Top Banner

of 25

Tai lieu thuc tap DLS.pdf

Jul 07, 2018

Download

Documents

Hà Hoàng Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    1/71

    Bài thự c tập số 1THỰ C HÀNH TÍNH CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN

    TRONG HƯỚ NG DẪN SỬ DỤNG THUỐC1. Mục tiêu:

    Sau khi thực hiện xong bài thực hành này, sinh viên có khả năng tính toán và ápdụng giá tr ị của một số thông số cơ bản trong hướ ng dẫn sử dụng thuốc.2. Kiến thứ c chung về các thông số cơ bản2.1 Diện tích bề mặt cơ thể (Body Surface Area - BSA)

    Diện tích bề mặt cơ thể (Body surface area - BSA) là thông số đượ c tính toándựa trên chiều cao và cân nặng của bệnh nhân. Chỉ số BSA phản ánh tổng lượ ng nướ ctrong cơ thể tốt hơ n chỉ số cân nặng của bệnh nhân. Do vậy khi tính liều dùng của mộtsố thuốc tan nhiều trong nướ c và các thuốc có khoảng điều tr ị hẹ p (như hóa chất điềutr ị ung thư), hoặc khi tính liều dùng cho tr ẻ em, ngườ i ta có thể dựa vào chỉ số BSA.

    Hiện nay có r ất nhiều công thức để tính BSA, dướ i đây là một số công thức hayđượ c sử dụng:

    (1) Công th ứ c Dubois & Dubois:BSA (m2) = 0.007184 x H(cm)0.725x W(kg)0.42

    (2) Công th ứ c Boyd:BSA (m2) = 0.0003207 x H(cm)0.3 x W(gr)(0.7285-0.0188xlog(gr))

    Rút gọn: BSA (m2) = BSA = (W(kg)+4)/30 (tr ẻ 3-30kg)(3)Haycock:

    BSA (m2) = 0.024265 x H(cm)0.3964x W(kg)0.5378

    (4)Mosteller:

    BSA (m2) =

    Chú thích :

    BSA : Diện tích bề mặt cơ thể, tính bằng m2

    H (Height) : Chiều cao cơ thể, tính bằng cmW (Weight) : cân nặng, tính bằng kgTrong các công thức trên, công thức số (1) đượ c sử dụng trong một số tài liệu

    như BNF, AMH, Pharmaceutical Calculation…, công thức số (2)đượ c sử dụng làm cơ sở của toánđồ trong BNFC. Công thức số (3) đượ c biết đến r ất sớ m, trong khi côngthức số (4)đượ c sử dụng r ộng rãi do sự đơ n giản trong tính toán.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    2/71

    Khi áp dụng các công thức trênđể tính toán, các giá tr ị BSA thuđượ c có sự khác biệt nhưng không nhiều.

    Ngoài việc sử dụng các công thức tính toán tr ực tiế p, trên thực hành lâm sàngr ất hay sử dụng các toánđồ (hình 1 và hình 2). Cách sử dụng toánđồ là k ẻ đườ ngthẳng nối chỉ số cân nặng và chiều cao của bệnh nhân vớ i nhau,đườ ng thẳng này cắtcột BSAở đâu đó là chỉ số BSA của bệnh nhân.

    Hình 1. Toán đồ tính BSA cho tr ẻ em theo công th ứ c DuboisCả 2 cách dùng công thức tính toán hay toánđồ thì đượ c sử dụng phổ biến trên

    lâm sàng. Tuy nhiênđối vớ i tr ẻ em, BSA tínhđượ c theo 2 cách sẽ khác nhau trongkhoảng 10%. Sự khác biệt nàyđượ c chấ p nhận trong thực hành lâm sàng. Ngoài ra, một số trang webđã phát triển sẵn một số công cụ tính toánđể hỗ tr ợ ngườ ithực hành lâm sàng như : http://wwwglobalrph.com/bsa2.htm hoặchttp://wwwmdcalc.com/bmi-and-body-surface-area-bsa/#how-to-use

    M ột vài l ư u ý khi tính BSA :- Đổi đơ n vị (cân nặng : kg ; chiều cao : cm)

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    3/71

    - BSA của ngườ i lớ n thườ ng đượ c làm tròn 1 số sau dấu phảy.- BSA của tr ẻ em thườ ng đượ c làm tròn 2 số sau dấu phảy- BSA của ngườ i lớ n thườ ng nằm trong khoảng 1.4 – 2.4 m2 - Tr ẻ em ( 3 tháng – 12 tuổi) thườ ng có BSA trong khoảng 0.27 -1.35 m2, tr ẻ sơ sinhBSA thườ ng dướ i 0.22 m2

    Hình 2. Toán đồ tính BSA cho ng ườ i l ớ n theo công th ứ c Dubois

    2.2 Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI)

    Thuật ngữ chỉ số khối cơ thể (BMI) đượ c công bố năm 1972 trên Tạ p chí Journal of Chronic Diseases bở i Ancel Keys. BMIđượ c coi là chỉ số tốt nhất để đánhgiá phần tr ăm mỡ cơ thể bằng tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao. Do sự đơ n giản trongcách tính, BMIđượ c sử dụng r ộng rãiđể xácđịnh tình tr ạng béo phì một cách sơ bộ.

    Công thứ c tính:BMI (kg/m2) = W(kg)/H(m)2

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    4/71

    Bảng 1. Phân lo ại BMI trên ng ườ i l ớ n tr ưở ng thànhPhân loại BMI cho ngườ i Châu Á BMI chung của thế giớ iThiếu cân 18,5 18,5

    Cân năng bình thườ ng 18,5-22,9 18,5-24,9

    Thừa cân 23-27,9 25-29,9Béo phì 28 30

    2.3 Cân nặng lý tưở ng (Ideal Body Weight - IBW) và cân nặng điều chỉnh(Adjusted Body Weight - ABW)

    IBWmen (kg) = 50 + 0.9 x (H(cm)-152)IBWw (kg) = 45.5+ 0.9 x (H(cm)-152)IBW p (kg) = (H2 x 1.65)/1000Men:ABW=[(actualweight–IBW)x0.38]+IBWWomen: ABW=[(actual weight–IBW)x0.32]+IBW

    2.4.Độ thanh thải creatinin (Clearance creatinin – Clcr)Độ thanh thải creatinin (Clcr) là một trong số các chỉ số đượ c coi là tin cậy

    thườ ng dùngđể đánh giá chức năng thận. Vớ i bệnh nhân bệnh thận mạn, độ thanh thảicreatinin càng giảm thì chức năng thận của bệnh nhân càng suy giảm. Do đó, liềulượ ng của thuốc sử dụng cần đượ c hiệu chỉnh theo mức suy giảm Clcr của bệnh nhân.

    Độ thanh thải creatininđượ c tính theo phươ ng trình của Cockcroft-Gault:

    ClCr (mL/phút) =

    Chú thích:

    Clcr: Độ thanh th ải creatinin, đơ n vị mL/phút

    W: cân n ặng bệnh nhân, đơ n vị kg

    SCr: N ồng độ creatinin huy ế t thanh, đơ n vị micromol/LCó thể tínhđộ thanh thải creatinin trên một số trang web, ví dụ trang web sau:

    http://www1.mcw.edu/calculators/creatinine.htm Cần lưu ý r ằng nếu đánh giá chức năng thận ở bệnh nhân suy thận nặng phải

    thẩm tích thì creatinin trong huyết thanh có thể thayđổi trong quá trình thẩm tích hoặcgiữa khoảng thờ i gian 2 lần thẩm tích. Vì vậy vớ i những đối tượ ng phải thẩm tích thìmức liều khuyến cáo căn cứ vào bảng hướ ng dẫn riêng.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    5/71

    Ngoài ra, một số đối tượ ng đặc biệt như ngườ i già, ngườ i bị teo cơ , mứccreatinin không luôn tươ ng đồng vớ i chức năng thận. Vì vậy, liều dùng tính theo côngthức hiệu chỉnh trên cơ sở Clcr chỉ có tác dụng thăm dò banđầu.

    Hiện nay, một số công bố và ý kiến chuyên gia cho r ằng cần phải có cácđiềuchỉnh đối vớ i phươ ng trình Cockcroft-Gault dựa trên tr ọng lượ ng cơ thể và BMI, vìcông thức này cho thấy ướ c tính ít chính xácở các tr ườ ng hợ p quá thiếu cân hoặc béo phì. Theođề xuất của Brown et. al và Winter et. al, cácđiều chỉnh vàướ c tínhđượ ccung cấ p như sau: Thiếu cân (BMI

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    6/71

    Mức độ nặng của bệnh gan mạn tính đượ c chia thành 3 loại dựa theo điểm

    Child pugh A, B, C như sau:

    Sử dụng các thuốc/bệnh nhân có bệnh lý gan mạn tính cần hết sức thận tr ọng:R ất nhiều thuốc cần đượ c hiệu chỉnh liều hoặc chống chỉ định trênđối tượ ng bệnhnhân gan mạn tính, tùy theo mức độ nặng của bệnh (xem phụ lục 1).2.5. Một số tính toán thườ ng gặp trong sử dụng các thuốc tiêm truyền:

    Trong thực hành sử dụng các thuốc tiêm truyền, ngườ i dượ c s ĩ cần phải:‐ Nắm rõ thông tin,đặc tính riêng biệt của từng chế phẩm bào chế ‐ Xây dựng đượ c các quy trình chuẩn hướ ng dẫn pha chế, pha loãng, sử dụng

    các dung dịch tiêm truyền‐ Hiểu y lệnh của thầy thuốc, hướ ng dẫn và giúpđỡ các nhân viên y tá chuẩn

    bị đượ c dung dịch thuốc theođúng quy trình chuẩn, thực hiênđúng y lệnhMột số tính toán thườ ng gặ p mà dượ c s ĩ cần phải làm thành thục:‐ Tính toán trong pha chế, pha loãng các dung dịch thuốc‐ Chuyển đổi: lượ ng thuốc/thờ i gian thể tích (dịch truyền)/thờ i gian

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    7/71

    ‐ Tốc độ tiêm chậm‐ Hiệu chỉnh tốc độ truyền theo thờ i gian dựa trên y lệnh của bác s ĩ (nhằm đạt

    đượ c hiệu quả điều tr ị)Ví dụ:

    Một thuốc đượ c chỉ định điều tr ị đau ngực sau phẫu thuật vớ i liều khở i đầu 10mcg/min, sauđó liều đượ c tăng dần mỗi 3-5 phút 5 mcg/phút chođến khi cóđápứng(tốc độ truyền tối đa 30 mcg/phút). Nồng độ của dung dịch thuốc này là 50 mg/250mL.‐ Hãy tính tốc độ truyền cho liều khở i đầu (ml/phút)‐ Xây dựng bảng hiệu chỉnh tốc độ truyền theo thờ i gian  ͢ Xácđịnh khoảng tốc độ truyền an toàn của thuốc nàyĐáp án:‐ Nồng độ dung dịch thuốc: 50 mg/250 ml = 50 x 10^3 mcg/250 ml = 200 mcg/ml(1 ml dung dịch chứa 200 mcg thuốc 10 mcg ~ 10/200 =1/20 ml)Tốc độ truyền cho liều khở i đầu: 10 mcg/phút= 1/20 ml/phút = 3 ml/giờ ‐ Sau 3 – 5 phút, liều đượ c tăng 5 mcg/phút: Tính tươ ng tự 5mcg/phút = 1.5 ml/giờ

    Xây dựng bảng hiệu chỉnh tốc độ truyền:mg/phút mL/giờ 10 mcg/phút 3 ml/giờ

    15 mcg/phút 4.5 ml/giờ 20 mcg/phút 6 ml/giờ 25 mcg/phút 7.5 ml/giờ 30 mcg/phút 9 ml/giờ

    Khoảng tốc độ truyền an toàn của thuốc này: 3 ml/giờ - 9 ml/giờ

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    8/71

    Bài thự c tập số 2TRA CỨ U THÔNG TIN THUỐC

    TỪ CÁC NGUỒN THÔNG TIN THUỐC KHÔNG TR Ự C TUYẾN (OFFLINE)1. Đặt vấn đề

    Hiện nay thông tin thuốc không chỉ dừng lại là các hoạt động tự phát của dượ c s ĩ mà đã tr ở thành một hoạt động mang tính chất chuyên môn hóa.Đã có nhiều nghiêncứu về k ỹ năng thông tinđượ c tiến hành nhằm thiết lậ p một quy trình thông tin thuốccó hiệu quả. Quy trìnhđượ c giớ i thiệu trong sách giáo khoa Dượ c lâm sàng là quytrình do Host và Kirkwoodđưa ra năm 1987 vàđến nay vẫn đượ c áp dụng r ộng rãi. Về cơ bản, quy trình này gồm 7 bướ c:

    - Bướ c 1: Xácđịnh đặc điểm của ngườ i yêu cầu thông tin.- Bướ c 2: Thu thậ p các thông tin cơ bản có liên quan từ ngườ i yêu cầu thông tin.- Bướ c 3: Xácđịnh và phân loại yêu cầu cơ bản của ngườ i yêu cầu thông tin.- Bướ c 4: Tìm kiếm thông tin- Bướ c 5:Đánh giá, phân tích, tổng hợ p thông tin.- Bướ c 6: Tr ả lờ i thông tin.- Bướ c 7: Lưu tr ữ câu tr ả lờ i thông tin thuốc Nguồn thông tin thuốc đượ c chia thành 3 loại: nguồn thông tin thứ nhất, nguồn

    thông tin thứ hai và nguồn thông tin thứ ba.

    Trong bài thực tậ p tra cứu thông tin thuốc, sinh viên tậ p trung thực hành bướ c tìmkiếm thông tin (bướ c 4). Nguồn thông tinđể tìm kiếm trong bài thực tậ p số 1 là cácnguồn thông tin thuốc thứ 3.Ư u điểm của nguồn thông tin này là ngắn gọn, súc tích vàđộ khái quát hóa cao, thườ ng đượ c công bố dướ i dạng sách giáo khoa, hướ ng dẫn điềutr ị chuẩn....Nhượ c điểm của nguồn thông tin này là tính cậ p nhật kém,độ tin cậy phụ thuộc vào năng lực của tác giả. Các tài liệu tra cứu có sẵn trong bài thực tậ p số 1 này làcác sách tra cứu thông tin thuốc r ất thườ ng dùng và cóđộ tin cậy cao, tuy nhiên tính

    cậ p nhật r ất khác biệt giữa các tài liệu.2. Mục tiêu

    Sau khi hoàn thành bài thực tậ p này, sinh viên có khả năng:- Mô tả đượ c đặc điểm về cấu trúc và nội dung của một số tài liệu tra cứu thông

    tin thuốc thườ ng dùng: Dượ c thư Việt Nam, Martindale, AHFS, BNF, BNFC,Meyler’s side effects of drugs, Drugs during prenancy and lactation.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    9/71

    - Xácđịnh và phân loại đượ c câu hỏi thông tin thuốc để xácđịnh nguồn thông tinthuốc phù hợ p.

    - Tìm kiếm và đánh giáđượ c thông tin từ các nguồn thông tin sẵn có, đáp ứngđượ c yêu cầu của câu hỏi thông tin thuốc.

    - Tổng hợ p đượ c các thông tin thành câu tr ả lờ i câu hỏi thông tin thuốc.3. Tài liệu tra cứ u

    Tài liệu tra cứu là sáchđiện tử (ebook) có sẵn trong máy tính của phòng thực tậ pDượ c lâm sàng – Bộ môn dượ c lâm sàng, bao gồm:

    - Dượ c thư Quốc gia Việt Nam- Martindale- AHFS- BNF/BNFC- Meyler’s side effects of drugs- Drugs during pregnancy and lactation

    4. Yêu cầu sinh viên chuẩn bị trướ c khi đi thự c tập+ Lý thuyết: bài giảng “Thông tin thuốc”+ Tự tra cứu và tìm hiểu tr ướ c các thông tin liên quanđến các tài liệu tra cứutrong bài thực tậ p (ebook trong mục 4.). Các thông tin cần tìm hiểu: tác giả, nhàxuất bản, năm xuất bản của bản đầu tiên và bản mớ i nhất, tần suất tái bản.

    5. Hướ ng dẫn thự c tậpPhần 1 (30 phút): Chia 7 nhóm sinh viên, mỗi nhómđượ c giao tìm hiểu đặc điểm

    về cấu trúc và nội dung của các tài liệu tra cứu thông tin thuốc thườ ng dùng. Báo cáok ết quả theoMẫu báo cáo số 1.

    Phần 2 (120 phút): Mỗi nhóm 3 sinh viênđượ c giao 1 tình huống yêu cầu thôngtin thuốc. Sinh viên tìm kiếm thông tin thuốc theo quy trình. K ết thúc bài thực tậ p sinhviên báo cáo k ết quả tìm kiếm và tổng hợ p thông tin theo Mẫu báo cáo số 2.

    Phần 3 (30 phút): Giảng viên và sinh viên traođổi về các thông tin tra cứu đượ c.6. Đánh giá k ết quả bài thự c tập

    Sinh viênđạt yêu cầu bài thực tậ p chỉ khi k ết quả bài thực tậ p đượ c giảng viênđánh giáđạt.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    10/71

    Mẫu báo cáo số 1BÁO CÁO

    TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN THÔNG TIN THUỐC CẤP 3

    Họ và tên sinh viên:1. .......................................................Tổ - lớ p:...............................................2. .......................................................Tổ - lớ p:...............................................3. . .....................................................Tổ - lớ p:...............................................Ca thực tậ p: ........................................ Ngày thực tậ p: .....................................

    Tên tài liệu thông tin thuốc:……………………………….I. Thông tin về chế bản và inấn:

    1. Tác giả:2. Nhà xuất bản:3. Bản thứ nhất (năm xuấ t bản):4. Bản đượ c giớ i thiệu (năm xuấ t bản, thứ t ự xuấ t bản):5. Tần suất tái bản:

    II. Đặc điểm về nội dung:1. Cấu trúc của tài liệu (các ph ần, các ch ươ ng…)2. Cách sắ p xế p chuyên luận (theo nhóm d ượ c lý/theo tên ho ạt chấ t…) 3. Các nội dung trong một chuyên luận (liệt kê các n ội dung trong

    chuyên lu ận)4. Tính chất thông tin trong 1 chuyên luận (đầ y đủ , chi ti ế t hay ng ắ n

    g ọn, súc tích….)

    5. Có trích dẫn tài liệu tham khảo trong 1 chuyên luận (có hay khôngtrích d ẫ n)

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    11/71

    Mẫu báo cáo số 2

    BÁO CÁO TÌNH HUỐNG THÔNG TIN THUỐCTình huống số:..........

    Họ và tên sinh viên:4. .......................................................Tổ - lớ p:...............................................5. .......................................................Tổ - lớ p:...............................................6. . .....................................................Tổ - lớ p:...............................................Ca thực tậ p: ........................................ Ngày thực tậ p: .....................................

    NỘI DUNG BÁO CÁO1. Xácđịnh và phân loại câu hỏi thông tin thuốc:- Câu hỏi thông tin thuốc chính xác:

    - Phân loại câu hỏi thông tin thuốc theo nội dung:

    - Định hướ ng phần nội dung trong chuyên luận cần tìm kiếm:

    2. K ết quả tìm kiếm thông tin:

    Nguồn thông tin cấp 3 Thông tin tra cứ uTên tài liệu thứ nhất Nội dung tìm kiếm 1:……….(trang:…..):

    Thông tin trađượ c:…………………

    Nội dung tìm kiếm 2:………..(trang:…..):Thông tin trađượ c:…………………

    Tên tài liệu thứ hai Nội dung tìm kiếm 1:……….(trang:…..):K ết quả tìm kiếm:…………………Nội dung tìm kiếm 2:………..(trang:…..):K ết quả tìm kiếm:…………………

    Tên tài liệu thứ ba

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    12/71

    3. Đánh giá mứ c độ hữ u ích của các nguồn thông tin

    Nguồn thông tin Các mứ c độ đánh giá – lý do(r ất hữu ích, hữu ích, không hữu ích… và giải thích)

    Tài liệu thứ 1.Tài liệu thứ 2.

    ….4. Thông tin trả lờ i:(T ổ ng hợ p các thông tin tra c ứ u đượ c để đư a ra câu tr ả l ờ i)

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    13/71

    Bài thự c tập số 3

    TRA CỨ U TRÊN CÁC NGUỒN THÔNG TIN THUÔC TR Ự C TUYẾN(ONLINE)

    1. Đặt vấn đề Ngày nay, vớ i sự bùng nổ thông tin và quá trình phát triển liên tục trong các

    l ĩ nh vực nghiên cứu y dượ c, tìm kiếm tài liệu qua sách in và sáchđiện tử ( nguồnthông tin « offline ») chưa đủ để đưa ra thông tin cậ p nhật và toàn diện. Các nguồnthông tin tr ực tuyến (thông tin « online ») tỏ rõ nhữngưu điểm như : nguồn thông tin phong phú,đa dạng, cậ p nhật và bao phủ nhiều l ĩ nh vực khác nhau. Thêm vàođó,trong thờ i đại của y học dựa trên bằng chứng (evidence-based medicine), việc tìmkiếm đòi hỏi dượ c s ĩ phải có hiểu biết rõ ràng về nguồn thông tin tr ực tuyến, biết cáchlựa chọn và đánh giá mức độ tin cậy của mỗi trang web, biết cách định hướ ng tìmkiếm khiđứng tr ướ c một câu hỏi cụ thể. Bài thực tậ p này sẽ giúp sinh viên Dượ c bướ cđầu làm quen vớ i một số nguồn thông tin tr ực tuyến cơ bản, biết cách khai thác và tìmkiếm thông tin, từ đó hình thành k ĩ năng tra cứu trong các hoạt động chuyên môn saunày. 2. Mục tiêu

    Sau khi hoàn thành bài thực tậ p này, sinh viên cần đạt đượ c những mục tiêu

    sau : - K ể tênđượ c các trang web tiếng Việt và tiếng Anh thườ ng sử dụng khi tra cứu thôngtin thuốc. - Sử dụng đượ c một số chức năng và công cụ cơ bản trên Pubmedđể tra cứu thông tin. - Tìmđượ c thông tin liên quanđến thuốc trên các trang web :http://www.medicinescomplete.com/mc/, http://www.medicines.org.uk/EMC/,http://www.fda.gov/, http://www.ema.europa.eu/ema/.

    3. Kiến thứ c chung về các nguồn thông tin trự c tuyến3.1. Pubmed

    Pubmed là cơ sở dữ liệu đượ c phát triển và quản lý bở i Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học (National Center for Biotechnology Information- NCNI) thuộc Thư viện Quốc gia Hoa Kì (national Library of Medicine- NLM).Pubmed lưu tr ữ thông tin vàđườ ng dẫn đến hơ n 22 triệu y văn về y sinh học từ

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    14/71

    MEDLINE, các tạ p chí y dượ c và sách tr ực tuyến. Mỗi đườ ng dẫn có thể bao gồm cả liên k ết đến bài báo toàn văn trên Pubmed Central và các trang web của nhà xuất bản.

    Công cụ để tìm dữ liệu trong Pubmedđượ c thiết k ế để ngườ i sử dụng có thể chỉ gõ vào một số thuật ngữ (hay thậm chí vài từ thông thườ ng) để tìm các thông tin quanđến bệnh, thuốc, di truyền, sinh học... Pubmed hoàn toàn miễn phí cho mọi đối tượ ngvà có thể truy cậ p vào theođịa chỉ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/ 3.2. Các ngu ồn thông tin c ủa cơ quan qu ản lý

    Các nguồn thông tin của cơ quan quản lý giúp ngườ i tra cứu cậ p nhật liên tụccác thông tin về việc đăng kí, lưu hành,đình chỉ sản phẩm, các thông báo về tính antoàn của thuốc. Các thông tin này có giá tr ị trên lãnh thổ cụ thể của từng quốc gia hoặckhu vực. - Cục quản lý dượ c Việt Nam:http://www.dav.gov.vn/ - Cục quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ http://www.fda.gov/ - Cục quản lý dượ c châu Âu http://www.ema.europa.eu/ema/ 3.1. Các ngu ồn tra c ứ u thông tin thu ố c tr ự c tuyế n khác- Trang thông tin medicinecomplete: Trang web hiện đượ c mua và truy cậ p miễn phí

    từ tài khoản của tr ườ ng Đại học Dượ c Hà Nội. Trang web cho phép truy cậ p vào cácsáchđiện tử như AHFS, BNF for children, BNF, Stockley’s drug interactions… http://www.medicinescomplete.com/mc/ - Trang tra cứu thông tin thuốc của Anh: Cho phép tìm kiếm thông tin về các thuốc vàsản phẩm lưu hànhở Anh http://www.medicines.org.uk/EMC/ - Trang tra cứu thông tin thuốc của Mỹ: Cho phép tìm kiếm thông tin về các thuốc và

    sản phẩm lưu hànhở Mỹ http://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/about.cfm 4. Kiến thứ c cần chuẩn bị trướ c khi đi thự c tập- Bài lý thuyết “Thông tin thuốc” - Truy cậ p và xem nội dung cơ bản, giao diện và thông tin có thể tra cứu đượ c từ cáctrang webđã đượ c giớ i thiệuở phần 3.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    15/71

    5. Nội dung hướ ng dẫn thự c tập5.1. Pubmed

    5.1.1. Làm quen v ớ i Pubmed

    Sinh viên tậ p làm quen vớ i giao diện Pubmed thông qua một ví dụ đơ n giản: “Tìm ki ế m các th ử nghi ệm lâm sàng ng ẫ u nhiên có đố i chứ ng (RCT) c ủa omeprazole”

    Các bướ c thực hành: - Truy cậ p vào web www.pubmed.gov - Trong ô Search của Pubmed gõ từ khóa omeprazole - Thông qua k ết quả hiển thị, sinh viên tậ p làm quen vớ i + Cách hiển thị bài báo, số trang của Pubmed + Các thông tin cơ bản của một bài báođượ c trình bày trong Pubmed + Các loại filter trong Pubmed: loại hình nghiên cứu, năm xuất bản, đối tượ ng nghiêncứu. 5.1.2. Làm quen v ớ i toán t ử AND, OR, NOT trong PubmedSinh viên tậ p làm quen vớ i các toán tử thông qua một ví dụ đơ n giản: “Tìm ki ế m các th ử nghi ệm lâm sàng ng ẫ u nhiên có đố i chứ ng (RCT) ho ặc t ổ ng quan

    hệ thố ng của omeprazole ho ặc….”

    Các bướ c thực hành: - Giảng viên cung cấ p sẵn các từ khóa (tiếng Anh) cho sinh viên

    - Truy cậ p vào web www.pubmed.gov - Trong ô Search của Pubmed gõ từ khóa “Randomised clinical trial”, ghi nhận số bài báo nhận đượ c (n1) - Trong ô Search của Pubmed gõ từ khóa “Systematic review”, ghi nhận số bài báonhận đượ c (n2) - Trong ô Search của Pubmed gõ từ khóa “Systematic review” OR “Randomisedclinical trial”, ghi nhận số bài báo nhận đượ c (n3)

    - Nhận xét về tươ ng quan giữa n1, n2, n3 - Trong ô Search của Pubmed gõ từ khóaOmeprazole , ghi nhận số bài báo nhận đượ c(n4) - Trong ô Search của Pubmed gõ từ khóa khóa (“Systematic review” OR “Randomisedclinical trial”) AND Omeprazole, ghi nhận số bài báo nhận đượ c (n4) - So sánh n3 và n4.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    16/71

    5.2. Các ngu ồn thông tin khác

    Giảng viên giớ i thiệu về các trang webđã đượ c nêu trong phần 3. Sinh viên truy cậ pvào mỗi trang web và thảo luận, nhận xét cách bố trí, đặc điểm thông tin trong mỗitrang web. 6. Nội dung thự c tập của sinh viên

    Mỗi tổ chia làm nhóm nhỏ (2 hoặc 3 sinh viên). Mỗi nhóm tiến hành tra cứumột chủ đề trên Pubmed và tìm kiếm thông tin về một vấn đề trên các trang webđãhọc. Sinh viên báo cáo theo mẫu báo cáo (phụ lục) và nộ p vào cuối buổi thực tậ p.7. Cáchđánh giá thự c tập- Điểm của buổi thực tậ p đượ c tính dựa trên hai phần: sử dụng Pubmed và sử dụng cáctrang web khác.- Sinh viênđượ c coi làđạt nội dung thực tậ p khi bài làmđạt yêu cầu ở cả hai phần nêutrên.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    17/71

    PHỤ LỤCBÁO CÁO TÌM KIẾM THÔNG TIN TR Ự C TUYẾN

    Buổi thực tậ p: Sáng/chiều, Ngày ……… STT Họ và tên Tổ/Lớ p Mã sinh viên

    K ẾT QUẢ TÌM KIẾM TRÊN PUBMEDTừ khóa Số bài báo tìm kiếm đượ c

    K ẾT QUẢ TÌM KIẾM THÔNG TIN THEO CHỦ ĐỀ Nguồn thông tin Thông tin thuđượ c

    Từ trang http://www.medicinescomplete.com/mc/

    - Thông tin trong AHFS - Thông tin trong BNF Từ trang http://www.medicines.org.uk/EMC/ - Thông tin trong tờ hướ ng dẫn sử dụng cho bệnh nhân (Hãng…. Ngày phê duyệt…) - Thông tin trong tờ thông tin sản phẩm(Hãng… Ngày phê duyệt…)

    Từ trang web của cơ quan quản lý Nhận xét về thông tin giữa các trang web

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    18/71

    Bài thự c tập số 4TRA CỨ U THÔNG TIN TƯƠ NG TÁC THUỐC

    1. Đặt vấn đề Trong thực hànhđiều tr ị, phối hợ p thuốc là một vấn đề không thể tránh khỏi và ngày

    càng phổ biến do tình tr ạng đa bệnh lý,đa triệu chứng. Việc phối hợ p này làm nguy cơ xuấthiện các tươ ng tác thuốc bất lợ i vàđây chính là nguyên nhân quan tr ọng gây ra các phảnứngcó hại của thuốc đượ c ghi nhận. Tác động của tươ ng tác thuốc có thể là làm thayđổi tácdụng hoặc độc tính của một trong những thuốc gây tươ ng tác. Những tácđộng nàyđôi khicó thể mang lại lợ i ích đáng k ể, đượ c ngườ i thầy thuốc chủ động phối hợ p để tăng hiệu quả điều tr ị hoặc giảm tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số tươ ng tác vẫn nằm ngoài dự đoán củathầy thuốc như yếu tố sinh lý, bệnh lý, liên quanđến yếu tố di truyền v.v..

    Hiện nay, vớ i sự phong phú và sẵn có của các nguồn thông tin thuốc tr ực tuyến (online)cũng như không tr ực tuyến (offline), ngườ i dượ c s ĩ lâm sàng có thể dễ dàng tiế p cận vớ i cácthông tin về các tươ ng tác thuốc. Ngườ i dượ c s ĩ lâm sàng cần phải có kiến thức và k ỹ năngtrong l ĩ nh vực tươ ng tác thuốc để hỗ tr ợ tư vấn cho bác s ĩ , huấn luyện chođiều dưỡ ng – y távà tư vấn cho ngườ i bệnh, nhằm góp phần nâng cao tính an toàn, hợ p lý trong sử dụng thuốc.

    Bài thực tậ p này sẽ giớ i thiệu cho sinh viên những tài liệu cơ bản để tra cứu thông tin về tươ ng tác thuốc và cung cấ p cho sinh viên một số k ỹ năng trong tìm kiếm, đọc và phân tích

    thông tin về tươ ng tác thuốc.2. Mục tiêu:Sau khi thực hiện xong bài thực hành “Tra cứu thông tin tươ ng tác thuốc”, sinh viên có

    khả năng tìm kiếm thông tin về tươ ng tác thuốc từ một số nguồn thông tin sẵn có.3. Lý thuyết cần có trướ c

    - Bài giảng: Tươ ng tác thuốc – Học phần: Dượ c lâm sàng4. Tài liệu tra cứ u:

    - Sách “Tươ ng tác thuốc và chú ý khi chỉ định”, 2006, Nhà xuất bản Y học- Sách “Drug Interaction Facts”- Sách “Stockley’s Drug Interaction”- Một số website tra cứu tươ ng tác thuốc:

    + www.drugs.com+ www.medscape.com

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    19/71

    5. Yêu cầu chuẩn bị trướ c khi đến lớ p5.1. Tìm hi ể u các thông tin c ơ bản về các tài li ệu:- Sách “Tươ ng tác thuốc và chú ý khi chỉ định”, 2006, Nhà xuất bản Y học- Sách “Drug Interaction Facts”- Sách “Stockley’s Drug Interaction”Các thông tin cần tìm hiểu bao gồm:- Tác giả - Nhà xuất bản- Năm xuất bản của bản đầu tiên và bản mớ i nhất- Tần suất tái bản

    5.2. T ự thự c hành các b ướ c tìm ki ế m thông tin t ươ ng tác thu ố c trên các trangweb mi ễ n phí

    5.2.1. Trang www.drugs.com

    + Bướ c 1: Truy cậ p vào trangwww.drugs.com + Bướ c 2: Trên thanh nội dung, chọn mục Interaction Checker+ Bướ c 3:Đọc các thông tin giớ i thiệu cơ bản của mục Drug Interactions Checker.+ Bướ c 4: Để bắt đầu tra cứu, nhấn vào mục I Agree để đồng ý vớ i các điều khoảntra cứu.

    + Bướ c 5: Quan sát giao diện mớ i xuất hiện. Để tìm kiếm, nhậ p tên thuốc vào ô tr ống(có chữ Drug Name ẩn), lưu ý nhậ p tên chung quốc tế của thuốc INN và nhấ p vàonút Add cho từng thuốc. Ví dụ: simvastatin. Nhậ p tươ ng tự vớ i thuốc thứ 2:clarithromycin, thuốc thứ 3 v.v.v+ Bướ c 6: Nhấn nútCheck for Interactions –quan sát giao diện k ết quả tìm kiếm –đọc các phần thông tin tìm kiếm đượ c.

    5.2.2. Trang www.medscape.com

    + Bướ c 1: Truy cậ p vào trangwww.medscape.com + Bướ c 2: Trên thanh nội dung, chọn mục Reference, sau đó chọn tiế p DrugInteraction Checker+ Bướ c 3: Nhậ p vào ô tr ống tìm kiếm tên thuốc cần tra tươ ng tác,lưu ý nhậ p đúng tênchung quốc tế của thuốc (tên INN), nhấn Enter. Tiế p tục nhậ p các thuốc khác cần tracứu.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    20/71

    + Bướ c 4: Quan sát giao diện k ết quả tìm kiếm –đọc các thông tin tìm kiếm đượ c6. Tiến trình buổi thự c tập

    Phần 1. Tìm hi ể u các ngu ồn thông tin (30 phút): sinh viên t ự tìm hi ể u thông tin theo

    mẫ u

    Phần 2. Th ự c hành tra c ứ u (120 phút) - Sinh viênđượ c chia thành các nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm 2 - 3 sinh viên- Mỗi nhóm sinh viênđượ c giao ngẫu nhiên 2 cặ p tươ ng tác thuốc.- Mỗi nhóm sinh viên thực hành tra cứu thông tin trên máy vi tính dựa trên các

    nguồn thông tinđã đượ c giớ i thiệu. Phần 3. Kiể m tra cu ố i giờ (30 phút)- Nhóm sinh viên báo cáo k ết quả tra cứu đượ c về một trong hai cặ p tươ ng tác

    thuốc đượ c giao vào mẫu phiếu “Kiểm tra tươ ng tác thuốc” (phụ lục 1)7. Đánh giá k ết quả thự c tập:

    Điểm thực tậ p của mỗi nhóm sinh viênđượ c đánh giá thông qua bài báo cáo cuối giờ .8. Yêu cầu:

    Sinh viên chỉ đạt yêu cầu bài thực tậ p khiđiểm của bài báo cáo cuối giờ ≥ 5 điểm

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    21/71

    DANH SÁCH MỘT SỐ CẶP TƯƠ NG TÁC

    TT Cặp phối hợ p TT Fact

    1 Amikacin – Furosemid 16 Quinidin - Erythromycin (IV)

    2 Antacid – Ketoconazol 17 Rifampicin - thuốc uống tránh thai3 Cimetidin – Nifedipin 18 Simvastatin – Gemfibrozil

    4 Ciprofloxacin - Calci carbonat 19 Spironolacton – Enalapril

    5 Ciprofloxacin – Warfarin 20 Sucralfat – Norfloxacin6 Clarithromycin – Simvastatin 21 Nifedipin – Phenobarbital

    7 Digoxin – Erythromycin 22 Carbamazepin – Erythromycin

    8 Digoxin – Thiazid 23 Amiodaron – Simvastatin

    9 Doxycyclin – Antacid 24 Warfarin – Metronidazol

    10 Erythromycin – Dihydroergotamin 25 Piroxicam – Methotrexat11 Gentamicin – Cephalotin 26 Metformin – acid ioxaglic

    12 Isotretinoin – Tetracyclin 27 Fenofibrat – simvastatin

    13 Phenytoin – Theophylin 28 catopril – indomethacin

    14 Probenecid – Methotrexat 29 Levodopa – Metoclopramid

    15 Quinidin – Digoxin 30 Cyclosporin – Amphotericin B

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    22/71

    KIỂM TRA TƯƠ NG TÁC THUỐC

    Họ và tên:…………………………………………….………………………………………………………..

    Cặp tươ ng tácThuốc 1:

    Tổ-lớ p:………………………………………………. Thuốc 2:I. Các nguồn tài liệu tham khảo có ghi nhận cặp tươ ng tác (tích V vào tài liệu đã dùng):1 Tươ ng tác thuốc và chú ý khi chỉ

    định 4 Drug.com

    2 Stockley’s drug interaction 5

    3 Drug Facts and comparision 6

    II. Thông tin về cặp tươ ng tác trong các tài liệu [trích dẫn tài liệu tham khảo]

    1 Mứ c ý ngh ĩ acủa tươ ng tác

    2Thờ i giankhở i phát

    3 Hậu quả

    4 Cơ chế

    5Xử trí

    /ứ ng dụng

    6Ghi nhận về bằng chứ ng

    6.1. T ươ ng tác đ ãđượ c ghi nh ận trênlâm sàng ch ư a?

    Đã có ghi nhận Chưa có ghi nhận

    6.2. Lo ại hình

    nghiên c ứ u/ b ằngchứ ng về cặ pt ươ ng tác đ ã đượ c

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    23/71

    ghi nh ận

    7

    Ghi nhận tươ ngtác này vớ i các

    thuốc kháctrong

    cùng nhóm

    7.1. Thu ố c cùng nhóm v ớ i thu ố c 1:- Có ghi nhận tươ ng tác tươ ng tự:- Không ghi nhận tươ ng tác tươ ng tự:- Thông tin khác:

    7.2. Thu ố c cùng nhóm v ớ i thu ố c 2:- Có ghi nhận tươ ng tác tươ ng tự - Không ghi nhận tươ ng tác tươ ng tự:- Thông tin khác

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    24/71

    TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM CÁC TÀI LIỆU TRA CỨ U THÔNG TIN THUỐC

    Thông tin Tài liệu 1 Tài liệu 2 Tài liệu 3 Tài liệu 4

    Tác giả/Hiệ p hội

    Nhà xuất bản

    Năm xuất bản

    Bản mớ i nhất

    Bản đượ c giớ ithiêu

    Tần xuất tái bản

    Cách sắ p xế pchuyên luậnCác nội dung

    trong 1 chuyênTính chất thông

    tin trong 1Có trích dẫn tàiliệu tham khảo?

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    25/71

    Bài thự c tập số 5

    TRA CỨ U THÔNG TIN TƯƠ NG TÁC THUỐC TRONGĐƠ N THUỐC1. Đặt vấn đề Trong thực hànhđiều tr ị, phối hợ p thuốc là một vấn đề không thể tránh khỏi và ngày

    càng phổ biến do tình tr ạng đa bệnh lý,đa triệu chứng. Việc phối hợ p này làm tăng nguy cơ xuất hiện các tươ ng tác thuốc. Ảnh hưở ng của tươ ng tác thuốc là có thể làm thayđổi tácdụng hoặc độc tính của các thuốc này. Những tácđộng nàyđôi khi có thể mang lại lợ i íchđáng k ể, đượ c ngườ i thầy thuốc chủ động phối hợ p để tăng hiệu quả điều tr ị hoặc giảm tácdụng không mong muốn. Tuy nhiên, một số tươ ng tác nằm ngoài dự đoán của thầy thuốc, tr ở thành một nguyên nhân quan tr ọng gây ra các phảnứng có hại của thuốc.

    Ngườ i dượ c s ĩ lâm sàng cần phải có kiến thức và k ỹ năng trong l ĩ nh vực tươ ng tác thuốcđể hỗ tr ợ tư vấn cho bác s ĩ , điều dưỡ ng – y tá và tư vấn cho ngườ i bệnh, nhằm góp phầnnâng cao tính an toàn, hợ p lý trong sử dụng thuốc.

    Hiện nay, vớ i sự phong phú và sẵn có của các nguồn thông tin thuốc tr ực tuyến (online)cũng như không tr ực tuyến (offline), ngườ i dượ c s ĩ lâm sàng có thể dễ dàng tiế p cận vớ i cácthông tin về các tươ ng tác thuốc

    Bài thực tậ p này sẽ giớ i thiệu cho sinh viên những tài liệu cơ bản để tra cứu thông tin về

    tươ ng tác thuốc trong cácĐƠ N THUỐC nội trú, ngoại trú và cung cấ p cho sinh viên một số k ỹ năng trong tìm kiếm, đọc và phân tích thông tin về tươ ng tác thuốc.

    2. Mục tiêu:Sau khi thực hiện xong bài thực hành “Tra cứu thông tin tươ ng tác thuốc cácđơ n thuốc”,

    sinh viên có khả năng tìm kiếm thông tin về tươ ng tác thuốc từ một số nguồn thông tin sẵncó, từ đó có thể nhận định cách xử trí trên lâm sàng hoặc đưa ra k ế hoạch sử dụng thuốc hợ plý nhất.

    3. Lý thuyết cần có trướ c- Bài giảng: Tươ ng tác thuốc – Học phần: Dượ c lâm sàng4. Tài liệu tra cứ u:- Website tra cứu online về tươ ng tác thuốc trongđơ n thuốc:+ www.drugs.com + www.medicines.org.uk/emc/ (Tra cứu thông tin sản phẩm)

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    26/71

    + www.accessdata.fda.gov/scripts/cder/drugsatfda/ (Tra cứu thông tin sản phẩm)- Tìm hiểu thêm thông tin bằng cách tra cứu từng cặ p tươ ng tác thuốc (nếu có):+ Phụ lục 4.1: hướ ng dẫn thờ i gian uống thuốc+ Tươ ng tác thuốc và chú ý khi chỉ định, 2006, Nhà xuất bản Y học+ Drug Interaction Facts+ Stockley’s Drug Interaction5. Yêu cầu chuẩn bị trướ c khi đến lớ p

    5.1. T ự thự c hành các b ướ c tìm ki ế m thông tin t ươ ng tác thu ố c online trên các trangweb mi ễ n phí: Trang www.drugs.com + Bướ c 1: Truy cậ p vào trangwww.drugs.com + Bướ c 2: Trên thanh nội dung, chọn mục Interaction Checker+ Bướ c 3:Đọc các thông tin giớ i thiệu cơ bản của mục Drug Interactions Checker.+ Bướ c 4: Để bắt đầu tra cứu, nhấn vào mục I Agree để đồng ý vớ i các điều khoản tracứu.+ Bướ c 5: Quan sát giao diện mớ i xuất hiện. Để tìm kiếm, nhậ p tên thuốc vào ô tr ống(có chữ Drug Name ẩn), lưu ý nhậ p tên chung quốc tế của thuốc INN và nhấ p vào nútAdd cho từng thuốc. Ví dụ: simvastatin. Nhậ p tươ ng tự vớ i thuốc thứ 2: clarithromycin,thuốc thứ 3 v.v.v

    + Bướ c 6: Nhấn nútCheck for Interactions –quan sát giao diện k ết quả tìm kiếm –đọccác phần thông tin tìm kiếm đượ c.5.2. Tìm hi ể u các thông tin c ơ bản liên quan c ảnh báo đế n t ươ ng tác thu ố c có trongt ờ thông tin sản phẩm, từ EMC hoặc FDA.6. Tiến trình buổi thự c tập Phần 1. Gi ớ i thiệu quy trình tra c ứ u t ươ ng tác thu ố c theo đơ n thuố c (15 phút):- Tra cứu các tươ ng tác thuốc hoặc tươ ng tác thuốc vớ i thức ăn theo mỗi đơ n thuốc đã

    cho, dựa vào trangwww.drugs.com.- Điền thông tin theo form mẫu có sẵn (xemở dướ i), tổng hợ p các k ết quả của các cặ ptươ ng tác có ý ngh ĩ a để đưa ra hướ ng xử trí và thiết lậ p chế độ uống thuốc hợ p lý nhấtcho bệnh nhân.- Thông tin tổng hợ p có thể căn cứ thêm các thông tin về cảnh báo tươ ng tác thuốc cótrong tờ thông tin sản phẩm của các thuốc trongđơ n.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    27/71

    Phần 2. Th ự c hành tra c ứ u (120 phút) - Sinh viênđượ c chia thành các nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm 2 - 3 sinh viên- Mỗi nhóm sinh viênđượ c giao ngẫu nhiên 2đơ n tươ ng tác thuốc (1đơ n thuốc nội trúvà 1đơ n thuốc ngoại trú).- Mỗi nhóm sinh viên thực hành tra cứu thông tin trên máy vi tính dựa trên các nguồnthông tinđã đượ c giớ i thiệu.- Hoàn thiện các thông tin tra cứu theo form báo cáo.

    Phần 3. Th ảo luận (45 phút)

    - Nhóm sinh viên sẽ đượ c gọi ngẫu nhiênđể báo cáo k ết quả tra cứu đượ c về các tươ ngtác thuốc trongđơ n đượ c giao vào 2 mẫu phiếu “Tra cứu tươ ng tác thuốc trongđơ n nộitrú và ngoại trú”.- Các nhóm còn lại cho ý kiến hoặc đặt câu hỏi, thảo luận.7. Đánh giá k ết quả thự c tập:Điểm thực tậ p của mỗi nhóm sinh viênđượ c đánh giá thông qua bài báo cáo cuối giờ .8. Yêu cầu:Sinh viên chỉ đạt yêu cầu bài thực tậ p khiđiểm của bài báo cáo cuối giờ ≥ 5 điểm

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    28/71

    TRA CỨ U TƯƠ NG TÁC THUỐC TRONGĐƠ N NỘI TRÚ

    Họ và tên:…………………………………………….………………………………………………………..………………………………………………………..………………………………………………………..

    Đơ n tra cứ u tươ ng tác thuốc

    Tổ-lớ p:……………………………………………….

    I. Các nguồn tài liệu tham khảo có ghi nhận (tích V vào tài liệu đã dùng):1 www.drugs.com 4

    2 Thông tin sản phẩm trong EMC hoặc

    FDA hoặc dailymed

    5

    3 6

    II. Các cặp tươ ng tác thuốc trong đơ n

    TTTra cứ u trên www.drugs.com

    Cặp tươ ng tác thuốc-thuốc Mứ c độ tươ ng tác thuốc1

    234

    III. Hậu quả và xử trí các cặp tươ ng tác thuốc-thuốc và tươ ng tác thuốc-thứ c ănTT Cặp tươ ng tác Hậu quả Xử trí1

    2

    3

    4

    5

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    29/71

    IV. K ết luận chung về xử trí tươ ng tác trong đơ n (dựa trên tổng hợ p thông tin tra cứutrênwww.drugs.com và các cảnh báo trên thông tin sản phẩm)

    TRA CỨ U TƯƠ NG TÁC THUỐC TRONGĐƠ N NGOẠI TRÚHọ và tên:…………………………………………….………………………………………………………..………………………………………………………..

    Đơ n tra cứ u tươ ng tác thuốc

    Tổ-lớ p:……………………………………………….I. Các nguồn tài liệu tham khảo có ghi nhận (tích V vào tài liệu đã dùng):1 www.drugs.com 4

    2 Thông tin sản phẩm trong EMC hoặc

    FDA hoặc dailymed

    5

    3 Phụ lục 4.1: hướ ng dẫn thờ i gian uốngthuốc (sách Dượ c lâm sàng)

    6

    II. Thông tin về thờ i điểm uống thuốc trong các tài liệuTT Thuốc Thờ i điểm uống Giải thích và trích dẫn tài liệu1

    2

    34

    5

    III. Thông tin về tươ ng tác thuốc liên quanđến thờ i điểm dùng

    TT

    Tra cứ u trên www.drugs.com Cặp tươ ng tác thuốc – thuốc, thuốc-thứ c

    ăn

    Mứ c độ Hậu quả và xử trí

    123

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    30/71

    4

    IV. Lập k ế hoạch sử dụng các thuốc trong đơ n hợ p lý

    TTThuốc trong

    đơ nThờ i điểm uống thuốc Lư u ý

    Bữ a ăn sáng Bữ a ăn trư a Bữ a ăn tối1

    2

    3

    4

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    31/71

    Bài thự c tập số 6

    TƯ VẤN SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ DẠNG BÀO CHẾ ĐẶC BIỆT1. Đặt vấn đề Trong sử dụng thuốc để điều tr ị, một khâu quan tr ọng là phải làm cho thuốc đến đượ c vị

    trí tác dụng. Từ những thậ p k ỷ 60 tr ở lại đây, dướ i sự tácđộng của sinh dượ c học, ngành bàochế đã đạt những tiến bộ đáng k ể. Bên cạnh các dạng thuốc quyướ c là các hệ điều tr ị giải phóng dượ c chất có kiểm soát, giải phóng tại đích… Những tiến bộ này đã góp phần quantr ọng vào việc nâng cao hiệu quả điều tr ị của thuốc. Tuy nhiên, bên cạnh những lợ i ích về hiệu quả điều tr ị, các dạng bào chế và dụng cụ sử dụng thuốc đặc biệt đòi hỏi phải có k ỹ thuật sử dụng phù hợ p vàđúng cách. Việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ góp phần quan tr ọngtrong việc đảm bảo hiệu quả và độ an toàn của thuốc. Chính vì vậy, ngườ i dượ c s ĩ phải cókiến thức và k ỹ năng trong việc hướ ng dẫn ngườ i bệnh sử dụng một số dụng cụ đưa thuốc vàdạng bào chế đặc biệt.

    2. Mục tiêu:Sau khi thực hiện xong bài thực tậ p này, sinh viên có khả năng hướ ng dẫn cho ngườ i

    bệnh sử dụng đúng cách một số dụng cụ và dạng bào chế đặc biệt.3. Lý thuyết cần có trướ c

    -

    Bài giảng: Cácđườ ng đưa thuốc và cách sử dụng – Học phần: Dượ c lâm sàng4. Yêu cầu chuẩn bị trướ c khi đến lớ p

    Tìm hi ể u các thông tin c ơ bản về các d ụng c ụ và d ạng bào ch ế đặc bi ệt:1. Bút tiêm insulin2. Handihaler3. Bình xịt định liều (MDI)4. Bình xịt định liều kèm buồng đệm

    5. Turbuhaler6. Máy khí dung7. Viênđặt hậu môn8. Lọ pha hỗn dịch có nắ p chống tr ẻ em9. Máyđo huyết áp cổ tay

    5. Tiến trình buổi thự c tập

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    32/71

    Phần 1. Làm quen v ớ i các d ụng cụ và d ạng bào ch ế đặc biệt (30 phút): sinh viên

    quan sát ph ần hướ ng d ẫ n sử d ụng thông qua các video clip có s ẵ n.

    Phần 2. Thự c hành s ử d ụng (120 phút): Sinh viên th ự c hành cách s ử d ụng các d ụng

    cụ và d ạng bào ch ế có sẵ n d ự a trên t ờ hướ ng d ẫ n sử d ụng; Sinh viên th ự c hành

    hướ ng d ẫ n bệnh nhân cách s ử d ụng và gi ải đ áp các th ắ c mắ c liên quan g . Phần 3. Kiể m tra cu ố i giờ (30 phút): M ỗ i sinh viên đượ c yêu c ầu hướ ng d ẫ n sử d ụng

    một d ụng cụ hoặc d ạng bào ch ế đượ cthự c t ậ p thông qua b ố c th ăm ng ẫ u nhiên.6. Đánh giá k ết quả thự c tập:

    Điểm thực tậ p của mỗi nhóm sinh viênđượ c đánh giá thông qua kiểm tra cuối giờ .7. Yêu cầu:

    Sinh viên chỉ đạt yêu cầu bài thực tậ p khi điểm kiểm tra cuối giờ ≥ 5 điểm

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    33/71

    TR ƯỜ NG ĐẠI HỌC DƯỢ C HÀ NỘI Bộ môn Dượ c lâm sàng

    DANH MỤC DỤNG CỤ THỰ C TẬPMôn: Tư vấn sử dụng thuốc

    Bài th ự c t ậ p số ……..: H ướ ng d ẫ n sử d ụng một số d ụng cụ và d ạng bào ch ế đặc biệtTổ/Lớ p:……………………………Ca thực tậ p:………………………………….STT Tên dụng cụ Số lượ ng gốc Nhận Trả

    1 Bút tiêm Insulin 2

    2 Handihaler 1

    3 Bình xịt định liều (MDI) 14 Buồng đệm 15 Turbuhaler 2

    6 Turbuhaler mô hình 4

    7 Máy khí dung 18 Viênđặt hậu môn 19 Lọ pha hỗn dịch có nắ p chống tr ẻ em 1

    10 Máyđo huyết áp cổ tay 1

    Tổ tr ưở ng ký nhận Tổ tr ưở ng ký tr ả

    Giảng viên hướ ng dẫn (ký)

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    34/71

    HƯỚ NG DẪN SỬ DỤNG BÚT TIÊM INSULIN

    1. Kiểm tra bút và kim tiêm tr ướ c khi sử dụng:- Kiểm tra nhãn trên bút tiêmđể đảm bảo sử dụng đúng loại insulin- Kiểm tra phần nắ p lớ n trên kim tiêm và miếng bảo vệ để xácđịnh đúng loại kim tiêm

    sẽ dùng.2. Nếu dùng loại insulinđục, phải làmđồng nhất hỗn dịch insulin tr ướ c khi tiêm:

    - Để insulin tr ở về nhiệt độ phòng tr ướ c khi sử dụng để việc làmđồng nhất hỗn dịchinsulin dễ dàng hơ n.

    - Luôn kiểm tra có ít nhất 12đơ n vị insulin còn lại trongống thuốc để có thể làmđồngnhất hỗn dịch. Nếu còn ít hơ n 12đơ n vị, sử dụng một bút tiêm mớ i.

    - Tháo nắ p bút tiêm.- Lăn bút tiêm giữa 2 lòng bàn tay tớ i và lui 10 lần (giữ bút tiêm nằm ngang).- Lắc bút tiêm lên và xuống 10 lần.- Kiểm tra insulin có màuđục đều chưa. Nếu chưa có, lặ p lại các bướ c vừa nêu.

    3. Gắn kim tiêm mớ i vào bút tiêm- Khử trùng mạc cao su bằng gạc vô trùng.- Tháo miếng bảo vệ khỏi kim dùng 1 lần mớ i (luôn sử dụng 1 kim mớ i cho mỗi lần

    tiêm).- Vặn kim thẳng và chặt vào bút tiêm. Cẩn thận không làm cong hoặc hư hỏng tr ướ c

    khi sử dụng.- Tháo nắ p lớ n bên ngoài kim và giữ nóđể dùng về sau.- Tháo nắ p kim bên trong và bỏ đi.

    4. Đuổi bọt khí- Xoay nút chọn liều tiêmđể chọn 2đơ n vị

    - Cầm bút tiêm vớ i kim hướ ng lên trên và dùng một ngón tay gõ nhẹ vàoống thuốc vàilần để làm cho tất cả bọt khí di chuyển lênđỉnhống thuốc.

    - Giữ kim hướ ng lên trên,ấn nút bấm tiêm thuốc xuống hết cỡ . Nút chọn liều tiêm tr ở về 0. Một giọt insulin xuất hiệnở đầu kiêm làđượ c. Nếu không có giọt insulin thìthay kim và lặ p lại quá trình này không quá 6 lần. Nếu giọt insulin vẫn không xuấthiện thì bút tiêmđã bị hư và phải sử dụng một bút tiêm mớ i.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    35/71

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    36/71

    HƯỚ NG DẪN SỬ DỤNG DỤNG CỤ HANDIHALER1. Mở nắ p chống bụi bằng cáchấn mạnh vào nút bấm (màu xanh).2. Sau khi mở nắ p chống bụi, lật phần nắ p ngậm lên.3. Lấy một nang thuốc trong vỉ thuốc (ngay tr ướ c khi sử dụng) vàđặt nang thuốc vào ngăn

    trung tâm của Handihaler.Cách lấy một nang thuốc:- Tách r ờ i một hàng thuốc dọc theođườ ng vạch sẵn.- Lấy viên thuốc ngay tr ướ c khi sử dụng: Kéo lớ p vỏ nhômđến đúng vạch STOP (khi

    nhìn thấy hoàn toàn một viên thuốc). Nếu bóc quá vạch, làm lộ viên thuốc thứ 2 rangoài ánh sáng thì phải bỏ viên nàyđi.

    - Lấy viên thuốc ra khỏi vỏ.4. Đóng nắ p ngậm đến khi nghe tiếng “tách”, giữ nguyên nắ p chống bụi mở .5. Giữ dụng cụ Handihalerở vị trí thẳng đứng, nắ p ngậm hướ ng lên trên,ấn mạnh nút bấm

    (màu xanh) một lần r ồi thả tay. Lần nhấn nút này sẽ làm đục thủng nang thuốc và giải phóng thuốc trong nang.

    6. Thở ra tối đa. Chú ý: Không bao giờ đượ c thở vào nắ p ngậm.7. Ngậm kín nắ p ngậm của Handihanler. Giữ đầu thẳng, hít vào chậm và sâu, vớ i mức độ đủ

    để cảm nhận đượ c viên thuốc rung. Hít sâu tối đa để khí tràn vào phổi sauđó giữ hơ i thở

    càng lâu càng tốt, sau đó rút dụng cụ Handihaler khỏi miệng. Thở bình thườ ng, r ồi lạitiế p tục lặ p lại bướ c 6 và 7, chođến khi hít hết thuốc trong nang.

    8. Mở nắ p ngậm. Vứt phần vỏ còn lại của nang thuốc bằng cách dốc Handihanler.Đóng nắ pngậm và nắ p chống bụi, giữ lại Handihalerđể sử dụng tiế p.

    R ửa dụng cụ: R ửa Handihaler một lần mỗi tháng. Mở nắ p chống bụi, nắ p ngậm, sauđó mở phần đế đựng thuốc bằng cáchđẩy mạnh nút bấm (màu xanh). R ửa toàn bộ dụng cụ bằngnướ cấm để loại sạch phần bột còn sót lại. Mở nắ p chống bụi, nắ p ngậm vàđế đựng thuốc,

    lau khô dụng cụ bằng khăn giấy khô hoặc phơ i khô tự nhiên ngoài ánh sáng

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    37/71

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    38/71

    HƯỚ NG DẪN SỬ DỤNG BÌNH XỊT (ỐNG HÍT)ĐỊNH LIỀUKÈM BUỒNG ĐỆM CHO TR Ẻ EM (BABYHALER)

    1. Tr ướ c khi sử dụng Babyhaler, cần phải kiểm tra các van của thiết bị có hoạt động tốt haykhông. Áp mặt nạ của thiết bị vào miệng, hít vào và thở ra nhẹ nhàng qua mặt nạ. Khithở ra thì van ngoàiở phía trên thiết bị sẽ mở ra. Tr ườ ng hợ p van nay không mở đượ c thìcó thể do van khôngđượ c đặt đúng vị trí, hoặc van bị hỏng cần phải thay.

    2. Tháo nắ pống hít và lắc ống hít.3. Lắ pống hít vào Babyhaler.4. Nhẹ nhàngđặt mặt nạ của Babyhaler lên mặt của bé,đảm bảo che kín mũi và miệng bé.

    (Giữ Babyhaler vàống hítở một góc sao cho thuận tiện cho bé và cho mẹ)5. Dùng ngón tay cáiấn vào hộ p đựng thuốc (hộ p nhỏ hình tr ụ) trongống hítđịnh liều để 1

    nhát thuốc đượ c bơ m vào Babyhaler.6. Giữ mặt nạ của Babyhaler trên mũi và miệng của bé chođến khi bé hít thở đượ c 5 - 10

    lần (khoảng 15 giây). Có thể đếm số lần hít thở của bé bằng cách quan sát số lần

    đóng/mở của van ngoài của Babyhaler. Sauđó gỡ mặt nạ của Babyhaler khỏi mặt của bé.7. Nếu bé cần hít 2 nhát thuốc, lậ p lại bướ c 5 và bướ c 6.8. Tháoống hít ra khỏi Babyhaler,đóng nắ pống hít. Cất Babyhaler vào túi nylon bảo vệ.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    39/71

    HƯỚ NG DẪN SỬ DỤNG TURBUHALER

    Bướ c 1: Vặn và mở nắ pBướ c 2: Giữ phần đáy bằng một tay. Tay kia giữ phần còn lại . Vặn phần đáy một chiều r ồixoay sang chiều ngượ c lại chođến khi nghe thấy tiếng click. Giữ cho phần đầu nhỏ ở phíatrên. Tránhđể thuốc chảy ra sau khi mở . Tránh để ngượ c, lắc, thổi vào hoặc đánh r ơ iturbuhaler sau khi vặn thuốc. Nếu bị mất thuốc cần lặ p lại bướ c 2Bướ c 3:- Ngồi hoặc đứng thẳng và thở ra (tránh thổi vào thiết bị)- Ngậm chặt phần đầu nhỏ - Hơ i ngửa đầu về phía sau, r ồi hít vào càng nhanh càng sâu càng tốt- Nín thở vàđến chậm đến 10, thở ra từ từ - Đóng nắ p bình thuốcBướ c 4: Súc miệng sau khi dùng thuốc

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    40/71

    HƯỚ NG DẪN SỬ DỤNG VIÊNĐẶT HẬU MÔN

    - R ửa sạch tay- Tháo vỏ bọc viên thuốc (tr ừ khi viên thuốc quá mềm)- Nếu viên thuốc quá mềm nên làm lạnh tr ướ c để tăng độ r ắn (để viên thuốc còn

    nguyên vỏ vào tủ lạnh hoặc dướ i vòi nướ c lạnh).- Làm mất những bờ sắc cạnh bằng cách làmấm lên trong tay- Làmẩm viên thuốc bằng nướ c lạnh- Nằm nghiêng một bên , cođầu gối- Nhẹ nhàng nhét viên thuốc vào tr ực tràng, bằng đầu tròn.- Nằm nguyên vài phút- R ửa tay- Tránhđi ngoài trong vòng 1 giờ sauđó

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    41/71

    HƯỚ NG DẪN SỬ DỤNG PHA HỖN DỊCH CÓ NẮP CHỐNG TR Ẻ EM(LỌ BỘT PHA HỖN DỊCH AZITHROMYCIN 200mg/5ml)

    1. Lắc nhẹ lọ bột thuốc để bột thuốc tơ i đều.2. Ấn mạnh nắ p hộ p xuống đồng thờ i vặn nắ p theo chiều mũi tên, r ồi tháo nắ p.3. Dùng cốc đong hoặc xi lanhđể lấy lượ ng nướ c thích hợ p (9ml nướ c) cho vào lọ. Sử dụng

    nướ c ở nhiệt độ thườ ng. Không sử dụng nướ c nóng hay nướ cấm.4. Đóng nắ p lọ và lắc vài lần đến khi hỗn dịch đồng đều. Tổng thể tích hỗn dịch thuđượ c là

    15 ml.5. Bảo quản hỗn dịch sau khi phaở nhiệt độ dướ i 30oC. Không bảo quản trong tủ lạnh vì có

    thể làm tăng vị đắng của thuốc.6. Sau khi pha, hỗn dịch có thể đượ c sử dụng trong vòng 10 ngày. Lắc k ỹ tr ướ c khi sử

    dụng.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    42/71

    Bài thự c tập số 7 BÁO CÁO ADR DỰ A TRÊN TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG THỰ C TẾ

    1. Đặt vấn đề Tr ướ c khi một thuốc đượ c đưa ra thị tr ườ ng, thông tin về độ an toàn của thuốc thu

    đượ c từ các thử nghiệm lâm sàng là r ất hạn chế, không thể ghi nhận tất cả các ADR có thể xảy ra, do các thử nghiệm chỉ đượ c tiến hành trên một số lượ ng bệnh nhân r ất ít so vớ i lượ ng bệnh nhân sẽ sử dụng thuốc đó trong thực tế. Mặt khác các thử nghiệm lâm sàng thườ ngkhôngđánh giá trên cácđối tượ ng bệnh nhânđặc biệt như ngườ i già, tr ẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân suy gan, suy thận…. Do vậy, việc giám sát sau khi lưu hành thuốc r ất quan tr ọng,thông tin về phản ứng có hại của thuốc sau lưu hành vô cúng hữu ích để tiế p tục đánh giámột cách toàn diện hơ n về các nguy cơ tiềmẩn của thuốc khi lưu hành trên thị tr ườ ng.

    Theo Quyết định số 1088/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 4/04/2013 “về việc banhành h ướ ng d ẫ n ho ạt động giám sát ph ản ứ ng có h ại của thu ố c (ADR) t ại các c ơ sở khám,

    chữ a bệnh”, giám sát phản ứng có hại của thuốc là trách nhiệm của tất cả các cán bộ y tế tạicác cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các cán bộ y tế cũng là những ngườ i tr ực tiế p viết báo cáoADR, trongđó khuyến khích nhiều ngườ i cùng tham gia viết hoàn thiện báo cáo.

    Ở Việt Nam, k ể từ ngày 1/1/2010 tất cả các báo cáo tự nguyện ADR trên cả nướ c đềuđượ c gửi về Trung tâm DI & ADR Quốc gia. Theo báo cáo của Trung tâm, số lượ ng báo cáo

    nhận đượ c tăng dần từ năm 2003đến năm 2013.Để nâng cao chất lượ ng báo cáo, các cán bộ y tế cần đượ c đào tạo và tậ p huấn về cách viết báo cáo ADR vớ i đầy đủ thông tin nhất.Chính vì vậy, ngườ i dượ c s ĩ tươ ng lai cũng cần phải có kiến thức và k ỹ năng hoàn thiện tốt báo cáo ADR ngay từ khi còn trong tr ườ ng đại học.

    9. Mục tiêuSau khi hoàn thành bài thực tậ p này, sinh viên có khả năng: hoàn thành báo cáo ADR

    vớ i đầy đủ thông tin nhất cóđượ c từ tình huống lâm sàng cụ thể.

    10. Yêu cầu sinh viên chuẩn bị trướ c khi đi thự c tập+ Lý thuyết: bài giảng “Phảnứng có hại của thuốc - ADR”+ Tự đọc tr ướ c nội dung Quyết định số 1088/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày

    4/04/2013 “Quyế t định về việc ban hành h ướ ng d ẫ n hoạt động giám sát ph ản ứ ng có h ại củathuố c (ADR) t ại các c ơ sở khám, ch ữ a bệnh”, tậ p trung vào Mục II. H ướ ng d ẫ n báo cáo

    phản ứ ng có h ại của thu ố c.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    43/71

    + Tự tìm hiểu tr ướ c những nội dung cần điền trong phiếu Báo cáo ph ản ứ ng có h ại củathuố c (phụ lục kèm theo)

    11. Tài liệu tra cứ u cần sử dụngTài liệu tra cứu cần sử dụng là các tài liệu đã đượ c giớ i thiệu trong bài thực tậ p thông tin

    thuốc không tr ực tuyến, thông tin thuốc tr ực tuyến và tươ ng tác thuốc, bao gồm:- Dượ c thư Quốc gia Việt Nam- Tờ thông tin hướ ng dẫn sử dụng thuốc của Bộ Y tế hoặc SPCđượ c FDA hay

    EMA phê quyệt- Martindale: The Complete Drug Reference- AHFS Drug information- BNF/BNFC- Meyler’s side effects of drugs- Các tài liệu tra cứu tươ ng tác thuốc: Stockley’s Drugs interactions, Drug

    Interaction Facts12. Nội dung thự c tập

    Phần 1: Nghe hướ ng dẫn và thảo luận về cáchđiền phiếu Báo cáo phản ứng có hại củathuốc

    Phần 2: Mỗi nhóm sinh viênđượ c giao 1 tình huống lâm sàng cụ thể. Sinh viên nghiên

    cứu k ỹ tình huống, sử dụng các tài liệu tra cứu để chọn lọc thông tinđiền vào phiếu Báo cáoADR.

    Phần 3: Thảo luận về k ết quả điền phiếu Báo cáo ADR của các nhóm.13. Đánh giá k ết quả bài thự c tập

    Sinh viênđạt yêu cầu bài thực tậ p chỉ khi k ết quả bài thực tậ p đượ c giảng viênđánh giáđạt.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    44/71

    Bài thự c tập số 8

    ĐÁNH GIÁ MỐI HỆ NHÂN QUẢ GIỮ A THUỐC NGHI NGỜ VÀ ADR1. Đặt vấn đề

    Một biến cố bất lợ i xảy ra trong quá trìnhđiều tr ị có thể có liên quanđến đặc điểm bệnhlý hoặc thuốc đang sử dụng của ngườ i bệnh. Khi xảy ra biến cố bất lợ i trong quá trìnhđiềutr ị cần xem xétđến khả năng liên quanđến thuốc bên cạnh các nguyên nhân khác.

    Có r ất nhiều phươ ng phápđượ c xây dựng để đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa thuốcnghi ngờ và ADR, trongđó thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giớ i hoặc thangđánh giácủa Naranjo là hai thangđánh giáđượ c sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

    Để quy k ết đượ c mối quan hệ nhân quả giữa thuốc nghi ngờ và ADR, ngườ i đánh giá cầnlưu ý 5 tiêu chí chính:

    Có mối liên hệ hợ p lý giữa thờ i gian xảy ra phảnứng và thờ i gian sử dụng thuốc nghingờ không?

    Phản ứng có thể giải thích đượ c bằng tình tr ạng bệnh lý hoặc các thuốc khác sử dụngđồng thờ i hay không?

    Các biểu hiện của phản ứng có đượ c cải thiện khi ngừ ng sử dụng thuốc nghi ngờ không?

    Phảnứng có phải là tác dụng bất lợ i đặc tr ưng đã đượ c biết đến của thuốc nghi ngờ ?(có thể giải thích bằng đặc tính dượ c lý và cơ chế tác dụng của thuốc hoặc đã đượ c mô tả rõràng trong y văn)

    Phản ứng có lặp lại khi tái sử dụng thuốc nghi ngờ không? (nếu có dùng lại thuốcnghi ngờ )2. Mục tiêu

    Sau khi hoàn thành bài thực tậ p này, sinh viên có khả năng sử dụng thangđánh giá của

    WHO và của Naranjođể đánh giá mối quan hệ nhân quả của thuốc nghi ngờ và ADR từ tìnhhuống lâm sàng cụ thể hoặc 1 báo cáo ADR.3. Yêu cầu sinh viên chuẩn bị trướ c khi đi thự c tập

    + Lý thuyết: bài giảng “Phảnứng có hại của thuốc - ADR”+ Tự đọc tr ướ c nội dung các thangđánh giá mối quan hệ nhân quả giữa thuốc nghi ngờ

    và ADR: thang phân loại của WHO và thang của Naranjo (phụ lục).

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    45/71

    4. Tài liệu tra cứ u cần sử dụngTài liệu tra cứu cần sử dụng là các tài liệu đã đượ c giớ i thiệu trong bài thực tậ p thông tin

    thuốc không tr ực tuyến, thông tin thuốc tr ực tuyến và tươ ng tác thuốc, bao gồm:1. Dượ c thư Quốc gia Việt Nam2. Tờ thông tin hướ ng dẫn sử dụng thuốc của Bộ Y tế hoặc SPCđượ c FDA hay EMA

    phê quyệt3. Martindale: The Complete Drug Reference4. AHFS Drug information5. BNF/BNFC6. Meyler’s side effects of drugs7. Các tài liệu tra cứu tươ ng tác thuốc: Stockley’s Drugs interactions, Drug Interaction

    Facts5. Nội dung thự c tập

    Phần 1: Nghe hướ ng dẫn và thảo luận về cách đánh giá mối quan hệ nhân quả giữathuốc nghi ngờ và ADR theo thang của WHO (Phụ lục 1) và của Naranjo (Phụ lục 2)

    Phần 2: Mỗi nhóm sinh viên sẽ sử dụng tình huống lâm sàng và báo cáo ADRđã đượ c

    thực hành trong bài thực tậ p Báo cáo ADR t ừ tình hu ố ng lâm sàng c ụ thể , sử dụng các tàiliệu tra cứu, căn cứ vào 2 thangđánh giá của WHO và của Naranjođể điền thông tinđánhgiá vào Form 1, Form 2 và Form 3

    Phần 3: Thảo luận về k ết quả đánh giá mỗi nhómđã điền vào các Form báo cáo.6. Đánh giá k ết quả bài thự c tập

    Sinh viênđạt yêu cầu bài thực tậ p chỉ khi k ết quả bài thực tậ p đượ c giảng viênđánh giáđạt.

    PHỤ LỤC 1

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    46/71

    THANG PHÂN LOẠI CỦA WHO Theo thang phân loại của WHO, mối quan hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADRđượ c

    phân thành 6 mức độ (bảng 1).Để xế p loại mối quan hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADRở mứcđộ nào, cần thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đánh giáđã đượ c quiđịnh tươ ngứng vớ i mức độ đó.

    Bảng 1. Thangđánh giá mối quan hệ giữ a thuốc nghi ngờ và ADR của WHO

    Quan hệ nhânquả

    Tiêu chuẩn đánh giá

    Chắc chắn(Certain)

    · Phảnứng đượ c mô tả (biểu hiện lâm sàng hoặc cận lâm sàng bấtthườ ng) có mối liên hệ chặt chẽ vớ i thờ i gian sử dụng thuốc nghi ngờ ,· Phảnứng xảy ra không thể giải thích bằng tình tr ạng bệnh lý của ngườ i

    bệnh hoặc các thuốc khác sử dụng đồng thờ i vớ i thuốc nghi ngờ ,· Các biểu hiện của phảnứng đượ c cải thiện khi ngừng sử dụng thuốcnghi ngờ ,· Phảnứng là tác dụng phụ đặc tr ưng đã đượ c biết đến của thuốc nghingờ (có cơ chế dượ c lý rõ ràng)· Phảnứng lặ p lại khi tái sử dụng thuốc nghi ngờ (nếu có dùng lại thuốcnghi ngờ ).

    Có khả năng(Probable/likely)

    · Phảnứng đượ c mô tả có mối liên hệ hợ p lý vớ i thờ i gian sử dụng thuốcnghi ngờ ,· Nguyên nhân gây ra phảnứng không chắc chắn đượ c liệu có thể có liênquanđến bệnh lý của ngườ i bệnh hoặc các thuốc khác sử dụng đồng thờ ihay không,· Các biểu hiện của phảnứng đượ c cải thiện khi ngừng sử dụng thuốcnghi ngờ ,

    · Không cần thiết phải có thông tin về tái sử dụng thuốc.

    Có thể (Possible)

    · Phảnứng đượ c mô tả có mối liên hệ hợ p lý vớ i thờ i gian sử dụng thuốcnghi ngờ ,· Phảnứng có thể đượ c giải thích bằng tình tr ạng bệnh lý của ngườ i bệnhhoặc các thuốc khác sử dụng đồng thờ i,· Thiếu thông tin về diễn biến của phảnứng khi ngừng sử dụng thuốc

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    47/71

    nghi ngờ hoặc thông tin về việc ngừng sử dụng thuốc không rõ ràng.

    Không chắc chắn(Unlikely)

    · Phảnứng đượ c mô tả có mối liên hệ không rõ ràng vớ i thờ i gian sử dụng thuốc,· Phảnứng có thể đượ c giải thích bằng tình tr ạng bệnh lý của ngườ i bệnhhoặc các thuốc khác sử dụng đồng thờ i.

    Chưa phân loại

    (Unclassified) · Ghi nhận việc xảy ra phảnứng, nhưng cần thêm thông tinđể đánh giáhoặc đang tiế p tục thu thậ p thông tin bổ sungđể đánh giá.

    Không thể phânloại

    (Unclassifiable)

    · Ghi nhận phảnứng, nghi ngờ là phảnứng có hại của thuốc, nhưngkhông thể đánh giáđượ c do thông tin trong báo cáo khôngđầy đủ hoặckhông thống nhất, và không thể thu thậ p thêm thông tin bổ sung hoặc xácminh lại thông tin.

    BỘ CÂU HỎI THẨM ĐỊNH(THANG WHO)

    TT Câu hỏi Trả lờ i1 Thuốc cóđượ c sử dụng đúng chỉ định

    không? Có

    Không Không rõ

    2 Thuốc cóđượ c sử dụng đúng liều khuyến

    cáo không?

    Có Quá

    liều

    Khác:

    …………….……….…..………………...…….

    3 Có mối liên hệ hợ p lý giữa thờ i gian xuấthiện phảnứng so vớ i thờ i gian dùngthuốc không?

    Có Không

    Không rõ

    4 Biến cố có thể do bệnh lý chính hoặc mắckèm của ngườ i bệnh không?

    Có Không

    Không rõ

    5 Đây có phải là những phảnứng có hạiđặc tr ưng của thuốc hay không? (ngh ĩ alà:- có thể đượ c giải thích bằng đặc tính

    dượ c lý và cơ chế tác dụng của thuốc- hoặc đã đượ c mô tả rõ ràng vớ i thuốc

    Có Không

    Không rõ

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    48/71

    đó trong y văn, đặc biệt là các phảnứng typ B)

    6 Những phảnứng nàyđã đượ c đề cậ phoặc mô tả ở tài liệu tra cứu nào về thuốcchưa?

    Có Không

    Không có thông tin

    7 Có xảy ra tươ ng tác giữa các thuốc đượ csử dụng đồng thờ i không?

    Có Không

    Không rõ

    8 Có dừng thuốc sau khi xảy ra biến cố không?

    Có Không

    Không rõ

    9 Nếu dừng thuốc, phảnứng có ngừng/giảm nhẹ không?

    Có Không

    Khác:…………….……….…

    ..………………...…….10 Có tái sử dụng thuốc sau khi xảy ra biến

    cố không? Có

    Không Không rõ

    11 Nếu tái sử dụng thuốc, phảnứng có lặ plại tươ ng tự không?

    Có Không

    Khác:…………….……….…..………………...…….

    12 Tiền sử bệnh nhân (bao gồm cả dị ứng

    chéo) có liên quanđến phảnứng không?

    Không

    Không rõ

    Sau khi tr ả l ờ i các câu h ỏi trên, chuyên gia th ẩ m định đố i chiế u vớ i thang phân lo ại

    theo tiêu chí c ủa WHO và k ế t luận.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    49/71

    PHỤ LỤC 2 THANGĐÁNH GIÁ CỦA NARANJO

    Mối quan hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADRđượ c phân thành 4 mức bao gồm: chắcchắn, có khả năng, có thể, không chắc chắn. Thangđánh giá nàyđưa ra 10 câu hỏi (dựa trêncác tiêu chíđánh giá biến cố bất lợ i) và chođiểm dựa trên các câu tr ả lờ i (bảng 2). Tổngđiểm sẽ đượ c sử dụng để phân loại mối quan hệ giữa thuốc nghi ngờ và ADR.

    Bảng 2: Thangđánh giá ADR của Naranjo Thuốc nghi ngờ :…………………………………………………………………Biểu hiện ADR:…………………………………………………………………

    STT Câu h ỏi đ ánh giá Tính đ i ể m

    Đi ể mCó Không

    Không có

    thông tin1 Phảnứng cóđượ c mô tả tr ướ c đó trong y văn không? 1 0 0

    2 Phảnứng có xuất hiện sau khiđiều tr ị bằng thuốc nghingờ không?

    2 -1 0

    3 Phảnứng cóđượ c cải thiện sau khi ngừng thuốc hoặcdùng chất đối kháng không?

    1 0 0

    4 Phảnứng có tái xuất hiện khi dùng lại thuốc không? 2 -1 0

    5 Có nguyên nhân nào khác (tr ừ thuốc nghi ngờ ) có thể lànguyên nhân gây ra phảnứng hay không?

    -1 2 0

    6 Phảnứng có xuất hiện khi dùng thuốc vờ (placebo)không?

    -1 1 0

    7 Nồng độ thuốc trong máu (hay các dịch sinh học khác)cóở ngưỡ ng gâyđộc không?

    1 0 0

    8 Phảnứng có nghiêm tr ọng hơ n khi tăng liều hoặc ítnghiêm tr ọng hơ n khi giảm liều không?

    1 0 0

    9 Bệnh nhân có gặ p phảnứng tươ ng tự vớ i thuốc nghingờ hoặc các thuốc tươ ng tự tr ướ c đó không?

    1 0 0

    10 Phảnứng cóđượ c xác nhận bằng các bằng chứng kháchquan như k ết quả xét nghiệm bất thườ ng hoặc k ết quả

    1 0 0

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    50/71

    chẩn đoán hìnhảnh bất thườ ng hay không?

    Tổng điểm

    K ết luận

    Phần k ết luận đánh số tươ ngứng vớ i các mức phân loại sau:1. Chắc chắn (>= 9điểm) 2. Có khả năng (5 – 8điểm)3. Có thể (1 – 4điểm) 4. Nghi ngờ (

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    51/71

    Tr ả lờ i “Không rõ” khi không dừng thuốc nghi ngờ ; khi thiếu thông tin hoặc k ết quả saukhi ngừng thuốc không giúp tr ả lờ i khẳng định “Có” hay “Không”; khi biến cố là tạm thờ i(ví dụ co giật); khi việc đánh giá tác dụng của dừng thuốc không phù hợ p vớ i thực tế lâmsàng.

    Câu 4. Đánh giá tác dụng sau khi dùng lại thuốc Tr ả lờ i “Có” khi: (a)Đã dừng thuốc nghi ngờ tr ướ c đó VÀ (b) biến cố mất đi sauđó VÀ

    (c) biến cố xuất hiện lại sau khi dùng lại thuốc vớ i liều dùng vàđườ ng dùng tươ ng tự. Cũngtr ả lờ i “Có” khi các thông tin chung cho gợ i ý mối quan hệ nhân quả rõ ràng và biến cố cótínhđặc tr ưng cho thuốc (ví dụ dùng furosemid và hạ kali máu) hoặc là khi việc dùng lạithuốc không phù hợ p vớ i vấn đề đạo đức.

    Tr ả lờ i “Không” khi ít nhất một trong các tiêu chí (a), (b) hoặc (c) khôngđạt. Tr ả lờ i “Không rõ” khi không có thông tin hoặc thông tin không rõ ràng

    Câu 5. Đánh giá xem liệu có nguyên nhân nào khác biến cố không Tr ả lờ i “Không” khi sau khiđã rà soát k ĩ càng một cách có hệ thống cho thấy không có

    yếu tố nào có thể liên quanđến biến cố. Lưu ý yếu tố ở đây không hẳn là một nguyên nhân bệnh sinh mớ i mà có thể chỉ là một yếu tố thuận lợ i góp phần làm phát sinh biến cố (Ví dụ bệnh nhân suy thận dùng gentamicin và bị suy thận; khiđó tình tr ạng suy thận tr ướ c dùng

    thuốc chỉ là yếu tố góp phần thúcđẩy ADR) Tr ả lờ i “Có” nếu không có thể có yếu tố bệnh sinh có thể ảnh hưở ng đến sự xuất hiện biến

    cố. Tr ảo lờ i “Không rõ” nếu không tìm hiểu các nguyên nhânảnh hưở ng hoặc k ết quả không

    rõ ràng.Câu 6. Tính chất chủ quan của biến cố là yếu tố quan trọng cần tìm hiểu

    Tr ả lờ i “Có” khi cả 3 điều kiện sauđượ c thỏa mãn (a)đã dừng thuốc nghi ngờ (b) hếttriệu chứng lâm sàng sau khi ngừng placebo (c) biến cố xuất hiện lại rõ ràng sau khi dùng lại placebo

    Tr ả lờ i “Không” khi việc dùng lại thuốc placebo không thấy xuất hiện phảnứng tươ ng tự. Tr ả lờ i “không rõ” khi không thực hiện thử placebo hoặc không có thông tin hoặc tác

    dụng không rõ ràng.Câu 7. Đánh giá xem liệu ADR có phụ thuộc liều không

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    52/71

    Tr ả lờ i “Có” khi nồng độ thuốc bị nghi ngờ r ơ i vào ngưỡ ng gâyđộc Tr ả lờ i “ Không” khi nồng độ thuôc dướ i ngưỡ ng gâyđộc Tr ả lờ i “Không rõ” khi không có thông tin hoặc câu hỏi không phù hợ p vớ i tr ườ ng hợ p

    của thuốc (ví dụ ADR là loại không liên quan vớ i liều)Câu 8. Đánh giá mối quan hệ liều vớ i đáp ứ ng

    Tr ả lờ i “Có” nếu biến cố tr ở nên nghiêm tr ọng hơ n khi tăng liều; nếu biến cố thuyên giảmkhi giảm liều.

    Tr ả lờ i “Không” nếu không có sự thayđổi về mức độ nghiêm tr ọng của biến cố khi liềudùng thayđổi

    Tr ả lờ i “Không rõ” khi liều dùng không thayđổi hoặc không có thông tin.Câu 9. Tìm hiểu kinh nghiệm cá nhân của bệnh nhân về tiền sử dùng thuốcnghi ngờ

    hoặc thuốc cùng nhóm vớ i thuốc nghi ngờ Tr ả lờ i “Có” khi bệnh nhân báo cáo biến cố tươ ng tự khi dùng thuốc nghi ngờ tr ướ c đó;

    khi trong hồ sơ /bệnh án ghi rõ tiền sử phảnứng. Tr ả lờ i “ Không” khi bệnh nhân chưa từng dùng thuốc nghi ngờ hoặc đã dùng thuốc nghi

    ngờ nhưng không gặ p biến cố Tr ả lờ i “Không rõ” khi không có thông tin hoặc thông tin không rõ ràng.

    Câu 10.Đánh giá chất lượ ng bằng chứ ng của thông tin

    Tr ả lờ i “có” khi có k ết quả xét nghiệm giúp khẳng định biến cố hoặc khi biến cố đượ cquan sát bở i nhân viên có kinh nghiệm và kiến thức

    Tr ả lờ i “Không” khi không có k ết quả xét nghiệm hoặc quan sát lâm sàng tr ực tiế p không báo cáo biến cố.

    Tr ả lờ i “Không rõ” khi biến cố là chủ quan, khi không có thông tin hoặc thông tin khôngrõ ràng.

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    53/71

    FORM 1BỘ CÂU HỎI THẨM ĐỊNH THEO THANGĐÁNH GIÁ CỦA WHO

    Tình huống số:………. Thuốc nghi ngờ :……………………………………TT Câu hỏi Trả lờ i TLTK và nội dung tra cứ u1 Thuốc cóđượ c sử dụng đúng chỉ định

    không? Có Không Không

    2 Thuốc cóđượ c sử dụng đúng liềukhuyến cáo không?

    Có Không Không

    3 Có mối liên hệ hợ p lý giữa thờ i gianxuất hiện phảnứng so vớ i thờ i giandùng thuốc không?

    Có Không Không

    4 Biến cố có thể do bệnh lý chính hoặc

    mắc kèm của ngườ i bệnh không?

    Không Không

    5 Đây có phải là những phảnứng có hạiđặc tr ưng của thuốc hay không?(ngh ĩ a là:- có thể đượ c giải thích bằng đặc

    tính dượ c lý và cơ chế tác dụngcủa thuốc

    - hoặc đã đượ c mô tả rõ ràng vớ ithuốc đó trong y văn, đặc biệt làcác phảnứng typ B)

    Có Không Không

    6 Những phảnứng nàyđã đượ c đề cậ p Có

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    54/71

    hoặc mô tả ở tài liệu tra cứu nào về thuốc chưa?

    Không Không

    7 Có xảy ra tươ ng tác giữa các thuốcđượ c sử dụng đồng thờ i không?

    Có Không Không

    8 Có dừng thuốc sau khi xảy ra biến cố không?

    Có Không Không

    9 Nếu dừng thuốc, phảnứng có ngừng/giảm nhẹ không? Có Không Không

    rõ10 Có tái sử dụng thuốc sau khi xảy ra

    biến cố không? Có Không Không

    rõ11 Nếu tái sử dụng thuốc, phảnứng có

    lặ p lại tươ ng tự không? Có Không Không

    12 Tiền sử bệnh nhân (bao gồm cả dị ứng chéo) có liên quanđến phảnứng

    không?

    Có Không

    Khôngrõ

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    55/71

    FORM 2THANGĐÁNH GIÁ THUỐC VÀ ADR CỦA NARANJO

    Tình huống số:………. Thuốc nghi ngờ :……………………………………

    STT Câu h ỏi đ ánh giá

    Tính đ i ể m

    Đi ể m

    TLTK và n ội dung tra

    cứ u

    Có Không

    Không

    thông

    tin

    1 Phảnứng cóđượ c mô tả tr ướ c

    đó trong y văn không?

    1 0 0

    2 Phảnứng có xuất hiện sau khiđiều tr ị bằng thuốc nghi ngờ không?

    2 -1 0

    3 Phảnứng cóđượ c cải thiện saukhi ngừng thuốc hoặc dùng chấtđối kháng không?

    1 0 0

    4 Phảnứng có tái xuất hiện khidùng lại thuốc không?

    2 -1 0

    5 Có nguyên nhân nào khác (tr ừ thuốc nghi ngờ ) có thể lànguyên nhân gây ra phảnứnghay không?

    -1 2 0

    6 Phảnứng có xuất hiện khi dùngthuốc vờ (placebo) không?

    -1 1 0

    7 Nồng độ thuốc trong máu (haycác dịch sinh học khác) cóở ngưỡ ng gâyđộc không?

    1 0 0

    8 Phảnứng có nghiêm tr ọng hơ nkhi tăng liều hoặc ít nghiêm

    1 0 0

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    56/71

    tr ọng hơ n khi giảm liều không?

    9 Bệnh nhân có gặ p phảnứngtươ ng tự vớ i thuốc nghi ngờ hoặc các thuốc tươ ng tự tr ướ cđó không?

    1 0 0

    10 Phảnứng cóđượ c xác nhận bằng các bằng chứng kháchquan như k ết quả xét nghiệm bất thườ ng hoặc k ết quả chẩnđoán hìnhảnh bất thườ ng haykhông?

    1 0 0

    Tổng điểmK ết luận:

    1. Chắc chắn (>= 9điểm) 3. Có thể (1 – 4điểm)2. Có khả năng (5 – 8điểm) 4. Nghi ngờ (

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    57/71

    FORM 3

    TỔNG HỢ P K ẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ADRHọ và tên sinh viên:1………………………………………… Tổ/lớ p:…………………………………………2………………………………………… Tổ/lớ p:…………………………………………3………………………………………… Tổ/lớ p:…………………………………………4………………………………………… Tổ/lớ p:…………………………………………Tình huống số:……………………1. Các biểu hiện ADR:

    Tiếng Việt Tiếng Anh (theo referent term) 1.

    2.

    3.

    4.

    2. Đánh giá thuốc và biểu hiện ADR theo thang WHO (viết số tươ ngứng vào ô mức phânloại)

    STT Tên thuốc Lý do sử dụng thuốc(nếu có)

    ICD10 Mức phân loại

    i

    ii

    iii

    iv

    *Quy ướ c mứ c đ ánh giá:Chắ c chắ n: 1 Có kh ả năng: 2 Có th ể : 3 Không ch ắ c chắ n: 4

    Chư a phân lo ại đượ c: 5 Không th ể phân lo ại đượ c: 6

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    58/71

    3. Đánh giá thuốc và biểu hiện ADR theo thang Naranjo (viết số tươ ngứng vào ô mức phân loại)

    STT Tên thuốcLý do sử dụng thuốc

    (nếu có)ICD10 Mức phân loại

    iii

    iii

    iv

    *Quy ướ c mứ c đ ánh giá: Chắ c chắ n: 1 Có th ể : 3Có khả năng: 2 Nghi ng ờ : 4

    4. Nhận xét chung4.1. Các thông tin còn thiếu, các thông tin chư a rõ ràng (Nhữ ng thông tin cần/nên phảikhai thác thêmđể phục vụ việc quy k ết ADRđượ c tốt hơ n)

    4.2. Bàn luận về việc xử trí ADR (có tài liệu hướ ng dẫn nào không, có phù hợ p không)

  • 8/19/2019 Tai lieu thuc tap DLS.pdf

    59/71

    Bài thự c tập số 9 TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC CHO MỘT SỐ ĐỐI TƯỢ NG ĐẶC BIỆT

    1. Mục tiêuSau khi hoàn thành bài thực tậ p này, sinh viên có k ỹ năng:

    - Tìm kiếm thông tin về lựa chọn thuốc, liều lượ ng thuốc để tư vấn sử dụng thuốc chotr ẻ em.

    - Tìm kiếm thông tin về độ an toàn của thuốc dành cho phụ nữ có thai và phụ nữ chocon búđể tư vấn sử dụng thuốc trên cácđối tượ ng này.

    2. Yêu cầu sinh viên chuẩn bị trướ c khi đi thự c tập+ Lý thuyết: bài giảng “Nguyên tắc sử dụng thuốc chođối tượ ng đặc biệt”3. Một số kiến thứ c và nguồn thông tin quan trọng

    3.1. L ự a ch ọn thu ố c và li ều dùng cho tr ẻ emỞ tr ẻ em, do một số cơ quan chưa phát triển hoàn thiện nên tr ẻ nhạy cảm hơ n vớ i các

    tác dụng không mong muốn của một số nhóm thuốc. Tác dụng không mong muốn của mộtsố thuốc vớ i lứa tuổi này có những khác biệt so vớ i ngườ i lớ n. Dođó, cần lựa chọn nhữngthuốc đã có khuyến cáo là an toàn vớ i tr ẻ.

    Liều lượ ng thuốc dùng cho tr ẻ có thể tính theo tuổi, cân nặng và diện tích bề mặt cơ thể. Cách tốt nhất là tra cứu trong tài liệu có ghi liều của tr ẻ đã đượ c kiểm định bằng thực tế

    lâm sàng. Những tài liệu thườ ng dùng tra cứu thông tin liên quanđến sử dụng và liều lượ ng thuốc

    ở tr ẻ:- Dượ c thư Quốc gia Việt Nam- BNFC- SPC (EMC, FDA…)Trong tr ườ ng hợ p tr ẻ phải truyền dịch, cần lưu ý tính toán lượ ng dịch truyền để tránh

    nguy