Top Banner
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HC KINH T-------------------- NGUYN THMINH PHƯƠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Quản trcông nghvà phát triển doanh nghiệp Mã s: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HƢƠNG LIÊN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016
16

QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Feb 07, 2018

Download

Documents

voduong
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

--------------------

NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp

Mã số: Chuyên ngành thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HƢƠNG LIÊN

XÁC NHẬN CỦA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2016

Page 2: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng

dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Liên.

Các số liệu, bảng biểu, hình ảnh, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn

này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.

Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Nguyễn Thị Minh Phương

Page 3: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hƣơng Liên, người đã trực

tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với sự tận tình hướng dẫn, cung cấp những tài

liệu, luôn động viên giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn

này.

Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy, cô giảng dạy chương trình cao học "Quản trị công nghệ và

Phát triển doanh nghiệp” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, hữu ích giúp tôi thực

hiện nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn ban giám đốc, trưởng phó phòng Kiểm soát nội bộ, trưởng phó

phòng Kế hoạch nghiệp vụ ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định, các giám đốc,

phó giám đốc, tổ trưởng tín dụng phòng giao dịch các huyện thuộc tỉnh Nam Định về

những góp ý có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp … đã hỗ trợ tôi trong quá trình tôi

thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Page 4: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU i

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ii

PHẦN MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ

TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 5

1.1. Tổng quan nghiên cứu: 5

1.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM: 5

1.1.2. Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng ngân

hàng: 6

1.2. Cơ sở lý luận: 7

1.2.1. Lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ: 7

1.2.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM: Error! Bookmark not

defined.

1.2.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng : Error!

Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.

2.1. Phương pháp thu thập thông tin: Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Error! Bookmark not

defined.

2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Error! Bookmark not

defined.

2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin: Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN

HÀNG CSXH TỈNH NAM ĐỊNH Error! Bookmark not defined.

3.1. Khái quát về Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định: Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VBSP: Error! Bookmark

not defined.

Page 5: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của VBSP: Error! Bookmark not defined.

3.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định: Error!

Bookmark not defined.

3.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định:

Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Môi trường kiểm soát: Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro: Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Hoạt động kiểm soát: Error! Bookmark not defined.

3.2.4. Thông tin và truyền thông: Error! Bookmark not defined.

3.2.5. Hệ thống giám sát: Error! Bookmark not defined.

3.3. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH tỉnh Nam

Định: Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Kết quả đạt được: Error! Bookmark not defined.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân: Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

CSXH TỈNH NAM ĐỊNH Error! Bookmark not defined.

4.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Nam Định.

Error! Bookmark not defined.

4.1.1. Tạo môi trường kiểm soát tốt Error! Bookmark not defined.

4.1.2. Xây dựng hệ thống nhận diện, đánh giá rủi ro hiệu quả Error!

Bookmark not defined.

4.1.3. Tăng cường hiệu quả của hoạt động kiểm soát Error! Bookmark

not defined.

4.1.4. Đầu tư mở rộng hệ thống thông tin và truyền thông Error!

Bookmark not defined.

4.1.5. Cải tiến hoạt động kiểm toán nội bộ Error! Bookmark not

defined.

4.2. Đề xuất, kiến nghị Error! Bookmark not defined.

4.2.1. Đối với chính phủ, các cơ quan, ban ngành Error! Bookmark

not defined.

Page 6: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

4.2.2. Đối với hệ thống Ngân hàng Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 8

PHỤ LỤC

Page 7: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

i

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ đầy đủ

1 BCTC Báo cáo tài chính

2 BGĐ Ban (tổng) giám đốc

3 BXĐGN Ban xóa đói giảm nghèo

4 CBTD Cán bộ tín dụng

5 GDV Giao dịch viên

6 GQVL Giải quyết việc làm

7 HĐQT Hội đồng quản trị

8 HĐT Hội đoàn thể

9 KSNB Kiểm soát nội bộ

10 NS&VSMTNT Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

11 QTCN&PTDN Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp

12 TSĐB Tài sản đảm bảo

13 TCTD Tổ chức tín dụng

14 Tổ TK&VV Tổ tiết kiệm và vay vốn

15 TCCT-XH Tổ chức chính trị, xã hội

16 XKLĐ Xuất khẩu lao động

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT Biểu Nội dung Trang

1 Bảng 3.1 Kết quả cho vay theo chương trình tín dụng 53

2 Bảng 3.2 Dư nợ quá hạn theo từng chương trình tín dụng 55

3 Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả phỏng vấn ban giám đốc và cán bộ

kiểm toán 136

4 Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả khảo sát quy trình cho vay, rủi ro tín

dụng 144

5 Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả khảo sát quy trình cho vay, thu nợ, ủy

thác 146

Page 8: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT Hình Nội dung Trang

1 Hình 1.1 Quy trình cho vay ủy thác 31

2 Hình 3.1 Sơ đồ hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội 49

3 Hình 3.2 Tổng nguồn vốn NHCSXH tỉnh Nam Định 51

4 Hình 3.3 Cơ cấu nguồn vốn NHCSXH tỉnh Nam Định 51

5 Hình 3.4 Tổng dư nợ cho vay qua các năm của NHCSXH Nam

Định 52

6 Hình 3.5 Cơ cấu dư nợ các chương trình tín dụng chính sách năm

2014 54

7 Hình 3.6 Cơ cấu nợ quá hạn và nợ khoanh 56

Page 9: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Về tính cấp thiết của đề tài:

Trong danh mục tài sản của các ngân hàng, chiếm tỉ trọng lớn vẫn là hoạt động tín dụng, hoạt

động này được coi như thước đo tăng trưởng, thước đo sức khỏe của Ngân hàng. Tuy nhiên chất

lượng tín dụng ở đại đa số các ngân hàng lại chưa cao, tỉ lệ nợ xấu ngân hàng gia tăng nhanh,

tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Hầu hết các TCTD hiện đang hoạt động kém an toàn, kém lành mạnh và

nguy cơ đổ vỡ hệ thống sẽ hiện hữu nếu bối cảnh kinh tế vĩ mô diễn biến xấu. Những yếu kém

hiện nay của một bộ phận các TCTD nếu không được xử lý kịp thời có thể tác động bất lợi đến

ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính quốc gia. Bên cạnh đó mức độ tin cậy của các số liệu

trên báo cáo tín dụng khó tính được gây khó khăn cho việc ra quyết định quản trị, điều hành của

ban lãnh đạo, tham mưu của các cấp. Để hoạt động kinh doanh được an toàn và có hiệu quả thì

phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng, đặc biệt phải xây dựng hệ thống kiểm

tra kiểm soát nội bộ hữu hiệu nhằm giảm thiểu và kiểm soát rủi ro. Hệ thống kiểm soát nội bộ

nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu: Ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và chỉnh sửa nghiêm túc

những tồn tại, thiếu sót trong quá trình hoạt động; Bảo đảm tuân thủ pháp luật Nhà nước và các

quy chế, quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực an toàn, hiệu quả;

Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời.

Hiện nay hệ thống KSNB ở nhiều ngân hàng mới dừng lại ở việc kiểm tra tính tuân thủ, mang

nặng tính hậu kiểm, chưa chú trọng vào việc kiểm tra đánh giá rủi ro nhằm phát hiện các rủi ro

tiềm ẩn để có thể cảnh báo kịp thời về các khoản tín dụng có vấn đề hay những điểm yếu trong

quy trình nghiệp vụ tín dụng để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, khắc phục sớm. Bởi vậy, hoàn thiện

hệ thống KSNB tại các ngân hàng là yêu cầu cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao chất lượng tín

dụng và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng. Đối với Ngân

hàng chính sách xã hội (NHCSXH) nghiệp vụ tín dụng mang tính đặc thù cao, chủ yếu phối hợp

với các TCCT-XH cho vay bằng tín chấp, kí kết hợp đồng ủy nhiệm, ủy thác một số khâu trong

quá trình vay vốn thì việc kiểm soát nghiệp vụ tín dụng để giảm thiểu rủi ro, phát huy hiệu quả,

bảo toàn đồng vốn cực kỳ khó khăn và cần thiết. Xuất phát từ thực tế nói trên và với những kiến

thức được học, đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân

hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định” được chọn nghiên cứu cho bản luận văn.

Câu hỏi nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu:

(1) Các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng là

gì ?

(2) Điểm mạnh và hạn chế trong kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng chính sách

xã hội tỉnh Nam Định là gì ?

(3) Giải pháp nào nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng

chính sách xã hội tỉnh Nam Định ?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn:

Phân tích thực trạng KSNB nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định, từ đó đưa ra

đặc điểm, đánh giá điểm mạnh, hạn chế trong KSNB nghiệp vụ tín dụng. Phân tích nguyên nhân

gây nên các hạn chế trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp để hoàn thiện, cải tiến hệ thống

kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Page 10: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ

đối với nghiệp vụ tín dụng trong hệ thống ngân hàng nói riêng.

- Nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ

tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định (đánh giá điểm mạnh, yếu, nguyên

nhân).

- Qua nhận thức lý luận và tổng kết thực tiễn, đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm

hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh

Nam Định.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu :

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng của ngân

hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định.

- Phạm vi nghiên cứu:

Về địa điểm: Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định.

+ Về không gian: Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng.

+ Về thời gian: 03 năm ( 2012, 2013, 2014). Trong đó năm 2013 là dấu mốc quan trọng của hệ

thống NHCSXH. Đây là thời điểm VBSP đi được chặng đường 10 năm kể từ khi thành lập và

thực hiện chuyển đổi thành công sang phần mềm corebanking mới (với tên gọi Intellect) đánh

dấu bước tiến hiện đại hóa. Thời gian nghiên cứu trong 3 năm này thể hiện được các thay đổi,

chuyển biến tích cực trong VBSP.

4. Đóng góp của luận văn:

Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan đến hệ thống KSNB nghiệp

vụ tín dụng và rất ít đề tài nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại

Ngân hàng CSXH, luận văn tiếp tục bổ sung một số vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên

cứu chưa đầy đủ về KSNB nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng CSXH. Luận văn dùng thước đo

là chuẩn mực COSO để đánh giá, phân tích thực trạng hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín

dụng tại Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định. Từ đó đưa ra các nguyên nhân rồi vận dụng các

nguyên tắc của Basle đề ra giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nghiệp vụ tín dụng tại Ngân

hàng CSXH tỉnh Nam Định. Để phù hợp với tiêu chuẩn, luật pháp Việt Nam luận văn nghiên

cứu, đánh giá việc thực hiện Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011 trong

hệ thống KSNB nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định và dựa vào đó đưa ra

giải pháp thiết thực. Tóm lại, đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện HTKSNB đối với nghiệp vụ tín dụng

tại NHCSXH Tỉnh Nam Định” đã tìm được biện pháp hữu hiệu có tính khả thi cao, áp dụng thực

tiễn giúp kiểm soát tốt hơn nghiệp vụ tín dụng, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, thực

hiện ngày càng tốt hơn mục tiêu, nhiệm vụ của NHCSXH mà Đảng và Nhà nước giao phó.

5. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được chia

thành 04 chương:

Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận về kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng trong

hệ thống ngân hàng.

Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3. Thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Nam Định.

Chương 4. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng Chính sách

xã hội tỉnh Nam Định.

Page 11: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP

VỤ TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Tổng quan nghiên cứu:

Các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM:

Có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết về hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng

thương mại (NHTM) như:

Năm 2014 Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Nhi và Thạc sĩ Lê Thị Thanh Huyền trên tạp chí ngân

hàng số 14 ra vào tháng 7/2014 đã đưa ra bài viết “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các

NHTM Việt Nam theo mô hình COSO”. Bài viết này căn cứ vào các chuẩn mực của hệ thống

kiểm soát nội bộ theo mô hình của COSO để phân tích thực trạng những yếu kém về KSNB của

các NHTM Việt Nam theo 5 cấu phần chính: Môi trường kiểm soát, nhận diện và đánh giá rủi ro,

hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát. Căn cứ vào đó đưa ra giải

pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên 5 cấu phần.

Tháng 3/2015 thạc sĩ Ngô Thái Phượng và thạc sĩ Lê Thị Thanh Ngân đưa ra bài viết “

Khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn Basle” trên tạp chí Thị trường tài chính

tiền tệ số 5(422). Bài viết đã đưa ra 13 nguyên tắc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng

chia thành 5 nhóm yếu tố tương đồng với 5 cấu phần của chuẩn mực COSO, căn cứ vào đó đưa

ra công cụ mẫu để thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả.

Bài báo khoa học của TS. Nguyễn Huy Hùng - năm 2014 với tiêu đề “hệ thống KSNB

trong hoạt động tín dụng Ngân hàng trong bối cảnh kinh tế hiện nay” trong Tạp chí Ngân hàng.

Bài báo đi sâu phân tích đánh giá hệ thống KSNB chung của hệ thống ngân hàng trong hoạt động

cho vay và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của nhà quản lý ngân hàng.

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số định kỳ tháng 7 (268), năm 2014 tác giả Phan Ngọc Hà

với bài viết “Kiểm soát nội bộ về kế toán của ngân hàng – Những vấn đề pháp lý cần hoàn thiện”

đã chỉ ra những lỗi thường gặp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Đà Nẵng (SCB Đà

Nẵng) về hệ thống chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính; kiểm soát kế toán lưu động; kế toán

tiền vay... Qua đó, tác giả đưa ra các biện pháp pháp lý để hạn chế rủi ro trong hoạt động kế toán

và nhấn mạnh từ thực tiễn hoạt động kiểm soát nội bộ của SCB Đà Nẵng, có thể rút ra một số

kinh nghiệm để hoàn thiện các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kế toán

Page 12: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

của ngân hàng TMCP. Tuy nhiên, để các biện pháp pháp lý mang tính thiết thực, cần phải xây

dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chất lượng cao, hoạt động tốt, đáp ứng yêu cầu tăng hiệu quả

hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro mất mát tài sản và cung cấp thông tin tài chính đáng tin

cậy.

Bài báo khoa học của PGS.TS Lương Thị Hồng Ngân (2013) “Xây dựng KTNB ngân hàng

trong thời kỳ hội nhập” trong Báo Kiểm toán nhà nước đề cập đến phương thức, kết cấu xây

dựng bộ máy kiểm toán nội bộ tại các tổ chức tín dụng.

Bài viết: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nước Việt Nam

theo hướng hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế” của thạc sĩ Lê Quốc Nghị -

trong tạp chí ngân hàng số 12 năm 2005 trang 16,17,18

Đồ án tiến sỹ của Phạm Thu Thủy (2012) “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống hoạt động

của hệ thống KSNB nói chung và của bộ phận kiểm toán nội bộ nói riêng tại các NHTM ở Việt

Nam” đề cập thực trạng, những hạn chế và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống hoạt động kiểm

toán nội bộ nói chung và của bộ phận kiểm toán nói riêng.

Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng ngân hàng:

Về nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng NHTM cũng có rất nhiều

tác giả nghiên cứu như:

Bài báo khoa học của TS Nguyễn Huy Hùng (2014) “hệ thống KSNB trong hoạt động tín

dụng Ngân hàng trong bối cảnh kinh tế hiện nay” tại Báo tạp chí Ngân hàng. Bài báo đi sâu phân

tích đánh giá hệ thống KSNB chung của hệ thống ngân hàng trong hoạt động cho vay và đưa ra

các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của nhà quản lý ngân hàng.

Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2007 của Phan Thụy Thanh Thảo, Trường đại học kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín

dụng trong các NHTM tỉnh Bình Dương”. Luận văn cũng nêu lên các bộ phận cấu thành của hệ

thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 1992, lấy đó làm cơ sở phân tích thực trạng kiểm

soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận văn

đưa 13 nguyên tắc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng theo tiêu chuẩn Basle và vận

dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basle để khắc phục các nguyên nhân dẫn đển

rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dương do sự yếu kém của hệ thống

kiểm soát nội bộ nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn của COSO, pháp luật Việt Nam.

Page 13: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Luận văn khá chi tiết và đầy đủ với số liệu điều tra cụ thể về 5 cấu phần của KSNB ngân hàng,

KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng và các giải pháp hoàn thiện tương đối sát thực.

Luận văn thạc sĩ của Cao Hương Giang (2013) “Đánh giá hệ thống KSNB trong quy trình

cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam- Chi nhánh Thừa Thiên

Huế” đề tài đã đi sâu phân tích đánh giá hệ thống kiểm soát trong cho vay tiêu dùng tín chấp đó

là một trong nhiều hình thức cho vay, và cũng là hình thức cho ít có yếu tố phức tạp hơn các hình

thức cho vay khác như cho vay có tài sản bảo đảm,....

Ngoài ra còn có: luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh năm 2011 của Nguyễn Thị Bích

Ngọc, trường Đại học Đà Nẵng với đề tài: “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng”; Đoàn Văn Phú với đề tài “Hoàn

thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Quân Đội”, năm 2010; Nguyễn Hoài Nam đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống

kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các NHTM”, năm 2006…

Ngân hàng chính sách xã hội đến nay đã trải qua 12 năm hình thành và phát triển.

NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, là một hình thức ngân hàng hoàn toàn mới so

với trong nước và thế giới. Chính vì vậy các bước để hoàn thiện hệ thống NHCSXH gần như là

sơ khai. Hệ thống kiểm soát nội bộ của NHCSXH cũng đang trong quá trình hoàn thiện và cần

nhiều thay đổi. Tính đến nay, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu chính thức về đề tài hoàn thiện

hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng chính sách xã hội.

Các nghiên cứu đa phần dựa vào chuẩn mực COSO để phân tích các bộ phận của KSNB rồi vận

dụng các nguyên tắc của Basle đề ra giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB. Kế thừa những lý

luận này kết hợp với việc phân tích các đặc thù của NHCSXH, luận văn tiến hành nghiên cứu

HTKSNB hoạt động tín dụng NHCSXH tỉnh Nam Định để đề ra giải pháp hoàn thiện hệ thống

này.

Cơ sở lý luận:

Lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ:

Khái niệm, bản chất hệ thống kiểm soát nội bộ:

Khái niệm: Từ đầu thế kỷ 20 đã bắt đầu xuất hiện khái niệm về KSNB với ý nghĩa

hết sức đơn giản là các biện pháp bảo vệ tiền không bị biển thủ, sau đó được mở rộng ra

việc ghi chép kế toán chính xác, nâng cao hiệu quả hoạt động, tuân thủ chính sách của

Page 14: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

nhà quản lý. Tiếp đó mỗi quốc gia, mỗi hiệp hội, tổ chức lại đưa ra các khái niệm về

KSNB riêng:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

Hồ Diệu, 2003. Tín dụng ngân hàng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.

NHCSXH tỉnh Nam Định, 2012-2014. Báo cáo thường niên.

NHCSXH tỉnh Nam Định, 2012-2014. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng.

Phan Ngọc Hà, 2014. Kiểm soát nội bộ về kế toán của ngân hàng – Những vấn đề pháp lý

cần hoàn thiện. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số định ky thang 7 (268), trang 11-14.

Lê Phương Hồng, 2006. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ

tại Ngân hàng Công thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ.

Nguyễn Huy Hùng, 2014. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng Ngân hàng

trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Bài báo khoa học.

Võ Thị Hoàng Nhi & Lê Thị Thanh Huyền, 2014. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ

của các NHTM Việt Nam theo mô hình COSO. Tạp chí ngân hàng, số 14, trang 22-27.

Nguyễn Minh Kiều, 2007. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số

47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2000. Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25 tháng 8

năm 2000. Ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2001. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.

Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2004. Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng

9 năm 2004. Ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 12

năm 2011. Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín

dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Lương Thị Hồng Ngân, 2013. Xây dựng kiểm toán nội bộ ngân hàng trong thời kỳ hội

nhập. Bài báo khoa học.

Ngô Thái Phượng & Lê Thị Thanh Ngân, 2015. Khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ theo

tiêu chuẩn Basle. Thị trường tài chính tiền tệ, số 5(422), trang 18-21.

Lê Quốc Nghị, 2005. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nước

Việt Nam theo hướng hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Tạp chí

ngân hàng, số 12, trang 16-18.

Page 15: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Hoàng Đình Phi, 2011. Quản trị công nghệ. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà

Nội.

Thủ tướng chính phủ, 2001. Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001. Tổ

chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

Phan Thụy Thanh Thảo, 2007. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín

dụng trong các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học

kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm Thu Thủy, 2012. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống hoạt động của hệ thống kiểm

soát nội bộ nói chung và của bộ phận kiểm toán nội bộ nói riêng tại các NHTM ở Việt

Nam. Đồ án tiến sỹ. Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

Nguyễn Minh Phương & Lê Hồng Vân, 2013. Tương lai của kiểm soát nội bộ chuyên trách

sau quy định mới. Tại địa chỉ website Học viện Ngân hàng.

Tiếng Anh

Basle Committee on Banking Supervision, January 1998. Framework for the evaluation of

Internal control systems.

Basle Committee on Banking Supervision, September 1998. Framework for Internal

control systems in banking organisations.

Basle Committee on Banking Supervision, December 2011. Basle III: A global regulatory

framework for more resilient banks and banking system.

Các website:

www.vbsp.org.vn

www.vietcombank.com

www.bidv.com

www.hvnh.edu.vn

https://voer.edu.vn

Page 16: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16813/1/00050007589.pdf · QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP