Top Banner
Xây dựng Bộ chỉ số môi trường – xã hội về REDD+ ở địa phương Nguyễn Hải Vân Nguyễn Việt Dũng Trung tâm Con người và Thiên nhiên Tài liệu hướng dẫn thực hiện Hà Nội. 2015
40

Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Aug 29, 2019

Download

Documents

lydang
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Xây dựng Bộ chỉ số môi trường – xã hội vềREDD+ ở địa phương

Nguyễn Hải Vân và Nguyễn Việt Dũng Trung tâm Con người và Thiên nhiên

Tài liệu hướng dẫn thực hiện

Hà Nội. 2015

Page 2: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH2

Tài liệu này là một kết quả của dự án “Nghiên cứu và nâng cao năng lực về REDD+, sinh kế và tính dễ bị tổn thương ở Việt Nam: Xây dựng các công cụ phân tích xã hội và quy hoạch phát triển” do Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Science Foundation – NSF) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Dự án được thực hiện từ năm 2012 – 2015 bởi Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), tổ chức Tropenbos International tại Việt Nam, cùng sự hỗ trợ kỹ thuật từ PGS. TS. Pamela McElwee từ Đại học Rutgers (Hoa Kỳ). Các vấn đề trình bày trong báo cáo không nhất thiết phản ánh quan điểm của các nhà tài trợ.

Cơ quan xuất bản: Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)Bản quyền thuộc Trung tâm Con người và Thiên nhiên. Nội dung báo cáo này có thể được sử dụng cho các mục đích phi thương mại, không cần xin phép nhưng cần trích dẫn nguồn.

Nhóm tác giả: Nguyễn Hải Vân và Nguyễn Việt Dũng

Thiết kế & sáng tạo: AdmixStudio.com ([email protected])

Các hình ảnh minh họa trong ấn phẩm: Trung tâm Con người và Thiên nhiên

Mọi vấn đề liên quan đến ấn phẩm xin vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Địa chỉ: số 24 H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: (04) 3556-4001 – Fax: (04) 3665-8941 Email: [email protected] Website: www.nature.org.vn Trang tin Con người và Thiên nhiên: www.thiennhien.net

Page 3: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Hà Nội. 2015

Xây dựng Bộ chỉ số môi trường – xã hội về

REDD+ ở địa phương

Tài liệu hướng dẫn thực hiện

Page 4: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH4

Danh mục từ viết tắt 4Danh mục hình và bảng biểu 4TÓM TẮT 5GIỚI THIỆU 7Tại sao cần một bộ chỉ số môi trường – xã hội cho thực hiện REDD+? 7KHUNG NỘI DUNG CỦA BỘ CHỈ SỐ RESI 10Cơ sở và định hướng xây dựng bộ chỉ số RESI 10Các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun (UNFCCC, 2010) 10Bộ tiêu chuẩn môi trường-xã hội REDD+ (SESs) 12Bộ nguyên tắc và tiêu chí môi trường và xã hội của chương trình UN-REDD 13Các chính sách đảm bảo an toàn của Quỹ Đối tác Cacbon 13Các hợp phần chính và khung nội dung cơ bản của bộ chỉ số RESI 14Nền tảng chính sách-pháp luật cho thực hiện REDD+ 15Hệ thống tổ chức-thể chế quản lý bảo vệ rừng cho thực hiện REDD+ 16Hiện trạng và điều kiện môi trường cho thực hiện REDD+ 18Hiện trạng và điều kiện xã hội cho thực hiện REDD+ 19PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG 20Các bước xây dựng bộ chỉ số RESI 20Thử nghiệm và thí điểm bộ công cụ đánh giá RESI 20Kiểm tra kết quả 21Phân tích kết quả và cho điểm 22KẾT LUẬN 23TÀI LIỆU THAM KHẢO 24PHỤ LỤC 25Phụ lục 1: Các tiêu chí và chỉ số thành phần của RESI 25Phụ lục 2: Các cơ quan tham vấn chính 38

BĐKH Biến đổi khí hậuBVMT Bảo vệ môi trườngBVPTR Bảo vệ và phát triển rừng

COP Hội nghị các quốc gia thành viên (của UNFCCC)DVMTR Dịch vụ môi trường rừngĐDSH Đa dạng sinh họcĐTM Đánh giá tác động môi trường

KT-XH Kinh tế-xã hộiQH Quy hoạch

QLBVR Quản lý và bảo vệ rừngQLBVPTR Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừngPRAP Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh

REDD+ Sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng

RESI Chỉ số môi trường - xã hội cho thực hiện REDD+ cấp tỉnhUNFCCC Công ước Khung liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu

Mục lục

Danh mục từ viết tắt

Danh mục hình và bảng biểu

Bảng 1 - Các chỉ số lĩnh vực chính của bộ chỉ số RESI 9

Bảng 2 - Bộ chỉ số RESI: các chỉ số, tiêu chí và câu hỏi 14

Hình 1 - Các tỉnh thí điểm thực hiện đánh giá RESI 21

Hộp 1 - Các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun (UNFCCC, 2010) 11

Hộp 2 - Bộ tiêu chuẩn môi trường - xã hội REDD+ (SES, 2012) 12

Page 5: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 5

Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) là một sáng kiến quốc tế tập trung vào vai trò của rừng như một giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Khi mới ra đời, sáng kiến này hứa hẹn khả năng mang lại nhiều lợi ích về mặt môi trường và xã hội, như quản lý bảo vệ rừng bền

vững, nâng cao trữ lượng cacbon rừng và cải thiện sinh kế cộng đồng. Tuy nhiên, là một sáng kiến mới và chưa có tiền lệ, nhiều nghiên cứu và thảo luận cũng đã chỉ ra rằng, REDD+ có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do những thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất, quyền tiếp cận tài nguyên; từ đó, ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng. Trên các diễn đàn thảo luận quốc tế và tại Việt Nam, yêu cầu áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội và môi trường tại các quốc gia đang thực hiện REDD+, đặc biệt từ giai đoạn lập kế hoạch và bắt đầu triển khai, ngày càng tăng lên. Do đó, bên cạnh những dữ liệu nền về tình trạng mất rừng, suy thoái rừng hay phát thải cacbon thì bối cảnh môi trường, văn hóa, xã hội hay sinh kế người dân tại các địa phương thực hiện REDD+, cũng cần được chú ý, xem xét và đánh giá.

Với những lí do kể trên, trong thời gian 3 năm (2012 – 2015), bộ chỉ số môi trường – xã hội cho REDD+ cấp tỉnh (REDD+ Environmental and Social Index), gọi tắt là RESI, đã được Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Tổ chức Tropenbos Việt Nam cùng sự hỗ trợ kỹ thuật từ TS. Pamela McElwee, ĐH Rutgers (Hoa Kỳ) nghiên cứu xây dựng và phát triển. Về bản chất, bộ chỉ số này sẽ giúp đánh giá hiện trạng và điều kiện môi trường – xã hội; theo đó, làm nổi bật các lợi thế sẵn có cũng như dự báo được các rủi ro tiềm ẩn khi quyết định triển khai, thực hiện REDD+ trong bối cảnh cụ thể của từng địa phương. Nói cách khác, RESI giúp đo lường và so sánh được mức độ sẵn sàng của các tỉnh từ trước khi bắt đầu triển khai thực hiện các dự án, hoạt động REDD+ trong thực tế. Điều này đặc biệt quan trọng khi các nhà đầu tư (chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hay công ty tư nhân) tiến hành khảo sát và tìm kiếm những địa điểm tối ưu để triển khai REDD+, cũng như thực hiện lồng ghép các biện pháp đảm bảo an toàn để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện.

Để đánh giá mức độ sẵn sàng và tính phù hợp của hiện trạng môi trường – xã hội địa phương đối với REDD+, bộ chỉ số RESI được phát triển dựa trên 04 hợp phần nội dung chính:

Tóm tắt

Page 6: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH6

Nền tảng chính sách – pháp luật: Hợp phần này sẽ tập trung đánh giá mức độ sẵn có của hệ thống chính sách – quy định pháp luật hỗ trợ cho việc triển khai, thực hiện REDD+ tại địa phương

Hệ thống tổ chức và thể chế: Hợp phần này sẽ tập trung đánh giá khả năng đáp ứng và sẵn sàng của hệ thống tổ chức và thể chế QLBVR sẵn có tại địa phương khi tiến hành triển khai thực hiện REDD+.

Hiện trạng môi trường địa phương cho REDD+: Hợp phần này sẽ đánh giá mức độ phù hợp của các yếu tố môi trường địa phương thỏa mãn điều kiện ưu tiên thực hiện dự án REDD+.

Hiện trạng xã hội địa phương cho REDD+: Hợp phần này xã hội tập trung đánh giá mức độ rủi ro của các yếu tố xã hội địa phương có thể ảnh hưởng/bị ảnh hưởng đến/bởi kết quả thực hiện REDD+.

Các hợp phần nội dung chính sau đó được cụ thể hóa thành 21 chỉ số, 72 tiêu chí đánh giá cùng một bộ công cụ thu thập thông tin và đánh giá dưới dạng bảng hỏi với 149 câu hỏi lớn. Mỗi câu hỏi sẽ có các lựa chọn trả lời tương ứng với thang điểm từ 0 – 100. Tất cả các câu hỏi sẽ được tính vào kết quả đầu ra của chỉ số RESI. Điểm số cuối cùng là điểm trung bình của tất cả các câu hỏi. Căn cứ vào kết quả cuối cùng, mức độ sẵn sàng cho thực hiện REDD+ sẽ được chia ra thành 3 nhóm:

Bộ chỉ số RESI và bộ công cụ đánh giá được thử nghiệm tính khả thi tại Lâm Đồng và đánh giá thí điểm đồng thời tại 04 điểm: Điện Biên, Kon Tum, Sơn La và Kiên Giang (Việt Nam) trong năm 2014. Kết quả đánh giá RESI đã chỉ ra rằng, dù chưa thực sự triển khai (Sơn La, Kiên Giang) hay đã có kinh nghiệm thực hiện REDD+ (Điện Biên, Kon Tum), các tỉnh này đều đang ở mức sẵn sàng một phầnhoặc gần như chưa sẵn sàng khi còn quá nhiều hạn chế để thực hiện REDD+ một cách hiệu quả, cũng như tiềm ẩn mang lại rất nhiều rủi ro. Những vấn đề lớn được khái quát hóa bao gồm: vai trò kinh tế lâm nghiệp chưa được coi trọng; hệ thống giám sát – đánh giá theo dõi diễn biến rừng chưa hoàn thiện; minh bạch hóa thông tin và trách nhiệm giải trình còn hạn chế; hệ thống quyền sở hữu, tiếp cận và hưởng lợi từ tài nguyên rừng không rõ ràng và phức tạp; sự tham gia một cách đầy đủ và có ý nghĩa của các bên liên quan vẫn còn bỏ ngỏ. Thông tin và kết quả đánh giá RESI xem chi tiết tại: www.nature.org.vn/resi/vi

Tài liệu này sẽ giới thiệu về RESI cũng như bộ công cụ thực hiện đánh giá chỉ số này trong thực tế như một công cụ đảm bảo an toàn mới trong REDD+.

Chưa sẵn sàng (điểm trung bình: 33 - 0): Những tỉnh thuộc nhóm này đang ở mức thấp nhất, chưa cóhoặc không có những điều kiện cơ bản cần thiết để có thể thực hiện triển khai REDD+.

Đã sẵn sàng (điểm trung bình: 100 – 67): những tỉnh trong nhóm này có tương đối đầy đủ các điều kiện về chính sách, thể chế, tổ chức thực hiện cũng như các điều kiện môi trường, xã hội thích hợp để thực khi REDD+.

Sẵn sàng một phần (điểm trung bình: 66 - 34): những tỉnh thuộc nhóm này đã có những điều kiện nhất định, nhưng vẫn còn những hạn chế trong điều kiện của một hoặc nhiều hợp phần chính: chính sách, thể chế, môi trường và xã hội để có thể thực hiện REDD+.

1 2 3

Page 7: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 7

Tại sao cần bộ chỉ số môi trường – xã hội về REDD+ tại địa phương? Biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa phúc lợi xã hội, an ninh và chất lượng cuộc sống của con người (IPCC, 2007). Các phương án khắc phục hậu quả do BĐKH, bao gồm cả việc cắt giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc thay đổi các phương thức sử dụng đất, vốn được coi là nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính lớn thứ hai, sau việc sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch, đang được quan tâm trên khắp các diễn đàn cấp quốc gia và quốc tế. Đáng chú ý trong đó là Sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) đang được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển. Về bản chất, REDD+ là một cơ chế tài chính, hoạt động theo nguyên tắc “thị trường” (market-based mechanism). Với REDD+, các hộ gia đình và chính phủ các quốc gia đang phát triển sẽ được chi trả một khoản tiền, ít nhất là bằng hoặc nhiều hơn thu nhập từ các hoạt động phá rừng và khai thác rừng không bền vững đang được tiến hành. Thông qua các kênh chi trả tài chính cùng các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cơ chế này được kỳ vọng sẽ giúp tăng diện tích, chất lượng và khả năng lưu trữ Cacbon của rừng; từ đó, giảm được lượng khí thải nhà kính và đóng góp vào tiến trình giảm thiểu ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu (Corbera & Brown, 2010). Sáng kiến REDD+ bắt đầu được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị các quốc gia thành viên lần thứ 13 (COP13) của Công ước Khung liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và đã được đưa vào lộ trình Kế hoạch hành động Bali từ năm 2007. Đến nay, sau 8 năm, REDD+ đã được triển khai tại 11 quốc gia trên thế giới, dưới dạng các chương trình quốc gia hoặc quy mô dự án tại các địa phương cụ thể.

Bên cạnh những khó khăn về mặt kỹ thuật (như xác định hiện trạng rừng, xu thế mất rừng và suy thoái rừng, xây dựng mức phát thải cơ sở để thực hiện chi trả), những tác động và rủi ro đối với môi trường và xã hội, đặc biệt là đối với nhóm dễ bị tổn thương như các cộng đồng nghèo, dân tộc bản địa hay những người sống dựa vào rừng, là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất. Được biết đến như một cơ chế nhắm tới mục tiêu đa lợi ích (môi trường – kinh tế và xã hội), REDD+ luôn được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường các quyền tiếp cận tài nguyên rừng, thông qua cơ chế có sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ REDD+. Nguồn chi trả từ cacbon REDD+ có

Giới thiệu

Page 8: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH8

thể sẽ giúp người dân địa phương thoát khỏi những áp lực “buộc phải phá rừng” do đói ng-hèo; từ đó, tăng khả năng phục hồi và thích ứng với những tác động của BĐKH (dưới dạng những thay đổi cục bộ các loại hình thời tiết cực đoan: hạn hán kéo dài, lũ lụt, bão gió…).

Tuy nhiên, trên thực tế, các nghiên cứu trường hợp từ rất nhiều dự án,hoạt động REDD+ khắp thế giới đã chỉ ra rằng, hoạt động bảo vệ rừng trong khuôn khổ REDD+ cũng có thể gây ra những hậu quả không lường trước được đối với sinh kế của người dân địa phương bởi những thay đổi đáng kể trong quyền tiếp cận, sử dụng và hưởng lợi từ tài nguyên rừng và đất rừng (Ribot & Peluso, 2003). Tiến trình REDD+ còn có thể bị chậm lại do những điểm không tương thích giữa các cơ chế, thể chế quản lý, cũng như các mối quan hệ xã hội, quyền lực và chia sẻ lợi ích liên quan đến tài nguyên rừng và đất rừng sẵn có tại địa phương với những yêu cầu mới của REDD+ (Sikor & To, 2012; Mertz et al., 2012). Hậu quả là, mục tiêu đa lợi ích ban đầu của REDD+ khó có thể được đảm bảo do việc gia tăng thêm áp lực lên rừng, mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan, cũng như tăng khả năng bị tổn thương của các nhóm yếu thế.

Trước hiện trạng này, với mục đích dự báo những tác động tiêu cực tiềm ẩn, chuẩn bị các phương án đối phó cũng như tối đa hóa các lợi ích của REDD+, nguyên tắc về việc xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường – xã hội cho REDD+ đã được đưa ra thảo luận tại Hội nghị các quốc gia thành viên lần thứ 16 (COP16) tại Cancun (Mexico) và lần thứ 17 (COP17) tại Durban (Nam Phi) (Cancun Agreement, 2010). Bên cạnh đó, một số cơ quan, tổ chức, các nhà tài trợ hoặc đầu tư Cacbon rừng cũng tự phát triển và xây dựng những khung nội dung riêng và khuyến khích các quốc gia áp dụng hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện quốc gia mình. Ví dụ: chỉ số Cacbon rừng (Forest Cacbon Index) (Deveny et al., 2009), tiêu chuẩn môi trường và xã hội cho REDD+ (SES – Social and Environmental Standards, 2010), tiêu chuẩn xã hội – môi trường của chương trình UN-REDD (2012), hay các chính sách đảm bảo an toàn cho các dự án phát triển do Ngân hàng Thế giới phát triển cũng đã được Quỹ đối tác Cacbon (FCPF) sử dụng (2012). Tuy nhiên, những quy định kể trên chủ yếu mang tính chất nguyên tắc hoặc định hướng, được thiết kế tập trung ở quy mô lớn (cấp quốc gia) hoặc tầm vi mô (quy mô dự án), mà chưa có một bộ chỉ số, tiêu chí môi trường – xã hội tại cấp tỉnh, cấp cộng đồng thôn bản và hộ gia đình, nơi những hoạt động REDD+ đang thực sự diễn ra.

Tính cần thiết của việc xây dựng và thiết kế một bộ chỉ số môi trường – xã hội trong REDD+ ở cấp địa phương còn được chỉ ra trong rất nhiều nghiên cứu, rằng thành công của các hoạt động REDD+ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm cụ thể của từng khu vực thực hiện. Những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn mà REDD+ có thể đem lại không giống nhau giữa các địa phương, mà phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; cũng như sự tương tác của các hệ thống sẵn có này với các can thiệp REDD+ trong thực tế (Nevin & Peluso, 2008; Mahanty, Milne, Dressler, & Filer, 2012; Mant et al., 2013). Hơn thế nữa, các nhà đầu tư khi tìm kiếm các cơ hội đầu tư thông qua cơ chế REDD+ cũng cần có một công cụ hỗ trợ, giúp xác định những tác động tiềm tàng của dự án REDD+ đối với người dân địa phương, cũng như những rủi ro tiềm ẩn mà dự án có thể sẽ phải đối mặt trong thực tiễn triển khai.

Với những lý do kể trên, bộ công cụ xác định chỉ số môi trường – xã hội cho REDD+ cấp tỉnh cần được xây dựng và phát triển, nhằm: (i) đánh giá mức độ thỏa mãn các điều kiện để triển khai thực hiện REDD+ một cách hiệu quả; (ii) xác định được những thuận lợi và dự báo trước các rủi ro tiềm ẩn khi triển khai REDD+; và (iii) cung cấp thông tin đầu vào cho các quyết định triển khai REDD+, quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện REDD+ cấp tỉnh và hệ thống đảm bảo an toàn môi trường – xã hội tại các địa phương cụ thể từ trước khi chính thức triển khai, thực hiện các hoạt động REDD+.

Page 9: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 9

Nền tảng chính sách – pháp luật: Chỉ số lĩnh vực này sẽ tập trung đánh giá mức độ sẵn có của hệ thống chính sách – quy định pháp luật hỗ trợ cho việc triển khai, thực hiện REDD+ tại địa phương. Theo đó, nội dung này sẽ bao gồm các chỉ tiêu về: các chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; lồng ghép các ưu tiên về QLBVPTR và BĐKH trong các quyết sách phát triển kinh tế, xã hội địa phương; các ưu tiên, đầu tư tài chính cho hoạt động QLBVR và phát triển lâm nghiệp; cũng như tầm quan trọng của rừng và BĐKH trong các quyết sách “đánh đổi” phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Hệ thống tổ chức và thể chế QLBVR: Chỉ số lĩnh vực này sẽ tập trung đánh giá khả năng đáp ứng và sẵn sàng của hệ thống tổ chức và thể chế QLBVR sẵn có tại địa phương khi tiến hành triển khai thực hiện REDD+. Theo đó, nội dung này bao gồm các chỉ tiêu về: Năng lực và kinh nghiệm quản trị lâm nghiệp địa phương đối với các cơ quan cấp tỉnh; Hệ thống quyền tiếp cận và sở hữu đối với rừng và đất rừng tại địa phương; các ưu tiên và kinh nghiệm thực hiện REDD+ tại địa phương; cơ chế hợp tác, phối hợp QLBVR cấp tỉnh; tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin lâm nghiệp; thực thi pháp luật QLBVR địa phương; hệ thống giám sát và thu thập thông tin lâm nghiệp; và giá trị kinh tế của các hoạt động lâm nghiệp tại địa phương;

Điều kiện/hiện trạng môi trường địa phương cho REDD+: Chỉ số lĩnh vực này sẽ đánh giá mức độ phù hợp của các yếu tố môi trường địa phương thỏa mãn điều kiện ưu tiên thực hiện dự án REDD+. Đó là những địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn, rủi ro mất rừng cũng như mức độ dễ bị tổn thương của rừng trước tác động của con người và BĐKH cao, nhưng cơ hội tăng khả năng lưu trữ Cacbon lớn (thông qua các hoạt động hỗ trợ bảo vệ và trồng rừng). Các nội dung này cũng chính là các chỉ số thành phần trong chỉ số lĩnh vực liên quan đến điều kiện/hiện trạng môi trường.

Điều kiện/hiện trạng xã hội địa phương cho REDD+: Chỉ số lĩnh vực xã hội tập trung đánh giá mức độ rủi ro của các yếu tố xã hội địa phương có thể ảnh hưởng/bị ảnh hưởng đến/bởi kết quả thực hiện REDD+ như: Tỷ lệ dân tộc thiểu số và tình trạng đói nghèo tại địa phương; Sinh kế và lao động phụ thuộc vào rừng; Quyền sử dụng đất và các vấn đề tranh chấp, giải quyêt tranh chấp tài nguyên rừng/đất rừng tại địa phương; Sự tham gia của người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương trong QLBVR; và Vai trò của giới và mức độ liên quan đến hoạt động lâm nghiệp.

Bảng 1 - Các chỉ số lĩnh vực chính của bộ chỉ số RESI

Nội dung chi tiết về các tiêu chí, chỉ số thành phần được trình bày trong Phụ lục I – Danh sách các chỉ số thành phần và tiêu chí đánh giá RESI

Bộ chỉ số môi trường – xã hội cho thực hiện REDD+ cấp tỉnh (REDD+ Social and Environmental Index, gọi tắt là RESI), do đó, được Trung tâm Con người và Thiên nhiên nghiên cứu xây dựng và phát triển. Đây là một trong hai kết quả chính của Dự án Nghiên cứu và tăng cường năng lực về REDD+, sinh kế và tính dễ tổn thương ở Việt Nam: Xây dựng các công cụ phân tích xã hội và quy hoạch phát triển (PEER), thực hiện từ năm 2012 – 2015, cùng Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), tổ chức Tropenbos International (Hà Lan) với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Đại học Rutgers (Hoa Kỳ).

Về bản chất, bộ chỉ số RESI giúp đánh giá hiện trạng và điều kiện môi trường – xã hội; theo đó, làm nổi bật các lợi thế sẵn có cũng như dự báo được các rủi ro tiềm ẩn khi quyết định triển khai, thực hiện REDD+ trong bối cảnh cụ thể của từng địa phương. Nói cách khác, RESI giúp đo lường và so sánh được mức độ sẵn sàng của các tỉnh từ trước khi bắt đầu triển khai thưc hiện các dự án, hoạt động REDD+ trong thực tế. Điều này đặc biệt quan trọng khi các nhà đầu tư (chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hay công ty tư nhân) tiến hành khảo sát và tìm kiếm những địa điểm tối ưu để triển khai REDD+, cũng như thực hiện lồng ghép các biện pháp đảm bảo an toàn để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện.

Để đánh giá mức độ sẵn sàng và tính phù hợp của hiện trạng môi trường – xã hội địa phương đối với REDD+, bộ chỉ số RESI được phát triển dựa trên 04 hợp phần nội dung chính:

Page 10: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH10

Cơ sở và định hướng xây dựng bộ chỉ số RESI Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) có khả năng mang lại đa lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giám sát – đánh giá tác động của REDD+ có thể đảm bảo giảm thiểu được các rủi ro và tối đa hóa các lợi ích. Bên cạnh đó, kết quả của hoạt động giám sát – đánh giá trong REDD+ còn có thể giúp chứng minh được việc tuân thủ các thỏa thuận, nguyên tắc về đảm bảo an toàn môi trường – xã hội song phương và đa phương.

Như đã trình bày ở phần trước, với mục đích xây đựng một công cụ có thể đo lường và phản ánh rõ những thuận lợi cũng như rủi ro tiềm ẩn về môi trường và xã hội của REDD+ từ bước đầu tiên lựa chọn địa điểm và lập kế hoạch thực hiện, bộ chỉ số RESI, do đó, được xây dựng và phát triển trên cơ sở và định hướng các nguyên tắc, nội dung và quy định bảo đảm an toàn môi trường – xã hội khi thực hiện REDD+.

Hiện tại, trong các thảo luận song phương và đa phương, nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn môi trường – xã hội trong REDD+ đã được phát triển thành một số hướng dẫn và bộ tiêu chuẩn, đang được áp dụng khá phổ biến, như: (i) Các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun (UNFCCC, 2010); (ii) Tiêu chuẩn Môi trường – Xã hội trong REDD+ (Social and Environmental Standards, SES, 2012); (iii) Bộ nguyên tắc và tiêu chí môi trường và xã hội của Chương trình UN-REDD (2012); (iv) Bộ chính sách đảm bảo an toàn cho các dự án đầu tư của Quỹ đối tác Cacbon, thuộc Ngân hàng Thế giới (2012).

Các hợp phần chính và nội dung chi tiết của bộ chỉ số RESI cũng được tham khảo và phát triển từ các kinh nghiệm sẵn có này. Cụ thể:

Các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun (UNFCCC)

Hệ thống các biện pháp bảo vệ Cancun đưa ra 7 nguyên tắc cơ bản khi thực hiện các hoạt động REDD+ (xem Hộp 1) với mục tiêu giải quyết các tác động có thể trở thành tiêu cực về mặt môi trường – xã hội của cơ chế REDD+.

Khung nội dung của bộ chỉ số RESI

Page 11: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 11

Trong các nguyên tắc đảm bảo an toàn của Cancun, năm nguyên tắc cơ bản đầu tiên được xem xét và đưa vào bộ chỉ số RESI, bao gồm:

Nguyên tắc về hoạt động bổ sung hoặc hoạt động nhất quán với các mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia cũng như các thỏa thuận và nghĩa vụquốc tế liên quan được cụ thể hóa trong các chỉ tiêu và tiêu chí thành phần của chỉ số lĩnh vực số 1 – Nền tảng chính sách và pháp luật (xem phần Phụ lục I).

Tôn trọng tri thức và quyền của các dân tộc bản địa cũng nhưthành viên của các cộng đồng địa phương: Các quyền này bao gồm quyền đối với rừng/đất rừng, vùng lãnh thổ và các nguồn tài nguyên, cũng như cả các quyền văn hóa (truyền thống canh tác và quản lý tài nguyên theo các luật tục địa phương). Chính phủ các quốc gia tham gia REDD+ phải chứng tỏ cam kết của mình và có những hành động cụ thể để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn này như một yếu tổ quan trọng trong sự thành công của REDD+. Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong bộ chỉ số RESI thông qua các chỉ số thành phần về mức độ đảm bảo các quyền này trong thực tế địa phương, thuộc chỉ số lĩnh vực 2 – Hệ thống tổ chức và thể chế (xem phần Phụ lục I).

Nguyên tắc về sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là người dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương: Nguyên tắc này yêu cầu sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương trong REDD+ ở tất cả các giai đoạn và các bước thực hiện REDD+, các cơ chế và quy trình ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi phải cung cấp một môi trường thuận lợi, hỗ trợ kỹ thuật và trợ giúp cho cộng đồng địa phương, đặc biệt tại cấp cơ sở để có thể tiếp cận thông tin liên quan một cách dễ dàng và dễ hiểu. Nội dung nguyên tắc này được cụ thể hóa trong bộ chỉ số RESI qua các tiêu chí về sự tham gia, tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin của các đối tượng liên quan, thuộc chỉ số lĩnh vực số 2 – Hệ thống tổ chức và thể chế; và chỉ số lĩnh vực số 4 – Các điều kiện xã hội địa phương cho REDD+ (xem phần Phụ lục I).

Nguyên tắc về bảo tồn rừng tự nhiên, đa dạng sinh học, tăng cường lợi ích xã hội và môi trường khác: Nguyên tắc này có nghĩa là REDD+ không nên dẫn đến việc phá hủy rừng tự nhiên và đa dạng sinh học. Việc khai thác rừng tự nhiên hoặc chuyển đổi để trồng rừng của

Hộp 1 - Các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun (UNFCCC, 2010)

Khi thực hiện các hoạt động REDD+, các biện pháp bảo vệ sau cần được thúc đẩy và hỗ trợ:

Các hoạt động bổ sung hoặc các hoạt động nhất quán với các mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia cũng như các thỏa thuận và nghĩa vụ quốc tế liên quan;

Các cơ cấu quản lý lâm nghiệp nhà nước hiệu quả và minh bạch, có tính đến việc tuân thủ pháp luật và chủ quyền quốc gia;

Tôn trọng kiến thức và quyền của người bản địa cũng nhưcác thành viên của cộng đồng địa phương bằng cách đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế, luật pháp và bối cảnh quốc gia; lưu ý đến việc Đại hội Hội đồng Liên hiệp quốc đã phê chuẩn Quyền của người bản địa;

Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là người bản địa và các cộng đồng địa phương trong các hoạt động của REDD+;

Các hành động nhất quán với việc bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo rằng các hoạt động REDD+ không sử dụng để biến đổi rừng tự nhiên mà thay vào đó là để khuyến khích bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên cũng như các dịch vụ hệ sinh thái, đồng thời để nâng cao các lợi ích về môi trường và xã hội khác;

Các hành động giải quyết các rủi ro có thể xảy ra do những thay đổi, xáo trộn;

Các hành động giảm thiểu dịch chuyển phát thải.

Page 12: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH12

chính quyền địa phương, hoặc của người dân bản địa do đó bị ảnh hưởng khi tiến hành thực hiện REDD+. Một cơ chế chia sẻ lợi ích dựa trên nguyên tắc công bằng, hợp lý và thỏa thuận cần được thương lượng giữa các bên liên quan. Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong bộ chỉ số RESI, thông qua một số chỉ số thành phần, như: vai trò của rừng/đa dạng sinh học trong các quyết sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân địa phương; cũng như các chỉ số của chỉ số lĩnh vực số 3 về hiện trạng môi trường (xem phần Phụ lục I).

Nguyên tắc cơ cấu quản trị rừng quốc gia minh bạch và hiệu quả: Nguyên tắc này bao gồm sự tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền lãnh thổ của người dân bản địa và hệ thống quản lý rừng theo phong tục tập quán, cũng như các tổ chức tự quản, mô hình rừng cộng đồng hay cơ chế đồng quản lý rừng. Hơn nữa, các cơ quan và các cơ chế được thiết lập để thực hiện, giám sát và báo cáo của REDD+ cũng cần phải quan tâm tới nội dung liên quan đếntrách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp và sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng và các bên liên quan khác. Các nội dung của nguyên tắc này cũng lần lượt được cụ thể hóa trong các chỉ số thành phần và tiêu chí thuộc chỉ số lĩnh vực I, II và IV (xem phần Phụ lục I).

Bộ tiêu chuẩn môi trường-xã hội REDD+ (SES)

Bộ tiêu chuẩn môi trường – xã hội REDD+ (REDD+ Social and Environmental Standards, SES) do tổ chức CARE International và Liên minh Khí hậu, Cộng đồng và Đa dạng sinh học (Climate, Community and Biodiversity Alliance – CCBA) công bố vào tháng 09/2012, kèm theo hướng dẫn sử dụng ở cấp quốc gia vào tháng 11/2012.

08 nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn SES hỗ trợ chính phủ các nước thiết kế thực hiện các chương trình REDD+ cũng như quá trình giám sát – đánh giá - báo cáo quá trình thực hiện, tập trung chủ yếu vào nội dung về tôn trọng quyền của các dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương; đồng thời nâng cao và chia sẻ lợi ích xã hội và môi trường một cách công bằng, bền vững (xem hộp 2).

Hộp 2 - Bộ tiêu chuẩn môi trường - xã hội REDD+ (SES, 2012)

1. Các chương trình REDD+ cần tôn trọng và đảm bảo các quyền đối với đất, ranh giới và tài nguyên.

2. Các lợi ích từ chương trình REDD+ cần được chia sẻ một cách công bằng giữa các bên liên quan.

3. Chương trình REDD+ cần giúp cải thiện sinh kế và an sinh xã hội lâu dài bền vững cho người dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương, đặc biệt đối với các nhóm dễ bị tổn thương.

4. Chương trình REDD+ cần đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững, quyền con người và quản trị tốt.

5. Chương trình REDD+ cần duy trì và phát triển đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường.

6. Tất cả các bên liên quan cần được đảm bảo tham gia đầy đủ và có ý nghĩa trong quá trình thực hiện REDD+.

7. Tất cả các bên liên quan được tạo điều kiện để tiếp cận kịp thời các thông tin phù hợp và chính xác cho phép họ ra quyết định và đảm bảo quản trị tốt trong chương trình REDD+.

8. Chương trình REDD+ cần lồng ghép và phù hợp với các chương trình, quy định chính sách, pháp luật của địa phương, quốc gia và quốc tế.

Tương tự như đối với các nguyên tắc Cancun, chỉ số RESI cũng tham khảo nội dung các nguyên tắc, tiêu chí của tiêu chuẩn SES, trong đó tập trung vào các nội dung về quyền của người dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương; khả năng lồng ghép và tính phù hợp của chương trình, hoạt động REDD+ với các quy định, chính sách sẵn có; và các yêu cầu liên quan đến tham gia đầy đủ và có ý nghĩa (xem Phụ lục I).

Page 13: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 13

Bộ nguyên tắc và tiêu chí môi trường và xã hội của chương trình UN-REDD

Cũng tương tự như bộ tiêu chuẩn môi trường và xã hội (SES), Bộ nguyên tắc và tiêu chí môi trường và xã hội (UNREDD Principles and Criteria, hay UNREDD P&C, 2012) được chương trình UNREDD đưa ra trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn của Cancun trong quá trình thực hiện các hoạt động REDD+. Bộ nguyên tắc và tiêu chuẩn UNREDD, do đó, cũng tập trung hỗ trợ các quốc gia trong quá trình vận hành hệ thống đảm bảo an toàn trong REDD+ và thực hiện đánh giá các chiến lược và chương trình REDD+ quốc gia, với sự hỗ trợ của các bên thứ ba độc lập.

Dự thảo của UNREDD xây dựng xuất phát từ những hiểu biết về cơ hội và rủi ro tiềm ẩn của REDD+, cũng như các cam kết và tiêu chuẩn đa phương về môi trường – xã hội. Bộ nguyên tắc và tiêu chuẩn này bao gồm 06 nguyên tắc và 18 tiêu chí khác nhau, tập trung vào các vấn đề: quản trị dân chủ; hệ thống phân phối công bằng; bình đẳng giới; tôn trọng kiến thức bản địa; sinh kế, gắn kết với các mục tiêu chính sách phát triển và môi trường trong nước cũng như quốc tế; tránh chuyển đổi rừng tự nhiên và hạn chế suy thoái rừng; duy trì và tăng cường các dịch vụ đa dạng sinh học,hệ sinh thái; giảm thiểu các tác động bất lợi trực tiếp và gián tiếp tới đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.

Các chính sách đảm bảo an toàn của Quỹ Đối tác Cacbon

Khác với các bộ tiêu chí kể trên, bộ chính sách đảm bảo an toàn được Quỹ Đối tác Cacbon (FCPF) áp dụng cho quy mô dự án và được xây dựng dựa trên việc xem xét, tích hợp các nguyên tắc REDD+ Cancun vào các tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn sẵn có đối với các dự án phát triển của Ngân hàng Thế giới. Do đó, theo quy mô dự án, việc thực hiện các dự án REDD+ bắt buộc phải đảm bảo đầy đủ trước tiên các yêu cầu của chính sách đảm bảo an toàn cho các dự án phát triển của Ngân hàng thế giới.

Page 14: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH14

Các nội dung chính của các chính sách đảm bảo an toàn trong REDD+ của FCPF tập trung vào các vấn đề như: Đánh giá tác động môi trường, tác động đối với rừng, hệ sinh thái tự nhiên; vấn đề di dân không tự nguyện, vấn đề về dân tộc bản địa. Đây cũng là những nội dung mà bộ chỉ số RESI quan tâm đến trong các hợp phần chính của mình. Các hợp phần chính và khung nội dung cơ bản của bộ chỉ số RESI

Học hỏi từ các nguyên tắc và bộ chỉ số quốc tế kể trên, nội dung bộ chỉ số RESI còn được bổ sung, hoàn thiện thêm các khía cạnh về đánh giá liên quan đến đánh giá tác động môi trường của các dự án ảnh hưởng đến rừng và đa dạng sinh học nhằm đo đếm mức độ dễ bị tổn thương và rủi ro REDD+ trong các quyết sách “đánh đổi” phát triển tại địa phương. Ngoài ra, hay các nội dung về dân tộc bản địa và tác động ảnh hưởng với rừng và hệ sinh thái cũng được tích hợp để giúp bộ chỉ số RESI đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Kết quả cuối cùng, bộ chỉ số RESI được xây dựng và phát triển bao gồm 02 phần chính:

a. Một khung đánh giá với 04 chỉ số lĩnh vực chính, 21 chỉ số thành phần và 72 tiêu chí đánh giá cụ thể

b. Một bộ công cụ gồm 16 bảng hỏi thành phần (tương ứng với 16 đối tượng cụ thể), với 149 câu hỏi nhằm thu thập thông tin và giúp đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể, theo nguyên tắc không quá 3 câu hỏi đối với một chỉ tiêu thành phần.

Bảng 2 - Bộ chỉ số RESI: các chỉ số, tiêu chí và câu hỏi

Nền tảng chính sách - pháp luật

Hệ thống tổ chức – thể chế quản lý bảo vệ rừng

Điều kiện/hiện trạng môi trường

Điều kiện / hiện trạng xã hội

4 chỉ số được đánh giá thông qua 16 tiêu chí

8 chỉ số được đánh giá thông qua 34 tiêu chí

4 chỉ số được đánh giá thông qua 7 tiêu chí

5 chỉ số được đánh giá thông qua 15 tiêu chí

34 câu hỏi 54 câu hỏi 12 câu hỏi 49 câu hỏi

Tổng: 21 chỉ số, 72 tiêu chí và bộ công cụ tương đương 149 câu hỏi lớn

Page 15: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 15

Nội dung, ý nghĩa của từng chỉ số thành phần trong bộ chỉ số RESI được giải thích cụ thể dưới đây.

Lĩnh vực Chỉ số Giải thích và mô tả

Nền tảng chính sách-pháp luật hỗ trợ cho thực hiện các mục đích REDD+ tại địa phương

1a. Chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh

Sự sẵn sàng và phù hợp của các chính sách liên quan đến bảo vệ phát triển rừng của tỉnh sẽ là nền tảng pháp lý quan trọng cho việc xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) cũng như xây dựng và thực hiện các can thiệp REDD+ cấp độ dự án tại địa phương. Các chính sách nền tảng, trực tiếp chi phối việc đạt được mục tiêu chính của REDD+ tại cấp tỉnh đến năm 2020 gồm có: quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch BVPTR; đề án hoặc chương trình giao đất-giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng; đề án tái cơ cấu công ty lâm nghiệp; và phương án đóng cửa rừng tự nhiên (ngừng khai thác gỗ rừng tự nhiên).

1b. Lồng ghép ưu tiên QLBVR và BĐKH trong phát triển KT-XH

Sự tương đồng và/hoặc nhất quán giữa mục tiêu REDD+ với các mục tiêu của các chính sách môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sẽ đảm bảo loại bỏ được những đánh đổi, hoặc rủi ro chuyển vùng phát thải từ rừng; từ đó, góp phần tạo ra sự gia tăng (additionality) cacbon rừng. Vì thế, một kế hoạch hoặc can thiệp REDD+ cấp tỉnh sẽ được hỗ trợ tích cực khi các mục tiêu QLBVR của địa phương được lồng ghép và hài hòa với kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh (đến 2020) cũng như các quy hoạch, kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với BĐKH và các chương trình, kế hoạch phát triển ngành khác. Mức độ xem xét và giảm thiểu nguy cơ chuyển đổi rừng, đất rừng trong quá trình quyết định các dự án phát triển của địa phương cũng hỗ trợ rất nhiều cho quá trình thực hiện REDD+.

1c. Ưu thế chính sách tài chính đầu tư cho hoạt động QLBVR và phát triển lâm nghiệp

Các mục tiêu REDD+ có đạt được hay không phụ thuộc vào khả năng đầu tư, sự tham gia và thực hiện có hiệu quả từ hệ thống QLBVR của tỉnh bằng nhiều nguồn lực khác nhau. Nguồn thu từ REDD+ được đánh giá chỉ là sự bổ sung về tài chính (nếu có) cho huy động và gắn kết tham gia của hộ gia đình và cộng đồng địa phương trong QLBVR. Vì thế, mức độ đa dạng của các nguồn đầu tư lâm nghiệp từ ngân sách và xã hội hóa, cũng như vai trò đóng góp của chi trả DVMTR thông qua Quỹ BVPTR của tỉnh (hay cơ chế ủy thác khác, nếu có) là sự đảm bảo lâu dài cho tính khả thi của một sáng kiến REDD+ có triển vọng. Sự tồn tại của các chính sách và thể chế địa phương nhằm đảm bảo có được nguồn thu bền vững thực tế, hàng năm từ chi trả DVMTR, ngân sách nhà nước và từ xã hội hóa là những điều kiện hỗ trợ tốt cho việc triển khai các kế hoạch và sáng kiến REDD+ tại địa phương.

1d. Vai trò của rừng và ĐDSH trong thực hiện ĐTM tại địa phương

Sự tham gia tích cực của các tổ chức lâm nghiệp trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án phát triển tại địa phương có thể giúp ngăn ngừa, giảm thiểu sự đánh đổi từ rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác; từ đó, giảm nguy cơ mất rừng và cơ hội làm mất rừng, suy thoái rừng trong tương lai dựa trên các quyết định có xem xét các ưu tiên về bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH của chính quyền địa phương. Vì vậy, mức độ được tham vấn, tham gia hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM cũng như tuân thủ quy định thực hiện ĐTM đối với các dự án có tác động đến tài nguyên rừng ở địa phương là một biện pháp đảm bảo an toàn hỗ trợ cho tiến trình lập kế hoạch và thực hiện REDD+, giảm rủi ro từ tăng phát thải từ mất rừng, cũng như tăng cường các kế hoạch QLBVR và BTTN trong giai đoạn tuân thủ thực hiện sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt.

Nền tảng chính sách-pháp luật cho thực hiện REDD+

Page 16: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH16

Hệ thống tổ chức-thể chế quản lý bảo vệ rừng cho thực hiện REDD+

Lĩnh vực Chỉ số Giải thích và mô tả

Hệ thống tổ chức-thể chế quản lý bảo vệ rừng tại địa phương cho thực hiện REDD+

2a. Năng lực và kinh nghiệm quản trị lâm nghiệp địa phương (chỉ đạo)

Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch BVPTR đến năm 2020 là một thể chế lãnh đạo, chỉ đạo, có sự tham gia của nhiều bên liên quan, có giá trị đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ QLBVR cũng như REDD+ được thực hiện theo yêu cầu. Vì thế, sự hiện diện của Ban chỉ đạo, mức độ đa ngành, khả năng điều phối liên ngành và hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo có ý nghĩa thúc đẩy các sáng kiến lâm nghiệp tại địa phương như REDD+ có thể được thực hiện một cách nhất quán, phù hợp và được lồng ghép hài hòa với chính sách và mục tiêu phát triển khác.

2b. Hệ thống quyền và tiếp cận sở hữu đối với rừng/đất rừng tại địa phương

Thực tế (hiện trạng) và cơ hội tiếp cận rừng, đất rừng của hộ gia đình và cộng đồng theo các quy định về quyền để họ có thể trở thành chủ rừng là yếu tố có tính quyết định cũng như yêu cầu của thực hiện REDD+, nhất là giai đoạn tham vấn và tìm kiếm sự tham gia đồng thuận (FPIC) cũng như tổ chức QLBVR và chia sẻ lợi ích. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của hộ gia đình và cộng đồng địa phương về phối hợp QLBVR hay quản lý rừng bền vững là những điều kiện ưu thế, hỗ trợ cho thực hiện REDD+. Vì thế, tình trạng phân bổ giao đất-giao rừng cho các bên liên quan, quyền tiếp cận (sở hữu, quản lý, hưởng dụng) từ rừng và đất rừng của hộ gia đình và cộng đồng địa phương, cũng nhưcác hạn chế về thực hành quyền, hay kinh nghiệm phối hợp QLBVR, quản lý rừng bền vững của hộ gia đình, cộng đồng là những chỉ số nền tảng cho thiết kế, thực hiện và đo đếm kết quả QLBVR trong thực hiện REDD+.

2c. Xác lập quá trình và ưu tiên cho thực hiện REDD+ địa phương

REDD+ là sáng kiến mới, đang ở giai đoạn phát triển, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc và hướng dẫn quốc tế, cũng như các quy định của Chính phủ Việt Nam liên quan đến thực thi REDD+ và cùng các quy định hiện hành về QLBVR. Vì thế, những tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) và/hoặc đã và đang thực hiện các sáng kiến, dự án REDD+ được xem là có ưu thế và thuận lợi hơn so với các địa phương chưa tham gia.

2d. Hợp tác và điều phối quản lý bảo vệ rừng

Việc thực hiện REDD+ ở Việt Nam đòi hỏi khả năng điều phối và hợp tác liên ngành hiệu quả trong tất cả các hợp phần liên quan, từ giao đất-giao rừng, tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn MT-XH, giám sát Cacbon, ĐDSH, chia sẻ lợi ích,... Hợp tác liên ngành là một nguyên tắc nền tảng đảm bảo cho quản trị rừng hiệu quả, và là một hợp phần quan trọng của thực hiện REDD+. Vì thế, trong bối cảnh quản trị lâm nghiệp cấp tỉnh ở Việt Nam, sự hiện diện của các cơ chế phối hợp liên ngành được thể chế hóa ở cấp tỉnh, huyện, và mức độ phối hợp thực tế giữa các ngành trong QLBVR ở cấp huyện được xem là những yếu tố quan trọng.

2e. Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin lâm nghiệp

Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin lâm nghiệp Công khai thông tin và đảm bảo các bên liên quan đều có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về chính sách, quy định lâm nghiệp, QLBVR tại địa phương là điều kiện cần để thúc đẩy các bên, nhất là hộ gia đình và cộng đồng, có đủ thông tin và hiểu biết tự quyết định có tham gia REDD+ hay không. Thông tin minh bạch, được thông báo, tiếp nhận và giải trình đầy đủ là một động lực để duy trì sự cam kết tham gia QLBVR của các bên trong suốt tiến trình thực hiện REDD+. Vì vậy, những tỉnh có hạ tầng thông tin lâm nghiệp đầy đủ, cập nhật, tiếp cận được; duy trì hoạt động truyền thông QLBVR tại cơ sở; tích cực phản hồi thông tin; và có cộng đồng nhận thức đầy đủ thì được xem là có ưu thế và sẵn sàng cao cho thực hiện REDD+.

Page 17: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 17

Lĩnh vực Chỉ số Giải thích và mô tả

2f. Thực thi pháp luật quản lý bảo vệ, phát triển rừng địa phương

Hiệu quả thực hiện REDD+ ở các tỉnh, xét cho cùng, phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng thực thi pháp luật QLBVR của các chủ rừng tại cơ sở, được thể hiện thông qua kết quả giám sát diễn biến rừng theo định kỳ (hàng tháng, năm) của cơ quan kiểm lâm địa phương. Vì vậy, có thể xem xét mức độ sẵn sàng thực thi lâm luật tại địa phương dựa trên nguồn nhân lực nhà nước hiện phân bổ cho QLBVR và hiệu quả thực hiện QLBVR của các loại chủ rừng hiện có tại địa phương.

2g. Hệ thống giám sát và thu thập thông tin lâm nghiệp địa phương

Thiết lập hệ thống quan trắc, báo cáo và thẩm tra (MRV) là hợp phần bắt buộc cho thực hiện REDD+ ở mọi cấp độ. Điều này đòi hỏi các địa phương thực hiện REDD+ phải có khả năng đáp ứng về một hệ thống quan trắc diễn biến rừng và giám sát kết quả QLBVR, và theo đó, cơ sở dữ liệu quan trắc, giám sát cần được quản lý để có thể truy xuất, phân tích và báo cáo theo hệ thống quốc gia, hỗ trợ và đóng góp vào thực hiện REDD+ ở cả cấp địa phương và quốc gia.

2h. Giá trị kinh tế của hoạt động lâm nghiệp địa phương

Chi phí cơ hội từ chuyển đổi rừng, đất rừng sang các hoạt động kinh tế khác trong bối cảnh các địa bàn miền núi hiện nay, như canh tác nương rẫy, trồng rừng thương mại, cây trồng hàng hóa, là một trong những thách thức cho thực hiện REDD+ vì có nguy cơ làm gia tăng phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng. Vì vậy, tính toán được giá trị thu nhập trung bình theo đơn vị diện tích từ các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp hiện có và có thể có tại địa phương sẽ giúp tỉnh lựa chọn được địa bàn và thiết kế hoạt động REDD+ phù hợp. Đồng thời, điều này cũng giúp tỉnh có chiến lược can thiệp cần thiết về quy hoạch sử dụng đất, đầu tư phát triển hoặc điều phối các nguồn lực cho QLBVR, nhằm nhằm đảm bảo lợi ích và cam kết tham gia QLBVR của hộ gia đình cũng như cộng đồng địa phương.

Page 18: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH18

Hiện trạng và điều kiện môi trường cho thực hiện REDD+

Lĩnh vực Chỉ số Giải thích và mô tả

Hiện trạng hoặc điều kiện môi trường địa phương

3a. Diện tích và cơ cấu tài nguyên rừng địa phương

Mục tiêu thực hiện REDD+ cấp tỉnh dù ở quy mô nào cũng đều phụ thuộc vào nỗ lực bảo vệ, duy trì và phát triển diện tích rừng hiện có, thể hiện qua cam kết gia tăng độ che phủ rừng trên địa bàn toàn tỉnh theo Kế hoạch BVPTR đến năm 2020. Trong đó, bảo vệ tính toàn vẹn và gia tăng chất lượng của diện tích rừng tự nhiên thông qua phục hồi sinh thái hoặc can thiệp lâm sinh, từ rừng nghèo đến trung bình, giàu, là những tiêu chí có thể so sánh dựa trên kết quả giám sát diễn biến rừng hàng năm của địa phương. Thông tin chi tiết về diện tích và cơ cấu rừng tự nhiên của từng xã, huyện cho phép tỉnh lựa chọn các địa bàn tiềm năng để thực hiện REDD+.

3b. Phạm vi và xu hướng mất rừng tại địa phương

So sánh kết quả giám sát diễn biến rừng hàng năm của tỉnh do cơ quan kiểm lâm cung cấp cho phép xác định được xu hướng mất rừng cũng như các nguyên nhân gây mất rừng khác nhau, nhất là mất rừng ở quy mô lớn do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhận thức được bối cảnh môi trường này của địa phương sẽ dự báo được mức độ thuận lợi của thực hiện REDD+, hoặc giúp lựa chọn được địa bàn phù hợp và hành động can thiệp cần thiết để có thể đảm bảo giảm phát thải từ thực hiện REDD+ theo kỳ vọng.

3c. Hỗ trợ và thúc đẩy công tác trồng rừng tại địa phương

Nỗ lực đầu tư trồng mới rừng, phục hồi rừng tự nhiên là các can thiệp có tác dụng làm gia tăng tích lũy Cacbon nhất định trong chu kỳ ngắn hạn hoặc dài hạn. Tác động này có ý nghĩa quan trọng đối với thực hiện REDD+ vì giảm sức ép lên khai thác rừng tự nhiên (tăng phát thải) hoặc cải thiện sinh kế cộng đồng, nhất là ở trong hoặc liền kề các khu vực rừng thực hiện REDD+.

3d. Mức độ dễ bị tổn thương của rừng trước tác động của hoạt động của con người và BĐKH

Cháy rừng, hạn hán, sâu bệnh đều có thể là những nguyên nhân dẫn đến mất rừng, suy thoái rừng mà có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến BĐKH (như thay đổi nhiệt độ). Ghi nhận tần suất và mức độ trầm trọng của các tác động này xảy ra đối với tài nguyên rừng tại địa phương có thể giúp xác định thêm rủi ro mà việc thiết kế và giám sát thực hiện REDD+ cần phải xem xét.

Page 19: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 19

Hiện trạng và điều kiện xã hội cho thực hiện REDD+

Lĩnh vực Chỉ số Giải thích và mô tả

Hiện trạng hoặc điều kiện xã hội địa phương

4a. Cơ cấu dân tộc và tình trạng đói nghèo tại địa phương

Cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi là nhóm dân số có mức độ phụ thuộc vào rừng cao nhất để sinh cư theo sinh kế truyền thống về canh tác nương rẫy, sử dụng đất và khai thác lâm sản. Đây cũng là nhóm có tỷ lệ đói nghèo cao nhất hiện nay. Vì vậy, lựa chọn chỉ số này nhằm phản ánh các tỉnh có tỷ lệ cơ cấu đồng bào dân tộc và đói nghèo càng cao thì nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng cũng cao hơn các tỉnh khác, do vậy rủi ro cho thực hiện REDD+ cũng gia tăng. Từ đó tác động đến lựa chọn địa bàn và hành động REDD+ phù hợp của các nhà đầu tư.

4b. Sinh kế và lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp

Hoạt động lâm nghiệp truyền thống gắn liền với khai thác, sử dụng đất rừng và lâm sản để tạo thu nhập của người dân, là những can thiệp gia tăng mất rừng và suy thoái rừng, hơn là hoạt động QLBVR tự nguyện hoặc được trả tiền. Mức độ tham gia khai thác của cộng đồng càng cao thì nguy cơ gia tăng phát thải càng lớn và ngược lại. Vì vậy, các thông số về số lượng lao động trong hoạt động lâm nghiệp, diện tích và quy hoạch canh tác nương rẫy hiện có, và mức độ thu nhập trung bình từ sinh kế lâm nghiệp truyền thống cho phép dự báo các khó khăn hoặc thuận lợi của địa phương khi tham gia thực hiện REDD+.

4c. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp tài nguyên đất/rừng

Mâu thuẫn, tranh chấp sử dụng đất, rừng theo luật tục hoặc luật hiện hành là khá phổ biến giữa các chủ rừng, làm suy yếu khả năng tham gia, hợp tác QLBVR cũng như chia sẻ lợi ích công bằng. Xung đột quyền và lợi ích từ tiếp cận đất rừng, rừng một cách hợp pháp giữa hộ gia đình, cộng đồng với các bên liên quan khác sẽ làm gia tăng rủi ro đối với mất rừng và suy thoái rừng, từ đó làm cho REDD+ càng trở nên không chắc chắn nếu quyết định thực hiện. Vì vậy, mức độ ghi nhận tình trạng tranh chấp và khả năng giải quyết tranh chấp đất rừng, rừng của chính cộng đồng và chính quyền địa phương là các thông số quan trọng, cho phép nhà đầu tư và các bên tham gia xác định được rủi ro khi xem xét thực hiện REDD+.

4d. Sự tham gia của người dân và chính quyền địa phương trong QLBVR

Tham gia các sáng kiến REDD+, người dân và chính quyền địa phương không đơn thuần chỉ được thông báo hoặc tham vấn, mà họ, nhất là các hộ gia đình, phải được tham gia chủ động trong suốt tiến trình với vai trò là chủ rừng, để tự ra quyết định dựa trên các hiểu biết về phương án REDD+ được thông tin đầy đủ, kịp thời. Vì vậy, kiểm chứng mức độ tham gia của người dân (thôn bản) và chính quyền địa phương (xã) trong các hoạt động lâm nghiệp như thông tin chính sách, giao đất giao rừng, phối hợp QLBVR, chi trả DVMTR, xử lý vi phạm… cho phép xác định được khả năng sẵn sàng của họ khi một sáng kiến REDD+ được triển khai.

4e. Vai trò của giới và mức độ liên quan đến hoạt động lâm nghiệp

Phụ nữ là nhóm dân cư có mức độ tương tác cao đối với đất rừng, rừng thông qua các hoạt động sinh kế truyền thống như canh tác nương rẫy, thu hái lâm sản. Họ có quyền tiếp cận sử dụng đất lâm nghiệp thông qua giao đất giao rừng một cách hợp pháp và công bằng như các đối tượng khác. Quá trình thông tin, tham vấn trước và tìm kiếm đồng thuận tham gia REDD+ không thể thiếu sự tham gia của phụ nữ ở cấp cơ sở. Vì thế, các tỉnh có cách chính sách cho phụ nữ tham gia hoạt động lâm nghiệp, tiếng nói của phụ nữ trong hệ thống quản lý nhà nước về QLBVR, kinh nghiệm, cơ hội và lợi ích tham gia của phụ nữ trong hoạt động lâm nghiệp là những điều kiện quan trọng để xây dựng và thúc đẩy thực hiện REDD+ ở cả cấp quản lý và địa bàn.

Page 20: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH20

Các bước xây dựng bộ chỉ số RESI Các bước xây dựng khung nội dung và bộ công cụ đánh giá bộ chỉ số RESI được thực hiện như sau:

Bước 1: Tổng quan tài liệu xác định các hợp phần/khía cạnh/lĩnh vực chính. Bước 2: Tổ chức tọa đàm, tham vấn ý kiến chuyên gia xác định các chỉ số thành phần

trong các lĩnh vực chính. Bước 3: Cụ thể hóa các chỉ số thành phần dưới dạng các tiêu chí, thông tin cần thu

thập (chỉ tiêu thành phần).

Sau khi khung nội dung được hoàn thiện, bộ công cụ để tiến hành áp dụng chỉ số RESI được thiết kế:

Bước 4: Cụ thể hóa các tiêu chí, thông tin cần thu thập dưới dạng các câu hỏi (trong các bộ công cụ).

Điểm mạnh và cũng là nguyên tắc nền tảng của bộ công cụ của RESI là quá trình tham vấn và thu thập bằng chứng, số liệu có sự tham gia của các bên liên quan chính trong các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và REDD+ từ cấp tỉnh đến cấp cộng đồng. Danh sách cơ quan tham vấn chi tiết trong Phụ lục II của tài liệu này. Các văn bản hướng dẫn cấp tỉnh, quy hoạch, kế hoạch, dự án và báo cáo hoạt động và các tài liệu thứ cấp khác thu thập trong quá trình tham vấn cũng được sử dụng như một nguồn dữ liệu đầu vào, nhằm diễn giải cho các lựa chọn trả lời trong các bảng hỏi của bộ công cụ đánh giá RESI.

Thử nghiệm và thí điểm bộ công cụ đánh giá RESI Có 5 tỉnh được lựa chọn thí điểm áp dụng bộ chỉ số RESI theo đặc trưng của các vùng sinh thái khác nhau tại Việt Nam, là Điện Biên, Sơn La, Kiên Giang, Kon Tum và Lâm Đồng.

Phương pháp thực hiện và áp dụng

Page 21: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 21

Lâm Đồng được lựa chọn là tỉnh thí điểm đầu tiên nhằm kiểm tra tính khả thi nội dung bộ chỉ số và bộ công cụ đánh giá RESI. Sau đó, ba nhóm nghiên cứu của ba tổ chức: Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) và Trung tâm Tropenbos thực hiện đánh giá thí điểm đồng thời tại 04 tỉnh còn lại trong tháng 7/2014.

Kiểm tra kết quả Kết quả nghiên cứu, cụ thể là kết quả trả lời các bảng hỏi trong bộ công cụ đánh giá RESI và các tài liệu thứ cấp liên quan, được tập hợp lại. Cán bộ nghiên cứu sẽ bắt đầu rà soát tài liệu và xác minh thông tin các câu trả lời cung cấp trong mỗi bảng hỏi và tập hợp lại thành một bảng hỏi tổng thể hoàn chỉnh theo đúng thứ tự của các chỉ số, chỉ tiêu thành phần của RESI. Đối với mỗi tỉnh, các thông tin và câu trả lời được cung cấp sẽ được đánh giá, phản biện lại bởi một chuyên gia địa phương với nhiều kinh nghiệm liên quan đến ngành lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng tương ứng của địa phương đó.

Sau khi tổng hợp và thống nhất, kết quả cuối cùng đối với từng tỉnh được xác nhận.

Hình 1 - Các tỉnh thí điểm thực hiện đánh giá RESI

CAO BẰNGHÀ GIANG

LÀO CAI LAI CHÂU

ĐIỆN BIÊN PHỦ

SƠN LA

YÊN BÁI

TUYÊN QUANGBẮC KẠN

THÁI NGUYÊNLẠNG SƠN

VĨNH PHÚC

PHÚ THỌ

HOÀ BÌNH

HÀ NAM THÁI BÌNH

NAM ĐỊNHNINH BÌNH

THANH HÓA

NGHỆ AN

HÀ TĨNH

QUẢNGBÌNH

QUẢNGTRỊ

HUẾ

ĐÀ NẴNG

QUẢNG NAM

QUẢNG NGÃI

KON TUM

GIA LAI BÌNH ĐỊNH

PHÚ YÊN

ĐẮK LẮK

ĐẮK NÔNGLÂM ĐỒNG

KHÁNH HOÀ

NINH THUẬN

BÌNH THUẬN

BÌNH PHƯỚC

TÂY NINH

BÌNH DƯƠNGĐỒNG NAI

BÀ RỊA - VŨNG TÀULONG AN

TIỀN GIANG

BẾN TRE

ĐỒNG THÁPAN GIANG

VĨNH LONGKIÊN GIANG

CẦN THƠTRÀ VINH

SÓC TRĂNGBẠC LIÊU

CÀ MAU

CÔN ĐẢO

TP. HỒ CHÍ MINH

BẮC GIANG

BẮC NINH QUẢNG NINHHẢI DƯƠNG

HẢI PHÒNGHƯNG YÊN

HÀ NỘI

Q U Ầ N Đ Ả O T R Ư Ờ N G S A

QU

ẦN

ĐẢ

O H

NG

SA

ĐẢ

O PHÚ QUỐC

Điện Biên

Kon Tum

Kiên Giang

Lâm Đồng

Sơn La

Page 22: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH22

Phân tích kết quả và cho điểm Mỗi chỉ số được cụ thể hóa dưới dạng các câu hỏi thu thập thông tin. Mỗi câu hỏi sẽ có 5 lựa chọn trả lời (a-e), và cho theo thang điểm 100, với 04 mức chính là (a- 100; b – 67, c – 33, d -0, e – không tính điểm), phản ánh mức độ sẵn sàng và thích hợp cho việc thực hiện REDD+.

Tất cả các câu hỏi đều được tính điểm vào kết quả đầu ra của RESI cấp tỉnh. Trọng số của tất cả các chỉ số thành phần đều bằng nhau và bằng 1. Tất cả các câu hỏi đều có lựa chọn trả lời “không thích hợp” (e) và các câu hỏi có lựa chọn trả lời này sẽ không được tính điểm.

Điểm số cuối cùng là điểm trung bình của tất cả các câu hỏi cụ thể.

Căn cứ vào kết quả cuối cùng của chỉ số RESI, 03 nhóm xếp hạng sẽ được xác định căn cứ trên cơ sở điểm số tương ứng của từng tỉnh:

XẾP HẠNG CÁC TỈNH

Đã sẵn sàng (điểm trung bình: 100 – 67): những tỉnh trong nhóm này có tương đối đầy đủ các điều kiện về chính sách, thể chế, tổ chức thực hiện cũng như các điều kiện môi trường, xã hội thích hợp để thực khi REDD+.

Sẵn sàng một phần (điểm trung bình: 66 - 34): những tỉnh thuộc nhóm này đã có những điều kiện nhất định, nhưng vẫn còn những hạn chế trong điều kiện của một hoặc nhiều hợp phần chính: chính sách, thể chế, môi trường và xã hội để có thể thực hiện REDD+.

Chưa sẵn sàng (điểm trung bình: 33 - 0): Những tỉnh thuộc nhóm này đang ở mức thấp nhất, chưa có/hoặc không có những điều kiện cơ bản cần thiết để có thể thực hiện triển khai REDD+.

1 2 3

Page 23: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 23

Quá trình xây dựng, thử nghiệm và thí điểm đánh giá bộ chỉ số RESI trong thực tế đã cho thấy những ý nghĩa mà kết quả của bộ chỉ số này có thể đem lại, cụ thể:

Các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng kết quả đánh giá RESI như một tài liệu tham khảo trong quá trình ra quyết định, dự báo, lập kế hoạch giám sát – đánh giá mức độ thành công hoặc rủi ro khi triển khai thực hiện REDD+ tại địa phương

Quá trình thực hiện đánh giá RESI sẽ giúp hệ thống hóa lại và cung cấp thông tin đầu vào hữu ích cho quá trình xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh; cũng như xây dựng các hệ thống đảm bảo an toàn phù hợp với bối cảnh cụ thể của địa phương từ trước khi các dự án, hoạt động REDD+ được triển khai.

Căn cứ trên kết quả đánh giá RESI, các nhà đầu tư (nhà tài trợ quốc tế, chính phủ, tổ chức phi chính phủ, nhà đầu tư tư nhân) có thể so sánh ưu thế giữa các địa phương khi lựa chọn địa bàn thực hiện REDD+ nhằm đảm bảo các chi phí cơ hội và rủi ro được hạn chế đến mức thấp nhất.

Hơn thế nữa, bộ câu hỏi chi tiết để thu thập thông tin và đánh giá các chỉ số, tiêu chí cũng rất hữu ích trong việc chỉ rõ các ưu điểm, nhược điểm ở từng khía cạnh cụ thể khi triển khai và thực hiện REDD+ trong tương lai tại cấp tỉnh. Đây cũng sẽ là tiền đề giúp đưa ra được các khuyến nghị sửa đổi, nâng cao năng lực giúp các địa phương đạt mức sẵn sàng cao hơn khi thực hiện REDD+.

Trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, bộ chỉ số RESI hứa hẹn sẽ mang lại những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh, vốn được xác định là trọng tâm trong Kế hoạch hành động REDD+ quốc gia, giai đoạn 2016 – 2020; cũng như cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu về REDD+giúp nâng cao nhận thức và năng lực kỹ thuật về REDD+ cho cán bộ địa phương (2011 – 2015), xây dựng hệ thống giám sát – đánh giá và hệ thống thông tin đảm bảo an toàn môi trường – xã hội theo đúng nội dung của Chương trình hành động quốc gia về REDD+ của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Quyết định 799/2011/QĐ-TTg, ngày 27/06/2011).

Bộ chỉ số RESI và bộ công cụ đánh giá được thử nghiệm tính khả thi tại Lâm Đồng và đánh giá thí điểm đồng thời tại 04 điểm: Điện Biên, Kon Tum, Sơn La và Kiên Giang (Việt Nam) trong năm 2014. Kết quả đánh giá RESI đã chỉ ra rằng, dù chưa thực sự triển khai (Sơn La, Kiên Giang) hay đã có kinh nghiệm thực hiện REDD+ (Điện Biên, Kon Tum), các tỉnh này đều đang ở mức sẵn sàng thấp hoặc chưa sẵn sàng khi còn quá nhiều hạn chế để thực hiện REDD+ một cách hiệu quả, cũng như tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Thông tin và kết quả đánh giá RESI xem chi tiết tại: www.nature.org.vn/resi/vi

Kết luận

Page 24: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH24

Corbera, E., & Brown, K. (2010). Offsetting benefits? Analyzing access to forest Cacbon. Environment and Planning A, 42, 1739–1761. doi:10.1068/a42437

Deveny, A., Nackoney, J., Purvis, N., Kopp, R., Gusti, M., Kindermann, G., … Stevenson, A. (2009). Forest Cacbon Index: The geography of forests in climate solutions.

Ipcc. (2007). Climate Change 2007 - The Physical Science Basis: Working Group I Contribution to the Fourth Assessment Report of the IPCC (Climate Change 2007). Cambridge University Press Cambridge United Kingdom and New York NY USA.

Mahanty, S., Milne, S., Dressler, W., & Filer, C. (2012). The Social Life of Forest Cacbon: Property and Politics in the Production of a New Commodity. Human Ecology, 40(5), 661–664. doi:10.1007/s10745-012-9524-1

Mertz, O., Müller, D., Sikor, T., Hett, C., Heinimann, A., Castella, J.-C., … Sun, and Z. (2012). The forgotten D: challenges of addressing forest degradation in complex mosaic landscapes under REDD+. Geografisk Tidsskrift-Danish Journal of Geography. doi:10.1080/00167223.2012.709678

Ribot, J., & Peluso, N. L. (2003). A Theory of Access. Rural Sociology, 68, 153–181. doi:10.1111/j.1549-0831.2003.tb00133.x

Sikor, T., & To, P. X. (2012). Conflicts in Vietnam’s forest areas: Implications for FLEGT and REDD+. ETFRN News, 125–133.

Bộ tiêu chuẩn môi trường - xã hội REDD+ (SESs, 2012). Xem tại: http://www.careclimat-echange.org/Cacbon-finance-initiatives/reddses

Bộ nguyên tắc và tiêu chí môi trường - xã hội của chương trình UN-REDD (UNREDD, 2012). Xem tại: http://www.un-redd.org/Multiple_Benefits_SEPC/tabid/54130/Default.aspx

Các chính sách đảm bảo an toàn của Quỹ Đối tác Cacbon (FCPF, 2012). Xem tại: https://www.forestCacbonpartnership.org/common-approach-environmental-and-social-safeguards

Tài liệu tham khảo

Page 25: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 25

Phụ

lục

Phụ

lục

1: Cá

c ti

êu c

hí v

à ch

ỉ số

thàn

h ph

ần c

ủa R

ESI

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

I

PHẦN

I -

KHU

NG

CH

ÍNH

CH

- PH

ÁP

LUẬT

H

Ỗ T

RỢ

THỰ

C H

IỆN

RE

DD

+ TẠ

I ĐỊA

PH

ƯƠ

NG

1a

Mức

độ

sẵn

có v

à ph

ù hợ

p củ

a cá

c ch

ính

sách

qu

ản lý

, bảo

vệ

phát

tr

iển

rừng

củ

a tỉn

h

1a.0

1Q

uy h

oạch

sử d

ụng

đất c

ủa

tỉnh

đến

2020

tầm

nhì

n đế

n nă

m 2

030

1a.0

1.00

Quy

hoạ

ch sử

dụn

g đấ

t và

nội d

ung

liên

quan

đến

diệ

n tíc

h đấ

t lâm

ng

hiệp

của

tỉnh

a-e

I1a

1a.0

2

Kế h

oạch

bảo

vệ

và p

hát t

riển

rừng

gia

i đoạ

n 20

11-2

020

của

tỉnh

1a.0

2.01

Mục

đíc

h, n

hiệm

vụ

liên

quan

đến

quả

n lỷ

, bảo

vệ

tốt d

iện

tích

rừng

hiệ

n có

, giả

m c

ăn b

ản tì

nh tr

ạng

vi p

hạm

phá

p lu

ật B

VPTR

, làm

mất

rừng

suy

thoá

i rừn

ga-

e

I1a

1a.0

21a

.02.

02M

ục đ

ích,

nhi

ệm v

ụ liê

n qu

an đ

ến p

hát t

riển

rừng

nâng

cao

độ

che

phủ

rừng

a-e

I1a

1a.0

21a

.02.

03M

ục đ

ích,

nhi

ệm v

ụ liê

n qu

an đ

ến tạ

o th

êm v

iệc

làm

từ lâ

m n

ghiệ

pa-

e

I1a

1a.0

21a

.02.

04M

ục đ

ích,

nhi

ệm v

ụ liê

n qu

an đ

ến g

óp p

hần

xóa

đói g

iảm

ngh

èoa-

e

I1a

1a.0

21a

.02.

05M

ục đ

ích,

nhi

ệm v

ụ liê

n qu

an đ

ến n

âng

cao

thu

nhập

từ n

ghề

rừng

a-e

I1a

1a.0

21a

.02.

06M

ục đ

ích,

nhi

ệm v

ụ liê

n qu

an đ

ến tă

ng n

guồn

thu

từ d

ịch

vụ m

ôi tr

ường

rừ

ng th

eo lu

ật p

háp/

chín

h sá

ch h

iện

hành

a-e

I1a

1a.0

3Kế

hoạ

ch c

hươn

g tr

ình

tổng

th

ể GĐ

-GR

toàn

tỉnh

1a.0

3.00

Có/k

hông

?a-

e

I1a

1a.0

31a

.03.

01N

ếu có

, hìn

h th

ức, d

iện

tích

và đ

ối tư

ợng

được

gia

o kh

oán?

a-e

I1a

1a.0

31a

.03.

02N

ếu có

, kế

hoạc

h GĐ

-GR

đối v

ới từ

ng lo

ại rừ

ng?

Giải

thíc

h

I1a

1a.0

4

Đề

án /k

ế ho

ạch

thu

hồi đ

ất

rừng

các

lâm

trườ

ng q

uốc

doan

h và

gia

o lạ

i cho

đối

ợng

khác

1a.0

4.00

Có/

khôn

g?a-

e

I1a

1a.0

5Kế

hoạ

ch/p

hươn

g án

đón

g cử

a rừ

ng tự

nhi

ên c

ủa tỉ

nh1a

.05.

00 C

ó/kh

ông?

a-e

I1a

1a.0

51a

.05.

01N

ếu có

,phư

ơng

án q

uản

lý đ

ối v

ới rừ

ng đ

óng

cửa?

a-e

Page 26: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH26

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

I

PHẦN

I -

KHU

NG

CH

ÍNH

CH

- PH

ÁP

LUẬT

H

Ỗ T

RỢ

THỰ

C H

IỆN

RE

DD

+ TẠ

I ĐỊA

PH

ƯƠ

NG

1b

Mức

độ

lồng

gh

ép v

à ưu

tiê

n cá

c nội

du

ng li

ên

quan

đến

Q

LBVR

BĐKH

tron

g ph

át tr

iển

KT-X

H

1b.0

1Q

uy h

oạch

tổng

thể

phát

tr

iển

KT-X

H củ

a tỉn

h đế

n nă

m

2020

1b.0

1.01

Khía

cạn

h m

ôi tr

ường

tron

g m

ục ti

êu c

ủa h

oạt đ

ộng

lâm

ngh

iệp?

a-

e

I1b

1b.0

11b

.01.

02Kh

ía c

ạnh

kinh

tế tr

ong

mục

tiêu

của

hoạ

t độn

g lâ

m n

ghiệ

p?

a-e

I1b

1b.0

11b

.01.

03Kh

ía c

ạnh

kinh

tế tr

ong

mục

tiêu

của

hoạ

t độn

g lâ

m n

ghiệ

p?

a-e

I1b

1b.0

2

Kế h

oạch

hàn

h độ

ng B

VMT

của

tỉnh

1b.0

2.01

Ngă

n ch

ặn, g

iảm

phá

rừng

, mất

rừng

suy

thoá

i rừn

g?

a-e

I1b

1b.0

21b

.02.

02Bả

n tồ

n và

tăng

cườ

ng tr

ữ lư

ợng

Cacb

on?

a-e

I1b

1b.0

21b

.02.

03Q

uản

lý b

ền v

ững

tài n

guyê

n rừ

ng?

a-e

I1b

1b.0

21b

.02.

04Bả

o tồ

n đa

dạn

g sin

h họ

c hệ

sinh

thái

rừng

?a-

e

I1b

1b.0

3

Kế h

oạch

hàn

h độ

ng ứ

ng p

BĐKH

của

tỉnh

1b.0

3.00

Có/k

hông

?a-

e

I1b

1b.0

31b

.03.

01Gi

ảm tá

c độ

ng B

ĐKH

đến

tài n

guyê

n rừ

ng

a-e

I1b

1b.0

31b

.03.

02Gi

ảm p

hát t

hải k

hí n

hà k

ính

gây

BĐKH

từ h

oạt đ

ộng

lâm

ngh

iệp

a-e

I1b

1b.0

31b

.03.

03N

âng

cao

khả

năng

thíc

h ứn

g BĐ

KH q

ua h

oạt đ

ộng

lâm

ngh

iệp

a-e

I1b

1b.0

4Cá

c ch

ương

trìn

h, k

ế ho

ạch

khác

của

tỉnh

1b

.04.

00N

ội d

ung

QLB

VR v

à BĐ

KH đ

ược

lồng

ghé

p?Gi

ải th

ích

I1b

1b.0

5

Rủi r

o ch

uyển

đổi

mục

đíc

h sử

dụ

ng rừ

ng, đ

ất lâ

m n

ghiệ

p do

c qy

hoạ

ch, k

ế ho

ạch

phát

tr

iển

của

tỉnh

1b.0

5.01

Xây

dựng

thủy

điệ

n, đ

ập th

ủy lợ

ia-

e

I1b

1b.0

51b

.05.

02Kh

ai th

ác k

hoán

g sả

na-

e

I1b

1b.0

51b

.05.

03M

ở rộ

ng d

iện

tích

trồn

g ca

o su

a-e

I1b

1b.0

51b

.05.

04M

ở rộ

ng d

iện

tích

trồn

g cà

phê

, chè

a-e

I1b

1b.0

51b

.05.

05M

ở rộ

ng d

iện

tích

trồn

g sắ

n, m

íaa-

e

I1b

1b.0

51b

.05.

06Cơ

sở h

ạ tầ

ng (đ

ường

gia

o th

ông)

a-e

I1b

1b.0

51b

.05.

07Bố

trí t

ái đ

ịnh

cư/k

hu d

ân c

ư m

ớia-

e

I1b

1b.0

51b

.05.

08M

ở rộ

ng đ

ầm h

ồ nu

ôi tô

m c

áa-

e

I1b

1b.0

51b

.05.

09Ho

ạt đ

ộng

dự á

n kh

áca-

e

Page 27: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 27

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

I

PHẦN

I -

KHU

NG

CH

ÍNH

CH

- PH

ÁP

LUẬT

H

Ỗ T

RỢ

THỰ

C H

IỆN

RE

DD

+ TẠ

I ĐỊA

PH

ƯƠ

NG

1c

Mức

độ

sẵn

có v

à hi

ệu

quả

của

các

chín

h sá

ch

tài c

hính

cho

hoạt

độn

g lâ

m n

ghiệ

p

1c.0

1

Kinh

phí

hàn

g nă

m c

ho h

oạt

động

lâm

ngh

iệp

của

tỉnh

1c.0

1.01

Ngâ

n sá

ch tr

ung

ương

a-e

I1c

1c.0

11c

.01.

02N

gân

sách

địa

phư

ơng

a-e

I1c

1c.0

11c

.01.

03Vố

n O

DAa-

e

I1c

1c.0

11c

.01.

04Vố

n từ

quỹ

ủy

thác

(PFE

S)a-

e

I1c

1c.0

11c

.01.

05Đ

ầu tư

tư n

hân

a-e

I1c

1c.0

11c

.01.

06N

guồn

khá

ca-

e

I1c

1c.0

2Q

uỹ b

ảo v

ệ và

phá

t triể

n rừ

ng

của

tỉnh

và v

ai tr

ò ng

uồn

thu

DVM

TR đ

ối v

ới n

gân

sách

chi

BV

PTR

hàng

năm

1c.0

2.00

Có/

khôn

g?a-

e

I1c

1c.0

21c

.02.

01Q

uy m

ô củ

a Q

uỹ B

VPTR

a-

e

I1c

1c.0

21c

.02.

02Đ

ề ng

hị c

ho b

iết n

hững

thuậ

n lợ

i, kh

ó kh

ăn c

hính

tron

g hu

y độ

ng v

à ch

i tr

ả ki

nh p

hí P

FES

Giải

thíc

h

I1c

1c.0

3Ch

ính

sách

thu

hút đ

ầu tư

cho

ho

ạt đ

ộng

lâm

ngh

iệp

1c.0

3.00

Hiệ

u qu

ả ch

ính

sách

thu

hút đ

ầu tư

cho

hoạ

t độn

g lâ

m n

ghiệ

pa-

e

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

I

PHẦN

I -

KHU

NG

CH

ÍNH

CH

- PH

ÁP

LUẬT

H

Ỗ T

RỢ

THỰ

C H

IỆN

RE

DD

+ TẠ

I ĐỊA

PH

ƯƠ

NG

1d

Vai t

rò củ

a rừ

ng v

à đấ

t rừ

ng tr

ong

đánh

giá

tác

động

môi

tr

ường

1d.0

1

Sự th

am g

ia c

ủa c

ác cơ

qua

n lâ

m n

ghiệ

p tr

ong

hội đ

ồng

thẩm

địn

h ĐT

M

1d.0

1.01

Sở N

N-P

TNT

a-e

I1d

1d.0

11d

.01.

02Ch

i cục

kiể

m lâ

m

a-e

I1d

1d.0

11d

.01.

03Ch

i cục

lâm

ngh

iệp

a-e

I1d

1d.0

11d

.01.

04Ba

n qu

ản lý

rừng

a-e

I1d

1d.0

11d

.01.

05Cá

c cô

ng ty

lâm

ngh

iệp

a-e

I1d

1d.0

11d

.01.

06Ph

òng

NN

-PTN

T, Hạ

t kiể

m lâ

ma-

e

I1d

1d.0

11d

.01.

07Hộ

i kho

a họ

c lâ

m n

ghiệ

pa-

e

I1d

1d.0

11d

.01.

08Cá

c cơ

qua

n/cá

nhâ

n ch

uyên

gia

lâm

ngh

iệp

a-e

I1d

1d.0

2Sự

tham

gia

của

các

cơ q

uan

lâm

ngh

iêp

tron

g hộ

i đồn

g th

ẩm đ

ịnh

báo

cáo

ĐTM

của

c dự

án

cụ th

1d.0

2.01

Xây

dựng

thủy

điệ

n, đ

ập th

ủy lợ

i a-

e

I1d

1d.0

21d

.02.

02N

hiệt

điệ

n ho

ặc c

ác d

ự án

năn

g lư

ợng

khác

a-e

I1d

1d.0

21d

.02.

03Kh

ai th

ác k

hoán

g sả

na-

e

I1d

1d.0

21d

.02.

04Tr

ồng

cao

su

a-e

I1d

1d.0

21d

.02.

05Tr

ồng

cà p

hê, c

hèa-

e

Page 28: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH28

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

I

PHẦN

I -

KHU

NG

CH

ÍNH

CH

- PH

ÁP

LUẬT

H

Ỗ T

RỢ

THỰ

C H

IỆN

RE

DD

+ TẠ

I ĐỊA

PH

ƯƠ

NG

1d

Vai t

rò củ

a rừ

ng v

à đấ

t rừ

ng tr

ong

đánh

giá

tác

động

môi

tr

ường

1d.0

2

Sự th

am g

ia c

ủa c

ác cơ

qua

n lâ

m n

ghiê

p tr

ong

hội đ

ồng

thẩm

địn

h bá

o cá

o ĐT

M c

ủa

các

dự á

n cụ

thể

1d.0

2.06

Trồn

g sắ

n, m

íaa-

e

I1d

1d.0

21d

.02.

07D

u lịc

h sin

h th

áia-

e

I1d

1d.0

21d

.02.

08Sả

n xu

ất cô

ng n

ghiệ

p ca

o (h

oa, r

au, c

ủ)a-

e

I1d

1d.0

21d

.02.

09Xâ

y dự

ng cơ

sở h

ạ tầ

nga-

e

I1d

1d.0

21d

.02.

010

Xây

khu

tái đ

ịnh

cưa-

e

I1d

1d.0

21d

.02.

011

Xây

đê c

hắn

sóng

ven

biể

na-

e

I1d

1d.0

21d

.02.

012

Mở

rộng

đầm

nuô

i trồ

ng th

ủy sả

n ve

n bi

ểna-

e

I1d

1d.0

21d

.02.

013

Các

loại

dự

án k

hác

a-e

I1d

1d.0

3

Sự th

am g

ia c

ủa c

ác cơ

qua

n lâ

m n

ghiệ

p tr

ong

quá

trìn

h lậ

p bá

o cá

o đá

nh g

iá tá

c độn

g m

ôi tr

ường

cho

các

dự

án

phát

triể

n tr

ên đ

ịa b

àn tỉ

nh

1d.0

3.01

Sở N

N-P

TNT

a-e

I1d

1d.0

31d

.03.

02Ch

i cục

kiể

m lâ

ma-

e

I1d

1d.0

31d

.03.

03Ch

i cục

lâm

ngh

iệp

a-e

I1d

1d.0

31d

.03.

04Ba

n qu

ản lý

rừng

a-e

I1d

1d.0

31d

.03.

05Cá

c cô

ng ty

lâm

ngh

iệp

a-e

I1d

1d.0

31d

.03.

06Ph

òng

NN

-PTN

T, Hạ

t kiể

m lâ

ma-

e

I1d

1d.0

31d

.03.

07Hộ

i kho

a họ

c lâ

m n

ghiệ

pa-

e

I1d

1d.0

31d

.03.

08Cá

c cơ

qua

n/cá

nhâ

n ch

uyên

gia

lâm

ngh

iệp

a-e

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IIPH

ẦN

II - H

Ệ TH

ỐN

G

TỔ C

HỨ

C VÀ

CH

Ế Q

UẢN

BẢO

VỆ

RỪN

G

2a

Năn

g lự

c và

kinh

ngh

iệm

qu

ản tr

ị lâm

ng

hiệp

địa

ph

ương

2a.0

1BC

Đ th

ực h

iện

kết h

oạch

BV

PTR

2011

-202

02a

.01.

00 C

ó/kh

ông?

a-e

II2a

2a.0

2

Thàn

h ph

ần B

2a.0

2.01

Lãnh

đạo

UBN

D tỉ

nha-

e

II2a

2a.0

22a

.02.

02Đ

ại d

iện

các

sở/n

gành

chu

yên

môn

NN

PTN

Ta-

e

2a.0

2.03

Đại

diệ

n cá

c sở

/ngà

nh c

huyê

n m

ôn k

hác

a-e

II2a

2a.0

22a

.02.

04Đ

ại d

iện

UBN

D c

ác h

uyện

a-e

II2a

2a.0

22a

.02.

05Đ

ại d

iện

lực

lượn

g vũ

tran

g và

tư p

háp

a-e

II2a

2a.0

22a

.02.

06Đ

ại d

iện

các

tổ c

hức

xã h

ộia-

e

II2a

2a.0

22a

.02.

07Đ

ại d

iện

khối

doa

nh n

ghiệ

pa-

e

Page 29: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 29

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IIPH

ẦN

II - H

Ệ TH

ỐN

G

TỔ C

HỨ

C VÀ

CH

Ế Q

UẢN

BẢO

VỆ

RỪN

G

2a

Năn

g lự

c và

kinh

ngh

iệm

qu

ản tr

ị lâm

ng

hiệp

địa

ph

ương

2a.0

2Th

ành

phần

BCĐ

2a.0

2.08

Đại

diệ

n cá

c tổ

chứ

c cộ

ng đ

ồng

địa

phươ

nga-

e

II2a

2a.0

22a

.02.

09Cá

c cơ

qua

n/cá

nhâ

n ch

uyên

gia

lâm

ngh

iệp

a-e

II2a

2a.0

3Vă

n ph

òng

thườ

ng tr

ực2a

.03.

00 C

ó/kh

ông?

a-e

II2a

2a.0

32a

.03.

01H

ình

thức

hoạ

t độn

g củ

a vă

n ph

òng

a-e

II2a

2a.0

4H

iệu

quả

hoạt

độn

g BC

Đ2a

.04.

00 Đ

ánh

giá

hiệu

quả

hoạ

t độn

g và

đề

xuất

điề

u ch

ỉnh

Giải

thíc

h

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

II

PHẦN

II

- HỆ

THỐ

NG

TỔ

CH

ỨC

VÀ C

Ơ

CHẾ

QUẢ

N LÝ

BẢ

O V

Ệ RỪ

NG

2b

Hệ

thốn

g qu

yền

và ti

ếp

cận

sở h

ữu

đối v

ới rừ

ng/

đất r

ừng

tại

địa

phươ

ng

2b.0

1Cá

c ch

ủ rừ

ng tạ

i địa

phư

ơng

2b.0

1.00

Thố

ng k

ê cá

c ch

ủ rừ

ng tạ

i địa

phư

ơng

a-e

II2b

2b.0

12b

.01.

01M

ức đ

ộ cô

ng b

ố th

ông

tin li

ên q

uan

đến

chủ

rừng

a-e

II2b

2b.0

2Tì

nh tr

ạng

thực

hiệ

n gi

ao đ

ất

- gia

o rừ

ng h

iện

tại

2b.0

2.00

Kết

quả

thực

hiệ

n GĐ

-GR

a-e

II2b

2b.0

22b

.02.

02M

ức đ

ộ cô

ng b

ố th

ông

tin li

ên q

uan

đến

kết q

uả G

Đ-G

Ra-

e

II2b

2b.0

3

Các

hình

thức

tổ c

hức

phối

hợ

p qu

ản lý

rừng

ở đ

ịa

phươ

ng

2b.0

3.01

Đồn

g qu

ản lý

giữ

a ch

ủ rừ

ng v

à ch

ính

quyề

n đị

a ph

ương

a-e

II2b

2b.0

32b

.03.

02Đ

ồng

quản

lý g

iữa

chủ

rừng

doan

h ng

hiệp

a-e

II2b

2b.0

32b

.03.

03Đ

ồng

quản

lý g

iữa

chủ

rừng

hộ g

ia đ

ình/

nhóm

hộ

a-e

II2b

2b.0

32b

.03.

04Đ

ồng

quản

lý g

iữa

chủ

rừng

cộng

đồn

g th

ôna-

e

II2b

2b.0

32b

.03.

05Đ

ồng

quản

lý g

iữa

chủ

rừng

với

các

tổ c

hức

xã h

ộia-

e

II2b

2b.0

32b

.03.

06Đ

ồng

quản

lý g

iữa

chủ

rừng

lực

lượn

g kh

áca-

e

II2b

2b.0

4Cá

c m

ô hì

nh Q

LBVR

do

cộng

đồ

ng th

ực h

iện

2b.0

4.00

Sự

tồn

tại c

ủa c

ác m

ô hì

nh R

CĐa-

e

II2b

2b.0

42b

.04.

01Đ

ánh

giá

hiệu

quả

của

các

hình

(nếu

có)

a-e

II2b

2b.0

42b

.04.

02 C

ác q

uy c

hế h

oặc

hướn

g dẫ

n xâ

y dự

ng m

ô hì

nh q

uản

lý rừ

ng cộ

ng đ

ồng

a-e

II2b

2b.0

5

Thực

hiệ

n cá

c ng

uyên

tắc

quản

lý rừ

ng b

ền v

ững

hướn

g tớ

i chứ

ng c

hỉ F

SC/

PEFC

2b.0

5.00

Kết q

uả th

ực h

iện

a-e

II2b

2b.0

6

Mức

độ

đáp

ứng

các

các

quyề

n tiế

p cậ

n và

sở h

ữu đ

ối

với r

ừng/

đất r

ừng

cho

hộ g

ia

đình

cộng

đồn

g

2b.0

6.01

Có c

ác q

uy đ

ịnh

hay

quyề

n tr

uyền

thốn

g liê

n qu

an đ

ến rừ

ng/đ

ất rừ

ng

hay

khôn

g? C

ó đư

ợc th

ừa n

hận

chín

h th

ức?

a-e

Page 30: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH30

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

II

PHẦN

II

- HỆ

THỐ

NG

TỔ

CH

ỨC

VÀ C

Ơ

CHẾ

QUẢ

N LÝ

BẢ

O V

Ệ RỪ

NG

2b

Hệ

thốn

g qu

yền

và ti

ếp

cận

sở h

ữu

đối v

ới rừ

ng/

đất r

ừng

tại

địa

phươ

ng

2b.0

7

Quy

ền c

ủa cộ

ng đ

ồng

đối v

ới

rừng

/đất

rừng

2b.0

7.01

Có q

uyền

tiếp

cận

a-e

II2b

2b.0

72b

.07.

02Có

quy

ền sử

dụn

ga-

e

II2b

2b.0

72b

.07.

03Có

quy

ền q

uản

lýa-

e

II2b

2b.0

72b

.07.

04Có

quy

ền đ

ịnh

đoạt

a-e

II2b

2b.0

72b

.07.

05Có

quy

ền c

huyể

n nh

ượng

a-e

II2b

2b.0

8

Quy

ền c

ủa h

ộ gi

a đì

nh đ

ối v

ới

rừng

/đất

rừng

2b.0

8.01

Có q

uyền

tiếp

cận

a-e

II2b

2b.0

82b

.08.

02Có

quy

ền sử

dụn

ga-

e

II2b

2b.0

82b

.08.

03Có

quy

ền q

uản

lýa-

e

II2b

2b.0

82b

.08.

04Có

quy

ền đ

ịnh

đoạt

na

II2b

2b.0

82b

.08.

05Có

quy

ền c

huyể

n nh

ượng

a-e

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IIPH

ẦN

II - H

Ệ TH

ỐN

G

TỔ C

HỨ

C VÀ

CH

Ế Q

UẢN

BẢO

VỆ

RỪN

G

2c

Xác l

ập q

trìn

h và

ưu

tiên

cho

thực

hi

ện R

EDD

+ đị

a ph

ương

2c.0

1Kế

hoạ

ch h

ành

động

RED

D+

Cấp

tỉnh

2c.0

1.00

Có/

khôn

g?a-

e

II2c

2c.0

12c

.01.

01N

êu có

, ngu

ồn k

inh

phí t

hực

hiện

na

II2c

2c.0

2

Dự

án/h

oạt đ

ộng

RED

D+

tại

địa

phươ

ng

2c.0

2.00

Có/

khôn

ga-

e

II2c

2c.0

22c

.02.

01Ch

o bi

ết th

ách

thức

, khó

khă

n kh

i triể

n kh

aiGi

ải th

ích

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IIPH

ẦN

II - H

Ệ TH

ỐN

G

TỔ C

HỨ

C VÀ

CH

Ế Q

UẢN

BẢO

VỆ

RỪN

G

2d

Hợp

tác v

à đi

ều p

hối

quản

lý b

ảo

vệ rừ

ng

2d.0

1Ph

ối h

ợp c

ác cơ

qua

n cấ

p tỉn

h th

ực h

iện

các

hoạt

độn

g lâ

m

nghi

ệp

2d.0

1.01

Lập

quy

hoạc

h, k

ế ho

ạch

QLB

VRa-

e

II2d

2d.0

12d

.01.

02Lậ

p kế

hoạ

ch g

iao

đất,

giao

rừng

a-e

II2d

2d.0

12d

.01.

03N

âng

cao

nhận

thức

về

chín

h sá

ch p

háp

luật

QLB

VRa-

e

II2d

2d.0

12d

.01.

04Th

ực th

i luậ

t phá

p về

quả

n lý

, bảo

vệ

rừng

, quả

n lý

lâm

sản

và P

CCCR

a-e

II2d

2d.0

2Th

ể ch

ế hó

a cá

c ho

ạt đ

ộng

hợp

tác,

phối

hợp

tron

g qu

ản

lý, b

ảo v

ệ rừ

ng c

ấp tỉ

nh2d

.02.

00 C

ác v

ăn k

iện,

chư

ơng

trìn

h hợ

p tá

c, ph

ối h

ợp v

ới c

ác tổ

chứ

c xã

hội

để

tăng

cườ

ng h

iệu

quả

của

công

tác

QLB

VR tr

ên đ

ịa b

àn tỉ

nhGi

ải th

ích

Page 31: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 31

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IIPH

ẦN

II - H

Ệ TH

ỐN

G

TỔ C

HỨ

C VÀ

CH

Ế Q

UẢN

BẢO

VỆ

RỪN

G

2d

Hợp

tác v

à đi

ều p

hối

quản

lý b

ảo

vệ rừ

ng

2d.0

3Ph

ối h

ợp c

ác cơ

qua

n cấ

p hu

yện

thực

hiệ

n cá

c ho

ạt

động

lâm

ngh

iệp

2d.0

3.01

Lập

quy

hoạc

h, k

ế ho

ạch

QLB

VRa-

e

II2d

2d.0

32d

.03.

02Lậ

p kế

hoạ

ch g

iao

đất,

giao

rừng

a-e

II2d

2d.0

32d

.03.

03N

âng

cao

nhận

thức

về

chín

h sá

ch p

háp

luật

QLB

VRa-

e

II2d

2d.0

32d

.03.

04Th

ực th

i luậ

t phá

p về

quả

n lý

, bảo

vệ

rừng

, quả

n lý

lâm

sản

và P

CCCR

a-e

II2d

2d.0

4Th

ể ch

ế hó

a cá

c ho

ạt đ

ộng

hợp

tác,

phối

hợp

tron

g qu

ản

lý, b

ảo v

ệ rừ

ng c

ấp h

uyện

2d.0

4.00

Các

văn

kiệ

n, c

hươn

g tr

ình

hợp

tác,

phối

hợp

với

các

tổ c

hức

xã h

ội đ

ể tă

ng c

ường

hiệ

u qu

ả củ

a cô

ng tá

c Q

LBVR

trên

địa

bàn

huy

ệnGi

ải th

ích

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

II

PHẦN

II

- HỆ

THỐ

NG

TỔ

CH

ỨC

VÀ C

Ơ

CHẾ

QUẢ

N LÝ

BẢ

O V

Ệ RỪ

NG

2e

Tính

min

h bạ

ch v

à kh

ả nă

ng ti

ếp

cận

thôn

g tin

m n

ghiệ

p

2e.0

1

Mức

độ

đầy

đủ v

à cậ

p nh

ật

thôn

g tin

về

chủ

trươ

ng,

chín

h sá

ch v

à qu

y đị

nh v

ề ho

ạt đ

ộng

lâm

ngh

iệp,

quả

n lý

, bảo

vệ

và p

hát t

riển

rừng

củ

a tỉn

h

2e.0

1.00

Thô

ng ti

n đư

ợc c

ập n

hật t

rên

tran

g tin

điệ

n tử

của

UBN

D tỉ

nh, S

ở N

NPT

NT

hoặc

web

site

của

các

cơ q

uan

liên

quan

khá

ca-

e

II2e

2e.0

ánh

giá

khả

năng

tiếp

cận

th

ông

tin l

iên

quan

đến

lâm

ng

hiệp

trên

đài

phá

t tha

nh

truy

ền h

ình

địa

phươ

ng

2e.0

1.00

Chư

ơng

trìn

h ph

át th

anh

- tru

yền

hình

bằn

g tiế

ng đ

ịa p

hươn

g?a-

b

II2e

2e.0

22e

.01.

01M

ức đ

ộ ho

ạt đ

ộng

thườ

ng x

uyên

của

đài

phá

t tha

nh tỉ

nha-

e

II2e

2e.0

22e

.01.

02M

ức đ

ộ ho

ạt đ

ộng

thườ

ng x

uyên

của

đài

phá

t tha

nh h

uyện

a-e

II2e

2e.0

3Ho

ạt đ

ộng

thôn

g tin

, tuy

ên

truy

ền, n

âng

cao

nhận

thức

ch

o ch

ính

quyề

n, cộ

ng đ

ồng

địa

phươ

ng v

ề Q

LBVR

của

HK

L và

chủ

rừng

tổ c

hức

2e.0

3.00

Có/

khôn

g?a-

b

II2e

2e.0

32e

.03.

01H

iình

thức

tuyê

n tr

uyền

a-e

II2e

2e.0

32e

.03.

02M

ức đ

ộ th

ường

xuy

ên c

ủa h

oạt đ

ộng

a-e

II2e

2e.0

4Kê

nh p

hản

hồi t

hông

tin

lâm

ng

hiệp

(đườ

ng d

ây n

óng)

2e.0

4.00

Có/

khôn

g?a-

b

II2e

2e.0

5M

ức đ

ộ nh

ận th

ức v

à tiế

p cậ

n th

ông

tin lâ

m n

ghiệ

p củ

a hộ

gi

a đì

nh tạ

i các

thôn

/bản

2e.0

5.01

Lý d

o ch

ính

khiế

n ng

ười d

ân th

am g

ia b

ảo v

ệ rừ

nga-

e

II2e

2e.0

52e

.05.

02Kê

nh ti

ếp c

ận th

ông

tin lâ

m n

ghiệ

pa-

e

II2e

2e.0

52e

.05.

03M

ức đ

ộ sẵ

n sà

ng k

hi th

am g

ia b

ảo v

ệ rừ

nga-

e

Page 32: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH32

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

II

PHẦN

II

- HỆ

THỐ

NG

TỔ

CH

ỨC

VÀ C

Ơ

CHẾ

QUẢ

N LÝ

BẢ

O V

Ệ RỪ

NG

2f

Thực

thi l

âm

luật

quản

bảo

vệ

phát

triể

n rừ

ng tạ

i địa

ph

ương

2f.0

1

Hiệ

u qu

ả qu

ản lý

bảo

vệ

rừng

củ

a từ

ng n

hóm

chủ

rừng

tại

địa

phươ

ng

2f.0

1.01

Hộ g

ia đ

ình

a-e

II2f

2f.0

12f

.01.

02Cộ

ng đ

ồng

a-e

II2f

2f.0

12f

.01.

03Ba

n qu

ản lý

RPH

a-e

II2f

2f.0

12f

.01.

04Ba

n qu

ản lý

Da-

e

II2f

2f.0

12f

.01.

05Cô

ng ty

lâm

ngh

iệp

a-e

II2f

2f.0

12f

.01.

06Tổ

chứ

c ki

nh tế

khá

ca-

e

II2f

2f.0

12f

.01.

07UB

ND

a-e

II2f

2f.0

12f

.01.

08Cô

ng a

n, q

uân

đội

a-e

II2f

2f.0

2N

guồn

lực

nhà

nước

đầu

quản

lý b

ảo v

ệ rừ

ng2f

.02.

00Bi

ên c

hế k

iểm

lâm

a-e

II2f

2f.0

3Kế

t quả

thực

thi l

âm lu

ật

QLB

VR tr

ong

5 nă

m g

ần đ

ây2f

.03.

00-

a-e

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

II

PHẦN

II

- HỆ

THỐ

NG

TỔ

CH

ỨC

VÀ C

Ơ

CHẾ

QUẢ

N LÝ

BẢ

O V

Ệ RỪ

NG

2g

Hệ

thốn

g gi

ám sá

t và

thu

thập

th

ông

tin lâ

m

nghi

ệp đ

ịa

phươ

ng

2g.0

1Hệ

thốn

g qu

an tr

ắc/g

iám

sát

thay

đổi

hiệ

n tr

ạng

rừng

của

đị

a ph

ương

2g.0

1.00

Có/

khôn

g?a-

e

II2g

2g.0

12g

.01.

01N

ếu có

, cơ

quan

thực

hiệ

nGi

ải th

ích

II2g

2g.0

12g

.01.

02N

ếu có

, báo

cáo

kết

quả

a-b

II2g

2g.0

2Bá

o cá

o th

ông

tin v

à kế

t quả

qu

an tr

ắc có

công

bố

công

kh

ai h

ay k

hông

2g.0

2.00

Có/k

hông

?a-

b

II2g

2g.0

22g

.02.

01N

ếu có

, địn

h kỳ

báo

cáo

?a-

e

II2g

2g.0

22g

.02.

02N

ếu có

, mức

độ

cập

nhật

đầy

đủ th

ông

tin?

a-e

II2g

2g.0

22g

.02.

03N

ếu có

, có

thể

tiếp

cận

ở đâ

u?a-

e

II2g

2g.0

3Sử

dụn

g cô

ng n

ghệ,

kỹ

thuậ

t vệ

tinh

hỗ

trợ

hoạt

độn

g qu

an

trắc

2g.0

3.00

Có/k

hông

?a-

b

II2g

2g.0

4Th

ách

thức

, khó

khă

n củ

a qu

á tr

ình

vận

hành

, xây

dựn

g hệ

th

ống

quan

trắc

2g.0

4.00

-Gi

ải th

ích

Page 33: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 33

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

II

PHẦN

II

- HỆ

THỐ

NG

TỔ

CH

ỨC

VÀ C

Ơ

CHẾ

QUẢ

N LÝ

BẢ

O V

Ệ RỪ

NG

2h

Giá

trị k

inh

tế củ

a ho

ạt

động

lâm

ng

hiệp

địa

ph

ương

2h.0

1

Giá

trị sả

n xu

ất và

tỷ tr

ọng

đóng

góp

của

ngàn

h lâ

m n

g-hi

ệp h

àng

năm

cho

nền

kinh

tế

của

tỉnh

trong

5 n

ăm g

ần đ

ây

2h.0

1.00

-a-

e

II2h

2h.0

2Gi

á tr

ị thu

nhậ

p tr

ung

bình

ng n

ăm từ

hoạ

t độn

g lâ

m

nghi

ệp đ

ịa p

hươn

g2h

.02.

00 -

Giải

thíc

h

II2h

2h.0

3Gi

á tr

ị thu

nhậ

p tr

ung

bình

ng n

ăm tí

nh th

eo đ

ơn v

ị di

ện tí

ch tạ

i địa

phư

ơng

khi

chuy

ển đ

ổi m

ục đ

ích

sử d

ụng

đất t

ự nh

iên

2h.0

3.01

Trồn

g ca

o su

a-e

II2h

2h.0

32h

.03.

02Tr

ồng

cà p

hêa-

e

II2h

2h.0

32h

.03.

03Tr

ồng

sắn

a-e

II2h

2h.0

32h

.03.

04Tr

ồng

lúa

cạn

a-e

II2h

2h.0

32h

.03.

05Tr

ồng

rừng

sản

xuất

a-e

II2h

2h.0

4Xu

hướ

ng th

ay đ

ổi g

iá tr

ị kha

i th

ác lâ

m sả

n củ

a ng

ành

lâm

ng

hiệp

2h.0

4.00

-a-

e

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

III

PHẦN

III

- H

IỆN

TR

ẠNG

M

ÔI

TRƯ

ỜN

G

ĐỊA

PH

ƯƠ

NG

CH

O

RED

D+

3aD

iện

tích,

ph

ân lo

ại v

à ch

ất lư

ợng

tài

nguy

ên rừ

ng

địa

phươ

ng

3a.0

1Th

ống

kê d

iện

tích

rừng

của

tỉn

h3a

.01.

01Tỷ

lệ p

hân

loại

rừng

theo

tính

chấ

t (%

RTN

)a-

e

III3a

3a.0

13a

.01.

02Tỷ

lệ g

iữa

các

loại

rừng

a-e

III3a

3a.0

2Cơ

cấu

rừng

tự n

hiên

phâ

n th

eo c

hất l

ượng

rừng

3a.0

2.00

Tỷ lệ

rừng

già

u, rừ

ng tr

ung

bình

nghè

oGi

ải th

ích

III3b

Phạm

vi v

à xu

hướ

ng

mất

rừng

tại

địa

phươ

ng

3b.0

1Xu

hướ

ng m

ất rừ

ng v

à su

y th

oái r

ừng

tron

g 5

năm

3b.0

1.00

Diệ

n tíc

h rừ

ng b

ị mất

/suy

thoá

i tro

ng th

ời g

ian

5 nă

ma-

e

III3b

3b.0

2Xu

hướ

ng tă

ng tr

ưởng

của

rừ

ng tr

ong

5 nă

m3b

.02.

00Th

ay đ

ổi tỷ

lệ c

he p

hủ rừ

nga-

e

III3b

3b.0

3

Rủi r

o m

ất rừ

ng d

o ch

uyển

đổ

i mục

đíc

h sử

dụn

g ph

ân

theo

các

loại

dự

án

3b.0

3.01

Xây

thủy

điệ

n, h

ồ đậ

pa-

e

III3b

3b.0

33b

.03.

02Kh

ai th

ác k

hoán

g sả

na-

e

III3b

3b.0

33b

.03.

03Tr

ồng

cao

sua-

e

III3b

3b.0

33b

.03.

04Tr

ồng

cà p

hê, c

hèa-

e

III3b

3b.0

33b

.03.

05Tr

ồng

mía

, sắn

cây

kinh

tế k

hác

a-e

III3b

3b.0

33b

.03.

06N

uôi t

rồng

thủy

sản

a-e

III3b

3b.0

33b

.03.

07Xâ

y dự

ng cơ

sở h

ạ tầ

nga-

e

III3b

3b.0

33b

.03.

08Tá

i địn

h cư

/xây

dựn

g kh

u dâ

n cư

a-e

Page 34: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH34

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IIIPH

ẦN

III -

HIỆ

N

TRẠN

G

I TR

ƯỜ

NG

Đ

ỊA

PHƯ

ƠN

G

CHO

RE

DD

+

3c

Hỗ

trợ

thúc

đẩy

ng tá

c tr

ồng

rừng

tạ

i địa

ph

ương

3c.0

1

Tổng

mức

đầu

tư v

à kế

t quả

đạ

t đượ

c đố

i với

diệ

n tíc

h tr

ồng

mới

phục

hồi

rừng

ng n

ăm

3c.0

1.00

Hiệ

u qu

ả củ

a ho

ạt đ

ộng

trồn

g m

ới v

à ph

ục h

ồi rừ

nga-

e

III3d

Mức

độ

dễ b

ị tổ

n th

ương

củ

a rừ

ng

trướ

c tác

độ

ng củ

a ho

ạt đ

ộng

của

con

ngườ

i và

KH

3d.0

1

Mức

độ

dễ b

ị thư

ơng

do c

ác

điều

kiệ

n th

ời ti

ết c

ực đ

oan

3d.0

1.01

Rủi r

o từ

các

vụ

cháy

rừng

a-e

III3d

3d.0

13d

.01.

02N

guy

cơ c

háy

rừng

a-e

III3d

3d.0

13d

.01.

03Rủ

i ro

từ sạ

t lở

đất

a-e

III3d

3d.0

13d

.01.

04Rủ

i ro

từ p

hát n

ương

làm

rẫy

a-e

III3d

3d.0

13d

.01.

05Rủ

i ro

do B

ĐKH

a-e

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IVPH

ẦN

IV -

HIỆ

N

TRẠN

G

KIN

H

TẾ X

à H

ỘI Đ

ỊA

PHƯ

ƠN

G

CHO

RE

DD

+

4a

Dân

số, d

ân

tộc t

hiểu

số

và tì

nh tr

ạng

đói n

ghèo

tại

địa

phươ

ng

4a.0

1Cơ

cấu

dân

số, d

ân cư

của

tỉnh

nói c

hung

đồng

bào

DTT

S4a

.01.

01Tỷ

lệ D

TTS/

tổng

số d

ân đ

ịa p

hươn

ga-

e

IV4a

4a.0

2

Mức

thu

nhập

bìn

h qu

ân

hàng

năm

tính

theo

đầu

ng

ười v

à tỷ

lệ đ

ói n

ghèo

4a.0

2.01

Tỷ lệ

thu

nhập

từ n

ông,

lâm

thủy

sản

so v

ới tổ

ng th

u tr

ung

bình

đầu

ng

ười/t

háng

a-e

IV4a

4a.0

24a

.02.

02Tỷ

lệ n

ghèo

của

tỉnh

a-e

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IVPH

ẦN

IV -

HIỆ

N

TRẠN

G

KIN

H

TẾ X

à H

ỘI Đ

ỊA

PHƯ

ƠN

G

CHO

RE

DD

+

4b

Sinh

kế

và la

o độ

ng tr

ong

lĩnh

vực l

âm

nghi

ệp

4b.0

1Số

lao

động

do

hoạt

độn

g lâ

m n

ghiệ

p tạ

o ra

hàn

g nă

m

trên

địa

bàn

tỉnh

4b.0

1.00

--

IV4b

4b.0

2Q

H kh

u vự

c và

diệ

n tíc

h đấ

t ca

nh tá

c nư

ơng

rẫy

cho

các

hộ g

ia đ

ình

và cộ

ng đ

ồng

4b.0

2.00

-a-

e

IV4b

4b.0

3M

ức th

u nh

ập tr

ung

bình

(m

ức đ

ộ ph

ụ th

uộc

vào

rừng

củ

a ng

ười d

ân đ

ịa p

hươn

g)4b

.03.

00 -

a-e

Page 35: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 35

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IV

PHẦN

IV

- H

IỆN

TR

ẠNG

KI

NH

TẾ

HỘ

I ĐỊA

PH

ƯƠ

NG

CH

O

RED

D+

4c

Quy

ền sử

dụ

ng đ

ất,

tran

h ch

ấp

và g

iải q

uyết

tr

anh

chấp

i ngu

yên

đất/

rừng

4c.0

1

Mức

độ

phổ

biến

của

các

loại

tr

anh

chấp

, khi

ếu n

ại, k

hiếu

ki

ện

4c.0

1.01

Tran

h ch

ấp ra

nh g

iới

a-e

IV4c

4c.0

14c

.01.

02Tr

anh

chấp

quy

ền k

hai t

hác,

sử d

ụng

với c

hủ rừ

ng n

hà n

ước

và tổ

chứ

c ki

nh tế

khá

ca-

e

IV4c

4c.0

14c

.01.

03Tr

anh

chấp

quy

ền k

hai t

hác,

sử d

ụng

giữa

các

nhân

, hộ

gia

đình

cộng

đồn

ga-

e

IV4c

4c.0

14c

.01.

04Kh

iếu

nại g

iá đ

ền b

ù, b

ồi th

ường

khi

thu

hồi đ

ất/r

ừng

hoặc

bị t

hiệt

hại

a-e

IV4c

4c.0

14c

.01.

05Tố

cáo

ngh

i ngờ

tham

nhữ

nga-

e

IV4c

4c.0

2

Khả

năng

giả

i quy

ết c

ác tr

anh

chấp

, khi

ếu n

ại, k

hiếu

kiệ

n

4c.0

2.01

Tran

h ch

ấp ra

nh g

iới

a-e

IV4c

4c.0

24c

.02.

02Tr

anh

chấp

quy

ền k

hai t

hác,

sử d

ụng

với c

hủ rừ

ng n

hà n

ước

và tổ

chứ

c ki

nh tế

khá

ca-

e

IV4c

4c.0

24c

.02.

03Tr

anh

chấp

quy

ền k

hai t

hác,

sử d

ụng

giữa

các

nhân

, hộ

gia

đình

cộng

đồn

ga-

e

IV4c

4c.0

24c

.02.

04Kh

iếu

nại g

iá đ

ền b

ù, b

ồi th

ường

khi

thu

hồi đ

ất/r

ừng

hoặc

bị t

hiệt

hại

a-e

IV4c

4c.0

24c

.02.

05Tố

cáo

ngh

i ngờ

tham

nhữ

nga-

e

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IV

PHẦN

IV

- H

IỆN

TR

ẠNG

KI

NH

TẾ

HỘ

I ĐỊA

PH

ƯƠ

NG

CH

O

RED

D+

4d

Sự th

am g

ia

của

ngườ

i dâ

n, cộ

ng

đồng

chín

h qu

yền

địa

phươ

ng

tron

g Q

LBVR

4d.0

1

Mức

độ

tham

gia

của

ngư

ời

dân

và cộ

ng đ

ồng

địa

phươ

ng

4d.0

1.01

Lập

kế h

oạch

QLB

VR c

ấp x

ãa-

e

IV4d

4d.0

14d

.01.

02Gi

ao đ

ất -

giao

rừng

cho

hộ

gia

đình

cộng

đồn

ga-

e

IV4d

4d.0

14d

.01.

03Gi

ao k

hoán

quả

n lý

, bảo

vệ

rừng

a-e

IV4d

4d.0

14d

.01.

04Th

u hồ

i đất

, do

doan

h ng

hiệp

thuê

rừng

a-e

IV4d

4d.0

14d

.01.

05Ch

i trả

dịc

h vụ

môi

trườ

ng rừ

nga-

e

IV4d

4d.0

14d

.01.

06Tu

ần tr

a bả

o vệ

rừng

tại đ

ịa b

àna-

e

IV4d

4d.0

14d

.01.

07Gi

ám sá

t thự

c th

i phá

p lu

ật Q

LBVR

a-e

IV4d

4d.0

14d

.01.

08PC

CCR

a-e

IV4d

4d.0

14d

.01.

09Cá

c dự

án/

hoạt

độn

g kh

áca-

e

IV4d

4d.0

2M

ức đ

ộ th

am g

ia c

ủa c

hính

qu

yền

địa

phươ

ng tr

ong

công

c qu

ản lý

bảo

vệ

rừng

4d.0

2.01

Lập

kế h

oạch

QLB

VR c

ấp x

ãa-

e

IV4d

4d.0

24d

.02.

02Gi

ao đ

ất -

giao

rừng

cho

hộ

gia

đình

cộng

đồn

ga-

e

IV4d

4d.0

24d

.02.

03Gi

ao k

hoán

quả

n lý

, bảo

vệ

rừng

a-e

Page 36: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH36

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IVPH

ẦN

IV -

HIỆ

N

TRẠN

G

KIN

H

TẾ X

à H

ỘI Đ

ỊA

PHƯ

ƠN

G

CHO

RE

DD

+

4dSự

tham

gia

củ

a ng

ười

dân,

cộng

đồ

ng v

à ch

ính

quyề

n đị

a ph

ương

tr

ong

QLB

VR

4d.0

2

Mức

độ

tham

gia

của

chí

nh

quyề

n đị

a ph

ương

tron

g cô

ng

tác

quản

lý b

ảo v

ệ rừ

ng

4d.0

2.04

Thu

hồi đ

ất, d

o do

anh

nghi

ệp th

uê rừ

nga-

e

IV4d

4d.0

24d

.02.

05Ch

i trả

dịc

h vụ

môi

trườ

ng rừ

nga-

e

IV4d

4d.0

24d

.02.

06Tu

ần tr

a bả

o vệ

rừng

tại đ

ịa b

àna-

e

IV4d

4d.0

24d

.02.

07Gi

ám sá

t thự

c th

i phá

p lu

ật Q

LBVR

a-e

IV4d

4d.0

24d

.02.

08PC

CCR

a-e

IV4d

4d.0

24d

.02.

09Cá

c dự

án/

hoạt

độn

g kh

áca-

e

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IV

PHẦN

IV

- H

IỆN

TR

ẠNG

KI

NH

TẾ

HỘ

I ĐỊA

PH

ƯƠ

NG

CH

O

RED

D+

4e

Vai t

rò củ

a gi

ới v

à m

ức

độ li

ên q

uan

đến

hoạt

độ

ng lâ

m

nghi

ệp

4e.0

1

Chín

h sá

ch h

oặc

quy

định

riê

ng c

ho p

hụ n

ữ th

am g

ia

tron

g cá

c ch

ính

sách

, chư

ơng

trìn

h, d

ự án

lâm

ngh

iệp

thực

hi

ện tạ

i địa

phư

ơng

4e.0

1.00

-a-

e

IV4e

4e.0

2

Vai t

rò v

à sự

tham

gia

của

Hội

ph

ụ nữ

tron

g cá

c ho

ạt đ

ộng

lâm

ngh

iệp

địa

phươ

ng

4e.0

2.01

Lập

kế h

oạch

QLB

VR c

ấp x

ãa-

e

IV4e

4e.0

24e

.02.

02Gi

ao đ

ất -

giao

rừng

cho

hộ

gia

đình

cộng

đồn

ga-

e

IV4e

4e.0

24e

.02.

03Gi

ao k

hoán

quả

n lý

, bảo

vệ

rừng

a-e

IV4e

4e.0

24e

.02.

04Th

u hồ

i đất

, do

doan

h ng

hiệp

thuê

rừng

a-e

IV4e

4e.0

24e

.02.

05Ch

i trả

dịc

h vụ

môi

trườ

ng rừ

nga-

e

IV4e

4e.0

24e

.02.

06Tu

ần tr

a bả

o vệ

rừng

tại đ

ịa b

àna-

e

IV4e

4e.0

24e

.02.

07Gi

ám sá

t thự

c th

i phá

p lu

ật Q

LBVR

a-e

IV4e

4e.0

24e

.02.

08PC

CCR

a-e

IV4e

4e.0

24e

.02.

09Cá

c dự

án/

hoạt

độn

g kh

áca-

e

IV4e

4e.0

3

Vai t

rò c

ủa p

hụ n

ữ tr

ực ti

ếp

tham

gia

hoạ

t độn

g lâ

m

nghi

ệp v

à Q

LBVR

tron

g cá

c cơ

qu

an n

hà n

ước

địa

phươ

ng

4e.0

3.00

- -

Page 37: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Tài liệu hướng dẫn thực hiện 37

PHẦN

Lĩnh

vực

đá

nh g

iáCh

ỉ số

Các t

iêu

chí đ

ánh

giá

Câu

hỏi

Lựa

chọn

tr

ả lờ

i

IVPH

ẦN

IV -

HIỆ

N

TRẠN

G

KIN

H

TẾ X

à H

ỘI Đ

ỊA

PHƯ

ƠN

G

CHO

RE

DD

+

4e

Vai t

rò củ

a gi

ới v

à m

ức

độ li

ên q

uan

đến

hoạt

độ

ng lâ

m

nghi

ệp

4e.0

4Va

i trò

của

phụ

nữ

tron

g tiế

p cậ

n, sử

dụn

g và

tài n

guyê

n rừ

ng v

à đấ

t rừn

g

4e.0

4.02

Ai là

ngư

ời đ

ứng

tên

tron

g sổ

đỏ

a - e

IV4e

4e.0

44e

.04.

04Cơ

hội

tiếp

cận

sử d

ụng

các

sản

phẩm

từ rừ

nga

- e

IV4e

4e.0

5

Mức

độ

tác

động

dự

án v

à ho

ạt đ

ộng

lâm

ngh

iệp

đến

sự

phát

triể

n ph

ụ nữ

nôn

g th

ôn,

miề

n nú

i

4e.0

5.00

-Gi

ải th

ích

IV4e

4e.0

6Cơ

hội

thác

h th

ức n

hằm

ng c

ường

vai

trò

của

phụ

nữ

tron

g ho

ạt đ

ộng

lâm

ngh

iệp

4e.0

6.00

-Gi

ải th

ích

Page 38: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH38

I. Cơ quan tham vấn cấp tỉnh

1.1 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

1.2 Sở Tài nguyên và Môi trường

1.3 Chi cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh

1.4 Chi cục Kiểm lâm tỉnh

1.5 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh

1.6 Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

1.7 Liên Hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh

II. Cơ quan cấp huyện

2.1 Hạt kiểm lâm huyện

2.2 Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện

III Cấp cộng đồng

3.1 Đại diện UBND xã (Chủ tịch, cán bộ địa chính và cán bộ lâm nghiệp xã)

3.2 Các trưởng thôn/bản

3.3Phỏng vấn nhóm: (i) Nhóm quản lý bảo vệ rừng; (ii) Nhóm hộ nghèo; (iii) Nhóm Sinh kế và Biến đổi khí hậu; (iv) Nhóm phụ nữ

3.5 Phỏng vấn hộ gia đình (100 mẫu/xã)

Phụ lục 2: Các cơ quan tham vấn chính

Page 39: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến
Page 40: Tài liệu hướng dẫn thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số môi trường ...nature.org.vn/vn/wp-content/uploads/2015/12/301215_Bo-chi-so-RESI.pdf · ty tư nhân) tiến

Là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường.

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

Địa chỉ: số 24 H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: (04) 3556-4001 – Fax: (04) 3665-8941 Email: [email protected] Website: www.nature.org.vn Trang tin Con người và Thiên nhiên: www.thiennhien.net

Ấn phẩm này được xuất bản với sự hỗ trợ của