thấp điểm 1.007c) Giờ cao điểm 2.871

3. Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22kV:a) Giờ bình thường 1.611b) Giờ thấp điểm 1.044c) Giờ cao điểm 2.964

4/ Giá bán lẻ điện cho kinh doanh như sau:

STT Cấp điện áp Giá bán điện (đồng/kWh)

1. Cấp điện áp từ 22 kV trở lên:a) Giờ bình thường 2.442b) Giờ thấp điểm 1.361c) Giờ cao điểm 4.251

2. Cấp điện áp từ 6 kV dến 22kV: a) Giờ bình thường 2.629b) Giờ thấp điểm 1.547c) Giờ cao điểm 4.400

2. Cấp điện áp dưới 6 kV: a) Giờ bình thường 2.666b) Giờ thấp điểm 1.622c) Giờ cao điểm 4.587

Tất cả các biểu giá điện nêu trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.Thông tin chi tiết liên quan đến Biểu giá bán điện Quý khách hàng liên hệ tại các Điện lực hoặc truy cập

Website http://pclamdong.evnspc.vnCông ty Điện lực Lâm Đồng trân trọng thông báo

THÔNG BÁOV/v mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Ngày 2/4/2004 UBND tỉnh Lâm Đồng đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng tại phường Lộc Sơn - thị xã Bảo Lộc có mã số 00365-QSDĐ/QĐCT 867/UB ngày 02/4/2004.

Tuy nhiên, trong quá trình lưu trữ hồ sơ tại đơn vị cũng như khi bàn giao sáp nhập vào Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp Lâm Đồng (theo Quyết định số 2761/QĐ-UBND ngày 18/12/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có số 00365-QSDĐ/QĐCT 867/UB ngày 02/4/2004 đã bị thất lạc.

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về địa chỉ trụ sở Trung tâm Giống và Vật tư Nông nghiệp Lâm Đồng số 284 Phù Đổng Thiên Vương - P8 - Đà Lạt (ĐT liên hệ: 02633 822345) để giải quyết. Sau thời gian 30 ngày nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào thì Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp Lâm Đồng sẽ làm thủ tục đăng ký nhận quyền sử dụng và xin cấp lại giấy chứng nhận cho Trung tâm Giống và Vật tư nông nghiệp Lâm Đồng theo quy định của pháp luật.

Tokyo đăng cai tổ chức vòng đối thoại chiến lược Nga-Nhật

Theo TASS, ngày 2/4, vòng đối thoại chiến lược Nga-Nhật lần thứ 15 cấp Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao đã được tổ chức ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản.

Đại diện hai bên gồm có Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Nga Vladimir Titov và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Akiba.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, hai bên có kế hoạch thảo luận các vấn đề tăng cường quan hệ song phương, bao gồm lịch trình đối thoại chính trị Nga-Nhật cũng như "trao đổi quan điểm dựa trên lòng tin về các vấn đề quan trọng của khu vực và quốc tế, với trọng tâm là tìm kiếm điểm chung giữa hai nước".

Vòng đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Nga và Nhật Bản được khởi động vào tháng 1/2007. Lần gần nhất vòng đối thoại này diễn ra là hồi tháng 4 năm ngoái ở Moskva.

Kể từ giai đoạn giữa thế kỷ 20, Nga và Nhật Bản đã tiến hành tham vấn nhằm ký kết một hiệp ước hòa bình sau Thế chiến 2.

Quần đảo Kuril hay Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc vẫn là vấn đề tồn đọng kể từ sau Thế chiến 2 khi quần đảo này được trao cho Liên Xô cũ trong khi Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền với 4 hòn đảo ở phía Nam.

TTXVN

Kinh tế Mỹ có thể không giảm tốc mạnh như lo ngại trước đóDoanh số bán lẻ tại Mỹ bất ngờ giảm trong

tháng hai, nhưng hoạt động chế tạo lại bứt lên trong tháng ba và đầu tư xây dựng tăng mạnh trong tháng hai đem đến hy vọng rằng nền kinh tế nước này không giảm tốc mạnh như đã lo ngại trước đó.

Doanh số bán lẻ tại Mỹ giảm 0,2% trong tháng hai khi các gia đình cắt giảm các khoản chi cho việc mua sắm nội thất, quần áo, thực phẩm, thiết bị gia dụng và đồ điện tử, cũng như vật liệu xây dựng và dụng cụ làm vườn. Tuy nhiên, con số của tháng một được điều chỉnh tăng 0,7% so với mức tăng 0,2% được báo cáo trước đó. Trong khi đó, các nhà kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters dự báo doanh số bán lẻ tăng 0,3% trong tháng hai.

Doanh số bán lẻ tháng hai bất ngờ giảm có thể một phần do hoàn thuế chậm trễ vào giữa tháng và mức hoàn thuế trung bình cũng giảm so với những năm trước, sau khi mã số thuế được điều chỉnh vào tháng 1/2018. Thời tiết lạnh và tuyết rơi có thể cũng là nguyên nhân khác.

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng GDP có được sự thúc đẩy với báo cáo của Bộ Thương mại cho thấy đầu tư xây dựng trong tháng hai tăng 1% lên mức cao nhất trong chín tháng,

sau khi tăng 2,5% trong tháng một.Goldman Sachs đã nâng dự báo tăng trưởng

GDP quý một của Mỹ thêm 0,4 điểm phần trăm lên 1,2%. Kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 2,2% trong quý 4/2018.

Trong khi nhu cầu yếu hơn, nguồn cung trong nền kinh tế vẫn ổn định. Báo cáo thứ tư từ Viện Quản lý Nguồn cung cho thấy chỉ số về hoạt động chế tạo tăng lên 55,3 trong tháng ba, so với 54,2 trong tháng hai, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016. Mức này là cao hơn so với dự báo 54,5 của 69 nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters.

Tuy nhiên, triển vọng sáng hơn của nền kinh tế được cho là không ảnh hưởng đến quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hồi tháng trước trong việc dừng thắt chặt chính sách tiền tệ, có thể không tăng lãi suất thêm trong năm nay sau bốn lần tăng trong năm ngoái, do những trở ngại gia tăng như tác dụng kích thích từ việc cắt giảm thuế yếu đi, cuộc chiến thương mại tiếp diễn.

Ngoài ra, khả năng kinh tế toàn cầu giảm tốc và tình trạng không chắc chắn về việc nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu cũng là những yếu tố sẽ tác động tới các động thái của Fed trong thời gian tới. TTXVN

Ấn Độ dùng tên lửa đẩy PSLV-C45 phóng thành công 29 vệ tinh

Giới chức Ấn Độ cho hay Cơ quan nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đã phóng thành công một vệ tinh quan sát EMISAT và 28 vệ tinh nước ngoài lên không gian nhờ tên lửa đẩy PSLV-C45.

Theo thông báo của ISRO, tên lửa đẩy PSLV-C45 đã rời bệ phóng vào lúc 9h27 (theo giờ địa phương) từ Trung tâm không gian Satish Dhawan (SDSC) tại Sriharikota, ngoài khơi Vịnh Bengal, phía Nam bang Andhra Pradesh.

Thông báo của ISRO nêu rõ tên lửa

PSLV-C45 đã đưa thành công vệ tinh quan sát EMISAT lên quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời và 28 vệ tinh nước ngoài lên quỹ đạo được chỉ định. Đây là sứ mệnh không gian thứ 47 của tên lửa đẩy PSLV-C45.

EMISAT là vệ tinh tình báo điện tử của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ, trong khi 28 vệ tinh còn lại thuộc 4 quốc gia gồm Litva, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Mỹ.

Theo ISRO, với trọng lượng khoảng 436 kg, EMISAT được gắn cố định trên vệ tinh IMS-2 do cơ quan này phát triển, và được dùng để đo phổ điện từ.

Ấn Độ đang đạt những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực không gian. Nước này cũng vừa bắn hạ một vệ tinh bay ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp trong một cuộc thử nghiệm tên lửa và sự thành công này được đánh giá là bước tiến lớn đưa New Delhi vào danh sách các cường quốc về không gian.

Vệ tinh bị bắn hạ khi bay ở độ cao 300 km. Với cột mốc này, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư sau Mỹ, Nga và Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào một vật thể bay trong quỹ đạo Trái Đất.

TTXVN

Quang cảnh vụ phóng tại Sriharikota.

Dân số thế giới tăng tạo sức ép với nguồn tài nguyên và hệ sinh thái

Liên hợp quốc dự báo dân số thế giới sẽ đạt 9,7 tỷ người vào năm 2050 và tăng lên 11 tỷ người vào cuối thế kỷ này.

Báo cáo với tiêu đề "Đánh giá Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển, và đóng góp cho việc đánh giá Chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030" cho biết dân số thế giới ước đạt 7,7 tỷ người vào năm 2019 và đang tiếp tục tăng. Báo cáo cho rằng sự gia tăng liên tục của dân số toàn cầu và mong muốn gia tăng sự thịnh vượng sẽ gây ra sức ép mới đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.

Tình trạng dân số tăng nhanh có thể là quả bom nổ chậm.

Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh rằng dân số thế giới đang nhiều hơn, già hơn, biến động hơn và tập trung về mặt không gian hơn bao giờ hết. Theo báo cáo trên, khoảng 68% dân số thế giới sẽ sống ở các khu đô thị vào năm 2050, tăng 56% so với năm 2019. Báo cáo cho biết sự di chuyển nơi cư trú từ nông thôn ra thành thị tạo ra nhiều lợi thế cho phát triển bền vững, song cần được quản lý tốt để tránh các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường nảy sinh từ sự gia tăng đô thị không có kế hoạch.

Báo cáo cũng cho biết từ năm 2000-2017, số người di cư từ nước này sang nước khác ước tính tăng gần 50%, đạt 258 triệu người năm 2017. 10% trong số này là người tị nạn, phải rời bỏ nhà cửa do xung đột vũ trang.

Báo cáo trên được trình Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trong phiên họp lần thứ 52 của Cao ủy về Dân số và phát triển của Liên hợp quốc ngày 1/4. Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm 25 năm đạt bước ngoặt trong hợp tác toàn cầu, tức là việc thông qua Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tại Cairo (Ai Cập) năm 1994.

TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Ai Cập, trong quá trình khai quật khu vực xung quanh ngôi đền của Vua Ramses II tại Abydos, thuộc tỉnh Sohag của Ai Cập, các nhà khảo cổ đã phát hiện một cung điện mới thuộc ngôi đền của vị vua này.

Tổng Thư ký Hội đồng Tối cao về Cổ vật của Ai Cập, ông Mostafa Waziri cho biết: “Đây là phát hiện rất quan trọng, lần đầu tiên sẽ làm thay đổi sơ đồ của ngôi đền vốn được phát hiện cách đây hơn 160 năm”.

Ông Waziri mô tả phát hiện mới này là “một sự đóng góp quan trọng đối với sự hiểu biết về sự phát triển của các cung điện thuộc ngôi đền dưới triều đại của Ramses”.

Trưởng nhóm khảo cổ - ông Sameh Iskander cho biết trong khi tiến hành khai quật xung quanh ngôi đền, các chuyên gia đã phát hiện những chi tiết về kiến trúc ở phía Nam của ngôi đền.

Cụ thể, đó là một hòn đá trên lối đi tại cửa Tây Nam của ngôi đền, lối đi này dẫn tới một lối vào của một tòa cung điện có nhiều vòng tròn hình ôvan khắc tên và tước hiệu của Ramses II.

Theo nhà khoa học này, những bức tường được xây dựng bằng đá vôi và gạch bùn, sàn cũng được làm bằng đá vôi, gian chính thứ hai của ngôi đền có một bệ cột bằng sa thạch và nhiều rầm đỡ có khắc chữ.

Ngoài ra, có nhiều mảnh vỡ khác được trang trí với những ngôi sao cũng được tìm thấy ở đây.

Người đứng đầu Vụ Cổ vật - Cổ đại Ai Cập Ayman Ashmawi cho rằng những câu chữ, hình tượng được khắc trên nền gạch của ngôi đền là kỹ thuật hội họa cực kỳ hiếm thấy về tước hiệu của Ramses II. Chúng xuất hiện ở tất cả bốn góc của ngôi đền, thể hiện tên và tước hiệu của Ramses II được sơn màu vàng.

Ramses II, cũng được biết đến với tên Ramesses Đại đế hay Ramesses II, và ông còn có tên là Ozymandias theo tiếng Hy Lạp, là vị Pharaon thứ ba của Vương triều thứ 19 của Ai Cập.

Ông lên ngôi vua khi mới ngoài 20 tuổi và được ghi nhận là một trong những Pharaon vĩ đại, quyền lực và được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại. TTXVN

Thêm một phát hiện mới tại ngôi đền Vua Ramses II tại Ai Cập