Top Banner
       N   g   u   y    ệ    t    S   a   n      R   a   n   g    à   y    1    5    /    0    7    /    2    0    1    1 Bn quyn © 2011 - Lp hc Vui vBt hi T  p chí lch s-văn hóa-m thc-du lch Vit Nam  Lan truyn tinh hoaVit lophocvuive.com tinh tuyn  S  ố 2
33

Tạp Chí Bất Hối Số 2

Apr 07, 2018

Download

Documents

lophocvuive
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 1/32

       N  g  u  y   ệ   t   S  a  n

  -   R  a

  n  g   à  y

   1   5   /   0   7   /   2   0   1   1

Bản quyền © 2011 - Lớp học Vui vẻ

Bất hối

T  ạp chí lịch sử-văn hóa-ẩm thực-du lịch Việt Nam 

  Lan truyền tinh hoaViệt 

lophocvuive.com tinh tuyển S ố 2

Page 2: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 2/322 lophocvuive.com bất hối

Biên tập: Bất Hối Mục Đồng - Trình bày: Khắc Huy - Nguồn bài: do các bạn thành viênđóng góp tại lophocvuive.com - Phu trách bạn đọc: Minh Quân. Bản quyền © 2011- lophocvuive.com. Bạn muốn tham gia thực hiện tạp chí? Hãy liên lạc với chúng tôiqua Email: [email protected] hoặc [email protected].

Mục lục 

Thử bào chữa cho vua Lê Long Đĩnh  ...trang 03

Chuyện tình Hưng Đạo Vương

...trang 06

Tản mạn về chuyện ngôn ngữ 

...trang 07Tiếng rao miệt vườn

... trang 09

Hàng rong Hà Nội

... trang 11

Bảo tàng thành phố

... trang 12

Lăng Trương Tấn Bửu

... trang 14

Bánh quê ©

... trang 15Nồi kho quẹt ngày mưa

... trang 17

Hồn rượu làng Vân

... trang 19

Bí mật hoạn quan Trung Quốc

... trang 21

Thảo luận cùng chúng tôi

... trang 23

‘Tháng sáu trời mưa...”©

... trang 26

Chuyện xưa tích cũ

... trang 27

Tùy bút cà chớn: Ăn sang bình dân ©... trang 28

Góc Y tế 

... trang 29

Lời cảm tạ - Hộp thư 

... trang 30

©: Bài viết dành riêng cho tạp chí.

Sau khi tạp chí ra mắt số đầu tiên, tôi nhận được một vài ý kiến phản

hồi rằng sao cái tên khó đọc quá và có vẻ “Tàu”. Có vẻ “Tàu” thì sao,

có phải điều đó quá nhạy cảm trong thời điểm này? Bản thân tôi thì

không cho rằng như vậy, cái mà chúng ta đang phản đối, đang chống

lại là chủ nghĩa bá quyền Trung Cộng, thái độ gây hấn, ngụy quân tử 

của nhà cầm quyền Trung Cộng, chúng ta không chống lại người dân

Trung Quốc và không bài xích Văn hóa Hán.

Tôi chọn tên Bất Hối vì tôi rất thích tiểu thuyết Kim Dung, đặc biệt tôi

luôn dành tình cảm cho các nhân vật muốn vượt ra khỏi những suy

nghĩ thường tình, những nguyên tắc lễ nghi gò bó để giải phóng tư 

tưởng, hành vi mà ngạo nghễ với nhân tình thế thái. Sự tự do của cả

tâm hồn lẫn thể xác là cái đích cuối cùng ai cũng muốn đạt tới. Tạp

chí Bất Hối đối với tôi trước hết là không gian sáng tạo tự do, không

bị cái danh hay lợi chi phối. Tôi có thể làm nhiều điều với những gì

mình thích, mình yêu hằng mong truyền tải đến cho ban đọc không

chỉ kiến thức mà còn là nguồn cảm hứng muốn tỏ tường giá trị của

ngày xưa.

Có một thời người ta đã đánh đồng nhiều thứ thuộc về văn hóa, di

tich là cổ hũ, là phong kiến, là thực dân, tiểu tư sản để rồi nhân danh

niềm tin mê muội mà phá bỏ, bài xích không thương tiếc vốn quí dân

tộc. Đến bây giờ, giật mình thì đã muộn. Tạp chí Bất Hối xuất bản như 

một sự đóng góp công sức nhỏ nhoi của tôi và nhóm thực hiện trongviệc góp nhặt những gì quí giá còn sót lại.

Hi vọng rằng nội dung tạp chí mang lại sẽ gieo vào lòng độc giả hạt

giống của tinh thần hiếu học và tinh thần tự hào không nguôi của

dòng giống Lạc Hồng.

Trưởng nhóm thực hiệnBất Hối Mục Đồng

Đôi điều “Bất Hối”

Page 3: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 3/32

Nhưng đoạn viết về Lê Long Đĩnh trong Việt Nam sử

l

ược và trong các sách giáo khoa lịch sử sau này, làlược chép lại từ Đại Việt sử ký toàn thư và một số

cuốn sử cũ khác viết bằng chữ Hán. Mà Đại Việt sử ký

toàn thư chép về Lê Long Đĩnh không chỉ có như vậy.

Người đầu tiên thỉnh kinh Phật về nước

Trong một lần trao đổi về lịch sử Phật giáo, một vị

thiền sư nhắc chúng tôi, rằng Lê Long Đĩnh là ông

vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng cho Phật

giáo, rằng sư Vạn Hạnh, thiền sư Khuông Việt Ngô

Chân Lưu cũng như các cao tăng khác thời đó đều

được Lê Long Đĩnh rất trọng vọng... Nghe quá lạ so

với những gì mà mình được học, tôi lần giở những

trang sử có liên quan đến Lê Long Đĩnh.

Trong Việt Nam Phật giáo sử lược (in lần đầu năm

1943), thiền sư Thích Mật Thể viết: "Niên hiệu Ứng

Thiên thứ 14 (1008), sau khi nước ta đã hòa với Tống

rồi, vua Đại Hành sắc ông Minh Xưởng và ông Hoàng

Thành Nhã sang sứ nước Trung Hoa, cống hiến đồ

thô sản và xin vua Tống ban cho bộ "Cửu kinh" và

"Đại Tạng kinh". Vua Tống trao cho những bộ ấy và

cho sứ giả đưa về. Đó là lần đầu tiên nước ta cho

người sang cầu kinh bên Trung Hoa vậy".

Do nhầm lẫn hoặc cũng có thể do ghét Lê Long Đĩnh,

thiền sư Thích Mật Thể đã viết đoạn này không đúng,

vì Lê Đại Hành mất năm 1005. Lê Long Đĩnh làm vuatừ năm 1006 và đến năm 1008 vẫn giữ niên hiệu Ứng

Thiên của vua cha. Đại Việt sử ký toàn thư chép như

sau: "Đinh Mùi/Ứng Thiên/năm thứ 14 [1007], (Vua

vẫn dùng niên hiệu Ứng Thiên; Tống Cảnh Đức năm

thứ 4). Mùa xuân, (vua Lê Long Đĩnh) sai em là Minh

Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã dâng

tê ngưu trắng cho nhà Tống, xin kinh Đại Tạng".

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cũng

chép: "Đinh Mùi, năm thứ 14(1007)... Nhà vua (LêLong Đĩnh) sai Minh Xưởng và chưởng thư ký là

Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà

Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng.

Nhà Tống ưng thuận cho cả". Như vậy "lần đầu tiên

T  hử "bào chữa" cho Hoàng đế Lê Long Đĩnh   Trong tâm trí người Việt Nam, Lê Long Đĩnh là ông

vua xấu xa đồi bại nhất trong lịch sử dân tộc. Cóphải như vậy không?

Ông vua bị “đóng đinh” trong lịch sử

Học giả Trần Trọng Kim đã đúc kết toàn bộ sự

nghiệp của ông vua cuối cùng nhà tiền Lê - Lê Long

  Đĩnh bằng một đoạn sau đây trong Việt Nam sử

lược: "Long Đĩnh là người bạo ngược, tính hay

chém giết, ác bằng Kiệt, Trụ ngày xưa. Khi đã giết

anh rồi, lên làm vua thường cứ lấy sự giết người

làm trò chơi: có khi những tù phạm phải hình, thì bắt

lấy rơm tẩm dầu quấn vào người rồi đốt sống; có khi

bắt tù trèo lên cây rồi ở dưới sai người chặt gốc cho

cây đổ; có khi bỏ người vào sọt rồi đem thả xuống

sông. Làm những điều ác như thế thì lấy làm thích

chí. Một hôm lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ,

rồi thỉnh - thoảng giả tảng nhỡ tay bổ dao vào đầu

sư chảy máu ra, trông thấy thế làm vui cười. Còn khi

ra buổi chầu, có ai tấu sớ điều gì thì cho những

thằng hề nói khôi - hài hay là nhại tiếng làm trò.Long

 Đĩnh làm vua được 2 năm đổi niên -hiệu là Cảnh -

thụy (1008-1009). Sang năm sau là năm Kỷ - Dậu

(1009) thì mất, làm vua được 4 năm, thọ 24 tuổi.Vì

lúc sống dâm-dục quá độ, mắc bệnh không ngồi

được, đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho

nên tục gọi là Ngọa-triều".

Việt Nam sử lược là cuốn sách lịch sử Việt Namđầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, được biên soạn

rất công phu, giá trị lớn nhất của nó là hệ thống lại

toàn bộ lịch sử nước nhà (cho đến thời Pháp

thuộc) một cách súc tích, dễ hiểu, bởi vậy đây là

cuốn sách lịch sử được phổ cập rộng lớn nhất

trong thế kỷ 20. Nhiều thế hệ người Việt Nam tiếp

cận một cách hệ thống lịch sử nước nhà chủ yếu

thông qua cuốn sách này. Với đoạn sử phổ cập

đó, Lê Long Đĩnh được "đóng đinh" trong tâm tríngười Việt Nam là ông vua gian ác đồi bại nhất

trong lịch sử. Tất cả các sách giáo khoa lịch sử từ

đó đến nay cũng đều mô tả Lê Long Đĩnh đúng

như vậy.

“ tám” chuyện lịch sử 

bất hối lophocvuive.com 03

Page 4: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 4/32

đó mãi mấy trăm năm sau mới được biết đến ở

phương Tây. Một hôn quân có nghĩ ra được điều này

không ?

 Đại Việt sử ký toàn thư chép tiếp: "(1009)... Vua đi Ái

Châu, đến sông Vũ Lung. Tục truyền người lội qua

sông này phần nhiều bị hại, nhân thế vua sai người

bơi lội qua lại đến ba lần, không hề gì. Xuống chiếu

đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ,

  Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại". Cũng

trong năm 1009: "Bọn Ngô đô đốc, Kiểu hành hiến

dâng biểu xin đào kênh, đắp đường và dựng cột bia ởÁi Châu. Vua xuống chiếu cho lấy quân và dân ở

châu ấy đào đắp từ cửa quan Chi Long qua Đỉnh Sơn

đến sông Vũ Lung" (sách đã dẫn). "... Đến Hoàn

Giang, sai Phòng át sứ là Hồ Thủ Ích đem hơn 5

nghìn quân của châu Hoan Đường, sửa chữa đường

từ sông Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới để quân

đi cho tiện" (sách đã dẫn). Rõ ràng chỉ mấy tháng

trước khi chết (Lê Long Đĩnh chết vào tháng 10 năm

đó), Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mởmang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống

chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân. Một ông vua suốt

ngày ham mê tửu sắc không đi lại được đến mức phải

"ngọa triều", ông vua đó có thể làm được những

chuyện có ý nghĩa như vậy không ?

Không ngồi được sao 6 lần cầm quân đánh giặc?

Ngoài những chuyện lớn nói trên, Lê Long Đĩnh cònnhiều lần cầm quân dẹp giặc. Cũng theo Đại Việt sử

ký toàn thư, ngay trong năm đầu tiên làm vua: "Ngự

Bắc Vương cùng Trung Quốc Vương chiếm trại Phù

Lan làm phản. Vua thân đi đánh". Tiếp đó: "... đem

quân đánh Ngự Man Vương ở Phong Châu. Ngự

Man Vương phải chịu hàng... Từ đấy về sau các

vương và giặc cướp đều hàng phục cả" (sách đã

dẫn). Và giữa lúc đánh trại Phù Lan "chợt thấy trạm

báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển

Thần Đầu (nay là cửa biển Thần Phù). Vua về đến

sông Tham đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long"

(sách đã dẫn). Năm đó Lê Long Đĩnh 3 lần thân chinh

dẹp loạn. Năm 1008 "Vua thân đi đánh hai châu Đô

Lương, Vị Long" (sách đã dẫn). Tiếp đó "lại tự làm

T  hử "bào chữa" ... (tt)nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa"

chính là do vua Lê Long Đĩnh.

"Cửu kinh" gồm Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh

Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử

và Chu Lễ là 9 bộ sách vĩ đại nền tảng của văn minh

Trung Hoa lần đầu tiên "nhập" vào nước ta là do Lê

Long Đĩnh lấy về. Còn kinh Đại Tạng là gì ? Đó là Đại

Tạng Kinh chữ Hán - bảo vật vô giá của Phật giáo và

của văn hóa thế giới. Bộ sách đó, theo lịch sử Phật

giáo, là một bộ sách vĩ đại được rất nhiều thế hệ các

cao tăng Trung Hoa vượt qua biết bao gian truân khổải dày công thu thập, sưu tầm và dịch thuật suốt

1.000 năm, từ thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ 10

(đời Tống Thái Tổ) mới in thành sách lần đầu tiên

gồm 5.000 quyển (riêng việc khắc bản phải mất 12

năm). Bộ sách đó không chỉ là tổng vựng các kinh

sách Phật giáo mà còn hàm chứa rất nhiều lĩnh vực

triết học, lịch sử, văn học, nghệ thuật, thiên văn, toán

học, y dược... Một ông vua lần đầu tiên biết đem

những di sản vĩ đại như vậy về nước để xây dựng,phát triển nền văn hóa dân tộc, liệu có thể gọi là hôn

quân? Và một ông vua đã trực tiếp sai em mình đi xin

kinh sách về cho Phật giáo, ông vua đó có thể nào

"lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc" ?

“Tư duy kinh tế”

Lê Long Đĩnh là ông vua biết chỉnh đốn triều chính.

Một năm sau khi lên ngôi ông đã "Sửa đổi quan chếvà triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo

đúng như nhà Tống" (theo Đại Việt sử ký toàn thư).

Nhưng không chỉ có vậy. Đại Việt sử ký toàn thư còn

chép: "Kỷ Dậu, /Cảnh Thụy/ năm thứ 2 (1009) ...Vua

(Lê Long Đĩnh) lại xin được đặt người coi việc tại chợ

trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ 

cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu

và trấn Như Hồng thôi". Thế kỷ thứ 11, không chỉ 

nước ta mà hầu khắp thế giới, kinh tế đều tự cấp tự

túc. Phải có một "tư duy kinh tế" vượt xa thời đại mới

biết "xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa

ở Ung Châu", tức là sâu trong nội địa Trung Quốc,

việc đó giống như việc đặt Văn phòng đại diện

thương mại ở nước ngoài bây giờ. "Tư duy kinh tế"

“ tám” chuyện lịch sử 

bất hối lophocvuive.com 04

Page 5: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 5/32

như sau: "Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết

anh cướp ngôi của Khai Minh Vương (tức Lê Long

 Đĩnh), nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người

vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không

được chép". Lời đó của Ngô Thì Sĩ chúng ta chưa

bao giờ coi là sự thật cả, sao lại coi việc Lê Long Đĩnh

giết anh là sự thật ?

Hoàng Hải Vân

T  hử "bào chữa" (tt)tướng đi đánh Hoan Châu và châu Thiên Liễu" (sách

đã dẫn). Và tháng 7 cùng năm "vua thân đi đánh các

châu Hoan Đường, Thạch Hà" (sách đã dẫn). Như

vậy là chỉ trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã 6

lần trực tiếp làm tướng cầm quân ra trận, lần cuối

cùng chỉ cách 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân

đánh giặc liên miên như vậy phải là một người

cường tráng, người "dâm dục quá độ, mắc bệnh

không ngồi được" sao có thể làm nổi ?

Sự thật hay lời đồn?

Về chuyện Lê Long Đĩnh giết anh để lên làm vua

cũng cần xem xét. "Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Sách Dã

sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di

chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì

anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long

 Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung

giết Trung Tông." (sách đã dẫn). Chúng ta thấy gì

trong đoạn này? Thứ nhất, chuyện này Đại Việt sử ký

toàn thư chép lại từ "Dã sử". Dã sử có thể tin đượcnếu có căn cứ để đối chiếu hoặc nó hợp logic, nếu

không nó chỉ có giá trị như một lời đồn. Thứ hai, đã

là dã sử mà còn nói "Long Đĩnh sai bọn trộm cướp

đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông". Quy cho

người khác tội chủ mưu giết người thì phải có chứng

cứ. Ai làm chứng và tài liệu nào chứng minh việc Lê

Long Đĩnh "sai bọn trộm cướp"? Chắc chắn là không

có ai cả và không có bất cứ tài liệu nào. Một lời đồn

đã là không có cơ sở, một lời đồn nói về một việckhông thể có chứng cứ càng không có cơ sở.

Vả lại, theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương

Mục: “Khi vua Long Việt bị giết, bầy tôi đều chạy trốn

cả, chỉ có Điện tiền quân Lý Công Uẩn ôm thây vua

mà khóc. Long Đĩnh cho là trung nghĩa cất lên làm

chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ”. Giết vua, giết

anh là bất trung bất nghĩa. Kẻ bất trung bất nghĩa khó

mà trọng dụng được người trung nghĩa. Vì vậy việcLê Long Đĩnh giết anh chỉ nên coi cùng lắm là một

"nghi án" mà thôi, không nên đem ra làm một sự thật

dạy cho học trò. Cũng như cái chết của Lê Long

 Đĩnh, Ngô Thì Sĩ chép trong Đại Việt sử ký tiền biên

“ tám” chuyện lịch sử 

bất hối lophocvuive.com 05

Lê Long Đĩnh còn có tên là Chí Trung, sinh tháng10, ngày Bính Ngọ, năm Bính Tuất (15 tháng 11năm 986), thọ 24 tuổi, là con trai thứ 5 của Lê ĐạiHành. Đại Việt sử ký toàn thư (bản kỷ) chép rằng

năm Ứng Thiên thứ 11 đời vua Lê Hoàn (năm1004), vua có ý phong Long Đĩnh làm Thái tử,nhưng vì triều thần dị nghị, nên chỉ phong làm đạivương và để trưởng nam Lê Long Việt làm thái tử.Sau khi Long Việt qua đời năm 1005, Lê Long Đĩnhlên làm vua, xưng là Đại Thắng Minh Quang HiếuHoàng đế. Lê Long Đĩnh truy đặt tên thuỵ vua LongViệt là Trung Tông hoàng đế; truy tôn mẹ là HưngQuốc Quảng Thánh Hoàng Thái Hậu; lập bốnhoàng hậu; phong con trưởng là Sạ làm Khai

Phong Vương, con nuôi là Thiệu Lý làm SởVương, cho ở bên tả; Thiệu Huân làm Hán Vương,cho ở bên hữu. Sửa đổi quan chế và triều phụctheo đúng như nhà Tống.

Page 6: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 6/32

“ tám” chuyện lịch sử 

C huyện t ình Hưng Đạo Vương  Trần Quốc Tuấn

Người đời biết đến ông là vị danh tướng lẫy lừng, nhưngít ai biết rằng ông còn là một người tình chung thuỷ,quyết bảo vệ tình yêu, hạnh phúc, bảo vệ quyền tự doyêu đương, bất chấp cái chết có thể đến với bản thânmình.

Không cho lấy, lẻn vào chỗ ở

Chuyện xảy ra vào năm 1251, lúc này Hưng Đạo VươngTrần Quốc Tuấn mới là một thanh niên 20 tuổi. Ông yêucông chúa Thiên Thành, con gái trưởng của vua TrầnThái Tông (công chúa Thiên Thành là em con chú của

Trần Quốc Tuấn. Nhưng nhà Trần thời đó có quy địnhanh em trong họ phải lấy nhau, không được gả chongười ngoài, nên Trần Quốc Tuấn lấy công chúa ThiênThành là hợp pháp).

Lúc bấy giờ công chúa Thiên Thành đã được gả choTrung Thành Vương, là con trai của Nhân Đạo Vương,một vị vương gia trong họ Trần. Sử ghi: "Trước đó, vuacho công chúa Thiên Thành đến ở trong dinh của Nhân Đạo Vương (tức là đã về ở nhà chồng, tuy chưa làm lễ

thành hôn - PDK chú). Quốc Tuấn muốn lấy công chúanhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻnvào chỗ ở của công chúa...".

Sự việc vỡ lở, công chúa Thuỵ Bà (chị ruột của vua TháiTông, cô của Quốc Tuấn, nuôi Quốc Tuấn làm con) phảigiải quyết hậu quả bằng cách dâng 10 mâm vàng sống(tức vàng nguyên khối, chưa chế tác) làm sính lễ để hỏicông chúa cho Quốc Tuấn, còn vua thì phải cắt 2.000mẫu ruộng ở phủ Ưng Thiên để trả lại sính lễ cho Trung

Thành Vương. Công chúa trở thành vợ của Quốc Tuấn.

Người dám chết để bảo vệ tình yêu

Sử ghi sơ lược về sự kiện này, nhưng qua đó chúng tacó thể thấy được sự thật nằm ngoài câu chữ: Một là,Trần Quốc Tuấn và công chúa Thiên Thành sống cùngvới nhau từ nhỏ ở trong cung và chắc đã có nhiều tìnhcảm quyến luyến với nhau. Nếu không làm sao TrầnQuốc Tuấn vượt qua bao lính canh, chốt gác vào lọt phủ

của Nhân Đạo Vương và đến được đúng nơi ở của côngchúa Thiên Thành. Thứ hai, công chúaThiên Thành tuychưa làm lễ kết duyên với Trung Thành Vươngnhưng đã về ở trong phủ của bố chồng.

Việc đột nhập vào phủ đệ của một vương gia vào ban

đêm, nếu bị bắt có thể bị vu cho nhiều tội, có thể bịđánh đến chết và bị thủ tiêu. Thế nhưng, Trần QuốcTuấn đã bất chấp tất cả để đến với tiếng gọi thiêngliêng của trái tim. Kết quả, triều đình nhà Trần đã bịđặt vào sự đã rồi, đành chấp nhận cuộc nhân duyêncủa hai người, theo cách thu xếp của công chúa ThuỵBà.

Mối tình của Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành côngchúa đã nở hoa kết trái. Hai ông bà đã sinh hạ được 4người con trai đều là những vị tướng tài giỏi, có cônglớn trong công cuộc chống giặc ngoại xâm và đều

được phong đến tước vương. Đó là các ông: HưngVũ Vương Quốc Nghiễn, Hưng Trí Vương Quốc Hiện,Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, Hưng Hiến VươngQuốc Uy và hai người con gái là Khâm Từ Hoàng hậu(vợ vua Trần Nhân Tông) và Anh Nguyên quận chúa(vợ danh tướng Phạm Ngũ Lão).Trong khi ông xôngpha nơi trận mạc, bày binh lập kế đánh thắng quânthù thì bà là người lo toan công việc hậu cần ở hậuphương, góp phần cùng chồng đánh thắng quân xâmlược. Bà được triều đình phong là Quốc mẫu: Nguyên

Từ Quốc mẫu. Cùng với Linh Từ Quốc mẫu vợ Tháisư Trần Thủ Độ, đây là hai người phụ nữ có đức độ,có uy tín, có công lao lớn đối với triều đình nhà Trầnvà được phong đến bậc Quốc mẫu. Nguyên Từ Quốcmẫu mất vào 9/1288 sau 37 năm sống hạnh phúc bênchồng, vị tướng lĩnh tài ba của quân dân Đại Việt.

Bài học về mối tình của hai ông bà đó là sự quyết tâmbảo vệ tình yêu, bảo vệ hạnh phúc đôi lứa của mình,không một trở lực nào có thể chia cắt được. Từ xưa

đến nay, khi viết về Trần Hưng Đạo, chúng ta chỉ cangợi võ công hiển hách của ông mà bỏ quên đời tưcủa ông, bỏ quên câu chuyện tình có một không hainày. Đó thật là một thiếu sót lớn.

Phan Duy Kha

Trần Hưng Đạo (1232 - 1300) làdanh tướng thời nhà Trần, có cônglớn trong ba lần kháng chiến chốngNguyên-Mông. Tác phẩm tiêu

biểu: Hịch Tướng Sĩ, Binh thư yếulược và Vạn Kiếp bí truyền. Ôngcòn được người dân Việt tôn sùngnhư bậc thánh, nên còn được gọilà Đức Thánh Trần.

06bất hối lophocvuive.com 

Page 7: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 7/32

Hôm nay nhận được lá thư từ một Việt kiều:

“Dear Hieu,Co La Di Nam. Nam co noi ve Hieu. Ngay nao Hieu diuong ca phe ( Coffee ) voi Nam andCo duoc.? Hieu email cho co Biet. Sorry if my Vietnamnot good enough.Co, Christina Bates”

Nam là một người bạn của tôi và người này là dì củacậu ấy, người này sang Mỹ được một thời gian và naymuốn về Việt Nam làm ăn, muốn nhờ tôi tư vấn một sốvấn đề. Mọi chuyện chẳng có gì và với tính cách của tôithì tôi sẵn sàng giúp đỡ những trường hợp như thế nàyhết khả năng của mình. Nhưng tôi đã viết thư từ chối.

Trước tiên tôi xin nhấn mạnh là tôi không quơ đũa cảnắm – vẫn có những người Việt kiều mà tôi rất kínhtrọng. Nhưng tôi đã gặp một số Việt Kiều và đa số họkhông ít thì nhiều đều có ý xem thường người trongnước. Xem người trong nước như một cái gì đó luôn

luôn lạc hậu, quê mùa, dốt nát… Gặp những trườnghợp này, nhẹ thì tôi sẽ tránh đi không tiếp xúc, hôm nào“trái gió trở trời” đụng ngay ngày u ám của tôi thì tôi ngồilại “bơm vá” cho đến khi nào ê mặt thì thôi. Tôi đã làmviệc với khá nhiều người nước ngoài, và tôi rất lấy làmlạ là trong khi họ rất tôn trọng người Việt Nam, thìnhững người Việt Kiều này – cùng là người Việt Nam –lại rất hay có thái độ coi thường đồng bào của mình.

Ngoài ra có một điểm mà tôi cực kỳ tối kỵ, nhưng có khá

nhiều các Việt Kiều trẻ thường bị, đó là quên quêhương, quên cội nguồn gốc rễ… mà dễ thấy nhất là quaviệc quên tiếng Việt.

Tôi có một người bạn, anh ta là bạn của một cô ca sĩ khá nổi tiếng – thôi không úp mở nữa, đó là cô NTV –trong một lần đi ăn chung, cô ấy khá hoạt bát nói chunglà không vấn đề gì, cho đến khi cô ấy nói về thời gianmấy năm sống ở nước ngoài và bảo rằng mình không

nhớ rõ tiếng Việt lắm do đã sống ở nước ngoài.

Trong khi đó tôi có quen một người bạn đã khá cao tuổi(trên 60), người này sang Thụy Sĩ từ những năm 20tuổi, gần 50 năm sống ở một vùng rất ít người Việt,nhưng ông vẫn giữ đúng được giọng nói của mình, một

kiểu nói thuần Việt theo kiểu người xưa, và hơn cả đólà ông dạy cho những người con của mình dầu sinh

ra và lớn lên ở Thụy Sĩ vẫn nói tốt tiếng Việt.

Do đó đừng nói với tôi là mới “vác xác” qua xứ ngườivài năm thì đã quên mất tiếng Việt. Lúc ấy không vìgiữ thể diện cho bạn tôi thì chắc tôi sẽ hỏi lại: “Tôithấy tiếng Anh của em cũng lơ lớ, tiếng Việt thì emkhông rành, vậy em nói tiếng gì?”

Dạo gần đây trong giới trẻ sống ở ngay trong nước,cũng xuất hiện một số thành phần “ba rọi”, đó là từ tôidùng cho những người nói một câu thì pha tiếng Anhhết 3/4 câu. Gặp những người này tôi thường nói“nếu yêu thích tiếng Anh quá thì nói tất cả bằng tiếngAnh, đừng có nói kiểu ba rọi như thế”. Ngay trên blogcủa tôi, cách đây không lâu có một bạn tên là NguyễnNgọc Phương vào trao đổi một số vấn đề về Market-ing, qua cách bạn ấy trao đổi tôi thấy được 2 điểm:

Bạn ấy dùng rất nhiều “thật ngữ chuyên dụng” tiếng

Anh, mà tôi có thể kết luận là những thuật ngữ là dobạn ấy tự “chế tác” ra và tự sử dụng, nó gây khó hiểucho người không chuyên trong ngành đã đành,nhưng nó cũng làm cho người trong ngành khônghiểu nốt. Vậy là chỉ có mỗi bạn ấy hiểu bạn ấy muốndiễn đạt gì (tôi hy vọng vậy), và điều đó đi ngược vớimục đích của ngôn ngữ. Ngôn ngữ xuất hiện trên đờiđể người khác hiểu mình muốn diễn đạt gì.

Bạn ấy dùng rất nhiều từ tiếng Anh kèm theo mà

không có mục đích gì, tôi vẫn nhớ mãi trong một đoạnbạn ấy nói: “… nhìn từ khía cạnh Sản phẩm(Product)” – tôi thật sự không hiểu khi nói từ “sảnphẩm”, liệu nó có thiếu về mặt nghĩa nhiều đến đếnmức phải mở ngoặc để thêm vào “product” haykhông? Hay đó chỉ là để người đọc biết rằng mình cóbiết tiếng Anh? Đó là tôi chưa kể đến những tiếngAnh này sai chính tả rất nhiều.

Tôi không có thành kiến gì với bạn này – vì xét chocùng tôi và bạn này không quen biết nhau – tuy nhiênkhông phủ nhận một điều là tôi khá khó chịu khi đọcnhững phản hồi của bạn này. Và nếu không vì lịch sựtrong trường hợp tiếp khách đến nhà thì có lẽ tôi đãkhông trả lời cho bạn ấy. Điều đó cho thấy việc sử

lophocvuive.com bất hối 07

T  ản mạn về chuyện ngôn ngữ v ăn hóa - phong tục - ngôn ngữ 

Page 8: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 8/32

dụng ngôn ngữ “ba rọi” thường không mang đến sựnể trọng từ phía người nghe (như các bạn thường

nghĩ), mà ngược lại đa phần trường hợp nó mang đếnsự khó chịu, vậy rõ ràng là nó hại nhiều hơn lợi.

  Để kết luận phần này, tôi không nói việc biết thêmngoại ngữ là sai – trái lại quan điểm của tôi là biết càngnhiều ngoại ngữ càng dễ thành công. Tuy nhiên tôikhông cổ vũ cái kiểu dùng tiếng Việt kiểu “ba rọi”. Tôikhông hiểu hay ho gì ở cái việc quên đi cội nguồn củamình mà những người này luôn cố tỏ ra rằng mìnhnhớ nhiều tiếng Anh hơn tiếng Việt.

Quay trở lại bức thư, vì sao tôi từ chối?

Trước tiên nhìn toàn cục bức thư, cứ cho đây là mộtngười không giỏi tiếng Việt, hoặc thậm chí không biếttiếng Việt cũng được. Nhưng cái cách viết hoa viếtthường thì dù ngôn ngữ nào cũng có quy tắc giốngnhau, và cái chữ “cà phê” không không nhất thiết phảimở ngoặc để bảo rằng “coffee”, nó chẳng mang lại

hiệu quả gì trong ngôn ngữ cả. Và nếu đã viết được cảcái thư như vậy thì không lý gì không biết chữ “và” đểkhỏi phải dùng “Nam and Co”

Cuối cùng là câu “Sorry if my Vietnam not goodenough”, một câu ngắn gọn mà có đến 2 lỗi ngữ phápthì cho thấy người viết chẳng những không giỏi tiếngViệt mà tiếng Anh cũng không giỏi nốt. Người ta đãchối bỏ gốc rễ, nhưng giờ thì cái cành cũng chẳng có,vậy thì họ thuộc về nơi nào?

 Đó là về câu chữ, còn về nội dung cái thư, lần đầu viếtthư, cơ bản nhất của một lá thư thương mại cũngkhông có, viết không đầu không đuôi, giọng văn thìtoát lên đầy cái vẻ ra lệnh, cho tôi cảm giác như tôiđang cầu cạnh gì người này chứ không phải là họ cầntôi. Có vẻ như họ đang nghĩ họ cầm tiền về đây, vànhững người xung quanh phải xúm lại họ để tranhnhau.

Tổng hợp những điều này lại, cho thấy rằng họ đangkhông trân trọng tôi. Có thể họ giàu, họ có nhiều tiền,và mục tiêu họ có ý định làm ăn lớn ở đây, nhưng vớicái thái độ này cộng với cái tính của tôi thì sự hợp tácnày chẳng đi đến đâu cả. Đó là lý do tôi viết thư trả lời

từ chối hẹn gặp.

Câu chuyện hợp tác của tôi với người này vậy là coinhư chưa bắt đầu đã kết thúc, và tôi chẳng có gì tiếcvề sự kết thúc này. Tôi chỉ muốn chia sẻ một điều,tiếng Việt của chúng ta rất đẹp, hãy nhìn vào cách mànhững người trí thức xưa nói chuyện với nhau, thuầnViệt và đẹp vô cùng, ngôn ngữ của chúng ta có vốn từrất phong phú, rất nhiều từ để diễn đạt, trừ những từchuyên môn vừa xuất hiện trong những lĩnh vực rấtmới, chưa kịp có từ theo nghĩa Việt chuẩn xác thìchúng ta dùng tạm tiếng Anh trong khi chờ những nhàngôn ngữ học làm việc.

Còn lại trong cuộc sống hàng ngày, tôi chẳng tìm rađâu là lý do trở ngại khi chúng ta muốn diễn đạt ýmuốn nói bằng tiếng Việt cả. Có những thời điểm,những môi trường cần sử dụng tiếng Anh, chúng ta sẽsử dụng tiếng Anh. Còn không thì chúng ta sử dụngmột ngôn ngữ Việt Nam đẹp.

 Đừng hiếp dâm tiếng Việt! [1]

——–[1] - Gần đây mình có nhận được một số góp ý phảnđối câu cuối, có lần đã định bỏ nhưng cuối cùng vẫnquyết định giữ lại. Vì với mình, cụm từ này khôngmang nghĩa gì xấu xa hay phỉ báng tiếng Việt cả. Vớimình những hành động nêu trên chính là hành độnggây ô uế tiếng Việt một cách cưỡng bức. Nó làm xấuđi sự thanh cao giàu đẹp của ngôn ngữ Việt. Do đó từ

“hiếp dâm” được dùng trong ngữ cảnh này với mình làhợp lý và nó không có gì mang ý nghĩa xúc phạm tiếngViệt như có bạn đã phản hồi.

Bên cạnh đó, đây là một cụm từ mình đã được nghetừ một nhà phê bình văn học (rất có uy tín), khi ngheông nói chuyện, chính ông đã dùng cụm từ này và khiđó mình rất thích cách ví von rất chính xác và độc đáonày. Có thể vì mình chưa giải thích rõ nên gây đôi chút

phản cảm cho một số người đọc. Tuy nhiên với mìnhnó vẫn diễn tả đúng những gì mình muốn nói.

Nguyễn Ngọc HIếuNguồn: http://blog.ngochieu.com/cam-nghi/tan-man-ve-

chuyen-ngon-ngu/

lophocvuive.com bất hối 08

T  ản mạn về...(tt)v ăn hóa - phong tục - ngôn ngữ 

Page 9: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 9/3209bất hối

T  iếng rao miệt vườn Vậy rồi những quán "thịt cầy bảy món" mọc lên nhưnấm, tỷ lệ thuận với mật độ dân cư, thì người bán

chiếu năm xưa nay cũng đổi tiếng rao, mà theo "tánhlinh" của con chó cho hay là "có chuyện chẳng lành".Lũ chó rủ nhau tru tréo phía sau tiếng rao làm chokhông khí rộn ràng khắp ngõ. Họ rao như vầy:“Chiếu đổi chó hôn... ?”. Có nghĩa là vừa bán chiếu,vừa mang chiếu đổi chó, rồi mới đem chó bán choquán thịt cầy. Người ta nói những ai đi đổi chó phảimang trong người một sợi râu cọp, một móng cọphay một miếng da cọp... để khi thộp cổ chó, con chó

mới phát run và không dám cắn. Xoong, nồi... cũngđược chở theo xe đạp đi đổi chó, và tiếng rao cứ thếbiến thiên.

Thường thì nhà ai cũng có những món đồ hư, đồ bể,đồ cũ... Xuất phát từ phố chợ, nghề mua bán đồ cũhình thành. Và tiếng rao du nhập vào các ngõ đườngquê, tiếng rao dài những mười vòng xích líp xe đạp:“Đồng hồ hư, quạt máy hư, tủ lạnh, ti vi, cát sét hư,bàn ủi điện, máy giặt hư, tăng phô hư, bình điện

hư... bán hôn ?”

Không có cái gì bằng kim loại đã bị hư hỏng hoặc cũmà họ không mua. Mua tất, có lẽ cái mẻ kho ThạchSùng chắt lưỡi cũng có thể được mua hoặc nhặt vềđể thổi vàng, nấu bạc. Đó là tiếng rao thượng vànghạ cám thời nay. Tiếng rao như xoi mói lên tàn câynhản, như chọt chĩa vào những thế kỷ cô sơ. Họ rao:“Đồng tiền xưa, bạc cắc xưa, đồng hồ đeo tay cũ,đồng hồ xưa, lục bình cũ, lư đồng, lư thau, kẽm gai,

sắt vụn, phim phổi cũ... bán hôn?”

Và cái nghề thu mua đồ cũ, nghiễm nhiên ở một vị tríquan trọng trong "tiếng rao để mua".

Trở lại với tiếng rao để bán, còn phải kể đến nhữngngười bán chổi lông gà, chổi để quét nóc nhà (chổisào), chổi làm bằng dây nilông, chổi chà làm bằngcọng dừa-tàu cau-lá ráng... và họ còn đèo trên xe

đạp những cái lồng trúc...thoạt trông họ đèo, họmang đã là vất vả rồi, đừng nói gì đến đoạn đườngdài trong ngày phải đạp và rao: “Chổi hôn... ?”

Tương tự như họ, lại còn có một số người đi bán raokhông có chữ "hôn". Họ rao: “Bơm ga, sửa quẹt...”

Buổi trưa miệt vườn lặng im dưới nắng, con kiến vàng

còn kiếm chỗ trốn mình dưới tán mận hồng đào, con

nhện cũng phải buồn không thèm nhả tơ mà nằm ép 

bụng vào lưng lá cây mít. Ngõ vào thôn nào có xa xôi gì,

tiếng còi xe thở dài còn nghe được. Văng vẳng có tiếng

rao giọng kim : “Ai ăn bánh ít hôn... ?”

Gió se qua tán mận chờ đợi, tiếng rao gần hơn: “Ai ăn

bánh ít, bánh tét nhưn đậu, nhưn mỡ, nhưn chuối,

nhưn dừa... hôn ?”

Nó, đứa con gái nào đó vừa chớm tuổi dậy thì, có lẽ nhànó cũng nghèo, chí ít cũng vào loại vừa đủ ăn, chứ giàu

có thì ai mà đi bán bưng, bán đội ?!

Thảng dưới chân thời gian, kéo dài về những tháng

mười, khi mùa nước nổi tràn bờ, có người ngẫu hứng

làm thơ: "Tháng mười nước nổi sân đằng trước / Em

bước sang nhà lấm gót chân...". Ở đâu đó trong kẹt lá,

giọt sương còn chưa buông, đã nghe tiếng rao tràn qua 

buổi sáng: “Cá linh hôn... ?”

Tiếng rao ngọt ngào mà lấp lánh màu vẩy cá linh già

mùa bông so đũa.Và buổi trưa cũng già, cơn mưa chiều

cũng sắp kéo đến, lại một giọng rao tự nhiên như cuộc

đời vậy: “Ve chai... lông vịt... thau nhôm... mủ bể... bán

hôn ?”

Thời nay thì người đi mua ve chai đôi khi lại gánh gồng

một ít đồ dùng như thau nhựa, chảo gang, xoong nhôm,

dép nhựa... Và tiếng rao khác đi chút ít, rao rằng: “Ve 

chai... lông vịt... Đồ cũ đổi đồ mới hôn ?”

Năm nào cũng vậy, cái mùa nước rong tháng mười rồi

cũng ròng ra biển, nắng ráo đường bờ. Người ta lại

thấy một người đạp xe đạp, gác đôi thùng nhôm lên

chiếc đòn được cột dính ở yên sau. Bằng chất giọng

đàn ông đục màu phù sa, người ấy cất tiếng rao làm

con trao trảo giật mình bay trốn vào tán cây trứng cá:

“Cá tra, cá tai tượng, cá trê phi... nuôi hôn?”

Ngấn ngấn ban trưa, từ máy phát thanh của nhà ai đó,

một giọng ca ngọt ngào đang xướng giọng bài hát "Tình

anh bán chiếu" của nghệ sĩ Viễn Châu. Và người ta

nghe cái tình của bài hát cũng buồn nào kém tiếng r ao

trưa: “Chiếu hôn... ?”.

lophocvuive.com 

v ăn hóa - phong tục - ngôn ngữ 

Page 10: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 10/3210

Theo nhà Nam Bộ học Sơn Nam, “Miệt Vườn, gọitổng quát những vùng đất cao ráo, có vườn cam,vườn quýt ở ven sông Tiền, sông Hậu, thuộc tỉnhSa Đéc (nay là Đồng Tháp), Vĩnh Long, Mỹ Tho,Cần Thơ”. Miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sinh

hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở Đồng bằngsông Cửu Long.

bất hối

T  iếng rao miệt vườn (tt)

hơn những mái nhà mới, tiếng rao có lúc lẫn khuấttrong ngày xưa tuổi nhỏ, mà cũng có khi rờn rợn cõilòng giữa buổi trưa nay ! Thế mà cũng có người đibán hàng rong miệt vườn không cất tiếng rao. Đó lànhững anh, những chị đi bán bong bóng, bán đồchơi trẻ em... Lỉnh kỉnh trên chiếc xe đạp thôi thì lủkhủ những món đồ nhựa cùng với mấy gói kẹo me,

kẹo bọc đường... Rồi bong bóng bày, giắt suốt từđàng trước ra sau, che lấp cả chủ hàng.

Tất cả là để có miếng cơm, manh áo, tất cả là đểmưu cầu cuộc sống gia đình không nhiều thì ít cũngđược phần tươm tất. Họ chính là những người tựtrọng và khiêm tốn trước cuộc đời. Tiếng rao vàbước chân họ đã làm xôn xao sự yên tĩnh của miệtvườn, góp phần làm đẹp cuộc sống. Tôi quý trọnghọ, quý trọng tiếng rao mời dù rằng không có tiền

mua và cũng chẳng có gì để bán cho họ. Tôi chỉ cấtgiữ trong tôi niềm vui ấy trong yên tĩnh miệt vườn.Như tôi đã từng cất giữ tiếng chim rúc rích trên chótđọt cây mận già.

Nguyễn Chi 

 Đi bán vé số cũng là một kế sinh nhai của những ai cam

phần thôi nghề, thất nghiệp. Có người đi bộ, có người

đạp xe. Và tiếng rao cũng rải dài theo nhũng đoạnđường quê nắng, mưa thắc thỏm đồng vốn, đồng lời:

”Vé số đây...”

Không ai r ao "vé số hôn". Và mỗi ngày rải niềm hy vọng

cho mọi người để mong kiếm đủ no cơm ngày đó.

Có một chút tuổi thơ tôi còn sót rớt đâu đó trên nhũng

lá mận hồng đào kiến đụt, cái thuở mòng mành gió sớm

sương khuya, văng vẳng từ con đường lớn vọng đến tai

tôi đang còn ngái ngủ, là những tiếng rao xa xa mà âmấm chân răng mình: “Bánh mì đây, bánh mì nóng giòn,

bánh mì đây.”

Cái thời tôi lên bảy, lên mười, những chiếc xe đạp chở 

thùng cà rem phía sau và cái chuông rõ to phía trước

tay lái, thỉnh thoảng có giọng rao mời: “Cà rem đậu

xanh, nước cốt dừa đây...”

Còn sau này thì họ đạp xe thùng xập xình tiếng nhạc

hoặc rò rè đệp khúc của Walls thay cho những tiếng rao

khản giọng, khàn hơi. Cái bài nhạc ấy còn được trẻ con

cải biên thành: “Không có tiền, không có tiền... không

có tiền thì không có kem...”

Có lẽ một vài người già bị phá giấc trưa mà đâm r a bực

bội những tiếng nhạc rao mời đôi khi khiếm nhã ấy. Và

cũng đôi khi mắc cười với những giọng rao nhao nhão

giữa tr ưa đôi khi nghe không r õ tiếng: “Ai ngủ hôn ?”.

Không phải đâu ! Đó là tiếng rao của chị bán tàu hủ,

nước đường lá dứa. Lại gần nghe kỹ mới biết là chị rao: 

"Ai ăn tàu hủ hôn".

Lại có một giọng đàn ông người miền Bắc thì rao rằng

:: “Chưn đạp gai tét giò đây !”. Hãy hiểu giùm tiếng r ao

ấy là : "Bánh chưng, bánh đập, bánh gai, bánh tét, bánh

giò..."

Tôi lại lầm lũi đi về trong cái tiếng "hôn" thật xa mà nghengọt ngào như nhãn chín quê mình. tiếng r ao của chị

bán chè như câu hò bên bờ sông Tiền: “Ai ăn chè đậu

đen, nước dừa, đường cát hôn ?”

Và tôi biết ở miệt vườn quê tôi nay đã mọc thêm nhiều

lophocvuive.com 

v ăn hóa - phong tục - ngôn ngữ 

Page 11: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 11/32

H   àng rong Hà Nội 

Phố Sa Pa ngắn và hẹp. Trên con phố ấy nhữngnàng thiếu nữ Mông, Dao thong thả dạo bước vớinhững chiếc vòng bạc, những chiếc khăn thổ cẩm -những sắc mầu rực rỡ trên tay, đóng đinh cái nhìncủa du khách, dụ dẫn tình yêu những kỷ niệm đối với

một vùng đất mình rất có thể không còn dịp trở lại.

Những bước chân thong thả, đến cuối phố thì vònglại đầu phố, đến đầu phố quay lại cuối phố, cho đếnchiều muộn khi màn sương che khuất bóng ngườinơi cửa rừng. Phố Hội An nhỏ và cổ xưa, ngõ Hội Ancàng nhỏ hơn nữa. Từ trong những ngõ nhỏ hun húttiếng rao chè mè đen, chè bắp, chè đậu ván, bánh ítnhân mặn, bánh ít nhân ngọt... giọng trầm giọngbổng giọng ngân nga vọng ra như những dư âm từ

trăm năm trước...

Khắp các thành phố nước ta, khắp các bến xe bếntàu nước ta, không đâu không có hàng rong. Vài bachiếc kẹo cao su đã là một mẹt hàng rong. Dăm bacon khô mực đã là một mẹt hàng rong. Hàng hóa đơngiản, dễ cơ động, dễ trốn tránh khi bị xua đuổi. Cáimẹt hàng rong đã trở thành kế sinh nhai. Bán hànrong đã là nghề như bao nghề khác. Tất tả, nhốnnháo, nhếch nhách không gì hơn hàng rong. Ít vốn, ít

lời không gì bằng hàng rong. Không biết tự bao giờhàng rong xuất hiện rồi dai dẳng tồn tại, gắn chặt vớinhững mảnh đời khốn khó!...

Nhưng thật lạ, hơn ba mươi năm xa cách Hà Nội đốivới tôi là hơn ba mươi năm... xa nhớ hàng rong! Cứmỗi lần nhớ Hà Nội thì bên cạnh những gốc sấu,những con đường, những vỉa hè, cô bạn gái thưởhọc trò, một bát phở, một chén chè chén... thế nào

một gánh hàng rong cũng bới tung gốc rễ của cái sựnhớ nhung trong mình. Không đâu không có hàngrong, thậm chí ra nước ngoài cũng gặp, cũng vui vuimắt những cô nàng digan tung tẩy dăm bảy chiếckhăn đủ mầu sắc chào mời, thế mà nhớ thì quả nhiêukhê! Nhưng tôi chẳng bao giờ trách tôi, là bởi vì trên

Theo thống kê của Sở Thương mại,

Hà Nội hiện có trên 10.000 gánhhàng rong, Độ tuổi trung bình củangười bán hàng rong là 40 với 93%là phụ nữ; 75% là người ngoại tỉnh..

khắp đất nước này, trên khắp thế giới này, nào có ởđâu hàng rong lại... đẹp như ở Hà Nội?

Hà Nội có tất cả mọi thứ hàng rong nơi khác có. Nhưnghàng rong Hà Nội đẹp là những thứ hàng rong nơi kháckhông có, hoặc giả có nhưng không mang hồn vía củamột thứ hàng rong chốn kinh kỳ. Hàng rong Hà Nội lạihình như không đẹp từ đầu năm đến cuối năm mà chỉ đẹp... theo mùa. Khi những ngày hạ đã vắt sang thucho đến tận chớm đông, tôi tự nhủ tôi tìm cách ra HàNội, tìm chỗ ngồi tĩnh lặng trên một con phố yên bình

nào đấy, gọi một ly cà phê đen và... ngắm hàng rong.Bồng bềnh trên phố những đóa sen đỏ cuối mùa nhưníu kéo ánh mặt trời gay gắt. Chậm chậm trôi trên phốmàu xanh của cốm, màu hồng của hồng, màu vàng củachuối tiêu trứng cuốc cùng với ánh nắng đã nhạt đi rấtnhiều báo hiệu một màu thu nữa đã đến.

Âm thầm những gánh hoa trong làn gió mong manhbuổi sáng, đã khuất bóng người mà hương những đóahồng vẫn phảng phất trên phố gọi tên người tình xưa,

gợi nhắc một bóng hình mỗi ngày một mờ mịt trong trínhớ suy tàn. Ấm lòng tiếng rao bánh dầy, bánh khúctrong đêm đã bắt đầu ẩm ướt. Rồi một cô hàng xáo vớiquang gánh trên vai, một cô hàng bánh cuốn đội trênđầu chiếc thúng... Tôi có thể mua vài chiếc bánh khúc,nhớ ngày nào khi đập thủy điện chưa ngăn cáchthượng lưu và hạ lưu, những hạt khúc nếp khúc tẻ theodòng nước về nảy mầm xanh một bờ bãi sông Hồng.Những chiếc bánh dày bây giờ không biết có làm từnếp Hải Hậu nhưng tôi vẫn mua để hoài niệm những

hạt nếp dẻo thơm chân ruộng phù sa non. Rồi nhẩnnha bóc từng lá bánh cuốn Thanh Trì, nhớ hồi bé bắt càcuống bên chân những trụ đèn...

Người ta bảo những người già thường thấy mùa đôngnăm nay lạnh hơn mùa đông năm ngoái, rằng người giàhay nhắc chuyện xưa chuyện cũ. Tôi có thể đã già, rấtgià và lẩm cẩm với những gánh hàng rong cổ tích củaHà Nội. Nhưng hàng rong Hà Nội đang mất đi, không

phải vì những mảnh đời khốn khó đã thay thân đổiphận. Những mùa thu đến rồi đi. Và rồi sẽ là nhữngmùa thu Hà Nội na ná các thành phố khác trên thế giới,khi không còn một trong những nét quyến rũ của mộthàng rong - Hà Nội!

Sưu tầm (chưa rõ nguồn)

11bất hối lophocvuive.com 

v ăn hóa - phong tục - ngôn ngữ 

Page 12: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 12/32

địa lý - du lịch 

lophocvuive.com bất hối 12

B  ảo tàng thành phố Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là một viện bảo tàng và là một địa chỉ tham quan củaThành phố Hồ Chí Minh.

Giá trị xã hội

Bảo tàng này tọa lạc t rên đường Lý Tự Trọng, giáp với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cáchkhông xa Hội t rường Thống Nhất, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Thư việnQuốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là vi ện bảo tàng trưng bày các kỉ vật l ịch sử của SàiGòn xưa và giai đoạn l ịch sử kể từ khi Việt Minh lãnh đạo chống thực dân Pháp cho đếnChiến dịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đây còn là một địa danh l ịch sử trong quá tr ình hình thànhcủa Sài Gòn - Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay), Việt Nam. Do vẻ đẹp kiến trúc,đây còn là nơi nhiều đôi nam nữ chọn làm nơi để chụp ảnh cưới.

L ịch sử hình thành

Dinh Phó soái t rong những năm đầu thế kỷ 20 (Lưu ý phần hai cột t r ụ ở cửa chính trước khixây mái che vào năm 1943, được trang tr í bằng hai tượng nữ thần Thương nghiệp và Côngnghiệp.

Khởi đầu, tòa nhà Bảo tàng được khởi công xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux để làm nơi t rưng bày sản phẩmNam Kỳ. Tuy nhiên, ngay sau khi xây xong, tòa nhà lạ i được Thống đốc Nam kỳ Henri EloiDanel (1850-1898) dùng làm tư dinh. Về sau, tòa nhà được sử dụng hẳn làm Dinh Thống đốchay còn gọi là Dinh Phó soái ( t rước năm 1911).

Năm 1945, Dinh Thống đốc nhiều lần đổi chủ. Sau khi quân N hật t iến hành đảo chính Pháptại Đông Dương ngày 9/3, Thống đốc người Pháp Ernest Thimothée Hoeffel b ị bắt, Thốngđốc người Nhật là Yoshio Minoda sử dụng tòa nhà làm dinh thự. Ngày 14/8, người Nhật giaolại d inh thự cho chính quyền Trần Trọng Kim để làm dinh Khâm sai Đại thần Nam Bộ NguyễnVăn Sâm. Đến ngày 25/8, Việt Minh cướp chính quyền, bắt giam Khâm sai Nam Bộ NguyễnVăn Sâm và đổng lý văn phòng phủ khâm sai Hồ Văn Ngà tại d inh khâm sai. Dinh trở thànhtrụ sở Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam bộ, gọi tắt là Lâm ủy Nam bộ, rồi của Ủy ban Nhândân Nam bộ. Ngày 10/9, Trung tá B. W Roe (phái bộ quân sự Anh) chiếm dinh làm trụ sởPhái bộ Đồng minh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam bộ phải dời về dinh Đốc lý. Đến ngày 5/10,dinh được tướng Leclerc dùng làm Phủ Cao ủy Cộng hòa Pháp tạm thời. Tuy nhiên, đến ngày5/10, Cao ủy Cộng hòa Pháp tại Đông Dương, Đô đốc Georges Thierry d 'Argenl ieu chọn dinhNorodom làm Phủ Cao ủy. Dinh trở lạ i làm nơi làm việc của tướng Leclerc dù danh nghĩachính thức là t rụ sở của Ủy vi ên Cộng hòa Pháp tại Nam Việt Nam.

Kiến trúc dinh nguyên thủy

.. . k iến trúc dinh thời VNCH

Page 13: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 13/32

địa lý - du lịch 

lophocvuive.com bất hối 13

B  ảo tàng thành phố 

Sau khi tái chiếm Đông Dương, ngày 23/5/1947, chính quyền Pháp đã bàn giao dinh cho Thủ

tướng Lê Văn Hoạch để làm trụ sở chính phủ Nam kỳ quốc. Ngày 2/6/1948, chính phủ lâm thờiQuốc gia Việt Nam được thành lập và dinh được sau đó chuyển thành dinh Tổng trấn (sau đổithành Thủ hiến) Nam phần dưới quyền sử dụng của Thủ hiến Trần Văn Hữu.Tại đây, ngày9/1/1950, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên cáctrường, yêu cầu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt vô cớ trước đó. Chính quyền của thủhiến Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát để đàn áp, học sinh trường Petrus Kýlà Trần Văn Ơn đã bị trúng đạn tử thương. Sự kiện này đã dẫn đến đám tang Trần Văn Ơn ngày12/1, có đến 25.000 người tham gia. Sau Hiệp định Genève, Ngô Đình Diệm về Sài Gòn nhận chứcthủ tướng, dinh trở thành dinh Thủ tướng tạm thời từ ngày 26/6 đến ngày 7/9/1954. Dinh cũngđược Quốc trưởng Bảo Đại đặt cho tên mới là dinh Gia Long. Sau khi phế truất Bảo Đại năm

1955, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27/2 /1962, dinh Độc Lập bịném bom, Ngô Đình Diệm dời phủ tổng thống sang đây và ở đây cho đến ngày bị đảo chính lật đổvào tháng 11/1963. Trong thời gian 1964-1965, dinh được dùng làm dinh Quốc trưởng. Ngày31/10/1966, khi dinh Độc Lập xây lại xong, tòa nhà này được dùng làm trụ sở của Tối cao Pháp việncho đến tận 1975. Ngày 12/8/1978, UBND Thành phố đã quyết định sử dụng tòa nhà này làm Bảotàng Cách mạng TPHCM, đến ngày 13/12/1999 thì đổi tên thành Bảo tàng TPHCM như hiện nay.

Kiến trúc

Tổng diện tích của kiến trúc bao gồm một tòa nhà rộng hơn 1.200m² gồm hai tầng của tòa nhà

chính và tòa nhà ngang thiết kế theo phong cách cổ điển - phục hưng, kết hợp Âu - Á: mặt t iềncủa tầng lầu mang đường nét Tây phương, nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Bao quangkhu nhà là một khuôn viên vườn hoa có hình dạng như một hình thang bao quanh bởi 4 conđường. Do mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại trưng bày những sản vật trongnước, vì thế ở hai bên cửa chính có 2 cột trụ trang tr í bằng hai tượng nữ thần Thương nghiệp vàCông nghiệp. Ngay phần chóp trên mái tam giác ở mặt phía trước được trang tr í bằng một tượngđầu người nghiêm trang. Hai bên trang tr í bằng các họa t iết đắp nổi như cành dương l iễu, trànghoa lá bao xung quanh, rắn khoanh tròn, hình tượng con gà tượng trưng cho ban ngày và chim cútượng trưng cho ban đêm ở hai góc, một vòng hào quang phía sau đầu tượng. Nhiều họa t iết khácđắp nổi trên mái là sự kết hợp giữa các biểu tượng thần thoại Hi Lạp và hình tượng cây cỏ và thúvật vùng nhiệt đới như nhưng họa t iết thằn lằn và chim cao cẳng chuyển động bằng cách uốngcong hoặc xòe cánh. Năm 1943, Thống đốc Nam kỳ Ernest Thimothée Hoeffel lại cho phá bỏ haitượng nữ thần tại cửa chính của dinh để xây dựng một mái hiên. Năm 1962, sau khi dinh Độc Lậpbị ném bom và phải xây dựng lại , tổng thống Ngô Đình Diệm dời về dinh Gia Long và cho xây dựnghầm bí mật trong dinh. Hầm được xây dựng kiên cố, có 6 phòng, tổng diện tích 1392.3 m2. Tuynhiên, mãi đến khi đảo chính năm 1963, hầm vẫn chưa được xây xong.

(Theo Wikipedia.org)

Kiến trúc ngày nay

Chụp ảnh cưới trong bảo tàng

Page 14: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 14/32

địa lý - du lịch 

bất hối

Nhìn từ ngoài vào - Ảnh: ovo10

Nhìn từ bên trong - Ảnh: ovo10

Ngôi mộ hình ngôi nhà - Ảnh: ovo10

Bức trướng sau mộ - Ảnh ovo10

Trương Tấn Bửu (1752 - 1827), có tên khác làTrương Tấn Long. Là một danh tướng thời nhàNguyễn phục nghiệp, ông được vua Nguyễn phongtước Long Vân Hầu và được người đương thời liệtvào Ngũ hổ tướng.

Lăng Trương Tấn Bửu tọa lạc tại 41 Nguyễn ThịHuỳnh (Trước gọi là đường Tự Đức), phường 8,

quận Phú Nhuận, TPHCM, trên một khu đất rộng hơn2.300m2. Lăng Trương Tấn Bửu nằm sát theo bờtường khuôn viên khu đất. Lăng được xây bằng gạchthức (gạch có đóng dấu) và ô dước. Có hai loại gạch,một loại dài 30cm, ngang 16cm, dày 8cm; một loạidài 26cm, ngang 13cm, dày 6,5cm; trên gạch có khắcchữ Bính Ngũ bằng Hán tự.

Mộ Trương Tấn Bửu dài 3,3m, ngang 2,2m, cao2,1m. Ngôi mộ có dáng một ngôi nhà, nóc mộ có haimái vát chụm lại thành góc nhọn. Sát mặt trước mộcó tấm bia ghi bằng chữ quốc ngữ: “Trương côngcông Trương Tấn Bửu Trung quân Phó tướng thọLong Vân hầu”. Mộ được xây toàn bằng ô dước dùđã trải qua hơn 170 năm mà chỉ bị tróc lõm vài chỗ.

Lăng Trương Tấn Bửu 

lophocvuive.com 14

Page 15: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 15/32

Những món bánh quen thuộc

lophocvuive.com 

t inh hoa ẩm thực 

Lúc đi xa đứa con miệt vườn hay nhớ những gì? Có người bảo đó là bến nước bên dòng sông xanh mướtmát, có người nói là quán nước nhỏ ven đường rộn rã, cũng có khi đó là "người muôn năm cũ" giờ chẳngbiết lưu lạc chốn nào, hay nói như Vũ Bằng: "Nhớ tất cả, mà không nhớ gì rõ rệt". Đôi khi nỗi nhớ là thoángbuông lòng lắng lại khi bắt gặp chút quê mùa trên sề bánh ế chiều mưa Sài Gòn, trong con hẻm nhỏ.

Thường thì, ở đất Sài Thành, con người vội vàng đi về nhưng lắm lúc, nhạt miệng, lại muốn tìm "vị xa xưa",muốn nếm "hương kỷ niệm". Nhưng trời có lúc nào cũng chìu theo ý? Rồi nỗi bâng khuâng man mác đó cũngchìm vào cái nhộn nhịp nơi phố thị. Lắm lúc ta như quên hết ta từ đâu đến, ta từng như thế nào, cứ bước đinhư có lực đẩy vô hình không cho dừng lại, mà rướn mình theo hoa lệ vởn vơ trước mắt. Thảng hoặc, mộtchiều mưa Sài Gòn, đâu đó trong con hẻm nhỏ dài hun hút, ngoài khung cửa khép kín vang lên lời rao runrun khản đặc "Ai... bánh da lợn hôn ..." Tiếng rao thảng thốt, đứt đoạn, hụt hơi chìm vào rả rích cơn mưa. Tagiật mình, bật tung chốt cửa, ngóng trông! Ngóng trông bóng dáng, ngóng trông âm thanh, ngóng trông hình

khối? Không! Không phải! Hình như ta đang ngóng cái gì đó xa xăm, mơ hồ mà quen thuộc, đang lẩn khuấtđâu đó giữa khung cảnh này. Phải chăng, chính cơn mưa làm nảy nở những thiết tha thương nhớ, làm mềmlòng người con xa xứ?

Ừ thì, con người suốt đời chỉ lẩn quẩn, chìm đắm mãi vào những nỗi ngóng trông. Còn nhớ lúc nhỏ, lắm khitha thẩn đợi chờ, chỉ đơn giản là chờ vòng tay ấm áp của bà, của mẹ về nhà sau phiên chợ, kèm theo dămthức quà bánh nho nhỏ. Một đùm bánh nếp nhưn chuối gói lá dừa, một bọc bánh bò bông xanh, tím hay mộtlát bánh da lợn dinh dính, ngòn ngọt, thơm tho cũng làm ta rộn ràng đến lạ! Ta chẳng thể nào quên được cáivị ngon mê ly của bữa bánh đợi chờ. Cảm giác bóc từ từ lớp lá gói, hay gỡ từng lát bánh sao mà hồi hộp,ngọt ngào như nụ hôn tình đầu. Niềm vui của trẻ con ngày ấy đơn sơ quá, chỉ cần chiếc bánh bò hấp, nở ra

ba cánh, phơn phớt tím màu lá cẩm, hay xanh tươi rói của lá dứa, lấm tấm vài hạt mè hay vài chiếc bánhquy làm bằng bột nếp, ép khuôn lên lá chuối, ở giữa điểm thêm chút màu đỏ chót để phân biệt nhưn đậu vớinhưn dừa cũng đủ cho cả ngày hứng khởi. Sướng nhất và nhớ nhất là lúc làm bánh ngày Tết hay giỗ ôngbà. Trong không khí chộn rộn, người lớn gói bánh, con nít tíu tít chạy quanh . Bánh làm ra cũng lắm màu,nhiều vẻ, bánh tét màu lá cẩm, màu là dứa, trộn đậu đen, đậu phộng hoặc dừa nạo vào nếp, bánh tét nhưnngọt, nhưn mỡ hành, trứng vịt, thịt ba rọi, nhưn chuối...lại có cả bánh ít làm bằng bột nếp, nhưn đậu xanh,nhưn dừa, hoặc tôm, thịt gói bằng lá chuối xanh đem hấp chín. Và ở góc nào đó giữa khu vườn tươi mátmiên man, có đứa nhóc nhẩn nha cắn từng chút, từng chút một, phân vân nửa muốn ngốn ngấu cho đãthèm, nửa lại luyến tiếc nhinh nhính để dành hương vị thơm ngon.

15

Bánh quê

bất hối

Page 16: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 16/32lophocvuive.com 

t inh hoa ẩm thực 

 Đôi khi, trên con phố quen thuộc, nhà cửa san sát, mặt tiền phơi bày hết vẻ tráng lệ sang trọng, ta bắt gặphàng bánh nép mình dưới gốc cây me tươi tắn. Dừng lại, chọn vài món. Cũng thứ bánh ấy, cũng gạo, cũngnếp, cũng nước cốt dừa lại được làm lớn hơn, đẹp hơn mà sao vị cứ thấy nhàn nhạt, ngây ngấy. Những thức

bánh hình như được làm từ một lò, bỏ mối khắp phố phường thiếu hẳn đi vị tài tình, công chăm chút của conngười chất phác thôn dã, lại không được tẩm ướp thêm tấm lòng thương con, thương cháu thành ra bềngoài mang vẻ lịch lãm, đầy đặn nhưng kì thực chỉ ẩn chứa sự tầm thường của "miếng tồi tàn", chẳng đángbận lòng để nó trôi nhanh chóng vào con vị.

Quả là, cái sự ăn uống không phải đơn giản, người ta vừa nếm vị, vừa ngửi mùi, vừa lắng nghe thanh âm,vừa chìm vào khung cảnh. Món nào cho ta thưởng thức đầy đủ hương, thanh, sắc, vị sẽ làm ta nhớ mãi. Màkể cũng lạ, lúc người ta da diết nhớ thì người ta hay tưởng tượng. Ngon, ngọt, béo, bùi chưa đủ, ta còn nêmnếm vào đó chút trữ tình thôn quê đầm ấm, chút dịu êm thương mến của thân bằng quyến thuộc để mà ước

ao, thèm thuồng. Những thứ mà ta không để ý, bỏ quên đi lại trở thành to tát, quan trọng. Những món bánhtủn mủn, quê mùa, bị rẻ rúng đã thành một phần tình cảm, tâm hồn. Ta nhớ bánh! Nhớ chân đồng, gócruộng, nhớ con trâu nhởn nhơ gặm cỏ miệt đồng bằng thẳng tắp, nhớ cánh cò xoải rộng tung bay giữa rángchiều tha thẩn. Nhớ mùi trầu, mùi thuốc trên áo bà ba nâu sồng của bà; mùi nắng tỏa ra từ vòng tay của mẹ!Càng nhớ, ta càng hụt hẫng, tự trong đáy lòng có nỗi tủi thân nào nó lâng lâng, chực trào.

Tôi vẫn nhớ từng khuôn mặt của những người bán rong hay đi ngang ngõ nhà. Một bà bán bánh tét, thấpngười, nhỏ con gánh đôi quang đầy ắp, luôn cười típ mắt khi bán được hàng, một anh cục mịch phanh ngựcáo cất giọng trầm trầm cưỡi con xe đạp lủng lẳng từng chùm bánh dừa trên gui-đông, một chị bầu bỉnh đậmngười cắp theo thúng bánh cam bánh vòng với đôi mắt rụt rè nài nỉ. Nơi nào họ đi qua, nơi đó rộn rã bước

chân con trẻ. Có đáng là bao? Bán hết chừng ấy cũng chỉ được vài chục ngàn lời, ấy thế mà, ngày qua ngày,họ vẫn cần cù, lam lũ chắt chiu lấy tinh hoa của thiên nhiên, đất trời, sông nước miệt vườn, họ đem cái côngtỉ mẩn sớm hôm để mang đến nét rạng rỡ trên môi cười thơ ngây của đám con nít mà đổi lại niềm vui đắthàng trong cuộc mưu sinh. Dù cho thời cuộc có thay đổi, đất này trải lắm cuộc bể dâu thì hình ảnh cần cùchân chất ấy khó mà phải nhạt được trong tâm thức của người Việt. Thiết nghĩ cái gì đã qua bao nhiêu nămtháng vẫn hiển hiện giá trị vững chắc, tươi mới, gắn liền với tâm tư tình cảm của cộng đồng như vậy chắchẳn cũng nên tôn là " Quốc gia chi bảo".

Và, chiều nay bà cụ bán bánh dưới mưa, dõi ánh nhìn dao dác vào những khung cửa khépkín gợi cho ta nỗi thương cảm triền miên của người con tha hương, tưởng chừng như đãbị vùi lấp hẳn. Vẫy tay gọi rồi nhón lấy lát bánh nho nhỏ, dinh dính mà mừng rỡ như thuởcòn vụng dại ngày xưa, đỡ nhè nhẹ mà rụt rè thường thức. Nhắm mắt để thấy mình nămcũ, tĩnh tâm để gặp lại cố nhân. Đã đành đấy chỉ là vớt vát hoài niệm nhưng cũng tìm đượcchút thanh thản thoáng qua mà trù tính một cuộc trở về nơi nhau rốn.

Tôi, đứa con của sông nước miệt vườn vẫn hay thơ thẩn nghĩ ngợi về cảnh cũ, thường nảy nở những nỗi nhớsâu xa, đằm thắm mà thả lạc phách chu du vào dĩ vãng. Con người có "tình" thì nặng lòng về quá khứ nhưvậy. Chắng biết bao nhiêu sát na đã trôi qua vùn vụt mà vật đổi sao dời nhanh như chớp mắt. Cuộc sống cứphát triển, đô thị lấn dần nông thôn, liệu những bước chân rong ruổi của bà, anh, chị bán những thức bánh

quê mùa sẽ thưa dần rồi mất hút đi? Tận sâu trong đáy lòng tôi vẫn hy vọng điều đó không bao giờ thành hiệnthực để còn có chốn mà gửi niềm thương nhớ mông lung và để cho đám con cháu sau này vẫn còn một sợichỉ kết liên vào cái gốc văn hóa cổ truyền, tự hào là người Việt Nam, ăn thức ăn Việt Nam giữa khung cảnhtrữ tình hàm ẩn của Việt Nam.

Phan Khắc Huy 

16

Bánh quê (tt)

bất hối

Page 17: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 17/32

t inh hoa ẩm thực 

nồi kho quẹt ngày mưaỞ nông thôn miền Nam, mùa mưa thường được hiểu, là mùa no đủ thức ăn của nông dân. Nước tràn đầyhồ ao đồng ruộng, cây cối tốt tươi, rau mọc đầy đồng, cá lội tung tăng. Nhưng ít ai để ý rằng, no đủ là khi đãvào mùa mưa, được chừng hơn một tháng. Lúc này nước mưa đã xâm xấp, con cá con cua đã lớn, ăn được.Cọng rau mọc ngoài đồng đủ độ dài để nấu canh, ăn sống, bóp gỏi, làm dưa chua. Chớ đầu mùa mưa côngviệc đồng áng, chuẩn bị cho mùa lúa mới thì nhiều và nặng nhọc, mà cái ăn thì lại thiếu thốn chất tươi, bởimưa chưa đủ cho cua cá sinh sôi, rau mọc chưa đủ lớn. Đây chính là khoảng thời gian người nông dân bắtđầu giở mắm mặn trộn thính, được làm từ cá tát đìa cuối mùa mưa năm ngoái, ra chế biến đủ kiểu để ănhằng ngày. Nhà nào “bèo” quá không đủ mắm cá ăn thì ăn tạm bằng món kho quẹt, được kho trong nồi đất.

Kho là một trong những món ăn quen thuộc, dân dã nhất của người Việt Nam. Kho, có thể có nước nhiều(thịt kho Tàu, cá kèo kho lạt, cá khoai kho lạt), nước ít hoặc chỉ sền sệt. Kho quẹt tức là làm cho nước trong

món kho, từ sền sệt cho tới khô rang luôn. Món kho quẹt có thể để dành được hàng tuần, mà không cần đểlạnh.

Kho quẹt là tên gọi quen thuộc, chỉ món nước mắm kho của miền Tây. Đổ nước mắm vào nồi nấu cho quánhsệt lại. Khi ăn, không thể dùng đũa gắp món nước mắm kho, vì nó là một chất sệt. Chỉ có thể dùng đầu đũaquẹt cho dính một chút, rồi đưa đầu đũa vào miệng mút.

Sau này, người ta gọi chung tất cả các món kho khô sền sệt, đóng nước mắm khen khét chung quanh cáinồi đất, khi ăn phải lấy đầu đũa quẹt quẹt vào chỗ khét khét đó, rồi mút mút là món kho quẹt. Chỗ nước mắmkhét khét này thơm ngon đến mức độ, nhiều lúc mọi người tranh nhau quẹt lấy quẹt để chỗ khét khét đấy,

mà chê món thịt, cá trong nồi. Kho quẹt phải kho trong nồi đất, nước mắm cô đặc lại, đóng chung quanh nồibay mùi thơm phức, để cả tuần cũng ngon như thường. Còn kho trong nồi kim loại, mới 2 ngày thôi, thì mónăn đã có mùi tanh kim loại, gặp loại nồi nhôm thường bị ra “teng” (tức kim loại bị oxy hóa) trắng trắng, nhìnthấy ớn, hết muốn ăn.

Muốn kho quẹt ngon, trước tiên, ta phải có cái nồi đất ngon lành. Chọn mua loại nồi thuần đất sét (nồi gốm),bên trong không tráng men gì hết. Nồi màu đỏ gạch đều từ trong ra ngoài, thành và đáy dày, tròn đều, nắpnồi hơi nhỏ hơn miệng nồi chừng vài li, vừa vặn úp kín lên miệng nồi là được. Đừng lấy nồi có màu trắngngà ngà vàng hay loang lỗ, đen xám, là nồi nung bị lép lửa hay nung chưa chín, gốm bở, gặp nước mau nứt,mau bể. Nồi bên trong có tráng lớp men bóng nhìn đẹp đẽ, sang trọng, mắc tiền chớ không tốt. Men đókhông chịu được nhiệt, đốt nóng là nứt, làm cho thấm nước và mau bể. Còn loại nồi đất Trung Quốc, HànQuốc không biết họ sản xuất bằng vật liệu gì, cầm lên nặng, trong ngoài bóng láng như thủy tinh, đẹp nhưngkho không có mùi thơm, để lâu thức ăn bị chảy nước. Thường thì ta phải chọn cái nồi đất to hơn gấp đôi sốthực phẩm ta muốn kho, để lúc kho gần cạn, nước mắm không văng tứ tung ra ngoài mà bám hết vào thànhnồi.

bất hối 17 lophocvuive.com 

Page 18: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 18/32

t inh hoa ẩm thực 

nồi kho quẹt... (tt)Nồi đất đem về phải đốt lại lần nữa, nếu không, khi nấu ăn nồi bị thấm nước từ trong nồi ra ngoài, và thứcăn có mùi hôi của đất. Hồi xưa người ta đốt nồi đất bằng cám. Lấy cám gạo bỏ vô đầy nồi, đậy nắp lại, bắcnồi lên bếp lửa đốt đến khi nào cám trong nồi cháy hơn phân nửa, tức cháy đen hết phần cám vòng quanhthành nồi, đáy nồi, còn lại phần cám chính giữa là được. Đốt nhiều quá nồi sẽ bị nứt. Mục đích của việc đốtcám là làm cho chất béo trong cám chảy ra trám kín vào nồi, làm cho mặt trong nồi không thấm nước, vàcám sẽ làm thơm nồi. Phương pháp này có ưu điểm là bạn đốt luôn được mặt trong cái nắp nồi mà khônglàm cháy mặt ngoài nắp nồi, nắp nồi vẫn giữ được màu đỏ gạch đẹp.

Ở Sài Gòn, tìm mua cám hơi bị... khó, nên để đơn giản, người ta dùng một cục mỡ heo còn sống bằng bangón tay để đốt nồi. Ghim cục mỡ này vô cái nĩa lớn. Nồi rửa sạch bằng nước lã rồi bắc lên bếp, chờ chonồi nóng, cầm cái nĩa có ghim cục mỡ chà xát liên lục khắp mặt trong nồi, cho mỡ chảy ra thấm vào nồi, đến

khi nào thấy mặt trong nồi đổi thành màu đen láng bóng là được. Có thể lật ngữa cái nắp nồi đặt lên bếp, rồilấy cục mỡ hồi nãy chà xát mặt dưới nắp, để nắp nồi mất mùi đất. Tuy nhiên, làm thế này thì mặt ngoài nắpnồi bị lửa đốt cháy thành quằn quện, xấu xí. Nhắc nồi xuống để nguội, rửa nồi lại cho hết mùi hôi, sau đómới dùng nấu thức ăn được.

Nếu không có mỡ heo sống thì dùng cỡ nửa chén dầu ăn (cho nồi kho quẹt được 300 gram thịt) đổ vào nồi.Khi dầu sôi lên, dùng cái vá có cán dài, múc dầu rưới từ miệng nồi trở xuống, sao cho dầu thấm đều tất cảmặt trong nồi. Rưới dầu cho đều và liên tục, đến khi nào thấy toàn bộ mặt trong nồi đổi thành màu đen bóng,thì nhắc nồi xuống, để nguội rồi rửa sạch, là xong.

Thông thường, người ta kho quẹt bằng thịt heo nạc xắt nhỏ, cá con, tép, cua, ghẹ, ốc, nghêu, sò. Chưa thấyai kho quẹt bằng thịt bò hay thịt trâu cả. Món kho quẹt ngon nhờ nước mắm ngon và gia vị (muối, đường,dầu ăn hoặc mỡ nước, gừng, nghệ, tỏi, ớt, tiêu...) tuỳ khẩu vị riêng từng người.

Tẩm ướp thực phẩm với số lượng gia vị, thường là nước mắm, bột ngọt và chừng một muỗng café đường.Khi tan ra, hỗn hợp gia vị sẽ ngập tới mặt lượng thực phẩm sử dụng. Không thêm nước, nấu nhỏ lửa chođến khi nước kho quánh sệt lại, và bọc kín món ăn được kho một lớp dày gia vị. Cho thêm mỡ nước hoặcdầu ăn, tóp mỡ, vài tép tỏi sống đập dập, kho lửa riu riu lần nữa. Rắc thêm tiêu, hoặc ớt bằm, hành lá cắtnhỏ lên trên mặt, là ta có nồi kho quẹt ngon lành. Cách kho này nói chung, thường rất đậm vị mặn ngọt (nêm

tùy khẩu vị), nhiều dầu mỡ. Sau khi nước mắm đã rút còn sền sệt, có người còn chắt một ít nước cơm sôitừ nồi cơm mới nấu vào, rồi kho lại lần nữa cho nước kho trong nồi đặc sệt, như có pha bột.

Món kho quẹt này dễ làm, ai cũng có thể “trổ tài” được cả, vừa rẻ tiền lại vừa ngon. Kho quẹt ăn với raumuống, rau lang, rau dền, rau trai, rau chóc, đọt bầu, đọt bí, đậu rồng luộc, là ngon nhất. Cũng có thể ăn vớimón gỏi chuối ghém, bông súng bóp dấm hay cải xanh (loại để làm dưa), dưa leo đèo, ngó sen, bông điênđiển muối chua, canh chua bông so đũa nấu cơm mẻ, đều phù hợp.

Mỗi độ mưa về, không khí bên ngoài lạnh và ẩm ướt. Sau một buổi làm việc nặng nhọc, người nông dânbụng đói cồn cào trở về nhà, mở nắp nồi cơm trắng bốc khói nóng hổi trên bếp. Xới cơm ra ăn với kho quẹt

nóng, rau luộc nóng, dưa chua hay canh chua cơm mẻ, vừa thổi phù phù cho bớt nóng, vừa lùa cơm vàomiệng, người khỏe mạnh ăn liền một lúc năm sáu chén lớn, vẫn chưa muốn thôi. Ăn rồi ra đồng cày cấy, làmcỏ, lật đất... băng băng, hổng ai bịnh tật, ốm đau chi hết. Người xưa có câu: “Trời sinh voi sinh cỏ”, “Trời sinhTrời nuôi”, chắc cũng có nguyên nhân từ những bữa cơm kho quẹt nghèo nàn, giản dị này.

Tạ Phong Tần

bất hối 18 lophocvuive.com 

Page 19: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 19/32

Làng vân và rượu làng Vân có tự bao giờ khó có câu trả lời

chính xác, vì thần phả, tộc phả đã bị chiến tranh tiêu hủy cả.Một cán bộ có trình độ của làng này, căn cứ vào sự phát triểnvăn hóa giáo dục ở trong vùng, ước tính làng Vân có khoảngnăm, sáu trăm năm lịch sử, bởi vì, đình Thổ Hà, cạnh làngVân, được các nhà khoa học xác định từ thời Lê, làng KhúcToại ở bên kia sông, có một ông tiến sĩ đỗ năm 1469, làmquan dưới thời vua Lê Thánh Tông, có văn bia ở Văn MiếuQuốc Tử Giám và được dân làng thờ riêng một gian ở chùalàng. Sự hình thành của các làng ấy tương tự làng Vân vềmặt thời gian. Những làng quê vùng này gần gũi nhau lắm.

Vào dịp mùa xuân, chưa ăn tết xong, các làng ở đây nô nứcvào hội. Mùng ba hội làng Yên, mùng bốn hội làng Đọ, mùngnăm hội làng Chọi, tiếp đến là hội Thổ Hà, làng Vân. Dịp này,những cô gái làng Vân đi bán rượu đậy nắp kín bằng nút láchuối giữ được chất rượu, mỗi lúc mở ra, hương thơm ngàongạt. Các làng vùng này quan hệ với nhau mang tính liênhoan. Làng gốm Thổ Hà làm đủ các loại hũ, chum, vại... phụcvụ cho các khâu chứa đựng, vận chuyển, đong đếm, bán cholàng Vân. Làng Đại Lâm đi mua gạo ở nơi khác về bán cholàng Vân, từ đó hình thành nghề làm hàng xóm ở Đại Lâm.Dân ở các làng xóm ở Đại Lâm. Dân ở các làng là nhữngngười cất giữ rượu của làng Vân đi bán ở tứ phương.

Hơn một thế kỷ nay, rượu làng Vân nổi tiếng, đâu đâu cũngcó người biết đến, từ vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ, lantruyền đến Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa vào đến cảmiền Nam, ganh đua với rượu đế Gò Đen, Long An của đồngbằng sông Cửu Long. Nghe nói, những năm thời Pháp thuộc,rượu làng Vân đã được hãng rượu Phông - Ten của Pháp

dùng làm rượu cốt để pha chế, độc tố gần như bằng khôngqua nhiều lần kiểm nghiệm bằng những thiết bị tinh vi, đã vàilần đoạt giải trong các kì đấu xảo, giống như hội trợ triển lãmhiện nay, tổ chức tại Hà Nội, Pa-ri và được tiêu thụ mạnh tạiPháp. Rượu làng Vân đã từng theo chân những công nhânhợp tác lao động, những sinh viên, thực tập sinh, nhữngnghiên cứu sang Liên Xô vào những năm tám mươi của thếkỷ trước. Họ đổ rượu Vân vào chai "Lúa Mới" được mệnhdanh là "Vót ca" Việt Nga, để nhượng lại cho các bạn Nga tạixứ sở đầy tuyết trắng trong mùa đông lạnh giá. Cách đây vài

năm một nhóm chuyên gia người Nhật đến nghiên cứu rượulàng Vân ngay tại nơi sản sinh ra nó, phát hiện rượu sắn cóđộc tố cao, rượu gạo không có độc tố, đã mua hàng trăm lítmang về nước, ngoài việc để uống, không ai hiểu còn mụctiêu gì khác.

t inh hoa ẩm thực 

 Hồn rượu làng VânLàng Vân nằm ngay bên sông Cầu.

Những hàng tre chạy dọc ven sông phủlên làng Vân một màu xanh mượt mà.Những vạt ruộng sát chân đê vào mùa khôhanh sau vụ gặt, là vùng thánh địa chonhững trẻ chăn trâu nướng khoai, vùi sắn,thả diều, đánh khăng làm đủ mọi trò tinhnghịch của tuổi học trò, là nơi nghỉ chânbàn chuyện mùa màng, làm ăn của nhữngngười đàn bà tần tảo quanh nồi rượu,luống rau, là nơi hò hẹn của những trai gái

rạo rực với mùa xuân.

Nhiều người đã qua sông Cầu, uống rượulàng Vân, nhưng ít ai biết rằng, rượu làngVân phải nấu bằng nước sông Cầu mới cóthể ngon. Thổ ngơi ở vùng sông nước hữutình này, gạo nếp cái hoa vàng trồng ởnhững thửa ruộng đủ nước cho cây lúa từlúc còn là rảnh mạ, đến khi ngậm đòng,những khối men rượu được nhào nặn bởinhững bàn tay phụ nữ khéo léo thành từngbánh nhỏ đều đặn như hình đồng tiền xâuthành chuỗi và nhất là nước sông Cầu, đãlàm nên chất rượu độc đáo của làng Vân,làm nên hồn rượu làng Vân. Đã có nhữngngười quê ở đây, đem toàn bộ quy trình,kinh nghiệm nấu rượu của làng Vân đếnPhú Thọ, Nam Định, Bình Dương, LongKhánh, nhưng vì thiếu nước sông Cầu nên

không sao tạo được cái chất rượu, hồnrượu của làng Vân, như nó được nấu ởđây, mặc dầu rằng, vẫn con người ấy, bàntay ấy, gạo ấy, men ấy. Cái hồn ấy chính làmùi thơm thanh kiết, là hương vị đậm đà,là rượu trong suốt như pha lê. Rượu làngVân uống vào thấy êm ru như đi vào giấcmộng, say không biết say. Mà say rượulàng Vân là say mơ màng, ngủ xong mộtgiấc ngon lành, là thấy con người thêm

sức mạnh, tinh thần sảng khoái, trời đấtung dung. Say rượu làng Vân là say la đà,như men say của quan họ, đằm thắm, thiếttha, tình tứ mà không lơi lả, buông tuồng,cái say của sự nền nã.

bất hối 19 lophocvuive.com 

Page 20: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 20/32

vẫy xe về nhà. Hũ rượu, nong cơm nếp, những sâu men treo lủnglẳng trong bếp, tưởng như vô tri, nhưng đối với cụ chúng hàmchứa bao kỉ niệm, cụ nhớ chúng, có lẽ sợ hỏng mẻ rượu, sợ nhỡ

hẹn với bạn hàng.

Cụ Tom học nghề nấu rượu từ năm mới hơn mười tuổi mẹ dạycho bà cách chọn gạo, nấu cơm rượu, làm men, bắc nồi canhlửa, thử rượu. Muốn biết rượu ngon hay không, ai nếm rượu làloại xoàng, nếm mỗi lần một chút là dễ lẫn lồn rượu thật rượu giả.Thử rượu cụ chỉ cần cầm chai lên lắc; lắc xoa tròn, xem tăm rượura sao, tụ tăm đến đau, tăm rượu xoáy thành hình chóp nhọn tưđáy đến cổ trai, như một hình tam giác ngược thì đấy là rượu

ngon. Cụ đã học mẹ, ở họ hàng làng xóm những ký năng tinh vi,nhưng vì đức tính riêng có cần thiết của người nấu rượu và bằngsự tinh khôn, khéo léo của bản thân, cụ đã nắm được nhiều bíquyết nấu rượu, sau này khi cụ tịch đi, chắc không còn ai hơn cụ.Nhìn nồi cơm rượu dỡ ra nong, cụ đoán được nồng độ, rượungon đến mức nào. Nghề nấu rượu thật kỳ công. Đêm, chợt trờitrở lạnh, cụ vội vàng trở dậy, ủ ấm thêm nóng cơm rượu. Một mẻrượu ủ bao lâu, tùy trời đất nóng, lạnh mưa, bão, có thể du di đôichút nhưng tuyệt đối cụ không vội vã, để rượu bị nhạt hoặc hoặcquá gắng, khé cổ. Khách ở xa dù có đến giục, đặt thêm tiền, hối

cụ nấu mau cho đủ số lượng, khách vội xuống đò, cụ đều lắc đầu,tiếp tục công việc như không nghe thấy gì. Đức độ, lương tâmcủa người nấu rượu như cụ thuộc loại hiếm. Cả làng bây giờ chỉ còn mình cụ nấu rượu gạo. Có lẽ vì vậy, người ta nói rằng chínhcụ là người giữ hồn của làng Vân. Cụ thường nói, giàu cũng giàurồi, nghèo cũng nghèo rồi, cứ theo tổ nghiệp. Thời Tây đoan cấm,chẳng ai thèm sợ. Thời ta nhiều lúc khó khăn, tưởng phải bỏnghề, nhưng rồi vẫn cứ qua thì này cứ nấu loại rượu này mãi.Nghề này không sợ ai chết đói. Có người nói liệu làng Vân cógiấu nghề không, cụ cho biết ngày xưa vẫn có lệ mùng bốn Tết,

người chủ gia đình, mỗi nhà một người, ra Chùa Rộc uống máuăn thề, không truyền nghề cho thiên hạ và cho con gái, nữ nhânngoại tộc. Bây giờ khác rồi, nhưng đáng tiếc vẫn chưa ai họcđược cái kỳ công nấu rượu của cụ.

Không giống nhiều gia đình khác ở Làng Vân, nấu rượu sắn đểlàm giàu. Cụ Tom chỉ nấu rượu gạo. Ngôi nhà cụ vẫn đơn sơ nhưba bốn chục năm trước đây. Cụ ăn uống thanh đạm, yêu thươngcon cháu, quý mến bà con họ hàng. Nấu rượu gạo đối với cụ là

một cái nghiệp, phải chăng cụ muốn giữ lấy một loại rượu có cốtcách riêng của làng Vân, muốn giữ tổ nghiệp và đấy là một niềmvui thiêng liêng của cụ. Tám mươi lăm tuổi, nếu tuổi cụ là thiênlộc, thiên phúc trời cho thì cụ Tom xứng đáng được sống thêmvài giáp nữa để bàn dân thiên hạ được tiếp tục thưởng thứcnhững tinh túy của rượu làng Vân. ( ST-Tác giả: Chưa rõ)

t inh hoa ẩm thực 

 Hồn rượu làng Vân

Không hiểu vì lý do gì, hiện nay, nhiều người

thích uống rượu sắn, mà quên đi loại rượu gạo

nổi tiếng của làng Vân đã được nhà vua phong

tặng "Vân Hương mỹ tửu" từ mấy trăm năm

trước. Có phải thời kì kinh tế thị trường, một sốngười ưa thích sự bỗ bã, giản tiện, giống như

trong tình yêu không có nhiều giây phút mộng,

hồi hộp, thấp thỏm mong để "say với trăng và

vơ vấn cùng mây"?

Thế nhưng, tại làng Vân hôm nay vẫn có một bà

cụ vào năm Ngọ nay tám mươi tuổi, không bao

giờ nấu rượu sắn, tuy cụ biết cách nấu rượu từ

đủ loại nguyên liệu. Cụ chỉ nấu rượu gạo, gạo

nếp cái hoa vàng. Phải chăng cụ không muốnđể mất đi một loại rượu quý đã được xếp hạng

từ ngày xưa. Đó là cụ Tom, gọi theo tên anh con

trai cả là Nguyễn Trung Tom, sinh năm 1934.

Cụ có bảy người con, con trai thứ hai mang

quân hàm đại tá, đang công tác tại TPHCM. Hai

người con trai tiếp theo và hai cô con gái lấy

chầu làng cùng người con trai út chuyên nghề

nấu rượu, nhưng không ai có tay nghề như cụ.

Tôi đã có dịp gặp cụ nhiều lần ở thị xã Bắc Ninh,

nơi người con dâu thứ hai của cụ dạy học nhiều

năm, trước khi chuyển vào thành phố Hồ Chí

Minh và gặp cụ ở cả làng Vần. Cụ người mảnh

dẻ, khuôn mặt trái xoan hơi tóp lại vì năm thắng,

đôi mắt mở to luôn ngước lên nhìn khách.

Quanh năm ăn mặc nâu sồng, quần thâm, khăn

vấn trùm đầu, dáng đi nhanh nhẹn, hơi có vẻ tất

bật, gặp cụ, biết ngay đây là con người của

công việc. Từ làng Vân,xuống thăm cháu nộimới sinh, cụ đem cho đủ thứ, chăm sóc con dâu

tận tình nhưng cụ chỉ ở một chốc một nhát.Người con trai muốn cụ ở với cháu qua đêm,không chịu đèo cụ về theo dự định, cụ lẳnglặng rời khỏi khu tập thể, ra đường cái lớn,

Cụ Tomvà VânHươngMỹ Tửu

bất hối 20 lophocvuive.com 

Page 21: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 21/32bất hối 21

Những bí mật “tế nhị” của hoạn quan Trung Quốc

Một số vật dụng đế tĩnh thân trongbảo tàng lịch sử Trung Quốc.

Việc tiến hành cắt dương vật của nam giới để biến họ

thành hoạn quan phục vụ trong cung cấm ở các triều đạiphong kiến Trung Quốc đã có nguồn gốc từ rất lâu đời.Loại trừ những người bị khiếm khuyết khi sinh ra, đaphần hoạn quan đều phải qua những thủ thuật hết sứcđau đớn gọi là tĩnh thân. Việc tĩnh thân được diễn ra cụthể như thế nào, sử sách Trung Quốc xưa ghi lại cũngbất nhất. Nhưng tựu chung, để biến một nam giới bìnhthường thành một quan hoạn, người này phải trải quagiai đoạn được coi là đau đớn đến tàn khốc nhất trongcuộc đời của họ.

Ba cực hình tĩnh thân 

Ngay từ xa xưa trong lịch sử Trung Quốc, người ta đãghi lại một số cách thức để tạo ra một hoạn quan chotriều đình.

Cách thức đầu tiên được gọi với tên: Cắt tận gốc. Cónghĩa là dùng dao sắc hoặc một vật dụng kim loại nhưkiếm hoặc rìu cắt đứt tận gốc dương vật của nam giới.Cách thức này được miêu tả như một hình thức vô cùngtàn bạo, vì những người sau khi sử dụng phương phápnày đều rất đau đớn, thậm chí có thể bị hôn mê kéo dài.

Cách thứ hai mà người Trung Quốc sử dụng đó là chỉcắt bỏ dịch hoàn bằng một con dao sắc. Cách thức nàynhân đạo ở chỗ, sẽ không cắt hết toàn bộ cơ quan sinhdục của bệnh nhân, mặc dù vậy họ cũng sẽ không thểquan hệ tình dục và có con.

Sau khi thực hiện một trong hai cách thức vô cùng đauđớn này, thái giám sẽ lập tức được dìu đi quanh phòngtrong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ.

 Điều đặc biệt là trong ba ngày tiếp theo, họ không đượcăn uống hoặc tiểu tiện. Sau thời điểm 3 ngày, vải băng

được cởi ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay

thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguyhiểm. Còn nếu như người thái giám không tiểu tiệnđược có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp haybịt kín và chỉ còn đường nằm chờ chết.

Ngoài hai phương pháp tĩnh thân trên, có nhiều gia đìnhchuẩn bị việc tĩnh thân cho con mình tương lai sẽ làmthái giám ngay từ khi còn nhỏ. Một bà vú được gia đìnhthuê để có chế độ chăm sóc đặc biệt cho đứa trẻ ngaytừ khi còn nằm trong nôi. Bà vú này có một thủ thuật

riêng, mỗi ngày ba lần nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ. Lựcbóp cũng tăng thêm khi đứa trẻ đó lớn, vì thế cơ quansinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lênkhông những mất khả năng sinh dục mà dương vật cònteo dần khiến đứa trẻ có nhiều nữ tính, không có yếthầu, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dángđiệu ẻo lả và trở thành "ái nam, ái nữ".

Cam kết và chuẩn bị

Ở những đời hoàng đế sau này, người ta đã bắt ngườilàm tĩnh thân cùng gia đình phải cam kết về mạng sốngvà không kiện cáo nếu cuộc phẫu thuật thất bại. Khôngnhững thế trước khi tiến hành, người có ý định tĩnh thânđược đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp vàđược hỏi lần cuối cùng có hối hận gì với quyết định trởthành hoạn quan hay không. Nếu cả gia đình và bảnthân người tĩnh thân đều đồng ý thì cuộc tĩnh thân mớiđược tiến hành.

Tuy nhiên, có hai thứ bắt buộc gia đình người tĩnh thânphải đem đến cho đao phủ, thứ nhất là một cái đầu lợnhoặc gà kèm theo rượu. Hai là ba mươi cân gạo, vàichục bắp ngô, vài cân hạt vừng và vài tờ giấy to bản.Trong những vật phẩm này, gạo và ngô để những

"Khi bước những bước chân đầu tiên của cuộc đời quan hoạn, sự đau đớnnhư từng vết dao cứa vào thân thể và xuyên lên tận óc. Mồ hôi cùng với nước

mắt đã hoà vào nhau và ướt đẫm trên đôi chân đó" - một hoạn quan đã miêutả lại những ngày tháng được cho là cực hình nhất của ông, trước khi trở thànhngười giúp việc cho hoàng đế Quang Tự- vị vua cuối cùng của triều đại phongkiến Trung Quốc. Vị thái giám này kể tiếp về cuộc tĩnh thân của mình: "Đi đượclà một điều may mắn, bởi vì có những người đã không thể đứng lên để bướcđi sau lần phẫu thuật tàn khốc đó. Họ đã chết do không thể tiểu tiện được sau3 ngày hoặc do bị nhiễm trùng quá nặng. Đó là những tháng ngày đau đớn vàbi thảm nhất trong cuộc đời tôi".

lophocvuive.com 

n  hìn ra thế giới 

Page 22: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 22/32bất hối 22

người tĩnh thân ăn đủ trong vòng một tháng khi nghỉ ngơi tại chỗ. Vừng được rang lên rồi nghiền nhỏ, trở

thành một thứ thuốc giữ ấm cho cơ thể theo bàithuốc cổ xưa. Còn giấy to bản sẽ được dùng để bịtkín cửa sổ, tránh gió lùa khi bệnh nhân vẫn phải nằmmột chỗ.

Còn đối với đao phủ, trước khi tiến hành tĩnh thâncho bất kỳ ai, họ đều phải chuẩn bị 2 quả mật lợntươi và một ít cần sa thối. Mật lợn có tác dụng chốngsưng viêm, được đao phủ bôi vào vết thương ngoàicủa người tĩnh thân. Còn cần sa thối được cho bệnh

nhân uống trước khi tiến hành tĩnh thân, có tác dụngnhư một chất gây mê khiến con người sẽ không cảmthấy đau đớn khi quá trình tĩnh thân diễn ra. Khi“phẫu thuật” tiến hành xong, các đao phủ cũng sẽcho bệnh nhân uống tiếp cần sa thối để giảm thiểusự bài tiết qua đường sinh dục.

“Nợ vay - trả” hậu tĩnh thân

Chi phí cho việc tĩnh thân đều phải do gia đình của

thái giám tương lai chi trả. Tuy nhiên, thường thìnhững gia đình nguyện tiến con trai vào cung đều làngười nghèo. Vì thế nếu không có tiền chi trả ngaycho đao phủ, khoản nợ này sẽ được ghi lại, để đến

khi thái giám tương lai vào cung sẽ trả dần. Một điềuđặc biệt nữa là, tất cả dương vật bị cắt của người tĩnh

thân đều được đao phủ giữ lại, và gọi với cái tên haichữ: “Bảo vật”. Những “bảo vật” này được bảo quảncẩn thận và được bán lại cho chủ nhân khi có yêu cầu,thường thì bảo vật sẽ trở về với chủ trước khi các tháigiám xuống mồ. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốccho biết, sở dĩ các quan thái giám muốn lưu lại “bảo vật”của mình do nguyên nhân sau: Một là, khi chết nhữngquan thái giám muốn được toàn thây để khi đầu thaivào kiếp khác, nếu trở thành đàn ông họ cũng sẽ vẫnđược nguyên vẹn. Hai là, theo truyền thống của người

Trung Quốc, việc cắt đi một phần thân thể do cha mẹsinh ra sẽ mang tội bất hiếu. Vì thế, để tỏ lòng thànhkính và hiếu nghĩa với cha mẹ, khi chết những vị tháigiám cũng không muốn thân thể mình thiếu bất cứ bộphận nào.

Cùng với triều dài của thời đại phong kiến Trung Quốc,thủ thuật tĩnh thân để trở thành quan thái giám trongtriều đình cũng đã có lịch sử hàng nghìn năm. Năm1996, thái giám Tôn Diệu Đình, vị hoạn quan cuối cùng

của chế độ phong kiến Trung Hoa đã qua đời, đặt dấuchấm hết cho hiện tượng hoạn quan của Trung Quốc.

Hải Hiền (Theo báo Hoàn Cầu) 

Sử sách Trung Hoa cuối đời Minh(1368-1644) chép rằng, trong cung lúcđó chứa gần 9.000 cung nữ nhưng cótới hơn 100.000 hoạn quan. Cho đếnnăm 1922, sau cách mạng Tân Hợi, khiPhổ Nghi còn giữ ngôi, số hoạn quanvẫn còn 1.137 người.

Số người bị nhiễm trùng dẫn tới tửvong do tĩnh thân trước khi trở thànhquan hoạn không phải là ít. Vào đờivua Tuyên Đức thời nhà Minh, khi tiếnhành tĩnh thân cho 1565 nam giới đểthành hoạn quan phục vụ trong triều

đình, đã có gần 400 người chết ngaysau đó do bị nhiễm trùng hoặc khôngcầm được máu. Cũng vào những đời

vua tiếp theo, rất nhiều trẻ em nam đã không được sống đến ngày trở thành những viên quan trong nội đìnhnhư bố mẹ chúng mong muốn. Theo sử sách ghi lại, trung bình có ít nhất 20% số người được tĩnh thân đãchết trước khi nhìn thấy lầu son gác tía nơi cung vua, phủ chúa.

Những vị hoạn quan cuối cùng của Trung Quốc

Những bí mật “tế nhị” ... (tt)

lophocvuive.com 

n  hìn ra thế giới 

Page 23: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 23/32

Nguyễn Minh VũVăn hóa “sốc” của “hàng họ”? Chắc rằng khi tôi để chữ “hàng họ” ở đây, các bạn đã hiểu tôi đang ám chỉ khái niệm nào. Tôi thường xembáo mạng bởi tính tiện lợi, nhanh chóng của nó. VnExpress (VnE), Vietnamnet (VnN) là hai trang tin phổthông của Việt Nam mà tôi hay truy cập, có thể coi đây là hai trang tin hàng đầu ở nước ta. Nhưng gần đây(cũng không hẳn gần đây lắm) trên trang Vietnamnet cùng trang vệ tinh của nó, bài viết mang tính “lá cải”ngày càng nhiều và mức độ "lá cải" của nó ngày càng tăng. Tôi đâm ra ghét và xem thường VnN, khinh chất

lá cải của nó dù tôi vẫn vào thường xuyên để xem các tin có giá trị trên Tuần Việt Nam – trang thành viêncủa VnN. Khổ nỗi là những bài viết rẻ tiền vẫn xuất hiện dày đặc trên Top và nó đập vào mắt độc giả. Mấyngày trước, có một bài viết được đăng tải mà tựa của nó khiến tôi cười thầm và nảy ra ý định chia sẻ suynghĩ của tôi với mọi người.

Tựa bài viết ấy như thế này: “Siêu mẫu Ngọc Hằng: Ngực “khủng” của Elly Trần là thật”. Tôi chỉ đọc cái tựa thôi, chứ nội dung chẳng thể xem được, tới mức độ này rồi thì quả là tức cười, lố bịch. Điều trớ trêu là bạn chỉ cần click vào mục Văn Hóa sẽ thấy nhan nhản những bài viết tương tự. Có phảichăng Văn Hóa Việt bây giờ chỉ quẩn quanh tin hậu trường “tố xấu mặt” của những người nổi tiếng? Con đường nhiễm chất "lá cải", "rẻ tiền" của VietNamNet. Không nhớ rõ thời gian, cũng khoảng 5, 6 năm trước, trên mạng xuất hiện clip đàn bà Trung Quốc đánh lộn

ở siêu thị, hình "tự sướng" của các bạn teen TQ, HQ, v.v... Từ đó, các kênh thông tin chuyên săn tìm thể loại

ấy được lập ra như nấm. Các nội dung xấu cứ thể được sản sinh và lan truyền, như nữ sinh đánh lộn, lộ

“hàng”, phim sex tự quay... Những trang tạp nham, tự phát thì cũng chưa đáng lên tiếng nhưng trang đượcgiới trẻ yêu thích nhất là Kênh 14 được cấp phép hẳn hòi cũng chẳng khá hơn là bao. Các bài viết do teen

(xin lỗi, tôi phải tạm dùng từ này để thay thế cho tuổi tím vì mức độ báo phủ của nó quá rộng khắp và để cho

bài viết được ngắn gọn) viết, teen đọc nên ngôn từ và lối suy nghĩ còn non nớt và ngờ nghệch. Thời điểm đó,

tôi vào Kênh 14 chủ yếu để xem trang công nghệ và sáng tạo handmade. Rồi có một dạo, tôi đành phải tiếp

tục lắc đầu ngao ngán vì tính nhảm nhí cùng lời lẽ ngô nghê của các bạn cộng tác viên viết bài. Dường như

từ “lộ hàng” xuất hiện đầu tiên và thường xuyên nhất là trên trang Kênh14 này, nó cũng là trang thông tin(được cấp phép) đầu tiên phổ biến từ này. Và từ đó, tiếng lóng, ngôn từ chợ búa được đem lên báo kèm theo

những nội dung giật gân, câu khách đã tạo cho giới trẻ thị hiếu đọc không lành mạnh. Đẹp, hay, tốt đâu không

thấy, ta chỉ thấy giới trẻ trong nước đã học theo thói xấu của giới trẻ các nước. Nguồn nhập khẩu nội dung

xấu lớn nhất và độc nhất là từ Trung Quốc, rồi Hàn Quốc, Nhật Bản. Tính chất lá cải cũng được học từ

phương Tây, Mỹ, nơi mà công nghệ giải trí ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. 

Bài viết là quan điểm cá nhân của bạn Nguyễn Minh Vũ gửi lên LHVV, LHVV đặt tựa và biên tậplại, xin đăng lên đây để mọi người cùng bàn luận

 

bất hối

Lớp học Vui vẻ

T  hảo luận cùng chúng tôi  ý kiến của bạn 

lophocvuive.com 23

Page 24: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 24/32

Báo chí càng ngày càng nhảm mà nhất là báo mạng - nơi mà giới trẻ thường xuyên vào xemthông tin, bởi tính chất tiện lợi. Nếu như những trang báo hàng đầu như ''vietnamnet'',''dantri''....hay một số trang báo khác bây giờ đều có cùng 1 cái chung đó là giật tít để câukhách để gây ra cho người ta sự tò mò. Chính cái cách đưa tin đó đã khiến bạn đọc có cáinhìn méo mó. Chẳng biết đến khi nào báo mạng mới có cách quản lý tốt để chúng ta tintưởng vào những gì chúng ta được đọc, được thấy đây...? (có lẽ chỉ là mơ ước mà thôi!)

24 lophocvuive.com 

 ý kiến của bạn 

T  hảo luận cùng chúng tôi 

bất hối

Nguyễn Minh Vũ

Bùi Xuân Giao

Trang Dang

Báo chí thì cũng như những kênh truyền hình, họ cần tài liệu và thông tin mới. Cũng như khi xem

TV, nếu bạn không thích kênh truyền hình hoặc chương trình nào đó bạn có thể đổi kênh hoặc

tắt TV đi làm chuyện khác. Nôi dung của những bài báo trên VNexpress, Vietnamnet có thể làm

bạn phật lòng vì những tin rẻ tiền hoặc bài vở coi thường người đọc, bạn làm một việt rất thiết

thực là viết một bài cho mọi người thấy được hiện trạng đó và bày tỏ nỗi bức xúc của mình.

Theo tôi thì mọi sự còn lại đều ở quyền quyết định của bạn. Nếu bạn vẫn thích nó thì vẫn

truy cập vào nhưng tránh đọc những tin tức lá cải. Nếu không thì tôi chắc bạn cũng tìm được

trang web khác để theo dõi tin tức mà không bị phiền lòng tí nào.

Chất lá cả i , rẻ t iền dần lây lan qua các t rang mạng uy t ín , t rở thành căn bệnht rầm kha của báo mạng h iện nay . Những cách dùng từ xấu x í , lố b ịch đã dần t rởnên b ình thường t rên mặt báo mạng. Những "Lộ hàng" , " lộ ngực" , "A tố B" , " lộ

nộ i y " , "ưỡn ngực" , "khoe ngực" , "oằn mình" , v .v . . . xuất h iện nhan nhản, thậmchí để minh họa cho bà i v iế t người ta còn phóng lớn một góc h ình nào đó để bạnnhìn cho rõ “hàng họ” . Ngoà i ngôn từ , h ình ảnh bà i v iế t cũng cùng một cách nhưvậy . Ngày xưa bạn sẽ không bao g iờ thấy được h ình nóng, h ình chụp từ ph im sex( làm mờ) t rên các t rang mạng như VnN, VnE, . . . G iờ đã khác , những h ình ảnh đót ràn lan và độ mờ ảo của nó ngày càng g iảm, đô i lúc tưởng đang co i t rang kh iêudâm và đ iều tô i chắc chắn là các bạn t rẻ đọc xong sẽ vào goog le để t ìm ra ph im,ảnh gốc ! Báo chí là nơ i người ta t in tưởng và mang t ính cộng cộng, hướng dư luận vàocá i hay cá i đẹp nhưng kh i báo chí đã nh iễm phả i chất độc văn hóa th ì nó t rởthành h iểm họa của cộng đồng. Tô i không h iểu sao Bộ Thông t in và các bộ l iênquan lạ i chặn các t rang như Facebook , và nh iều t rang khác nữa, k iểm soát thôngt in ch ính t r ị một cách gay gắt mà lạ i buông lỏng thông t in về văn hóa như vậy .Một bên là bảo vệ nhà nước VNXHCN, một bên là bảo vệ văn hóa dân tộc . Cá inào quan t rọng hơn?  Đó là ch ỉ mớ i nó i về nộ i dung xấu, lá cả i t rên các báo mạng thêm một vấn đề nữakh iến tô i bức xúc , ch ỉ x in nêu một cách ngắn gọn: Báo chí bây g iờ th ích đào sâu,kha i thác về cá i xấu, cá i ác . Những nộ i dung ấy được đem ra mổ xẻ bằng nh iềuhình thức . Nh iều người v iế t báo bây g iờ ch ỉ cố t sao cho g iự t gân, nóng hổ i làđược. Cách t iếp cận kha i thác , đ ịnh hướng thông t in đều dựa t rên th ị h iếu tò mòkh iến cá i ác , cá i xấu nó t rở nên nhan nhản. Những loạ t bà i bàn tán hết sức nhảmvà không có g iá t r ị . Cá i ác , cá i xấu một kh i t rở nên phổ b iến sẽ tạo ra tác dụngngược. Nó phổ b iến tức là nó b ình thường, tạo nên cảm g iác xã hộ i đầy rẫy cá i

xấu, cá i tàn hạ i . Tác dụng cảnh báo, răn đe g iảm đ i , t ính hù dọa tăng lên rõ rệ t .Và như một h iệu ứng bà i v iế t ăn theo nó cũng được kha i thác hết mức. Người taxem nó như một t in g iả i t r í , một t in b ình thường được quan tâm t rước t iên kh ilướt mang, đọc báo. Trên đây là những g ì tô i muốn ch ia sẻ vớ i mọi người . Nếu có ý k iến , mời bạncùng lên t iếng để v ì một nền văn hóa đọc t rong sạch và lành mạnh.

Page 25: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 25/32

25

 ý kiến của bạn 

T  hảo luận cùng chúng tôi 

lophocvuive.com bất hối

Đậu Hũ Chân-Nhân

Phan Tom

Tham gia thảo luận tại: http://tinyurl.com/3rwh6cg và http://tinyurl.com/3t2aux7

 Hơn 20 năm trước, những ngày đầu mới tới Canada, với đầu óc non nớt của một đứa trẻ 16-17

tuổi đến từ một đất nước nặng nền văn hóa Khổng Tử như VN, mình cũng đặt những câu hỏi

tương tự, "tại sao họ lại đăng những bài báo như thế' này", "tại sao có nhiều báo lá cải bày bánkhắp nơi", những cái mà mình cho rằng rất tế nhị lại được phơi bày rõ ràng trên mặt báo, TV

etc...nhưng rồi sau bao nhiêu năm tiếp xúc, sống và làm việc ở Canda rồi ở Mỹ, mình nhận ra rằng

chỉ qua đó cũng là một nhu cầu giải trí thông tin của một một số rất đông người, mình lập lại nhe

một số rất đông người. Mình nói như vậy bởi vì mình tin rằng ở một nơi mà nền kinh tế thị trường

được cho là căn bản của mọi nhu cầu trong xã hội, cuôc sống, nếu mà nó tồn tại va phát triển

đươc như vậy, hẳn phải có một nhu cầu rất mạnh đằng sau, nếu không thi nó đã bị đào thải từ

lâu. Nhừng tờ báo Inquiries, People, hoặc những show tren TV như Speical Edition, bao nhiêu

chuyện mà ta cho là "tầm bậy, tầm bạ" được báo chí nhắc tới. Thậm chí ngay cả những channel

như CNN, ABC, Fox cũng không bỏ qua. Thi dụ nhé Anna Nicole, Tiger Wood, Lynsay Lohan

etc...

Thực tế, đó cũng chỉ là một nhu cầu. Mà nhu cầu tin tức thì đâu phải ai ai, lúc nào cũng phải là tin

chinh trị, giáo dục , kinh tế ... Cái mà dân gian thich nhất vẫn là cái mà người VN mình nôm na gọi

là "tám". Thì báo chí đang "tám" vói mình đấy thôi. "Tám" là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống,

truyền thông thế giới bước vô lãnh vực "tám" từ lâu lắm rồi, VN minh chậm đấy thôi. Ở những nơi

báo chí được tự do, tha hồ mà lập tờ báo này tờ báo kia, cho nên mới thấy có những tờ báo, TV

chuyên về "tám". Ở VN mình chỉ có vài tờ báo, nhu cầu thì có đó, nếu những tờ báo này không

"tám", thì tờ báo nào sẽ "tám" bây giờ ... Nói tóm lại, có người thích cái này, thì sẽ có người thích

cái kia, miễn chuyện đó không phạm luật thì ta chỉ nên tôn trọng ý kiến cá nhân... Đó là dân chủ,

là quyền làm người.

Dưới góc nhìn cá nhân của một người thường xuyên theo dõi các trang báo điện tử, mình xin đóng

góp một số ý kiến như sau:

 

Báo chí là nơi phản ánh cuộc sống chân thật đang diễn ra hàng ngày có những thông tin thiết thực

và cũng có những thông tin lá cải (theo cách gọi của bạn) nhưng đó chính là sự ghi nhận những

giá trị thực tế đang diễn ra hàng ngày. Bất kì tờ báo nào cũng vậy, những cái cốt lõi tạo nên sự

khác biệt giữa những trang tin chính là nội dung chính mà họ muốn truyền tải chứ không phải là

nhưng thông tin bên lề (mà bạn đang ghi nhận và "chém" nó ). VietNamnet là một tờ báo uy tín

trên hệ thống điện tử của chúng ta. Lượng thông tin truyền tải và cập nhật hàng ngày là rất lớn

.Nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau thì nhận định của mình về những tin tức mà vietnamnet

đăng tải phản ánh chính xác nhất thực tế,và rất đáng tin cậy. Đặc biệt là những tin liên quan đến

lĩnh vực chính trị và xã hội. Đọc báo là phải chắt lọc thông tin , lượng thông tin rất lớn nên không

tránh khỏi những "con sâu" làm loãng nội dung. Nhưng điều đó phần nào mang lại tính thú vị vàđa dạng cho các nhà đài. Các bạn thử nghĩ một ngày nếu không đọc báo thì bạn đã lỡ mất một

lượng thông tin rất lớn từ các kênh này. Chúng ta hãy bỏ qua những điều "lá cải" để có cái nhìn

tích cực hơn về một tờ báo.

Page 26: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 26/32

bất hối

“Tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt...”

Lời nhạc vang lên da diết trong cái rả rích như rỏ từng giọt lạnh châm lên da thịt của mưa đêm mùa hạ, lòng bỗng

chùng xuống những nhọc nhằn, những tất tả thường ngày, chìm đắm vào một cõi mơ huyền dịu. Chàng thi sĩ xưa từng

ước ao “Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa, bởi vì “mưa phong kín đường về”

và mưa cho “đêm dài vô tận”. Để rồi

trong cái không gian mờ ảo và thấm đẫm thiên nhiên mưa ấy có hai tâm hồn (hay thể xác) “tựa vào nhau cho thuyền

ghé bến”. Tình tứ, ngọt ngào làm sao…

“… Mình tựa vào nhau cho thuyền ghé bến. Sưởi ấm đời nhau bằng những môi hôn …”

Nhạc hòa lên êm dịu nhưng sao ta thấy như trong từng gam nhạc, sóng tình cuồn cuộn. Đam mê như trỗi dậy, tự nhiên

mà trong sáng, mạnh mẽ mà êm ái biết bao.

“… Mình cầm tay nhau nghe tình dâng sóng nổi. Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn”.

 Đêm dài càng huyễn hoặc, lung linh bởi “da em trắng ”, “tóc em mềm”. Người thi sĩ có em rồi thì mặc tất cả những “mùa

xuân”, những “ánh sáng” vĩnh cửu mà đắm chìm trong những giây phút thăng hoa, trong sự gợi cảm của ngôn từ cơ

thể. Ôi! Những đê mê lan tràn, mơn man, lắng đọng, anh và em hòa nhau như hai hạt mưa trong ngần quyện vào trong

cái rả rích miên man.

“… Da em trắng anh chẳng cần ánh sáng. Tóc em mềm anh chẳng tiếc mùa xuân. Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai 

nhân, vì anh gọi tên em là nhan sắc …”

Hãy lắng nghe tim mình đập, hãy lắng nghe hồn đang thở gấp, bỏ lại sau lưng tiếng đời vội vã…

“… Anh vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc. Anh sẽ nâng tay cho ngọc sát kề môi. Anh sẽ nói thầm như gió thoảng 

trên vai và bên em tiếng đời đi rất vội …”

Em! Trong luân chuyển của đất trời, mưa sẽ lại rơi vào tháng sáu, nhưng có lẽ cái đêm không còn mọi ý niệm về không

gian thời gian ấy chỉ còn là những hoài niệm ngọt ngào, anh sẽ không quên và vẫn xin mưa về mãi cho mê đắm khúc

tự tình…

“… Tháng sáu trời mưa trời mưa không dứt. Trời không mưa em có lạy trời mưa. Anh vẫn xin mưa phong kín đường 

về. Anh nhớ suốt đời mưa tháng sáu …”

Vẫn là những mùa mưa tháng sáu, nhưng không có em nỗi nhớ sao dài thêm cùng những khoảng lặng cứ chồng chất

theo tháng năm?! Mưa vẫn rơi theo từng nốt nhạc buông lơi…

Xin cảm ơn người nghệ sĩ đã “ghép yêu thương vào nốt nhạc”, “lồng nhung nhớ giữa vần thơ” khơi gợi lại tuổi trẻ yêu

thương nồng nàn cho kẻ tôi khô khan đang sống giữa đất Sài Gòn đã rơi rớt dần những lụa là mưa nắng, những ngọtngào “môi hôn vội vã” những chiều “chủ nhật Duy Tân” hò hẹn để chạy theo những bước đời vội vã. Bỗng thấy ta tầm

thường dưới ngọn bút thi nhân…

Bản nhạc: Tháng Sáu trời mưa. Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Thơ: Nguyên Sa.

Cung Đàn Xưa

26

â m nhạc và tôi 

lophocvuive.com 

Page 27: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 27/32

Một hôm vua Gia Long bảo Bà:

- Phi nguyên tên Hoa, hoa thì chỉ nghe thơm mà thôi, chibằng chữ thật. Thật là gồm có quả phúc.

 Ðến tháng 5 năm 1807. bà sinh con trai đầu lòng đặt tên

là Miên Tông, tưởng là quả phúc nhãn tiền, nào ngờ mớisinh được 13 ngày thì bà mất. Lúc ấy bà mới 17 tuổi.

Hoàng tử Miên Tông mất mẹ, khóc thương mãi khôngthôi. Vua Gia Long đến thăm, thấy thế bèn bảo:

- Trẻ con mới sinh ra mà biết khóc thương là tính trời sinh, ngày sau thế nào cũng sống trọn đạo hiếu!

Mẹ mất, Miên Tông được gởi cho bà nội là Hoàng Thái hậu Thuận Thiên nuôi cho đến lớn. Mộ bà Hoa đượctáng ở làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy.Thương xót cô dâu bất hạnh, vua Gia Long xuống dụ cấm triềuđình và bá tánh từ nay không được nhắc đến từ "Hoa" nữa. Những từ có chữ "Hoa" thì phải chuyển đổi thành

Ba, Huê, Bông, hoặc Hoá để khỏi phạm huý.Ngày 13/7/1816, Hoàng tử Ðảm được phong làm Thái tử, rồi 4năm sau (1820) được lên ngôi cửu ngũ nối nghiệp Hoàng đế Gia Long với niên hiệu Minh Mạng.

Chăn gối với Bà Hoa vừa tròn một năm thì bà mất cho nên tình cảm của vua Minh Mạng dành cho bà khôngmấy sâu đậm. Trong lúc đó, bà Ngô Thị Chính - con gái Ngô Văn Sở nổi danh thời Tây Sơn thì được vua sủngái vô cùng. Chẳng bao lâu hình ảnh bà Hoa mờ dần trong tâm trí ông vua đã đặt để nên nền móng cho nhàNguyễn này. Suốt 21 năm trị vì , vua Minh Mạng chỉ phong cho người vợ quá cố của mình lên bậc thần phi màthôi. Ý của Minh Mạng muốn lập bà Ngô Thị Chính lên bậc đệ nhất giai phi nhưng ông ngại bà Thuận thiên sẽphản đối nên ông vẫn để trống chức chính phi trong cung. Ðó là một việc không bình thường.

Năm 1841, người con mất mẹ lúc 13 ngày tuổi Miên Tông lên ngôi, lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị đã

thực hiện nhiều việc để làm tròn đạo hiếu đối với người mẹ mệnh bạc. Ngay sau khi lên ngôi, ông cho nângquy mô mộ mẹ ông lên thành lăng Hiếu Ðông. Năm 1842, nhà vua cho xây lại chùa Diệu Ðế để ghi nhớ mảnhđất nơi ông đã ra đời và người mẹ thân yêu của ông cũng từ đó mà từ biệt ông. Ông phong cho mẹ ông lênchức Tá Thiên Nhơn Hoàng hậu, phong cho họ bên ngoại những chức tước tương xứng với hoàng hậu, dựngnhà thờ họ Hồ ở Thủ Ðức. Ðặc biệt nhất là triều đại của ông và con cháu của ông sau này đã triệt để kiêng kỵtên Hoa- tên huý của mẹ ông. Việc kiêng kỵ ấy ảnh hưởng cho đến ngày nay.

Tại sao gọi “cầu bông”màkhông là “cầu hoa”? 

Sưu tầm

Cầu bông

Chợ  Đông Ba x ư a

Từ đầu nhà Nguyễn tất cả danh từ (chung và riêng) có chữ"Hoa" đều phải đổi. Vì thế mà chợ Ðông Hoa thành chợ

 Ðông Ba, tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hoá, cầu HoaBắc qua rạch Thị Nghè ở Gia Ðịnh đổi lại thành cầu Bông;nhân vật hát bội Phàn Lê Hoa đổi thành Phàn Lệ Hoa hoặcPhàn Lê Huê, điệu hát Hoa Tình thành Huê tình, hoa lợithành huê lợi, hoa viên thành huê viên.

Vì sao có chuyện kiêng cử và chuyển đổi ấy?

Năm 1806, hoàng tử Ðảm đến tuổi lập phủ thiếp (hoàng tử lấy vợ), vua Gia Long và Hoàng hậu Thuận Thiênđã chọn con gái của công thần Hồ Văn Bôi đưa vào Tiềm để cho Ðảm. Người con gái ấy cùng tuổi với Ðảm(đều sinh năm 1791), tên là Hồ Thị Hoa.

Hồ Thị Hoa có đủ các đức tính: thục, thuận, hiền, trinh, sống hết đạo hiếu kính. Bà được Hoàng đế và Hoànghậu dành cho nhiều tình cảm yêu thương.

lophocvuive.com 27bất hối

c  huyện xưa tích cũ 

Page 28: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 28/32

T  ui chắc rằng chục bạn đọc cái tựa này đều có một thắc mắc chung:quái, đã sang sao mà còn bình dân, tên viết bài này rõ… cà chớn? Tuikhẳng định mình không phải nhà ngôn ngữ học nên không có ý tưởngsáng tạo từ mới thêm vào từ điển tiếng Việt, chẳng qua tui chỉ vô tìnhnghĩ đến chữ này khi đầu tháng, túi rủng rỉnh tiền, chơi sang, đi ăn bít –tết.

Sinh viên du học Sài thành, như tui, như nhiều bạn khác có lẽ vui vẻ vàthoải mái nhất là vào đầu tháng, được gia định gửi tiền lên chi viện, ví dày mà lòng thơ thớ. Trừ đi dămkhoản tiền nhà, tiền net, tiền lặt vặt, còn lại là tiền ăn cả tháng, tự nhiên sẽ nổi lên cái hứng thú đi ăn gì

đó cho sảng khoái khẩu vị, để bồi dưỡng cái bao tử tội nghiệp mấy ngày cuối tháng thiếu ăn! Ăn một bữa,bằng tiền ăn cả ngày thường, ăn ngon hơn mọi ngày, ăn nhiều hơn mọi ngày và ăn thoái mái không quantâm đến giá cả, như vậy đã là ăn sang rồi đó! Người đi làm rồi, thu nhập kha khá thì sẽ ăn sang theo kiểucó tiền, sinh viên đi học, còn cậy nhờ cha mẹ thì ăn sang theo kiểu sinh viên, ăn sang một cách bình dân!Người ta có đô-la, chạy đi-lăng, mang kính Gu-chi đi nhà hàng khách sạn Ca-ra-ven ăn buyp-phê, tui, xàitiền Việt, đi xe cub, đeo kiếng cận rẽ vào ngõ đối diện Đại học Bách khoa, ăn bit-tết.

Cái sự ăn sang bình dân cũng có lắm lựa chọn, đơn giản nhất là ghé vào quán quen gọi những món ngonnhất, đắt nhất, , ngồi ghế nhựa mà chờ chủ quán bày lên bàn nhỏ, nhìn no con mắt, rồi bắt đầu từng móntừng món trôi xuống dạ dày một cách chậm rãi, ngon lành. Cách ăn sang thứ hai đó là ăn những mónkhác với mình ăn thường ngày, không cháo, không cơm, không phở, ta ăn bánh mì cà ri, bánh mì bit-tết,hú tíu “sư phụ”… Nếu như bạn chung phòng trọ lãnh tiền cùng ngày với ta thì rủ nhau sang quán nhậuvỉa hè, gọi mấy chai Sài gòn đỏ rồi lựa mồi cho bắt, khè khà cụng vài ly mà vui say với nhau một bữa gọilà. Ai đã có đôi có cặp rồi thì chờ chiều mát mà chở nhau đến quán tinh tươm, có bảng hiệu, ghế cao,lịch sự, mà nhìn nhau ăn cũng hả dạ hoặc rủ nhau mua ít thứ, tìm đến nơi gió mát trăng thanh mà trải bạtra làm tiệc nho nhỏ với nửa của mình, có thể ở trên cầu Thủ Thiêm chẳng hạn, còn gì bằng vừa ăn, vừatâm sự với người cùng hòa điệu yêu đương. Lại có bạn hơi chút cầu kì, trước đó đã để ý đến một quánăn ngon được nhiều người giới thiệu mà giá cả trong tầm tay sinh viên, quán thường chuyên một món,đợi đầu tháng có tiền rồi là vù ra đó, vừa kiểm chứng được lời bạn vừa hỉ hả tấm lòng vì cũng được chúttiếng sành ăn. Riêng tui, một ngày đầu tháng không gì bằng làm chầu bit-tết, tất nhiên là bit tết ở ngõ hẻmbách khoa chứ không phải Hỏa Diệm Sơn hay bánh mì tươi Võ Văn Tần đâu, có hai trứng ốp-la, thêm

lát pa-tê kèm hai ổ bánh mì nóng dòn rồi thong dong đi bộ một quãng cho dạ dày tiêu đi phần nào, đếntiệm đầu ngõ nhâm nhi thêm ly sinh tố mãng cầu mát lạnh cùng thằng bạn thân. Mặc kệ bạn cười tui, ăngì mà ham quá – đã nói nhẹ đi, tui vẫn vỗ bụng mà ợ lên một tiếng sung sướng làm sao!

Bạn hãy nhớ xem, những ngày cuối tháng, nằm vắt vẻo trong phòng trọ, nhìn những gói mì lăn lông lốcngán tận cổ, mà tưởng tượng đến bữa ăn sang- bình dân sắp thành hiện thực sẽ tạo nên niềm hứng khởikhó tả giúp vượt qua cơn đói dày vò. Con người khi sống trong sự tính toán chi tiêu thường không đượcthoải mái tinh thần, buổi ăn sang- đầu tháng như một sự lạc quan, phóng khoáng của đời sinh viên, giảitỏa được áp lực căng thẳng trong cuộc sống xa nhà. Có thể sau này tui sẽ được nhiều cơ hội thưởngthức những món ăn ngon lành mà sang trọng được bày biện theo trường phái ẩm thực nào đó nhưng tui

sẽ không bào giờ quên được cảm giác sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn sang bình dân đầu tháng.

Bạn lãnh tiền chưa? Đi ăn cùng tui nha!

Bất Hối mục đồng 

lophocvuive.com 28bất hối

 Ă  n sang bình dân t ùy bút cà chớn 

Page 29: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 29/32

 M  ột bạn t rẻ doanh nhân gởi “meo” cho biết cô đã hoàn toàn dứt hẳn chứng viêm mũi dị ứng, nhứcđầu dai dẳng, đi bác sĩ hoài không hết chỉ nhờ ăn “gạo lứt muối mè”. Một người khác bảo hết xâyxẩm chóng mặt , đau khớp… cũng nhờ “gạo lứt muối mè” . Nhưng ấn tượng nhất với tôi là hômgặp lại anh “bạn già” t rên dưới bảy mươi thân thiết của mình đã lâu không gặp. Bụng anh thonnhỏ, dáng đi nhanh nhẹn, nét mặt vui tươi… Lạ, nhớ xưa anh ì ạch. bụng bự, da nhăn, già t rước

tuổi . Hỏi, anh nói : nhờ gạo lứt muối mè!

Gạo lứt muối mè kỳ diệu vậy sao? Anh cho biết chỉ ăn sáng 2 chén thôi , tự nấu lấy, và mất mộtt iếng đồng hồ cho 2 chén cơm đó, nhai nghiền kỹ đến tan thành nước… ngọt l ịm t rong miệng. Trưavà chiều anh đụng gì ăn nấy vì phải đi làm và giao t iếp.

Gạo lứt muối mè thần kỳ vậy sao?

Tin được, với điều k iện. Ngược lại , có thể nguy hiểm.

Thứ nhất , khi ăn sáng với gạo lứt muối mè tự nấu lấy tại nhà như vậy thì vô hình t rung anh đã

loại bỏ biết bao nhiêu nguy cơ, độc hại… từ heo tai xanh đến bò lở mồm long móng, từ cá ướphàn the, urê đến bún đầy bột ngọt , formol… Chỉ cần loại bỏ những nguy cơ đó thôi cũng đủ làmcho cơ thể nhẹ nhàng sảng khoái, vì không phải huy động toàn lực để chống độc. Phổi anh vì thếthở dễ hơn, thận anh vì thế không phải chạy hết công suất , gan anh vì thế được nghỉ ngơi và cáckhớp vì thế mà không bị đóng vôi vữa….

Hơn thế nữa, khi ăn sáng với 2 chén cơm gạo lứt muối mè như vậy anh đã loại bỏ khá lớn lượngcalor i không cần thiết . Một tô phở, một tô bún bò Huế… cung cấp khoảng 600 calo, ly cà phê sữa150 calo, rồi t rưa rồi chiều, tối , với các món nhậu và bia rượu các thứ… số calor i thừa sẽ biếnthành mỡ t ích lũy ở bụng, ở đùi , ở mặt , không kể các chất đọng ở gan, thận, khớp… Với 2 chéncơm gạo lứt muối mè, anh chỉ “ thu nhập” nhiều lắm là 300calo.

 Điều hay hơn nữa là t rong vỏ lụa hạt gạo lứt còn giữ nguyên Vitamin B1 thiên nhiên, thứ s inh tốtối cần thiết cho cơ thể, giúp t iêu hóa chất bột đường (glucid) và nhất là giúp cho hệ thần k inhđược hoạt hóa, thông thoáng, nhạy bén! Thiếu v i tamin B1 dẫn đến bại xụi , suy t im. Có nhữngtrường hợp suy t im cấp do thiếu B1 có thể đưa đến tử vong. Lạ lùng thiên nhiên khi làm ra hạt gạocho con người đã không quên cùng lúc tạo ra vỏ hạt gạo (cám) chứa đầy chất v i tamin tốt đẹp đó.Thế mới biết thiên nhiên không có điều gì không “nghĩ” sẵn cho con người! Chỉ có con người làmphách, tưởng mình hay, lột vỏ, chà láng từng hạt gạo cho sạch, cho t rắng toát… để tự hại mình.(Dĩ nhiên hiện nay ta đã có v i tamin B1 tổng hợp).

Rồi mè. Trời ạ, cái thứ hạt l i t i đó lại chứa nhiều chất bổ lạ lùng hơn nữa… Nhiều nhất là dầu, dầumè, làm t rơn đường ruột , hết bón. Các v i tamin và khoáng chất , sắt chẳng hạn, bổ máu như ta đãbiết… Và muối, dĩ nhiên không thể thiếu. Tóm lại , “gạo lứt muối mè” có lý . Nhưng…cẩn thận!

Cứ nhắm mắt mê t ín gạo lứt muối mè hoài nhất là ở những người còn t rẻ có thể dẫn đến nhữngtác hại khác: thiếu chất , th iếu calor i , suy dinh dưỡng… không phát t r iển nổi . Muối mà thừa ở mộtngười bị cao huyết áp dễ dẫn tới tai biến. Mè mà thừa dẫn tới dư mỡ (dầu). Bữa ăn không cân đối ,thiếu chất này, dư chất k ia. Như đã nói , th iên nhiên không… bỏ rơi ta, chỉ có ta tự hại mình! Gạolứt muối mè phải thêm rau củ, t rái cây, phải thêm đạm thêm khoáng. Nhất là tuổi đang phát t r iểnphải cần đủ cả bốn nhóm thức ăn.

 Điều “không nói ra thì không ai biết ” t rong chuyện gạo lứt muối mè này là cách ăn. Một cách ănchánh niệm. Chánh niệm, đó là cách hay nhất để tâm an. Đó là thiền. Thiền ăn! Một t iếng đồng hồdành cho 2 chén cơm, ta được dịp lắng nghe ta, nghe t iếng rào rạo của hai hàm răng nhai nghiềnngấu nghiến, nghe t iếng nước bọt t iết ra t rộn lẫn với cơm, hòa tan nó, t iêu hóa nó, nghe chất ngọtchuyển hóa từ glucid thành đường glucose, nghe từng ngụm nhỏ thức ăn nhẹ nhàng t rôi qua thực

quản, xuống dạ dày, ruột non, nghe các tế bào nhung mao đang hấp thu, chuyển hóa. Ta sẽ có dịpcảm ơn từng động tác một , cảm ơn mình, cảm ơn thiên nhiên. Ta đã hoàn toàn thoát khỏi nhữngvướng bận t ranh hùng xưng bá, thiên thu vạn tải , nhất thống giang hồ…

“Gạo lứt muối mè” mà không có yếu tố thiền ăn này thì chẳng đến đâu vậy!

Bs Đỗ Hồng Ngọc 

T    h i ền ăn  

 g óc y tế 

29bất hối lophocvuive.com 

Page 30: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 30/32

Dành cho Thành Viên diễn đàn

bất hối 30

t  hư đi - tin lại 

 M ời gởi bài cộng tác Tuyển cộng tác viên 

Chào các bạn,

Tạp chí Bất Hối đã ra được hai số, đó là một nỗlực lớn của chúng tôi nhằm tạo một kênh giaolưu, học hỏi mới là dành cho những ai yêu mếnViệt Nam. Do trong tháng 9, LHVV không tổchức offline nên tin bài mục này xin gác lại vàcác nội dung khác được thêm vào để thay thế.Với mong muốn tạo sự giao lưu, cũng nhưnhen nhóm lại sự hứng khởi trong việc tìm tòi,hướng về với cội nguồn dân tộc, chúng tôi vẫnrất mong nhận được bài viết từ các bạn độc giảkhắp nơi.

Tiêu chí chọn bài:

- Ngắn gọn, súc tích, nên dưới 1500 từ.- Thông tin rõ ràng về nguồn gốc, có thể đãđược kiểm chứng và đăng trên các báo, tạpchí, website có uy tín - nếu là bài sưu tầm.- Thông tin mới lạ, ngoài chương trình đã họcở phổ thông.- Các bài viết phải có hình minh họa rõ ràng,

sắc nét, minh họa được cho nội dung.- Ưu tiên những bài tự viết.- Chủ đề: tất cả các chủ đề có liên quan đếnlịch sử, văn hóa, du lịch và ẩm thực của ViệtNam, ý kiến, nhận xét, bình luận (phi chính trị)về vấn đề nào đó.

Gửi bài bằng cách nào?

- Gửi qua email: [email protected] 

hoặc [email protected], ghi rõ tiêuđề “Bài cộng tác Bất Hối”, nên gửi kèm theothông tin của bạn để chúng tôi tiện giới thiệubạn giao lưu với độc giả.- Đăng ký thành viên tại diễn đànlophocvuive.com và gửi bài trực tiếp lên diễnđàn.

Hiện tại, diễn đàn cũng như tạp chí không cóbất kỳ một nguồn thu nào nên đây chỉ là một

công việc tình nguyện mang tính chất cộngđồng mà chưa có bất kỳ quyền lợi nào. Tuyvậy, chúng tôi rất hi vọng các bạn dành chútthời gian để cùng Bất Hối và LHVV cùng nhau“Lan truyền tinh hoa Việt”!

Hiện tại tạp chí Bất Hối chỉ do một người đảm nhận từvai trò tuyển bài, biên tập đến trình bày và phát hành.

 Để có thể xuất bản được nhiều số hơn với nội dung bổích, hình thức đẹp hơn, tạp chí cần tuyển thêm các bạncó tâm huyết và khả năng với số lượng không hạn chếcho các vị trí sau:

- Cộng tác viên trình bày.- Cộng tác viên phát hành.- Cộng tác viên phụ trách bạn đọc.- Cộng tác viên phụ trách tác quyền.

Trước mắt đây chỉ là công việc thiện nguyện, bạn nàocó hứng thú với công việc trên xin liên hệ với Bất HốiMục Đồng qua email: [email protected] đểbiết thêm chi tiết. Trân trọng.

Bất Hối Mục Đồng.

Phong trào “Thành viên cùa tháng” sẽ diễn ra trong

1 tháng. Các bạn thành viên sẽ chia sẻ bài vở trongcác box thuộc khu vực Tự học, cuối mỗi đợt, banGiám thị sẽ họp nhau lại, chọn ra những bài hay đểchuyển vào khu vực bài Tuyển chọn. Thành viênnào có nhiều bài được chuyển nhất sẽ đạt danhhiệu Thành viên của tháng. Ngoài ra, thành viênnào vượt qua được ký trắc nghiệm hàng tháng củaLHVV với số điểm trên 80/100 cũng sẽ nhận đượcdanh hiệu này. Các bạn đạt được danh hiệu này sẽcó cơ hội xuất hiện và giao lưu trên tạp chí và được

tặng 1 phần quà từ ban Biên Tập (e-book hoặc soft-ware hữu ích kèm hướng dẫn sử dụng)

Trong tháng 5, 6 do tập trung ra mắt tạp chí Bất Hối nênkhông có bài trắc nghiệm. LHVV xin vinh danhvitkon_xauxi và fairplay_133 cho đóng góp của hai bạn.

Bạn cần biết:

- Diễn đàn: www.lophocvuive.com/diendan

- Trang FB: http://www.facebook.com/lophocvuive- E-mail liên lạc: [email protected] E-mail người thực hiện: [email protected] Liên hệ trực tiếp: YM: pkhyds2005

Skype: cungdanxua09

lophocvuive.com 

Page 31: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 31/32

 L  ờ  i   c  ả   m  ơ   n  v à  

c  á  o  l  ỗ  i  

K ính gửi : Quý tác giả có bài đăng tạp chí và bạn đọc.

Tạp chí Bất Hối được sáng lập và xuất bản trên mạng là một nỗ

lực cá nhân nhằm phổ biến đến độc giả nói chung và giúp các

bạn trẻ Việt Nam nói riêng những kiến thức cơ bản, cần thiết về

lịch sử, văn hóa, du lịch, ẩm thực nước nhà. Với phương châm

 “Lan truyền tinh hoa Việt”, tạp chí xuất bản không vì mục đích

lợi nhuận. Với tư cách là người sáng lập tạp chí, tôi xin gửi lời

cảm ơn đến tất các bạn đã ủng hộ, cổ võ tinh thần, gửi bài cho

tạp chí.

Về vấn đề tác quyền, tôi xin cáo lỗi với quý tác giả đã có bài

đăng trên tạp chí nhưng chưa nhận được liên lạc xin phép từ Bất

Hối. Bài vở trên tạp chí rút từ diễn đàn lophocvuive.com do các

bạn thành viên đóng góp, Bất Hối đã cố gắng truy tầm tài liệu

gốc và ghi rõ tên tác giả. Những tác giả phổ biến e-mail trên

mạng, Bất Hối sẽ liên lạc trực tiếp, gửi thư xin phép sử dụng bài

viết kèm lời xin lỗi và một bản tạp chí. Ngoài ra do khuôn khổtrang, Bất Hối xin phép biên tập lại câu chữ cho tinh gọn, vừa

vặn mà không ảnh hưởng đến nội dung truyền tải. Cuối cùng do

mục đích phi lợi nhuận, Bất Hối cũng không có nguồn thu để hỗ

trợ tác quyền. Vậy kính mong quý tác giả vì tinh thần hiếu học,

phổ biến kiến thức cho cộng đồng mà thông cảm cho Bất Hối về

vấn đề quyền tác giả.

Xin trân trọng cám ơn và mong muốn nhận được nhiều hơn sự ủng hộ cũng như cộng tác từ quý bạn.

Bất Hối Mục Đồng - Phan Khắc Huy 

Page 32: Tạp Chí Bất Hối Số 2

8/6/2019 Tạp Chí Bất Hối Số 2

http://slidepdf.com/reader/full/tap-chi-bat-hoi-so-2 32/32

  B ấ  t   H ố  i

  t ạ p  c h í  t r

 ê n  m ạ n g

 V ă n  h

 ó a  -  l ị c h

  s ử  -  d u  l ị c

 h  -  ẩ m 

  t h ự c

 

 V i ệ t  N

 a m 

  v ớ  i  n  h  ữ n

 g  n  ộ  i  d

  u n g 

  h  ấ p  d  ẫ n,  m ớ

  i   l ạ,   b  ổ

   í c  h