Top Banner
Mục lục PHẦN 1.KHÁI NIỆM CƠ BẢN.................................2 1. Năng suất là gì?..................................................................................................2 2. Giá trị gia tăng (Added value).........................................................................90 3. Một số thuật ngữ và định nghĩa..................................................................112 4. Quản lý năng suất............................................................................................14 PHẦN 2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT.......16 1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất....................................................................16 2. Mối quan hệ giữa các tỷ số năng suất..........................................................18 PHẦN 3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT TẠI DOANH NGHIỆP 32 1. Các bước tiến hành đánh giá năng suất.......................................................32 2. Tổ chức đánh giá năng suất...........................................................................33 3. Phương pháp phân tích năng suất................................................................34 4. Một số kiến nghị về cải tiến năng suất:.........................................................37 PHẦN 4. HƯỚNG DẪN S DỤNG PHẦN MỀM COMPASS 2000.........51 1. Hướng dẫn cài đặt:..........................................................................................51 2. Hướng dẫn sử dụng:........................................................................................52
68

Tai lieu nang suat

Nov 29, 2014

Download

vinh_nguyen1974

 
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Tai lieu nang suat

Mục lục

PHẦN 1.KHÁI NIỆM CƠ BẢN................................................................................2

1. Năng suất là gì?......................................................................................................2

2. Giá trị gia tăng (Added value)..............................................................................90

3. Một số thuật ngữ và định nghĩa..........................................................................112

4. Quản lý năng suất.................................................................................................14

PHẦN 2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT....................16

1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất..........................................................................16

2. Mối quan hệ giữa các tỷ số năng suất..................................................................18

PHẦN 3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT TẠI DOANH NGHIỆP..32

1. Các bước tiến hành đánh giá năng suất...............................................................32

2. Tổ chức đánh giá năng suất..................................................................................33

3. Phương pháp phân tích năng suất........................................................................34

4. Một số kiến nghị về cải tiến năng suất:................................................................37

PHẦN 4. HƯỚNG DẪN S DỤNG PHẦN MỀM COMPASS 2000......................51

1. Hướng dẫn cài đặt:...............................................................................................51

2. Hướng dẫn sử dụng:.............................................................................................52

Page 2: Tai lieu nang suat

PHẦN 1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. NĂNG SUẤT LÀ GÌ?

1.1. Quan niệm truyền thống về năng suất

Thuật ngữ Năng suất xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1776 khi Adam Smith chỉ ra rằng sản

xuất phụ thuộc vào số lượng lao động hoặc khả năng sản xuất của lao động. Thuật ngữ năng

suất được sử dụng thường xuyên vào những năm 70 của thế kỷ 19 trong những bài luận về kinh

tế học. Năng suất được định nghĩa đơn giản là tỷ số đầu vào và đầu ra và được biểu thị bằng

công thức:

Năng suất =Đầu ra

Đầu vào

Theo cách định nghĩa này thì nguyên tắc cơ bản của năng suất là phương thức để tối đa hoá

đầu ra và giảm thiểu đầu vào. Từ đó, hiệu quả được thể hiện bằng tỷ số giữa đầu vào và đầu ra

hình thành nên bản chất của khái niệm năng suất.

Thuật ngữ đầu vào, đầu ra được diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trường kinh

tế - xã hội. Đầu ra thường được gọi với những cụm từ như tập hợp các kết quả. Đối với các

doanh nghiệm, đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất - kinh doanh hoặc giá trị gia tăng

hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp vĩ mô, người ta thường sử dụng

Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) là đầu ra để tính năng suất. Đầu ra được tính theo các

yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra như lao động, nguyên vật liệu, vốn, thiết bị máy móc,

năng lượng, kỹ năng quản lý.

Ý nghĩa của khái niệm năng suất vẫn chỉ được một số nhà kinh tế biết đến cho mãi đến cuối

thế kỷ 18 khi công nhân được thay thế bằng máy móc. Khái niệm năng suất hoàn toàn khác

biệt với sản lượng. Thuật ngữ sản lượng (hay giá trị sản xuất) chỉ ra khối lượng hàng hoá

được sản xuất. Đó là phạm vi của đầu ra. Sản lượng có thể được thể hiện bằng số lượng, giá trị

hoặc bằng tiền hay bất kỳ hình thức nào khác. Năng suất luôn xem xét giá trị sản xuất trong

mối quan hệ với việc sử dụng các nguồn lực lao động, nguyên vật liệu, không gian, hoặc tiền

được sử dụng để đạt được giá trị sản suất đó.

Trong giai đoạn đầu, người ta nhấn mạnh đến các yếu tố đầu vào và đặc biệt là lao động

được sử dụng để sản xuất một khối lượng hàng hoá nhất định ở phân xưởng. Năng suất thời kỳ

này được hiểu là năng suất lao động. Trong bối cảnh này, Adam Smith và Frederick Taylor tập

trung vào sự phân chia lao động, xác định và tiêu chuẩn hoá phương pháp làm việc tốt nhất

nhằm cải tiến năng suất, các công cụ kỹ thuật đã được phát triển nhằm nâng cao năng suất lao

động phù hợp với nhu cầu của hệ thống sản xuất hàng loạt vào nửa đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên,

năng suất lao động chỉ ra mối quan hệ giữa đầu ra đạt được và lao động đầu vào nhưng không

2

Page 3: Tai lieu nang suat

có nghĩa là nó chỉ phụ thuộc vào yếu tố lao động mà còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như

công nghệ, phương pháp làm việc, hệ thống quản lý.

Ở Việt Nam cho đến nay, nhiều người vẫn hiểu năng suất đồng nghĩa với năng suất lao

động, nhưng thực tế, ý nghĩa của năng suất mang tính toàn diện hơn nhiều. Vấn đề này chúng ta

sẽ đề cập ở phần sau.

Lợi ích đích thực của năng suất và ý nghĩa đầy đủ của nó chỉ được nhận biết sau chiến tranh

thế giới thứ hai cùng với sự thay đổi về điều kiện kinh tế-xã hội. Với mục đích làm rõ tầm quan

trọng của năng suất trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, các tổ chức năng suất đã được thành

lập ở Châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Philipine, Ấn độ và nhiều nước khác trên thế giới. Năm

1961, APO (Tổ chức Năng suất Châu Á) được thành lập và vào tháng 1-1996, Việt Nam chính

thức tham gia vào tổ chức này.

1.2. Năng suất theo cách tiếp cận mới

Với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ, đặc biệt là

xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, tự do hoá thương mại và sự cạnh tranh gay gắt về Chất

lượng, về Chi phí và Phân phối, nên khái niệm năng suất đã được nhìn nhận lại cho phù hợp.

Nhìn nhận năng suất theo cách mới là đòi hỏi khách quan và trong cơ chế thị trường thì bất kỳ

quan niệm và cách tiếp cận nào mà không gắn với nhu cầu xã hội, không lấy thoả mãn nhu cầu

xã hội làm mục tiêu thì đều không có ý nghĩa.

Một dự án nghiên cứu về các khái niệm năng suất do các nước thành viên APO thực hiện

năm 1995 đã nêu rõ cách hiểu năng suất theo cách tiếp cận mới một cách chung nhất và cơ bản

nhất như sau:

1. Nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí trong mọi hình thức. (ở đây sử dụng từ Giảm lãng phí

chứ không phải là Giảm đầu vào)

2. Năng suất là làm việc thông minh hơn chứ không phải vất vả hơn.

3. Nguồn nhân lực và khả năng tư duy của con người đóng vai trò quan trọng nhất trong

việc đạt được năng suất cao hơn và hành động là kết quả của quá trình tư duy. Về điểm này,

ông Miyai, chủ tịch Trung tâm Năng suất Nhật Bản vì Sự phát triển kinh tế - xã hội (JPC-SED)

đã nhận xét như sau: -Theo kinh nghiệm của chúng tôi, trong những nỗ lực nâng cao năng suất

thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Một số người cho rằng vốn là yếu tố quan trọng nhất

cho phát triển công nghiệp, một số khác lại cho rằng công nghệ là yếu tố chủ đạo đối với cải

tiến năng suất. Đúng, những yếu tố này rất quan trọng, nhưng vốn có thể được sử dụng sai nếu

con người lạm dụng nó và tiêu chuẩn công nghệ cao khó có thể duy trì được nếu không phát

triển nguồn nhân lực và nâng cấp thường xuyên nhờ sự nỗ lực của con người. Điểm này đặc

biệt quan trọng trong thời kỳ công nghệ phát triển nhanh chóng. Sự tham gia tích cực của công

3

Page 4: Tai lieu nang suat

nhân là yếu tố hết sức quan trọng. Ba nguyên tắc chủ đạo được JPC-SED sử dụng làm cơ sở

cho phong trào năng suất ở Nhật Bản là: -Hợp tác Lao động - Quản lý, tạo công ăn việc làm và

Chia sẻ thành quả về năng suất

4. Tăng năng suất đồng nghĩa với sự đổi mới và cải tiến liên tục. Trong thực tế, những cải

tiến được tạo ra từ những thay đổi trong thiết kế, sản xuất, giao hàng,... Đây là những thay đổi

cần phải có do ảnh hưởng của các yếu tố như công nghệ, quản lý, yêu cầu về sản phẩm và

phương pháp làm việc. Người lao động phải được tham gia vào việc tạo ra và thực hiện những

thay đổi đó. Theo phương thức này, sự thay đổi sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn và có thể làm

hài lòng tất cả mọi người.

5. Năng suất được coi là biểu hiện của cả hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn

lực để đạt được mục tiêu. Nghĩa là bên cạnh việc sử dụng đầu vào một cách hiệu quả, năng suất

còn biểu hiện thông qua chất lượng và tính hữu ích của đầu ra. Năng suất định hướng theo kết

quả đầu ra, vì thế phải xem xét sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong mối quan hệ chặt chẽ với nhu

cầu và hành động theo cách họ muốn, còn người sản xuất muốn tồn tại và phát triển thì chỉ còn

cách đáp ứng những nhu cầu và mong đợi của họ mà thôi. Chính vì vậy, năng suất và chất

lượng không loại trừ nhau mà ngược lại, năng suất - chất lượng gắn liền với nhau, hỗ trợ lẫn

nhau và tăng năng suất đồng thời với tăng chất lượng.

6. Năng suất theo cách tiếp cận mới là năng suất đi đôi với việc bảo vệ môi trường, vì thế

xuất hiện khái niệm năng suất xanh, sản xuất sạch. Tăng năng suất nhưng không gây ô nhiễm

môi trường và phải đảm bảo cuộc sống lành mạnh cho mọi người. Mục tiêu cuối cùng của cải

tiến năng suất chính là nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sự khác nhau căn bản giữa Năng suất theo cách tiếp cận mới so với Năng suất hiểu theo

nghĩa truyền thống chính là năng suất theo cách tiếp cận mới quan tâm nhiều hơn tới các kết

quả đầu ra chứ không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng đầu vào. Năng suất và chất lượng

không còm là sự bù trừ lẫn nhau mà đồng hướng tạo nên hiệu quả chung, vì chất lượng chính là

sự thoả mãn khách hàng và nhu cầu xã hội. Năng suất không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là

vấn đề xã hội với sự xuất hiện khái niệm Năng suất xã hội. Và đã là năng suất thì phải là Năng

suất xanh tức là năng suất cao nhưng không được làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường,

lãng phí và huỷ hoại tài nguyên thiên nhiên.... Đó là ý nguyện của nhân loại muốn có cuộc sống

tốt đẹp cả về vật chất, tinh thần và môi trường trong sự phát triển bền vững.

1.3. Những nhân tố tác động tới năng suất

Năng suất chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Toàn bộ những nhân tố tác động

đến đầu vào và đầu ra đều là những nhân tố tác động đến năng suất. Đó là: môi trường kinh tế -

4

Page 5: Tai lieu nang suat

Môi trường kinh tế thế giới:

Tình hình kinh tế thế giớiTrao đổi quốc tế ....

Tình hình thị trường:Nhu cầu

Cạnh tranhGiá cả

Chất lượng

Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô:

Chính sách, cơ cấu kinh tếchính sách đối ngoại...

Trình độ quản lý:Đội ngũ cán bộ

Cơ chế hoạt động ....NĂNG SUẤT

Khả năng và tình hình tổ chức s.xuất:

Quy môChuyên môn hoá

Quan hệ quốc tế ....

Lao động:Số lượng

Chất lượngTrình độ tay nghề chuyên

môn....

Vốn:Nguồn cung cấp

Cơ cấuTình hình tài chính....

Công nghệ:Máy móc thiết bị

Nguyên liệuQuá trình....

xã hội - chính trị, cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, tình hình thị trường, trình độ

công nghệ, hệ thống tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, mối quan hệ lao động-

quản lý, khả năng về vốn, phát triển nguồn nhân lực .... Có thể biểu diễn sự tác động của những

nhân tố này theo sơ đồ sau:

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất có thể được chia thành hai nhóm chủ yếu là nhóm

nhân tố bên ngoài, bao gồm môi trường kinh tế thế giới, tình hình thị trường, cơ chế chính sách

kinh tế của nhà nước, và nhóm nhân tố bên trong bao gồm nguồn lao động, vốn, công nghệ,

tình hình và khả năng của tổ chức quản lý sản xuất.

Lao động là nhân tố đầu tiên quan trọng nhất tác động tới năng suất. Năng suất ở cả cấp

quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề,

kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Nếu không có sự phối hợp phát triển tốt nguồn nhân

5

Page 6: Tai lieu nang suat

lực thì các yếu tố vốn, công nghệ khó có thể phát huy được tác dụng. Có thể coi sự tăng trưởng

năng suất là một quá trình phát triển nguồn nhân lực.

Vốn theo nghĩa chung nhất, vốn được biểu hiện cả bằng các yếu tố công nghệ, thiết bị, máy

móc, nguyên liệu. Việc đảm bảo vốn đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố

quan trọng tác động đến năng suất.

Trình độ quản lý: Năng suất tối đa khi có sự phối hợp đầy đủ giữa quản lý, lao động và yếu

tố công nghệ. Nói cách khác, cần tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phối hợp giữa quản lý và lao

động. Mối quan hệ đó tự bản thân nó là kết quả của việc nâng cao năng suất.

Trình độ và khả năng sản xuất của mỗi doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới năng suất

thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phương án đầu tư, phương án lựa chọn công

nghệ, cách thức tổ chức bố trí dây chuyền công nghệ hoá cùng với những phương án qui mô

hợp lý cho phép khai thác tối đa lợi thế, giảm chi phí, nâng cao năng suất.

Cơ chế, chính sách kinh tế của nhà nước: nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc

tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao năng suất. Các vấn đề môi trường, luật pháp, hệ thống

chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách phúc lợi xã hội, hệ thống hành chính, các phương pháp

và hệ thống giáo dục đều là những nhân tố tác động đến năng suất. Khuôn khổ pháp lý và các

chính sách kinh tế có tác động rất lớn đến việc giúp các doanh nghiệp bảo đảm sự cân bằng

thống nhất giữa các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.

Những thay đổi còn do tác động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự chuyển đổi cơ cấu

hợp lý cho phép phát huy lợi thế cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có

trong nước, đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhân tố này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với các

nước đang phát triển mà ở đó sự phát triênr kinh tế đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải chuyển

dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có hiệu quả hơn.

1.4. Vai trò của năng suất trong phát triển kinh tế- xã hội

- Mục tiêu của năng suất ngày nay là hoàn thiện chất lượng cuộc sống của con người. Vấn

đề trung tâm của năng suất là đảm bảo một xã hội tốt đẹp hơn thông qua cải tiến điều kiện lao

động. Theo đuổi mục tiêu này phải thực hiện tăng năng suất, cải tiến chất lượng thông qua

những kỹ thuật cải tiến nhằm sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực và công nghệ sẵn có. Hơn

nữa, tăng năng suất dẫn đến tăng việc làm, điều này thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển. Lợi

ích từ năng suất được phân chia công bằng cho người lao động, chủ sở hữu và khách hàng.

- Năng suất bao trùm cả hiệu quả kinh tế. Năng suất được hiểu bao gồm cả hai mặt cơ bản

là hiệu quả và hiệu lực. Khi đề cập đến hiệu quả là nói về mức độ sử dụng các nguồn lực, nói

cụ thể hơn, là khi nói đến hiệu quả thường nói đến việc khai thác, huy động sử dụng các nguồn

lực như thế nào, nó gắn liền với lợi nhuận. Còn khi nói đến hiệu lực chủ yếu lại đề cập đến mặt

chất lượng như: tính hữu ích của đầu ra, mức độ thoả mãn người tiêu dùng, mức độ bảo đảm

6

Page 7: Tai lieu nang suat

những yêu cầu về xã hội. Như vậy, năng suất là phạm trù rộng hơn hiệu quả kinh tế cho nên

việc cải tiến và nâng cao năng suất tất yếu dẫn đến nâng cao hiệu quả. Năng suất và khả năng

cạnh tranh có mối quan hệ nhân quả. Trong mối quan hệ năng suất và khả năng cạnh tranh thì

năng suất là cơ sở cho cạnh tranh lâu dài và bền vững. Theo quan niệm truyền thống, khả năng

cạnh tranh phụ thuộc vào những lợi thế so sánh về nguồn tài nguyên và nhân lực. Nhưng ngày

nay, điều này không giải thích được cho những nước có nguồn tài nguyên nghèo nàn nhưng khả

năng cạnh tranh lại cao. Vì vậy, khả năng cạnh tranh phải được tạo ra từ năng suất cao hơn

trong quản lý, sử dụng tối ưu các nguồn lực thông qua tăng năng suất và hiệu quả của tài sản và

quá trình. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh tăng lên phụ thuộc vào hai yếu tố giảm chi phí và

tăng mức thoả mãn nhu cầu. Việc tăng khả năng cạnh tranh lại tạo điều kiện cho doanh nghiệp

mở rộng thị phần, tăng sức mạnh kinh tế, tiêu chuẩn sống cao hơn, tăng khả năng đầu tư vào tài

sản và quá trình. Điều đó lại tạo điều kiện cho tăng năng suất và nó lại tiếp tục làm tăng khả

năng cạnh tranh. Đây là mối quan hệ trong trạng thái động phát triển không ngừng.

1.5. Các loại chỉ tiêu năng suất

Năng suất được chia thành 3 loại chỉ tiêu:

- Năng suất chung (Total productivity):

Năng suất chung=Tổng đầu ra (theo giá cố định)

Tổng đầu vào (theo giá cố định)

- Năng suất bộ phận (Partial productivity)

Phản ánh sự đóng góp của từng yếu tố riêng biệt của đầu vào như lao động, vốn, nguyên vật

liệu... tạo nên tổng đầu ra

Năng suất bộ phận = Tổng đầu ra (theo giá cố định)

Một nhân tố đầu ra (theo giá cố định)

- Năng suất yếu tố tổng hợp (Total factor productivity- TFP)

Phản ánh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến thức- kinh nghiệm- kỹ năng lao

động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hoá- dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất

lượng thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý... Tác động của nó không trực tiếp như năng suất bộ

phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn. Có

nhiều cách tính năng suất yếu tố tổng hợp như phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là

theo hàm sản xuất Cobb Duoglas với công thức khái quát sau:

Y = AL K

Trong đó Y là tổng đầu ra, K là vốn đầu vào

L là lao động đầu vào, A là TFP

7

Page 8: Tai lieu nang suat

, là độ co dãn của đầu ra tương ứng với lao động vốn

1.6. Tại sao cần đo lường và đánh giá năng suất

Việc đo và đánh giá năng suất là cần thiết vì:

- Đo năng suất cung cấp một cơ sở dữ liệu cho tổ chức để lập mục tiêu cũng như giám sát

việc thực hiện.

- Đo năng suất giúp cho việc bộc lộ những khu vực có vấn đề mà nếu không thực hiện các

việc đo và đánh giá này thì chúng rất dễ bị bỏ qua.

- Phép đo năng suất có thể được sử dụng như các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả thực hiện

của tất cả các công việc và hoạt động kinh tế, và có thể so sánh hiệu quả thực hiệ vủa tổ chức

với các đối thủ cạnh tranh và các tiêu chuẩn ngành.

- Đo năng suất cung cấp cơ hội để học hỏi và lôi kéo sự tham gia của mọi người, vì đây là

mối quan tâm chung của tổ chức. Nó cũng giúp cho việc huy động nguồn nhân lực trong tổ

chức thông qua việc chia sẻ các thành quả về năng suất.

Năng suất được tính ở các cấp độ (doanh nghiệp, ngành kinh tế và ngành sản xuất hàng hoá

- dịch vụ, quốc gia) với những chỉ tiêu đặc trưng tương ứng. Việc chọn hệ thống chỉ tiêu đặc

trưng để tính và đánh giá năng suất ở từng cấp độ phụ thuộc vào mục tiêu và yêu cầu của quản

lý và điều kiện thực tế cho phép. Ở cấp doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống chỉ tiêu đầy đủ,

chi tiết hơn so với cấp ngành kinh tế vì ở đó việc tập hợp, xử lý số liệu của cả hệ thống. Ở cấp

toàn bộ nền kinh tế (quốc gia) thì thường chỉ tập trung vào một số ít chỉ tiêu đặc trưng và cũng

phụ thuộc vào khả năng tập hợp, xử lý số liệu từ các ngành kinh tế cấu thành. Từng thời kỳ,

chính phủ và cơ quan quyền lực quản lý nhà nước về kinh tế xã hội sẽ công bố hệ thống chỉ tiêu

đặc trưng (gồm những chỉ tiêu bắt buộc và không bắt buộc) để tính toán và đánh giá năng suất

ứng với mỗi cấp độ.

2. GIÁ TRỊ GIA TĂNG (ADDED VALUE)

Giá trị gia tăng là chỉ số đầu ra quan trọng nhất. Giá trị gia tăng phản ánh giá trị mới tạo

thêm nhờ sự đóng góp chung của mọi người trong doanh nghiệp và của những người đầu tư

vốn (các nhà đầu tư và các cổ đông). Giá trị gia tăng khác với doanh thu hoặc giá trị sản lượng

ở chỗ nó không bao gồm giá trị của cải do bên cung ứng của doanh nghiệp tạo ra, vì thế, giá trị

gia tăng đánh giá giá trị thực tế của doanh nghiệp tạo ra. Giá trị gia tăng được tạo ra dùng để

phân bổ cho những người đã đóng góp việc tạo ra nó dưỡi dạng tiền lương và phụ cấp lao động,

lãi suất vay vốn, thuế, cổ tức, lợi nhuận. Do đó, khái niệm giá trị gia tăng liên quan tới khía

cạnh quan trọng là việc tạo ra của cải và việc phân phối của cải. Phân tích giá trị gia tăng cho

phép doanh nghiệp biết rõ hiệu quả công việc của mình và đưa ra các giảipháp nhằm cải tiến

8

Page 9: Tai lieu nang suat

năng suất và nâng cao năng suất - chất lượng một cách hợp lý. Hơn nữa, việc phân bổ giá trị gia

tăng còn cho mọi người biết rõ mối quan hệ giữa thu nhập của người lao động với sự thành

công của doanh nghiệp; khích lệ người lao động tham gia tích cực hơn trong việc hoàn thiện

các hoạt động của doanh nghiệp vì lợi ích chung và riêng của từng người.

Trong thực tế, giá trị gia tăng chính là chênh lệch giữa tổng đầu ra với nguyên vật liệu và

dịch vụ mua vào, giá trị gia tăng được tính theo hai cách:

Phương pháp từ lùi (cách tiếp cận tạo ra của cải):

GIÁ TRỊ GIA TĂNG = TỔNG ĐẦU RA - NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ DỊCH VỤ MUA

VÀO

Cách tính này cho thấy rõ hiệu quả của doanh nghiệp nhờ giá trị gia tăng tạo ra như thế nào

thông qua việc sản xuất đầu ra nhiều hơn bằng sử dụng có hiệu quả hơn nguyên vật liệu và dịch

vụ mua vào.

Phương pháp cộng dồn (cách tiếp cận phân phối của cải):

Giá trị gia tăng = (Lợi nhuận + Lãi suất + Thuế + Chi phí lao động + Khấu hao)

Cách tính này cho thấy mối quan hệ phối hợp thống nhất trong thu nhập của người lao động,

tỷ lệ thu hồi vốn của người đầu tư trong đóng góp để thu được kết qủa của doanh nghiệp. Điều

này khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên có liên quan trong hoàn thiện hoạt động của

doanh nghiệp.

Lưu ý: Giá trị gia tăng của ngành kinh tế hay ngành sản xuất hàng hoá- dịch vụ và của toàn

bộ nền kinh tế chính là sản phẩm quốc nội (GDP) tương ứng của nó.

Bảng 1. Sơ đồ giá trị gia tăng và các yếu tố cấu thành

Lãi

(lỗ) từ

đầu

Tổng đầu ra

Các

hạng

mục bất

thường

Nguyên vật

liệu và dịch

vụ mua vào

Nguyên vật

liệu thô; chi

phí sử dụng

năng lượng,

các phí do đi

Tổng giá trị gia tăng

Lãi (lỗ)

từ trao

đổi

ngoại tệ

Khấu

hao

Giá trị gia tăng ròng

9

Page 10: Tai lieu nang suat

lại; chi phí

hợp đồng phụ,

chi phí

chuyên gia,

sửa chữa nhà

xưởng

Nợ

khó

đòi

Chi

phí

lao

động

Lãi hoạt động trước khi trả lãi suất

Lãi

suất

vay

vốn

Lợi nhuận trước thuế

Thuế

(gián

tiếp)

Lợi nhuận sau khi trả thuế

Quyền

lợi

thiểu

số

Lợi

tức

cổ

phần

Phần

lợi

nhuận

còn lại

3. MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

3.1 Tổng đầu ra (Total output)

[Doanh thu ròng + (Thành phẩm tồn kho cuối kỳ - Thành phẩm tồn kho đầu kỳ) + (Sản

phẩm dở dang cuối kỳ - Sản phẩm dở dang đầu kỳ) + Xây dựng tự có + Thu thập từ bán hàng

hóa không qua gia công (hàng hoá mua vào để bán lại) + Thu nhập từ dịch vụ cho thuê]

3.2 Nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào

[(Nguyên vật liệu tiêu thụ + hàng cung ứng, dụng cụ, in ấn, dầu nhờn) + Giá vốn hàng bán

đối với hàng không qua gia công (hàng mua vào để bán lại) + (Chi phí sử dụng nước, điện,

nhiên liệu) + Thanh toán hợp đồng phụ + (Thanh toán cho công việc do người khác thực hiện,

kho hàng và cung ứng) + Thanh toán các dịch vụ phi sản xuất]

3.3 Tổng đầu vào (Total input)

[Tiền lương, tiền công trả cho công nhân, bao gồm thanh toán cho người quản lý có hoặc

không làm việc + (Thanh toán bằng hiện vật cho công nhân, bảo hiểm, phúc lợi xã hội, trang

phục...) + Tổng khấu hao + Nguyên vật liệu tiêu thụ + (Dịch vụ, in ấn, dầu nhờn) + Giá vốn

hàng bán đối với hàng không qua gia công (hàng mua vào để bán lại) + (Chi phí sử dụng điện,

nước, nhiên liệu) + Thanh toán hợp đồng phụ + (Thanh toán cho công việc do người khác thực

hiện, kho hàng và cung ứng) + Thanh toán cho các dịch vụ phi sản xuất + Trả lãi suất ngân

hàng + (Các khoản thanh toán khác như chi tiêu bất thường, tiền miễn giảm, trợ cấp, biếu tặng

và các chi tiêu khác nhưng không bao gồm thuế trực tiếp)]

10

Page 11: Tai lieu nang suat

3.4 Tổng chi phí sản xuất (Total Manufacturing Costs)

Bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp trong sản xuất (chế tạo, chế biến) như: nguyên vật liệu

trực tiếp, lao động trực tiếp, chi tiêu trực tiếp, chi phí sử dụng điện- nước- nhiên liệu, chi phí

hành chính và chi phí khác.

3.5 Throughput

Tổng đầu ra - Nguyên vật liệu tiêu thụ

3.6 Số công nhân (Trung bình cho cả thời kỳ)

(Number of Employee- Average for period)

Đề cập tới tất cả các loại hình lao động, bao gồm các nhà quản lý sản xuất, chủ sở hữu, đối

tác, công nhân gia đình không trả lương và công nhân làm việc bán thời gian (part time) được

qui đổi ra thời gian đủ (fulltime)

3.7 Chi phí lao động (Labour Cost)

Bao gồm lương giờ và lương tháng (tính cả tiền hoa hồng, tiền thởng và tiền phúc lợi), thù

lao cho người quản lý, chủ sở hữu, người đối tác, bảo hiểm và phúc lợi xã hội cho người lao

động.

3.8 Tài sản cố định (Tính trung bình cho cả thời kỳ) (Fixed asset- Average for period)

Tất cả các tài sản hiện vật sử dụng ít nhất là 1 năm. Tài sản cố định phải được xác định theo

giá trị còn lại (ngoại trừ đất đai và nhà xưởng).

3.9 Vốn hoạt động (tính trung bình cho cả thời kỳ)

(Operating Capital- Average for period)

Bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động

3.10 Lợi nhuận hoạt động (Operating Profit)

Được xem là lợi nhuận phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp, nghĩa là tổng lợi nhuận

của doanh nghiệp trừ đi thu nhập (tổn thất) từ đầu tư, lãi (lỗ) từ việc bán tài sản cố định... Nó

được xác định là lợi nhuận trước khi trả lãi suất và thuế.

3.11 Tài sản lưu động (Current assets)

Bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho và các tài sản khác có thể chuyển thành tiền

mặt trong vòng 1 năm.

4. QUẢN LÝ NĂNG SUẤT

4.1 Mục đích của quản lý năng suất

Kiểm soát được thực trạng

Nắm được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó

Có chủ trương, biện pháp, cải tiến, nâng cao năng suất theo những mục tiêu, yêu cầu, kế

hoạch phát triển kinh tế- xã hội hay sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

11

Page 12: Tai lieu nang suat

Đo lường năng suất

Cải tiến năng suất Đánh giá năng suất

Lập kế hoạch năng suất

4.2 Nội dung của quản lý năng suất

Nói khái quát, quản lý năng suất là Quá trình kiểm soát và điều chỉnh các kết qủa của đầu ra

(hàng hoá và dịch vụ) và các yếu tố của đầu vào (lao động, vốn, thiết bị, năng lượng, nguyên

vật liệu, tổ chức quản lý...) sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tăng trưởng trong

trạng thái ổn định để đạt tới hiệu quả cao...

Về thực chất, quản lý năng suất chính là quản lý sự tăng trưởng của giá trị gia tăng dựa vào

hệ thống các chỉ tiêu đặc trưng và phân tích sự tác động vào các yếu tố ảnh hưởng tới nó.

4.3 Quy trình quản lý năng suất gồm bốn giai đoạn chính theo sơ đồ sau:

Quy trình này cho thấy:

Quản lý năng suất bắt đầu từ đo lường (thu thập số liệu, tính toán kết quả theo hệ thống

các chỉ tiêu đặc trưng) về Mức (level) hoặc Tốc độ tăng (Growth) của năng suất để xác

định thực trạng năng suất của doanh nghiệp.

Đánh giá năng suất chính là xác định mức năng suất (đang ở mức nào trên bậc thang

chung so với các doanh nghiệp khác trong nước và so với nước ngoài; tốc độ tăng năng

suất là bao nhiêu để biết khả năng có thể vươn lên, đuổi kịp và vượt các đối thủ như thế

nào). Qua đánh giá, doanh nghiệp sẽ biết được mặt mạnh và mặt yếu của mình, từ đó xác

định được lĩnh vực nào, phạm vi nào cần cải tiến.

Trên cơ sở xác định các lĩnh vực và phạm vi cần cải tiến, đề ra các mục tiêu, yêu cầu cần

đạt được; lựa chọn các phương án và tổ chức thực hiện việc cải tiến.

12

Page 13: Tai lieu nang suat

Kế hoạch năng suất được duy trì cho đến khi nó được thực hiện. Quá trình tiếp theo là

thực hiện kế hoạch cải tiến và tiến trình này phải được giám sát bằng việc đo lường các

thay đổi về mức và tốc độ tăng năng suất.

Với những tác động trở lại của quá trình trên, một chu kỳ mới được bắt đầu.

PHẦN 2.HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG

SUẤT

1. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT

Các chỉ tiêu đánh giá năng suất bao gồm một hệ thống các tỷ số (Ratios). Việc sử dụng các

tỷ số này phụ thuộc vào mục đích phân tích, đánh giá và khả năng thu thập các dữ liệu cần

thiết. Mục đích của việc tính toán các chỉ tiêu là nhằm phân tích tình trạng hoạt động hiện tại

của doanh nghiệp, so sánh với các doanh nghiệp khác hoặc so sánh với các tiêu chuẩn ngành

nhằm đặt ra mục tiêu và khắc phục những khu vực có vấn đề. Các chỉ tiêu năng suất được phân

thành 3 cấp: Cấp quốc gia, cấp ngành, cấp doanh nghiệp. Dưới đây tập trung trình bày hệ thống

chỉ tiêu đánh giá năng suất ở cấp doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp có phương pháp đánh

giá thực trạng để cải tiến năng suất.

1.1. Các chỉ tiêu cạnh tranh về chi phí lao động

Tính cạnh tranh về chi phí lao động cho thấy khả năng so sánh của ngành sản xuất sản phẩm

hay dịch vụ ở mức chi phí lao động thấp nhất có thể. Có bốn chỉ tiêu bao gồm giá trị gia tăng

trên chi phí lao động, chi phí lao động trên mỗi người lao động, chi phí lao động đơn vị, và tỷ

số chi phí lao động trong tổng đầu vào.

STT Tỉ số Đơn vị

tính

ý nghĩa

1. Giá trị gia tăng trên

Chi phí lao động

Giá trị gia tăng

= ----------------------

Chi phí lao động

Con số

thuần

tuý

Tỉ số này thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp về chi phí lao động

Tỉ số thấp thể hiện chi phí lao động cao, không cân xứng với giá trị gia tăng được tạo ra.

2. Chi phí lao động cho

một lao động

Chi phí lao động

= ----------------------

Giá trị/

1 lao

động

Tỉ số này đánh giá mức tiền công trung bình cho 1 lao động.

Tỉ số này cao nghĩa là mỗi cá nhân có thu nhập cao hơn và ngược lại.

13

Page 14: Tai lieu nang suat

Số công nhân

3. Chi phí lao động đơn

vị (ULC)

Chi phí lao động

= ----------------------

Tổng đầu ra

Con số

thuần

túy

Tỉ số này thể hiện phần chi phí lao động trong tổng đầu ra.

Tỉ số cao thể hiện chi phí lao động cao. Điều này có thể do sự khan hiếm lao động và thiếu hụt lao động có tay nghề, hay do hợp tác lao động kém hiệu quả. Thêm nữa, điều này có thể do tốc độ thay thế lao động cao.

4. % Chi phí lao động

trong Tổng đầu vào

Chi phí lao động

= ---------------------*100%

Tổng Đầu vào

%

Tỉ số này thể hiện tỷ lệ chi phí lao động trong tổng đầu vào.

Tỉ số cao, thể hiện chi phí lao động chiếm phần lớn trong tổng đầu vào. Tỉ số cao phản ánh sự khan hiếm lao động, việc sử dụng nhân công lành nghề và/ hoặc công nhân có kinh nghiệm, giờ làm thêm quá nhiều, nhiều công việc phải làm lại, cường độ lao động cao.

1.2 Năng suất lao động

Tỷ số này biểu thị lượng của cải vật chất do mỗi lao động tạo ra. Nói cách khác, năng suất

lao động đánh giá hiệu quả của mỗi lao động trong việc tạo ra giá trị gia tăng hoặc tổng đầu ra.

Lao động được xem là một trong những nguồn đầu vào quan trọng nhất, vì thế năng suất lao

động được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất.

Stt Tỷ số Đơn vị ý nghĩa

1 Năng suất lao động

(LP ) tính theo GTGT:

Giá trị gia tăng

= --------------------

Số lượng lao động

Giá

trị/1 lao

động

Phản ánh lượng của cảI vật chất do công ty tạo ra từ số lượng người lao động trong công ty. Tỷ số này chịu ảnh hưởng bởi:

- Hiệu quả quản lý- TháI độ làm việc- Giá cả thị trường- Nhu cầu về sản phẩm

Tỷ số cao chỉ ra năng suất lao động cao thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình tạo ra của cảI vật chất.

Tỷ số thấp nghĩa là các quá trình làm việc không thuận lợi như: Chi phí nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào cao hoặc tăng lãng phí thời gian, nhân lực.

2 Tổng đầu ra tính Giá

trị/1 lao

Phản ánh lượng đầu ra trên mỗi lao động. Để đánh giá được tỷ số này cần dựa vào nhiều yếu

14

Page 15: Tai lieu nang suat

theo đầu người:

Tổng đầu ra

= ------------------

Số lượng lao động

động tố khác.

1.3 Năng suất vốn:

NĂNG SUẤT VỐN PHẢN ÁNH MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ TRONG SỬ DỤNG TÀI SẢN VÀ

ĐẦU TƯ.

STT Tỷ số Đơn vị ý nghĩa

1 Năng suất vốn (CP) (vốn

cố định)

Giá trị gia tăng

= --------------------

Tài sản cố định

Con số

thuần tuý

Tỷ số này chỉ ra mức độ sử dụng Tài sản cố định hữu hình.

Tỷ số cao biểu thị hiệu quả trong sử dụng tàI sản và ngược lại.

2 Tỷ lệ quay vòng vốn

(CP):

Tổng đầu ra

= -------------------

Tài sản cố định

Con số

thuần tuý

Tỷ số này chỉ ra mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn và/hoặc hiệu quả của hệ thống marketing.

Tỷ số cao chỉ ra hiệu quả sử dụng vốn và hệ thống marketing tốt

Tỷ số thấp chỉ ra tỷ lệ quay vòng vốn thấp, sản phẩm dở dang và tàI sản cố định lớn.

1.4 Cường độ vốn

Cường độ vốn là tỷ số đánh giá lượng tài sản cố định phân bổ cho mỗi người lao động.

STT Tỉ lệ Đơn vị Nhận xét

3 Cờng độ vốn (CI)

Tài sản cố định

= ----------------------

Số lượng lao động

Giá trị /1lao

động

Tỉ số này chỉ ra mức trang bị vốn cho một lao động.

Tỷ số cao cho thấy doanh nghiệp thực hiện chính sách tăng cường vốn hay tăng cường lao động.

Tỉ số cao thể hiện doanh nghiệp sử dụng biện pháp tăng cờng vốn.

Tỉ số thấp đồng nghĩa với:

- Sử dụng biện pháp tăng cờng lao động.

- Đầu vào công nghệ thấp.

15

Page 16: Tai lieu nang suat

1.5 Hiệu quả quá trình

Hiệu quả quá trình đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp như: lao

động, nhà xưởng, máy móc và vốn để tạo ra giá trị gia tăng và tối thiểu hoá các nguyên vật liệu

và dịch vụ mua vào.

STT Tỉ số Đơn vị Nhận xét

* Hiệu quả quá trình:

Giá trị gia tăng

= --------------------

(Tổng đầu vào) - (vật liệu

và dịch vụ mua vào)

Con

số

thuần

túy

Tỉ số này thể hiện hiệu quả và hiệu lực của quá trình, nó thường chịu ảnh hưởng của các kĩ thuật sản xuất được sử dụng, đổi mới công nghệ, kĩ năng quản lý và tay nghề nhân công.

Tỉ số cao cho thấy quá trình có hiệu lực và hiệu quả, và ngược lại.

1.6 Khả năng sinh lợi

Khả năng sinh lợi và lợi nhuận từ một đơn vị đầu ra. Khả năng sinh lợi hoặc thặng dư được

tạo ra khi doanh nghiệp cố gắng sử dụng đầu vào một cách hiệu quả.

STT Tỉ số Đơn vị

tính

ý nghĩa

Lợi nhuận trên tài sản cố định

(ROA)

Lợi nhuận Hoạt động

= ----------------------- *100%

Tài sản Cố định

% Tỉ số này cho biết lợi nhuận thu được dựa trên tài sản cố định của doanh nghiệp.

Tỉ số cao cho thấy việc lợi nhuận thu được từ đầu tư vào tài sản cố định cao và ngược lại.

*

Khả năng sinh lợi

Lợi nhuận hoạt động

= ------------------------ *100%

Tổng đầu ra

% Tỉ lệ này phản ánh phần lợi nhuận hoạt động trong tổng đầu ra

Tỉ số cao có nghĩa là doanh nghiệp có lợi nhuận cao.

Một tỉ lệ thấp thường chứng tỏ chi phí đầu vào cao.

1.7 Năng suất chung

Phản ánh năng suất một cách tổng thể

16

Page 17: Tai lieu nang suat

STT Tỷ số Đơn vị ý nghĩa

Năng suất chung

Tổng đầu ra

= ------------------------

Tổng đầu vào

Con số

thuần

túy

Tỉ số này cho thấy tổng lượng đầu ra được tạo ra do từng đơn vị đầu vào.

Tỉ số cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngược lại.

1.8 Tỷ phần các yếu tố trong tổng đầu vào

Năng suất chung thay đổi có thể do sự thay đổi của các yếu tố đầu vào. Vì thế khi phân tích

sự thay đổi năng suất cần phải phân tích các chỉ số: % nguyên vật liệu tiêu thụ, % khấu hao, %

chi phí sử dụng và % các chi phí phát sinh khác trong tổng đầu vào.

STT Tỉ số Đơn vị

tính

ý nghĩa

1 % nguyên vật liệu được

sử dụng:

Nguyên vật liệu sử dụng

=---------------------*100%

Tổng Đầu vào

% Tỉ số này chỉ ra % nguyên vật liệu được sử dụng tổng đầu vào.

Tỉ số cao cho thấy % nguyên vật liệu tiêu thụ trong tổng đầu vào cao, phản ánh hàm lượng giá trị gia tăng thấp và ngược lại.

2 % Khấu hao

Khấu hao

=------------------*100%

Tổng Đầu vào

Chỉ ra % khấu hao trong tổng đầu vào.

Tỉ lệ cao chỉ ra phần khấu hao trong tổng chi phí đầu vào cao. Tỉ lệ này cũng cho thấy cường độ vốn cao, doanh nghiệp đầu tư thêm tài sản cố định.

3 % chi phí sử dụng (điện,

nước)

Chi phí sử dụng

=--------------------*100%

Tổng Đầu vào

Tỉ số này thể hiện % chi phí sử dụng (điện, nước ...) trong tổng đầu vào.

Tỉ số cao cho thấy phần chi phí sử dụng trong tổng đầu vào cao và ngược lại.

4 % Các chi phí khác

Các chi phí khác

=------------------*100%

Tổng Đầu vào

% Tỉ số này cho thấy tỷ lệ lượng chi phí khác trong tổng đầu vào ngoài chi phí lao động, nguyên vật liệu, khấu hao và chi phí sử dụng điện, nước.

Tỉ số cao cho biết % chi phí phát sinh khác trong tổng đầu vào cao và ngược lại.

17

Page 18: Tai lieu nang suat

1.9 Các tỷ số năng suất khác

Năng suất của một doanh nghiệp cũng có thể đánh giá bằng cách phân tích các yếu tố chủ

yếu trong giá trị gia tăng và tổng đầu ra. Có rất nhiều tỷ số dạng này có thể sử dụng để đánh giá

năng suất.

STT Tỉ số Đơn vị

tính

ý nghĩa

1. Tỉ phần lao động trong Giá

trị gia tăng

Chi phí lao động

=-------------------*100%

Giá trị gia tăng

% Tỉ số này chỉ ra phần giá trị gia tăng phân bổ cho chi phí lao động

Tỉ số cao có thể là kết quả của tỉ lệ tiền lương hoặc cường độ lao động cao

2. Tỉ phần lợi nhuận hoạt

động trong giá trị gia tăng

Lợi nhuận Hoạt động

= -----------------*100%

Giá trị gia tăng

% Tỉ số này thể hiện phần lợi nhuận hoạt động trong giá trị gia tăng.

3. % Vật liệu tiêu thụ trong

tổng đầu ra

Vật liệu tiêu thụ

= ----------------*100%

Tổng đầu ra

% Tỉ số này chỉ ra tỉ lệ vật liệu tiêu thụ trong tổng đầu ra

Tỉ số cao đồng nghĩa với lượng vật liệu tiêu thụ cao và ngược lại.

4. Hàm lượng Giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng

= -----------------*100%

Tổng đầu ra

% Tỉ số này được sử dụng để đánh giá mức độ sử dụng vật liệu và dịch vụ mua vào, và thay đổi trong sự chênh lệch về giá giữa sản phẩm và hàng mua vào.

Tỉ số cao chỉ ra sử dụng hiệu quả hàng mua hoặc chênh lệch giá thích hợp.

Tỉ số thấp cho thấy: Chi phí vật liệu và dịch vụ mua vào

cao Chất lượng sản phẩm kém. Sự cạnh tranh về giá cả kém.

18

Page 19: Tai lieu nang suat

5. Giá trị gia tăng trên vốn

hoạt động

Giá trị gia tăng

= --------------------

Vốn Hoạt động

Con

số

thuần

tuý

Cho biết hiệu quả sử dụng vốn, ví dụ tỉ lệ % khai thác sử dụng tài sản cố định, kiểm soát mức cổ phần và mức nợ cũng như tính hiệu quả trong quản lý tiền mặt.

Tỉ số cao có nghĩa là quản lý vốn có hiệu quả.

Tỉ số thấp phản ánh sử dụng vốn kém hiệu quả

6. Tỉ phần về vốn trong giá trị

gia tăng

Chi phí Vốn (Khấu hao)

=-------------------*100%

Giá trị gia tăng

Tỉ số này chỉ ra tỉ phần về vốn trong giá trị gia tăng.

Tỉ số cao chỉ ra xu huớng tăng cường độ vốn và ngược lại.

7. Tỉ số nguyên vật liệu tiêu

thụ trong giá trị gia tăng

% Vật liệu tiêu thụ

=-------------------*100%

Giá trị gia tăng

Tỉ số này chỉ ra lượng vật liệu tiêu thụ

để tạo ra giá trị gia tăng

Tỉ số cao có nghĩa là tốn nhiều nguyên

vật liệu để tạo ra giá trị gia tăng và ngược

lại.

8. Hiệu quả hệ thống chuyển

đổi

Thoughput

=---------------------------

(Tổng Đầu vào - Vật liệu

tiêu thụ)

Tỉ số này chỉ ra hiệu quả của hệ thống

chuyển đổi

Tỉ số cao thể hiện hệ thống có hiệu

quả và ngược lại.

9. Tỉ số thoughput

Thoughput

=------------------------

Tổng Chi phí chế tạo

Tỉ số này chỉ ra mức tạo ra đầu ra của

hệ thống sản xuất

Tỉ số cao chỉ ra hệ thống sản xuất có

hiệu quả và ngược lại

10. Tỉ số cạnh tranh về hệ thống

Thoughput

=--------------------------

Tổng Chi phí chế tạo + sản

phẩm dở dang

Chỉ ra khả năng tạo ra đầu ra của hệ thống sản suất

Chỉ số cao chỉ ra quản lý sản xuất tốt

Tỉ số thấp chỉ ra kiểm soát và lập kế hoạch sản xuất kém

19

Page 20: Tai lieu nang suat

11. Quay vòng nguyên vật liệu

Tổng đầu ra

= ---------------------

Nguyên vật liệu tiêu thụ

Tỉ số chỉ ra phương pháp/hệ thống sản xuất, hệ thống mua hàng, hệ thống tồn kho tốt, ít lãng phí và ngược lại

Tỉ số cao có nghĩa là hệ thống sản xuất, hệ thống mua hàng, hệ thống kiểm kê tồn kho tốt, ít lãnh phí và ngược lại

2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TỶ SỐ NĂNG SUẤT.

Bản thân năng suất là một kháI niệm phức tạp. Mỗi chỉ tiêu năng suất đều chịu ảnh hưởng

của nhiều yếu tố. Ví dụ, sự thay đổi của tỷ số giá trị gia tăng trên số lượng lao động không chỉ

do hiệu quả làm việc của người lao động mà còn có thể do công nghệ được đổi mới, do hệ

thống quản lý tốt hơn. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về một chỉ tiêu cụ thể nào đó nên phân tách nó

thành các tỷ số bộ phận, tức là phảI xem xét các yếu tố liên quan ảnh hưởng như thế nào tới nó

và mối quan hệ giữa chúng ra sao.

Bảng A là sơ đồ hệ thống chỉ ra mối quan hệ giữa các tỷ số khác nhau và chỉ ra cách làm thế

nào để tách một tỷ số thành các tỷ số bộ phận. Ví dụ:

Khi muốn kiểm tra mức chi phí lao động cho một người lao động (LC/LT) thì cần tách thành các

tỷ số bộ phận: giá trị gia tăng trên một lao động (tức năng suất lao động - AV/LT) và tỷ phần lao

động trong giá trị gia tăng (LC/AV). Rõ ràng, khi chi phí lao động tăng có thể do năng suất lao

động tăng hoặc phần trăm chi phí lao động trong giá trị gia tăng hoặc do cả hai tỷ số tăng. Để

hiểu rõ sự thay đổi trong năng suất lao động thì cần phảI xem xét các tỷ số bộ phận, đó là cường

độ vốn (FA/LT) và giá trị gia tăng trên một đơn vị tàI sản cố định, tức là năng suất vốn

(AV/FA)...

Khi muốn kiểm tra hàm lượng giá trị gia tăng (AV/TO) thì cần tách thành các tỷ số bộ phận: giá

trị gia tăng trên chi phí lao động (AV/LC) và chi phí lao động trên tổng đầu ra (LC/TO).

Khi muốn kiểm tra hiệu quả đồng vốn (OP/FA) thì cần tách thành các tỷ số bộ phận: tổng đầu ra

trên một đơn vị tàI sản cố định (TO/FA) và khả năng sinh lợi (OP/TO).

Bảng B là sơ đồ về mối quan hệ trong phép đo năng suất chung (TP). Cách phân tích cũng

giống như trong sử dụng bảng A. Trong sơ đồ cho thấy năng suất chung (TO/TI) vừa liên quan

tới các tỷ số tổng đầu ra trên nguyên vật liệu tiêu thụ (TO/MC) và phần trăm nguyên vật liệu

tiêu thụ trong tổng đầu vào (MC/TI) vừa liên quan tới tổng đầu ra trên chi phí lao động

(TO/LC) và phần trăm chi phí lao động trong tổng đầu vào (LC/TI).

Ghi chú:

TO = Tổng đầu ra LC = Chi phí lao động FA = Tài sản cố định

20

Page 21: Tai lieu nang suat

AV = Giá trị gia tăng LT = Số lượng lao động OP = Lợi nhuận hoạt

động

Các bảng sơ đồ quan hệ này là chỉ dẫn về phương pháp giúp các doanh nghiệp phân tích,

đánh giá về năng suất theo các mục đích và yêu cầu cụ thể của mình.

21

Page 22: Tai lieu nang suat

Chi phí lao động trung bình cho 1 lao động

LC/LT

Tỉ phần chi phí lao động trong giá trị gia tăng

LC/ AV

Mức trang bị vốn cho 1 lao động (cuờng độ vốn)

FA/ LT

Hàm lượng giá trị gia tăng

AV/TO

Giá trị gia tăng trên 1 lao động

AV/ LT

Giá trị gia tăng / 1 đơn vị tài sản cố định

AV/ FA

Tổng sản lượng đầu ra/ một đơn vị tài sản cố định

TO/ FA

Hàm lượng giá trị gia tăng

AV/ TO

Đầu ra trên một lao động

TO/ LT

Lợi nhuận từ một đơn vị tài sản cố định

OP/ FA

Tỉ phần lợi nhuận trong giá trị gia tăng

OP/ AV

Chi phí lao động trên tổng đầu ra

LC/ TO

Tổng đầu ra trên một đơn vị tài sản cố định

TO/ FA

Mức trang bị vốn

FA/ LT

Tổng đầu ra trên một đơn vị tài sản cố định

TO/ FA

Khả năng sinh lợi

OP/ TO

Giá trị gia tăng trên một chi phí lao động

AV/ LC

`Bảng A. Mối quanhệ giữa các tỷ số năng suất

22

Page 23: Tai lieu nang suat

Tổng đầu ra trên nguyên vật liêu tiêu thụ

TO/ MC

% nguyên vật liệu tiêu thụ trong tổng đầu vào

MC/ TI

% nguyên vật liệu tiêu thụ trong tổng đầu ra

MC/ TO

Năng suất chung

TO/ TI

Tổng đầu ra trên chi phí lao động

TO/ LC

% chi phí lao động trong tổng đầu vào

LC/ TI

Chi phí lao động trên tổng đầu ra

LC/ TO

Ghi chú:TO= Tổng đầu raLC= Chi phí lao độngTI= Tổng đầu vàoMC= Nguyên vật liệu tiêu thụ

Bảng B. Mối quanhệ trong phép đo nănguất chung

23

Page 24: Tai lieu nang suat

Bắt đầu

Chuẩn bị báo cáo tàI chínhXác định các hạng mục thuộc giá trị gia tăng

Tính giá trị gia tăng , số liệu đầu vào và đầu raTính các tỷ số năng suất và hiệu quả hoạt động

1. Phân tích các chỉ số theo xu hướng, so sánh với các tiêu chuẩn ngành2. GiảI thích các thay đổi về năng suất và hiệu quả hoạt động

Lập kế hoạch và cải tiến năng suất1. Đào tạo và thông tin cho mọi công nhân2. Tổ chức các đội cảI tiến năng suất3. Lập kế hoạch cảI tiến4. Thực hiện kế hoạch5. Giám sát việc cảI tiếnChia sẻ thành quả

Kết thúc

1. Chuẩn bị

2. Tính toán

3. Phân tích

4. Cải tiến

PHẦN III. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT TẠI DOANH NGHIỆP

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT

1.1. Bảng trình tự các bước tiến hành đánh giá năng suất ở doanh nghiệp

Các bước

1.2 GiảI thích các bước trong bảng trình tự

24

Page 25: Tai lieu nang suat

1 - Chuẩn bị các bảng báo cáo tài chính của công ty, như: bảng tổng kết tàI sản, bảng thông

báo lỗ lãI, bảng kết toán sản xuất. Tốt hơn nên tập hợp báo cáo trong 3 năm.

2- Xác định các hạng mục trong bảng báo cáo tàI chính xem hạng mục nào thuộc giá trị gia

tăng, hạng mục nào thuộc về nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào.

Bước 2. Tính toán

1- Tính tổng đầu ra, nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào, giá trị gia tăng, tổng đầu vào, tổng

chi phí sản xuất và các số liệu có liên quan khác.

2- Tính các tỷ số năng suất

Bước 3. Phân tích

Tập trung vào các tỷ số thay đổi đáng kể hoặc thể hiện xu hướng tăng lên hoặc giảm đI,

hoặc khác với tiêu chuẩn ngành.

Phân tích các tỷ số bằng cách xem xét các tỷ số liên quan và các mối quan hệ của chúng.

Bước 4. CảI tiến

1- Đào tạo và thông tin cho mọi cán bộ và công nhân về kháI niệm giá trị gia tăng, làm rõ sự

đóng góp của công nhân và người quản lý trong việc tạo ra của cải vật chất.

2- Tổ chức các nhóm năng suất để ghi nhận những khuyến nghị của họ về cảI tiến.

3- Lập kế hoạch cảI tiến

4- Thực hiện kế hoạch

5- Giám sát hoạt động cảI tiến

6- Chia sẻ thành quả với cán bộ và công nhân.

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT

2.1 Lãnh đạo doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu, yêu cầu; phổ biến và hướng dẫn cho tất cả

các bộ phận và cá nhân có liên quan nắm được kháI niệm cơ bản, nội dung và phương pháp

đánh giá; xác định rõ trách nhiệm tham gia đánh giá cho từng bộ phận và cá nhân có liên quan.

2.2. Lập bộ phận chuyên trách đánh giá. Bộ phận này có thể giao cho một đơn vị chức năng

chủ trì (như kế hoạch, thống kê, kế toán ...) với sự tham gia của đạI diện các bộ phận có liên

quan hoặc tập hợp một số cán bộ từ các bộ phận khác, tập trung làm việc trong một thời gian

cần thiết.

2.3. Thu thập số liệu, chuẩn bị bảng tính, đánh giá năng suất theo yêu cầu của bước 1 (xem

phụ lục C)

25

Page 26: Tai lieu nang suat

2.4. Tính toán các chỉ tiêu năng suất, ghi kết quả tính toán theo từng năng, phân tích xu

hướng (chỉ ghi dấu hiệu tăng hay giảm) , ghi chỉ số của ngành theo từng năm (nếu có) theo yêu

cầu của bước 2 (xem phụ lục D).

2.5 Phân tích, đánh giá theo yêu cầu của bước 3. Cần tập trung phân tích các chỉ tiêu có

thay đổi đáng kể trực tiếp làm cho năng suất tăng hay giảm, những chỉ tiêu có kết quả khác so

với chỉ tiêu của ngành (nếu có) , phát hiện những đIểm mạnh và yếu của doanh nghiệp về

phương diện năng suất để xác định kế hoạch và biện pháp cảI tiến ở bước 4. Trong phân tích

cần vận dụng phương pháp như hướng dẫn ở đIểm 2 – mục II theo các sơ đồ ở bảng A và bảng

B.

2.6 Xác định kế hoạch và biện pháp cảI tiến, nâng cao năng suất cho doanh nghiệp trong

những thời gian tới theo gợi ý 6 đIểm ở bước 4. Vấn đề quan trọng ở đây là xác định rõ mục

tiêu và yêu cầu mới cần đạt tới và đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất với

đóng góp va quyết tâm thực hiện của cán bộ và công nhân viên.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT

3.1 Phân tích năng suất lao động

Năng suất lao động được tính theo công thức:

AV

NSLĐ = ---------------------------------------

Số lượng lao động

Khi năng suất lao động có xu hướng tăng lên hoặc cao hơn tiêu chuẩn ngành thì điều đó có

nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt. Ta có thể tìm ra nguyên nhân tăng (hoặc giảm) năng suất

lao động bằng cách phân tích như sau:

AV Tổng sản lượng AV

NSLĐ = ------------------------------------ = --------------------------- x -----------------------

Số lượng lao động Số lượng lao động Tổng sản lượng

Năng suất lao động tăng (hoặc giảm) có thể do hàm lượng giá trị gia tăng tăng hoặc giảm

hoặc do đầu ra trên đầu người tăng hoặc giảm. Trường hợp năng suất lao động tăng do hàm

lượng giá trị gia tăng chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và ngược lạI. Trong trường

hợp năng suất lao động tăng do đầu ra trên đầu người tăng lên thì ta sẽ tiếp tục phân tích đầu ra

trên đầu người thành:

Tổng sản lượng TàI sản cố định Tổng sản lượng

26

Page 27: Tai lieu nang suat

---------------------- = ---------------------------------- x ------------------------------------

Số lượng lao động Số lượng lao động TàI sản cố định

Vì vậy, đầu ra trên một lao động tăng lên có thể do cường độ vốn tăng hoặc quay vòng vốn

nhanh. Sau khi tìm ra nguyên nhân ta có thể đi tới kết luận và lập biện pháp khắc phục nếu cần

thiết.

3.2 Phân tích năng suất vốn.

AV

Năng suất vốn = ----------------------------------

Vốn được đầu tư

Vốn được đầu tư thường là tổng lượng vốn (trung bình cho 1 thời kỳ) nhưng đôI khi người

ta sử dụng vốn tàI sản cố định để tính toán.

Nếu mẫu số của công thức trên là tổng lượng vốn thì công thức trên tính năng suất tổng

lượng vốn hoặc còn gọi là hiệu quả đầu tư vốn.

Ta có:

AV

Hiệu quả đầu tư vốn = ----------------------------------------

Tổng lượng vốn (trung bình)

Vốn hoạt động là lượng tiền (tàI sản) được đầu tư trực tiếp vào sản xuất. Vốn hoạt động =

tổng lượng vốn (tổng tàI sản) - tàI sản không liên quan tới sản xuất (ví dụ thiết bị nhàn rỗi, nhà

xưởng đang xây dựng, các khoản đầu tư vào việc khác).

AV

Năng suất vốn thiết bị = --------------------------------------

(hiệu quả đầu tư thiết bị) TàI sản cố định hữu hình

(không tính giá trị đất đai và nhà xưởng đang xây dựng)

Khi tính năng suất vốn hoạt động hoặc năng suất thiết bị thị không tính thu nhập phi hoạt

động và thu nhập từ đầu tư trong giá trị gia tăng.

a. Phân tích nguyên nhân tăng, giảm năng suất vốn

Năng suất vốn có thể được phân tích thành hàm lượng giá trị gia tăng và quay vòng vốn đầu

tư:

AV AV tổng sản lượng

--------------------------- = ------------------------------ x ---------------------------

vốn được đầu tư tổng sản lượng vốn được đầu tư

27

Page 28: Tai lieu nang suat

Khi năng suất vốn tăng hay giảm, ta phảI phân tích nguyên nhân tăng (hay giảm) hàm lượng

giá trị gia tăng hoặc do tăng hay giảm tỷ số quay vòng vốn.

b. Mối quan hệ giữa năng suất vốn và năng suất lao động.

AV AV vốn được đầu tư

------------------------- = ----------------------- = --------------------------

số lượng lao động vốn được đầu tư số lượng lao động

hay Năng suất lao động = Năng suất vốn x Mức trang bị vốn

Xét theo khía cạnh này, năng suất lao động cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất vốn cao

hay thấp và mức trang bị vốn cao hay thấp.

c. Mối quan hệ giữ a năng suất vốn và khả năng sinh lợi.

Lợi nhuận

Tỷ phần lợi nhuận trong giá trị gia tăng = --------------------

AV

Vì thế:

AV Lợi nhuận Lợi nhuận

------------------------ x ----------------------- = -------------------------

Vốn được đầu tư AV Vốn được đầu tư

Hay Năng suất vốn x Tỷ phần lợi nhuận trong AV = Khả năng sinh lợi từ vốn

3.3 Phân tích tỷ phần chi phí lao động trong giá trị gia tăng

Chi phí lao động

Tỷ phần chi phí lao động trong GTGT = --------------------------

AV

a. Tỷ phần chi phí lao động trong giá trị sản lượng và hàm lượng giá trị gia tăng:

Chi phí lao động Chi phí lao động AV

---------------------------- = --------------------------- : ------------------

AV Tổng sản lượng AV

Vì thế tỷ phần lao động trong giá trị gia tăng = tỷ phần lao động trong giá trị sản lượng

/Hàm lượng giá trị gia tăng

b. Chi phí lao động trên đầu người và năng suất lao động.

Tỷ phần chi phí lao động trong trong giá trị gia tăng có thể chia thành chi phí lao động trên

đầu người và năng suất lao động (AV/1 lao động)

Chi phí lao động Chi phí lao động AV

--------------------------- = ---------------------------- : ------------------------------

28

Page 29: Tai lieu nang suat

AV Số lượng lao động Số lượng lao động

Tỷ phần lao động trong giá trị gia tăng = chi phí lao động trên đầu người / năng suất lao

động

Theo công thức trên, chi phí lao động vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong giá trị gia tăng mà

thu nhập trên đầu người vẫn cao, điều này thể hiện doanh nghiệp làm ăn có lãi.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CẢI TIẾN NĂNG SUẤT:

Đánh giá năng suất sẽ không có ý nghĩa gì nếu chúng ta không thực hiện những cải tiến sau

đó. Mục đích của đo lường cải tiến năng suất chính là giúp cho doanh nghiệp thấy được mặt

mạnh mặt yếu của mình để lập ra được các kế hoạch cải tiến. Những kết quả hoạt động, kể cả

những kết quả vô hình và hữu hình chưa nêu ra được ý nghĩa nếu ta chỉ đơn giản thể hiện nó

bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra mà nó chỉ có ý nghĩa khi chuyển đổi thành giá trị tính được

bằng tiền. Thậm chí khi chúng ta nói rằng doanh thu của chúng ta năm nay cao hơn năm trước

cũng chưa thật sự thể hiện được hiệu quả sản xuất kinh doanh nếu như ta không so sánh được

nó với lượng đầu vào mà ta sử dụng để sản xuất. Bằng những kết quả tính toán năng suất, các

doanh nghiệp có thể thấy ngay được bằng trực quan hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình và

có thể so sánh được với các doanh nghiệp khác. Thông qua công việc này, doanh nghiệp có thể

xây dựng cho mình những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Những mục tiêu cần mang tính sát

thực và mang tính khả thi. Tính khả thi ở đây chính là việc doanh nghiệp phải tạo ra những con

đường để đạt tới nó.

Như đã nhấn mạnh nhiều lần trong tài liệu này, con người chính là yếu tố quan trọng nhất

của sự phát triển. Chính vì vậy, yếu tố đầu tiên trong chương trình cải tiến năng suất là đào tạo

con người. Để cải tiến năng suất, doanh nghiệp cần có những người có kiến thức, nhiệt tình và

trang bị cho họ những công cụ cần thiết. Bên cạnh đó, phải tạo được môi trường làm việc phát

huy tính sáng tạo của mọi người. Về phương diện này, cơ chế khuyến khích, các hoạt động

nhóm nhỏ (như nhóm kiểm soát chất lượng (QCC), nhóm cải tiến công việc (WIT) trở thành

những cách thức hết sức hiệu quả.

Năng suất - chất lượng không phải là hai yếu tố bù trừ nhau mà phát triển đồng hướng, vì

năng suất không chỉ bó hẹp trong phạm vi năng suất lao động, cũng không chỉ bó hẹp trong

phạm vi hiệu quả của đồng vốn được đầu tư mà năng suất còn đề cập tới hiệu lực (hay mức độ

ảnh hưởng của đầu ra) đối với người tiêu dùng và môi trường kinh tế xã hội. Chính vì vậy, để

phát triển dài hạn, doanh nghiệp cần quan tâm tới năng suất chứ không chỉ chú ý tới khả năng

sinh lợi mà thôi.

29

Page 30: Tai lieu nang suat

i. Bảng thông báo lỗ lãI

1. Doanh thu thuần Tổng doanh thu - giảm giá - hàng trả lại

2. Giá vốn hàng bán (hàng tự sản

xuất)

Thành phẩm đầu kỳ + (sản phẩm dở dang

đầu kỳ + tổng chi phí sản xuất trong kỳ - sản

phẩm dở dang cuối kỳ) - thành phẩm cuối kỳ.

3. Giá vốn hàng bán

(hàng mua vào để bán lại)

Hàng tốn kho đầu kỳ + chi phí hàng mua

vào trong kỳ - hàng tồn kho cuối kỳ.

4. Tổng lợi nhuận 1 - (2 + 3)

Chi phí hành chính và bán hàng.

5. Tiền lương, tiền công (AV) Lương cho giám đốc

Tiền lương, tiền công cho nhân viên bán

hàng và nhân viên hành chính

Tiền thưởng

Tiền chi về y tế

Thực phẩm

Các chỉ tiêu khác

6. Khấu hao (AV) (TSCĐ thuộc

văn phòng)

Khấu hao tài sản cố định (trừ những tài sản

sử dụng cho mục đích sản xuất).

7. Trả lãi suất vay vốn (AV) Lãi suất trả cho vốn vay dài hạn và ngắn

hạn

Lãi suất thuê mua.

30

Page 31: Tai lieu nang suat

8. Lệ phí và thuế gián thu (AV) Thuế đất đai

Thuế tài sản

Lệ phí thuê lao động nước ngoài

Các khoản lệ phí và thuế khác

9. Các khoản chi tiêu (AV) Khoản tặng, biếu

Các khoản chi tiêu khác thuộc AV

10. Chi phí sử dụng (BIMS) Sử dụng điện, nước, năng lượng ...

11. Các chi phí khác (BIMS) * Chi phí đi lại

* chi phí về thông tin liên lạc

* bảo hiểm

* chi phí thuê đất đai và và nhà xưởng

* cước phí

* chi phí bao gói

* Quảng cáo

* Giải trí

* Chi phí lưu kho

* chi phí bảo dưỡng, sửa chữa

* các chi phí bán hàng và hành chính khác

12.1 Lãi hoạt động * 4 - (5+6+7+8+9+10+11)

13.1 Thu nhập phi hoật động: *Lãi suất được nhận

*Tiền thuê được trả

* thu nhập từ đầu tư

* thu nhập từ bán tài sản

* thu nhập từ bán cổ phần cổ phiếu và trái

phiếu

*các thu nhâph khác từ giao dịch mang tính

chất phi hoạt động

14. Các chi phí phi hoạt động * Lỗ từ việc bán tài sản

* lỗ trong việc bán cổ phiếu, cổ phần trái

31

Page 32: Tai lieu nang suat

phiếu

* tổn thất trong đầu tư

* các tổn thất khác trong giao dịch phi hoạt

động

* Nợ khó đòi

15. Lãi (hoặc lỗ) ròng * 12+13-14

Ii. Bảng kết toán sản xuất

16. Chi phí nguyên vật liệu

(BIMS)

* nguyên vậtliệu đầu kỳ + nguyên vật liệu

mua vào trong kỳ - nguyên vật liệu tồn cuối kỳ)

17. Chi phí hợp đồng phụ (BIS) * các chi phí hợp đồng phụ

18. Chi phí lao động (AV) * tiền lương, tiền công cho công nhân sản

xuất

* tiền thưởng, tiền phụ cấp

* chi tiêu về y tế.

* thực phẩm

* các chi tiêu về nhân sự khác

19. Khấu hao (AV) * Khấu hao đối với tài snả cố định (trừ những

tài sản phục vụ mục đích bán hàng và quản lý

hành chính)

20. Lệ phí và thuế (AV) * thuế đất

*thuế tài sản

* lệ phí thuê lao động nước ngoài

* các khoản thuế và lệ phí khác

21. Chi phí chung (AV) * các chi phí chung thuộc AV

22. Chi phí sử dụng (BIMS) * điện nước, năng lượng, dầu nhờn...

23. Các chi phí chung khác

(BIMS)

* thuế đất đai nhà cửa

* bảo hiểm

* cước phí

* lưu kho

* bảo dưỡng, sửa chữa

* các chi phí chung khác

2

4

Tổng chi phí sản xuất 16+17+18+19+20+21+22+23

32

Page 33: Tai lieu nang suat

Iii. Bảng tổng kết tài sản

BOT

2

5

Tài sản lưu động Tổng tài sản lưu động đầu kỳ

2

6

Tài sản cố định Tổng tài sản cố định đầu kỳ

2

7

Số lượng lao động Tổng số lượng lao động đầu kỳ bao gồm cả

các nhà quản lý, giám đốc được trả lương

2

8

Tồn kho

- nguyên vậtliệu thô Tổng nguyên vật liệu thô đầu kỳ

2

9

- Sản phẩm dở dang Tổng sản phẩm dở dang đầu kỳ

3

0

- Thành phẩm Tổng thành phẩm đầu kỳ

EOT

3

1

Tài sản lưu động Tổng tài sản lưu động cuối kỳ

3

2

Tài sản cố định Tổng tài sản cố định cuối kỳ

3

3

Số lượng lao động Tổng số lượng lao động cuối kỳ bao gồm cả

các nhà quản lý, giám đốc được trả lương

3

4

Tồn kho

- nguyên vật liệu thô Tổng nguyên vật liệu thô cuối kỳ

3

5

- Sản phẩm dở dang Tổng sản phẩm dở dang cuối kỳ

3

6

- Thành phẩm Tổng thành phẩm cuối kỳ

33

Page 34: Tai lieu nang suat

BẢNG TÍNH

Bảng thông báo lỗ lãi Năm 1 N

ăm 2

Năm 3

1. Doanh thu thuần

2. Giá vốn hàng bán (đối với SP tự SX)

3. Giá vốn hàng bán (đối với SP mua để bán lại)

4. Tổng kợi nhuận

5. Tiền lương và tiền công (AV)

6. Khấu hao (AV)

7. LãI suất vay vốn (AV)

8. Lệ phí và thuế gián thu (AV)

9. Các khoản chi tiêu (biếu tặng ..) (AV)

10. Chi phí sử dụng (điện nước...) (BIMS)

11. Các chi phí khác (BIMS)

12. Lãi hoạt động

13. Thu nhập phi hoạt động

14. Chi phí phi hoạt động

15. Lãi ròng trước khi tính thuế

Bảng kết toán sản xuất (1000 đ)

16. Chi phí nhuyên vật liệu (BIM)

17. Chi phí hợp đồng phụ (BIS)

18. Chi phí lao động (AV)

19. Khấu hao (AV)

20. Lệ phí và thuế gián thu (AV)

21. Chi phí chung (AV)

22. Chi phí sử dụng (BIMS)

23. Các chi phí chung khác (BIMS)

24. Tổng chi phía sản xuất

Bảng tổng kết tài sản (1000 đ)

25. BOT - Tài sản lưu động

26. - Tài sản cố định

27. - Số lượng lao động

28. - Tồn kho - Nguyên vật liệu thô

29. - WIP

30. - FG

34

Page 35: Tai lieu nang suat

31. EOT - Tài sản lưu động

32. - Tài sản cố định

33. - Số lượng lao động

34. - Tồn kho - Nguyên vật liệu thô

35. - WIP

36. - FG

Ghi chú: AV = Giá trị gia tăng WIP: Sản phẩm dở dang

BIM: Nguyên vật liệu mua vào FG: Thành phẩm

BIS: Dịch vụ mua vào BOT: Đầu kỳ

BIMS: Nguyên vật liệu và dịch vụ mua vào EOT: Cuối kỳ

35

Page 36: Tai lieu nang suat

Các chỉ tiêu và công thức Đơn vị Các tỷ số thực hiện Xu

hướng

Mức thay

đổi bình

quân

Tỷ số ngành

Năm... Năm...Năm... Năm... Năm... Năm...

Các tỷ số về tính cạnh tranh

1 Tính cạnh tranh về chi phí lao động =

AV/LC

Con số

2 Chi phí lao động tính theo đầu người =

LC/LT

1000 đ

3 Tỷ phần chi phí lao động trong tổng đầu ra

= LC/TO

Con số

4 % của chi phí lao động trong tổng đầu ra =

(LC/TI)x100%

%

Các tỷ số năng suất lao động

5 Năng suất lao động (LP) = AV/LT 1000 đ

6 Năng suất lao động TO/LT 1000 đ

Các tỷ số năng suất vốn

7 Năng suất vốn (CP) = AV/FA Con số

8 Quay vòng vốn (CT) = TO/FA Con số

9 Mức trang bị vốn (CI) = FA/LT 1000 đ

Hiệu quả quá trình

10 Hiệu quả quá trình (PE) = AV/(TI-BIMS) Con số

Khả năng sinh lợi

36

Page 37: Tai lieu nang suat

11 Khả năng sinh lợi (P)= (OP/TO) x 100 %

12 Lợi nhuận từ một đơn vị tài sản cố định

(ROA) = OP/FA

%

13 Năng suất chung (TP) = TO/TI Co

n số

Các tỷ số liên quan đến tổng đầu vào

14 % nguyên vật liệu tiêu thụ (MC/TI)x100% %

15 % khấu hao = (khấu hao/TI) X100 % %

16 % chi phí sử dụng (điện nước ...) = (chi phí

sử dụng/TI)x100

%

17 % các đầu vào khác = (các chi phí

khác/TI)x 100%

%

Các tỷ số năng suất khác

18 Tỷ phần lao động trong giá trị gia tăng =

(LC/AV) x 100%

%

19 Tỷ phần lợi nhuận trong giá trị gia tăng =

(OP/AV) x 100%

%

20 % nguyên vật liệu tiêu thụ trong tổng đầu

ra = (MC/TO) x 100%

%

21 Tỷ phần giá trị gia tăng trong tổng đầu ra =

(AV/TO) x 100%

%

37

Page 38: Tai lieu nang suat

22 Giá trị gia tăng trên vốn hoạt động =

AV/OC

Con

số

23 Tỷ phần vốn trong giá trị gia tăng = (khấu

hao/AV) x 100%

%

24 Tỷ số nguyên vật liệu tiêu thụ trên giá trị

gia tăng (MC/AV) x100%

%

25 Hiệu qủa hệ thống chuyển đổi (OPM1) =

(TO-MC)/(TI-MC)

Con

số

26 Tỷ số throughput (OPM2) =

Throughput/TI (trên toàn công ty)

Con

số

27 Tỷ số mức cạnh tranh về hệ thống =

Throughput/(tổng chi phí sản xuất + WIP)

Con

số

28 Năng suất nguyên vật liệu = Z = TO/MC Con

số

Các tỷ số năng suất khác

29 Tổng đầu ra trên vốn hoạt động (TO/OC) Co

n só

30 Vốn hoạt động trên số nhân công (OC/LT) 10

00 đ

31 Lãi hoạt động/vốn hoạt động (OP/OC) %

32 Tính cạnh tranh về chi phí vốn (AV/khấu

hao)

%

38

Page 39: Tai lieu nang suat

33 Năng suất hệ thống chuyển đổi = TO/(TI-

MC)

Co

n số

34 Năng suất bộ phận (lao động) = TO/LC Co

n số

35 Năng suất bộ phận vốn = TO/khấu hao Co

n số

36 Năng suất bộ phận (các đầu vào khác) =

TO/(các đầu vào khác)

Co

n số

37 Năng suất chung - APM (trong sản xuất) =

TO/tổng đầu vào chi phí sản xuất

Co

n số

38 Năng suất chung - APM (phi sản xuất) =

TO/chi phí đầu vào phi sản xuất

Co

n số

Các số liệu tính toán

01 TO - Tổng đầu ra

02 TI - Tổng đầu vào

03 TImfg = Tổng chi phí sản xuất

04 TInon-mfg = Tổng chi phí vào phi sản xuất

05 BIMS = Nguyên vật liệu và dịch vụ mua

vào

06 AV = Giá tị gia tăng

07 LC = Chi phí lao động

08 LT = Số lượng lao động

39

Page 40: Tai lieu nang suat

09 Khấu hao

10 Các đầu vào khác (bao gồm LC, MC, khấu

hao, chi phí SD nhiên liệu, năng lượng...)

11 OC = Vốn hoạt động (trung bình) = CA + FA

12 CA = Tài sản lưu động (trung bình cho một kỳ)

13 FA = Tài sản cố định (trung bình cho một kỳ)

14 Throughput = TO – MC

15 Chi phí nguyên vật liệu

16 Chi phí sử dụng (điện nước, năng lượng ...)

17 Chi phí sản phẩm dở dang

40

Ghi chú:TO = Tổng đầu raLC = Chi phí lao độngTI = Tổng đầu vàoMC = Nguyên vật liệu tiêu thụ

Page 41: Tai lieu nang suat

Phần 4. Hướng dẫn sử dụng phần mềm COMPASS 2000

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng suất và khả năng sinh lợi

Phần mềm COMPASS 2000 được thiết kế với mục đích giúp cho doanh nghiệp có một cái

nhìn tổng quan về năng suất theo cách tiếp cận mới (cách tiếp cận theo giá trị gia tăng) và giúp

doanh nghiêp trong việc tính toán các chỉ tiêu về năng suất trong việc đánh giá năng suất của

mình.

So với Version 1.0, lần này COMPASS 2000 có một số cải tiến cơ bản:

Giao diện thân thiện với người sử dụng.

Các files của công ty được lưu một cách độc lập để có thể dễ dàng trong việc copy qua lại.

Bố cục của chương trình gói gọn trong một giao diện sẽ tiện lợi hơn cho người sử dụng trong việc

tra cứu để hiểu các thuật ngữ trong quá trình tính toán.

Các chức năng in ấn, hiển thị kết quả và vẽ đồ thị rất linh động tạo thuận lợi cho người dùng

trong việc tính toán và in kết quả.

Phần giới thiệu chung giúp người dùng có được các khái niệm cơ bản về năng suất theo cách tiếp

cận mới phù hợp với môi trường kinh tế xã hội hiện nay và các khái niệm cơ bản trong việc đánh

giá năng suất.

Giao diện nhập liệu thuận tiện và được kiểm soát dữ liệu được tiến hành một cách chặt chẽ nhằm

giảm thiểu lỗi nhập liệu.

Ngoài ra các chức năng phụ trợ khác giúp cho chương trình có tính sử dụng cao.

1.7. Hướng dẫn cài đặt

COMPASS 2000 chạy trên môi trường Window 9x, Window 2000. Cấu hình của máy tối

thiểu 16 Mb RAM, tốc độ trên 200 MHz ổ cứng tối thiểu phải còn 30 Mb trống để cài đặt

chương trình.

Cho đĩa CD cài đặt COMPASS 2000 vào và chạy Setup.exe, làm theo các thao tác chỉ dẫn

trên màn hình cho đến hết.

Sau khi cài đặt thành công và chạy lần đầu tiên chương trình sẽ đòi hỏi pasword để chạy

chương trình.

Để bảo về bản quyền chương trình sẽ Detect các thông số phần cứng của máy cài đặt và đưa

ra một con số đại diện cho máy của bạn - điều này có nghĩa là mỗi máy có một con số đại diện

duy nhất. Để có được Password bạn cần đọc con số này do chương trình thông báo cho VPC và

chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn.

41

Page 42: Tai lieu nang suat

Vì một lý do nào đó bạn muốn cài lên một máy khác bạn phải liên hệ với người cung cấp để

liên hệ lại Password.

1.8. Hướng dẫn sử dụng

GIỚI THIỆU CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRìNH

Nhập liệu

Để nhập liệu bạn chọn từ menu mục Tạo mới hoặc bấm vào biểu tượng NEW, COMPASS

2000 sẽ yêu cầu bạn nhập tên file để lưu trước khi nhập liệu.

Sau đó COMPASS 2000 yêu cầu bạn nhập một số thông tin khác về công ty, các thông tin

này có thể sửa lại ở menu: Xử lý dữ liệu/Sửa thông tin về công ty.

Chọn menu Xử lý dữ liệu ->Nhập/sửa/xoá

Gõ năm cần nhập và chọn mục Thêm

Sau đó nhập toàn bộ các tham số của năm và chọn OK

Bạn có thể xoá hoặc sửa đổi dữ liệu ở các mục tương ứng.

Sau khi nhập xong dữ liệu màn hình có dạng như sau:

42

Page 43: Tai lieu nang suat

Tính toán:

Chọn menu Xem dữ liệu bạn có thể xem kết quả tính toán, vẽ đồ thị và xem các chỉ tiêu cơ

bản, màn hình kết quả hiển thị như sau:

43

Page 44: Tai lieu nang suat

Dùng chuột kéo thanh cuộn xuống để xem toàn bộ dữ liệu.

Xem đồ thị:

Bấm vào memu Xem đồ thị COMPASS 2000 sẽ yêu cầu bạn chon các chỉ tiêu cần vẽ và án

vào nút Chấp nhận.

44

Page 45: Tai lieu nang suat

Màn hình xem đồ thị có dạng sau:

45

Page 46: Tai lieu nang suat

Trong mục xem đồ thị, bạn có thể chon loại đồ thị nào vừa mắt, ở đây COMPASS 2000

cung cấp 3 loại đồ thị phổ dụng nhất đó là: đồ thị dạng thanh, đồ thị đường 2D, và đồ thị dạng

thanh 3D.

In ấn

Bấm vào biểu tượng máy in hoặc chon File/print bạn sẽ có màn hình như sau:

Chọn loại dữ liệu cần in và án OK, kết quả in ra báo cáo có dạng sau:

46

Page 47: Tai lieu nang suat

• Các chức năng khác:

Bạn có thể xem phần lý thuyết thông qua menu Giới thiệu chung để hiểu thêm về các thuật

ngữ của chương trình. Ngoài ra bạn có thể xem thêm một số thông tin khác thông qua các menu

của chương trình.

Một vài màn hình tiêu biểu:

- Giới thiệu chung về lý thuyết:

-

47

Page 48: Tai lieu nang suat

• ý nghĩa các chỉ tiêu cơ bản:

48

Page 49: Tai lieu nang suat

Giới thiệu về Trung tâm năng suất Việt Nam

49

Page 50: Tai lieu nang suat

50