Top Banner
KIỂU TRUYỆN “TẤM CÁM” VÀ KIỂU TRUYỆN “THẠCH SANH” TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH ĐÔNG NAM Á
34

Tamcam

Jun 19, 2015

Download

Education

shimyti
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Tamcam

KIỂU TRUYỆN “TẤM CÁM” VÀ KIỂU TRUYỆN “THẠCH SANH”

TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH ĐÔNG NAM Á

Page 2: Tamcam

1. KIỂU TRUYỆN “TẤM CÁM” VÀ KIỂU TRUYỆN “THẠCH SANH”

THUỘC THỂ LOẠI TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ.

Page 3: Tamcam

1.1. Truyện cổ tích thần kỳ là gì?

• Theo Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1841): truyện cổ tích thần kỳ là những truyện có các “yếu tố liên quan với thần thoại hoặc kế thừa thần thoại, song nội dung chính của truyện cổ tích thần kỳ là đời sống xã hội và con người”.

• VD: Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây khế, Ông lão đánh cá và con cá vàng…

Page 4: Tamcam

1.2. Kiểu truyện (type) là gì?

• Theo Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1841): kiểu truyện là tập hợp những truyện có cùng chủ đề và cốt truyện tương tự nhau.

• VD: Sọ Dừa, Người vợ cóc, Vua Ếch, Chàng Rùa, Lấy chồng dê, Ông tướng trăm ngàn mụn lở…

Page 5: Tamcam

Lưu ýKhông phải những truyện có cùng kiểu truyện đều giống nhau hoàn toàn. Chúng chỉ giống nhau cơ bản về cốt truyện. Các truyện có cùng kiểu truyện có thể có nhiều tình tiết khác nhau, hoặc tăng giảm, thêm bớt nhiều tình tiết. Sự khác biệt này nảy sinh từ sự khác biệt về môi trường sống, đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, phong tục tập quán… giữa các vùng miền, các quốc gia hoặc khu vực. Chúng làm cho các truyện cổ tích tuy có cùng kiểu truyện nhưng vẫn đa dạng, hấp dẫn và mới lạ.

Page 6: Tamcam

2. MÔ HÌNH CỐT TRUYỆN “TẤM CÁM” HAY “CÔ TRO BẾP”

Ở ĐÔNG NAM Á

2.1.Về tên gọi “cô tro bếp”

2.2. Sơ lược một số truyện kiểu “Tấm Cám” (“cô tro bếp”) ở các nước Đông Nam Á

Page 7: Tamcam

Nàng Diệp Hạn (Trung Quốc)

Page 8: Tamcam

Chernushka (Nàng Đen; Nga)

Page 9: Tamcam

Cendron/ Cendrillon/ Cucendron (có nghĩa là Tro Bếp hoặc liên quan

đến tro bếp; Pháp)

Page 10: Tamcam

Askenkoel/ Askenposelken/ Aschenputtel (có nghĩa là Tro Bếp hoặc liên quan đến tro bếp; Đức)

Page 11: Tamcam

Aicha (có nghĩa là Quét tro; Truyện Berbère, Bắc Phi)

Page 12: Tamcam

Mô hình cốt truyện cơ bản của kiểu truyện “Tấm Cám”

• Motif sinh hoạt xã hội, cụ thể là xung đột giữa hai cô gái và mẹ ghẻ – con chồng

• Motif vật báu mang lại hạnh phúc

• Motif cuộc hôn nhân giữa cô gái thường dân và chàng trai hoàng tộc (yếu tố này « phụ » so với hai yếu tố kia)

Page 13: Tamcam

Motif sinh hoạt xã hội, cụ thể là xung đột giữa hai cô gái và mẹ ghẻ – con chồng

Page 14: Tamcam

Motif vật báu mang lại hạnh phúc

Page 15: Tamcam

Motif cuộc hôn nhân giữa cô gái thường dân và chàng trai hoàng tộc

Page 16: Tamcam

Ý kiến của Meletinsky (Nga)

Truyện cổ tích thần kỳ thường có hai loại motif. Loại thứ nhất là motif cổ sơ, bắt nguồn từ dân tộc, phong tục tập quán (ví dụ: lễ hiến sinh, đôi giày…). Loại thứ hai là motif xã hội: dì ghẻ – con chồng, xung đột anh em – chị em (về gia tài, nhan sắc…)... Từ đó, ông phỏng đoán, những motif này ban đầu có thể tồn tại riêng lẽ, độc lập, sau đó mới có sự giao thoa, gặp gỡ, “móc vào” với nhau. Trong đó, motif cổ sơ là cái khung để motif xã hội bám vào.

Page 17: Tamcam

2.2.1.Con cá vàng - Thái Lan

• Nhân vật có quan hệ xung đột: U’ay – Ai (và Le), U’ay – d̀́ ghẻ, U’ay – cha ruột.

• Chủ đề chính: xung đột chị em cùng cha khác mẹ, xung đột mẹ ghẻ – con chồng, xung đột con gái ruột – cha ruột, cây vàng cây bạc mang lại hôn nhân, hóa kiếp và tái sinh.

• Lực lượng phù trợ: người mẹ trong hình hài cá vàng – chuột – pháp sư.

Page 18: Tamcam

Diễn biến cốt truyện: xung đột giữa các chị em cùng cha khác mẹ + xung đột mẹ ghẻ con chồng + cha ruột khi còn sống cùng nhà (các chi tiết: mẹ ruột của “cô gái tốt” bị giết và bêu xấu, biến thành cá vàng và tiếp tục bị giết/ chặt cây makhu’a/ đày đọa“cô gái tốt”) “cô gái tốt” được nhiều lực lượng phù trợ giúp đỡ và trở thành hoàng hậu (các chi tiết: vảy cá/ cây bồ đề vàng và bạc/ nhổ cây mà không ai nhổ được) “cô gái tốt” bị mẹ và hai em kế gạt và giết chết (các chi tiết: nại cớ cha ốm/ bị đẩy xuống nồi nước sôi mà chết) em kế làm hoàng hậu thay chị “cô gái tốt” hóa kiếp 01 lần và bị hại suýt chết 01 lần (các chi tiết: chim chào mào/ suýt bị rắn cắn) “cô gái tốt” tái sinh, tiếp tục được lực lượng phù trợ giúp đỡ, và gặp lại vua (các chi tiết: chuột cứu chim chào mào/ pháp sư phái người đến kể hết sự tình với vua) “cô gái tốt” không trừng trị cha và mẹ con người dì ghẻ (các chi tiết: xin vua tha tội / vua mời Phật sống đến giảng thuyết).

Page 19: Tamcam

2.2.2.Truyện con rùa - Miến Điện

• Nhân vật có quan hệ xung đột: Bé – con mụ phù thủy, Bé – mụ phù thủy.

• Chủ đề chính: xung đột chị em cùng cha khác mẹ, xung đột mẹ ghẻ con chồng, chiếc hài giao duyên, hóa kiếp và tái sinh.

• Lực lượng phù trợ: rùa – cây có quả vàng bạc – vợ chồng ông lão bán củi…

Page 20: Tamcam

Diễn biến cốt truyện: xung đột giữa hai chị em cùng cha khác mẹ + xung đột mẹ ghẻ con chồng khi còn sống cùng nhà (các chi tiết: mụ phù thủy vờ ốm đòi ăn thịt rùa/ giết rùa/ đày đọa“cô gái tốt”)) “cô gái tốt” được lực lượng phù trợ giúp đỡ và trở thành hoàng hậu (các chi tiết: xương rùa/ cây vàng bạc) “cô gái tốt” bị mẹ và em kế gạt và giết chết (các chi tiết: viết thư tỏ lòng hối hận/ giội nước sôi) em kế làm hoàng hậu thay chị “cô gái tốt” hóa kiếp và bị hãm hại nhiều lần (các chi tiết: chim bồ câu trắng/ cây đu đủ) “cô gái tốt” tái sinh, tiếp tục được lực lượng phù trợ giúp đỡ, và gặp lại vua (các chi tiết: được vợ chồng ông lão mang quả đu đủ về nhà/ bước ra từ quả đu đủ) “cô gái tốt” không trừng trị mẹ con người dì ghẻ (các chi tiết: thanh gươm tự bay đến chém người em kế/ vua xẻ thịt ướp muối em kế tặng người cha và dì ghẻ/ dì ghẻ bị chồng đánh một trận nên thân).

Page 21: Tamcam

2.2.3. Truyện rùa vàng – Lào:

• Nhân vật có quan hệ xung đột: Chăntha – Chănthi (thứ yếu), Chăntha – dì ghẻ, mẹ Chăntha – mẹ Chănthi.

• Chủ đề chính: xung đột mẹ ghẻ con chồng, cây bồ đề se duyên, hóa kiếp và tái sinh.

• Lực lượng phù trợ: rùa – chó mực cùng sinh một ngày với “cô gái tốt” – cây bồ đề – bà lăo giữ vườn…

Page 22: Tamcam

Diễn biến cốt truyện: xung đột giữa vợ cả – vợ lẽ, hai chị em cùng cha khác mẹ + xung đột mẹ ghẻ con chồng khi còn sống cùng nhà (các chi tiết: thi bắt cá giữa mẹ Chăntha và mẹ Chănthi / mẹ Chănthi giết rùa – hóa thân của người vợ trước / mẹ kế đày đọa“cô gái tốt”) “cô gái tốt” được nhiều lực lượng phù trợ giúp đỡ và trở thành hoàng hậu, sinh con trai (các chi tiết: xương rùa/ cây bồ đề) “cô gái tốt” bị mẹ kế gạt và giết chết (các chi tiết: viện cớ cha ốm/ ném “cô gái tốt” vào chảo nước sôi) em kế làm hoàng hậu thay chị “cô gái tốt” hóa kiếp 01 lần (chi tiết: “cô gái tốt” nhập hồn vào quả tum) “cô gái tốt” tái sinh, tiếp tục được lực lượng phù trợ giúp đỡ và gặp lại vua (các chi tiết: bà lão đem quả tum về nhà/ bước ra từ quả tum) “cô gái tốt” không trừng trị mẹ con người dì ghẻ (các chi tiết: phú ông làm ăn lụn bại/ vua làm mắm em kế tặng vợ chồng phú ông/ vợ chồng phú ông đi xin ăn và bị nạn đất lở mà chết).

Page 23: Tamcam

2.2.4. Nêang Cantóc và

Nêang Song Angcát –

Campuchia

Page 24: Tamcam

2.2.5. Các truyện kiểu Tấm Cám ở Việt Nam

• Ú và Cao (dân tộc Hơrê)

• Chiếc giày vàng / Hu lếch và Kơ giông (dân tộc Chăm)

• Gơ-liu Gơ-lát (dân tộc Xơrê)

• …

• Tấm Cám (dân tộc Kinh)

• Tua Gia Tua Nhi (dân tộc Tày)

• Ý Ưởi Ý Noọng (dân tộc Thái)

• Gầu Nà Gầu Rềnh (dân tộc Mông)

Page 25: Tamcam

Cô gái đẹp

Dũng sĩ Quái vật

3. MÔ HÌNH TIÊU BIỂU CỦA CỐT TRUYỆN “THẠCH SANH”

Page 26: Tamcam

3.1. Đôi nét về xuất xứ và motif chính của kiểu truyện “Thạch

Sanh” (có thể gọi là “dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp”)

Page 27: Tamcam

Các motif khác

• sự ra đời thần kì, dũng sĩ diệt rắn ác

• đi xuống thủy cung• câm nín• tiếng đàn thần kì• niêu cơm thần kì

• mẹ nuôi – con nuôi• kết nghĩa anh em• tranh công và lường

gạt• kết hôn và lên ngôi• chống xâm lược• …

Page 28: Tamcam

Hai dạng mô hình cốt truyện (theo Nguyễn Bích Hà)

• Dạng 1: cốt truyện có 01 motif đơn lẻ

• Dạng 2: cốt truyện có 02 motif kết hợp với nhau

Page 29: Tamcam

Dạng 1: cốt truyện có 01 motif đơn lẻ

• Dũng sĩ diệt rắn ác: Riêm Kê, (Campuchia), Chàng đánh cá Yang (M’nông)…

• Dũng sĩ diệt đại bàng: Sự tích núi Ba Vì và núi Tam Đảo (Cao Lan), Lao phên (Lào), Công chúa sen vàng (Thái Lan), Đaut và Sapila (Indonesia)…

• Dũng sĩ chống xâm lược bảo vệ người đẹp và cộng đồng: Chàng câu cá (dân tộc Thái), Chàng Cơm Cháy (Khmer)…

Page 30: Tamcam

Dạng 2: cốt truyện có 02 motif kết hợp với nhau

– Dũng sĩ diệt đại bàng với dũng sĩ diệt rắn ác: Nàng tóc thơm, (Khmer), Chàng Sính (H’mông), À Thung À Sanh (Campuchia)…

– Dũng sĩ diệt đại bàng với dũng sĩ chống xâm lược: Chàng Chôngraang (Thái Lan)…

– Dũng sĩ diệt rắn ác với dũng sĩ chống xâm lược: Chàng Chôngraang (Thái Lan)…

Page 31: Tamcam

3.2.Sơ lược một số truyện kiểu “Thạch Sanh” (“dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp”)

ở các nước Đông Nam Á

•Khoảng 80 truyện cổ tích có cùng kiểu truyện “Thạch Sanh” ở Việt Nam

• 16 truyện cổ tích có cùng kiểu truyện “Thạch Sanh” ở Đông Nam Á

Page 32: Tamcam

4. KẾT LUẬN • Kiểu truyện “Tấm Cám” và kiểu truyện

“Thạch Sanh” là hai kiểu truyện hết sức phổ biến ở Đông Nam Á.

• So sánh các truyện thuộc hai kiểu truyện này giúp chúng ta hiểu được phần nào mối tương quan giữa các nền văn học dân gian trong khu vực và thế giới.

Page 33: Tamcam

5. MỘT SỐ GỢI Ý DÀNH CHO SINH VIÊN • Xây d́ựng mô hình cốt truyện d́ựa trên truyện Tấm

Cám và Nêang Cantoc và Nêang Song Angcát/ Thạch Sanh, Lý Thông và À Thung, À Sanh.

• Xác định những motif tương đồng giữa hai truyện đó. Trong các motif tương đồng đó, chứng minh chúng đã “biến tấu” như thế nào? Lý giải vì sao cùng một motif nhưng lại có những “khúc biến tấu” khác nhau?

• Chi tiết Cantóc bước ra từ ống tre/ quả thị/ quả tum có gợi cho các anh/ chị liên tưởng đến motif nào trong truyện cổ tích không? Nếu có, cho ví d́ụ cụ thể.

• Motif người anh gian ác – người em hiền lành trong truyện Thạch Sanh có thể là một kiểu truyện độc lập không? Cho ví d́ụ cụ thể.

Page 34: Tamcam

Kết thúc

Cám ơn các bạn đã tham gia

buổi học hôm nay

Hẹn gặp lại