Top Banner
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC T-------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH BN VÀ PHÂN TÍCH KTHUT TRONG KINH DOANH TRÊN THTRƯỜNG NGOI HI ĐIỀU KI N ÁP DNG CHO VI T NAM Sinh viên thc hin : Nguyn ThHuyn Trang Lp : Anh 1 - TCNH - TCQT Khóa : 45 Giáo viên hƣớng dn : TS. Trn ThLƣơng Bình Hà Ni, tháng 5 năm 2010
108

Tailieu.vncty.com 5315 9188

Jun 24, 2015

Download

Career

http://tailieu.vncty.com
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Tailieu.vncty.com   5315 9188

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

-------***-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

TRONG KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyền Trang

Lớp : Anh 1 - TCNH - TCQT

Khóa : 45

Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trần Thị Lƣơng Bình

Hà Nội, tháng 5 năm 2010

Page 2: Tailieu.vncty.com   5315 9188

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

DANH MỤC VIẾT TẮT

Lời mở đầu.................................................................................................... 1

Chương I: Cơ sở lí luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong

kinh doanh ngoại hối .................................................................................... 4

I. Tổng quan về phân tích cơ bản ............................................................. 4

1. Khái niệm chung và đặc điểm của phân tích cơ bản: ...................... 4

1.1 Khái niệm. ..................................................................................... 4

1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản. .................................................... 4

1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân tích cơ bản.............................. 5

2. Các chỉ báo chính trong phân tích cơ bản ........................................ 5

2.1 Những chỉ báo kinh tế ................................................................... 6

2.1.1 Tổng thu nhập quốc dân. .......................................................... 7

2.1.2 Tổng thu nhập quốc nội ............................................................ 7

2.1.3 Chi tiêu dùng của người dân .................................................... 8

2.1.4 Chi tiêu công của chính phủ ..................................................... 8

2.2 Những chỉ báo về lạm phát ........................................................... 8

2.2.1 Chỉ số giá sản xuất (PPI) ......................................................... 9

2.2.2 Chỉ số quản lí tiêu dùng (PMI) ................................................. 9

2.2.3 Chỉ số giá tiêu dùng ............................................................... 10

2.2.4 Hàng hoá bền–Durable good ................................................. 10

2.2.5 Chỉ số điều chỉnh tổng sản phẩm quốc dân. .......................... 11

2.2.6 Chỉ số điều chỉnh tổng sản phẩm quốc nội ............................. 11

2.2.7 Chỉ số CRB ............................................................................ 11

2.2.8 Chỉ số giá công nghiệp JoC.................................................... 12

2.3 Những chỉ báo về việc làm .......................................................... 12

Page 3: Tailieu.vncty.com   5315 9188

2.4 Chỉ báo chi tiêu dùng .................................................................. 12

2.4.1 Doanh số bán lẻ ..................................................................... 12

2.4.2 Chỉ số cảm tính của người tiêu dùng ...................................... 13

2.4.3 Xây dựng nhà mới .................................................................. 13

2.4.4 Sản xuất công nghiệp ............................................................. 14

2.5. Các chỉ báo quan trọng nhất ...................................................... 14

II. Phân tích kĩ thuật ............................................................................... 15

1. Khái niệm và đặc điểm của phân tích kĩ thuật ............................... 15

1.1 Khái niệm .................................................................................... 15

1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản ................................................... 15

1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân tích kĩ thuật .......................... 17

2. Các loại biểu đồ ................................................................................ 17

2.1 Biểu đồ tuyến (line charts) .......................................................... 17

2.2 Biểu đồ thanh phương Tây (Western bar charts)........................ 17

3. Các mẫu hình cơ bản trong phân tích kĩ thuật. ............................ 20

4. Các Lý thuyết cơ bản và công cụ sử dụng trong phân tích kĩ thuật

.............................................................................................................. 24

4.1 Lý thuyết Dow .............................................................................. 24

4.2 FIBONACCI ............................................................................... 25

4.3 Mức sàn, mức trần, đường xu hướng và kênh xu hướng. .......... 27

4.3.1 Mức sàn (support) và mức trần (resistance) ........................... 27

4.3.2 Đường xu hướng .................................................................... 27

4.3.3 Kênh xu hướng ....................................................................... 28

4.4 Đường trung bình động ............................................................... 28

4.5 Đường Bollinger Bands............................................................... 29

4.6 MACD .......................................................................................... 30

4.7 PARABOLIC SAR ....................................................................... 31

4.8 STOCHASTICS ........................................................................... 31

Page 4: Tailieu.vncty.com   5315 9188

4.9 Chỉ số sức mạnh tương đối ( Relative strength index- RSI)........ 32

III. Những đặc điểm cơ bản của kinh doanh trên thị trường ngoại hối.

.................................................................................................................. 33

1. Các đồng tiền giao dịch trên thị trường ngoại hối ......................... 33

2. Hình thức kinh doanh ...................................................................... 33

3. Lợi nhuận trong kinh doanh ngoại hối ........................................... 34

4. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.................................................. 34

Chương II. Ứng dụng phân tích biến động của cặp tỉ giá USD/JPY trong

tháng 1 năm 2010 tại thị trường Mĩ .......................................................... 36

I. Nền kinh tế Mĩ trong những năm gần đây. ........................................ 37

II. Kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn suy thoái. .................................... 40

III. Phân tích biến động tỷ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 ...... 43

Chương III. Điều kiện để áp dụng hiểu quả phân tích cơ bản và phân tích

kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam .................................... 77

I. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam .. 77

1. Đặc điểm thị trường ngoại hối Việt Nam........................................ 77

1.1 Là một thị trường non trẻ. .......................................................... 77

1.2 Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng

với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà

môi giới ngoại hối và các NHTW. ..................................................... 78

1.3 Chính sách đang dần được nới lỏng từng bước theo hướng tự do

hoá dần các giao dịch ngoại hối........................................................ 79

1.4 Tỷ giá thả nổi nhưng có sự quản lí của nhà nước. ..................... 80

1.5 Ngoại tệ kinh doanh chủ yếu là đồng USD. ................................ 81

2. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

.............................................................................................................. 82

2.1 Xây dựng quy tắc ứng xử và thông lệ thống nhất cho hoạt động

thị trường ngoại hối Việt Nam .......................................................... 82

Page 5: Tailieu.vncty.com   5315 9188

2.2 Điều hành tỷ giá trong giai đoạn tới vẫn tiếp tục theo cơ chế thả

nổi có điều tiết của chính phủ. .......................................................... 84

2.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ..... 84

2.4 Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền và Khắc phục hiện tượng

đô la hoá: ........................................................................................... 88

2.5 Chuyển biện pháp kết hối sang công cụ tỷ giá thị trường ........... 88

2.6 Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. ...... 89

2.7 Hình thành các công ty môi giới ngoại hối ................................. 90

II. Điều kiện áp dụng hiệu quả phương pháp phân tích cơ bản và phân

tích kĩ thuật cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam ....... 91

1. Hoàn thiện môi trường pháp lí........................................................ 91

2. Kiểm soát tỷ giá thị trường theo hướng phù hợp với cung-cầu

ngoại tệ: ................................................................................................ 95

3. Nâng cấp hệ thống thông tin ........................................................... 95

4. Đầu tư phát triển con người ............................................................ 96

Kết Luận ..................................................................................................... 98

Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................... 99

Page 6: Tailieu.vncty.com   5315 9188

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Biểu đồ thanh .............................................................................. 18

Hình 1.2 Biểu đồ hình nến ......................................................................... 18

Hình 1.3 Mẫu hình hai đỉnh ....................................................................... 21

Hình 1.4 Mẫu hình hai đáy ........................................................................ 22

Hình 1.5 Mẫu hình Vai- đầu - vai .............................................................. 22

Hình 1.6 Mẫu hình Vai- đầu- vai đảo ngược............................................. 23

Hình 1.7 Các mức giới hạn của Fibonacci hồi truy. ................................. 26

Hình 1.8 Fibonacci mở rộng ...................................................................... 27

Hình 1.9 Bolinger band, đường trung bình động- MA và đường trung

bình hội tụ phân kì-MACD ........................................................................ 30

Hình 1.10 PARABOLIC SAR, STOCHASTICS, RSI-chỉ số sức mạnh

tương đối ..................................................................................................... 32

Hình 2.1 Khối lượng giao dịch của đồng USD .......................................... 39

Hình 2.2 Diễn biến tỷ giá USD/JPY tháng 4/2007 đến tháng 2/2010 trên

thị trường ngoại hối Mĩ .............................................................................. 44

Hình 2.3: Các mốc biến động tỉ giá USD/JPY từ 2007 đến 2010 ............. 46

Hình 2.4 Chi tiêu trong đầu tư xây dựng tháng 11 năm 2009 .................. 47

Hình 2.6 Diễn biến tỷ giá USD/JPY tháng 1 năm 2010 ............................ 49

Hình 2.7 Doanh số bán nhà ........................................................................ 51

Hình 2.8 Lượng dầu thô dự trữ tháng 1 năm 2010 ................................... 52

Hình 2.9 Chỉ số hài lòng của người tiêu dùng ........................................... 53

Hình 2.10 Diễn biến tỷ giá USD/JPY từ 4/1 đến 12/1 ............................... 61

Hình 2.11 Diễn biến tỷ giá USD/JPY, chỉ báo ADX, RSI. ........................ 62

Hình 2.12 Mô hình vai- đầu- vai ................................................................ 63

Hình 2.13 Mô hình hai đỉnh ....................................................................... 69

Hình 2.14 Tình trạng thất nghiệp ở Mĩ ..................................................... 72

Hình 2.15 Chỉ số sản xuất bang Philadelphia ........................................... 72

Hình 2.16 Biểu đồ phân tích bằng công cụ phân tích Ichimoku Kinko

Hyo. ............................................................................................................. 76

Page 7: Tailieu.vncty.com   5315 9188

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Tăng trưởng thực tế bình quân của các thành phần đóng góp

vào GDP hàng năm từ 1980 đến 2003 ....................................................... 41

Bảng 2.2 Chỉ số sản xuất ISM tháng 12 .................................................... 47

Bảng 2.3 Lượng tiền cơ sở hàng tháng của Nhật Bản .............................. 48

Bảng 2.4 Cán cân vãng lai tháng 11 của Nhật .......................................... 58

Bảng 2.5 Cán cân thương mại tháng 11 của Nhật .................................... 58

Page 8: Tailieu.vncty.com   5315 9188

DANH MỤC VIẾT TẮT

API American petroleum Institude

Viện dầu khí Hoa Kì

CRB Commodity Research Bureau

Cục nghiên cứu hàng hóa thương mại

TIC Treasury International Capital Flows

Dòng vốn quốc tế

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

PPI Chỉ số giá sản xuất

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GNP Tổng sản phẩm quốc dân

NH Ngân hàng

NH NN Ngân hàng nhà nước

TCTD Tổ chức tín dụng

TTNTLNH Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

AUD Đô la Úc

EUR Đồng Euro

JPY Đồng Yên Nhật

USD Đô la Mĩ

VND Việt Nam đồng

Page 9: Tailieu.vncty.com   5315 9188

1

Lời mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật là hai phương pháp phân tích phổ

biến trong kinh doanh trên rất nhiều thị trường tài chính như thị trường chứng

khoán, thị trường vàng và thị trường ngoại hối. Với những ưu điểm của mình

hai phương pháp này đã bổ sung cho nhau giúp các nhà đầu tư thực hiện hiệu

quả việc đầu tư và đem lại lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, việc ứng dụng hai

phương pháp này trong việc phân tích biến động tỉ giá trên thị trường ngoại tệ

liên ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế do chế độ tỷ giá của VND và

USD – đồng tiền chiếm tỉ lệ lớn nhất trong giao dịch thương mại quốc tế ở

Việt Nam, vẫn chưa được thả nổi hoàn toàn, hệ thống pháp lí, thông tin vẫn

chưa được thiết lập hoàn chỉnh…Chính những vấn đề này đã làm cho thị

trường ngoại hối Việt Nam đi sau một khoảng cách khá xa so với thị trường

ngoại hối ở các nước phát triển và chưa thực hiện được đúng chức năng cơ

bản của nó đó là điều tiết cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế. Vì vậy, một vấn

đề đặt ra là, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc phương pháp phân tích

cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều

kiện để hai phương pháp này có thể phát huy được ưu thế của mình trên thị

trường ngoại hối Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó tác giả đã chọn

đề tài “phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh trên thị trường

ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam” làm đề tài khóa luận.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

- Tìm hiểu hệ thống các vấn đề lý luận về phân tích cơ bản và phân tích

kĩ thuật

Page 10: Tailieu.vncty.com   5315 9188

2

- Áp dụng lí thuyết để phân tích tỷ giá USD/JPY trên thị trường ngoại

hối Mĩ trong giai đoạn tháng 1 năm 2010.

- Đưa ra những điều kiện nhằm áp dụng hiệu quả hai phương pháp phân

tích trên vào thị trường ngoại hối Việt Nam.

Thực hiện mục đích trên khóa luận có những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Phân tích các chỉ báo kinh tế cơ bản áp dụng cho việc nghiên cứu nền

kinh tế trong phân tích cơ bản, phân tích các công cụ sử dụng trong phân tích

kỹ thuật thường sử dụng cho kinh doanh trên thị trường ngoại hối.

- Phân tích ứng dụng của những chỉ báo kinh tế cơ bản và các công cụ kĩ

thuật vào phân tích biến động của thị trường ngoại hối Mĩ cho cặp tiền tệ

USD và JPY.

- Phân tích đặc điểm của thị trường ngoại hối Việt Nam và đưa ra những

điều kiện để ứng dụng hiệu quả hai phương pháp trên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu ý nghĩa các chỉ báo của phương pháp phân tích cơ bản và

tác dụng của các cộng cụ sử dụng trong phân tích cơ bản

- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn trong việc phân tích biến

động tỷ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 dựa trên các thông tin kinh tế

vĩ mô và mô hình phân tích kĩ thuật.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu tài liệ trong và ngoài nước để phân tích, tổng hợp thông tin

kinh tế chung của hai nước Nhật Bản và Hoa Kì

Ngoài ra khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:

Phương pháp diễn giải và qui nạp, phương pháp thống kê, so sánh để khái

quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu.

5. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

khóa luận bao gồm 3 chương:

Page 11: Tailieu.vncty.com   5315 9188

3

- Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật

trong kinh doanh ngoại hối

- Chương 2: Ứng dụng phân tích biến động của cặp tỉ giá USD/JPY

trong tháng 1 năm 2010 tại thị trường Mĩ

- Chương 3: Điều kiện để áp dụng hiệu quả phân tích cơ bản và phân

tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam.

Page 12: Tailieu.vncty.com   5315 9188

4

Chương I: Cơ sở lí luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ

thuật trong kinh doanh ngoại hối

I. Tổng quan về phân tích cơ bản

1. Khái niệm chung và đặc điểm của phân tích cơ bản:

1.1 Khái niệm.

Phân tích cơ bản là một phương pháp xem xét thị trường thông qua

những yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị có ảnh hưởng đến cung và cầu của một

đồng tiền nhất định. Nói một cách khác là chúng ta phải đánh giá nền kinh tế

của quốc gia nào hoạt động tốt và nền kinh tế nào bị giảm sút.

1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản.

a, Phân tích cơ bản chú ý đến các yếu tố tác động đến cung cầu tiền tệ

trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu

tư…

Khi nói về phân tích cơ bản người ta muốn nói đến việc nghiên cứu các

nhân tố cốt lõi ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia. Nó là việc dự

đoán những biến động của giá cả và xu hướng thị trường bằng cách phân tích

các chỉ báo kinh tế, chính sách nhà nước và các yếu tố xã hội khác trong

phạm vi một chu kì kinh doanh. Các nhà phân tích cơ bản phải nghiên cứu các

dấu hiệu khác nhau từ biến động giá trên biểu đồ, thông tin kinh tế công bố

thường xuyên và các sự kiện chính trị, xã hội hàng ngày có tác động đến thị

trường tiền tệ. Ví dụ, khi phân tích một dự báo của một nhà kinh tế học về sự

tăng trưởng GDP hoặc báo cáo về tình trạng thất nghiệp, chúng ta sẽ có một

cái nhìn tương đối về sức khoẻ của nền kinh tế đó. Các yếu tố cơ bản này

cũng có những tăng giảm thường xuyên trong cả ngắn hạn và dài hạn. Khi đi

sâu vào nghiên cứu sự phức tạp và tinh tế của các yếu tố cơ bản thì kiến thức

và sự hiểu biết về nền kinh tế toàn cầu sẽ gia tăng đáng kể.

Page 13: Tailieu.vncty.com   5315 9188

5

b, Phân tích cơ bản là một cách hiệu quả để tiên đoán các điều kiện

kinh tế, nhưng giá trị chính xác của thị trường không phải là một nhiệm vụ

chính.

Mục tiêu chính của phân tích cơ bản là dự đoán về giá trị sinh lời tiềm

ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hay

thấp hơn giá trị thực tế dựa trên các lí thuyết căn bản: Lý thuyết ngang giá lãi

suất (IRP) và ngang giá sức mua (PPP).

1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân tích cơ bản

Với những đặc điểm trên, phân tích cơ bản đã cho thấy ưu điểm lớn

nhất của phương pháp phân tích này đó là:

- Khả năng dự đoán xu thế dài hạn

- Nắm bắt giá trị thực tế của ngoại tệ.

Tuy nhiên, nó cũng còn nhiều hạn chế như:

- Chỉ có hiệu quả nếu nhà phân tích tiếp cận thông tin đầy đủ, có khả

năng phân tích và dự tính tốt để hành động ngay

- Phục thuộc vào hệ thống thông tin kinh tế của các quốc gia

- Chỉ xác định được giá trị tốt mà chưa xác định được thời điểm mua

bán thích hợp.

2. Các chỉ báo chính trong phân tích cơ bản

Bất cứ một tin tức, sự kiện nào tác động một cách trực tiếp hoặc gián

tiếp đến nền kinh tế đều được coi là những yếu tố cơ bản. Từ sự thay đổi

trong nền kinh tế, thay đổi lãi suất, bầu cử chính trị đến những thông tin về

thiên tai đều có thể tác động đến nền kinh tế trong tương lai. Những tin tức

này không chỉ khác nhau giữa các quốc gia mà chúng còn khác nhau về tầm

quan trọng và thời điểm công bố. Những thông tin kinh tế thường được lên kế

hoạch thông báo trước và có thể dễ dàng tìm kiếm được, nhất là ở những nước

công nghiệp.

Page 14: Tailieu.vncty.com   5315 9188

6

Không như những thông tin kinh tế, các tin tức về chính trị thì có thể

được công bố vào bất kì thời điểm nào và chắc chắn là chúng có ảnh hưởng

lớn đến thị trường ngoại hối nhưng chỉ trong ngắn hạn. Ở Mĩ các cuộc bầu cử

diễn ra 4 năm 1 lần và các ứng cử viên đã được thông báo trước công chúng,

chính vì vậy mà thị trường ngoại hối ở đây được xem là ổn định nhất. Ở các

quốc gia khác, ví dụ như Italia, bộ máy chính phủ không ổn định và thời gian

bầu cử nghị viện có thể diễn ra bất cứ lúc nào, khiến chúng ta không thể đoán

trước được.

Những yếu tố tài chính được xác định và dự đoán dựa trên thực tế. Việc

cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương ở Mĩ, Ngân hàng Trung ương

Châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản vẫn có thể dự đoán được mặc dù những

thông tin này luôn được giữ bí mật. Trong khi những thay đổi về lãi suất gần

như không thể biết trước thì chúng ta vẫn có thể biết được thời gian diễn ra

những cuộc họp mặt của các quan chức ngân hàng trung ương thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng.

Để hệ thống lại các chỉ báo thường được sử dụng trong phân tích cơ

bản, ta sẽ tìm hiểu các nhóm chỉ báo chính sau:

2.1 Những chỉ báo kinh tế

Những chỉ báo kinh tế cho tới nay đã cung cấp phần lớn thông tin của

tất cả các yếu tố cơ bản được sử dụng để phân tích trong kinh doanh trên thị

trường ngoại hối. Không giống như tài chính, chính trị và các nhân tố gây ra

khủng hoảng, các nhân tố kinh tế diễn ra đều đặn và ở những thời điểm cụ thể

và thường xuyên hơn. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được các thông

tin kinh tế này và đưa các quyết định giao dịch chính xác. Tuy nhiên nắm bắt

được thông tin thôi là chưa đủ, muốn có được lợi nhuận chúng ta cần phải đưa

ra những dự báo chuẩn xác về xu hướng biến động.

Những thông tin kinh tế thông thường được đăng tải hàng tháng ngoại

trừ một số thông tin về tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số giá thuê nhân công…

Page 15: Tailieu.vncty.com   5315 9188

7

chỉ được thông báo hàng quý, hàng năm. Trong khi đó lại có những thông tin

kinh tế được công bố hàng tuần và thường tạo ra ảnh hưởng không đáng kể

tới thị trường ngoại hối. Tất cả thông tin đều được thông báo cả con số năm

trước và năm nay để các nhà giao dịch có thể so sánh được và xác định tình

hình thực tế của nền kinh tế thông qua sự so sánh đó.

Thông tin về những gì sắp diễn ra hay những con số kinh tế của Mĩ

luôn được thông báo trên những tờ báo hàng đầu như Wall street, Financial

Times và NewYork Times. Và một số trang web đáng tin cậy như

www.money.cnn.com, www.moneycentral.msn.com/investor/home.asp,

www.bloomberg.com hay một nguồn thông tin khác nữa của ngân hàng dự

trữ New York www.ny.frb.org.

2.1.1 Tổng thu nhập quốc dân.

Tổng thu nhập quốc dân (GNP) được xem là chỉ thị kinh tế quan trọng

nhất và nhiều nhà phân tích đồng ý rằng nó là thước đo thực trạng nền kinh tế

một cách toàn diện nhất. GNP là tổng lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra

bởi người dân của một nước không phân biệt người đó có đang sống và làm

việc tại chính quốc gia của mình hay không. Khi một báo cáo cho thấy GDP

thực tế đã tính đến các yếu tố điều chỉnh tăng thì đó là một dấu hiệu tốt cho

nền kinh tế và tạo nên một sự lạc quan cho thị trường kinh doanh của đồng

tiền nước đó.

2.1.2 Tổng thu nhập quốc nội

Tổng thu nhập quốc nội- GDP lại phản ánh tổng lượng hàng hoá và

dịch vụ được sản xuất trên một quốc gia bao gồm của cả người dân của những

nước khác đang sinh sống và làm việc trên quốc gia đó. Nó cũng có ý nghĩa

tương tự như GDP, khi mà tổng sản lượng hành hóa dịch vụ thực tế sản xuất

ra của một quốc gia mà tăng thì đó là dấu hiệu khả quan cho nền kinh tế của

nước đó và ngược lại.

Page 16: Tailieu.vncty.com   5315 9188

8

2.1.3 Chi tiêu dùng của người dân

Chỉ tiêu chi tiêu dùng thường được đánh giá trên góc độ tâm lí tự nhiên,

nó cho biết sự tự tin của người tiêu dùng hơn là lượng tiêu dùng thực tế. Chi

tiêu dùng do từng cá nhân dựa vào mức thu nhập thực tế và thu nhập khả

dụng của bản thân mà ra quyết định chi tiêu cho hợp lí.

2.1.4 Chi tiêu công của chính phủ

Chi tiêu công là một chỉ tiêu rất quan trọng trong đó nó chiếm tỉ lệ đáng

kể và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, nhưng nó cũng có ảnh hưởng trên cả

các khía cạnh khác như chính trị, xã hội. Do là một hình thức chi tiêu đặc biệt

như tiêu dùng trong quân đội, chi đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia…, nó giúp

giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tổng thu nhập quốc nội và khuyến khích chi tiêu

đầu tư.

2.2 Những chỉ báo về lạm phát

Tỉ lệ lạm phát là sự gia tăng của giá cả chung và việc ước tính mức độ

tăng của nó là một nhiệm vụ quan trọng trong kinh tế vĩ mô. Các nhà giao

dịch thường chú ý chỉ số lạm phát bởi vì một trong những cách để đối phó với

tình trạng này chính phủ có thể tăng lãi suất danh nghĩa, từ đó sẽ dẫn tới sự

thay đổi giá đồng nội tệ, giá trị của lãi suất thực tế và tổng thu nhập quốc dân,

tổng thu nhập quốc nội thực tế. Đây là những con số quan trọng nhất đối với

các nhà quản lí tiền tệ và giao dịch tiền tệ, nó cho phép họ có thể so sánh một

cách chính xác thị thường giá cả thế giới. Thông thường các nhà giao dịch

thường sử dụng 9 công cụ chỉ báo kinh tế sau:

- Chỉ số giá sản xuất PPI

- Chỉ số quản lí tiêu dùng (purchasing managers’ index PMI)

- Chỉ số giá tiêu dùng CPI

- Hàng hoá bền (Durable goods)

- Chỉ số điều chỉnh GNP

- Chỉ số điều chỉnh GDP

Page 17: Tailieu.vncty.com   5315 9188

9

- Chỉ số giá thuê công nhân ( Employment cost index ECI)

- Chỉ số CRB

- Chỉ số giá công nghiệp do tạp chí JOC công bố

2.2.1 Chỉ số giá sản xuất (PPI)

Chỉ số giá sản xuất được thu thập từ đầu thế kỉ XX và được gọi là chỉ

số giá bán buôn (wholesale price index) cho đến năm 1978. Chỉ số giá sản

xuất phản ánh sự thay đổi trung bình của chi phí mà nhà sản xuất phải chịu

trong suốt các giai đoạn của quá trình sản xuất.

Không giống như CPI, nó bao gồm cả hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu và

thuế, PPI được tính dựa trên các lĩnh vực chính như sản xuất, khai khoáng và

nông nghiệp. Việc tính toán PPI liên quan đến hơn 3400 mặt hàng.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường mức giá mà các nhà sản xuất nhận

được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với

CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế, như vậy có thể suy ra là giá trị nhận

được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã

thanh toán. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng

và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày

"hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau.

Chỉ số giá bán buôn đo lường sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán

buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số

này rất giống với PPI.

Chỉ số giá hàng hóa cho biết sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa

một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất

được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này

bao gồm cả vàng và bạc.

2.2.2 Chỉ số quản lí tiêu dùng (PMI)

Hiệp hội quốc gia các nhà quản lí tiêu dùng mua bán nay đổi thành viện

quản lí nguồn cung cấp công bố hàng tháng một chỉ số tổng hợp về tình trạng

Page 18: Tailieu.vncty.com   5315 9188

10

sản xuất quốc gia dựa trên những đơn đặt hàng mới, sức sản xuất, thời gian

giao hàng, lô hàng giao trễ, tồn kho, giá cả, thuê mướn nhân công, đơn hàng

xuất khẩu và nhập khẩu. Mức đo trung bình của chỉ số này là 50, nếu nó lớn

hơn 50 thì có nghĩa là nền kinh tế đang có xu hướng mở rộng phát triển hơn,

và nếu nhỏ hơn 50 thì nền kinh tế đó đang co lại và đây là một tín hiệu xấu.

2.2.3 Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được hình thành từ các thông tin chi tiêu của

hàng nghìn hộ gia đình trên toàn quốc. Thông tin được thu thập thông qua

phỏng vấn và nhật kí chi tiêu của các đối tượng lựa chọn để nghiên cứu. Rổ

hàng hoá dịch vụ được sử dụng để tính bao gồm hơn 200 danh mục, thuộc 8

nhóm: thực phẩm và đồ uống, nhà đất, may mặc, vận tải, chăm sóc sức khoẻ,

giải trí, giáo dục và truyền thông, và một số loại hàng hoá dịch vụ khác. Giá

cả của khoảng 800.000 hàng hoá dịch vụ trong rổ tính được thu thập hàng

tháng từ hàng ngàn các cửa hàng bán lẻ, các nhà cung cấp dịch vụ, các công

ty cho thuê nhà đất và các phòng khám sức khoẻ.

Cả hai chỉ số CPI và PPI đều giúp nhà đầu tư trong việc quyết định

quốc gia này có đang trong tình trạng lạm phát hay không và chúng đều được

tính toán và thông báo hàng tháng.

2.2.4 Hàng hoá bền–Durable good

Đơn đặt hàng lâu bền đo lường đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất

trong nước. Đó là những loại hàng hoá của các nhà máy công nghiệp nặng có

thể được giao ngay hoặc giao trong tương lai. Hàng hóa bền được định nghĩa

là hàng hóa có thời gian sử dụng lớn hơn 3 năm.

Những đơn đặt hàng lâu bền gia tăng dẫn tới nhu cầu về vốn tăng, và

kéo theo lãi suất tăng lên. Khi điều này xảy ra, đồng USD sẽ tăng giá và các

loại tiền tệ trên thị trường lên quan tới đồng USD sẽ giảm giá trị.

Page 19: Tailieu.vncty.com   5315 9188

11

2.2.5 Chỉ số điều chỉnh tổng sản phẩm quốc dân.

Bảng biểu báo cáo tổng sản phẩm quốc dân bản thân nó không có ý

nghĩa gì. GNP tăng là tốt hay xấu cho nền kinh tế còn tùy thuộc vào mức độ

lạm phát. Vì thế, GNP danh nghĩa phải được quy đổi theo chỉ số giá. Có nhiều

cách để tính chỉ số giảm phát nhưng thông dụng nhất là tính chỉ số giảm phát

ẩn (implicit deflator). Chỉ số giảm phát ẩn được tính bằng cách chia GNP hiện

tại cho một GNP gốc cố định.

2.2.6 Chỉ số điều chỉnh tổng sản phẩm quốc nội

Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dựa trên việc tính toán

của tổng sản phẩm quốc nội. Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế

(GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định

GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực. Nó là phép đo mức giá

cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các

thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên

bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép

khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình.

2.2.7 Chỉ số CRB

Chỉ số CRB bao gồm giá tương lai của 21 loại hàng hoá có trọng số

bằng nhau:

- Kim loại quí: vàng, bạc và bạch kim

- Hàng hoá công nghiệp: dầu thô, dầu đốt lò sưởi, xăng không chì,

đồng, đồ gỗ và bông

- Ngũ cốc: ngô, lúa mì, đậu tương, dầu thực vật…

- Vật nuôi và thịt

- Hàng hoá nhập khẩu: cà phê, ca cao và đường

- Hàng tạp hoá: nước cam…

Chỉ số CRB phổ biến và đáng tin cậy từ những năm cuối thập niên

1980

Page 20: Tailieu.vncty.com   5315 9188

12

2.2.8 Chỉ số giá công nghiệp JoC

Chỉ số JoC được sử dụng để nhận biết dấu hiệu của lạm phát trước cả

những chỉ số giá khác. Chỉ số giá JoC bao gồm giá của 18 loại nguyên liệu

công nghiệp và gia công giai đoạn đầu của sản xuất, xây dựng và sản xuất

năng lượng.

2.3 Những chỉ báo về việc làm

Tỉ lệ thất nghiệp là chỉ báo kinh tế quan trọng trong thị trường ngoại

hối do tầm quan trọng của nó trong việc dự đoán tình hình các khu vực kinh

tế. Tỉ lệ việc làm có thể phản ánh sự ổn định xã hội và tính lành mạnh của nền

kinh tế. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng, nó sẽ kéo theo nhiều hệ quả xấu tất yếu của

sự dư thừa nhân công lao động như tệ nạn xã hội, tội phạm trộm cắp…

Trên thị trường ngoại hối, những chỉ thị tiêu chuẩn được các nhà giao

dịch nghiên cứu là tỉ lệ thất nghiệp, mức lương trong lĩnh vực sản xuất, trong

lĩnh vực phi nông nghiệp, thu nhập trung bình...Nói chung, dữ liệu quan trọng

nhất là lương chi trả trong ngành sản xuất và phi nông nghiệp, tiếp sau đó là tỉ

lệ thất nghiệp.

Những thông số này được công bố rộng rãi hàng tháng bởi cục thống kê

lao động.

2.4 Chỉ báo chi tiêu dùng

2.4.1 Doanh số bán lẻ

Chỉ số bán lẻ là một chỉ báo kinh tế quan trọng bởi vì nó phản ánh nhu

cầu và sự lạc quan của người tiêu dùng. Ở Mĩ chỉ báo này được chú ý hơn ở

các nước khác ví dụ như Nhật Bản, bởi vì sự phát triển của nền kinh tế Mĩ bị

ảnh hưởng bởi tiêu dùng nhiều hơn so với các nước khác.

Doanh số bán lẻ cao là tín hiệu tốt cho ngành sản xuất. Các tháng có

doanh số bán lẻ cao trong năm là 9,11 và 12. Tháng 9 là tháng mà mọi người

bắt đầu đi học hoặc là trở lại với công việc. Tháng 11 và 12 là tháng mua sắm

Page 21: Tailieu.vncty.com   5315 9188

13

cho lễ tết và các nhà giao dịch thường quan sát cẩn thận chỉ số vào đầu tháng

12 và sau lễ giáng sinh.

Báo cáo doanh số bán lẻ là một thước đo tổng doanh số của các nhà bán

lẻ từ các mẫu điều tra đại diện cho tất cả doanh nghiệp có qui mô khác nhau

trong ngành bán lẻ trên toàn quốc. Nếu chỉ số tăng thì đó là dấu hiệu cho thấy

tốc độ tiêu thụ hàng hóa nhanh, sản xuất trong nước cũng tăng theo và phản

ánh thực trạng hoạt động tốt của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế.

2.4.2 Chỉ số cảm tính của người tiêu dùng

Chỉ số cảm tính tiêu dùng được đưa ra thông qua việc khảo sát các hộ

gia đình để đo lường xu hướng tiêu dùng cá nhân. Đại học Michigan và Ủy

ban nghiên cứu dư luận gia đình quốc gia đều tiến hành nghiên cứu và đưa ra

chỉ số này của riêng mình. Chỉ số do ủy ban đưa ra có liên hệ chặt chẽ với thị

trường việc làm còn chỉ số do Đại học Michigan đưa ra thì được đưa ra dựa

trên kết quả của ít nhất 500 cuộc phỏng vấn trên hầu hết các bang loại trừ

Alaska và Hawaii

Những thông tin này đưa ra sự đánh giá về phản ứng của người tiêu dùng

dựa trên điều kiện kinh doanh, điều kiện tài chính và tiêu dùng cá nhân. Dự

báo kì vọng kinh tế và hành vi tiêu dùng trong tương lai của người tiêu dùng.

Đánh giá mức độ lạc quan của người tiêu dùng về viễn cảnh kinh tế trong

tương lai. Nó không chỉ tác động đến thị trường ngoại hối, mà đối với thị

trường chứng khoán và trái phiếu, những thông tin này cũng được xem xét

một cách kĩ lưỡng.

2.4.3 Xây dựng nhà mới

Báo cáo xây dựng nhà mới đo lường số đơn vị dân cư mà ngành xây

dựng phải khởi công hàng tháng. Báo cáo này cho biết số lượng nhà mà ngành

xây dựng phải bắt đầu vào mỗi tháng dựa trên nhu cầu về nhà ở của dân cư. Nhà ở

là một lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất và đi đầu trong việc phản ứng lại với sự thay

đổi lãi suất. Số lượng nhà xây dựng tăng lên cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng

Page 22: Tailieu.vncty.com   5315 9188

14

và nhu cầu vốn tín dụng tăng lên. Kết quả là lãi suất tăng kéo theo đồng USD tăng

giá. Báo cáo xây dựng của tháng này thường được công bố vào khoảng giữa tháng

tiếp theo.

2.4.4 Sản xuất công nghiệp

Là một thước đo sự thay đổi trong sản xuất của các nhà máy, hầm mỏ và

công ty trong nước. Chỉ số này đo lường năng lực sản xuất của rất nhiều nhà

máy và các hầm mỏ thông qua cách sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên

sẵn có (thường được gọi là chỉ số năng lực sản xuất- Capacity utilization)

Chỉ số năng lực sản xuất là một khái niệm kinh tế học, nó đề cập đến

mức độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của một doanh nghiệp hay một quốc

gia. Vì thế nó cho thấy mối quan hệ giữa sản lượng đầu ra thực tế và sản

lượng tiềm năng nếu ta sử dụng tối đa các nguồn lực.

Khu vực sản xuất chiếm ¼ nền kinh tế, do vậy khi chỉ số sản xuất công

nghiệp giảm cho thấy sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế. Lúc đó,

Ngân hàng trung ương sẽ giảm mức lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế, điều này

kéo theo sự giảm giá của đồng USD.

2.5. Các chỉ báo quan trọng nhất

Là những yếu tố kinh tế thay đổi trước khi nền kinh tế bắt đầu theo một

hướng hay dạng mẫu thị trường. Chỉ thị hướng dẫn được dùng để tiên đoán

những sự thay đổi sẽ xảy ra trong nền kinh tế. Nó bao gồm những chỉ báo

kinh tế sau:

- Số ngày làm việc trung bình trong tuần của công nhân trong ngành sản

xuất

- Số người bị thất nghiệp hàng tuần

- Những đơn đặt hàng hàng tiêu dùng và nguyên liệu (được điều chỉnh

theo chỉ số lạm phát)

- Doanh số bán hàng

- Hợp đồng và đơn đặt hàng nhà máy và trang thiết bị

Page 23: Tailieu.vncty.com   5315 9188

15

- Số giấy phép xây dự ng mới được cấp

- Sự thay đổi giá cả của những nguyên vật liệu nhạy cảm

- Chỉ số giá chứng khoán

- Cung tiền

- Chỉ số kì vọng của người tiêu dùng

Những chỉ số này thường được tính toán để dự đoán viễn cảnh kinh tế

trong khoảng 6- 9 tháng tới. Các con số này là công cụ hữu ích để dự báo lạm

phát và giảm phát và không giống như tỉ lệ thất nghiệp là chỉ báo theo sau.

Những chỉ thị kinh tế này giúp dự đoán được triển vọng của nền kinh tế.

Không giống như thị trường chứng khoán, khi tin tức được tung ra, thị

trường ngoại hối sẽ phản ánh lại ngay lập tức. Chúng ta phải chắc chắn rằng

những nguồn thông tin của mình là chính xác và là sớm nhất có thể để đưa ra

quyết định giao dịch kịp thời.

II. Phân tích kĩ thuật

1. Khái niệm và đặc điểm của phân tích kĩ thuật

1.1 Khái niệm

“Phân tích các yếu tố kĩ thuật là nghiên cứu sự vận động của giá, dự báo

các xu hướng giá trong tương lai dựa trên việc xem xét các biến động giá

trong quá khứ. Hay còn gọi là kĩ thuật phân tích bằng biểu đồ”.

Phân tích kĩ thuật sử dụng các chỉ báo, các quy tắc giao dịch, đồ thị giá

và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp để dự báo xu hướng. Nó có

thể áp dụng cho tất cả các công cụ tài chính có thể giao dịch được: ngoại tệ,

cổ phiếu, các hợp đồng giao sau, hàng hóa…

1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản

a. Coi giá là nền tảng phản ánh tất cả hành động thị trường và thừa

nhận tính xu hướng của giá cả.

Giá không chỉ phản ánh những sự kiện liên quan, mà nó còn thể hiện

những cảm xúc của con người, tâm lí phổ biến và tâm trạng chung của các

Page 24: Tailieu.vncty.com   5315 9188

16

nhà giao dịch trên thị trường ở thời điểm đó. Tóm lại, giá cả không chỉ là hàm

số của cung và cầu nó còn chịu sự tác động của cảm xúc, lòng tham, sự sợ

hãi, hoảng loạn, kích động, phấn chấn và gọi chung là tâm lí của con người.

b. Chỉ căn cứ vào thông tin có trong giá cả để lý giải về các biểu hiện

của thị trường và hình thành dự báo giá trong tương lai.

Các nhà giao dịch bằng phân tích kĩ thuật đều cho rằng tất cả các yếu tố

cơ bản đều đã được thể hiện trong giá. Họ dường như không quan tâm tới tầm

ảnh hưởng của một trận thiên tai, hay những con số lạm phát đó có thể gây ra

đột biến về giá bằng việc những biến động của giá đó có phù hợp với một

mẫu hình thị trường hay xu hướng không. Và hơn thế nữa mẫu hình thị

trường đó có thể dùng để tiên đoán những giá cả trong tương lai sẽ biến động

như thế nào.

c. Nhấn mạnh sự điều chỉnh theo thị trường: xác định thời điểm thị

trường thay đổi.

Bằng cách xem biểu đồ ta có thể nhận diện xu hướng và mẫu hình có thể

giúp ta tìm thấy cơ hội giao dịch tốt nhất. Điều quan trọng nhất trong phân

tích kĩ thuật là dự báo xu hướng. Có thể nói rằng: “xu hướng là bạn của nhà

phân tích” bởi vì khi dự đoán được xu hướng biến động giá cả chúng ta có thể

tạo ra lợi nhuận bằng cách giao dịch dựa trên xu hướng đó. Phân tích kĩ thuật

có thể giúp ta nhận diện được xu hướng một cách sớm nhất và đưa ra những

quyết định giao dịch sinh lời.

d. Tập trung nhiều vào sự biến động trong ngắn hạn của thị trường.

Phân tích kĩ thuật có thể giúp ta nhận diện được xu hướng trong tương lai

dựa trên việc phân tích các mẫu hình cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên,

đặc điểm của thị trường ngoại hối là thị trường biến đổi liên tục trong một

khoảng thời gian ngắn, các nhà giao dịch luôn tập trung phân tích tận dụng cả

những biến động ngắn để nắm được thời cơ giao dịch tốt nhất.

Page 25: Tailieu.vncty.com   5315 9188

17

1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân tích kĩ thuật

Ưu điểm:

- Phân tích kĩ thuật chỉ quan tâm đến sự dịch chuyển cung- cầu dẫn đến

sự thay đổi xu hướng của giá

- Dữ liệu phân tích minh bạch dễ tiếp cận.

- Cho biết thời điểm mua- bán hớp lý nhất. Làm tăng hiệu suất sử dụng

vốn do hành động theo diễn biến thị trường.

Nhược điểm:

- Không phát huy tác dụng trong điều kiện thị trường hiệu quả

- Một quy tắc giao dịch hiệu quả sẽ nhanh chóng bị lỗi thời khi có nhiều

người sử dụng nó.

Với những đặc điểm khác nhau tạo nên những ưu điểm và nhược điểm

bổ sung cho nhau của phân tích kĩ thuật và phân tích cơ bản. Chính vì vậy mà

để kinh doanh hiệu quả không chỉ trên thị trường ngoại hối mà hầu hết các thị

trường giao sau, thị trường chứng khoán các nhà giao dịch thành công đều

phải kết hợp cả hai phương pháp này.

2. Các loại biểu đồ

2.1 Biểu đồ tuyến (line charts)

Một biểu đồ tuyến đơn giản là một đường được vẽ từ một giá đóng cửa

này đến một giá đóng cửa kế tiếp. Khi các giá đóng cửa này được nối với

nhau chúng ta có thể nhìn thấy sự chuyển động của một cặp giá ngoại tệ trên

một khoảng thời gian.

2.2 Biểu đồ thanh phương Tây (Western bar charts)

Biểu đồ thanh cũng cho chúng ta thấy giá đóng cửa, trong khi đồng thời

cũng chỉ ra giá mở cửa, cũng như cho ta thấy giá cao và giá thấp. Đáy của

thanh thẳng đứng biểu thị giá trị thấp nhất đã giao dịch trong một khoảng thời

gian, trong khi đỉnh của thanh chỉ ra giá cao nhất đã xảy ra. Vì thế, thanh

Page 26: Tailieu.vncty.com   5315 9188

18

thẳng đứng biểu thị phạm vi giao dịch của cặp tiền tệ một cách đầy đủ. Vạch

ngang bên trái là giá mở cửa và bên phải là giá đóng cửa.

Biểu đồ thanh cũng được gọi là biểu đồ “OHLC”

Hình 1.1 Biểu đồ thanh

High: mức giá cao nhất trong ngày

giao dịch

Low: mức giá thấp nhất

Open: mức giá mở cửa

Close: mức giá đóng cửa

2.3 Biểu đồ cây nến Nhật Bản (Japanese candlestick charts)

Biểu đồ cây nến biểu thị những thông tin giống như biểu đồ thanh. Tuy nhiên,

ở loại biểu đồ này, khối lớn hơn ở chính giữa biểu thị một dãy giá đóng cửa

và mở cửa. Theo truyền thống, nếu khối ở giữa được lấp đầy hoặc tô màu

nghĩa là giá tiền tệ lúc đóng cửa thấp hơn giá lúc mở cửa. Nếu giá đóng cửa

cao hơn giá mở cửa, khối ở giữa sẽ là màu trắng hoặc rỗng. Người ta cũng có

thể dùng mầu xanh thay cho màu trắng và màu đỏ thay cho màu đen.

Hình 1.2 Biểu đồ hình nến

High: mức giá cao nhất

trong ngày giao dịch

Low: mức giá thấp nhất

Open: mức giá mở cửa

Close: mức giá đóng cửa

Page 27: Tailieu.vncty.com   5315 9188

19

Mục đích của biểu đồ cây nến là để phục vụ như một phương tiện trợ

giúp khi mà những thông tin về giá cả xuất hiện trên biểu đồ thanh OHLC.

Lợi thế của loại biểu đồ này là:

- Dễ hiểu và nó là một công cụ tốt bắt đầu tính toán phân tích biểu đồ

- Dễ sử dụng, mắt chúng ta có thích nghi ngay lập tức với những thông

tin trên kí hiệu của thanh

- Biểu đồ cây nến và mẫu hình cây nến có những tên đặc biệt và dễ nhớ

- Thuận tiện để nhận diện những điểm thay đổi thị trường- đảo chiều từ thị

trường đang lên sang thị trường đi xuống hoặc ngược lại.

Biểu đồ cây nến giúp ta dễ nhận biết và giải thích hơn nhiều sự thay đổi

về cảm nhận của thị trường trên cơ sở hằng ngày bằng cách nhìn sự thay đổi

màu sắc trên thân cây nến.

Cây nến cũng có những kích cỡ thân khác nhau. Thân cây nến dài tượng

trưng cho sức mua và sức bán mạnh, khối lượng mua bán càng nhiều thì thân

cây nến càng dài. Thân cây nến ngắng thể hiện rất ít người mua bán.

Cây nến rỗng và dài nghĩa là đang có rất nhiều người mua, thân càng dài

thì khoảng cách giữa giá mở và giá đóng càng lớn. Cây nến dài có tô màu

nghĩa là có nhiều người bán, thân càng dài thị khoảng cách giữa giá mở và giá

đóng càng lớn. Điều này có nghĩa là giá đã rớt mạnh so với lúc mở cửa.

Những mẫu hình cơ bản của đồ thị cây nến

Spinning tops

Là loại cây nến có bóng dưới và bóng trên dài, còn thân chính thì ngắn,

màu sắc của thân chính rất quan trọng. Mẫu hình này thể hiện tính do dự của

người mua lẫn người bán.

Thân chính ngắn (có thể rỗng hay tô màu) thể hiện xu thế dao động rất

chậm giữa giá mở và giá đóng, và hai bóng thể hiện cuộc chiễn giữa người

mua và người bán, nhưng không ai thắng cả.

Page 28: Tailieu.vncty.com   5315 9188

20

- Nếu một spinning top được thành lập trong quá trình đi lên thì có nghĩa

là không còn nhiều người mua nữa và có thể xảy ra sự đảo chiều.

- Nếu một spinning top được thành lập trong quá trình đi xuống thì có

nghĩa là không còn nhiều người bán nữa và có thể xảy ra sự đảo chiều.

Maruboru

Là loại cây nến không có bóng của cột hình nến. Tuỳ thuộc vào thân cây

nên là rỗng hay được tô mày thì giá cao nhất và giá thấp nhất trùng với giá

mở cửa.

Maruboru màu trắng có thân màu trắng, dài và không có bóng. Giá mở

cửa trùng với giá thấp nhất, và giá đóng cửa trùng với giá cao nhất. Đây là

mẫu biểu đồ thể hiên xu hướng đi lên rất mạnh và có rất nhiều người mua

trong suốt phiên giao dịch

Maruboru màu đen có thân màu đen, dài và không bóng. Giá mở cửa

trùng với giá cao nhất và giá đóng cửa trùng với giá thấp nhất. đây là mẫu thể

hiện hình nến đi xuống và cho thấy những người bán đang làm chủ phiên giao

dịch. Nó ám chỉ thị trường tiếp tục giảm hay đảo chiều đi xuống.

Doji

Hình cây nến doji được hình thành khi giá mở cửa và giá đóng của bằng

nhau. Doji thể hiện sự không nhất quán của thị trường, là cuộc chiến bất phân

thắng bại của người bán và người mua. Giá dao động trên dưới giá mở cửa

suốt phiên giao dịch, nhưng khi đóng cửa giá gần bằng hoặc bằng giá mở cửa.

3. Các mẫu hình cơ bản trong phân tích kĩ thuật.

Mô hình 2 đỉnh – (double tops): Hiện tượng này xuất hiện khi giá đạt

đến một điểm cao rõ rệt, vượt hẳn điểm trước đây, sau đó quay lại điểm đó và

lại vượt lên. Khi thời gian 2 đỉnh liên tiếp của sự tăng giá này cách nhau càng

lâu thì càng thể hiện khả năng tăng giá của đồ thị này. Sự biến đổi của mô

hình này tương tự như hiện tượng mà người ta gọi là mô hình các đỉnh “M”

hay 1-2-3 đợt sóng tăng giá. Tuy nhiên, sự tăng giá thứ 2 thường thấp hơn sự

Page 29: Tailieu.vncty.com   5315 9188

21

tăng giá đầu tiên đối với mô hình này. Trong hầu hết các trường hợp, những

điểm quyết định thường là những điểm tăng giá, đó là những điểm đánh dấu

khả năng xuất hiện một mức giá trần mong đợi, và một mức giá thấp tạm thời.

Nếu giá giảm xuống thấp hơn mức đó, đó là sự xác nhận đỉnh mô hình và dấu

hiệu khuyên ta nên bán.

Hình 1.3 Mẫu hình hai đỉnh

Mô hình 2 đáy (double bottom) : nguyên tắc của mô hình này giống như sự

ngược lại của mô hình 2 đỉnh. Tương tự mô hình này được gọi là mô hình các

đáy “W” hoặc 1-2-3 đợt sóng giảm giá. Trong tất cả các trường hợp của mô

hình này, giá đạt đến một mức thấp rõ rệt, có sự bật lên 1 chút, sau đó rớt

xuống mức thấp để thử lại 1 lần nữa, và cuối cùng tăng trở lại. Khi giá vượt

khỏi mức cao tạm thời, khi đó đáy mô hình được xác nhận và thị trường nên

bán.

Page 30: Tailieu.vncty.com   5315 9188

22

Hình 1.4 Mẫu hình hai đáy

Mô hình “đầu và vai” (Head-and-shoulders top reversal): Mô hình

đảo ngược khuynh hướng truyền thống này xuất hiện khi thị trường tạo ra một

điểm cao mới (left shoulder), giảm xuống, tăng lên đến đỉnh mới cao hơn

(head) và giảm trở lại, sau đó tăng tới 1 đỉnh cao mới sau 1 thời gian có thể là

bằng với đỉnh bên trái (left shoulder) và sau đó thì giảm trở lại. Điểm mấu

chốt ở đây là “1 đường tiệm cận” - “neckline” hoặc là 1 đường nằm ngang mà

có thể nối 2 điểm thấp trên đồ thị.

Hình 1.5 Mẫu hình Vai- đầu - vai

Page 31: Tailieu.vncty.com   5315 9188

23

Khi giá rớt xuống thấp hơn “neckline”, đó là dấu hiệu kết thúc sự tăng

giá và có khả năng bắt đầu 1 đợt giảm giá của thị trường. Tuy nhiên, trong

nhiều trường hợp giá có khuynh hướng đi ngược với xu hướng thị trường vì

vậy sự dừng lại chưa tạo ra một xu hướng giảm giá ngay. Đôi khi điểm dừng

lại của đường tiệm cận xuất hiện như 1 sự gián đoạn hoặc báo hiệu 1 xu

hướng giảm giá mạnh, ủng hộ cho sự đảo ngược về giá.

Mô hình “ đầu và vai” là một trong nhiều loại mô hình đồ thị khác nhau

mà được sử dụng để hoạch định cho chiến lược về giá. Các nhà phân tích đo

lường khoảng cách từ đỉnh “head” đến đường tiệm cận của đồ thị sau đó trừ đi

khoảng cách từ điểm ngừng của đường tiệm cận để tính toán xem giá có thể

giảm đến mức nào.

Mô hình “đầu và vai” đảo ngược (Head-and-shoulders bottom

reversal) : các đáy “vai và đầu” cũng giống các đỉnh “vai và đầu” nhưng

ngược lại. Điều này có nghĩa là giá trượt xuống 1 mức thấp (left shoulder),

tăng trở lại sau 1 thời gian, sau đó giảm xuống đến 1 mức thấp hơn (head), lại

tăng trở lại và sau cùng là hạ xuống lần nữa đến 1 mức thấp xấp xỉ với mức

“left shoulder” (right shoulder).

Hình 1.6 Mẫu hình Vai- đầu- vai đảo ngược

Page 32: Tailieu.vncty.com   5315 9188

24

Đường tiệm cận của đồ thị rất quan trọng. Khi giá vượt khỏi đường

tiệm cận này, mô hình đảo ngược kết thúc và 1 xu hướng tăng tiềm năng có

thể xuất hiện. Cùng với các đỉnh “ vai và đầu”, có thể có 1 vài giao dịch về

phía sau và phía trước theo cả 2 phía của đường tiệm cận khi thị trường quyết

định chọn hướng đi, và khoảng cách giữa đường tiệm cận và đỉnh “head” có

thể được sử dụng để dự đoán xem giá có thể biến động như thế nào.

4. Các Lý thuyết cơ bản và công cụ sử dụng trong phân tích kĩ thuật

4.1 Lý thuyết Dow

Là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường. Mặc dù

nó thường bị coi là trễ so với thị trường nhưng nó vẫn được đông đảo những

người có quan tâm đến và tôn trọng. Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng

nghiên cứu của lý thuyết chính là những biến động của bản thân thị trường

(thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường). Lý thuyết này được áp dụng

cho phân tích kĩ thuật trên mọi thị trường không chỉ riêng chứng khoán mà cả

trong kinh doanh ngoại hối nó cũng được xem là một lý thuyết nền tảng. Khi

nghiên cứu lý thuyết Dow các nguyên lý quan trọng sau:

a, Giá đóng cửa hàng ngày phản ánh tất cả hành động của thị trường

b, Mô tả thị trường có 3 xu thế

- Xu thế cấp 1: là những chuyển động lớn của tỷ giá, bao hàm cả thị

trường, thường sử dụng biểu đồ ngày và biểu đồ tuần. Còn đối với thị trường

chứng khoán xu thế này có thể kéo dài trong cả vài năm.

- Xu thế cấp 2: là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá

trình vận động của giá theo xu thế cấp 1. Thường thì những biến động trung

gian này kéo dài trong nhiều giờ cho đến 1 tuần.

- Xu thế nhỏ: đây là những dao động trong thời gian ngắn, thông

thường các nhà phân tích thường dùng các biểu đồ 1 phút hoặc 5 phút để phân

tích các biến động ngắn hạn này. Bản thân những dao động ngắn này không

thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian.

Page 33: Tailieu.vncty.com   5315 9188

25

c, Mỗi xu hướng chính đều trải qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn tích lũy: thể hiện việc mua của các nhà đầu tư tinh thông.

- Giai đoạn tham gia công chúng: xảy ra khi giá bắt đầu tăng

- Giai đoạn phân phối: xảy ra khi khối lượng có tính chất đầu cơ và sự

tham gia công chúng gia tăng.

d, Giá và khối lượng giao dịch có mối quan hệ nền tảng cơ bản:

- Khối lượng tăng khi giá phục hồi và thu hẹp khi giá giảm

- Nếu khối lượng thu hẹp khi giá tăng và gia tăng khi giá giảm cảnh

báo sự đảo chiều của xu hướng chính.

4.2 FIBONACCI

Leonard Fibonacci là một nhà toán học nổi tiếng người Ý, đã khám phá

ra những dãy số đơn giản tạo ra các tỉ số mô tả sự cân xứng tự nhiên của các

sự vật trong vũ trụ. Các tỉ lệ đó xuất hiện từ dãy số sau: 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21,

34….Dãy số này thu được bằng cách bắt đầu với 1 và 2, sau đó cộng 1+2 =3,

là con số thứ ba rồi tiếp tục như vậy tìm ra các số tiếp theo trong dãy số này.

Sau vài con số đầu tiên tạo thành dãy, nếu ta tính toán tỉ số của bất kì số nào

với con số lớn hơn kế tiếp, ta sẽ được 0,618. Nếu tính tỉ số giữa 2 con số xen

kẽ nhau, ta được 0,382. Fibonacci là một chủ đề rộng lớn và có nhiều cuộc

nghiên cứu khác nhau về nó với những cái tên kỳ lạ và được coi là “tỉ lệ

vàng”

- Fibonacci hồi truy mức độ: 0,236; 0,382; 0,500; 0,618; 0,764

- Fibonacci mở rộng mức độ: 0,00; 0,382; 0,618; 1,000; 1,382; 1,618.

Các tỉ số trên sẽ được phần mền tự động thực hiện. Những nhà giao

dịch dùng những mức hồi truy Fibonacci như là mức sàn và mức trần.

Fibonacci hồi truy (FR)

Được xác định trước tiên bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai

điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích. Một

loạt 9 đường nằm ngang sau đó được vẽ lên tại các mức Fibonacci 0.0%,

Page 34: Tailieu.vncty.com   5315 9188

26

23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 100%, 161.8%, 261.8%, và 423.6% tương ứng

với chiều cao tính từ điểm giá cao nhất đến thấp nhất (một số đường có thể

không được vẽ ra khi nằm ngoài quy mô phân tích của đồ thị)

Hình 1.7 Các mức giới hạn của Fibonacci hồi truy.

Đối với tín hiệu mua vào, khi giá chạm vào điểm A thể hiện một tín

hiệu mua trong ngắn hạn, khi giá tăng đến điểm B thì giá sẽ điều chỉnh xuống

điểm C nó là một điểm hỗ trợ rất mạnh tương ứng với F 61.8, do đó tại C giá

sẽ bật ngược trở lại.

Đối với tín hiệu bán ra, khi giá chạm đến điểm A nó bắt đầu thể hiện một

tín hiệu bán ra trong ngắn hạn, giá giảm xuống điểm B thì sẽ có sự điều chỉnh cho

giá qua trở lại điểm C, tuy nhiên nó lại trùng với mức kháng cự mạnh nhất F61.8

rồi sẽ lao xuống trở lại. Trong những giai đoạn như thế này, giá thường lên cao

trong 2-5 ngày rồi lại xuống thấp, biến động giá cứ diễn ra liên tục cho đến khi nó

gặp mức kháng cự hay hỗ trợ mạnh nhất rồi tiếp tục đảo chiều.

Fibonacci mở rộng:

Ứng dụng kế tiếp của Fibonacci mở rộng là để thu lại lợi nhuận từ

những biến đổi của giá trên thị trường. Người ta thường dùng Fibonacci hồi

truy để vào thị trường và dùng Fibonacci mở rộng để tìm những ngưỡng thoát

ra khỏi thị trường. Một ví dụ mô tả dưới đây sẽ giúp ta hiểu hơn về việc sử

dụng Fibonacci mở rộng.

Page 35: Tailieu.vncty.com   5315 9188

27

Mức giá mục tiêu để thoát khỏi thị trường là điểm D, mức hỗ trợ giá

đảo chiều đi lên F61.8 (fibonacci retracement) là C, điểm C này có thể tính

toán được dựa trên các mức giá tại điểm A và B, nhưng tất cả các phần mềm

hiện nay đều có thể tự tính cho chúng ta. Khi giá đi từ A lên đến B rồi lại đi

xuống gặp ngưỡng hỗ trợ mạnh nhất F 61.8 thì giá có thể quay trở lại mức

161.8% (điểm D) lúc này ta có thể thoát ra khỏi thị trường, tuy nhiên giá vẫn

còn có thể lên cao hơn nữa

Hình 1.8 Fibonacci mở rộng

4.3 Mức sàn, mức trần, đường xu hướng và kênh xu hướng.

4.3.1 Mức sàn (support) và mức trần (resistance)

Mức sàn và mức trần là một trong những khái niệm quan trọng nhất

trong giao dịch, nhưng dường như mọi người đều có những ý tưởng riêng cho

mình để xác định mức trần hay mức sàn.

4.3.2 Đường xu hướng

Đường xu hướng là một phương pháp phân tích kĩ thuật thường dùng

nhất trong giao dịch ngày nay, và cũng được xem là rất hiệu quả.

Page 36: Tailieu.vncty.com   5315 9188

28

Nếu vẽ đúng những đường xu hướng có thể chính xác như bất kì

phương pháp nào khác. Những lại có rất nhiều nhà giao dịch đã vẽ chúng

không đúng hoặc cố tình vẽ đường xu hướng khớp với thị trường dẫn đến việc

giao dịch không hiệu quả. Theo cách đơn giản nhất, một đường xu hướng đi

lên được vẽ dọc theo những đáy của các mức sàn (khu vực đáy). Còn đường

xu hướng đi xuống vẽ dọc theo những đỉnh của khu vực mức trần.

4.3.3 Kênh xu hướng

Để tạo một kênh đi lên chúng ta có thể vẽ một đường song song cùng

với đường xu hướng đi lên, và sau đó dịch chuyển chúng đến vị trí sao cho

chúng chạm vào những điểm cao nhất vừa mới hình thành.

Để tạo một kênh đi xuống đơn giản là vẽ một đường song song cùng

đường xu hướng đi xuống, và sau đó di chuyển chúng đến vị trí sao cho

chúng chạm vào những điểm thấp nhất vừa mới hình thành.

Khi giá chạm vào đường kênh ở dưới đáy thì đó là cơ hội để mua vào. Và

ngược lại khi giá chạm vào đường kênh phía trên thì đó được xem là lúc để bán ra.

4.4 Đường trung bình động

Một đường trung bình động chỉ đơn giản là một cách để làm mềm biến

động của giá cả theo thời gian. Khi nói: “đường trung bình động” thì có nghĩa

là lấy giá đóng cửa trung bình của một đồng tiền trong X chu kì cuối cùng.

Giống như các vật chỉ thị khác, đường trung bình động được dùng để

dự báo giá ở tương lai. Bằng cách xem xét độ dốc của trung bình động, ta sẽ

có những dự báo tổng quát như là giá sẽ đi đến chỗ nào.

Đường trung bình động có vai trò làm mềm dao động của giá. Có nhiều

dạng đường trung bình động khác nhau, và mỗi đường có mức độ làm phẳng

khác nhau. Thông thường, đường trung bình động càng mềm (phẳng) bao

nhiêu, thì nó thể hiện sự phản ứng chậm đối với sự biến động giá bấy nhiêu

(đáp ứng với sự thay đổi về giá càng chậm). Đường trung bình động càng

Page 37: Tailieu.vncty.com   5315 9188

29

nhấp nhô, thì nó thể hiện sự phản ứng càng nhanh đối với sự biến động giá

(đáp ứng đối với sự thay đổi về giá càng nhanh).

- Trung bình động đơn giản (SMA): một đường trung bình động đơn

giản là loại đơn giản nhất trong các trung bình động. Về căn bản, một điểm

trung bình động đơn giản được tính bằng cách cộng tất cả các giá đóng cửa

của X chu kì cuối cùng và rồi chia số đó cho X.

- Trung bình động theo hàm số mũ (EMA): Đường trung bình động

theo hàm số mũ đặt trọng số lớn hơn cho những chu kỳ gần nhất vì thế nó chỉ

cho ta thấy các nhà giao dịch đang làm gì. Hơn thế nữa, các nhà giao dịch

thường dùng biểu đồ khung thời gian ngắn đối với đường EMA, những giá trị

của nó sẽ giúp ta bắt kịp xu hướng rất nhanh để có thể đạt kết quả với lợi

nhuận cao hơn.

4.5 Đường Bollinger Bands

Bollinger bands được sử dụng để đo lường sự biến động của thị trường.

Một cách cơ bản, công cụ này cho chúng ta biết thị trường đang QUIET- ít

biến động hay thị trường đang LOUD- giá dao động mạnh. Khi thị trường ít

biến động thì hai đường co lại, và khi thị trường biến động mạnh thì hai

đường tách xa nhau. Điểm nổi bật của Bollinger bands là giá luôn có xu

hướng trở về mức giá trị giữa hai đường biên. Đó là toàn bộ ý tưởng phía sau

của Bollinger bands , nó hoạt động như một mức giá sàn phụ và mức giá trần

phụ. Nếu chúng ta sử dụng khung thời gian càng dài thì Bollinger bands càng

mạnh. Sự thắt chặt của Bollinger bands là một điều rất tốt. Khi hai band thắt

chặt lại với nhau, nó thường có nghĩa rằng sự đột phá sắp xảy ra. Nếu thanh

nến bắt đầu phá lên band trên, sau đó thường sẽ tiếp tục đi lên. Nếu những

thanh nến bắt đầu phá xuống dưới, sau đó thường tiếp tục đi xuống. Những

thiết lập về giá trong Bollinger bands không diễn ra mỗi ngày nhưng chúng ta

có thể nhận ra chúng vài lần trong một tuần nếu xem biểu đồ 15 phút

Page 38: Tailieu.vncty.com   5315 9188

30

4.6 MACD

MACD là một từ viết tắt của đường trung bình hội tụ phân kì. Công cụ

này được sử dụng để nhận ra những giá trị trung bình động mà có thể chỉ ra

cho ta thấy một xu hướng mới, bất kể nó đi lên hay đi xuống. Sau cùng, ưu

thế số một của chúng ta trong giao dịch là có thể nhận ra một xu hướng, bởi vì

đó là nơi mà hầu hết tiền được tạo ra.

Với MACD chúng ta sẽ thấy 3 con số được thiết lập cho nó. Con số thứ

nhất là con số chỉ chu kỳ được sử dụng để tính đường dịch chuyển nhanh, số

thứ hai là số chỉ chu kỳ sử dụng cho đường dịch chuyển chậm, và số thứ ba là

số cột được sử dụng để tính đường trung bình, nó nằm giữa số thứ nhất và số

thứ hai.

Hình 1.9 Bolinger band, đường trung bình động- MA và đường trung

bình hội tụ phân kì-MACD

Biểu đồ này đơn giản là vẽ lên sự khác nhau giữa đường trung bình

Fast và Slow. Nếu ta nhìn vào bản đồ nguyên bản ta có thể thấy rằng khi hai

đường trung bình tach rời nhau thì biểu đồ sẽ bung ra to hơn. Điều này gọi là

sự phân kì bởi vì đường Fast tách ra hay di chuyển xa dần đường Slow. Khi

Page 39: Tailieu.vncty.com   5315 9188

31

hai đường trung bình tiến lại gần nhau thì biểu đồ thu nhỏ lại. Điều này gọi là

sự hội tụ bở gì đường Fast đang hội tụ hay tiến lại gần đường Slow.

Một mặt hạn chế của MACD là đường trung bình có khuynh hướng

thường chậm hơn so với giá. Bởi vì nó chỉ là trung bình của giá quá khứ. Khi

MACD thể hiện trung bình của các đường trung bình, sau đó lại được làm

phẳng bằng một đường trung bình khác nữa nên ta có thể hình dung được

rằng nó đã bị chậm một khoảng khá nhiều. Tuy nhiên, nó vẫn là một công cụ

rất ưa thích của các nhà giao dịch.

4.7 PARABOLIC SAR

Parabolic Sar là một công cụ dùng để nhận biết nơi kết thúc của một xu

hướng. Một đường Parabolic Sar (stop and reversal- Kết thúc và đảo chiều)

được vẽ bởi những chấm, hoặc những điểm. Nó chỉ ra một sự đảo chiều tiềm

năng trong sự di chuyển của giá.

Parabolic Sar là một công cụ rất đơn giản. Cơ bản, khi các chấm ở phía

dưới thanh nến, đó là dấu hiệu để mua; và khi những chấm ở phía trên thanh

nến, đó là dấu hiệu để bán. Đây hầu như là một dấu hiệu sớm nhất được thể

hiện bởi vì nó cho biết giá cũng lên hay xuống như vậy. Như vậy công cụ này

tốt nhất sự dụng trong thị trường có xu hướng, và không nên sử dụng trong thị

trường không ổn định khi giá di chuyển vô hướng.

4.8 STOCHASTICS

Stochastics là một công cụ chỉ thị khác giúp ta nhận ra đâu là nơi một

xu hướng có thể kết thúc. Bằng định nghĩa, Stochastics là một công cụ đo

lường điểm không thể mua và điểm không thể bán trong thị trường. Hai

đường tương tự như MACD vì cũng có một đường nhanh và một đường

chậm. Thang đo Stochastics dao động từ 0 100, khi các đường Stochastics

lớn hơn 70 nó có nghĩa là thị trường lúc này không nên mua nữa. Khi các

đường Stochastics thấp hơn 30 nó có nghĩa rằng thị trường lúc này không nên

Page 40: Tailieu.vncty.com   5315 9188

32

bán nữa. Như một quy luật, ta mua khi thị trường không thể bán và ta bán khi

thị trường không thể mua.

4.9 Chỉ số sức mạnh tương đối ( Relative strength index- RSI)

RSI tương tự như Stochastics là nó chỉ ra điểm không thể mua và điểm

không thể bán trong thị trường. Nó cũng dao động từ 0100. Nếu dưới 20 là

không thể bán, nếu trên 80 thì ta không thể mua.

RSI có thể được sử dụng như Stochastics, từ biểu đồ dưới đây ta có thể

thấy rằng khi RSI rớt xuống 20, nó rõ ràng cho thấy một thị trường không thể

bán. Sau khi rớt, giá đã nhanh chóng quay trở lại. RSI là một công cụ rất phổ

biến bởi vì nó có thể được sử dụng để xác nhận sự hình thành một xu hướng.

Nếu ta nghĩ một xu hướng đang được hình thành, hãy nhìn vào RSI và nhìn

vào nơi nào nó lớn hơn và nhỏ hơn 50. Nếu ta nhìn thấy một xu hướng lên,

sau đó phải chắc chắn rằng RSI lớn hơn 50. Nếu nhìn thấy một xu hướng đi

xuống sau đó phải chắc chắn rằng RSI nhỏ hơn 50.

Hình 1.10 PARABOLIC SAR, STOCHASTICS, RSI-chỉ số sức mạnh

tương đối

Page 41: Tailieu.vncty.com   5315 9188

33

Mỗi công cụ phân tích trong phân tích kĩ thuật đều mang một đặc điểm

riêng, có những công cụ chỉ phục vụ hiệu quả cho việc dự đoán xu hướng

trong ngắn hạn, dài hạn ví dụ MACD, MA, Bolingerband, Stochastic… có

những công cụ có thể cho ta biết thời điểm tham gia hay rút lui thích hợp khỏi

thị trường. Chính vì vậy mà phân tích kĩ thuật là việc kết hợp linh hoạt nhiều

công cụ phân tích khác nhau chứ không chỉ riêng một công cụ đặc biệt nào.

Mỗi nhà kinh doanh trên thị trường đều thiết lập cho mình một hệ thống công

cụ phân tích riêng tùy theo mức độ hiểu biết, khả năng phân tích của họ, tính

sợ rủi ro, mục tiêu kinh doanh trong dài hạn hay ngắn hạn.

III. Những đặc điểm cơ bản của kinh doanh trên thị trường ngoại hối.

1. Các đồng tiền giao dịch trên thị trường ngoại hối

Do hàng hóa kinh doanh trên thị trường này là các đồng tiền của các

quốc gia. Nó không chỉ phản ánh sự lưu thông của hệ thống tiền tệ mà còn là

một tấm gương phản chiếu những điểm yếu của nền kinh tế đó. Hơn thế nữa,

các cơ quan quản lí chính sách luôn thông qua thị trường tiền tệ để điều tiết

nền kinh tế bằng các chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa. Không giống

với việc phân tích cơ bản trên thị trướng chứng khoán, các nhà phân tích cơ

bản trên thị trường ngoại hối phải sử dụng những hệ thống thông tin phản ánh

thực trạng của cả một nền kinh tế để đưa ra những quyết định giao dịch mua

bán ngoại tệ.

2. Hình thức kinh doanh

Các nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối có thể thông qua công ty

môi giới hoặc giao dịch trực tiếp bằng chính tài khoản của mình mở tại một

công ty kinh doanh ngoại hối. Do đặc điểm của thị trường này là một thị

trường toàn cầu, không nhất thiết phải tập trung tại một vị trí hữu hình nhất

định và hoạt động mua bán có thể diễn ra ở bất cứ đâu, thông tin cân xứng,

khối lượng giao dịch rất lớn, công nghệ hiện đại nên các hoạt động kinh

doanh trên thị trường này trở nên hiệu quả và phát triển nhanh chóng.

Page 42: Tailieu.vncty.com   5315 9188

34

3. Lợi nhuận trong kinh doanh ngoại hối

Đây là một thị trường có đòn bẩy tài chính cao nhất với tỉ lệ thông

thường là 1:50; 1: 100, hoặc có thể lên tới 1: 200, so với thị trường chứng

khoán tỉ lệ này là 1: 1 và 1:2, thị trường Future cũng cung ứng một tỉ lệ khá

cao 1:15. Hơn nữa đây là thị trường có tính thanh khoản cao nhất, tỷ giá biến

động không bị chi phối hay kiểm soát bởi bất kì một định chế tài chính nào,

chi phí mỗi lần giao dịch thấp và có thể giao dịch 24 giờ trong 1 ngày. Chính

vì những đặc điểm này mà các nhà giao dịch có thể kiếm lợi nhuận lớn trong

một thời gian ngắn mà ở thị trường chứng khoán hay bất cứ thị trường nào

khác không thể đáp ứng được. Hơn nữa, phương pháp phân tích kĩ thuật được

xem là khá hiệu quả khi áp dụng ở thị trường này đồng thời trong giao dịch

ngoại hối thông thường ta chỉ chọn một hoặc 2 cặp tiền tệ để giao dịch, chính

vì vậy mà mức độ tập trung sức lực và trí tuệ cho phân tích cũng hiệu quả hơn

là phân tích cả một danh mục gồm hàng chục cổ phiếu như trong phân tích

chứng khoán.

4. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối

Bất cứ một lĩnh vực đầu tư nào lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Trong

kinh doanh ngoại hối cũng vậy, rủi ro thua lỗ trong giao dịch là rất lớn và có

thể không thích hợp với một số nhà đầu tư ngại rủi ro. Ngoài những rủi ro

phát sinh từ phía nhà kinh doanh như khả năng dự báo thị trường sai lệch dẫn

đến quyết định giao dịch thua lỗ, rủi ro do thiết bị kĩ thuật hoạt động không

tốt, hệ thống giao dịch bị hỏng chúng ta có thể mất cơ hội thực hiện một lệnh

mua, bán nào đó…thì còn có những rủi ro cơ bản và có tính phổ biến khác

trên thị trường ngoại hối:

a, Rủi ro tỉ giá

Đây là loại rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của

hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nó bắt nguồn từ trạng thái ngoại tệ không

cân xứng của nhà giao dịch và chỉ xảy ra khi trạng thái ngoại hối mở. Ví dụ,

Page 43: Tailieu.vncty.com   5315 9188

35

khi giao dịch mua bán đồng Yên bằng tài khoản gốc là đồng Đô la Mĩ, nếu tài

khoản đang ở trạng thái trường đồng Yên thì khi tỉ giá USD/ JPY tăng, chúng

ta sẽ gặp phải rủi ro tỉ giá, tài khoản lúc này đổi sang USD sẽ bị lỗ. Một

nguyên nhân khác của loại rủi ro này đó là do cung-cầu ngoại tệ trên thị

trường, cán cân thanh toán quốc tế, chính sách thuế quan, năng suất lao động,

tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước, lãi suất giữa các đồng tiền…

b, Rủi ro lãi suất

Sự tăng giảm lãi suất đồng tiền trong cặp tiền vào thời gian giao dịch sẽ

ảnh hưởng đến lượng tiền lãi/ phí có thể phải trả cho nhà môi giới hàng ngày

để duy trì lệnh giao dịch

c, Rủi ro thanh khoản

Là rủi ro khi công ty môi giới giữ tài khoản giao dịch không còn khả

năng để thanh toán khi chủ tài khoản yêu cầu rút tiền. Muốn kiểm tra xem

công ty môi giới đó có đủ uy tín không ta có thể kiểm tra thông qua những

đánh giá trên trang web www. nfa.futures.org. Bởi vì các công ty môi giới có

uy tín đều phải đăng kí qua hiệp hội hợp đồng tương lai quốc gia (National

Futures Association)

Page 44: Tailieu.vncty.com   5315 9188

36

Chương II. Ứng dụng phân tích biến động của cặp tỉ giá

USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 tại thị trường Mĩ

Những kiến thức lí thuyết trên chúng ta có thể tìm ở bất cứ thư viện

sách, ở rất nhiều trang web cung cấp thông tin về kinh doanh ngoại hối.

Nhưng việc áp dụng chúng như thế nào thì tuỳ thuộc vào khả năng nghiên

cứu, phân tích và nguồn thông tin mà người kinh doanh nắm bắt được. Một số

web cung cấp thông tin về kinh tế Mĩ: Cục thống kê lao động: www.bls.gov,

Cục dự trữ liên bang: www.federalreserve.gov. Những thông tin ở các trang

web này đều được công bố rộng rãi, tuy nhiên thị trường ngoại buôn bán

ngoại tệ là một thị trường nhạy cảm đến từng giây, từng phút, cho nên việc

theo dõi lịch công bố thông tin cũng là một việc rất quan trọng để có thể nắm

bắt tình hình kinh tế và quyết định giao dịch kịp thời. Ta cũng có thể tìm lịch

đó trong rất nhiều website:http://www.bls.gov, http://www.fxstreet.com/. Bên

cạnh các thông tin kinh tế, các nhà giao dịch còn phải theo dõi tình hình tổng

quát chung của toàn bộ nền kinh tế, thông tin chính trị, thiên tai…có tác động

gián tiếp đến thị trường ngoại hối. Tất cả các nhà giao dịch trên thị trường đều

không tiếp nhận thông tin cùng một thời điểm, cùng một nguồn công bố và

không phải họ đều có những lượng thông tin như nhau do vậy quyết định giao

dịch của họ là không giống nhau. Chính điều này đã tạo ra sự không hoàn hảo

của thị trường và vì thế việc kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật là

rất quan trọng để có được những giao dịch tốt. Ngày nay, với dịch vụ cung

cấp thông tin chuyên nghiệp của các công ty môi giới, những vấn đề trên cũng

được giải quyết phần nào bằng cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ cung cấp

thông tin kịp thời và chính xác, các công cụ ứng dụng trong phân tích kĩ thuật.

Để rõ hơn về tác động của những thông tin kinh tế và lý thuyết phân tích kĩ

thuật chúng ta sẽ sử dụng kết hợp hai công cụ phân tích này để giải thích biến

Page 45: Tailieu.vncty.com   5315 9188

37

động trên thị trường ngoại hối của cặp tiền tệ USD và JPY trong tháng 1 năm

2010. Hoa Kì và Nhật Bản là hai cường quốc kinh tế trên thế giới, kinh tế của

hai quốc gia này đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, vì thế

đồng đôla Mĩ và Yên Nhật cũng giữ một vị trí chủ đạo trong giao dịch trên thị

trường ngoại hối.

I. Nền kinh tế Mĩ trong những năm gần đây.

Hoa Kì là quốc gia đi đầu trong nền kinh tế thế giới chính vì vậy mà

đồng USD luôn giữ một vai trò chủ đạo trong giao dịch thương mại quốc tế

và chiếm 60% tổng dự trữ của ngân hàng trung ương năm 2007. Tăng trưởng

GDP bình quân năm 2007 đạt 2,53% nhưng đến năm 2008 cuộc khủng hoảng

tài chính bắt đầu bùng nổ do bong bóng tài sản cầm cố bắt đầu được bơm

căng vào năm 2001 và chỉ trong vài năm đã trở nên đáng lo ngại. Nhu cầu về

chứng khoán cầm cố vẫn ở mức cao nhưng việc thanh toán các tài sản cầm cố

trước hạn, vỡ nợ và những đổ vỡ khác liên quan đến các sản phẩm tài chính

phái sinh đã khiến cho giá trị tài sản sụt giảm. Vào cuối mùa hè năm 2007, lãi

suất ngắn hạn bắt đầu tăng lên sau khi đạt mức thấp nhất trong lịch sử, các

dấu hiệu rạn nứt bắt đầu được nhận ra khi giá trị ký quỹ và giá trị tài sản bắt

đầu lao xuống dốc, từ đó khiến khủng hoảng ngân hàng và bảo hiểm bùng nổ

chỉ trong vài tháng. Trong năm 2008, GDP giảm mạnh chỉ còn – 1,83%, tỉ lệ

thất nghiệp gia tăng nhanh chóng từ 5% tháng 1/2008 lên 7,4% tháng

12/2008, và duy trì ở mức cao trong cả năm 2009 (tháng 10/2009 là 10,1%).

Tỷ lệ thất nghiệp vẫn không hề suy giảm đáng kể trong quý I năm 2010. Với

sự nỗ lực cứu vãn nền kinh tế bằng các gói cứu trợ khổng lồ của tân tổng

thống Barack Obama GDP của quý III, IV năm 2009 đã có dấu hiệu tăng

dương trở lại và kéo GDP cả năm tăng thêm 0.25% nhưng tình trạng thất

nghiệp vẫn duy trì ở mức cao 9,7% trong 2 tháng đầu năm 2010. Cũng theo

đó các chỉ số bán lẻ, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, sản

lượng xuất nhập khẩu cũng giảm mạnh, tình trạng giảm phát đã bắt đầu xuất

Page 46: Tailieu.vncty.com   5315 9188

38

hiện từ tháng 3/2009 và kéo dài đến hết tháng 10/2009. Theo truyền thống,

nền kinh tế Mĩ đã từng trải qua nhiều thời kì dài phát triển thịnh vượng trước

khi lâm vào khủng hoảng có tính chu kỳ. Những đợt suy thoái này thường

được châm ngòi bởi bong bóng tài sản và lặp đi lặp lại 8 lần kể từ năm 1873-

thời điểm cuộc suy thoái kinh tế lớn đầu tiên nổ ra ở New York cho đến năm

1929. Mỗi đợt suy thoái có mức độ nghiêm trọng không giống nhau, thời kì

Đại suy thoái năm 1929 đã buộc nước Mĩ phải tìm kiếm những biện pháp cải

cách hệ thống ngân hàng và các thị trường chứng khoán.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính ở Mĩ ảnh hưởng đến toàn cầu,

các nền kinh tế lớn đều bị tác động một cách tiêu cực và cũng cố gắng đưa

nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái. Nhưng trong dài hạn vẫn phải thừa

nhận rằng chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế toàn cầu

và đặc biệt là sự phát triển của khu vực châu Á, điều đó cũng có nghĩa là

trong những năm tiếp theo sự vượt trội của nền kinh tế Mĩ sẽ giảm đi. Tuy

nhiên, Mĩ vẫn duy trì được vị trí quan trọng trung tâm của kinh tế thế giới, và

các nhà giao dịch ngoại hối cũng sẽ phải chú tâm đến những biến động của

kinh tế Mĩ. Đặc biệt là các nhà giao dịch kinh doanh những cặp tiền tệ có một

đồng tiền là đồng đô la Mĩ. Họ đang phải đánh giá hoặc dự đoán về xu hướng

tăng giảm giá trị của đồng đô la so với các đồng tiền khác. Họ cũng phải dự

báo thị trường đầu cơ giá lên hay giá xuống của đồng đôla trong những phiên

giao dịch tiếp theo. Để giải quyết những vẫn đề này, đầu tiên ta có thể xem

xét vị trí của đồng đô la trên thị trường tiền tệ quốc tế và đánh giá mức độ

mạnh yếu của nó bằng cách nhìn vào chỉ số khối lượng giao dịch (The trade-

weighted Index TWI), nó đo lường giá trị của một đồng tiền với một rổ đồng

tiền mà nó có khối lượng trao đổi thương mại lớn nhất. Nếu chỉ số này giảm

xuống dưới 80 thì đó là một dấu hiệu xấu, một sự sụt giảm giá trị đồng đôla

chưa từng có trong nhiều năm trước đó. Chúng ta cũng có thể dựa vào biểu đồ

TWI này để vạch kế hoạch kinh doanh ngoại hối trong tương lai

Page 47: Tailieu.vncty.com   5315 9188

39

Hình 2.1 Khối lượng giao dịch của đồng USD

Nguồn: Cục dự trữ liên bang Hoa Kì

Theo số liệu thống kê năm 2006 của Ngân hàng liên bang Autralia khối

lượng giao dịch các cặp tiền tệ USD/ EUR chiếm 38.74% trong tổng số giao

dịch đồng EUR, cũng tương tự như vậy đối với các cặp tiền USD/AUD chiếm

23,32%, USD/ GBP chiếm 21,27%, USD/NZD là 30,94%, USD/ CAD chiếm

86,59%, USD/JPY chiếm 60,91%... ta có thể thấy rằng đồng đô la Mĩ không

chỉ chiếm một vị trí quan trọng trong buôn bán quốc tế mà cả trên thị trường

ngoại hối nó cũng cho thấy rõ tính thanh khoản lớn nhất của mình. Chính vì

những lí do như trên mà bất cứ nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối nào

cũng luôn cân nhắc đến việc tham gia vào mua bán đồng USD. Mặc dù trong

vài năm gần đây diễn biến nền kinh tế có những dấu hiệu lao dốc và nhất là

trong thời gian khủng hoảng vừa qua, một mặt các chỉ báo kinh tế đều cho

thấy tình trạng suy thoái trầm trọng và lan rộng ra nhiều quốc gia khác. Mặt

khác các nhà kinh tế học liên tục đưa ra các luận điểm chống lại đồng đôla

Mĩ, họ chỉ ra nhiều điểm yếu của đồng đôla và khe hở của nền kinh tế Mĩ

đồng thời đưa ra những lời cảnh báo không có lợi cho đồng USD và đề nghị

các quốc gia giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô la trong giao dịch thương

mại quốc tế. Những sự việc này đã làm cho thị trường ngoại hối luôn ở trong

trạng thái biến động thất thường. Nó tiềm ẩn một rủi ro lớn nhưng cũng là cơ

Page 48: Tailieu.vncty.com   5315 9188

40

hội cho rất nhiều nhà giao dịch ngoại hối muốn tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn

hạn. Để hiểu rõ hơn thị trường ngoại hối và tự tìm ra những chiến lược riêng

cho mình chúng ta cần tiến hành nghiên cứu chi tiết các thông số thống kê của

nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn để có được cái nhìn toàn cảnh về sức

mạnh của đồng tiền tham gia giao dịch và ra quyết định kịp thời, đúng đắn để

có thể thành công trên thị trường hấp dẫn và đầy rủi ro này.

II. Kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn suy thoái.

Nhật Bản đã giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều năm

qua và chỉ mới đánh mất vị trí đó trong những năm gần đây, theo báo cáo

kinh tế thường niên của Cục dự trữ liên bang Mĩ, tháng 7/ 2006 tổng sản

phẩm quốc dân của Trung Quốc tính dựa trên ngang giá sức mua của đồng

USD chỉ sau Hoa Kì. Mặc dù vậy nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã là

một trong những nền kinh tế thành công. Thời kì bong bóng kinh tế 1987-

1991 Nhật Bản đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong mọi lĩnh vực kinh

tế, đây được biết đến như thời kì hoàng kim của những chiếc xe ôtô hạng

sang, thực phẩm đắt tiền, những cuộc đấu giá của các tác phẩm nghệ thuật kỳ

dị và sự nổi lên của thời trang hàng hiệu và trang sức đắt tiền. Cũng trong thời

gian này giá nhà đất ở những vùng trung tâm thành phố tăng gấp 3 lần từ năm

1985- 1989 và cuối cùng là sự tăng nhanh của các khoản tín dụng mua nhà.

Năm 1989 chỉ số Nikkei 225 đã đạt tới 39000 điểm, chỉ số này được tính trên

giá trị của 225 cổ phiếu hàng đầu được niêm yết trên sản giao dịch Tokyo.

Nhưng cho đến năm 1990 nó đã giảm 39% và tháng 3/2007 nó chỉ còn 17400

điểm. Đây là một dấu hiệu và bằng chứng điển hình của sự suy thoái kinh tế,

trong những năm 90 kinh tế Nhật đã phải trải qua “thập niên suy thoái” (The

Lost Decade). Từ năm 1995- 2002 tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm

ở Nhật là 1,2% thấp hơn rất nhiều so với các nước như Mĩ 3,2%, Canada

3,4%, Anh 2,7% và Autralia 3,8%. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự trì trệ

này nhưng nguyên nhân chính của nó là sự giảm sút trong đầu tư và tiêu dùng

Page 49: Tailieu.vncty.com   5315 9188

41

cá nhân ở Nhật. Theo nghiên cứu của Charles Horioka “Những nguyên nhân

suy thoái kinh tế ở Nhật: Vai trò của tiêu dùng hộ gia đình” thì GDP của nó

được tính dựa trên 6 thành phần chính: một là, chi tiêu hộ gia đình thực tế; hai

là, chi tiêu công thực tế; ba là, đầu tư tư nhân; bốn là, đầu tư chính phủ; năm

là, sự thay đổi của hàng tồn kho và sáu là, xuất khẩu ròng.

Bảng 2.1 Tăng trưởng thực tế bình quân của các thành phần đóng góp

vào GDP hàng năm từ 1980 đến 2003

Nguồn: Naikakufu Keizai Shakai Sougou Kenkyuusho (Viện nghiên cứu

kinh tế xã hội, văn phòng nội các chính phủ Nhật Bản), Kokumin Keizai

Keisan Nenpou (Báo cáo tài khoản quốc gia thường niên), xuất bản 2005

(Tokyo: Media- Rando Kabushiki Kaisha, 2005)

Trong đó:

-Actual final consumption of households: chi tiêu hộ gia đình thực tế

- Government actual final consumption: chi tiêu công thực tế

Trong 6 thành phần này chi tiêu hộ gia đình chiếm một tỉ lệ lớn trong

tổng giá trị GDP 57,24% trong giai đoạn 1980- 1991, và 85,4% trong giai

đoạn 1991- 2003 và cũng có mức giảm tương ứng từ 3,59% xuống còn

1,56%. Nguyên nhân của việc tiêu dùng giảm sút là do thu nhập khả dụng và

Page 50: Tailieu.vncty.com   5315 9188

42

sự giàu có của hộ gia đình suy giảm dẫn đến mối lo sợ trong tương lai và

thiếu lòng tin vào nền kinh tế. Khi một nhà giao dịch ngoại hối hiểu rõ các

khu vực kinh tế trì trệ như Nhật Bản thì họ sẽ hiểu sâu sắc tại sao Nhật Bản

ngày nay vẫn không thể phục hồi nền kinh tế mạnh mẽ như trong giai đoạn

bong bóng. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy khu vực đầu tư tư nhân giảm sút

nghiêm trọng từ 6,11% (1980-91) xuống còn -0,59 % (1991-2003) và tỉ trọng

đóng góp cũng giảm sút theo tương ứng 34% xuống -11,5%. Khi các hộ gia

đình đã kém lòng tin vào nền kinh tế họ sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn

đầu tư, chính những hành động này của người dân đã làm cho nền kinh tế

càng trở nên khó phục hồi hơn.

Rất ít nhà giao dịch ngoại hối nhớ đến thời kì khủng hoảng này của

Nhật Bản mặc dù nó chỉ mới qua đi vài năm trước. Nền kinh tế Nhật sẽ tiếp

tục phải đối mặt với thời kì trì trệ hay thoát khỏi nó và phát triển là tuỳ thuộc

vào những quyết định của Ngân hàng Nhật về mức lãi suất, vào lòng tin của

doanh nghiệp và người tiêu dùng bởi vì nguyên nhân lớn nhất của sự trì trệ

kinh tế này là do thiếu lòng tin để chi tiêu và tiêu dùng. Vì thế, sự tăng chi

tiêu sẽ giúp phục hồi nền kinh tế. Nhưng thật không dễ dàng gì để có thể kích

thích người tiêu dùng Nhật. Do vậy các nhà kinh doanh ngoại hối phải đặc

biệt chú ý tới những báo cáo về lạm phát và chỉ số niềm tin của người tiêu

dùng, nó là bằng chứng cho thấy Nhật bản đã vượt qua được nỗi lo giảm phát

hay chưa. Một ví dụ điển hình vào tháng 3/2007 lần đầu tiên trong 16 năm

qua giá nhà đất ở Nhật bất ngờ tăng và chỉ số lạm phát vượt qua mức 0.0%,

giá trị của đồng Yên so với USD và EUR bắt đầu được củng cố. Nhưng sự

mạnh lên của đồng Yên lại đe dọa đến xuất khẩu của Nhật, vì thế chính phủ

Nhật vẫn tiếp tục duy trì một giá trị đồng Yên thấp để kích thích xuất khẩu.

Lúc này các nhà chúng ta nên nhớ rằng nhờ chế độ tiền tệ thì một nước có thể

được hưởng lợi nhiều nhưng các nước còn lại sẽ bị mất nhiều. Ở thời điểm

này ngân hàng Nhật còn duy trì một lãi suất rất thấp là 0.5% để khuyến khích

Page 51: Tailieu.vncty.com   5315 9188

43

đầu tư và chi tiêu nhưng mặt trái của của chính sách này là lại khiến dòng vốn

ồ ạt chảy ra nước ngoài, những nước có mức lãi suất cao và điển hình là New

Zealand (8.0% tháng 6/2007). Các nhà đầu tư đã lợi dụng mức chênh lệch lãi

suất này để thực hiện “carry trade” vay đồng Yên và đầu tư vào đồng Kiwi

hay các đồng tiền khác có lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó những nhà giao dịch

đồng Yên cũng nên chú ý tới sự phát triển kinh tế của Trung Quốc bởi nó tác

động đến viễn cảnh tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Trung Quốc đã vượt

qua Mĩ và hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, nếu đồng Yên

mạnh lên thì xuất khẩu của Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng xấu. Ngược lại, nếu duy

trì một đồng Yên yếu sẽ giúp kích thích xuất khẩu, do vậy những báo cáo về

tình trạng xuất nhập khẩu cũng là chỉ báo kinh tế quan trọng cho các nhà kinh

doanh ngoại hối.

Tóm lại, nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn,

nó có thể phục hồi hay không là tuỳ thuộc vào lòng tin của người tiêu dùng có

đủ lớn để kích thích nền kinh tế hay không và lãi suất đồng Yên có tăng để

duy trì vai trò thống trị về khối lượng giao dịch của đồng Yên hay không.

Hơn thế nữa, Nhật Bản cũng đang phải đổi mặt với nguy cơ thiếu lao động vì

dân số già trong những năm tới. Vì vậy, giao dịch đồng Yên sẽ gặp nhiều

thách thức lớn, nhưng đồng thời cũng đem lại những cơ hội lớn

III. Phân tích biến động tỷ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010

Nhìn toàn cảnh thị trường ngoại hối trong khoảng 5 năm gần đây ta

thấy tỉ giá USD/JPY đã trải qua những giai đoạn đầy biến động và đang có xu

hướng giảm kể từ giữa năm 2007 đến nay do giá trị của đồng Yên Nhật tăng

so với đô la Mĩ. Nền kinh tế Mĩ trong giai đoạn này phải chứng kiến một cuộc

suy thoái có mức ảnh hưởng tương đương với cuộc đại suy thoái 1929-1932,

gía trị của đồng đôla đã giảm sút đi rất nhiều trên thị trường tiền tệ thế giới.

Có thể kể đến những mốc đáng chú ý nhất là vào giữa năm 2008 các dấu hiệu

suy thoái liên tiếp được công bố, thị trường tài chính chao đảo với hàng loạt

Page 52: Tailieu.vncty.com   5315 9188

44

ngân hàng hàng đầu tuyên bố phá sản. Mở đầu là vụ phá sản lớn nhất từ trước

tới nay của ngân hàng Lehman Brother- tập đoàn chứng khoán và tập đoàn

ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 9 năm 2008. Và hàng

loạt các ngân hàng, tập đoàn bảo hiểm khác cũng lâm vào tình trạng tương tự.

Bên cạnh đó tỉ lệ thất nghiệp liên tục gia tăng, chỉ số về lương, chỉ số lòng tin

người tiêu dùng, chỉ số bán lẻ liên tục giảm sút. Nền kinh tế bắt đầu nún sâu

vào cuộc khủng hoảng cho đến đầu năm 2009 chính phủ Mĩ và các nước khác

cùng hợp tác đưa ra các biện pháp để đối phó với cuộc khủng hoảng này.

Hình 2.2 Diễn biến tỷ giá USD/JPY tháng 4/2007 đến tháng 2/2010 trên

thị trường ngoại hối Mĩ

Tháng 1 năm 2010, các nền kinh tế trên thế giới đã có dấu hiệu phục

hồi rõ nét, các khu vực đồng tiền chung châu Âu, Trung Quốc đều công bố

những kết quả đáng mừng về nền kinh tế của mình. Mĩ cũng đạt được những

mức tăng trưởng đáng kể trong cuối năm 2009 và đầu năm 2010. Năm 2009,

GDP quý III tăng 2,2%, quý IV tăng 5,9%, tỉ lệ lạm phát cũng duy trì ở mức

trên 2% và đã thoát khỏi thời kì giảm phát trầm trọng của năm 2009, tỷ lệ thất

nghiệp có dấu hiệu giảm đi nhưng chưa rõ nét. Có thể kết luận rằng nền kinh

tế thế giới đang dần dần phục hồi. Để biết được chi tiết các chỉ báo kinh tế

trong tháng 1 năm 2010 đã tác động đến tâm lí của các nhà kinh doanh trên

Page 53: Tailieu.vncty.com   5315 9188

45

thị trường kinh doanh ngoại tệ như thế nào ta sẽ phân tích và xét từng thời

điểm cụ thể sau:

Dùng biểu đồ 4 giờ, tức là mỗi một cây nến tương ứng với một khoảng

thời gian giao dịch là 4 giờ đồng hồ, đồng thời kết hợp với những biểu đồ thời

gian nhỏ hơn 1giờ. Như vậy ta chỉ đi phân tích những biến động chính làm

thay đổi tỉ giá mạnh mẽ trong tháng 1 năm 2010.

Tháng 6/2007 tỉ giá lúc này vào khoảng USD/ JPY=124.20 nhưng liên

tiếp sau đó nó đã sụt giảm và chỉ còn hơn 95 tháng 3/ 2008 rồi lại tiếp tục

phục hồi cho đến ngưỡng 110.668 ngày 10/8/2008. Với những tín hiệu suy

thoái kinh tế vào cuối năm 2008 tỉ giá của đồng USD liên tục trượt giảm so

với các đồng tiền khác cũng như so với đồng Yên, lúc này tỉ giá chỉ còn

86,834 ngày 18/1/2009. Nhưng những hi vọng vào chính sách thúc đẩy nền

kinh tế của tổng thống Obama gía trị của đồng đôla cũng được phục hồi đáng

kể và đạt 101,345 ngày 05/04/2009, tuy vậy nó vẫn liên tiếp sụt giảm chỉ ngay

sau đó do những kì vọng vào chính sách mới không được như ý muốn, và độ

trễ của các gói kích cầu đã làm nản các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối, tỉ

giá lúc này lại tiếp tục lao xuống và chỉ còn 84,661 ngày 22/11/2009. Nhưng

đến đầu năm 2010 hàng loạt các báo cáo tài chính của các ngân hàng, tập

đoàn bảo hiểm đã công bố những mức lãi ngoài dự kiến, các thông báo của

cục nghiên cứu kinh tế đã cho thấy dấu hiệu phục hồi của quý III, IV năm

2009, thị trường ngoại hối như được tiếp thêm sức lực để vượt dậy sau cả

chuỗi thời gian dài liên tiếp đạt những mốc thấp nhất trong lịch sử. Như trên

biểu đồ ta có thể thấy, đỉnh thứ nhất và đỉnh thứ hai là hai đỉnh phục hồi cao

nhất kể từ tháng 9/ 2009 cho đến nay 1USD =93,70 JPY.

Page 54: Tailieu.vncty.com   5315 9188

46

Hình 2.3: Các mốc biến động tỉ giá USD/JPY từ 2007 đến 2010

Sau những ngày nghỉ đầu năm, thị trường ngoại hối bắt đầu hoạt động

trở lại. 15h ngày 4/1 cục điều tra dân số Hoa Kì đã đưa ra báo cáo thống kê tỉ

lệ chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng (the construction spending), đây là một

công cụ đo lường tổng tiêu dùng của người dân Mĩ vào tất cả các loại hình

xây dựng. Xây dựng nhà ở cũng là một trong những thành phần của báo cáo

này, nó có ích trong việc dự đoán số lượng nhà mới sẽ bán và số lượng tài sản

thế chấp trong tương lai. Khi con số này tăng điều đó thể hiện một tương lai

khả quan cho đồng USD và ngược lại. Tháng 12 vừa qua giá trị công trình

xây dựng mới là 857.803 triệu đôla giảm 0.6% trong khi các quan chức dự

kiến chỉ là -0,5%. Trong đó xây dựng nhà ở là 264 triệu tăng 1% so với tháng

trước, do vậy nguyên nhân giảm sút là ở lĩnh vực xây dựng khác bao gồm văn

phòng, trường học, bệnh viện, giao thông…

Page 55: Tailieu.vncty.com   5315 9188

47

Hình 2.4 Chi tiêu trong đầu tư xây dựng tháng 11 năm 2009

Nguồn: http://www.fxstreet.com

Cũng trong ngày 4.1 Viện quản lí cung ứng hàng hoá đã công bố chỉ số

sản suất tháng 12 năm 2009. Nó là một chỉ báo tổng quát điều kiện kinh tế ở

Mĩ quan trọng. Khi chỉ số này giảm xuống dưới 50 thì đó là một dấu hiệu

đáng lo ngại cho các nhà quản lí nhưng trong tháng 12 này nó đã đạt 54.9 tăng

nhẹ so với mức 53.6 của tháng trước và đang đà đi lên từ mức thấp kỉ lục 32.4

tháng 12 năm 2008. Sự phục hồi của các nhà máy đã giúp ngành sản xuất đạt

được mức tăng trưởng nhẹ vào cuối năm 2009 và là lần thứ 5 liên tiếp chỉ số

này tăng vượt mức mong đợi của các nhà đầu tư.

Bảng 2.2 Chỉ số sản xuất ISM tháng 12

Nguồn: http://www.fxstreet.com/.

Page 56: Tailieu.vncty.com   5315 9188

48

Nhưng bên cạnh đó ngân hàng Nhật Bản cũng thông báo tăng lượng

cung tiền cơ bản trong nền kinh tế để kích cầu. Trong cuối năm 2009 hàng

loạt quốc gia thông báo những tín hiệu phục hồi tốt của nền kinh tế thì Nhật

Bản phải đối phó tình trạng giảm phát trầm trọng trong suốt cả năm này. Ngày

7/12 Nhật Bản đã quyết định tung ra gói kích cầu mới để ngăn chặn đà suy

thoái này. Tăng lượng tiền cơ sở được xem như là một biện pháp hữu ích để

làm giảm thiểu phát, tăng giá cả hàng hoá nhưng đồng thời cũng đặt một áp

lực lớn lên việc tăng tỉ giá trao đổi tiền tệ. Đây cũng là một nhân tố làm tỉ giá

USD/ JPY đi lên tại thời điểm này.

Bảng 2.3 Lượng tiền cơ sở hàng tháng của Nhật Bản

Nguồn: http://www.fxstreet.com/.

Sau những tín hiệu đi lên chậm chạp vào cuối năm 2009 với giá trị mua

bán trên thị trường tương đối thấp thì đến đầu năm 2010 khi đã gần đạt tới

đỉnh của giai đoạn này thì tính thanh khoản bắt đầu được cải thiện, khối lượng

giao dịch tăng đáng kể. Thời điểm này cũng có thể là thời điểm tốt để thoát ra

khỏi thị trường. Theo những chỉ báo của Parabolic SAR những chấm từ dưới

đi lên bắt đầu chuyển dần từ trên đi xuống nó chỉ ra một sự đảo chiều đi

xuống của giá. Ưu điểm lớn nhất của công cụ này là sử dụng rất đơn giản, khi

các chấm ở phía dưới thanh nến, đó là dấu hiệu để mua vào, và khi những

chấm ở phía trên thanh nến, đó là dấu hiệu để bán ra. Đây hầu như là một dấu

Page 57: Tailieu.vncty.com   5315 9188

49

hiệu sớm nhất được thể hiện bởi vì nó cho biết giá cũng lên hay xuống như

vậy. Nó được xem như công cụ tốt nhất sử dụng trong thị trường có xu hướng

nhưng không nên sử dụng công cụ này trong thị trường không ổn định khi giá

di chuyển vô hướng.

Hình 2.6 Diễn biến tỷ giá USD/JPY tháng 1 năm 2010

Hơn nữa ta cũng có thể thấy dải bolinger band đã thu hẹp lại ở trước

đó nó thể hiện rằng các nhà giao dịch trên thị trường đang tích luỹ USD trong

một khoảng thời gian mà không dám mạo hiểm, để chờ thị trường đi lên.

Chính vì vậy mà khối lượng giao dịch cũng rất hạn chế và thường là lượng

mua vào tương đương hoặc nhiều hơn lượng bán ra rất ít. Do vậy, cuối tháng

12/2009 là thời điểm mà ta có thể xâm nhập vào thị trường mua đồng đô la

Mĩ và chờ đến đầu tháng 1 là có thể bán ra để chốt lãi.

Không chỉ Parabolic cho ta thấy những tín hiệu thị trường đang lên vào

những ngày cuối năm 2009 mà Chỉ số sức mạnh tương đối –RSI cũng cho

thấy thị trường đang lên và tiếp tục xu hướng đó tới đầu năm 2010 và đạt gần

Page 58: Tailieu.vncty.com   5315 9188

50

tới ngưỡng 80 tức là ngưỡng không thể mua. RSI là một công cụ rất phổ biến

bởi vì nó có thể được sử dụng để xác nhận sự hình thành một xu hướng.

Sau khi giá liên tiếp tăng ba cây nến màu xanh xuất hiện cho thấy thị

trường bắt đầu mua vào nhiều, cây nến thứ hai có thân dài nhất chứng tỏ sức

mua của thị trường thời điểm đó rất mạnh, cuối cùng xu hướng đi lên kết thúc

bằng một cây nến có thân ngắn và bóng trên gần như không có điều này có

nghĩa là sức mua và sức bán của thị trường gần như tương đương, lượng bán

ra đã kéo giá đóng cửa đi xuống gần bằng với giá ban đầu. Thị trường phản

ứng mạnh ngay lập tức sau đó và cây nến đỏ bắt đầu xuất hiện, giá mở cửa

của nó thấp hơn cả giá đóng cửa của phiên trước đó. Một số nhà đầu tư vẫn

còn hi vọng giá sẽ tiếp tục tăng và một cây nến xanh lại xuất hiện tuy nhiên

sức mua vào vẫn rất yếu không đủ mạnh để kéo thị trường lên và kết thúc

ngày giao dịch mùng 3/1 một cây nến đỏ có thân ngắn và 2 bóng cũng rất

ngắn (giá mở cửa: 92.907, đóng cửa:92.729, giá cao nhất 92.937, giá thấp

nhất:92.679) được hình thành. Sang ngày 4/1 mặc dù những thông tin về nền

kinh tế Mĩ đã có những thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn nhưng xu

hướng đi xuống dường như vẫn còn tiếp tục diễn ra trên thị trường sau một

thời gian dài đồng Yên Nhật mất giá vào cuối năm 2009. Chính phủ Nhật

cũng ra sức cứu vãn tình trạng thiểu phát của nền kinh tế và hứa hẹn những

kết quả tốt đẹp hơn sau các biện pháp kích cầu, do vậy niềm tin vào kinh tế

Nhật bắt đầu được khôi phục, thông tin này đã kéo tỉ giá đi xuống.

Trong các ngày mùng 5 và 6/ 1/2010 Hiệp hội các nhà buôn bất động

sản quốc gia đã thông báo chỉ số về doanh số bán nhà, đây là một chỉ số chỉ

dẫn trên thị trường nhà đất ở Mĩ và thị trường này được xem là rất nhạy cảm

với sức khoẻ của nền kinh tế Mĩ do vậy nó là một thông tin quan trọng mà bất

cứ nhà kinh doanh ngoại hối hay nhà nghiên cứu kinh tế nào đều phải chú ý.

Nó có thể tạo ra những biến động tỷ giá đồng đôla so với các đồng tiền khác.

Nói chung, nếu chỉ số này tăng thì nó là một tín hiệu khả quan cho nền kinh tế

Page 59: Tailieu.vncty.com   5315 9188

51

Mĩ và ngược lại. Trong tháng 12/2009 chỉ số này đã xuống tới mức kỉ lục

trong cả năm 2009 chỉ còn -16.4%, con số này cũng vượt quá nhiều lần so với

-2% mà các nhà kinh tế dự đoán trước đó. Sự sụt giảm của thông tin này đã

đẩy thị trường đi xuống mặc dù cùng thời điểm đó cục điều tra dân số cũng

đưa ra những thông tin khả quan về số lượng các đơn đặt hàng của các nhà

máy bao gồm cả các đơn đặt hàng lâu bền và hàng tiêu dùng không bền, hàng

tồn kho… cũng như rất nhiều các chỉ số khác, thông thường nếu nó tăng cao

thì đó là dấu hiệu tốt và ngược lại. Trong tháng 12 chỉ số này cũng chỉ tăng

1%.

Hình 2.7 Doanh số bán nhà

Nguồn: http://www.fxstreet.com/.

Vào lúc 21.30 và 22h Viện dầu khí quốc gia Hoa Kì đã thông báo

những thông tin về tình hình dự trữ dầu thô. Nhìn vào kết quả của báo cáo

này chúng ta có thể dự đoán lượng cầu, biến động giá cả xăng dầu ở Mĩ và

nền kinh tế Mĩ cũng bị ảnh hưởng bởi biến động này. Theo nghiên cứu của

Kevin L. Kliesen trong báo cáo của cục dữ trữ liên bang thì dầu thô và các sản

phẩm phái sinh của nhiên liệu chất đốt này có thể thúc đẩy hoặc làm trì trệ sự

tăng trưởng kinh tế. Cứ mỗi thùng dầu thô tăng thêm $ 10 thì GDP giảm đi

0,4 % và nếu như mỗi thùng dầu tăng giá gấp đôi thì sẽ làm cho giá cả của các

mặt hàng khác tăng 3.2%. Trong tháng 12, lượng dầu thô dự trữ đã giảm 2.3

Page 60: Tailieu.vncty.com   5315 9188

52

triệu thùng điều đó có nghĩa là nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này đang tăng

mạnh và nó có thể ảnh hưởng đến giá dầu thô của thế giới.

Hình 2.8 Lượng dầu thô dự trữ tháng 1 năm 2010

Nguồn: http://www.fxstreet.com/.

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng của tuần đầu tiên trong tháng

này đã suy giảm còn -44 điểm trên thang điểm từ -100100 của hãng tin

ABC và tạp chí Washington. Chỉ số này đo lường lòng tin của người tiêu

dùng và phản ánh mức thu nhập của họ thông qua thói quen chi tiêu hàng

ngày. Trong một nền kinh tế mà người tiêu dùng lạc quan về thu nhập của họ

trong tương lai thì họ sẽ chi tiêu nhiều hơn, điều này góp phần thúc đẩy nền

kinh tế mở rộng sản xuất và ngược lại chính vì thế chỉ số này giảm trong thời

gian vừa qua là một tín hiệu xấu đối với các nhà sản xuất. Nhìn vào biểu đồ

bên dưới ta có thể thấy là lòng tin của người tiêu dùng đã xuống tới mức thấp

nhất trong 2 thập niên vừa qua và nó vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt.

Page 61: Tailieu.vncty.com   5315 9188

53

Hình 2.9 Chỉ số hài lòng của người tiêu dùng

Nguồn: Báo cáo chỉ số tiêu dùng của hãng tin ABC (ABC news

consumer index) phát hành thứ 3 ngày 5/1/2010

Ngày 6/1 với một loạt các tín hiệu lạc quan cho nền kinh tế. Đầu tiên là

số lượng đơn thế chấp nhà đất được thống kê bởi hiệp hội các Ngân hàng

cho vay thế chấp đã tăng 0,5% trong tuần đầu tiên của tháng 1 so với mức

giảm -22,8% của tuần trước đó, tiếp theo là tỉ thất nghiệp đã giảm chỉ còn -

61K thấp hơn rất nhiều so với -169K trong tháng trước, viện quản lí nguồn

cung hàng hoá (Institute for Supply Management) đã đưa ra kết quả hoạt động

khả quan của lĩnh vực phi sản suất tăng từ 48.7 điểm trong tháng trước lên

49.8, tuy nhiên vẫn thấp hơn dự báo là 50.5 điểm trong tháng này. Chỉ số này

cũng đang có xu hướng tăng dần lên từ đầu năm 2009. Cũng trong ngày 6.1

vào lúc 19h Uỷ ban thị trường mở liên bang (FOMC) đã đưa ra biên bản

của cuộc họp thường xuyên được tổ chức 8 lần trong một năm để báo cáo

điều kiện nền kinh tế, tài chính, quyết định những chính sách tiền tệ phù hợp

và đánh giá rủi ro trong dài hạn của việc thực hiện mục tiêu duy trì ổn định

giá cả và tăng trưởng kinh tế bền vững. Đây là một biên bản có tính quyết

định đối với chính sách tỉ gía trong tương lai. Trong biên bản này FOMC

cũng trình bày những quan điểm sẽ chỉ kì vọng một mức tăng trưởng thấp

Page 62: Tailieu.vncty.com   5315 9188

54

trong thời gian tới nhưng sẽ ngăn chặn lạm phát và chú ý hơn đến việc giảm

tình trạng thất nghiệp đang diễn ra. Những quan chức cấp cao trong hội nghị

còn lo sợ rằng nền kinh tế có thể sẽ đi xuống khi gói kích thích của chính phủ

kết thúc. Còn về phía Nhật Bản, bộ trưởng bộ tài chính Hirohisa Fuji đã tuyên

bố trước cuộc họp báo về việc ông xin từ chức vì lí do sức khỏe. Ông hiện là

người có nhiều kinh nghiệm về vấn đề tài chính quốc gia nhất trong nội các

của Thủ tướng Hatoyama. Ông đã phải nhập viện tháng 12 vừa qua vì kiệt sức

và đã tuyên bố hoãn cuộc họp thường kì của bộ tài chính Nhật vào ngày 6.1.

Đây là thời điểm nội các Nhật Bản đang có những vẫn đề tranh cãi về việc thu

chi ngân sách và áp lực từ dân chúng với cam kết không sử dụng lãng phí

nguồn thu từ thuế của nhân dân. Việc này cũng đặt một thách thức cho thủ

tướng khi phải tìm một người có trách nhiệm và ảnh hưởng chính trị đủ lớn để

thay thế ông Hirohisa Fuji.

Ngày 7/1 Bộ lao động Mĩ đã đưa ra con số đáng mừng cho tình trạng

thất nghiệp ở Mĩ. Số lượng người điền vào tờ khai xin trợ cấp thất nghiệp lần

đầu tiên tron tuần đầu của tháng 1 không tăng thêm như dự đoán. Những vấn

đề về tình trạng thất nghiệp bắt đầu có dấu hiệu tích cực tỉ lệ thất nghiệp giảm

từ 10% tháng 12 năm 2009 xuống còn 9,7% trong đầu năm nay. Những thông

tin trên đã làm cho thị trường ngoại hối có những ngày giao dịch sôi động và

đi lên mạnh mẽ trong ngày mùng 7 đạt đỉnh cao nhất từ đầu quý IV năm

2009.

Sau 2 ngày liên tiếp nhận được những thông tin lạc quan từ thị trường

trên biểu đồ đã hình thành 2 cây nến xanh với mức giá đóng cửa và mở cửa

chênh lệch nhau khá lớn thể hiện một xu hướng đi lên rất mạnh. Tuy nhiên

ngay sau cây xanh thứ 2 của ngày mùng 7 một cây nến đỏ có giá mở cửa bằng

với giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó, hai bóng của cây nến này rất

dài thì ta có thể thấy thị trường đang giằng co giữa người bán và người mua,

nhưng sau một hồi giá lên mạnh mẽ trong 2 ngày mùng 6 và 7/1 thì sức mua

Page 63: Tailieu.vncty.com   5315 9188

55

đã giảm dần. Thị trường đã có dấu hiệu đi xuống nhưng ngay sau đó lại xuất

hiện một cây nến Doji, đây là dấu hiệu đảo chiều cho thấy thị trường có thể

vẫn tiếp tục đi lên do sức cung và cầu đang cân bằng nhau.

Ngày 8/1 Nhật Bản đã công bố những thông tin chỉ dẫn quan trọng

của nền kinh tế, số liệu cho thấy kinh tế Nhật Bản đang theo chiều hướng đi

ngang và không có sự biến đổi quan trọng. Chỉ số này là sự tổng hợp của 12

chỉ số thành phần khác như số lượng đơn đặt hàng máy móc, giá chứng

khoán, chỉ số hàng tồn kho…. Nó phản ánh tổng quát nền kinh tế Nhật Bản

trong ngắn hạn và trung hạn. Mức bình quân của chỉ số này là 50, do vậy nếu

cao hơn 50 thì đó là một dấu hiệu tốt, nhỏ hơn 50 thì nó cảnh báo rằng đồng

Yên sẽ mất giá mạnh. Chỉ số này đang có xu hướng đi lên kể từ đầu năm 2009

điều đó cũng chứng tỏ rằng nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi. Tuy

nhiên so với các nước khác những biện pháp để khắc phục hậu quả của cuộc

khủng hoảng không thể hiện sự quyết tâm của chính phủ và đang tồn tại

những vấn đề mâu thuẫn trong nội các chính vì vậy mà việc thống nhất các

biện pháp hỗ trợ rõ ràng cũng trở nên khó khăn hơn và sự phục hồi kinh tế

cũng khó đạt được những bước ngoặt lớn. Nhưng ngược lại với những thông

tin không gây được sự định hướng chắc chắn cho nền kinh tế thì một loạt

thông tin quan trọng về bảng lương, mức lương trung bình mỗi giờ, tuần, tỉ

lệ thất nghiệp trong tháng 12 của Mĩ đã gây ra tác động mạnh mẽ cho thị

trường ngoại hối trong ngày giao dịch. Tất cả những chỉ số này đều phản ánh

một thực trạng đáng buồn về nền kinh tế Mĩ. Trái lại những thành tựu đạt

được trước đó thì mức lương của các ngành phi nông nghiệp đã sụt giảm

nhiều hơn mong đợi rất nhiều. Nó là một trong những chỉ báo quan trọng nhất

tác động đến tâm lí của các nhà giao dịch. Bên cạnh đó vấn đề giải quyết tình

trạng thất nghiệp xem ra không có gì khả quan, số lượng người không viết

đơn xin trợ cấp tăng lên nhưng thị trường việc làm vẫn dậm chân tại chỗ, khả

năng tìm được việc mới của những người thất nghiệp còn thấp. Do vậy, tỉ lệ

Page 64: Tailieu.vncty.com   5315 9188

56

thất nghiệp trong tháng 12 vẫn duy trì ở mức rất cao 10%. Đây là hai nguyên

nhân chính đã làm sụt giảm giá trị đồng đôla mạnh nhất trong ngày 8/1. Tuy

nhiên được phần hỗ trợ thêm của thông tin về sự sụt giảm của tín dụng tiêu

dùng cũng cho thấy động lực thúc đẩy nền kinh tế đã giảm sút. Đây là giai

đoạn mà đáng ra người dân phải chi tiêu nhiều để chuẩn bị cho các ngày lễ tết

mừng noel, năm mới nhưng họ lại hạn chế chi tiêu vì lo sợ cho tương lai của

một năm khó khăn tiếp theo. Tín dụng cá nhân đã giảm tới mức thấp nhất kể

từ đầu cuộc khủng hoảng tới giờ và quan trọng hơn là nó thấp rất nhiều so với

dự đoán của các nhà kinh tế, giảm 21.8 triệu đô la Mĩ trong khi dự báo chỉ là

5 triệu. Nếu như theo dõi các bản tin thường ngày thì ta cũng có thể nhận ra

điều này vì năm nay là một năm mà khoản chi cho các đồ trang trí, thời trang,

thực phẩm cao cấp đã phải giảm rất nhiều, người dân Mĩ sống tiết kiệm hơn,

họ lo cho tương lai và không xa hoa như trước nữa. Điều này là tốt cho bản

thân và gia đình của họ trong thời gian trước mắt, nhưng xét trong dài hạn và

trên khía cạnh vĩ mô thì nó là một dấu hiệu xấu. Chính vì những lí do này mà

xu hướng đi lên mạnh mẽ trước đó đã bị ngăn chặn bằng một cây nến đỏ, và

bắt đầu cho một xu hướng đi xuống. Giá trị đồng đôla giảm tương đối so với

đồng Yên Nhật.

Tính chính xác của mẫu hình trên đã được kiểm chứng trong những

ngày tỉ giá giảm liên tục tiếp theo. Trong ngày 11/1 xu hướng đi xuống vẫn

được duy trì. 17h45’ Giám đốc điều hành ngân hàng liên bang của bang

Atlanta đã đưa ra ý kiến theo những quan sát của mình về nền kinh tế Mĩ và

giá trị tương quan của đồng đô la Mĩ so với các đồng tiền chủ chốt khác. Ông

tốt nghiệp đại học Standford và nghiên cứu kinh tế thế giới và chính sách

ngoại giao của Hoa Kì tại trường Johns Hopkín năm 1971, đã có 17 năm kinh

nghiệm nắm giữ nhiều vị trí quan trọng cả trong nước và quốc tế của tập đoàn

Citybank. Những bài phát biểu của ông cũng tác động đến thị trường ngoại

hối trong ngắn hạn. Theo quan sát của ông cho thấy đồng Yên Nhật đã tăng

Page 65: Tailieu.vncty.com   5315 9188

57

giá trị tương đối so với đồng USD. Một sự tăng giá đồng Yên như vậy cũng

giúp cho cầu trái phiếu chính phủ Nhật tăng, ngân hàng trung ương cũng đã

mua vào 1.8 tỷ Yên trái phiếu mỗi tháng và có thể mua nhiều hơn thế nữa để

giúp chính phủ đối phó với tình trạng giảm phát. Tuy nhiên Bộ trưởng bộ tài

chính Kan cũng đã cho rằng nên giảm bớt giá trị của đồng Yên để kích thích

xuất khẩu hơn là tăng giá trị của nó như người tiền nhiệm ông là bộ trưởng

Fuji đã làm năm ngoái khi ông còn đang giữ chức. Hầu hết các nhà giao dịch

cũng dự đoán rằng Nhật Bản sẽ duy trì một đồng Yên yếu để ngăn chặn giảm

phát và hỗ trợ xuất khẩu. Những ý kiến trái ngược vẫn đang được xem xét và

chưa đi đến những kết quả cuối cùng chính vì vậy mà những dự đoán của các

nhà kinh tế học sẽ có ảnh hưởng ngắn hạn đến thị trường ngoại hối. Thêm vào

đó, cuối ngày giao dịch bộ tài chính Nhật Bản công bố mức thặng dư cán

cân vãng lai là 1304.8 tỷ Yên, con số này khả quan hơn rất nhiều so với dự

đoán là 1220.0 tỷ Yên. Nó có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người

không cư trú là lớn hơn so với chi. Nó là một bộ phận không thể thiếu được

trong phân tích kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế mở. Đặc biệt là nó có khả năng

ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến các chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế

như tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Cũng trong thời gian này cán cân cơ

bản của Nhật cũng giảm ít hơn con số dự tính. Trong bối cảnh các nước thắt chặt

chi tiêu, Nhật Bản, quốc gia dựa vào xuất khẩu để phát triển kinh tế từ sau chiến

tranh thế giới thứ II, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến thặng dư cán cân đi

xuống trong suốt 14 tháng. Tuy nhiên mặc dù là mức thặng dư đã giảm xuống

rất nhanh nhưng vẫn còn chậm hơn dự đoán như vậy đã đem lại sự lạc quan hơn

cho các nhà kinh tế. Thêm vào đó chính sách duy trì một đồng Yên yếu của tân

bộ trưởng bộ tài chính Naoto Kan đã giúp cho xuất khẩu của Nhật đạt được sự kì

vọng tốt đẹp mới.

Page 66: Tailieu.vncty.com   5315 9188

58

Bảng 2.4 Cán cân vãng lai tháng 11 của Nhật

Bảng 2.5 Cán cân thương mại tháng 11 của Nhật

Ngày 12/1 hai luồng thông tin từ 2 nước đối lập nhau tạo nên một ngày

giảm mạnh cho cặp tỉ giá USD/JPY. 5.00 GMT văn phòng nội các Nhật Bản

đã đưa ra các thông tin tổng hợp về xu hướng phát triển của các vùng,

miền. Đây là một bản khảo sát dựa trên tình hình kinh tế cụ thể của từng địa

phương, qua đó có thể dự đoán được xu hướng phát triển kinh tế chung trong

ngắn hạn cho toàn nền kinh tế Nhật. Chỉ số này càng cao thì càng tốt và

ngược lại. Trong những năm gần đây nó đã xuống 17.6 điểm, thấp nhất vào

đầu năm 2009 khi nền kinh tế đã thực sự trì trệ trên mọi vùng, ngành ở Nhật

nhưng hiện tại thì đang từng bước phục hồi đi lên và đã đạt 36.3 cao hơn

tháng trước. Ngược lại, ở Mĩ cán cân thương mại thâm hụt nhiều hơn tháng

trước và nhiều hơn mức dự tính của chính phủ. Cục nghiên cứu kinh tế và cục

điều tra dân số đã liên tục thông báo những thông tin đáng thất vọng về thâm

Page 67: Tailieu.vncty.com   5315 9188

59

hụt thương mại của Mĩ trong suốt thời gian vừa qua. Nó không những không

suy giảm mà còn càng ngày càng tăng kể từ tháng 4 năm 2009. Mĩ là một

quốc gia luôn dẫn đầu trong tỉ trọng thương mại quốc tế, đứng thứ 3 về sản

lượng xuất khẩu, những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị,

môtô, máy bay, lương thực thực phẩm và đồ uống. Và có những đối tác chủ

chốt trong thương mại là Canada, Liên minh châu Âu, Mexico, Trung Quốc

và Nhật Bản. Tổng gía trị xuất khẩu trong tháng 1 là 91842 triệu đô la nhưng

giá trị nhập khẩu còn lớn hơn đạt 136499 triệu đôla. Mĩ là một cường quốc

xuất khẩu nhưng cũng là một cường quốc nhập khẩu. Phần lớn hàng hoá nhập

khẩu có xuất xứ từ các nước liên minh châu Âu, Trung Quốc, Mexico và Nhật

Bản. Đến 21h30GMT ngày 12/1 API công bố lượng dầu thô dự trữ hàng

tuần của Mĩ. Tuần này số lượng thùng dầu thô dự trữ đã tăng thêm 1.2 triệu

thùng điều này cho thấy nhu cầu về dầu đã tăng trở lại so với tuần trước. Cầu

về dầu tăng cũng có nghĩa là giá dầu sẽ tăng, như vậy không có lợi cho những

nước nhập khẩu dầu thô nhiều như Mĩ. Chỉ số niền tin của người tiêu dùng

của tuần tiếp theo được công bố ngay sau đó và cũng chỉ mang lại những tin

đáng buồn cho nền kinh tế Mĩ. Nó được thống kê bởi tạp chí Washington và

hãng tin ABC. Chỉ số này đã giảm chỉ còn -47 điểm trong tuần vừa qua. Nó

phản ánh tình trạng tài chính hiện tại của người dân, đó là một vấn đề đáng lo

lắng đối với họ, họ nghĩ rằng phải tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng để có những

khoản tiền dự trữ cho tương lai không mấy sáng sủa sắp tới. Những dấu hiệu

này đã kéo thị trường đi xuống với giá mở cửa là 92,095 và giá đóng cửa

91,097.

Quay trở lại với phân tích kĩ thuật, các biểu đồ 4h và một ngày cũng

cho thấy rõ xu hướng đi xuống của giá trong 4 ngày vừa qua. Những thông tin

trên thị trường ngoại hối đã phản ánh đầy đủ trên biểu đồ thông qua kết quả

của các thành viên giao dịch. Qua những biểu hiện của đồ thị ta có thể thấy

những thông tin lạc quan đã được thể hiện ngay trong xu hướng đi lên giá

Page 68: Tailieu.vncty.com   5315 9188

60

ngày mùng 6, 7 đã vượt ra khỏi dải bolinger band nhưng ngay sau đó đã có

xu hướng quay trở lại tiến vào trong giữa hai đường nhanh và chậm. Chỉ số

RSI cũng tiến sát tới mức 50 và có khả năng sẽ đi xuống, nó xác nhận xu

hướng trước đó của đồ thị. Đến thanh nến của ngày mùng 9 nó đã thiết lập

được mô hình Harami (Bullish) trong vòng tròn màu đỏ mẫu hình hai thanh

nến, trong đó một thanh nến xanh nhỏ nằm trong thân một thanh nến đỏ trước

đó. Mẫu hình này ám chỉ rằng xu hướng trước đó đang dần kết thúc. Thị

trường sẽ đi lên. Nhưng những giao động đi xuống chỉ năm giữa 2 đường 0.0

và 23.6 của công cụ Fibonacci, điều đó chứng tỏ nó vẫn chưa chắc chắn được

xu hướng quay đầu đi lên của đường tỷ giá, nó vẫn dễ dàng đi xuống tiếp. Và

đúng như vậy, những thông tin xấu cho đồng đôla vẫn tiếp tục kéo nó đi

xuống trong ngày 10 và 11/1 và đến ngày 12 do ảnh hưởng của những luồn

thông tin trái chiều, bất lợi cho đồng USD và có lợi cho đồng Yên tăng giá,

đường tỷ giá đã xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 23.6. Khối lượng giao dịch trên

thị trường tăng mạnh do tâm lí lo sợ muốn cắt lỗ của một số nhà đầu tư và số

khác thì mua vào với hi vọng rằng đó sẽ là đáy mới của thị trường. Tính thanh

khoản lúc này tăng mạnh, khối lượng giao dịch thành công đạt hơn 50 triệu đô

la Mĩ. Ngoài ra để bắt kịp và xác định đúng xu hướng của thị trường hơn ta có

thể dùng thêm chỉ số ADX, chỉ số này có thể khắc phục những điểm yếu của

RSI mà ta sẽ trình bày ở biểu đồ sau.

Page 69: Tailieu.vncty.com   5315 9188

61

Hình 2.10 Diễn biến tỷ giá USD/JPY từ 4/1 đến 12/1

Đường RSI giúp cho ta tránh mua vào ở những điểm vượt mua, bán ra

ở những điểm vượt bán, nhưng nó sẽ mất tác dụng khi thị trường đi theo xu

hướng rõ ràng như hình vẽ bên dưới. Ở ngày 6 và 7/1 khi thị trường đang lên

rất mạnh thì RSI lại chỉ là một đường lên yếu và khi nó đi xuống như ở các

ngày 912 thì RSI chỉ đi ngang và phản ánh xu hướng không rõ ràng. Nhưng

ngược lại ADX lại rất hiệu quả khi thị trường đang có hướng, những xu

hướng lên và xuống được thể hiện rõ ở đồ thị của ADX. Sự kết hợp giữa 2

công cụ này sẽ đem lại hiệu quả cho chúng ta muốn tối đa hoá lợi nhuận và

tránh thua lỗ. ADX bao gồm 2 đường +DI và –DI biểu hiện xung lượng tích

cực và tiêu cực của giá. Khi xu hướng rõ ràng đường +DI sẽ vượt từ dưới lên

khỏi đường –DI , và ngược lại. ADX là đường chỉ số định hướng trung bình

cho cả xu hướng tăng và xu hướng giảm. Có nghĩa là khi giá tăng hay giảm

theo 1 chiều rõ ràng ( theo 1 xu hướng – xu hướng tăng hoặc giảm ) , ADX

vượt mức 30 cho biết xu hướng đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên

ADX cũng chỉ là một chỉ số dựa vào xu hướng trong quá khứ nên nó chậm

hơn so với những gì đang diễn ra trên thị trường một khoảng thời gian nhất

định. Để giảm thiểu được nhược điểm này ta cũng có thể phân tích những

Page 70: Tailieu.vncty.com   5315 9188

62

biểu đồ có khung thời gian ngắn hơn, ví dụ biểu đồ 1h, 4h. Với những dấu

hiệu đi xuống rất nhanh chỉ trong vài ngày, tỉ giá đã giảm từ 93,7 còn 90,6 và

cuối ngày 12/1 thị trường cũng đã có dấu hiệu phục hồi, đồng thời đường tỉ

giá cũng vượt xuống dưới dải Bolingerband thì dấu hiệu chứng tỏ nó có xu

hướng quay trở phía trong của dải thì đây có thể là thời điểm để các nhà giao

dịch có thể mua vào và kinh doanh trong ngắn hạn.

Hình 2.11 Diễn biến tỷ giá USD/JPY, chỉ báo ADX, RSI.

Page 71: Tailieu.vncty.com   5315 9188

63

Hình 2.12 Mô hình vai- đầu- vai

Nhìn trên biểu đồ tỉ giá ta có thể thấy mô hình vai- đầu- vai đã được

hình thành sau khi giá đạt mức đỉnh vai1 tại 92.7 điểm ngày 6/1 sau đó lại lên

đến mức kỉ lục là 93.73 điểm ngay 7/1 rồi đảo chiều đi xuống, ta có thể vẽ

một đường ngang từ đáy thứ nhất để xác định một điểm hỗ trợ cho xu hướng

giá đang đi xuống sau khi tạo được đỉnh Đầu. Đường này là đường quan trọng

nhất trong mô hình này, thường dùng để xác định ngưỡng hỗ trợ cho thị

trường. Cuối phiên giao dịch của ngày 11 tỉ giá đã đi xuống xuyên qua đường

này đó là dấu hiệu kết thúc của xu hướng đi lên và đảo chiều đi xuống mạnh.

Không chỉ vậy ngưỡng hỗ trợ 23.6 của Fibonacci cũng bị đâm thủng, đây có

thể coi là dấu hiệu báo tỉ giá sẽ đi xuống rất mạnh của thị trường trong những

phiên giao dịch tiếp theo. Và ngày 12/1 tỉ giá giảm mạnh từ mức cao nhất

trong ngày 92,47 xuống còn mức thấp nhất trong ngày 90,7.

Mô hình “ đầu và vai” là một trong nhiều loại mô hình đồ thị khác nhau

mà được sử dụng để hoạch định cho chiến lược về giá. Các nhà phân tích đo

lường khoảng cách từ đỉnh “đầu” đến đường tiệm cận của đồ thị sau đó trừ đi

khoảng cách từ điểm ngừng của đường tiệm cận để tính toán xem giá có thể

giảm đến mức nào.

Page 72: Tailieu.vncty.com   5315 9188

64

Chuyển tiếp sang một xu thế mới cho tỉ giá của cặp tiền tệ này. Nhìn

tổng quát những thông tin tác động trực tiếp tới thị trường ngày 13/1 có phần

tích cực cho đồng USD với những tín hiệu tốt đến từ thị trường cho vay cầm

cố nhà đất, chính sách mới của cục dự trữ liên bang, báo cáo ngân sách hàng

tháng…Những thông tin này đã giúp cho tỉ giá USD/JPY phục hồi trong ngày

giao dịch 13/1 và đạt gần đến ngưỡng đã để mất của những ngày trước. Đầu

tiên là những thông tin từ phía Nhật Bản công bố số lượng đơn đặt hàng thiết

bị tăng mạnh nó cho thấy những tín hiệu lạc quan cho ngành công nghiệp sản

xuất máy móc. Nó cũng có ý nghĩa rằng nền kinh tế thế giới đang phục hồi có

những tác động tốt tới sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản. Giá trị của đồng Yên

được củng cố hơn nữa. Nhưng những thông tin từ phía Mĩ đã cho thấy tốc độ

phục hồi còn nhanh hơn thế trên nhiều lĩnh vực cụ thể cũng như tổng quan

chung. 12h ngày 13/1 hiệp hội các ngân hàng cho vay thế chấp đã công bố số

lượng đơn xin vay tăng 14.3% so với tuần trước. Nó cho thấy sức khoẻ của

thị trường nhà đất bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Khi giá nhà đất tăng người

dân có xu hướng thế chấp nhà và tài sản của họ và vay tiền từ ngân hàng để

chi tiêu nhiều hơn. Như vậy, sẽ thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế Mĩ đi lên. 15h30’

cơ quan quản lí thông tin năng lượng cho biết số lượng dầu thô dự trữ đã

tăng lên 3.7 triệu thùng tăng hơn rất nhiều so với dự đoán 1.4 triệu thùng

trước đó. Đây là một dấu hiệu tăng có tác động đáng kể tới kinh tế Mĩ. Lượng

dầu dự trữ tăng làm tăng nhu cầu về dầu mỏ trên trên thế giới, hầu hết các

hợp đồng mua bán dầu đều được tính bằng đồng đôla, dẫn đến nhu cầu về

đồng đôla Mĩ cũng tăng. Tuy nhiên trong vài năm gần đây các nước OPEC và

một số quốc gia lớn bắt đầu hạn chế sự ảnh hưởng của đồng đôla tới giá dầu

nên đã dần chuyển đổi sang kí kết các hợp đồng bằng các loại tiền tệ khác như

đồng Yên, Euro và Sterling. Ví dụ như Nga đã cắt giảm tỉ lệ hợp đồng xuất

khẩu dầu thanh toán bằng đồng đôla từ 67% xuống còn 65%. 19 GMT Báo

cáo Biege Book của cục dự trữ liêng bang khái quát điều kiện chung của nền

Page 73: Tailieu.vncty.com   5315 9188

65

kinh tế Mĩ cũng được công bố, nó được tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn các

nhà kinh tế, chuyên gia thị trường và các nhà kinh doanh lớn ở nhiều bang

khác nhau. Nếu họ bày tỏ tinh thần lạc quan về sự phát triển kinh tế trong

tương lai thì đó là dấu hiệu tăng cho đồng USD và nếu họ bi quan thì nó sẽ

gây ra tác động giảm giá trị đồng đôla trên thị trường tiền tệ. Sự phục hồi của

nền kinh tế vẫn tiếp tục từ cuối năm 2009 và lan rộng ra nhiều khu vực của

Mĩ, nhưng nó vẫn quá yếu để có thể làm nóng thị trường lao động và giảm tỉ

lệ thất nghiệp. Trong bản báo cáo Beige book mới nhất, Fed đã cho biết hoạt

động kinh tế đã dần tiến triển tốt lên nhưng vẫn ở mức độ rất thấp bởi vì sự

ảm đạm của thị trường lao động và sự trì trệ của thị trường buôn bán bất

động sản. So với năm 2008, cuối năm 2009 hầu hết các quận đều có mức chi

tiêu dùng cá nhân tăng lớn, nhưng thấp hơn rất nhiều so với năm 2007. Số

lượng hàng bán lẻ tồn kho vẫn duy trì ở mức rất thấp, doanh số bán ôtô cũng

chỉ tăng rất ít còn những thông tin về ngành du lịch thì không có gì khá hơn

những báo cáo trước, nhưng về lĩnh vực sản xuất dường như chúng ta có thể

tìm thấy chút hi vọng trong tương lai gần. Cuối năm 2009 số lượng nhà bán

được đã tăng đáng kể đặc biệt là ở phân khúc thị trường nhà giá rẻ, giá nhà

không biến động mấy so với kì báo cáo trước và số lượng nhà ở xây dựng

thêm vẫn duy trì ở mức thấp trên hầu hết các quận. Cùng lúc này cơ quan

quản lí tài chính cũng công bố bản báo cáo ngân sách hàng tháng tóm tắt

hoạt động tài chính của các định chế tài chính liên bang, các cơ quan thu chi

ngân sách và Ngân hàng dự trữ liên bang. Thâm hụt ngân sách đã giảm gần

1/3 so với tháng trước xuống còn -91,9 triệu đôla nhưng giảm ít hơn dự tính là

-84.9 tỉ đôla. Đến cuối ngày những thông tin không mấy lạc quan về nền kinh

tế Nhật đã được thông báo. Số lượng đơn đặt hàng máy Core Machinery đã

giảm 11,3% nhiều hơn mức giảm 4,5 % của tháng trước và đi ngược lại với

dự đoán tăng 0,2%. Nó là một mức giảm nhiều nhất kể từ đầu năm 2009 đến

nay. Những đơn đặt hàng này được tổng hợp từ các ngành vận chuyển và

Page 74: Tailieu.vncty.com   5315 9188

66

năng lượng điện. Đây là một trong những dấu hiệu được xem xét bởi các nhà

đầu tư để đánh giá cơ hội kinh doanh ở Nhật. Một con số tăng sẽ giúp giá trị

đồng Yên tăng theo và ngược lại. Cùng với đó những thông tin về chỉ số giá

hàng hoá nội địa hàng tháng và hàng năm cũng tăng rất nhẹ 0,1%. Chỉ số

này cũng là một cách để đo lường biến động giá sản xuất và lạm phát ở Nhật.

Nếu chỉ số này tăng thì đó là một tín hiệu đáng mừng cho tình trạng giảm phát

ở Nhật Bản trong suốt thời gian vừa qua và sẽ là một tín hiệu xấu nếu như nó

giữ nguyên hay giảm đi. Kết thúc ngày 13, tỉ giá đã đảo chiều đi lên sau 3

ngày đầu tuần giảm mạnh liên tiếp.

Ngày 14/1 có thể coi là một ngày chiến đấu không mỏi mệt giữa người

mua và người bán dựa trên loạt thông tin có tác động lớn tới thị trường như

chỉ số giá hàng nhập khẩu hàng tháng và hàng năm, số lượng đơn xin trợ cấp

thất nghiệp, chỉ số bán lẻ hàng hoá thiết yếu, hàng hoá công nghiệp

ôtô…Trong những phiên giao dịch đầu tiên tỉ giá vẫn đi lên theo xu hướng

của ngày hôm trước, nhưng đến 13h30 Bộ lao động đã cho biết những biến

động giá hàng nhập khẩu trong tháng trước tăng cao hơn mức dự tính nhưng

cũng đã giảm đi so với tháng 11. Bộ lao động cũng cho biết số lượng người

thất nghiệp lần đầu làm đơn xin trợ cấp tuần thứ 2 cũng tăng ngoài mức dự

tính từ 433 nghìn người lên 446 nghìn người, nhưng số người thất nghiệp

trong cả năm 2009 đã có xu hướng giảm mạnh và giảm nhiều hơn dự tính từ

4,807 triệu lao động xuống còn 4.617 triệu lao động, mức dự tính là 4.8 triệu

người. Những con số này phản ánh sức mạnh của thị trường lao động đã được

phục hồi so với năm trước nhưng tình trạng người lao động mất việc vẫn diễn

ra theo chiều hướng tăng. Người dân mất việc thì nguồn thu nhập của họ cũng

bị cắt giảm cho nên họ sẽ không còn khả năng chi tiêu như trước. Việc này

làm giảm tiêu dùng cá nhân, một trong những thành phần quan trọng đóng

góp vào GDP. Tiếp đến là chỉ số bán lẻ hàng tháng và năm 2009 cũng được

thông báo trong thời gian này. Đây là chỉ số phản ánh sâu sắc thực trạng của

Page 75: Tailieu.vncty.com   5315 9188

67

nền kinh tế, nếu chỉ số này tăng cao nó thể hiện một nền kinh tế khoẻ mạnh có

sức mua bán lớn, hàng hoá luân chuyển nhanh, ngành sản xuất, dịch vụ tăng

trưởng mạnh, tỉ lệ thất nghiệp thấp và ngược lại. Chỉ số này trong tháng vừa

qua đã giảm 0.1% sau khi tăng 1,8% vào tháng trước, nó được các nhà kinh tế

kì vọng là sẽ tăng 0,4% vào tháng này. Tính trung bình năm thì nó cũng giảm

0,2% và nếu theo như dự đoán thì phải tăng 0,4%. Những thông tin này đã

làm nản lòng các nhà giao dịch, tỉ giá lại quay đầu đi xuống. Trên đồ thị ta có

thể thấy kết thúc ngày giao dịch 14/1 đã hình thành một spinning top điều

này có nghĩa là thị trường đã không còn nhiều người mua nữa và có thể xảy ra

sự đảo chiều. Xu hướng ngày mai có thể dự đoán là thị trường sẽ đi xuống.

Giữa ngày 15/1 chỉ số giá tiêu dùng của tháng được công bố, đây là

một thước đo biến động giá bán lẻ các mặt hàng và dịch vụ. Sức mua của đôla

Mĩ đã bị giảm xuống bởi lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ báo kinh tế

dùng để đo lường mức lạm phát và xu hướng mua bán của người dân. Trong

tháng trước CPI tăng 0,2%, giá cả đang tăng ở một mức vừa phải và báo hiệu

bước đầu của sự phục hồi kinh tế. CPI hàng năm cũng tăng đáng kể từ 1,8%

lên 2,7%. Chỉ số giá tiêu dùng loại trừ lương thực và năng lượng hàng tháng

và hàng năm đều tăng nhẹ thêm 0,1% đúng như mức dự báo. Các chỉ số cảm

tính của người tiêu dùng cũng chỉ tăng nhẹ so với tháng trước từ 72,5 lên

72,8 và thấp hơn mức dự tính. Chỉ số này đánh giá mức độ tự tin của người

tiêu dùng vào thu nhập trong tương lai, nếu họ tin tưởng rằng nguồn thu nhập

của họ ổn định thì sẽ tiêu dùng nhiều hơn, nếu họ nghĩ rằng họ có thể bị mất

việc, thu nhập không ổn định thì sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn. Những

thông tin không mấy tiến triển này đã làm mất đà tăng giá trị của đồng đôla,

số lượng người bán ra tương đương với mua vào khiến tỷ giá ở những phiên

giao dịch cuối ngày đi ngang. Nhìn chung ngày 15/1 tỉ giá đã bị xu hướng đi

xuống của ngày hôm trước ảnh hưởng và những thông tin được công bố cũng

không đủ sức để kéo tỉ giá đi lên, giá trị đồng đôla tiếp tục giảm. Ngày 19/1

Page 76: Tailieu.vncty.com   5315 9188

68

ngay từ những phiên giao dịch đầu tiên những thông tin giảm sút của nền kinh

tế Nhật Bản đã kéo tỉ giá USD/JPY đi lên. Lòng tin của người tiêu dùng cá

nhân và hộ gia đình đã giảm sút và vẫn duy trì ở mức dưới 50. Những thông

tin này đã khiến các nhà giao dịch bi quan hơn vào nền kinh tế Nhật và thị

trường bắt đầu chuyển hướng đi lên. Đến 14 h thông tin về nguồn vốn ròng

trung bình hành tháng và hàng năm được công bố cho thấy những tài sản tài

chính vẫn ồ ạt chảy vào Mĩ để giúp nước này thoát khỏi suy thoái. Chỉ số nay tăng

mạnh so với tháng 11 từ 19,3 tỉ đôla lên 126,4 tỉ đô la và gấp 4 lần so với dự tính.

TIC là một nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách và là một trong những sự kiện quan

trọng trên thị trường, nó được các thành viên giao dịch chú ý theo sát để đưa ra

những dự đoán về biến động thị trường trong thời gian sắp tới. Đây có thể coi là

thông tin quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn nhất để kéo tỉ giá đi lên trong ngày

19. Đến cuối ngày những thông tin về thị trường nhà ở, sự lạc quan của người tiêu

dùng ở Mĩ đã giảm nhẹ so với tháng trước và cũng thấp hơn so với dự đoán cũng

cân bằng với thông tin giảm sút của chỉ số công nghiệp Tertiary hàng tháng. Chỉ

số này được bộ công nghiệp, thương mại và kinh tế Nhật Bản cung cấp, nó đánh

giá lĩnh vực dịch vụ bao gồm truyền thông thông tin, năng lượng điện, chất đốt,

nước, dịch vụ, giao thông, thương mại bán buôn và bán lẻ, tài chính và bảo hiểm

và sự thịnh vượng của một nhóm người. Do nền kinh tế của Nhật Bản dựa nhiều

vào xuất khẩu nên những thông tin này được cho là không có tác động mạnh đến

sự phát triển kinh tế.

Page 77: Tailieu.vncty.com   5315 9188

69

Hình 2.13 Mô hình hai đỉnh

Từ ngày 12 đến ngày 14, tỉ giá tăng chậm, lượng giao dịch trên thị

trường thấp, chứng tỏ tâm lí e ngại của người bán và người mua nên giai đoạn

này đã hình thành hàng loạt cây nến ngắn và có bóng ngắn. Sau khi lên đỉnh ở

ngày 14, nó đã đâm thủng ngưỡng kháng cự 23.6 đây là một ngưỡng kháng cự

mạnh nên nó đã quay đầu đi xuống, khối lượng bán ra lúc này cũng tăng vọt

kéo thị trường đi xuống mạnh và liên tiếp chuyển hướng đi xuống chậm chạp

trong những ngày tiếp theo. Đến ngày 19/1 nó lại tiếp tục gặp ngưỡng hỗ trợ

38.2 đây chỉ là một ngưỡng hỗ trợ yếu, cùng với lòng tin vào sự phục hồi của

nền kinh tế Mĩ, đồ thị cũng đã quay đầu đi lên trở lại. Xu hướng đi lên tiếp

diễn trong một thời gian ngắn rồi cũng gặp ngưỡng kháng cự 23.6 rồi đi

xuống. Đến đây ta có thể thấy mẫu hình đồ thị 2 đỉnh đã được hình thành. Sự

biến đổi của mô hình này tương tự như hiện tượng mà người ta gọi là mô hình

các đỉnh “M” hay 1-2-3 đợt sóng tăng giá. Tuy nhiên, sự tăng giá thứ 2

thường thấp hơn sự tăng giá đầu tiên đối với mô hình này. Trong hầu hết các

trường hợp, những điểm quyết định thường là những điểm tăng giá, đó là

những điểm đánh dấu khả năng xuất hiện một mức giá trần mong đợi, và một

mức giá thấp tạm thời. Nếu giá giảm xuống thấp hơn mức đó, đó là sự xác

nhận đỉnh mô hình và dấu hiệu này khuyên ta nên bán. Mô hình này kết thúc

Page 78: Tailieu.vncty.com   5315 9188

70

bằng một sự giảm giá rất mạnh của thị trường. Hầu như các nhà giao dịch đều

nắm bắt được cơ hội này và thi nhau bán USD đang nắm giữ ra, việc này đã

làm cho thị trường đi xuống và biểu đồ ngay lập tức hình thành 3 cây nến đỏ

có thân rất dài.

Ngày 20/1 tính thanh khoản của thị trường được tăng lên nhờ tác động

của những thông tin quan trọng về thị trường nhà đất và chỉ số giá sản xuất

PPI ở Mĩ. Nhưng nhìn chung thị trường vẫn không phân thắng bại giữa người

bán và người mua và ngày giao dịch đã tạo nên một cây nến Doji mới báo

hiệu sự đảo chiều, kết thúc xu hướng đi lến yếu ớt từ 2 ngày trước đó. Về phía

Nhật Bản những tin tức từ Hiệp hội sản xuất công cụ máy móc đã cho biết số

lượng đơn đặt hàng của các nhà sản xuất tính trung bình trong năm ngoái đã

tăng 63.4% trong khi năm trước giảm 21.0%. Nhưng nó cũng không đủ sức

để kéo tỉ giá đi xuống và làm tăng giá đồng Yên Nhật do trong nửa sau của

ngày giao dịch 2 luồng thông tin trái chiều từ phía Mĩ cũng làm cho thị trường

đi lên đi xuống thất thường. Đầu tiên là số lượng nhà xây mới và số giấy

phép cấp thêm đã tăng đáng kể, vượt mức mong đợi của thị trường. Mặc dù

chỉ số sản xuất giảm nhiều so với tháng trước nhưng cũng vẫn tăng nhiều hơn

mức dự tính và tính trung bình cả năm thì nó đã tăng thêm 2% từ 2.4% năm

2008 lên 4,4% năm 2009. Đây là những tín hiệu phục hồi quan trọng nhất của

nền kinh tế Mĩ. Tuy nhiên nó cũng chỉ tăng ở mức vừa phải so với những dự

đoán trước đó nên thị trường chịu những tác động bất ngờ khiến tỉ giá tăng

ngoài dự kiến.

Ngày 21 đến ngày 23 xu hướng đi xuống đã được xác nhận bởi những

thông tin nghiêng về phía đồng Yên. Nhật Bản đã có những tín hiệu phục hồi

khá khả quan sau quyết định kích thích nền kinh tế chống giảm phát của chính

phủ được công bố từ đầu tháng 12 năm 2009. Những phiên giao dịch đầu tiên

đã chứng kiến những bước đảo chiều đi xuống sau khi nội các chính phủ Nhật

đã công bố chỉ số chỉ dẫn chung của nền kinh tế. Nó được tính toán dựa trên

Page 79: Tailieu.vncty.com   5315 9188

71

12 chỉ số khác bao gồm chỉ số về hàng tồn kho, số lượng đơn đặt hàng sản

xuất công nghiệp, giá chứng khoán, và các chỉ số liên quan khác. Đây là chỉ

số phản ánh thực trạng toàn cảnh của nền kinh tế và nó đã tăng một cách khả

quan từ 91.2 điểm lên 94 điểm trong tháng trước. Ngược lại với những gì

đang diễn ra ở Nhật Bản thì thị trường lao động Mĩ đã công bố những con số

cho thấy số người thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng lên và số người thất nghiệp

chưa tìm được việc cũng không giảm đi. Mặc dù điều này cho thấy thị trường

lao động chưa có dấu hiệu phục hồi ổn định nhưng các nhà kinh tế cũng

không tỏ ra lo ngại về vấn đề này. Bộ lao động cho biết số lượng đơn xin trợ

cấp thất nghiệp tăng thêm 36 nghìn đơn lên 482 nghìn trong tuần này. Ngân

hàng liên bang của bang Philadelphia đưa ra một bản khảo sát cho biết chỉ số

đo lường điều kiện sản xuất đã giảm từ 22.5 điểm xuống còn 15,2 điểm

trong tháng này nhưng vẫn duy trì được mức dương liên tiếp trong 5 tháng

liên tục. Trong đó số lượng đơn đặt hàng mới và vận tải đã giảm từ 4 đến 5

điểm, riêng chỉ số hàng tồng kho mặc dù vẫn ở mức điểm âm nhưng cũng đã

tăng được 4 điểm trong tháng này và là mức tăng cao nhất trong 26 tháng qua.

Những phiên giao dịch cuối ngày chứng kiến sự giảm điểm mạnh mẽ bởi

những tin tức trên và một tác động xấu nữa đó là sự cắt giảm lớn lượng dầu

thô dự trữ được cơ quan quản lí thông tin năng lượng công bố. Ngày 22/1 là

một ngày rực sắc đỏ trên biểu đồ của cặp tiền USD/JPY do Nhật Bản đã có

những dấu hiệu phục hồi kinh tế khá rõ thể hiện qua doanh số bán hàng do

hiệp hội hàng hoá tổng hợp cho biết. Giá trị của các mặt hàng hoá bán ra đã

tăng gần 7% trong năm 2009

Page 80: Tailieu.vncty.com   5315 9188

72

Hình 2.14 Tình trạng thất nghiệp ở Mĩ

Nguồn: Globicus

Hình 2.15 Chỉ số sản xuất bang Philadelphia

Nguồn: Globicus

Rất nhiều thông tin quan trọng có tác động mạnh đến thị trường ngoại

hối được công bố trong những ngày cuối tháng 1. Ngày 26/1 ngay tại những

Page 81: Tailieu.vncty.com   5315 9188

73

phiên giao dịch đầu tiên sau khi Ngân hàng Nhật Bản công bố chính sách lãi

suất sẽ không thay đổi và tiếp tục duy trì mức lãi suất 0,1% để kích thích nền

kinh tế. Các nhà giao dịch hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn cho kinh tế

Nhật và giá trị đồng yên được kì vọng sẽ tăng trong thời gian tới. Tỷ giá sụt

giảm đáng kể. Những phiên giao dịch của nửa cuối ngày đã bị ảnh hưởng bởi

những thông tin không tốt đến từ thị trường nhà đất của Mĩ, giá nhà liên tục

giảm, trong đó báo cáo của S&P là báo cáo có tác động lớn hơn đã cho thấy

giá trên thị trường bất động sản trên 20 khu vực chính của Mĩ đã giảm. Chỉ số

này được tính trên những thông tin về giá nhà dành cho hộ gia đình ở các

trung tâm thành phố, và mức tiêu chuẩn được lấy là giá trị của tháng 1/ 2000

tương đương với thang đo 100. Ví dụ, chỉ số này hôm nay là 150 thì có nghĩa

rằng gía nhà đã tăng 50% so với giá nhà tính từ tháng 1/2000. Theo kinh

nghiệm của các chuyên gia môi giới bất động sản thì mùa thu và mùa đông là

thời điểm mà giá nhà đất sẽ xuống thấp nhất trong cả năm. Và trong tháng này

chỉ số này đã tăng từ - 7.3% lên -5,3% thấp hơn dự đoán là -4,9%. Chỉ số sản

xuất Richmond Fed cũng tăng không như mong muốn của các nhà kinh tế,

nó chỉ tăng nhẹ từ -4 lên -2 trong khi đó mức dự báo là 0. Đây là một loại chỉ

số được tổng hợp bao gồm 33% là chỉ số giao thông vận tải, chỉ số các đơn

đặt hàng mới chiếm 40% và chỉ số thất nghiệp chiếm 27% và những thông tin

để tính toán được cung cấp bởi 80 đến 144 hãng ở các quận của Columbia,

Marylanhd, Carolina, Virginia. Bên cạnh đó nhu cầu dự trữ dầu mỏ giảm

mạnh. Chỉ số lòng tin người tiêu dùng tăng rất thấp, và không đáp ứng được

lòng mong đợi của các nhà kinh tế. Đến cuối ngày những thông tin lạc quan

của bộ tài chính Nhật Bản đã góp phần làm giảm đáng kể tỉ giá giao dịch.

Thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng một cách ngoạn mục trong tháng

cuối cùng của năm 2009 từ 492,4 tỷ yên lên 655.868 tỷ yên và tăng ngoài dự

kiến của chính phủ.

Page 82: Tailieu.vncty.com   5315 9188

74

Ngày 27 Ngân hàng Nhật Bản công bố những thông tin về bản khảo

sát nền kinh tế hàng tháng và cho biết kinh tế Nhật đang trên đà phục hồi

nhưng với tốc độ vừa phải. Lĩnh vực đầu tư kinh doanh, thị trường nhà đất

đang trong giai đoạn tạm dừng để khắc phục những điểm yếu khác đang tồn

tại trong hệ thống kinh tế. Mặc dù vậy nó cũng chỉ chững lại trong ngắn hạn

bởi các chỉ tiêu khác như tiêu dùng cá nhân, xuất khẩu và sản xuất vẫn đang

trên đà tăng nhờ những ưu đãi của chính sách kích thích kinh tế cả từ trong

nước và ngoài nước. Nhật là nước phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu, do vậy

khi tăng trưởng kinh tế của thế giới phục hồi nó cũng đóng một vai trò rất

quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Nhật Bản. Chỉ số về thương mại bán lẻ

hàng năm cũng đã tăng đáng kể, mặc dù chưa đạt đến mức kì vọng của người

dân nhưng cũng là cả một thành tích lớn trong việc thúc đẩy tiêu dùng ở Nhật.

Đây là một dấu hiệu quan trọng trong quá trình thúc đẩy chi tiêu cá nhân và

hộ gia đình, nó đóng một vai trò không nhỏ giúp nền kinh thế phục hồi trở lại.

Ngày 28/1 bài phát biểu của Masaaki Shirakawa về toàn cảnh chung nền

kinh tế Nhật Bản đã có tác động đến tỉ giá giao dịch của đồng Yên, và làm

cho tỉ giá USD/JPY có một ngày đi xuống. Ông cho rằng nền kinh tế Nhật có

mối liên hệ khá chặt chẽ nền kinh tế thế giới chính vì vậy mà những chính

sách kích thích kinh tế ở châu Âu, Mĩ… không chỉ mang lại lợi ích cho nước

họ mà còn có tác động tốt đến nền kinh tế của Nhật. Đầu năm 2010, kinh tế

khu vực châu Âu và Mĩ đã báo hiệu những điều tốt đẹp, các nhà kinh tế kì

vọng vào một năm đi lên sau khi khủng hoảng đã rơi xuống đáy vào năm

2009. Do vậy có thể nói rằng kinh tế Nhật cũng đang trên đà đi lên, tuy nhiên

chỉ ở một mức độ vừa phải. Đầu tiên là chỉ số về sản xuất công nghiệp, lĩnh

vực này chiếm 20 % trong tổng sản phẩm thu nhập quốc nội của Nhật và cũng

được xem như một chỉ báo tổng quan cho nền kinh tế, nó đã tăng 18.5% trong

tháng 1/2010. Tình trạng giảm phát cũng giảm đáng kể từ -2.2% tháng 9/2009

xuống còn -1,3 tháng 1/2010. Chỉ số lòng tin của người tiêu dùng tăng từ

Page 83: Tailieu.vncty.com   5315 9188

75

36.3 tháng 5/2009 lên 39.4. Tỉ lệ thất nghiệp cũng giảm 0,4 % so với cuối

năm ngoái. Bên cạnh đó chính phủ Nhật cũng ra sức tìm ra những giải pháp

hỗ trợ nền kinh tế thông qua các chính sách tiền tệ. Nhật Bản không những

được hưởng lợi từ những chính sách của chính phủ Nhật mà còn cả từ các

nước khác.

Tuần giao dịch cuối tháng 1 đã vẽ nên một mẫu hình vai- đầu- vai đảo

ngược. Ngày 21 xu hướng đi xuống được dự đoán bởi mô hình 2 đáy và được

xác nhận bởi công cụ dự báo Ichimoku Kinko Hyo. Đường tenkan màu đỏ

cắt đường kijun màu xanh từ trên xuống, hơn nữa đám mây kumo lại ở trên

đường giá, chứng tỏ một dấu hiệu giảm giá mạnh. Và ta cũng có thể thấy

được tín hiệu bán ra rất mạnh khi đường chikou span (màu đen) nằm ngay bên

dưới đường giá ở thời điểm 8h sáng ngày 22/1. Với những tín hiệu rất mạnh

như thế, thị trường đã ồ ạt bán ra, đồ thị tỉ giá cũng chạm phải ngưỡng kháng

cự 38.2 rồi đi xuống vẽ nên đỉnh vai thứ nhất của mẫu hình. Những ngày tiếp

theo thông tin về sự phục hồi của Nhật Bản đã được công bố, khiến giá trị của

đồng Yên được nâng lên và kéo thị trường đi xuống cho đến ngày 26. Lúc này

đồ thị tỉ giá đã chạm phải ngưỡng hỗ trợ 50.0 đây là một ngưỡng hỗ trợ khá

mạnh, nó đã đâm xuyên qua ngưỡng này nhưng lại bật trở lại rồi đi lên. Hai

đường tenkan và kijun đã tiến lại gần nhau và đang có xu hướng cắt lên, đồng

thời đám mây Kumo cũng tiếp tục đi xuống và tiến gần vào đường tỉ giá, báo

hiệu thị trường sẽ đi lên trong tương lai. Ngày 28/1 khi tenkan cắt kijun và

đường chikou span ở trên đường tỉ giá rất cao, nó cho thấy một tín hiệu mua

vào cực mạnh bởi đó là một đáy tiếp theo của mô hình vai đầu vai đảo ngược,

và đây chính là vai thứ 2. Kết thúc một mô hình vai đầu vai, tỉ giá đi lên mạnh

mẽ trong ngày 29. Ta có thể thấy đường xu hướng của đồ thị đi lên từ “đầu”

của mô hình vẫn được duy trì trong một vài phiên giao dịch sau đó.

Page 84: Tailieu.vncty.com   5315 9188

76

Hình 2.16 Biểu đồ phân tích bằng công cụ phân tích Ichimoku Kinko

Hyo.

Page 85: Tailieu.vncty.com   5315 9188

77

Chương III. Điều kiện để áp dụng hiểu quả phân tích cơ bản và

phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam

I. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

1. Đặc điểm thị trường ngoại hối Việt Nam

1.1 Là một thị trường non trẻ.

Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, từ năm 1986, công

cuộc đổi mới ở Việt Nam được thực hiện với chủ trương phát triển một nền

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự

quản lý của Nhà nước. Công cuộc đổi mới cũng được tiến hành đồng thời với

việc phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác và hội nhập, phù hợp với xu

hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng trên

khắp mọi lĩnh vực.

Trong những năm qua, với vai trò là cầu nối giữa nền kinh tế nội địa với

nền kinh tế thế giới bên ngoài, thị trường ngoại hối Việt Nam đã hình thành

và từng bước phát triển. Thị trường ngoại hối Việt Nam mang gần như đầy đủ

những đặc điểm của thị trường ngoại hối nói chung tuy nhiên đó vẫn còn là

một thị trường còn rất non trẻ và sơ khai về trình độ, quy mô hoạt động cũng

như kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh.

Cuối năm 1994 trước nhu cầu bức thiết trong quan hệ giao dịch, thanh

toán quốc tế của nền kinh tế nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế phù hợp

với quá trình phát triển của thị trường tài chính toàn cầu, với các điều kiện

khách quan và chủ quan thuận lợi như hệ thống NHTM đã phát triển hơn về

số lượng và chất lượng các điều kiện về kinh tế, trang thiết bị cho phép khả

năng giao dịch của các ngân hàng được nâng cao và đặc biệt là nguồn ngoại tệ

của nền kinh tế trở nên dồi dào ngày 20/9/1994 thống đốc NHNN đã ban hành

quyết định 203/QĐ-NH thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đây

Page 86: Tailieu.vncty.com   5315 9188

78

được coi là bước thành công đầu tiên cho việc hình thành 1 thị trường ngoại

hối minh bạch, khách quan, đã dần xoá bỏ chế độ áp đặt tỉ giá chủ quan duy ý

chí và rút ngắn được khoảng cách giữa tỉ giá ở thị trường tự do và thị trường

chính thức. Tuy nhiên do còn non kém trong công tác quản lí và điều hành

nên thị trường liên ngân hàng vẫn chưa phát huy được hết những mặt tích cực

của mình. Về phía NHNN thì luôn tỏ ra lúng túng trong vai trò là người quản

lí chính sách vĩ mô và điều hành tỉ giá thông qua quá trình điều tiết cung cầu

trên thị trường, còn các NHTM và tổ chức tài chính trên thị trường thì chưa có

kinh nghiệm tham gia một thị trường kinh doanh ngoại hối lớn mang tính toàn

cầu, chiến lược kinh doanh đề ra còn mang tính chất ngắn hạn chưa có tầm

nhìn xa. Nhìn chung, giai đoạn này thị trường ngoại hối vẫn đang trong quá

trình hoàn thiện và đã có những bước tiến đáng kể để tiến tới một thị trường

hoạt động theo cơ chế mở cửa, chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế.

1.2 Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với

các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới

ngoại hối và các NHTW.

Sau 1 thời gian hoạt động đến 4/1999 trước những thay đổi về tính chất

và hoạt động ngân hàng nói chung, đặc biệt là khi luật ngân hàng nhà nước và

luật các tổ chức tín dụng được ban hành tháng 12/1997 nhằm đáp ứng nhu cầu

phát triển ở trình độ cao hơn, chặt chẽ hơn của thị trường ngoại tệ liên ngân

hàng (TTNTLNH) ngày 26/3/1999 thống đốc ngân hàng đã ra quyết định

101/1999 /QĐ NHNN 13 về quy chế tổ chức và hoạt động của TTNTLNH

thay thế cho QĐ203 trước đây. So với quy chế cũ, quy chế mới được quy định

trong QĐ 101/1999 có nhiều thay đổi theo hướng cụ thể hơn mở rộng điều

kiện để trở thành thành viên, đồng tiền giao dịch, các nghiệp vụ và phương

thức giao dịch. Trước chỉ có các NHTM được phép tham gia TTNTLNH thì

nay tất cả các tổ chức có giấy phép đều được giao dịch trên TTNTLNH và

nghiệp vụ hoán đổi đã được phép áp dụng trong giao dịch bên cạnh các

Page 87: Tailieu.vncty.com   5315 9188

79

nghiệp vụ truyền thống như giao ngay và kì hạn. Tuy nhiên, các ngân hàng

vẫn đóng vai trò chủ đạo trên thị trường kinh doanh ngoại tệ, còn các doanh

nghiệp được cấp phép thì vẫn còn hạn chế về số lượng và quy mô giao dịch.

1.3 Chính sách đang dần được nới lỏng từng bước theo hướng tự do hoá

dần các giao dịch ngoại hối

Kể từ năm 2002 với sự phục hồi của nền kinh tế cùng với sự thay đổi và

ổn định của cơ chế chính sách về khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư

nước ngoài, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như Luật

Đầu tư nước ngoài sửa đổi, luật cạnh tranh, xây dựng luật đầu tư chung…

Nhìn chung giai đoạn này tỉ giá biến động trong ngắn hạn và ổn định trong dài

hạn. NHNN cố gắng xây dựng chế độ tỉ giá linh hoạt có điều tiết, theo dõi sát

sao tỷ giá hàng ngày để có những can thiệp kịp thời định hướng cho tỷ giá dài

hạn đạt đến mức mục tiêu phù hợp với chính sách tiền tệ và môi trường kinh

tế.

Quyết định 46/2003/QĐ Ttg đã nới rộng phạm vi hoạt động của các tổ

chức ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, xoá bỏ tỷ lệ kết hối ngoại tệ, đồng

thời kích thích thu hút các nguồn vốn ngoại tệ vào trong nước đặc biệt là

nguồn kiều hối tập trung vào hệ thống NHTM thông qua hình thức ưu đãi về

lãi suất đối với khách hàng bán và gửi ngoại tệ vào NH góp phần thành công

vào mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Nhờ

những thay đổi theo hướng tích cực, nước ta đã thu hút được một lượng ngoại

tệ đáng kể vào trong nước. Hoạt động của hệ thống NH và các tổ chức tín

dụng trên thị trường ngoại hối ngày càng sôi động tạo điều kiện mở rộng hoạt

động của thị trường ngoại hối có tổ chức, giảm ảnh hưởng của thị trường tự

do từ năm 2004 trở lại đây quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống

đốc NHNN điều chỉnh giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng (TCTD)

được phép hoạt động ngoại hối đã chính thức có hiệu lực thi hành và thay thế

Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 về Quy chế giao dịch hối đoái năm 1998.

Page 88: Tailieu.vncty.com   5315 9188

80

Nền kinh tế mở sau sự kiện gia nhập WTO và cam kết mở cửa thị trường

tài chính đã giúp Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp và gián

tiếp nước ngoài, điều này đã làm cho thị trường ngoại hối Việt Nam tăng

nhanh về quy mô, nâng cao chất lượng thành viên tham gia thị trường và cơ

quan quản lí điều tiết cũng đạt được những bước tiến bộ đáng kể trong công

tác quản lí điều hành thị trường một cách linh hoạt, thông thoáng, an toàn hơn

để ổn định thị trường.

1.4 Tỷ giá thả nổi nhưng có sự quản lí của nhà nước.

Từ khi thành lập cho đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có

những bước tiến đáng kể trong việc tự do hóa kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên

ngân hàng nhà nước vẫn thông qua các quy chế về chủ thể kinh doanh ngoại

tệ, giới hạn biên độ biến động tỉ giá để điều tiết thị trường này và can thiệp

bằng nhiều cách khác nhau để ổn định nhu cầu và nguồn cung ngoại tệ trong

nước.

Ví dụ, ngày 02/01/2007 NHNN ban hành quyết định sô 2554/QĐ-

NHNN thay thế quyết định số 679/2003/ QĐ-NHNN về việc nới rộng biên độ

tỷ giá ngoại tệ từ ±0,25% lên ±0,5% để khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát

nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh trên thị trường ngoại hối.

Đến những tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối cũng rơi vào tình

trạng căng thẳng, nhưng những áp lực trên đã không còn quá lớn. Trong 7

tháng đầu năm, nhập siêu chỉ mới ở mức 3,38 tỷ USD; do chính sách hạn chế

nhập khẩu, kích cầu trong nước do vậy theo mục tiêu Bộ Công Thương đặt ra,

nhập siêu sẽ dưới 20% kim ngạch xuất khẩu, cả năm sẽ khoảng 8 - 10 tỷ

USD, rất thấp so với sự đột biến 18 tỷ USD năm 2008. Tuy nhiên cung cầu

ngoại tệ vẫn chưa hết căng thẳng. Tăng trưởng tín dụng nói chung của cả nền

kinh tế là 11,6%, nhưng tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ giảm 2,5%.

Doanh số giao dịch chỉ bằng mức trần mà ngân hàng quy định. Tình trạng

găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp ngày một cao.

Page 89: Tailieu.vncty.com   5315 9188

81

Với tình hình kinh tế biến động thất thường vào cuối năm 2008 và đầu

năm 2009 nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn do USD tăng giá,

nguyên nhân chính là do tâm lý bi quan về giá trị VNĐ và chính sách hỗ trợ

lãi suất của chính phủ làm cho lãi suất VNĐ và USD xấp xỉ bằng nhau nên

các doanh nghiệp đã không muốn bán lại ngoại tệ cho ngân hàng để phòng

ngừa rủi ro tỷ giá trong tương lai. Trước những tình hình như vậy Ngân hàng

Nhà nước cũng khẳng định có đủ khả năng để can thiệp thị trường khi cần

thiết với nguồn ngoại tệ đủ mạnh. Hiện dự trữ ngoại tệ ở khoảng trên dưới 22

tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ cho các ngân hàng có trạng thái

ngoại hối âm. Nới rộng biên độ giao dịch tỷ giá từ 3% lên 5%. Tung nhóm

giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng ra thị trường. Ngân hàng Nhà

nước giữ mặt bằng lãi suất huy động USD chỉ nên ở mức 1-2%, trên cơ sở đó

kéo lãi suất cho vay xuống 1,5-3,5%.

Tóm lại có thể thấy, sau một chặng đường dài, hiện nay thị trường

NHVN đã có một tổ chức thống nhất và hoạt động có hiệu quả. Thị trường

ngoại tệ liên ngân hàng không chỉ là nơi kinh doanh ngoại tệ nhằm thoả mãn

các nhu cầu tiền tệ của khách hàng mà còn là nơi NHNN can thiệp một cách

có hiệu quả vào cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường.

1.5 Ngoại tệ kinh doanh chủ yếu là đồng USD.

Do những đặc điểm của thương mại quốc tế, Việt Nam ngày càng hội

nhập vào nền kinh tế thế giới nên hoạt động xuất nhập khẩu cũng phát triển

nhanh, nguồn cung và cầu ngoại tệ cũng tăng theo tương ứng và các giao dịch

chủ yếu được thực hiện bằng đồng Đôla Mĩ. Hơn nữa, do có tính thanh khoản

cao không chỉ ở Việt Nam mà hầu khắp các thị trường trên thế giới. Chính vì

vậy mà tại thị trường ngoại hối Việt Nam nó cũng đóng vai trò chủ đạo trong

giao dịch thương mại và kinh doanh ngoại hối.

Page 90: Tailieu.vncty.com   5315 9188

82

2. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

2.1 Xây dựng quy tắc ứng xử và thông lệ thống nhất cho hoạt động thị

trường ngoại hối Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban soạn thảo Bản thông lệ thị trường

ngoại hối Việt Nam, các thành viên ban soạn thảo gồm đại diện của Hiệp hội

Ngân hàng Việt Nam, một số NHTM Việt Nam và NH nước ngoài có kinh

nghiệm về hoạt động kinh doanh ngoại hối. Theo đó, các quy tắc này phải phù

hợp và mang tính chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế, bảo vệ sự lành mạnh của

hệ thống tài chính.

Bản thông lệ thị trường ngoại hối Việt Nam đưa ra các tiêu chuẩn về quy

tắc ứng xử kinh doanh của các thành viên tham gia thị trường và thiết lập

những thông lệ thị trường cho các giao dịch nhằm đảm bảo mối quan hệ lành

mạnh và công bằng giữa các thành viên thị trường. Đồng thời thông qua đó

tạo tính hiệu quả cho thị trường, giảm thiểu tranh chấp giữa các đối tác và đặt

một nền móng khách quan để phân xử giữa các bên tranh chấp khi cần thiết

Các quy tắc hoạt động trên thị trường ngoại hối được đưa ra tại Bản

thông lệ thị trường ngoại hối Việt Nam đó là:

Đạo đức nghề nghiệp

Đặt ra những tiêu chuẩn đạo đức và ứng xử của giao dịch viên và bên

môi giới cần tuân thủ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; đó

là các thành viên tham gia thị trường không được phép tiết lộ thông tin cho

các bên không liên quan, không được cố ý truyền bá tin đồn hay thông tin sai

lệch để trục lợi cho bản thân, luôn cảnh giác để phát hiện hành vi lừa đảo và

phổ biến cho các thành viên khác nếu thấy có dấu hiệu lừa đảo để tránh thiệt

hại

Các nguyên tắc giao dịch ngoại hối và thông lệ thị trường

Đề ra những nguyên tắc chủ yếu trong việc ứng xử các hoạt động thị

trường, trách nhiệm và nghĩa vụ các thành viên thị trường đối với các hoạt

Page 91: Tailieu.vncty.com   5315 9188

83

động như báo giá, hoàn tất giao dịch, chấm dứt sớm hợp đồng, đặt và nhận

lệnh giao dịch, xác định ngày giá trị, xác định ngày nghỉ, xác định khối lượng

giao dịch, giờ giao dịch của thị trường, giao dịch sau giờ làm việc ….

Các nguyên tắc quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối

Mỗi định chế cần có trách nhiệm quản lý rủi ro có thể bắt nguồn từ hoạt

động thị trường của mình phù hợp với những văn bản pháp quy và những

chính sách hoặc quy định khác. Đồng thời, các thành viên tham gia thị trường

cần phải đề ra các chính sách và quy định quản lý rủi ro trong kinh doanh

ngoại hối bằng văn bản, trong đó quy định các công cụ được phép giao dịch,

các hạn mức rủi ro, cơ chế giám sát và báo cáo rủi ro, phương pháp xác định

mức độ rủi ro và kế hoạch dự phòng đối với trường hợp gặp rủi ro.

Quy trình giao dịch:

Quy trình xử lý cần đảm bảo rằng giao dịch được tiến hành và giải quyết

một cách hiệu quả đồng thời củng cố việc kiểm soát rủi ro, một việc cần thiết

cho sự lành mạnh của toàn bộ các thị trường tài chính. Như vậy, một số vấn

đề cần được chú ý như việc chuẩn bị trước khi giao dịch, ghi nhận các giao

dịch, thủ tục xác nhận, chỉ dẫn thanh toán, giám sát thanh toán và phạt thanh

toán chậm, hồ sơ về những giao dịch đã được tiến hành và xác nhận, thanh

toán bù trừ song phương…cần được tuân thủ bởi các thành viên thị trường

Vấn đề quản lý và nhân sự

Lãnh đạo của các thành viên tham gia thị trường có trách nhiệm kiểm

soát hoạt động của các nhân viên giao dịch trên thị trường ngoại hối. Còn

nhân viên giao dịch có trách nhiệm đảm bảo hành động trung thực khi giao

dịch trên thị trường và tuân thủ đúng các quy tắc về giao dịch ngoại hối

Giải quyết những tranh chấp

Khi có tranh chấp xảy ra, các bên nhanh chóng thông báo và trao đổi với

nhau để tìm ra giải pháp phù hợp. Giải quyết bằng phương pháp hoà giải sẽ

Page 92: Tailieu.vncty.com   5315 9188

84

tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo tính bảo mật và duy trì mối quan hệ tốt

đẹp hơn là đưa ra trọng tài kinh tế.

Đưa ra Bản thông lệ là một lẽ, thực hiện như thế nào còn là một câu hỏi

lớn. Những quy định, quy tắc nêu ra cần được quán triệt chỉ đạo và nghiêm

túc thực hiện, có như vậy mới có thể góp phần hoàn thiện thị trường ngoại hối

Việt Nam

2.2 Điều hành tỷ giá trong giai đoạn tới vẫn tiếp tục theo cơ chế thả nổi có

điều tiết của chính phủ.

Những nghiên cứu của IMF cho thấy hầu hết các nước thường duy trì

một chế độ tỷ giá linh hoạt không hoàn toàn. Chính những “nỗi sợ hãi thả

nổi” đã làm cho nhiều Ngân hàng Trung ương duy trì tỷ giá danh nghĩa trong

phạm vi dải băng tỷ giá. Có ba khả năng:

Trong một thị trường vốn quốc tế phát triển cao độ ở phạm vi toàn

cầu thì một chế độ tỷ giá cố định sẽ làm cản trở chính sách tiền tệ độc lập.

Còn nếu chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn sẽ là không

khả thi do tính biến động quá mức của tỷ giá đi cùng với tiến trình hội nhập

kinh tế quốc tế ở các nước.

Khả năng thứ ba là hệ thống tỷ giá thả nổi có điều tiết. Giải pháp

này được chính phủ nhiều nước đã và đang theo đuổi, nhưng hệ thống tỷ giá

như thế cũng lại đương đầu với những phức tạp, đó là phải có dự trữ ngoại hối

đủ mạnh để tiến hành can thiệp khi cần thiết. Mặc dù vậy, đây có thể coi là

một hướng đi thích hợp cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

Thực tế là trong thời gian qua, NHNN Việt Nam đã có những động thái

tích cực, góp phần đảm bảo ổn định trên thị trường tiền tệ.

2.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Mục đích ban đầu khi thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

(TTNTLNH) là nhằm thiết lập một mức tỷ giá cơ bản cho thị trường, có

nghĩa là tỷ giá giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng sẽ phản ánh cung cầu ngoại

Page 93: Tailieu.vncty.com   5315 9188

85

tệ trên thị trường. Tuy nhiên ở Việt Nam, do trình độ thị trường còn sơ khai

và còn bị rằng buộc bởi nhiều chính sách hành chính cho nên doanh số giao

dịch trên thị trường này chỉ vào khoảng 13% - so với con số 85% ở các nền

kinh tế phát triển – do đó tỷ giá giao dịch bình quân ở đây chưa đặc trưng cho

cả nền kinh tế, chưa phán ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại

hối. Để có một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Việt

Nam, ngoài yếu tố tỷ giá thì phải đề cập đến các nhân tố khác, đó là:

Nâng cao vai trò của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN)

Khi mà tỷ giá chưa làm được chức năng là điều tiết cung cầu trên thị

trường ngoại tệ thì NHNN nên tham gia TTNTLNH với tư cách vừa là thành

viên vừa là người tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của thị trường này.

NHNN thực hiện chức năng là người mua bán cuối cùng trên TTNTLNH,

điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm bôi trơn và giúp cho thị trường ngoại hối

hoạt động được thông suốt.

Việc can thiệp của NHNN cần phải diễn ra kịp thời theo sát diễn biến thị

trường với quy mô thích hợp, có như vậy thị trường mới hoạt động thông

suốt. Một khi NHNN can thiệp không kịp thời hoặc không đúng quy mô sẽ

tạo ra tâm lý ngóng đợi, nghi ngờ, khiến thị trường rơi vào trầm lắng, kích

thích đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá.

Có thể lấy ví dụ như trong những tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại

hối ở Việt Nam rơi vào tình trạng khá căng thẳng. Nền kinh tế đang có hiện

tượng hệ thống ngân hàng “thừa” ngoại tệ để cho vay, thiếu ngoại tệ để bán,

thị trường ngoại hối căng thẳng, có rất ít giao dịch. Các NHTM không có đủ

USD để bán cho doanh nghiệp, trong khi đó lại không huy động được USD từ

người dân, dẫn đến tình trạng là các doanh nghiệp phải đi mua USD chợ đen

với giá cao ngất ngưởng, đồng thời USD thu được từ xuất khẩu họ lại không

bán lại cho ngân hàng mà để dự trữ phòng tránh rủi ro tỷ giá, làm tình trạng

thiếu USD càng thêm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, NHNN đã can thiệp

Page 94: Tailieu.vncty.com   5315 9188

86

ngay vào thị trường bằng 3 nhóm giải pháp chính: thông tin tuyên truyền, sử

dụng các công cụ kinh tế và chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ. Cụ thể:

- Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời cung cấp một cách công khai, minh

bạch các thông tin cần thiết về tình hình dự trữ ngoại hối, kim ngạch xuất

nhập khẩu để doanh nghiệp và người dân hiểu tình hình.

- Ngân hàng Nhà nước đã dự báo cán cân thanh toán cả năm 2009 theo

nhiều kịch bản khác nhau. Theo đó, mức thâm hụt trung bình của cán cân

thanh toán là khoảng 1 tỷ USD. Ngay cả với kịch bản xấu nhất, mức thâm hụt

chỉ gần 2,5 tỷ USD. Trong khi đó dự trữ ngoại hối của nước ta vẫn đang duy

trì ở mức 20 tỷ USD, đủ sức để bù mọi thiếu hụt của cán cân thanh toán.

- Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ sử dụng các nhóm giải pháp sử

dụng các công cụ và biện pháp kinh tế. Hiện nay mặt bằng lãi suất huy động

USD của ngân hàng thương mại phổ biến ở mức từ 2% đến 3%. Do không

cho vay ra được nên nếu các ngân hàng huy động càng nhiều USD thì sẽ càng

lỗ vì: các ngân hàng phải gửi số ngoại tệ này ở nước ngoài với mức lãi suất

thấp hơn rất nhiều so với mức 2 đến 3% và rủi ro cũng rất lớn. Các ngân hàng

cũng có thể gửi tại Ngân hàng Nhà nước hầu như không có rủi ro nhưng lãi

suất chỉ ở mức 0,1%. Như vậy về bản chất kinh tế, các ngân hàng phải cùng

nhau đưa mặt bằng lãi suất huy động USD xuống thấp hơn nữa.

Khi đó mới có điều kiện để đưa mặt bằng lãi suất cho vay USD xuống

mức thấp hơn (theo tính toán sẽ ở mức từ 1,5% đến 3,5%). Điều này sẽ tạo

chênh lệch lãi suất giữa vay vốn USD và VND ở mức từ 2% đến 3% - điều

kiện hấp dẫn hơn để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn USD thay vì chỉ

đi mua USD.

- Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên

quy mô lớn với các ngân hàng thương mại để tạo thêm nguồn vốn VND cho

ngân hàng thương mại vừa giải quyết bài toán “thừa” ngoại tệ để cho vay của

các ngân hàng thương mại.

Page 95: Tailieu.vncty.com   5315 9188

87

- Về nhóm giải pháp chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ, Thủ tướng

Chính phủ đã yêu cầu chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản

lý ngoại hối, đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ trái phép. Ngân hàng

Nhà nước cũng có nhiều biện pháp nghiệp vụ, thanh tra tại chỗ hoạt động mua

bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm khắc các hành vi cố

tình mua bán ngoại tệ vượt trần qui định.

Cho đến nay, với những biện pháp can thiệp kịp thời của NHNN lên thị

trường ngoại hối, tình hình cung cầu ngoại tệ đã bớt căng thẳng, tính thanh

khoản của thị trường ngoại tệ có những chuyển biến tích cực, tình trạng găm

giữ ngoại tệ đã được cải thiện đáng kể. Qua đó càng thấy rõ vai rò của NHNN

đối với thị trường ngoại tệ.

NHNN cần xem xét một số điểm chưa hợp lý trong quy định về

nghiệp vụ hoán đổi giữa NHNN và NHTM. Cụ thể:

Ngân hàng Nhà nước cần quy định lại tỷ giá giao ngay cho phù hợp.

Theo tập quán kinh doanh quốc tế thì tỷ giá giao ngay trong dịch vụ hoán đổi

là “tỷ giá trung bình của tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra”, nhưng NHNN lại

quy định trong giao dịch hoán đổi, tỷ giá mua vào và bán ra là tỷ giá mua vào

và bán ra của NHNN. Điều này không những không phù hợp với tập quán

quốc tế mà còn khiến người ta có suy nghĩ NHNN có động cơ “mua rẻ, bán

đắt” thông qua giao dịch hoán đổi.

Mở rộng số lượng thành viên tham gia thị trường

Hiện nay đã có khoảng 60 thành viên được công nhận là thành viên thị

trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng số lượng thành viên tham gia tích cực

vào thị trường còn hạn chế, khiến cho thị trường hoạt động khá trầm lắng.

Hơn nữa, giao dịch trên thị trường diễn ra một chiều, có nghĩa là có một số

ngân hàng chuyên bán, còn số khác thì chuyên đi mua, làm cho thi trường

ngoại tệ liên ngân hàng mất đi tính đặc thù của nó. Cho nên, một mặt cần mở

Page 96: Tailieu.vncty.com   5315 9188

88

rộng số lượng thành viên, mặt khác cần tạo ra môi trường để các thành viên

có thể tham gia tích cực hơn nữa.

Cần hiện đại hóa hệ thống giao dịch, trang bị công nghệ thông tin

tiên tiến cho các ngân hàng.

Giữa các ngân hàng phải được kết nối một cách thông suốt. Hiện chỉ có

một số ít ngân hàng đã thực hiện giao dịch mua bán qua hệ thống Dealing

2000 của Reuter, còn lại là thực hiện qua thủ tục công văn, còn điện thoại thì

không được chấp nhận. Rõ ràng đây là một hạn chế lớn của thị trường ngoại

tệ liên ngân hàng Việt Nam.

Đào tạo kiến thức cho các cán bộ ngân hàng về kỹ năng kinh doanh, các

nghiệp vụ ngoại hối mới và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, phần

mềm chuyên dụng

2.4 Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền và Khắc phục hiện tượng đô la

hoá:

Việc nâng cao tính chuyển đổi của VND trong bối cảnh toàn cầu hoá

kinh tế hiện nay có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và

quá trình hội nhập quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh

tế trong nước với quốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh

nguồn vốn nước ngoài, tạo vị thế cho quốc gia trên thị trường quốc tế. Đồng

tiền có tính chuyển đổi cao cũng sẽ làm giảm hiện tượng “đô la hoá”, qua đó

nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.

2.5 Chuyển biện pháp kết hối sang công cụ tỷ giá thị trường

Kết hối ngoại tệ là biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp có nguồn thu về

ngoại tệ phải bán ngay một phần cho NHTM. Trong những thời điểm cụ thể,

biện pháp này phát huy tác dụng nhất định trong việc hạn chế tình trạng găm

giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng đi ngược với xu thế

giảm thiểu các biện pháp can thiệp trực tiếp, tăng cường các biện pháp kinh tế

trong công tác điều hành, quản lý ngoại hối.

Page 97: Tailieu.vncty.com   5315 9188

89

Ngày15/5/2002, Qui định kết hối bắt buộc đối với tài khoản vãng lai của

doanh nghiệp được điều chỉnh, chỉ còn kết hối 30%. Lại thêm một lần nữa,

Ngân hàng Nhà nước thực hiện đúng cam kết với Quỹ tiền tệ quốc tế sẽ bỏ

dần kết hối để vào năm 2003 các doanh nghiệp sẽ không còn bị bắt buộc phải

bán ngoại tệ mình kiếm được cho Ngân hàng.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa đảm bảo tính tự chủ của doanh

nghiệp, vừa khuyến khích họ sẵn sàng bán ngoại tệ cho NHTM để quay vòng

sản xuất chứ không bắt ép bằng biện pháp kết hối? Để thúc đẩy thị trường

ngoại hối phát triển, chính sách quản lý ngoại hối phải được đổi mới theo

hướng tự do hoá, giảm việc can thiệp trực tiếp, tăng sử dụng các biện pháp

kinh tế trong điều hành chính sách quản lý ngoại hối.

2.6 Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

Trong số các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối: Giao ngay, kỳ hạn,

hoán đổi, quyền chọn và tương lai, mặc dù 4 nghiệp vụ đầu tiên đã xuất hiện

ở Việt Nam, tuy nhiên hoạt động của nó còn rất khiêm tốn. Để thị trường

ngoại hối Việt Nam hoạt động hiệu quả, góp phần tích cực vào việc phát triển

kinh tế đất nước, thì việc hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh là

cần thiết.

Về nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi:

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá kỳ hạn và hoán đổi bao gồm tỷ giá

giao ngay, mức chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền, và thời hạn của hợp

đồng. Mục đích chính của hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi là phòng chống rủi ro

tỷ giá; như vậy, nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi chỉ có thể phát triển khi tỷ giá

được thay đổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối, chính sách tỷ

giá cố định trong một biên độ hẹp sẽ không tạo môi trường để phát triển các

nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi.

Mở rộng nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ.

Page 98: Tailieu.vncty.com   5315 9188

90

Quyền chọn là nghiệp vụ phức tạp về nội dung và nghiệp vụ, do đó, cần

triển khai từng bước, từ đơn giản đến phức tạp:

- Mới chỉ xuất hiện ở nước ta vào khoảng năm 2004, nghiệp vụ quyền

chọn có thể nói là còn rất mới mẻ. Trong thời gian đầu, chỉ nên tiến hành theo

phương thức giao dịch qua quầy vì phương thức giao dịch trên sở giao dịch

chỉ khả thi khi thị trường phát triển đạt trình độ cao

- Chỉ nên áp dụng kiểu quyền chọn Châu Âu. Vì hợp đồng quyền chọn

kiểu Mỹ cho phép tiến hành thực hiện tại bất kì thời điểm nào trong suốt thời

gian hiệu lực của hợp đồng nên chưa phù hợp với nước ta ở giai đoạn đầu

- Về mặt thời hạn của hợp đồng, để có thể kiểm soát dễ dàng hơn và

tránh tâm lý đầu cơ thì thời hạn của hợp đồng nên quy định ngắn từ 3 tháng

trở xuống. Khi thị trường đã phát triển thì thời hạn của hợp đồng do ngân

hàng và khách hàng tự thoả thuận.

Về nghiệp vụ tương lai

Về ý nghĩa, giao dịch tương lai thực chất chỉ là một trò chơi cá cược,

kích thích đầu cơ. Do đó, tác dụng của nó đối với nền kinh tế là hạn chế. Vì

nguyên nhân này mà nghiệp vụ tương lai chưa phát triển ở Việt Nam.

2.7 Hình thành các công ty môi giới ngoại hối

Các công ty môi giới ngoại hối đóng vai trò là cầu nối giữa cung và cầu

ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Giao dịch qua công ty môi giới có ưu điểm hơn hẳn so với giao dịch trực

tiếp giữa các ngân hàng ở chỗ:

Nhu cầu mua bán được truyền đi rộng khắp với tốc độ xử lý nhanh

chóng

Ngân hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ không phải xưng danh, do

đó, giữ được bí mật kinh doanh của mình

Page 99: Tailieu.vncty.com   5315 9188

91

Vì vậy, cần có giải pháp khuyến khích cấp phép cho một vài công ty môi

giới ngoại hối hoạt động trên thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian

tới.

II. Điều kiện áp dụng hiệu quả phương pháp phân tích cơ bản và phân

tích kĩ thuật cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam

So với thị trường ngoại hối quốc tế, thị trường ngoại hối nước ta được ví

như “một cái ao nhỏ” so với “đại dương lớn”. Đến nay, sau gần 20 năm hoạt

động, thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn thuộc loại kém phát triển cả về quy

mô và chiều sâu mà để phát triển nó cần có một hệ thống các giải pháp đồng

bộ. Do thị trường ngoại hối còn đang trong giai đoạn hình thành như Việt

Nam, việc phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật còn chưa được đề cao. Quyết

định giao dịch phần lớn dựa trên nhu cầu ngắn hạn của các nhà giao dịch, để

điều tiết cung cầu trước mắt mà chưa tính đến những diễn biến lâu dài của thị

trường tiền tệ. Do vậy một trách nhiệm không thể thiếu để làm cho thị trường

ngoại hối năng động hơn, thực hiện hiệu quả vai trò của nó hơn đó là việc

công khai minh bạch các thông tin của nền kinh tế và nâng cao độ chính xác

của các thông tin đó. Để làm được việc này thì cơ quan quản lí giám sát thị

trường ngoại hối phải thực hiện một số công việc sau:

1. Hoàn thiện môi trường pháp lí

Thị trường ngoại hối Việt Nam đang ngày càng phát triển và hoàn thiện

các cơ sở pháp lí nhằm mở rộng thành phần tham gia đồng thời cũng kiểm

soát chặt chẽ để thị trường tiền tệ để giúp thị trường này phát triển tương ứng

với các thị trường khác.

Năm 2004, Thống đốc Ngân hàng đã ra quyết định Về giao dịch hối đoái

của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, quy định về các loại

hình giao dịch hối đoái trong đó đã bao gồm đầy đủ các loại giao dịch phổ

biến trên thị trường hối đoái quốc tế đó là giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán

đổi, quyền lựa chọn và các giao dịch hối đoái khác theo quy định của Thống

Page 100: Tailieu.vncty.com   5315 9188

92

đốc Ngân hàng nhà nước trong từng thời kì. Trong quyết định này, các thành

phần tham gia giao dịch hối đoái cũng được mở rộng cho các tổ chức và cá

nhân được phép tham gia, nhưng những điều kiện để tham gia vẫn chưa được

quy định cụ thể. Hơn nữa, vẫn còn một số hạn chế cần phải thay đổi để thị

trường ngoại hối mang tính tự do hơn, khuyến khích giao dịch qua lại giữa

các tổ chức tín dụng và các thành phần kinh tế khác tham gia vào mua bán

quyền lựa chọn. Giám đốc các TCTD được phép quy định các loại ngoại tệ

giao dịch tại đơn vị mình và tỷ giá giao dịch của các loại ngoại tệ phù hợp với

quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước. Trong điều 9 của quyết định

này có quy định về việc xuất trình chứng từ trong các giao dịch hối đoái, các

tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân dùng đồng Việt Nam để mua tệ của

TCTD được phép qua các giao dịch giao ngay kì hạn phải xuất trình các

chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần

thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý ngoại

hối. Điều này cho thấy, để thị trường ngoại hối tự do hơn trong việc mua bán

thì những quy định này cần phải được dỡ bỏ. Có thể thấy rằng lượng ngoại tệ

trong thị trường liên ngân hàng vẫn chủ yếu phục vụ cho những mục đích

kinh tế vĩ mô của nhà nước đó là khuyến khích xuất khẩu và kiểm soát nhập

khẩu, chính vì thế mà các nhu cầu mua bán ngoại tệ cho mục đích kinh doanh,

tích trữ vẫn chưa được phép thực hiện. Điều này khiến cho thị trường kinh

doanh ngoại tệ cho cá nhân, một số tổ chức phi ngân hàng ở Việt Nam có thể

coi như chưa được phép.

Năm 2005 pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam được thông qua. Pháp lệnh

này đưa ra chính sách quản lí ngoại hối của Việt Nam nhằm tạo điều kiện

thậm lợi và đảm bảo lợi ích hợp pháp cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt

động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu của

chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam,

thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, thực

Page 101: Tailieu.vncty.com   5315 9188

93

hiện cam kết của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong lộ trình hội nhập

kinh tế quốc tế, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ngoại hối và hoàn

thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam. Điều này cho thấy chính phủ

Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể để tạo tiền đề cho một thị trường

ngoại hối phát triển về sau. Những điều khoản về kinh doanh ngoại tệ cũng

được quy định rất cụ thể về các nguyên tắc giao dịch vốn trong hoạt động đầu

tư nhằm khuyến khích các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia đầu tư vào

Việt Nam. Bên cạnh đó các quy định chặt chẽ và cụ thể về hoạt động vay nợ

nước ngoài cũng đã được thiết lập nhằm đảm bảo tính ổn định của thị trường

ngoại tệ vốn rất nhạy cảm. Đặc biệt là những quy định về thị trường ngoại tệ,

cơ chế tỷ giá hối đoái ở các điều 28, 29, 30 của pháp lệnh này. Trong đó quy

định thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm Ngân

hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng được phép, các đối tượng này được

thực hiện các loại hình giao dịch theo thông lệ quốc tế khi đáp ứng các điều

kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Pháp lệnh này cũng nói rõ

vai trò quan trọng của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết thị trường tiền

tệ, thực hiện các chính sách vĩ mô phù hợp với điều kiện phát triển ở Việt

Nam. Tỷ giá hối đoái lúc này cũng đã được hình thành trên cơ sở cung cầu

ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng nhà nước vẫn

thông qua việc quy định biên độ dao động tỉ giá để ngăn cản những biến động

mạnh gây ảnh hưởng đến mục tiêu vĩ mô dài hạn và trấn an lòng tin của người

dân vào VND. Tùy từng giai đoạn và mục tiêu phát triển kinh tế, ngân hàng

nhà nước có thể thay đổi biên độ này. Ví dụ, ngày 02/01/2007NHNN ban

hành quyết định sô 2554/QĐ- NHNN thay thế quyết định số 679/2003/ QĐ-

NHNN về việc nới rộng biên độ tỷ giá ngoại tệ từ ±0,25% lên ±0,5% để

khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh trên thị

trường ngoại hối. Và trong suốt cuối năm 2009 đầu 2009 Ngân hàng Nhà

Page 102: Tailieu.vncty.com   5315 9188

94

nước liên tục ra các quyết định nhằm điều chỉnh hoạt động của thị trường

ngoại hối, can thiệp sâu vào những đợt biến động tỷ giá bất thường.

Thông tư 03/2008 NHNN Hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại

hối của các tổ chức tín dụng. Trong đó có quy định cụ thể về phạm vi hoạt

động kinh doanh của các tổ chức ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân

hàng và điều kiện để được phép kinh doanh ngoại hối trên thị trường trong

nước và thị trường nước ngoài có đề cập đến các hình thức giao dịch ngoại

hối được phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, bên cạnh các dịch vụ thanh

toán quốc tế, thực hiện giao dịch mua bán ngoại hối và vàng trên thị trường

nước ngoài, các tổ chức tín dụng được phép còn có thể tham gia các thị

trường tiền tệ, thị trường phái sinh ở nước ngoài. Những quy định này đã cho

phép thị trường kinh doanh ngoại hối ở Việt Nam đa dạng hơn về hình thức

giao dịch, tiên tiến hơn về nghiệp vụ kinh doanh và đồng thời giúp các tổ

chức tín dụng học hỏi nhiều hơn trên thị trường quốc tế đặc biệt là trong lĩnh

vực kinh doanh ngoại tệ.

Tóm lại, cơ chế pháp lí của Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có

những bước tiến đáng kể khuyến khích các thành viên tham gia vào sân chơi

kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên, trong những giai đoạn nhất định Ngân hàng

Nhà nước vẫn can thiệp quá sâu vào thị trường thông qua các chính sách tài

khóa làm cho thị trường này chưa phát triển lành mạnh như mong muốn.

Chính vì vậy mà một yêu cầu đặt ra đối với Ngân hàng Nhà nước đó là thực

hiện tốt vai trò là người mua cuối cùng trên thị trường tiền tệ, dùng các công

cụ trên thị trường mở để điều tiết thị trường ngoại tệ chứ không nên phục

thuộc quá nhiều vào các quy định cứng nhắc. Để làm được điều này, thị

trường ngoại tệ Việt Nam cần những quy định chặt chẽ hơn trong việc kiểm

soát tin đồn thất thiệt và dẫn đến chao đảo như trong thời gian vừa qua, thực

thi các biện pháp chống tình trạng đô la hóa, giảm tầm quan trọng của thị

Page 103: Tailieu.vncty.com   5315 9188

95

trường tự do, tập trung nguồn ngoại tệ vào thị trường chính thức để nâng cao

lượng dự trữ ngoại hối để Ngân hàng Nhà nước.

2. Kiểm soát tỷ giá thị trường theo hướng phù hợp với cung-cầu ngoại tệ:

Trước hết, có thể khẳng định là tỷ giá chính thức hiện nay thấp hơn so

với mức cân bằng cung cầu ngắn hạn, bởi lẽ, mặc dù biên độ giao dịch đã 2

lần được điều chỉnh song các NHTM vẫn tiếp tục giao dịch ở mức trần trong

thời gian hơn 6 tháng trở lại đây. Cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá

phải chịu áp lực tăng.

Trong thời gian gần đây, một số giải pháp tích cực đã được thực hiện như

nghiêm cấm niêm yết bằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước tiến hành hoán đổi

ngoại tệ trên phạm vi lớn hay các NHTM lớn đồng thuận hạ lãi suất huy động

và cho vay bằng đồng USD.

3. Nâng cấp hệ thống thông tin

a, Về phía các cơ quan quản lí vĩ mô

Đây là một vấn đề cốt lõi để có thể ứng dụng hiệu quả phân tích cơ bản

trên thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và thị trường kinh doanh ngoại

tệ nói riêng. Yếu tố quan trọng nhất trong phân tích cơ bản là hệ thống thông

tin kinh tế minh bạch chính xác. Để có được điều này các cơ quan chính phủ

như Tổng cục thống kê, Tổng cục Thuế, Tổng cục hải quan, Bộ công thương,

bộ tài chính cần thiết lập hệ thống thông tin phản ánh chân thực kịp thời tình

hình nền kinh tế. Ở các nước phát triển như Mĩ, Nhật, Anh…ta có thể thấy hệ

thống thông tin về từng lĩnh vực cụ thể như thông tin về tình trạng thất

nghiệp, mức lương trung bình, số lượng nhà mới trên thị trường bất động sản,

dịch vụ bán lẻ, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, cán cân thương mại,

kim ngạch xuất nhập khẩu…đều được công bố rõ ràng. Không những vậy mà

những thời điểm công bố những báo cáo này cũng được lên kế hoạch trước để

các nhà kinh doanh có thể theo dõi và cập nhật sớm nhất. Hơn thế nữa, không

chỉ các tổ chức cơ quan nhà nước có thể công bố những con số này mà các

Page 104: Tailieu.vncty.com   5315 9188

96

trường đại học, các cơ quan đánh giá tình hình chung cũng có thể thiết lập hệ

thống chỉ số đánh giá riêng theo quan điểm của họ về tình hình nền kinh tế ví

dụ như Ủy ban nghiên cứu dư luận gia đình có thể đưa ra những đánh giá

riêng về chỉ số cảm tính người tiêu dùng trong tháng, nhưng trường ĐH

Michigan cũng đưa ra những đánh giá này, tuy nhiên hai hệ thống đánh giá

này thực hiện trên những tiêu chuẩn khác nhau và các nhà giao dịch sử dụng

những thông tin này cũng có cách hiểu khác nhau dựa trên từng chỉ số. Chính

sự đa dạng thông tin này đã giúp cho hệ thống thông tin minh bạch hơn, chính

xác và cụ thể hơn.

b, Về phía các nhà giao dịch

Việc nâng cấp hệ thống thông tin cá nhân là một việc rất quan trọng để

có thể cập nhật thông tin chính xác và kịp thời. Nó mang tính quyết định đến

mức lợi nhuận đạt được của nhà giao dịch do, trên những thị trường nhạy cảm

như thị trường ngoại hối việc quyết định thực hiện lệnh mua bán vào thời

điểm hợp lí là rất quan trọng, nếu chậm trễ thị nhà giao dịch sẽ lỡ mất cơ hội

kinh doanh và tổn thất là vô cùng lớn. Trong thông tư 03/2008/TT-NHNN

ngày 11 tháng 4 năm 2008, Ngân hàng nhà nước cũng đã quy định điều kiện

về trang thiết bị, vật chất để có thể tham gia vào thị trường ngoại hối của các

tổ chức được phép. Hơn nữa đây cũng là quyền lợi của chính các nhà giao

dịch để có thể cập nhật thông tin nhanh nhất.

Về phân tích kĩ thuật, các phần mền hiện đại đang thịnh hành trên thế

giới giúp ta có thể ứng dụng công cụ phân tích kĩ thuật hiệu quả nhất. Nó có

nhiều tiện ích, cách thể hiện sinh động dễ nhìn và thực hiện các kĩ thuật một

cách chính xác giúp ta có thể quan sát và đưa ra những nhận định đúng đắn về

diễn biến trên thị trường ngoại hối.

4. Đầu tư phát triển con người

Đội ngũ nguồn nhân lực trong các phòng ban kinh doanh ngoại hối ở các

ngân hàng, các định chế tài chính khác đã được nâng cao về trình độ chuyên

Page 105: Tailieu.vncty.com   5315 9188

97

môn, kĩ năng giao dịch, phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật. Tuy nhiên do

điều kiện thực tế của thị trường ngoại hối Việt Nam còn đang sơ khai, các

công cụ giao dịch còn đơn giản, số lượng tổ chức cá nhân tham gia còn bị

khống chế, tính minh bạch, cạnh tranh còn thấp nên trình độ phân tích và thực

hiện nghiệp vụ vẫn còn đi sau các thị trường lớn rất nhiều chính vì vậy mà

bên cạnh vai trò quản lí điều hành thị trường ngoại hối Ngân hàng nhà nước

còn phải khuyến khích các thành viên này nâng cao trình độ chuyên môn cả

về phân tích cơ bản cũng như phân tích kĩ thuật. Theo những ý kiến từ riêng

cá nhân thì việc phân tích kĩ thuật đòi hỏi nhà phân tích nắm được càng nhiều

công cụ về các phương pháp phân tích kĩ thuật cơ bản như Fibonnaci,

Bolinger band, MA, MACD, RSI, ADX… các mẫu hình đã được nghiên cứu

và chứng minh bằng thực tiễn trong quá khứ…thì việc phân tích sẽ trở nên dễ

dàng thực hiện hơn. Không chỉ có vậy, phân tích kĩ thuật còn đòi hỏi nhà

phân tích phải có rất nhạy cảm với từng thời điểm của thị trường, biết kết hợp

các công cụ phân tích để dự đoán hơn là thực hiện máy móc như lý thuyết đã

trình bày. Trong những năm gần đây hệ thống công cụ phân tích không chỉ

được chứng minh bằng thực tế mà nó còn phát triển thêm các phương pháp

phân tích mới, ichimoku là một trong những phương pháp được các nhà giao

dịch đánh giá là cho những tín hiệu kịp thời và chính xác cao.

Page 106: Tailieu.vncty.com   5315 9188

98

Kết Luận

Trong những năm qua, thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước

phát triển đáng kể và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu

tư trong nước và ngoài nước. Sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị

trường bất động sản đã giúp làm thông suốt nguồn vốn và tạo nên thành công

cho rất nhiều nhà đầu tư. Một trong những yếu tố đóng góp không nhỏ vào

những thành công này là việc thực hiện thành thạo phương pháp phân tích cơ

bản và phân tích kĩ thuật các giao dịch. Trong kinh doanh ngoại hối cũng vậy

nó là công cụ phổ biến và hiệu quả để phân tích biến động của các cặp tỉ giá

tiền tệ. Sau khi nghiên cứu thực hiện đề tài, tác giả đã rút ra kết luận như sau:

Ứng dụng phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật đã giúp giải thích rõ ràng

những biến động trên thị trường ngoại hối theo những xu hướng ảnh hưởng

của những thông tin kinh tế được công bố từ Nhật Bản và Mĩ và những biến

động đó phù hợp với những dấu hiệu dự đoán từ các công cụ phân tích kĩ

thuật. Tuy nhiên đối với thị trường ngoại hối Việt Nam, vẫn đang trong giai

đoạn đầu của thời kì phát triển, còn tiềm ẩn nhiều thiếu sót khiến nó chưa

thực hiện được đúng vai trò điều tiết cung cầu ngoại tệ, thiết lập tỉ giá hối đoái

linh hoạt dựa trên quy luật cung cầu. Do vậy, để thị trường có thể phát triển

thì Ngân hàng Nhà nước cần khắc phục những điểm yếu của hệ thống pháp

luật, thông tin kinh tế vĩ mô, nâng cao tính chuyển đổi của VND và tiến tới

một chính sách tỉ giá thả nổi.

Qua nghiên cứu đề tài tác giả đã ứng dụng được hai phương pháp này

vào giải thích biến động tỉ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 trên thị

trường Mĩ đồng thời đưa ra những định hướng phát triển và điều kiện để ứng

dụng hiệu quả các phương pháp này trong kinh doanh trên thị trường ngoại

hối Việt Nam.

Page 107: Tailieu.vncty.com   5315 9188

99

Danh mục tài liệu tham khảo

Sách- tạp chí

1. TS. Bùi Kim Yến, năm 2006, Phân tích Chứng khoán và định giá chứng

khoán, nhà xuất bản thống kê.

2. Ths. Đỗ Văn Khiêm, năm 2007, Giao dịch ngoại hối, nhà xuất bản

Đồng Nai.

3. Lê Đạt Chí, Phan Thị Bích Nguyệt, năm 2007, Phân tích kĩ thuật ứng

dụng trong đầu tư Chứng khoán, nhà xuất bản Lao động- xã hội

4. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, năm 2009, Giáo trình tài chính quốc tế,

nhà xuất bản trẻ.

5. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, năm 2008, Giáo trình nghiệp vụ kinh

doanh ngoại hối, nhà xuất bản thống kê.

6. Abe Cofnas, năm 2007, The Forex Trading Course, John Wiley & Sons,

Inc.

7. Charles Yuji Horioka, 2006, The causes of Japan’s ‘Lost Decade’:the

role of household consumption.

8. Chrishtopher Conte và Albert R. Karr, năm 2008, Phác thảo nền

kinh tế Mĩ, nhà xuất bản thanh niên.

9. Elwell, Craig K. January 8, 2008, Dollar Crisis: Prospect and

Implications. Washington, DC: Congressional Research Service.

10. James Dicks, 2004, Forex made easy: 6ways to trade the dollar,

McGraw Hill.

11. Kathy Lien, 2000, Day trading & swing trading the currency market,

John Wiley &Sons Inc.

12. Ken Marshall and Rob Moubray, 2005, Practical Fibonacci Methods

for Forex trading

Page 108: Tailieu.vncty.com   5315 9188

100

13. Ken standfield, 2002, Intangible Finance standards, Elsevier academic

press.

14. Krugman, Paul R, 2009, International Economics: Theory and Policy.

Boston, MA: Pearson/ AddisonWesley

15. William Poole, 2006, Chinese Growth: A source of US. Export

Opprtunities, Federal Reserve Bank ST. Louis Review.

Trang web

1. Current Releases. http://www.bea.gov/newsreleases/rels.htm

2. Economic News Releases. http://www.bls.gov/bls/newsrels.htm

3. Real time calendar

http://www.fxstreet.com/fundamental/economic-calendar/

4. Foreign Exchange

http://www.newyorkfed.org/markets/foreignex.html

5. The Basics of Foreign Trade and Exchange

http://www.newyorkfed.org/education/fx/index.html

6. The Foreign Exchange Joint Standing Committee's survey for the U.K.

market: http://www.bankofengland.co.uk/markets/forex/fxjsc/index.htm

7. The Australian Foreign Exchange Committee's survey for the Australian

market:http://www.rba.gov.au/AFXC/Statistics/FXTurnoverReports/2009/Oct

_2009/index.html

8. Technical Analysis.

http://www.investopedia.com/investing-topics/Technical_Analysis