Top Banner
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lập quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) theo định hướng phát triển du lịch vùng của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 bao gồm Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và Quảng Ninh. Trong tổ chức lãnh thổ phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vùng ĐBSH&DHĐB tiếp giáp vùng Trung du miền núi Bắc Bộ ở phía Bắc, Tây và Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ ở phía Tây Nam, vịnh Bắc Bộ ở phía Đông Nam. Vùng bao gồm toàn bộ lãnh thổ vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc với 2 trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Hải Phòng và vùng Nam sông Hồng. Mặt khác vùng cũng là lãnh thổ bao gồm vùng Thủ đô và vùng Duyên hải Bắc Bộ. Có thể nhận thấy, vùng ĐBSH&DHĐB là một khu vực trải dài từ Tây sang Đông với các miền địa hình khác nhau như rừng núi, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo… Vùng cũng là nơi có lịch sử khai phá lâu đời, nôi của nền văn minh lúa nước, tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống, làng Việt cổ đặc trưng… Do đó vùng ĐBSH&DHĐB là khu vực chứa đựng nguồn tài nguyên du lịch khá toàn diện. Những đặc điểm địa lý tự nhiên và tài nguyên tạo điều kiện để vùng ĐBSH& DHĐB có thể phát triển một nền kinh tế mở đa dạng với định hướng chủ đạo là phát triển công nghiệp công nghệ cao, sản xuất và chế biến lương thực, đồng thời nâng cao tỷ lệ các ngành dịch vụ trong đó có du lịch. Đứng về góc độ du lịch, vùng ĐBSH&DHĐB Hà Nội là trung tâm du lịch cả nước và trục tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với cửa mở ra biển Đông, đến với các nước trong khu vực và quốc tế, chính vì vậy phát triển du lịch vùng có ý nghĩa động lực đối với phát triển du lịch Việt Nam. Thời gian qua, cùng với sự phát triển du lịch cả nước, du lịch vùng ĐBSH&DHĐB được quan tâm phát triển và đem lại những thành quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự phát triển du lịch cả nước và kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, cũng như các vùng khác trên cả nước phát triển du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB vẫn chưa tương xứng tiềm năng, chưa xứng đáng với vai trò động lực của du lịch cả nước, phát triển thiếu sự liên kết vùng và vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Trong giai đoạn phát triển mới, để phù hợp với định hướng chung của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần thiết quy hoạch phát triển du lịch vùng theo hướng bền vững đáp ứng với những yêu cầu và nhiệm vụ mới. Với các nhìn nhận trên, việc xây dựng "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
112

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Jan 16, 2016

Download

Documents

Lê Hoài Anh

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết lập quy hoạch

Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB) theo định

hướng phát triển du lịch vùng của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 bao gồm Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải

Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình,

Nam Định, Thái Bình và Quảng Ninh.

Trong tổ chức lãnh thổ phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

vùng ĐBSH&DHĐB tiếp giáp vùng Trung du miền núi Bắc Bộ ở phía Bắc, Tây và

Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ ở phía Tây Nam, vịnh Bắc Bộ ở phía Đông Nam.

Vùng bao gồm toàn bộ lãnh thổ vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc với 2 trung tâm

kinh tế lớn là Hà Nội và Hải Phòng và vùng Nam sông Hồng. Mặt khác vùng cũng là

lãnh thổ bao gồm vùng Thủ đô và vùng Duyên hải Bắc Bộ.

Có thể nhận thấy, vùng ĐBSH&DHĐB là một khu vực trải dài từ Tây sang Đông

với các miền địa hình khác nhau như rừng núi, trung du, đồng bằng, biển và hải đảo…

Vùng cũng là nơi có lịch sử khai phá lâu đời, nôi của nền văn minh lúa nước, tập trung

nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống, làng Việt cổ đặc trưng… Do đó vùng

ĐBSH&DHĐB là khu vực chứa đựng nguồn tài nguyên du lịch khá toàn diện.

Những đặc điểm địa lý tự nhiên và tài nguyên tạo điều kiện để vùng ĐBSH&

DHĐB có thể phát triển một nền kinh tế mở đa dạng với định hướng chủ đạo là phát

triển công nghiệp công nghệ cao, sản xuất và chế biến lương thực, đồng thời nâng cao

tỷ lệ các ngành dịch vụ trong đó có du lịch.

Đứng về góc độ du lịch, vùng ĐBSH&DHĐB có Hà Nội là trung tâm du lịch cả

nước và trục tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với cửa mở ra biển Đông,

đến với các nước trong khu vực và quốc tế, chính vì vậy phát triển du lịch vùng có ý

nghĩa động lực đối với phát triển du lịch Việt Nam.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển du lịch cả nước, du lịch vùng

ĐBSH&DHĐB được quan tâm phát triển và đem lại những thành quả nhất định, góp

phần quan trọng vào sự phát triển du lịch cả nước và kinh tế - xã hội của khu vực.

Tuy nhiên, cũng như các vùng khác trên cả nước phát triển du lịch của vùng

ĐBSH&DHĐB vẫn chưa tương xứng tiềm năng, chưa xứng đáng với vai trò động lực

của du lịch cả nước, phát triển thiếu sự liên kết vùng và vẫn còn ẩn chứa nhiều yếu tố

thiếu bền vững.

Trong giai đoạn phát triển mới, để phù hợp với định hướng chung của Chiến lược

và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 cần thiết quy hoạch phát triển du lịch vùng theo hướng bền vững đáp ứng với

những yêu cầu và nhiệm vụ mới.

Với các nhìn nhận trên, việc xây dựng "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

Page 2: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 2

2030" là cần thiết.

2. Căn cứ lập quy hoạch

2.1. Căn cứ pháp lý

- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/ 2009;

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11ngày 29/11/2005;

-Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế

- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế

trọng điểm đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt

và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết

thi hành một số điều của Luật Du lịch;

- Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật Di sản văn hóa;

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung

một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập,

phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Quyết định số 191/2006/QĐ-TTg ngày17/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ

triển khai thực hiện Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số

54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm

quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH và vùng Kinh tế trọng điểm đến năm 2010 và định

hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030;

- Thông tư 01/2007/TT-BKHĐT ngày 07 tháng 2 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và

Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày

07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội;

- Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về

hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Page 3: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 3

- Quyết định số 1059/QĐ-BVHTTDL ngày 22/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ lập “Quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030”.

- Quyết định số 1696/QĐ-BVHTTDL ngày 07/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt nội dung đề cương “Quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030”.

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

2.2. Các căn cứ khác

- Định hướng phát triển kinh kinh tế-xã hội và quy hoạch xây dựng vùng Đồng

bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Thủ đô, vùng Duyên hải Bắc

Bộ đến năm 2020.

- Các báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế và sản phẩm chủ yếu có liên quan trên

địa bàn vùng.

- Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch vùng đến năm 2011; nhu cầu và xu

thế phát triển du lịch quốc tế, khu vực và trong nước trong giai đoạn mới.

- Các số liệu thống kê và tài liệu khác.

3. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch

3.1. Quan điểm quy hoạch

- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSH&DHĐB, vùng

kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Thủ đô và vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2020;

- Phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Tăng cường liên kết vùng để phát huy lợi thế vùng, địa phương trong vùng, sử

dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, đáp ứng nhu cầu du lịch.

3.2. Mục tiêu quy hoạch

- Cụ thể hóa các định hướng của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Khai thác tính đặc thù về tài nguyên để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng và

thương hiệu du lịch vùng.

- Làm cơ sở cho các địa phương trong vùng lập quy hoạch ngành và các quy

hoạch phát triển du lịch cụ thể khác theo hướng Chiến lược và quy hoạch phát triển

ngành Du lịch cả nước.

Page 4: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 4

4. Nội dung và nhiệm vụ quy hoạch

1. Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của ngành Du lịch vùng.

2. Phân tích, đánh giá các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch vùng.

3. Xác định quan điểm, mục tiêu; dự báo chỉ tiêu và luận chứng các phương án

phát triển du lịch vùng.

4. Tổ chức không gian, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vùng.

5. Xác định danh mục các khu vực, các dự án đầu tư, vốn đầu tư, nguồn nhân lực;

thị trường và sản phẩm du lịch vùng.

6. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường.

7. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch.

5. Phƣơng pháp lập quy hoạch

5.1. Phương pháp thu thập tài liệu: Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số

liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong quy

hoạch. Phương pháp này là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội

dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác.

5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích, đánh giá toàn diện các nội

dung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: thực trạng tiềm năng tài nguyên

du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng

phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực trạng biến động

của môi trường du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch...

5.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra, kiểm tra chứng các tư

liệu và số liệu trên thực tế. Thông qua phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn

vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu; đồng

thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối tượng (xác định được khả năng tiếp

cận bằng các loại phương tiện gì từ thị trường khách du lịch đến các điểm tài nguyên).

5.4. Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến các chuyên gia trong và ngoài

nước để hoàn thiện các kết quả phân tích đánh giá, các dự báo phát triển phù hợp với

thực tế và xu hướng phát triển chung.

5.5. Phương pháp bản đồ: Được sử dụng để thể hiện các số liệu, tư liệu về tiềm

năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch trên toàn bộ lãnh thổ vùng

ĐBSH&DHĐB cũng như vị trí vai trò du lịch vùng trong mối liên hệ phát triển du lịch

quốc gia và khu vực.

Page 5: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 5

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT

TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI

ĐÔNG BẮC (2000-2011)

I. CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG

1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vùng ĐBSH&DHĐB

1.1. Đặc điểm tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình: Vùng đồng bằng sông Hồng (VĐBSH&DHDB),

trong đó có vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có tọa độ địa lý từ 20000' đến 21

040' vĩ

độ Bắc; từ 105025' đến 108

005' kinh độ Đông. Phía Bắc vùng giáp Lạng Sơn, Thái

Nguyên, Tuyên Quang; phía Tây giáp với Phú Thọ, Hoà Bình (thuộc vùng Trung du

miền núi Bắc Bộ); phía Đông và Đông Bắc giáp với Trung Quốc và biển Đông; phía

Nam giáp với Thanh Hoá (thuộc vùng Bắc Trung Bộ). Tổng diện tích tự nhiên toàn

vùng xấp xỉ 21.063,1 km2 (nguồn: Niên giám Thống kê 2010).

Có thể nhận thấy, vùng ĐBSH&DHĐB là một khu vực trải dài từ Tây sang Đông

với các miền địa hình khác nhau như rừng núi, trung du, đồng bằng, biển và hải

đảo…Do đó vùng ĐBSH&DHĐB cũng là một khu vực chứa đựng nguồn tài nguyên

du lịch đa dạng, phong phú là yếu tố thuận lợi phát triển du lịch.

1.1.2. Khí hậu: Vùng ĐBSH&DHĐB có đặc điểm khí hậu và thời tiết đa dạng,

độc đáo và có nhiều biến động nhất ở nước ta với đầy đủ các tính chất của khí hậu

vùng. Vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa tạo nên một mùa hè nóng ẩm,

mưa nhiều với hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam và đặc biệt là có mùa đông lạnh, ít

mưa với hướng gió chính là hướng Bắc và Đông Bắc. Đặc điểm này đã chi phối mạnh

mẽ đến tính chất thời vụ của hoạt động du lịch. Thêm vào đó, khí hậu, thời tiết của

vùng có nhiều biến động với những diễn biến phức tạp.

Mặc dù nằm trong cùng một vùng lãnh thổ nhưng do sự phân hoá của đặc điểm

địa hình, khí hậu của vùng ĐBSH&DHĐB thuận lợi hơn cho hoạt động du lịch so với

các khu vực khác. Khí hậu của vùng ĐBSH&DHĐB so với các nơi khác ấm áp hơn

với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230C - 24

0C, lượng mưa trung bình từ 1.600 -

1.900 mm và mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10. Các tháng cuối năm và đầu

năm thời tiết đẹp, trời ấm áp, khô ráo, dễ chịu rất thích hợp với các hoạt động lễ hội,

vãn cảnh, thăm quan du lịch. Ngay trong vùng cũng có những sự khác biệt về khí hậu

giữa vùng đồng bằng và vùng duyên hải. So với vùng đồng bằng, vùng duyên hải có

lượng mưa lớn hơn và thường có nhiều cơn giông nên mưa nặng hạt hơn. Nhiệt độ ở

vùng duyên hải thường có biên độ dao động cao hơn đồng bằng khoảng 1 - 2oC.

Vùng ĐBSH&DHĐB là một trong những lãnh thổ chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất

của gió mùa Đông Bắc ở nước ta, trung bình mỗi năm có 20 - 25 đợt gió mùa Đông

Bắc. Đây cũng là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão, tập trung từ tháng 6 - 9, đặc

Page 6: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 6

biệt là ở vùng ven biển Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Những ngày gió mùa Đông

Bắc hoặc bão thời tiết chuyển xấu, có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động du lịch.

Đặc điểm khí hậu, thời tiết của khu vực có tính hai mặt đối với các hoạt động du

lịch. Một mặt khí hậu, thời tiết đã tô điểm thêm cảnh sắc thiên nhiên đa dạng và phong

phú của vùng. Bên cạnh đó, đặc điểm khí hậu vùng làm cho tính thời vụ về du lịch rất

rõ nét, đặc biệt là với loại hình du lịch biển. Ngoài ra vùng cũng chịu ảnh hưởng sâu

sắc của biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực ven biển.

1.1.3. Thủy văn: Vùng ĐBSH&DHĐB có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, các

sông lớn chảy qua vùng có diện tích lưu vực trên 1.000 km2 như sông Hồng, sông Đà,

sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Các sông này có khả năng rất lớn về

cung cấp nước, làm thủy lợi, giao thông và cung cấp thủy sản đồng thời cũng là tiềm

năng du lịch.

Đáng kể nhất trong các sông trên là sông Hồng với chiều dài hơn 200 km chảy

qua địa phận của vùng. Lượng nước và phù sa của sông lớn nhất miền Bắc. Tổng

lượng nước trung bình lên tới 114.000 m3 và tổng lượng phù sa trung bình là 100 triệu

tấn/năm. Về tới khu vực vùng ĐBSH&DHĐB, sông phân thành nhiều nhánh nên mới

kịp thoát nước khi mùa lũ ập đến.

So với sông Hồng sông Thái Bình nhỏ hơn nhiều. Sông Thái Bình do sông Cầu,

sông Thương và sụng Lục Nam hợp lại. Nước sông trong và ít phù sa. Sông Hồng và

sông Thái Bình đều chịu ảnh hưởng của nhịp điệu gió mùa nên thủy chế thất thường,

mùa mưa nước quá nhiều trong khi mùa khô rất ít nước.

Nhìn chung toàn vùng ĐBSH&DHĐB, do rừng đầu nguồn bị khai thác bừa bãi

nên gây ra tình trạng lũ, lụt triền miên vào mùa mưa và hạn hạn nặng nề vào mùa khô

ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Hoàn lưu gió mùa mùa hạ nóng ẩm tạo ra mùa mưa, chiếm 80 - 85% lượng mưa

của cả năm. Trùng hợp với mùa mưa là mùa lũ, mực nước các sông dâng cao. Ở vùng

ĐBSH&DHĐB mùa lũ thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Tuy mùa lũ ngắn hơn

mùa cạn, nhưng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 60 - 90% cả năm. Nhìn chung thời

điểm bắt đầu và kết thúc mùa lũ cũng biến động mạnh, phụ thuộc vào chế độ gió mùa

hàng năm. Đây là những yếu tố thời tiết bất lợi cho họat động du lịch.

Vùng ĐBSH&DHĐB còn có một diện tích khá lớn các hồ chứa nước tự nhiên và

nhân tạo. Đáng chú ý là các hồ chứa nước lớn có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu tốt có

thể khai thác phục vụ du lịch như các hồ chứa nước nhân tạo Suối Hai, Đồng Mô,

Quan Sơn (Hà Nội), Đại Lải (Vĩnh Phúc), Tam Chúc (Hà Nam), Yên Lập (Quảng

Ninh) và hồ tự nhiên như Hồ Tây (Hà Nội)...

Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn vùng cũng khá phong phú. Trong tài nguyên

nước ngầm, các mỏ nước khoáng có tác dụng sinh lý tốt đối với cơ thể con người do

có chứa những thành phần đặc biệt có hàm lượng cao và nhiệt độ thích hợp là tài

nguyên du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp.v.v… Một số mỏ nước khoáng

Page 7: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 7

đã được phát hiện và đưa vào sử dụng như mỏ nước khoáng Kênh Gà (Ninh Bình),

Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình)…

1.1.4. Sinh vật: Do nằm trong khu vực có nhiều dạng địa hình, các Vườn quốc

gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên, khu Ramsar nên vùng có các hệ

sinh thái đa dạng, phong phú. Trong đó phải kể đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ

sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng biển với các rạn san hô (Cát Bà), hệ

sinh thái rừng lùn trên đỉnh núi và các dông núi hẹp, hệ sinh thái rừng kín thường xanh

nhiệt đới ẩm, gió mùa vùng núi cao trung bình trên sườn dốc thoát nước và vùng đỉnh

núi, hệ sinh thái rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm gió mùa vùng núi cao trung bình

trên đất ngập nước vùng đỉnh núi, hệ sinh thái rừng kín thường xanh hỗn giao tre trúc -

cây lá rộng, hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (Tam Đảo)…

Hệ động, thực vật phong phú với các loài động vật sống trong rừng, các loài

động vật sống ở đáy biển, cá biển, các loài thực vật trên cạn, thực vật ngập mặn, rong

biển, san hô, các loài cây dược liệu, các cây gỗ quý... Đặc biệt, tại đây còn có nhiều

loài đặc hữu quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như voọc đầu trắng, voọc quần

đùi trắng (Cát Bà,Cúc Phương), cầy vằn, báo hoa mai (Cúc Phương), quạ khoang, sóc

đen (Cát Bà), gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay (Ba Vì), cu li, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng,

khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, voọc má trắng, sóc bay lông chân, dơi tay sọ cao v.v…(Tam

Đảo), Tê tê vàng, khỉ vàng, rái cá lông mượt, cá heo trắng Trung Hoa, cá Ông Chuông,

tu hài, trai ngọc, bào ngư, sá sùng và đặc biệt là 2 loài rùa biển vích và đồi mồi.…( Bái

Tử Long); thực vật có thổ phục linh, lát hoa, kim giao, sến mật, rừng kim giao (Cát

Bà), bách xanh, thông, dẻ, lát hoa (Ba Vì). Nhiều loài gần như tuyệt chủng trong sách

đỏ quốc tế có rẽ mỏ thìa, bồ nông, cò thìa, choi choi mỏ thìa, mòng biển, diệc đầu đỏ

(Xuân Thủy). Nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chò chỉ hay đăng, loài thực vật có

mạch đặc hữu, loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi (Cúc Phương)… Một số cây đặc

hữu được đặt tên gắn với Vườn quốc gia như Lan hài và Hoàng thảo Tam Đảo.

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1.Các đặc điểm dân cư, dân tộc: Dân số Vùng đồng bằng sông Hồng và

Duyên hải Đông Bắc hiện có hơn 19.770 người, chiếm 23% dân số cả nước.

Đây là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước (939 người/km2). Mặc dù tỷ lệ gia

tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp 3,5

lần mật độ trung bình cả nước. Đây là một thuận lợi về nguồn lực lao động. Tuy nhiên,

dân số đông cũng đem đến những khó khăn nhất định gây sức ép lên sự phát triển kinh

tế - xã hội của vùng.

Những nơi đông dân cư nhất vùng là Hà Nội (1.962 người/km2), Bắc Ninh (1.257

người/km2), Hải Phòng (1.221 người/km

2), Hưng Yên (1.226 người/km

2), Thái Bình

(1.140 người/km2), Nam Định (1.107 người/km

2). Ở những nơi khác, chủ yếu thuộc rìa

phía Bắc và Đông Bắc nên mật độ dân cư thưa hơn.

Đa số dân số là người Kinh, một bộ phận nhỏ là các dân tộc thiểu số như dân tộc

Mường (Ba Vì-Hà Nội, Nho Quan-Ninh Bình, Quảng Ninh), các dân tộc Dao, Tày,

Page 8: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 8

Sán Dìu, Hoa (Vĩnh Phúc, Quảng Ninh), dân tộc Cao Lan, Ngái (Vĩnh Phúc), dân tộc

Sán Chỉ, Nùng (Quảng Ninh). Yếu tố dân tộc không phải là tiềm năng du lịch nội bật

của vùng, nhưng bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh, Vĩnh Phúc

và ngay cả ở Thủ đô Hà Nội cũng là những chủ đề có thể khai thác phát triển du lịch.

Sự phân bố dân cư quá đông ở khu vực liên quan tới nhiều yếu tố như nền nông

nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước là chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao

động. Trong vùng còn có nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng và một mạng lưới

các đô thị khá dày đặc. Ngoài ra, khu vực đã được khai thác từ lâu đời và có các điều

kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người. Tại đây,

tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ kinh tế - xã hội. Điều này gây khó khăn

cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Hàng loạt các vấn đề xã hội như việc làm,

nhà ở, y tế, văn hóa, giáo dục vẫn còn gây bức xúc. Đời sống của người dân vẫn còn

nhiều khó khăn do kinh tế dịch chuyển chậm, dân số quá đông.

Vùng ĐBSH&DHĐB có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. Với

chiều dài tổng cộng hơn 3.000 km, hệ thống đê điều được xây dựng và bảo vệ từ đời

này qua đời khác không chỉ là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng mà còn là nét

độc đáo của nền văn hóa sông Hồng, văn hóa Việt Nam. Cơ sở vật chất của vùng cũng

ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông. Vùng cũng nhận được

sự quan tâm đầu tư của nhà nước và nước ngoài.

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: Đây là một khu vực có tốc độ phát triền kinh tế

nhanh, đứng thứ hai sau vùng Đông Nam Bộ. Theo kế hoạch phát triển, đến năm 2020,

vùng sẽ phải giữ được tốc độ tăng trưởng liên tục trên 10% và đóng góp khoảng 24%

cho GDP của cả nước. Mục tiêu đến trước năm 2020, tỷ lệ này sẽ là 27%.

Cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dịch

vụ trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, gắn liền với việc giải

quyết các vấn đề xã hội.

* Công nghiệp: Công nghiệp được hình thành sớm nhất và phát triển mạnh trong

thời kỳ đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giá trị công nghiệp chiếm tỷ

trọng lớn trong GDP công nghiệp cả nước. Phần lớn giá trị công nghiệp tập trung ở các

thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

* Thủ công nghiệp: Hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hầu hết nguyên liệu trong

nước gồm các mặt hàng truyền thống như mây, tre, đan, sơn mài, gốm sứ, thêu, chạm

khắc, các sản phẩm từ cói….thỏa mãn nhu cầu của du khách và xuất khẩu.

* Nông nghiệp: Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, vùng chỉ đứng sau

đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao nên năng suất lúa

rất cao. Sự phát triển kinh tế cùng với hàng loạt các chính sách mới cũng góp phần

quan trọng cho việc giải quyết lương thực, thực phẩm của vùng.

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng cây lương thực luôn giữ vị trí

hàng đầu. Sản lượng lương thực chiếm xấp xỉ 20% cả nước. Trong các cây lương thực,

lúa có ý nghĩa quan trọng nhất cả về diện tích và sản lượng. Hàng năm, khu vực có

Page 9: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 9

hơn 1 triệu ha đất gieo trồng lúa. Năm 2011, năng suất lúa của vùng tăng 4,1% so với

năm trước. Cây lúa có mặt ở hầu hết mọi nơi, tập trung nhất và đạt năng suất cao nhất

ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, trong đó Thái

Bình là tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa. Ngành trồng cây lương thực đặc biệt là

trồng lúa ở đây đã có từ lâu đời và được thâm canh với trình độ cao nhất cả nước. Tuy

vậy, việc đảm bảo lương thực cho con người và các nhu cầu khác (phục vụ chăn nuôi,

công nghiệp chế biến v.v…) còn bị hạn chế.

Ngoài sản xuất lương thực vùng còn trồng các loại cây nông sản khác, nuôi trồng

thủy sản… phục vụ đời sống và có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch.

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch là giảm tỉ trọng trồng

trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản, riêng trồng trọt thì giảm tỉ trọng lương thực,

tăng tỉ trọng cây công nghiệp và cây thực phẩm.

* Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm: Vùng có hai trung tâm kinh

tế lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long

(Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế phát triển mạnh của vùng và có sự lan tỏa,

thu hút lớn đối với các vùng, tỉnh lân cận. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 7

tỉnh Bắc sông Hồng tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của vùng và

khu vực phía Bắc.

Vùng ĐBSH&DHĐB cũng là nơi có đội ngũ trí thức đông đảo và đội ngũ lao

động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Đây là những yếu tố đang dần thu hút các

nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư mạnh mẽ vào khu vực công nghiệp của vùng,

đặc biệt là các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Sự phát triển nền kinh tế thị trường đã dần dần làm thay đổi bộ mặt xã hội vùng

theo hai xu hướng trái ngược nhau:

- Thứ nhất: Kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện đã đưa các yếu tố mới hiện

đại vào lối sống của người dân.

- Thứ hai: Xu hướng khôi phục các nét sinh hoạt văn hóa truyền thống, đặc trưng

của văn hóa nông nghiệp và văn hóa làng xã đang được phục hồi.

Như vậy, một mặt xã hội đang phát triển theo xu hướng đô thị hóa, mặt khác sự

trở về với cội nguồn, với những giá trị truyền thống với những nét sinh hoạt văn hóa

xưa như tập tục, tín ngưỡng đang trở nên một xu hướng mạnh mẽ. Đấy chính là những

nét đặc sắc, hấp dẫn là nguồn tài nguyên có giá trị để phát triển du lịch.

2. Tài nguyên du lịch vùng ĐBSH&DHĐB

2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.1. Tài nguyên du lịch biển: Vùng ĐBSH&DHĐB có đường bờ biển tương đối

dài với nhiều bãi biển đẹp có thể khai thác cho hoạt động du lịch như bãi biển Trà Cổ,

Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cát Cò 1,2,3, Đồ Sơn (Hải Phòng),

Page 10: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 10

Đồng Châu (Thái Bình), Thịnh Long, Giao Lâm (Nam Định)...Tuy nhiên các bãi biển

có giá trị tắm biển nằm ở khu vực phía Bắc và các đảo như Trà Cổ, Quan Lạn. Vịnh

Hạ Long có giá trị cảnh quan đặc biệt, nhưng giá trị tắm biển không cao. Các bãi biển

như Đồ Sơn, Quất Lâm, Thịnh Long…nước đục nên cũng ít có giá trị đối với du lịch

tắm biển.

Hệ thống đảo ven bờ là những tài nguyên du lịch giá trị. Các đảo Cô Tô, Ngọc

Vừng, Quan Lạn (Quảng Ninh), Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)... có những bãi

tắm đẹp, môi trường trong lành là tài nguyên du lịch tắm biển, thể thao và khám phá.

Các đặc sản từ biển gồm những loại thực phẩm cao cấp như bào ngư, tôm hùm,

mực.v.v…ở khu vực này rất sẵn và rẻ. Bên cạnh đó, các sản phẩm khác từ biển như

hàng hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm cũng rất có giá trị đối với du lịch.

2.1.2. Tài nguyên du lịch hang động: Trong số rất nhiều hang động đã được phát

hiện ở vùng ĐBSH&DHĐB có rất nhiều hang đẹp, rộng có khả năng khai thác phục vụ

mục đích du lịch tham quan, nghiên cứu như Tràng an - Tam Cốc - Bích Động, Địch

Lộng (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Nội); Bồ Nâu, Sửng Sốt (Quảng Ninh).v.v…

3.1.3. Tài nguyên du lịch thuộc sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng: Sông,

hồ, suối nước nóng, nước khoáng là những tài nguyên du lịch rất phong phú ở vùng

ĐBSH&DHĐB. Những tài nguyên này được khai thác phục vụ mục đích tham quan,

nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và chữa bệnh. Điển hình có hồ Đại Lải,

Đầm Vạc (Vĩnh Phúc); Đồng Mô, hồ Tây, Quan Sơn, Suối Hai (Hà Nội); Tam Chúc

(Hà Nam) v.v…; các suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình), Quang Hanh (Quảng

Ninh), Tiền Hải (Thái Bình) và các sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

2.1.4. Tài nguyên du lịch thuộc các khu rừng đặc dụng: Vùng ĐBSH&DHĐB có

32 khu bảo tồn chiếm xấp xỉ 29%, trong đó có 6 vườn quốc gia; 14 khu dự trữ động

thực vật và 12 khu rừng văn hóa - môi trường. Đặc biệt trên lãnh thổ có một số khu

bảo tồn đất ngập nước có giá trị du lịch cao như Xuân Thủy (Nam Định) và Vân Long

(Ninh Bình) trong đó Xuân Thủy là 1 trong 4 khu Ramsar của cả nước, 2 khu dữ trữ

sinh quyển là đảo Cát Bà (Hải Phòng) và vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng (gồm

vùng ven biển cửa sông Đáy thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình và Nghĩa Hưng, Nam

Định; vùng ven biển cửa cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định và Tiền Hải,

Thái Bình và vùng ven biển cửa cửa Thái Bình thuộc huyện Thái Thụy, Thái Bình).

Các vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh); Cát Bà (Hải Phòng); Cúc

Phương (Ninh Bình); Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Ba Vì (Hà Nội) và Xuân Thủy (Nam

Định) còn bảo tồn được nhiều diện tích rừng nguyên sinh với nhiều loại thực, động vật

nhiệt đới điển hình. Đây là nơi lưu giữ tốt nhất nguồn gen động thực vật, bảo tồn sinh

thái và đa dạng sinh học vì thế có ý nghĩa rất lớn về khoa học, về kinh tế, giáo dục và

du lịch. Các khu dự trữ động, thực vật và đặc biệt là các khu rừng văn hóa - lịch sử

môi trường như Côn Sơn, Hương Tích, Chùa Thầy.v.v. đều nằm trong các khu vực

được quy hoạch để phục vụ mục đích du lịch cần sớm có sự kết hợp để đạt hiệu quả

cao trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng.

Page 11: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 11

2.1.5. Một số khu vực có cảnh quan du lịch đặc biệt: Thiên nhiên trên địa bàn

vùng ĐBSH&DHĐB đã tạo nên nhiều khu vực khá tập trung các tài nguyên có giá trị du

lịch cao, tiêu biểu là các khu vực sau:

- Khu vực Hạ Long - Cát Bà - Bái Tử Long: Đây là khu vực có giá trị cảnh quan

du lịch đặc biệt trong đó nổi bật là vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di

sản thiên nhiên thế giới với gần 3.000 hòn đảo và 2 vườn quốc gia là Bái Tử Long và

Cát Bà. Không gian này còn có nhiều giá trị về du lịch hang động, nước khoáng nóng

và các bãi biển đẹp và những giá trị khảo cổ tiêu biểu của nền văn hóa Hạ Long. Bên

cạnh đó, Cát Bà cũng là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới vì vậy vừa

qua đã thu hút được số lượng lớn khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Năm

2012, vịnh Hạ Long được bình chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới càng làm

tăng thêm giá trị về du lịch cho khu vực này

- Khu vực Ba Vì - Tam Đảo: Có các điều kiện tự nhiên của vùng núi cao trung

bình ở ngay rìa đồng bằng Bắc Bộ với nhiều cảnh đẹp, khí hậu tốt, đặc biệt mát mẻ

trong mựa hè, rất thích hợp nghỉ mát, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cuối tuần của vùng

Thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng . Ở đây có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn như

vườn quốc gia, khu dự trữ động thực vật, thác nước, hồ chứa nước với các thắng cảnh

Tam Đảo, Đại Lải, Ao Vua, Đồng Mô, Ba Vì, Suối Hai….

- Khu vực Tam Cốc - Bích Động - Vân Long - Tràng An: Toàn bộ không gian

này thuộc tỉnh Ninh Bình. Tam Cốc - Bích Động được mệnh danh là “Hạ Long cạn”

với núi, sông, hồ, hang động đặc sắc gắn liền với Hoa Lư, cố đô của hai vương triều

Đinh – Lê, di tích cấp quốc gia đặc biệt. Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được

thành lập ở nước ta, nơi còn bảo tồn và gìn giữ được một kho sưu tập đặc sắc về thế

giới thực, động vật điển hình của thiên nhiên nhiệt đới ẩm, khu bảo tồn đất ngập nước

Vân Long, nước khoàng nóng Kênh Gà.v.v…Tuy nhiên, nổi bật là di tích danh thắng

Tràng An - Tam Cốc - Bích Động được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, trở thành

tài nguyên du lịch hấp dẫn.

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Là nôi của văn minh sông Hồng vì vậy vùng ĐBSH&DHĐB có hệ thống tài

nguyên du lịch nhân văn nổi bật thể hiện qua các Di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc

nghệ thuật, khảo cổ; Lễ hội văn hóa dân gian; Ca múa nhạc; Ẩm thực; Làng nghề thủ

công truyền thống, làng Việt cổ; Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật; Yếu tố con

người và bản sắc văn hóa dân tộc đều gắn liền với các giá trị của văn minh sông Hồng.

Đây là cơ sở để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch du lịch đặc trưng mang

thương hiệu vùng và có sức hấp dẫn khách du lịch cao.

2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ: Vùng

ĐBSH&DHĐB là nôi của nền văn minh sông Hồng nên tập trung nhiều di tích lịch sử

- văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ..gắn với các giá trị văn minh sông Hồng. Toàn

vùng có 2.232 di tích cấp quốc gia so với cả nước có 3.125 di tích trong đó có 12 di

tích cấp quốc gia đặc biệt với 2 Di sản văn hóa vật thể (Di sản văn hóa và các danh

Page 12: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 12

hiệu khác được UNESCO vinh danh). Đây là hệ thống tài nguyên đặc biệt giá trị phục

vụ du lịch của vùng.

Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến, trung tâm của vùng với hơn 1.000 di tích

văn hóa-lịch sử cấp quốc gia có nguồn tài nguyên nổi bật. Những di tích nổi tiếng

trong và ngoài nước như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Cổ

Loa, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, phủ Tây Hồ, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phố cổ

Hà Nội.v.v… kết hợp văn hóa ẩm thức, văn hóa phi vật thể luôn thu hút khách du lịch.

Các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật khác của vùng như cố đô Hoa

Lư, nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), đền Đô, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp... (Bắc

Ninh), Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích chiến thắng Bạch Đằng (Quảng Ninh),

đền Trần, tháp Phổ Minh (Nam Định), đền thờ các vua Trần, chùa Keo (Thái

Bình).v.v…thể hiện sâu sắc tư tưởng triết học phương Đông và bàn tay tài hoa của

nhân dân lao động Việt Nam từ ngàn xưa.

Hệ thống di tích trên cùng với các giá trị văn hóa phi vật thể khác, các di tích

danh thắng, ẩm thực.v.v…của vùng là đặc trưng của nền văn minh lúa nước sông

Hồng, văn hóa Việt Nam không nơi nào có được.

2.2.2. Lễ hội văn hóa dân gian: Vùng ĐBSH&DHĐB là miền đất của lễ hội. Các

lễ hội ở vùng gắn liền với nền văn minh lúa nước sông Hồng nên mang tính khái quát

cao, phản ánh sinh động đời sống tâm linh, tư tưởng triết học và bản sắc văn hóa Việt

Nam. "Đồng bằng sông Hồng là quê hương của hội làng, hội vùng, hội của cả nước; là

cái nôi của lễ hội nông nghiệp và lễ hội mang nội dung lịch sử - văn hóa ở tầm quốc

gia". Cho nên dù có những khác biệt nhất định, song các loại hình lễ hội Bắc Bộ ít

nhiều đều mang tính đại diện cho cả nước. Đây chính là một trong những điểm chủ

yếu hấp dẫn du khách đến với vùng ĐBSH&DHĐB. Tuy nhiên, dưới góc độ du lịch

cần thiết phải nghiên cứu chọn lọc, có kế hoạch khôi phục hay phát triển một số hình

thức lễ hội có giá trị phục vụ du lịch.

Trong số các lễ hội có hội Gióng được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi

vật thể là tài nguyên du lịch tầm vóc quốc tế, ngoài ra còn các lễ hội nổi tiếng như

chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Lim (Bắc Ninh).v.v…thu hút khách

du lịch trong và ngoài nước. (Danh mục lễ hội quan trọng của vùng xem phụ lục).

2.2.3. Ca múa nhạc: Đối với phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB, ca múa

nhạc dân tộc cũng là một loại tài nguyên du lịch giá trị.

Hầu hết các loại dân tại vùng ĐBSH&DHĐB như ngâm thơ, hát ru, hát vè, trống

quân, hát đám, quan họ... đều rất phổ biến. Tuy nhiên, có giá trị hấp dẫn khách du lịch

nhất gồm Ca trù, Quan họ và Chèo.

- Hát ả đào vốn là hát cửa đình, người hát lĩnh thưởng bằng thẻ tre nên cũng gọi

là hát thẻ (tiếng Hán gọi là trự) nên tục cũng gọi lối hát đó là Ca trù. Tiêu biểu là hát

cửa đình Lỗ Khê (Liên Hà, Đông Anh) nơi có đền thờ Ca Công - ông tổ nghề hát.

Page 13: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 13

Ca trù sau này phát triển thành lối hát thính phòng, một thú chơi tao nhã của đất

kinh thành. Ngày nay ca trù vẫn được ưa chuộng, đặc biệt là khách nước ngoài. Ca trù

được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

(2009). Đây là tài nguyên du lịch đặc biệt giá trị.

- Hát Quan họ có thể hát tại nhà trong các dịp cưới hỏi, giỗ, khao; hay sau khi hát

ở hội đình, hội chùa mời nhau về nhà. Hát quan họ được UNESCO công nhận là di

sản phi vật thể đại diện cho nhân loại (2009), trở thành tài nguyên du lịch hấp dẫn.

- Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam được xuất phát từ

kinh dô Hoa Lư và phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Chèo là loại hình nghệ thuật

giàu tính dân tộc, mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội

hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu

tính tự sự, trữ tình… là đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam.

- Hát xẩm, một loại hình dân ca đặc trưng của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở

đồng bằng sông Hồng, thường được thể hiện bằng những người khiếm thị đi hát rong.

Hiện nay, tỉnh Ninh Bình, nơi có nghệ nhân hát xẩm nổi tiếng cuối cùng đang đệ trình

UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp. Đây cũng là

tiềm năng phát triển du lịch gắn với các giá trị văn minh sông Hồng.

Ngoài ra vùng ĐBSH&DHĐB còn rất giàu các làn điệu dân ca khác gắn với dàn

nhạc cụ dân tộc với đàn bầu, đàn nguyệt, đàn chanh, nhị, sáo trúc, trống thường có sức

hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Hát dân ca Bắc Bộ đặc biệt phát triển và đã trở thành

một hình thức sinh hoạt cộng đồng, trở thành các ngày hội phổ biến trong năm.

Vùng ĐBSH&DHĐB cũng nổi tiếng về các điệu múa dân gian, múa rối nước,

múa rồng, múa lân, múa cung kiếm. Có nhiều phường múa đã hình thành và nổi danh

từ thời nhà Lý như phường múa rối cổ truyền ở làng Nguyễn, Nguyên Xá, Đông Hưng

(Thái Bình), phường rối Nam Chấn (Nam Hà), Tế Tiêu (Hà Đông)...

Nhìn chung ca múa nhạc dân tộc thường gắn với lễ hội truyền thống và các di

tích lịch sử văn hóa. Tất cả đã gắn bó với nhau tạo nên sắc thái văn hóa vùng và văn

hóa Việt Nam.

2.2.4. Ẩm thực: Dân tộc Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSH&DHĐB rất coi trọng

cách thức ăn uống và đã chăm chút nâng lên đến tầm nghệ thuật. Ngoài các món ăn ở

hàng vương giả cầu kỳ, tinh tế còn có hàng trăm món ăn dân dã hấp dẫn lại rẻ. Có

những món ăn dân gian đã nổi tiếng trong và ngoài nước như chả cá Lã Vọng, bánh

cuốn Thanh Trì, bánh tôm hồ Tây, cốm làng Vòng, bánh cuốn chả Phủ Lý, bánh phu

thê Đình Bảng, cỗ chay Đào Xá, bánh nhã Hải Hậu, bánh cáy làng Nguyễn, canh cá

Quỳnh Côi.v.v…

Đồ uống tuy không phong phú song cũng nhiều loại độc đáo. Rượu dân gian Bắc

Bộ nổi tiếng với rượu làng Vân (Bắc Ninh). Nghệ thuật pha trà, có thể sánh ngang với

nghệ thuật pha trà cầu kỳ của Trung Hoa, Nhật Bản là cảm hứng của nhiều du khách.

Page 14: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 14

2.2.5. Làng nghề thủ công truyền thống, làng Việt cổ: Nghề thủ công truyền

thống ở vùng ĐBSH&DHĐB có lịch sử phát triển từ lâu đời. Có thể nói vùng

ĐBSH&DHĐB là nơi xuất phát các nghề thủ công truyền thống trong cả nước, tiêu

biểu là vùng Hà Nội xưa. Ngạn ngữ có câu "khéo tay hay nghề, đất lề kẻ chợ'' là để ca

ngợi tài hoa của người xứ Kinh kỳ. Nhiều phường nghề, làng nghề nổi tiếng từ xưa của

vùng trải qua thăng trầm của thời gian vẫn còn phát triển cho tới ngày nay như đúc

đồng, khảm trai, chạm bạc, sơn mài... Các làng nghề tiêu biêu có giá trị khai thác du

lịch như dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), mộc Bích Chu, rèn Lý

Nhân (Vĩnh Phúc), mộc Tiên Sơn, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), dệt

cói Kim Sơn (Ninh Bình), tương Bần (Hưng Yên), gốm Chu Đậu (Hải Dương), đúc

đồng La Xuyên (Nam Định), chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình) và một số làng chài ở

Hải Phòng, Quảng Ninh... Có thể nói các sản phẩm thủ công truyền thống ở vùng

ĐBSH&DHĐB là một loại hình sản phẩm du lịch độc đáo cần được đầu tư nghiên cứu

và phát triển.

Bên cạnh làng nghề truyền thống, các làng Việt cổ là sự thể hiện sinh động bản

sắc văn hóa của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch

nhân văn độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Điển hình, có thể kể đến làng Đường Lâm,

làng Láng, Đông Ngạc (Hà Nội), Trường Yên (Ninh Bình), Mạn Xuyên (Hưng Yên)…

2.2.6. Các bảo tàng và cơ sở văn hóa nghệ thuật

a) Bảo tàng: Vùng ĐBSH&DHĐB là nơi có những trung tâm kinh tế và văn hóa

lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Có thể nói Hà Nội là nơi tập trung đầy đủ nhất những

tinh hoa văn hóa nghệ thuật của cả nước.

Ở Thủ đô Hà Nội có những bảo tàng thuộc loại lớn nhất nước: Bảo tàng Hồ Chí

Minh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo

tàng Địa chất, Bảo tàng Dân tộc học, Làng văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt

Nam...Khách du lịch đặc biệt là khách nội địa khi đến Hà Nội thường không quên đến

thăm khu lưu niệm về Bác Hồ, một quần thể gồm Lăng, nơi ở và làm việc của Người

và Bảo tàng. Ngoài ý nghĩa là một khu di tích lịch sử có tầm quan trọng bậc nhất, đây

còn là một quần thể kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của Thủ đô.

Bảo tàng Dân tộc học là bảo tàng khá hiện đại của cả nước về dân tộc học, nơi

trưng bầy đầy đủ hình ảnh của 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt

Nam hiện đang rất được du khách khen ngợi.

Bên cạnh đó, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam mới được khánh

thành và đưa vào sử dụng, là nơi tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các

di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Đây là nơi được Nhà nước đặc

biệt đầu tư cơ sở hạ tầng, khu các làng dân tộc Việt Nam, tái hiện cuộc sống của các

dân tộc với mục tiêu xây dựng một trung tâm du lịch, dịch vụ, nghỉ ngơi, vui chơi giải

trí có quy mô lớn, đồng bộ tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khai thác các lợi thế sẵn có

về tài nguyên văn hóa, thiên nhiên tạo động lực cho sự phát triển bền vững, phục vụ

nhu cầu tham quan, nghiên cứu của nhân dân trong nước và du khách quốc tế.

Page 15: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 15

Ngoài ra ở mỗi tỉnh, thành phố lớn đều có hệ thống các nhà bảo tàng và nhà

trưng bày về lịch sử địa phương.

b) Các cơ sở văn hóa nghệ thuật: Thủ đô Hà Nội vốn là nơi có truyền thống

trong các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế,

những hoạt động văn hóa nghệ thuật đang được chú ý phát triển. Nhiều cơ sở văn hóa

được phục hồi, nâng cấp hoặc xây mới như nhà hát Thành phố Hà Nội cổ kính đã 100

năm tuổi, nhà hát Tuồng, Chèo Trung ương, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Múa rối nước.

Hầu như địa phương nào cũng có các đoàn nghệ thuật riêng. Những hoạt động nghệ

thuật, đặc biệt là nghệ thuật dân tộc đã thực sự có sức hấp dẫn và thu hút du khách.

Tuy nhiên, các hoạt động văn hóa nghệ thuật vẫn chưa được quan tâm đúng mức,

nhất là ở các vùng xa trung tâm. Nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc đang có

nguy cơ tàn lụi, nhiều cơ sở văn hóa bị xuống cấp. Ngành văn hóa và du lịch các địa

phương cần phải có kế hoạch phối hợp đầu tư để khôi phục và phát triển các loại hình

nghệ thuật dân tộc nhằm mục đích chấn hưng văn hóa và phát triển du lịch.

2.2.7. Yếu tố con người và bản sắc văn hóa dân tộc: Con người Việt Nam nói

chung và vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng vốn mang đậm nét những cư dân nông nghiệp

thuần phác, chân thật và hiếu khách. Trong quá trình lịch sử lâu dài, trước một thiên

nhiên hào phóng nhưng cũng khắc nghiệt con người đã phải cố kết lại với nhau để bám

trụ và tồn tại. Do vậy khó có nơi nào có thể thấy rõ hơn tính cộng đồng vững chắc như

ở người Việt. Đặc trưng nổi bật của tính cộng đồng là văn hóa làng xã thể hiện ở sự

thống nhất của chế độ ruộng công, hương ước, ở những nét riêng biệt trong văn hóa

dân gian, trong tập tục và luật lệ, trong tình làng nghĩa xóm và nhất là ở quần thể thống

nhất đình chùa miếu mạo.

Phạm trù văn hóa làng của người Việt là một không gian văn hóa chỉnh thể, chặt

chẽ, là một thể thống nhất của những phạm trù đối lập vừa đúng vừa mở, vừa bảo thủ

vừa phát triển. Do vậy một mặt có thể thấy sự cấu kết chặt chẽ, sự đúng kén của mỗi

xã thôn với bao luật lệ riêng biệt, với những nét rất riêng trong sinh hoạt văn hóa, mặt

khác cũng dễ nhận thấy những yếu tố hòa nhập và những nét rất chung của các làng xã

Việt, với cây đa giếng nước, với dáng cong của mái đình và những ngôi chùa cổ kính.

Những làn điệu dân ca dù có khác nhau, song đều gắn bó với cánh cò dòng sông với

bờ tre, rặng trúc. Và cho dù mỗi làng có những lệ riêng của mình, nhưng cũng không

vượt ra khỏi những quan niệm chung nhất về ý thức hệ. Các tư tưởng chung được thể

hiện trong một loạt quan niệm cơ bản như: uống nước nhớ nguồn; đất lề quê thói; tôn

sư trọng đạo; tiên học lễ, hậu học văn; đói cho sạch, rách cho thơm... Chính tất cả điều

đó đã tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt, là điểm hấp dẫn du khách.

Ngày nay, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, những quan niệm về giá trị

trong quan hệ kinh tế hàng hóa đã và đang xâm nhập vào các góc độ khác nhau của đời

sống xã hội và có nguy cơ làm mai một đi những nét đẹp truyền thống của nền văn hóa

dân tộc. Thêm vào đó sự mở cửa đã tạo điều kiện để phát triển giao lưu văn hóa, cùng

với nó là sự xâm nhập của những lối sống hiện đại, trong đó không ít những điều xa lạ

và độc hại, gây ảnh hưởng không tốt, nhất là đối với lớp trẻ.

Page 16: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 16

2.3. Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch

2.3.1. Hiện trạng khai thác: Sự phát triển du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB trong

thời gian qua ngoài các yếu tố về cơ chế chính sách, về sự cải thiện các điều kiện hạ

tầng cơ sở, cơ sở vật chất kỹ thuật và sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ, công nhân lao

động ngành, luôn gắn liền với việc khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch hết sức đa

dạng và phong phú của vùng.

Ngoài việc khai thác tài nguyên tại các điểm du lịch truyền thống như Hạ Long,

Đồ Sơn, Ba Vì, Tam Đảo... nhiều tiềm năng du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB đang

được tiếp tục mở rộng khai thác như vườn quốc gia Cát Bà, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc-

Bích Động, cụm di tích thắng cảnh Tràng An, hồ Đồng Mô, Ao Vua, Ba Vì - Suối Hai,

hồ Đại Lải, hồ Tam Chúc.v.v... Có thể nói, trong những năm gần đây tiềm năng tài

nguyên du lịch của vùng đang thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà du lịch mà

còn của các nhà hoạch định kinh tế nói chung. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của

vùng ĐBSH&DHĐB, góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển

kinh tế - xã hội vùng.

Bên cạnh các hoạt động khai thác tích cực, nhiều tài nguyên du lịch có giá trị của

vùng ĐBSH&DHĐB, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan vẫn chưa được

đầu tư khai thác tương xứng với tiềm năng. Trước hết đó là vịnh Hạ Long, với vị trí là

"di sản thiên nhiên" lớn nhất ở khu vực, nơi có nhiều thắng cảnh đặc sắc, tài nguyên

sinh vật phong phú song các hoạt động du lịch ở khu vực này còn tương đối đơn điệu,

chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các tập đoàn du lịch lớn tới đầu tư. Ngoài

ra, nhiều điểm tài nguyên có giá trị khác của vùng ĐBSH&DHĐB như hệ thống các di

tích lịch sử - văn hóa đời Trần ở Nam Định, di tích Cổ Loa, hệ thống các làng Việt cổ,

các làng nghề, v.v... vẫn đang còn ở dạng tiềm năng. Đây là một vấn đề cần được quan

tâm nghiên cứu để sớm làm thức dậy những tiềm năng hết sức to lớn của vùng

ĐBSH&DHĐB, nhanh chóng đưa vào khai thác, gúp phần tích cực vào sự nghiệp phát

triển du lịch của vùng và của các địa phương.

Hiện nay ngành du lịch của cả nước nói chung và vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng

đang đứng trước khó khăn hết sức lớn là sự thống nhất giữa hai mặt: khai thác và bảo

tồn phát triển tài nguyên du lịch, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi trình độ dân trí

còn thấp, khi sự phát triển kinh tế - xã hội chưa cao. Điều này được thể hiện rõ nét qua

việc khai thác tài nguyên quá mức, thiếu quy hoạch làm suy kiệt tài nguyên, gây ô

nhiễm môi trường và dẫn đến sự giảm tính hấp dẫn ở một số điểm du lịch như Đồ Sơn,

Tam Đảo. Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị bị xâm phạm, xuống cấp nghiêm

trọng như đền Hai Bà Trưng, Cổ Loa (Hà Nội), đền Đinh, đền Lê (Hoa Lư - Ninh

Bình)... Sự khai thác quá tải ở một số điểm du lịch văn hóa cũng ảnh hưởng đến việc

bảo tồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng như Chùa

Hương (Hà Nội).

Ngoài ra, việc thiếu quan tâm của các ngành, các cấp khiến nhiều di tích lịch sử -

văn hóa bị xuống cấp, việc tự ý tu sửa làm các di tích văn hóa mất đi giá trị vốn có của

mình như di tích làng cổ Đường Lâm, chùa Trăm gian (Hà Nội).

Page 17: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 17

2.3.2. Các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình khai thác tài nguyên: Trong quá

trình khai thác tài nguyên du lịch hiện nay trên địa bàn vùng đã nảy sinh những vấn đề

phức tạp mâu thuẫn nhau giữa các ngành:

- Mối quan hệ giữa ngành Du lịch và ngành Lâm nghiệp trong việc khai thác các

tài nguyên sinh vật, đặc biệt tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

- Mối quan hệ giữa ngành Du lịch và ngành Công nghiệp trong khai thác tài

nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng. Việc khai thác đá tại các khu vực núi karst có

hang động (Ninh Bình, Hà Nam, Hạ Long...) hoặc có cảnh quan đẹp (hệ thống đảo ven

bờ Hạ Long) khai thác than tại Hòn Gai, khai thác san hô tại các đảo ven bờ, vịnh Hạ

Long... vừa huỷ hoại tài nguyên du lịch, vừa ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, làm

giảm đi đáng kể sức hấp dẫn của những khu vực có tiềm năng du lịch lớn, thậm chí rất

lớn như vịnh Hạ Long.

- Mối quan hệ giữa ngành Du lịch và ngành Thủy lợi thể hiện trong việc khai

thác các hồ chứa nước lớn. Phần lớn các hồ nước trên địa bàn vùng đều là hồ thuỷ lợi,

vì vậy có những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình khai thác du lịch trên mặt hồ.

- Mối quan hệ giữa ngành Du lịch và ngành Văn hóa thể hiện trong khai thác

phát triển du lịch với công tác bảo tồn các giá trị văn hoá, các di tích.

Những vấn đề nảy sinh trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch giữa ngành

Du lịch và một số ngành kinh tế khác là tất yếu vì thường trong quy hoạch phát triển

ngành trong phạm vi lãnh thổ tỉnh, khu vực hoặc vùng, lợi ích của ngành sẽ được đặt

lên trên, mặc dù trong một số trường hợp các dự án chưa được nghiên cứu một cách

toàn diện với sự tham gia của các ngành có liên quan. Vấn đề này sẽ chỉ được giải

quyết khi có được một quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên quan điểm

khai thác tối ưu tiềm năng tài nguyên, đảm bảo sự phát triển bền vững gắn với cảnh

quan môi trường và bảo vệ những di sản thiên nhiên, lịch sử văn hóa của đất nước.

3. Hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

3.1. Hệ thống giao thông

Vùng ĐBSH&DHĐB có hệ thống giao thông phát triển thuộc diện nhất nước và

hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông đường bộ, đường thủy (sông và biển), đường sắt

và đường không, thuận lợi cho việc liên kết phát triển du lịch.

3.1.1. Đường bộ: Vùng ĐBSH&DHĐB có Hà Nội là thủ đô của cả nước, Hải

Phòng là một trong năm Trung tâm quốc gia và nhiều đô thị lớn nên mạng lưới giao

thông đường bộ phát triển gồm các đường quốc lộ và đường tỉnh. Phần lớn hệ thống

đường bộ đã được hình thành và xây dựng từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, cùng với quá

trình phát triển kinh tế của cả nước, hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư nâng

cấp và phát triển không ngừng.

Các tuyến quốc lộ đều chủ yếu được bắt đầu từ thủ đô Hà Nội nối với các trung

tâm hành chính của các tỉnh trong vùng. Ngoài ra, hệ thống đường tỉnh, đường huyện

đi hầu hết các điểm dân cư trên địa bàn tạo nên mật độ giao thông dày đặc.

Page 18: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 18

Các tuyến quốc lộ quan trọng thuộc vùng ĐBSH&DHĐB bao gồm:

- Quốc lộ 1A (AH 1): Con đường huyết mạch nối Hà Nội với các tỉnh Bắc Ninh,

về phía Bắc và nối Hà Nội với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, và các tỉnh miền Trung,

miền Nam. Mặt đường rộng 10 - 12 m, thảm bê tông nhựa, chất lượng khá tốt, hiện

đang được mở rộng, phát triển thành đường cao tốc Bắc – Nam.

- Quốc lộ 2 (AH 14): Nối Hà Nội với tỉnh Vĩnh Phúc và đi các tỉnh phía Bắc là

Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai. Đoạn từ Km0 (Phù Lỗ) đến Km 109 (Đoan

Hùng) thuộc tuyến AH 14 (Hải Phòng - Cửa khẩu Lào Cai/Hà Khẩu - Côn Minh) trong

các Hiệp định đường bộ GMS và ASEAN. Mặt đường rộng 10 - 12 m, thảm bê tông

nhựa, chất lượng khá tốt, hiện đang được mở rộng, nâng cấp.

- Quốc lộ 5A (AH 14): Nối Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Đường

cấp 1 đồng bằng, nền đường 26 - 35 m, mặt đường 18 - 23 m (từ km 0 đến km6+600

mặt đường 6 làn xe bằng 30 m) thảm bê tông nhựa. Từ km 6+600 (Phú Thụy - Gia

Lâm - TP Hà Nội) đến cảng Chùa Vẽ - Hải Phòng, mặt đường phổ biến từ 18 đến 23 m

(4 làn xe) có dải phân cách cứng rộng 1,2 - 1,5 m.

- Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (còn gọi là Quốc lộ 5B) là một trong 6

tuyến cao tốc được xây dựng theo quy hoạch tại miền Bắc Việt Nam. Đây là dự án

đường ô-tô cao tốc loại A dài 105,5 km từ Thủ đô Hà Nội qua Hưng Yên, Hải

Dương tới thành phố cảng Hải Phòng.

Quốc lộ 2, Quốc lộ 5A (AH 14) là trục xuyên Á thuộc hành lang kinh tế Hải

Phòng-Hà Nội-Lào Cai-Côn Minh, một trong hai hành lang kinh tế quan trọng giữa

Việt Nam và Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch vùng. Trên

cơ sở không gian hành lang kinh tế các địa phương trong vùng có thể hợp tác phát

triển du lịch với các địa phương của Trung Quốc thông qua hệ thống giao thông, cửa

khẩu đường bộ, hệ thống sân bay, cảng biển.v.v...

- Đường nối thành phố Hạ Long với đường cao tốc 5B Hà Nội - Hải Phòng:

Đường nối Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có tổng chiều dài tuyến

hơn 25 km, điểm đầu tại Km 0+000 giao với Km 102+400 Quốc lộ 18 thuộc phường

Đại Yên (Hạ Long) và điểm cuối tại Km 25+214 giao với dự án đường cao tốc Hà Nội

- Hải Phòng, chiều rộng đường 4 làn xe.

- Quốc lộ 6 (AH13): Nối Hà Nội với các tỉnh vùng núi Tây Bắc là Hòa Bình, Sơn

La và Điện Biên.

- Quốc lộ 10: Là tuyến đường chạy dọc theo vùng duyên hải qua 6 tỉnh và thành

phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa, tổng

chiều dài 228 km. Mặt đường rộng 12 m, chất lượng tốt, bảo đảm lưu thông thuận tiện.

- Quốc lộ 18: Nối 2 cực của tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc là Hà Nội và

Quảng Ninh, đây là một tuyến quan trọng nối sân bay quốc tế Nội Bài và khu công

nghiệp tập trung Nội Bài với khu du lịch nổi tiếng Hạ Long và cảng nước sâu Cái Lân,

cửa khẩu quốc tế đường bộ Móng Cái (Quảng Ninh).

Page 19: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 19

- Quốc lộ 21: Nối Nam Định - Hà Nam - Hà Nội (nối với đường Hồ Chí Minh);

Quốc lộ 21B, trục đường nối trung tâm thủ đô (tiếp giáp quốc lộ 6) với khu thắng cảnh

Hương Sơn (Mỹ Đức).

- Quốc lộ 32: Nối Hà Nội với vùng Tây Bắc qua Phú Thọ, từ đó có thể kết nối

các tuyến QL 32B, 32C, QL 37 và QL 4D. Hiện nay đoạn chạy qua Hà nội đang được

đầu tư nâng cấp, thuận lợi cho việc giao lưu từ Hà Nội lên các tỉnh Tây Bắc.

Ngoài ra còn tuyến đường Hồ Chí Minh, chạy qua phía Tây vùng liên hệ trực tiếp

với các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ; Điểm đầu quốc lộ

4B từ Tiên Yên (Quảng Ninh), quốc lộ 279 từ Yên Hưng (Quảng Ninh) đi các tỉnh

vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Trong giai đoạn mới, để phát huy được hiệu quả và khai thác tốt các tiềm năng

du lịch của vùng ĐBSH &DHĐB, cần:

+ Mở rộng, nâng cấp tuyến đường quốc lộ huyết mạch nối các trung tâm đô thị

lớn trong và ngoài vùng để tạo ra vành đai liên kết kinh tế trong khu vực, tạo điều kiện

liên kết, nối tour, tuyến tốt hơn nữa trong lãnh thổ vùng.

+ Ưu tiên xây dựng một số trục đường có chất lượng cao đến các điểm tham quan

du lịch, trung tâm giải trí đã được quy hoạch.

+ Cải tạo hệ thống giao thông nội đô, các tuyến vành đai của Thủ độ Hà Nội,

thành phố Hải Phòng và một số thành phố lớn khác…để tạo điều kiện thuận lợi thu hút

các dòng khách du lịch từ các sân bay, bến cảng…

3.1.2. Đường sắt: Vùng ĐBSH&DHĐB hội tụ của nhiều tuyến đường sắt với các

nhánh đi và về qua thủ đô Hà Nội. Hầu hết các tuyến đường sắt được xây dựng từ thời

Pháp thuộc nên hệ thống đường và hạ tầng kỹ thuật đã lạc hậu. Gần đây Chính phủ rất

quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống đường sắt, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đi

lại và vận chuyển hàng hóa.

Các tuyến đường sắt kết nối Hà Nội với các địa phương trong vùng

ĐBSH&DHĐB và vùng phụ cận bao gồm:

- Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng nối liền các địa phương trong vùng theo

hướng Đông - Tây.

- Hà Nội - Đồng Đăng qua cửa khẩu Hữu Nghị đi Nam Ninh (Trung Quốc).

- Hà Nội - Thái Nguyên nối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

- Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai qua Côn Minh (Trung Quốc).

- Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình nối với các tỉnh phía Nam, một phần của tuyến

đường sắt xuyên Á.

Giao thông đường sắt là phương tiện vận chuyển quan trọng, một trong những

điều kiện để liên kết vùng và liên kết quốc tế phát triển du lịch. Đặc biệt là tuyến

Page 20: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 20

đường sắt xuyên Á, với định hướng phát triển mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kết nối

du lịch vùng ĐBSH&DHĐB với các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc.

3.1.3. Đường không: Hiện nay ở vùng ĐBSH&DHĐB có các sân bay sau:

- Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 km

với khả năng chuyên chở 2 - 3 triệu hành khách và 20.000 tấn hàng hóa/năm.

- Sân bay Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 4 km, dùng cho máy bay vận

tải và máy bay nhỏ.

- Sân bay Cát Bi (Hải Phòng) hiện đã đi vào hoạt động và tháng 8/2006 đã được

phép tổ chức các chuyến bay quốc tế nối Hải Phòng với Ma Cao (Trung Quốc) đang

tiếp tục được đầu tư nâng cấp đón các chuyến bay quốc tế.

Ngành hàng không nói chung và các sân bay ở vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng đã

có những bước tiến bộ và phát triển đáng kể. Các tuyến bay trong nước và quốc tế

được mở rộng, các chuyến bay được tăng cường. Những tiến bộ nói trên đã đáp ứng

kịp thời yêu cầu phát triển du lịch của vùng và tạo ra tiền đề mở rộng khai thác các

nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.v.v...

Tuy nhiên, đến nay nhìn chung hạ tầng kỹ thuật hàng không còn lạc hậu so với

các nước trong khu vực và chưa đáp ứng được những nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội

nói chung và du lịch nói riêng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Việc mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đủ khả năng phục vụ 25 triệu

hành khách mỗi năm vào năm 2020; hoàn thành nâng cấp sân bay Cát Bi theo quy

hoạch, đến năm 2015, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi sẽ đón 2 triệu hành khách một

năm và xây dựng mới sân bay Vân Đồn năm 2015 với năng lực vận chuyển khoảng 6

triệu khách/ năm là những cơ hội đối với phát triển du lịch vùng.

3.1.4. Đường thủy: Vùng ĐBSH&DHĐB có hai loại hình giao thông thủy là giao

thông đường sông và giao thông đường biển.

a) Giao thông đường sông: Vùng ĐBSH&DHĐB có nhiều tuyến đường sông

quốc gia được đưa vào danh sách hệ thống đường sông Việt Nam như: Sông

Hồng, sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Nam Định, sông

Ninh Cơ, sông Vạc, sông Thái Bình, sông Cầu, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông

Kênh Khê, sông Lai Vu, sông Mạo Khê, sông Cầu Xe, sông Gùa, sông Mía, sông

Hoá, sông Trà Lý, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Phi Liệt, sông Văn Úc,...

Sông Hồng là con sông lớn nhất vùng Bắc Bộ dài 500 km chảy qua nhiều tỉnh

của vùng. Phạm vi thông thương bằng đường sông từ Hà Nội đến các tỉnh, các vùng

trong cả nước là rất lớn không chỉ bởi con sông dài chảy qua nhiều tỉnh mà còn được

nối nhiều mạng sông nhỏ với sông Hồng như sông Đà, sông Lô, sông Thái Bình... và

cả vùng ven biển Việt Nam. Chính vì vậy vận chuyển hàng hóa, hành khách từ Hà Nội

bằng đường sông trong tới các tỉnh trong vùng rất thuận lợi. Từ lợi thế này từ lâu Hà

Nội đã có cảng sông và thường xuyên được đầu tư nâng cấp và góp phần tích cực vào

việc vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Page 21: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 21

Hệ thống sông ở vùng là tiềm năng phát triển du lịch theo đường sông nối các

tỉnh trong vùng và với các vùng khác. Những năm gần đây trên địa bàn vùng đã khai

thác tuyến du lịch sông Hồng nhưng do thời tiết, hệ thống tàu thuyền chưa được đầu tư

kỹ lưỡng.v.v…nên hoạt động còn rất hạn chế và chưa phát huy được thế mạnh của

mạng lưới đường sông đầy tiềm năng.

Các cảng sông quan trọng gồm: Cảng Hà Nội, cảng Diêm Điền (Thái Bình), cảng

Ninh Cơ (Nam Định).

b) Giao thông đường biển: Vùng ĐBSH&DHĐB có hệ thống cảng biển nối liền

với các cảng biển miền Trung và miền Nam trong hệ thống giao thông biển của cả

nước, đồng thời cũng có nhiều cảng biển quốc tế. Đây chính là một lợi thế cơ bản để

phát triển du lịch bởi vì hiện nay du lịch bằng tàu biển ngày càng được ưa chuộng.

Thực tế trong những năm qua Việt Nam đã đón nhiều tàu du lịch lớn cập các cảng Hạ

Long, Hải Phòng.

Các cảng biển quan trọng bao gồm cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng Hòn

Gai, trong đó cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân là cảng biển nước sâu, quốc tế, có khả

năng cấp được tàu trọng tải lớn. Cảng tàu du lịch Hòn Gai (Hạ Long) hiện đã quá tải

và đang được nâng cấp. Cảng tàu du lịch Tuần Châu hiện đón được 100 tàu thuyền

cùng một lúc và đã được quy hoạch thành cảng tàu hiện đại nhất thế giới.

Như vậy, giao thông đường biển qua cảng Hải Phòng và Hạ Long đang phát huy

được vai trò đón khách du lịch đến vùng ĐBSH&DHĐB bằng đường biển. Tuy nhiên

so với tiềm năng và nhu cầu hạ tầng du lịch đường biển của vùng ĐBSH&DHĐB còn

chưa đáp ứng nhiều.

3.1.5. Hệ thống cửa khẩu: Vùng ĐBSH&DHĐB có thuận lợi lớn có nhiều cửa

khẩu quan trọng để đưa đón khách du lịch nước ngoài. Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà

Nội) là cửa khẩu hàng không quốc tế đã được xây dựng hiện đại, quy mô có thể vận

chuyển 2 - 3 triệu lượt khách/năm. Cảng Hải Phòng là cảng lớn thứ hai trong cả nước,

sau cảng Sài Gòn, dư sức tiếp nhận và tiễn đưa hàng chục ngàn khách du lịch vận

chuyển bằng đường biển. Cửa khẩu biên giới đường bộ Móng Cái nằm trên tuyến

đường liên vận quốc tế (AH14) nối liền giữa Viêt Nam và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, do tiếp giáp với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nên vùng có sự

ảnh hưởng của hệ thống cửa khẩu biên giới đường bộ với Trung Quốc, trong đó có hai

cửa khẩu quan trọng là Lào Cai (Lào Cai) và Hữu Nghị (Lạng Sơn).

3.2. Cung cấp điện

Đây là vùng tập trung các nhà máy điện lớn như nhiệt điện Phả Lại, nhà máy

nhiệt điện Ninh Bình,...Những năm gần đây sản lượng điện được tăng lên không

ngừng và chất lượng điện cung cấp cũng tốt hơn, cùng với việc phát triển mạng lưới

điện rộng khắp đã đảm bảo vững chắc nguồn điện phục vu cho các ngành và các địa

phương trong vùng, trong đó có hoạt động du lịch

Page 22: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 22

Vùng ĐBSH&DHĐB có diện tích hẹp, đồi núi không nhiều, kinh tế phát triển vì

vậy điện lưới quốc gia đến hầu hết các địa phương trong vùng, trừ một số đảo của

Quảng Ninh và Hải Phòng như Cô Tô, Quan Lạn, Bạch Long Vĩ. Tuy nhiên các đảo

đều có nguồn điện tại chỗ và đến cuối năm 2012, mạng điện lưới quốc gia sẽ cung cấp

cho các đảo Cô Tô, Quan Lạn.

Tuy nhiên, thực trạng của mạng lưới dây tải điện và hệ thống trạm biến hạ thế

hiện nay là đáng lo ngại bởi sự quá tải trước sức ép gia tăng dân số, đô thị hóa và tốc

độ phát triển kinh tế. Nhiều khu vực đường dây tải điện đó quá cũ, lạc hậu chưa được

thay thế và làm mới không những không đáp ứng được những công trình đầu tư lớn,

yêu cầu tiêu thụ điện công xuất lớn mà còn không đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của

nhân dân. Cho đến nay không còn tình trạng cúp điện do thiếu điện mà chủ yếu là do

cắt điện để sửa chữa đường dây, dẫn đến tình trạng gián đoạn điện phục vụ sản xuất,

kinh doanh và sinh hoạt xảy ra cục bộ ở một số khu vực.

3.3. Cung cấp nước sạch

3.3.1. Nguồn nước: Do điều kiện địa lý tự nhiên có nhiều sông ngòi, lượng mưa

hàng năm lớn... nên vùng ĐBSH&DHĐB có nguồn nước mặt và nước ngầm phong

phú đủ điều kiện và khả năng giải quyết tốt nhu cầu nước phục vụ du lịch.

a) Nguồn nước mặt: Với diện tích không lớn nhưng vùng ĐBSH&DHĐB có

nhiều sông lớn nhỏ, nhiều hồ chứa nước đa chức năng tự nhiên và nhân tạo. Hệ thống

sông được hình thành và đi qua hầu hết các tỉnh. Đây là nguồn cung cấp nước dồi dào

cho sinh hoạt và sản xuất.

b) Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát nghiên cứu thì vùng ĐBSH&DHĐB

có nguồn nước ngầm cũng rất phong phú.

- Vùng Hà Nội và lân cận nguồn nước dưới đất đủ cung cấp cho hiện tại và tương

lai, chất lượng nước rất tốt.

- Vùng Bắc Ninh, Phả Lại chất lượng nước tốt nhưng cần có sự đánh giá chính

xác về trữ lượng.

- Vùng Hòn Gai, Cẩm Phả nguồn nước dưới đất cũng phong phú, tuy nhiên cần

phân vùng nhiễm mặn.

- Vùng Đông Triều, Uông Bí nguồn nước ngầm phong phú.

Chỉ có một số vùng như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên trữ lượng nước ngầm

ít, phải sử dụng chủ yếu nguồn nước mặt.

Xét về nguồn nước cung cấp vùng ĐBSH&DHĐB có thể sử dụng cả hai nguồn

nước mặt và nước ngầm, trữ lượng và chất lượng đủ khả năng cung cấp lâu dài cho

nhu cầu sinh hoạt của dân cư, khách du lịch và sản xuất.

3.3.2. Hiện trạng cung cấp nước sạch

a) Khả năng cung cấp nước sạch: Nước sạch đang là một vấn đề lớn đang được

quan tâm nghiên cứu trên toàn lãnh thổ vùng ĐBSH&DHĐB.

Page 23: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 23

Nguồn cung cấp nước chủ yếu là dùng nguồn nước mặt, chỉ có thành phố Hà Nội

chủ yếu là dựng nguồn nước ngầm. Khoảng 80% dân cư vùng nông thôn và đô thị nhỏ

dùng nguồn nước sông, hồ tự nhiên và giếng đào.

Thủ đô Hà Nội có 9 nhà máy nước trong đó có 8 nhà máy lớn công suất từ

25.000 m3/ngày đêm đến 60.000 m

3/ngày đêm với công nghệ tương đối đảm bảo

(giếng khoan - dàn mưa - bể lọc - bể chứa - khử trùng). Tổng công suất cung cấp nước

sạch gần 400.000 m3/ngày đêm. Tình hình cung cấp nước sạch đã được cải thiện nhiều

so với vài năm trước đây.

Khả năng cấp nước sinh hoạt các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng mới đạt

100-120 lít/người/ngày, còn các thành phố khác trung bình từ 60 - 80 lít/người/ngày

v.v...Với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế hiện nay việc cung cấp cho nhu cầu

sinh hoạt và sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Các địa phương khác trong vùng, tình hình cung cấp nước sạch được đáp ứng đủ

cho các đô thị. Khu vực nông thôn cung cấp nước sạch còn khó khăn hơn, đặc biệt các

địa phương vùng biên giới, hải đảo. Tuy nhiên trong mục tiêu của Chương trình nông

thôn mới, đến năm 2020 đảm bảo cơ bản cung cấp nước sạch cho vùng nông thôn.

b) Mạng cấp nước và vệ sinh môi trường: Phổ biến mạng lưới cấp nước của các

thành phố đã quá cũ, số lượng các trạm phân phối chưa đủ, đến nay chỉ có thành phố

Hà Nội mới được cải tạo một phần do dự án hợp tác của Phần Lan nhưng chưa được

cải thiện nhiều.

Ngoài nguồn cung cấp nước, chất lượng nước cũng là một vấn đề cần lưu ý.

Nguồn nước mặt có nguy cơ bị ô nhiễm do các hoạt động dân sinh hoặc do sự phát

triển của kinh tế-xã hội.

3.4. Thông tin và truyền thông

3.4.1.Hiện trạng và khả năng cung cấp các dịch vụ thông tin truyền thông: Trong

mấy năm gần đây ngành Thông tìn và truyền thông Việt Nam sớm hòa nhập vào trình

độ của khu vực và quốc tế đồng thời đó đạt đến trình độ tiên tiến và hiện đại hóa. Hà

Nội một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất được ưu tiên đầu tư

trang bị sớm hoàn thiện. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc phát triển

kinh tế - xã hội của Hà Nội, của cả nước nói chung và đặc biệt đối với ngành du lịch.

Cùng với mạng điện thoại cố định, các mạng điện thoại di động Mobiphone và

Vinaphone, Viettel đã phủ sóng tới hầu hết các địa danh du lịch thuộc vùng

ĐBSH&DHĐB, góp phần giúp thông tin thông suốt, nhanh chóng và tiện lợi. Số thuê

bao của 3 mạng di động này ngày một tăng nhanh, tuy nhiên do sự tăng đột biến nên

thường dẫn đến hiện tượng nghẽn mạch, đòi hỏi có sự đầu tư đồng bộ hơn nữa.

3.4.2. Kế hoạch và dự án cho các năm tiếp theo: Ngành Thông tin truyền thông

Việt Nam là một trong những ngành có bước chuyển biến nhanh, mạnh dạn đầu tư, tạo

nên những chuyển biến lớn cho phát triển thông tin truyềnthông quốc gia. Hiện nay

ngành Thông tìn và truyền thông có một số các dự án phát triển gồm:

Page 24: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 24

- Thiết lập mạng VSAT, qua đó tạo điều kiện cho khách hàng có thể sử dụng

thông tin vệ tinh ở bất kỳ địa điểm nào trên lãnh thổ Việt Nam.

- Nâng cấp hệ thống cáp quang biển, nâng số kênh khai thác lên nhiều lần.

- Cải thiện các bưu cục, nâng số máy bình quân trên 100 dân.

- Đa dạng hóa các dịch vụ bưu chính viễn thông.

4. Các nguồn lực khác

4.1. Nguồn nhân lực

Dân số vùng ĐBSH&DHĐB đông nhất so với các vùng khác trên cả nước. Năm

2011, ước cả vùng có hơn 20 triệu dân, trong đó có trên 60% ở tuổi lao động. Đây là

nguồn lực rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho phát triển du

lịch nói riêng của. Trình độ dân trí vùng khá cao, ngoài nguồn nhân lực dồi dào vùng

cũng là khu vực lao động có trình độ tay nghề cao nhất trên cả nước. Đây cũng là khu

vực có thế mạnh nhất về phát triển nguồn nhân lực, với hàng trăm viện nghiên cứu

chuyên ngành, các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề, đã tạo nên thế mạnh

đối với việc phát triển các sản phẩm chủ lực trong các lĩnh vực nông nghiệp, công

nghiệp như: sản phẩm lúa gạo, cây ăn quả, thủy sản, gia cầm; cơ khí chế tạo, điện tử,

công nghiệp hóa chất và chế biến khoáng sản.

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, vì vậy nhu cầu về nhân lực là rất cần thiết. Căn

cứ Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực du lịch đến năm 2020 khoảng trên 4 triệu, trong

đó khoảng 1,5 triệu là lao động trực tiếp. Nhu cầu này được phân bổ không đồng đều

theo lãnh thổ mà sẽ tập trung ở các trọng điểm du lịch như ở vùng ĐBSH&DHĐB.

Kết quả điều tra dân số cho thấy ở những trọng điểm du lịch gắn với các đô thị

lớn như thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.v.v…tập trung dân số cao, các tỉnh

vùng sâu vùng xa dân số ít và mật độ thấp. Sự phân bố này khá phù hợp với nhu cầu

nhân lực cho phát triển du lịch và đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch

thời gian qua và cho giai đoạn tới đến năm 2020.

4.2. Hệ thống cơ chế, chính sách

Ngoài hệ thống cơ chế, chính sách chung của cả nước, vùng Đồng bằng sông

Hồng và Duyên hải Đông Bắc được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển về nhiều

mặt trong đó có Du lịch thể hiện qua việc ban hành và áp dụng hệ thống các cơ chế,

chính sách về ưu đãi đầu tư, về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, về phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học và công nghệ cao, bảo tồn và phát

huy giá trị các làng nghề, làng Việt cổ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và

là một trong các yếu tố nguồn lực để phát triển du lịch Vùng.

4.3. Đầu tư, khoa học công nghệ

4.3.1. Đầu tư: Vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc có vị trí đặc

biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng đối

Page 25: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 25

cả nước nên được Đảng và Chính phủ hết sức quan tâm đầu tư. Vùng cũng được đầu

tư nhiều từ các tổ chức khác ở nước ngoài. Các dự án phát triển kinh tế - xã hội, các dự

án phát triển công trình dịch vụ, giao thông, nông nghiệp nông thôn.v.v…được tập

trung đầu tư tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.

4.3.2. Khoa học công nghệ: Những điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên rất thuận

lợi của vùng kết hợp với việc đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới và phát tiển công

nghệ đã tạo nên thế mạnh đối với việc phát triển các sản phẩm chủ lực như: lúa gạo,

cây ăn quả, thủy sản, gia cầm, cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp hóa chất, công

nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Nhờ có ứng dụng KHCN vào sản xuất, hàng

loạt sản phẩm có chất lượng của vùng ĐBSH đã có chỗ đứng vững chắc trên thị

trường, nhiều sản phẩm ứng dụng KHCN của vùng đã tạo được thương hiệu uy tín

như: may mặc, giày da, chế biến nông sản Hưng Yên; mộc Ninh Phong, đá mỹ nghệ

Ninh Vân, cói và rượu Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình...Theo định hướng phát triển

chung của cả nước hoạt động khoa học công nghệ trong khu vực vẫn giữ vai trò then

chốt và là công cụ để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

II. HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT

TRIỂN DU LỊCH VÙNG (2000 - 2011)

1. Vị trí, vai trò của du lịch vùng ĐBSH&DHĐB

Thời gian qua, du lịch vùng ĐBSH&DHĐB phát triển và ngày càng khẳng định

vị trí quan trong đối với phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trong vùng và vai trò

động lực đối với du lịch cả nước, thể hiện qua các mặt sau:

1.1. Vị trí, vai trò du lịch vùng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng

1.1.1. Vị trí của ngành du lịch: Nhờ có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và

nổi trội thời gian qua du lịch các địa phương trong vùng phát triển phát triển với tốc độ

nhanh. Du lịch phát triển và ngày càng khẳng định là ngành kinh tế có vị trí quan trọng

trong cơ cấu kinh tế chung của địa phương. Các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng

Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc tỷ trọng ngành du lịch trong khối dịch vụ và

trong cơ cấu kinh tế chung đạt cao. Các địa phương khác, tuy mức độ đóng góp so với

GDP toàn tỉnh còn khiêm tốn những đã có bước chuyển dịch và đang từng bước được

tăng lên.

1.1.2. Vai trò của ngành du lịch

- Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB phát triển góp phần tăng trưởng và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế cho các tỉnh trong vùng: Phát triển du lịch sẽ thu hút khách du lịch đến

vùng, tăng nguồn thu từ khách du lịch, tăng giá trị GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế

của các tỉnh. Thực tế hiện nay, GDP du lịch tăng nhanh, từng bước được khẳng định là

ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi địa phương trong vùng.

- Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB phát triển góp phần giải quyết việc làm, nâng cao

đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư và công tác xoá đói giảm nghèo: Phát triển du

lịch vùng, ngoài việc thu hút lực lượng lao động trực tiếp, sẽ lôi kéo theo một lượng

lớn lao động gián tiếp ngoài xã hội nhờ sự xuất hiện những ngành nghề phục vụ du

Page 26: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 26

lịch như đưa đón khách, sản xuất hàng thủ công, dịch vụ ăn uống.v.v..góp phần làm

tăng thu nhập cho người dân, có ý nghĩa trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo.

- Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB phát triển góp phần tăng cường cơ sở hạ tầng, vật

chất kỹ thuật cho xã hội: Phát triển du lịch đi đôi với việc xây dựng hệ thống giao

thông, hệ thống cung cấp điện, nước sạch.v.v..các khu du lịch, khu vui chơi giải trí,

công viên tổng hợp, khách sạn, nhà hàng,.v.v...góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất

kỹ thuật cho địa phương, cải tạo bộ mặt nông thôn và thành thị trong vùng. Thực tế

vừa qua đã có một số công trình vật chất kỹ thuật du lịch góp phần làm đẹp thêm bộ

mặt các tỉnh, các thành phố lớn vùng đất liền và hải đảo.

- Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB phát triển góp phần nâng cao dân trí: Ngoài việc

làm tăng thu nhập cho địa phương góp phần nâng cao đời sống về vật chất, phát triển

du lịch còn có vai trò nâng cao dân trí nhờ sự mở rộng giao tiếp của người dân với

khách du lịch. Những sự kiện quan trọng hay các lễ hội trên địa bàn sẽ góp phần nâng

cao nhận thức về du lịch cho nhân dân trong vùng.

- Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB phát triển góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc

văn hoá dân tộc, các giá trị cảnh quan thiên nhiên góp phần phát triển bền vững: Du

lịch phát triển góp phần gìn giữ và làm tăng các giá trị cảnh quan, các di tích, các giá

trị văn hoá bản địa. Thông qua tuyên truyền quảng bá và sự giao lưu của khách du lịch,

các giá trị về cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc trong vùng sẽ được

quảng bá rộng rãi trong nước và quốc tế.

- Phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB có ý nghĩa đặc biệt là góp phần củng cố

và giữ vững quốc phòng, an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội dọc biên

giới và vùng biển và hải đảo: Đi đôi với việc phát triển về kinh tế, khai thác tài nguyên

du lịch là một bước khẳng định chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là khu vực biên giới, hải

đảo Đông Bắc Việt Nam.

1.2. Vị trí, vai trò du lịch vùng đối với du lịch Việt Nam

Vùng ĐBSH&DHĐB là một trong bảy vùng du lịch của cả nước và giữ vị trí

quan trọng đối với du lịch Việt Nam.

- Là một trong những vùng động lực về du lịch của cả nước: Vùng

ĐBSH&DHĐB có nhiều tài nguyên du lịch nổi trội đặc biệt là các tài nguyên văn hóa

gắn với giá trị của nền văn minh lúa nước sông Hồng là cơ sở phát triển các sản phẩm

đặc trưng, nổi bật cho ngành du lịch Việt Nam.

Lãnh thổ vùng được định hướng phát triển 9 khu du lịch quốc gia, 8 điểm du lịch

quốc gia và nhiều khu, điểm du lịch quan trọng khác

Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng Quảng Ninh là những địa bàn trọng điểm du lịch

của cả nước. Thời gian qua vùng đã thu hút trung bình từ 30-40 % lượng khách quốc

tế và xấp xỉ 30% lượng khách nội địa đến du lịch so với cả nước. Tổng thu từ du lịch

luôn chiếm hơn 30% nguồn thu từ du lịch của cả nước, đứng thứ nhất và thứ hai trong

bảy vùng.

Page 27: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 27

- Vùng có Thủ đô Hà Nội là một trong hai trung tâm du lịch lớn của quốc gia, có

các cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn; cảng biển quốc tế Hải

Phòng, Quảng Ninh; Hà Nội là Trung tâm du lịch quốc gia, Quảng Ninh là địa bàn

trọng điểm du lịch là những nơi thu hút khách hàng đầu của cả nước và là đầu mối

phân phối khách du lịch quốc tế cho các địa phương khu vực phía Bắc.

2. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu

2.1. Khách du lịch

2.1.1. Khách quốc tế: Khách quốc tế đến vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn 2000-

2011 đạt tăng trưởng trung bình 13,2%/năm. Năm 2000 đạt 1,44 triệu lượt, năm 2011

đạt hơn 5,6 triệu lượt. Thị phần khách quốc tế của vùng ĐBSH&DHĐB chiếm tỷ lệ

cao nhất trong tổng lượng khách quốc tế đi lại giữa các địa phương trên toàn quốc.

Năm 2001 chiếm 36,7%; năm 2011 chiếm 32,9% tổng lượng khách quốc tế cả nước.

Bảng 1: Hiện trạng khách quốc tế đến vùng và các địa phương (2000 - 2011)

Đơn vị: Lượt khách

Tên tỉnh 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Hải Phòng 193.000 485.354 582.903 611.468 457.435 486.712 422.746 557.000

Quảng Ninh 553.000 953.455 1.105.257 1.248.449 1.195.278 1.425.524 1.559.425 2.296.000

Bắc Ninh 1.000 2.916 4.325 4.728 4.770 4.867 6.039 12.068

Hà Nam 1.601 311 1.086 1.606 2.053 3.380 6.734 11.500

Hà Nội 500.400 1.051.886 1.066.814 1.105.575 889.486 1.052.875 1.205.010 1.887.000

Hải Dương 19.000 48.346 57.666 70.161 58.159 77.739 85.364 140.890

Nam Định 1.065 2.240 2.322 3.518 2.827 2.972 3.296 5.123

Ninh Bình 105.800 312.681 360.426 389.434 399.858 456.833 496.181 667.000

Thái Bình 1.617 3.128 4.805 4.677 4.174 14.196 17.721 26.000

Vĩnh Phúc 9.000 17.063 24.508 24.238 16.661 18.319 21.322 28.100

Hưng Yên 450 558 1.211 1.986 2.767 3.308 4.162 6.869

Tổng số

toàn vùng 1.441.543 2.877.938 3.211.323 3.465.840 3.033.467 3.546.724 3.828.000 5.637.550

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh

Khách quốc tế đến vùng chủ yếu tập trung ở các Hà Nội, Quảng Ninh, riêng 2 địa

phương trên chiếm 70,6% tổng lượng khách quốc tế đến toàn vùng, đồng thời cũng

chiếm 36,7% lượng khách quốc tế đi lại giữa các vùng trong cả nước. Các tỉnh Hà

Nam, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên lượng khách du lịch quốc tế còn hạn chế.

Khách du lịch quốc tế đến vùng chủ yếu từ thủ đô Hà Nội, hoặc thông qua của

khẩu quốc tế Móng Cái, đường biển Hải Phòng, Quảng Ninh... Đa số khách đều có sở

thích được tham quan các di tích văn hóa lịch sử, các danh lam thắng cảnh, tìm hiểu và

trải nghiệm thực tế về cuộc sống và tập tục văn hóa địa phương, thăm các di sản văn

hóa và tự nhiên, ẩm thực, du lịch thể thao - mạo hiểm…Tất cả những loại hình du lịch

này đều là thế mạnh của vùng.

Page 28: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 28

Mức chi tiêu trung bình xấp xỉ 1.700.000 VND ngày/đêm (tương đương 91

USD); ngày lưu trú trung bình tăng từ 2,0 ngày năm 2000 lên 3,25 ngày năm 2011.

2.1.2. Khách du lịch nội địa: Đồng bằng sông sông Hồng và Duyên hải Đông

Bắc cũng là một trong những vùng đón nhiều khách du lịch nội địa với lượng khách

trung bình chiếm 34% tổng lượng khách nội địa đi du lịch hàng năm trong cả nước.

Tốc độ tăng trưởng của số lượng khách nội địa đến với vùng là 14,3%/năm (tăng

trưởng lượng khách nội địa đến cả nước cũng đạt 17,45%/năm).

Các địa điểm thu hút khách du lịch lớn là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Khách nội địa đến vùng từ mọi miền của cả nước, tuy nhiên lớn nhất là từ các tỉnh

trong vùng, vùng phụ cận và các tỉnh khu vực phía Bắc, có thể đi nhiều lần trong năm

và đến nhiều nơi hơn. Khách đi du lịch dưới nhiều hình thức khác nhau: sử dụng các

dịch vụ của các công ty du lịch hoặc tổ chức theo nhóm, đoàn hoặc đi lẻ. Số lượng

khách tự tổ chức chuyến đi ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Bảng 2: Lượng khách nội địa giữa các tỉnh trong vùng giai đoạn 2000 - 2011 Đơn vị: Lượt khách

Địa

phƣơng 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Hà Nội 2.100.000 6.263.383 6.827.652 7.548.589 6.768.568 7.404.247 7.217.799 11.660.000

Bắc Ninh 29.200 53.449 59.885 80.955 107.301 115.997 115.744 214.393

Hà Nam 14.470 37.739 67.783 63.825 94.428 100.601 119.502 260.000

Hải Dương 61.000 183.991 210.548 234.094 279.753 1.018.084 1.419.435 525.980

Hưng Yên 11.500 20.797 24.579 36.581 48.613 54.083 53.562 178.963

Vĩnh Phúc 440.500 838.998 936.203 1.049.486 1.349.917 1.340.169 1.270.142 1.968.902

Hải Phòng 820.000 1.763.552 2.041.797 2.403.914 2.852.533 2.639.775 2.454.460 3.681.596

Quảng Ninh 947.856 1.336.417 1.698.248 1.766.848 1.864.795 2.247.430 2.178.958 4.163.000

Ninh Bình 344.500 636.046 703.535 878.899 1.161.802 1.046.252 1.753.380 2.933.000

Nam Định 97.515 188.257 202.187 216.978 215.677 217.108 200.056 371.987

Thái Bình 90.803 170.191 203.617 227.879 277.988 309.047 289.393 425.000

Tổng số 6.091.734 11.492.821 12.976.033 14.508.047 15.021.374 16.492.793 17.072.431 26.382.821

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh.

Các hình thức đi du lịch của khách nội địa: Du lịch tắm biển nghỉ dưỡng, du lịch

lễ hội - tín ngưỡng, tham quan, du lịch kết hợp công vụ.

Mức chi tiêu trung bình 282.000 VND ngày/đêm (tương đương14 USD); ngày

lưu trú trung bình tăng từ 1,2 ngày năm 2000 lên 2,02 năm 2010 và 2011.

2.2. Tổng thu từ khách du lịch và GDP

2.2.1. Tổng thu từ khách du lịch: Theo số liệu thống kê của các tỉnh trong vùng,

những năm gần đây cùng với sự gia tăng nhanh về khách du lịch, tổng thu từ khách du

lịch tăng trưởng với tốc độ tương đối cao. Năm 2000, ngành du lịch trong vùng thu

được 3.849 tỷ đồng, năm 2005 thu được 12.657 tỷ đồng. Đến năm 2011 tổng thu toàn

vùng đạt khoảng 38.232 tỷ đồng. Tốc độ trăng trưởng bình quân của vùng giai đoạn

2000 - 2011 đạt 23,2%/năm.

Page 29: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 29

Bảng 3: Tổng thu từ khách du lịch các tỉnh trong vùng giai đoạn 2000 - 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tên tỉnh 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Hà Nội 2.850,0 10.364,33 12.752,12 13.445,92 17.206,55 21.521,64 24.144,56 30.000,0

Bắc Ninh 21,94 43,19 50,36 59,24 58,93 86,8 94,88 161,85

Hà Nam 7,35 11,27 16,36 15,44 14,53 24,56 28,17 50,5

Hải Dương 71,37 308,68 356,51 416,82 383,17 571,22 684,63 849,2

Hưng Yên 7,50 13,38 20,73 32,09 30,21 43,98 51,71 67,08

Vĩnh Phúc 175,38 329,87 391,25 470,61 448,24 606,64 661,74 840,0

Hải Phòng 276,21 508,63 666,7 884,51 838,64 1.085,05 1.209,91 1.703,7

Quảng Ninh 216,43 898,72 1.080,57 1.693,86 1.801,94 2.379,61 2.533,39 3.545,0

Ninh Bình 28,25 58,22 80,44 97,71 117,12 228,58 492,73 655,0

Nam Định 38,86 69,11 79,71 98,6 92,54 121,06 156,49 230,0

Thái Bình 17,5 51,6 61,25 76,19 70,13 96,85 111,78 130,0

Tổng 3.849,0 12.657,0 15.556,0 17.291,0 21.062,0 26.766,0 30.170,0 38.232,33

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh

Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh có nguồn thu từ khách du lịch lớn, chiếm tỷ lệ

tới 92,8% toàn vùng. Cơ cấu nguồn thu của vùng từ lưu trú (chiếm 65,5%); ăn uống

(15,3%); tbán hàng (12%); vận chuyển (7,0%); còn lại là từ các dịch vụ khác.

Vùng ĐBSH&DHĐB có tổng thu năm 2011 chiếm 31,6% của cả nước, cao thứ

hai sau vùng Đông Nam Bộ là 45,4% mặc dầu lượng khách du lịch lớn hơn. Sở dĩ như

vậy vì mức chi tiêu và thời gian lưu trú của khách du lịch tại Vùng đều thấp hơn ở

vùng Đông Nam Bộ.

2.2.2. Giá trị gia tăng (GDP) du lịch: Căn cứ vào kết quả tổng thu từ khách du

lịch, giá trị gia tăng GDP du lịch các địa phương trong vùng cũng tăng.

Bảng 4: Giá trị gia tăng du lịch các tỉnh trong vùng giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tên tỉnh 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Hà Nội 1.710,0 6.220,0 7.650,0 8.068,0 10.324 12.913 14.486 18.000,0

Bắc Ninh 13,2 25,9 30,2 35,5 35,4 52,0 56,9 97,1

Hà Nam 4,4 6,6 9,8 11,4 8,7 14,7 16,9 30,3

Hải Dương 42,8 185,2 213,9 250,1 229,9 342,7 410,8 509,5

Hưng Yên 4,5 8,0 12,4 19,3 18,1 26,4 31,0 40,2

Vĩnh Phúc 105,2 197,9 234,8 282,4 268,9 363,9 397,0 504,0

Hải Phòng 165,7 305,2 400,0 530,7 503,2 651,0 725,9 1.022,2

Quảng Ninh 129,9 539,2 648,3 1.016,3 1.081,2 1.427,8 1.520,0 2.127,0

Ninh Bình 17,0 34,9 48,3 58,6 70,3 137,1 275,8 393,0

Nam Định 23,3 41,5 47,8 59,2 55.5 69,6 93,9 138,0

Thái Bình 10,5 31,0 36,75 45,7 42,1 58,1 67,1 78,0

Tổng 2.309,4 7.594,2 9.333,6 10.374,6 12.637,2 16.059,6 18.102,0 22.939,4

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh

Page 30: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 30

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

2.3.1. Cơ sở lưu trú: Cùng với sự gia tăng lượng khách, hệ thống các cơ sở lưu

trú ở vùng phát triển với tốc độ nhanh. Năm 2000 toàn vùng có 870 cơ sở lưu trú với

19.125 buồng, đến năm 2011 tăng lên 4.383 cơ sở với 66.301 buồng, chiếm 29,9% số

cơ sở và 24,3% số buồng của cả nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình về cơ sở lưu trú

là 14,8%/năm và về số buồng là 13%/năm.

Hầu hết các cơ sở lưu trú đều tập trung ở thành phố lớn như ở Hà Nội có 1.751

cơ sở, Quảng Ninh 992 cơ sở, Hải Phòng 302 cơ sở...

Trong số 4.383 cơ sở lưu trú có 15 cơ sở với 4.751 buồng đạt tiêu chuẩn xếp

hạng 5 sao (Hà Nội 13 cơ sở và Quảng Ninh 2 cơ sở) chiếm 0,35% tổng số cơ sở lưu

trú du lịch và chiếm 7,1% tổng số buồng; 32 cơ sở lưu trú với 4.365 buồng đạt tiêu

chuẩn xếp hạng 4 sao chiếm 0,73% số cơ sở và chiếm 6,6% tổng số buồng; 52 cơ sở

lưu trú với 4.085 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao chiếm 1,2% tổng số cơ sở và

6,2% tổng số buồng; 426 cơ sở lưu trú với 12.096 buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 và

2 sao chiếm 9,7% tổng số cơ sở và 18,2% tổng số buồng, số còn lại là buồng đạt tiêu

chuẩn và chưa đạt tiêu chuẩn sao, chiếm gần 62%.

Bảng 4: So sánh cơ sở lưu trú của vùng với cả nước giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị: Cơ sở, buồng

Lãnh thổ Năm 2000 Năm 2005 Năm 2011

CSLT Buồng CSLT Buồng CSLT Buồng

Vùng ĐBSH&DHĐB 870 19.125 1.445 29.897 4.383 66.301

Cả nƣớc 3.306 72.212 6.397 131.057 14.654 272.617

Tỷ lệ so với cả nước (%) 26,3 26,5 22,6 22,8 29,9 24,3

Nguồn : Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

Nhìn chung các cơ sở lưu trú du lịch trong vùng đạt tiêu chuẩn xếp hạng và tiêu

chuẩn chất lượng cao còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

2.3.2. Các cơ sở ăn uống: Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống ở trong vùng là tương

đối tốt, đặc biệt ở khu vực Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Hầu hết các khách sạn,

nhà nghỉ, nhà khách, các khu du lịch đều có cơ sở ăn uống phục vụ nhiều món ăn khác

nhau. Bên cạnh đó là hệ thống các quán ăn tư nhân tập trung ở hầu hết các đô thị, đặc

biệt là các đô thị lớn phục vụ các món ăn đa dạng, hấp dẫn. Ẩm thực vùng là một đặc

trưng, hấp dẫn và được thể hiện ở hệ thống các nhà hàng ăn uống.

Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ của

đội ngũ tiếp viên và vấn đề giá cả còn bất cập. Một số cơ sở (đặc biệt là các cơ sở tư

nhân) còn buông lỏng việc quản lý, kiểm tra vệ sinh thực phẩm, đồ uống, giá cả còn

tùy tiện, chất lượng lao động còn kém ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch.

2.3.3. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao: Vùng ĐBSH&DHĐB có Thủ đô Hà

Nội, Hải Phòng là các trung tâm quốc gia và nhiều đô thị lớn, nhiều cơ sở kinh

tế.v.v...vì vậy hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, thể thao khá phát triển trong đó nổi bật

Page 31: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 31

như Casino Đồ Sơn, các sân Golf Đồng Mô, Sóc Sơn, Tam Đảo, Hải Dương, Trà Cổ,

quần thể khu vui chơi giải trí ở khu du lịch Đảo Tuần Châu và nhiều cơ sở vui chơi

cao cấp khác. Tuy nhiên hệ thống này chủ yếu phục vụ người nước ngoài hoặc những

người có thu nhập cao.

Hệ thống nhà hát, rạp chiếp phim, rạp xiếc, công viên gắn với các đô thị lớn

cũng khá phát triển, trong đó Nhà hát lớn ở Hà Nội, Hải Phòng có sức thu hút khách

cao. Tuy nhiên các hình thức vui chơi giải trí khác mang tính chất quần chúng, hoặc

vui chơi thể thao mạo hiểm còn thiếu. Đây là điểm yếu chung của du lịch Việt Nam.

2.4. Lao động ngành du lịch

2.4.1.Số lượng lao động: Số lượng lao động du lịch vùng tăng nhanh. Năm 2000

toàn vùng có khoảng 40.672 lao động, chiếm khoảng 27% lao động cả nước; năm

2005 có 73.190 lao động, chiếm 26,6%; năm 2011 tăng lên 175.000 lao động, chiếm

29,6%. Nhịp độ tăng trưởng trung bình đạt 14,2%/năm.

Lao động trong khách sạn, nhà hàng chiếm gần 55% tổng số lao động. Điều này

phù hợp với thực tế ngành nghề kinh doanh đòi hỏi nhiều lao động trực tiếp. Ngoài ra,

lao động trong ngành nghề kinh doanh du lịch có liên quan đến du lịch như: Lữ hành,

các dịch vụ vui chơi giải trí, vận chuyển... cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Số lao động tại Hà Nội chiếm trên 44,8% lao động toàn vùng, Hải Phòng chiếm

31,2%, Quảng Ninh chiếm 9,2%. Ngoài ra còn một số địa phương có ngành du lịch

phát triển như Ninh Bình, Hải Dương...Các địa phương khác lượng lao động du lịch ít.

So sánh với lao động du lịch các vùng năm 2011, vùng ĐBSH&DHĐB chiếm tỷ

lệ cao nhất trong cả nước với xấp xỉ 29,6%.

Bảng 5: Số lượng lao động các tỉnh trong vùng giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị: Người

TT Tên tỉnh 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

1 Hà Nội 12.100 30.430 34.930 39.856 42.900 58.407 74.340 80.603

2 Bắc Ninh 420 560 714 730 814 1.010 1.672 1.652

3 Hà Nam 100 205 245 273 304 396 727 1.323

4 Hải Dương 700 1.817 2.000 2.400 2.800 3.862 5.446 5.571

5 Hưng Yên 200 852 1.140 1.350 1.560 2.163 2.443 3.148

6 Vĩnh Phúc 253 750 780 820 850 1.058 1.382 1.269

7 Hải Phòng 16.500 27.000 28.200 29.000 30.000 36.838 46.539 45.959

8 Quảng Ninh 9.000 8.932 9.011 8.002 8.088 10.208 12.270 11.529

9 Ninh Bình 325 685 725 845 970 8.034 10.320 14.066

10 Nam Định 674 1.279 1.279 1.590 1.776 2.317 3.054 3.823

11 Thái Bình 400 680 820 990 1.265 1.901 2.807 6.058

Tổng cộng 40.672 73.190 79.844 85.856 91.327 126.194 161.000 175.000

Nguồn: Các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh trong vùng.

1.3.2. Chất lượng lao động: Nhìn chung lao động trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ...

chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Thống kê lao động làm

Page 32: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 32

trong các nhà hàng, khách sạn trong năm 2011 vùng có 16.395 lao động trình độ đại

học và trên đại học chiếm khoảng 9,4%, lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp có

20.918 lao động chiếm khoảng 12,0%; lao động đã qua đào tạo khác không thuộc

chuyên ngành du lịch có 25.648 lao động chiếm 14,7%; lao động chưa qua đào tạo có

112.039 còn chiếm 64,0% trong tổng số lao động của Vùng.

Bảng 6: So sánh lao động du lịch vùng với cả nước giai đoạn 2000 - 2011

Đơn vị: Người

Địa điểm 2000 2005 2009 2010 2011

Vùng ĐBSH&DHĐB 40.672 73.190 106.194 161.000 175.000

Lao động trong cả nước 150.000 275.128 434.240 478.065 591.785

Tỷ lệ % so với cả nước 27,1% 26,6% 24,5% 33,7% 29,6%

Nguồn : Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

3. Thị trƣờng và sản phẩm du lịch

3.1.Thị trường khách du lịch

3.1.1. Thị trường khách du lịch quốc tế: Thị trường khách quốc tế đến vùng khá

đa dạng, dẫn đầu là thị trường khách Đông Bắc Á (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đài

Loan và Hàn Quốc) chiếm 45.52% và tăng khá ổn định qua các năm. Khách Trung

Quốc luôn chiếm số lượng lớn do gần, giao thông thuận tiện, là đối tác lớn của Việt

Nam trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư... Tiếp đến là Đông

Nam Á chiếm 13.88%, Tây Âu chiếm 11.7%; Bắc Mỹ chiếm 7.74%; châu Úc 3.79%

còn các thị trường khác 17.36%.

Biểu đồ 1: Cơ cấu khách quốc tế đến vùng năm 2011

Khách quốc tế đến chủ yếu là các mục đích chính sau: Du lịch nghỉ dưỡng

(chiếm khoảng 39,68%), du lịch kết hợp với công việc (30.53%), mục đích thăm thân

(10.23%), và các mục đích khác (19.53%.)…

Biểu đồ 2: Mục đích chuyến đi của khách quốc tế năm 2011

Page 33: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 33

3.1.2. Thị trường khách du lịch nội địa: Thị trường khách nội địa đến vùng chủ

yếu là khách nội vùng chiếm khoảng 30% do khoảng cách về địa lý gần, giao thông đi

lại thuận tiện, không cần lưu trú dài ngày…Trong đó khách du lịch từ thủ đô Hà Nội

chiếm một số lượng lớn. Tiếp đến là các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm

khoảng 23%; Khách từ các tỉnh Nam Bộ, Duyên hải miền Trung còn rất ít: Duyên Hải

miền Trung chiếm 7,6%; thành phố Hồ Chí Minh 5,25%; các tỉnh Nam bộ 2,75%.

Mục đích chính của khách nội địa là du lịch nghỉ dưỡng chiếm 41,68% trên tổng,

do nhu cầu của khách du lịch nội vùng chủ yếu là đi thăm thú cảnh quan, nghỉ ngơi

ngắn ngày…và thời gian du lịch chủ yếu là vào mùa hè. Sau đó là thăm thân và kết

hợp công việc có tỷ lệ phần trăm tương đương nhau khoảng 18%; còn lại là các mục

đích khác chiếm khoảng 21,78%.

Nhận xét chung:

- Khách du lịch nội địa vẫn là thị trường khách chính đến các tỉnh của vùng,

chiếm khoảng 78,97 % tổng lượng khách. Khách nội địa có sự tăng trưởng đều qua các

năm, không chịu biến động nhiều như khách quốc tế đến vùng. Khách nội địa thường

là khách đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các nhóm tổ

chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo nhóm gia đình

hoặc bạn bè đồng nghiệp… Phần đông khách từ các thành phố lớn như: Hà Nội,

Quảng Ninh, Hải Phòng… Mục đích chủ yếu là đi nghỉ dưỡng thuần tuý vào mùa hè vì

đây là thời gian nghỉ của học sinh, sinh viên, phù hợp với các gia đình có con cái.

- Khách du lịch quốc tế đến vùng luôn dẫn đầu các vùng trong cả nước trong giai

đoạn 2000 - 2010. Nguyên nhân do vùng có thủ đô Hà Nội - một trong những điểm

thu hút khách lớn trong cả nước; bên cạnh đó là vịnh Hạ Long - một trong bảy kỳ quan

thiên nhiên thế giới mới mới được vinh danh…Khách quốc tế đến Hà Nội trung bình

chiếm 27.76% trên tổng lượng khách quốc tế; còn Quảng Ninh chiếm 38.81%. Chủ

yếu là khách Đông Bắc Á (trong đó khách Trung Quốc chiếm số lượng lớn do có

nhiều thuận lợi). Các thị trường khách khác không có nhiều biến động.

Biểu đồ 3: Mục đích chuyến đi của khách nội địa năm 2011

3.2. Hệ thống sản phẩm du lịch

Hệ thống sản phẩm du lịch vùng đã được chú trọng phát triển khá đa dạng và

phong phú, theo sự phân bố tài nguyên và bước đầu góp phần quan trọng vào thu hút

Page 34: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 34

khách du lịch. Các nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu gắn với loại hình du lịch tham quan

(cảnh quan, di tích, v.v.); du lịch nghỉ dưỡng (biển, núi); du lịch tâm linh, lễ hội. Các

sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực Việt Nam và vùng cũng là những điểm mạnh của du

lịch vùng. Trong thời gian gần đây một số loại sản phẩm du lịch mới như du lịch thể

thao-mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch MICE, v.v. được chú trọng phát triển.

Để cụ thể hoá định hướng phát triển du lịch đặc thù, có sức hấp dẫn và cạnh

tranh cao hệ thống các khu, điểm du lịch quốc gia đã được đề xuất, trong đó chú trọng

khai thác các giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc như di sản thế giới, các VQG, các di

tích danh thắng đặc biệt cấp quốc gia. Một số sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh

Hạ Long, canh quan Tràng An - Tam cốc - Bích Động, tham quan di sản văn hoá

Hoàng thành Thăng Long; du lịch cuối tuần của vùng Thủ đô, du lịch sự kiện ở Hà

Nội, Quảng Ninh, v.v... đã bước đầu có những thành công đáng ghi nhận, thu hút được

sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Tuy nhiên trong thực tế phát triển, sản phẩm du lịch của vùng chủ yếu đang dựa

trên những lợi thế sẵn có mà ít đầu tư chiều sâu, sáng tạo do vậy giá trị thấp còn trùng

lặp và đơn điệu, thiếu những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế,

chưa đáp ứng yêu cầu về mức độ trải nghiệm du lịch, suy thoái nhanh.

Sản phẩm du lịch theo địa phương trên địa bàn vùng xem phụ lục 9.

4. Phát triển du lịch theo lãnh thổ

4.1. Tổ chức không gian du lịch

Vùng ĐBSH&DHĐB theo Chiến lược và Quy hoạch phát triển Du lịch Việt

Nam (1995-2010) thuộc vùng Du lịch Bắc Bộ với Hà Nội là trung tâm đầu mối chi

phối các hoạt động du lịch của các địa phương khác trong vùng. Vùng được định

hướng thành hai tiểu vùng: Hà Nội và phụ cận, Hải Phòng - Quảng Ninh. Hà Nội và

phụ cận bao gồm các tỉnh ĐBSH (Nam và Bắc sông Hồng).

Phát triển trung tâm của vùng là Thủ đô Hà nội đã phát huy vai trò là đàu mối

phân phối khách. Các hoạt động du lịch, tuyến du lịch có sự gắn kết giữa trung tâm

của vùng với các khu, điểm du lịch trong vùng. Tuy nhiên, việc phân vùng với phạm vi

không gian rộng, có nhiều sự khác biệt (thiếu thuần nhất) về địa lý, khí hậu, văn hóa

giữa các địa bàn trong vùng dẫn tới quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch chưa hiệu

quả, chưa phát huy được yếu tố đặc trưng của từng vùng, gặp nhiều khó khăn trong

việc liên kết và phát huy thế mạnh của vùng.

Vì vậy, thực tế hình thành khu vực Nam sông Hồng (Hà Nam, Ninh Bình, Nam

Định, Thái Bình) có những đặc điểm tài nguyên khác nên hoạt động du lịch đã tạo nên

một trong những địa bàn của cả nước.

4.2. Hệ thống các điểm, khu, đô thị du lịch, tuyến du lịch

Những năm gần đây cùng với quá trình đầu tư phát triển hạ tầng và những điều

kiện tiếp cận điểm đến, nhiều khu du lịch, công trình kinh tế-xã hội trên địa bàn vùng

Page 35: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 35

ra đời kéo theo hoạt động du lịch trở thành các điểm du lịch có sức thu hút khách mới

làm phong phú thêm hệ thống khu, điểm du lịch.

4.2.1. Hệ thống điểm du lịch: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam

(1995-2010) xác định hệ thống các điểm du lịch quốc gia; trên cơ sở đó quy họach

phát triển du lịch từng địa phương xác định các điểm du lịch địa phương. Các điểm du

lịch được phân thành ba nhóm: điểm du lịch sinh thái, điểm du lịch văn hóa và điểm

du lịch sinh thái kết hợp văn hóa. Việc xác định điểm du lịch quốc gia chủ yếu dựa

trên đánh giá về vị trí, quy mô, đặc điểm tài nguyên và mức độ hấp dẫn du lịch.

Hệ thống điểm du lịch địa phương cũng được hình thành trên cơ sở khai thác các

giá trị tài nguyên du lịch ít nổi trội hơn về tính đặc sắc cũng như quy mô so với các tài

nguyên du lịch có giá trị cấp quốc gia.

Tuy nhiên, việc đánh giá xác định đối với hệ thống điểm du lịch quốc gia của

vùng cũng như cả nước còn rất định tính và đạt được ở mức độ tương đối do vậy cho

đến nay chưa có điểm du lịch được công nhận là điểm du lịch quốc gia, cũng vậy hệ

thống điểm du lịch địa phương chưa được công nhận một cách chính thức theo quy

định của Luật Du lịch trên địa bàn vùng.

4.2.2. Hệ thống khu du lịch: Trong quá trình thực hiện quy hoạch, căn cứ tiềm

năng, điều kiện và yêu cầu phát triển, đảm bảo khả năng cạnh tranh, Chiến lược phát

triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã định hướng hệ thống 4/21 khu du lịch

quốc gia trong đó có 1 khu du lịch tổng hợp ưu tiên tập trung quy hoạch và đầu tư phát

triển (Hạ Long - Cát Bà).

Do nguồn lực đầu tư còn hạn chế, song song với cơ chế huy động nguồn lực

chưa được khai thông vì vậy cho đến nay hệ thống các khu du lịch quốc gia vẫn chưa

phát triển hoàn chỉnh. Trong số 4 khu du lịch quốc gia được đề xuất thì chỉ mới có 2

khu hoạt động có hiệu quả tương xứng với tầm vóc là khu du lịch quốc gia như khu du

lịch Hạ Long - Cát Bà; Tam Cốc - Bích Động.v.v. Một số khu du lịch quốc gia được

quy hoạch như nhưng việc thực hiện các quy hoạch còn hạn chế cả về nguồn lực và cơ

chế quản lý vì vậy phát triển không đúng hướng như khu du lịch Hương Sơn (Hà Nội).

Phần lớn các khu du lịch quốc gia chưa được quy hoạch hoặc quy hoạch nhưng thiếu

tính khả thi do vậy chưa phát triển hoạt động du lịch hoặc hoạt động một cách tự phát.

Bên cạnh đó, do chưa có tiêu chí cụ thể nên cho đến nay chưa có khu du lịch nào được

công nhận là khu du lịch quốc gia theo quy định của Luật Du lịch.

Thời gian gần đây, do nhu cầu phát triển mới, một số khu du lịch hình thành

xứng đáng với vai trò khu du lịch quốc gia như khu Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc

Việt Nam (Hà Nội), khu sinh thái Tràng An (Ninh Bình)…

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các địa phương khi xác định danh mục các

khu, điểm du lịch quốc gia và địa phương đều chỉ dựa trên sự nổi trội của tài nguyên,

khả năng khai thác mà chưa xác định quy mô ranh giới cụ thể. Bên cạnh đó, do còn

thiếu các quy hoạch khu du lịch dẫn đến những bất cập trong quản lý tài nguyên và đất

đai. Theo đó, hiện nay, ngành du lịch chưa thống kê được hiện trạng cũng như nhu cầu

Page 36: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 36

đất phát triển du lịch. Đây là một thực tế cần phải đối mặt, dẫn đến sự phát triển tự

phát, chồng chéo làm ảnh hưởng đến công tác quản lý tài nguyên du lịch.

4.2.3. Hệ thống đô thị du lịch: Bên cạnh hệ thống điểm, khu du lịch, Chiến lược

phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 định hướng phát triển 2/12 đô thị du lịch

(Hạ Long, Đồ Sơn). Tuy nhiên, trong quá trình phát triển do không có các tiêu chí cụ

thể, chưa có các cơ chế, chính sách về quy hoạch, đầu tư và quản lý phát triển theo

đúng nghĩa nên chưa mang lại hiệu quả thiết thực.

4.2.4. Hệ thống tuyến du lịch: Trên cơ sở phát triển về hệ thống giao thông, tài

nguyên du lịch và nhu cầu thị trường, theo định hướng của quy hoạch cả nước và vùng

Bắc Bộ, trên thực tế đã hình thành các tuyến du lịch sau:

- Tuyến du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh kết nối các trung tâm du lịch

lớn của vùng và là một trong những tuyến du lịch quan trọng của cả nước.

- Tuyến Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình - Nam Định: là tuyến tham quan cảnh

quan, nghỉ cuối tuần.

- Tuyến du lịch đường biển qua các cảng nối kết các trọng điểm du lịch quốc gia:

Hạ Long, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hoà và TP. Hồ Chí Minh.

- Tuyến du lịch duyên hải Đông Bắc Bộ theo quốc lộ 10 nối các điểm du lịch

thuộc tiểu vùng Nam Bắc Bộ với các điểm du lịch duyên hải Đông Bắc.

Nhìn chung các tuyến du lịch được hình thành dựa trên sự phân bố điểm du lịch

và các yếu tố về địa lý và giao thông. Tuy nhiên, do chưa định hình được hệ thống

điểm du lịch; sự gắn kết, bổ trợ về tài nguyên, nguồn lực và sản phẩm du lịch còn mờ

nhạt, chưa nổi bật để tạo sức hấp dẫn và tiếng vang tầm quốc gia và quốc tế vì vậy cho

đến nay chưa có thương hiệu rõ nét về tuyến du lịch.

5. Đầu tƣ phát triển du lịch

5.1. Đầu tư nước ngoài.

Vùng Đồng bằng sông sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc là vùng du lịch có

tiềm năng phát triển và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tương đối cao

so với các vùng khác trong toàn quốc. Đến cuối năm 2011 thu hút được 27 dự án đầu

tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực du lịch với tổng số là 33.825 tỷ đồng (1,65 tỷ

USD) và chủ yếu là đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và resort cao cấp, các khu vui

chơi giải trí cao cấp phục vụ khách du lịch, sân golf...

Số dự án thực sự đã được triển khai và đi vào hoạt động rất ít. Hiện tại trên địa

bàn có 16 dự án đang được triển khai thực hiện với số vốn hơn 16.500 tỷ đồng (805,5

triệu USD). Các địa bàn đang là điểm nóng thu hút đầu tư nước ngoài là Hải Phòng và

Quảng Ninh. Tuy nhiên các dự án triển khai tại đây, mặc dù được hưởng nhiều điều

kiện ưu tiên, ưu đãi, nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn. Một số địa phương trong vùng

hiện nay chưa có dự án kêu gọi đầu tư từ nước ngoài như là Nam Định, Bắc Ninh,

Hưng Yên...

Page 37: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 37

Các tỉnh thành trong vùng hiện cũng đã lập 37 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài

với số vốn là 23.165 tỷ đồng (1,13 tỷ USD), tuy nhiên do hạn chế về nội dung, đặc biệt

là do tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu thời gian qua nên hiện cũng chưa có

nhà đầu tư bảy tỏ ý định đầu tư rõ ràng.

Số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và các dự án kêu gọi đầu tư vào các

khu du lịch của địa phương vùng xem phụ lục 11.

5.2. Đầu tư trong nước

Từ 2001 Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch cho các địa phương

trong vùng trên 1.500 tỷ đồng chủ yếu tập trung đầu tư cho các khu du lịch quốc gia

được định hướng trong quy hoạch (1995-2010) như Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh),

Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình). Các nguồn vốn mồi của Nhà nước từng bước đã

tạo ra diện mạo và điều kiện khai thác phát triển các khu du lịch trên cả nước. Ngoài ra

Nhà nước còn hỗ trợ đầu tư vào xúc tiến quảng bá, phát triển nhân lực từ nguồn ngân

sách quốc gia. Chương trình hành động quốc gia về du lịch được thực hiện từ 2000 đến

này và chương trình xúc tiến du lịch quốc gia từ năm 2008 đến nay là những nguồn

đầu tư quan trọng đã và đang phát huy hiệu quả.

Hàng năm nhu cầu vốn của các tỉnh/thành phố trong vùng cần khoảng từ 500-

1.000 tỷ đồng, nhưng kế hoạch bố trí nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch của

Chính phủ chỉ đảm bảo từ 18%-22% không đủ cơ cấu nhu cầu vốn của quy hoạch.

Bên cạnh đầu tư của Nhà nước, đầu tư của khu vực tư nhân tăng lên nhanh

chóng trong giai đoạn vừa qua, chủ yếu vào cơ sở vật chất, các công trình, khu, điểm

du lịch, điển hình như khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hạ Long, khu du lịch Tràng An,

Ninh Bình, khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam), các tài nguyên như chùa Bái Đính (Ninh

Bình), các khách sạn nhà hàng, sân golf, cơ sở vui chơi giải trí... Cùng với quá trình cổ

phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sự ra đời thị trường chứng khoán tạo đà cho đầu tư

tư nhân phát triển. Có thể đánh giá đầu tư của các doanh nghiệp du lịch có địa chỉ cụ

thể, thiết thực gắn với nhu cầu phát triển của khu, điểm du lịch. Tuy nhiên với sự hạn

chế về nguồn lực, tài chính và tầm nhìn nên đầu tư còn tự phát, dàn trải, manh mún và

chưa khai thác tối ưu lợi thế, tiềm năng về tài nguyên du lịch. Một số nơi đầu tư thiếu

quy hoạch đã phá vỡ không gian du lịch, làm phương hại tới tài nguyên và môi trường.

Nếu so với nhu cầu vốn đầu tư được xác định tại Quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch giai đoạn 1995-2010 thì thì tổng vốn đầu tư cho nhu cầu phát triển ngành Du

lich thấp hơn nhiều và chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, công

tác đầu tư còn dàn trải, thiếu tập trung nên hiệu quả chưa cao.

6. Quản lý nhà nƣớc về du lịch

Vùng du lịch là một tổ chức lãnh thổ được định hướng theo sự phát triển chuyên

ngành vì vậy cấp vùng không có bộ máy tổ chức quản lý riêng. Bên cạnh đó, theo quy

hoạch phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010, tổ chức lãnh thổ vùng không bao gồm

các địa phương như hiện nay. Vì vậy đánh giá bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

vùng trực tiếp từ cấp Trung ương và các địa phương trong vùng.

Page 38: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 38

Thực tế quản lý phát triển du lịch vùng giai đoạn vừa qua như sau:

- Quản lý sự phát triển du lịch trên phạm vi toàn vùng thuộc nhiệm vụ Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch, trực tiếp là Tổng cục Du lịch.

- Quản lý phát triển ngành du lịch từng địa phương cấp tỉnh thuộc UBND các

tỉnh, thành phố, cơ quan tham mưu là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Quản lý phát triển du lịch cấp huyện, thị thuộc UBND các huyện, thị, thành

phố thuộc tỉnh cơ quan tham mưu là phòng Văn hóa Thông tin huyện.

Ở cấp Trung ương, từ khi được thành lập lại năm 1992 đến 2007, công tác quản

lý phát triển du lịch của Tổng cục Du lịch được chấn chỉnh và đi vào nề nếp. Tổ chức

bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương tới địa phương trong vùng từng

bước được kiện toàn và ngày càng hoàn thiện. Sự ra đời của Ban Chỉ đạo nhà nước về

du lịch và Ban Chỉ đạo phát triển du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

trong vùng là bước biến chuyển nhằm thúc đẩy sự liên kết, phối hợp giữa các ngành,

địa phương trong việc phát triển du lịch. Trong giai đoạn này lực lượng cán bộ quản lý

nhà nước về du lịch được củng cố và không ngừng được đào tạo, bồi dưỡng chuyên

sâu về du lịch trong và ngoài nước.

Năm 2007, bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương

đều có sự thay đổi theo cơ chế quản lý đa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cơ chế

quản lý đa ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi để Du lịch

phát triển đồng bộ với công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa và phát triển thể dục,

thể thao trên toàn vùng: thể hiện ở những mặt sau:

- Phát huy hiệu quả việc quản lý khai thác các giá trị văn hóa, các sự kiện thể

thao trên địa bàn vùng cũng như trên cả nước phục vụ cho hoạt động du lịch, góp phần

tăng cường thu hút khách du lịch.

- Quản lý phát triển du lịch góp phần phát huy các giá trị di sản văn hóa, các

thành tựu thể thao đặc biệt là thể thao thành tích cao trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, sự thay đổi về tổ chức bộ máy quản lý của ngành tạo nên sự hẫng hụt

nhất định cả về bề dày quản lý và lực lượng cán bộ quản lý không được duy trì phát

triển.

Ở cấp độ địa bàn huyện, không có tổ chức chuyên trách quản lý du lịch, vì vậy

phòng Văn hóa thông tin huyện không đủ năng lực tham mưu quản lý phát triển du

lịch trên phạm vi địa bàn.

Nội dung quản lý nhà nước về du lịch cấp vùng nằm trong khuôn khổ quản lý

nhà nước cấp quốc gia thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy

hoạch và xây dựng chính sách phát triển du lịch.v.v…

Tuy nhiên, do không có bộ máy quản lý du lịch cấp vùng nên hiệu qủa của công

tác quản lý nhà nước đối với những nội dung trên chưa cao.

Page 39: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 39

7. Xúc tiến, quảng bá du lịch

Trong khuôn khổ từng địa phương, công tác xúc tiến quảng bá du lịch đã đạt

được nhưng thành tựu đáng kể.

Các địa phương đã thành lập được các Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch

(hoặc Trung tâm Xúc tiến Du lịch). Ngoài chức năng tham mưu và giúp việc cho Uỷ

ban nhân dân tỉnh xây dựng chính sách, kế hoạch về xúc tiến thương mại, đầu tư và du

lịch phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng

năm, từng giai đọan; đồng thời liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh nhằm khai

thác, cung cấp các dịch vụ về môi giới xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch, thực

hiện công tác tư vấn cho các đối tác có nhu cầu về đầu tư. Các Trung tâm này còn có

chức năng như: làm công tác Xúc tiến thương mại; công tác Xúc tiến đầu tư; công tác

Thông tin thương mại điện tử và công tác xúc tiến du lịch.

Các hình thức quảng bá chủ yếu của các địa phương như sau:

- Phát hành tài liệu, ấn phẩm, đĩa DVD, VCD quảng bá về tiềm năng du lịch địa

phương.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài địa phương

đặc biệt là trên internet - một trong những kênh thông tin hiệu quả nhất hiện nay. Hầu

hết các địa phương đã lập các trang web điện tử để quảng bá du lịch.

- Tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước, tổ chức festival… Tiêu biểu là

Carnaval Hạ Long được tổ chức hàng năm đã thu hút được sự quan tâm của nhiều du

khách trong và ngoài nước. Đây là một trong những hình thức quảng bá rất hiệu quả

của du lịch Quảng Ninh.

- Tổ chức các năm du lịch tại các thành phố lớn Hà Nội, Quảng Ninh, Hải

Phòng.

- Tổ chức và tiếp đón các đoàn farm trip để giới thiệu quảng bá tài nguyên du

lịch địa phương. Một số địa phương đã thực hiện đươc công tác này như Hà Nội, Ninh

Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.

- Thành lập được Hiệp hội du lịch của địa phương và đã có được những thành

công nhất định trong công tác quảng bá, phát triển cho du lịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên vẫn còn có những hạn chế sau:

- Chưa có sự xúc tiến quảng bá cấp vùng vì vậy chưa tạo dựng được hình ảnh du

lịch vùng ĐBSH&DHĐB trong nước và quốc tế.

- Hầu hết các hoạt động xúc tiến quảng bá của các địa phương mới chỉ tập trung

vào quảng bá chủ yếu vào thị trường khách nội địa, chỉ một số thành phố lớn có ngành

du lịch phát triển trong vùng như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình mới

phát triển công tác quảng bá ra nước ngoài (chủ yếu đăng ký tham gia các hội chợ của

Tổng cục Du lịch).

Page 40: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 40

- Công tác xúc tiến quảng bá chưa thực sự nhận được nhiều đầu tư từ ngân sách

tỉnh chủ yếu chi dùng cho việc in ấn, tờ rơi, tập gấp…

- Công tác xúc tiến còn nhỏ lẻ, rời rạc chưa tập trung vào thị trường khách trọng

điểm, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của vùng. Nội dung xúc tiến

quảng bá còn nghèo nàn, chưa tạo ra nét đặc sắc riêng biệt của từng địa phương.

8. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Để đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch, vấn đề đào tạo

nguồn nhân lực chuyên ngành là một yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự nỗ lực không những

của riêng ngành du lịch, mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan, đặc

biệt là ngành Giáo dục và Đào tạo. Mấy năm gần đây do tốc độ tăng trưởng du lịch cao

(cả về số lượt khách, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật...), việc đào tạo nguồn nhân

lực cho ngành chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển. Các cơ sở đào tạo ở cả ba cấp đại

học - trung học - dạy nghề còn ít và phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở Hà Nội,

Hải Phòng, Quảng Ninh. Ở các địa phương chưa có cơ sở đào tạo, việc đào tạo nhân

lực du lịch còn gặp nhiều khó khăn, số lao động có trình độ đại học chuyên ngành du

lịch tại các tỉnh khác còn rất hạn chế. Các cơ sở kinh doanh du lịch tự tổ chức đào tạo

tại chỗ bằng cách thuê giáo viên hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo. Hình thức đào

tạo tại chỗ trước mắt chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đào tạo tay nghề ở

trình độ sơ cấp cho nhân viên phục vụ. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu là kỹ thuật

nấu ăn, kỹ thuật buồng, bàn, bar và lễ tân, hướng dẫn viên du lịch. Còn các cán bộ

quản lý, kỹ thuật... phần lớn được cử đi học ở các cơ sở đào tạo chính quy tại Hà Nội.

- Về chương trình đào tạo: Mặc dù số lượng các chương trình đào tạo tại cơ sở

đào tạo rất đa dạng, phong phú nhưng hiện vẫn chưa có chuẩn trình độ đào tạo và

chương trình khung làm căn cứ để các trường xây dựng giáo trình. Vì vậy các học viên

sau khi đào tạo ra trường khó xác định trình độ tay nghề hoặc trình độ quản lý thực

tiễn, do vậy khi đi xin việc làm thì các doanh nghiệp kinh doanh du lịch sử dụng lao

động lại phải mất thời gian đào tạo lại cho sát thực với công việc của doanh nghiệp họ.

- Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo: Trang thiết bị cho các trường còn thiếu

đồng bộ và lạc hậu đặc biệt là các trang thiết bị giảng dạy và học tập đặc biệt là các

thiết bị giảng dạy cho sinh viên các trường môn tiếng Anh cơ sở và tiếng Anh chuyên

ngành du lịch cho các sinh viên..

- Về cơ sở đào tạo: Vùng ĐBSH & DHĐB là nơi tập trung khá nhiều cơ sở đào

tạo về du lịch, bao gồm các hệ đại học và trên đại học, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung

cấp chuyên nghiệp. Theo thống kê về các trường đại học, cao đẳng và trung cấp hiện

đang cung cấp các khóa đào tạo về du lịch, nhà hàng, khách sạn, trên địa bàn vùng

hiện có 12 trường đại học và 12 trường cao đẳng có chương trình đào tạo về các lĩnh

vực thuộc du lịch. Ngoài ra còn có các cơ sở đào tạo khác như trường dạy nghề, trung

học chuyên nghiệp có đào tạo nghiệp vụ du lịch. Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du

lịch phần lớn tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các thành phố lớn. Các

tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Vĩnh Phúc không có cơ sở đào tạo

ngành du lịch. (Bảng phụ lục 10)

Page 41: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 41

9. Ứng dụng KH&CN phát triển du lịch

Ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch có thể được xem xét dưới

các khía cạnh quản lý và kinh doanh như sau :

9.1. Ứng dụng KH&CN trong hoạt động quản lý

Ứng dụng KH&CN trong hoạt động quản lý du lịch chủ yếu được thể hiện ở

việc áp dụng công nghệ thông tin. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch trong

những năm qua, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã tỏ rõ vai trò trong quản

lý du lịch thể hiện trong công tác điều tra, quản lý tài nguyên, trong công tác lập và

quản lý quy hoạch, trong công tác thống kê.v.v..Tuy nhiên, mức độ áp dụng còn chưa

theo kịp quá trình phát triển đặc biệt trong công tác thống kê.

Ở các doanh nghiệp du lịch, việc ứng dụng ICT trong hoạt động quản lý rộng rãi

hơn hơn. Tuy nhiên, việc ứng dụng ICT trong quản lý tại các doanh nghiệp du lịch

cũng còn những hạn chế nhất định. Các doanh nghiệp du lịch chưa chú trọng vào các

giải pháp quản lý doanh nghiệp. Phần lớn hoạt động quản lý tại doanh nghiệp là theo

phương pháp quản lý truyền thống. Nguyên nhân của những vấn đề trên chủ yếu là là

do nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của ICT, qui mô doanh nghiệp nhỏ, hạ tầng

thiếu ổn định, qui trình kinh doanh không rõ ràng.

9.2. Ứng dụng KH&CN trong kinh doanh du lịch

Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi hỏi cao về hàm lượng thông tin và mức độ

tương tác giữa khách hàng với nhà cung cấp rất thích hợp cho môi trường thương mại

điện tử. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của thị trường dịch vụ tại Việt Nam, các

sản phẩm dịch vụ ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên mạng.

- Ứng dụng KH&CN trong xúc tiến, tuyên truyền quảng bá: Ở các doanh nghiệp

du lịch trong vùng, việc ứng dụng công nghệ trong xúc tiến quảng bá cũng đã được

quan tâm và có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nhận thức của doanh nghiệp về

lợi ích của công nghệ trong việc xúc tiến quảng bá bên cạnh đó phần lớn các doanh

nghiệp du lịch của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ nên sự quan tâm đến áp dụng công

nghệ nói chung và áp dụng trong quảng bá, xúc tiến còn hạn chế.

- Ứng dụng KH&CN trong kinh doanh trực tuyến: So sánh với doanh nghiệp ở

các ngành dịch vụ khác, doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực du lịch tỏ ra năng động

hơn cả trong việc khai thác ứng dụng thương mại điện tử. Qua khảo sát các doanh

nghiệp (lữ hành và khách sạn) khu vực ĐBSH cho thấy hầu hết những doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lữ hành quốc tế, đã xây dựng trang web

nhằm quảng bá sản phẩm của mình. Các tiện ích trên website được cung cấp ở nhiều

cấp độ khác nhau. Nhìn chung, các website đạt được mức độ nêu trên chỉ có ở các

doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội, Quang Ninh và một số tỉnh khác. Số còn lại chủ

yếu dừng lại ở mức giới thiệu sản phẩm và chính sách cung cấp sản phẩm.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp (chủ yếu các khách sạn) đã bắt đầu ứng dụng công

nghệ sạch trong hoạt động kinh doanh. Cho đến nay, việc áp dụng năng lượng tái tạo,

Page 42: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 42

năng lượng sạch trong các doanh nghiệp du lịch ở vùng đã đạt được những kết quả

nhất định đặc biệt là các khách sạn lớn như Sheraton, Fortuna Prestige, Sofitel Plaza

(Hà Nội), Sài Gòn - Hạ Long (Quảng Ninh) .

10. Liên kết phát triển du lịch

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động mang tính liên kết cao. Thời gian

qua các tỉnh vùng ĐBSH&DHĐB đã có những bước tiến nhất định trong việc liên kết

vùng, liên kết ngành cho phát triển du lịch nhưng nhìn chung sự phát triển của du lịch

các tỉnh trong vùng vẫn thiếu sự liên kết thống nhất và đồng bộ. Đánh giá liên kết phát

triển du lịch thể hiện ở các lĩnh vực sau:

- Liên kết nâng cao chất lược sản phẩm dịch vụ: Ngành du lịch và các địa

phương trong vùng đã có nhiều nỗ lực để thu hút du khách về nâng cao chất lượng sản

phẩm và dịch vụ cũng như công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Tuy nhiên, những hoạt

động này còn manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp, tự phát và còn mang nặng lợi ích

cục bộ địa phương. Chính vì vậy sản phẩm bị trùng lặp, chưa phát huy được thế mạnh

đặc thù của sản phẩm du lịch toàn vùng.

- Liên kết xúc tiến quảng bá: Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch vùng còn

mang tính riêng lẻ, không thật sự gắn kết với các ngành liên quan như hàng không và

thương mại.v.v…dẫn đến tình trạng lệch pha nhau và kém hiệu quả. Bên cạnh đó,

nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch vừa thiếu vừa không tập

trung. Tính định hướng, đầu mối thực hiện của cơ quan quản lý du lịch và các hiệp hội

du lịch với các doanh nghiệp còn hời hợt, hình thức, chưa sát thực, gây ảnh hưởng

không nhỏ đến sự phát triển nói chung.

- Liên kết xây dựng quy hoạch: Công tác liên kết trong lĩnh vực quy hoạch và

kêu gọi đầu tư du lịch chưa tốt, thiếu tính tổng thể. Một số địa phương đã có những

hoạt động đầu tư xây dựng, công nghiệp gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường,

cảnh quan và hình ảnh điểm đến chung toàn vùng.

- Liên kết trong công tác phát triển nguồn nhân lực: Vùng ĐBSH&DHĐB có

thủ đô Hà nội và thành phố Hải Phòng là những trung tâm đào tạo của quốc gia về các

ngành kinh tế nói chung trong đó có du lịch, bên cạnh đso còn nhiều cơ sở đào tạo ở

Nam Định, Quảng Ninh…Các cơ sở đạo tạo trên đã giúp cho công tác phát triển nguồn

nhân lực du lịch tòan vùng.

Tuy nhiên, liên kết đào tạo nhân lực ngành Du lịch theo nhu cầu xã hội ở trong

nước chưa tốt. Liên kết giữa 3 nhà (Nhà nước-Nhà trường-Nhà sử dụng lao động) vẫn

còn rời rạc, thiếu bài bản. Liên kết giữa các cơ sở trong mạng lưới đào tạo về du lịch

chưa hiệu quả. Thông tin về định hướng phát triển nhân lực du lịch (nhất là thông tin

dự báo nhu cầu lao động, các chuẩn ngành, nghề) đến các cơ sở đào tạo và doanh

nghiệp chưa thường xuyên; cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tự tìm tòi là chính, nên

không biết đầy đủ nhu cầu đào tạo và nhu cầu nhân lực (cả số lượng, chất lượng và cơ

cấu), làm cho cung không gặp cầu.

Qua đó có thể nhận xét mốt số hạn chế sau:

Page 43: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 43

- Thiếu "nhạc trưởng" để đứng mũi chịu sào và làm công tác kích cầu, kết nối du

lịch các tỉnh ĐBSH&DHĐB.

- Liên kết phát triển du lịch của các tỉnh vùng ĐBSH&DHĐB vẫn chỉ theo kiểu

tận thu những lợi thế sẵn có và còn mang tính thời vụ, chộp giật.

- Việc quảng bá du lịch trong toàn vùng không có cùng một chủ đề, chủ điểm,

hình ảnh thống nhất. Mỗi địa phương lại hoạt động riêng lẻ với nguồn lực hạn chế,

kinh nghiệm và phương pháp kém hấp dẫn.

- Lâu nay, việc liên kết giữa các địa phương thực ra chỉ là liên kết trong việc tổ

chức sự kiện, chứ chưa thật sự liên kết để cùng phát triển sản phẩm du lịch.

- Việc quy hoạch du lịch mang tính tự phát, thiếu tầm nhìn tổng thể đã khiến

chất lượng dịch vụ kém đồng bộ, manh mún làm giảm sức hấp dẫn của sản phẩm và

thương hiệu du lịch, lãng phí tài nguyên.

11. Đánh giá chung

11.1. Những thành tựu đạt được

Qua hơn 10 năm thực hiện theo quy hoạch du lịch cả nước giai đoạn 2000 - 2011,

đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ

Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH và

vùng Kinh tế trọng điểm đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, du lịch các tỉnh

vùng ĐBSH&DHĐB đã đạt được những thành tựu sau:

- Du lịch phát triển và ngày càng khẳng định vị trí quan trọng đối với phát triển

kinh tế - xã hội của các địa phương nói chung. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lượng

khách, thu nhập, GDP từ du lịch của các tỉnh trong vùng tăng với tốc độ khá cao góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

cho nhân dân.

- Bước đầu đã hình thành một số khu, điểm du lịch với ản phẩm tương dối tiêu

biểu, tạo động lực phát triển du lịch cho toàn vùng.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đầu tư xây dựng

và phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa

đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển du lịch các địa phương trong vùng để

từng bước đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

- Thị trường khách du lịch ngày càng được mở rộng, đặc biệt là thị trường khách

du lịch quốc tế.

- Sản phẩm du lịch đang từng bước được hình thành, đa dạng và nâng cao chất

lượng để khẳng định vị thế đối với du lịch cả nước và tạo tiền đề phát triển du lịch trong

giai đoạn tiếp theo như các điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các cảnh

quan thiên nhiên, các tuyến du lịch văn hóa tâm linh, khu du lịch sinh thái, khu du lịch

nghỉ dưỡng, các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, các làng nghề truyền thống .v.v...

Page 44: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 44

- Công tác xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch đạt được những thành

tựu đáng khích lệ góp phần nâng cao hình ảnh tiềm năng và triển vọng phát triển du

lịch của vùng, thu hút được nhiều nhà đầu tư và lượng lớn khách du lịch.

- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và

bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh góp phần tích

cực vào nỗ lực đưa hình ảnh vùng ĐBSH&DHĐB thân thiện, an toàn và mến khách

đến với đồng bào và du khách; bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, bảo

vệ tài nguyên du lịch, giải quyết công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo…

- Công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; quy hoạch cụ thể, khu du lịch và

các dự án lớn đã được xây dựng, phê duyệt là định hướng cho công tác quản lý và thực

hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được quan tâm, chú trọng. Hệ thống đào

tạo nguồn nhân lực du lịch bước đầu được hình thành tại các địa phương… Chương trình

đào tạo nghề du lịch từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch

của các tỉnh trong vùng.

- Hiệu quả công tác quản lý nhà nước dần từng bước được nâng cao, đội ngũ cán

bộ, công chức được bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và lý luận

chính trị. Thực hiện tiêu chuẩn hóa trong quản lý nhà nước các hoạt động du lịch.

Công tác thanh, kiểm tra được tiến hành thường xuyên giúp các doanh nghiệp, hộ kinh

doanh du lịch hoạt động đúng pháp luật. Cơ chế quản lý đa ngành Văn hóa, Thể thao

và Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển đồng bộ với công tác bảo tồn

các giá trị di sản văn hóa và phát triển thể dục, thể thao trên toàn vùng; góp phần phát

huy có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, các sự kiện thể thao cho hoạt động du lịch.

- Nhận thức về du lịch của các tầng lớp nhân dân có sự chuyển biến rõ rệt: Lãnh đạo

các địa phương, các cấp, các ngành ngày càng nhận thức đúng đắn hơn vai trò, vị trí của

du lịch đối với đời sống xã hội, khẳng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan

trọng có tính chiến lược lâu dài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các

địa phương. Mức độ hiểu biết, ý thức của các tầng lớp nhân dân trong hoạt động du lịch,

trong khai thác và bảo vệ tài nguyên đã được nâng lên.

11.2. Hạn chế và nguyên nhân

11.2.1. Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đạt được, đánh giá thực trạng phát

triển du lịch vùng thời gian qua, có thể nhận thấy những hạn chế sau:

- Kết quả đạt được của du lịch các tỉnh trong vùng còn thấp chưa tương xứng với

tiềm năng sẵn có; có nhiều mục tiêu chưa thực hiện được như quy hoạch đề ra trong đó

một số chỉ tiêu đạt ở mức thấp.

+ Khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế chưa nhiều, lưu trú còn ít ngày và chi

tiêu chưa cao.

Page 45: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 45

+ Tổng thu còn thấp nên tỷ lệ đóng góp GDP du lịch của hầu hết các tỉnh trong

vùng so với tổng GDP toàn tỉnh trong những năm qua còn thấp, trong giai đoạn 2000 -

2010 tỷ lệ này luôn dao động trong khoảng từ 1,43-1,95%.

- Thị trường khách du lịch tuy đã được mở rộng nhưng thiếu tính ổn định, bền

vững; thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc riêng, có sức cạnh tranh cao

trong khu vực và quốc tế để thu hút khách từ những thị trường trọng điểm, có khả năng

chi trả cao; chưa có những thương hiệu du lịch nổi bật.

- Chưa phát huy được vai trò của hệ thống khu, điểm du lịch trên địa bàn.

- Liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng còn mang tính hình

thức; sự phối hợp giữa du lịch với các ngành liên quan còn bất cập.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả thấp, nội dung còn

chung chung, thiếu tính chuyên nghiệp; chưa gắn với các khu, điểm và sản phẩm du

lịch để thu hút các doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước và quốc tế liên doanh liên kết

với các doanh nghiệp của các tỉnh đưa khách tới vùng. Các doanh nghiệp du lịch của

hầu hết các tỉnh chưa tích cực tham gia vào công tác xúc tiến du lịch.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các

cấp các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du

lịch thiếu chặt chẽ, thụ động; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước khả năng tác

nghiệp chưa cao, chưa kịp thời tham mưu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách,

chương trình, đề án.. phát triển du lịch có hiệu quả.

- Chất lượng dịch vụ chưa cao, nguồn nhân lực cho du lịch các địa phương còn

thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Thiếu đội ngũ doanh nhân, hướng dẫn viên và

thuyết minh viên du lịch giỏi.

- Đầu tư còn thiếu, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn thiếu

đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu của du lịch, chưa có sản phẩm du lịch có thương hiệu

mạnh, mang tính cạnh tranh cao.

- Phát triển du lịch còn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững (phát triển thiếu tầm

nhìn tổng thể, kinh doanh mang tính chộp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh, môi trường tự

nhiên bị xuống cấp...).

11.2.2. Nguyên nhân: Những hạn chế du lịch vùng ĐBSH&DHĐB thời gian qua

chủ yếu do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:

a) Nguyên nhân khách quan

- Điểm xuất phát du lịch thấp cả về cơ sở vật chất ban đầu và nhận thức, hiểu biết

và trình độ nghiệp vụ về du lịch.

- Nhiều tỉnh trong vùng còn nghèo, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, cơ sở vật

chất kỹ thuật du lịch còn thiếu, chất lượng thấp, chưa tạo được những sản phẩm du lịch

đặc thù có chất lượng cao. Nội lực của các địa phương không thể bố trí được các

nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

Page 46: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 46

- Thiếu các doanh nghiệp lớn mạnh có đủ năng lực đầu tư xây dựng các dự án du

lịch lớn, tạo chuyển biến lớn cho phát triển du lịch. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ và

vừa, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh thấp, nguồn vốn chủ yếu tập trung

vào lĩnh vực nhanh thu hồi vốn hoặc khai thác những cái sẵn có. Các doanh nghiệp lữ

hành yếu kém không có khả năng tự khai thác các nguồn khách.

- Hệ thống cơ chế chính sách chậm được đổi mới và hoàn thiện, đặc biệt là hệ

thống văn bản pháp quy hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Du lịch; vai trò của Ban Chỉ

đạo nhà nước về du lịch trong việc phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương

về hợp tác phát triển du lịch vùng chưa được phát huy đầy đủ.

- Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như thời tiết, dịch bệnh, đặc biệt là

khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến thị trường nguồn.v.v...

b) Nguyên nhân chủ quan

- Công tác dự báo để xây dựng các chỉ tiêu phát triển du lịch giai đoạn 2000 -

2011 chưa lường trước được hết những khó khăn, diễn biến phức tạp của tình hình

quốc tế và trong nước; chưa theo kịp nhu cầu phát triển giai đoạn mới...

- Sản phẩm du lịch chủ yếu mới chỉ đang dựa trên những gì sẵn có, ít được

nghiên cứu đầu tư.

- Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và đầu tư phát triển hệ thống khu, điểm

du lịch, đô thị du lịch trên địa bàn chưa đúng hướng.

- Du lịch chỉ mới chú trọng phát triển theo chiều rộng với mục tiêu tăng số lượng

khách, chưa thực sự chú trọng đối tượng khách chi tiêu cao, lưu trú dài ngày…

- Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động trong ngành còn

thiếu và chất lượng yếu. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành chưa theo đúng

quy hoạch, bố trí nhân lực chưa hợp lý.

- Không có tổ chức bộ máy quản lý ngành cấp vùng nên hiệu lực quản lý nhà

nước về phát triển du lịch còn thấp.

- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách của Nhà nước trong hoạt động đầu tư nâng cấp hạ

tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch và bảo tồn

các giá trị tự nhiên, văn hoá chưa được sử dụng có hiệu quả, đầu tư thiếu tập trung.

- Tư tưởng cố hữu về làm ăn nhỏ thể hiện các hình thức kinh doanh ở nhiều nơi

phát triển mang tính tự phát, chộp giật; thiếu tính phối hợp, gắn kết giữa các ngành,

các cấp, các địa phương vì mục tiêu chung.

11.3. Một số bài học kinh nghiệm

Từ thực trạng phát triển du lịch vùng thời gian qua có thể rút ra một số bài học

kinh nghiệm sau:

- Khi xây dựng Quy hoạch, kế hoạch cần có những nghiên cứu kỹ và đánh giá

cũng như dự báo toàn diện những nhân tố khách quan, chủ quan và các yếu tố nguồn lực

Page 47: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 47

để đưa ra những mục tiêu, chỉ tiêu sát với thực tế và những giải pháp mang tính khả thi

để thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát

triển du lịch phải điều chỉnh kịp thời để phù hợp để phù hợp với thực tế phát triển.

- Hệ thống cơ chế, chính sách cần thông thoáng, nhạy bén tạo điều kiện thuận lợi

cho công tác đầu tư phát triển du lịch cũng như sự hoạt động của khách du lịch.

- Công tác đầu tư cần trọng tâm trọng điểm, đúng hướng; xác định chương trình

mục tiêu phải phù hợp; cần thiết phải bố trí đủ nguồn lực để phát triển theo chương

trình đã được phê duyệt.

- Để phát triển du lịch có chất lượng cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực theo

yêu cầu của xã hội; đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của phát triển du lịch.

- Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nghiên cứu thị trường như

một công cụ quan trọng trong dự báo, xây dựng chính sách phát triển du lịch, ứng

dụng công nghệ cho phát triển “du lịch xanh” và lồng ghép chiến lược, quy hoạch phát

triển ngành trong giai đoạn tới với các phương án ứng phó với tác động của biến đổi

khí hậu, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.

- Cần có sự liên kết phát triển du lịch một cách toàn diện, chặt chẽ và đúng

hướng giữa các địa phương trong vùng để phát huy sức mạnh tổng hợp và bổ sung cho

nhau những khó khăn trong mọi lĩnh vực. Hợp tác, liên kết quốc tế cần được đẩy mạnh

trên quan điểm phát huy thế mạnh chung toàn cùng.

- Công tác thống kê du lịch cần được quan tâm và hoàn thiện. Đây là điều kiện

tiên quyết để đánh giá đúng thực trạng và khả năng phát triển ngành.

III. CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG

Bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới vừa là cơ

hội vừa là thách thức đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, trong đó có du

lịch vùng ĐBSH&DHĐB.

1. Những cơ hội, thuận lợi

Ngoài những cơ hội, thuận lợi chung của cả nước, phát triển du lịch vùng

ĐBSH&DHĐB có những cơ hội, thuận lợi riêng là:

- Vùng có vị trí gắn liền với Chương trình hợp tác “hai hành lang, một vành đai”

giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải

Phòng và vành đai Vịnh Bắc Bộ. Vì vậy phát triển du lịch vùng có ảnh hưởng trực tiếp

từ hệ thống cửa khẩu biên giới đường bộ như Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Mòng Cái (tỉnh

Quảng Ninh), Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn); các tuyến giao thông đường bộ trong đó có

trục đường bộ AH14; tuyến đướng sắt xuyên Á; hệ thống san bay, cảng biển để liên

kết phát triển du lịch với Trung Quốc, thị trường khách lớn nhất thế giới.

- Vùng có Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội của

cả nước; Hải Phòng là một trong năm trung tâm quốc gia; lãnh thổ vùng bao gồm toàn

Page 48: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 48

bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo tiền đề thuận lợi hơn các vùng khác cho phát

triển du lịch.

- Vùng có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, nổi trội hấp dẫn

khách du lịch:

Thứ nhất: Tài nguyên du lịch nhân văn gắn với các giá trị nền văn minh lúa nước

sông Hồng. Vùng tập trung nhiều di tích quốc gia (2.232/3.150), đặc biệt cấp quốc gia

(12/44) và Di sản văn hóa thế giới nhất (8/16) trong cả nước. Đây là thế mạnh nổi bật

để phát triển hệ thống sản phẩm du lịch văn hóa thu hút khách du lịch.

Thứ hai: Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, một trong bảy kỳ quan thiên

nhiên mới của thế giới là thế mạnh nổi bật so với các khu vực khác về cảnh quan biển

đảo. Cảnh quan “Hạ Long cạn” Tràng An-Tam Cốc - Bích Động được công nhận di

tích cấp quốc gia đặc biệt cũng là đặc thù mang tính cạnh tranh cao của vùng.

Thứ ba: Đa dạng sinh học cao với 6 vườn quốc gia, 2 khu dự trữ sinh quyển thế

giới, 7 khu rừng văn hóa lịch sử và môi trường...trong đó có vườn quốc gia Xuân Thủy

là 1 trong 4 khu Ramsar thế giới của Việt Nam.

- Sự phân bố tài nguyên du lịch của vùng cũng có đặc điểm riêng, tập trung từng

khu vực với những sắc thái khác nhau, thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản phẩm du

lịch theo lãnh thổ.

- Vùng ĐBSH&DHĐB có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy

và đường không phát triển, với Nội Bài và Cát Bi là cửa khẩu sân bay quốc tế quan

trọng hàng đầu của đất nước, Móng Cái là cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc, một

trong những thị trường du lịch lớn; cảng đường biển Hải Phòng, Quảng Ninh là cảng

quốc tế đường biển quan trọng để phát triển khách du lịch quốc tế. Các dự án phát

triển hạ tầng như: nâng cấp sân bay Nội Bài, Cát Bi, xây dựng mới sân bay Vân Đồn,

tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội-Quảng Ninh, cảng tàu Hạ Long, Tuần Châu.v.v…tạo

nên những cơ hội lớn để phát triển du lịch vùng.

- Vùng có sự quan tâm đầu tư nhiều của Nhà nước và các tổ chức ở nước ngoài,

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành trong đó có du lịch trên địa bàn vùng ngày càng

được hoàn thiện; có nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động cao; mặt bằng đời

sống dân cư cao thị trường vùng có sức mua lớn.

- Đứng về góc độ du lịch, hiện trạng phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB có

Hà Nội là trung tâm du lịch cả nước và trục tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng

Ninh với cửa mở ra biển Đông, đến với các nước trong khu vực và quốc tế…Đây là

tiền đề thuận lợi cho việc phát triển du lịch vùng với vai trò động lực đối với phát triển

du lịch Việt Nam.

- Điểm xuất phát về du lịch cao hơn so với các vùng khác; trình độ, kinh nghiệm

quản lý phát triển du lịch cao hơn mặt bằng chung cả nước.

Page 49: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 49

2. Những khó khăn, thách thức

- Vùng ĐBSH&DHĐB là một trong những khu vực tập trung đông dân cư, với

mật độ vào loại cao nhất nước (xấp xỉ 1.000 người/km2, vùng trung tâm hơn 1.000

người/km2 gấp hơn 3 lần so với trung bình của cả nước). Đặc biệt ở các đô thị lớn như

Hà Nội, Hải Phòng mật độ quá cao gây sức ép về nhiều mặt, nhất là các áp lực về môi

trường và giải quyết việc làm.

- Vùng cũng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác, chế

biến và nuôi trồng thủy, hải sản như khai thác và chế biến than (Quảng Ninh), đóng và

sửa chữa tàu biển (Hải Phòng, Quảng Ninh), nhiệt điện than (Quảng Ninh, Hải Phòng,

Hỉa Dương), xi măng… đồng thời đây cũng là một trong hai vựa thóc chính của đất

nước.v.v..là những ngành kinh tế có tác động mang tính hai mặt đối với du lịch.

- Vùng ĐBSH&DHĐB cũng là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, xét về khía

cạnh nào đó, sự thay đổi làm ảnh hưởng đến bộ mặt cảnh quan thiên nhiên.

- Vùng ĐBSH&DHĐB cũng là khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố

thời tiết bất lợi như bão, lũ lụt, hạn hán… và của biến đổi khí hậu trong đó đặc biệt là

hiện tượng nước biển dâng.

- Sự suy thoái một số loại tài nguyên trong đó có tài nguyên du lịch.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

- Việc vị trí vùng gắn liền với Chương trình hợp tác “hai hành lang, một vành

đai” giữa Việt Nam và Trung Quốc bên cạnh những lợi thế cũng nảy sinh những khó

khăn nhất định về sự phụ thuộc vào tính ổn định của quan hệ hợp tác và khả năng cạnh

tranh trong hoạt động du lịch của các tỉnh trong vùng với các địa phương của Trung

Quốc trong hành lang này.

Page 50: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 50

PHẦN THỨ HAI

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG

SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC ĐẾN NĂM 2020,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Quan điểm phát triển

Thực hiện các quan điểm chung theo Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và bổ sung các quan

điểm cụ thể đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc như sau:

a) Tăng cường liên kết phát triển du lịch vùng để phát huy tối đa tiềm năng, thế

mạnh về du lịch của các địa phương và vùng.

b) Phát triển đồng thời du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch biển trong đó lấy

du lịch văn hóa với hạt nhân là các giá trị văn minh sông Hồng làm nền tảng để phát

triển các loại hình du lịch khác.

c) Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong phát triển sản phẩm nhằm khai

thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống gắn với văn minh sông Hồng.

d) Phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc với vai

trò là trọng tâm phát triển du lịch cả nước, đầu mối phân phối khách cho các vùng.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

Hình thành sự liên kết phát triển du lịch Vùng một cách toàn diện, đồng bộ; xây

dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng, có thương hiệu nhằm hình thành

thương hiệu du lịch riêng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc;

đảm bảo là địa bàn thu hút và phân phối khách du lịch hàng đầu của cả nước.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về tổ chức lãnh thổ: Phát triển du lịch theo 3 tiểu vùng với những sản phẩm đặc

trưng theo từng tiểu vùng, 9 khu du lịch quốc gia, 8 diểm du lịch quốc gia, 2 đô thị du lịch

và một số khu, điểm du lịch địa phương làm hạt nhân liên kết phát triển du lịch cho

toàn vùng.

- Về các chỉ tiêu phát triển ngành

+ Khách du lịch

. Năm 2015 thu hút 5,37 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 21,5 triệu lượt

khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 7%/năm và nội địa 5%/năm.

Page 51: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 51

. Năm 2020 thu hút 7,12 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 26,4 triệu lượt

khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 5,8%/năm và nội địa 4,2%/năm.

. Năm 2025 thu hút 8,91 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 30,9 triệu lượt

khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 4,6%/năm và nội địa 3,2%/năm.

. Năm 2030 thu hút 10,59 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 36 triệu lượt

khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 3,2%/năm và nội địa 3,1%/năm.

+ Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2015 đạt 69.300 tỷ đồng, tương đương 3,83 tỷ

USD; năm 2020 đạt 120.950 tỷ đồng, tương đương 5,9 tỷ USD; năm 2025 đạt 169.330

tỷ đồng, tương đương 8,26 tỷ USD; năm 2030 đạt 217.300 tỷ đồng, tương đương 10,6

tỷ USD.

+ Đóng góp của du lịch trong GDP: Đạt 48.600 tỷ đồng, tương đương 2,37 tỷ

USD vào năm 2015; Đạt 84.700 tỷ đồng, tương đương 4,13 tỷ USD vào năm 2020; đạt

118.500 tỷ đồng, tương đương 5,78 tỷ USD vào năm 2025 và đạt 152.100 tỷ đồng,

tương đương 7,42 tỷ USD vào năm 2030.

+ Cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2015 có 101.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3-5

sao đạt 10%; năm 2020 có 158.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3-5 sao đạt 15%;

năm 2025 có 201.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3-5 sao đạt 20%; năm 2030 có

233.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3-5 sao đạt 30%.

+ Chỉ tiêu việc làm: Năm 2015 tạo việc làm cho 611.000 lao động (trong đó

178.000 lao động trực tiếp); năm 2020 là 840.000 lao động (trong đó 250.000 lao động

trực tiếp); năm 2025 là 998.000 lao động (trong đó 298.000 lao động trực tiếp); năm

2030 là 1.330.000 lao động (trong đó 392.000 lao động trực tiếp).

II. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1. Căn cứ dự báo

Việc tính toán dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB giai

đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được dựa trên các căn cứ sau:

- Các chỉ tiêu và phương án phát triển du lịch Việt Nam trong Chiến lược và Quy

hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

- Các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng

kinh tế trong điểm phía Bắc, vùng Thủ đô và vùng Duyên hải Bắc bộ đến năm 2020.

- Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành Du lịch vùng đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030.

- Xu hướng của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn mới (2011 -

2030) trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu và toàn diện.

- Xu hướng của dòng khách du lịch nội địa không ngừng gia tăng trong bối cảnh

nền kinh tế nước ta ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải

thiện và từng bước được nâng cao, nhận thức nhu cầu đi du lịch ngày càng phát triển.

Page 52: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 52

- Môi trường đầu tư và các dự án đầu tư (cả trong nước và nước ngoài) về du lịch

và các ngành liên quan đến du lịch trên địa bàn vùng.

- Thực trạng phát triển du lịch các tỉnh trong vùng giai đoạn 2000-2011.

- Tiềm năng và khả năng phát triển du lịch của các tỉnh trong vùng.

2. Dự báo các chỉ tiêu phát triển và luận chứng các phƣơng án phát triển

Dựa vào các căn cứ đã phân tích ở trên, dự báo mức tăng trưởng của du lịch vùng

ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được tính toán theo 3 phương án:

- Phương án 1: Được tính toán dự báo trong điều kiện các biến động bất lợi toàn

cầu và khu vực có ảnh hưởng tiêu cực liên tiếp tới ngành du lịch Việt Nam nói chung

trong đó có du lịch vùng như các vấn đề về an ninh thế giới, khủng bố, dịch bệnh,

khủng hoảng kinh tế v.v... không lường trước. Ở trong nước có thể có những điều

chỉnh về chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô hoặc những sự biến động bất thường.

Theo kịch bản đó, các chỉ tiêu cơ bản sẽ đạt được ngay cả khi không có tác động

lớn trong lĩnh vực đầu tư du lịch. Tuy nhiên, phương án này được tính toán, dự liệu

trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của cả nước trong khuôn khổ định hướng

chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nhưng đi kèm với hệ số điều chỉnh

giảm ở ngưỡng dưới (phương án thấp).

Đối với phương án này, hầu hết các chỉ tiêu thấp hơn như số lượng khách, ngày

khách nhưng có giả định một số chỉ tiêu khác không thay đổi như độ dài lưu trú trung

bình của quốc tế; độ dài lưu trú trung bình và chi tiêu của khách nội địa.

Các chỉ tiêu phát triển của phương án 1 được thể hiện ở phụ lục 12.

- Phương án 2: Được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay dựa vào

phương án chọn của “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

đến năm 2030” và phương án chọn của “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

vùng đến năm 2020”.

Phương án này được tính toán với giả định về sự ổn định tốc độ tăng trưởng và

không có những biến động đột biến lớn của các yếu tố ảnh hưởng.

Phương án phát triển được cân nhắc lựa chọn trên cơ sở các điều kiện phát triển

trong và ngoài nước có những thuận lợi đồng thời với những khó khăn trong tầm thức

đánh giá, dự liệu được của quy hoạch theo các xu hướng thuận và mức độ trung bình

của bối cảnh hiện tại như được đánh giá và phân tích trong bối cảnh những thuận lợi

và khó khăn của du lịch Việt Nam. Các yếu tố được tính đến là xu hướng phát triển du

lịch quốc tế và du lịch nội địa, tác động của đầu tư du lịch thời gian qua, những dự án

lớn về cơ sở hạ tầng, các khu du lịch lớn ra đời đã được đăng ký đầu tư, hiệu ứng tích

lũy của công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

Các chỉ tiêu được tính toán cũng phù hợp với các chỉ tiêu chung về phát triển

kinh tế - xã hội trong nước, mục tiêu và quan điểm phát triển trong các lĩnh vực dịch

vụ đồng thời nằm trong khoảng dự báo các chỉ tiêu phát triển trong Chiến lược phát

Page 53: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 53

triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đảm bảo các yêu cầu về

xu hướng phát triển hiện đại của khu vực và thế giới.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu của phương án này cần phải có sự đầu tư tương

đối đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu vui chơi giải trí,

thể thao tổng hợp, các khu du lịch theo mục tiêu cụ thể đã đề ra cũng như các chính sách,

giải pháp thực hiện một cách toàn diện, khả thi.

- Phương án 3: Được tính toán với tốc độ phát triển cao hơn phương án 1 và 2

phù hợp với phương án phát triển cao của “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến

năm 2020, tầm nhìn 2030” và “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng

ĐBSH đến năm 2020”.

Theo đó, phương án được tính toán dựa trên triển vọng các điều kiện phát triển du

lịch có rất nhiều thuận lợi, phát huy được đà phát triển mạnh mẽ hiện tại của du lịch

Việt Nam và của thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính khu vực nhanh chóng được phục

hồi và phát triển; thị trường đã biết đến điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và vung

ĐBSH&DHĐB nói riêng đang nổi lên mạnh mẽ, với sự hợp lực trong nước để đảm

bảo khả năng tiếp đón, phục vụ khách và liên tục phát triển sản phẩm.

Phương án cao còn thể hiện tác động của những yếu tố tích cực mang tính đột

biến mà có thể mới dự báo được một phần như những dự án lớn về cơ sở hạ tầng, sân

bay quốc tế mới, cảng tàu du lịch, và các khu du lịch lớn phát huy hiệu quả.

Các chỉ tiêu phát triển của phương án 3 được thể hiện ở phụ lục 12.

2.2. Lựa chọn phương án phát triển

Theo phân tích, khả năng đạt được của phương án 1 có thể hiện thực ngay cả khi

không có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, phương án này chưa phù hợp

với định hướng phát triển du lịch của cả nước, cũng như với định hướng phát triển

kinh tế-xã hội vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2020, và nếu phát triển theo kịch bản

này, du lịch vùng sẽ không đạt được mục tiêu đề ra. Chính vì vậy phương án 1 được

đưa ra để tham khảo hoặc điều chỉnh áp dụng khi tình hình phát triển du lịch cả nước

nói chung và du lịch vùng nói riêng có nhiều yếu tố bất lợi...

Phương án 2 phù hợp với xu thế phát triển du lịch chung của cả nước và phương

án phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSH&DHĐB; nắm bắt được cơ hội phát triển, phát

huy được thế mạnh tiềm năng của tỉnh để đạt được mục tiêu phát triển ngành du lịch

trong giai đoạn mới nên được chọn làm phương án chủ đạo để tính toán. Tuy nhiên,

phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật

chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, thể thao, các

cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch .v.v...Trong điều kiện, các khu du lịch, điểm du lịch

quốc gia trên địa bàn vùng được đầu tư đúng hướng, kịp thời là những tiền đề thuận lợi

phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB theo phương án này.

Phương án 3 đòi hỏi cần có sự đầu tư tương đối lớn và đồng bộ nên được dùng

làm phương án phấn đấu khi tỉnh có những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

Page 54: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 54

Theo đó, phương án được đưa ra tham khảo, dự phòng cho trường hợp ngành du lịch

vùng ĐBSH&DHĐB hội tụ được những điều kiện tốt nhất cho phát triển.

3. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu (theo phƣơng án chọn)

3.1. Khách du lịch

3.1.1.Khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế đến vùng có thể đến trực tiếp

qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Cát Bi (Hải Phòng), Vân Đồn (Quảng

Ninh); cửa khẩu quốc tế đường bộ Móng Cái (Quảng Ninh); đường biển thông qua các

cảng tàu du lịch ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài ra, khách quốc tế đến vùng còn

thông qua hệ thống đường bộ, đường không và đường sắt xuyên Việt.

Căn cứ các chỉ tiêu về hiện trạng, mục tiêu tốc độ tăng trưởng khách du lịch qua

từng giai đoạn, thì đến năm 2015 vùng ĐBSH&DHĐB sẽ đón được khoảng 5,37 triệu

lượt theo phương án chọn (4,85 triệu lượt phương án 1 và 5,9 triệu lượt phương án 3);

Năm 2020 đón được 7,12 triệu lượt (6,4 triệu lượt phương án 1 và 7,83 triệu lượt

phương án 3); Năm 2025 đón được 8,9 triệu lượt (8,03 triệu lượt phương án 1 và 9,8

triệu lượt phương án 3); Năm 2030 đón 10,59 triệu (9,53 triệu lượt phương án 1 và

11,65 triệu lượt phương án 3).

Bảng 7: Dự báo khách du lịch quốc tế đến vùng Đồng bằng sông Hồng

và Duyên hải Đông Bắc

Hạng mục 2015 2020 2025 2030

Tổng số lượt khách (nghìn) 5.369 7.117 8.912 10.585

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 3,5 3,8 4,1 4,3

Tổng số ngày khách (nghìn) 18.790 27.050 36.540 45.520

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

3.1.2.Khách du lịch nội địa: Khách du lịch nội địa đến vùng Đồng bằng sông

Hồng và Duyên hải Đông Bắc từ khắp mọi miền của đất nước, từ khách nội vùng.

Theo tính tóan đến năm 2015 vùng ĐBSH&DHĐB sẽ đón được khoảng 21,49 triệu

lượt (19,34 triệu lượt phương án 1và 23,65 triệu lượt phương án 3); Năm 2020 đón

được 26,4 triệu lượt (23,76 triệu lượt phương án 1 và 29,04 triệu lượt phương án 3);

Năm 2025 đón được 30,9 triệu lượt (27,8 triệu lượt phương án 1và 34 triệu lượt

phương án 3; năm 2030 đón được 36 triệu lượt (32,4 triệu lượt phương án 1và 39,6

triệu lượt phương án 3).

Bảng 8: Dự báo khách du lịch nội địa đến vùng Đồng bằng sông Hồng

và Duyên hải Đông Bắc

Hạng mục 2015 2020 2025 2030

Tổng số lượt khách (nghìn) 21.490 26.400 30.900 36.000

Ngày lưu trú trung bình (ngày) 2,12 2,25 2,28 2,50

Tổng số ngày khách (nghìn) 45.560 59.400 70.450 90.000

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

Page 55: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 55

3.2. Tổng thu từ khách du lịch

3.2.1.Mức chi tiêu trung bình: Trong những năm tới, khi các sản phẩm du lịch

phong phú, đa dạng, chất lượng được nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch

(cả quốc tế và nội địa) cũng dần dần được tăng lên. Dự kiến mức độ chi tiêu của khách

du lịch đến vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc như sau:

Bảng 9 : Dự báo mức chi tiêu trung bình của khách du lịch

Đơn vị tính : VNĐ

Loại khách 2011-2015 2016-2020 2021-2025 2026-2030

Khách quốc tế 2.296.000

(112 USD)

2.419.000

(118 USD)

2.501.000

(122 USD)

2.542.000

(124 USD)

Khách nội địa 574.000

(28 USD)

963.500

(47 USD)

1.107.000

(54 USD)

1.148.000

(56 USD)

Nguồn: Viện NCPT Du lịch.

Tỷ giá quy đổi: 1 USD = 20.500 VNĐ

3.2.2. Tổng thu từ khách du lịch: Căn cứ dự báo số lượt khách, ngày lưu trú trung

bình, mức chi tiêu, tổng thu từ khách du lịch của các tỉnh, thành phố trong vùng sẽ đạt

được như sau:

Bảng 10: Dự báo tổng thu từ khách du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng

và Duyên hải Đông Bắc

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ.

Nguồn thu 2015 2020 2025 2030

Từ khách du lịch quốc tế 43.050

(2,1 tỷ USD)

63.550

(3,1 tỷ USD)

91.430

(4,46 tỷUSD)

114.800

(5,6 tỷ USD)

Từ khách du lịch nội địa 26.240

(1,28 tỷ USD)

57.400

(2,8 tỷ USD)

77.900

(3,8 tỷ USD)

102.500

(5,0 tỷ USD)

Tổng cộng 69.290

(3,38 tỷ USD)

120.950

(5,9 tỷ USD)

169.330

(8,26 tỷ USD)

217.300

(10,6 tỷ USD)

Nguồn: Viện NCPT Du lịch ; Tỷ giá quy đổi: 1 USD = 20.500 VNĐ

3.3. Tổng sản phẩm du lịch (GDP)và nhu cầu đầu tư

3.3.1. Tổng sản phẩm (GDP) du lịch: Căn cứ trên các số liệu dự báo về tổng thu

nhập từ du lịch của các tỉnh nói riêng và của toàn vùng nói chung, sau khi trừ chi phí

trung gian (dịch vụ lưu trú: 10 - 15%; dịch vụ ăn uống: 60 - 65%; dịch vụ vận chuyển

du lịch: 20 - 25%; bán hàng hóa lưu niệm: 65 - 70%; các dịch vụ khác: 15 - 20%; tính

trung bình khoảng 30 - 35% tổng thu nhập), khả năng đóng góp của ngành du lịch

trong tổng GDP của vùng theo phương án chọn như sau :

Đến năm 2015 đạt 48.500 tỷ VNĐ, tương đương 2,366 tỷ USD, đạt tốc độ tăng

trưởng GDP du lịch 15,9%/năm;

Đến năm 2020 đạt 84.655tỷ VNĐ, tương đương 4,13 tỷ USD, đạt tốc độ tăng

trưởng GDP du lịch 11,8%/năm;

Page 56: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 56

Đến năm 2025 đạt 118.530 tỷ VNĐ, tương đương 5,782 tỷ USD, đạt tốc độ tăng

trưởng GDP du lịch 7%/năm;

Đến năm 2030 đạt 152.110 tỷ VNĐ, tương đương 7,42 tỷ USD, đạt tốc độ tăng

trưởng GDP du lịch 5,1%/năm.

Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng 11.

3.3.2. Nhu cầu đầu tư: Việc tính toán nhu cầu đầu tư trong từng thời kỳ được

dựa trên tổng giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và hệ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả

của việc đầu tư.

Bảng 11: Dự báo chỉ tiêu GDP và nhu cầu vốn đầu tư du lịch

vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc

Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 2025 2030

Tổng giá trị GDP du lịch

Phương án chọn Tỷ VNĐ

Tỷ USD

48.500

2,366

84.655

4,13

118.530

5,782

152.110

7,42

Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch

Phương án chọn %/năm 15,9% 11,8% 7,0% 5,1%

Hệ số ICOR du lịch Vùng (*)

4,9 4,5 4,7 4,8

Nhu cầu vốn đầu tư du lịch

Phương án chọn Tỷ VNĐ

Tỷ USD

123.000

6,0

159.900

7,8

159.900

7,8

161.950

7,9 Nguồn:

- (*) Chỉ tính đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch, kể cả hạ tầng

kỹ thuật trong các khu du lịch.

- Tỷ giá quy đổi: 1 USD = 20.500VNĐ

Hệ số ICOR chung cho các ngành kinh tế cả nước là 7,3 cho thời kỳ 2009 - 2020

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Đối với ngành Du lịch, hiệu quả đầu tư thường cao

hơn, do đó hệ số ICOR thấp hơn. Căn cứ vào các chỉ tiêu về đầu tư du lịch trong “Quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”, dự

kiến hệ số ICOR đầu tư cho du lịch cho vùng là 4,9 cho thời kỳ đến năm 2015; 4,5 cho

thời kỳ 2016 - 2020; 4,7 cho thời kỳ 2021- 2025 ; và 4,8 cho thời kỳ 2026 - 2030.

Như vậy, theo bảng 11 nhu cầu về đầu tư cho ngành du lịch vùng qua từng thời

kỳ được theo phương án chọn là: Đến năm 2015 cần 123 nghìn tỷ VNĐ (tương đương

6 tỷ USD); đến năm 2020 cần 159,9 nghìn tỷ VNĐ (tương đương 7,8 tỷ USD); đến

năm 2025 cần 159,9 nghìn tỷ VNĐ (tương đương 7,8 tỷ USD) và đến năm 2030 cần

161,95 nghìn tỷ VNĐ (tương đương 7,9 tỷ USD). Tổng nhu cầu đầu tư từ nay đến năm

2030 theo phương án chọn là 605 nghìn tỷ VND (tương đương 29,5 tỷ USD).

3.4. Nhu cầu buồng lưu trú

Nhu cầu khách sạn phụ thuộc số lượng khách, số ngày lưu trú của khách, với

công suất sử dụng buồng trung bình. Căn cứ số lượng khách và ngày lưu trú trung bình

ở bảng 8; công suất sử dụng và nhu cầu khách sạn cho vùng đến năm 2030 như sau:

Page 57: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 57

Bảng 12: Dự báo nhu cầu khách sạn vùng Đồng bằng sông Hồng

và Duyên hải Đông Bắc

Đơn vị: Buồng

TT Hạng mục 2015 2020 2025 2030

1 Số lượng 101.000 158.000 201.000 233.000

2 Công suất sử dụng trung bình 60% - 64% 70%-74%

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch. (*) Số liệu hiện trạng.

3.5. Nhu cầu lao động

Căn cứ nhu cầu số lượng buồng khách sạn, yêu cầu về chất lượng dịch vụ, cơ cấu

lao động trực tiếp, gián tiếp và thực trạng phát triển nhân lực du lịch vùng

ĐBSH&DHĐB thời gian qua, các tính toán về nhu cầu lao động cho toàn ngành du

lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2030 như sau:

Bảng 13: Dự báo nhu cầu lao động du lịch Vùng đồng bằng sông Hồng

và duyên hải Đông Bắc

Đơn vị: Người

Loại lao động 2015 2020 2025 2030

Lao động trực tiếp 178.000 250.000 298.000 392.000

Lao động gián tiếp 433.000 590.000 700.300 938.800

Tổng cộng 611.000 840.000 998.300 1.330.800

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.

III. CÁC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng khách du lịch

Định hướng thị trường là việc xác định các thị trường mục tiêu trong tương lai,

từ đó xây dựng các chiến lược về sản phẩm phù hợp, cũng như các chính sách tiếp thị

phù hợp nhằm thu hút khách du lịch tiềm năng một cách hiệu quả nhất.

Việc xác định các thị trường mục tiêu được căn cứ vào một số tiêu chí chính như

sau: xu hướng, dự báo dòng khách du lịch; tiềm năng du lịch của lãnh thổ (tự nhiên và

nhân văn); hệ thống khách sạn, các cơ sở vui chơi giải trí, các điểm du lịch tiêu biểu,

các sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc điểm tâm lý xã hội, nhu cầu đi du lịch của từng thị

trường khách; các kết quả điều tra về khách du lịch; các sự kiện lớn được tổ chức như

các hội nghị đa quốc gia, đại hội thể thao quốc tế...; các chương trình xúc tiến du lịch...

Thị trường mục tiêu bao gồm thị trường quốc tế và thị trường nội địa. Các thị

trường này có thể là thị trường truyền thống và các thị trường mới mở rộng.

1.1. Thị trường khách du lịch quốc tế

1.1.1. Định hướng chung: Ưu tiên phát triển thị trường khách quốc tế gần: Các

nước và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc), và

Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanma).

Page 58: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 58

Chú trọng duy trì khai thác các thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống, có

khả năng chi trả cao và có thời gian lưu trú dài ngày: Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà

Lan); Bắc Âu, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ukraina).

Mở rộng và khai thác một số thị trường mới như: Trung Đông, Ấn Độ.

1.1.2. Các định hướng cụ thể

* Nhóm thị trường ưu tiên phát triển (Đông Bắc Á và Đông Nam Á)

a) Thị trường Đông Bắc Á : Thị trường khách từ các nước và vùng lãnh thổ như

Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… là những thị trường nguồn gửi khách

chiếm thị phần lớn của vùng. Cả 4 thị trường này, cần tập trung thu hút những dòng

khách có khả năng thanh toán cao, lưu trú dài ngày và sử dụng dịch vụ đa dạng.

+ Trung Quốc: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Khách từ các tỉnh, thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông và các

tỉnh phía Bắc, luồng khách đến vùng thông qua cửa khẩu hàng không quốc tế Nội Bài,

cửa khẩu đường bộ Móng Cái và đi theo tuyến tàu biển Quảng Ninh – Hải Phòng. Đối

tượng trung niên nghỉ hưu, thương gia. Có thu nhập trung bình và cao, có nhiều kinh

nghiệm du lịch, có phong cách hiện đại, thích sử dụng dịch vụ cao cấp có thương hiệu,

đặt giữ chỗ trực tuyến, đi tour, đi bằng máy bay, du lịch bằng tàu biển.

Khách từ vùng Vân Nam, Tây Tạng có nhu cầu du lịch biển đến các vùng

duyên hải của Việt Nam dọc theo hành lang linh tế Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải

Phòng - Quảng Tây.

+ Đài Loan: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Trung niên phân khúc hẹp chơi golf: Có thu nhập trung bình cao, tuổi từ 40-50,

sử dụng dịch vụ cao, khách kết hợp công vụ.

Thương gia: du lịch công vụ tới Việt Nam, tuổi từ 40-50, sử dụng dịch vụ du

lịch có chất lượng cao.

Thanh niên phân khúc hẹp nghỉ trăng mật: Thích nghỉ dưỡng, nghỉ biển, tham

quan thắng cảnh, ẩm thực.

Sinh viên: Năng động, thích tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, lễ hội, vui

chơi giải trí.

+ Nhật Bản: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Nữ độc thân: Đi du lịch tự tổ chức, đi cùng bạn gái, có việc làm và thu nhập

trung bình cao, thích nghỉ dưỡng, vui chơi thư giãn, thích mua sắm, ẩm thực, cần dịch

vụ cá nhân, tham quan di sản, tìm hiểu văn hóa bản địa.

Khách trung niên: Có thu nhập cao, ổn định, tự tổ chức và theo tour, thích dịch

vụ hạng sang, phục vụ theo phong cách Nhật, số đông là nam giới, tham quan di tích,

tìm hiểu văn hóa truyền thống.

Hưu trí: Đi theo đôi vợ chồng, đi du lịch theo đoàn, có nhiều thời gian rỗi, có

thu nhập từ lương hưu ổn định, thích dịch vụ theo phong cách Nhật và thường là

Page 59: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 59

những điểm du lịch yên tĩnh, ít ồn ào, yêu cầu hướng dẫn viên tận tình, ẩm thực

thường là các món ăn Nhật.

+ Hàn Quốc: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Công chức: 30-40 tuổi, có thu nhập ổn định, thích khám phá, vui chơi giải trí.

Trung niên: đi theo gia đình, thích du lịch đô thị, tham quan thiên nhiên và tìm

hiểu văn hóa lịch sử; tham quan di sản, du lịch công vụ (MICE), chơi Golf.

Hưu trí: có nhiều thời gian, có nhiều mong muốn đi du lịch, đi theo tour, tham

quan di tích lịch sử và tìm hiểu văn hóa Việt.

b) Thị trường Đông Nam Á : Thị trường các nước láng giềng có vai trò quan

trọng, đây là các thị trường gần cần đặc biệt quan tâm để phát triển và mở rộng. Các

thị trường này hiện đang có xu hướng tăng trưởng cao. Bên cạnh đó cùng các chính

sách khuyến khích phát triển thị trường này của Nhà nước, sự hợp tác khu vực gia

tăng, nên khả năng thu hút luồng khách này sang Việt Nam là rất lớn, đặc biệt theo

hành lang Đông Tây. Luồng khách của thị trường này theo tuyến đường bộ đến Hà Nội

sau đó lan tỏa ra các tỉnh trong vùng, tuyến đường hàng không qua cửa khẩu quốc tế

Nội Bài sau đó lan tỏa ra các tỉnh trong vùng hoặc tuyến đường biển đến Quảng Ninh,

Hải Phòng sau đó lan tỏa đến các tỉnh trong vùng.

+ Thái Lan: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Khách du lịch đường bộ: Du lịch caravan, nối chuyến qua các nước, du lịch

cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, tham quan di sản.

Khách du lịch đường hàng không: Nhóm khách từ các thành phố lớn, có thu

nhập cao, có kinh nghiệm đi du lịch, thích khám phá, tìm hiểu, nghỉ dưỡng, có khả

năng chi trả cao và luu trú dài ngày.

Khách du lịch đường thủy: khách du lịch cuối tuần, nối chuyến qua các nước

đến vùng theo tuyến đường biển vào Quảng Ninh, Hải Phòng.

+ Malaysia: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Trung niên: Đi đôi hoặc cùng gia đình, thích nghỉ dưỡng biển, đô thị, du lịch

nông thôn, du lịch chữa bệnh. Đi riêng hoặc mang theo gia đình theo hình thức du lịch

MICE.

Hưu trí: Đi đôi, theo đoàn tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch đô thị, du lịch nghỉ

dưỡng biển.

+ Campuchia: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Khách đường bộ: Du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái,

tham quan di sản – di tích lịch sử, du lịch chữa bệnh, mua sắm, giải trí.

Khách du lịch đường hàng không: Nhóm khách có thu nhập cao, có nhu cầu về

nghỉ dưỡng, chữa bệnh, mua sắm...

+ Lào: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Page 60: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 60

Khách đường bộ: Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, tham quan di sản

– di tích lịch sử, du lịch chữa bệnh, mua sắm, giải trí.

Khách du lịch đường hàng không: Nhóm khách có thu nhập cao, có nhu cầu về

nghỉ dưỡng, chữa bệnh, mua sắm...

+ Singapore: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Thanh niên đi cùng bạn bè: Thị trường khách có khả năng chi trả cao, nhu cầu

du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng núi, du lịch công vụ, du lịch

sinh thái, tham quan di sản...

Hưu trí: Đi đôi, theo đoàn tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch đô thị, du lịch nghỉ

dưỡng biển.

+ Inđônêxia: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Khách trung niên, hưu trí: ưa thích tìm hiểu văn hóa, thưởng thức ẩm thực,

mua sắm, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí.

+ Philippin: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Thanh niên đi cùng bạn bè: Thị trường khách có khả năng chi trả cao, nhu cầu

du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng núi, du lịch công vụ, du lịch

sinh thái, tham quan di sản...

Hưu trí: Đi đôi, theo đoàn tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch đô thị, du lịch nghỉ

dưỡng biển.

+ Myanma: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Khách đường bộ: Du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái,

tham quan di sản – di tích lịch sử, du lịch chữa bệnh, mua sắm, giải trí.

Khách du lịch đường hàng không: Nhóm khách có thu nhập cao, có nhu cầu về

nghỉ dưỡng, chữa bệnh, mua sắm...

* Nhóm thị trường duy trì phát triển (Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc, Đông Âu, Bắc Âu)

+ Pháp: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Cao tuổi (50-60): Giới thượng lưu, có khả năng chi trả cao, tham gia tìm hiểu

văn hóa lịch sử, khám phá, nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí cao cấp, du lịch có trách

nhiệm.

Hưu trí (trên 60): Đi theo đoàn lớn, từ các tỉnh lẻ, tham gia du lịch tìm hiểu văn

hóa lịch sử, du lịch có trách nhiệm, du lịch nông thôn. thường lưu trú dài ngày nhưng

khả năng chi tiêu chỉ ở mức trung bình.

Đi theo đôi: Thanh niên hoặc trung niên, ưa thích khám phá, tìm hiểu thiên

nhiên, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Đi cùng gia đình con cái: Nghỉ dưỡng, khám phá, du lịch nông thôn.

+ Anh: Các phân đoạn ưu tiên thu hút:

Page 61: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 61

Đi đôi: Có thu nhập ổn định, thích khám phá, vui chơi giải trí, tìm hiểu di sản,

văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng; tự tổ chức đi hoặc qua công ty lữ

hành.

Đi cùng gia đình: thu nhập cao, thích khám phá, du lịch nông thôn, sinh thái,

du lịch nghỉ dưỡng.

+ Đức: Các phân đoạn ưu tiên thu hút:

Sinh viên: nhóm khách năng động, tự tổ chức, đi lẻ hoặc theo nhóm bạn bè,

tham gia du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, khám phá, tìm hiểu

văn hóa lịch sử.

Đôi vợ chồng trẻ: Tự tổ chức, ưa thích du lịch đô thị, nghỉ dưỡng biển, tìm hiểu

văn hóa lịch sử.

Gia đình có con cái: Nghỉ dài ngày, có thu nhập cao, tham gia nhiều hoạt động,

ưa thích nghỉ dưỡng biển, tham quan thiên nhiên.

+ Hà Lan: Các phân đoạn ưu tiên thu hút:

Khách trung niên: Sử dụng sản phẩm du lịch truyền thống, khám phá, tìm hiểu

văn hóa lịch sử, du lịch đô thị, du lịch cộng đồng.

Khách hưu trí: Sử dụng sản phẩm du lịch đặc thù: nghỉ dưỡng biển, du lịch

sinh thái, du lịch chữa bệnh...

+ Ý: Các phân đoạn ưu tiên thu hút:

Thanh niên: Năng động, thu nhập trung bình, thích khám phá, nghỉ dưỡng biển.

Khách trung niên: thu nhập trung bình, cao, tham gia du lịch tìm hiểu văn hóa,

lịch sử, khám phá, nghỉ dưỡng biển, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái…

+ Tây Ban Nha: Các phân đoạn ưu tiên thu hút:

Đôi vợ chồng trẻ: Thu nhập trung bình cao, ưa thích tìm hiểu văn hóa lịch sử,

khám phá thiên nhiên.

Thanh niên đi cùng bạn bè: Thu nhập trung bình, năng động, thích du lịch sinh

thái, mạo hiểm, du lịch nông nghiệp, cộng đồng…

Gia đình có con cái: Thu nhập cao, tìm hiểu văn hóa, lối sống, du lịch đô thị,

du lịch nông thôn, tham quan thắng cảnh.

+ Mỹ: Các phân đoạn ưu tiên thu hút:

Gia đình có con cái: Đi du lịch nhiều, có khả năng chi tiêu, thích khám phá,

nghỉ dưỡng, VCGT, du lịch có trách nhiệm.

Trung niên, công chức: Công việc và thu nhập ổn định, thích khám phá, tìm

hiểu văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

Hưu trí: Có thời gian, đi du lịch nhiều, thích tìm hiểu văn hóa lịch sử, nghỉ

dưỡng, tham quan thắng cảnh, du lịch nông thôn, du lịch có trách nhiệm. Đây là lượng

khách có khả năng chi trả cao, thường lưu trú dài ngày.

+ Úc: Các phân đoạn ưu tiên thu hút:

Page 62: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 62

Gia đình trẻ có con cái: Có khả năng chi tiêu trung bình, thích khám phá, tìm

hiểu thiên nhiên, cuộc sống.

Đôi vợ chồng trẻ: Ưa thích tìm hiểu các điểm đến mới, giao lưu và tìm hiểu

văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

Độc thân, đi tự do: Thích khám phá những điểm có nhiều tài nguyên phong

phú, tham gia du lịch sinh thái, mạo hiểm, tìm hiểu lối sống, văn hóa địa phương.

Trung niên: Có thời gian, tham gia du lịch nhiều, thích tìm hiểu văn hóa, lối

sống bản địa, có khả năng tham gia du lịch nông thôn, du lịch sinh thái.

+ Nga: Các phân đoạn ưu tiên thu hút:

Thị trường khách du lịch Nga là thị trường có khả năng chi trả cao, nhưng cũng

là thị trường khó tính, thường lưu trú rất dài ngày, ưa các hoạt động đông vui nhộn

nhịp, thích mua sắm hàng hiệu, phần nhiều đi du lịch với mục đích chính là nghỉ

dưỡng nên cần chú ý để đáp ứng nhu cầu cho thị trường này.

Khách nghỉ dưỡng biển: Thanh niên, trung niên, gia đình có con cái, hưu trí,

nghỉ dưỡng biển dài ngày, chữa bệnh, giải trí.

Khách tham quan, khám phá: gia đình có con cái, trung niên, hưu trí. Tìm hiểu

văn hóa lịch sử, tham quan thắng cảnh.

Khách tham gia tour kết hợp các nước trong vùng: tham quan di sản, tìm hiểu

văn hóa lịch sử, tham quan thắng cảnh, du lịch đô thị, ẩm thực

+ Khối Bắc Âu: Các phân đoạn ưu tiên thu hút:

Đôi vợ chồng không con cái: Có thu nhập ổn định, đi du lịch nhiều, ưa thích

khám phá, nghỉ dưỡng biển, sinh thái, tìm hiểu văn hóa lịch sử.

Hưu trí: Nhóm cao tuổi nhưng năng động, có thời gian rỗi và khả năng chi trả,

ưa thích tìm hiểu văn hóa lịch sử, tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng biển.

Sinh viên: Là nhóm có nhiều tiềm năng gia tăng, ưa thích khám phá, hoạt động

VCGT, yêu thích thiên nhiên.

* Nhóm thị trường mở rộng phát triển (Ấn Độ, Trung Đông)

Đây là nhóm thị trường mới, cần nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển thị

trường, chiến lược xúc tiến quảng bá để thâm nhập nhóm thị trường này.

+ Ấn Độ: Các phân đoạn ưu tiên thu hút:

Đôi vợ chồng không con cái: Trẻ tuổi, có thu nhập cao, thích khám phá, tìm

hiểu văn hóa lịch sử, tham quan thiên nhiên, nghỉ dưỡng biển, ẩm thực theo phong

cách ấn.

Gia đình có con cái: Trẻ và trung niên, có thu nhập cao, thích tìm hiểu VHLS,

nghỉ dưỡng, tham quan thiên nhiên, ẩm thực theo phong cách Ấn, tâm linh.

+ Trung Đông: Các phân đoạn ưu tiên thu hút:

Page 63: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 63

Thanh niên trẻ: Du lịch đô thị, tìm hiểu văn hóa lịch sử, khám phá thiên nhiên,

nghỉ dưỡng biển và mua sắm.

Các nhóm quan tâm đặc biệt: Có thu nhập cao, thường đi đơn lẻ, có khả năng

chi trả cao và thường sử dụng các loại hình dịch vụ du lịch cao cấp. Phân khúc hẹp với

các hoạt động du lịch Nghỉ dưỡng biển, chữa bệnh, làm đẹp, thể thao, spa và mua sắm.

1.2. Thị trường khách du lịch nội địa

1.2.1.Định hướng chung: Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, từ các thị

trường khách trong vùng như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... và thị trường khách

nội địa ngoài vùng như các tỉnh vùng TDMNBB, vùng BTB, thành phố Hồ Chí Minh,

Huế, Đà Nẵng, Nha Trang... Chú trọng khách với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng,

tâm linh, sinh thái, giải trí, nghỉ cuối tuần, nghiên cứu, mua sắm ...

Thị trường khách du lịch nội địa được phân đoạn theo tiêu chí mục đích du lịch.

Theo đó, các nhóm chính gồm:

- Nghỉ dưỡng;

- Lễ hội, tâm linh;

- Du lịch cuối tuần, mua sắm;

- Kết hợp công vụ;

- Du lịch chuyên biệt khác: Sinh thái, mạo hiểm, thể thao, chữa bệnh, chăm sóc

sức khỏe, làm đẹp. v.v...

1.2.2. Định hướng cụ thể

* Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch

a) Nghỉ dưỡng: Phân đoạn ưu tiên thu hút như sau:

Nghỉ hè cùng gia đình: gia đình có con cái, cán bộ công chức.

Nghỉ dưỡng trong các dịp nghỉ lễ: gia đình có con cái, nhóm bạn bè

Nghỉ phép: gia đình có con cái, đi đôi (cặp uyên ương).

b) Nghỉ cuối tuần: Phân đoạn ưu tiên thu hút như sau:

Gia đình có con cái: sử dụng phương tiện vận chuyển cá nhân, thanh niên,

trung niên có con cái hoặc đại gia đình có cả người già.

Đi đôi: thanh niên trẻ, đã có công việc và thu nhập.

Nhóm bạn bè: nhóm thanh niên trẻ, sinh viên, học sinh.

c) Lễ hội, tâm linh: Phân đoạn ưu tiên thu hút sau:

Khách hành hương, tâm linh: đi theo nhóm đông, tuổi trung niên và cao tuổi.

Khách tham gia các festival, lễ hội truyền thống: đi theo gia đình có con cái, đi

theo nhóm bạn bè, đi đôi, đi theo tổ chức.

d) Du lịch kết hợp với mua sắm: Phân đoạn ưu tiên thu hút sau:

Page 64: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 64

Khách du lịch kết hợp với mua sắm đi theo nhóm: thanh niên hoặc trung niên.

Khách du lịch kết hợp với mua sắm đi theo gia đình: đi theo gia đình có con cái

bằng phương tiện cá nhân.

* Phát triển, mở rộng thị trường

e) Chuyên biệt: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Nhóm du lịch theo sở thích: các nhóm theo các sở thích khác nhau phụ thuộc

vào loại sản phẩm chuyên biệt lựa chọn. Du lịch sinh thái, mạo hiểm thu hút các đối

tượng thanh niên trẻ, đôi vợ chồng trẻ. Du lịch thể thao thu hút các nhóm thanh niên,

bạn bè theo các câu lạc bộ thể thao…

Nhóm du lịch theo nhu cầu: phụ thuộc vào nhu cầu đặc biệt như du lịch chữa

bệnh, du lịch giáo dục...có các đoạn thị trường khác nhau, cần có nghiên cứu cụ thể,

sản phẩm và phục vụ theo nhu cầu cá nhân.

f) Kết hợp công vụ: Phân đoạn ưu tiên thu hút:

Sự luân chuyển của các thị trường khách trong vùng hoặc ngoài vùng, từ đô thị

này đến đô thị kia và ngược lại, đối tượng khách là người đang trong độ tuổi lao động.

Luồng khách từ địa phương hoặc đô thị nhỏ tới các thành phố, đô thị lớn: đang

trong tuổi lao động, kết hợp du lịch đô thị, vui chơi giải trí, mua sắm hàng hóa.

Luồng khách từ các thành phố, đô thị lớn tới các địa phương: trong tuổi lao

động, kết hợp tham quan, mua sắm sản vật địa phương.

2. Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch

2.1. Quan điểm phát triển sản phẩm

- Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng, nổi trội của vùng trên

cơ sở phát huy các giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, nổi trội là các giá trị văn hóa gắn

với văn minh sông Hồng và cảnh quan vịnh Hạ Long. Hình thành rõ nét các sản phẩm,

phù hợp với nhu cầu và xu hướng thị trường, có định hướng theo giai đoạn.

- Đầu tư có trọng tâm, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, có khả năng

cạnh tranh và mang thương hiệu riêng đặc trưng của vùng.

- Tăng cường tính liên kết để phát triển các sản phẩm du lịch, có tính tổng hợp

cao, tránh trùng lặp.

- Phát triển những sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường và khai thác tối ưu

các giá trị tài nguyên tự nhiên và các giá trị di sản văn hóa, khai thác gắn với bảo tồn,

chú trọng phát triển theo hướng bền vững.

2.2. Các định hướng chính

2.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch nổi trội, đặc thù: Sản phẩm đặc

thù vùng ĐBSH&DHĐB gắn với các giá trị văn minh sông Hồng.

Page 65: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 65

Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa: Vùng Đồng bằng sông Hồng cần được tập

trung nghiên cứu, phát triển là du lịch văn hóa gắn với các giá trị của nền văn minh

sông Hồng, trong đó chú trọng khai thác các giá trị văn hóa đã được quốc tế công nhận

là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại như Hoàng thành Thăng

Long, bia Tiến sỹ Văn Miếu, hội Gióng, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù; các di tích lịch sử

văn hóa nổi trội cấp quốc gia đặc biệt như khu di tích Cổ Loa, Phủ Chủ tịch, Côn Sơn

Kiếp Bạc, cố đô Hoa Lư, Đền Trần và tháp Phổ Minh, Chùa Keo, phố Hiến.v.v.…;

phố cổ Hà Nội kết hợp văn hóa ẩm thực; các bảo tàng, nhà trưng bày và các di tích

khác; các lễ hội truyền thống (Chùa Hương, Hội Lim, hội Gióng, Yên Tử, Đến Trần-

Phủ Dày…); các làng nghề và làng Việt Cổ: Đường Lâm, Vạn Phúc, Đông Ngạc, Bát

Tràng, Đông Hồ, Trường Yên, Mạn Xuyên.v.v…). Qua đó hướng khai thác sản phẩm

đặc trưng gồm:

- Tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu nền văn minh sông Hồng, văn hóa Việt Nam:

+ Các di sản lịch sử văn hóa, nghệ thuật truyền thống cội nguồn của cộng đồng

người Việt và nhiều dân tộc khác.

+ Các di tích lịch sử-văn hóa dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

+ Phố cổ kết hợp mua sắm và ẩm thực.

+ Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa các dân tộc.

+ Các làng Việt cổ và các làng nghề truyền thống ở vùng.

- Lễ hội-tín ngưỡng.

Phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm

hiểu văn hoá, lối sống địa phương; phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng

kết hợp nghỉ tại nhà dân. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được

UNESCO công nhận là các điểm nhấn tạo sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Sản

phẩm du lịch cần chú trọng phát triển và bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch, cần tổ

chức quản lý hoạt động du lịch phù hợp với yêu cầu về bảo tồn đồng thời phát huy các

giá trị di sản. Bảo tồn, phục dựng và phát huy các tập tục, giá trị truyền thống, các nét

sinh hoạt cộng đồng, văn hóa lối sống của từng địa phương để thiết kế, xây dựng sản

phẩm du lịch tìm hiểu văn hóa phong phú, hấp dẫn. Khuyến khích và tạo thuận lợi cho

phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn... Giới thiệu và phát triển

các làng nghề cùng các sản phẩm làng nghề truyền thống qua hoạt động du lịch.

Ẩm thực là thế mạnh của vùng, cần phát triển mạnh dịch vụ ẩm thực đặc sắc

mang phong cách Việt, giới thiệu rộng rãi văn hóa ẩm thực đến thị trường khách du

lịch quốc tế; đây là một trong những sản phẩm du lịch văn hóa quan trọng, là loại hình

du lịch đặc sắc, có tính đặc trưng cao cần có chiến lược phát triển và bảo tồn.

Nhóm sản phẩm du lịch biển, đảo: Sản phẩm du lịch gắn với các giá trị cảnh

quan, sinh thái biển đảo vùng Đông Bắc cũng được xác định thuộc nhóm nổi trội,

trong đó đặc biệt chú trọng khai thác các giá trị đã được UNESCO vinh danh như Di

Page 66: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 66

sản và kỳ quan thế giới vịnh Hạ Long, khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, các bãi tắm Trà

Cổ, Vân Đồn, Cô Tô, Quan Lạn, Bạch Long Vĩ, v.v…, gồm các loại hình sau:

- Nghỉ dưỡng biển.

- Tham quan cảnh quan, hệ sinh thái biển, đảo.

- Vui chơi giải trí, thể thao khám phá.

Du lịch biển đảo là thế mạnh của vùng, phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du

lịch biển có khả năng cạnh tranh được trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan

thắng cảnh biển – đảo; xây dựng khu du lịch biển có chất lượng cao cùng với các khu

giải trí cao cấp. Hình thành cơ sở và dịch vụ du lịch bổ trợ cho các sản phẩm du lịch

thể thao và sinh thái biển, các sự kiện văn hóa, thể thao gắn với biển, đảo. Xây dựng

năng lực đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng biển – đảo dài ngày. Sử dụng các lợi thế về tài

nguyên tự nhiên và các nét văn hóa đặc trưng vùng biển - đảo để thiết kế phát triển các

sản phẩm biển có sức hấp dẫn cao.

Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái, tham quan cảnh quan: Du lịch gắn với các giá

trị hệ sinh thái vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, các giá trị cảnh quan thiên nhiên,

hang động như Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương, Tràng An-Tam Cốc-Bích Động, Vân

Long, Xuân Thủy, với các loại hình sau:

- Tham quan cảnh quan, hang động.

- Nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên.

Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm đi

kèm với bảo vệ môi trường văn hóa, xã hội, cộng đồng tại các địa phương. Phát huy

các hình thái nông nghiệp, các hoạt động du lịch cộng đồng hấp dẫn đối với các thị

trường du lịch trong nước và quốc tế.

2.2.2. Định hướng đa dạng hóa sản phẩm: Bên cạnh việc ưu tiên phát triển các

dòng sản phẩm chính, đặc thù trên cơ sở các tài nguyên du lịch có lợi thế cao, cần chú

trọng việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ các đối tượng khách với những nhu

cầu đa dạng như:

• Du lịch MICE ở các trung tâm lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

• Du lịch đô thị: Gắn với các đô thị lớn, cổ như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

• Du lịch giáo dục: gắn với các di tích, bảo tàng, nhà trưng bày …

• Du lịch thể thao: Gắn với khu vực núi cao và biển.

• Du lịch nghỉ dưỡng núi, dưỡng bệnh: Gắn với các suối nước nóng, các khu vực

có khí hậu tốt như Ba Vì, Tam Đảo, Kênh Gà.v.v...

• Du lịch du thuyền: Gắn với biển Đông Bắc.

• Du lịch làm đẹp: Gắn với các khu nghỉ dưỡng biển, khu nước khoàng nóng …

Page 67: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 67

• Du lịch thương mại, mua sắm: Gắn với các đô thị lớn, cửa khẩu Móng Cái.

- Làm mới sản phẩm du lịch bằng việc bổ sung thêm các loại hình dịch vụ du lịch

đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của các thị trường khách khác nhau.

- Bảo tồn, phục dựng và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống,

phong tục tập quán của từng địa phương để thiết kế xây dựng các sản phẩm du lịch

mới, đa dạng phục vụ các đối tượng khách.

- Tập trung đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm tầm cỡ trong nước và quốc

tế tại các thành phố lớn để khai thác thế mạnh về loại hình du lịch MICE, du lịch mua

sắm…, Đầu tư để hình thành từ một đến hai trung tâm mua sắm để kết hợp khai thác

loại hình du lịch với du lịch mua sắm. Kết hợp với ngành thương mại để hình thành

các mùa mua sắm hàng hóa tại các trọng điểm du lịch, thu hút khách mua sắm trong

nước và quốc tế.

- Phát huy lợi thế là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước chú trọng

đến phát triển và tổ chức các sự kiện văn hóa lớn của đất nước, xây dựng và hình thành

thương hiệu địa điểm chuyên tổ chức sự kiện.

- Đầu tư phát triển các cơ sở tiện nghi phục vụ nhu cầu hoạt động thể thao, giải

trí gắn với du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng của loại hình du lịch này; Hoàn

thiện hệ thống sản phẩm du lịch sân golf, hình thành các tiện nghi du lịch thể thao biển

– đảo. Du lịch thể thao, mạo hiểm thu hút lượng khách có động cơ tham gia cao và

mức chi trả cao, bao gồm nhiều loại đối tượng: tham gia các hoạt động thể thao tập

luyện thi đấu hoặc tham gia thể thao nhẹ có tính giải trí, đến tham dự các giải đấu hoặc

sự kiện thể thao, đến tham quan các cơ sở, tiện nghi sân tập thể thao hoặc đến dự triển

lãm về các sự kiện hoặc vận động viên tiêu biểu.

- Từng bước hình thành các loại hình sản phẩm du lịch mang tính giáo dục như:

du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch trải nghiệm làng quê, du lịch cộng đồng…

Phát triển các sản phẩm du lịch đang có xu hướng gia tăng như du lịch chữa bệnh, du

lịch làm đẹp…

2.2.3. Định hướng liên kết phát triển sản phẩm: Để phát huy tối đa khả năng phát

triển sản phẩm du lịch của vùng nhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu thị trườngcần tăng

cường liên kết để phát triển sản phẩm theo hia hướng: Liên kết phát triển sản phẩm

tổng hợp có sức cạnh tranh cao, mang tính thương hiệu vùng và liên kết phát triển sản

phẩm theo chuyên đề.

• Liên kết phát triển sản phẩm tổng hợp: Liên kết các địa phương trong toàn vùng

để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm: Văn hóa - Sinh thái - Biển, đảo.

• Liên kết phát triển sản phẩm theo chuyên đề;

+ Liên kết các địa phương vùng Châu thổ sông Hồng khai thác phát triển du lịch

văn hóa: Du lịch tham quan làng nghề, làng Việt cổ; lễ hội, tâm linh; tham quan di tích

theo chủ đề.

Page 68: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 68

+ Liên kết các địa phương vùng Nam Sông hồng phát triển du lịch sinh thái.

+ Liên kết các tỉnh Duyên hải phát triển du lịch biển - đảo.

Ngoài ra cũng có thể liên kết các địa phương trong toàn vùng phát triển sản

phẩm theo chuyên đề như du lịch sinh thái vườn quốc gia, du lịch tham quan hang

động, du lịch lễ hội tâm linh, du lịch đường sông, du lịch khám phá biển đảo.v.v...

Để phát triển sản phẩm liên kết ngoài sự tham gia của các địa phương, cần thiết

có sự phối hợp, liên kết giúp đỡ của các ngành liên quan:

• Liên kết các ngành đường sắt, hàng không, tàu biển tạo sản phẩm đa dạng, nâng

cao chất lượng dịch vụ du lịch trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch. Phối hợp tổ

chức các chiến dịch về các gói sản phẩm để thúc đẩy sự phát triển chung, phát triển

cùng có lợi, đảm bảo tính liên tục và bền vững trong chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch.

• Phát huy vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế và văn hóa của cả

nước, tạo dựng các liên kết trong phát triển sản phẩm. Nhiều loại kết hợp có thể được

phát huy theo các liên kết theo ngành nghề, liên kết theo tổ chức quản lý, liên kết dọc,

liên kết giữa các vùng... các liên kết được hình thành trên cơ sở các lợi ích chung,

riêng và trên cơ sở sắp xếp phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững tạo ra khả năng

cạnh tranh cao hơn. Các mô hình liên kết cần có sự định hướng của Nhà nước, trong

quá trình hoạt động các mô hình phát huy các liên kết nhà nước và tư nhân.

• Các sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương là cơ sở xây dựng hình ảnh

vùng, các sản phẩm đơn lẻ bổ trợ, gắn kết sẽ tạo thành những chuỗi sản phẩm du lịch

có tính tổng thể mang nét đặc trưng cao cho toàn vùng. Tạo thành nét đặc trưng riêng

được xây dựng trên cơ sở các sản phẩm đặc thù, nổi trội cùng các sản phẩm bổ trợ tạo

thành sản phẩm du lịch tổng hợp thu hút khách lưu trú dài ngày và tăng thu nhập du

lịch cho mỗi địa phương, đem lại lợi ích chung cho toàn vùng trong phát triển du lịch.

• Đẩy mạnh đầu tư phát triển các dòng sản phẩm, tuyến du lịch theo định hướng

liên kết vùng, liên kết các điểm đến trong vùng và liên kết ngoài vùng tạo sự đa dạng,

độc đáo, khác biệt và mới lạ, khai thác triệt để yếu tố văn hóa - lịch sử và sinh thái.

3. Tổ chức không gian phát triển du lịch

3.1. Không gian du lịch theo lãnh thổ vùng

Căn cứ tổ chức không gian:

- Sự phân bố tài nguyên du lịch, mạng lưới giao thông, các đặc điểm dân cư;

- Định hướng không gian phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSH, vùng Kinh tế

trọng điểm Bắc Bộ, vùng Nam sông Hồng;

- Định hướng phát triển không gian vùng Thủ đô, vùng Duyên hải Bắc Bộ, đặc

biệt là hệ thống đô thị ven biển dọc theo quốc lộ 10 và đô thị cửa khẩu Móng Cái.

Từ đó, định hướng phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB gồm ba tiểu vùng với

những đặc trưng riêng về tài nguyên du lịch và các yếu tố tạo thành sản phẩm du lịch:

Page 69: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 69

- Tiểu vùng Trung tâm: Bao gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hải

Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam với Thủ đô Hà Nội là trung tâm hạt nhân và là

địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Tiểu vùng có diện tích tự nhiên khoảng 8.833

km2; dân số hơn 12.235,8 nghìn người; mật độ trung bình xấp xỉ 1.468,5 người/ km

2.

- Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc: Gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh

với Hạ Long - Cát Bà - Bái Tử Long - Vân Đồn là địa bàn trọng điểm phát triển du

lịch. Diện tích tự nhiên tiểu vùng 7.621,1 km2; dân số:3.017,3 nghìn người; mật độ

trung bình khoảng 396 người/ km2.

- Tiều vùng Nam sông Hồng: Gồm các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình với

Ninh Bình là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của cả nước. Diện

tích tự nhiên tiểu vùng khoảng 4.609 km2; dân số 4.616,3 nghìn người; mật độ trung

bình 1.001,6 người/ km2.

3.1.1. Tiểu vùng du lịch Trung tâm

a) Khái quát chung: Tiểu vùng Trung tâm gắn liền với Thủ đô Hà Nội, vùng Thủ

đô, vùng ĐBSH và với một cực của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Tiểu vùng được sự quan tâm đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài. Có trình

độ phát triển kinh tế-xã hội cao nhất vùng, có nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh

nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao, thị trường có sức mua

lớn. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành (trong đó có du lịch) ngày càng hoàn thiện.

b) Đặc điểm tài nguyên: Tiểu vùng du lịch Trung tâm với đại bộ phận diện tích là

đồng bằng và đồi núi có địa hình thấp. Một phần lãnh thổ phía Tây Vĩnh Phúc, Hà Nội

là vùng núi trung bình có nhiều đỉnh cao trên 1.000 m. Khu vực phía Đông là trung

tâm của vùng châu thổ sông Hồng với địa hình bằng phẳng, sông ngòi chằng chịt,

những cánh đồng phì nhiêu. Địa hình đa dạng đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch tự

nhiên phong phú. Tiểu vùng cũng là nơi có lịch sử khai phá lâu đời, nôi của nền văn

minh lúa nước, tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống đặc sắc…với

trung tâm quốc gia là Thủ đô Hà Nội.

Tài nguyên du lịch nổi trội:

- Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa gắn với văn minh sông Hồng và lịch sử ngàn

năm Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội.

- Cảnh quan thiên nhiên gắn với các vườn quốc gia, khu bảo tồn, dự trữ sinh

quyển, đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Các điểm tài nguyên nổi bật: Chùa Hương, Ba Vì-Suối Hai, Sóc Sơn, Hoàng

Thành Thăng Long và các di tích lịch sử văn hóa nội thành Hà Nội; phố cổ Hà Nội kết

hợp mua sắm và ẩm thực (Hà Nội); Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh Phúc), hệ thống di tích

thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh), Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương), Phố Hiến (Hưng

Yên) và cảnh quan các sông Hồng, sông Đà.v.v…

Page 70: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 70

Đặc biệt hơn cả, tiểu vùng là nơi có 3 Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của

thế giới: Hoàng Thành Thăng Long, Ca trù và Quan họ Bắc Ninh là những tài nguyên

du lịch đặc biệt giá trị được thế giới vinh danh.

c) Hệ thống giao thông: Tiểu vùng có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt,

đường thủy và đường không phát triển.

- Đường bộ: Các QL 1, QL 2, QL 3, QL 5 (a,b), QL 6, QL 18 từ Hà Nội đi các

tỉnh trong vùng và với vùng khác trên lãnh thổ du lịch Việt Nam. Ngoài ra còn đường

Hồ Chí Minh qua phía Tây tiểu vùng.

- Đường sắt: Bắc - Nam, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái

Nguyên, Hà Nội - Lào Cai.

- Đường không: Sân bay Nội Bài với Nội Bài là cửa khẩu sân bay quốc tế quan

trọng hàng đầu của đất nước.

- Đường sông: Hệ thống sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy...

d) Hệ thống đô thị: Tiểu vùng có Hà Nội là Đô thị đặc biệt, thành phố trực thuộc

Trung ương là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của quốc gia. Các thành

phố đô thị loại 2 và 3 như Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý.

e) Các định hướng phát triển chính

* Hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Với đặc điểm nổi trội

về tài nguyên du lịch nhân văn, hướng khai thác chủ yếu là du lịch văn hóa gắn với các

giá trị nền văn minh sông Hồng, các nét sinh hoạt truyền thống của vùng Đồng bằng

Bắc Bộ;

- Du lịch tham quan, nghiên cứu (các di tích, làng nghề, phố cổ… kết hợp văn

hóa dân gian và ẩm thực).

- Du lịch lễ hội, tâm linh.

- Du lịch cuối tuần (nghỉ dường núi, VCGT cao cấp, thể thao.v.v...).

- Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn.

- Du lịch MICE.

* Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch: Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch và thực

tế nhu cầu phát triển, định hướng quy hoạch phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm

du lịch quốc gia và đô thị du lịch như sau:

- 5 khu du lịch quốc gia

1) Khu du lịch Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội): Phát

triển du lịch tham quan, tìm hiểu nghiên cứu bản sắc văn hóa các dân tộc ở Việt Nam,

vui chơi giải trí, sự kiện…

Page 71: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 71

2) Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai (Hà Nội): Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ

dưỡng và vui chơi giải trí cuối tuần.

3) Khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Phát triển du lịch nghỉ dưỡng núi, nghỉ

cuối tuần, sinh thái, hội nghị hội thảo.

4) Khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam): Phát triển du lịch sinh thái hồ và văn hóa.

5) Khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương): Phát triển du lịch tham quan

di tích lịch sử - văn hóa, nghỉ dưỡng, sinh thái.

- 4 điểm Du lịch quốc gia:

1) Điểm du lịch Hoàng thành Thăng Long gắn với Quần thể các di tích nội thành

Hà Nội (Văn Miếu, Cổ Loa, di tích phố cổ, Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn, Đền

Quán Thánh, Đền Hai Bà Trưng, Hồ Tây, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc, Chùa Bộc,

Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Phụ nữa, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo

tàng Quân đội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh...) : Tham quan,

nghiên cứu di sản văn hóa, di tích, phố cổ kết hợp ẩm thực.

2) Điểm du lịch thành phố Bắc Ninh và phụ cận (Bắc Ninh): Tham quan di tích

gắn với dân ca Quan họ.

3) Điểm du lịch Chùa Hương (Hà Nội): Lễ hội kết hợp tham quan di tích.

4) Điểm du lịch Phố Hiến (Hưng Yên): Tham quan di tích lịch sử-văn hóa gắn

với du lịch sinh thái đường sông.

- Các khu, điểm du lịch địa phương:

+ Khu du lịch Sóc Sơn (Hà Nội): Du lịch văn hóa, lễ hội.

+ Khu du lịch Đại Lải (Vĩnh Phúc): Du lịch sinh thái hồ.

+ Khu du lịch An Dương-đảo cò Chi Lăng Nam (Hải Dương): Du lịch sinh thái.

- Các điểm du lịch địa phương phụ trợ: Ngoài các điểm du lịch chính, hệ thống

các điểm du lịch phụ trợ cùng tiểu vùng gồm các di tích lịch sử văn hóa, các giá trị

cảnh quan…(Xem phụ lục 14).

3.1.2. Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc

a) Khái quát chung: Tiểu vùng có vị trí thuận lợi trong giao lưu về đường thủy,

đường bộ và đường không trong nước và quốc tế là cửa ngõ Đông Bắc của du lịch Việt

Nam với cửa khẩu quốc tế đường bộ (Móng Cái) và các cửa khẩu đường biển (Quảng

Ninh, Hải Phòng), vì vậy đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển du lịch

vùng nói riêng và cả nước nói chung.

Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc là nơi tập trung nhiều tiềm năng kinh tế quan

trọng của vùng như khai thác than, vật liệu xây dựng, đánh bắt và nuôi trồng hải sản,

giao thông và cảng biển.

Page 72: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 72

b) Đặc điểm tài nguyên: Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc là nơi tập trung

nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đặc sắc mà tiêu biểu nhất phải kể đến

là Vịnh Hạ Long-di sản thiên nhiên thế giới, một trong bảy kỳ quan thế giới mới với

gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều hang động đẹp vốn đó nổi tiếng từ lâu

đời như hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ, hang Sửng Sốt... Bãi Cháy với

đảo Tuần Châu là nơi nghỉ mát lý tưởng có tiếng từ những năm cuối thế kỷ XVI.

Đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải (Hải Phòng) nơi có vườn quốc gia Cát Bà với

các hệ sinh thái rừng-biển phong phú, khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Với chiều dài bờ biển trên 200 km, tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc có

nhiều bãi tắm có giá trị như Trà Cổ, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bãi Cháy, Đồ Sơn... Các

bãi cát trên các đảo ven bờ vịnh Hạ Long và Cát Bà tuy nhỏ nhưng trong sạch, cát mịn

và kín đáo nên đặc biệt hấp dẫn đối với du khách.

Tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc còn là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử-

văn hóa, đặc biệt nổi bật trong số có chùa Yên Tử, chùa Long Tiên và núi Bài Thơ,

đền Cửa Ông, đình Trà Cổ, bãi cọc Bạch Đằng... (Quảng Ninh), chùa Dư Hàng, đình

Hàng Kênh, di tích Trạng Trình... (Hải Phòng). Ngoài ra ở khu vực này còn bảo tồn

được nhiều lễ hội, sinh hoạt truyền thống có sức hấp dẫn lớn mà tiêu biểu là hội đền

Cửa Ông (Quảng Ninh), hội Chọi Trâu (Đồ Sơn), hội đua thuyền (Cát Bà)...

c) Hệ thống giao thông: Trên địa bàn tiểu vùng có hệ thống giao thông đường bộ,

đường sắt, đường thủy và đường không phát triển.

- Đường bộ: Các QL 5, QL 10, QL 18 đi các tỉnh trong vùng và với vùng khác

trên lãnh thổ Việt Nam. QL 10 là tuyến hành lang ven biển, điểm đầu của các quốc lộ

4B, 279 đi các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Quốc lộ 18 nối Thủ đô Hà Nội

với cửa khẩu quốc tế Móng Cái là tuyến đường bộ quan trọng.

- Đường sắt: Hải Phòng - Hà Nội.

- Đường không: Sân bay Cát Bi là sân bay nội địa, trong tương lai sẽ là sân bay

quốc tế có thể đón khách du lịch trực tiếp từ các nước trong khu vực. Ngoài ra, tương

lai cũng sẽ phát triển sân bay Vân Đồn nooic các chuyến bay quốc tế.

- Đường sông: Hệ thống sông Bạch Đằng, sông đổ ra biển.

- Đường biển: Có các cảng biển quan trọng Hạ Long, Hải Phòng.

Cảng Hải Phòng, cảng Hạ Long, cảng Cửa Ông là những cảng biển hết sức

quan trọng trong hệ thống các cảng biển Việt Nam. Cảng tàu du lịch Nam Tuần Châu

tương lai là cảng du lịch hiện đại.

d) Hệ thống đô thị: Tiểu vùng có Hải Phòng là trung tâm quốc gia và các thành

phố khác như Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái…

e) Các định hướng phát triển chính

Page 73: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 73

* Hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Với đặc điểm nổi trội

về tài nguyên du lịch tự nhiên, hướng khai thác chủ yếu là du lịch biển gắn với Hạ

long và các bãi biển Quảng Ninh.

- Tham quan, nghiên cứu các giá trị di sản thiên nhiên, cảnh quan vịnh Hạ Long,

Cát Bà, vịnh Bái Tử Long…

- Nghỉ dưỡng tắm biển, nghỉ cuối tuần.

- Thể thao khám phá, vui chơi giải trí gắn với biển, đảo.

- Tham quan các di tích lịch sử-văn hóa, làng nghề chài, khu nuôi trồng thủy hải

sản.v.v.…

- Du lịch MICE.

* Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch: Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên và các

điều kiện phát triển có liên quan, tiểu vùng duyên hải Đông Bắc bao gồm:

- 3 khu du lịch quốc gia

1) Khu du lịch Hạ Long - Cát Bà (Quảng Ninh, Hải Phòng): Du lịch nghỉ dưỡng

biển, tham quan thắng cảnh, khám phá biển, đảo

2) Khu du lịch Vân Đồn (Quảng Ninh): Du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan

thắng cảnh, khám phá biển, đảo

3) Khu du lịch Trà Cổ (Quảng Ninh): Du lịch nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng

cảnh, khám phá biển, đảo kết hợp thương mại cửa khẩu biên giới.

- 1 điểm Du lịch quốc gia: Điểm du lịch Yên Tử (Quảng Ninh): Du lịch văn hóa

lễ hội tâm linh kết hợp cảnh quan.

- 2 đô thị du lịch: Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng).

- Các khu, điểm du lịch địa phương:

+ Khu du lịch Bạch Long Vĩ (Hải Phòng): Du lịch biển, đảo.

+ Khu du lịch Cô Tô (Quảng Ninh): Du lịch biển, đảo.

+ Điểm du lịch Di tích chiến thắng Bạch Đằng (Quảng Ninh): Tham quan di tích.

- Các khu, điểm du lịch địa phương phụ trợ : Ngoài các điểm du lịch chính, hệ

thống các điểm du lịch phụ trợ cùng tiểu vùng gồm các di tích lịch sử văn hóa, các giá

trị cảnh quan…(Xem phụ lục 15).

3.1.3. Tiểu vùng du lịch Nam sông Hồng

a) Khái quát chung: Tiểu vùng Nam sông Hồng là cửa ngõ phía Nam của vùng

với du lịch cả nước. Tiểu vùng gắn với với Ninh Bình-Tràng An là địa bàn trọng điểm

du lịch quốc gia và thành phố Nam Định, trung tâm kinh tế-xã hội tiểu vùng Nam đồng

bằng sông Hồng.

Page 74: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 74

b) Đặc điểm tài nguyên: Dãy núi đá vôi Hòa Bình-Thanh Hóa ngăn cách đồng

bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Mã có địa hình tuy thấp nhưng khá hiểm trở, có

nhiều núi sót nổi bật lên giữa vùng đồng bằng tạo nên các cảnh quan với dáng dấp như

một ''Hạ Long trên cạn'' mà điển hình là các thắng cảnh Tam Cốc-Bích Động, Tràng

An, Địch lộng, Vân Long,... trong đó Tràng An-Tam Cốc- Bích Động được xếp hạng

di tích quốc gia đặc biệt. Cũng nhờ địa hình hiểm trở, nhiều khu rừng nhiệt đới nguyên

sinh còn được bảo tồn, hạn chế tác động của con người, đặc biệt ở các khu vực vườn

quốc gia như Cúc Phương, Xuân Thủy, khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng có

giá trị du lịch cao ...

Tiểu vùng có phía Đông Nam giáp biển với các bãi tắm và các giá trị sinh thái

gắn với châu thổ sông Hồng phục vụ du lịch cuối tuần.

Về văn hóa, tiểu vùng có hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, tôn giáo nổi tiếng có

giá trị du nlịch tham quan, nghiên cứu, tâm linh.

Tiểu vùng có khí hậu tương đối thuận lợi đối với các hoạt động du lịch. Tuy

nhiên ở khu vực ven biển từ Thái Bình, Nam Định chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão,

gió mùa đông bắc và các yếu tố bất lợi của thời tiết khác, đặc biệt là biển đổi khí hậu.

Tài nguyên du lịch nổi trội:

- Cảnh quan thiên nhiên, các giá trị sinh thái gắn với các vườn quốc gia, khu bảo

tồn, dự trữ sinh quyển, hang động, rừng ngập mặn biển: Tràng An-Tam Cốc-Bích

Động; Cúc Phương, khu bảo tồn Vân Long, Cồn Mờ (Ninh Bình); Xuân Thủy, Quất

Lâm, Thịnh Long (Nam Định), khu bảo tồn Tiền Hải, Cồn Vành (Thái Bình)…

- Hệ thống di tích lịch sử-văn hóa: Hoa Lư, Bái Đính (Ninh Bình), Đền Trần,

Phủ Dầy, tháp Phổ Minh (Nam Định), chùa Keo, đền Trần (Tháí Bình)…

c) Hệ thống giao thông: Vùng có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt,

đường thủy:

- Đường bộ: Các QL 1, QL 10, QL 21, QL 38 nối các tỉnh trong vùng. Quốc lộ

10 là tuyến hành lang ven biển và trong tương lai thêm tuyến giao thông chạy sát bờ

biển nối với vùng Bắc Trung Bộ.

- Đường sắt: Bắc-Nam (Hà Nội- Phủ Lý-Nam Định).

- Đường sông: Hạ lưu của hệ thống sông Hồng, sông Đáy.

Ngoài ra cửa Đáy và cửa Ba Lạt là các cửa ngõ ra biển của tiểu vùng.

d) Hệ thống đô thị: Tiểu vùng có Nam Định là đô thị loại 1 và các đô thị loại 3

như Ninh Bình,Thái Bình…

e) Các định hướng phát triển chính

* Hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Với đặc điểm nổi trội

về cảnh quan thiên nhiên, hướng khai thác gồm:

Page 75: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 75

- Du lịch sinh thái gắn với vườn quốc gia, tham quan cảnh quan.

- Du lịch lễ hội, tâm linh, tham quan nghiên cứu;

- Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn

- Du lịch cuối tuần.

* Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch: Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch và thực

tế nhu cầu phát triển, định hướng quy hoạch phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm

du lịch quốc gia và đô thị du lịch như sau:

- 1 khu du lịch quốc gia: Khu du lịch Tràng An (Ninh Bình): Tham quan cảnh

quan, tìm hiểu văn hóa, lịch sử kết hợp lễ hội tâm linh.

- 3 điểm du lịch quốc gia:

1) Điểm du lịch Cúc Phương: Du lịch sinh thái.

2) Điểm du lịch Vân Long: Du lịch sinh thái đất ngập nước.

3) Điểm du lịch Đền Trần - Phủ Giầy (Nam Định); Đền Trần - Chùa Keo (Thái

Bình): Du lịch văn hóa, tâm linh.

- Các khu, điểm du lịch địa phương:

+ Khu du lịch vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định): Du lịch sinh thái.

+ Khu du lịch Quất Lâm (Nam Định): Du lịch biển.

+ Khu du lịch Thịnh Long (Nam Định): Du lịch biển.

+ Khu du lịch Cồn Vành (Thái Bình): Du lịch biển, sinh thái.

- Các điểm du lịch địa phương phụ trợ khác: Ngoài các điểm du lịch chính, hệ

thống các điểm du lịch phụ trợ cùng tiểu vùng gồm các di tích lịch sử văn hóa, các giá

trị cảnh quan…(Xem phụ lục 16).

3.2. Hệ thống tuyến du lịch

Hệ thống tuyến du lịch được tổ chức gồm tuyến nội vùng và tuyến ngoại vùng.

Tuy nhiên các tuyến ngoại vùng là hệ thống tuyến du lịch quốc gia, quốc tế đã được

định hướng trong Chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam. Sau đây là hệ

thống tuyến nội vùng.

3.2.1.Các tuyến du lịch chính: Là các tuyến du lịch nối trung tâm tiểu vùng. Các

tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt, việc xác định các tuyến du lịch

phải dựa vào một số tiêu chí nhất định để đảm bảo được tính hấp dẫn cao của sản

phẩm du lịch đặc biệt này.

Căn cứ việc tổ chức hệ thống khu, điểm du lịch và đặc biệt là các trung tâm du

lịch tiểu vùng, các tuyến du lịch chính của vùng ĐBSH&DHĐB gồm:

Page 76: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 76

+ Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh: Đây là tuyến quan trọng

nhất của vùng xuyên suốt tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng

Ninh.

Lộ trình: Theo quốc lộ 5, 5B (đường cao tốc), đường sắt Hà Nội-Hải Phòng.

Các điểm tham quan chính: Các di tích lịch sử-văn hóa, thắng cảnh ở Thủ đô Hà

Nội, các điểm tham quan ở thành phố Hải Dương, Đồ Sơn, Cát Bà (Hải Phòng), Vịnh

Hạ Long (Quảng Ninh), từ Hải Phòng, Hạ Long đi đến các điểm du lịch khác như đảo

Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Vân Đồn, Cô Tô, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Trà

Cổ…(Quảng Ninh).

+ Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh: Là tuyến quan

trọng cùng với tuyến theo quốc lộ 5.

Lộ trình: Theo quốc lộ 1 và quốc lộ 18.

Các điểm tham quan chính: Các di tích lịch sử-văn hóa, thắng cảnh ở Thủ đô Hà

Nội, các điểm tham quan ở thành phố Bắc Ninh, Côn Sơn, Kiếp Bạc, các điểm ở Hải

Phòng, Quảng Ninh.

+ Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình - Nam Định -Thái Bình : Đây là một phần của

tuyến du lịch xuyên Việt.

Lộ trình theo quốc lộ 1A, đường cao tốc và quốc lộ 21.

Các điểm du lịch chính: Các di tích lịch sử-văn hóa, thắng cảnh ở Thủ đô Hà

Nội, Tam Chúc (Ninh Bình), Hoa Lư -Tam Cốc- Bích Động, Tràng An, Vân Long,

Cúc Phương (Ninh Bình), Đến Trần-Tháp Phổ Minh-Phủ Dầy, VQG Xuân Thủy (Nam

Định), Đến Trần - Chùa Keo (Thái Bình), v.v...

+ Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh: Đây là tuyến

du lịch duyên hải của vùng.

Lộ trình: Chủ yếu theo quốc lộ 10, tuyến cao tốc Hải Phòng-Quảng Ninh.

Các điểm du lịch chính: Các di tích lịch sử-văn hóa, thắng cảnh của hải tiểu vùng

như Hoa Lư-Tam Cốc- Bích Động, Tràng An, Vân Long, Cúc Phương (Ninh Bình),

Đến Trần-Tháp Phổ Minh-Phủ Dầy, VQG Xuân Thủy (Nam Định), Đền Trần - chùa

Keo, khu sinh thái cồn Vành (Thái Bình), Đồ Sơn, Cát Bà (Hải Phòng), Vịnh Hạ Long

(Quảng Ninh), từ Hải Phòng, Hạ Long đi đến các điểm du lịch khác như đảo Bạch

Long Vĩ (Hải Phòng); Vân Đồn, Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Trà Cổ…(Quảng

Ninh).v.v...

+ Hà Nội - Bắc Ninh - Hưng Yên - Hà Nam - Ninh Bình.

Lộ trình: Chủ yếu theo quốc lộ 38.

Các điểm du lịch chính: Các di tích lịch sử-văn hóa Hà Nội, Bắc Ninh, Đa Hòa,

Dạ Trạch, Phố Hiến (Hưng Yên), Tam Chúc, Ngũ Động Sơn (Hà Nam), các điểm du

lịch Ninh Bình.v.v...

Page 77: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 77

3.2.2. Các tuyến du lịch phụ trợ: Được xác định từ trung tâm tiểu vùng đi các

điểm du lịch phụ cận trong không gian tiểu vùng.

a) Các tuyến từ Hà Nội:

- Hà Nội - Đồng Mô- Ba Vì - Suối Hai.

- Hà Nội - Chùa Hương.

- Hà Nội - Sóc Sơn - Lim - thành phố Bắc Ninh.

- Hà Nội - Đại Lải - Tam Đảo.

- Hà Nội - Côn Sơn - Kiếp Bạc.

- Hà Nội - Phố Hiến

b) Các tuyến từ Ninh Bình

- Ninh Bình - Kim Sơn.(Nhà thờ đá, cồn Nổi, cồn Mờ).

- Ninh Bình - Nam Định (qua Phủ Giầy, Đền Trần, tháp Phổ Minh…).

- Ninh Bình - Thái Bình (Đền Trần, chùa Keo, khu sinh thái Cồn Vành).

c) Các tuyến từ Hạ Long, Hải Phòng

- Hạ Long-Yên Tử.

- Hạ Long - Vân Đồn - Trà Cổ.

- Hạ Long - Quan Lạn - Cô Tô.

- Hải Phòng - Đồ Sơn - Bạch Long Vĩ.

3.2.3.Tuyến du lịch chuyên đề

- Tham quan các di tích lịch sử - văn hóa theo các triều đại của lịch sử Việt Nam:

Đinh, Lý, Trần, Lê…

- Tham quan các làng nghề, làng Việt cổ: Đường Lâm - Bát Tràng - Đông Hồ -

Mạn Xuyên - Hoa Lư - La Xuyên.v.v.…

- Lễ hội, tâm linh: Chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính - Đền Trần - Phủ Giầy -

Yên Tử. (Tuyến này kết nối với Đền Hùng, Phú Thọ).

- Du khảo dồng quê các tỉnh vùng châu thổ sông Hồng.

- Tham quan phố cổ: Hà Nội- Hải Phòng - Nam Định.

- Sinh thái, khám phá biển, đảo, ở các tỉnh ven biển.

- Khám phá nghiên cứu hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên.

- Tham quan hang, động (Khu vực Tràng An và khu vực vịnh Hạ Long).

- Tuyến đường sông: Theo sông Hồng, sông Thái Bình.

Page 78: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 78

3.3. Nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch

Nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB bao gồm: Nhu cầu

sử dụng đất phát triển các khu du lịch quốc gia; các điểm du lịch quốc gia; các khu,

điểm du lịch địa phương.

Nhu cầu sử dụng đất tối thiểu phát triển các khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa

phương được xác định dựa trên tiêu chí được quy định tại Luật Du lịch. Theo đó:

- 9 khu du lịch quốc gia, nhu cầu sử dụng đất ước khoảng 23.000 ha.

- 8 điểm du lịch quốc gia, nhu cầu sử dụng đất khoảng 5.300 ha.

- 13 khu, điểm du lịch địa phương cần khoảng 3.350 ha.

Nhu cầu sử dụng đất phát triển các khu, điểm du lịch khác nằm trong thành phần

đất chuyên dùng được xác định trong quy hoạch sử dụng đất của các địa phương.

4. Đầu tƣ phát triển du lịch

4.1. Tổng nhu cầu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư

Để đạt được các chỉ tiêu phát triển du lịch vùng cho giai đoạn đến 2030, tổng nhu

cầu đầu tư phát triển của toàn ngành du lịch vùng ĐBSH&DHĐB ước cần 605.000 tỷ

đồng (tương đương với 29,5 tỷ USD). Trong đó:

+ Vốn ngân sách bao gồm cả vốn ODA: 60.500 tỷ đồng (tương đương 8 -10%).

+ Vốn khác bao gồm cả vốn FDI: 544.500 tỷ đồng (tương đương 90 - 92 %).

Vốn ngân sách tập trung đầu tư phát triển các hạng mục kết cấu hạ tầng phục vụ

du lịch, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn

và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch và nghiên cứu ứng dụng công

nghệ. Nguồn vốn từ ngân sách cho các lĩnh vực này bao gồm cả vốn ODA.

Khu vực tư nhân tập trung chủ yếu đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật,

phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu và các công trình hạ

tầng chức năng thuộc khu, điểm du lịch.v.v...

4.2. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư

Trên cơ sở định hướng đầu tư phát triển toàn ngành nói chung, từ thực tế và nhu

cầu phát triển trong giai đoạn mới, du lịch vùng ĐBSH&DHĐB xác định cần ưu tiên

đầu tư các lĩnh vực then chốt sau:

- Phát triển hệ thống hạ tầng du lịch.

- Phát triển sản phẩm du lịch trong đó tập trung vào các sản phẩm có tính cạnh

tranh cao và thương hiệu du lịch vùng.

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch,

Page 79: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 79

4.2.1. Phát triển hệ thống hạ tầng du lịch: Hệ thống hạ tầng du lịch được hiểu là

toàn bộ hệ thống công trình như giao thông, cung cấp điện nước.v.v… phục vụ du lịch.

Hệ thống này bao gồm:

- Hạ tầng khung các khu, điểm du lịch: Mạng lưới giao thông chính phân khu

chức năng trong các khu, điểm du lịch; hệ thống cấp, thoát nước, xử lý chất thải, cung

cấp điện, viễn thông và các công trình dịch vụ công cộng phục vụ du lịch tại các khu,

điểm, đô thị du lịch.

- Hạ tầng đến các khu, điểm du lịch, các công trình giao thông nằm ngoài khu du

lịch nhưng có ý nghĩa phục vụ hoạt động du lịch vùng như sân bay, nhà ga, bến cảng,

trạm dừng chân.v.v..

Hạ tầng khung trong các khu, điểm du lịch được đầu tư từ nhu cầu vốn phát triển

du lịch vùng theo tính toán dự báo. Đối với hạng mục này, Nhà nước tập trung hỗ trợ

đầu tư theo thứ tự ưu tiên cho các khu du lịch trọng điểm để tạo tiền đề cho các doanh

nghiệp, các nhà đầu tư phát triển các hạng mục công trình tiếp theo. Trong lĩnh vực

này, đối với vùng ĐBSH&DHĐB giai đoạn từ nay đến năm 2030 cần tập trung đầu tư

để phát triển đầy đủ số lượng, đảm bảo chất lượng tương đối đồng bộ, hiện đại phù

hợp với nhu cầu phát triển du lịch của vùng.

Hạ tầng đến các khu, điểm du lịch thuộc nguồn vốn phát triển hạ tầng xã hội của

các ngành liên quan. Ngành du lịch cần xác định rõ nhu cầu để kiến nghị với các

ngành, đặc biệt là ngành giao thông trong việc quy hoạch đầu tư hệ thống kết cấu hạ

tầng liên quan đến du lịch. Những đề xuất cụ thể này được tiến hành khi lập quy hoạch

từng địa phương hoạch quy hoạch cụ thể cho từng khu, điểm du lịch quốc gia.

4.2.2. Phát triển các công trình vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

- Đầu tư xây dựng mới, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đã dược tính toán. Theo đó, về

cơ sở lưu trú đầu tư phát triển số lượng theo yêu cầu của từng giai đoạn là: đến năm

2015 đạt 101.000 buồng; đến năm 2020 đạt 158.000 buồng, năm 2025 đạt 201.000

buồng và đến năm 2030 đạt 233.000 buồng lưu trú.

- Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú hiện có trên cơ sở cân đối với số

lượng đầu tư mới để đảm bảo đến năm 2015 có 10-12 % buồng đạt tiêu chẩn 3-5sao;

năm 2020 có 15-18% đạt 3-5 sao và sau năm 2020 đạt 20-25%.

Đầu tư phát triển các công trình vật chất kỹ thuật du lịch như cơ sở lưu trú, cơ sở

vui chơi giải trí, thể thao cần nhu cầu vốn rất lớn vì vậy cần thực hiện xã hội hóa phát

triển du lịch để huy động nguồn vốn từ các thành phần tư nhân.

Hướng đầu tư các công trình vật chất kỹ thuật du lịch như sau:

- Ưu tiên phát triển những công trình ở vùng xa, biên giới, hải đảo, khó khăn.

- Phát triển phù hợp nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch.

4.2.3. Đầu tư xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng

Page 80: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 80

- Phát triển các sản phẩm đặc trưng vùng và tiểu vùng: Gồm sản phẩm gắn với

văn minh lúa nước sông Hồng, với biển đảo Đông Bắc, với du lịch hang động và cảnh

quan thiên nhiên vùng Nam sông Hồng.

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có của vùng.

- Đầu tư xây dựng thương hiệu du lịch vùng gắn với sản phẩm nổi bật, đặc trưng.

Tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, đặc sắc theo vùng

miền và dựa trên bản sắc văn hóa vùng ĐBSH; các loại hình du lịch biển; du lịch sinh

thái, du lịch cộng đồng, du lịch giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển loại hình và sản phẩm du

lịch theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Nhà nước tập

trung đầu tư phát triển hệ thống thương hiệu du lịch vùng, góp phần tạo dựng hình ảnh

du lịch Việt Nam; Tăng cường đầu tư cho xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu

du lịch, thực hiện tập trung theo chương trình, chiến dịch quảng bá thương hiệu.

4.2.4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch: Du lịch vùng Đồng bằng sông

Hồng và Duyên hải Đông Bắc xác định chất lượng dịch vụ, trong đó chất lượng nguồn

nhân lực du lịch là yếu tố quyết định sự phát triển du lịch toàn vùng vì vậy cần ưu tiên

đầu tư theo hai hướng sau:

- Đầu tư phát triển đủ số lượng lao động du lịch theo yêu cầu của từng giai đoạn.

- Đầu tư chiều sâu với trọng tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch,

đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành.

Nhà nước hỗ trợ 0,5% vố từ ngân sách (khoảng 2.650 tỷ đồng) để đầu tư cho lĩnh

vực này và tạo điều kiện xã hội hoá trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các trình độ đại học, cao

đẳng và trung cấp về du lịch; đẩy mạnh đầu tư cho đào tạo quản lý, đào tạo tại chỗ,

đào tạo giáo viên, giảng viên, đào tạo viên và hướng dẫn viên các ngoại ngữ hiếm và

nâng cao nhận thức du lịch cho các cấp, các ngành liên quan đến du lịch và cộng đồng.

Ưu tiên đầu tư phát triển nhân lực du lịch vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu

số để từng bước tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng dân cư.

4.2.5. Đầu tư phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch: Tài nguyên du

lịch ngày càng bị hao mòn và cạn kiệt, môi trường du lịch ngày càng bị ô nhiễm vì vậy

để bù đắp những hao mòn trên cần phải đầu tư phát triển tài nguyên và bảo vệ môi

trường. Vốn đầu tư cho lĩnh vực này cần 1% tổng nhu cầu. Hướng đầu tư gồm:

- Đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch và hình

thành hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch.

- Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích, di sản, quy hoạch phục hồi những

công trình kiến trúc có giá trị để phát huy giá trị khai thác phục vụ du lịch hiệu quả.

Page 81: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 81

- Đầu tư phát triển tài nguyên mới như bảo tàng, công trình văn hoá, công trình

kinh tế - xã hội, khu vui chơi giải trí, thể thao.v.v…phục vụ tham quan du lịch.

- Đầu tư vào việc bảo vệ môi trường du lịch, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh, trật tự

và văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch; đầu tư tăng cường năng lực của các cơ

sở dịch vụ du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu; năng lực phát triển du lịch xanh..

Nhà nước chỉ hỗ trợ từ nguồn kinh phí đầu tư ngành du lịch cho công tác điều

tra, đánh giá tài nguyên, còn các công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên, bảo vệ môi

trường cần sử dụng nguồn vốn từ các ngành liên quan. Tăng cường phối hợp với các

Bộ, Ngành Trung ương và địa phương liên quan trong việc lồng ghép các chương trình

mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, môi trường đặc biệt là các

dự án phát triển làng nghề, trồng rừng, nuôi trồng thủy hải sản, nông thôn mới.

4.3. Các khu vực tập trung đầu tư

Tập trung ưu tiên đầu tư vào phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch

quốc gia và một số khu điểm du lịch có ý nghĩa vùng để tạo điều kiện thu hút đầu tư

vào cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở dịch vụ du lịch trong các khu du lịch, trong đó coi

trọng các khu du lịch cho các địa bàn còn kém phát triển,vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Đối với các đô thị du lịch cũng cần tập trung đầu tư để phát triển hệ thống hạ

tầng du lịch như sân bay, bến cảng, các khu dịch vụ, các khu giải trí tổng hợp.

4.4. Phân kỳ đầu tư và các dự án ưu tiên đầu tư

4.4.1. Phân kỳ đầu tư: Dự kiến phân kỳ đầu tư phát triển du lịch vùng theo bốn

giai đoạn để phù hợp với thực tế nhu cầu phát triển chung:

- Giai đoạn đến năm 2015: 123.000 tỷ đồng (tương đương 6 tỷ USD).

- Giai đoạn 2016-2020: 160.000 tỷ đồng (tương đương 7,8 tỷ USD).

- Giai đoạn 2021-2025: 160.000 tỷ đồng (tương đương 7,8 tỷ USD).

- Giai đoạn 2026-2030: 162.000 tỷ đồng (tương đương 7,9 tỷ USD).

4.4.2. Các chương trình và dự án đầu tư: Trên cơ sở định hướng các lĩnh vực,

các khu vực tập trung đầu tư, căn cứ tính toán dự báo nhu cầu và cơ cấu đầu tư, dự

kiến các dự án đầu tư phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB đến năm 2030, như sau:

Trong tổng nhu cầu đầu tư toàn ngành trên địa bàn Vùng, tập trung ưu tiên đầu tư

phát triển 9 khu du lịch quốc gia, 8 điểm du lịch quốc gia và các khu du lịch địa

phương khác. Bên cạnh đó đầu tư 4 chương trình: (1) Đào tạo phát triển nguồn nhân

lực; (2) Xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng; (3) Bảo tồn, tôn tạo

và phát triển tài nguyên; (4) Phát triển hạ tầng du lịch then chốt.

Danh mục các chương trình, dự án đầu tư phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được trình bày tại bảng 14.

Page 82: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 82

Bảng 14: Các chương trình và dự án đầu tư phát triển du lịch vùng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số

TT Tên dự án

Nhu cầu

đầu tƣ Nguồn vốn Giai đoạn

Tỷ

đồng

Triệu

USD

Vốn Ngân sách Vốn khác 2011 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2030

Tỷ

đồng

Triệu

USD

Tỷ

đồng

Triệu

USD

Tỷ

đồng

Triệu

USD

Tỷ

đồng

Triệu

USD

Tỷ

đồng

Triệu

USD

I Đầu tƣ cơ sở vật chất các khu du lịch

quốc gia 82.410 4.020 8.241 402 74.169 3.618 21.935 1.070 25.010 1.220 35.465 1.730

1 Khu du lịch Hạ Long – Cát Bà (Hải

Phòng, Quảng Ninh) 20.910 1.020 2.091 102 18.819 918 4.100 200 6.150 300 10.660 520

2 Khu du lịch Vân Đồn (Quảng Ninh) 17.835 870 1.783,5 87 16.051,5 783 8.200 400 6.150 300 3.485 170

3 Khu du lịch Trà Cổ (Quảng Ninh) 11.275 550 1.127,5 55 10.147,5 495 2.050 100 3.075 150 6.150 300

4 Khu du lịch Côn Sơn- Kiếp Bạc (Hải

Dương) 3.895 190 389,5 19 3.505,5 171 1.025 50 1.025 50 1.845 90

5 Khu du lịch Ba Vì-Suối Hai (Hà Nội) 5.535 270 553,5 27 4.981,5 243 1.025 50 2.050 100 2.460 120

6 Khu du lịch Làng văn hoá-Du lịch các

dân tộc Việt Nam (Hà Nội) 12.300 600 1.230 60 11.070 540 3.075 150 3.075 150 6.150 300

7 Khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 5.125 250 512,5 25 4.612,5 225 1.025 50 2.050 100 1.640 80

8 Khu du lịch Tràng An (Ninh Bình) 3.075 150 307,5 15 2.767,5 135 1.025 50 1.025 50 1.435 70

9 Khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam) 2.460 120 246 12 `2214 108 410 20 410 20 1.640 80

II Đầu tƣ cơ sở vật chất các điểm du

lịch quốc gia 32.800 1.600 3280 160 29.520 1.440 9.225 450 9.225 450 14.350 700

10 Điểm du lịch Hoàng Thành Thăng

Long (Hà Nội) 4.100 200 410 20 3.690 180 1.025 50 1.025 50 2.050 100

Page 83: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 83

11 Điểm du lịch chùa Hương (Hà Nội) 4.100 200 410 20 3.690 180 1.025 50 1.025 50 2.050 100

12 Điểm du lịch Phố Hiến (Hưng Yên) 4.100 200 410 20 3.690 180 1.025 50 1.025 50 2.050 100

13 Điểm du lịch Đền Trần - Phủ Giầy

(Nam Định), Đền Trần - Chùa Keo

(Thái Bình)

7.175 350 717,5 35 6.457,5 315 2.050 100 2.050 100 3.075 150

14 Điểm du lịch Cúc Phương (Ninh Bình) 3.075 150 307,5 15 2.767,5 135 1.025 50 1.025 50 1.025 50

15 Điểm du lịch Vân Long (Ninh Bình) 3.075 150 307,5 15 2.767,5 135 1.025 50 1.025 50 1.025 50

16 Điểm du lịch thành phố Bắc Ninh và

phụ cận (Bắc Ninh) 4.100 200 410 20 3.690 180 1.025 50 1.025 50 2.050 100

17 Điểm du lịch quốc gia Yên Tử (Quảng

Ninh, Bắc Giang) 3.075 150 307,5 15 2.767,5 135 1.025 50 1.025 50 1.025 50

III Đầu tƣ cơ sở vật chất khu du lịch địa

phƣơng 29.725 1.450 2.972,5 145 26.752,5 1.305 6.560 320 13.325 650 9.840 480

18 Khu du lịch văn hoá-sinh thái Sóc Sơn

(Hà Nội) 4.100 200 410 20 3.690 180 1.025 50 2.050 100 1.025 50

19 Khu du lịch hồ Đải Lải (Vĩnh Phúc) 4.100 200 410 20 3.690 180 1.025 50 2.050 100 1.025 50

20 Khu du lịch hồ An Dương-đảo cò Chi

Lăng Nam (Hải Dương) 2.050 100 205 10 1.845 90 410 20 1.025 50 615 30

21 Khu du lịch VQG Xuân Thuỷ (Nam

Định) 3.075 150 307,5 15 2.767,5 135 1.025 50 1.025 50 1.025 50

22 Khu du lịch đảo Cô Tô (Quảng Ninh) 6.150 300 615 30 5.535 270 1.025 50 3.075 150 2.050 100

23 Khu du lịch đảo Bạch Long Vĩ (Hải

Phòng) 6.150 300 615 30 5.535 270 1.025 50 3.075 150 2.050 100

24 Khu du lich Cồn Vành (Thái Bình) 4.100 200 410 20 3.690 180 1.025 50 1.025 50 2.050 100

IV Đầu tƣ cơ sở vật chất các khu, điểm 75.850 3.700 7.585 370 68.265 3.330 27.265 1.330 30.135 1.470 18.450 900

Page 84: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 84

du lịch ĐP khác

V Đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực 10.250 500 1.025 50 9.225 450 2.050 100 4.100 200 2.050 200

VI Đầu tƣ xúc tiến quảng bá, xây dựng

thƣơng hiệu 10.250 500 1.025 50 9.225 450 2.050 100 4.100 200 4.100 200

VII Đầu tƣ bảo vệ tài nguyên môi trƣờng 10.250 500 1.025 50 9.225 450 2.050 100 4.100 200 4.100 200

VIII Đầu tƣ hạ tầng du lịch, đầu tƣ khác 353.215 17.230 35.321,5 172,3 317.893,5 15.507 51.865 2.530 69.3905 3.410 231.445 11.290

TỔNG NHU CẦU ĐẦU TƯ 605.000 29.500 60.500 2.950 544.500 26.550 123.000 6.000 160.000 7.800

322.000

15.700

Tỷ giá quy đổi: 1 USD = 20.500VNĐ

Page 85: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 85

5. Định hƣớng bảo vệ môi trƣờng du lịch vùng

5. 1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường

5.1.1. Ô nhiễm chất hữu cơ trong môi trường nước: Môi trường nước mặt hầu hết

ở các đô thị và lưu vực sông Nhuệ-Đáy bị ô nhiễm các chất hữu cơ, trị số hàm lượng

các chất ô nhiễm của các thông số đặc trưng ô nhiễm hữu cơ đều vượt trị số giới hạn

tối đa cho phép đối với nguồn nước loại B từ 2-6 lần, hàm lượng Coliform nhiều nơi

cao hơn tới 2-3 lần.

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy: Các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Nhuệ hiện nay đã bị ô

nhiễm nặng, vượt mức cho phép của loại B1 theo QCVN nhiều lần, kéo theo đó là hệ

thống sông Đáy và sông Châu Giang (Hà Nam) cũng bị ô nhiễm từ sông Nhuệ.

Tại Quảng Ninh Hơn 30 triệu m3 nước thải chưa qua xử lý từ hoạt động khai thác

than hàng năm thải trực tiếp ra môi trường đã làm bẩn nguồn sinh thủy. Trong khi đó,

đất nông nghiệp bị suy kiệt, giảm năng suất cây trồng, phát sinh nhiều loại dịch bệnh.

Việc san lấp lấn biển hình thành nên các khu đô thị, dự án công nghiệp-dịch vụ ồ ạt

cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm khu vực ven bờ, làm bồi lắng hệ thống

luồng lạch.

Nguyên nhân chính: do xả thải không qua xử lí hoặc xử lí nhưng không đạt yêu

cầu của các nguồn nước thải từ các cụm/khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh

doanh dịch vụ.

5.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị ngày càng gia tăng: Ô nhiễm

bụi, úng ngập, chất thải rắn chưa được thu gom và xử lí triệt để. Theo số liệu thống kê

của Tổng cục Môi trường (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010 &

2011): Ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã vượt quy chuẩn cho phép, chủ yếu là hàm

lượng bụi cao hơn 1-2 lần. Đặc biệt, tại các công trình xây dựng, các nút giao thông

trọng điểm, mức độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 5-6 lần quy chuẩn cho phép.

Ở các đô thị lớn khác như Hải Phòng, Quảng Ninh cũng xảy ra tình trạng tương

tự. Nguyên nhân do quá trình đô thị hóa và hoạt kinh tế xã hội diễn ra mạnh mẽ ở các

địa phương, trong khi đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng xã hội chưa

tương xứng với yêu cầu phát triển. Nguồn khí thải, nước thải, chất thải rắn phát sinh

ngày càng lớn nhưng lại không được xử lí hoặc xử lí không đạt yêu cầu kỹ thuật vệ

sinh và đổ thẳng vào nguồn tiếp nhận.

5.1.3. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề: Phát triển du lịch tại các làng nghề

truyền thống đang là một hướng phát triển kinh tế được nhiều địa phương lựa chọn,

tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đang gây cản trở tới các

hoạt động phát triển du lịch làng nghề, dẫn đến giảm nguồn thu.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề diễn biến ngày càng trầm trọng

hơn. Ô nhiễm môi trường nước mặt tại các làng nghề chế biến lương thực, chăn nuôi,

sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, bị ô nhiễm các chất hữu cơ và kim loại nặng.

Page 86: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 86

Kết quả khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường Đại học

Bách Khoa Hà Nội đưa ra những con số đáng báo động: 100% mẫu nước thải ở các

làng nghề có thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu

hiệu ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề chế tác đá, tái chế kim loại bị ô

nhiễm nặng nề. Chất thải rắn ở các làng nghề hầu như không được thu gom, phân loại

và xử lí triệt để, gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường và ảnh hưởng đến sức

khỏe cộng đồng.

Nguyên nhân: Do công nghệ sản xuất tại các làng nghề còn lạc hậu, quy mô sản

xuất nhỏ, không đủ năng lực tài chính và kỹ thuật để đầu tư cải tiến công nghệ và bảo

vệ môi trường. Chưa có cơ quan nào chủ trì quản lí môi trường tại các làng nghề, hoặc

quản lí còn lỏng lẻo và hiểu biết về bảo vệ môi trường của nhân dân ở các làng nghề

còn rất hạn chế.

5.1.4. Ô nhiễm nước biển ven bờ: Theo kết quả điều tra của Viện Tài nguyên và

Môi trường Biển (Bộ Tài nguyên và Môi trường), mỗi năm Vịnh Hạ Long, Bái Tử

Long phải hứng chịu khoảng 9.000 tấn chất hữu cơ lơ lửng, khoảng 135.000 tấn kim

loại nặng và khoảng 777.500 tấn chất rắn lơ lửng hàng năm từ nguồn thải ven biển đổ

vào vịnh. Hàm lượng dầu mỡ trong nước biển ven bờ ngày càng tăng. Đặc biệt là ở các

khu vực Cửa Lục, gần cầu Bãi Cháy đều tăng dần trong 5 năm qua và thường xuyên

cao hơn tiêu chuẩn cho phép.

Tại cảng Hải Phòng, theo thống kê của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, năm 2008

có 394 tàu biển đến cảng yêu cầu được thanh thải nước thải lẫn dầu có thể gây ô nhiễm

nặng với lượng thải là 4.578 tấn, trong đó có 2.561 tấn dầu cặn. Tại cụm cảng Hải

Phòng, Quảng Ninh, theo thống kê của các Cảng vụ hàng hải địa phương, những năm

gần đây có khoảng 400 tàu xuất ngoại/tháng, lượng nước ballast cần thanh thải ước

tính khoảng 430.000 - 710.000m3/tháng

Nguyên nhân: Việc quản lí các nguồn thải dầu mỡ thải vào nước biển trong thời

gian qua chưa được chặt chẽ, do vậy mà chưa có hiệu quả. Trong khi đó nguồn thải

dầu mỡ từ hoạt động giao thông hàng hải, đánh bắt cá, hoạt động du lịch,... và đặc biệt

là sự cố tràn dầu ngày càng tăng.

5.1.5. Đa dạng sinh học đang bị suy giảm nghiêm trọng: Sự suy thoái của các hệ

sinh thái tự nhiên tiếp tục gia tăng, mặc dù tổng diện tích rừng tăng lên nhưng phần

lớn là rừng trồng, các hệ sinh thái rừng tự nhiên đang bi suy giảm nghiêm trọng, rừng

nguyên sinh có giá trị cao về đa dạng sinh học đang mất dần, các hệ sinh thái đất ngập

nước đã bị tàn phá, chuyển đổi mục đích sử dụng 1 phần. Hiện nay nhiều khu vực rừng

ngập nước thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Thủy đã bị chết. Đây là hậu quả

của việc người dân địa phương tận dụng vùng đất ngập nước nuôi tôm theo phương

pháp quảng canh cải tiến. Tại VQG Cúc Phương, lâm sản bị khai thác mạnh nhất là gỗ

và củi, việc thu hoạch ốc, nấm, măng làm thức ăn cũng như việc đi lấy thân chuối làm

thức ăn gia súc diễn ra thường xuyên. Hoạt động săn bắn và bán động vật hoang đã

làm suy giảm nghiêm trọng số lượng các loài thú, chim và bò sát trong vườn. Về khai

Page 87: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 87

thác du lịch, một lượng lớn du khách đến Cúc Phương cũng tạo khó khăn với việc

quản lý. Hoạt động của vườn lại quá tập trung vào việc phát triển du lịch cũng làm

giảm hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Việc xây dựng các hồ nhân tạo

trong vườn cũng dẫn đến một số khoảnh rừng bị phát quang và làm thay đổi chế độ

thủy văn của vùng.

5.2. Dự báo tác động của hoạt động du lịch đến môi trường

5.2.1. Trong giai đoạn xây dựng phát triển du lịch: Trong giai đoạn xây dựng các

khu du lịch, các hoạt động chủ yếu bao gồm san lấp chuẩn bị mặt bằng; khai thác vật

liệu để xây dựng các công trình hạ tầng và dịch vụ du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng

(đường giao thông, hệ thống cung cấp nước và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý

chất thải...); xây dựng các công trình dịch vụ du lịch; các hoạt động vận chuyển; v.v.

Các hoạt động này sẽ tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, môi

trường sống (nơi cư trú) của nhiều loài sinh vật, làm tăng nguy cơ mất cân bằng trong

phát triển các hệ sinh thái,... Tác động này thường nhận thấy rõ khi phát triển xây dựng

các khu du lịch ở những khu vực có môi trường nhạy cảm như rừng ngập mặn ven

biển, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

Theo định hướng phát triển không gian, dự báo các khu vực chịu áp lực lớn về

môi trường trong quá trình phát triển du lịch gồm các trọng điểm phát triển du lịch:

- Khu vực Hà Nội và phụ cận.

- Khu vực ven biển: Hạ Long-Vân Đồn-Trà Cổ.

- Khu vực Tràng An - Tam Cốc - Bích Động.

Tại các khu vực trên đều tập trung đầu tư phát triển nhiều khu điểm du lịch quốc

gia và địa phương, dân cư tập trung đông, môi trường nhạy cảm.

5.2.2. Trong quá trình hoạt động du lịch: Trong quá trình hoạt động du lịch sẽ

nảy sinh những tác động môi trường sau:

- Tăng áp lực ô nhiễm môi trường do lượng chất thải từ hoạt động của khách du

lịch trong quá trình tham quan du lịch và từ các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Tăng khả năng ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và các hệ sinh thái từ

các phương tiện dịch vụ vận chuyển, vui chơi giải trí, các cơ sở lưu trú...

- Tăng khả năng phát sinh các dịch bệnh do khách du lịch mắc phải từ nơi khác.

- Tăng nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học do có nhu cầu về thực phẩm (đặc biệt

là đặc sản), hàng lưu niệm (được làm từ các loài sinh vật quý hiếm) của du khách; do

sự tập trung lượng lớn du khách trong mùa giao phối.v.v.

- Tăng nguy cơ xói mòn vùng cát ven biển do phát triển các khu du lịch biển.

- Tăng nguy cơ ùn tắc giao thông, tăng áp lực đối với hệ thống hạ tầng xã hội,

đặc biệt trong mùa du lịch, thời gian lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần.

Page 88: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 88

Trong khuôn khổ quy hoạch vùng, theo tính tóan dự báo về lượng khách du lịch,

các tiêu chuẩn Việt Nam về cấp, thoát nước thải và chất thải rắn, có thể tính toán

lượng chất thải từ khách du lịch và các dịch vụ khác như sau:

a) Lượng nước thải sinh hoạt từ khách du lịch (Theo chỉ tiêu 150 - 200lít /người,

ngày đêm):

- Giai đoạn 2011 - 2015:10.500 m3 + 18.500 m

3 = 30.000 m

3/ngày

đêm.

- Giai đoạn 2016 - 2020: 14.000 m3 + 24.500 m

3 = 38.500 m

3/ngày

đêm.

- Giai đoạn 2021 - 2025: 20.200 m3 + 30.000 m

3 = 50.000 m

3/ngày

đêm.

- Giai đoạn 2026 - 2030: 25.000 m3 + 38.000 m

3 = 63.000 m

3/ngày

đêm.

b) Lượng chất thải rắn từ khách du lịch (Theo chỉ tiêu 0,5-1kg/người, ngày đêm):

- Giai đoạn 2011 - 2015: 18.900 tấn + 22.800 tấn = 41.700 tấn/ngày đêm.

- Giai đoạn 2016 - 2020: 27.400 tấn + 30.000 tấn = 57.500 tấn/ngày đêm.

- Giai đoạn 2021 - 2025: 37.000 tấn + 53.000 tấn = 90.000 tấn/ngày đêm.

- Giai đoạn 2026 - 2030: 45.500 tấn + 67.500 tấn = 113.000 tấn/ngày đêm.

Đây là khối lượng rác thải không nhỏ và chủ yếu tập trung ở các trọng điểm phát

triển du lịch như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình…, vì vậy có thể nói là

một cảnh báo đối với môi trường để đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu

những tác động trên.

5.3. Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch

Để phát triển du lịch bền vững, ngay từ giai đoạn quy hoạch cần đề xuất những

giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường. Việc đánh giá tác động môi trường và giải

pháp cụ thể bảo vệ tài nguyên môi trường được thực hiện khi tiến hành lập các quy

hoạch cụ thể và các dự án đầu tư. Trong khuôn khổ quy hoạch tổng thể chỉ đề xuất một

số giải pháp chỉ mang tính định hướng và thuộc một trong các nhóm giải pháp thực

hiện quy hoạch.

Page 89: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 89

PHẦN THỨ BA

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Để thực hiện có hiệu quả những nội dung của quy hoạch, cần thiết phải thực hiện

một cách đồng bộ các nhóm giải pháp về đầu tư, phát triển nhân lực, sản phẩm, xúc

tiến quảng bá, liên kết, bảo vệ tài nguyên môi trường.v.v..

1. Giải pháp về đầu tƣ

1.1. Cơ chế và chính sách đầu tư

- Nhà nước cần ban hành cơ chế chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư phát

triển tại các khu du lịch quốc gia, các khu du lịch trọng điểm khác, đặc biệt đối với các

khu vực, các địa phương còn khó khăn; khuyến khích đầu tư phát triển các loại hình du

lịch mới, các sản phẩm du lịch đặc thù.

- Thực hiện quốc tế hoá đầu tư phát triển du lịch để tăng cường thu hút đầu tư

nước ngoài, đặc biệt là những sản phẩm du lịch chất lượng cao, hấp dẫn, các khu du

lịch quan trọng.

1.2. Huy động vốn đầu tư

Để giải quyết được nhu cầu đầu tư lớn, đảm bảo sự phát triển của ngành du lịch

trên địa bàn vùng ĐBSH&DHĐB cần xem xét một số giải pháp lớn về vốn sau:

1.2.1. Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch

- Đảm bảo đủ 8% trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; thực thi

năng động và hiệu quả các cơ chế, chính sách tài chính và các chính sách liên quan để

tạo thuận lợi và thúc đẩy phát triển du lịch phù hợp với các Nghị quyết của Đảng và

Chính phủ.

- Cam kết mạnh mẽ của các địa phương trong đầu tư phát triển du lịch đặc biệt là

cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá và phát triển sản phẩm. Những lĩnh

vực ưu tiên đầu tư được xác định trong Quy hoạch phải được thực hiện nghiêm túc.

- Tăng cường huy động nguồn vốn ODA thông qua vay ưu đãi nước ngoài hoặc

phát hành trái phiếu Chính phủ cho các công trình đầu tư lớn như sân bay, bến cảng du

lịch; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế và các mối quan hệ song phương và đa phương để

kêu gọi tài trợ không hoàn lại cho các chương trình phát triển nguồn nhân lực, tăng

cường năng lực phát triển du lịch có trách nhiệm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái,

bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

1.2.2. Huy động tối đa các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch

Huy động triệt để nguồn lực tài chính từ các thành phần kinh tế, của các tổ chức

trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn với cơ cấu 92% vốn đầu tư từ khu vực

tư nhân.

Page 90: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 90

- Thực hiện xã hội hóa triệt để để phát huy vai trò năng động của thị trường tài

chính trong nhân dân; tạo cơ chế để các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đình,

cá nhân có thể tham gia vào đầu tư du lịch. Kênh đầu tư gián tiếp thông qua thị trường

chứng khoán sẽ thu hút luồng vốn đầu tư lớn vào ngành du lịch.

- Đa dạng hóa các loại hình đầu tư, tạo cơ chế thuận lợi, áp dụng thông thoáng

cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho các khu du

lịch quốc gia thông qua mô hình BT, BOT; khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế về vị trí

địa thế, đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với các công trình đầu tư du lịch.

- Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI). Thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt Nam ở

nước ngoài.

- Đẩy nhanh việc hình thành và đưa vào hoạt động Quỹ phát triển khoa học công

nghệ của doanh nghiệp du lịch. Quỹ phát triển khoa học công nghệ là quỹ do doanh

nghiệp du lịch thành lập để đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ nhằm nâng cao

sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ,

sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu ban hành quy chế hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm cho các

doanh nghiệp du lịch trên cơ sở nghiên cứu các mô hình trên thế giới và đang hoạt

động tại Việt Nam.

- Khuyến khích (bằng nhiều hình thức thích hợp) doanh nghiệp du lịch đầu tư

nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh

nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh.

1.3. Tăng cường phối hợp, liên kết trong lĩnh vực đầu tư

Các địa phương trong vùng cần liên kết, hợp tác đầu tư phát triển các công trình

vật chất kỹ thuật du lịch để tăng cường khả năng liên kết như xây dựng các trạm dừng

chân, cải tạo môi trường trên các tuyến du lịch quan trọng, các cầu cảng trên tuyến du

lịch đường sông.v.v…

2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Trong thời gian tới, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch của vùng

ĐBSH&DHĐB là xây dựng được đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng, cân đối về

cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đảm bảo về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng

yêu cầu phát triển du lịch nhanh và bền vững.

Theo dự báo của quy hoạch, nhu cầu nhân lực về số lượng tại thời điểm năm

2020 của các địa phương trong vùng ĐBSH&DHĐB là 998.300 người, trong đó

298.000 lao động trực tiếp trong du lịch và 700.300 lao động gián tiếp. Về chất lượng,

nhân lực du lịch vùng phải được trang bị đúng và đủ kiến thức, kỹ năng, quy trình kỹ

thuật nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp; tinh thần thái độ phục vụ chu

đáo tận tuỵ; có năng lực ngoại ngữ, tin học đảm bảo yêu cầu của từng nghiệp vụ cụ

thể. Về cơ cấu, nhân du lịch của mỗi địa phương trong vùng phải đảm bảo hợp lý giữa

Page 91: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 91

các trình độ đào tạo (trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp); giữa các loại

công việc (quản lý, giám sát và lao động trực tiếp); giữa các chuyên ngành và lĩnh vực

(khách sạn, nhà hàng, lữ hành, các dịch vụ khác); giữa các nghề (lễ tân, phục vụ

buồng, chế biến món ăn, hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour, nhân viên đại lý lữ

hành, điều khiển phương tiện vận chuyển khách...); giữa các địa phương trong vùng.

2.1.Quan điểm phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng

Để góp phần phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB, cần quán triệt 4 quan điểm

chủ đạo trong phát triển nguồn nhân lực du lịch:

1) Phải huy động mọi nguồn lực ưu tiên đặc biệt cho phát triển nguồn nhân lực

du lịch nhằm tạo ra một sự phát triển vượt bậc của nguồn nhân lực du lịch trong thời

gian tới. Phát triển nguồn nhân lực du lịch sẽ là yếu tố quyết định đến sự nghiệp phát

triển ngành Du lịch trong giai đoạn mới.

2) Phát triển nguồn nhân lực du lịch phải xuất phát từ công cuộc đổi mới, phát

huy thành tựu của đổi mới, gắn với Chiến lược phát triển Du lịch và Quy hoạch phát

triển nhân lực du lịch của cả nước và từng địa phương trong vùng ĐBSH&DHĐB,

phục vụ đắc lực cho việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn

2011-2020 của mỗi địa phương và cả vùng, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành

một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế sâu và toàn diện.

3) Phát triển nguồn nhân lực du lịch là trách nhiệm của toàn xã hội. Nhà nước,

nòng cốt là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Chính quyền của các địa phương trong

vùng, có trách nhiệm quản lý và tạo điều kiện cho đào tạo và sử dụng hiệu quả nhân

lực du lịch; cơ sở đào tạo du lịch phải có trách nhiệm cung cấp nhân lực đạt yêu cầu

thị trường và doanh nghiệp du lịch phải sử dụng hợp lý và hiệu quả lao động du lịch,

khuyến khích và chủ động tích cực tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực

du lịch tại doanh nghiệp và mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch. Thúc đẩy xã hội

hoá giáo dục-đào tạo và thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo nhu cầu thị trường,

nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của người học, đảm bảo thực hiện công bằng xã

hội, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, nhất là những người làm du lịch và có

nhu cầu làm du lịch.

4) Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, phát triển nguồn nhân lực du lịch

vùng phải đáp ứng yêu cầu quốc tế, từng bước đạt những tiêu chuẩn chung và được

thừa nhận trong khu vực và thế giới, tạo tiền đề cho tự do di chuyển lao động quốc tế.

Do vậy đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch phải có chất lượng cao được khu

vực và quốc tế công nhận rộng rãi. Vì thế đòi hỏi cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch trong

vùng phải được đầu tư hiện đại tầm cỡ khu vực và quốc tế; hoạt động đào tạo du lịch

vươn khỏi phạm vi mỗi địa phương, từng vùng và quốc gia.

3.2. Các phương thức phát triển nhân lực du lịch vùng

Cần tập trung vào 3 phương thức mang tính chiến lược chủ yếu: Ưu tiên, khuyến

khích; tạo và huy động nguồn lực và liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát

triển nhân lực từng địa phương và cả vùng.

Page 92: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 92

Phương thức thứ nhất xuất phát từ điều kiện hiện nay của nước ta nói chung và

vùng ĐBSH&DHĐB nói riêng. Các lĩnh vực mà các địa phương trong ĐBSH&DHĐB

cần ưu tiên, khuyến khích trước hết là:

- Phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành về từng lĩnh vực chuyên sâu của hoạt

động du lịch;

- Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch;

- Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước, nhất là công chức cấp

tỉnh và cấp huyện;

- Hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích xã hội hoá đào tạo du lịch.

Phương thức thứ hai là tạo và huy động nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực

du lịch. Phương thức này thực chất bắt nguồn từ quan điểm xã hội hóa giáo dục và đào

tạo. Trong phương thức này không chỉ có Nhà nước mà cả cộng đồng, cá nhân, các

thành phần kinh tế, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân nước ngoài đều có điều kiện

thuận lợi và có nghĩa vụ tham gia vào quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

du lịch cho vùng.

Phương thức thứ ba là liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế tạo sự liên kết chặt

chẽ hơn nữa giữa 3 nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà sử dụng lao động trong quá

trình phát triển nhân lực du lịch cho vùng ĐBSH&DHĐB. Nhà nước tạo môi trường

pháp lý, tạo chuẩn quốc gia về nhân lực làm cơ sở cho đào tạo và sử dụng lao động,

thúc đẩy và kiểm tra, giám sát đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Các cơ sở đào

tạo, dạy nghề du lịch liên kết với nhau và với doanh nghiệp du lịch; các doanh nghiệp

du lịch liên kết với nhau và với cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch để tạo nguồn lực cho

nhau, để kiểm định đầu ra của cơ sở đạo tạo, dạy nghề du lịch, nâng cao và chuẩn hóa

đầu vào cho cơ sở sử dụng lao động du lịch, điều chỉnh các hoạt động của từng đơn vị.

Liên kết này sẽ bền vững nhờ việc quan tâm huy động nội lực để thực hiện; đồng thời

chú trọng hợp tác và hội nhập quốc tế để có thêm nguồn tài chính, kiến thức, công

nghệ, kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực, trước tiên là phát triển đội ngũ

chuyên gia, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý nhà nước và kinh doanh. Vì vậy tăng

cường chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế trong phát triển nguồn nhân lực du lịch

phải rất được coi trọng. Đây sẽ là biện pháp mạnh, nhanh và hiệu quả trong việc tăng

cường được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên, giáo viên tại các cơ sở đào tạo

du lịch của các địa phương.

3.3. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng

Đến năm 2020, tầm nhìn 2030, mỗi địa phương theo đặc thù và khả năng của

mình sẽ có hệ thống giải pháp khác nhau, nhưng nhìn chung có thể bao gồm:

- Hoàn thiện và đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch: Xây

dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế và cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về

phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân lực du lịch ở địa phương theo hướng tạo

môi trường thuận lợi đẩy mạnh xã hội hoá phát triển nhân lực và thực hiện cơ chế thị

Page 93: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 93

trường có sự quản lý của Nhà nước để phát triển nhân lực; thực hiện tốt chính sách tài

chính về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị

trường lao động du lịch phục vụ nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung-cầu về nhân

lực du lịch. Cải cách hành chính trong quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch với sự

phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng, xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các

thành phần tham gia vào phát triển nhân lực du lịch; tiếp tục cải cách thủ tục hành

chính; và đổi mới kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.

- Quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở nghiên cứu về du lịch

các cấp đào tạo, dạy nghề và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo:

Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thống nhất về cơ sở vật chất kỹ thuật (tiếp cận

chuẩn mực quốc tế) các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu về du lịch. Quy hoạch hệ

thống cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở nghiên cứu du lịch phù hợp với yêu cầu phát

triển ngành Du lịch. Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, dạy nghề

và nghiên cứu của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về du lịch của địa phương.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên trình độ cao: Phát hiện, đào tạo và sử

dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên trình độ cao có khả năng gắn kết đào tạo, nghiên

cứu khoa học với thực tiễn hoạt động của ngành Du lịch. Các địa phương của

ĐBSH&DHĐB cần có biện pháp thu hút lao động tay nghề cao, nghệ nhân, các nhà

quản lý giỏi, như đãi ngộ cao (hộ khẩu, cấp đất ở, nhà ở, lương...) để có thêm các đào

tạo viên du lịch.

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nhân lực du lịch: Đầu tư

xây dựng mới những cơ sở đào tạo du lịch theo quy hoạch. Nâng cấp, hiện đại hoá các

cơ sở đào tạo hiện có đảm bảo đạt tiêu chuẩn.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển nhân lực du lịch: Đưa nội dung đào

tạo phát triển nhân lực ngành Du lịch vào các cam kết hợp tác đa phương và song

phương của địa phương, tập trung đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, sinh viên du lịch;

trao đổi thực tập; xây dựng và cung cấp chương trình, giáo trình; xây dựng cơ sở vật

chất kỹ thuật. Đổi mới thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài phục vụ phát triển

nhân lực ngành Du lịch. Có chính sách, cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường

thu hút chuyên gia giỏi là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, người Việt

Nam công tác ở các địa phương trong nước và người của địa phương mình công tác ở

các địa phương khác trong nước cho phát triển nhân lực du lịch của địa phương mình.

Tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch và cơ sở nghiên cứu du lịch của

địa phương mở rộng hợp tác liên kết hợp tác với nước ngoài nhằm năng cao năng lực

đào tạo và nghiên cứu về phát triển nhân lực du lịch.

- Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của

các tổ chức và nhân dân về phát triển nhân lực ngành Du lịch: Tuyền truyền, giáo dục

hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông để định hướng cho học sinh phổ

thông lựa chọn nghề, lựa chọn trường. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp,

các ngành và đoàn thể về phát triển nhân lực ngành Du lịch, thay đổi nhận thức và

hành vi của các tổ chức đào tạo, dạy nghề du lịch và sử dụng nhân lực du lịch theo

Page 94: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 94

hướng tăng cường độc lập, tư chủ và hoạt động thích nghi với thị trường lao động, đẩy

mạnh liên kết. Giáo dục cộng đồng dân cư về phát triển nhân lực du lịch trong điều

kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Mỗi địa phương nên

xây dựng đề án tạo việc làm, trong đó chú trọng tạo việc làm thông qua du lịch, tại các

đô thị, khu công nghiệp và phân bố lại lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp,

giữa thành thị và nông thôn; hỗ trợ đào tạo và hướng dẫn tự tạo việc làm thông qua

phát triển kinh tế hộ gia đình làm du lịch, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đào

tạo tay nghề để khôi phục, phát triển nghề cổ truyền tạo điểm tham quan du lịch và sản

xuất hàng lưu niệm...; tranh thủ trợ giúp quốc tế và trong nước cho mục đích nhân đạo,

gắn với việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí và giáo dục du lịch.

- Huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực ngành Du lịch: Tăng nguồn

ngân sách Nhà nước (ngân sách trung ương và địa phương). Tăng nhanh các nguồn lực

của khu vực doanh nghiệp (các thành phần kinh tế), đặc biệt là trong việc phát triển hệ

thống dạy nghề du lịch nhằm đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Thực hiện chính sách học phí đáp ứng nhu cầu đào tạo đảm bảo chất lượng và phù hợp

với khả năng người học; sử dụng hiệu quả hơn công cụ học phí trong việc điều tiết quy

mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo. Mở rộng và phát triển mạnh hình thức tín dụng đào

tạo cho sinh viên nghèo và con em gia đình chính sách. Mở rộng hợp tác quốc tế và sử

dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, FDI, viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước

ngoài để phát triển đào tạo nhân lực du lịch. Huy động các nguồn lực của các tổ chức

xã hội... cho phát triển đào tạo nhân lực ngành Du lịch trên địa bàn vùng.

Để có được nhân lực du lịch đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, trong khi Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nguồn nhân

lực du lịch đến năm 2020, các địa phương của vùng ĐBSH&DHĐB cần chủ động xây

dựng cho mình chương trình phát triển nhân lực du lịch. Các chương trình phát triển

nhân lực du lịch này sẽ tích hợp lại thành chương trình phát triển nhân lực du lịch của

vùng ĐBSH&DHĐB.

3. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá

3.1. Xây dựng chiến lược về Marketing du lịch cho các tỉnh trong vùng

Xây dựng chiến lược Marketing du lịch chung cho toàn vùng Đồng bằng sông

Hồng là thực sự cần thiết và quan trọng trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch của vùng.

Đây chính là kế hoạch xúc tiến quảng bá mang tính tổng thể của toàn vùng, là sự thống

nhất trong việc định hướng xúc tiến quảng bá du lịch chung cho toàn vùng để từ đó

định hướng được sự hợp tác, phát triển của các tỉnh trong vùng trong công tác xúc tiến

quảng bá du lịch. Mỗi tỉnh trong vùng sẽ có được hướng đi của mình trong công tác

xúc tiến quảng bá du lịch mà không gây ảnh hưởng tới hình ảnh chung.

3.2. Nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng xúc tiến quảng bá

Cần nghiên cứu, xác định và phân loại đối tượng xúc tiến quảng bá du lịch, tránh

lãng phí do hoạt động xúc tiến quảng bá không đúng đối tượng. Nhờ có nghiên cứu thị

trường sẽ giúp cho việc xây dựng các chương trình quảng bá sẽ có hiệu quả cao hơn

Page 95: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 95

phù hợp với từng loại đối tượng và thị trường khách du lịch. Vì vậy trước khi thực

hiện công việc xúc tiến quảng bá đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu thị trường

khách du lịch thì mới có thể xây dựng được các chương trình xúc tiến quảng bá có chất

lượng và đem lại hiệu quả cao trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

3.3. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch đặc trưng vùng để phục vụ

cho công tác xúc tiến quảng bá

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch là công việc lâu dài, đòi hỏi phải có

thời gian dài. Thương hiệu sản phẩm du lịch không tự nhiên mà có, nó được đúc kết

dần theo thời gian và quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó yếu tố tạo hình ảnh và ấn

tượng tốt trong tâm chí du khách là yếu tố có vai trò quan trọng. Để có được hình ảnh

và ấn tượng tốt đối với du khách cần phải xây dựng được sản phẩm du lịch có chất

lượng, có tính đặc trưng cao, các dịch vụ du lịch bổ trợ cũng phải có chất lượng cao,

công tác xúc tiến quảng bá tốt, cộng đồng dân cư tại mỗi điểm đến phải có nhận thức

tốt về vai trò của họ trong phát triển du lịch...Thương hiệu sản phẩm du lịch thường

được quyết định bởi chất lượng các dịch vụ du lịch tại mỗi điểm đến. Vì vậy để xây

dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch vùng thì việc làm trước tiên là cần phải nâng

cao chất lượng dịch vụ du lịch tại mỗi điểm đến.

3.4. Sử dụng các công cụ xúc tiến, quảng bá tiên tiến

Ngày nay, công cụ xúc tiến, quảng bá du lịch rất đa dạng và phong phú, công cụ

xúc tiến quảng bá có tính hiệu quả cao mà chi phí tương đối thấp và được sử dụng

nhiều nhất đó là công cụ xúc tiến quảng bá du lịch trên Internet. Sự tiện dụng của công

nghệ Internet, cần phải được ứng dụng và tận dụng một cách tối đa trong công tác

quảng bá, xúc tiến du lịch trong điều kiện nguồn tài chính của một số tỉnh còn hạn hẹp.

Bên cạnh đó cần sử dụng các công cụ có tính đại chúng như như truyền thông,

truyền hình, báo, đài của địa phương cũng như trung ương để quảng bá xúc tiến hình

ảnh du lịch riêng của từng địa phương và của vùng tới các thị trường khách du lịch

trong nước và quốc tế. Ngoài ra có thể sử dụng các công cụ quảng cáo khác như tập

gấp, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu,... nhưng cần hạn chế vì hiệu quả của công cụ này

chưa cao chi phí lại tương đối lớn.

Tổ chức thực hiện các chiến dịch truyền thông tuyên truyền và nâng cao nhận

thức du lịch trong cộng đồng về phát triển du lịch. Tận dụng tối đa sức mạnh truyền

thông, đặc biệt các hình thức mới và có khả năng mang lại hiệu quả như truyền thông

qua các mạng xã hội.

3.5. Xây dựng và đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực thực hiện xúc tiến quảng bá

có tính chuyên nghiệp cao

Đội ngũ nhân lực làm công tác xúc tiến quảng bá du lịch cần phải có tính chuyên

nghiệp cao, có chuyên môn về công tác xúc tiến quảng bá du lịch thì mới có khả năng

đảm trách được các công việc xúc tiến quảng bá du lịch, nhiệm vụ này ngày càng có

vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch và ảnh hưởng của nó đến thị

trường du lịch là tương đối lớn. Nhu cầu thị trường ngày càng phong phú, đa dạng và

Page 96: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 96

đòi hỏi ngày càng cao, các thị trường khách càng trở nên khó tính, khó tiếp cận,...

chính vì thế công tác xúc tiến quảng bá du lịch ngày càng khó khăn, phức tạp hơn để

chiều lòng nhu cầu của các thị trường khách khó tính, vì thế nó đòi hỏi người thực hiện

các nhiệm vụ xúc tiến phải có tính chuyên nghiệp cao hơn.

Để đảm bảo đội ngũ nhân lực thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch có

tính chuyên nghiệp cao thì cần phải tổ chức tuyển chọn nguồn nhân lực thật kỹ lưỡng

đảm bảo có đủ trình độ và chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ, bên cạnh đó cần thường

xuyên, liên tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân lực đã lựa chọn để chuyên môn của

họ không bị lạc hậu so với sự phát triển nhanh chóng của thị trường.

3.6. Xây dựng quỹ hỗ trợ công tác xúc tiến quảng bá du lịch

Quỹ hộ trợ công tác quảng bá xúc tiến du lịch chỉ để phục vụ cho công tác xúc

tiến quảng bá du lịch và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện công tác xúc tiến

quảng bá du lịch. Quỹ này được thành lập dựa trên nguồn kinh phí hỗ trợ từ các doanh

nghiệp du lịch trong nước hoặc thu nhập từ du lịch trích lại.

Quỹ này sẽ hỗ trợ các tỉnh khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp

mới thành lập trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch, đặc biệt là hỗ trợ một phần

kinh phí cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của trung tâm xúc tiến du lịch của cả

vùng, đảm bảo hoạt động xúc tiến quảng bá của vùng được thường xuyên và liên tục.

3.7. Xây dựng cơ chế, chính sách trong quảng bá xúc tiến du lịch

Xây dựng cơ chế hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cần phải đảm bảo các quy

định của pháp luật Việt Nam, đồng thời phải phù hợp với điều kiện của từng địa

phương trong vùng. Xây dựng cơ chế hoạt động có tính khoa học, đảm bảo hoạt động

xúc tiến quảng bá được diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch

tham gia xúc tiến quảng bá du lịch.

Trong điều kiện kinh tế một số tỉnh trong vùng vẫn còn nhiều khó khăn, cần xây

dựng chính sách ưu đãi trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch như hỗ trợ và tạo điều

kiện thuận lợi để các tỉnh, các doanh nghiệp du lịch tham gia công tác xúc tiến quảng

bá, hỗ trợ kinh phí để quảng bá, hỗ trợ kinh phí để đào tạo nhân lực trong công tác

quảng bá, hỗ trợ xây dựng các website về du lịch của từng tỉnh...

- Xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Huy động các nguồn vốn trong

và ngoài nước, tập thể và cá nhân trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc

tiến quảng bá.

- Xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành trong hoạt động xúc tiến quảng

bá du lịch, cơ chế tham gia và huy động vốn đối với các đơn vị, doanh nghiệp tham gia

hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch quốc gia.

4. Giải pháp phát triển thị trƣờng và sản phẩm

Thị trường và sản phẩm du lịch đi đôi với nhau vì vậy để thực hiện được các mục

tiêu của quy hoạch, một tong những giải pháp quan trọng là phải thực hiện đồng bộ

giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch.

Page 97: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 97

4.1. Nhóm giải pháp về thị trường

Căn cứ định hướng thị trường khách du lịch vùng ĐBSH&DHĐB và xu thế phát

triển du lịch trên thế giới, giải pháp cơ bản phát triển thị trường của Vùng gồm:

- Xây dựng chiến lược về thị trường khách để phát triển du lịch một cách ổn định

và mang tính bền vững.

- Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để nắm bắt đặc điểm, thị hiếu

từng thị trường từ đó có kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch phù hợp.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thị trường trong đó ưu tiên phát triển thị

trường gần, duy trì thị trường truyền thống và hướng tới thị trường mở rộng.

4.2. Nhóm giải pháp về sản phẩm

Để phát huy hiệu quả tiềm năng du lịch của Vùng, tăng cường thu hút khách du

lịch, kéo dài thời gian du lịch và tăng mức chi tiêu của khách du lịch, cần thiết phải có

các giải pháp phát triển sản phẩm như sau:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch gắn với việc phát triển sản phẩm du lịch

đặc trưng của Vùng, có tính cạnh tranh cao tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm du

lịch Vùng. Các sản phẩm du lịch đặc trưng mang tính cạnh tranh cao dựa trên các Di

sản văn hóa thế giới gắn với văn minh sông Hồng, Kỳ quan thiên nhiên mới của thế

giới, các Di sản thiên nhiên thế giới, các khu dự trữ sinh quyển và các tài nguyên khác

được UNESCO vinh danh; các di tích cấp Quốc gia đặc biệt trên địa bàn Vùng.

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch theo từng tiểu vùng và địa phương, sản phẩm du

lịch chuyên đề để tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.

- Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch bổ trợ để tăng cường thu

hút khách du lịch, tăng nguồn thu và kéo dài thời gian du lịch.

- Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch

để góp phần phát huy hiệu quả của công tác xã hội hóa phát triển du lịch.

5. Giải pháp về tổ chức quản lý quy hoạch

5.1. Tăng cường phối hợp, liên kết quản lý nhà nước về du lịch giữa Trung

ương và các địa phương trong vùng

Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ở các cấp, đặc biệt

ở Trung ương trong việc phối hợp liên ngành, liên tỉnh.

Phối hợp, liên kết trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý tài

nguyên, đào tạo phát triển nhân lực.

5.2. Thực hiện phân cấp quản lý triệt để và thống nhất

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương quản lý theo các tiêu chuẩn,

quy chuẩn, quy phạm ngành; các địa phương trong vùng trực tiếp quản lý tài nguyên

và phát triển du lịch theo quy hoạch ngành, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được

Page 98: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 98

cấp thẩm quyền phê duyệt và các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành.

6. Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ

6.1.Tăng cường kiên kết ứng dụng khoa học và công nghệ giữa các địa

phương trong vùng

Xây dựng, ban hành hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thống kê du lịch vùng.

Từng bước tiếp cận và áp dụng hệ thống tài khoản vệ tinh trong lĩnh vực du lịch tạo cơ

sở vững chắc cho phương pháp thống kê du lịch.

Liên kết ứng dụng trong quản lý tài nguyên, quy hoạch, quản lý các nghiệp vụ

ngành.

Liên kết ứng dụng trong các hoạt động kinh doanh.

6.2.Phối hợp nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng, khai thác hiệu quả công nghệ

thông tin cho phát triển du lịch, đặc biệt trong các lĩnh vực xúc tiến quảng bá, đào tạo

nhân lực du lịch.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; tăng cường

hợp tác ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu giữa các địa phương đặc biệt với

các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương như Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Trung

tâm Công nghệ thông tin.v.v.

Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ phát triển sản phẩm du

lịch đặc thù kể cả các đặc sản tự nhiên của vùng; bảo tồn và phát triển các giá trị văn

minh lúa nước sông Hồng.

7. Giải pháp về liên kết phát triển du lịch

Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB sẽ không thể phát triển mạnh và bền vững nếu

không đặt trong mối quan hệ các địa phương trong vùng để khai thác bản sắc đặc trưng

và thế mạnh của vùng. Do đó, giải pháp liên kết giữ vai trò quan trọng đối với phát

triển du lịch vùng. Nội dung của giải pháp gồm:

7.1. Tăng cường khả năng liên kết

Để góp phần tăng cường liên kết vùng phát triển du lịch trước hết cần phải tăng

cường khả năng liên kết giữa các địa phương, các ngành. Cụ thể là:

- Tạo cơ chế bình đẳng, cởi mở, thông thoáng về liên kết phát triển du lịch giữa

các địa phương, các cấp các ngành trên địa bàn vùng trên tinh thần giúp đỡ lẫn nhau,

đặc biệt các địa phương có ngành du lịch phát triển, có nhiều tiềm năng cần giúp đỡ

các địa phương yếu hơn.

- Tăng cường cơ sở vật chất liên kết phát triển du lịch vùng, trong đó đặc biệt chú

trọng nâng cấp các công trình, môi trường du lịch trên tuyến liên tỉnh. Hệ thống giao

thông các tỉnh đồng bằng sông Hồng có mạng lưới phát triển đến tất cả các khu vực,

Page 99: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 99

tuy nhiên chất lượng vẫn còn hạn chế đặc biệt hệ thống đường bộ. Vì vậy trước mắt

cần nâng cấp các trục giao thông liên tỉnh, bảo đảm đi lại thuận tiện. Bên cạnh đó,

nâng cấp các cảng đường sông và phương tiện vận chuyển đường thủy. Để thực hiện

giải pháp này cần tăng cường phối hợp liên ngành đặc biệt là giữa ngành Du lịch với

các ngành Giao thông, Xây dựng…

7.2. Đổi mới nội dung liên kết

Việc liên kết đồng bộ để phát triển du lịch các tỉnh vùng ĐBSH&DHĐB không

phải chỉ là việc kết nối các sự kiện, mà phải dựa trên những quy tắc nhất định. Để thực

sự liên kết phát triển du lịch, cần thực hiện động bộ, toàn diện sự liên kết trong nhiều

lĩnh vực như sau:

7.2.1. Liên kết và hợp tác quảng bá xúc tiến du lịch: Liên kết, hợp tác trong công

tác xúc tiến quảng bá du lịch đang là xu hướng phát triển chung về du lịch, hiệu quả từ

việc liên kết và hợp tác đã đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia, học tập kinh

nghiệm, trao đổi thông tin về thị trường, trợ giúp nhau trong công tác xúc tiến quảng

bá du lịch khi có sự xa cách về mặt địa lý... để mở rộng thị trường và tăng cường công

tác xúc tiến quảng bá du lịch thì tất yếu cần phải liên kết và hợp tác.

Liên kết hợp tác xúc tiến quảng bá là xây dựng nội dung xúc tiến quảng bá vùng

như một điểm đến. Lấy lợi thế và bản sắc của địa phương này để vực dậy điểm yếu

của địa phương khác, từng bước mang lại sự phát triển đồng bộ, hài hòa.

Tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước, chú trọng liên kết các cơ

quan truyền thông có uy tín trong và ngoài nước. Đẩy mạnh liên kết với các cơ quan

ngoại giao tại các nước là thị trường nguồn trong việc quảng bá và tạo dựng hình ảnh

du lịch vùng.

7.2.2. Liên kết, hợp tác khai thác và phát triển thị trường: Thị trường khách du

lịch phân bố khắp mọi nơi, trong khi đó sản phẩm du lịch thường nằm tại những vị trí

xác định gọi là điểm đến. Các liên kết và hợp tác trong vùng bao gồm: liên kết và hợp

tác giữa các sở du lịch của các tỉnh, giữa các sở với các doanh nghiệp kinh doanh du

lịch trên địa bàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh, liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh

doanh du lịch với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại mỗi tỉnh

khác nhau... Việc liên kết này sẽ là một trong những cách thức quảng bá hữu hiệu hình

ảnh du lịch tại mỗi điểm tới thị trường khách du lịch trong nước, thông qua sự hợp tác

này sẽ tạo ra những đầu mối để khai thác và mở rộng thị trường du lịch cho mỗi điến.

Cùng liên kết và hợp tác với nước ngoài sẽ giảm bớt được nhiều chi phí như: chi

phí nghiên cứu thị trường tại nước liên kết, chi phí quảng bá xúc tiến du lịch nước

ngoài, tạo dựng được thương hiệu sản phẩm đối với thị trường nước ngoài, học hỏi và

trao đổi kinh nghiệm...việc nắm bắt và mở rộng thị trường nước ngoài sẽ trở nên dễ

dàng hơn và hiệu quả khai thác, mở rộng thị trường sẽ tốt hơn.

Du lịch có tính đa ngành chính vì vậy việc hợp tác giữa du lịch với các ngành

khác thực sự cần thiết trong việc khai thác và phát triển thị trường. Các hãng hàng

không, đường sắt, vận tải thủy, vận tải bộ... là những lĩnh vực có ảnh hưởng không nhỏ

Page 100: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 100

tới mỗi sản phẩm du lịch tại mỗi điểm đến, họ đồng thời là những phương tiện hữu

hiệu trong công tác quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch.

Thời gian tới, đồng bằng sông Hồng cần xây dựng một kế hoạch tuyên truyền,

quảng bá chung trong kế hoạch tổng thể liên kết phát triển du lịch. Từng địa phương

nên chú trọng quảng bá để xây dựng thương hiệu du lịch trên cơ sở một sản phẩm, một

loại hình du lịch đặc sắc nhất.

7.2.3. Liên kết, hợp tác trong phát triển sản phẩm: Hợp tác để phát triển tour,

tuyến du lịch, kết nối các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương sẽ tạo ra một sản

phẩm có tính liên vùng, đa dạng và phong phú sẽ tạo được sự hấp đẫn cho du khách.

Kết nối các sản phẩm du lịch tại mỗi địa phương là xu thế phát triển tất yếu của sản

phẩm du lịch. Sự hợp tác trong phát triển sản phẩm sẽ tạo ra lợi ích cho tất cả các bên

tham gia hợp tác, các lợi ích đó là: thị trường du lịch sẽ được mở rộng, cùng nhau chia

sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng sản phẩm du lịch, nâng cao hiệu quả cạnh tranh,

xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm du lịch, tạo được sự thống nhất trong khai

thác sản phẩm du lịch tại mỗi điểm đến...

Các liên kết ở đây là các liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong ngành,

hoặc với một số lĩnh vực khác có liên quan. Liên kết và hợp tác trong phát triển sản

phẩm du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng trước hết là sự liên kết giữa các tỉnh

trong vùng với nhau, tiếp đến là liên kết với các trung tâm du lịch lớn của cả nước như

trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, thành phố Đà Nẵng,.. cuối

cùng là liên kết với các đối tác nước ngoài.

Ngoài nhóm sản phẩm du lịch đặc thù của toàn vùng, cần có các sản phẩm du

lịch phát huy lợi thế về tính đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch trong vùng để

đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Do đó cần liên kết các địa phương trên bình diện

tổng thể hoạch khu vực để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Ví dụ: Hải Phòng, Thái

Bình, Nam Định, Ninh Bình liên kết phát triển du lịch vùng ven biển đồng bằng sông

Hồng, khai thác tiềm năng khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà (Hải

Phòng) và châu thổ sông Hồng (Thái Bình, Nam Định), hoặc kết nối dòng văn hóa

Trần tại Nam Định trong mối liên hệ với các địa danh liên quan ở Thái Bình, Ninh

Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, thủ đô Hà Nội để khai thác và phát huy có

hiệu quả hơn nữa giá trị văn hóa Trần hướng tới mục tiêu phát triển du lịch trong

không gian văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng...

7.2.4. Liên kết xây dựng thương hiệu du lịch cho vùng: Phải xây dựng được

thương hiệu du lịch vùng và thương hiệu mạnh của từng địa phương. Hai loại hình

thương hiệu du lịch này phải bổ sung và kết nối trong tất cả các hoạt động du lịch. Có

như vậy mới tạo được tính chuyên nghiệp, hoạt động du lịch có đẳng cấp. Ðây cũng là

cơ sở để phân công nhiệm vụ, tùy thuộc vào hiệu quả kinh tế nội vùng và cũng là cơ sở

để xây dựng nền tảng cho phép quảng bá du lịch lâu dài, hiệu quả. Liên kết cùng phát

triển để bảo đảm tăng trưởng bền vững mang lại hiệu quả xã hội tốt đẹp đang là xu thế

nền tảng, xích lại gần nhau hơn giữa các tỉnh, thành phố khu vực. Gạt bỏ tính cục bộ

Page 101: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 101

để chủ động liên kết, hợp tác thật sự hiệu quả đang là thách thức và cũng là cơ hội đặt

ra cấp thiết trước ngành du lịch - dịch vụ tại vùng hiện nay.

Ngoài ra các địa phương cũng cần có sự liên kết, phối hợp trong việc quản lý bảo

vệ, khai thác tài nguyên và môi trường, liên kết trong vực đào tạo nguồn nhân lực,

trong ứng dụng khoa học công nghệ.v.v…

Có thể thấy, sự liên kết, phối hợp hành động một cách đồng bộ, thống nhất và

toàn diện là yếu tố quyết định đến sự phát triển của du lịch vùng. Ðiều này đòi hỏi ý

thức trách nhiệm ở từng người, từng ngành, từng đơn vị và địa phương vì lợi ích phát

triển chung. Sự liên kết yếu kém sẽ làm du lịch vùng phát triển với tốc độ chậm, đồng

thời cũng ảnh hưởng tiêu cực đến việc triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương,

chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

7.3. Mở rộng hình thức liên kết

Việc liên kết phát triển du lịch vùng ĐBSH&DHĐB, có thể được hình thành với

nhiều hình thức khác nhau:

- Tất cả các địa phương trong vùng với chủ đề chung văn minh sông Hồng;

- Từng nhóm địa phương với nhau theo chủ đề riêng như biển đảo Đông Bắc;

sinh thái hang động hoặc các chủ đề văn hóa lịch sử theo triều đại phong kiến, theo

đặc điểm về tài nguyên.v.v…

7.4. Xây dựng mô hình liên kết

Vùng là lãnh thổ mang tính chất chuyên ngành, không có tổ chức quản lý nhà

nước vì vậy việc liên kết mang tính tự nguyện. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của

việc liên kết theo vùng cần xây đựng được mô hình liên kết và quy chế hoạt động

thống nhất:

Chủ thể liên kết là các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch; địa phương là nơi cung

cấp sản phẩm, tạo môi trường thuận lợi cho liên kết; cơ quan quản lý nhà nước về du

lịch ở Trung ương là đầu mối liên kết, đóng vai trò nhạc trưởng.

Sự kết nối tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng chính là sự chia sẻ các sản phẩm du

lịch trong cùng một tour du lịch với các sản phẩm đặc sắc nhất và là yếu tố hấp dẫn

nhằm kéo dài thời gian lưu lại của du khách. Các địa phương trên cơ sở định hướng

sản phẩm du lịch cần phối hợp phát triển sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp liên kết phát triển sản phẩm.

8. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch vùng

8.1. Giải pháp về quy hoạch du lịch với môi trường

Kết quả phân tích ảnh hưởng của du lịch đến môi trường bắt đầu từ công tác xây

dựng công trình du lịch và trong quá trình hoạt động du lịch. Vì vậy, quy hoạch du lịch

cần được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất để bảo vệ môi trường.

Trong quy hoạch du lịch cần xác định vùng giải trí, vùng cần bảo vệ, vùng du

Page 102: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 102

ngoạn yên tĩnh, vùng xem, ngắm động vật, thực vật v.v…và những tác động đến môi

trường để có hướng đánh giá tác động môi trường khác nhau.

Quy hoạch du lịch cần tính toán cụ thể và đề xuất các giải pháp về không gian, về

kiến trúc cảnh quan để hạn chế những tác động đến môi trường.

Trong quy hoạch du lịch việc thiết lập các tuyến thăm quan sẽ có ý nghĩa quan

trọng nhằm định hướng hoạt động du lịch. Các tuyến phải đảm bảo sự an toàn cho các

giống loài quý hiếm, các khu sinh thái nhạy cảm nhất. Chúng kéo dài thời gian lưu trú

của khách, tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch, tiếp cận tốt hơn với những dịch vụ,

song lại ít tác động nguy hại nhất với bảo tồn. Các tuyến tham quan có tầm quan trọng

đặc biệt trong bất cứ một khu du lịch nào, cần được chú ý đầy đủ ở vườn quốc gia

hoặc các địa điểm du lịch mới hoặc đang phát triển.

8.2. Luật pháp và chính sách về bảo vệ môi trường

Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường trên

cơ sở triển khai Luật Bảo vệ môi trường và các Luật khác có liên quan; xây dựng và

ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng các công trình du lịch phù hợp với

cảnh quan, môi trường.

Tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, phát triển và kinh doanh du lịch;

chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, các điểm du lịch, khu du lịch và

khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Áp

dụng chế độ xử phạt rõ ràng đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Các công

cụ kinh tế được sử dụng nhiều để quản lý và bảo vệ môi trường gồm:

+ Thuế và phí môi trường: Thuế và phí môi trường được sử dụng nhằm tạo một

hành lang pháp lý để điều chỉnh trực tiếp hành vi của các chủ thể gây ô nhiễm môi

trường, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo lập và sử dụng nguồn kinh phí trực tiếp đó để

đầu tư xây dựng các biện pháp cải thiện, bảo vệ hệ sinh thái.

Đối tượng nộp thuế là các tổ chức cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước thuộc

mọi thành phần kinh tế quốc doanh, không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác,

hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm lưu động hay cố định

có khai thác, sử dụng tài nguyên lòng đất, mặt đất, mặt nước...

Phí môi trường phần lớn dành cho hoạt động bảo vệ môi trường, tính trên lượng

phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực

do chất ô nhiễm gây ra đối với môi trường.

+ Giấy phép mua bán (Cota): Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm

tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng

cách phát hành những giấy phép thải gọi là côta gây ô nhiễm và chính thức công nhận

quyền được phát thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một

giai đoạn nhất định cho các nguồn thải.

+ Ký quỹ môi trường: Là công cụ kinh tế được áp dụng cho các ngành kinh tế dễ

gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các

Page 103: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 103

doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn

để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số

tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu

doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Trong quá trình thực hiện đầu

tư và sản xuất, nếu doanh nghiệp có các biện pháp chủ động khắc phục, không để xảy

ra ô nhiễm hoặc suy thoái ra môi trường như đúng cam kết thì số tiền ký quỹ sẽ được

hoàn trả lại cho xí nghiệp. Nếu xí nghiệp không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản,

số tiền trên sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố.

Hiện nay, những lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh thường sử dụng hình thức

ký qũy môi trường là khai thác khoáng sản, khai thác rừng hay một số các nguồn tài

nguyên khác…Đối với các doanh nghiệp du lịch cũng cần phải kí quỹ môi trường trước

khi tham gia kinh doanh du lịch.

+ Nhãn sinh thái: Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam phải hội

nhập và tuân thủ những giá trị kinh doanh chung của thế giới, trong đó có các giá trị về

bảo vệ môi trường. Các ngành tiêu biểu gồm, lâm sản xuất khẩu và thủy sản, ngành du

lịch hiện nay chưa được áp dụng một cách bào bản. Do vậy, nếu ngành du lịch áp dụng

nhãn sinh thái sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn trong bảo vệ tài nguyên và môi trường

8.3. Giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu

Xác định biến đổi khí hậu ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển du lịch vùng nhất là

đối với việc bảo vệ nguyên và môi trường du lịch, vì vậy để góp phần thực hiện quy

hoạch, cần thiết phải có các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

8.3.1. Nâng cao nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu: Cần thiết nâng cao

nhận thức toàn xã hội về tác động của BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch, đặc

biệt là du lịch biển vì đây là nội dung mới. Việc nâng cao nhận thức thể hiện bằng

nhiều hình thức tuyên truyền bằng phim ảnh; giáo dục; tổ chức hội nghị, hội thảo, tập

huấn.v.v… gắn liền với giáo dục nâng cao nhận thức về ngành.

8.3.2. Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch

Hoàn thành nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du

lịch” trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH; tiến tới

thực hiện, lồng ghép các phương án thích ứng với BĐKH trong các quy hoạch cấp

vùng và địa phương. Điều chỉnh quy hoạch và các mục tiêu phát triển phù hợp với

mức độ tác động của BĐKH đối với hoạt động du lịch ở từng khu vực lãnh thổ cụ thể.

Tích cực tham gia các hoạt động trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển,

trên các đảo nơi có hoạt động du lịch nhằm hạn chế tác động trực tiếp của các hiện

tượng thời tiết cực đoan (bão, lốc, v.v.), nước dâng do bão và gió mùa, xói lở đường

bờ do mực nước biển dâng, v.v.

Trong những trường hợp đặc biệt, cần có phương án xây dựng đê, kè chắn sóng

để bảo vệ những đối tượng tài nguyên du lịch, hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du

lịch có giá trị cấp quốc gia, quốc tế. Những phương án này cần được tính toán thận

Page 104: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 104

trọng, có cơ sở khoa học với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ các ngành khoa học có

liên quan như địa lý, địa chất, hải dương học, xây dựng công trình, v.v.

Việc xây dựng hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở những khu vực

được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH theo kịch bản do Bộ Tài nguyên và

Môi trường công bố cần được tính toán kỹ lưỡng để hạn chế tới mức thấp nhất tác

động của BĐKH, đặc biệt ở vùng ven biển, đảo.

Đối với hoạt động lữ hành ở những khu vực chịu tác động mạnh của BĐKH, cần

xây dựng các phương án ứng phó trong trường hợp chương trình du lịch đang thực

hiện bị ảnh hưởng mạnh bởi tác động bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan.

8.3.3. Tăng cường năng lực giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu

trong lĩnh vực du lịch

Khuyến khích phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch thân thiện với

môi trường phù hợp với lý luận và thực tiễn.

Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng góp phần tích cực vào nỗ lực giảm

nhẹ tác động của BĐKH đến phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo: năng lượng mặt trời, năng lượng gió,

năng lượng sóng – thuỷ triều thông qua các hoạt động xếp hạng “thân thiện với môi

trường”, phát triển tiêu chuẩn “Nhãn sinh thái” cho các cơ sở dịch vụ du lịch, trong đó

tiêu chí sử dụng năng lượng thay thế sẽ được xem là một trong những tiêu chí quan

trọng hàng đầu.

Để khuyến khích việc sử dụng năng lượng tái tạo trong hoạt động du lịch, nhà

nước cần có chính sách ưu tiên tín dụng với hỗ trợ một phần từ ngân sách để đầu tư

ban đầu cho chuyển giao công nghệ và lắp đặt thiết bị điện sử dụng năng lượng thay

thế (điện mặt trời, điện gió, điện sóng-thuỷ triều, điện sinh học)

Khuyến khích các doanh nghiệp triển khai áp dụng mô hình “3R”, có chính sách

ưu đãi tín dụng, hỗ trợ từ ngân sách hoặc giảm thuế cho các doanh nghiệp đặc ký sử

dụng mô hình “3R”, coi đây là tiêu chí xếp hạng “thân thiện với môi trường” với tiêu

chuẩn “Nhãn sinh thái”.

Tăng cường quản lý hoạt động du lịch theo “sức chứa” nhằm hạn chế tác động

của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường tự nhiên.

8.4. Giải pháp về kỹ thuật khắc phục sự cố về môi trường

8.4.1. Nghiên cứu xác định mức chịu tải của các khu du lịch nhằm ngăn chặn các

sự cố do quá tải: Tài nguyên và môi trường ở một khu du lịch sẽ không được bảo vệ tốt

nếu phát triển du lịch quá mức chịu tải, do vậy việc nghiên cứu mức chịu tải của một khu

du lịch và duy trì sự phát triển du lịch trong chừng mực đó là hết sức quan trọng.

Sức chịu tải ở đây được thể hiện là các chỉ số quan tâm nhất tại một địa điểm

nhất định trong một phân khu nhất định, thiết lập được các tiêu chuẩn cho các chỉ số

giới hạn cho các thay đổi có thể chấp nhận được.

Page 105: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 105

8.4.2. Nghiên cứu các kỹ thuật duy trì, phục hồi và bảo vệ các tài nguyên du

lịch: Như chúng ta đã biết tác động của hoạt động du lịch lên tài nguyên tự nhiên là rất

lớn, hầu hết các hoạt động du lịch đều dựa trên sự tồn tại và mức độ đa dạng của tài

nguyên do vậy sự suy giảm của tài nguyên là ít hay nhiều chứ không thể tránh khỏi.

Nghiên cứu những quy luật ảnh hưởng của du lịch đến tài nguyên và khả năng phục hồi

của tài nguyên để xây dựng được những biện pháp kỹ thuật duy trì và phục hồi chúng.

Những công trình nghiên cứu trước tiên phải tập trung vào việc giảm thiểu các tác

động cơ học đến tài nguyên như việc dẫm đạp lên cây non, chặt phá rừng, khai thác cát…

Các loài động vật, thực vật quý hiếm và các loài đặc hữu là nguồn tài nguyên vô

cùng hấp dẫn khách du lịch cần phải có những biện pháp khoanh nuôi bảo vệ để khôi

phục và nhân giống.

Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án cần tính đến tác động lên tài

nguyên và môi trường của các dự án đó. Các dự án xây đường ra đảo và đường giao

thông trong rừng rất có thể ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật, làm chia cắt sinh

cảnh, vô hình chung đã tạo ra mô hình sinh học đảo làm các loài động vật, thực vật

khó có khả năng sinh sản để duy trì giống nòi dẫn đến suy giảm tài nguyên.

8.4.3. Xây dựng mạng lưới giám sát quan trắc, đánh giá tài nguyên: Mạng lưới

giám sát tài nguyên dựa trên sự phối hợp chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương.

Hoạt động bảo vệ, giám sát và đánh giá phải mang tính chất liên vùng, bởi tài nguyên

không chỉ phân bố trong một địa phương, do vậy cần phải có sự phối kết hợp hài hòa

giữa các cơ quan chức năng.

Sự đánh giá về số lượng, chất lượng tài nguyên cần phải thực hiện thường xuyên

và lâu dài dựa trên sự giám sát tài nguyên để có được những dự báo về sự biến đổi tài

nguyên nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời.

8.4.4. Ứng dụng khoa học công nghệ để quản lý tài nguyên và môi trường: Ngày

nay, người ta ứng dụng công nghệ Viễn thám (Remote Sensing-RS) và Hệ thống thông tin

địa lý (Geoghraphical Information System-GIS) trong quản lý tài nguyên và môi trường

rất phổ biến và coi như một công cụ không thể thiếu được trong bất cứ nghiên cứu nào,

công cụ này đã chứng minh được vai trò của chúng và đem lại hiệu quả rất cao đặc biệt là

khi nghiên cứu trên diện rộng phù hợp với sự phân bố của tài nguyên thiên nhiên.

Tài nguyên và môi trường du lịch là những yếu tố dưới tác động của các hoạt

động phát triển kinh tế-xã hội của con người. Nếu không có được những công cụ đủ

mạnh để quản lý sự biển động đó theo không gian và thời gian thì khó có thể kiểm soát

kịp thời, có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và ngăn chặn sự suy giảm tài nguyên.

Để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên du lịch cần phải kiểm kê tài nguyên, đánh

giá, xếp loại tài nguyên, và nghiên cứu biến động tài nguyên.

Kiểm kê tài nguyên được thực hiện một cách dễ dàng nhờ hệ thống GIS kết hợp

với RS, với ứng dụng của các công cụ này sẽ cho phép người sử dụng thống kê được

tài nguyên trên diện rộng, ví dụ như số lượng các hang động, các vườn Quốc gia, các

khu bảo tồn thiên nhiên hay diện tích rừng… Kèm theo các thông số về thống kê hệ

Page 106: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 106

GIS còn có thể cung cấp kèm theo sơ đồ phân bố các tài nguyên đó với các chú giải

cần thiết giúp ta nắm bắt được tốt hơn.

Việc đánh giá phân loại cũng có thể thực hiện một cách tự động nhờ công cụ của

GIS với mô hình phân loại phù hợp Đối với nghiên cứu biến động tài nguyên sử dụng

kỹ thuật chồng ghép bản đồ trong hệ thống GIS cho phép đưa ra những đánh giá thích

hợp phục vụ cho mục đích quản lý và bảo tồn tài nguyên.

8.4.5. Xây dựng và bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn vùng và từng

địa phương: Gồm khoanh định các tài nguyên có tính đa dạng sinh học cao như các

sinh thái biển, rạn san hô, rừng quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, các di tích thiên nhiên

đã được xếp hạng; khu vực cảnh quan; di tích văn hoá lịch sử,v.v.. dễ bị ảnh hưởng do

các hoạt động phát triển du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác như cảng

biển, khai thác nuôi trồng thủy sản, xây dựng; tổ chức theo dõi thường xuyên những

biến động để có những giải pháp kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài

nguyên và môi trường du lịch; quản lý chặt chẽ những hoạt dộng du lịch và hoạt động

kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ tài nguyên môi trường du lịch.

8.5. Giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường

8.5.1.Tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục công tác

điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên, môi trường: Mở rộng và đổi mới hình thức

giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường với mục tiêu xây dựng một nguồn nhân lực có

kiến thức, kĩ năng, khả năng tư duy để quản lý, khai thác hợp lý tài nguyên.

Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường du lịch nói riêng thông

qua hoạt động hợp tác với các tổ chức về du lịch như WTO, PATA, ASEANTA ...

hoặc các tổ chức quan tâm đến việc bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường như

GEF, IUCN, WWF, ENV, MCD... đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu

khoa học, chuyển giao công nghệ, góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng môi

trường du lịch cũng như sản phẩm du lịch của vùng

8.5.2. Nâng cao trách nhiệm cho cộng đồng đối với bảo vệ tài nguyên và môi

trường: Thông qua công tác truyền giáo dục cho cộng đồng dân cư hiểu được mục

đích bảo vệ tài nguyên môi trường là tài nguyên môi trường ảnh hưởng đến công ăn

việc làm và đời sống của cộng đồng. Ở đâu có tài nguyên du lịch, có môi trường

xanh-sạch-đẹp thì ở đó có thể thu hút được khách du lịch, có việc làm và có thu nhập.

8.6. Tăng cường hợp tác, liên kết các địa phương trong vùng về công tác bảo

vệ tài nguyên môi trường

Việc hợp tác liên kết thể hiện toàn diện từ quy hoạch, quản lý quy hoạch, ứng

dụng KH&CN đến công tác ứng phó biến đổi khí hậu.v.v..

9. Giải pháp bảo đảm an ninh, quốc phòng

Tăng cường hợp tác, liên kết liên ngành giữa ngành Du lịch, chính quyền địa

phương với ngành Công an theo Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BCA-

BVHTTDL ngày 22/7/2009 về hướng dẫn phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia,

Page 107: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 107

trật tự an toàn xã hội trong hoạt động du lịch; với ngành Ngoại giao, Bộ đội Biên

phòng về bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ trong hoạt động du lịch khu vực biên

giới, hải đảo; với ngành Y tế về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động

kinh doanh du lịch.v.v…

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch để góp phần giữ vững chủ

quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Để thực hiện có hiệu quả các định hướng của Quy hoạch vùng cần thiết có sự

phối hợp liên ngành, các địa phương trong vùng dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Nhà

nước về du lịch. Kiến nghị phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Ban Chỉ đạo Nhà nƣớc về du lịch

Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch chỉ đạo các hoạt động của Bộ Văn hoá, Thể

thao và Du lịch và các Bộ, Ngành, địa phương liên quan trong việc giải quyết những

vấn đề mang tính liên ngành, liên tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch.

2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phân công cụ thể cho các đơn vị trực thuộc Bộ:

a) Tổ chức công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch.

b) Chủ trì xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các khu du

lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia trên địa bàn vùng.

c) Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương trong vùng thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong mọi hoạt động

du lịch.

d) Chủ trì các hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp, Hiệp

hội du lịch, các địa phương trong vùng.

đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động phát triển du lịch cho các

giai đoạn 5 năm phù hợp định hướng Quy hoạch.

e) Tiến hành sơ kết hàng năm, đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện điều

chỉnh quy hoạch cho phù hợp thực tế.

g) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, chương trình, đề

án, dự án chuyên ngành văn hóa, thể thao phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch vùng.

h) Hướng dẫn các địa phương trong vùng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch; quy hoạch các khu, điểm du lịch địa phương trên địa bàn tỉnh.

3. Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ

Theo chức năng và thẩm quyền, tham mưu trình Chính phủ lồng ghép các

chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động của ngành với phát triển du

Page 108: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 108

lịch vùng; tích cực phối hợp có hiệu quả với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong

việc giải quyết những vấn đề liên ngành. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan tới việc xác

định nhiệm vụ đầu tư Nhà nước cho du lịch, cơ chế chính sách đầu tư du lịch, tín dụng

ưu đãi và tạo các cân đối về vốn và nguồn lực khác, huy động các nguồn tài trợ trong

và ngoài nước cho phát triển du lịch.

b) Bộ Tài chính thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan về cơ chế, chính sách về

tài chính, thuế, hải quan; xác định tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho triển khai thực

hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng.

c) Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ chức năng liên quan

tới phát triển kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, đặc biệt là hàng không, đường

biển, trật tự an toàn giao thông; Lồng ghép nội dung phát triển hạ tầng giao thông phục

vụ phát triển du lịch vào trong các quy hoạch ngành giao thông. Quan tâm tới việc cải

tạo, nâng cấp hệ thống giao thông phục vụ phát triển du lịch; cải thiện công tác an toàn

giao thông; Triển khai công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phù hợp với các

mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn vùng được xác định trong quy hoạch này.

d) Bộ Nội vụ thực hiện những nội dung liên quan đến hoàn thiện bộ máy quản lý

nhà nước về du lịch; tăng cường năng lực cơ quan xúc tiến quốc gia, cơ chế hợp tác

giữa khu vực công và khu vực tư nhân;

đ) Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ chức năng liên quan đến

quản lý nhà nước về thông tin, tuyên truyền du lịch; quản lý ứng dụng công nghệ

thông tin và truyền thông trong hoạt động du lịch.

e) Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam

tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền du lịch xúc tiến quảng bá tiềm năng và cơ

hội phát triển du lịch vùng cũng như nâng cao nhận thức về du lịch.

g) Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng nhiệm vụ

liên quan tới thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, an ninh, an toàn và đẩy mạnh xúc

tiến quảng bá du lịch ở nước ngoài. Phối hợp với ngành du lịch trong việc khai thác tài

nguyên phát triển du lịch gắn với giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt là khu vực

biên giới, hải đảo.

h) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế thực hiện các

chức năng nhiệm vụ liên quan tới quy hoạch quỹ đất cho hoạt động du lịch; bảo vệ

môi trường du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về du lịch

và liên quan tới du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm …

i) Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện

chức năng nhiệm vụ liên quan tới phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường năng

lực cơ sở đào tạo du lịch; chế độ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động.

k) Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện nhiệm

vụ liên quan đến việc phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa phục vụ

phát triển du lịch; Triển khai hiệu quả việc sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm

Page 109: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 109

nội địa phục vụ mục đích phát triển du lịch mua sắm; Bảo tồn và phát triển bền vững

của các làng nghề, làng Việt cổ; Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ mới trong

sản xuất sản phẩm nông nghiệp. 4. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong vùng

Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan thực

hiện các nhiệm vụ sau:

- Chủ động triển khai và mở rộng liên kết với các địa phương trên địa bàn vùng

trong công tác xúc tiến, quảng bá để thu hút khách du lịch và kêu gọi đầu tư du lịch.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng sản phẩm đặc trưng của

địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp liên kết hợp tác phát triển

du lịch với các địa phương trong vùng.

- Căn cứ nội dung quy hoạch tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển

du lịch, các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tổng

thể du lịch vùng và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Chỉ đạo, quản lý tốt việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch đặc biệt đối với

những khu vực được định hướng phát triển thành khu, điểm du lịch quốc gia.

- Chú trọng công tác trật tự an toàn giao thông nhằm cải thiện an toàn cho du

khách, nâng cao hình ảnh du lịch vùng và địa phương.

- Giáo dục quần chúng nhân dân gìn giữ và phát huy giá trị tài nguyên du lịch

hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, khai thác lâu dài.

- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch để phát huy sức mạnh các thành phần

kinh tế trong và ngoài tỉnh phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch. Khuyến

khích người dân cùng tham gia với các nhà đầu tư nhằm mục đích gắn kết lợi ích giữa

nhà đầu tư và cộng đồng, để cộng đồng có thể hưởng lợi lâu dài từ những tài nguyên

của địa phương, đồng thời góp phần hạn chế những khó khăn vướng mắc trong việc

triển khai dự án, đặc biệt đối với việc giải phóng mặt bằng.

- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của quy hoạch, cần thiết lập kênh trao đổi

thông tin thường xuyên giữa các cấp quản lý trong lãnh thổ để có được những phương

án chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư thực hiện sát những tư

tưởng phát triển chung của tòan vùng.

- Tổ chức tốt, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra hoạt động đầu tư, khai thác phát

triển du lịch.

5. Doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội

Các doanh nghiệp chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình liên kết phát

triển du lịch, liên kết phát triển sản phẩm, xúc tiến, quảng bá.v.v…

Hiệp hội Du lịch và các tổ chức xã hội khác theo phạm vi chức năng hoạt động

nắm bắt mục tiêu, quan điểm liên kết phát triển du lịch vùng để cụ thể hóa thành

Page 110: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 110

chương trình hành động của mình để hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho thực hiện các

mục tiêu của quy hoạch.

Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngành du lịch và chính

quyền các địa phương trên địa bàn vùng trong việc quảng bá hình ảnh du lịch vùng;

vận động, tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch,

về quy hoạch du lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

Cộng đồng dân cư có trách nhiệm tích cực tham gia vào các hoạt động kinh

doanh du lịch và các hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa, cảnh quan; bảo vệ tài

nguyên môi trường du lịch theo các quy hoạch.

Page 111: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 111

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

1. Du lịch vùng ĐBSH&DHĐB có vị trí quan trọng đối với sự phát triển du lịch

cả nước. Vùng ĐBSH&DHĐB với trung tâm là Thủ đô Hà Nội là một trong 2 thị

trường phân phối khách lớn nhất ở nước ta. Cùng với vùng Đông Nam Bộ, vùng

ĐBSH&DHĐB là một trong hai vùng dẫn đầu về phát triển du lịch của cả nước.

2. Tài nguyên du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB phong phú và đa dạng với thế

mạnh nổi bật là hệ thống di sản văn hóa gắn với nền văn minh lúa nước sông Hồng,

bên cạnh đó là cảnh quan thiên nhiên mà tiêu biểu là di sản thiên nhiên thế giới, kỳ

quan thế giới mới vịnh Hạ Long, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển Cát Bà,

Tam Đảo, Xuân Thủy, các cảnh quan giá trị khác như Tràng An, Tam Cốc-Bích

Động,v.v. tạo nên một không gian du lịch đặc biệt hấp dẫn.

3. Là một trong những không gian kinh tế quan trọng của cả nước, nơi tập trung

nhiều đô thị lớn, đặc biệt có Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng là trung tâm quốc gia thời

gian qua đã được thu hút và thực hiện nhiều dự án phát triển hạ tầng cơ sở, cơ sở vật

chất kỹ thuật. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du

lịch nói riêng ở khu vực này.

4. Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, mật độ dân cư đông, sự phát triển nhiều ngành

kinh tế khác nhau trên một địa bàn hẹp cũng là thách thức đối với phát triển du lịch.

5. Sự phát triển du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB vừa qua đã góp phần tích cực

vào sự phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo thêm

nhiều công ăn việc làm cho các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, du lịch vùng

ĐBSH&DHĐB chưa phát triển đúng tiềm năng và khả năng vốn có. Du lịch vùng

chưa có được đầy đủ những sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng và có sức cạnh tranh

cao. Hoạt động du lịch của vùng ĐBSH&DHĐB chưa thể hiện sự liên kết thống nhất

trong một tổng thể.

Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư còn rất hạn chế trong điều kiện quy hoạch còn

chắp vá, các điều kiện cơ sở hạ tầng, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch còn chưa

rõ ràng, nhiều nơi còn chồng chéo chức năng. Bên cạnh đó, vùng ĐBSH&DHĐB là

một cấp lãnh thổ trung gian không có cơ quản quản lý phát triển du lịch vùng để thực

hiện công tác quản lý trên bình diện chung....

6. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên

hải Đông Bắc là bước cụ thể hóa Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 qua đó đề xuất được hệ thống quan điểm mục

tiêu và các định hướng phát triển du lịch vùng trên cơ sở tăng cường liên kết, hợp tác

một cách toàn diện giữa các địa phương, các ngành trên địa bàn để phát huy lợi thế

tiềm năng, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù đưa vùng ĐBSH&DHĐB trở thành

điểm đến và đầu mối phân phối khách hàng đầu cả nước.

Page 112: QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐBSH&DHĐB ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH – 58,KIM MÃ - HÀ NỘI: TEL.37343131. FAX.8240407 112

II. KIẾN NGHỊ

Để thực hiện có kết quả "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng

ĐBSH&DHĐB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030", kiến nghị đối với Chính

phủ một số vấn đề chủ yếu sau :

1. Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch ưu tiên cấp vốn xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trong các khu, điểm

du lịch quốc gia và các khu du lịch quan trọng khác trên địa bàn vùng, đặc biệt là

những khu vực còn khó khăn, kém phát triển, biên giới, hải đảo…; tập trung đầu tư cải

tạo môi trường tại các trọng điểm du lịch quốc gia, dọc các tuyến du lịch quốc gia trên

địa bàn vùng.

2. Chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

nâng cấp cảng tàu du lịch biển ở Hạ Long (Quảng Ninh); nghiên cứu xây dựng cảng

tàu du lịch liên vùng ở Đồ Sơn (Hải Phòng) để mở rộng và tăng cường khả năng liên

kết vùng.

3. Chỉ đạo Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch phát triển hệ thống làng nghề, các làng Việt cổ, các làng chuyên canh gắn

với sản phẩm lúa nước để phục vụ phát triển du lịch.

4. Chỉ đạo các Bộ, Ngành khác phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tích

cực lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án trọng điểm

(như chương trình biển Đông hải đảo, nông thôn mới,…)với phát triển du lịch trên địa

bàn vùng ĐBSH&DHĐB.

5. Chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban

Nhân dân các tỉnh, thành phố trên địa bàn vùng thực hiện các chức năng nhiệm vụ đã

được phân công đối với quy hoạch; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo dõi, kiểm

tra và tổng hợp báo cáo việc triển khai thực hiện quy hoạch hàng năm.