Top Banner
Tìm hiểu VÀ AN SINH XÃ HỘI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
153

so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

May 08, 2018

Download

Documents

phamdien
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Tìm hiểu

VÀ AN SINH XÃ HỘIPHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Page 2: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Tìm hiểuPHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

VÀ AN SINH XÃ HỘI

Page 3: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Tài liệu được Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) chủ trì biên soạn với sự hỗ trợ kĩ thuật củacác luật sư và chuyên gia, trong khuôn khổ dự án "Hòa nhập kinh tế - xã hội của lao động nữ tại cáckhu công nghiệp vùng ven đô ở Việt Nam" (gọi tắt là dự án Phụ nữ).

Bản quyền tài liệu thuộc dự án Phụ nữ. Tài liệu có thể được sao chép, lưu hành, sử dụng cho cácmục đích phi thương mại, song phải trích dẫn nguồn và bảo lưu tính toàn vẹn của tài liệu, khônglàm sai lệch nội dung thông tin.

Page 4: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

1

MỤC LỤC

Lời nói đầu .................................................................................................................................................................2

Các từ viết tắt ............................................................................................................................................................4

PHẦN I. GIỚI THIỆU SỔ TAY VÀ GỢI Ý .............................................................................................................5

A. Giới thiệu ............................................................................................................................................................5

1. Mục đích.......................................................................................................................................................5

2. Đối tượng sử dụng ...................................................................................................................................5

3. Nội dung tài liệu ........................................................................................................................................5

4. Lưu ý khi sử dụng tài liệu .......................................................................................................................6

B. Gợi ý ......................................................................................................................................................................6

PHẦN II. CÁC CHỦ ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG & AN SINH XÃ HỘI...........................................11

Chủ đề 1: Hợp đồng lao động............................................................................................................................11

Chủ đề 2: Tiền lương..............................................................................................................................................23

Chủ đề 3: Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi .......................................................................................................33

Chủ đề 4: Bảo hiểm xã hội ...................................................................................................................................43

Chủ đề 5: Bảo hiểm y tế........................................................................................................................................57

Chủ đề 6: Bảo hiểm thất nghiệp .......................................................................................................................65

Chủ đề 7: Chế độ thai sản....................................................................................................................................73

Chủ đề 8: Giải quyết tranh chấp lao động.....................................................................................................83

Chủ đề 9: An toàn lao động – Vệ sinh lao động ..........................................................................................91

Chủ đề 10: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp........................................................................................99

Chủ đề 11: Thỏa ước lao động tập thể .........................................................................................................107

Chủ đề 12: Công đoàn........................................................................................................................................115

Chủ đề 13: Đình công.........................................................................................................................................127

Chủ đề 14: Quyền tiếp cận thông tin............................................................................................................139

Page 5: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc vềtốc độ tăng trưởng kinh tế. Quá trình công nghiệp hoá bắt đầu cùng với sự rađời của rất nhiều KCN/khu chế xuất, kéo theo sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấulao động từ lực lượng lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp. Theođó, các luồng di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng về số lượng và quymô. Số người di cư giữa các tỉnh tăng từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệungười năm 1999 và lên tới 3,4 triệu người năm 2009. Dự báo sẽ có tới 5 triệungười di cư từ nông thôn ra thành thị vào năm 2019, chiếm khoảng 5% dân sốViệt Nam (Tổng cục thống kê 2011).

Lao động di cư trong nước làm việc cả trong khu vực chính thức lẫn phichính thức; phần lớn là lao động nữ và phải đối mặt với nhiều khó khăn khácnhau trong cuộc sống hàng ngày. Hàng triệu lao động di cư hiện phải chấp nhậnmức thu nhập thấp, thời gian làm việc kéo dài trong điều kiện lao động khôngđảm bảo. Bên cạnh đó, sự gia tăng cơ học của dân số trong các khu vực gần cácKCN nhanh hơn nhiều so với sự phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ địaphương. Điều này khiến cho nhiều người không tiếp cận được với các dịch vụcông, các kênh hỗ trợ chính thức của Nhà nước và gặp khó khăn trong quá trìnhhòa nhập với cộng đồng tại nơi đến.

Page 6: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

3

Nhằm hỗ trợ người lao động, đặc biệt là lao động di cư, nâng cao hiểu biếtcũng như kĩ năng để đáp ứng yêu cầu công việc, bảo vệ quyền lợi chính đángvà có khả năng tự phát triển năng lực, Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI)phối hợp cùng các chuyên gia và đối tác xây dựng bộ sách gồm 3 cuốn tài liệuvới các nội dung chính sau:

• Tìm hiểu pháp luật lao động và An sinh xã hội: cập nhật thông tin và hướngdẫn các quy định liên quan đến hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làmviệc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chế độ thai sản,an toàn vệ sinh lao động, tiếp cận thông tin...

• Chăm sóc sức khỏe: cung cấp kiến thức và các hướng dẫn đơn giản, dễ ápdụng để bảo vệ và tăng cường sức khỏe như hiểu đúng về quan hệ tình dục,bệnh HIV/AIDS, chuẩn bị mang thai, chăm sóc phụ nữ có thai và trẻ nhỏ,đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh các bệnh theo mùa...

• Phát triển kĩ năng: hướng dẫn thực hành các kĩ năng cá nhân cũng như kĩnăng lãnh đạo; bao gồm kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, tự nhận thứcvà phát triển bản thân, kĩ năng ra quyết định, quản lí và lập kế hoạch, điềuhành nhóm...

Trung tâm Phát triển và Hội nhập xin chân thành cảm ơn các cơ quan nhànước, tổ chức tài trợ, tổ chức đối tác và các chuyên gia đã hỗ trợ, phối hợp biênsoạn bộ tài liệu này. Hy vọng bộ tài liệu sẽ góp phần bổ sung các thông tin cậpnhật, kiến thức hữu ích và phát triển các kĩ năng cần thiết cho người lao độngtrong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của Việt Nam hiện nay.

Page 7: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

An sinh xã hội

An toàn lao động

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế

Bệnh nghề nghiệp

Câu lạc bộ

Hợp đồng lao động

Khu công nghiệp

Liên đoàn Lao động

Người hướng dẫn

Người lao động

Người sử dụng lao động

Sinh hoạt nhóm

Tai nạn lao động

Thỏa ước lao động tập thể

Tranh chấp lao động

Vệ sinh lao động

ASXH

ATLĐ

BHTN

BHXH

BHYT

BNN

CLB

HĐLĐ

KCN

LĐLĐ

NHD

NLĐ

NSDLĐ

SHN

TNLĐ

TƯLĐTT

TTLĐ

VSLĐ

Page 8: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần I: MỞ ĐẦU 5

Phần I:MỞ ĐẦU

A. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU

1. MỤC ĐÍCH

Tài liệu này được biên soạn nhằm cung cấp các thông tin cập nhật và hướng dẫn chi tiết về mộtsố quy định liên quan đến pháp luật lao động và chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Thông quaviệc sử dụng tài liệu, kết hợp với thông tin bổ sung từ các nguồn khác, NLĐ đặc biệt là lao động nữtại các KCN, vùng ven đô, có thể nâng cao nhận thức và hiểu biết về các chủ đề liên quan, có khảnăng bảo vệ bản thân và hỗ trợ những NLĐ khác khi gặp phải các vấn đề nảy sinh trong quá trìnhlàm việc. Mặt khác, tăng cường hiểu biết về pháp luật lao động cũng góp phần nâng cao ý thức vàhiệu quả lao động của NLĐ, tạo dựng mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ, đồng thời xây dựng môitrường lao động ngày một tiến bộ, đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nóiriêng và đất nước nói chung.

2. ĐỐI TUỢNG SỬ DỤNG

Tài liệu dành cho đối tượng chính là các cán bộ nguồn và người điều hành (các trưởng/phó nhómhoặc thành viên nòng cốt) của các nhóm công nhân, các CLB nữ. Người sử dụng tham khảo nội dungkiến thức và các gợi ý trong tài liệu để xây dựng ý tưởng và tiến trình cụ thể cho các buổi SHN, tậphuấn, tuyên truyền... về các chủ đề liên quan.

Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở kinh nghiệm và các bài học trong quá trình CDI và các đối tácthực hiện các dự án hỗ trợ lao động nữ tại các KCN, vùng ven đô phía Bắc Việt Nam. Trong đó, độingũ cán bộ nòng cốt và người điều hành nhóm/CLB là những tác nhân quan trọng thúc đẩy NLĐtham gia vào các hoạt động để từng bước nâng cao năng lực, sự tự tin và yêu cầu các quyền lợichính đáng của mình. Cán bộ nòng cốt hay cán bộ nguồn là những người tích cực, đến từ các cơquan/tổ chức hỗ trợ NLĐ như Liên đoàn Lao động các cấp, Công đoàn cơ sở, cán bộ Sở/Phòng Laođộng, Thương binh và Xã hội, cán bộ Bảo hiểm xã hội, y tế, chính quyền địa phương... Người điềuhành nhóm là những thành viên tích cực, những "thủ lĩnh" của một nhóm hay CLB, có khả năng huyđộng sự tham gia của NLĐ trong các hoạt động của nhóm, điều hành các buổi sinh hoạt và duy trìhoạt động của nhóm.

3. NỌI DUNG TÀI LIẸU

Tài liệu gồm hai phần chính với các nội dung khái quát như sau:

• Phần I. Mở đầu: Giới thiệu chung về tài liệu, đối tượng sử dụng, nội dung và một số lưu ý khi sửdụng tài liệu.

Page 9: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần I: MỞ ĐẦU 6

• Phần II. Các chủ đề về Pháp luật lao động và An sinh xã hội: gồm 14 chủ đề khác nhau liênquan đến pháp luật lao động và các chính sách ASXH của nhà nước. Các chủ đề này được lựachọn và tổng hợp dựa trên mong muốn hiểu biết của NLĐ và các câu hỏi thường gặp trong quátrình sinh hoạt nhóm/CLB.

4. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Tài liệu này không phải sổ tay cung cấp kiến thức đơn thuần mà đuợc thiết kế như một cuốnhướng dẫn thực hành dành cho đối tượng chính là các cán bộ nguồn và các trưởng/phó nhóm/CLB.Do đó phần cung cấp kiến thức được lồng ghép trong các bước hướng dẫn SHN cụ thể. Mỗi chủ đềđược xây dựng tương ứng với tiến trình diễn ra một buổi SHN, bao gồm nhiều hoạt động khác nhauxoay quanh một nội dung chính.

Cùng với phần kiến thức, các trò chơi, câu hỏi hoặc bài tập tình huống là gợi ý để người sử dụngchọn lọc, tăng tính hấp dẫn cho chủ đề và thu hút thành viên tham gia trong quá trình thảo luận.Các hướng dẫn này (kể cả phần dụng cụ chuẩn bị và thời gian dự kiến) cần được vận dụng linh hoạt,tùy bối cảnh, chủ đề và nhóm đối tượng đích.

Tài liệu này cũng có thể áp dụng tham khảo cho các hoạt động khác như tập huấn, chuẩn bịnội dung đối thoại, tuyên truyền... Tuy nhiên, nội dung cần được chọn lọc và thiết kế lại cho phùhợp với các dạng hoạt động khác nhau, đặc biệt là các hoạt động truyền thông diện rộng.

B. GIỚI THIỆU VỀ VẬN HÀNH NHÓM/CLB VÀ ĐIỀU HÀNH SINH HOẠT NHÓM

1. VẬN HÀNH NHÓM/CLB

1.1. Mục đích của việc thành lập và sinh hoạt nhóm/CLB

Thông qua các nhóm/CLB tự quản, NLĐ có thêm không gian và cơ hội để:

• Giao lưu, kết bạn, học hỏi, chia sẻ, giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng

• Cùng nhau thảo luận về các vấn đề mà cá nhân hoặc nhóm đang gặp phải tại nơi làm việc vàtrong cuộc sống, từ đó tìm ra hoặc đề xuất các giải pháp phù hợp

• Được tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến các vấn đề mà NLĐ quan tâm như các kiếnthức liên quan đến Luật lao động, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, hôn nhân gia đình, bình đẳnggiới…

• Hiểu về quyền và trách nhiệm của mình, từ đó có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích chínhđáng của bản thân

• Biết và phát triển các kĩ năng cần thiết cho bản thân cũng như cho công việc

• Được hỗ trợ để chuyển tải ý kiến, phản ánh các vấn đề và mối quan tâm đến các nhà quản lý,hoạch định chính sách, các bên liên quan

• Đại diện cho những NLĐ hoặc các nhóm/CLB khác tham gia các diễn đàn, đối thoại với các bênliên quan nhằm thúc đẩy thực thi quyền của NLĐ.

Page 10: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần I: MỞ ĐẦU 7

1.2. Vai trò và trách nhiệm của Ban điều hành nhóm/CLB

Nhằm đảm bảo duy trì hoạt động lâu dài và thường xuyên, mỗi nhóm/CLB khi thành lập cần cómột Ban điều hành (hoặc Ban chủ nhiệm) do đa số thành viên đồng ý đề cử. Tùy theo thống nhấtcủa thành viên trong nhóm, Ban điều hành có thể có từ 2 đến 3 người (gồm 1 trưởng nhóm và 1 hoặc2 phó nhóm). Vai trò của Ban điều hành rất quan trọng, bao gồm:

• Là cầu nối giữa NLĐ với các bên liên quan như Ban quản lí dự án, LĐLĐ, cán bộ tư vấn, chínhquyền địa phương…

• Là đầu mối tổ chức và duy trì các buổi sinh hoạt nhóm

• Huy động sự tham gia của NLĐ vào nhóm và thành viên trong nhóm

• Duy trì hoạt động ổn định và hiệu quả của nhóm/CLB

• Đại diện cho tiếng nói của nhóm/CLB nói riêng, NLĐ nói chung

Để đảm nhiệm tốt các vai trò nêu trên, Ban điều hành nhóm phải có trách nhiệm:

• Cùng các thành viên xây dựng kế hoạch SHN, xác định chủ đề/ vấn đề ưu tiên

• Chuẩn bị cho các buổi SHN (chuẩn bị nội dung, mời người tham dự, đề xuất cán bộ hỗ trợ hoặc tưvấn nếu cần, chuẩn bị địa điểm, các dụng cụ và tài liệu cần thiết…)

• Điều hành các buổi SHN

• Thu thập ý kiến của các thành viên và gửi đến các bên liên quan

• Khuyến khích, động viên các thành viên tham gia sinh hoạt đầy đủ

• Thường xuyên tìm kiếm thông tin và chia sẻ với các thành viên trong nhóm

• Trao đổi, đề xuất hỗ trợ nếu có các vấn đề nảy sinh trong quá trình duy trì và điều hànhnhóm/CLB

1.3. Các nguyên tắc khi vận hành nhóm/CLB

Người điều hành nhóm/CLB cần nhớ:

• Tôn trọng người tham gia

• Giữ vai trò trung lập

• Duy trì sự nhiệt tình tham gia SHN

• Quản lí những hành vi bất ổn

• Quản lí bất đồng ý kiến

• Luôn minh bạch trong quản lí và điều hành nhóm (các vấn đề liên quan đến chi tiêu quỹ nhóm,quyền lợi của thành viên, cơ hội hỗ trợ...)

• Bình đẳng, không phân biệt đối xử: không phân biệt trình độ học vấn, vùng miền, dân tộc, mứcđộ giàu nghèo, vẻ ngoài xấu đẹp, giới tính…

Page 11: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần I: MỞ ĐẦU 8

2. ĐIỀU HÀNH SINH HOẠT NHÓM

2.1. Quy trình một buổi sinh hoạt nhóm

Bước 1 - Khởi động

ü Tổ chức trò chơi

ü Nhắc lại nội dung buổi sinh hoạt trước

Bước 2 - Giới thiệu chủ đề SHN

ü Có thể sử dụng nhiều hình thức (nói, diễn kịch, hát...) đểdẫn vào chủ đề

ü Chủ đề này được lựa chọn trên cơ sở nhu cầu của cácthành viên và đã thống nhất từ trước

Bước 3 - Thảo luận về chủ đề chính

ü Các thành viên trao đổi, chia sẻ về các vấn đề xoay quanhchủ đề chính

ü Nêu câu hỏi hoặc liên hệ với vấn đề đang gặp phải =>nhóm cùng thảo luận để đưa ra giải pháp

Bước 4 - Tổng kết

ü Tóm tắt nội dung buổi sinh hoạt; các lưu ý hoặc đề xuấtvới các bên liên quan

ü Thống nhất thời gian và chủ đề của buổi SHN tiếp theo.

2.2. Những lưu ý để đảm bảo sinh hoạt nhóm thành công

• Chuẩn bị kĩ lưỡng:

ü Lên kế hoạch chi tiết cho từng buổi, từng hoạt động trước khi thực hiện

ü Tìm hiểu trước các thành viên trong nhóm muốn trao đổi về nội dung gì, điều đó có liênquan như thế nào đến vấn đề họ đang gặp phải

Page 12: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần I: MỞ ĐẦU 9

ü Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết ví dụ như sổ tay, tài liệu tham khảo, giấy trắng, thẻ màu,bút dạ...

ü Đến sớm trước ít nhất 30 phút để làm quen và có thời gian sắp xếp lại nơi SHN

ü Sắp xếp địa điểm: tùy nội dung và hình thức của mỗi buổi SHN, song nên giữ một khoảngtrống nhất định cho các hoạt động tập thể (trò chơi, thực hành), tạo sự gắn kết giữa nhữngngười tham gia; lưu ý hướng và nơi đặt bảng/giấy hoặc màn hình máy chiếu (nếu có) saocho các thành viên đều nhìn thấy

• Thu hút và duy trì sự tham gia:

ü Phá vỡ sự e ngại và giúp các thành viên cảm thấy thoải mái, gắn kết ngay từ khi bắt đầubuổi sinh hoạt thông qua các trò chơi, bài hát và các hoạt động bổ trợ khác

ü Cố gắng ghi nhớ tên người tham gia, giữ thái độ thân thiện và khuyến khích những thànhviên có vẻ rụt rè, im lặng.

ü Khi thuyết trình, nói ngắn gọn, chậm, rõ ràng và đủ to. Nếu có thể, viết các ý chính và từ khóalên giấy khổ to kèm theo giải thích cho mọi người, nhấn mạnh các nội dung quan trọng.

ü Theo dõi thời gian và kiểm soát nhịp độ: không nên đi quá nhanh, nên tham khảo ý kiếnmọi người để điều chỉnh nhịp độ thích hợp.

ü Quan sát ngôn ngữ co thể để biết những nguời tham gia có tỏ ra chán nản hoạc buồn ngủ.

ü Sử dụng câu hỏi: “Các bạn cảm thấy thế nào?”, “Đã cần nghỉ giải lao chua?” để kiểm tra, đánhgiá mức độ tham gia của thành viên.

ü Nếu cần, thay đổi chủ đề, nghỉ giải lao hoạc choi mọt trò choi để mọi nguời tỉnh táo hon.

ü Không nên kéo dài buổi sinh hoạt để duy trì và thu hút sự tham gia của thành viên trongnhững lần SHN tiếp theo.

• Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: Thay đổi các phương pháp điều hành SHN để thu hútngười tham gia như thuyết trình; thảo luận nhóm nhỏ; nêu tình huống; sử dụng trò chơi, cáccông cụ hỗ trợ như tranh, ảnh, tài liệu, video; yêu cầu vẽ tranh, kể chuyện, đóng kịch...

• Đặt câu hỏi và dẫn dắt thảo luận:

ü Đạt các câu hỏi đon giản, rõ ràng để mọi người có thể chia sẻ ý kiến mọt cách cởi mở.

ü Khuyến khích sự tham gia của các thành viên bằng ngôn ngữ co thể nhu giao tiếp bằngánh mắt, mỉm cười, gật đầu...

ü Chờ đợi câu trả lời (dành thời gian để các thành viên suy nghĩ và trả lời)

ü Sử dụng các câu hỏi xác nhận như: “Có ai muốn bổ sung gì thêm không? Anh/ chị thấy thôngtin này đã đầy đủ chua? Còn thiếu gì không?...

ü Thể hiện sự lắng nghe và quan tâm tới phần trả lời hoạc trình bày của thành viên

ü Khen ngợi các câu trả lời để khuyến khích sự tham gia.

ü Diễn giải lại câu trả lời để chắc chắn rằng bạn và những nguời khác đều hiểu đúng

Page 13: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần I: MỞ ĐẦU 10

ü Chuyển huớng để thu hút sự tham gia của nguời khác (ví dụ: Anh A cho rằng..., còn các anhchị nghĩ sao về vấn đề này?)

ü Tóm tắt và kiểm tra sự đồng thuạn truớc khi chuyển sang câu hỏi hay chủ đề khác.

ü Nếu có những ý kiến trái ngược, không thể hiện thái độ bênh vực hoặc thiên vị một hoặcmột nhóm người nào; không phủ nhận hay áp đặt ý kiến của mình đối với các thànhviên khác.

ü Khi bất đồng xảy ra, cần bình tĩnh lắng nghe, giải thích nếu chưa rõ, hoặc tham khảo thêmý kiến của các thành viên khác, đề nghị có sự hỗ trợ của cán bộ chuyên môn hoặc tư vấn(nếu cần)

• Chia sẻ vai trò trong điều hành SHN:

ü Tạo cơ hội để các phó nhóm hoặc thành viên tích cực cùng tham gia điều hành SHN, dẫndắt thảo luận, tổ chức trò chơi...

ü Chia sẻ kinh nghiệm và tham khảo góp ý của mọi người để hoàn thiện kĩ năng điều hànhSHN

ü Chủ động hỗ trợ các thành viên khi cần

Page 14: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II:

CÁC CHỦ ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

& AN SINH XÃ HỘI

Chủ đề 1

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Chủ đề 1HỢP ĐỒNG

LAO ĐỘNG

Ký hợp đồng lao động

Page 15: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Hiểu thế nào là HĐLĐ, tầm quan trọng của HĐLĐ đối với bản thân; biết các loạiHĐLĐ và hình thức của HĐLĐ, các nội dung của HĐLĐ; biết trường hợp nào chấm dứt HĐLĐ;trình tự, thủ tục chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật…

- Kĩ năng: Áp dụng kiến thức về HĐLĐ để có thể đàm phán, thương lượng với NSDLĐ; vậndụng để thực hiện chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật cũng như biết cách bảo vệ các quyềnvà lợi ích hợp pháp có liên quan, có khả năng truyền tải các kiến thức pháp luật về HĐLĐcho người khác…

- Thái độ: Thận trọng trong giao kết HĐLĐ, đàm phán và thương lượng với NSDLĐ; chủ động,bình tĩnh trong giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến HĐLĐ.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- Khái niệm HĐLĐ, các loại và hình thức HĐLĐ

- Nội dung cơ bản và hiệu lực của HĐLĐ

- Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ

CHUẨN BỊ

Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy, 1 quả bóng, thẻ màu.

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD chào đón người tham dự tham gia SHN, giới thiệu về bản thân, tóm tắt về dự án và mụcđích của buổi sinh hoạt.

Trò chơi: Bắt cá

Bước 1: Đề nghị người tham dự đứng thành vòng tròn, mời 2 người tình nguyện lên làm ngườibắt cá (có thể nhiều hơn nếu số lượng thành viên đông). Hai người bắt cá đứng đối diện nhau, haitay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao. Những người còn lại là cá, ôm eo nối tiếp nhau tạothành vòng tròn.

Bước 2: Khi NHD hô "bắt đầu" thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua taycủa người bắt. Khi nghe tiếng hô "chụp" của người quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống đểbắt cá.

Bước 3: Cá nào bị bắt là thua. Người bắt cá không bắt được cá cũng thua. Khi ôm eo hát khôngđược đứt đoạn trong vòng tròn.

Bước 4: NHD đưa ra hình phạt cho những người thua cuộc và hỏi họ rút ra bài học gì khi chơitrò chơi này.

NHD giới thiệu chủ đề và mục đích buổi sinh hoạt.

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội12

Page 16: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 13

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. Hợp đồng lao động là gì?

Dùng cách đếm để chia người tham dự thành 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có thời gian là 3 phút đểtrao đổi và đặt tên cho nhóm mình. Sau đó, mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0 và bút để thảoluận.

Đại diện mỗi nhóm sẽ lên bốc thăm một trong ba câu hỏi thảo luận:

ü Chủ đề 1: HĐLĐ là gì?

ü Chủ đề 2: Các loại HĐLĐ;

ü Chủ đề 3: Các hình thức của HĐLĐ;

Mỗi nhóm sẽ có 10 phút để thảo luận về chủ đề mình đã bốc thăm. Sau thời gian đó, lần lượtmỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày về ý kiến của nhóm mình. Người tham dự khác lắng nghe vàđặt câu hỏi. Sau đó, gọi người tham dự khác bổ sung.

NHD hỏi toàn thể người tham dự xem hiện đang được ký hợp đồng như thế nào?

Thời gian bao lâu?

NHD yêu cầu người tham dự trả lời thông qua hoạt động chuyền bóng:

ü Bước 1: NHD sẽ tung bóng ngẫu nhiên vào một thành viên bất kỳ trong nhóm;

ü Bước 2: Thành viên nào bắt được bóng hoặc gần quả bóng nhất sẽ phải trả lời câu hỏi;

ü Bước 3: Người vừa trả lời câu hỏi sẽ tiếp tục tung bóng cho một thành viên khác trongnhóm để trả lời cho tới khi không ai trả lời được nữa thì thôi.

Page 17: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

GHI NHỚ

1. HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm

việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 15 Bộ Luật Lao

động năm 2012).

Lưu ý: Những việc NSDLĐ không được làm khi giao kết, thực hiện HĐLĐ:

- Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ.

- Yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việcthực hiện HĐLĐ.

2. Các loại HĐLĐ:

- HĐLĐ không xác định thời hạn: HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trongđó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

- HĐLĐ xác định thời hạn: HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xácđịnh thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ12 tháng đến 36 tháng.

- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

(Khoản 1 Điều 22 Bộ Luật Lao động năm 2012)

Lưu ý: Không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thờihạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừtrường hợp phải tạm thời thay thế NLĐ đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốmđau, TNLĐ hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

3. Hình thức của HĐLĐ gồm:

- HĐLĐ bằng lời nói và HĐLĐ bằng văn bản

- HĐLĐ được ký kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, NLĐ giữ 01 bản và NSDLĐgiữ 01 bản.

- HĐLĐ bằng lời nói chỉ được áp dụng đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03tháng.

(Điều 16 Bộ Luật Lao động năm 2012)

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội14

Page 18: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 15

2.2. Nội dung của Hợp đồng lao động

NHD đề nghị mọi người đứng dậy xếp thành một vòng tròn. NHD đứng ở giữa vòng tròn và giớithiệu trò chơi “Đối mặt”

NHD giới thiệu luật và cách chơi như sau:

- Tất cả người tham dự xếp vòng tròn và di chuyển theo chiều kim đồng hồ.

- NHD đứng giữa vòng tròn, nhắm mắt và quay theo chiều ngược lại.

- Khi NHD đột ngột dừng lại và tay chỉ vào người nào thì người đó phải nói ra được mộtnội dung của HĐLĐ.

- Cứ chơi như vậy cho đến khi nào hết các nội dung của HĐLĐ thì thôi. Nếu ai không trảlời được hoặc trả lời trùng với nội dung đã trả lời thì bị thua và sẽ phải hát hoặc múasau khi trò chơi kết thúc.

NHD đặt câu hỏi:

- Nội dung chính của HĐLĐ là gì?

- Hợp đồng đã ký có được thay đổi nội dung không?

- Khi nào thì thay đổi nội dung Hợp đồng?

- Nếu không thỏa thuận được thì xử lý như thế nào?

- Nếu hai bên thống nhất được sự thay đổi thì bước tiếp theo phải làm như thế nào?

- HĐLĐ có hiệu lực khi nào?

Page 19: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội16

GHI NHỚ

1. HĐLĐ bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên và địa chỉ NSDLĐ hoặc của người đại diện hợp pháp;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặcgiấy tờ hợp pháp khác của NLĐ;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của HĐLĐ;

- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sungkhác;

- Chế độ nâng bậc, nâng lương;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ;

- BHXH và BHYT;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề.

(Điều 23 Bộ Luật Lao động năm 2012)

2. Thay đổi nội dung của HĐLĐ:

- Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dungHĐLĐ thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cầnsửa đổi, bổ sung.

- Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung HĐLĐ được tiếnhành bằng việc ký kết phụ lục HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới.

- Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung HĐLĐthì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết.

(Điều 35 Bộ Luật Lao động năm 2012)

3. Hiệu lực của HĐLĐ:

HĐLĐ có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận kháchoặc pháp luật có quy định khác (Điều 25 Bộ Luật Lao động năm 2012). Tuy nhiên, phầnlớn HĐLĐ phát sinh hiệu lực từ ngày giao kết hoặc từ ngày bắt đầu làm việc.

Page 20: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 17

2.3. Chấm dứt Hợp đồng lao động

NHD đặt câu hỏi: Ai trong số chúng tađã từng bị chấm dứt HĐLĐ?

Lưu ý: Nếu có người đã từng bị chấmdứt Hợp đồng thì mời họ chia sẻ lại trườnghợp của họ cho mọi người nghe (lưu ý việcchấm dứt Hợp đồng bao gồm nhiềutrường hợp: chấm dứt trước thời hạn, hếthạn Hợp đồng hoặc đơn phương chấmdứt Hợp đồng...). Do vậy, NHD có thể gợi ýhoặc để người tham dự tự nhiên trao đổi.

Hoạt động “Chạy tiếp sức”: NHD giữnguyên 3 nhóm như ban đầu và yêu cầumỗi nhóm xếp thành một hàng dọc.

NHD đặt câu hỏi: HĐLĐ chấm dứt trongtrường hợp nào?

- Các nhóm sẽ được phát các tấmthẻ màu

- Người tham dự trong nhóm sẽthảo luận và viết ra các tấm thẻmàu về các trường hợp chấm dứtHĐLĐ. Mỗi trường hợp chấm dứtHĐLĐ được ghi trong một tấm thẻmàu.

- Mỗi nhóm sẽ cử 1-2 người làm “chân chạy”, những người này có nhiệm vụ chạy thật nhanhvà dán những tấm thẻ màu tại khu vực phân cho đội mình. Những thành viên còn lại trongnhóm vừa nghĩ, vừa viết sẵn các câu trả lời lên các tấm thẻ mới

- Tổng thời gian cho cuộc thi là 5 phút. Sau 5 phút đội nào có nhiều thẻ đúng hơn là đội thắngcuộc. Đội có ít tấm thẻ màu đúng nhất là đội thua cuộc và bị phạt bằng múa, hát.

- NHD đặt câu hỏi: Khi anh/chị bị chấm dứt HĐLĐ, anh/chị sẽ làm gì?

Tìm hiểu, trao đổi, hỏi han... về nội dung HĐLĐ trước khi ký

Page 21: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

3. KẾT THÚC

NHD đề nghị 2 hoặc 3 thành viên bất kỳ nói về những vấn đề đã trao đổi và chia sẻ trong buổisinh hoạt.

Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tintrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự đó. Nếu NHD thấy nộidung đó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau. Trao đổi với ngườitham dự về chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nội dung đó.

Cảm ơn người tham dự tham gia.

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội18

GHI NHỚ

1. Các trường hợp chấm dứt HĐLĐ hợp pháp?:

- Hết hạn HĐLĐ.

- Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

- Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ.

- NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tạiĐiều 187 của Bộ Luật Lao động.

- NLĐ bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án,quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

- NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

- NSDLĐ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặclà đã chết; NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

- NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ Luật Lao động.

- NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động.

- NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định; người sử dụng lao động cho NLĐthôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sát nhập, hợp nhất,chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

(Điều 36 Bộ Luật Lao động 2012)

2. Khi NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (ngoài các trường hợp nêu trên):

- Gặp gỡ trực tiếp NSDLĐ để trao đổi, đưa ra kiến nghị;

- Gặp đại diện công đoàn hoặc hòa giải viên lao động cơ sở để đưa ra yêu cầu, tiến hànhhòa giải;

- Khởi kiện ra tòa án nhân dân quận, huyện.

Page 22: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 19

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Hỏi: Tôi đã ký HĐLĐ với công ty năm thứ 2 liên tiếp, tháng 8 này HĐLĐ sẽ hết thời hạn, vậy tôi cóđược ký tiếp không và nếu được hợp đồng sẽ có thời hạn thế nào?

Đáp:

Điều 36 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định các trường hợp chấm dứt HĐLĐ, trong đó cótrường hợp do hết hạn HĐLĐ. Vì vậy, khi hợp đồng hết hạn, việc ký tiếp HĐLĐ sẽ được NSDLĐ vàNLĐ thỏa thuận, có được ký tiếp hay chấm dứt HĐLĐ hay không là tùy thuộc vào hai bên.

Tuy nhiên, khi hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐhết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới và ký hợp đồng không xác định thời hạn; nếu không ký kếtHĐLĐ mới thì hợp đồng đó giao kết trước đây trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

Tình huống 2:

Hỏi: Tôi đang làm việc ở công ty A theo HĐLĐ đã ký thì có lệnh gọi nhập ngũ. Tôi đã xin tạm hoãnthực hiện Hợp đồng với công ty đến ngày 20/11/2013 và được công ty đồng ý. Tôi ra quân và ngày20/11/2013 tôi tới công ty. Công ty đó không chấp nhận tôi trở lại làm việc với lý do đã tuyển dụng ngườikhác vào vị trí của tôi. Trong trường hợp này, công ty A làm thế là đúng hay sai?

Đáp:

Theo quy định tại Điều 32 Bộ Luật Lao động năm 2012 thì việc được tạm hoãn thực hiện HĐLĐlà đúng pháp luật. Trường hợp tạm hoãn của bạn được quy định tại khoản 1 Điều 32 Bộ Luật Laođộng.

Theo Điều 33 Bộ Luật Lao động năm 2012, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạmhoãn HĐLĐ, NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc.

Như vậy, việc công ty A từ chối nhận bạn trở lại làm việc là trái với quy định của pháp luật.

Tình huống 3:

Hỏi: Chị M ký HĐLĐ 36 tháng với Công ty N. Chị M bị ốm, phải điều trị và không đi làm 3 tháng. Khiđó Công ty N đơn phương ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với chị M. Vậy công ty ra quyết định đúng haysai?

Đáp: Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Lao động, NSDLĐ không được đơn phươngchấm dứt HĐLĐ trong tình huống NLĐ bị ốm đau hoặc bị TNLĐ, BNN đang điều trị… Trừ trườnghợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ Luật Lao động, theo đó NSDLĐ có quyền đơnphương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp: NLĐ bị ốm đau, tai nạn đó điều trị 12 tháng liên tục đốivới người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn; điều trị 06 tháng liên tục đối với NLĐ làm theoHĐLĐ xác định thời hạn và quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặctheo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của NLĐ bình phục, thì NLĐ được xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ;

Trong trường hợp này, Chị M mới ốm và điều trị từ 10/2014 đến nay là 3 tháng, chưa đến mức6 tháng liền nên công ty không thể ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với chị M.

Page 23: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Tình huống 4:

Anh H vào làm việc tại công ty X từ năm 2010 với HĐLĐ có thời hạn 1 năm. Sau khi HĐLĐ kếtthúc, hai bên lại tiếp tục ký HĐLĐ thời hạn 1 năm. Hết thời hạn này, mặc dù không ký tiếp hợp đồngnhưng anh H vẫn tiếp tục làm công việc cũ. Ngày 15 tháng 5 năm 2014, anh bị bảo vệ công ty bắtquả tang trộm cắp tài sản của công ty, tài sản có giá trị 450.000 đồng. Ngay lập tức, giám đốc côngty đó ra quyết định sa thải anh. Anh H không đồng ý và đó khởi kiện ra tòa và cho rằng nội quy củacông ty có quy định: “NLĐ trộm cắp tài sản của công ty có trị giá 500 nghìn đồng trở lên sẽ bị sathải” nên trường hợp của anh không thể bị sa thải. Tại tòa án, về căn cứ sa thải, giám đốc công ty đólý giải rằng trước đây nội quy của công ty có quy định NLĐ trộm cắp tài sản 500 nghìn đồng sẽ bị sathải nhưng nay công ty đó sửa lại nội quy theo đúng điều 125, 126 Bộ Luật Lao động và bản nội quyhiện vừa được gửi lên Sở Lao động Thương binh Xã hội để đăng kí.

Hỏi:

1. HĐLĐ giữa anh H và công ty là loại HĐLĐ nào?

2. Quyết định sa thải của công ty đối với anh H là đúng hay sai? Tại sao?

3. Nếu công ty không ra quyết định sa thải mà ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì cóhợp pháp không? Vì sao?

4. Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Đáp:

1. HĐLĐ giữa anh H và công ty là loại HĐLĐ không xác định thời hạn.

2. Quyết định sa thải của công ty đối với anh H là sai vì Nội quy lao động mới được sửa đổi.Theo Điều 122 Bộ Luật Lao động 2012, Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngàycơ quan quản lí nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trườnghợp nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lí nhà nước về lao động cấptỉnh thông báo, hướng dẫn NSDLĐ sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại. Và theo Điều 119 Bộ Luật Laođộng 2012, Nội quy lao động phải được thông báo đến NLĐ và những nội dung chính phải đượcniêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. Có thể thấy, Nội quy lao động mới của công ty vẫnđang trong thủ tục đăng ký, chưa có hiệu lực, chưa thể áp dụng vào trường hợp của anh H. Vì vậy,quyết định sa thải của công ty đối với anh H là sai.

3. Nếu công ty không ra quyết định sa thải mà ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ thìcũng không hợp pháp. Vì căn cứ vào Điều 38 Bộ Luật Lao động 2012, NSDLĐ chỉ có quyền đơnphương chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp sau: NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việctheo HĐLĐ; NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo HĐLĐ khôngxác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn và quánửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất địnhcó thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục; Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc nhữnglý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phụcnhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sauthời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đã quy định. Trong trường hợp này, công ty không có căn cứhợp pháp để đơn phương chấm dứt HĐLĐ với anh H.

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội20

Page 24: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 21

4. Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật hiện hành: Quyết định sa thảicủa công ty đối với anh H thể hiện hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Theo Điều42 Bộ Luật Lao động 2012, công ty có các nghĩa vụ sau:

- Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết và phải trả tiền lương, BHXH, BHYTtrong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theoHĐLĐ.

- Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy địnhtại khoản 1 Điều này NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luậtnày.

- Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồithường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộluật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 thángtiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.

- Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việcthì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng đểsửa đổi, bổ sung HĐLĐ.

Page 25: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và
Page 26: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 2

TIỀN LƯƠNG

Chủ đề 2TIỀN LƯƠNG

Niềm vui được lĩnh lương đúng hạn

Page 27: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội24

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Biết được các vấn đề liên quan đến tiền lương; mức lương tối thiểu vùng và địabàn áp dụng.

- Kĩ năng: Vận dụng các quy định của pháp luật lao động về tiền lương để bảo đảm quyềnvà lợi ích hợp pháp của mình; Truyền tải các kiến thức pháp luật về tiền lương cho ngườikhác…

- Thái độ: Tích cực trong đàm phán, thương lượng với NSDLĐ; Chủ động, bình tĩnh trongkiến nghị/giải quyết vấn đề liên quan đến tiền lương.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- Tiền lương và nguyên tắc trả lương

- Mức lương tối thiểu vùng

- Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

- Tiền lương ngừng việc

CHUẨN BỊ

Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy; thẻ màu; tài liệu tham khảo (nếu có)

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD chào đón người tham dự tham gia sinh hoạt.

Nhắc lại chủ đề thảo luận trong buổi sinh hoạt lần trước.

Trò chơi: Kết nhóm

Bước 1: NHD sẽ hô con số chỉ số người trong nhóm và số chân mà nhóm được đứng trên mặt đất.

Bước 2: Sau khi nghe hô, các thành viên phải nhanh chóng tìm nhóm cho mình và phối hợp vớinhau để có đúng số chân đứng trên mặt đất như yêu cầu. Ví dụ: "2 người 2 chân". Khi nghe hô nhưvậy, người tham dự phải nhanh chóng đứng thành nhóm 2 người và những người trong nhóm phảiđứng sao cho chỉ còn có 2 chân trên mặt đất chứ không phải là 4 chân.

Bước 3: Chơi từ 4-5 vòng. Mỗi lần sẽ thực hiện với mức độ khó hơn. Người nào không thực hiệnhoặc nhóm nào không thực hiện được sẽ bị phạt.

Bước 4: Kết thúc trò chơi, NHD yêu cầu người tham dự nói ra một điều rút ra từ trò chơi.

Lưu ý: Đây là trò chơi đòi hỏi mọi người phải rất hợp tác với nhau.

Page 28: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 25

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. Tiền lương và nguyên tắc trả lương

Trò chơi: Động não

ü Bước 1: NHD phát cho mỗi người tham dự một tấm bìa màu, yêu cầu mỗi người viếtmột ý hiểu thế nào là Tiền lương?

ü Bước 2: Sau khi thảo luận xong, NHD yêu cầu một vài người hoặc tất cả người tham dựđọc to tờ giấy mình đã viết.

ü Bước 3: NHD tổng kết lại ý hiểu của mọi người và đưa ra kết luận thế nào là tiền lương.

NHD giới thiệu cho người tham dự về nguyên tắc trả lương.

GHI NHỚ

1. Tiền lương:

- Tiền lương là khoản tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ để thực hiện công việc theothỏa thuận.

- Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấplương và các khoản bổ sung khác.

- Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủquy định.

- Tiền lương trả cho NLĐ căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng côngviệc.

NSDLĐ phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối vớiNLĐ làm công việc có giá trị như nhau.

(Điều 90 Bộ Luật Lao động năm 2012)

2. Nguyên tắc trả lương:

- NLĐ được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

- Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậmquá 01 tháng và NSDLĐ phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằnglãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thờiđiểm trả lương.

(Điều 96 Bộ Luật Lao động năm 2012)

Page 29: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội26

2.2. Mức lương tối thiểu vùng

NHD giới thiệu vắn tắt ý nghĩa của việc quy định mức lương tối thiểu vùng. Sau đó, giới thiệumức lương tối thiểu vùng (xem tài liệu tham khảo).

Chia sẻ với người tham dự về Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ01/01/2015 (xem tài liệu tham khảo).

Tiền lương, tiền thưởng và những ước mơ

GHI NHỚ

1. Mức lương tối thiểu: (Điều 91 Bộ Luật Lao động năm 2012)

Là mức thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao độngbình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ

Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội vàmức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng.

Page 30: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 27

2. Mức lương tối thiểu vùng

Tham khảo: Nghị định số 122/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2015 quyđịnh mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợptác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao độngtheo HĐLĐ - Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.

Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:

a) Mức 3.500.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bànthuộc vùng I.

b) Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bànthuộc vùng II.

c) Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bànthuộc vùng III.

d) Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bànthuộc vùng IV.

2. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hànhkèm theo Nghị định này.

Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

1. Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và NLĐ thỏathuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho NLĐ làm việc trong điều kiện lao độngbình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành địnhmức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ chưa qua đào tạo làm côngviệc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ đã qua học nghềquy định tại Khoản 2 Điều này.

2. NLĐ đã qua học nghề, bao gồm:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằngtrung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cửnhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệthống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đàotạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằngtiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và

Page 31: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội28

văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉsơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặcđã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại LuậtDạy nghề;

d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việclàm;

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơcấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghềnghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quyđịnh tại Luật Giáo dục đại học;

g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệpkiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

3. Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này và các nội dungthỏa thuận trong HĐLĐ với NLĐ, TƯLĐTT hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệpphối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và NLĐ để thỏa thuận, xác định mức điềuchỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong HĐLĐ và mứclương trả cho NLĐ cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tươngquan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo vàlao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với laođộng có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

4. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp khôngđược xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐ làm thêm giờ, làm việc vàoban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằnghiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quyđịnh của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng dodoanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong HĐLĐ, TƯLĐTT hoặc trongquy chế của doanh nghiệp.

2.3. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

NHD chia các thành viên tham gia sinh hoạt thành hai nhóm. Mỗi nhóm tự thảo luận để đặt tênnhóm của mình, đồng thời tìm ra người nhóm trưởng.

Page 32: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 29

NHD chuẩn bị các tấm thẻ màu có ghi các con số: 20%, 30%, 150%, 200% và 300% cho mỗinhóm. NHD đề nghị các nhóm có 10 phút thảo luận xem các con số này nói lên điều gì?

Lưu ý: Các con số này thể hiện mức lương làm thêm giờ ngày thường,làm thêm giờ ngày nghỉhàng tuần, làm thêm giờ ngày nghỉ lễ; làm việc vào bản đêm, làm thêm giờ vào ban đêm. Sau đó,NHD yêu cầu một nhóm cử người trình bày kết quả thảo luận. Nhóm còn lại phát biểu ý kiến xemcó đồng ý hay không đồng ý với kết quả của nhóm vừa trình bày.

NHD tổng hợp và đưa ra kết luận cuối cùng.

GHI NHỚ

1. NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo

công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

- Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngàylễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.

2. NLĐ làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo

đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1

và khoản 2 Điều 97, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền

lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

(Điều 97 Bộ Luật Lao động năm 2012)

2.4. Tiền lương ngừng việc

NHD đưa ra tình huống cho mọi người thảo luận: Anh A làm việc trong công ty B từ năm 2004.Tháng 03/2013, do doanh nghiệp cơ cấu lại nhân sự nên cho anh A nghỉ chờ việc mới. Trong thời giannày, doanh nghiệp B có trả cho anh A mức lương tối thiểu vùng. Lương thực tế của anh A cao hơn rấtnhiều so với mức lương này. Theo quan điểm của anh/chị, việc làm của công ty B là đúng hay sai?

NHD yêu cầu 2-3 người tham dự đưa ra ý kiến của mình.

Lưu ý: Đây là một tình huống khó nên dù người tham dự trả lời đúng hay sai đều được ghi nhận.

Page 33: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội30

3. KẾT THÚC

NHD tổng kết lại nội dung đã trao đổi trong buổi sinh hoạt bằng hoạt động chuyền bóng. NHDtung quả bóng bất kỳ vào một người tham dự. Người tham dự nào bắt được quả bóng sẽ phải cónghĩa vụ trả lời một nội dung đã trao đổi trong buổi sinh hoạt. Sau khi trả lời xong, người tham dựtung quả bóng cho bất kỳ một người tham dự nào để trả lời cho đến khi tất cả mọi người tham dựđược trả lời. Ai không đưa ra được câu trả lời hoặc không bắt được bóng sẽ phải chịu một hình phạtdo NHD đưa ra.

Trên cơ sở nội dung người tham dự trả lời, NHD tổng hợp lại chủ đề và nội dung chính của buổisinh hoạt.

Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự đó. Nếu NHD thấy nộidung đó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau. Trao đổi với ngườitham dự về chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nội dung đó.

Cảm ơn người tham dự tham gia.

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Hỏi: Theo quy định mới nữ lao động khi sinh con sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản 6 tháng. Nếutôi có nguyện vọng đi làm trước 2 tháng thì có được hưởng lương của 2 tháng làm việc đó không?

GHI NHỚ

1. Trong trường hợp phải ngừng việc, NLĐ được trả lương như sau

- Nếu do lỗi của NSDLĐ, thì NLĐ được trả đủ tiền lương;

- Nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùngđơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng khôngđược thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ, NLĐ hoặc vì các nguyên nhânkhách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địađiểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinhtế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mứclương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

(Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2012)

Page 34: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 31

Đáp:

Khoản 4 Điều 157 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định trước khi hết thời gian nghỉ thai sảntheo quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu lao động nữ có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của NLĐ và được NSDLĐđồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do NSDLĐ trả, lao động nữvẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

Như vậy, nếu do yêu cầu công việc và bản thân có nhu cầu, bạn có thể đi làm sớm 2 tháng. Tuynhiên, bạn bắt buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản.

Tình huống 2:

Hỏi: Tôi làm việc tại Công ty TNHH 1 thành viên A. Tôi đi làm việc cả thứ 7, Chủ nhật và cả ngày lễ tếtnhưng công ty chỉ trả cho tôi 100% tiền lương của mỗi ngày công. Điều này không được quy định tronghợp đồng. Như vậy, việc làm của công ty là đúng hay sai? Nếu sai tôi phải làm gì để đảm bảo quyền lợicho mình?

Đáp: Căn cứ điểm b và điểm c khoản 1 Điều 97 Bộ Luật Lao động năm 2012 thì NLĐ sẽ đượchưởng ít nhất 200% vào ngày nghỉ hàng tuần và 300% lương ngày bình thường nếu làm việc vàongày lễ hoặc ngày nghỉ đối với NLĐ hưởng lương ngày.

Căn cứ điều 110 Bộ Luật Lao động năm 2012 thì trong trường hợp đặc biệt do chu kì lao độngkhông thể nghỉ hằng tuần thì NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm cho NLĐ được nghỉ tính bình quân01 tháng ít nhất 04 ngày. Hoặc NSDLĐ có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngàychủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. Tức là ngàynghỉ của mỗi người khác nhau chứ không phải cứ là thứ 7, chủ nhật là ngày nghỉ.

Căn cứ thông tin bạn cung cấp và các quy định pháp luật lao động ở trên, Công ty của bạn làmnhư vậy là không phù hợp với quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thểkhiếu nại tới ban lãnh đạo công ty hoặc nhờ công đoàn cơ sở can thiệp. Nếu bạn không đồng ý vớicách giải quyết của công ty bạn có thể khiếu nại tới cơ quan quản lí lao động ở địa phương hoặckhởi kiện công ty tại tòa án nơi công ty có trụ sở để giải quyết.

Tình huống 3:

Hỏi: Anh A làm việc trong công ty B từ năm 2005. Tháng 01/2015, do doanh nghiệp cơ cấu lại nhânsự nên cho anh A nghỉ chờ việc mới. Trong thời gian này, doanh nghiệp B có trả cho anh A mức lương tốithiểu vùng. Trong khi đó lương thực tế của anh A lại cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu vùng. Theoanh (chị), việc làm của công ty B là đúng hay là sai? Tại sao?

Đáp: Về nguyên tắc, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Bộ Luật Lao động năm 2012 vàkhoản 3 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2012 thì doanh nghiệp trả lương như vậy là không sai.

Đối với mình, anh A cần tìm hiểu xem lý do của doanh nghiệp “cơ cấu lại nhân sự” có phải là lýdo xác đáng hay không để có sự chủ động chuẩn bị về công việc của mình trong thời gian tới.

Page 35: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội32

Tình huống 4:

Hỏi: Tôi làm công nhân ở một công ty. Tôi không đi làm vào ngày phát lương và Ban giám đốc khôngtrả lương cho tôi. Vậy tôi muốn hỏi trong Bộ Luật Lao động có khoản nào quy định công nhân không đilàm vào ngày phát lương thì không trả lương hay không?

Đáp: Quyết định không trả lương của Ban giám đốc cho anh là sai vì trong Bộ Luật Lao độngkhông có quy định nào nói rằng nếu NLĐ không đi làm vào ngày phát lương thì không được trảlương. Bộ Luật Lao động chỉ có quy định về nguyên tắc trả lương tại Điều 96 như sau: “NLĐ được trảlương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạnthì không được chậm quá 01 tháng và NSDLĐ phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằnglãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”

Trong trường hợp này, anh có thể trực tiếp lên gặp Ban giám đốc để trao đổi, đề nghị trả lươngcho mình theo đúng quy định của pháp luật, nếu không được anh có thể đề nghị Công đoàn hoặcHòa giải viên lao động cơ sở giúp đỡ giải quyết.

Tình huống 5:

Hỏi: Do phải hoàn thành đơn đặt hàng của khách hàng, công ty X nơi anh V làm việc yêu cầu anhV phải làm thêm giờ vào ngày 30/4. Sau khi trừ đi 4 ngày nghỉ chủ nhật, công ty X đã tính lương cho anhV là 26 ngày công (được tính 100% nguyên lương) và 1 ngày công 30/4 (hưởng 200%) là đúng hay sai?Tại sao?

Đáp:

Điều 97 Bộ Luật Lao động quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm vào ban đêm như sau:

1. NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo côngviệc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lươngngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.

2. NLĐ làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơngiá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản2 Điều này, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiềnlương theo công việc làm vào ban ngày.

Như vậy, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 97 Bộ Luật Lao động thì công ty đã tính sai tiền lươnglàm thêm giờ. Cụ thể như sau

Tháng 4 có 30 ngày, trừ đi 4 ngày nghỉ là còn 26 ngày lao động, trừ tiếp ngày nghỉ lễ 30/4 thì chỉcòn 25 ngày công có hưởng nguyên lương 100%. Riêng ngày 30/4 là ngày nghỉ lễ nên nếu làm thêmgiờ thì phải được tính là ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lươngđối với NLĐ hưởng lương ngày.

Page 36: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 3

THỜI GIỜ LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI

Chủ đề 3THỜI GIỜ LÀM VIỆC

VÀ NGHỈ NGƠI

Chế độ tiền lương, tiền thưởng, giờ làm việc… có thể bị vi phạm nếu NLĐ thiếu hiểu biết về pháp luật lao động

Page 37: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội34

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Biết được số giờ làm việc trong tuần và số ngày được nghỉ trong năm; biết đượcthời gian nghỉ ngơi trong quá trình làm việc.

- Kĩ năng: Biết cách đưa ra các yêu cầu về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với NSDLĐ theođúng quy định của pháp luật; truyền tải các kiến thức pháp luật liên quan cho người khác…

- Thái độ: Tích cực đàm phán với NSDLĐ để đạt được nguyện vọng về giờ làm việc và nghỉngơi; chủ động, bình tĩnh trong giải quyết các vấn đề liên quan.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- Thời giờ làm việc

- Thời giờ nghỉ ngơi

- Thời gian làm thêm giờ

CHUẨN BỊ

Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy; 1 quả bóng; thẻ màu; tài liệu phát tay (nếu có)

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD chào đón người tham dự tham gia SHN.

Nhắc lại chủ đề thảo luận trong buổi sinh hoạt CLB lần trước.

Trò chơi: Gió thổi về đâu?

Bước 1: NHD xếp người tham dự ngồi thành vòng tròn.

Lưu ý: Hoạt động này chỉ có thể thực hiện trong trường hợp có ghế ngồi và mỗi người ngồiriêng lẻ trong một ghế.

Bước 2: NHD đứng giữa vòng tròn và không có ghế. NHD hô “gió thổi, gió thổi”. Người tham dựđáp “về đâu, về đâu”. Sau đó, NHD sẽ đưa ra một đặc điểm nhận dạng nào đó. Những người có đặcđiểm nhận dạng như thế sẽ phải rời ghế của mình để tìm ghế khác (Ví dụ: gió thổi về những ngườimặc quần jeans, gió thổi về những người mặc áo màu trắng…)

Bước 3: NHD phải tìm ngay một ghế ngồi. Người tham dự không tìm được ghế hoặc không dichuyển sẽ bị phạt bằng hình thức múa hoặc hát.

NHD giới thiệu chủ đề và mục đích buổi sinh hoạt.

Page 38: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 35

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. Thời giờ làm việc

NHD đặt câu hỏi để người tham dự thảo luận chung:

- Hiện anh/chị đang làm việc bao nhiêu ngày/tuần? Mỗi ngày bao nhiêu giờ?

- Anh/chị có biết pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thời giờ làm việc không?

- Thời gian bắt đầu làm việc là vào khi nào?

- Anh/chị có so sánh gì giữa quy định của pháp luật với thực tế làm việc của anh/chị không?

Lưu ý: NHD hỏi người tham gia lần lượt từng câu hỏi một. Khi một người trả lời xong nên hỏithêm một số người khác về cùng câu hỏi đó, sau đó mới chuyển sang câu tiếp theo.

GHI NHỚ

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong

1 tuần

NSDLĐ có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuầnthì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờtrong 01 tuần.

Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các côngviệc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

2. Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau

(Điều 104, 105 Bộ Luật Lao động 2012)

2.2. Thời gian làm thêm giờ

NHD đưa ra vấn đề thảo luận: Có nên kéo dài thời gian làm thêm đối với NLĐ?

NHD sẽ hỏi người tham dự xem ai ủng hộ hay ai phản đối vấn đề trên. Ai đồng ý quan điểm nàythì vào ỦNG HỘ, ai không đồng ý thì vào nhóm PHẢN ĐỐI. NHD đề nghị nhóm phát biểu, tại saoủng hộ? Tại sao phản đối?

Các nhóm sẽ có thời gian 10 phút để suy nghĩ, đưa ra ý kiến và cử người đại diện nên trình bàyđể bảo vệ quan điểm của mình.

Page 39: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

2.3. Thời giờ nghỉ ngơi

NHD đưa ra câu hỏi cho người tham dự để cùng thảo luận:

Công ty anh/chị đang làm có quy định về thời giờ nghỉ ngơi như thế nào?

Lao động nữ có được ưu tiên gì về thời giờ nghỉ ngơi không?

Anh/chị được nghỉ phép hằng năm bao nhiêu ngày?

Có được thanh toán tiền nếu không nghỉ hoặc nghỉ chưa đủ số ngày theo quy định không?

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội36

Lưu ý: Vấn đề thời gian làm thêm có nên kéo dài hay không tùy thuộc vào từng quan điểm đểnói rằng nên kéo dài để tăng thêm thu nhập hay rút ngắn để đảm bảo sức khỏe cho NLĐ. NHD ghinhận ý kiến của người tham dự chứ không nên áp đặt quan điểm chủ quan của cá nhân. Tuy nhiên,pháp luật lao động hiện hành có quy định rất cụ thể và giới hạn về thời gian làm thêm giờ cho NLĐ.

GHI NHỚ

1. Số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ lao động bình thường trong 01

ngày

Trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thườngvà số giờ làm thêm:

- Không quá 12 giờ trong 01 ngày;

- Không quá 30 giờ trong 01 tháng;

- Tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm;

- Trừ một số trường hợp đặc biệt: sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may,da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấpthoát nước; các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãnthì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm.

2. NSDLĐ có quyền yêu cầu NLĐ làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và NLĐ không

được từ chối trong các trường hợp sau

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tìnhtrạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức,cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảmhọa.

Page 40: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 37

Lưu ý: Thời giờ nghỉ ngơi bao gồm nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ hằng tuần,nghỉ hàng năm. NHD có thể yêu cầu 3-4 thành viên trả lời câu hỏi thứ nhất sau đó mới chuyển sangcâu hỏi tiếp theo và tổng kết nội dung bằng cách thể hiện trên giấy A0.

Nhanh cho mẹ đi làm

Page 41: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội38

GHI NHỚ

1. Nghỉ trong giờ làm việc:

- NLĐ làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ đối với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,nguy hiểm được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

- Trường hợp làm việc ban đêm, thì NLĐ được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thờigiờ làm việc.

- Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ mỗi ngày 60 phút được hưởng lương.

- Lao động nữ trong thời gian hành kinh nghỉ mỗi ngày 30 phút được hưởng lương.

2. Nghỉ chuyển ca:

- NLĐ làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

3. Nghỉ hàng tuần:

- Mỗi tuần, NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ laođộng không thể nghỉ hằng tuần, thì NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm cho NLĐ được nghỉtính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

- NSDLĐ có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc mộtngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

4. Nghỉ hằng năm:

- NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một NSDLĐ thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyênlương theo HĐLĐ như sau:

• 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

• 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặcngười làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt hoặc lao độngchưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

• 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.

- Ngoài ra, cứ 05 năm làm việc cho một NSDLĐ thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ đượctăng thêm tương ứng 01 ngày.

- NLĐ có thể thoả thuận với NSDLĐ để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tốiđa 03 năm một lần.

- NLĐ do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặcchưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưanghỉ.

Page 42: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 39

5. Nghỉ lễ:

NLĐ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ nêu trên cònđược nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

(Điều 115 Bộ Luật Lao động năm 2012)

6. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:

NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồngchết; con chết: nghỉ 03 ngày.

NLĐ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với NSDLĐ khi ông nội,bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruộtkết hôn.

NLĐ có thể thoả thuận với NSDLĐ để nghỉ không hưởng lương.

(Điều 116 Bộ Luật Lao động năm 2012)

3. KẾT THÚC

NHD chia những người tham dự thành hai đội và phát cho mỗi đội các câu hỏi trắc nghiệm liênquan tới nội dung sinh họat CLB. NHD đọc lần lượt từng câu hỏi. Sau đó, đại diện mỗi nhóm sẽ giơtấm thẻ đáp án của đội mình lên. Đội nào trả lời đúng được nhiều câu hỏi hơn sẽ là đội chiến thắng,đội còn lại sẽ bị phạt theo yêu cầu đội chiến thắng (xem mục bài tập tình huống).

Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự đó. Nếu NHD thấy nộidung đó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau. Trao đổi với ngườitham dự về chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nội dung đó.

Cảm ơn người tham dự tham gia.

Page 43: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội40

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Câu hỏi 1: Trong 1 ngày, NLĐ được làm thêm không được vượt quá bao nhiêu thời gian?

a. 40% số giờ làm việc trong mỗi ngày

b. 50% số giờ làm việc trong mỗi ngày

c. 70% số giờ làm việc trong mỗi ngày

Đáp án: B

Câu hỏi 2: Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần, thì tổng cộng thời gian làmviệc bình thường và thời giờ làm thêm của NLĐ là bao nhiêu lâu?

a. Một ngày không vượt quá 8 giờ

b. Một ngày không vượt quá 10 giờ

c. Một ngày không vượt quá 12 giờ

Đáp án: C

Câu hỏi 3: Tổng số thời gian làm thêm giờ trong một năm của NLĐ là bao nhiêu?

a. Không vượt quá 100 giờ

b. Không vượt quá 200 giờ

c. Không vượt quá 250 giờ

Đáp án: B

Câu hỏi 4: Trong trường hợp đặc biệt thì tổng số thời gian làm thêm trong một năm của NLĐlà bao nhiêu?

a. Không vượt quá 200 giờ

b. Không vượt quá 250 giờ

c. Không vượt quá 300 giờ

Đáp án: C

Câu hỏi 5: Nếu làm ca đêm thì NLĐ được nghỉ thời gian bao lâu tính vào thời giờ làm việc?

a. 30 phút b. 45 phút c. 60 phút

Đáp án: B

Câu hỏi 6: NLĐ làm việc theo ca được nghỉ ít nhất bao lâu trước khi chuyển ca?

a. 10 giờ b. 12 giờ c. 24 giờ

Đáp án: B

Câu hỏi 7: Mỗi tuần, NLĐ được nghỉ ít nhất bao nhiêu giờ liên tục?

a. 24 giờ b. 36 giờ c. 48 giờ

Đáp án: A

Page 44: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 41

Câu hỏi 8: Cả tháng NLĐ được nghỉ ít nhất là bao nhiêu ngày?

a. 2 ngày b. 3 ngày c. 4 ngày

Đáp án: C

Câu hỏi 9: NLĐ kết hôn được nghỉ bao nhiêu thời gian?

a. 2 ngày b. 3 ngày c. 4 ngày

Đáp án: B

Câu hỏi 10: Mỗi năm được nghỉ bao nhiêu ngày lễ hưởng nguyên lương?

a. 8 ngày b. 9 ngày c. 10 ngày

Đáp án: C

Tình huống1:

Tôi là NSDLĐ, tôi xin hỏi: Tôi chia ca làm việc gồm 2 ca: Từ 07 giờ - 19 giờ, Từ 19 giờ 07 giờ và khi phânca 4 ngày sáng chiều đêm, đêm thì có vi phạm quy định pháp luật không?

Trả lời:

Câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề xác định tính hợp pháp trong cách chia ca làm việc củacông ty. Đối với vấn đề này, Bộ Luật Lao động năm 2012 đã quy định tại các điều 104, 106 về thờigiờ làm việc trong điều kiện bình thường và thời giờ làm thêm của NLĐ.

Theo bạn trình bày, công ty có chia 2 ca làm việc từ 07 giờ - 19 giờ và từ 19 giờ - 07 giờ, có nghĩalà mỗi ca làm việc của công ty kéo dài trong thời gian 12 giờ. Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2Điều 106 Bộ Luật Lao động năm 2012, cách chia ca làm việc của công ty đã phù hợp với quy địnhcủa pháp luật lao động. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vẫn phải đảm bảo tổng số giờ làm thêm trong mộtnăm trong điều kiện lao động bình thường không vượt quá 30 giờ trong một tháng, 200 giờ trongmột năm, trừ những trường hợp đặc biệt có thể lên đến 300 giờ trong một năm. Bên cạnh đó, côngty phải đảm bảo việc trả lương làm thêm giờ và bố trí thời giờ nghỉ ngơi nhằm đảm bảo sức khỏecho NLĐ và tránh xảy ra tranh chấp với NLĐ.

Tình huống 2:

Làm việc liên tục 7 tiếng rưỡi, nghỉ ăn ca 30 phút có được tính tiền tăng ca hay không?

Công ty tôi cho công nhân làm việc từ 13 giờ chiều đến 17 giờ nghỉ đến 17:30 ăn cơm, sau đótiếp tục làm từ 17:30 đến 20:30.

Trong cách tính lương của công ty, từ 17h đến 17h30 công ty có phụ cấp tiền cơm nhưng khôngtính tiền tăng ca cho công nhân. Bởi theo lý luận của công ty thì nếu làm việc 8h liên tục thì mớiđược nghỉ ngơi nửa tiếng tính vào giờ làm việc. Ở đây, công ty chỉ cho NLĐ làm việc liên tục 7 tiếngrưỡi, vì thế nên chỉ trợ cấp cho NLĐ một bữa ăn ca chứ không phải tính 30 phút nghỉ ăn ca đó vàogiờ làm việc.

Tôi phụ trách mảng công đoàn, nên nhiều công nhân hỏi tôi cách tính như vậy có đúng không?Đề nghị anh chị tư vấn giúp?

Page 45: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội42

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 108 BLLĐ 2012 và Điều 5 Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một sốđiều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh laođộng thì cách tính của công ty bạn như thế là đúng. Theo như tình huống của bạn thì:

Chiều làm việc từ: 13:00 - 17:00 = 4 giờ

Nghỉ ăn cơm từ: 17:00 - 17:30 = 30 phút (không hưởng lương)

Tiếp tục làm việc từ: 17:30 - 20:30 = 3 giờ

Thời giờ làm việc thực tế có hưởng lương: 4 giờ + 3 giờ = 7 giờ (ít hơn 1 giờ so với trường hợpbình thường là 8 giờ/ngày)

Thời gian nghỉ ăn cơm: 30 phút (công ty quy định không hưởng lương)

- Công nhân công ty bạn không làm việc 7 giờ 30 phút liên tục, mà thời giờ làm việc của côngnhân bị gián đoạn (không liên tục) do được nghỉ ăn cơm từ: 17:00 - 17:30 = 30 phút và thời giờ làmviệc thực tế trong ngày của công nhân, có hưởng lương chỉ là 7giờ/ngày (chứ không phải 7 giờ 30phút) là phù hợp với quy định (vì không quá 8 giờ trong một ngày).

Hãy thử xem ví dụ về "Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của cán bộ, công chức làm việc theogiờ hành chính bạn sẽ rõ:

Buổi sáng: 7:30 – 11:30 = 4 giờ

Nghỉ trưa, ăn cơm: 11:30 – 13:00 = 1 giờ 30 phút (không hưởng lương)

Buổi chiều: 13:00 – 17:00 = 4 giờ

Thời giờ làm việc thực tế có hưởng lương: 4 giờ + 4 giờ = 8 giờ

Thời gian nghỉ trưa, ăn cơm (không hưởng lương): 1 giờ 30 phút

Nếu hiểu theo cách của bạn thì số giờ làm việc liên tục của cán bộ, công chức trong ví dụ trênsẽ là: (từ 7:30 - 17:00) = 9 giờ 30 phút. Chắc chắn bạn sẽ thấy không hợp lý. Ở đây, dễ có sự nhầm lẫngữa “làm việc 8 giờ liên tục” và “làm việc 8 giờ trong một ngày”;

Tình huống 3:

Hỏi:

Tôi đang công tác tại Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh X được 20 năm. Hè năm nay, tôi muốn xin nghỉphép 10 ngày để đi nước ngoài thăm con tôi đang đi du học. Vậy, cho tôi hỏi pháp luật lao độngquy định thời gian nghỉ phép tối đa trong một năm là bao nhiêu ngày. Nếu cơ quan không bố tríđược cho tôi nghỉ phép thì tôi có được hưởng chế độ gì ngoài tiền lương, phụ cấp (nếu có) haykhông? Và nếu có thì tôi được tính như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Điều 111, 112 BLLĐ năm 2012 thì bạn được nghỉ tối thiểu 12 ngày phép một năm làmviệc đầu tiên, sau đó, cứ làm việc thêm 05 năm thì bạn được nghỉ thêm 01 ngày phép.

Căn cứ Điều 113 BLLĐ năm 2012 trong trường hợp bạn không nghỉ hết số ngày phép trongnăm thì bạn sẽ được cơ quan thanh toán bằng tiền.

Page 46: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 4

BẢO HIỂM XÃ HỘI

Chủ đề 4BẢO HIỂM XÃ HỘI

Em nghỉ con ốm cũng cótiền do BHXH chi trả

Page 47: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội44

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Hiểu được BHXH là gì; biết được quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHXH; biết cácđiều kiện để được hưởng BHXH, trình tự, thủ tục hưởng BHXH…

- Kĩ năng: Vận dụng những quy định của pháp luật về BHXH để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình; truyền tải các kiến thức pháp luật về BHXH cho người khác…

- Thái độ: Kịp thời, chủ động trong giải quyết tình huống liên quan, có ý thức bảo vệ quyềnlợi chính đáng của mình.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- BHXH và quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHXH;

- Đối tượng tham gia BHXH;

- Điều kiện của NLĐ hưởng BHXH;

- Hồ sơ hưởng BHXH;

CHUẨN BỊ

Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy, 1 quả bóng, thẻ màu.

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD chào đón người tham dự tham gia SHN.

Nhắc lại chủ đề thảo luận trong buổi sinh hoạt CLB lần trước.

Trò chơi: Chim về chuồng

NHD đề nghị cả lớp đứng thành vòng tròn. Chia 3 người về một nhóm. Trong nhóm 3 người, 2người nắm lấy tay nhau tạo thành chuồng chim. Người ở giữa chui trong chuồng làm chim. Ngườiquản trò ra các hiệu lệnh và yêu cầu các nhóm thực hiện theo. Ví dụ: Mở cửa chuồng. Chim thò đầura khỏi chuồng. Chim cho một chân ra khỏi chuồng... Khi người trưởng trò hô “Đổi chuồng”, các chimphải bay đi tìm chuồng mới. Trong lúc này NHD sẽ vào một chuồng. Chim nào không có chuồng sẽphải làm người điều hành trò chơi.

NHD yêu cầu người tham dự chia sẻ cảm nghĩ sau khi tham gia trò chơi.

Page 48: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 45

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. BHXH và quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHXH

NHD giới thiệu cho người tham dự khái quát về BHXH.

Bước 1: NHD đưa ra luật chơi như sau: Tôi (NHD) cầm quả bóng sẽ ném cho một người bất kìtrong nhóm. Ai bắt được quả bóng có nghĩa vụ trả lời một đáp án. Người đã trả lời lại ném quả bóngcho người khác trong nhóm. Ai không bắt được hoặc không trả lời được sẽ bị phạt bằng hình thứchát hoặc múa.

Bước 2: NHD hỏi người tham dự câu hỏi thảo luận chung: Quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHXH?

Bước 3: NHD cầm quả bóng ném cho người thứ nhất và lần lượt mọi người sẽ chuyền quả bóngcho đến khi không còn ai chưa đươc trả lời thì thôi.

NHD tổng kết, kết luận.

GHI NHỚ

1. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảmhoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặcchết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

Có 2 hình thức BHXH là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện:

- BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà NLĐ và NSDLĐ phải tham gia.

- BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham gia, được lựa chọn mứcđóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH.

2. Quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHXH bắt buộc:

- Được hưởng chế độ ốm đau.

- Được hưởng chế độ thai sản (cụ thể xem chủ đề số 7: Chế độ thai sản).

- Được hưởng chế độ TNLĐ, BNN (cụ thể xem chủ đề số 10: TNLĐ, BNN).

- Được hưởng chế độ hưu trí.

- Được hưởng chế độ tử tuất.

3. Quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện:

- Được hưởng chế độ hưu trí.

- Được hưởng chế độ tử tuất.

Page 49: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội46

2.2. Đối tượng tham gia BHXH

NHD nêu câu hỏi:

Theo anh/chị đối tượng nào tham gia BHXH bắt buộc, đối tượng nào tham gia BHXH tự nguyện?

Mức đóng BHXH bắt buộc là bao nhiêu?

Sau đó để mọi người thảo luận và NHD đưa ra kết luận.

GHI NHỚ

1. Đối tượng tham gia BHXH

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

NLĐ là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐtheo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đếndưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo phápluật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động

b) Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (có hiệulực từ 01/01/2018)

c) Cán bộ, công chức, viên chức

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chứccơ yếu

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệpvụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật Công an nhân dân; người làm công táccơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thờihạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

h) Người quản lí doanh nghiệp, người quản lí điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặcchứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Namcấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ (có hiệu lực từ 01/01/2018).

Page 50: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 47

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp, đơn vịvũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổchức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cáthể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động,không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014.

(Điều 2 Luật BHXH năm 2014)

2. Mức đóng BHXH bắt buộc và mức đóng BHXH tự nguyện:

Mức đóng BHXH bắt buộc:

NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h trên, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiềnlương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

NLĐ quy định điểm i trên, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trívà tử tuất.

NLĐ quy định tại điểm g đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiềnlương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với NLĐ đã có quátrình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ chưa thamgia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.

(Điều 85 Luật BHXH năm 2014)

NSDLĐ hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ quy định tại các điểma, b, c, d, đ và h như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ TNLĐ, BNN;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

NSDLĐ hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi NLĐ quy định tại điểm e nhưsau:

a) 1% vào quỹ TNLĐ, BNN;

b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

NSDLĐ hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho NLĐ quyđịnh tại điểm i.

(Điều 86 Luật BHXH năm 2014)

Mức đóng BHXH tự nguyện:

- Hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vàoquỹ hưu trí và tử tuất.

Page 51: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội48

2.3. Điều kiện NLĐ được hưởng BHXH

NHD chia người tham dự thành 2 nhóm theo phương pháp đánh số thứ tự.

Đại diện mỗi nhóm sẽ bốc thăm để chọn câu hỏi để thảo luận về điều kiện hưởng BHXH đối vớitrường hợp đóng BHXH bắt buộc.

Câu hỏi 1: Điều kiện hưởng chế độ ốm đau.

Câu hỏi 2: Điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Câu hỏi 3: Điều kiện hưởng chế độ tử tuất.

Sau 10 phút thảo luận, mỗi nhóm phải cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.

Lưu ý: Sau mỗi nhóm trình bày, NHD yêu cầu các nhóm khác đóng góp ý kiến hoặc thắc mắc gìkhông? Người hướng dẫn nên đặt thêm một vài câu hỏi hoặc hỏi thêm tình huống thực tế của ngườitham dự để minh họa cho bài trình bày.

NHD tổng kết, kết luận.

- Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng BHXH được thay đổi tùy theo khả năng củaNLĐ ở từng thời kỳ, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thônvà cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở

- NLĐ được chọn một trong các phương thức đóng BHXH sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặcmột lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng sovới quy định trên.

(Điều 87 Luật BHXH năm 2014)

Page 52: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 49

GHI NHỚ

A. ĐỐI VỚI NLĐ ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC:

1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải TNLĐ phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

(Điều 25 Luật BHXH năm 2014)

2. Điều kiện hưởng chế độ hưu trí:

2.1. NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 có đủ 20

năm đóng BHXH trở lên được hưởng hưu trí khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 nămlàm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ YTế và Bộ Lao động – Thương Binh vã Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 làm việc ở nơicó phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

- NLĐ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đócó đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò

- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

2.2. NLĐ quy định tại điểm đ và e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 có đủ 20 năm đóng BHXH

trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan Quân đội nhân dân ViệtNam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;

- Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 nămlàm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơicó phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2.3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường,

thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH

và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

Điều 54 Luật BHXH năm 2014

Page 53: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội50

3. Điều kiện hưởng chế độ tử tuất:

Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng khi chết:

• NLĐ quy định tại khoản 1 điều 2 Luật BHXH 2014 đang đóng BHXH.

• NLĐ quy định tại khoản 1 điều 2 Luật BHXH 2014 đang bảo lưu thời gian đóng BHXHmà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.

• NLĐ chết do TNLĐ, BNN hoặc chết trong thời gian điều trị do TNLĐ, BNN.

• Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng đã nghỉ việc.

Trường hợp những đối tượng trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân đượchưởng trợ cấp mai táng.

(Điều 66 Luật BHXH năm 2014)

Điều kiện hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng (thân nhân được hưởng):

• Đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần.

• Đang hưởng lương hưu.

• Chết do TNLĐ, BNN.

• Đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao độngtừ 61% trở lên.

B. ĐỐI TƯỢNG ĐÓNG BHXH TỰ NGUYỆN:

1. Điều kiện hưởng lương hưu:

1.1. NLĐ hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

1.2. Trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20

năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

(Điều 73 Luật BHXH năm 2014 )

2. Mức lương hưu hằng tháng

2.1. Từ ngày Luật BHXH 2014 có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này đượctính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luậtnày tương ứng với 15 năm đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đốivới nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2.2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện quyđịnh tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóngBHXH quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

Page 54: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 51

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, ngươi lao đông quy định tại điểm a và điểm b khoản này đươctính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

2.3. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện như quy định tại Điều 57 Luật BHXH 2014.

(Điều 74 Luật BHXH năm 2014)

2. Điều kiện hưởng trợ cấp mai táng khi chết:

2.1. Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:

- NLĐ có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên

- Người đang hưởng lương hưu.

2.2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà những đối tượng trên

chết.

2.3. Trường hợp những đối tượng trên bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì nhân thân được

hưởng trợ cấp mai tang khi chết.

(Điều 80 Luật BHXH năm 2014)

3. Điều kiện hưởng trợ cấp tử tuất (một lần):

3.1. NLĐ đang đóng BHXH, NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởnglương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất một lần.

3.2. Mức trợ cấp tử tuất một lần đối với thân nhân của NLĐ đang đóng hoặc NLĐ đang bảolưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trướcnăm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóngtừ năm 2014 trở đi.

Trường hợp NLĐ có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất mộtlần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhậptháng đóng BHXH; trường hợp NLĐ có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyệnthì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lươngvà thu nhập tháng đóng BHXH.

3.3. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết đượctính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưuthì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứhưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

(Điều 81 Luật BHXH năm 2014)

Page 55: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

2.4. Hồ sơ hưởng BHXH

NHD giới thiệu một số hồ sơ hưởng chế độ BHXH.

NHD đặt câu hỏi: Anh/chị đã bao giờ làm hồ sơ hưởng chế độ BHXH chưa? Nếu có anh/chị hãy chobiết trong hồ sơ đó bao gồm những loại giấy tờ gì?

Lưu ý: NHD có thể yêu cầu người tham dự chia sẻ những thuận lợi, khó khăn khi làm hồ sơ đểhưởng chế độ BHXH.

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội52

GHI NHỚ

1. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:

- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với NLĐ hoặc con của NLĐ điều trị nội trú.Trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉviệc hưởng BHXH.

- Trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơquy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khámbệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

- Danh sách NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do NSDLĐ lập.

(Điều 100 Luật BHXH năm 2014)

2. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH bắt buộc:

- Sổ BHXH.

- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt HĐLĐ hưởngchế độ hưu trí.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định ykhoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật BHXH 2014 hoặcgiấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trườnghợp NLĐ quy định tại Điều 54 của Luật BHXH 2014.

(Khoản 1 Điều 108 Luật BHXH năm 2014)

3. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất áp dụng đối với cả người tham gia BHXH bắt buộc và

tự nguyện

1. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng BHXH và người bảo lưu thờigian đóng BHXH bao gồm:

a) Sổ BHXH;

Page 56: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 53

b) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đãchết của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

c) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợpđủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

d) Biên bản điều tra TNLĐ, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐthì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiệntrường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị BNN đối với trường hợp chết do BNN;

đ) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suygiảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng hoặc người đang tạm dừnghưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng bao gồm:

a) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết củaToà án đã có hiệu lực pháp luật;

b) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợpđủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suygiảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

(Điều 111 Luật BHXH năm 2014)

4. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện:

Hồ sơ hưởng lương hưu đối với NLĐ đang tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thờigian tham gia BHXH gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:

a) Sổ BHXH;

b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu;

c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với ngườiđang chấp hành hình phạt tù;

d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp phápđối với trường hợp xuất cảnh trái phép;

đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tíchđối với trường hợp người mất tích trở về.

(Khoản 2 Điều 108 Luật BHXH năm 2014)

5. Hồ sơ hưởng BHXH một lần:

1. Sổ BHXH.

2. Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần của NLĐ.

Page 57: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

3. KẾT THÚC

NHD đề nghị 2 hoặc 3 thành viên bất kỳ nói về những vấn đề đã trao đổi và chia sẻ trong buổiSHN.

Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự đó. Nếu NHD thấy nộidung đó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau. Trao đổi với ngườitham dự về chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nội dung đó.

Cảm ơn người tham dự tham gia.

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Hỏi: Tôi sinh năm 1980, từ trước đến nay tôi làm việc tự do không mua BHXH, nay tôi đi làm cho mộtcông ty cổ phần và công ty sẽ đóng bảo hiểm cho tôi. Bản thân tôi là một người tàn tật bị cắt chân phảitrên đầu gối. Việc tôi bị tàn tật có ảnh hưởng gì đến việc mua BHXH không?

Đáp:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành thì bạn thuộc đối tượng thamgia BHXH bắt buộc. Bạn làm việc cho công ty và tham gia BHXH là đúng quy định, còn việc bạn làngười tàn tật thì khi ký HĐLĐ, NSDLĐ có chính sách ưu tiên đối với công việc cho người tàn tật phùhợp với quy định của pháp luật lao động.

Tình huống 2:

Hỏi: Tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty M từ tháng 01/2012. Thời gian gần đây tôithấy trong bảng lương hàng tháng của mình bị trừ rất nhiều khoản tiền trong đó có tiền BHXH. Phápluật quy định như thế nào về mức đóng BHXH của NLĐ?

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội54

3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận củacơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việtđược chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phépnhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờxác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quannước ngoài có thẩm quyền cấp.

4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 vàđiểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.

(Điều 109 Luật BHXH 2014)

Page 58: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 55

Đáp:

Theo Khoản 1 Điều 85 Luật BHXH năm 2014, bạn thuộc đối tượng NLĐ hằng tháng phải đóngbằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2016 (ngàyLuật BHXH 2014 bắt đầu có hiệu lực thi hành), mỗi tháng bạn phải đóng BHXH với mức 8% tiềnlương tháng.

Tình huống 3:

Hỏi: Hàng tháng, tôi vẫn phải trừ lương để đóng BHXH, vậy làm thế nào để tôi biết Công ty có thamgia BHXH đầy đủ cho bản thân tôi không?

Đáp:

Theo quy định tại Điều 18 và 21 Luật BHXH 2014, với trường hợp của bạn muốn biết Công ty đãđóng BHXH chưa thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu NSDLĐ: Cung cấp thông tin về việc đóngBHXH của NLĐ; Hoặc yêu cầu tổ chức BHXH (nơi doanh nghiệp đóng BHXH) cung cấp thông tin vềviệc đóng BHXH cho NLĐ của công ty bạn.

Tình huống 4:

Hỏi: Tôi đóng BHXH được hơn 3 năm, từ tháng 7/2014 tôi được tăng hệ số đóng BHXH từ 1,99 lên2,34. Đến tháng 12/2014 tôi sinh con. Vậy xin cho tôi hỏi cách tính tiền trợ cấp thai sản như thế nào. Tôicó được hưởng hoàn toàn 6 tháng với hệ số (2,34 x 1.050.000 x 6 ) hay không. Xin hãy giải đáp giúp tôi.Chân thành cảm ơn!

Đáp:

Điều kiện để được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con là lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 6tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (Căn cứ Khoản 2 Điều 28 Luật BHXH số71/2006/QH 11 ngày 29/6/2006), nếu bạn đủ điều kiện nêu trên thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thaisản. Mức hưởng trợ cấp thai sản = 100% mức bình quân tiền lương, tiền công 6 tháng liền kề trướckhi nghỉ sinh * số tháng nghỉ sinh con (6 tháng) + trợ cấp một lần khi sinh con (bằng 02 tháng lươngtối thiểu chung). Trường hợp của bạn lương bình quân của 6 tháng trước khi sinh được tính nhưsau: 1,99 * 1.150.000 + (2,34 * 1.150.000*5) = 18.032.500 đ

(Ghi chú: mức hưởng chế độ thai sản trong Luật 2014 không thay đổi so với Luật 2006)

Page 59: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và
Page 60: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 5

BẢO HIỂM Y TẾ

Chủ đề 5BẢO HIỂM Y TẾ

Công nhân được khám sức khỏe định kỳ

Page 61: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội58

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Biết trường hợp nào được tham gia BHYT, quyền lợi được hưởng khi tham giaBHYT; biểu được trình tự, thủ tục để hưởng chế độ BHYT.

- Kĩ năng: Có khả năng đề nghị với NSDLĐ để tham gia BHYT nếu đúng đối tượng tham giaBHYT; biết cách tính toán mức hưởng BHYT trong một số trường hợp cụ thể; tuyên truyềnlại cho người khác về các quy định liên quan.

- Thái độ: Kịp thời, chủ động đề xuất các vấn đề liên quan đến quyền lợi về BHYT của mìnhvà đồng nghiệp.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- Đối tượng tham gia BHYT.

- Quyền lợi khi tham gia BHYT.

- Thủ tục hưởng BHYT.

- Mức hưởng BHYT.

CHUẨN BỊ

Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy, 1 quả bóng; thẻ màu; tài liệu phát tay (nếu có).

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD giới thiệu bản thân, mời các thành viên tham dự giới thiệu ngắn gọn về tên tuổi, quê quán,nơi làm việc hiện tại.

NHD giới thiệu chủ đề buổi sinh hoạt.

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. Đối tượng tham gia BHYT

NHD đưa ra một số câu hỏi để người tham dự trao đổi, thảo luận:

- Ai trong số chúng ta đã được đóng BHYT? Ai chưa được đóng BHYT?

- Tại sao anh/chị được đóng BHYT? Còn anh/chị lại chưa được đóng BHYT?

NHD giới thiệu về nội dung đối tượng nào được tham gia BHYT.

Page 62: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 59

GHI NHỚ

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHYT:

1. Nhóm do NLĐ và NSDLĐ đóng, bao gồm:

a) NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 thángtrở lên; NLĐ là người quản lí doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức,viên chức (sau đây gọi chung là NLĐ);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của phápluật.

2. Nhóm do tổ chức BHXH đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị TNLĐ, BNN hoặc mắc bệnh thuộcdanh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợcấp tử tuất hằng tháng;

c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng;

d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹquan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kĩ thuật đang côngtác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiếnsỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởnglương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theochế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngânsách nhà nước;

c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từngân sách nhà nước;

d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

e) Trẻ em dưới 6 tuổi;

g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinhtế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

Page 63: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

2.2. Quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHYT

NHD chia người tham dự thành 2 nhóm thảo luận cùng một câu hỏi: Theo anh/chị NLĐ khitham gia BHYT có những quyền lợi gì?

Mỗi nhóm sẽ có thời gian 5 phút để thảo luận và cử đại diện của nhóm mình lên trình bày kếtquả.

Lưu ý: Sau mỗi nhóm trình bày, NHD yêu cầu các nhóm khác đóng góp ý kiến hoặc đặt câu hỏi(nếu có). NHD nên đặt thêm một vài câu hỏi hoặc hỏi thêm tình huống thực tế của người tham dựđể minh họa cho bài trình bày.

NHD tổng kết lại ý kiến của 2 nhóm và giới thiệu quy định của pháp luật về quyền của NLĐ khitham gia BHYT.

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội60

i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, concủa liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm ikhoản này;

l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách củaNhà nước Việt Nam.

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

b) Học sinh, sinh viên.

5. Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối

tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

(Điều 12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2008)

Page 64: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 61

2.3. Thủ tục hưởng BHYT

NHD giới thiệu những điều kiện mà NLĐ được hưởng BHYT.

NHD nêu một số vấn đề thực tiễn của NLĐ khi thực hiện quyền lợi chế độ BHYT tại địa phươngđể mọi người thảo luận.

NHD tổng kết.

GHI NHỚ

Quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHYT:

- Được cấp thẻ BHYT khi đóng BHYT.

- Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chuyển tuyến điều trị.

- Được khám, chữa bệnh.

- Được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT.

- Được yêu cầu tổ chức BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan liên quan giải thích,cung cấp thông tin về chế độ BHYT.

- Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

(Điều 36 Luật BHYT năm 2008)

GHI NHỚ

Thủ tục khám, chữa bệnh BHYT:

- Người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh(nếu thẻ BHYT không có ảnh thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh nhân thân của ngườiđó), trẻ dưới 6 tuổi chỉ cần xuất trình thẻ BHYT.

- Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ trước khi ra viện.

- Trường hợp chuyển tuyến điều trị thì phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh.

- Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị thì phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khámbệnh, chữa bệnh.

(Điều 28 Luật BHYT 2008)

Page 65: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội62

2.4. Mức hưởng BHYT đối với NLĐ

NHD đưa ra 3 mức hưởng BHYT là 100%; 95% và 80% , và đặt câu hỏi: Anh/chị cho biết đối vớiNLĐ thì mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh là bao nhiêu % chi phí khám, chữa bệnh?

Sau đó NHD tổng kết.

GHI NHỚ

Mức hưởng BHYT đối với NLĐ:

1. Người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26,

27 và 28 của Luật này thì được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh

trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e,g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạmvi được hưởng BHYT của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luậtnày được chi trả từ nguồn kinh phí BHYT dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhómđối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nướcbảo đảm;

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khámbệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnhtại tuyến xã;

c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểmytế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnhtrong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnhkhông đúng tuyến;

d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2,điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền

lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

(Điều 22, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT 2008)

Page 66: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 63

3. KẾT THÚC

NHD đề nghị 2 hoặc 3 thành viên bất kỳ chia sẻ về những vấn đề đã trao đổi và chia sẻ trongbuổi SHN.

Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự. Nếu NHD thấy nội dungđó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau. Trao đổi với người tham dựvề chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nội dung đó.

Cảm ơn người tham dự tham gia.

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Hỏi: Giải quyết trường hợp chậm trả thẻ BHYT như thế nào?

Đáp:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật BHYT 2008 quy định: trong thời hạn 10 ngày làm việc,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định, tổ chức BHYT phải cấp thẻ BHYT cho người tham gia BHYT. Việcchậm trả thẻ BHYT chậm (có thể do lỗi của NSDLĐ hoặc của cơ quan BHXH) thì NLĐ có quyền khiếunại đến NSDLĐ để được giải quyết hoặc NLĐ có thể khiếu nại đến cơ quan quản lí lao động nhànước hoặc cơ quan BHXH nơi công ty có trụ sở để can thiệp giải quyết.

Tình huống 2:

Hỏi: Hiện trung tâm tôi có một trường hợp NLĐ đã được cấp thẻ BHYT trong diện con liệt sĩ. Hiệnnay theo thông báo mới, mỗi người chỉ được đăng ký 1 thẻ BHYT. Vậy nếu NLĐ không đóng BHYT ở cơquan nữa thì có được không và thủ tục như thế nào?

Đáp:

Theo Luật BHYT 2008, trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYTkhác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của cácđối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này và được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyềnlợi cao nhất. Như vậy, trong trường hợp này công ty phải đóng BHYT bắt buộc cho NLĐ trên nếuthuộc đối tượng làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trởlên theo quy định của pháp luật về lao động, đồng thời kèm theo Giấy xác nhận là đối tượng có liênquan để cấp thẻ có mức hưởng quyền lợi cao hơn.

Tình huống 3:

Hỏi: Xin hãy cho biết những trường hợp nào người tham gia BHYT không được hưởng BHYT?

Đáp:

- Chi phí khám chữa bệnh đã được ngân sách nhà nước chi trả hoặc các nguồn khác chi trả.

- Điều trị tai nạn giao thông nếu người đó vi phạm luật giao thông.

- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.

- Khám sức khoẻ, xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.

Page 67: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội64

- Sử dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừtrường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của phụ sản.

- Dịch vụ thẩm mỹ. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt.

- Lắp chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận độngtrong khám chữa bệnh và phục hồi chức năng.

- Khám chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với BNN, TNLĐ, thảm hoạ.

- Khám chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích; nghiện ma tuý, nghiện rượuhoặc chất gây nghiện khác.

- Khám chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi, vi phạm pháp luật của ngườiđó gây ra.

- Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

- Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học, sử dụng các phương pháp chữa bệnhmới chưa được Bộ Y tế và cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Page 68: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 6

BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Chủ đề

6BẢ

O H

IỂM

TH

ẤT

NG

HIỆ

P

Bán hàng rong

Page 69: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội66

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Hiểu được BHTN là gì; biết được quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHTN; biếtnhững điều kiện để được hưởng BHTN, trình tự, thủ tục hưởng BHTN…

- Kĩ năng: Vận dụng những quy định của pháp luật về BHTN để bảo đảm quyền và lợi íchhợp pháp của mình; áp dụng được các trình tự, thủ tục để hưởng BHTN; truyền tải các kiếnthức pháp luật về BHTN cho người khác…

- Thái độ: Kịp thời, chủ động trong giải quyết tình huống liên quan; bình tĩnh thương lượngvới NSDLĐ khi chuẩn bị và kết thúc công việc hiện tại.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- BHTN và quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHTN;

- Đối tượng tham gia BHTN;

- Điều kiện của NLĐ được hưởng BHTN;

- Hồ sơ hưởng BHTN;

- Mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

CHUẨN BỊ

Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy; 1 quả bóng; thẻ màu; tài liệu phát tay (nếu có).

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD chào đón người tham dự tham gia SHN.

Nhắc lại chủ đề thảo luận trong buổi sinh hoạt lần trước.

Trò chơi: Truyền tin

Bước 1: NHD chia người tham dự thành 2 nhóm truyền tin theo phương pháp đếm số. Mẫu tinđược NHD chuẩn bị sẵn và viết sẵn ra 2 thẻ giấy. Người đầu tiên của mỗi nhóm được đọc nội dungghi trên thẻ giấy và nói thầm vào tai người bên cạnh. Người được truyền tin không được quyền hỏilại. Sau khi đã nhận tin, họ tiếp tục truyền tin đến người kế tiếp. Tiếp tục cho đến hết.

Bước 2: Người cuối cùng viết lên bảng thông tin đã nghe được. NHD đọc nội dung gốc để cảlớp so sánh, thấy được sự khác biệt và vì sao lại có sự khác biệt như vậy.

Bước 3: Rút ra bài học và liên hệ với chủ đề của buổi tập huấn/sinh hoạt.

NHD giới thiệu chủ đề và mục đích buổi sinh hoạt.

Page 70: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 67

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. BHTN và quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHTN

NHD giới thiệu cho người tham dự về BHTN. NHD đặt câu hỏi để người tham dự trả lời: Theoanh/chị, BHTN là gì?

Tìm hiểu về Quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHTN.

Bước 1: NHD đưa ra luật chơi như sau: NHD cầm quả bóng sẽ ném cho một người bất kì trongnhóm. Ai bắt được quả bóng có nghĩa vụ trả lời một đáp án. Người đã trả lời lại ném quả bóng chongười khác trong nhóm. Ai không bắt được hoặc không trả lời được sẽ bị phạt.

Bước 2: NHD hỏi người tham dự câu hỏi thảo luận chung: Quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHTN?

Bước 3: NHD cầm quả bóng ném cho người thứ nhất và lần lượt mọi người sẽ chuyền quả bóngcho đến khi tất cả đều tham gia trả lời.

NHD tổng kết, kết luận.

GHI NHỚ

1. BHTN là sự bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm; hỗ trợ NLĐ học

nghề, duy trì việc làm, tìm việc trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH

(Điều 3 Luật việc làm 2013)

2. Quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHTN:

- Được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Được hỗ trợ học nghề.

- Được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề để duy trì việc làm choNLĐ.

- Được hưởng chế độ BHYT.

2.2. Đối tượng tham gia BHTN

NHD nêu câu hỏi: Theo anh/chị ai là người tham gia BHTN? Sau đó, để mọi người thảo luận vàNHD đưa ra kết luận.

Page 71: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội68

2.3. Điều kiện NLĐ được hưởng BHTN

NHD giới thiệu những điều kiện NLĐ được hưởng BHTN.

NHD nêu vấn đề những khó khăn, thuận lợi khi NLĐ thực hiện việc đăng ký trợ cấp thất nghiệpđể mọi người trao đổi, thảo luận.

NHD tổng kết, kết luận.

GHI NHỚ

1. Đối tượng tham gia BHTN

1.1. NLĐ phải tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) HĐLĐ hoặc HĐ làm việc không xác định thời hạn;

b) HĐLĐ hoặc HĐ làm việc xác định thời hạn;

c) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 đến 12tháng.

1.2. NLĐ theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì

không phải tham gia BHTN.

1.3. NSDLĐ tham gia BHTN bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị

vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội

- nghề nghiệp..., hợp tác xã, hộ gia đình, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn, sử dụng

lao động theo hợp đồng...

(Điều 43 Luật việc làm 2013)

2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiêp:

2.1. NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng.

2.2. NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN.

2.3. Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ tham gia

BHTN và do ngân sách trung ương bảo đảm.

(Điều 57 Luật việc làm 2013)

Page 72: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 69

2.4. Hồ sơ hưởng BHTN

NHD chia người tham dự thành 2 nhóm thảo luận cùng một vấn đề: Để hưởng BHTN thì NLĐ cầnphải nộp những giấy tờ gì? Sau đó, các nhóm trình bày kết quả.

Lưu ý: Sau khi chia nhóm xong, NHD nên thống nhất vị trí ngồi của nhóm; thời gian thảo luậnlà bao lâu; thảo luận xong nhóm cử người trình bày kết quả thảo luận. Sau mỗi nhóm trình bày, NHDyêu cầu các nhóm khác đóng góp ý kiến hoặc câu hỏi.

NHD đặt thêm một vài câu hỏi hoặc hỏi thêm tình huống thực tế của người tham dự để minhhọa cho bài trình bày.

NHD các loại giấy tờ cần phải nộp theo quy định của pháp luật.

GHI NHỚ

Người thất nghiệp được hưởng BHTN khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp;

2. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quanquản lí nhà nước về việc làm thành lập (do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ởcác tỉnh thành lập);

3. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ BHTN.

(Điều 49 Luật Việc làm 2013)

GHI NHỚ

Hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:

- Đơn đề nghị hưởng BHTN (theo mẫu);

- Bản sao HĐLĐ đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc xác nhận của đơnvị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ;

- NLĐ khi nộp hồ sơ hưởng BHTN phải xuất trình Sổ bảo hiểm hoặc bản xác nhận củacơ quan BHXH về việc đóng BHTN.

- Bản sao giấy tờ cá nhân: Chứng minh thư nhân dân (hoặc Hộ chiếu, sổ hộ khẩu...);

Page 73: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

3. KẾT THÚC

NHD đề nghị 2 hoặc 3 thành viên bất kỳ nói về những vấn đề đã trao đổi và chia sẻ trong buổiSHN hôm nay.

Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự. Nếu NHD thấy nội dungđó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau. Trao đổi với người tham dựvề chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nội dung đó.

Cảm ơn người tham dự tham gia.

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Hỏi: Em đóng BHTN được 11 tháng và đến tháng 12 em nghỉ sinh con và trong thời gian em nghỉ thìcông ty chấm dứt HĐLĐ với em. Như vậy, em có được nhận chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không?

Đáp:

Bạn đã đóng BHTN được 11 tháng nhưng đến tháng thứ 12 bạn sinh con và công ty đã chấmdứt HĐLĐ với bạn, như vậy bạn chỉ tham gia BHTN mới được 11 tháng chưa đủ điều kiện hưởngBHTN theo khoản 2 điều 49 Luật việc làm 2013 là đã đóng BHTN đủ mười hai tháng trở lên trongthời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp.

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội70

2.5. Mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

NHD giới thiệu về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp theo từng mức: hưởng 3 tháng, 6 tháng, 9tháng và 12 tháng. NHD tổng kết nội dung bằng cách thể hiện trên giấy A0.

GHI NHỚ

1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóngBHTN của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mứclương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quyđịnh hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ đóngđủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, nhưng tối đa khôngquá 12 tháng.

(Điều 50 Luật Việc làm 2013)

Page 74: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 71

Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp là bạn đang trong thời kỳ mang thai, nghỉ thai sản, nuôicon dưới 12 tháng tuổi thì NSDLĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với laođộng nữ vì lý do trên (khoản 3 điều 155 Bộ Luật Lao động 2012). Vì vậy, bạn có thể khiếu nại đếncông ty để giải quyết trường hợp của mình. Trong trường hợp không đồng ý với cách giải quyết củacông ty thì bạn có thể khiếu nại đến cơ quan quản lí lao động nhà nước hoặc tòa án nơi công ty cótrụ sở để nhờ can thiệp giải quyết.

Tình huống 2:

Hỏi: Tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp 3 tháng từ ngày 10-8 đến hết ngày 9-11-2011. Trong thờigian này tôi có làm đơn xin học nghề hàn và được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố HồChí Minh đồng ý. Nhưng đến tháng 1-2012, đơn vị dạy nghề mới tổ chức được khóa học. Vậy tôi có đượchỗ trợ học nghề theo quy định?

Đáp:

NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì được hỗ trợ thông qua các cơ sởdạy nghề chứ không hỗ trợ bằng tiền để tự học. Mức hỗ trợ bằng mức chi phí học nghề trình độ sơcấp theo quy định của pháp luật về dạy nghề.

Trường hợp NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơnmức chi phí theo quy định thì phần vượt quá do NLĐ chi trả. Thời gian được hỗ trợ học nghề phụthuộc vào thời gian đào tạo của từng nghề và từng NLĐ nhưng không quá 6 tháng. Thời gian bắtđầu để được hỗ trợ học nghề tính từ ngày NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.

Trường hợp NLĐ đã hết thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà vẫn tiếp tục học nghềhoặc mới tham gia học nghề theo quyết định của giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thìvẫn được hỗ trợ học nghề cho đến hết thời gian học nghề.

Trường hợp của bạn đã hoàn tất thủ tục học nghề và được Sở Lao động, Thương binh và Xã hộira quyết định hỗ trợ học nghề nhưng do đơn vị dạy nghề chưa có khóa học nên bạn vẫn được hỗtrợ học nghề trong thời gian quy định là 6 tháng.

Lưu ý: Các quy định về BHTN của Luật BHXH số 71/2006/QH11; Chương IX - Đánh giá, cấp chứngchỉ kĩ năng nghề quốc gia của Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật việc làm2013 có hiệu lực thi hành, tức ngày 01/01/2015.

Tình huống 3:

Hỏi: Đơn vị chúng tôi là Ban quản lí dự án Huyện, không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hoạtđộng bằng các chi phí quản lí đầu tư. Biên chế của đơn vị là biên chế sự nghiệp (không thuộc sự nghiệpcó thu). Vậy chúng tôi có phải đóng BHTN không?

Đáp: Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 43 Luật việc làm 2013 thì NLĐ và NSDLĐ đềubắt buộc phải tham gia BHTN.

Page 75: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội72

Tình huống 4:

Hỏi: Trước đây tôi làm việc tại một công ty TNHH trong vòng 3 năm, có tham gia đóng BHXH đầyđủ. Hiên nay tôi mới kết thúc HĐLĐ với công ty cũ và đi làm luôn tại một cty mới. Vậy tôi có được hưởngtrợ cấp thất nghiệp tại công ty cũ hay không?

Đáp: Theo quy định tại khoản khoản 3 Điều 49 Luật việc làm 2013 về điều kiện được hưởngBHTN thì bạn phải “Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ BHTN”, tuy nhiên bạnlại đi làm ngay ở công ty mới nên bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ công ty cũ.

Page 76: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 7

CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Đi khám thai

Chủ đề

7C

HẾ

ĐỘ

TH

AI

SẢ

N

Page 77: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội74

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Biết thời gian nghỉ chế độ thai sản, điều kiện hưởng chế độ thai sản, quyền lợiđược hưởng.

- Kĩ năng: Có khả năng vận dụng kiến thức của pháp luật để hưởng chế độ thai sản; truyềntải các kiến thức pháp luật cho người khác…

- Thái độ: Tự tin khi đàm phán, thương lượng trong giao kết hợp đồng; chủ động, bình tĩnhtrong giải quyết các vấn đề phát sinh.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- Thời gian nghỉ chế độ thai sản.

- Các trường hợp được hưởng chế độ thai sản.

- Mức hưởng chế độ thai sản.

- Trợ cấp khi sinh con, nhận con nuôi.

CHUẨN BỊ

Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy; 1 quả bóng; thẻ màu.

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD nhắc lại chủ đề trong buổi sinh hoạt lần trước

Trò chơi: Thượng đế cần gì?

Bước 1: NHD chia CLB thành 2 nhóm. Sau đó NHD hô: Thượng đế cần! Thượng đế cần!

Bước 2: Người tham dự hô đối đáp lại: Cần gì? Cần gì?

Bước 3: NHD có thể nói cần bất kì thứ gì mà NHD muốn người tham dự phải mang lên cho mình.Ví dụ thượng đế cần 5 sợi tóc, 1 cái áo, 2 cái dép trái và 3 cái dép phải...

Lưu ý: NHD cần quan sát xem thứ mình cần trong nhóm có hay không. Lúc đầu chơi thì yêu cầunhững thứ đơn giản, nhưng càng về sau thì yêu cầu những thứ khó tìm.

Bước 4: NHD tổng kết lại xem đội nào chiến thắng và rút ra bài học gì khi chơi trò chơi này.

NHD giới thiệu chủ đề và nội dung buổi sinh hoạt.

Page 78: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 75

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

NHD đưa ra một tình huống để người tham dự cùng thảo luận:

Chị A mới sinh cháu được 2 tháng (tổng thời gian nghỉ thai sản mới được 3 tháng), giám đốc đã yêucầu chị A đi làm trở lại vì công ty mới nhận được Hợp đồng lớn, nếu chị không đi làm thì công ty sẽ chấmdứt HĐLĐ. Anh chị suy nghĩ như thế nào về tình huống trên?

NHD yêu cầu từ 3-4 người tham dự đưa ra quan điểm riêng của mình về vấn đề này. Trên cơ sởthảo luận của người tham dự, NHD giới thiệu nội dung chính về chủ đề. Sau đó sẽ tổng kết lại vàocuối buổi sinh hoạt.

2.1. Các trường hợp được hưởng chế độ thai sản

NHD sẽ cầm quả bóng ném vào một người bất kỳ trong nhóm. Ai bắt được quả bóng có nghĩavụ trả lời một đáp án. Người đã trả lời tiếp tục ném quả bóng cho người khác trong nhóm. Ai khôngbắt được bóng hoặc không trả lời được sẽ bị phạt.

Câu hỏi thảo luận: Theo anh/chị, những người hợp nào được hưởng chế độ thai sản?

NHD cầm quả bóng ném cho người thứ nhất và lần lượt mọi người sẽ chuyền quả bóng chođến khi không ai trả lời được nữa thì thôi.

GHI NHỚ

NLĐ được hưởng chế độ thai sản trong trường hợp sau:

- Lao động nữ mang thai; (a)

- Lao động nữ sinh con; (b)

- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ (c)

- NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới sáu tháng tuổi (d)

- NLĐ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản (đ)

- Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con. (e)

NLĐ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng BHXH từ đủ 06 thángtrở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

NLĐ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khimang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cóthẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khisinh con.

(Điều 31 Luật BHXH 2014)

Page 79: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội76

2.2. Thời gian hưởng chế độ thai sản

NHD chia người tham dự thành 5 nhóm tương ứng với 5 chế độ thai sản khác nhau.

NHD đặt ra câu hỏi để các nhóm thảo luận:

Thời gian nghỉ để đi khám thai là bao lâu?

Thời gian nghỉ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu là bao lâu?

Thời gian nghỉ khi sinh con là bao lâu?

Thời gian nghỉ khi nhận nuôi con nuôi là bao lâu?

Nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai là bao lâu?

Các nhóm sẽ có thời gian 5 phút để thảo luận sau đó các nhóm lần lượt cử đại diện trình bàykết quả.

Lưu ý: Sau mỗi nhóm trình bày, NHD yêu cầu các nhóm khác đóng góp ý kiến hoặc thắc mắc gìkhông? NHD nên đặt thêm một vài câu hỏi hoặc hỏi thêm tình huống thực tế của người tham dựđể minh họa cho bài trình bày.

NHD kết luận về từng trường hợp.

GHI NHỚ

1. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:

NLĐ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày.

Trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bìnhthường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian hưởng chế độ này tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,ngày nghỉ hàng tuần.

(Điều 32 Luật BHXH 2014 )

2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ đượcnghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cóthẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Page 80: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 77

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cảngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

(Điều 33 Luật BHXH 2014)

3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, ngườimẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sảnnhư sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêmmỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trongkhoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ 02tháng tính từ ngày con chết. nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượtquá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật BHXH 2014; thời gian này không tính vàothời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹchết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độthai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trườnghợp mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chếđộ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia BHXH mà không nghỉ việctheo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đốivới thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro saukhi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ06 tháng tuổi.

(Điều 34 Luật BHXH 2014)

Page 81: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội78

2.3. Trợ cấp khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

NHD đặt câu hỏi cho mọi người cùng nhau thảo luận: Theo anh/chị biết thì mức trợ cấp khi sinhcon như thế nào?

Lưu ý: Xem thêm Điều 157 Bộ Luật Lao động 2012; Điều 34 Luật BHXH 2014

4. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi:

NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sảncho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điềukiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹđược nghỉ việc hưởng chế độ.

(Điều 36 Luật BHXH 2014)

5. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:

Khi đặt vòng tránh thai, NLĐ được nghỉ việc 7 ngày.

Khi thực hiện các biện pháp triệt sản, NLĐ được nghỉ 15 ngày.

Thời gian hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

(Điều 37 Luật BHXH 2014)

GHI NHỚ

Trợ cấp khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấpmột lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc thángNLĐ nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con

(Điều 38 Luật BHXH 2014)

Page 82: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 79

2.4. Mức hưởng chế độ thai sản

NHD sẽ giới thiệu nội dung về mức hưởng chế độ thai sản và một số điều lưu ý.

NHD đưa ra một số câu hỏi để người tham dự chia sẻ, thảo luận:

Ai trong số các anh/chị đã từng được hưởng chế độ thai sản?

Nếu có thì anh/chị có thể chia sẻ quan điểm của mình về chế độ thai sản? (Thuận lợi, khó khăngì khi nhận chế độ thai sản; chế độ này có phù hợp không?)

Anh/chị có thắc mắc gì liên quan tới chế độ thai sản không?

GHI NHỚ

Mức hưởng chế độ thai sản:

Trong thời gian nghỉ thai sản, NLĐ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương, tiềncông tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH.

Thời gian này NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH.

(Điều 39 Luật BHXH 2014)

3. KẾT THÚC

NHD đề nghị 2 hoặc 3 thành viên bất kỳ nói về những vấn đề đã trao đổi và chia sẻ trong buổiSHN.

Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự. Nếu NHD thấy nội dungđó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau. Trao đổi với người tham dựvề chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nội dung đó.

Cảm ơn người tham dự tham gia.

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Hỏi: Tôi làm y tá tại trạm y tế cấp xã, tham gia BHXH từ năm 2008, tháng 10/2014 tôi sinh cháu. Hỏitôi được hưởng những quyền lợi gì khi sinh con?

Đáp:

Điều 157 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định, nếu lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện về thờigian đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khisinh con là 6 tháng.

Page 83: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội80

Theo quy định tại Điều 34 và Điều 37 Luật BHXH 2006 thì mức trợ cấp 1 lần khi sinh con; mứchưởng chế độ thai sản; chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi sinh như sau:

- Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗicon.

- NLĐ hưởng chế độ thai sản khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiềnlương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian nàyngười lao động và NSDLĐ không phải đóng BHXH.

- Trường hợp lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu thì đượcnghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình mức hưởng một ngày bằng 25% mức lươngtối thiểu chung; phải nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung mức hưởng một ngàybằng 40% mức lương tối thiểu chung.

Lưu ý: Kể từ ngày 01/01/2016, Luật BHXH 2014 có hiệu lực thi hành thì áp dụng Điều 38, 39, 41.

Tình huống 2:

Hỏi: Tôi đang ký HĐLĐ 03 năm cho 1 công ty và đóng BHXH từ tháng 03/2011 đến nay. Hiện tại tôiđang mang thai và dự kiến sinh vào tháng 11/2014. Do tình hình sức khỏe nên tôi định sẽ nghỉ việc vàogiữa tháng 04/2014. Tôi xin hỏi nếu tôi nghỉ việc vào thời gian này thì tôi có được hưởng chế độ thai sảnhay ko? Và nếu được hưởng thì trước khi nghỉ việc tại công ty này tôi sẽ phải làm những thủ tục gì?

Đáp:

Điều 28, Luật BHXH năm 2006 về điều kiện hưởng chế độ thai sản NLĐ nữ sinh con phải đóngBHXH từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi connuôi. Trong trường hợp này bạn bắt đầu đóng BHXH từ 03/2011 như vậy nếu bạn dự kiến nghỉ vàotháng 4/2014. Trường hợp bạn làm việc đến giữa tháng 4/2014 nghỉ việc: Nếu đến tháng 11/2014bạn sinh, thì khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh là từ 11/2013 đến 11/2014 bạn đã đóng bảohiểm được từ tháng 11/2013 đến tháng 3/2014. Còn tháng 4 do bạn nghỉ việc giữa tháng nên nếudoanh nghiệp đóng bảo hiểm cho bạn thì tổng thời gian bạn tham gia bảo hiểm là từ tháng 11/2013đến 04/2014 là đủ 6 tháng nên bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy địnhcủa luật BHXH.Trường hợp bạn nghỉ việc tại công ty rồi nhưng nếu chưa đủ số tháng được hưởng chế độ thai sảnbạn hoàn toàn có thể tự đóng bảo hiểm. Nếu bạn nghỉ việc công ty sẽ trả sổ bào hiểm cho bạn.

Để được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật BHXH, bạn cần nộp hồ sơ đến cơquan BHXH quận, huyện nơi cư trú. Theo khoản 2, điều 53 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP: “Hồ sơhưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận con nuôi của NLĐ không còn quan hệ lao động gồm:

a) Sổ BHXH;

b) Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trongtrường hợpsau khi sinh mà con chết; nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải có chứngnhận theo quy định của pháp luật”.

Page 84: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 81

Lưu ý: Kể từ ngày 01/01/2016, Luật BHXH 2014 có hiệu lực thi hành thì áp dụng Điều 31, 101.

Tình huống 3:

Hỏi: Tôi được tuyển dụng làm giáo viên THCS từ ngày 1/8/2009, hưởng lương bậc 1 hệ số 2,34, đếnngày 1/8/2013 tôi được nâng lương bậc 2, hệ số 2,67. Ngày 1/12/2013, tôi nghỉ sinh con, vậy tôi đượchưởng chế độ thai sản theo mức lương nào?

Đáp:

Theo quy định của pháp luật về BHXH hiện hành thì mức bình quân tiền lương, tiền công thángđóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương của 6 tháng liền kềgần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn. Trườnghợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi đi khám thai, khi sẩy thai,nạo, hút hoặc thai chết lưu, thực hiện các biện pháp tránh thai là mức bình quân tiền lương thángcủa các tháng đã đóng BHXH (nếu ngay trong tháng đầu tham gia BHXH, thì lấy mức tiền lươngđóng BHXH của chính tháng đó). Với quy định nêu trên, trường hợp của bạn trong 6 tháng trướcnghỉ nghỉ việc sinh con có 2 tháng đóng BHXH theo mức lương hệ số 2,34 và 4 tháng đóng BHXHtheo mức lương hệ số 2,67. Tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản làmức bình quân tiền lương của 6 tháng này, cụ thể như sau:

Mức trợ cấp thai sản mỗi tháng từ tháng 12/2013 là: (2,34 x 2 tháng + 2,67 x 4 tháng) x 1.150.000đồng/6 tháng x 100% = 2.944.000 đồng.

Tình huống 4:

Hỏi: Tôi đóng bảo hiểm tại 1 cơ quan nhà nước được 5 năm, hiện nay hệ số lương của tôi là 2,67. Từngày 01/10/1013 tôi nghỉ chế độ thai sản, cơ quan tôi trả tôi lương tháng 10 đồng thời bảo hiểm tínhchế độ thai sản của tôi cũng được tính từ tháng 10. Tới tháng 04/2014 tôi đi làm thì không được nhậnlương, vậy có đúng không, và nếu tôi không được nhận lương thì tiền bảo hiểm tháng này do ai đóngcho tôi?

Đáp:

- Trường hợp của bạn đã nghỉ thai sản thời gian là từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014 là hết6 tháng nghỉ thai sản theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2012. Nếu bạn đã đượcnhận trợ cấp thai sản theo quy định của Luật BHXH mức hưởng bằng 100% mức bình quântiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.và cácquyền lợi khác rồi, thì đến tháng 4/2014 bạn trở lại đi làm thì hết tháng cơ quan phải trảlương tháng 4 cho bạn. Cơ quan không trả lương cho bạn là vi phạm pháp luật. Trường hợpbạn thỏa thuận nghỉ thêm tháng 4 thì tháng này bạn sẽ không được hưởng lương. Trườnghợp này vì không có lương nên bạn phải tự đống BHXH.

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian nàyNLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH.

Page 85: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và
Page 86: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 8

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Chủ đề

8G

IẢI

QU

YẾ

T T

RA

NH

CH

ẤP

LA

O Đ

ỘN

G

Giải quyết tranh chấp lao động

Page 87: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội84

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Hiểu về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giải quyết TCLĐ; phân biệt đượcTCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể; biết được thẩm quyền và trình tự giải quyết TCLĐ cá nhân.

- Kĩ năng: Đàm phán, thương lượng với NSDLĐ trong trường hợp xảy ra TCLĐ; vận dụng cácquy định của pháp luật về thẩm quyền và trình tự giải quyết TCLĐ cá nhân; truyền tải cáckiến thức pháp luật liên quan đến người khác.

- Thái độ: Chủ động, bình tĩnh trong trường hợp xảy ra TCLĐ.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giải quyết TCLĐ;

- Thẩm quyền và trình tự giải quyết TCLĐ cá nhân.

CHUẨN BỊ

Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy; 1 quả bóng, thẻ màu, tài liệu phát tay (nếu có)

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD chào đón người tham dự tham gia SHN. Giới thiệu về bản thân, tóm tắt về dự án và mụcđích của sinh hoạt CLB.

Trò chơi: Tôi là Thượng đế

Bước 1: NHD chia đội và yêu cầu các đội bầu đội trưởng. Các đội đứng thành hàng trước vạchphân cách.

Bước 2: NHD đóng vai trò là Thượng đế, đứng cách các đội chừng 3 – 5 m. NHD giải thích chocác đội biết về luật chơi: khi thượng đế yêu cầu một vật gì thì các đội mau chóng tìm vật đó đưa chođội trưởng để trao cho thượng đế. Thượng đế chỉ nhận đồ vật từ đội trưởng nào mang lên nhanhnhất.

Bước 3: Thượng đế đưa ra 3-5 yêu cầu. Thượng đế nhận được nhiều đồ từ đội nào nhất thì độiđó thắng cuộc.

Bước 4: NHD đưa ra hình phạt cho những người thua cuộc và rút ra bài học khi chơi trò chơinày.

NHD giới thiệu chủ đề và mục đích buổi sinh hoạt CLB.

Page 88: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 85

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong giải quyết TCLĐ

NHD cho thảo luận chung về định nghĩa TCLĐ thông qua hoạt động chuyền bóng.

Bước 1: NHD sẽ tung bóng ngẫu nhiên vào một thành viên bất kỳ trong nhóm;

Bước 2: Thành viên nào bắt được bóng hoặc gần quả bóng nhất sẽ phải trả lời câu hỏi;

Bước 3: Người vừa trả lời câu hỏi sẽ tiếp tục tung bóng cho một thành viên khác trong nhómđể trả lời cho tới khi không còn ai trả lời.

NHD tổng kết về định nghĩa TCLĐ.

Làm việc nhóm:

Dùng cách đếm số để chia người tham dự thành 2 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có thời gian là 5 phút đểtrao đổi và đặt tên cho nhóm mình. Sau đó, mỗi nhóm được phát các thẻ màu, trong đó có ghi cácquyền và nghĩa vụ của các bên để thảo luận.

THẺ MÀU

Trực tiếp tham gia vào quátrình giải quyết

Thông qua đại diện để tham gia vào quátrình giải quyết

Rút đơn yêu cầu

Có quyền yêu cầu thay đổingười tiến hành giải quyếtTCLĐ với bất kỳ lý do nào

Yêu cầu thay đổi người tiến hành giảiquyết TCLĐ nếu có lý do cho rằng ngườiđó có thể không vô tư hoặc khôngkhách quan.

Thay đổi nội dungyêu cầu

Cung cấp đầy đủ, kịp thời tàiliệu, chứng cứ để chứng minhcho yêu cầu của mình

Chấp hành thoả thuận đã đạt được, bảnán, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Không tham gia vàoquá trình giải quyết

Có thể không cần chấp hànhbản án có hiệu lực pháp luậtnếu thay đổi ý kiến

Không thể thay đổi người tiến hành giảiquyết TCLĐ

Không thể thay đổinội dung yêu cầu

Mỗi nhóm sẽ có 10 phút để thảo luận xem đâu là quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyếtTCLĐ. Sau thời gian đó lần lượt mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày về ý kiến của nhóm mình.Người tham dự khác lắng nghe và đặt câu hỏi. NHD hỏi toàn thể người tham dự xem đã từng gặpphải vấn đề TCLĐ nào hay chưa?

Page 89: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội86

2.2. Thẩm quyền và trình tự giải quyết TCLĐ cá nhân

NHD trình bày về cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhân. Bao gồm: hòa giảiviên lao động và tòa án nhân dân.

NHD nhấn mạnh về tính bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải đối với TCLĐ cá nhân (trừ một sốtrường hợp).

NHD trình bày về khái niệm "hòa giải viên lao động": "Hòa giải viên lao động là người đượcChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm để hòa giải tranh chấp lao động

GHI NHỚ

Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết TCLĐ

Quyền:

- Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;

- Rút đơn hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;

- Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết TCLĐ nếu có lý do cho rằng người đócó thể không vô tư hoặc không khách quan.

Nghĩa vụ:

Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;

Chấp hành thoả thuận đã đạt được, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

(Điều 196 Bộ Luật Lao động năm 2012)

Lưu ý:

a. TCLĐ là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quanhệ lao động.

b. Phân biệt TCLĐ tập thể và TCLĐ cá nhân:

- TCLĐ cá nhân là TCLĐ giữa một người hoặc một nhóm NLĐ với NSDLĐ về quyềnlợi và nghĩa vụ đơn lẻ của từng cá nhân, trong quá trình tranh chấp không cósự liên kết giữa những NLĐ tham gia tranh chấp và tổ chức công đoàn chỉ thamgia với tư cách là người đại diện bảo vệ NLĐ.

- TCLĐ tập thể là tranh chấp giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ về quyền lợi và nghĩavụ thống nhất của tập thế, quá trình tranh chấp thể hiện tính tổ chức cao củatập thể NLĐ và có sự tham gia của tổ chức công đoàn với tư cách là một bêncủa tranh chấp.

Page 90: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 87

và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của pháp luật". (Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tranhchấp lao động)

Làm việc nhóm:

NHD chia lớp học thành 03 nhóm. Sau đó mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên nhận 1 trong 3 tình huống sau:

Tình huống 1: Hai bên tranh chấp có mặt và thỏa thuận được trong phiên họp hòa giải.

Tình huống 2: Hai bên tranh chấp không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranhchấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Tình huống 3: Hết thời hạn giải quyết mà hoà giải viên lao động không tiến hành hòa giải.

Mỗi nhóm sẽ có 10 phút để thảo luận. Sau thời gian đó lần lượt mỗi nhóm sẽ cử đại diện lêntrình bày về ý kiến của nhóm mình. Người tham dự khác lắng nghe và đặt câu hỏi. Có thể sử dụngbóng hoặc NHD sẽ chủ động mời tham gia trả lời. Kết thúc, NHD tổng kết (nên sử dụng biểu đồ trêngiấy A0 hoặc trình chiếu nếu có máy chiếu để tiện theo dõi).

GHI NHỚ

A. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhân:

- Hòa giải viên lao động.

- Tòa án nhân dân.

B. Trình tự, thủ tục hòa giải TCLĐ cá nhân của hòa giải viên lao động:

1. TCLĐ cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi

yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các TCLĐ sau đây không bắt buộc qua thủ tục hòa giải:

- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bịđơnphương chấm dứt HĐLĐ;

- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt HĐLĐ;

- Giữa người giúp việc gia đình với NSDLĐ;

- Về BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, về BHYT theo quy định của phápluật về BHYT;

- Về bồi thường thiệt hại giữa NLĐ với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người laođộng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trình tự hòa giải:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viênlao động phải kết thúc việc hòa giải.

Page 91: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội88

3. KẾT THÚC

- NHD đề nghị 2 hoặc 3 thành viên bất kỳ nói về những vấn đề đã trao đổi và chia sẻ trong buổiSHN.

- Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự. Nếu NHD thấy nộidung đó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau.

- Trao đổi với người tham dự về chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nội dungđó.

- Cảm ơn người tham dự tham gia.

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Hỏi: Xin cho biết việc giải quyết tranh chấp giữa NSDLĐ và NLĐ được giải quyết theo trình tự nhưthế nào?

3. Tại phiên họp hoà giải:

Phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người kháctham gia phiên họp hoà giải. Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bênthương lượng.

- Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giảithành.

- Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phươngán hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải,hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

- Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấpđã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chínhđáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bêntranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các

thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định

tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên

tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

(Điều 201 Bộ Luật Lao động 2012)

Page 92: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 89

Đáp: Trong tình huống này cần chia thành 2 trường hợp: NLĐ là cá nhân và NLĐ là tập thể.

- Nếu NLĐ là cá nhân thì TCLĐ có thể được giải quyết thông qua Hòa giải viên lao động cơ sởhoặc Tòa án nhân dân.

- Nếu NLĐ là tập thể thì lại phải xem xét đó là tranh chấp về tập thể quyền hay tranh chấp vềtập thể lợi ích. Nếu là tranh chấp tập thể quyền thì có thể được giải quyết bởi một trongcác chủ thể:

Hòa giải viên lao động cơ sở, Chủ tịch UBND huyện hoặc Tòa án nhân dân; còn nếu là tranh chấptập thể lợi ích thì có thể được giải quyết bởi một trong các chủ thể: Hòa giải viên lao động cơ sởhoặc Hội đồng trọng tài lao động.

Tình huống 2:

Hỏi: Tôi đang có TCLĐ với một công ty. Vậy tranh chấp của tôi được giải quyết dựa trên nhữngnguyên tắc giải quyết TCLĐ nào?

Đáp: TCLĐ được giải quyết theo những nguyên tắc sau đây:

- Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp;

- Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chung của xã hội và tuân-theo pháp luật;

- Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật;

- Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của đại diện NSDLĐ trong quá trìnhgiải quyếttranh chấp.

Tình huống 3:

Hỏi: Do những bất đồng giữa các thành viên trong công ty, trụ sở công ty ba tôi bị niêm phong khiếncho nhiều NLĐ không nhận được sổ bảo hiểm đúng thời hạn. Sự việc này khiến 19 NLĐ như ba tôi ở tuổinghỉ hưu mà không được thanh toán các khoản bảo hiểm theo luật định. Hiện nay, pháp luật có nhữngcơ chế gì bảo vệ quyền lợi cho những người như ba tôi hay không?

Đáp: Theo quy định tại Chương XIV Bộ Luật Lao động năm 2012, khi xảy ra các TCLĐ giữa cánhân NLĐ hoặc tập thể NLĐ với NSDLĐ thì trước hết các bên phải thương lượng trực tiếp, tự dànxếp để giải quyết tranh chấp. Nếu tiến hành thương lượng, hòa giải không thành thì một trong haibên có quyền khởi kiện tới các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. TCLĐ bao gồm TCLĐ cánhân và TCLĐ tập thể giữa tập thể NLĐ cùng làm việc trong doanh nghiệp hoặc một bộ phận củadoanh nghiệp với NSDLĐ.

Theo như bạn trình bày, bạn không cung cấp thông tin là ba của bạn hay cả 19 NLĐ như ba củabạn muốn yêu cầu bảo vệ quyền lợi lao động của mình nên chúng tôi giả sử nếu ba của bạn muốnbảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong quan hệ lao động thì thuộc vào trường hợp yêu cầu giảiquyết các TCLĐ cá nhân.

Bộ Luật Lao động 2012 tại Điều 200 về cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhânđã bỏ quy định liên quan đến thẩm quyền của hội đồng hòa giải cơ sở, chỉ giữ lại thẩm quyền giảiquyết TCLĐ cá nhân của Hòa giải viên lao động, theo đó: “Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyềngiải quyết TCLĐ cá nhân.

Page 93: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội90

1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.”

Trình tự, thủ tục hòa giải TCLĐ của hòa giải viên lao động được quy định tại Điều 201 Bộ LuậtLao động 2012. Như vậy, ba của bạn có quyền gửi đơn yêu cầu giải quyết TCLĐ cá nhân để bảo vệquyền và lợi ích của mình theo các quy định của pháp luật nêu trên.

Page 94: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 9

AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Chủ đề

9A

N T

N L

AO

ĐỘ

NG

,

VỆ

SIN

H L

AO

ĐỘ

NG

Tập huấn an toàn lao động cho người lao động

Page 95: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội92

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Hiểu về quyền được đảm bảo ATVSLĐ khi làm việc của NLĐ; biết về nghĩa vụcủa NLĐ và NSDLĐ đối với công tác ATVSLĐ.

- Kĩ năng: Đàm phán, thương lượng với NSDLĐ để đảm bảo các quyền ATVSLĐ của mình;truyền tải các kiến thức pháp luật liên quan cho người khác.

- Thái độ: Chủ động trong việc bảo đảm các quyền liên quan đến ATVSLĐ; tích cực nâng caoý thức bản thân và mọi người về ATVSLĐ.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- Nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ đối với công tác ATVSLĐ;

- Chăm sóc sức khỏe cho NLĐ.

CHUẨN BỊ

- Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy, 1 quả bóng, thẻ màu, tài liệu phát tay.

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD chào đón người tham dự tham gia SHN, giới thiệu về bản thân, tóm tắt về dự án và mụcđích của buổi sinh hoạt.

Trò chơi: Con Thỏ

Bước 1: NHD tổ chức nhóm đứng thành một vòng tròn và phổ biến luật chơi:

- Nếu NHD đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”, người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Conthỏ”.

- Nếu NHD đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ”, người chơi: làm theo và nói “Ăn cỏ”.

- Nếu NHD đưa tay lên miệng hô “Uống nước”, người chơi: làm theo và nói “Uống nước”.

- Nếu NHD đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, người chơi chắp tay lại hô “thỏ ngủ”.

Bước 2: Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dầndần nhanh và thay đổi động tác để đánh lừa người tham gia. NHD có thể cử 1-2 người tham gia làmvai trò giám sát.

Bước 3: NHD đưa ra hình phạt cho những người thua cuộc và rút ra bài học khi chơi trò chơinày.

NHD giới thiệu chủ đề và mục đích buổi sinh hoạt CLB.

Page 96: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 93

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. Nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ đối với công tác ATVSLĐ

Trò chơi: Đóng kịch

Bước 1: NHD chia người tham dự thành 02 nhóm. Mỗi nhóm sẽ được phát tình huống thảo luận(tài liệu phát tay).

Bước 2: Mỗi nhóm sẽ cử ra đại diện lên đóng kịch theo tình huống và giải quyết tình huốngđược giao.

Bước 3: Các nhóm sẽ theo dõi, sau đó nhận xét về cách giải quyết tình huống của mỗi nhóm.

Bước 4: NHD tổng kết về nghĩa vụ của NSDLĐ, NLĐ đối với công tác ATVSLĐ. Chú ý sử dụng bàitrình chiếu hoặc viết nội dung trên giấy A0 để thu hút sự chú ý của người tham gia.

TÌNH HUỐNG

Anh An làm việc tại tổ khai thác than dưới hầm lò nhưng không được Xí nghiệp Than X bảođảm các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân. Hiện nay sức khỏe của anh An ngày càngyếu. Nghe người thân hướng dẫn, Anh An quyết định tìm đến Trung tâm hỗ trợ tư vấn pháp lýcho NLĐ di cư để xin tư vấn về quyền lợi của mình khi làm việc tại Xí nghiệp X.

Lưu ý cho NHD khi giải quyết tình huống:

- Anh An có quyền được đảm bảo về các điều kiện để đảm bảo ATVSLĐ không? Xínghiệp X có những nghĩa vụ gì? (Cụ thể là những quyền liên quan đến điều kiệnlàm việc, máy móc thiết bị, chăm sóc sức khỏe định kì,…)

- Mặt khác, anh An có nghĩa vụ gì trong việc đảm bảo ATVSLĐ? Đặc biệt là trongtrường hợp phát hiện nguy cơ gây TNLĐ, BNN, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm?

Page 97: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội94

1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

- Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóngxạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại cácquy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;

- Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhàxưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao độnghoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đãđược công bố, áp dụng;

- Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề racác biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện laođộng, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;

- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;

NỘI DUNG CHÍNH CẦN GHI NHỚ

Nghĩa vụ của NSDLĐ, NLĐ đối với công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động

Trang bị, yêu cầu sử dụng và luôn kiểm tra việc sử dụng BHLD

Page 98: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 95

2.2. Chăm sóc sức khỏe cho NLĐ

NHD định hướng thảo luận về các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho NLĐ với cáctrường hợp sau:

- Trong việc tuyển dụng và sắp xếp lao động, NSDLĐ có cần căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏekhông?

- Việc khám sức khỏe định kỳ.

- NLĐ làm công việc nặng nhọc.

- NLĐ là nữ.

- NLĐ là người khuyết tật.

- NLĐ chưa thành niên.

- NLĐ cao tuổi.

- NLĐ làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc BNN.

- NLĐ bị TNLĐ, BNN.

- NLĐ sau khi bị TNLĐ, BNN nếu còn tiếp tục làm việc.

- NLĐ làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải đượcNSDLĐ bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.

- Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơilàm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;

- Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thựchiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. NLĐ có nghĩa vụ sau đây:

- Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao độngcó liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;

- Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiếtbị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;

- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ, BNN, gâyđộc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ khi cólệnh của NSDLĐ.

(Điều 138 Bộ Luật Lao động 2012)

Lưu ý: Tham khảo thêm các quy định chi tiết về các quyền và nghĩa vụ của các bên liênquan trong công tác ATVSLĐ theo Luật An toàn, vệ sinh lao động được Quốc hội thông quangày 25 tháng 6 năm 2015. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Page 99: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội96

NHD hỏi người tham gia về điều kiện làm việc hiện tại, có được đáp ứng các yêu cầu về chămsóc sức khỏe như trên không. NHD cần nhấn mạnh về quyền của NLĐ trong việc đảm bảo an toànvà chăm sóc sức khỏe.

NỘI DUNG CHÍNH CẦN GHI NHỚ

1. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động:

- Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loạicông việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

- Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người laođộng, kể cả người học nghề, tập nghề;

- Lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản;

- Người làm công việc nặng nhọc, độc hại phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng mộtlần.

- Người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao độngcao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

- Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải đượckhám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

- Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa đểxếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị,điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.

- Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc,thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám địnhy khoa lao động.

- Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theodõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.

- Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làmviệc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.

(Điều 152 Bộ Luật Lao động 2012)

2. Lưu ý:

Biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp NSDLĐ vi phạm quy định về ATVSLĐ:

- Buộc NSDLĐ lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh laođộng đối với nơi làm việc của NLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các côngtrình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất cóyêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động nếu không lập phương án về

Page 100: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 97

các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của NLĐ khixây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản,lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệsinh lao động;

- Thực hiện các quy chuẩn kĩ thuật, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động nếukhông bảo đảm điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nhà xưởng theo quyđịnh; hoặc vi phạm các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao độnghoặc các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng trong sảnxuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện,hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới;

- Buộc NSDLĐ trang bị các phương tiện kĩ thuật, y tế nếu không trang bị đầy đủ các phươngtiện kĩ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, TNLĐ;

- Buộc NSDLĐ thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trongdanh mục do BHYT chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT; thanh toán toàn bộ chi phí y tếtừ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với NLĐ không tham gia BHYT nếukhông định kỳ đo lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định;

- Buộc trả trợ cấp, bồi thường cho NLĐ cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa ápdụng với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểmxử phạt của số tiền trợ cấp, bồi thường trong trường hợp không thực hiện chế độ trợ cấp,bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ, BNN theo quy định.

Tham khảo thêm các quy định chi tiết trong:

- Luật An toàn, vệ sinh lao động được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015. Luậtnày có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

- Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có Điều 17. Vi phạm quy định về phòngngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. KẾT THÚC

- NHD đề nghị 2 hoặc 3 thành viên bất kì nói về những vấn đề đã trao đổi và chia sẻ trong buổi SHN.

- Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự. Nếu NHD thấy nộidung đó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau.

- Trao đổi với người tham dự về chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nộidungđó.

- Cảm ơn người tham dự tham gia.

Page 101: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội98

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1

Hỏi: Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản,lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ thì chủ đầu tư, NSDLĐ cóphải lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ đối với nơi làm việc của NLĐ và môi trườngkhông?

A. Có

B. Không

Đáp: A

Tình huống 2:

Hỏi: Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất không phảituân theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ.

A. Đúng

B. Sai

Đáp: B

Tình huống 3:

Hỏi: NSDLĐ có nghĩa vụ sau đây:

A. Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từtrường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kĩ thuật liênquan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường;

B. Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạtcác quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩnvề an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng;

C. Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháploại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏecho NLĐ;

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp: D

Page 102: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 10

TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Chủ đề

10

TA

I NẠ

N L

AO

ĐỘ

NG

,

BỆ

NH

NG

HỀ

NG

HIỆ

P

Tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động

Page 103: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội100

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Hiểu về chế độ TNLĐ, BNN và các trường hợp áp dụng; quyền lợi của NLĐ trongtrường hợp gặp phải TNLĐ, BNN; trách nhiệm của NSDLĐ đối với người bị TNLĐ, BNN.

- Kĩ năng: Đàm phán, thương lượng với NSDLĐ trong các trường hợp có nguy cơ hoặc xảyra TNLĐ, BNN; truyền tải các kiến thức pháp luật liên quan.

- Thái độ: Thận trọng trong việc lựa chọn công việc, môi trường làm việc; có ý thức phòngngừa TNLĐ, BNN.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- Khái niệm TNLĐ, BNN.

- Quyền của NLĐ khi bị TNLĐ, BNN và trách nhiệm của NSDLĐ.

- Các hành vi bị cấm trong an toàn lao động, vệ sinh lao động.

CHUẨN BỊ

- Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy, 1 quả bóng, thẻ màu, tài liệu phát tay.

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD chào đón người tham dự tham gia SHN. Giới thiệu về bản thân, tóm tắt về dự án và mụcđích của sinh hoạt CLB.

Trò chơi: Tìm bạn

Bước 1: Cắt những trái tim bằng giấy màu, khoảng 4 màu (số lượng bằng ½ số người chơi) Sauđó dùng kéo cắt hình răng cưa chia trái tim ra làm 2. Chú ý cắt làm sao cho không có đường cắt nàolà giống nhau. Một nửa thì ghi chữ "Nếu", một nửa ghi chữ "Thì".

Bước 2: NHD chia người chơi thành 2 nhóm, sau đó phát cho 1 người một nửa trái tim. Mộtngười viết vào nửa trái tim theo yêu cầu (nếu hoặc thì). Sau khi mọi người viết xong, NHD hô: hãytìm bạn bằng nửa trái tim.

Bước 3: Người chơi nhanh chóng tìm được bạn mình bằng cách so nét cắt của hai nửa khớpnhau. NHD chọn 10 cặp nhanh nhất, bình luận từng cặp một xem thử “Nếu; Thì” của cặp nào thú vịvà có ý nghĩa nhất. Trao phần thưởng, trò chơi kết thúc.

Bước 4: NHD đưa ra hình phạt cho những người thua cuộc và rút ra bài học khi chơi trò chơi này.

NHD giới thiệu chủ đề và mục đích buổi sinh hoạt.

Page 104: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 101

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. Thế nào là TNLĐ và BNN?

Dùng cách đếm số để chia người tham dự thành 2 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có thời gian là 3 phút đểtrao đổi và đặt tên cho nhóm mình. Sau đó, mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0 và bút để thảoluận. Đại diện mỗi nhóm sẽ lên bốc thăm một trong hai câu hỏi thảo luận:

Câu hỏi 1: Thế nào là TNLĐ?

Câu hỏi 2: Thế nào là BNN?

Mỗi nhóm sẽ có 10 phút để thảo luận về chủ đề mình đã bốc thăm. Sau thời gian đó lần lượtmỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày về ý kiến của nhóm mình. Người tham dự khác lắng nghe vàđặt câu hỏi. NHD hỏi toàn thể người tham dự xem đã gặp vấn đề nào về TNLĐ, BNN hay chưa? NHDcó thể gợi mở để người tham dự so sánh giữa chế độ TNLĐ và BNN (có những điểm giống và khácnhau như thế nào?)

NHD yêu cầu người tham dự trả lời thông qua hoạt động chuyền bóng:

Bước 1: NHD sẽ tung bóng ngẫu nhiên vào một thành viên bất kỳ trong nhóm;

Bước 2: Thành viên nào bắt được bóng hoặc gần quả bóng nhất sẽ phải trả lời câu hỏi;

Bước 3: Người vừa trả lời câu hỏi sẽ tiếp tục tung bóng cho một thành viên khác trong nhómđể trả lời cho tới khi không còn ai trả lời.

Page 105: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội102

2.2. Quyền của NLĐ trong trường hợp bị TNLĐ, BNN và trách nhiệm của NSDLĐ

Trò chơi: Đóng vai

Bước 1: NHD chia người tham dự thành 02 nhóm: một nhóm đại diện cho NLĐ và một nhómđại diện cho NSDLĐ. Mỗi nhóm sẽ được phát 01 loại thẻ màu khác nhau.

Bước 2: Mỗi nhóm sẽ thảo luận trong 10 phút, sau đó ghi các nội dung về: (i) Nhóm NLĐ: Quyềncủa NLĐ trong trường hợp bị TNLĐ, BNN và (ii) Nhóm 2: trách nhiệm của NSDLĐ trong trường hợpTNLĐ, BNN.

Bước 3: Các nhóm lần lượt lên dán các thẻ màu lên giấy A0. Sau đó, NHD và người tham gia sẽcùng thảo luận để sắp xếp các thẻ màu tương ứng về: quyền của NLĐ và trách nhiệm của NSDLĐtrong trường hợp TNLĐ, BNN.

GHI NHỚ

1. TNLĐ

TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gâytử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệmvụ lao động.

Lưu ý:

- Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

- Người bị TNLĐ phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

- Tất cả các vụ TNLĐ, BNN và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khaibáo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.

(Điều 142 Bộ Luật Lao động năm 2012)

2. BNN

BNN là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với NLĐ.

Tài liệu phát tay: Danh mục các loại BNN do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành

Lưu ý: Người bị BNN phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sứckhỏe riêng biệt.

(Điều 143 Bộ Luật Lao động năm 2012)

* Tham khảo thêm các quy định chi tiết trong Luật An toàn, vệ sinh lao động được Quốc hộithông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016

Page 106: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 103

NHD đặt câu hỏi:

- Có thể trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật trong trường hợp bồi thường cho ngườigặp TNLĐ, BNN không?

- NLĐ có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc trong trường hợp thấy rõ có nguycơ xảy ra TNLĐ không? Trong trường hợp đó, NLĐ sẽ được đảm bảo những quyền lợi gì?

GHI NHỚ

1. Trách nhiệm của NSDLĐ đối với người bị TNLĐ, BNN

- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục doBHYT chi trả đối với NLĐ tham gia BHYT và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu,cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với NLĐ không tham gia BHYT.

- Trả đủ tiền lương theo HĐLĐ cho NLĐ bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc trong thời gianđiều trị.

- Bồi thường cho NLĐ.

(Điều 144 Bộ Luật Lao động 2012)

2. Quyền của NLĐ bị TNLĐ, BNN

- NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ TNLĐ, BNN theo quy định của LuậtBHXH.

- NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà NSDLĐ chưa đóng BHXH cho cơ quanBHXH, thì được NSDLĐ trả khoản tiền tương ứng với chế độ TNLĐ, BNN theo quy địnhcủa Luật BHXH.

- Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

- NLĐ bị TNLĐ, BNN mà không do lỗi của NLĐ và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trởlên thì được NSDLĐ bồi thường với mức như sau:

Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo HĐLĐ nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khảnăng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theoHĐLĐ nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

Ít nhất 30 tháng tiền lương theo HĐLĐ cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do TNLĐ.

Trường hợp do lỗi của NLĐ thì NLĐ cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng40% mức bồi thường ở trên.

(Điều 145 Bộ Luật Lao động 2012)

Page 107: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội104

3. KẾT THÚC

- NHD đề nghị 2 hoặc 3 thành viên bất kì nói về những vấn đề đã trao đổi và chia sẻ trong buổiSHN.

- Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự. Nếu NHD thấy nộidung đó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau.

- Trao đổi với người tham dự về chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nội dung đó.

- Cảm ơn người tham dự tham gia.

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Hỏi: Tôi làm công nhân ở mỏ than đã được 9 năm, thường xuyên tham gia khai thác than dưới hầmsâu. Gần đây tôi thấy sức khoẻ giảm sút, bị ho ra máu. Đi khám ở bệnh viện thì bác sỹ kết luận tôi bị BNNlao phổi do tiếp xúc nhiều với bụi than, làm suy giảm khả năng lao động ít nhất là 25%. Tôi xin hỏi trườnghợp bệnh của tôi có được Nhà nước bồi thường hay không? Nếu có thì chế độ bồi thường, điều kiện đểđược bồi thường, mức bồi thường đối với TNLĐ và BNN được thực hiện như thế nào?

Đáp: Bạn bị bệnh do trong quá trình làm việc tiếp xúc và nhiễm độc bụi than. Theo quy định tạiThông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thựchiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN thì, bệnh của bạn thuộc danh mục BNNđược bồi.

3. Lưu ý:

NLĐ có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiềnlương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN,đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụtrách trực tiếp. NSDLĐ không được buộc NLĐ tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làmviệc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục

(Khoản 2 Điều 140 Bộ Luật Lao động 2012)

* Tham khảo thêm các quy định chi tiết trong:

- Luật An toàn, vệ sinh lao động được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015.Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

- Danh mục BNN: Theo thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT_BLĐTBXH ngày 20/4/1998của liên Bộ Y tế-Lao động Thương binh & Xã hội - đã được bổ sung thêm 9 bệnh theoQuyết định số 27/2006/QĐ-BYT ngày 21/9/2006; Thông tư số 42/2011/TT-BYT ngày30/11/2011; Thông tư số 44/2013/TT-BYT ngày 24/12/2013; Thông tư số 36/2014/TT-BYT ngày 14/11/2014).

Page 108: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 105

Theo điểm b khoản 1 điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH:

NLĐ bị BNN theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của Cơ quan Pháp Y có thẩmquyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau:

- Bị chết do BNN khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc,trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do BNN theo kết quả thực hiện khám giám địnhBNN định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế).

Việc bồi thường BNN được thực hiện từng lần theo quy định sau: Lần thứ nhất căn cứ vào mức(%) suy giảm khả năng lao động lần khám đầu và sau đó kể từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%)suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả nănglao động tăng hơn so với lần trước liền kề.

Tình huống 2:

Hỏi: Theo quy định của pháp luật, đối tượng được áp dụng chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNNbao gồm những ai?

Đáp:

Theo Điều 2 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH, đối tượng áp dụng của chế độ bồi thường, trợ cấpTNLĐ, BNN bao gồm:

1. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cá nhân có sử dụng lao động (sau đâygọi chung là NSDLĐ), bao gồm:

a) Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

b) Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hộikhác;

c) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;

d) Hợp tác xã;

đ) Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, cá nhân là người nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế có trụsở đóng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Các tổ chức, cá nhân khác có sử dụng lao động.

2. NLĐ làm việc theo chế độ HĐLĐ và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho NSDLĐ(sau đây gọi chung là NLĐ).

3. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dânđược áp dụng các chế độ như đối với NLĐ quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp các vănbản quy phạm pháp luật liên quan đến từng đối tượng này có quy định khác.

Tình huống 3:

Hỏi: Anh C là công nhân của xí nghiệp A, bị TNLĐ trong khi đang làm việc. Sau khi điều trị tại bệnhviện, anh C được đưa về nhà điều trị tiếp. Vậy xin hỏi việc lập hồ sơ và thủ tục đối với người bị TNLĐ đượcpháp luật quy định như thế nào?

Page 109: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội106

Đáp:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH, việc lập hồ sơ và thủ tục đốivới người bị TNLĐ được quy định như sau:

Đối với NLĐ bị TNLĐ thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3,Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này, NSDLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồmcác tài liệu sau:

a) Biên bản điều tra TNLĐ, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ của Đoàn điềutra TNLĐ cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra TNLĐ cấpTrung ương;

b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do TNLĐ)hoặc biên bản xác định NLĐ bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đốivới những trường hợp mất tích;

c) Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạngiao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xácnhận của chính quyền địa phương;

d) Quyết định bồi thường, trợ cấp TNLĐ của NSDLĐ (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèmtheo Thông tư này).

Page 110: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 11

THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Chủ đề

11

TH

ỎA

ƯỚ

C

LA

O Đ

ỘN

G T

ẬP

TH

Kiến nghị của công nhân với lãnh đạo.

Page 111: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội108

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Hiểu TƯLĐTT là gì, bao gồm những loại nào; các cách thức và quá trình thựchiện TƯLĐTT.

- Kĩ năng: Có khả năng áp dụng để đàm phán, thương lượng với NSDLĐ, vận dụng vào thựctế nơi làm việc, tuyên truyền cho người khác về các vấn đề liên quan.

- Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của TƯLĐTT; bình tĩnh tự tin trong đàm phán,thương lượng các vấn đề liên quan.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- Khái niệm về TƯLĐTT.

- Các loại TƯLĐTT.

CHUẨN BỊ

- Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy, thẻ màu, tài liệu phát tay.

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD chào đón người tham dự tham gia SHN. Giới thiệu về nội dung của buổi SHN.

Trò chơi: Nhìn hình đoán vật

Bước 1: Chia người tham gia thành hai nhóm, mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng.

Bước 2: NHD đưa cho mỗi nhóm 02 cụm từ, mỗi nhóm sẽ cử nhóm trưởng lên để diễn tả cụmtừ đó bằng cử chỉ. Các thành viên của 2 nhóm sẽ đoán cụm từ đó. Nếu một trong hai nhóm đoánđược, NHD sẽ chuyển sang cụm từ khác. (Nếu trong 02 phút không nhóm nào trả lời được, NHD sẽchuyển sang cụm từ khác).

Bước 3: Kết thúc, nhóm nào được nhiều đáp án hơn thì nhóm đó sẽ giành được chiến thắng.

Bước 4: NHD đưa ra hình phạt cho những người thua cuộc và rút ra bài học khi chơi trò chơinày.

NHD giới thiệu chủ đề và mục đích buổi sinh hoạt.

Page 112: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 109

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. Khái niệm Thỏa ước lao động tập thể

Bước 1: Chia người tham dự thành 2 nhóm. Các nhóm cử ra nhóm trưởng và nhận dụng cụ từ NHD.

Bước 2: NHD đưa ra câu hỏi: “TƯLĐTT là gì? Có những loại TƯLĐTT nào?”.

Bước 3: Mỗi nhóm sẽ có 10 phút để thảo luận và đưa ra khái niệm TƯLĐTT, các loại TƯLĐTT. Sau khi hết thời gian, lần lượt mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày về khái niệm nhóm mình xâydựng được.

Bước 4: Sau khi các nhóm trình bày xong, NHD sẽ yêu cầu các thành viên bên dưới sẽ đưa ra ýkiến của mình về khái niệm của nhóm còn lại vừa trình bày. Khi các thành viên hết ý kiến, NHD sẽđưa ra khái niệm TƯLĐTT, những loại TƯLĐTT và các thông tin liên quan đến TƯLĐTT.

GHI NHỚ

1. TƯLĐTT là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ về các điều kiện

lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể

TƯLĐTT gồm TƯLĐTT doanh nghiệp, TƯLĐTT ngành và hình thức TƯLĐTT khác do Chínhphủ quy định.

Nội dung TƯLĐTT không được trái với các quy định của pháp luật và phải có lợi hơn choNLĐ so với quy định của pháp luật.

(Điều 73 Bộ Luật Lao động 2012)

2. Các bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT trong thời hạn:

a) Sau 03 tháng thực hiện đối với TƯLĐTT có thời hạn dưới 01 năm;

b) Sau 06 tháng thực hiện đối với TƯLĐTT có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

- Trong trường hợp quy định của pháp luật thay đổi mà dẫn đến việc TƯLĐTTkhông còn phù hợp với quy định của pháp luật, thì hai bên phải tiến hành sửađổi, bổ sung TƯLĐTT trong vòng 15 ngày, kể từ ngày quy định của pháp luật cóhiệu lực.

- Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT thì quyền lợi của NLĐ đượcthực hiện theo quy định của pháp luật.

(Điều 77 Bộ Luật Lao động 2012)

Page 113: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội110

2.2. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, ngành

Hoạt động: Đi chợ

Bước 1: Chia những người tham gia thành 02 nhóm, mỗi nhóm bầu nhóm trưởng chonhóm mình.

Bước 2: NHD sẽ giao cho mỗi nhóm một tiêu đề và phát cho mỗi nhóm 1 loại thẻ màu khácnhau. Mỗi thành viên trong nhóm sẽ ghi những cụm từ liên quan đến chủ đề và dán lên giấy A0.

Chủ đề 1: TƯLĐTT doanh nghiệp.

Chủ đề 2: TƯLĐTT ngành.

Bước 3: Sau 5 phút, các nhóm sẽ phải dán kết quả làm việc bên bảng (tường). NHD sẽ chấmđiểm cho cả hai đội, đội nào có nhiều đáp án chính xác hơn sẽ là nhóm thắng cuộc.

Sau khi chấm điểm xong, NHD sẽ tổng kết lại nội dung về TƯLĐTT doanh nghiệp và TƯLĐTTngành.

3. TƯLĐTT vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp:

a) Có toàn bộ nội dung trái pháp luật;

b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;

c) Việc ký kết không đúng quy trình thương lượng tập thể.

(Điều 78 Bộ Luật Lao động 2012) 4. TƯLĐTT hết hạn

Trong thời hạn 3 tháng trước ngày TƯLĐTT hết hạn, hai bên có thể thương lượng để kéodài thời hạn của TƯLĐTT hoặc ký kết TƯLĐTT mới.

Khi TƯLĐTT hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì TƯLĐTT cũ vẫn được tiếptục thực hiện trong thời gian không quá 60 ngày.

(Điều 81 Bộ Luật Lao động 2012)

Page 114: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 111

GHI NHỚ

1. TƯLĐTT doanh nghiệp

Người ký kết TƯLĐTT doanh nghiệp:

- Bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

- Bên NSDLĐ là NSDLĐ hoặc người đại diện của NSDLĐ.

Ký kết TƯLĐTT

a) Chuẩn bị bản thảo TƯLĐTT

- Căn cứ kết quả lấy ý kiến của NLĐ, Đại diện tập thể lao động tại cơ sở xây dựng bảnthảo TƯLĐTT trên cơ sở những nội dung đã được trên 50% số người của tập thể laođộng biểu quyết tán thành.

Lưu ý: Không đưa những nội dung sao chép các quy định của pháp luật lao động, côngđoàn hoặc các nội dung không được thương lượng, không tổ chức lấy ý kiến NLĐ vào bảnthảo TƯLĐTT.

- Đại diện tập thể lao động tại cơ sở gửi bản thảo TƯLĐTT cho NSDLĐ tham gia, hoànthiện và thống nhất thời gian, địa điểm tổ chức lễ ký kết.

b) Tổ chức ký kết TƯLĐTT

- Ở doanh nghiệp đã thành lập Công đoàn cơ sở thì Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặcngười có giấy ủy quyền của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở là người ký kết TƯLĐTT.

- Đối với doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở thì Chủ tịch Công đoàn cấptrên trực tiếp cơ sở hoặc người được Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếpcơ sở.

(Hướng dẫn 1840/HD-TLĐ)

TƯLĐTT đã ký kết phải làm thành 5 bản:

- Mỗi bên ký kết giữ một bản;

- Một bản gửi cơ quan nhà nước

- Một bản gửi công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở và một bản gửi tổ chức đạidiện NSDLĐ mà NSDLĐ là thành viên.

(Điều 83 Bộ Luật Lao động 2012)

2. TƯLĐTT ngành

TƯLĐTT ngành chỉ được ký kết khi các bên đã được thỏa thuận tại phiên họp thươnglượng tập thể và có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàncấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được.

Page 115: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội112

3. KẾT THÚC

- NHD đề nghị 2 hoặc 3 thành viên bất kỳ chia sẻ về những vấn đề đã trao đổi và chia sẻ trongbuổi SHN hôm nay.

- Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự. Nếu NHD thấy nộidung đó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau.

- Trao đổi với người tham dự về chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nộidung đó.

- Cảm ơn người tham dự tham gia.

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Hỏi: NSDLĐ từ chối thương lượng, ký kết TƯLĐTT bị xử lý như thế nào?

Đáp: Theo Điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP), những vi phạm về thương lượng tập thể, TƯLĐTT bị xử lý như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NSDLĐ có mộttrong các hành vi sau đây:

a) Không gửi TƯLĐTT đến cơ quan quản lí nhà nước về lao động cấp tỉnh;

b) Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bốTƯLĐTT;

Đại diện ký kết TƯLĐTT ngành:

- Đại diện tập thể NLĐ là Chủ tịch Công đoàn ngành;

- Đại diện NSDLĐ là tổ chức/DN sử dụng lao động đã tham gia thương lượng tập thểngành.

3. TƯLĐTT đã ký kết phải làm thành bốn bản:

- Mỗi bên ký kết giữ một bản;

- Một bản gửi cơ quan nhà nước theo;

- Một bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp.

(Điều 83 Bộ Luật Lao động 2012)

Tham khảo thêm các quy định chi tiết trong:

- Văn bản hướng dẫn số: 1840/HĐ – TLĐ ngày 4/12/2013 của Tổng Liên đoàn lao độngViệt Nam về việc thực hiện quyền và trách nhiệm công đoàn trong thương lượng tậpthể, ký kết và thực hiện TƯLĐTT.

Page 116: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 113

c) Không công bố nội dung của TƯLĐTT đã được ký kết cho NLĐ biết.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành visau đây:

a) Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể laođộng yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;

b) Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT khinhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với NSDLĐ thực hiện nội dungTƯLĐTT đã bị tuyên bố vô hiệu.

Tình huống 2:

Hỏi: Trình tự thương lượng, ký kết TƯLĐTT được tiến hành như thế nào ?

Đáp:

- Hai bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng: Những yêu cầu và nội dung đưa rađòi hỏi phải sát thực tế, khách quan, trên tinh thần hai bên cùng có lợi, tránh đưa ra nhữngyêu cầu và nội dung trái pháp luật, hoặc có tính chất yêu sách đòi hỏi hoặc áp đặt.

- Hai bên tiến hành thương lượng trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên;

- Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến phía mình đại diện về dự thảo thoả ước;

- Hai bên hoàn thiện dự thảo và tiến hành ký kết thoả ước khi có trên 50% số người của tậpthể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung của thoả ước.

Tình huống 3:

Hỏi: Xin cho biết TƯLĐTT có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ lao động?

Đáp: TƯLĐTT là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ về các điều kiện lao độngvà sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Chính vì vậy, TƯLĐTTcó những tác dụng rất lớn trong quan hệ lao động:

- Là công cụ cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của doanhnghiệp; làm cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp ký HĐLĐ với NLĐ.

- Tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụphát sinh trên cơ sở pháp luật lao động; tạo điều kiện cho NLĐ thông qua sức mạnh tậpthể để thương lượng đạt được những lợi ích cao hơn so với quy định của pháp luật.

- Là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bênquan hệ lao động. Trên cơ sở đó, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, cùngnhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn nâng cao vai trò, vị trí trong quá trình thực hiện chức năng,nhiệm vụ của công đoàn.

Page 117: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và
Page 118: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 12

CÔNG ĐOÀN

Chủ đề

12

NG

ĐO

ÀN

Hội diễn văn nghệ

Page 119: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội116

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Hiểu Công đoàn là gì; biết quyền và trách nhiệm của Công đoàn, thành viêncông đoàn, xử phạt khi vi phạm quy định về Công đoàn.

- Kĩ năng: Vận dụng xem xét tổ chức Công đoàn tại nơi làm việc, tuyên truyền cho ngườikhác về các vấn đề liên quan.

- Thái độ: Tích cực, ủng hộ Công đoàn nâng cao vai trò và hoạt động đại diện cho NLĐ.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- Khái niệm về Công đoàn.

- Quyền và nghĩa vụ của Công đoàn, thành viên Công đoàn.

- Xử phạt hành chính khi vi phạm Luật Công đoàn.

CHUẨN BỊ

- Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy, thẻ màu, tài liệu phát tay.

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD chào đón người tham dự tham gia SHN. Giới thiệu về nội dung của buổi SHN.

Trò chơi: Tôi thích

Bước 1: Đề nghị người tham dự đứng thành vòng tròn, mỗi người sẽ đứng trong 01 ô vuôngđược vẽ sẵn.

Bước 2: Khi NHD hô: “Tôi thích tôi thích”, những người trong vòng tròn sẽ hô: “thích gì, thích gì”.NHD tiếp tục hô: “Tôi thích…(một đặc điểm của người ở trong vòng tròn. Ví dụ: Tôi thích những ngườimặc áo dài).

Bước 3: Những người có đặc điểm giống NHD hô sẽ phải di chuyển đến vòng tròn khác, nhữngngười không có đặc điểm như NHD hô sẽ đúng yên. NHD sẽ nhanh chóng đứng vào một ô vuông,Trong vòng tròn sẽ có 1 người không có ô vuông để đứng, người đó sẽ bị phạt. Trò chơi tiếp tục đếnkhi nào NHD có đủ người phạt.

Bước 4: NHD đưa ra hình phạt cho những người thua cuộc và rút ra bài học khi chơi trò chơi này.

NHD giới thiệu chủ đề và mục đích buổi sinh hoạt CLB.

Page 120: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 117

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. Khái niệm Công đoàn

Bước 1: Chia người tham dự thành 2 nhóm. Các nhóm thống nhất đặt tên nhóm, bầu nhómtrưởng để điều hành nhóm

Bước 2: NHD phát cho 02 nhóm 02 bộ từ khoá như tài liệu phát tay dưới đây.

Bước 3: Mỗi nhóm sẽ có 10 phút để thảo luận và xây dựng nên khái niệm Công đoàn theo nhữngtừ khoá mà NHD đưa cho. Sau khi hết thời gian, lần lượt mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày vềkhái niệm nhóm mình xây dựng được.

Bước 4: Sau khi các nhóm trình bày xong về khái niệm, NHD sẽ yêu cầu các thành viên bên dướisẽ đưa ra ý kiến của mình về khái niệm của nhóm còn lại vừa trình bày. Khi các thành viên hết ý kiếnNHD sẽ đưa ra khái niệm Công đoàn, Hệ thống tổ chức công đoàn.

* Tài liệu phát tay

Bộ từ khoá 1: Công đoàn, tổ chức chính trị; giai cấp công nhân; tự nguyện; thành viên; hệ thốngchính trị

Bộ từ khoá 2: Hệ thống tổ chức công đoàn; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; điều lệ

GHI NHỚ

1. Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ,được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hộiViệt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức,viên chức, công nhân và những NLĐ khác (sau đây gọi chung là NLĐ), cùng với cơ quannhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,chính đáng của NLĐ; tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế - xã hội, tham gia thanhtra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp;tuyên truyền, vận động NLĐ học tập nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, chấp hànhpháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

(Điều 1 Luật Công đoàn)

2. Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công

đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanhnghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan,tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

(Điều 7 Luật Công đoàn)

Page 121: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội118

2.2. Quyền và nghĩa vụ của Công đoàn

Bước 1: NHD đề nghị mọi người đứng dậy xếp thành một vòng tròn

Bước 2: NHD nói một cụm từ chỉ quyền hoặc nghĩa vụ của Công đoàn, thành viên của côngđoàn.

Bước 3: NHD chỉ một thành viên trong vòng tròn đưa ra một cụm từ chỉ quyền hoặc nghĩa vụcủa Công đoàn, thành viên Công đoàn. Sau khi người được chỉ định đưa ra được cụm từ, người tiếptheo bên tay trái sẽ tiếp tục đưa ra 1 cụm từ tiếp theo cho đến khi hết vòng. (Ai không đưa ra đượckhái niệm sẽ được yêu cầu hát một bài).

Sau khi người cuối cùng đưa ra cụm từ mà NHD yêu cầu, NHD sẽ đưa ra các nội dung về Quyềnvà nghĩa vụ của Công đoàn, thành viên Công đoàn.

Đón con ở nhà trẻ

Page 122: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 119

GHI NHỚ

1. Quyền và nghĩa vụ của Công đoàn

- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

- Tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế - xã hội.

- Trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật.

- Tham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị.

- Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Tuyên truyền, vận động, giáo dục NLĐ.

- Phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở.

- Quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với NLĐ ở cơ quan, tổchức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.

(Chương II Luật Công đoàn)

2. Quyền của đoàn viên Công đoàn

- Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thôngtin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quanđến Công đoàn, NLĐ; quy định của Công đoàn.

- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoànViệt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàncó sai phạm.

- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, côngđoàn. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡlúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

- Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chếđộ, chính sách, pháp luật đối với NLĐ.

(Điều 18 Luật Công đoàn)

3. Trách nhiệm của đoàn viên Công đoàn

- Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; thamgia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

- Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp; rènluyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, lao động cóhiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ và tổ chức công đoàn.

(Điều 19 Luật Công đoàn)

Page 123: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội120

2.3. Vi phạm quy định về Công đoàn

Trò chơi: Nộp phạt

Bước 1: Chia các thành viên làm 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ được phát các thẻ màu với màu sắc khácnhau cho mỗi nhóm. Các tấm thẻ màu được in số tiền phạt và các hành vi.

Bước 2: Cho mỗi nhóm 5 phút để thảo luận và ghép các hành vi trong thẻ màu với số tiền phạtđược quy định trong Luật Công đoàn.

Bước 3: NHD sẽ chấm điểm xem nhóm nào được nhiều đáp án hơn là nhóm chiến thắng.

Tài liệu phát tay 2

Mức xử phạt

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Hành vi

- Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ.

- Ép buộc NLĐ thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

- Yêu cầu NLĐ không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.

- Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên tráchhoạt động công tác công đoàn.

- Không cho người làm công tác công đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi vàphúc lợi tập thể như NLĐ khác trong cùng tổ chức.

- Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cánbộ công đoàn.

Page 124: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 121

GHI NHỚ

Vi phạm những quy định về Công đoàn bị xử lý hành chính như sau:

Điều 24. Vi phạm quy định về đảm bảo thực hiện quyền công đoàn

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NSDLĐ cómột trong các hành vi sau đây:

a) Không bố trí nơi làm việc, không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết chocán bộ công đoàn;

b) Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho cán bộ công đoàn không chuyên tráchhoạt động công tác công đoàn;

c) Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để hoạtđộng công tác công đoàn;

d) Không cung cấp thông tin, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiệnquyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hànhvi sau đây:

a) Từ chối yêu cầu, đối thoại, thương lượng của công đoàn;

b) Không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấphành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, chuyểnlàm công việc khác theo HĐLĐ, kỷ luật sa thải đối với NLĐ là cán bộ công đoànkhông chuyên trách.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng quyền côngđoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp phápcủa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Phải bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết cho tổ chức công đoàn, bố trí thờigian cho người làm công tác công đoàn đối với vi phạm quy định tại Điểm a, Điểmb Khoản 1 Điều này;

b) Phải nhận NLĐ trở lại làm việc đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”

Điều 24a. Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt

động công đoàn

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với NSDLĐ cómột trong các hành vi sau đây:

Page 125: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội122

a) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trongquan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàncủa NLĐ;

b) Không gia hạn HĐLĐ đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trongnhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn HĐLĐ;

c) Kỷ luật lao động hoặc chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đối với NLĐ vì lý do thành lập,gia nhập và hoạt động công đoàn;

d) Quấy rối, ngược đãi, cản trở hoặc từ chối thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ côngđoàn;

đ) Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín của cán bộ công đoàn đối vớiNLĐ.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong nhữnghành vi sau đây:

a) Có quy định hạn chế quyền của NLĐ tham gia làm cán bộ công đoàn;

b) Chi phối, cản trở việc bầu, lựa chọn cán bộ công đoàn;

c) Ép buộc NLĐ thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc gia hạn HĐLĐ đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách đối với hành vi,vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;

b) Buộc nhận NLĐ trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngàyNLĐ không được làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điềunày;

c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi, vi phạm quy định tại Điểm đKhoản 1 Điều này.

Điều 24b. Vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác

gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hànhvi sau đây:

a) Không trả lương cho NLĐ làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thờigian hoạt động công đoàn;

b) Không cho NLĐ làm công tác công đoàn chuyên trách được hưởng các quyền lợi vàphúc lợi tập thể như NLĐ khác trong cùng tổ chức;

c) Thực hiện các biện pháp kinh tế tác động đến NLĐ để NLĐ không tham gia côngđoàn hoặc không hoạt động công đoàn.

Page 126: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 123

3. KẾT THÚC

- NHD đề nghị 2 hoặc 3 thành viên bất kỳ nói về những vấn đề đã trao đổi và chia sẻ trong buổiSHN hôm nay.

- Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự. Nếu NHD thấy nộidung đó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau.

- Trao đổi với người tham dự về chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nội dung đó.

- Cảm ơn người tham dự tham gia.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lương cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách trong thờigian hoạt động công đoàn đối với hành vi, vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1Điều này;

b) Buộc giải quyết các quyền lợi và phúc lợi tập thể cho người làm công tác công đoànchuyên trách như NLĐ khác trong cùng tổ chức đối với hành vi, vi phạm quy địnhtại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Điều 24c. Vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn

1. Phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tạithời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồngđối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng kinh phí công đoàn;

b) Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;

c) Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thờiđiểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đốivới NSDLĐ không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ NLĐ thuộc đối tượng phải đóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, NSDLĐ phải nộp cho tổ chức côngđoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãicủa số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳhạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối vớihành vi, vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa điều 24 Nghị định 95/2013/NĐ-CP

Page 127: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội124

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Hỏi: Tôi là đoàn viên công đoàn, vậy tôi có những quyền lợi gì?

Đáp:

- Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tinvề đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đếnCông đoàn, NLĐ; quy định của Công đoàn.

- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoànViệt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn cósai phạm.

- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

- Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đauhoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

- Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ,chính sách, pháp luật đối với NLĐ.

Tình huống 2:

Hỏi: Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn?

Đáp:

- Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.

- Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với NLĐ vì lý do thành lập, gia nhập và hoạtđộng công đoàn.

- Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt độngcông đoàn.

- Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền,lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Tình huống 3:

Hỏi: Ông A là cán bộ chuyên trách của Công ty B (công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tại KhuCông nghiệp), được Công đoàn Các Khu công ngiệp và Chế xuất trả lương. Tới ngày kỷ niệm thành lậpCông ty, theo quy định nội bộ, toàn thể cán bộ, NLĐ làm việc tại công ty đều được hưởng 1 tháng tiềnlương trích từ quỹ phúc lợi của công ty. Nhưng viện lý do Ông A là cán bộ công đoàn chuyên trách, do tổchức công đoàn trả lương, không phải NLĐ của công ty nên Ông A không được hưởng các chế độ phúclợi của công ty như những NLĐ khác.

Công ty B thực hiện như vậy có đúng với quy định không? tại sao?

Page 128: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 125

Đáp:

Căn cứ Quy định về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở trong doanhnghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệpngoài công lập (Ban hành kèm theo Quyết định số 1617/QĐ-TLĐ ngày 31 tháng 12 năm 2014 củaĐoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

Ông A là cán bộ chuyên trách của công đoàn cấp cơ sở thuộc đối tượng quy định tại điểm bkhoản 2 điều 2 Quy định này. Theo khoản 2 điều 6, “Cán bộ công đoàn chuyên trách là người đanglàm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này được trả mức lươnghiện hưởng và các khoản phúc lợi (nếu có) theo HĐLĐ, hợp đồng làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị.Trường hợp người được bố trí làm cán bộ công đoàn chuyên trách có mức lương hiện hưởng caohơn quy định tài chính của công đoàn thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên thỏa thuận vớiNSDLĐ để doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ.” Bên cạnh đó, khoản 5 điều 6 cũng quy định: “Ngoài tiềnlương, cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quyđịnh này, được hưởng các chế độ phúc lợi khác như NLĐ tại doanh nghiệp, đơn vị theo quy địnhcủa pháp luật và của doanh nghiệp, đơn vị.”

Như vậy, ông A có quyền được hưởng 1 tháng tiền lương này, cũng như các chế độ phúc lợikhác của công ty như những NLĐ khác tại công ty.

Page 129: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và
Page 130: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 13

ĐÌNH CÔNG

Chủ đề

13

ĐÌN

H C

ÔN

G

Dân chủ trong Doanh nghiệp

Page 131: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội128

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Hiểu rõ về quyền đình công; biết trường hợp không được đình công, đình côngbất hợp pháp, các hành vi bị cấm khi tham gia đình công; biết các quyền lợi trong thời gianđình công; nắm được trình tự, thủ tục tổ chức đình công; hiểu biết các quy định của phápluật về giải quyết đình công.

- Kĩ năng: Sử dụng quyền đình công một cách hợp pháp để tiến hành đấu tranh bảo vệquyền lợi của mình và tập thể lao động khi có TCLĐ tập thể diễn ra; vận dụng các quy địnhcủa pháp luật để đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình đình công (về tiền lương,quyền lợi khác…); tuyên truyền các quy định pháp luật về đình công cho các tổ chức, cánhân khác.

- Thái độ: Chủ động, bình tĩnh trong giải quyết tranh chấp; không tham gia các cuộc đìnhcông, bãi công bất hợp pháp; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- Đình công; điều kiện của đình công hợp pháp;

- Các trường hợp đình công bất hợp pháp;

- Các hành vi bị cấm khi tiến hành đình công;

- Trình tư, thủ tục tiến hành đình công;

- Pháp luật về giải quyết đình công;

CHUẨN BỊ

- Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy, 1 quả bóng, thẻ màu, tài liệu phát tay.

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD chào đón người tham dự tham gia SHN. Giới thiệu về bản thân, tóm tắt về dự án và mụcđích của sinh hoạt CLB.

Trò chơi: Thượng đế cần gì?

Bước 1: Đề nghị người tham dự ổn định chỗ ngồi và giữ trật tự để phổ biển luật chơi. Ngườitham dự được chia thành 2 - 3 nhóm (có thể chia làm nhiều nhóm nếu số người tham dự đông).

Bước 2: NHD sẽ là đóng vai thượng đế và người tham dự sẽ phải thực hiện yêu cầu của thượngđế đưa ra.

Ví dụ: Khi NHD hô “Thượng đế cần một cái bút bi màu xanh” thì các đại diện của các nhóm sẽnhanh chóng mang bút bi màu xanh lên đưa vào tay Thượng đế. Điểm sẽ được tính cho đội nào đưađồ vật chính xác và nhanh nhất.

Page 132: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 129

Bước 3: NHD tổng kết điểm. Đội giành chiến thắng là đội được nhiều điểm nhất. NHD có thểchuẩn bị một phần quà cho đội thắng cuộc hoặc đưa ra hình phạt cho đội thua cuộc và nêu lên bàihọc rút ra từ trò chơi này.

NHD giới thiệu chủ đề và mục đích buổi sinh hoạt CLB.

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. Đình công là gì?

Dùng cách đếm để chia người tham dự thành 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có thời gian là 3 phút đểtrao đổi và đặt tên cho nhóm mình. Sau đó, mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0 và bút để thảoluận.

Đại diện mỗi nhóm sẽ lên bốc thăm một trong ba chủ đề thảo luận:

Chủ đề 1: Đình công là gì? Điều kiện của đình công?

Chủ đề 2: Các trường hợp không được đình công và đình công bất hợp pháp?

Chủ đề 3: Các hành vi bị cấm trước và trong và sau khi đình công?

Lưu ý người tham dự: Liệt kê các hành vi bị cấm đối với NLĐ và NSDLĐ.

- Mỗi nhóm sẽ có 10 phút để thảo luận về chủ đề mình đã bốc thăm. Sau thời gian đó mỗinhóm sẽ cử đại diện lên trình bày về ý kiến của nhóm mình.

- NHD sẽ dừng lại ở từng chủ đề để mời người tham dự ở nhóm đó bổ sung (nếu có). Nhữngngười tham dự ở nhóm khác sẽ nhận xét, đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến của mình.

- NHD tổng kết và đưa ra nội dung chính xác của chủ đề vừa thảo luận, hỏi người tham dự cóý kiến gì không và chuyển qua chủ đề tiếp theo (lần lượt hết 3 chủ đề).

- NHD đưa ra câu hỏi: Tiền lương và các quyền lợi khác của NLĐ được tính như thế nào khi cóđình công? NHD chỉ định người tham gia bất kì nêu quan điểm của mình và tổng kết.

Page 133: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội130

GHI NHỚ

1. Đình công: Sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằmđạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết TCLĐ.

(Điều 209 Bộ Luật Lao động năm 2012)

2. Điều kiện đình công:

- Loại tranh chấp: Giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích.

- Thời gian: Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biênbản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt đượcthì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

- Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thìsau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Lưu ý:

- Tập thể lao động ngẫu nhiên ngừng việc không phải là dấu hiệu của đình công.

- Về bản chất, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế, tập thể NLĐ sử dụng đìnhcông với mục đích là đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích cho mình. Đây làcăn cứ quan trọng để phân biệt đình công và biểu tình. Đình công thuộc nhómquyền kinh tế, xã hội; còn biểu tình thuộc nhóm quyền chính trị.

Các trường hợp đình công bất hợp pháp: (Điều 215 Bộ Luật Lao động 2012)

1. Không phát sinh từ TCLĐ tập thể về lợi ích.

2. Tổ chức cho những NLĐ không cùng làm việc cho một NSDLĐ đình công.

3. Khi vụ việc TCLĐ tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giảiquyết theo quy định của Bộ luật này.

4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủquy định.

5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

Lưu ý:

- Ở Việt Nam, pháp luật chỉ thừa nhận những cuộc đình công trong phạm vi doanhnghiệp (bao gồm đình công doanh nghiệp và đình công bộ phận).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công vàgiao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khi xét thấy cuộcđình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợiích công cộng.

Page 134: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 131

- Đình công chỉ hợp pháp khi do Công đoàn tổ chức và lãnh đạo. Đối với nơi chưa cótổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức vàlãnh đạo theo đề nghị của NLĐ (Điều 210 Bộ Luật Lao động năm 2012).

3. Trường hợp không được đình công:

- Không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinhtế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe,trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định. (Điều 220 Bộ Luật Laođộng năm 2012).

Lưu ý:

- Sáu nhóm đơn vị sử dụng lao động không được đình công gồm: (1) Sản xuất, truyềntải, điều độ hệ thống điện; (2) Thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí,gas; (3) Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải; (4) Cung cấp hạ tầng mạngviễn thông; bưu chính phục vụ cơ quan Nhà nước; (5) Cung cấp nước sạch, thoátnước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương; (6) Trực tiếp phụcvụ an ninh, quốc phòng.

- Danh mục chi tiết được quy định tại Nghị định 41/2013/NĐ-CP ngày 08/05/2013của Chính phủ.

4. Hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công:

- Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đìnhcông; cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc.

- Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của NSDLĐ.

- Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.

- Chấm dứt HĐLĐ hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ, người lãnh đạo đình cônghoặc điều động NLĐ, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việcở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.

- Trù dập, trả thù NLĐ tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.

- Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc trước 12 giờ so với thời điểm bắt đầu đình côngghi trong quyết định đình công hoặc sau khi tập thể lao động ngừng đình công.

(Điều 217, Điều 219 Bộ Luật Lao động năm 2012)

Lưu ý:

- Theo quy định của pháp luật, NLĐ nghỉ việc không có lý do thì họ phải chịu trách nhiệmkỉ luật. Nhưng khi TCLĐ diễn ra, tập thể lao động ngừng việc không cần xin phép, khôngcần có sự đồng ý của NLĐ. Đây là dấu hiện đầu tiên và quan trọng của đình công.

Page 135: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội132

2.2. Trình tự và thủ tục tiến hành đình công

Hoạt động: “Truyền tin”

NHD giữ nguyên 3 nhóm như ban đầu và yêu cầu mỗi nhóm xếp thành một hàng dọc.

NHD giới thiệu luật chơi và cách chơi như sau:

Bước 1: Người cuối hàng sẽ được xem trước trình tự, thủ tục tiến hành đình công và ghi nhớ.

- Nhóm 1: Thủ tục lấy ý kiến.

- Nhóm 2: Thủ tục ra quyết định bằng văn bản.

- Nhóm 3: Thủ tục gửi quyết định và tiến hành đình công.

Bước 2: Trong thời gian 3 phút, người cuối hàng có nhiệm vụ truyền thông tin mình vừa nhậnđược cho người đứng trên. Thông tin sẽ được truyền lần lượt đến người đứng đầu hàng.

Bước 3: Người đầu hàng sau khi nhận được thông tin sẽ nhanh chóng viết thông tin nhận đượcvào giấy A4 và dán vào chỗ trống có đánh số của đội mình. (Sử dụng sơ đồ tiến hành đình công đãđược che bớt các thông tin).

Bước 4: Đội nào nhanh nhất và chính xác nhất sẽ là đội thắng cuộc

NHD đặt câu hỏi:

- Hợp đồng đã ký có được thay đổi nội dung không?

- Khi nào thì thay đổi nội dung Hợp đồng?

- Nếu không thỏa thuận được thì xử lý như thế nào?

- Nếu hai bên thống nhất được sự thay đổi thì bước tiếp theo phải làm như thế nào?

- HĐLĐ có hiệu lực khi nào?

5. Quyền lợi của NLĐ trong thời gian đình công:

- Trường hợp không tham gia đình công: NLĐ không tham gia đình công nhưng phảingừng việc vì lý do đình công thì được trả lương ngừng việc và các quyền lợi khác theoquy định của pháp luật về lao động. Mức lương do NSDLĐ và NLĐ thoả thuận nhưngkhông được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

- Trường hợp NLĐ tham gia đình công: không được trả lương và các quyền lợi khác theoquy định của pháp luật, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.

(Điều 218 Bộ Luật Lao động năm 2012)

Page 136: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 133

GHI NHỚ

1. Trình tự, thủ tục tổ chức và tiến hành đình công: gồm 3 bước:

- Bước 1: Lấy ý kiến tập thể lao động.

- Bước 2: Ra quyết định đình công.

- Bước 3: Tiến hành đình công.

2. Sơ đồ tiến hành đình công:

Lưu ý:

Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký.

Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm:

- Phương án của Ban chấp hành công đoàn

- Ý kiến của NLĐ đồng ý hay không đồng ý đình công.

- Thời gian, hình thức lấy ý kiến để đình công do Ban chấp hành công đoàn quyếtđịnh và phải thông báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 01 ngày.

Lấy ý kiến

Ra quyết định

Tiến hànhđình công

Có tổ chức công đoàn cơ sở Thành viên BCH công đoàn

Tổ trưởng các tổ sản xuất

Tổ trưởng các tổ sản xuất

Người lao động

- Kết quả lấy ý kiến - Thời điểm bắt đầu đình công- Địa điểm đình công;- Phạm vi tiến hành;

- Yêu cầu của tập thể lao động;- Họ tên của người đại diện cho BCHcông đoàn, địa chỉ liên hệ để giải quyết.

Chưa có tổ chức công đoàn cơ sở

Quyết định đình côngbằng văn bản

Ghi chú: hoặc và

- Người sử dụng lao động - Cơ quan quản lý LĐ cấp tỉnh - Công đoàn cấp tỉnh

Gửi quyết định đình công(5 ngày trước khi đình công)

Trên

50%

Page 137: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội134

2.3. Pháp luật về giải quyết đình công

Hoạt động: “Hỏi – đáp”

Bước 1: NHD đưa ra các câu hỏi liên quan đến pháp luật giải quyết đình công.

Bước 2: Giữ nguyên 3 nhóm trong hoạt động này. Quyền trả lời sẽ thuộc về nhóm nào giơ tayxin trả lời nhanh nhất. NHD có thể lấy thêm một vài ý kiến từ các nhóm khác.

Bước 3: NHD sẽ giải đáp luôn từng câu hỏi. Nếu nhóm trả lời đúng sẽ ghi được điểm, nếu trả lờisai sẽ chuyển điểm cho nhóm bổ sung có câu trả lời đúng hoặc không nhóm nào ghi được điểmnếu câu trả lời chưa chính xác. (NHD có thể đưa ra các gợi ý nếu câu hỏi khó).

Sau khi kết thúc phần hỏi đáp, NHD hệ thống lại những điểm chính trong phần pháp luật giảiquyết đình công và chắc chắn rằng người tham gia đã hiểu rõ nội dung này.

Gợi ý các câu hỏi NHD cần đưa ra:

- Làm thế nào để chấm dứt cuộc đình công? (câu hỏi mở)

- Ai có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công?

- Tòa án cấp huyện có thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công?

- Ai có quyền yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công?

- NLĐ có được tham gia phiên xét tính hợp pháp của cuộc đình công không? Ai có quyền thamgia phiên họp này?

- Hậu quả của quyết định của tòa án về tính hợp pháp của đình công?

- Quyết định xét tính hợp pháp của cuộc đình công Tòa ra đưa ra có được khiếu nại không?

Góp ý cho các phòng ban trong công ty

Page 138: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 135

GHI NHỚ

1. Chủ thể có quyền yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công:

- Ban chấp hành công đoàn

- NSDLĐ.

Lưu ý: Thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt đình công hoặc trong quá trình đình công.

2. Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công

- Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp phápcủa cuộc đình công.

- Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công gồm: ba Thẩm phán.

3. Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công

- Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công do Thẩm phán chủ trì làm chủ tọa;Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.

- Đại diện của tập thể lao động và NSDLĐ.

- Đại diện các cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Toà án.

4. Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công

- Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợppháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơnyêu cầu.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán đượcphân công chủ trì ra quyết định đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công raxem xét.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xem xét tính hợp phápcủa cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiênhọp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

5. Trình tự phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công

- Chủ trì phiên họp công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộcđình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu.

- Đại diện của tập thể lao động và của NSDLĐ trình bày ý kiến của mình.

- Chủ trì phiên họp thể yêu cầu đại diện cõ quan, tổ chức tham gia phiên họp trìnhbày ý kiến.

- Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số.

Page 139: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội136

6. Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công

- Nếu cuộc đình công là bất hợp pháp thì NLĐ đang tham gia đình công phải ngừngngay đình công và trở lại làm việc.

- NLĐ không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạmcó thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

- Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sửdụng lao động thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hạitheo quy định của pháp luật.

- Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tàisản của NSDLĐ; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôikéo, ép buộc NLĐ đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đìnhcông, người lãnh đạo cuộc đình công thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý viphạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật.

7. Giải quyết khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công

- Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định vềtính hợp pháp của cuộc đình công.

- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định về tính hợp pháp của cuộcđình công, Ban chấp hành công đoàn, NSDLĐ có quyền gửi đơn khiếu nại lên Toàán nhân dân tối cao.

Trình tự giải quyết:

- Ngay sau khi nhận đơn khiếu nại, Toà án nhân dân tối cao phải có văn bản yêu cầuToà án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét,giải quyết.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Toà án đã ra quyết định về tính hợp pháp của cuộcđình công phải chuyển hồ sơ vụ việc lên Toà án nhân dân tối cao.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hội đồng giải quyết khiếu nại đối với quyết địnhvề tính hợp pháp của cuộc đình công.

- Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng về tính hợp phápcủa cuộc đình công.

Tham khảo thêm thông tin chi tiết trong:

- Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08/05/2013 quy định chi tiết thi hành điều 220 BộLuật Lao động về danh mục các đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giảiquyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

- Nghị định số 46/2013/NĐ–CP ngày 10/05/2013 quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Bộ Luật Lao động về TCLĐ.

Page 140: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 137

3. KẾT THÚC

- Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự. Nếu NHD thấy nộidung đó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau.

- NHD đề nghị 2 hoặc 3 thành viên bất kỳ nói về những vấn đề đã trao đổi và chia sẻ trong buổiSHN hôm nay.

- Trao đổi với người tham dự về chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nội dung đó.

- Cảm ơn người tham dự tham gia.

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1:

Hỏi: Nếu TAND kết luận cuộc đình công là bất hợp pháp thì tiền lương của NLĐ trong những ngàytham gia đình công giải quyết như thế nào?

Đáp: Theo điều 218 Bộ Luật Lao động 2012 quy định về tiền lương và các quyền lợi hợp phápkhác của NLĐ trong thời gian đình công như sau:

1. NLĐ không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được trả lươngngừng việc theo quy định tại khoản 2 Điều 98 của Bộ luật này và các quyền lợi khác theoquy định của pháp luật về lao động.

2. NLĐ tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định củapháp luật, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.

Như vậy, nếu không có thỏa thuận khác với NSDLĐ, NLĐ tham gia đình công dù cuộc đình cônglà hợp pháp hay bất hợp pháp cũng không được trả lương và các quyền lợi khác.

Tình huống 2:

Hỏi: Theo kế hoạch, công nhân của doanh nghiệp vận tải công cộng sẽ tiến hành đình công trong03 ngày theo quyết định đình công của Ban chấp hành công đoàn. Tuy nhiên sát đến ngày đình công,Ban chấp hành công đoàn nhận được quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu hoãn đìnhcông vì thời gian đình công trùng với ngày Quốc tế Lao động. Đề nghị cho biết, quyết định hoãn đìnhcông của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có đúng pháp luật không?

Đáp: Điều 8 Nghị định số 46/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp hoãn, ngừng đình công,gồm:

1. Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp dịch vụ về điện, nước, vận tải công cộngvà các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Chiến thắng, ngày Quốctế lao động và ngày Quốc khánh.

2. Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắcphục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định củapháp luật.

3. Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạngkhẩn cấp theo quy định của pháp luật.

Page 141: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội138

4. Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, vệ sinh côngcộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thànhphố thuộc tỉnh.

5. Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạngcủa nhà đầu tư, làm mất an ninh, trật tự công cộng ảnh hưởng đến các hoạt động của cộngđồng dân cư tại nơi xảy ra đình công.

Như vậy nếu thời gian đình công của công nhân doanh nghiệp kinh doanh vận tải trùng vàongày Quốc tế lao động thì quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là đúngpháp luật.

Tình huống 3:

Hỏi: Những hành vi ép buộc, kích động người khác đình công hoặc có hành vi bất hợp pháp trongkhi đình công thì bị xử phạt như thế nào?

Đáp:

Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP), những hành vi vi phạm quy định pháp luật về đình công sẽ được xử lý như sau:

1. Phạt cảnh cáo đối với NLĐ có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặcngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với NLĐ có một trong các hành vi sauđây:

a) Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đình công;

b) Cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc;

c) Hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử lao động hoặc xâm phạm trật tự, an toàncông cộng trong khi đình công hoặc lợi dụng đình công để thực hiện hành vi, vi phạmpháp luật khác.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành visau đây:

a) Chấm dứt HĐLĐ hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ, người lãnh đạo đình cônghoặc điều động NLĐ, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơikhác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;

b) Trù dập, trả thù đối với NLĐ tham gia đình công, người lãnh đạo đình công;

c) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 217 của BộLuật Lao động.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc NSDLĐ trả lương cho NLĐ trong những ngày đóng cửatạm thời nơi làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.

Page 142: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Chủ đề 14

QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN

Chủ đề

14

QU

YỀ

N T

IẾP

CẬ

N

TH

ÔN

G T

IN

Người lao động đề nghị các phòng, ban cung cấp thông tin liên quan

Page 143: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội140

MỤC TIÊU

Sau buổi sinh hoạt, người tham dự có thể:

- Kiến thức: Hiểu rõ về quyền tiếp cận thông tin của NLĐ; nội dung thông tin cần phải quantâm khi tham gia quan hệ lao động, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấpthông tin; vai trò của Công đoàn trong việc cung cấp thông tin cho NLĐ.

- Kĩ năng: Tìm hiểu thông tin trước và trong khi tham gia quan hệ lao động; vận dụng đểbảo vệ quyền lợi của mình trong quan hệ lao động; tuyên truyền các quy định pháp luật vềquyền tiếp cận thông tin cho những người khác.

- Thái độ: Chủ động trong việc tiếp cận thông tin; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.

NỘI DUNG CƠ BẢN

- Khái niệm quyền tiếp cận thông tin;

- Đối thoại trực tiếp tại doanh nghiệp; - Hội nghị lao động.

CHUẨN BỊ

- Giấy A0, bút viết bảng, băng dính giấy, 1 quả bóng, thẻ màu, tài liệu phát tay.

GỢI Ý TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. KHỞI ĐỘNG

NHD chào đón người tham dự tham gia SHN. Giới thiệu về bản thân, tóm tắt về dự án và mụcđích của sinh hoạt CLB.

Trò chơi: Thụt - Thò

Bước 1: NHD làm người quản tò, có thể mời 2 đến 3 người tham gia làm quan sát viên.

Bước 2: Người tham gia xếp thành vòng tròn. Quản trò hô: “Thụt” (đồng thời khuỷ tay thụt rasau) – “Thò” (đồng thời đẩy tay lên trước). Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phảinhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt. (Tương tự có thể chuyển thànhnắm, mở và ngược lại động tác).

NHD giới thiệu chủ đề và mục đích buổi sinh hoạt CLB.

2. THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ

2.1. Khái niệm quyền tiếp cận thông tin

- NHD đưa ra các câu hỏi: Ai đã tìm hiểu về Bộ Luật Lao động? Các quyền của NLĐ là gì? để dẫn dắtngười tham gia biết đến quyền tiếp cận thông tin.

Dùng cách đếm để chia người tham dự thành 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có thời gian là 2 phútđể trao đổi và đặt tên cho nhóm mình. Sau đó, mỗi nhóm được phát một tờ giấy A0 và bút đểthảo luận.

Page 144: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 141

- NHD đưa ra chủ đề “Quyền tiếp cận thông tin”.

- Mỗi nhóm sẽ có 10 phút để thảo luận và viết tất cả những hiểu biết của nhóm mình vềquyền tiếp cận thông tin. Sau thời gian đó mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày về ý kiếncủa nhóm mình.

- NHD tổng kết và đưa ra nội dung của chủ đề vừa thảo luận.

GHI NHỚ

1. “Quyền tiếp cận thông tin” của NLĐ:

- “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25 Hiến pháp

2013).

- Quyền tiếp cận thông tin là quyền được biết, được hiểu các thông tin liên quan trực tiếpđến quan hệ pháp luật lao động nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của NLĐ.

- Quyền được thông tin không thể để cho một cá nhân hay tổ chức nào độc quyền chiếmđoạt nếu đó không phải là các thông tin liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật kinhdoanh, bí mật cá nhân.

- Quyền tiếp cận thông tin được thực hiện xuyên suốt từ trước – trong khi tham gia quanhệ lao động.

- Quyền tiếp cận thông tin trước khi tham gia HĐLĐ:

NSDLĐ phải cung cấp thông tin cho NLĐ về: công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc,thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trảlương, BHXH, BHYT, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liênquan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà NLĐ yêu cầu. (Điều 19 Bộ Luật Lao động

năm 2012).

Lưu ý:

Liên hệ với nội dung thảo luận về HĐLĐ.

Việc quy định NLĐ phải trực tiếp kí HĐLĐ cũng xuất phát từ lý do đảm bảo quyền được biếtvà hiểu rõ các thông tin liên quan đến việc làm trước khi chính thức tham gia quan hệ lao động.

- Quyền tiếp cận thông tin của NLĐ trong khi thực hiện quan hệ lao động:

Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quyđịnh của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với NSDLĐ, thực hiện quy chế dân chủ và đượctham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Điều 5 Bộ Luật Lao

động năm 2012).

Page 145: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội142

2.2. Đối thoại trực tiếp và Hội nghị NLĐ

NHD đặt câu hỏi: Quyền tiếp cận thông tin của mọi người đã được thực hiện chưa? Thực hiện bằngcách nào? Ai đã từng tham gia đối thoại trực tiếp tại Doanh nghiệp? Hội nghị NLĐ có được tổ chức thườngxuyên không?...để dẫn dắt người tham dự chuyển sang thảo luận về nội dung “Đối thoại và Hội nghịNLĐ”.

Hoạt động:

Bước 1: Giữ nguyên 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ được phát những thẻ màu chứa đựng các thông tinđược in sẵn (mỗi nhóm một màu khác nhau).

Bước 2: Nhiệm vụ của mỗi nhóm là thảo luận và dán các thẻ màu vào ô Đối thoại hoặc Hội nghịlao động sao cho phù hợp. Thời gian thực hiện là 5 phút.

Bước 3: NHD mời các nhóm đưa ra nhận xét và gắn lại các thẻ màu cho chính xác, sau đó đưara nội dung tổng kết.

Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiệnnghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở (Điều 6 Bộ Luật Lao động năm 2012).

2. Nội dung NSDLĐ phải công khai:

- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

- Nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp, bao gồm: nội quy lao động; quy chế tuyểndụng, sử dụng lao động; định mức lao động; thang, bảng lương, quy chế nâng bậc lương,quy chế trả lương, trả thưởng; trang bị bảo hộ lao động, quy trình vận hành máy, thiếtbị, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; bảo vệbí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

- Tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động, trợ cấp thôiviệc, trợ cấp mất việc làm, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, taynghề, tiền lương, tiền thưởng, khấu trừ tiền lương, BHXH, BHTN và BHYT cho NLĐ.

- TƯLĐTT doanh nghiệp, TƯLĐTT ngành, hình thức TƯLĐTT khác (nếu có).

- Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do NLĐ đóng góp.

- Trích nộp kinh phí công đoàn, đóng BHXH, BHYT, BHTN.

- Công khai tài chính hàng năm của doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến NLĐ.

- Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Page 146: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 143

GHI NHỚ

1. Đối thoại trong quan hệ lao động:

Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa NSDLĐvà NLĐ để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.

Hình thức: trao đổi trực tiếp.

Thành phần tham gia:

- NSDLĐ hoặc người được NSDLĐ ủy quyền hợp pháp và các thành viên đại diện chobên NSDLĐ do NSDLĐ cử;

- Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện Ban chấp hành công đoàn cấp trêntrực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở và các thành viên đại diện chobên tập thể NLĐ do hội nghị NLĐ bầu;

- Số lượng thành viên đại diện mỗi bên phải có ít nhất là 03 người.

(Điều 11 Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/06/2013)

Lưu ý: Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc chỉ được tiến hành với sự có mặt ít nhất 2/3 số thànhviên đại diện cho mỗi bên. Trường hợp cuộc đối thoại không đủ 2/3 số thành viên đại diện chomỗi bên, NSDLĐ quyết định hoãn cuộc đối thoại vào thời gian sau đó song thời gian hoãn tối đakhông quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc đối thoại bị hoãn;

Thời gian: tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của một bên.

Nội dung đối thoại tại nơi làm việc

- Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ.

- Việc thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơilàm việc.

- Điều kiện làm việc.

- Yêu cầu của NLĐ, tập thể lao động đối với NSDLĐ.

- Yêu cầu của NSDLĐ với NLĐ, tập thể lao động.

- Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

2. Hội nghị NLĐ

Hội nghị NLĐ là cuộc họp có tổ chức do NSDLĐ chủ trì để nhằm trao đổi thông tin vàthực hiện các quyền dân chủ cho NLĐ.

Lưu ý:

- Doanh nghiệp có từ 10 NLĐ trở lên phải tổ chức hội nghị NLĐ.

Page 147: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội144

- Hội nghị NLĐ được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể đối với doanh nghiệpcó dưới 100 lao động, theo hình thức hội nghị đại biểu đối với doanh nghiệp có từ100 lao động trở lên.

Thành phần:

Hội nghị toàn thể: toàn thể NLĐ trong doanh nghiệp.

Hội nghị đại biểu bao gồm:

- Thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty,Trưởng ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giámđốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng,

- Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người đại diện của Ban chấp hành công đoàncấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi không có công đoàn cơ sở, người đứng đầu tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp (nếu có);

- Đại biểu bầu là những người được Hội nghị NLĐ cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ,đội sản xuất bầu theo quy định.

Lưu ý:

- Trường hợp NLĐ không thể rời vị trí sản xuất thì NSDLĐ và tổ chức đại diện tập thểNLĐ tại cõ sở thỏa thuận thành phần tham gia hội nghị.

- Số lượng đại biểu bầu tối thiểu được quy định như sau:

a) Đối với doanh nghiệp có 100 lao động thì bầu ít nhất là 50 đại biểu;

b) Đối với doanh nghiệp có từ 101 đến dưới 1000 lao động: 50 đại biểu + cứ 100lao động thì bầu thêm ít nhất 5 đại biểu;

c) Đối với doanh nghiệp có 1000 lao động thì bầu ít nhất là 100 đại biểu;

d) Đối với doanh nghiệp có từ 1001 đến dýới 5000 lao động: 100 đại biểu + cứ1000 lao động thì bầu thêm ít nhất 20 đại biểu;

đ) Đối với doanh nghiệp có từ 5000 lao động trở lên thì bầu ít nhất là 200 đại biểu.

(Đại biểu trúng cử phải đạt trên 50% tổng số phiếu bầu hợp lệ).

(Điều 16, Điều 17 Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/06/2013)

Thời gian: định kì hàng năm

Nội dung:

Hội nghị NLĐ thảo luận các nội dung sau:

- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và những nộidung trực tiếp liên quan đến việc làm của NLĐ, lợi ích của doanh nghiệp;

- Kết quả kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể, nộiquy, các quy định, quy chế của doanh nghiệp;

Page 148: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 145

- Tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Điều kiện làm việc và các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc;

- Kiến nghị, đề xuất của mỗi bên;

- Các nội dung khác mà hai bên quan tâm.

Bầu thành viên đại diện cho tập thể lao động tham gia đối thoại định kỳ.

Thông qua nghị quyết hội nghị NLĐ.

3. Các hình thức khác đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của NLĐ

- Được cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp lãnh đạo chủ chốt hoặc tại cáccuộc họp từ tổ, đội đến toàn doanh nghiệp hoặc tại các cuộc họp chuyên môn củacác phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.

- Niêm yết công khai ở những địa điểm thuận lợi tại doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin qua hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ, mạng internethoặc bằng văn bản, các ấn phẩm sách, báo gửi đến từng NLĐ, phòng, ban, phânxưởng, tổ, đội sản xuất.

- Hòm thư góp ý kiến.

- Tổ chức lấy ý kiến trực tiếp người lao động, do ngýời sử dụng lao động, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp thực hiện.

Xem thêm các quy định chi tiết trong:

- Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/06/20133 quy định chi tiết khoản 3 Điều 63của Bộ Luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

- Hướng dẫn số 1755/HD-TLĐ ngày 20/11/2013 của Tổng Liên đoàn lao động ViệtNam hướng dẫn Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơsở tại nơi làm việc.

Page 149: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội146

3. KẾT THÚC

- Hỏi người tham dự xem có vấn đề gì chưa rõ hoặc muốn biết thêm thông tin. Nếu thông tin đótrong phạm vi kiến thức của NHD thì trực tiếp giải đáp cho người tham dự. Nếu NHD thấy nộidung đó chưa chắc chắn thì ghi nhận và trả lời lại họ trong buổi SHN lần sau.

- Hoạt động: NHD đề nghị mọi người đứng dậy xếp thành một vòng tròn. NHD đứng ở giữa vòngtròn. NHD giới thiệu luật và cách chơi như sau:

Bước 1: Toàn thể người tham dự xếp vòng tròn và di chuyển theo chiều kim đồng hồ.

Bước 2: NHD đứng giữa vòng tròn, nhắm mắt và quay theo chiều ngược lại.

Bước 3: Khi NHD đột ngột dừng lại và tay chỉ vào người nào thì người đó phải nói ra được mộtnội dung của buổi thảo luận.

Bước 4: Thời gian thực hiện trờ chơi là 5 phút. Nếu ai không trả lời được hoặc trả lời trùng vớinội dung đã trả lời thì bị thua và sẽ phải hát hoặc múa sau khi trò chơi kết thúc.

Bước 5: NHD đính chính lại nội dung nếu người tham gia trả lời sai.

- Lưu ý NHD: NHD nên nhấn mạnh tầm quan trọng của các buổi sinh hoạt, thảo luận. Đây là kênhquan trọng giúp người tham gia nắm bắt các thông tin liên quan trực tiếp đến quyền lợi vànghĩa vụ của mình.

- Trao đổi với người tham dự về chủ đề sinh hoạt lần sau và cách thức thực hiện những nộidung đó.

- Cảm ơn người tham dự tham gia.

4. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Tình huống 1

Hỏi: Những công nhân của Công ty TNHH 1 thành viên Trùng Điệp nhận được thông tin cho rằngcông ty đã được một cá nhân khác mua lại và trong thời gian sắp tới sẽ thực hiện sàng lọc và sa thải bớtnhân viên. Công nhân rất lo lắng trước thông tin này và đã yêu cầu Ban lãnh đạo Công ty tổ chức đốithoại với công nhân. Tuy nhiên, công ty không đồng ý vì Công ty cho rằng trong quy định công ty chỉ tiếnhành tổ chức đối thoại một năm hai lần và theo như kế hoạch phải 2 tháng nữa mới đến buổi đối thoạithứ hai trong năm. Hãy giải quyết tình huống trên.

Đáp: Theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/06/2013 quy định chi tiết khoản3 Điều 63 của Bộ Luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc thì Đối thoạiđịnh kỳ tại nơi làm việc do NSDLĐ chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sởthực hiện 03 tháng một lần lần hoặc theo yêu cầu của một bên để trao đổi, thảo luận về:

- Tình hình sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ.

- Việc thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.

- Điều kiện làm việc.

- Yêu cầu của NLĐ, tập thể lao động đối với NSDLĐ.

- Yêu cầu của NSDLĐ với NLĐ, tập thể lao động.

Page 150: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội 147

- Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

Như vậy việc một năm chỉ tổ chức hai lần đối thoại tại công ty là sai quy định. Trong trường hợpnày Công nhân có thể đoàn kết và sử dụng sức mạnh của Công đoàn để yêu cầu tổ chức đối thoạitheo đúng quy định pháp luật.

Trách nhiệm Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, cử thành viên đại diện cho bên NSDLĐtham gia đối thoại; bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác bảo đảm chođối thoại là của Công ty (NSDLĐ) đã được quy định cụ thể tại Điều 65 Bộ Luật Lao động năm 2012và Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/06/2013.

Điều 13 Nghị định số 60/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về đối thoại khi một bên có yêu cầu

- Trường hợp một bên có yêu cầu tổ chức đối thoại thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, NSDLĐ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với tổchức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức đối thoại.

- Số lượng, thành phần tham gia đối thoại và trách nhiệm của các bên trong tổ chức đối thoạiđược thực hiện tương tự như đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.

Tình huống 2

Hỏi: Trong cuộc họp bàn về thực hiện đổi mới công nghệ sản xuất và sắp xếp lao động, Giám đốcmời Chủ tịch công đoàn dự, song có ý kiến cho rằng đây là cuộc họp của chuyên môn, Chủ tịch côngđoàn không cần phải dự. Hãy giải quyết tình huống trên.

Đáp: Theo quy định của Luật công đoàn: Chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệmtham dự các phiên họp, cuộc họp, kỳ họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấpkhi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ. Doanh nghiệp tổchức cuộc họp bàn về việc đổi mới công nghệ sản xuất và sắp sếp lao động là nội dung quan trọng,liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích thiết thực của NLĐ, do đó Giám đốc đã mời Chủ tịch CĐCS dựlà đúng quy định của pháp luật và với trách nhiệm của mình, Chủ tịch CĐCS phải tham dự cuộchọp này.

Điều 6 Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/06/2013 quy định kế hoạch sản xuất, kinh doanhvà tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phòng, ban, phân xưởng,tổ, đội sản xuất là nội dung người sửu dụng lao động phải công khai. Vì vậy, Chủ tịch CĐCS tham dựhội nghị và có trách nhiệm thông báo công khai để NLĐ được biết.

Tình huống 3

Hỏi: Giám đốc công ty A ra quyết định hủy bỏ việc tiến hành Hội nghị NLĐ với lý do Hội đồng quảntrị đi công tác nước ngoài trong thời gian dự kiến tiến hành Hội nghị lao động. Buổi đối thoại trực tiếp sẽđược tổ chức trước Hội nghị NLĐ hai tuần nên mọi vấn đề thắc mắc sẽ được trả lời trong buổi đối thoại.Hãy giải quyết tình huống trên.

Đáp: Nghị định số 60/2013/NĐ-CP quy định Hội nghị NLĐ được tổ chức 12 tháng một lần.Trường hợp thời gian tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời gian tổ chức hội nghị NLĐ quy địnhtại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định này thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ. Nhưvậy, nếu có sự trùng về thời gian thì Hội nghị NLĐ vẫn được tổ chức và không vần tổ chức Đối thoạiđịnh kì, không có việc Hội nghị NLĐ bị thay thế bằng Đối thoại định kì.

Page 151: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

Phần II: Các chủ đề về pháp luật lao động và an sinh xã hội148

Thành phần tham gia hội nghị NLĐ có Đại biểu đương nhiên bao gồm thành viên Hội đồngquản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Trưởng ban kiểm soát hoặc Kiểm soátviên; Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Ban chấp hànhcông đoàn cơ sở hoặc người đại diện của Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơikhông có công đoàn cơ sở, người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanhnghiệp (nếu có);

Trong trường hợp Hội đồng quản trị đi công tác thì có thể hoãn Hội nghị NLĐ đảm bảo sự cómặt đầy đủ của những đại biểu đương nhiên phù hợp với quy định của pháp luật chấp hành đúngquy chế dân chủ tại nơi làm việc.

Page 152: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

CHỦ BIÊN

Dương Thị Việt Anh

Giám đốc Điều hành,

Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI)

NHÓM BIÊN SOẠN

Kim Thị Thu Hà

Nguyễn Thị Tòng

Hà Quang Phúc

Nguyễn Phương Lan

Nguyễn Hoàng Thịnh

Phạm Quốc Thịnh

HIỆU ĐÍNH

Luật sư Nguyễn Tiến Trung, Công ty TNHH Luật Trung Nguyễn

Thạc sĩ Trần Công Thịnh, Giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN

Số: 4197-2015/CXBIPH/18-108/HĐ do nhà xuất bản Hồng Đức cấp ngày 30/12/2015.

IN 200 bản khổ A4 tại Công ty CP Công nghệ Truyền thông Hoàng Minh

Page 153: so tay CDI DEN TRANG lan 8 (11.3.16) Layout 1cdivietnam.org/wp-content/uploads/2017/01/So-tay-PLLD_Final.pdf · Tài liệu được tổng hợp trên cơ sở k inh nghiệm và

CÁC ẤN PHẨM LIÊN QUAN ĐÃ XUẤT BẢN

LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Tầng 16, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà NộiĐiện thoại: +84 4 3538 0100 - Fax: +84 4 3537 7479Website: www.cdivietnam.org

Cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí cho người lao độngWebsite: www.laodongxanha.net Facebook: Diễn đàn Pháp luật dành cho người lao động Hotline: 097.765.1884