Top Banner
INDUSTRY AND TRADE MAGAZINE Số 6/2022 Các nền kinh tế lớn rủi ro suy thoái cao đối mặt
184

rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

May 10, 2023

Download

Documents

Khang Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

181

INDUSTRY AND TRADE MAGAZINE

Số 6/2022

Các nền kinh tế lớn

rủi ro suy thoái caođối mặt

Page 2: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

182

Page 3: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

1

Page 4: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

2

Page 5: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

3

Page 6: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

4

Page 7: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

5

Page 8: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬPGS.TS. Trần Thọ ĐạtGS.TS. Trần Văn ĐịchGS.TS. Nguyễn Bách KhoaGS.TSKH. Đỗ Ngọc KhuêGS.TSKH. Bành Tiến LongGS.TSKH. Nguyễn Xuân QuỳnhGS.TS. Đinh Văn SơnGS.TSKH. Trần Văn SungPGS.TS. Lê Văn TánGS.TS. Phạm Minh TuấnGS.TSKH. Đào Trí ÚcGS.TSKH. Đăng Ứng VậnGS.TS. Võ Khánh Vinh

TỔNG BIÊN TẬPNhà báo Đặng Thị Ngọc ThuĐT: 0968.939 668

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPNhà báo Ngô Thị Diệu ThúyĐT: 024.2221 8228 - 0903.223 096Nhà báo Phạm Thị Lệ NhungĐT: 0912.093 191

TÒA SOẠNTầng 8, số 655 Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Ban Trị sự - ĐT: 024.2221 8238

Fax: 024.2221 8237

Ban Thư ký - Xuất bản - ĐT: 024.6269 4445

Ban Truyền thông - ĐT: 024.2221 8239

Ban Chuyên đề - ĐT: 024.2221 8229

Ban Phóng viên - ĐT: 024.2221 8228

Trung tâm Thông tin Đa phương tiệnĐT: 024.2221 8236Email: [email protected]

Giấy phép hoạt động báo chí số: 60/GP-BTTTT Cấp ngày 5/3/2013 Trình bày: Tại tòa soạnIn tại Công ty CP Phát triển In Việt Nam

Chuyện chưa kểphía sau Phòng Truyền thống

Hành trình 365 ngày

Phòng Truyền thống ngành Công Thươngđịa chỉ văn hóa ý nghĩa

16

18

20

Website: www.tapchicongthuong.vn

Giá: 20.000đ

CONG THUONGINDUSTRY AND TRADE MAGAZINEPHÒNG TRUYỀN THỐNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG:

QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

NƠI HỘI TỤ

Page 9: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

MỤC LỤC

BÁO CHÍ “BÌNH THƯỜNG MỚI”:

CHẬM LẠI VÀ KỸ LƯỠNG HƠN

PHÒNG TRUYỀN THỐNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG:

QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

NƠI HỘI TỤ

Giữ vững an ninh năng lượng thông qua đảm bảo nguồn cung nguyên liệu chiến lược

EVN: Đổi mới sáng tạo công tác phát triển nguồn nhân lực

Thế giới đối mặt nguy cơ lặp lại khủng hoảng năng lượng thập niên 70

Ấn tượng “Nét đẹp người lao động Petrolimex Hà Nội”

Công suất khai thác dầu thô dự phòng toàn cầu giảm hơn 50%

Đắk Lắk - Đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo đà tăng trưởng kinh tế

22

76

26

60

31

101

Page 10: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

8

TIÊU ĐIỂM

BÁO CHÍ “BÌNH THƯỜNG MỚI”:

VÀ KỸ LƯỠNG HƠNChậm lại

l PHƯƠNG CHI

CÂU CHUYỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ GIỜ ĐÃ TRỞ NÊN TẤT YẾU ĐỐI VỚI BÁO CHÍ, VÀ TỐC ĐỘ LÀ MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ SỐNG CÒN TRONG QUÁ TRÌNH NÀY. TUY NHIÊN, Ở MỘT GÓC NHÌN KHÁC, LƯỢNG LỚN ĐỘC GIẢ LẠI ĐANG MONG TÌM THẤY XU HƯỚNG CHẬM LẠI, CHẤT LƯỢNG HƠN Ở CÁC KÊNH TIN TỨC.

Kéo người đọc quay lại với báo chí

Theo Báo cáo Xu hướng và Dự báo báo chí, truyền thông và công nghệ năm 2022 của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters, 2022 là năm củng cố lại lĩnh vực báo chí một cách cẩn thận sau khi chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng mang tên Covid-19. Cả người làm báo và độc giả đều đã “kiệt sức” bởi cường độ thông tin liên tục, cùng với sự tăng lên không ngừng của các cuộc tranh luận xung quanh đề tài chính trị, văn hóa, hay thậm chí cả về mức xác thực của thông tin.

Điều này dẫn đến việc một lượng độc giả nhất định đã không còn tìm đến báo chí để có được thông tin chính xác và tin cậy cần thiết.

Nghiên cứu của Decision Lab cho thấy, quý I/2022, Facebook là nền tảng hàng đầu mà người Việt tìm đến khi muốn đọc tin tức, chiếm tới 36% sau khi tăng 10% so với

quý IV/2021. Các nhà xuất bản địa phương, hay các tờ báo, đứng thứ hai với 25%, giảm 3% so với quý IV/2021. Đứng thứ ba là Google Search với 20%, sau mức giảm 8% so với quý IV/2021.

Nói đơn giản hơn, để đọc tin tức thì chúng ta mở Facebook thay vì mở trang báo nào đó.

Người đọc cũng tự “giải thoát” mình khỏi vòng xoáy thông tin bằng cách bỏ qua tìm hiểu các chi tiết cụ thể của sự việc mà chỉ đọc tiêu đề bài viết.

Do vậy, thách thức lớn nhất - cũng là mục tiêu hàng đầu - của các tờ báo lúc này là kéo người đọc trở lại và xây dựng mối gắn kết sâu sắc hơn.

Chậm lại và kỹ lưỡng hơnĐể giải quyết vấn đề này, phần

lớn các tờ báo cho biết sẽ tập trung vào duy trì, cải thiện, nâng cấp các sản phẩm sẵn có để đạt được hiệu quả cao hơn, nhanh hơn, thay vì

phát triển các sản phẩm mới. Việc xây dựng một hệ sinh thái tích hợp giữa báo chí và các nền tảng phi báo chí, đơn cử là mạng xã hội, cũng được tăng cường nhằm nâng cao độ nhận diện và lượng đọc.

Xu hướng chung của chuyển đổi số báo chí năm 2022 và ít nhất trong 2 năm tới là làm sâu sắc hơn độ tương tác với độc giả thông qua website, ứng dụng, bản tin và phát thanh số (podcast - các chương trình âm thanh trên nền tảng số). 80% các trang báo lớn đều cho biết sẽ tập trung vào phát triển podcast và các định dạng âm thanh kỹ thuật số, trong khi 70% sẽ tăng cường chăm sóc độc giả qua bản tin và 63% sẽ phát triển các loại hình video trực tuyến.

Mặt khác, xu hướng “báo chí chậm” (slow journalism) đang phát triển thời gian qua được dự báo sẽ lên ngôi và tạo nên thương hiệu đặc trưng riêng cho các đơn vị báo chí

Page 11: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

9

hoạt động chuyên biệt trong một lĩnh vực nhất định.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters năm 2021 chỉ ra, 74% số độc giả được khảo sát tại 46 quốc gia trải dài trên 6 châu lục cho biết họ vẫn ưa thích đọc các tin tức phản ánh đa dạng góc nhìn và cho họ những thông tin mà họ có thể “suy nghĩ”. Thậm chí, ngày càng nhiều độc giả nhắc tới việc mong muốn chấm dứt dòng chảy bất tận, dồn dập của các tin tức không có quá nhiều ý nghĩa.

Đặc biệt, điều này càng đúng hơn khi các câu chuyện, sự kiện xung quanh chúng ta ngày càng trở nên phức tạp, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với những sản phẩm báo chí (bài viết, video hay audio) đi vào giải thích, giàu thông tin chất lượng cao.

“Chậm lại” giúp các nhà báo kiểm tra tính chính xác của các thông tin và thu thập, xử lý kỹ lưỡng nội dung. Từ đó, hạn chế việc công chúng bị ảnh hưởng bởi các thông tin nhiễu, nội dung sai lệch

hoặc chưa khách quan trong các tác phẩm báo chí và các tòa soạn đạt được hiệu quả truyền thông bền vững. Các dữ liệu cho thấy “uy tín” sẽ giúp các đơn vị báo chí, truyền thông ngày càng củng cố lòng trung thành của độc giả.

“Chậm lại” cũng giúp các tòa soạn có thể thực sự sản xuất ra các nội dung có ý nghĩa, chiều sâu, đa tầng, đa góc nhìn và đa phương tiện chứ không phải tái sử dụng hoặc chỉ đơn thuần đưa thêm những nhận định “vô thưởng, vô phạt” dựa trên nền các sự kiện sẵn có. Từ đó, đưa hoạt động báo chí không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin đến độc giả mà là giúp họ thông hiểu các nội dung, hiểu được họ nên tư duy như thế nào về một vấn đề. Thực tế cũng chứng minh, sản xuất nội dung chất lượng cao để độc giả sẵn sàng chi tiền mới là mô hình phát triển bền vững của các tòa soạn.

Tất nhiên, để cân bằng lượng thông tin khá “nặng” này, phương thức truyền tải và hình thức thể hiện cần được đầu tư hơn. Độc giả, đặc

biệt các độc giả trẻ, cho biết báo chí đang trở nên khó hiểu và khó theo dõi hơn, chứng minh rằng việc đơn giản hóa ngôn ngữ và giải thích tốt các luồng thông tin phức tạp là cần thiết.

Ngoài ra, việc chia nhỏ thông tin thành nhiều sản phẩm và hình thức báo chí khác nhau cũng được khuyến khích không chỉ nhằm thu hút đối tượng độc giả đa dạng hơn, mà còn để giữ chân độc giả lâu hơn. Các chuyên đề này cung cấp thông tin theo nhiều tầng lớp và khía cạnh khác nhau, đi từ giải thích khái niệm cơ bản đến phân tích và lập luận sâu xa sẽ giúp làm nên lợi thế cạnh tranh cho cơ quan báo chí.

Người ta nhắc nhiều đến sự “bình thường mới” của kinh tế - xã hội sau nhiều bất ổn thời gian qua, báo chí không nằm ngoài bối cảnh này. Chậm lại hay nhanh hơn, chuyên sâu hay đa dạng hơn,… mỗi đơn vị báo chí và chính người làm báo sẽ cần tìm ra cho mình một lối đi riêng để không ngừng nâng cao chất lượng và thương hiệu đặc trưng của mình n

Page 12: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

10

TRUYỀN THỐNG CÔNG THƯƠNG

PHÒNG TRUYỀN THỐNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG:

QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

NƠI HỘI TỤ

CHIỀU NGÀY 17/6/2022 TẠI HỘI TRƯỜNG BỘ CÔNG THƯƠNG SỐ 21 NGÔ QUYỀN, QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÃ DIỄN RA LỄ KHÁNH THÀNH PHÒNG TRUYỀN THỐNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG. BỘ TRƯỞNG NGUYỄN HỒNG DIÊN, CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO, NGUYÊN LÃNH ĐẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ CÁC BỘ TIỀN NHIỆM, CÙNG ĐÔNG ĐẢO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH ĐÃ TỚI DỰ.

l NHÓM PHÓNG VIÊN

Sức sống mạnh mẽ từ mạch nguồn lịch sử Phát biểu tại Lễ khánh thành Phòng Truyền

thống, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định: “Ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, trải qua 2 cuộc kháng chiến cứu nước, giải phóng dân tộc và cùng với cả nước tiến hành công cuộc đổi mới, hơn 70 năm qua, ngành Công Thương đã không ngừng phát triển, lớn mạnh cùng đất nước, đóng góp quan trọng, tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để lại những dấu ấn thành tựu và giá trị truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Ngành đã dày công xây dựng, vun đắp và trao truyền qua nhiều thế hệ”.

Nhận thức tầm quan trọng và ý nghĩa sâu sắc của việc giữ gìn, phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành, ngày 22/6/2021, Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương đã ra Nghị quyết số 11-NQ/BCSĐ về việc xây dựng Phòng Truyền thống và Đề án nghiên cứu Lịch sử phát triển ngành Công Thương. Tạp chí Công Thương là đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ.

Sau gần 12 tháng thi công, sưu tập tư liệu, hiện vật, Phòng Truyền thống ngành Công Thương đã chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, Phòng Truyền thống ngành Công Thương kỹ thuật số tại website: Truyenthongcongthuong.vn và Cuốn sách song ngữ Việt - Anh giới thiệu về Phòng Truyền thống cũng ra mắt bạn đọc trong dịp này.

Phòng Truyền thống ngành Công Thương được thiết kế đa chức năng, vừa là Phòng Truyền thống vừa là phòng tổ chức sự kiện. Thông tin tại Phòng Truyền thống được chia làm 2 chủ đề. Chủ đề thứ nhất gồm các thông tin chung về Ngành. Chủ đề thứ hai gồm hình ảnh tư liệu, hiện vật của 5 thời kỳ lớn trong quá trình phát triển ngành Công Thương.

Phòng Truyền thống cũng được áp dụng nhiều công nghệ bảo tàng hiện đại, được thuyết minh tự động song ngữ Việt - Anh. Tại các điểm đều có mã QR để khách thăm quan có thể dùng điện thoại truy cập xem và nghe chi tiết về lịch sử từng giai đoạn, cũng như câu chuyện của từng tư liệu, hiện vật.

Page 13: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

11

Với hàng trăm tư liệu, hiện vật, Phòng Truyền thống ngành Công Thương đã kể lại câu chuyện về lịch sử phát triển của Ngành một cách sống động. Mỗi tư liệu, hiện vật đều mang trong mình một câu chuyện lịch sử, với nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.

Từ bản thảo viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những bức hình của Người với Ngành Công Thương, tới cuốn sổ ghi chép thu mua hàng hóa của Sở mậu dịch Nam Bộ thuộc Ủy ban Kháng chiến những năm 1952 - 1954, khi Cách mạng phải gom từng đồng bạc nhỏ để kháng chiến lâu dài.

Từ những câu chuyện của một thời bao cấp, tới những báo cáo từ tâm dịch của Tổ Công tác đặc biệt đã giúp lãnh đạo Bộ Công Thương đưa ra những quyết định chưa từng có trong tiền lệ nhằm ổn định sản xuất, kinh doanh, cung cầu hàng hóa trong một điều kiện vô cùng đặc biệt của năm 2021.

Hành trình kết nối Quá trình sưu tầm tư liệu hiện vật cho Phòng Truyền

thống, Tổ biên soạn đã lần theo từng trang lịch sử phát triển của Ngành, thậm chí có những tư liệu nằm trong bộ

sưu tập của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài như Thư viện Quốc gia Pháp, Đại học Cornell (Hoa Kỳ)… cũng được Tổ biên soạn tìm hiểu và sao chép.

Tổ biên soạn cũng đã tìm đến những “chứng nhân”, để được lắng nghe những câu chuyện về hành trình phát triển của Ngành. Nhiều lãnh đạo Ngành tuổi đã ngoài 90 vẫn dày công tự tay viết lại những hồi ức đã diễn ra cách đây 40 - 50 năm.

Có đồng chí nguyên Vụ trưởng dù lâm trọng bệnh, vẫn rất quan tâm đến Phòng Truyền thống và Bộ sách Lịch sử Công Thương Việt Nam, trong những ngày cuối đời vẫn cố gắng chia sẻ thêm những thông tin về một thời kỳ đổi mới nền ngoại thương đất nước.

Có cả những người con trong quá trình tìm lại tư liệu của cha đã xúc động nói “Ba tôi mất đã 22 năm mà lãnh đạo Bộ vẫn nhớ, các anh chị vẫn đi tìm thông tin của Cụ để đưa vào Phòng Truyền thống của Ngành. Cảm ơn lãnh đạo Bộ Công Thương đã không quên uống nước nhớ nguồn”.

Những tình cảm trân quý đó, đã hun đúc quyết tâm, trách nhiệm của Lãnh đạo Bộ Công Thương và

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại sự kiện

Page 14: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

12

những người xây dựng Phòng Truyền thống, làm sao để Phòng Truyền thống của Ngành trở thành điểm hội tụ quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, sau hơn 70 năm, nhiều tài liệu, hiện vật bị phân tán, thất lạc; Nhiều câu chuyện giá trị được lưu giữ trong ký ức của những chứng nhân lịch sử, đã mai một theo quy luật của thời gian.

Do hạn chế của không gian trưng bày và thời gian thực hiện, Bộ Công thương cho rằng đây chỉ là điểm khởi đầu. Phòng Truyền thống ngành Công Thương sẽ còn phải bổ sung, vun đắp để thực sự có một tầm vóc, quy mô tương xứng với đóng góp của Ngành trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cũng như mong muốn của những người con Ngành Công Thương.

Tự hào truyền thống - Vững bước tương lai Phát biểu tại Lễ khánh thành Phòng Truyền thống,

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các đơn vị triển khai xây dựng Phòng Truyền thống. Bộ trưởng cũng trân trọng cảm

ơn những tình cảm quý giá, nghĩa cử tốt đẹp mà các tập thể, cá nhân đã dành cho Ngành thông qua việc cung cấp thông tin, sưu tầm, hiến tặng những tư liệu, hiện vật quý, cũng như hỗ trợ về công sức và vật chất cần thiết để có được Phòng Truyền thống rất có ý nghĩa này.

Bộ trưởng đề nghị các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Ngành tiếp tục giúp đỡ Bộ Công Thương trong việc sưu tầm những tư liệu, hiện vật liên quan đến lịch sử hình thành, phát triển của Ngành, tạo điều kiện xây dựng Phòng Truyền thống ngành Công Thương ngày càng hoàn thiện, trở thành một địa chỉ tin cậy và có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống vẻ vang của Ngành, góp phần truyền cảm hứng, tiếp thêm động lực cho các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương hôm nay và mai sau nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng với niềm tin và sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và quản lý, khai thác có hiệu quả Phòng Truyền thống ngành Công

TRUYỀN THỐNG CÔNG THƯƠNG

Các đại biểu thực hiện nghi thức khánh thành Phòng Truyền thống ngành Công Thương

Page 15: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

13

Thương trong thời gian tới, Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống vẻ vang của ngành Công Thương Việt Nam, giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, nhất là thế hệ trẻ nắm chắc, hiểu rõ và trân quý các giá trị truyền thống, lịch sử của Ngành, từ đó tạo lập, nuôi dưỡng niềm tự hào, tình yêu Ngành, yêu nghề và hoài bão, khát vọng vươn lên, tạo động lực phấn đấu cùng toàn Ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

Hai là, Tạp chí Công Thương - đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục sưu tầm, bổ sung các tư liệu, hiện vật liên quan đến lịch sử hình thành, phát triển Ngành hiện còn bị phân tán, thất lạc; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa các nội dung Phòng Truyền thống để phát triển và lưu giữ bền lâu hệ thống dữ liệu về lịch sử, truyền thống của Ngành trên môi trường số, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về những dấu ấn lịch sử và giá

trị truyền thống tốt đẹp của Ngành đến với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.

Ba là, Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Tạp chí Công Thương thực hiện tốt công tác quản lý, bảo quản an toàn các các tư liệu, hiện vật trưng bày và khai thác có hiệu quả Phòng Truyền thống trong các hoạt động giới thiệu, quảng bá, giáo dục truyền thống, lịch sử của Ngành, cũng như các hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ban Cán sự đảng và Lãnh đạo Bộ.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã trao thư cảm ơn cho các tập thể có nhiều đóng góp trong việc xây dựng Phòng Truyền thống như: Tạp chí Công Thương, Văn phòng Bộ Công Thương, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Namn

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Thứ trưởng Trần Quốc Khánh trao thư cảm ơn cho các đại diện tập thể, cá nhân có đóng góp xây dựng Phòng Truyền thống ngành Công Thương

Page 16: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

14

Ông Trương Đình Tuyển Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại: Bộ Công Thương là một Bộ luôn có tinh thần đổi mới

Nói về truyền thống ngành Công Thương, tôi nghĩ có mấy điểm ưu nổi trội.

Thứ nhất, ngành Công Thương chúng ta ngay từ khi thành lập luôn luôn bám sát và theo kịp những mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn của đất nước và thậm chí có những lĩnh vực chúng ta còn chủ động đi trước, chẳng hạn như lĩnh vực hội nhập quốc tế.

Thứ hai, Bộ Công Thương là một Bộ luôn có tinh thần đổi mới.

Thứ ba, Bộ Công Thương, có thể trong thời điểm cụ thể ý kiến các đồng chí lãnh đạo có thể khác nhau, nhưng chưa bao giờ Bộ Công Thương mất đoàn kết, chưa có tình trạng mất đoàn kết, lộn xộn ở Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương vừa đoàn kết, đồng thời luôn luôn bắt nhịp với yêu cầu phát triển đất nước. Đấy là một truyền thống rất quý báu.

Tôi hy vọng rằng, Bộ ôn lại truyền thống không phải là “ăn mày dĩ vãng”, mà để biết được quá trình đóng góp của các thế hệ đi trước và các thế hệ sau này phải tiếp nối quá trình ấy, làm tốt quá trình ấy.

Dân gian ta có một câu rất hay: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Tôi tin rằng, Bộ Công Thương chúng ta luôn luôn có phúc, bởi vì các thế hệ sau sẽ phát triển tốt hơn, giỏi hơn những người đi trước.

Ông Lê Quốc Khánh Nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghiệp: Phòng Truyền thống nên là một không gian mở để cho mọi người có điều kiện tiếp cận, từ đó học tập phát huy các phẩm chất tốt đẹp

Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng và các đồng chí trong Ban Cán sự đảng Bộ, trong thời gian vừa qua, Bộ chúng ta đã làm được hai việc rất có ý nghĩa, đó là biên soạn Cuốn sách Lịch sử ngành Công Thương 1945 - 2010 và ra mắt Phòng Truyền thống ngành Công Thương ngày hôm nay.

Tôi đánh giá rất cao ý tưởng xây dựng Phòng Truyền thống. Với Phòng Truyền thống, các đồng chí đã ứng dụng kỹ thuật số, đã tiếp cận với công nghệ hiện đại là điều rất mừng.

Phòng Truyền thống này, ngoài việc quảng bá hình ảnh ngành Công Thương, truyền thống ngành Công Thương ra bên ngoài, thì còn có nhiệm vụ rèn luyện cho đội ngũ hiện tại, cũng như các thế hệ tiếp nối sau này của ngành Công Thương tiếp tục phát triển những truyền thống tốt đẹp .

Ví dụ, người vào ngành Công Thương công tác thì phải học, phải tìm hiểu về truyền thống ngành Công Thương, trên cơ sở đó rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất của một Người Công Thương. Hoặc những hình thức sinh hoạt như kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn có thể tổ chức ở phòng Truyền thống này, tức là làm sao để phòng Truyền thống là một không gian mở để cho mọi người có điều kiện tiếp cận, từ đó học tập phát huy các phẩm chất tốt đẹp.

TRUYỀN THỐNG CÔNG THƯƠNG

Page 17: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

15

Đồng chí Phạm Khắc Huy - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương: Thế hệ trẻ Công Thương nguyện đoàn kết, quyết tâm phát huy truyền thống của Ngành

Trong không khí trang trọng và đầy ý nghĩa tại buổi Lễ, tự hào về truyền thống và sự vững mạnh của ngành Công Thương, thế hệ trẻ chúng tôi nguyện mãi ghi nhớ công ơn của Đảng, của Bác Hồ kính yêu, công lao của các Bác, các Chú, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương qua các thời kỳ đã không ngừng cống hiến, hy sinh để ngành Công Thương lớn mạnh, đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước.

Sau buổi Lễ Khánh thành hôm nay, Phòng Truyền thống ngành Công Thương sẽ là địa chỉ tin yêu và vô cùng ý nghĩa đối với tuổi trẻ ngành Công Thương để có thể ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của ngành; qua đó biết trân trọng, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống mà các thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, vun đắp.

Ý thức được trách nhiệm của tuổi trẻ, nhận thức về thời cơ và thách thức, với niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng; tuổi trẻ ngành Công Thương xin hứa: Quyết tâm phát huy truyền thống của Ngành; nguyện đoàn kết, phát huy sức trẻ, không ngừng học tập, tu dưỡng rèn luyện, nỗ lực phấn đấu, thi đua lập thành tích, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao để tiếp tục tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của ngành Công Thương Việt Nam.

Page 18: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

16

TIÊU ĐIỂM

PHÍA SAUPHÒNG TRUYỀN THỐNGBỖNG MỘT NGÀY, CHÚNG TÔI KHÔNG CÒN “ÔM NHAU” THỨC ĐÊM LÀM PHÒNG TRUYỀN THỐNG...

Chuyện chưa kể

l THY THẢO

Page 19: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

17

Năm 2021, Tạp chí Công Thương nhận nhiệm vụ chủ trì thực hiện xây dựng Phòng Truyền thống ngành Công Thương từ lãnh đạo Bộ.

Khi ấy, tôi ngơ ngác hỏi Tổng Biên tập: “Thế là mình phải làm những gì ạ? Mình bắt đầu từ đâu”?

Với đứa phóng viên ít tuổi đời và tuổi nghề nhất Tạp chí như tôi, thật khó để hình dung hết lượng công việc: lên ý tưởng, thiết kế, xây dựng nội dung, thi công hiện trường, sưu tập hiện vật,... Tất cả hướng đến mục tiêu hoàn thành trong thời gian chưa tới 12 tháng.

Giờ ngồi tổng kết lại, nếu ai hỏi tôi đã làm gì trong danh sách dài ấy, tôi cũng không thể nhớ hết.

Tôi chỉ nhớ, Phòng Truyền thống với tôi, là những ngày ngồi lì hàng mấy tiếng đồng hồ ở phòng ảnh tư liệu bên Thông tấn xã Việt Nam, lật giở những quyển sách ảnh từ năm 1945 để lần theo sợi dây lịch sử Ngành. Từng trang giấy màu “xi măng” xưa đã nát, nhiều trang bị rách, ảnh đánh theo mã số và chú thích đều được viết tay. Để có được một bức ảnh đúng yêu cầu, chúng tôi có lúc phải tìm đọc từng dòng của hàng chục quyển sách ảnh khác nhau. Ấy là lúc tôi ý thức rõ rằng ngành Công Thương rộng đến thế nào, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, nhiều sự kiện thế nào, và đặc biệt là Ngành gắn bó mật thiết ra sao với những thăng trầm của đất nước.

Phòng Truyền thông với tôi, là những ngày “ôm nhau” ở cơ quan đến 11 - 12 giờ đêm để cùng xây dựng nội dung cho 5 giai đoạn của ngành. Chọn sự kiện nào cho tiêu biểu, ảnh nào cho đẹp và đầy đủ ý nghĩa, câu chữ ra sao cho chuẩn, thông tin nào phản ánh đúng từng giai đoạn… rồi lại chia nhau đi kiểm chứng lại hết tất cả. Việc đi làm thứ bảy, chủ nhật, hay cả ngày lễ, trở nên cực… bình thường. Việc “đập đi làm lại” cũng không còn lạ lẫm. Trong laptop tôi giờ vẫn lưu khoảng 20 phiên bản khác nhau của phóng sự giới thiệu về Phòng Truyền thống, và chắc phải hàng trăm phiên bản khác nhau của nội dung trưng bày trên các vách.

Phòng truyền thống với tôi, là những ngày thi công ròng rã với áp lực tiến độ. Các nội dung trưng bày cứ đính lên lại gỡ xuống, sửa đổi không dưới chục lần để có được bản cuối hoàn thiện nhất, mà quan trọng hơn cả là đúng nhất khi phản ánh lịch sử hàng mấy chục năm phát triển của Ngành. Sẵn sàng

xắn tay áo, ngồi nền đất bóc từng đoạn băng dính, dán từng chữ cái cùng đội thi công để kịp tiến độ hoàn thiện. Đóng gói, vận chuyển các hiện vật từ trụ sở Tạp chí ở Phạm Văn Đồng lên Ngô Quyền, rồi lại cẩn thận sắp từng hiện vật vào vị trí.

Ngày 17/6, Phòng Truyền thống chính thức được khánh thành. Nhìn lại, tôi đã nghĩ hành trình đến với cái kết này thật dài. Nhưng bỗng một ngày, chúng tôi không còn “ôm nhau” làm Phòng Truyền thống, hình như có hơi hụt hẫng, bởi bên cạnh công việc thường nhật, Phòng Truyền thống đã trở thành một phần quan trọng trong suốt gần một năm qua của chúng tôi. Và câu chuyện của tôi lại chỉ là một mảnh ghép nhỏ của những nỗ lực phía sau thành quả cuối cùng, còn nhiều nữa những câu chuyện rong ruổi khắp các chặng đường tìm kiếm hiện vật, liên hệ hàng tháng trời với các chứng nhân lịch sử để ghi lại dòng ký ức về Ngành năm xưa,…

Nếu hỏi là làm vậy có lúc nào nản không? Có chứ. Có những lúc mệt mỏi, lúc chán nản, lúc bất lực đến rụng rời. Cạn ý tưởng, cạn sức lực khi vì nhiều lý do mà tưởng như công việc đã kết thúc lại trở về điểm xuất phát. Đến cơ quan gặp nhau chỉ biết cười trừ, bảo dạo này chúng ta “ôm nhau” hình như còn nhiều hơn gia đình, ở “đồn mang cá” còn nhiều hơn ở nhà. Thế mà cùng nhau, chúng tôi đã vượt qua.

Song, hai chữ “chúng tôi” ấy, không chỉ là các thành viên Tạp chí Công Thương.

Phòng truyền thống hoàn thiện là kết quả được ấp ủ và góp sức thực hiện của biết bao con người, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương và các Bộ tiền nhiệm; những cán bộ, người lao động trong Ngành suốt chiều dài lịch sử hơn 70 năm và rất nhiều các đơn vị trong và ngoài ngành, các chuyên gia, bạn đồng nghiệp.

Những trang sử sẽ còn được viết tiếp, những chứng nhân sẽ còn được vinh danh, những hiện vật sẽ còn được đưa về quy tụ. Dòng chảy ngành Công Thương sẽ tiếp tục mạnh mẽ, trở thành động lực và cảm hứng cho thế hệ sau này. Và Phòng Truyền thống, đúng như mong muốn của đội ngũ thực hiện, sẽ là nơi những người con ngành Công Thương được tìm về, được sống lại trong dòng chảy lịch sử, và tự hào được thấy mình là một phần trong kho tàng đồ sộ ấy n

Page 20: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

18

HÀNH TRÌNH

365 NGÀY

TRUYỀN THỐNG CÔNG THƯƠNG

Page 21: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

19Công tác chuẩn bị cho Lễ khánh thành

Công trình thi công xây dựng trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp

Page 22: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

20

PHÒNG TRUYỀN THỐNG NGÀNH CÔNG THƯƠNGĐỊA CHỈ VĂN HÓA Ý NGHĨA

TRUYỀN THỐNG CÔNG THƯƠNG

Page 23: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

21

Page 24: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

22

SỰ KIỆN - VẤN ĐỀ

GIỮ VỮNG AN NINH NĂNG LƯỢNG THÔNG QUA ĐẢM BẢO NGUỒN CUNG

NGUYÊN LIỆU CHIẾN LƯỢC

l THẢO PHƯƠNG

TRONG BỐI CẢNH ĐỨT GÃY NGUỒN CUNG TOÀN CẦU VỀ CÁC MẶT HÀNG NGUYÊN LIỆU QUAN TRỌNG NHƯ XĂNG DẦU, THAN, KHÍ ĐỐT, VIỆT NAM ĐÃ ĐẢM BẢO ĐƯỢC CÁC CÂN ĐỐI LỚN CỦA NỀN KINH TẾ, TRONG ĐÓ CÓ CÂN ĐỐI VỀ ĐIỆN, NĂNG LƯỢNG, GÓP PHẦN GIỮ VỮNG AN NINH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA.

Báo cáo được chuẩn bị trước thềm cuộc họp của liên minh OPEC+ vào ngày 29 và 30/6 cho thấy tổ chức này ước tính dư cung dầu

thô trên thị trường sẽ chỉ ở mức 1 triệu thùng/ngày trong năm nay, giảm mạnh so với mức 1,4 triệu thùng/ngày được ước tính trước đó.

Việc liên minh OPEC+ hạ ước tính mức dư cung dầu thô diễn ra trong bối cảnh sản lượng khai thác dầu nhiều quốc gia thành viên tổ chức này vẫn đang ở dưới mức hạn ngạch được phân bổ.

Nhiều chuyên gia nhận định hiện lo ngại về căng thẳng nguồn cung đang lấn át lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Việt Nam cũng không đứng ngoài vòng xoáy này. Thậm chí, tại thị trường trong nước, nguồn cung các mặt hàng nguyên liệu xăng dầu, than, khí đốt càng là câu chuyện “nóng” bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh năng lượng quốc gia.

Để khủng hoảng thiếu năng lượng không diễn ra, nhiều biện pháp linh hoạt nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu chiến lược đã được triển khai toàn diện.

Linh hoạt nguồn cung xăng dầu 6 tháng đầu năm, do tình hình địa chính trị và

xung đột Nga - Ukraine, nguồn cung xăng dầu toàn cầu khan hiếm, nhập khẩu gặp khó khăn khi giá tăng, chi phí logistics tăng.

Ở trong nước, thị trường mặt hàng xăng dầu có nhiều biến động. Nguồn cung xăng dầu trong nước chịu ảnh hưởng từ việc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn - đơn vị chiếm 35% - 40% tổng cung - đã giảm mạnh công suất sản xuất và không cung ứng đủ sản lượng xăng dầu cho thị trường như đã cam kết và ký hợp đồng với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Trong khi đó, nguồn xăng dầu từ nhập khẩu cũng gặp khó.

Ngay tại thời điểm đó, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối chủ động nhập khẩu và có tính đến việc giảm công suất của Nghi Sơn. Trong Quý I, không xảy ra hiện tượng không đủ nguồn cung, đã đảm bảo xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Page 25: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

23

Đến Quý II/2022, sau khi làm việc với Nghi Sơn, xem xét quá trình sản xuất của nhà máy và việc chưa đảm bảo được cung ứng xăng dầu trong nước, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-BCT ngày 24/2/2022 về việc phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong Quý II cho 10 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để bổ sung nguồn thiếu hụt từ Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã đẩy mạnh việc nhập khẩu và nỗ lực cung ứng xăng dầu để duy trì nguồn cung cho thị trường. Chiều 18/4/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Quyết định 242.

Với những nỗ lực này, Việt Nam đã đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và nhu cầu của người dân trong 6 tháng đầu năm.

Theo Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, tổng nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước cả

năm 2022 là khoảng 20,6 triệu m3, dự kiến nhu cầu mỗi Quý khoảng 5,2 triệu m3.

Trong Quý II, dự kiến nguồn cung khoảng 7,2 triệu m3, gồm sản xuất trong nước là 3,2 triệu m3, nhập khẩu khoảng 2,5 triệu m3, tồn kho Quý trước chuyển sang là 1,5 triệu m3. Nguồn cung này sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của Quý II và tồn kho gối đầu sang Quý III khoảng 2 triệu m3.

Hiện Bộ Công Thương đang yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) làm việc với Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn để có cam kết rõ ràng về khả năng cung cấp xăng dầu cho thị trường trong nước trong Quý III và cả năm 2022 để có kịch bản điều hành và chỉ đạo nhập khẩu bổ sung thay thế nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

“Trên cơ sở cam kết của Nhà máy về việc cung ứng ở mức độ nào, Bộ Công Thương sẽ ưu tiên lượng cung ứng đó để tiêu thụ trong nước, còn lại nếu thiếu sẽ tiếp tục phân giao cho các đầu mối kinh doanh xăng dầu nhập khẩu thêm để bù đắp lượng thiếu hụt”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng địnhn

Page 26: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

24

Ngoài ra, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Kỳ họp thứ IX vừa qua và chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Bộ Công Thương đã xây dựng, trình Chính phủ đề án để nâng mức dự trữ quốc gia xăng dầu. Hiện Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của Bộ Tài chính cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo chi tiết hơn về việc nâng mức dự trữ này.

Kịp thời kiểm soát hoạt động cung ứng than

Không chỉ xăng dầu, diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, đặc biệt là thời kỳ hậu Covid-19, cũng gây khó khăn cho quá trình mua bán, thanh toán của hai nguồn nguyên liệu sơ cấp khác là than và khí.

Trước tình hình đó, Chính phủ và Bộ Công Thương đã chủ động, kịp thời, sát sao dự báo, đánh giá đúng tình hình và dựa trên tham mưu, đề xuất của các Tập đoàn, các cơ quan chức năng đã ban hành kế hoạch, kịch bản và có văn bản chỉ đạo rất thường xuyên về việc bảo đảm

nguồn cung năng lượng, nhất là bảo đảm nguồn cung than.

Bộ Công Thương, với vai trò quản lý Ngành, đã chỉ đạo sát sao việc cung cấp than cho sản xuất điện và thực hiện đầy đủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ngay từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022 Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch, Kịch bản vận hành hệ thống điện và cung cấp nhiên liệu sơ cấp cho sản xuất điện năm 2022, trong đó đã xác định cụ thể trách nhiệm của Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than, đơn vị cung cấp than. Đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị liên quan trong việc đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu sơ cấp cho sản xuất điện.

Chỉ tính riêng từ khoảng tháng 9/2021 đến nay, Bộ Công Thương đã ban hành trên 15 văn bản chỉ đạo về vấn đề này.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), do tình hình cung cấp than cho sản xuất điện của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tổ chức họp khẩn với 3 Tập đoàn lớn và các đơn vị thuộc Bộ về vấn đề bảo đảm nguồn cung ứng than cho điện

Page 27: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

25

TIÊU ĐIỂM

công ty Đông Bắc chưa đủ theo Hợp đồng mua bán than đã ký, nên dự báo có thể thiếu hụt khoảng 3.000 MW nhiệt điện than trong năm 2022.

Trước thực tế này, ngay sau khi kết thúc chuyến công tác tại Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp khẩn với EVN, PVN, TKV và các đơn vị chức năng thuộc Bộ để chỉ đạo thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2022 và cung ứng đủ than cho sản xuất điện.

Tại đây, Bộ trưởng yêu cầu các tập đoàn thực hiện ngay các giải pháp nhằm huy động bổ sung sản lượng phát điện từ các nguồn bổ sung. Trong đó, các đơn vị sản xuất than (TKV và Tổng công ty Đông Bắc), khí (PVN) nâng cao năng lực sản xuất nhiên liệu sơ cấp trong nước; tăng cường ký kết các hợp đồng mua bán than, khí với các đối tác truyền thống và các đối tác mới.

Đồng thời, các Tập đoàn cần nâng cao trách nhiệm trong việc hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để bảo đảm huy động tối đa các nguồn điện. Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia và các đơn vị truyền tải phải đặt vào trạng thái luôn sẵn sàng để thực hiện được các mục tiêu này.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng yêu cầu các bên giải quyết ngay những vướng mắc trong Hợp đồng mua bán nhiên liệu sơ cấp, mua bán điện.

Trong tháng 4/2022, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie về kế hoạch nhập khẩu than giúp Việt Nam giữ vững an ninh năng lượng. Bộ trưởng cũng có buổi làm việc trực tuyến với Hội đồng Khoáng sản Australia và các doanh nghiệp xuất khẩu than, khoáng sản hàng đầu của Australia để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu than từ Australia phục vụ nhu cầu trong nước.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng tại buổi làm việc với Đại sứ nước Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam Mpetjane Kgaogelo Lekgoro, Vụ Thị trường

châu Á - châu Phi đã phối hợp với Đại sứ quán Nam Phi tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, Phòng Thương mại và Công nghiệp Durban tổ chức Diễn đàn giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu than Việt Nam và Nam Phi.

Mới đây nhất, tại Quảng Ninh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và TKV đã họp trao đổi nội dung hợp tác và ký biên bản phối hợp đảm bảo cung ứng than cho sản xuất điện phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hai bên thống nhất, TKV sẽ nỗ lực phấn đấu cấp bù lượng than chưa giao trong quý I theo khối lượng hợp đồng, tương ứng khoảng 800.000 tấn trong các quý còn lại của năm 2022. Dự kiến, TKV cấp bù khoảng 300.000 tấn cho các nhà máy nhiệt điện của EVN trong quý II, tổng khối lượng than cấp trong quý II là 5,1 triệu tấn.

Đối với các tháng còn lại trong năm 2022, TKV cam kết sẽ cấp đủ sản lượng và EVN cam kết nhận đủ sản lượng được giao theo hợp đồng đã ký. Trong trường hợp có thay đổi về nhu cầu hoặc khả năng cung cấp, hai bên sẽ trao đổi và thống nhất.

Đến nay, tình hình cung ứng than cho sản xuất điện đã cơ bản ổn định. Tại cuộc họp về tình hình cung ứng điện, cấp than, khí cho sản xuất điện, bảo đảm cân đối lớn về năng lượng trong năm 2022 và các năm tiếp theo do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 3/4/2022, Thủ tướng ghi nhận, trong năm 2021 và quý I/2022, chúng ta đã bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cân đối về điện, năng lượng. Đây là cố gắng lớn của các chủ thể liên quan.

Bộ Công Thương cho biết đang tiếp tục các nỗ lực theo dõi sát hoạt động cung ứng các vật tư năng lượng chiến lược như xăng dầu, than, khí; tích cực điều hành linh hoạt giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia trong 6 tháng còn lại của năm 2022 và những năm tiếp theon

Page 28: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

26

SỰ KIỆN - VẤN ĐỀ

THẾ GIỚI ĐỐI MẶT NGUY CƠ

LẶP LẠI KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG THẬP NIÊN 70

NHIỀU NHÀ PHÂN TÍCH CẢNH BÁO THẾ GIỚI CÓ THỂ RƠI VÀO MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG MỚI CÓ QUY MÔ TƯƠNG ĐƯƠNG HOẶC THẬM CHÍ NGHIÊM TRỌNG HƠN CUỘC KHỦNG HOẢNG DẦU NHỮNG NĂM 1970. GIÁ NĂNG LƯỢNG TĂNG VỌT ĐANG KHIẾN ÁP LỰC LẠM PHÁT TẠI NHIỀU QUỐC GIA NGÀY CÀNG LỚN HƠN, TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN TOÀN BỘ NỀN KINH TẾ.

Thế giới trong vòng xoáy giá năng lượng tăng cao

Theo dữ liệu của chuyên trang tài chính tổng hợp Trading Economics (Hoa Kỳ), giá dầu thô Brent hiện tăng hơn 53%, giá khí tự nhiên tại Bắc Mỹ tăng 91% và giá than đá tại Australia cũng tăng 128% so với hồi đầu năm.

Giá hầu hết các loại năng lượng chủ chốt trên thế giới liên tục tăng lên kể từ giữa năm ngoái, chủ yếu do nhu cầu sử dụng tăng vọt khi hàng loạt nền kinh tế tái mở cửa và suy giảm nguồn cung dưới tác động của cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine.

Tình trạng này đang tạo ra một “vòng xoáy” nguy hiểm đối với toàn bộ nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, giá năng lượng tăng khiến chi phí sản xuất đắt đỏ hơn, nhiều cơ sở kinh doanh trên toàn cầu buộc phải giảm công suất

hoặc tạm ngưng hoạt động như các nhà máy phân bón, thép tại châu Âu và các trung tâm thương mại tại Pakistan. Điều này dẫn tới nguồn cung nhiều loại hàng hoá thiếu hụt, chuỗi cung ứng tiếp tục đứt gãy, khiến giá cả lại tiếp tục tăng lên, sức tiêu dùng suy yếu và làm trầm trọng thêm những bất ổn kinh tế - xã hội mà nền kinh tế toàn cầu vốn đang phải đương đầu trong suốt 2 năm đại dịch Covid-19 vừa qua.

Các nhà phân tích nhận định nền kinh tế toàn cầu đến thời điểm hiện tại vẫn chống chịu được với việc giá năng lượng tăng. Tuy nhiên, “cơn bão giá” năng lượng sẽ lớn hơn trong thời gian tới khi Liên minh châu Âu (EU) quyết liệt áp dụng các biện pháp cấm vận nhắm vào các mặt hàng năng lượng của Nga. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Nga hiện là quốc gia xuất khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ lớn nhất thế giới.

l QUANG ĐẶNG

Page 29: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

27

Theo tính toán của hãng nghiên cứu kinh tế Moody’s Analytics (Hoa Kỳ), giá dầu thô cứ tăng thêm 10 USD/thùng thì tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm 0,1% vào năm sau đó. Áp lực giá hàng hoá tăng mạnh dưới sự dẫn dắt của nhóm hàng năng lượng còn buộc các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phải đẩy nhanh hơn việc siết chặt chính sách tiền tệ, khiến rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng lớn hơn.

Giá năng lượng có thể lập đỉnh mới Báo cáo mới nhất của Cơ quan Quản lý Thông tin

Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho thấy, công suất khai thác dầu dự phòng tại các quốc gia không thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu thô (OPEC) trong tháng 5 đã giảm tới 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đối với các quốc gia thành viên khối OPEC là 45%. Công suất dự phòng là phần công suất khai thác có thể đưa vào sử dụng ngay trong vòng 30 ngày và duy trì trong ít nhất 90 ngày để đáp ứng các nhu cầu thị trường gia tăng đột biến.

Sự sụt giảm mạnh của công suất khai thác dầu thô dự phòng trên toàn cầu đồng nghĩa với việc sản lượng khai thác dầu thô khó có thể tăng mạnh trong thời gian tới và thị trường thiếu đi “bộ đệm” cần thiết để đối phó với bất kỳ cú sốc nhu cầu nào, khiến giá dầu thô dễ biến động mạnh.

Trên thực tế, sản lượng khai thác dầu thô của liên minh OPEC+ trong tháng 5 thấp hơn mục tiêu khai thác đến 2,7 triệu thùng/ngày khi nhiều quốc gia thành viên liên minh đã cạn kiệt công suất khai thác dự phòng. Liên minh OPEC+, bao gồm tổ chức OPEC và 10 quốc gia ngoài khối OPEC, hiện kiểm soát hơn 50% tổng nguồn cung dầu toàn cầu.

Đối với các sản phẩm lọc hoá dầu, dữ liệu của IEA cho thấy công suất lọc dầu trên toàn cầu trong năm 2021 đã lần đầu tiên giảm xuống sau 30 năm, giảm 730.000 thùng/ngày. Trong tháng 4 vừa qua, công suất lọc hoá dầu toàn cầu chỉ đạt 78 triệu thùng/ngày. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2021 và thấp hơn nhiều so với mức trung bình 82,1 triệu thùng/ngày trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Về phía nhu cầu, IEA cho biết mặc dù giá dầu thô tăng vọt và triển vọng kinh tế toàn cầu suy yếu nhưng nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu trong năm 2023 được

dự báo sẽ tăng 2% so với năm 2022, chạm mức cao kỷ lục 101,6 triệu thùng/ngày. Mức này cũng vượt ngưỡng nhu cầu sử dụng dầu của toàn cầu trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Trong khi đó, OPEC nhận định nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu sẽ vượt mức trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra ngay trong quý 3 năm nay với giả định Trung Quốc sẽ sớm dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đưa các hoạt động kinh tế trở về bình thường. Kết hợp các yếu tố cơ bản trên thị trường, một số chuyên gia nhận định giá dầu thô sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.

Ngày 10/6, Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) ông Suhail Al-Mazrouei cảnh báo “Với mức nhu cầu sử dụng dầu thô hiện giờ, chúng ta vẫn còn xa ngưỡng giá kỷ lục, bởi Trung Quốc thậm chí còn chưa tái mở cửa nền kinh tế”.

Đồng quan điểm trên, bà Amrita Sen, chuyên gia phân tích thị trường tại Hãng Tư vấn năng lượng Energy Aspects (Anh), nhận định “Giá dầu thô đang ở mức 120 USD/thùng khi không có Trung Quốc. Vì thế, nếu Trung Quốc quay trở lại thị trường thì giá dầu sẽ tăng cao hơn”.

Thậm chí, Ngân hàng Đầu tư Bank of America (BofA, Hoa Kỳ) đưa ra nhận định giá dầu thô Brent có thể vượt ngưỡng 150 USD/thùng trong ngắn hạn nếu như lượng dầu thô xuất khẩu của Nga suy giảm mạnh trong thời gian tới.

Đối với mặt hàng than đá, hãng tư vấn năng lượng hàng đầu thế giới Rystad Energy (Na Uy) vừa cảnh báo giá than đá trên thế giới có thể vượt ngưỡng 500 USD/tấn trong năm 2022 - mức cao nhất trong vòng 200 năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều nước châu Âu phải tăng cường huy động nguồn nhiệt điện than để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng từ Nga. Hồi giữa tháng vừa qua, một số lô hàng than nhiệt lượng cao (6.000 kcal) xuất từ Australia, đã đạt mức giá 400 USD/tấn (giá FOB).

Một số nhà phân tích kỳ vọng cuộc khủng hoảng năng lượng lần này có thể sẽ kết thúc khi cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine chấm dứt, giống như cách mà cuộc khủng hoảng giá dầu những năm 1970 kết thúc vào tháng 10/1974 khi Israel và liên minh các quốc gia Ả-rập đạt thoả thuận ngừng bắn. n

Giám đốc IEA Fatih Birol cho biết không như những cuộc khủng hoảng năng lượng trước đây vốn chỉ giới hạn ở một loại năng lượng, cuộc khủng hoảng lần này diễn ra khi thế giới thiếu hụt cùng lúc cả dầu, khí đốt và điện. Ông Fatih Birol cảnh báo cuộc khủng hoảng năng lượng lần này có thể nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng giá dầu những năm 1970 - nguyên nhân chính gây ra tình trạng đình lạm (lạm phát cao kết hợp với tăng trưởng chậm) đối với nền kinh tế toàn cầu trong suốt những năm 1970.

Page 30: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

28

SỰ KIỆN - VẤN ĐỀ

CÁC NỀN KINH TẾ LỚN

NGÀY CÀNG NHIỀU NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG BUỘC PHẢI SIẾT CHẶT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG BỐI CẢNH LẠM PHÁT TẠI NHIỀU NỀN KINH TẾ Ở MỨC CAO KỶ LỤC. QUYẾT TÂM CHỐNG LẠM PHÁT LÀ ĐÚNG ĐẮN, TUY NHIÊN, ĐIỀU NÀY ĐANG KHIẾN NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU ĐỐI MẶT VỚI RỦI RO SUY THOÁI HIỆN HỮU.

Cuộc đua nâng lãi suất kiềm chế lạm phát

Ngày 26/6, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã kêu gọi các ngân hàng trung ương nhanh chóng hành động và chấp nhận những chi phí trước mắt để giải quyết vấn đề lạm phát cao khi rủi ro nền kinh tế toàn cầu mắc kẹt trong tình trạng “đình lạm” (lạm

phát cao kết hợp với tăng trưởng chậm) ngày càng hiện hữu. BIS là tổ chức quốc tế của 63 ngân hàng trung ương, đại diện cho 95% tổng GDP toàn cầu.

Tuyên bố của BIS đã lần nữa khẳng định một quan điểm đang dần trở nên phổ biến ở nhiều ngân hàng trung ương lớn, đặc biệt là tại Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, đó

là cần ưu tiên các nguồn lực cho cuộc chiến chống lạm phát.

Trên thực tế, chống lạm phát đang trở thành ưu tiên số một ở rất nhiều ngân hàng trung ương lớn, nổi bật là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI). Làn sóng tăng lãi suất bắt nguồn từ các nền kinh tế lớn đang có tác động lan toả trên phạm vi toàn cầu.

Hãng tin Bloomberg cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, hơn 50 ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã tăng lãi suất ít nhất 0,5% nhằm kiềm chế lạm phát. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì mà các ngân hàng trung ương thể hiện trong nửa cuối năm ngoái khi cho rằng lạm phát tăng chỉ là hiện tượng nhất thời với lập luận tỷ lệ lạm phát trước dịch Covid-19 ở mức thấp dẫn đến hiệu ứng cơ số (base effect), giá năng lượng đột ngột tăng và các lĩnh vực của nền kinh tế mở cửa trở lại.

RỦI RO SUY THOÁI CAO

l DUY QUANG

ĐỐI MẶT

Page 31: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

29

FED dự kiến tăng lãi suất thêm 50 đến 75 điểm cơ bản trong các phiên họp chính sách định kỳ tới đây; dự kiến, lãi suất cơ bản của Hoa Kỳ trong năm 2022 và 2023 sẽ lần lượt ở mức 3,4% và 3,8%. FED đang có những động thái siết chặt tiền tệ mạnh tay nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.

BOE cũng được nhận định có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong những tháng tới nếu như lạm phát tại Anh không có dấu hiệu hạ nhiệt. Dự báo lãi suất của BOE có thể đạt đỉnh 3,5% vào tháng 8/2023 và sau đó giảm dần.

ECB cũng đã siết chặt chính sách tiền tệ và dự kiến sẽ tăng lãi suất lần đầu vào tháng 7. Đây sẽ là lần tăng lãi suất đầu tiên của ECB trong hơn 10 năm trở lại đây. ECB cũng nhấn mạnh mọi quyết định tăng lãi suất của ECB sẽ tuỳ thuộc vào diễn biến của lạm phát và lãi suất có thể tăng thêm một đợt nữa với mức tăng 0,25% hoặc cao hơn vào tháng 9 nếu như lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn tiếp diễn hoặc xấu đi.

Rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu hiện hữu

Hàng loạt tổ chức kinh tế lớn và nhiều nhà kinh tế học cảnh báo, quyết tâm chống lạm phát là đúng đắn nhưng sẽ rất khó để đưa nền kinh tế toàn cầu “hạ cánh mềm” hay giảm lạm phát mà không tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Hai nền kinh tế đầu tàu của thế giới là Hoa Kỳ và Eurozone đều được dự báo sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao suy thoái kinh tế trong thời gian tới khi các ngân hàng trung ương tại đây mạnh tay siết chặt chính sách tiền tệ.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa dự báo tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ trong năm nay sẽ chỉ đạt 2,9%, thấp hơn đáng kể so với mức dự báo tăng 3,7% được đưa ra hồi tháng 4. IMF cũng hạ mạnh triển vọng tăng trưởng của Hoa Kỳ trong năm 2023 và 2024. Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết: “Chúng tôi (IMF) nhận thấy khả năng để nền kinh tế Hoa Kỳ tránh khỏi suy thoái đang ngày càng giảm xuống.”

Theo Tập đoàn Tài chính Citigroup (Hoa Kỳ), xác suất nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái hiện đã lên đến 50%. Nhiều chuyên

gia phân tích và lãnh đạo các doanh nghiệp lớn cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023. Ngoài ra, một số ý kiến hiện cho rằng đợt suy thoái này sẽ ở mức nhẹ như hồi năm 2021 và kỳ vọng mức tiết kiệm cao hiện nay của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ

sẽ hỗ trợ nền kinh tế nhanh chóng phục hồi.

Kinh tế Eurozone cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi được dự báo có tới 33% nguy cơ rơi vào suy thoái trong vòng 12 tháng tới. Mức lạm phát của khu vực này hiện ở mức cao kỷ lục 8,1%

Page 32: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

30

và được dự báo có thể tăng lên mức 8,3% trong quý 3/2022 khiến ECB không có nhiều lựa chọn trong việc đánh đổi tăng trưởng kinh tế với việc kiềm chế lạm phát.

Tại châu Á, mặc dù nhiều quốc gia vẫn đang có mức lạm phát tương đối ổn định và thấp hơn đáng kể so với các nước phương Tây, tác động của cuộc đua nâng lãi suất cũng đang bắt đầu “phả nhiệt” vào một số nền kinh tế, như Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc). Bộ Tài chính Hàn Quốc đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 3,1% xuống 2,6% - mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và nâng dự báo lạm phát từ 2,2% lên 4,7% - mức cao nhất kể từ năm 2008. Nền kinh tế Hàn Quốc vốn phụ thuộc

mạnh vào xuất khẩu cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động thương mại quốc tế.

Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ chỉ đạt 2,9%, sụt tốc mạnh so với mức tăng 5,7% của năm 2021. Con số này cũng thấp hơn nhiều so với dự báo tăng 4,1% được WB đưa ra hồi tháng 1. WB cũng cảnh báo tăng trưởng toàn cầu sẽ duy trì quanh ngưỡng thấp này cho đến hết năm 2023 và 2024, trong khi đó, lạm phát sẽ ở mức cao hơn mục tiêu tại nhiều nền kinh tế. Điều này gợi nhớ đến tình trạng tăng trưởng

ì ạch và lạm phát cao như những năm 1970.

Đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, WB đưa ra mức dự báo tăng trưởng 3,4% trong năm nay, so với mức tăng 6,6% trong năm ngoái và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 4,8% trong thời kỳ 2011-2019.

Theo WB, tình trạng kinh tế thế giới hiện nay và hồi thập niên 1970 có những điểm tương đồng rõ rệt, bao gồm nguồn cung bị đảo lộn, triển vọng tăng trưởng xấu đi, và sự mong manh của những nền kinh tế mới nổi trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt.

Tuy nhiên, môi trường kinh tế toàn cầu hiện nay cũng có những điểm khác biệt so với trước kia, bao gồm đồng USD đang mạnh, giá dầu (nếu tính đến yếu tố lạm phát) thấp hơn, và bảng cân đối kế toán vững mạnh tại các định chế tài chính lớn. Tất cả những yếu tố này tạo ra dư địa tương đối rộng rãi để các nhà hoạch định chính sách hành động.

Hiện vẫn còn những khe hẹp để nền kinh tế toàn cầu có một cú “hạ cánh mềm”. Đó là lạm phát đã được kiểm soát và giảm xuống từ từ, chính sách tài khoá của các chính phủ và chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương tiếp tục hỗ trợ những công ty lành mạnh, một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột quân sự Nga - Ukriaine, và Trung Quốc sớm chấm dứt các biện pháp phong toả phòng chống dịch Covid-19, giúp đưa hoạt động kinh tế về bình thườngn

Theo một khảo sát vừa mới công bố của tạp chí Wall Street Journal (Hoa Kỳ) với một nhóm 53 nhà kinh tế thì kết quả cho thấy xác suất xảy ra suy thoái trong vòng 12 tháng lên đến 44%, trong khi con số này vào tháng 4 và tháng 1 năm nay lần lượt là 28% và 18%. Trước đây, vào tháng 12/2007 - khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu, thì xác suất xảy ra được dự đoán là 38%.

SỰ KIỆN - VẤN ĐỀ

Page 33: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

31

QUỐC TẾ

CÔNG SUẤT KHAI THÁC DẦU THÔ DỰ PHÒNG TOÀN CẦU

GIẢM HƠN 50%l TƯỜNG VY

CƠ QUAN QUẢN LÝ THÔNG TIN NĂNG LƯỢNG HOA KỲ (EIA) VỪA CHO BIẾT CÔNG SUẤT KHAI THÁC DẦU THÔ DỰ PHÒNG TRÊN TOÀN CẦU TRONG THÁNG 5 VỪA QUA ĐÃ GIẢM HƠN 50% SO VỚI MỨC TRUNG BÌNH CỦA NĂM 2021.

EIA ước tính công suất khai thác dầu dự phòng tại các quốc gia không thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu thô (OPEC) đã giảm tới

80%, từ mức 1,4 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2021 xuống còn 0,28 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2022. Nguyên nhân chủ yếu do các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga đã khiến hoạt động khai thác dầu thô của nước này gặp nhiều khó khăn. Trong tháng 5/2021, khoảng 60% tổng công suất khai thác dự phòng của các quốc gia ngoài khối OPEC là đến từ Nga.

Trong khi đó, công suất khai thác dầu dự phòng của khối OPEC đã giảm gần 45%, từ 5,4 triệu thùng/ngày vào tháng 5/2021 xuống còn 3 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2022. Công suất dự phòng là phần công suất khai thác có thể đưa vào sử dụng ngay trong vòng 30 ngày và duy trì trong ít nhất 90 ngày để đáp ứng các nhu cầu thị trường gia tăng đột biến.

Sự sụt giảm mạnh của công suất khai thác dầu thô dự phòng trên toàn cầu đồng nghĩa với việc sản lượng khai thác dầu thô khó có thể tăng mạnh trong thời gian tới và thị trường thiếu đi “bộ đệm” cần thiết để đối phó với bất kỳ cú sốc nhu cầu nào, khiến giá dầu thô dễ biến động mạnh.

Dữ liệu cho thấy sản lượng khai thác dầu thô thực tế của liên minh OPEC+ trong tháng 5 thấp hơn mục tiêu khai thác đến 2,695 triệu thùng dầu/ngày. Liên minh OPEC+, bao gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) do Saudi Arabia lãnh đạo và các quốc gia khai thác dầu thô đồng minh do Nga đứng đầu, hiện kiểm soát hơn 50% tổng nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Nhiều nhà phân tích đã ngay lập tức cảnh báo liên minh OPEC+ sẽ khó đạt được mục tiêu nâng thêm sản lượng khai thác trong tháng 7 và tháng 8 tới

đây khi phần công suất khai thác dự phòng của các quốc gia thành viên ngày càng cạn kiệt và hiệu quả khai thác suy giảm.

Trong ngày 10/6, Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) ông Suhail Al-Mazrouei cho biết Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang gặp khó khăn trong việc nâng sản lượng khai thác theo đúng kế hoạch đề ra, kết hợp với sự phục hồi nhu cầu sử dụng dầu thô của Trung Quốc trong thời gian tới có thể khiến giá dầu thô xác lập đỉnh giá mới. UAE là một trong những quốc gia khai thác dầu thô chủ chốt của khối OPEC.

“Với mức nhu cầu sử dụng dầu thô hiện giờ, chúng ta vẫn còn xa ngưỡng giá kỷ lục, bởi Trung Quốc thậm chí còn chưa tái mở cửa nền kinh tế”, ông Suhail Al-Mazrouei cảnh báo.

Trong liên minh OPEC+, hiện chỉ có Saudi Arabia và UAE còn phần công suất dự phòng đủ lớn để nâng sản lượng thêm. Nhiều quốc gia trong khối này đã chạm đến giới hạn năng lực khai thác trong ngắn hạnn

Dữ liệu cho thấy công suất khai thác dầu thô dự phòng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu thô (OPEC) trong tháng 5 đã giảm gần 45% so với cùng kỳ năm ngoái và nhiều quốc gia thành viên tổ chức này đã cạn kiệt công suất khai thác dự phòng

Page 34: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

32

Page 35: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

33

Page 36: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

34

Page 37: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

35

Page 38: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

36

Page 39: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

37

Page 40: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

38

Page 41: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

39

Website: tapchicongthuong.vn

VIỆT NAM SUPPORTS VIỆT NAM SUPPORTS MULTILATERAL TRADE, READY TO MULTILATERAL TRADE, READY TO

COOPERATE WITH WTO IN SOLVING COOPERATE WITH WTO IN SOLVING GLOBAL ECONOMIC CHALLENGES GLOBAL ECONOMIC CHALLENGES

VIỆT NAM SUPPORTS MULTILATERAL TRADE, READY TO

COOPERATE WITH WTO IN SOLVING GLOBAL ECONOMIC CHALLENGES

Page 42: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

40

INTERNATIONAL AND INTEGRATION

VIỆT NAM SUPPORTS MULTILATERAL TRADE,

ready to cooperate with WTO in solving global economic

challengesMINISTER OF INDUSTRY AND TRADE NGUYỄN HỒNG DIÊN JOINED TRADE MINISTERS AND

SENIOR OFFICIALS FROM 164 MEMBER COUNTRIES OF THE WORLD TRADE ORGANIZATION

(WTO) AT THE 12TH WTO MINISTERIAL CONFERENCE (MC12) THAT TOOK PLACE IN GENEVA,

SWITZERLAND, FROM JUNE 12-15.

The Vietnamese delegation also included Ambassador Lê Thị Tuyết Mai, Permanent Representative of Việt Nam to the United

Nations, the World Trade Organization and other international organisations in Geneva, and representatives from the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Foreign Affairs, and Ministry of Agriculture and Rural Development.

Addressing the event, Minister of Industry and Trade Nguyễn Hồng Diên affirmed support for the multilateral trade system and Việt Nam’s efforts to join with other WTO members to deal with global economic challenges.

However, the minister pointed out several shortcomings of the organisation, including internal ones identified during MC11 that had hardly been resolved.

“We should also be aware that it is now time for the WTO to undertake fundamental reforms to maintain and strengthen its three core pillars whilst adapting promptly to the profound changes and new requirements of the era. Never have we observed the issues on healthcare, environment, food security, and supply-chain disruption become more pressing and urgent than today,” he said.

“It is therefore imperative that the WTO members confront the root causes of these challenges and explore appropriate solutions so that the WTO can overcome them and continuously improve its operational efficiency.”

Minister of Industry and Trade said that the WTO should not be limited to providing an effective negotiating platform, but also a contributor to solving global crises, whilst maintaining and ensuring a level-playing field in world trade.

He highlighted that since joining the WTO, Việt Nam had been and would continue to be wholeheartedly committed to the multilateral trading system.

“We are ready to cooperate with WTO members in maintaining and strengthening the multilateral system with WTO at its core, in promoting and facilitating trade and investment, as well as in ensuring the vital supplies of goods and materials in the region and across the world. At the same time, Việt Nam is willing to stand with other members in ensuring sustainable development for the world economy, bringing inclusive benefits while striving to provide pragmatic support to the developing and least developed members,” he said.

Việt Nam attaches great importance to key WTO negotiations such as fisheries and agricultural

Page 43: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

41

Minister of Industry and Trade Nguyễn Hồng Diên affirmed support for the multilateral trade system and Việt Nam’s efforts to join with other WTO members to deal with global economic challenges

subsidies, he said, expressing hope that the members would focus on topics of urgency and interest such as securing the supply of food and essential goods for the people.

At a discussion on trade and climate change on the sidelines of MC12, the minister underlined that climate change mitigation was an important factor in achieving equality in the world and held that the key issue is to achieve carbon neutrality while maintaining economic growth and improving living conditions for all, especially vulnerable groups.

He gave several proposals to speed up actions against climate change during trade activities. He underscored the need to consider specific conditions of each country to avoid the mechanical application of environmental standards in developed countries to developing countries, either directly or indirectly.

According to the minister, allying trade ministers on climate change can be a way to realise these goals, along with enhancing cooperation and discussion not only within the WTO but also in regional and bilateral collaboration frameworks.

At a meeting of Cairns Group, a coalition of 19 agricultural product exporting countries, Minister Nguyễn Hồng Diên highlighted three issues that need to be prioritised - the application of trade-distorting

subsidies or domestic support measures, affecting many important commodities such as sugar and other essential agricultural products; the application of special safeguards in agriculture that leads to unequal farm produce trade; and measures recently adopted by some countries following geopolitical and supply chain tensions, which directly threaten global food security.

On the sidelines of MC12, Minister Nguyễn Hồng Diên also had a bilateral meeting with the delegation of the International Trade Committee of the European Parliament led by MP Geert Bourgeois (Rapporteur on trade relations with Việt Nam) and Ms. Margarida Marques (Vice-President of the European Parliament’s Budget Committee). The two sides discussed the implementation of the Việt Nam- European Union Free Trade Agreement (EVFTA) as well as the outcomes of the visit to the EU by the Vietnamese National Assembly President.

The WTO Ministerial Conference is the organisation’s highest decision-making body, which takes place every two years. However, due to the impact of the pandemic, MC12 was postponed twice. This was a good chance for the WTO to prove that trade is part of the solutions to many great challenges in the current era, whether public health or the environmentn

Page 44: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

42

Việt Nam’s GDP hits 10-year high of 7.72

per cent in Q2ACCORDING TO THE LATEST STATISTICS FROM THE GENERAL STATISTICS OFFICE (GSO), THE

VIETNAMESE ECONOMY EXPANDED AT 7.72 PER CENT IN THE SECOND QUARTER OF THIS YEAR,

HIGHER THAN THE GROWTH RATES IN THE SAME QUARTERS DURING THE 2011-2021 PERIOD.

In Q2 this year, the industry and construction sector was up 8.87 per cent, making up 46.85 per cent of the overall growth of the economy.

Page 45: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

43

FEATURE

For the first half of 2022, GDP grew 6.42 per cent from a year earlier, faster than 2.04 per cent and 5.74 per cent growth rates of the same

periods in 2020 and 2021, respectively. “This is a fairly high growth compared with other countries in the region and in the world, while macroeconomic stability has been maintained,” the GSO said in its latest report.

Việt Nam started lifting its coronavirus restrictions late last year, allowing factories to resume full operations. Exports in the January-June period rose 17.3 per cent from a year earlier to US$185.94 billion, while industrial production increased 8.7 per cent, the GSO said.

According to GSO General Director Nguyễn Thị Hương, the country’s socio-economic development in the first six months of 2022 has prospered in most industries and fields, especially processing and manufacturing industry; retail sales of consumer goods and services; and exports.

In Q2 this year, the agriculture-forestry-fishery sector increased 3.02 per cent, contributing 4.56 per cent to the overall growth of the economy. The industry and construction sector was up 8.87 per cent, making up 46.85 per cent, while the service sector rose by 8.56 per cent, contributing 48.59 per cent to the general GDP growth, GSO General Director Nguyễn Thị Hương said.

In terms of economic structure in the first two quarters, the agriculture-forestry-fishery sector accounted for 11.05 per cent of the country’s economy; the industry-construction and service sectors made up 39.3 per cent and 40.63 per cent, respectively, the GSO said.

The Consumer Price Index (CPI) in the second quarter of 2022 posted a year-on-year rise of 2.96 per cent. The office said CPI in June increased by 0.69 per cent month-on-month, up 3.18 per cent against December 2021 and up 3.37 per cent compared to the same period last year.

GSO General Director Nguyễn Thị Hương attributed the increase in CPI in Q2 to the continuous hikes in domestic petrol prices in tandem with world

fuel prices, as well as the increase in the price of essential consumer goods and services in line with the price of input materials and transportation costs.

On average, in the first six months, CPI increased by 2.44 per cent over the same period last year; core inflation rose by 1.25 per cent. The global commodity market continued to face fluctuations in the first half of 2022 and was influenced by economic and political factors, Hương said.

“The world economy recovered, the demand for raw materials for production increased while the supply was interrupted, causing commodity prices on the international market to soar. The tensions between Russia and Ukraine have pushed up the prices of raw materials and fuel and the world is at risk of a global food crisis,” she said.

In the second quarter of 2022, domestic petrol prices increased by 54.92 per cent over the same period last year, causing the overall CPI to increase by 1.98 percentage points. Domestic gas prices increased by 30.99 per cent over the same period last year, causing CPI to increase 0.45 percentage points.

The domestic price of rice also gained in line with the export prices of rice. In the second quarter, it increased by 1.07 per cent over the same period last year, causing the overall CPI to increase by 0.03 percentage points.

Besides the reasons for the increase in CPI, there are some reasons for the decrease in CPI in the second quarter of 2022, including the average pork prices down 18.6 per cent compared to last year due to the control of African swine fever and the guaranteed supply of pork, reducing CPI by 0.63 percentage points.

The GSO also warned Việt Nam’s economy will face challenges in the second half, including inflationary pressure, global political uncertainty and the lingering impacts of the pandemic.

“The COVID-19 pandemic has been contained in Việt Nam, but its evolvement in the world remains complicated with the possible emergence of new virus variants,” GSO General Director Nguyễn Thị Hương saidn

Page 46: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

44

NEWS

In the first five months of the year, Việt Nam’s textile and garment export value reached US$18.7 billion,

up 23.5 per cent as businesses strived to promote investment in production and exports.

According to Nam Định Textile and Garment Corporation (Natexco), its revenue was more than VNĐ1 trillion in the first five months, 23 per cent higher than the same period last year. At present, the corporation has orders to produce until the end of September. It is also continuing to negotiate with partners about year-end orders.

Deputy General Director of Việt Thắng Corporation Đậu Phi Quyết said that in the first quarter of 2022, despite many difficulties and challenges, the corporation brought in 25 per cent of the revenue plan and 35 per cent of the profit plan.

Meanwhile, the chairman of Vietnam National Textile and Garment Group (Vinatex) Lê Tiến Trường, said that Vinatex gained a growth of 50 per cent in revenue during the first quarter of 2022. Vinatex general director Cao Hữu Hiếu said that it

gained the results due to previous investment in preparing raw materials. In 2015-2020, Vinatex invested in a number of yarn production projects with modern technology to produce common high quality products.

For the garment industry, after the pandemic was under control, member companies quickly stabilised labour and recovered effective production. The garment companies have enough orders to produce in the second quarter, and many have signed contracts to produce until the end of the third quarter or even the end of this year.

To promote the export of textile and garment products, enterprises must continue investment in expanding production facilities and proactively supply materials and auxiliary materials to meet rules of origin and take export opportunities from new-generation free trade agreements, experts say. In addition, market research should be promoted to develop short- and long-term strategies and goals. Risk management is also a top priorityn

Việt Nam experiences growth in garment exports in first five months

Việt Nam is predicted with a high growth prospect in the region, at more than 6.5 per cent in 2022,

0.7 per cent higher than the average growth of 5.8 per cent for the whole region.

This was a key finding from the Economic Forecast presented by the experts at the Institute of Chartered Accountants in England and Wales (ICAEW) Economic Insight Forum Q2. Việt Nam was able to bounce back relatively quickly in 2021 compared to the rest of the region. With the easing of restrictions from last year’s Q4 that carried over to this year’s Q1, there has been a significant recovery in its services sector driven by domestic tourism.

With the current endemic phase, there should be a boost on the international tourism front as travellers return to Việt Nam. Realised foreign direct investments inflow this year should also support construction performance and labour and achieve export capacity, which remains healthy.

The ICAEW report said that the economic recovery across the South-East Asian region had been uneven with the Delta COVID variant, GDP for Singapore, Indonesia, Malaysia, the Philippines, and Việt Nam has risen back to pre-pandemic levels - except for Thailand, which is still at 2 per cent below pre-pandemic levels as its tourism industry struggled with travel and mobility restrictions.

It was noted that Việt Nam was not particularly affected by the Delta variant wave and hence did not experience large lockdowns that impacted its economy as much as Malaysia and the Philippines did. On the other hand, Singapore was able to take advantage of the increase in demand for consumer electronics globally to increase its GDP growth by 7.6 per cent last year.

ICAEW also said that the South-East Asian region’s economic recovery must now contend with rising external headwinds from outside the regionn

ICAEW: Việt Nam’s growth to rise by 6.5 per cent in 2022

Page 47: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

45

A conference was co-held on June 23 by the Ministry of Industry and Trade (MoIT), the

British Embassy in Việt Nam and the British Chamber of Commerce Việt Nam (BritCham) to support Vietnamese enterprises to join the supply chain of British enterprises.

The conference “UK Market: Unlocking great potential by leveraging advantages of the UKVFTA” aimed to further promote trade relationships between the two countries, and support Vietnamese enterprises to join the supply chain of British enterprises, taking advantage of the opportunities brought by the UK-Việt Nam Free Trade Agreement (UKVFTA).

It provided an opportunity for managers, experts and enterprises from both sides to discuss the benefits brought by the UKVFTA and share experience in how to capitalise on those benefits and boost bilateral trade and investment cooperation, according to the MoIT

Speakers from the MoIT, the British Embassy and BritCham gave attendees an overview of the UK market and potential for cooperation between Việt Nam and British enterprises. They later talked about instructions and qualifications for exporting Việt Nam’s agricultural products to the UK, potential for British enterprises to invest in Việt Nam’s industry and how Việt Nam can be supported to develop basic and supporting industries.

There were two sessions of discussion, one of which provided insights into opportunities for British enterprises to invest in Việt Nam and those of Vietnamese firms to join the UK’s industrial supply chain. The other discussed experience in taking advantage of the UKVFTA to export Vietnamese agricultural products to the UK as well as required qualifications and procedures to do thatn

UK supports Việt Nam to develop supporting industries

Electronics manufacturer gets licence in Đà Nẵng city

An investment licence has been granted to the US company Vector Fabrication Inc. for a Micro-

Electro-Mechanical Systems (MEMS) and printed circuit board (PCB) factory with an investment of US$60 million in the central city’s high-tech park after a one-year survey of locations in central Việt Nam.

Head of the Đà Nẵng Hi-tech Park and Industrial Zones Authority (Đà Nẵng HPIZA), Phạm Trường Sơn, said the factory, which will be built on 40,000 sq.m, would begin the first phase in the first quarter of 2025.

He said Vector Fabrication Inc.’s project was one of a series of investments starting with surveys at the central city’s industrial zones and high-tech parks during the outbreak of COVID-19 in the city in 2021

Last year, Đà Nẵng HPIZA also agreed to an investment proposal from Intex Development Company, a member of Intex Group from the US, for the development of a US$12-million factory at Hòa Khánh Industrial Zone to produce 1.9 million water filter boxes for above ground pools and 2.4 million water and air pumps per year.

The park authority also received an investment proposal by Arevo Inc from the US for a 3D printer manufacture project at Đà Nẵng Hi-Tech Park with

a total investment of US$135 million. Arevo, based in Silicon Valley, is pioneering composite production through digitalisation and automation and the world’s first high-speed additive manufacturing system capable of creating sizable, continuous carbon fibre composite structures on demand.

The city has called for more investment from Silicon Valley and the US in healthcare, high-tech industries, artificial intelligence, education, real estate and automationn

Page 48: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

46

Việt Nam-Australia

EXPECT BRIGHTER FUTURE FOR IMPORT-EXPORT SECTORAS BOTH AUSTRALIA AND VIỆT NAM CONTINUE TO TAKE SOLID ACTION TO MAKE THEIR TRADE

PARTNERSHIPS EXPAND YEAR AFTER YEAR, A BRIGHTER FUTURE AWAITS THE IMPORT AND

EXPORT SECTOR, ACCORDING TO THE AUSTRALIAN TRADE AND INVESTMENT COMMISSION

(AUSTRADE).

Under the direction of the Ministry of Industry and Trade, the Vietnam Trade Office in Australia has intensified its activities to promote Vietnamese fruits.

Page 49: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

47

INVESTMENT & FINANCE

Austrade said Việt Nam’s upbeat growth projections have made it an attractive import-export destination. Thanks to

several free trade agreements, it has sealed in recent years, Việt Nam’s trade partnerships have grown from strength to strength.

It added that having one of the region’s fastest-growing middle classes and a young population that’s willing to spend, Việt Nam represents an important market for foreign goods. As one of Việt Nam’s main trading partners, Australia supplies the Southeast Asian country with an expansive range of premium products, including meat, seafood, dairy products, wine and fresh produce. Over the years, Australian products have seen an increasing demand among Vietnamese consumers.

In 2021, the total trade between Australia and Việt Nam in the agriculture, fisheries and forestry sectors surged by 64 per cent to AUD4.4 billion, according to Australian government data.

To help Australian producers take advantage of this growing interest for ‘Made in Australia’ goods, Austrade utilises its knowledge of the local market and strong tie-ins to find the right market for Australian exporters

Austrade generates market information and insights, promotes Australian capability, and facilitates connections through its extensive global network for import and investment support

Rebecca Ball, a Senior Trade Commissioner at Austrade Vietnam, pointed out that proximity, with Việt Nam only 4,000 miles nearly south side to Australia, is a big factor in why the trading partnership between these two countries works seamlessly

Separated by seas and the Pacific Ocean, these two nations enjoy a consistent trade flow by water and air. This geographical proximity means goods are delivered swiftly, maintaining the freshness of raw products and the quality of preserved goods.

Ball and Tony Harman, Agricultural

Counselors for the Embassy of Australia in Việt Nam, highlighted the FTAs entered by Australia and Việt Nam as a major trade enabler

The two countries signed trade liberalisation pacts, including ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Area, the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership and Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement. These agreements have significantly reduced or eliminated barriers to trade in goods and investment and enhanced wealth prosperity in Australian and Vietnamese businesses.

Ball said there were challenges and issues that need to be monitored and supported to help exporters and importers navigate one another’s systems

“There are complexities on both sides, and much interpretation is required. But with the countries adhering to the same quality standard, there’s trust and confidence for Australian producers and suppliers to gain more access to a market with significant potential,” she added.

Information and technology transfer will also be crucial in elevating the partnership. Australia, considered one of the world’s most advanced and modern countries, has the technical knowledge, data, inventions and materials that could help Việt Nam upgrade its own supply chain.

Harman said this technology transfer in trade highlighted the importance of implementing relevant safeguards for exported and imported products and facilitating the “pathway to the markets”.

“We see positive communication between exporters and importers and growing levels of trust and understanding of what the market needs to continue the supply of Australian food and beverage products. We are confident these strong trade partnerships will continue to grow, and we look forward to bringing more quality Australian products to household tables here in Việt Nam,” Ball saidn

Page 50: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

48

MOIT DEVELOPS SCHEME FOR AGRICULTURAL PRODUCE EXPORTS THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE (MOIT) WILL PROMOTE A SCHEME FOR OFFICIAL

EXPORTS OF AGRICULTURAL PRODUCTS VIA AN E-COMMERCE CHANNEL, ACCORDING TO THE

MINISTRY’S OFFICIAL.

At the National Assembly meeting, Minister of Industry and Trade Nguyễn Hồng Diên said that MoIT has completed the project and

was collecting opinions from several ministries and sectors on this project. So far, 18 out of 63 localities nationwide have sent their views on the scheme.

The ministry will complete the scheme based on the opinions of provinces and cities. It expects to

submit the scheme to the Government for approval this month.

If Việt Nam wants to see higher export growth, it must promote official exports, said Deputy Minister of Industry and Trade Đỗ Thắng Hải. Therefore, the authorities need to encourage producers, farmers, and businesses to enhance official exports while also focusing on solving difficulties in the production and

The MoIT will continue to take advantage of 17 signed free trade agreements (FTAs) in strengthening negotiations on exporting more agricultural products.

Page 51: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

49

MARKETS

export of farm produce, Deputy Minister of Industry and Trade said.

In addition, the MoIT will continue to take advantage of 17 signed free trade agreements (FTAs) in strengthening negotiations on exporting more agricultural products, Minister of Industry and Trade Nguyễn Hồng Diên said. Besides that, the nation is also developing e-commerce channels to boost the export of farm produce.

The ministry also proposes localities have a plan for regions growing agriculture products and building product brands. It recommends the localities have a linkage in the production.

Diên said the ministry had coordinated with the Ministry of Agriculture and Rural Development in carrying out an efficient transition from traditional agriculture to large-scale agriculture. However, the sector still faced small and fragmented production, and the quality had not met the market requirements.

To boost the consumption of agricultural products, the MoIT has also cooperated with other ministries and sectors to facilitate procedures for international trade activities and reduce unnecessary costs.

According to the Vietnam Trade Office in South America, countries tended to reshape the supply

chain and diversify the supply of imported goods after the COVID-19 pandemic, providing significant opportunities for businesses in the agri-food industry. However, the opportunity would not come by itself if enterprises had no proactive change.

The Minister affirmed that Việt Nam’s agricultural products have entered very fastidious markets such as the US, EU, Japan, and other developed countries because the products meet their standards. He said that the ministry had done a very good job providing market information, production orientation and consulting for producers and businesses.

According to the Ministry of Agriculture and Rural Development, the export value of agro-forestry-aquatic products in the first five months of 2022 was estimated at US$23.2 billion, up 16.8 per cent on the year.

In this period, the export value of main agricultural products surpassed US$9.4 billion, up 10.4 per cent; that of main forestry products reached nearly US$7.7 billion, up 7.6 per cent; and aquatic products almost US$4.8 billion, up 46.3 per cent.

Nine products and product groups surpassed an export value of US$1 billion including coffee, rubber, rice, cashew nuts, fruits and vegetables, tra fish, shrimp, wood products and production materialsn

Vietnam Grand Sale 2022, the annual national promotion month programme, is set to take place

nationwide from November 15 to December 22.In its Decision No 1183/QD-BCT, the Ministry of

Industry and Trade (MoIT) said promotion activities during the month will be held in both online and offline formats to stimulate domestic consumption and spur production and business, contributing to economic recovery and development post COVID-19.

The programme is also intended to raise consumers’ awareness of Vietnamese goods and services, promote products and culture of regions, and attract tourists, according to the ministry.

The Vietnam Trade Promotion Agency has been assigned to coordinate with relevant agencies in the implementation work. Merchants and businesses looking to join the programme are advised to run their advertisement on the national public services portal at https://dichvucong.gov.vn.

The previous edition of the programme was held from December 1, 2021 to January 1, 2022n

UK supports Việt Nam to develop supporting industries

Page 52: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

50

CÔNG ĐOÀN - NGƯỜI LAO ĐỘNG

VÌ NGƯỜI LAO ĐỘNG NGÀNH CÔNG THƯƠNGTRIỂN KHAI NHIỀU HOẠT ĐỘNG

SAU 2 NĂM COVID, NHIỀU HOẠT ĐỘNG TRỰC TIẾP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG. TUY VẬY, CÔNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (CĐCTVN) ĐÃ LUÔN ĐỒNG HÀNH VỚI TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP, TRIỂN KHAI NHIỀU HOẠT ĐỘNG CHĂM LO LỢI ÍCH ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG.

l HOÀNG HỒ

Chương trình 01 triệu sáng kiếnThực hiện Chương trình “01 triệu sáng kiến - nỗ

lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” và Kỷ niệm 71 năm ngày thành lập ngành Công Thương (14/5/1951 - 19/5/2022), Công đoàn Công Thương Việt Nam (CĐCTVN) đã phát động chiến dịch thi đua cao điểm 40 ngày, từ 27/4/2022 đến hết ngày 31/5/2022.

Theo đó, các đơn vị thành lập, phát huy vai trò của Tổ hỗ trợ sáng kiến của công đoàn các cấp (nhất là tại công đoàn cơ sở) trong công tác tham mưu, hướng dẫn, giúp đỡ đoàn viên tham gia nộp sáng kiến qua phần mềm trực tuyến, quản lý, tổng hợp và thực hiện nhiệm vụ quản trị sáng kiến của các đơn vị.

Bên cạnh đó, nghiên cứu các giải pháp sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn và đặc thù của đơn vị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đặc biệt là khó khăn của đoàn viên, người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia đăng tải sáng kiến. Đặc biệt, trong giai đoạn này, tập trung huy động sự tham gia và sáng kiến của đoàn viên, người lao động khu vực sản xuất, kinh doanh; cán bộ, công chức, viên chức.

CĐCTVN sẽ tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời, cho những đơn vị có nhiều đoàn viên, người lao động gửi sáng kiến tham gia Chương trình.

Tháng Công nhân hướng về cơ sởTrong Tháng Công nhân, CĐCTVN đã triển khai

rất nhiều hoạt động thiết thực như: tổ chức thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên, CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; triển khai các hoạt động kết nối, giới thiệu, tạo cơ hội việc làm, học nghề, đảm bảo việc làm bền vững và thu

nhập cho đoàn viên, người lao động; tiến hành thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động về việc làm, lương, thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc của người lao động; đề xuất, phối hợp tổ chức các hội thi, cuộc thi đề xuất sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hoạt động văn nghệ, thể thao cho đoàn viên, công nhân, lao động tại cơ sở...

Chỉ riêng trong đợt này, CĐCTVN đã chi gần 3 tỉ đồng cho các hoạt động của Tháng Công nhân, nhằm động viên tinh thần người lao động, yên tâm gắn bó với các doanh nghiệp, đơn vị, vượt đại dịch, ổn định sản xuất và phát triển.

Hướng dẫn tổ chức đại hội công đoàn các cấpNgày 29/4/2022, CĐCTVN đã có văn bản gửi

các CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về việc tổ chức đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội lần thứ IV CĐCTVN và Đại hội lần thứ XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028. Theo đó, đại hội công đoàn các cấp trong ngành Công Thương theo phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá việc thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ quam xây dựng phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ mới. Đồng thời tham gia ý kiến vào dự thảo văn kiện đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp; tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; bầu BCH mới; tổng hợp kiến nghị của đoàn viên, người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và hoạt động công đoàn.

Đại hội CĐCS được tổ chức và hoàn thành trước 31/5/2023, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoàn thành trước 31/7/2023. Đại hội IV CĐCTVN sẽ hoàn thành trước ngày 31/10/2023.

CÔNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Page 53: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

51

Chủ tịch CĐCTVN Trần Quang Huy và đoàn công tác trực tiếp đến thăm hỏi, động viên người lao động tại xưởng sản xuất của Công ty CP Bao bì Hùng Vương

Phó Chủ tịch CĐCTVN Lê Thị Đức trao quà cho người lao động Công ty CP Hóa chất Vật liệu điện Hải Phòng

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa CĐCTVN và Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Halico trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn và người lao động trong ngành Công Thương được sử dụng sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hợp lý và có trách nhiệm

Page 54: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

52

CÔNG ĐOÀN - NGƯỜI LAO ĐỘNG

TRI ÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG SAU 2 NĂM DỊCH COVID-19, THÁNG CÔNG NHÂN VÀ THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2022 DIỄN RA TRONG GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI NÊN CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM - CTCP ĐÃ CHẠY ĐUA CÙNG THỜI GIAN ĐỂ MANG ĐẾN THẬT NHIỀU MÓN QUÀ, NHIỀU NIỀM VUI, ĐẾN ĐƯỢC VỚI NHIỀU NGƯỜI LAO ĐỘNG.

l MINH THỦY

CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM - CTCP

Công tác chỉ đạo, lãnh đạo nhất quán, xuyên suốt

Ngày 12/4/2022, Công đoàn Tổng công ty ban hành Kế hoạch số 78/KH-CĐT về việc tổ chức Tháng Công nhân, Tháng An toàn, vệ sinh lao động năm 2022 tới tất cả các CĐCS để triển khai thực hiện linh hoạt, phù hợp. Công đoàn cũng yêu cầu phối hợp với Tổng giám đốc Tổng công ty trong công tác chỉ đạo đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, ổn định sản xuất.

Công đoàn Tổng công ty tập trung chỉ đạo các công đoàn cơ sở (CĐCS) phối hợp với chuyên môn chủ động nắm bắt tình hình, tư tưởng của đoàn viên, người lao động và đề xuất, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Bên cạnh đó, chỉ đạo CĐCS tăng cường tuyên truyền, động viên đoàn viên, người lao động nâng cao nhận thức, chấp hành quy chế, nội quy làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ; đẩy mạnh chăm lo cho công nhân lao động thiết thực, hiệu quả và phù hợp.

Trong Tháng công nhân và Tháng An toàn năm 2022, các CĐCS trực thuộc tổ chức rà soát, tổng hợp số liệu đoàn viên, người lao động theo các đối tượng: Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bệnh hiểm nghèo, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động để tổng hợp báo cáo Công đoàn Công Thương Việt Nam, báo cáo Ban thường vụ Công đoàn Tổng công ty để chăm lo, hỗ trợ. Thực hiện theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Công đoàn Công Thương Việt Nam về việc triển khai “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, Công đoàn Tổng công ty đã chỉ đạo, hướng dẫn Công đoàn cơ sở triển khai, thực hiện đăng ký 409 sáng kiến và đã được Công đoàn Công Thương Việt Nam tặng bằng khen cho 14 tập thể đã có thành tích với số tiền thưởng mỗi tập thể là 1.490.000đ/đơn vị.

Trong tháng 5, do tình hình tiêu thụ sản phẩm chậm, tồn kho cao nên một số đơn vị đã tiết giảm sản xuất bằng 50% công suất như: Thép Thủ Đức. Thép Đà Nẵng, Gang thép Thái Nguyên. Một số đơn vị dừng sản xuất để bảo trì, bảo dưỡng thiết bị như VTM, Nhà Bè, VICASA… đã ảnh hưởng đến việc làm của gần 2.000 công nhân. Tuy nhiên các đơn vị đều cố gắng bố trí cho người lao động có việc làm luân phiên, sản xuất ca đêm, hỗ trợ bằng quỹ lương dự phòng nhưng lương và thu nhập của người lao động tháng 5/2022 giảm bình quân khoảng 25-30%.

“Coi người lao động như người thân”Với phương châm “coi người lao động như người

thân”, Công đoàn Tổng công ty đã tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, chia sẻ, động viên và cảm ơn như: Tổ chức thăm hỏi, tri ân người Lao động, tặng quà cho công nhân bị tai nạn lao động nặng, mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; trao tặng thiết bị cho các Công đoàn cơ sở lắp đặt ở khu vực sản xuất, nhà ăn ca... nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động…, với tổng kinh phí là 1,95 tỷ đồng.

Những chuyến đi vào Nam ra Bắc, ngược xuôi dọc miền đất nước chỉ với mục đích được đến gần hơn với người lao động, được cùng với chuyên môn chăm lo, tăng cường sức khỏe cho công nhân làm việc trực tiếp trong môi trường nóng, bụi, độc hại như: Khai thác mỏ, luyện gang, luyện thép, cán thép... Công đoàn Tổng công ty đã hỗ trợ giải nhiệt cho gần 11.596 công nhân của 27 CĐCS trực thuộc với tổng giá trị 592,0 triệu đồng để các CĐCS phối hợp tổ chức nấu chè, nấu cháo, pha nước chanh đường giải nhiệt.

Đối với các đơn vị tổ chức giặt bảo hộ lao động cho công nhân, Công đoàn Tổng công ty đã hỗ trợ số tiền 225 triệu đồng cho 15 CĐCS mua nước giặt để

Page 55: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

53

cùng chuyên môn tổ chức giặt bảo hộ lao động cho 9.160 công nhân.

Đồng thời, Công đoàn thẩm định, phê duyệt hỗ trợ số tiền 357 triệu đồng cho 14 CĐCS mua thiết bị như: máy lọc nước, máy điều hòa nhiệt độ, tủ nấu cơm, tủ đông bảo vệ thức ăn, tủ lạnh, cây nước nóng, tivi… để lắp đặt ở phòng làm việc, trực giao ca, nhà ăn ca, khu vực sản xuất, khu nhà ở tập thể cho công nhân. Tổ chức thăm hỏi, trao quà cho 10 công nhân bị tai nạn lao động và 58 công nhân bị bệnh nghề nghiệp (mỗi suất 1 triệu đồng và 1 túi quà trị giá 300 nghìn đồng); hỗ trợ 356 công nhân có hoàn cảnh khó khăn và 44 người mắc bệnh hiểm nghèo (đã nhận hàng năm), 34 người mắc bệnh hiểm nghèo (mới) với tổng giá trị hỗ trợ là 562,1 triệu đồng.

Công đoàn Tổng công ty đã thưởng 15 triệu cho Tập thể Công đoàn Công ty CP Cơ điện Luyện kim Thái Nguyên đã triển khai thực hiện và gắn biển công trình “hiệu chỉnh, sấy lò, sản xuất thử dây chuyền sản xuất ferosilic 12.000” chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Công đoàn Công Thương Việt Nam.

Cùng với đó, Công đoàn đã phối hợp với Tổng Giám đốc Tổng công ty tổ chức 2 lớp Tập huấn về An toàn vệ sinh lao động năm 2022 với 180 học viên được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Vũng Tàu, hỗ trợ 13 đoàn viên công đoàn và người lao động có hoàn cảnh khó khăn hiện đang làm việc tại khách sạn Phương Nam mỗi người 1 triệu đồng và 1 túi quà trị giá 300 nghìn

đồng với tổng số tiền hỗ trợ là 14,3 triệu đồng. Bên cạnh đó, phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Tổng công ty và các đơn vị Vingal, Thép Tấm lá Phú Mỹ tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện - “Hành trình đỏ VNSTEEL” tại khu vực Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.

Nhân dịp Đại hội Đồng cổ đông thường niên năm 2022, Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn tổ chức giải thể thao chào mừng đã quy tụ 65 vận động viên với tổng số tiền tổ chức là 109 triệu đồng (trong đó Tổng công ty chi 27,4 triệu đồng tiền giải thưởng tenis, Công đoàn Tổng công ty chi 81,6 triệu đồng chi phí tổ chức, tặng phẩm và liên hoan).

Luyện kim là ngành lao động đặc thù vất vả hơn các ngành nghề khác, mặc dù vậy mức thu nhập chưa cao, do đó, Tháng Công nhân, Tháng An toàn luôn có ý nghĩa động viên, khích lệ người lao động, tiếp thêm cho họ nguồn động lực, tình yêu thương, gắn bó với công việc. Việc làm này không chỉ được Công đoàn Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP thực hiện thường xuyên, liên tục mà còn có cả sự hỗ trợ của Công đoàn Công Thương Việt Nam.

Trong Tháng Công nhân và Tháng An toàn năm 2022, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã quan tâm hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động Công đoàn Tổng công ty với số tiền là 417,6 triệu đồng. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là nguồn cổ vũ vô cùng thiết thực đối với toàn thể người lao động dưới mái nhà Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP n

Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam - ông Trần Quang Huy và Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP - ông Vương Duy Khánh tri ân người lao động ngành Thép tại Công ty CP Mạ kẽm

Công nghiệp Vingal - VNSTEEL

Page 56: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

54

CÔNG ĐOÀN - NGƯỜI LAO ĐỘNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM LO NGƯỜI LAO ĐỘNG

VỚI SỰ QUAN TÂM, ĐỒNG HÀNH CỦA CẤP ỦY, LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ VÀ SỰ ỦNG HỘ, HƯỞNG ỨNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG, NHIỀU TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN DOANH NGHIỆP NGÀY CÀNG THÀNH CÔNG TRONG VIỆC CHĂM LO QUYỀN LỢI, LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG. CÔNG ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM - PETROLIMEX (CĐXDVN) LÀ MỘT ĐIỂN HÌNH NHƯ THẾ.

l THÚY HÀ

CÔNG ĐOÀN PETROLIMEX:

Cầu nối giữa người lao động và lãnh đạo Tập đoàn

Được ví như chiếc cầu nối giữa các cấp ủy đảng, ban lãnh đạo Tập đoàn và người lao động (NLĐ), CĐXDVN luôn chủ động, kịp thời chăm lo cho NLĐ, đồng thời góp phần tạo sự gắn kết và phát huy sức mạnh tập thể của Tập đoàn.

Trong triển khai các hoạt động, phong trào, CĐXDVN luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn Petrolimex; sự ủng hộ, thống nhất phối kết hợp của Đảng ủy và chuyên môn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc.

Việc thường xuyên đổi mới hình thức hoạt động công đoàn ở các khu vực theo phương thức CĐXDVN định hướng, kết nối và điều phối chung, các CĐCS chủ động đề xuất nội dung, chương trình và đăng cai tổ chức thực hiện đạt được nhiều kết quả tích cực.

Chia sẻ với phóng viên, đại diện Ban lãnh đạo Tập đoàn Petrolimex cho biết: “Các cấp CĐXDVN luôn chú trọng tạo dựng môi trường làm việc sáng tạo, thân

thiện cho NLĐ, bảo đảm chế độ chính sách với NLĐ; tạo mọi điều kiện để NLĐ phát huy tinh thần lao động sáng tạo, đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tiễn từ Tập đoàn Petrolimex cho thấy, việc phát huy tinh thần lao động sáng tạo là phương thức quản trị hiệu quả, một chính sách

quan trọng tạo động lực cho NLĐ cũng như doanh nghiệp phát triển, tác động trực tiếp và toàn diện đến lương, thưởng, tinh thần của NLĐ. Đây còn là một nét văn hóa doanh nghiệp cần nhân rộng hơn nữa”.

Trong giai đoạn khó khăn nhất của các doanh nghiệp xăng dầu, CĐXDVN đã quy tụ, đồng hành

Chủ tịch Công đoàn Xăng dầu Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn cùng Đoàn công tác trao quà cho CNVC-LĐ Petrolimex Hà Nội gặp hoàn cảnh khó khăn

Page 57: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

55

cùng NLĐ sẵn sàng ăn ở, sinh hoạt tại doanh nghiệp để bảo toàn lực lượng lao động, phòng chống lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Các cấp CĐXDVN và NLĐ trong toàn Tập đoàn đều đồng lòng gắn bó, sẵn sàng sẻ chia khó khăn cùng ban lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị thành viên trải qua gần 3 năm dịch bệnh, bảo đảm an toàn và duy trì nhịp độ SXKD.

“Ngay cả trong những thời điểm giãn cách xã hội kéo dài do dịch Covid-19 thì tiền lương, thưởng và các chế độ của chúng tôi vẫn được đảm bảo; những nguyện vọng, đề xuất chính đáng đều được ghi nhận và giải quyết thỏa đáng”, một nhân viên bán hàng tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex phấn khởi chia sẻ.

Nhiều hoạt động sôi nổiTheo đại diện CĐXDVN, từ

đầu năm 2022 đến nay, các hoạt động của CĐXDVN có thêm nhiều kết quả đáng khích lệ. Nổi bật là trong 6 tháng đầu năm, CĐXDVN và CĐCS đã thực hiện chi trợ cấp cho 1.367 CNVC-LĐ bị tai nạn lao động, bị ảnh hưởng chất độc dioxin, khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và có thân nhân là liệt sỹ với tổng số tiền là 683,5 triệu đồng. Phối hợp với các tổ chức, hỗ trợ thực hiện nhiều chương trình hiến máu, từ thiện, tổ chức các giải thi đấu thể thao nhằm gắn kết NLĐ và tăng cường sức khỏe phục vụ công tác và bảo vệ Tổ quốc.

Hưởng ứng phát động “Tháng Công nhân” 2022 của CĐCTVN với chủ đề “Công nhân Việt Nam: Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng”, CĐXDVN đã tuyên truyền đến các CĐCS trực thuộc thực hiện tốt nhiệm vụ SXKD, đảm

bảo an toàn về mọi mặt. Lãnh đạo CĐXDVN đã thăm và tặng quà NLĐ tại Công đoàn Công ty Xăng dầu Khu vực I/Chi nhánh Xăng dầu Bắc Ninh. Đoàn công tác cán bộ nữ CĐXDVN thăm hỏi, động viên, tặng quà đại diện cho nữ CNVC-LĐ Petrolimex có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khu vực Miền Trung.

Thực hiện chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”, CĐXDVN đã thành công trong việc huy động trí tuệ tập thể. Nhiều NLĐ tích cực hưởng ứng và có những sáng kiến được ứng dụng vào thực tiễn SXKD, mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động của đơn vị, Tập đoàn. Tính đến thời điểm cuối tháng 5/2022, đã có 105 sáng kiến được đóng góp. Trong đó, phải kể tới những đơn vị tích cực nhất như Công ty XD B12 với 32 sáng kiến, Công ty XD KV1 với 23 sáng kiến; Công ty XD KV2 đóng góp 22 sáng kiến; Công ty XD Hà Nam Ninh đóng góp 16 sáng kiến và Công ty CP Nhiên liệu bay Petrolimex cũng có 12 sáng kiến...

Tiếp tục đổi mới, nâng chất các hoạt động

Nhiệm vụ của cán bộ công đoàn, trước hết là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ, trong đó việc xây dựng quy chế dân chủ CĐCS và ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TULĐTT) được ưu tiên hàng đầu. Các CĐCS chủ động phối hợp cùng Lãnh đạo đơn vị tổ chức Hội nghị NLĐ, tổng hợp các kiến nghị của CNVC-LĐ để cùng với Lãnh đạo doanh nghiệp tìm các hướng giải quyết thỏa đáng. Các CĐCS phối hợp với các phòng chuyên môn nghiệp vụ xây dựng và tổ chức

thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; tham gia ý kiến xây dựng các dự thảo quy chế, quy định liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ của nhà nước, các cấp công đoàn và doanh nghiệp, từ đó có cơ sở để xây dựng các cam kết tại TULĐTT. Đến nay, số lượng TULĐTT của các đơn vị đã gửi CĐXDVN 67 bản (chiếm tỷ lệ 100%). Qua rà soát, 64 TULĐTT còn hạn, 3 TULĐTT đơn vị đang rà soát, điều chỉnh bổ sung và gia hạn.

Bên cạnh đó, là đơn vị sử dụng nhiều lao động nữ với tỉ lệ 30,14%; nữ đoàn viên CĐ chiếm cũng chiếm 30,05% nên lao động nữ được Ban lãnh đạo các đơn vị trong Tập đoàn quan tâm và có nhiều chế độ đãi ngộ đặc biệt. Ban Nữ công quần chúng CĐXDVN cũng như Ban Nữ công quần chúng tại các CĐCS trực thuộc hoạt động hiệu quả, giúp nữ đoàn viên công đoàn chia sẻ với nhau vượt qua những băn khoăn, vướng mắc trong cuộc sống.

Thời gian tới, CĐXDVN tiếp tục phối hợp với cơ quan chuyên môn và các đoàn thể khác tổ chức các phong trào thi đua với nội dung, hình thức đa dạng, thiết thực, tạo động lực thực sự thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tập đoàn và từng đơn vị. Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua trong CNVC-LĐ.

Ngoài ra, CĐXDVN phấn đấu thực hiện tốt chức năng tham gia quản lý doanh nghiệp trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách, nội quy, quy chế quản lý một cách hiệu quả nhất. Thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, luật pháp có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ… n

Page 58: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

56

Page 59: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

57

Page 60: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

58

Page 61: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

59

Page 62: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

ẤN TƯỢNG“NÉT ĐẸP NGƯỜI LAO ĐỘNG

PETROLIMEX HÀ NỘI”l HÀ ANH

Sau một thời gian phát động, Cuộc thi ảnh “Nét đẹp người lao động Petrolimex Hà Nội” và clip “mái nhà chung Petrolimex Hà Nội thân yêu”

đã được Ban chấp hành Công đoàn Công ty Xăng dầu khu vực I (Petrolimex Hà Nội) cùng Ban biên tập website Công ty phối hợp tổ chức.

Đây hoạt động có ý nghĩa được tổ chức vào dịp kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Công ty (13/4/1956-13/4/2022. Cuộc thi sẽ giúp lan toả những tình cảm tốt đẹp, tăng thêm sự gắn bó của người lao động với Công ty. Đó cũng chính là mục tiêu của tổ chức Công đoàn khi lên ý tưởng triển khai cuộc thi.

Sau một thời gian triển khai (từ 1/4/2022- 20/4/2022) Ban tổ chức đã nhận được 178 tấm ảnh tương đương với 32 bộ ảnh và 11 clip dự thi với chủ đề đa dạng cùng với những góc nhìn nhiều chiều, ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng trong lao động. Nhiều tấm ảnh đã phản ánh nét đẹp hình thức và tâm hồn của người lao động Petrolimex Hà

Nội với một tinh thần và thái độ làm việc cởi mở, thân thiện.

Các tác giả đã bám sát vào chủ đề, thể lệ cuộc thi để thực hiện tác phẩm của mình, đó là những bức ảnh chân thực về hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, các clip diễn tả hoạt động thường ngày của người lao động Petrolimex Hà Nội. Đồng thời, cuộc thi cũng ghi nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ công nhân viên - người lao động với hàng nghìn lượt xem và chia sẻ.

Sau một thời gian làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, khách quan, nghiêm túc, ban giám khảo đã chấm chọn và trao giải thưởng:

Tác phẩm ảnh: 1 giải Nhất; 4 giải Nhì; 6 giải Ba và 9 giải Khuyến khích.

Tác phẩm clip: 1 giải Nhất; 2 giải Nhì; 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích.

Bên cạnh đó, BTC cũng trao cho những tác phẩm có lượt truy cập, lượt xem nhiều nhất.

Một số khoảnh khắc ấn tượng của Người lao động Petrolimex Hà Nội:

60

Page 63: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

61

Page 64: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

62

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

XĂNG DẦU NAM TÂY NGUYÊN:

KHAI THÁC LỢI THẾ TỪ THƯƠNG HIỆUGIÁ XĂNG DẦU THẾ GIỚI TĂNG GÂY ÁP LỰC LÊN PETROLIMEX NÓI CHUNG VÀ CÔNG TY XĂNG DẦU NAM TÂY NGUYÊN NÓI RIÊNG. CHỦ ĐỘNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI VÀO SẢN XUẤT - KINH DOANH (SXKD), QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP, KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ CÁC LỢI THẾ CẠNH TRANH TỪ THƯƠNG HIỆU LÀ MỘT TRONG NHỮNG GIẢI PHÁP CỦA XĂNG DẦU NAM TÂY NGUYÊN. TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU CÙNG BẠN ĐỌC NHỮNG CHIA SẺ CỦA ÔNG PHAN QUỐC NHÂN - GIÁM ĐỐC CÔNG TY XĂNG DẦU NAM TÂY NGUYÊN XUNG QUANH NỘI DUNG NÀY.

l THÚY HÀ (thực hiện)

TCCT: Từ kết quả kinh doanh khả quan của những tháng đầu năm 2022, ông nhận định thế nào về khả năng thực hiện kế hoạch cả năm của Xăng dầu Nam Tây Nguyên?

ÔNG PHAN QUỐC NHÂN: Trong những tháng đầu năm 2022, mặc dù các chỉ tiêu SXKD đều tăng trưởng cao so cùng kỳ năm 2021, hoàn thành toàn diện các mục tiêu mà Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên (Công ty) đã đề ra trong bối cảnh SXKD còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, dự báo từ nay đến cuối năm 2022, thị trường kinh doanh xăng dầu vẫn còn nhiều thách thức khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, các sản phẩm lọc hóa dầu hồi phục chậm sau làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư, giá xăng dầu thế giới tăng cao và biến động khó lường, nguồn cung trên thị trường bất ổn, khan hiếm sẽ gây áp lực

nguồn, vận tải lên Petrolimex nói chung và Nam Tây Nguyên nói riêng.

Trước tình hình đó, ngay từ đầu quý 2/2022, trên cơ sở hệ thống giải pháp kinh doanh và sự chỉ đạo sát sao của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Công ty đã đề ra nhiều giải pháp mang tính đồng bộ trong tổ chức sản xuất - kinh doanh nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của Petrolimex trên địa bàn như: Việc đẩy mạnh chuyển đổi số tại các cửa hàng xăng dầu - Thanh toán thông minh không dùng tiền mặt, hệ thống tự động hóa kho bể, nhận diện thương hiệu mới, quy trình bán hàng, thái độ phục vụ chăm sóc khách hàng, cùng với cơ sở vật chất khang trang hiện đại…, Công ty phấn đấu hoàn thành toàn diện chỉ tiêu nhiệm vụ được HĐQT Tập đoàn giao năm 2022; bảo đảm tuyệt đối an toàn mọi mặt trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Ông Phan Quốc Nhân Giám đốc Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên

Page 65: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

63

TCCT: Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư trong 6 tháng cuối năm 2021 đã để lại cho Công ty những bài học nào về điều hành, triển khai các biện pháp kinh doanh linh hoạt để vừa bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ đời sống và phát triển kinh tế địa phương, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động?

ÔNG PHAN QUỐC NHÂN: Thứ nhất, trong công tác lãnh đạo điều hành cần chủ động xây dựng các phương án, kịch bản để ứng phó với các tình huống không mong muốn có thể xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, tương tự như đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư trong năm 2021. Điều này sẽ giúp công ty chủ động ứng phó để giảm thiểu thiệt hại nếu có, bảo đảm nguồn cung xăng dầu, không bị đứt gãy; bảo đảm an toàn đối với người lao động.

Thứ hai, với phương châm xác định con người là yếu tố then chốt, là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, Đảng ủy, Ban lãnh đạo công ty tiếp tục chú trọng, đặc biệt quan tâm đến đội ngũ CBCNV, người lao động trong Công ty, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần luôn được cải thiện.

Thực tế cho thấy, qua làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư vừa qua, sự sẻ chia, cống hiến của người lao động là động lực to lớn cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra trong năm 2021. (Người lao động sẵn sàng xa gia đình để thực hiện 03 tại chỗ để cung ứng kịp thời xăng dầu nhu cầu của xã hội; sẵn sàng nhận nhiệm vụ bổ sung cho các đơn vị trống lao động do bị nhiễm bệnh…).

Thứ ba, cùng với chủ trương chung của Tập đoàn trong việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh, trong thời gian tới Công ty sẽ tăng cường ứng dụng các tiến bộ công nghệ trong quản trị

doanh nghiệp, nhằm tăng năng suất lao động, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, đồng thời đảm bảo công tác an toàn, an ninh năng lượng, quản lý và kinh doanh có hiệu quả.

Thứ tư, song song với hoạt động sản xuất - kinh doanh Công ty sẽ chú trọng đến trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư trong năm 2021, Công ty đã chủ động ủng hộ công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương với số tiền hơn 1,5 tỷ đồng; công tác an sinh xã hội năm 2021 Công ty thực hiện đạt 3 tỷ đồng.

TCCT: Công ty có kế hoạch củng cố các hoạt động kinh doanh xăng dầu và ngoài xăng dầu thế nào để khai thác triệt để các lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu, từ cơ sở vật chất được đầu tư trong những năm qua?

ÔNG PHAN QUỐC NHÂN: Được kết tinh từ công sức, tri thức của các thế hệ CBCNV-NLĐ Petrolimex nói chung và Petrolimex Nam Tây Nguyên nói riêng trong suốt hơn 45 năm qua, cùng định hướng chiến lược phát triển của Petrolimex. Từ giá trị cốt lõi, thương hiệu Petrolimex sẽ luôn giữ vững được bản sắc riêng của mình, các hoạt động sản xuất - kinh doanh nhất quán với định hướng phát triển bền vững vì lợi ích của khách hàng. Với phương châm “chữ tín đặt lên hàng đầu”, Đảng ủy, Ban Lãnh đạo Công ty đã chủ trương nâng cao chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng, chú trọng cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh tại 77 cửa hàng xăng dầu và 1 cửa hàng kinh doanh tổng hợp trên địa bàn hai tỉnh Đăk Lăk - Đăk Nông; thực hiện tốt quy trình bán hàng 5 bước, bảo đảm bán hàng chất lượng, đủ số lượng, không để xảy ra gian lận,… từ đó tiếp tục củng cố “chữ tín” đối với thương hiệu Petrolimex n

Page 66: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

64

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ:

GẮN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

VỚI LỢI ÍCH NGƯỜI TIÊU DÙNG

Giá xăng dầu liên tục tăng mạnh trong thời gian qua hiện là một vấn đề được

dư luận đặc biệt quan tâm. Trước tình hình đó, Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ (Petrolimex Cần Thơ) luôn đảm bảo vai trò của đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn nhất khu vực, gắn mục tiêu phát triển với lợi ích người tiêu dùng, đảm bảo nguồn cung xăng dầu đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Tổ chức hoạt động kinh doanh xuyên suốt

Năm 2022, nền kinh tế trên đà khôi phục kéo theo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng lên. Tuy nhiên, nguồn cung xăng dầu có nhiều thời điểm khan hiếm, giá xăng dầu tăng cao và có những diễn biến khó lường. Trước tình hình đó, Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ đã có nhiều nỗ lực, nhanh nhạy, linh hoạt trong công tác điều hành bám sát đúng chỉ đạo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), của các cơ quan quản lý Nhà nước để tổ chức hoạt động kinh doanh xuyên suốt, đảm bảo nguồn cung xăng dầu chất lượng trong toàn hệ thống Petrolimex phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất nâng cao hình ảnh thương hiệu Petrolimex trên địa bàn hoạt động.

Ban lãnh đạo Petrolimex Cần Thơ đã quyết liệt chỉ đạo đảm bảo cung ứng xăng dầu kịp thời cho hệ thống phân phối trực thuộc phù hợp với hợp đồng, tiến độ bán hàng và không để cửa hàng xăng dầu Petrolimex dừng bán hàng sai quy định nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Petrolimex Cần Thơ đã thực hiện đúng vai trò của đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn nhất khu vực nhằm đảm bảo bình ổn thị trường xăng dầu.

Nỗ lực đảm bảo nguồn cung xăng dầu của đơn vị còn được thể

hiện qua nỗ lực phát triển cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các vị trí trọng yếu có nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu cao. Thành quả của nỗ lực này là sự kiện vào cuối tháng 04/2022 Công ty đã chính thức đưa vào hoạt động Petrolimex - Cửa hàng 16 tại đường Nguyễn Văn Cừ (nối dài), phường An Khánh, quận Ninh Kiều; đây là tuyến đường huyết mạch trung tâm thành phố Cần Thơ kết nối nhiều khu dân cư đông đúc, có nhiều trụ sở Nhà nước, các bệnh viện lớn, trường Đại học, khu du lịch, sân bay.

l THÚY HÀ

Page 67: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

65

Nâng cao chất lượng phục vụSong song với công tác đảm

bảo nguồn cung, Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ khách hàng minh bạch và chuyên nghiệp, lấy con người làm trung tâm, nâng cấp và đổi mới cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại là thường xuyên, liên tục.

Khách hàng đến với Petrolimex là đến với địa chỉ tin cậy, uy tín, trách nhiệm và nhiệt huyết. Mỗi người lao động Petrolimex Cần Thơ luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện đúng đủ quy trình bán hàng 5 bước, chủ động học tập, nâng cao năng lực công tác kịp thời nắm bắt sản phẩm và công nghệ mới.

Hiện nay, 100% Cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty đã triển khai dịch vụ thanh toán không

dùng tiền mặt. Đây là dự án tự động hóa thanh toán gắn với giá trị mua hàng, đảm bảo minh bạch, an toàn và giúp khách hàng kiểm soát tối ưu chi phí. Thực hiện chiến lược, định hướng, chỉ đạo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong chuyển đổi số; Petrolimex Cần Thơ sẽ triển khai thực hiện tốt công tác phổ biến, quán triệt, đào tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, văn hóa số; Duy trì và phát triển các ứng dụng và dịch vụ dùng chung (Phần mềm quản lý nguồn lực SAP-ERP, Phần mềm quản lý cửa hàng xăng dầu Egas, văn thư điện tử Eoffice…); Triển khai hệ thống camera thông minh; chuẩn bị, triển khai sử dụng hệ thống tự động hóa trong công tác quản lý, giao nhận hàng hóa tại kho xăng dầu và hệ thống các cửa hàng xăng dầu…

Thời gian tới, dự báo thị trường kinh doanh xăng dầu tiếp tục có những diễn biến đảo chiều khó lường về nguồn cung xăng dầu, về thay đổi giá sẽ tạo ra những áp lực, khó khăn trong toàn hệ thống Petrolimex nói chung và Petrolimex Cần Thơ nói riêng. Lãnh đạo Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ xác định tiếp tục bám sát chỉ đạo của Tập đoàn và các cơ quan quản lý Nhà nước trong điều hành hoạt động kinh doanh; chấp hành tốt các quy định trong kinh doanh xăng dầu; tiếp tục đẩy nhanh triển khai nâng cấp, cải tạo, đầu tư mới cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ hiện đại; đoàn kết tập thể cán bộ, người lao động toàn Công ty đồng tâm, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2022 n

Page 68: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

66

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

VÀO TRONG MỎ, NHÀ MÁYĐƯA CÔNG VIÊN

TRỞ LẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TẢ PHỜI - VINACOMIN TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU THÁNG 6 NẮNG NHƯ ĐỔ LỬA, CHÚNG TÔI ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG KIẾN NHỊP ĐỘ SẢN XUẤT KHẨN TRƯƠNG LAN TỎA KHẮP MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC SẠCH ĐẸP, XANH MÁT.

l TUẤN HÀ

Tiếp tục cải thiện tốt hơn nữa môi trường làm việc

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và giá cả của một số mặt hàng vật tư, nhiên liệu tăng cao so với kế hoạch đầu năm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) nhưng trong 6 tháng đầu năm 2022 Công ty đã nỗ lực, quyết tâm, động viên CBCNV tổ chức sản xuất khai thác mỏ hợp lý, chạy nhà máy tuyển 3 ca liên tục kể cả các dịp nghỉ... để nâng cao sản lượng. Công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ (PCCN) được đảm bảo, không xảy ra các vụ việc mất an toàn về lao động ảnh hưởng đến kế hoạch và hoạt động SXKD của Công ty.

Đặc biệt, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) luôn được Công ty quan tâm chú trọng. Ngay từ đầu năm, Công ty đã triển khai các biện pháp BVMT đảm bảo không để xảy ra nguy cơ hay sự cố về môi trường. Chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất được thu gom và lưu chứa tại kho đúng quy định, định kỳ bàn giao cho đơn vị mang đi xử lý. Công ty cũng tiếp tục thực hiện các hạng mục BVMT đảm bảo tiến độ chất lượng nhằm

tiếp tục cải thiện tốt hơn nữa môi trường làm việc cho người lao động, tạo môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.

Với chủ trương phối hợp các nguồn lực thực hiện tốt công tác BVMT, Công ty đã chỉ đạo Đoàn thanh niên Công ty phối hợp cùng Thành đoàn Lào Cai tổ chức lễ ra quân phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, qua đó đã tổ chức trồng trên 35.000 cây keo lai tại khu vực bãi thải mỏ đã hoàn nguyên môi trường; trồng cây ăn

quả, các loại hoa cải tạo cảnh quan quanh khu vực khai trường mỏ, nhà máy tuyển.

Phát triển hài hoà và bền vững

Để phấn đấu hoàn thành kế hoạch SXKD năm 2022 do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) giao, thời gian tới Công ty Đồng Tả Phời tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp kinh tế, kỹ thuật vào công tác điều hành sản xuất.

GS.TS.NGƯT. Bùi Xuân Nam - Hiệu phó Trường Đại học Mỏ - Địa chất làm việc, trao đổi chuyên môn với Công ty

Page 69: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

67

KHUYẾN CÔNG

Trong công tác kỹ thuật khai thác mỏ, Công ty sẽ tăng cường quản lý kỹ thuật khâu khai thác mỏ, triển khai chi tiết kế hoạch bóc đất đá thải, khai thác quặng nguyên khai hợp lý theo tiến độ hàng tuần. Tập trung cải thiện hệ thống khai thác theo đúng thiết kế: mở rộng chiều rộng mặt tầng, hạ góc dốc bờ mỏ, tiếp tục cải tạo hệ thống giao thông nội mỏ. Đồng thời, Công ty sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý an toàn bãi thải, cũng như giám sát kỹ thuật thi công của các đơn vị thuê ngoài.

Trong công tác tuyển khoáng - một khâu quan trọng trong công tác sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, giảm giá thành sản xuất tinh quặng, Công ty tập trung triển khai một số giải pháp phục vụ cho công

tác tuyển khoáng được thuận lợi và ổn định nâng cao năng suất, tỷ lệ thực thu của nhà máy tuyển.

Với phương châm phát triển SXKD “hài hòa và bền vững, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế” Công ty sẽ tích cực triển khai đầy đủ, kịp thời và tổ chức thực hiện tốt các quy định về công tác BVMT theo định hướng “Tích cực - chủ động - hiệu quả”; thực hiện đều đặn việc quan trắc môi trường theo định kỳ một lần/quý. Kịp thời xử lý các khu vực, vị trí làm việc vượt tiêu chuẩn môi trường cho phép; Nộp đầy đủ phí BVMT đối với khai thác khoáng sản, nước thải, chất thải rắn.

Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục thực hiện trồng cây và chăm sóc cây, cải tạo phục hồi môi trường,

phủ xanh chống xói mòn; cải tạo cảnh quan môi trường trong khu vực sản xuất. Công ty dự kiến thực hiện trồng 7ha cây xanh, thảm cỏ tại khu vực bãi thải đã hoàn nguyên và tại các phân xưởng sản xuất, để tiếp tục cải tạo tạo cảnh quan ngày một tốt hơn tại các khu vực này nhằm tạo bầu không khí trong lành, cải thiện điều kiện vi khí hậu để có môi trường làm việc trong lành cũng như tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Triển khai phương án trồng bổ sung thêm cây xanh, thảm cỏ tạo khuôn viên tại các khu vực văn phòng, phân xưởng nhằm thực hiện mục tiêu “Đưa công viên vào trong mỏ, nhà máy”. Từ đó tạo dựng môi trường làm việc xanh, phát triển hài hòa gắn kết giữa SXKD hiệu quả và BVMT bền vữngn

Ông Nguyễn Văn Vịnh (thứ tư từ phải sang) - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai trồng cây lưu niệm tại Công ty Đồng Tả Phời

Page 70: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

68

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

PETROLIMEX HÀ SƠN BÌNH:

NÉT ĐẸP VĂN MINH THƯƠNG MẠILAN TỎA

l TUẤN HÀ

Là thành viên trong ngôi nhà chung Petrolimex - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam,

Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình (Petrolimex Hà Sơn Bình) luôn chủ động xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn minh thương mại mang thương hiệu Petrolimex. Hội thi “Nhân viên bán hàng văn minh thương mại” là một hoạt động thiết thực của Công ty thể hiện rõ nét đẹp ấy.

Gần đây nhất, Vòng chung kết Hội thi “Nhân viên bán hàng văn minh thương mại” năm 2021 quy tụ 10 thi sinh là các nhân viên bán hàng đã xuất sắc vượt qua vòng sơ khảo cấp cơ sở tại các Chi nhánh, Xí nghiệp và Văn phòng Công ty tham gia thi ở 2 nội dung: phần thi Lý thuyết và phần thi Tình huống.

Tại phần thi Lý thuyết, Ban Tổ chức chuẩn bị 10 câu hỏi là các kiến thức, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, các nội quy, quy trình, sản phẩm của Petrolimex. Ở phần thi Tình huống, Ban Tổ chức thực hiện sân khấu hóa các tình huống thường gặp tại cửa hàng xăng dầu của Petrolimex, thí sinh tương tác với các diễn viên để giải quyết, xử lý linh hoạt từng tình huống cụ thể.

Với những kiến thức đã được ôn luyện và kinh nghiệm thực tiễn, các thí sinh đã tự tin, sáng tạo hoàn thành tốt phần thi của mình với sự truyền cảm, lưu loát, lôi cuốn, chinh phục được ban giám khảo và khán giả.

Kết thúc Hội thi, Ban giám khảo đã chấm điểm, lựa chọn được 1 thí sinh đạt giải Nhất, 3 thí sinh đạt giải Nhì, 3 thí sinh đạt giải Ba và 3 thí sinh đạt giải Khuyến khích. Sự thành công của Hội thi “Nhân viên bán hàng văn minh thương mại” năm 2021 tiếp tục tạo hiệu ứng lan tỏa, truyền cảm hứng lao động, sáng tạo đến toàn bộ nhân viên bán hàng tại các cửa hàng xăng dầu thuộc Petrolimex Hà Sơn Bình.

Đánh giá về Hội thi, ông Nguyễn Văn Hưởng - Giám đốc Công ty nhấn mạnh: Mục đích, ý nghĩa của Hội thi nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với nhân viên bán hàng tại các cửa hàng xăng dầu, đồng thời cũng là dịp để các thí sinh giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, kỹ năng bán hàng, thực hiện văn minh thương mại trong giao tiếp, ứng xử với khách hàng; thể hiện sự chuyên

nghiệp, thân thiện, văn minh của Petrolimex; từ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ khách hàng.

Năm 2022, Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cửa hàng, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ và văn minh thương mại, gia tăng sản lượng bán hàng.

Bên cạnh Hội thi “Nhân viên bán hàng văn minh thương mại”, Công ty và các đơn vị trực thuộc tập trung hoàn thành các nhiệm vụ gắn với việc tiếp tục tăng cường công tác quản trị, tăng tính tuân thủ pháp luật và hiệu quả kinh doanh; phát động CBCNV tích cực tham gia phong trào thi đua lao động giỏi.

Đẩy mạnh triển khai chương trình chuyển đổi số trong toàn Công ty đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo chủ trương, định hướng của Tập đoàn, trước mắt là chương trình thanh toán không dùng tiền mặt, PLX - ID…. Tất cả nhằm góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch Tập đoàn giao; đảm bảo việc làm và thu nhập của người lao động, doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vữngn

Page 71: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

69

Page 72: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

70

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

VITE:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

l THÚY HÀ

BÊN CẠNH CÁC LĨNH VỰC CHỦ LỰC NHƯ TIN HỌC, CÔNG NGHỆ MỎ, ĐỊA CHẤT, KHOAN THI CÔNG THĂM DÒ VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG VÀ NGOÀI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (TKV), NHỮNG NĂM QUA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG - VINACOMIN (VITE) ĐÃ PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG SANG CÁC LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN KHÁC, TẠO RA NHIỀU SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHOA HỌC CÓ GIÁ TRỊ, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN.

Thích ứng linh hoạt, ổn định sản xuất

Ngay từ đầu năm 2022, Đảng bộ Công ty đã ban hành Nghị quyết số 145-NQ/ĐU ngày 10/01/2022 về tập trung thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2022, trong đó chú trọng và tăng cường lãnh đạo, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới của Trung ương, Chính phủ, của các địa phương có liên quan. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Công ty chủ động, linh hoạt có các biện pháp cụ thể ở từng thời điểm, đảm bảo sự thích ứng linh hoạt, phù hợp thực tế, đồng thời nâng cao năng lực trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành sản xuất và quản trị nội bộ để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh năm 2022 trong toàn Công ty.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, nhiều CBCNV của Công ty mắc Covid-19 ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện công việc. Giữa những khó khăn đó, vừa nỗ lực đảm bảo tuân thủ quy định phòng

chống dịch, vừa cố gắng duy trì sản xuất, VITE đã đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động và cân đối nguồn tài chính cho hoạt động sản xuất của Công ty, ổn định thu nhập cho CBCNV, hỗ trợ kịp thời người lao động không may bị mắc Covid-19 và đảm bảo thu nộp ngân sách đúng quy định.

Trong công tác đầu tư, VITE đã thực hiện dự án đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất năm 2022 theo kế

hoạch chung của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đảm bảo tiến độ và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về đầu tư và quản lý công trình.

Đẩy mạnh quản trị chi phí, xây dựng nguồn tài chính ổn định

Nhằm đẩy mạnh công tác quản trị chi phí và xây dựng nguồn tài chính ổn định phục vụ cho điều

Thực hiện sản xuất đi đôi với an toàn lao động và phòng chống dịch Covid-19

Page 73: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

71

hành sản xuất và phát triển, Công ty đã xây dựng một số giải pháp trọng tâm.

Bên cạnh việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, thời gian tới Ban lãnh đạo Công ty VITE tiếp tục bám sát mục tiêu, kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2022 để chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty với quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất. Nâng cao chất lượng dịch vụ, tích cực tham mưu cho Tập đoàn và các đơn vị trong lĩnh vực công nghệ thông tin, địa chất, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, quy hoạch và thiết kế mỏ; đẩy mạnh hơn nữa việc tư vấn, đề xuất và triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng - tự động hóa vào quản lý, điều hành trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị là định hướng phấn đấu của Công ty trong tình hình mới.

Công ty đẩy mạnh quản trị chi phí, tiết kiệm trong triển khai thực hiện các hoạt động, tăng cường quản trị rủi ro, thường xuyên kiểm soát nội bộ và xây dựng nguồn tài chính ổn định; thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu tiết kiệm chi phí Tập đoàn giao. Đồng thời, Công ty tăng cường tuyên truyền, vận động và yêu cầu CBCNV nâng cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành và thực hiện đầy đủ nội quy, quy chế của Công ty và Tập đoàn.

Đẩy mạnh Chương trình hành động và các giải pháp cụ thể đối với công tác AT - VSLĐ, đảm bảo an toàn trong sản xuất, đặc biệt an toàn trong công tác khoan thăm dò, quan trắc môi trường, địa vật lý.

Đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát tiến độ, chất lượng công trình đảm bảo tuân thủ theo đúng các hợp đồng đã ký; ưu tiên công tác tìm kiếm, triển khai các công việc như: thi công đảm

bảo an toàn, chất lượng, tiến độ các đề án/phương án thăm dò đã đủ điều kiện; cung cấp vật tư, thiết bị; thi công, xây lắp những công trình có quy mô, tính chất phù hợp và chuẩn bị xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2023.

Công ty ưu tiên bố trí đủ việc làm, ổn định đời sống và nâng cao thu nhập cho CBCNV. Tiếp tục thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tiếp tục cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động. Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, tạo sức lan tỏa thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước trong CBCNV Công ty, góp phần phát huy văn hóa doanh nghiệp VITE nói riêng, văn hóa doanh nghiệp TKV nói chung n

CBCNV VITE tham gia các phong trào thiện nguyện

Page 74: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

72

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

HDBank và Petrolimex phát hành siêu thẻ đồng thương hiệu 4 trong 1

Petrolimex Nghệ An liên tiếp khai trương 3 cửa hàng xăng dầu

Ngân hàng HDBank vừa kết hợp cùng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức ra

mắt siêu thẻ đồng thương hiệu HDBank - Petrolimex “4 trong 1”. Dòng sản phẩm tích hợp cùng lúc Thẻ tín dụng, Thẻ ghi nợ, Thẻ trả trước, đồng thời là phương tiện để nhận diện khách hàng thân thiết của Petrolimex (Petrolimex ID).

Siêu thẻ đồng thương hiệu HDBank - Petrolimex “4 trong 1” mang đến trải nghiệm tài chính tiện lợi và hàng loạt ưu đãi độc đáo dành cho khách hàng. Đây cũng là bước tiến mới trong việc đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt triển khai trên toàn quốc, song song với việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của hai đơn vị.

Cụ thể, siêu thẻ HDBank - Petrolimex “4 trong 1” được tích hợp cùng lúc 03 loại thẻ gồm Thẻ tín dụng, Thẻ ghi nợ, Thẻ trả trước định danh, giúp việc quản lý và sử dụng thẻ được dễ dàng. Ngoài ra, siêu thẻ còn kết hợp sử dụng chức năng nhận diện khách hàng thân thiết của Petrolimex (Petrolimex ID). Tiện lợi, đơn giản trong quá trình giao dịch, chủ thẻ có thể lựa chọn nguồn tiền từ các tài khoản của thẻ này để thanh toán cho các giao dịch khác nhau.

Với dòng thẻ “4 trong 1”, HDBank và Petrolimex mong muốn gia tăng cho khách hàng những trải nghiệm tiện lợi, độc đáo với phương thức Thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại, mang đậm xu hướng quốc tế, đảm bảo quá trình giao dịch an toàn hơn, tốc độ thanh toán nhanh, xác thực dễ dàng và linh hoạt, cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng trong trạng thái xã hội bình thường mới.

KHÁNH VY

Công ty Xăng dầu Nghệ An (Petrolimex Nghệ An/Công ty) vừa tổ chức khai trương và đưa vào hoạt

động CHXD 76, trên tuyến QL48D thuộc địa bàn xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

CHXD 76 được Petrolimex Nghệ An đầu tư xây dựng khang trang nằm trên Quốc Lộ 48D, trang bị 04 cột bơm điện tử với 3 mặt hàng xăng dầu (Xăng E5 Ron 92-II, Xăng Ron 95-III, Dầu Điêzen 0,05S-II); hệ thống công nghệ nhập-xuất kín, kết nối hệ thống tin học tự động hóa, tích hợp phần mềm Quản lý cửa hàng xăng dầu (EGAS), in hóa đơn điện tử,... Đảm bảo văn minh, an toàn, chính xác và kịp thời trong công tác quản lý và kinh doanh tại đơn vị.

Hệ thống hạ tầng nhà bán hàng, sân bãi, tủ trưng bày hàng hóa; Kho hàng và khu vực vệ sinh được thiết kế phù hợp với diện tích thực tế, đảm bảo phục vụ tốt các nhu cầu của người dân và khách hàng trên địa bàn về xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu, nước giặt,… của Petrolimex.

Kể từ đầu năm đến nay, đây là cửa hàng thứ 3 mà Công ty đã khai trương bán hàng trên toàn tỉnh. Trước đó, ngày 12/04/2022 Công ty khai trương bán

hàng CHXD 150 nằm trên Quốc lộ 7A đi qua địa bàn xã Minh Châu huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Và ngày 19/4/2022 Công ty cũng đã khai trương bán hàng CHXD 28 nằm trên trục đường tỉnh lộ 534 nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 7A đi qua địa bàn xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.

LÊ TRƯỜNG

Petrolimex-Cửa hàng 76 được trang bị hệ thống nhận diện thương hiệu Petrolimex theo mẫu mới

Page 75: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

73

TKV LINH HOẠT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓVỚI THỜI TIẾT NẮNG NÓNG GAY GẮT

l VŨ HẰNG

Theo dự báo, Bắc bộ và Trung bộ sẽ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến

36 - 38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Để tăng cường các biện pháp ứng phó với sự khắc nghiệt của thời tiết, đảm bảo sức khỏec cho người lao động, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tăng cường triển khai các biện pháp ứng phó.

Theo đó, các đơn vị đã rà soát, điều chỉnh thời gian làm việc hợp lý cho người lao động làm việc ngoài trời trong những ngày nắng nóng gay gắt, nhất là công nhân nổ mìn, đường dây trạm mạng, công nhân xây dựng, công nhân làm việc tại khu vực địa hình cao…

Các đơn vị cũng bố trí hợp lý các chòi tránh trú nắng, lắp đặt tối đa hệ thống thiết bị làm mát (điều hòa, quạt mát, quạt phun sương...) tại khu vực khai trường, sàng tuyển, nhà máy, nhà vận hành bơm dưới moong sâu, chòi bảo vệ, ca bin vận hành băng tải và các thiết bị làm việc ngoài trờ...

Cùng với đó, các đơn vị tăng cường giải pháp phun nước làm mát mái che công trình sản xuất, nhà làm việc; nghiên cứu, xem xét lắp đặt quạt có đai cánh dài trong các nhà xưởng sửa chữa…, tăng tần suất tưới nước, phun sương chống bụi trên các tuyến đường vận chuyển đất đá, than, khoáng sản, khu vực sàng tuyển chế biến than và khoáng sản. Ưu tiên đổ thải đất đá tại các tầng dưới thấp và các bãi thải trong những ngày nắng nóng để hạn chế phát tán bụi ra môi trường. Trường hợp không đảm bảo được nồng độ bụi dưới quy định cho phép phải dừng sản xuất, dừng từng phần hoặc toàn bộ khu vực; khi không còn ảnh hưởng đến an toàn, môi trường mới tổ chức sản xuất trở lại.

Các đơn vị đặc biệt lưu ý tới các tuyến đường vận chuyển và khu vực đổ thải đất đá bãi thải ngoài như: Bãi thải Bàng Nâu thuộc Công ty CP Than Cao Sơn - TKV; Bãi thải Đông Cao Sơn thuộc Than Cọc Sáu và Than Mông Dương; Bãi thải Nam Khe Nam - Đông Khe Sim thuộc Than Đèo Nai...

Đồng thời, các đơn vị cũng chú trọng cải thiện chất lượng bữa ăn, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, có khẩu vị phù hợp với thời tiết nắng nóng; bảo đảm

cung cấp nhu cầu nước uống, tăng cường các loại nước uống giải nhiệt cho người lao động. Thực hiện chế độ giám sát, báo cáo tình trạng sức khỏe của công nhân trong mùa nắng nóng.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, phát dọn thực bì các diện tích đã trồng cây cải tạo phục hồi môi trường để phòng ngừa nguy cơ cháy rừng; lập các biện pháp phòng chống nguy cơ cháy rừng bảo đảm hiệu quả. Tăng cường kiểm tra, rà sát các khu vực sản xuất đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn do nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

Đối với các đơn vị có moong/hồ, hố chứa nước sẽ tập trung rà soát, tổ chức cắm biển cảnh báo moong/hồ nước sâu nguy hiểm.

Để đề phòng sau những ngày nắng nóng kéo dài có nguy cơ xảy ra mưa lớn bất thường, các đơn vị tiếp tục tăng cường kiểm tra, củng cố các vị trí xung yếu, thực hiện các công việc phòng chống mưa bão còn lại để sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có tình huống mưa lớn xảy ra n

Tuyển than Cửa Ông chú trọng đầu tư thiết bị phun sương dập bụi cao áp, giảm phát tán bụi và chống nóng

Page 76: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

74

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

TKV:

TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG VÙNG CẨM PHẢ

Vừa qua, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt

Nam (TKV) đã đi kiểm tra công tác môi trường, khắc phục ảnh hưởng do mưa lớn tại vùng Cẩm Phả.

Tại Cẩm Phả, Đoàn công tác đã đi kiểm tra tuyến đường vận chuyển từ Trạm bảo vệ Số 2 mỏ Cao Sơn xuống MB mỏ Cọc Sáu, công tác thi công kè chống sạt lở tuyến đường do Công ty Môi trường - TKV thực hiện; Tuyến đường chuyên dùng Bàng Nâu - Khe Dây (đoạn tránh bãi thải Đông Cao Sơn), công tác quản lý, thi công sửa chữa tuyến đường, dập bụi...; Tuyến mương thoát nước Alpha (khu vực mỏ Đèo Nai - Núi Nhện)...

Sau khi kiểm tra tại hiện trường và làm việc với Công ty Môi trường - TKV, đoàn công tác ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của Công ty Môi trường - TKV trong công tác thi công các công trình môi trường, PCMB. Đồng thời, đề nghị đơn vị khẩn trương hoàn thành các công trình môi trường, phòng chống mưa bão như kè chống sạt lở, các tuyến mương thoát nước, đập chắn..., thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường, đảm bảo an toàn trong mùa mưa và đảm bảo công tác vận chuyển than.

Đối với các tuyến đường có nền yếu, đơn vị cần có biện pháp khắc phục, nâng cao năng lực thi công, sửa chữa các tuyến đường tiến tới đảm nhận quản lý toàn bộ các tuyến đường vận chuyển; chú

ý các thủ tục về quản lý đất đai thực hiện theo đúng quy định; có phương án chủ động xử lý, khắc phục các sự cố khi có mưa lớn...

Cùng ngày, đoàn công tác đã đi kiểm tra công tác đầu tư, môi trường tại Công ty CP Than Đèo Nai. Theo báo cáo, công tác đầu tư thực hiện 5 tháng đạt 23,8 tỷ đồng, chủ yếu tập trung công tác chuẩn bị dự án thuộc phần kế hoạch chuẩn bị và dự phòng.

Đối với thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2022, trong 5 tháng đầu năm, Công ty đã thực hiện 6,346 tỷ đồng, bằng 75,66% KH năm; số lượng các công trình môi trường 3 công trình như củng cố hệ thống mương thoát nước Alpha và nạo vét hệ thống thoát nước lò mức +28; trồng cây cải tạo phục hồi môi trường bãi thải Nam Khe Tam - Đông Khe Sim, trong Lộ Trí; củng cố đê chắn đất đá bãi thải Nam Khe Tam - Đông Khe Sim.

Làm việc với Công ty CP Than Đèo Nai, đoàn công tác đề nghị Công ty cần hoàn thiện sớm thủ tục các dự án duy trì sản xuất đã có kế hoạch báo cáo Tập đoàn phê duyệt. Đối với công tác môi trường, khẩn trương hoàn thành các công trình môi trường, PCMB, phối hợp với Công ty Môi trường - TKV hoàn thành công tác trồng cây, cần có phương án xử lý thoát nước trong mùa mưa...

Về công tác chuẩn bị đầu tư Dự án khai thác cụm mỏ Cọc Sáu - Đèo Nai có công suất thiết kế 2,7 triệu tấn/năm, Đoàn công tác lưu ý chủ đầu tư và đơn vị tư vấn cần có 2 phương án để so sách, lựa chọn phương án tốt nhất, có tính khả thi; về công tác đổ thải, thoát nước, quy trình triển khai thực hiện, đảm bảo khai thác hiệu quả tài nguyên, giảm tổn thất tài nguyên, đảm bảo hiệu quả đầu tư n

l HÀ ANH

Kiểm tra hệ thống tuyến mương thoát nước Alpha

Page 77: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

75

Phát huy truyền thống văn hóa thợ mỏ trong thời kỳ mới

Than Thống Nhất: Đẩy mạnh công tác tuyển sinh đào tạo và giữ chân thợ lò

Vừa qua, tại TP Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Công đoàn TKV và Viện

Công nhân và Công đoàn tổ chức nghiệm thu đề án “Phát huy truyền thống văn hóa thợ mỏ trong thời kỳ mới”.

Được triển khai thực hiện từ tháng 12/2019 đến tháng 12/2021, qua 26 cuộc tọa đàm, 3 hội thảo với 33 chuyên đề khoa học phục vụ các nội dung nghiên cứu và các cuộc khảo cứu tài liệu, khảo sát điều tra thực tế trên 1.100 người lao động tại 20 đơn vị, doanh nghiệp thuộc TKV.

Đề án được hoàn thành gồm 5 sản phẩm: báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học sau quá trình khảo sát; xây dựng đề án trên cơ sở báo cáo khoa học; dự thảo bộ quy tắc văn hóa ứng xử TKV; sản phẩm phần mềm ứng dụng điện tử Văn hóa TKV và dự thảo Cuốn sách “Truyền thống, văn hóa thợ mỏ - Những giá trị lịch sử và định hướng trong thời kỳ mới”.

Đề án được triển khai thực hiện với mục tiêu tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá truyền thống “Kỷ luật và

Đồng tâm”, gắn với xây dựng hình tượng “Người thợ mỏ - Người chiến sĩ” trong CNLĐ TKV. Tạo sân chơi giao lưu, gắn kết đội ngũ công nhân mỏ; xây dựng văn hóa thợ mỏ đa dạng sắc màu và sinh động cả về nội dung lẫn hình thức; nâng cao nhận thức pháp luật và kỷ luật cho CNVC-LĐ Tập đoàn. Đồng thời, sưu tầm, lưu trữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của ngành; khơi dậy tinh thần tự hào cho thế hệ thợ mỏ hiện tại và tương lai.

PHƯƠNG MINH

Thực hiện kế hoạch triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thu hút lao động làm việc trong hầm lò, giữ

chân thợ lò, Công ty Than Thống Nhất - TKV đã và đang triển khai nhiều giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giữ chân thợ lò.

Trong tháng 5/2022, Công ty Than Thống Nhất - TKV đã tổ chức 4 đợt tham quan thực tế khai trường, diện sản xuất cho 140 học sinh nghề mỏ hầm lò của Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam thuộc diện đào tạo theo chỉ tiêu của Công ty.

Trong chuyến tham quan, các học sinh đã được tham quan toàn bộ khai trường sản xuất của Công ty tại mặt bằng +41 gồm: Trung tâm điều hành sản xuất, nhà tắm, nhà giặt, nhà ăn, nhà cấp phát trang bị bảo hộ lao động. Được các giáo viên Trường Cao đẳng TKV và cán bộ các Phòng KCM, AT hướng dẫn xuống lò tham quan khai trường, diện sản xuất của hai đơn vị: Phân xưởng Khai thác 1 và Phân xưởng Khai thác 9 đảm bảo an toàn.

Tại đây, học sinh đã được tiếp xúc gần với điều kiện làm việc trong lò, trao đổi kiến thức thực tiễn với thợ bậc cao của hai phân xưởng, trải nghiệm quy trình làm việc khép kín của người thợ mỏ từ khi xuống lò

đến khi kết thúc ca sản xuất.Chuyến tham quan giúp các học sinh nghề mỏ

hầm lò có cơ hội tìm hiểu về tình hình SXKD, công nghệ khai thác và chống giữ, điều kiện sản xuất thực tế, công tác chăm lo đời sống người lao động, cơ chế chính sách tiền lương, tiền thưởng… cùng với những hoạt động liên quan đến tình hình SXKD của Công ty.

LÊ HẢI

Giới thiệu về công nghệ sản xuất hầm lò cho học sinh

Các thành viên Hội đồng nghiệm thu Đề án

Page 78: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

76

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

EVN:

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Ngày hội “Đổi mới sáng tạo công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực EVN” do Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức tại tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu vừa diễn ra gồm 2 hoạt động chính: Cuộc thi “Ý tưởng đổi mới sáng tạo trong công tác phát triển nguồn nhân lực” và Hội thảo đổi mới công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Ông Trần Việt Anh - Trưởng Ban Tổ chức và Nhân sự EVN cho biếtEVN phấn đấu thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả

và có lãi. Để hiện thực hóa mục tiêu này, EVN cần có một đội ngũ năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao, làm chủ công nghệ, có khả năng thích ứng nhanh, giỏi ngoại ngữ để sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả. Thời gian tới, để phát triển và hội nhập, EVN sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ (đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4), không ngừng học tập để chuyển đổi số thành công, với mục tiêu góp phần đưa EVN trở thành doanh nghiệp số hóa vào năm 2025...

l THÁI LINH

Một số hình ảnh ấn tượng tại Cuộc thi Đổi mới sáng tạo trong công tác phát triển nguồn nhân lực của EVN

Cuộc thi Đổi mới sáng tạo trong công tác phát triển nguồn nhân lực đã trải qua 3 vòng thi: Vòng loại, vòng bán kết (thi đối kháng loại trực tiếp) và vòng chung kết. Cuộc thi nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Trong ảnh (hàng đầu, từ trái qua): Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc EVN và ông Nguyễn Hữu Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy EVN dự và cổ vũ, động viên các đội lọt vào vòng chung kết

Page 79: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

77

5 ý tưởng xuất vào vòng chung kết đến từ các đội: Tổng công ty Điện lực miền Trung, Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Bắc (thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội, Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh, Công ty Thủy điện Sơn La. Trong ảnh: Ông Trần Việt Anh - Trưởng ban Tổ chức Nhân sự EVN ấn nút xác định thứ tự các đội thi tại vòng chung kết

Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội có phần trình bày hấp dẫn với ý tưởng: Xây dựng tổ chức học tập thông qua việc sinh hoạt chuyên môn tại từng tổ đội, phòng ban, đơn vị

Theo đánh giá của Ban giám khảo, các đội thi đã có sự chuẩn bị công phu, chu đáo các ý tưởng để tham dự cuộc thi. Trong ảnh: Ban giám khảo đặt câu hỏi phản biện cho các đội thi nhằm đánh giá tính khả thi của ý tưởng

Ông Trần Việt Anh - Trưởng ban Tổ chức và Nhân sự EVN phát biểu khai mạc

Với phần trình bày và phản biện xuất sắc, Công ty Thủy điện Sơn La đã nhận được 4 nút “like” đến từ Ban giám khảo với ý tưởng: Chuyển đổi số toàn diện phương thức đào tạo trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Nhiều ý tưởng đã ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ số vào trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Trong ảnh: Đội thi đến từ Tổng công ty Điện lực miền Trung với ý tưởng “Ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) trong công tác đào tạo vận hành và an toàn điện”

Page 80: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

78

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

BÍ KÍP TIẾT KIỆM ĐIỆN MÙA NẮNG NÓNG

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HÀ NỘI (EVNHANOI) KHUYẾN NGHỊ KHÁCH HÀNG NÊN SỬ DỤNG ĐIỆN TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ ĐỂ GIẢM NGUY CƠ SỰ CỐ VỀ ĐIỆN VÀ TRÁNH HÓA ĐƠN TIỀN ĐIỆN TĂNG CAO TRONG MÙA HÈ NĂM 2022.

l THÁI DƯƠNG

Theo dõi lượng điện tiêu thụ của Thành phố Hà Nội cho thấy, tuy nửa đầu tháng 6 năm 2022, thời tiết Hà Nội chưa có các đợt nắng nóng kéo

dài như hàng năm, dù chỉ xuất hiện hình thế thời tiết ngày nắng nóng oi bức, chiều mưa dông nhưng lượng điện tiêu thụ vẫn tăng lên đáng kể.

Cụ thể, lượng điện tiêu thụ trung bình ngày trên toàn thành phố tháng 3 là 55,045 triệu kWh, tháng 4 là 57,035 triệu kWh, tháng 5 là 60,625 triệu kWh thì tháng 6 (tính đến hết ngày 14/06) là 74,228 triệu kWh. Như vậy, mới nửa đầu tháng 6 năm 2022, bình quân lượng điện tiêu thụ đã tăng hơn 22% so với bình quân tháng 5.

Trước tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, EVNHANOI đã xây dựng các kịch bản vận hành lưới điện trong mọi trường hợp để chủ động nguồn điện đủ cung cấp cho Thủ đô. Đồng thời, EVNHANOI sẽ phúc tra cho 100% khách hàng có sản lượng điện tăng hoặc giảm từ 1,3 lần so với tháng trước.

Bên cạnh đó, EVNHANOI cũng khuyến cáo, để hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến do nhu cầu sử dụng điện tăng cao, khách hàng nên lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng theo quy định của Bộ công thương (càng nhiều sao càng tiết kiệm điện năng). Thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng để các thiết bị hoạt động ổn định, tiết kiệm cũng như nâng cao tuổi thọ. Một điều rất quan trọng với hầu hết các thiết bị điện trong gia đình là hãy rút phích cắm khi không sử dụng, bởi mặc dù không dùng nhưng chúng vẫn góp phần làm cho hóa đơn tiền điện tăng lên. Theo viện nghiên cứu Berkeley, California, Mỹ: những thiết bị chưa rút phích, dù không sử dụng, cũng sẽ tiêu thụ khoảng 5% - 10% lượng điện năng tiêu thụ trong gia đình.

Ngoài ra, để khách hàng sử dụng điện có thể chủ động quản lý lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong gia đình, khách hàng có thể sử dụng tính năng “Ước tính điện năng tiêu thụ của thiết bị” trên App EVNHANOI để biết được công suất điện của các đồ dùng điện trong gia đình, từ đó sẽ có cách sử dụng phù hợp và hiệu quả.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, nên bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế vận hành các thiết bị điện có công suất lớn (như máy nghiền, máy nén khí…) vào giờ cao điểm từ 17 giờ đến 20 giờ hàng ngày. Đầu tư, cải tiến, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, hiệu suất thấp bằng các thiết bị có hiệu suất cao và tiết kiệm điện như:

Lượng điện tiêu thụ trung bình ngày trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2022 (tính từ tháng 3 đến hết ngày 14/06/2022)

Page 81: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

79

lắp đặt thêm các máy biến tần cho hệ thống máy nén, điều hòa công nghiệp, quạt gió, mô tơ có công suất lớn trong dây chuyền sản xuất. Lắp đặt thêm các thiết bị đo đếm điện năng tại các bộ phận, tổ đội sản xuất để kiểm soát lượng điện sử dụng.

Với những khách hàng có sản lượng tiêu thụ điện trên 1 triệu kWh/năm nên chủ động tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR). Việc tham gia DR sẽ giảm chi phí sử dụng điện do giảm nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm, nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ giảm chi phí tiền điện, giảm giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Việc thực hiện DR hoàn toàn được khách hàng chủ động trong việc điều chỉnh các phụ tải sử dụng điện của mình, thực hiện tiết giảm đối với các phụ tải nhỏ lẻ không ảnh hưởng đến dây chuyển sản xuất của đơn vị.

Năng lượng không phải là nguồn tài nguyên vô tận, vì vậy, việc sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng cần sự chung tay của toàn xã hội, từ hành động cụ thể, tự giác của mỗi thành viên, mỗi hộ gia định và mỗi doanh nghiệp… Qua đó, góp phần giảm mức tiêu thụ điện, tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu khí thải ô nhiễm môi trường.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về các cách sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, khách hàng tại Hà Nội vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng của EVNHANOI qua số điện thoại 19001288 (phục vụ 24/7) để được tiếp nhận, tư vấn và giải đáp.

Tiết kiệm điện thành thói quen

Tính năng “ước tính điện năng tiêu thụ của thiết bị” trên App EVNHANOI

Page 82: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

80

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

PTC1:

GIỮ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN TRONG NHỮNG NGÀY CAO ĐIỂM NẮNG NÓNG

l MẠNH HÙNG

Vừa qua, Đoàn công tác của Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) do Ông Phạm

Quang Hòa - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Công ty dẫn đầu đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn cung cấp điện trong thời gian cao điểm nắng nóng tại khu vực Thủ đô Hà Nội.

Tại Trạm biến áp (TBA) 220kV Thành Công, Đoàn công tác đã kiểm tra một số nội dung như kiểm tra vận hành các thiết bị, phương án đảm bảo an toàn cung cấp điện, xử lý tình huống khẩn cấp, tác phong làm việc của lực lượng vận hành và các điểm ứng trực.

Ông Đặng Quốc Chính, tổ Trưởng tổ thao tác lưu động (TTLĐ) TBA 220kV Thành Công báo cáo tình hình vận hành với Đoàn công tác: Trạm biến áp 220kV Thành Công có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện cho khu vực nội thành Hà Nội. Trong thời gian nắng nóng cao điểm mùa hè, nhất là trong những ngày nhiệt độ ngoài trời lên đến 45 độ C do hiệu ứng nhà kính và bê tông hóa... ngoài lực lượng vận hành theo qui định còn có thêm lực lượng thường trực cần giải quyết khi có sự cố, thường xuyên kiểm tra tất cả thông số kỹ thuật vận hành để kịp thời phát hiện

các nguy cơ sự cố, đảm bảo các thiết bị vận hành an toàn, ổn định.

Ngoài ra, các thiết bị vật tư được dự phòng sẵn sàng cho công tác xử lý sự cố một cách nhanh nhất. Khi nhiệt độ lên đến ngưỡng, chúng tôi dùng biệt pháp bơm tưới nước vào máy biến áp nhằm hạ và giữ nhiệt độ không tăng thêm, nhờ đó mà đến giờ chúng tôi vẫn giữ được an toàn lưới điện khu vực Thủ đô.

Tại TBA 500kV Tây Hà Nội, ông Nguyễn Quang Minh - Trạm trưởng đã báo cáo với Đoàn công tác tổng thể tình hình vận hành lưới điện truyền tải của trạm cũng như việc triển khai các phương

Ông Phạm Quang Hòa - Phó giám đốc PTC1 kiểm tra hệ thống làm mát MBA AT3 tại TBA 500kV Tây Hà Nội - TTĐ Hòa Bình

Page 83: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

81

án đảm bảo an toàn cung cấp điện trong thời gian cao điểm nắng nóng. Theo đó, trạm đã triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của lãnh đạo, các phòng chức năng công ty, đã lập phương án đảm bảm bảo an toàn cung cấp điện và triển khai thực hiện theo phương án. Trước đó lực lượng vận hành đã kiểm tra, rà soát, xử lý triệt để các khiếm khuyết thiết bị, chuẩn bị đủ vật tư dự phòng thay thế.

Ở các điểm lưới điện có nguy cơ mất an toàn do hành lang, Truyền tải điện Hà Nội đã chủ động chỉ đạo cho xử lý, khắc phục những khiếm khuyết, đồng thời bố trí chốt trực tăng cường để ngăn ngừa các phương tiện cũng như người đi qua khi vào giờ cao điểm, đường dây phát nhiệt và có độ võng gia tăng, dẫn đến không đảm bảo khoảng cách an toàn, Chủ động xử lý những tình huống khẩn cấp.

Sau khi kiểm tra thực địa và nghe các báo cáo của đơn vị, Ông Phạm Quang Hòa - Phó giám đốc PTC1 đánh giá cao những nỗ lực của TTĐ Hà Nội nói chung, các điểm đoàn đến khiểm tra, chỉ đạo nói riêng, đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của lực lượng vận hành tại các Trạm biến áp, Đội TTĐ thuộc Truyền tải điện Hà Nội. Phó giám đốc nhấn mạnh: Việc cấp điện cho Thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, là trách nhiệm của ngành Điện nói chung và PTC1 nói riêng. Do vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào nào PTC1 cũng phải nỗ lực đảm bảo vận hành an toàn tuyệt đối n

Đoàn kiểm tra MBA AT4 - TBA 220kV Thành Công

Đoàn kiểm tra phương án, các thủ tục liên quan đến công tác vận hành an toàn tại TBA 220kV Thành Công

Tăng cường công tác soi phát nhiệt tại các điểm nhậy cảm, chủ động phòng tránh các sự cố chủ quan

Page 84: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

82

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

XI MĂNG LONG SƠN

CHẤT LƯỢNG TẠO NIỀM TINl THĂNG LONG

Được đầu tư xây dựng tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, từ khi đi vào sản

xuất, với sự nỗ lực của cán bộ, kỹ sư, công nhân Công ty Xi măng Long Sơn trong việc nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ sản xuất, vận hành sản xuất ổn định, không ngừng nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp cho thị trường hàng chục triệu tấn sản phẩm, được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng và đánh giá cao.

Công ty Xi măng Long Sơn có công suất 10,5 triệu tấn/năm, là đơn vị cung cấp ra thị trường lượng xi măng lớn không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế. Trong quá trình xây dựng, đơn vị đã lựa chọn dây chuyền thiết bị, công nghệ của các hãng nổi tiếng của các nước trên thế giới, như: Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Thụy Sĩ... Phòng điều khiển trung tâm điều hành toàn bộ nhà máy, từ nguyên liệu đầu vào, số lượng và chất lượng của sản phẩm.

Đây là tiền đề để các sản phẩm của Công ty Xi măng Long Sơn được kiểm soát chính xác bằng công nghệ thông tin và đều được kiểm tra thực nghiệm trước khi xuất xưởng.

Các sản phẩm của Xi măng Long Sơn luôn đảm bảo ổn định về chất lượng, giúp làm tăng độ dẻo của bê tông, tăng cường tính chống thấm, chống xâm thực đối với môi trường, tăng độ bền vững theo thời gian, rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Đặc biệt, cường độ xi măng luôn có độ

dư mác lớn giúp tiết kiệm lượng xi măng trong quá trình sử dụng. Hàm lượng tổng kiềm R2O trong xi măng rất thấp <0,6% loại bỏ được nguyên nhân ăn mòn và phá hủy cấu trúc bê tông, tường xây trong quá trình xây dựng, bảo vệ lớp sơn tường, giữ màu sơn bền hơn.

Bên cạnh các dòng sản phẩm truyền thống như PCB 30, PCB 40, xi măng rời công nghiệp, Xi măng Long Sơn tiếp tục cung cấp ra thị trường các dòng sản phẩm mới Xi măng C91 Long Sơn dành riêng cho xây trát và PCB40 + Long Sơn.

Xi măng C91 Long Sơn là dòng sản phẩm dành riêng cho xây trát, vữa của C91 có sự ổn định cao, tạo nên chất lượng đồng nhất giúp cho công trình có khả năng chống thấm cao, hạn chế tối đa các vết nứt chân chim trên bề mặt. C91 có độ dẻo cao, vì có khả năng giữ nước tốt nên vữa xây trát dẻo hơn, thêm một yếu tố để hạn chế vết nứt. Đặc biệt, sản phẩm C91 phù hợp với nhiều loại vật liệu xây dựng, kể cả các loại

vật liệu xây dựng mới như bê tông siêu nhẹ… điều này giúp tiết kiệm giảm thiểu chi phí khi thi công.

Sản phẩm Xi măng PCB40+ Long Sơn là sản phẩm có độ dư mác lớn, được phát triển từ dòng sản phẩm PCB40 nên vẫn duy trì được các đặc tính sản phẩm của sản phẩm PCB40 như tốc độ phát triển cường độ ban đầu (R3,R7) nhanh. Cường độ xi măng có độ dư mác lớn, tính chất này tạo ra sản phẩm bê tông vừa có cường độ cao vừa rút ngắn thời gian thi công cũng như giảm lượng xi măng cần dùng. Hàm lượng R2O thấp giúp tăng khả năng chống ăn mòn sắt, chống bay màu sơn. Độ tỏa nhiệt khi thi công thấp, thuận lợi cho việc thi công bê tông khối lớn. Tương tự như PCB40, PCB40+ Long Sơn được sử dụng cho các công trình chịu tác động của nước biển, vùng nước nhiễm mặn, phù hợp với mọi công trình như xây tô, đổ mái dầm cột và các hạng mục có kết cấu phức tạp…n

Công ty Xi măng Long Sơn có công suất 10,5 triệu tấnnăm

Page 85: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

83

BIA SÀI GÒNgăn kêt moi nha

Từ ngày 10/6/2022 đến ngày 24/6/2022, Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Miền Trung và Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên, Nhà máy Bia

Sài Gòn - Đắk Lắk phối hợp với UBND 3 huyện: Krông Pắk, Krông Bông, Krông Năng tổ chức hội nghị “Bia Sài Gòn gắn kết mọi nhà” tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Đắk Lắk nhằm tri ân khách hàng, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

Các chuỗi sự kiện có sự tham gia của 750 đại biểu là các nhà phân phối, người tiêu dùng tiêu biểu của 3 huyện Krông Pắk (10/6/2022); huyện Krông Bông (17/6/2022); huyện Krông Năng (đầu tháng 7/2022). Các đại biểu được tham quan dây chuyền sản xuất, uống thử các sản phẩm sản xuất tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Đắk Lắk.

Nhà máy có diện tích 20 ha được xây dựng vào năm 2006, hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2007 với công suất thực tế 30-36 triệu lít/năm, giai đoạn 2 nâng công suất lên 75 triệu lít/năm vào năm 2009. Hiện nay, Nhà máy đạt công suất 100 triệu lít/năm, với dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, nguồn nước ngầm 200 m rất phù hợp cho việc nấu bia và cho sản phẩm bia đạt chất lượng thơm ngon. Nhà máy được quy hoạch cây xanh, vườn hoa, hồ sinh học, xử lí nước thải thân thiện với môi trường.

Nhà máy hiện đang sản xuất và phân phối các sản phẩm như: Bia Sài gòn Lager chai 450, Bia Sài gòn Lager chai 355, Bia Sài gòn Lager lon, Bia Sài gòn Export (còn gọi là Bia đỏ), Bia Lạc Việt chai và lon, Bia lon 333, Bia Sài gòn Special chai và lon, Bia Sài gòn Chill chai và lon, Bia Sài gòn Gold (một sản phẩm cao cấp của Bia Sài Gòn) và nhiều loại nước khác như nước đóng chai SEREPOK, rượu SEREPOK, sữa gạo lứt Bazan, sữa bắp Bazan…

Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, nhà máy đã sản

xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ trên 1 tỷ lít sản phẩm các loại, nộp ngân sách trên 6.200 tỷ đồng.

Ông Huỳnh Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bia Sài Gòn Miền Trung chia sẻ: Chương trình “Bia Sài Gòn gắn kết mọi nhà” là chủ đề nhằm tạo sức lan tỏa tinh thần tương trợ lẫn nhau để cùng đi lên, gắn kết đa chiều để cùng nhau xây dựng quê hương đất nước, thể hiện đúng tinh thần cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Song hành với hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà máy luôn ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng. Trong chuỗi chương trình “Bia Sài Gòn gắn kết mọi nhà”, Nhà máy Bia Sài Gòn - Đắk Lắk sẽ trao tổng số tiền là 319,5 triệu đồng cho công tác xã hội. Trong đó: Thông qua UBMTTQ VN 3 huyện Krông Pắc, Krông Bông và Krông Năng, số tiền 252 triệu đồng tài trợ học bổng cho 84 học sinh nghèo học giỏi của 42 xã, thị trấn mỗi cháu 3 triệu đồng để mua dụng cụ và chi phí học tập; Thông qua Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi tỉnh Daklak, số tiền 67,5 triệu đồng tài trợ 45 xe đạp mỗi xe đạp trị giá 1,5 triệu đồng để giúp học sinh nghèo khó có điều kiện đến trường.

Page 86: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

84

DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN

KỶ NIỆM BIOLACTOMEN PLUS

Trải qua gần 30 năm xây dựng và khẳng định thương hiệu, sản phẩm men vi sinh Biolactomen Plus ngày càng được tối ưu hóa quy trình sản

xuất với những bước đột phá về công nghệ. PGS.TS. Đinh Duy Kháng, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam vừa có những chia sẻ với về Câu chuyện kỷ niệm BioLactoMen Plus tròn 30 năm nghiên cứu và phát triển (1992-2022).

Tôi nhớ hồi đó là vào những năm của thập kỷ 80 thế kỷ trước, trẻ em Việt Nam bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn rất nhiều do sử dụng kháng sinh. Trong một buổi tiếp xúc với GS.TSKH. Hoàng Thủy Nguyên, thầy gợi ý cho chúng tôi: “Nếu các cậu nghiên cứu và tạo ra được chế phẩm Probiotics giống như Biolactyl của Pháp để hỗ trợ điều trị loạn khuẩn cho bọn trẻ thì công việc nghiên cứu có ý nghĩa lắm đấy.”

Câu nói của thầy cứ hằn sâu vào trong tâm trí tôi. Cuối năm 1991, tôi đề xuất với Ban lãnh đạo Viện Sinh vật học, Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) để thực hiện ý tưởng của thầy. Được Ban lãnh đạo Viện nhiệt tình ủng hộ và cấp cho nhóm nghiên cứu của chúng tôi kinh phí nghiên cứu thăm dò ở cấp cơ sở, chúng tôi háo hức lao vào nghiên cứu không kể ngày đêm.

Trong thời gian nghiên cứu, tôi tìm hiểu rất nhiều tài liệu về Probiotics trên các tạp chí quốc tế và được

biết, ngoài loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, Probiotics còn có thể hỗ trợ điều trị rất tốt đối với viêm đại tràng, ngộ độc thực phẩm, tổn hại gan do rượu bia... Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã tạo ra được chế phẩm đông khô với tỷ lệ sống của vi khuẩn rất cao và đáp ứng được các tiêu chí về cảm quan của một chế phẩm Probiotics.

Tuy nhiên, để có thể sử dụng như một chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh ở người thì tính an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Chế phẩm đã được gửi đến Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương để kiểm tra về tính an toàn và xác định đặc tính vi sinh, hóa sinh. Để có thể nghiệm thu được đề tài, Viện yêu cầu chúng tôi phải có đánh giá của các bác sỹ lâm sàng về tác dụng của chế phẩm.

PGS.TS. Đinh Duy Kháng,Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam

TRÒN 30 NĂMNGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN(1992-2022)

Nhà máy đạt chuẩn GMP Napharco

Page 87: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

85

Tôi đã mang chế phẩm cùng phiếu kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương đến viện Quân Y 108 nhờ thử nghiệm lâm sàng. Cố Giáo sư, bác sỹ Hà Văn Ngạc, nguyên Trưởng khoa khám bệnh, Viện Quân Y 108 là người đã nhận thử chế phẩm cho tôi.

Để thử nghiệm trên bệnh nhi, tôi phải đến trình bày với GS.TS. Nguyễn Gia Khánh, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương lúc bấy giờ. Lúc đầu ông chưa tin sản phẩm nghiên cứu của một cơ quan khoa học không thuộc Bộ Y tế. Tuy nhiên, khi tôi cố thuyết phục là “Chế phẩm probiotics của chúng tôi hoàn toàn không độc hại, đã có phiếu kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và cũng đã được GS. Hà Văn Ngạc thử trên bệnh nhân đại tràng tại Viện Quân Y 108 ” thì GS. Nguyễn Gia Khánh đã nhận lời giúp.

Sau một tuần tôi đến lấy kết quả. Thật bất ngờ, khi được các bác sỹ cho biết kết quả ngoài mong đợi. Các chứng rối loại tiêu hóa, đi ngoài dai dẳng ở bệnh nhi do sử dụng kháng sinh phải điều trị lâu ngày tại bệnh viện, khi sử dụng chế phẩm của chúng tôi thì tiêu chảy cầm và các cháu hồi phục rất nhanh.

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đánh giá cao kết quả của đề tài và cho chúng tôi dự án sản xuất thử nghiệm. Năm 1993 - 1994 chúng tôi kết hợp với Công ty Dược phẩm Hà Tây do dược sỹ Nguyễn Văn Lớ làm Tổng giám đốc để tiến hành dự án sản xuất thử nghiệm chế phẩm hỗ trợ phòng chống rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, táo bón, ngộ độc thực phẩm và sản phẩm đã được đánh giá cao.

Sau đó, Viện Công nghệ sinh học đã hỗ trợ công nghệ cho Công ty TNHH Công nghệ xanh Thành Châu để sản xuất thực phẩm chức năng - Men vi sinh với thương hiệu BioLactoMen.

Men vi sinh với thương hiệu BioLactoMen của Công ty TNHH Công nghệ xanh Thành Châu luôn khẳng định chất lượng vượt trội trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, biếng ăn, ngộ độc thực phẩm, viêm đại tràng, táo bón. Năm 2015 sản phẩm đã được Huy chương Vàng vì sức khỏe cộng đồng do Hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, trong một vài năm gần đây, tiếp tục nghiên cứu các tài liệu nước ngoài về Probiotics, tôi được biết nếu chế phẩm Probiotics được bổ sung thêm một chủng vi khuẩn loài Lactobacillus casei thì sẽ có thêm những tác dụng rất quí như hỗ trợ điều trị loại bỏ có hiệu quả HP (Helicobacter pylori) ra khỏi dạ dày của những người viêm dạ dày - hành tá tràng có HP dương tính.

Ở Việt Nam tỷ lệ người viêm dạ dày - hành tá tràng có HP dương tính khá cao, do đó nếu có được chế phẩm Probiotics bổ sung thêm chủng vi khuẩn Lactobacillus casei thì sẽ rất tốt để hỗ trợ điều trị cho người viêm dạ dày-hành tá tràng dương tính HP. Từ suy nghĩ đó, tôi đã quyết định nghiên cứu chủng vi khuẩn Lactobacillus casei.

Trong năm 2017, chúng tôi đã nghiên cứu tất cả các đặc tính vi sinh, hóa sinh, miễn dịch và sinh học phân tử của chủng này. Chúng tôi đã sản xuất kháng thể và sử dụng các kỹ thuật miễn dịch để đánh giá sự khác biệt về kháng nguyên so với tất cả các chủng vi khuẩn thuộc chi Lactobacillus chúng tôi đang sử dụng để sản xuất Probiotics. Toàn bộ hệ gen của chủng Lactobacillus casei mới cũng đã được chúng tôi giải mã, phân tích và trong một tương lai gần sẽ được đăng ký trong Ngân hàng dữ liệu gen quốc tế.

Chế phẩm mới Biolactomen Plus bằng việc bổ sung thêm chủng vi khuẩn Lactobacillus casei cũng đã ra đời, được đăng ký sản xuất với Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế và thương hiệu Biolactomen Plus cũng đã được chấp nhận đăng ký bản quyền ở Cục sở hữu trí tuệ.

Hiện tại, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Biolactomen Plus đã được Công ty TNHH Công nghệ xanh Thành Châu kết hợp với Nhà máy đạt chuẩn GMP của Công ty TNHH Dược phẩm Napharco sản xuất ở dạng đóng túi thiếc tiện lợi cho việc vận chuyển và sử dụng của khách hàngn

Nhóm nghiên cứu phát triển thực phẩm chức năng tại Napharco

Page 88: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

86

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

CÔNG BỐ BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM NĂM 2021

VIỆT NAM CÓ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN MỘT HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG CÓ MỨC PHÁT THẢI RÒNG BẰNG KHÔNG VỚI CHI PHÍ TĂNG THÊM CHỈ 10%, ĐÂY LÀ PHÁT HIỆN TỪ BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM 2021. KẾT QUẢ BÁO CÁO ĐƯỢC CÔNG BỐ BỞI BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ ĐẠI SỨ QUÁN ĐAN MẠCH TẠI BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM 2021.

l THY THẢO

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2021 là ấn phẩm được biên soạn với sự hợp tác chặt chẽ giữa Cơ quan Năng lượng Đan Mạch

(DEA) và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương. Đây là ấn phẩm thứ ba trong chuỗi các ấn phẩm Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam do Chương trình Đối tác Năng lượng Đan Mạch - Việt Nam xây dựng. Chương trình là một phần đóng góp của chính phủ Đan Mạch cho Nhóm Châu Âu (Team Europe) với mục đích hỗ trợ phát triển ngành năng lượng tại Việt Nam.

Tại Lễ công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2021, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, báo cáo được xây dựng với nguồn số liệu có chất lượng tốt, sử dụng các mô hình cấp cao để tính toán các kịch bản phát triển điện nói riêng và năng lượng nói chung. Báo cáo đã cung cấp các thông tin hữu ích về phát triển hệ thống điện và năng lượng trong ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với định hướng của Chính phủ Việt Nam về phát triển năng lượng bền vững gắn liền với mục tiêu bảo vệ môi trường và an ninh năng lượng.

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2021 đưa ra một thông điệp rất rõ ràng, Việt Nam có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành một nền kinh tế có mức phát thải carbon ròng bằng không vào năm 2050 như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết tại COP26 ở Glasgow.

Cụ thể, báo cáo đưa ra góc nhìn trung và dài hạn về các kịch bản phát triển ngành năng lượng Việt Nam đến năm 2050, cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách và gợi mở các thảo luận về quá trình chuyển đổi xanh.

Đặc biệt, Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đã xem xét kịch bản để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050 và nghiên cứu chuyên sâu về chuyển đổi năng lượng trong lĩnh vực giao thông theo đó điện khí hóa ngành giao thông, chuyển đổi nhiên liệu hoá thạch sang nhiên liệu điện phân, và tăng cường phương thức vận tải bằng đường sắt điện khí hoá sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon và ô nhiễm không khí.

Báo cáo được kỳ vọng sẽ cung cấp một số thông tin đầu vào cho việc thực hiện Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch Tổng thể Năng lượng Quốc gia, Chiến lược Biến đổi Khí hậu của Việt Nam cũng như các kế hoạch và chiến lược khác của Chính phủ.

Theo ông Kim H-jlund Christensen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, Việt Nam là một đối tác quan trọng của Đan Mạch trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm vào khoảng 7% và nền kinh tế đang phát triển dẫn đến gia tăng đáng kể mức tiêu thụ năng lượng cũng như lượng khí thải carbon.

Điều quan trọng đối với quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam và toàn cầu là, với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam có thể tách rời tiêu thụ năng lượng và phát triển kinh tế, đồng thời chuyển đổi hệ thống năng lượng của mình thành một hệ thống năng lượng xanh và bền vững hơn bằng cách đầu tư vào năng lượng tái tạo và các công nghệ tiết kiệm năng lượng.

“Chúng tôi rất vui được chia sẻ với các đối tác Việt Nam các giải pháp, bí quyết và thực tiễn tốt nhất mà Đan Mạch đã có được trong suốt 30 năm qua để

Page 89: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

87

hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa tiềm năng to lớn về chuyển đổi xanh và cam kết chống biến đổi khí hậu cũng như đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050 một cách hiệu quả và công bằng nhất”, ông Kim H-jlund Christensen chia sẻ.

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam cho thấy, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050 với chi phí hiệu quả bằng cách điện khí hóa mạnh mẽ ngành công nghiệp và giao thông vận tải cùng với mở rộng công nghệ năng lượng tái tạo và thực hiện các mục tiêu tham vọng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

“Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trong quá trình chuyển đổi xanh, như được thể hiện qua cam kết đạt mức phát thải ròng bằng không của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26. Thông qua Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam năm 2021, được xây dựng trên cơ sở hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, chúng tôi mong muốn được chia sẻ làm thế nào để đạt được mục tiêu này đúng thời hạn và với chi phí thấp nhất có thể vì lợi ích của đất nước, người dân và đặc biệt là vì khí hậu toàn cầu”, ông Kristoffer B-ttzauw - Tổng Giám đốc

Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) cho biết.Một số chuyên gia cho rằng, với Quy hoạch điện

VIII, Việt Nam sẽ bắt đầu một ngành công nghiệp mới là điện gió ngoài khơi - một thành phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng tương lai ở Việt Nam.

Nhờ tuabin gió có kích thước lớn hơn và hiệu suất cao hơn, vốn và chi phí vận hành thấp hơn, cũng như các tiến bộ công nghệ khác, giá thành điện gió ngoài khơi đã giảm trên toàn cầu. Đây là yếu tố và động lực hết sức quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng và rộng rãi của loại hình công nghệ này.

Đặc biệt, gói thầu dự án điện gió ngoài khơi 1.000 MW hoàn thành vào cuối năm 2021 ở Đan Mạch đã thiết lập một kỷ lục mới về giá và cho thấy khả năng cạnh tranh của công nghệ điện gió ngoài khơi khi có các điều kiện pháp lý thuận lợi.

Theo đó, đối thoại minh bạch giữa các cơ quan chức năng và nhà đầu tư về chia sẻ rủi ro và xây dựng một khuôn khổ pháp lý thuận lợi là bài học kinh nghiệm quý báu nhất từ Đan Mạch. Nếu không tạo ra được môi trường đầu tư cạnh tranh, Việt Nam sẽ khó có khả năng thu hút được các khoản đầu tư khổng lồ cần thiết cho phát triển ngành nàyn

Việt Nam có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành một nền kinh tế có mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050.

Page 90: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

88

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

NGÀNH DỆT MAY TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG:

HIỆU QUẢ THIẾT THỰCNhận thức được vai trò của

tiết kiệm năng lượng trong sản xuất kinh doanh, nhiều

doanh nghiệp dệt may đã chủ động đầu tư thiết bị, công nghệ tiết kiệm năng lượng như hệ thống máy may, đèn chiếu sáng, lò hơi, động cơ...

Doanh nghiệp chủ động đổi mới để tiết kiệm năng lượng

Trong số đơn vị điển hình về tiết kiệm năng lượng có thể kể

đến Tổng công ty Dệt may Hà Nội (Hanosimex). Đơn vị đã chủ động lắp đặt biến tần tiết kiệm cho các động cơ máy sợi con, lắp bộ tiết kiệm máy may 3S cho máy may công nghiệp. Bên cạnh đó, việc bố trí nhà xưởng, văn phòng làm việc sao cho tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, công ty đã đầu tư thay thế 14.636 bóng đèn huỳnh quang T10 và chấn lưu sắt từ bằng loại đèn T8 và chấn lưu.

Ngoài ra, một số cải tiến khác trong chiếu sáng cũng được áp dụng như: Tổ chức lắp công tắc riêng cho từng đèn hoặc từng khu vực để có thể chủ động tắt khi cần thiết; triển khai áp dụng phương pháp giảm bớt chiếu sáng chung, kết hợp với chiếu sáng cục bộ tại mỗi máy may.

Bằng giải pháp đầu tư, Tổng công ty Dệt may Hà Nội không chỉ tiết kiệm trên 4 triệu kWh điện/

l LAN ANH

Hệ thống biến tần điều khiển động cơ máy nén khí được Công ty Dệt may Huế áp dụng, giúp tiết kiệm điện năng

Page 91: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

89

năm, mà còn giúp giảm phát thải khí CO2 tương đương 4.000 tấn/năm.

Hay tại Công ty Dệt may Huế cũng là một trong những doanh nghiệp ngành dệt may đi đầu về tiết kiệm năng lượng. Với quy mô doanh nghiệp trên 2.600 công nhân, doanh thu trên 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí năng lượng tiêu tốn rất lớn, bình quân 30 tỷ đồng/năm. Do đó, giải quyết bài toán tiết giảm chi phí năng lượng là mục tiêu mà công ty luôn hướng đến.

Nhận thấy lượng hao tổn trong sản xuất rất lớn, công ty đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Tư vấn phát triển công nghiệp để hỗ trợ tiết kiệm năng lượng. Từ đó, công ty đã tiết kiệm được 437.350 kWh, tương đương gần 500 triệu đồng/năm.

Cụ thể, Công ty đã lắp đặt biến tần điều khiển động cơ máy nén khí giúp tiết kiệm 172.588 kWh, tương đương 20% điện năng cho khu vực này. Hay cải tạo hệ thống chiếu sáng khu vực Nhà máy May, bằng cách giảm bớt 17/46

bộ đèn/chuyền, phân bố đều 29 bộ đèn còn lại và lắp đặt bộ đèn Led tăng cường chiếu sáng tập trung cho từng máy. Với giải pháp này lượng điện tiết kiệm được trong 1 giờ là 15.266W, mỗi năm công ty tiết kiệm trên 43.000 kWh tương đương 37,5 triệu đồng...

Công ty còn thực hiện một số giải pháp khác như lắp đặt hệ thống biến tần điều khiển động cơ quạt hút, quạt đẩy 55kW tại buồng điều không, lắp đặt thiết bị Sewsaver cho máy may, lắp biến tần điều khiển động cơ 22kW của máy nhuộm, lắp biến tần điều khiển cho nhánh ống Mutara và giải pháp lắp biến tần điều khiển động cơ 11kW của máy nhuộm, cải tiến hệ thống đầu mối sợi con, cắt giảm từ 3 - 4 tụ bù tự động ở Nhà máy sợi nhằm giảm tổn thất do chạy không tải, mỗi tháng tiết kiệm được 8.196kWh.

Cần đẩy mạnh đầu tư công nghệ

Hiện nay các doanh nghiệp dệt may đã chú trọng nghiên cứu, đưa ra nhiều cải tiến công nghệ, biện pháp quản lý sản xuất nhằm

giảm thiểu tối đa mức tiêu hao năng lượng (chi phí đầu vào). Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp dệt may có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu dẫn tới tiêu hao năng lượng lớn, tính cạnh tranh chưa cao.

Để các đơn vị thực hiện hiệu quả việc tiết kiệm năng lượng, các bộ, ban, bgành liên quan cần tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội nghị về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, hướng dẫn các doanh nghiệp dệt may xây dựng mô hình quản lý, kế hoạch kiểm toán và quy trình tiết kiệm năng lượng.

Riêng đối với doanh nghiệp dệt may có sản lượng điện tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên nên tham gia ký kết và thực hiện Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (HR). Ngoài ra các doanh nghiệp cần cử cán bộ chuyên môn đi học lấy chứng chỉ người quản lý năng lượng do Bộ Công Thương cấp, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo sử dụng điện về các đơn vị liên quan theo định kỳ.

Với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và kim ngạch xuất khẩu, ngành may mặc đang khẳng định vị thế lớn trong ngành công nghiệp của cả nước. Bên cạnh những nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn, mỗi doanh nghiệp phải tự nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó chủ động đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, tự động hóa.

Đối với doanh nghiệp có hệ thống máy móc cũ cần thực hiện kiểm soát năng lượng, bảo dưỡng phòng ngừa hướng đến tiết kiệm điện và vận hành linh hoạt theo tải…n

Công ty TNHH Dệt may Tín Thành tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên trong quá trình sản xuất, giúp tiết kiệm điện

Page 92: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

90

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

NHỮNG SAI LẦM SỬ DỤNG ĐIỆN SAI CÁCH TRONG NGÀY NẮNG NÓNG

KHIẾN HOÁ ĐƠN TIỀN ĐIỆN TĂNG VỌTTRONG NHỮNG NGÀY NẮNG NÓNG, KHÓ CÓ THỂ TRÁNH KHỎI TIÊU THỤ ĐIỆN NHIỀU HƠN BÌNH THƯỜNG. TUY NHIÊN BẠN CẦN TRÁNH NHỮNG SAI LẦM DƯỚI ĐÂY KHIẾN SỐ ĐIỆN NHẢY VỌT NHÉ.

1. Càng nóng càng bật quạt số to

Đây là phản xạ của rất nhiều người. Tuy nhiên, với thời tiết vừa cực nóng vừa khô, tốc độ gió cao sẽ kém hiệu quả trong việc làm mát, thậm chí chỉ mát được lúc đầu, về sau máy nóng lên và nhiệt độ này bị tản ra không khó, khiến sự oi bức càng tăng. Chưa kể, lúc này quạt phải hoạt động với công suất lớn nên cực kỳ tốn điện.

2. Cho đồ nóng vào tủ lạnhNếu muốn tiết kiệm điện, bạn

cần có kế hoạch trong việc chuẩn bị đồ ăn thức uống sao cho có đủ thời gian làm nguội chúng thay vì đưa luôn vào tủ lạnh.

3. Bật bình nóng lạnh quá lâuThay vì chỉ cần bật bình nóng

lạnh chừng 5 phút cho nước đủ ấm thì theo thói quen nhiều người vẫn bật rất lâu, cực kỳ lãng phí vì bạn không dùng hết chỗ nước nóng được đun.

4. Bật điều hoà quá lạnhKhi để mức nhiệt quá thấp,

máy điều hoà phải chạy hết công suất nên nhanh hỏng và tốn tiền điện hơn. 26 độ C là mức nhiệt tối

ưu cho cả sức khoẻ lẫn ví tiền của bạn.

5. Liên tục tăng giảm nhiệt độ điều hoà

Đây cũng là cách nhiều người thực hiện với mục đích tiết kiệm điện nhưng thực tế cũng khiến hoá đơn tiền điện tăng lên và độ bền của máy giảm do đảo lộn quá trình vận hành thông thường.

6. Bật, tắt điều hoà liên tụcKhi bạn bật, tắt liên tục thì máy

nén, động cơ quạt phải khởi động lại nhiều lần để làm lạnh phòng trở lại mức được cài đặt. Điều này tiêu tốn lượng điện năng lớn gấp 3 lần lượng điện cần thiết để duy trì độ lạnh đang có.

7. Lười bảo trì điều hoàĐiều hoà luân chuyển không

khí bên trong và ngoài nhà nên nếu không được bảo trì và vệ sinh thường xuyên, bụi sẽ bám đầy, không chỉ nhanh hỏng, tốn điện mà còn hại sức khoẻ.

Page 93: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

91

Kiểm tra định kỳ dán nhãn năng lượng mô tô, xe máy từ 1/6/2022

Chính thức ra mắt Mạng lưới tiết kiệm điện Việt Nam

Thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, đơn vị này đã gửi văn bản đến các doanh nghiệp

sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe mô tô, xe gắn máy về việc kiểm tra định kỳ dán nhãn năng lượng đối với phương tiện. Đây là hoạt động trong kế hoạch thường niên nhằm đảm bảo việc tuân thủ công khai thông tin mức nhiên liệu tiêu thụ và thực hiện dán nhãn năng lượng của các đơn vị kinh doanh mô tô, xe gắn máy.

Theo đó, từ ngày 1/6 đến 31/7 hàng năm, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ kiểm tra định kỳ việc tuân thủ về công khai thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe mô tô, xe gắn máy. Việc kiểm tra sẽ được tiến hành tại nơi bán hàng hoặc đại lý bán hàng.

Quy định về dán nhãn năng lượng xe máy bắt đầu có hiệu lực từ năm 2020. Theo đó, mọi xe mô tô và xe gắn máy mới bán tại Việt Nam đều phải dán nhãn năng lượng, thể hiện mức tiêu hao nhiên liệu theo đơn vị lít/100 km và được in tem dán ở vị trí nổi bật, dễ nhìn thấy nhất trên xe.

Trong điều kiện giá xăng tăng cao thời gian gần đây, mức độ tiêu hao nhiên liệu đã trở thành một yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn mua xe của người tiêu dùng. Do đó, người tiêu dùng mua xe máy có thể nhìn nhãn dán và biết mẫu xe chọn mua có mức độ tiêu thụ nhiên liệu như thế nào, từ đó có thêm thông tin để cân nhắc khi lựa chọn mua xe.

LAN ANH

Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu phát triển thị trường điện lực và Đào tạo (ERAVCTED) thuộc Cục Điều

tiết điện lực đã chính thức ra mắt “Mạng lưới tiết kiệm điện tại Việt Nam” tại hai kênh thông tin chính thức của mạng lưới trên nền tảng Zalo và Facebook.

Mạng lưới tiết kiệm điện được xây dựng với mục tiêu kết nối các tổ chức, cá nhân, các đơn vị điện lực tham gia để phổ biến, tuyên truyền, chia sẻ các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật, các kinh nghiệm, giải pháp thực hiện tiết kiệm điện, nâng cao ý thức tiết kiệm điện đến cộng đồng, các cơ quan quản lý, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp dịch vụ và các thành phần kinh tế thông qua các hoạt động đào tạo, phổ cập kiến thức, chiến dịch truyền thông và nhiều hoạt động khác thuộc Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030.

Dự kiến, mạng lưới tiết kiệm điện sẽ bao gồm các thành phần chủ chốt như Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), các Tổng Công ty Điện lực, Công ty Điện lực, các Điện lực Quận, Huyện, các đơn vị thành viên tham gia Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết

kiệm và hiệu quả, Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các Hiệp hội và các tổ chức, cá nhân liên quan khác liên kết thực hiện các hoạt động về tiết kiệm điện,...

Việc hình thành mạng lưới tiết kiệm điện rộng khắp trên phạm vi toàn quốc sẽ giúp các hoạt động tiết kiệm điện được triển khai đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu đặt ra của Chính phủ về tiết kiệm điện và phát triển bền vững.

THÁI BÌNH

Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ kiểm tra định kỳ việc dán nhãn năng lượng xe máy từ 1/6 - 31/7 hàng năm.

Page 94: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

92

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

EVNSPC tiết kiệm 683 triệu kWh điện trong 5 tháng

TP. Hồ Chí Minh: Trao giải cuộc thi “Sinh viên chung tay tiết kiệm điện”

Thời gian qua, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phối hợp với các địa phương triển khai

nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến về sử dụng điện an toàn và tiết kiệm. Nhờ đó, sản lượng điện tiêu thụ thực hiện tháng 5/2022 là 7,112,08 triệu kWh, giảm 4,28% so với tháng 4. Lũy kế 5 tháng, thực hiện là 34,124,9 triệu kWh, đạt 41,22% kế hoạch năm (82,770 triệu kWh). Kết quả, sản lượng điện tiết kiệm trong tháng 5/2022 đạt 62 triệu kWh, lũy kế 5 tháng đạt 683 triệu kWh, tương ứng tiết kiệm 2,17% sản lượng điện tiêu thụ; bên cạnh đó giúp giảm công suất đỉnh của hệ thống nhằm đảm bảo tốt việc cung cấp điện.

Để đạt được kết quả trên, EVNSPC chỉ đạo các Công ty Điện lực tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tham mưu cho đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện, phát triển thị trường, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các loại thiết bị điện tiết kiệm, dán nhãn năng lượng. Qua đó các đơn vị thành viên cũng tăng cường nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động người dân, cộng đồng nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

EVNSPC cũng khuyến nghị, để trực tiếp theo dõi, so sánh chỉ số điện tiêu thụ hằng ngày, khách hàng

nên tải ứng dụng “CSKH EVNSPC” trên kho dữ liệu App Store (đối với hệ điều hành iOS) và CH Play (đối với hệ điều hành Android) về các thiết bị di động để trực tiếp theo dõi, tra cứu thông tin. Khi phát hiện có bất thường về số lượng điện tiêu thụ điện hoặc bất kỳ thắc mắc nào về điện, khách hàng có thể liên hệ ngay đến Trung tâm Chăm sóc khách hàng EVNSPC qua số tổng đài 19001006 hoặc 19009000 để được hướng dẫn, hỗ trợ.

HUYỀN MY

Vừa qua, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tổ chức trao giải Cuộc thi Sinh viên chung tay tiết

kiệm điện năm 2022 do nhà trường phối hợp Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

TS. Trần Trọng Đạo, Quyền Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng cho biết, dù triển khai trong thời gian ngắn, cuộc thi đã qui tụ được 224 sinh viên tham gia thiết kế các sản phẩm infographic và video dự thi với 1.782 lượt sinh viên tham gia trải nghiệm “Mô hình đối chứng tiêu thụ điện của máy lạnh trong các điều kiện khác nhau”.

Ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, cho biết cuộc thi là một hoạt động có ý nghĩa hướng việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về tiết kiệm điện trong sinh viên và cộng đồng; từ đó thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả nơi trường học cũng như các hộ gia đình.

Cuộc thi đã nhận được 97 bài dự thi dạng infographic và 18 bài dự thi dạng video. Ban giám khảo

dựa trên 5 tiêu chí đánh giá của bài dự thi infographic và 6 tiêu chí đánh giá bài dự thi video và đã chọn ra 20 bài infographic và 15 bài video để đọc giả cả nước bình chọn. Kết quả, Ban tổ chức đã chọn trao 2 giải Nhất, 4 giải Nhì và 6 giải Khuyến khích.

MINH QUÂN

Nhân viên điện lực hướng dẫn khách hàng sử dụng điện tiết kiệm. (Ảnh: EVNSPC)

Ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, trao giải cuộc thi

Page 95: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

93

Page 96: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

94

BẮC GIANG:

SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ HIỆU SUẤT CAO, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

TRONG CHIẾU SÁNG HỌC ĐƯỜNGTRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG BẮC GIANG ĐÃ TRIỂN KHAI VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ÁNH SÁNG ĐẢM BẢO QUY CHUẨN CHO CÁC LỚP HỌC CỦA 8 TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG, HUYỆN YÊN DŨNG VÀ HUYỆN VIỆT YÊN. ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ CỦA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022.

l PHƯƠNG THÚY

Trước thực trạng ngày càng gia tăng số lượng các em học sinh mắc các dị tật về

mắt, chủ yếu là cận thị học đường, việc thiết kế, xây dựng mô hình đèn chiếu sáng học đường sử dụng trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, đến nay Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang đã triển khai và lắp đặt hệ thống ánh sáng đảm bảo quy chuẩn cho các lớp học của 8 trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn đầu tư hơn 800 triệu đồng.

Qua khảo sát thực tế cho thấy, 8 trường tiều học và trung học cơ sở chủ yếu sử dụng các thiết bị chiếu sáng dạng đèn compact và đèn huỳnh quang T8 và T10 sử dụng chấn lưu sắt từ. Đa phần các thiết bị chiếu sáng đã cũ, độ sáng suy giảm, một số phòng học có bóng đèn huỳnh quang đã cháy, hỏng chưa được thay thế.

Cơ bản đèn được lắp sát trần, không có chao chụp nên ánh sáng không tập trung trên bàn học, gây

hiện tượng loáng quạt, mắt học sinh phải điều tiết liên tục.

Bên cạnh đó, đo kiểm thực tế, độ rọi trung bình tại vị trí bảng và bàn học sinh đạt trung bình từ 120Lux đến 150 Lux, trong khi quy định tối thiểu phải đạt 300-500

lux. Chính vì vậy, việc lắp đặt hệ thống ánh sáng chuẩn cho các lớp học là hết sức cần thiết.

Các chức năng thị giác liên quan tỷ lệ thuận với cường độ chiếu sáng như: thị lực, thời gian nhận biết, sự ổn định thị giác, cảm

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Page 97: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

95

nhận độ tương phản. Theo kết quả nghiên cứu, khi làm việc bằng mắt trong thời gian 3 giờ với độ chiếu sáng là 30 - 50 lux thì sự ổn định thị giác giảm 37%, với cường độ ánh sáng từ 200 đến 300 lux giảm 10 - 15%.

Mức độ chiếu sáng ảnh hưởng thực sự tới chất lượng học tập của học sinh. Thiếu ánh sáng phòng học được xác định là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ học sinh bị cận thị ở các cơ sở giáo dục ngày càng cao.

Độ rọi càng hợp lý thì khả năng làm việc bằng mắt càng cao và giảm mệt mỏi thị giác. Cải thiện điều kiện ánh sáng sẽ làm tăng hiệu suất lao động cả về số lượng lẫn chất lượng. Các chức năng thị giác ở học sinh trở nên tốt hơn sau khi

làm việc trong điều kiện chiếu sáng từ 300 - 500 lux.

Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho 8 trường học bằng hệ thống chiếu sáng tiên tiến đáp ứng tiêu chuẩn chiếu sáng, đảm bảo không gian học tập, giảng dạy hiệu quả cho thầy trò, không gây hại cho mắt, và tiết kiệm năng lượng là vấn đề cần được quan tâm.

Từ thực tế đó, xây dựng mô hình chiếu sáng học đường có thể đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về chiếu sáng, đồng thời giảm chi phí tiêu thụ điện năng điện năng đã được Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Giang triển khai thực hiện.

Việc sử dụng các sản phẩm chiếu sáng và thiết bị điện có tính

đồng bộ cao, tối ưu hóa các thông số điện, quang và tuổi thọ của đèn, dễ dàng lắp đặt, thay thế và an toàn khi sử dụng hạn chế các chất động hại là cần thiết.

Chất lượng ánh sáng cần đảm bảo cho môi trường học tập, vì thế các thiết bị chiếu sáng sử dụng đều có chao phản quang bằng thép, sơn tĩnh điện cho hệ thống phản xạ >70% được thiết kế góc mở rộng hợp lý, phân bố quang rộng, tập trung tối đa ánh sáng xuống bàn; sử dụng bóng đèn huỳnh quang T8- 36W Nano Deluxe tiết kiệm điện, chỉ số hoàn màu cao Ra>80; chấn lưu điện tử, bật sáng tức thì, phổ ánh sáng phù hợp với phổ độ nhạy của mắt người, có nan chia quang hạn chế tối đa hiện tượng loá hay chói sángn

Page 98: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

96

PC Quảng Ninh phát động phong trào “Gia đình tiết kiệm điện năm 2022”

Chiếu sáng đô thị thông minh để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường

Theo đại diện Công ty Điện lực (PC) Quảng Ninh, chương trình Gia đình tiết kiệm điện năm 2022

hoạt động trên là nhằm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025 và Văn bản số 1525/EVNNPC-KD+TT ngày 04/4/2022 của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc về việc triển khai công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, truyền thông trong mùa nắng nóng, Công ty Điện lực (PC) Quảng Ninh triển khai phát động chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2022”.

Chương trình được PC Quảng Ninh triển khai tới các Điện lực thành phố, thị xã, tăng cường tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hiệu quả và tiết kiệm điện đến các khách hàng sử dụng điện. Thời gian thực hiện trong 5 tháng, từ tháng 6/2022 đến hết tháng 10/2022. Đây là các tháng cao điểm tiêu thụ điện.

Được biết, phong trào thi đua gia đình tiết kiệm điện năm 2022 được PC Quảng Ninh tổ chức có 216

giải thưởng được tổng kết trao giải vào tháng 12/2022, bao gồm: 200 giải “ Gia đình tiết kiệm điện” và 16 giải “ Gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu”.

THÁI BÌNH

Vừa qua, Hội Chiếu sáng Việt Nam phối hợp với Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB và Cục

Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây Dựng đã tổ chức Hội nghị khoa học Chiếu sáng toàn quốc năm 2022, với chủ đề: “Chiếu sáng vì sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường hướng tới phát thải ròng bằng “0” ở Việt Nam”. Hội nghị thu hút hơn 200 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, tổ chức và các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực chiếu sáng trong và ngoài nước. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội nghị là cơ hội rất thiết thực để cán bộ của ngành xây dựng tiếp cận được với những đổi mới, tiếp thu được những kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là kinh nghiệm của Nhật Bản và ADB, để tham mưu cho Chính phủ ban hành những quy định về lĩnh vực chiếu sáng, tiến tới bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người và hướng tới phát thải ròng bằng 0.

Trong thời gian qua ADB đã phối hợp với Cục Hạ tầng kỹ thuật tổ chức triển khai thực hiện dự án “Chiếu sáng thông minh và hiệu quả (SELP)” bước đầu kết quả của dự án đã được đánh giá cao tại Bộ Xây dựng và

các địa phương tham gia dự án. Ngoài ra Bộ Xây dựng cũng đang tiến hành rà soát các quy định của pháp luật và liên quan đến quản lý hoạt động chiếu sáng trong thời gian tới.

LAN ANH

Các hộ gia đình trên địa bàn TP Uông Bí ký cam kết tham gia chương trình

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Page 99: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

97

Page 100: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

98

Page 101: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

99

Page 102: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

100

Page 103: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

101

ĐẮK LẮKĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ,

TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Page 104: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

102

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tại hội nghị Xúc tiến đầu tư lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2022 diễn ra

vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 6 dự án với tổng nguồn vốn hơn 1.100 tỷ đồng; ký biên bản ghi nhớ, hợp tác đầu tư với 24 dự án trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng công nghệ cao; chế biến nông, lâm sản; chế biến trái cây, dược liệu, thức ăn gia súc; giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; logistics với tổng vốn đầu tư hơn 23 nghìn tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, nông nghiệp là lĩnh vực trọng điểm của địa phương và đã có bước phát triển rõ nét trong những năm qua. Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp năm 2021 đạt xấp xỉ 70 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 1,4 lần so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 5,64%/năm cao hơn 1,5 lần so với bình quân cả nước.

Nhằm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, tỉnh Đắk Lắk cần nỗ lực hơn nữa trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Tỉnh cần áp dụng cơ chế hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư, ưu tiên thực

hiện các công trình cấp thiết, có tính lan tỏa cao; đẩy mạnh công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu; đào tạo nguồn nhân lực; đặc biệt chú trọng cải cách thủ tục hành chính bảo đảm công khai, minh bạch,.

Đắk Lắk cần tăng cường xúc tiến kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, đối tác chiến lược đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, kết nối thị trường để định hướng sản xuất và quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; Chú trọng xây dựng các kênh tiêu thụ, kết nối cung cầu giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối ở trong và ngoài nước; Quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm của địa phương.

Để doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận các chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và du lịch, dịch vụ, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung khẳng định: Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư thông qua việc thực hiện nhất quán chính sách ưu đãi và hỗ trợ về thuê đất; đầu tư kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính. Cung cấp đủ lao động có chất lượng, phù hợp hoạt động đầu tư; hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng lao động.

Tỉnh sẽ công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, giảm đầu mối, giảm thủ tục hành chính và chi phí thời gian cho nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đầu tư làm ăn tại Đắk Lắkn

l MINH CHUNG

TẬP TRUNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk trao Quyết định cam kết chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp tại Hội nghị

ĐẮK LẮK:

Page 105: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

103

l CẢNH HƯNG

NGÀNH CÔNG THƯƠNG ĐẮK LẮK:

THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC THẾ MẠNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động lớn đến mọi mặt kinh tế - xã hội, ngành Công Thương Đắk Lắk đã chủ động, tập trung

thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm ổn định sản xuất kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 23,8% so với năm 2020, chủ yếu tăng ở lĩnh vực năng lượng tái tạo. Nhiều dự án đầu tư về công nghiệp hoàn thành, đi vào hoạt động.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 85.873 tỷ đồng, tăng 2,8% so với năm 2020, đạt 100,3% kế hoạch. Ngành Công Thương và các doanh nghiệp đã chủ động dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhất là nhu yếu phẩm, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 1.136 triệu USD, đạt 174,8% kế hoạch năm

Tiếp nối đà phục hồi và tăng trưởng đó, những tháng đầu năm nay hoạt động của ngành Công Thương Đắk Lắk duy trì khả quan. Lĩnh vực năng lượng của tỉnh tiếp tục là điểm sáng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 20 dự án thủy điện đang hoạt động với tổng công suất 833 MW; 2 dự án điện gió công suất 428,8 MW đã đưa vào vận hành phát điện thương mại.

Cụm dự án Nhà máy điện gió Krông Búk 1, Krông Búk 2, Cư Né 1 và Cư Né 2 với tổng công suất 200MW đang triển khai thi công. Ngoài ra còn có các dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, 3 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực với tổng công suất 480 MW…

Trong thời gian tới, để hoàn thành các chỉ tiêu của ngành, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022, Sở Công Thương Đắk Lắk sẽ chủ động hỗ trợ, phối hợp với các Sở, ban, ngành tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất công nghiệp. Tập trung xúc tiến thu hút các dự án đầu tư; tăng cường kết nối giao thương hàng hóa của Tỉnh với thị trường trong nước và quốc tế....

Đặc biệt, ngành Công Thương tiếp tục tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực thế mạnh của địa phương như: lĩnh vực năng lượng tái tạo, chế biến nông lâm sản, cơ khí chế tạo các loại máy móc nhỏ… Đồng thời chú trọng hình thành các khu, cụm công nghiệp mới; thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônn

MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẠT ĐƯỢC TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022Chỉ số sản xuất công nghiệp duy trì ở mức tăng trưởng cao, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2021. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 7.867 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021.Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 51.955,6 tỷ đồng, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 57,4 % kế hoạch năm.Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 845 triệu USD, tăng 61,7% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 70,4% kế hoạch năm. Kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh ước thực hiện 6 tháng đầu năm ước thực hiện 170 triệu USD đạt 178% kế hoạch năm.

Nhà máy điện gió Ea Nam - Dự án điện gió trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk

Page 106: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

104

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

l MINH CHUNG

ĐĂK LẮK:

Vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành kế hoạch số 1987/CTr-UBND ngày 15/3/2022 về Chương trình

Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023. Trao đổi vớp phóng viên Tạp chí Công Thương,

ông Đinh Xuân Hà - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Lắk cho biết: Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp đã đề ra Sở đã tập trung mọi nguồn lực, tích cực triển khai thực hiện kế hoạch theo một số nội dung trọng tâm.

Thứ nhất, về công tác kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội:Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành, địa phương tham mưu hoàn thành Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, đây là nội dung hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, là tiền đề tạo động lực để phát triển tỉnh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Sở sẽ tiếp tục phối hợp, tham gia ý kiến với các ngành để sớm trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch sử đụng đất thời kỳ 2021-2030. Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của 15 đơn vị hành chính cấp huyện, là cơ sở cho việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư và thu hút đầu tư, góp phần huy động vốn để phát triển kinh tế của tỉnh.

Thứ hai, về công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư công: Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch đầu tư công hàng năm. Đôn đốc, tổ chức kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các dự án, tham mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng, giải ngân vốn đầu tư công; kịp thời điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn.

Sở sẽ ưu tiên bố trí vốn để triển khai thực hiện hiệu quả những dự án có ý nghĩa quan trọng, tác động lớn, lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và của tỉnh; các dự án hạ tầng kết nối trên địa bàn tỉnh…

Một trong 3 dự án đột phá tạo tăng trưởng của tỉnh là đầu tư hạ tầng giao thông. Dự án đường Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đã được Chính phủ đồng ý đưa vào danh mục các công trình triển khai từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022-2023. Việc xây dựng tuyến đường cao tốc sẽ đáp ứng việc kết nối, phát triển mạnh hơn nữa kinh tế Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, UBND tỉnh rà soát kế hoạch đầu tư công trung hạn để cân đối vốn đối ứng theo yêu cầu của Chính phủ, để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án tại tỉnh là gần 1.000 tỷ đồng.

Thứ ba, về thu hút đầu tư: Sở tập trung đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động xúc tiến đầu tư; giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật về thủ tục cấp quyết định chủ trương đầu tư. Sở cùng với các ngành, địa phương xây dựng danh mục quy mô dự án kêu gọi đầu tư tại các địa phương trong tỉnh. Xây dựng danh mục 109 dự án, khu vực thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - thủy sản trên địa bàn tỉnh. Kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ và tham mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để dự án sớm đi vào hoạt động.

Ông Đinh Xuân Hà - Giám đốc Sở KH&ĐT Đăk Lắk

Page 107: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

105

Rà soát, tham mưu UBND tỉnh danh mục dự án thu hút đầu tư của tỉnh giai đoạn 2022 - 2025; Sở tham mưu UBND tỉnh Đăk Lắk ban hành Quy định trình tự, cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đầu tư và quản lý dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh (thay thế Quyết định số 32), làm cơ sở cho việc giải quyết các thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tham mưu các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước (ODA, FDI), cùng với sự hỗ trợ từ Trung ương và địa phương để từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài, viện trợ nước ngoài cho các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh.

Thứ tư, về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã: Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới quy trình, rút ngắn

thời gian giải quyết nhiều thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh; làm tốt vai trò của cơ quan tham mưu về các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp tục tham mưu triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, HTX phục hồi sản xuất - kinh doanh.

Tham mưu UBND tỉnh kịp thời tiếp cận, nắm bắt, tiếp nhận thông tin về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh để tham mưu tháo gỡ, giúp doanh nghiệp, HTX khôi phục sản xuất kinh doanh, thích ứng an toàn linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Tập trung triển khai có hiệu quả một số nội dung do Sở chủ trì tham mưu nhưNghị quyếtvề hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 …. tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX tiếp cận các nguồn hỗ trợ, góp phần khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh sau đại dịch.

Để triển khai hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong năm 2022 và thời gian tới Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn; đồng thời thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.... Qua đó làm cơ sở đẩy mạnh thu hút đầu tư các nguồn vốn, đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển KT-XH của TP. Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắkn

Thành phố Buôn Ma Thuột

Thu hút đầu tư năng lượng tái tạo tại huyện Ea Súp

Page 108: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

106

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đắk Lắk đã linh hoạt trong quản lý, điều hành, nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành

tốt nhiệm vụ được giao Lực lượng cán bộ của Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk

luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, phát huy vai trò chủ công trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh. Năm 2021, đơn vị kiểm tra 1.147 vụ; xử lý 591 vụ với 699 hành vi vi phạm; phạt, thu nộp ngân sách nhà nước số tiền 3.607.778.000 đồng; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp 52.742.000 đồng.

Công tác Thanh tra chuyên ngành được quan tâm thực hiện, chú trọng về chất lượng và hiệu quả, qua đó đã tiến hành 6 cuộc thanh tra, phát hiện 3 tổ chức vi phạm, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 100.000.000 đồng. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên nền tảng thương mại điện tử đạt được những kết quả tích cực. Hoạt động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh được thực hiện có hiệu quả, thị trường tỉnh Đắk Lắk cơ bản ổn định, không xảy ra điểm nóng.

Để góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Cục QLTT tỉnh đã tạo mọi điều kiện để lưu thông, tiêu thụ hàng hóa tốt nhất khi các loại nông sản đến kỳ thu hoạch. Đơn vị đã triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị thu mua, vận chuyển nông sản trong quá trình lưu thông hàng hóa được thông suốt. Cục phối hợp với lực lượng Công an các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan trên địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động thu mua, tiêu thụ nông sản, ngăn chặn và xử lý kịp thời đối với các hành vi trục lợi.

Đối với một số địa bàn có tuyến đường vận chuyển, lưu thông hàng hóa huyết mạch, Cục chỉ đạo các Đội QLTT trên địa bàn chủ động và sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương thực hiện việc kết nối cung cầu, đảm bảo lưu thông hàng hóa trên địa bàn; giám sát chặt chẽ các siêu thị, cửa hàng tiện lợi,

chợ, các điểm cung ứng hàng hóa; tiếp tục triển khai đường dây nóng tiếp nhận, xử lý tin báo phản ánh của tổ chức, cá nhân để kịp thời kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Năm 2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, Chính phủ và địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Với chức năng nhiệm vụ được giao, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk xác định tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đúng tiến độ, có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường đấu tranh trên nền tảng thương mại điện tử và trên khâu lưu thông; các đội QLTT tiếp tục bám sát địa bàn được phân công, thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ.

Ông Mai Mạnh Toàn Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk khẳng định: Đơn vị sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, góp phần phục hồi và tạo đà phát triển kinh tế - xã hội của địa phươngn

l THẮNG NGUYỄN

CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG ĐẮK LẮK

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHỤC HỒI SẢN XUẤT KINH DOANH

Ông Mai Mạnh Toàn Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk

Page 109: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

107

Trải qua năm 2021 với rất nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với nỗ lực, quyết tâm cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PT-

NT) Đắk Lắk đã hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, góp phần tích cực vào sự phục hồi và tạo đà tăng trưởng cho ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh.

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2021 đạt 74.962 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm 2020; tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản trong cơ cấu kinh tế là 37,21%. Sản lượng lương thực có hạt năm 2021 ước đạt 1.248.746 tấn (100,01% KH), tăng 18.025 tấn so với năm 2020. Năm 2021 tỉnh đã trồng được 3.317ha rừng, đạt 184% KH, nâng độ che phủ rừng đạt 39,04%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 39,04% (đạt 100% KH và tăng 0,3% so với 2020). Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới là 46,7%, tăng 1,3% (2 xã) so với KH và tăng 3,28% so với 2020.

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhưng ngành Nông nghiệp tỉnh đã kịp thời tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ cho các địa phương để tổ chức sản xuất; nỗ lực phục hồi chuỗi sản xuất cung ứng nông sản và ứng dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong tổ chức sản xuất chế biến nông sản và tiếp cận thị trường tiêu thụ.

Ngành đã triển khai nhiều giải pháp để hướng dẫn, khuyến khích phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết; chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, trên địa bàn tỉnh xây dựng được 113 chuỗi liên kết, 1 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có diện tích 105,5ha và tổng vốn đầu tư 745 tỷ đồng đã được UBND tỉnh phê duyệt

Nhằm tạo đà tăng trưởng cho ngành Nông nghiệp năm 2022, Sở NN&PTNT sẽ tăng cường thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, xác định sản xuất theo chuỗi là hướng đi tất yếu, xác định rõ các sản phẩm chủ lực dựa trên lợi thế từng vùng để tập trung sản xuất theo chuỗi giá trị, hỗ trợ đổi mới tổ chức

sản xuất; ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có khối lượng lớn, có chất lượng đồng nhất và có thương hiệu; đặc biệt chú trọng phát triển, xây dựng các sản phẩm OCOP.

Vừa qua, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk trao quyết định chủ trương đầu tư cho 6 dự án với tổng nguồn vốn hơn 1.100 tỷ đồng; ký biên bản ghi nhớ, hợp tác đầu tư với 24 dự án trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng công nghệ cao; chế biến nông, lâm sản; chế biến trái cây, dược liệu, thức ăn gia súc; giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; logistics với tổng vốn đầu tư hơn 23 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk đang tích cực thu hút các nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là lĩnh vực bảo quản, chế biến, thương mại nông lâm sản, logistics, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; triển khai kịp thời, có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương đến với doanh nghiệp và người dân, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương. Từ đó phát triển ngành Nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hội nhập trong nước và quốc tế, phù hợp với phát triển nền kinh tế chung của tỉnh, trong vùng và cả nướcn

l THẮNG NGUYỄN

NGÀNH NÔNG NGHIỆP & PTNT ĐẮK LẮK

PHÁT TRIỂN CHUỖI LIÊN KẾT VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Ông Nguyễn Hoài Dương Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk

Page 110: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

108

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và địa phương, công tác bảo đảm hoạt động GTVT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tiếp tục có nhiều

chuyển biến tích cực.Sở GTVT đã tập trung thực hiện tốt chủ trương về

“Thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Công tác đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn; đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự vận tải, đảm bảo hành lang an toàn giao thông đường bộ; đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, quản lý chất lượng công trình giao thông; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ… đều được ngành chủ động thực hiện tốt.

Nhờ vậy, đến nay đã kết nối lại 100% các tuyến vận tải hành khách cố định bằng đường ô tô từ Đắk Lắk đi/đến các tỉnh, thành phố trên cả nước. Hoạt động vận tải các mặt hàng nông sản trên địa bàn diễn ra thuận lợi, không có tình trạng ùn ứ tại các chốt kiểm dịch, phương tiện đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển hàng hóa của nhân dân; qua đó từng bước phục hồi hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với trạng thái bình thường mới. Hoạt động di chuyển bằng phương tiện cá nhân của nhân dân cũng được tạo điều kiện thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ phòng chống dịch, đặc biệt là hoạt động di chuyển của công nhân, chuyên gia… ra, vào tỉnh phục vụ sản xuất - kinh doanh.

Ngành cũng chú trọng đảm bảo tiến độ thi công các dự án, công trình giao thông trong điều kiện thực hiện quy định phòng chống dịch COVID-19 thông qua việc ban hành kế hoạch và tuyên truyền hướng dẫn cụ thể về “Thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” tại từng công trình. Do đó, việc thi công xây dựng được duy trì và hoạt động bình thường, đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất lượng, an toàn. Công tác quản lý, bảo trì 359,37km đường quốc lộ và 351,3km đường tỉnh, gồm 11 tuyến được chỉ đạo thực hiện tốt, đảm bảo giao thông thuận lợi, an toàn; kiểm tra định kỳ

chất lượng các dự án xây dựng cơ bản theo quy định.Nhằm góp phần phục hồi và tạo đà tăng trưởng

của ngành GTVT tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội tỉnh nói chung, Sở GTVT Đắk Lắk tiếp tục tổ chức quản lý, bảo trì tốt 3 quốc lộ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủy thác quản lý và 11 tỉnh lộ. Sở cũng phối hợp kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông bằng nhiều hình thức, nhiều nguồn vốn như: vốn ODA, vốn FDI, vốn doanh nghiệp, nhà đầu tư và nguồn lực từ nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; đầu tư theo hình thức BT, BOT, cho thuê hạ tầng. Phối hợp với các chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án giao thông trong kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, Sở tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình cũng như kế hoạch hành động về phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung đến năm 2025; phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đặc biệt, chú trọng đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành, đảm bảo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được giaon

NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẮK LẮK

l CẢNH HƯNG

THÍCH ỨNG LINH HOẠT TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Hạ tầng giao thông tỉnh Đắk Lắk được quan tâm đầu tư

Page 111: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

109

Thời gian qua Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng (QLDA ĐTXD) công trình dân dụng và công ng-hiệp tỉnh Đắk Lắk luôn duy trì ổn định bộ máy,

đảm bảo việc làm và quyền lợi chính đáng của người lao động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Năm 2021, Ban QLDA tiếp nhận kế hoạch vốn đầu tư cho 38 dự án với 319 tỷ đồng. Đến ngày 31/01/2022, đơn vị đã giải ngân ước đạt 303 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch năm; trong đó ngân sách trung ương, huyện và vốn ODA đều đạt 100% kế hoạch năm; riêng ngân sách tỉnh đạt 94,6% kế hoạch năm. Ban cũng đã lập và trình báo cáo quyết toán hoàn thành đối với 10 dự án, thực hiện đối chiếu công nợ và thanh toán khi có phê duyệt của cấp có thẩm quyền theo đúng quy định.

Năm qua Ban QLDA đã tham mưu, trình UBND tỉnh quyết định thành lập Phòng Quản lý dự án Hạ tầng và Giải phóng mặt bằng (GPMB) từ Phòng Quản lý dự án thuộc Ban nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức - hành chính.

Ban QLDA tiếp tục thực hiện tốt hoạt động dịch vụ tư vấn, ủy thác QLDA với 14 dự án dân dụng và công nghiệp, trị giá hợp đồng QLDA là 6.511 triệu đồng; 1 dự án hạ tầng giao thông, trị giá hợp đồng QLDA là 392,070 triệu đồng. Công tác thẩm định hồ sơ dự án được thực hiện hiệu quả; đã cắt giảm chi phí hơn 2,1 tỷ đồng, (giảm trừ 0,85% giá trị dự toán trình thẩm định). Công tác lựa chọn nhà thầu được triển khai đúng quy định, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư, năm 2021 Phòng QLDA dân dụng và công nghiệp thực hiện 23 DA với tổng mức đầu tư 2.422.515 triệu đồng; Phòng QLDA Hạ tầng và GPMB thực hiện 32 dự án với tổng mức đầu tư 3.583.706 triệu đồng. Ban cũng phối hợp với Trung tâm Phát triển Quỹ đất của tỉnh thực hiện bán đấu giá đất tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh đối với dự án hạ tầng giao thông trung tâm xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắk.

Trong bối cảnh cả nước và tỉnh Đắk Lắk tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ban QLDA ĐTXD Công trình dân dụng và Công nghiệp tỉnh Đắk Lắk chú trọng triển khai công tác thực hiện ĐTXD công trình đối với các DA đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và có quyết định giao vốn năm 2022. Tiếp tục thực hiện công tác tư vấn QLDA, tư vấn đấu thầu đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc theo hợp đồng đã kí kết với các chủ đầu tư khác.

Ban QLDA phấn đấu triển khai các dự án theo đúng kế hoạch, phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn bố trí năm 2022. Đẩy nhanh công tác GPMB và theo dõi chặt chẽ chất lượng, tiến độ thi công xây dựng các công trình; Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu liên quan thực hiện đúng và vượt tiến độ theo hợp đồng; tăng cường giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.

Bên cạnh đó, Ban QLDA tiếp tục kiện toàn công tác nhân sự, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;. Tiếp tục tăng cường ứng dụng hiệu quả CNTT trong công tác quản lý dự án, tư vấn giám sát và các hoạt động tư vấn dịch vụ một cách khoa học, hiệu quản

ĐẢM BẢO TIẾN ĐỘ VÀ CHẤT LƯỢNG TỪNG CÔNG TRÌNH

l AN KHANG

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Dự án Nhà văn hóa tỉnh Đắk Lắk - Phối cảnh giải Nhất thiết kế

Page 112: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

110

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VÀ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK LẮK

TẬP TRUNG TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG

Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông

nghiệp tỉnh Đắk Lắk (Ban QLDA) được thành lập tháng 8/2017, là đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù trực thuộc UBND tỉnh. Từ khi thành lập đến nay, Ban QLDA đã luôn thực hiện tốt các quyết định của UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư các dự án, triển khai các kế hoạch vốn đầu tư công do các bộ, ngành, UBND tỉnh giao đảm bảo công tác quản lý chất lượng và tiến độ các công trình xây dựng được giao trên địa bàn.

Trong năm 2021, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng ngay từ đầu năm Lãnh đạo Ban QLDA đã làm tốt công tác tổ chức và rà soát quy hoạch nhân sự cấp phòng chuyên môn giai đoạn 2021-2025. Chủ động xây dựng kế hoạch năm và trung hạn chặt chẽ, triển khai thực hiện chi tiết, khoa học và hợp lý. Trên cơ sở đó, Ban QLDA thực hiện tốt công tác đấu thầu và giải ngân, thực hiện tốt công tác làm chủ đầu tư. Thường xuyên tổ chức giao ban, bám sát địa bàn, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo xử lý kịp thời.

Trong triển khai thực hiện dự án, công tác đấu thầu được thực hiện theo đúng quy trình, quy định, bám sát kế hoạch và đạt hiệu quả

cao, trong năm Ban QLDA đã lựa chọn nhà thầu 159 gói thầu các loại, trong đó có 41 gói thầu qua mạng. Công tác thẩm định và quản lý chất lượng các công trình đáp ứng yêu cầu. Công tác giám sát thi công được chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, công tác giám sát được thực hiện thường xuyên tại công trường đảm bảo theo hồ sơ thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.

Công tác tổ chức bồi thường GPMB được thực hiện khá tốt. Năm 2021, Ban QLDA tổ chức thực hiện GPMB đối với 41 dự án, trong đó tự thực hiện GPMB đối với 4 dự án, thực hiện vai trò chủ đầu tư đối với 37 dự án. Qua thực tiễn có thể khẳng định mô hình chủ đầu tư vừa quản lý dự án, vừa tự thực hiện GPMB của Ban QLDA những năm đầu tuy gặp rất nhiều

khó khăn, nhưng đến nay đã thành công và là mô hình điểm trong cả nước. Chủ đầu tư đã chủ động hơn trong công tác GPMB, góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án và giải ngân vốn đầu tư công.

Kết quả năm 2021, Ban QLDA được giao làm chủ đầu tư 59 dự án với số vốn trên 1.537 tỷ đồng, giải ngân đạt trên 90%, trong đó: Tỉnh giao 53 dự án với số vốn 673,878 tỷ (tính cả 18 dự án chuẩn bị đầu tư); Bộ Nông nghiệp và PTNT giao 04 dự án với số vốn 585,867 tỷ; Bộ Giao thông Vận tải giao 01 dự án với số vốn 275,599 tỷ.

Tỉnh Đắk Lắk địa hình rất đa dạng, các công trình dự án do Ban QLDA làm chủ đầu tư thường nằm ở xa, địa hình phức tạp, thời tiết mùa mưa không thuận tiện cho thi công và điều hành QLDA. Trước những

l NGUYÊN KHANG

Trụ sở Ban quản lý dự án

Page 113: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

111

khó khăn đó, Ban QLDA thường xuyên nhận được sự chỉ đạo sát sao của HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành và các địa phương nơi triển khai dự án.

Trong tình hình bình thường mới, Ban QLDA đã tích cực đổi mới trong quản lý, điều hành nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổ chức bộ máy cơ bản đã được kiện toàn, công tác quy hoạch lãnh đạo, quản lý được thực hiện chặt chẽ; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo quản lý, có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác và chuyên nghiệp trong QLDA.

Để góp phần vào phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của địa

phương, Ban QLDA phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 đảm bảo đúng tiến độ đầu tư và quy định của pháp luật. Trong đó tập trung vào các công trình trọng điểm của tỉnh như: Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột, tổng chiều dài toàn tuyến là 39,6 km, điểm đầu đoạn qua xã Cuôr Đăng (huyện Cư M’gar), điểm cuối đoạn qua xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột). Dự án cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 1 (đoạn từ cầu Buôn Ky, TP. Buôn Ma Thuột đến km49+00, đoạn qua xã Cư M’lan, huyện Ea Súp)… Đặc biệt, Ban QLDA ĐTXD CTGT và nông nghiệp PTNT tỉnh Đắk Lắk

đang tập trung triển khai Dự án đầu tư cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn I. Dự án có tổng mức đầu tư 21.935 tỷ đồng từ nguồn vốn kích cầu của Chính phủ. Việc đầu tư dự án nhằm hình thành trục ngang kết nối vùng Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung bộ, kết nối với các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ. Dự án hoàn thành sẽ góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng đồng bộ hiện đại, tạo động lực thu hút đầu tư để phát triển KT- XH tỉnh Đắk Lắkn

Page 114: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

112

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Trải qua 65 năm trưởng thành và phát triển, BIDV hiện có mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước gồm 1.085 chi nhánh, phòng

giao dịch trong và ngoài nước, 10 công ty con và các hiện diện thương mại tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Đài Loan (Trung Quốc) với hơn 27.000 cán bộ được đào tạo bài bản, dạn dày kinh nghiệm... Năm 2021, BIDV có tổng tài sản đạt trên 1,76 triệu tỷ đồng; vốn điều lệ đạt 50.585 tỷ đồng - là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam.

Góp phần vào sự phát triển của hệ thống, trong quá trình xây dựng và phát triển, BIDV Ban Mê đã phát huy truyền thống, giá trị thương hiệu của BIDV với nền tảng vững mạnh về nhân sự, tài chính, công nghệ. Trong khó khăn, dịch bệnh diễn biến khó lường Ban lãnh đạo BIDV Ban Mê đã năng động linh hoạt và sáng tạo trong quản trị điều hành thích ứng với những biến động của thị trường. Cùng với đó là một tập thể CBNV trẻ, đoàn kết, tâm huyết đã tạo được bước phát triển mạnh mẽ cho đơn vị, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Kết quả năm 2021, BIDV Ban Mê tiếp tục đạt thành tích năm thứ 6 là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong khó khăn vẫn đảm bảo kinh doanh phát triển liên tục với số khách hàng tăng trưởng bền vững, lợi nhuận đạt 130 tỷ đồng,

tăng trưởng trên 30%, thu nhập đời sống cán bộ được nâng lên. BIDV Ban Mê mở thêm 1 phòng giao dịch tại huyện Lắk, nâng số phòng giao dịch của đơn vị lên 4 phòng gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư Kuin, huyện Krông Ana và huyện Lắk.

Để đạt được những kết quả ấn tượng trên,

NGÂN HÀNG BIDV BAN MÊ

LINH HOẠT THÍCH ỨNG VÀ KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG, NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BAN MÊ (BIDV BAN MÊ) ĐÃ NỖ LỰC VƯỢT KHÓ, ĐÓNG GÓP THIẾT THỰC VÀO SỰ PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG.

l VĂN MINH

Ông Nguyễn Danh ĐứcGiám đốc BIDV Ban Mê

LINH HOẠT THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

Page 115: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

113

BIDV Ban Mê đã xây dựng chiến lược bán lẻ gắn với chiến lược chuyển đổi số với hàng loạt ứng dụng số hóa, từ đó mở rộng và tăng cường phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Trong hoạt động, BIDV Ban Mê xác định phát triển và nâng cao chất lượng khách hàng là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó cơ cấu lại khách hàng, ưu tiên phát triển nhóm khách hàng bán lẻ, khách hàng FDI, SME và khối đơn vị hành chính sự nghiệp có thu như bệnh viện, trường học… hiện nay quy mô khách hàng của BIDV Ban Mê phát đã đạt trên 35.000 khách hàng.

Những năm gần đây, BIDV Ban Mê đã triển khai tích cực các gói hỗ trợ tín dụng nhằm giải quyết, tháo gỡ các khó khăn cho các khách hàng, doanh nghiệp, người dân, kích thích tăng trưởng tín dụng, góp phần hoàn thành các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô theo đúng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Ngân hàng

Nhà nước và BIDV. Không chỉ kinh doanh hiệu quả, BIDV Ban Mê còn chủ động tham gia các chương trình an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và gắn kết phát triển bền vững với địa phương.

Phát huy kết quả đạt được, năm 2022 BIDV Ban Mê sẽ tiếp tục triển khai hàng loạt các giải pháp ưu đãi, giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng vay vốn để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội địa phương; Phấn đấu giữ vững đà tăng trưởng với dư nợ đạt 5.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt hơn 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 150 tỷ đồng với 50.000 khách hàng.

Trong chiến lược phát triển đến 2025 và tầm nhìn đến 2030 của hệ thống BIDV, Chi nhánh BIDV Ban Mê cam kết sẽ tiếp tục cung ứng tới từng khách hàng những dịch vụ ngân hàng chất lượng tốt, góp phần thúc đẩy đổi mới tăng trưởng kinh tế địa phươngn

Ngân hàng BIDV Ban Mê

Page 116: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

114

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Thời gian qua, dịch Covid-19 làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế

(BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), nhưng ngành BHXH tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2021.

Năm 2021, toàn tỉnh có trên 120.000 người tham gia BHXH, trong đó có trên 102.000 người tham gia BHXH bắt buộc, trên 18.000 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 100% kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Về BHYT, toàn tỉnh đã có 1.544.000 người có thẻ BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 90,97% dân số toàn tỉnh. Thống kê toàn tỉnh năm 2021 đã có trên 2 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT với tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT đã sử dụng là trên 991 tỷ đồng.

Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát và diễn ra phức tạp tại các địa phương, BHXH tỉnh Đắk Lắk luôn cố gắng thực hiện tốt các công tác liên quan đến an sinh xã hội. Như việc xác nhận các trường hợp người lao động, doanh nghiệp được hỗ trợ từ Nghị quyết 68/NQ-CP của chính phủ; Thực hiện chi hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp; Triển khai ứng dụng VSSID - BHXH số…

Đặc biệt, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được quan tâm, rút ngắn, đẩy mạnh giao dịch điện tử, với 3.721 đơn vị thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, chiếm 73,7% số đơn vị tham gia BHXH. Hướng dẫn cài đặt, sử dụng VSSID cho các đơn vị sử dụng lao động và người dân. Tính đến

năm 2021 đã có 264.788 tài khoản được cài đặt, đạt 107,65% kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Kết quả BHXH tỉnh được đánh giá là đơn vị đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh khối sở, ban, ngành của tỉnh Đắk Lắk trong năm 2021.

Năm 2022, BHXH tỉnh Đắk Lắk đề ra mục tiêu tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp phát triển đối tượng giam gia BHXH, BHYT, giải quyết kịp thời các quyền lợi về BHXH, BHYT, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT và các chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2022; Triển khai hiệu quả Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý, áp dụng phần mềm nghiệp vụ ngành, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Thời gian tới, BHXH Đắk Lắk tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách TTHC và chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu, nâng cao năng lực quản trị, chất lượng phục vụ, rút ngắn thời gian giải quyết các TTHC; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, bảo đảm thông suốt, chính xác, nhanh chóng, an ninh an toàn, tạo thuận lợi cho việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng.

Đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông để đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông theo hướng đa dạng, linh hoạt, thiết thực, để người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong tình hình mớin

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐẮK LẮK

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐl MINH CHUNG

Cài đặt ứng dụng VSSID - Bảo hiểm xã hội số

Page 117: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

115

Công ty Cổ phần Dược - Vật tư Y tế Đắk Lắk (Bamepharm) được thành lập ngày 14/4/1976 theo Quyết định số 28/QĐ-TC của Ủy ban

nhân dân cách mạng tỉnh Đắk Lắk, tên gọi ban đầu là Công ty Dược phẩm Đắk Lắk. Năm 2003, Bamepharm chính thức được cổ phần hóa. Với chiến lược phát triển hài hòa mục tiêu kinh doanh và phục vụ cộng đồng, Bamepharm đã xây dựng được uy tín thương hiệu, nhận được nhiều sự đầu tư, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp đối tác trong tỉnh và trên cả nước.

Trải qua 46 năm hình thành và phát triển, Bamepharm hiện là hệ thống phân phối bán lẻ trực tiếp lớn nhất khu vực Tây Nguyên với hơn 300 đối tác, nhà cung cấp trên cả nước, hơn 800 cửa hàng bán lẻ được đầu tư nhận diện thương hiệu bài bản và là một trong những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực vật tư y tế nộp ngân sách nhà nước cao nhất tại Đắk Lắk.

Năm 2021, tổng doanh thu của Công ty là 295,1 tỷ đồng, đạt 116% kế hoạch giao; Lợi nhuận sau thuế 8,15 triệu đồng, đạt 116,4% kế hoạch; Nộp ngân sách 4,6 triệu đồng, đạt 131,4% kế hoạch. Thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2021 đạt 8,5 triệu đồng, đạt 121,4% kế hoạch. Bamepharm được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh Đắk Lắk là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua.

Trong hoạt động, cùng với kinh doanh hiệu quả Bamepharm còn kiên định mục tiêu xây dựng văn hóa doanh nghiệp phục vụ xã hội. Bamepharm tích cực

tham gia các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương như: Quỹ xóa đói giảm nghèo; quỹ đền ơn đáp nghĩa; phòng chống thiên tai lũ lụt; Thực hiện công tác kết nghĩa thôn buôn, xây nhà tình nghĩa,…

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường, Công ty đã chủ động phối hợp với ngành y tế và các cấp chính quyền địa phương thực hiện các chương trình hỗ trợ phòng chống dịch, khám chữa bệnh, tổ chức các điểm phát khẩu trang phát thuốc miễn phí cho người dân. Bamepharm nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người dân về khẩu trang và các loại thuốc để phòng dịch Covid-19, không để khan hàng trên địa bàn. Ngoài ra Công ty còn tổ chức đến thăm hỏi động viên và tặng quà cho bà con nhân dân đang điều trị tại các bệnh viện trong tỉnh với số tiền gần 600 trăm triệu đồng.

Để phát triển bền vững, Bamepharm tập trung đầu tư thêm máy móc thiết bị, cải tiến phương pháp quản lý, tăng cường chất lượng lao động nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng hạ giá thành sản phẩm; Áp dụng quá trình xử lý nước thải, chất thải, khí thải… tiên tiến nhằm góp phần bảo vệ môi trường.

Thời gian tới, Bamepharm tiếp tục tập trung vào nhận diện thương hiệu; phát triển mạng lưới bán lẻ, giữ vững và phát huy những thành tích đã đạt được trên cơ sở hài hòa mục tiêu phát triển kinh doanh và phục vụ xã hộin

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ ĐẮK LẮK

HÀI HÒA MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

l VĂN THẮNG

Lãnh đạo Công ty trao quà hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại huyện Krông Bông

Trụ sở Công ty

Page 118: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

116

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Công ty Cổ phần Ong mật Đắk Lắk được thành lập ngày 11/12/ 1975, chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phần năm

2000. Qua 47 năm phát triển, Công ty đã trở thành doanh nghiệp đứng đầu của ngành ong Việt Nam cả về số lượng mật ong và kim ngạch xuất khẩu. Hàng năm, Công ty đã sản xuất và tiêu thụ trên 10.000 tấn mật ong, 500 tấn sáp ong, 100 tấn phấn hoa, 5 tấn sữa ong chúa. Trên 95% sản phẩm của Công ty là dành xuất khẩu, chủ yếu là các thị trường Hoa Kỳ, các nước thuộc khối EU, Hàn Quốc….

Công ty Cổ phần Ong mật Đắk Lắk là doanh nghiệp duy nhất trong hệ thống Ong mật Việt Nam đã bảo hộ thương hiệu “DakHoney” trong nước và thị trường Mỹ, Hàn Quốc từ năm 2008 đến nay. Hiện Công

NỖ LỰC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ XUẤT KHẨU

CÔNG TY CỔ PHẦN ONG MẬT ĐẮK LẮK

l CHUNG THẮNG

Ông Lê Thành VânChủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty

Page 119: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

117

ty đang vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm ISO 22000-2018, HACCP, HALAL và hệ thống truy xuất nguồn gốc (True source) sản phẩm của Hoa Kỳ.

Những năm qua, các nhà sản xuất, chế biến tại Hoa Kỳ rất quan tâm tới sản phẩm mật ong Việt Nam bởi chất lượng tốt, đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Sản lượng sản phẩm mật ong Việt Nam hàng năm đạt khoảng 64.000 tấn, xuất khẩu đạt 54.000 tấn; trong đó, thị trường Hoa Kỳ là 51.000 tấn, chiếm 95% tổng số lượng xuất khẩu.

Trước việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp mức thuế suất chống bán phá giá đối với doanh nghiệp xuất khẩu mật ong Việt Nam bất hợp lý, các cấp lãnh đạo địa phương, các Bộ ngành, các doanh nghiệp sản xuất ngành Ong Việt Nam nói chung và của Công ty Cổ phần Ong mật Đắk Lắk có các giải pháp pháp kiến nghị, khiếu nại. Kết quả ngày 8/4/2022, DOC đã ban hành kết luận về mức thuế trong vụ việc điều tra chống bán phá giá mật ong nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Ấn Độ và Việt Nam. Theo đó, mức thuế dành cho các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm rất mạnh, từ mức 410,93% - 413,99% trong kết luận sơ bộ xuống còn 58,74% - 61,27%. Tuy nhiên mức thuế này vẫn còn cao, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của người nuôi ong và doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ngành ong mật.

Để vượt qua gia đoạn khó khăn này, Ông Lê Thành Vân, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ong mật Đắk Lắk, cho biết: Một mặt Công ty tìm mọi biện pháp để giữ vững thị trường xuất khẩu ong mật sang Hoa Kỳ, mặt khác công ty cũng đã làm việc với Bộ Công Thương và các các cơ quan hữu quan để xúc tiến việc mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ trong nước; xúc tiến việc mở rộng các thị trường xuất khẩu khác để giảm dần tỷ trọng xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ. Đặc biệt là đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm mật ong vào các thị trường như EU, các nước châu Á... Công ty sẽ hướng dẫn người nuôi ong thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mật ong đa dạng, chất lượng tốt đáp ứng các yêu cầu của các thị trường. Đồng thời, hướng dẫn, tập huấn cho các hộ nuôi ong sản xuất mật ong đạt tiêu chuẩn Châu Âu.

Trong thời gian tới, để ổn định và phát triển ngành sản xuất mật ong có hiệu quả, Công ty sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét hạ mức thuế bán phá giá cho Công ty ở mức phù hợp. Bên cạnh đó, Công ty sẽ tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm ong mật để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Mở rộng các thị trường xuất khẩu ở EU và châu Á giữa áp lực xuất khẩu và thị trường Hoa Kỳn

Page 120: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

118

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Công ty TNHH Phân bón Hồng Lam được thành lập năm 2008, là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh

học, hữu cơ khoáng mang thương hiệu “Hồng Lam” phục vụ các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

Công ty đã đầu tư xây dựng Nhà máy Sản xuất phân bón Hữu cơ tại thôn 12, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, năng lực sản xuất của nhà máy lên đến 10.000 tấn/ năm.

Thời gian qua Công ty đã không ngừng nâng cấp, đầu tư công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thổ nhưỡng và cây trồng khu vực Tây Nguyên. Các sản phẩm của Công ty gồm: Phân hữu cơ vi sinh TS-1; Phân hữu cơ sinh học TS-2; Phân hữu cơ khoáng vi lượng TS-4 rất phù hợp với các loại cây trồng như: Cà phê, Hồ tiêu, cây Lương thực, cây Hoa màu, cây Ăn trái, Rau, Củ, Quả, Hoa, cây Cảnh… đáp ứng các yêu cầu để tạo ra chuỗi giá trị nông sản Hữu cơ bền vững, phục vụ cho nền sản xuất Nông nghiệp sạch có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.

Trải qua 14 năm hoạt đông, Công ty đã xây dựng được mạng lưới kinh doanh phủ kín các địa bàn trong tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh khu vực Tây Nguyên, kịp thời cung cấp những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng, tư vấn, hướng dẫn cho bà con Nông dân sử dụng hiệu quả tốt nhất các sản phẩm phân bón của Công ty.

Trong quá trình sản xuất - kinh doanh Công ty luôn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo ngành, địa phương và hợp tác tích cực của bà con Nông dân trong sử dụng các sản phẩm phân bón do Công ty sản xuất, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau và nhiều vùng đất khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất Nông nghiệp bền vững.

Thời gian tới, Công ty sẽ phấn đấu phát huy hết công suất của nhà máy, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, góp phần tạo ra giá trị gia tăng lớn trong sản xuất nông nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. Qua đó, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ an toàn, bền vững đồng hành cùng người Nông dân tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh khu vực Tây Nguyênn

VÌ NỀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG

CÔNG TY TNHH PHÂN BÓN HỒNG LAM

l MINH CHUNG

Ông Phan Văn Trường - Giám đốc Công ty

Page 121: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

119

Page 122: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

120

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN VÙNG TÂY NGUYÊN

ĐẮK LẮK:

l VĂN THẮNG

NĂM 2022, TỈNH ĐẮK LẮK PHẤN ĐẤU ĐÓN HƠN 900.000 LƯỢT KHÁCH, TRONG ĐÓ ĐÓN 20.000 LƯỢT KHÁCH QUỐC TẾ VÀ 885.000 LƯỢT KHÁCH NỘI ĐỊA; DOANH THU TOÀN NGÀNH PHẤN ĐẤU ĐẠT KHOẢNG 770 TỶ ĐỒNG; CÔNG SUẤT SỬ DỤNG BUỒNG PHẤN ĐẤU BÌNH QUÂN ĐẠT TRÊN 45%.

Tạo dấu ấn hấp dẫn du khách Vượt qua khó khăn bởi tình

hình dịch bệnh, năm 2021, Sở VHTTDL Đắk Lắk đã triển khai thành công công tác tổ chức Đại hội thể dục thể thao (TDTT) các cấp và Đại hội TDTT tỉnh Đắk Lắk lần thứ IX năm 2021-2022; Đăng cai tổ chức 2/8 giải thể thao toàn quốc: Giải Bóng đá Futsal toàn quốc; các trận đấu trong khuôn khổ giải Bóng đá hạng Nhất quốc gia và giải Cúp quốc gia năm 2021.

Với tiêu chí “Đắk Lắk điểm đến an toàn, thân thiện, đậm đà bản sắc Tây Nguyên” cho kế hoạch phục hồi du lịch địa phương từ cuối năm 2021 và cả năm 2022, ngành Du lịch tỉnh Đắk Lắk đang kỳ vọng tạo dấu ấn hấp dẫn du khách ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.

Đắk Lắk có vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, phong phú như hồ Ea Súp, thác Thủy Tiên,…; nhiều di tích lịch sử như Tháp Chăm Yang Prong, Biệt điện Bảo Đại, nhà đày Buôn Ma Thuột, hang đá Ba Tầng,…. Đây chính là tiềm năng để Đắk Lắk phát triển du lịch.

Thế mạnh du lịch của tỉnh được xác định là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Bên cạnh đó, được sự quan tâm đầu tư của Trung

ương và của tỉnh, ngành Du lịch Đắk Lắk trong những năm qua đã có những bước phát triển khá, có quy hoạch tổng thể. Đặc biệt chính sách khuyến khích đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh được ban hành đã thu hút các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển.

Năm 2021, tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, nhưng ngành Du lịch Đắk Lắk vẫn đón hơn 414.000 lượt khách, đạt doanh thu du lịch hơn 354 tỷ đồng. Sang năm 2022, ngành Du lịch địa phương đã đón những tín hiệu khả quan. Tính từ tháng 01/2022 đến

tháng 4/2022, tỉnh Đắk Lắk đã đón 312.800 lượt khách trong đó khách nội địa là 311.600 lượt và khách quốc tế là 1.200 lượt.

Nỗ lực phục hồi và tạo đà phát triển du lịch

Nhằm mục tiêu đẩy mạnh thông tin và xúc tiến du lịch địa phương, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk (thuộc Sở VHTTDL) đã có những giải pháp góp phần đảm bảo chương trình phục hồi và tạo đà phát triển ngành Du lịch năm 2022.

Trung tâm tích cực thực hiện nghiên cứu chuyển đổi số trong du lịch; thực hiện công tác quảng bá

Page 123: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

121

du lịch của tỉnh trên các kênh đài truyền hình địa phương và trung ương; Tiếp tục nâng cấp giao diện, bổ sung thêm một số tích năng mới, tăng cường cập nhật nhiều tin, bài, hình ảnh... để thông tin, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh.

Đặc biệt nhằm tập trung triển khai các chương trình kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch tỉnh Đắk Lắk năm 2022, Trung tâm đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch cùng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh tổ chức tốt các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch Đắk Lắk tại các ngày Lễ hội lớn của tỉnh; Tham gia các hội chợ, triển lãm về du lịch trong và ngoài nước trong năm 2022 như: Tham gia Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh; Hội chợ Du lịch quốc tế - Việt Nam VITM Hanoi; Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE - TP. Hồ Chí Minh; Tham gia các hoạt động của

Năm Du lịch Quốc gia và các hội chợ khác cùng với các tỉnh đã ký kết liên kết, hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2019 - 2025; Tham gia 1 - 2 hội trợ triển lãm du lịch cùng Tổng cục Du lịch tại các nước trong khối ASEAN (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore);…

Trọng tâm trong năm 2022, Trung tâm triển khai và ứng dụng Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch, bao gồm: Phát triển công cụ QR code tương tác du lịch thông minh cho các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh; Tăng cường và tối ưu hóa thông tin đối với các liên kết ngoài như: tripadvisor, traveloka,...; Ứng dụng Bộ nhận diện thương hiệu tỉnh Đắk Lắk trong sản xuất ấn phẩm chuyên đề giới thiệu các sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh.

Trung tâm tiếp tục phối hợp

với VTV (S - Việt Nam), HTVC thực hiện chuyên mục “Thủ phủ Cà phê - Vẻ đẹp huyền thoại” trong chương trình truyền hình “Sắc màu văn hóa và Du lịch”; Kêu gọi, hỗ trợ, phối hợp với Trung tâm Sản xuất Phim Truyền hình Việt Nam, các Đoàn làm phim trong và ngoài nước vào khảo sát thực tế tại tỉnh để nghiên cứu, xây dựng các kịch bản phim truyền hình hoặc quay một số phân cảnh tại các điểm đến tham quan, điểm du lịch, các làng nghề truyền thống, các món ẩm thực, các sản vật của địa phương,..

Ngoài ra, Trung tâm cũng phối hợp với Tổng cục Du lịch làm việc với các đoàn các doanh nghiệp lữ hành, tổ chức mời đoàn Famtrip, Presstrip gồm các hãng lữ hành và báo chí trong nước đến Đắk Lắk khảo sát, phát triển sản phẩm du lịch (nông nghiệp, cộng đồng, làng nghề, OCOP...) để xây dựng tuyến, điểm du lịch mới và kết nối với các doanh nghiệp du lịch quảng bá, đưa hình ảnh du lịch Đắk Lắk đến với du khách.

Thời gian tới, Sở VHTTDL Đắk Lắk đặt mục tiêu đăng cai tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc tại thành phố Buôn Ma Thuột và xây dựng dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, năm 2023; Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023n

Page 124: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

122

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU THỂ DỤC THỂ THAO ĐẮK LẮK

Năm 2021, Trung tâm Đào tạo Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao Đắk Lắkđược giao huấn luyện 14 môn thể thao, tổng số có 336

vận động viên; các môn cá nhân đã tham gia 11 giải, đạt 32 huy chương các loại, trong đó có 5 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc và 20 Huy chương Đồng. Các đội Bóng chuyền nữ, Bóng chuyền nam, Bóng đá tuyển và Bóng đá trẻ tập luyện duy trì và tham gia tổng cộng 8 trận thi đấu.

Bên cạnh đó, Trung tâm phối hợp với các phòng, đơn vị sự nghiệp của Sở Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch , Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã,

thành phố chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tổ chức thành công các giải thể thao toàn quốc chào mừng các sự kiện chính trị và các ngày lễ lớn của đất nước.

Trong năm 2022, Trung tâm đề ra các phương hướng nhiệm vụ để khôi phục và phát triển các hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn sau khi kiểm soát được dịch bênh. Đơn vị sẽ tập trung công tác tuyển chọn, đào tạo cũng như định hướng phát triển các môn thể thao phù hợp;Vận động, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia tài trợ cho các hoạt động thể dục thể thao trong tỉnh, từng bước thực hiện xã hội hóa một số môn thể thao thành tích cao.

Trung tâm HLĐTTĐ TDTT Đắk Lắk

Page 125: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

123

CHỦ ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

TRƯỜNG THPT BUÔN MA THUỘT

Trường THPT Buôn Ma Thuột có địa chỉ tại số 57, Bà Triệu, phường Tự

An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, được thành lập vào năm 1955 trên cơ sở hợp nhất hai trường: Trung học Nguyễn Tường Tộ và Trung học Y Jut từ thời Pháp thuộc.

Từ khi thành lập đến nay, quy mô nhà trường không ngừng phát triển. Nhà trường được UBND tỉnh Đắk Lắk công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm 2010 và trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào năm 2021.

Nhà trường hiện có 45 phòng học, với quy mô 43 lớp với hơn 1.780 học sinh. Với phương châm giáo dục tiên tiến, tích cực “Thầy chủ động, trò sáng tạo” nhiều năm qua tập thể sư phạm nhà trường được công nhận là Tập thể Lao động xuất sắc.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn trong năm học 2021-2022, Trường THPT Buôn Ma Thuột đã kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Ban giám hiệu, của tập thể giáo viên và học sinh đã chủ động trong việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vào công tác quản lý, dạy học để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Thời gian tới, thầy và trò trường THPT Buôn Ma Thuột đặt mục tiêu không ngừng phấn đấu để xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch đẹp, ngày càng thân thiện hơn giúp học sinh chủ động, tích cực trong học tập và rèn luyện.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk về thăm và làm việc với nhà trường

Tập thể cán bộ giáo viên Trường THPT Buôn Ma Thuột

Page 126: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

124

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG ĐẮK LẮK

ĐỔI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂNl NGUYÊN KHÔI

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Đắk Lắk (Trung tâm) được thành lập theo Quyết định số 1842/QĐ - UBND

ngày 22/7/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk. Đến ngày 10/09/2021, Trung tâm được UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức lại trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ theo Quyết định số 2520/QĐ/UBND. Trung tâm có nhiệm vụ duy trì và bảo quản các chuẩn đo lường của địa phương; Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành; Cung cấp dịch vụ công về kiểm định, hiệu chuẩn các loại phương tiện đo, chuẩn đo lường, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Cung cấp dịch vụ kỹ thuật khác như dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Năm 2020 là năm đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ, đòi hỏi Trung tâm phải có sự thay đổi để thích ứng với tình hình mới. Công tác tổ chức, bộ máy, nhân sự từng bước được kiện toàn, cơ cấu nhân sự được sắp xếp hợp

lý, phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn. Cùng với đó là nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên thông qua các lớp đào tạo.

Ngoài việc duy trì các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ kỹ thuật đã có, Trung tâm còn thực hiện thêm 5 dịch vụ hiệu chuẩn, thử nghiệm; nâng tổng số dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn; thử nghiệm theo Luật Đo lường lên thành 30 dịch vụ (Theo Giấy chứng nhận số 2083/TĐC-ĐL, ngày 01/7/2020 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

Đặc biệt, Trung tâm được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, có khả năng kiểm định 19 danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Đây là bước tiến lớn trong hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật, đồng thời khẳng định sự phát triển về mặt chuyên môn của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Đắk Lắkn

Kiểm định độc lập công tơ điện của một hộ dân ở thị xã Buôn Hồ tháng 3/2022 (Thành phần: Trung tâm TĐC - Hội Bảo về quyền lợi người tiêu dùng - Công ty Điện lực - Hộ dân)

Page 127: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

125

TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ ỨNG DỤNG KHCN ĐẮK LẮK

ĐƯA MÔ HÌNH CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẾN CƠ SỞ

l HOÀNG MINH

Trung tâm Thông tin - Ứng dụng khoa học và công nghệ (Trung tâm) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) được thành lập trên cơ

sở tổ chức lại từ Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN. Trong năm 2021, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng Trung tâm đã dần đi vào hoạt động ổn định, hoàn thành tốt các nhiệm vụ về thông tin, tuyên truyền, ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật, KH&CN, góp phần vào sự nghiệp phát triển KH&CN của tỉnh.

Trong năm 2021, Trung tâm duy trì việc phát hành bản tin KH&CN, bản tin KH&CN phục vụ nông thôn; thực hiện báo cáo thống kê theo quy định; phát sóng Chuyên mục KH&CN trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh; phối hợp thực hiện video clip để phát sóng trong Chương trình tọa đàm KH&CN kỷ niệm ngày KH&CN; thu thập, biên tập và số hóa cơ sở dữ liệu KH&CN năm 2021.

Công tác tư vấn - dịch vụ được duy trì. Trong năm qua, Trung tâm đã tiếp hơn 200 lượt khách hàng, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và cách sử dụng chế phẩm vi sinh như EM, men ủ vi sinh Biowa và các sản phẩm khác.

Song song đó, Trung tâm duy trì thực hiện các dự án, đề tài, nhiệm vụ đảm bảo kế hoạch đề ra. Nhiệm vụ tại Trại Thực nghiệm KH&CN tỉnh Đắk Lắk năm 2021 đã thực hiện 7 mô hình, bao gồm các mô hình cây, sản xuất cây rau giống chất lượng cao, trồng cây cà rốt, sản xuất giống nấm các loại, trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà màng, trồng cây cà chua giống vô hạn trong nhà màng và thâm canh cây khoai môn. Ngoài ra, Trại thực nghiệm KH&CN huyện Cư M’gar thực hiện 4 mô hình là nhân giống cây sâm cau, cây đẳng sâm; trồng ớt chuông và trồng su hào trong vòm nilon.

Năm 2022, để góp phần thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, sản xuất sau đại dịch Covid-19, trong công tác thông

tin tuyên truyền về KH&CN, Trung tâm tiếp tục duy trì xuất bản 5 Bản tin Thông tin KH&CN, 4 số xuất bản Bản tin KH&CN phục vụ nông thôn, 12 số Chuyên mục KH&CN trên truyền hình, thực hiện chương trình Tọa đàm về KH&CN phát trên sóng truyền hình. Bên cạnh đó, Trung tâm còn đảm bảo công tác quản trị hệ thống mạng, quản lý hệ thống email công vụ và hệ thống văn bản và điều hành IDESK; quản lý cập nhật cơ sở dữ liệu thư viện KH&CN...

Trong công tác Tư vấn - Dịch vụ KH&CN, Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác bán hàng các sản phẩm và dịch vụ của đơn vị; chủ trì và phối hợp tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật (các ứng dụng tiến bộ KH&CN) tại các xã, huyện trong địa bàn tỉnh Đắk Lắk, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm của Trung tâm.

Trong công tác Nghiên cứu - ứng dụng, Trung tâm tiếp tục thực hiện các đề tài cấp cơ sở: “Xây dựng mô hình nuôi trùn quế theo hướng dẫn thâm canh và ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm từ trùn quế phục vụ nông nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk”; “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thử nghiệm nấm Trà Tân”. Đẩy mạnh xây dựng mô hình chuyển giao các tiến bộ KH&CN đến cơ sở trên địa bàn tỉnh. Tại Trại Thực nghiệm tỉnh triển khai 14 nhiệm vụ và Trại Thực nghiệm Cư’Mgar triển khai 6 nhiệm vụ về lưu giữ, bảo tồn nguồn gien, sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm và xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CNn

Page 128: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

126

Đắk Lắk là tỉnh miền núi, có 47 dân tộc cùng chung sống trong đó đồng bào

dân tộc thiểu số chiếm khoảng 32%, phần lớn ở vùng sâu, vùng xa. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn Đắk Lắk (Trung tâm) được thành lập có nhiệm vụ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh.

Năm 2021, Trung tâm được giao thực hiện nhiệm vụ là Văn phòng Thường trực Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, tham mưu thực hiện nhiệm vụ cơ quan điều phối Chương trình và các nhiệm vụ giao ngành Nông nghiệp và PTNT. Trung tâm hiện có 80 cán bộ công nhân viên, đang quản lý, vận hành 37 công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh với tổng số 24.800 khách hàng dùng nước.

Thời gian qua, Trung tâm đã tích cực triển khai thực hiện chương trình “mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn của Ngân hàng Thế giới - WB” và bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Trung tâm cũng đã tổ chức thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực theo Kế hoạch số 2329/KH-SNN ngày 02/8/2021, theo đó hoàn thành các chỉ số kiểm đếm

theo yêu cầu của Chương trình: Tổ chức thực hiện 5/5 hoạt động bằng hình thức tổ chức trực tuyến, đảm bảo hồ sơ hợp lệ theo quy định. Hết năm 2021, số đấu nối cấp nước hộ gia đình là 2.730, hộ đạt 100% kế hoạch. Trung tâm đã thực hiện hoàn thành mục tiêu cả giai đoạn về chỉ số đấu nối nước hộ gia đình (14.000/14.000 hộ) và đấu nối nước bền vững (5.765/5.765 hộ). Doanh thu tiền nước năm 2021 đạt 12,6 tỷ đồng, tăng 0,7% so với năm 2020.

Trong năm 2022, Trung tâm thực hiện Phương án tự chủ tài chính giai đoạn 2022 - 2026, hoàn thành các nhiệm vụ còn lại của Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn. Theo đánh giá, tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk đạt 95,5% và hoàn thành

mục tiêu thực hiện chỉ tiêu số 17 về môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Thời gian tới Trung tâm tiếp tục đảm bảo phát huy hiệu quả công trình nước sinh hoạt phục vụ người dân, đồng thời lên phương án xây dựng các trạm mới. Trung tâm tham mưu sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt “Đề án rà soát, đánh giá hiện trạng và xây dựng phương án nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh”. Đề án sẽ tạo cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và duy trì hoạt động ổn định của các công trình cấp nước tập trung nông thônn

TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH & VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN ĐẮK LẮK

l HOÀNG MINH

BẮC NINH - 25 NĂM ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN

HIỆU QUẢ TỪ CHƯƠNG TRÌNH NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN

Công Trình nước sạch tại xã Dang Kang huyện Krông Bông

Page 129: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

127

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐẮK LẮK

l HOÀNG MINH

ĐẨY MẠNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng với sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn ngành, Sở

Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên nhiều lĩnh vực.

Trong năm 2021, Sở TNMT tỉnh xác định và 50 nhiệm vụ chủ yếu về lĩnh vực TNMT. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, đơn vị đã nỗ lực, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Sở đã thực hiện tốt vai trò trong công tác hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bằng việc tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành chính sách, thể chế pháp lý đầy đủ, chặt chẽ về lĩnh vực TNMT; đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về lĩnh vực TNMT so với quy định của Trung ương; công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các TTHC nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận thông tin, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh…

Theo đó, Sở thường xuyên rà soát, hệ thống hóa và tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực TNMT; sửa đổi, bổ sung quy chế phối hợp trong việc giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai của người dân và doanh nghiệp; rà soát bộ thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, giảm thời gian, chi phí thực hiện. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính về lĩnh vực TNMT; thực hiện kết nối liên thông điện tử giữa cơ quan quản lý Nhà nước về TNMT với cơ quan thuế trong giải quyết các TTHC về đất đai. Rà soát, tăng cường việc cung cấp các thủ tục hành chính công trực tuyến ở mức độ 3,4.

Về công tác quản lý đất đai, Sở đã tham mưu phối hợp lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu vực chức năng và theo từng loại đất đến từng đơn vị cấp huyện tích hợp vào quy hoạch tỉnh đến năm 2030; triển khai lập kế hoạch sử dụng đất năm 2021

- 2025; thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của 15/15 đơn vị hành chính cấp huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tư.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đạt kết quả cao, công tác CCHC của Văn phòng Đăng ký đất đai góp phần tăng chỉ số CCHC và nâng cao chỉ số quản lý hành chính đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong năm 2021, Sở đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh tổ chức bán đấu giá thành công 41 thửa đất, với số tiền 131.726 tỷ đồng. Tính đến ngày 15/12/2021, đã cấp GCNQSDĐ lần đầu cho các tổ chức đạt 144 giấy/1203,01ha. Lũy kế đến cuối năm 2021, trên địa bàn tỉnh đã cấp GCNQSDĐ lần đầu cho tổ chức là 606.959,98ha, đạt 99,58% KH.

Thời gian tới, Sở TNMT sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; Thực hiện có hiệu quả Hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp Một Cửa điện tử liên thông tỉnh; kịp thời thể chế hóa cơ chế, chính sách, hoàn thành kế hoạch ban hành văn bản QPPL để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước của ngành TNMT. Sở phấn đấu thực hiện hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, với chỉ tiêu cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân với 11.500 giấy/4.500ha, cho các tổ chức 500 giấy/1.500ha, chuyển mục đích đất sử dụng nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp 120han

Page 130: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

128

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG ĐẮK LẮK

TRUNG TÂM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐẮK LẮK

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trung tâm Công nghệ thông tin Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và

Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp thực hiện các hoạt động về thu thập, cập nhật, lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu; ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý của Sở…

Năm qua, Trung tâm đã thực hiện tốt công tác thu nhập, tiếp nhận tài liệu hồ sơ nộp lưu trữ; Công tác tổ chức khai thác sử dụng và cung cấp tài liệu lưu trữ; Công tác sắp xếp chỉnh lý, phân loại tài liệu.

Đặc biệt trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin, Trung tâm đã hoàn thiện quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, tiếp nhận quản lý hệ thống quan trắc môi trường tự động, liên tục, hệ thống văn bản điều hành iDesk; hệ thống mail công vụ iMail, hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp Một cửa điện tử liên thông iGate, hệ thống thông tin báo cáo,...

Năm 2022, Trung tâm đặt mục tiêu số hóa 100% văn bản, tài liệu lưu trữ Sở Tài nguyên và Môi trường tạo thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng và khai thác, phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành. Trung tâm sẽ xây dựng và đưa vào sử dụng

phần mềm quản lý xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường và phần mềm thi đua, khen thưởng.

Định hướng đến năm 2025, Trung tâm tăng cường công tác xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường theo Nghị định số 73/2017/NĐ-CP ngày 14/6/2017 của Chính phủ; Triển khai thực hiện khung kiến trúc công nghệ thông tin của ngành đảm bảo và đạt hiệu quả caon

Thời gian qua, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk (Trung tâm) đã không ngừng phát huy vai bảo vệ môi trường

với các hoạt động chuyên môn như: giám sát, quan trắc, phân tích tài nguyên và môi trường…

Trung tâm tổ chức thực hiện thường xuyên các hoạt động quan trắc, phân tích các thành phần môi trường; theo dõi diễn biến tài nguyên và môi trường hàng năm theo mạng lưới quan trắc của tỉnh; Quan trắc theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường và

phối hợp với các cơ quan khác trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý ô nhiễm môi trường… Ngoài ra, trung tâm đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường 15 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thu thập tổng hợp thông tin số liệu, xây dựng hoàn chỉnh Báo cáo Quan trắc chất lượng môi trường, hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Lắk hàng năm và từng giai đoạn cụ thể. Báo cáo được thực hiện trên cơ sở quan trắc chất lượng môi trường tại 178 điểm quan trắc với tần suất

Ông Trần Ngọc Sáng - Phó giám đốc Trung tâm CNTT

l NGUYÊN KHÔI

l NGUYÊN AN

Page 131: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

129

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT ĐẮK LẮK

TẠO LẬP QUỸ ĐẤT SẠCH ĐỂ THU HÚT ĐẦU TƯ

Trung tâm là đơn vị duy nhất tại khu vực Tây nguyên có phòng thí nghiệm đạt VILAS môi trường mã số 667 và hai trạm quan trắc tự động di động phục vụ đánh giá nhanh chất lượng môi trường

l NGUYÊN KHÔI

Năm 2021, Công tác quản lý quỹ đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất Đắk Lắk (Trung tâm) được tăng cường chặt chẽ, Trung tâm thường

xuyên kiểm tra, bảo vệ các quỹ đất được giao, kịp thời phát hiện và phối hợp xử lý tình trạng mua bán, lấn chiếm, xây dựng trái phép. Năm 2021, Trung tâm đang quản lý là 250,41ha đất.

Trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tổng số thửa đấu giá trong năm 2021 là 41 thửa, số tiền đấu giá đã nộp ngân sách 110 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh được đẩy nhanh tiến độ.

Mục tiêu năm 2022, Trung tâm thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các nhà đầu tư nhằm tăng chỉ số tiếp cận đất đai, thu hút đầu tư, chủ động thu hồi đất. Trung tâm phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dứt điểm đối với các công trình: Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư phía Bắc; Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư phía Nam tại đường Nguyễn Thị Định; Xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư đường 30/4, thuộc tổ dân phố 4, phường Thành Nhất; Hạ tầng kỹ thuật khu đất tại phường Tân Hòa.

Thời gian tới, Trung tâm sẽ tăng cường hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, lập phương án quản lý, khai thác quỹ đất theo đúng quy định của pháp luật; Bố trí, phân bổ quỹ đất hợp lý để giải quyết đất ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, thông qua giao đất tái định cư, quỹ đất xây dựng các công trình, các dự án chỉnh trang các khu dân cư hiện có…n

3 lần/năm bao gồm: 91 điểm quan trắc chất lượng môi trường nước; 53 điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí; 22 điểm quan trắc chất lượng môi trường đất; 6 điểm quan trắc môi trường sinh thái trên sông Sêrêpôk; 6 điểm quan trắc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, Trung tâm đã và đang từng bước triển khai các hoạt động dịch vụ như: Thiết kế, thi công, xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải; Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường...

Với kết quả đạt được, tập thể cá nhân Trung tâm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tặng nhiều bằng khen, giấy khenn

Ông Vũ Thanh HưngGiám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất

Page 132: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

130

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

THỊ XÃ BUÔN HỒ

TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG

l CHUNG THẮNG

Buôn Hồ là thị xã thuộc tỉnh Đắk Lắk, hiện đang được xếp loại đô thị loại IV. Nhưng năm gần đây, cơ cấu kinh tế của thị xã Buôn Hồ có sự

chuyển dịch theo hướng tích cực với Thương mại - Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành (51,9%), tiếp đến là Nông - lâm - thủy sản 30,2% và Công nghiệp - Xây dựng 17,9%.Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2021 đạt 109,727 tỷ đồng, đạt 100,67% kế hoạch.

Thị xã Buôn Hồ hiện đang tăng cường lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án; Tập trung huy động mọi nguồn lực xây dựng xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, khu dân cư nông thôn kiểu mẫu, vườn mẫu nông thôn mới đảm bảo tiến độ theo chỉ tiêu Nghị quyết và kế hoạch đề ra.

Thị xã đẩy mạnh theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn UBND các xã, phường triển khai thực hiện chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP); phối hợp

hướng dẫn các chủ thể tích cực xây dựng hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá phân hạng để công nhận ít nhất từ 1 - 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh.

Năm qua, Buôn Hồ tập trung hoàn thiện thủ tục điều chỉnh Cụm công nghiệp Cư Bao diện tích 75 ha và quy hoạch 2 khu tiểu thủ công nghiệp; Tranh thủ nguồn vốn của ngành Điện và các chương trình, dự án để đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống mạng lưới điện, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Phối hợp triển khai các dự án phát triển năng lượng trên địa bàn như điện mặt trời mái nhà, dự án năng lượng tái tạo (điện gió),...

Đặc biệt trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn bởi tình hình dịch bệnh Covid-19, biến động về giá cả nguyên vật liệu,… các công trình dự án đầu tư xây dựng trọng điểm của thị xã vẫn hoàn thành đúng tiến độ, đạt hiệu quả chất lượng. Đạt được kết quả đó phải kể đến những nỗ lực của Ban Quản lý dự án, Đầu tư

Trung tâm thị xã Buôn Hồ

Page 133: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

131

xây dựng Buôn Hồ (Ban QLDA ĐTXD). Nhiều năm liền Ban QLDA ĐTXD đều được UBND thị xã Buôn Hồ khen tặng tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Một số công trình trọng điểm triển khai trong năm 2021 trên địa bàn đã hoàn thành như: Vòng xuyến thị xã Buôn Hồ; Xây mới các nhà lớp học thuộc Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Trường Tiểu học Quang Trung... Các công trình giao thông liên xã cũng đang được đầu tư mạnh mẽ chuẩn bị hoàn thành đưa vào sử dụng như: Đường giao thông liên xã từ thôn 6 xã Ea Đrông đi xã Ea Blang; Đường giao thông liên xã Ea Đrông đi xã Ea Siên; Đường giao thông liên xã Ea Siên đi Bình Thuận; Đường giao thông liên xã từ Q1 14 xã Cư Bao, thị xã Buôn Hồ đi quốc lộ 26 xã Ea Kênh, huyện Krông Păk...

Tiếp nối những thành quả đã đạt được trong năm qua, năm 2022 Ban QLDA ĐTXD quyết tâm đảm bảo các dự án được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian, trong phạm vi ngân sách dự án đã được xét duyệt bởi cấp có thẩm quyền, đạt chỉ tiêu về chất lượng cũng như các mục tiêu cụ thể, chi tiết đã đề ra đối với dự án. Bên cạnh đó, mục tiêu lớn nhất của Ban là đảm bảo về tính hiệu quả kinh tế, tuân thủ các quy định của pháp luật, tạo ra những dự án chất lượng nhất cho sự phát triển của toàn Thị xã.

Một số công trình trọng điểm được triển khai mới trong năm 2022 nổi bật là Đường Hoàng Quốc Việt, phường Đoàn Kết; Nâng cấp, mở rộng đường Lê Quý Đôn, phường An Bình; Nâng cấp, cải tạo một số trục đường phường Thống Nhất...

Để triển khai hiệu quả vốn dự án đầu tư công trên địa bàn, Ban QLDA ĐTXD Buôn Hồ sẽ chủ động kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét cho chủ trương thực hiện sớm bước lập hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các công trình trong từng năm và cả giai đoạn nhằm đảm bảo chuẩn bị hồ sơ công trình được kịp thời, chủ động.

Ban QLDA ĐTXD vẫn luôn đặt mục tiêu lớn nhất trong công tác triển khai các dự án là sử dụng tối đa và hiệu quả nguồn vốn mà Trung ương và tỉnh Đăk Lăk đã cấp về cho địa phương. Đơn vị luôn chủ động đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu, bằng mọi cách đưa công trình vào khởi công sớm nhất, tiết kiệm thời gian thi công, sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả và không lãng phí.

Mục tiêu trong giai đoạn tới, Buôn Hồ phấn đấu xây dựng thị xã sớm trở thành đô thị loại III. Phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) bình quân hàng năm tăng 10% trở lên; Xây dựng 1 - 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 4 - 5 thôn, buôn đạt thôn, buôn kiểu mẫu; Xây dựng thêm 6 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số lên 36 trường học đạt chuẩn quốc gia; Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 1,5%n

Công trình Trường Tiểu học Quang Trung - do Ban QLDA ĐTXD Buôn Hồ thực hiện

Công trình Đường giao thông liên xã từ xã Ea Đrông đi xã Ea Siên do Ban QLDA ĐTXD Buôn Hồ thực hiện

Page 134: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

132

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

VIETCOMBANK BẮC ĐẮK LẮK

HƯỚNG DÒNG VỐN CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH

l VĂN THẮNG

Vietcombank Bắc Đắk Lắk là Chi nhánh thứ 2 của Vietcombank trên địa bàn

tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/12/2021. Với đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, Vietcombank Bắc Đắk Lắk cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn các dịch vụ tài chính và tiện ích ngân hàng hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp

Phát huy các thế mạnh của hệ thống Vietcombank về nguồn vốn, thương hiệu, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ với nhiều tiện ích công nghệ hiện đại và chất lượng dịch vụ hàng đầu hệ thống ngân hàng đã giúp Vietcombank Bắc Đắk Lắk trở thành địa chỉ tin cậy, phấn đấu đến cuối năm 2022 được trên 1.300 khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đến giao dịch với tổng tài sản 2.000 tỷ đồng, dư nợ 1.500 tỷ đồng.

Hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, Vietcombank Bắc Đắk Lắk luôn nghiêm túc thực hiện các chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, bám sát sự chỉ đạo của hệ thống Vietcombank để đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Vietcombank Bắc Đắk Lắk đã linh hoạt điều hành công tác huy động vốn phù hợp với tình hình thị trường, đảm bảo nguồn vốn cho tăng trưởng tín dụng. Tích cực triển khai các giải pháp nhằm hướng dòng vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của địa phương. Đồng thời, phối hợp với các ban ngành và chính quyền địa phương có các giải pháp tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong những lúc khó khăn.

Vietcombank Bắc Đắk Lắk tập trung cung ứng chất lượng dịch

vụ dựa trên 3 trụ cột: Ngân hàng bán lẻ, Dịch vụ và đầu tư tín dụng. Với những thế mạnh của mình, Vietcombank Bắc Đắk Lắk đang tập trung mục tiêu trọng tâm triển khai chuyển đổi số và phát triển công tác chăm sóc khách hàng, cung ứng các sản phẩm đồng bộ toàn hệ thống Vietcombank góp phần thực hiện các mục tiêu phục hồi phát, triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đồng hành cùng địa phươngBước sang năm 2022, toàn hệ

thống Vietcombank sẽ tiếp tục thực

Ông Nguyễn Lê Minh Thành - Giám đốc Vietcombank Bắc Đắk Lắk

Page 135: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

133

hiện các định hướng chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đơn vị sẽ tập trung mọi nguồn lực để giữ vững vị trí số 1 tại Việt Nam, vươn tầm quốc tế. Trong hoạt động Vietcombank Bắc Đắk Lắk luôn đặt trọng tâm phát triển gắn liền với sự phát triển của tỉnh.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra các mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2020 - 2025 như: GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 70,69 triệu đồng, Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (giá hiện hành) đạt 179 nghìn tỷ đồng,

chiếm 32,42% trong tổng GRDP, thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn đến năm 2025 đạt trên 12.000 tỷ đồng, trong 05 năm đạt 53.000 tỷ đồng, tăng bình quân 08%/năm….

Ông Nguyễn Lê Minh Thành - Giám đốc Vietcombank Bắc Đắk Lắk cho biết: Để gắn kết phát triển bền vững với địa phương và là đối tác tài chính tin cậy hiệu quả đối với các đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn đơn vị đã đặt ra mục tiêu, kế hoạch hành động cụ thể trong thời gian tới:

Một là, đẩy mạnh chuyển đổi số thông qua các sản phẩm như

Digibank, Digibiz, VCB Cash up... Vietcombank Bắc Đắk Lắk sẽ nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

Hai là, tăng trưởng tín dụng gắn với chuyển dịch cơ cấu tín dụng hiệu quả, bền vững. Tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp.

Ba là, đẩy mạnh thực hiện các chương trình an sinh xã hội tại địa phương, gắt kết chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể địa phương nhằm xây dựng tỉnh Đắk Lắk ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên.

Vietcombank Bắc Đắk Lắk sẽ luôn bám sát định hướng phát triển của địa phương, Ngân hàng Nhà nước để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển chung của toàn hệ thống Vietcombank, đồng thời góp phần phục hồi, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắkn

Tập thể cán bộ công nhân viên VCB Bắc Đắk Lắk

Phòng giao dịch

Page 136: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

134

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

HUYỆN CƯ KUIN

HIỆU QUẢ TỪ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ĐÚNG HƯỚNG

l CẢNH HƯNG

Nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tếNhờ thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các

biện pháp phòng, chống dịch song song với việc chủ động chuyển trạng thái ngay khi dịch bệnh được kiểm soát để phục hồi sản xuất - kinh doanh, 19/19 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện Cư Kuin giao đều đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng 6,58% so với năm 2020. Tổng giá trị sản xuất đạt 8.082 tỷ đồng, tăng 6,53% so với kế hoạch.

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng với Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 47,27%, công nghiệp - xây dựng 28,26%, ngành dịch vụ chiếm 24,47%;

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 130,384 tỷ đồng, vượt 63,5% kế hoạch UBND tỉnh giao và vượt 24% kế hoạch HĐND huyện giao

Thu vượt dự toán NSNN đã góp phần hoàn thành chỉ tiêu dự toán ngân sách, vừa tạo nhiều lợi thế giúp

Trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Cư Kuin

Page 137: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

135

huyện có nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình lớn có bố trí vốn từ nguồn thu tiền sử dụng đất, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 583 hộ chiếm 2,22%. Huyện đã đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay toàn huyện có 3/8 xã đạt chuẩn NTM, toàn huyện đạt 141/152 tiêu chí, tăng 5 tiêu chí so với cuối năm 2020. Công tác phòng, chống dịch COVID-19 được toàn huyện tập trung cao độ, phương tiện vật tư, hóa chất, nhân lực luôn sẵn sàng để xử lý dịch bệnh hiệu quả. Các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, công tác nhân đạo, từ thiện… được quan tâm thực hiện. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị được củng cố và kiện toàn.

Phát huy hiệu quả các dự án đầu tư Thời gian tới, huyện Cư Kuin tiếp tục tập trung

thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; Tập trung mọi nguồn lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tiếp tục nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững.

Nhằm thực hiện định hướng của huyện trong việc tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo động lực cho phát triển các lĩnh vực, huyện đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (QLDA ĐTXD) chủ động đổi mới công tác điều hành, tổ chức triển khai tốt các nhiệm vụ.

Để thực hiện nhiệm vụ được giao, lãnh đạo và tập thể Ban QLDA luôn chú trọng đảm bảo chất lượng, tiến độ các dự án, công trình. Nhiều dự án, công trình

do Ban thực hiện thời gian qua đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả như: Công trình Hội trường Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Cư Kuin; Trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Cư Kuin; đường giao thông đến trung tâm xã Ea Bhốk; Trường THPT Y Jut; Xây dựng cơ sở hạ tầng Điểm dân cư A4 trục CK10, CK11; các công trình thuộc Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện...

Bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên, Ban QLDA luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo huyện; sự phối hợp của các phòng, ban chuyên môn của huyện. Bên cạnh đó còn có sự phối hợp hiệu quả của UBND các xã trên địa bàn huyện trong triển khai công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao đúng, đủ mặt bằng cho đơn vị thi công công trình, dự án theo kế hoạch được phê duyệt. Đặc biệt là việc kêu gọi người dân thuộc vùng dự án đóng góp vốn nhằm xây dựng các công trình có vốn đối ứng của địa phương.

Trong công tác ĐTXD, Ban QLDA tiếp tục phát huy kết quả đạt được để thực hiện tốt hơn nữa công tác QLDA, phân công nhiệm vụ quản lý từng công trình, từng địa bàn cho cán bộ, công nhân viên theo hướng phát huy tối đa năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ, công nhân viên. Đặc biệt, Ban tiếp tục chú trọng công tác giám sát thường xuyên và liên tục tại hiện trường thi công, từ đó kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót nếu có; Đảm bảo các dự án, công trình được triển khai thi công theo đúng hồ sơ và dự toán được duyệt, hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả mục tiêu của dự án đầu tưn

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2022 CỦA HUYỆN CƯ KUIN - Tổng giá trị sản xuất cả năm 2022 đạt 9.361 tỷ đồng. - Sản xuất bình quân đầu người đạt 89,67 triệu đồng/người/năm.- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản chiếm 43,19%, công nghiệp xây dựng chiếm 30,76%, ngành dịch vụ chiếm 26,05%; - Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.068 tỷ đồng.- Thu ngân sách nhà nước đạt 143 tỷ đồng. - Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,8% - 1% so với năm 2021 theo chuẩn mới. - Xây dựng thêm 2 xã đạt chuẩn NTM là xã Dray Bhăng và xã Ea Tiêu...

Page 138: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

136

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

HUYỆN LẮK:

THU HÚT NGUỒN LỰC, PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ THẾ MẠNH

l NGUYỄN HƯNG

LÀ ĐỊA PHƯƠNG CÓ NHIỀU THẾ MẠNH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, DU LỊCH, DỊCH VỤ VÀ CỤM CÔNG NGHIỆP, HUYỆN LẮK ĐANG TẬP TRUNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀ THU HÚT NGUỒN LỰC XÃ HỘI NHẰM KHAI THÁC TỐI ĐA MỌI TIỀM NĂNG, TẠO ĐÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN.

Kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển tích cựcNăm 2021 là một năm đánh dấu nhiều điểm sáng

của huyện Lắk bởi không chỉ thực hiện thành công “mục tiêu kép” mà còn có đến 17/19 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Phát huy kết quả đó, từ đầu năm đến nay huyện tập trung triển khai Nghị quyết của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Căn cứ tình hình thực tế diễn biến dịch COVID-19, huyện đã chủ động chỉ đạo, điều hành, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, nhân dân thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra.

Nhờ vậy, trong quý I/2022 mặc dù tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 vẫn ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh và đời sống của nhân dân nhưng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định và phát triển.

Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, công tác giáo dục và đào tạo được triển khai thực hiện bằng những phương án, hình thức thích ứng với dịch bệnh. Công tác phòng chống dịch bệnh được theo dõi, giám sát thường xuyên, đặc biệt là đảm bảo công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng, chống dịch COVID-19.

Các chương trình phúc lợi, an sinh xã hội phát huy hiệu quả; công tác thông tin tuyên truyền truyền tải kịp thời chính sách, chủ trương, pháp luật, kinh tế - xã hội tới nhân dân. Chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững tiếp tục được tập trung thực hiện. Tình hình quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững.

Phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tưMột trong những điểm sáng từ năm 2021 tiếp tục

được huyện duy trì đó là triển khai hiệu quả các dự án đầu tư công, xây dựng phát triển hạ tầng đồng bộ, đồng thời thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh của huyện.

Năm 2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt 83,7% kế hoạch vốn năm - tỷ lệ giải ngân cao nhất từ trước tới nay, đưa huyện vào nhóm dẫn đầu các huyện thực hiện hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Để đạt được kết quả này, UBND huyện đã tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, như: Huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, không dàn trải, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội; Thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư và quy trình triển khai thực hiện dự án; Tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ và chất lượng các công trình xây dựng...

Chủ tịch UBND huyện Lắk Nay Y Phú (áo vecston) tại Hội nghị xúc tiến đầu tư huyện Lắk năm 2021

Page 139: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

137

Trong thành quả chung đó, không thể không kể đến đóng góp của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (Ban QLDA ĐTXD) huyện đã chủ động, sáng tạo vượt khó khăn hoàn thành “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch vừa thực hiện công tác đầu tư xây dựng theo kế hoạch được giao. Năm 2021, Ban được giao thực hiện 95 công trình với tổng mức đầu tư 560.459 triệu đồng; lũy kế giải ngân đến 31/01/2022 là 524.265 triệu đồng, đạt tỷ lệ 93,56%. Tất cả 95 công trình đều hoàn thành tiến độ đề ra, trong đó nhiều công trình hoàn thành vượt tiến độ như: Đường giao thông liên xã Đắk Liêng - Yang Tao; Xây dựng 8 phòng học 2 tầng điểm chính Trường Mầm non Hoa Hồng, xã Đắk Liêng; Nâng cấp, kiên cố hóa kênh N2 trạm bơm buôn Cuôr, xã Yang Tao...

Việc đồng bộ cơ sở hạ tầng đã tạo động lực để huyện Lắk tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển các lĩnh vực thế mạnh của huyện. Bên cạnh đó, huyện chú trọng đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến với huyện. Tháng 4/2021, huyện

đã tổ chức thành công Hội nghị Xúc tiến đầu tư nhằm quảng bá tiềm năng, lợi thế của huyện, qua đó thu hút các nhà đầu tư quan tâm tới 19 dự án kêu gọi xúc tiến đầu trên địa bàn huyện; trong đó có 11 dự án phát triển du lịch; 1 dự án thương mại; 3 dự án về nông nghiệp công nghệ cao và 3 dự án công nghiệp.

Hiện nay, UBND huyện đã xây dựng Danh mục dự án trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 ngân sách huyện và ngân sách tỉnh nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ trên địa bàn huyện. Trong đó, tập trung vào nhóm những dự án quan trọng về hạ tầng điểm du lịch, hệ thống cung cấp nước sạch, nâng cấp hệ thống điện, đường ven hồ Lắk....

Thời gian tới, Huyện tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về tập trung huy động các nguồn lực, nhằm xây dựng và phát triển huyện Lắk trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh vào năm 2030; bên cạnh đó là thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm có tính chất đột phá và các nghị quyết chuyên đề khác của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025n

Một số kết quả huyện Lăk đạt được năm 2021Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân đạt 7.620 cây trồng các loại (đạt 114,7% kế hoạch, tăng 868 ha so với cùng kỳ); Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt hơn 61 tỷ đồng (tăng gần 4,8 tỷ đồng so với cùng kỳ); Tổng doanh thu từ ngành thương mại, dịch vụ đạt khoảng 332 tỷ đồng (đạt 29% kế hoạch, tăng 68 tỷ đồng so với cùng kỳ). Thu ngân sách Nhà nước ước đạt gần 6,8 tỷ đồng (đạt gần 20% dự toán HĐND huyện và 28% dự toán tỉnh giao)…

Huyện Lắk phát triển ngày càng khởi sắc

Page 140: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

138

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

CÔNG TY CÀ PHÊ BUÔN HỒ

ĐẨY MẠNH TÁI CANH VÀ TRỒNG MỚI

l CHUNG THẮNG

Ngày 13/11/1976, Nông trường Ea Hồ được thành lập, đến năm 1998 được đổi tên thành Công ty Cà phê Buôn Hồ. Giai đoạn 2010 -

2016 Công ty Cà phê Buôn Hồ trở thành Chi nhánh của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Trải qua 46 năm hình thành và phát triển, Công ty đã bảo toàn nguồn vốn, phát triển sản xuất hiệu quả, kinh doanh có lãi, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương.

Những năm gần đây, Công ty Cà phê Buôn Hồ gặp nhiều khó khăn như: Diện tích kinh doanh giảm, diện tích trồng mới và kiến thiết cơ bản tăng; Việc ổn định năng suất, chất lượng vườn cây cà phê đã trên 30 năm tuổi trong chu kỳ khoán 2018 - 2022 khó khăn, giá cả cà phê không ổn định, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Song bên cạnh đó, Công ty cũng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty Cà phê Việt Nam, sự quan tâm, giúp đỡ của địa phương, sự phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, người lao động trong Công ty đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Doanh thu năm 2021 của Công ty đạt 20 tỷ đồng; Lợi nhuận 1 tỷ đồng, đạt 200% kế hoạch; Nộp ngân sách 1,6 tỷ đồng. Hiện Công ty được giao quản lý 908 ha trên địa bàn thị xã Buôn Hồ và huyện Krông Búk. Diện tích vườn cây chăm sóc là 815,70 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 609,03 ha, diện tích tái canh đáp ứng được tiến độ theo kế hoạch (40 - 50 ha/năm). Công ty đã đầu tư 4,564 tỷ đồng cho người lao động có nhu cầu về vốn để đầu tư, thâm canh vườn cây và phát triển kinh tế hộ gia đình.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi, năm 2022 Công ty tập trung đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, đạt doanh thu 20 tỷ đồng, lợi nhuận 1 tỷ đồng, nộp ngân sách 2 tỷ đồng. Công ty đẩy mạnh việc chăm sóc, đầu tư thâm canh, ổn định năng suất, sản lượng vườn cây cà phê, tiếp tục thực hiện công tác tái canh cà

phê; Trồng mới 66,97 ha cà phê trên diện tích đã qua cải tạo đất 2 năm. Bên cạnh đó, Công ty sẽ mở rộng vùng nguyên liệu để sản xuất cà phê chất lượng cao. Giữ vững mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, thực hiện có hiệu quả công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Không chỉ phát triển sản xuất - kinh doanh, hoạt động của Công ty còn mang đến nhiều hiệu quả xã hội. Công ty đã góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động địa phương, nhất là vào những mùa thu hoạch cà phê. Đặc biệt, Công ty còn giúp đồng bào dân tộc thiểu số dần dần từ bỏ tập quán du canh du cư, đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ đời sống, dân sinh và an sinh xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Đứng trước những khó khăn do biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, giá cả vật tư đầu vào có nhiều biến động, tập thể cán bộ nhân viên, người lao động Công ty Cà phê Buôn Hồ đang nỗ lực vượt qua khó khăn, quyết tâm thực hiện thành công các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2022 tạo đà để Công ty phát triển của trong thời gian tớin

Công ty Cà phê Buôn Hồ

Page 141: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

139

HUYỆN KRÔNG ANA

NHIỀU KẾT QUẢ TÍCH CỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

l NGUYÊN KHANG

Hồ Sen (thị trấn Buôn Trấp) - điểm diễn ra các hoạt động văn hóa, du lịch của huyện Krông Ana

Năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, với sự chủ động

và nỗ lực huyện đã tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, vừa duy trì phát triển KT-XH.

Huyện đề ra nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế thế mạnh của địa phương như công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp; tập trung đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng nông thôn mới và quản lý môi trường, đất đai...

Môi trường đầu tư kinh doanh của huyện tiếp tục được cải thiện; các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch được triển khai kịp thời và phát huy hiệu quả. Công tác xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt được những kết quả tích cực. Trong năm, toàn huyện đã gieo trồng trên 30.500 ha cây trồng các loại, tổng sản lượng lương thực ước đạt trên 94.000 tấn.

Toàn huyện đã đạt 124/133 tiêu chí nông thôn mới (đạt 93,32%), tăng 6 tiêu chí so với cuối năm 2020. Thu cân đối ngân sách năm 2021 của huyện ước đạt 94 tỷ đồng, đạt 138,64% so với dự toán tỉnh giao và 127,37% so với dự toán HĐND huyện giao, tăng 11,25% so với năm 2020. Công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực.

Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục duy trì khả quan. Giá trị sản xuất Quý I/2022 theo giá hiện hành đạt 1.162.192 triệu đồng, tăng 13,81% so cùng kỳ năm 2021. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao; diện tích cây trồng vụ Đông Xuân 2021 - 2022 đạt 100,18% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ Quý I/2022 ước đạt 800.654 triệu đồng, tăng 2,54% so cùng kỳ năm 2021. Thu cân đối ngân sách quý I/2022 đạt 36,86% kế hoạch, tăng 27,89% so với cùng kỳ năm 2021. Hoạt động văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm chỉ đạo.

Thời gian tới, để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đề ra của năm 2022, huyện Krông Ana tăng cường các giải pháp chỉ đạo, điều hành sát với tình hình thực tế. Trong đó, tập trung chỉ đạo thu hoạch cây trồng vụ Đông Xuân 2021-2022, bảo

quản tốt sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Mùa 2022. Huyện tiếp tục đôn đốc các xã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2022.

Huyện cũng sẽ chú trọng huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, đầu tư các công trình nhằm hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng kết hợp với phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mà trọng tâm là các công trình thủy lợi, giao thông, điện, trường học, y tế. Tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có lợi thế của huyện; nâng cao giá trị sản phẩm trên cơ sở cơ giới hóa, tự động hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất… n

Page 142: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

140

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

HUYỆN CƯ M’GAR

TẠO MỌI ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO DOANH NGHIỆP

l CHUNG THẮNG

Năm 2022 huyện Cư M’gar đã tập trung triển khai nhiều giải pháp cụ thể để

thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và đẩy mạnh thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Huyện Cư M’gar đã tập trung chỉ đạo tạo môi trường ổn định để doanh nghiệp hoạt động và phát triển sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, huyện đã tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, lắng nghe và kịp thời tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả…

Huyện Cư M’gar phấn đấu năm 2022 tổng giá trị sản xuất ước đạt 12.870 tỷ đồng (tăng 8,5% so với năm 2021); thu nhập bình quân đầu người trong năm đạt 58 triệu đồng; tổng vốn đầu tư xã hội đạt 7.800 tỷ đồng; mức luân chuyển hàng hóa đạt 7.300 tỷ đồng; giảm 1,5% tỷ lệ hộ nghèo, riêng vùng đồng bào dân tộc giảm 3% (theo chuẩn mới 2021-2025); phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Đặc biệt, vừa qua, tại xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân Thiện - Cư M’gar đã chính thức được khởi công với tổng mức đầu tư 705,6 tỷ đồng, quy mô 107,6ha.

Dự án có các mục tiêu chính là thử nghiệm và lựa chọn sản xuất giống cây trồng có năng suất cao, sạch bệnh, chất lượng cao; xây

dựng mô hình trình diễn sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chuyển giao công nghệ; hình thành trung tâm chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản; hình thành điểm tham quan học tập tri thức nông nghiệp và du lịch sinh thái; liên kết đào tạo cán bộ và nông dân kiến thức về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trong tương lai, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Xuân Thiện - Cư M’garsẽ trở thành trung tâm giống gốc cây giống và con giống chất lượng cao của vùng Tây nguyên.

Dự án được kỳ vọng sẽ tạo chuỗi giá trị sản xuất, tạo doanh thu và lao động tại địa phương và vùng lân cận; thu mua nông sản của

bà con nông dân tại địa phương để làm nguyên liệu sản xuất nước trái cây và sản xuất thức ăn chăn nuôi; qua đó giúp thay đổi cơ cấu nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao đời sống của bà con nông dân địa phương, đưa huyện Cư M’gar thành huyện đi đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp bền vững.

Hiện nay, huyện Cư M’gar tiếp tục cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch, tập trung thực hiện tốt các khâu đột phá để huy động xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh phát triển sản xuất, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bànn

Khởi công dự án Nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Cư M’gar

Page 143: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

141

Thành lập vào năm 2008, Trường THPT Trần Quang Khải hiện là địa chỉ giáo dục

đáng tin cậy trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các xã phía Tây Bắc của huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng Nhà trường nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là những nỗ lực vượt khó của thầy và trò, Trường THPT Trần Quang Khải đã từng bước xây dựng và phát triển. Đến nay, cơ sở vật chất của Nhà trường đã cơ bản hoàn thiện theo hướng xanh, sạch, đẹp. Đội ngũ cán bộ giáo viên của Trường ngày càng lớn mạnh, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tận tâm, trách nhiệm, hết lòng vì học sinh. Nhiều giáo viên còn tham gia phụ đạo miễn phí cho các em dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.

Trong 3 năm liền, kết quả thi đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông

của học sinh đều đạt trên 90%. Năm học vừa qua, 97% học sinh đỗ tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh đỗ đại học đạt trên 50%.

Thời gian tới, Nhà trường tiếp

tục phấn đấu giữ vững và nâng cao những thành tích đã đạt được, từng bước xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, trở thành điểm sáng về giáo dục của huyện CưM’garn

TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG KHẢI

ĐIỂM SÁNG GIÁO DỤCCỦA HUYỆN CƯ M’GAR

l CHUNG THẮNG

Đồng chí Nguyễn Đình Viên, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện Ủy Cư M’gar dự lễ khai giảng năm học 2020 - 2021

Một buổi sinh hoạt tập thể của trường THPT Trần Quang Khải Tặng quà cho HS DTTS có nhiều khó khăn

Page 144: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

142

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

HUYỆN KRÔNG BÚK:

LINH HOẠT GIẢI PHÁP PHÒNG,CHỐNG DỊCH COVID-19

l HOÀNG YẾN

Krông Búk là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách Thành phố Buôn Ma Thuột 60 km theo quốc lộ 14. Huyện có diện

tích 357.67 km2 gồm 07 xã với 64 thôn, 42 buôn, dân số khoảng 68.666 người. Là huyện miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 35% với 14 dân tộc anh em.

Góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua Trung tâm Y tế huyện Krông Búk (Trung tâm) đã thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch và khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn và khu vực. Mạng lưới Y tế cơ sở từng bước được củng cố, 7/7 xã có trạm Y tế, 100% các trạm Y tế đều có Bác sĩ, các thôn, buôn có cán bộ Y tế. Việc triển khai khám chữa bệnh miễn phí cho đối tượng chính sách, BHYT được đảm bảo. Các chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh được thực hiện đầy đủ. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình được phổ biến sâu rộng trong nhân dân.

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Trung tâm Y tế huyện Krông Búk chuyển đổi công năng từ Trung tâm Y tế đa chức năng thành khu tiếp nhận, điều trị người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 của các huyện khu vực cánh phía Bắc tỉnh Đắk Lắk như: Ea H’leo, Krông Năng, Krông Búk và thị xã Buôn Hồ.

Năm 2021, Trung tâm Y tế huyện đã chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ phòng chống dịch và điều trị. Trung tâm đã điều trị khỏi bệnh 3.470 ca bệnh và không có ca nào tử vong.

Sau khi kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, tháng 4/2022 Trung tâm y tế huyện Krông Búk trở lại hoạt động bình thường. Hiện tại, Trung tâm có 166 cán bộ nhân viên với 3 Phòng chức năng; 9 Chuyên khoa, 7 Trạm Y tế xã. Trung tâm có quy mô 100 giường và 60 giường khu điều trị Covid-19.

Được sự quan tâm của UBND huyện, Sở Y tế và

các ban ngành, Trung tâm được đầu tư nhiều loại thiết bị hiện đại như: máy điện tim 6 kênh; bộ dụng cụ đặt nội khí quản; kính hiển vi khám mắt; Monito theo dõi bệnh nhân; máy tạo ô xy di động; máy thở CPAP; máy gây mê kèm thở; máy nén khí… Cơ sở vật chất bước đầu tương đối đầy đủ, sẵn sàng phục vụ cho người dân.

Với đội ngũ nhân viên y tế tinh thần thái độ phục vụ chuyên nghiệp, một số cán bộ đã công tác lâu năm, được đào tạo chuyên sâu sau đại học, có nhiều kinh nghiệm, các cán bộ viên chức được Trung tâm cử đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn đã giúp Trung tâm nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế.đi vào hoạt động ổn định, tạo được niềm tin trong lòng nhân dân.

Để góp phần tạo đà phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong tình hình bình thường mới, năm 2022 Trung tâm đặt mục tiêu duy trì tốt các hoạt động chuyên môn; Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đơn vị và hoạt động phòng chống dịch và khám chữa bệnh tại địạ phươngn

Trung tâm y tế huyện Krong Buk

Page 145: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

143

Từ đầu năm đến nay, kinh tế - xã hội huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk từng bước được phục hồi, phát triển ổn định, trong đó công tác giáo

dục - đào tạo của huyện tiếp tục là một điểm sáng.Kết quả quý I/2022, tình hình kinh tế có nhiều

điểm nổi bật. Thu ngân sách ước đạt 47.003 triệu đồng; tăng 107,98% so với cùng kỳ năm 2021. Huyện đã tập trung các giải pháp nhằm triển khai thực hiện thắng lợi chỉ tiêu xây dựng các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực mang tính bền vững, gắn với xây dựng HTX kiểu mới. Huyện đã tổ chức lễ công bố 2 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; ra mắt nhãn hiệu Sầu riêng Krông Pắc. Bên cạnh tăng cường cải cách hành chính, huyện cũng đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục để triển khai các công trình, dự án trọng điểm của huyện.

Các hoạt động văn hóa, xã hội, chăm sóc sức khỏe của người dân, an sinh xã hội, giảm nghèo, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 tiếp tục được địa phương thực hiện tốt; an ninh chính trị được giữ vững.

Công tác giáo dục tiếp tục được huyện quan tâm triển khai với những phương thức, giải pháp phù hợp với tình hình mới. Hiện nay toàn huyện có 104 trường, gồm 4 cấp học, trong đó 61,96% trường do ngành giáo dục huyện quản lý đạt chuẩn quốc gia.

Năm học 2021 - 2022 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Với phương châm “dừng đến trường nhưng không ngừng học”, mỗi trường học, mỗi thầy cô giáo vừa làm nhiệm vụ dạy học vừa làm nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19. Phương án dạy và học được chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến, các trường học và các cán bộ, giáo viên chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đảm bảo kế hoạch năm học và duy trì chất lượng giáo dục. Tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện chưa có phương tiện để dạy và học trực tuyến, các thầy cô giáo đã không quản ngại

khó khăn đến nhà học sinh giao bài, hướng dẫn học tập, ôn luyện.

Trong công tác chuyên môn, ngành Giáo dục huyện tiếp tục đổi mới công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ; Công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo ở các cấp học được chú trọng bằng nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đến nay tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 76%; tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 9%.

Bên cạnh đó, ngành cũng thường xuyên quan tâm tới công tác phổ cập giáo dục; đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Các chỉ tiêu chủ yếu như: Tỷ lệ lên lớp bậc Tiểu học; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học; tỷ lệ lên lớp bậc THCS; tỷ lệ học sinh hoàn thành Chương trình THCS; tỷ lệ lên lớp THPT; tỷ lệ tốt nghiệp THPT của huyện đều vượt kế hoạch đề ra.

Thời gian tới, song song với thực hiện các mục tiêu phát triển các lĩnh vực - kinh tế - xã hội, huyện Krông Pắk tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, chủ động phương án dạy và học phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục của huyệnn

HUYỆN KRÔNG PẮK

ĐIỂM SÁNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VÙNG KHÓ KHĂN

l NGUYÊN KHÔI

Ông Huỳnh Hồng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phát biểu tại Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các trường học trên địa bàn

Page 146: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

144

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG XÃ EAKLY - HUYỆN KRÔNG PẮC -

TỈNH ĐẮK LẮK

Trường THPT Phan Đình Phùng được thành lập vào năm 1996 với tên gọi ban đầu là Trường

Cấp 2,3 Phan Đình Phùng. Năm 2003, trường được tách khỏi hệ thống cấp 2 để chuyển sang một vị trí mới và chính thức mang tên Trường THPT Phan Đình Phùng.

Năm đầu thành lập trường chỉ có 4 lớp cấp 3 chưa tới 200 học sinh, đến nay trường có 35 lớp với 1.178 học sinh, 84 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Trong suốt thời gian 26 năm xây dựng và trưởng thành, chất lượng nhà trường đã được đánh dấu bởi những bước phát triển về mọi mặt góp phần tích cực vào phát triển của ngành GD&ĐT và phát triển nguồn nhân lực cho quê hương, đất nước.

Trường được công nhận Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia năm 2020

Tập thể cán bộ giáo viên nhà trườngCơ sở vật chất của Trường luôn được quan tâm đầu tư đảm bảo xanh - sạch - đẹp

Page 147: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

145

Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường

HUYỆN BUÔN ĐÔN

ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

l THẮNG CHUNG

Huyện Buôn Đôn nằm ở phía Tây tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 30 km. Là huyện biên giới có 18 dân tộc cùng

sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 47%.

Năm 2021, huyện Buôn Đôn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế - xã hội vẫn có những bước phát triển đáng khích lệ, đã có 16/18 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt kế hoạch. Tổng giá trị sản xuất là 4.771 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch HĐND huyện giao, tăng 8% so với năm 2020. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 7%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 10%. Tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 1.908 tỷ đồng (tăng 1,5%). Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 34 triệu đồng/năm; vốn đầu tư nước ngoài là 263 tỷ đồng; thu ngân sách gần 60 tỷ đồng (đạt 123% dự toán huyện giao).

Để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, huyện Buôn Đôn đặt mục tiêu tập trung đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm; Lấy đầu tư công kích hoạt đầu tư xã hội; Đưa vào hoạt động nhà máy cung cấp nước sạch tại trung tâm huyện; Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Buôn Đôn (Ban QLDA ĐTXD) được huyện giao đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm và tập trung thanh toán, giải ngân đúng kế hoạch. Năm 2021, đã giải ngân được 98,9% kế hoạch vốn được giao là 79 tỷ đồng, trong đó thực hiện 3 dự án trọng điểm từ nguồn ngân sách của tỉnh giao: Dự án đường liên xã Ea Bar đi xã Ea Nuôi; Đường giao thông từ xã Ea Nuôi huyện Buôn Đôn đi phường Thống Nhất (thành phố Buôn Ma Thuột) và dự án Đập dâng Hòa Nam 2 xã Ea Nuôi.

Năm 2022, tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước đã giao kế hoạch cho Ban QLDA ĐTXD huyện Buôn Đôn là: 89,7 tỷ đồng. Các công trình trọng điểm trong năm 2022 có thể kể đến như:

Đường giao thông trục chính vào khu du lịch sinh thái Buôn Đôn, xã Krông Na; Trạm bơm Buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn; Đường giao thông liên xã từ Đập Thiên Đường, xã Tân Hòa đi thôn Ea Ly, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn … Với dự án đầu tư xây dựng đập dâng khắc phục tình trạng cạn kiệt nguồn nước đoạn sông Srêpôk đi qua khu du lịch Buôn Đôn đang triển khai lập hồ sơ và trình phê duyệt dự án.

Để hoàn thành mục tiêu kịp tiến độ đã đề ra, Ban QLDA ĐTXD huyện Buôn Đôn đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm triển khai hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng được giao trên địa bàn được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng và mục đích của dự ánn

Xây dựng tuyến đường Ea Bar - Ea Nuôi huyện Buôn Đôn do Ban QLDA ĐTXD huyện thực hiện.

Page 148: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

146

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

HUYỆN BUÔN ĐÔN

HOÀN THÀNH TỐT PHÒNG CHỐNG DỊCH VÀ KHÁM CHỮA BỆNH

l HOÀNG YẾN

Huyện Buôn Đôn nằm dọc theo Tỉnh lộ 1, cách thành phố Buôn Ma Thuột 30

km về phía Bắc. Dân số toàn huyện khoảng 65.000 người trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 48%. Năm 2021, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; công tác trật tự an toàn xã hội và hỗ trợ nhân dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả dịch COVID-19 đạt kết quả tốt. Có được kết quả này phải kể đến vai trò của Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn đã nỗ lực hoàn thành tốt 2 nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19 và duy trì, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn.

Được sự quan tâm, đầu tư của Sở Y tế và các cấp chính quyền địa phương cơ sở vật chất tại Trung tâm và các trạm y tế xã ngày càng khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị tương đối đầy đủ. Hoạt động của Trung tâm ngày một ổn định, hiệu quả, góp phần phục hồi phát triển kinh tế - xã hội huyện Buôn Đôn.

Trung tâm hiện có 5 phòng, 12 khoa, 7 trạm y tế xã và 99 trạm Y tế thôn buôn. Với 205 cán bộ nhân viên đang công tác tại Trung tâm, 7/7 Trạm y tế xã có bác sĩ. Bệnh viện đa khoa huyện Buôn Đôn có quy mô 190 giường, được đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn huyện Buôn Đôn và các vùng lân cận.

Năm 2021, Trung tâm có tổng 86.350 lượt người khám chữa bệnh, trong đó tại Trung tâm y tế là 57.250 lượt; tại Trạm y tế xã là 29.100 lượt. Bình quân mỗi ngày, Trung tâm tiếp nhận từ 250 đến 300 bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh. Đối với điều trị nội trú, công suất sử dụng luôn đạt từ 65% trở lên.

Năm 2022, Trung tâm phấn đấu giữ vững hoạt động phòng chống dịch và hoàn thành các chỉ tiêu khám chữa bệnh. Duy trì số trạm Y tế có bác sĩ phục vụ 7/7 xã; Tiếp tục thực hiện Bộ tiêu chí cải

thiện chất lượng để đạt mục tiêu theo kế hoạch là mức 3.50; Duy trì bộ tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp; Tuyển dụng bổ sung thêm cán bộ, bác sĩ để đào tạo cán bộ phát triển kỹ thuật bổ sung các chuyên khoa Mắt, Tai-mũi-họng, Phụ sản, Ngoại, Phẫu thuật nội soi ổ bụng… Tiến nhận vận hành khu nhà được Sở Y tế đầu tư (Khoa cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc, khoa khám bệnh, khoa xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh)n

Page 149: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

147

M’DRẮK:

CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH KINH TẾ- XÃ HỘI

l AN KHANG

CHỦ ĐỘNG VÀ QUYẾT LIỆT TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 ĐÃ GIÚP NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG DUY TRÌ ỔN ĐỊNH TRẬT TỰ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHẢ QUAN, HUYỆN M’DRẮK (TỈNH ĐẮK LẮK) LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN KHÁ TỐT CÔNG TÁC NÀY.

Mặc dù ở vị trí cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh, nhưng tính đến cuối năm 2021, huyện M’Drắk là địa

phương có số ca mắc COVID-19 ít nhất trên toàn tỉnh. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là lực lượng y tế tuyến đầu của huyện chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, tuân thủ các quy định an toàn trong phòng chống dịch. Các đơn vị, địa phương đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các tổ COVID-19 cộng đồng chủ động rà soát, tuyên truyền các quy định phòng chống dịch và phối hợp tổ chức cách ly y tế tại nhà cho các đối tượng từ vùng dịch về. Trung tâm y tế (TTYT) huyện là đơn vị thực hiện phân luồng bệnh nhân đến khám tại TTYT huyện theo hướng dẫn của Bộ Y tế; bố trí các khu vực rửa tay sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt trước khi bệnh nhân vào khám tại TTYT huyện và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.

Huyện cũng đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc xin, tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 128 của Chính phủ, các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của ngành Y tế về công tác phòng, chống dịch, đồng thời chủ động điều chỉnh các giải pháp thích ứng linh hoạt với diễn biến của dịch COVID-19 để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh; thực hiện tốt công tác an sinh, đảm bảo đời sống của người dân.

Những tháng đầu năm nay, đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, M’Drắk được đánh giá ở cấp độ 1 (vùng xanh). Từ ngày 23/2/2022, TTYT huyện được UBND tỉnh và Sở Y tế cho phép điều trị các ca bệnh F0 tại địa phương; các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được cách ly, điều trị tại nhà. Trong 6 tháng đầu năm, toàn huyện ghi nhận 8.057ca mắc COVID-19, trong đó 6.937 ca điều trị tại nhà (chiếm 86,09%); đã điều trị

khỏi bệnh cho 8.853 ca (chiếm 99,95%). Công tác tiêm phòng dịch COVID-19 được huyện đặc biệt quan tâm, đến nay đã triển khai tiêm vắc xin mũi 1 cho người trên 18 tuổi đạt tỷ lệ 100%, mũi 2 đạt 97,5%, mũi 3 đạt 67,2%. Công tác tiêm chủng cho người 12 - 17 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ có thai cũng được đẩy mạnh triển khai với tỷ lệ phủ vắcxin cao trên 95%.

Nhờ các giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện được duy trì ổn định. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được hướng dẫn tổ chức hoạt động theo các phương án “ bốn tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” đảm bảo vừa phòng, chống dịch vừa ổn định sản xuất. Việc lưu thông hàng hóa không bị đứt gãy, đảm bảo cung cầu hàng hóa và không xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá gây bất ổn thị trường.

Thời gian tới, huyện M’Drắk tiếp tục bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp để triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho phù hợp tình hình thực tế. TTYT huyện tăng cường thực hiện mô hình “ bệnh viện tách đôi”, tức vừa thực hiện khám chữa bệnh thường quy, vừa điều trị bệnh nhân COVID-19 để đảm bảo sức khỏe cho nhân dânn

Trụ sở Trung tâm y tế huyện M’Drắk

Page 150: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

148

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

HUYỆN EA SÚP

TẠO ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN TỪ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG

l VĂN THẮNG

Ea Súp là huyện biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Lắk, có 26,3 km tiếp

giáp với Campuchia. Huyện có 9 xã, 1 thị trấn gồm 29 đân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 44%. Từ một huyện có xuất phát điểm thấp, nhưng đến nay huyện Ea Súp từng bước vượt khó, vươn lên trở thành một điểm sáng về phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh vùng biên giới.

Ông Ngô Văn Thắng - Phó chủ tịch UBND huyện Ea Sup cho biết: Những năm gần đây, huyện Ea Súp tập trung nghiên cứu các giải pháp thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển như: Triển khai các dự án chăn nuôi trang trại quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao; các dự án năng lượng tái tạo, phát triển kinh tế cửa khẩu…

Bên cạnh việc tăng cường tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo huyện với doanh nghiệp theo nhóm ngành nghề, theo đối tác. Để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh, triển khai dự án, Huyện đã chủ động xây dựng và ban hành các danh mục dự án kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư công để đồng bộ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật. Từ đó, nhiều dự án đã được triển khai, tạo tiền đề cho phục hồi

kinh tế và phát triển sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện.

Năm 2021, huyện Ea Súp đã thực hiện cơ bản hiệu quả “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế đạt 12%, thu ngân sách nhà nước đạt 153% kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tiến độ đầu tư giải ngân các công trình dự án trọng điểm của huyện đạt các mục tiêu đề ra.

Với nhiệm vụ phải đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm, năm vừa qua Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Ban QLDA ĐTXD) huyện Ea Súp đã tích cực triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy

nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng điểm và tập trung thanh toán, giải ngân vốn các công trình đã hoàn thành khối lượng, tính đến ngày 31/12/2021, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã đạt 98% trên tổng số vốn đầu tư 113,912 tỷ đồng. Một số công trình trọng điểm Ban QLDA ĐTXD đã triển khai như: Quảng trường trung tâm thị trấn huyện Ea Súp; Đường Âu Cơ - Lạc Long Quân; đường nội Thị trấn Ea Súp…

Thực hiện mục tiêu phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ những ngày đầu năm, Ban QLDA ĐTXD huyện Ea Súp đã tập trung nguồn lực, triển khai hiệu quả các mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm. Dự kiến năm 2022 Ban QLDA ĐTXD huyện sẽ triển khai trên 100

Quảng trường Trung tâm huyện Ea Sup

Page 151: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

149

tỷ đồng từ các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng trên địa bàn huyện, tập trung vào các dự án các công trình kênh, mương phục vụ sản xuất nông nghiệp, sửa chữa nâng cấp các đường giao thông. Trong đó, tập trung hoàn tất các thủ tục để triển khai 4 công trình trong điểm: Đường liên xã IaLốp đi Ia Rvê; Đường giao thông từ Trung tâm xã IaRvê đi đồn biên phòng 737; Đường giao thông từ Buôn C thị trấn Ea Súp đi khu nhà mồ Buôn C và Khu văn hóa thể thao và hạ tầng kỹ thuật phục vụ 5 buôn tại thị trấn Ea Súp.

Ban QLDA ĐTXD huyện Ea Súp tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của cả huyện, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền. Đặc biệt ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng khó khăn khác. Đồng thời, chú trọng công tác chuẩn bị Giải phóng mặt bằng (GPMB), thực hiện công khai,

minh bạch trong việc bồi thường GPMB, cam kết trách nhiệm, thời gian thực hiện dự án đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đề ra.

Ban QLDA ĐTXD huyện sẽ tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng, các nhà thầu trong việc chấp hành quy định về nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ quyết toán hợp đồng và quyết toán dự án hoàn thành theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; Phối hợp với các ngành thực hiện xây dựng điểm cụm công nghiệp Ea Lê, từ đó nâng cao tỷ trọng của thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Giai đoạn 2021 - 2025, Ban QLDA ĐTXD huyện Ea Súp sẽ tập trung các biện pháp thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện; Ưu tiên phát triển các công trình giao thông, thủy lợi, trường học... phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ea Súp lần thứ XI đề ran

Công trình mở rộng đường Âu Cơ_Lạc Long Quân 05 do Ban QLDA ĐTXD huyện Ea Súp thực hiện

Page 152: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

150

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

HUYỆN M’DRĂK:

THỰC HIỆN THÀNH CÔNG“MỤC TIÊU KÉP”

l CẢNH HƯNG

Cùng với các địa phương khác của tỉnh Đắk Lắk, thời gian qua huyện M’Drăk

chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm, huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Huyện thường xuyên nắm tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của các cơ sở, hộ sản xuất để kịp thời tháo gỡ khó khăn, duy trì ổn định và phát triển sản xuất; Tiếp

tục kêu gọi, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các dự án trên địa bàn huyện, nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và thúc đẩy nền kinh tế huyện phát triển.

Công tác lưu thông hàng hóa, kiểm tra, kiểm soát thị trường, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiều chuyển biến tích cực; cung cầu hàng hóa trên địa bàn huyện được bảo đảm. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch tiếp tục được chú trọng. Các công

trình triển khai đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng; công tác kiểm tra, giám sát thi công công trình được tăng cường.

Với những giải pháp kịp thời, đồng bộ, tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển, hầu hết các chỉ tiêu nhiệm vụ đạt kế hoạch đề ra và tăng so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo đời sống người dân. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) năm 2021 thực hiện 4.973,65 tỷ đồng, tăng trưởng 19,72% so với cùng kỳ năm trước; Giá trị sản xuất bình quân

Một góc Trung tâm huyện M’Drăk

Page 153: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

151

đầu người (theo giá hiện hành) đạt 110,44 triệu đồng/người/năm (kế hoạch 106,53 triệu đồng).

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng ngành Nông - Lâm nghiệp chiếm 55,35%; Công nghiệp - Xây dựng 25,14%; Thương mại - Dịch vụ 19,51%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện thực hiện 934,6 tỷ đồng, đạt 137,20% kế hoạch; Tổng thu ngân sách năm 2021 đạt 111.529,4 triệu đồng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện;

Trong công tác phát triển hạ tầng, đến nay tỷ lệ hộ dân trên địa bàn huyện được sử dụng điện đạt 99,5%, đạt 100% kế hoạch; tỷ lệ thôn, buôn có điện 100%; đảm

bảo nước tưới cho 70% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới nước; tỷ lệ đường nội thị được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 90,65%, vượt kế hoạch..

Năm qua, trên địa bàn huyện đã thành lập thêm được 1 HTX. Các hoạt động văn hóa, thể thao, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện, đảm bảo đời sống của người dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực nhưng các cấp lãnh đạo và ban, ngành huyện cũng thẳng thắn nhìn nhận tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn tồn tại một số vấn đề. Tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế dù có tăng

hơn so với năm 2020 nhưng chưa đạt kế hoạch đề ra; nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế của huyện bị tác động tiêu cực cả trực tiếp lẫn gián tiếp do dịch COVID-19.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tính ổn định trong tăng trưởng kinh tế chưa cao. Nhằm khắc phục những tồn tại và phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, thời gian tới các cấp ủy Đảng, chính quyền và doanh nghiệp, nhân dân huyện M’Drăk tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

Huyện cũng tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. huy động tốt mọi nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của huyện;

Bên cạnh đó, huyện tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo đời sống người dânn

MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN M’DRĂK NĂM 2022- Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) 5.492,1 tỷ đồng. Trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 2.835,6 tỷ đồng; Ngành công nghiệp - xây dựng: 1.446,9 tỷ đồng; Ngành thương mại - dịch vụ: 1.209,6 tỷ đồng. Tăng trưởng kinh tế 10,4%.- Giá trị sản xuất bình quân đầu người (theo giá hiện hành): 115,52 triệu đồng/người/năm.- Cơ cấu kinh tế (theo giá 2010): Nông, lâm, nghiệp, thủy sản 51,63%; Công nghiệp và xây dựng 26,35%; Thương mại và dịch vụ 22,02%.- Tổng huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 755,3 tỷ đồng, tăng 7,02% so với thực hiện năm 2021 - Thu ngân sách nhà nước đạt 97,590 tỷ đồng.

Quảng trường 22 - 3 huyện M’Drăk

Page 154: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

152

ĐẮK LẮK- ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ, TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

HUYỆN KRÔNG NĂNG

KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19 l AN KHANG

Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh

Covid-19, tuy nhiên huyện Krông Năng đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

Nhờ đó, các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2021 đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 4,52%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 78 tỷ đồng, bằng 127% dự toán tỉnh giao; tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt hơn 104 tỷ đồng; hoạt động thương mại - dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Đặc biệt, với sự quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân, nhất là vai trò tiên phong của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế, các lực lượng tuyến đầu, huyện đã thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Góp phần vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội chung đó, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện đã chủ động triển khai tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 từ huyện đến xã, thực hiện nghiêm các khuyến cáo, hướng dẫn. Các trạm y tế thực hiện tốt công tác quản lý công dân trở về từ vùng dịch; thực hiện truy vết, khoanh vùng cách ly, xét nghiệm kịp thời khống chế không để dịch lây lan trong cộng đồng. Trong năm qua, toàn huyện cơ bản duy trì được mức độ dịch

Covid-19 ở cấp độ I (vùng xanh), trừ thời gian dịch xảy ra tại xã Ea Hồ trong tháng 11/2021. Nhờ vậy, đảm bảo an toàn được công tác khám chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Tính chung cả năm 2021, tổng số lượt khám bệnh toàn huyện là 150.004 lượt. Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú toàn huyện 7.647 lượt.

Cùng với đó, TTYT huyện đã phát triển được 1 kỹ thuật mới; 2 kỹ thuật cận lâm sàng cùng tuyến. Tiếp tục thực hiện Đề án cải tiến chất lượng bệnh viện; chấm điểm cuối năm bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, đơn vị đạt điểm trung bình 3,65/tiêu chí. Công tác y tế dự phòng tiếp tục được TTYT chú trọng triển khai theo kế hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế cũng được đẩy mạnh.

Năm 2022, TTYT huyện tiếp tục triển khai tốt công tác phòng

chống dịch Covid-19, song song với xây dựng bệnh viện an toàn và các trạm y tế an toàn theo tiêu chí của Bộ Y tế. Triển khai mô hình thích ứng an toàn với Covid-19, đảm bảo cho việc cách ly, chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà; đưa vào hoạt động hiệu quả trạm y tế lưu động đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch trên địa bàn huyện.

Trung tâm cũng đồng thời triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình đạt chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Bảo đảm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Cùng với các cấp, các ngành và nhân dân huyện tiếp tục đoàn kết, nỗ lực kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phục hồi và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hộin

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Krông Năng tiêm vắc xin phòng Covid-19

Page 155: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

153

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRÀ CÚ

(21/6/1925 - 21/6/2022)

CHÀO MỪNG 97 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Page 156: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

154

Page 157: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

155

Page 158: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

156

Page 159: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

157

Page 160: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

158

TRÀ VINH: 30 NĂM TÁI LẬP VÀ PHÁT TRIỂN

NGÀNH CÔNG THƯƠNG TRÀ VINH:

PHÁT TRIỂN MẠNH CẢ LƯỢNG VÀ CHẤTl NGUYỄN HUY

Ngành Công Thương tỉnh Trà Vinh được thành lập từ khi tái lập tỉnh năm 1992,

đến nay đã trải qua gần 30 năm. Mặc dù có xuất phát điểm thấp so với bình quân cả nước, nhưng nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành cùng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ công chức viên chức, lao động, ngành Công Thương Trà Vinh không ngừng phát triển cả về lượng và chất.

Cụ thể, năm 1992, ngành công nghiệp tỉnh chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp, với các ngành nghề truyền thống, sử dụng công nghệ lạc hậu, thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước; ngành thương mại chủ yếu là mua bán nhỏ lẻ, nơi giao thương chủ yếu là theo tập quán và tại các chợ truyền thống.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2021 trên địa bàn tỉnh lĩnh vực sản xuất công nghiệp có 375 doanh nghiệp, 8 hợp tác xã, 10.353 cơ sở và hộ cá thể, với nhiều ngành nghề đa dạng như: điện năng, mía đường, hóa chất, chế biến thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ... Nhiều nhà máy đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại, sản xuất hàng hóa đáp ứng được thị trường xuất khẩu, đã góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 56.402 lao động trong và ngoài tỉnh.

Đặc biệt, tỉnh được đầu tư Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải, nhà máy điện gió, điện mặt trời... hàng năm sản xuất bình quân gần

20 tỷ kWh điện, góp phần đảm bảo nguồn điện cho địa phương và an ninh năng lượng quốc gia.

Cùng với lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng thương mại địa phương cũng không ngừng được phát triển mới 2 Trung tâm thương mại (TTTM VinCom, TTTM và Siêu thị bán lẻ Trà Vinh), 7 siêu thị (2 siêu thị chuyên doanh và 5 siêu thị tổng hợp), 27 Cửa hàng tiện lợi; 4 máy bán hàng tự động; 325 cửa hàng, sức chứa 9.750m3.

Riêng lĩnh vực xăng dầu, có 9 thương nhân phân phối, 1 tổng đại lý và 4 kho xăng dầu với tổng dung tích 9.100m3; 4 Thương nhân phân phối và 1 Đại lý LPG. Tổng số chợ được phân hạng là 116 chợ (2 chợ hạng I, 9 chợ hạng II, 105 chợ hạng III)… đã góp phần làm cho hệ thống phân phối của tỉnh cải thiện đáng kể.

Đặc biệt, Trà Vinh đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả

các hiệp định thương mại. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Trà Vinh có kim ngạch tốt như giày dép các loại; Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù; thủy sản; dệt, may; rau quả...

Thời gian tới, tỉnh Trà Vinh đặt mục tiêu góp phần thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021 - 2025; Hoàn thành kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ 5 năm của ngành Công Thương đã đề ra; Phấn đấu đưa tỷ lệ đóng GRDP công nghiệp của tỉnh từ 32,9% năm 2020 lên 39% vào năm 2025; cơ sở hạ tầng thương mại cơ bản đáp ứng nhu cầu của đô thị hóa.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Trà Vinh sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển các loại hình doanh nghiệp cả về số lượng, quy mô và lĩnh vực hoạt động; Hoàn thiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ, liên kết tiêu thụ sản phẩm n

Page 161: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

159

BIDV TRÀ VINH:

TIẾP THÊM NGUỒN VỐN HỖ TRỢ SAU ĐẠI DỊCHl NGUYỄN HUY

Kiên định với mục tiêu kinh doanh là lấy khách hàng làm trung tâm, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi

nhánh Trà Vinh (BIDV Trà Vinh) không ngừng đổi mới, nỗ lực phục vụ tốt nhất cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng luôn đảm bảo an toàn, hiệu quả, dễ tiếp cận, tính bảo mật cao. Ngân hàng cũng không ngừng cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN), người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), BIDV Trà Vinh đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp hỗ trợ DN, người dân. Bên cạnh việc cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi cho vay; miễn, giảm phí dịch vụ; tư vấn khách hàng chuyển sang kênh giao dịch online…, Ngân hàng tiếp tục cho vay mới đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, những dự án khả thi, nhu cầu vốn lưu động để duy trì và phục hồi sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế tỉnh nhà sau đại dịch.

Trong thời gian tới, BIDV Trà Vinh tập trung tăng trưởng tín dụng xanh; tín dụng trung - dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư vào các dự án công trình trên địa bàn; tín dụng phục vụ các ngành, lĩnh vực ưu tiên. Tiếp tục hỗ trợ DN, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sớm phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh, ổn định đời sống… thông qua các gói tín dụng ưu đãi. Riêng trong năm nay, BIDV Trà Vinh đã và đang triển khai các gói tín dụng hiệu quả, thiết thực.

Đối với khách hàng doanh nghiệp (KHDN): Gói tín dụng ngắn hạn VND dành cho KHDN năm 2022 với quy mô 20.000 tỷ đồng; Gói tín dụng ngắn hạn USD dành cho đối tượng KHDN xuất nhập khẩu mới với quy mô 200 triệu USD; Gói tín dụng trung - dài hạn VNĐ dành cho KHDN năm 2022 với quy mô 15.000 tỷ đồng.

Đối với khách hàng cá nhân (KHCN): Gói tín

dụng ngắn hạn 100.000 tỷ đồng cho vay KHCN 65 năm - đồng hành cùng phát triển; Gói tín dụng trung - dài hạn 100.000 tỷ đồng cho vay KHCN 65 năm - đồng hành cùng phát triển.

Bên cạnh đó, BIDV Trà Vinh cũng chú trọng đẩy mạnh các ứng dụng ngân hàng số, hướng tới số hóa hoạt động giao dịch khách hàng với 02 sản phẩm ngân hàng số chủ lực: BIDV ibank dành cho KHDN và BIDV Smartbanking dành cho KHCN nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính đảm bảo an toàn, nhanh chóng và hiệu quả, đến nay đã có 36 KHDN sử dụng BIDV ibank và gần 43.000 KHCN sử dụng BIDV Smartbanking.

Việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động, một mặt thực hiện đúng định hướng, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại; đẩy nhanh Đề án “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025”; mặt khác giúp BIDV Trà Vinh tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnhn

Ông Phạm Ngọc Lâm - Giám đốc BIDV Trà Vinh

Page 162: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

160

TRÀ VINH: 30 NĂM TÁI LẬP VÀ PHÁT TRIỂN

AGRIBANK TRÀ VINH

HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊUPHỤC VỤ KHÁCH HÀNG NGÀY CÀNG TỐT HƠNMặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, tình hình kinh tế - xã hội nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể, hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Trà Vinh vẫn có nhiều khởi sắc. Ông Nguyễn Văn Hưởng, Phó Giám đốc phụ trách điều hành Agribank chi nhánh tỉnh Trà Vinh đã chia sẻ như vậy với phóng viên Tạp chí Công Thương. Ông Nguyễn Văn Hưởng

Phó Giám đốc phụ trách điều hành Agribankl HUY TƯỞNG (thực hiện)

PV: Thưa ông, thời gian qua, ngân hàng đã có những cải tiến gì về quy trình, thủ tục hồ sơ vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay?

ÔNG NGUYỄN VĂN HƯỞNG: Tất cả các hoạt động Agribank đều hướng đến phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ khách hàng, đối tác tiếp cận các dịch vụ, tiện ích ngân hàng, hình thành nên thị trường thanh toán hiện đại, văn minh, giảm đáng kể thanh toán không sử dụng tiền mặt.

Do đó, chúng tôi xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng, từ việc triển khai hoàn thiện cơ chế quản trị nội bộ theo hướng khuyến khích tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, nguồn lực, tài chính đến việc đổi mới tác phong, phong cách phục vụ, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích…

Đồng thời, chúng tôi cũng tích cực áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển cung cấp đến khách hàng hơn 200 sản phẩm dịch vụ và đa dạng hóa kênh phân phối. Thời gian qua, Agribank chi nhánh tỉnh Trà Vinh đã phát triển nhiều kênh phân phối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như: ATM, CDM, EDC/POS, Internet Banking, E-mobile banking… Kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ thẻ ngày càng trở nên quen thuộc với khách hàng bởi sự thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.

PV: Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn để phát triển sản xuất kinh doanh giai đoạn hậu đại dịch Covid-19 được triển khai thế nào, thưa ông?

ÔNG NGUYỄN VĂN HƯỞNG: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, từ năm 2020 tới nay, Chi nhánh luôn đảm bảo nguồn vốn để nhiều đối tượng khách hàng là doanh nghiệp được tiếp cận. Đồng thời, giảm 10% lãi suất cho vay đối với dư nợ tại thời đểm 15/7/2021; cho vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn tối đa 10% lãi suất cho vay thông thường…

Nhằm hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Agribank chi nhánh tỉnh Trà Vinh triển khai quyết liệt các gói tín dụng ưu đãi như: Gói tín dụng ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp lớn 30.000 tỷ đồng với lãi suất tối thiểu 4%/năm, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ theo các tiêu chí của Agribank.

Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh tỉnh Trà Vinh tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ; miễn, giảm lãi vay; Giảm lãi suất cho vay; Miễn phí chuyển tiền trong nước. Đặc biệt Agribank đã và đang tích cực triển khai, thực hiện gói tín dụng cho vay hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ. Tất cả mọi giải pháp đều hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho khách hàng của chi nhánh.

PV: Xin cảm ơn ông!

Page 163: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

161

KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÀ VINH:

HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG KHO BẠC ĐIỆN TỬl THANH HUY

Triển khai định hướng của Kho bạc Nhà nước (KBNN) về ứng dụng chuyển đổi số, phát triển hệ thống KBNN hiện đại và bền vững, KBNN

Trà Vinh đang triển khai nhiều giải pháp hướng tới xây dựng kho bạc điện tử, kho bạc số, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Hướng đến mục tiêu xây dựng Kho bạc điện tử, tập trung nguồn thu cho ngân sách nhà nước, KBNN Trà Vinh tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả dự án “Hiện đại hóa quy trình thu nộp thuế giữa Thuế - Hải quan - KBNN”; dự án tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa các cơ quan trong ngành Tài chính với các ngân hàng thương mại (NHTM),…; giảm thời gian thực hiện một giao dịch nộp NSNN xuống chỉ còn khoảng 5 phút (so với trước đây là khoảng 30 phút) và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN.

Đối với hoạt động kiểm soát chi ngân sách nhà nước, đơn vị tăng cường cải cách thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng đơn giản hóa hồ sơ kiểm soát chi, rút ngắn thời gian kiểm soát chi đầu tư từ 7 ngày xuống còn 3 ngày làm việc. Thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau”, rút ngắn thời gian thanh toán xuống còn 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và chủ đầu tư.

Với việc triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với các thủ tục kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN tại tất cả các KBNN cấp huyện, hiện nay tỷ lệ chứng từ giao dịch qua dịch vụ công trực tuyến bình quân chiếm 99% trên chứng từ giao dịch.

Bên cạnh đó, KBNN Trà Vinh cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin , hoàn thành triển khai thanh toán điện tử liên ngân hàng, điện tử song phương, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh chóng, chính xác và an toàn; nâng cao chất lượng dịch vụ và tiết kiệm chi phí thanh toán.

Bám sát Chiến lược phát triển của KBNN giai đoạn 2021 - 2030, thời gian tới, KBNN Trà Vinh tiếp tục triển khai các giải pháp hướng đến mục tiêu xây dựng kho bạc hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả với 3 trụ cột phát triển chính: Tổ chức bộ máy thống nhất theo mô hình kho bạc khu vực, hướng tới mô hình kho bạc 2 cấp (cấp điều hành và cấp thực hiện); Nâng cao chất lượng dịch vụ kho bạc, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ.

Đến năm 2030, phấn đấu toàn bộ các hoạt động quản lý, quản trị, cung cấp dịch vụ của KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan để hướng tới hình thành “kho bạc số” n

Sau 30 năm thành lập và đi vào hoạt động, hiện nay KBNN Trà Vinh có 5 phòng chuyên môn và 8 KBNN huyện, thị xã; 132 công chức, người lao động, trong đó có 40 thạc sĩ, 72 người có trình độ đại học. Doanh số hoạt động hàng năm bình quân khoảng 273 nghìn tỷ đồng với 1.129 đơn vị mở tài khoản giao dịch. Năm 2021, trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tổng thu ngân sách địa phương của Trà Vinh vẫn đạt 5.062 tỷ đồng, bằng 105,5% kế hoạch giao, tăng 0,6% so thực hiện năm 2020. Chi ngân sách thường xuyên năm 2021 đạt 6.781 tỷ đồng, bằng 82,5% dự toán giao; chi đầu tư là 4.136 tỷ đồng, đạt 87,25%.

Page 164: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

162

TRÀ VINH: 30 NĂM TÁI LẬP VÀ PHÁT TRIỂN

NHIỆT ĐIỆN DUYÊN HẢI

HƯỚNG TỚI QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP SỐl CHÍ THÀNH

Nhằm nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp theo Đề án Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt

Nam (EVN) đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Công ty Nhiệt điện Duyên Hải đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, xây dựng và triển khai giải pháp số hóa, giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao năng suất lao động.

Công ty đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sửa chữa, đặc biệt là ứng dụng các phần mềm dùng chung, chuyển đổi các dịch vụ nền tảng các ứng dụng CNTT trên 7 phần mềm lõi dùng chung quan trọng của EVN là: ERP, CMIS, PMIS-OMS, Digital Office, EVNHES, HRMS, ĐTXD.

Hiện tại, 100% lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên có chức năng, nhiệm vụ đã sử dụng hệ thống văn phòng điện tử D-Office, 100% cán bộ quản lý được cấp chữ ký số; 100% tỷ lệ văn bản được ký số; 100% văn bản được phát hành qua trục liên thông nội bộ tới các đơn vị EVN, EVNGENCO1…

Công ty cũng đã thay đổi phương thức hội họp trực tiếp bằng hình thức họp trực tuyến, hội nghị được tổ chức thông qua các ứng dụng như: Hội nghị truyền hình, Zoom meeting, Jitsi meet, ứng dụng Polycom realpresence desktop… giúp duy trì hiệu quả công tác quản lý, điều hành, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Bên cạnh đó, Công ty cũng tiếp tục áp dụng phương pháp RCM (Reliability Centered Maintenance) trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị. Đây là phương pháp quản trị tiên tiến, được áp dụng trên thế giới và được EVN triển khai áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện từ năm 2017.

Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2022, Công ty tiếp tục áp dụng và hoàn thiện 2 phần mềm quan trọng trong công tác tiếp nhận và quản lý than tại Công ty là phần mềm quản lý điều độ tàu than tại Cảng biển Trung tâm điện lực Duyên Hải và hệ thống cải tiến các chế độ vận hành nhập và cấp than Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 thông qua các cải tiến trên máy đánh phá đống giúp tối ưu hóa trong công tác quản lý bốc dỡ than và góp phần quan trọng trong công tác chuyển đổi số tại Công ty…

Xác định con người là nhân tố cốt lõi tạo nên sự thành công cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong những năm qua, Công ty đặc biệt quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuẩn hoá các cơ chế, chính sách đãi ngộ với người lao động.

Bên cạnh đó, Công ty cũng tổ chức nhiều khóa đào tạo kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên như: Đào tạo nhận thức về chuyển đổi số và ứng dụng AI trong ngành điện, đào tạo về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cho đội ngũ Trưởng ca, Trưởng kíp, vận hành viên, triển khai đào tạo và sát hạch nghề thông qua phần mềm E-learning. Phối hợp với trường Đại học Bách khoa TPHCM đào tạo văn bằng 2 chuyên ngành Công nghệ thông tin cho cán bộ công nhân viên, xây dựng chương trình số hóa tài liệu kỹ thuật, tài liệu quản lý vận hành…

Việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp bước đầu đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong công tác triển khai Đề án nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đồng thời giúp Công ty thực hiện tốt chủ đề năm 2022 của EVN là “Thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả” và gắn liền với việc nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh n

Page 165: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

163

CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ BẮC (TRABACO)

ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM, NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VIỆT

l HUY THANH

Công ty CP Trà Bắc (Trabaco) tiền thân là Xí nghiệp Dầu thực vật Cửu Long được thành lập năm 1988. Qua gần 35 năm dựng xây và phát

triển, Trabaco đã khẳng định vị thế doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ trái dừa. Không chỉ được ưa chuộng tại thị trường nội địa, các sản phẩm của Công ty còn vươn rộng ra hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xác định vai trò quan trọng của công nghệ sản xuất, những năm qua Công ty đã nỗ lực đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa máy móc, công nghệ cùng tinh thần vượt khó, sáng tạo của đội ngũ CBCNV đã giúp TRABACO liên tục cung cấp ra thị trường trong nước và quốc tế nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao nguồn gốc từ trái dừa, như: Xơ dừa (3.000 tấn/năm), thảm xơ dừa (1,5 triệu m2/năm), cơm dừa sấy khô (4.000 tấn/năm), nước cốt dừa cấp đông (3.000 tấn/năm).

Đặc biệt là sản phẩm than hoạt tính tạo ra từ than gáo dừa đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015 không gây ô nhiễm môi trường và an toàn cho sức khỏe. Đến nay, TRABACO đã trở thành nhà sản xuất than hoạt tính có quy mô lớn nhất Việt Nam; là đơn vị đầu tiên trong cả nước sở hữu 4 dây chuyền sản xuất than hoạt tính công suất lớn và hiện đại, có khả năng sản xuất trên 6.000 tấn than hoạt tính/năm.

Nhờ ứng dụng công nghệ hoạt hóa bằng hơi nước

ở nhiệt độ cao từ 8.500 độ C - 9.000 độ C và không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nguy hại nào nên quy trình sản xuất khép kín tại Công ty rất thân thiện với môi trường, tiết kiệm được nhiên liệu. Sản phẩm đạt chất lượng cao, thỏa mãn các tiêu chuẩn quốc tế, được nhiều doanh nghiệp, đối tác, người tiêu dùng trong nước và quốc tế tin tưởng sử dụng. Bình quân mỗi năm, Trabaco cung cấp ra thị trường tổng sản lượng từ 5.000 - 6.000 tấn than hoạt tính. Riêng trong năm 2021, sản lượng sản xuất và thu mua than hoạt tính của Công ty đạt 6.400 tấn, bằng 128% kế hoạch năm, tăng 8,47% so với cùng kỳ; sản lượng tiêu thụ đạt 7.304 tấn than hoạt tính các loại, đạt 132,8% kế hoạch năm, tăng 24,58% so với cùng kỳ.

Thông qua việc đưa các sản phẩm chất lượng từ trái dừa Việt Nam thâm nhập và phát triển thị phần tại thị trường quốc tế, TRABACO đã góp phần mang lại nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho người trồng dừa và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Năm 2021, tổng doanh thu của Công ty đạt 433,36 tỷ đồng, đạt 117,12% kế hoạch năm, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động trong mùa dịch.

Với thương hiệu và uy tín đã được khẳng định, những năm qua Công ty Cổ phần Trà Bắc (TRABACO) đã được các Bộ, ngành, địa phương vinh danh nhiều giải thưởng như: Giải Bạc chất lượng quốc gia, Giải Vàng chất lượng quốc gia; Sao Vàng đất Việt; Top 10 doanh nghiệp Việt Nam điển hình sáng tạo năm 2020…

Thời gian tới, TRABACO sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp tiết giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy tối ưu giá trị của cây dừa; đa dạng hóa sản phẩm gắn với quy trình sản xuất khép kín, trang thiết bị - công nghệ hiện đại mang lại giá trị kinh tế cao. Tiếp tục đưa các sản phẩm thâm nhập các thị trường tiềm năng, thế mạnh, qua đó góp phần quảng bá khẳng định sản phẩm “Made in Vietnam” trên thị trường quốc tế n

Page 166: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

164

TRÀ VINH: 30 NĂM TÁI LẬP VÀ PHÁT TRIỂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

20 NĂM HÀNH TRÌNH BỨT PHÁ

l ĐÔNG LÂM

Những năm qua, Trường Đại học Trà Vinh đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần vào sự phát triển của địa phương. Trường đã vinh dự

đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước. Đại học Trà Vinh là trường đại học đầu tiên trực thuộc tỉnh, một trong 23 trường trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ giao thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động vào năm 2017, với mục tiêu phát triển thành trường đại học định hướng ứng dụng theo các chuẩn mực quốc tế.

TVU cũng là 1 trong 9 trường đại học đầu tiên

được kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đứng TOP đầu ĐBSCL với nhiều chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế theo chuẩn AUN-QA, FIBAA, ABET, với 13 chương trình. Hướng tới phát triển “Đại học XANH” bền vững, Trường Đại học Trà Vinh đã 9 năm liền ký tuyên bố Talloires. Trường cũng là 1 trong 2 trường đại học duy nhất ở Việt Nam nhiều năm liền vào TOP 200 trường đại học phát triển bền vững và thân thiện môi trường trên thế giới…

Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, Hiệu trưởng Nhà

Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh, nơi mang đến cơ hội chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh chất lượng cho cộng đồng

HƠN 20 NĂM HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH (TVU) ĐÃ KHẲNG ĐỊNH LÀ ĐỊA CHỈ TIN CẬY ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CHO ĐỊA PHƯƠNG VÀ KHU VỰC.

Page 167: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

165

trường chia sẻ: Hơn 20 năm hình thành, phát triển Trường Đại học Trà Vinh đã từng bước khẳng định vai trò trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương. Vị thế của Trường Đại học Trà Vinh không ngừng được nâng cao trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam và cả trên trường quốc tế thông qua việc mở rộng các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cộng đồng, kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong giảng dạy và hợp tác quốc tế,...

Hiện tại, TVU có hơn 20.000 sinh viên đến từ hơn 40 tỉnh thành trong cả nước và sinh viên Campuchia theo học từ trình độ đại học đến sau đại học. Trường đào tạo 52 ngành bậc đại học, 27 ngành bậc thạc sĩ, 10 ngành bậc tiến sĩ và 5 ngành chuyên khoa cấp 1: Nội khoa, Ngoại khoa, Sản khoa, Nhi khoa, Răng Hàm Mặt.

Ngoài ra, cùng với hệ thống Trường Thực hành Sư phạm, Bệnh viện Đại học Trà Vinh, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo… Nhà trường đã cung cấp một hệ sinh thái đào tạo tương đối hoàn chỉnh cho tỉnh Trà Vinh và khu vực. Bên cạnh đó, Nhà trường mở rộng đào tạo theo hướng đa dạng ngôn ngữ như: tiếng Anh, tiếng Hàn

Quốc, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc… giúp sinh viên mở rộng cơ hội cạnh tranh học bổng quốc tế cũng như cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

TVU là nơi gieo mầm ý tưởng mới trong nghiên cứu khoa học với các hoạt động như: “Ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp sinh viên”, phát triển mạnh “Không gian sáng chế trong sinh viên, giảng viên”, “Hợp tác xã sinh viên”, “Chi hội nông dân là sinh viên trường đại học”. Mở rộng quỹ khởi nghiệp, quỹ nghiên cứu khoa học từ cựu sinh viên, các doanh nghiệp và đối tác để giúp sinh viên mạnh dạn phát triển ý tưởng nghiên cứu tạo ra sản phẩm ứng dụng phục vụ cộng đồng. Trường Đại học Trà Vinh là đơn vị đầu tiên tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước có hợp tác xã sinh viên hoạt động.

Theo PGS. TS Phạm Tiết Khánh, Chủ tịch Hội đồng Nhà trường cho biết: Thời gian tới, Nhà trường tiếp tục hướng đến mục tiêu trở thành trường đại học thông minh, tiếp tục khẳng định chất lượng đào tạo, tạo ra nhiều giá trị hơn nữa, mang đến cơ hội học tập chất lượng cho cộng đồng và cùng tạo ra chuỗi các giá trị cốt lõi “Tận tâm - Minh bạch - Sáng tạo - Thân thiện” vì cộng đồngn

Page 168: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

166

KHUYẾN CÔNG

ĐẮK LẮK:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGCÁC ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG

l BẢO KHÁNH

Thời gian qua, hoạt động khuyến công đã góp phần thúc đẩy công nghiệp nông

thôn (CNNT) phát triển, tạo diện mạo mới cho các cơ sở sản xuất tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp khi nhận hỗ trợ từ chương trình khuyến công đều đã đi vào hoạt động hiệu quả, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, Mặt khác, đã khuyến khích các cơ sở CNNT khai thác tốt tiềm năng nguồn nguyên liệu hiện có.

Năm 2021, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk đã triển khai thực hiện 16/16 đề án. Tuy nhiên, vì diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, có 2 đề án không kịp triển khai theo tiến độ nên đã không nghiệm thu được. Do vậy, chỉ nghiệm thu, thanh quyết toán 14/16 đề án với tổng kinh phí thực hiện 4.899 tỷ đồng, kinh phí khuyến công hỗ trợ 1.759 tỷ đồng, kinh phí đối ứng 3.140 tỷ đồng.

Theo đó, Trung tâm đã chú trọng triển khai thực hiện được 12 đề án hỗ trợ máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đúng theo mục tiêu của chương trình khuyến công như: Hỗ trợ dây chuyền chế biến nấm; ứng dụng máy móc thiết

bị trong sản xuất bột cacao, socola, cà phê bột, bún, trà mãng cầu và gia công tôn trên địa bàn các huyện Ea Súp, Krông Búk, Ea H’leo, Krông Ana, Cư Kuin, Cư M’gar, EaKar, KRông Năng và Thành phố Buôn Ma Thuột.

Có thể thấy, quy mô và chất lượng các đề án Khuyến công tỉnh Đắk Lắk ngày càng nâng cao và có tác động rõ nét đến phát triển CNNT ở một số địa phương. Các đề án hỗ trợ máy móc thiết bị nghiệm

thu và đưa vào hoạt động đã giúp cho doanh nghiệp, cơ sở CNNT ứng dụng các máy móc thiết bị tiến tiến trong sản xuất, nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho các cơ sở CNNT. Các đề án hỗ trợ khuyến công đã giúp lan tỏa, khuyến khích các cơ sở CNNT đổi mới, cải tiến công nghệ, thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm, qua đó nâng cao

Page 169: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

167

năng lực cạnh tranh mở rộng thị trường tiêu thụ.

Ngoài ra, có những đề án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tăng giá trị sản xuất CNNT, giảm nghèo bền vững, là mô hình mẫu, tác động nhân rộng mô hình cho các đơn vị khác học tập, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm CNNT, góp phần vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.

Để tiếp tục phát huy mạnh mẽ tiềm lực của ngành công nghiệp khu vực nông thôn, đưa ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2022, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đăk Lăk (Trung tâm) đang thực hiện 23 đề án thuộc kế hoạch khuyến công địa phương đợt

1 năm 2022, bao gồm các đề án. Với tổng kinh phí là 5,374 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 2,515 tỷ đồng, kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng là 2,859 tỷ đồng. Phần lớn nguồn kinh phí năm 2022 được dùng để thực hiện nội dung hỗ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận công nghệ và và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Đồng thời, năm 2022 Trung tâm tiếp tục mục tiêu triển khai xây dựng thực hiện Chương trình khuyến công giai đoạn 2021 - 2025 hiệu quả, đúng tiến độ, tăng cường hoạt động tư vấn công, tư vấn có thu, cũng như hoàn thành các nhiệm vụ khác khi được giao.

Trung tâm cũng phối hợp chặt chẽ với phòng Kinh tế - Hạ tầng

các huyện, phòng Kinh tế Thị xã, Thành phố để hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị thụ hưởng trong quá trình thực hiện việc lập kế hoạch, lập đề án và triển khai thực hiện đề án; Xây dựng kế hoạch cụ thể, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đề án của đơn vị thụ hưởng nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đảm bảo việc hoàn thành, nghiệm thu đề án đúng tiến độ, bảo đảm việc hỗ trợ có hiệu quả, đúng đối tượng, đúng mục tiêu, đúng quy định của Pháp luật..

Với việc thực hiện đồng bộ các mục tiêu trên sẽ giúp hoạt động khuyến công tỉnh Đắk Lắk góp phần thúc đẩy công nghiệp khu vực nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng bền vữngn

Page 170: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

168

NGÀNH CÔNG THƯƠNG HẢI PHÒNG:

CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI TÌNH HÌNH MỚI

l HOÀNG DƯƠNG

So với cùng kỳ năm 2021, hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu trên địa bàn

TP. Hải Phòng đều tăng trưởng trên các chỉ tiêu chủ yếu. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước tăng 11,84%; kim ngạch xuất khẩu ước tăng 15,33%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 12,79%.

Kết quả này đặt trong bối cảnh 3 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP. Hải Phòng vẫn diễn biến phức tạp, giá xăng dầu tăng mạnh đã ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng sản xuất - kinh doanh cho thấy sự nỗ lực, quyết tâm lớn của ngành Công Thương nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Thành phố nói chung.

Sở Công Thương TP. Hải Phòng (Sở) đã chủ động tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND thành phố ban hành và triển khai thực hiện các kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp và thương mại trên địa bàn . Điển hình là: Báo cáo chuyên đề phục vụ xây dựng đề án “Chủ trương chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn

đến năm 2045”; Thông báo kết luận về báo cáo sơ kết 3 năm Nghị quyết số 05-NQ/TU về phát triển công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Ban hành danh mục các dự án công nghiệp khuyến khích đầu tư, không khuyến khích đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng dến năm 2030…

Ngoài ra, Sở cũng đã triển khai rà soát danh mục các công trình, dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố thuộc lĩnh vực Công Thương để đăng ký trong quy hoạch thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức các đoàn làm việc với một số doanh nghiệp trọng điểm ngành Công Thương để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh và kịp thời tháo gỡ khó khăn.

Đồng thời, về quản lý, phát triển hạ tầng cụm công nghiệp (CCN), Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND Thành phố thành lập 3 CCN gồm: CCN Tiên Cường II, CCN Đại Thắng (huyện Tiên Lãng), CCN Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo). Thẩm định báo cáo đầu tư thành lập 6 CCN, trong đó, đã tham mưu UBND thành phố họp Hội đồng lựa chọn chủ đầu tư đối với 5 CCN. Chủ trì, phối hợp

với UBND các huyện rà soát, đề xuất bổ sung vào quy hoạch phát triển các CCN thành phố.

Trong công tác quản lý, phát triển hạ tầng thương mại, đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương, Cục Quản lý thị trường kiểm tra mặt hàng xăng dầu, đảm bảo cung cầu hàng hóa trên địa bàn thành phố ổn định, không có biến động lớn. Đồng thời, đẩy mạnh kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các địa phương như tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP của hai tỉnh, thành phố Kon Tum và Hải Phòng. Đề nghị các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng và tỉnh Nghệ An. Hỗ trợ quảng bá, kết nối và tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Đắk Nông, Kon Tum, Sơn La, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên…

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, Sở đã thông tin, khuyến cáo hoạt động điều tiết hàng hóa xuất khẩu từ nội địa lên cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang,… để các doanh nghiệp chủ động sắp xếp kế hoạch giao hàng hợp lý, trách tình trạng ùn ứ, chậm trễ; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông

KHUYẾN CÔNG

Page 171: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

169

sản theo hình thức chính ngạch, chuyển đổi phương thức vận chuyển từ đường bộ sang đường biển, hoàn thiện hồ sơ đáp ứng được quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do. Thông tin đến doanh nghiệp các quy định mới trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu của Việt Nam, EU; nhu cầu nhập khẩu/xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ngoài đối với từng mặt hàng, ngành hàng cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường, nâng cao nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

Cùng với đó, Sở đã tổ chức triển khai quy hoạch phát triển hệ thống trạm, lưới điện, bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động, sự kiện chính trị xã hội của thành phố và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tham mưu cho thành phố kêu gọi đầu tư phát triển năng lượng mới, tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu

quả và bảo đảm an toàn hành lang lưới điện.

Việc nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số để nâng cao thứ hạng năng lực cạnh tranh cấp sở (DDCI) và hỗ trợ tổ chức, cá nhân có liên quan: Từ đầu năm đến nay, đã giải quyết 7.551 hồ sơ thủ tục hành chính mức độ 4. Thông báo tới người dân, doanh nghiệp về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với 85 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương trên Cổng Dịch vụ công thành phố. Đề xuất UBND thành phố xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho chuyển đổi số trên một số lĩnh vực hoạt động của ngành như: logistics; bán buôn bán lẻ, xúc tiến thương mại và thương mại điện tử; năng lượng; công nghiệp hỗ trợ.

Trong 6 tháng cuối năm, Sở tập trung tăng cường nắm bắt tình

hình sản xuất - kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đảm bảo cung cầu hàng hóa và cấp điện an toàn, ổn định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Hướng dẫn UBND huyện bổ sung các CCN vào Quy hoạch các CCN thành phố, thành lập các CCN theo quy hoạch.

Sở cũng tiếp tục thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước: công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật, phòng chống gian lận thương mại, gian lận xuất xứ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngn

Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND Thành phố thành lập 03 CCN gồm CCN Tiên Cường II, CCN Đại Thắng (huyện Tiên Lãng), CCN Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo)

Page 172: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

170

KHUYẾN CÔNG

KHUYẾN CÔNG LẠNG SƠN:

THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

l MINH TRÍ

Từ nguồn vốn được hỗ trợ của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Lạng

Sơn, hộ sản xuất của ông Dương Quang Tiệp đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị nhằm từng bước nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm.

Hiện nay trên địa bàn xã Bính Xá, huyện Đình Lập có khoảng 1.500 ha rừng thông đã khai thác hết nhựa cần tiến hành khai thác gỗ để trồng lại rừng mới, việc tiêu thụ gỗ thông với giá tốt nhất giúp và tạo việc làm cho người dân, tạo thêm thu nhập cho Hộ kinh doanh trên địa bàn xã. Chính vì vậy, Trung tâm đã phối hợp với Hộ kinh doanh Dương Quang Tiệp tại thôn Nà Lừa, xã Bính Xá, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn xây dựng đề án Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất nan gỗ. Đề án này rất phù hợp và cần thiết với chủ trương khuyến khích phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ông Trần Anh Thuần, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Lạng Sơn cho biết.

Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị sản xuất nan gỗ” có tổng kinh phí 470 triệu đồng, trong đó, kinh phí khuyến công địa phương năm 2022 hỗ trợ là 140 triệu đồng, kinh phí của Hộ kinh doanh Dương Quang Tiệp là 334 triệu đồng. Máy móc, thiết bị được

đầu tư tại xưởng sản xuất Hộ kinh doanh Dương Quang Tiệp gồm: Máy chốt hộp tự động, công suất 1 m3/h. Máy rong một cạnh, công suất 1,5 m3/h. Máy chạy bìa, công suất 1 m3/h, và Máy ra nan.

Ông Dương Quang Tiệp, Chủ hộ Hộ sản xuất Dương Quang Tiệp vui vẻ chia sẻ: “Từ khi hoàn thành đề án, máy móc đầu tư đi vào hoạt động, Hộ kinh doanh đã cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu khoảng 1.152 m3 nan gỗ loại I và 288 m3 nan gỗ loại II /năm, tạo việc làm cho 5 lao động, thúc đẩy nhân dân trong khu vực phát triển trồng rừng, công nhân làm việc tại xưởng có thu nhập khoảng 7.000.000 đồng/người/tháng. Đồng

thời, đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thuế khoảng 178 triệu đồng/năm và hộ kinh doanh có lãi khoảng 261 triệu đồng/năm”.

Qua đề án có thể thấy, tuy nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ không lớn, nhưng đã khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là chính sách ưu tiên phát triển đối với các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn... Từ đó thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.n

Page 173: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

171

CỤM CÔNG NGHIỆP

ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HẬU GIANG

l THĂNG LONG

Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Tây Sông Hậu và bán đảo Cà Mau, có điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ và công

nghiệp, từ đó tạo đà phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh Hậu Giang xác định, chiến lược phát triển các ngành lĩnh vực công nghiệp có lợi thế được xây dựng dựa trên định hướng không gian phát triển, lợi thế về nguồn nhân lực, tài nguyên, trong đó có phương án phát triển cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn.

Với việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, ngành công nghiệp Hậu Giang đã đạt được những kết quả tích cực trong những năm gần đây. Giai đoạn 2011 - 2020, đã có sự chuyển dịch từ gia công, sản xuất hàng hóa thô sang chế biến sâu trong một số lĩnh vực chế biến thủy sản, nông sản. Chuyển dịch nội ngành công nghiệp diễn ra mạnh mẽ và tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành Công Thương. Ngày 22/3/2022, tỉnh Hậu Giang đã phê duyệt Phương án phát triển CCN tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Hòa ký.

Thực tế, thời gian qua với 10 CCN được quy hoạch đã thu hút được 51 dự án đầu tư, giải quyết việc làm cho 8.807 lao động; giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 6,85 tỷ đồng/năm/ha; tỷ lệ lắp đầy bình

quân đạt 51,11%. Việc phát triển các CCN đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giúp hạn chế tình trạng sản xuất phân tán không theo quy hoạch và tình trạng ô nhiễm môi trường, giải quyết vấn đề lao động, việc làm, đóng góp vào ngân sách và làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp, những mặt được thì công tác phát triển các CCN vẫn còn một số hạn chế như: một số CCN đầu tư dàn trải, hạ tầng CCN khiêm tốn, thiếu tính cạnh tranh thu hút đầu tư... Cùng với đó, một số quy hoạch liên quan thay đổi điều chỉnh làm ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, phát triển CCN, đồng thời quy hoạch phát triển CCN tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 đã đến thời hạn, cần thiết phải xây dựng phương án phát triển CCN cho giai đoạn mới.

Việc xây dựng Phương án phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cơ sở, định hướng quan trọng cho xây dựng các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng địa phương và của ngành Công Thương đến năm 2050.

Phát triển CCN địa bàn Hậu Giang Giai đoạn tới nhằm mục tiêu xây dựng phương án phát triển CCN trên cơ sở huy động nội lực và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, phát triển các ngành nghề mang tính tích hợp, bổ sung cho các KCN tập trung; tập trung kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng để phát triển CCN có tiềm lực, kêu gọi các dự án đầu tư có thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại, ít gây tác động đến môi trường. Đến năm 2050, xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng đất của các CCN.

Nâng tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45% vào năm 2030; cơ cấu lao động trong khu vực công nghiệp đến năm 2025 chiếm 15,93% trong tổng số lao động trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70% vào năm 2030n

Page 174: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

172

Page 175: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

173

Page 176: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

174

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINHĐịa chỉ: Số 140 Lê Trọng Tấn, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 096 205 1080 | Mail: [email protected] | www.hufi.vn

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2022PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH:>>> Phương thức: Xét tuyển học bạ trung học phổ thông.Tổng điểm lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển, ứng với từng ngành xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên. Nhận hồ sơ đến 05/7/2022.Lưu ý:- Đối với ngành Ngôn ngữ Anh: nếu thí sinh có điểm TOEIC 600 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên thì được quy điểm xét môn Tiếng Anh là 10.0 điểm.- Đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc: nếu thí sinh có điểm HSK 4 (>240 điểm) hoặc TOEIC 500 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS từ 4.5 trở lên thì được quy điểm xét môn Tiếng Anh là 10.0 điểm.- Đối với các ngành còn lại: nếu thí sinh có điểm TOEIC 500 trở lên, IELTS 4.5 trở lên thì được quy điểm xét môn Tiếng Anh là 10.0 điểm.

STT Ngành đào tạo Mã ngành Tổ hợp xét tuyển1 Công nghệ thực phẩm 7540101

A00, A01, D07, B002 Đảm bảo chất lượng & ATTP 75401103 Công nghệ chế biến thủy sản 75401054 Kế toán 7340301

A00, A01, D01, D10

5 Tài chính ngân hàng 73402016 Marketing 73401157 Quản trị kinh doanh thực phẩm 73401298 Quản trị kinh doanh 73401019 Kinh doanh quốc tế 734012010 Luật kinh tế 738010711 Công nghệ dệt, may 7540204

A00, A01, D01, D0712 Kỹ thuật Nhiệt (Điện lạnh) 752011513 Kinh doanh thời trang và Dệt may 7340123 A00, A01, D01, D1014 Quản lý năng lượng 7510602 A00, A01, D01, D0715 Công nghệ kỹ thuật hóa học 7510401

A00, A01, D07, B00

16Công nghệ vật liệu (Thương mại - sản xuất nhựa, bao bì, cao su, sơn, gạch men) 7510402

17 Công nghệ kỹ thuật môi trường 751040618 Quản lý tài nguyên và môi trường 7850101

19Công nghệ sinh học (CNSH Công nghiệp, CNSH Nông nghiệp, CNSH Y Dược) 7420201

20 Công nghệ thông tin 7480201

A00, A01, D01, D07

21 An toàn thông tin 748020222 Công nghệ chế tạo máy 751020223 Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử 751030124 Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 751020325 Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 751030326 Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực 7720499

A00, A01, D07, B0027 Khoa học chế biến món ăn 772049828 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 7810103

A00, A01, D01, D1029 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống 781020230 Quản trị khách sạn 781020131 Ngôn ngữ Anh 7220201

A01, D01, D09, D1032 Ngôn ngữ Trung Quốc 7220204

DANH SÁCH NGÀNH TUYỂN SINH

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN:

>>> Phương thức 1: xét tuyển học bạ trung học phổ thông.

1. Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu) tải về tại đây.

2. Học bạ trung học phổ thông (Photo công chứng).

3. Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (Photo công chứng).

4. Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân (Photo công chứng).

5. 02 bì thư có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của thí sinh ở phần người nhận (Để Nhà trường gửi giấy báo về).

6. Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN:

>>> Cách 1: Nộp trực tiếp tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông (Tầng trệt nhà F)

Địa chỉ: 140 Lê Trọng Tấn, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

>>> Cách 2: Chuyển phát nhanh qua đường bưu điện theo địa chỉ:

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 140 Lê Trọng Tấn, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh

>>> Cách 3: Đăng ký xét tuyển trực tuyến (không cần gửi hồ sơ về trường):

https://tuyensinh.hufi.edu.vn/dang-ky-xet-tuyen.html

Page 177: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

175

Page 178: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

176

Page 179: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

177

Page 180: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

178

Page 181: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

179

Page 182: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

180

Page 183: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương

183

Page 184: rủi ro suy thoái cao - Tạp chí Công Thương