Top Banner
M a n g c u c s n g v à o b ài h c Đ ư a b à i h c v à o c u c s n g NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH CÔNG TY ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU HÀ NỘI 2021
33

SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

Mar 04, 2023

Download

Documents

Khang Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

Mang cuộc sống vào bài học − Đưa bài học vào cuộc sống

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠMNHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2CÁNH DIỀU

HÀ NỘI − 2021

Page 2: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

1

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2

CÁNH DIỀU

Page 3: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

2

HÀ NỘI - 2021

MỤC LỤC Trang

I. Những vấn đề chung 3

1. Giới thiệu Chương trình môn Âm nhạc lớp 2 3

2. Giới thiệu sách giáo khoa Âm nhạc 2 5

3. Giới thiệu các tài liệu tham khảo bổ trợ 12

II. Kế hoạch bài dạy 13

III. Thực hành một số nội dung và phương pháp dạy học 19

1. Thực hành nội dung hát và nhạc cụ 19

2. Thực hành nội dung đọc nhạc 23

3. Xem video tiết dạy minh hoạ 24

4. Thực hành nội dung nghe nhạc 24

5. Thực hành hoạt động Vận dụng - Sáng tạo 25

IV. Trả lời câu hỏi 27

V. Đánh giá kết quả tập huấn giáo viên 29

Page 4: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

3

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Giới thiệu Chương trình môn Âm nhạc lớp 2 Mục tiêu

Chương trình môn Âm nhạc lớp 2 giúp học sinh làm quen với kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị âm nhạc truyền thống; hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi; góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo). Yêu cầu cần đạt

Chương trình môn Âm nhạc tập trung hình thành và phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc, bao gồm các thành phần năng lực sau: – Thể hiện âm nhạc: biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc với nhiều hình thức và phong cách. – Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc và đẹp đẽ của âm nhạc được thể hiện trong tác phẩm hoặc một bộ phận của tác phẩm; biết biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể; biết nhận xét và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc. – Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kĩ năng âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm âm nhạc hay, độc đáo; hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác.

Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở lớp 2

Nội dung Yêu cầu cần đạt

Hát Bài hát tuổi học sinh (7 – 8 tuổi), đồng dao, dân ca Việt Nam, bài hát nước ngoài. Các bài hát ngắn gọn, đơn giản, có nội dung, âm vực phù hợp với độ tuổi; đa dạng về

– Hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. – Bước đầu hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái. – Hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định. – Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. – Nêu được tên bài hát và tên tác giả. – Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

Page 5: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

4

Nội dung Yêu cầu cần đạt loại nhịp và tính chất âm nhạc.

Nghe nhạc Một số bản nhạc có lời và không lời phù hợp với độ tuổi.

– Biết lắng nghe và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu. – Bước đầu biết cảm nhận về đặc trưng của âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc; cảm nhận âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ, các loại âm sắc, nhịp độ nhanh – chậm. – Nêu được tên bản nhạc.

Đọc nhạc Giọng Đô trưởng. Các mẫu âm ngắn, đơn giản, dễ đọc, âm vực phù hợp với độ tuổi. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.

– Đọc đúng tên nốt; bước đầu thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm. – Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ.

Nhạc cụ Một số mẫu tiết tấu ngắn, đơn giản. Chủ yếu sử dụng trường độ: trắng, đen, móc đơn, và dấu lặng đen.

– Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách. – Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. – Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Một số nhạc cụ phổ biến của Việt Nam và nước ngoài.

– Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học. – Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn.

– Câu chuyện âm nhạc: Một số câu chuyện âm nhạc phù hợp với độ tuổi.

– Nêu được tên các nhân vật yêu thích. – Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa. – Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác theo hướng dẫn của giáo viên.

Page 6: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

5

2. Giới thiệu sách giáo khoa Âm nhạc 2 SGK được biên soạn bởi nhóm tác giả: Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên): Thạc sĩ Sáng tác Âm nhạc, Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Tác giả Chương trình môn Âm nhạc 2006 và SGK Âm nhạc lớp 4, lớp 5 (Chương trình 2006); Chủ biên Chương trình môn Âm nhạc 2018; Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên sách giáo khoa Âm nhạc lớp 1 (Cánh Diều). Tạ Hoàng Mai Anh: Tiến sĩ Âm nhạc học, giảng viên khoa Nghệ thuật, trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Tác giả một số giáo trình, sách giáo khoa thuộc lĩnh vực Âm nhạc; Tác giả một số đề tài khoa học công nghệ, công bố khoa học trong nước và nước ngoài. Nguyễn Thị Quỳnh Mai: Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc; Nghiên cứu về lĩnh vực Giáo dục Âm nhạc tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Báo cáo viên bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018. 2.1. Quan điểm tiếp cận (biên soạn) sách giáo khoa Âm nhạc 2

- Tập trung phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành.

- Kế thừa và phát huy những ưu điểm của SGK Âm nhạc hiện hành, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm biên soạn SGK của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

- Thiết kế những hoạt động học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập.

- Có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của học sinh các vùng miền. 2.2. Một số điểm mới trong cấu trúc và nội dung Cấu trúc hài hòa SGK Âm nhạc lớp 2 được biên soạn thời lượng dạy học là 35 tiết; sách có 8 chủ đề, mỗi học kì có 4 chủ đề và mỗi chủ đề được dạy học trong 4 tiết (riêng chủ đề 8 là 3 tiết). Các chủ đề thường có 4-5 nội dung là: Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm nhạc. Với cấu trúc này thì số lượng các bài hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ trong 8 chủ đề là tương đối cân bằng, giúp HS thường xuyên được luyện tập những kĩ năng thực hành, qua đó hình thành được năng lực âm nhạc.

Page 7: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

6

Chủ đề SGK Âm nhạc được thiết kế đảm bảo tính đa dạng và phù hợp độ tuổi HS; đảm bảo yêu cầu hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp; có tính kết nối với những chủ đề ở lớp 1. Tên các chủ đề cụ thể là: quê hương, biết ơn thầy cô giáo, đoàn kết, mùa xuân, đồng dao, em yêu âm nhạc, tình bạn, loài vật em yêu. Nội dung hay Nội dung SGK Âm nhạc thể hiện đầy đủ các mạch kiến thức theo Chương trình môn Âm nhạc lớp 2. Các nội dung bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Sách vừa có sự kế thừa SGK hiện hành, vừa có sự đổi mới, lựa chọn được những nội dung hấp dẫn, đảm bảo tính hệ thống trong cả cấp tiểu học. Một số nội dung mới đã được thử nghiệm, đảm bảo tính vừa sức, khả thi. Nội dung hát là trục chính trong các chủ đề, là bối cảnh để tổ chức một số hoạt động âm nhạc khác như gõ đệm, vận động, trải nghiệm, sáng tạo... vì vậy tất cả các chủ đề đều được mở đầu bằng nội dung hát, sau đó mới đến các nội dung khác. Về nội dung hát, SGK Âm nhạc có 2 bài dân ca Việt Nam là Ngày mùa vui (Dân ca Thái vùng Tây Bắc) và Bắc kim thang (Dân ca Nam Bộ); có 2 bài hát nước ngoài là Mùa xuân tươi xanh (nhạc Ma-lai-xi-a) và Tình bạn (nhạc Anh); có 4 bài hát tuổi HS là: Em thương thầy mến cô (Phạm Trọng Cầu), Lớp chúng ta đoàn kết (Mộng Lân), Múa vui (Lưu Hữu Phước), Chú ếch con (Phan Nhân). Về nội dung nghe nhạc, SGK Âm nhạc chọn một số bản nhạc không lời và có lời phù hợp với độ tuổi HS lớp 2, trong đó có 2 bản nhạc nước ngoài là Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ (sáng tác của nhạc sĩ Mô-da) và Cây cầu Luân-đôn (bài hát vui chơi của trẻ em nước Anh). Về nội dung đọc nhạc, SGK Âm nhạc xây dựng những bài tập có từ 3 nốt (Đô, Rê, Mi) đến 5 nốt (Đô, Rê, Mi, Pha, Son) và 6 nốt (Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La). Riêng bài đọc nhạc ở chủ đề 6 chỉ có nốt Son, La để HS tập đọc nhạc đối đáp, mỗi nhóm chỉ đọc một nốt. Về nội dung nhạc cụ, SGK Âm nhạc thiết kế những bài tập tiết tấu ngắn, đơn giản. Những tiết tấu được chơi bằng nhạc cụ gõ của nước ngoài, nhạc cụ gõ của Việt Nam, hoặc bằng động tác tay, chân,... Những bài tập này đều mang tính ứng dụng, HS có thể dùng đệm cho bài hát vừa học trong chủ đề. Nội dung thường thức âm nhạc gồm có: tìm hiểu 1 nhạc cụ của Việt Nam là sáo trúc; tìm hiểu 1 nhạc cụ nước ngoài là đàn phím điện tử; nghe 1 câu chuyện âm nhạc của Việt Nam là Bài hát về chú voi con; nghe 1 câu chuyện âm nhạc nước ngoài là Thần đồng âm nhạc.

Page 8: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

7

Hình thức đẹp Kênh hình và kênh chữ của SGK đàm bảo sự hài hòa, cân đối. Những hình vẽ không chỉ để minh họa mà còn hỗ trợ hoạt động học tập của HS, giúp các em tăng cường khả năng tương tác, ví dụ hình vẽ về: vận động theo tiếng đàn, mô phỏng âm thanh cao - thấp theo sơ đồ, thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ, vỗ tay theo cặp,... Hình vẽ trong sách gần gũi với thiên nhiên, có những khung cảnh thành thị, nông thôn, miền núi; hình vẽ có sự cân bằng về giới tính giữa HS nam và HS nữ; hình vẽ trong SGK còn thể hiện được HS trong trang phục miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Bộ. Phương pháp dạy học tích cực SGK tập trung phát triển cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc; lựa chọn các hoạt động học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của học sinh như: nghe nhạc, vận động, chơi các trò chơi, kể chuyện,...; thiết kế các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo để HS được trải nghiệm và khám phá về âm nhạc. SGK chú trọng hoạt động âm nhạc đặc thù như thực hành, luyện tập, cảm thụ, ứng dụng và sáng tạo,... đồng thời vận dụng những phương pháp dạy học phù hợp với xu thế của các nước tiên tiến trên thế giới, như: nghe nhạc kết hợp với vận động, đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và đọc nhạc theo nốt nhạc hình tượng, chơi tiết tấu bằng động tác tay, chân,... giúp HS học Âm nhạc với sự phong phú về nội dung và hình thức. Thiết kế theo hướng mở Theo tinh thần "Mang cuộc sống vào bài học- Đưa bài học vào cuộc sống" của bộ sách Cánh diều, SGK Âm nhạc 2 giúp HS được trải nghiệm những hoạt động gần gũi với đời sống, ví dụ như các câu hỏi và bài tập: Em thích cảnh đẹp nào ở quê hương mình? Nói theo tiết tấu riêng của mình; Hát về tên của mình,... Nội dung nhạc cụ được thiết kế theo hướng mở, HS có thể luyện tập bằng 1 trong 4 loại (hoặc cả 4 loại): nhạc cụ gõ của nước ngoài, nhạc cụ gõ của Việt Nam, động tác tay chân và nhạc cụ tự làm. Việc dạy học nhạc cụ cũng thể hiện sự phân hóa qua các mức độ: Mức độ khá: HS biết chơi nhạc cụ, thể hiện được tiết tấu. Mức độ giỏi: HS biết chơi nhạc cụ, đệm cho bạn hát. Mức độ xuất sắc: HS vừa chơi nhạc cụ vừa hát. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo trong SGK cũng được thiết kế theo hướng mở, giống như các trò chơi âm nhạc, giúp GV tổ chức các giờ học vui vẻ, linh hoạt và đa dạng, vừa tăng cường sự tương tác giữa HS. Như vậy, SGK Âm nhạc lớp 2 có 5 đặc điểm nổi bật, đó là: cấu trúc hài hòa, nội dung hay, hình thức đẹp, phương pháp dạy học tích cực, được thiết kế theo hướng mở. Những điều đó sẽ giúp HS được học những giờ học Âm nhạc thật vui tươi, sinh động và bổ ích.

Page 9: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

8

2.3. Khung phân phối chương trình (dự kiến)

Thời gian Nội dung dạy học

Tuần 1 (Tiết 1)

Chủ đề 1: Quê hương Hát: Ngày mùa vui Vận dụng - Sáng tạo: Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát Ngày mùa vui

Tuần 2 (Tiết 2)

Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui Nghe nhạc: Đi học

Tuần 3 (Tiết 3)

Đọc nhạc Thường thức âm nhạc - Tìm hiểu nhạc cụ: Sáo trúc

Tuần 4 (Tiết 4)

Nhạc cụ Vận dụng - Sáng tạo: Mô phỏng âm thanh cao - thấp theo sơ đồ

Tuần 5 (Tiết 5)

Chủ đề 2: Biết ơn thầy cô giáo Hát: Em thương thầy mến cô Vận dụng - Sáng tạo: Vận động theo tiếng trống

Tuần 6 (Tiết 6)

Ôn tập bài hát: Em thương thầy mến cô Nghe nhạc: Lời cô

Tuần 7 (Tiết 7)

Đọc nhạc Vận dụng - Sáng tạo: Phân biệt âm thanh cao - thấp

Tuần 8 (Tiết 8)

Nhạc cụ Vận dụng - Sáng tạo: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ

Tuần 9 (Tiết 9)

Chủ đề 3: Đoàn kết Hát: Lớp chúng ta đoàn kết

Tuần 10 (Tiết 10)

Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết Thường thức âm nhạc - Câu chuyện âm nhạc: Thần đồng âm nhạc

Tuần 11 (Tiết 11)

Vận dụng - Sáng tạo: Vỗ tay với âm thanh to - nhỏ khác nhau Nghe nhạc: Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ

Tuần 12 (Tiết 12)

Nhạc cụ Vận dụng - Sáng tạo: Vận động theo tiếng đàn

Tuần 13 (Tiết 13)

Chủ đề 4: Mùa xuân Hát: Mùa xuân tươi xanh

Page 10: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

9

Tuần 14 (Tiết 14)

Ôn tập bài hát: Mùa xuân tươi xanh Vận dụng - Sáng tạo- Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát: Mùa xuân tươi xanh

Tuần 15 (Tiết 15)

Đọc nhạc Vận dụng - Sáng tạo: Mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ

Tuần 16 (Tiết 16)

Nhạc cụ Vận dụng - Sáng tạo: Tìm những từ ẩn trong ô chữ

Tuần 17 (Tiết 17)

Ôn tập: Nghe nhạc; Đọc nhạc; Hát: Ngày mùa vui, Em thương thầy mến cô

Tuần 18 (Tiết 18)

Ôn tập: Thường thức âm nhạc; Nhạc cụ; Hát: Lớp chúng ta đoàn kết, Mùa xuân tươi xanh

Tuần 19 (Tiết 19)

Chủ đề 5: Đồng dao Hát: Bắc kim thang

Tuần 20 (Tiết 20)

Ôn tập bài hát: Bắc kim thang Nghe nhạc: Cái bống

Tuần 21 (Tiết 21)

Ôn tập bài hát: Bắc kim thang Vận dụng - Sáng tạo: Phân biệt âm thanh dài - ngắn

Tuần 22 (Tiết 22)

Nhạc cụ Vận dụng - Sáng tạo: Nói theo tiết tấu riêng của mình

Tuần 23 (Tiết 23)

Chủ đề 6: Em yêu âm nhạc Hát: Múa vui

Tuần 24 (Tiết 24)

Ôn tập bài hát: Múa vui Thường thức âm nhạc - Tìm hiểu nhạc cụ: Đàn phím điện tử

Tuần 25 (Tiết 25)

Nghe nhạc: Cây cầu Luân-đôn Vận dụng - Sáng tạo: Mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ

Tuần 26 (Tiết 26)

Đọc nhạc Vận dụng - Sáng tạo: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ

Tuần 27 (Tiết 27)

Chủ đề 7: Tình bạn Hát: Tình bạn Vận dụng - Sáng tạo: Vận động theo tiếng đàn

Tuần 28 Ôn tập bài hát: Tình bạn

Page 11: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

10

(Tiết 28) Nghe nhạc: Hái hoa bên rừng

Tuần 29 (Tiết 29)

Ôn tập bài hát: Tình bạn Vận dụng - Sáng tạo: Vỗ tay với các nhịp độ khác nhau

Tuần 30 (Tiết 30)

Nhạc cụ Vận dụng - Sáng tạo: Hát theo cách riêng của mình

Tuần 31 (Tiết 31)

Chủ đề 8: Loài vật em yêu Hát: Chú ếch con Vận dụng - Sáng tạo: Phân biệt âm thanh to - nhỏ

Tuần 32 (Tiết 32)

Ôn tập bài hát: Chú ếch con Đọc nhạc Vận dụng - Sáng tạo: Mô phỏng âm thanh cao - thấp theo sơ đồ

Tuần 33 (Tiết 33)

Nhạc cụ Thường thức âm nhạc - Câu chuyện âm nhạc: Bài hát về chú voi con Vận dụng - Sáng tạo: Tìm những từ ẩn trong ô chữ

Tuần 34 (Tiết 34)

Ôn tập: Nghe nhạc; Đọc nhạc; Hát: Bắc kim thang, Múa vui

Tuần 35 (Tiết 35)

Ôn tập: Thường thức âm nhạc; Nhạc cụ; Hát: Tình bạn, Chú ếch con

2.4. Hướng dẫn tra cứu từ ngữ

Một số từ ngữ trong SGK được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Latin, giúp GV tìm và tra cứu thông tin trên mạng Internet.

Từ ngữ dùng trong SGK Từ ngữ viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Latin

Cây cầu Luân-đôn London bridge is falling down

Chuông Bells instrument

Đàn phím điện tử Keyboard

Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ Alla Turca (Turkish rondo; Turkish march)

Mô-da Wolfgang Amadeus Mozart

Mùa xuân tươi xanh Chan mali chan

Tình bạn If you're happy and you know it

Page 12: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

11

2.5. Đánh giá kết quả học tập của học sinh - GV cần thường xuyên đánh giá kĩ năng thực hành (hát, đọc nhạc, nhạc cụ...) của HS, thông qua hình thức cá nhân, cặp, nhóm nhỏ... - Cần kết hợp đánh giá kĩ năng hát với các kĩ năng khác, như: gõ đệm, chơi nhạc cụ, vận động, nhảy múa, biểu diễn... - Cần khuyến khích học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng về kết quả học tập. Minh họa bảng tự đánh giá kết quả học tập của học sinh sau mỗi chủ đề:

Tiêu chí Mức độ

Tốt

Khá

Trung bình

Hát Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

Hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định.

Hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

Hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.

Nghe nhạc Nghe và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

Hát lại những câu em nhớ.

Đọc nhạc Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm.

Nhạc cụ Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.

Thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định.

Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát.

- Với một số HS kĩ năng hát chưa tốt, nên đánh giá qua hình thức trình bày theo nhóm, giúp các em có sự tự tin để hoàn thành bài học.

Page 13: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

12

- Minh họa một số đề kiểm tra: Đề 1: Trình bày bài hát Em thương thầy mến cô (Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu) theo nhóm 4-5 HS. Đề 2: Trình bày bài hát Lớp chúng ta đoàn kết (Nhạc và lời: Mộng Lân) theo hình thức song ca, hát kết hợp vỗ tay theo cặp. Đề 3: Trình bày bài hát Mùa xuân tươi xanh (Nhạc Ma-lai-xi-a) theo hình thức tốp ca, hát kết hợp vận động. Đề 4: Dùng song loan đệm cho bài hát Bắc kim thang (Dân ca Nam Bộ). Đề 5: Chơi động tác tay, chân đệm cho bài hát Tình bạn (Nhạc Anh). Đề 6: Đọc nhạc 6 âm Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La kết hợp làm kí hiệu bàn tay. Đề 7: Trình bày bài hát Chú ếch con (Nhạc và lời: Phan Nhân) kết hợp gõ đệm bằng song loan. 3. Giới thiệu các tài liệu tham khảo bổ trợ

Tài liệu Người sử dụng Hướng dẫn sử dụng

Sách giáo khoa Giáo viên và học sinh

Được sử dụng trong mọi giờ học.

Sách giáo viên Giáo viên GV dùng để soạn giáo án. Trong giai đoạn đầu, GV nên bám sát SGV; khi dạy học tương đối thuần thục thì có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo hơn.

Phiên bản điện tử của SGK

Giáo viên và học sinh

Được sử dụng trong mọi giờ học; gồm các tư liệu audio và video hỗ trợ cho việc dạy học theo SGK. Tài liệu này còn giúp HS tự học ở ngoài giờ lên lớp. Cách truy cập phiên bản điện tử của SGK được hướng dẫn ở bìa cuối sách.

Vở thực hành âm nhạc

Học sinh HS dùng kết hợp giữa SGK và vở thực hành. Nếu có thời gian (những lớp học tăng cường), GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập ngay tại lớp. Trong mỗi tiết, HS nên hoàn thành 3 bài tập, một số bài tập nâng cao các em có thể làm theo cặp hoặc nhóm nhỏ.

Lưu ý: GV cần sử dụng hiệu quả các tài liệu tham khảo bổ trợ, tránh làm mất nhiều thời gian, hoặc làm HS bị quá tải.

Page 14: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

13

II. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Chủ đề 1: QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU Học sinh sẽ:

- Hát đúng cao độ, trường độ bài Ngày mùa vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản. - Nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Đi học. - Nhận biết được hình dáng và âm thanh của sáo trúc. - Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ nét nhạc với nốt Đô, Rê, Mi theo kí hiệu bàn tay. - Chơi trống nhỏ, thanh phách và động tác tay, chân thể hiện được mẫu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Ngày mùa vui. - Biết cảm nhận về cao độ, trường độ, cường độ thông qua các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo. - Biết yêu quê hương, yêu Tổ quốc thông qua những hành động cụ thể. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Chuẩn bị của GV - Đàn phím điện tử. - Chơi đàn và hát trôi chảy bài Ngày mùa vui. - Tập một số động tác vận động cho bài Ngày mùa vui và bản nhạc Đi học. - Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Đô, Rê, Mi. - Thể hiện đúng tiết tấu bằng nhạc cụ và động tác tay, chân. - Thực hành các hoạt động Vận dụng - Sáng tạo. Chuẩn bị của HS Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, tem-bơ-rin, trai-en-gô. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

Tiết Kế hoạch dạy học (dự kiến)

1 Hát: Ngày mùa vui Vận dụng - Sáng tạo: Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát Ngày mùa vui

2 Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui Nghe nhạc: Đi học

3 Đọc nhạc Thường thức âm nhạc - Tìm hiểu nhạc cụ: Sáo trúc

Page 15: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

14

4 Nhạc cụ Vận dụng - Sáng tạo: Mô phỏng âm thanh cao - thấp theo sơ đồ

TIẾT 1

Khởi động (khoảng 5 phút) GV hỏi: Em thích cảnh đẹp nào ở quê hương mình? GV gợi ý HS về một số cảnh đẹp như: dòng sông, khe suối, ngọn núi, khu rừng, con đường, chiếc cầu, cánh đồng, hàng cây, bờ biển, hòn đảo, mái trường,... 1. Hát: Ngày mùa vui (khoảng 23 phút) - GV giới thiệu tên và xuất xứ của bài hát. - GV hướng dẫn HS đọc lời ca (cá nhân đọc hoặc cả lớp cùng đọc), có thể đọc kết hợp vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - GV cho HS nghe bài hát; HS nghe kết hợp vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc. - GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát. - GV đàn và hát mẫu từng câu, hướng dẫn HS tập hát mỗi câu một vài lần. HS hát nối tiếp câu hát thứ nhất và câu hát thứ hai, hát nối tiếp câu hát thứ ba và câu hát thứ tư. GV sửa chỗ HS hát sai (nếu có). GV hướng dẫn HS thể hiện được cách hát luyến những tiếng: bõ, ấm, có. - GV cho HS hát cả bài, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách. GV hướng dẫn HS tập cách lấy hơi, thể hiện tình cảm vui tươi. - GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. 2. Vận dụng - Sáng tạo: Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát Ngày mùa vui (khoảng 7 phút) - GV làm mẫu để HS quan sát: GV mời một HS đứng đối diện, đếm 1-2-3-4 nhịp nhàng; khi đếm 1 thì vỗ hai tay, khi đếm 2 thì vỗ hai tay vắt chéo lên vai mình, khi đếm 3 thì vỗ hai tay, khi đếm 4 thì vỗ hai tay vào tay của người đối diện. - GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp: từ chậm đến nhanh dần. - GV hướng dẫn HS vừa hát vừa vỗ tay theo cặp: bài Ngày mùa vui. - GV mời một vài cặp HS xung phong trình bày, các bạn nhận xét, đánh giá. Cuối tiết học, GV cần nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập, hát hay, tích cực, sáng tạo,...

TIẾT 2 1. Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui (khoảng 20 phút) - GV cho HS nghe lại bài hát, HS có thể vỗ tay hoặc vận động nhẹ nhàng.

Page 16: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

15

- GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1-2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. - GV hướng dẫn HS tập hát đối đáp:

Người hát Câu hát

HS nữ Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn

HS nam Nô nức trên đường vui thay bõ công bao ngày mong chờ

HS nữ Hội mùa rộn ràng quê hương ấm no chan hoà yêu thương

HS nam Ngày mùa rộn ràng nơi nơi có đâu vui nào vui hơn.

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động (tham khảo gợi ý sau):

Câu hát Động tác

Ngoài đồng lúa chín thơm, con chim hót trong vườn

Hai tay mở từ trong ra ngoài, rồi khum trước miệng như chim hót

Nô nức trên đường vui thay bõ công bao ngày mong chờ

Hai tay đưa lên cao đồng thời đưa sang hai bên, chân nhún nhẹ

Hội mùa rộn ràng quê hương ấm no chan hoà yêu thương

Hai tay để ngang hông bên trái vuốt nhẹ hai lần, sau đó tay phải vươn qua đầu tay trái giữ nguyên

Ngày mùa rộn ràng nơi nơi có đâu vui nào vui hơn.

Hai tay để ngang hông bên phải vuốt nhẹ hai lần, sau đó tay trái vươn qua đầu tay phải giữ nguyên

- GV cho HS tập biểu diễn bài hát theo hình thức cá nhân, theo cặp hoặc nhóm. 2. Nghe nhạc: Đi học (khoảng 15 phút)

Page 17: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

16

Đi học (Trích)

Nhạc: Bùi Đình Thảo Hơi nhanh- Phong cách dân ca miền núi Lời: Thơ Minh Chính- Bùi Đình Thảo

- GV giới thiệu ngắn gọn về tên và tác giả của bài hát. - GV cho HS nghe lần thứ nhất, rồi hỏi các em cảm nhận về bài hát, ví dụ: bài hát vui tươi hay tha thiết? tốc độ bài hát này nhanh hay chậm? người hát là trẻ em hay người lớn? giọng hát là nam hay nữ? hình thức hát là đơn ca hay tốp ca?... - GV hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể hoặc chơi động tác tay, chân phù hợp với nhịp điệu. - GV đàn và hát một câu khoảng 1-2 lần, ví dụ Hôm qua em tới trường, mẹ dắt tay từng bước, HS nào nhớ được lời ca thì xung phong hát lại câu đó. GV có thể thực hiện với câu hát khác. - GV giáo dục thái độ và phẩm chất cho HS về tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc thông qua những hành động cụ thể, như: chăm chỉ học tập, bảo vệ môi trường, bảo vệ các con vật có ích,... Cuối tiết học, GV cần nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập, hát hay, tập trung nghe nhạc,...

Page 18: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

17

TIẾT 3

1. Đọc nhạc (khoảng 15 phút) - GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS đọc cao độ 3 nốt Đô, Rê, Mi, kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay. - GV hướng dẫn HS đọc nét nhạc dưới đây kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay, với nhịp độ vừa phải:

- GV mời từng tổ đọc nhạc, kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay. - GV hướng dẫn HS đọc thêm 1-2 nét nhạc tương tự; HS chơi oẳn tù tì theo cặp, bạn thắng thì làm kí hiệu bàn tay, bạn thua thì đọc nhạc; một HS xung phong lên bảng làm kí hiệu bàn tay cho cả lớp đọc nhạc (đây là 3 bài tập mở, có thể không thực hiện). 2. Thường thức âm nhạc - Tìm hiểu nhạc cụ: Sáo trúc (khoảng 20 phút) - GV cho HS nghe âm thanh sáo trúc và hỏi HS: đây là âm thanh của nhạc cụ nào? Sau khi HS trả lời, GV kết luận đây là âm thanh của sáo trúc. - GV giới thiệu: sáo trúc được làm từ thân cây trúc (đôi khi có thể làm bằng thân cây nứa). Có loại sáo thổi dọc và loại thổi ngang. Âm thanh của sáo nghe du dương, bay bổng. - GV cho HS xem 1-2 video, nhận biết sáo trúc trong tiết mục biểu diễn. - GV hướng dẫn HS nghe âm thanh và mô phỏng động tác chơi sáo trúc. Cuối tiết học, GV cần nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập, đọc nhạc tốt, tích cực, sáng tạo,...

TIẾT 4 1. Nhạc cụ (khoảng 25 phút) a) Luyện tập tiết tấu - Luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ: + GV làm mẫu chơi tiết tấu bằng nhạc cụ, HS quan sát và lắng nghe. + GV hướng dẫn HS chơi tiết tấu, vừa gõ nhạc cụ vừa đếm (1-2-3-4-5):

+ GV hướng dẫn tổ, nhóm, cá nhân luyện tập, GV sửa sai cho HS (nếu có). - Luyện tập tiết tấu bằng động tác tay, chân: thực hiện tương tự như trên. b) Ứng dụng đệm cho bài hát: Ngày mùa vui

Page 19: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

18

- Đệm cho bài hát bằng nhạc cụ: + GV làm mẫu vừa gõ đệm vừa hát, HS quan sát và lắng nghe. + GV hướng dẫn HS vừa gõ đệm vừa hát, GV có thể phân công nhóm A gõ đệm, nhóm B hát,... + GV hướng dẫn tổ, nhóm, cá nhân luyện tập, GV sửa sai cho HS (nếu có). - Đệm cho bài hát bằng động tác tay, chân: thực hiện tương tự như trên. 2. Vận dụng - Sáng tạo: Mô phỏng âm thanh cao - thấp theo sơ đồ (khoảng 10 phút) - GV làm mẫu: vẽ sơ đồ lên bảng hoặc trang giấy; GV dùng ngón trỏ chỉ hướng chuyển động của sơ đồ, kết hợp thể hiện âm thanh bằng âm U với tốc độ vừa phải, tương ứng cao độ các nốt nhạc Son - Pha - Mi - Rê - Đô. - GV hướng dẫn cả lớp luyện tập tạo ra âm thanh theo sơ đồ với tốc độ nhanh, chậm khác nhau, với cường độ to, nhỏ khác nhau, với nguyên âm khác nhau (ví dụ A, Ô, I, Ơ, E...). - GV cho các nhóm thi đua tạo ra âm thanh với những yêu cầu khác nhau. - Nếu là sơ đồ vẽ trên trang giấy, GV có thể lật ngược trang giấy để tạo ra sơ đồ khác. - Trò chơi: HS xung phong vẽ sơ đồ khác lên bảng, để các bạn tạo ra âm thanh. Cuối tiết học, GV cần nhắc lại yêu cầu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức luyện tập, chơi nhạc cụ tốt, tích cực, sáng tạo,...

Page 20: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

19

III. THỰC HÀNH MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Thực hành nội dung hát và nhạc cụ Thực hành đồng thời 2 nội dung, vì bài tập nhạc cụ đều được ứng dụng đệm cho các bài hát.

Lưu ý: GV cần dành khoảng 2/3 thời gian để hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ, rồi bằng động tác tay chân. Sau đó, dành khoảng 1/3 thời gian còn lại để ứng dụng đệm cho bài hát. Luyện tập tiết tấu với nhịp độ không quá nhanh hoặc quá chậm, mà phải tương ứng với nhịp độ của bài hát.

Page 21: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

20

Page 22: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

21

Xem video bài hát tiếng Ma-lai-xi-a.

Hát bài Bắc kim thang kết hợp chơi trò chơi. Luật chơi: người chơi bị bịt mắt, sau mỗi câu hát thì quay tròn tại chỗ và cầm dùi gõ vào mặt trống, trùng với tiếng vỗ tay của mọi người.

Page 23: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

22

Bắc kim thang cà lang bí rợ Cột bên kèo là kèo bên cột Chú bán dầu qua cầu mà té Chú bán ếch ở lại làm chi

Con le le đánh trống thổi kèn Con bìm bịp thổi tò tí te tò te

Page 24: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

23

2. Thực hành nội dung đọc nhạc

Chủ đề 1

Chủ đề 2

Chủ đề 4

Chủ đề 6

Page 25: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

24

3. Xem video tiết dạy minh hoạ Tiết dạy chọn 4 nội dung thực hành (hát, nhạc cụ, đọc nhạc, nghe nhạc), được trích từ các chủ đề khác nhau. Một số hoạt động GV dạy bám sát theo hướng dẫn trong sách giáo viên, có hoạt động GV đã vận dụng linh hoạt và sáng tạo so với hướng dẫn.

Nội dung Thời lượng

1. Ôn tập bài hát: Em thương thầy mến cô 10 phút

2. Nhạc cụ: Luyện tập tiết tấu; Ứng dụng đệm cho bài hát: Em thương thầy mến cô

10 phút

3. Đọc nhạc: Son La 7 phút

4. Nghe nhạc: Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ 8 phút

4. Thực hành nội dung nghe nhạc

- Nghe nhạc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu:

Page 26: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

25

(bắt đầu gõ từ nhịp thứ hai) Nét nhạc thứ nhất: tổ 1 gõ đệm bằng trống (hoặc vỗ tay). Nét nhạc thứ hai: tổ 2 gõ đệm bằng thanh phách (hoặc vỗ chéo tay lên vai). Nét nhạc thứ ba: tổ 3 gõ đệm bằng tem-bơ-rin (hoặc vỗ tay xuống đùi). Nét nhạc thứ tư: tổ 4 gõ đệm bằng trai-en-gô (hoặc giậm chân xuống đất). - Xem video HS nước ngoài gõ đệm bằng nhạc cụ.

- Nghe nhạc lời tiếng Anh. - Tập hát lời Việt:

- Nghe nhạc kết hợp chơi trò chơi: Cây cầu được làm bởi 2-3 cặp HS (có 4-6 em) đứng đối diện, chụm hai tay giơ lên cao, mỗi cặp dãn cách khoảng 2m. Khoảng 10-12 bạn khác phải đi đều theo vòng tròn (hoặc hình số 8) chui qua cây cầu này. Đến câu cuối trong bài hát, những HS làm cầu sẽ cùng nhau kéo tay xuống, nếu bắt được bạn nào chưa kịp chui qua thì bạn đó phải thay thế làm cầu. 5. Thực hành hoạt động Vận dụng - Sáng tạo

Chủ đề 1

Chủ đề 2

Page 27: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

26

Thực hiện nối tiếp hoặc đồng thời 2 bài tập, sau đó kết hợp hát bài Em thương thầy mến cô (bài tập mở, có thể không thực hiện).

Chủ đề 3

Chủ đề 4

Chủ đề 5

Chủ đề 6

Chủ đề 7

Chủ đề 7

Chủ đề 8

Page 28: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

27

IV. TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1. GV có cần thực hiện đúng quy định về thời lượng hát là 35% trong Chương trình? Quy định về thời lượng là một căn cứ quan trọng, nhưng GV nên vận dụng linh hoạt. SGK thiết kế các nội dung dạy học mang tính tích hợp nên GV khó thực hiện tuyệt đối chính xác về thời lượng. Ví dụ: nội dung hát thì có nhạc cụ (HS hát kết hợp gõ đệm); nội dung nhạc cụ lại có hát (ứng dụng đệm cho bài hát); nội dung nghe nhạc cũng có hát (hát lại những câu em nhớ),... Câu 2. Bài Ngày mùa vui vừa được dạy ở lớp 2 (theo Chương trình 2018), vừa dạy ở lớp 3 (theo Chương trình 2006), vậy GV có cần giải thích cho HS không? Không. GV không cần giải thích gì. Câu 3. Khi hướng dẫn HS luyện tập thực hành, GV cần tiến hành theo những bước nào? Giáo viên cần thực hiện các bước sau: Bước 1- GV làm mẫu Bước 2- GV và HS cùng luyện tập Bước 3- GV hướng dẫn HS tự luyện tập Bước 4- GV đánh giá (hoặc củng cố, mở rộng) Các bước này không mâu thuẫn với những quy trình dạy học mà GV đang áp dụng. Ví dụ quy trình dạy hát (7 bước) cũng có đủ những bước trên. Câu 4. Tại sao cần hướng dẫn HS phương pháp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay? Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay vui hơn, dễ hơn so với đọc nhạc theo kí hiệu ghi nhạc, bởi vì: - HS được đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể, tư thế thoải mái hơn. - HS được trợ giúp về mặt trực quan, dễ cảm nhận tương quan về cao độ, ví dụ khi HS đọc nốt Son thì bàn tay đưa lên cao hơn so với nốt Mi. - HS được đọc nhạc như trò chơi, trong thời gian ngắn, khoảng 5-10 phút. - HS có thể sáng tạo bài đọc nhạc, ví dụ: từng cặp chơi oẳn tù tì, bạn thắng làm kí hiệu bàn tay, bạn thua thì đọc nhạc; hoặc một HS xung phong lên bảng làm kí hiệu để cả lớp đọc nhạc (có sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV). - HS không bị quá tải về nội dung (do GV được chủ động lựa chọn bài tập phù hợp). Câu 5. Cách dạy nhạc cụ thế nào là phù hợp? Thứ nhất, GV cần hướng dẫn HS biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách. Ví dụ với HS thuận tay phải thì sẽ cầm trống, chuông, tem-bơ-rin, trai-en-gô bằng tay trái, cầm dùi gõ hoặc vỗ bằng tay phải. Với song loan thì HS sẽ cầm tay phải.

Page 29: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

28

Thứ hai, GV cần dành khoảng 2/3 thời gian để hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ, rồi bằng động tác tay chân. Sau đó, dành khoảng 1/3 thời gian còn lại để ứng dụng đệm cho bài hát. Luyện tập tiết tấu với nhịp độ không quá nhanh hoặc quá chậm, mà phải tương ứng với nhịp độ của bài hát. Thứ ba, hướng dẫn HS chơi nhạc cụ đệm cho bài hát cũng có nhiều cách như: GV mở nhạc bài hát mẫu để HS đệm; GV hát để HS đệm; HS tổ A hát còn tổ B đệm; HS vừa hát vừa tự đệm nhạc cụ. Câu 6. Nếu nhà trường chưa có nhạc cụ chuông, song loan... GV có thể thay bằng nhạc cụ khác được không? Hoàn toàn được. Thậm chí GV có thể hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ tự làm hoặc động tác tay, chân.

Page 30: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

29

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CÂU HỎI 1. Nội dung nào không có trong chương trình môn Âm nhạc lớp 2?

A. Hát B. Nhạc cụ C. Nghe nhạc D. Lí thuyết âm nhạc

2. Trong chương trình môn Âm nhạc lớp 2, thời lượng dạy Hát được quy định là bao nhiêu?

A. 25% B. 30% C. 35% D. 40%

3. Trong chương trình môn Âm nhạc lớp 2, thời lượng dạy Nhạc cụ được quy định là bao nhiêu?

A. 20% B. 25% C. 30% D. 35%

4. Chủ đề nào không có trong SGK? A. Quê hương B. Gia đình C. Đoàn kết D. Mùa xuân

5. Bài hát nào không có trong SGK? A. Ngày mùa vui B. Cộc cách tùng cheng C. Em thương thầy mến cô D. Lớp chúng ta đoàn kết

6. Bài hát nào trong SGK có 2 lời? A. Bắc kim thang B. Múa vui C. Tình bạn

Page 31: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

30

D. Chú ếch con 7. Bài hát trong SGK có âm vực rộng nhất là quãng mấy?

A. Quãng 7 B. Quãng 8 C. Quãng 9 D. Quãng 10

8. Giáo viên dạy hát theo cách nào dưới đây là phù hợp? A. Giáo viên cần hát mẫu kết hợp đàn giai điệu B. Giáo viên chỉ cần hát mẫu C. Giáo viên chỉ cần đàn giai điệu D. Giáo viên cho học sinh nghe bài hát nhiều lần

9. Nhạc cụ nào không được giới thiệu trong SGK? A. Chuông B. Song loan C. Sáo trúc D. Đàn bầu

10. Nội dung nhạc cụ chưa sử dụng loại trường độ nào? A. Nốt đen B. Nốt móc đơn C. Nốt đen chấm dôi D. Dấu lặng đen

11. Động tác tay, chân nào chưa hướng dẫn cho học sinh lớp 2? A. Vỗ tay B. Búng ngón tay C. Vỗ tay xuống đùi D. Giậm chân

12. Bài nghe nhạc nào dưới đây không có trong SGK? A. Hoa lá mùa xuân B. Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ C. Cái bống D. Cây cầu Luân-đôn

13. Nghe bài hát Cây cầu Luân-đôn phù hợp với hoạt động nào nhất? A. Vẽ tranh

Page 32: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

31

B. Chơi trò chơi C. Đọc nhạc D. Đóng kịch

14. Bài đọc nhạc trong SGK chưa sử dụng nốt nào? A. Pha B. Son C. La D. Si

15. Dạy đọc nhạc chưa yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động nào? A. Gõ đệm B. Chơi trò chơi C. Đặt lời cho bài đọc nhạc D. Vận động theo nhạc

Page 33: SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ÂM NHẠC 2 CÁNH DIỀU

Mang cuộc sống vào bài học − Đưa bài học vào cuộc sống