Top Banner
S151/2021 thương mi khoa hc 1 2 14 26 35 42 50 62 70 80 MC LC KINH TVÀ QUN LÝ 1. Nguyn ThUyên Uyên và Lê Trương Nim - Tác động ca đa dng hóa đến ri ro phi hthng ca các công ty niêm yết trên thtrường chng khoán Vit Nam. Mã s: 151.1FiBa.11 The Impact of Diversification on Non-systematic Risk of Listed Companies on Vietnam Stock Market 2. Nguyn Bích Ngc - Hiu quxã hi ca tchc tài chính vi mô ti Vit Nam tlý thuyết đến thc tin. Mã s: 151.1mEco.11 The Social Impact of Microfinance Institutions in Vietnam from Theory to Practice 3. Đoàn ThHng Nhung - nh hưởng ca li thế thương mi đến giá trthtrường ca các công ty niêm yết trên thtrường chng khoán Vit Nam. Mã s: 151.1FiBa.11 Studying the effect of goodwill on the market value of companies listed on Vietnam’s stock market 4. Nguyn Đắc Hưng - Mi quan hgia doanh nghip Logistics và hot động kinh doanh ngân hàng thương mi btác động bi đại dch Covid-19. Mã s: 151.1SMET.12 The Relationship between Logistics Businesses and Commercial Bank Operation under Influence of Covid-19 Pandemic QUN TRKINH DOANH 5. Cnh Chí Hoàng và Nguyn Hu Khôi - Nghiên cu khám phá tác động ca các nhân tlp lun đạo đức đến thái độ ý định hành vi mua ca người tiêu dùng hàng nhái ti Vit Nam. Mã s: 151.2BMkt.21 Research on the Impact of Moral Reasoning Strategies on the Buying Attitude, Intention, and Behaviour of Counterfeit Product Consumers in Vietnam 6. Hoàng ThMai Lan - Nghiên cu các nhân tnh hưởng đến cht lượng thông tin trên Báo cáo tài chính trong doanh nghip qun lý và khai thác công trình thy li Vit Nam. Mã s: 151.2FiBa.22 Research on factors affecting the quality of accounting information on financial statements in Vietnamese Irrigation and Drainage Management Companies 7. Đặng ThMinh Nguyt, Ngô ThThành, Dương ThTình và Trn ThTho Hương - Yếu ttác động đến hành vi sdng ví đin tca sinh viên khi ngành kinh tế các trường đại hc ti Hà Ni. Mã s: 151.2FiBa.21 Factors Affecting E-wallet Use by Students of Economics at Universities in Ha Noi Ý KIN TRAO ĐỔI 8. Lê Quân và Mai Hoàng Anh - Doanh nghip khoa hc và công nghtrong trường đại hc công lp ti Vit Nam - thc trng và gii pháp. Mã s: 151.3GEMg.32 Science and Technology Enterprises in Public Universities in Vietnam – Situation and Solution 9. Mai Anh Vũ và Hà ThLan - Nghiên cu các nhân tnh hưởng đến shài lòng ca sinh viên đối vi cht lượng dch vđào to ti Trường Đại hc Văn hóa, Ththao và Du lch Thanh Hóa. Mã s: 151.3GEMg.32 A Study on the Factors Affecting Student Satisfaction with the Training Quality at Thanh Hóa University of Culture, Sports, and Tourism ISSN 1859-3666 1
10

ruot so 151.qxp ruot so 72 xong

Jan 10, 2022

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: ruot so 151.qxp ruot so 72 xong

Số 151/2021 thương mạikhoa học

1

2

14

26

35

42

50

62

70

80

MỤC LỤC

KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

1. Nguyễn Thị Uyên Uyên và Lê Trương Niệm - Tác động của đa dạng hóa đến rủi ro phi hệ thốngcủa các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mã số: 151.1FiBa.11

The Impact of Diversification on Non-systematic Risk of Listed Companies on Vietnam StockMarket 2. Nguyễn Bích Ngọc - Hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam từ lý thuyết đến thựctiễn. Mã số: 151.1mEco.11

The Social Impact of Microfinance Institutions in Vietnam from Theory to Practice3. Đoàn Thị Hồng Nhung - Ảnh hưởng của lợi thế thương mại đên giá trị thị trường của các công tyniêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mã số: 151.1FiBa.11

Studying the effect of goodwill on the market value of companies listed on Vietnam’s stockmarket4. Nguyễn Đắc Hưng - Mối quan hệ giữa doanh nghiệp Logistics và hoạt động kinh doanh ngân hàngthương mại bị tác động bởi đại dịch Covid-19. Mã số: 151.1SMET.12

The Relationship between Logistics Businesses and Commercial Bank Operation underInfluence of Covid-19 Pandemic

QUẢN TRỊ KINH DOANH

5. Cảnh Chí Hoàng và Nguyễn Hữu Khôi - Nghiên cứu khám phá tác động của các nhân tố lập luậnđạo đức đến thái độ và ý định hành vi mua của người tiêu dùng hàng nhái tại Việt Nam. Mã số:151.2BMkt.21

Research on the Impact of Moral Reasoning Strategies on the Buying Attitude, Intention, andBehaviour of Counterfeit Product Consumers in Vietnam 6. Hoàng Thị Mai Lan - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên Báo cáo tàichính trong doanh nghiệp quản lý và khai thác công trình thủy lợi Việt Nam. Mã số: 151.2FiBa.22

Research on factors affecting the quality of accounting information on financial statements inVietnamese Irrigation and Drainage Management Companies7. Đặng Thị Minh Nguyệt, Ngô Thị Thành, Dương Thị Tình và Trần Thị Thảo Hương - Yếu tốtác động đến hành vi sử dụng ví điện tử của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại HàNội. Mã số: 151.2FiBa.21

Factors Affecting E-wallet Use by Students of Economics at Universities in Ha Noi

Ý KIẾN TRAO ĐỔI

8. Lê Quân và Mai Hoàng Anh - Doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học cônglập tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp. Mã số: 151.3GEMg.32

Science and Technology Enterprises in Public Universities in Vietnam – Situation andSolution9. Mai Anh Vũ và Hà Thị Lan - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đốivới chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa. Mã số:151.3GEMg.32

A Study on the Factors Affecting Student Satisfaction with the Training Quality at Thanh HóaUniversity of Culture, Sports, and Tourism

ISSN 1859-3666

1

Page 2: ruot so 151.qxp ruot so 72 xong

!

1. Giới thiệuChất lượng đào tạo luôn là vấn đề quan trọng

trong giáo dục nói chung và trong các trường đạihọc nói riêng. Việc nâng cao chất lượng đào tạo lànhiệm vụ quan trọng nhất và là điều kiện tiên quyếtcho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ cơ sở giáo dụcđại học nào.

Trong quản lý chất lượng hiện đại, triết lý hướngđến khách hàng đóng vai trò chủ đạo. Khi giáo dụcđại học là một loại hình dịch vụ, thì đồng nghĩa cáccơ sở giáo dục đại học là đơn vị cung cấp dịch vụ.Đối tượng khách hàng chủ yếu của các cơ sở giáodục đại học là người học, cụ thể ở đây chính là sinhviên. Sinh viên đóng nhiều vai trò trong dịch vụ đàotạo đại học, đây là khách hàng quan trọng vì thamgia trực tiếp vào toàn bộ quá trình dịch vụ và cũnglà sản phẩm của giáo dục đào tạo.

1.1. Khái niệm về dịch vụ đào tạoDịch vụ là môt quá trình bao gồm các hoạt đông

phía sau và các hoạt đông phia trươc nơi ma khachhang va nha cung cấp dịch vụ tương tác vơi nhaunhằm thoa mãn nhu câu của khách hàng theo cáchmà khách hàng mong muốn và tạo ra giá trị chokhách hàng.

Tại Mỹ, thuật ngữ tiếng Anh tương đương là“educational services” được Bộ Lao động Mỹ sửdụng để phân loại các lĩnh vực lao động. Thuật ngữnày cũng được Bộ Giáo dục Mỹ sử dụng khi đề cậpvề các dịch vụ giáo dục dành cho trẻ em có nhu cầuđặc biệt hoặc cần được hỗ trợ thêm ngoài chươngtrình chính khóa. Trong Luật Giáo dục hiện hành dàihơn 200 trang của tỉnh Ontario của Canada, cụm từnày được sử dụng hai lần để quy định những dịch vụcụ thể cho cá nhân học sinh có nhu cầu (Dẫn theoPhạm Ngọc Duy, (2018)[19].

Số 151/202180

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

Mai Anh VũĐại học Văn Hóa Thể Thao Du Lịch Thanh Hóa

Email: [email protected]à Thị Lan

Đại học Văn Hóa Thể Thao Du Lịch Thanh HóaEmail: [email protected]

Ngày nhận: 01/12/2021 Ngày nhận lại: 24/01/2021 Ngày duyệt đăng: 02/02/2021

Từ khóa: Chất lượng, Dịch vụ, Đào tạo, Hài lòng, Sinh viên, Đại học...JEL Classifications: I21, I25, I29

Bài báo này nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượngdịch vụ đào tạo. Nhóm nghiên cứu tập trung xây dựng mô hình nghiên cứu, đưa ra các giả thuyết

nghiên cứu, sau đó thu thập dữ liệu và phân tích dựa trên các phần mềm thống kê như SPSS, Smart-PLSsem. Dữ liệu khảo sát 333 đối tượng là sinh viên năm 2,3,4 và sinh viên đã tốt nghiệp trên 17 ngành đàotạo tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (TUCST). Kết quả phân tích cho thấy có6 nhân tố tác động tới sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại TUCST. Mức độ tácđộng xếp theo thứ tự là: Nhân tố Chất lượng giảng viên và nhân tố; Sự tin cậy vào nhà trường có tác độngbằng nhau và mạnh nhất; Mức độ ảnh hưởng lớn thứ ba là nhân tố; Chương trình đào tạo; Cơ sở vật chấtvà thiết bị; Sự phù hợp về phí dịch vụ đào tạo và Môi trường giáo dục

Page 3: ruot so 151.qxp ruot so 72 xong

Theo báo cáo nghiên cứu ngành của Mỹ đã đềxuất một khái niệm về dịch vụ giáo dục với nội dungnhư sau: “Dịch vụ Giáo dục cung cấp giáo dục trênnhiều môn học và ở các cấp độ khác nhau. Các dịchvụ giáo dục này cung cấp bao gồm các trường tiểuhọc và trung học, cao đẳng và đại học, trường kỹthuật và thương mại, trường mỹ thuật và trườngngoại ngữ. Các dịch vụ do lĩnh vực này cung cấpchủ yếu được tiếp thị cho người tiêu dùng côngcộng, người tiêu dùng tư nhân, người dùng doanhnghiệp/thương mại/chính phủ và sinh viên quốc tếđang học tập tại Hoa Kỳ” [23].

Cũng có rất nhiều quan điểm dịch vụ giáo dục.Nhiều người cho rằng dịch vụ giáo dục là một trongnhững dịch vụ của Chính phủ. Nhưng thực tế chothấy dịch vụ giáo dục cũng được cung cấp bởi các tổchức tư nhân.

Thuật ngữ “dịch vụ giáo dục”, “dịch vụ đào tạo”mới được sử dụng trong các văn bản pháp quy ở ViệtNam thời gian gần đây. Cụm từ “dịch vụ giáo dục,đào tạo” đã được sử dụng một lần trong Luật giáodục năm 2012 ở Mục 2 điểm 3 điều 19 [20].

Việt Nam hiện nay, dịch vụ giáo dục đại họcđang dần trở thành một thuật ngữ quen thuộc đối vớinhiều người. Tuy nhiên đối với dịch vụ giáo dục đạihọc tại các trường đại học ngoài công lập thì lại córất nhiều quan điểm và tranh luận liên quan đến vấnđề này.

Giáo dục đại học là một loại dịch vụ, một loạihàng hóa vừa có tính chất tập thể (do nhà nước vàcông chúng quyết định) vừa có tính chất thị trường(do thị trường quyết định). Trong một chừng mực nàođó, giáo dục đại học vẫn chịu sự can thiệp của nhànước về một số mặt như cạnh tranh, độc quyền…Giáo dục đại học cần chịu sự quản lý của Nhà nướcvì nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất đó là sảnphẩm của giáo dục đại học chính là nguồn nhân lựcchính phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiêntheo một số quan điểm hiện nay thì dịch vụ giáo dụcđại học không có đủ những đặc trưng để được xem làmột loại hàng hóa công cộng thuần túy và lại có nhiềutính chất quan trọng của một loại hàng hóa tư nhân.Khách hàng của nền giáo dục đại học biết rõ nhu cầucủa mình hơn là người cung cấp dịch vụ.

1.2. Sự hài lòng và mối quan hệ với chất lượngdịch vụ

Môi quan hê giữa chât lượng dịch vụ và sự hàilòng của khách hàng là chủ đề được các nhà nghiên

cứu đưa ra bàn luận. Nhiều nghiên cứu về sự hàilòng của khách hàng trong các ngành dịch vụ đãđược thực hiện và nhìn chung đều kết luận rằng chấtlượng dịch vụ và sự hài lòng là hai khái niệm cónhững khác biệt. Các nghiên cứu cũng chỉ ra chấtlượng dịch vụ là nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng.Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng làyếu tố quan trọng cho thành công của bất kỳ doanhnghiệp nào (Gronoos, 1990), Parasuraman và cộngsự, 1988) [6;17]. Như Valdani (2009) cho rằng:“doanh nghiệp tồn tại bởi vì có một khách hàng đểphục vụ. Chìa khóa để đạt được bền vững lợi thếnằm trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao kếtquả trong các khách hàng hài lòng. Chất lượng dịchvụ và sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quantrọng trong cuộc chiến để có được khả năng cạnhtranh lợi thế và giữ khách hàng” [22].

Sự hài lòng của khách hàng là kết quả của sựnhận thức của họ về giá trị cảm nhận được trong mộtgiao dịch hoặc mối quan hệ, nơi mà giá trị tươngđương với chất lượng dịch vụ nhận thức, so với giátrị dự kiến từ các giao dịch hoặc các mối quan hệ vớicác nhà cung cấp cạnh tranh (Blanchard &Galloway (1994) [2]; Hart và cộng sự, (1990) [9];Zeithaml và cộng sự (1991) [18]); Để đạt được sựhài lòng của khách hàng và có thể đáp ứng. Cácdoanh nghiệp có thể nhanh chóng hiểu và đáp ứngnhu cầu của khách hàng, làm cho lợi nhuận lớn hơnso với những người không hiểu và đáp ứng cho họ(Barsky & Nash, 2003) [1].

Parasuraman và cộng sự, 1985, cho rằng khi chấtlượng dịch vụ cảm nhận là cao, sau đó nó sẽ dẫn đếntăng sự hài lòng của khách hàng [16]. Ông ủng hộthực tế là chất lượng dịch vụ dẫn đến sự hài lòng củakhách hàng và điều này là phù hợp với Lee và cộngsự, (2000) [12], người thừa nhận rằng sự hài lòngcủa khách hàng dựa trên các mức độ chất lượng dịchvụ được các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp. TheoSureshchander và cộng sự, (2002), sự hài lòng củakhách hàng nên được xem như một chiều đa xâydựng và chất lượng dịch vụ có thể xảy ra ở đa cấpđộ trong một tổ chức và nó nên được vận hành cùngnhững yếu tố tương tự trên mà chất lượng dịch vụđược vận hành [21].

Theo Negi, (2009), ý tưởng liên kết chất lượngdịch vụ và sự hài lòng của khách hàng đã tồn tạitrong một thời gian dài. Ông đã thực hiện mộtnghiên cứu về sự liên quan của khách hàng cảm

81!

Số 151/2021

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Page 4: ruot so 151.qxp ruot so 72 xong

!

nhận chất lượng dịch vụ trong việc xác định kháchhàng sự hài lòng tổng thể trong bối cảnh các dịch vụđiện thoại di động (viễn thông) và phát hiện ra rằngđộ tin cậy và chất lượng mạng (một yếu tố bổ sung)là những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá cácdịch vụ tổng thể chất lượng nhưng cũng nhấn mạnhrằng hữu hình, sự đồng cảm và đảm bảo không nênbỏ qua khi đánh giá chất lượng dịch vụ cảm nhận vàsự hài lòng của khách hàng. Nghiên cứu này chỉ dựatrên ngành dịch vụ cụ thể (dịch vụ điện thoại diđộng) và chúng tôi nghĩ rằng đó là rất quan trọng đểxác định và đánh giá những yếu tố góp phần đáng kểđể xác định khách hàng cảm nhận chất lượng dịchvụ và sự hài lòng tổng thể [13].

Fen & Meillian, (2005) tìm thấy chất lượng dịchvụ và sự hài lòng của khách hàng có tác động tíchcực về ý định tái bảo trợ của khách hàng, cả chấtlượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có mộtvai trò quan trọng trong sự thành công và sự sốngcòn của bất kỳ doanh nghiệp trong thị trường cạnhtranh. Nghiên cứu này đã chứng minh sự liên hệgiữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của kháchhàng [5].

Sureshchander và cộng sự, (2002), thực hiện mộtnghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa chất lượngdịch vụ và sự hài lòng của khách hàng, đã đưa ra kếtluận rằng, có tồn tại một phụ thuộc rất lớn giữa haicấu trúc và một tăng trong một có thể dẫn đến sự giatăng khác. Ngoài ra, họ chỉ ra rằng chất lượng dịchvụ là trừu tượng hơn cả sự hài lòng của khách hàngbởi vì, sự hài lòng của khách hàng phản ánh cảm xúccủa khách hàng về nhiều cuộc gặp gỡ và kinhnghiệm với các công ty dịch vụ trong khi chất lượngdịch vụ có thể bị ảnh hưởng bởi nhận thức về giá trị(lợi ích liên quan đến chi phí) hoặc bằng những kinhnghiệm của những người khác mà có thể khôngđược tốt [21].

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiếnhành nhằm chứng mình mối quan hệ giữa chấtlượng dịch vụ và sự thỏa mãn. Nổi bật là hai nghiêncứu của Cronin & Taylor (1992) [4] và Oliver(1993) [15] đã kiểm định mối quan hệ này và kếtluận rằng cảm nhận chất lượng dịch vụ dẫn tới sựthỏa mãn của khách hàng. Các nghiên cứu đã kếtluận rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự thỏamãn (Cronin & Taylor, 1992) [4]; Spreng &Mackoy, (1996) [59]) và là nhân tố chủ yếu ảnhhưởng đến sự thỏa mãn. Oliver (1993) cho rằng chất

lượng dịch vụ là một phần nhân tố quyết định của sựthỏa mãn [15].

Hoàng Thị Phương Thảo và Hoàng Trọng, (2006)trong môt nghiên cứu về Giá trị dịch vụ và chấtlượng dịch vụ trong giáo dục đại hoc nhìn từ goc đôsinh viên: trường hợp Đại hoc Kinh tế Tp.HCM, đãkiểm định và khẳng định về mối quan hệ cùng chiềugiưa chất lượng dịch vụ đao tạo và sự hài lòng củasinh viên. Theo đó, khi sinh viên đánh giá cao chấtlượng dịch vụ do nhà trường cung cấp thì ho càng hàilòng vơi ngôi trường đang hoc hơn. Nhóm tac giacũng cho rằng kết qua nghiên cứu có ý nghĩa đáng kểđối với các nhà quản lý giáo dục Việt Nam trong việcđề ra các chín sách nhằm tạo ra và nâng cao giá trịdịch vụ và chất lượng dịch vụ để đưa hình ảnh trườngđại học lên một tầm cao mới [10].

Như vậy, muốn nâng cao sự hài lòng khách hàng,nhà cung cấp dịch vụ phai nâng cao chất lượng dịchvụ. Nói cách khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lòngcủa khách hàng có quan hệ tương hỗ chặt chẽ vớinhau (positive relationship), trong đó chất lượngdịch vụ là thành phân được tạo ra trướcvà sau đoquyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Mốiquan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này là vấn đề thenchốt trong hâu hết các nghiên cứu về sự hài lòng củakhách hàng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: chất lượng dịch vụtác động lên sự thỏa mãn/hài lòng của khách hàng.Mô hình sự thỏa mãn/hài lòng và chất lượng dịchvụ, theo các nhà nghiên cứu này, có thể được biểuhiện thành phương trình sau:

Sự thỏa mãn/sự hài lòng = ß1X1 + ß2X2 + … +ßnXn

Trong đó: Xn biểu hiện thành phần chất lượngdịch vụ thứ n; ßn là các tham số

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng củasinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tạitrường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịchThanh Hóa

Từ nền tảng lý thuyết và tham khảo các mô hìnhnghiên cứu chất lượng dịch vụ đào tạo của các tácgiả trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu đề xuấtmô hình nghiên cuus với các nhân tố chất lượnggiáo dục ảnh hưởng đến sự hài lờng của sinh viênTrường Đại học Văn hóa, Thể Thao và Du lịchThanh Hóa đôi vớ chất lượng giáo dục gôm 5 thanhphân cơ bản như sau: 1) Cơ sở vật chất và trang thiếtbị (CSVC); 2) Sự tin cậy vào nhà trường (STC); 3)

Số 151/202182

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Page 5: ruot so 151.qxp ruot so 72 xong

Chương trình đào tạo (CTDT); 4) Chất lượng giảngviên (CLGV); và 5) Môi trường giáo duc (MTGD).

Ngoài ra nhóm nghiên cứu đề xuất bổ sung mộtthành phần vào mô hình nghiên cứu: 6) Sự phù hợpvề phí dịch vụ đào tạo (PDVDT).

Các gia thuyêt được nhóm nghiên cứu xây dựngtrong bài báo nghiên cứu: H1: Cơ sở vật chất vàtrang thiết bị được sinh viên đánh giá càng hoànthiện đầy đủ thì sự hài lòng của sinh viên sẽ càngcao; H2: Chương trình đào tạo của nhà trường đượcsinh viên đánh giá tốt, cao thì sự hài lòng của sinhviên sẽ càng cao; H3: Chất lượng giảng viên được

sinh viên đánh giá tốt, đáp ứng yêu cầu thì sự hàilòng của sinh viên sẽ càng cao; H4: Sự tin cậy đượcsinh viên đối với nhà trường được đánh giá cao thìsự hài lòng của sinh viên sẽ càng cao; H5: Môitrường giáo duc được sinh viên đánh giá lành mạnh,tiến bộ thì sự hài lòng của sinh viên sẽ càng cao; vàH6: Phí dịch vụ đào tạo được sinh viên đánh giá hợplý thì sự hài lòng của sinh viên sẽ càng cao.

2.1. Kết quả nghiên cứu Nhóm nghiên cứu đã gửi 386 phiếu khảo sát

cho sinh viên năm 2, năm 3, năm cuối và sinh viênđã tốt nghiệp một cách ngẫu nhiên. Đối với sinh

83!

Số 151/2021

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Bảng 1: Tổng quan các yếu tô anh hưởng chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự cam nhân của sinh viên

(Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu và tổng hợp)

Page 6: ruot so 151.qxp ruot so 72 xong

!

viên tốt nghiệp nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụngphiếu điện tử Google Drive do điều kiện tiếp cận.Nội dung phiếu khảo sát bao gồm 7 mục 41 câu hỏikhảo sát. Với kết quả thu về 352 phiếu trả lời (tỷ lệhồi đáp đạt 96,43%). Trong 352 phiếu trả lời thu vềcó 333 phiếu hợp lệ với các phần trả lời đầy đủchiếm tỷ lệ 86,26% và 53 phiếu không hợp lệchiếm 13,73%.

Các dữ liệu về thang đo đảm bảo tiêu chuẩn đượctiếp tục phân tích sử dụng phần mềm SmartPLS.Quá trình phân tích dữ liệu thực hiện theo các bướcphân tích mô hình phản ánh (Reflective model) theotrình tự được trình bày trong tài liệu của Hair &Cộng sự (2016). Các biến bị loại bỏ có hệ số “Outerloading” nhỏ hơn 0,4; các biến có hệ số tải lớn hơn0,4 và nhỏ hơn 0,7 và nếu xóa đi giúp cải thiện các

Số 151/202184

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Bảng 2: Tổng hợp các biến cấu trúc và thang đo

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu xử lý số liệu bằng Smart PLS)

Page 7: ruot so 151.qxp ruot so 72 xong

tiêu chí thống kê đạt mức yêu cầu [7]. Dữ liệu tạibảng 2 cho thấy tất cả các chỉ báo biến tương ứngvới các nhân tố đề đảm bảo hệ số tải. Các nhân tốvới các chỉ báo tương ứng được đưa vào phân tíchPLS - Sem sử dụng phầm mềm Smart PLS 3.3.2

Qua bảng 3 trình bày các thông số về độ tin cậycủa dữ liệu trong đó: Chỉ số Cronbach's Alpha là chỉsố đo độ tin cậy; chỉ số độ tin cậy tổng hợp(Composite Reliability); Phương sai trích (AverageVariance Extracted). Đây là những chỉ số quan trọngđể đánh giá độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu. Dữliệu nghiên cứu phải đảm bảo độ tin cậy khi các chỉsố Cronbach's Alpha và Composite Reliability phảilớn hơn 0.7 và chỉ số Average Variance Extracted(AVE) lớn hơn 0.5. Do vậy dữ liệu phân tích ở đâyđảm bảo độ tin cậy cần thiết

Chỉ số Variance Inflation Factor (VIF): Chỉ sốcho biết khả năng xảy ra trường hợp đa cộng tuyếntrong mô hình. Chỉ số VIF < 10 có thể chấp nhậnđược, tuy nhiên đểđảm bảo độ tin cậy chỉsố VIF không lớn hơn5 (Hair & Cộng sự(2016)) [7]. Qua bảngBảng 3 có thể nhậnthấy giá trị VIF của tấtcả các biến trong môhình đều nhỏ hơn 5.

Giá trị phân biệt(Discriminant validity)của mô hình được đảmbảo bằng chỉ số HTMTlà trung bình của tất cả

các mối tương quan của các biến quan sát của từngbiến nghiên cứu với biến nghiên cứu khác. Hệ sốHTMT lớn hơn 0,9 chứng tỏ hai biến nghiên cứuthiếu giá trị phân biệt, ngưỡng chấp nhận phải thấphơn 0,85 (Dẫn theo Nguyễn Quang Anh) [14]. Quabảng 4 có thể nhận thấy các chỉ số không có giá trịnào lớn hơn 0.9 đảm bảo điều kiện.

Chỉ số R2 Đo lường hệ số tổng thể xác định (R-square value), là một chỉ số để đo lường mức độ phùhợp với mô hình cùa dữ liệu (khả năng giải thích củamô hình). Theo Hair và cộng sự (2013) đê xuât giatri R-square ơ mưc 0,75, 0,50 hoặc 0,25 tương ưngvơi mưc đô mạnh, trung bình và yếu [8]. Như vậy ởmô hình này R2 = 0,590 là phù hợp trong trườnghợp nghiên cứu này.

Giá trị hàm f2 thể hiện mức độ ành hưởng củacấu trúc (nhân tố) khi loạibỏ khỏi mô hình. Các giátrị f2 ứng với 0.02, 0.15,và 0.35, tương ứng vớicác trị tác động nhỏ,trung bình và lớn (Cohen,1988) của biến ngoạisinh. Nếu effect size <0.02 thì xem như khôngcó tác động [3]. Trong môhình này ta thấy không cóliên kết nào có mức độảnh hưởng thấp đến sựhài lòng của sinh viên đốivới chất lượng đào tạo.

2.2. Phân tích sự tác động các nhân tố ảnh hưởngNhóm nghiên cứu tiển hành Bootrapping trên

Smart PLS - Sem ở mức 500. Qua bảng 1.5 quan sát

85!

Số 151/2021

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Bảng 3: Các hệ số xác định độ tin cậy của dữ liệu phân tích

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu chạy kết quả bằng Smart PLS)

Bảng 4: Giá trị phân biệt Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT)

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu xử lý số liệu quả bằng Smart PLS)

Page 8: ruot so 151.qxp ruot so 72 xong

!

các chỉ số Inner Model p-value (T-Value) và OuterModel p-value (T-Value): Giá trị p-value phải nhỏhơn 0.05, giá trị T-Value lớn hơn 1,96. Nhận thấycác chỉ số T-value và p-value hoàn toàn phù hợp vớimô hình nghiên cứu.

Chỉ số Standardized Root Mean SquareResidual (SRMR): Chỉ số này cho biết mức độphù hợp của mô hình nghiên cứu. Theo Hu &

Bentler (1998), thông thường một mô hình phùhợp sẽ có giá trị SRMR nhỏ hơn 0.08 [11]. Quakết quả nghiên cứu SRMR ở bảng 6 của mô hìnhnghiên cứu là 0,051 nhỏ hơn 0.08. Trường hợpmô hình nghiên cứu trên, điều kiện này được thỏamãn. Do vậy mô hình này phù hợp đề phân tíchdữ liệu.

Từ các kết quả kiểm định trên có thể kết luận vềviệc thừa nhận tất các giả thuyết đề xuất ở trên: H1;H2; H3; H4; H5; H6;

Mô hình tổng kết sau khi đã phân tích dữ liệubằng phần mềm Smart PLS:

Phương trình hồi quy chuẩn hóa của mô hìnhnghiên cứu được viết như sau:

Số 151/202186

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Bảng 5: Bảng tổng kết giá trị f2 & R2

R Square = 0.590; R Square Adjusted = 0.583(Nguồn: Nhóm nghiên cứu xử lý số liệu quả bằng Smart PLS)

Bảng 6: Các kết quả xác định mức độ ý nghĩa và tác động tổng hợp của các yếu tố

(sử dụng Bootrapping trên Smart PLS)(Nguồn: Nhóm nghiên cứu xử lý số liệu quả bằng Smart PLS)

Bảng 7: Chỉ số độ tin cậy Standardized Root MeanSquare Residual (SRMR)

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu xử lý số liệu quả bằngSmart PLS)

Page 9: ruot so 151.qxp ruot so 72 xong

YSự hài lòng của Sinh viên CLDVDT = 0,268*CLGV +0,268*STC + 0,235*CTDT + 0,204*CSVC +0,160*PDVDT + 0,135*MTGD

3. Kết luậnBài nghiên cứu của nhóm tác giả đã tập trung làm

rõ những vấn đề lý luận Dịch vụ đào tạo; Sự hài lòngvà mối quan hệ với chất lượng dịch vụ; Xây dựng giảthuyết và mô hình nghiên cứu của bài báo; Tiến hànhkhảo sát xử lý dự liệu. Kết quả nghiên cứu chỉ ranhững hàm ý nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã khẳng định sựảnh hưởng tích cực của 6 nhân tố tới sự hài lòng củasinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại TrườngĐại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa,sau khi xây dựng phương pháp nghiên cứu và sửdụng số liệu để kiểm định ý nghĩa thống kê. Nhóm6 nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng về chất lượngdịch vụ đào tạo tại trường Đại học Văn hóa, Thểthao và Du lịch Thanh Hóa bao gồm: 1) Cơ sở vậtchất và thiết bị; 2) Sự tin cậy vào nhà trường; 3)Chương trình đào tạo; 4) Chất lượng giảng viên; 5)Môi trường giáo duc; và 6) Sự phù hợp về phí dịchvụ đào tạo.

Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra trongnhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng về chấtlượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Văn hóa,Thể thao và Du lịch Thanh Hóa: nhân tố (4) Chấtlượng giảng viên và nhân tố (2) Sự tin cậy vào nhàtrường có tác động bằng nhau và mạnh nhất tới sự

hài lòng của sinh viên; tiếp sau đó mức độ ảnhhưởng lớn thứ ba thuộc về nhân tố (3) Chương trìnhđào tạo; mức độ tác động ở vị trí thứ tư là nhân tố(1) Cơ sở vật chất và thiết bị, Nhân tố (6) Sự phùhợp về phí dịch vụ đào tạo có mức tác động ở vị trítiếp theo. Cuối cùng là sự tác động của nhân tố (5)Môi trường giáo duc.

Về mặt phương pháp nghiên cứu, nghiên cứunày góp phần vào hệ thống thang đo chất lượngdịch vụ nói chung, chất lượng đào tạo nói riêng vàsự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịchvụ đào tạo. Bằng cách bổ sung một hệ thống thangđo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của sinh viênnhân tố về: “Sự phù hợp về phí dịch vụ đào tạo”.Các nhà nghiên cứu có thể xem là một mô hìnhtham khảo cho các nghiên cứu khác và tại các đơnvị khác.

Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hànhnghiên cứu trên diện rộng và bao trùm tất cả các đốitượng đang học tập trung tại trường nhằm cho ramột kết quả tổng quát hơn.!

Tài liệu tham khảo:

1. Barsky J., & Nash L. (2003), Customer satis-faction: Applying concepts to industry- wide meas-ures, The CornellHotel and RestaurantAdministration Quarterly, 44 173-183

87!

Số 151/2021

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học

Hình 1: Mô hình nghiên cứu và kết quả xử lý số liệu

Page 10: ruot so 151.qxp ruot so 72 xong

2. Blanchard, R. F. and Galloway, R. L. (1994),Quality in retail banking, International Journal ofService Industry Management, 5(4), pp. 5–2

3. Cohen, J. (1988), Statistical Power Analysisfor the Behavioural Sciences (2nd ed.), Hillsdale,New Jersey: Lawrence Erlbaum Associates.

4. Cronin J, Taylor A (1992), Measuring servicequality: A reexamination and extension, Journal ofmarketing, vol. 6, 55-68.

5. Fen, Y. S. & Meillian, K. (2005), Service qual-ity and customer satisfaction:Antecedents of cus-tomer’s re-patronage, Sunway AcademicJournal.Vol. 4,p.60-73.

6. Gronoos, C., A service quality model and itsmarketing implications, European Journal ofMarketing, 18 (4) (1984), 36-44.

7. Hair, J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C., &Sarstedt, M. (2016), A primer on partial leastsquares structural equation modeling (PLS-SEM),California: Sage Publications.

8. Hair, J. F., Hult, G., Tomas, M., Ringle, C. M.,& Sarstedt, M. (2013), A primer on partial leastsquares structural equation modeling (PLS-SEM),SAGE Publications, Incorporated.

9. Hart, C.W.L., Heskett, J.L. & Sasser, W.E.1990, The Profitable Art of Service Recovery,Harvard Business Review, vol. 68, no. 4, pp.148-156.

10. Hoàng Thị Phương Thảo và Hoàng Trong(2006), Giá trị dịch vụ và chất lượng dịch vụ tronggiáo dục Đại học nhìn từ góc độ sinh viên trườnghợp: Đại học kinh tế TP Hồ CHÍ MINH, Trường Đạihọc Kinh tế TP Hồ Chí Minh

11. Hu, L. and Bentler, P. (1998), Fit Indices inCovariance Structure modeling: Sensitivity tounderparameterized model misspecification,Psychological Methods, 3, 424-453.http://dx.doi.org/10.1037/1082-989X.3.4.424

12. Lee, H., Lee, Y. & Yoo, D. (2000), The deter-minants of perceived service quality and its relation-ship with satisfaction, Journal of Service Marketing,Vol. 14, Number 3, p.217-231.

13. Negi, R. (2009), Determining CustomerSatisfaction through Perceived Service Quality: AStudy of Ethiopian Mobile Users, InternationalJournal of Mobile Marketing, 4, 31.

14. Nguyễn Quang Anh biên dịch (2018), Nhữngvấn đề nâng cao trong mô hình phương trình cấu

trúc bình phương tối thiểu riêng phần, JosepheF.Hair, JR. Marko Sarstedt Christian M.Ringle,Siegfried P.Gudergan. NXB Tài chính

15. Oliver (1993), R, Cognitive, affective, andattribute bases of the satisfaction response, Journalof consumer research, , 20(3), 418-430.

16. Parasuraman, A., Zeithaml, V. and Berry, L.(1985), A conceptual model of service quality andits implications for future research, Journal ofMarketing, Vol. 49, Fall, trang 41-50.

17. Parasuraman, A., Zeithaml, V. and Berry, L.(1988), SERVQUAL: A multiple-item scale formeasuring consumer perceptions of service quality,Journal of Retailing, Vol. 64, Spring, trang 12-40.

18. Parasuraman, A., Zeithaml, V. and Berry, L.(1991), Refinement and Reassessment of theSERVQUAL Scale, Journal of Retailing, Vol. 67,trang 420-450.

19. Phạm Ngọc Duy (2018), Đừng nhầm lẫn“dịch vụ giáo dục” với “giáo dục là dịch vụ”, Hộinhà báo Việt Nam tạp chí điện tử.

Summary

The article investigates the factors affecting stu-dent’s satisfaction with the training quality. Theresearchers built a research model and researchhypotheses, then collected data and analyze the datausing statistic softwares like SPSS and Smart-PLSsem. They interviewed 333 sophomores, juniors,seniors, and graduates from 17 majors at Thanh HóaUniversity of Culture, Sports, and Tourism(TUCST). The analysis shows that there are 6 fac-tors affecting student satisfaction with the trainingquality at TUCST. They are ranked in the followingorder: The biggest factors are Lecturers and Trust inthe university, which are of equal effect; In the thirdposition is the Training program, then Facility andEquipment; Tuition and the EducationalEnvironment.

Số 151/202188

Ý K IẾN T R A O ĐỔ I

thương mạikhoa học