Top Banner
NỘI DUNG VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCH KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH Vị trí tuyển dụng: Y sĩ đa khoa I. TÀI LIỆU 1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị dự phòng Lao, ban hành kèm theo Quyết định số 4263/QĐ-BYT ngày 13/10/2015 của Bộ Y tế. 2. Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em, ban hành kèm theo Quyết định số 2301/QĐ- BYT ngày 12/6/2015 của Bộ Y tế. 3. Tài liệu chẩn đoán, điều trị bệnh sởi, ban hành kèm theo Quyết định số 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế. 4. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh sốt rét, ban hành kèm theo Quyết định số 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế. 5. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định số 581/QÐ-BYT ngày 24/02/2012 của Bộ Y tế. 6. Hướng dẫn giám sát phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue, ban hành kèm theo Quyết định số 3711/QÐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ Y tế. II. CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN Câu 1: Chẩn đoán xác định lao kháng thuốc? TT Nội dung Điểm 1 Kháng đơn thuốc: Chỉ kháng với duy nhất một thuốc chống lao hàng một khác Rifampicin. 10 2 Kháng nhiều thuốc: Kháng với từ hai thuốc chống lao hàng một trở lên mà không cùng đồng thời kháng với Isoniazid Rifampicin. 10 3 Đa kháng thuốc: Kháng đồng thời với ít nhất hai thuốc chống lao là Isoniazid và Rifampicin. 10 4 Tiền siêu kháng: Lao đa kháng có kháng thêm với hoặc bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone hoặc với ít nhất một 10
32

syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

Apr 25, 2019

Download

Documents

hangoc
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

NỘI DUNG VÀ CÂU HỎI KIỂM TRA, SÁT HẠCHKIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

Vị trí tuyển dụng: Y sĩ đa khoa

I. TÀI LIỆU1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị dự phòng Lao, ban hành kèm theo

Quyết định số 4263/QĐ-BYT ngày 13/10/2015 của Bộ Y tế.2. Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em, ban hành

kèm theo Quyết định số 2301/QĐ-BYT ngày 12/6/2015 của Bộ Y tế.3. Tài liệu chẩn đoán, điều trị bệnh sởi, ban hành kèm theo Quyết định số

1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế.4. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh sốt rét, ban hành kèm theo Quyết

định số 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế.5. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo

Quyết định số 581/QÐ-BYT ngày 24/02/2012 của Bộ Y tế.6. Hướng dẫn giám sát phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue, ban

hành kèm theo Quyết định số 3711/QÐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ Y tế.

II. CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN

Câu 1: Chẩn đoán xác định lao kháng thuốc? TT Nội dung Điểm

1 Kháng đơn thuốc: Chỉ kháng với duy nhất một thuốc chống lao hàng một khác Rifampicin. 10

2Kháng nhiều thuốc: Kháng với từ hai thuốc chống lao hàng một trở lên mà không cùng đồng thời kháng với Isoniazid và Rifampicin.

10

3 Đa kháng thuốc: Kháng đồng thời với ít nhất hai thuốc chống lao là Isoniazid và Rifampicin. 10

4

Tiền siêu kháng: Lao đa kháng có kháng thêm với hoặc bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone hoặc với ít nhất một trong ba thuốc hàng hai dạng tiêm (Capreomycin, Kanamycin, Amikacin) (chứ không đồng thời cả 2 loại thêm).

10

5

Siêu kháng thuốc: Lao đa kháng có kháng thêm với bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone và với ít nhất một trong ba thuốc hàng hai dạng tiêm (Capreomycin, Kanamycin, Amikacin).

10

6

Lao kháng Rifampicin: Kháng với Rifampicin, có hoặc không kháng thêm với các thuốc lao khác kèm theo (có thể là kháng đơn thuốc, kháng nhiều thuốc, đa kháng thuốc hoặc siêu kháng thuốc). Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, các chủng đã kháng với Rifampicin thì có tới trên 90% có kèm theo kháng Isoniazid, vì vậy khi phát hiện kháng Rifampicin người bệnh được coi như đa kháng thuốc và thu nhận điều trị phác đồ IV.

15

Cộng 65

Page 2: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

Câu 2: Anh (chị) nêu nguyên tắc điều trị bệnh lao?TT

Nội dung Điểm

1

Phối hợp các thuốc chống laoMỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩnlao (diệt khuẩn, kìm khuẩn, môi trường vi khuẩn), do vậy phải phối hợp các thuốc chống lao.Phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì.Với bệnh lao đa kháng: phối hợp ít nhất 4 loại thuốc chống lao hàng 2 có hiệu lực trong giai đoạn tấn công và duy trì.

20

2

Phải dùng thuốc đúng liềuCác thuốc chống lao tác dụng hợp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến. Đối với lao trẻ em cần được điều chỉnh liều thuốc hàng tháng theo cân nặng.

15

3

Phải dng thuốc đều đặnCác thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa.Với bệnh lao đa kháng: dùng thuốc 6 ngày/tuần, đa số thuốc dùng 1 lần vào buổi sáng, một số thuốc như: Cs, Pto, Eto, PAS tùy theo khả năng dung nạp của người bệnh - có thể chia liều 2 lần trong ngày (sáng - chiều) để giảm tác dụng phụ hoặc có thể giảm liều trong 2 tuần đầu nếu thuốc khó dung nạp, nếu người bệnh có phản ứng phụ với thuốc tiêm - có thể tiêm 3 lần/tuần sau khi âm hóa đờm.

15

4

Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trìGiai đoạn tấn công kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 đến 6 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát.Với bệnh lao đa kháng: Phác đồ điều trị chuẩn cần có thời gian tấn công 8 tháng, tổng thời gian điều trị: 20 tháng. Các phác đồ ngắn hơn còn đang trong thử nghiệm.

15

Cộng 65

Câu 3: Phân loại mức độ tác dụng không mong muốn của thuốc Lao?TT Nội dung Điểm

1 Mức độ 1: Thoảng qua hoặc khó chịu nhẹ (<48 giờ), không yêu cầu can thiệp y tế/liệu pháp điều trị. 15

2 Mức độ 2: Giới hạn các hoạt động từ mức nhẹ đến mức trung bình, có thể cần vài sự hỗ trợ, không yêu cầu hoặc

20

Page 3: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

yêu cầu mức tối thiểu can thiệp y tế/liệu pháp điều trị.

3Mức độ 3: Giới hạn các hoạt động một cách đáng kể, thường yêu cầu một vài sự hỗ trợ, yêu cầu can thiệp y tế/liệu pháp điều trị hoặc có thể nhập viện.

15

4Mức độ 4:Giới hạn hoạt động rất nghiêm trọng, yêu cầu có sự hỗ trợ đáng kể, yêu cầu can thiệp y tế / liệu pháp điều trị đáng kể, yêu cầu phải nhập viện hoặc điều trị cấp cứu

15

Cộng 65

Câu 4: Anh (chị) nêu khái niệm Cơ chế lây truyền trong bệnh lao? TT

Nội dung Điểm

1

Bệnh lao là bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các hạt khí dung trong không khí có chứa vi khuẩn lao, các hạt khí dung có chứa vi khuẩn lao được sinh ra khi người mắc lao phổi trong giai đoạn tiến triển ho, khạc, hắt hơi (hạt khí dung có đường kính khoảng 1 - 5 micromet bay lơ lửng trong không khí khoảng từ vài giờ đến 24 giờ).

35

2Khả năng lây lan giảm mạnh sau điều trị từ 2 - 4 tuần, do vậy phát hiện và điều sớm bệnh lao sẽ làm giảm lây lan trong cộng đồng.

30

Cộng 65

Câu 5: Anh (chị) nêu khái niệm nhiễm lao?TT Nội dung Điểm

1

Là tình trạng có vi khuẩn lao trong cơ thể nhưng không sinh trưởng được do sự khống chế của hệ thống miễn dịch, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động và có thể hoạt động sau này khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm.

30

2

Người nhiễm lao không có biểu hiện lâm sàng của bệnh lao, số lượng vi khuẩn lao ít, có thể phát hiện tình trạng nhiễm lao thông qua các xét nghiệm miễn dịch học như phản ứng Mantoux, hoặc xét nghiệm IGRA (xét nghiệm trên cơ sở giải phóng interferon gamma)

35

Cộng 65

Câu 6: Anh (chị) nêu khái niệm Bệnh lao?TT Nội dung Điểm

1 Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. 20

2Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

25

3Người bệnh có các dấu hiệu của bệnh lao, số lượng vi khuẩn ở người bệnh lao nhiều hơn với số lượng vi khuẩn ở người nhiễm lao

20

Page 4: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

Cộng 65

Câu 7: Nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao? TT Nội dung Điểm

1 Khoảng10% trong suốt cuộc đời 20

2những người khỏe mạnh có hệ thống miễn dịch bình thường bị nhiễm lao từ lúc nhỏ sẽ chuyển thành bệnh lao.

20

3Với những người suy giảm miễn dịch như đồng nhiễm HIV thì nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao hoạt động sẽ tăng lên rất cao, khoảng 10% /năm

25

Cộng 65

Câu 8: Anh (chị) nêu một số yếu tố liên quan đến sự lây truyền bệnh lao?TT Nội dung Điểm

1Sự tập trung của các hạt khí dung trong không khí bị chi phối bởi số lượng vi khuẩn do người bệnh ho khạc ra và sự thông khí tại khu vực phơi nhiễm.

15

2 Thời gian tiếp xúc với các hạt khí dung bị nhiễm vi khuẩn lao 103 Trạng thái gần với nguồn các hạt khí dung mang vi khuẩn lao 10

4Hệ thống miễn dịch suy giảm: HIV, tiểu đường, và suy dinh dưỡng...

10

5 Những người sử dụng thuốc lá, rượu có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm lao và bệnh lao. 10

6Các yếu tố môi trường: Không gian chật hẹp, thông khí không đầy đủ, tái lưu thông không khí có chứa các hạt khí dung chứa vi khuẩn lao

10

Cộng 65

Câu 9: Anh (chị) hãy nêu các trường hợp chống chỉ định khi tiêm vắc xin theo hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em?

TT Nội dung Điểm

1Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 390C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.

20

2 Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan,..) 15

3Trẻ suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định các loại vắc xin sống.

10

4 Không tiêm vắc xin BCG cho tẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. 10

5 Các trường hợp chống chỉ định khắc theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin 10

Page 5: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

Cộng 65

Câu 10: Anh (chị) hãy cho nêu các trường hợp tạm hoãn khi tiêm vắc xin theo hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em?

TT Nội dung Điểm1 Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. 15

2 Trẻ sốt ≥ 37,50C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,50C (đo nhiệt độ tại nách) 10

3Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B

10

4 Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày 10

5 Trẻ có cân nặng dưới 2000g 10

6 Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin 10

Cộng 65

Câu 11: Anh (chị) hãy nêu cách đọc chỉ thị nhiệt độ (VVM) trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

TT Nội dung Điểm

1 Hình vuông bên trong có màu sáng hơn hình tròn bên ngoài Nếu chưa quá hạn sử dụng, SỬ DỤNG 20

2 Sau một thời gian, hình vuông bên trong vẫn còn sáng hơn hình trong bên ngoài. Nếu chưa quá hạn sử dụng, SỬ DỤNG 15

3 Hình vuông bên trong cùng màu với hình tròn bên ngoài. KHÔNG SỬ DỤNG 15

4 Hình vuông bên trong có màu sẫm hơn hình tròn bên ngoài. KHÔNG SỬ DỤNG 15

Cộng 65

Câu 12: Anh (chị) hãy nêu các bước làm nghiệm pháp lắc trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

TT Nội dung Điểm

1 Bước 1: Chuẩn bị mẫu kiểm tra: Lấy một lọ vắc xin cùng lô với vắc xin cần 15

2 Bước 2: chon mẫu thử: lấy lọ (hoặc các lọ) vắc xin từ cùng một lô mà bạn nghi ngờ. Đây sẽ là mẫu thử. 15

3 Bước 3: lắc lọ chứng và lọ mẫu: Cầm lọ chứng và lọ mẫu trong cùng một tay và lắc mạnh trong khoảng 10-15 giây 15

4 Bước 4: Để yên một chỗ: Để 2 lọ vắc xin một chỗ trên bàn và không di chuyển chúng 10

5 Bước 5: So sánh các lọ: Xem cả 2 lọ dưới ánh đèn để so sánh 10

Page 6: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

tỷ lệ lắng cặn. Nếu mẫu thử cho thấy lắng cặn chậm hơn lọ chứng, mẫu thử không bị đông băng và sử dụng được. Nếu tỷ lệ lắng cặn là như nhau, lọ vắc xin có thể đã bị đông băng và không sử dụng được

Cộng 65

Câu 13: Anh (chị) hãy nêu lịch tiêm vắc xin phong lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà,uốn ván, bại liệt, sởi, Hib trong Dự án tiêm chủng mở rộng?

TT Nội dung Điểm

1 Sơ sinh: - Tiêm BCG; - Viêm gan B mũi 0 trong vòng 24 giờ. 10

2 Đủ 02 tháng: -Tiêm DPT-VGB-Hib mũi 1 - Uống OPV lần 1 10

3 Đủ 03 tháng: -Tiêm DPT-VGB-Hib mũi 2 - Uống OPV lần2 10

4 Đủ 04 tháng: -Tiêm DPT-VGB-Hib mũi 3 - Uống OPV lần03 10

5 Đủ 9 tháng: - Tiêm Sởi mũi 1 10

6 Đủ 18 tháng: -Tiêm Sởi mũi 2 - Tiêm DPT mũi 4 15

Cộng 65

Câu 14: Anh (chị) hãy nêu lịch tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ trong chương trình tiêm chủng mở rộng?

TT Nội dung Điểm

1 UV1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc nữ trong tuổi sinh đẻ tại vùng nguy cơ cao 10

2 UV2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 103 UV3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau 154 Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau 155 Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau 15

Cộng 65

Câu 15: Anh (chị) hãy nêu các thao tác tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng?

TT Nội dung Điểm1 Bước 1: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng 52 Bước 2: Kiểm tra lọ/ống vắc xin: loại vắc xin/dung môi, tình

trạng lọ ống, màu sắc, nhãn, chỉ thị nhiệt độ, hạn sử dụng. 10

Page 7: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

Đưa cho người được tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vắc xin trước khi tiêm chủng

3 Bước 3: Lắc lọ vắc xin 54 Bước 4: Mở lọ/ống vắc xin 5

5 Bước 5: Đâm kim tiêm vào và dốc ngược lọ văc xin để lấy vắc xin 10

6 Bước 6: Lấy đủ liều tiêm đối với từng loại. Lấy 0.5ml vắc xin hoặc 0,1ml đối với vắc xin BCG. 10

7 Bước 7: Đẩy pít tông đuổi khí trong bơm tiêm 10

8Bước 8: Tiêm vắc xin thực hiện 5 ( đúng người được chỉ định tiêm, đúng vắc xin, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời điểm

10

Cộng 65

Câu 16: Anh (chị) hãy hướng dẫn chăm sóc tại nhà cho trẻ sau tiêm chủng?

TT Nội dung Điểm

1 Người được tiêm chủng phải được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng. 20

2

Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng bao gồm:- Tinh thần, tình trạng ăn, ngủ- Dấu hiệu về nhịp thở- Nhiệt độ, phát ban- Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ...)

15

3Đối với trẻ em cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn. Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.

15

4

Người được tiêm chủng cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để theo dõi, điều trị nếu có dấu hiệu tai biến nặng sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng của người được tiêm chủng bao gồm các triệu chứng như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở.

15

Cộng 65

Câu 17: Anh (chị) hãy trình bày hướng dẫn xử trí các phản ứng thông thường cho trẻ sau tiêm chủng?

TT Nội dung Điểm

1

Sốt nhẹ (dưới 38,5oC): Uống nhiều nước, tiếp tục ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng. Một số trường hợp có bệnh lý về tim mạch, viêm phổi hoặc trẻ có tiền sử sốt cao co giật có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,0oC

10

2 Phản ứng tại chỗ gồm các triệu chứng đỏ và/hoặc sưng tại 5

Page 8: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

chỗ tiêm và có thể có 1 hoặc nhiều triệu chứng sau: sưng tới tận khớp xương gần chỗ tiêm nhất, đau, đỏ và sưng trên 3 ngày. Thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Điều trị triệu chứng với các thuốc giảm đau theo chỉ định.

3Đau khớp kể cả khớp nhỏ ngoại vi dai dẳng (trên 10 ngày) hoặc thoáng qua (tối đa 10 ngày). Có thể tự khỏi, một số trường hợp cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của cán bộ y tế.

5

4

Nhiễm khuẩn BCG lan tỏa trên diện rộng xảy ra trong vòng 1 đến 12 tháng sau tiêm BCG và được chẩn đoán xác định bằng cách phân lập vi khuẩn lao. Thông thường xảy ra ở những người suy giảm miễn dịch, cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị bằng thuốc chống lao

10

5Hội chứng não, màng não cấp tính với đặc điểm có 2 trong 3 triệu chứng sau: những cơn kịch phát, ý thức rối 6loạn kéo dài 1 đến nhiều ngày và hành vi thay đổi rõ rệt kéo dài 1 đến nhiều ngày cần đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị.

10

6

Giảm trương lực, phản xạ, choáng xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm chủng kéo dài từ 1 phút đến nhiều giờ ở trẻ em dưới 10 tuổi với biểu hiện mệt lả, giảm đáp ứng thường thoáng qua và tự khỏi không cần điều trị. Trường hợp xuất hiện tái xanh hay tím ngắt hoặc bất tỉnh cần được đưa đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị tích cực như sốc phản vệ.

10

7

Viêm hạch bạch huyết kể cả viêm hạch bạch huyết có mủ với biểu hiện có 1 hạch lympho sưng to > 1,5 cm (bằng 1 đầu ngón tay người lớn) hoặc có 1 hốc dò rỉ trên 1 hạch lympho. Xảy ra trong vòng 2-6 tháng sau khi tiêm vắc xin BCG, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng (đa số là ở nách). Thường là tự lành và không cần điều trị. Trường hợp tổn thương dính vào da hoặc bị dò rỉ thì cần đưa đến cơ sở y tế để được phẫu thuật dẫn lưu và đắp thuốc chống lao tại chỗ.

10

8Bầm tím và/hoặc chảy máu do giảm tiểu cầu thường là nhẹ và tự khỏi. Trường hợp nặng cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị thuốc steroid và truyền khối tiểu cầu.

5

Cộng 65

Câu 18: Anh (chị) hãy trình bày Chẩn đoán lâm sàng bệnh sởi thể hiện qua mấy thể; Anh (chị) hãy trình bày các thể lâm sàng đó?

TT Nội dung Điểm

Page 9: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

1 Thể điển hình+ Giai đoạn ủ bệnh: 7-21 ngày (trung bình 10 ngày). 10

+

Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày. Người bệnh sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).

10

+

Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

15

+

Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

10

2 Thể không điển hình

+Biểu hiện lâm sàng có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt. Thể này dễ bị bỏ qua, dẫn đến lây lan bệnh mà không biết.

10

+ Người bệnh cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.

10

Cộng 65

Câu 19: Anh (chị) hãy trình bày chẩn đoán phân biệt bệnh sởi ?TT Nội dung Điểm

1 - Rubella: Phát ban không có trình tự, ít khi có viêm long và thường có hạch cổ.

15

2 - Nhiễm enterovirus: Phát ban không có trình tự, thường nốt phỏng, hay kèm rối loạn tiêu hóa.

15

3 - Bệnh Kawasaki: Sốt cao khó hạ, môi lưỡi đỏ, hạch cổ, phát ban không theo thứ tự 15

4 - Phát ban do các vi rút khác 10

5 - Ban dị ứng: Kèm theo ngứa, tăng bạch cầu ái toan. 10Cộng 65

Page 10: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

Câu 20: Anh (chị) nêu các biến chứng thường gặp của bệnh sởi ? TT Nội dung Điểm

1 Do vi rút sởi: viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não cấp tính.

20

2 Do bội nhiễm: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột... 15

3Do điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc kém: viêm loét hoại tử hàm mặt (cam tẩu mã), viêm loét giác mạc gây mù lòa, suy dinh dưỡng...

15

4

Các biến chứng khác:- Lao tiến triển.- Tiêu chảy.- Phụ nữ mang thai: bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân,

15

Cộng 65

Câu 21: Anh (chị) hãy trình bày các nguyên tắc chung tiêm chủng vắc xin an toàn trong chương trình tiêm chủng mở rộng

TT Nội dung Điểm1 Sát trùng da nơi tiêm 5

2 Cầm thân bơm kim tiêm bằng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Không chạm vào kim tiêm 5

3 Đâm kim nhanh 54 Dùng ngón tay cái đẩy pít tông đưa vắc xin vào cơ thể 105 Rút kim nhanh ( rút kim nhanh đỡ đau hơn rút kim từ từ) 10

6 Nếu nơi tiêm chảy mấu sửu dụng bông khô sach ấn vào nơi tiêm một vài giây. 10

7 Không chà mạnh vào chỗ tiêm 10

8 Sau khi tiêm cho ngay bơm kim tiêm đã sử dụng vào hộp an toàn, không đậy nắp kim tiêm 10

Cộng 65

Câu 22: Anh (chị) nêu mục tiêu tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh ?TT Nội dung Điểm

1

Để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính xuống dưới 2 % ở trẻ 5 theo khuyến cáo của TCYTTG cho khu vực Tây Thái bình dương, các quốc gia cần đạt các mục tiêu sau:

25

2 Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh ≥ 65%

20

3 Duy trì tỷ lệ ≥90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm 3 mũi vắc xin 20

Page 11: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

viêm gan BCộng 65

Câu 23: Anh (chị) hãy trình bày các yếu tố nào để chẩn đoán bệnh sốt rét?

TT Nội dung Điểm

1Dựa vào dấu hiệu lâm sàng: sốt( cơn sốt điển hình rét run-sốt nóng-vã mồ hôi) ớn lạnh, nổi gai rét,sốt cao liên tục hoặc sốt cách nhật.

25

2 Dựa vào yếu tố dịch tể: có đi vào vùng SR lưu hành 20

3 Đáp ứng với thuốc điều trị SR 104 Cận lâm sàng: xét nghiệm có KSTSR 10

Cộng 65

Câu 24: Anh (chị) hãy cho biết có bao nhiêu loại thuốc chính điều trị SR hiện nay hãy kể tên, hàm lượng của các loại thuốc đó?

TT Nội dung ĐiểmCó 6 loại thuốc chính 5

1 Artecan 10

2 Arterakin 10

3 Chloroquin 250mg 10

4 Primaquin 13,2mg 10

5 Quinin sulfat 250mg 106 Artesunat tiêm lọ 60mg 10

Cộng 65

Câu 25: Anh (chị) hãy nêu nguyên tắc điều trị bệnh SR? TT Nội dung Điểm1 Điều trị sớm- đúng-đủ liều 20

2 Điều trị cắt cơn sốt kết hợp chống lây lan(SR do P.f) và điều trị tiệt căn(SR do P.v)

15

3 Điều trị thuốc SR phối hợp 15

4 Các trường hợp SR ác tính phải chuyển tuyến và theo dõi chặt chẽ

15

Cộng 65

Câu 26: Anh (chị) hãy cho biết biến chứng và hậu quả chính do bệnh sốt rét gây ra?

TT Nội dung Điểm

Page 12: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

1 Rối loạn chức năng gan: cholesterol giảm, tỷ lệ prothrombin giảm, hay rối loạn tiêu hoá.

10

2 Viêm gan mãn: gan to, bờ sắc, sờ chắc tay 10

3 Xơ gan, xơ lách: có thể là xơ gan sau hoại tử gan, thiếu dinh dưỡng

10

4 Thiếu máu, cường lách, nhược tủy. 5

5 Tổn thương thận 106 Phù: mặt nặng, 2 chân phù, da bụng dày 107 Một số biến chứng khác: thiếu sắt, thiếu acid folic trong máu 10

Cộng 65

Câu 27: Anh (chị) hãy nêu các phương pháp phòng chống nguồn truyền bệnh sốt rét?

TT Nội dung Điểm

1 Thực hiện ăn sạch, ở sạch ngăn nắp để hạn chế muỗi trú ẩn trong nhà.

15

2Thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang cây cỏ quanh nhà (từ 50 - 100m) để tránh nơi muỗi trú đậu rình mồi vào nhà đốt máu người.

15

3 Xua muỗi bằng biện pháp dùng hương xua muỗi, đốt lá cây xông khói, dùng kem xua muỗi vào buổi tối.

15

4 Dùng hóa chất diệt muỗi sốt rét phun trên tường  để diệt muỗi.

15

5 Ngủ trong màn tẩm hóa chất diệt muỗi sốt rét để xua và diệt muỗi.

15

Cộng 65

Câu 28. Là một cán bộ y tế Anh (chị) có phương pháp nào để vận động cộng đồng tự nguyện tham gia phòng chống bệnh sốt rét?

TT Nội dung Điểm

1 Ngủ trong màn ở nhà và mang màn theo cả khi đi vào rừng rẫy.

10

2 Dùng hóa chất diệt muỗi sốt rét phun trên tường  để diệt muỗi.

10

3 Vệ sinh môi trường xung quang chỗ ở, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà. 10

4 Tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi. 5

5 Mặc quần áo dài tay ban đêm 5

Page 13: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

6 Phun hóa chất diệt muỗi. 5

7 Hun khói phòng chống muỗi đốt ban đêm. 5

8 Phát quang bụi rậm quanh nhà. 5

9 Lấp vũng nước đọng. 5

10 Sắp xếp đồ đạc trong nhà gọn gàng. 5Cộng 65

Câu 29: Anh (chị) hãy nêu chức năng, nhiệm vụ trong công tác phát hiện và điều trị bệnh nhân sốt rét tại tuyến cơ sở ?

TT Nội dung Điểm

1 Phát hiện sớm sốt rét, gửi lam máu đến bệnh xá hoặc điểm kính để xét nghiệm

15

2 Phát hiện sớm sốt rét, gửi lam máu đến bệnh xá hoặc điểm kính để xét nghiệm

15

3Với người đi vào vùng sốt rét: Tư vấn, dặn dò, biện pháp phòng chống, chẩn đoán và điều trị sốt rét, phát thẻ (nếu đi lẻ).

15

4 Giữ điều trị tại tuyến cơ sở: Sốt rét thể thông thường 15

5 Điều trị sơ bộ rồi chuyển: nếu có dấu hiệu nặng hơn, SR ác tính…

15

Cộng 65

Câu 30: Anh (chị) hãy kể tên các chủng ký sinh trùng sốt rét chính gây bệnh sốt rét trên người? Những chủng nào gây ra sốt rét ác tính?

TT Nội dung Điểm1 Plasmodium Falciparum (P. Faciparum) 10

2 P. Vivax 103 Plasmodium ovale (P. Oval) 104 P. Malariae 10

5 P. knowlesi 10

6 * Những chủng gây sốt rét ác tính: Plasmodium Falciparum (P. Faciparum)

15

Cộng 65

Câu 31: Anh (chị) hãy nêu các dấu hiệu dự báo của sốt rét ác tính, và cách xử trí SRAT ở tuyến cơ sở?

TT Nội dung Điểm1 Sốt cao liên tục 5

Page 14: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

2 Rối loạn ý thức nhẹ thoáng qua (ngủ li bì, mê sảng hoặc hôn mê)

10

3 Đau đầu dữ dội 104 Rối loạn tiêu hóa: nôn, tiêu chảy nhiều lần 10

5 Thiếu máu nặng : da xanh, niêm mạc nhợt 10

6 Mật độ KST cao (P.f ++++) 10

7 * Cách xử trí sốt rét ác tính: Cho uống thuốc sốt rét CV Artecan, Arterakine (nếu có) và chuyển ngay lên tuyến trên

10

Cộng 65

Câu 32. Anh chị hãy trình bày đặc điểm của bệnh tay chân miệng?TT Nội dung Điểm

1Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

5

2Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông

10

3

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

10

4 Bệnh lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 10

5Tại nước ta, bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước, số mắc thường tăng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.

10

6Nguồn bệnh: là người mắc bệnh, người mang vi rút không triệu chứng.Thời kỳ ủ bệnh: từ 3 đến 7 ngày.

10

7Thời kỳ lây truyền: vài ngày trước khi phát bệnh, mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh và có thể kéo dài vài tuần sau đó, thậm chí sau khi bệnh nhân hết triệu chứng.

10

Tổng cộng 65

Câu 33. Anh chị hãy trình bày các khái niệm (định nghĩa) của bệnh tay chân miệng?

TT Nội dung Điểm1 Ca bệnh lâm sàng là những trường hợp có sốt, ban chủ yếu

dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, 20

Page 15: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

mông, miệng, có thể kèm theo loét ở miệng.

2 Ca bệnh xác định là ca bệnh lâm sàng có xét nghiệm dương tính với vi rút đường ruột gây bệnh tay chân miệng. 15

3Trường hợp bệnh tản phát là các trường hợp bệnh tay chân miệng đơn lẻ không phát hiện liên quan về dịch tễ (đường lây và nguồn lây) với các trường hợp khác.

15

4

Ổ dịch: Một nơi được gọi là ổ dịch khi ghi nhận từ 02 trường hợp bệnh (lâm sàng hoặc xác định) trở lên khởi phát trong vòng 7 ngày có liên quan dịch tễ với nhau. Ổ dịch được xác định là kết thúc khi sau 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới kể từ ngày khởi phát của trường hợp mắc bệnh cuối cùng.

15

Tổng cộng 65

Câu 34. Anh chị hãy trình bày các biện pháp xử lý trường hợp bệnh/ổ dịch của bệnh tay chân miệng?

TT Nội dung Điểm

1

Quản lý và điều trị bệnh nhân sớm theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định số 581/QÐ-BYT ngày 24 tháng 02 năm 2012 của Bộ Y tế của Bộ trưởng Bộ Y tế để hạn chế tối đa biến chứng nặng và tử vong

10

2 Củng cố hệ thống giám sát và báo cáo dịch tại tất cả các tuyến 5

3

Tuyên truyền về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng chống bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí, truyền hình.

5

4

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

5

5 Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng nấu ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng 5

6 Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày 5

7 Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh 5

8 Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh 5

9 Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất 5

10 Phối hợp ban, ngành, đoàn thể hàng ngày kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại từng hộ

5

Page 16: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

gia đình, đặc biệt gia đình bệnh nhân và những gia đình có trẻ em dưới 5 tuổiTổng cộng 65

Câu 35. Anh chị hãy trình bày các nội dung tuyên truyền của bệnh tay chân miệng?

TT Nội dung Điểm

1 Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. 20

2

Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu, nên việc mỗi người dân phải tự giác thực hiện các biện pháp vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt là việc làm hết sức cần thiết.

15

3

Tuyên truyền các triệu trứng chính của bệnh tay chân miệng, các dấu hiệu chuyển bệnh nặng: sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối đặc biệt kèm theo dấu hiệu thần kinh hoặc tim mạch như sốt cao, giật mình, lừ đừ, run chi, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều, rung giật cơ, đi loạng choạng, da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh để người dân/người chăm sóc trẻ/cô giáo có thể tự phát hiện sớm bệnh nhân và đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

15

4 Thực hiện 3 sạch: ăn (uống) sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. 15

Tổng cộng 65

Câu 36. Anh chị hãy trình bày biện pháp xử lý tại hộ gia đình (ngoài các biện pháp phòng chống dịch chung) của bệnh tay chân miệng?

TT Nội dung Điểm

1

Nếu bệnh nhân được điều trị tại nhà theo quy định thì phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh. Hướng dẫn người nhà theo dõi bệnh nhân, khi thấy trẻ có các biểu hiện biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như giật mình, rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh, sốt cao (≥39,5oC), thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

10

2 Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay tại hộ gia đình 103 Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống chín. 15

4

Hướng dẫn hộ gia đình tự theo dõi sức khỏe các thành viên trong gia đình, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi, nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnhphải thông báo ngay cho cơ quan y tế xử lý, điều trị kịp thời.

15

5 Khuyến cáo những thành viên trong hộ gia đình bệnh nhân không nên tiếp xúc, chăm sóc trẻ em khác và không tham gia

15

Page 17: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

chế biến thức ăn phục vụ các bữa ăn tập thể.Tổng cộng 65

Câu 37. Anh chị hãy trình bày biện pháp xử lý tại nhà trẻ, mẫu giáo (ngoài các biện pháp phòng chống dịch chung) của bệnh tay chân miệng?

TT Nội dung Điểm

1 Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các phỏng nước. 20

2 Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay tại từng lớp học. 15

3

Cô nuôi dậy trẻ/thầy cô giáo cần theo dõi tình trạng sức khỏe cho trẻ hàng ngày. Khi phát hiện trong lớp, trong trường có trẻ nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo cho gia đình và cán bộ y tế để xử lý kịp thời.

15

4

Tùy tình hình và mức độ nghiêm trọng của dịch, cơ quan y tế địa phương tham mưu cho cấp có thẩm quyền tại địa phương quyết định việc đóng cửa lớp học/trường học/nhà trẻ, mẫu giáo.Thời gian đóng cửa lớp học/trường học/nhà trẻ, mẫu giáo là 10 ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng.

15

Tổng cộng 65

Câu 38. Anh chị hãy trình bày những đặc điểm chủ yếu của bệnh Bệnh sốt xuất huyết Dengue?

TT Nội dung Điểm

1Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue (DEN) cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn

15

2 Thời kỳ ủ bệnh từ 3 - 14 ngày, trung bình từ 5 - 7 ngày. 10

3 Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt 10

4

Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời với típ vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các típ vi rút Dengue khác

10

5

Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt, Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti

10

6

Bệnh SXHD chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy hoạt động diệt véc tơ đặc biệt là diệt lăng quăng/bọ gậy với sự tham gia tích cực của từng hộ gia đình và cả cộng đồng là biện pháp hiệu quả trong phòng chống SXHD

10

Page 18: syt.kontum.gov.vnsyt.kontum.gov.vn/Uploads/files/chuyennganh_YS_KT_40.docx · Web viewPlasmodium ovale (P. Oval) 10 4 P. Malariae 10 5 P. knowlesi 10 6 * Những chủng gây sốt

Tổng cộng 65

Câu 39. Anh chị hãy trình bày khái niệm ổ dịch sốt xuất huyết Dengue của bệnh sốt xuất huyết Dengue?

TT Nội dung Điểm

1Ổ dịch sốt xuất huyết Dengue: Một nơi (tổ, khu phố/xóm/ấp, cụm dân cư hoặc tương đương) được xác định là ổ dịch SXHD khi có các ca bệnh lâm sàng xảy ra trong vòng 7 ngày

25

2hoặc một ca bệnh sốt xuất huyết Dengue được chẩn đoán xác định phòng xét nghiệm, đồng thời phát hiện có lăng quăng/bọ gậy hoặc muỗi truyền bệnh trong phạm vi bán kính 200 mét.

20

3

Khi có ổ dịch đều phải xử lý theo quy định. Ổ dịch sốt xuất huyết Dengue được xác định chấm dứt khi không có ca bệnh mới trong vòng 14 ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng.

20

Tổng cộng 65

Câu 40. Anh chị hãy trình bày định nghĩa ca bệnh của bệnh sốt xuất huyết Dengue?TT Nội dung Điểm

1

Ca bệnh giám sát (ca bệnh lâm sàng)Người sống hoặc đến từ vùng có ổ dịch hoặc lưu hành sốt xuất huyết Dengue trong vòng 14 ngày có biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:

10

2Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

10

3 Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn. 104 Da xung huyết, phát ban. 105 Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. 56 Vật vã, li bì. 57 Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan. 5

8

Ca bệnh xác định:Là ca bệnh được chẩn đoán xác định bằng kỹ thuật ELISA (phát hiện IgM hoặc NS1) hoặc phân lập vi rút hoặc xét nghiệm PCR.

10

Tổng cộng 65