Top Banner
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC Tác giả: TS. ĐẶNG HUỲNH MAI Nhà giáo ưu tú, TS. Đặng Huỳnh Mai sinh ngày 15/10/1952 tại Đồng Tháp. Bắt đầu sự nghiệp giáo dục từ năm 1968. Từ năm 1984 là Phó ty Giáo dục kiêm Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý tỉnh Cửu Long. Từ năm 1989 đến 2001 là Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long và từ năm 2001 là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. LỜI GIỚI THIỆU Tổ chức và quản lý lớp học tưởng là vấn đề bình thường và đơn giản, song thực chất lại là vấn đề rất quan trọng. "Lớp học" là môi trường hình thành và phát triển nhân cách hài hòa cho thế hệ trẻ. Lớp học được tổ chức quản lý tốt sẽ tạo ra hiệu quả to lớn cho sự phát triển giáo dục của đất nước. Tổ chức và quản lý lớp học là vấn đề rất đáng được quan tâm. Trước đây, đã có những nghiên cứu và đánh giá ban đầu. Tuy nhiên chưa có một công trình nào mang tính hệ thống và toàn diện trên cả hai lãnh vực: tiếp thị giáo dục học và quản lý giáo dục.
79

Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Feb 05, 2018

Download

Documents

duongtuyen
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC

MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆNPHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC

Tác giả: TS. ĐẶNG HUỲNH MAI

Nhà giáo ưu tú, TS. Đặng Huỳnh Mai sinh ngày 15/10/1952 tại Đồng

Tháp. Bắt đầu sự nghiệp giáo dục từ năm 1968. Từ năm 1984 là Phó ty Giáo

dục kiêm Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý tỉnh Cửu Long. Từ năm 1989

đến 2001 là Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long và từ năm 2001 là Thứ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo.

LỜI GIỚI THIỆU

Tổ chức và quản lý lớp học tưởng là vấn đề bình thường và đơn giản,

song thực chất lại là vấn đề rất quan trọng. "Lớp học" là môi trường hình

thành và phát triển nhân cách hài hòa cho thế hệ trẻ. Lớp học được tổ chức

quản lý tốt sẽ tạo ra hiệu quả to lớn cho sự phát triển giáo dục của đất nước.

Tổ chức và quản lý lớp học là vấn đề rất đáng được quan tâm. Trước

đây, đã có những nghiên cứu và đánh giá ban đầu. Tuy nhiên chưa có một

công trình nào mang tính hệ thống và toàn diện trên cả hai lãnh vực: tiếp thị

giáo dục học và quản lý giáo dục.

Cuốn sách này có thể coi là ấn phẩm đầu tiên có một cách nhìn tích

hợp cả lãnh vực nói trên. Tác giả khá tinh tế khi bắt đầu triển khai vấn đề toàn

cục từ khía cạnh xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. Đây là vấn đề

mang tính nhân văn, là yếu tố sống còn để học sinh "học được là được học".

Từ điểm tựa quan trọng và nền tảng này, tác giả bàn đến các vấn đề

chi tiết cho việc tổ chức quản lý lớp học với các chỉ dẫn rất cụ thể: việc chuẩn

bị cho năm học mới, xây dựng không gian lớp học có tính thân thiện, sắp xếp

Page 2: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

chỗ ngồi cho học sinh, kể cả cách trang phục của giáo viên... và nhiều vấn đề

cụ thể khác.

Là một nhà sư phạm từng gắn bó trực tiếp với bục giảng, lại sớm có

duyên với công tác quản lý, từ quản lý giáo dục tại địa phương đến trung

ương, tác giả đã có những trang viết rất sinh động và tâm huyết.

Cuốn sách được xem như cẩm nang dành cho các thầy cô giáo trẻ,

những người làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm trong trường phổ thông.

Đây còn là một tài liệu lý luận góp phần làm phong phú cho việc vận

dụng quản lý giáo dục vào một cấp độ đặc biệt trong quá trình giáo dục: cấp

độ lớp học (Giáo dục học đã từng đề cập tới. Bàn về "Bài học" là một ví dụ.

Song quản lý giáo dục như đã nói còn để lại nhiều khoảng trống).

Tôi rất hân hạnh được giới thiệu cuốn sách. Hy vọng đây là một tài liệu

hữu ích được dùng trong trường phổ thông, trường sư phạm, trường bồi

dưỡng đào tạo cán bộ quản lý giáo dục.

PGS.TS Đặng Quốc Bảo

(Nguyên Hiệu Trưởng trường Cán bộ quản lý

Giáo dục - Đào tạo Bộ Giáo dục & Đào tạo)

LỜI NÓI ĐẦU

Có thể nói bất cứ một quốc gia nào, nơi nào trên thế giới người ta đều

dành nhiều tâm huyết, trí tuệ và sức lực tài lực cho lĩnh vực đào tạo con

người. Đó cũng là thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về Giáo dục. Ở nước ta,

Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ. Trong bản đi chúc

ngày 10 tháng 5 năm 1969 Người đã viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho

đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”

Nhìn chung, mỗi nước đều có một nền giáo dục riêng, nhưng xét về cơ

bản và ở một mức độ nào đó thì không có sự chênh lệch lớn về yêu cầu kiến

thức đối với lĩnh vực giáo dục phổ thông. Sự khác nhau chủ yếu thường được

thể hiện ở con đường hình thành kiến thức và cách thể hiện việc giáo dục kỹ

Page 3: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

năng sống cho trẻ ở mỗi lứa tuổi. Gần đây, ở Reggio Emilia, một thành phố

nhỏ phía bắc nước Ý đã tổ chức nhiều chương trình dành cho học sinh tiểu

học. Nội dung của chương trình này là tổ chức quá trình dạy học với mục tiêu

nhằm giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng giải quyết các vấn đề

liên quan đến cuộc sống xung quanh. Các nhà giáo dục tham gia chương

trình, sau quá trình thực nghiệm đã đưa ra nhận định: Môi trường giáo dục là

một không gian, trong đó có thầy là người tổ chức, trò là người thực hiện với

công cụ là sách giáo khoa và thiết bị dạy học. Giáo dục muốn có hiệu quả thì

phải có một môi trường học tập mà trong đó người giáo viên khi thực hiện

nhiệm vụ giảng dạy phải biết tìm cách thu hút để có được sự tham gia của

học sinh. Những người thực hiện chương trình cho rằng môi trường học tập

chính là “người thầy thứ hai" trong nhà trường. Điều này có nghĩa là chính

không gian, môi trường cùng điều kiện học tập là những yếu tố quyết định, cổ

vũ, thúc đẩy trẻ hình thành động cơ thái độ học tập đúng đắn. Ngoài ra, nó

còn giúp trẻ giảm bớt sự căng thẳng, lo sợ trong quá trình học. Một môi

trường giáo dục như vậy được gọi là người thầy thứ hai tham gia quá trình

dạy và học. Hay nói như cách mà nhiều người hiện nay đang sử dụng thì đó

là môi trường giáo dục thân thiện.

Như vậy, nếu nhìn từ góc độ môi trường giáo dục là người thầy thứ hai

trong quá trình dạy và học thì môi trường giáo dục thân thiện rất cần một hệ

thống Phương pháp tổ chức với nhiều lĩnh vực hoạt động phục vụ nhiệm vụ

giảng dạy và giáo dục. Hệ thống Phương pháp tổ chức này được giáo viên

phối hợp, thiết kế và triển khai thực hiện với mục tiêu dù là học sinh giỏi, khá,

trung bình hay yếu kém đều có thể học được và được học. Sự học được và

được học ở đây được hiểu trong khuôn khổ của môi trường giáo dục thân

thiện.

Với chùm sách viết về thôi trường giáo dục thân thiện, chúng tôi dự

kiến sẽ có 5 quyển:

Quyển l: Phương pháp tổ chức và quản lí lớp học

Page 4: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Quyển 2: Kiểm tra đánh giá - Yếu tố quyết định trong đổi mới phương

pháp dạy học

Quyển 3: Phương pháp tiếp cận học sinh tiểu học

Quyển 4: Phương pháp xây dựng mối quan hệ giáo viên - gia đình - xã

hội

Quyển 5: Phương pháp dạy học phát triển tư duy cho trẻ

Trong khuôn khổ của quyển sách này, chúng tôi muốn giới thiệu đến

bạn đọc một phần cơ bản về lý luận cũng như những thực tiễn trong nước và

trên thế giới mà chúng tôi đã có dịp tiếp cận. Phương pháp tổ chức quản lí

lớp học từ lúc người giáo viên nhận quyết định phân công giảng dạy (đối với

giáo viên cũ) hoặc quyết định phân công về làm việc tại một ngôi trường nào

đó (đối với giáo viên mới ra trường) cho đến khi bắt đầu những ngày dạy học

chính thức của năm học mới.

Hy vọng những vấn đề được nêu ra trong quyển sách này là một sự gợi

ý cho giáo viên trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt, đối

với những giáo viên lần đầu tiên đứng lớp.

Tuy nhiên, vì là lần đầu tiên nghiên cứu nên chắc chắn không tránh

được các thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẻ của quí

độc giả. Các ý kiến xin gửi về hộp thư điện tử

[email protected]

Trân trọng cám ơn.

NGUT TS. Đặng Huỳnh Mai

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC

Hai học sinh đánh nhau trong lớp khi cô giáo đang giảng bài và nhiều

cán bộ, lãnh đạo đang dự giờ. Cô giáo sợ quá, giả vờ như không hay biết cố

gắng nói to hơn. Nhưng vô ích, hai đứa trẻ vẫn len lén đánh nhau. Cuối giờ,

đại biểu nào cũng nhận xét là cô giáo đã tổ chức quản lý lớp học chưa tốt. Từ

Page 5: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

đó, với nhiều năm trôi qua trong cuộc đời dạy học, cô giáo luôn băn khoăn,

trăn trở và tự đặt ra cho mình câu hỏi: "Thế nào là tổ chức quản lý tốt cho một

lớp học?"

Có lẽ câu hỏi này không phải chỉ dành riêng cho cô giáo huyện Hà

Quảng mà nó còn là sự băn khoăn của rất nhiều thầy cô giáo tâm huyết với

nghề dạy học. Nhiệm vụ chính của người giáo viên là "dạy tốt và học tốt”,

nhưng để có một chất lượng thực sự thì vấn đề quan trọng là tổ chức quản lý

lớp học. Vậy làm thế nào để tổ chức quản lý tốt một lớp học?

Trong thực tế, đôi khi để trở thành một giáo viên giỏi chỉ cần có trình độ

chuyên môn vững và hết lòng thương yêu học sinh là có thể đạt được. Nhưng

để trở thành người giáo viên tổ chức và quản lí giỏi một lớp học là điều không

phải đơn giản. Nhiều nhà giáo dục học đã đưa ra định nghĩa: Tổ chức quản lý

tốt lớp học là những công việc mà các nhà giáo cần phải thực hiện sao cho

mỗi một học sinh đều được tiếp nhận kiến thức trong khuôn khổ thời gian và

nội dung quy định của chương trình nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.

Như vậy, để tổ chức quản lý (TCQL) tốt lớp học, giáo viên cần phải làm

cho mỗi học sinh ham thích đến trường, muốn được học hỏi, được trang bị,

được giáo dục một cách toàn diện.

Để tổ chức quản lý tốt lớp học giáo viên có nhiều việc phải chuẩn bị.

Chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới, sắp xếp không gian cho lớp học,

những công việc cần thiết cho việc dạy và học mỗi ngày, những hoạt động

ngoài giờ lên lớp... Để giúp cho giáo viên chuẩn bị tốt, trong khuôn khổ của

cuốn sách này, chúng tôi giới thiệu một số vấn đề cơ bản về phương pháp tổ

chức quản lý lớp học.

Phần 1. Tổ chức quản lý là gì?

Nhiều người cho rằng có hai yếu tố cần quan tâm trong khi tổ chức

hoạt động giáo dục: Một là yếu tố hoạt động quản lý và hai là yếu tố tổ chức.

1.1 Hoạt động quản lý

Page 6: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Ở góc độ lý luận, hoạt động quản lý là một hoạt động có định hướng, có

chủ đích của người lãnh đạo trong một tổ chức nhằm đạt được mục đích,

mục tiêu và có hiệu quả tốt. Có 4 chức năng quản lý:

1. Lập kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ.

2. Tổ chức để mọi thành viên cùng tham gia thực hiện.

3. Điều hành quá trình thực hiện.

4. Kiểm tra và điều chỉnh.

1.2 Tổ chức

Về mặt lý luận, các nhà quản lý cho rằng tổ chức là chức năng thứ hai

của hoạt động quản lý, là quá trình hình thành, thiết kế cấu trúc các quan hệ

giữa các cá nhân, bộ phận trong một tổ chức, để tổ chức đó vận hành theo

đúng định hướng mà mục tiêu đã đặt ra.

Phần 2. Tổ chức quản lý lớp học

Từ lý luận đối chiếu vào thực tế, để tổ chức quản lý tốt lớp học chúng ta

cần chú ý một số công việc cơ bản:

2. 1 Chuẩn bị cho nhiệm vụ năm học mới

Bắt đầu năm học mới, người giáo viên cần chú ý một số nhiệm vụ cơ

bản:

1. Nhiệm vụ mới do Hiệu trưởng phân công.

2. Chuẩn bị phòng cửa lớp học mới.

3. Tiếp nhận sổ sách, hồ sơ học sinh của lớp mới.

4. Dự kiến việc xếp chỗ ngồi cho học sinh.

5. Phổ biến nội qui của lớp để hình thành thói quen tốt cho học sinh.

6. Khảo sát chất lượng học tập của học sinh.

7. Xây dựng kế hoạch dạy học.

Page 7: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

8. Chuẩn bị giáo án dạy học:

a) Đánh dấu những chỗ cần điều chỉnh, những điểm mới về nội dung

trên giáo án cũ (nếu giáo viên được phân công dạy cùng cấp lớp của năm

học trước).

b) Xem lại những chỗ đã ghi chú là không thành công để chuẩn bị

những nội dung dự kiến thay đổi hoặc điều chỉnh.

c) Xem lại những chỗ được đánh dấu là thành công trong năm qua để

tiếp tục phát huy.

9. Phân nhóm học sinh để dạy học.

10. Phác họa sơ bộ kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học

sinh kém...

11 Xây dựng kế hoạch họp cha mẹ học sinh.

2.2 Tổ chức quản lý tốt lớp học

Tổ chức quản lý tốt lớp học cần bắt đầu từ những ngày đầu tiên của

năm học. Đó là thời điểm để giáo viên thiết kế, tổ chức và quản lí lớp học mới

của mình.

2.2.1 Nhận nhiệm vụ mới

a) Đối với giáo viên mới ra trường hoặc mới chuyển trường:

Trình diện Hiệu trưởng, nộp quyết định điều động và nhận quyết định

phân công nhiệm vụ.

Tiếp xúc với Tổ trưởng ngay sau khi được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ.

Làm quen với nhân viên bảo vệ, nhân viên văn phòng, các đồng nghiệp và

nhân viên thư viện, những giáo viên bộ môn khác như giáo viên dạy các môn

năng khiếu, giáo viên nhạc, họa, giáo dục thể chất...

Nếu chưa có đủ thời gian để tiếp xúc trực tiếp với tất cả các đối tượng

trên trước khi bắt đầu nhận công việc thì hãy đề nghị xin danh sách các cán

bộ, giáo viên, công nhân viên của trường.

Page 8: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Cách xưng hô: Gọi bằng thầy hoặc cô, xưng em. Không nên xưng hô

với nhau bằng chú, cháu, cô, con... Cách xưng hô này dễ tạo thành rào cản

và sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi làm việc sau này.

b) Đối với giáo viên cũ của trường

- Nên chủ động tiếp xúc với giáo viên mới để giúp họ bớt lo lắng.

- Giúp giáo viên mới tiếp xúc với đồng nghiệp khi có điều kiện.

- Hướng dẫn giáo viên mới một số công việc đơn giản, cần thiết của tập

thể sư phạm.

- Tạo thân thiện với đồng nghiệp mới thông qua những hoạt động đoàn

thể hoặc trao đổi chuyên môn.

c) Một số việc cần làm cho cả giáo viên mới và giáo viên cũ:

1. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của nhà trường.

2. Tìm hiểu những qui định mới của Sở Giáo dục và đào tạo các cấp

ban ngành giáo dục và của nhà trường.

3. Tìm hiểu kỹ những quy định về chương trình giảng dạy của năm học

mới.

4. Ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên tìm thêm sách tham khảo có

liên quan đến nhiệm vụ và nội dung dạy học mà giáo viên vừa được phân

công.

5. Tìm hiểu các loại sổ sách cần thiết mà giáo viên phải tham gia thực

hiện trong năm. Tham khảo cách đồng nghiệp đã tìm ra cách tốt nhất.

6. Cộng tác với các tổ chức xã hội, các tổ chức từ thiện có trong

trường.

2.2.2 Phác họa kế hoạch dạy học cơ bản bước đầu

Khi được Ban giám hiệu phân công và giao nhận lớp mới, giáo viên

không nên xin đổi lớp. Nếu gặp phải khó khăn giáo viên phải trình bày với

Page 9: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Ban giám hiệu. Sau khi nhận lớp, người giáo viên cần bắt tay vào việc xây

dựng kế hoạch dạy học. Có thể nghiên cứu các bước như:

1. Gặp Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất hoặc văn phòng để nhận bàn

giao phòng học cho lớp.

2. Xem lướt qua cách trang trí phòng học trong nhà trường, nhất là

những giáo viên trong cùng khối để phác họa ý tưởng trang trí cho lớp học

của mình.

3. Lập danh sách học sinh theo thứ tựa A, B,.C..., gạch chân hoặc có

ký hiệu riêng cho những học sinh cá biệt như học sinh xuất sắc, học sinh

kém, nghèo hoặc quậy phá...

4. Nghiên cứu kỹ kết quả học tập cuối năm học trước và hoàn cảnh gia

đình của từng học sinh.

5. Phác họa trong sổ tay những dự kiến về cách dạy sẽ thực hiện trong

năm học sắp đến.

6. Dự thảo kế hoạch phụ đạo cho học sinh kém và bồi dưỡng học sinh

giỏi.

7. Chuẩn bị kế hoạch ngoại khóa.

8. Suy nghĩ những điều cần trao đổi với cha mẹ học sinh về việc tạo

điều kiện học tập tốt hơn cho trẻ.

2.2.3 Xây dựng không gian lớp học thân thiện

Không gian lớp học bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, hình ảnh, khăn trải

bàn, đồ dùng dạy học, chỗ ngồi của học sinh... Những yếu tố này ảnh hưởng

khá nhiều đến tinh thần học tập của học sinh.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, không gian lớp học càng ấm áp, thân thiện

thì trẻ sẽ càng học tốt hơn và hành vi cư xử của trẻ cũng tốt hơn. Vậy làm

cách nào để có thể xây dựng không gian lớp học thân thiện? Sau đây là một

số gợi ý:

1. Tạo ánh sáng tốt cho lớp học

Page 10: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Thiếu ánh sáng trong phòng học sẽ dẫn đến tình trạng làm cho trẻ bị tật

về mắt. Vì thế, người ta rất chú ý đến không gian lớp học, đặc biệt là vấn đề

ánh sáng. Ánh sáng cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tính cách của trẻ. Trong

lớp có những khu vực cần được chiếu sáng tốt và những khu vực không cần

quá sáng. Với những khu vực quá sáng, giáo viên có thể trang trí để có ánh

sáng vừa phải bằng cách sử dụng rèm cửa, kệ sách, ti vi, computer, hoa giấy

hoặc những thứ khác.

Trong thực tế, một số học sinh có thể học tốt trong môi trường có ánh

sáng tối đa, nhưng cũng có những học sinh lại phù hợp với ánh sáng vừa

phải, thậm chí có thể có vài học sinh trong lớp thích khoảng không gian mờ.

Chẳng hạn, ánh sáng chói chang thường phù hợp với học sinh hiếu động.

Học sinh trầm tính thường cảm thấy thoải mái khi ngồi ở chỗ ánh sáng vừa

phải. Một số ít khác lại chọn chỗ thiếu ánh sáng. Vì thế, đôi khi giáo viên cũng

nên thay đổi bằng cách thử chuyển những học sinh hiếu động ngồi ở khu vực

ánh sáng mờ và những học sinh trầm tính ngồi ở khu vực ánh sáng tốt một

thời gian ngắn để quan sát phản ứng của trẻ, góp phần giúp trẻ điều chỉnh

hành vi, tính cách ngày càng tốt hơn.

2. Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh

* Quan niệm

Hầu hết các trường học ở Việt Nam đều cho rằng bàn ghế học sinh nên

xếp thành những hàng sát nhau và hướng về bàn giáo viên. Đặc biệt, chỗ

ngồi của trẻ thì gần như cố định.

Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới, giáo viên thường sắp xếp bàn

ghế học sinh theo kiểu học nhóm, hoặc sắp xếp theo hình chữ U để tất cả học

sinh được đối diện với nhau và giáo viên có thể tiếp cận đến từng học sinh

của mình.

Việc sắp xếp bàn ghế cho từng học sinh trong một lớp học ở Việt Nam

chiếm một khoảng không gian khá lớn. Đặc biệt, ở một số trường, đôi khi có

đến 50, 60 học sinh trong một lớp thì việc sắp xếp bàn ghế sao cho giáo viên

Page 11: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

quan sát được từng học sinh là quá khó khăn. Bàn ghế học sinh của chúng ta

nhìn chung là rất nặng, không tiện cho việc di chuyển. Những nơi sử dụng

bàn 4 chỗ ngồi thì lại càng khó khăn hơn cho việc sắp xếp. Vì vậy, nhiều nhà

giáo dục thường khuyên giáo viên nên tự đặt câu hỏi: Mục đích sắp xếp bàn

ghế của bạn là gì, có phải để tất cả học sinh của mình đều được ở trong tầm

chú ý của mình không? Có lẽ đây là câu hỏi rất hay mà mỗi nhà giáo đều cần

phải quan tâm ngay từ ngày đầu tiên khi được giao nhận lớp.

Ở bên Anh (bang Leeds), nơi mà chúng tôi đã có dịp đến tham quan,

ngày học sinh đến lớp đầu tiên của năm học mới, các em tự chọn chỗ ngồi

cho mình trong lớp bằng cách tự đặt bàn và ghế của mình bất cứ nơi nào

trong lớp mà bản thân các em cảm thấy thích (ở đây mỗi học sinh là một bàn,

một ghế). Trao đổi với chúng tôi, giáo viên cho biết là chỉ cần quan sát cách

chọn chỗ ngồi của học sinh là hiểu được phần nào tính cách của các em.

Chẳng hạn như đứa trẻ có tính cách mạnh mẽ thì ngồi đối diện với giáo viên,

trẻ có tâm hồn lãng mạn thì tìm chỗ ngồi bên cửa sổ để nhìn ra bên ngoài bầu

trời, trẻ nhút nhát thì thường chọn chỗ ngồi xa tầm nhìn của giáo viên...

Ở các nước càng tiên tiến thì bàn ghế học sinh hình như càng đơn

giản. Bàn ghế đa phần bằng nhựa. Các em quây quần như một bàn ăn. Học

sinh luôn có cảm giác như đang ở nhà. Nhưng dù xếp bàn ghế như thế nào đi

chăng nữa thì giáo viên cũng cần phải mạnh dạn chuyển đổi chỗ ngồi cho các

em thường xuyên. Bởi vì học sinh nào cũng muốn được thầy, cô giáo quan

tâm. Sắp xếp lại chỗ ngồi là để tạo điều kiện cho học sinh năng động trao đổi

với nhau, giúp đỡ nhau học tập. Đây là một công việc quan trọng và rất cần

thiết khi giáo viên tổ chức quản lý lớp học.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 75% cân nặng cơ thể

được nâng đỡ khi người ta ngồi ngay ngắn trên ghế cứng. Điều này đã đưa

đến sự giải thích là vì sao cơ mông của con người dễ bị áp lực và dẫn đến sự

mệt mỏi không thoải mái khi phải ngồi nhiều. Vì thế, người ta khuyến cáo là

phải cho phép có sự thay đổi tư thế ngồi thường xuyên ở mỗi người trong khi

làm việc. Với trẻ em cũng thế. Từ những nghiên cứu trên đã giúp các nhà

Page 12: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

giáo dục đưa ra ý niệm là cần chú ý hơn khi trang bị chỗ ngồi cho các em,

phải tạo cho các em luôn có cảm giác thoải mái khi học tập. Có nghĩa là lúc

thì ngồi, khi thì đứng lên quan sát, lúc khác lại ngồi ở sàn lớp học để cùng

nhau trao đổi.

* Một số nguyên tắc khi thiết kế chỗ ngồi cho học sinh

- Cho dù học sinh ngồi ở đâu trong lớp, trong lúc giảng bài giáo viên

phải luôn quan sát được học sinh của mình.

- Tất cả học sinh của lớp đều có thể nhìn thấy giáo viên, xem được đầy

đủ các động tác của giáo viên lúc hướng dẫn và giảng dạy kể cả trong lúc

đứng cũng như ngồi ở vị trí bàn giáo viên.

- Nên bố trí bàn hai chỗ ngồi hoặc một bàn một ghế riêng cho học sinh

thì càng tốt. Như vậy, sẽ có không gian trống để giáo viên có thể di chuyển

đến gần học sinh, học sinh nào cũng sẽ được giáo viên quan tâm, quan sát

và giúp đỡ trong khi học tập. Mặt khác, học sinh cũng có chỗ trống để đồ

dùng học tập cá nhân của mình.

- Trong trường hợp ở những vùng khó khăn vẫn phải sử dụng bàn bốn

chỗ ngồi thì giáo viên nên lần lượt chuyển đổi chỗ ngồi cho trẻ sao cho em

nào cũng được ra bên ngoài cùng, được tiếp cận với cô giáo, thầy giáo. Tất

nhiên vẫn có những trường hợp đặc biệt, trẻ rất sợ khi giáo viên tiếp cận. Khi

gặp trường hợp học sinh quá sợ thầy cô không dám đến gần thì giáo viên cần

phải đổi chỗ cho trẻ ra ngồi bên ngoài. Tuy nhiên điều cần thiết là phải giúp

đỡ những học sinh kiểu này từng bước từng bước một và thật tế nhị.

- Chỗ ngồi của học sinh phải xa các chỗ cắm điện. Mặt khác, các ổ cắm

điện trong phòng học phải thật an toàn, không nên sử dụng những dây điện

cũ hoặc bị mòn. Bảo vệ cẩn thận những thiết bị có khả năng gây nguy hiểm

cho học sinh.

- Khi xếp chỗ ngồi cho học sinh cần chú ý hệ thống cửa sổ để điều

chỉnh ánh sáng và gió, không nên để bị mưa hắt vào chỗ các em ngồi. Cũng

không nên vì ngại đóng mở cửa sổ mà mặc dù vẫn có hệ thống cửa sổ nhưng

Page 13: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

luôn đóng kín. Tốt nhất là phân công học sinh luân phiên mở, đóng các cửa

sổ của lớp. Mặt khác giáo viên cũng nên dạy và hướng dẫn cho học sinh cách

thoát hiểm khi cần, hoặc khi có hỏa hoạn xảy ra.

- Nên tham khảo nguyên vọng học sinh khi xếp chỗ ngồi cho các em.

Làm được điều này là đã thể hiện được phần nào tính dân chủ mà giáo viên

đã bắt đầu luyện tập cho trẻ ngay khi còn trên ghế nhà trường. Trong những

tuần lễ đầu tiên, khi giáo viên chưa thể nhớ hết tên học sinh thì nên có bảng

nhỏ ghi tên các em vào vị trí ngồi của các em. Giáo viên sẽ gọi đúng tên từng

em một. Học sinh sẽ rất vui, tình cảm tốt đẹp ban đầu giữa giáo viên và học

sinh sẽ được thiết lập.

3. Tạo cơ hội cho học sinh được thường xuyên di chuyển.

Trước đây người Việt Nam chúng ta có quan niệm học sinh ngoan, học

sinh học tốt nhất là các em ngồi im một chỗ, luôn luôn vâng lời và nhất nhất

làm theo đúng với những gì giáo viên dạy bảo. Học sinh hay nghịch trong lớp

là học sinh cá biệt. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây đã chứng minh

rằng học sinh cần phải hoạt động trong quá trình tiếp thu kiến thức.

Sự hoạt động ở mức độ tối thiểu là trẻ phải được thường xuyên đi

chuyển ngay trong lớp học.

Việc di chuyển của học sinh có thể là đứng lên trả lời câu hỏi của giáo

viên, đi lên bảng làm bài tập, cho từng đôi học sinh lên bục giảng thực hành

hỏi đáp theo những nội dung đã được giáo viên giảng dạy hoặc minh họa một

nội dung nào đó trong khi giáo viên dạy bài học mới...

Khi giáo viên tổ chức cho học sinh di chuyển để được tham gia một

trong những hoạt động nhằm giúp các em tìm hiểu bài mới thì cũng chính là

giáo viên tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào quá trình dạy học của mình.

Khi trẻ được cùng tham gia thì giờ học sẽ trở nên sinh động, sự tiếp thu

kiến thức của trẻ sẽ tốt hơn. Nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng việc hình

thành động cơ học tập của trẻ sẽ tốt hơn nếu chúng được di chuyển từ chỗ từ

này đến chỗ khác ít nhất một lần / buổi học. Đặc biệt, với nhóm học sinh được

Page 14: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

xem là hiếu động trong lớp thì số lần di chuyển trong một buổi nên nhiều hơn,

và chính các kiểu di chuyển đó người ta gọi là sự định hướng hoạt động của

trẻ một cách có tổ chức. Chẳng hạn, khi thì để cho học sinh ngồi chăm chú

nghe giáo viên giảng bài, khi thì xếp cho chúng được đứng quanh thầy, khi thì

cho cả lớp ngồi xuống đất tham gia một trò chơi, khi thì ra sân tập thể dục,

hoặc có khi lại tổ chức cho trẻ vào học trong nhà bảo tàng, thư viện tỉnh,

thành phố...

4. Sử dụng đúng lúc đồ dùng học tập mà giáo viên đã chuẩn bị

Giáo viên nên chuẩn bị sẵn một số đồ dùng dạy học đủ phục vụ cho

việc dạy học ở tuần lễ đầu tiên của năm học và sắp xếp thật hợp lý vào một

góc của lớp.

Tuy nhiên, khi ngày đầu tiên thầy, trò tiếp xúc giáo viên nên chọn đồ

dùng dạy học thật ấn tượng để thay cho lời chào hỏi đầy thân thiện. Ví dụ

như một bức tranh đẹp, bức tượng về một người mà nhân dân địa phương

kính trọng, một công cụ lao động hoặc một thứ gì đó có ý nghĩa với cuộc sống

gia đình các em, một cây đàn với bài hát mà trẻ thích, một điệu múa dân tộc

đặc trưng...

Ở Hawai, vào ngày đầu năm học, giáo viên thường cùng với học sinh

ăn khoai sọ. Trong khi ăn giáo viên nói với học sinh là tổ tiên mình những

ngày đầu tiên đến hòn đảo này đã sống với nguồn lương thực chính là khoai

sọ. Chúng ta ăn khoai là để luôn nhớ đến công lao đó. Các em phải nhớ rằng

nhiệm vụ của các em là phải học giỏi để không phụ lòng tổ tiên. Hay như ở

khu vực Tây Bắc, có những trường học có nhiều học sinh người dân tộc.

Ngày đầu đến lớp các em còn nhiều lúng lúng và lo sợ. Giáo viên cùng các

em hát múa một bài hát đơn giản và phổ biến của đồng bào dân tộc khi tết

đến hoặc được mùa. Sau khi được múa cùng giáo viên, các em học sinh dân

tộc cảm thấy tự tin hơn, bớt đi cảm giác lo sợ. Một ví dụ khác, có một lớp học

ở vùng sâu nơi có rừng ngập mặn thuộc đồng bằng sông Cửu Long, khi mà

trẻ chỉ quen với khái niệm di chuyển bằng thuyền, lần đầu tiên thầy giáo đưa

hình ảnh chiếc xe ô tô chạy trên đường, học sinh cả lớp reo hò:

Page 15: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

A! Tàu chạy trên đường!

Cả lớp vây quanh thầy và hỏi rất nhiều về việc làm sao mà tàu lại chạy

được trên đường phố. Thế là lớp học đã có một sự khởi đầu tốt đẹp.

5. Giáo viên cần chú ý trang phục chuẩn mực ngay ngày đầu tiên đến lớp.

Việc lựa chọn trang phục trong ngày đầu tiên đến lớp cần chuẩn mực,

phù hợp với mức sống của dân cư và văn hóa ở vùng miền nơi trường đóng

trên địa bàn, đủ để thể hiện phong cách một nhà giáo. Chính điều này cũng

sẽ là một cách giáo dục gián tiếp để giúp học sinh ý thức và tự ý thức được

cách ăn mặc phù hợp với các em. Giáo viên cũng nên nhắc nhở học sinh của

mình về cách ăn mặc "đói cho sạch, rách cho thơm” như ông cha chúng ta đã

từng dạy bảo. Đồng thời giáo viên cũng nên thường xuyên nhắc nhở và yêu

cầu học sinh mang theo áo ấm vào những ngày đông giá lạnh.

Khi chú ý đến trang phục của mình, giáo viên sẽ quan tâm những học

sinh áo rách, áo chưa đủ ấm. Từ đó, tạo động lực để tìm cách vận động mọi

người giúp đỡ cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn ăn mặc sạch sẽ, đủ ấm. Đó

cũng chính là cách để giáo viên giáo dục cho trẻ biết quí trọng và bảo vệ thân

thể của mình.

6. Xây dựng ý tưởng thiết lập góc đồ dùng dạy học (ĐDDH) dùng chung của lớp

Giáo viên cần chú ý dành một chút không gian để đưa một số đồ dùng

dạy học cần thiết, một số chỗ để đồ dùng cá nhân cho học sinh của lớp mình,

có thể gọi đó là góc học tập. Góc học tập của lớp có thể ở bất cứ chỗ nào

trong phòng học miễn sao nó được thiết kế tiện ích, làm cho phòng học đẹp

hơn, hỗ trợ cho các hoạt động dạy và học của giáo viên hoặc để dành cho

học sinh lúc tự học. Ví dụ:

- Một cái gương dành cho trẻ ngắm trang phục,

- Một chỗ dành cho học sinh để mũ bảo hiểm hoặc một vài thứ đồ dùng

cá nhân phục vụ cho việc học tập. Vấn đề cốt yếu ở đây là giáo viên dạy cho

Page 16: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

học sinh biết cách sắp đặt để sao cho ngăn nắp, gọn gàng, không làm xấu đi

không gian lớp học. Từ đó, mỗi học sinh xem như đã được giáo dục một phần

về môi trường, các em có cơ hội để học hỏi từ kinh nghiệm từ giáo viên, từ

các bạn cùng lớp bằng cách được thường xuyên quan sát, được tạo thói

quen tự sắp xếp cho ngăn nắp.

- Một chỗ để tủ đựng đồ dùng dạy học dùng chung (có thể do nhà

trường cấp hoặc do phụ huynh học sinh trang bị), giáo viên cùng với học sinh

của mình sắp xếp sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng nhưng phải dễ lấy để khi

cần sử dụng là có thể tìm thấy ngay. Có thể xếp theo thứ tự thời gian dạy

học, theo từng chủ đề giáo dục hoặc theo những chủ điểm nào đó do nhà

trường phát động.

Một số quyển sách đọc thêm, sách tham khảo cá nhân dành cho giáo

viên và học sinh, những con rối, tranh, truyện, truyện cười bằng tranh, bút

màu… Những thứ này là những thứ có liên quan đến chương trình dạy học

mà giáo viên dạy trong năm học.

- Có thể có một góc dành cho học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt, nơi mà

các em tìm thấy những trò chơi hay hoạt động Toán học được cất giữ trong

một góc nhỏ. Có thể có một góc văn chương với nhiều loại sách khác nhau,

những câu truyện hấp dẫn. Những góc học tập này rất cần để giúp các em

khám phá, bắt chước hoặc áp dụng những kỹ năng học tập mới, các em sẽ

cảm thấy được tự do tư duy, sáng tạo. Ở một vài nước tiên tiến trên thế giới

giáo viên còn dành một góc để giáo viên có thể tiếp xúc riêng với nhóm học

sinh tự kỷ, nhóm học sinh năng khiếu làm việc riêng với một nhóm bạn bè do

các em tự chọn.

- Góc học tập còn giúp giáo viên làm việc với những nhóm nhỏ hay

từng em một. Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng góc học tập này như là nơi

giúp đỡ hay rèn luyện thêm cho các đối tượng học sinh khác nhau.

- Giáo viên cũng có thể sử dụng góc học tập để rèn luyện cho học sinh

biết cách hợp tác trong học tập hoặc biết cách làm việc riêng lẻ.

Page 17: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

- Giáo viên có thể phối hợp với cha mẹ học sinh của trường khi đưa ra

ý tưởng thiết kế góc học tập, tạo điều kiện cho các nhóm phụ huynh học sinh

thường xuyên gặp nhau để góp phần quản lí các góc học tập này.

- Nhà giáo dục học Bonnie Murry cho rằng, dù chúng ta sử dụng những

góc học tập theo cách nào đi nữa thì điều quan trọng nhất là phải tận dụng

cho hết công năng của chúng. Những góc học tập này có thể giúp các em

củng cố, nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng cần có, tạo cơ hội cho các

em tự tìm ra những ý tưởng mới, đồng thời cho phép các em tiếp xúc với

những học sinh khác và tìm kiếm tài liệu học tập.

7. Duy trì hiệu quả của góc ĐDDH dùng chung

Việc thiết lập góc ĐDDH dùng chung phục vụ nhiệm vụ dạy và học

không phải là quá khó khăn đối với các nhà giáo. Nhưng để duy trì được

những hiệu quả của nó mới là điều khó, là điều đòi hỏi giáo viên phải đầu tư

khá nhiều công sức. Muốn duy trì hiệu quả, giáo viên có thể quan tâm một số

yếu tố sau dây:

- Hãy bắt đầu với một góc không cần nhiều hiện vật, nhưng khá đặc

biệt và có sức cuốn hút học sinh chẳng hạn như giáo viên dạy lớp một đặt

vào góc học tập của lớp một chiếc hộp có các chữ số hoặc chữ cái xinh xắn,

bên trong được dấu kín một túi kẹo nhỏ. Khi học sinh tò mò muốn tìm hiểu,

giáo viên đưa ra và chia cho mỗi học sinh một viên kẹo. Khi học sinh đưa tay

nhận các em cần phải nói: “Em cám ơn (cô hoặc thầy) ạ”. Sự ấn tượng bao

giờ cũng phải kèm theo ít nhất một bài học nhỏ, cho dù chỉ là một câu hoặc

một lời nói đúng, chuẩn mực.

- Giáo viên phải biết kết hợp chặt chẽ ĐDDH với nội dung của từng bài

dạy theo chương trình và sách giáo khoa.

- Tạo một góc chứa ĐDDH không cần nhiều, nhưng phải là những thứ

thật cần thiết. Nên dán tên môn học hoặc bài học vào tất cả những tài liệu để

khi cần tìm là thấy ngay.

Page 18: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

- Khuyến khích học sinh làm phong phú thêm góc ĐDDH bằng những

bộ sưu tập cá nhân và dụng cụ học tập liên quan đến những bài học đầu tiên.

Từ đó học sinh có thể dễ dàng nhận ra sự chuẩn bị chu đáo của thầy cô, rèn

luyện dần thói quen tham gia chuẩn bị bài học, tham gia quá trình giảng dạy

cùng với giáo viên.

- Ở các nước tiên tiến và ngay cả một số nước trong khu vực giáo viên

luôn chú ý để trưng bày những "tác phẩm”, những thành quả lao động do

chính học sinh đã làm ra hơn là ĐDDH của giáo viên. Hầu như xung quanh

lớp học chỉ có sản phẩm của học sinh, còn ĐDDH chỉ để làm mẫu ở một vị trí

khiêm tốn của góc ĐDDH của lớp mà thôi. Như vậy thật ra giáo viên chỉ cố

gắng chọn lựa một vài ĐDDH thật có ý nghĩa để lôi cuốn học sinh vào tiết học

đầu tiên, còn về sau học sinh sẽ bổ sung dần. Đây chính là cách tốt nhất để

giáo viên duy trì hiệu quả thiết thực góc ĐDDH của lớp mình.

- Cũng nên khuyến khích sự hỗ trợ từ gia đình học sinh để cha mẹ các

em vừa được tham gia, vừa gắn bó với quá trình giảng dạy của thầy cô giáo,

vừa góp phần duy trì góc ĐDDH một cách hiệu quả. Ở một trường tiểu học

của Bắc Kinh, bên cạnh cửa vào lớp có một tấm bảng khoảng 1sm x O,8m

dành cho mỗi trẻ được tự giới thiệu về mình một lần trong năm học, với thời

gian một tuần lễ. Nội dung trình bày do cha mẹ học sinh thiết kế, phần lớn

bằng hình ảnh hoạt động của trẻ cùng một số hình ảnh của ông bà cha mẹ và

các thành viên trong gia đình các em.

2.2.4 Giáo viên tổ chức lớp học đã được phân công

1. Cử lớp trưởng, tổ trưởng học tập

- Đối với lớp một, giáo viên nghiên cứu và tạm cử lớp trưởng, lớp phó,

tổ trưởng, tổ phó trong ngày đầu tổ chức lớp.

- Đối với các lớp khác giáo viên có thể vừa tham khảo danh sách cán

bộ lớp của năm học trước vừa cho học sinh tự bầu chọn lớp trưởng, lớp phó,

tổ trưởng, tổ phó.

Page 19: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

- Ngày nay, nhiều nước trên thế giới cũng đã nghiên cứu để cải tiến các

cách chọn lớp trưởng. Chẳng hạn mỗi tuần lễ hoặc mỗi tháng giáo viên chọn

một lớp trưởng. Mục đích của việc làm này là luyện tập và đào tạo học sinh,

cho làm quen với công tác quản lý ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Với

quan niệm mới, người ta cho rằng không nên chỉ có một lớp trưởng trong suốt

một hoặc nhiều năm học. Làm như vậy là tạo sự chủ quan cho một trẻ và

không đào tạo được nhiều trẻ khác. Một học sinh nhiều năm làm lớp trưởng

khi vào đời chắc chắn sẽ gặp nhiều thuận lợi, nhưng chắc chắn cũng sẽ gặp

không ít khó khăn bởi vì các em quen chỉ huy, ra lệnh và đôi khi cũng quen áp

đặt người khác. Ở Việt Nam, trường quốc tế á Châu cũng đã áp dụng hình

thức cho học sinh luân phiên làm lớp trưởng trong nhiều năm qua. Đa phần

những đứa trẻ sau một thời gian được giao làm lớp trưởng thường linh hoạt

nhanh nhẹn và năng động hơn.

- Việc cử tổ trưởng cũng tương tự như cử lớp trưởng. Tùy theo số

lượng học sinh của lớp, mỗi tổ có thể có từ 6 đến 10 học sinh. Một tổ thường

bao gồm từ học sinh khá giỏi đến học sinh yếu kém. Các thành viên của tổ

thường ngồi theo từng cụm hoặc theo dãy từ bàn trên xuống tận bàn dưới

cùng. Giáo viên nên tạo thói quen cho tổ trưởng, tổ phó biết quan tâm đến sự

khó khăn của các bạn trong tổ. Theo dõi và ghi lại sự tiến bộ của tổ viên trong

học tập là chính không nên quá chú trọng vào việc theo dõi và chú trọng đến

lỗi lầm của các bạn. Có được sự giáo dục như vậy thì mới thật sự là xây

dựng môi trường thân thiện cho trẻ trong suốt những năm tháng học tập ở

nhà trường.

2. Cách chia nhóm học sinh

Chia học sinh thành các nhóm để dạy học phần nào chứng tỏ khả năng

tổ chức và quản lí của một nhà giáo. Nhóm linh hoạt hơn tổ. Tổ giống như

một đơn vị hành chính của lớp trong suốt một năm học. Trong khi đó nhóm có

thể thay đổi theo từng tiết, từng buổi học. Mục đích chia tổ là để thực hiện

nhiệm vụ quản lý học sinh, còn mục đích chia nhóm là để dạy học, để giáo

viên đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Phương

Page 20: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

pháp dạy học quyết định chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập. Hay

nói cách khác, hiệu quả giáo dục phụ thuộc phần lớn vào phương pháp dạy

học cụ thể, phương pháp tiếp cận và tác động trực tiếp lên từng đối tượng

học sinh.

Vì vậy việc phân chia học sinh thành từng nhóm để các em học tập vừa

sức, tiến bộ dần, học tốt hơn là một việc làm có ý nghĩa về chiều sâu của quá

trình dạy học. Việc thành lập các nhóm học tập thường được thực hiện sau

khi giáo viên đã phân công tổ trướng, tổ phó, lớp trưởng, lớp phó. Tức là xuất

hiện sau khi giáo viên đã thực hiện nhiệm vụ dạy học và hiểu phần nào khả

năng tiếp thu của trẻ. Sự hình thành các nhóm học tập luôn kèm theo sự

quyết định đổi mới phương pháp giảng ấy của các nhà giáo khi thực hiện

chương trình dạy học trên lớp. Nhóm học tập có cách phân chia khác với sự

phân chia thành các tổ. Có một số cách chia nhóm như:

a) Phân nhóm theo số lượng

* Nhóm lớn:

Nói chung, một tập thể lớp cũng được xem là một nhóm lớn trong các

nhóm của học sinh. Giáo viên có thể có nhiều cách chia nhóm theo các mục

đích giáo dục và giảng dạy đối với các môn học khác nhau. Ví dụ như khi giáo

viên tổ chức cho học sinh sinh hoạt tập thể lớp hoặc trao đổi về một nội dung

nào đó như giới thiệu nội qui, dạy hát, dạy vẽ, dạy trò chơi, hay dạy về bổn

phận của con cái đối với cha mẹ... giáo viên có thể sử dụng hình thức nhóm

lớn (cả lớp).

Khi giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy với một lớp học bao gồm

các đối tượng đồng nhất như: tất cả học sinh là yếu hoặc tất cả học sinh đều

là giỏi. Giáo viên có thể xếp cả lớp thành một nhóm lớn. Tuy nhiên, điều đáng

nói ở đây là việc chia nhóm lớn kiểu này chỉ có thể tồn tại trong một vài tháng

đầu năm học, thậm chí có thể chỉ một tháng mà thôi.

Nhóm nhỏ:

Page 21: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Giáo viên có thể chia lớp học thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 8

em có cùng sở thích. Có thể chia nhóm các môn năng khiếu, tự chọn, nhóm

các môn cơ bản, nhóm học sinh khá giỏi kèm cặp giúp đỡ học sinh yếu kém...

Những học sinh cùng làm việc chung trong các nhóm này phải hoàn thành bài

tập hoặc một hoạt động nào đó mà giáo viên đã giao. Trong lúc trẻ hoạt động

theo nhóm, giáo viên cố gắng để các em cùng hoạt động, không học sinh nào

được ỷ lại nhóm trưởng hoặc các thành viên của nhóm. Tất cả phải cùng lao

động thực sự và cùng tham gia. Giáo viên luôn phải nhớ rằng trẻ rất cần có

cơ hội để làm việc chung với các bạn khác trong lớp và trong nhiều tình

huống khác nhau. Đó cũng là lý do tại sao khá nhiều giáo viên thay đổi chỗ

ngồi của nhóm vào mỗi buổi hoặc mỗi tiết học.

b) Phân nhóm theo tính chất giáo dục

Để hoàn thành sứ mệnh "dạy người" bên cạnh nhiệm vụ "dạy chữ" hay

nói theo cách khác là để thực hiện trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ trong quá

trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng một số cách chia nhóm mang tính

chất giáo dục học sinh như sau:

* Chia nhóm theo khả năng là trình độ của học sinh.

Theo The literacy Dictionary (The Vocabulary of Reading and Writing),

Theodore Harris và Richard Hodges đã đề xuất những cách chia nhóm theo

tính chất giáo dục như sau:

- Nhóm học sinh có cùng khả năng học tập: Với cách phân chia này

giáo viên thường dựa vào kết quả học tập mà học sinh đã đạt được trong

từng môn học mà xếp các học sinh thành từng nhóm. Ví dụ, học sinh đạt kết

quả trung bình (từ 5,00 đến 6,00 điểm) thành một nhóm, học sinh khá giỏi (có

điểm trung bình từ 8,00 trở lên) thành một nhóm, số học sinh còn lại vào một

nhóm. Ngoài ra, dựa theo mức độ thông minh hoặc điểm mà các em đã đạt

được trong từng môn học vào thời điểm đó, giáo viên có thể chia thành một

nhóm chỉ có học sinh giỏi. Các nhóm được thành lập kiểu này thường thích

hợp để dạy môn toán, hoặc các môn học mà giáo viên cần phải giao bài tập

cho phù hợp với trình độ của học sinh.

Page 22: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Nhìn chung, học sinh được chia nhóm theo từng khả năng sẽ giúp các

em dễ dàng phản ánh được toàn bộ năng lực thực của mình. Những học sinh

có cùng trình độ sẽ được xếp chung vào một trong bốn nhóm: giỏi, khả, trung

bình và yếu. Chia nhóm như vậy sẽ giúp giáo viên có điều kiện hướng dẫn

tận tình, nhất là đối với nhóm học sinh yếu kém. Trong khi nhóm học sinh giỏi

có thể hoạt động độc lập.

- Nhóm học sinh có nhiều trình độ khác nhau.Tùy vào mục đích của tiết

dạy, buổi dạy mà giáo viên có thể sắp xếp học sinh làm việc theo các nhóm

với nhiều trình độ, khả năng khác nhau. Điều quan trọng là giáo viên nên giải

thích với học sinh khi lập nhóm kiểu này.

- Nhóm học sinh theo sở thích riêng. Cách chia nhóm học sinh theo

kiểu này thường được thực hiện vào những ngày đầu của năm học. Ví dụ

nhóm học sinh có cùng sở thích đọc sách, nhóm cùng chơi thể thao, bơi lội,

nhóm hát, múa... các em có thể tự tạo nhóm cho mình tuỳ theo sự lựa chọn

của chính các em. Với cách chia nhóm như thế này, học sinh sẽ cảm thấy

mình được tôn trọng, chắc chắn các em sẽ thoải mái trong khi cùng học tập

với nhau.

- Chia nhóm một cách ngẫu nhiên. Giáo viên có thể nhóm các em một

cách ngẫu nhiên khi tổ chức sinh hoạt lớp hoặc một hoạt động ngoài giờ lên

lớp. Mục tiêu của việc tổ chức nhóm kiểu này là nhằm giúp đỡ các em phát

triển những kỹ năng giao tiếp xã hội thông qua quá trình làm việc với những

người bạn chưa thân quen hoặc chưa từng được tiếp xúc trong quá trình học

tập.

- Chia nhóm theo yêu cầu dạy học của giáo liên. Chỉ có chính nhà giáo

mới biết mình cần gì ở các em và các em đang cần gì ở thầy cô giáo của

mình. Nhóm thành lập kiểu này là theo yêu cầu dạy học, vì sự phát triển của

học sinh. Ví dụ khi thấy có một số trẻ có khả năng xuất sắc trong khi học môn

Toán, giáo viên nhóm các em lại với nhau để hướng dẫn cách học kết hợp

nghiên cứu để phát triển tư duy độc lập.

Page 23: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Mặt khác khi cần giúp đỡ cho một số học sinh yếu kém học tốt hơn,

giáo viên có thể nhóm một học sinh giỏi với một hoặc vài học sinh yếu kém để

các em tự giúp nhau. Giáo viên cũng có thể thành lập một nhóm học sinh yếu

kém do mình trực tiếp phụ trách một thời gian, nếu thấy các em tiến bộ thì có

thể chuyển sang thành lập nhóm cùng trình độ. Có một trường hợp, khi cô

giáo chủ nhiệm một lớp bảy phát hiện trong lớp học của mình có hai học sinh

đọc không trôi chảy, viết cũng không được giáo viên đã kêu ầm lên cho mọi

người biết là “có hai học sinh ngồi nhầm lớp” báo chí cũng vào cuộc, thế là bố

mẹ xấu hổ với bà con thôn xóm đánh mắng trẻ và kết quả là hai em này đã bỏ

học, bỏ nhà ra đi. Trong khi đó ở một lớp học khác, khi giáo viên phát hiện lớp

học của mình cũng có tình trạng như thế, cô giáo đã không hề phàn nàn, kêu

ca, âm thầm bồi dưỡng, cứ đến giờ học Tiếng Việt và Toán là cô giáo nhóm

hai em này lại với nhau để giáo viên dạy riêng, còn những giờ học khác thì

giáo viên xác định với hai em rằng đó cũng là giờ mà các em phải rèn luyện

và trao dồi ngôn ngữ. Sau 6 tháng, với cách nhóm học sinh để dạy kiểu này

hai em học sinh đó đã theo kịp các bạn. Kết quả kiểm tra cuối năm của hai

học sinh này đã đạt vừa đủ số điểm cần thiết để được khẳng định là lên lớp.

Có lẽ với cách làm này suốt đời hai em học sinh kia không bao giờ quên được

cô giáo chủ nhiệm của mình, một nhà giáo thật sự chân chính.

Hay như cô giáo Nguyễn Thị Dân, với hơn 40 năm dạy lớp một trường

Tiểu học An Tịch, Đồng Tháp, cô đã có cách chia nhóm như sau: Sau mỗi

buổi dạy học, cô luôn dành một tiết để ôn tập cho tất cả học sinh của lớp. Quy

định của cô là ai đọc trôi chảy phần tổng kết mỗi ngày học thì được phép ra

về, ai chưa đọc được thì quay về chỗ cuối lớp ngồi học lại, khi nào đọc trôi

chảy thì mới được ra về.

Thế nhưng chỉ sau một tuần đầu tiên là cô đã phát hiện ra một số học

sinh xuất sắc, học sinh giỏi.

Cô đã yêu cầu học sinh giỏi, xuất sắc không được ra về sau khi hoàn

thành nhiệm vụ mà phải nhóm lại cùng với một, hai học sinh chưa đọc được,

Page 24: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

hoặc đọc không trôi chảy để giúp các bạn cho đến khi các bạn đọc được trôi

chảy thì cả nhóm mới ra về.

Nhìn chung, việc chia nhóm học sinh để giáo viên dạy tốt và trẻ ham

thích học hỏi là một việc làm thường xuyên, linh hoạt, không cần cố định và

cũng không cứng nhắc. Nó cần thay đổi theo yêu cầu của mỗi môn học, tiết

học, theo từng ngày, từng buổi và từng chủ đề giáo dục. Khi giáo viên làm

được việc này tức là giáo viên đã thể hiện được những nỗ lực để tạo ra sự

cân bằng về khả năng học tập, giới tính và kể cả đặc điểm dân tộc trong một

lớp. Ngoài ra, khi thực hiện chia nhóm linh hoạt, theo mục đích giáo dục như

thế còn có thể giúp cho học sinh hình thành ý thức cộng đồng, giúp các em

quen biết và hiểu rõ nhau hơn mặc dù đã từng chung sống trong một xóm

thôn hay bản làng. Mặt khác, nó còn giúp cho từng học sinh của lớp luôn cảm

thấy mình được tham gia nào quá trình dạy của giáo viên và được học thật sự

cùng với một nhóm hoặc cùng cả lớp. Quá trình làm việc chung với các bạn

khác trong lớp, sẽ giúp học sinh càng ngày trở nên năng động hơn, và tránh

được sự mặc cảm của học sinh yếu kém khi đứng trước các học sinh giỏi.

Vậy đối với những học sinh thông minh thì xử lý bằng cách nào? Có

nhiều người cũng cho rằng trong một nhóm không đồng nhất gồm những học

sinh giỏi và học sinh yếu thì học sinh giỏi dễ có cảm giác cảm thấy bực bội

hay chán nản vì các em thường hoàn thành sớm các công việc của nhóm. Từ

đó dẫn đến tình trạng các em giỏi vào nhóm yếu thường kiêu căng, thể hiện

sự bực tức và có thể xảy ra những hậu quả tiêu cực trong nhóm mà giáo viên

có thể không phát hiện được. Tuy nhiên, nhiều nhà giáo có kinh nghiệm lại

cho rằng học sinh yếu kém cần học hỏi nhiều ở học sinh thông minh, học sinh

giỏi và ngược lại, học sinh thông minh, học sinh giỏi cũng phải có trách nhiệm

dẫn dắt các bạn, đôi khi cũng phải học tập ở các bạn về một lĩnh vực nào đó.

Sự thành lập nhóm cần linh hoạt và các em cần có cơ hội làm việc với nhiều

bạn học khác nhau, học sinh giỏi, thông minh sẽ giảm tính kiêu căng và sẽ

biết chia sẻ cùng các bạn.

Page 25: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Từ đó, chúng ta thấy rằng vẫn phải có nhóm giỏi để các em thi thố tài

năng với nhau trong những giờ học; môn học cần thiết. Với nhóm học sinh

thông minh xếp chung với đối tượng khác thì giáo viên phải giao nhiệm vụ cụ

thể để các em có việc làm. Ở Hawai người ta rất chú ý đến hình thức làm việc

theo nhóm đa dạng. Họ cho rằng đây này là hình thức tốt nhất để đào tạo

người chỉ huy, người hướng dẫn, người lãnh đạo và người giáo viên trong

tương lai. Do đó sự thành lập nhóm là phải luôn thay đổi, vẫn có thể tồn tại

một số loại hình nhóm mà sau khi đạt được mục đích dạy học trong một tiết,

một buổi hoặc một ngày hay một tuần thì có thể tự tan rã để chuyển sang loại

hình nhóm khác.

3. Kỹ thuật thành lập nhóm

Thành

lập

nhóm

Cách thực hiện Mục đích Ví dụ

Ngẫu

nhiên

Hoàn toàn ngẫu

nhiên; học sinh tự

nhóm với nhau theo

sở thích, sở trường

riêng

Khi giáo viên

muốn quản lý các

nhóm có số

lượng bằng

nhau, hoặc vì

muốn các em

làm quen với

nhau một cách

ngẫu nhiên.

Giáo viên chuyền cho

học sinh một cái hộp có

24 tên tất cả các em

trong lớp. Giáo viên yêu

cầu học sinh tự chia

thành 6 nhóm. Như vậy,

giáo viên đã thành lập

được 6 nhóm bằng nhau

về số lượng.

Thành

tích học

tập

Sử dụng kết quả

kiểm tra đánh giá

trình độ học tập của

học sinh; xếp

những học sinh

cùng trình độ như

giỏi, khá, trung

Khi giáo viên cần

dạy học theo

đúng đối tượng,

theo trình độ học

sinh ở các môn

học. Nhất là đối

với các bài tập

Khi giáo viên dạy học

sinh viết chính tả, viết

bằng tiếng nước ngoài.

Các nhóm được giáo viết

1, 2 câu, có nhóm được

giao viết 9, 10 câu tùy

theo trình độ chung của

Page 26: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

bình, yếu kém vào

cùng một nhóm

toán, tập làm

văn, chính tả

các em. Như vậy em nào

cũng cảm thấy hoàn

thành nhiệm vụ ít nhất là

trong một tiết học. Đó

cũng là cách xây dựng

động cơ học tập cho trẻ

và nâng dần năng lực

học tập cho học sinh.

Kỹ năng

hoạt

động xã

hội

Nhóm các em theo

những kỹ năng xã

hội tùy theo năng

khiếu của trẻ như:

trẻ hát giỏi, vẽ tốt,

múa hay, có năng

khiếu hoạt động xã

hội, thích làm nhà

lãnh đạo…

Nhằm phát huy

năng khiếu cho

trẻ, tham gia

hướng nghiệp

cho trẻ. Học sinh

cũng cần biết

nhiều công việc

khác nhau để

học hỏi kinh

nghiệm từ khi

còn ở ghế nhà

trường

Học sinh tập trình diễn

văn nghệ; tập thuyết trình

về một chủ đề gần gũi

với trẻ như giới thiệu.

Học sinh tập trình diễn

văn nghệ; tập thuyết trình

về một chủ đề gần gũi

với trẻ như giới thiệu

Sở thích Phân nhóm theo sở

thích của các em

hoặc cho các em tự

chọn bạn để lập

nhóm dựa trên sở

thích hay môn học.

Giúp các em biết

phát huy khả

năng của chính

mình. Sở thích

chính là động lực

để thúc đẩy các

em cùng tham

gia

Khi giáo viên dạy học

sinh những nội dung giáo

dục ngoài giờ lên lớp,

những buổi sinh hoạt

Đoàn, Đội, sao nhi đồng,

giờ học thể dục, mỹ

thuật, học hát...

Bài tập Xếp những học sinh

có cùng năng khiếu

Giáo viên muốn

kiểm tra kết quả

Những học sinh nào

thích vẽ thì được nhóm

Page 27: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

trình độ, sở thích

với nhau thành một

nhóm. Bài tập phải

được giao đúng với

năng lực, sở trường

của trẻ để các em

hoàn thành tốt

nhiệm vụ.

học tập của học

sinh đối với từng

môn học cụ thể

bằng sự thể hiện

của học sinh là

hiểu và làm được

bài.

với nhau để có một bài

tập vẽ thay một bài tập

khác mà học sinh không

làm được ở một môn học

không phải là môn toán

hoặc tiếng Việt (đối với

Tiểu học). Ngay cả với

môn Toán, khi học sinh

không làm được bài tập

này, giáo viên có thể giao

một kiểu bài tập

Bài tập Tạo cho trẻ sự tự

tin vào khả năng

của chính mình. Từ

đó các em sẽ giảm

bớt sự sợ hãi mỗi

khi làm bài tập hoặc

thực hiện một hoạt

động mà nhóm trẻ

này được giáo viên

giao cho.

khác mà học sinh có thể

làm được, rồi nâng dần

theo yêu cầu giảng dạy

của giáo viên đối với các

em.

Hiểu

biết phát

triển tư

duy

Xếp các em có hiểu

biết và năng lực

học tập xuất sắc

trong cùng một môn

học hoặc các em ít

hiểu biết về một

môn học nào đó

thành một nhóm

Khi giáo viên

muốn các em mở

rộng tầm hiểu

biết, cho dù đó là

học sinh giỏi

hoặc yếu kém

trong cùng một

môn học. Có thể

tập cho học sinh

Với học sinh giỏi thì giúp

trẻ phát triển tư duy,

nghiên cứu bản chất vấn

đề, chia sẻ với nhóm

những thông tin về kiến

thức tối thiểu mà học

sinh phải học. Với học

sinh yếu kém các em

cũng cần giáo viên nâng

Page 28: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

khá giỏi bộc lộ

khả năng làm

giáo viên ngay

khi đang học

cao dần dần sự hiểu biết.

Năng

khiếu

Nhóm những em có

năng khiếu thật sự

được đào tạo để

phát triển nhân tài

cho đất nước.

Khi giáo viên

muốn tạo điều

kiện để nâng kỹ

năng thành kỹ

xảo, giúp trẻ định

hướng "nhất

nghệ tinh, nhất

thân vinh"

Ví dụ như chuẩn bị cầu

thủ bóng đá, ca sĩ, diễn

viên múa, vận động viên

chuyên nghiệp tương lai

cho đất nước...

Thân

thiện

Trong những

trường hợp giáo

viên tổ chức cho

học sinh đi tham

quan, hoặc trong

quá trình sinh hoạt

nhóm các em được

Phép xin chuyển

nhóm.

Giúp các em có

một môi trường

giáo dục thân

thiện thật sự, môi

trường thân thiện

đôi khi cũng giúp

trẻ tạo được

động cơ cho một

hoạt động nào

đó.

Ví dụ như có học sinh A

thường hay bắt nạt bạn

trong nhóm, vài học sinh

yếu đuối hoặc trầm tính

xin giáo viên cho được

chuyển nhóm. Giáo viên

nên đồng ý cho một hoặc

hai em chuyển theo yêu

cầu của các em.

Thân

thiện

Lý do chuyển nhóm

có thể hoàn toàn do

tình cảm thân thiện

giữa các em với

nhau

Nhưng điều quan trọng là

phải giáo dục tốt em A,

theo dõi, giúp đỡ để học

sinh thân thiện trở lại. Vì

nói chung, các em đều là

trẻ con.

Page 29: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

2.3 Những ngày dạy học đầu tiên của năm học mới

Tục ngữ Việt Nam chúng ta có câu "Vạn sự khởi đầu nan”, tổ tiên

chúng ta muốn khuyên nhủ mỗi người hãy chuẩn bị thật tốt cho sự bắt đầu

một công việc nào đó. Một sự chuẩn bị tốt bao giờ cũng thường mang lại kết

quả tốt. Vì vậy cho dù là giáo viên mới ra trường hay là giáo viên đã dày dạn

kinh nghiệm thì vẫn phải chuẩn bị thật tốt cho buổi lên lớp đầu tiên của năm

học mới. Khi đã chuẩn bị xong các bước như ở phần trên, giáo viên có thể

sẵn sàng thực hiện kế hoạch buổi lên lớp đầu tiên của mình. Giáo viên chỉ

cần dành từ một đến hai ngày để chuẩn bị cho các bài giảng dạy đầu tiên của

mình trong năm học mới. Tất cả các nhà giáo đều thật sự cần dạy tốt ngay từ

đầu, không được có thái độ chần chừ. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa

nhiệm vụ dạy học với những nhiệm vụ khác của xã hội. Có một số điểm

chúng ta cần chú ý như sau:

2.3.1 Ngày đầu tiên, tuần đầu tiên là thời điểm quan trọng nhất trong suốt một năm học của trẻ

1. Đối với trẻ em trong lần đầu tiên khi tiếp xúc, các em luôn thích quan

sát, nhận xét, đôi lúc còn cố gắng nhớ lại những động tác của cô giáo để về

nhà báo cáo với gia đình và bố mẹ nữa. Hình ảnh, cử chỉ đẹp của giáo viên

mà các em được nhìn thấy ở lần đầu sẽ in đậm trong nhận thức của các em

trong suốt năm học đó.

2. Học sinh luôn chờ đợi để được nhận sự ân cần, ánh mắt trìu mến

của cô giáo, thầy giáo trong những buổi đầu tiên tiếp xúc. Như vậy, thái độ và

cách ứng xử của giáo viên vào thời điểm này là cực kỳ quan trọng đối với trẻ

cũng như đối với chính sự thành công của mình.

3. Tính kỹ luật, trật tự ở bước khởi đầu của các hoạt động cũng là một

điều quan trọng không kém. Bất cứ một sự lúng túng nào xảy ra trong thời

điểm này đều là sự không mong đợi của giáo viên. Mặc dù chỉ là trong vòng

vài tiết, nhưng nếu một số hoạt động của lớp diễn ra trôi chảy thì học sinh sẽ

nghĩ rằng đó là cô thầy giáo tốt và mọi công việc tiếp theo cũng sẽ tiến triển

Page 30: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

thuận lợi. Ngược lại, nếu những hoạt động ở thời điểm này mà thể hiện sự

lúng túng, thiếu tính tổ chức, thì các em sẽ dễ dàng mất tập trung, sự thiết lập

trật tự của quá trình giáo dục sau đó chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn.

4. Lời chào đầu tiên: Từ những giây phút gặp nhau của ngày đầu, chắc

chắn rằng giữa giáo viên và các em sẽ phải có một lời chào với nhiều hình

thức như:

* Giáo viên tự giới thiệu về mình trước, không nên quá nhiều lời, những

gì học sinh đã biết rõ thì có thể không cần nói. Tuy nhiên, có những trường

hợp cho dù học sinh đã biết, nhưng nếu giáo viên giới thiệu mà làm cho cả

lớp vui vẻ thì cũng là một điều tốt.

* Điều mà cả xã hội chúng ta hiện nay đang mong đợi là làm cách nào

để có thể ngay từ buổi đầu giáo viên cần phải tập cho học sinh biết nói: “Em

chào cô hoặc em chào thầy ạ" khi các em gặp chính thầy, cô của mình hoặc

các thầy, cô khác, kể cả cán bộ công nhân viên của trường. Để từ đó, khi gặp

bất cứ một người lớn nào đến trường hoặc đến nhà học sinh sẽ tự động nói:

Cháu chào ông, bà, cô, chú ạ!

* Cho học sinh tự giới thiệu:

- Mục tiêu quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện

là phải cố gắng để có được tham gia một cách có hiệu quả của học sinh trong

suốt từng ngày, từng giờ lên lớp. Vì vậy ngay ngày đầu tiên, giáo viên cho tất

cả học sinh được tham gia bằng cách tự giới thiệu về mình.

- Đối với học sinh bán trú (2 buổi trong một ngày), giáo viên dành thời

gian để thông báo cho học sinh biết lúc nào là ăn cơm trưa, nghỉ ngơi theo

thời gian đã quy định. Ví dụ, vào ngày đầu tiên giáo viên có thể giúp các em

đến tìm hiểu phòng ăn cơm, khu vệ sinh, chỗ đặt đệm ngủ trưa..

- Giáo viên có thể nhóm học sinh thành từng cặp yêu cầu các em tìm

hiểu về nhau. Học sinh này có thể giới thiệu thay cho học sinh kia, thay vì học

sinh phải tự giới thiệu về mình. Những cặp học sinh này nếu có năng khiếu thì

cho các em tập trình bày thêm những nội dung cao hơn như: thử nêu những

Page 31: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

đặc điểm khác nhau hoặc giống nhau của mỗi em trong một cặp hoặc giữa

hai cặp.

- Để không làm cho trẻ lúng túng ở phút ban đầu giáo viên nên chọn

một hình thức làm mẫu trước. Làm mẫu là thể hiện cách tổ chức, sự chuẩn bị

của chính giáo viên cũng như sự mong đợi của giáo viên về một cách thức

như vậy từ phía các em. Thật ra những lời trong chào buổi ban đầu là hết sức

quan trọng. Giáo viên muốn lớp học của mình nghiêm túc học tập ngay từ đầu

thì hãy chú tâm vào công việc này.

2.3.2 Kinh nghiệm cho ngày đầu tiên của giáo viên Nhiều giáo viên đã tổng kết thành những kinh nghiệm như sau:

1. Đi đến trường và vào lớp sớm hơn những ngày bình thường.

2. Miệng cười thật tươi và nói "Cô chào các em” hoặc “thầy chào các

em" ngay khi bước vào lớp.

3. Giới thiệu và viết tên của mình lên bảng thật đẹp để các em dễ thấy

và nhớ ngay.

4. Thử tổ chức một hoạt động đơn giản, ví dụ như vẽ hoặc viết một vài

tên học sinh lên bảng và để các em tham gia tìm giúp các bạn đó. Sau đó,

giáo viên cho các em lần lượt tự giới thiệu tên họ của mình.

5. Nhắc học sinh ngồi vào chỗ có ghi tên sẵn (nếu giáo viên đã chuẩn bị

trước) khi các em vào lớp. Trong khi chờ đến giờ học, giáo viên có thể gợi ý

cho học sinh kể với nhau theo từng đôi về một chuyện gì đó với bạn như là

chuyện nghỉ hè cùng gia đình, hay là hỏi thăm người bạn ngồi bên cạnh về

những ngày ở quê thăm ông bà trong kì nghỉ hè, về cha mẹ bạn... Chính điều

này sẽ giúp cho giáo viên tạo một không khí thân thiện ngay từ buổi ban đầu

cho lớp học.

6. Giáo viên có thể bắt đầu học sinh với những việc làm hết sức quen

thuộc như điểm danh, cho các em viết lên bảng con tên họ, chiều cao, cân

nặng, thích ăn gì nhất hay người mà trẻ yêu thương nhất.. Với học sinh lớp

Page 32: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

một thì giáo viên có thể cho các em hát chung bài hát mầm non quen thuộc

như là bài Tạm biệt búp bê thân yêu...

7. Giáo viên có thể kể một câu chuyện vui đơn giản và cùng cười với

các em để tạo nên một không khí thoải mái, chân tình, học sinh sẽ mất đi cảm

giác hồi hộp và lo sợ. Đặc biệt, đối với những lớp học mà phần lớn là học sinh

dân tộc, giáo viên cho các em múa tập thể một điệu của chính dân tộc mình

sẽ tạo được một không khí thân thiện.

8. Giáo viên có thể nói ngay những yêu cầu quan trọng của cả thầy lẫn

trò để có thể tổ chức quản lý tốt lớp học như sau:

(a) Khi thầy vào lớp tất cả học sinh đứng lên.

(b) Sau khi thầy gật đầu chào lại hoặc đưa tay ra hiệu thì cả lớp ngồi

xuống.

(c) Khi thầy có việc ra khỏi lớp thì lớp trưởng giữ lớp theo lời dặn của

thầy cô.

(d) Nếu học sinh có nhu cầu ra ngoài thì giơ tay xin phép. Đặc biệt, nhu

cầu đi vệ sinh là cực kỳ quan trọng, các em không được ngại, cần mạnh dạn

xin thầy, cô ra ngoài.

(e) Giáo viên hướng dẫn học sinh con đường đến nhà ăn và khu vệ

sinh khi thời tiết tốt hoặc lúc trời mưa (nếu có).

9. Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện một số công việc trong quá

trình dạy học để chuẩn bị cho việc hình thành những thói quen chung của cả

thầy và trò mỗi khi vào lớp học như sau:

(a) Khi giáo viên đang giảng dạy thì học sinh cần im lặng, lắng nghe,

chưa nên hỏi gì vội chỉ được chuẩn bị câu hỏi mà thôi (Tuyệt đối không được

bắt trẻ ngồi khoanh tay, im lặng và chỉ có biết lắng nghe giáo viên).

(b) Khi giáo viên giảng xong, học sinh được quyền hỏi thầy. Học sinh

giơ tay phải và chờ thầy gọi thì đứng lên và nói: Thưa thầy, cô, tại sao lại như

thế hoặc Thưa thầy, cô, em chưa hiểu chỗ này... Nhìn chung, việc cho các em

Page 33: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

rèn luyện những công việc như kiểu này mỗi ngày, sẽ giúp ích rất nhiều cho

việc hình thành thói quen tốt cũng như nuôi dưỡng sự tự tin lớn dần trong mỗi

đứa trẻ.

(c) Thống nhất một số quy định riêng giữa thầy và trò (nếu có). Ví dụ

như khi học sinh đến lớp muộn thì đứng ngay chỗ cánh cửa đi vào lớp, nhìn

thầy, cúi đầu chào và xin phép đi vào chỗ ngồi.

10. Hình thành nội qui cho lớp. Nội qui được hình thành bằng cách giáo

viên cùng với học sinh ghi lại (đối với học sinh lớp lớn), cùng nhắc đi nhắc lại

(đối với học sinh lớp nhỏ), thậm chí có nhiều giáo viên còn mô tả bằng hình

vẽ đủ sức hấp dẫn trẻ những nội dung ở mục 8 và 9. Đây chính là nội quy của

lớp học. Thật ra, để trở thành nội quy thì giáo viên phải bổ sung thêm phần

những hậu quả mà học sinh phải gánh chịu do hành vi vi phạm của các em.

Tuy nhiên ở cấp tiểu học hoặc những năm đầu của cấp THCS khi học sinh vi

phạm nội qui, giáo viên thường yêu cầu học sinh phải học đi học lại nhiều lần

một bài học, làm nhiều bài tập gần giống nhau. Học nhiều chính là sự điều

chỉnh các hành vi của trẻ tốt hơn. Khi phổ biến nội qui giáo viên cần chú ý:

(a) Viết với cỡ chữ to, trang trí đẹp bảng nội quy và dán ở một góc mà

các em dễ nhìn thấy mỗi khi vào lớp.

(b) Có thể copy bảng nội quy cho học sinh mang về nhà để cha mẹ các

em được biết.

(c) Không được yêu cầu học sinh học thuộc lòng hoặc phải nhớ những

gì có trong bảng nội quy. Nội qui chẳng qua chỉ là những bài học giáo dục đạo

đức để giúp học sinh có những thói quen tốt. Ở một trường Tiểu học ở Thụy

Điển, Hiệu trưởng còn yêu cầu giáo viên sân khấu hóa nội quy như là một bài

giảng về những hành vi tốt cần có trong môi trường giáo dục để học sinh nhớ

về những điều xấu không nên làm và những điều tốt cần làm.

11. Giáo viên đưa ra thời khoá biểu chung cho tuần đầu (có thể điều

chỉnh ở các tuần sau cho phù hợp hoàn cảnh hoặc tâm sinh lý của nhiều trẻ

Page 34: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

trong lớp) gồm: các tiết học bắt buộc, tiết học tự chọn, giờ ăn trưa, giờ học

hát, thể dục, nghỉ giải lao và những hoạt động ngoài giờ lên lớp.

12. Lập thời khoá biểu dự kiến hoạt động trong một tuần cho chính

mình và học sinh. Điều chỉnh cho ngày mai sau khi rút kinh nghiệm về việc tổ

chức quản lý lớp học hôm nay. Chú ý đưa ra những mục tiêu giáo dục,

phương pháp dạy học, yêu cầu nội dung kiến thức mà giáo viên cần dạy và

học sinh cần học từng ngày một.

13. Phải bắt đầu với những hoạt động học tập đơn giản và mục tiêu

thấp nhất, tức là khi muốn giảng bài mới thì nên bắt đầu từ những điều,

những sự việc mà học sinh đã biết. Giáo viên phải chuẩn bị khá nhiều câu hỏi

dễ để không có một học sinh nào bị giáo viên cho ngồi xuống vì không trả lời

được câu hỏi của mình. Những hoạt động như vậy sẽ giúp các em tự tin hơn

và giảm sự lo sợ trong những ngày đầu thầy trò giao tiếp với nhau và dễ

mang lại sự thành công cho các nhà giáo.

14. Giáo viên nên kiểm soát và giữ đến lạc với học sinh bằng ánh mắt

thân thiện. Không nên bỏ thời gian vào những việc văn phòng ngay từ ngày

đầu. Và đừng bao giờ để học sinh cảm nhận sự vắng mặt của thầy cô. Trong

trường hợp bất khả kháng thì phải nhờ một giáo viên khác dạy thay hoặc

quản lý học sinh.

15. Phải luôn giữ bình tĩnh trước những vấn đề về thái độ chưa tốt của

học sinh. Tuyệt đối không đưa học sinh ra trước lớp để nêu gương xấu. Ví dụ

có trường hợp học sinh đã bắn giấy vào lưng một thầy giáo trong lúc cả lớp

đang chăm chú chép bài, thầy giáo đã quay lại và nói với cả lớp cho thầy

mượn tấm bảng con và vẽ vào đó một vòng tròn, rồi nói tiếp, ai bắn đúng vào

vòng tròn này sẽ được thưởng 10 viên phấn. Cả lớp im lặng. Thầy lại nói:

Thôi, chúng ta học tiếp, hôm nào thầy sẽ thi bắn với các em. Lớp học trở lại

bình thường, đến giờ giải lao thầy giáo đã xoa đầu một bạn. Từ đó về sau

bạn này luôn tỏ ra thân thiện với thầy.

Page 35: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

16. Tạo ra hứng thú và nhiệt tình bằng cách gợi ý những đề tài mà giáo

viên dự định dạy hôm sau để học sinh về nhà chuẩn bị, có thể nhờ sự trợ

giúp của cha mẹ như tìm một câu ca dao tục ngữ nói về công cha nghĩa mẹ...

17. Giáo viên đưa ra một số quyển sách và cùng thảo luận với học sinh

về cách giữ sách vở trong năm học. Ví dụ như dạy cho học sinh cách bao bìa

tập, bìa sách cho đẹp. Đây cũng là một hoạt động rất hữu ích vào những ngày

đầu đến trường của trẻ.

18. Giáo viên có thể tổ chức một chuyến tham quan nhỏ với mục tiêu là

có thể đưa học sinh ra khỏi bốn bức tường của phòng học. Ví dụ như tham

quan nhà văn hóa, bảo tàng hoặc đình làng ở ngay địa phương. Trong trường

hợp không thể đưa học sinh ra khỏi trường thì cũng có thể tổ chức cho học

sinh tham quan những khu vực ngay trong khuôn viên nhà trường như thư

viện, góc học tập mà giáo viên đã chuẩn bị và chỉ dẫn các em cách sử dụng

chúng.

Nói chung, một khi giáo viên tạo được bầu không khí thân thiện ban

đầu, tạo được ấn tượng tốt để học sinh nhiệt tình với những hoạt động vào

những ngày đầu tiên đến lớp thì điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến thành công

sau này. Việc tạo ra một môi trường thân thiện để dạy và học tốt chính là một

phần của sự tổ chức quản lý tốt lớp học. Đó là điều mà mỗi nhà giáo mong

đợi.

Vài cách làm để giáo viên tự nhắc nhở mình khi tiến hành việc dạy học trong những tuần đầu tiên:

1. Lên danh sách những quy định quan trọng và những việc cần nhắc

nhở học sinh hàng ngày như chào cờ đầu tuần phải đi sớm hơn 5 phút, trước

khi nghỉ giải lao giữa giờ là tập thể dục sân trường và chỗ tập trung các em là

ở đâu...

2. Lập danh sách học sinh cả lớp thật đẹp, gây sự chú ý và đảm bảo

rằng mỗi gia đình học sinh đều có một bản.

Page 36: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

3. Phải linh hoạt, bình tĩnh, công bằng và dự đoán trước được những

hành động nghịch phá của học sinh.

4. Nên cho học sinh biết trước những hậu quả của việc vi phạm nội quy

nhà trường, vi phạm luật (ví dụ như luật giao thông đường bộ...).

5. Nên có sẵn đồ chơi và những kế hoạch hoạt động dành cho học sinh

cá biệt.

6. Khuyến khích những cư xử tốt của trẻ bằng cách thừa nhận và tuyên

dương các em trước lớp.

7. Tìm sự hỗ trợ từ những học sinh biết giúp đỡ bạn để giúp mình.

8. Quản lý chặt chẽ học sinh trong những tuần đầu, tuyệt đối không để

xảy ra dù là một sơ suất nhỏ. Đưa ra những chỉ dẫn thật dễ hiểu để các em

dễ làm theo.

9. Hãy luôn luôn bình tĩnh.

10. Bảo đảm học sinh biết cần đem những gì vào lớp hằng ngày.

11. Dạy học sinh những thói quen học tập. Chú ý giúp trẻ biết được

những thói quen ở nhà cần được duy trì, những thói quen ở nhà cần được

thay đổi khi đến lớp.

12. Làm cho học sinh có trách nhiệm với việc học của các em.

13. Theo dõi bữa ăn trưa của học sinh, đặc biệt là trong những tuần

đầu đối với lớp học bán trú.

14. Đừng để học sinh không có ai trông chừng. Nếu bạn phải ra khỏi

lớp mà học sinh vẫn còn ở đó, bạn hãy nhờ một đồng nghiệp trông lớp giúp.

15. Đưa ra những mục tiêu giảng dạy với những tiêu chuẩn thấp nhất

theo yêu cầu giảng dạy trong những ngày đầu để tạo sự phấn khởi và củng

cố dần sự tự tin cho trẻ.

16. Nên cho cha mẹ học sinh biết được mục đích dạy học và giáo dục

trẻ của bạn đối với lớp do mình chịu trách nhiệm.

Page 37: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

2.4 Hình thành những thói quen cần thiết

Hình thành thói quen cho trẻ cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng

trong sự nghiệp giáo dục học sinh. Thật ra, trong tiến trình giáo dục, việc hình

thành thói quen cho học sinh cũng là một thành tố trong nhiệm vụ dạy học của

thầy. Đó cũng là lý do tại sao không bao giờ xã hội xem người thầy như là

một "người thợ dạy". Thói quen mà học sinh được hình thành từng ngày, từng

ngày một dưới sự dẫn dắt của thầy cô giáo nhằm tạo thuận lợi cho cả việc

dạy của giáo viên và việc học của trò. Kinh nghiệm cho thấy thói quen không

những giúp cho chúng ta xử lý các vấn đề cuộc sống dễ dàng hơn mà còn

giúp cho trẻ có thể học tốt và ứng xử với nhau tốt hơn. Nhiều nhà nghiên cứu

về giáo dục đã nhận ra rằng tiêu chuẩn để phân biệt giữa những chuyên gia

giáo dục với học sinh hoặc giữa giáo viên giỏi với giáo viên mới vào nghề là ở

chỗ khả năng hình thành số lượng nhiều hay ít các thói quen có ích cho học

sinh.

2.4.1 Hình thành thói quen có ích cho học sinh

1. Có rất nhiều thói quen có ích mà giáo viên cần phải hình thành cho

học sinh của mình trong suốt quá trình dạy học. Thói quen tốt, thói quen có

hiệu quả sẽ giúp học sinh học và hiểu được nhiều hơn bài học và cả cách học

nữa. Có người cho rằng nguyên lý dạy học của giáo viên có thể là: thầy thiết

kế, trò thi công. Trò thi công bằng vốn tối thiểu là những thói quen đã được

giáo viên tạo ra trong ngày hôm qua.

Nhà giáo Jane Kelling ở Texas đã đưa ra nhận định: "Những đứa trẻ

nào thường gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian của mình, khi được

giáo viên dạy và lập được những thói quen thì đứa trẻ đó được lợi rất lớn”.

Còn nhà giáo Pamela Shannon ở San Diego thì cho rằng: "Tạo ra được thói

quen thì sẽ rất tốt cho cả giáo niên lẫn học sinh. Trẻ con sẽ luôn cảm thấy an

toàn hơn khi chúng có được thói quen”.

2. Những thói quen giáo viên có thể hình thành cho học sinh.

(a) Thói quen truyền thống

Page 38: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

- Đến lớp hàng ngày.

- Cả lớp đứng dậy chào khi giáo viên bước vào lớp khi giáo viên chào

kết thúc và bước ra khỏi lớp.

- Đến lớp sớm ít nhất 10 phút để xem lại bài học cũ, chuẩn bị cho bài

học mới.

- Im lặng trong khi giáo viên đang giảng bài.

- Muốn phát biểu phải giơ tay.

- Muốn ra khỏi lớp vì có việc cần hoặc đi vệ sinh phải xin phép giáo

viên.

- Gặp thầy cô trong nhà trường phải cúi đầu chào.

- Khi có khách vào lớp để tham quan, dự giờ, lớp trưởng chờ giáo viên

cho phép thì mới hô to: Học sinh nghiêm! Chào! Cả lớp đứng dậy, chờ giáo

viên cho phép thì mới ngôi xuống.

- Làm đầy đủ các bài tập về nhà ít nhất là các bài tập vừa sức của các

em. Đây là một thói quen có thể nói là cực kỳ quan trọng, giúp trẻ thành công

sau này.

- Thói quen sửa lại bài tập cho đúng một cách cẩn thận. Đây là một thói

quen rất quan trọng mà đôi khi có khá nhiều giáo viên ít chú trọng để hình

thành cho học sinh. Có không ít giáo viên chỉ gạch chân những chỗ sai bằng

bút đỏ, còn học sinh thì mang điểm xấu về nhà, phụ huynh nhìn thấy điểm xấu

thì tặng cho trẻ một roi nhưng cũng không thể biết phải sửa chỗ sai như thế

nào là đúng.

- Xem lướt qua bài học của ngày mai, sau khi đã học xong bài cũ.

- Đọc sách theo yêu cầu của giáo viên để hình thành cho trẻ thói quen

tự đọc sách. Thói quen này cũng rất quan trọng không những cho học sinh

mà còn có thể giúp giáo viên phát hiện ra những học sinh có khả năng hoạt

động trong lĩnh vực nghiên cứu sau này. Đó cũng là một cách bồi dưỡng

nhân tài trong tương lại cho đất nước.

Page 39: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

(b) Thói quen trong môi trường giáo dục thân thiện.

Thật ra, việc hình thành những thói quen kiểu này có khi cũng không

phải là điều mới mẻ đối với một số giáo viên. Tuy nhiên, trong quả trình đổi

mới, các nhà giáo dục học rất chú trọng đến việc hình thành những thói quen

để giúp trẻ tự tin, năng động trong tư duy độc lập, dám nghĩ, dám làm và dám

chịu trách nhiệm. Các thói quen này cần thực hiện từng bước một, và cũng

phải trải qua một chặng đường dài với sự tham gia của nhiều nhà giáo kế tiếp

nhau trong suốt 12 năm của giáo dục phổ thông. Một số thói quen cần xây

dựng cho học sinh đáp ứng môi trường giáo dục thân thiện như sau:

i. Khi thấy có khách bước vào lớp, không cần đợi giáo viên cho phép,

lớp trưởng tự động đúng lên hô to: Cả lớp đứng lên, kính chào quý thầy cô ạ.

Thói quen rất cần được chú ý ở đây là trong trường hợp kể cả lớp trưởng

cũng không kịp nhìn thấy người khách, thì bất cứ học sinh nào nhìn thấy cũng

có thể ra hiệu cho cả lớp cùng chào. Rất nhiều trường hợp, đại biểu đã vào

trong lớp học rồi mà giáo viên đang bận, chưa nhìn thấy hoặc không thấy, khi

giáo viên chưa yêu cầu thì cả lớp vẫn ngồi im. Mãi một lúc sau thì giáo viên

mới phát hiện và nói: Các em chào quý thầy cô đi, lúc bấy giờ thì mới có khẩu

lệnh từ lớp trưởng.

* Khi gặp thầy, cô hoặc người lớn trong sân trường, học sinh không nên

chỉ biết im lặng và cúi đầu chào mà cần phải kèm theo lời nói: Em chào thầy

cô ạ hay là Dạ, con chào bác ạ... Nói chung, là có nhiều cách, nhưng điều

quan trọng muốn đặt ra ở đây là sự nói thình tiếng và rõ ràng. Ở một số nước,

học sinh luôn sẵn sàng chào chúng ta: Good morning hoặc Boniour và chắc

chắn một điều là ai cũng được chào lại. Ở nước ta đôi khi người lớn than

phiền là trẻ con ngày nay gặp người lớn phần lớn là không biết chào. Thật ra,

điều này do một số nguyên nhân như sau:

- Với trẻ: Trong lúc các em gật đầu mà không kèm theo lời chào, đôi khi

người lớn không nghe thấy. Một khi người lớn không nghe thấy thì sẽ không,

đáp lại. Nếu gặp vài trường hợp như thế trẻ sẽ tìm cách lẫn tránh để không

phải chào người lớn nữa. Đây là một trở ngại tâm lý mà rất nhiều thầy cô giáo

Page 40: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

và người lớn ít cảm nhận được để thông cảm và chia sẻ với trẻ. Vì vậy việc

hình thành thói quen này cho trẻ là rất cần thiết trong quá trình đổi mới giáo

dục phổ thông.

- Với người lớn: Khi không nghe thấy lời chào từ phía trẻ, ở góc độ

truyền thống và tâm lý xã hội thì người lớn không thể lên tiếng chào các em

trước và luôn trách trẻ và trách các nhà giáo dục. Đó cũng là một khó khăn từ

hai phía mà muốn khắc phục phải bằng cách hình thành thói quen mới làm

nền tảng cho việc hình thành phong cách sau này của trẻ.

ii. Chuẩn bị một câu chuyện vui và thật ngắn để kể cho lớp trước khi bắt

đầu mỗi buổi học, một bài hát, một trò chơi hay vài câu thơ cũng được.

iii. Xem qua bài học ngày mai ở SGK, đánh dấu những chỗ chưa biết

hoặc khó hiểu để hỏi thêm học sinh. Thật ra để hình thành thói quen này rất

cần sự trợ giúp của cha mẹ học sinh.

iv. Khi giáo viên đặt câu hỏi thì phải nhẩm câu trả lời xong mới giơ tay,

chờ giáo viên gọi là đứng lên và trả lời: Thưa thầy (cô), rồi nói ngay nội dung,

không cần nói là Thưa thầy em xin trả lời rồi mới đi vào nội dung. Đây là thói

quen tham gia có trách nhiệm, trả lời thẳng vào vấn đề, ngắn gọn không lòng

vòng và tuyệt đối không giơ tay vì phong trào và khi chưa chuẩn bị được câu

trả lời.

v. Khi sinh hoạt nhóm là phải có ý kiến hoặc nêu chính kiến. Thói quen

có ý kiến sẽ giúp trẻ mạnh dạn tham gia trong mọi hoàn cảnh và cũng là cơ

sở để trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Còn thói quen nêu chính kiến sẽ góp

phần đào tạo lớp người dám nghĩ và dám chịu trách nhiệm.

vi. Trẻ phải mạnh dạn xin phép giáo viên khi có nhu cầu đi vệ sinh. Giáo

viên không nên xem thường điều này vì đây là thói quen rất cần xây dựng cho

trẻ. Chính sự e ngại trong lĩnh vực này dễ làm cho trẻ chịu nhiều áp lực tâm lý

và mắc nhiều chứng bệnh lý sau này.

vii. Thói quen sẵn sàng giúp đỡ bạn và người cao tuổi khi cần. Học tập

cách làm và biết làm từ thiện.

Page 41: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

viii. Bỏ rác đúng nơi qui định (Lớp học nên có thùng rác sạch đẹp đặt ở

một góc không cần phải là quá kín nhưng thuận tiện cho trẻ).

ix. Phải kèm theo một nụ cười khi muốn gửi đến người lớn một thông

điệp nào đó. Ví dụ như khi chúng ta muốn trẻ tỏ thái độ không đồng tình với

người hút thuốc lá thì phải dạy trẻ không được nhăn mặt, cau có mà phải có

nụ cười kèm theo. Chính nụ cười đó sẽ đặt nền móng cho nhân cách sau này

của đứa trẻ.

2.4.2 Giáo viên tự hình thành thói quen giúp ích cho quá trình dạy học

Không phải chỉ có học sinh là cần phải hình thành thói quen mà chính

giáo viên mới là người luôn phải xây dựng những thói quen cần thiết. Giáo sư

David Berliner của đại học bang Arizona American cho rằng nhà giáo là

những người mà mỗi ngày phải đưa ra nhiều quyết định quan trọng ảnh

hưởng đến cuộc sống và tương lai của rất nhiều đứa trẻ. Vì vậy, cách duy

nhất mà giáo viên có thể làm tốt nhiệm vụ dạy học là phải tổ chức, quản lý tốt

lớp học. Mà để tổ chức quản lý tốt lớp học là phải hình thành và xây dựng các

thói quen cho mình và cho trẻ. Nhiều quyết định và yêu cầu của giáo viên có

thể trở nên tự động, nhanh chóng và nhẹ nhàng đối với học sinh khi giáo viên

chuyển hoá được nhiều kiểu hoạt động trở thành những thói quen hàng ngày

cho học sinh của mình. Mặt khác, để có thể hình thành được những thói quen

tốt cho học sinh thì phải xuất phát từ ý tưởng hoặc cao hơn nữa là từ thói

quen vốn đã được tôi luyện của chính bản thân giáo viên. Hay nói cách khác,

thói quen mà trẻ có được chính là sự chuyển hóa từ thói quen của giáo viên

đến học sinh. Những thói quen cần có đối với giáo viên như sau:

a) Thói quen xem lại, kiểm tra lại việc giảng dạy sau một ngày lao động để biết:

- Học sinh nào có biểu hiện tốt hơn những ngày trước đó.

- Học sinh nào có biểu hiện một điều gì đó khác thường một chút, nhất

là về mặt hành vi, cách ứng xử.

Page 42: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

- Chất lượng của hoạt động dạy và học ngày hôm nay có gì cần phải

thay đổi, phải điều chỉnh ở ngày hôm sau.

- Yêu cầu học sinh đứng dậy ngay sau khi các em đã làm xong phần

bài tập mà giáo viên đã giao tại lớp. Với thói quen này, giáo viên sẽ biết được

học sinh nào làm tốt, học sinh nào cần sự giúp đỡ để quyết định nên giao bài

tập gì tiếp theo hoặc không nên giao thêm nữa.

- Học sinh nào chưa làm được bài tập về nhà thì nên thưa thật với giáo

viên để giáo viên tìm cách giúp đỡ các em ngay hôm đó. Đây là một thói quen

rất khó để rèn luyện. Tuy nhiên khi hình thành được thì giáo viên sẽ tìm thấy

được niềm vui và hạnh phúc với nghề nghiệp của mình.

b) Thói quen luôn đặt câu hỏi Tại sao:

- Tại sao hôm nay học sinh A đến muộn?

- Tại sao em B đánh bạn?

- Tại sao hôm nay em C nghỉ học?

- Tại sao em D hôm qua không về nhà?

- Tại sao em E nhiều lần không làm bài tập ở nhà?

- Tại sao hôm nay không khí lớp học sôi nổi hơn hôm qua?...

Nếu như sau mỗi ngày lên lớp, giáo viên có thể trả lời những câu hỏi

dạng như thế tức là đã giải quyết được một phần cơ bản của nội dung tổ

chức quản lý lớp học.

c) Thói quen chia sẻ với học sinh của mình.

Ở việt Nam chúng ta, do ảnh hưởng của truyền thống "Quân, Sư, Phụ”,

nên đôi khi vai trò của người thầy thường chiếm một vị trí như là một người

lãnh đạo tuyệt đối. Khoảng cách giữa thầy trò nhiều lúc quá xa nên sự chia sẻ

có phần bị hạn chế. Muốn có một không khí lớp học thân thiện nhất định giáo

viên phải tự xây dựng cho mình thói quen chia sẻ với học sinh. Sự chia sẻ với

học sinh thường được xuất phát từ tấm lòng của các nhà giáo. Chẳng hạn:

Page 43: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

- Tìm trong lớp một vài học sinh biết giúp đỡ người khác để làm cầu nối

giữa thầy và trò. Có thể là lớp trưởng, tổ trưởng, hay những học sinh có thói

quen giúp đỡ bạn. Qua đó giáo viên có được nguồn cung cấp thông tin đáng

tin cậy về những học sinh cần sự trợ giúp từ phía người lớn hoặc nhà trường.

- Sự chia sẻ thực chất là cách giáo viên tiếp cận với trẻ, hiểu trẻ để giáo

viên trả lời trả lời câu hỏi tại sao trẻ có các hành vi ứng xử không đúng trong

lúc giáo viên giảng dạy. Ví dụ tại sao trẻ hay đánh nhau? - Do bố mẹ vừa bỏ

nhau; Tại sao trẻ thường ngủ gật trên lớp? - Do học sinh đó phải thức đêm

chăm sóc bà đang ốm. Tại sao có 2 học sinh không đăng ký học hai buổi /

ngày? Do gia đình quá nghèo không thể nộp được học phí các môn năng

khiếu và tiền ăn trưa…

- Sự chia sẻ còn thể hiện ở thái độ ứng xử của giáo viên trong quá trình

dạy học. Ví dụ: Trong một lớp học, có lần giáo viên viết sai trên bảng, học

sinh giơ tay và chỉ cho giáo viên chỗ sai. Giáo viên này luôn bỏ qua lời góp ý

của học sinh, thế là suốt cả năm học không học sinh nào dám gửi thông tin

phản hồi đến cô giáo. Một hôm, khi có đoàn thanh tra đến dự giờ, cô giáo đã

viết sai từ 120 x 3/5 thành 120: 3/5 và đã không có một sinh nào có ý kiến trên

lớp. Đoàn thanh tra đã không thể đánh giá là cô giáo nhầm hay là sai kiến

thức cơ bản. Trong khi đó ở một lớp học khác giáo viên luôn có sự chia sẻ với

học sinh. Khi giáo viên nói và viết nhầm lên bảng, học sinh giơ tay xin góp ý.

Cô giáo đã nói: A! Cho cô xin lỗi. Vậy cái đúng là gì? Có vài học sinh đã trả lời

đúng, nhiều em chưa hiểu (vì là bài học mới), nhân dịp này giáo viên giảng

giải cẩn thận cho cả lớp. Qua đó, những người dự giờ đã dễ dàng nhận ra

năng lực giảng dạy và khả năng tổ chức quản lý lớp học của cô giáo.

d) Thói quen chuyển tiếp giữa hai hoạt động

- Một trong những ưu điểm khi giáo viên hình thành thói quen này cho

mình và cho học sinh là "sự chuyển tiếp nhẹ nhàng". Có được những thói

quen này học sinh sẽ di chuyển nhanh chóng và có hiệu quả từ một hoạt

động này hay bài học này sang hoạt động và bài học khác, tiết kiệm và hạn

chế được khoảng thời gian chết. Ví dụ như giáo viên có thể nói: Các em còn

Page 44: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

5 phút nữa để hoàn tất bài kiểm tra này, hoặc là còn 5 phút nữa là đến giờ

các em phải nộp bài kiểm tra. Hay giáo viên có thể thông báo cho học sinh

bằng cách nhẹ nhàng viết lên bảng: "15 phút”, khi học sinh nhìn thấy thông

báo là biết ngay rằng mình phải chuẩn bị kết thúc bài làm.; Khi giáo viên viết

"5 phút" thì học sinh biết rằng phải chuẩn bị bỏ bút xuống, nhìn lên giáo viên

để cho thấy các em đã sẵn sàng.

- Sự chuyển tiếp có hiệu quả là những thói quen có hiệu quả. Ví dụ khi

đã tập được thói quen, học sinh biết ngay sau nghỉ giải lao là sẽ đền giờ tập

đọc thì các em đã chuẩn bị sách và biết mình cần phải làm gì tiếp theo cho

một bài tập đọc.

Nhìn chung, nhiều nhà giáo dục đã cho rằng "Mọi thứ cư xử đều là thói

quen, có nhiều thói quen tốt được xem là phẩm chất đạo đức tốt”. Việc hình

thành thói quen tốt cho chính giáo viên và học sinh là cả một quá trình, có khi

còn là kinh nghiệm một đời dạy học của các nhà giáo. Sự khác nhau là ở chỗ

nó tùy vào từng giáo viên và từng lớp học. Thói quen là một thứ gì đó thuộc

về cá nhân. Giáo viên nên biết dùng cái nào tốt nhất cho mình và học sinh.

Thói quen đôi khi cũng bị giới hạn khi tập luyện. Ví dụ như thói quen tự

đọc sách không dễ gì mà tạo được cho mọi đứa trẻ hay với việc muốn hình

thành thói quen để khi học sinh cần có sự giúp đỡ của giáo viên thì giơ tay và

mạnh dạn nói lên nhu cầu của mình. Tuy nhiên lời yêu cầu giúp đỡ trước lớp

đôi khi không những làm cho các em lúng túng mà còn lo sợ các bạn khác

cười, sợ ảnh hưởng và làm gián đoạn giờ học của lớp. Đây là một thói quen

tưởng chừng như đơn giản nhưng rất khó luyện tập. Nhiều người luyện suốt

đời vẫn không dám nói yêu cầu trước đám đông. Trong các thói quen mà giáo

viên muốn hình thành cho trẻ thì những thói quen được rèn vào buổi sáng là

đặc biệt quan trọng và dễ tạo thành hơn hết. Những giáo viên có kinh nghiệm

thường thông báo cho học sinh những hoạt động nào cần phải chuẩn bị trước

khi bước vào lớp học. Cứ như thế, ngày qua ngày, khi các em đã được dạy

lặp đi lặp lại nhiều lần thì không phải mất thời gian cho việc phải hướng dẫn

cái nào cần phải làm vào buổi sáng trước và trong khi trẻ đến trường. Thói

Page 45: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

quen buổi sáng không những tạo ra một bầu không khí đầy phấn khích mà

còn làm cho các em học cách chịu trách nhiệm về những việc mình làm trong

từng ngày. Ví dụ như khi biết ngày hôm nay có bài kiểm tra, học sinh phải biết

chuẩn bị giấy làm bài, học kỹ bài cũ, cho áo mưa vào cặp khi biết thời tiết xấu,

cho áo khoác vào cặp trong những ngày giá rét...

2.5 Công việc sổ sách

Rất nhiều giáo viên đã tâm sự: Khi tôi học ở trường sư phạm, không có

ai chỉ bảo cho tôi biết là phải làm các loại sổ sách và vô điểm nhiều như thế

nào. Khi đi thực tập, tôi chỉ soạn giáo án và giáo viên hướng dẫn làm hết tất

cả việc này. Tuy nhiên, nếu như công việc sổ sách mà không hoàn tất nó mỗi

ngày thì sẽ làm không kịp và dễ bị phê bình. Có những giáo viên đầy kinh

nghiệm cũng thường than phiền nhưng họ cho rằng việc lập đầy đủ các loại

sổ sách và vô điểm cho học sinh luôn là những việc quan trọng của nghề

giáo.

Và không phải chỉ riêng giáo viên có kinh nghiệm, những giáo viên trẻ

và những giáo viên hưu trí cũng cho rằng mình luôn bị bao vây bởi những

công việc sổ sách không bao giờ hết. Nào là sổ điểm danh hàng ngày, giáo

án, kiểm tra chuyên môn, báo cáo, bài tập về nhà, để kiểm tra, cập nhật

những thông tin khẩn cấp, họp phụ huynh học sinh, theo dõi những học sinh

tham gia vào các chương trình phụ đạo, nâng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi,

và nhiều hơn nữa...

Tuy nhiên đây là những nhiệm vụ mà một nhà giáo không thể không

làm, nhưng không thể thuê một thư ký, càng không thể làm việc 24 giờ một

ngày. Vậy giáo viên có thể làm gì để giải quyết tình trạng thực tế này? Có

những lời khuyên từ các nhà giáo dục và giáo viên đầy kinh nghiệm như sau:

1. Các giáo viên mới ra trường nên gặp những giáo viên có quá trình

dạy học nhiều năm cũng như có kinh nghiệm để tìm ra những cách làm sổ

sách tốt nhất. Những kinh nghiệm có thể giúp giáo viên mới tiết kiệm thời

gian.

Page 46: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

2. Những nhà giáo dục học trong đó có nhà giáo dục Madeline Hunter

nói rằng giáo viên nên làm việc một cách thông minh hơn, sử dụng thói quen

có ích chứ không nên bỏ ra quá nhiều thời gian cho việc này bằng cách:

- Khi soạn giáo án với những bài học đơn giản giáo viên có thể giao

cho học sinh tự tìm hiểu bài học giúp mình để giáo án không phải viết dài.

Chẳng hạn như giáo viên dạy bài học về những danh từ chỉ sự vật xung

quanh các em, giáo viên nên cho học sinh tự tìm trước trong SGK xem có bao

nhiêu danh từ nói về những đồ vật ví dụ em bé, quả bóng...

- Cách tốt nhất là bắt chước cách làm của những giáo viên có nhiều

kinh nghiệm, làm việc nghiêm túc và không bảo thủ, luôn có cách cải tiến.

Điều quan trọng là phải bắt tay làm ngay những điều có thể, từ những ngày

đầu năm học, không chần chừ để thời gian trôi đi. Có thể một số việc tranh

thủ làm trên lớp khi giáo viên cho học sinh làm bài tập, bài kiểm tra mà vẫn

quản lý được học sinh của mình.

- Tận dụng công cụ máy tính để chép hoặc tạo ra các mẫu thống kê để

giảm bớt cường độ lao động.

- Riêng đối với những qui định về biểu mẩu mới thì nên cùng tham gia

với mọi người trong các cuộc họp tổ, khối để tìm cách làm tốt nhất.

2.6. Xây dựng mối quan hệ với phụ huynh ngay từ đầu năm học mới

Những ấn tượng đầu tiên với gia đình học sinh để có được sự ủng hộ

từ phía xã hội là điều khá quan trọng trong quá trình dạy học. Những giáo

viên có nhiều kinh nghiệm thường xây dựng mối quan hệ với phụ huynh học

sinh trước và trong khi năm học bắt đầu với một số cách như sau:

- Gửi thư chào mừng năm học mới đến tất cả phụ huynh hay những

người đỡ đầu của học sinh. Qua đó giáo viên có thể biết được em nào còn đủ

cha mẹ, em nào chỉ có cha hoặc mẹ, em nào mồ côi cả cha lẫn mẹ và chỉ có

người đỡ đầu. Để biết được thông tin này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách

Page 47: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

ghi vào phong bì. Riêng với học sinh lớp một thì giáo viên gửi thư chúc mừng

kèm một mẫu để gia đình các em tự điền vào các chi tiết.

- Thông báo cho gia đình học sinh biết kế hoạch họp đầu năm, kế

hoạch đại hội (hoặc dự kiến) bầu BCH hội cha mẹ học sinh của lớp, của

trường để có sự chuẩn bị trước.

- Thông báo thời gian cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm để giáo viên

phản ảnh tình hình học tập chung của lớp. Tuy nhiên, những vấn đề của học

sinh cá biệt thì sẽ họp riêng, tuyệt đối không phổ biến trước cuộc họp cha mẹ

học sinh.

- Thông báo và đề nghị gia đình đưa các em đi khám sức khỏe nếu nhà

trường có điều kiện tổ chức.

- Một thông báo để lập danh sách các số điện thoại của gia đình học

sinh và danh sách điện thoại nhà trường để khi cần là có thể liên lạc.

- Đề nghị cha mẹ viết chi tiết những điểm mạnh hay bất cứ thành tích

nào của con em mình hoặc những thông tin nào cần chú ý để giáo viên tổ

chức quản lý lớp học tốt hơn vào năm học mới.

- Giáo viên gửi danh sách những đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân mà

gia đình cần giúp các em chuẩn bị mang theo hoặc được phép đưa đến

trường. Điều này giúp cho phụ huynh và học sinh có một ý thức tốt khi bắt

đầu vào năm mới. Một vài nơi trên thế giới, giáo viên lớp một cho các em

được mang theo những món đồ cá nhân quá quen thuộc đối với trẻ. Chăng

hạn như con búp bê, cún con, một chú gấu bông hay con chuột Mickey, thậm

chí một chiếc khăn nhỏ cũng được. Người ta cho rằng đó là một thứ "đồ dùng

an toàn” giúp những học sinh mới cảm thấy tự tin hơn khi vào lớp học đầu

tiên. Giáo viên lớp một không nên đưa ra lời "cấm” đầu tiên với trẻ.

- Trao đổi với gia đình học sinh có điều kiện về những thiết bị mà nhà

trường chưa có khả năng đầu tư từ quạt máy, máy điều hòa, bảng thông

minh, computer... những thứ mà phụ huynh có thể hỗ trợ trong tầm tay.

Những sự trao đổi này cốt để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hoặc

Page 48: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

tạo đà phát triển theo hướng tầm cao từng bước, phù hợp với khả năng gia

đình học sinh và mang đến hiệu quả thiết thực.

Phần 3. Kết luận

Phương pháp tổ chức quản lý lớp học bao gồm khá nhiều lĩnh vực,

nhiều công đoạn, nhiều nhiệm vụ mà các nhà giáo phải làm, đôi khi còn lập đi

lập lại nhiều lần trong suốt cuộc đời dạy học của mình. Tuy nhiên trong khuôn

khổ cuốn sách này chúng tôi chỉ giới thiệu phương pháp tổ chức quản lý lớp

học ở công đoạn khi mà giáo viên được phân công và giao nhận lớp cho đến

thời điểm bắt đầu giảng dạy cho năm học mới: Cho dù đó là những giáo viên

vừa tốt nghiệp ra trường hay là những nhà giáo có nhiều năm giảng dạy thì

vẫn cần phải có một sự khởi động với nhiều công phu đầu tư.

Đã có rất nhiều giáo viên dạy thành công trong suốt một năm học nhờ

vào sự chuẩn bị, sự bắt đầu, sự kế hoạch hóa việc tổ chức quản lý trước khi

học sinh đặt chân vào lớp học. Đối với những giáo viên này, nhìn chung

người ta cho rằng đã biết được những phương pháp tổ chức quản lý tác động

lên các yếu tố cụ thể cho sự bắt đầu của nhiệm vụ dạy học của mình bao gồm

từ việc cái tiến cách trang trí phòng học đến việc hình thành những thói quen;

những phương pháp tổ chức quản lý dự kiến sẽ đưa ra, những góc học tập

được chuẩn bị, các bước đi để bảo đảm học sinh được học tập một cách

thoải mái, tự tin, tích cực. Bên cạnh việc giáo viên phải cố gắng tổ chức cho

học sinh học tốt, học sinh được tham gia vào quá trình giảng dạy của mình,

các nhà giáo còn phải tổ chức cho cả cha mẹ học sinh cũng được tham gia

bằng cách xây dựng các kế hoạch dành cho cá nhân học sinh cần sự trợ giúp

của gia đình. Đồng thời, giáo viên cũng phải xây dựng cho mình những yêu

cầu cần phải học tập từ những đồng nghiệp.

Tổ chức quản lý tốt một lớp học sẽ tạo được nền tảng căn bản cho việc

giảng dạy và học tập tốt. Một môi trường giáo dục tốt thực chất phải là người

thầy thứ hai của trẻ. Vậy thì người thầy thứ hai của trẻ cũng phải tốt. Cả hai

người thầy cùng tốt tức là đã có một môi trường giáo dục thân thiện thực sự.

Page 49: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Có được điều này chúng ta sẽ góp phần khuyến khích học sinh hình thành

được động cơ, thái độ học tập, cải thiện môi trường dạy và học, định hướng

được những vấn đề về cách ứng xử của cả thầy lẫn trò thông qua việc hình

thành thói quen cần thiết và có ích. Như vậy chúng ta đã tạo ra môi trường

học tập đầy sự kích thích để học sinh tham gia ngày càng tích cực và năng

động. Chính những điều này sẽ giúp cho nhiều giáo viên thoát khỏi những

băn khoăn, trăn trớ, đồng thời có thể tự lý giải là làm thế nào để có thể tạo

được ấn tượng tốt với học sinh của mình và làm thế nào để có thể yên tâm

với công tác tổ chức quản lý lớp học do mình phụ trách.

Vấn đề còn lại có lẽ là làm thế nào để có một chất lượng giáo dục trẻ

thực sự và chất lượng dạy học thực chất phụ thuộc vào yếu tố nào? Xin mời

bạn đọc xem tiếp quyển "Kiểm tra đánh giá – yếu tố quyết định trong đổi mới

phương pháp dạy học". Với nội dung cuốn sách này chúng tôi muốn quan tâm

đến vấn đề vai trò giáo dục của giáo viên khi lên lớp trong thời đại công nghệ

thông tin. Chẳng hạn, chúng ta có thể đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để

phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhưng nếu chỉ cần một nhận xét

đánh giá kết quả học tập của học sinh từ giáo viên đưa ra: "sao mà ngu dốt

thế" kèm theo điểm 1 / 10 thì lúc bấy giờ thiết bị hiện đại cũng trở thành con

số 0 (không), và chắc chắn đứa trẻ cũng chẳng nhận được gì từ sự đổi mới

đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Dự án phát triển giáo viên tiểu học - Bộ Giáo dục & Đào tạo (2004)

Tài liệu tập huấn phương pháp dạy học hiện đại trong trường tiểu học, Hà Nội

10 /2004.

2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 2 chương trình

tiếu học mới, Đặng Huỳnh Mai, NXB GD, Hà Nội 2002.

Page 50: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

3. Quan niệm và xu thế phát triển phương pháp dạy học trên thế giới,

Đặng Thành Hưng (1994), Viện Khoa học Giáo dục Hà Nội.

4. Tám nguyên tắc cần tuân thủ để dạy tốt ở bậc tiểu học, Elaine Firniss

(Australian), (1994), Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (số 6 / 1994).

5. Oxfam Anh - Việt Nam, Phương pháp dạy lấy học sinh làm trung tâm

(tài liệu hướng dẫn giáo viên tiểu học), Hà Nội 2002.

6. Mấy vấn đề về khoa học giáo dục, Võ Nguyên Giáp (1986), NXB

Chính trị quốc gia.

7. Báo cáo của các Sở, phòng GDGT Điện Biên, Lạng Sơn, Nghệ An,

Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Sóc Trăng

các Trường Tiểu học tham gia thử nghiệm các giải pháp.

8. Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực

phát triển nhà trường, Xavier Roegiers do Đào Trọng Quang và Nguyễn Ngọc

Nhị dịch, NXB GD, 1986.

9. Đánh giá lớp học, những nguyên tắc và thực tiễn để giảng dạy hiệu

quả, Jame H.Mc Millan, 1997, 2006, Đại học Sư Phạm Hà Nội dịch.

II. Tiếng Anh

1. Effective Teaching Effective Learning, Alice M Fairhurst, Lisa

L.Fairhurst, Davies Black Publishing, Mountain View, California first printing

1995.

2. Introductionto the Theory of Mental and Social Measurement,

Thondirke, E.L, Newyork, Teaching Coilege Colombia University, 1994.

3. Mind and Body, Mark Johnson, Chicago Univerity, 1990.

BẢN NHẬN XÉT VỀ BỘ SÁCH MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC

Tác giả: TS. Đặng Huỳnh Mai,

Page 51: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Nguyên Thứ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nội dung nhận xét của PGS.TS Vũ Quốc Chung

Tuy rằng chưa được biết đến các cuốn sách tiếp theo của bộ sách

nhưng tôi đã thấy sự cuốn hút thực sự ngay từ quyển 1. Có thể nói, tác giả -

nhà giáo, nhà quản lý giáo dục Đặng Huỳnh Mai đã dành hết tâm huyết của

mình cho sự phát triển giáo dục đất nước ngay khi còn đương chức và hôm

nay chị đã nghỉ hưu. Tất cả những điều đó đã được phản ánh đầy đủ và trung

thành trong mỗi câu, mỗi chữ.

a. Trước hết nói về ý tưởng của tác giả, tôi bày tỏ sự khâm phục

chân thành tới chị. Có lẽ ở đây chị đã trăn trở nhiều năm tháng để muốn tìm

ra những cái gì người học sinh, người cán bộ quản lý giáo dục cần thiết nhất.

Tác giả không chỉ dành quà tặng là bộ sách quý mà còn muốn chia sẻ với bạn

đọc những triết lý nghề dạy học, nhưng thực giản dị và dễ hiểu.

b. Về cấu trúc cuốn sách.

Tôi cho rằng tác giả thiết kế cuốn sách rất gọn, chặt chẽ và phù hợp

trong khoảng 100 trang chia làm 3 phần và các mục nhỏ. Số lượng trang và

cách phân chia đề mục giúp người đọc dễ sử dụng, tránh được tâm lý đọc

các bộ sách dài, không đủ thời gian và kiên trì theo dõi các diễn biến.

c. Về nội dung:

Tác giả đã chọn rất đúng, rất trúng nội dung đầu tiên mà các giáo viên

trẻ và các giáo viên có thâm niên cũng rất cần: Quản lý và tổ chức lớp học.

Theo tôi đây là cuốn cẩm nang về bí quyết nghề nghiệp mà tác giả sẵn sàng

chia sẻ với mọi người. Quản lý và tổ chức lớp học là yếu tố đầu tiên và quan

trọng nhất tạo ra môi trường giáo dục thân thiện. Chính vì vậy thầy và trò phải

hợp tác với nhau cùng tạo ra môi trường đó.

Những nội dung chi tiết và cách trình bày theo kiểu các màn kịch được

mở dần ra đã lôi cuốn và nhập tâm người đọc. Đặc biệt những giáo viên đã

Page 52: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

sẵn sàng có trong mình những tâm tư nghề nghiệp sẽ nhận được ở quyển

sách này những lời tư vấn, những chỉ bao rất gần gũi có thể tham khảo được

nhiều, tự tìm ra cho mình cách ứng xử phù hợp với các tình huống giáo dục

khác nhau. Tôi đánh giá rất cao cách phân tích và lập luận của tác giả khi đề

xuất các giải pháp cụ thể cho kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên. Tác giả đã

thuyết phục người đọc từ kinh nghiệm thực tiễn dày dạn, sinh động; từ bài

học quốc tế đến thực tế dạy học xa xưa của Việt Nam - thông qua các ví dụ

phong phú. Tác giả đã đề cập cách nhìn nhận mới trong quá trình dạy học

hằng ngày mà đa số giáo viên không phát hiện được, đó là học sinh học được

và được học. Thật mới mẻ và đầy ý nghĩa. Từ đây mỗi giáo viên có thể lãnh

hội để tự đổi mới quá trình dạy học.

d. Tính khoa học và ý nghĩa thực tiễn.

Có thể chúng ta hoàn toàn thấy rõ cơ sở lí luận và giá trị thực tiễn của

cuốn sách nói riêng và bộ sách nói chung. Tôi tin chắc rằng bộ sách sẽ được

công chúng giáo dục và bạn đọc chào đón nồng nhiệt.

e. Về một số góp ý để hoàn thiện cuốn sách.

Tôi xin đề nghị với tác giả nếu được chấp nhận:

- Các ví dụ về giáo dục trong nước nên lựa chọn đầy đủ ở các khu vực

của đất nước (thành thị, nông thôn, vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, …).

- Các ảnh minh họa và cuốn sách nói chung nên in màu (nhiều màu,

đẹp).

- Có lời giới thiệu đầy đủ cho cả bộ sách (tên các cuốn sách tiếp theo...)

Kết luận:

Đề nghị tác giả và các cơ quan thẩm định cuốn sách sớm cho in, xuất

bản để bạn đọc nhận được món quà đầy ý nghĩa này (nếu có thể được vào

dịp khai giảng năm học 2009 - 2010 thì rất tốt).

Page 53: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Hà Nội ngày 25 tháng 6 năm 2009

Người nhận xét PGS.TS Vũ Quốc Chung

(Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Nội dung nhận xét của ThS Lê Tiến Thành

Nhà giáo ưu tú, tiến sĩ Đặng Huỳnh Mai đã một đời gắn bó với sự

nghiệp giáo dục của nước nhà. Ở cương vị nhà giáo, TS Đặng Huỳnh Mai

luôn là người tâm huyết, đầy sáng tạo, dám đương đầu với mọi thử thách. Với

tấm lòng khoan dung của một nhà giáo và bản lĩnh của một nhà quản lý,

nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đặng Huỳnh Mai đã góp công rất

lớn cho giáo dục tiểu học ổn định và phát triển như hiện nay, đáp ứng được

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của đất nước.

Với nhãn quan đổi mới và vốn thực tế phong phú của một nhà quản lý

giáo dục cao cấp trưởng thành từ cấp cơ sở, Tiến sĩ Đặng Huỳnh Mai đã để

lại nhiều bài viết sâu sắc định hướng chiến lược cho giáo dục tiểu học, cùng

với nhiều chính sách bàn về đổi mới công tác quản lý, đổi mới tổ chức và

phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra và đánh giá ở tiểu học.

Tiến sĩ Đặng Huỳnh Mai xuất bản bộ sách bàn về những vấn đề đổi

mới của giáo dục tiểu học để giúp cho giáo viên tiểu học, các nhà quản lý giáo

dục ở tiểu học hiểu rõ những cơ sở lý luận, kiến thức sư phạm, năng lực tổ

chức và phương pháp dạy học ở tiểu học đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Những tác phẩm của nhà giáo ưu tú, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo Đặng Huỳnh Mai luôn gần gũi với giáo viên tiểu học bởi tính thực

tiễn đầy thuyết phục. Đó là những tài liệu bồi dưỡng giáo viên cần thiết, không

những đối với giáo viên mới ra trường mà còn rất bổ ích cho những giáo viên

lâu năm.

Tháng 7 năm 2009

Vụ Trưởng Vụ Giáo dục tiểu học

ThS. Lê Tiến Thành

Page 54: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

1. Tổ chức quản lý là gì?

1.1. Hoạt động quản lý

1.2. Tổ chức

2. Tổ chức quản lý lớp học

2.1. Chuẩn bị cho nhiệm vụ năm học mới

2.2. Tổ chức quản lý tốt lớp học

2.3. Những ngày dạy học đầu tiên của năm học mới

2.4. Hình thành những thói quen cần thiết

2.5. Công việc sổ sách

2.6. Xây dựng mối quan hệ với phụ huynh ngay từ đầu năm học

mới

3. Kết luận

---//---

MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆNPHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ LỚP HỌC

Tác giả: TS. ĐẶNG HUỲNH MAI

Nhà Giáo Ưu Tú

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

280 An Dương Vương, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 6651 5869 - Fax: (08) 3938 1382

Chịu trách nhiệm xuất bản:

TS NGUYỄN THÁI SƠN

Giám đốc - Tổng biên tập

Chịu trách nhiệm nội dung: TS. ĐẶNG HUỲNH MAI

Page 55: Phương Pháp Tổ Chức Và Quản Lý Lớp Học (Word)saomaidata.org/library/158.PhuongPhapToChucQuanLy… · Web viewmÔi trƯỜng giÁo dỤc thÂn thiỆn phƯƠng phÁp

Nhận xét:

PGS TS. VŨ QUỐC CHUNG - THS. LÊ TIẾN THÀNH

Biên tập nội dung: ThS. NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

Trình bày bìa: LÊ MINH TRIẾT

Sắp chữ bằng LATEX: TRẦN HỮU QUỐC HUY

Sửa bản in: BÙI VĂN HẢI

In 2.000 cuốn khổ 14,5 x 20,5cm tại Công ty Cổ Phần In và Thương mại

VINA. 34 Trần Quý Khoách, Phường Tân Định, Quận 1, TPHCM. Số đăng ký

kế hoạch xuất bản 34-2010/CXB/01-02/ĐHSPTPHCM. Quyết định xuất bản

số 73/QĐ-NXBĐHSPTPHCM cấp ngày 02 tháng 08 năm 2010. In xong và nộp

lưu chiểu quý 03 năm 2010.