Top Banner
C hứng N hân Bản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam 12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822 Giờ Lễ Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 am Chánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP www.chungnhan.org • [email protected] 24/5/2020 • Số 485 Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên - Năm A Sống Đức Tin Giáo Dục Đức Tin Chứng Nhân Đức Tin Lời Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, khi chiêm ngắm Chúa về trời, xin cho mỗi người chúng con, cách riêng những người trẻ đừng quá mải mê tìm kiếm lợi lộc trần gian; nhưng hãy biết mến yêu và hướng đến sự thiện hảo cao quý trên trời. Amen. L ịch P hụng V Thứ Hai, ngày 25 tháng 5 Bài đọc: Cv 19,1-8; Ga 16,29-33. Thứ Ba, ngày 26 tháng 5 Thánh Phi-lip Nê-ri, Linh mục, lễ nhớ. Bài đọc: Cv 20,17-27; Ga 17,1-11a. Thứ Tư, ngày 27 tháng 5 Bài đọc: Cv 20,28-38; Ga 17,11b-19. Thứ Năm, ngày 28 tháng 5 Bài đọc: Cv 22,30;23,6-11; Ga 17,20-26. Thứ Sáu, ngày 29 tháng 5 Bài đọc: Cv 25,13b-21; Ga 21,15-19. Thứ Bảy, ngày 30 tháng 5 Bài đọc: Cv 28,16-20.30-31; Ga 21,20-25. Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Năm A, Ngày 31 tháng 5 Bài đọc: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23. Thời gian 50 ngày của mùa Phục sinh kết thúc với Chúa nhật Hiện Xuống, khi Hội Thánh tưởng nhớ ơn của Chúa Thánh Thần được trao ban cho các Tông Đồ và sự khai sinh của Hội Thánh với khởi đầu sứ vụ cho muôn ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia. Khác với lễ Phục Sinh, Thánh lễ này không mang đậm đặc tính của bí tích Rửa Tội, nhưng mang tính cách kinh nguyện sốt sắng và kiên trì của cộng đoàn tín hữu, theo gương các Thánh Tông Đồ hợp nhau lại trong lời cầu nguyện đồng tâm nhất trí cùng với Thân Mẫu Chúa. Tâm Tình Mục Tử Richmond, ngày 22 tháng 5 năm 2020 “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi : “Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa!” Và giờ đây, Giê-ru-sa-lem hỡi, cửa nội thành, ta đã dừng chân.” (Tv 122: 1-2) Anh chị em thân mến, Sau hơn hai tháng kể từ ngày 22 /3/2020 chúng ta ngưng không quy tụ cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ. Thời gian này thực sự là một kinh nghiệm quý giá để đức tin của chúng ta được tôi luyện trong đau khổ và thử thách, được lớn lên trong cảm nhận về lòng khát khao ân sủng nơi Chúa và trong trải nghiệm đức ái với tha nhân. Kể từ ngày 15/5/2020, chúng ta đã vào bước 1 (phase 1 ) trong tiến trình bình thường hóa các sinh hoạt cuộc sống. Theo sự hướng dẫn của Giáo phận về việc mở lại các Thánh Lễ cuối Đức Giêsu đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất”. (Mt 28: 18)
7

Sống Đức Tin hứng Nhân · mang tính cách kinh nguyện sốt sắng và kiên trì của cộng đoàn tín hữu, theo gương các Thánh Tông Đồ hợp nhau lại

Jul 09, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Sống Đức Tin hứng Nhân · mang tính cách kinh nguyện sốt sắng và kiên trì của cộng đoàn tín hữu, theo gương các Thánh Tông Đồ hợp nhau lại

Chứng NhânBản Tin Hàng Tuần • Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam12500 Patterson Avenue, Richmond, VA 23239 • Phone: 804-784-5450 • Fax: 804-784-9822

Giờ Lễ • Ngày thường: 8:00 am • Cuối Tuần: Thứ Bảy: 8:00 pm, Chúa Nhật: 8:00 am, 10:30 amChánh Xứ: Lm Nguyễn Nghiêu, OP • www.chungnhan.org • vietmar [email protected] 24/5/2020 • Số 485

Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên - Năm A

“ Sống Đức T in •-G iáo Dục Đức T in •-Chứng Nhân Đức T in ”

Lời Nguyện: Lạy Chúa Giêsu, khi chiêm ngắm Chúa về trời, xin cho mỗi người chúng con, cách riêng những người trẻ đừng quá mải mê tìm kiếm lợi lộc trần gian; nhưng hãy biết mến yêu và hướng đến sự thiện hảo cao quý trên trời. Amen.

Lịch Phụng Vụ

• Thứ Hai, ngày 25 tháng 5Bài đọc: Cv 19,1-8; Ga 16,29-33.

• Thứ Ba, ngày 26 tháng 5Thánh Phi-lip Nê-ri, Linh mục, lễ nhớ.Bài đọc: Cv 20,17-27; Ga 17,1-11a.

• Thứ Tư, ngày 27 tháng 5Bài đọc: Cv 20,28-38; Ga 17,11b-19.

• Thứ Năm, ngày 28 tháng 5Bài đọc: Cv 22,30;23,6-11; Ga 17,20-26.

• Thứ Sáu, ngày 29 tháng 5Bài đọc: Cv 25,13b-21; Ga 21,15-19.

• Thứ Bảy, ngày 30 tháng 5Bài đọc: Cv 28,16-20.30-31; Ga 21,20-25.

• Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Năm A, Ngày 31 tháng 5Bài đọc: Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23.

Thời gian 50 ngày của mùa Phục sinh kết thúc với Chúa nhật Hiện Xuống, khi Hội Thánh tưởng nhớ ơn của Chúa Thánh Thần được trao ban cho các Tông Đồ và sự khai sinh của Hội Thánh với khởi đầu sứ vụ cho muôn ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia. Khác với lễ Phục Sinh, Thánh lễ này không mang đậm đặc tính của bí tích Rửa Tội, nhưng mang tính cách kinh nguyện sốt sắng và kiên trì của cộng đoàn tín hữu, theo gương các Thánh Tông Đồ hợp nhau lại trong lời cầu nguyện đồng tâm nhất trí cùng với Thân Mẫu Chúa.

Tâm Tình Mục TửRichmond, ngày 22 tháng 5 năm 2020

“Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi :“Ta cùng trẩy lên đền thánh Chúa!”Và giờ đây, Giê-ru-sa-lem hỡi,cửa nội thành, ta đã dừng chân.” (Tv 122: 1-2)

Anh chị em thân mến,

Sau hơn hai tháng kể từ ngày 22/3/2020 chúng ta ngưng không quy tụ cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ. Thời gian này thực sự là một kinh nghiệm quý giá để đức tin của chúng ta được tôi luyện trong đau khổ và thử thách, được lớn lên trong cảm nhận về lòng khát khao ân sủng nơi Chúa và trong trải nghiệm đức ái với tha nhân.

Kể từ ngày 15/5/2020, chúng ta đã vào bước 1 (phase 1) trong tiến trình bình thường hóa các sinh hoạt cuộc sống. Theo sự hướng dẫn của Giáo phận về việc mở lại các Thánh Lễ cuối

Đức Giêsu đến gần, nói với các ông: “ Thầy đã được trao toàn quyền trên

trời dưới đất”. (Mt 28: 18)

Page 2: Sống Đức Tin hứng Nhân · mang tính cách kinh nguyện sốt sắng và kiên trì của cộng đoàn tín hữu, theo gương các Thánh Tông Đồ hợp nhau lại

Giáo Xứ CáC Thánh Tử Đạo ViệT nam

tuần tại Nhà Thờ, Sau khi họp với quý Thầy Phó Tế, Ban Cố Vấn, Ban Thường Vụ, Đoàn Trưởng các ca đoàn và các anh em chuyên môn. Giáo xứ chúng ta ngày 18/5/2020 đã đệ trình bản vẽ ghế ngồi trong Nhà Thờ (cách nhau 6 feet) cũng như các điều kiện cần thiết để có thể mở lại các Thánh Lễ cuối tuần. Đêm muộn ngày 21/5/2020. Cha Tổng Đại Diện đã chuẩn nhận cho phép chúng ta có ba Thánh Lễ cuối tuần: Thứ Bẩy 8:00pm, Chúa Nhật 8:00am và 11:00am. Trong tâm tình tạ ơn và trong niềm xác tín vào tình thương của Chúa, chúng ta vui mừng nhận thư chuẩn nhận này.

Tuy nhiên, chúng ta biết, dịch bệnh trên thế giới và tại Hoa Kỳ vẫn diễn biến rất phức tạp, vẫn có người nhiễm bệnh và tử vong. Vì vậy, ngoài các quy định hướng dẫn của Giáo phận đã thông báo qua Email Cộng đoàn và tại Trang Nhà Giáo xứ: Để tham dự Thánh Lễ cuối tuần, anh chị em vui lòng:

1/ Ghi danh tại trang nhà của Giáo xứ. Mỗi Chúa Nhật đi tham dự Thánh Lễ đều phải ghi danh.

2/ Phải mang khẩu trang khi đến Nhà Thờ và suốt Thánh Lễ. Mang giấy / khăn / nước tẩy trùng cho riêng mình để sử dụng như: Lau ghế trước và sau khi ngồi, tẩy trùng tay trước khi rước lễ nếu cần.

3/ Khi đến Nhà Thờ cần theo hướng dẫn của Ban Tiếp Tân

4/ Cần Ý Thức – Kiên Nhẫn – Tôn Trọng:

(1) Ý Thức: để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và của người khác

(2) Kiên Nhẫn: Vì không thể tránh được những khiếm khuyết từ việc ghi danh, sắp xếp và phục vụ, tránh đi những lời nói thiếu bác ái, làm mất đi sự bình an tâm hồn, mất đi tình huynh đệ và hiệp nhất

(3) Tôn trọng: Vì đây là quy định của Chính Phủ và Giáo phận, thiếu sự Tôn trọng hoặc không tuân theo những hướng dẫn này. Chúng ta sẽ không có Thánh Lễ nữa !

Cùng tới tâm tình Tạ ơn Thiên Chúa, Ý Thức – Kiên Nhẫn – Tôn Trọng, xin cám ơn Các ban ngành, anh chị em và các thiện nguyện viên trong thời gian qua đã bày tỏ tình hiệp nhất cao đẹp, quảng đại đóng góp, dâng cúng tài chính, và nỗ lực sống đức tin cách tích cực để cùng nhau vượt qua thử thách của đại dịch. Mặc dù không thể đến nhà thờ để đọc kinh cầu nguyện và hiệp dâng thánh lễ, nhưng chắc rằng anh chị em vẫn hiệp thông sốt sắng hơn bao giờ hết

những thánh lễ trực tuyến mỗi tuần và những giờ kinh tại gia đình; mặc dù phải cách ly, hạn chế gặp gỡ nhau nhưng lòng bác ái Kitô giáo xóa đi mọi khoảng cách và nối kết mọi người trong yêu thương cùng nhau: Sống Đức Tin – Giáo dục Đức Tin – và làm chứng cho Đức Tin.

Hơn thế nữa khi kết thúc thời “cách ly” và bước vào giai đoạn 1 này, chúng ta cám ơn Ban Truyền thông Giáo xứ cũng như các anh chị em đã dốc hết tâm lực và hy sinh chu toàn trách nhiệm âm thầm nhưng rất hữu hiệu để phục vụ cho nhu cầu tâm linh trong và ngoài Giáo xứ qua những thánh lễ trực tuyến và Bản Tin Chứng Nhân hằng tuần.

Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng Giáo xứ, xin Thiên Chúa chúc lành và gìn giữ anh chị em trong bình an.Thân mến chào anh chị em,Rev. John Baptist Nghieu Nguyen, O.P.Linh mục chánh xứ

Thu nhập GX:Trong bước 1 (phase 1) của thời gian này. Ước mong sao mỗi người cũng như các gia đình cố gắng hy sinh dành cho Giáo xứ một đôi chút. Lòng quảng đại nối kết với hy sinh sẽ tạo nên món quà thật quý giá Giáo xứ đang mong đợi. Hy vọng Giáo xứ tiếp tục đón nhận được đóng góp và dâng cúng tại các rổ trong Nhà Thờ và thùng bên cạnh bàn để Bản Tin Chứng Nhân, hoặc qua Bưu điện về địa chỉ:

Văn phòng Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Vietnam12486 Patterson Ave, Richmond, VA 23238

Thông báo

Chia Buồn Và Cầu NguyệnGiáo xứ nhận được tin anh Gioan Baotixita Nguyễn Thái Thành (anh của chị Tuyên-Cường) vừa mới qua đời ngày 19/5/2020 tại Atlanta, GA. Thánh Lễ an táng cử hành vào lúc 8:00am ngày 25/5/2020 tại Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Atlanta GA. Thành kính phân ưu cùng chị Tuyên, anh Cường và tang quyến. Nguyện xin Thiên Chúa ban phần phúc Thiên Đàng cho linh hồn Gioan Baotixita và bình an cho mọi người trong gia đình.

Cử Hành Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên(1) Đường nối kết trực tuyến: https://youtu.be/NKcgaimJZok

(2) Facebook: facebook.com/groups/CVMR-VA/

(3) Lời Chúa tiếng Anh (English) trường Vinh Sơn Liêm: https://youtu.be/k-g2ApI8rPI

(4) Bản Tin Chứng Nhân: https://chungnhan.org/hangtuan/485.pdf

(5) Từ 12:00pm - 2:00pm: Các gia đình đến Nhà Thờ tiến hoa dâng kính Đức Mẹ, cầu nguyện và Rước Lễ Thiêng Liêng.

Thánh Lễ Cuối Tuần Tại Nhà ThờKể từ cuối tuần 23-24/2020, Giáo xứ được phép Tòa Giám Mục mở lại các Thánh Lễ cuối tuần. Để các Thánh Lễ này được tốt đẹp, anh chị em chú ý đến những điểm chính sau đây:

1. Tham Dự Thánh Lễ cuối tuần: Ai được miễn chuẩn? Ai cần ghi danh?

2. Trước Khi đến tham dư Thánh Lễ?

3. Khi Đến tham dự Thánh Lễ?

4. Sau Khi kết thúc Thánh Lễ?

1/ Ai được miễn chuẩn? Ai cần ghi danh? Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật.

Bước vào phase 1: Một câu hỏi được đặt ra: Thánh Lễ Trực Tuyến có thay thế cho việc đến Nhà Thờ ngày Chúa Nhật không?

(1) Trường hợp 1: Theo khuyến cáo của Tòa Giám Mục: Hãy ở nhà nếu anh chị em bị bệnh, già yếu, qúa lo lắng hoặc sức đề kháng bị suy yếu. Đức cha Knestout chuẩn miễn cho anh chị em việc tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật. Những người này có thể hiệp thông qua Thánh Lễ Chúa Nhật Trực Tuyến.

(2) Trường hợp 2: Ngoài những trường hợp kể trên được Đức Giám Mục chuẩn miễn, mỗi người cần suy xét để ghi danh Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật như Thiên Chúa và Hội Thánh mời gọi.

2/ Trước khi đến tham dự Thánh Lễ?Những ai muốn tham dự Thánh Lễ cuối tuần cần thực hiện những điểm sau đây:

(1) Trả lời ba câu hỏi

(2) Chọn một trong ba Thánh Lễ

(3) Ghi danh tham dự Thánh Lễ và Ghi danh vào Ban hướng dẫn

(1) Trả lời ba câu hỏi

Câu 1: Anh/chị hoặc những ai sống cùng một gia đình có bị sốt trong hai tuần (2) vừa qua không? Have you or anyone in your household had a fever in the past two (2) weeks?

Page 3: Sống Đức Tin hứng Nhân · mang tính cách kinh nguyện sốt sắng và kiên trì của cộng đoàn tín hữu, theo gương các Thánh Tông Đồ hợp nhau lại

chứng nhân Số 485

Câu 2: Anh/chị hoặc những ai trong cùng một gia đình có mới bị ho hoặc khó thở không? Do you or anyone in your household have a new cough or new shortness of breath?

Câu 3: Anh/chị có tiếp xúc với những người có nhiễm Covid-19 trong hai tuần (2) vừa qua không? Have you come into contact with any-one who is positive with COVID-19 in the past two (2) weeks?

Nếu “CÓ” một trong ba câu trả lời, xin vui lòng ở nhà

(2) Chọn một trong ba Thánh LễThứ Bẩy: Lúc 8:00pm

Chúa Nhật: Lúc 8:00am hoặc 11:00am

(3) Ghi danh tham dự Thánh Lễ và ghi danh vào Ban Hướng dẫn- Ghi danh tham dự Thánh Lễ: Để sắp xếp cho

phù hợp số người tham dự mỗi Thánh Lễ nên cộng đoàn cần ghi danh tại trang nhà: www.chungnhan,org hoặc https://dangky.chungn-han.org Những ai không có phương tiện và không biết cách ghi danh, vui lòng nhờ các con cháu, hoặc những người thân quen giúp.

Lưu ý: Mỗi Chúa Nhật đi tham dự Thánh Lễ đều phải ghi danh

- Ghi danh vào Ban hướng dẫn: Trong giai đoạn 1 (phase 1), rất cần các anh em tham gia vào Ban hướng dẫn để giúp Cộng đoàn ra vào Nhà Thờ cũng như thu dọn vệ sinh. Đây là lúc Giáo xứ cần đến sự Hy Sinh và Phục vụ của mỗi người cho Cộng đoàn. Chúng ta đùm bọc lẫn nhau và chung tay góp sức làm cho Giáo xứ thành nơi cho mọi người khi đến tham dự cử hành Thánh Lễ được an toàn bao nhiêu có thể.

Thứ Bẩy: Thánh Lễ 8:00pm (Trưởng nhóm Anh Đoàn Ngọc Lân)

Chúa Nhật: Thánh Lễ 8:00am (Trưởng nhóm Anh Nguyễn Duy Vượng)

Thánh Lễ 11:00am (Trưởng nhóm Anh Bùi Sỹ Liêm)

3/ Khi đến tham dự Thánh Lễ?(1) Đến trước giờ Lễ ít nhất 30 phút và gặp Ban

hướng dẫn tại cửa cuối Nhà Thờ.

(2) Luôn luôn duy trì khoảng cách 6 feet theo luật đòi buộc trong Nhà Thờ cũng như ngoài khuôn viên Nhà Thờ, nếu không cùng trong một gia đình.

(3) Trong thời gian tham dự Thánh Lễ. Từ 3 tuổi trở lên, phải mang khẩu trang hoặc đồ che mặt Làm sao cho khẩu trang che mũi và miệng và chỉ được bỏ ra khi đón nhận Mình Thánh Chúa.

(4) Không được tiếp xúc, đụng chạm đến người khác, như cầm tay nhau lúc đọc Kinh Lạy Cha, hoặc bắt tay khi chúc bình an.

(5) Khử trùng tay khi ra vào Nhà Thờ, trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa. Hãy mang nước khử trùng cho riêng mình.

(6) Vì sức khỏe của chính mình và của người khác. Hãy lưu tâm đến việc đón nhận Thánh Thể trên tay. Nếu ai không muốn Rước Lễ trên tay, xin vui lòng lên sau khi Cộng đoàn đã rước lễ xong.

(7) Khi lên và xuống theo sự hướng dẫn của người phụ trách.

(8) Không sử dụng tại Nhà Nguyện, Phòng trẻ em và gác hát.

(9) Các rổ tiền dâng cúng đặt tại cuối Nhà Thờ và trước cung thánh.

(10) Từng người một khi sử dụng Nhà Vệ Sinh và giữ khoảng cách 6 feet.

4/ Sau khi kết thúc Thánh Lễ?(1) Tham gia vào ban Thiện nguyện lau ghế

và Nhà Vệ Sinh

(2) Giữ khoảng cách 6 feet khi rời khỏi Nhà Thờ và tại Parking

(3) Trật tự ra khỏi Nhà Thờ như sau: Giữ khoảng cách 6 feet

- Hai hàng ghế dài giữa Nhà Thờ: Đi từ hàng ghế cuối ra cửa chính

- Hàng ghế ngắn bên Thánh Giuse: Đi từ hàng ghế đầu ra cửa bên ca đoàn

- Hàng ghế ngắn bên Đức Mẹ: Đi từ hàng ghế đầu ra cửa bên TTV Thánh Thể.

Tháng Hoa Kính Đức MẹTrong Tháng 5 này, để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và cầu khấn ơn lành. Giáo xứ chúng ta thực hành:

- Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật

- Sau đó, đến Nhà Thờ tiến hoa từ 12:00pm – 2:00pm

1/ Tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật

- Tuần 4 (24/5/2020): Lễ Chúa Giêsu Lên Trời.

Cầu khấn: Cầu nguyện cho các nhà nghiên cứu, bác sĩ, y tá và nhân viên y tế.

- Tuần 5 (31/5/2020): Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Kết thúc Tháng Hoa và kết thúc Mùa Phục Sinh 2020

Cầu khấn: Cầu nguyện cho bình an: Thế giới, quốc gia Hoa Kỳ, Giáo phận, Giáo xứ và các gia đình.

2/ Tiến hoa dâng kính Mẹ Maria từ 12:00pm – 2:00pm

Với thời tiết Mùa Xuân, hoa muôn sắc từ vườn các gia đình. Chúng ta dành cho Đức Mẹ những bông hoa thật đẹp từ tấm lòng con thảo tiến dâng lên Mẹ

Mỗi khi đến tiến hoa dâng kính Mẹ, chúng ta cố gắng đọc:

- 10 kinh mừng hoặc nhiều hơn có thể.

- Kinh Lạy Nữ Vương

- Một trong hai kinh nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô, hoặc kinh Đức Mẹ Lavang

Suy nghĩ Sau đại dịch coVid-19Sáu Bảng Chỉ Đường Của Đại Dịch Covid-19

Page 4: Sống Đức Tin hứng Nhân · mang tính cách kinh nguyện sốt sắng và kiên trì của cộng đoàn tín hữu, theo gương các Thánh Tông Đồ hợp nhau lại

Nhiều cuộc tranh luận đã xảy ra trong vài tháng qua về vai trò của Thiên Chúa (hoặc chẳng có Chúa) trong đại dịch hiện nay. Đại dịch được xem là ý định rõ ràng hoặc cho phép của Thiên Chúa, hay là Thiên Chúa đã tạo ra một thế giới tự trị - trong đó, có những điều muốn thay đổi thì đòi hỏi phải có sự can thiệp của con người hoặc của thiên nhiên: Đã có vô số những câu hỏi và ý kiến như thế được đặt ra.

Dù tranh luận nhiều như thế, nhưng vì là con người, ta vẫn thật khó khăn để tìm ra được câu trả lời tuyệt đối đúng cho chủ đề này. Tuy nhiên, những gì không chắc chắn ấy cũng không ngăn trở chúng ta tìm ra ý nghĩa và sự sáng tỏ trong những tranh luận ấy. Như Ross Douthat gần đây đã tuyên bố trong bài xã luận của New York Time rằng: “Nỗi đau khổ vô nghĩa là mục tiêu của quỷ dữ, và mang lại ý nghĩa cho đau khổ là công việc cứu độ của Thiên Chúa.”

Dù sao, khi đại dịch vẫn còn, có vẻ như các chủ đề tranh luận cũng đang khơi gợi cho chúng ta hướng giải quyết tìm ra ý nghĩa cho thời gian khó khăn này. Một trong những chủ đề này là nhu cầu đồng cảm với người khác trong hoàn cảnh khó khăn, mà tôi đã nêu chi tiết ở đây. Nhưng ngoài điều này, có những thông điệp khác cần được đưa ra:

1. Không gì có thể thay thế cho sự tiếp xúc trực tiếp của con ngườiCó một điều kỳ lạ dường như đang xảy ra, đặc biệt là với giới trẻ. Khi tất cả chúng ta phải cách ly với nhau, và phải kết nối với nhau nhờ vào thế giới ảo, dường như tất cả chúng ta ngày càng nhận thức được rằng, không gì có thể thay thế được sự hiện diện thật của người khác và sự thu hút lẫn nhau thông qua các giác quan của chúng ta.

Tại nhà riêng của tôi, tôi đã thấy những đứa con lớn của chúng tôi phải chịu đựng sự thiếu vắng bạn bè, và tôi ngày càng hiểu rõ nỗi mệt mỏi của thiếu niên khi phải kết nối trực tuyến; nhiều giáo viên mệt mỏi với việc học trực tuyến, và bạn bè đã không chịu nổi việc phải chờ đợi mới gặp được nhau (gần như không thể). Mặc dù chắc chắn là vẫn cần sử dụng công nghệ để liên lạc ở một mức độ nào đó, nhưng đại dịch đã nhắc nhở chúng ta rằng việc thực sự ở bên nhau là điều không thể thay thế.

2. Dù sức khỏe ở một số phương diện không thể kiểm soát được; nhưng với những gì có thể kiểm soát được, chúng ta có trách nhiệm phải chăm sóc cách

nghiêm túc.Rất lâu trước khi coronavirus đến Mỹ, một dịch bệnh khác đã tấn công đất nước này. Nhiều năm trước, các biến chứng của bệnh béo phì đã chính thức trở thành nguyên nhân gây tử vong số một. Bất chấp sự thật tàn khốc này và xu hướng này có nguy cơ làm sụp đổ hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta, một thực tế kỳ lạ đã xuất hiện. Như đã lưu ý trong phần giới thiệu một bài báo gần đây của nhà tâm lý học Hoa Kỳ về bệnh béo phì, người Mỹ có vẻ hơi mơ hồ về dịch bệnh béo phì, và thường coi béo phì chỉ là vấn đề thẩm mỹ được trình bày cách thích hợp nhất bởi một cá nhân có trách nhiệm (trang 136).

Tuy nhiên, như đã được đặt ra trong một bài báo trên National Geographic vào năm 2013 có tựa đề “Tình yêu dành cho đường ngọt” , “Tại sao 1/3 người lớn [trên toàn thế giới] bị huyết áp cao [thống kê của Hoa Kỳ là vào khoảng 46%], trong khi năm 1900 chỉ có 5% cao huyết áp?” Dù câu trả lời là gì đi nữa, thì sự liên quan giữa đại dịch và những vấn đề sức khỏe là điều chúng ta cần phải xem xét nhiều hơn nữa. Ví dụ, có bằng chứng ngày càng tăng cho thấy những người bị huyết áp cao có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn, họ có các triệu chứng tồi tệ hơn và tử vong vì tình trạng này. Tại Ý, thống kê cho thấy 76% số người chết vì coronavirus bị huyết áp cao.

Chắc chắn đã có một số người phải đau đớn và tử vong vì virus này mà không có bất kỳ sự phòng ngừa nào, nên chúng ta phải tự hỏi: liệu sự thiếu hiểu biết về các biện pháp ngừa bệnh có nên được xem xét nghiêm túc hơn không?

3) Chúng ta cần tôn trọng và chăm sóc thiên nhiên đến mức tối đa. Đó là tài nguyên lớn nhất sẵn có, và chúng ta phải quan tâm tối đa như thế.Trên khắp thế giới, có một điều gì đó tích cực đáng chú ý đang xảy ra trong khi chúng ta đang vật lộn với dịch bệnh. Đó là thế giới tự nhiên đang được tái sinh. Những con sông và đại dương đang trở nên sạch hơn. Ô nhiễm không khí đang giảm; thực vậy, vào tháng 3/2020, Los Angeles đã trải qua giai đoạn chất lượng không khí tốt nhất và dài nhất kể từ năm 1980, khi số liệu thống kê như thế lần đầu tiên được ghi nhận. Và điều này xảy ra đúng lúc bắt đầu có coronavirus. Trong lúc ấy, con gái tôi cho tôi xem một tấm hình hài hước đầy ý nghĩa. Bức ảnh đầu tiên được chú thích là “gia đình trước thời gian cách ly”, mọi người ngồi quanh bàn với nhau, nhưng chỉ chăm chú vào

các thiết bị cá nhân của mình. Bức ảnh thứ hai là “sau khi cách ly”, tất cả gia đình đi dạo bên ngoài cùng nhau. Trong một mùa xuân rực rỡ sắc màu, có vẻ như cuối cùng, chúng ta có thể mang lại cho hành tinh của chúng ta một sự thay đổi rất cần thiết và nhận thức rằng đây là nơi tuyệt vời biết bao.

4. Hầu hết chúng ta đã sống quá vội vã, và chúng ta cần phải sống chậm lại.Đối với nhiều gia đình như gia đình tôi, một nét tích cực của đại dịch đó là cung cấp cho chúng tôi một lý do tuyệt vời để giảm bớt lịch làm việc điên cuồng và tận hưởng một cuộc sống đơn giản hơn. Đúng như người ta thường nói: “Quá nhiều thứ tốt, thì cũng chỉ là quá nhiều, thế thôi!” Nhiều người trong chúng ta đã cảm thấy rằng sự bận rộn không dứt của chúng ta trước đây đã kìm hãm khả năng đánh giá cao những gì tốt nhất mà cuộc sống mang lại cho chúng ta. Bây giờ, tôi phải thừa nhận rằng trở về nhà sau giờ làm việc để ăn tối, nghỉ ngơi và đọc sách, đó là điều thực sự tốt đẹp. Thách thức cho tất cả chúng ta khi chúng ta quay lại bình thường là làm thế nào để những kinh nghiệm này trở nên khả dụng một lần nữa.

5. Nếu chúng ta tiếp tục cãi nhau, chia rẽ và chê bai, nó sẽ chỉ chôn vùi chúng ta hơn nữa.Có một điều mà đại dịch đã làm được, đó là cho ta thấy những xung đột của chúng ta thật nực cười, vô hiệu và sai lầm biết bao. Cho dù đó là xung đột trong gia đình, trong chính trị, hoặc giữa các quốc gia và nền văn hóa khác nhau, thời kỳ đại dịch này đã cho thấy rằng loài người chúng ta đã lãng phí một số lượng thời gian và tiền bạc khổng lồ cho các xung đột không cần thiết. Nếu các chính phủ trên toàn thế giới dành một phần ngân sách quân sự của họ để giải quyết bệnh truyền nhiễm, có thể nói rằng tình huống này sẽ khác đi rất nhiều. Nếu các cơ quan báo chí và các chính trị gia phân bổ lại thời gian đang dùng để phô trương và khai thác những bất đồng, thì nơi chúng ta đang sống sẽ là một nơi rất khác. Không phải đại dịch đã làm giảm các cuộc xung đột (mặc dù các nước tham chiến chắc đang phải tái tập trung tài chính của họ), nhưng nó cho thấy rõ hơn rằng các xung đột chỉ dựa trên ‘cái tôi ích kỷ’ và lợi ích cá nhân. Trong khi đó, những mục tiêu chung mà tất cả chúng ta đều có thể ủ ấp (ví dụ như: sức khỏe và sự an toàn, bình đẳng kinh tế) sẽ đạt được nếu chúng ta đặt sự đồng cảm và lẽ phải lên trên cùng và ‘cái tôi ích kỷ’ xuống hàng thứ yếu.

Page 5: Sống Đức Tin hứng Nhân · mang tính cách kinh nguyện sốt sắng và kiên trì của cộng đoàn tín hữu, theo gương các Thánh Tông Đồ hợp nhau lại

6. Cuộc sống không phải là một kỳ vọng, mà là một món quà. Không có gì bảo đảm hoàn toàn cho cuộc sống, và điều duy nhất còn quan trọng hơn việc học hỏi từ cuộc sống, đó là hãy ôm lấy nó.Huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại của UCLA, John Wooden, đã từng nói: “Khi đã học xong rồi thì cũng cho thông qua luôn!” Khi xem xét tình hình hiện tại, chúng ta thấy nó đặt ra câu hỏi sau đây: Tôi có sẵn sàng chấp nhận và học hỏi từ cuộc sống không, hay tôi chỉ sẵn sàng chấp nhận nó theo các đòi hỏi của tôi? Khi có những thách thức đối với sự tồn vong của mình, thì cũng dễ hiểu nếu chúng ta khao khát có trở lại cảm giác bình thường và mong mọi sự nằm trong dự đoán của mình. Tuy nhiên, như đã nhiều lần xảy ra trong lịch sử, những người sẵn sàng thích nghi với những gì xảy đến, cũng là những người học được rằng: niềm vui không đến từ người khác, mà là xuất phát từ bên trong (và trên hết là từ Thiên Chúa!). Tất cả chúng ta đều có những ‘khu vực cần giữ an toàn’ mà chúng ta luôn sợ sẽ bị lấy mất. Và mặc dù không có gì sai khi cầu nguyện cho những điều này đừng xảy ra, nhưng sẽ là mối nguy hiểm đặc biệt đối với mỗi người và với nhân loại nói chung nếu cứ bám vào những ham muốn này như thể chúng ta không thể tiếp tục sống mà không có chúng.

Như bác sĩ tâm thần người Áo Viktor Frankl (người đã từng mất hầu hết người thân trong các trại tập trung) từng nói, “khi chúng ta không còn có thể thay đổi được tình hình, chúng ta được thách thức: hãy thay đổi chính mình.”Jim Schroeder (ncregister) / Quốc Vũ chuyển ngữ / Nguồn: WGPSG

học hỏi Kinh Thánh

Chủ Nhật Lễ Hiện Xuống, Năm AGa 20: 19-23

Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.’’

1/ Thánh Thần và bình an: Thánh Thần làm cho các môn đệ nhận ra tất cả sự thật liên quan tới Đức Kitô và Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa. Các Tông-đồ phải nhận ra tất cả sự thật này trước khi các ông có bình an. Đây mới là sự bình an thật sự, và không một quyền lực nào có thể lấy đi được, vì nó đến từ sự xác tín của niềm tin trong tâm hồn con người.

Trình thuật kể các Tông-đồ sợ sệt phải đóng kín cửa vì sợ người Do-thái; nhưng một khi các ông đã nhìn thấy Chúa toàn thắng tử thần

và phục sinh vinh hiển, và được Thánh Thần giúp nhớ lại và hiểu biết những gì Chúa Giêsu đã nói trước, các ông mở tung cửa ra đi loan báo Tin Mừng, và can đảm đối chất với những người Do-thái trong Thượng Hội Đồng để làm chứng cho Chúa. Chúng ta chỉ cần nhìn đời sống các Tông-đồ trước và sau biến cố Phục Sinh, chúng ta nhận ra sức mạnh của Thánh Thần hoạt động nơi các Tông-đồ.

2/ Thánh Thần và tha thứ: Chúa Giêsu thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” Một sự nhìn lại 4 phần chính của Bí-tích Giải Tội cho chúng ta thấy vai trò của Thánh Thần trong việc tha thứ các tội của con người:

(1) Xét mình: Thánh Thần giúp cho con người nhận ra sự thật: những gì họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân. Nếu không ngang qua bước đầu quan trọng này, con người không thể ăn năn, sám hối: không nhận ra tội của mình, sẽ không cần thú tội. Thánh Phêrô trong Bài Giảng đầu tiên của Ngài cho người Do-thái tại Jerusalem là một ví dụ cho điều này (Acts 2:36-38).

(2) Ăn năn và dốc lòng chừa: Thánh Thần giúp hối nhân tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa: tội của họ có thể được tha thứ nếu họ thành tâm thống hối và thú tội với các Tông-đồ và linh mục, những người đại diện của Thiên Chúa.

(3) Xưng tội: Thánh Thần giúp hối nhân can đảm đến thú tội nơi tòa cáo giải. Trong Lời Xá Giải của linh mục đọc để tha tội, chúng ta nhận thấy rõ vai trò của Thánh Thần trong Bí-tích Xá Giải: “Thiên Chúa là Cha Toàn Năng đã hòa giải với thế gian qua cái chết và sự sống lại của Con Một Ngài, lại ban Thánh Thần để tha tội. Nhờ tác vụ của Giáo Hội, xin Chúa ban cho con ơn tha thứ và bình an. Giờ đây Cha tha tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.”

(4) Đền tội và sửa chữa các khuyết điểm: Sau khi hối nhân nhận được ơn tha thứ, Thánh Thần giúp họ làm lại cuộc đời bằng việc ban các ân sủng cần thiết để họ làm lại cuộc đời và sống thánh thiện, xứng đáng như những người con cái Thiên Chúa.

Áp Dụng Trong Cuộc Sống:- Chúng ta phải luôn ý thức sự hiện diện của

Ngài trong tâm hồn, như thánh Phaolô nói: “Thân thể anh em là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần;” và chúng ta phải cầu nguyện thường xuyên với Ngài, nhất là những giờ

phút nghi ngờ, do dự, và không biết quyết định làm sao.

- Chúng ta không thể hiểu biết và nhận ra sự thật của Thiên Chúa nếu không nhận được sự hướng dẫn của Thánh Thần. Vì thế, chúng ta phải cầu nguyện với Ngài trên đường đi tìm sự thật.

- Thánh Thần thánh hóa con người bằng cách quét sạch những xấu xa, tội lỗi; và làm đầy tâm hồn bằng sự thật và ân sủng. Ngài cũng giúp chúng ta có sức mạnh và can đảm làm chứng cho Thiên Chúa.

Pentecost SundayJohn 20:19-23

The Lord says to the disciples twice, “Peace be with you,” then he says, “Receive the Holy Spirit” and gives them authority.

IllustrationAt an ordination recently the bishop said to the young man he was ordaining, “Who do you think you are? What on earth gives you the cheek to stand before all of us and ask for the gift and the grace of ordination?” Many people in the congregation were horrified and looked shocked. Fortunately the man had been told beforehand by the bishop that this was what he was going to say, so he sat there smiling, quite calm as the bishop was seemingly be-littling him.

The bishop went on to say, “I know who you are and I, and those involved with your forma-tion, know that you have been called personal-ly and deeply by our Lord and God. Moreover you know that, and are convinced by it.” The bishop then went on to to say, “Be not afraid.” Sage advice for every one of us. Be not afraid, because you know that you have been called personally and deeply by our Lord and God. The Lord has a special mission for each of us. What is it exactly? God knows what it is. As St John Henry Newman said, “I have my mission. I may never know it in this life, but I shall be told it in the next.” Be not afraid.

Gospel TeachingOften we seem to lose our focus on our reli-gious and spiritual lives. It seems to us that if things are not going well for us that God has lost interest and cares little or not at all for us. Today’s feast is a reminder to us of what it is all about: the Lord gives the gift of peace and the gift of the Holy Spirit to his disciples. It is good to notice that in today’s Gospel Jesus

Page 6: Sống Đức Tin hứng Nhân · mang tính cách kinh nguyện sốt sắng và kiên trì của cộng đoàn tín hữu, theo gương các Thánh Tông Đồ hợp nhau lại

says, “Peace be with you” twice. Is it possible or conceivable that they would not have heard this message the first time Jesus spoke, as this was the first time he appeared to them after having risen from the dead? He says it again to make sure that they will get the message and the wonderful gift of the Lord’s peace.

After they know that peace is truly theirs, Je-sus goes on to gift them with the Holy Spirit. He breathes on them and simply says, “Re-ceive the Holy Spirit.” This gift is given, then instructions follow; Jesus further gifts the dis-ciples, but this time with authority. The Lord entrusts them with the power to either forgive or withhold forgiveness over sin.

While all this is going on it ought to be recog-nised that they are looking at the wounds in Jesus’ hands and side. They are delighted to know that it is the Lord and they are sure of this because they can see his hands and his side. The man who is giving them peace, giv-ing them the Holy Spirit, giving them author-ity, is Jesus who was tortured and crucified and died on the cross. This is not a fairy tale, but a real story with a powerful ending, an ending that involves all of us here today. We are here today because this story has been passed down through the generations, gifted by the same Spirit that the disciples received on this feast.

ApplicationThis birthday celebration of ours, that is the Church’s, is a time for us to realise that exactly the same gifts are given to us. The peace of the Lord is ours today and the Holy Spirit is poured afresh on us. Each one of us needs to know the peace of Jesus, needs to feel the consolation of Jesus and needs to know the serenity of Jesus. With this knowledge comes the ability to be able to cope with whatever life has to throw at us, knowing that we do not stand alone, but with Jesus always by our side.

The Holy Spirit is at the same time our guiding force that encourages us forward in proclaim-ing the risen Lord. The Holy Spirit is the power that drives away our fears and empowers us to do what we never thought we would be ca-pable of doing. The Holy Spirit is our joy that enables us to be real people of Jesus Christ, unafraid, much like the first disciples, to go and announce the good news in all the corners of our world.

Ý Lễ

Thánh Lễ 11:00 Sáng• Lh Lâm Văn Bổn vừa mới qua đời tại

Montreal, Canada (Gđ Liêm Bích)• Tạ ơn Thiên Chúa và xin bình an cho gia

đình nhân dịp sinh nhật cháu Emma (Gđ Liêm Bích)

• LH Anna Đỗ Thị Hoa và Maria Nguyễn Thị Miện (Các con)

• LH Giuse Võ Thánh Khiết và Tạ ơn (Võ Thành Tài)

• LH Giuse (ÔB Vũ Thành)• Xin ơn như ý (Một gia đình)• LH Phêrô Trần Văn Thứ Lễ giỗ 3 Năm

(Trịnh Trần)• LH Phêrô Chỉnh, và Anna Mẫn (Các con)• Các LH Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, thân

nhân, ân nhân (Trần Thúy Vũ)• Xin bình an, Tạ ơn và như ý (C. Bạch Hường)• LH Anna Phạm Thị Vinh lễ giỗ 3 Năm (Kha

Trâm và gia đình)• LH Anna Vũ Thị Mão (Một người xin)• LH Giuse và Cecilia (C. Bạch Hường)• LH Anna Phạm Thị Vinh lễ giỗ 3 Năm

(Kha Trâm)• Xin bình an trong lúc đi làm (Thanh Thu)• LH Anna Phạm Thị Vinh Lễ giỗ 3 Năm

(Hoan)• LH Giuse Trịnh Văn Phú (Vũ Thúy)• LH Anna Phạm Thị Vinh và Các Đẳng Linh

hồn (Hoan)

Giáo xứ Holy Ghost ở Houston phải đóng cửa trở lại sau khi các linh mục DCCT Mỹ bị nhiễm Covid. Houston TX, ngày 19 tháng 5 năm 2020.- 5 trong số 7 linh mục và tu sĩ thuộc Dòng Chuá Cứu Thế (Mỹ) đang phục vụ tại giáo xứ Holy Ghost ở Houston đã thử nghiệm dương tính với coronavirus, và giáo xứ đã phải đóng cửa trở lại sau khi đã mở cửa từ đầu tháng này.

Theo một tuyên bố từ Tổng giáo phận Hou-ston-Galveston thì 5 trong số 7 tu sĩ thuộc dòng DCCT (Mỹ) phục vụ tại giáo xứ Holy Ghost đã thử nghiệm dương tính với COVID-19 vào cuối tuần này. Hai trong số nạn nhân là linh mục.

Giáo xứ đã ra thông cáo hủy bỏ tất cả các thánh lễ tại nhà thờ Holy Ghost cho đến khi có thông báo mới. “Chúng tôi xin quí bạn nhớ đến các nạn nhân đang bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này qua lời cầu nguyện của quí bạn”, thông cáo viết.

Các thành viên khác trong cộng đồng cuả nhà dòng, là những người không có triệu chứng bị dịch, cũng đã phải cách ly trong một khu cách xa với những người khác. Tất cả các tu sĩ tại đây đã được thử nghiệm và đang chờ kết quả.

Thánh lễ đã bị hủy bỏ sau khi Cha Donnell Kirchner, DCCT, đã chết tại giáo xứ ngày 13 tháng 5, và có nghi ngờ là đã bị lây nhiễm virus.

Nhà dòng cho biết một trong những thành viên thường xuyên cử hành Thánh lễ sau khi giáo xứ mở cửa trở lại vào ngày 2 tháng Năm đã thử nghiệm dương tính với coronavirus. Cho nên nhà dòng khuyến khích tất cả những người đã tham dự thánh lễ nên theo dõi sức khỏe của mình.

“Nếu bất cứ ai đã tham dự Thánh lễ trực tiếp tại nhà thờ Holy Ghost kể từ khi mở cửa trở lại, chúng tôi khuyến khích quí bạn theo dõi sức khỏe của mình để nếu có bất kỳ triệu chứng khả nghi nào thì cần phải kiểm tra COVID-19, như là một biện pháp phòng ngừa.”

Giáo xứ đã liên hệ với sở y tế Houston và sẽ cung cấp thêm thông tin mỗi ngày.

Nhắc lại các giáo xứ của Tổng giáo phận Galveston-Houston đã được phép mở lại các Thánh lễ công cộng vào ngày 2 tháng Năm. Miễn là số người tham dự không quá 25% sức chứa cuả mỗi nhà thờ; mọi người tham dự phải đeo khẩu trang; hạn chế tiếp xúc xã hội; và các nhân viên nhà thờ lau chùi vệ sinh đúng cách các bề mặt được sử dụng ngay sau các thánh lễ hoặc sinh hoạt.

Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galves-ton-Houston cho biết đại dịch đã gây ra nhiều thử thách, bao gồm bệnh tật, khó khăn tài chính và cô lập. Ngài nói rằng trong khi việc đóng cửa các nhà thờ đã giúp ngăn chặn sự lây lan của virus, nhưng giờ đây là sự cần thiết phải có sự nuôi dưỡng tinh thần trong cộng đồng.

“Tôi đã nghe nhiều lời cầu xin của rất nhiều tín hữu và linh mục muốn được tiếp cận với sức mạnh tâm linh và sự nuôi dưỡng của các bí tích sau khi đã phải chịu đựng nhiều tuần lễ ở nhà. Do đó, tôi tin rằng đã đến lúc các nhà thờ địa phương có thể thận trọng tiếp tục một số hoạt động thiết yếu của mình,” ngài nói ngày 29 tháng 4.

Page 7: Sống Đức Tin hứng Nhân · mang tính cách kinh nguyện sốt sắng và kiên trì của cộng đoàn tín hữu, theo gương các Thánh Tông Đồ hợp nhau lại