Top Banner
136

Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

Nov 22, 2014

Download

Education

Nhân dịp năm mới xuân 2014, kính chúc quý khách hàng an khang, thịnh vượng và thành công !
Kính thưa quý khách!
Chỉ riêng năm 2013, đã có hơn 100 đơn vị, cá nhân đã mua và sử dụng giải pháp rdsuite, rdcad và Rdm trong tự động hóa phân tích thiết kế kết cấu công trình. Đặc biệt hệ thống RD đã được ứng dụng trong các Trung tâm kiểm định chất lượng của các Sở Xây dựng như: Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng Bắc Ninh, Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lai Châu, Ninh Thuận, Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng .... Trong không khí xuân mới, chúng tôi đã phát hành phiên bản mới Rdsuite version 12; rdCAD version 8 và RDM version 8. Ngoài việc điều chỉnh phần mềm cho phù hợp thực tế sử dụng, thì các phiên bản mới có những tính năng mới sau:
A. Rdsuite version 12:
Hiện nay, theo xu hướng phát triển hiện đại, hệ kết cấu khung thép cho nhà công nghiệp, nhà dân dụng đang được xây dựng ở nhiều nơi. Chúng tôi đã nghiên cứu và phát triển thêm mô đun tính toán liên kết thép, kết hợp cùng mô đun thiết kế kiểm tra cấu kiện thép theo TCVN 5575-2012 giải quyết trọn vẹn bài toán khung thép.

1. Liên kết cấu kiện Thép với Bê tông
2. Liên kết cấu kiện thép với cấu kiện thép
Ngooài ra RD cập nhật thêm
1. Cập nhật phiên bản etabs 2013
2. Kiểm tra cấu kiện chịu uốn-cắt-xoắn đồng thời theo TCVN 5574-2012
3. Các tùy chỉnh xuất báo cáo Thép cột theo các phương, biểu đồ tương tác dạng không gian với đầy đủ các chi tiết như ứng suất từng thanh thép, kích thước vùng nén...
B. Rdcad version 8
1. Thể hiện bản vẽ thi công móng băng - tiên lượng dự toán.
C. RDM version 8
1. Nâng cấp giao diện thêm cấu trúc hiển thị theo cây (tree -view) thuận tiện cho người dùng.
2. Cập nhật các tính năng tối ưu cắt thép, thư viện thống kê tự động cũng như kết nối sang RD và các phần mềm tính khác.
Mọi chi tiết xin quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần công nghệ và tư vấn thiết kế xây dựng RD
Địa chỉ: Tầng 16 - Tòa P3 Phương Liệt - 174 Giải Phóng - Thanh Xuân - Hà nội
Điện thoại: 04.3 5665 828 Fax: 04.3 5665 828
Hotline : 098.219.8088 ; 091.243.6888 ; 01678.35.77.36
Email: [email protected]
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77
Page 2: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

2

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM RDSUITE

MỤC LỤC

LLỜỜII NNÓÓII ĐĐẦẦUU ........................................................................................................................................................................................................................ 33

PPHHẦẦNN 11.. CCÁÁCC QQUUYY ĐĐỊỊNNHH CCHHUUNNGG CCỦỦAA PPHHẦẦNN MMỀỀMM............................................................................ 44

PPHHẦẦNN 22.. HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN SSỬỬ DDỤỤNNGG CCHHƯƯƠƠNNGG TTRRÌÌNNHH RRDDSSUUIITTEE –– TTRROONNGG

TTHHIIẾẾTT KKẾẾ VVÀÀ KKIIỂỂMM TTRRAA KKẾẾTT CCẤẤUU KKHHUUNNGG,, VVÁÁCCHH.. .................................................................. 1100

PPHHẦẦNN 33.. HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN SSỬỬ DDỤỤNNGG CCHHƯƯƠƠNNGG TTRRÌÌNNHH RRDDSSUUIITTEE –– TTRROONNGG

TTÍÍNNHH TTẢẢII TTRRỌỌNNGG ĐĐỘỘNNGG ĐĐẤẤTT VVÀÀ GGIIÓÓ TTHHEEOO TTCCVVNN KKÊÊTT NNỐỐII TTỪỪ

EETTAABBSS.. .......................................................................................................................................................................................................................................... 4422

PPHHẦẦNN 44.. HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN SSỬỬ DDỤỤNNGG CCHHƯƯƠƠNNGG TTRRÌÌNNHH RRDDSSUUIITTEE –– ĐĐỂỂ TTÍÍNNHH

TTOOÁÁNN TTHHIIẾẾTT KKẾẾ KKIIỂỂMM TTRRAA MMÓÓNNGG ................................................................................................................................ 5555

PPHHẦẦNN 55.. HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN SSỬỬ DDỤỤNNGG CCHHƯƯƠƠNNGG TTRRÌÌNNHH RRDDSSUUIITTEE –– ĐĐỂỂ TTÍÍNNHH

TTOOÁÁNN TTHHIIẾẾTT KKẾẾTT CCẤẤUU TTHHÉÉPP,, LLIIÊÊNN KKẾẾTT TTHHÉÉPP .................................................................................... 9922

PPHHẦẦNN 66.. TTHHƯƯ VVIIỆỆNN TTHHIIẾẾTT KKẾẾ CCỦỦAA PPHHẦẦNN MMỀỀMM .................................................................................. 9966

PPHHẦẦNN 77.. HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN SSỬỬ DDỤỤNNGG CCHHƯƯƠƠNNGG TTRRÌÌNNHH RRDDSSUUIITTEE –– TTRROONNGG

TTÍÍNNHH TTOOÁÁNN,, TTHHIIẾẾTT KKẾẾ,, KKIIỂỂMM TTRRAA TTƯƯỜỜNNGG CCHHẮẮNN ĐĐẤẤTT ................................................ 111177

Page 3: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

3

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, việc ứng dụng các phần mềm SAP2000, ETABS, STAAPRO, RDSAS...

trong phân tích kết cấu dân dụng, nhà cao tầng, nhà khẩu độ lớn được áp dụng rộng rãi

ở hầu hết các đơn vị tư vấn thiết kế. Ứng dụng các phần mềm này chúng ta có thể có

được các tính năng phân tích kết cấu rất mạnh như tính nội lực, chuyển vị theo phương

pháp phần tử hữu hạn, phân tích động lực kết cấu để tính toán chu kỳ, tần số , các dạng

dao động… Các phần mềm này có tính năng thiết kế kiểm tra cấu kiện, tuy nhiên trong

các phần mềm này chưa có tiêu chuẩn Việt nam về thiết kế bê tông, thép, tải trọng và

tác động…Ngoài ra trong các phần mềm này chưa có phần phân tích thiết kế các giải

pháp móng, một công việc cực kỳ quan trọng trong tính toán kết cấu công trình.

Rdsuite chính là phần mềm thiết kế kết cấu theo Tiêu chuẩn Việt nam và một số

tiêu chuẩn được Bộ xây dựng cho phép sử dụng trên cơ sở phân tích nội lực, chuyển vị,

phản lực và động lực công trình từ các phần mềm SAP2000, ETABS, STAADPRO,

RDSAS. Phần mềm đã giải quyết được trọn vẹn việc phân tích và thiết kế kết cấu móng

(theo phương pháp thông thường hay phương pháp đồng thời theo mô hình PTHH cho

bài toán móng lệch tâm lớn) , tổ hợp nội lực, thiết kế kiểm tra cấu kiện dầm cột, sàn

vách , tính toán tải trọng động đất và gió tĩnh và gió động lấy kết quả từ SAP2000,

ETABS và STAADPRO, RDSAS. Phần mềm ra đời trên cơ sở thực tiễn của tác giả

trong hơn 15 năm thiết kế kết cấu và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực xây

dựng. Phần mềm cũng là lời tri ân của tác giả đến bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã

động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian qua .

Tuy đã có nhiều nỗ lực, nhưng phần mềm không tránh được những hạn chế. Tác

giả mong trong quá trình sử dụng phần mềm, người dùng sẽ có những đóng góp ý kiến

xây dựng phần mềm. Sử dụng phần mềm Rdsuite hiệu quả trong thiết kế thẩm tra công

trình cũng như các đóng góp ý kiến xây dựng phần mềm chính là động lực to lớn giúp

tác giả phát triển phần mềm ngày một hoàn thiện hơn.

Page 4: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

4

PPHHẦẦNN 11.. CCÁÁCC QQUUYY ĐĐỊỊNNHH CCHHUUNNGG CCỦỦAA PPHHẦẦNN MMỀỀMM

I. KHI SỬ DỤNG PHẦN MỀM ETABS ĐỂ TÍNH NỘI LỰC

I.1 Với phần mềm Etabs phiên bản 9.

Bước 1: Chọn tất cả các phần tử thanh cần gán số mặt cắt, sau đó vào thực đơn

Assign\Frame\Output station và nhập số mặt cắt như trên hình vẽ, thông thường đối

với phần tử dần là 3 mặt cắt và phần tử cột là 2 mặt cắt:

Bước 2: Chạy chương trình tính toán ( nhấn phím F5 -> Run now) Bước 3: Xuất dữ liệu ra file MDB: Vào thực đơn File\Export\Save Input/Output As

Access Data Base như hình vẽ:

Page 5: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

5

II. KHI SỬ DỤNG PHẦN MỀM SAP2000 ĐỂ TÍNH NỘI LỰC

2.1. Với phần mềm SAP2000 phiên bản 7.42.

Bước 1: Chọn tất cả các phần tử thanh sau đó vào thực đơn Assign\Frame\Output

Segment và nhập số đoạn chia trên thanh. Số mặt cắt sẽ bằng số đoạn chia +1.

Page 6: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

6

Bước 2: Khai báo nội lực đưa ra tại các mặt cắt như sau:

Trong thực đơn Analyze| Set option chọn Generate Output\ Select output

option\Frame Force\Select Show load và chọn các phương án tải cần tổ hợp bằng

cách giữ phím Ctrl và dùng chuột chọn phương án tải đó.Chú ý chỉ chọn duy nhất

mục Frame Force.

2.2. Với phần mềm SAP200 phiên bản 12,14.

Bước 1: Định nghĩa mẫu tải, trường hợp tải. Tốt nhất là để tên của trường hợp tải

(Load Case) trùng với tên của mẫu tải (Load pattern).

Page 7: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

7

Bước 2: Chọn tất cả các phần tử thanh sau đó vào thực đơn Assign\Frame\Output

station và nhập số mặt cắt như trên hình vẽ:

Page 8: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

8

Bước 3: Chạy SAP2000. Sau khi chạy xong, xuất kết quả tính toán ra MsAccess

trong menu File\Export\SAP2000 Ms Access Database và khai báo như trên hình

vẽ:

Chọn tất cả các mục (check), các load case, analysis Case, sau đó chọn OK .

Page 9: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

9

III. KHI SỬ DỤNG PHẦN MỀM STAAD3/STAADPRO ĐỂ TÍNH NỘI LỰC

Bước 1: Số liệu được ghi cỏc số liệu dưới dạng SINGLE (Trong STAADPRE chọn

SAVE và chọn SINGLE).

Bước 2: Phải khai báo mặt cắt bằng lệnh:

SECTION 0.25 0.50 0.75 ALL

Bước 3: Phải khai báo phần in ấn bằng lệnh

PERFORM ANALYSIS PRINT ALL

PRINT MEMBER FORCES ALL

PRINT SECTION MEMBER FORCES ALL

Bước 4: Nếu trong bài toỏn kiểm tra kết cấu thộp theo TCVN5575-91 thỡ thuộc

tớnh thanh (MEMBER PROPERTY) phải được khai bỏo theo bảng thộp do

RDSUITE tạo ra (Xem chi tiết tại phần thiết kế kiểm tra cấu kiện thộp). Bạn có thể tham khảo cấu trúc tệp tin số liệu đầu vào của STAAD hay SAP trong

các ví dụ mẫu của chương trình (RDsuite/Samples/…).

Page 10: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

10

PHẦN 2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH RDSUITE – TRONG THIẾT KẾ VÀ KIỂM TRA KẾT CẤU KHUNG, VÁCH.

Bước 1: Sử dụng SAP, ETABS, STAADPRO để tính toán kết cấu và xuất các kết

quả tính toán theo các quy định của phần mềm RDSUITE đã được trình bầy tại

phần I.

Bước 2: Mở phần mềm RDSUITE

Chú ý: Phần mềm RDSUITE chỉ có thể mở khi đã được kích hoạt bằng khóa cứng.

Chọn thực đơn Tệp tin -> Mở tệp -> Tìm đến và mở file kết quả tính toán đã

xuất ở Bước 1:

Chú ý: Kiểu tệp tin được lựa chọn phải có phiên bản phù hợp với file đã được xuất

ra từ SAP, ETABS hay STAADPRO. Đối với SAP các phiên bản 7.42 về trước cần

cả 2 file *.$2K và *.OUT, với các phiên bản sau cần file *.MDB. Với ETABS là file

*.MDB. Với STAADPRO là file *.STD. Ngoài ra RDSUITE còn hỗi trợ một vài

định dạng khác giúp cho việc nhập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn như tệp tin thư viện

*.tv

Page 11: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

11

Bên cạnh đo phần mềm cũng hỗi trợ mở tệp tin từ phần mềm MDW và

MCW:

Page 12: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

12

Bước 3: Sau khi đã mở file chương trình sẽ tự động chạy ra Form thông tin sơ đồ

như hình vẽ:

Đơn vị sử dụng: Đơn vị trong phần mềm phải trùng với đơn vị đã được sử

dụng trong file SAP, ETABS, STAADPRO. Người dùng nên chọn đơn vị là

Tấn - Mét cho kết quả in ấn gọn.

Chọn sơ đồ: Người dùng chọn sơ đồ muốn tính toán, sơ đồ không gian, phẳng

hoặc dàn...Việc lựa chọn sơ đồ nên phù hợp với mô hình sử dụng trong SAP,

ETABS, STAADPRO.

Chọn dữ liệu kết cấu: Người dùng lựa chọn dữ liệu muốn đọc vào chương

trình. Dữ liệu khung (Frame), và dữ liệu tấm vỏ (Area or Wall).

Chú ý: Trong các phiên bản SAP 8, ETABS 9, do có phần tử tấm sàn được phần

mềm tự chia nên RDSUITE không nhận dạng được phần tử gốc, do đó không tổ hợp

nội lực và thiết kế được thép sàn (Slabs). Người dùng nên chọn mục - chỉ đọc Wall

để tính thép vách. Nếu người dùng muốn sử dụng chức năng thiết kế sàn của

RDSUITE thì cần thực hiện việc chia sàn bằng tay, không được sử dụng Auto

Mash.

Chọn phương cột, vách: Phương của phần tử cột và phần tử cách (thường

theo phương Z).

Chọn tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn tải trọng tác động để tổ hợp tải trọng (TCVN 2737 - 95) và BS

8110.

Page 13: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

13

- Tiêu chuẩn thiết kế Bê tông và Bê tông cốt thép TCVN 356 – 2005. Tiêu

chuẩn Bê tông cốt thép 5574-91 với cột làm việc từng phương riêng rẽ, hay

kết hợp 5574-91 với dầm, cột sử dụng BS 8110....

Chọn bê tông, thép: Lựa chọn cấp độ bền nén B của bê tông, chủng loại thép

dọc, thép đai chung cho kết cấu. Đối với các cấu kiện sử dụng bê tông và thép

khác, người dùng sẽ khai báo riêng trong phần gán thông số thiết kế).

Chọn cấp chống nứt và cấp công trình: Phụ thuộc vào tầm quan trọng của

công trình người dùng lựa chọn cấp chống nứt và cấp công trình phù hợp.

Thông tin chung của công trình: Người dùng nhập thông tin về tên công

trình, đơn vị và cán bộ thiết kế công trình, địa điểm xây dựng công trình. Các

thông tin này sẽ được sử dụng trong việc xác định tải trọng gió và động đất

của công trình.

Thiết kế từng bước: Người dùng nên sử dụng RDSUITE theo từng bước,

bằng cách lựa chọn từng bước (Wizard). Khi đó phần mềm sẽ tự động chạy

từng bước liên tục đến khi thiết kế xong, hiển thị kết quả trên đồ hoạ (người

sử dụng ko phải vào từng mục trong các menu). Nếu người dùng muốn có

phương pháp thiết kế riêng cho mình thì bỏ lựa chọn từng bước (Wizard).

Chú ý: Khi đã thực hiện xong bước 2, người dùng nhấn vào nút đồng ý, chương

trình sẽ tự động cập nhập dữ liệu. Khi đó chương trình có thể có thông báo (như

hình dưới) do phát hiện thiếu dữ liệu trong file xuất ra từ SAP, ETABS,

STAADPRO. Tuy nhiên những dữ liệu này thường không quan trọng, người dùng

có thể tiếp tục cho chương trình chạy.

Bước 4: Khai báo số liệu tải trọng và tổ hợp tải trọng.

Cách 1: Khai báo tải trọng theo tên trường họp tải. Vào thực đơn Tải trọng -> Tổ

hợp nội lực -> Theo tên trường hợp tải. Đây là cách khai báo tải trọng rất

chính xác vì cơ sở dữ liệu tải trọng được lấy từ phần mềm đã sử dụng để tính

toán nội lực và kết hợp với tiêu chuẩn tải trọng sử dụng trong chương trình đã

được khai báo trước đó.

Page 14: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

14

Tên trường họp tải: Trong bảng tổ hợp tên trường họp tải là tên của trường

hợp tải khai báo trong phần mềm tính toán nội lực.

Kiểu tải: Người dùng lựa chọn kiểu tải trọng phù hợp với trường hợp tải đó.

Có thể là tải đơn ( Tĩnh tải, Hoạt tải 1, Hoạt tải 2, Gió X +, Gió Y +,… ),

hoặc là Tổ họp tải.

- Tĩnh tải.

- Hoạt tải 1: Hoạt tải sử dụng

- Hoạt tải 2: Hoạt tải sử dụng. Hoạt tải 1 và 2 sẽ độc lập với nhau và trong tổ

hợp nếu có cả hai hoạt tải 1 và hoạt tải 2 thì hệ số tổ hợp được xét như có 1

trường hợp hoạt tải.

- Gió X+ và Gió X-: là gió thồi cùng phương (X) nhưng ngược chiều nhau

(ví dụ như trường hợp gió X dương và gió X âm). Tương tự gió Y.

- Gió động: phương X dạng 1 (dạng 2, dạng 3) nếu có. Gió X động sẽ được

tổ hợp theo kiểu căn của tổng bình phương các gió X động. Tương tự gió

động Y các dạng 1,2,3

- Động đất: X dạng 1 (2,3) nếu có. Tương tự động đất Y.

- Tải cầu trục: Các trường hợp tải trọng cầu trục nếu có.

- Không tên: Khi bạn không muốn kể trường hợp tải trọng này vào tổ hợp

tải.

- Tổ hợp tải: Bạn muốn sử dụng tổ hợp tải này để tính toán thiết kế.

Tổ họp cơ bản: Bao gồm T.H.C.B n1, T.H.C.B n2, T.H.C.B n3, T.H.C.B

n4. Ứng với mỗi tổ hợp cơ bản khác nhau người dùng nhập các hệ số tổ hợp

cho từng tải trọng sao cho phù hợp. Nếu người dùng muốn lựa chọn các hệ số

Page 15: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

15

tổ hợp mặc định theo tiêu chuẩn thì nhấn vào nút Mặc định ở phía dưới góc

trái.

- T.H.C.B n1: Hệ số tổ hợp trong tổ hợp cơ bản 1 (là tổ hợp có 1 tĩnh tải và

1 hoạt tải).

- T.H.C.B n2: Hệ số tổ hợp trong tổ hợp cơ bản 2 (là tổ hợp có 1 tĩnh tải và

2 hoạt tải trở lên).

- T.H.C.B n3: Hệ số tổ hợp trong tổ hợp đặc biệt 1 (là tổ hợp có 1 tĩnh tải và

1 hoạt tải đặc biệt).

- T.H.C.B n4: Hệ số tổ hợp trong tổ hợp đặc biệt 2 (là tổ hợp có 1 tĩnh tải và

1 hoạt tải trở lên).

Tổ hợp gió đổi chiều: Trong quá trình khai báo tải, người dùng chỉ cần khai

báo tải gió theo một chiều và đánh dấu vào tạo tổ hợp gió đổi chiều,

RDSUITE sẽ tự động tạo tổ hợp gió có chiều ngược lại với tổ hợp gió đã khai

báo.

Giảm 50% hoạt tải tính móng: Trường hợp này thường được áp dụng trong

tính toán móng nhà cao tầng. Do kể đến sự xẩy ra không đồng thời giá trị lớn

nhất của các hoạt tải. Trong các tổ hợp nội lực chân cột, check này cho phép

giảm 50% hoạt tải sử dụng (Live) khi tính móng.

Tạo tổ hợp xiên X + Y: Trường hợp tải này thường được tính toán cho nhà

cao tầng, nhà có hình dạng vuông. Trong trường hợp xét đồng thời cả 2

phương X, Y (tổ hợp xiên). Với gió xiên thì hệ số tổ hợp mặc định của phần

mềm là 0.7X+0.7Y, còn với động đất là X+0.3Y và 0.3X+Y.

Hệ số tổ hợp gió xiên và động đất xiên: Hai hệ số này chương trình lấy mặc

định là 0,7 với tổ hợp gió xiên và 0,3 với tổ hợp động đất xiên.

Sau khi đã nhập dữ xong người dùng có thể xem tổng quát các trường hợp tải

bằng cách nhấn vào nút báo cáo hoặc in. Nếu chấp nhận các dữ liệu đó thì

nhấn vào nút đồng ý, không chấp nhận nhấn nút hủy bỏ.

Cách 2: Nếu không muốn sử dụng cách tổ hợp tải trong các tiêu chuẩn, người

dùng cũng có thể tự tạo các tổ hợp tải riêng bằng cách vào:

Thực đơn Tải trọng -> Tổ hợp nội lực -> Nhập trực tiếp.

Page 16: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

16

Người dùng nhập tổ hợp tải bằng cách thêm các tổ hợp tải, với kiểu tổ hợp có

thể là Cộng ĐS hoặc SRSS. Mỗi lần thêm tải người dùng nên chọn hệ số tổ

hợp phù hợp với từng loại tải trọng.

Chú ý: Kiểu tổ hợp SRSS có tổ hợp lớn nhất là căn bậc 2 của tổng bình phương

các giá trị lớn nhất trong mỗi trường hợp phân tích tải. Tổ hợp nhỏ nhất là

ngược lại của tổ hợp lớn nhất.

Bước 5: Tổ hợp nội lực và xem kết quả tổ hợp nội lực:

Vào thực đơn Tải trọng -> Tổ hợp NL

Thành phần nội lực: Người dùng có thể lựa chọn thành phần nội lực muốn tổ

hợp hoặc lựa chọn tất cả nội lực như hình trên.

Tham số:

Page 17: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

17

- Thiết kế cột kiểu: Từng phương (lệch tâm phẳng hoặc đúng tâm), lệch tâm

xiên.

- HL thép cột lớn nhất (%): Hàm lượng cốt thép cột theo tiêu chuẩn, thông

thường là 4,0%.

- Thiết kế vách kiểu: Phân bố đều, theo vùng biên.

- Hệ số vượt tải: Theo tải tiêu chuẩn, thông thường là 1,2.

- Cấp chống nứt: Lựa chọn lại cấp chống nứt, với công trình dân dụng thông

thường là cấp 3.

- Giới hạn cho phép về chuyển vị và độ võng: CVị ngang cho phép 1/H, CVị

tương đối cho phép 1/Ht, độ võng cho phép 1/L, KT nhịp để tính võng (mm)

được xác định theo tiêu chuẩn 356-2005.

- Thiết kế dầm móng: Nếu kết cấu đã có hệ dầm móng, người dùng có thể

kích vào thiết kế dầm móng, chương trình sẽ tổ hợp nội lực cho cả hệ dầm

móng. Hệ dầm móng có thể tính ngay trong phần thân hoặc thiết kế riêng

trong phần móng.

Khi đã chấp nhận các thông số trên, người dùng nhấn vào Đồng ý, chương

trình sẽ tự động tính toán và tổ hợp nội lực.

Sau khi chương trình đã tính toán người dùng có thể xem kết quả tổ hợp theo

các cách sau:

- Vào từ thực đơn: Tải trọng -> Kết quả tính toán -> Nội lực tổ hợp thanh

Ngoài nội lực tổ hợp thanh người dùng có thể xem Nội lực dài hạn thanh,

Nội lực tổ hợp tấm và Nội lực dài hạn tấm.

Page 18: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

18

- Ngoài ra người dùng có thể kích vào biểu tượng Excel trên thanh công

cụ:

Bước 6: Nhập số liệu thiết kế

Chọn và thay đổi tiêu chuẩn thiết kế: Trong bước 3 đã có một phần chọn

tiêu chuẩn thiết kế. Nhưng tại bước này người dùng vẫn có thể thay đổi tiêu

chuẩn thiết kế nếu muốn bằng cách vào thực đơn Tiêu chuẩn -> Bê tông cốt

thép -> Chọn tiêu chuẩn muốn sử dụng

Page 19: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

19

Chú ý: Nếu bạn chuyển đổi giữa các tiêu chuẩn, phần mềm sẽ xuất hiện thông báo

như hình dưới. Khi đó bê tông chuyển đổi giữa 2 tiêu chuẩn cũ TCVN5574-91 và

TCVN 356-2005 theo tương đương: Ví dụ đang sử dụng bê tông mác 200 theo tiêu

chuẩn 5574-91, khi chuyển sang tiêu chuẩn 356-2005 sẽ là B15.

Lựa chọn các phần tử để nhập số liệu thiết kế - Lựa chọn phần tử muốn nhập số liệu: Vào thực đơn Chọn -> Chọn -> Chọn

cách thức lựa chọn phần tử. Phầm mềm cung cấp nhiều cách thức lựa chọn

phần tử rất hữu hiệu cho người sử dụng:

+ Chọn thanh theo điểm và cửa sổ (Ctr+W): trên đồ họa dùng chuột chỉ

vào thanh đó, thanh sẽ chuyển sang chế vẽ theo kiểu ẩn (hidden), sau khi

chọn xong các phần tử -> ấn phím chuột phải. Nếu người dùng thấy các

phần tử được lựa chọn chuyển thành mầu xanh lá cây nghĩa là quá trình lựa

chọn phần tử đã thành công.

Page 20: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

20

+ Thanh song song với trục X hoặc Thanh song song với trục Y hoặc Z:

Cách lựa chọn này giúp người sử dụng lựa chọn nhanh tất cả các phần tử

thanh theo phương X, Y, Z. Trong kết cấu các thanh song song với trục X

hoặc trục Y thường là phần tử dầm, thanh song song với trục Z là phần tử

cột.

+ Thanh theo tên (Ctr+L):: Các phần tử trong kết cấu đều được đánh số

thứ tự phần tử. Lựa chọn thanh theo tên giúp lựa chọn ngay phần từ có số

thứ tự được nhập hoặc lựa chọn phần tử có tên là n1 đến phần tử có số thứ tự

là n2 với số bước nhảy xác định. Ví dụ: Lựa chọn các phần tử từ 1÷10 với số

bước nhảy là 2 khi đó các phần tử số 1,3,5,7,9 sẽ được lựa chọn.

+ Đảo lại thanh: Thường được sử dụng khi số phần được lựa chọn gần hết cả

kết cấu, chỉ còn trừ lại một số phần tử. Khi đó, trước tiên người dùng lựa

chọn các phần tử không được lựa chọn, sau đó vào thực đơn Chọn -> Chọn

-> Đảo lại thanh (Ctr+I):. Toàn bộ các phần tử lựa chọn sẽ được đảo lại.

+ Tất cả thanh (Ctr+A): Tất cả các thanh trong kết cấu sẽ được lựa chọn.

Page 21: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

21

+ Lựa chọn phần tử tấm: Các phần tử tấm cũng được lựa chọn theo cách

tương tức phần tử thanh. Gồm có sàn song song mới mặt phẳng XY và

tường song song với trục Z.

+ Ngoài ra RDSUITE còn cung cấp cả phương thức lựa chọn móng cho kết

cấu.

Chú ý: Khi hệ kế cấu lớn, số phần tử quá nhiều, để có thể lựa chon các phần tử một

cách chính xác, người dùng có thể chuyển đến xem từng mặt bằng và mặt cắt kết cấu

theo các phương khác nhau. Vào thực đơn Xem -> Lựa chọn cách thức xem.

- Xem theo không gian 3D.

- Xem theo mặt phẳng XY.

- Xem theo mặt phẳng XZ.

- Xem theo mặt phẳng YZ.

- Xem toàn bộ sơ đồ.

- Xem theo vùng: Trên mặt cắt như hình vẽ, người dụng lựa chọn mặt cắt

muốn xem (XY, XZ, YZ) -> nhấn chuột lựa chọn mặt cắt muốn xem ở trên

hình -> Chọn nhịn khung, bước khung, hoặc chiều cao tầng (từ n1 đến n2).

Ngoài ra cũng có thể chọn xem theo hệ trục hoặc xem trực tiếp theo tầng

(Story).

Page 22: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

22

Nhập số liệu thiết kế Dầm

- Sau khi đã lựa chọn được các dầm cần gán số liệu thiết kế, người dùng vào

thực đơn Thiết kế -> Số liệu thiết kế Dầm:

+ Cấp độ bền chịu nén: Chọn cấp độ bền cho bê tông.

+ HSĐK làm việc BT: Phụ thuộc vào điều kiện dưỡng hộ của bê tông và

thời tiết. Thông thường hệ số này bằng 1.

+ Nhóm cốt thép dọc: Chọn nhóm cốt thép, để xác định cường độ của thép

dọc.

Page 23: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

23

+ Nhóm cốt théo đai: Chọn nhóm cốt thép, để xác định cường độ của thép

đai.

+ Hàm lượng tối thiểu %: Hàm lượng thấp nhất của cốt thép dọc.

+ ĐK thép dọc nhỏ nhất: Đường kính thép dọc nhỏ nhất được sử dụng

trong dầm.

+ ĐK thép dọc lớn nhất: Đường kính thép dọc lớn nhất được sử dụng trong

dầm.

+ Số nhánh thép đai: Thông thường là đai 2 nhánh. Tùy thuộc vào chiều

cao và bề rộng của dầm để lựa chọn số nhánh đai phù hợp.

+ Kiểu dầm móng: Trong khi thiết kế dầm, nếu người dùng muốn thiết kế

hệ dầm móng riêng thì bỏ lựa chọn kiểu dầm móng.

+ Kể ảnh hưởng sàn (dầm T): Dầm trên sàn, dầm chữ T.

+ Bài toán kiểm tra: Dùng khi người dùng thực hiện bài toán thẩm tra, đã

có diện tính thép dọc, thép đai và cách bố trí thép cho dầm. Người dùng đặt

tên cho cấu kiện dầm, sau đó nhấn vào Chọn thép:

-> Người dùng nhập thép cho mặt cắt dầm (Lớp thép, số thanh thép trong

lớp, đường kính thép trong lớp), đối với các dầm ≥ 700mm thường có thêm

lưới thép cấu tạo ở giữa dầm, người dùng nhập Lưới thép ở giữa vào bảng.

Lựa chọn khoảng cách bảo vệ thép (lớp bảo vệ), khoảng cách giữa các lớp

thép. Chương trình sẽ tự động tính ra diện tích thép đã sử dụng. Người dùng

nhấn Đồng ý để trở về Form Thông số kiểm tra cấu kiện Dầm BTCT ->

nhấn Đồng ý để chấp nhận gán các số liệu trên -> người dùng nhấn vào nút

trên thanh công cụ để chạy chương trình.

-> Người dùng muốn kiểm tra xem diện tích thép vừa kiểm tra có thỏa mãn

khả năng chịu lực hay không: Vào thực đơn Thiết kế -> Kết quả tính toán

-> Đồ họa -> Bài toán thiết kế. Chương trình sẽ có kết quả như sau:

+ Với những thanh có diện tích thép đạt yêu cầu hay đủ khả năng chịu lực

thì số diện thép sẽ có mầu xanh lam, Với những diện tích thép không đủ khả

năng chịu lực sẽ có dấu * và chữ mầu đỏ.

Page 24: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

24

+ Người dùng cũng có thể xem hàm lượng cốt thép: Người dùng nhấn vào

biểu tượng trên thanh công cụ -> tích vào Hàm lượng thép -> Đồng ý.

Chương trình sẽ tính ra hàm lượng cốt thép đã sử dụng. Với những hàm

lượng có chữ đỏ và dấu * là hàm lượng không hợp lý.

- Xem chi tiết từng cấu kiện: Người dùng nhấn vào biểu tượng trên thanh

công cụ -> Lựa chọn cấu kiện muốn xem -> Nhấn chuột phải. Chương

trình sẽ hiện Form Báo cáo thiết kế thanh: Chương trình sẽ cho báo cáo chi

tiết nội lực tại từng vị trí khác nhau của cấu kiện dầm:

+ Biểu đồ Momen M3.

+ Biểu đồ lực dọc N.

+ Biểu đồ lực cắt Q3.

+ Biểu đồ momen M2.

+ Momen xoắn T.

+ Sơ đồ thép.

+ Sơ đồ nứt võng.

+ Sơ đồ bố trí thép.

+ Sơ đồ nứt võng.

Page 25: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

25

+ Biểu đồ tương tác M2-N.

+ Biểu đồ tương tác M3-N.

Page 26: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

26

- Chương trình cho phép xuất ra các loại báo cáo khác nhau, báo cáo chi tiết

thiết kế thép (Đạt or Không đạt), báo cáo về nứt và võng dầm, báo cáo tóm tắt

ngắn gọn của cấu kiện.

Chú ý: Nếu diện tích thép không đạt yêu cầu, người dùng có thể nhấn vào nút

để chọn lại diện tích và cách bố trí thép -> Và nhấn vào nút để

thực hiện việc thay đổi.

Page 27: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

27

Page 28: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

28

Page 29: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

29

Nhập số liệu thiết kế Cột - Sau khi đã lựa chọn được các cột cần gán số liệu thiết kế, người dùng vào

thực đơn Thiết kế -> Số liệu thiết kế Cột:

+ Cấp độ bền chịu nén: Chọn cấp độ bền cho bê tông cột.

+ HSĐK làm việc BT: Phụ thuộc vào điều kiện dưỡng hộ của bê tông và

thời tiết. Thông thường hệ số này bằng 1.

+ Nhóm cốt thép dọc: Chọn nhóm cốt thép, để xác định cường độ của thép

dọc.

+ Nhóm cốt théo đai: Chọn nhóm cốt thép, để xác định cường độ của thép

đai.

+ KC trọng tâm thép a1: Sử dụng trong tính toán cột lệch tâm xiên .

+ KC trọng tâm thép a2: Sử dụng trong tính toán cột lệch tâm xiên.

+ Hàm lượng tối thiểu %: Hàm lượng thép dọc tối thiểu được sử dụng

trọng cột.

+ Kiểu đặt thép: Kiểu đặt thép trong cột, có thể đặt đối xứng với cột chịu

nén đúng tâm và đặt không đối xứng với cột nén lệch tâm (thép được đặt

theo sự phân bố momem lệch tâm). Đối xứng hoặc không đối xứng ( cột

BTCT nhà công nghiệp).

+ Chiều rộng ban đầu: Chiều rộng ban đầu khi thiết kế sơ bộ tiết diện cột,

nếu giá trị này bằng không phần mềm sẽ hiểu là cột vuông.

+ ĐK thép nhỏ nhất: Đường kính thép nhỏ nhất sử dụng trong cột.

+ ĐK thép lớn nhất: Đường kính thép lớn nhất sử dụng trong cột.

Page 30: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

30

+ Số nhánh thép đai: Thông thường là đai 2 nhánh. Tùy thuộc vào chiều

cao và bề rộng của cột để lựa chọn số nhánh đai phù hợp.

+ ĐK thép đai: Đường kính cốt đai sử dụng trong cột.

+ Độ mảnh giới hạn kéo: Dùng để kiểm tra độ mảnh của cột.

+ Độ mảnh giới hạn nén: Dùng để kiểm tra độ mảnh của cột.

+ Liên kết hai đầu cột: Lựa chọn liên kết hai đầu cột để xác định được hệ

số chiều dài tính toán cột.

+ Hệ số: Hệ số chiều dài tính toán cột.

+ Kiểm tra chọc thủng: Trong trường hợp có cột phụ nằm trên dầm, hoặc

sàn ta cần kiểm tra chọc thủng của cột.

+ Bài toán kiểm tra: Khi đã có bố trí thép cho cột ta có thể tiến hành kiểm

tra hàm lượng cốt thép và cách bố trí cốt thép có đủ khả năng chịu lực.

Nhập số liệu thiết kế Sàn - Sau khi đã lựa chọn được các sàn cần gán số liệu thiết kế, người dùng vào

thực đơn Thiết kế -> Số liệu thiết kế Sàn:

+ Cấp độ bền chịu nén: Chọn cấp độ bền cho bê tông sàn.

+ Nhóm cốt thép: Nhóm cốt thép sàn.

+ KC trọng tâm thép a1

+ KC trọng tâm thép a2

+ HSĐK làm việc BT: Hệ số điều kiện làm việc của bê tông sàn.

+ Hàm lượng tối thiểu %: Hàm lượng thép tối thiểu trong sàn.

+ ĐK thép trên: Đường kính thép lớp trên của sàn.

+ ĐK thép dưới: Đường kính thép lớn dưới của sàn.

+ Bài toán kiểm tra

Page 31: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

31

Nhập số liệu thiết kế Vách - Sau khi đã lựa chọn được các vách cần gán số liệu thiết kế, người dùng vào

thực đơn Thiết kế -> Số liệu thiết kế Vách:

+ Cấp độ bền: Chọn cấp độ bền cho bê tông vách.

+ Nhóm cốt thép dọc: Nhóm cốt thép chịu lực chính trong vách.

+ Nhóm cốt thép ngang: Nhóm cốt thép đặt ngang vách.

+ KC trọng tâm thép a1

+ KC trọng tâm thép a2

+ (Lb/Hv) vùng biên min

+ HSĐK làm việc BT: Hệ số điều kiện làm việc của bê tông.

+ Hàm lượng tối thiểu %: Hàm lượng cốt thép chịu lực tối thiểu trong

vách.

+ ĐK thép phương 1: Đường kính cốt thép đặt thep phương 1.

+ ĐK thép phương 2: Đường kính cốt thép đặt theo phương 2.

+ Bài toán kiểm tra: Người dùng có thể thực hiện kiểm tra khả năng chịu

lực của vách khi biết hàm lượng thép và cách bố trí thép cho vách (bài toán

thẩm tra).

-> Sau khi đã nhập số liệu thiết kế dầm hoặc số liệu kiểm tra dầm. Người

dùng vào thực đơn Thiết kế -> Thiết kế sàn vách:

Page 32: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

32

Nhập số liệu thiết kế Dàn - Sau khi đã lựa chọn được thanh dàn cần gán số liệu thiết kế, người dùng vào

thực đơn Thiết kế -> Số liệu thiết kế Dàn:

Page 33: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

33

+ Hệ số điều kiện làm việc (Gm).

+ Hệ số chiều dài tính toán trong mặt phẳng (MuyX).

+ Hệ số chiều dài tính toán trong mặt phẳng (MuyY).

+ Độ mảnh giới hạn kéo.

+ Độ mảnh giới hạn nén.

+ Mác thép.

+ Mô đun đàn hồi.

+ Cường độ kéo – nén.

+ Cường độ chịu cắt.

Nhập số liệu thiết kế dầm thép ZM Chú ý: Do thiết kế dầm thép, nên trong quá trình nhập dữ liệu vào người dùng

chú ý sử dụng tiêu chuẩn thép TCVN 338 – 2005.

- Sau khi đã lựa chọn được các dầm cần gán số liệu thiết kế, người dùng vào

thực đơn Thiết kế -> Số liệu thiết kế Dầm:

Page 34: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

34

+ Hệ số điều kiện làm việc (Gm).

+ Hệ số chiều dài tính toán trong mặt phẳng (MuyX).

+ Hệ số chiều dài tính toán trong mặt phẳng (MuyY).

+ Độ mảnh giới hạn kéo.

+ Độ mảnh giới hạn nén.

+ Mác thép.

+ Mô đun đàn hồi.

+ Cường độ kéo – nén.

+ Cường độ chịu cắt.

- Nhập xong các thông số dầm, người dùng lựa chon các cột thép cần gán số

liệu thiết kế. Sau đó vào thực đơn Thiết kế -> Số liệu thiết kế Cột:

+ Hệ số điều kiện làm việc (Gm).

+ Hệ số chiều dài tính toán trong mặt phẳng (MuyX).

+ Hệ số chiều dài tính toán trong mặt phẳng (MuyY).

+ Độ mảnh giới hạn kéo.

+ Độ mảnh giới hạn nén.

+ Mác thép.

+ Mô đun đàn hồi.

Page 35: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

35

+ Cường độ kéo – nén.

+ Cường độ chịu cắt.

Bước 7: Tính toán, kiểm tra và thiết kế Sau khi đã nhập xong các số liệu thiết kế ta tiến hành tính toán, kiểm tra và

thiết kế. Người dùng vào thực đơn Thiết kế -> Thiết kế dầm cột dàn. Khi đó

chương trình sẽ yêu cầu nhập nốt các thông số thiết kế cần thiết:

- Thành phần nội lực, người dùng lựa chọn các thành phần nội lực muốn

tính toán:

+ Lực cắt Q22.

+ Momem M33.

+ Lực dọc N.

+ Lực cắt Q33.

+ Momem M22.

+ Momem xoắn M11.

+ Ứng lực Fxx.

+ Momen đơn vị Mxx.

+ Ứng suất Sxx.

+ Ứng lực cắt Vxx.

+ Tất cả phần tử: Lựa chọn để thiết kế cho tất cả các phần tử.

+ Tổ hợp tương ứng.

- Tham số, lựa chọn các tham số thiết kế:

+ Thiết kế cột kiểu: Từng phương, lệch tâm xiên. Phụ thuộc vào cột nén

đúng tâm hoặc chịu momem lệch tâm.

+ HL thép cột lớn nhất (%): Quy định theo thiết kế, thông thường là 4%.

+ Thiết kế vách kiểu: Phân bố đều hoặc vùng biên.

+ Hệ số vượt tải.

+ Cấp chống nứt.

+ CV ngang cho phép 1/H.

+ CV tương đối C.Phép 1/Ht.

+ Độ võng cho phép 1/L.

+ KT nhịp để tính võng (mm).

Page 36: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

36

+ Thiết kế dầm móng: Người dùng có thể chọn hoặc không chọn thiết kế

dầm móng. Vì dầm móng sẽ được thiết kế riêng trong phần thiết kế móng.

Chú ý: Khả năng tính toán của phần mềm là không giới hạn về phần tử – Tuy

nhiên nếu số phần tử trên 10000 phần tử, thì phần thể hiện các kết quả thiết kế

trên màn hình chậm và khó quan sát. Khi đó phần mềm sẽ hiện thị thông báo:

Khi đó người dùng có thể xem bằng cách vào thực đơn Xem -> Vùng, để có thể

xem các kết quả tính toán, thiết kế theo mặt bằng, mặt cắt hoặc theo các vùng lựa

chọn. Muốn thay đổi số phần tử giới hạn, chọn nút trên thanh công cụ , và

thay đổi trong mục số phần tử hiển thị.

Page 37: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

37

Bước 8: Xem và xác nhận các kết quả tính toán

Sau khi đã tính toán thiết kế, ta tiến hành xem kết quả tính toán. Người dùng

vào thực đơn Thiết kế -> Kết quả tính toán -> Lựa chọn cách xem kết quả:

- Đồ họa.

Page 38: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

38

+ Sơ đồ: Hiển thị sơ đồ kết cấu đã tính toán.

+ Bài toán thiết kế: Bật tắt chế độ xem thiết kế hoặc kết quả thẩm tra.

+ Tiết diện sơ bộ cột: RDSUITE cho phép xác định sơ bộ tiết diện của cột

(diện tích, kích thước của cột) trên cơ sở tĩnh tải và hoạt tải.

+ Mặt bằng nội lực lớn nhất: Xem nội lực lớn nhất của cột và được ghi tại

đỉnh cột.

+ Cốt thép khung: Sơ đồ thép dầm, cột.

+ Cốt thép cột M33: Nếu tính toán thép cột theo TCVN 5574-91 hoặc

TCVN 356-2005 cho từng phương riêng rẽ thì chính là diện tích cốt thép cột

với cặp nội lực N-M33 (Mô men xoay quanh trục 3). Còn nếu chọn TCVN

kết hợp BS 8110 thì chính là thép với cặp N-M33+M22, thép phân bố đều

theo chu vi.

+ Cốt thép cột M22: Nếu tính toán thép cột theo TCVN 5574-91 hoặc

TCVN 356-2005 cho từng phương riêng rẽ thì chính là diện tích cốt thép cột

với cặp nội lực N-M22 (Mô men xoay quanh trục 2).

+ Mặt bằng thép cột: Vẽ thép cột theo mặt bằng.

+ Hệ số nén cột: Trong thiết kế cột nhà cao tầng , thiết kế kháng chấn, hệ số

nén cột là một trong những chỉ tiêu đánh giá cột có làm việc trong giới hạn

đàn hồi hay không.

+ Kiểm tra chọc thủng sàn.

+ Kiểm tra tiết diện thép: Thể hiện kết quả kiểm tra cấu kiện thép về cường

độ (ứng suất pháp, tiếp) và ổn định (cục bộ, tổng thể).

+ Cốt thép sàn M11+, M11- : Thép sàn ứng với mô men 1-1 + (Mô men

dương, âm song song với trục 1).

Page 39: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

39

+ Cốt thép sàn M22+, M22- : Thép sàn ứng với mô men 1-1 + (Mô men

dương, âm song song với trục 2).

+ Cốt thép vách: Diện tích thép dọc thiết kế của vách.

+ Bố trí thép vách.

- Báo cáo: Xem và xuất báo cáo cho Dầm, Cột, Dàn, Sàn, Vách.

- Chi tiết: Xem chi tiết của từng phần tử Dầm và Cột.

- Muốn xuất kết quả thiết kế kiểm tra ra Excel chọn nút trên thanh

công cụ.

- Xem chi tiết thiết kế cấu kiện: Người dùng nhấn nút trên thanh công

cụ, sau đó trên màn hình đồ họa lựa chọn các phần tử muốn xem (có thể là

dầm cột hoặc các chi tiết khác) -> kết thúc chọn ấn phím chuột phải.

RDSUITE sẽ hiện lên một bảng kết quả chi tiết thiết kế của phần tử như

sau:

+ Bảng danh sách các phần tử: Trong bảng có chứa đầy đủ các thông tin

về từng phần tử và từng mặt cắt tính toán, diện tích thép yêu cầu, hàm lượng

cốt thép, khoảng cách cốt đai, lực cắt, lực dọc và momem.

- Các dạng biểu đồ và sơ đồ hiển thị:

- Biểu đồ Momen M3.

- Biểu đồ lực dọc N.

- Biểu đồ lực cắt Q3.

- Biểu đồ momen M2.

- Momen xoắn T.

- Sơ đồ thép.

- Sơ đồ nứt võng.

Page 40: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

40

- Sơ đồ bố trí thép.

- Sơ đồ nứt võng.

- Biểu đồ tương tác M2-N.

- Biểu đồ tương tác M3-N.

Chú ý: Trượt trên danh sách các phần tử được chọn để xem chi tiết thiết kế

của phần tử đó. Chọn biểu đồ bao, sơ đồ thép muốn xem trong hộp Biểu đồ.

+ Nếu người dùng thực hiện bài toán thẩm tra: Nhấn vào nút ,

sau đó nhập diện tích théo muốn kiểm tra vào bảng. Có thể nhập thép theo

đường kính và số lớp thép, nhấn nút :

Page 41: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

41

-> Xem và chỉnh lại tên cấu kiện, diện tích thép bố trí và chọn thay đổi cho

tất cả cấu kiện được chọn, hay chỉ cấu kiện trong tầng. Sau đó người dùng

thực hiện chạy lại sơ đồ kết cấu. Chương trình sẽ tính toán kiểm tra xem

diện tích thép vừa nhập có đủ khả năng chịu lực. Người dùng có thể xem kết

tương tự như ở phần bài toán kiểm tra dầm.

+ Chương trình sẽ cho báo cáo chi tiết nội lực tại từng vị trí khác nhau và

thuyết minh tính toán chi tiết của từng phần tử. Người dùng nhấn nút Báo

cáo.

+ Chọn In để in biểu đồ bao ra máy in.

Page 42: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

42

PHẦN 3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH RDSUITE – TRONG TÍNH TẢI TRỌNG ĐỘNG ĐẤT VÀ GIÓ THEO TCVN KÊT NỐI TỪ ETABS.

Bước 1: Chuẩn bị số liệu trong ETABS - Nhập chính xác cao độ (elevation) của các tầng.

Page 43: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

43

- Khai báo khối lượng kết cấu.

- Nhóm các tầng thành từng nhóm: Đi từ tầng dưới cùng lên tầng trên cùng, tại mỗi

tầng chọn tất cả các phần tử, sau đó nhóm thành 1 nhóm. Tên các nhóm cũng

được đánh theo thứ tự từ dưới lên trên

Page 44: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

44

- Khai báo các tầng là miếng cứng: Chọn tất cả các phần tử sàn:

- Gán miếng cứng:

Page 45: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

45

- Chọn bài toán phân tích động:

- Riêng với Etabs 2013 người dùng cần khai báo thêm số dạng dao động ở

“Load Combinations”

Page 46: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

46

- Chạy kết quả tính toán và xuất các kết quả ra cơ sở dữ liệu của Access

(*.mdb). Xuất các kết quả tính toán theo các quy định của phần mềm

RDSUITE đã được trình bầy tại phần I.

Bước 2: Trong RDSUITE mở file Access (*.mdb) do Etabs xuất ra.

Bước 3: Khai báo số liệu tải trọng và tổ hợp tải trọng. Lựa chọn kiểu tải phù hợp

với loại tải trọng. Các hệ số tổ hợp tải người dùng nên lựa chọn Mặc định

Page 47: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

47

Bước 4: Chọn tải trọng Gió- Động đất: Vào thực đơn Tải trọng -> Gió – Động đất:

- RDSUITE dựa vào sơ đồ kết cấu, chiều cao và cao độ các tầng sẽ tính toán được

khối lượng của từng tầng, phân tích các dạng dao đông của kết cấu và tự động

nhận dạng các dạng dao động theo X, Y hay xoắn XY. Người dùng có thể tự

động điều chỉnh dạng dao động sao cho phù hợp. Sau khi đã kiểm tra dạng dao

động người dùng nhấn nút Đồng ý. RDSUITE sẽ tính toán tải trọng gió và động

đất:

Page 48: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

48

- Nhập số liệu công trình:

+ Số tầng.

+ Bề rộng công trình Bx (m).

+ Bề rộng công trình By (m).

+ Cao đọ chân công trình (m).

+ Cốt mặt đất (m).

+ Kết cấu công trình: Kết cấu bê tông cốt thép hoặc kết cấu thép.

+ Địa điểm công trình: Tỉnh (Thành phố) – Quận (Huyện). RDSUITE sẽ xác

định áp lực gió tiêu chuẩn và gia tốc đỉnh thiết kế.

+ Vùng áp lực gió: Chương trình sẽ tra theo tiêu chuẩn.

+ Dạng địa hình.

+ Áp lực tiêu chuẩn (daN/m2): Chương trình tra theo tiêu chuẩn sử dụng.

+ Hệ số vượt tải.

+ Tầng số giới hạn.

+ Loại đất nền: Nếu khai báo chỉ tiêu cơ lý và loại móng thì rdsuite tự xác định

loại đất nền SA, SB...

Page 49: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

49

+ Hệ số tầm quan trọng.

+ Hệ số ứng sử cơ bản qo.

+ Hệ số kw.

- Người dùng nhấn nút Phổ 375 để xem phổ thiết kế theo tiêu chuẩn 375 – 2006.

Có thể xem kiểu phổ phân tích theo phương ngang hoặc đứng.

- Người dùng có thể lựa chọn các dạng dao động khác nhau:

Page 50: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

50

- Gió X có các dạng dao động: Tĩnh, Động D1, Động D2, Động D3:

- Gió Y có các dạng dao động: Tĩnh, Động D1, Động D2, Động D3:

Page 51: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

51

- Động đất X theo 375 có các dạng dao động: Tĩnh, Phổ D1, Phổ D2, Phổ D3, Phổ

D4:

- Động đất Y theo 375 có các dạng dao động: Tĩnh, Phổ D1, Phổ D2, Phổ D3, Phổ

D4:

Page 52: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

52

- Động đất theo UBC97 có dạng dao động: Tĩnh:

- Động đất theo UBC94 có dạng dao động: Tĩnh:

Page 53: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

53

- Động đất X theo SNHIP có dạng dao động: Dạng D1, Dạng D2, Dạng D3:

- Động đất Y theo SNHIP có dạng dao động: Dạng D1, Dạng D2, Dạng D3:

Page 54: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

54

- Chuyển vị và dịch chuyển của công trình:

Page 55: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

55

-> Người dùng nhấn nút Tính toán để phần mềm tính toán và đưa ra báo cáo về tải

trọng gió tĩnh, thành phần động của gió, tải trọng động đất theo 3 tiêu chuẩn là

TCVN 375-2006; SNHIP và UBC:

-> Người dùng thực hiện chuyển các Tab ở cuối trang để xem Báo cáo tính toán

theo từng tiêu chuẩn khác nhau và nhấn nút để xuất thuyết minh ra file

Excel (*.xls).

Page 56: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

56

PHẦN 4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH RDSUITE – ĐỂ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KIỂM TRA MÓNG

Bước 1-4: Giống Phần 2 (xem hướng dẫn sử dụng RDSUITE trong thiết kế và

kiểm tra kết cấu khung vách).

Bước 5: Tổ hợp phản lực chân cột vách. Người dùng vào thực đơn Móng -> Tổ

hợp phản lực.

Bước 6: Khai báo các chỉ tiêu cơ lý đất nền.

- Thêm: Chọn nút thêm để tạo một mặt nền địa chất mới.

- Sửa: Khi đã có sẵn chỉ tiêu cơ lý nền đất, người dùng có thể dùng nút sửa để

sửa các chỉ tiêu của mặt cắt đó.

- Xóa: Xóa mặt cắt cơ lý nền đất đã có trong bảng.

- Mở tệp: Mở các thông tệp địa chất cơ lý đất nền đã được lưu từ trước.

Khi ấn nút Thêm hoặc Sửa chương trình sẽ hiện ra Form nhập số liệu cơ lý đất

nền:

Page 57: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

57

- Ta tiến hành khai báo các lớp đất từ trên xuống dưới. Người dùng nhập đầy

đủ các thông số:

+ Thông tin mũi khoan.

+ Thông tin chung.

+ Các chỉ tiêu cơ lý

Chú ý: Các chỉ tiêu nào người dùng không có số liệu có thể để theo mặc

định của chương trình bằng cách nhấn vào nút Mặc định.

- Thư viện nền đất: RDSUITE có chứa thư viện số liệu địa chất, hố khoan của

hơn 100 công trình trên địa bàn cả nước trong đó có nhiều công trình sử

dụng RDSUITE để tính toán thiết kế. Người dùng nhấn nút Thư viện ->

Lựa chọn số liệu địa chất muốn sử dụng -> Đồng ý.

- Với những chỉ tiêu cơ lý không có trong báo cáo địa chất. Người dùng có thể

thực hiện việc truy xuất đến giá trị đó thông qua những chỉ tiêu khác đã nhập

bằng cách nhấn nút .

Page 58: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

58

-> Sau khi đã nhập đầy đủ các chỉ tiêu của từng lớp, người dùng nhấn vào nút Thêm

để thêm lớp đất mới vào bảng và ấn nút Thay đổi để sửa số liệu địa chất trong bảng.

Người dùng cũng có thể nhập và sửa trực tiếp số liệu trên bảng.

-> Nhập xong toàn bộ các lợp đất của nền người dùng có thể lưu lại nền đất đó để sử

dụng cho các lần tính toán sau, bằng cách nhấn vào nút Ghi. Và chọn nút Mở tệp để

mở nền đất đã lưu trong cơ sở dữ liệu. Nhấn Đồng ý để chấp nhận các dữ liệu nền

đất trên.

A. Thiết kế móng đơn

Bước 7: Khai báo thông số móng đơn (nếu có).

- Chọn chân cột cần gán thông số thiết kế móng đơn: Người dùng chọn nút trên

thanh công cụ hoặc vào thực đơn Chọn -> Chọn -> Chọn móng:

Page 59: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

59

-> Chọn các chân cột thiết kế bằng móng đơn -> ấn phím chuột phải -> Nút chân cột

được chọn chuyển sang màu xanh. Sau đó người dùng vào thực đơn Móng

-> Gán thiết kế móng đơn:

- Tên cấu kiện móng: Do người sử dụng đặt. Nếu người dùng không khai báo,

phần mềm sẽ tự động đặt tên cho móng (MD-1, MD-2, MC-1, MC-2…).

- Thông số chung:

+ Mũi khoan cơ lý: Đã khai báo ở bước trước.

+ Chiều sâu móng

Page 60: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

60

+ Chiều cao tầng hầm + Phương bố trí: Theo phương X hoặc Y, cạnh ngắn của móng sẽ vuông góc

với phương bố trí.

+ T.Lệ chiều dài/rộng: Trong bài toán thiết kế.

+ Chiều rộng ban đầu và chiều cao ban đầu: Phần mềm sẽ lấy chiều rộng và

chiều cao ban đầu để thực hiện bài toán kiểm tra. Nếu không đạt thì phần mềm

sẽ tăng kích thước từ kích thước ban đầu.

- Lệch tâm móng và mép cột: Độ lệch tâm được định nghĩa là số dương và là

khoảng cách từ mép móng đến mép cột:

+ Lệch tâm X: Theo phương X sẽ có 3 dạng: Đúng tâm, lệch tâm trái và lệch

tâm phải. Nếu có lệch tâm người dùng chọn lệch tâm (trái hoặc phải) và nhập

độ lệch tâm.

+ Lệch tâm Y: Tương tự với phương X.

+ Xét momen do cột lệch tâm: Khi có cột lệch tâm thì sẽ có mô men lệch tâm

phát sinh. Theo cách tính truyền thống mô men đó sẽ là M=hslt.N.e trong đó N

là lực dọc, e là khoảng cách lệch tâm và hslt là hệ số lệch tâm do người dùng

nhập. Nếu tính theo phương pháp phần tử hữu hạn thì RDSUITE sẽ mô hình

thành móng, cột và giằng thành các phần tử khối (solid), đất nền là các lò so

(spring) và dựa trên quan hệ độ cứng để phân phối mô men lệch tâm cho các

cấu kiện.

- Thông số thiết kế - kiểm tra:

+ Cấp độ bền chịu nén: Cấp độ bền của bê tông móng.

+ HSĐK làm việc BT.

+ KC trọng tâm thép a1.

+ KC trọng tâm thép a2.

+ Nhóm cốt thép dọc: Nhóm cốt thép dọc chịu lực.

+ Hàm lượng tối thiểu %: Hàm lượng tối thiểu cốt thép dọc chịu lực, theo quy

định thiết kế.

+ ĐK thép phương X: Đường kính thép theo phương X.

+ ĐK thép phương Y: Đường kính thép theo phương Y.

- Bài toán kiểu tra: Thông số kiểm tra

+ Kích thước móng X.

+ Khoảng cách thép X.

+ Kích thước móng Y.

+ Khoảng cách thép Y.

+ Chiều cao móng.

Chú ý: Trong mặt bằng kết cấu móng, người dùng có thể kết hợp sử dụng móng đơn

với các loại móng khác.

Page 61: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

61

Bước 8: Nhập số liệu thiết kế giằng móng giằng móng (nếu có): Nhập số liệu thiết

kế giằng móng được hướng dẫn ở phần D.

Bước 9: Tính toán thiết kế và kiểm tra móng: Được hướng dẫn thực hiện tại phần E.

B. Thiết kế móng cọc.

Bước 7: Khai báo tiết diện cọc. Người dùng vào thực đơn Móng -> Tiết diện cọc:

- Số liệu cọc:

+ Tên cọc: Do người dùng đặt.

+ Tiết diện cọc: Cọc vuông (đóng, ép), tròn (nhồi), chữ nhật (cọc baret).

+ Chiều rộng.

+ Chiều cao.

+ Chiều dài cọc: Người dùng lựa chọn sao cho cọc cắm vào lớp đất tốt.

+ Số đoạn cọc: Tùy theo chiều dài cọc người dùng chia số đoạn cọc sao cho

hớp lý.

+ Thi công: Chọn phương pháp thi công.

+ KC bảo vệ (m): Khoảng cách bảo vệ cốt thép.

+ Cấp độ bền: Cấp độ bền của bê tông cọc.

+ Nhóm thép dọc: Nhóm cốt thép dọc chịu lực cho cọc.

+ Bố trí thép: Cách bố trí thép trong cọc.

+ Số thanh thép: Số thanh thép dọc trong cọc.

+ ĐK thép dọc: Đường kính thép dọc lựa chọn.

Page 62: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

62

+ Nhóm thép đai: Nhóm cốt thép đai cọc.

+ ĐK thép đai: Đường kính théo đai.

+ KC thép đai: Khoảng cách cốt thép đai.

- Phương pháp tính toán sức chịu tải: RDSUITE cung cấp nhiều phương pháp

tính sức chịu tải cọc khách nhau. Người dùng lựa chọn phương pháp tính sức

chịu tải sao cho hợp lý và phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng. Các phương pháp

tính sức chịu tải gồm:

+ TCXD 205-98 – Cơ lý (PLA): Sức chịu tải cọc theo các chỉ tiêu phụ lục A

tiêu chuẩn 205-1998.

+ TCXD 205-98 – C. độ (PLB): Sức chịu tải cọc theo các chỉ tiêu phụ lục B

tiêu chuẩn 205-1998.

+ Xuyên tĩnh CPT.

+ SPT – Meyerhof.

+ SPT – Nhật Bản.

+ Thí nghiệm nén tĩnh.

+ Giá trị nhỏ nhất: Là giá trị sức chịu tải nhỏ nhất trong các phưpng pháp tính

toán trên, thường dùng để làm sức chịu tải trong tính toán cọc.

+ Giá trị nhập: Ngoài các phương pháp tính toán trong tiêu chuẩn, người dùng

có thể nhập các giá trị sức chịu tải cho cọc (sức chịu tải nén, sức chịu tải nhổ),

kiểu làm việc của cọc (Kháng mũi + Ma sát, Kháng mũi, Ma sát). Hệ số điều

kiện làm việc cọc. Chiều dài cọc lớn nhất của cọc là chiều dài lớn nhất do

người dùng lựa chọn khi đã biết sức chịu tải mà chưa biết chiều dài cọc (Ví dụ:

Nếu muốn thiết kế sức chịu tải là 60 Tấn mà chưa biết chiểu dài cọc là bao

nhiêu, thì người dùng nhập giá trị sức chịu tải của cọc vào trong ô sức chịu tải

chịu nén của cọc (chữ màu đỏ), sau đó nhập chiều dài lớn nhất của cọc, phần

mềm sẽ tự động xác định chiều dài của cọc).

- Đất nền: Chỉ tiêu cơ lý của cọc (để xuất báo cáo), còn khi thiết kế sẽ lấy mũi

khoan cơ lý của đài cọc tương ứng.

- Thí nghiệm nén tĩnh: Nếu cọc có thí nghiệm nén tĩnh, lựa chọn vào mục thí

nghiệm nén tĩnh, và chọn nút ,người dùng nhập các số liệu P

nén, độ lún tương ứng.

Page 63: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

63

- Cọc vữa XM đất: người dùng lựa chọn , nhập các thông số cọc

xi măng đất:

+ Hàm lượng xi măng (Kgf/m3).

+ Hệ số an toàn dài hạn.

+ Hệ số an toàn ngắn hạn.

+ C.Độ vữa XM – Fc (T/m2).

+ M.đun ĐH vữa XM – Ep (T/m2).

-> Người dùng chọn nút Thêm, Thay đổi hoặc Xoá để thêm, sửa hay xoá một

tiết diện cọc.

- Sau khi đã nhập xong các số liệu cọc người dùng nhấn nút để vẽ các

dạng biểu đồ thể hiện:

+ Sức chịu tải của cọc: Theo các phương pháp tính toán khác nhau đã chọn ở

trên.

Page 64: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

64

Chú ý: Trên hình vẽ đồ hoạ của cọc, người dùng nhấn phím chuột phải và chọn các

lệnh như phóng to, dịch chuyển hay xuất biểu đồ, bản vẽ ra AutoCAD.

-> Người dùng nhấn vào nút Báo cáo để xuất báo cáo sức chịu tải của cọc ra Excel:

Page 65: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

65

Bước 8: Gán số liệu đài cọc. Người dùng lựa chọn các móng cần thiết kế móng

cọc. Nhấn vào nút trên thanh công cụ dọc hoặc vào thực đơn Móng -> Gán

thiết kế móng cọc:

- Tên cấu kiện móng: Tên cấu kiện móng do người dụng đặt. Nếu người dùng

không khai báo tên móng, phần mềm sẽ tự động đặt tên cho móng (MD-1, MD-

2, MC-1, MC-2…).

- Thông số chung đài cọc:

+ Mũi khoan cơ lý: Chọn mũi khoan đã khai báo ở bước nhập cơ lý đất nền.

+ Loại cọc: Chọn loại cọc muốn sử dụng, đã khai báo ở bước nhập tiết diện

cọc.

+ Phương bố trí: Lựa chọn bố trí cọc theo phương X hoặc Y (cạnh ngắn của

móng sẽ vuông góc với phương bố trí).

+ Kiểu bố trí cọc: Lựa chọn kiểu bố trí cọc, có thể bố trí theo Hàng cột, theo

Hoa mai hoặc Tròn.

+ Khoảng cách cọc: Khoảng cách cọc (3.d).

Page 66: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

66

+ Khoảng cách mép: Khoảng cách mép đài đến cọc (1.d).

+ Số cọc nhỏ nhất.

- Thông số hình học đài:

+ Chiều sâu móng: Người dùng nhập chiều sâu đặt móng (đáy đài).

+ Chiều cao tầng ngầm: Chiều cao tầng hầm.

+ Chiều cao ban đầu: Số cọc ban đầu và chiều cao ban đầu. Phần mềm sẽ lấy

số cọc ban đầu để bố trí và chiều cao ban đầu để kiểm tra. Nếu không thỏa mãn

các điều kiện thì phần mềm sẽ tăng số cọc và chiều cao của đài từ các thông số

ban đầu.

+ Hệ số nền của đài: Nhập hệ số nền đất đáy đài.

+ Lệch tâm X: Thông số lệch tâm phương X. Lệch tâm trái và lệch tâm phải.

Nếu có lệch tâm thì chọn lệch tâm (trái, phải) và nhập độ lệch tâm. Độ lệch tâm

được định nghĩa là số dương và là khoảng cách từ mép móng đến mép cột.

Quan sát trên hình vẽ để xem nhập độ lệch tâm đúng hay sai. Tương tự khai báo

lệch tâm của cột theo phương Y.

+ Độ lệch tâm X: Nhập độ lệch tâm theo phương X.

+ Lệch tâm Y: Tương tự phương X.

+ Độ lệch tâm Y: Nhập độ lệch tâm theo phương Y.

+ Hệ số lệch tâm.

+ Xét momen cột lệch tâm: Lựa chọn có xét đến ảnh hưởng của momen lệch

tâm. Khi có cột lệch tâm thì sẽ có mô men lệch tâm phát sinh. Theo cách tính

truyền thống mô men đó sẽ là M=hslt.N.e trong đó N là lực dọc, e là khoảng

cách lệch tâm và hslt là hệ số lệch tâm do người dùng nhập. Còn nếu tính theo

phương pháp phần tử hữu hạn thì Rdsuite sẽ mô hình thành móng, cột và giằng

thành các phần tử khối solid, đất nền là các lò so spring và dựa trên quan hệ

độ cứng để phân phối mô men lệch tâm cho các cấu kiện.

- Thông số thiết kế đài:

+ Cấp độ bền: Lựa chọn cấp độ bền cho bê tông đài.

+ HSĐK làm việc bê tông: Hệ số điều kiện làm việc của bê tông.

+ Khoảng cách trọng tâm.

+ Hàm lượng tối thiểu %: Hàm lượng cốt thép chịu lực tối thiểu.

+ Nhóm thép dọc: Nhóm cốt thép dọc chịu lực.

+ Đường kính thép phương X.

+ Đường kính thép phương Y.

+ ĐK thép cấu tạo.

+ Khoảng cách thép cấu tạo.

- Bài toán kiểm tra: Khi thực hiện bài toán thẩm tra, người dùng nhập các số

liệu về kích thước đài, khoảng cách cốt thép đài, nhập thứ tự và vị trí các cọc

(tọa độ thiết kế). Ngoài ra người dùng cũng có thể nhập dữ liệu thông qua file

AutoCad đã có sắn móng.

-> Nhập xong các dữ liệu người dùng nhấn vào Đồng ý.

Page 67: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

67

Bước 9: Nhập số liệu thiết kế giằng móng giằng móng (nếu có): Nhập số liệu thiết

kế giằng móng được hướng dẫn ở phần D.

Bước 10: Tính toán thiết kế và kiểm tra móng: Được hướng dẫn thực hiện tại phần

G.

Chú ý:

- Để tính toán hệ giằng móng này người sử dụng phải khai báo hệ giằng trong

Etabs hoặc SAP.

- Khi tính toán móng theo phương pháp phần tử hữu hạn, bài toán đồng thời, hệ

giằng được nhận dạng để tham gia làm việc cùng móng, cọc, cột.

- Trong quá trình thi công cọc do điều kiện nền đất và công nghệ thi công cọc

thường bị nghiêng một so với phương thẳng đứng gây giảm sức chịu tải của

cọc. RDSUITE cho phép người dùng nhập độ lệch của cọc so với hai phương

X, Y từ đó tính lại sức chịu tải của cọc. Qua đó biết được cọc có đảm bảo sức

chịu tải không. Người dùng lựa chọn cọc bị lệch bằng cách sử dụng biểu tượng

, sau đo vào thực đơn Móng -> :

-> Sau khi đã nhập xong, người dùng chạy lại chương trình, kiểm tra bằng

phần tử hữu hạn. Sử dụng nút để xem sức chịu tải của cọc đã thay đổi.

C. Tính toán thiết kế móng băng.

Bước 7: Người dùng lựa chọn các móng thiết kế móng băng. Kích vào biểu tượng

trên thanh công cụ dọc hoặc vào thực đơn Móng -> Gán thông số móng băng:

Page 68: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

68

- Thông số chung:

+ Mũi khoan cơ lý: Lựa chọn mũi khoan đã khai báo ở bước trước.

+ Chiều sâu móng: Chiều sâu đặt móng.

+ Chiều cao tầng hầm.

- Thông số thiết kế - kiểm tra (móng đơn tương đương):

+ Cấp độ bền: Cấp độ bền của bê tông móng.

+ HSĐK làm việc BT: Hệ số điều kiện làm việc của bê tông móng.

+ KC trọng tâm thép a1.

+ KC trọng tâm thép a2.

+ Nhóm cốt thép dọc: Nhóm cốt thép dọc chịu lực.

+ Hàm lượng tối thiểu %: Hàm lượng thép tối thiểu.

+ ĐK thép phương X: Đường kính thép đặt theo phương X.

+ ĐK thép phương Y: Đường kính thép đặt theo phương Y.

- Thông số phân tích:

+ Tính hệ số nền theo: Bowles hoặc P/s.

+ Hệ số chiều dài.

+ Hệ số chiều rộng.

-> Sau khi nhập xong và chấp nhận các thông số trên người dùng nhấn nút Đồng ý.

Chú ý: Với bài toán móng băng giao nhau bắt buộc phải tuân theo 3 bước

chạy :

+ Nhập sơ đồ móng trong Sap, Etabs, Staadpro, Vinasas tại cao độ chân

móng. Móng được mô hình thành tiết diện chữ T, I, Hộp…Nếu móng lệch sẽ

được khai báo trong Rdsuite.

Page 69: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

69

+ Chạy phân tích móng (không theo phần tử hữu hạn) để kiểm tra diện tích

móng, ứng suất móng đơn tương đương dưới chân cột có đạt không. Nếu

không đạt thì chọn lại tiết diện và gán cho móng trong Rdsuite hoặc gán lại

trong SAP, ETABS…

+ Kiểm tra móng theo phương pháp phần tử hữu hạn: Phần mềm sẽ mô hình

hoá móng và đặc biệt là sẽ tính toán toán hệ số nền (gối lò so) của hệ móng.

+ Tính toán thiết kế dầm móng: Tính toán nội lực, thiết kế dầm móng, cánh

móng.

D. Tính toán thiết kế móng dầm móng.

- Nhập số liệu thiết kế giằng móng giằng móng (nếu có): Người dùng lựa chọn các

giằng muốn nhập số liệu thiết kế (như các bước trên). Vào thực đơn Móng

-> Gán thông số dầm móng:

Chú ý: Để có thể tính toán được hệ giằng móng, người dùng phải mô hình trước hệ

giằng trong trong SAP, ETABS.

- Thông số thiết kế:

+ Cấp độ bền chịu nén: Cấp độ bền chịu nén của bê tông giằng.

+ HSĐK làm việc BT: Hệ số điều kiện làm việc của bê tông.

+ KC trọng tâm thép a1.

+ KC trọng tâm thép a2.

+ Nhóm cốt thép dọc: Nhóm cốt thép dọc chịu lực cho giằng.

+ Nhóm cốt thép đai.

Page 70: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

70

+ ĐK thép đai.

+ Số nhánh thép đai: Tùy theo chiều cao và bề rộng đài lựa chọn số nhánh thép

đai.

+ Hàm lượng tối thiểu: Hàm lượng tối thiểu cốt thép dọc chịu lực.

+ ĐK thép nhỏ nhất.

+ ĐK thép lớn nhất.

+ ĐK thép ngang cánh.

+ ĐK thép dọc cánh.

- Điều kiện biên cuối dầm móng khi tính móng độc lập:

+ Tương ứng với liên kết ngàm, không cho chuyển vị và quay theo bất kì

trục nào.

+ Tương ứng với liên kết khớp, không cho chuyển vị theo bất kỳ phương

nào nhưng cho phép quay quanh các trục.

+ Tương ứng với liên kết thanh, không cho chuyển vị theo phương X.

+ Tương ứng với liên kết thanh, không cho chuyển vị theo phương Y.

+ Tương ứng với liên kết thanh, không cho chuyển vị theo phương Z.

+ Tương ứng với ngàm trượt không cho chuyển vị theo phương X và không

cho quay quanh các trục.

+ Tương ứng với ngàm trượt không cho chuyển vị theo phương X và không

cho quay quanh các trục.

+ Tương ứng với ngàm trượt không cho chuyển vị theo phương X và không

cho quay quanh các trục.

+ Cho chuyển vị và quay quanh các trục.

- Tiết diện: Người dùng có thể thực hiện việc gán lại tiết diện cho giằng móng:

+ Lựa chọn loại tiết diện: Chữ nhật, chữ T, chữ I, hình hộp.

+ Chữ nhật: Nhập b và h.

+ Chữ T: Nhập b, h, a và h1.

Page 71: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

71

+ Chữ I: Nhập bb, h, b2, h2, b1, h1.

+ Hình hộp: Nhập a, h, b, h1.

+ Lệch tâm CM: Đúng tâm, Mép trên, Mép dưới, Bất kỳ (Nhập kèm độ lệch

tâm).

- Thông số hình học giằng và đài:

+ Kiểu lệch tâm: Kiểu lệch tâm giữa đài và giằng (Mép trên, Mép dưới, bất kỳ).

+ Độ lệch tâm: Nhập độ lệch tâm nếu kiểu lệch tâm là bất kỳ.

+ Cao độ mặt: Cao độ mặt giằng.

+ Số đoạn chia: Số đoạn chia giằng.

+ Hệ số nền (T/m3): Người dùng nhập hệ số nền hoặc nhấn vào Tự tính hệ số

nền, chương trình sẽ tự động tính toán hệ số cho nền đất.

-> Sau khi đã nhập xong các dự liệu cho giằng móng và chấp nhận các dữ liệu trên

người dùng nhấn vào nút Đồng ý.

- Gán tải trọng giằng móng (nếu có), tải trọng giằng móng có thể được nhập sẵn từ

trong SAP, ETABS hoặc người dùng có thể nhập trực tiếp từ RDSUITE. Vào

thực đơn Móng -> Gán tải trọng dầm móng:

Page 72: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

72

- Trọng lượng bản thân:

- Tải trọng phân bố:

- Tải trọng tập trung:

- Xóa hết tải: Lựa chọn nếu người dùng muốn xóa tất cả tải trọng tác dụng lên

dầm móng.

E. Móng hợp khối

- Móng hợp khối: Trong quá trình tính toán thiết kế móng, móng tại các vị trí

chân cột được thiết kế độc lập. Nhưng với các chân cột gần nhau hay hệ móng tại

vị trí chân vách. Người dùng phải thực hiện việc hợp khối cho móng. Nhấn biểu

tượng trên thanh công cụ dọc, lựa chọn các móng muốn hợp khối với nhau

-> Vào thực đơn Móng -> Gộp móng. Chương trình sẽ tự động gộp các móng

đó lại với nhau. Ngược lại, người dùng có thể tách các móng đã hợp khối bằng

cách lựa chọn móng đó, vào thực đơn Móng -> Tách móng.

-> Sau khi đã thực hiện việc Hợp khối hoặc Tách móng người dùng buộc phải

kiểm tra bằng phần tử hữu hạn đã nêu ở phần F để có thể đảm bảo sự làm việc

đồng thời của hệ móng.

Page 73: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

73

F. Móng đọc lập.

- Ngoài khả năng thiết kế hệ móng từ các sơ đồ kết cấu xuất ra từ các phần mềm tính

toán, RDSUITE có khả năng tính toán các móng đôc lập nằm riêng rẽ. Mở

RDSUITE -> Vào thực đơn Móng -> Tạo chân cột.

- Nhập các thông số thiết kế chính của móng.

+ Loại móng.

+ Phương đặt móng.

+ Đường kính thép phương X.

+ Cấp độ bền: Cấp độ bền bê tông móng.

+ Nhóm cốt thép dọc chịu lực.

+ Đường kính thép phương Y.

- Thông số hình học đài.

+ Tiết diện cột: Chữ nhật, tròn.

+ Chiều dài cột.

+ Kích thước cột X: Kích thước cột theo phương X.

+ Kích thước cột Y: Kích thước cột theo phương Y.

Page 74: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

74

- Tải trọng đứng theo phương trọng lực.

- Tạo thêm chân cột: Người dùng có thể tạo thêm chân cột bằng cách nhập tọa độ

cột vào bảng. Nhấn nút Thêm để tạo chân cột, nhấn nút Xóa để xóa chân cột.

-> Sau khi đã tạo xong chân cột người dùng nhấn nút Đồng ý.

- Gán tải trọng chân cột: Người dùng lựa chọn chân cột muốn gán tải bằng cách

dùng biểu tượng trên thanh công cụ dọc, sau đó vào thực đơn Móng -> Tiết

diện và tải chân cột. Tại đây người dùng có thể chọn lại các thông số hình học đài

như ở bước trước và nhập các thông số tải trọng cho cột theo các phương.

Chú ý: Nếu người dùng Gán tải trọng chân cột thì nhấn vào , nếu

người dùng gán tiết diện thì nhấn vào .

Page 75: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

75

- Gán thông số cột móng: Người dùng lựa chọn chân cột, vào thực đơn Móng ->

Gán thông số cột móng.

- Thông số thiết kế:

+ Cấp độ bền bê tông.

+ Tải trọng đặt trên đỉnh Cột: Lựa chọn vị trí đặt tải trọng.

- Thông số hình học cột: Nhập độ lệch tâm theo hai phương X, Y và góc xoay cho

cột.

- Điều kiện biên đỉnh cột: Lựa chọn liện kết tại đỉnh cột.

+ Chuyển vị theo phương X.

+ Chuyển vị theo phương Y.

+ Chuyển vị theo phương Z.

+ Quay quanh trục X.

+ Quay quanh trục Y.

+ Quay quanh trục Z.

- Sau khi đã lựa chọn các thông số cho cột và móng, người dùng chú ý nhập các chỉ

tiêu về nền đất tương tự như ở Bước 6 - Phần 4.

-> Chạy chương trình: Người dùng nhấn nút trên thanh công cụ dọc hoặc vào

thực đơn Móng -> Tính toán thiết kế. Tượng tự người dùng có thể sử dụng nút

trên thanh công cụ để xem chi tiết thiết kế, thiết kế lại móng theo ý muốn và xuất ra

báo cáo chi tiết thiết kế:

Page 76: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

76

G. Tính toán thiết kế và kiểm tra.

Bước tính toán thiết kế: Sau khi đã gán xong các thông số móng (móng đơn, móng

cọc hoặc móng băng), các thông số dầm móng, người dùng thực hiện việc Tính

toán thiết kế. Vào biểu tượng trên thanh công cụ dọc hoặc vào thực đơn Móng

-> Tính toán thiết kế:

Page 77: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

77

- Chọn phương pháp tính là quy phạm hay phần tử hữu hạn, có hoặc không tính

tới sức chịu tải ngang. Với phương pháp quy phạm, thì ứng suất đáy móng,

phản lực cọc, mô men trong đài, mômen lệch tâm được tính toán theo các công

thức quen thuộc trong quy phạm. Phương pháp phần tử hữu hạn, phần mềm sẽ

mô hình đài, móng, giằng, cột thành các phần tử khối (solid), đất nền và cọc

thành các gối đàn hồi. Chạy hệ đó sẽ cho các kết quả ứng suất đáy móng, phản

lực đầu cọc, mô men trong đài. Tuy nhiên với bài toán có quy mô lớn thì chạy

bài toán theo phương pháp phần tử hữu hạn sẽ mất khá nhiều thời gian vì quá

trình tính lặp. Do đó người sử dụng có thể chọn giải pháp là thiết kế theo

phương pháp quy phạm và kiểm tra lại móng theo phương pháp phần tử hữu

hạn.

- Khai báo các hệ số trong bài toán thiết kế móng đơn

Rtc = m1* m2 / ktc * (A . bm. + B .h.' + D .c )

Pu = { 0,40 . . bm . Ng + . bm .(Nq-1) + 1,3 .C . Nc } / Fs + g'. h

Chú ý:

+ Trong bài toán móng đơn có thể chọn chiều rộng của móng thoả mãn cả Rtc

và Pu hoặc thoả mãn chỉ Rtc hay Pu.

+ Nếu bạn chỉ có cường độ giả định của đất nền và các đặc trưng cơ lý khác

không có thì trong phần khai báo cơ lý đất nền, bạn nhập cường độ tiêu chuẩn

của đất nền, và trong phần đặt thông số bạn khai báo phương pháp xác định

chiều rộng móng theo Ro.

Page 78: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

78

- Khai báo các hệ số trong bài toán thiết kế móng cọc:

Pi <= n . [Pnc]

- Phần mềm sau khi bố trí cọc sẽ đánh số thứ tự cọc. Người dùng có thể chọn

đánh số thứ tự cọc cho từng đài, hay lần lượt theo mặt bằng.

- Nếu thiết kế hay kiểm tra móng theo PTHH thì người sử dụng phải nhập thêm

các thông số rời rạc cho từng móng: số lưới chia theo các phương, số lần lặp

lớn nhất , dung sai để dừng quá trình lặp.

- Khai báo phương pháp tính lún của móng đơn (bán không gian đàn hồi, cộng

phân tố), lún của cọc (nén tĩnh, quy phạm).

Bước tính toán kiểm tra móng: Kiểm tra móng theo phương pháp phần tử hữu hạn

(nếu cần): Vào thực đơn Móng -> Kiểm tra móng theo PTHH.

- Trong các bài toán móng đúng tâm hoặc lệch tâm nhỏ thông thường thì chỉ cần

tính toán móng ở bước thiết kế. Với những bài toán móng lệch tâm, cần tính

toán phân tích hệ giằng hoặc khi tính toán móng theo phương pháp phần tử hữu

hạn, bài toán đồng thời, hệ giằng được nhận dạng để tham gia làm việc cùng

móng, cọc, cột. Người dùng bắt buộc phải thực hiện kiểm tra theo phần tử hữu

hạn để đảm bảo tính chính xác.

Bước tính toán thiết kế dầm móng: Nếu đã thực hiện bước tính toán kiểm tra

móng theo PTHH thì có thể tính toán hệ dầm móng (nội lực, cốt thép dọc, thép cánh

móng). Người dùng kích vào biểu tượng trên thanh công cụ dọc hoặc vào thực

đơn Móng -> Thiết kế dầm móng.

H. Xem kết quả thiết kế móng.

Xem kết quả thiết kế móng đơn: Người dùng Lựa chọn biểu tượng trên

thanh công cụ -> Lựa chọn móng đơn muốn xem (có thể chọn nhiều móng)

-> Nhấn phím chuột phải:

Page 79: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

79

- Người dùng lựa chọn móng muốn xem theo tên và theo nhóm móng, chương

trình đã thiết kế đầy đủ các dữ liệu:

+ Kích thước móng phương X.

+ Kích thước móng phương Y.

+ Diện tích thép dưới phương X.

+ Diện tích thép dưới phương Y.

+ Đường kính thép dưới phương X.

+ Đường kính thép dưới phương Y.

+ Khoảng cách thép dưới X.

+ Khoảng cách thép dưới Y.

+ Đường kính thép trên phương X.

+ Đường kính thép trên phương Y.

+ Khoảng cách thép trên X.

+ Khoảng cách thép trên Y.

+ Chiều cao móng.

- Người dùng có thể lựa chọn các dạng biểu đồ khác nhau để xem:

+ Biểu đồ mômem.

Page 80: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

80

+ Biểu đồ nén lún.

- Thiết kế lại móng: Người dùng có thể thực hiện việc thiết kế lại móng bằng cách

nhấn vào . Nhập lại các thông số về kích thước móng, đường kính

và khoảng cách cốt thép. Sau khi nhập xong nhất nút , chương trình sẽ

thực hiện thiết kế lại móng đã được chọn.

Chú ý: Sau khi thực hiện việc thiết kế lại, người dùng nên thực hiện việc kiểm tra

lại móng theo PTHH và xem kết quả phản lực móng, báo cáo -> xem móng có đủ

khả năng chịu lực không.

- Người dùng nhấn Báo cáo, chương trình sẽ cho ra báo cáo chi tiết thuyết minh

thiết kế và kiểm tra của các móng đơn đã được chọn:

Page 81: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

81

- Người dùng nhấn vào nút để xuất thuyết minh ra file Excel (*.xls).

Page 82: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

82

Xem kết quả thiết kế móng cọc: Người dùng Lựa chọn biểu tượng trên

thanh công cụ -> Lựa chọn móng cọc muốn xem (có thể chọn nhiều móng)

-> Nhấn phím chuột phải:

Page 83: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

83

- Người dùng lựa chọn móng muốn xem theo tên và theo nhóm móng, chương

trình đã thiết kế đầy đủ các dữ liệu:

+ Kích thước móng phương X.

+ Kích thước móng phương Y.

+ Diện tích thép dưới phương X.

+ Diện tích thép dưới phương Y.

+ Đường kính thép dưới phương X.

+ Đường kính thép dưới phương Y.

+ Khoảng cách thép dưới X.

+ Khoảng cách thép dưới Y.

+ Đường kính thép trên phương X.

+ Đường kính thép trên phương Y.

+ Khoảng cách thép trên X.

+ Khoảng cách thép trên Y.

+ Chiều cao móng.

+ Số lượng cọc.

- Người dùng có thể lựa chọn các dạng biểu đồ khác nhau để xem:

+ Biểu đồ mômem.

+ Biểu đồ nén lún.

- Thiết kế lại móng: Người dùng có thể thực hiện việc thiết kế lại móng bằng cách

nhấn vào . Nhập lại các thông số về số lượng cọc, kích thước móng,

đường kính và khoảng cách cốt thép. Sau khi nhập xong nhất nút ,

chương trình sẽ thực hiện thiết kế lại móng đã được chọn. Đặc biệt trong bài toàn

thẩm tra, người dùng sử dụng Thiết kế lại móng để đưa hệ móng về đúng như mô

hình trong thiết kế, từ đó có thể kiểm tra được hệ móng cọc trên có đảm bảo yêu

cầu chịu lực, từ đó đưa ra báo cáo một cách chính xác.

Chú ý: Sau khi thực hiện việc thiết kế lại, người dùng nên thực hiện việc kiểm tra

lại móng theo PTHH và xem kết quả phản lực móng, báo cáo -> xem móng có đủ

khả năng chịu lực không.

- Người dùng nhấn Báo cáo, chương trình sẽ cho ra báo cáo chi thiết thuyết minh

thiết kế và kiểm tra của các móng cọc đã được chọn:

Page 84: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

84

+ Báo cáo thiết kế kiểm tra đài cọc:

+ Báo cáo tính toán sức chịu tải cọc:

Page 85: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

85

- Người dùng nhấn vào nút để xuất thuyết minh ra file Excel (*.xls).

Xem kết quả thiết kế móng băng: Người dùng Lựa chọn biểu tượng trên

thanh công cụ -> Lựa chọn móng băng muốn xem (có thể chọn nhiều móng) ->

Nhấn phím chuột phải:

Page 86: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

86

- Người dùng lựa chọn móng muốn xem theo tên và theo nhóm móng, chương

trình đã thiết kế đầy đủ các dữ liệu:

+ Kích thước móng phương X.

+ Kích thước móng phương Y.

+ Diện tích thép dưới phương X.

Page 87: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

87

+ Diện tích thép dưới phương Y.

+ Đường kính thép dưới phương X.

+ Đường kính thép dưới phương Y.

+ Khoảng cách thép dưới X.

+ Khoảng cách thép dưới Y.

+ Đường kính thép trên phương X.

+ Đường kính thép trên phương Y.

+ Khoảng cách thép trên X.

+ Khoảng cách thép trên Y.

+ Chiều cao móng.

- Người dùng có thể lựa chọn các dạng biểu đồ khác nhau để xem:

+ Biểu đồ mômem.

+ Biểu đồ nén lún.

- Người dùng nhấn Báo cáo, chương trình sẽ cho ra báo cáo chi thiết thuyết minh

thiết kế và kiểm tra của các móng băng đã được chọn:

- Người dùng nhấn vào nút để xuất thuyết minh ra file Excel (*.xls).

Page 88: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

88

Xem kết quả thiết kế dầm móng: Người dùng Lựa chọn biểu tượng trên

thanh công cụ -> Lựa chọn các dầm móng muốn xem (có thể chọn nhiều dầm

móng) -> Nhấn phím chuột phải:

- Chương trình sẽ cho ta thiết kế chi tiết tại các vị trí của dầm móng (Phần tử

thanh):

+ Tên phần tử.

Page 89: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

89

+ Vị trí tính toán.

+ Diện tích thép dưới (Fa).

+ Hàm lượng %.

+ Diện tích thép trên (Fa).

+ Hàm lượng.

+ Khoảng cách thép đai (mm).

+ Momem dưới (Tm).

+ Momem trên (Tm).

+ Lực cắt (T).

- Người dùng có thể lựa chọn hiển thị các loại biểu đồ khác nhau của từng phần tử:

+ Biểu đồ lực cắt Q2:

+ Biểu đồ momem M3:

+ Biểu đồ phản lực:

+ Biểu đồ phân bố diện tích thép:

Page 90: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

90

- Người dùng nhấn nút Báo cáo để xem chi tiết thuyết minh tính toán cấu kiện:

- Người dùng nhấn vào nút để xuất thuyết minh ra file Excel (*.xls).

Kết quả tính toán móng.

Page 91: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

91

- Báo cáo: Vào thực đơn Móng -> Kết quả tính toán móng -> Báo cáo.

+ Nội lực tổ hợp móng:

- Đồ họa: Vào thực đơn Móng -> Kết quả tính toán móng -> Đồ họa.

+ Nội lực tổ hợp móng.

+ Bao momem dầm móng.

- Chi tiết: Vào thực đơn Móng -> Kết quả tính toán móng -> Chi tiết.

+ Chi tiết móng.

+ Nhóm móng.

- Để xuất kết quả đồ hoạ ra AutoCAD chọn trên thanh công cụ.

Page 92: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

92

PHẦN 5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH RDSUITE – ĐỂ TÍNH TOÁN THIẾT KẾT CẤU THÉP, LIÊN KẾT THÉP

Bước 1: Nhập dữ liệu từ file

Bước 2: Chọn dữ liệu chung (Tiêu chuẩn thiết kế thép 5575 -2012)

Chọn Từng bước Winzard để thiết kế nhanh hơn.

Bước 3: Tổ hợp nội lực

Page 93: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

93

Bước 4: Gán dữ thông số kiểm tra dầm và cột

Bước 5: Tính toán và kiểm tra

Page 94: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

94

Bước 6: Xem kết quả

- Xem đồ họa: Đồ họa thể hiện ứng suất pháp , tiếp của các thanh (Đạt màu

xanh, chưa đạt màu đỏ)

- Xem báo cáo: + Báo cáo sơ bộ: Chọn báo cáo

+ Báo cáo chi tiết thanh: Chọn xem chi tiết

Tại đây người ùng có thể chọn để xem báo cáo sơ bộ thanh đó,

chọn để xem báo cáo chi tiết, có thể chọn thiết kế lại thanh và nhập

các thông số rồi chọn để tính toán lại, có thể chọn liên kết và chọn

nút để tính toán liên kết đó

Page 95: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

95

-> Chú ý: Ngoài tính liên kết chân cột theo cách trên người dùng còn có thể sử

dụng theo cách sau :

Bước 1: Lấy tổ hợp phản lực chân cột

Bước 2: Chọn liên chân cột để gán thông số

Bước 3: Gán thông số cho liên kết

Bước 4: Tính toán liên kết

Bước 5: Xem kết quả

- Xem đồ họa: Đồ họa thể hiện mặt bằng liên kết chân cột

- Xem chi tiết: Chọn xem chi tiết từng liên kết

Page 96: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

96

PPHHẦẦNN 66.. TTHHƯƯ VVIIỆỆNN TTHHIIẾẾTT KKẾẾ CCỦỦAA PPHHẦẦNN MMỀỀMM

Bước 1: Thiết kế nhanh các cấu kiện đơn lẻ, chọn cấu kiện bạn muốn thiết kế. Nhấn

nút trên thanh công cụ dọc -> Lựa chọn cấu kiện muốn tính toán -> Nhấn

phím chuột phải, cấu kiện chuyển sang mầu xanh.

Bước 2: Vào thực đơn Thư viện -> Lựa chọn loại cấu kiện. Trong RDSUITE có

các dạng cấu kiện sau:

Dầm Bê tông cốt thép tiết diện chữ nhật, chữ I, chữ T:

- Kích thước điển hình (mét):

+ Tên cấu kiện.

+ Chiều rộng B.

+ Chiều cao H.

+ Ch. rộng cánh trên: Nhập với tiết diện chữ T và chữ I.

+ Ch. cao cánh trên: Nhập với tiết diện chữ T và chữ I.

+ Ch. rộng cánh dưới: Nhập với tiết diện chữ I.

Page 97: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

97

+ Ch. cao cánh dưới: Nhập với tiết diện chữ I.

+ Kiểu tiết diện: Chữ nhật, chữ I, chữ T.

- Thông số thiết kế:

+ Cấp độ bền: Cấp độ bền bê tông dầm.

+ Hệ số điều kiện làm việc Bê tông.

+ Nhóm cốt thép dọc: Nhóm cốt thép dọc chịu lực cho dầm.

+ Nhóm cốt thép đai.

+ Khoảng cách trọng tâm kéo.

+ Khoảng cách trọng tâm nén.

- Nội lực mặt cắt thiết kế:

+ Momem tính toán.

+ Lực cắt tính toán.

- Thông số tính toán:

+ Hàm lượng tối thiểu %.

+ Số nhánh đai.

+ Đường kính thép đai.

-> Sau khi đã nhập xong các thông số tính toán cho dầm, người dùng nhấn nút

Thêm để thêm tiết diện, nút Thay đổi để thay đổi thông số tiết diện, nút Xóa để

xóa tiết diện đã nhập -> Nhấn nút Tính toán chương trình sẽ tính ra diện tích

thép yêu cầu -> Nhấn nút Báo cáo để ra báo cáo chi tiết thuyết minh thiết kế

dầm.

Page 98: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

98

Tính bề rộng khe nứt:

- Thông số chung:

+ Tên cấu kiện.

+ Kiểu cấu kiện: Cấu kiện Dần hoặc Cột.

+ Tiết diện: Tiết diện chữ nhật, chữ T.

+ Điều kiện làm việc: Được che phủ, ngoài trời trên mực nước ngầm, nước

ngầm thay đổi.

- Kích thước tiết diện (mét):

+ Chiều rộng B.

+ Chiều cao H.

+ Ch. rộng cánh: Nhập với tiết diện chữ T.

+ Ch. dày cánh: Nhập với tiết diện chữ T.

- Thép phía dưới (trái) - mm:

+ Khoảng cách trọng tâm.

+ Đường kính thép (mm2):Người dùng có thể lựa chọn cách đặt thép, đường

kính bằng cách nhấn vào nút .

+Đường kính trung bình.

Page 99: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

99

+ Khoảng cách lớp thép ngoài.

- Nội lực do toàn bộ tải trọng (TM):

+ Momem (Mtp).

+ Lực dọc (Ntp).

+ Lực cắt (Qtp).

- Thép phía trên (phải) - mm:

+ Khoảng cách trọng tâm.

+ Đường kính thép (mm2):Người dùng có thể lựa chọn cách đặt thép, đường

kính bằng cách nhấn vào nút .

+Đường kính trung bình.

+ Khoảng cách lớp thép ngoài.

- Cốt thép đai - mm:

+ Đường kính thép đai.

+ Khoản cách đai (mm).

- Vật liệu:

+ Cấp độ bền chịu: Cấp độ bền của bê tông.

+ Nhóm cốt thép dọc.

+ Nhóm cốt thép đai.

-> Sau khi đã nhập xong các thông số tính toán cho dầm hoặc cột, người dùng

nhấn nút Thêm để thêm tiết diện, nút Thay đổi để thay đổi thông số tiết diện,

nút Xóa để xóa tiết diện đã nhập -> Nhấn nút Tính toán chương trình sẽ tính ra

acr là bề rộng khe nứt thẳng góc và acrx là bề rộng khe nứt xiên -> Nhấn nút Báo

cáo để ra báo cáo chi tiết thuyết minh tính toán khe nứt dầm.

Page 100: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

100

Kiểm tra võng dầm:

- Kích thước tiết diện (mét):

+ Tên cấu kiện.

+ Chiều rộng B.

+ Chiều cao H.

+ Chiều dài nhịp.

+ Võng cho phép 1/L.

+ Sơ đồ làm việc: Ngàm-Ngàm (Nhịp 2), Khớp-Ngàm (Nhịp 1), Conson-Ngàm,

Khớp-Khớp.

- Thép phía dưới (trái) - mm:

+ Khoảng cách trọng tâm (mm).

+ Diện tích thép (cm2): Người dùng có thể lựa chọn cách đặt thép, đường kính

bằng cách nhấn vào nút .

- Thép phía trên (phải) - mm:

+ Khoảng cách trọng tâm (mm).

Page 101: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

101

+ Diện tích thép (cm2): Người dùng có thể lựa chọn cách đặt thép, đường kính

bằng cách nhấn vào nút .

- Nội lực do tải trọng dài hạn (TM):

+ Mô mem dài hạn.

+ Mô mem toàn phần.

- Vật liệu:

+ Cấp độ bền chịu.

+ Nhóm cốt thép dọc.

-> Sau khi đã nhập xong các thông số tính toán cho dầm, người dùng nhấn nút

Thêm để thêm tiết diện, nút Thay đổi để thay đổi thông số tiết diện, nút Xóa để

xóa tiết diện đã nhập -> Nhấn nút Tính toán chương trình sẽ tính ra Độ võng

của dầm -> Nhấn nút Báo cáo để ra báo cáo chi tiết thuyết minh tính toán độ

võng dầm.

Cột BTCT chịu kéo nén lệch tâm:

- Thông số cấu kiện:

+ Tên cấu kiện.

+ Chiều rộng B.

Page 102: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

102

+ Chiều cao h.

+ Chiều dài.

+ Kiểu tiết diện: Tiết tiện chữ nhật, tròn.

+ Khoảng cách trọng tâm thép.

+ Liên kết 2 đầu: Ngàm-Ngàm, Ngàm-Khớp, Khớp-Khớp, Ngàm-Tự do, Khác.

Từ kiểu liên kết để xác định hệ số chiều dài tính toán cho cột.

+ Hệ số.

+ Kết cấu: Siêu tĩnh, tĩnh định

- Vật liệu:

+ Cấp độ bền chịu nén.

+ HSĐK làm việc BT.

+ Nhóm cốt thép dọc.

+ Nhóm cốt thép đai.

- Nội lực tính toán nén lệch tâm T-M:

+ Lực dọc – P.

+ Mô mem Mh (M33).

+ Mô mem Mb (M22).

- Thông số tính toán:

+ Hàm lượng tối thiểu %.

+ Số nhánh thép đai.

+ Đường kính thép đai.

+ Kiểu đặt thép: Đặt thép Đối xứng, theo Chu vi.

- Nội lực dài hạn TT nén lệch tâm T-M:

+ Lực dọc - P.

+ Mô mem Mh (M33).

+ Mô mem Mb (M22).

- Nội lực TT chịu cắt (T):

+ Lực cắt.

-> Sau khi đã nhập xong các thông số tính toán cho cột, người dùng nhấn nút

Thêm để thêm tiết diện, nút Thay đổi để thay đổi thông số tiết diện, nút Xóa để

Page 103: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

103

xóa tiết diện đã nhập -> Nhấn nút Tính toán chương trình sẽ tính ra diện tích

thép yêu cầu và hạn lượng cốt thép-> Nhấn nút Báo cáo để ra báo cáo chi tiết

thuyết minh tính toán cột.

-> Nếu muốn làm bài toán kiểm tra người dùng nhấn

- Mặt cắt:

+ Chiều rộng B mm

+ Chiều cao H mm

+ Mác bê tông

+ Mác thép

+ Diện tích thép N – Mh (cm2)

Page 104: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

104

+ Diện tích thép N – Mb (cm2) : Tự động tính toán sau khi nhập diện tích thép

N-Mh

+ Tổng diện tích thép: Tổng diện tích thép cả tiết diện

+ Khoảng cách trong tâm : khoảng cách từ mép cấu kiện tới trọng tâm các lớp

thép

+ Tổng số thanh thép

- Nhập NLMC để kiểm tra:

+ Lực dọc (Tấn)

+ Mô men M33 (TM)

+ Mô men M22 (TM)

-> Sau khi nhập đủ thông số, người dùng có thể chỉnh lại thông số tiết diện

, hoặc thay đổi nội lực kiểm tra , nút

Tính toán để kiểm tra kết quả: Chương trình sẽ hiện thị trên đồ họa và tại vị trí

nhập NLCMC báo cáo đạt hay không đạt -> Chọn Mặt cắt chương trình sẽ thể

hiện mắt cắt của tiết diện-> Chọn Biểu đồ tương tác tương quan của các đại

lượng (chọn mặt cắt N trường hợp biểu đồ N-Mb-Mh). Ngoài việc kiểm tra

khả năng chịu lực thi chương trình còn cho biết ứng suất của từng thanh thép.

Page 105: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

105

Dầm - Cột thép tiết diện chữ I tổ hợp hay thép hình:

Chú ý: Trong phiện bản này RDSUITE đã gộp phần thiết kế dầm cột thép, khi

người dùng nhập N<0 -> Cột chịu nén, N>0 -> Cột chịu kéo, N=0 -> Cấu kiện

dầm.

- Thông số chung cấu kiện:

+ Tên cấu kiện.

+ Chiều dài cấu kiện.

+ HS chiều dài trong MP.

+ HS chiều dài ngoài MP.

+ HS điều kiện làm việc.

+ Kiểu tiết diện.

- Vật liệu thép (Kgf/cm2): Thông số vật liệu thép thiết kế.

+ Mác thép.

+ Cường độ kéo (nén).

+ Cường độ chịu cắt.

+ Mô đun đàn hồi.

- Tải trọng tính toán (T-M):

+ Mô mem.

Page 106: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

106

+ Lực dọc.

+ Lực cắt.

+ Mô mem tính ổn định (Mo).

- Lựa chọn bài toán Thiết kế hoặc Kiểm tra.

- Kích thước tiết diện (Bài toán kiểm tra): Chiều cao H, bề rộng B, bề dày

cánh dtc, bề dày bụng dtb.

- Tỷ lệ thành phần: Nhập tỷ lệ giữa các kích thước của Dầm – Cột, bct /h, dct/h,

dtb/h.

-> Sau khi đã nhập xong các thông số tính toán cho cấu kiện, người dùng nhấn

nút Thêm để thêm tiết diện, nút Thay đổi để thay đổi thông số tiết diện, nút

Xóa để xóa tiết diện đã nhập -> Nhấn nút Tính toán chương trình sẽ tính ra

tiết diện thép nếu là bài toán Thiết kế, tính toán kiểm tra ứng suất và ổn định

của cấu kiện thép đã nhập nếu là bài toán kiểm tra -> Nhấn nút Báo cáo để ra

báo cáo chi tiết thuyết minh tính toán thiết kế hoặc kiểm tra Dầm – Cột thép.

Dàn thép chịu kéo nén đúng tâm:

- Thông số chung cấu kiện:

+ Tên cấu kiện.

+ Chiều dài cấu kiện (m).

+ HS chiều dài trong MP (muyX).

Page 107: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

107

+ HS chiều dài ngoài MP (muyY).

+ Độ mảnh giới hạn.

+ Kiểu cấu kiện: Gồm nhiều loại thanh dàn khác nhau, tùy thuộc vào vị trí,

sơ đồ và liên kết với các thanh khác.

+ Người dùng lựa chọn bài toán: Thiết kế hoặc Kiểm tra.

- Tải trọng tính toán tác dụng:

+ Lực dọc tính toán (Tấn).

Chú ý: Người dùng nhập lực dọc dàn N<0 là thanh dàn nén và N>0 là thanh dàn

kéo.

- Tiết diện:

+ Số hiệu mặt cắt.

+ Bản mã mm.

+ DT giảm yếu cm2.

- Vật liệu thép (Kgf/cm2):

+ Cường độ thép.

+ Mô đun đàn hồi.

+ Hệ số điều kiên làm việc.

-> Sau khi đã nhập xong các thông số tính toán cho dàn, người dùng nhấn nút

Thêm để thêm tiết diện, nút Thay đổi để thay đổi thông số tiết diện, nút Xóa

để xóa tiết diện đã nhập -> Nhấn nút Tính toán chương trình sẽ tính ra tiết

diện thép nếu là bài toán Thiết kế, tính toán kiểm tra ứng suất của cấu kiện

thép đã nhập nếu là bài toán kiểm tra -> Nhấn nút Báo cáo để ra báo cáo chi

tiết thuyết minh tính toán thiết kế hoặc kiểm tra dàn.

Sàn Bê tông cốt thép chữ nhật có cạnh kê bất kỳ:

Page 108: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

108

- Thông số chung cấu kiện:

+ Tên cấu kiện.

+ Kích thước 1-2.

+ Kích thước 2-3.

+ Chiều dày.

+ Khoảng cách trọng tâm cốt thép.

- Vật liệu:

+ Cấp độ bền chịu nén.

+ Đường kính thép mũ.

+ Đường kính thép dương.

+ Nhóm cốt thép dọc.

- Tải trọng phân bố đều (Kgf/m2):

+ Tĩnh tải.

+ Hoạt tải.

+ Người dùng có thể thực hiện việc nhập các lớp vật liệu sàn để tính ra tải

trong bằng cách vào

Page 109: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

109

- Liên kết các cạnh: Việc lựa chọn liên kết liên quan đến việc xác định các hệ số

tính toán cho sàn, được tra theo tiêu chuẩn.

+ Liên kết 1-2.

+ Liên kết 2-3.

+ Liên kết 3-4.

+ Liên kết 4-1.

-> Sau khi đã nhập xong các thông số tính toán cho sàn, người dùng nhấn nút

Thêm để thêm tiết diện, nút Thay đổi để thay đổi thông số tiết diện, nút Xóa

để xóa tiết diện đã nhập -> Nhấn nút Tính toán chương trình sẽ tính ra tiết

diện thép lớp trên chịu momem âm và thép lớp dưới chịu momem dương cho

sàn theo cả hai phương-> Nhấn nút Báo cáo để ra báo cáo chi tiết thuyết minh

tính toán thiết kế sàn.

Kiểm tra chọc thủng sàn:

- Thông số cấu kiện:

+ Tên cấu kiện.

Page 110: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

110

+ Chiều rộng mũ cột (Bc).

+ Chiều cao mũ cột.

+ Chiều cao sàn (h).

+ Sàn cạnh tháp CT.

- Vật liệu – Tải trọng:

+ Cấp độ bền chịu nén.

+ Hệ số điều kiên làm việc bê tông.

+ Lực nén cột (T).

+ Tải sàn (KgfT/m2).

+ Đặt cốt đai: Nếu người dùng lựa chọn đặt cốt đai chống chọc thủng thì lựa

chọn nhóm cốt đai.

- Bố trí đai chống chọc thủng:

+ Đường kính thép đai.

+ Khoảng cách đai (mm).

-> Sau khi đã nhập xong các thông số tính toán kiểm tra cho sàn, người dùng

nhấn nút Thêm để thêm tiết diện, nút Thay đổi để thay đổi thông số tiết diện,

nút Xóa để xóa tiết diện đã nhập -> Nhấn nút Tính toán chương trình sẽ tính

toán kiểm tra điều kiện chọc thủng, khả năng chịu lực của sàn -> Nhấn nút

Báo cáo để ra báo cáo chi tiết thuyết minh tính toán kiểm tra chọc thủng.

Bước 3: Chọn nút Thêm để thêm các mặt cắt. Khi thêm mặt cắt phần mềm sẽ lấy

mặc định các thông số thiết kế phía trên cho tất cả các mặt cắt. Khi thay đổi các

thông số trên, hệ lưới tự động cập nhật các thông số mới.

Bước 4: Nhập các dữ liệu thiết kế trên lưới như kích thước tiết diện, bê tông, mô

men (âm căng trên, dương căng dưới)…

Với bài toán thép (khi chọn tiết diện chữ I, nếu bạn nhập tiết diện thì phần mềm sẽ

làm bài toán kiểm tra, còn nếu không nhập thì sẽ là bài toán thiết kế, phần mềm sẽ

tính tiết diện và cập nhật vào lưới

Bước 5: Chọn tính toán, phần mềm sẽ tính toán thép tại các mặt cắt và cập nhật các

kết quả vào lưới.

Bước 6: Chọn báo cáo để xuất kết quả ra Excel.

Page 111: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

111

Vói các cấu kiện khác bạn cũng làm tương tự theo 6 bước như trên.

Tính toán liên kết chân cột:

- Thông số chung liên kết:

+ Tên liên kết

+ Kiểu liên kết : Khớp, ngàm dầm đế, ngàm bản đế, ngàm bản đế 2

- Thông số sườn:

+ Số lượng sườn

+ Chiều cao sườn H

+ Chiều dày sườn B

- Thông số cột:

Page 112: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

112

+ Loại tiết diện : Chữ I tổ hợp, chữ nhật, hình tròn…

+ Góc xoay tiết diện α

+ Chiều cao H

+ Chiều rông B

+ Chiều dày bản cánh Dtc

+ Chiều dày bản bụng Dtb

- Thông số thiết kế:

+ Cấp độ bền bê tông

+ Mác thép

+ Đường kính bulông

+ Loại cán nóng chữ C đỡ Êcu

+ Loại que hàn

+ Cách hàn: Hàn tay, hàn máy

+ Chiều cao đường hàn dầm đế (khi trường hợp liên kết là dầm đế)

- Nội lực kiểm tra:

+ Lực dọc N (Nén âm, kéo dương)

+ Lực cắt Q

+ Mômen M

- Thông số bulông:

+ Số Bulông

+ Khoảng cách giữa các bu lông theo phương X

+ Khoảng cách giữa các bu lông theo phương Y

+ STT: số thứ tự bulông

+ X: Tọa dộ X của bulông

+ Y: Toạ độ Y của bulông

+ C.Kéo: Khả năng chịu kéo của bulông

+ C.Cắt: Khả năng chịu cắt của bulông

- Kết quả:

+ Chiều dài bản đế L

+ Chiều rộng bản đế B

Page 113: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

113

+ Chiều dày bản đế T

+ Chiều cao đường hàn cột với bản đế

+ Chiều cao dầm đế H

+ Chiều rộng dầm đế B

+ Chiều dày dầm đế T

+ Chiều dày sườn đỡ T

-> Với bài kiểm tra: Sau khi đã nhập xong các thông số tính toán kiểm tra cho

liên kết, rồi chọn bài toán kiểm tra, người dùng nhấn nút Thêm để thêm liên,

nút Sửa để thay đổi thông số liên kết, nút Xóa để xóa liên kết đã nhập -> Nhấn

nút Tính toán chương trình sẽ tính toán kiểm tra liên kết đó-> Trên màn hình

sẽ hiện thị kết quả kiểm tra-> Nhấn nút Báo cáo để ra báo cáo chi tiết thuyết

minh tính toán kiểm tra liên kết.

-> Với bài toán thiết kế: Không cần nhập các thông số bố trí bulông, và

thông số kết quả -> rồi chọn tự động tăng đường kính, người dùng nhấn nút

Thêm để thêm liên kết, nút Sửa để thay đổi thông số liên kết, nút Xóa để xóa

liên kết đã nhập -> Nhấn nút Tính toán chương trình sẽ tính toán liên kết đó->

Chương trình sẽ tự động tính số lượng bulông và bố trí, tự động tính toán kết

quả bản đế (dầm đế)-> Nhấn nút Báo cáo để ra báo cáo chi tiết thuyết minh

tính toán kiểm tra liên kết.

Page 114: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

114

Tính toán liên kết cột – xà, xà - xà :

- Thông số chung liên kết:

+ Tên liên kết

+ Kiểu liên kết : Cột - xà thép, nối xà giữa, nối đỉnh xà

- Thông số sườn:

+ Số lượng sườn

+ Chiều cao sườn H

+ Chiều dày sườn B

+ Bề rộng sườn B

- Thông số cột:

+ Chiều cao H

+ Chiều rông B

+ Chiều dày bản cánh Dtc

Page 115: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

115

+ Chiều dày bản bụng Dtb

- Thông số dầm:

+ Chiều cao H

+ Chiều rông B

+ Chiều dày bản cánh Dtc

+ Chiều dày bản bụng Dtb

- Thông số thiết kế:

+ Cấp độ bền bê tông

+ Mác thép

+ Đường kính bulông

+ Loại que hàn

+ Cách hàn: Hàn tay, hàn máy

- Nội lực kiểm tra:

+ Lực dọc N (Nén âm, kéo dương)

+ Lực cắt Q

+ Mômen M

- Thông số bulông:

+ Số Bulông

+ Khoảng cách giữa các bu lông theo phương X

+ Khoảng cách giữa các bu lông theo phương Y

+ KCA : Mép bích đế tới mép cánh cột

+ KCF : Mép bản bích tới hàng bulông đầu tiên bên trái

+ KCC : Khoảng cách từ trọng tâm cánh bên phải tới hàng bu lông đầu tiên

bên phải

+ n BL nén: Số hàng bulông nén kể từ bên phải

+ STT: số thứ tự bulông

+ X: Tọa dộ X của bulông

+ Y: Toạ độ Y của bulông

+ C.Kéo: Khả năng chịu kéo của bulông

+ C.Cắt: Khả năng chịu cắt của bulông

Page 116: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

116

- Kết quả:

+ Chiều dài bản bích L

+ Chiều rộng bản bích B

+ Chiều dày bản bích T

+ Chiều cao đường hàn bản cánh với bản bích h1

+ Chiều cao đường hàn bản cánh với bản bích h2

-> Với bài kiểm tra: Sau khi đã nhập xong các thông số tính toán kiểm tra cho

liên kết, rồi chọn bài toán kiểm tra, người dùng nhấn nút Thêm để thêm liên,

nút Sửa để thay đổi thông số liên kết, nút Xóa để xóa liên kết đã nhập -> Nhấn

nút Tính toán chương trình sẽ tính toán kiểm tra liên kết đó-> Trên màn hình

sẽ hiện thị kết quả kiểm tra-> Nhấn nút Báo cáo để ra báo cáo chi tiết thuyết

minh tính toán kiểm tra liên kết.

-> Với bài toán thiết kế: Không cần nhập các thông số bố trí bulông, và

thông số kết quả -> rồi chọn tăng đường kính, người dùng nhấn nút Thêm để

thêm liên kết, nút Sửa để thay đổi thông số liên kết, nút Xóa để xóa liên kết đã

nhập -> Nhấn nút Tính toán chương trình sẽ tính toán liên kết đó-> Chương

trình sẽ tự động tính số lượng bulông và bố trí, tự động tính toán kết quả bản

bích->Nhấn nút Báo cáo để ra báo cáo chi tiết thuyết minh tính toán kiểm tra

liên kết.

-> Chú ý: Có thể chọn hiện thị lực kéo bulông, ứng suất bản đế (bản bích),

biểu đồ phân bố mômen.

Page 117: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

117

PPHHẦẦNN 77.. HHƯƯỚỚNNGG DDẪẪNN SSỬỬ DDỤỤNNGG CCHHƯƯƠƠNNGG TTRRÌÌNNHH RRDDSSUUIITTEE –– TTRROONNGG TTÍÍNNHH TTOOÁÁNN,, TTHHIIẾẾTT KKẾẾ,, KKIIỂỂMM TTRRAA TTƯƯỜỜNNGG CCHHẮẮNN ĐĐẤẤTT

Bước 1: Để thực hiện việc tính toán, thiết kế, kiểm tra tường chắn đất, trước tiên ta

cần nhập các thông số cơ lý cho nền đất. Cách nhập cơ lý đất nền được thực hiện

tương tự bước 5,6 trong Phần 4 Tính toán thiết kế móng.

Bước 2: Vào thực đơn Móng ->chọn . Chương trình xuất hiện cửa

sổ Định nghĩa tường chắn:

- Kiểu tường chắn: RDSuite cung cấp các loại tường chắn khác nhau, người

dung lựa chọn loại tường chắn muốn thiết kế, gồm các loại tường chắn sau:

+ Tường chắn cứng.

+ Tường mềm bản góc giữ.

+ Tường mềm bản góc hầm.

Sau khi đã chọn xong loại tường, người dung nhấn nút Thêm, chương trình

sẽ hiện ra cửa sổ tính toán tường chắn phù hợp với loại tường ta đã chọn.

Bước 3: Tính toán, thiết kế, kiểm tra tường chắn:

Tường chắn cứng.

Page 118: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

118

- Tại Tab Số liệu người dung bắt đầu nhập các thông số tường chắn, các thông

số được nhập tương ứng với các kích thước trong hình vẽ bên phải:

+ Tên tường.

+ Dạng lung tường (lưng thẳng, lưng thuận, lưng nghịch).

+ Góc nghiêng (chương trình sẽ sự tính toán dựa trên các kích thước đã

nhập).

+ Chiều cao tường H.

+ Chiều cao bản đáy Hn1.

+ Chiều cao bản đáy Hn2.

+ Bề rộng đỉnh tường Bt.

+ Thông số B1, B2, B3 kích thước bản đáy.

+ Nghiêng mặt ngoài X.

- Nhập các thông số đất nền:

+ Bạt mái nghiêng (góc nghiêng bạt mái βo).

+ Chiều cao bạt mái.

Page 119: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

119

+ Mặt đất nghiêng β.

- Đặc trưng đất đắp:

+ Góc ma sát trong của đất đắp.

+ Lực dính đơn vị của đất đắp.

+ Dung trọng đất đắp.

+ Góc ma sát trong giữa đất với tường.

+ Lực dính đơn vị giữa đất với tường.

- Đặc trưng của đất đáy tường.

+ Góc ma sát trong của đất đáy.

+ Lực dính đơn vị của đất đáy.

+ Dung trọng đất đáy.

+ Mô đun nén biến dạng đất đáy.

+ Chiều cao mực nước ngầm Hw.

+ Chiều cao đất phía trước tường Ht.

+ Hệ số ma sát giữa đất và móng.

+ Mũi khoan cơ lý (Lựa chọn trụ địa chất đã nhập ở bước trước.

- Nhập tải trọng trên khối đất đắp:

+ Trường hợp tải trọng (tĩnh tải, hoạt tải).

+ Kiểu tải (phân bố, tập trung).

+ Nhập độ lớn tải trọng Q phân bố trên mét dài.

+ Nhập khoảng cách tải L (Lt, Lp) tương ứng với từng kiểu tải (tập trung, phân

bố).

Người dùng có thể nhập nhiều trường hợp tải, kiểu tải hoặc cũng có thể

xóa tải trọng bằng cách nhấn vào các nút tương ứng Thêm, Xóa.

+ Bên cạnh đó người dung có thể tính toán đến ảnh hường của tải trọng

động đất, ảnh hưởng của nước mưa và khe nứt bằng cách nhấn vào các nút

tương ứng.

- Vật liệu và địa điểm xây dựng:

+ Dung trọng khối xây.

Page 120: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

120

+ Lựa chọn vật liệu sử dụng là Bê tông hoặc (Đá xây + Vữa), tương ứng ta sẽ

nhập cấp độ bền và cường độ tương ứng cho từng loại vật liệu.

+ Địa điểm xây dựng của công trình giúp ta xác định được gia tốc nền của tại

khu vực xây dựng.

- Thống số thiết kế (chương trình cung cấp nhiều phương pháp tính toán khác

nhau, người dung nên chủ động lựa chọn phương pháp tính cho phù hợp và so

sánh kết quả giữa các phương pháp:

+ Chiều dài tuyến kè.

+ Phương pháp tính trượt sâu (Bishop, Fellnius).

+ Cấp công trình.

+ Góc tuyến.

+ Phương pháp tính áp lực chủ động (Columb, Xoklovski).

+ Phương pháp tính áp lực chủ động (Rankine, Xoklovski).

Sau khi nhập đầy đủ các thông số tương ứng với hình vẽ người dùng chuyển sang

Tab Kết quả ở góc trên bên trái, chương trình sẽ tự động tính toán và đưa ra kết

quả ngay trên màn hình, bao gồm các thông số:

+ Kết quả tính áp lực lên tường.

+ Kết quả tính toán ứng suất tại các mặt cắt trên móng (I-I), đáy móng (II-II).

+ Kết quả kiểm tra ổn định lật.

+ Kết quả kiểm tra ổn định trượt.

+ Kết quả kiểm tra cường độ nền đất.

+ Kết quả tính lún của tường.

+ Kết quả kiểm tra ổn định trượt sâu, chương trình sẽ đưa ra sơ đồ trượt sâu của

tường như hình bên với hệ số an toàn K tương ứng.

Page 121: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

121

+ Người dung cũng có thể vào chứng năng Biểu đồ để xem các loại biểu đồ

khác nhau mà chương trình đã tính toán (biểu đồ ứng suất nén, kéo, biểu đồ

Mô men, sơ đồ trượt sâu).

Page 122: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

122

Page 123: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

123

Tương tự như các chức năng khác của RDSuite, phần tính toán tường chắn

có thể đưa ra các báo cáo (thuyết minh) quá trình tính toán, người dung có

thể nhấn vào nút Báo cáo để thực hiện chức năng này. Như vậy là ta đã

thực hiện song quá trình tính toán tường chắn đất cứng (trọng lực).

Tường mềm bản góc giữ (Retaining Wall).

- Tại Tab Số liệu người dung bắt đầu nhập các thông số tường chắn, các thông

số được nhập tương ứng với các kích thước trong hình vẽ bên phải:

+ Tên cấu kiện.

+ Chiều cao tường H.

+ Chiều cao nước ngầm Hw.

+ Chiều cao đất phía trước Hp.

+ Bề rộng tường B.

+ Bề rộng Bl.

Page 124: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

124

+ Chiều dày tường Tw.

+ Chiều dày đế Tb.

+ Bề rộng Bn.

+ Chiều cao Hn.

+ Chiều dày Tn.

- Nhập thông số cơ lý đất nền:

+ Góc ma sát trong đất bên tường.

+ Lực dính c đất bên tường

+ Trọng lượng thể tích đất bên tường

+ Góc ma sát trong đất đáy tường.

+ Lực dính c đất đáy tường.

+ Trọng lượng thể tích đáy tường.

+ Mô đun nén biến dạng đất đáy tường.

+ Mũi khoan cơ lý (lựa chọn cơ lý đất theo mũi khoan cơ lý.

- Nhập thông số thiết kế:

+ Lựa chọn cường độ bê tông.

+ Hệ số điều kiện làm việc bê tông.

+ Hệ số điều kiện làm việc thép.

+ Nhóm cốt thép dọc.

+ Nhóm cốt thép đai.

+ Cường độ nén bê tông fcu.

+ Giới hạn chảy thép fy.

+ Trọng ượng riêng bê tông.

+ Khoảng cách đến tâm cốt thép kéo..

+ Bề rộng vết nứt cho phép.

- Nhập tải trọng tác dụng lên tường tương ứng như tải trọng trong hình vẽ..

+ Hoạt tải phân bố (SQK).

+ Tĩnh tải phân bố (SGK).

+ Hoạt tải tập trung (LQK).

Page 125: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

125

+ Tĩnh tải tập trung (LGK).

+ Khoảng cách đặt lực x.

+ Hệ số an toàn.

- Nhập các hệ số áp lực Ka, Kp, Kpc, Kac (nếu có).

- Nhập thông số bố trí thép.

+ Đường kính thép móng.

+ Khoảng cách thép móng.

+ Đường kính thép tường.

+ Khoảng cách thép tường.

+ Đường kính thép cấu tạp móng.

+ Khoảng cách thép cấu tạo móng.

+ Đường kính thép cấu tạp tường.

+ Khoảng cách thép cấu tạo tường.

Sau khi nhập đầy đủ các thông số tương ứng với hình vẽ người dùng chuyển

sang Tab Kiểm tra ổn định, chương trình sẽ tự động tính toán và kiểm tra

các điều kiện ổn định có đảm bảo không, bao gồm các thông số:

+ Kiểm tra mô men lật.

+ Kiểm tra mô men giữ.

+ Kiểm tra ổn định.

+ Kiểm tra nền đất.

+ Kiểm tra trượt.

+ Kiểm tra lún của tường.

Page 126: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

126

Kiểm tra kết quả và thiết kế móng, người dùng chuyển sang Tab Kiểm tra

móng. Phía không có tải trọng:

+ Kiểm tra cốt thép chính, diện tích thép có đảm bảo yêu cầu chịu lực không.

+ Kiểm tra khả năng chịu uốn.

+ Kiểm tra khả năng chịu cắt.

+ Kiểm ra bề rộng vết nứt.

Page 127: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

127

- Phái có tải trọng:

+ Kiểm tra cốt thép chính, diện tích thép có đảm bảo yêu cầu chịu lực không.

+ Kiểm tra khả năng chịu uốn.

+ Kiểm tra khả năng chịu cắt.

+ Kiểm ra bề rộng vết nứt.

Kiểm tra kết quả và thiết kế tường, người dùng chuyển sang Tab Kiểm tra

tường:

+ Kiểm tra cốt thép chính, diện tích thép có đảm bảo yêu cầu chịu lực không.

+ Kiểm tra khả năng chịu uốn.

+ Kiểm tra khả năng chịu cắt.

+ Kiểm ra bề rộng vết nứt.

Page 128: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

128

Để suất sang bản vẽ, người dùng chuyển sang Tab Bản vẽ, bao gồm biểu đồ

và kết quả của các lực tác dụng.

Page 129: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

129

Tương tự như các chức năng khác của RDSuite, phần tính toán tường chắn

có thể đưa ra các báo cáo (thuyết minh) quá trình tính toán, người dung có

thể nhấn vào nút Báo cáo để thực hiện chức năng này. Như vậy là ta đã

thực hiện song quá trình tính toán tường chắn đất bản góc BTCT giữ

(Retaining Wall).

Page 130: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

130

Tường mềm bản góc hầm (Base Wall).

- Tại Tab Số liệu người dung bắt đầu nhập các thông số tường chắn, các thông

số được nhập tương ứng với các kích thước trong hình vẽ bên phải:

+ Tên cấu kiện.

+ Chiều cao tường H.

+ Chiều cao nước ngầm Hw.

+ Chiều cao mặt đất He.

+ Bề rộng tường B.

+ Chiều rộng conson móng.

+ Chiều dày tường Tw.

+ Chiều dày bản móng.

+ Chiều dài tường.

- Nhập thông số cơ lý đất nền:

Page 131: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

131

+ Góc ma sát trong đất bên tường.

+ Lực dính c đất bên tường.

+ Trọng lượng thể tích đất bên tường.

+ Góc ma sát trong đất đáy tường.

+ Lực dính c đất đáy tường.

+ Trọng lượng thể tích đáy tường.

+ Mô đun nén biến dạng đất đáy tường.

+ Mũi khoan cơ lý (lựa chọn cơ lý đất theo mũi khoan cơ lý.

- Nhập thông số thiết kế:

+ Lựa chọn cường độ bê tông.

+ Hệ số điều kiện làm việc bê tông.

+ Hệ số điều kiện làm việc thép.

+ Nhóm cốt thép dọc.

+ Nhóm cốt thép đai.

+ Cường độ nén bê tông fcu (Kg/cm2).

+ Giới hạn chảy thép fy (Kg/cm2).

+ Trọng lượng riêng bê tông (Kg/cm3).

+ Khoảng cách đến tâm cốt thép kéo.

+ Bề rộng vết nứt cho phép (mm).

- Nhập tải trọng tác dụng lên tường tương ứng như tải trọng trong hình vẽ..

+ Hoạt tải phân bố (SQK).

+ Tĩnh tải phân bố (SGK).

+ Hoạt tải tập trung (LQK).

+ Tĩnh tải tập trung (LGK).

+ Khoảng cách đặt lực x.

+ Tải trọng tường – HT – WQK.

+ Tải trọng tường – HT – WGK.

- Nhập các hệ số áp lực Ka, Kp, Kpc, Kac , Lfw, Lfs (nếu có).

- Nhập thông số bố trí thép.

Page 132: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

132

+ Đường kính thép móng.

+ Khoảng cách thép móng.

+ Đường kính thép tường.

+ Khoảng cách thép tường.

+ Đường kính thép cấu tạp móng.

+ Khoảng cách thép cấu tạo móng.

+ Đường kính thép cấu tạp tường.

+ Khoảng cách thép cấu tạo tường.

Sau khi nhập đầy đủ các thông số tương ứng với hình vẽ người dùng chuyển

sang Tab Kiểm tra ổn định, chương trình sẽ tự động tính toán và kiểm tra

các điều kiện ổn định có đảm bảo không, bao gồm các thông số:

+ Tính các tải trọng với mô men và lực dọc tương ứng.

+ Kiểm tra nền đất.

+ Kiểm tra trượt.

+ Kiểm tra lún của tường.

Page 133: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

133

Kiểm tra kết quả và thiết kế móng, người dùng chuyển sang Tab Kiểm tra

móng. Phía ngoài móng và phía trong móng:

+ Kiểm tra cốt thép chính, phía dưới diện tích thép có đảm bảo yêu cầu chịu

lực không.

+ Kiểm tra mô men tới hạn.

+ Kiểm tra lực cắt tới hạn.

+ Kiểm ra bề rộng vết nứt.

Kiểm tra kết quả và thiết kế tường, người dùng chuyển sang Tab Kiểm tra

tường:

+ Tính toán mô men tính toán, lực cắt nền tính toán, lựu cắt đỉnh tính toán.

+ Kiểm tra bố trí cốt thép tường.

+ Kiểm tra mô men tới hạn.

+ Kiểm ra lực cắt tới hạn.

Page 134: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

134

+ Kiểm tra bề rộng vết nứt

Để suất sang bản vẽ, người dùng chuyển sang Tab Bản vẽ, bao gồm bản vẽ

mặt cắt thép và bảng thống kê cốt thép:

Page 135: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

135

Tương tự như các chức năng khác của RDSuite, phần tính toán tường chắn

có thể đưa ra các báo cáo (thuyết minh) quá trình tính toán, người dung có

thể nhấn vào nút Báo cáo để thực hiện chức năng này:

Page 136: Rdsuite hdsd -v12.2.1.77

RDSUITE–PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO TCVN Ths Trần Việt Tâm 0913373039

136

Như vậy là ta đã thực hiện song quá trình tính toán tường chắn đất bản

góc BTCT giữ (Base Wall).