Top Banner
153 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nguyễn Hữu Ninh, Phạm Thị Thúy Hương Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường và Phát triển Trịnh Thị Kim Ngọc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại và các hệ sinh thái trên Trái đất trong thế kỷ 21. Chính vì vậy, ứng phó với BĐKH toàn cầu đã trở thành mối quan tâm lớn nhất của loài người thế giới đương đại. Năm 2007 là năm được Liên Hợp Quốc coi là "Năm khí hậu", Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) và các nhà khoa học của Liên Hợp Quốc đã công bố hàng loạt báo cáo xác thực về việc nhiệt độ không khí bề mặt Trái đất đang nóng dần lên và mực nước biển đang dâng cao. Cùng với sức ép tăng dân số, công nghiệp hóa và thương mại toàn cầu ngày càng lớn đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, hoạt động phát triển kinh tế với nhịp độ ngày một cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông lâm nghiệp và sinh hoạt, nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng rộng rãi, đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N 2 O, CH 4 , H 2 S và nhất là CO 2 ), làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng lớn tới môi trường tnhiên và sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Từ những năm 80 ca thế kỷ 20, thế giới đã đưa ra một khái niệm phát triển nhấn mạnh quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo, trên cơ sở tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên để luôn có một môi sinh bền vững cho sự sống con người. Báo cáo Brundtland đã định nghĩa: "Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." (WCED, 1987). Giờ đây, phát triển bền vững đã trở thành khái niệm chìa khóa giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gỡ những bế tắc trong các vấn đề trong phát triển. Để đảm bảo phát triển bền vững, chúng ta cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề BĐKH với tất cả những hệ lụy cực đoan của nó, phải xem tác động từ BĐKH toàn cầu là một nội dung cấu thành quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia để có những biện pháp kịp thời, thích hợp và giảm thiểu những tổn thất nặng nề do BĐKH gây ra. 1. BĐKH TOÀN CẦU TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ DỰ BÁO TRONG NHỮNG THẬP KỶ TỚI BĐKH là hiện tượng nóng lên của bề mặt Trái đất do nồng độ các khí nhà kính (CO 2 , CH 4 , NOx, CFC) trong khí quyển tăng lên, gây ra biến động môi trường và làm dâng cao mực nước biển. Trong vài thập kỷ qua, những hệ lụy cực đoan của BĐKH như: bão lụt, hạn hán, lốc xoáy, sóng thần, băng tan từ hai cực Trái đất và các đỉnh núi cao…, đang ngày một gia tăng với tần suất ngày càng cao ở mọi nơi trên thế giới, đe dọa sự sống của loài người. Nước biển
12

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

Aug 29, 2019

Download

Documents

trinhbao
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

153

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Nguyễn Hữu Ninh, Phạm Thị Thúy Hương

Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi trường và Phát triển

Trịnh Thị Kim Ngọc

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

ĐẶT VẤN ĐỀ

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại và các hệ

sinh thái trên Trái đất trong thế kỷ 21. Chính vì vậy, ứng phó với BĐKH toàn cầu đã trở thành

mối quan tâm lớn nhất của loài người thế giới đương đại. Năm 2007 là năm được Liên Hợp

Quốc coi là "Năm khí hậu", Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) và các nhà

khoa học của Liên Hợp Quốc đã công bố hàng loạt báo cáo xác thực về việc nhiệt độ không

khí bề mặt Trái đất đang nóng dần lên và mực nước biển đang dâng cao. Cùng với sức ép tăng

dân số, công nghiệp hóa và thương mại toàn cầu ngày càng lớn đã làm cạn kiệt nguồn tài

nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, hoạt động phát triển kinh tế với nhịp độ

ngày một cao trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông lâm nghiệp

và sinh hoạt, nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng rộng rãi, đã làm tăng nồng độ các khí gây

hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, H2S và nhất là CO2), làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh

hưởng lớn tới môi trường tự nhiên và sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên toàn

cầu.

Từ những năm 80 của thế kỷ 20, thế giới đã đưa ra một khái niệm phát triển nhấn mạnh quá

trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo, trên cơ sở tôn trọng những quá

trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên để luôn có một

môi sinh bền vững cho sự sống con người. Báo cáo Brundtland đã định nghĩa: "Sự phát triển

có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả

năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." (WCED, 1987). Giờ đây, phát triển bền

vững đã trở thành khái niệm chìa khóa giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng,

giải pháp tháo gỡ những bế tắc trong các vấn đề trong phát triển. Để đảm bảo phát triển bền

vững, chúng ta cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề BĐKH với tất cả những hệ lụy cực đoan của

nó, phải xem tác động từ BĐKH toàn cầu là một nội dung cấu thành quan trọng trong chiến

lược phát triển của mỗi quốc gia để có những biện pháp kịp thời, thích hợp và giảm thiểu

những tổn thất nặng nề do BĐKH gây ra.

1. BĐKH TOÀN CẦU TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ DỰ BÁO TRONG NHỮNG

THẬP KỶ TỚI

BĐKH là hiện tượng nóng lên của bề mặt Trái đất do nồng độ các khí nhà kính (CO2, CH4,

NOx, CFC) trong khí quyển tăng lên, gây ra biến động môi trường và làm dâng cao mực nước

biển. Trong vài thập kỷ qua, những hệ lụy cực đoan của BĐKH như: bão lụt, hạn hán, lốc

xoáy, sóng thần, băng tan từ hai cực Trái đất và các đỉnh núi cao…, đang ngày một gia tăng

với tần suất ngày càng cao ở mọi nơi trên thế giới, đe dọa sự sống của loài người. Nước biển

Page 2: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

154

đang dâng cao sẽ thu hẹp dần diện tích đất cư trú và sản xuất, nhấn chìm nhiều đảo và quần

đảo và BĐKH sẽ làm diệt chủng nhiều loài động – thực vật trên Trái đất…

1.1. Các nguyên nhân chính của BĐKH Trái đất

1.1.1. Sự gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà kính

Giờ đây, không ai trong chúng ta còn hoài nghi về những nguyên nhân của BĐKH. Nhiều

nghiên cứu gần đây đã khẳng định rằng, nguyên nhân chính của BĐKH là do sự gia tăng của

khí nhà kính trong bầu khí quyển (66% là khí CO2) do các hoạt động kinh tế của con người.

Tất cả các hoạt động này làm tăng nồng độ các loại khí gây hiệu ứng nhà kính (CO2, N2O,

NO, CH4, H2S bụi và hơi nước). Nồng độ CO2 trong khí quyển hiện nay đã cao hơn 30-35%

so với nồng độ tự nhiên (khoảng 10.000 năm trước).

Khí quyển được xem như là một nhà kính khổng lồ, trong đó nhờ hấp thụ nhiệt từ Mặt trời và

nhận nhiệt lượng từ chính lòng đất tỏa ra, Trái đất luôn được sưởi nóng. Sự có mặt của một

hàm lượng khí CO2

cần thiết trong bầu khí quyển vốn là tấm áo giáp ngăn chặn bức xạ hồng

ngoại từ Trái đất thoát ra ngoài vũ trụ mênh mông lạnh lẽo; thiếu nó thì mặt đất sẽ không có

được một nhiệt độ điều hòa, thuận lợi cho sự sống. Số liệu khoa học quan trắc trong vài thế kỷ

đã cho thấy, trước khi có cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2

trong khí quyển luôn

dao động ở mức 280 phần triệu (ppm). Từ đầu thế kỷ 19 đến nay, hàm lượng khí này liên tục

tăng đến 360 (ppm) và trong 40 năm qua, trung bình cứ sau mỗi thập kỷ, hàm lượng CO2

trong khí quyển lại tăng 4%. Khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng cao, một phần nhiệt độ

trong lòng đất tỏa ra gặp “tấm áo chắn” của khí CO2 sẽ hấp thụ trở lại, làm nhiệt độ bề mặt

Trái đất gia tăng (Jane Genovese, 2009).

Việc nhiệt độ Trái đất nóng lên trong vòng 200 năm qua là do sự gia tăng phát thải của các

khí gây hiệu ứng nhà kính, phần lớn là từ các hoạt động kinh tế-xã hội của con người: từ quá

trình đốt các nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng, phục vụ sản xuất và giao thông đi lại,

đến các quá trình công nghiệp hóa đều phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính. Trên thực tế,

mỗi quốc gia, mỗi châu lục trên thế giới đều có “mức đóng góp” khác nhau vào việc gia tăng

lượng phát thải khí nhà kính trong bầu khí quyển, tuy nhiên, phải tính đến hoạt động kinh tế

của các nước phát triển. Mặc dù chỉ chiếm 13% dân số thế giới, song lượng khí CO2 của họ

phát thải ra chiếm tới gần một nửa lượng khí này trong bầu khí quyển. Riêng Vương quốc

Anh, với dân số 60 triệu người, phát thải nhiều CO2 hơn các nước Ai Cập, Nigiêria, Pakistan

và Việt Nam gộp lại (với tổng số dân là 472 triệu người). Các nước châu Phi và Cận Sahara

(với khoảng 11% dân số thế giới) là những nơi có lượng phát thải thấp nhất, chỉ chiếm 2%

lượng phát thải của toàn cầu và nhóm các nước có thu nhập thấp (với 1/3 dân số thế giới –

trên 2 tỷ người), nhưng chỉ chiếm 7% lượng phát thải chung. Về sự phát thải khí nhà kính,

đáng ngại hơn là sự tăng trưởng với tốc độ cao của Trung Quốc và Ấn Độ, là hai nước đông

dân nhất thế giới và cũng đang là sự hội tụ ở mức độ lớn lượng phát thải ra bầu khí khí quyển.

Trong tương lai, dự báo có khả năng Trung Quốc sẽ trở thành một ống khói khổng lồ – nơi

phát thải lớn nhất khí nhà kính.

1.1.2. Diện tích rừng trên thế giới ngày càng bị thu hẹp

Do phần lớn đất rừng thích hợp cho việc canh tác nông nghiệp và chăn nuôi, nạn phá rừng đã

trở nên ngày càng nghiêm trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng

Page 3: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

155

nguồn phát thải cacbon. Theo IPCC (2007b), lượng cacbon bắt nguồn từ chặt phá rừng chiếm

từ 11 đến 28% tổng lượng phát thải.

Theo dự báo, nếu rừng cứ bị hủy diệt với tốc độ hiện nay, thì trong vòng 100 năm nữa, trên

Trái đất sẽ không còn rừng nữa, nguy cơ nhất là các nước nhiệt đới, nếu không có chiến lược

trồng và bảo vệ, rừng chỉ còn tồn tại trong vài thập kỷ. Đông Nam Á, Mỹ Latinh, Trung Mỹ

và châu Phi là những nơi rừng bị phá hoại nghiêm trọng nhất. Thêm vào đó, rừng còn bị huỷ

diệt do những trận mưa axit do ô nhiễm môi trường. Từ năm 1990 đến 2005, quỹ rừng toàn

cầu đang bị thu hẹp sẽ làm tăng thêm 4 tỷ tấn CO2 phát thải vào khí quyển của Trái đất mỗi

năm.

1.2. Tình hình biến đổi khí hậu Trái đất trong hơn 100 năm qua và dự báo xu

hướng trong những thập kỷ tới

1.2.1. Hiện tượng Trái đất đang nóng dần lên

Theo báo cáo của IPCC (2007a), nhiệt độ của Trái đất tăng trung bình 0,8oC so với năm 1850

và dự đoán có thể tăng thêm đến 1,4-6,4oC vào năm 2100, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50

năm gần đây gấp gần hai lần so với 50 năm trước đó.

1.2.2. Các núi băng khổng lồ ở hai cực, ở các dãy núi cao đang tan nhanh

Nhiệt độ toàn cầu tăng làm các tảng băng khổng lồ ở hai cực, ở các dãy núi cao, đã và còn sẽ

tan nhanh và làm mực nước biển dâng cao. Diện tích vùng băng giá Bắc bán cầu giảm khoảng

từ 10-15% kể từ những năm 1950 và băng có thể không còn vào năm 2030. Trong thời kỳ

1961-2003, trung bình mỗi năm, mực nước biển dâng 1,8 mm và lên đến 3,1 mm trong giai

đoạn 1993-2003. Nước biển có thể còn dâng cao ít nhất khoảng 0,7-1,5 m trong 100 năm tới.

1.2.3. Lượng mưa trung bình tăng nhưng không đều

Lượng mưa tăng khoảng 5-10%, nhưng không đều trong vòng 100 năm qua (từ 1900-2005),

nhiều vùng mưa quá nhiều, nhưng nhiều vùng trở nên khô hạn hơn. Lượng mưa tăng nhanh ở

phía Bắc vĩ độ 30o

Bắc, nhưng lại có xu hướng giảm, kể từ năm 1970 ở vùng nhiệt đới. Lượng

mưa ở khu vực từ 10 đến 30o

Bắc tăng lên từ năm 1900 đến 1950 và giảm trong thời kỳ sau

đó.

1.2.4. Gia tăng các hiện tượng cực đoan về khí hậu về cả cường độ và tần số

Theo dự kiến thì các hiện tượng cực đoan về khí hậu như: bão tố, lụt lội và hạn hán sẽ gia

tăng khó lường về tần số, cường độ, không gian và thời gian. Hạn hán sẽ xuất hiện thường

xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới kể từ năm 1970. Hoạt động của xoáy thuận nhiệt

đới, nhất là các cơn bão mạnh gia tăng đáng kể từ năm 1970 đến nay và ngày càng xuất hiện

với tần số cao hơn các cơn bão có quỹ đạo bất thường.

1.2.5. Hiện tượng El-Nino

El-Nino là hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển và vành đai xích đạo rộng lớn dài

gần 10.000 km, từ bờ biển Pêru đến khu vực giữa Thái Bình Dương. El-Nino gắn với một quá

trình tương tác khí quyển đại dương – dao động Nam bán cầu và được gọi chung là ENSO.

Đây là sự biến đổi trong chế độ hoàn lưu khí quyển quy mô lớn trên cả lục địa và đại dương

cùng với các chu trình sinh địa hóa khác, dẫn đến sự thay đổi về cả số lượng và cường độ hiện

Page 4: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

156

tượng El-Nino. Hiện tượng El-Nino thường lặp lại với chu kỳ từ 5 đến 7 năm, chu kỳ ngắn

hơn là 2 đến 3 năm.

El-Nino cũng chính là nguyên nhân của nhiều thiên tai bất thường trên thế giới như: mưa lớn,

bão, lũ, tuyết rơi ở vùng này, hạn hán, cháy rừng ở vùng khác, gây thiệt hại lớn về người và

tài sản của mọi quốc gia trên thế giới.

1.3. Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia đang phải chịu những hậu quả nghiêm

trọng nhất của BĐKH và Việt Nam đã chứng kiến những thảm họa nghiêm trọng: bão lụt, lũ

quét và hạn hán, trong khi những tranh luận về BĐKH vẫn đang diễn ra gay gắt. Dọc theo

duyên hải Biển Đông với 3.260 km bờ biển, nằm trong trung tâm bão vùng Tây – Bắc Thái

Bình Dương, Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu nhiều loại thiên tai do BĐKH gây ra.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) thì nhiệt độ trung bình ở nước ta trong 50 năm qua

(1951-2000) đã tăng khoảng 0,7oC. Mặc dù vậy, miền Bắc nước ta lại phải trải qua nhiều đợt

rét đậm, rét hại kéo dài. Số cơn bão có cường độ và sức tàn phá lớn trở nên nhiều hơn. Trung

bình mỗi năm nước ta phải chịu từ 7-10 trận bão và áp thấp nhiệt đới. Riêng ở miền Trung (từ

1995 đến 1999), có năm đã phải chịu tới 13 cơn bão, 5 áp thấp nhiệt đới, kéo theo ngập lụt và

lũ quét ở nhiều nơi, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Những năm vừa qua cũng chứng kiến nhiều hiện tượng thiên nhiên bất thường, khó dự báo.

Mưa đá và lốc kèm gió mạnh kéo dài xảy ra tại nhiều tỉnh và thành phố, phá sập nhiều nhà

cửa, cầu cống, công trình hạ tầng cơ sở cũng như tàn phá mùa màng. Một số sông, hồ lâm vào

tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Mùa khô năm 2005-2006, lượng dòng chảy trên các sông

suối và lượng nước đến các hồ chứa ở khu vực Bắc Bộ xuống rất thấp và có những thời điểm

mực nước hạ lưu sông Hồng đã xuống mức thấp nhất trong vòng 100 năm trở lại đây.

Lượng mưa trên từng địa điểm và xu thế biến đổi của lượng mưa trong 9 thập kỷ qua (1911-

2000) không rõ rệt, xu thế biến đổi lượng mưa cũng rất khác nhau tại các khu vực, vùng miền.

Dù tổng lượng mưa có thể ít thay đổi, nhưng thời điểm mưa đã thay đổi, mùa khô kéo dài

hơn, mùa mưa nhiều mưa hơn, khiến cho cả hạn hán và lũ lụt đều có chiều hướng tăng lên.

Trong 3 tháng cuối năm 2007, lượng mưa ở Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên vượt từ 100-150%

so với trung bình nhiều năm qua, đã gây ra sáu trận lụt liên tiếp chưa từng có ở khu vực này,

gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Và ngay tại Hà Nội, “nạn hồng thủy” đã xảy ra

vào cuối tháng 10 năm 2008, là một minh chứng cho những biến động khó lường của thời tiết.

Hạn hán ở nước ta cũng có xu hướng mở rộng ở hầu hết các vùng, dẫn đến gia tăng hiện

tượng hoang mạc hóa. Hiện tượng El-Nino và La-Nina diễn ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng

hơn ở các vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chúng ta nhận thấy, BĐKH đã thực sự ảnh

hưởng tới Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên. Mực nước biển đã tăng lên khoảng 20 cm

trong khoảng 50 năm qua, mặc dù các dự báo về mức nước biển dâng có thể còn khác nhau

trong nhiều kịch bản. Tuy nhiên, với tốc độ như hiện nay, ở nhiều khu vực tại đồng bằng sông

Hồng và sông Cửu Long, nơi tập trung nhiều cơ sở kinh tế và công trình văn hóa của đất

nước, có thể nhiều diện tích đất đai màu mỡ và hàng triệu nhà cửa của dân sẽ bị ảnh hưởng.

Page 5: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

157

2. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TOÀN CẦU ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN MỌI MẶT VỀ KINH

TẾ-XÃ HỘI

BĐKH đang là một hiểm họa nghiêm trọng đối với toàn thể nhân loại, nhất là những người

nghèo, những người không gây ra BĐKH nhưng lại là đối tượng đầu tiên phải chịu những

thiệt hại nghiêm trọng nhất do BĐKH gây ra. BĐKH tác động tới môi trường toàn cầu nhưng

rõ rệt nhất là tới đời sống dân cư, hủy hoại sản xuất nông nghiệp và làm suy thoái đa dạng

sinh học (ĐDSH) và tài nguyên nước.

Theo Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC thì các hiện tượng thời tiết cực đoan đang có

khuynh hướng tăng lên một cách đáng kể về cả cường độ và tần suất, ảnh hưởng nghiêm trọng

đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

2.1. Về mặt kinh tế

Ở nước ta, mức thiệt hại về kinh tế do bão lụt ở thập kỷ này đang gia tăng nhanh chóng.

Trong những năm 1990, thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra mỗi năm ước tính tương đương

2% GDP. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong việc khắc phục những hậu quả của BĐKH,

song trong thập niên cuối này, Việt Nam đã phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề do thiên

tai gây ra. Năm 2006, ước tính làm 140 nghìn ha lúa bị ngập, trong đó có hơn 21 nghìn ha mất

trắng; 122 nghìn ha hoa màu bị ngập, gần 10 ha nuôi trồng thuỷ sản bị hư hại; hơn 2 nghìn tàu

thuyền bị chìm, hỏng; gần 1,1 triệu m3 đất đá công trình bị sạt lở, bồi lấp. Tổng thiệt hại do

bão lũ lên tới 1,2 tỷ đô la Mỹ. Thậm chí, chỉ một cơn bão đã làm thiệt hại bằng tổng thiệt hại

tất cả các trận bão vào năm 1996 cộng lại. Đặc biệt là người dân miền Trung, với biên độ và

cường độ gia tăng bất thường của những cơn bão nhiệt đới, gây nên những trận mưa lớn và

ngày càng khốc liệt hơn, thì người dân ở đây đã, đang và sẽ còn là những người phải chịu hậu

quả khốc liệt nhất của thiên tai trong những năm tới.

2.1.1. Tác động đến sản xuất nông nghiệp

BĐKH đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp, gồm thủy lợi, trồng trọt và chăn

nuôi, làm giảm chất lượng của lúa gạo, lúa mì, khoai tây, thịt các loại, cũng như sữa cùng các

loại thực phẩm khác trên bàn ăn của các gia đình. Sự ấm lên toàn cầu đã gây ra căng thẳng về

nước ở nhiều khu vực trên thế giới, làm cho những vùng này trở thành môi trường thuận lợi

cho muỗi, ruồi, bọ chét phát triển, gây ra các bệnh dịch tác động đến gia súc, đời sống thực

vật, các giống cây trồng nông nghiệp thiết yếu như lúa gạo. Điều này cảnh báo rằng trong

tương lai, hàng tỷ người nghèo trên thế giới, dù là ở các nước sản xuất hay tiêu thụ, sẽ phải

chịu gánh nặng về lương thực thực phẩm. Năm 2009, thế giới đã chứng kiến lần đầu tiên số

người đói ăn lên tới 1 tỷ người.

BĐKH gây tổn thất về ĐDSH sẽ dẫn đến sự suy giảm trong hệ thống kinh tế khi mất đi các

giá trị về tài nguyên thiên nhiên, như: hiện tượng sa mạc hóa do thiếu nước, suy thoái đất, đất

bị rửa trôi sạt lở. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tới năm 2100, các nước Đông

Nam Á sẽ bị thiệt hại do BĐKH khoảng 6,7% GDP mỗi năm, nhiều gấp hai lần so với thiệt

hại trung bình toàn thế giới (Ancha Srivinasa, 2009). Hơn nữa, đó còn là nguyên nhân gây ra

nhiều căn bệnh mới cho con người.

Page 6: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

158

Đối với Việt Nam, là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tới gần 70% dân số sống ở các

vùng nông thôn và sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, xuất khẩu gạo của Việt

Nam đứng thứ 2 trên thế giới cho thấy vai trò rất lớn của nông nghiệp, nhưng lĩnh vực này lại

đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH. Hai vựa lúa lớn nhất là đồng bằng sông Hồng và

sông Mê Kông là những vùng đất thấp trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH

khi mực nước biển dâng cao và chu trình thủy văn thay đổi. Nhiều diện tích đất có thể bị nhấn

chìm.

Những tổn thất nặng nề trong nông nghiệp đang gia tăng do hạn hán dưới tác động của hiện

tượng El-Nino, đang cướp đi cuộc sống no đủ của người dân miền Trung – Tây Nguyên. Theo

thống kê của Cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT, trong vòng 46 năm qua (1960-2006), Việt Nam

có tới 34 năm có hạn hán (chiếm 74% quỹ thời gian). Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình

trạng này càng thêm khốc liệt hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của thời tiết, khí

hậu ngày càng phức tạp, nhu cầu nước tăng nhanh do dân số tăng và để phát triển kinh tế, mở

rộng nguồn năng lượng. Khi có El-Nino, thời tiết có thể sẽ ấm hơn, tuy nhiên nó đặc biệt nguy

hiểm là ngoài việc gây hạn hán liên tục và kéo dài, làm giảm đến 20-25% lượng mưa ở miền

Trung – Tây Nguyên, gây ra hạn hán phổ biến và kéo dài, đã tước đoạt công sức lao động và

bát cơm của người dân nơi đây.

Trong 10 năm qua, tác động của El-Nino đã gây thiệt hại tới chục nghìn tỷ đồng: Trường hợp

El-Nino 1997-1998 diễn ra ở hầu khắp đất nước do mùa mưa năm 1997 kết thúc sớm 1 tháng,

lượng mưa 6 tháng đầu năm chỉ đạt 30-70% trung bình nhiều năm, có nơi 2-3 tháng không

mưa; nhiều đợt nắng nóng kéo dài, sông suối khô cạn. Lúa đông xuân hạn 253.988 ha, trong

đó mất trắng 30.739 ha; lúa hè thu hạn 359.821 ha, mất trắng 68.590 ha; ngay lúa mùa hạn

có 153.072 ha cũng mất trắng 22.689 ha. Cây công nghiệp và cây ăn quả hạn 236.413 ha,

chết khô 50.917 ha. Thời gian đó có tới 3,1 triệu người thiếu nước sinh hoạt. Tổng giá trị thiệt

hại tới 5.000 tỷ đồng. Riêng năm 2002, El-Nino đã gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp tới

2.060 tỷ đồng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2007).

Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ phía

Bắc. Vào những năm 2070, cây nhiệt đới ở vùng núi có thể sinh trưởng lên cao hơn 100-550

m và tiến xa hơn về phía Bắc so với hiện nay. BĐKH dẫn đến dao động thất thường về cường

độ mưa, ngập úng và hạn hán đối với cây trồng, đồng thời một phần lớn diện tích canh tác

nông nghiệp ở đồng bằng sông Mê Kông bị nhiễm mặn trong những thập kỷ tới.

Các yếu tố khí hậu biến đổi cũng gây ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi. Bởi sức khỏe của vật nuôi

cũng như mọi sinh vật khác đều chịu nhiều tác động từ các yếu tố môi trường như: độ ẩm

không khí, nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió, lượng bốc hơi nước, lượng mưa, số ngày mưa

trong năm…, nhất là đối với vật nuôi quy mô hộ gia đình, chưa có thiết bị chống nóng, chống

rét, dễ phát sinh ra nhiều dịch bệnh trong gia súc, gia cầm, gây thiệt hại lớn cho bà con nông

dân nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

2.1.2. Tác động đến lâm nghiệp, cân bằng hệ sinh thái và đa dạng sinh học

BĐKH với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa và nước biển dâng, ảnh hưởng đến thảm thực

vật rừng và hệ sinh thái (HST) rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Phân bố ranh giới các

kiểu rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển. Chỉ số tăng trưởng sinh

Page 7: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

159

khối của cây rừng giảm đi. Nguy cơ tuyệt chủng của động vật và thực vật gia tăng. Nhiệt độ

và mức độ khô hạn gia tăng, làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh phá

hoại cây rừng. Hiện nay, các HST đang bị tác động và khai thác quá mức, tốc độ diệt chủng

của các loài ngày một tăng. Trên thế giới mỗi ngày qua đi, HST sẽ mất đi từ 40-140 loài và vô

số loài bị tiêu diệt, xu hướng đó sẽ còn gia tăng tới 25% vào năm 2050. Riêng rừng nhiệt đới

khi bị phá hủy thì mỗi năm đã có khoảng 27.000 loài bị tiêu diệt. Hậu quả suy thoái ĐDSH sẽ

làm mất đi các chức năng của HST như điều hòa nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải

làm sạch môi trường.

2.1.3. Tác động đến lĩnh vực thủy sản và bảo tồn ĐDSH biển

Tác động của BĐKH đối với ngành thủy sản phụ thuộc vào sự phức tạp của chuỗi thức ăn đại

dương, nơi có thể sẽ bị rối loạn khi khí hậu thay đổi. Khi nhiệt độ môi trường tăng sẽ làm thay

đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều hệ sinh thái: các loài nhiệt đới sẽ

giảm đi trong các HST ven biển và có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn

trong các HST trên cạn, các loài ôn đới sẽ giảm đi, cấu trúc chuỗi thức ăn cũng thay đổi. Sự

thay đổi trong tương lai của đại dương như: mực nước biển, nhiệt độ nước biển, độ mặn, tốc

độ và hướng gió, bề dày của lớp trầm tích sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh vật sống trong đó, ảnh

hưởng đến nơi sinh sống, khả năng cung cấp thức ăn cho cá. BĐKH khiến cho môi trường

sống của sinh vật biển bị thay đổi, làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của các loài

hải sản.

BĐKH còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa (hồ, ao, sông, suối...) qua sự thay đổi nhiệt độ

nước và mực nước, làm thay đổi lớn tới thời tiết (chế độ mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, El-

Nino…), tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và thời gian của những trận lũ và hạn hán lớn sẽ

làm giảm sản lượng sinh học bao gồm cả các cây trồng nông, công và lâm nghiệp và sự diệt

vong của nhiều loài động, thực vật bản địa, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Bão,

sóng nhiệt, lũ lụt, hỏa hoạn và những thay đổi điều kiện sinh thái khác sẽ dẫn tới các thảm họa

chết người, ốm đau, thương tích, suy dinh dưỡng và các bệnh dịch mới, nhất là các bệnh do

vectơ truyền có tỷ lệ tử vong cao (Trương Quang Học và Trần Đức Hinh, 2008).

BĐKH còn có thể ảnh hưởng tới an ninh môi trường nói riêng, an ninh quốc gia nói chung do

nảy sinh những mâu thuẫn trong sử dụng chung nguồn nước (Việt Nam có hơn 60% tổng

lượng nước là từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào), do nguy cơ tị nạn khí hậu vì mất nơi ở hoặc

bệnh tật và nghèo đói và những vấn đề an ninh sinh thái do sự nhiễu loạn các HST, sự xâm

lấn của các sinh vật lạ, sinh vật biến đổi gen...

Bên cạnh đó, các cơn bão lũ lớn trong mùa mưa, sự thiếu nước trầm trọng và dài hơn vào mùa

khô sẽ dẫn đến nhiễm mặn sâu hơn, ô nhiễm môi trường, suy thoái đất và làm mất đi các loài

vật hoang dã. Ngoài ra, bão lũ còn có thể gây ra phá sản hàng chục ngàn các hộ nuôi trồng

thủy sản và nông nghiệp trong vùng.

Trong thập kỷ vừa qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã tăng lên không

ngừng. Tuy nhiên, BĐKH đang ngày càng tác động đến các hệ sinh thái biển, làm giảm nguồn

lợi cá biển. Hiện tượng san hô chết hàng loạt trong những năm qua do một số nguyên nhân,

trong đó có nguyên nhân do nhiệt độ ở các vùng biển đã tăng lên. Mặt khác, BĐKH cũng

đang tác động đến nuôi trồng thủy sản, trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá

Page 8: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

160

trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài thủy-hải sản nói riêng. Ở các

tỉnh miền Trung Việt Nam, hiện tượng nắng nóng đã làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá mức

chịu đựng của nhiều loài sinh vật. Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loài

dịch bệnh. Những loại dịch bệnh này thường xảy ra và lan truyền rất nhanh, cho nên mức độ

rủi ro rất cao.

2.2. Con người và an toàn xã hội

2.2.1. BĐKH gây nên những thảm họa thiên tai, đe dọa cuộc sống và tính mạng của con

người

Chưa bao giờ vấn đề an ninh con người lại bị đe dọa nghiêm trọng và đa diện như hiện nay,

khi trước những nguy cơ của BĐKH. Trên thực tế, chúng ta đang phải chứng kiến những

thảm họa nghiêm trọng của thiên tai đang có xu hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng

hơn trong mấy thập kỷ qua, đã cướp đi cả hàng triệu sinh mệnh. Ông Achim Steiner, Giám

đốc Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc đã nhận định: “Biến đổi khí hậu đã trở

thành kẻ hủy diệt thứ năm đối với con người, sau chiến tranh, đói nghèo, dịch hạch và cái

chết”. Chỉ tính trong hai thập kỷ qua, thế giới đã có trên 3 triệu người chết, hàng trăm nghìn

người bị thương tật do thiên tai, cuộc sống của 200 triệu người bị ảnh hưởng do BĐKH. Số

nạn nhân của lũ lụt do ảnh hưởng BĐKH cũng tăng lên đáng kể, trong 5 năm 1983-1987 là 31

triệu người, tăng lên đến 130 triệu người trong 5 năm của thập kỷ sau 1993-1997. Riêng cơn

bão Mitch (1999) ở Trung Mỹ đã làm chết 11.000 người. Tại hai bang ven biển phía Nam của

Hoa Kỳ, cơn bão Katrina (2005) đã làm chết hơn 1.800 người và gây tổn thất lên tới 300 tỷ đô

la Mỹ. Thiệt hại về người và của do thay đổi thời tiết và lũ lụt đã tăng gấp 10 lần trong vòng

50 năm qua (WWC, 2003; Hotz, 2006). Dự báo 50 năm sau, thiên tai sẽ tăng gấp 4 lần và số

người chịu ảnh hưởng có thể lên tới 2 tỷ người (Trịnh Thị Kim Ngọc, 2008).

Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, những tổn thất về người và của

trong những năm qua là vô cùng lớn. Riêng 2 trận lũ được coi là tồi tệ nhất ở ĐBSCL xảy ra

vào 2 năm 2000 và 2001 đã cướp đi 884 người, đa số trong đó là trẻ em. Lũ lụt phá hủy tổng

cộng 1.250.000 ngôi nhà và lớp học, nhiều cầu cống và đường sá (MONRE, 2003). Năm

2005, cơn bão Damrey (bão số 7) đã làm khoảng 70 người thiệt mạng, thiệt hại kinh tế gần

3.400 tỷ đồng (tương đương khoảng 212,5 triệu đô la Mỹ). Theo số liệu của Ban Chỉ đạo

Phòng chống Lụt Bão Trung ương, trong năm 2006, thiên tai đã làm 339 thiệt mạng, 274

người mất tích, 2.065 người bị thương, 75 nghìn ngôi nhà bị đổ và nước cuốn đi. Năm 2009,

chỉ riêng cơn bão Kasena đã làm chết và mất tích hàng trăm người với thiệt hại lên tới gần 1

tỷ đô la Mỹ.

2.2.2. BĐKH có thể dẫn đến bất ổn về chính trị và xung đột gia tăng

Bên cạnh những tác động về mặt kinh tế, BĐKH toàn cầu có thể dẫn tới nguy cơ gia tăng sự

bất ổn về chính trị, các cuộc xung đột vũ trang và suy giảm dân số. Những nghiên cứu mới

đây nhất của IPCC đã phác thảo một viễn cảnh kinh hoàng về cuộc sống nhân loại, khi xung

đột và tranh giành nguồn tài nguyên và đất sống sẽ trở nên khốc liệt hơn do BĐKH toàn cầu.

Đây là lời cảnh báo đã được đưa ra trong một báo cáo của EU và được thảo luận tại cuộc họp

thượng đỉnh của nhóm này tại Bruxen (Bỉ) vào ngày 13/3/2008.

Page 9: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

161

Đặc biệt, giới lãnh đạo châu Âu quan ngại về hậu quả của BĐKH ở Bắc Cực, luôn “ẩn chứa

những hậu quả tiềm tàng đối với an ninh châu Âu”, khi mà băng tan nhanh ở hai đỉnh cực sẽ

mở ra một miền đất mới với những tuyến đường giao thương quốc tế và việc tiếp cận thuận

lợi hơn với các nguồn tài nguyên vùng cực, tạo ra những thay đổi về tình hình địa chính trị

khu vực. Hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 4/2008 ở Bucarest đã bàn đến việc sử dụng

NATO như một công cụ bảo đảm cho an ninh năng lượng châu Âu.

Nghiên cứu lịch sử nhân loại giai đoạn 1400-1900, các nhà khoa học của Viện Kỹ nghệ

Georgia (Mỹ) đã nhận định rằng: BĐKH (dù lạnh đi hay ấm lên) thường ảnh hưởng đến số

lượng và chất lượng nước ngọt, độ màu mỡ của đất đai và thời hạn của các vụ mùa. Khi sản

xuất nông nghiệp suy giảm, con người sẽ có ít lương thực, thực phẩm và nước uống hơn, tình

trạng này sẽ dẫn đến bùng nổ các cuộc xung đột, nổi loạn và chiến tranh... Thực tế lịch sử

cho thấy, tại những năm lạnh nhất là 1450, 1650 và 1820, số các cuộc chiến tranh, bạo lực và

nội chiến tăng lên rõ rệt. Trong những thế kỷ băng giá, các cuộc chiến tranh và xung đột tăng

gấp đôi so với một thế kỷ tương đối ấm như thế kỷ 19. Vì vậy, việc quan ngại rằng kịch bản

tương tự có thể lặp lại trong tương lai, khi nhiệt độ Trái đất không ngừng tăng thêm, là có cơ

sở từ bài học của quá khứ.

Thêm vào đó, sự gia tăng dân số cộng với việc mất dần đất đai do quá trình sa mạc hóa, sự

xuất hiện của những đợt hạn hán kéo dài hơn và thảm khốc hơn ảnh hưởng tiêu cực đến an

ninh lương thực, thực phẩm và nước uống, đã và đang giữ vai trò hết sức quan trọng trong các

cuộc xung đột. Và những hệ lụy tất yếu như nạn đói, bệnh dịch khiến suy giảm dân số sẽ dễ

xảy ra.

2.2.3. BĐKH còn là nguyên nhân gây nên các biến động về di dân

Trước những nguy cơ của việc mất đất, mất nhà cửa, suy giảm sản xuất nông nghiệp và nghèo

đói do BĐKH, thì xu hướng di dân tự do đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Giờ đây, tị

nạn môi trường không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế-xã hội, mà có thể còn là vấn đề liên

quan đến an ninh chính trị. Di dân thường dễ dẫn đến việc xung đột tranh chấp đất đai và các

nguồn tài nguyên với những cư dân địa phương và biến động di dân gia tăng sẽ rất phức tạp

về mặt chính trị bởi rất khó kiểm soát và trở thành vấn đề an ninh xã hội xuyên quốc gia.

2.2.4. BĐKH là nguy cơ gây suy thoái môi trường, suy giảm ĐDSH và hệ sinh thái, sẽ là

nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh mới cho con người

Chỉ từ 1976 đến nay, đã có hơn 30 bệnh lạ nguy hiểm xuất hiện trên thế giới, trong đó có các

bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm lan truyền từ động vật như: SARS, cúm gia cầm H5N1,

bệnh lợn tai xanh và HIV/AIDS, viêm não mủ, ung thư.... không nhỏ và làm suy giảm chất

lượng dân số trên toàn cầu.

Theo dự đoán, đến năm 2080, sẽ có thêm khoảng 1,8 tỷ người phải đối mặt với sự khan hiếm

nước, 332 triệu người sống ở vùng ven biển và đất trũng sẽ bị mất nhà cửa và ngập lụt,

khoảng 600 triệu người nữa sẽ phải đối mặt với nạn suy dinh dưỡng do nguy cơ năng suất

nông nghiệp giảm, thêm khoảng 400 triệu người phải đối mặt với nguy cơ bị sốt rét... (Trịnh

Thị Kim Ngọc, 2009).

Page 10: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

162

2.2.5. BĐKH làm suy thoái tài nguyên nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người

dân và hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế

Đặc thù của sông ngòi nước ta là có khoảng 2/3 tổng lượng nước là từ bên ngoài lãnh thổ chảy

vào. Việc sử dụng nước phía thượng nguồn, việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện

của các quốc gia trên thượng nguồn các sông lớn (sông Hồng, sông Mê Kông) sẽ là một khó

khăn rất lớn cho chúng ta trong sử dụng nguồn nước và bảo vệ môi trường. BĐKH có thể trở

thành nguy cơ làm tăng các bất đồng và xung đột giữa các quốc gia dùng chung nguồn nước,

trong khi nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên.

3. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TRONG ỨNG PHÓ VÀ THÍCH NGHI

VỚI BĐKH NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Một số thách thức của Việt Nam đang gặp phải đối với BĐKH là:

a) Mặc dù thời gian qua các phương tiện thông tin đại chúng đã liên tục đề cập đến BĐKH

như một trong những vấn đề cấp bách nhất của thời cuộc, cho đến nay, nhận thức về BĐKH

của cộng đồng dân cư ở nước ta còn chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc, đặc biệt ở cấp độ những

người hoạch định chính sách. Nhiều người dân ở ngay trên ĐBSCL còn bình chân rằng: “Khi

nước ngập chúng tôi không còn nữa”. Nhiều người dân còn chưa thấy hết mối nguy cơ

nghiêm trọng của BĐKH, đang đe dọa sự phồn thịnh chung của nhân loại, thậm chí còn hiểu

sai về bản chất của “BĐKH”, coi đó chủ yếu chỉ là vấn đề của môi trường.

b) Mặc dù Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đã ban hành, nhưng sự hiểu

biết cần thiết về thích ứng với BĐKH tại các cơ quan/ban ngành và ở các nhà hoạch định

chính sách cũng chưa thực sự đầy đủ. Ứng phó với BĐKH không chỉ tập trung vào việc giảm

sự phát thải khí nhà kính, mà công tác thích ứng với BĐKH còn quan trọng hơn. Có thể coi

thích ứng với BBĐKH là nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược, vừa trước mặt, vừa lâu

dài (Nguyen Huu Ninh et al., 2008).

Thích ứng với BĐKH đòi hỏi sự đánh giá về các công nghệ và biện pháp khác nhau nhằm

phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế hậu quả,

nhanh chóng tạo ra sự thích ứng và phục hồi một cách có hiệu quả sau những tác động không

mong muốn, mặt khác cần tận dụng những tác động tích cực của BĐKH để dành lợi thế cho

phát triển.

Giảm nhẹ mức phát thải khí nhà kính có thể thực hiện theo hai cách: (i) sử dụng các công

nghệ sạch, công nghệ có mức phát thải thấp trong sản xuất và sử dụng năng lượng, tiết kiện

năng lượng để giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng; (ii) trong các lĩnh vực năng lượng, nông,

lâm nghiệp và xử lý chất thải, cần xây dựng các biện pháp quản lý để thực hiện mục tiêu tăng

cường bể hấp thụ khí nhà kính, phát triển trồng và bảo vệ rừng…

c) Do phải ứng phó với những áp lực tài chính, kinh tế, nên hiện nay các chính sách về kinh

tế-xã hội đang được ưu tiên thực hiện hơn là việc thích ứng với BĐKH. Vì vậy, cần lồng ghép

thích ứng với BĐKH vào trong quá trình hoạch định chính sách ở tất cả các cấp các ngành

một cách hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững.

Page 11: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

163

d) BĐKH gây những tác động và tổn thương nặng nề về mặt xã hội. Chính vì vậy, cần hình

thành một cơ chế và chính sách “hành động” để đặt thích ứng với BĐKH như là một vấn đề

liên ngành, trong đó có sự đóng góp tích cực của các chuyên gia xã hội và của rộng rãi cộng

đồng. Một mặt, tăng cường phổ biến, hướng dẫn khuyến nông cho người nghèo, mở rộng sinh

kế bằng cách đa dạng hóa hoạt động sản xuất và thu nhập. Tôn trọng và đề cao các quyền

quản lý tài sản chung của người dân, tăng cường an ninh cộng đồng và tập thể. Mặt khác,

cùng họ xây dựng các kế hoạch ứng phó và tăng cường rèn luyện khả năng sẵn sàng ứng phó

với thiên tai, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro và tổn thất.

e) BĐKH cũng thể hiện một số lợi thế nhất định: thúc đẩy phát triển công nghệ sinh học để

tìm ra những loại gen di truyền mới xuất hiện, thúc đẩy sản xuất sạch… Chính vì vậy, chúng

ta cần tăng cường sáng kiến tận dụng cơ hội và những tác động tích cực của BĐKH để sẵn

sàng thích ứng trong tương lai.

f) Việt Nam hiện đang là quốc gia phát thải khí nhà kính thấp (1 tấn CO2/người/năm) so với

trung bình của thế giới (6 tấn CO2/người/năm) và có nhiều cơ hội trở thành nước điển hình

cho việc phát triển một nền kinh tế phát thải cacbon thấp. Nếu tính trong số các nước có dân

số hơn 50 triệu người và có thể tự túc được cả về lương thực và năng lượng, thì Việt Nam

đứng trong “top” 10 của thế giới. Trong bối cảnh Việt Nam trở thành một nước công nghiệp

trong những thập kỷ tới, thì việc phát triển nền kinh tế phát thải cacbon thấp là một xu thế tất

yếu và các doanh nghiệp Việt Nam không nên bỏ lỡ cơ hội này để phát triển các hình thức

kinh doanh và phát triển công nghệ mới, phù hợp với thời đại “công nghệ khí hậu” (climatic

technology). Việc phát triển các công nghệ mới làm giảm thiểu phát thải khí nhà kính đang là

sự đầu tư đúng hướng cho các tập đoàn công nghiệp và ngân hàng đầu tư toàn cầu.

KẾT LUẬN

Biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn và rất phức tạp, nó đang thực sự đe dọa đến sự phồn vinh

của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đang đe dọa sinh kế của tất cả những người

nghèo và các quốc gia đang phát triển. BĐKH không chỉ đe dọa cuộc sống của thế hệ chúng

ta, những hệ lụy của nó còn dài lâu và có thể còn có sức tàn phá khôn lường đối với thế hệ

con cháu chúng ta. Vì vậy, các quốc gia trên toàn cầu cần đoàn kết lại và cùng hành động

khẩn trương, ngay từ bây giờ, “khi còn chưa quá muộn”.

Page 12: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10211/1/14 Impact of CC (NHNinh).pdf · và dự đoán có thể

164

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ancha Srinivasan, 2009. The Economic of Climate Change in Southest Asia: A Regional

Review. Http://www.adb.org.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2007. Thông tin hàng năm của Cục Thủy lợi.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt

Nam.

4. Trương Quang Học và Trần Đức Hinh, 2008. Biến đổi khí hậu và các vectơ truyền bệnh.

Hội thảo Biến đổi khí hậu toàn cầu và các giải pháp ứng phó của Việt Nam. Hà Nội, 26-

29/2/2008: 1-14.

5. IPCC, 2007a. Summary for Policy Makers – Climate Change 2007: The Physical Science

Basis. Contribution of Working Group I. In: Solomon, S. et al. (Eds.). Fourth Assessment

Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change (Authors: Alley Richard et

al.). Cambridge University Press, UK and USA, 18 pp.

6. IPCC, 2007b. Summary for Policy Makers – Climate Change 2007: Climate Change

Impacts, Adaptation and Vulnerability. Contribution of Working Group II. In: Parry, M.

et al. (Eds.). Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate

Change (Authors: Adger Neil et al.). Cambridge University Press, UK and USA, 23 pp.

7. Jane Genovese, 2009. Global Warming Ebooks. Http://www.live-the-solution.com.

8. Trịnh Trị Kim Ngọc, 2008. Phát triển con người Việt Nam trước thách thức của biến đổi

khí hậu. Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, tháng 12/2008.

9. Trịnh Trị Kim Ngọc, 2009: Mục tiêu vì phát triển con người trong chiến lược phát triển

bền vững. Tạp chí Khoa học Xã hội, tháng 10/2009.

10. Nguyen Huu Ninh, Luong Quang Huy, Le Thi Tuyet, Cao Thi Phuong Ly and Nguyen To

Uyen, 2008. The Role of Biodiversity in Climate Change Mitigation in Vietnam: Red

River Estuary – Ba Lat Case Study. Center for Environmental Research Education and

Development, Hanoi, Vietnam.

11. World Commission on Environment and Development (WCED), 1987. Our Common

Future (Brundland Report).