Top Banner
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Phần I NHỮNG CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH DU LỊCH I.1. Sự cần thiết lập quy hoạch du lịch Long An là cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và là một trong 8 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam; phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp TP. Hồ Chí Minh; phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang và phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh Long An có 14 đơn vị hành chính với thành phố Tân An là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Tỉnh. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh khoảng 4.500 km 2 , dân số năm 2011 khoảng 1,45 triệu người, mật độ 323 người/km 2 . Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam và tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh; có đường biên giới dài 133 Km với Campuchia, Long An chịu sự ảnh hưởng rất lớn của quá trình phát triển vùng, có nhiều thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hóa và phát triển các loại hình dịch vụ, trong đó có du lịch. Trong những năm qua, phát huy những lợi thế về vị trí và tiềm năng cùng với sự nỗ lực, Long An đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội; kinh tế của tỉnh liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Từ một tỉnh thuần nông, hiện nay Long An đã có cơ cấu kinh tế là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm tới gần 70% GDP. Phát triển dịch vụ, trong đó du lịch đóng vai trò quan trọng, là định hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Là địa phương có tiềm năng khá phong phú về tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên Viện Du lịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn 6
193

“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Jan 11, 2017

Download

Documents

phamliem
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phần I

NHỮNG CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT QUY HOẠCH DU LỊCH

I.1. Sự cần thiết lập quy hoạch du lịch

Long An là cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và là một trong 8 địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam; phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp TP. Hồ Chí Minh; phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang và phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh Long An có 14 đơn vị hành chính với thành phố Tân An là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Tỉnh. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh khoảng 4.500 km2, dân số năm 2011 khoảng 1,45 triệu người, mật độ 323 người/km2. Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa ĐBSCL và vùng KTTĐ phía Nam và tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh; có đường biên giới dài 133 Km với Campuchia, Long An chịu sự ảnh hưởng rất lớn của quá trình phát triển vùng, có nhiều thuận lợi trong giao lưu trao đổi hàng hóa và phát triển các loại hình dịch vụ, trong đó có du lịch.

Trong những năm qua, phát huy những lợi thế về vị trí và tiềm năng cùng với sự nỗ lực, Long An đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội; kinh tế của tỉnh liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Từ một tỉnh thuần nông, hiện nay Long An đã có cơ cấu kinh tế là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm tới gần 70% GDP. Phát triển dịch vụ, trong đó du lịch đóng vai trò quan trọng, là định hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Là địa phương có tiềm năng khá phong phú về tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên dựa trên các giá trị cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng sinh thái Đồng Tháp Mười như Tân Lập, Láng Sen; hệ thống sông Vàm Cỏ; v.v...; các giá trị văn hóa lịch sử có giá trị mà tiểu biểu là cụm di tích Bình Tả (Đức Hòa), di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức (Tân An), di tích Đồn Rạch Cát, Nhà Trăm Cột (Cần Đước), Chùa Tôn Thạnh (Cần Giuộc), di chỉ văn hóa Óc Eo, v.v..., Long An có những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch làng quê. Được sự quan tâm của chính quyền và dựa trên những định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Long An giai đoạn 1998 - 2010, thời gian qua du lịch Long An bước đầu đã có được sự phát triển đáng ghi nhận, theo đó lượng khách du lịch đến Long An ngày một tăng. Nếu như năm 1997 lượng khách chỉ đạt trên 20 ngàn lượt, thì năm 2011 Long An đã đón được trên 370 ngàn lượt khách. Năm 2012 lượng khách du lịch đến Long An ước tăng 24% so với năm 2011. Đây là mức tăng trưởng khá cao về du lịch so với nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển du lịch đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

6

Page 2: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

cấu kinh tế của tỉnh; góp phần xóa đói giảm nghèo; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. 

Với chính sách cởi mở trong thu hút đầu tư du lịch, Long An đã là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư, trong đó bao gồm cả những dự án đầu tư qui mô lớn tầm quốc tế với tổng số vốn đầu tư đăng ký lên tới hàng tỷ đô la Mỹ. Theo số liệu thống kê, ước đến hết năm 2012, tỉnh Long An đã cấp mới 70 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD (tăng 3% về số dự án, 26,3% về vốn đăng ký so với năm 2011); cấp chứng nhận đầu tư cho 477 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.700 triệu USD và có 270 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện 1.700 triệu USD.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển theo những định hướng đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Long An giai đoạn 1998 - 2010, một số vấn đề đặt ra đã có những tác động nhiều đến sự phát triển du lịch bền vững ở Long An. Đó là vấn đề giữa phát triển du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa, môi trường sinh thái; vấn đề phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng; v.v... cùng những yếu tố mới nảy sinh có ảnh hưởng đến phát triển du lịch như Luật Du lịch có hiệu lực từ 01/01/2006; Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hội nhập ngày một toàn diện hơn với khu vực và quốc tế; hệ thống hạ tầng liên vùng, đặc biệt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được nâng cấp; v.v. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển du lịch Long An cùng những yếu tố mới nảy sinh trên đây cũng như yêu cầu mới của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, đặt ra đối với phát triển du lịch Long An đòi hỏi cần phải có quy hoạch mới về du lịch trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

I.2. Những căn cứ chủ yếu lập quy hoạch du lịch

- Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX năm 2001;

- Luật Du lịch, 2005;

- Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL;

- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

7

Page 3: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 205/QĐ-TCDL ngày 5/6/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm du lịch TP. HCM và phụ cận đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;

- Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ IX (giai đoạn 2011 - 2015);

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Long An 1998 – 2010;

- Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan trên địa bàn tỉnh Long An;

- Thực tiễn và nhu cầu phát triển du lịch Việt Nam, vùng du lịch trọng điểm Nam Trung Bộ và Nam Bộ và tỉnh Long An trong tình hình mới.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

8

Page 4: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phần IIĐIỀU KIỆN, NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

II.1. Điều kiện và nguồn lực phát triển du lịch

II.1.1 Tài nguyên du lịch

II.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Theo tổ chức lãnh thổ các vùng kinh tế, Long An là địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN). Phía Bắc Long An giáp Campuchia với đường biên giới dài 133 km, phía Nam giáp Tiền Giang, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Đông giáp TP. Hồ Chí Minh và Tây Ninh. Với vị trí địa lý khá đặc biệt như vậy, Long An đóng vai trò cầu nối giữa hai vùng kinh tế này. Hầu hết các hoạt động xuất phát từ vùng KTTĐPN và hướng về khu vực ĐBSCL, hoặc ngược lại và kết nối với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, đều đi qua tỉnh Long An, vì thế Long An có vị thế chiến lược quan trọng trong giao thương và du lịch.

b) Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên

Long An là địa phương thuộc châu thổ ĐBSCL có độ cao trung bình so với mực nước biển chỉ khoảng 2 - 3m, không có sự chênh lệch lớn về độ cao địa hình trong toàn tỉnh nên về mặt tự nhiên có thể nói Long An là một khu vực đồng nhất, giữa các nơi trong tỉnh ít có sự chênh lệch về khí hậu, thời tiết, nhiệt độ và lượng mưa.

Địa hình tỉnh Long An chủ yếu là bằng phẳng. Các khu vực đất thấp chiếm tới 66% diện tích tự nhiên. Cao độ trung bình là 0,75 m, cao nhất là 6,5 m. Địa hình có xu thế thấp dần từ Tây lên Bắc, ra phía Đông và phía Nam. Địa hình tỉnh Long An được chia thành ba khu vực chính: khu vực phù sa cổ dọc biên giới, khu vực đồng bằng ngập nước và khu vực cửa sông Vàm Cỏ từ phía Bắc Quốc lộ 1A xuống phía Đông Nam. Khu vực này bao gồm các huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, thành phố Tân An, phía Nam huyện Thủ Thừa và huyện Bến Lức. Đây là khu vực bằng phẳng, không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và có mật độ dân số cao.

Ở khu vực giáp với Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh của tỉnh có địa hình gò, đồi cao hơn một chút. Ở phía Tây, tồn tại địa hình đầm lầy, là một phần của Đồng Tháp Mười (hình thành trong đợt biển tiến Hôlôxen ngập vào tận Châu Đốc - Đồng Tháp và sau đó biển thoái hình thành nên các vùng trũng Đồng Tháp Mười), quanh năm ngập nước.

Theo các kết quả nghiên cứu gần đây thì hiện nay vùng châu thổ Tây Nam Bộ nói chung và bộ phận lãnh thổ Long An nói riêng cấu trúc địa chất vẫn chưa thật ổn định và có xu hướng tiếp tục bị sụt lún.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

9

Page 5: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Lãnh thổ Long An nằm trong vùng khí hậu gió mùa á xích đạo có mùa khô rõ rệt kéo dài. Tổng lượng bức xạ hàng năm đạt 130 - 135kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ: 70 - 75kcal/cm2/năm tạo cho lãnh thổ có một nền nhiệt cao. Tổng nhiệt độ hàng năm hơn 9.3000C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C - 280C, biên độ nhiệt trong năm nhỏ 30 - 40C, mùa đông không lạnh như các tỉnh phía Bắc.

Trên lãnh thổ tỉnh trong năm thịnh hành 2 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (tháng 10 đến tháng 4) và gió mùa Tây Nam (tháng 5 đến tháng 9).

Lượng mưa trung bình năm đạt 1.500mm và phân mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa hạ, khoảng từ tháng 5 - tháng 11, tập trung 90% lượng mưa năm - mưa lớn vào tháng 9, 10. Từ tháng 12 đến tháng 4 là thời kỳ ít mưa, gây nên thời tiết khô hạn ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt (lượng mưa cực tiểu thường rơi vào tháng 2). Nhìn chung trên toàn lãnh thổ lượng mưa phân bố tương đối đồng đều, riêng vùng Đông Bắc mưa nhiều hơn chút ít. Tuy nhiên ngay trong mùa mưa vẫn có thời kỳ hạn xen kẽ, thời gian ngắn mà dân địa phương gọi là hạn Bà Chằn, hay xảy ra vào tháng 7, 8. Độ ẩm trung bình năm khoảng 79%. Vào các tháng mưa, độ ẩm lớn hơn nhiều các tháng khô song sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không nhiều như lượng mưa. Lượng mưa phân bố không đều trên cả tỉnh, giảm dần từ khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện Đông Nam gần biển có lượng mưa thấp nhất.

Mạng lưới thuỷ văn của tỉnh Long An cũng như các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL có đặc trưng chung là hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá dầy. Sông lớn nhất chảy qua lãnh thổ tỉnh Long An là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây.

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua địa phận tỉnh Tây Ninh rồi tới Long An (đoạn trong tỉnh dài 145km, sâu 17 - 21m). Với khả năng cung cấp 18,5 m³/s trong mùa khô trực tiếp cho các huyện Đức Huệ, Đức Hòa và Bến Lức. Sông Vàm Cỏ Tây cũng bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua Long An với chiều dài 160km, độ sâu trung bình 12 - 15m, uốn thành nhiều khúc. Hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp lưu trở thành sông Vàm Cỏ (dài 35km rộng trung bình 400m) đổ ra biển tại cửa sông Soài Rạp. Dọc theo các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có rất nhiều rạch lớn nhỏ, luồn sâu vào các thôn xóm, bưng, trấp như rạch Thiên, rạch Bùng Binh lớn, rạch Mỹ Hòa, rạch Mỹ Thạnh, kênh Trà Cú Thượng, rạch Cá Rô, rạch Cái Dừa, rạch Bông Súng, rạch Bà Lộc...

Với cảnh quan đẹp dọc bên hai bờ sông, lưu lượng nước khá ổn định quanh năm, và có khả năng tiếp cận đến các làng quê nơi còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương, sông Vàm Cỏ được xem là dạng tài nguyên du lịch đặc biệt có giá trị để khai thác tạo sản phẩm du lịch đặc thù của Long An.

Ngoài ra trên lãnh thổ Long An còn có một số con sông nhỏ khác như sông Cần Giuộc dài 38km quanh năm nước sông hầu như bị nhiễm mặn do nằm sát biển,

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

10

Page 6: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

hai bên bờ sông cũng có nhiều con rạch ăn sâu vào các cánh đồng như rạch Dứa, rạch Chà Là, rạch Núi, rạch Cầu Tràm, rạch Nước Mặn.

Ngoài mạng lưới sông, rạch chằng chịt, Long An còn có một hệ thống kênh đào khá dày phần lớn tập trung ở các huyện Đồng Tháp Mười và các huyện vùng ven như kênh Hồng Ngự, kênh Dương Văn Dương, kênh Phước Xuyên, kênh Trà Cú Thượng, kênh Bo Bo, kênh Bảo Định, kênh Thủ Thừa... Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Long An là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất đồng thời lại là những đường giao thông thuỷ thuận lợi trong toàn tỉnh cũng như đi các tỉnh khác trong khu vực Nam Bộ.

Hình 2 - Bản đồ hệ thống nước mặt tỉnh Long An

Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thủy chế sông ngòi cũng phân ra 2 mùa rõ rệt mùa lũ và mùa cạn phù hợp với mùa khô và mùa mưa. Mùa lũ thường từ tháng 7 đến tháng 10.

Tổng lưu lượng nước ngầm ở Long An ước tính xấp xỉ 1,5 triệu m³/ngày. Tổng công suất khai thác vào năm 2008 ở mức 110.000 m3/ngày, tỷ lệ khai thác nước ngầm đạt mức 7,5% tổng trữ lượng. Nước ngầm được khai thác chủ yếu phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt và nước cấp cho sản xuất của một số nhà máy và khu công nghiệp. Khai thác nước ngầm chủ yếu tập trung ở một số huyện như Đức Hòa, Bến Lức, thành phố Tân An, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Châu Thành. Độ sâu khai thác bình quân của tỉnh là trên 200m. Ở một số địa điểm khai thác nước nông hơn như ở Đức Hòa độ sâu khai thác chỉ vào khoảng 20 - 30m.

Về thủy triều, Long An nằm trong khu vực có chế độ bán nhật triều do ảnh hưởng từ biển đông thông qua cửa sông Soài Rạp. Một ngày triều là 20 giờ 50 phút; mỗi chu kỳ nằm phía Nam Quốc lộ 1A, cũng là các huyện bị xâm nhập mặn 4 - 6

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

11

Page 7: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

tháng mỗi năm. Thủy triều ở sông Soài Rạp (3,5 – 3,9m) lấn sâu vào trong đất liền, nhất là vào mùa khô, khi dòng chảy của hai sông Vàm Cỏ đã yếu đi nhiều.

Long An là một trong những tỉnh có diện tích lớn nhất vùng ĐBSCL, trải dài từ Đông sang Tây với lớp phủ thổ nhưỡng khá đa dạng gồm một số loại đất chính sau:

- Đất phù sa không bị nhiễm mặn, phèn chủ yếu ở các huyện Đức Huệ, Đức Hòa.... Độ phì nhiêu của đất tương đối tốt.

- Đất phèn (có các phản ứng chua) tập trung chủ yếu ở các huyện Vĩnh Hưng, Tân Thạnh và Mộc Hóa.

- Đất mặn chủ yếu ở Cần Đước, Cần Giuộc, quanh thành phố Tân An, ven sông Vàm Cỏ.

- Đất cát trên các giồng cát tập trung chủ yếu ở phía Đông của tỉnh, ít có khả năng sử dụng cho nông nghiệp.

Hình 3 - Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Long An

Về mặt tài nguyên đất đai, Long An vừa có những thuận lợi (diện tích rộng, khá thuần nhất), vừa có khó khăn do 80% đất mặn, đất phèn.

Đến năm 2010, đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (80,5%), trong đó 68,9% đất sản xuất nông nghiệp, 9,8% đất lâm nghiệp và 1,9% đất nuôi trồng thủy sản. Đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 19,5%, trong đó 5,3% là đất ở. Trong tổng số 300.297 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa chiếm 258.847 ha (chiếm 57,6% tổng diện tích đất). Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng liên tục, chủ yếu dành cho các mục đích phát triển các khu dân cư, các công trình công cộng và đất phi

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

12

Page 8: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

nông nghiệp khác. Xu hướng này là do đô thị hóa và công nghiệp hóa, dự kiến các tác động sẽ vẫn tiếp tục diễn ra.

Các giá trị sinh thái có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái

Thực vật: Trước kia thảm thực vật tự nhiên ở Long An khá phong phú với nhiều cây thân gỗ như sao, dầu, bằng lăng xen kẽ trảng cỏ, lau, sậy bạt ngàn và những đầm lầy nơi mọc các loại sen, súng,... Hiện nay thảm thực vật ấy đã bị khai phá, thay vào đó là các loại cây trồng ăn trái, cánh đồng lúa, hoa màu.

Ở vùng cửa sông ven biển phát triển các loại cây mắm, đước, dừa nước, ô rô, cóc, giá, chà là... Trong đó ở những vùng đất trũng, bị nhiễm mặn, dừa nước rất phát triển tạo ra những diện tích rộng lớn như ở Cần Đước, Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ. Ở khu vực Đồng Tháp Mười (Tân Thạnh, Vĩnh Hưng) tràm là loại cây phát triển phổ biến, tuy nhiên do sự khai thác thiếu quản lý, những khu rừng tràm nguyên sinh còn không nhiều. Xen giữa các khu tràm tập trung là các trảng lau sậy, đầm sen, súng... là những sinh cảnh đất ngập nước điển hình của vùng trũng Đồng Tháp Mười.

Trên địa bàn Long An, tổng diện tích rừng tập trung (rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng) là 58.000 ha, trong đó diện tích rừng tràm là 32.000ha ở 11 huyện trong tỉnh. Với diện tích rừng như trên, Long An là tỉnh có diện tích rừng lớn đứng thứ 3 ở vùng ĐBSCL, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường của địa phương. Hiện trạng phân bố rừng cho thấy ở các huyện quy hoạch phát triển công nghiệp như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc, diện tích rừng chỉ chiếm chưa đến 1%. Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen có 540 loài (không bao gồm các loài cây thân gỗ) thuộc 112 họ, trong đó có 10 họ dương xỉ với 15 loài và 102 họ cây hạt kín với 525 loài. Chỉ có 68 loài cây bụi và cây thân thảo, chiếm 12% tổng số loài. Số loài thuộc họ mầm chiếm ưu thế. Các loài thực vật quý hiếm chỉ có ở Láng Sen bao gồm: Oryza minuta, Oryza rupogon, Miliusa mollis, Connarus cochinchinensis, Anisoptera cochinchinenis, Elaeocarpus madopetalus, Nymphaea tetragona. Đây là nguồn gen thuần chủng cho các giống cây trong tương lai, đặc biệt là Oryza minuta và Ory rufipogon, 2 nguồn gen có giá trị trong lai tạo các giống lúa nước, có sức kháng cự sâu bệnh lớn và năng suất cao.

Động vật: trên địa bàn tỉnh Long An đã phát hiện dấu tích của nhiều loài động vật như heo rừng, báo, tê giác, voi... Tuy nhiên do sự thay đổi lớp phủ thực vật đã dẫn đến sự thay đổi trong cư trú động vật, theo đó nhiều loại động vật lớn đã di trú đến những lãnh thổ khác và hiện nay chỉ còn những loài động vật nhỏ như chuột, dơi, ếch, rắn, trăn, rùa..., và một số loài chim nước ven các bưng, rạch.

Do đặc điểm địa hình với những vùng trũng ngập nước, hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, Long An là nơi giàu về tài nguyên động vật nước như cá, tôm,

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

13

Page 9: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

ốc. . . Theo thống kê chưa đầy đủ Long An có các loài cá thuộc 159 loài, 89 chi, 30 họ loài cá nước ngọt thuộc 2 nhóm cá sông và cá đồng và nhiều loại tôm: tôm càng xanh (có giá trị xuất khẩu), tôm sú, tôm đất, tôm bạc thẻ, tép bạc, tép bò...

Động vật trên cạn gồm các loài sau: 23 loài động vật nhỏ trong đó có 2 loài chuột nước thông thường và chuột mũi lông, 43 loài lưỡng cư, 16 loài bò sát thuộc 3 bộ và 2 lớp. Có 3 loài thuộc họ hổ và họ rắn, 10 loài thuộc họ rùa có tên trong sách Đỏ Việt Nam. 100 loài chim, 12 bộ, 37 họ trong đó có 13 loài chim quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam. 73 loài côn trùng thuộc 31 họ, 9 bộ.

II.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có 28 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 27 dân tộc thiểu số bao gồm người Hoa, Kh’mer, Chăm, ... chiếm tỉ lệ 0,2% dân số. Cơ cấu dân tộc trên cho thấy những nét đặc trưng văn hóa, lối sống của người dân Long An nơi văn hóa Việt chiếm vị trí chủ đạo. Những tôn giáo chủ yếu ở Long An là đạo Phật, đạo Kitô, đạo Cao đài và đạo Tin lành.

a) Di tích văn hóa - lịch sử

Theo thống kê đến tháng 6 năm 2012, toàn tỉnh hiện có 91 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật văn thánh khảo cổ, trong đó có 17 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (gồm 8 di tích lịch sử, 5 di tích kiến trúc nghệ thuật và 4 di tích khảo cổ). Đây là một nguồn tài nguyên du lịch quan trọng có khả năng thu hút đông đảo khách du lịch ở trong và ngoài nước. Có thể chia các di tích đã được xếp hạng và chuẩn bị đề nghị xếp hạng thành 2 nhóm: nhóm di tích lịch sử cách mạng và nhóm di tích lịch sử văn hóa.

+ Nhóm di tích lịch sử cách mạng:

Là nhóm di tích chủ yếu ở Long An. Đây là nơi ghi lại bao dấu ấn của cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng người dân Nam Bộ như chiến thắng Mộc Hóa vang dội gắn với danh tiếng của tiểu đoàn 307 anh hùng, v.v.. Do vậy không kể hàng trăm di tích chưa được xếp hạng, chỉ trong tổng số 53 di tích được xếp hạng và đang đề nghị xếp hạng của Long An đã có tới 12 di tích lịch sử cách mạng, chiếm 24% tổng số nhóm di tích trên. Điều này sẽ rất có ý nghĩa trong việc định hướng khai thác và quy hoạch phát triển du lịch Long An.

+ Nhóm di tích lịch sử văn hóa

Nét đặc sắc trong nhóm di tích lịch sử văn hóa của Long An là nhóm di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Óc Eo nổi tiếng. Đây là nền văn hóa đã hình thành và phát triển trên châu thổ sông Cửu Long từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau Công nguyên do tiếp nhận tinh hoa văn hóa Ấn Độ. Trên địa bàn tỉnh Long An hiện đã phát hiện khoảng 20 di tích tiền sử và gần 100 di tích văn hóa Óc Eo với trên 20.000 hiện vật. Những di tích này tập trung ở một số cụm tiêu biểu bao gồm cụm di tích Bình Tả,

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

14

Page 10: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

các di chỉ Gò Cao Su, Gò Tháp lớn - Tháp nhỏ, di chỉ An Sơn ở Đức Hòa, di chỉ Cổ Sơn Tự, Gò Ô Chùa, Gò Hàng ở Vĩnh Hưng... Nét đặc sắc của nền văn hóa này là những kiến trúc gạch nung, những đồ trang sức nghệ thuật bằng vàng đã thu hút sự chú ý không chỉ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, mà còn của cả những du khách.

Nhóm di tích đáng chú ý khác là những di tích lịch sử văn hóa liên quan đến thời kỳ lịch sử triều Nguyễn, trong đó bao gồm các di tích gắn với cuộc đấu tranh yêu nước chống thực dân Pháp và những di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật. Trong số các di tích trên tiêu biểu phải kể đến như di tích Chùa Tôn Thạnh, nơi tưởng niệm về nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Nguyễn Đình Chiểu; lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức, hay mộ và đền thờ Nguyễn Văn Tiến, một tướng tài của Nguyễn Trung Trực...

Các di tích kiến trúc nghệ thuật của Long An tuy có tuổi muộn màng, song cũng đã cho thấy nét tiêu biểu của kiến trúc dân gian và kiến trúc tôn giáo Việt Nam. Những di tích như Nhà Trăm Cột, nhà cai Tổng Nguyễn Đăng Bằng ở Cần Đước, các Chùa Giác Tánh, Thới Bình ở Cần Giuộc, Từ đường họ Phạm ở Tân Trụ... là những di tích tiêu biểu cho nhóm này.

Tóm lại các di tích lịch sử văn hóa Long An tuy không phong phú như một số địa phương khác nhưng cũng có giá trị du lịch cao. Nếu biết tổ chức khai thác đúng hướng sẽ phát huy được giá trị các di tích lịch sử văn hóa, thu hút được khách du lịch, đặc biệt là nếu biết kết hợp khai thác du lịch sinh thái với du lịch tham quan di tích.

b) Các lễ hội:

- Lễ hội cũng là một loại tài nguyên du lịch nhân văn, bởi vì khả năng hấp dẫn khách du lịch của nó rất cao. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định, du khách có thể hiểu biết được phong tục, tập quán của nhân dân địa phương.

- Long An là tỉnh cư trú của nhiều dân tộc, ở đây có truyền thống văn hóa cộng đồng phong phú và được thể hiện qua các lễ hội.

- Một số lễ hội chủ yếu gồm có: lễ Kỳ Yên Cầu An vào dịp đầu năm, lễ cầu mưa, lệ hội Làm Chay (Tầm Vu – Châu Thành), lễ Tống Phong hay còn gọi là lễ Tống Ôn vào ngày 6/3 âm lịch được tổ chức khá phổ biến ở các địa phương như ở xã Tân Phước Tây Tân Trụ và Bình Lập Tân An ở Long An. Thông thường những lễ hội này đều có đám rước rất sôi nổi với những trang phục lễ hội sặc sỡ. Những loại hình lễ hội này nếu nghiên cứu tổ chức phục vụ du lịch sẽ thu hút được nhiều du khách. Đặc biệt nếu kết hợp với những trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật... sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn.

c) Di sản văn hóa phi vật thể:

Trong các di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú trên địa bàn, tiêu biểu là đờn ca tài tử mà Long An là quê hương của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Đây là giá trị

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

15

Page 11: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

có khả năng khai thác kết hợp với những giá trị tài nguyên du lịch khác tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn của Long An với tư cách là một địa phương của vùng ĐBSCL

d) Làng nghề truyền thống

Long An có nhiều nghề thủ công truyền thống. Đây vừa là đối tượng tham quan, vừa là nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệm cho khách du lịch. Trong số các nghề truyền thống của Long An, có một số nghề tương đối độc đáo có thể khai thác phục vụ khách du lịch.

- Làng nghề dệt chiếu: Trên địa bàn tỉnh Long An có 2.301 cơ sở dệt chiếu, thu hút khoảng 4.875 lao động, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Nhựt Ninh, An Nhựt Tân huyện Tân Trụ và xã Long Cang, Long Định, Phước Vân, Long Sơn huyện Cần Đước. Sản phẩm chiếu rất đa dạng gồm nhiều loại như chiếu đơn, chiếu đôi, chiếu trắng, chiếu màu, chiếu lẫy, chiếu hoa… được tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cả nước nhưng chủ yếu là thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

- Làng nghề nấu rượu Gò Đen: Làng nghề nấu rượu Gò Đen tại thị tứ Gò Đen, xã Phước Lợi và các xã lân cận, huyện Bến Lức nổi tiếng hàng trăm năm nay. Rượu Gò Đen có hương vị độc đáo nhờ qui trình lên men, nấu thủ công và cách chọn nguyên liệu từ các loại gạo nếp như: nếp mỡ, nếp mù u, nếp hương, nếp thổ địa, nếp than đen tuyền cả hạt… Tất cả các loại gạo nếp này được trồng tại địa phương rất dẻo và thơm ngon. Gò Đen là vùng đất gò cao nên thích hợp với cây lúa nếp, loại nguyên liệu chính làm nên danh rượu Gò Đen.

- Nghề làm trống Bình An: Nghề làm trống tại xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ đã hình thành từ rất lâu. Sản phẩm trống Bình Lãng nổi danh khắp nơi.

- Nghệ thuật chạm khắc gỗ ở Cần Đước: Giống như các làng nghề chạm khắc gỗ khác của các tỉnh khác ở Việt Nam, nghề mộc ở Cần Đước tạo ra các sản phẩm mộc mang bản sắc và vẻ đẹp riêng. Sử dụng nghệ thuật và công nghệ trang trí mới trong chạm khắc đã tạo ra những sản phẩm gỗ nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và sử dụng của người dân. Các dụng cụ đặc trưng của nghề chạm khắc gỗ gồm thước, cưa, bào, đục, giũa,…

- Nghề đóng thuyền: Giao thông thủy đóng vai trò quan trọng trong môi trường sông nước và phương tiện vận tải chính là ghe, thuyền. Do đó, ghe thuyền và đường thủy không chỉ là các phương tiện vận tải mà còn là cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Nghề đóng ghe thuyền ở Gia Định và Long An đã góp phần tạo nên bản sắc riêng và hấp dẫn này. Ghe thuyền Cần Đước từ lâu đã trở thành sản phẩm nổi tiếng của địa phương.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

16

Page 12: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Nghề kim hoàn: Đây là nghề chạm, khắc vàng bạc và đồ kim hoàn, có truyền thống phát triển lâu đời ở miền Bắc và miền Trung, sau đó du nhập vào miền Nam. Nghề này hiện phát triển ở chợ Phước Vân, huyện Cần Đước.

d) Văn hóa, ẩm thực truyền thống

Nhìn chung, văn hóa dân gian cũng là một dạng tài nguyên hấp dẫn đối với khách du lịch. Cũng như bao miền quê khác, nền văn hóa nghệ thuật dân gian của Long An cũng mang đậm bản sắc truyền thống Việt Nam, cần cù, chịu thương chịu khó, thông minh, lãng mạn, yêu đời.

Long An nổi tiếng với những làn điệu hò như hò cấy, hò chèo ghe, hò xay lúa, trong sinh hoạt vui chơi có hò cuộc, hò lờ, trong tang lễ có hò đưa linh... các làn điệu lý đặc trưng của vùng Nam Bộ, các điệu vè... Về ca múa nhạc truyền thống có múa hát bóng rỗi và hát bội.

Thiên nhiên đất đai, sông nước Long An đã cho con người những sản vật quý giá như lúa nàng thơm Chợ Đào, khóm Bến Lức, thanh long, dưa hấu Long Trì, các loại cá, chim, mật ong... từ đó với tài khéo léo của con người đã tạo ra những món ăn đặc sản khó quên của Long An.

Về ẩm thực truyền thống, ngoài rượu đế Gò Đen, các loại trái cây đã nêu ở trên, một số món ăn truyền thống đã nổi danh cùng đất Long An có thể kể đến như lẩu mắm, cá lóc nướng trui, canh chua cá chốt.

Lẩu mắm là một món ăn tổng hợp với các nguyên liệu là nước cốt mắm sặc, cá, tôm, cua, mực, bò, heo... và đặc biệt là một số lượng phong phú, đa dạng của các loại rau: bông súng, đọt nhãn lồng, ngò gai, ngò om, cải xanh, rau muống, rau ngổ, đậu rồng, kèo nèo, rau đắng, càng cua, bông so đũa, cà phổi, bắp chuối, ớt hiểm, tỏi... Ngoài ra còn có thêm đậu bắp, nấm rơm với các loài cá đồng như: lươn, cá rô, các sặc rằn, cá dầy, cá lóc...

Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền sông nước Nam Bộ, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước hoặc cuốn lá sen non, rau thơm.

II.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

II.1.2.1 Dân cư, lao động

Tính đến năm 2010 dân số Long An là khoảng 1.446 triệu người, chiếm 10,1% dân số vùng KTTĐ phía Nam và 8,1% dân số vùng ĐBSCL. Tốc độ tăng trưởng dân số của tỉnh giảm dần, từ 1.4% năm 2000 xuống còn 0.69% năm 2010

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

17

Page 13: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

trong khi tốc độ đô thị hóa vẫn tăng ổn định từ 16,2% năm 2000 lên 17,6% năm 2010, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức bình quân cả nước (28,1%) cũng như mức bình quân của vùng KTTĐ phía Nam (58,0%), và của vùng ĐBSCL (21,5%).

Lực lượng lao động chủ yếu của tỉnh nằm trong độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi, chiếm 66% tổng dân số năm 2007.

Mức tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm ở Long An luôn tăng qua từng giai đoạn, theo đó giai đoạn 1996 - 2000 là 7,6%; giai đoạn 2001 - 2005 là 9,4% và giai đoạn 2006 - 2010 là 11,7%. Năm 2012, GDP của tỉnh ước đạt 15.851 tỉ đồng (theo giá CĐ 1994), tăng trưởng 10,5% (năm 2011 tăng trưởng 12,2%), trong đó, khu vực I tăng 3,3% (năm 2011 tăng 5,2%), khu vực II tăng 14,6% (năm 2011 tăng 17,5%), khu vực III tăng 11,5% (năm 2011 tăng 12,1%). Tuy nhiên chỉ tiêu GDP vẫn thấp hơn so với mục tiêu đặt ra trong điều kiện xuất phát điểm về kinh tế của Long An còn thấp. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của Long An đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, theo đó nếu như năm 2000 cơ cấu kinh tế theo tỷ trọng GDP của Long An là: nông nghiệp 48,1%; công nghiệp 22,5%; dịch vụ 29,4% thì năm 2009, các tỷ lệ tương ứng là 31,1%; 39,4% và 27,5%.

Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 2.500 doanh nghiệp tạo trên 120.000 việc làm. Tỷ lệ việc làm bình quân hàng năm tăng 1,6%/năm trong khi tỷ lệ bình quân tăng dân số chỉ là 0,7%/năm cho thấy điều kiện xã hội ở Long An ngày càng được cải thiện cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

II.1.2.2 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là giao thông đường bộ được đầu tư nâng cấp và phát triển khá đồng bộ, điển hình là QL1A, QL62, QL50, đường cao tốc Trung Lương, đường Hồ Chí Minh kết nối với trục QL N1, QL N2; hệ thống đường tỉnh lộ ĐT 830, 826, 833, v.v. với tổng chiều dài là 217,4 km và trên 4.000 km đường liên huyện, liên xã, 1.362 chiếc cầu lớn nhỏ. Trên 50% chiều dài các tuyến đường nói trên đáp ứng được tiêu chuẩn ô tô chạy, chủ yếu nối các xã và trung tâm huyện lỵ chính, với mật độ tương đối thấp (0,36km/km2 và 1,1km/1000 dân). Trong đó, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, thâm nhập nhựa dài trên 4.600km, chiếm 17% chiều dài các tuyến đường trên toàn Tỉnh.

Long An có tổng số 2.578km đường thủy nội địa. Mật độ các tuyến đường thủy nội địa là 0,5km/km2 và 1,79km/1.000 dân. Có thể khai thác tàu du lịch tải trọng từ 50DWT đến 300 DWT trên các tuyến sông chính. Hệ thống cảng và bến thủy nội địa, trên toàn tỉnh có 101 bến thủy nội địa, trong đó có 39 bến đò ngang. Một số bến cảng có bến liền bờ, nếu được đầu tư nâng cấp có thể đủ điều kiện để phát triển dịch vụ du lịch như cảng khách Long An (thành phố Tân An), bến phà

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

18

Page 14: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tân Thanh (huyện Cần Giuộc), Kinh nước mặn (huyện Cần Đước). Số bến còn lại chủ yếu lợi dụng địa điểm tự nhiên để cập bến.

Hệ thống vận tải công cộng của tỉnh Long An có thể tham gia phục vụ Du lịch bao gồm 05 các loại hình dịch vụ. Trong 17 đơn vị vận tải, hầu hết đã được xã hội hóa bằng các loại hình công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Tuy nhiên, ngoài hệ thống xe bus với trên 260 xe từ 32-89; trên 17 bến xe và điểm đỗ chỗ đáp ứng tiêu chuẩn vận tải hành khách. Các loại hình kinh doanh vận tải còn lại hầu hết là quy mô nhỏ, xe kém chất lượng, chưa thể đáp ứng tốt để phục vụ cho du lịch.

Với hệ thống giao thông vận tải nêu trên, Long An kết nối thuận tiện với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trực tiếp là với TP. Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL; khai thác lợi thế cửa khẩu hàng không Tân Sơn Nhất đứng từ góc độ du lịch.

Trong những năm vừa qua hệ thống điện của tỉnh Long An đã được Trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. Đặc biệt, dự án phát triển điện nông thôn đã được Nhà nước đầu tư, đến nay 100% điện đã về các xã, hơn 98% các hộ gia đình đã có điện sinh hoạt.

So với đánh giá hiện trạng của Đồ án Quy hoạch phát triển Điện lực tỉnh Long An giai đoạn từ 2011 đến 2015 có xét đến 2020, do Công ty CP Tư vấn Xây lắp Điện 4 thực hiện đã được Bộ Công Thương phê duyệt tháng 12/2011, đến nay Long An đã được đầu tư Xây dựng 01 Trạm cấp điện áp 220/110kV (Trạm Long An 2). Các trạm cấp điện áp 110/22/15kV đã được xây dựng tại các điểm Mộc Hóa, Cần Đước, Tân An 1, Tân An 2, Bến Lức, Đức Hòa, Thạnh Hóa, Long An, Đức Huệ, Long Hậu, Rạch Chanh. Ngoài ra tại các Khu công nghiệp đã được đầu tư xây dựng riêng 4 trạm điện cùng cấp. Nguồn điện dự phòng chạy dầu diesel đặt tại thị xã Tân An với công suất 565kW.

Nhìn chung Hệ thống lưới điện của Tỉnh hiện nay cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện trong phát triển du lịch hiện tại trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của Tỉnh nên các khu dân cư tập trung rải rác, nên lưới điện phải đầu tư dài, trong khi đó một số tuyến đã xuống cấp, tổn thất điện cao, chất lượng điện thấp do chưa được đầu tư đồng bộ hệ thống.

Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt phục vụ sinh hoạt hiện nay của Long An nhìn chung còn hạn chế; trên 90% các hộ gia đình được cấp nước sạch sinh hoạt; Lưu lượng cấp nước mỗi đầu người chỉ đạt 34% lít nước/ngày với tổng công suất cấp nước hiện tại đạt 48.000m3/ngày. Với năng lực cấp nước sinh hoạt trên đầu người một ngày đêm như trên, nếu xét cho từng khu vực du lịch thì thấp hơn rất nhiều (khoảng 10 lần), thậm chí không đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước cho khu vực nông thôn.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

19

Page 15: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Mạng lưới viễn thông toàn tỉnh Long An tương đối phát triển. Hệ thống điện thoại cố định được kéo rải đến toàn bộ các huyện, thành phố của tỉnh và được cung cấp dịch vụ bởi các doanh nghiệp viễn thông lớn như VNPT, Viettel… với 92 tổng đài gần 200.000 thuê bao, đạt mức 15 thuê bao/100 dân. Dịch vụ điện thoại di động cũng rất phát triển với số lượng thuê bao đạt 85 thuê bao/100 người dân được cung cấp dịch vụ bởi các nhà mạng Vinaphone, Mobifone, Viettel,... Đặc biệt số lượng thuê bao lắp đặt dịch vụ internet cũng rất phát triển với mức 1,5 thuê bao/100 dân.

II.1.2.3 Hệ thống hạ tầng xã hội

Hệ thống đào tạo trên địa bàn tỉnh Long An khá phát triển theo hướng xã hội hóa với 02 trường đại học (Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An và Đại học Tân Tạo); 04 trường Cao đẳng; 02 trường Trung cấp; 01 Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và 04 cơ sở dạy nghề; 14 Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 162 trường công lập, 9 trường bán công và 2 trường dân lập với tổng số gần 7.000 giáo viên. Chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đã được thực hiện thành công trên địa bàn tỉnh Long An.

Đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 16 bệnh viện và 5 phòng khám đa khoa khu vực, 181/190 xã phường có trạm y tế với tỷ lệ 11 giường bệnh/1 vạn dân.

Toàn tỉnh hiện có 01 trung tâm văn hóa cấp tỉnh, 14 trung tâm văn hóa cấp huyện và 13 thư viện; 01 đài truyền hình với 100% số xã phường được phủ sóng.

II.1.3 Đánh giá chung về nguồn lực phát triển du lịch

II.1.3.1 Những lợi thế

- Long An có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch, có vị trí “giao thoa” giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, Long An còn có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, vì vậy rất thuận lợi trong hội nhập du lịch với du lịch khu vực, thu hút khách du lịch quốc tế, trước hết là khách du lịch ASEAN trực tiếp đến với Long An.

- Quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội, cho phát triển du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh Long An còn khá dồi dào. Trong điều kiện chất lượng tài nguyên đất ở Long An không cao (được đánh giá là kém nhất so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long), vì vậy có khả năng chuyển đổi đáp ứng nhu cầu phát triển các công trình dịch vụ du lịch cùng với sự phát triển của du lịch Long An, đặc biệt để phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, các khu vui chơi giải trí gắn với khung cảnh làng quê, sông nước thoáng đãng để thu hút lượng lớn khách du lịch từ khu vực đô thị đông đúc, ồn ào.

- Tài nguyên du lịch của tỉnh Long An tương đối phong phú và đa dạng với lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên mà nổi trội là các giá trị cảnh quan sông Vàm

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

20

Page 16: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và sinh thái đất ngập nước mà tiêu biểu là khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen ở vùng trũng Đồng Tháp Mười với tính đa dạng sinh học cao. Bên cạnh đó Long An còn là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề có giá trị gắn với lịch sử phát triển của miền đất này. Đây là lợi thế quan trọng tạo nên tiền đề cho việc hình thành các loại hình/sản phẩm du lịch hấp dẫn góp phần đẩy mạnh sự phát triển du lịch trong những năm tới.

- Sự phân bố các điểm tài nguyên du lịch ở Long An khá tập trung trên một số địa bàn vì vậy thuận lợi cho việc xác định các không gian thuận lợi và địa bàn trọng điểm cho phát triển du lịch. Điều này sẽ góp phần hạn chế tính dàn trải trong đầu tư dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp trong lĩnh vực du lịch, cũng như thuận lợi để phát triển những sản phẩm đặc thù trên các địa bàn khác nhau tạo nên tính hấp dẫn chung của du lịch Long An.

- Hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ và các điều kiện có liên quan đến phát triển du lịch ở Long An đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây. Điều này tạo điều kiện để Long An phát huy được những lợi thế về vị trí và tài nguyên để phát triển du lịch.

- Long An có nguồn nhân lực dồi dào, thông minh, trình độ ngày một được nâng cao với hệ thống các cơ sở đào tạo tương đối đồng bộ từ bậc đại học đến phổ thông cơ sở. Bên cạnh đó, với vị trí liền kề với TP. Hồ Chí Minh, nơi có năng lực đào tạo tốt nhất ở khu vực phía Nam, Long An có điều kiện thuận lợi trong việc gửi cán bộ/nhân viên đi đào tạo để nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng nghề du lịch. Vấn đề là cần có chính sách tốt để thực hiện có hiệu quả hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch, một trong những hạn chế hiện nay đối với phát triển du lịch Long An.

- Cơ cấu kinh tế của Long An có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, sự phát triển công nghiệp và dịch vụ thương mại sẽ tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng.

II.1.3.2 Những hạn chế cơ bản

Bên cạnh những lợi thế đã được đề cập, một số hạn chế về nguồn lực cho phát triển du lịch của Long An bao gồm:

- Mặc dù tài nguyên du lịch của Long An là khá phong phú và đa dạng, tuy nhiên tính đặc sắc của tài nguyên chưa cao, ngoại trừ giá trị cảnh quan, đặc biệt là cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và giá trị hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười mà tiêu biểu là Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen . Đây là yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến việc phát triển những sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao nếu chỉ dựa trên việc khai thác tài nguyên du lịch mà thiếu sự đầu tư.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

21

Page 17: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Chất lượng môi trường tự nhiên, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch ở Long An đã và đang có dấu hiệu suy giảm bởi tác động của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng như từ sự phát triển đô thị và công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra môi trường tự nhiên của Long An cũng đã và sẽ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Các loại tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn của Long An chủ yếu chỉ có thể khai thác cho việc phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với “cầu” của khách nội địa, ít phù hợp nhu cầu của khách quốc tế;

- Nằm trên trục đường nối trung tâm gửi khách lớn nhất miền Nam là TP. Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long và trên trục đường xuyên Á, tuy nhiên do vị trí địa lý quá gần với TP. Hồ Chí Minh, vì vậy đây cũng là một hạn chế nếu không có được sản phẩm và các dịch vụ để khách du lịch ở lại với Long An.

- Khả năng cung cấp nước sinh hoạt ở Long An hiện còn hạn chế và nếu không được cải thiện trong thời gian tới thì sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nước của hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt trong trường hợp du lịch Long An có những phát triển mang tính đột phá với lượng khách du lịch đến Long An tăng đột biến.

- Hạ tầng xã hội ở Long An mặc dù đã được cải thiện, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển du lịch thì sự phát triển của hệ thống hạ tầng xã hội, đặc biệt là y tế, chưa đáp ứng được.

Từ việc xác định nhận định về những hạn chế này, tỉnh Long An cần nghiên cứu và áp dụng những giải pháp phù hợp, đầu tư hợp lý thì mới khai thác có hiệu quả những nguồn lực của tỉnh và khắc phục những hạn chế nêu trên.

II.2 Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Long An

II.2.1 Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch

II.2.1.1 Khách du lịch

a) K hách du lịch quốc tế

Mặc dù nằm ở vị trí cửa ngõ nối TP. Hồ Chí Minh với vùng ĐBSCL - một trong những trung tâm du lịch quan trọng của cả nước – và nằm trong vùng KTTĐ phía Nam nhưng trong thời gian qua việc thu hút khách du lịch đến Long An nói chung, khách quốc tế nói riêng còn rất khiêm tốn so với các địa phương khác trong vùng cũng như trong cả nước. Năm 2008, tỷ trọng khách quốc tế đến Long An mới đạt 0,24% trong tổng lượng khách quốc tế đến vùng ĐLSCL, xếp thứ 12/13 tỉnh vùng ĐBSCL chỉ cao hơn tỉnh Hậu Giang mới thành lập. Mặc dù vậy lượng khách này đang có chiều hướng tăng lên khá nhanh trong thời gian qua, đạt tốc độ tăng trưởng khách quốc tế bình quân 34%/ năm trong thời kỳ 2001 – 2011. Ngay cả khi loại trừ tốc độ tăng trưởng đột biến (hơn 50%/ năm) của năm 2001 và 2002 thì tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2003 - 2011 cũng đạt gần 21%/ năm (Bảng 1).

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

22

Page 18: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 1: Lượng khách du lịch quốc tế đến Long An - giai đoạn 2001-2011 (ĐVT:ngàn lượt khách)

Khách quốc tế 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Đến Long An (*) 0,20 0,56 1,10 0,85 1,12 1,56 2,05 2,89 3,54 4,59 5,01

Tỷ lệ với ĐBSCL (%) ** 0,04 0,09 0,22 0,14 0,15 0,18 0,19 0,24 0,23 0,26 0,24

Nguồn: (*) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An (**) Đề án PTDL vùng ĐBSCL đến năm 2020 và Chiến lược Phát triển DLVN đến năm2020, tầm

nhìn đến năm 2030

Thị trường khách du lịch quốc tế chỉ chiếm 1,35% tổng số khách đến Long An (năm 2011) với hai đối tượng khách du lịch chính là các chuyên gia quốc tế đến làm việc theo các dự án đầu tư nước ngoài đang triển khai trên địa bàn tỉnh và khách của một số hãng lữ hành đi nhóm lẻ theo tour mang tính khám phá và sinh thái theo tuyến TP.HCM - Long An - Đồng Tháp. Đặc điểm của đối tượng khách công vụ này là: đa quốc tịch, tần suất đi đến cao (có thể nhiều lượt/người trong năm), chỉ sử dụng dịch vụ ăn, nghỉ phục vụ cho thời gian làm việc tại địa phương là chính. Đối với đối tượng khách thứ hai chủ yếu có quốc tịch Pháp, Đức, Thụy Sỹ và Bắc Âu, đi theo nhóm dưới 15 người (nhiều nhất là từ 4 - 7 người), tham quan các khu bảo tồn, vườn quốc gia Tràm Chim và sinh cảnh vùng Đồng Tháp Mười và Đồng bằng sông Cửu Long dọc theo tuyến Long An – Đồng Tháp – Vĩnh Long – Tiền Giang.

Hiện tại các khách du lịch quốc tế đến Long An chủ yếu từ TP. Hồ Chí Minh - của ngõ quốc tế lớn nhất của cả nước theo đường hàng không, đường biển. Tuy nhiên, thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện xu hướng khách du lịch quốc tế đến Long An qua cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam - Campuchia (Mộc Bài – Tây Ninh), nhưng lượng khách này còn hạn chế do các vấn đề an ninh, thủ tục visa, phương tiện vận chuyển khách còn nhiều vướng mắc.

Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế ở Long An là 1,5 ngày, đây là con số đáng mừng so với thời gian lưu trú trung bình của khách trong nước tại vùng ĐBSCL là 1,8 ngày (năm 2008).

b) K hách du lịch nội địa

Nằm cận kề Thành phố Hồ Chí Minh và tại vị trí cửa ngõ vào vùng ĐBSCL nên Long An được coi là điểm đến nghỉ cuối tuần hay điểm quá cảnh của các thị trường khách du lịch trong nước từ Thành phố HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Chính vì vậy trong những năm qua lượng khách du lịch trong nước chiếm gần như tuyệt đối, tới hơn 98% tổng số khách đến Long An (năm 2011) đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 30%/ năm thời kỳ 2001 - 2011. Ngay cả khi loại trừ tốc độ tăng trưởng đột biến (hơn 40%/ năm) của năm 2001 và 2002 thì tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2003 - 2011 cũng đạt hơn 30 %/ năm (Bảng 2).

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

23

Page 19: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Mặc dù vậy, con số này mới đạt 2,45% so với tổng lượng khách trong nước đến tham quan du lịch tại vùng ĐBSCL, xếp thứ 9/13 tỉnh vùng ĐBSCL nhiều hơn lượng khách trong nước đến các địa phương không nằm trên trục đường giao thông chính của vùng như Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng.Bảng 2: Lượng khách du lịch nội địa đến Long An giai đoạn 2001 - 2011 (ĐVT: ngàn lượt khách)

Khách nội địa 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011Đến Long An (*) 19 28 44 69 85 126 148 197 236 283 365Tỷ lệ với vùng ĐBSCL(%) ** 0,56 0,78 1,04 1,32 1,46 1,93 2,15 2,45 2,43 2,51 2,62

Nguồn: (*) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An (**) Đề án PTDL vùng ĐBSCL đến năm 2020 và Chiến lược Phát triển DLVN đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030

Những đặc điểm chính của thị trường khách trong nước là:

- Chủ yếu là khách quá cảnh (transit) qua địa phương trên tuyến dài đến điểm đến khác.

- Chỉ có một tỉ lệ nhỏ khách trong nước lấy Long An là điểm đến chính. Đối tượng khách này thường là khách công vụ, khách trẻ, khách đi theo gia đình vào dịp cuối tuần

- Thị trường nguồn khách nội địa chính của Long An là TP.HCM

- Ngoài ra còn có một thị trường khách khá lớn là các nhóm khách về thăm các di tích lịch sử cách mạng. Tuy nhiên tính mùa vụ của đối tượng khách này khá cao, chỉ chủ yếu tập trung vào một số dịp lễ Tết trong năm.

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa ở Long An là 1,3 ngày, đạt mức lưu trú trung bình so với số ngày lưu trú trung bình của khách trong nước tại vùng ĐBSCL là 2,8 ngày.

Dù không có số liệu thống kê chính thức nhưng Báo cáo quy hoạch KT - XH Long An 2001 - 2011 cũng đã khẳng định khách đến Long An chủ yếu với mục đích kinh doanh chứ không phải đơn thuần là tham quan du lịch.

Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế, có rất ít du khách đi theo tuyến ĐT825 từ Củ Chi hoặc ĐT821 từ Trảng Bàng, Tây Ninh qua (nối với QL22), hầu như chưa có khách đi theo tuyến ĐT831 từ Long An qua hướng Bắc sang Đồng Tháp hay ĐT829 qua Tiền Giang. Khách du lịch đến Long An hiện nay chủ yếu đi theo trục cao tốc TP. HCM - Trung Lương, QL1A, QL50 và QL62.

Khách Việt Nam đến Svay Riêng (Campuchia) qua cửa khẩu Bình Hiệp khoảng 30.000 lượt/tháng, chủ yếu để chơi bài ở casino gần khu vực cửa khẩu.

II.2.1.2 Hoạt động kinh doanh du lịch

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

24

Page 20: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

+ Doanh thu du lịch thuần túy (doanh thu ngành) bao gồm tất cả các khoản do ngành du lịch trực tiếp thu như doanh thu từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; từ các dịch vụ khác v.v...

+ Tổng thu từ du lịch: trên thực tế, tất cả các khoản thu từ hoạt động du lịch và các dịch vụ có liên quan không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu. Ngoài ra còn có một số ngành dịch vụ khác không những chỉ phục vụ người dân địa phương, mà còn phục vụ cho cả khách du lịch (ví dụ: dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo hiểm v.v...). Trong trường hợp này, một phần chi tiêu của khách du lịch do các ngành khác trực tiếp thu. Ở các nước có hệ thống thống kê hoàn chỉnh thì tất cả các khoản thu từ khách du lịch (cho dù các khoản thu này không phải do ngành du lịch trực tiếp thu) đều được thống kê cho ngành du lịch và khoản thu nhập này được gọi là tổng thu từ du lịch hay tổng thu từ khách du lịch.

Ở Việt Nam hiện nay hệ thống thống kê ngành du lịch chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ số liệu về các khoản chi tiêu của khách du lịch bị phân tán, chưa tập trung về một mối. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch của tỉnh Long An nói riêng, vùng ĐBSCL và cả nước nói chung trong nền kinh tế còn chưa được phản ánh đầy đủ.

Chi tiêu bình quân năm 2008 theo đầu khách là 238.000đ, theo ngày khách chỉ là 183.000đ. Năm 2011, chi tiêu bình quân theo đầu khách cũng chỉ mới đạt 292.000đ và theo ngày khách chỉ là 225.000đ. Đây là mức chi tiêu rất thấp. Khoản chi tiêu này hầu như chỉ sử dụng cho dịch vụ lưu trú ở khách sạn, nhà nghỉ (từ 40 - 55%) và dịch vụ ăn uống ở các nhà hàng địa phương (từ 40 - 50%). Một tỉ lệ thấp từ chi tiêu bình quân (từ 5 - 20%) được dùng cho phí tham quan và mua sắm. Dịch vụ vận chuyển du lịch của địa phương hầu như không đáng kể do khách du lịch chủ yếu mang tính quá cảnh và sử dụng phương tiện vận chuyển du lịch từ điểm xuất phát. Dưới đây là một số nhận xét có thể dùng làm cơ sở định hướng phát triển thị trường khách và dịch vụ du lịch sau này:

- Mức chi tiêu bình quân hiện nay tính cả theo đầu khách và ngày khách ở Long An đều rất thấp nếu biết thêm chi tiêu bình quân ngày khách ở khu vực ĐBSCL của khách quốc tế đi du lịch sinh thái là từ 50 - 70 USD và chi tiêu bình quân ngày khách của khách nội địa là từ 350.000đ - 400.000đ.

- Dịch vụ du lịch nghèo nàn nên khả năng tăng doanh thu rất thấp.

- Tỉ lệ khách quá cảnh quá cao vì vậy việc phát triển các điểm tham quan du lịch, điểm di tích, điểm dừng chân có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng quỹ thời gian của du khách trên địa bàn Long An.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

25

Page 21: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 3: Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch tại Long An (Đơn vị tính: nghìn đồng)

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Mức chi tiêu TB 300 350 400 450 500 520 550 570 600 630 650

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An

Tình hình thu nhập từ hoạt động du lịch của tỉnh Long An được tăng lên rõ rệt. Năm 2001 tổng các nguồn thu từ hoạt động du lịch mới đạt được 10 tỷ đồng, đến năm 2006 tăng lên hơn 30 tỷ đồng và đến cuối năm 2011 con số này đạt mức tăng mạnh mẽ trên 108 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân về thu nhập du lịch thời kỳ 2001 - 2011 gần 27%. Đánh giá về sự gia tăng, về thu nhập của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh cho thấy trong thời gian qua doanh thu từ du lịch không ngừng gia tăng cả về giá trị tuyệt đối, và nhịp độ tăng trưởng. Xu hướng tăng trưởng là hướng đi lên liên tục. Cùng với sự tăng trưởng đều đặn về lượng khách có thể nhận định sự phát triển về thu nhập du lịch của tỉnh là tương đối ổn định, cao hơn mức tăng trưởng trung bình về thu nhập của vùng ĐBSCL thời kỳ 2001 – 2011 là (21,67%).

Bảng 4: Tổng thu từ du lịch tỉnh Long An, giai đoạn 2001 - 2011 (Đơn vị tính: Tỷ đồng, giá hiện

hành) NămChỉ số

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng thu nhập 10,0 11.6 13.5 17.4 24.1 30.9 43.0 57.1 67.9 82.9 108.2

- Lưu trú - - - - 5.0 7.1 12.6 21.4 37.7 48.1 64.9

- Ăn uống - - - - 5.8 7.0 10.1 9.3 7.6 10.5 11.6

- Lữ hành - - - - 2.9 4.5 5.5 4.9 5.2 5.4 8.6

- DT khác - - - - 10.4 12.4 14.8 21.5 17.4 18.9 23.1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An

Trong cơ cấu tổng thu từ du lịch của tỉnh năm 2011, doanh thu cao nhất từ dịch vụ lưu trú chiếm gần 60%, tiếp đó là doanh thu từ dịch vụ ăn uống 10,7%, lữ hành khoảng 8% và các dịch vụ du lịch khác chiếm hơn 21%. Rõ ràng doanh thu vận chuyển khách du lịch và doanh thu từ các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng cơ cấu doanh thu toàn tỉnh, phản ánh bản chất của một điểm đến dừng chân dọc đường với ít hoạt động dịch vụ du lịch để giữ chân khách và khiến khách chi tiêu.

Tổng GDP toàn tỉnh Long An năm 2011 theo giá hiện hành ước đạt 44.493 tỷ đồng, theo giá so sánh ước đạt 14.339 tỷ đồng, đạt GDP bình quân trên đầu người là 30,69 triệu đồng/ người/ năm và tốc độ tăng trưởng bình quân 12,25% trong đó ngành thương mại dịch vụ tăng 12,12%. Cơ cấu kinh tế chuyển mạnh theo hướng

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

26

Page 22: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh. Năm 2011 tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ đạt 27,44%, tương đương 3,934 tỷ đồng. Chỉ tính riêng ngành khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, văn hoá thể thao, lữ hành (như vậy chưa kể đến GDP trong các ngành mua sắm hay đầu tư xây dựng các công trình hạ tàng du lịch) thì năm 2010 tổng GDP theo giá hiện hành ước đạt trên 920 tỷ đồng (Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2010) chiếm tỷ trọng 26,2% trong tổng GDP ngành thương mại dịch vụ, tương đương 7,2% trong tổng GDP toàn tỉnh. Đây là mức tỷ trọng khá cao so với toàn quốc cũng như nhiều địa phương khác, thể hiện vị thế quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương.

II.2.2 Hiện trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

II.2.2.1 Hệ thống lưu trú

Số liệu thống kê cho thấy số lượng các cơ sở lưu trú du lịch trong toàn tỉnh tăng khá nhanh trong giai đoạn từ năm 2000. Nếu như năm 2001, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn Long An mới là 06 với tổng số buồng là 165 thì đến năm 2011, số lượng các cơ sở lưu trú đã tăng lên tới 83 với tổng số 1.362 buồng. (Bảng 5)

Bảng 5: Hệ thống lưu trú tỉnh Long An, 2001-2011

Diễn giải ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số cơ sở lưu trú Cơ sở 6 8 12 16 20 28 42 50 61 66 118

Tổng số buồng Buồng 165 193 294 368 410 593 786 910 1.051 1.122 1.678

Công suất sử dụng % 44 42 59 50 62 50 60 61 70 70 75

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An

Tuy nhiên, số lượng các cơ sở lưu trú được xếp hạng còn hạn chế. Tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh Long An mới có 3 khách sạn 2 sao, 5 khách sạn 1 sao, còn lại là các cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu. Phần lớn các khách sạn được xếp hạng tập trung ở TP. Tân An, cũng là nơi tập trung nhiều nhất các cơ sở lưu trú. Tiếp sau đó là thị trấn Bến Lức, v.v. Danh sách chi tiết các cơ sở lưu trú tại Long An đưa ra tại Phụ lục 5.

II.2.2.2 Hệ thống các dịch vụ khác (vui chơi giải trí, mua sắm, v.v.)

Hệ thống các dịch vụ khác (vui chơi giải trí, mua sắm, v.v.) tại Long An chưa được phát triển nhiều, chủ yếu mới dừng ở các dự án du lịch kêu gọi đầu tư hoặc đang được triển khai, chuẩn bị đưa vào khai thác trong thời gian sắp tới.

Từ năm 2009, trên cơ sở nhận thức về sự cần thiết có khu vui chơi giải trí nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí để thu hút, kéo dài ngày lưu trú và tăng

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

27

Page 23: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

mức chi tiêu của khách du lịch đến Long An, dự án khu vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế đã được phê duyệt và thực hiện giai đoạn 1 đến năm 2014 với tổng số vốn đầu tư lên đến 2,2 tỷ USD. Đây sẽ là động lực quan trọng mang ý nghĩa “cú hích” cho du lịch Long An trong giai đoạn tới.

II.2.3 Hiện trạng lao động và việc làm trong lĩnh vực du lịch

II.2.3.1 Lao động trực tiếp

Hiện trạng lao động trực tiếp được thể hiện trong Bảng 6. Kết quả thống kê cho thấy số lượng lao động trực tiếp, bao gồm cả cán bộ quản lý và nghiệp vụ trong ngành du lịch Long An còn hạn chế. Tính đến hết năm 2011, tổng số lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn Long An mới là 626 người, dự báo năm 2012 sẽ tăng lên khoảng 750 người.

Bảng 6 : Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch (Đơn vị tính: người)

TT Chỉ tiêu 2010 20112012

(ước tính)1 Lao động du lịch (dài hạn) 450 626 750

1.1 Phân theo trình độ đào tạo- Trình độ trên đại học 0 0 0- Trình độ đại học 50 55 60- Trình độ cao đẳng 30 32 40- Trình độ trung cấp 35 34 40- Trình độ sơ cấp 35 40 50- Trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ hoặc huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn)

300 465 560

1.2 Phân theo loại lao động- Lao động trong các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch (cấp tỉnh, huyện)

20 20 25

- Lao động trong các đơn vị sự nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn.

5 7 10

- Lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch, chia ra:

o Lao động quản lý 90 125 150 Lao động nghiệp vụ, chia ra:

1- Lễ tân 80 120 1352- Phục vụ buồng 85 125 1503- Phục vụ bàn, bar 55 60 704- Nấu ăn 55 60 705- Hướng dẫn viên Thẻ HDV quốc tế 0 1

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

28

Page 24: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

1Thẻ HDV nội địa 3 9 20Thẻ thuyết minh viên 0 0 1

6- Nhân viên lữ hành 15 20 257- Nhân viên khác 42 79 91

1.3 Phân theo ngành nghề kinh doanh- Cơ sở lưu trú du lịch 250 400 490- Nhà hàng 150 150 170- Lữ hành 20 25 30- Vận chuyển khách du lịch 20 35 40- Dịch vụ khác 10 16 20

2 Lao động du lịch ngắn hạn theo mùa vụ 645 750 850- Khách sạn, nhà hàng 300 350 400- Lữ hành, vận chuyển khách du lịch 65 80 100- Dịch vụ khác 280 320 350

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An

Số liệu cho thấy hiện phần lớn lao động làm trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng (xấp xỉ 88% tổng số lao động trực tiếp), trong khi lao động làm trong lĩnh vực lữ hành, vận chuyển khách còn ít (khoảng 12%). Số lượng lao động mùa vụ gần gấp đôi số lượng lao động dài hạn.

Sản phẩm du lịch có chất lượng, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững hay không phụ thuộc rất lớn vào con người và trình độ chuyên môn nghiệp vụ (quản lý và kỹ năng nghề) của đội ngũ lao động, cho nên công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng, cần thiết cho trước mắt và lâu dài.

Theo đánh giá tổng quát của Sở VH, TT và DL, nguồn nhân lực du lịch của tỉnh có những bước phát triển so với các năm trước đây, đa số nhân lực trong hoạt động du lịch có tinh thần chịu khó, cần cù, sáng tạo trong lĩnh vực chuyên môn, tuy nhiên còn chưa đồng bộ và chưa đều ở từng cơ sở kinh doanh du lịch. Mặc dù lao động trong ngành du lịch Long An thời gian qua đã được chú trọng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nhưng vẫn chưa toàn diện. Hiện tại, số cán bộ trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về du lịch đều có trình độ đại học, nhưng số lượng lao động ở các đơn vị kinh doanh du lịch được đào tạo qua các trường dạy nghề còn rất thấp nhất là lao động nghiệp vụ, phổ thông, thời vụ, có nhiều lao động chuyển từ các ngành khác sang rất cần được đào tạo lại. Lao động có trình độ dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ hoặc huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn) là 465 người, chiếm 74% tổng số lao động. Số lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng mới chiếm khoảng 10,5%. Lao động có trình độ đại học chiếm 8%. Nhìn chung, trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Toàn tỉnh mới có một hướng

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

29

Page 25: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

dẫn viên quốc tế, 9 hướng dẫn viên có thẻ hướng dẫn viên nội địa. Trong giai đoạn hiện nay, do đội ngũ cán bộ nhân viên vẫn ở trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, lao động ngành du lịch Long An chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, du lịch Long An còn đặc biệt thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, dịch vụ trong tương lai gần.

II.2.3.2 Lao động gián tiếp

Cho đến nay chưa có thống kê đầy đủ về lao động gián tiếp trong lĩnh vực du lịch ở Long An. Theo quy luật thống kê nguồn nhân lực do Tổ chức Du lịch Thế giới đưa ra thì số lao động gián tiếp sẽ luôn cao hơn số lao động trực tiếp và bằng khoảng 2,5 lần. Như vậy số lao động gián tiếp được tạo bởi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Long An sẽ ước khoảng 4.000 người. Đây là con số có ý nghĩa trong điều kiện Long An còn là một địa phương nghèo, số lao động trong độ tuổi chưa có việc làm còn cao và Long An đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

II.2.4 Hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch

II.2.4.1 Các sản phẩm du lịch chủ yếu

Khái niệm về sản phẩm du lịch đã được đưa ra trong Luật Du lịch (2005), theo đó “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: (i) kết cấu hạ tầng du lịch; (ii) tài nguyên du lịch; và (iii) cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch”

Với lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú, trên địa bàn Long An có thể phát triển được những nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu sau:

- Du lịch tham quan: tham quan các điểm cảnh quan, các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, bảo tàng, làng nghề, v.v.

- Du lịch sinh thái: khám phá, trải nghiệm hệ sinh thái đất ngập nước (vùng trũng Đồng Tháp Mười, vùng cửa sông ven biển)

- Du lịch đường thủy: trải nghiệm cảnh quan, các giá trị văn hóa làng quê, làng nghề, các di tích lịch sử văn hóa dọc sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây

- Du lịch vui chơi giải trí: tham gia các trò chơi hiện đại và dân gian phục vụ nhu cầu của người dân Long An, ĐBSCL và đặc biệt là TP. HCM

- Du lịch cuối tuần: thư giãn, nghỉ ngơi vào những dịp lễ, cuối tuần ở những nơi có cảnh quan đẹp

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

30

Page 26: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Du lịch tham quan nghiên cứu: nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị của các di chỉ khảo cổ, các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng

- Du lịch nông thôn: trải nghiệm về đời sống và sản xuất của người nông dân, đặc biệt là ở những nơi có trang trại; tham quan, trải nghiệm về cảnh quan ở vùng nông thôn

- Du lịch quá cảnh: khách từ Campuchia và khu vực qua cửa khẩu Bình Hiệp và khách từ TP. HCM đến ĐBSCL để có được những trải nghiệm ở vùng biên giới giữa 2 nước

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hiện nay trên địa bàn tỉnh Long An hệ thống sản phẩm du lịch còn khá nghèo nàn thuộc một số nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu sau:

a) Du lịch tham quan: được phát triển tại một số điểm di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng và một số điểm cảnh quan tự nhiên. Đây là nhóm sản phẩm du lịch chủ yếu phổ biến nhất ở Long An hiện nay. Những điểm du lịch tham quan chính trên địa bàn tỉnh bao gồm:

- Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An (Khu di tích Bình Thành): nằm trên địa bàn huyện Đức Huệ. Đây là nơi ghi lại quá trình hoạt động của Đảng Bộ và quân dân Long An trong hai cuộc kháng chiến cứu nước vì vậy đây là điểm di tích lịch sử cách mạng có giá trị đặc biệt và đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1999. Hiện nay di tích này đã được quy hoạch trở thành điểm tham quan du lịch với diện tích là 98ha và đã được đầu tư tới 89 tỷ đồng. Tuy nhiên do hạ tầng chưa hoàn thiện, khả năng tiếp cận còn khó khăn và các dịch vụ còn rất hạn chế nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan.

- Bảo tàng Long An: nằm trên địa bàn Phường 4, TP. Tân An. Bảo tàng được thành lập từ năm 1985 trên cơ sở kiến trúc cổ. Đây là nơi lưu giữ nhiều hiện vật liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Long An, vì vậy đây là điểm tham quan không thể thiếu trong các chương trình du lịch của du khách khi đến với Long An.

- Khu di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa: nằm ở trung tâm thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa. Đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp và đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1989. Tuy nhiên do chưa có được sự đầu tư thỏa đáng, vì vậy tính hấp dẫn của điểm tham quan này còn rất hạn chế.

- Chùa Tôn Thạnh: trên địa bàn xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc nơi nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã từng dạy học và sáng tác thơ văn. Đây là điểm tham quan lịch sử văn hóa kết hợp tín ngưỡng, tâm linh khá hấp dẫn đối với khách du lịch khi đến Long An.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

31

Page 27: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Đình Vĩnh Phong: nằm trên địa bàn thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa. Đây là ngôi đình cổ có giá trị kiến trúc nghệ thuật bên cạnh sức hút về tâm linh. Đây cũng được xem là điểm tham quan khá hấp dẫn.

- Khu di tích Vàm Nhựt Tảo: nằm trên địa bàn xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ nơi Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã lãnh đạo nghĩa quân lập nên chiến công vang dội “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa”. Liền kề với điểm di tích là khu tưởng niệm vị anh hùng đã được đầu tư xây dựng trên một khuôn viên rộng. Điểm di tích này có thể thu hút số lượng lớn khách địa phương đến thăm vào các dịp nghỉ lễ.

- Khu lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức: nằm cách trung tâm TP. Tân An khoảng 4 km về hướng Tây. Ngoài giá trị lịch sử, đây là quần thể kiến trúc cổng, lăng mộ, đền thờ có giá trị và đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1993. Hiện khu lăng mộ và đền thờ do chính người trong dòng họ Nguyễn Huỳnh Đức chăm lo, bảo quản cũng mang ý nghĩa truyền thống và đảm bảo công tác bảo tồn trong tương lai.

- Nhà Trăm Cột: trên địa bàn xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước. Đây là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia với phong cách kiến trúc Huế. Đây là điểm tham quan khá hấp dẫn có thể là bổ sung tốt cho sản phẩm du lịch văn hóa địa phương trong mối liên kết với những di tích khác trong khu vực. Di tích do gia đình quản lý và sự đầu tư hỗ trợ từ phía Nhà nước mới ở mức độ chống xuống cấp di tích.

- Đồn Rạch Cát: nằm trên địa bàn xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước. Đây là điểm tham quan lịch sử khá thú vị và có sức hấp dẫn với khách nội địa và một số đối tượng khách quốc tế. Trở ngại lớn nhất hiện nay là di tích này vẫn đang thuộc quyền quản lý của quân đội. Di tích không mở cửa đón khách tham quan tự do mà chỉ một lượng khách hạn chế đi theo sự phê duyệt riêng. Việc chuyển giao quyền quản lý sang cho dân sự và công tác quy hoạch sẽ quyết định tương lai phát triển của điểm tham quan này.

- Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập: nằm trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa trên tuyến QL62 từ Tân An đi Mộc Hóa. Đây là nơi có tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn và đã được quy hoạch bài bản từ năm 2003 với nhiều phân khu chức năng tham quan trải nghiệm các giá trị sinh thái, cảnh quan, nghỉ cuối tuần, v.v. Đây là điểm tham quan hấp dẫn nếu hoàn thiện hệ thống sản phẩm và dịch vụ. Cho đến nay hạ tầng điểm du lịch này đã được đầu tư khá đồng bộ (cổng, khu đón tiếp, cầu tàu, điện, nước,..), tuy nhiên các cơ sở dịch vụ, đón tiếp khách vẫn chưa hoàn thiện, vì vậy trên thực tế, điểm du lịch này vẫn chưa chính thức đón khách.

- Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười: nằm trên địa bàn xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa nơi còn bảo tồn được

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

32

Page 28: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

nhiều loài sinh vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước với sinh cảnh rừng tràm. Đây là điểm tham quan khá hấp dẫn trên tuyến Tân An - Mộc Hóa.

- Làng nghề: mặc dù Long An có nhiều làng nghề mà điển hình là làng nghề dệt chiếu cói ở xã Long Định (Cần Đước), làng nghề làm sản phẩm từ cây lục bình ở xã Tầm Vu (Châu Thành), làng nghề nấu rượu Gò Đen (Bến Lức), làng làm trống Bình An (Tân Trụ), làng chạm khắc gỗ ở Cần Đước, làng nghề đóng thuyền ở Cần Đước,... Tuy nhiên hầu hết những làng nghề này chưa đủ sức thu hút du khách cả từ góc độ lịch sử, quy trình và sản phẩm nghề cũng như cảnh quan và văn hóa bản địa.

Ngoài một số điểm tham quan chính ở trên, trên địa bàn tỉnh còn có một số điểm tham quan khác, tuy nhiên tính hấp dẫn của các điểm tham quan này rất hạn chế vì vậy chủ yếu mới thu hút được khách du lịch nội tỉnh với số lượng hạn chế.

b) Du lịch sinh thái: mặc dù có nhiều tiềm năng, đặc biệt là giá trị sinh thái cảnh quan hệ sinh thái đất ngập nước vùng trũng điển hình Đồng Tháp Mười, tuy nhiên các sản phẩm du lịch thuộc nhóm này mới trong giai đoạn đầu phát triển, vì vậy chưa tạo được sản phẩm du lịch sinh thái đích thực mà mới chỉ mang “màu sắc” của du lịch sinh thái. Điểm có tiềm năng nhất để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái là Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen (huyện Tân Hưng). Đây là một trong những khu bảo tồn hệ sinh thái điển hình vùng trũng Đồng Tháp Mười nơi có tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên rất phong phú và hấp dẫn. Khu bảo tồn đã được một số tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế có uy tín công nhận và tài trợ. Hoạt động bảo tồn được tổ chức và quản lý tốt. Hiện nay do khả năng tiếp cận Khu bảo tồn còn khó khăn, các sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch sinh thái chưa hoàn chỉnh, vì vậy lượng khách du lịch chưa đáng kể, chủ yếu là thanh niên, sinh viên trong tỉnh bên cạnh số lượng rất ít khách đi theo đoàn nhỏ đến từ TP.HCM, các tỉnh trong vùng và khách là cán bộ nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy để có thể khai thác tiềm năng du lịch đặc sắc này, việc quan trọng đầu tiên cần làm là đầu tư hạ tầng để tăng khả năng tiếp cận và thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch.

c) Du lịch vui chơi giải trí, cuối tuần:

Đây là loại sản phẩm du lịch quan trọng nhằm góp phần kéo dài ngày lưu trú cũng như tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch. Tuy nhiên do nhiều lý do, trên địa bàn tỉnh hiện mới phát triển ở một số điểm với chất lượng chưa cao.

- Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ: nằm trên địa phận thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa trên trục đường ĐT824. Đây là điểm du lịch được đầu tư một cách “ngẫu hứng”, tuy nhiên do có được nhiều công trình kiến trúc “cổ” và không gian xanh, dễ tiếp cận, vì vậy điểm du lịch này bước đầu đã thu hút được khách du lịch (chủ yếu là người địa phương và một phần từ TP. Hồ Chí Minh) đến vui chơi giải trí vào dịp cuối tuần, dịp lễ tết. Tuy nhiên, để có thể phát triển điểm du

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

33

Page 29: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

lịch này thành một điểm đến du lịch vui chơi giải trí cuối tuần hấp dẫn, cần phải được quy hoạch, đầu tư bài bản hơn.

- Khu dịch vụ, giải trí Hồ Khánh Hậu: nằm trên địa bàn TP.Tân An kề bên QL1A. Đây là điểm du lịch có chức năng như một điểm “dừng chân” trên tuyến du lịch TP. Hồ Chí Minh – ĐBSCL, đồng thời là điểm vui chơi giải trí cuối tuần cho người dân địa phương. Tuy nhiên các dịch vụ ở đây còn nghèo nàn và chưa chuyên nghiệp, vì vậy chưa hấp dẫn được du khách mà chủ yếu mới phục vụ nhu cầu của người dân địa phương.

- Khu Lâm viên Thanh niên: nằm trên địa bàn xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa. Dự án này đã được phê duyệt và hiện đang trong quá trình hình thành với mục đích tạo ra một không gian vui chơi giải trí và du lịch mà đối tượng chính là thanh niên. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn mới chỉ bắt đầu, khuôn viên, cây cỏ mới được trồng nên chưa tạo ra sức cuốn hút và hầu như chưa có khách đến đây.

- Khu du lịch vui chơi giải trí “Happy Land”: nằm trên địa bàn huyện Bến Lức với quy mô dự kiến trên 1.200ha bên bờ sông Vàm Cỏ Đông. Đây là khu du lịch vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế với nhiều hạng mục công trình vui chơi giải trí hiện đại. Khi hoàn thành (dự kiến vào năm 2020), “Happy Land” sẽ trở thành khu du lịch vui chơi giải trí hiện đại lớn nhất ở Việt Nam.

d) Du lịch tham quan nghiên cứu:

Loại sản phẩm này chưa hình thành mặc dù là trên địa bàn tỉnh có nhiều giá trị về lịch sử văn hóa có khả năng khai thác, điển hình là Khu di tích khảo cổ học Bình Tả (thuộc nền văn hóa Óc Eo từ thế kỷ 1 - 6). Đây là di tích khảo cổ nổi tiếng ở Việt Nam nhưng do tính chất khảo cổ và hiện trạng bảo tồn chưa tốt nên chưa thực sự hấp dẫn đối với khách du lịch và chưa có nhiều khách đến tham quan nghiên cứu.

e) Du lịch nông thôn:

Là một tỉnh nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười, phát triển mạnh về nông nghiệp với hàng trăm trang trại nhưng Long An chưa phát triển sản phẩm và loại hình du lịch nông thôn (trang trại, làng nghề).

Gạo Nàng Thơm Chợ Đào, rượu đế Gò Đen, thơm Bến Lức, dưa hấu Long Trì, đậu phộng Đức Hòa,…là những đặc sản địa phương có tiếng từ lâu nhưng việc sử dụng những đặc sản này để kết hợp xây dựng sản phẩm du lịch và xúc tiến thương hiệu cho địa phương Long An chưa quan tâm đầu tư và thực hiện.

Từ những thông tin và quan sát nói trên, kết hợp với ý kiến trao đổi với các công ty lữ hành có thể đưa ra một số nhận định như sau (Bảng 7):

Bảng 7 - Mức độ hấp dẫn của một số loại sản phẩm du lịch tại Long AnNhóm sản phẩm Mức độ hấp Hiện trạng Khả năng cạnh tranh

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

34

Page 30: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

dẫnDu lịch sinh thái (điển hình vùng Đồng Tháp Mười)

Cao Chưa được đầu tư và quảng bá tốt. Hình ảnh không rõ nét và bị hình ảnh Đồng Tháp che lấp

- Cao. - Đối thủ: Đồng Tháp

Du lịch tham quan (di tích văn hóa - lịch sử, làng nghề, v.v.)

Trung bình Có sự đầu tư nhưng chưa thực sự có hiệu quả

- Thấp

Du lịch đường thủy (trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây)

Cao Chưa phát triển - Cao - Đối thủ: Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, v.v.

Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí

Cao - Mới giai đoạn đầu phát triển - Cao - Đối thủ: TP. HCM, Bình Dương

Du lịch nông thôn Tương đối cao Chưa phát triển - Thấp - Đối thủ: An Giang, Hậu Giang

Du lịch quá cảnh (cửa khẩu QT Bình Hiệp)

Tương đối cao Chưa phát triển - Tương đối cao. - Đối thủ: Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang

Du lịch tham quan nghiên cứu (di chỉ khảo cổ, di tích LSVH, làng nghề, v.v.)

Trung bình Chưa phát triển - Tương đối cao - Đối thủ: Đồng Nai

Từ bảng trên có thể thấy rõ sản phẩm du lịch đặc thù của Long An là “Du lịch đường thủy trên sông Vàm Cỏ” sản phẩm du lịch có thể cạnh tranh và phát triển tốt là “Du lịch sinh thái điển hình vùng Đồng Tháp Mười”; và sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh cao là du lịch vui chơi giải trí, đặc biệt khi giai đoạn 1 dự án “Happy Land” đi vào hoạt động sau năm 2014. Tuy nhiên, tất cả những sản phẩm đặc thù này, ngoại trừ “Happy Land”, và các sản phẩm du lịch khác đều chưa được đầu tư phát triển một cách thỏa đáng.

Những nguyên nhân chính của hiện trạng này bao gồm:

- Nhận thức về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế;

- Quan điểm tiếp cận và phát triển du lịch vẫn còn thiếu tính chuyên môn và mang nặng tính chủ quan;

- Năng lực đầu tư phát triển du lịch của địa phương còn hạn chế, trong khi chưa thu hút được nhiều đầu tư từ bên ngoài.

II.2.5 Hiện trạng đầu tư phát triển du lịch

II. 2.5.1. Đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch bằng nguồn vốn ngân sách

Trong những năm qua (đến năm 2010) ngân sách địa phương là nguồn vốn đầu tư chính để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nói chung, kết cấu hạ tầng cho ngành du lịch nói riêng, chiếm khoảng 60% tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở tỉnh Long An. Bên cạnh đó còn có nguồn vốn đầu tư cho các dự án đầu tư lớn sử dụng do ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

35

Page 31: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Quốc gia hay nguồn vốn sử dụng trái phiếu Chính phủ (khoảng 40% tổng vốn đầu tư). Chưa có dự án đầu tư nào được thực hiện theo phương thức BT, BOT, BTO để huy động đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ nguồn vốn doanh nghiệp.

Các nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để đầu tư cho nhóm dự án phát triển mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh như đường ĐT 831, 832, 833, 837, 838, đường Thủ Thừa - Hòa Khánh, hay mở rộng đường QL1A... Đến năm 2010 tổng vốn đầu tư đã thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương cho nhóm dự án ngành giao thông là 200 tỷ đồng (chiếm 35%); và từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là 109 tỷ đồng (chiếm 32%). Đến nay, tỉnh Long An vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng du lịch của Bộ VH,TT và DL. Số lượng các phương tiện vận tải hành khách nói chung, khách du lịch nói riêng, đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua. Tính đến hết năm 2010, số lượng ô tô khách đã đạt 5.300 chiếc với tổng số 75.595 chỗ ngồi, trong đó tập trung nhiều vào xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi (hơn 3000 chiếc), còn lại phân đều cho các loại xe 10 – 30 chỗ ngồi và loại xe trên 30 chỗ ngồi. Về vận tải hành khách đường thuỷ, đến hết năm 2010 đã có 165 tàu ca nô chở khách với tổng số 4.650 chỗ ngồi. Nhìn chung, số lượng và chất lượng các phương tiện vận chuyển hành khách đáp ứng tốt nhu cầu của các thị trường du lịch trong và ngoài nước.

Nhóm dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước đến hết năm 2010 đạt 174 tỷ đồng, chiếm 1,22% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. Nhóm dự án đầu tư vào lĩnh vực vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc đến hết năm 2010 đạt 943 tỷ đồng, chiếm 6,62% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh. Các nhóm dự án đã góp phần cung cấp những dịch vụ cơ sở hạ tầng cơ bản nhất phục vụ tốt các nhu cầu thiết yếu trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Nhóm dự án xây dựng các cơ sở y tế đã thu hút phần lớn nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (35%, tương đương với tổng vốn đầu tư cho ngành giao thông) và đặc biệt chiếm hầu hết tổng vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ (63%, tương đương 183 tỷ đồng). Các dự án đầu tư lớn về y tế đã thực hiện trong thời kỳ 2008 – 2010 bao gồm xây dựng các bệnh viện đa khoa ở Bến Lức, Hậu Nghĩa, Tân Thạnh, Đức Huệ.

Nhóm dự án xây dựng các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch tại địa phương nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của địa phương. Tổng vốn đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề chỉ đạt khoảng 30 tỷ đồng (7% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách địa phương). Các dự án tiêu biểu bao gồm xây dựng Trung tâm dạy nghề Đồng Tháp Mười - giai đoạn 2 (3,94 tỷ đồng) và các trung tâm dạy nghề khác tại Vĩnh Hưng, Đức Huệ hay trung tâm giáo dục LĐXH Thạnh Hóa (37 tỷ đồng).

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

36

Page 32: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch đến năm 2010 của tỉnh Long An được đưa ra ở Bảng 8 dưới đây.

Bảng 8 : Tổng hợp tình hình đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch tỉnh Long An thời kỳ 2005 – 2010 (Đơn vị tính: tỷ đồng)

STT Danh mục Tổng mức đầu tư Đã thực hiện từ khởi công đến 2010

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ (A + B + C)  724.57Tỷ lệ các nguồn vốn (%):

  1. Ngân sách địa phương  - 60%  2. Trái phiếu Chính phủ  - 40%  3. Huy động vốn doanh nghiệp theo phương

thức BT, BOT, BTO: - 0%

  Tỷ lệ phân bổ vốn theo ngành (%):     1. Giao thông vận tải  - 43%  2. Y tế  - 53%  3. Giáo dục  - 3%  4. Đào tạo nghề  - 1%A. Tổng nguồn vốn ngân sách địa phương 4,926.70 432.55I NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 2,558.76 200.87II NGÀNH Y TẾ 1,756.13 201.48III NGÀNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 52.00 20.26IV NGÀNH LAO ĐỘNG - TBXH 559.81 9.94B. Tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 10,872.26 292.02I NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 5,375.32 109.33II NGÀNH Y TẾ 1,363.94 182.69C. Vốn đầu tư theo phương thức BT, BOT, BTO 4,133.00 0.00I NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 4,133.00 0.00Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An

II. 2.5.2 Đầu tư phát triển các khu du lịch

Trong thời gian qua, tỉnh Long An cũng đã được quan tâm đầu tư và tôn tạo, các khu điểm du lịch và đưa vào khai thác những hoạt động du lịch mới để hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nhiều khu du lịch mới đã được đầu tư xây dựng hòa vào mạng lưới các điểm du lịch đã có trong tỉnh nhằm đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm du lịch của tỉnh, đáng chú ý là khu du lịch “Happy Land”, Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An, Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ, Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, v.v...

Dự án Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happy Land) do công ty ĐTXD và phát triển hạ tầng Phú An làm chủ đầu tư là “siêu dự án” đầu tư, kỳ vọng sẽ là “cú huých” mạnh mẽ để phát triển ngành du lịch tỉnh Long An. Diện tích theo quy hoạch của khu du lịch là 262,47 ha (nay dự kiến tăng lên 1.200ha) đã được UBND tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 10/2010. Các hạng mục đầu tư chính bao gồm khu khách sạn 5 sao (1.000 phòng), khu dân cư nhà vườn, khu resort Nga, công viên chủ đề, phim trường, trung tâm mua sắm, cũng như hệ thống hạ tầng

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

37

Page 33: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

hiện đại đồng bộ như đường đấu nối vào các tuyến đường trong khu vực, đường nội bộ, khu tái định cư, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường, v.v... Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là 2,2 tỷ USD (tương đương 44.000 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại).

Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ, do Công ty Cổ phần Rồng Việt đầu tư tại xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa đã được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch địa phương. Điểm du lịch này được khởi công xây dựng từ năm 2006 trên diện tích hơn 10 ha, đến nay đã đi vào hoạt động kinh doanh. Trong 10 tháng đầu năm 2011 Điểm du lịch đã đón được 16.000 lượt khách du lịch, trong đó có 400 lượt khách du lịch quốc tế. Điểm nhấn chính là khu nhà cổ, trên diện tích 27.656m 2

có 18 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100 - 150 năm được bố trí khéo léo, hài hòa với cảnh quan cây xanh và hồ nước uốn quanh thơ mộng. Kiểu thức kiến trúc của các ngôi nhà này là kiểu thức cổ truyền. Quang cảnh không gian của khu thoáng mát, với thác nước và những dòng suối chảy uốn quanh, những chiếc cầu được thiết kế cổ xưa, một vườn phong lan, bể bơi, sân thể thao, nhà hàng.

Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập thuộc huyện Mộc Hóa, cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía Nam. Với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha, được quy hoạch kinh phí khoảng 100 tỉ đồng để xây dựng khu du lịch đặc trưng của Long An nói riêng và cả vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung trong tương lai. Toàn khu có 11 khu chức năng như khu di trú động vật hoang dã, khu bảo tồn tự nhiên, trung tâm giáo dục môi trường, khu lâm viên, khu nhà nổi... Khu du lịch, các công trình (khoảng 5 ha), nhà nghỉ, nhà quản lý, bến tàu, bãi đậu xe, các khu công viên, khu bến thuyền. Còn lại là 135 ha rừng tràm, dòng kênh, trong đó có 5 km đường ciment. Khách có thể vào rừng bằng xuồng, hoặc đi bộ, nghỉ ngơi, câu cá.

Tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu điểm du lịch chính đến năm 2010 của tỉnh Long An được nêu ra ở Bảng 9 dưới đây.

Bảng 9 : Tổng hợp đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch tỉnh Long An thời kỳ 2005 – 2010 (Đơn vị tính: tỷ đồng)

STT Danh mụcThời gian

KC-HT

Năng lực thiết kế

Tổng mức đầu tư

Đã thực hiện từ

khởi côngđến 2010

Ghi chú

  1. Ngân sách địa phương  -  - -  3%    2. Trái phiếu Chính phủ  -  - -  0%  

  3. Huy động doanh nghiệp theo BT, BOT, BTO:  -  - -  0%  

  4. Vốn XHH  -  - -  97%    Tỷ lệ phân bổ vốn theo ngành (%):          1. VHTTDL  -  - -  3%  

A. Tổng nguồn vốn ngân sách địa phương 353.07 205.60

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

38

Page 34: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

 III NGÀNH VĂN HÓA - THỂ THAO - DU LỊCH 353.07 205.60  

1 Khu DTLSCM tỉnh Long An

2001 - 2009 98,25ha 89.07 45.60  

2 Dự án Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập

2003 - 2010 135 ha 100.00 76.00  

3 Khu lưu niệm Nguyễn Trung Trực

2003 - 2010 6 ha 50.00 50.00  

4 Trung tâm VHTT xã 2011 - 2015  - 114.00 34.00  

B. Tổng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ 0.00 0.00  C. Vốn đầu tư theo phương thức BT, BOT, BTO 0.00 0.00  D. Vốn xã hội hóa      

1 Khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happy Land)

2010 - 2020 262 ha 44,000 6,173

Thực hiện đến 01/2012

2 Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ

2006 - 2015 10 ha -  -  Chưa có

số liệu

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An

II.2.6 Hiện trạng hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

II.2.6.1 Các thị trường du lịch chủ yếu

Hiện nay những nguồn thông tin, số liệu thống kê về thị trường khách du lịch đến Long An rất hạn chế, vì vậy để đánh giá về vấn đề này, báo cáo đã sử dụng phương pháp phân tích các chương trình du lịch liên quan đến Long An của một số công ty lữ hành ở TP. Hồ Chí Minh, điều tra xã hội học và lấy ý kiến chuyên gia, để đưa ra được một số nhận xét sau:

- Về thị trường khách du lịch quốc tế: chỉ chiếm 1,5% tổng số khách đến Long An, trong đó gồm 2 nhóm chính:

+ Chuyên gia quốc tế đến làm việc theo các dự án đầu tư nước ngoài đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Theo nguyên tắc chung, đối tượng khách này vẫn được thống kê là khách du lịch. Đặc điểm của đối tượng khách này là đa quốc tịch, tần suất đi đến cao (có thể nhiều lượt/người trong năm), chỉ sử dụng dịch vụ ăn, nghỉ phục vụ cho thời gian làm việc tại địa phương là chính.

+ Khách của một số hãng lữ hành đi nhóm lẻ theo tour mang tính khám phá và sinh thái theo tuyến TP.HCM - Long An - Đồng Tháp. Đặc điểm của đối tượng khách này: quốc tịch chủ yếu là Pháp, Đức, Thụy Sỹ và Bắc Âu, đi theo nhóm dưới 15 người (nhiều nhất là từ 4 - 7 người), tham quan các khu bảo tồn, vườn Quốc gia Tràm Chim và sinh cảnh vùng Đồng Tháp Mười và Đồng bằng sông Cửu Long dọc theo tuyến Long An - Đồng Tháp - Vĩnh Long - Tiền Giang.

Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch quốc tế ở Long An là 1,5 ngày.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

39

Page 35: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Về thị trường khách du lịch trong nước: chiếm gần như tuyệt đối, tới 98,5% tổng số khách đến Long An.

Qua phân tích số liệu và các tư liệu có liên quan có thể thấy một số đặc điểm chủ yếu của thị trường du lịch Long An thời gian qua bao gồm:

- Mức chi tiêu bình quân hiện nay tính cả theo đầu khách và ngày khách ở Long An đều rất thấp so với mức chi tiêu và ngày lưu trú trung bình của các địa phương ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập du lịch của Long An, theo đó suốt trong giai đoạn từ năm 2000 – 2010 thu nhập du lịch Long An đều thấp hơn so với nhiều địa phương trong vùng (Phụ lục 5). Như vậy để tăng ngày lưu trú cũng như chi tiêu của khách du lịch khi đến Long An, rất cần phải đa dạng hóa sản phẩm du lịch bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù; tăng cường dịch vụ du lịch cùng với nâng cao chất lượng của những dịch vụ đó.

- Tỉ lệ khách quá cảnh qua Long An là khá cao vì vậy việc phát triển các điểm tham quan du lịch, điểm di tích, điểm dừng chân có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng quỹ thời gian của du khách trên địa bàn Long An.

Việc xác định những đặc điểm trên có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở định hướng phát triển thị trường khách và dịch vụ du lịch trong giai đoạn tới.

II.2.6.2 Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Long An trực thuộc Sở VHTTDL đã được thành lập. Mặc dù còn thiếu kinh nghiệm và điều kiện hoạt động chưa được như mong muốn, tuy nhiên thời gian qua, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đã được chú trọng với việc xuất bản bản đồ và một số ấn phẩm quảng bá du lịch Long An; tích cực tham gia các hoạt động hội chợ, sự kiện du lịch ở quy mô quốc gia và vùng nhằm giới thiệu tiềm năng và sản phẩm du lịch Long An. Đây là những nỗ lực và kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực vào việc thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư vào các khu, điểm du lịch ở Long An nói riêng và sự phát triển du lịch Long An nói chung.

Tuy nhiên hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của Long An còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thể hiện qua những điểm sau:

- Ngân sách cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch nhỏ, hầu như không đáng kể. Năm 2011, ngân sách cho hoạt động này chỉ là 850 triệu đồng;

- Đội ngũ cán bộ làm xúc tiến, quảng bá du lịch chưa được đầu tư phát triển đúng mức: cán bộ thiếu trình độ chuyên môn, không được gửi đi tham dự các khóa tập huấn về xúc tiến, quảng bá du lịch do Tổng cục Du lịch tổ chức, kinh phí đào tạo cán bộ chỉ 30 triệu đồng/năm;

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

40

Page 36: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Chưa có chiến lược, mục tiêu và kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch rõ ràng. Chưa xác định được thị trường và đối tượng khách cần hướng tới;

- Hình thức và nội dung xúc tiến, quảng bá du lịch rất sơ sài và thiếu tính chuyên nghiệp;

- Quảng bá trên mạng và qua trang điện tử. Đây là hình thức phổ biến hiện nay, dễ tiếp cận với nhiều đối tượng khách, có thể kết hợp, chi phí không nhiều và hiệu quả cao. Trang web Cổng thông tin điện tử Long An (www.longan.gov.vn) có rất ít thông tin về du lịch, ngoại trừ thông tin ngắn gọn về một số di tích lịch sử văn hóa và ít thông tin về hoạt động của Sở VH, TT và DL Long An. Phần liên quan đến Sở VHTTDL cũng nằm trong trang web này ở mục các Ban - Ngành và thông tin cũng rất sơ sài.

- Hợp tác du lịch, trong đó có cung cấp thông tin và xúc tiến, quảng bá du lịch với Sở VHTTDL TP. Hồ Chí Minh. Đây là một hình thức hiệu quả vì TP. Hồ Chí Minh là nguồn khách chủ yếu và đặc biệt quan trọng đối với Long An.

- Phát hành một số ấn phẩm như: bản đồ du lịch, tập gấp quảng cáo nhưng chất lượng chưa cao và thiếu định hướng dành cho đối tượng khách cụ thể.

- Hệ thống các biển quảng cáo tấm lớn đặt ở các cửa ngõ quan trọng hầu như không có; hệ thống các bảng chỉ dẫn trên các tuyến đường, tại các điểm di tích còn sơ sài và không gây ấn tượng.

Với tình trạng và phương thức hoạt động như vậy, có thể thấy rõ ràng hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Long An mới ở giai đoạn đầu và đạt hiệu quả rất thấp.

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ những vấn đề sau:

- Nhận thức xã hội, đặc biệt là nhận thức của đội ngũ quản lý về tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến quảng bá còn hạn chế. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đầu tư cho hoạt động này từ tổ chức đến nguồn lực;

- Chưa tập trung đầu tư đúng hướng để có được những sản phẩm du lịch tốt để tạo cơ sở cho hoạt động xúc tiến, quảng bá;

- Chưa có bộ máy và đội ngũ làm xúc tiến, quảng bá du lịch chuyên nghiệp và cũng chưa có chiến lược, kế hoạch hoạt động bài bản, quy mô.

II.2.7 Hiện trạng hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch

II.2.7.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Ở cấp tỉnh: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước tháng 4/2008 là Sở Thương mại - Du lịch) là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở tỉnh. Bộ

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

41

Page 37: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

máy của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó phòng Nghiệp vụ du lịch với 06 cán bộ trực tiếp tham mưu đối với QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh.

Ở cấp huyện: chức năng, nhiệm vụ QLNN về du lịch được lồng ghép với Phòng Văn hóa - Thông tin song chưa được quy định rõ ràng cụ thể.

Như vậy có thể thấy là tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch chưa được đặt ngang tầm nhiệm vụ chính trị cả về quy mô, năng lực và quyền hạn. Phòng Nghiệp vụ du lịch thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ QLNN về du lịch với đội ngũ cán bộ công chức quá mỏng (6 biên chế) nên chưa thể phát huy hết vai trò của QLNN đối với du lịch. Ở cấp huyện, đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý du lịch còn thiếu và yếu nên công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động ở cấp huyện gần như còn bỏ ngỏ.

II.2.7.2. Xây dựng và ban hành chính sách phát triển du lịch

Công tác QLNN về du lịch ở Long An được thực hiện trên cơ sở các chủ trương đường lối phát triển kinh tế chung của Nhà nước; trên cơ sở hệ thống luật pháp hiện hành như Luật Du lịch, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật và các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động du lịch; các luật liên quan như Luật Di sản văn hóa, Luật Đất đai, Luật Đầu tư... Ở Long An gần như chưa có các quy định riêng về du lịch. Sau mỗi kỳ Đại hội, chủ trương của Đại hội Đảng bộ tỉnh được cụ thể hóa thành đề án phát triển du lịch như: Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2005, Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2008 - 2010.

Một số quy định như Quy định về quản lý, khai thác tài nguyên du lịch, Quy định về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch, Quy chế quản lý khu, tuyến, điểm du lịch đang được xem xét để xây dựng và ban hành.

II.2.7.3 Xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển du lịch

Cho đến nay một số quy hoạch phát triển du lịch đã được thực hiện và phê duyệt bao gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An giai đoạn 1998 - 2010; một số quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn đã được phê duyệt như: dự án đầu tư phát triển Khu du lịch sinh thái “Làng nổi Tân Lập”; dự án đầu tư phát triển khu du lịch vui chơi giải trí “Happy Land”; dự án quy hoạch chi tiết điểm du lịch “Đồn Rạch Cát”; v.v.

Nhìn chung, những nội dung và kết quả nghiên cứu quy hoạch và các dự án khả thi đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch đã góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đây là cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

42

Page 38: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện, quản lý quy hoạch du lịch còn chậm và yếu, những biện pháp đảm bảo triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể chưa đồng bộ. Sau hơn 10 năm thực hiện, quy hoạch tổng thể cũng bộc lộ một số hạn chế và chậm đi vào được cuộc sống. Do đó du lịch Long An chưa thực sự tạo được điểm nhấn, chưa khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch đặc sắc để tạo ra những sản phẩm đặc thù. Mặt khác, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo quy hoạch thấp hơn thực trạng phát triển kéo theo các dự báo, định hướng đầu tư xây dựng sản phẩm thấp hơn yêu cầu.

Quy hoạch chi tiết một số khu vực trọng điểm như Láng Sen, đề án phát triển du lịch đường sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, v.v. còn chậm được nghiên cứu triển khai; việc xây dựng một số công trình, kể cả các công trình dịch vụ du lịch ở nhiều nơi còn tuỳ tiện, chắp vá hoặc trùng lắp do nhiều chủ sở hữu, chủ quản lý khác nhau. Nguyên nhân chính là do kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng quy hoạch chi tiết các khu/điểm du lịch còn hạn chế; sự phối hợp giữa các ngành liên quan và chính quyền địa phương trong xây dựng quy hoạch còn nhiều bất cập dẫn đến chậm tiến độ quy hoạch.

Việc quản lý thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt cũng còn nhiều bất cập; tình trạng cấp phép đầu tư trong khu quy hoạch cho các dự án không theo quy hoạch vẫn diễn ra do không có sự phối hợp thống nhất của các ngành chức năng. Việc cho phép đầu tư không theo quy hoạch đã gây tác động tiêu cực đến tài nguyên du lịch và phát triển bền vững trong các khu du lịch.

II.2.7.4. Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch

Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch là một trong những nội dung của QLNN về du lịch. Hiện nay, tỉnh Long An có gần 100 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trong các lĩnh vực: lưu trú, lữ hành, vận chuyển khách du lịch, điểm dừng và dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao. Chủ thể QLNN trực tiếp đối với các đơn vị này là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bên cạnh đó, kinh doanh du lịch còn là đối tượng quản lý của nhiều ngành chức năng như Sở Giao thông - Vận tải (quản lý phương tiện vận chuyển khách du lịch), Công an tỉnh (quản lý về an ninh trật tự, đăng ký tạm trú); Sở Tài chính (quản lý thuế, phí và lệ phí), Sở Tài nguyên - Môi trường (quản lý về đất đai, tài nguyên), v.v.

Những năm qua, Cơ quan QLNN về du lịch đã luôn chú trọng công tác quản lý kinh doanh du lịch. Từ việc tổ chức các hội nghị tập huấn pháp luật, chế độ chính sách mới của Nhà nước liên quan tới hoạt động du lịch, đến hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra, phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

43

Page 39: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển khách du lịch, trung tâm mua sắm... Tính đến nay, toàn tỉnh đã phân loại, xếp hạng được 118 cơ sở lưu trú đủ điều kiện kinh doanh du lịch. Việc thường xuyên tuyên truyền chính sách pháp luật, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ kết hợp với thanh tra, kiểm tra đã có tác động tích cực, thúc đẩy các cơ sở kinh doanh chú ý tới công tác nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách được lựa chọn dịch vụ theo yêu cầu về chất lượng.

Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch cũng còn nhiều bất cập. Các đơn vị kinh doanh du lịch thường chịu sự quản lý của nhiều ngành khác nhau, nếu thiếu sự phối hợp ở một khâu nào đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện tượng phổ biến ở Long An là thiếu sự phối hợp chặt chẽ trong khâu thẩm định dự án đầu tư, do đó, có trường hợp dự án đầu tư được cấp phép không theo quy hoạch của ngành du lịch đầu tư dở dang phải tạm dừng, có dự án xây dựng khách sạn khi tiến hành thiết kế, đầu tư xây dựng không có ý kiến thẩm định của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên xây dựng không đúng tiêu chuẩn, gây lãng phí, ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh doanh... Việc thanh tra, kiểm tra theo chức năng riêng của từng ngành cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, có những khách sạn trong cùng một ngày phải tiếp nhiều đoàn kiểm tra của các cấp, ngành khác nhau. Những sự việc này diễn ra nhiều lần sẽ gây tâm lý không an toàn cho du khách, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới phát triển bền vững.

II.2.8 Hiện trạng về môi trường du lịch

II.2.8.1 Môi trường tự nhiên

Kết quả quan trắc môi trường khí trong thời gian gần đây cho thấy tại các trung tâm dân cư nồng độ bụi dao động từ 0,14 - 0,43mg/m3. Nồng độ bụi ở hầu hết các điểm lấy mẫu đều trong giới hạn cho phép (0,3mg/m3) ngoại trừ TP. Tân An và thị trấn Cần Giuộc đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi. Nồng độ khí SO2, NO2, CO nhìn chung nằm trong giới hạn cho phép.

Nguồn nước mặt ở Long An khá dồi dào với hệ thống sông và kênh rạch phát triển, trong đó các sông chính có vai trò quan trọng là sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Cần Giuộc. Kết quả quan trắc mức độ ô nhiễm nước mặt cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm như BOD, COD, DO, SS, v.v. dao động phụ thuộc vào vị trí tương đối giữa vị trí lấy mẫu và vị trí xả thải của các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung. Nhìn trên bình diện chung, đối chiếu với các tiêu chuẩn tại QCVN 08:2008/BTNMT thì có thể thấy chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh có biểu hiện

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

44

Page 40: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh do ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt từ các khu dân cư, đặc biệt tại các điểm tiếp nhận nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm khá cao.

Chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Long An nhìn chung đã có xu hướng suy giảm do việc khai thác quá mức cho nhu cầu sinh hoạt tại các khu vực tập trung dân cư và sản xuất tại các khu công nghiệp. Một vài khu vực ở huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Bến Lức, Tân Trụ có dấu hiệu ô nhiễm mặn vào mùa khô.

Đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh khá phong phú với 540 loài thực vật, 139 loài động vật, 159 loài cá, trong đó có nhiều loài sinh vật quý hiếm như Lúa ma (Oryza minuta), Lúa trời (Oryza rufipogon), Rái cá lông mũi, v.v. Đặc biệt là ở khu vực Láng Sen, nơi chưa chịu tác động bởi các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, môi trường tự nhiên nói chung và sinh thái nói riêng còn rất nguyên sơ chưa có dấu hiệu ô nhiễm và bảo tồn được tính đa dạng sinh học cao.

II.2.8.2 Môi trường văn hóa - xã hội

Mặc dù chưa có được những điều tra cơ bản để đánh giá về vấn đề này, tuy nhiên qua phân tích các tài liệu có liên quan có thể thấy môi trường văn hóa - xã hội ở Long An là khá thuận lợi cho phát triển du lịch. Người dân Long An thật thà, mến khách cùng với môi trường an ninh, trật tự an toàn xã hội đảm bảo là điều kiện tốt cho hoạt động du lịch.

II.2.9 Đánh giá chung

Kết quả phân tích hiện trạng phát triển du lịch thời gian qua có so sánh với các mục tiêu đề ra tại Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An giai đoạn 1998-2010 có thể đưa ra một số kết luận chủ yếu sau:

II. 2.9.1. Những kết quả đạt được

- Nhận thức xã hội về du lịch đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tạo điều kiện để phát triển du lịch Long An, theo đó nhiều di tích lịch sử như Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An, khu lưu niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. v.v. đã được đầu tư nâng cấp; thu hút thực hiện dự án xây dựng khu vui chơi giải trí quy mô quốc tế “Happy Land”; hoàn thiện hạ tầng Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập; v.v.

- Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch có nhiều chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu cơ bản đều đạt hoặc vượt so với mục tiêu đã đề ra trong các năm cũng như cho cả giai đoạn quy hoạch 1998 - 2010.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng được tăng cường, nhất là cơ sở lưu trú du lịch có bước phát triển đều về số lượng. Riêng trong giai đoạn 2001 -

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

45

Page 41: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

2011 đã có hơn 100 cơ sở lưu trú được xây dựng mới đưa tổng số cơ sở lưu trú cả tỉnh lên 118 cơ sở. Số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh cơ bản đáp ứng số lượng khách vào mùa du lịch cao điểm.

- Đã triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án khả thi phát triển một số khu/điểm du lịch quan trọng theo quy hoạch tổng thể làm cơ sở cho hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn được thuận lợi.

II. 2.9.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển du lịch Long An hiện còn nhiều hạn chế bao gồm:

- Mặc dù các chỉ tiêu phát triển du lịch có nhịp độ tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ đóng góp vào cơ cấu kinh tế chung của tỉnh còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng du lịch.

- Chưa có một quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và đưa ra các chiến lược phát triển du lịch xứng tầm, thể chế các chiến lược thành các kế hoạch đặc biệt về đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Kết cấu hạ tầng du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhất là kết cấu hạ tầng các khu du lịch và các điểm du lịch. Các dự án khu du lịch được coi là khâu đột phá cho du lịch, song tiến độ thực hiện dự án theo quy hoạch còn rất chậm. Hiện nay các dự án khu du lịch vẫn chỉ dừng ở việc xây dựng một số tuyến đường giao thông. Do vậy chưa tạo ra được điểm nhấn hấp dẫn để thu hút và lưu giữ chân khách khi đến với Long An.

- Long An chưa có được những sản phẩm du lịch đặc thù chất lượng cao, nên chưa tạo được điểm nhấn để thu hút và lưu giữ khách đến Long An. Sản phẩm hiện tại phần lớn chỉ dựa vào giá trị sẵn có của các điểm di tích lịch sử - văn hóa, lịch sử -cách mạng. Nhiều điểm du lịch mới chỉ đầu tư trùng tu, tôn tạo là chính, song kết cấu hạ tầng (đường vào, cảnh quan, môi trường) và chất lượng phục vụ (hướng dẫn viên, hàng lưu niệm, phong cách đón tiếp, dịch vụ thông tin...) vẫn còn hạn chế.

- Đến nay ngoài dự án “Happy Land” chưa có nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn cao. Tuy nhiên kỳ vọng về sự thay đổi cơ cấu cơ sở lưu trú của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn cao đúng thời hạn cam kết sẽ không lớn do hiện tại tiến độ thực hiện dự án đang chững lại bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.

- Các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là lữ hành trên địa bàn vừa ít về số lượng, yếu về năng lực chuyên môn và năng lực tài chính. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa được đảm bảo và đặc biệt là đội ngũ lao động trong ngành du lịch thiếu tính chuyên nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch thấp. Đặc biệt đội ngũ

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

46

Page 42: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

hướng dẫn viên du lịch còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ; số điểm di tích lịch sử văn hóa có hướng dẫn viên hoặc thuyết minh viên chuyên nghiệp còn rất ít.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch tuy đã có chuyển biến, song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các sản phẩm quảng bá như tờ rơi, tờ gấp, đĩa VCD, DVD, sách ... số lượng phát hành trong giai đoạn vừa qua mới chỉ đáp ứng việc cung cấp tới các điểm di tích, khách sạn, các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, chưa quảng bá đến được các thị trường khách du lịch lớn trong và ngoài nước.

- Hoạt động liên kết trong phát triển du lịch giữa Long An với các địa phương trong vùng ĐBSCL và VKTTĐ phía Nam, đặc biệt với TP. Hồ Chí Minh còn nhiều hạn chế.

II.2.9.3. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững ở Long An

Phát triển bền vững vừa là quan điểm đồng thời vừa là mục tiêu phát triển du lịch của Long An trong giai đoạn tới. Bên cạnh những yếu tố tích cực, phát triển du lịch bền vững ở Long An sẽ phải đối mặt với một số yếu tố bất lợi bao gồm:

- Tác động của bối cảnh quốc tế: Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn có nhiều biến động, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau trong đó nổi bật là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đang tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam trong đó có du lịch. Đặc biệt các diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện với thế giới. Mối quan hệ giữa các quốc gia và khu vực ngày càng phức tạp theo hướng song phương, đa phương trong nhiều mặt từ chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng cho đến văn hóa, môi trường… Toàn cầu hóa với vai trò là một xu thế khách quan đang thúc đẩy các nước trên thế giới và cả Việt Nam vừa hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau.

- Thị trường du lịch thế giới đang trong giai đoạn có những diễn biến khó lường tới hoạt động du lịch. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tác động đến quy mô và tính chất các thị trường du lịch chính của Việt Nam, trong đó có du lịch Long An.

- Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng và ở vùng KTTĐ phía Nam nói chung đã và đang có những tác động tiêu cực không nhỏ đến môi trường du lịch Long An.

- Tỷ lệ đói nghèo ở Long An còn cao, vì vậy đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến bảo tồn các nguồn tài nguyên cho phát triển bền vững, trong đó có du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Năng lực đầu tư cho phát triển du lịch của Long An còn rất hạn chế. Mặc dù

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

47

Page 43: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Long An đã thu hút được dự án lớn là “Happy Land”, tuy nhiên nhìn tổng thể thì sự suy giảm trong thu hút đầu tư du lịch trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế là khó khăn không nhỏ đối với những điểm đến như Long An.

- Cơ chế, chính sách phát triển du lịch ở quy mô quốc gia cũng như của Long An chưa thực sự thông thoáng, chưa trở thành yếu tố chủ đạo tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng thúc đẩy du lịch phát triển.

- Ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết và lâu dài là tác động của biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch Long An.

- Năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực của du lịch Long An còn thấp.

- Đội ngũ lao động chuyên nghiệp, lực lượng quản lý và các chuyên gia đầu ngành du lịch của Long An đang thiếu.

Việc nhận dạng một cách đầy đủ những yếu tố có khả năng tác động đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững ở Long An sẽ giúp cho việc xác định chính xác hơn những giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy những yếu tố tích cực nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở Long An trong giai đoạn tới đây.

Phần III

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

III.1 Các yếu tố tác động đến phát triển du lịch Long An

III.1.1. Các yếu tố khách quan

Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Long An nói riêng phát triển trong bối cảnh quốc tế diễn biến khá phức tạp với những thuận lợi và khó khăn đan xen. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu du lịch toàn cầu tiếp tục tăng cùng với sự chuyển dịch của dòng khách du lịch quốc tế đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương mở ra những cơ hội thuận lợi cho phát triển du lịch của các nước ở khu vực này, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, các bất ổn về chính trị diễn ra trên diện rộng, bắt đầu với sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ, chiến tranh ở Trung Đông, nạn khủng bố, dịch bệnh xảy ra liên tiếp. Khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới lan rộng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới và tác động trực tiếp đến “cầu” du

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

48

Page 44: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

lịch quốc tế. Bối cảnh trên đã có những tác động, cả tích cực và tiêu cực đối với du lịch Việt Nam và du lịch Long An.

Trong nước, tình hình chính trị, xã hội tiếp tục ổn định; kinh tế vĩ mô phát triển; uy tín và vị thế chính trị, ngoại giao quốc tế của Việt Nam ngày được tăng cường cùng với việc Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quốc tế lớn như Sea games 22, Hội nghị APEC; Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2010 Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, ASEAN hướng tới cộng đồng chung vào năm 2015, v.v. đã mở ra những cơ hội và tạo điều kiện cho các ngành kinh tế, trong đó có du lịch Long An phát triển.

Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Long An nói riêng có được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và được khẳng định qua Nghị quyết các Đại hội Đảng toàn quốc từ khóa VIII đến khóa X theo đó xác định:“Từng bước đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”, và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 được Đại hội Đảng lần thứ X thông qua: “Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 tiếp tục xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

III.1.2. Các yếu tố chủ quan

Du lịch Long An có được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và các ngành các cấp. Quan điểm về vai trò du lịch Long An trong phát triển kinh tế - xã hội đã được Đại hội Đảng bộ Long An lần thứ IX (giai đoạn 2011 - 2015), theo đó đã xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tăng cường liên kết khu vực.

III.1.3. Phân tích Thuận lợi - Khó khăn; Cơ hội - Thách thức (SWOT)

Việc phân tích "điểm mạnh, điểm yếu - cơ hội, thách thức" đối với bất cứ sự phát triển nào là rất cần thiết bởi đây là những đánh giá và "tầm nhìn" có tính chiến lược trên cơ sở phân tích về lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc đề ra các định hướng và giải pháp phát triển phù hợp. Phát triển du lịch Long An không phải là một ngoại lệ.

III.1.3.1. Điểm mạnh

Điểm mạnh của du lịch Long An được xác định trên cơ sở phân tích những đặc điểm lợi thế so sánh về các yếu tố chủ yếu có tác động đến hoạt động phát triển du lịch.

- Tính đa dạng về tài nguyên du lịch

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

49

Page 45: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Với bề dày lịch sử và do đặc điểm địa hình của lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ, Long An là địa phương có tiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú (cảnh quan, khí hậu, sinh thái, sông, di tích lịch sử văn hóa; lễ hội, nghề truyền thống; v.v.), trong đó có nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt mà tiêu biểu là cảnh quan và đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười; cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây đã đi vào thơ ca; nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như Khu di tích lịch sử Cách mạng Long An (Đức Huệ), khu di tích ngã tư Đức Hòa, khu phế tích kiến trúc khảo cổ Bình Tả, Chùa Tôn Thạnh, Chùa Phước Lâm, Chùa nổi Cổ Sơn Tự, lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức, Nhà Trăm Cột, v.v.; các làng nghề mà tiêu biểu là làng nghề nấu rượu Gò Đen (Bến Lức), nghề làm trống Bình An (Tân Trụ), nghề chạm gỗ ở huyện Cần Đước và Bến Lức, nghề kim hoàn Phước Vân (Cần Đước), v.v.

Tiềm năng du lịch đa dạng này là một trong những điểm mạnh quan trọng của du lịch Long An so với một số địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Vĩnh Long, Đồng Tháp, v.v.

Với tính đa dạng về tài nguyên du lịch, trong đó có nhiều tài nguyên khá đặc sắc, Long An hoàn toàn có cơ sở để phát triển những sản phẩm du lịch không trùng lắp không chỉ đối với hoạt động phát triển du lịch của bản thân địa phương Long An mà còn sẽ không trùng lắp với sản phẩm du lịch nhiều địa phương khác trong khu vực. Điều này sẽ tạo cho du lịch Long An có được sức hấp dẫn du lịch riêng và đây sẽ là yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch Long An trong bối cảnh hiện nay của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch ĐBSCL nói riêng, khi mà tình trạng “trùng lắp” về sản phẩm du lịch đang là yếu tố cản trở sự phát triển, làm hạn chế tính hấp dẫn du lịch Việt Nam nói chung, du lịch các “vùng miền” và các địa phương nói riêng.

- Hình ảnh du lịch :

Trong phát triển du lịch, hình ảnh điểm đến là yếu tố quan trọng tạo sức hấp dẫn khách du lịch. Trên địa bàn Long An, các địa danh như vùng Đồng Tháp Mười, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, .v.v từ lâu đã nổi tiếng như một điểm đến cảnh quan sinh thái hấp dẫn. Đây được xem như một điểm mạnh mà nhiều địa phương lân cận không có được. Vấn đề là ở chỗ cần duy trì và phát huy hình ảnh đã có và tạo được những hình ảnh mới để Long An thực sự là điểm đến hấp dẫn trong con mắt du khách.

- Vị trí địa lý và hạ tầng du lịch tương đối phát triển :

Nằm ở vị trí ”giao thoa” giữa vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, liền kề với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

50

Page 46: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

phía Nam và nằm trên tuyến du lịch quốc gia TP. Hồ Chí Minh - Đồng bằng sông Cửu Long, trên trục tuyến du lịch xuyên Á, Long An có lợi thế quan trọng đặc biệt trong phát triển du lịch.

Hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông, là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch. Long An là địa phương trong vùng ĐBSCL có được ưu thế này, đặc biệt khi hệ thống đường cao tốc, QL1A và đường HCM qua địa bàn tỉnh Long An được xây dựng và nâng cấp.

Là một địa phương nằm trên trục giao thông QL1A và đường cao tốc Trung Lương nối TP. Hồ Chí Minh nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung nơi có sự phát triển mạnh về công nghiệp, thương mại với vùng ĐBSCL trù phú cùng với sự phát triển nhanh chóng về mặt đô thị của TP.Tân An, hạ tầng xã hội nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng của Long An đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây.

Năm 2010, việc đưa vào vận hành đường cao tốc Trung Lương và nâng cấp QL1A nối TP. Hồ Chí Minh với Đồng bằng sông Cửu Long đã cho phép giảm đáng kể thời gian từ TP. Hồ Chí Minh, trung tâm phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Nam, đến Long An nói chung và các địa danh du lịch nổi tiếng trên địa bàn Tỉnh.

Ngoài giao thông đường bộ, là một địa phương có hệ thống sông, đặc biệt là sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây tương đối phát triển, giao thông đường thuỷ cũng là thế mạnh của Long An. Từ TP. Tân An, thị trấn Bến Lức, thị trấn Đức Huệ, Tân Lập - Mộc Hóa, có thể tiếp cận nhiều điểm du lịch bằng đường thuỷ và đây là thế mạnh cần phát huy nhằm tạo ra các tour du lịch hấp dẫn với việc xây dựng các bến thuyền du lịch ở những địa điểm thích hợp.

Ngoài ra, với việc nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất và cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, Long An cũng sẽ có cơ hội trực tiếp đón khách du lịch quốc tế qua cửa khẩu hàng không quốc tế quan trọng nhất khu vực phía Nam này cũng như lượng khách đến Việt nam qua cửa khẩu đường bộ với Campuchia. Đây là một lợi thế quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch của Long An.

Như vậy có thể khẳng định vị trí địa lý và hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông là một "điểm mạnh" của du lịch Long An so với nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL.

III.1.3.2. Điểm yếu :

Bên cạnh những "điểm mạnh", du lịch Long An cũng có những "điểm yếu" cần phải được xác định nhằm có được những giải pháp và chiến lược khắc phục phù hợp. Qua phân tích các yếu tố có liên quan đến tình trạng hạn chế trong phát triển

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

51

Page 47: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

du lịch Long An thời gian qua có thể thấy những "điểm yếu" chủ yếu của du lịch Long An bao gồm:

- Hạn chế về đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp)

Trong quá trình phát triển du lịch thời gian qua, do nhiều nguyên nhân, đội ngũ lao động ngành du lịch Long An còn hạn chế cả về số lượng và trình độ quản lý, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong cơ chế thị trường. Điều này thể hiện rõ ở chất lượng dịch vụ trong nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, nhiều khu/điểm tham quan du lịch ở thành phố Tân An, Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An, khu phế tích kiến trúc khảo cổ Bình Tả, Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, Chùa Tôn Thạnh, Nhà Trăm Cột, v.v.

Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở dịch vụ, đặc biệt các cơ sở lưu trú, của khối doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này đã có những đóng góp tích cực vào việc cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Long An, tuy nhiên cũng tạo thêm gánh nặng cho du lịch Long An về một đội ngũ lao động có chất lượng còn thấp. Phần lớn các “chủ” doanh nghiệp du lịch và đội ngũ quản lý, nhân viên phục vụ tại các cơ sở này chưa qua đào tạo cơ bản về quản lý và nghiệp vụ du lịch. Tình trạng này là tương đối phổ biến ở các khu, điểm du lịch ở Long An.

Mặc dù đã nhận thức về “điểm yếu” này, tuy nhiên thời gian qua hoạt động quản lý, hướng dẫn các doanh nghiệp và tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động du lịch còn chưa được đẩy mạnh ngang tầm với yêu cầu phát triển.

“Điểm yếu” này của du lịch Long An đã tồn tại một thời gian tương đối dài, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Long An mà còn ảnh hưởng đến vai trò của một “mắt xích” quan trọng trên tuyến du lịch quốc gia nối TP. Hồ Chí Minh với vùng ĐBSCL.

- Hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng, các dịch vụ, vui chơi giải trí

Theo số liệu thống kê của Sở VH,TT và DL thì tính đến năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 118 cơ sở lưu trú (đạt tiêu chuẩn) với tổng 1.678 buồng; trong số đó có mới có 3 khách sạn 2 sao, 5 khách sạn 1 sao. Như vậy có thể thấy sự nỗ lực trong phát triển hệ thống khách sạn đứng từ góc độ về sự đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật đối với một địa phương có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch của vùng như Long An. Tuy nhiên so với nhu cầu du lịch, đặc biệt khi Long An đẩy nhanh sự phát triển của các ngành dịch vụ và TP. Hồ Chí Minh với nhu cầu du lịch ngày một tăng, thì hệ thống lưu trú ở Long An cần được phát triển hơn nữa.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

52

Page 48: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Hiện nay du lịch Long An đang phải đối mặt với một thực tế là do thực hiện quy hoạch và đặc biệt là quản lý quy hoạch du lịch, còn có những bất cập nên Long An hiện đang gặp khó khăn về mặt bằng trong xây dựng phát triển hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nói chung, hệ thống các khu du lịch, khách sạn tiêu chuẩn 3 sao trở lên nói riêng ở các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. Vấn đề này cần được lưu ý đối với phát triển khu du lịch dịch vụ thương mại cửa khẩu Bình Hiệp, Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen và một số trung tâm du lịch của tỉnh trong tương lai.

Đây không chỉ đơn thuần là một “điểm yếu” mà còn là thách thức đối với du lịch Long An trong quá trình phát triển tới đây với vai trò là một “cầu nối” quan trọng giữa du lịch Đông Nam Bộ với du lịch vùng ĐBSCL theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011.

Tuy nhiên, Lãnh đạo tỉnh cũng đã nhận thức được vấn đề này và vì vậy năm 2011, UBND tỉnh đã có quyết định điều chỉnh quỹ đất xây dựng khu du lịch vui chơi giải trí ”Happy Land” với tổ hợp nhiều khách sạn và công trình dịch vụ du lịch lên đến hơn 1.000ha đảm bảo một trong những tiêu chí cơ bản của khu du lịch quốc gia.

- Hạn chế về sản phẩm du lịch; có sự chồng chéo về sản phẩm giữa khu, điểm du lịch và có sự hạn chế trong hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch so với yêu cầu phát triển

Hoạt động trong cơ chế thị trường, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch đến các thị trường du lịch trọng điểm là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của kinh doanh du lịch.

Mặc dù đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc đầu tư cho xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm du lịch đặc thù và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch Long An còn nhiều bất cập.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành một số khu/điểm du lịch tự nhiên khai thác giá trị cảnh quan, sinh thái hệ sinh thái đất ngập nước như Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, điểm tham quan Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, v.v. với những sản phẩm du lịch còn tương đối giống nhau với quy mô đầu tư còn hạn chế vì vậy tính hấp dẫn chưa cao. Các sản phẩm du lịch này hiện nay chủ yếu mới đáp ứng được một phần nhu cầu của khách du lịch (chủ yếu là nội địa) và nhân dân địa phương.

Hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch của Long An cho đến nay vẫn chưa có được một chiến lược cụ thể vì vậy các hoạt động trong thời gian qua chỉ

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

53

Page 49: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

mang tính "tình thế" và dựa vào nguồn ngân sách vốn rất hạn hẹp của địa phương cũng như từ sự hỗ trợ của Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch.

Như vậy có thể thấy đây là một “điểm yếu” nữa của du lịch Long An.

- Chưa khai thác được tiềm năng lợi thế du lịch đường sông:

Mặc dù có 2 con sông khá nổi tiếng đã đi vào thơ ca là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây với cảnh quan đẹp và kết nối được nhiều khu/điểm tham quan du lịch trên địa bàn, tuy nhiên các tuyến du lịch đường sông vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng, chính vì vậy Long An còn chưa phát huy được lợi thế đặc trưng tạo sự khác biệt giữa du lịch Long An với du lịch các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch

Là một địa phương nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động của du lịch Long An vẫn mang tính "mùa vụ" rất rõ nét do chịu ảnh hưởng sâu sắc của đặc điểm khí hậu với 2 mùa là mùa khô và mùa mưa bên cạnh những ảnh hưởng khác mang tính xã hội như "mùa" lễ hội; "mùa" nghỉ hè của học sinh, sinh viên; "mùa" du lịch của khách du lịch quốc tế, đặc biệt từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương.

Theo số liệu thống kê, nếu như trong mùa du lịch cao điểm (từ tháng 5 đến tháng 9) lượng khách du lịch đến Long An chiếm khoảng trên 60% tổng lượng khách trong năm, công suất sử dụng phòng trung bình của các cơ sở lưu trú ở Long An đạt khoảng 52% thì trong mùa thấp điểm những chỉ tiêu này chỉ đạt trên 30 % và 41%.

Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến số ngày lưu trú trung bình và mức độ chi tiêu vốn rất thấp của khách du lịch khi đến Long An.

Nếu xét "tính mùa vụ" từ góc độ các sản phẩm du lịch khi các sản phẩm du lịch chủ yếu hiện nay của Long An là sản phẩm du lịch tham quan hệ sinh thái đất ngập nước, tham quan các di tích danh thắng, thì ảnh hưởng của "tính mùa vụ" đối với hoạt động du lịch Long An chưa thực sự “nghiêm trọng” như đối với các sản phẩm du lịch có tính thể thao tiếp xúc với nước như du lịch biển (ở các địa phương có biển) hoặc du lịch thể thao trên các hồ lớn (như Hòa Bình, Thác Bà, v.v.). Tuy nhiên đây là vấn đề thực tế đối với các địa phương ở khu vực phía Nam, trong đó có Long An, vì vậy khi xem xét các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch ở Long An, ảnh hưởng này vẫn cần được đặt ra xem xét một cách nghiêm túc nhằm hạn chế tính hiệu quả thấp của đầu tư.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

54

Page 50: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Tính liên kết của Long An với các địa phương trong vùng du lịch Đông Nam Bộ và vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trong hoạt động du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển

Hoạt động du lịch là hoạt động không có ranh giới hành chính vì vậy sự liên kết giữa các địa phương, đặc biệt là các địa phương phụ cận, trong phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Sự liên kết này cho phép khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch trên những lãnh thổ hành chính khác nhau, phát triển những sản phẩm du lịch có khả năng bổ sung cho nhau tạo nên các tour du lịch liên vùng hấp dẫn, tạo được hình ảnh du lịch chung cho một khu vực trong khi giảm được chi phí xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo, v.v. Tính liên kết này trong hoạt động phát triển du lịch càng trở nên quan trọng trong xu thế hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.

Với vai trò là điểm đến ”giao thoa” giữa 2 vùng du lịch là vùng du lịch Đông Nam Bộ và vùng du lịch ĐBSCL, có mối liên hệ chặt chẽ với TP. Hồ Chí Minh – trung tâm du lịch và là trung tâm phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Nam, việc liên kết giữa du lịch Long An với du lịch các địa phương trong các vùng trên, đặc biệt với du lịch TP. Hồ Chí Minh là rất quan trọng. Sự liên kết này không chỉ góp phần thúc đẩy du lịch Long An phát triển mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch các địa phương trong các vùng du lịch này, làm tăng sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của các sản phẩm du lịch mang tính vùng. Tuy nhiên thời gian qua, du lịch Long An chưa chủ động tạo ra sự liên kết này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế các dòng khách đến và ở lại Long An, đặc biệt từ TP. Hồ Chí Minh cũng như các tour du lịch trong không gian du lịch các vùng du lịch này chưa được hình thành một cách rõ nét; chưa tạo được hình ảnh du lịch chung của vùng, trong đó Long An là một điểm đến quan trọng.

- Hạn chế trong quản lý, thực hiện quy hoạch du lịch

Long An được xem là một trong những địa phương có sự quan tâm cao đối với công tác quy hoạch phát triển du lịch. Ngay từ năm 1997, Long An đã triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An giai đoạn 1998-2010. Bên cạnh đó Long An cũng đã tích cực tham gia thực hiện quy hoạch phát triển du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020.

Tuy nhiên, việc quản lý thực hiện các ý tưởng quy hoạch phát triển du lịch còn có nhiều bất cập, chưa được như mong muốn. "Điểm yếu" này của du lịch Long An thể hiện ở việc chưa hình thành được một số tuyến du lịch đường sông; ở việc chậm đi vào sử dụng Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập mặc dù tỉnh đã có rất nhiều cố gắng; ở việc đầu tư còn "thiếu chất du lịch" đối với một số hạng mục công

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

55

Page 51: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

trình tại một số khu/điểm tham quan di tích văn hóa lịch sử, tiêu biểu như Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An; v.v.

Những vấn đề nêu trên thể hiện một trong những "điểm yếu" của du lịch Long An cần sớm được nhìn nhận một cách nghiêm túc, toàn diện và có giải pháp khắc phục.

III.1.3.3. Cơ hội

Đối với bất cứ sự phát triển nào, việc xác định đúng và nắm bắt được cơ hội cho sự phát triển là rất quan trọng bởi điều đó cho phép phát huy được nhiều nguồn lực một cách có hiệu quả cho sự phát triển. Phát triển du lịch Long An cũng không là ngoại lệ.

- Nhu cầu du lịch (quốc tế và nội địa) ngày một tăng cùng với sự ổn định về an ninh, chính trị

Du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Long An nói riêng, hiện đang đứng trước cơ hội to lớn khi nhu cầu du lịch trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng đang ngày một tăng, mặc dù hiện nay và giai đoạn trước mắt trong 1-2 năm tới “cầu du lịch” có thể bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam và của du lịch Long An nói riêng đều có sự gia tăng về số lượng khách du lịch. Khách du lịch đến từ thị trường Trung Quốc - thị trường du lịch quốc tế đang đứng hàng đầu của du lịch Việt Nam hiện tiếp tục tăng khoảng 9,7%/năm; tiếp đến là thị trường Hàn Quốc 7,6%/năm; thị trường Nhật Bản là 10,2%/năm, ASEAN là 10,0%, v.v. Do tình hình an ninh, chính trị ổn định, Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế khi quyết định lựa chọn điểm đến du lịch cho kỳ nghỉ của mình.

Đối với thị trường khách du lịch nội địa, nhu cầu du lịch cũng tăng nhanh cùng với sự gia tăng về nhu cầu đi nghỉ cuối tuần, nghỉ dưỡng ở các vùng tự nhiên, vùng hồ, nhu cầu du lịch tâm linh; tăng thời gian nghỉ cho người lao động; sự cải thiện về mức sống, sinh hoạt của người dân, đặc biệt ở các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh. Thực tế cho thấy không chỉ trong mùa du lịch mà ngay trong những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ tết, lượng khách du lịch nội địa từ TP. Hồ Chí Minh về các tỉnh phụ cận, trong đó có Long An là rất lớn, đặc biệt là khách du lịch “quá cảnh” từ TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh ĐBSCL. Nếu Long An tổ chức tốt và có được những sản phẩm du lịch phù hợp cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông, đặc biệt là đường bộ, thì đó sẽ là cơ hội lớn để Long An trở thành điểm đến du lịch lý tưởng của khách du lịch từ TP. Hồ Chí Minh.

Như vậy có thể thấy du lịch Long An đang đứng trước cơ hội phát triển từ góc độ “cầu” của thị trường ngày một tăng, đặc biệt từ những thị trường quốc tế trọng điểm trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, v.v. và TP. Hồ Chí Minh – thị trường phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Nam.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

56

Page 52: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Long An có được sự quan tâm hỗ trợ trong việc nâng cấp hạ tầng du lịch và tôn tạo các điểm di tích danh thắng.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam luôn xác định Long An là một điểm đến du lịch quan trọng có tính ”giao thoa” giữa 2 vùng du lịch Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên tuyến du lịch quốc gia TP. Hồ Chí Minh - ĐBSCL. Hơn thế nữa, Long An là địa phương đang đẩy nhanh sự phát triển công nghiệp, dịch vụ. Vì vậy du lịch Long An đã và đang đứng trước cơ hội với sự hỗ trợ lớn từ phía Nhà nước (trung ương và địa phương) trong việc nâng cấp và phát triển hạ tầng nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch.

- Liên kết hoạt động du lịch Long An với trung tâm du lịch TP. Hồ Chí Minh với cửa khẩu hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất qua tuyến Quốc lộ 1A

Ở khu vực phía Nam, trung tâm du lịch TP. Hồ Chí Minh có ví trí đặc biệt quan trọng không chỉ đối với sự phát triển du lịch của vùng du lịch Đông Nam Bộ mà còn đối với du lịch khu vực phía Nam và cả nước. Chính vì vậy việc liên kết trong hoạt động du lịch giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng du lịch này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thứ nhất, đó là điều kiện để làm tăng tính hấp dẫn của một tour du lịch trọn gói có tính liên vùng với sự phong phú và đa dạng về các sản phẩm du lịch qua đó thu hút khách du lịch nhiều hơn đến Long An. Thứ hai, việc liên kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư tăng cường hợp tác đầu tư phát triển các khu/điểm du lịch ở Long An và các công ty lữ hành TP. Hồ Chí Minh có điều kiện đưa nhiều khách du lịch hơn đến với Long An.

Tuyến QL1A được nâng cấp cùng với đường cao tốc Trung Lương nối TP. Hồ Chí Minh với vùng ĐBSCL qua Long An đi vào hoạt động tạo ra cơ hội để du lịch Long An liên kết chặt chẽ hơn với TP. Hồ Chí Minh, nơi có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, tạo cơ hội mở rộng thị trường khách quốc tế với các địa phương trong vùng. Đây sẽ là cơ hội để du lịch Long An bổ sung những sản phẩm du lịch đô thị, du lịch vui chơi giải trí, du lịch mua sắm ở khu vực này cùng với những sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa bản địa đặc thù của địa phương để tạo ra những chương trình du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ở tầm khu vực, góp phần quan trọng vào tăng trưởng lượng khách du lịch đến với Long An.

III.1.3.4. Thách thức

- Du lịch Long An phát triển trong thế cạnh tranh rất lớn, trước hết là với một số địa phương như Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, trong điều kiện du lịch Long An còn phát triển ở mức thấp.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

57

Page 53: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Song hành với những thuận lợi và cơ hội sẽ là những thách thức rất lớn khi sự phát triển của du lịch Long An phải đối mặt với sự cạnh tranh của du lịch một số địa phương có tiềm năng ở trong vùng như Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre. Sự cạnh tranh này là tất yếu đối với mọi hoạt động phát triển trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên thách thức này đối với du lịch Long An càng trở nên to lớn khi hình ảnh du lịch Long An nói chung còn chưa rõ nét trên thị trường, sản phẩm du lịch của Long An nhìn chung còn đơn điệu và phát triển ở mức thấp và chưa phát huy được hết những tiềm năng đặc thù của địa phương. Những “điểm yếu” đã được phân tích ở trên cũng góp phần làm hạn chế khả năng cạnh tranh của du lịch Long An.

Nếu du lịch Long An không có những “bứt phá” quyết liệt trong những năm tới đây thì tình trạng “yếu thế” trong phát triển so với một số địa phương trên vẫn sẽ còn tiếp diễn, ảnh hưởng đến vị trí của du lịch Long An trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như trong chiến lược phát triển du lịch vùng du lịch ĐBSCL nói riêng và của du lịch Việt Nam nói chung. Hy vọng với sự hình thành và đi vào khai thác giai đoạn 1 dự án ”Khu du lịch vui chơi giải trí Happy Land”, hình ảnh và sức cạnh tranh của du lịch Long An sẽ có những thay đổi theo hướng tích cực và mang tính đột phá.

- Tác động của hoạt động phát triển đô thị và công nghiệp

Một trong những định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Long An là phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị của Long An cũng sẽ được đầu tư mở rộng, đặc biệt là việc phát triển thành phố Tân An, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương tương xứng với vị trí của Long An trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chung của vùng ĐBSCL.

Sự phát triển của hệ thống đô thị, đặc biệt là sự phát triển của các khu công nghiệp, hoạt động của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và đi kèm với nó là những hoạt động khai thác tài nguyên, đã có những tác động đáng kể, tạo thách thức không nhỏ đối với hoạt động phát triển du lịch bền vững ở Long An.

Cùng với sự phát triển của những hoạt động ngày càng mở rộng trên là những tác động không nhỏ đến môi trường, cảnh quan – yếu tố rất nhạy cảm đối với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch dựa vào tự nhiên – một trong những thế mạnh của du lịch Long An. Chính vì vậy đây là một thách thức không nhỏ đối với phát triển du lịch của Long An trước mắt cũng như lâu dài.

Để có thể hạn chế được tác động của thách thức này, cần thiết phải có sự lồng ghép và điều chỉnh hợp lý phương án quy hoạch tổng thể, đặc biệt là về tổ chức các không gian kinh tế chức năng, phù hợp trên cơ sở những phân tích khoa học khách quan nhằm hạn chế những tác động đến môi trường du lịch của Long An.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

58

Page 54: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Sự xuống cấp của tài nguyên, môi trường du lịch mà trong đó tình trạng "chồng chéo" trong quản lý là một bất cập lớn.

Đây là thách thức không chỉ của du lịch Long An mà còn là thách thức chung của du lịch Việt Nam. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở nhiều điểm tài nguyên du lịch có giá trị của Long An với sự xuống cấp của nhiều điểm di tích lịch sử văn hóa, sự suy giảm cảnh quan, đa dạng sinh học ở các khu tự nhiên do hoạt động khai thác không được quản lý và tình trạng chồng chéo giữa quy hoạch du lịch với quy hoạch khai thác vật liệu xây dựng; cảnh quan bị xâm hại do khai thác rừng tràm, v.v.

Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, tuy nhiên một trong những nguyên nhân cơ bản chính là tình trạng “chồng chéo” trong quản lý tài nguyên. Theo kết quả nghiên cứu về vấn đề này của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thì mặc dù Luật Du lịch đã xác định những dạng tài nguyên du lịch cơ bản cần được quản lý khai thác cho mục đích phát triển du lịch. Tuy nhiên trong thực tế ngành du lịch chưa được quản lý bất cứ một dạng tài nguyên nào. Đây chính là một thách thức không nhỏ đối với phát triển du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Long An nói riêng bởi bản thân du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt hay nói cách khác tài nguyên du lịch là nền tảng cho phát triển du lịch.

- Nhận thức của xã hội về du lịch còn có những bất cập

Mặc dù thời gian qua đã có những thay đổi về nhận thức đối với tầm quan trọng của hoạt động phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuy nhiên thực tế cho thấy nhận thức này của xã hội, đặc biệt của các nhà quản lý còn có những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch Long An tương xứng với vai trò và vị trí. Điều này thể hiện rõ trong hoạt động phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường du lịch; trong những chính sách chưa thỏa đáng đối với hoạt động đầu tư hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá, và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt vai trò của Sở VH,TT và DL cũng cần có sự quan tâm hơn để tương xứng với yêu cầu phát triển.

Đây chính là một thách thức không nhỏ đối với phát triển du lịch Long An trong thời gian qua cũng như trước mắt.

- Tình hình kinh tế thế giới phát triển không thuận lợi:

Thời gian qua, nền kinh tế thế giới đối mặt với khủng hoảng chưa từng có kể từ những năm 30 thế kỷ trước, tình hình này đã làm giảm sức chi tiêu của nhiều thị trường trọng điểm của Việt Nam như Bắc Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu, đó là những khó khăn không nhỏ của Việt Nam nhằm duy trì nguồn khách từ những thị trường truyền thống này. Kinh tế Việt Nam cũng đang gặp một số khó khăn, vì vậy thị

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

59

Page 55: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

trường du lịch nội địa nhìn chung cũng chịu tác động nhất định của khủng hoảng kinh tế.

III.2 Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

III.2.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển

III.2.1.1 Quan điểm phát triển:

Các quan điểm chủ yếu đối với phát triển du lịch Long An bao gồm :

- Phát triển du lịch Long An nhanh, tương xứng với tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh.

Nằm ở vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trên trục tăng trưởng TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Kiên Giang, có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, Long An lại là địa phương có tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, chính vì vậy quan điểm quan trọng nhất đối với du lịch Long An hiện nay là phát triển nhanh, thúc đẩy, hỗ trợ cho phát triển du lịch chung của cả vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ.

- Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội

Phát triển du lịch phải luôn dựa trên phương châm bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Quan điểm này cần được quán triệt đầy đủ trong việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược và các đề xuất, giải pháp về tổ chức quản lý, thiết kế, quy hoạch, tổ chức không gian, phân tích đánh giá thị trường và định hướng tiếp thị v.v. để hình thành và phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững

Phát triển du lịch bền vững đó là sự phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là một trong những quan điểm quan trọng trong phát triển du lịch Long An. Phát triển du lịch phải bảo đảm sự bền vững về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai. Muốn vậy hoạt động du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sao cho cảnh quan môi trường tự nhiên và các khu thắng cảnh không những không bị xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp tốt hơn.

- Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

60

Page 56: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp vì vậy cần phát huy, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực nội lực. Ngoài ra cần tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài đặc biệt là từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có như vậy du lịch Long An mới phát triển đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.

- Phát triển du lịch có trọng tâm trọng điểm, chú trọng hiệu quả gắn với xây dựng thương hiệu, nâng cao tính chuyên nghiệp và năng lực cạnh tranh của du lịch Long An.

Đây là quan điểm phù hợp với quan điểm chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quan điểm này còn quan trọng hơn trong bối cảnh khi Long An còn là một tỉnh nghèo, nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch còn hạn chế và phát triển du lịch trong xu thế hội nhập với vùng và khu vực đòi hỏi cần nâng cao tính chuyên nghiệp và năng lực cạnh tranh.

- Phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những yếu tố mang lại sự bền vững cho hoạt động du lịch. Yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch chính là nền văn hóa (văn hóa vật thể và phi vật thể) mang đậm bản sắc dân tộc. Do đó việc phát triển du lịch phải mang nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa truyền thống; phát triển du lịch đồng thời với việc bảo vệ môi trường xã hội, hạn chế và ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch tác động đến môi trường xã hội, thuần phong mỹ tục.

- Phát triển du lịch Long An phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là mối quan hệ với TP. Hồ Chí Minh nhằm tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn khách du lịch.

Du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, chính vì thế phát triển du lịch Long An không thể tách rời mối liên kết với các địa phương phụ cận, trước hết là với các địa phương vùng ĐBSCL và với TP. Hồ Chí Minh - trung tâm du lịch đồng thời là thị trường phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Nam.

III.2.1.2 Mục tiêu phát triển:

Mục tiêu tổng quan: Phấn đấu đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng của Long An và Long An trở thành điểm đến du lịch vệ tinh hàng đầu của TP. HCM ở vùng du lịch ĐBSCL với hình ảnh đặc trưng là sông Vàm Cỏ trên nền cảnh quan sinh thái Đồng Tháp Mười và thiên đường vui chơi giải trí.

Mục tiêu cụ thể (Phương án chọn):

Đến năm 2015: đón 12 ngàn lượt khách quốc tế; 540 ngàn lượt khách du lịch nội địa; thu nhập du lịch đạt khoảng 34 triệu USD; tỷ lệ đóng góp du lịch trong tổng GDP của tỉnh đạt 5,29%; tạo gần 7.000 lao động cho xã hội.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

61

Page 57: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2020: đón 45 ngàn lượt khách quốc tế; 1,0 triệu lượt khách du lịch nội địa; thu nhập du lịch đạt 100 triệu USD; tỷ lệ đóng góp du lịch trong tổng GDP của tỉnh đạt 8,23%; tạo trên 15.000 lao động cho xã hội.

Đến năm 2030: đón 180 ngàn lượt khách quốc tế; 2,0 triệu lượt khách du lịch nội địa; thu nhập du lịch đạt gần 300 triệu USD; tỷ lệ đóng góp du lịch trong tổng GDP của tỉnh đạt 7,43%; tạo gần 40.000 lao động cho xã hội.

III.2.2 Dự báo các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

III.2.2.1 Luận chứng về các phương án phát triển

Dự báo mức độ tăng trưởng của ngành du lịch Long An trong những năm tới được dựa trên những căn cứ chủ yếu sau:

- Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và dự thảo đến năm 2030 với mục tiêu phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững, có tính chuyên nghiệp cao, xây dựng sản phẩm có tính cạnh tranh, xây dựng thương hiệu quốc gia đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, đẳng cấp trong khu vực.

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2020, trong đó xác định vị trí và vai trò của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gắn với Trung tâm du lịch TP. Hồ Chí Minh và phụ cận.

- Đề án phát triển du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 đã được phê duyệt với mục tiêu phát triển bền vững với các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, du lịch biển đảo và du lịch văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định phát triển du lịch gắn kết với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận để hình thành các tuyến du lịch cũng như định hướng lồng ghép phát triển du lịch với các ngành kinh tế - xã hội khác của địa phương.

- Tiềm năng du lịch và các nguồn lực khác của tỉnh Long An trong hệ thống lãnh thổ du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng và của cả nước.

- Hiện trạng tăng trưởng của dòng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Long An, Trung tâm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận và cả nước.

- Xu hướng tăng trưởng của nguồn khách trên các tuyến du lịch quốc gia, trong đó Long An là một cầu nối quan trọng không thể thiếu trong suốt hành trình của dòng khách du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

62

Page 58: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Xu hướng của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang hội nhập cùng với khu vực và thế giới.

- Nhu cầu của dòng khách du lịch nội địa trong bối cảnh nền kinh tế nước ta ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và từng bước được nâng cao.

- Hiện trạng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Long An.

- Các dự án đầu tư về du lịch và các ngành liên quan đến du lịch ở Long An và các tỉnh phụ cận đã được cấp giấy phép và các dự án trong kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư.

III.2.2.2. Dự báo khách du lịch

Việc tính toán dự báo lượng khách đến Long An sẽ theo 3 phương án sau đây:

a) Phương án thấp: là phương án được tính toán điều chỉnh với tốc độ tăng trưởng trung bình thấp hơn hiện nay bởi cân nhắc đến những yếu tố không thuận lợi có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu khách du lịch đến Long An trong tương lai. Khả năng đạt được phương án này ngay cả khi các dự án đầu tư lớn đề xuất trong lĩnh vực du lịch chưa được thực hiện hay chưa phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, phương án này chưa phù hợp với định hướng phát triển du lịch của vùng cũng như định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Vì vậy phương án này được đưa ra để tham khảo.

b) Phương án trung bình: Được tính toán dựa theo tốc độ tăng trưởng như hiện nay có điều chỉnh khi so sánh đối chiếu với dự báo tăng trưởng du lịch của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như với các tỉnh trong khu vực. Phương án này phù hợp với định hướng phát triển du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và phụ cận, đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến năm 2020. Phương án này phù hợp với xu thế phát triển chung và đáp ứng được hai yêu cầu lớn trên nên được chọn làm phương án chủ đạo để tính toán. Để thực hiện, phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu vui chơi - giải trí - thể thao, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v... Ngoài ra, môi trường kinh tế của đất nước, khu vực và của địa phương sẽ phát triển ổn định và cơ chế chính sách thuận lợi, làm gia tăng nhu cầu khách du lịch đến Long An trong tương lai.

c) Phương án cao: Được tính toán với tốc độ phát triển cao hơn phương án hai. Phương án này có khả năng đạt được trong điều kiện thuận lợi của mối quan hệ quốc tế và khả năng đảm bảo cho việc đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt đầu tư vào những khu du lịch lớn trong tỉnh. Phương án được tính toán điều chỉnh cân nhắc đến những yếu tố môi trường thuận lợi

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

63

Page 59: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

nhất và sự phát huy hiệu quả của các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch, làm tăng cao nhu cầu khách du lịch đến Long An trong tương lai.

Trong 3 phương án phát triển trên, phương án 2 sẽ được chọn làm phương án chính cho phát triển; tiếp đến là Phương án 3 và Phương án 1. Kết quả tính toán dự báo các kịch bản tăng trưởng về lượt khách và ngày khách du lịch cho ba phương án này được trình bày ở Bảng 10 dưới đây.

Bảng 10. Dự báo khách du lịch đến Long An đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (làm tròn)

Phương án

Loại khách Chỉ tiêu 2011* 2015 2020 2030

Phươngán 1

Kháchquốc tế

Tổng số lượt khách (ngàn) 5,0 10,0 32,0 82,0Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,5 2,0 2,2 2,5Tổng số ngày khách (ngàn) 7,5 20,0 70,4 205,0

Kháchnội địa

Tổng số lượt khách (ngàn) 365,0 480,0 850,0 1.400,0Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,3 1,7 1,9 2,2Tổng số ngày khách (ngàn) 474,5 816,0 1.615,0 3.080,0

Phươngán 2(p/a chọn)

Kháchquốc tế

Tổng số lượt khách (ngàn) 5,0 12,0 45,0 180,0Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,5 2,0 2,2 2,5Tổng số ngày khách (ngàn) 7,5 24,0 99,0 450,0

Kháchnội địa

Tổng số lượt khách (ngàn) 365,0 540,0 1.075,0 2.115,0Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,3 1,7 1,9 2,2Tổng số ngày khách (ngàn) 474,5 908,0 2.043,0 4.653,0

Phươngán 3

Kháchquốc tế

Tổng số lượt khách (ngàn) 5,0 14,0 64,0 400,0Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,5 2,0 2,2 2,5Tổng số ngày khách (ngàn) 7,5 28,0 140,8 1.000,0

Kháchnội địa

Tổng số lượt khách (ngàn) 365,0 600,0 1.600,0 5,000,0Ngày lưu trú trung bình (ngày) 1,3 1,7 1,9 2,2Tổng số ngày khách (ngàn) 474,5 1.020,0 3.040,0 11.000,0

Ghi chú: * Số liệu hiện trạng của Sở VHTTDL Long AnNguồn: Dự báo của Viện Du lịch Bền vững Việt Nam.

III.2.2.3. Dự báo nhu cầu khách sạn

Để đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách du lịch đến tỉnh Long An từ nay đến năm 2020 và 2030, vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng khách sạn là rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu khách sạn có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng buồng trung bình. Số lượng buồng khách sạn được tính toán theo công thức sau:

(Số lượt khách) x (Số ngày lưu trú trung bình)Số phòng cần có = ________________________________________________________________________

(365 ngày) x (Công suất sử dụng x (Số giường trung bình /buồng) buồng TB năm)

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

64

Page 60: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Số ngày lưu trú trung bình hiện nay của khách du lịch ở Long An chỉ là 1,5

ngày đối với khách quốc tế và 1,3 ngày đối với khách nội địa, chỉ cao hơn một chút so với toàn vùng ĐBSCL tương ứng là 1,4 ngày và 1,2 ngày. Trong những năm tới, đặc biệt là sau năm 2015 khi dự án Happy Land hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 và được đưa vào hoạt động, cũng như sự phát triển của các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch khác trong toàn tỉnh thì số ngày lưu trú trung bình của khách đến tỉnh Long An sẽ tăng lên. Dự báo ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế sẽ là 2,0 ngày (năm 2015) - 2,2 ngày (năm 2020) và 2,5 ngày (năm 2030). Tương tự dự báo số ngày lưu trú trung bình của khách nội địa là 1,7 ngày (năm 2015) - 1,9 ngày (năm 2020) và 2,2 ngày (năm 2030).

Công suất sử dụng buồng trung bình năm hiện nay của hệ thống khách sạn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung đạt mức trung bình, đạt trên 50%. Dự kiến công suất sử dụng phòng khách sạn trung bình cho từng thời kỳ đạt khoảng 60% vào năm 2015 - 65% vào năm 2020 và 70% vào năm 2030. Số giường trung bình trong một buồng hiện nay cũng như xu hướng phát triển của hệ thống khách sạn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 2 giường/buồng (tương ứng với số khách lưu trú trung bình trong một buồng).

Theo phân tích và tính toán như trên, dự báo nhu cầu khách sạn của tỉnh Long An đến năm 2030 được đưa ra ở Bảng 11dưới đây.

Bảng 11: Dự báo nhu cầu khách sạn của Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

(Đơn vị tính: Buồng)Phương án Nhu cầu khách sạn 2011 2015 2020 2030

Phương án 1Nhu cầu cho khách quốc tế 19 47 155 447Nhu cầu cho khách nội địa 887 1.393 2.489 4.600

Cộng 950 1.440 2.643 5.047

Phương án 2(chọn)

Nhu cầu cho khách quốc tế 19 56 222 999Nhu cầu cho khách nội địa 887 1,556 3,172 7,082

Cộng 950 1,612 3,394 8,081

Phương án 3Nhu cầu cho khách quốc tế 19 65 313 2,160Nhu cầu cho khách nội địa 887 1,859 4,688 16,526

Cộng 950 1,924 5,001 18,685 Công suất sử dụng buồng trung bình (%) 55 60 65 70

Nguồn: Dự báo của Viện Du lịch Bền vững Việt Nam.

III.2.2.4. Dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm du lịch. Theo phân tích thực trạng đã nêu, trong giai đoạn hiện nay nhất là trong thời

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

65

Page 61: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước lao động ngành du lịch Long An còn nhiều mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ khách du lịch. Để phát triển du lịch từ nay đến những năm tiếp theo số lượng lao động trực tiếp cần được bổ sung thường xuyên hàng năm. Một số vấn đề cần được chú trọng là tập trung đào tạo nghiệp vụ về quản lý du lịch (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch...) dịch vụ du lịch (lễ tân, hướng dẫn viên...). Ngành cũng đặt chỉ tiêu phấn đấu cán bộ công nhân viên ngành du lịch phải được đào tạo về nghiệp vụ du lịch, sử dụng được ngoại ngữ tiếng Anh phổ thông, sử dụng công cụ tin học trong các khâu công việc mang tính tác nghiệp. Bên cạnh đó cần hoàn thiện và đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ sử dụng lao động được đào tạo hợp lý tránh lãng phí, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của du lịch trên địa phương.

Số lao động bình quân trên một phòng khách sạn hiện nay ở Long An nói riêng, khu vực ĐBSCL nói chung còn rất thấp, chỉ đạt khoảng 1,1 - 1,3 lao động trực tiếp/1 buồng; (trung bình cả nước là 1,6). Trong những năm tới, các dịch vụ du lịch bổ sung sẽ phong phú hơn, chất lượng các sản phẩm du lịch sẽ được nâng cao…, nên số lượng lao động bình quân trên một buồng khách sạn sẽ tăng lên. Căn cứ vào nhu cầu lao động tính bình quân trên một buồng khách sạn của cả nước và của khu vực ĐBSCL, dự kiến ở tỉnh Long An là 1,3 - 1,6 lao động trực tiếp/1 buồng khách sạn, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (một lao động trực tiếp kèm theo 1,8 lao động gián tiếp; các tính toán về nhu cầu lao động cho toàn ngành du lịch Long An đến năm 2030 được trình bày tại Bảng 12 dưới đây.

Bảng 12 : Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Đơn vị tính: Người

Phương án Loại lao động 2011 2015 2020 2030

Phương án 1

Lao động trực tiếp trong du lịch 1.086 2.017 3.965 8.076

Lao động gián tiếp ngoài xã hội 2.173 4.034 7.930 16.152 Tổng cộng 3.259 6.051 11.895 24.228

Phương án 2 (chọn)

Lao động trực tiếp trong du lịch 1.086 2.257 5.091 12.930 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 2.173 4.513 10.182 25.860

Tổng cộng 3.259 6.770 15.273 38.790

Phương án 3Lao động trực tiếp trong du lịch 1.086 2.694 7.502 29.897 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 2.173 5.388 15.004 59.793

Tổng cộng 3.259 8.082 22.506 89.690

Nguồn: Dự báo của Viện Du lịch Bền vững Việt Nam.

III.2.2.5. Dự báo về tổng thu từ du lịch

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

66

Page 62: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trong ngành du lịch tổng thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả cho các dịch vụ bao gồm: lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch, lữ hành, mua sắm hàng hóa, vui chơi giải trí và các dịch vụ có liên quan như: bưu điện, ngân hàng, y tế, bảo hiểm, v.v.. Trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành liên quan khác có tham gia các hoạt động du lịch thu. Ở các nước tiên tiến có hệ thống thống kê hoàn chỉnh và đồng bộ thì tất cả các khoản thu từ khách du lịch (cho dù các khoản thu này không phải do ngành du lịch trực tiếp thu) đều được thống kê cho ngành du lịch. Tuy nhiên ở Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng, hệ thống thống kê du lịch chưa được hoàn chỉnh nên việc tổng hợp số liệu về toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch bị phân tán, thống kê theo các biểu mẫu và phương pháp khác nhau dẫn đến độ tin cậy của số liệu không cao. Ngược lại, trên thực tế có những doanh nghiệp du lịch – khách sạn tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp v.v..., nhưng các nguồn thu này lại được tính cho ngành du lịch, điều này cũng không đúng. Chính vì lẽ đó mà tác động kinh tế của ngành du lịch trong nền kinh tế chưa được phản ánh đầy đủ và chính xác.

Trong bối cảnh như vậy, việc thống kê và tính toán tổng thu từ du lịch của ngành du lịch Long An sẽ được dựa trên tổng số lượt khách đến, số ngày lưu trú trung bình trên địa bàn và khả năng chi tiêu trung bình trong một ngày của mỗi khách du lịch. Hiện tại (năm 2011) ở Long An, trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 60 USD, một khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 25 USD theo tỷ giá so sánh bình quân năm 2010.

Trong những năm tới, khi các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng được nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng dần dần được tăng lên. Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đã được dự báo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án phát triển du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, cũng như mức độ phát triển các dịch vụ du lịch chất lượng ngày càng cao tại Long An, dự kiến mức độ chi tiêu của khách du lịch đến Long An trong những năm tới như sau:

Bảng 13 : Dự báo chi tiêu khách du lịch đến Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Giai đoạnLoại khách

2011* 2013 – 2015 2016 - 2020 2021 – 2030

Khách quốc tế 60 75 90 110Khách nội địa 25 35 45 50

Ghi chú: * Số liệu hiện trạng của Sở VH, TT và DL Long An

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

67

Page 63: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Căn cứ vào tổng số lượt khách đến Long An (cả quốc tế và nội địa), căn cứ vào số ngày lưu trú trung bình và mức chi tiêu như Bảng 13 trên, tổng thu từ du lịch của Long An đến năm 2030 sẽ đạt được như thể hiện tại Bảng 14.

Bảng 14. Dự báo tổng thu từ du lịch tỉnh Long An giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Đơn vị: Ngàn USD, tỷ giá so sánh 2010: 18.932đ)

Phương án Loại thu nhập 2011 2015 2020 2030

Phươngán 1

Tổng thu từ du lịch quốc tế 450 1.558 6.277 22.614Tổng thu từ du lịch nội địa 11.867 28.476 72.114 151.125

Tổng cộng 12.317 30.034 78.391 173.739

Phươngán 2 (chọn)

Tổng thu từ du lịch quốc tế 450 1.835 8.992 50.525Tổng thu từ du lịch nội địa 11.867 31.806 91.929 232.657

Tổng cộng 12.317 33.641 100.921 283.182

Phươngán 3

Tổng thu từ du lịch quốc tế 450 2.146 12.704 109.251 Tổng thu từ du lịch nội địa 11.867 37.996 135.859 542.872

Tổng cộng 12.317 40.142 148.563 652.123 Nguồn: Dự báo của Viện Du lịch Bền vững Việt Nam.

III.2.2.6. Dự báo GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư

Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng thu nhập của ngành du lịch như đã trình bày ở trên, sau khi trừ chi phí trung gian (là các chi phí đầu vào để sản xuất ra các dịch vụ du lịch, theo mức tiêu chuẩn chung của ngành là 10 - 15% (đối với dịch vụ lưu trú); 60 - 65% (ăn uống); 15 - 20% (vận chuyển du lịch); 55 - 60% (bán hàng hóa lưu niệm); 10 - 15% (dịch vụ khác); tính trung bình khoảng 25 - 30%), khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP của tỉnh được tính toán theo các phương án được trình bày ở Bảng 15 dưới đây.

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch Long An đến năm 2030, vấn đề đầu tư vào kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách, tuyên truyền quảng bá v.v... giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đầu tư trong từng thời kỳ được dựa trên tổng giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả của việc đầu tư. Do hiện tại những ”siêu dự án” như dự án Phức hợp giải trí Khang Thông đang đầu tư một nguồn vốn rất lớn trong khi chưa có đóng góp gì cho tỷ trọng GDP ngành du lịch trong nền kinh tế nên số vốn đầu tư của các dự án này cần được tách riêng khỏi dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo phương pháp dựa trên đóng góp cho tăng trưởng GDP. Như vậy, cách tính toán dự báo này đã bỏ qua yếu tố đột biến về nhu cầu vốn đầu tư do thu hút và thực hiện được các ”siêu dự án đầu tư” trong lĩnh vực du lịch như Dự án

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

68

Page 64: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phức hợp giải trí Khang Thông (Happy Land) hiện có và tập trung dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển du lịch khác.

Với sự so sánh với các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL, dự kiến tỷ lệ ICOR du lịch tỉnh Long An sẽ là: 4,0 cho thời kỳ 2013 - 2015; 3,5 cho thời kỳ 2016 - 2020 và 3,0 cho thời kỳ 2021- 2030 (việc tính hệ số đầu tư theo chỉ số ICOR cần phải tính đến hệ số trượt giá, nhưng để đơn giản cho công tác dự báo trên cơ sở các số liệu chưa đầy đủ, các số liệu dự báo ở đây không đề cập đến).

Theo tính toán trên, Bảng 15 cho thấy ngành du lịch Long An cần tổng vốn đầu tư trong thời kỳ đến năm 2015 là 53 triệu USD theo phương án 1; 63 triệu USD theo phương án 2 và theo phương án 3 là 82 triệu USD. Rõ ràng ngay cả khi lựa chọn Phương án 3 (Phương án cao) thì nguồn lực đầu tư để phát triển du lịch Long An còn rất hạn chế (82 triệu đô la Mỹ), tuy nhiên cũng phù hợp với xuất phát điểm còn thấp của ngành du lịch Long An. Với số vốn đầu tư hạn chế này (theo Phương án chọn), thời kỳ này tỉnh cần đầu tư có trọng điểm và qui mô vào xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch chủ chốt để tạo tiền đề thu hút khách du lịch và một phần đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của khách du lịch đến Long An.

Bảng 15: Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Long An (Theo giá so sánh 2010: 1USD = 18.932đ)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2015 2020 20301. Tổng giá trị GDP của tỉnh Long An

Triệu USD 1.303 5.241 9.445 29.334Tỷ đồng VN 14.339** 45.070* 81.953* 229.251*

2. Tổng GDP du lịch Long An

Phương án 2 (Chọn)

Triệu USD 9,2 25 71 198Tỷ đồng VN (giá SS năm 2010) 175 478 1.337 3.753Tỷ đồng VN (giá HH) 175 585 1.766 6.660

3. Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch thời kỳ 2011 – 2015; 2015-2020; 2020 – 2030:Phương án 2 (chọn) %/ năm - 28,6 22,9 10,94. Tỷ trọng GDP du lịch/tổng GDP của tỉnhPhương án 2 (chọn) % - 1,30 2,16 2,235. ICOR chung cho kinh tế tỉnh Long An - 3,9 - - -

6. ICOR cho du lịch - 4,2 4,0 3,5 3,07. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch (giá hiện hành)***

Phương án 2 (Chọn)Triệu USD - 63 161 381Tỷ đồng VN - 1.642 4.133 14.682

Ghi chú: (*): theo giá so sánh năm 1994 của Nghiên cứu QHTT KTXH tỉnh Long An (LAPIDES) và chuyển đổi theo giá hiện hành bởi Viện Du lịch Bền vững Việt Nam

(**): Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2011 (***): không tính đến các khả năng thu hút và thực hiện các “siêu dự án đầu tư” trong

lĩnh vực như dự án Phức hợp giải trí Khang Thông (Happy Land) hiện có. - Các số liệu còn lại: Dự báo của Viện Du lịch Bền vững Việt Nam.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

69

Page 65: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Thời kỳ 2016 - 2020, toàn ngành du lịch của tỉnh cần số vốn đầu tư khoảng 113 triệu USD theo phương án 1; khoảng 161 triệu USD theo phương án 2 và khoảng 259 triệu USD theo phương án 3. Thời kỳ 2021 - 2030, nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch Long An là 200 triệu USD theo phương án 1; khoảng 381 triệu USD theo phương án 2; và khoảng 1.056 triệu USD theo phương án 3. Thời kỳ này có thể đầu tư để mở rộng qui mô, chất lượng của các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, song song với tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch.

Như vậy, suốt thời kỳ 2013 - 2030 ngành du lịch Long An cần phải đầu tư khoảng 367 triệu USD theo phương án 1; 605 triệu USD theo phương án 2 và 1.398 triệu USD theo phương án 3. Đây là một lượng vốn không nhỏ, việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng, cho việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ môi trường, cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch của tỉnh. Còn vốn đầu tư cho xây dựng sản phẩm và dịch vụ du lịch như các khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác v.v... thì phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn xã hội hóa, vốn liên doanh liên kết v.v... Nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch Long An đến năm 2030 được dự kiến và tính toán ở Bảng 16:

Bảng 16 : Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Long An Đơn vị: Triệu USD

TT Nguồn vốnPhương án 1 Phương án 2 Phương án 3

Trước 2020

Sau 2020

Trước 2020

Sau 2020Trước 2020

Sau 2020

1

Vốn Ngân sách (trung ương và địa phương) cho CSHT, bảo tồn, quảng bá, bảo vệ môi trường… (20%)

33,32 40,02 44,84 76,20 68,44 211,20

2Vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh (5%)

8,33 10,01 11,21 19,05 17,11 52,80

3Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác (20%) 33,32 40,02 44,84 76,20 68,44 211,20

4 Vốn tư nhân (15%) 24,99 30,02 33,63 57,15 51,33 158,40

5Vốn liên doanh trong nước (20%) 33,32 40,02 44,84 76,20 68,44 211,20

6Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hoặc liên doanh với nước ngoài (20%)

33,32 40,02 44,84 76,20 68,44 211,20

Tổng cộng (100%) 166,60 200,10 224,20 381,00 342,20 1.056,00

Nguồn: Viện Du lịch Bền vững Việt Nam.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

70

Page 66: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

III.2.3 Quy hoạch phát triển ngành

III.2.3.1 Phát triển sản phẩm - thị trường du lịch

Trong Quy hoạch ĐBSCL đến năm 2020 có nêu mục tiêu thứ 5 là: "Phát triển các khu du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế với danh thắng văn hóa, đô thị và tự nhiên". Trong vai trò của mình đối với ĐBSCL, khu vực Đồng Tháp Mười của Long An được xác định là "khu vực bảo tồn môi sinh và du lịch".

Trong phần đánh giá khái quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Long An có nêu "Long An có một khu vực sinh thái đặc biệt, đặc trưng của vùng ĐBSCL, có tiềm năng lớn về phát triển du lịch và phát triển bền vững".

Căn cứ tầm nhìn của Long An trong Báo cáo Quy hoạch 2001 - 2011 thì Long An đóng vai trò cửa ngõ và điểm giao thoa giữa ĐBSCL với quốc tế, trước hết là Campuchia và Tiểu vùng sông Mê Kông, gắn kết chặt chẽ và bổ sung chức năng cho TP.Hồ Chí Minh.

Tuyến cao tốc vành đai 3 của TP.Hồ Chí Minh (bán kính từ 30-50km) sẽ đi qua hầu hết các huyện Đông Bắc của Long An, gắn kết Đức Hòa, Đức Huệ với Cần Đước, Cần Giuộc. Điều này có ý nghĩa và tác động mạnh đến phát triển du lịch ở Long An với vai trò là vệ tinh của TP.Hồ Chí Minh.

Một số dự án du lịch lớn đang được triển khai, trong đó đặc biệt đáng chú ý là dự án xây dựng khu tổ hợp vui chơi, giải trí du lịch “Happy Land”. Sự ra đời của “Happy Land” sẽ tạo ra bước đột phá về phát triển du lịch của Long An. Những xu hướng mới có thể phát sinh là:

- Lượng khách cuối tuần từ nhiều nơi trong cả nước sẽ đổ về, nhất là từ TP.Hồ Chí Minh rất đông. Khách từ những điểm nguồn xa nhưng có đường bay thẳng đến TP.Hồ Chí Minh như Hà Nội, Hải Phòng cũng sẽ tăng mạnh.

- Khách du lịch quốc tế trong khu vực, nhất là từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia, Indonesia, Đài Loan,.. sẽ tăng đột biến

- Khách Việt Nam đi du lịch trong nội vùng (từ các tỉnh ĐBSCL) sẽ tăng mạnh

- Tuyến đường sông Vàm Cỏ Đông có điều kiện thuận lợi để phát triển

- Tuyến QL62 và cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) sẽ phát triển hơn do lượng khách đường bộ từ Campuchia đổ sang. Bình Hiệp đã được công nhận là cửa khẩu quốc tế nhưng sẽ cần thêm sự đầu tư, nhất là về đội ngũ cán bộ thủ tục (biên phòng, hải quan, kiểm dịch y tế) để đảm bảo sự thuận tiện và nhanh chóng. Hạ tầng và cơ sở dịch vụ phục vụ du khách ở khu vực gần cửa khẩu này cũng sẽ cần được đầu tư cải thiện. Các điểm du lịch nằm trên hoặc gần với trục giao thông này cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

71

Page 67: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Happy Land sẽ là một điểm du lịch lớn ở Long An và sẽ tạo ra một mạng lưới dịch vụ lớn xung quanh nó để có thể phục vụ được nhu cầu đa dạng của hàng nghìn đến hàng chục nghìn du khách đổ về đây mỗi ngày.

Từ những căn cứ, cơ sở và yếu tố mới đã đề cập ở trên, hệ thống sản phẩm du lịch của Long An cần được phát triển theo những nguyên tắc và định hướng sau:

- Cần bám sát quan điểm, định hướng và mục tiêu trong quy hoạch phát triển chiến lược của ĐBSCL và TP.Hồ Chí Minh ;

- Quy hoạch và sự phát triển của mạng lưới hạ tầng giao thông, nhất là từ TP.Hồ Chí Minh sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong phát triển du lịch nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng ở Long An ;

- Sự hình thành và phát triển của dự án Happy Land sẽ tạo đột biến cho phát triển du lịch ở Long An;

- Du lịch Long An cần xác định TP.Hồ Chí Minh là nguồn khách chính và vai trò vệ tinh của mình đối với trung tâm du lịch khổng lồ này ;

- Cần ưu tiên phát triển những sản phẩm du lịch mang nét đặc thù và có tính cạnh tranh cao. Với những sản phẩm du lịch không đáp ứng được 2 yêu cầu này có thể lựa chọn để bổ sung cho hệ thống sản phẩm chung tùy vào tình hình thực tế ;

Căn cứ vào hiện trạng phát triển, tiềm năng du lịch địa phương và những nguyên tắc, định hướng nêu trên, hệ thống sản phẩm du lịch của Long An cần phát triển là :

a) Sản phẩm du lịch đặc thù   :

+ Du lịch đường thủy trên sông Vàm Cỏ

Sản phẩm du lịch đường sông cần được quan tâm phát triển dựa trên hệ thống sông Vàm Cỏ với sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Trục đường thủy hợp lý, nhất là sông Vàm Cỏ Đông chạy từ Tây Ninh xuống qua các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức rồi đổ ra Cần Giuộc, cộng với tình trạng thủy văn tốt quanh năm, lưu lượng giao thông trên sông vừa phải, hai bờ sông không quá rộng, tầm quan sát tốt và cảnh quan đẹp là những yếu tố tạo ra tuyến du lịch mới, hợp lý và sản phẩm du lịch hấp dẫn. Hệ thống sông Vàm Cỏ có sự khác biệt so với sông Tiền và sông Hậu nên sẽ tránh được sự trùng lắp khi xây dựng sản phẩm du lịch trên sông ở Long An. Hệ thống sông Vàm Cỏ, theo Báo cáo quy hoạch KT-XH đến năm 2020 " không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp và là nguồn cấp nước quan trọng của Tỉnh mà còn là vùng đệm có chức năng phòng chống thiên tai, tạo cảnh quan mở và hấp dẫn người dân cũng như du khách". Việc quan tâm đầu tư phát triển du lịch trên tuyến sông Vàm Cỏ giúp tăng cường bản sắc và sức hấp dẫn riêng của Tỉnh.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

72

Page 68: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Sản phẩm du lịch đường thủy của Long An nên được tiến hành khảo sát trong giai đoạn 2013-2014, đầu tư và khởi công vận hành thí điểm trong giai đoạn 2014-2015. Trong tương lai, nếu được đầu tư nghiên cứu và phát triển bài bản, đúng hướng và quy mô, du lịch đường thủy trên sông Vàm Cỏ sẽ đóng vai trò sản phẩm du lịch đặc thù quan trọng của Long An.

+ Du lịch sinh thái điển hình vùng Đồng Tháp Mười

Trong số 3 tỉnh có liên quan đến Đồng Tháp Mười là Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang thì ưu thế tài nguyên để phát triển sản phẩm du lịch này đang thuộc về Long An, ưu thế về thương hiệu đang thuộc về Đồng Tháp. Để phát triển sản phẩm này Long An cần dựa vào 03 điểm du lịch quan trọng là Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập và Trung tâm dược liệu Đồng Tháp Mười. Khu bảo tồn Láng Sen được chọn là 1 trong 2 khu vực ở vùng Đồng Tháp Mười cho bảo tồn đa dạng sinh học thông thái cho khu vực lưu vực sông Mê Kông do GEF, UNDP, IUCN và MWBP tài trợ. So với VQG Tràm Chim của Đồng Tháp, KBT Láng Sen có ưu thế hơn về diện tích, đa dạng sinh học, cấp độ bảo tồn thấp hơn nên hoạt động dành cho khách du lịch cũng phong phú và đa dạng hơn, sức chứa cao hơn. Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập với vị trí thuận lợi nằm trên trục QL62, có khu vực sinh thái tự nhiên hấp dẫn, được quy hoạch và đầu tư hạ tầng (kênh, kè, đập, điện, cấp thoát nước, bến tàu, khu hành chính, tuyến đường tham quan bằng bê tông dài 4km, chòi quan sát) khá bài bản. Một khi được các nhà đầu tư triển khai cơ sở dịch vụ du lịch như lưu trú, nhà hàng và phương tiện vận chuyển như xuồng máy, thuyền chèo tay nơi đây sẽ có thể trở thành một điểm du lịch hấp dẫn.

Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen cần được quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong giai đoạn 2013 - 2014 để từ 2015 có thể đi vào hoạt động một cách bài bản và hiệu quả. Với Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, do phụ thuộc vào các nhà đầu tư hạ tầng du lịch nên khả năng đầu tư chỉ có thể diễn ra trong giai đoạn 2014 - 2016 sau khi khu Happy Land đi vào hoạt động giai đoạn 1. Với Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, do đã có quy hoạch khá tốt nên có thể chấp nhận đầu tư xây dựng cuốn chiếu và đưa vào hoạt động từng phân khu dịch vụ.

+ Du lịch vui chơi, giải trí tại khu tổ hợp Happy Land

Nếu đảm bảo đạt được tối thiểu 50% tổng mức và danh mục đầu tư đã đề ra, dự án vui chơi giải trí khổng lồ này chắc chắn sẽ là một trong những điểm du lịch lớn nhất của khu vực và của Việt Nam. Do tính chất cũng như quy mô hoành tráng của mình, Happy Land hầu như không có đối thủ cạnh tranh cùng loại trong khu vực. Đây có thể coi là sản phẩm đặc thù của du lịch Long An bởi lẽ tầm ảnh hưởng của dự án Happy Land đến ngành du lịch địa phương rất lớn từ thu hút khách du

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

73

Page 69: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

lịch, kích thích phát triển mạng lưới dịch vụ và sản phẩm du lịch địa phương, tạo thương hiệu và gắn chặt hình ảnh Happy Land với Long An và Long An với Happy Land. Tuy nhiên với thực tế đầu tư phát triển khu du lịch trong điều kiện ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, sản phẩm này chỉ có thể phát huy được sau những năm 2020.

b) Sản phẩm du lịch chính   :

+ Du lịch cuối tuần

Với lợi thế về vị trí địa lý liền kề với TP. Hồ Chí Minh với dân số tới gần 10 triệu dân có nhu cầu nghỉ cuối tuần rất lớn, Long An sẽ là điểm đến tiềm năng du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí. Cần tập trung hoàn thiện loại sản phẩm du lịch này trên cơ sở một số điểm du lịch đã được hình thành như khu du lịch sinh thái Tân Lập, khu du lịch Phước Lộc Thọ, khu Lâm viên Thanh niên, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, sân golf kết hợp du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn sẽ tạo được sức hấp dẫn riêng của nhóm sản phẩm du lịch này. Chú trọng khai thác lợi thế về cảnh quan và môi trường dọc các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây để phát triển các khu du lịch nghỉ sinh thái cuối tuần, đồng thời hỗ trợ cho sản phẩm du lịch đặc thù của Long An là du lịch đường thủy trên sông Vàm Cỏ phát triển.

+ Du lịch tham quan

Cho dù có các tài nguyên du lịch nhân văn như di tích lịch sử, khảo cổ, văn hóa nhưng do quy mô nhỏ, sức hấp dẫn hạn chế và phân bố địa lý không thực sự thuận tiện của nguồn tài nguyên này nên sản phẩm du lịch tham quan ở Long An chỉ có thể đóng vai trò bổ sung. Cần lưu ý một số vấn đề sau để tiếp tục duy trì và phát triển sản phẩm du lịch tham quan ở Long An :

- Cần khách quan và hợp lý khi đưa ra quyết định đầu tư vào những điểm di tích lịch sử -văn hóa để tránh tình trạng chỗ cần thì không được đầu tư, chỗ không có giá trị và sức hấp dẫn lớn thì lại đầu tư quá nhiều;

- Nghiên cứu và hỗ trợ (cả về chuyên môn và tài chính) cho một số di tích hiện do các hộ dân quản lý nhưng khá hấp dẫn đối với du khách như: lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức, Nhà Trăm Cột,... ;

- Sản phẩm du lịch tham quan đòi hỏi sự đầu tư sưu tầm, thu thập thông tin có liên quan đến các di tích, sự kiện và nhân vật lịch sử văn hóa từ nhiều nguồn khác nhau. Những thông tin này cần được cung cấp qua nhiều hình thức và kênh khác nhau đến cho các công ty lữ hành và hướng dẫn viên du lịch để giúp họ xây dựng lịch trình tour và nội dung thuyết minh;

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

74

Page 70: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Luôn chủ động khảo sát, tìm hiểu cả các điểm di tích cũ và mới và thường xuyên giới thiệu đến thị trường thông qua hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch;

- Hiện tại, sản phẩm du lịch tham quan đang đóng vai trò chính dù quy mô còn nhỏ và hiệu quả thấp. Trong tương lai, sản phẩm du lịch này chỉ còn đóng vai trò bổ sung nhưng sẽ ngày càng cần thiết và quan trọng hơn khi các sản phẩm du lịch đặc thù và chính phát triển ổn định. Có thể coi đây là mối quan hệ và tác động tương hỗ. Sự lơ là và lỏng lẻo trong phát triển sản phẩm du lịch này có thể làm giảm tốc độ và hiệu quả hoạt động của các sản phẩm đặc thù và chính.

+ Du lịch nông thôn

Là một địa phương với thế mạnh về nông nghiệp với hàng trăm trang trại và làng nghề, việc phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mà trọng tâm là du lịch trang trại và du lịch làng nghề ở Long An là cần thiết. Du lịch nông thôn cần phải trở thành sản phẩm du lịch chính của Long An. Tuy nhiên để phát triển loại sản phẩm du lịch này trong thế cạnh tranh với các địa phương ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng sản phẩm du lịch này ở Long An:

- Cần phân biệt và tìm ra được những điểm khác biệt và tương đồng giữa Du lịch trang trại với Du lịch nông nghiệp, Du lịch miệt vườn và Du lịch nghỉ tại nhà dân (Homestay). Du lịch nông nghiệp đã được phát triển khá bài bản ở An Giang. Du lịch miệt vườn và Du lịch nghỉ tại nhà dân phát triển phổ biến ở Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang và An Giang. Nếu không nghiên cứu kỹ để tìm ra đặc điểm riêng từ đó định hướng phát triển đúng thì sản phẩm Du lịch trang trại có thể bị trùng lặp và không mang tính cạnh tranh.

- Cần nghiên cứu, sàng lọc các trang trại theo một số tiêu chí cụ thể như: vị trí thuận lợi (ưu tiên gần các trục giao thông và các tuyến du lịch chính), quy mô tương đối lớn trở lên, sản phẩm nông nghiệp độc đáo và hấp dẫn, mô hình quản lý tốt, áp dụng tiến bộ KHKT, áp dụng công nghệ xanh và sạch, khả năng đón tiếp và cung cấp dịch vụ cho du khách đến tham quan,.. Từ đó chọn lựa ra một danh sách các trang trại cần khảo sát và làm việc cụ thể cho kế hoạch phát triển sản phẩm.

- Để phát triển sản phẩm du lịch này, vốn đầu tư sẽ từ chính các chủ trang trại, trách nhiệm của ngành du lịch địa phương là cung cấp thông tin thị trường, chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch vùng và địa phương, tư vấn chuyên môn và cung cấp chuyên gia xây dựng sản phẩm du lịch.

- Trong hệ thống hàng trăm các làng nghề truyền thống ở Long An, cần lựa chọn những làng nghề tiêu biểu mang tính đại diện cho nghề truyền thống địa phương song không trùng lặp hoặc còn giữ được bản sắc hơn so với các làng nghề

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

75

Page 71: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

cùng loại ở các địa phương khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sau khi được lựa chọn, cần có những đánh giá cụ thể về khả năng khai thác các giá trị của làng nghề để phục vụ phát triển du lịch làm căn cứ đề xuất chương trình đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề gắn với du lịch trong đó bao gồm cả tập huấn kỹ năng tham gia dịch vụ du lịch cho cộng đồng.

Với các điều kiện hiện tại, nếu nhận thức nghiêm túc và tiến hành khẩn trương, ngay trong giai đoạn 2013 - 2014 Long An có thể đưa ra thị trường ít nhất 2-3 mô hình thí điểm khác nhau về tính chất cho loại hình sản phẩm này.

c) Sản phẩm du lịch bổ trợ :

+ Du lịch quá cảnh

Với lợi thế là địa phương có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, Long An sẽ là một trong những địa phương có khả năng phát triển sản phẩm du lịch quá cảnh để khai thác thị trường khách du lịch quốc tế từ khu vực cũng như khách du lịch trong nước đi du lịch các nước trong khu vực bằng đường bộ.

+ Du lịch tham quan mùa nước nổi

Đây sẽ là sản phẩm du lịch mới, khá độc đáo và hấp dẫn. Tuy nhiên, sở dĩ không thể đưa lên thành sản phẩm đặc thù vì nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL đều có khả năng tổ chức sản phẩm này. Một số gợi ý cho việc triển khai xây dựng sản phẩm du lịch tham quan mùa nước nổi là :

- Được tổ chức vào mùa lũ từ tháng 8 đến cuối tháng 12 với thời kỳ đỉnh lũ từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11. Thời gian này trùng khớp với mùa du lịch quốc tế đến Việt Nam.

- Bên cạnh các hoạt động du lịch chung, một số hoạt động đặc thù có thể tổ chức cho du khách là: tham quan tìm hiểu về các khu tái định cư ở vùng đất cao, tìm hiểu đời sống và sinh hoạt của người dân trong mùa nước nổi, tham quan các vùng sinh thái đặc thù Đồng Tháp Mười trong mùa nước nổi, tham gia các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ người dân,…

- Xây dựng và đề xuất một số khu vực, tuyến phù hợp với loại sản phẩm này.

- Xây dựng và tính toán các phương án vận chuyển, bảo đảm an toàn, cứu hộ cứu nạn, cung cấp dịch vụ ăn, nghỉ, tham quan,.. cho du khách khi tham gia sản phẩm này.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

76

Page 72: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Có thể nghiên cứu, khảo sát và xây dựng sản phẩm du lịch này ngay trong giai đoạn 2012 - 2013 để có thể tiến hành quảng bá và thử nghiệm những tour đầu tiên trong mùa nước nổi năm 2013.

+ Du lịch tham quan nghiên cứu

Đây là loại sản phẩm khá hấp dẫn nếu có được sự đầu tư tương xứng. Tuy nhiên sản phẩm du lịch này khá “kén” khách. Trước mắt cần tập trung đầu tư khai thác di tích khảo cổ Bình Tả để phát triển loại sản phẩm du lịch này.

Để thuận tiện trong việc đánh giá và nhận xét về định hướng phát triển các sản phẩm du lịch của Long An, có thể tham khảo tại Bảng 17 và Bảng 18 sau :

Bảng 17 : Định hướng phát triển sản phẩm du lịch Long An giai đoạn đến năm 2020

Sản phẩm Khả năng cạnh tranh

Khu vực phát triển

Giai đoạn phát triển

Các hoạt động chính và đặc thù dành cho du khách

Du lịch đường thủy trên sông Vàm Cỏ

Cao Vàm Cỏ Đông

Vàm Cỏ Tây

2014-2016 + Đi tàu thủy du lịch trên sông+ Tham quan các điểm du lịch, làng quê theo tuyến

Du lịch sinh thái điển hình vùng Đồng Tháp Mười

Cao KBT ĐNN Láng Sen

Khu DLST Làng nổi Tân Lập

2014-2017

2013-2015

+ Nghiên cứu khoa học+ Tham quan đa dạng sinh học, quan sát đời sống động, thực vật+ Giáo dục về môi trường+ Tham quan sinh cảnh chung+ Đi bộ+ Đi thuyền

Du lịch vui chơi, giải trí

Cao Khu tổ hợp Happy Land

2014-2020 + Tham quan+ Tham gia các trò chơi đa dạng và phong phú

Du lịch nông thôn

Tương đối cao

2-3 trang trại địa phương

Làng nghề rượu Gò Đen, dệt chiếu Long Định làng trống Bình An

2013-2014 + Tham quan hoạt động của trang trại+ Giáo dục về môi trường và nông nghiệp+ Tham gia các hoạt động nông nghiệp tại trang trại+ Thưởng thức và mua quà lưu niệm là các nông sản địa phương

Du lịch tham quan lồng ghép lịch sử, văn hóa, khảo cổ

Thấp Tại các điểm di tích trên địa bàn Tỉnh

Từ 2013 + Tham quan+ Giáo dục và học tập về văn hóa, lịch sử và truyền thống+ Nghiên cứu văn hóa, lịch sử

Du lịch tham quan mùa nước nổi

Tương đối cao

Khu vực Đồng Tháp Mười

2013-2014 + Tham quan tìm hiểu về các khu tái định cư ở vùng đất cao+ Trải nghiệm đời sống và sinh hoạt của người dân trong mùa nước nổi+ Tham quan các vùng sinh thái đặc thù Đồng Tháp Mười trong

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

77

Page 73: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

mùa nước nổi+ Tham gia các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ người dân

Bảng 18 : Định hướng thị trường cho các loại sản phẩm du lịch

Sản phẩm Đối tượng khách Đặc điểm của đối tượng kháchDu lịch sinh thái điển hình vùng Đồng Tháp Mười

+ Khách quốc tế (Tây Âu, Úc, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc)+ Khách nội địa đến từ TP.HCM, Hà Nội và các địa phương ngoài vùng ĐBSCL+ Học sinh, sinh viên, thanh niên trong tỉnh

+ Có trình độ văn hóa+ Yêu thích thiên nhiên và hoạt động ngoài trời+ Khách quốc tế và nội địa đến từ địa phương khác có khả năng tài chính tốt+ Có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu+ Đi theo nhóm dưới 15 người+ Thời gian lưu trú bình quân từ 1,5-2 ngày

Du lịch vui chơi, giải trí tại Happy Land

+ Khách quốc tế chủ yếu đến từ các nước ĐNÁ: Thailand, Campuchia, Lào, Indonesia, ..và Trung Quốc, Đài Loan,..+ Khách nội địa từ cả nước, nhất là từ TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng,..

+ Có nhu cầu vui chơi, giải trí cao+ Có khả năng tài chính+ Thời gian lưu trú bình quân từ 2-3 ngày+ Khách địa phương và trong khu vực chủ yếu đến vì hiếu kỳ, khả năng tài chính hạn chế hơn và thường chỉ tham quan trong ngày

Du lịch đường thủy trên sông Vàm Cỏ

+ Khách quốc tế đa quốc tịch+ Khách nội địa từ các địa phương khác

+ Chủ yếu khách đi theo đoàn, theo tour trọn gói do các công ty lữ hành tổ chức+ Theo tuyến QL22 từ TP.HCM đi Củ Chi, Tây Ninh rồi xuống Long An đi ĐBSCL hoặc về lại TP.HCM+ Từ Campuchia sang

Du lịch nông thôn

+ Khách quốc tế đa quốc tịch + Khách nội địa từ TP.HCM và các địa phương khác ngoài vùng ĐBSCL

+ Chủ yếu khách đi theo đoàn, theo tour trọn gói do các công ty lữ hành tổ chức+ Khách từ TP.HCM đi nghỉ cuối tuần, đi theo gia đình và nhóm bạn bè bằng xe nhà hoặc thuê riêng+ Học sinh, sinh viên, thanh niên đi nghỉ kết hợp với các hoạt động đoàn thể, học tập

Du lịch tham quan lồng ghép văn hóa, lịch sử, khảo cổ

+ Khách quốc tế đa quốc tịch+ Khách nội địa từ các địa phương khác+ Khách trong Tỉnh

+ Khách từ TP.HCM đi nghỉ cuối tuần, đi theo gia đình và nhóm bạn bè bằng xe nhà hoặc thuê riêng+ Học sinh, sinh viên, thanh niên đi nghỉ kết hợp với các hoạt động đoàn thể, học tập+ Khách trong Tỉnh và khu vực đi tự do

Du lịch tham quan mùa nước nổi

+ Khách quốc tế đa quốc tịch + Khách nội địa từ TP.HCM và các địa phương khác ngoài vùng ĐBSCL

+ Chủ yếu khách đi theo đoàn, theo tour trọn gói do các công ty lữ hành tổ chức+ Khách có trình độ văn hóa+ Có nhu cầu tìm hiểu, cảm thông và chia sẻ

Du lịch quá cảnh

+ Khách quốc tế đa quốc tịch + Khách nội địa từ TP.HCM và các địa phương khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng

+ Chủ yếu khách đi theo đoàn, theo tour trọn gói do các công ty lữ hành tổ chức+ Khách có trình độ văn hóa

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

78

Page 74: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

sông Cửu Long + Có nhu cầu tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử các nước trong khu vực+ Có nhu cầu du lịch kết hợp mua sắm và vui chơi giải trí ở vùng biên

III.2.3.2 Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Các định hướng chủ yếu về sản phẩm và thị trường khách du lịch ở phần trên là cơ sở quan trọng cho việc triển khai hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

Để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế và đảm bảo tính hợp lý cũng như hiệu quả triển khai, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Long An cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với nguồn ngân sách còn hạn chế. Chọn lựa những phương thức và công cụ xúc tiến quảng bá có mức chi phí không quá cao nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả nhất định thông qua việc xác định đúng đối tượng khách cần tác động và xây dựng kế hoạch thời gian triển khai phù hợp;

- Dù ngân sách còn hạn chế và phải cân nhắc kỹ mọi hoạt động và kinh phí kèm theo nhưng hoạt động xúc tiến quảng bá vẫn phải cần bài bản, nghiêm túc và chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả và tránh lãng phí;

- Phải lấy TP.HCM làm đầu mối chính cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, kể cả cho thị trường khách quốc tế hay nội địa. Với thị trường khách quốc tế TP.HCM đang là cửa ngõ lớn nhất vào Việt Nam. Với thị trường khách nội địa, TP.HCM đang là nguồn khách lớn nhất cả nước. Phần lớn các công ty lữ hành quốc tế và nội địa đều có văn phòng và triển khai hoạt động kinh doanh của mình tại TP.HCM. Long An đã xác định vai trò là vệ tinh phát triển du lịch cho TP.HCM;

- Để bắt đầu triển khai kế hoạch hoạt động xúc tiến quảng bá trong thời gian tới, trước hết du lịch Long An cần xây dựng cho mình biểu trưng (logo) và câu khẩu hiệu (slogan) để làm cơ sở đảm bảo tính nhất quán trong tạo dựng hình ảnh và thương hiệu cho du lịch Long An.

a) Xây dựng hình ảnh đặc trưng cho d u lịch Long An .

Trên quan điểm chuyên môn, du lịch Long An cần xây dựng hình ảnh của mình dựa vào 2 đặc trưng sau:

- Hình ảnh du lịch sông Vàm Cỏ trên nền sinh thái vùng Đồng Tháp Mười.

Hệ thống sông Vàm Cỏ là nét đặc trưng đặc biệt về tự nhiên của Long An so với các địa phương vùng ĐBSCL. Ngoài ra phần lớn diện tích vùng trũng Đồng

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

79

Page 75: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tháp Mười với hệ sinh thái đất ngập nước nội địa đặc trưng nằm trên địa bàn Long An cho dù tên gọi của tỉnh Đồng Tháp vô hình chung tạo ra sự gắn kết hình ảnh của Đồng Tháp Mười với tỉnh này. Chính vì vậy hình ảnh du lịch sông Vàm Cỏ trên nền hệ sinh thái Đồng Tháp Mười sẽ là sự kết hợp không khéo để du khách có thể cảm nhận rõ ràng và chính xác nhất về những giá trị tự nhiên điển hình của Long An. Hình ảnh này có thể và cần tiến hành xây dựng ngay. Cùng với định hướng phát triển du lịch bền vững về môi trường, hình ảnh này có thể tồn tại lâu dài và chỉ cần những điều chỉnh nhỏ theo từng giai đoạn cho phù hợp với xu hướng phát triển du lịch.

- Hình ảnh du lịch vui chơi giải trí gắn với khu tổ hợp du lịch – vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế “Happy Land”.

Với quy mô đầu tư và tính chất hoạt động của mình, khu tổ hợp này sẽ có chiến lược và kế hoạch xúc tiến quảng bá thương hiệu của mình rầm rộ, bài bản và chuyên nghiệp để thu hút khách. Vô hình chung, sự lồng ghép và gắn kết của Happy Land - Long An và Long An - Happy Land trở nên một cách tự nhiên và cần thiết. Long An nói chung và du lịch Long An nói riêng sẽ được hưởng lợi từ sự lồng ghép này.

Khi xây dựng chiến lược và kế hoạch xúc tiến quảng bá của mình, du lịch Long An cần lưu ý đến 2 vấn đề liên quan đến sự gắn kết tự nhiên này:

- Nếu “Happy Land” triển khai đầu tư và đi vào hoạt động đúng tiến độ và kế hoạch đã định thì thương hiệu liên kết sẽ có lợi cho du lịch Long An. Ngược lại, nếu dự án này bị chậm, kéo dài, dừng đầu tư, hoặc chỉ đạt dưới 50% mức và danh mục đầu tư ban đầu thì thương hiệu liên kết sẽ tác động tiêu cực đến thương hiệu và hình ảnh của Long An;

- Thương hiệu liên kết phụ thuộc vào tiến độ thi công của dự án “Happy Land” và chỉ có thể triển khai hiệu quả từ năm 2015 trở đi.

b) Các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch:

- Xây dựng trang web riêng cho du lịch Long An. Việc thiết kế và duy trì một trang web riêng hiện nay là cần thiết và hiệu quả vì mấy lý do sau: công nghệ thông tin đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người sử dụng; nhiều đối tượng khách của du lịch Long An sẽ truy cập để tra cứu thông tin trên mạng; lượng thông tin đưa lên phong phú và có thể cập nhật thường xuyên; chi phí không quá lớn và hiệu quả quảng bá cao hơn nhiều một số hình thức quảng bá truyền thống khác như tập gấp, tờ rơi, sách hướng dẫn,...

- Xây dựng chiến lược hợp tác chặt chẽ với các công ty lữ hành quốc tế và nội địa đang hoạt động tại TP.HCM vì nhiều đối tượng khách chính được xác định đi theo đoàn, theo tour du lịch trọn gói qua các công ty lữ hành. Chiến lược hợp tác

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

80

Page 76: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

này có thể được cụ thể hóa qua các hoạt động như: chủ động gặp gỡ, liên hệ và cung cấp thông tin cập nhật qua thư điện tử, xây dựng mạng lưới các công ty bạn hàng sau khi có sự sàng lọc, tham gia các câu lạc bộ lữ hành, hiệp hội du lịch, tổ chức gặp gỡ định kỳ các bạn hàng là công ty lữ hành, tổ chức FAM tour giới thiệu tuyến điểm du lịch mới,…

- Do Long An nằm trên các tuyến đường nối từ TP.HCM và Tây Ninh xuống ĐBSCL và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nên cần nghiên cứu triển khai hệ thống bảng thông tin du lịch lồng ghép với các biển chỉ đường dọc theo các tuyến đường giao thông quan trọng và nhất là ở những nút giao cắt. Đây là hình thức xúc tiến quảng bá tại chỗ hiệu quả, thiết thực với kinh phí không quá lớn.

- Xây dựng một số Trạm nghỉ ven đường trên cơ sở nghiên cứu kỹ tất cả các dự án đầu tư phát triển mạng lưới giao thông từ nay đến 2020 để chọn được vị trí phù hợp và chính xác. Các trạm nghỉ ven đường trước mắt chỉ nên tập trung vào cung cấp dịch vụ ăn uống, mua sắm (minimart, hàng lưu niệm, đặc sản địa phương, thủ công mỹ nghệ,..), bán xăng dầu, sửa chữa ôtô, xe máy,… và tạo điều kiện thư giãn, vệ sinh sạch sẽ, thuận lợi cho khách. Chưa nên đầu tư phát triển dịch vụ lưu trú (nếu có chỉ nên với số lượng hạn chế) do vốn đầu tư lớn và công suất sử dụng phòng thấp. Tại các trạm nghỉ ven đường nên bố trí quầy hoặc góc cung cấp thông tin du lịch cho khách. Vốn đầu tư xây dựng các trạm nghỉ ven đường có thể huy động theo phương thức xã hội hóa. Quầy thông tin du lịch sẽ do ngân sách địa phương đầu tư cả về xây dựng, phương tiện và nhân lực.

- Phim quảng cáo ngắn cho sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù. Do tính chất của sản phẩm này, phim quảng cáo ngắn sẽ phát huy tác dụng tốt. Có thể dựng phim ngắn 15 phút và clip quảng cáo với độ dài 3 phút, 1 phút và 30 giây cho các mục đích quảng cáo khác nhau. Phim quảng cáo này phải được dựng một cách chuyên nghiệp theo góc nhìn chuyên môn du lịch.

- Cung cấp (nếu được yêu cầu) hoặc chủ động ký hợp đồng phát clip quảng cáo ngắn trên 1 số kênh truyền hình ở TP.HCM và truyền hình trung ương vào trước các dịp nghỉ lễ chính thức để khán giả có thông tin lựa chọn.

- Tham dự Hội chợ du lịch ITE được tổ chức hàng năm tại TP.HCM. Trước mắt, việc tham dự hội chợ này phù hợp với khả năng và năng lực của du lịch Long An, rất thuận tiện và chi phí không quá cao. Tham dự hội chợ cũng giúp cho du lịch Long An bước đầu tiếp cận với thị trường khách và các công ty lữ hành trong nước và quốc tế, đồng thời từng bước tích lũy hiểu biết và kinh nghiệm tham dự các sự kiện trong tương lai.

c). Các điều kiện cần thiết cho hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch hiệu quả:

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

81

Page 77: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Từng bước hướng tới việc xây dựng một bộ máy làm quảng bá xúc tiến du lịch chuyên nghiệp. Bộ máy này có thể gọn nhẹ và linh hoạt.

- Cần thuê chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm về xúc tiến và quảng bá du lịch ở thời gian ban đầu để định vị hình ảnh, thiết kế biểu trưng (logo), câu khẩu hiệu (slogan), xây dựng chiến lược, kế hoạch và ngân sách hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch cho Long An. Nếu đợi đến khi hoàn chỉnh bộ máy chuyên trách thì hoạt động quảng bá xúc tiến sẽ bị đình trệ, không đạt hiệu quả mong muốn.

- Tỉnh Long An cần mạnh dạn cấp ngân sách cho hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch với quan điểm đây là một khoản đầu tư quan trọng. Việc cân nhắc mức cấp sẽ căn cứ vào kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách đề xuất.

- Hợp tác mật thiết với Ngành du lịch TP.HCM trong quảng bá xúc tiến du lịch thông qua các thỏa thuận và chương trình hợp tác song phương và đa phương.

III.2.3.3 Hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

Có thể thấy, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần được coi là khâu đột phá quan trọng trong phát triển du lịch Long An thời gian tới. Công tác này cần tập trung vào các nhóm đối tượng: nhóm các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương; nhóm các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; nhóm các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

a) Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương:

- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại Sở VH,TT và DL và các đơn vị quản lý về du lịch cấp huyện xã. Kết hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, … để đào tạo và tăng cường số cán bộ có trình độ đại học và sau đại học về du lịch và quản lý du lịch. Bồi dưỡng nghiệp vụ các cán bộ đương nhiệm cả về chuyên môn du lịch và ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp … Bên cạnh đó cần kết hợp có chính sách ưu đãi tuyển dụng cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ cao đẳng, đại học trở lên làm nguồn cho công tác quản lý và hoạch định chính sách.

- Bám sát kế hoạch định hướng hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch của Bộ VH,TT và DL để tận dụng mọi cơ hội nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý. Phối hợp với Bộ và chính quyền địa phương phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Du lịch.

- Ban hành các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp chủ động trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

b) Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

- Các doanh nghiệp du lịch chủ động thực hiện đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên. Tại mỗi doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp cần xây dựng và

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

82

Page 78: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

phát triển một đội ngũ đào tạo viên nòng cốt là những người có kinh nghiệm, có chuyên môn trong lĩnh vực du lịch, khách sạn và có nghiệp vụ huấn luyện. Giao trách nhiệm để đội ngũ này triển khai hệ thống tự đào tạo tại mỗi doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp cụ thể hóa và vận dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam vào thực tế vận hành doanh nghiệp. Sử dụng chính bộ tiêu chuẩn này làm định hướng đào tạo nhân viên.

- Các doanh nghiệp cần bám sát kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực do Sở VH,TT và DL xây dựng để gửi nhân viên tham gia không chỉ các khóa đào tạo nghiệp vụ mà cả các khóa đào tạo ngắn hạn về ngoại ngữ, tin học, luật pháp, kỹ năng mềm ứng dụng trong môi trường phục vụ khách du lịch …

- Cộng tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề … tại địa bàn tỉnh Long An và các tỉnh lân cận trong việc xác định nhu cầu đào tạo, nêu rõ yêu cầu cần có đối với người ra trường, … trên cơ sở đó hỗ trợ và cùng các cơ sở đào tạo xây dựng các chương trình đào tạo, tài liệu giảng dạy … phù hợp thực tiễn. Theo nhu cầu của các cơ sở đào tạo các doanh nghiệp xem xét cử các chuyên gia có tay nghề cao, có kinh nghiệm tốt tham gia giảng dạy, giao lưu, hội thảo định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

- Trong tuyển dụng, cần chú ý tạo điều kiện cho các lao động đã qua đào tạo (có văn bằng, chứng chỉ phù hợp) và thực sự có năng lực vào từng vị trí công việc. Có chế độ đãi ngộ thích đáng đội ngũ nhân viên du lịch có tay nghề cao. Hạn chế và từng bước hướng tới chấm dứt việc cho phép nhân viên chưa được đào tạo nghiệp vụ phục vụ khách hàng.

c) Đối với các cơ sở đào tạo.

- Chủ động nắm bắt nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh, từ đó tích cực xây dựng và đăng ký mở các mã ngành đào tạo phù hợp và phục vụ thiết thực quá trình phát triển du lịch của Tỉnh. Tích cực xúc tiến tuyển sinh và tổ chức đào tạo theo chương trình đã được phê duyệt. Trước hết tập trung vào đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề và trung cấp nghề, sơ cấp nghề, để tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thực hành, đáp ứng yêu cầu của địa phương.

- Căn nhắc tỷ lệ đào tạo trình độ đại học về du lịch và quản lý du lịch một cách thích hợp để tạo nguồn cán bộ cho các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch hoặc các đơn vị kinh doanh du lịch.

- Tích cực lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp du lịch và phối hợp với doanh nghiệp từ khâu thiết kế chương trình đào tạo, giáo trình và các tài liệu giảng dạy,

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

83

Page 79: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

học tập khác sao cho sát với thực tiễn địa phương. Trong đào tạo cần chú trọng đào tạo thực hành và rèn luyện cho sinh viên, học sinh thái độ phục vụ chuyên nghiệp.

- Tích cực bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên vừa có kiến thức vững chắc vừa giỏi thực hành về nghề du lịch, đồng thời có kỹ năng sư phạm và thái độ chuyên nghiệp.

- Chủ động giao lưu, phối hợp với các cơ sở giàu kinh nghiệm về đào tạo nhân lực du lịch tại các trung tâm du lịch lân cận như TP. HCM, Cần Thơ, … hoặc các cơ sở của Trung ương để thường xuyên học hỏi kinh nghiệm và nâng cao chất lượng đào tạo. Mở rộng các chương trình để tạo điều kiện cho người học có nhu cầu và điều kiện được tham gia học tập theo nhu cầu.

d) Đối với các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

- Tỉnh Long An cần đề xuất và phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Du lịch ĐBSCL và các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng kinh doanh du lịch cho nhân viên, cán bộ quản lý các doanh nghiệp và người dân tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch. Bên cạnh đó việc tổ chức các hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch cũng hết sức cần thiết.

- Nâng cao vai trò của hiệp hội du lịch địa phương thông qua việc kết hợp Hiệp hội du lịch trung ương, Hiệp hội khách sạn, Hiệp hội lữ hành cụ thể hóa bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề VTOS dựa trên tình hình điạ phương và đưa vào triển khai thực tế.

- Tranh thủ sự hỗ trợ từ các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch, Bộ VH, TT và DL cũng như các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch.

III.2.3.4 Tổ chức quản lý phát triển du lịch

- Sở VH, TT và DL Long An thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Sở VH, TT và DL Long An là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược đầu tư phát triển du lịch và ban hành những quy định quản lý đối với từng đối tượng, loại hình, sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Sở VH, TT và DL Long An thực hiện quản lý Nhà nước theo lãnh thổ và chuyên ngành theo quy hoạch tổng thể và sơ đồ tổ chức không gian được UBND tỉnh phê duyệt.

- Hoạt động du lịch mang tính liên ngành, liên vùng trong quy hoạch, kế hoạch dự án cũng như trong thực tế... Vì vậy cần có sự thống nhất và phân công

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

84

Page 80: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

trách nhiệm rõ ràng giữa các ngành các cấp trong toàn tỉnh. Sở VH, TT và DL Long An chủ động phối hợp với các ngành các cấp, xây dựng quy chế phối hợp để đảm bảo cho việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch và các hoạt động du lịch đạt hiệu quả đồng thời ngăn ngừa, hạn chế được những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội, thuần phong mỹ tục và môi trường... để bảo đảm cho hoạt động du lịch bền vững trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Sở VH, TT và DL Long An khởi xướng và hỗ trợ việc hình thành Hiệp hội du lịch Long An là chi hội của Hiệp hội du lịch Việt Nam để xây dựng mạng lưới các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch (lữ hành, lưu trú, các khu vui chơi giải trí, làng nghề) nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, có khả năng phối kết hợp tổ chức các sự kiện lớn có tầm cỡ quốc gia, quốc tế và đảm bảo cạnh tranh kinh doanh lành mạnh.

- Bên cạnh việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước là việc xây dựng và kiện toàn hoạt động cơ quan đơn vị nhằm đến mục tiêu xây dựng môi trường kinh doanh du lịch thuận lợi, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, khai thác và quản lý tốt nhất tiềm năng, tài nguyên, phát triển thị trường và sản phẩm du lịch. Tạo lập sự thúc đẩy ngành phát triển trong ổn định và bền vững.

III.2.4 Tổ chức lãnh thổ du lịch

Tổ chức lãnh thổ du lịch thực chất là định hướng phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ dựa trên sự phân bố về không gian những giá trị của các tiềm năng tài nguyên du lịch, của kết cấu hạ tầng để khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực của lãnh thổ cho phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Tổ chức lãnh thổ du lịch phải được lồng ghép trong không gian kinh tế - xã hội của lãnh thổ được quy hoạch và mối quan hệ về du lịch với các lãnh thổ lân cận cũng như trong toàn khu vực để có các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp. Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ, Long An sẽ tạo ra được sự liên kết giữa các điểm du lịch và xác định rõ không gian tập trung đầu tư nhằm tập trung đầu tư để có được những sản phẩm du lịch đặc thù. Cụ thể là việc hình thành các cụm, điểm, tuyến du lịch, đảm bảo các hoạt động du lịch trong phạm vi lãnh thổ.

Phụ thuộc vào tính chất độc đáo, hấp dẫn của nguồn tài nguyên, sự đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và chất lượng dịch vụ, Long An có thể xây dựng được một số sản phẩm du lịch mang ý nghĩa quốc gia hội đủ các yếu tố cạnh tranh và phát triển cũng như một số sản phẩm du lịch có ý nghĩa địa phương, làm phong phú hơn hành trình và trải nghiệm của du khách khi có điều kiện và thời gian lưu trú dài hơn.

Tổ chức không gian du lịch còn chỉ ra các dự án phát triển du lịch với mức độ và quy mô đầu tư khác nhau nhằm khai thác đồng bộ, có hiệu quả tiềm năng du lịch của lãnh thổ, tránh sự đơn điệu, trùng lắp.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

85

Page 81: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Định hướng tổ chức không gian du lịch cần được xem xét và phân tích trong mối quan hệ với vị trí và chức năng của nó ở một không gian phát triển rộng lớn hơn đối với vùng phụ cận. Trên địa bàn Long An, tổ chức không gian du lịch sẽ được lồng trong không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển đã xác định vì hoạt động của du lịch luôn luôn xen cài với nhiều ngành dịch vụ khác có liên quan. Hoạt động du lịch là một yếu tố cấu thành trong cơ cấu kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, luôn phát triển hài hòa với hệ sinh thái, kinh tế.

Đối với tổ chức không gian du lịch lãnh thổ một tỉnh, những yếu tố cơ bản cần được xác định là :

- Các không gian thuận lợi cho phát triển du lịch (chính và phụ): đây là nơi tập trung các điều kiện thuận lợi về phân bố tài nguyên du lịch, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, v.v. gắn với đô thị hạt nhân để phát triển du lịch. Trung tâm của các không gian du lịch này thường gắn liền với các đô thị có vai trò động lực đối với phát triển kinh tế - xã hội khu vực, nơi có các điều kiện về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phát triển đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trên địa bàn không gian du lịch.

- Các địa bàn trọng điểm du lịch (các cụm du lịch): là nơi tập trung nhất các giá trị tài nguyên có khả năng khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức cạnh tranh cao. Trong thực tế, có những lãnh thổ/khu vực chưa hẳn có lợi thế về tài nguyên du lịch, tuy nhiên nếu được đầu tư để phát huy lợi thế về vị trí địa lý với những những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao cũng sẽ trở thành địa bàn trọng điểm về du lịch.

- Các khu/điểm du lịch: bao gồm các khu/điểm du lịch có ý nghĩa vùng và quốc gia; các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương dựa vào mức độ giá trị của tài nguyên du lịch và mức độ hấp dẫn, cạnh tranh của sản phẩm được phát triển tại khu/điểm du lịch đó.

- Các tuyến du lịch: bao gồm các tuyến du lịch tổng hợp kết nối các điểm khu/điểm du lịch có tính chất khác nhau trên một lộ trình; các tuyến du lịch chuyên đề kết nối các khu/điểm du lịch có tính chất tương đồng trên một hành trình. Các tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch nội tỉnh và tuyến du lịch liên kết với các địa phương phụ cận, đặc biệt với trung tâm du lịch vùng.

III.2.4.1 Các không gian thuận lợi phát triển du lịch

Căn cứ vào phân tích các yếu tố có liên quan đến mức độ thuận lợi đối với phát triển du lịch, các không gian du lịch (không gian thuận lợi cho phát triển du lịch) trên địa bàn tỉnh Long An sẽ bao gồm 3 không gian du lịch chủ yếu bao gồm:

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

86

Page 82: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Không gian du lịch TP. Tân An và phụ cận - thị trấn Cần Đước và trải dài về phía Đông trên địa bàn TP. Tân An, huyện Bến Lức, Tân Trụ, Cần Đước và Cần Giuộc (gọi tắt là không gian du lịch thành phố Tân An – Bến Lức – Cần Giuộc). Đây là không gian tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị du lịch, cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông và hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Đây cũng là không gian có vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ với TP. Hồ Chí Minh – trung tâm du lịch ở khu vực phía Nam, đồng thời là trung tâm du lịch của vùng Đông Nam Bộ với các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển nhất trên địa bàn tỉnh Long An, bước đầu có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Với vị trí thuận lợi, không gian này đã được các nhà đầu tư quốc tế quan tâm đầu tư xây dựng khu du lịch vui chơi giải trí có tầm cỡ khu vực và quốc tế “Happy Land” có khả năng thu hút hàng triệu lượt khách du lịch/năm.

Các trục phát triển, liên kết quan trọng của không gian du lịch này để tiếp cận các khu vực/điểm tài nguyên giá trị cũng như liên kết với các không gian du lịch khác trong tỉnh và ngoài tỉnh bao gồm QL1A, đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương, QL62, QL50, tỉnh lộ … và đặc biệt là khúc sông Vàm Cỏ Đông từ huyện Bến Lức đến Tân Trụ.

Thành phố Tân An đóng vai trò trung tâm của không gian du lịch này đồng thời là trung tâm của du lịch tỉnh Long An.

Các luồng khách du lịch (thị trường nguồn) có khả năng đến với không gian này bao gồm:

Khách nội địa từ TP. Hồ Chí Minh theo gia đình, nhóm bạn bè, v.v.

Khách du lịch quốc tế và nội địa theo tour (bao gồm cả các tour nối dài), đến từ các địa phương phía Bắc qua TP. Hồ Chí Minh và khách trực tiếp từ vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long;

Khách quốc tế qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp đến từ Campuchia, Thái Lan và các nước ASEAN;

Khách du lịch quá cảnh trên tuyến TP.Hồ Chí Minh – Tiền Giang – ĐBSCL;

Cư dân thành phố Tân An và các huyện trong tỉnh;

Người lao động tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, TP. HCM và phụ cận;

Những điểm du lịch quan trọng của không gian du lịch này bao gồm:

Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức, khu dịch vụ giải trí Hồ Khánh Hậu, Bảo tàng Long An, chùa Kim Cang, cảnh quan sông Vàm Cỏ Tây (TP. Tân An);

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

87

Page 83: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Giá trị cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông, rừng tràm Bà Vụ (huyện Bến Lức);

Di tích Vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ);

Chùa Tôn Thạnh, Đồn Rạch Cát, Nhà Trăm Cột, cảnh quan và đa dạng sinh học rừng ngập mặn khu vực sông Soài Rạp (huyện Cần Đước);

Miệt vườn Châu Thành;

Các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu có thể phát triển được ở không gian du lịch này là:

Du lịch vui chơi giải trí gắn với tham quan cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông;

Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa;

Du lịch tham quan làng nghề;

Du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn;

Du lịch tham quan miệt vườn;

- Không gian du lịch Mộc Hóa – Tân Hưng trên địa bàn các huyện Mộc Hóa, Tân Hưng và một phần các huyện phía Tây Bắc tỉnh là Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa và Tân Thạnh (gọi tắt là không gian du lịch Mộc Hóa – Tân Hưng). Đây là không gian du lịch được đặc trưng bởi giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập nước nội địa Đồng Tháp Mười với sinh cảnh rừng Tràm và đầm Sen điển hình. Đây cũng là nơi có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp giữa Việt Nam và Campuchia kết nối Long An với du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) mở ra nhiều cơ hội cho du lịch Long An hội nhập với khu vực và khai thác thị trường khách ASEAN, mà trực tiếp là thị trường Campuchia và Thái Lan.

Các trục phát triển, liên kết quan trọng của không gian du lịch này để tiếp cận các khu vực/điểm tài nguyên giá trị cũng như liên kết với các không gian du lịch khác trong tỉnh và ngoài tỉnh bao gồm QL62, đường N2, tỉnh lộ … và đặc biệt là khúc sông Vàm Cỏ Tây từ Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập – Mộc Hóa – Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen (Tân Hưng) và kênh 79 từ đường Quốc lộ 62 đến Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen.

Thị trấn Mộc Hóa đóng vai trò trung tâm của không gian du lịch này.

Các luồng khách du lịch (thị trường nguồn) có khả năng đến với không gian du lịch này bao gồm:

Khách du lịch từ TP. Hồ Chí Minh;

Khách du lịch quốc tế và nội địa theo tour (bao gồm cả các tour nối dài), đến từ các địa phương phía Bắc qua TP. Hồ Chí Minh và khách trực tiếp từ vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long;

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

88

Page 84: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Khách quốc tế qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp đến từ Campuchia, Thái Lan và các nước ASEAN;

Cư dân thành phố Tân An và các huyện trong tỉnh;

Những điểm tài nguyên du lịch quan trọng của không gian du lịch này bao gồm:

Cảnh quan và giá trị đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước vùng trũng Đồng Tháp Mười với trọng tâm là Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười (các huyện Mộc Hóa, Vĩnh hưng và Tân Hưng);

Giá trị cảnh quan sông Vàm Cỏ Tây (các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng);

Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, núi Đất, gò Bắc Chiêng (huyện Mộc Hóa)

Chùa Nổi (Cổ Sơn Tự), di tích Gò Ô Chùa (Vĩnh Hưng);

Các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu có thể phát triển được ở không gian du lịch này là:

Du lịch sinh thái và tham quan cảnh quan hệ sinh thái đất ngập nước;

Du lịch quá cảnh qua cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp;

Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa;

Du lịch tham quan cảnh quan sông Vàm Cỏ Tây;

- Không gian du lịch Đức Hòa – Đức Huệ: đây là không gian du lịch với lợi thế nổi trội về cảnh quan đặc sắc của sông Vàm Cỏ Đông và tài nguyên du lịch nhân văn với vị trí địa lý thuận lợi tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh trên tuyến du lịch xuyên Á qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh), nơi có tuyến đường Hồ Chí Minh và tuyến đường chiến lược N2 chạy qua.

Thị trấn Đức Hòa đóng vai trò trung tâm của không gian du lịch này.Các luồng khách du lịch (thị trường nguồn) có khả năng đến với không gian

du lịch này bao gồm:

Khách du lịch từ TP. Hồ Chí Minh và Tây Ninh;

Khách du lịch quốc tế và nội địa theo tour (bao gồm cả các tour nối dài), đến từ các địa phương phía Bắc qua TP. Hồ Chí Minh và khách trực tiếp từ vùng Đông Nam Bộ;

Khách quốc tế qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đến từ Campuchia, Thái Lan và các nước ASEAN;

Cư dân thành phố Tân An và các huyện trong tỉnh;

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

89

Page 85: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Những điểm tài nguyên du lịch quan trọng của không gian du lịch này bao gồm:

Khu di tích lịch sử cách mạng tỉnh Long An (Bình Thành – Đức Huệ);

Di tích kiến trúc khảo cổ Bình Tả, di tích Ngã tư Đức Hòa, điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ (huyện Đức Hòa);

Giá trị cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông, trên địa bàn huyện Đức Hòa – Đức Huệ;

Các loại hình/sản phẩm du lịch chủ yếu có thể phát triển được ở không gian du lịch này là:

Du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa;

Du lịch tham quan cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông;

Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần;

III.2.4.2 Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch

Căn cứ vào vị trí địa lý, đặc điểm tài nguyên và nhu cầu sản phẩm của thị trường du lịch (quốc tế và nội địa), du lịch Long An có 4 địa bàn trọng điểm tập trung nhất những giá trị tài nguyên và những điều kiện có thể phát triển các sản phẩm đặc thù và qua đó sẽ đóng vai trò động lực cho phát triển du lịch Long An là:

TP Tân An - thị trấn Bến Lức;

Khu vực Tân Lập – cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (Mộc Hóa);

Khu vực Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen (Tân Hưng);

Khu vực thị trấn Đức Hòa (Đức Hòa) và phụ cận;

a) Địa bàn TP. Tân An – thị trấn Bến Lức

Đây là địa bàn có TP. Tân An - trung tâm của tỉnh, với vai trò điều hành, đầu mối của mọi hoạt động hành chính, du lịch, dịch vụ, thương mại, v.v. Bên cạnh đó trên địa bàn này còn có khu du lịch vui chơi giải trí quốc gia “Happy Land” với diện tích lên đến hơn 1.000ha mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Với vai trò trên, địa bàn trọng điểm TP. Tân An – thị trấn Bến Lức là địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất ở Long An trong phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và các dịch vụ có liên quan.

Những ưu tiên cần được đầu tư phát triển trên địa bàn này bao gồm :

- Khu du lịch vui chơi giải trí ”Happy Land” với vốn đầu tư giai đoạn 1 dự kiến đến năm 2014 lên đến trên 2 tỷ USD. Ở khu du lịch quốc gia này sẽ phát triển nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao không chỉ ở trong nước mà còn trong khu vực và quốc tế;

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

90

Page 86: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Trung tâm thông tin du lịch Long An: đây sẽ là nơi cung cấp thông tin đầy đủ và cập nhật nhất về cơ hội đầu tư du lịch và hệ thống các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh cũng như cung cấp các thông tin về các dịch vụ trong thời gian khách du lịch lưu lại Long An;

- Kết cấu hạ tầng du lịch đường thủy trên sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ khu du lịch ”Happy Land” đến Tân Trụ nhằm phát triển tuyến du lịch đường sông trên cơ sở khai thác các giá trị cảnh quan, các làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là di tích gắn với Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực;

Hệ thống lưu trú chính của tỉnh : với vai trò là trung tâm du lịch tỉnh nằm trong không gian du lịch chính, phần lớn du khách đến Long An trước hết sẽ về TP. Tân An và để từ đây đến với các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh. Vì vậy nhu cầu lưu trú ở TP. Tân An, ngoài khu du lịch ”Happy Land”, sẽ là rất lớn. Bên cạnh đó TP. Tân An với tư cách là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế của tỉnh cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật trong khu du lịch ”Happy Land” sẽ là địa bàn thuận lợi chính tổ chức hoạt động hội nghị, hội thảo mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế vì vậy nhu cầu lưu trú cho khách du lịch công vụ, du lịch MICE cũng sẽ là rất lớn.

Các khu triển lãm, hội nghị hội thảo, các công trình văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, bảo tàng, v.v cũng cần được nâng cấp và xây mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách khi đến với Long An nói chung và không gian du lịch TP. Tân An – Bến Lức – Cần Đước nói riêng.

b) Địa bàn Tân Lập – cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp

Đây là khu vực nằm trọn vẹn trên địa bàn huyện Mộc Hóa dọc theo trục QL62 nối TP.Tân An với cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, trục không gian này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt là thương mại du lịch của tỉnh Long An. Với tiềm năng và lợi thế về vị trí trong phát triển du lịch, đây là địa bàn du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch Long An, đặc biệt trong hợp tác phát triển du lịch với khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, mà trực tiếp là Campuchia và Thái Lan.

Trên địa bàn trọng điểm này hiện đã hình thành nhiều khu điểm du lịch quan trọng của Long An, tiêu biểu là Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, khu thương mại dịch vụ du lịch cửa khẩu Bình Hiệp, điểm tham quan sinh thái tại Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười.

Những ưu tiên cần được đầu tư phát triển trên địa bàn du lịch trọng điểm này bao gồm :

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

91

Page 87: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Hoàn chỉnh Khu du lịch sinh thái ”Làng nổi Tân Lập” để có được khu du lịch sinh thái đầu tiên ở Long An nói chung và khu vực Đồng Tháp Mười nói riêng với đầy đủ ý nghĩa và chức năng của nó. Đây sẽ là khu du lịch có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao ở khu vực Đồng Tháp Mười và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Xây dựng khu thương mại – dịch vụ du lịch quá cảnh Bình Hiệp gắn với thị trấn Mộc Hóa. Đây sẽ là nơi cung cấp thông tin đầy đủ và cập nhật nhất cho khách quốc tế qua cửa khẩu Bình Hiệp về hệ thống các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh cũng như ở địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long cũng như các dịch vụ du lịch và hàng lưu niệm trong thời gian khách du lịch lưu lại Long An nói chung và khu vực cửa khẩu nói riêng.

- Xây dựng hạ tầng và tuyến du lịch trên sông Vàm Cỏ Tây đoạn từ Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập qua Mộc Hóa đến Chùa Nổi (Cổ Sơn Tự).

- Nâng cấp QL62 nhằm giảm thời gian đi lại của khách du lịch từ cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp đến TP. Tân An và ngược lại. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch của khu vực này.

Hệ thống lưu trú chính trên địa bàn sẽ phát triển ở thị trấn Mộc Hóa và Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập cùng các dịch vụ bổ sung để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

c) Địa bàn Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen và phụ cận

Đây là nơi bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình vùng trũng Đồng Tháp Mười với sinh cảnh rừng Tràm và bàu Sen. So với nhiều khu vực khác, thậm chí là VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) thì Láng Sen là nơi còn bảo tồn được nhiều sinh cảnh tự nhiên cùng với giá trị đa dạng sinh học cao. Vì vậy đây là nơi có thể phát triển khu du lịch sinh thái với nhiều sản phẩm du lịch cao cấp, hấp dẫn và có sức cạnh tranh cao không chỉ ở vùng Đồng Tháp Mười mà còn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nếu như Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập là nơi ”tái hiện” lại sinh cảnh hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười và ”văn hóa sống” của cộng đồng dân cư địa phương, thì Láng Sen là nơi du khách sẽ có được những trải nghiệm trong khung cảnh môi trường tự nhiên hoang dã vốn có của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười.

Cùng với Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập, Láng Sen sẽ là ”đối trọng” mang tính chất tự nhiên đối với khu du lịch vui chơi giải trí ”Happy Land” mang tính chất nhân tạo. Điều này sẽ tạo nên bức tranh đa dạng, phong phú của du lịch với hai điểm nhấn bổ sung cho nhau và sẽ là yếu tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch khi đến Long An.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

92

Page 88: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Những ưu tiên cần được đầu tư phát triển trên địa bàn du lịch trọng điểm này bao gồm :

- Phát triển Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen với hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ tuân thủ các nguyên tắc của khu du lịch sinh thái và quy định hiện hành khi phát triển du lịch ở khu rừng đặc dụng.

- Nâng cấp đường dọc kênh 79 nối QL62 với Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen nhằm nâng khả năng tiếp cận thuận lợi khu vực này.

d) Địa bàn thị trấn Đức Hòa và phụ cận

Đây là địa bàn có vị trí quan trọng tiếp giáp TP. HCM ở hướng Đông Bắc và nằm trên trục tuyến du lịch xuyên Á qua cửa khẩu Mộc Bài

Đây là địa bàn tập trung nhiều giá trị lịch sử cách mạng, lịch sử văn hóa quan trọng, có giá trị du lịch mà tiêu biểu là Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An, Khu phế tích kiến trúc khảo cổ Bình Tả, Điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ. Bên cạnh đó đây là địa bàn có sông Vàm Cỏ Đông chảy qua với nhiều cảnh quan đẹp và hấp dẫn. Đây sẽ là những bổ sung quan trọng vào ”bức tranh du lịch” Long An. Nếu như địa bàn Tân An - Bến Lức nổi trội với du lịch vui chơi giải trí - đô thị; địa bàn Tân An - Mộc Hóa cùng với Láng Sen nổi trội với du lịch sinh thái - cửa khẩu thì địa bàn Đức Hòa và phụ cận nổi trội với du lịch lịch sử - văn hóa - sông nước.

Những ưu tiên cần được đầu tư phát triển trên địa bàn du lịch trọng điểm này bao gồm :

- Hoàn thiện xây dựng khu du lịch lịch sử Long An với hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ. Chú trọng điều chỉnh kiến trúc các công trình hài hòa với cảnh quan đặc trưng ở khu vực này.

- Nâng cấp hoàn thiện cụm du lịch văn hóa Đức Hòa với các điểm du lịch quan trọng là khu kiến trúc khảo cổ Bình Tả, điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ và di tích ngã tư Đức Hòa.

- Xây dựng hạ tầng và tuyến du lịch trên sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ Đức Hòa lên Đông Thành (Đức Huệ).

III.2.4.3 Quy hoạch hệ thống điểm, tuyến du lịch

a) Điểm du lịch:

Long An là địa phương có nhiều giá trị cảnh quan sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước và các dòng sông Vàm Cỏ; nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Ngoài các giá trị du lịch do thiên nhiên ban tặng và có được hình thành bởi bề dày lịch sử phát triển, Long An còn đầu tư để có được những điểm đến du lịch hấp dẫn mà tiêu biểu là khu vui chơi giải trí ”Happy Land”.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

93

Page 89: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đặc điểm này tạo cho Long An có được nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn, trong đó có những điểm có giá trị quốc gia và quốc tế.

Các điểm du lịch quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế trên địa bàn tỉnh Long An bao gồm:

Khu du lịch vui chơi giải trí ”Happy Land”,

Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen,

Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập,

Khu di tích lịch sử Cách mạng Long An,

Khu phế tích kiến trúc khảo cổ Bình Tả,

Khu thương mại du lịch cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp,

Những điểm du lịch quan trọng có ý nghĩa vùng và địa phương trên địa bàn bao gồm:

Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười,

Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức,

Bảo tàng Long An,

Chùa Nổi (Cổ Sơn Tự),

Đình Vĩnh Phong,

Chùa Tôn Thạnh,

Chùa Linh Sơn,

Khu di tích Vàm Nhựt Tảo,

Khu di tích Căn cứ xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ,

Nhà Trăm Cột,

Đồn Rạch Cát,

Khu di tích Ngã tư Đức Hòa,

Khu vui chơi giải trí Hồ Khánh Hậu,

Núi Đất - Mộc Hóa,

b) Tuyến du lịch:

- Các tuyến du lịch nội tỉnh:

Các tuyến du lịch nội tỉnh chủ yếu xuất phát từ TP. Tân An bao gồm :

+ Tuyến du lịch Tân An - Mộc Hóa - Láng Sen: đây là tuyến du lịch hấp dẫn và quan trọng của du lịch Long An đưa du khách đến các điểm du lịch sinh thái điển

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

94

Page 90: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

hình vùng Đồng Tháp Mười. Trên tuyến du lịch này, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm các giá trị cảnh quan, giá trị sinh thái và cuộc sống thường ngày của người dân vùng sông nước với sinh hoạt truyền thống.

Ngoài ra, trên tuyến du lịch này, du khách sẽ có cơ hội đến với khu thương mại – dịch vụ du lịch cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp và tham quan vùng biên với quốc gia láng giềng Campuchia. Ngược lại theo tuyến du lịch này, du khách quốc tế từ Campuchia sẽ có thể đến thăm các điểm du lịch sinh thái và đặc biệt là tham quan các điểm di tích lịch sử văn hóa tại TP. Tân An và đến với khu du lịch vui chơi giải trí ”Happy Land” lớn nhất Việt Nam có tầm cỡ khu vực và quốc tế.

+ Tuyến du lịch Tân An – Đức Hòa – Đức Huệ: đây là tuyến du lịch đưa du khách về với những di tích lịch sử cách mạng và di tích khảo cổ có giá trị nhất trên đất Long An. Đồng thời trên tuyến du lịch này, du khách sẽ còn có cơ hội trải nghiệm giá trị văn hóa của điểm du lịch văn hóa thể thao Phước Lộc Thọ, cảnh quan sông Vàm Cỏ Đông, một trong những con sông nổi tiếng nhất và vùng giáp ranh giữa Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Tuyến du lịch Tân An – Cần Đước – Cần Giuộc: trên tuyến du lịch này, du khách sẽ có được nhiều trải nghiệm thú vị ở các di tích lịch sử văn hóa như Chùa Phước Lâm, Chùa Tôn Thạnh, Nhà Trăm Cột, Đồn Rạch Cát và đặc biệt là di tích gắn với Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đây cũng là tuyến du lịch đưa du khách đến trải nghiệm cảnh quan và các giá trị sinh thái rừng ngập mặn khu vực sông Soài Rạp.

+ Tuyến du lịch đường sông: dọc theo sông Vàm Cỏ Đông (đoạn từ Đức Hòa – Hiệp Hòa và từ Bến Lức – Tân Trụ) và Vàm Cỏ Tây (đoạn từ Tân Lập – Mộc Hóa – chùa Nổi). Đây được xem là tuyến du lịch đặc thù rất hấp dẫn cần được đầu tư phát triển để tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù khác biệt với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dọc tuyến du lịch này, du khách sẽ có được những trải nghiệm đặc biệt về cảnh quan tự nhiên ven sông Vàm Cỏ cũng như tham quan các di tích lịch sử văn hóa và các làng nghề dọc hai bên bờ sông.

- Các tuyến du lịch liên tỉnh:

+ Tuyến du lịch Tân An – TP. Hồ Chí Minh: đây là tuyến du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với du lịch Long An bởi TP. Hồ Chí Minh là thị trường phân phối khách quan trọng nhất đối với Long An. Trong giai đoạn tới đây, khi khu du lịch vui chơi giải trí ”Happy Land” hoàn thành và đi vào khai thác giai đoạn 1, thì tuyến du lịch này sẽ trở nên sôi động. Ngoài ý nghĩa này, việc phát triển tuyến du lịch này còn cho phép du lịch Long An kết nối với các địa phương trong vùng

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

95

Page 91: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

kinh tế trọng điểm phía Nam và gắn kết với hệ thống tuyến điểm du lịch quốc gia qua TP. Hồ Chí Minh.

+ Tuyến du lịch Tân An – Cần Thơ – các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: đây là tuyến du lịch liên vùng tạo sự liên kết trong phát triển du lịch giữa Long An với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này cho phép du lịch bổ sung những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng như du lịch miệt vườn, du lịch chợ nổi, v.v. tạo sự hấp dẫn chung và qua đó thu hút thêm khách du lịch đến với Long An nói riêng và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

+ Tuyến du lịch Tân An – Tây Ninh: là tuyến du lịch liên tỉnh tạo cơ hội khai thác những tiềm năng du lịch đặc thù của vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là Tây Ninh, nơi có nhiều điểm du lịch khá nổi tiếng như núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, Tòa thánh Tây Ninh, Chiến khu D, v.v.

- Các tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu Bình Hiệp:

Với lợi thế là địa phương có cửa khẩu quốc tế, Long An có cơ hội để phát triển tuyến du lịch quan trọng này nhằm không chỉ đưa khách du lịch Việt Nam đi du lịch Campuchia và qua đó đến các nước ASEAN bằng đường bộ mà ngược lại thu hút khách du lịch quốc tế, trước hết là khách du lịch Campuchia, Thái Lan, ASEAN đến với Long An và Việt Nam. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh ASEAN đang tiến tới là một điểm đến du lịch thống nhất; du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông đang thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế và các nhà đầu tư và khu du lịch vui chơi tầm cỡ khu vực và quốc tế ”Happy Land” trên đất Long An sẽ hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2014.

III.2.5 Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng du lịch

III.2.5.1. Định hướng quy hoạch chung về hạ tầng kỹ thuật du lịch

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của một địa phương nói riêng sẽ không thể phát triển được nếu không được đảm bảo các điều kiện về nguồn nhân lực cũng như về kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay, hầu hết các cấp, các ngành tại các địa phương đều coi việc quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật là vấn đề thuộc hàng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ, một trong những nội dung quan trọng của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian tới là: "Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng; giao thông điện lực, thông tin, thủy lợi, cấp nước, thoát nước ... Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng, hiện đại hóa dần các thành phố lớn".

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

96

Page 92: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Với vai trò là cửa ngõ nối Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, thành viên của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trong vành đai công nghiệp và đô thị của trung tâm kinh tế lớn – Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An đã được từng bước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu phát triển du lịch tỉnh long An đến năm 2020, các công trình hạ tầng kỹ thuật phải được đầu tư mở rộng, nâng cấp và đồng bộ, có chất lượng đáp ứng mục tiêu khai thác có chiều sâu các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có và phát triển các sản phẩm mới, đồng thời phải bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phát triển du lịch bền vững thì công tác quy hoạch, phân kỳ đầu tư phải được xác định có chọn lọc các dự án trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, kém đồng bộ, không hiệu quả.

Vì vậy, công tác quy hoạch hạ tầng kỹ thuật phải dựa trên những nguyên tắc:

(1) Quy hoạch xây dựng được chia thành các vùng (khu vực) có quy mô và chức năng thuận lợi cho việc phát triển các dự án du lịch.

(2) Lựa chọn và sắp xếp các điểm du lịch hoặc nhóm các điểm du lịch trọng điểm cụ thể thuận lợi cho công tác phân kỳ đầu tư khả thi và duy trì được hoạt động du lịch đa dạng các loại hình trong giai đoạn thực hiện dự án.

(3) Hệ thống công trình hạ tầng cơ sở được quy hoạch đồng bộ cho từng điểm du lịch và đảm bảo kết nối dịch vụ du lịch trong vùng và liên vùng, nhằm mục tiêu vận hành liên thông cung cấp và phải đáp ứng các yêu cầu về điện, nước, thoát nước, môi trường và thông tin liên lạc.

(4) Sắp xếp vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên cho các dự án du lịch cấp bách hoặc có tiềm năng khai thác hiệu quả cao mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

III.2.5.2. Hệ thống giao thông

a) Hệ thống giao thông đường bộ:

- Hệ thống đường kết nối vùng (quốc lộ và cao tốc)

Mạng lưới hệ thống đường bộ kết nối các vùng du lịch của Long An cơ bản đã hình thành với kết cấu mặt đường và mặt cắt được thiết kế khá tốt (Cấp III và cấp IV). Các tuyến trên và đã kết nối trực tiếp được 04 Vùng kỹ thuật hạ tầng thông qua các các dự án xây dựng mới và đầu tư nâng cấp tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, QL 1A và QL50, QL.N1, QL.N2, QL62, ĐT830. Tuy nhiên đến nay, một số dự án chưa hoàn thành. Vì vậy, đối với các Hệ thống đường bộ kết nối vùng cần chú trọng hoàn thành các dự án đã có đúng tiến độ.

- Hệ thống đường tỉnh lộ (kết nối liên huyện)

Với đặc điểm các đường tỉnh lộ có tổng chiều dài 885,8km, có nhiệm vụ hình thành các tuyến du lịch nội tỉnh trên địa bàn Long An. Hệ thống đường giao thông

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

97

Page 93: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

của tỉnh đã được quy hoạch hợp lý, các tuyến đường tỉnh lộ do kinh phí hạn hẹp nên chủ yếu là đường cấp IV (chiếm 2/3 chiều dài). Tuy nhiên, xét về nhu cầu cho hoạt động du lịch, về cơ bản hệ thống đường tỉnh có thể đáp ứng nhu cầu du lịch phát triển ở mức trung bình mặc dù còn nhiều hạn chế.

Trong giai đoạn tiếp sau, cần đưa các dự án nâng cấp các đường tỉnh tối thiểu từ cấp VI, cấp V lên cấp IV để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội chung.

- Hệ thống đường địa phương (kết nối liên xã)

Với tổng chiều dài trên 4.598 km bao gồm 941km đường huyện liên xã, 2.798km đường xã liên thôn và 317km đường nội thị. Hầu hết hệ thống đường địa phương là cấp phối sỏi đỏ, đường đất, mật độ thưa, nhiều điểm du lịch chưa có đường cho ô tô.

Để có thể phát triển được ngành du lịch, cần đầu tư một số tuyến đường đến các cụm du lịch trọng điểm. Trong giai đoạn nghiên cứu của đồ án quy hoạch này cần thiết đầu tư một số tuyến đường liên xã như sau:

- Đường nối đường N2 (đoạn đầu cầu qua sông Vàm Cỏ Đông) với ĐT824, ĐT830 đi thị trấn Đức Hòa: Đường cấp III, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x2,5m (trong lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường trải 1 lớp BTN 7cm trên lớp móng cấp phối đá dăm; dài 1,5km; tổng mức đầu tư: 55 tỷ đồng.

- Đường vào sân golf Đức Hòa: Đường cấp III, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x2,5m (trong lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm; dài 10km (nối từ ĐT825); tổng mức đầu tư: 170 tỷ đồng.

- Đường vào khu du lịch Phế tích Gò Xoài: Đường cấp V, nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm; dài 7,0 km (nối từ ĐT825); tổng mức đầu tư: 90 tỷ đồng..

- Đường vào khu du lịch Lịch sử cách mạng Đức Huệ: Đường cấp III, nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 7m, lề rộng 2x2,5m (trong lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm; dài 4,0 km (nối từ ĐT839); tổng mức đầu tư: 200 tỷ đồng.

- Đường vào Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen: Đường cấp V, nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm; dài 18,0 km (ĐT819 - nối từ Quốc lộ 62, cặp kênh qua xã Tuyên Bình Tây); tổng mức đầu tư: 350 tỷ đồng.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

98

Page 94: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Đường vào điểm du lịch Lịch sử Đồn Rạch Cát, Nhà Trăm Cột: Đường cấp V, nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, lề rộng 2x1m (trong lề gia cố rộng 2x2m đồng nhất kết cấu áo đường), mặt đường láng nhựa tiêu chuẩn 4,5kg/m2 trên lớp móng cấp phối đá dăm; dài 4,0 km (nối từ ĐT826B); tổng mức đầu tư: 120 tỷ đồng.

Trong giai đoạn tiếp sau, cần đưa các dự án nâng cấp các đường liên huyện tối thiểu từ cấp VI lên cấp V để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội chung.

b) Hệ thống cầu:

Theo đánh giá hiện trạng, trong tổng số 1.362 cầu lớn nhỏ trong toàn tỉnh chỉ có 40 cầu có tải trọng thiết kế đáp ứng xe ca du lịch đến 45 chỗ đi qua; 26 cầu có tải trọng thiết kế đáp ứng cho xe ca du lịch đến 34 chỗ đi qua; 266 cầu có tải trọng thiết kế đáp ứng cho xe ca du lịch đến 24 chỗ; 343 chiếc cầu đủ điều kiện xe ô tô đến 16 chỗ đi qua; 36 chiếc cầu chỉ dùng cho xe máy và xe thô sơ. Chưa kể đa số các cầu đã quá cũ và đang xuống cấp. Điều này đã cho thấy hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh mặc dù chưa đủ các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch quy mô vừa, với tần suất cao trên toàn tỉnh, nhưng tại các tuyến đến các điểm du lịch chính, cơ bản hệ thống cầu đường bộ đã đáp ứng được quy mô phát triển trung bình.

Để có thể phát triển được ngành du lịch, cần đầu tư một số tuyến đường đến các cụm du lịch trọng điểm. Trong giai đoạn nghiên cứu của đồ án quy hoạch này cần thiết đầu tư một số tuyến đường liên xã như sau:

- Cầu Tân Ân: nối từ xã Tân Ân qua sông Vàm Cỏ sang xã Thuận Mỹ, trên tuyến đường liên huyện nối QL50 với ĐT827. Cầu dầm I, T, Super T bê tông cốt thép dự ứng lực, móng nông; tải trọng HL93, chiều dài nhịp <40m; cầu dài 4km; rộng 12m; tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng.

- Cầu vượt qua đường dành cho người đi bộ Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập (Từ bến tàu trên sông Vàm Cỏ Tây qua QL62); Dầm giàn thép chiều rộng 3m, L<50m; Tổng mức đầu tư: 15 tỷ đồng.

Trong tương lai, hệ thống cầu sẽ được Trung ương và Địa phương tiếp tục đầu tư theo đồ án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung.

c) Hệ thống giao thông đường thủy:

Long An có tổng số 2.578km đường thủy nội địa, trong đó Trung ương quản lý 470km (10 tuyến), tỉnh quản lý 336km (23 tuyến), huyện quản lý 1.172km (270 tuyến). Mật độ các tuyến đường thủy nội địa là 0,5km/km2 và 1,79km/1.000 dân. Có thể khai thác tàu du lịch tải trọng từ 50DWT đến 300 DWT trên các tuyến sông chính.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

99

Page 95: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Về hệ thống cảng và bến thủy nội địa, trên toàn tỉnh có 101 bến thủy nội địa, trong đó có 39 bến đò ngang. Một số bến cảng có bến liền bờ, cần được đầu tư nâng cấp xây dựng mới phục vụ du lịch trong giai đoạn tới bao gồm:

- Cảng khách Long An (thành phố Tân An): Diện tích xây dựng 1.000m2; có sức chứa 200 hành khách; tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng.

- Bến tàu xã Tân Ân (Cần Đước) Diện tích xây dựng 1.000m2; có sức chứa 200 hành khách; tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng.

- Bến tàu xã Tân Lập (Tân Thạnh) Diện tích xây dựng 1.000m2; có sức chứa 200 hành khách; tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng.

- Bến thuyền vào khu bảo tồn thiên nhiên Láng Sen. Diện tích xây dựng 500 m2, sức khứa khoảng 50 khách, tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.

d) Hệ thống vận tải công cộng:

Hệ thống vận tải công cộng của tỉnh Long An có thể tham gia phục vụ hoạt động vận chuyển du lịch. Hệ thống xe bus với trên 260 xe từ 32-89 chỗ; trên 17 bến xe, 18 tuyến nội tỉnh theo tuyến cố định, các điểm đỗ chỗ đáp ứng tiêu chuẩn vận tải hành khách. Các loại hình kinh doanh vận tải còn lại cần có các chính sách khuyến khích xã hội hóa đáp ứng nhu cầu cho du lịch.

III.2.5.3. Hệ thống cấp điện, nước

a) Hệ thống cấp nước:

Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt phục vụ sinh hoạt hiện nay của Long An chỉ đạt 34 lít nước/ngày với tổng công suất cấp nước hiện tại đạt 48.000m3/ngày cho 1,4 triệu dân. Dự báo đến 2020 với dân số toàn tỉnh tăng lên 1,7 triệu; khách du lịch đến Long An đạt 1,99 triệu ngày khách; với tiêu chuẩn cấp nước cho khu đô thị loại III đạt 150 lít nước/ngày đêm, thì tại các thị trấn trung tâm thuộc các địa bàn trọng điểm du lịch cần đầu tư :

- Nhà máy nước thị trấn Đông Thành – Đức Huệ: công suất 50.000 m3/ngày đêm; tổng mức đầu tư: 190 tỷ đồng.

- Nhà máy nước thị trấn Đức Hòa – Đức Hòa: công suất 50.000 m3/ngày đêm; tổng mức đầu tư: 190 tỷ đồng.

- Nhà máy nước thị trấn Bến Lức – Bến Lức: công suất 50.000 m3/ngày đêm; tổng mức đầu tư: 190 tỷ đồng.

- Nhà máy nước thành phố Tân An : công suất 50.000 m3/ngày đêm; tổng mức đầu tư: 190 tỷ đồng.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

100

Page 96: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Nhà máy nước thị trấn Mộc Hóa: công suất 50.000 m3/ngày đêm; tổng mức đầu tư: 190 tỷ đồng.

Trong giai đoạn tiếp theo, hệ thống các nhà máy cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất còn lại sẽ được tiếp tục đầu tư theo đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung.

b) Hệ thống cấp điện:

Trong những năm vừa qua Hệ thống điện của tỉnh Long An đã được trung ương và tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. Đặc biệt, dự án phát triển điện nông thôn đã được Nhà nước đầu tư, đến nay 100% điện đã về các xã, hơn 98% các hộ gia đình đã có điện sinh hoạt.

Tháng 12/2011 Bộ Công Thương đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020 (Quyết định số 6805/QĐ-BCT ngày 25/12/2011), trong đó dự báo nhu cầu điện đáp ứng mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương với tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2011-2015 là 14%/năm; đạt Công suất cực đại Pmax = 696MW, điện thương phẩm 4.034 triệu kWh. Bình quân đầu người đạt 2.123 kWh/người/năm; Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân cho lĩnh vực Thương Mại - Dịch vụ - Du lịch đạt 17,6%/năm; Tổng mức đầu tư ước tính là 4.611,2 tỷ đồng. Chính phủ giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cụ thể là Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia và Tổng Công ty Điện lực Miền Nam thực hiện đầu tư xây dựng, phát triển lưới truyền tải của tỉnh theo lộ trình phát triển kinh tế - xã hội chung. Vì vậy trong đồ án Đơn vị Tư vấn không đề xuất phương án và nguồn vốn phục vụ cho phát triển du lịch.

III.2.5.4. Hệ thống bưu chính viễn thông

Do điều kiện mạng lưới bưu chính viễn thông toàn tỉnh Long An khá phát triển được cung cấp dịch vụ bởi các doanh nghiệp viễn thông lớn như VNPT, Viettel… với số lượng thuê bao lớn và chất lượng đảm bảo nên trong tương lai Hệ thống bưu chính viễn thông của tỉnh Long An hiện tại có thể đánh giá đáp ứng yêu cầu cơ bản tạo để phát triển du lịch. Việc đầu tư vào lĩnh vực viễn thông cũng như bưu chính đang được xã hội hóa mạnh sẽ đầu tư đáp ứng kịp thời dịch vụ theo nhu cầu của thị trường du lịch.

III.2.5.5. Hệ thống thoát nước và xử lý môi trường

a) Hệ thống thoát nước:

Địa hình Long An nhiều kênh rạch, sông hồ nên thoát nước tại các khu dân cư chủ yếu là thoát tự nhiên. Mặc dù nước thải sinh hoạt hiện nay chưa đến mức ô nhiễm nặng do mật độ dân cư chưa lớn nhưng để phát triển Du lịch bền vững cần

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

101

Page 97: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

phải có chính sách bắt buộc các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ du lịch tự đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt nhằm giảm hàm lượng COD và BOD và vi khuẩn gây bệnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép, kết hợp với tuyên truyền giáo dục người dân canh tác, chế biến nông sản sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu tràn lan đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước

b) Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn:

Hiện nay, Long An chưa có hệ thống xử lý chất thải rắn cho sinh hoạt, do thiếu kinh phí. Chủ yếu rác được thu gom và đổ vào các bãi rác hở, chưa được xử lý chống thấm theo đúng quy trình. Vì vậy cần thiết phải đầu tư xây dựng 01 nhà máy xử lý chất thải rắn dự kiến đặt tại huyện Thủ Thừa (nơi thu gom và tập kết rác một phần của TP. Hồ Chí Minh) với công suất 600 tấn rác/ngày đêm; tổng mức đầu tư 418 tỷ đồng, để bảo vệ môi trường và cảnh quan, nguồn nước, môi trường đặc biệt quan tâm không để ảnh hướng đến quy hoạch du lịch trong tương lai.

III.2.6 Định hướng đầu tư phát triển du lịch

III.2.6.1. Mục tiêu đầu tư

Việc đầu tư phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 cần đạt được những mục tiêu cơ bản sau:

- Đầu tư xây dựng để có được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tương đối đồng bộ, có chất lượng bao gồm: các cơ sở dịch vụ phục vụ hoạt động thương mại - du lịch, triển lãm, hội nghị - hội thảo, cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, phương tiện vận chuyển khách du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch khác. Hệ thống này sẽ có đủ điều kiện phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch đến Long An.

- Đầu tư để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có và phát triển các sản phẩm mới, các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn có sức cạnh tranh cao của du lịch Long An.

- Đầu tư để khai thác, đồng thời phải bảo vệ, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên, cải thiện môi trường du lịch nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

III.2.6.2. Quan điểm đầu tư

- Đầu tư phát triển du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm cho từng giai đoạn, nhằm tạo đà thuận lợi cho du lịch Long An phát triển, xây dựng “hình ảnh du lịch Long An” thống nhất, uy tín và hấp dẫn trên thị trường. Tránh đầu tư dàn trải, manh mún, nhỏ lẻ... Tập trung đầu tư vào các lĩnh vực then chốt tại các địa bàn trọng điểm vào thời điểm thích hợp.

- Tiến hành đồng thời nhiều hình thức đầu tư (ngân sách Nhà nước, đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết, cổ phần, tư nhân...), trong đó ưu tiên thu hút và

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

102

Page 98: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án lớn cần nhiều vốn nhằm mục đích thu hút nguồn khách, chuyển giao công nghệ, coi trọng nguồn vốn đầu tư trong nước, trong dân, phát huy tối đa nguồn nội lực để đầu tư phát triển du lịch.

III.2.6.3. Các lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư

Đầu tư phát triển du lịch là một nội dung quan trọng của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đầu tư du lịch là phương tiện hiện thực hóa những định hướng chiến lược đề xuất trong quy hoạch. Định hướng đầu tư đúng đắn sẽ góp phần khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch, đồng thời bảo vệ và phát huy vốn đầu tư.

Những định hướng đầu tư cơ bản của du lịch Long An là:

- Phát triển hệ thống các cơ sở vật chất kỹ thuật, tập trung đối với cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch;

- Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển khu vui chơi giải trí hiện đại, quy mô vùng tại thành phố Tân An và huyện Bến Lức dọc đường Quốc lộ 1A;

- Phát triển tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng phục vụ du lịch;

- Đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các khu vực thuộc vùng Đồng Tháp Mười;

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch.

- Xây dựng phát triển hệ thống an ninh và an toàn du lịch.

- Đào tạo nâng cao chất lượng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động ngành.

- Hình thành và phát triển mạnh cơ quan chịu trách nhiệm về xây dựng, quảng bá và phát triển hình ảnh du lịch Long An thống nhất.

- Xây dựng trung tâm tư vấn đầu tư phát triển du lịch.

Trước mắt cần ưu tiên đầu tư một số lĩnh vực sau:

- Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, đặc biệt là hệ thống giao thông khâu nối các khu di tích và khu điểm du lịch trọng điểm. Có thể khai thác nguồn vốn này từ ngân sách Nhà nước (trung ương và địa phương).

- Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có chất lượng cao, bao gồm khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí - thể thao, vận chuyển du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch khác.

- Đầu tư quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch, đào tạo nâng cao năng lực trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch của.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

103

Page 99: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

III.2.6.4. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của tỉnh, các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch gồm:

- Chương trình thành lập các Đề án quy hoạch phân khu các khu vực du lịch.

- Chương trình cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng khu điểm du lịch Long An (bao gồm cả nội dung phát triển, nâng cấp các đầu mối giao thông đường bộ, đường sông).

- Chương trình xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của Long An.

- Chương trình cải tạo, xây mới cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Chương trình cải tạo, đảm bảo môi trường du lịch tại các trung tâm du lịch tỉnh, đặc biệt tại vùng Đồng Tháp Mười.

- Chương trình bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa trọng điểm.

- Chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch Long An.

- Dự án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh Long An.

- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thống kê du lịch Long An.

III.2.6.5. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư

Căn cứ các chương trình, dự án đề xuất và tổng nhu cầu đầu tư đã được tính toán nhằm đảm bảo việc thực hiện các chỉ tiêu dự báo đối với phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, những dự án ưu tiên đầu tư cần xem xét thực hiện trong giai đoạn này sẽ bao gồm:

a) Nhóm dự án ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật :

- Tuyến DL đường sông từ Happy Land (Bến Lức) về Tân Trụ: cầu tàu, nhà chờ, nhà hàng ăn nhanh và quầy cà phê giải khát, quầy vé, quầy lưu niệm, khu vệ sinh, sân vườn, bãi xe và cây xăng, đội thuyền du lịch và xuồng cao tốc, đường ô tô nối từ bến tàu lên trục đường lộ chính, cầu tàu và các đường đi bộ lên các điểm tham quan dọc sông.

- Tuyến DL đường sông từ điểm du lịch văn hóa vui chơi giải trí Phước Lộc Thọ (Đức Hòa) ngược lên Tây Ninh: cầu tàu, nhà chờ, nhà hàng ăn nhanh và quầy cà phê giải khát, quầy vé, quầy lưu niệm, khu vệ sinh, sân vườn, bãi xe và cây xăng, đội thuyền du lịch và xuồng cao tốc, đường ô tô nối từ bến tàu lên trục đường lộ chính, cầu tàu và các đường đi bộ lên các điểm tham quan dọc sông.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

104

Page 100: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Tuyến đường sông Vàm Cỏ Tây: Tân An – Mộc Hóa – Vĩnh Hưng: cầu tàu, nhà chờ, nhà hàng ăn nhanh và quầy cà phê giải khát, quầy vé, quầy lưu niệm, khu vệ sinh, sân vườn, bãi xe và cây xăng, đội thuyền du lịch và xuồng cao tốc, đường ô tô nối từ bến tàu lên trục đường lộ chính, cầu tàu và các đường đi bộ lên các điểm tham quan dọc sông.

- Bến thuyền Khu bảo tồn Đất ngập nuớc Láng Sen (Tân Hưng): cầu tàu, nhà chờ, nhà hàng ăn nhanh và quầy cà phê giải khát, quầy vé, quầy lưu niệm, khu vệ sinh, sân vườn, bãi xe và cây xăng, đội thuyền du lịch và xuồng cao tốc, các đường đi bộ lên các điểm tham quan dọc sông.

- Đường Quốc lộ 62 – Tân Hưng (cặp kênh 79) qui mô đường cấp IV đồng bằng và đường đô thị.

- Đường tiếp cận TT Cần Giuộc - Đồn Rạch Cát – Nhà Trăm Cột

- Đường vào khu di tích khảo cổ Bình Tả

b) Nhóm dự án ưu tiên đầu tư xây dựng các khu điểm tham quan du lịch:

- Nhà Trăm Cột: bãi xe, bảng thông tin diễn giải, phòng khách và đồ đạc, nhà vệ sinh

- Khu di tích Gò Xoài

- Khu du lịch Đức Huệ: các dịch vụ du lịch

- Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen (Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch)

- Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập (cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo qui hoạch đã phê duyệt: cảnh quan, nhà nghỉ)

- Khu thương mại, dịch vụ du lịch cửa khẩu Bình Hiệp

- Khu du lịch Đồn Rạch Cát: điểm tham quan, các dịch vụ bên ngoài

- Khu làng sinh thái nghỉ dưỡng cuối tuần, giải trí ven sông tại Tân An

c) Nhóm dự án ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

(i) Thành phố Tân An

Khách sạn tiêu chuẩn 1, 2 sao tại Tp. Tân An: quy mô 2.000 giường; tổng mức đầu tư 413 tỷ đồng.

(ii) Huyện Đức Hòa

Khách sạn tiêu chuẩn 1, 2 sao Đức Hòa: quy mô 1.500 giường; tổng mức đầu tư 310 tỷ đồng.

(iii) Huyện Đức Huệ

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

105

Page 101: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Khách sạn tiêu chuẩn 1, 2 sao Đức Huệ: quy mô 600 giường; tổng mức đầu tư 124 tỷ đồng.

(iv) Huyện Bến Lức

Các khách sạn tiêu chuẩn 3 – 5 sao Tân An: quy mô 2.000 giường; tổng mức đầu tư 1.900 tỷ đồng

Khách sạn tiêu chuẩn 1, 2 sao Bến Lức: quy mô 1.000 giường; tổng mức đầu tư 206 tỷ đồng.

(v) Huyện Mộc Hóa

Khách sạn tiêu chuẩn 2 sao Mộc Hóa: quy mô 1.200 giường; tổng mức đầu tư 248 tỷ đồng.

(vi) Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen:

Nhà nghỉ sinh thái tiêu chuẩn 2 sao: quy mô 100 giường; tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng.

Bãi đỗ xe: quy mô 1.000m2; tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng.

Đường nổi nội bộ, điểm dừng chân thủy tạ, chòi quan sát, bến thuyền, hệ thống chiếu sáng, phương tiện khác…: quy mô dài 5km; tổng mức đầu tư 170 tỷ đồng.

(vii) Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập

Nhà nghỉ sinh thái tiêu chuẩn 2 sao: quy mô 1.000 giường; tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng.

Bãi đỗ xe, công trình phụ trợ: quy mô 1.000m2; tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng.

Đường nổi nội bộ, điểm dừng chân thủy tạ, chòi quan sát, bến thuyền, hệ thống chiếu sáng, phương tiện khác…: quy mô dài 5km; tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng.

(viii) Điểm du lịch văn hóa vui chơi giải trí Phước - Lộc - Thọ Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao: quy mô 500 giường; tổng mức đầu tư 103 tỷ

đồng. Bãi đỗ xe, công trình phụ trợ: quy mô 1.000m2; tổng mức đầu tư 10 tỷ

đồng. Các công trình khác: 87 tỷ đồng.

(ix) Điểm du lịch Đồn Rạch Cát: Khách sạn tiêu chuẩn 1- 2 sao quy mô 1.000 giường; tổng mức đầu tư 206

tỷ đồng. Bãi đỗ xe, công trình phụ trợ: quy mô 1.000m2; tổng mức đầu tư 10 tỷ

đồng.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

106

Page 102: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Công trình khác: 84 tỷ đồng(x) Sân golf Đức Hòa: Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao quy mô 1.500 giường; tổng mức đầu tư 1.200

tỷ đồng. Các công trình khác: 800 tỷ đồng

(xi) Phế tích Gò Xoài: Khách sạn tiêu chuẩn 1 sao quy mô 100 giường; tổng mức đầu tư 30 tỷ

đồng. Bãi đỗ xe, công trình phụ trợ: quy mô 1.000m2; tổng mức đầu tư 10 tỷ

đồng. Các công trình khác: 160 tỷ đồng

(xii) Cửa khẩu Bình Hiệp Khách sạn tiêu chuẩn 2 sao quy mô 600 giường; tổng mức đầu tư 124 tỷ

đồng. Bãi đỗ xe, công trình phụ trợ: quy mô 1.000m2; tổng mức đầu tư 10 tỷ

đồng. Trung tâm thương mại quy mô 1.000m2; tổng mức đầu tư 66 tỷ đồng. Công trình khác: 700 tỷ đồng.

(viii) Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch: quy mô 500m2; tổng mức đầu tư 28 tỷ.(ix) Trường Trung cấp nghiệp vụ Văn hóa – Du lịch – Nghệ thuật tỉnh Long An: quy mô 500 học sinh; tổng mức đầu tư 128 tỷ đồng.

III.2.6.6 Phân kỳ và phân bổ vốn đầu tư cho các giai đoạn: 2013-2020 và 2021-2030

Bảng 19: Danh mục và phân kỳ các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

( Đơn vị: Tỷ đồng)

TT Chương trình/Dự án 2013-2020 2021-2030 Nguồn vốn

Dự kiến tổng vốn 4,455 7,653  

  Ngân sách (NS - 50%) 2,228 3,827  

  Xã hội hóa (XHH - 50%) 2,228 3,827  

1 Chương trình nâng cấp và phát triển CSHT du lịch

2,100 1,750  

1.1 Cảng tàu khách Long An (Tp. Tân An) 150 150 NS

1.2 Bến tàu xã Tân Lập (Tân Thạnh) 150 100 NS

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

107

Page 103: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

1.3 Bến tàu xã Tân An (Cần Đước) 150 100 NS

1.4 Bến thuyền Láng Sen (Tân Hưng) 100   NS

1.5 Cầu Tân An nối QL50 với TL827 500 500 NS

1.6 Cầu vượt bộ hành sang khu du lịch Tân Lập 15   NS

1.7 Đường tiếp cận khu Láng Sen cặp kênh 79 200 150 NS

1.8 Đường tiếp cận TT C.Giuộc - đồn R.Cát –

Nhà Trăm Cột

70 50 NS

1.9 Đường vào khu sân golf Đức Hòa 70 100 NS

1.10 Đường nối TL825 với TL899 55   NS

1.11 Đường vào khu di tích Đức Huệ 100 100 NS

1.12 Đường vào khu di tích khảo cổ Bình Tả 90   NS

1.13 Nhà máy nước Đông Thành (Đức Huệ) 90 100 NS

1.14 Nhà máy nước Đức Hòa 90 100 NS

1.15 Nhà máy nước Bến Lức 90 100 NS

1.16 Nhà máy nước TP. Tân An 90 100 NS

1.17 Nhà máy nước Mộc Hóa 90 100 NS

2 Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù

của Long An

1,480 3,100  

2.1 Nhà Trăm Cột 30   XHH

2.2 Khu di tích Gò Xoài 100 100 NS, XHH

2.3 Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh Long An 50 100 NS, XHH

2.4 Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen 100 200 NS, XHH

2.5 Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập 200 300 NS, XHH

2.6 Điểm du lịch văn hóa vui chơi giải trí Phước

- Lộc - Thọ

100 100 XHH

2.7 Sân golf Đức Hòa 400 1,500 XHH

2.8 Khu TM - VCGT cửa khẩu Bình Hiệp 300 400 NS, XHH

2.9 Điểm du lịch Đồn Rạch Cát 100 200 XHH

2.10 Khu làng sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần,

giải trí ven sông tại Tân An

100 200 XHH

3 Cải tạo, xây mới cơ sở vật chất kỹ thuật

du lịch

836 2,520  

3.1 Khách sạn tiêu chuẩn 3-5 sao tại thành phố

TânAn

500 1,400 XHH

3.2 Khách sạn tiêu chuẩn 1 – 2 sao và nhà nghỉ

tại Tp. Tân An, thị trấn Đức Hòa, Đức Huệ,

300 1,000 XHH

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

108

Page 104: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bến Lức

3.4 Trung tâm thông tin XTDL (TP. Tân An) 8 20 NS

3.5 Trường trung cấp nghiệp vụ văn hóa – du

lịch – nghệ thuật tỉnh Long An

28 100 NS

4 Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch 39 283  

4.1 Xây dựng thương hiệu du lịch Long An 5 10 NS

4.2 Hoạt động của Trung tâm XTDL Long An 20 50 NS

4.3 Sách hướng dẫn du lịch Long An 2 20 NS

4.4 Xây dựng phim về du lịch Long An 5 50 NS

4.5 Nâng cấp WEBSITE du lịch Long An 1 3 NS

4.6 Tổ chức FAM tour về du lịch Long An 1 50 NS

4.7 Tham gia các hoạt động XTQB ở khu vực

và QT

5 100 NS

 Tổng cộng (triệu USD) 222.75 382.65  

 Tỷ đồng (giá hiện hành, 1USD = 20,000 VND) 4.455 7.653  

III.3 Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịchIII.3.1 Các tác động chủ yếu của du lịch đến tài nguyên và môi trườngIII.3.1.1 Nguồn tác độngNguồn tác động đến môi trường gồm toàn bộ các sự việc, hiện tượng, hoạt

động phát triển và những hoạt động khác liên quan trong quá trình phát triển du lịch. Chúng có khả năng tạo nên những tác động trong quá trình triển khai dự án phát triển du lịch như sau:

a) Nguồn tác động từ hoạt động đầu vào của dự án phát triển du lịch:- Hoạt động cải tạo và nâng cấp hoặc xây mới các kết cấu hạ tầng (đường

giao thông, hệ thống cung cấp nước và năng lượng, hệ thống thu gom và xử lý chất thải...).

- Hiện tượng di dân và biến động xã hội do thông tin chuẩn bị triển khai dự án (tăng giá, xây dựng công trình chờ đền bù, di dân tự do, phát triển các dịch vụ liên quan…).

- Hoạt động khai thác, tập kết vật liệu, xây dựng công trình sinh hoạt (lán, trại) của công nhân.

- Các hoạt động phát triển dịch vụ công (tăng cường vận chuyển, bưu chính viễn thông, y tế, bảo hiểm...).

b) Nguồn tác động trong giai đoạn triển khai dự án phát triển du lịch:

- Lập quy hoạch và chuẩn bị mặt bằng (di dân, san ủi...).

- Thực hiện xây dựng trình, lắp ráp trang thiết bị...

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

109

Page 105: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Các hoạt động du lịch sau xây dựng: vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, các dịch vụ và các hoạt động khác liên quan.

c) Nguồn tác động từ hoạt động đầu ra của dự án phát triển du lịch:

- Chất thải gây ô nhiễm từ các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ du lịch.

- Chất thải từ các phương tiện vui chơi giải trí, dịch vụ vận tải .

- Các môi trường thành phần đã bị ô nhiễm từ các chất thải trên tiếp tục ảnh hưởng lan truyền ra diện rộng hơn.

III.3.1.2 Các tác động từ hoạt động du lịch tới môi trường

Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch có tác động nhiều mặt đến môi trường. Dưới góc độ xem xét các hoạt động tương đối đặc trưng cho riêng ngành, các tác động chính bao gồm:

a) Tác động đến môi trường tự nhiên:

Phát triển du lịch Long An và các hoạt động có liên quan góp phần làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trường. Tác động về môi trường của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên được xác định một cách rõ nhất là những tác động đến các môi trường thành phần như nước, không khí, đất và các hệ sinh thái.

- Tác động đến môi trường đất:

- Thay đổi cơ cấu sử dụng đất để dành quỹ đất xây dựng các công trình dịch vụ du lịch sẽ làm thu hẹp quỹ đất cho các mục đích kinh tế, dân sinh khác.

- Các công trình du lịch hiện đại và kết cấu hạ tầng mới làm thay đổi cảnh quan và đối với các di tích thường làm xuống cấp về mặt thẩm mỹ, kiểu dáng kiến trúc truyền thống.

- Các công trình mới được xây dựng thường làm thay đổi kết cấu tầng đất, ảnh hưởng đến địa chất công trình (ảnh hưởng đặc biệt đối với vùng núi dễ sạt lở) và dễ gây ra ô nhiễm tầng nước ngầm.

- Lượng du khách quá đông đến thăm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có tác động xấu đến môi trường đất tại đây do các hiện tượng giẫm đạp, sạt lở..

- Rác thải không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đất mặt và làm suy thoái môi trường đất.

- Tác động đến môi trường nước:

- Việc san lấp mặt bằng để xây dựng các kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch có thể sẽ gây ra xói mòn và sạt lở đất, từ đó có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy và chất lượng nguồn nước.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

110

Page 106: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Vật liệu phế thải, nước thải, xăng dầu trong quá trình xây dựng, vận hành các thiết bị xây dựng và hoạt động dịch vụ du lịch khi không được xử lý sẽ bị rửa trôi và gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.

- Du khách trong hành trình du lịch xả thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp khi tầng đất mặt bị rửa trôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

- Tác động đến môi trường không khí:

Bụi, khí thải từ quá trình san lắp đất, hoạt động xây dựng và vận hành các loại máy xây dựng, máy móc phục vụ vui chơi giải trí, tàu xe vận chuyển khách hoặc từ quá trình đốt các nguyên liệu rắn (củi, than…) sẽ gây ô nhiễm không khí.

Tiếng ồn, trạng thái đông đúc ngột ngạt do hoạt động của máy móc xây dựng, các phương tiện vui chơi giải trí; sự gia tăng số lượng xe máy và du khách tập trung đông tại các điểm du lịch sẽ gây ô nhiễm không khí.

- Tác động đến môi trường sinh học:

Các yếu tố gây ô nhiễm như rác thải, nước thải do tập trung nhiều tại một điểm tỷ lệ theo sự gia tăng lượng khách du lịch, nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái dưới nước.

Hoạt động trong các khu bảo tồn tự nhiên như Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, rác thải không được thu gom kịp thời sẽ gây khó khăn cho công tác bảo tồn vì ngoài việc gây ô nhiễm đến các thành phần môi trường khác, các chất phế thải sẽ thu hút các loài động vật ăn chất hữu cơ phân hủy làm tăng thêm nguy cơ lây lan bệnh dịch, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nhiều loài động vật được bảo tồn, của nhân viên khu bảo tồn và cả du khách.

Nhu cầu của du khách về thức ăn đặc sản được xem là tác động mạnh đến sự sống của nhiều loài động vật đang bị săn bắt quá mức để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, nhu cầu làm quà lưu niệm từ tài nguyên đa dạng sinh học làm số lượng các loài trong tự nhiên sẽ giảm sút nhanh chóng. Trong trường hợp của Long An đó là các loài chim, các loài bò sát quý hiếm.

Việc sử dụng đất không hợp lý cho phát triển du lịch, đặc biệt là trong các khu bảo tồn như Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật do nhiều loài rất nhạy cảm với các biến động môi trường khi bị xâm lấn hoặc trạng thái ồn ào, ô nhiễm các môi trường thành phần…, vì vậy các loài động vật sẽ thay đổi tập tính trong quá trình sinh trưởng và nhiều loài động vật nhỏ có nguy cơ bị đè hoặc giẫm đạp chết.

Những hoạt động của khách du lịch như giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt cây lấy củi đốt lửa trại,… làm cho nhiều thực vật bị mất dần.

b) Tác động đến môi trường xã hội.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

111

Page 107: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Tác động đến phát triển kinh tế:

Hoạt động phát triển du lịch có 3 tác động rõ rệt đối với phát triển kinh tế là tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh; tạo thêm nhiều việc làm; phát triển khu vực thông qua phát triển hạ tầng, đẩy mạnh đầu tư và giao lưu liên vùng. Tuy nhiên, nếu không được xem xét một cách có cân nhắc, những tác động tích cực này lại thường không được đánh giá do có những vấn đề sau:

- Đầu tư khá tốn kém nếu chỉ xét về mặt phát triển hạ tầng ở địa phương.

- Du lịch có thể là một nhân tố làm mất sự ổn định về sinh thái ở một số khu vực, qua đó sẽ ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác có sử dụng tài nguyên sinh thái tự nhiên.

- Phát triển của một số hoạt động kinh tế và sự ổn định về xã hội sẽ phụ thuộc vào ngành du lịch, đặc biệt là vào tính chất thời vụ của hoạt động du lịch.

- Các việc làm tạo ra từ phát triển du lịch không đem kết quả như mong muốn cho dân cư địa phương nếu như không có biện pháp đào tạo nghề phù hợp và quản lý được sự di dân tự do.

Do đặc tính riêng, du lịch không chỉ là một ngành kinh tế thuần tuý mà còn bao gồm các khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội, y tế... Do đó, điều quan trọng phải hiểu rằng khi đánh giá tác dụng của hoạt động du lịch cần chú ý đến không chỉ các hệ quả kinh tế dễ thấy như thu nhập và ngoại tệ, mà còn có các hệ quả phi kinh tế khó cảm thấy được, như tác động đến chất lượng cuộc sống và các yếu tố văn hóa xã hội.

- Khía cạnh sức khoẻ:

Khi hoạt động du lịch gia tăng vượt quá khả năng kiểm soát chặt chẽ có thể sẽ dẫn đến sự xuống cấp của môi trường, qua đó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và phúc lợi của cả du khách và dân địa phương.

Về lây lan các bệnh dịch truyền nhiễm: xúc tiến và mở rộng du lịch có thể sẽ là nguy cơ gián tiếp gây ra việc lan truyền những căn bệnh "thế kỷ" dễ lây lan như AIDS, SARS và còn là điều kiện để lớp trẻ kém hiểu biết theo đuổi nghề mại dâm để kiếm tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đối với du khách, quá trình truyền bệnh diễn ra theo cả hai hướng: truyền cho và nhận lại từ người dân nước sở tại. Các chủng tộc khác nhau có khả năng miễn nhiễm tự nhiên khác nhau đối với một số bệnh. Thông qua du lịch, người dân từ nơi này đến nơi khác và có thể mang theo mình những vi sinh vật gây bệnh và gây nhiễm cho người bản địa có khả năng miễn dịch tự nhiên thấp hơn nhiều và do đó sẽ tăng khả năng mắc bệnh; và quá trình ngược lại cũng có thể xảy ra.

- Về bệnh tật có nguồn gốc từ môi trường bị ô nhiễm: khi môi trường tại các khu vực phát triển du lịch không được bảo vệ đúng cách sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

112

Page 108: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

các môi trường thành phần (nước, không khí…), từ đó sẽ phát sinh các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa cho dân cư địa phương và khách du lịch. Ngoài ra hoạt động du lịch ngày càng phát triển sẽ dẫn tới việc tăng lượng thực phẩm tiêu thụ tại chỗ. Thực phẩm nếu chỉ được quản lý về mặt cung cấp theo số lượng mà không được quan tâm đến chất lượng thì có thể trở thành một phương tiện lan truyền gây bệnh đường tiêu hóa như thương hàn, kiết lỵ, dịch tả…

- Về trạng thái sức khỏe của người dân tại các khu du lịch khi hoạt động du lịch quá tải: khi hoạt động du lịch đến mức quá tải đồng thời sẽ dẫn đến tình trạng quá tải về môi trường tại thời điểm đó như không khí ngột ngạt, bụi bặm, ồn ào, khan hiếm thực phẩm, giao thông khó khăn, giá cả sinh hoạt tăng… sẽ tạo ra tâm lý căng thẳng của người dân địa phương, từ đó có thể sẽ phát sinh bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

- Vệ sinh môi trường

Việc phát triển nhanh chóng các hoạt động du lịch có thể làm cho điều kiện vệ sinh môi trường tại các khu du lịch trở nên xấu hơn do sự gia tăng đột biến của các chất gây ô nhiễm (rác, nước thải, khí thải) và các điều kiện tại chỗ chưa đủ khả năng xử lý như thiếu nước cấp, rác thải không kịp thu gom dồn ứ; nước thải chảy tràn, trạng thái ồn ào, bụi bặm, tắc nghẽn giao thông. Vệ sinh môi trường không đảm bảo vừa gây mất cảnh quan, vừa là nguyên nhân cho bệnh dịch hoành hành và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của du khách và dân địa phương.

- Tác động dân số học

Hoạt động phát triển du lịch là tác động đến việc thuyên chuyển và nhập cư sức lao động. Nhân công nhập cư là một hiện tượng phổ biến ở các khu du lịch. Dưới tác động đó, thành phần, cơ cấu, mật độ phân bố và nhiều khía cạnh xã hội học liên quan đến dân số đều bị thay đổi. Sự xung đột về nhiều mặt giữa cộng đồng địa phương và dân nhập cư sẽ xuất hiện dưới tác động này.

- Tác động về nghề nghiệp:

Về mặt kinh tế, du lịch tồn tại dưới dạng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cơ hội kinh doanh và việc làm. Du lịch phát triển tạo thêm việc làm sẽ có những ảnh hưởng tích cực cho xã hội như tạo thêm sự gắn kết cho cộng đồng, giảm bớt lượng nhân công lao động bỏ quê hương đi nơi khác tìm việc làm, củng cố tính đồng nhất và lòng tự hào về di sản của địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ và thủ công nghiệp cho khách du lịch.

Du lịch cũng ảnh hưởng đến cách thức làm việc. Nét đặc biệt của hoạt động du lịch là làm thêm ngoài giờ, nhiều loại việc làm và tính thời vụ. Việc phát triển

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

113

Page 109: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

các hoạt động du lịch sẽ làm đa dạng hóa các hoạt động ngành nghề truyền thống ở địa phương (cả về tính chất, thời gian và nhân công tham gia làm việc) và phát triển một số những nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch.

- Tác động về văn hóa:

Hoạt động du lịch tác động đến văn hóa theo hai hướng. Hướng thứ nhất, du lịch có thể là phương tiện bảo tồn nền văn hóa truyền thống, trong khi hướng thứ hai lại tác động ngược lại. Du lịch đảm bảo cho du khách có cơ hội tốt để gặp gỡ và tiếp xúc với dân địa phương mà có tiếng nói, cách nghĩ và nếp sống khác hẳn. Du lịch cũng chấp nhận các hình thức giao lưu văn hóa khác nhau, kể cả trao đổi quan điểm và luyện tập các ngôn ngữ khác. Ngoài ra, ảnh hưởng của hoạt động phát triển du lịch đến văn hóa còn bao gồm các khía cạnh khác như:

- Kiến trúc truyền thống thay đổi để thu hút du khách.

- Cố ý tạo ra "nền văn hóa tiêu biểu " và trong một số trường hợp biến các lễ hội ở đình, chùa thành các loại hình trình diễn cho du khách nước ngoài xem.

- Thay đổi cách nghĩ, quan niệm truyền thống để làm cho nền văn hóa địa phương thích nghi với nhu cầu mới để đáp ứng lòng mong đợi của du khách.

III.3.2 Một số vấn đề về tài nguyên và môi trường đặt ra đối với du lịch Long An.

III.3.2.1 Tình trạng ngập lũ:

Vùng ngập lũ bao gồm khu vực phía Bắc và Tây Bắc ĐBSCL, với diện tích khoảng 1,9 triệu ha, chủ yếu thuộc các tỉnh : Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang và Kiên Giang.

Hàng năm sông Cửu Long chuyển trên 500 tỷ m3 nước ra đến biển với lưu lượng bình quân là 13.500 m3/s, trong đó 3/4 lưu lượng được đưa về trong mùa mưa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm). Mặc dù sông Cửu Long có lưu lượng và tổng lượng nước khá lớn nhưng các đặc trưng dòng chảy khác không lớn lắm do lưu vực của sông khá rộng, độ dốc không lớn gây nên tình trạng ngập lũ hàng năm.

Hình 7: Bản đồ phân vùng theo thời gian ngập tại ĐBSCL

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

114

Page 110: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

III.3.2.2 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Trong những năm gần đây, dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế nhanh của nước ta, nhiều dự án công nghiệp và dịch vụ đã được chấp thuận phê duyệt và cho phép triển khai. Mặc dù các dự án này đầu tư vào nhiều lĩnh vực, với nhiều thành phần kinh tế tham gia nhưng đều có một đặc điểm chung là sử dụng nguồn tài nguyên không tái tạo – đó là đất đai. Trong số các khu công nghiệp (chiếm hơn 24.000 ha), 16 sân Golf với bình quân khoảng 300ha/sân của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Long An (riêng các khu công nghiệp Long An sẽ chiếm 8.000 ha) đã thấy diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng với mức độ ồ ạt. Điều này không những ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và an ninh lương thực của cả vùng mà còn ảnh hưởng đến phân bố dân cư, các tình trạng xã hội do người dân không còn đất làm ăn sinh sống mà còn ảnh hưởng đến các tình trạng môi trường liên quan như sụt lún do thay đổi nền móng, thoát nước mùa lũ do thay đổi địa hình, nước thải và cấp thoát nước, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, gia tăng độ nhiễm mặn tầng mặt…

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

115

Page 111: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phần IV

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Để thực hiện có hiệu quả những định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn 2030, ngành du lịch Long An cần thiết phải thực hiện đồng bộ hệ thống các nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, về quản lý, về đầu tư, về thị trường, về tuyên truyền quảng bá, về đào tạo nhân lực, về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.v.v...trong đó, thứ tự các nhóm giải pháp như sau:

IV.1 Giải pháp về tăng cường công tác quản lý phát triển du lịch.

a) Tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch:

Trên cơ sở các nội dung của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Long An đến 2020, tầm nhìn 2030, tiến hành lập các quy hoạch cụ thể và dự án khả thi đầu tư đối với các khu, điểm du lịch quan trọng có ý nghĩa quốc gia và vùng theo mức độ ưu tiên đã được đề xuất trên địa bàn tỉnh.

- UBND tỉnh chỉ đạo việc rà soát, cân đối lập quy hoạch theo thứ tự ưu tiên. Bên cạnh đó căn cứ nội dung quy hoạch, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập các kế hoạch phát triển du lịch cho từng thời hạn 5 năm để làm cơ sở lập kế hoạch hằng năm.

- Nâng cao tính pháp lý của quy hoạch du lịch thông qua việc xây dựng ban hành các quy định quản lý quy hoạch du lịch, tránh hiện tượng tuỳ tiện điều chỉnh các khu vực đã quy hoạch phát triển du lịch sang mục đích phát triển khác.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch du lịch.

- Các địa phương cấp huyện, trên cơ sở quy hoạch tổng thể ngành cần tiến hành việc rà soát lại quy hoạch tổng thể KT-XH và các quy hoạch chuyên ngành trên lãnh thổ để đảm bảo tính đồng bộ với tầm nhìn dài hạn và trong mối liên hệ với các địa phương khác; triển khai quy hoạch cụ thể các điểm có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trên địa bàn, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư khai thác du lịch đặc biệt đối với các điểm mà đề án đề xuất là khu du lịch.

- Đối với các khu du lịch được định hướng phát triển thành khu du lịch quốc gia (trừ khu du lịch “Happy Land” hiện đang đầu tư), khu du lịch địa phương dựa theo Luật Du lịch, tiến hành lập các quy hoạch theo trình tự tổng thể và từng khu chức năng. Trong đó đặc biệt chú ý việc xác định quy mô khu du lịch phù hợp với quy định của Luật Du lịch và thực tế yêu cầu phát triển.

- Tiến hành các quy hoạch cụ thể các khu chức năng sau khi có quy hoạch tổng thể phát triển các khu du lịch quốc gia và các khu du lịch khác. Việc phê duyệt các

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

116

Page 112: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

quy hoạch cụ thể, các dự án đầu tư đều phải lấy ý kiến các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở các cấp.

b) Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch ở các cấp:

- Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của tỉnh Long An.

- Thành lập ban quản lý khu du lịch quốc gia “Happy Land” để thống nhất sự quản lý, trong đó cần tăng cường sự phối hợp liên ngành để nâng cao hiệu lực quản lý của ban quản lý các khu, điểm du lịch.

- Tăng cường vai trò và năng lực quản lý Nhà nước về du lịch của các phòng văn hóa thông tin cấp huyện để phối hợp và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và phát triển du lịch theo quy hoạch trên địa bàn.

Nâng cao trình độ quản lý du lịch theo quy hoạch cho các cấp, các ngành

- Thực hiện chế độ bồi dưỡng luân phiên đối với công chức, viên chức và cán bộ quản lý, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh về công tác quy hoạch phát triển du lịch.

- Phổ biến, học tập những nội dung của Luật Du lịch nói chung và những nội dung quy định liên quan đến công tác quy hoạch phát triển du lịch, quản lý tài nguyên du lịch nói riêng cho các cấp các ngành, quần chúng nhân dân trên địa bàn Tỉnh.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên gia làm công tác quy hoạch phát triển du lịch để tăng cường hiệu quả và tính khả thi của công tác lập quy hoạch du lịch trên địa bàn tỉnh Long An.

IV.2 Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

Trong những điều kiện phát triển hiện nay ở Long An, đầu tư phát triển là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch, một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Long An trong giai đoạn phát triển tới đây. Tuy nhiên phải đầu tư như thế nào để đạt được hiệu quả mong muốn là một vấn đề cần được nghiên cứu kỹ căn cứ vào đặc thù và nhu cầu phát triển của ngành, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, và từng bước vươn lên hội nhập với xu thế phát triển du lịch chung của vùng và du lịch cả nước.

Đầu tư phát triển du lịch là một hướng đầu tư có hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội. Tuy nhiên do những đặc thù riêng của ngành cũng như trong điều kiện cụ thể của du lịch Việt Nam nói chung, của Long An nói riêng, đầu tư phát triển du lịch ở Long An cần chú trọng một số nội dung sau:

+ Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

117

Page 113: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh.

+ Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; tạo quỹ đất “sạch” cho các dự án đầu tư trọng điểm; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT...

+ Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm:

o Vốn từ nguồn tích lũy GDP của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy kết cấu hạ tầng có giới hạn thời gian v.v...

o Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài...Với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của Tỉnh.

o Vốn ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch trọng điểm; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch.

o Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên như du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa - làng nghề - lễ hội, du lịch sinh thái.

o Ưu tiên miễn giảm thuế (đặc biệt là thuế sử dụng đất ở những khu vực có điều kiện phát triển khó khăn, nơi mà hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu kém...); miễn giảm thuế hoặc không thu thuế trong những năm đầu đối với một số lĩnh vực

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

118

Page 114: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

kinh doanh du lịch còn mới ở Long An, đặc biệt là những hoạt động kinh doanh du lịch của cộng đồng.

o Áp dụng các cơ chế chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với một số thiết bị, phương tiện trong ngành du lịch - khách sạn mà trong nước chưa sản xuất được (ví dụ, các thiết bị vui chơi giải trí, máy bảo quản và chế biến thực phẩm, các phương tiện vận chuyển khách chuyên dùng v.v...) vì những thiết bị, phương tiện này được coi là những tư liệu sản xuất trong ngành du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng cao phục vụ du khách.

IV.3 Giải pháp chính sách phát triển du lịch (chú trọng chính sách xã hội hóa du lịch và chính sách khuyến khích sự tham gia của cộng đồng)

Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, đặc biệt đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực về thuế, về đầu tư, về đào tạo nhân lực, thị trường,...nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Long An.

a) Cơ chế chính sách về thuế:

Ngoài việc áp dụng các quy định của Luật thuế, cần thiết ban hành cho các khu du lịch quốc gia (Happy Land) và các khu du lịch có ý nghĩa vùng như Láng Sen, Tân Lập, v.v. các chính sách mang tính đặc thù (ví dụ gắn với bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười) trong đó nghiên cứu sự ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư vào các vùng đất còn hoang sơ hoặc các loại hình hoạt động du lịch còn mới để khuyến khích các nhà đầu tư như những khu, điểm du lịch với các loại hình du lịch khám phá, bảo tồn văn hóa truyền thống, phát huy các giá trị lịch sử,... tăng khả năng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch;

Ưu tiên thuế nhập khẩu với thuế suất bằng thuế suất nhập tư liệu sản xuất đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được; khuyến khích nhập khẩu dây chuyền công nghệ và các thiết bị sản xuất năng lượng thay thế; công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước; tái sử dụng chất thải trong hoạt động du lịch.

Có chế độ hợp lý về thuế, đặc biệt đối với thuế thuê đất đối với những không gian cảnh quan; về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn. Miễn giảm thuế đối với ngành sản xuất hàng lưu niệm cho khách và cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi, khuyến khích của các ngành hàng xuất khẩu.

b) Cơ chế và chính sách đầu tư:

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

119

Page 115: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

UBND tỉnh chỉ đạo các ban ngành liên quan nghiên cứu tham mưu để ban hành một số cơ chế, chính sách sau:

- Ưu tiên đầu tư hạ tầng khung cho các khu du lịch, các điểm du lịch quốc gia và đối với các điểm du lịch tiềm năng được định hướng trong quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch, v.v.

- Ưu tiên về vốn vay, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, ưu tiên các dự án phát triển sản phẩm du lịch “xanh” thân thiện với môi trường.

- Khuyến khích đầu tư vào phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại, đặc biệt là các công viên chuyên đề (trong trường hợp này là khu vui chơi giải trí “Happy Land”). Hỗ trợ về thuế nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật công nghệ vui chơi giải trí hiện đại.

- Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng thay thế; tiết kiệm năng lượng và nước; triển khai công nghệ “3R” trong hoạt động phát triển du lịch, góp phần tích cực vào ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

- Tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút được các nhà đầu tư.

- Tạo ra sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa đầu tư của tư nhân với đầu tư từ khu vực Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT…

c) Cơ chế chính sách về thị trường:

- Hỗ trợ từ ngân sách đối với các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch của Long An, đảm bảo khai thác có hiệu quả các thị trường du lịch trọng điểm của Long An.

- Tăng cường hỗ trợ tài chính và xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá, thông qua chính sách tài khóa cho hoạt động này, đặc biệt đối với việc tạo dựng hình ảnh du lịch Long An như một điểm đến du lịch “xanh” và hiện đại.

d) Chính sách xã hội hóa du lịch:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức như: góp vốn cổ phần với doanh nghiệp Nhà nước, hình thành công ty du lịch dựa trên sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước với tư nhân hoạt động kinh

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

120

Page 116: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

doanh theo đúng pháp luật.

- Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

e) Cơ chế chính sách về phát triển nguồn nhân lực:

Nhân lực phục vụ du lịch là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ 10 của Đảng nhấn mạnh: Đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong bối cảnh du lịch Long An còn chưa thật sự phát triển song đứng trước cơ hội có sự phát triển đột phá về du lịch, cần thiết phải có chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao bên cạnh du lịch cộng đồng.

- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch mang tính chuyên nghiệp bằng các chế độ ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao về công tác tại Long An nói chung và các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh nói riêng;

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế, kinh tế - xã hội, doanh nghiệp tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

- Bên cạnh đó, đối với du lịch mang tính cộng đồng, cần khuyến khích phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, ưu tiên phát triển lao động là đồng bào các dân tộc (nếu có) với những lao động giản đơn để dần dần xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Long An.

f) Cơ chế phối kết hợp liên vùng, liên ngành:

- Khuyến khích các địa phương trên địa bàn tỉnh Long An liên kết phát triển sản phẩm, kết nối tour tuyến du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch.

- Xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch giữa các ngành giao thông, xây dựng đô thị, nông nghiệp phát triển nông thôn.v.v...trong việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường cảnh quan, lồng ghép các chương trình dự án.v.v…

g) Chính sách phát triển gắn với bảo tồn và phát triển bền vững:

- UBND tỉnh Long An xem xét ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích, mở rộng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm đặc biệt ở vùng sâu, vùng nông thôn để tăng khả năng tiếp cận của cộng đồng đối với các nguồn tín dụng như ưu đãi về lãi suất cho mục đích phát triển các dịch vụ du lịch; hỗ trợ đào tạo

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

121

Page 117: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

năng lực tổ chức và kinh doanh du lịch; hỗ trợ về hạ tầng du lịch ở các điểm du lịch cộng đồng.

- Khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, an toàn, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch..

IV.4 Giải pháp về công tác quảng bá xúc tiến du lịch

- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Long An trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch Long An.

- Nâng cao năng lực và tăng tính chuyên nghiệp của Trung tâm Xúc tiến Du lịch Long An; xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về Du lịch Long An, về tiềm năng - đất nước và con người Long An cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, tiến tới kết hợp mở văn phòng đại diện du lịch Long An tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm (cả trong nước và quốc tế); tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch Long An có hiệu quả.

- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, quảng bá về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại thành phố Tân An như triển lãm, hội chợ, văn hóa thể thao, lễ hội truyền thống...; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

IV.5 Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch

Là nhóm giải pháp mang tính toàn diện không chỉ là những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về môi trường sinh thái, đối với cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà cần đối với du khách và cộng đồng dân cư địa phương, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc giáo dục thường xuyên thành ý thức hệ đối với mọi thành viên trong tổ chức bảo vệ môi trường và tài nguyên cho phát triển du lịch.

Bên cạnh việc đào tạo cán bộ ngành tại các trường nghiệp vụ ở TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Long An cần khuyến khích doanh nghiệp tham gia chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ nhằm nhanh chóng cung cấp nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu trước mắt.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

122

Page 118: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Ngoài nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ, các chương trình về nhận thức du lịch cũng cần được lồng ghép trong chương trình giáo dục phổ thông tại địa phương nhằm tạo sự chuẩn bị bước đầu cho sự tham gia trong tương lai của các thế hệ mai sau trong hoạt động du lịch.

IV.6 Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển gắn liền với tài nguyên và môi trường. Sự suy giảm của môi trường đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch. Vì vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường trong kinh doanh du lịch là điều kiện quyết định sự phát triển du lịch bền vững và cần sự hợp tác của các cấp các ngành và cộng đồng, bằng nhiều giải pháp cụ thể, hữu hiệu.

Long An là địa phương có tài nguyên du lịch phong phú, nằm liền kề với TP. Hồ Chí Minh trong địa bàn trọng điểm phía Nam nơi có hoạt động công nghiệp phát triển và là một trong những địa phương ở vùng ĐBSCL nơi chịu ảnh hưởng lớn của tác động biến đổi khí hậu vì vậy vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường cần được quan tâm đặt lên hàng đầu.

Hiện nay, hoạt động du lịch trên địa bàn Long An chưa gây ra những bất ổn đáng kể về môi trường bởi du lịch chưa thực sự phát triển, tuy nhiên nếu ngay từ bây giờ không có giải pháp quản lý tốt thì có thể sẽ không hạn chế được tác động môi trường của du lịch trong tương lai. Sự phát triển du lịch và kinh tế - xã hội ở Long An và vùng phụ cận, đặc biệt là TP. HCM, có thể tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, và qua đó sẽ ảnh hưởng ngược lại đến sự phát triển bền vững của mọi ngành kinh tế, trong đó có du lịch.

Chính vì vậy để góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực do các hoạt động du lịch gây nên, tạo ra môi trường du lịch lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững cho tỉnh, cần thiết thực hiện đồng bộ các giải pháp về tổ chức quản lý, về quy hoạch, về giáo dục, về tuyên truyền.v.v...

a) Về tổ chức quản lý:

- Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch.

- Thực hiện quản lý Nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

123

Page 119: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.

b) Về quy hoạch, kế hoạch:

Đây là nhóm giải pháp cần thiết để du lịch phát triển đúng hướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi dưỡng tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Để thực hiện được điều đó song song với quy hoạch ngành, cần tiến hành các định hướng bảo vệ môi trường theo lãnh thổ trong đó xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực hạn chế các hoạt động du lịch.v.v..và các kế hoạch cụ thể về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Đối với các điểm du lịch phân tán và ở những vùng điểm nhạy cảm như rừng tràm, dân cư tập trung.v.v... khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có các giải pháp đồng bộ như về kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

c) Về liên kết với cộng đồng dân cư:

Bất cứ ngành kinh tế nào mà nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ về phát triển kinh tế, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng dân cư địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của dân cư địa phương gặp nhiều khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng dân cư phải khai thác tối đa các nguồn lợi tài nguyên trên địa bàn để phục vụ cuộc sống, sẽ làm cho tài nguyên bị hao mòn gây tổn hại đến môi trường sinh thái và đó là hệ quả gây những tác động xấu đến sự phát triển bền vững. Vì vậy việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo gìn giữ được các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm du lịch, bằng các biện pháp đồng bộ giữa khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên.

Việc liên kết với cộng đồng dân cư có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tạo việc làm, giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi.v.v... Bằng cách nào thì cũng phải đảm bảo du lịch đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng dân cư.

d)Về tuyên truyền quảng cáo:

Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các nội dung cụ thể thiết thực, dễ hiểu, thể hiện các nội dung về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch nhằm nâng cao trách nhiệm của mọi đối tượng tham gia hoạt động du lịch, coi việc gìn giữ tài nguyên để phát triển du lịch là tài sản sinh lời của mọi người dân trong khu vực không chỉ trước mắt mà còn cho giai đoạn lâu dài.

e)Về đào tạo, giáo dục môi trường:

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

124

Page 120: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Là nhóm giải pháp bảo vệ môi trường mang tính toàn diện, lâu dài. Việc đào tạo, giáo dục môi trường không chỉ nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà còn cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương, tạo thành ý thức đối với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên cho phát triển du lịch.

Đối với tỉnh Long An, ngoài việc gìn giữ cảnh quan môi trường tại các khu điểm du lịch, thì việc gìn giữ môi trường đô thị, đặc biệt ở các trung tâm du lịch cũng là một yêu cầu cấp thiết. Cần giáo dục toàn dân đảm bảo để Long An trở thành điểm đến du lịch xanh, tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách du lịch, đặc biệt khi rời một đô thị phát triển là TP. Hồ Chí Minh để đến với Đồng bằng sông Cửu Long mà Long An là cửa ngõ.

f) Về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch để phát triển du lịch xanh, thân thiện với môi trường.

IV.7 Giải pháp liên kết, hợp tác về du lịch

a) Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch:

Là địa phương nằm trong lưu vực sông Mê Kông, nơi du lịch được các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) và các tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ như một phương thức tiếp cận tích cực tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho cộng đồng, du lịch Long An sẽ có cơ hội có được sự hợp tác liên vùng với các quốc gia thuộc GMS để phát triển các tuyến du lịch và sự hỗ trợ đầu tư. Chính vì vậy hợp tác quốc tế nói chung và hợp tác với các quốc gia GMS mà trước hết là Campuchia và Thái Lan là rất quan trọng. Sự hợp tác có thể trên nhiều lĩnh vực như phát triển tuyến, điểm du lịch, quảng bá hình ảnh, trao đổi thông tin khu vực, khai thác thị trường, đào tạo phát triển nguồn nhân lực.v.v...

Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia đầu tư phát triển du lịch Long An. Trước mắt đó là các đối tác đã và đang đầu tư vào khu du lịch quốc gia “Happy Land” trên địa bàn tỉnh Long An.

Thực hiện tốt các cam kết hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch với các đối tác quốc tế đầu tư vào Long An.

b) Tăng cường hợp tác liên kết với các địa phương trên cả nước:

Mở rộng, tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch với các địa phương trên cả nước, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển du lịch GMS và với TP. Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để phát triển du lịch trên tuyến du lịch xuyên Á qua TP. Hồ Chí Minh.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

125

Page 121: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Long An chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt ở vùng ĐBSCL và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam để huy động các nguồn lực cho phát triển và hỗ trợ cùng phát triển trên cơ sở vừa hỗ trợ hợp tác, vừa cạnh tranh lành mạnh.

Chủ động đề xuất và thực hiện cơ chế phối hợp giữa Trung ương với Long An, giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam với Long An, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành trong việc thực hiện quy hoạch.

c) Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp

Việc tăng cường hiểu biết giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng. Trong thực tế, mối quan hệ này trong lĩnh vực du lịch chưa được như mong muốn và đây được xem là sự cản trở doanh nghiệp du lịch phát huy được năng lực của mình. Điều này đã được phân tích trong tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và đối với du lịch Long An cũng không phải là ngoại lệ, theo đó cơ quan QLNN về du lịch chỉ mới quan tâm nhiều đến hoạt động kiểm tra kiểm soát hoạt động doanh nghiệp mà ít có quan tâm đến những gì mà doanh nghiệp khó khăn hoặc mong muốn.

Để khắc phục được hạn chế này, cơ quan quản lý nhà nước cần thường xuyên đối thoại với doanh nghiệp du lịch để cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động kinh doanh với việc thực hiện tốt các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực du lịch.

Phát huy có hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Du lịch tỉnh Long An. Thực sự coi Hiệp hội Du lịch là đối tác của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

126

Page 122: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCHV.1 Tổ chức triển khai thực hiện.

V.1.1 Công bố quy hoạch:

Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, UBND tỉnh chỉ đạo việc công bố rộng rãi nội dung của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cấp các ngành biết và phối hợp thực hiện các dự án quy hoạch chi tiết phù hợp với mục tiêu của Quy hoạch tổng thể đồng thời tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch trong và ngoài nước.

V.1.2 Triển khai quy hoạch:

Với những định hướng về phát triển ngành và tổ chức không gian du lịch đã lựa chọn cần triển khai những việc cụ thể sau:

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

127

Page 123: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cấp các ngành có liên quan lập kế hoạch triển khai ngay các dự án quy hoạch chi tiết ở những điểm, cụm du lịch theo thứ tự ưu tiên đầu tư để tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch các khu vực tiếp theo. Chú trọng triển khai quy hoạch cụ thể phát triển du lịch đối với Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen....; khu du lịch và tuyến du lịch trên Vàm Cỏ Đông.

- Xúc tiến và làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch để các nhà quản lý kinh doanh du lịch và khách du lịch hiểu biết thêm về tiềm năng, thế mạnh du lịch và con người Long An - vùng đất có truyền thống về lịch sử văn hóa, làm tăng khả năng thu hút khách du lịch và hấp dẫn đầu tư phát triển du lịch theo các bước:

o Biên soạn và phát hành ấn phẩm với những thông tin chính thức về du lịch và những thứ tự ưu tiên đầu tư phát triển du lịch tại các điểm, cụm du lịch.

o Xây dựng các phim ảnh, tư liệu về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, di tích danh thắng, làng nghề, lễ hội, sản phẩm du lịch đặc thù làm tư liệu cho du khách.

o Tham gia hội nghị - hội thảo - hội chợ du lịch để tiếp thị sản phẩm du lịch với thị trường trong và ngoài nước.

o Thiết lập văn phòng đại diện du lịch của Long An tại các thị trường du lịch có tiềm năng trong và ngoài nước, trước mắt tại TP. Hồ Chí Minh.

o Xây dựng kế hoạch đăng cai tổ chức các hội nghị, sự kiện, hội chợ, triển lãm nhằm kết hợp tốt với nhiệm vụ quảng bá du lịch Long An.

- Thiết lập mối quan hệ giữa du lịch của Long An với du lịch của các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm tạo ra sự tương trợ, giúp đỡ nhau bằng những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với khách trên địa bàn cũng như các địa phương trong vùng.

- Xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch.

Trên cơ sở những nhiệm vụ triển khai trên, trách nhiệm của các sở, ngành như sau:

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chương trình và kế hoạch phát triển du lịch.

- Chủ trì triển khai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy hoạch theo định hướng và các giai đoạn phân kỳ.

- Quản lý về mặt nghiệp vụ du lịch.

- Quản lý hành chính trong phạm vi thẩm quyền đối với các hoạt động kinh doanh du lịch.

Cùng với các sở, ban ngành thẩm định dự án đầu tư du lịch. Chỉ đạo, hướng

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

128

Page 124: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

dẫn UBND các huyện, thị xã và các đơn vị doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt quy hoạch.

Các sở ban ngành liên quan:

Là các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với các lĩnh vực khác có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch tham mưu cho UBND tỉnh các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của Long An.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án phát triển du lịch; Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất UBND tỉnh các chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch; Xây dựng cơ cấu vốn ưu tiên phát triển du lịch trình UBND tỉnh phê duyệt; Phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong lĩnh vực liên quan.

- Sở Giao thông Vận tải: Phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với UBND các huyện, thị xã xây dựng danh mục các dự án giao thông ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch trình UBND tỉnh phê duyệt và cấp vốn đầu tư; Phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh trong lĩnh vực liên quan;

- Sở Công Thương: Phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng danh mục các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại liên quan đến hoạt động phát triển du lịch trình UBND tỉnh phê duyệt và hỗ trợ đầu tư; Phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch phát triển du lịch của Long An trong lĩnh vực liên quan.

- Sở Xây dựng: Tham mưu trong việc thẩm định phê duyệt các quy hoạch, các dự án đầu tư phát triển du lịch,… tạo điều kiện thuận lợi cho các quy hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong các nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng cũng như các nội dung liên quan đến vệ sinh môi trường và hạ tầng kỹ thuật

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị quy hoạch quỹ đất và có kế hoạch sử dụng quỹ đất hàng năm, 5 năm, 10 năm trình UBND tỉnh phê duyệt, nhằm đảm bảo tạo ra quỹ đất phục vụ cho phát triển du lịch trên địa bàn Long An.

- Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các hoạt động truyền thông quảng bá du lịch, các sự kiện văn hóa du lịch của Long An.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư và trong hệ thống giáo dục.

- Báo Long An và Đài Phát thanh truyền hình Long An: Phối hợp với các cơ

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

129

Page 125: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

quan truyền thông trong và ngoài tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng chương trình truyền thông góp phần nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, trước hết là trong tỉnh; tăng cường hình ảnh điểm đến Long An trong cả nước, trước hết là trong vùng kinh tế trọng điểm phái Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ủy ban N hân dân cấp huyện:

- Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.

- Tổ chức thực hiện triển khai các chương trình kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.

V.2 Tổ chức giám sát thực hiện

Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ban ngành có liên quan và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện cần được báo cáo kịp thời đến UBND tỉnh và qua đó đến Hội đồng nhân dân tỉnh Long An để có được những chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn hoặc điều chỉnh phù hợp với thực tế

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

130

Page 126: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Phần VI

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

VI.1 Các kết luận.

Kết quả nghiên cứu Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến 2020, định hướng đến năm 2030 cho phép rút ra một số kết luận cơ bản sau đây:

a) Về tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch:

1. Tiềm năng, tài nguyên du lịch Long An khá phong phú và đa dạng hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch thế mạnh, đặc biệt loại hình du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và du lịch lịch sử - văn hóa.

2. Kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung đang được tập trung đầu tư xây dựng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, để du lịch có thể phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hệ thống kết cấu hạ tầng cần được nâng cấp hoàn thiện hơn nữa, đặc biệt ở các trọng điểm du lịch đã được xác định.

3. Trong thời gian qua, Long An đã và đang chú trọng công tác tôn tạo, bảo tồn hệ thống di tích lịch sử, phát triển văn hóa truyền thống kết hợp với việc khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh. Đặc biệt là đề án bảo tồn di tích....và phát triển nơi đây trở thành điểm tham quan du lịch có tính giáo dục truyền thống. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch Long An trong giai đoạn tới.

4. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch đã được các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch đầu tư, nâng cấp nhưng còn thiếu đồng bộ. Chất lượng trang thiết bị, lao động phục vụ tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí v.v... còn chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của du khách. Hoạt động du lịch còn chịu ảnh hưởng nhiều của khoảng cách địa lý với TP. Hồ Chí Minh, nên hiệu quả kinh doanh chưa cao.

b) Về hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh:

1. Du lịch và các dịch vụ du lịch của Long An phát triển với xuất phát điểm còn thấp thể hiện trong các lĩnh vực như: quản lý, kinh doanh, đầu tư phát triển, công tác quy hoạch, kế hoạch và đào tạo.

2. Long An là địa phương có sự quan tâm và quyết tâm lớn đối với phát triển du lịch thể hiện rõ trong việc thực hiện các định hướng chủ yếu của quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Long An thời kỳ 1998 – 2010, đặc biệt trong việc đầu tư phát triển Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

131

Page 127: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Với quyết tâm và sự nỗ lực của mình, Long An đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài kết hợp với nội lực của địa phương để phát triển khu du lịch vui chơi giải trí quốc gia ”Happy Land”. Dự kiến giai đoạn 1 của khu du lịch này sẽ hoàn thành vào năm 2014. Đây sẽ là cơ hội để tạo bước ngoặt đối với phát triển du lịch Long An trong giai đoạn tới.

2. Lượng khách du lịch đến Long An ngày một tăng cả khách trong và ngoài nước cũng như về chỉ số ngày khách. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của du lịch Long An cho đến thời điểm này.

3. Đóng góp của ngành du lịch vào cơ cấu kinh tế chung của địa phương tuy còn khiêm tốn nhưng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Long An.

c) Về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là việc làm hết sức quan trọng và cấp bách góp phần khai thác hợp lý, phát huy thế mạnh về vị trí, tiềm năng du lịch, đưa du lịch Long An đi lên với bứt phá mới phù hợp với tiềm năng và những điều kiện, bối cảnh phát triển mới trong xu thế hội nhập với du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với du lịch cả nước và khu vực.

2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là bước cụ thể hóa Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An giai đoạn đến năm 2020, là bước triển khai các nghị quyết của Đảng, Chính phủ về phát triển du lịch trên địa bàn địa phương và làm cơ sở cho các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển ngành.

VI.2 Các kiến nghị.

Để thực hiện có hiệu quả "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các Ban, ngành Trung ương và Chính quyền địa phương như sau:

a) Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương:

1. Kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa các dự án phát triển du lịch trọng điểm của Long An vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong đó coi thu hút vốn và kinh nghiệm đầu tư trong nước là ưu tiên hàng đầu.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

132

Page 128: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

2. Kiến nghị Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch xác định vị trí quan trọng của Long An trong chiến lược phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đặc biệt khi trên địa bàn đã hình thành khu du lịch quốc gia ”Happy Land” – khu du lịch vui chơi giải trí mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, chiến lược phát triển sản phẩm, cũng như hỗ trợ du lịch tỉnh Long An về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực.

b) Đối với chính quyền địa phương:

1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 làm cơ sở cho việc phát triển du lịch địa phương trong thời gian tới.

2. Củng cố Ban chỉ đạo: đây là nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo sự phối hợp liên ngành có hiệu quả đối với phát triển du lịch Long An. Có thể thí điểm mở rộng thành phần Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh tới đại diện một số doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp có đầu tư du lịch, đại diện các tổ chức hiệp hội nhằm tăng cường khả năng trao đổi thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

3. Có chính sách cụ thể về ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt đối với các khu, điểm du lịch quốc gia, các khu, điểm du lịch tại các khu vực còn khó khăn; miễn thuế cho các dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn.

4. Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cấp, các ngành, các huyện, thành phố Tân An triển khai rà soát lại những quy hoạch chi tiết, các dự án khả thi phát triển du lịch đã được thực hiện trong thời gian qua đồng thời tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết những khu vực đã được xác định. Đặc biệt chú trọng đối với thực hiện đề án phát triển du lịch gắn với bảo tồn tự nhiên; bảo tồn và phát huy các giá trị di sản lịch sử văn hóa.

5. Tăng cường quản lý việc thực hiện đầu tư và xây dựng theo quy hoạch cũng như tiến độ triển khai dự án, có các biện pháp kiên quyết với các dự án chậm triển khai, thu hồi quỹ đất và giao cho các nhà đầu tư có năng lực và tâm huyết.

6. Căn cứ vào quy hoạch, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp chính quyền phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên là những nguồn lực vô giá để phát triển bền vững du lịch trên địa bàn, hướng tới Long An trở thành điểm đến du lịch xanh trong tương lai.

7. Chú trọng vấn đề phát triển bền vững, đảm bảo các dự án mang lại hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ích lợi đối với bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống, cải thiện đời sống người dân và bảo vệ môi trường.

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

133

Page 129: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

8. Để tạo thế đột phá cho phát triển du lịch Long An, kiến nghị tập trung hoàn thành có hiệu quả và đúng tiến độ giai đoạn 1 dự án xây dựng khu du lịch vui chơi giải trí ”Happy Land” và Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen. Rà soát, điều chỉnh mục tiêu sử dụng đất ở các khu vực cảnh quan đẹp để có quỹ đất hợp lý phát triển du lịch tương xứng vai trò khu du lịch trọng điểm của tỉnh và của quốc gia.

Du lịch Long An xác định giai đoạn từ nay đến năm 2020 là tiền đề hết sức quan trọng, là giai đoạn bản lề cho phát triển đột phá du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản lịch sử văn hóa của tỉnh trong các năm tiếp theo, đồng thời đây là bước khởi đầu cho sự nghiệp phát triển du lịch bền vững trên cơ sở khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng và tài nguyên với sự quản lý khai thác bảo vệ môi trường theo kế hoạch./.

VIỆN DU LỊCH BỀN VỮNG VIỆT NAM

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

134

Page 130: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An thời kỳ

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Viện Du l ịch Bền vững Việt Nam - Tầng 9, Tòa nhà Phú Quý, số 209 Giảng Võ, quận Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 3762 1430 Fax: (04) 3762 1429 Email: [email protected] Website: www.art.org.vn

135