Top Banner
C hứng N hân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822 Giờ Lễ Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am Chánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP www.chungnhan.org • [email protected] 3/5/2020 • Số 482 Chúa Nhật Thứ 4 Phục Sinh - Năm A Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin Lời Nguyện: Lạy Chúa Giêsu là mục tử nhân lành, Chúa đang dẫn dắt và dưỡng nuôi đoàn chiên chúng con qua các mục tử, qua Lời Chúa và các Bí tích. Xin cho chúng con luôn vững tin và bước theo Chúa để được sống dồi dào. Amen. L ịch P hụng V Mùa Phục Sinh Năm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt, trong những ngày này, hát Al-lê-lui-a (AC 22) . Thứ Hai, ngày 4 tháng 5 Bài đọc: Cv 11,1-18; Ga 10,11-18. Thứ Ba, ngày 5 tháng 5 Bài đọc: Cv 11,19-26; Ga 10,22-30. Thứ Tư, ngày 6 tháng 5 Bài đọc: Cv 12,24-13,5a; Ga 12,44-50. Thứ Năm, ngày 7 tháng 5 Bài đọc: Cv 13,13-25; Ga 13,16-20. Thứ Sáu, ngày 8 tháng 5 Bài đọc: Cv 13,26-33; Ga 14,1-6. Thứ Bảy, ngày 9 tháng 5 Bài đọc: Cv 13,44-52; Ga 14,7-14. Chúa Nhật V Phục Sinh, Năm A Ngày 10 tháng 5 Bài đọc: Cv 6,1-7; 1Pr 2,4-9; Ga 14,1-12. Ngày ghi ơn Mẹ Thu nhập Giáo xứ Từ Chúa Nhật 22/3/2020 đến Chúa Nhật 26/4/2020 Hiện kim $ 445 Ngân phiếu $ 5,441 Tổng cộng $ 5,886 Đây là tổng số tiền đóng góp của 6 tuần lễ kể từ ngày không quy tụ cử hành Thánh Lễ qua bưu điện cũng như tại thùng dâng cúng cuối Nhà Thờ. 1/ Xin cám ơn các gia đình và anh chị em vẫn nhớ đến Giáo xứ trong lúc khó khăn của đại dịch Covid- 19 này. 2/ Qua số tiền đóng góp, chúng ta nhận thấy: Mỗi cuối tuần thu nhập của Giáo xứ chưa được 1/3 trước đây, nghĩa là chỉ có khoảng 1/3 gia đình đóng góp trong thời gian vừa qua. 3/ Trước đại dịch Covid- 19, khi các cửa tiệm đóng cửa, nhân viên văn phòng làm việc tại nhà, các gia đình và mọi người đều có lo lắng khi nhìn tới tương lai. Giáo xứ cũng không ra khỏi những lo lắng đó. Chúng ta suy nghĩ nhiều về đời sống đức tin, về cử hành phụng vụ, về Trường Thánh Vinh Sơn Liêm … và quên làm sao được để có đủ tài chính trang trải cho sinh hoạt thường dùng vốn có từ trước đến nay. Chúng ta phó thác cho Chúa, cậy trông vào Mẹ Maria, và Các Thánh Tử Đạo Việt
7

Sống Đức Tin hứng Nhân

Nov 25, 2021

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Sống Đức Tin hứng Nhân

Chứng NhânBản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822

Giờ Lễ • Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 amChánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP • www.chungnhan.org • vietmar [email protected] 3/5/2020 • Số 482

Chúa Nhật Thứ 4 Phục Sinh - Năm A

“ Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”

Lời Nguyện: Lạy Chúa Giêsu là mục tử nhân lành, Chúa đang dẫn dắt và dưỡng nuôi đoàn chiên chúng con qua các mục tử, qua Lời Chúa và các Bí tích. Xin cho chúng con luôn vững tin và bước theo Chúa để được sống dồi dào. Amen.

Lịch Phụng Vụ

Mùa Phục SinhNăm mươi ngày, từ Chúa Nhật Lễ Phục Sinh đến Chúa Nhật Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất; hơn thế, như một Đại Chúa Nhật. Đặc biệt, trong những ngày này, hát Al-lê-lui-a (AC 22).

• Thứ Hai, ngày 4 tháng 5Bài đọc: Cv 11,1-18; Ga 10,11-18.

• Thứ Ba, ngày 5 tháng 5Bài đọc: Cv 11,19-26; Ga 10,22-30.

• Thứ Tư, ngày 6 tháng 5

Bài đọc: Cv 12,24-13,5a; Ga 12,44-50.

• Thứ Năm, ngày 7 tháng 5Bài đọc: Cv 13,13-25; Ga 13,16-20.

• Thứ Sáu, ngày 8 tháng 5Bài đọc: Cv 13,26-33; Ga 14,1-6.

• Thứ Bảy, ngày 9 tháng 5Bài đọc: Cv 13,44-52; Ga 14,7-14.

• Chúa Nhật V Phục Sinh, Năm ANgày 10 tháng 5Bài đọc: Cv 6,1-7; 1Pr 2,4-9; Ga 14,1-12.Ngày ghi ơn Mẹ

Thu nhập Giáo xứTừ Chúa Nhật 22/3/2020 đến Chúa Nhật 26/4/2020

Hiện kim $445Ngân phiếu $5,441Tổng cộng $5,886

Đây là tổng số tiền đóng góp của 6 tuần lễ

kể từ ngày không quy tụ cử hành Thánh Lễ qua bưu điện cũng như tại thùng dâng cúng cuối Nhà Thờ.

1/ Xin cám ơn các gia đình và anh chị em vẫn nhớ đến Giáo xứ trong lúc khó khăn của đại dịch Covid-19 này.

2/ Qua số tiền đóng góp, chúng ta nhận thấy: Mỗi cuối tuần thu nhập của Giáo xứ chưa được 1/3 trước đây, nghĩa là chỉ có khoảng 1/3 gia đình đóng góp trong thời gian vừa qua.

3/ Trước đại dịch Covid-19, khi các cửa tiệm đóng cửa, nhân viên văn phòng làm việc tại nhà, các gia đình và mọi người đều có lo lắng khi nhìn tới tương lai. Giáo xứ cũng không ra khỏi những lo lắng đó. Chúng ta suy nghĩ nhiều về đời sống đức tin, về cử hành phụng vụ, về Trường Thánh Vinh Sơn Liêm … và quên làm sao được để có đủ tài chính trang trải cho sinh hoạt thường dùng vốn có từ trước đến nay. Chúng ta phó thác cho Chúa, cậy trông vào Mẹ Maria, và Các Thánh Tử Đạo Việt

“�Phần�tôi,�tôi�đến�để�cho�chiên�được�sống,�và�sống�dồi�dào.”�(Ga 10:10)

Page 2: Sống Đức Tin hứng Nhân

Giáo Xứ CáC Thánh Tử Đạo ViệT nam

Nam để vượt qua “khúc quanh” hiện nay. Tuy nhiên, mong sao mỗi người cũng như các gia đình cố gắng hy sinh dành cho Giáo xứ một đôi chút, thì “ít cũng trở thành nhiều.” Lòng quảng đại nối kết với hy sinh sẽ tạo nên món quà thật quý giá Giáo xứ đang mong đợi.

4/ Hy vọng trong Tháng 5 này, khi đến tiến hoa cho Đức Mẹ, Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân, hoặc qua Bưu điện về địa chỉ:

Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Vietnam

12486 Patterson Ave. Richmond, VA 23238

Quảng đại kết nối hy sinhMón quà quý giá nghĩa tình biết baoLúc này Giáo xứ ước aoGóp phần một chút tay trao tấm lòng.

5/ Vì “cách ly” đại dịch Covid và số tiền đóng góp mỗi tuần không nhiều, nên Ban Tài Chính sẽ kiểm ngân một tháng một lần.

Thông báo

1. Tháng Hoa Kính Đức MẹTrong Tháng 5 này, để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và cầu khấn ơn lành. Giáo xứ chúng ta thực hành:

- Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật Trực Tuyến của Giáo xứ vào lúc 10:00am

- Sau đó, đến Nhà Thờ tiến hoa từ 12:00pm – 2:00pm

(1) Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật trực tuyến lúc 10:00am- Tuần 1 (3/5/2020): Chúa Nhật IV Phục Sinh

(Chúa Chiên Lành)

Khai mạc Tháng Hoa

Cầu khấn: Cha xứ dâng Giáo xứ và các gia đình cho Đức Trinh Nữ Maria

- Tuần 2 (10/5/2020): Chúa Nhật V Phục Sinh (Ngày ghi ơn Mẹ)

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các hiền mẫu còn sống cũng như qua đời

- Tuần 3 (17/5/2020): Chúa Nhật VI Phục Sinh.

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời trong đại dịch Co-vid-19

- Tuần 4 (24/5/2020): Lễ Chúa Giêsu Lên Trời.

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các nhà nghiên cứu, bác sĩ, y tá và nhân viên y tế.

- Tuần 5 (31/5/2020): Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Kết thúc Tháng Hoa và kết thúc Mùa Phục Sinh 2020

Cầu khấn: Cầu nguyện cho bình an: Thế giới, quốc gia Hoa Kỳ, Giáo phận, Giáo xứ và các gia đình.

(2) Tiến hoa dâng kính Mẹ Maria từ 12:00pm – 2:00pm

Năm nay Giáo xứ không rước kiệu, Không có Hội đoàn dâng hoa, chỉ còn phần Tiến hoa từ các gia đình. Với thời tiết Mùa Xuân, hoa muôn sắc từ vườn các gia đình. Chúng ta dành cho Đức Mẹ những bông hoa thật đẹp từ tấm lòng con thảo để tiến dâng trong Tháng 5 này.

Mẹ chờ con thảo tiến hoaTháng năm Cô-vít trước tòa Mẹ đâyDù cho đại dịch nhiễm lâyƠn thiêng giải cứu tràn đầy Mẹ ban.”

Mỗi khi đến tiến hoa dâng kính Mẹ, chúng ta cố gắng đọc:

- 10 kinh mừng hoặc nhiều hơn có thể.

- Kinh Lạy Nữ Vương

- Một trong hai kinh nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô

2. Nghi Thức Thánh Hiến Giáo Xứ Và Các Gia Đình Cho Đức Trinh Nữ MariaTrong một lá thư gửi đến các giám mục Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Gomez, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng: “Lễ thánh hiến này sẽ mang đến cho Giáo Hội cơ hội cầu nguyện với Đức Mẹ, xin Mẹ tiếp tục bảo vệ những người yếu thế, chữa lành những người đau yếu và ban ơn khôn ngoan cho những người đang hoạt động để chữa trị loại virus khủng khiếp này. Mỗi năm, Giáo Hội đều tìm kiếm sự cầu thay nguyện giúp đặc biệt của Mẹ Thiên Chúa trong tháng Năm. Năm nay, chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ của Đức Mẹ một cách nhiệt thành sốt sắng hơn nữa khi chúng ta cùng nhau đối diện với những ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu này.”

Giáo xứ chúng ta sẽ có Nghi Thức Thánh Hiến Giáo xứ, các gia đình vàkhai mạc Tháng Hoa vào Thánh Lễ trực tuyến lúc 10:00am Chúa Nhật, ngày 3 tháng 5 năm 2020.

3. Thư Và Kinh Nguyện Của Đtc Phanxicô Trong Tháng Hoa 2020(1) Thư của ĐTC Phanxicô giử các tín hữuAnh chị em thân mến,

Tháng 5 đang đến, tháng mà dân Thiên Chúa bày tỏ cách đặc biệt tâm tình yêu mến và lòng sùng kính đối với Đức Trinh Nữ Maria. Và truyền thống đạo đức trong tháng này là đọc kinh Mân Côi tại nhà cùng với gia đình. Những hạn chế trong thời gian đại dịch đã giúp chúng ta nhận ra cách rõ nét hơn giá trị của “gia đình”, kể cả trong lãnh vực thiêng liêng.

Vì thế, tôi muốn khuyến khích mọi người tái khám phá nét đẹp của việc cầu nguyện với kinh Mân côi trong tháng 5. Kinh Mân côi có thể đọc chung cũng như đọc riêng; tùy theo hoàn cảnh thực tế, anh chị em có thể chọn cách đọc thuận lợi nhất. Tiêu chuẩn để chọn lựa vẫn là sự đơn giản, và anh chị em có thể dễ dàng tìm thấy trên internet những mẫu cầu nguyện tốt để làm theo.

Tôi cũng soạn hai lời kinh dâng lên Đức Mẹ để anh chị em đọc vào cuối giờ kinh Mân côi, chính tôi sẽ cùng hợp ý với tất cả anh chị em để đọc những lời kinh này trong tháng 5. Cùng với bức thư này, tôi xin gửi hai lời kinh ấy để tất cả mọi người cùng đọc.

Anh chị em thân mến, việc chiêm ngắm khuôn mặt Chúa Kitô và trái tim Mẹ Maria, Mẹ của chúng ta, sẽ liên kết chúng ta cách chặt chẽ hơn trong một gia đình thiêng liêng và sẽ giúp chúng ta vượt qua cơn thử thách này. Tôi cầu nguyện cho anh chị em, đặc biệt cho những người đau khổ nhất, và xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi. Tôi xin cám ơn và thân ái chúc lành cho anh chị em.

Roma, đền thờ thánh Gioan Lateranô, ngày 25/04/2020

Lễ thánh Marcô, thánh sử

(2) Lời Kinh Dâng Mẹ- Kinh thứ nhất:Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn tỏa sáng như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng trên mọi nẻo đường chúng con đi.

Chúng con tín thác vào Mẹ, là Đấng cứu kẻ liệt kẻ khốn, khi đứng bên chân Thánh Giá, Mẹ đã thông dự vào nỗi khổ đau của Chúa Giêsu, và luôn kiên vững đức tin.

Lạy Mẹ là Đấng bảo vệ dân thành Rôma,

Mẹ biết những gì chúng con đang cần, và chúng con biết chính Mẹ sẽ giúp chúng con, như xưa tại Cana xứ Galilê, để niềm vui và lễ hội sẽ trở lại sau cơn thử thách này.

Lạy Mẹ của Tình yêu Thiên Chúa, xin giúp chúng con vâng theo điều Chúa Cha muốn và thực thi điều Chúa Giêsu dạy, vì chính Người đã gánh lấy nỗi thống khổ của chúng con, và mang lấy những đau thương của chúng con,

Page 3: Sống Đức Tin hứng Nhân

chứng nhân Số 482

để qua thập giá, Người đưa chúng con đến niềm vui Phục sinh.

Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh hiển vinh sáng láng, hằng chữa chúng con cho khỏi sự dữ.

- Kinh thứ hai:“Chúng con trông cậy Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời”.

Lạy Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, trong nghịch cảnh này, khi cả thế giới đang sầu khổ âu lo, chúng con chạy đến ẩn náu nơi Mẹ để được chở che.

Lạy Đức Trinh Nữ Maria, xin đưa mắt nhân từ nhìn đến chúng con đang trong cơn đại dịch Corona. Xin Mẹ an ủi những người đang khổ đau than khóc thân nhân đã lìa trần, và những khi phải an táng một cách đau đớn hơn. Xin nâng đỡ những ai đang âu lo vì người thân nhiễm bệnh, nhưng không thể ở gần bên để tránh bị lây nhiễm. Xin ban niềm trông cậy cho những người đang khủng hoảng vì một tương lai quá bấp bênh và do hậu quả kinh tế và công việc.

Lạy Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa là Cha giàu lòng thương xót, để gánh nặng đau thương này chóng qua, để hy vọng và bình an sớm ló dạng. Như xưa ở Cana, xin Mẹ ngỏ lời với Con chí thánh của Mẹ, để Người ban thêm sức mạnh cho gia đình các bệnh nhân và nạn nhân, để Người mở lòng họ đón nhận niềm tin tưởng cậy trông.

Xin Mẹ bảo vệ các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế

và tình nguyện viên, những người đang ở tuyến đầu trong tình trạng khẩn cấp này và đang liều mạng sống của chính mình để cứu mạng người khác. Xin Mẹ đồng hành nâng đỡ những nỗ lực anh hùng của họ, xin ban cho họ nghị lực, lòng quảng đại và được an mạnh.

Xin Mẹ luôn ở gần bên những người đang ngày đêm chăm sóc bệnh nhân, và các linh mục, trong thao thức mục vụ và dấn thân vì Tin Mừng, đang tìm cách trợ giúp và nâng đỡ mọi người.

Lạy Rất Thánh Đồng Trinh, xin soi sáng tâm trí các nhà nghiên cứu khoa học, giúp họ tìm ra những giải pháp hiệu quả để chế ngự mầm bệnh này.

Xin Mẹ trợ giúp các nhà lãnh đạo quốc gia, để họ biết khôn ngoan, ân cần và quảng đại hỗ trợ những ai đang thiếu thốn những gì thiết yếu cho cuộc sống, và biết hoạch định những giải pháp xã hội và kinh tế với tầm nhìn xa rộng và tình liên đới.

Lạy Mẹ Maria rất thánh, xin đánh động lương tâm con người, biết sử dụng ngân sách khổng lồ cho việc đẩy mạnh các công trình nghiên cứu thích hợp để ngăn ngừa những thảm họa tương tự trong tương lai thay vì sử dụng để cải tiến và tăng cường các loại vũ khí.

Lạy Mẹ dấu yêu, xin cho chúng con nhận thức rằng tất cả mọi người đều thuộc về một đại gia đình duy nhất, nhận ra mối dây liên kết chúng con, để với tinh thần huynh đệ và liên đới, chúng con có thể giúp đỡ cho biết bao người còn đang sống trong túng nghèo khốn khổ. Xin Mẹ giúp chúng con luôn giữ vững đức tin, kiên trì phục vụ và liên lỉ cầu nguyện.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ là Đấng an ủi kẻ âu lo, xin Mẹ ấp ủ đoàn con của Mẹ đang trong cơn gian nan khốn khó, xin Mẹ cầu cùng Chúa dang cánh tay uy quyền để giải thoát chúng con khỏi cơn đại dịch kinh hoàng này, để cuộc sống của chúng con được trở lại bình thường trong an lành.

Chúng con tin cậy nơi Mẹ, Mẹ luôn tỏa sáng như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng trên mọi nẻo đường chúng con đi, ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.

(Bản dịch của Ủy ban Phụng Tự - HDGMVN)

4. Giáo Xứ Cử Hành Chúa Nhật 4 Phục SinhThánh lễ trực tuyến vào lúc 10:00am

(1) Đường nối kết trực tuyến: https://youtu.be/r2UucN4ZHqc

(2) Facebook: facebook.com/groups/CVMR-VA/

(3) Lời Chúa tiếng Anh (English) trường Vinh Sơn Liêm: https://youtu.be/PBrwhp2ebzA

9:45am mỗi Chúa Nhật, quý phụ huynh giúp các em nghe Lời Chúa trước khi tham dự Thánh Lễ.

(4) Từ 12:00pm - 2:00pm: Các gia đình đến Nhà Thờ tiến hoa dâng kính Đức Mẹ, cầu nguyện và Rước Lễ Thiêng Liêng

(5) Bản Tin Chứng Nhân: https://chungnhan.org/hangtuan/482.pdf

5. Lời Chúa Bằng Tiếng Anh Trước Lives-tream Thánh Lễ Chúa NhậtTrong buổi họp Online của Trường Thánh Vinh Sơn Liêm ngày 23/4/2020, để cho các em thiếu nhi trong Giáo xứ hiểu Lời Chúa và Sống Lời Chúa, cũng như tham gia tích cực vào Thánh Lễ Chúa Nhật, phần thu âm Lời Chúa bằng Tiếng Anh (English) gồm: Các Bài đọc và Suy niệm sẽ phát 15 phút trước Livestream (vào lúc 9:45AM). Quý phụ huynh sửa soạn bàn thờ tại gia đình và giúp các em lắng nghe Lời Chúa để đời sống của các em được Chúa hướng dẫn và thực hành những gì Ngài mong muốn.

Suy nghĩ Về đại dịch coVid-191.Tháng Hoa Thời Đại DịchTháng Năm, tháng trái đất nở hoa, nhất là ở Bắc bán cầu, và thông thường người ta bắt đầu nghĩ đến việc trồng vườn, dã ngoại, lên kế hoạch cho kỳ nghỉ… Đó cũng là tháng Hoa kính Đức Mẹ.

Trong nhiều thế kỷ, Giáo hội Công giáo đã dành toàn bộ tháng Năm để tôn vinh Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Truyền thống lâu đời này bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Vào thời khởi thủy của Hy Lạp, tháng Năm được dành riêng để kính thần Artemis, nữ thần của sự phong nhiêu. Còn ở La Mã cổ đại, tháng Năm được dành riêng để tôn vinh nữ thần Flora - thần của các loài hoa. Họ tổ chức lễ hội Hoa vào cuối tháng Tư và cầu xin nữ thần Flora làm cho toàn thể cây cối trên mặt đất được trổ bông.[1]

Trong thời Trung Cổ, các phong tục tương tự đã có rất nhiều, xoay quanh việc giã từ mùa đông, vì ngày đầu tháng Năm được coi như là khởi đầu của một mùa tăng trưởng mới.

Cũng trong thời kỳ này, truyền thống dâng kính 30 ngày cho Đức Mẹ đã ra đời, cũng được gọi là Tháng Đức Mẹ, được tổ chức từ ngày 15-8 đến ngày 14-9 và hiện vẫn được giữ ở một số khu vực.

Ý tưởng về một tháng dành riêng cho Đức Mẹ có thể bắt nguồn từ thời Baroque (khoảng 1600 đến 1750) với ba mươi bài ‘suy niệm linh thao’

Page 4: Sống Đức Tin hứng Nhân

để tôn vinh Đức Mẹ. Sau đó, tháng Năm kính Đức Mẹ với những việc sùng kính đặc biệt đã được tổ chức mỗi ngày trong suốt cả tháng Năm. Phong tục này được phổ biến rộng rãi trong suốt thế kỷ 19 và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Và cách sùng kính Đức Mẹ vào tháng Năm cũng trở nên đa dạng như chính những người tôn vinh Đức Mẹ: dựng bàn thờ tôn kính Mẹ Maria, đọc kinh Mân Côi, dâng triều thiên và dâng hoa lên Đức Maria với những lời ca trìu mến, ngọt ngào…

Tháng Hoa của những năm đầu thế kỷ 20 được ghi dấu đặc biệt với sự kiện Đức Mẹ lần đầu tiên hiện ra với ba trẻ làng Fatima vào ngày 13-5-1917. Hai trong số ba trẻ này đã được Mẹ Maria tiên báo là sẽ sớm được đưa về thiên đàng nếu biết siêng năng lần hạt Mân Côi, và quả thực, lần lượt trong năm 1919 và năm 1920, Francisco và Jacinta đã qua đời vì dịch Cúm Tây Ban Nha - một trong những đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử, kéo dài từ đầu năm 1918 đến cuối năm 1920 - đã làm cho khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới nhiễm bệnh, dẫn đến khoảng 50 đến 100 triệu ca tử vong (x. Đại dịch 1918-1920: Cái chết của hai vị Thánh trẻ ở Fatima).

100 năm sau khi Jacinta lìa trần vì đại dịch Cúm Tây Ban Nha, chúng ta bước vào tháng Hoa năm 2020 khi mà thế giới cũng đang lao đao với đại dịch Covid-19, khởi phát vào cuối năm 2019, là năm kỷ niệm 100 năm ngày vị Thánh trẻ Francisco qua đời cũng vì dịch bệnh.

Nhớ đến hai vị thánh trẻ của tháng Hoa 1917 đã chết vì dịch bệnh của thế kỷ trước, chúng ta cũng nhớ đến các nạn nhân của đại dịch hôm nay, và đặc biệt nhớ đến các chuyên viên y tế cũng như các linh mục tu sĩ đang phục vụ các bệnh nhân nhiễm virus corona - được Đức Giáo hoàng Phanxicô gọi là ‘những vị thánh nhà bên cạnh’. Vì sự hy sinh của những vị thánh ấy, hiệp với sự hy sinh tột đỉnh của Đức Giêsu trên thánh giá và của Mẹ Maria đứng cận kề thánh giá, chúng ta tha thiết cầu xin Chúa và Mẹ Maria thương cứu nhân loại mau qua khỏi đại dịch và cải hóa chúng ta cùng toàn thể thế giới.

Tháng Hoa năm nay, hoa vẫn nở đẹp, nhưng người ta không thể tổ chức dã ngoại đông đảo để ngắm hoa, cũng như không thể tổ chức dâng hoa long trọng để tôn kính Mẹ Maria. Nhưng chúng ta vẫn có thể dâng lên Mẹ những đóa hoa lòng rất đẹp, những lời kinh Mân Côi sốt sắng tại gia, những nghĩa cử bác ái cụ thể để giúp những người đang đau khổ thiếu thốn trong dịch bệnh. Như thế, Tháng Hoa trong mùa đại dịch lại trở nên có ý nghĩa vô cùng. Chắc chắn chúng ta sẽ đặc biệt cảm nhận được tình thương của Mẹ Maria, Đấng đang đứng sát bên cạnh chúng ta trong thương đau, như ngày xưa Mẹ đã kiên cường đứng cận kề

thánh giá để an ủi Con Mẹ đến cùng…

Vi Hữu / Nguồn: Sách Nhịp Sống Tin Mừng 05-2020

[1] x. Marge Fenelon, Why is May the Month of Mary?

2. Đại Dịch 1918-1920: Cái Chết Của Hai Vị Thánh Trẻ Ở Fatima(1) Cái Chết Thánh Thiện Của Cô Bé Jacinta [1]Năm nay, chúng ta kỷ niệm 100 năm ngày chết của Thánh nữ Jacinta Marto. Cô bé thánh thiện Jacinta Marto đã chịu đựng một căn bệnh đau đớn kéo dài và qua đời vào đêm 20-2-1920 tại bệnh viện Estefania ở Lisbon. Chỉ có một y tá trực đêm, Aurora Gomes, có mặt trong phòng bệnh tối hôm đó, nhưng khi được hỏi, cô y tá không thể nhớ lại bất kỳ chi tiết nào về cái chết của Jacinta, cũng như bất cứ điều gì về bản thân vị thánh nhỏ bé này. Như Đức Mẹ đã báo trước, Jacinta đã chết một mình, cách xa người thân và bạn bè, do những biến chứng phát sinh từ đại dịch cúm Tây Ban Nha, đã lan khắp thế giới trong khoảng thời gian 3 năm, từ tháng 1-1918 đến tháng 12-1920.

Cúm Tây Ban Nha là một đại dịch cúm đặc biệt có độc lực gây nhiễm cho khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới, dẫn đến khoảng 50 đến 100 triệu ca tử vong. Vào thời điểm đó, dân số thế giới chưa đến hai tỷ, vì vậy đại dịch này đã ảnh hưởng đến một tỷ lệ đáng kể của nhân loại và được coi là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất từng ảnh hưởng đến nhân loại, có thể so sánh với Cái chết đen tàn phá châu u ở thế kỷ 14. Việc nó xảy ra ngay khi Thế chiến thứ nhất đang bước vào giai đoạn cuối cùng chỉ khiến nó trở nên nguy hiểm hơn, vì điều kiện đông đúc và sự chuyển quân ở quy mô lớn tạo điều kiện cho sự lây lan của virus.

Một đặc điểm khác thường của đại dịch này là, không giống như hầu hết các vụ dịch cúm nhắm vào trẻ nhỏ và người già, Cúm Tây Ban Nha đặc biệt ảnh hưởng đến những người trẻ khỏe mạnh, gây ra nhiều cái chết. Các nhà khoa học đã phát hiện ra lý do cho điều này gần đây: Những người lớn tuổi trải qua đại dịch cúm Nga năm 1889-1890 đã phát triển một số miễn dịch đối với bệnh cúm Tây Ban Nha.

Đây cũng là trường hợp xảy ra ở Fatima. Ngoại trừ Ti Marto, cha của Francisco và Jacinta, cả gia đình Marto đã bị cúm vào mùa thu năm 1918. Trước đó một năm, Đức Mẹ đã hiện ra với Francisco và Jacinta và nói rằng Mẹ sẽ sớm đưa Francisco lên thiên đàng, đồng thời hỏi Jacinta, liệu cô bé có thể ở lại trần gian lâu hơn để chịu đau khổ cho các tội nhân hay không. Francisco đã qua đời ngày 4-4-1919 lúc 11 tuổi; còn Jacinta chỉ mới 10 tuổi khi cô từ trần. Dịch cúm còn cướp đi sinh mạng hai anh chị lớn của họ, Florinda và Têrêsa. Người ta tự hỏi làm thế nào mà cha mẹ Marto có thể

chịu đựng nổi nỗi đau buồn lớn như vậy. Các triệu chứng của cúm Tây Ban Nha bao gồm sốt và ớn lạnh, đau cơ, sổ mũi và ho. Ở một số người, tình trạng nghiêm trọng phát triển hơn, bao gồm viêm phế quản và nhiễm khuẩn, có thể làm tim đập nhanh, khó thở, viêm màng phổi, xung huyết và các biến chứng khác. Đây là trường hợp của Jacinta, với những đau đớn tăng dần khi bệnh tình trở nặng.

Jacinta kể lại cho Lucia - người không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bệnh cúm - rằng Đức Maria đã nói với Jacinta: cô bé sẽ được chữa trị lần lượt tại hai bệnh viện, nhưng sẽ không khỏi bệnh. Cô sẽ chịu đau khổ nhiều hơn để góp phần cải hóa tội nhân và đền bù tội lỗi nhân loại.

Sau cái chết của Francisco vào năm 1919, Ja-cinta đã rất buồn vì không còn trông thấy anh mình nữa. Thêm vào đó, những cơn đau phần xác của cô bé, bao gồm cả những cơn nhức đầu dữ dội, ngày càng tồi tệ hơn. Khởi đầu từ chứng viêm phế quản, một áp xe có mủ hình thành trong phổi đã gây ra cơn đau cấp tính, nhưng Jacinta đã chịu đựng cơn đau đớn gia tăng này với sự can đảm rất lớn.

Cô bé hao mòn dần, cơ thể chỉ còn da bọc xương, và đây là tình trạng của Jacinta khi được đưa vào bệnh viện Estefania vào tháng 1-1920.

Đầu tiên, cô ở trong một trại trẻ mồ côi được điều hành bởi một nữ tu là Mẹ Godinho - người rất ấn tượng với sự khôn ngoan vượt hơn tuổi tác của Jacinta. Jacinta đã nói về những tội xác thịt, khiến cho rất nhiều linh hồn phải xuống hỏa ngục, và nói về những nguy hiểm đạo đức của những thời trang sắp tới. Cô cũng nói, “nếu con người biết được sự vĩnh cửu là gì thì họ sẽ làm mọi thứ để thay đổi cuộc sống của họ”. Mặc dù đau đớn, nhưng cô rất vui khi được ở trong một ngôi nhà có nhà nguyện với Bí tích Thánh Thể và có thể được rước lễ hằng ngày.

Tuy nhiên, đó chỉ là một thời gian nghỉ ngơi ngắn, vì vào tháng Hai, cô đã được chuyển đến bệnh viện Lisbon dưới sự chăm sóc của bác sĩ Fidel Freire, một trong những chuyên viên nhi khoa nổi tiếng nhất ở thủ đô. Ông chẩn đoán tình trạng của cô là viêm màng phổi có mủ và viêm xương sườn thứ bảy và thứ tám bên trái. Cô cũng bị bệnh lao vào thời điểm này.

Vào ngày 10-2, cô đã qua một cuộc phẫu thuật để loại bỏ hai xương sườn bị bệnh. Vì tình trạng suy yếu, cuộc phẫu thuật chỉ có thể được thực hiện bằng thuốc gây tê cục bộ. Ca phẫu thuật đã thành công, nhưng để lại một vết thương lớn ở cạnh sườn, làm cho việc mặc quần áo hằng ngày trở thành rất đau đớn cho cô bé.

Vào đêm qua đời, Jacinta nói rằng cô cảm thấy bệnh nặng hơn và cha xứ đã đến khoảng 8 giờ

Page 5: Sống Đức Tin hứng Nhân

tối để nghe cô xưng tội. Dù cô nói rằng cô sắp chết, linh mục vẫn không cho cô rước lễ như của ăn đàng, vì nghĩ rằng cô sẽ ổn cho đến sáng. Cô bé đã chết chỉ hai giờ rưỡi sau đó. Khi Mẹ Godinho đến lau rửa cơ thể của cô trong nhà xác bệnh viện, vị nữ tu ấy đã thuật lại rằng có những vết máu khô trên khuôn mặt Jacinta.

Khi chết như thế, Jacinta cho chúng ta một tấm gương tuyệt vời về sự vâng theo ý Chúa, khi chấp nhận cái chết đúng như ý Chúa muốn. Người ta có thể vui mừng với Thánh Gioan Phaolô II, người đã tuyên bố tại nghi thức phong chân phước cho Francisco và Jacinta tại Fatima năm 2000: “Giáo Hội muốn đặt lên bộ chân nến hai ngọn nến mà Thiên Chúa thắp sáng cho nhân loại trong những giờ phút tối tăm đầy lo lắng.”

(2) Cái Chết Bình An Của Thánh Trẻ Fran-cisco [2]Năm ngoái 2019, người ta đã kỷ niệm một trăm năm ngày mất của Thánh Francisco. Trong ba trẻ Fatima, Francisco là người đầu tiên qua đời, chết ngày 4-4-1919. Francisco, giống

như Jacinta, bị nhiễm bệnh cúm Tây Ban Nha vào ngày 23-12-1918. Dù đau đớn, Francisco vẫn vui tươi và bình an cho đến cùng. Bệnh tật, khát nước, đau đớn hay nóng sốt đều không thể ngăn cản Francisco cầm lấy chuỗi tràng hạt và cầu nguyện. Đức Mẹ đã nói với cậu rằng cậu sẽ lên thiên đàng, nhưng trước tiên phải siêng năng lần hạt.

Vai trò của Francisco trong câu chuyện Fatima hầu như bị che khuất. Cậu thậm chí chưa từng nghe được giọng nói ngọt ngào của Đức Mẹ mà chỉ có thể nhìn thấy Mẹ, và dựa vào Lucia và Jacinta mà biết Đức Mẹ nói gì với cậu. Tuy nhiên, cậu không bao giờ hết ngây ngất vì Đức Mẹ đã hiện ra với ánh sáng rực rỡ từ bàn tay Mẹ - từ cõi thiên đàng - cùng những trải ng-hiệm tuyệt vời về Thiên Chúa. Được như vậy là đã quá đủ cho cậu rồi; cậu luôn trung thành và chuyên chăm cầu nguyện, đặc biệt là trước Nhà Tạm. Ngay cả khi bị đau đầu và sốt nóng cực độ trên giường, cậu vẫn lần hạt Mân Côi.

Lucia viết về những tuần đầu tiên khi cậu bị liệt giường: “Em Francisco chịu đựng đau đớn cách kiên nhẫn và anh hùng trong suốt thời gian bị bệnh, không hề rên rỉ hay phàn nàn. Em dùng tất cả mọi thứ mẹ mang đến và tôi không hề thấy em tỏ ra khó chịu về bất cứ điều gì.”

Francisco xin Lucia cùng đọc kinh Mân Côi với cậu, nhưng lại quá yếu nên mệt lả khi muốn đọc hết năm chục kinh. Lucia nói mẹ cậu an ủi cậu bằng cách nói với cậu rằng: Đức Mẹ cũng hài lòng khi cậu đọc kinh thầm lặng trong lòng.

Nhiều người đến ngồi bên Francisco khi cậu bị ốm, nhận định rằng: họ có cảm tưởng như đang ở trong nhà thờ. Một ngày nọ, một người

phụ nữ tên Mariana từ Casa Velha đến phòng Francisco. Lucia thuật lại rằng Mariana rất buồn vì chồng bà đã đuổi con trai ra khỏi nhà và bà đang cầu xin Chúa cho được ơn làm hòa với nhau. Francisco bảo bà: “Bà cứ an tâm! Cháu sẽ sớm được lên thiên đàng và ở đó cháu sẽ xin Đức Mẹ ban ơn đó cho bà.” Vào buổi chiều khi Francisco qua đời, con trai của Mariana đã xin bố mình tha thứ và lần này, đã đồng ý với những điều kiện bố đưa ra. Bình an đã trở lại với gia đình của họ. Một trong những chị em gái của chàng trai này sau đó đã kết hôn với anh trai của Jacinta và Francisco.

Bạn bè thân quyến đã cầu xin cho Francis-co được khỏi bệnh, nhưng cậu biết rằng điều này sẽ không xảy ra. Khi bệnh tình ngày càng nặng, cậu dường như đã hạnh phúc hơn vì được đau khổ cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và điều đó có nghĩa là cậu sẽ sớm được lên thiên đàng. Đức Mẹ đã từng hiện ra với cậu và Jacinta và nói rằng Mẹ sẽ đưa Francisco lên thiên đàng, nhưng cũng đã hỏi Jacinta liệu Jacinta có đồng ý ở lại lâu hơn trên trần gian để mang nhiều ơn hoán cải hơn cho các tội nhân không, và Jacinta đã thưa ‘vâng’.

Francisco chìm đắm trong cái nhìn của Chúa đến nỗi không còn nghĩ đến điều gì khác được nữa. Khi Lucia nhắc cậu cầu nguyện cho những người tội lỗi, cho Đức Thánh Cha, cho cô và Jacinta khi cậu lên thiên đàng, cậu đã trả lời: “Vâng, em sẽ cầu nguyện. Nhưng, em nghĩ tốt hơn nên nói với Jacinta những điều này bởi vì em sợ em sẽ không nhớ được những điều ấy khi nhìn thấy Chúa của chúng ta. Em chỉ muốn an ủi Ngài thôi!”

Hai ngày trước khi chết, cậu đã gửi lời đến Lucia, xin Lucia giúp cậu nhớ lại tội của mình để cậu xưng tội cho tốt. Francisco cũng xin Lucia cầu nguyện cho cậu được rước lễ, vì cậu chưa được rước lễ lần đầu. Ngày hôm sau, một linh mục đã dựa vào giáo luật để mang Mình Chúa đến, và sau đó đã kể lại rằng, Francisco đã rước lễ một cách rất minh mẫn đạo đức trong một niềm vui rạng rỡ.

Khoảng 6 giờ sáng hôm sau, Francisco nói với mẹ: “Mẹ ơi, hãy nhìn vào ánh sáng đẹp gần cửa!” Một lúc sau, cậu nói cậu không còn thấy nó nữa. Rồi khuôn mặt cậu rạng rỡ với nụ cười thiên thần và đã trút hơi thở cuối cùng trong bình an.

Những năm cuối đời, Francisco hoàn toàn hướng lòng về thiên đàng, nơi cậu có thể tiếp tục sứ mạng trên trái đất và an ủi Chúa. Bây giờ cậu đã là một vị thánh mà tất cả chúng ta có thể đến xin ơn chuyển cầu. Cậu là vị thánh được kính vào cùng ngày với chị gái Jacinta - ngày 20 tháng Hai. Họ là những vị thánh bảo trợ cho những kẻ đau yếu phần xác, cho trẻ em Bồ Đào Nha, cho tù nhân, cho những người

bị chế giễu vì lòng đạo đức, cho bệnh nhân và chống lại bệnh tật.

Vi Hữu chuyển ngữ / Nguồn: Sách Nhịp Sống Tin Mừng 05-2020

[1] x. Barb Ernster, The centenary of the holy death of St. Francisco

[2] x. Donal Anthony Foley, The holy death of St. Jacinta and the 1918 flu

học hỏi Kinh Thánh

Chủ Nhật V Phục Sinh, Năm AGa 14:1-12.

Chính Thầy Là Con Đường, Là Sự Thật Và Là Sự Sống.Có quá nhiều những mặc khải quan trọng của Chúa Giêsu cho chúng ta trong trình thuật hôm nay. Trong khuôn khổ của bài viết chúng ta chỉ có thể vắn tắt; khi nào có cơ hội, chúng ta sẽ khai triển rộng hơn.

1. Về mục đích đời người và sự ra đi của Chúa Giêsu: Trên Thiên Đàng có đủ chỗ cho tất cả mọi người. Chúa Giêsu sắp sửa từ giã các môn đệ là để dọn chỗ cho các ông. Khi đã dọn xong, Ngài sẽ trở lại để đón các môn đệ về chung sống với Ngài, và đó là cuộc sống hạnh phúc muôn đời của con người bên Thiên Chúa. Con người phải tin tưởng vào những gì Chúa Giêsu nói, và đừng để bất kỳ đau khổ nào xảy ra trong cuộc đời làm con người sợ hãi và thất vọng. Những lời này cũng chứng minh tình yêu vô biên và sự chăm sóc cẩn thận của Thiên Chúa dành cho con người.

2. “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống”: Câu này có thể chia làm 3 mặc khải quan trọng, chính Chúa Giêsu là:

(1) Con đường: Ngài là con đường và mọi người phải qua con đường này để đạt tới Thiên Chúa. Không còn con đường nào khác dẫn tới Thiên Chúa: “Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” Một ví dụ giúp chúng ta dễ hiểu câu này hơn. Khi chúng ta bị lạc đường, chúng ta hỏi người để chỉ đường, họ chỉ dẫn chúng ta đi bao nhiêu thì quẹo trái, quẹo phải...; nghe lời họ, chúng ta lên đường, nhưng rồi lại lạc nữa. Nhưng nếu có người nói với chúng ta: cứ đi theo tôi, tôi sẽ dẫn tới đó. Chúng ta sẽ cảm thấy an toàn hơn. Trên đường đời cũng thế, có quá nhiều con đường làm chúng ta lạc hướng và bất an; nhưng nếu chúng ta nghe lời của Chúa Giêsu: Chính Thầy là đường, và bước theo Ngài, chúng ta sẽ cảm thấy bình an và chắc chắn sẽ đạt đích an toàn.

Con đường có thể được hiểu là toàn bộ những giáo huấn của Ngài.

(2) Sự thật: Ngài là chính sự thật. Một người có thể học sự thật của Ngài rồi truyền lại cho

Page 6: Sống Đức Tin hứng Nhân

người khác, nhưng không ai có thể vỗ ngực tuyên bố “họ là sự thật.” Tất cả những sự thật khác đều phải đối chiếu với sự thật của Chúa Giêsu để đáng được tin cậy.

(3) Sự sống: Có nhiều phương diện khác nhau của sự sống như: thể lý, tâm lý, trí tuệ, thiêng liêng, và đời đời. Nếu một người chọn sống theo sự thật của Chúa Giêsu, họ sẽ đạt được sự sống hoàn toàn đầy đủ về mọi phương diện.

3. Ai thấy Chúa Giêsu là thấy Chúa Cha: Đây là nguồn để chứng minh Thiên Chúa Ba Ngôi. Người Do-thái chỉ tin một Thiên Chúa, và đó là lý do ông Philíp nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” Chúa Giêsu trả lời rõ ràng cho Philip: Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Chúa Cha và Chúa Giêsu là một. Chúa Giêsu giải thích thêm: “Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm.”

4. Việc lớn hơn nữa là việc nào? Chúa Giêsu bảo đảm cho các môn đệ: “Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.” Để tìm ra câu trả lời, chúng ta phải xem coi những việc gì các môn đệ có thể làm mà Chúa Giêsu không làm hay chưa làm. Chỉ có một việc là các môn đệ của Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng cho mọi người khắp cùng cõi đất. Điều này Chúa Giêsu đã không làm khi còn sống trên dương gian; nhưng Ngài để dành cho các môn đệ và sai các ông làm chuyện đó. Dĩ nhiên, các môn đệ có làm được hay không cũng cần có sự trợ giúp của Ngài, vì “không có Thầy anh em chẳng làm chi được.”

Áp Dụng Trong Cuộc Sống:- Chúng ta có một địa vị quan trọng trước mặt Thiên Chúa hơn hết mọi loài Ngài dựng nên. Hãy sống đúng với phẩm giá quan trọng của mình để đạt mục đích Thiên Chúa đã tiền định.

- Để hiểu biết phẩm giá quan trọng, chúng ta cần học hỏi và suy niệm những gì Ngài đã mặc khải. Lười biếng không chịu học hỏi sẽ làm cho chúng ta ù lỳ, và bằng lòng cuộc sống của loài vật, và của những thú vui hạ cấp mà thế gian dâng tặng

5th Sunday of EasterJohn 14:1-12

“Do not let your hearts be troubled. Trust in God still, and trust in me.”

Illustration

The car was packed, children were belted in and the parents took their places in the front two seats, ready to set off on the family sum-mer holiday. When the car had moved a few feet to the end of the drive, the mother asked jokingly, “Which way shall we go, right or left?” The youngest shouted from the back, “I don’t even know where we’re going, so how could I know the way?” Everybody laughed and the journey continued. The child didn’t know the holiday destination or the route but trusted that the parents would bring the family to a lovely place where they would be accom-modated safely and could enjoy their holiday together.

Gospel TeachingIn today’s Gospel, Thomas is like that young child. He asks a very similar question after Je-sus has spoken to the disciples about leaving them and about preparing a place for them to follow. Jesus will soon be executed. He is pre-paring them for the traumatic shock they will soon experience and these are among his final words before his death. Thomas was one of the bemused disciples. He was trying to trust Jesus’ words, “Do not let your hearts be trou-bled. Trust in God still, and trust in me,” but Thomas didn’t really understand what Jesus was talking about. Jesus calls his disciples back to the fundamental relationship of trust and assures them that he is not abandoning them. Rather, he is returning to his Father, and he tells them that this is also their final destination. There are many dwellings in his Father’s house, and he goes to prepare a place for them, so that they will be with him and dwell with him in his intimate relationship with the Father.

Today’s Gospel reminds us that we can trust in God’s plans for us without knowing the de-tails. An eternal home is being prepared for us. Jesus’ words to the disciples: “Do not let your hearts be troubled” and “I am the Way, the Truth, and the Life” are words we can keep in our mind throughout our life journeys.

ApplicationLike Thomas and Philip in today’s Gospel, there is room in our relationship with God for honest acknowledgement of our confusion, our lack of power, our frustration when our requests seem to go unheard. What young person has not felt this way with parents or teachers? What spouse has not known some turmoil? Who has not had to deal with some bureaucracy and come away with some of these feelings? But in most of those human experiences, trust is not destroyed. We are called to continue to trust and abide in Jesus as we make our life choices. The message

for us, as for the first disciples, may well be to look again at the faces before us and see the work of Jesus and the Father. Might we think again about the great works, the bless-ings that have been accomplished for human healing, delight and peace, and see the Lord at work among us? Since Jesus is “the Way, the Truth, and the Life”, we see him in all those places where life is affirmed and appreciated and where truth and love are served.

We live our lives in the physical absence of Jesus and without seeing God. But in the light of Jesus’ promise to his disciples, we can have a great feeling of God’s presence with us and not be afraid. Wherever there is healing, rec-onciling, life-giving work happening, this is the work of God. Wherever there is life in abun-dance, Jesus is present.

Peter explains further, in the second reading, that the followers of Jesus are called to be living stones. He describes Jesus as “the living stone… chosen by God and precious to him”; through our communal activity as the Church, we give concrete evidence of the spiritual connection we share, the bond that holds us together, and of the extraordinary source of our very way of being. It is from this place of community that we can, like the first disciples in the Acts of the Apostles, remain obedient to the faith, always filled with the Spirit and wisdom. Each of us has our gifts. Jesus calls on us to be a part of his ministry to the world. We are to be not only as living stones but a “royal priesthood”, singing the praises of God “who called you out of the darkness into his wonderful light”.

Ý Lễ

Thánh Lễ 10: 00 Sáng• LH Maria Madalena Nguyễn Thị Hưởng vừa mới

qua đời (Gia đình)• LH Antôn Phan Văn Đông Lễ giỗ 100 Ngày (Ac

Sang Nhụy)• LH Maria Madalena Nguyễn Thị Hưởng, Lucia

Nguyễn Thị Ánh, Anna Đỗ Thị Hoạt,• Phanxico Xavie Phạm Văn Xương (Ac Lanh

Trang)• LH Anna Vũ Thị Mão (Một người xin)• LH Annê Nguyễn Thị Túy (Gđ Lêo Phạm)• LH Phaolô Trần Đình (Thảo Trần)• LH Antôn Lễ giỗ (Một người xin)• LH Cụ Phanxico Xavie Lại Thế Khanh mới qua

đời (ÔB Trần Quốc Bảo)• LH Phêrô Nguyễn Kiêm Khôi Lễ giỗ 2 năm

(Nguyễn Kiêm Bình)

Page 7: Sống Đức Tin hứng Nhân