Top Banner
“Nếu bạn không biết mình muốn đi đến đâu, bạn sẽ không bao giờ đến” Trong các slides tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một phương pháp khoa học giúp chúng ta có thể đặt được mục tiêu hiệu quả - phương pháp đặt mục tiêu SMART
27

Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Dec 05, 2014

Download

Education

DeltaViet

Cách đặt mục tiêu SMART. Chia sẻ bởi nền tảng học trực tuyến hanhtrinhdelta.edu.vn
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

“Nếu bạn không biết mình muốn đi đến đâu, bạn sẽ

không bao giờ đến”

Trong các slides tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một phương

pháp khoa học giúp chúng ta có thể đặt được mục tiêu hiệu quả - phương

pháp đặt mục tiêu SMART

Page 2: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Nội dung chương 1

1. Làm thân làm quen

2. Giải đáp kết quả MBTI

3. Mục tiêu SMART4. Chỉ số Delta KPI

5. Mô hình hành vi BMAT

Page 3: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Có bao giờ bạn tự hỏi:

“Mình đã đặt ra nhiều mục tiêu, dự định rồi nhưng cứ

mãi trì hoãn không thực hiện được?”

Ví dụ như dự kiến đạt điểm IELTS 7.5 cuối năm nay, dự kiến sẽ dành đủ tiền đi

du lịch nước XYZ nào đó? Nhưng rốt cuộc thời gian vẫn cứ hững hờ trôi trong

khi đó thì mục tiêu của bạn không được hoàn thành?

Một chút suy ngẫm

Page 4: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Trong đó có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân

phổ biến nhất là mục tiêu đặt ra chưa đủ rõ ràng để bạn biết

được mình cần phải làm gì.

Một chút suy ngẫm

Page 5: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

• Trong tác phẩm nổi tiếng: “Cuộc phiêu lưu của

Alice vào xứ sở thần tiên”, có một đoạn kể về

Alice khi bị lạc vào xứ sở thần tiên, cô sợ hãi

bỏ chạy, chạy mãi cho đến khi cô gặp một chú

mèo.

• Alice bèn hỏi mèo: Tớ nên đi đường nào bây

giờ? Chú mèo trả lời: Điều đó còn thuộc vào

cậu muốn đi đến đâu nữa chứ? Alice đáp: tớ

thật sự chẳng quan tâm lắm đến nơi mà mình

muốn đến?

• Chú mèo đáp: thế thì cậu cũng không nên

quan tâm mình sẽ đi đường nào! Một khi mà

cậu đã không quan tâm đến nơi mà mình

muốn đến thì đi đường nào cũng vậy thôi.

Một chút suy ngẫm

Page 6: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

“Nếu bạn không biết mình muốn đi đến đâu, bạn sẽ

không bao giờ đến”

Một chút suy ngẫm

Trong các slides tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một phương

pháp khoa học giúp chúng ta có thể đặt được mục tiêu hiệu quả - phương

pháp đặt mục tiêu SMART

Page 7: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

• Cụ thể, rõ ràng

• (Thức dậy vào lúc 5:00 mỗi buổi sáng)

Specific

• Đo lường được

• (Uống 2 lit nước mỗi ngày)Measurable

• Có thể đạt được bằng sức của mình

• (Chạy bộ 50km/h => không tưởng)Attainable

• Liên quan đến tầm nhìn chung

• (Học tiếng Pháp 2h/ngày => khôngphục vụ mục tiêu du học Anh)

Relevant

• Có thời hạn

• (Biết chơi guitar trong vòng 1 thángtới)

Time - bound

Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Page 8: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Relevant và Attainable là hai tiêu chí

đáng lưu ý nhất trong phương pháp đặt

mục tiêu SMART

S

M

AR

T

Relevant Attainable

Page 9: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Làm cách nào để đặt mục tiêu với

chữ A (Attainable) hợp lý?

Mỗi người sẽ có một

năng lực và nhiệt

huyết khác nhau, vì

vậy mỗi người sẽ có

một mức Attainable

khác nhau. Để đặt

được 1 mục tiêu

mang tính Attainable

thì mình cần tập hợp

dữ liệu chủ yếu từ 3

nguồn:

Nguồn 1: Chính bản thân mình

Nguồn 2: Tham khảo các số liệu thống kê liên quan đến mục tiêu đó

Nguồn 3: Tham khảo từ những người đã thực hiện mục tiêu này rồi

Page 10: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Mình là người hiểu rõ bản thân mình hơn ai hết. Bằng việc nhìn nhận lại các kết

quả đạt được trong quá khứ, mình sẽ biết được năng lực mình đang ở mức

nào từ đó đưa ra mục tiêu phù hợp. Ví dụ, các học kỳ trước mình chỉ được 6.5

cho đến 7 điểm trung bình cuối kỳ, vì vậy học kỳ tới mình đặt mục tiêu 7.5 hoặc

8 sẽ là Attainable

Nguồn 1: Chính bản thân mình

Page 11: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Tham khảo các số liệu thống kê liên quan đến mục tiêu đó để xem 1 mục tiêu

hợp lý với số đông mọi người là như thế nào (cái này hơi khó kiếm, tuy nhiên

nếu chịu khó thì vẫn kiếm ra được, thậm chí không có thì phải làm khảo sát thị

trường..

Ví dụ: mình hiện tại có IELTS 5.0, giờ mình có thể sắp xếp được 200 giờ để

học anh văn trong 4 tháng, câu hỏi đặt ra là mình đặt mục tiêu IELTS mấy chấm

là hợp lý. Cách giải quyết là đi đến các trung tâm anh văn xem chương trình

học ở đó thế nào? Nếu họ nói sau khi học xong 2 lớp bên họ, mỗi lớp 100 giờ

thì lên được IELTS 6.0. Từ đó suy ra nếu mình ở nhà tự ôn suốt 200 giờ thì

mục tiêu mang tính Attainable của mình là đạt được IELTS 6.0

Nguồn 2: Tham khảo các số liệu thống kê liên

quan đến mục tiêu đó

Page 12: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Tham khảo từ những người đã thực hiện mục tiêu này rồi (có thể là bạn bè

hoặc anh chị mình) để họ tư vấn xem đặt mục tiêu vậy hợp lý chưa? Lưu ý là

phải tham khảo ý kiến từ những người đã thực hiện mục tiêu này rồi vì những ý

kiến như vậy mới có giá trị. Còn những người toàn "mình nghĩ là ...", "mình

đoán là ..." thì nên nghe tham khảo cho biết chứ không nên làm theo.

Một sai lầm phổ biến là chúng ta dễ để yếu tố cảm tính lấn át khiến cho chúng

ta hay tin và nghe theo lời bạn bè, người thân, ba mẹ, thầy cô của mình mà

không suy nghĩ xem là ý kiến của những người này thật sự là có giá trị hay

không. Ai lười nghiền ngẫm, thu thập dữ liệu, đánh giá mức độ tin cậy của dữ

liệu thì sẽ càng khó đặt ra được mục tiêu SMAT

Nguồn 3: Tham khảo từ những người đã thực

hiện mục tiêu này rồi

Page 13: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Mục tiêu phải đủ khó để khi mình cố gắng 100% sức lực mới đạt được!

Cần lưu ý không phải Attainable nghĩa là mục tiêu chỉ vừa sức với mình. Mà

chính xác hơn là mục tiêu có thể đạt được. Nghĩa là mục tiêu này phải đủ khó

để chúng ta cảm thấy hứng thú mà phấn đấu, đủ khó để chúng ta phải cố gắng

100% sức lực của mình mới đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Page 14: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Làm cách nào để đặt mục tiêu với

chữ R (Relevant) hợp lý?

Nhiều khi, chúng ta đặt những mục tiêu theo "trào lưu" mà không tự hỏi

"liệu điều đó có cần thiết với mình hay không?

Page 15: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Làm cách nào để đặt mục tiêu với

chữ R (Relevant) hợp lý?

Hãy tự đặt cho mình những câu hỏi như: “liệu mục tiêu này có thật sự

quan trọng đối với mình?”

(Liệu mục tiêu này có tạo điều kiện để mình đạt được những mục tiêu lớn hơn

trong tầm nhìn chung của mình hay không?) (ví dụ như nếu mình muốn sau này

đi du học anh thì việc mình đặt mục tiêu học tiếng Anh 2 giờ mỗi ngày bây giờ

là mục tiêu Relevant, nhưng nếu đặt mục tiêu học tiếng Pháp 2 giờ mỗi ngày thì

rõ ràng không Relevant)

Page 16: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Làm cách nào để đặt mục tiêu với

chữ R (Relevant) hợp lý?

Hạn chế việc thực hiện những mục tiêu mang tính chất “vui là chính”

hoặc mang tính “bầy đàn”

(ví dụ như thấy bạn bè mình đi học cái này cái kia hoặc làm cái này cái kia hoặc

đặt ra mục tiêu này mục tiêu kia thì mình cũng bắt chước làm theo một cách

máy móc mà không cân nhắc xem mục tiêu đó có thật sự quan trọng đối với

mình hay không) (Ví dụ như sau này ra trường mình tính đi làm Sales mà thấy

bạn bè đua nhau đi học CFA – bằng cấp dành dân phân tích tài chính – mà

mình cũng bỏ thời gian 1 tuần 3 buổi tối đi học thì rõ là lãng phí thời gian)"

Page 17: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Làm nhiều việc, nhưng không việc nào thật sự quan trọng đối với bản

thân mình (thật sự trúng đích) thì chỉ tổ phí thời gian và công sức.

Page 18: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Bài tập tình huống

Bài tập tình huống về SMART GoalHãy tự trả lời ra giấy (hoặc nhẩm trong đầu) trước khi xem đáp án gợi ý mà

DeltaViet đưa ra

Page 19: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Bài tập tình huống

Tuấn sinh ra trong một gia đình thuộc dạng trung bình ở một thôn nhỏ tại Gia

Lai (Tây Nguyên). Mẹ Tuấn bán hàng ở nhà. Ba Tuấn đi làm lái xe ô tô tải,

một tuần chỉ về nhà được 1 – 2 lần. Gia đình của Tuấn khá thoải mái và ba

mẹ tôn trọng các quyết định của Tuấn.

Nguyễn Nhật Tuấn

Page 20: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Tình huống 1: Chọn trường

• Học lực của Tuấn thuộc loại khá trong lớp (đứng thứ 10/42), kết quả của

năm lớp 12 là 8.1. Anh văn ở mức độ trung bình khá. Tuấn có đam mê về

quản trị kinh doanh và được gia đình cho phép đăng ký học ngành này.

Tuấn dự định thi khối A. Tuấn có thử giải các bài thi năm ngoái và thấy rằng

điểm của mình ở tầm 19 – 20 điểm.

• Câu 1: Tuấn nên chọn ngôi trường nào sau đây? Vì sao? (Lưu ý sinh

viên khu vực 3 được cộng 1.5 điểm vùng)

o 1. Trường đại học RMIT (Yêu cầu anh văn: IELTS 6.0; Học phí: $3,000

/ học kỳ)

o 2. Trường đại học Quốc Tế TPHCM – ĐH Quốc Gia TPHCM (Điểm

chuẩn: 18; Yêu cầu anh văn: IELTS 5.5; Học phí: $1,000 / học kỳ)

o 3. Trường đại học Kinh Tế TPHCM (Điểm chuẩn: 19; Học phí

900,000đ / học kỳ)

o 4. Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II (Điểm chuẩn: 24; Học phí:

750,000đ / học kỳ)

Page 21: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

• Hiện tại Tuấn đi học 6 môn ở trên trường (mỗi môn trung bình 3 tiếng rưỡi).

Để đảm bảo điểm số ở mức đủ học bổng thì Tuấn dành ra 3 tiếng ở nhà

cho mỗi môn học để đọc trước bài và hoàn thành một số bài tập. Ngoài ra

thì một số môn học có đề án nên Tuấn phải dành ra khoảng 10 giờ mỗi tuần

để làm các đề án này.

• Tuấn có đi làm thêm bán thời gian (khoảng 20 giờ) tại một công ty ngành du

học. Cũng như bao sinh viên khác, Tuấn sử dụng thời gian chưa được hiệu

quả lắm nên lãng phí trung bình 10% thời gian mỗi ngày (tương đương 2.5

giờ) vào nhiều việc nhỏ (lướt net, xem TV, đọc sách báo, đi chơi và chat

chit cùng bạn bè …).

• Hàng tuần Tuấn phải đi học, đi thực tập và đi làm bài tập nhóm nên trung

bình thời gian di chuyển mất 1.5 giờ (cả đi lẫn về trong suốt 6 ngày trong

tuần) . Tuấn ăn ngủ ở mức độ trung bình (mỗi bữa tốn khoảng nửa tiếng để

ăn và nghỉ ngơi đôi chút. Buổi tối ngủ trung bình 7 – 8 giờ).

• Câu 2: Với mức sinh hoạt hiện tại thì mỗi tuần Tuấn còn dư ra bao

nhiêu thời gian? Bạn có nhận xét gì về thời gian còn dư ra này?

Tình huống 2: Việc làm thêm

Page 22: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Trước khi xem phần này, hãy đảm bảo rằng bạn đã có câu trả lời của riêng mình

Giải đáp gợi ý

Page 23: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

• Thật ra thì Tuấn có thể học ở trường đại học RMIT hoặc trường đại học

Quốc Tế TPHCM (lựa chọn 1 và 2) mà không phải tốn xu nào trong trường

hợp Tuấn học giỏi anh văn và Tuấn có nhiều hoạt động ngoại khoá (Vì các

trường này dành học bổng cho top 10% sinh viên). Về hoạt động ngoại

khoá thì đề bài chưa nói rõ. Tuy nhiên thì đằng nào đi nữa thì trình độ anh

văn của Tuấn chỉ ở mức trung bình khá nên không thể theo học ở các

trường dạy học bằng tiếng Anh được (Tuấn sẽ không đủ tiền học nếu

không có học bổng)

• Trường đại học Ngoại Thương cơ sở II với điểm chuẩn 24 thì rõ ràng là

ngoài tầm với của Tuấn. [Tuấn chỉ nên cố gắng hết sức mình để thi vào

trường này trong trường hợp Tuấn biết rõ mình cần gì, muốn gì, và sẽ học

những gì. Không nên liều lĩnh mà không suy nghĩ. Như vậy sẽ phí công vô

ích]. Tuấn nên chọn trường đại học Kinh Tế TPHCM vì đó là một lựa chọn

vừa sức (đảm bảo chữ A – Attainble trong tiêu chí SMART). Tuấn cũng phải

cố gắng thì mới đảm bảo sẽ đậu (vì điểm hiện tại của Tuấn chỉ ở mức vừa

đủ đậu)

Gợi ý tình huống 1

Page 24: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

• Nâng cao hơn, để có một lựa chọn SMART hơn thì phải dựa trên phân tích

hiện trạng (Strenghs & Weaknesses – Những điểm mạnh và những điểm

yếu) và môi trường (Opportunities & Threats – Những cơ hội và những

thách thức). Ví dụ như đối với Tuấn:

o Hiện trạng: Tuấn có điểm mạnh là chăm chỉ, học lực ở mức độ khá,

biết mình sẽ thi khối A, ngành quản trị kinh doanh; Điểm yếu của Tuấn

là trình độ anh văn chỉ ở mức trung bình khá nên không thể theo học và

kiếm học bổng ở các trường quốc tế được.

o Môi trường: Cơ hội của Tuấn là được ba mẹ chấp nhận cho thi vào

trường Tuấn mong muốn; Còn thách thức là điểm chuẩn năm nay có

thể sẽ cao hơn năm ngoái và Tuấn phải cố gắng hơn nữa.

Gợi ý tình huống 1

Page 25: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

• Quỹ thời gian hiện tại của Tuấn: (tính theo tuần)

o Việc học: 6 buổi x (3.5 giờ học trên trường + 3 giờ học ở nhà) = 39 giờ

o Làm đề án: 10 giờ

o Ăn ngủ: 7 ngày x (1.5 giờ ăn + 7.5 giờ ngủ) = 63 giờ

o Đi thực tập: 20 giờ

o Phung phí: 7 ngày x 2 giờ = 17.5 giờ

o Di chuyển: 6 ngày x 1.5 giờ = 9 giờ (hàng tuần Tuấn phải đi học, đi thực

tập và đi làm bài tập nhóm)

• Tổng thời gian Tuấn sử dụng: 39 + 10 + 63 + 20 + 17.5 + 9 = 158. 5 giờ

• Mỗi tuần Tuấn có 7 x 24 = 168 giờ.

• Vậy là Tuấn còn dư: 168 – 158.5 = 9.5 giờ mỗi tuần

Gợi ý tình huống 2

Page 26: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

• Với thời gian hạn chế này, Tuấn khó có thể làm gì nhiều (thậm chí đôi khi

hay trễ các deadline mình đặt ra) bởi ở tuổi sinh viên rất dễ bị sa ngã và trì

hoãn (đôi khi hứng chí đi chơi từ sáng đến chiều (mất 10 giờ) là nguyên

tuần đó phải cuống cuồng lên để đảm bảo các công việc đi đúng tiến độ)

Gợi ý tình huống 2

Page 27: Phương pháp đặt mục tiêu SMART

Khám phá thêm về định hướng cuộc sống tại link:

http://edu.hanhtrinhdelta.com/66ngaythuthach