Top Banner
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH HTHVÂN ANH PHÁP LUT THA KTHI KNHÀ LÊ, NHÀ NGUYN VÀ SVN DNG TRONG HOÀN THIN PHÁP LUT THA KVIT NAM LUN ÁN TIN SĨ Chuyên ngành: Lý lun lch sNhà nước và Pháp lut Mã s: 62 38 01 01 Người hướng dn khoa hc : 1. PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG 2. PGS.TS. NGUYN DUY PHƯƠNG HÀ NI - 2017
168

PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

Sep 02, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ VÂN ANH

PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Mã số: 62 38 01 01

Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG 2. PGS.TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2017

Page 2: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng

tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn

gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Hồ Thị Vân Anh

Page 3: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 9

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 9 1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 18 1.3. Đánh giá chung kết quả các công trình nghiên cứu và những vấn đề

cần tiếp tục nghiên cứu của luận án 22

Chương 2: NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN 28

2.1. Hoàn cảnh lịch sử và các tiền đề của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn 28

2.2. Khái niệm và nội dung pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn 47 2.3. Các giá trị trong nội dung pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn 64

Chương 3: VẬN DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 73

3.1. Khái niệm và các nguyên tắc vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế 73

3.2. Thực trạng vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế Việt Nam từ năm 1945 đến nay 87

3.3. Đánh giá thực trạng quá trình vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam 102

Chương 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC VẬN DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM 108

4.1. Yêu cầu đảm bảo việc tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam 108

4.2. Giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam 118

KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC

Page 4: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ luật Dân sự

CEDAW : Convention on the Elimination of all forms

of Discrimination against Women

(Công ước của Liên Hợp quốc về xóa bỏ tất cả

các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ)

ĐTLL : Đại Thanh luật lệ

HVLL : Hoàng Việt luật lệ

KHXH : Khoa học xã hội

Nxb : Nhà xuất bản

PLTK : Pháp luật thừa kế

QTHL : Quốc triều hình luật

TAND : Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

UBND : Ủy ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 5: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: So sánh các chương trong Quốc triều hình luật và Luật nhà Đường 41

Bảng 2.2: So sánh số lượng điều luật Hoàng Việt luật lệ và Đại Thanh luật lệ 44

Bảng 3.1: Đánh giá tác động tiêu cực của quá trình hội nhập đối với nền

văn hóa Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh 112

Bảng 3.2: Đánh giá tác động tiêu cực của quá trình hội nhập đối với nền

văn hóa Việt Nam ở Thành phố Hà Nội 112

Page 6: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bất kì chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan

trọng trong các chế định pháp luật, pháp luật thừa kế phản ánh phần nào bản chất

chế độ xã hội, thậm chí còn phản ánh được tính chất từng giai đoạn lịch sử trong

quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

Dựa vào những ghi chép của các sử gia trong các tài liệu về lịch sử cũng như

sự suy đoán pháp lý có thể thấy được pháp luật thừa kế hình thành và phát triển

cùng với sự hình thành Nhà nước Việt Nam cổ đại, từ thời Hùng Vương nước ta đã

có pháp luật thừa kế, và đến thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã đạt được những thành

tựu lập pháp nhất định. Những thành tựu này đến bây giờ vẫn có ý nghĩa trong việc

nghiên cứu về mặt lý luận và gợi mở một số vấn đề vận dụng về mặt thực tiễn để

tiếp tục hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 đã

được Quốc hội thông qua và có hiệu lực vào ngày 01/01/2017. Tuy nhiên, việc tiếp

tục hoàn thiện các chế định về thừa kế vẫn được đặt ra trong bối cảnh xây dựng xã

hội dân sự và xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay.

Thừa kế là chế định đặc biệt vì nó liên quan nhiều đến văn hóa - văn hóa tộc

người, đòi hỏi các nhà lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp khi xây dựng những chế

định này cũng như khi vận dụng pháp luật thừa kế đều phải có sự am hiểu về phong tục

tập quán của dân tộc, về văn hóa dân tộc mà thật ra nội dung này được tập trung ở cổ

luật của dân tộc. Thực tế áp dụng pháp luật cho thấy vẫn còn những bất cập giữa quy

định của pháp luật về thừa kế và thực tiễn thi hành, mà một trong những lý do của thực

trạng này là vẫn còn khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn do một số quy định của

pháp luật thừa kế chưa thực sự phù hợp với phong tục tập quán, thói quen ứng xử mang

tính chất cộng đồng của người Việt. Nghiên cứu các chế định thừa kế thời kỳ nhà Lê,

nhà Nguyễn ở Việt Nam còn là để hiểu biết về những phong tục tập quán của người

Việt tạo tiền đề cho việc vận dụng các giá trị cổ luật để hoàn thiện pháp luật thừa kế ở

Việt Nam hiện nay, phần nào giải quyết bất cập nêu trên. Việc tìm hiểu tục lệ của dân

tộc thông qua việc nghiên cứu thừa kế trong cổ luật thiết nghĩ là hết sức cần thiết trong

Page 7: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

2

thời buổi xã hội đang trải qua một “cơn sốt vỡ da” của nền kinh tế thị trường, những

giá trị truyền thống đã và đang ít nhiều bị mai một, lãng quên.

Có thể nói, những giá trị cổ luật thừa kế này không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch

sử, về truyền thống, mang yếu tố dân tộc mà ít nhiều còn có ý nghĩa về xây dựng

pháp luật thừa kế hiện hành. Những giá trị này không mất đi mà nó đã, đang và sẽ

đồng hành cùng với sự phát triển của đời sống dân sự hiện đại; những yêu cầu và

giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn có ý

nghĩa gợi mở cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay cũng như cho

công tác thực thi pháp luật.

Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm 2005 về

“Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định

hướng đến 2020” đã khẳng định: “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo tồn

và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “phát huy di

sản văn hóa dân tộc” [15]...

Vì vậy, nghiên cứu về “Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và

sự vận dụng trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam” là cần thiết, có cơ

sở khoa học và phù hợp với mã ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, giá trị của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,

nhà Nguyễn và thực trạng vận dụng các giá trị của hệ thống pháp luật này qua các

thời kỳ lịch sử ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, luận án chỉ ra những hạn chế, bất

cập của quá trình vận dụng này, từ đó đưa ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp

tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong việc hoàn

thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu chế định thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn từ đó chỉ ra các

giá trị vận dụng trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ sau

cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

Page 8: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

3

- Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng các giá trị pháp luật thừa kế thời kỳ

nhà Lê, nhà Nguyễn trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ

năm 1945 đến nay.

- Phân tích, xác định rõ các yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục vận

dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa

kế ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn từ trước đến nay đã được nghiên

cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Luận án nghiên cứu đề tài này dưới góc độ lý luận

và lịch sử nhà nước và pháp luật; không nghiên cứu dưới góc độ luật nội dung chuyên

ngành (luật dân sự). Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu chỉ rõ giá trị trong nội dung

của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; cơ sở lý luận và thực trạng vận dụng

các giá trị này từ năm 1945 đến nay; chỉ ra những bất cập của pháp luật thừa kế hiện

hành nhất là những bất cập của quá trình vận dụng. Trên cơ sở đó xác định rõ các yêu

cầu và đề xuất những giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà

Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Về không gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn ở Việt Nam

và nghiên cứu sự vận dụng các giá trị này trong hoàn thiện pháp luật thừa kế trong

phạm vi không gian là ở Việt Nam.

* Về thời gian nghiên cứu

- Đề tài tập trung vào pháp luật thừa kế của các thời kỳ lịch sử: Thời kỳ Lê

sơ (từ năm 1428 - 1527) và thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn độc lập tự chủ (từ năm

1802 - 1858). Cụ thể như sau:

+ Thời kỳ Lê sơ: Luận án nghiên cứu hệ thống pháp luật thừa kế của thời kỳ

này trong khoảng thời gian bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên

ngôi vua, lập ra triều đại mới vào năm 1428. Và kết thúc năm 1527 khi quyền thần

Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoành lập ra nhà Mạc.

Page 9: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

4

+ Thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn độc lập tự chủ: Luận án nghiên cứu hệ

thống pháp luật thừa kế của thời kỳ này trong khoảng thời gian bắt đầu từ năm 1802

khi vua Gia Long lên ngôi đến năm 1858 là thời điểm thực dân Pháp bắt đầu sử

dụng vũ lực xâm chiếm Việt Nam. Pháp luật thừa kế của giai đoạn độc lập này trải

qua quá trình xây dựng pháp luật của 4 đời vua (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị

và Tự Đức).

- Thời gian nghiên cứu, đánh giá thực trạng vận dụng pháp luật thừa kế thời

kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện và xây dựng pháp luật thừa kế ở Việt Nam

được luận án khảo sát từ năm 1945 đến nay.

Ngoài thời gian nghiên cứu nêu trên, trong một số nội dung đề tài còn mở

rộng nghiên cứu thêm về các khoảng thời gian lịch sử khác để có cứ liệu và số liệu

trong quá trình đánh giá, so sánh, minh họa cho các luận cứ khoa học của luận án.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật

biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh; luận án đã sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là hai phương pháp được sử dụng

chủ yếu trong hầu hết các nội dung của luận án. Cụ thể, tại chương 1, phương pháp

phân tích dùng để nghiên cứu nguồn tài liệu của các tác giả trong nước và nước

ngoài về các công trình liên quan đến luận án. Dựa trên kết quả phân tích này, luận

án tiếp tục sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá kết quả các công trình

nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án.

Tại chương 2, phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu hoàn cảnh

lịch sử, các tiền đề của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; phương pháp

phân tích tiếp tục được sử dụng để nghiên cứu nội dung các quy định của pháp luật

thừa kế thời kỳ này. Trên cơ sở phân tích các vấn đề liên quan, luận án tiếp tục sử

dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra khái niệm của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà

Lê, nhà Nguyễn; sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá những giá trị của pháp

luật thừa kế thời kỳ này qua các nội dung nghiên cứu.

Tại chương 3, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp tiếp tục

được sử dụng để đưa ra các khái niệm và nguyên tắc vận dụng pháp luật thừa kế

Page 10: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

5

thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Phương

pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu quá trình vận dụng pháp luật thừa kế

thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn từ năm 1945 đến nay. Phương pháp tổng hợp được sử

dụng để đánh giá quá trình vận dụng, những bất cập, nguyên nhân những bất cập

của quá trình vận dụng này.

Tại chương 4, phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để nghiên

cứu những yêu cầu và giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,

nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam.

- Phương pháp lịch sử cụ thể: Nghiên cứu pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,

nhà Nguyễn là nghiên cứu hệ thống pháp luật đã qua trong lịch sử. Muốn đảm bảo

tính khách quan khi nghiên cứu, đánh giá những giá trị của pháp luật thừa kế thời

kỳ này làm cơ sở để vận dụng pháp luật thì phải đặt nó trong mối liên hệ với điều

kiện kinh tế - xã hội của thời đại ấy, tương ứng với phương thức sản xuất và những

hình thức cơ bản của sự phát triển cùng những mâu thuẫn xã hội của thời đại đó.

Không đưa ra những yêu cầu quá xa, vượt lên những điều kiện lịch sử và thời đại

mà nó ra đời. Đồng thời, trên cơ sở quan điểm phát triển, cần phải hiểu đúng quy

luật của sự tiếp biến văn hóa. Phải nắm vững quan điểm biện chứng giữa cái nội

sinh và cái ngoại sinh trong giao lưu văn hóa và những biểu hiện thực tế của chúng

trong lịch sử - văn hóa - pháp luật Việt Nam. Có vậy, mới có thể đánh giá khách

quan cả mặt tích cực và những hạn chế của nền pháp luật thừa kế trong hai thời kỳ

lịch sử này. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện luận án

nhưng tập trung chủ yếu ở chương 2 khi nghiên cứu nội dung và đánh giá các giá trị

trong nội dung pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; sử dụng trong

chương 3 để nghiên cứu thực trạng vận dụng và đánh giá quá trình vận dụng pháp

luật thừa kế thời kỳ này trong pháp luật thừa kế Việt Nam từ năm 1945 đến nay.

- Phương pháp thống kê, so sánh

Phương pháp này được sử dụng tại chương 1 để thống kê, tổng hợp các công

trình nghiên cứu liên quan đến luận án của các tác giả trong nước và nước ngoài.

Qua đó đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu và chỉ ra những vấn đề cần

tiếp tục nghiên cứu của luận án. Tại chương 3, luận án sử dụng phương pháp này để

tập hợp các quy định của pháp luật về thừa kế qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1945

Page 11: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

6

đến nay, qua đó phân tích được thực trạng vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ này

trong các giai đoạn lịch sử. Phương pháp thống kê được sử dụng để hệ thống các

giải pháp thành các nhóm giải pháp về lý luận, về hoàn thiện và thực hiện pháp luật

tại chương 4 của luận án.

- Phương pháp nghiên cứu thông qua các tài liệu thứ cấp.

+ Luận án không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chế định thừa kế trong hai

bộ cổ luật: Quốc triều hình luật (QTHL) và Hoàng Việt luật lệ (HVLL) mà luận án

còn tiếp tục nghiên cứu chế định này ở các Chỉ, Dụ, các văn bản luật và văn bản

lịch sử ban hành dưới thời các triều vua khác trong cùng một giai đoạn lịch sử để bổ

khuyết cho hai bộ luật chính. Cụ thể:

. Đối với pháp luật triều Lê: Để bổ khuyết cho QTHL luận án nghiên cứu

thêm một số nội dung liên quan trong Hồng Đức thiện chính thư, Đại Việt sử ký

toàn thư, Thiên Nam dư hạ tập, Lịch triều hiến chương loại chí,...

. Đối với pháp luật triều Nguyễn: Ngoài HVLL luận án còn chú trọng đến các

Luật, các Chỉ, Dụ bổ sung trong các năm dưới triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức,

trong đó đặc biệt chú ý đến bộ Quốc triều tân luật ban hành dưới triều Minh Mạng.

Đối với các Chỉ, Dụ ban hành dưới triều Nguyễn đã được Bộ Hình sưu tập và

sắp xếp thành 5 tập và về sau được Deloustal sắp xếp lại theo từng loại, theo thứ tự

các điều khoản trong bộ luật Gia Long và dịch ra tiếng Pháp để tiện sử dụng, đặt

dưới tiêu đề là Reccueil des principales ordonnances royales édictées depuis la

promulgation du code Annamite et en vigueur au Tonkin (Tập các Chỉ dụ chính yếu

được ban hành từ khi ban bố bộ HVLL và vẫn còn thi hành ở Bắc Kỳ), gồm tất cả

251 đạo chỉ dụ (trong đó đặc biệt chú ý đến một số Chỉ, Dụ như chỉ dụ năm Minh

Mạng thứ 10 (1829), chỉ dụ năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), chỉ dụ năm Tự Đức thứ 8

(1855)... Đây là các chỉ dụ liên quan đến tài sản của người vô tự, thừa kế tài sản của

người con gái đối với tài sản của cha mẹ, của người vợ góa đối với chồng...), 560

quyển Đại Nam thực lục, 25 quyển Minh Mạng chính yếu, 3.171 tập Châu Bản...

nhưng quan trọng nhất là các Chỉ dụ được Nội các tập hợp lại trong bộ Khâm định

Đại Nam Hội điển sự lệ gồm 15 tập. Các nguồn tài liệu này nguyên bản dưới dạng

chữ Hán - Nôm, đa số bản gốc đều đã bị thất lạc hoặc tản mát, vì vậy tài liệu được

tác giả sử dụng chủ yếu là các bản dịch, các tài liệu thứ cấp.

Page 12: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

7

Đối với một số nội dung không còn lưu trữ văn bản tài liệu trực tiếp, luận án

phải nghiên cứu thông qua các tài liệu thứ cấp là các tác phẩm của các tác giả thời

kỳ trước nghiên cứu về nội dung đó, như các công trình sách của GS. Vũ Văn Mẫu,

Nguyễn Mạnh Bách, Phan Huy Chú, Trương Quang Quýnh,... Phương pháp này

được sử dụng rải rác trong toàn bộ nội dung nghiên cứu từ chương 1, chương 2,

chương 3 và chương 4 của luận án.

5. Những đóng góp về khoa học của luận án

Một là, luận án xác định được các tiền đề của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,

nhà Nguyễn; xây dựng được khái niệm về pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà

Nguyễn. Trên cơ sở đó đánh giá được các giá trị của cổ luật riêng về chế định thừa kế.

Hai là, luận án chỉ rõ tính hợp lý và cần thiết của việc tiếp tục vận dụng

những giá trị của pháp luật thời kỳ này vào hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành

bởi cách tiếp cận lợi ích chính đáng quyền con người trong lĩnh vực thừa kế đã có

ngay chính trong các quy định của cổ luật thừa kế thời kỳ này.

Ba là, luận giải cơ sở lý luận về vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,

nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay. Luận án tiếp cận vấn đề

này dưới góc độ phân tích khái niệm, các nguyên tắc vận dụng.

Bốn là, luận án khái quát, phân tích và đánh giá được thực trạng vận dụng

pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong xây dựng và hoàn thiện pháp

luật thừa kế ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến nay.

Năm là, luận án chỉ rõ các yêu cầu của việc tiếp tục vận dụng và đề xuất một

hệ thống các giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,

nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa khoa học

Luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về lịch sử nhà nước

và pháp luật thông qua nghiên cứu cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Kết

quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng cơ sở lý luận và đặt nền tảng khoa

học cho việc tiếp tục vận dụng cổ luật thừa kế trong hoàn thiện pháp luật thừa kế

hiện nay ở Việt Nam.

Page 13: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

8

6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án sẽ là tài liệu tập hợp lưu giữ những nội dung của cổ luật thời kỳ

này. Đây trước hết là công trình sưu tầm, hệ thống hóa nghiên cứu các bộ cổ luật,

các Chỉ, Dụ dưới luật, các toàn thư, các bộ hội điển,... liên quan đến lĩnh vực thừa

kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Công trình còn góp phần tìm hiểu và lưu giữ những

giá trị văn hóa cổ xưa, những tục lệ đặc sắc độc đáo của dân tộc tạo động lực, cơ hội

để tiếp nối công cuộc giữ gìn nền văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Luận án là một công trình độc lập để các nhà nghiên cứu, các giảng viên,

sinh viên, học viên chuyên ngành luật tham khảo trong việc thực hiện các công trình

nghiên cứu, giảng dạy và học tập các vấn đề liên quan.

- Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các cơ quan lập pháp sử

dụng làm luận cứ khoa học, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc xây dựng các giải

pháp về hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện đại. Ngoài ra, luận án còn có ý nghĩa cho

các cơ quan chức năng quản lí về văn hóa, lịch sử trong việc lưu giữ những giá trị

của cổ luật, là luận cứ khoa học cho việc tiếp tục tìm hiểu những giá trị truyền thống

cội nguồn dân tộc, giữ gìn, tôn tạo và phát huy bản sắc dân tộc Việt.

7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.

Page 14: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

9

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

CẦN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật thừa kế thời

kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn

* Đề tài khoa học, các công trình sách - Đề tài khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu lịch sử hình thành, nội dung cơ bản

và những giá trị của Quốc triều hình luật thời nhà Lê (Bộ luật Hồng Đức)” của Lê

Thị Sơn [90]. Đây là công trình tập hợp nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực cổ luật

tham gia. Một số bài viết trong công trình này ngoài việc nghiên cứu nội dung, điều

khoản của pháp luật các tác giả còn quan tâm đánh giá những giá trị tiến bộ, tích

cực trong các chế định của pháp luật thừa kế nhà Lê.

- Đề tài nghiên cứu cấp trường: “Giá trị kế thừa về nhà nước và pháp luật

dưới triều vua Lê Thánh Tông trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền ở

Việt Nam hiện nay” của Hoàng Thị Kim Quế [72]. Trong nội dung nghiên cứu, đề

tài đã chỉ ra những giá trị kế thừa của tư tưởng Lê Thánh Tông về pháp luật trong

xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, một trong những giá trị đó là quyền thừa

kế của vợ chồng và quyền thừa kế của các con đối với di sản do cha mẹ để lại. Các

tác giả đánh giá nội dung quyền thừa kế này là giá trị nhân văn, tiến bộ của QTHL.

- Các công trình sách bao gồm:

+ "Dân luật khái luận" của Vũ Văn Mẫu [49], trong đó có bàn về QTHL và

HVLL nội dung đề cập đến chế định thừa kế. Trong giáo trình này tác giả đã đánh

giá cao những giá trị tiến bộ của pháp luật thừa kế nhà Lê. Tuy nhiên, khi nghiên

cứu pháp luật thừa kế nhà Nguyễn tác giả đi đến kết luận đây là sự sao chép pháp

luật Trung Hoa nên đã triệt tiêu các giá trị tích cực về quyền thừa kế được quy định

trước đó trong QTHL.

+ "Việt Nam dân luật lược khảo" của Vũ Văn Mẫu [50]; "Dân luật lược

giảng" của Vũ Văn Mẫu [51]. Trong hai tác phẩm này tác giả cũng có đề cập ít

nhiều đến cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn nhưng vẫn với quan điểm như trên.

Page 15: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

10

+ "Cổ luật Việt Nam lược khảo" của Vũ Văn Mẫu [52]. Bộ tác phẩm này

cung cấp nhiều thông tin và tư liệu quý cho việc nghiên cứu pháp luật thừa kế nhà

Lê, nhà Nguyễn. Tuy nhiên trong tác phẩm này tác giả chỉ tập trung phân tích nội

dung của cổ luật thừa kế qua các thời kỳ lịch sử từ Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Tác phẩm

chưa có sự phân tích, đánh giá, so sánh để làm nổi bật những giá trị của cổ luật thừa

kế nhà Lê, nhà Nguyễn.

+ "Sơ khảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam" của Đinh Gia Trinh

[109]. Trong tác phẩm này, tác giả giữ nguyên quan điểm của giáo sư Vũ Văn Mẫu

khi nghiên cứu về cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn.

Ngoài công trình của luật gia Đinh Gia Trinh, ở miền Bắc cho đến ngày đất

nước thống nhất không còn thấy có một công trình nào khác nữa về vấn đề này, nên

đây là quan điểm chung về chế định thừa kế trong thời kỳ phong kiến của giới luật

học ở miền Bắc Việt Nam trước năm 1975.

Trong mười năm đầu sau 1975 không thấy có một công trình nghiên cứu nào

về pháp luật thừa kế trong thời kỳ phong kiến. Chỉ từ năm 1986 trở đi, cùng với chủ

trương đổi mới đất nước, ngành luật học ở Việt Nam dần phát triển. Năm 1986,

Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Huế đã xây dựng một chuyên đề giảng

dạy tại khoa với tiêu đề: "Lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam (từ nguồn gốc

đến thế kỷ XIX)" [32]. Giáo trình đã được Hội đồng khoa học khoa Lịch sử Trường

Đại học Sư Phạm Huế nghiệm thu và đưa ra giảng dạy bắt đầu từ năm 1986-1987

và được trường Đại học Sư phạm Huế in ấn làm tài liệu học tập cho sinh viên (xuất

bản vào năm 1993). Mặc dù còn chịu ảnh hưởng của các công trình đi trước, nhưng

trong giáo trình đó các tác giả đã cố gắng chứng minh và nhận định một số giá trị

tích cực trong quy định về thừa kế của pháp luật nhà Nguyễn.

- "Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (Từ nguồn gốc đến trước Cách

mạng tháng Tám 1945)" của tác giả Vũ Thị Phụng [68]. Ngoài việc khẳng định giá

trị tiến bộ trong QTHL, tác giả đồng thời cùng phê phán pháp luật nhà Nguyễn nhất

là các chế định về quyền thừa kế của phụ nữ.

- Vào đầu năm 1994, tác giả Nguyễn Q. Thắng đã dịch HVLL ra tiếng Việt,

kèm theo nhận xét, đánh giá chung về Bộ luật. Đây là lần đầu tiên công chúng được

tiếp cận với một bản dịch tương đối đầy đủ về HVLL. Trong nội dung mở đầu tác

Page 16: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

11

giả đã có những luận giải về việc cần đánh giá lại những giá trị tích cực của HVLL

trong lĩnh vực dân sự mà đặc biệt là về chế định thừa kế [96].

Ngoài ra, từ năm 2000 đến nay, trong xu hướng đầu tư đúng mức cho hoạt

động nghiên cứu cổ luật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nội dung và giá trị

của cổ luật tiếp tục được xuất bản thành sách. Đáng chú ý có các tác phẩm liên quan

trực tiếp đến đề tài luận án:

+ Tác phẩm “Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến

thời Pháp thuộc” của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý [129]. Nội dung tác phẩm

đề cập nhiều vấn đề, song chủ yếu là lịch sử và pháp luật xuyên suốt từ thời Lê cho

đến thời Pháp thuộc. Tác phẩm này cung cấp nhiều thông tin và trích dẫn nhiều văn

bản cổ luật về thừa kế có giá trị tham khảo cao. Thông qua những chế định pháp

luật về dân sự từ thời Lê như QTHL đến thời Nguyễn với HVLL, các tác giả đã đi

sâu phân tích mặt tích cực cũng như những hạn chế của các quy định pháp luật dân

sự về thừa kế nhằm rút ra những vấn đề cần suy ngẫm.

+ "Quốc triều Hình luật - Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị" của Lê Thị

Sơn [90] đã tập trung phân tích lịch sử hình thành của bộ QTHL, khái quát các nội

dung của QTHL. Đặc biệt chú trọng phân tích các giá trị tiến bộ, các nét đặc sắc của

QTHL được thể hiện trong các quy định của bộ luật này về thừa kế. Nhiều bài viết

đã tập trung phân tích các nội dung về phân chia di sản theo chúc thư, chia di sản

theo pháp luật, lập hương hỏa, lập thừa tự,... Nội dung các bài nghiên cứu đã nêu

bật giá trị pháp lý và tính nhân văn của chế định thừa kế trong QTHL.

+ "Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn. Trong phần “thân

quyền về tài sản khi cha mẹ chết” của tác giả Huỳnh Công Bá [9] đã nghiên cứu sơ

bộ các chế định về thừa kế trong pháp luật nhà Nguyễn. Tác giả đã cung cấp nhiều

nội dung và tư liệu đáng tin cậy tạo cơ sở nền tảng ban đầu để tiếp tục nghiên cứu

chuyên sâu hơn về chế định thừa kế trong pháp luật nhà Nguyễn.

+ "Nhận diện quyền dân sự trong bộ luật Hồng Đức" của Trần Quang Trung

[110]. Trong tác phẩm này, tác giả đã nghiên cứu các chế định liên quan đến quyền

dân sự QTHL trong đó có quyền thừa kế. Qua đó, đi đến những nhận định, đánh giá

về tính tích cực và một số hạn chế trong chế định thừa kế của cổ luật nhà Lê.

Page 17: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

12

* Luận án, luận văn - Vấn đề thừa kế được nghiên cứu trong một số luận án tiến sĩ. Tuy nhiên

phạm vi nghiên cứu chỉ chủ yếu trong pháp luật dân sự hiện đại, như: "Thừa kế theo

pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay” của Phùng Trung Tập

[93]; “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam” của Trần Thị Huệ [41].

Các luận án tiến sĩ này chỉ hệ thống hóa các quy phạm pháp luật về thừa kế của

pháp luật Việt Nam hiện hành. Tập trung chủ yếu phân tích đánh giá các chế định

thừa kế trong các văn bản pháp luật dân sự từ sau năm 1945 và trong BLDS năm

1995. Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện lý luận khoa học đối với chế định thừa

kế và nâng cao hiệu quả áp dụng.

- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay”,

của tác giả Nguyễn Thị Châu [21]. Trong luận văn này tác giả đã nghiên cứu cơ sở

lý luận của hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam; nghiên cứu quá trình phát

triển và thực trạng pháp luật thừa kế ở Việt Nam; nêu quan điểm và giải pháp hoàn

thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Trong phần nội dung khái quát về quá trình

phát triển pháp luật thừa kế ở Việt Nam tác giả đã nêu sơ lược một số vấn đề về

pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Tuy nhiên đây chỉ là một nội dung

chiếm dung lượng không đáng kể trong luận văn.

- Luận văn cấp thạc sĩ “Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời

Nguyễn ở Việt Nam” của tác giả Hồ Thị Vân Anh [2]. Trong luận văn này tác giả đã

tập trung nghiên cứu chuyên sâu về nội dung và giá trị của pháp luật thừa kế trong

HVLL thời kỳ nhà Nguyễn. Luận văn không chỉ dừng lại nghiên cứu chế định thừa

kế trong HVLL mà còn mở rộng phạm vi nghiên cứu trong cả hệ thống các Chỉ, Dụ

bổ sung suốt thời kỳ các vua sau vua Gia Long: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức,...

Trên cơ sở so sánh đối chiếu với pháp luật triều Lê và pháp luật Trung Hoa cùng

thời kỳ tác giả đã đi đến một số kết luận cho việc nhìn nhận lại những giá trị tích

cực của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Nguyễn.

* Tạp chí, báo, kỷ yếu hội thảo khoa học - Trong “Hội thảo khoa học về triều Nguyễn” (thuộc Chương trình nghiên

cứu khoa học cấp Bộ) do Trường Đại học sư phạm Huế tổ chức năm 1994, đã có

các báo cáo khoa học trao đổi nhận định về chế định pháp luật thừa kế thời kỳ nhà

Page 18: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

13

Nguyễn, nổi bật có các báo cáo của TS. Huỳnh Công Bá và nhà nghiên cứu Nguyễn

Q. Thắng. Qua đó các tác giả đã ghi nhận sự đóng góp và sáng tạo của các nhà lập

pháp dưới các triều đại sau vua Gia Long về việc xây dựng nội dung các quy định

về quyền thừa kế dưới thời kỳ này [9].

- Vào năm 2000, Đại học Huế tổ chức hội thảo khoa học: “Văn hóa Việt

Nam thời Nguyễn và những vấn đề đặt ra hiện nay” [31]. Hội thảo cũng đã có nhiều

bài viết với những góc nhìn đa chiều về chế định thừa kế trong pháp luật thời kỳ

nhà Nguyễn.

- Tiếp đến, là các cuộc hội thảo quy mô quốc gia, quy tụ nhiều bài viết của

các nhà nghiên cứu về cổ luật. Hội thảo nghiên cứu chuyên sâu về QTHL được tổ

chức vào 2 ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2007 tại Thành phố Thanh Hóa (do Bộ Tư

pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức) với tiêu đề

“Quốc triều Hình luật - những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà

nước pháp quyền ở Việt Nam” [119]. Các bài tham luận trong hội thảo này đã tập

trung phân tích những thành tựu lập pháp dưới thời nhà Lê. Đặc biệt chú trọng đến

những chế định pháp luật được đánh giá là có tính tiến bộ vượt bậc mang giá trị

nhân văn cao với tính dân tộc Việt đậm nét, có thể được tham khảo để kế thừa và

hoàn thiện pháp luật hiện đại trong đó có các chế định về thừa kế trong QTHL. Và

gần đây nhất là Hội thảo khoa học “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch

sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” mang tầm cỡ quốc gia được UBND tỉnh

Thanh Hóa phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Thanh Hóa từ

ngày 18 đến ngày 19 tháng 10 năm 2008... [120]. Đáng tiếc, là trong các cuộc hội

thảo này, vấn đề về pháp luật dân sự, thừa kế thời kỳ nhà Nguyễn chưa được quan

tâm đúng mức. Chưa có bài tham luận nào về thừa kế theo pháp luật trong HVLL

thời Nguyễn.

- Việc nghiên cứu còn được tập trung ở một số bài báo đăng trên các tạp chí

chuyên ngành trước năm 2010 như: “Tương đồng và khác biệt Bộ luật Hồng Đức và

bộ luật của Trung Hoa” của Nguyễn Minh Tuấn [116]; “Những giá trị tích cực của

Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức” của Nguyễn Minh Tuấn [117]; “Quyền sở hữu

tài sản của người phụ nữ trong QTHL” của tác giả Nguyễn Phương Lan [45];

“Những bộ cổ luật Việt Nam và một số giá trị đương đại” của tác giả Vũ Thị Phụng

Page 19: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

14

[69]; “Pháp chế triều Nguyễn đối với vấn đề nhân thân của người phụ nữ” của

Huỳnh Công Bá [7], “Vấn đề tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình dưới

triều Nguyễn” của Huỳnh Công Bá [8]...

Trong thời gian này, hầu hết các bài báo chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu

các giá trị tích cực trong QTHL. Việc nghiên cứu về chế định dân sự trong HVLL

và pháp luật nhà Nguyễn hầu như ít được quan tâm. Chỉ duy nhất có hai bài báo của

TS. Huỳnh Công Bá và nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Châu Phan được đăng

trên tạp chí chuyên ngành viết về pháp luật triều đại này nhưng không viết chuyên

sâu về thừa kế trong pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn.

Đến năm 2010 trở lại đây, HVLL mới bắt đầu được một số tác giả quan tâm

nghiên cứu. Bắt đầu xuất hiện một số bài báo nghiên cứu về pháp luật nhà Nguyễn

trên các tạp chí chuyên ngành như bài viết trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật: “Cần

công bằng với bộ luật Hoàng Việt luật lệ” của tác giả Vũ Anh Tuấn [115]. Trên cơ

sở điểm lại một số quan điểm khác nhau về cách đánh giá bộ luật, tác giả cũng nêu

ra một vài suy nghĩ có tính gợi mở về hình thức, nội dung của bộ luật trong so sánh

với các bộ luật Trung Hoa và bộ QTHL nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ chung

chung. “Về mối quan hệ giữa “Hoàng Việt luật lệ” và “Đại Thanh luật lệ”” của tác

giả Nguyễn Thị Thu Thủy [100]. Và “Tính tích cực của “Hoàng Việt luật lệ” và giá

trị của nó đối với nền tư pháp Việt Nam hiện đại” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo quốc

tế Việt Nam học lần thứ IV năm 2012. Như vậy, việc nghiên cứu pháp luật triều

Nguyễn mới chỉ dừng lại ở nội dung nghiên cứu tổng quát HVLL, so sánh với pháp

luật Trung Hoa, còn chế định thừa kế trong pháp luật triều Nguyễn đến nay vẫn ít

được quan tâm nghiên cứu.

1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến vận dụng pháp luật và

vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn

* Đề tài khoa học, các công trình sách Trong đề tài khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu lịch sử hình thành, nội dung cơ

bản và những giá trị của Quốc triều hình luật thời nhà Lê (Bộ luật Hồng Đức)” của

Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp [90] đã nêu trên, các bài viết còn tập trung

phân tích, đánh giá những giá trị tích cực mang tính đương đại trong các quy định

về pháp luật thừa kế trong QTHL. Từ đó, một số bài viết đã chỉ ra tính kế thừa trong

Page 20: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

15

các quy định pháp luật thừa kế hiện hành và đặt ra một số gợi mở cho việc tiếp tục

vận dụng các giá trị của pháp luật thừa kế nhà Lê trong việc hoàn thiện pháp luật

thừa kế hiện hành tập trung vào các vấn đề: Di chúc chung của vợ chồng, di sản

dùng vào việc thờ cúng...

- Các công trình sách:

+ Trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Quốc triều Hình luật -

Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị” của Lê Thị Sơn [90]. Trong tác phẩm này,

ngoài việc tập trung phân tích lịch sử hình thành của bộ QTHL, khái quát các nội

dung của QTHL như đã trên, các tác giả còn đặc biệt chú trọng phân tích các giá trị

tiến bộ, các nét đặc sắc của QTHL được thể hiện trong các quy định của bộ luật này

về thừa kế. Công trình đã nghiên cứu bài học kinh nghiệm được rút ra từ hoạt động

lập pháp của các vua nhà Lê và gợi mở cho việc vận dụng một số nội dung đối với

công tác hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.

+ Trong tác phẩm: “Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn”

của Huỳnh Công Bá [9] đã khái quát lại một số giá trị về mặt nội dung và kỹ thuật

lập pháp của chế định thừa kế nhà Nguyễn góp phần vận dụng hoàn thiện pháp luật

thừa kế hiện hành. Tác giả cho rằng pháp luật thừa kế là một lĩnh vực gắn bó chặt

chẽ với phong tục tập quán. Một sự định hướng thiên lệch sẽ rất khó lấy lại thăng

bằng. Vì vậy, nghiên cứu những giá trị tích cực trong pháp luật thừa kế dưới triều

Nguyễn để vận dụng hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành là rất cần thiết.

+ Trong tác phẩm: “Nhận diện quyền dân sự trong bộ luật Hồng Đức” của

Trần Quang Trung [110] đã phân tích và nghiên cứu chế định về thừa kế như đã nêu

trên. Trong chương 5, tác giả đã kết luận giá trị về quyền dân sự trong đó có giá trị

về quyền thừa kế của QTHL mang tính tiến bộ, cần thiết phải tiếp tục kế thừa để

vận dụng hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như trong công tác thực tiễn nhằm bảo vệ

quyền thừa kế của công dân hiện nay.

+ Tác phẩm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, pháp chế và sự vận dụng

trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và pháp luật [39]. Tác phẩm này

mặc dù không trực tiếp liên quan đến đề tài, tuy nhiên tác phẩm đã cung cấp cho tác

giả phương pháp luận tiếp cận vấn đề lý luận về “vận dụng” và cách tiếp cận hệ

Page 21: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

16

thống lý luận các quan điểm và giải pháp về việc “tiếp tục vận dụng” để hoàn thiện

pháp luật hiện hành. Đây là cơ sở phương pháp luận giúp tác giả tiếp cận một nội

dung nghiên cứu quan trọng của luận án về “Vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà

Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành”.

+ Sách chuyên khảo: “Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án”

của Đỗ Văn Đại [29] đã vận dụng một số nội dung và cách giải quyết các tranh chấp

thừa kế trong cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn làm cơ sở để đánh giá và bình luận

một số vụ án trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế của các Tòa án Việt Nam

hiện nay, cụ thể, tại các bản án sau: án số 14, 17, 68, 69, 45, 47, 48, 50, 38, 39, 61, 64,

75, 78, 54, 57, 18, 19, 91, 93, 110, 113, 65, 66, 20 và 21. Trong hai tập sách chuyên

khảo này tác giả đã có những lập luận và căn cứ khoa học vững chắc để gợi mở cho

Tòa án những phương án giải quyết các tranh chấp thừa kế trên cơ sở vận dụng những

nội dung tích cực và hợp lý của cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn.

* Luận án, luận văn

+ “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay”

của tác giả Phùng Trung Tập [93] đã phân tích, lập luận để làm rõ quá trình xây

dựng và phát triển cũng như đánh giá nội dung những quy định về thừa kế theo

pháp luật của công dân Việt Nam qua từng giai đoạn phát triển trong hơn 50 năm.

Luận án đã giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát về quá trình xây dựng và phát

triển của pháp luật thừa kế ở Việt Nam sau năm 1945, tạo tiền đề cho việc tiếp tục

nghiên cứu quá trình vận dụng cổ luật trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa

kế từ 1945 đến nay ở Việt Nam.

+ “Học thuyết pháp trị Trung Hoa thời cổ đại: Giá trị và sự kế thừa trong

quản lí xã hội ở nước ta hiện nay” của tác giả Đỗ Đức Minh [55]. Trên cơ sở làm rõ

quá trình hình thành, nội dung, những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của học thuyết

pháp trị Trung Hoa cổ đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam, luận án làm rõ sự cần

thiết những quan điểm và gợi mở tính kế thừa cũng như vận dụng những giá trị của

học thuyết này trong quản lí xã hội ở nước ta hiện nay. Đây là luận án vận dụng

những quan điểm của học thuyết cổ đại trong lịch sử để kế thừa trong việc giải

quyết những vấn đề hiện tại của xã hội. Có giá trị tham khảo cho tác giả trong việc

Page 22: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

17

tiếp cận phương pháp luận của việc nghiên cứu hệ thống lý luận và yêu cầu, giải

pháp vận dụng các giá trị cổ luật trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.

+ “Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của tòa án nhân

dân ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai [48]. Trong luận án

này tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về áp dụng tập quán (trong đó có các tập

quán về thừa kế) trong việc giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân

(TAND). Trên cơ sở thực trạng áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc dân

sự của TAND, luận án đã đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm áp dụng tập

quán (bao gồm các tập quán về thừa kế) trong giải quyết các tranh chấp dân sự.

+ “Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lí nhà nước đối với cộng

đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam” của tác giả Vi Văn Sơn [91].

Trong luận án này, tác giả chú trọng đề cập đến một số nội dung về lý luận vận

dụng: luận giải khái niệm vận dụng; các phương thức vận dụng; những vấn đề đặt ra

về vận dụng luật tục người Thái trong quản lí Nhà nước đối với người dân tộc thiểu

số và cộng đồng người Thái ở Việt Nam. Mặc dù không trực tiếp liên quan đến đề

tài nhưng luận án đã cung cấp cho tác giả những góc nhìn đa chiều về nghiên cứu lý

luận vận dụng pháp luật và nghiên cứu hệ thống các quan điểm và giải pháp về vận

dụng. Ngoài ra, luật tục cũng là một trong những nội dung được đề cập đến trong

luận án nên những thông tin này rất có ý nghĩa cho tác giả trong việc nghiên cứu.

+ “Vận dụng truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hóa

pháp lý hiện nay” của tác giả Dương Văn Chăm [20]. Luận văn tập trung nghiên

cứu truyền thống văn hóa pháp lí trong pháp luật thời phong kiến, tác giả dành một

dung lượng nhỏ đề cập đến cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; nghiên cứu

những yêu cầu về việc vận dụng những truyền thống này trong xây dựng văn hóa

pháp lí hiện nay. Luận văn đã đề xuất những giải pháp vận dụng truyền thống văn

hóa pháp lí từ lịch sử nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam trong xây dựng

nền văn hóa pháp lí ở nước ta hiện nay.

* Tạp chí, báo, kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo nghiên cứu chuyên sâu về QTHL được tổ chức vào 2 ngày 17 và 18

tháng 3 năm 2007 tại Thành phố Thanh Hóa (do Bộ Tư pháp phối hợp với UBND

tỉnh Thanh Hóa tổ chức) với tiêu đề “Quốc triều Hình luật - những giá trị lịch sử và

Page 23: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

18

đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam” [119]. Trên cơ sở

phân tích nội dung chế định thừa kế thời kỳ nhà Lê, các bài viết trong hội thảo đã

đánh giá tính tiến bộ, sự kế thừa và những bài học kinh nghiệm, sự gởi mở trong

việc vận dụng để hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành, giải quyết các vướng mắc

trong hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật thừa kế.

- Việc nghiên cứu nội dung liên quan đến vận dụng cổ luật còn được tập

trung ở một số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “Tương đồng và

khác biệt Bộ luật Hồng Đức và bộ luật của Trung Hoa” [116] và “Những giá trị

tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức” của Nguyễn Minh Tuấn [117];

“Quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong QTHL” của tác giả Nguyễn Phương

Lan [45]; “Những bộ cổ luật Việt Nam và một số giá trị đương đại” của tác giả Vũ

Thị Phụng [69]...

Các tác giả đều thống nhất cho rằng nghiên cứu chế định thừa kế trong

QTHL và HVLL là một trong những cơ sở để giáo dục truyền thống, là nền tảng

văn hóa giúp Việt Nam hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.

Với ý nghĩa đó, những giá trị đương đại trong các quy định về thừa kế của các bộ cổ

luật Việt Nam cần thiết phải tiếp tục khảo cứu, ghi nhận, vận dụng và phổ biến. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

Các tác phẩm của tác giả nước ngoài liên quan đến đề tài luận án chủ yếu tập

trung vào việc nghiên cứu nội dung, giá trị các chế định pháp luật về thừa kế thời kỳ

nhà Lê, nhà Nguyễn mà hầu như không đề cập đến vấn đề vận dụng nội dung này

trong hoàn thiện pháp luật thừa kế Việt Nam hiện nay. Vì vậy, trong tình hình

nghiên cứu nước ngoài tác giả chỉ chủ yếu liệt kê và phân tích nhóm các công trình

nghiên cứu liên quan đến pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn.

* Luận án, luận văn Người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu HVLL thành một luận án tiến sĩ là luật

sư Phan Văn Trường (1875-1933) trình tại Đại học đường Paris vào những năm 20

của thế kỷ XX. Luận án gồm 2 đề tài có tên là Essais sur le code Gia Long (86

trang) và một luận án phụ có tên Le droit pénal à travers l’ancienne l’Egislation

Chinoise (Etude comparée sur le code Gia Long) đã được Hội đồng giám khảo công

nhận là Tiến sĩ luật khoa đầu tiên của một người Việt tại Pháp. Trong luận án, luật

Page 24: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

19

sư Phan Văn Trường đã nghiên cứu bộ HVLL khá tường tận; đồng thời tác giả cũng

so sánh, đối chiếu, phân tích giữa bộ HVLL và cổ luật Trung Hoa nhất là luật nhà

Thanh, so sánh, đối chiếu một số nội dung giữa HVLL và QTHL. Luận án có đề cập

đến chế định thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn nhưng chưa chuyên sâu và chưa

mang tính hệ thống. Tuy nhiên những nội dung này cũng có những giá trị nhất định của

việc đặt nền tảng ban đầu cho công tác nghiên cứu luận án [trích theo 9].

- Luận án Tiến sĩ Luật học: "De la propriété familiale comme fondement du

droit familial Vetnamien, d’ après Le Code Gia Long et Le Code des Lê" của Trần

Văn Liêu. Trong luận án tác giả nghiên cứu các vấn đề thuộc về gia đình, dòng tộc,

nghiên cứu nội dung về thừa kế trong QTHL thời Lê và HVLL thời Nguyễn nhưng

chủ yếu là nghiên cứu QTHL. Pháp luật thừa kế của các thời kỳ này được các tác

giả nghiên cứu trong mối tương quan với phong tục, tập quán, luật tục của dân tộc

[trích theo 9].

* Các công trình, sách - Vào năm 1865, Gabriel Anbaret là người đầu tiên dịch xong HVLL ra tiếng

Pháp và cho xuất bản với tiêu đề của tác phẩm là “Code annamite: Lois et

rèlements du Royaune d’ Annam”, xuất bản ở Paris năm 1865. Tiếp đó, đến năm

1876, Paul Louis Philastre dịch lại bộ HVLL ra tiếng Pháp xuất bản tại Paris, tiêu

đề Le Code Annamite, gồm 2 tập. Ở hai công trình này, các tác giả ngoài việc dịch

thuật, còn bình luận và chú giải bộ HVLL. Đáng chú ý là những bình luận và so sánh

của Paul Louis Philastre về chế định hôn sản và thừa kế trong HVLL với pháp luật nhà

Thanh Trung Quốc. Những so sánh và nhận định ban đầu của P. Philastre trong tác

phẩm xuất bản từ năm 1876 được xem là một trong những nền tảng cho việc tiếp tục

nghiên cứu cổ luật thừa kế phong kiến về sau. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận định

sơ khởi, ít nhiều còn mang tính chủ quan của tác giả [trích theo 96].

+ Tác phẩm “An Nam Yi You, Xiao Fang Hu Zhai Yu Di Cong Chao” của

tác giả Phan Đỉnh Khuê. Tác giả là người đã đến sinh sống và làm việc tại Việt

Nam từ những năm 1788. Tác phẩm bao gồm những truyện kể của ông Phan về các

phong tục hôn lễ, và các quy định về thừa kế và phong tục thừa kế trong xã hội xưa.

Đây là một công trình nghiên cứu về luật thừa kế và xã hội Việt Nam xưa đầu tiên

của một tác giả người Trung Quốc. Vì vậy, những nhận định của tác giả rất đáng

Page 25: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

20

lưu ý, đặc biệt ở nội dung so sánh với cổ luật Trung Hoa được giới khoa học đánh

giá là có giá trị tham khảo cao [trích theo 131].

- Văn bản cổ xưa đầu tiên đầy đủ về bộ QTHL được Claude E.Maitre tìm

thấy tại Huế vào năm 1978. Claude Maitre, lúc đó là giám đốc trường Viễn Đông

Bác Cổ. Trong công trình này Claude E.Maitre đã dịch thuật QTHL và bình luận

một số nội dung liên quan đến hôn nhân và thừa kế trong QTHL. Claude E.Maitre

đã đi đến kết luận rằng, nhà Lê sau khi giành được nền độc lập chính trị từ Trung

Hoa đã cắt đứt mọi ràng buộc về tinh thần pháp lý với nền văn minh Trung Hoa. Vì

vậy, trong QTHL các chế định về thừa kế mặc dù mô phỏng pháp luật nhà Đường

nhưng vẫn có rất nhiều điểm dị biệt, trong đó đặc biệt là quy định về hương hỏa. Văn

bản do Claude Maitre nghiên cứu về Bộ luật này là một trong số những thư tịch cổ đại

vẫn đang được tàng trữ ở Viện nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) [trích theo 50].

- Cổ luật thừa kế Việt Nam còn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của cả các

học giả Nhật Bản, nổi bật là các tác phẩm của học giả Yamamoto Tatsuro. Đầu

tiên phải kể đến tác phẩm “Shina Kazoku Kenkyu” của tác giả Nhật bản Makino

Tatsumi là nền tảng để tác giả Yamamoto Tatsuro thu thập, đưa vào các tác

phẩm nghiên cứu cổ luật nhà Lê, nhà Nguyễn đối sánh với cổ luật Trung Hoa về

chế định gia đình và thừa kế. Tác giả đã nghiên cứu tương đối toàn diện chế định

thừa kế trong các tác phẩm: “Annam reicho no koninho” xuất bản năm 1938,

“Annam no fudosan bai monjo” xuất bản năm 1940 và “Koku chokeiritsu ni

miere henshaku” xuất bản năm 1984. Các tác phẩm này cung cấp nhiều tư liệu

cho việc nghiên cứu lĩnh vực thừa kế trong xã hội phong kiến Việt Nam. Trong

các tác phẩm này, tác giả đã chứng minh chế độ hôn sản trong QTHL là chế độ

tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, trong đó người vợ có kỷ phần riêng và có

quyền hưởng thừa kế [trích theo 131].

- Tác phẩm “De droit familial et patrimonial au Vietnam” của tác giả Paul

Pompei đã một lần nữa khẳng định quan điểm của Yamamoto Tatsuro và lý giải xa

hơn về quyền thừa kế của người vợ góa khi người chồng chết [trích theo 131].

- Tác phẩm “Varieties of huong hoa: A Problem of Vietnamese Law” của

Henry Mc Aleavy. Là tác phẩm duy nhất của một tác giả nước ngoài nghiên cứu về chế

định hương hỏa trong cổ luật Việt Nam. Tác giả đã có những nhận định khái quát về

Page 26: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

21

thành phần hương hỏa, người ăn hương hỏa, lập thừa tự... Tuy nhiên, cũng do chưa hiểu

hết được tục lệ của người Việt nên trong tác phẩm này, Henry Mc Aleavy lại cho rằng

chỉ có con trai mới có quyền thừa kế việc thờ cúng tổ tiên [trích theo 131].

- Tác phẩm “London school of Economics Monographys on Social Anthropolygy” của Edmund Leach. Trong tác phẩm, tác giả tập trung nghiên cứu lĩnh vực hôn nhân và gia đình trong QTHL và HVLL trong đó có một phần liên quan đến hương hỏa và thừa kế nhưng không đáng kể [trích theo 131].

- Trong năm 1970, có hai tác phẩm của học giả người Pháp cùng xuất bản đều nghiên cứu về luật và xã hội phong kiến Việt Nam dưới thời kỳ phong kiến. Qua tác phẩm “Vietnamese Historical Sources” của Gaspardone và tác phẩm “The Mandarin Road to Old Hue” của Charles Chapman. Đây là hai tư liệu quý của các học giả nước ngoài về luật và tục của xã hội Việt Nam xưa, trong đó có nhiều cứ liệu về phong tục hương hỏa, thừa tự [trích theo 131]...

- Với tác phẩm “The Birth of Vietnam” của tác giả Keith Taylor đã tiếp tục nghiên cứu luật và xã hội phong kiến Việt Nam dưới thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Tuy nhiên, K. Taylor chủ yếu tập trung luận giải năng cách của người phụ nữ trong xã hội xưa và kết luận “đàn bà Việt Nam tự do đi lại mà không xa lánh đàn ông như ở Trung Hoa” và “đàn bà Việt Nam vẫn có quyền hưởng thừa kế” [trích theo 131].

- “Social Organization and Confucian Thought in Viet Nam” của John Whitmore. Nội dung tác phẩm này nghiên cứu địa vị pháp lý và chia di sản thừa kế giữa các con trong gia đình. Tuy nhiên J. Whitmore lại cho rằng con gái không có quyền hưởng thừa kế trong xã hội phong kiến Việt Nam [trích theo 131].

- Công trình nghiên cứu “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII” của Insun Yu. Đây là công trình bằng tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc của một giáo sư người Hàn Quốc nghiên cứu xã hội truyền thống Việt Nam. Công trình đề cập chủ yếu đến lĩnh vực đời sống pháp luật dân sự dưới thời Lê và dành hẳn một chương riêng nghiên cứu về quyền thừa kế. Đây là tài liệu có giá trị trong việc nghiên cứu cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê [131].

* Các bài viết, hồi ký - Quyển hồi ký của John Craufurd một đặc phái viên người Anh đến Việt

Nam vào hai thập kỷ đầu của thế kỷ XIX với tiêu đề “Journal of an Embassy to the

Courts of Sian and Cochin China”. Trong tác phẩm này, tác giả đã nghiên cứu luật

Page 27: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

22

và xã hội Việt Nam cổ, rút ra kết luận tích cực cho luật và xã hội Việt Nam thời kỳ

nhà Lê, nhà Nguyễn vì đã có ghi nhận vị trí xứng đáng cho người phụ nữ và cho

rằng địa vị pháp lý của phụ nữ Việt Nam hơn hẳn các nước Viễn đông, đặc biệt là

quyền thừa kế của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ này [trích theo 9].

- Trong thời gian này, còn ghi nhận một số tác phẩm tiếp tục nghiên cứu về

tục lệ và xã hội Việt cổ như: Các tác phẩm hồi ký của Léo Pold Cardière, tiêu đề

“Les Europeens qui ont vu le vieux Hué: l’ Abbé de Choisy” xuất bản tại Paris năm

1929, tác phẩm “Voyages and Discoveries” của William Dam Pier xuất bản năm

1931; tác phẩm “A Sketch of the Geography of Cochin China” của Charles

Chapman xuất bản năm 1817, tái bản năm 1970 tại Paris.. [trích theo 9]. Nội dung

các tác phẩm nghiên cứu tục lệ của xã hội Việt Nam thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và

khi nghiên cứu một số nội dung trong chế định cổ luật thừa kế, một lần nữa các tác

giả tiếp tục khẳng định sự ngạc nhiên với vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia

đình và quyền lợi của họ trong việc hưởng di sản thừa kế.

- Một thầy tu người Trung Quốc tên Đại Sán đã viết hồi ký “Shi Liu Qi Shi Ji

Guang - Nam Zhih Xin Shi Lao” xuất bản tại Trung Quốc năm 1960 nhân một

chuyến thăm Huế vào giữa thế kỷ XIX đã kết luận rằng: luật pháp và xã hội triều

Nguyễn coi trọng phụ nữ không khác gì đàn ông. Trong gia đình người phụ nữ có

quyền có tài sản riêng là của hồi môn của cô ấy, có quyền hưởng dụng di sản do

người chồng quá cố để lại. Thậm chí Đại Sán còn mạnh dạn cho rằng người phụ nữ

Việt Nam được coi trọng hơn hẳn phụ nữ Trung Quốc cùng thời kỳ [trích theo 131]. 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.3.1. Đánh giá chung - Một số kết quả đạt được trong nhóm các công trình nghiên cứu liên quan

đến pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong và ngoài nước có thể khái

quát ở một số nội dung sau:

+ Về mặt lý luận:

⋅ Góp phần sưu tầm, hệ thống hóa và dịch thuật các bộ cổ luật có chế định về

thừa kế, các Chỉ, Dụ dưới luật về thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Việc sưu

tầm, hệ thống hóa và dịch thuật các bộ cổ luật, các toàn thư, các bộ hội điển đồ sộ

Page 28: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

23

cũng như việc dịch thuật các tư liệu liên quan về cổ luật thừa kế là thành quả đáng

ghi nhận đầu tiên của các tác giả. Qua đó, góp phần giới thiệu cổ luật thừa kế Việt

Nam cho các học giả trên thế giới, tạo nguồn tư liệu phong phú cho việc tìm hiểu cổ

luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn được phổ biến rộng rãi hơn trong giới

nghiên cứu luật và nhân dân cả nước.

⋅ Nghiên cứu sâu rộng về văn hóa và tục lệ của dân tộc liên quan đến lĩnh

vực thừa kế. Các công trình nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài về văn hóa, tục

lệ của người Việt liên quan đến lĩnh vực thừa kế tính đến nay cũng hết sức phong

phú. Những tác phẩm của các học giả chuyên nghiên cứu về phong tục tập quán như

Toan Ánh, Phan Kế Bính, John Crawfurd, Phan Đỉnh Khuê... đã bước đầu tiếp cận

nghiên cứu tìm hiểu văn hóa tục lệ thừa kế của người Việt trong đời sống dân sự.

Tiếp đến là các công trình của những nhà khoa học trong nước hoạt động trên nhiều

lĩnh vực khác nhau như: dân tộc học, văn hóa học, khoa học lịch sử, văn hóa dân

gian... Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá người Việt cổ có bản sắc dân tộc

độc đáo, nhân văn, tiến bộ, cần được nghiên cứu, vận dụng, bảo tồn và phát huy.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế, đứng trước yêu cầu xây dựng và phát huy

nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Khi Nghị quyết của Đảng

đã đặt văn hóa ngang tầm với các yếu tố chính trị, kinh tế thì những công trình liên

quan đến văn hóa trong pháp luật dân sự về thừa kế là những di sản vô giá cho các

thế hệ hậu sinh người Việt Nam. Đồng thời là kho tư liệu quý phục vụ cho việc

nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, pháp luật.

⋅ Nghiên cứu, đánh giá những giá trị tiến bộ của pháp luật thừa kế thời kỳ

nhà Lê, nhà Nguyễn. Trong hầu hết các công trình nghiên cứu với những căn cứ

thuyết phục, các tác giả đã tập trung chỉ ra những điểm dị biệt giữa QTHL,

HVLL so với cổ luật Trung Hoa cùng thời kỳ. Tìm hiểu các công trình nghiên

cứu cổ luật thừa kế nhà Lê cho thấy đa số các tác giả đều đồng thuận trong việc

đánh giá giá trị tích cực trong các quy định về thừa kế trong QTHL, chứng minh

được yếu tố khác biệt và sự tiến bộ của pháp luật thừa kế QTHL so với pháp luật

các nước Viễn Đông cùng thời kỳ trong các chế định về: hương hỏa, thừa tự,

quyền hưởng di sản và người vợ góa, quyền lợi của con gái trong việc hưởng

thừa kế...

Page 29: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

24

⋅ Bước đầu đánh giá và nhìn nhận lại pháp luật nhà Nguyễn trong đó có pháp

luật thừa kế thời kỳ nhà Nguyễn. Đối với pháp luật nhà Nguyễn mặc dù còn nhiều ý

kiến khác nhau nhưng các nhà khoa học cũng đã bước đầu quan tâm nghiên cứu

trong bối cảnh nhìn nhận lại và đánh giá khách quan hơn đối với nền pháp luật nhà

Nguyễn nói chung và cổ luật thừa kế của thời kỳ này nói riêng.

+ Về mặt thực tiễn

⋅ Đánh giá giá trị pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn góp phần

hoàn thiện pháp luật hiện hành. Nhiều công trình đã đào sâu về nội dung của cổ luật

thừa kế nhà Lê, đánh giá những giá trị về cổ luật thừa kế nhà Lê và gợi mở việc kế

thừa trong quá trình hoàn thiện pháp luật. Một số công trình đã bước đầu nghiên

cứu về HVLL, về những giá trị của HVLL, bước đầu nghiên cứu về hệ thống pháp

luật dân sự nhà Nguyễn, đặc biệt là pháp luật thừa kế thời kỳ này. Đây là những tư

liệu có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn góp

phần vận dụng trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.

- Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến vận dụng pháp luật và vận

dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa

kế hiện hành cũng tạo thành một tập hợp gồm nhiều công trình. Mặc dù đa số các

công trình này không trực tiếp liên quan đến luận án nhưng nhóm công trình này đã

bổ trợ cho tác giả phương pháp tiếp cận lý luận về vận dụng pháp luật. Ngoài ra,

một số công trình liên quan đến đánh giá các giá trị của cổ luật thừa kế của các thời

kỳ này đã gợi mở cho tác giả những nội dung về kế thừa và vận dụng cổ luật nhà

Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Các công trình này

cũng tồn tại ở nhiều dạng: đề tài nghiên cứu khoa học, sách, luận văn, luận án, tạp

chí, bài báo, kỷ yếu hội thảo khoa học... Các nhà khoa học có thể nghiên cứu về vận

dụng pháp luật nói chung hoặc vận dụng các học thuyết chính trị pháp lý để hoàn

thiện pháp luật hoặc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động thực tiễn.

Hoặc là những bài báo, đề tài nghiên cứu theo hướng rút ra những bài học kinh

nghiệm từ những giá trị của cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn gợi mở cho

việc vận dụng để hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Nguồn tư liệu trên hỗ trợ

cho tác giả luận án nghiên cứu các vấn đề như: cơ sở lý luận về vận dụng, khái niệm

và các nguyên tắc vận dụng; nghiên cứu quá trình vận dụng và đánh giá thực trạng

Page 30: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

25

vận dụng cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở

Việt Nam; Nghiên cứu hệ thống các yêu cầu và giải pháp tiếp tục vận dụng cổ luật

thừa kế cho công tác hoàn thiện và áp dụng pháp luật thừa kế hiện nay...

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án Với tổng quan công trình khoa học của các tác giả trong nước và nước ngoài

như trên, tác giả cho rằng có nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu cả về phương

diện lý luận và thực tiễn.

* Về phương diện lý luận

Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà

Nguyễn. Trong nội dung này, luận án tập trung giải quyết được những vấn đề: quan

niệm về pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; các cơ sở tiền đề cho sự

hình thành cổ luật thừa kế; khái quát được khái niệm thừa kế trong cổ luật, nghiên

cứu nội dung các quy định của cổ luật thừa kế theo các thời kỳ khác nhau và theo

các nhóm nghiên cứu.

Hai là, nghiên cứu quan niệm về vận dụng và cơ sở lý luận về vận dụng pháp

luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế Việt

Nam. Trong nội dung này, luận án luận giải sâu hơn về khái niệm, các nguyên tắc

vận dụng giá trị trong nội dung của pháp luật thời kỳ này để tiếp tục xây dựng và

hoàn thiện pháp luật thừa kế Việt Nam hiện nay.

Ba là, nghiên cứu những nhóm quan hệ pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà

Nguyễn: nhóm các quy định những vấn đề chung về thừa kế, nhóm các quy định

điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa những chủ thể được hưởng thừa kế, nhóm các

quy định về các hình thức thừa kế, nhóm các quy định do Nhà nước thừa nhận về

hương ước và luật tục để giải quyết các quan hệ thừa kế.

Bốn là, đánh giá những giá trị của cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà

Nguyễn. Không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chuyên sâu các quy định của pháp luật

nhà nước về thừa kế mà luận án còn tiếp tục đánh giá khái quát các giá trị của nội

dung này trong hương ước và luật tục được nhà Lê, nhà Nguyễn thừa nhận trong xã

hội xưa. Trên cơ sở đánh giá giá trị cổ luật thừa kế của hai triều đại này, luận án

phân tích cả mặt tích cực cần được vận dụng và cả những hạn chế là tàn dư cần

được khắc phục và loại bỏ.

Page 31: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

26

* Về phương diện thực tiễn

Một là, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng quá trình vận dụng pháp

luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Luận án

đánh giá quá trình vận dụng này đã đạt được những thành tựu gì và đánh giá cả

những bất cập, hạn chế của quá trình vận dụng ấy. Luận án tiếp tục luận giải và chỉ

ra nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc trong quá trình vận dụng.

Hai là, trước yêu cầu tiếp tục đổi mới và hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt

Nam hiện nay, luận án chỉ rõ các yêu cầu và giải pháp trong việc tiếp tục vận dụng

pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế

hiện hành. Vấn đề đặt ra trong nội dung này là cần nghiên cứu hệ thống các yêu cầu

đảm bảo cho việc tiếp tục vận dụng cổ luật thừa kế của hai triều đại này trong điều

kiện hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Một nội dung quan trọng nữa cần chú

trọng là nghiên cứu các nhóm giải pháp để đảm bảo tiếp tục vận dụng cổ luật thừa

kế trong hoàn thiện pháp luật hiện hành. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các

giải pháp chung về lý luận, luận án còn nghiên cứu cụ thể các giá trị của cổ luật

thừa kế để tiếp tục góp ý sửa đổi bổ sung trực tiếp các điều luật trong chương thừa

kế của BLDS hiện hành.

Kết luận chương 1

Qua sự tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy vấn đề pháp luật

thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã được các nhà nghiên cứu, các tác giả đề cập

tương đối đầy đủ. Song, nếu đặt các vấn đề đó một cách lôgíc, hệ thống trong một

tên đề tài: “Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và sự vận dụng trong

hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam”, thì có thể nhận thấy các công trình đã

nghiên cứu phần nhiều chỉ mang tính cắt xén, hoặc chỉ nghiên cứu về cổ luật thừa

kế thời kỳ nhà Lê, hoặc chỉ nghiên cứu về cổ luật thời kỳ nhà Nguyễn. Chưa có

công trình nào nghiên cứu về cổ luật thời kỳ nhà Nguyễn trong lĩnh vực thừa kế.

Đáng lưu ý là, nghiên cứu cổ luật dưới phương diện vận dụng các giá trị của cổ luật

trong việc hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành đến nay vẫn là nội dung chưa

được quan tâm đúng mức.

Page 32: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

27

Có thể khẳng định rằng, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên

cứu một cách toàn diện, có hệ thống về cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn

cũng như đánh giá được những thành tựu tiến bộ và yếu tố vận dụng trong hoàn

thiện pháp luật dân sự hiện đại. Chưa có công trình nào nghiên cứu quá trình vận

dụng các giá trị này trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Hơn nữa, đặt

vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh vẫn giữ gìn và phát huy giá

trị truyền thống để xây dựng nền văn hóa pháp lý Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc thì đây là vấn đề càng cấp thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề

“Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và sự vận dụng trong hoàn thiện

pháp luật thừa kế ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học.

Page 33: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

28

Chương 2

NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ

THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN

2.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ CÁC TIỀN ĐỀ CỦA PHÁP LUẬT THỪA

KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN

2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử * Điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật thời kỳ Lê sơ (1428 - 1527)

Trong lịch sử phát triển các nhà nước phong kiến ở Việt Nam, thời Lê sơ (thế

kỷ thứ XV - thế kỷ XVIII) được đánh giá là thời kỳ phát triển hưng thịnh, đặc biệt

là giai đoạn khi vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) trị vì đất nước (1460 - 1497),

một vị vua anh minh, xuất chúng và mẫn tiệp.

Những chuyển biến về kinh tế thời Trần mạt (nửa sau nhà Trần, tức 1300 -

1400) tạo tiền đề để nhà Lê xây dựng nền kinh tế ổn định, thịnh vượng hơn trước.

Nhà Lê xóa bỏ chế độ ban cấp ruộng đất quy mô lớn thời Lý - Trần, thủ tiêu nền

kinh tế điền trang, thái ấp, phát triển nền kinh tế tiểu nông với chế độ sở hữu nhỏ và

vừa. Thực hiện chủ trương này, Nhà nước Lê sơ đã tiến hành thực hiện các chính

sách về ruộng đất: chính sách lộc điền và phong thưởng ruộng đất công; chính sách

quân điền; chính sách đồn điền và khẩn hoang. Ở thời kỳ này, bên cạnh chính sách

lộc điền, Nhà nước còn thi hành chính sách phân chia lại ruộng đất - gọi là phép

quân điền nhưng thực chất là sự can thiệp của Nhà nước vào việc phân chia ruộng

đất công của làng xã. Để thi hành chế độ quân điền, nhà nước Lê sơ đã thực hiện

trên thực tế quyền sở hữu Nhà nước về ruộng đất, biến làng xã thành người quản lý

đất đai của Nhà nước; đồng thời biến nông dân công xã thành tá điền của Nhà nước.

Ngoài tính giai cấp, phép quân điền bảo đảm cho người nông dân, kể cả hạng cố

cùng nhất - số ruộng tối thiểu để cày cấy sinh sống. “Ý nghĩa tích cực chính của chế

độ quân điền là đã góp phần phát triển kinh tế tiểu nông” [114, tr.120]. Bên cạnh

việc thực thi chính sách lộc điền, chính sách quân điền, nhà Lê còn thực hiện chính

sách đồn điền và khẩn hoang nhằm mở mang diện tích đất nông nghiệp.

Nền kinh tế và chế độ ruộng đất dưới thời kỳ này phát triển, đời sống người

dân ấm no, đầy đủ. Dân gian vẫn lưu truyền câu ca dao: “Đời vua Thái Tổ, Thái

Page 34: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

29

Tông / Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”; “Kì này lúa mọc xanh đồng / Giỗ

vua Thái Tổ, Thái Tông mưa rào”. Người dân ngày càng nhiều của cải và đất đai

tích lũy được, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển trong đó có các quan hệ về

thừa kế.

Trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Theo quan điểm của một số nhà văn hóa

học, đến thời Lê sơ, quá trình giao lưu - tiếp thu (tiếp biến) giữa văn hóa bản địa

Việt Nam với văn hóa Trung Hoa và văn hóa khu vực đã có thể coi là đạt đến đỉnh

điểm. Pháp luật chịu ảnh hưởng của pháp luật Trung Hoa, văn hóa thời kỳ này

chuyển sang kiểu văn hóa Nho giáo. Trong bối cảnh đó, các quan điểm “tôn quân

quyền”, “quân chủ thần quyền”, “chính danh”, “lễ trị”, “đức trị”... được giai cấp

phong kiến Đại Việt tiếp thu làm cơ sở tư tưởng chính trị pháp lý của giai cấp mình.

Nhưng chính trong hoàn cảnh đó, khi khảo cứu các sử liệu, có thể nhận thấy,

nhân dân và các vua triều Lê sơ vẫn luôn chú trọng giữ gìn và phát triển văn hóa

bản địa. Bên cạnh việc tiếp biến văn hóa Trung Hoa, triều Lê sơ vẫn phát huy tinh

thần độc lập, tự chủ trong việc khuyến khích sự phát triển giá trị truyền thống của

dân tộc Việt trong đó có các tục lệ về thừa kế.

Không nghi ngờ gì thời Lê sơ mà tập trung là giai đoạn Lê Thánh Tông

trị vì, chế độ phong kiến nhà nước quan liêu đã đạt tới sự ổn định, kỷ

cương và thịnh trị thường vẫn được coi vào bậc nhất trong chế độ phong

kiến Việt Nam. Thế kỷ XV như là thế kỷ cổ điển của chế độ nhà nước

quân chủ phong kiến quan liêu [126, tr.32].

- Tình hình pháp luật thời Lê sơ

Quá trình xây dựng hệ thống pháp luật là một quá trình pháp điển hóa liên

tục được bắt đầu từ đời vua Lê Thái Tổ đến đời vua Lê Cung Hoành và đỉnh cao là

dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đầu năm 1428, khi còn ở dinh Bồ Đề, Bình Định

Vương đã “bàn định pháp lệnh cai trị quân dân” và đưa ra yêu cầu xây dựng pháp

luật: “Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn”

[89, tr.27]. Dưới thời vua Lê Thái Tông (1423-1442) những chỉ dẫn trong Hồng

Đức thiện chính thư với Quốc triều hình luật cho thấy có 5 điều khoản đã được Lê

Thái Tông bổ sung vào Bộ luật. Ngoài ra, ông đã cho đưa thêm vào Bộ luật nội

dung điều khoản phù hợp với lệnh chỉ năm 1434 và một số Chỉ Dụ của ông năm

Page 35: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

30

1437. Vua Lê Nhân Tông (1443 - 145), năm 1449 bổ sung thêm 14 điều luật về

quyền tư hữu ruộng đất và nguyên tắc xét xử những tranh chấp về ruộng đất mà

theo Phan Huy Chú, “từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân

gian mới có tiêu chuẩn” [25, tr.29]. Đó là Chương Điền sản của Bộ luật thời Lê sơ.

Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) - vị vua của triều Lê sơ đã có những đóng

góp lớn lao để hoàn thiện pháp luật triều Lê, đặc biệt là bộ QTHL. Phần lớn các luật lệ

ban hành dưới triều vua Thái Tông được tập hợp trong hai tập tư liệu về pháp luật là

Thiên Nam dư hạ tập và Hồng Đức thiện chính thư. Theo chính sử, Thiên Nam dư hạ

tập là bộ sách được biên soạn vào năm 1483 gồm có 100 quyển. Hiện nay chỉ còn 4,5

quyển trong đó có quyển ghi chép lại một số luật lệnh với niên hiệu Quang Thuận và

Hồng Đức. Khi so sánh từng điều khoản trong Thiên nam dư hạ tập với QTHL cho

thấy có 41 điều khoản đã được Thánh Tông đưa thêm vào Bộ luật. Tiếp tục so sánh

từng điều khoản trong Hồng Đức thiện chính thư với QTHL cho thấy có 42 điều khoản

đã được đưa vào QTHL. Trên cơ sở tổng hợp và hệ thống hóa toàn bộ các điều luật đã

ban hành trong thời Lê sơ và bổ sung thêm, vua Lê Thánh Tông đã tập hợp, xây dựng

thành một Bộ luật hoàn chỉnh thường gọi là Luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật.

Riêng đối với các quy định về thừa kế, QTHL cũng đã có những quy định chặt

chẽ, đặc biệt là các điều luật về hương hỏa hoàn toàn mang bản sắc dân tộc Việt (quy

định từ Điều 388 đến Điều 400 QTHL). Theo nhận định của GS. Vũ Văn Mẫu:

So với luật nhà Đường, Quốc triều hình luật nhà Lê ngay cách sắp xếp,

bố cục cũng không giống nhau, nhưng điều quan trọng là về nội dung,

trong Bộ luật nhà Lê đã có rất nhiều điều tân kỳ, chưa hề được ban hành

bao giờ ở Trung Hoa. Những điều luật ấy rải rác khắp trong Bộ Hình luật

nhà Lê, nhất là trong hai chương Hộ hôn và Điền sản. Hai chương này

là... một sự tân kỳ mới mẻ [51, tr.89].

Nhìn chung pháp luật thế kỉ XV - XVIII không những đồ sộ về khối lượng

mà còn phong phú về hình thức văn bản và đa dạng về lĩnh vực điều chỉnh. Những

thành tựu lập pháp trong thời kỳ này được xây dựng trên nền tảng kinh tế - xã hội

thịnh trị của phong kiến Việt Nam, nhất là ở thời kỳ Lê sơ mà đỉnh cao là thời kỳ Lê

Thánh Tông đã trở thành mẫu mực, các triều đại trước đó chưa hề đạt tới, triều đại

sau cũng khó có thể vượt qua và phải lấy đó để noi theo.

Page 36: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

31

* Điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật thời Nguyễn (giai đoạn độc lập tự

chủ) (1802 - 1858)

Trong nhận định và đánh giá về các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn

(thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX) vẫn còn có những khác biệt giữa các nhà nghiên cứu

và còn nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận. Tuy nhiên, tác giả

thống nhất với nhận định của GS. Phan Huy Lê:

Mẫu số chung của những công trình nghiên cứu vẫn thống nhất phải khai

thác những nguồn tư liệu phong phú, phân tích và xử lý một cách khoa

học để nâng cao nhận thức về thời kỳ này một cách khách quan, trả lại

các giá trị đích thực cho các triều vua chúa, các nhân vật lịch sử, nêu cao

những cống hiến tích cực, đồng thời phân tích cả những mặt hạn chế, tiêu

cực [111, tr.373].

Các nguồn tư liệu và kết quả nghiên cứu cho đến nay đã tạo lập một cơ sở

khoa học vững chắc để các nhà khoa học trên các lĩnh vực lịch sử và pháp luật cùng

nhau nhìn nhận và đánh giá một cách công bằng đối với những thành tựu về kinh tế

- xã hội và pháp luật vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX, phân

tích một cách khách quan mặt tích cực và cả mặt hạn chế, mặt mạnh và cả mặt yếu.

Trên cơ sở phương pháp tiếp cận nêu trên, luận án đưa ra những đánh giá

khách quan về điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật triều Nguyễn.

- Về điều kiện kinh tế - xã hội

Thời phát triển của vương triều bao gồm các đời vua Gia Long (1802 -

1820), Minh Mạng (1820 - 1841) và Thiệu Trị (1841 - 1847), tức khoảng nửa đầu

thế kỷ XIX, thời thịnh đạt nhất là dưới triều vua Minh Mạng. Nước Việt Nam, quốc

hiệu đặt năm 1804, và Đại Nam năm 1838, là một quốc gia thống nhất trên lãnh thổ

rộng lớn gần như tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện nay, bao gồm cả Đàng

Trong và Đàng Ngoài cũ.

Về mặt kinh tế, Nhà nước vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến trên

cơ sở chế độ sở hữu tư nhân như dưới triều Lê sơ và ngày càng mở rộng; có chính

sách tích cực trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là việc quản lý và mở rộng đất

đai (nhiều nhất là quai đê, lấn biển lập làng). Nông nghiệp vẫn chú trọng, nhưng

công thương nghiệp vẫn bị hạn chế nhiều. Dưới triều Nguyễn, đánh dấu sự phát

Page 37: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

32

triển mạnh mẽ của chế độ sở hữu và chiếm hữu tư nhân về ruộng đất. Xu hướng

chung đối với ruộng đất công làng xã là ngày càng thu hẹp để nhường chỗ cho chế

độ ruộng đất tư hữu ngày càng phát triển. Đây cũng là tiền đề cho sự phát triển của

pháp luật dân sự nhất là sự bức thiết ra đời của pháp luật thừa kế xuất phát từ nhu

cầu thừa kế đất đai của tư nhân. Song song với chính sách thừa nhận tư hữu đất đai,

nhà Nguyễn cũng có các chính sách bảo vệ ruộng đất công làng xã như ban hành

chính sách quân điền (năm 1804 dưới thời vua Gia Long và năm 1839 dưới thời vua

Minh Mạng).

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận một số thành tựu khai hoang, thủy lợi,

phát triển nông nghiệp thời Nguyễn, nhất là vùng đồng bằng Nam Bộ và vùng đồng

bằng ven biển Bắc Bộ. Hệ thống giao thông thủy bộ phát triển mạnh, nhất là hệ

thống kênh đào ở Nam Bộ và hệ thống đường dịch trạm nối liền kinh đô Huế với

các trấn, tỉnh thành trên cả nước. Các trạm dịch được tổ chức rất chặt chẽ với những

quy định về thời hạn chuyển văn thư phân làm ba loại: tối khẩn, khẩn, thường. Thí

dụ loại “tối khẩn”, từ kinh đô Huế vào đến Gia Định là 9 ngày, ra đến Hà Nội là 4

ngày 6 giờ.

Về mặt xã hội, Nhà nước vẫn chú trọng và duy trì chế độ học hành, thi cử để

tuyển dụng quan lại, tiếp tục đề cao Nho giáo, quan tâm và khuyến khích sự phát

triển của các loại hình văn hóa dân tộc khác như văn học, sử học, nghệ thuật... triều

Nguyễn cũng lập Quốc Tử Giám, mở khoa thi Hương và thi Hội để đào tạo nhân tài.

Từ khoa thi Hội đầu tiên năm 1822 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, triều Nguyễn

tổ chức được 39 khoa thi Hội, lấy đỗ 292 Tiến sĩ và 266 Phó bảng, cộng 558 người.

Khu Văn Miếu tại kinh đô Huế còn lưu giữ 32 tấm bia Tiến sĩ thời Nguyễn. Công

việc biên soạn quốc sử, các bộ chính sử của vương triều, các bộ tùng thư và địa chí

được đặc biệt quan tâm và để lại một di sản rất đồ sộ. “Có thể nói, trong thời quân

chủ, chưa có Quốc Sử Quán của vương triều nào hoạt động có hiệu quả và để lại

nhiều công trình biên soạn đến như thế” [42, tr.376].

Những cống hiến tích cực của vương triều Nguyễn đã được nhìn nhận và

đánh giá lại một cách khách quan, công bằng. Nhưng bên cạnh đó cũng cần nhìn

nhận những hạn chế về kinh tế - xã hội thời kỳ này.

Page 38: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

33

- Những năm đầu nắm chính quyền, vua Gia Long đã cho thi hành chính sách

hà khắc, mở rộng phạm vi trừng trị hình sự, củng cố sự bất bình đẳng xã hội và không

quan tâm nhiều đến chính sách xã hội, bảo đảm đời sống cho người dân. Đây cũng là

nguyên nhân pháp luật dân sự ít được đề cập đến ở triều vua Gia Long, là sự thiếu sót

ban đầu trong chính sách dân luật nhất là pháp luật thừa kế của thời nhà Nguyễn.

- Vương triều Nguyễn dù ban hành nhiều chính sách khẩn hoang tích cực, kể

cả một số chính sách giảm nhẹ tô thuế, nhưng xã hội thời Nguyễn không ổn định.

Trong gần như suốt thời Nguyễn, khởi nghĩa nông dân nổ ra triền miên và triều

Nguyễn không thể nào giải quyết nổi.

- Từ triều Tự Đức (1848 - 1883), vương triều Nguyễn càng ngày càng bộc lộ

nhiều hạn chế, bất cập, làm cho thế nước ngày càng suy yếu và cuối cùng thất bại

trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

Những vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội xét cả trên phương diện thành tựu

và hạn chế đều là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá khách quan về nền pháp luật

(nhất là pháp luật thừa kế) thời kỳ nhà Nguyễn.

- Tình hình pháp luật thời nhà Nguyễn (giai đoạn độc lập tự chủ).

Thành tựu lập pháp của giai đoạn này tập trung ở Bộ HVLL (ban hành dưới

triều Gia Long), bộ Quốc triều tân luật (ban hành dưới triều Minh Mạng) và hệ

thống các văn bản pháp luật bổ khuyết cho hai Bộ luật chính (các đạo, chỉ, dụ…).

+ Về Bộ HVLL dưới triều Gia Long

Sau khi lên ngôi năm 1802, Vua Gia Long đã ra Chỉ Dụ cho các quan đại

thần tham chước lại luật Hồng Đức và luật Đại Thanh để soạn một bộ luật thích

hợp. Năm 1812, bộ HVLL (còn gọi là Bộ luật Gia Long) được ban hành và năm

1815 được in thành sách để phân phát cho các quan cai trị.

Về mặt nội dung, bộ HVLL gồm có 398 điều chia làm 22 quyển, các điều

được phân theo chức năng quản lý của 6 Bộ ở cấp Trung ương. Trong HVLL, các

quy định về dân sự đặc biệt là các quy định về thừa kế chiếm một tỷ lệ rất nhỏ,

nhiều vấn đề dân sự không được ghi nhận và thiếu những quy định cụ thể, tính chất

hướng dẫn trong các quy phạm rất hạn chế, chủ yếu là những cấm đoán, vì vậy khi

vận dụng và áp dụng chắc chắn không tránh khỏi việc thiếu sót và tùy tiện. Trong

quyển 6, 7, 8 HVLL gồm 66 điều luật Hộ. Tuy nhiên trong đó chỉ có 10 điều về

Page 39: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

34

ruộng, nhà, 16 điều về hôn nhân, 3 điều về vay nợ là thuộc sự điều chỉnh của pháp

luật dân sự. Điều đáng chú ý là trong HVLL chỉ có duy nhất 1 điều lệ quy định về

lập đích tử (lập con thừa tự), ngoài ra hầu như không đề cập đến vấn đề về hương

hỏa, chế độ tài sản của vợ chồng, thừa kế, khế ước... mà chỉ chú ý đến vấn đề thuế

ruộng, thuế thân...

Hoàng Việt luật lệ là sản phẩm lập pháp dưới triều Gia Long - triều đại đầu

tiên của vương triều Nguyễn - ra đời trong bối cảnh chính trị hết sức phức tạp.

Trong những năm đầu nắm quyền thống trị, đất nước không ổn định sau thời gian

nội chiến kéo dài, mối quan hệ nặng về thù hận với những người lãnh đạo của

phong trào Tây Sơn nhất là nghĩa quân Tây Sơn vẫn còn rải rác trong nhân dân,

phạm vi biên giới mở rộng không tránh khỏi sự dòm ngó của phong kiến phương

Bắc, sự tác động mạnh mẽ của Chủ Nghĩa Tư Bản phương Tây... Chính trong hoàn

cảnh chính trị đặc biệt này nên HVLL tất nhiên ra đời nhằm giải quyết các vấn đề

trước mắt của xã hội đương thời nên nặng về hình luật. Tình hình đất nước chưa ổn

định nên vua Gia Long chưa thể tập trung phong tục các quan hệ dân sự, trong đó

có quan hệ về thừa kế mà chỉ chủ yếu giải quyết vấn đề cấp thiết về ruộng đất. Như

vậy, sẽ là khập khiễng khi các nhà nghiên cứu đặt HVLL (ra đời trong bối cảnh

chính trị - xã hội đang nhiều biến động) của triều Nguyễn để so sánh với QTHL (ra

đời trong giai đoạn thịnh vượng của nhà nước phong kiến) dưới triều Lê sơ. Đây

cũng là nguyên nhân khiến cho ban đầu dưới triều Nguyễn, trong HVLL còn nhiều

thiếu sót về mặt pháp luật nhất là thiếu sót về các chế định dân luật và thừa kế.

+ Bộ Quốc triều tân luật dưới triều Minh Mạng

Nghiên cứu nền pháp luật nhà Nguyễn giai đoạn độc lập tự chủ không chỉ tập

trung nghiên cứu mỗi HVLL dưới triều Gia Long mà còn phải mở rộng phạm vi

khảo cứu các văn bản pháp luật của các triều đại sau Gia Long, nhất là dưới thời

Minh Mạng (1820 - 1841), Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883), trong

đó pháp luật nhà Nguyễn dưới thời Minh Mạng được xem là phát triển rực rỡ trong

giai đoạn thịnh đạt nhất triều Nguyễn. Khảo cứu các tài liệu về cổ luật thời kỳ nhà

Nguyễn, nhận thấy thật ra ngoài HVLL ban hành dưới triều Gia Long, vua Minh

Mạng trong thời gian trị vì còn ban hành bộ Quốc triều tân luật. Trong bộ luật thứ

hai dưới triều Nguyễn này, vua Minh Mạng đã chủ yếu bổ khuyết các vấn đề dân

Page 40: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

35

luật và về thừa kế, hương hỏa... nghiên cứu một số chế định cho thấy nội dung Quốc

triều tân luật gần với QTHL triều Lê sơ. Chắc chắn rằng Minh Mạng đã kế thừa các

giá trị tiến bộ của triều Lê sơ để hoàn thiện Quốc triều tân luật. Đáng tiếc là bộ

Quốc triều tân luật hiện nay vẫn đang ở nguyên mộc bản - chữ Hán chưa được dịch

ra chữ quốc ngữ vì vậy chưa được lưu hành rộng rãi trong giới nghiên cứu.

+ Hệ thống các văn bản dưới luật, bổ khuyết cho các Bộ luật chính

Để bổ khuyết cho 2 Bộ luật chính này, nhà Nguyễn còn ban hành rất nhiều

các văn bản pháp luật khác như Chiếu, Chỉ và đặc biệt là Đạo, Dụ của các Vua. Đạo

dụ năm Thiệu Trị thứ tư (1844) bổ sung cho Điều 83 HVLL điều chỉnh các vấn đề

di sản của người vô tự. Đạo dụ năm Gia Long thứ ba (1805) và Đạo dụ năm Tự Đức

thứ tám (1855) quy định về hôn nhân. Các Đạo dụ và Chỉ dụ này đầu tiên được chép

trong Minh Mạng luật đại lược, Hoàng triều khai định luật lệ và Chấn chỉnh hương

phong. Nội dung của Hoàng triều khai định luật lệ và Chấn chỉnh hương phong

chép gần giống nhau và bổ sung cho nhau. “Điều chú ý là có thể thấy trong hai bản

văn đó có một số điều luật hộ, hoặc không thấy hoặc có nội dung khác với những

điều luật hộ trong bộ Luật Gia Long. Trừ vài điểm thuộc thời Minh Mạng (năm thứ 6)

còn hầu hết đều thuộc năm đầu thời Thiệu Trị” [9, tr.71]. Và “...cách giải quyết các

quan hệ dân sự trong Hoàng triều khai định luật lệ và Chấn chỉnh hương phong dưới

thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức không khác gì pháp luật triều Lê sơ” [9, tr.73].

Từ các luận giải trên đi đến kết luận, pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn

độc lập cũng là một nền pháp luật tương đối hoàn bị, vẫn phản ánh tinh thần độc lập

tự chủ, trên cơ sở tiếp thu tinh hoa pháp luật Trung Hoa và kế thừa cổ luật nhà Lê.

2.1.2. Tiền đề xác lập pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn * Tiền đề thứ nhất: Quyền thừa kế được xác lập trên cơ sở điều kiện kinh tế

của nền sản xuất nông, công và thương nghiệp.

Nhà Lê, nhà Nguyễn với trạng thái kinh tế phổ biến nhất là nông nghiệp;

ruộng đất trở thành tư liệu sản xuất quan trọng, quý giá nhất và là tài sản giá trị nhất

trong khối di sản thừa kế của người dân. Cả 2 thời kỳ này đã có những chính sách

hợp lý để khuyến khích người dân tích cực trong hoạt động sản xuất nông nghiệp vì

bản thân họ được sở hữu đất đai và được hưởng lợi từ những chính sách ruộng đất

của Nhà nước. Theo đó, “Nhà nước không chỉ thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất

Page 41: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

36

cho mọi đối tượng trong xã hội, mà còn bằng những biện pháp thiết thực để bảo

đảm và hiện thực hóa các quyền đó” [110, tr.22]. Nhà nước thừa nhận đất đai là

hàng hóa được trao đổi thông qua các giao dịch dân sự đồng thời cho phép thừa kế

ruộng đất.

Như vậy, các quyền tài sản trong đó có quyền để lại thừa kế, quyền hưởng

thừa kế được thừa nhận cho mọi đối tượng, không phụ thuộc vào đẳng cấp, địa vị,

giới tính,... điều này phù hợp với trạng thái kinh tế nông nghiệp đương thời. So với

các quyền tài sản khác, quyền thừa kế ruộng đất được quy định chặt chẽ nhất. Hơn

nữa, sự biến động của chế độ ruộng đất thời Lê, thời Nguyễn kéo theo sửa đổi, bổ

sung các quy định về ruộng đất cho phù hợp với thực trạng đó. Cụ thể, vào thời

điểm ban hành, QTHL dành hẳn một chương quy định về các chế độ ruộng đất,

chương Điền sản có 32 điều; và duy nhất Chương này trong QTHL liên tục được bổ

sung nhiều lần với 27 điều (chưa kể vấn đề ruộng đất còn được quy định trong

nhiều văn bản cổ luật khác). Trong pháp luật nhà Nguyễn nội dung này cũng được

chú trọng không kém. Đạo dụ năm Minh Mạng thứ 20 (1839) bổ sung trình tự, thủ

tục và hình thức của văn khế ruộng đất; Đạo dụ năm Thiệu Trị thứ tư (1844) bổ

sung Điều 83 HVLL điều chỉnh các vấn đề về tài sản thừa kế của người vô tự...

Việc mở rộng các quyền thừa kế về ruộng đất cho người dân được quyết định

bởi sự phát triển của nền kinh tế, trước hết là kinh tế nông nghiệp.

Việc Nhà nước Việt Nam ban hành các văn bản có các điều khoản về

thừa kế đất đai là một bằng chứng nữa về sự tồn tại của sở hữu tư nhân

về ruộng đất ở thế kỷ XV và các thế kỷ tiếp đó. Chính sự phát triển của

chế độ tư hữu ruộng đất đã làm cho hiện tượng thừa kế ruộng đất phổ

biến. Và lẽ đương nhiên có những tranh chấp phát sinh từ việc thừa kế

ruộng đất. Nhà nước cần thông qua chế định thừa kế để ổn định cơ sở gia

tộc của chế độ phong kiến [127, tr.283].

* Tiền đề thứ hai: Quyền thừa kế được xác lập trên cơ sở ảnh hưởng và tiếp

thu các giá trị truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Việt.

Một là, xuất phát từ truyền thống nhân văn của dân tộc.

Pháp luật thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn phản ánh từ đặc trưng của một nền văn

hóa nông nghiệp - xóm làng, đề cao cuộc sống gia đình. Ở Việt Nam, một gia đình

Page 42: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

37

có nhiều thế hệ cùng chung sống trong một nhà là truyền thống, những gia đình

“tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường” được xem là phúc đức. Con người gắn

kết nhau bởi quan hệ huyết thống, gia đình, dòng tộc, làng xã, “máu chảy ruột

mềm”, “chị ngã em nâng”, “sẩy cha còn chú / sẩy mẹ bú dì”, “thương người như thể

thương thân”, “giọt máu đào hơn ao nước lã”... Trong gia đình, tình thương, trách

nhiệm và gắn bó của các thế hệ là rất chặt chẽ. Vì vậy, người Việt Nam luôn nghĩ

đến việc dành dụm chắt chiu để lại “cơ đồ” cho con cháu.

Thừa kế là cần thiết để người quá cố làm tròn bổn phận của mình đối với gia

đình, dòng họ. Khi sinh ra, họ đã có bổn phận “hiếu thảo”, “kính nhường” đối với

ông bà cha mẹ. Khi trưởng thành họ ý thức được bổn phận phải chăm lo cho gia

đình. Đến lúc nhắm mắt họ cũng tiếp tục mong muốn làm tròn bổn phận chăm lo

cho hậu thế. Của cải của người Việt được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

“hầu như được ứng xử theo bổn phận, đạo hiếu trong gia đình, dòng họ và tập quán

có tính chất phổ thông” [41, tr.24]. Mọi sự quy định về thừa kế của cổ luật Việt

Nam đều được quy định theo mục đích củng cố nền tảng gia đình và bảo đảm sự lưu

truyền dòng dõi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống nhân văn là cơ sở

quan trọng cho việc hình thành các quan niệm về cổ luật thừa kế. Các quy định về

hương hỏa, thừa kế được ban hành từ thời Lê Sơ năm 1449, tiếp tục được kế thừa

dưới thời Nguyễn qua các triều đại Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức phần nào thể

hiện sự “luật hóa” các truyền thống văn hóa của người Việt cổ. Điều này hoàn toàn

xuất phát từ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân Việt, từ nhu cầu thực tế

của đời sống văn hóa Việt xưa.

Hai là, xuất phát từ tín ngưỡng tế tự, thờ cúng tổ tiên của người Việt xưa

Toan Ánh cho rằng: “Nếu trong tín ngưỡng ta có cái gì đặc biệt hơn hết, phải

nói đó là thờ phụng tổ tiên và việc cúng giỗ những người đã khuất” [3, tr.12]. Vì

việc tế tự tổ tiên theo tục lệ là một nghĩa vụ nghiêm mật, con cháu không khi nào

được bỏ, cho nên các nhà khá trở lên, người ta thường trích trong di sản một phần tự

sản gọi là “phần hương hỏa” giao cho người tộc trưởng hoặc người chi trưởng, con

trai trưởng giữ để lo tế tự tổ tiên ở nhà thờ họ và nhà thờ chi. Việc tế tự tổ tiên

không phải là chỉ cốt cho linh hồn tổ tiên khỏi khổ mà còn có ý nghĩa sâu xa hơn

nữa, là nhớ ơn sinh thành của của tổ tiên (phục bản phản thủy), và lưu truyền nòi

Page 43: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

38

giống mãi mãi về sau (vĩnh truyền tôn thống), cho nên ta có thể cho rằng tế tự tổ

tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích. Phan Kế Bính trong Việt Nam phong

tục đã viết: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất thành kính, ấy cũng là một lòng

bất vong bản, ấy cũng là nghĩa cử của người”. “Cây có gốc mới nở ngành xanh

ngọn / Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” [13, tr.75]. Ngoài việc kế thừa chế

định hương hỏa từ tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc, nhà cầm quyền của hai

triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn ý thức rõ việc bảo vệ, tiếp tục phát triển chế định

hương hỏa, song song với nó là việc đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên. Khi người

phương Tây coi tục thờ cúng tổ tiên của người Việt là một “tục đầy sự mê tín” thì vua

Gia Long đã giải thích ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cần được duy trì:

Tôi đã cấm ma thuật, chiêm tinh, đoán số và tôi cũng coi việc thờ ngẫu

tượng là sai và kỳ cục. Nhưng tôi kiên trì thờ cúng ông bà theo cách mà

tôi đã trình bày với Ngài, bởi tôi coi đó như là một trong những cơ sở của

nền giáo huấn chúng tôi. Nó gợi cho con trẻ ngay từ khi còn ấu thơ lòng

hiếu thảo đối với cha mẹ và đem lại cho các bậc cha mẹ cái quyền uy mà

nếu thiếu nó, họ không thể ngăn chặn tốt những sự hỗn loạn trong gia

đình [63, tr.258].

Phong tục thờ cúng tổ tiên vừa là tiền đề, vừa là hình thức của chế định

“hương hỏa”. Bằng việc quy định, bảo vệ và duy trì các phong tục tập quán của dân

tộc, pháp luật hóa thành các chế định hương hỏa trong cổ luật thừa kế. Cổ luật đã

chứng minh được ý thức dân tộc, tính Việt trong các chế định về thừa kế dưới pháp

luật các thời kỳ này.

Ba là, truyền thống tôn trọng phụ nữ.

Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà → coi trọng cái

bếp → coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Phụ nữ Việt Nam là

người quản lí kinh tế, tài chính trong gia đình - người nắm “tay hòm chìa khóa”.

Chính bởi vậy mà người Việt Nam coi “Nhất vợ nhì trời”; “Lệnh ông không bằng

cồng bà”, còn theo kinh nghiệm dân gian thì “Ruộng sâu trâu nái, không bằng con

gái đầu lòng”. Phụ nữ Việt Nam cũng chính là người có vai trò quyết định trong

việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái mang… Vì tầm quan trọng

của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ “cái” với nghĩa là “mẹ” đã mang thêm

Page 44: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

39

nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay

cái, mái cái... Dười thời nhà Lê, nhà Nguyễn các Vua rất coi trọng những phụ nữ giữ gìn

gia đạo, gia phong, lễ giáo bằng việc ban tặng danh hiệu. Vua Lê Thánh Tông, năm

1463 khởi xướng việc ban tặng danh hiệu “Tiết hạnh khả phong” cho những phụ nữ

như vậy. Người đầu tiên nhận được danh hiệu là bà Nguyễn Thị Bồ, người làng Đại

Hữu, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội); vì bà biết giữ tiết hạnh

thờ chồng, hy sinh cả cuộc đời để nuôi dạy con cái nên người (có người đỗ đạt làm

quan) [110, tr.32]. Sau này, có nhiều người phụ nữ khác cũng được ban tặng danh

hiệu này hay danh hiệu “Liệt nữ”. Người được sắc phong danh hiệu này hưởng

nhiều quyền lợi vật chất (như: chính sách ưu đãi của nhà nước về tô thuế, trợ cấp

của nhà nước,...). Vấn đề này cũng được các vua nhà Nguyễn quan tâm. Một Chỉ dụ

đề ngày 25 tháng 10 năm Gia Long 18 (12/12/1899) đã ghi rõ:

Hàng năm, lý trưởng, xã trưởng phải lập danh sách những người trong

làng, xã thọ 80 tuổi với đàn bà, những người con hiếu thuận với ông bà,

cha mẹ, những người con gái, những người vợ tiết hạnh để triều đình kịp

thời cấp biển biểu dương, phong tặng làm gương cho mọi người noi theo,

xây dựng nên mỹ tục ở làng xã [2, tr.21].

Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp Đông Nam Á này được nhiều

học giả phương Tây gọi là “xứ sở Mẫu hệ” (le Pays du Matriarcat) [98, tr.29]. Và

nền văn hóa Việt được GS Trần Quốc Vượng trân trọng định vị bằng “nguyên lý

Mẹ” [110, tr.29].

Với truyền thống, ý thức của dân tộc về đề cao và tôn trọng người phụ nữ là

một trong những cơ sở thực tế để từ đó xác lập các quyền cơ bản cho nữ giới trong

các lĩnh vực kinh tế hôn nhân - gia đình, thậm chí cả trong lĩnh vực chính trị, nhưng

đặc biệt nhất là lĩnh vực dân sự thừa kế trong cổ luật. Điều này sẽ được minh chứng

rõ nét hơn trong các nội dung sau.

Bốn là, ảnh hưởng phong tục tập quán của dân tộc Việt

Trong đời sống, nhu cầu về sở hữu tài sản, thừa kế và hương hỏa nảy sinh từ

rất sớm, trong khi đó, mãi đến năm Nhâm Ngọ niên hiệu Càn Phù Hữu Đạo (1042),

nhà Lý mới ban hành bộ luật đâu tiên là Hình thư. Các vương triều sau đều soạn

Page 45: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

40

thảo các bộ luật riêng cùng một hệ thống các văn bản pháp luật khác, tiêu biểu là bộ

Hình thư của nhà Trần (năm Bính Dần niên hiệu Thiệu Long - 1266), Bộ Quốc triều

hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) của triều Lê hoàn thành vào khoảng năm

Quý Mão (1483), về sau là bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long) của

triều Nguyễn soạn xong năm Ất Mão (1815). Như vậy, trước khi có luật của Nhà nước

đến hàng nghìn năm, cư dân các làng Việt quen sống với lệ tục của họ và khi giải quyết

các tranh chấp thừa kế trong đời sống dân sự họ tuân theo các tục lệ mang tính phổ

thông. Thêm nữa, pháp luật thời phong kiến còn thiếu đồng bộ, thiếu đầy đủ, văn bản

luật in ra ít, văn bản pháp luật về dân sự và thừa kế lại càng ít hơn. Phần lớn trong các

tranh chấp dân sự về thừa kế cư dân làng xã không hiểu luật, nên thường lấy luật tục

của buôn bản, hương ước của làng mình để xử lý các vấn đề nảy sinh.

Đứng trước tình hình đó, Nhà nước phong kiến cả nhà Lê và nhà Nguyễn đã

thể hiện việc thừa nhận tục lệ thừa kế qua ba nội dung sau đây:

- Nhà nước chấp nhận tục lệ về thừa kế trong luật, soạn thảo luật có nội dung

phù hợp với phong tục.

- Nhà nước phong kiến dùng luật để củng cố phong tục và từ đó trở lại củng

cố pháp luật tạo ra sự ổn định trong quan hệ pháp luật thừa kế.

- Nhà nước định hướng phong tục theo quỹ đạo của Nhà nước, dùng các biện

pháp để kiểm soát và “áp chế” phong tục.

Điển hình cho thái độ này, dưới triều Lê, vua Lê Thánh Tông vào năm Giáp

Thân niên hiệu Quang Thuận (1464) đã ra Sắc dụ cho phép: “làng nào có những

phong tục khác lạ thì có thể cho đặt ra những lệ cấm” [127, tr.353]. Và tại Điều 40

QTHL lại minh thị: “những người miền thượng du cùng phạm tội với nhau thì theo

phong tục xứ ấy mà định tội”. Dưới triều Nguyễn, vua Gia Long khi ban bố điều lệ

Hương đảng vào tháng giêng năm Giáp Tý (1804) trong phần mở đầu đã nói rõ:

“nước là hợp các làng mà thành. Từ làng mà đến nước, dạy dân nên tục, vương

chính lấy làng làm trước... nay tham chước thêm bớt, xén chỗ quá đáng, để chỗ vừa

phải, lập định lệ để cùng về đường chính vậy” [47, tr.127]

Chính việc nhà nước phong kiến không thể “với tay” đến hết các cấp cơ sở

giải quyết các tranh chấp dân sự nhất là tranh chấp về thừa kế; “phép vua” đôi lúc

“thua lệ làng” nên việc nghiên cứu các nội dung thừa kế trong hương ước và luật tục

Page 46: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

41

cổ xưa cũng là một trong những cơ sở để có cái nhìn toàn diện về cổ luật thừa kế

thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn.

* Tiền đề thứ 3: Tham chước chọn lọc pháp luật Trung Hoa và là sự kế thừa nền pháp luật thừa kế giữa các triều đại trong lịch sử Việt Nam

Ở Việt Nam, tuy ở các triều đại trước, cụ thể là nhà Trần và trước đó, theo lời Phan Huy Chú, thì xây dựng nền tảng pháp luật cho triều đại mình, vẫn có việc “đều đã tham chước xưa nay” của trong nước cũng như ngoài nước kể cả hệ thống pháp luật của Hán - Tùy - Đường nhưng phải nói rằng chưa cơ bản, chủ yếu. Phải sang đến “đời Lê, Nho giáo (mới) giành được địa vị thống trị và trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến... Từ đó, chính quyền phong kiến lấy Nho giáo làm mẫu mực cho việc dựng nước trị dân, làm khuôn vàng thước ngọc cho việc xây dựng các thiết chế chính trị và xã hội” [25, tr.159]. Tuy nhiên, bên cạnh sự vay mượn này, nhà lập pháp triều Lê và cả triều Nguyễn đều đã có những sửa đổi, bổ sung trong nội dung chế định về thừa kế, thậm chí sáng tạo riêng để phù hợp với tục lệ và điều kiện của xã hội Việt xưa. Điều này dễ nhận thấy trong nội dung và hình thức của QTHL dưới thời Lê. Cụ thể như sau:

Về hình thức, cấu trúc QTHL được mô phỏng theo cấu trúc của Bộ luật nhà Đường, QTHL có 722 điều được nhóm thành 13 chương, Bộ luật nhà Đường có 502 điều được chia thành 12 chương. Các chương trong hai bộ luật này như sau: Bảng 2.1: So sánh các chương trong Quốc triều hình luật và Luật nhà Đường

QTHL Luật nhà Đường

1. Danh lệ 2. Vệ cấm 3. Vi chế 4. Quân chính 5. Hộ hôn 6. Điền sản 7. Thông gian 8. Đạo tặc 9. Đấu tụng 10. Trá ngụy 11. Tạp luật 12. Bộ vong 13. Đoán ngục

1. Danh lệ 2. Vệ cấm 3. Quy chế hành chính 4. Hộ hôn 5. Các chuồng ngựa của nhà nước và kho tàng 6. Những việc huy động lao dịch không được phép 7. Đạo tặc 8. Đấu tụng 9. Trá ngụy 10. Tạp luật 11. Bộ vong 12. Đoán ngục

Nguồn: [126, tr.50].

Page 47: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

42

Như vậy, trừ 4 chương 3, 4, 6, 7 ra cả 9 chương còn lại của QTHL đều giống

với các chương còn lại trong bộ luật nhà Đường. Tuy nhiên, chính sự có mặt của 4

chương riêng có trong QTHL đã nói lên sự độc lập tương đối của các nhà làm luật triều

Lê trong quá trình xây dựng Bộ luật. Đặc biệt là chương 6 “điền sản” của QTHL nội

dung quy định về thừa kế và hương hỏa hoàn toàn không tìm thấy trong luật nhà

Đường. Nhà nghiên cứu Insun Yu đã khẳng định: “luật về quyền thừa kế gia tài và chế

độ hương hỏa của Bộ luật nhà Lê là đặc thù cho xã hội Việt Nam”. [131; tr.178]

Cả Insun Yu, Deloustal và Nguyễn Ngọc Huy khi nghiên cứu đối sánh giữa

QTHL và luật Trung Hoa đều thống nhất có quá nửa số điều khoản khác nhau giữa

hai bộ luật. Theo Insun Yu tỉ lệ khác biệt là 407 điều luật / 722 điều luật (chiếm tỉ lệ

56,37%); Theo Deloustal là 434 / 722 (chiếm tỉ lệ 60,19%); Theo Nguyễn Ngọc

Huy là 404 / 722 (chiếm tỉ lệ 55,95%) [127, tr.36]. Các điều khoản riêng có trong

QTHL tập trung chủ yếu ở chương Điền sản và Hương hỏa. Cũng theo nhiều nhà

nghiên cứu thống kê có 57 / 722 điều luật quy định về lĩnh vực thừa kế chiếm tỉ lệ

7% trên tổng số các điều luật của bộ luật. Số các điều khoản này mang sắc thái riêng

biệt, độc đáo thể hiện tục lệ hoàn toàn thuần Việt.

Theo quan niệm cổ điển, các điều thuộc về dân luật thường không được

nhà làm luật Đông phương quy định, cũng không nói rõ ràng về cách

thức thảo các văn tự, chứng thư, chúc thư, không định rõ về chế độ tài

sản của vợ chồng trong lúc sinh thời cũng như trong khi góa bụa, không

ấn định minh bạch các việc thừa kế, còn ba điều 374, 375, 376 thuộc mục

“Điền sản mới tăng thêm” của Quốc triều hình luật lại ghi rất rõ những

nội dung này. Về luật thừa kế, luật nhà Lê cũng giải thích cặn kẽ. Các

điều về hương hỏa đã đề cập đến một chế độ hoàn toàn Việt Nam, không

hề thấy trong luật nhà Đường, nhà Minh [127, tr.178].

Từ những luận cứ vững chắc trên, đi đến kết luận: Không thể phủ nhận sự

ảnh hưởng của cổ luật Trung Hoa trong việc xây dựng QTHL nhưng có thể thấy rõ

việc tham chước các chế định từ luật nhà Đường trong QTHL cũng đã được sửa đổi

cho phù hợp với điều kiện thực tế của nước Đại Việt. Và đặc biệt luật nhà Lê đã bổ

sung thêm các nội dung về dân luật bao gồm chế định thừa kế là những quy định

hoàn toàn thuần Việt, riêng có của QTHL.

Page 48: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

43

Nghiên cứu nội dung của pháp luật thừa kế nhà Nguyễn đặc biệt là HVLL trên phương diện so sánh với pháp luật Trung Hoa đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Phạm vi nghiên cứu của luận án là pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn, không chỉ giới hạn trong HVLL. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan, nguồn tư liệu không đầy đủ, chưa được dịch thuật và giới thiệu rộng rãi nên tác giả chưa có điều kiện khảo cứu tổng quát nội dung của cả nền pháp chế triều Nguyễn so sánh với pháp luật Trung Hoa. Tác giả trong khả năng có thể chủ yếu sử dụng một số đoạn trong các bộ luật và các Chỉ Dụ của triều Nguyễn có chứa đựng quy định về pháp luật thừa kế để phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực này. Tất nhiên, HVLL vẫn là nguồn tài liệu chính quan trọng của triều đại này, nên việc nghiên cứu pháp luật thừa kế nhà Nguyễn tất yếu phải được bắt đầu từ HVLL. Việc đối sánh với cổ luật Trung Hoa tất yếu cũng phải bắt đầu từ HVLL. Trong lời tựa, đương kim hoàng đế Gia Long chỉ rõ: “...Các triều đình phương Bắc, các vua dựng lên những là Hán, Đường, Tống, Minh... Mỗi triều đại các sách về luật lệ đều có sửa đổi mà đầy đủ nhất là luật triều đại Thanh. Thế nên, ta lịnh cho triều thần... tham chiếu... luật Thanh triều; rút lấy, thêm bớt, cân nhắc, biên tập thành bộ luật tiện dụng” [96, tr.12].

Tuy nhiên, vấn đề tham chước “có chọn lọc” hay “sao chép y nguyên” pháp luật nhà Thanh, “phủ nhận” hay vẫn “kế thừa” pháp luật triều Lê về lĩnh vực thừa kế là vấn đề còn tranh cãi.

Quan điểm thứ nhất theo hướng phủ nhận hoàn toàn giá trị của HVLL và pháp luật triều Nguyễn, cho rằng HVLL là một bản sao chép của Đại Thanh luật lệ (ĐTLL) và tất cả các quy định về thừa kế trong QTHL thời Lê sơ đến HVLL và pháp luật nhà Nguyễn đều bị thủ tiêu hoàn toàn. Đây là quan điểm của các nhà nghiên cứu như: Trần Trọng Kim, P.L.F Philastre, G. Taboulet, Phan Văn Trường, GS. Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Phan Quang, GS. Trương Quang Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Hữu Châu Phan, Đinh Gia Trinh...

Quan điểm thứ hai theo xu hướng khẳng định giá trị tích cực của HVLL và lý giải cho sự thiếu sót ban đầu của HVLL về vấn đề thừa kế. Đây là quan niệm của các nhà nghiên cứu: TS. Huỳnh Công Bá, Nguyễn Q. Thắng, Vũ Anh Tuấn,...

Nghiên cứu nội dung thừa kế trong HVLL nằm rải rác trong các lệ của bộ

luật này, chỉ thấy được quy định tại lệ 1 Điều 83 (quy định về phân chia di sản cho

các con), lệ 2 Điều 83 (quy định về phân chia di sản cho con cái khi gia đình tuyệt

Page 49: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

44

tự) và 1 lệ Điều 87 (quy định gián tiếp về hương hỏa). Còn lại 64 điều trong phần

Hộ luật không có quy định nào về thừa kế mà chỉ tập trung vào một số nội dung:

điền trạch (10 điều), hôn nhân (16 điều), thương khố (22 điều), hạn thuế (2 điều),

cho vay tiền (3 điều), cấm buôn bán họp chợ (2 điều). Kết cấu nội dung các điều luật

trong phần Hộ luật gần như sao chép nguyên ĐTLL. Chỉ khác ĐTLL 1 điều duy nhất

(Điều 90 quy định về điền trạch). Qua các căn cứ trên, trước hết tác giả đồng tình với

một số quan điểm của GS. Vũ Văn Mẫu. “Về hình thức, bộ HVLL so với bộ luật nhà

Thanh, chép gần đúng toàn thể nguyên văn, chỉ loại bỏ mất vài điều lệ” [51, tr.150]. Và

trong HVLL “Không có những điều khoản liên can đến hương hỏa, đến chúc thư, đến

các điều kiện về giá thú, đến chế độ tài sản của vợ chồng...” [51, tr.175].

Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu HVLL, ĐTLL, và các bộ luật, Chỉ, Dụ

của các vua sau vua Gia Long, luận án chỉ ra một số vấn đề cần quan tâm và nhìn

nhận khách quan hơn đối với pháp luật triều Nguyễn.

Một là, mặc dù sao chép chủ yếu ĐTLL nhưng HVLL vẫn có những nét dị

biệt, những giá trị tích cực.

Về số lượng điều luật, HVLL ít hơn ĐTLL 38 điều luật, được chia ra các

phần như sau:

Bảng 2.2: So sánh số lượng điều luật Hoàng Việt luật lệ và Đại Thanh luật lệ

Nội dung so sánh Hoàng Việt luật lệ

Đại Thanh luật lệ

Mục lục về tên gọi luật lệ 45 46 Chế độ quan chức 13 14 Dân 11 15 Điền trạch (ruộng, nhà) 10 11 Hôn nhân 16 17 Thương khố 22 23 Hạn thuế 2 8

Lại luật

Cấm buôn bán, họp chợ 2 5 Quân chính 20 21 Đồn canh xét trên đất trên sông 5 7 Chăn nuôi, chuồng trại 5 11 Binh luật

Bưu dịch 12 16 Kiện thưa 11 12 Nhận của đút lót 9 11 Hình luật Phạm gian 9 10

Công luật Xây cất 6 9 Nguồn: [100, tr.70].

Page 50: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

45

Theo bảng so sánh trên, trong tổng số 38 điều luật khác biệt của HVLL, 2

điều luật là của riêng nhà Nguyễn và vài chục điều luật khác biệt ít nhiều với các

điều luật nhà Thanh. Những điều luật khác biệt của HVLL so với các điều luật của

ĐTLL được thay đổi một vài chữ, hoặc là bỏ bớt một phần nội dung (một số câu

trong điều luật), một số chi tiết không phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam, hoặc là

thay đổi hình phạt theo hướng tăng lên so với luật Thanh, hoặc là cải biến các tiểu

chú. Sự khác biệt này mặc dù không đáng kể nhưng “nó thể hiện sự cố gắng, nỗ lực

của các nhà làm luật thời Nguyễn trong quá trình sao chép một bộ luật của một

vương triều khác ở một quốc gia khác, để bớt đi sự khập khiễng khi áp dụng vào xã

hội Việt Nam thời Nguyễn” [100, tr.78].

Điều đó chứng tỏ các nhà làm luật đã có sự chọn lọc kỹ lưỡng chứ không

hoàn toàn là sự sao chép đơn thuần. Vì vậy nếu nói rằng HVLL là sự sao chép

nguyên vẹn từ ĐTLL là quan điểm không chính xác.

Hai là, đến thời nhà Nguyễn, vua đầu tiên của triều Nguyễn - Gia Long “ở

một phần khác của đất nước, rất ít đến với phần đất nước phía Bắc” [127, tr.173]

sau bao năm trận mạc, thống nhất được đất nước và trở thành người tạo lập một

triều đại mới với gần 20 năm ở ngôi vua, nhận thức ra vai trò, ý nghĩa của việc kế

thừa cổ luật dân tộc nên đã lệnh đình thần biên soạn bộ HVLL với sự chỉ đạo:

“...giở xem hình luật mà các triều đại trước của nước Việt ta, mỗi triều đại thành lập

từ Lý, Trần, Lê đều có pháp chế riêng cho mỗi triều đại, mà đầy đủ hơn cả là Bộ

luật Hồng Đức (đời Lê)...” Gia Long, khi nhận xét về pháp chế nói chung của các

triều trước, đều chỉ cụ thể, đích danh rằng Lý, Trần, Lê đều có pháp chế riêng của

triều đại mình nên đều phải “tham chiếu” nhưng trong đó đặc biệt “tham chiếu” bộ

luật Hồng Đức để biên tập thành HVLL.

Mặc dù ban đầu trong HVLL có những thiếu sót về hôn sản và thừa kế. Tuy

nhiên phạm vi nghiên cứu của luận án là pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn. Vì vậy, việc

nghiên cứu không chỉ dừng lại ở HVLL mà còn mở rộng phạm vi nghiên cứu đến

Quốc triều tân luật (ban hành dưới triều Minh Mạng), đây cũng là một văn bản

pháp luật quan trọng của triều Nguyễn chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến việc

điều chỉnh quan hệ thừa kế của thời kỳ đó. Ngoài ra còn có các Chỉ, Dụ dưới thời

Page 51: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

46

Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức liên quan đến hương hỏa, thừa kế (được tập hợp lại

trong Hoàng triều Khai định luật lệ và Chấn chỉnh hương phong), điển hình như:

- Đạo dụ năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) (bổ túc điều 83 luật Gia Long) về tài

sản của người vô tự có đoạn chép: “những tài sản ấy chia làm 10 phần, 7 phần làm

công sản quốc gia, 3 phần giữ làm tư sản giao cho một người thân thuộc hay một

người đầy tớ trông nom việc phụng tự cho người chết. Phần này không bao giờ

được quá 3.000 quan tiền và 30 mẫu ruộng, dù tài sản của người chết để lại nhiều

đến đâu cũng vậy...” [9, tr.35].

- Đạo dụ năm Minh Mạng thứ 20 (1839) bổ túc điều 89 luật Gia Long về các

khế ước điển mại, và hương hỏa, thừa tự.

- Đạo dụ năm Tự Đức thứ 8 (l855) bổ túc điều 94 và 95 luật Gia Long. Các

lễ vật trong việc hôn nhân phải tùy theo gia cảnh, không được thái quá. Không thể

bắt buộc người con rể tương lai ký văn tự nợ hay cầm cố ruộng nương.

Nội dung các văn bản này đã bổ sung cho những thiếu sót của HVLL đặc

biệt là các quy định thừa kế. Các vấn đề về hương hỏa, thừa kế được quy định đầy

đủ trong Quốc triều tân luật và các Chỉ, Dụ này về cơ bản cách giải quyết vẫn hoàn

toàn giống với pháp luật triều Lê.

Tóm lại, HVLL và cổ luật thừa kế dưới thời nhà Nguyễn đã có sự tham

chước pháp luật Trung Hoa rõ nét nhưng sự tham chước này ít nhiều đã có chọn lọc

cho phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam xưa. Các vấn đề về hương hỏa, thừa kế

tiếp tục được bổ sung dưới các triều đại vua sau vua Gia Long trong suốt thời kỳ

độc lập tự chủ của triều Nguyễn trên tinh thần tiếp tục kế thừa cổ luật triều Lê. Và

chế định về thừa kế thời kỳ nhà Nguyễn sau triều đại vua Gia Long về cơ bản không

khác nhiều so với pháp luật nhà Lê trước đó.

Nền lập pháp triều Nguyễn tất nhiên ban đầu trong HVLL có nhiều

thiếu sót nhưng sau đó đã được các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị,

Tự Đức bổ khuyết trên tinh thần kế thừa pháp luật triều Lê. Nền pháp

luật dân sự trong đó có pháp luật thừa kế của triều đại nhà Nguyễn vẫn

phản ánh được điều kiện sinh hoạt vật chất của người dân, giải quyết

các quan hệ pháp luật trên cơ sở văn hóa, tục lệ của dân tộc hoàn toàn

thuần Việt [111, tr.105].

Page 52: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

47

2.2. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN

2.2.1. Khái niệm pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn Để có cơ sở tiếp cận khái niệm pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn

trước hết cần tiếp cận nội dung này dưới góc độ quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Ở thời kỳ này việc thừa kế nhằm di chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do những phong tục, tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định. Ph.Ăngghen viết:

Theo chế độ mẫu quyền nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ theo tập tục thừa kế nguyên thuỷ trong thị tộc mới được thừa kế. Những người trong thị tộc chết, tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ [21, tr.7].

Lúc này thừa kế được phát sinh dựa trên quan hệ huyết thống theo dòng máu của người mẹ. Bởi vì ở thời kỳ này con người sống quần hôn cho nên không thể xác định được cha của đứa trẻ là ai và con sinh ra hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.

Khi chế độ tư hữu ra đời và xã hội phân chia thành các giai cấp có lợi ích đối lập nhau thì các tập quán về thừa kế này không còn phù hợp nữa. Tầng lớp có của bằng địa vị xã hội của mình tìm cách giữ lại những tập quán có lợi, vận dụng và biến đổi cho phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. Bằng sự thừa nhận của Nhà nước, các quy tắc tập quán được biến đổi trở thành những quy tắc xử sự chung để giải quyết những vụ việc cụ thể có tính chất điển hình; trở thành những quy tắc xử sự chung có tính chất bắt buộc. Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm củng cố chế độ tư hữu và quy định đặc quyền của giai cấp thống trị trong xã hội. Đây là sự hình thành nên pháp luật.

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Page 53: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

48

Nếu trước đây, thừa kế trong xã hội thị tộc được dịch chuyển theo phong tục

tập quán thì khi Nhà nước xuất hiện, quá trình dịch chuyển di sản từ một người đã

chết cho một người còn sống đã có sự tác động bằng ý chí của Nhà nước, phù hợp

với lợi ích của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị thông qua bộ máy nhà nước, ban

hành các quy định để điều chỉnh các quan hệ trong việc xác định phạm vi chủ thể,

nội dung, hình thức, điều kiện chuyển dịch tài sản và những vấn đề khác có liên

quan đến việc thừa kế di sản. Tổng hợp tất cả các quy phạm đó tạo thành một chế

định trong hệ thống pháp luật Việt Nam - đó là pháp luật về thừa kế.

Pháp luật thừa kế là tổng hợp những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc

chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí

của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực

thừa kế phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Là một quan hệ pháp luật phát sinh trong đời sống kinh tế xã hội cụ thể, nên

pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trước hết vẫn chứa đựng đầy đủ

những nội dung và tính chất chung trong phạm trù khái niệm pháp luật về thừa kế

như đã nêu trên.

Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn là hệ thống những quy tắc xử

sự do Nhà nước của các thời kỳ này ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực

hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trong lĩnh vực thừa kế.

Tuy nhiên, ở Việt Nam trong các triều đại phong kiến, pháp luật về thừa kế

được hình thành dựa trên cơ sở lễ giáo phong kiến. Các quy định về thừa kế dưới

thời Lê, thời Nguyễn nhằm mục đích duy trì, bảo vệ truyền thống chế độ gia đình

phụ quyền và hiếu nghĩa của con cháu trong dòng tộc. Những quan niệm về gia

đình, lễ giáo, tín ngưỡng và chuẩn mực đạo đức thờ cúng tổ tiên đều có sự tác động

mạnh lên quan hệ thừa kế. Vì vậy, pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn có

những đặc điểm riêng sau đây:

Một là, về quyền để lại thừa kế.

Khác với dân luật hiện đại, thừa kế theo quan niệm truyền thống và theo

pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn đều hướng đến mục đích củng cố nền tảng gia đình

và bảo đảm sự lưu truyền dòng dõi hết đời này sang đời khác. Vấn đề thừa kế và để lại

Page 54: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

49

thừa kế không phải là quyền lợi của cá nhân được hưởng di sản hay người để lại thừa

kế, mà cao hơn là duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng tộc (dưới góc độ bảo đảm về

mặt vật chất). Danh từ ‘Thừa kế’ được GS Vũ Văn Mẫu giải thích lại là sự rút ngắn từ

bốn chữ ‘kế tự thừa diêu’ (tức là nối dõi và thừa tiếp sự tế tự) [110, tr.106].

Trong quan niệm về thừa kế, nhà lập pháp phương Đông xưa đã đưa ra khỏi

phạm vi các mối quan tâm tầm thường, vị kỷ, chỉ nhằm lưu truyền và thụ tặng tài

sản. Để được nâng cao thành một chế định tế tự với mục đích duy trì vĩnh viễn sự

phụng sự tổ tiên theo thời gian. Và việc tiếp nhận gia sản của người chết để lại hay

di tặng chỉ là một phương tiện để thực hiện mục đích ấy. Khái niệm thừa kế theo

tinh thần lập pháp của hai thời kỳ này không chỉ giới hạn trong việc định đoạt di sản

thông thường với giá trị vật chất mà còn được mở rộng việc thừa kế cả những giá trị

tinh thần đó là việc giữ gìn, kế tục nếp nhà, tiếp nối truyền thống đáng tự hào của

gia đình dòng họ. Và tất yếu coi trọng sự cúng bái và thờ phụng tổ tiên.

Hai là, về quyền hưởng di sản thừa kế.

Quyền hưởng di sản thừa kế trong pháp luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn

được quy định chung cho cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, quyền để lại thừa kế thường

thuộc về cha mẹ, vợ chồng thì quyền hưởng thừa kế mở rộng cho con cái. Cho dù ở

vai trò nào, thừa kế vẫn được cổ luật quy định là quyền của mỗi cá nhân nên có thể

nhận hay từ chối di sản mà không phải chịu bất kỳ áp lực nào.

Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế là người để lại di sản chết; di

sản được chia cho người còn sống, nếu họ đủ điều kiện hưởng thừa kế. Vấn đề đặt

ra là chia cho ai; người còn sống phải đảm bảo những điều kiện gì; di sản chia theo

hình thức nào; ai chịu trách nhiệm chia di sản; giải quyết tranh chấp giữa các đồng

thừa kế bằng cách nào?... Quyền thừa kế sẽ được thực hiện hiệu quả nếu trả lời thỏa

đáng những vấn đề này. Nhà nước thời kỳ Lê sơ và thời Nguyễn rất đề cao vai trò

quản trị của pháp luật nên chủ thể duy nhất có thẩm quyền trả lời những câu hỏi này

là nhà làm luật. Và phương án giải quyết trong các bộ cổ luật, các Chỉ, Dụ dưới luật

suy cho cùng nhằm mục đích bảo vệ tính bền vững quan hệ hôn nhân và gia đình.

“Pháp luật dùng lợi ích vật chất làm phương tiện để ràng buộc các mối quan hệ

nhân thân, huyết thống giữa những người thừa kế; không để việc phân chia di sản

dẫn đến sự đổ nát, phân tranh trong gia đình” [110, tr.112].

Page 55: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

50

Ba là, về quyền thừa kế di sản hương hỏa.

Hương hỏa được hiểu theo nghĩa đen là nhang (hương) và đèn (hỏa) đây là

hai phương tiện kết nối hai thế giới vô hình và hữu hình, giữa người sống và người

đã chết. Người Việt có đời sống tâm linh coi trọng việc thờ cúng ông bà, tổ tiên và

nhang đèn là những phương tiện được sử dụng phổ biến nhất. Vì vậy hương hỏa có

nghĩa bóng là phụng sự tổ tiên; rộng hơn là chỉ đến phần tài sản dùng vào việc thờ

tự. Nôm na, hương hỏa là phần tài sản giao riêng cho người con nối dõi của người

chết để lấy hoa lợi dùng vào việc thờ cúng cha mẹ, tổ tiên, ông bà [51].

Vì liên quan đến việc thờ tự và nối dõi nên quyền thừa kế, khai thác tài sản

hương hỏa trước tiên đương nhiên thuộc về người con trai trưởng. Đây không chỉ là

quyền mà còn là nghĩa vụ, nhưng quan trọng hơn, là vinh dự to lớn, củng cố vị thế

của người con trai trưởng trong dòng tộc. Điều này hoàn toàn phù hợp với các

chuẩn mực của Nho giáo cũng như quan niệm tông pháp của người Việt và được cụ

thể hóa trong các văn bản pháp luật nhà Lê, nhà Nguyễn. Đây là đặc điểm nổi bật

của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. 2.2.2. Nội dung quy định của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn

2.2.2.1. Nhóm các quy định do Nhà nước ban hành * Nhóm các quy định những vấn đề chung về thừa kế

Về thời điểm mở thừa kế

- Đối với pháp luật thời kỳ nhà Lê

Về thời điểm mở thừa kế, trong pháp luật nhà Lê không tìm thấy quy định

trực tiếp nào về vấn đề này nhưng có thể suy ra từ quy định tại Điều 2 QTHL. Theo

đó, nội dung Điều 2 QTHL cấm con cháu đang có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy

chồng, cấm đang có tang cha mẹ mà vui chơi ăn mặc như thường... Điều 2 đã liệt

các vi phạm này vào 10 tội ác. Theo tục lệ của người Việt, thời kỳ cư tang con cháu

phải lo việc hiếu, lo nhang đèn, tế tự nên việc chia gia tài trong thời gian chưa mãn

tang chắc chắn là điều không thể xảy ra.

Điều 378 QTHL quy định: “Phàm cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản,

con trai phạt 60 trượng, biếm hai tư, con gái thì phạt 50 roi, biếm một tư, phải trả

nguyên tiền cho người mua, điền sản trả lại cho cha mẹ”.

- Đối với pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn

Page 56: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

51

Điều 82 HVLL minh thị: Phàm ông, bà, cha, mẹ còn sống, cháu con không

được tách hộ khẩu để chia dứt gọn tài sản. Ai trái thì phạt 100 trượng, nếu ông, bà,

cha, mẹ thưa lên là cháu con bị buộc tội. Đang lúc còn để tang cha mẹ mà anh em

tách hộ khẩu chia hẳn gia sản thì phạt 80 trượng. Trong thời gian đó tôn trưởng đi

thưa thì cháu con bị buộc tội, còn việc chia của theo di chúc thì chẳng sao.

Về thời điểm mở thừa kế, đến cổ luật nhà Nguyễn thì nội dung này đã được

quy định cụ thể tại Điều 82 HVLL: “Đang lúc còn để tang cha mẹ mà anh em tách

hộ khẩu, chia hẳn gia sản thì phạt 80 trượng”.

Quy định của pháp luật thời kỳ nhà Lê và nhà Nguyễn về nội dung này gần

như tương đồng nhau. Các hệ luận về thời điểm mở thừa kế được suy ra trên cơ sở

các quy định của hai thời kỳ này với các nội dung sau:

Một là, tại thời điểm người để lại di sản chết chưa phát sinh quan hệ thừa kế

ngay nếu vợ hoặc chồng người chết vẫn còn sống. Cụ thể, nếu người cha chết mà

người mẹ vẫn còn sống thì di sản do người cha để lại cho các con của người này

hưởng chưa được chia ngay. Ngược lại, nếu người mẹ chết thì người cha sẽ tiếp tục

quản lý tài sản. Chỉ trong trường hợp cả cha lẫn mẹ đều qua đời thì các con mới

được chia tài sản.

Hai là, thời điểm phát sinh thừa kế là thời điểm người có tài sản chết nhưng

thời điểm chia thừa kế là thời điểm sau mãn tang người chết. Và quy định này có

giá trị cho cả hai trường hợp: thừa kế theo chúc thư và thừa kế theo pháp luật. Ví

dụ: Thời gian để tang cha mẹ là 3 năm. Sau 3 năm (lúc mãn tang cha mẹ), các con

mới được chia di sản thừa kế.

Về di sản thừa kế

Thứ nhất, về thành phần tích sản: được xác định theo nguyên tắc tài sản

riêng thuộc quyền sở hữu của người chết.

- Đối với pháp luật thời kỳ nhà Lê

Trước hết, về xác định thành phần tích sản, qua nghiên cứu các quy định của

QTHL tại điều 374, 375, 376, dễ dàng nhất trí với nhiều nhà nghiên cứu rằng tài sản

vợ chồng được hình thành từ ba nguồn khác nhau: Thứ nhất, tài sản của người

chồng thừa hưởng từ gia đình chồng (phu điền sản); Thứ hai, tài sản của người vợ

Page 57: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

52

thừa hưởng từ gia đình vợ (thê điền sản); Thứ ba, tài sản do hai vợ chồng tạo dựng

nên trong quá trình hôn nhân (tân tạo điền sản). Ngoài ra, các đoạn 258 và 259 trong

Hồng Đức thiện chính thư (258, lệ về vợ chồng không có con; 259, lệ đối với chồng

trước có con, vợ chồng sau không có con...) còn cho thấy, tài sản gia đình ở thời Lê

không chỉ gồm điền thổ còn gồm các thứ khác như vàng, bạc, nhà cửa, lụa vải,

giường chiếu, đồ sứ, màn thau... (gộp lại là của nổi), những tài sản được coi là của

nổi đó chủ yếu để phục vụ tế lễ và nhằm thực hiện tục trả nợ miệng.

Trong gia đình, người gia trưởng có quyền hành nhiều hơn đối với tài sản

chung. Điều này thể hiện ở chỗ, các thân thuộc trong gia đình có nghĩa vụ phục tùng

sự phán quyết của người gia trưởng. Tuy nhiên, với việc thừa nhận “thê điền sản”,

và “tân tạo điều sản”, người phụ nữ trong gia đình dưới triều đại thời Lê cũng được

thừa nhận những quyền gần như ngang hàng với người gia trưởng.

- Đối với pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn

Trong HVLL lại không minh thị quy định về chế độ hôn sản. Do đó, muốn

nghiên cứu vấn đề này cần phải suy đoán từ Điều 76 khi đề cập đến việc phân chia

tài sản của gia đình, Điều 83 khi đề cập đến việc phân chia tài sản giữa con vợ cả và

con vợ lẽ, việc thừa kế di sản cha mẹ đẻ của người con gái, Điều 96 khi đề cập đến

việc người vợ cả được ngang hàng với người chồng... Song cũng từ suy đoán này đã

có 2 quan điểm khác nhau trong việc nhìn nhận chế độ hôn sản của pháp luật nhà

Nguyễn của giới nghiên cứu.

- Quan điểm thứ nhất (của P. Philastre, Engène Sicé, Nguyễn Huy Lai): Theo

quan điểm này, chế độ hôn sản dưới triều Nguyễn là chế độ hôn sản cộng đồng toàn

sản (communauté universelle). Theo đó, tất cả tài sản trong sự phối hiệp phu phụ

đều đặt dưới quyền độc nhất của người chồng về phương diện quản lý cũng như sử

dụng, người vợ không được thừa nhận quyền có của riêng.

- Quan điểm thứ hai (của Camille Briffaut, Vũ Văn Mẫu,...): Theo quan điểm

này, chế độ hôn sản dưới triều Nguyễn là chế độ hôn sản cộng đồng pháp định

(communauté juridique). Theo đó,

Người đàn bà có chồng được có tài sản riêng trong khối tài sản chung

của gia đình. Trong sự phối hiệp phu phụ, mỗi người phối ngẫu được

Page 58: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

53

mang góp kỷ phần của mình và vẫn giữ nguyên vốn ấy, đến khi giá thú

đoạn tiêu nếu không có con cái, họ được phép rút kỷ phần về. Còn trong

quá trình sống chung họ có nghĩa vụ đồng tâm hiệp tác và trong mọi

hành động họ phải cùng nhau chịu trách nhiệm về những hậu quả của sự

hiệp tác ấy [52, tr.60].

Cuộc tranh luận này đã được giải quyết với việc đưa ra các luận cứ thuyết

phục để bảo vệ cho quan điểm thứ hai:

Một là, theo Lệ 2 Điều 76 của HVLL mà người ta thường nêu ra để cho rằng

tất cả tài sản của vợ đều được nhập vào gia sản của chồng. Thực ra, điều luật này

không quy định rõ nội dung như vậy, mà điều luật ấy chỉ buộc người đàn bà góa

không có con, nếu tái giá thì phải trả lại cho nhà chồng tất cả tài sản của người

chồng chết. Vậy không thể căn cứ một cách hợp lý vào Lệ 2 Điều 76 của HVLL để

suy luận rằng tài sản của người vợ bị sáp nhập vào gia sản của người chồng để trở

thành một khối duy nhất thuộc quyền sử dụng của người chồng.

Hai là, theo tục lệ của người Việt, người vợ luôn luôn được đặt ngang hàng

với người chồng, làm nội tướng trong gia đình, người vợ gần như bao giờ cũng giữ

tiền bạc, sắp xếp mọi việc trong gia đình. Một trong những lý do khiến người vợ có

địa vị quan trọng trong gia đình là do những hoạt động kinh tế tự chủ của họ. Giáo

sư Insun Yu đã nhận xét: “Khía cạnh quan trọng của vị trí người vợ trong gia đình

truyền thống Việt Nam. Nó đã chứng minh rằng sở dĩ người vợ được vị thế cao trong

gia đình là do những hoạt động kinh tế của chính mình...” [131, tr.94]. Một số người

khách Tây phương đến Việt Nam vào thế kỷ XVIII, XIX cũng nhận xét rằng phụ nữ

Việt Nam không chỉ cùng chồng lao động trên đồng ruộng, mà còn tham gia các hoạt

động thương mại, làm nghề thủ công... và “không thấy có sự phân biệt về tiền công với

đàn ông”. Một người Anh đến Huế vào thế kỷ XIX đã nói “đàn bà Việt Nam cũng sắc

sảo như đám con buôn cổ phần chứng khoán ở Luân Đôn” [131, tr.25].

Và nghiên cứu các quy định trong Hoàng triều khai định luật lệ và Chấn

chỉnh hương phong dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị cho thấy, các Chỉ, Dụ dưới hai

triều đại này vẫn tôn trọng nguyên tắc phân sản và thừa kế tài sản của người phụ nữ

có chồng, khi giá thú bị đoạn tiêu, y như pháp luật triều Lê quy định trong QTHL.

Page 59: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

54

- Thứ hai, về thành phần tiêu sản

Trong gia đình “tứ đại đồng đường” có đủ cơ sở để chứng minh rằng trong

cả thời kỳ nhà Lê và thời kỳ nhà Nguyễn đa số các khoản nợ của người gia trưởng

đều nhằm đảm bảo cho gia đình sinh sống. Cũng không thể thiết lập được sự rạch

ròi giữa hai khái niệm “nợ của gia đình” và “nợ do một người chết để lại”. Cổ luật

và tục lệ đều thừa nhận vấn đề này. Tục lệ “phụ trái tử hoàn” theo Nho giáo trong

xã hội xưa được coi là một nếp sống, chuẩn mực về đạo đức và luân lý, là đạo hiếu

đối với bậc sinh thành. Như vậy, bên cạnh quyền hưởng di sản do người chết để lại,

người thừa kế phải gánh chịu phần nghĩa vụ của người chết. Tuy nhiên, luân lý Nho

giáo này qua lăng kính cổ luật Việt Nam đã bớt khắc nghiệt và nhiều tiến bộ. Phần

cuối của Đoạn 256 Hồng Đức thiện chính thư nói rõ: “Nếu chồng chết thì đòi vợ,

nếu vợ chết thì đòi chồng, chứ không được đòi cha mẹ và họ hàng anh em. Ai trái

luật này thì sẽ bị tội...”. Theo quy định này chỉ có vợ, chồng có trách nhiệm trả các

món nợ vay, không liên can đến cha mẹ và không truyền kiếp đến các con. Như vậy

là trái với tinh thần của Nho giáo, nhưng lại rất tiến bộ, hiện đại.

* Nhóm các quy định điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa những chủ thể được

hưởng thừa kế

Quan hệ hôn nhân

- Đối với pháp luật thời kỳ nhà Lê

Mục đích cốt yếu của giá thú trong cổ luật là phụng sự tổ tiên. Người vợ cả

có nhiệm vụ giúp người chồng thực hiện chữ “hiếu” cả trong hiện tại cũng như

trong tương lai. Vì vậy, nhiệm vụ tế tự phải giao cho con trưởng của người vợ cả là

đích trưởng tử, người vợ cả cũng gọi là đích thê. Cổ luật cũng nêu rõ địa vị của

người vợ cả: “Thê giả, tề dã” có nghĩa là người vợ cả ngang hàng với chồng. Theo

tục lệ, người vợ cả và người vợ lẽ có thể ở riêng nhà nhưng bàn thờ tổ tiên bao giờ

cũng phải để ở nhà nơi người vợ cả ở với người chồng. Có lẽ vậy nên tục lệ còn gọi

vợ cả là “chính thất”. Xuất phát từ địa vị quan trọng này nên khi một trong hai

người “phối ngẫu” (vợ hoặc chồng) chết thì người kia có quyền hưởng di sản thừa

kế. Điều 375, 376 QTHL đều minh thị quy định quyền hưởng dụng di sản của người

vợ góa khi chồng chết trước. Điều 376 QTHL quy định: “Vợ chồng đã có con, nếu

Page 60: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

55

1 người chết trước, thì điền sản thuộc về vợ hay chồng... một phần...”. Người còn

sống có toàn quyền quản lý di sản mà người chết để lại.

- Đối với pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn

Quốc triều tân luật dưới thời Minh Mạng đã quy định: “Khi hôn thú bị chấm

dứt do một người phối ngẫu mệnh một, nếu người vợ chết trước, tài sản thuộc về

người chồng quản lý; ngược lại, nếu người chồng chết trước, tài sản được giao cho

người vợ quản lý”. Như vậy, trong hầu hết các trường hợp, người vợ hoặc chồng

còn sống chỉ có trách nhiệm quản lý di sản người chết để lại.

Trong câu 226 Tập ý kiến của Ủy ban tư vấn án lệ đã liệt kê những người mà

tục lệ cho là có quyền ăn thừa kế đã ghi rõ: con, cháu, cha mẹ, ông bà nội tộc và

ngoại tộc. Người chồng góa và người vợ góa không được ghi trong bản liệt kê ấy.

Câu 237 cũng nói là, di sản trước hết truyền cho con cháu không phân biệt trai gái,

nếu không có con cháu thì truyền cho cha mẹ, ông bà bên nội và những người này

nhận rồi giao lại cho người thừa tự. Riêng trong câu 257 tập ý kiến lại nói, nếu

người vợ chết vô hậu, người chồng trở thành sở hữu chủ của cải của vợ, với nhiệm

vụ lập thừa tự cho vợ. Như vậy, theo tục lệ, chỉ riêng trường hợp vợ chết vô hậu

(không con) thì chồng mới được hưởng di sản của vợ.

Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và cả tục lệ đều không quy

định quyền hưởng di sản thừa kế của người vợ lẽ và nàng hầu. Nên nội dung này

không được đề cập trong luận án.

Quan hệ huyết thống

* Về chế định tử hệ chính thức

- Sự suy đoán tử hệ chính thức

Về vấn đề này, pháp luật thời kỳ nhà Lê và nhà Nguyễn có sự tương đồng.

Cụ thể, sự suy đoán tử hệ chính thức đều không được cả QTHL và HVLL quy định

cụ thể, nhưng tục lệ thời kỳ này cho biết: Các người con được sinh ra trong thời kỳ

giá thú, bất kể người mẹ là vợ cả, vợ thứ hay nàng hầu đều được thừa nhận là con

chính thức của người chồng. Dân gian vẫn quan niệm thời gian mang thai của người

phụ nữ là 9 tháng 10 ngày (tức là 280 ngày), nhưng tục lệ vẫn không loại trừ những

đứa trẻ sinh ra trước 5 tháng sau ngày kết lập giá thú và quá 12 tháng sau ngày giá

Page 61: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

56

thú bị đoạn tiêu. Đối với những đứa trẻ sinh ra trước 7 tháng sau khi lập giá thú, tuy

có thể bị hồ nghi về sự đoan chính của người mẹ nhưng người cha không khước từ

thì đứa trẻ ấy vẫn được coi là con ruột của người chồng và vẫn được thừa nhận

quyền hưởng di sản thừa kế. Nhiều khi đứa trẻ sinh ra 12 tháng hay 13 tháng sau khi

giá thú bị đoạn tiêu cũng vẫn được coi là con của người chồng cũ vì xem đó là việc

đẻ lên tháng (tục gọi là chửa trâu). Những đứa con do sự suy đoán tử hệ và được

người cha người mẹ thừa nhận thì đều được xem là tử hệ chính thức và đều được

hưởng di sản thừa kế của cha mẹ chúng.

- Sự phân biệt đích thứ, trưởng ấu

Con trai vợ chính dù ít tuổi bao giờ cũng được coi là anh đối với các con của

vợ thứ hay nàng hầu. Sự phân biệt này rất quan trọng về phương diện tế tự, vì người

con được ưu tiên chỉ định để trông nom việc phụng sự tổ tiên bao giờ cũng là người

trưởng nam trong số các con của vợ cả. Người ấy được gọi là đích trưởng tử. Không

có người con trưởng mới chọn con thứ và không có con của vợ cả mới chọn đến con

của vợ thứ. Vì vấn đề lựa chọn người nối dõi việc phụng tự là mục tiêu tối thiết yếu

của hôn nhân nên nó đã được nhà làm luật hết sức quan tâm. Cả QTHL, lẫn luật

pháp dưới triều Nguyễn về sau, đều quy định vấn đề này. Điều 389 QTHL quy định

về “coi trọng dòng đích khi lập người phụng sự hương hỏa” đã nói rõ: “Phàm con

cháu giữ việc phụng sự hương hỏa... phải theo lệ thường ủy cho người con trưởng

của vợ cả. Nếu con trưởng chết thì lấy cháu trưởng, nếu không có cháu trưởng thì

mới lấy con thứ...”. Điều 76 HVLL, với tiêu đề là “lập đích tử vi pháp” đã quy định:

“Phàm lập con chính con trưởng trái phép thì phải phạt 80 trượng. Khi vợ cả đã trên

50 tuổi mà không có con mới được phép lập con dòng thứ làm trưởng tử. Không lập

trưởng tử thì tội cũng như trên”.

Quan hệ nuôi dưỡng (nghĩa dưỡng)

Về nội dung này, quy định của pháp luật thời kỳ nhà Lê và nhà Nguyễn về

cơ bản có cùng quan điểm.

Nước ta lấy sự thờ phụng tổ tiên làm trọng, nên những người không con phải

lo nuôi con nuôi lập tự. Thường, người ta chọn một người cháu gọi bằng bác hay

bằng chú, nhưng nếu cháu gần không có, trong trường hợp người không con không

Page 62: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

57

có anh em ruột, hoặc anh và em trai ruột người này cũng không con, thì lập cháu xa,

nhưng vẫn phải đồng huyết thống, nghĩa là cũng thuộc về họ nội. Đối với việc lập

tự bắt buộc phải là người đồng tông để khỏi gây nên sự rối loạn trong việc phụng sự

tổ tiên (Đoạn 256 Hồng Đức thiện chính thư; Điều 76 và “lời chú” HVLL).

Tục lệ và luật pháp định rằng việc lập tự phải theo thứ tự chiêu thuận, nghĩa

là cháu mới được thừa tự cho chú bác, chứ cháu không được lấy chú bác lập tự cho

mình. Ngoài ra anh không có con trai, em có thể ăn thừa tự anh được, trái lại anh

không được ăn thừa tự cho em, phải để việc ăn thừa tự cho con mình tức là cháu

ruột của em. Người được lập thừa tự có thể bị phế bỏ, nếu người đó xét ra kém đức

hạnh, hoặc làm điều gì phạm tới thanh danh gia đình. Phế người thừa tự này để lập

người khác, gọi là lập ái hay lập hiền.

Trong việc lập thừa tự không được chọn con độc đinh hoặc con trưởng, vì

những người con này đã có phận sự riêng lo việc hương khói cho cha mẹ. Người đã

được lập tự phải ở với cha mẹ nuôi như cha mẹ đẻ, không được bỏ nhà đi, và được

hưởng mọi quyền lợi như một người con đẻ. Với định chế lập tự, bắt buộc phải

chọn con trai để tiếp tục việc phụng tự trong họ (suy từ Điều 76 HVLL và Điều 381

QTHL). Việc lập tự mặc nhiên thành vô hiệu, nếu cha mẹ nuôi sau khi lập tự con

nuôi, lại sinh được con trai. Tuy việc lập tự thành vô hiệu, nhưng người con nuôi

vẫn giữa được quyền lợi như một người con đẻ và sẽ được hưởng một phần gia tài

với người con đẻ. Khi cha mẹ nuôi đã có con trai, người con nuôi lập tự trước có thể

trở về sống với cha mẹ mình.

* Nhóm các quy định về các hình thức thừa kế

Thừa kế không có chúc thư

- Đối với pháp luật thời kỳ nhà Lê

Trong QTHL, nếu chồng cùng vợ trước có một con, vợ sau không có con,

nay chồng chết trước và không có chúc thư, thì điền sản sẽ chia làm 3 phần: cho con

vợ trước 2 phần, vợ sau 1 phần. Nếu vợ trước có 2 con trở lên thì phần vợ sau chỉ

bằng phần của mỗi người con mà thôi. Phần của người vợ sau chỉ được dùng để cấp

dưỡng cho một đời mình, không được nhận làm của riêng. Nếu vợ sau chết hay cải

giá thì phần ấy lại thuộc về con chồng. Trường hợp người vợ chết trước cũng thế,

Page 63: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

58

nhưng người chồng vẫn cứ được hưởng, dù có cải thú hay không. Nếu điền sản là

của chồng và vợ trước làm ra thì chia làm 2 phần: vợ trước và chồng mỗi người một

phần. Phần của vợ trước thì để riêng cho con của bà ta, còn phần của chồng thì được

đem chia ra như đoạn trên. Nếu điền sản là của chồng và vợ sau mỗi người một

phần. Phần của chồng thì đem chia như đoạn trên, còn phần của vợ sau thì được

nhận làm của riêng. Ngược lại, trường hợp vợ chết trước thì chồng cũng phải đem

tài sản ra phân chia như thế (Điều 1 “phần tăng bổ” của chương “Điền sản”).

Về trường hợp vợ chồng không có con, nếu một trong hai người chết trước

thì việc phân chia điền sản do cha mẹ cho trước đây được thực hiện như sau: Nếu

chồng chết trước, số điền sản đó sẽ được chia làm 2 phần: một phần giao cho người

trong họ ăn thừa tự để giữ việc hương khói; một phần thuộc về người vợ dùng để

cấp dưỡng cho đến suốt đời mình. Khi vợ chết hay tái giá thì phần ấy sẽ được

chuyển giao cho người thừa tự. Nếu cha mẹ chồng còn sống thì giao cả về cho cha

mẹ chồng. Ngược lại, trường hợp người vợ chết trước người chồng thì cũng phân

chia như thế, chỉ khác là dù chồng có tái thú hay không thì cũng đều được hưởng.

Nếu điền sản ấy là do hai vợ chồng làm ra thì sẽ chia làm 2 phần: mỗi người một

phần. Phần của vợ sẽ được dùng làm của riêng, phần của chồng sẽ được chia làm 3

phần: 1 phần cho người thừa tự, 2 phần cho người vợ dùng để cấp dưỡng suốt đời

mình (nếu vợ chết hay cải giá thì 2 phần đó sẽ giao cho người thừa tự). Về phần

thừa tự, nếu cha mẹ chồng còn sống thì sẽ do cha mẹ chồng giữ. Ngược lại, trường

hợp người vợ chết trước thì điền sản cũng được phân chia như thế, chỉ khác là cho

dù có tái thú hay không người chồng cũng được hưởng (Điều 2 “phần tăng bổ” của

chương “Điền sản”).

- Đối với pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn

Trong những năm đầu của triều đại mình, Minh Mạng đã nhận thấy cần thiết

phải tham chước pháp luật nhà Lê để bổ sung vấn đề phân chia di sản:

Quốc triều tân luật của Minh Mạng đã giải quyết như sau: Khi hôn thú bị

chấm dứt do một người phối ngẫu mệnh một, thì nếu người vợ chết trước, tài sản

thuộc về người chồng quản lý; ngược lại, nếu người chồng chết trước, tài sản được

giao cho người vợ quản lý. Nếu người vợ có con thì sau khi người vợ chết sẽ giao

Page 64: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

59

tài sản đó cho con giám thủ và phụng tự. Nếu vợ chồng không có con thì người vợ

chỉ được hưởng dụng một đời với điều kiện là không được tái giá. Nếu người vợ tái

giá, tài sản đó sẽ thuộc về gia tộc của người chồng và người ta sẽ trích ra 1/10 để

dùng lập tự cho người chồng. Nếu người vợ không tái giá, thì tài sản đó, gồm cả tài

sản của cha mẹ chồng cho người chồng đều thuộc về người vợ hưởng dụng. Sau khi

người vợ chết, tài sản đó được chia đôi: một nửa thuộc về gia tộc nhà chồng và

người ta trích lấy 1/10 để lập tự cho người chồng, còn lại thì gia tộc chia nhau; một

nửa thuộc về gia tộc nhà vợ và người ta cũng trích lấy 1/10 để lập tự cho người vợ

và số còn lại thì gia tộc chia nhau. Riêng đối với tài sản do cha mẹ của vợ hoặc

chồng chia cho, thì khi vợ chồng khi ly hôn mà không có con, hoặc khi hai người

phối ngẫu chết đi mà không có con, hoặc khi người vợ chết đi mà không có con thì

sẽ trả về cho mỗi bên, hoặc cho gia đình của mỗi bên đã cho. Trường hợp người

chồng có nhiều vợ: Nếu người vợ trước có một con, vợ sau không có con, khi người

chồng chết thì gia sản được chia làm 3 phần, con của vợ trước được 2 phần, người

vợ sau không con được 1 phần dùng để dưỡng lão cho đến hết đời (sau khi chết

hoặc cải giá thì tài sản đó thuộc về con của người vợ trước). Nếu người vợ trước có

2 con trở lên thì người vợ sau không con được hưởng một phần giống như phần của

mỗi người con của vợ trước [9].

Trong những vấn đề nêu trên, pháp luật của nhà Nguyễn, từ sau năm 1824 đã

không khác gì so với pháp luật của nhà Lê.

Thừa kế hương hỏa (thừa kế tự sản)

Khi nghiên cứu pháp luật thừa kế về chế định hương hỏa thời kỳ nhà Lê, nhà

Nguyễn nhận thấy nhiều điểm tương đồng của 2 thời kỳ này, cụ thể ở các nội dung sau:

- Hình thức hương hỏa.

Việc hương hỏa phải được lập thành văn bản và muốn cho việc lập hương hỏa có

giá trị đối với người thứ 3 thì văn bản phải được đăng ký vào sổ địa bạ [3, tr.28]

- Người lập hương hỏa

Ai cũng có quyền được lập hương hỏa (tự sản), không phân biệt nam nữ, tuổi

tác. Trong thực tế, việc lập hương hỏa được đặt ra khi một người lúc sống được

thừa hưởng phần hương hỏa do tiền nhân thiết lập, đến khi người ấy chết thì một

Page 65: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

60

phần hương hỏa ấy sẽ được chuyển sang cho người con trưởng, nếu không có con

trưởng thì sẽ giao cho cháu trưởng, nếu không có người kế tự (nam giới) thì phải chỉ

định người lập tự trong hàng thân tộc. Nếu một người cha chết nhưng không làm

chúc thư, mà có để lại gia sản cho các con, thì bổn phận của các người con đó lúc

chia gia sản phải lập hương hỏa giao cho người con trưởng giám thủ. Người quả

phụ cũng có thể lập hương hỏa cho chồng với các tài sản do chồng để lại hoặc do

mình kiếm ra được. Trường hợp một gia đình tuyệt tự thì việc lập hương hỏa phải

do gia tộc hoặc xã quan quyết định và chuyển giao cho người kế tự.

- Thành phần hương hỏa

Trong số 59 điều luật về điền sản của QTHL thì có tới 13 điều quy định về

ruộng hương hỏa. Điều này chứng tỏ nhà nước phong kiến Lê sơ rất coi trọng vấn

đề sử dụng ruộng đất cho việc thờ cúng. Đối với pháp luật triều Nguyễn căn cứ vào

Lệ 1 Điều 87 HVLL nói rằng: “Nếu các con cháu bán trái phép các điền sản của tiền

nhân di lưu để dùng vào việc tế tự thì sẽ bị lưu đi viễn châu, nếu bán quá 50 mẫu”.

Qua đó cho thấy tài sản hương hỏa trong xã hội xưa thuộc vào loại bất động sản

ruộng đất. Sở dĩ hương hỏa phải là bất động sản vì chúng phải được di chuyển từ

đời này qua đời khác để lưu truyền việc tế tự, nên chỉ có các bất động sản mới thỏa

mãn được các điều kiện ấy. Tuy nhiên, theo một đạo dụ năm Thiệu Trị 4 (1844),

“trong các gia đình tuyệt tự phần dùng làm tự sản không thể nào vượt quá giới hạn

30 mẫu ruộng và 3000 quan tiền” [65, tr.286]. Như vậy, trong thành phần hương

hỏa, ngoài ruộng đất còn có thể có cả tiền nong, nhưng bất động sản vẫn là yếu tố

chính yếu.

- Người ăn hương hỏa

Theo quan niệm của xã hội phong kiến, người con trai trưởng có nghĩa vụ và

bổn phận thờ cúng cha mẹ, tổ tiên. Vì vậy, QTHL quy định khi cha mẹ chết, có

ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em, chị em tự chia nhau thì lấy 1/20 số

ruộng đất làm hương hoả, giao cho con trai trưởng giữ; còn lại thì chia đều. Nếu cha

mẹ có chúc thư thì phần ruộng đất hương hoả được xác định theo chúc thư (Điều

388 QTHL). Hơn nữa, việc thừa kế ruộng đất hương hoả được quy định rất cụ thể:

ruộng hương hoả trước hết phải giao cho con trai trưởng của người vợ cả, nếu người

Page 66: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

61

con trưởng chết trước thì mới lấy người cháu trưởng; nếu không có người cháu

trưởng thì mới lấy người con thứ. Nếu người vợ cả không có con khác thì mới chọn

lấy người con nào tốt của người vợ lẽ. Nếu người con trưởng có tật hay hư hỏng,

không thể thờ cúng được, thì phải trình quan sở tại để chọn con khác thay. Nếu trái

luật thì sẽ khép vào “tội bất hiếu bất mục trái bỏ điển lễ” (Điều 389 QTHL).

Điều này cũng được quy định tương tự trong pháp luật nhà Nguyễn, người ăn

hương hỏa có nghĩa vụ phải phụng sự gia tiên hoặc người mệnh một (Dụ năm Thiệu

Trị 4), nghĩa vụ quản lý tài sản hương hỏa (Điều 87 HVLL) và nghĩa vụ chỉ định

người được thừa tự thay mình (Điều 306 và 307 HVLL). Theo Điều 76 HVLL, việc

lập đích tử (người nhận hương hỏa và thừa tự) phải tuân theo nguyên tắc về việc tập

ấm. Trước hết phải chọn trưởng nam trong các con của vợ cả. Chỉ có thể chọn con

thứ của người vợ cả nếu người con trưởng bị ngăn cản. Nếu người vợ cả quá 50 tuổi

mà không có con trai thì mới được phép lập con trưởng của người vợ thứ. Trong

trường hợp người chết không có con cháu, người thân thuộc muốn được hưởng

phần hương hỏa thì phải hội đủ các điều kiện: đồng tông (Điều 76 HVLL) theo lệ

“chiêu mục tương đương”, không là con một trong gia đình và không có hiềm khích

với người được lập hương hỏa. Khi một gia đình tuyệt tự, không còn ai trong họ có

thể kế tự thì con gái của người chết có thể được nhận thừa kế (Điều 85 HVLL).

- Sự chấm dứt hương hỏa

Hương hỏa có thể bị chấm dứt vì 3 lý do: Một là, tài sản hương hỏa bị phá

hủy do một tai biến thiên nhiên (như bão lụt...) hay lý do khác (như chiến tranh...);

Hai là, tài sản hương hỏa bị chấm dứt vì lý do pháp định (khi hương hỏa đã lưu

truyền quá 5 đời gọi là “ngũ đại mai thần chủ”, hay khi ngành họ bị tuyệt tự); tài sản

hương hỏa được cải dụng thành hậu điền (hậu Thần, hậu Phật...), hoặc được bán để

chi dùng vào các việc khác (như xây dựng từ đường, phần mộ...)

2.2.2.2. Nhóm các quy định do Nhà nước thừa nhận về hương ước và luật

tục để giải quyết các quan hệ thừa kế

* Về hương ước (hay còn gọi là khoán ước) liên quan đến thừa kế

Hương ước có nội dung liên quan đến hương hỏa và thừa kế xuất hiện dưới

thời Lê và “nở rộ” dưới thời Nguyễn. Khởi đầu, khi hương ước xuất hiện và tồn tại

Page 67: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

62

song song với luật pháp, vua Lê Thánh Tông đã tạo ra đạo dụ 5 điểm, trong đó điểm

đầu tiên có nội dung “các làng xã không nên có hương ước riêng vì đã có luật pháp

chung của cả nước”. Song, hương ước điều chỉnh về lĩnh vực thừa kế có nguồn gốc

từ phong tục, có sức sống bền bỉ nên mặc dù bị ngăn cản, nó vẫn tồn tại. Vua Gia

Long cũng đã từng nói: “Quốc gia là góp làng xã lại mà thành. Muốn trị nước thì

phải sửa sang công việc làng xã” [25, tr.191].

Trong vấn đề thừa kế, hương ước xưa dưới thời Lê, thời Nguyễn đặc biệt chú

trọng đến ruộng hương hỏa và tục thờ cúng tổ tiên. Theo hương ước của người Việt

xưa thì của hương hỏa là của cải gia tiên để lại, lấy hoa lợi dùng trong việc thờ

phụng và cúng giỗ tục gọi là “tự sản”. Không con cháu nào có quyền phát mại của

hương hỏa, và trong trường hợp bị tịch biên, của hương hỏa được trừ lại. Xuất phát

từ tục lệ này, nên hương ước xưa của làng nào cũng có quy định trường hợp những

người không con cái hoặc không có con trai thì việc “giỗ hậu” của những người này

được xác lập bằng việc hiến ruộng nương hoặc mua ruộng nương cúng vào họ, vào

làng, vào chùa, vào đền hoặc vào đình để về sau khi trăm tuổi, họ, làng, chùa, đền,

đình sẽ cúng giỗ. Hương ước xưa gọi là “mua hậu” hay “kí hậu”.

Hậu điền là ruộng hậu, nguyên là của tư của một người vì không có con cái,

đem ruộng đó cúng cho họ hoặc cho làng để làm việc chung cho cả họ hoặc cả làng:

xây nhà thờ, làm đình chùa, v.v... Họ hoặc làng nhận ruộng, rồi khi người hiến

ruộng chết họ hoặc làng sẽ cúng giỗ cho người này.

Kỵ điền là ruộng tư giao cho làng để cúng giỗ. Đối với những trường hợp

người đó không có con trai, thì con gái sẽ mua ruộng cúng vào họ hoặc vào làng để

họ hoặc làng sẽ làm giỗ cho cha mẹ mình. Những ruộng này gọi là kỵ điền. Trong

Học luật lệ An Nam, Thân Trọng Huề viết: “Kỵ điền là ruộng tư giao cho làng để

làm kỵ giỗ cho mình hay là kỵ giỗ cho ông bà, cha mẹ mình” [4, tr.57]. Có người

mua hậu riêng cho hai vợ chồng mình, có người mua hậu chung cho cả cha mẹ đôi

bên. Tùy mua nhiều mua ít mà gia giảm số tiền.

Người thì ký hậu tại đình miếu, người thì ký hậu tại chùa, người thì ký hậu

tại bản thôn, bản tộc người thì ký hậu tại biệt xã là quê ngoại của mình. Hàng giáp,

hàng thôn, nhà chùa, bản tộc, hoặc biệt xã đã nhận tiền và ruộng đất của người mua

Page 68: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

63

hậu phải làm tờ ký kết rồi dựng bia đá tại đình miếu, hoặc chùa hoặc ở trong từ

đường. Trong văn bia kể rõ tên người mua hậu ở phủ huyện tổng xã nào; dân làng

nhận bao nhiêu tiền, chi về việc gì, và ruộng đất ký hậu cho bao nhiêu, ở tại đâu, cứ

mỗi năm về ngày tháng nào thì dùng lễ gì mà cúng tế. Lại có mấy câu tán tụng công

đức người mua hậu, cũng tức như tờ ký kết. Hôm ký tờ dựng bia, người mua hậu phải

làm rượu mời dân làng ăn uống. Từ bấy giờ người mua hậu gọi là ông hậu bà hậu.

* Về luật tục liên quan đến thừa kế

Xuất phát từ một thực tế của Việt Nam, và biểu thị sự tôn trọng luật tục của

các dân tộc Việt Nam, cổ luật nhà Lê, nhà Nguyễn đều ít nhiều thừa nhận cách ứng

xử theo luật tục của dân tộc thiểu số trong cộng đồng buôn bản. Điều 40 QTHL quy

định: “Người thượng du phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội.

Những người thượng du phạm tội với người trung châu thì theo luật mà định tội”.

Quan điểm ưu tiên người các dân tộc miền núi còn được thể hiện ở các điều luật

khác như Điều 451, 452 QTHL... Dưới triều Nguyễn, chính sách dân tộc rất được

các vua triều đại này quan tâm. Thời kỳ này Tây Nguyên được triều Nguyễn xem là

vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng vì “nhiều người cho rằng nước nào làm chủ

được Tây Nguyên thì có thể khống chế không chỉ Đông Dương mà còn cả Đông

Nam Á” [120, tr.364]. Dưới thời Gia Long, vùng dân tộc thiểu số đã được tổ chức

thành các tổng nguồn (tương đương cấp huyện), dưới có các đấu mục (tương đương

xã trưởng), dưới đấu mục là các sách trưởng (tương đương thôn trưởng). Các chức

danh này đều do người thiểu số nắm giữ. Tráng niên người thiểu số được ghi vào

danh bộ.

Nghiên cứu luật tục xưa cho thấy, thừa kế tài sản tuỳ thuộc vào quan hệ

huyết thống tính theo dòng mẹ (mẫu hệ) hay dòng cha (phụ hệ) và tùy theo quan

niệm của từng tộc người nên vấn đề này trong nội dung luật tục của các dân tộc

khác nhau thì khác nhau. Chẳng hạn, với tộc người Êđê theo mẫu hệ thì tài sản gia

đình, dòng tộc đều thuộc quyền sở hữu của mẹ và chị em gái. Nam giới tuy là lực

lượng lao động chủ yếu làm ra của cải nhưng theo luật tục thì họ không được sở

hữu bất cứ loại tài sản nào. Khi còn nhỏ, sống với gia đình thì khi trưởng thành, anh

ta lấy vợ, phải sống ở bên phía nhà vợ. Khi vợ chết, mà phía vợ không có người nối

Page 69: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

64

nòi, anh ta phải quay về nhà mẹ hay chị em gái mà không được mang tài sản gì.

Luật tục khẳng định, trong xã hội mẫu hệ Êđê, mọi của cải đều thuộc về nữ giới.

Người Raglai trong luật tục của mình khẳng định mọi của cải do ông bà tổ

tiên để lại đều là của chung, không ai được chiếm đoạt, mua bán. Nếu chồng chết,

thì của cải riêng mang tính cá nhân của anh ta phải được trả về bên mẹ, bên chị em

gái của anh ta, bên vợ không có quyền chiếm lấy.

Nghiên cứu luật tục của đồng bào Bana cho thấy, người Bana có cách thức

chia di sản thừa kế như sau: Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết trước, tài sản của

người chết để lại thuộc về con cái, vợ hay chồng còn sống. Nếu vợ hay chồng còn

sống mà lấy chồng hay lấy vợ khác và không ở tại nhà cũ thì không được hưởng tài

sản của chồng hoặc vợ đã chết. Trong trường hợp này, tài sản của người chết thuộc

về con cái của họ. Trường hợp vợ hoặc chồng còn sống mà vẫn ở nhà cũ thì tài sản

của người vợ hay chồng trước khi chết được để thừa kế cho con cái chung của họ.

Con của người vợ hoặc chồng còn sống có với người chồng hoặc vợ lấy sau chỉ

được hưởng thừa kế tài sản của cha mẹ họ khi chết để lại. Nếu con của vợ hoặc

chồng trước và con của chồng hoặc vợ sau thương yêu nhau và có sự đồng ý giữa

những người con này thì họ được hưởng thừa kế tài sản của cả vợ hoặc chồng trước

và của cả chồng hoặc vợ sau khi chết với các mức kỉ phần bằng nhau;...

Như vậy, mỗi làng, mỗi buôn có tục lệ riêng về thừa kế trong đời sống, lúc

đầu là tục lệ truyền miệng, đến giữa thế kỷ XV được văn bản hóa thành hương ước,

luật tục thừa kế. Bởi vậy, Nhà nước các triều đại phong kiến khi soạn thảo luật đều

lưu ý đến hương ước, luật tục về thừa kế, để cho các phong tục có một vị trí thích

đáng trong các bộ luật và chấp nhận để các làng, các buôn được duy trì hương ước

và luật tục về thừa kế trên cơ sở quản lý việc soạn thảo hương ước, luật tục.

2.3. CÁC GIÁ TRỊ TRONG NỘI DUNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ

NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN

2.3.1. Các giá trị tích cực trong pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn

* Trong nội dung các quy định pháp luật thừa kế

Thứ nhất, pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã giải quyết tốt mối

quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán.

Page 70: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

65

Cả HVLL và QTHL đều thể hiện rõ quan điểm này. Điển hình là Điều 351

HVLL quy định: “phàm những điều không nên làm mà làm thì phải phạt 40 roi” và

Điều 642 QTHL quy định: “Việc không được phép làm mà làm thì việc lớn xử tội

đồ hay lưu, việc nhỏ xử tội biếm hay phạt”. Thế nào là những “điều không nên

làm”? và những điều “không được phép làm”. Đó là những điều mà tục lệ, luân lý

xã hội Việt cổ cấm đoán. Như vậy, phạm vi áp dụng của Điều 351 HVLL và Điều

642 QTHL thật quá rộng. Tác dụng của nó là chế tài tất cả những điều của luân lý,

tục lệ xã hội. Điều 351 của Hoàng Việt và Điều 642 của QTHL đã “khiến cho các

luật gia Tây phương khi nghiên cứu luật Việt Nam, phải ngạc nhiên và đặc biệt chú

ý” [90, tr.19].

Do điều kiện kinh tế chính là nông nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc.

Tính cố kết về quan hệ láng giềng kết hợp với quan hệ huyết thống trong làng - chạ

rất chặt. Nên người dân Việt có tâm lý “trọng tĩnh, trọng tình và trọng tục”. Tục lệ

được ghi nhận trong hương ước và luật tục trong nhiều trường hợp là kim chỉ nam

để người dân ứng xử và giải quyết các tranh chấp về thừa kế trong gia đình, dòng

tộc. Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn thừa nhận và xem hương ước,

luật tục cũng là một nguồn của pháp luật để giải quyết các tranh chấp thừa kế trong

xã hội cổ xưa. Tất nhiên, với điều kiện, các tục lệ này phải phù hợp với tinh thần

chung của pháp luật Nhà nước.

Đây là những vấn đề về lý luận, những bài học kinh nghiệm của cổ luật thừa

kế nhà Lê, nhà Nguyễn trong việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phong tục và

pháp luật. Việc kế thừa và phát huy những mặt tích cực của phong tục, luật tục,

hương ước trong việc soạn thảo luật hiện nay, để luật phù hợp với thực tế cuộc

sống, đi vào cuộc sống và giữ được các giá trị văn hóa truyền thống là vấn đề hết

sức cấp thiết.

Thứ hai, pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn thể hiện truyền thống

nhân đạo, tinh thần bảo vệ quyền con người.

Dù chịu ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nhất

nam viết hữu, thập nữ viết vô” nhưng pháp luật phong kiến hai thời kỳ này cũng đã

bảo vệ quyền lợi của người vợ trong việc hưởng di sản thừa kế của người chồng.

Page 71: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

66

Pháp luật xưa đã đặt người vợ cả lên vị trí gần như ngang hàng với người gia trưởng

trong gia đình. Nên theo tục thường thì việc quản lý gia sản không những là vợ làm

giúp chồng mà lại chính vợ tự đảm đương, cho nên không những người ta gọi người

chủ phụ là “nội trợ”, mà lại thường gọi là “nội tướng”. Thể hiện rõ nét nhất ở việc

pháp luật nhà Lê, nhà Nguyễn thừa nhận quyền hưởng di sản thừa kế của người con

gái trong gia đình. Quy định này trong QTHL và HVLL khác với pháp luật nhà

Thanh của Trung Quốc, thậm chí không tìm thấy quy định này trong toàn bộ nội

dung của pháp luật phong kiến Trung Quốc. Có sự khác biệt này là do ở Trung

Quốc con gái thường không được hưởng tài sản gì mà chỉ được một ít của hồi môn

khi về nhà chồng. Trong khi đó ở Việt Nam, theo tục lệ và các bộ cổ luật (nhà Lê,

nhà Nguyễn) đều thừa nhận quyền thừa kế của người con trai và con gái tương đối

bình đẳng. Đây là tinh thần độc lập, tự chủ của nhân dân, qua các vị Vua có ý thức

tự cường đã đưa vào cổ luật những quy định phản ánh được nét đặc thù trong sinh

hoạt của đời sống dân sự của riêng dân tộc Việt. Điều này một lần nữa phản ánh ý

thức độc lập dân tộc mạnh mẽ của các triều đại này, sự chăm lo của Nhà nước đối

với đời sống của người dân và sự tôn trọng của Nhà nước đối với những phong tục

tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Thứ ba, pháp luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn đã giải quyết tốt mối quan hệ

giữa đạo đức và pháp luật; bảo vệ sự ổn định và hòa thuận trong gia đình.

Những quy định trong cổ luật thừa kế cho thấy, những lễ nghi trong gia đình

được quy định chặt chẽ, ai vi phạm sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Các mối quan hệ

gia đình giữa cha mẹ và con cái, giữa tôn trưởng và ti ấu đặt trong phạm trù đạo đức

chữ “hiếu”, “lễ” đều được pháp luật hai triều đại này quy định rõ ràng, mạch lạc.

Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, phải tôn kính bậc tôn trưởng trong gia đình. Các

chuẩn mực đạo đức về ứng xử trong gia đình truyền thống đã được quy định thành

pháp luật khiến bất cứ cá nhân nào đặt vào hoàn cảnh đó cũng khó mà làm trái với

luân thường đạo lý. Thể hiện rõ nét ở việc cổ luật cấm con cái chia di sản thừa kế

khi một trong hai người cha hoặc mẹ còn sống. Phải khi cả cha và mẹ đều chết và

mãn tang xong thì con cháu mới quyền chia khối di sản thừa kế. Có thể thấy rõ sự

kết hợp nhuần nhuyễn giữa pháp luật và đạo đức truyền thống; giữa pháp trị và đức

Page 72: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

67

trị trong các quy định này. Nhà làm luật thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã giải quyết

tốt mối quan hệ pháp luật và đạo đức truyền thống, khiến cho các quan hệ về thừa

kế vận hành, theo quy trình luật pháp nhưng không làm mất đi các giá trị đạo đức

trong gia đình cổ xưa.

Ngoài ra, để đảm bảo sự hợp lý và đoàn kết trong gia đình, pháp luật nhà Lê

còn cho phép một số trường hợp ngoại lệ. “Thậm chí, để đảm bảo sự đoàn kết trong

gia đình, pháp luật thời Lê có quy định ngoại lệ cho phép các con chia lại tài sản mà

di chúc đã định đoạt...” (Lệnh năm thứ 14 niên hiệu Hồng Đức). Quy định này một

lần nữa đã khẳng định khả năng giải quyết tốt mối quan hệ giữa đạo đức với pháp

luật của các nhà lập pháp cổ xưa. Loại bỏ những khả năng con cháu tranh giành,

phân chia di sản khi cha hoặc mẹ còn sống; con cháu chia di sản ngay khi chưa mãn

tang, chưa làm tròn đạo nghĩa với người đã khuất... Đáng tiếc, đây lại là những vấn

đề xảy ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Các quy định của cổ luật trên đây có

thể là vài gợi ý cho việc nhìn nhận các giá trị văn hóa và cho công tác hoàn thiện

pháp luật thừa kế hiện nay.

* Trong kỹ thuật luật pháp

Thứ nhất, các quy phạm cổ luật thừa kế được xây dựng cụ thể, chi tiết và

đảm bảo hiệu lực thực thi bằng việc quy định các chế tài.

- Các quy phạm điều chỉnh quan hệ thừa kế trong cổ luật bao giờ cũng có

các chế tài. Hình phạt áp dụng cho hành vi vi phạm trong lĩnh vực thừa kế rất đa

dạng, có thể xử đến tội chết (như giảo, chém) hoặc đánh roi, đánh trượng hoặc

lưu... Ví dụ, Lệ 1 Điều 87 HVLL quy định: “Nếu các con cháu bán trái phép các

điền sản của tiền nhân di lưu vào việc tế tự thì sẽ bị lưu đi viễn châu”... Với việc

xác định rõ ràng biện pháp chế tài áp dụng đối với chủ thể xâm phạm các quan

hệ thừa kế thể hiện rõ ràng cơ chế điều chỉnh của cổ luật thừa kế, có khả năng

loại trừ, ngăn chặn những hành vi vi phạm một cách có hiệu quả đồng thời bảo

đảm cho các quy định của pháp luật thừa kế được tôn trọng và thực hiện nghiêm

chỉnh trong thực tế.

- Một số quy phạm pháp luật có cách trình bày tương đối độc đáo rất dễ hiểu.

Đó là cách diễn đạt quy phạm pháp bằng việc mô tả những tình huống cụ thể. Ví dụ:

Page 73: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

68

“Người ông là Trần Giáp sinh được trai gái hai con, trai trưởng là Trần Ất, gái là

Trần Thị Bính, Trần Ất sinh được một gái là Trần Thị Đinh, còn ấu thơ thì Trần Ất

chết. Ông là Trần Giáp lập chúc thư giao phần ruộng đất hương hỏa cho Trần Thị

Bính giữ. Khi Trần Thị Bính chết thì hương hỏa phải trả lại cho con gái Trần Ất là

Trần Thị Đinh giữ” (Điều 397 QTHL). Cách diễn đạt quy phạm pháp luật dưới hình

thức này khiến cho các quy định phức tạp cũng có thể được diễn đạt một cách đơn

giản dưới hình thức mô tả. Vì thế, người dân có thể được hiểu một cách dễ dàng.

Đây là, tinh thần “dân lấy làm tiện” của nhà lập pháp cổ xưa.

Ngoài ra, nhà làm luật đa số sử dụng cách diễn đạt trực tiếp các quy phạm

pháp luật thừa kế, rất ít sử dụng phương pháp pháp luật dẫn chiếu hoặc khi một

hành vi nào đó cần được xử lý theo điều luật khác, nhà làm luật cũng chỉ rõ việc xử

lý theo điều nào. Nếu nghiên cứu các quy định thừa kế trong cổ luật chúng ta đều

thấy phần quy định trong các quy phạm pháp luật thừa kế là quy định dứt khoát, tức

chỉ nêu lên một cách xử sự để chủ thể lựa chọn.

Thứ hai, một số các quy phạm về cổ luật thừa kế thể hiện được kỹ thuật lập

pháp đặc sắc.

Như đã phân tích ở các nội dung trên, “chế độ cộng đồng hôn sản” trong

pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn là chế độ hôn sản duy nhất và bắt

buộc áp dụng cho tất cả các giá thú. Không một cặp vợ chồng nào có thể làm hôn

khế để ước định một chế độ khác với chế độ chung nói trên. Sở dĩ như vậy là vì chế

độ hôn sản do cổ luật quy định là sự phản ánh của tổ chức gia đình phụ hệ. Theo

chế độ cộng đồng hôn sản này, người ta phân biệt ra các điền sản tân tạo, phu tôn

điền sản, thê tôn điền sản và các phù vật (của nổi) gồm những động sản theo

quan niệm của dân luật hiện đại. Mặc dù tất cả đều hợp thành một khối duy nhất,

đặt dưới quyền điều khiển và sử dụng của người chồng, song các phu tôn điền

sản và thê tôn điền sản lâm thời được hồi phục bản chất pháp lý trong những

trường hợp buộc phải thanh toán khối cộng đồng hôn sản. Nếu gia đình không có

con, nghĩa là nếu giá thú không thực hiện được mục đích nối dõi tông đường, hai

loại tài sản trên được phân chia trên căn bản sự tôn trọng quyền lợi của ngành họ

nào đã góp các tài sản ấy. Nếu trái lại, giá thú có con, thì các tài sản ấy để lại cho

Page 74: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

69

các con. Như vậy, chủ trương rằng, trong cổ luật tất cả các tài sản đều là của

chung thì tất nhiên không đúng; mà bênh vực chủ thuyết cho cổ luật Việt Nam đã

thừa nhận cho người đàn bà có chồng được có của riêng cũng không phù hợp với

sắc thái đặc biệt của cổ luật Việt Nam. Thật ra, thuật ngữ “tài sản riêng” (les

biens propres) phản chiếu một ý niệm mượn trong kỹ thuật pháp lý của Tây

phương, không có trong cổ luật Việt Nam. Trong tục lệ, qua kết quả khảo sát của

Ủy ban cố vấn án lệ cho thấy người xưa đã sử dụng hai thuật ngữ rất đúng là

“của nhà chồng” và “của nhà vợ”, nó đã dịch rất sát nghĩa các khái niệm “phu

tôn điền sản” và “thê tôn điền sản” trong cổ pháp [52]. Các loại điền sản này,

như đã phân tích, có một quy chế đặc biệt không thể được đồng hóa với các khái

niệm tài sản chung hay tài sản riêng. Những tài sản ấy là kỷ phần của mỗi người

phối ngẫu góp vào để xây dựng tương lai gia đình và để lại cho con. Trong

trường hợp mục tiêu có con không thành tựu thì quyền lợi của mỗi họ (tôn) đối

với các tài sản ấy lại xuất hiện và phải được tôn trọng. “Nếu muốn áp dụng kỹ

thuật pháp lý Tây phương và tìm một thuật ngữ để biểu hiện sắc thái đặc biệt ấy

thì có thể dùng thuật ngữ “tài sản chung với điều kiện giải trừ” (biens communs

sous condition résolutoire) hay “tài sản riêng với điều kiện đình chỉ” (biens

propres sous condition suspensive)” [9, tr.60]. Nói cách khác, các tài sản ấy có

thể coi là tài sản chung, nhưng nếu giá thú không có con thì tính cách tài sản

chung sẽ bị giải trừ. Hoặc là chỉ có thể coi các tài sản trên là tài sản riêng khi nào

xảy ra điều kiện không có con. Trong trường hợp này, điều kiện nói trên không

có tính cách giải trừ mà chỉ có tính cách đình chỉ. Sự phân tích trên chứng tỏ

rằng qua những biện pháp do truyền thống và tục lệ chi phối, kỹ thuật pháp lý

trong cổ luật Việt Nam đã làm cho quy định này vừa thỏa mãn được mục đích

thiết yếu của giá thú là sự sinh con nối dõi, vừa bênh vực hữu hiệu quyền lợi của

hai họ mà không xâm phạm vào tình nghĩa cao quý giữa hai vợ chồng. Nhờ kỹ

thuật pháp lý mới lạ ấy, trong cổ luật thừa kế Việt Nam, người ta không cần phải

quy định các khế ước hôn thú, tuy vậy quyền lợi của hai vợ chồng và hai họ vẫn

được tôn trọng trong tình đoàn kết mật thiết. Nội dung này cho thấy giá trị đương

đại, tiến bộ, gần như “tiệm cận” với pháp luật dân sự hiện đại của cổ luật.

Page 75: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

70

2.3.2. Một số hạn chế mang tính lịch sử trong các quy định pháp luật

thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn Trên cơ sở bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là quyền lợi của

nhà vua và triều đình, với sự chi phối của hệ tư tưởng Nho giáo, trong đó duy trì

quan hệ đẳng cấp, sự bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, bảo vệ

quyền lợi người gia trưởng nên các quy định trong cổ luật không thể tách rời khỏi

các điều kiện lịch sử. Trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, thời kỳ trị vì của triều đại

nhà Lê, nhà Nguyễn những quy định này lại là phù hợp với các chuẩn mực đạo đức

của xã hội, phù hợp với phong tục tập quán đã từng tồn tại và được ưa chuộng của

quần chúng nhân dân. Do đó, việc đánh giá các quy định của cổ luật cần được xem

xét trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong sự tương quan với các văn bản pháp luật

khác cùng thời đại. Tuy nhiên, xét ở một góc độ tương đối, lấy quy chuẩn của

những quan điểm pháp lý chung, có thể liệt kê một số hạn chế mang tính lịch sử

trong nội dung pháp luật thừa kế của hai thời kỳ này như sau:

- Một là, còn tồn tại sự bất bình đẳng trong quyền hưởng di sản thừa kế giữa

vợ và chồng.

Với sự chi phối của Nho giáo, pháp luật thừa kế dưới thời Lê, thời Nguyễn

có xu hướng thiên về quyền lợi pháp lí của người chồng, bảo vệ quyền lợi của

người chồng với tư cách là gia trưởng. Sự bất bình đẳng trong quan hệ thừa kế giữa

vợ chồng biểu hiện trong khi người vợ mất hết quyền hưởng hoa lợi từ tài sản riêng

của người chồng đã chết nếu cải giá lấy chồng khác thì người chồng dù lấy vợ khác

vẫn không mất quyền hưởng hoa lợi từ tài sản riêng của vợ đã chết.

Một điểm nữa thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng là trong khi người

vợ phải để tang chồng trong thời gian là ba năm, bằng thời gian để tang cha mẹ, với

những quy định rất khắt khe, chặt chẽ về tang phục, về cách xử sự... trong suốt thời

gian đó thì pháp luật không hề có quy định về việc để tang vợ của người chồng. Tác

giả Insun Yu đã nhận xét: “Đạo Nho dưới thời nhà Lê không đòi hỏi nhiều bổn phận

đối với người đàn ông goá vợ: họ phải chịu một năm để tang vợ theo nghi lễ Nho

giáo nhưng cũng như ở Trung Quốc, trên thực tế họ được tự do tái hôn trong thời kỳ

để tang" [131, tr.129].

- Hai là, tồn tại sự phân biệt đối xử trong quyền hưởng thừa kế giữa các con.

Page 76: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

71

Con do vợ cả hoặc vợ lẽ, nàng hầu sinh ra đều là con chính thức của người

chồng song chỉ có con trai trưởng của vợ cả mới được chọn làm đích tử - người nối

dõi tông đường, thừa kế tài sản hương hoả, thờ phụng tổ tiên. Việc xác định con

đích tử có ý nghĩa quan trọng trong gia đình phong kiến; nhằm bảo đảm trật tự gia

đình, tránh sự tranh chấp quyền gia trưởng, dẫn đến sự bất hoà trong gia đình, tuy

nhiên nó cũng dẫn đến sự phân biệt đối xử giữa các con.

Đối với con nuôi: về cơ bản con nuôi có quyền lợi như con đẻ nhưng về mặt

thừa kế thì con nuôi không được hưởng quyền thừa kế ngang bằng với con đẻ mà

phải ít hơn. Phần tài sản con nuôi được hưởng bằng một nửa của con đẻ. Chỉ khi

người con nuôi được nuôi từ thơ ấu và người nuôi không có con đẻ thì con nuôi mới

được hưởng toàn bộ tài sản của cha mẹ nuôi; nếu thuở bé không ở cùng thì con nuôi

được hai phần, người thừa tự được một phần.

- Ba là, một số vấn đề còn để phong tục, tập quán điều chỉnh.

Mặc dù pháp luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn, nhất là nhà Lê đã quy định

khá đầy đủ các quan hệ về thừa kế, song quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong

nhiều trường hợp không được quy định. Điều đó đã phần nào hạn chế tác động điều

chỉnh của các quy phạm pháp luật. Đó là các vấn đề như:

+ Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng trong quan hệ thừa kế

không được cổ luật điều chỉ cụ thể. Do sự chi phối của đạo đức Nho giáo và tập

quán mà thừa kế di sản của vợ chồng chủ yếu do phong tục điều chỉnh. Pháp luật

không can thiệp, vì vậy không có cơ sở để giải quyết tranh chấp. Do đó khi cần thiết

lại phải điều chỉnh bằng các Chỉ, Dụ riêng lẻ, không có tính hệ thống và tính pháp

điển hoá không cao (đặc biệt là pháp luật nhà Nguyễn).

+ Quyền và nghĩa vụ trong quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con mới chỉ tập

trung điều chỉnh các quan hệ về nhân thân trên cơ sở đạo đức Nho giáo là chủ yếu

mà không điều chỉnh các quan hệ về tài sản khi có tranh chấp.

+ Chưa quan tâm bảo vệ quyền lợi pháp lí về thừa kế của con ngoài giá thú,

chưa có quy định nào về việc xác định quan hệ cha, con...

Bốn là, còn một số hạn chế về kĩ thuật lập pháp.

- Nhà làm luật triều Lê, triều Nguyễn đã gộp tất cả các quan hệ thừa kế cũng

như các quan hệ dân sự... vào trong bộ luật hình sự và áp dụng cho tất cả các quan

Page 77: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

72

hệ này một chế tài như nhau là chế tài hình sự khi có vi phạm. Việc áp dụng chế tài

hình sự để xử lí các quan hệ thừa kế, quan hệ dân sự trong mọi trường hợp có vi

phạm là không thích hợp và quá cứng rắn song mặt khác nó có tác dụng bảo đảm

hiệu lực của luật.

- Các quy định về thừa kế còn nằm rải rác trong các chương khác nhau của

bộ luật mà không được tập trung vào một phần hoặc chương riêng nên tính pháp

điển hoá không cao.

Kết luận chương 2 Qua việc đánh giá điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật của hai

thời kỳ: nhà Lê và nhà Nguyễn; nghiên cứu những tiền đề cho sự ra đời của cổ luật

thừa kế. Có thể khẳng định cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn ra đời dựa

trên những điều kiện lịch sử cụ thể của thời kỳ đó. Cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,

nhà Nguyễn dù chịu ảnh hưởng của triết học Nho giáo và cổ luật phong kiến Trung

Hoa nhưng vẫn phản ánh được truyền thống, tục lệ của dân tộc. Giá trị của cổ luật

thừa kế hai thời kỳ này được nghiên cứu và đánh giá toàn diện trong các quy định

của pháp luật Nhà nước và cả trong hương ước, luật tục liên quan đến thừa kế. Các

nội dung nghiên cứu trong chương 2 đã cho thấy mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn

chế nhất định song cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn đã có những thành tựu đáng

kể, nhiều giá trị tích cực và tiến bộ trong các quy định về: Thời điểm mở thừa kế; di

sản thừa kế; về phạm vi những người được hưởng thừa kế (bao gồm quan hệ hôn

nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng); phân định di sản thừa kế; thừa kế

hương hỏa (tự sản); về hương ước và luật tục liên quan đến thừa kế trong cổ luật…

Pháp luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn cũng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho

hậu thế trong việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống; giải

quyết mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán trong xây dựng pháp luật; giải

quyết mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi các giá

trị truyền thống đang ít nhiều bị mai một, pháp luật thừa kế vẫn còn nhiều bất cập.

Muốn hoàn thành mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thừa kế tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc thì việc nghiên cứu, tìm kiếm những giá trị tốt đẹp trong di sản

pháp lý của người xưa là hết sức cần thiết trong việc vận dụng những giá trị này để

hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành và góp phần gìn giữ “nếp nhà” của người Việt.

Page 78: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

73

Chương 3

VẬN DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN

TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM

TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

3.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG PHÁP LUẬT THỪA

KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

THỪA KẾ

3.1.1. Khái niệm

Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, khái niệm vận dụng là

“Đem tri thức lý luận dùng vào thực tiễn” [67, tr.122]; khái niệm hoàn thiện là “đầy

đủ nhất, làm cho tốt hơn” [67, tr.86].

Theo cuốn từ điển Hán Việt của giáo sư Nguyễn Lân thì, “vận dụng” là “đem

điều học được ra thực tiễn”, và kèm theo dẫn chứng câu nói của nguyên Tổng Bí

thư Lê Duẩn “Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh của nước

ta” [44]. Cũng trong tài liệu này, khái niệm hoàn thiện được hiểu là “hoàn hảo, hoàn

thành” [44].

Trên cơ sở cách hiểu thuật ngữ “vận dụng” và “hoàn thiện” như đã nêu trên,

cần tiếp tục làm rõ vậy vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn vào

việc hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay là vận dụng yếu tố nào? Tiếp

thu tri thức cổ luật trên tinh thần nào để có thể vận dụng một tri thức cổ điển cách

đây hàng mấy trăm năm vào hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Đây là một nội

dung cần bàn luận trên cơ sở tiếp cận các đặc trưng về vận dụng cổ luật thừa kế

trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam.

Rõ ràng, yếu tố làm nên “tinh thần tri thức” rõ nét nhất trong pháp luật thừa

kế thời Lê, thời Nguyễn là những giá trị tích cực mang tính dân tộc trong nội dung

và tinh thần lập pháp của cổ luật thừa kế. Thể hiện qua tinh thần nhân đạo, truyền

thống tôn trọng phụ nữ, trọng đạo hiếu... Nhiều nội dung trong cổ luật thừa kế dưới

hai thời kỳ này đã ăn sâu vào lối sống và tiềm thức ứng xử của người dân Việt,

được lưu giữ trở thành những phong tục tập quán tốt đẹp. “Tinh thần tri thức” còn

Page 79: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

74

thể hiện qua truyền thống lập pháp vì con người, bảo vệ các giá trị nhân văn, tôn

trọng các giá trị của tục lệ truyền thống trên lĩnh vực thừa kế. Pháp luật thừa kế với

ý thức lập pháp độc lập, sáng tạo, mục đích tối thượng là nhằm bảo vệ sự ổn định,

hòa thuận trong gia đình. Qua đó các thế hệ hậu sinh học tập được những bài học

kinh nghiệm quý báu: kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và làng

xã; kinh nghiệm pháp điển hóa; kỹ thuật lập pháp trong xây dựng quy phạm pháp

luật thừa kế đảm bảo yêu cầu “dân lấy làm tiện”; bài học học kinh nghiệm về giải

quyết hài hòa mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, giữa pháp luật và tục lệ... Đặc

biệt là bài học về tinh thần tự chủ khi tiếp thu văn minh pháp lý của nhân loại để

làm giàu hệ thống pháp luật của dân tộc, đây là việc làm cực kỳ tế nhị và khó khăn

mà cha ông ta đã làm được. Các “yếu tố tri thức” này vừa mang tính cổ truyền

nhưng cũng có những yếu tố tiến bộ, những kinh nghiệm đáng để học hỏi, vận

dụng. Vì vậy, “yếu tố tri thức” này đến bây giờ vẫn ít nhiều mang tính thời sự, do

đó có thể vận dụng để “dùng vào thực tiễn” hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.

Đây là điều thế hệ hậu sinh “học được” từ bài học kinh nghiệm lịch sử của cha ông

để góp phần “thực hiện” việc hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.

Lịch sử nhà nước và pháp luật phong kiến nhà Lê, nhà Nguyễn đã để lại cho

hậu thế nhiều giá trị truyền thống trong lĩnh vực pháp luật thừa kế bên cạnh một hệ

thống các phong tục, tập quán tiêu biểu, phản ánh đời sống pháp luật thừa kế của

dân tộc ta. Pháp luật triều đại trước được triều đại sau kế thừa, phát huy, vận dụng

có hiệu quả trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật. Đồng thời nhiều giá trị

trong các nội dung này vẫn ít nhiều còn giá trị trong vận dụng xây dựng pháp luật

thừa kế ở nước ta hiện nay. Vận dụng cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn

trong hoàn thiện pháp luật thừa kế Việt Nam hiện nay, là đưa giá trị của nội dung và

các tư tưởng lập pháp tiến bộ, các tục lệ tốt đẹp trong cổ luật vào xây dựng, hoàn

thiện hệ thống pháp luật về thừa kế hiện hành; nâng cao ý thức, hành vi và lối sống

pháp luật cho các thành viên trong xã hội.

Truyền thống biểu hiện qua các phong tục, tập quán về thừa kế còn là sự

thống nhất hữu cơ những giá trị có được từ đời sống của người dân Việt thể hiện

qua các quan hệ pháp luật (hành vi, lối sống). Do vậy, đề cao yếu tố truyền thống

Page 80: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

75

trong xây dựng pháp luật thừa kế hiện hành cũng là góp phần bảo tồn và phát huy

giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, nâng cao sức mạnh và quyền lực con người

trong xã hội hiện đại. Quá trình vận dụng cổ luật thừa kế trong hoàn thiện pháp luật

hiện hành là một quá trình “gạn đục khơi trong”. Để xây dựng pháp luật thừa kế

hiện nay cần kế thừa giá trị các truyền thống tích cực đồng thời với việc đẩy lùi tiến

đến xóa bỏ những tục lệ tiêu cực trong lĩnh vực này, nhưng quan trọng nhất vẫn

phải giữ gìn và bảo tồn những giá trị Chân - Thiện - Mỹ mà người xưa cất công tìm

kiếm. Những giá trị này đã, đang và sẽ đồng hành cùng con người Việt Nam trong

thời đại mới và luôn mang nhiều ý nghĩa trong công tác lập pháp.

Từ cách tiếp cận trên, rút ra khái niệm: Vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ

nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam là hoạt động

chuyển tải những giá trị truyền thống trong lĩnh vực thừa kế của thời kỳ này vào

xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành; xóa bỏ các yếu tố tiêu cực,

bảo đảm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế, góp phần giữ gìn và phát huy

bản sắc của dân tộc.

3.1.2. Các nguyên tắc vận dụng

Nguyên tắc vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong

hoàn thiện pháp luật thừa kế Việt Nam là những quan điểm, những tư tưởng chỉ đạo

quá trình vận dụng các giá trị của pháp luật thời kỳ này trong việc xây dựng và hoàn

thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Bao gồm các nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc quán triệt đường lối đổi mới của Đảng về xây dựng và hoàn

thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ mới

Ngay từ Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (năm

1993) Đảng đã xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực

thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của Chủ Nghĩa Xã

Hội [5].

Nghị Quyết Trung ương 5 (khóa VIII) tiếp tục khẳng định tầm quan trọng

của văn hóa dân tộc: xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà

bản sắc dân tộc. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là

động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng con

Page 81: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

76

người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới - con người xã hội chủ nghĩa

(XHCN) với những đức tính tốt đẹp, tiếp đó là các nhiệm vụ xây dựng môi trường

văn hóa [14].

Trên tinh thần đó, trước yêu cầu đổi mới đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp

luật là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp

quyền XHCN Việt Nam. Ngày 24 tháng 05 năm 2005 Bộ Chính trị đã ban hành

Nghị quyết số 48/NQ/TW của Bộ Chính trị “về chiến lược xây dựng và hoàn thiện

hệ thống pháp luật Việt Nam 2010, định hướng đến năm 2020” đề ra mục tiêu:

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi,

công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân

dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và

thực hiện pháp luật; phát huy vai trì và hiệu lực của pháp luật để góp

phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội

nhập quốc tế, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện

quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân, góp phần đưa nước

ta trở thành công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 [15].

Trong đó xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cần xuất phát từ thực

tiễn Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những giá trị lập pháp tiên tiến của các nước

trên thế giới kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc với

tính hiện đại của hệ thống pháp luật.

Do đó, vận dụng những giá trị truyền thống trong pháp luật của các giai đoạn

lịch sử phong kiến Việt Nam góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền

về xã hội công dân; thực hiện chiến lược xây dựng pháp luật theo chủ trương của

Đảng Cộng Sản là vấn đề cần thiết. Đảm bảo nguyên tắc này thì việc vận dụng mới

phát huy truyền thống bảo đảm giá trị về quyền con người trong xã hội thần dân,

truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phong tục tập quán tốt đẹp của dân

tộc, cũng như những kinh nghiệm lập pháp và thực thi pháp luật của cha ông. Đồng

thời loại bỏ những yếu tố tiêu cực từ xã hội thần dân nhằm sớm xây dựng thành

công nhà nước pháp quyền và xã hội công dân ở nước ta hiện nay, góp phần hình

Page 82: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

77

thành nên môi trường văn hóa pháp lý tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Pháp luật dân sự đặc biệt là pháp luật thừa kế gắn liền với đời sống xã hội, phong

tục tập quán, thói quen trong sinh hoạt gia đình và sinh hoạt cộng đồng của người

dân. Vì vậy, việc vận dụng những giá trị truyền thống của dân tộc trong nền pháp

chế cổ xưa vào việc hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành có ý nghĩa càng đặc biệt

quan trọng.

Ngày 02/06/2005, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 49/NQ/TW

của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đã đề ra nhiệm vụ

“sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp với mục

tiêu chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện hệ thống

pháp luật dân sự, bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham

gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh” [16]. Ngày 22

tháng 02 năm 2006 Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã đề ra chương trình

trọng tâm công tác tư pháp với nội dung “nghiên cứu đề xuất các vấn đề cần sửa

đổi, bổ sung hoặc quy định mới theo tinh thần và nội dung chiến lược cải cách tư

pháp và BLDS. Đẩy mạnh tiến bộ và khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn

thi hành BLDS” [6].

Ngày 12 tháng 03 năm 2014 Ban chấp hành Trung ương đã có kết luận của

Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị

khóa IX trong đó nhấn mạnh: “Tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về

dân sự, tố tục tư pháp... theo đúng chủ trương, định hướng lớn nêu trong chiến lược

cải cách tư pháp”... [18].

* Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan và toàn diện; lịch sử cụ thể và phát

triển trong quá trình vận dụng

Thứ nhất, về nguyên tắc đảm bảo tính khách quan và toàn diện

Vận dụng những giá trị, thành tựu của cổ luật triều Lê, triều Nguyễn về thừa

kế cần được đánh giá, lý giải trên nguyên tắc lịch sử - cụ thể, khách quan, toàn diện,

khoa học, thể hiện đúng như giá trị bản thân nó cũng như thời đại lịch sử đã sản

sinh ra nó, không phủ nhận sạch trơn, chủ quan, phiến diện, không thoát ly quan

điểm thực tiễn và nguyên tắc tính giai cấp, không làm cho nó trở nên trừu tượng phi

Page 83: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

78

lịch sử. Phép biện chứng bao hàm yếu tố phủ định không phải là gạt bỏ và thủ tiêu

quá khứ mà là cải tạo có phê phán những thành tựu chân chính của văn minh nhân

loại, duy trì tất cả những gì có giá trị chất chứa trong các thành tựu của quá khứ -

nghĩa là sự kế thừa trên con đường phát triển của xã hội và văn hóa nhân loại. Ngay

đối với các nhà tư tưởng tư sản hiện đại, Lê nin cũng căn dặn:

Nhiệm vụ của những người mác-xit ở khắp mọi nơi là phải biết thấm

nhuần và cải tạo những thành tựu mà những “người quản lý cũ” đạt

được... và biết cắt bỏ cái xu hướng phản động của họ, biết theo đường lối

của mình và đấu tranh với tất cả đường lối của những lực lượng và giai

cấp thù địch với chúng ta [124, tr.38].

Nghiên cứu vận dụng pháp luật thừa kế của một thời kỳ đã qua trong lịch sử,

nhà nghiên cứu cần phải vận dụng những nguyên tắc của một nhà sử học và của một

luật gia đối chiếu. Trước hết, phải có một tinh thần khảo sát và tổng hợp hết sức

khách quan, loại bỏ các định kiến để thấu rõ các sắc thái và tinh thần cổ luật. Hơn

nữa, để làm nổi bật những sắc thái ấy, có thể so sánh, đối chiếu với các định chế

tương tự, nhưng phải cùng thuộc trong khuôn khổ một hệ thống pháp luật chung. Các

luật gia Tây phương hoặc một số tác giả hiện đại khi nghiên cứu cổ luật Đông phương

nói chung, và cổ luật thừa kế Việt Nam nói riêng, thường không tránh khỏi sự áp dụng

những ý niệm pháp lý, những lối phân loại, những lối suy luận mượn trong kỹ thuật

pháp luật của Tây phương. Nguyên tắc ấy đã khiến họ lạc hướng - không nhận định

được thực chất của những chế định trong cổ luật thừa kế của cha ông ta.

Một ví dụ điển hình, chủ thuyết của luật gia Pháp là Cannille Briffaut chủ

trương rằng trong “cổ luật Việt Nam không có chúc thư và chỉ có sự phân sản do

ông bà cha mẹ thực hiện trong lúc sinh thời” [52, tr.35]. Đây là một chủ thuyết do

phương pháp khảo cứu đã bị các định kiến làm sai lạc. Đáng lý nhà nghiên cứu phải

khước từ tất cả các quan niệm pháp luật của phương Tây, kể cả các cách phân loại

và kỹ thuật mượn trong luật của Pháp, luật gia nói trên, trong khi khảo cứu luật Việt

Nam, đã luôn luôn và có lẽ vô tình, nghĩ tới luật của Pháp. Thiếu sự khảo sát với

một tinh thần khách quan, “nhiều nhà nghiên cứu đã đem so sánh các chúc thư trong

luật Việt Nam với sự “phân sản bằng chúc thư” (testament partage), hoặc với “sự

Page 84: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

79

tặng cho phân sản” (donation-partage) trong dân luật của Pháp” [52, tr.113]. Một

khi thấy điều gì hơi tương tự, lập tức tác giả cố hết sức tìm cho được, với bất cứ giá

nào, những luận cứ để bảo vệ quan điểm của mình. Phương pháp khảo cứu ấy

không thể có tính cách khoa học. Chỉ cần một sự nhầm nhỏ nhặt trong cơ sở khởi

điểm cũng đủ khiến tất cả sự lý luận suy diễn trên cơ sở ấy phải sụp đổ.

Hay khi khảo cứu các chế định về cổ luật về thừa kế trong tập “Án lệ” của ủy

ban Cố vấn Án lệ trước đây cũng cần lưu ý. Đối với tục lệ cũ của ta, khi Ủy ban cố

vấn án lệ được thành lập để sưu tập các tục lệ về thừa kế, một phương pháp sai lạc

tương tự cũng đã được áp dụng. Ủy ban đã lập một bảng những câu hỏi về tục lệ

Việt Nam bằng tiếng Pháp, dùng những danh từ pháp lý mượn trong kỹ thuật pháp

lý phương Tây như các ý niệm “quyền ứng dụng thu lợi của quả phụ” (droit d’

usufruit de la veuve); “tài sản riêng của người vợ” (biens propres de la femme

mariée); “tình trạng vị phân của khối tài sản thừa kế” (indivision des biens

successoraux) v.v…

Ví dụ câu hỏi 53: “Sur quels biens porte le droit d’ usufruit de l’ épouse

veuve? Quels sont ses droits et devoirs en tant qu’ usufruitère?” (“Quyền ứng dụng

thu lợi” của người quả phụ được hành sử trên những tài sản nào? Người quả phụ có

những quyền lợi và nghĩa vụ gì, với tư cách người được hưởng “quyền ứng dụng

thu lợi”? [52, tr.43]. Đặt câu hỏi như vậy, đối với những hội viên Việt Nam chọn

toàn thể trong giới quan trường hay văn sĩ, không am hiểu luật pháp Phương Tây,

không ý thức rõ rệt nội dung của “quyền ứng dụng thu lợi”, lẽ dĩ nhiên, câu hỏi

cũng như câu trả lời chỉ phản chiếu ý kiến của những hội viên Pháp chọn trong các

thẩm phán hay cai trị viên. Nói cho đúng hơn khi đặt ra câu hỏi trên, các hội viên

Pháp đã có định kiến coi quyền lợi của người quả phụ là một “quyền ứng dụng thu

lợi”. Bản chất pháp lý của quyền ấy không còn là một vấn đề cần phải bàn cãi nữa;

trong khi ấy, về phía hội viên Việt Nam của Ủy ban đều không có một quan niệm gì

về “quyền ứng dụng thu lợi” cả.

Đáng lý, Ủy ban phải khảo sát một cách khách quan, tìm hiểu xem quyền lợi

của người quả phụ có những sắc thái gì, nội dung ra sao, và chỉ đặt vấn đề bản chất

pháp lý, và nếu cần, so sánh với các chế độ tương tự của luật Pháp Quốc, trong giai

Page 85: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

80

đoạn cuối cùng. Nhưng vì đã đặt ngược vấn đề, Ủy ban đã đồng hóa một cách võ đoán

và đồng nhất quyền ấy, với “quyền ứng dụng thu lợi”, trước khi khảo sát vấn đề.

Do đó, trong nguyên tắc nghiên cứu vận dụng cổ luật thừa kế nhà nghiên cứu

phải rất thận trọng và luôn luôn nhớ rằng kỹ thuật pháp lý trong cổ luật khác hẳn kỹ

thuật pháp lý của pháp luật hiện đại; những danh từ, cũng như những ý niệm, những

phạm trù về thừa kế đều khác biệt. Nhà nghiên cứu không thể áp dụng vội vàng

những kiến thức sẵn có về pháp luật hiện đại để phân tích các chế độ cũ. Nói một

cách khác, khi vận dụng cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn phải đảm bảo

nguyên tắc giữ gìn đúng giá trị trong các danh từ, các ý niệm, các phạm trù pháp lý

trong cổ luật. Không nên mượn những ý niệm, những danh từ, những phạm trù của

pháp luật hiện đại để chỉ tên, phân tích hay xếp loại trong khi nghiên cứu cổ pháp

của phương Đông nói chung, và cổ pháp Việt Nam nói riêng. Mỗi kỹ thuật pháp lý

đáp ứng vào một ý thức hệ gia đình, xã hội, về phương diện tôn giáo cũng như về

phương diện chính trị hay kinh tế. Hai ý thức hệ, cổ luật của phương Đông và hiện

đại của phương Tây hoàn toàn đối lập. Cổ luật Việt Nam phải được khảo cứu trong

khuôn khổ ý thức hệ phương Đông, theo kỹ thuật pháp lý phương Đông. Chỉ có

nguyên tắc thiết yếu này mới có thể cho phép ta nhận định khách quan về những giá

trị trong cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, tạo cơ sở vững chắc cho quá

trình vận dụng pháp luật thời kỳ này trong quá trình hoàn thiện và xây dựng pháp

luật thừa kế ở Việt Nam

Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử, cụ thể và phát triển

Nghiên cứu để vận dụng cổ luật thừa kế thời nhà Lê, nhà Nguyễn phải đặt nó

trong mối liên hệ với điều kiện kinh tế - xã hội của thời đại ấy; hiểu biết thấu đáo

phương thức sản xuất và những hình thức cơ bản của sự phát triển cùng những mâu

thuẫn của thời đại, những tư tưởng của con người đã hình thành, phát triển trên

những giá trị cổ luật đó. Tìm hiểu giá trị của cổ luật Việt Nam về lĩnh vực thừa kế

trên lập trường, quan điểm và phương pháp mácxít cần phải đảm bảo được nguyên

tắc này để có sự nhìn nhận đúng đắn và có được một điểm tựa vững chắc mà tìm tòi,

phát hiện trong pháp luật thừa kế cổ xưa những thành tựu, những giá trị vẫn còn

hữu ích.

Page 86: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

81

Bên cạnh đó, Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng khẳng định rằng “nguyên tắc tính

Đảng” là cơ sở để nghiên cứu các lĩnh vực của khoa học xã hội [55, tr.136], trong

đó có các tư tưởng pháp lý. Vì vậy, thái độ thật sự có tính Đảng trong nghiên cứu

các tư tưởng về cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn yêu cầu phải khảo sát

đầy đủ trên tinh thần phê phán không thoát ly điều kiện lịch sử, phải phân tích

nguồn gốc giai cấp. Nguyên tắc này đưa ra yêu cầu cơ bản là: nghiên cứu cổ luật

thừa kế để vận dụng phải đặt trong những hoàn cảnh cụ thể của nó; tuyệt đối tránh

“hiện đại hóa” cổ luật hoặc bỏ qua những hoàn cảnh lịch sử cụ thể; đảm bảo tính

khách quan, chân thực để khắc họa đúng diện mạo tư tưởng trong nghiên cứu.

Do đó, khi vận dụng giá trị các quy định về cổ luật thừa kế dưới hai thời kỳ

này cần phải vận dụng một cách thích đáng nhãn quan lịch sử và biện chứng; tinh

thần nhân văn phải được coi là chuẩn mực để định chất giá trị tư tưởng. Nghiên cứu

vận dụng cổ luật thừa kế cũng cần gắn chính trị với đạo lý để phân tích có lý có tình

những hiện tượng, quá trình, những tư tưởng phù hợp với văn hóa phương Đông,

“khi xét công lao lịch sử của các nhân vật lịch sử, người ta căn cứ vào chỗ họ có

cống hiến được gì mới so với các bậc tiền bối của họ” [122, tr.214 - tr.215]. Công

lao lịch sử của họ là ở chỗ đã giải quyết được những vấn đề mà lịch sử và thế hệ

tiền bối để lại. Khi tư tưởng không còn thích hợp hay đã lạc hậu thì chỉ nên nhìn

nhận như một giá trị lịch sử với những công lao thuộc về quá khứ. Vì vậy, cần phân

biệt cái gì là giá trị, cái gì không, cái gì liên quan với di tích lạc hậu trong một bộ

phận lạc hậu của xã hội hay trong tâm lý cá nhân, cái gì tiến bộ nhưng phát sinh

trong giai đoạn trước, cần phát triển hơn nữa trong hiện tại. Lênin cho rằng:

Phải có tính lịch sử nghiêm khắc trong việc soi sáng lịch sử tư tưởng, ví

dụ như không nên gán ghép cho các nhà triết học đời xưa một thứ “phát

triển” những tư tưởng của họ mà thực ra họ không có, không trình bày

những quan điểm tư tưởng cũ theo kiểu hiện đại. Thoát ly điều kiện cụ

thể, mọi sự phân tích đánh giá đều trở nên khập khiễng, sai lầm cũng như

những mưu toan giáo điều dùng các tư tưởng chính trị được thảo ra phù

hợp với bối cảnh lịch sử cụ thể để đem áp dụng cho một hoàn cảnh lịch

sử khác cũng sai lầm chẳng kém [122, tr.143 - 144].

Page 87: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

82

* Nguyên tắc kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, xây

dựng nền văn hóa pháp luật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, loại bỏ các tư tưởng

lạc hậu

- Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi trọng việc giữ gìn và phát huy di

sản văn hóa của ông cha ta để lại (trong đó có di sản pháp luật) coi đó là những giá

trị thiêng liêng, trường tồn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung

ương Đảng Khóa XI “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp

ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã khẳng định:

1. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát

triển bền vững đất nước. Văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính

trị, xã hội. 2. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với

các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. 3. Phát triển văn hóa

vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển

văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người

có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái,

nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo... [17].

Như vậy, Nghị quyết 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng một mặt đã nhấn

mạnh vị trí, vai trò đặc biệt của văn hóa nói chung, chỉ rõ tính xuyên suốt, thấm sâu

của văn hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt văn hóa ngang hàng với

kinh tế, chính trị, xã hội; đồng thời đề ra phương châm phải gắn xây dựng, phát

triển văn hóa với xây dựng, phát triển con người Việt Nam, coi đó là hai mặt của

một thể thống nhất.

Vận dụng giá trị những quy định cổ luật chính là một phần truyền thống tốt

đẹp của dân tộc Việt, việc vận dụng nó vừa có ý nghĩa về bảo tồn văn hóa vừa có ý

nghĩa đối với công tác hoàn thiện và xây dựng pháp luật. Các giá trị về cổ luật thừa

kế đã góp phần hình thành một hằng số văn hóa bản địa trên tập hợp các yếu tố: đề

cao lợi ích, ý thức trách nhiệm và sự tu dưỡng đạo đức cá nhân; hòa quyện lợi ích cá

nhân và gia tộc, coi trọng lợi ích lâu dài, phúc lợi và công bằng trong gia đình dòng

họ, phát huy tinh thần cộng đồng làng xã, dân tộc... Yếu tố truyền thống này cũng

Page 88: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

83

góp phần hun đúc nên thuần phong mỹ tục “cần” và “đủ” cho đạo lý làm người và

kỷ cương xã hội; có thể chắt lọc và phát huy trong giai đoạn hiện nay.

Là hơi thở, mạch đập của đời sống xã hội, mã di truyền của văn hóa dân

tộc. Đến nay truyền thống gia tộc cộng đồng, làng xã vẫn giữ vị trí quan

trọng trong đời sống tình cảm và quan hệ xã hội của con người Việt

Nam, vẫn chi phối nhận thức cũng như hành động trong các tầng lớp

nhân dân và là nguồn sinh lực cho tương lai [55, tr.168].

Trong tư tưởng kết tinh các quy định về cổ luật thừa kế dưới hai thời kỳ này

với tinh thần bảo vệ quyền con người trong tư tưởng lập pháp cổ xưa được các nhà

nghiên cứu đánh giá cao không chỉ bởi phạm vi và những vấn đề mà nó điều chỉnh

rộng lớn, phong phú và phức tạp; mà còn bởi những yếu tố tiến bộ, bởi “sự sáng tạo

mang đậm tính cách Việt Nam”. Cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn của Việt Nam

vẫn tỏa sáng như “một điểm son của nền pháp lý cổ Việt Nam” trong việc bảo vệ

quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, nhờ đó mà phụ nữ Việt Nam “đã có một địa vị xã hội

rất cao không những so với phụ nữ Trung Quốc mà còn so với phụ nữ các nước Tây

phương đương thời” [131, tr.249]. Có thể nói hồn Việt nhân hậu thấm đượm trong

các chương, điều của cổ luật thừa kế liên quan đến phụ nữ, trẻ em đã góp phần làm

nên và duy trì những giá trị trường tồn của nền văn hóa pháp lý Việt Nam cổ truyền.

Phải chăng việc xây dựng các điều luật này không phải dựa vào ý thức hệ tư

tưởng Nho giáo phong kiến mà dựa vào truyền thống nhân đạo của dân tộc và tư

tưởng lập pháp “vì con người”, “bảo vệ quyền con người”. Đây thực sự là một tư

tưởng nhân văn đi trước thời đại. Con người là chủ thể của lịch sử, mọi giá trị, mọi

nền văn minh, văn hóa. Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của nước ta là tiềm lực

con người Việt Nam. Xã hội Chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội con

người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước; có nền kinh tế phát

triển cao, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; mọi người có cuộc sống ấm

no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Chính vì thế, Đảng

và Nhà nước xác định xây dựng con người mới, lối sống mới là một chiến lược

trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) xác định

xây dựng con người mới, lối sống mới, đặt trọng tâm vào các chuẩn mực: Có tinh

Page 89: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

84

thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,

có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân

thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ

xã hội; có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh,

nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép

nước, quy ước cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; lao

động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì

lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội; thường xuyên học tập, nâng cao

hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.

Với những chuẩn mực trên, Đảng đặc biệt coi trọng con người là mục tiêu và

động lực phát triển kinh tế, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Kinh

nghiệm vô giá từ truyền thống của dân tộc ta là: Nguồn lực quý báu nhất, có vai trò

quyết định nhất là nguồn lực con người Việt Nam; là sức mạnh nội sinh của chính

bản thân dân tộc Việt Nam. Vậy nên, pháp luật thừa kế trước hết phải trên quan

điểm vì con người và bảo vệ con người. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản.

Bên cạnh đó, cũng cần tham khảo kinh nghiệm lập pháp của thế giới với tinh

thần vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta. Có như vậy,

pháp luật thừa kế mới đảm bảo tính hiện đại nhưng vẫn phản ánh được những sắc

thái đặc thù của truyền thống dân tộc; một nền pháp luật lấy con người làm trung

tâm, vì sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ, quyền con người được bảo đảm. Một hệ

thống pháp luật thừa kế nhân văn và tiến bộ phải bảo đảm triệt để nguyên tắc này

trong quá trình vận dụng.

Để một lần nữa khẳng định nguyên tắc này, tác giả ghi nhận các câu nói của

tiền nhân thay cho lời kết. Phan Huy Chú đã viết trong bài tựa của mục: “Văn Tịch

Chí”: “Những chút đỉnh còn để lại đó, đều là linh hồn trí não của người xưa, có lẽ

nào để cho mai một không lưu truyền được”? (kỳ lược tồn giả, cố giai cổ nhân tính

linh chi ngụ, khả sử dù mai một nhi bất truyền hồ?). Trong sách Luận Ngữ, cuối

thiên Vi chính, Khổng Tử đã nói: “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ” (ôn điều cũ mà

biết điều mới, có thể làm thầy thiên hạ được). Nhà triết học Đức Leibnitz cũng viết:

“Hiện tại chứa đầy quá khứ và nặng gánh tương lai”. Chính trong tinh thần tìm hiểu

Page 90: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

85

hiện tại, và xây dựng tương lai, chúng ta trở về nguồn, hòa mình vào quá khứ, ôn lại

bài học kinh nghiệm đã có trên mấy ngàn năm, một bài học mà dân tộc Việt Nam có

quyền hãnh diện trước lịch sử nhân loại.

Tất cả tương lai đều có ở trong quá khứ (All the future exists the past - Ngạn

ngữ Anh), đã nhiều thế kỷ trôi qua với biết bao biến động thăng trầm của lịch sử,

nhưng những giá trị và bài học kinh nghiệm về lập pháp và thực thi pháp luật của

cha ông vẫn là tinh hoa, mạch nguồn tư tưởng và động lực to lớn để Đảng và nhân

dân ta vững bước trên con đường đổi mới.

- Trong quá trình vận dụng phải loại bỏ và có giải pháp ngăn chặn những tư

tưởng lạc hậu là tàn dư của thời kỳ phong kiến trong nhận thức của người dân.

Khi vận dụng giá trị các quy định về cổ luật thừa kế thời Lê, thời Nguyễn

cần lưu ý yếu tố truyền thống luôn hàm chứa cả mặt tích cực và tiêu cực đối với sự

phát triển hiện tại bởi lẽ: truyền thống đem theo cả di sản lẫn di căn. Việc vận dụng cổ

luật thừa kế thời nhà Lê, nhà Nguyễn chỉ được thực hiện sau khi đã xác định được

những quy định mang tính tiến bộ và đảm bảo nguyên tắc loại bỏ, ngăn chặn những tư

tưởng tiêu cực, đáp ứng được yêu cầu hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay. Một vấn

đề điển hình là giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình; cá nhân và cộng đồng.

Trong truyền thống do lịch sử để lại, lợi ích của gia đình, của cộng đồng được đặt lên

hàng đầu. Cá nhân chỉ được tôn trọng và bảo vệ khi tự ghép mình trong khuôn khổ lễ

giáo của gia đình và cộng đồng, tuân thủ nghiêm ngặt tục lệ với nhiều đẳng cấp và cấp

độ cộng đồng chồng xếp lên nhau. Con người cá nhân chưa bao giờ được coi là thực

thể độc lập với quyền tồn tại và phát triển nhân cách của mình. “Ở xã hội ta, cá nhân

chìm đắm ở trong gia tộc cho nên nhất thiết các luân lý đạo đức, chế độ văn vật, chính

trị và pháp luật đều lấy gia tộc chủ nghĩa làm gốc” [1, tr.382]. Do sự phát triển của cổ

luật thừa kế hai thời kỳ này chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo, nên không phải pháp

luật mà là đạo đức và phong tục tập quán đóng vai trò thống trị trong việc điều chỉnh

các quan hệ xã hội. Vì vậy, quan hệ về tài sản, quyền và lợi ích của các bên liên quan

đến di sản thừa kế ít được pháp luật bảo vệ và quan tâm.

Mặt khác, tính cộng đồng (họ hàng, làng xóm, nghề nghiệp...) cũng thường

tạo nên cách xử lý nặng về tình và nhẹ về lý (truyền thống đặt lý thấp hơn tình),

Page 91: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

86

thậm chí đôi khi “như pháp luật phong kiến cho phép dựa vào đạo đức để che

giấu bản chất giai cấp” [55, tr.156]. Tư tưởng tôn ti, trật tự xã hội đẳng cấp nặng

nề, phi dân chủ, thiếu pháp luật và pháp luật chưa nghiêm... là những khiếm

khuyết phổ biến, hạn chế lớn đã và đang còn ít nhiều trong tâm lý, cách nghĩ và

thói quen hành xử của người Việt Nam. Tư tưởng phải “có lý, có tình”, “một bồ

cái lý không bằng một tí cái tình” đôi lúc trở thành phương châm thực thi pháp

luật của người Việt Nam. Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật thuộc phạm

trù gia đình, bị chi phối bởi đạo đức, lễ nghĩa nên chắc chắn tâm lý coi nhẹ “cái

lý” càng biểu hiện sâu sắc ở đây.

Ngày nay, trong các gia đình, dòng tộc các tàn dư tư tưởng và lề thói phong

kiến tiềm tàng vẫn ít nhiều tồn tại, dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là hai

căn bệnh “gia trưởng” và thói “vô kỷ luật” xuất hiện trong các quan hệ pháp luật dân

sự, quan hệ pháp luật thừa kế. Với bối cảnh xây dựng nhà nước và pháp luật trong điều

kiện mới, những tàn tích lạc hậu này cần được nghiên cứu và xử lý loại bỏ.

Nguyên tắc vận dụng kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp phải

đi đôi với việc loại bỏ các tư tưởng lạc hậu. Đảng ta nhấn mạnh:

Những học thuyết xã hội ngoài Chủ nghĩa Mác-Lênin trong quá khứ...

trong có có thể có những nhân tố hợp lý, những giá trị chung toàn nhân

loại. Những yếu tố ấy nếu biết gạn lọc, biết hấp thụ một cách có phê phán

sẽ làm giàu thêm bản thân Chủ nghĩa Mác và như vậy mới đúng tinh thần

và thực chất học thuyết của chúng t” [54, tr.164].

Quan điểm này của Đảng càng nổi lên tính thời sự cấp thiết với bối cảnh

nhân loại đang trong xu thế “hội nhập” nhưng không “hòa tan”, giữ gìn và tôn vinh

các giá trị văn hóa dân tộc là một trong những mục tiêu của thời đại của các quốc

gia, dân tộc. Vì vậy, việc tích lũy tri thức chính trị - pháp quyền của cha ông và tìm

tòi những giá trị phù hợp với thực tiễn Việt Nam trên cơ sở kế thừa, vận dụng

những giá trị văn hóa của dân tộc để xây dựng một nền pháp luật thừa kế hoàn

thiện, một xã hội công bằng, văn minh vì lợi ích con người là yêu cầu khách quan

của sự nghiệp đổi mới.

Page 92: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

87

3.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ

LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ VIỆT NAM

TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

3.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày có

Pháp lệnh thừa kế năm 1990

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong giai đoạn lịch sử thời kỳ cận đại,

cùng với việc xây dựng và củng cố chế độ thực dân ở Việt Nam, người Pháp đã nỗ

lực Latinh hóa hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam trong đó có pháp luật thừa kế.

Sự bành trướng này được đánh dấu bằng các mốc lịch sử vào năm 1858 (khi quân

Pháp và quân Tây Ban Nha bắt đầu sử dụng vũ lực xâm chiếm Việt Nam); năm

1867 (Pháp chiếm xong toàn bộ 6 tỉnh phía Nam, biến nơi đây thành thuộc địa của

Pháp), và năm 1884 (Hòa ước ký kết giữa Việt Nam và Pháp về mặt pháp lý Việt

Nam trở thành một nước bị bảo hộ của Pháp). Trong lĩnh vực dân sự nói chung và

pháp luật thừa kế nói riêng trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng khuôn mẫu rõ nét của

hệ thống pháp luật La Mã - Đức, xây dựng theo mô hình của Pháp nhưng điều đáng

nói là pháp luật thừa kế thời kỳ này cũng đã có những cải biên cho phù hợp với bối

cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Trần Văn Liêm đã nhận định: “trái

ngược hẳn, người Pháp đô hộ Việt Nam có toàn quyền ban hành luật lệ, nhưng đã

giữ nguyên phong tục Việt Nam, nhất là vấn đề liên quan tới gia đình” [27, tr.3],

ngay cả khi ban hành xong ba BLDS bao gồm: BLDS giản yếu áp dụng tại Nam Kỳ

năm 1883, BLDS Bắc Kỳ năm 1931, và BLDS Trung Kỳ năm 1936 (Hoàng Việt

Trung Kỳ hộ luật). Như vậy, “cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, pháp luật theo

mô hình Pháp tràn ngập lãnh thổ Việt Nam nhưng một số phong tục tập quán về

thừa kế của người Việt vẫn được giữ lại” [27, tr.4]. Ở đây ít nhiều phản ánh sự

thừa nhận và vận dụng các tục lệ của dân tộc mà chủ yếu là từ thời kỳ nhà Lê,

nhà Nguyễn truyền lại. Một số hương ước, luật tục về thừa kế được thừa nhận

trong hai triều đại đến đây đã trở thành phong tục tập quán truyền thống ăn sâu

vào lối sống và nhận thức của người dân Việt. Minh chứng cụ thể là, trước khi

BLDS năm 1936 được ban hành thì Bộ luật Gia Long vẫn được áp dụng tại

Trung Kỳ. Hay BLDS Bắc Kỳ 1931 vẫn trên tinh thần tôn trọng các phong tục

Page 93: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

88

tập quán riêng của các dân tộc ít người vùng cao, tức là các tập quán về thừa kế

vẫn được áp dụng trong thời kỳ này.

Tuy nhiên, việc vận dụng này chỉ dừng lại ở việc thừa nhận hương ước và

luật tục về thừa kế mà không vận dụng giá trị trong nội dung cổ luật thừa kế thời kỳ

nhà Lê, nhà Nguyễn.

Trong giai đoạn này, pháp luật thừa kế Việt Nam xây dựng theo kiểu Pháp

nên hầu hết các nội dung, giá trị của cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn ít

được quan tâm vận dụng trong chế định thừa kế của các BLDS thời kỳ này. Hệ

thống pháp luật dân sự thời kỳ này chỉ thừa nhận các giá trị của cổ luật thừa kế đã

trở thành phong tục tập quán, thể hiện qua việc cho phép áp dụng tục lệ về thừa kế

bằng một số quy định riêng lẻ trong các bộ luật.

Trong giai đoạn 1945 - 1990, kể từ khi nước ta giành được độc lập, pháp luật

thừa kế của chế độ mới được xây dựng, củng cố và bổ sung theo hướng từng bước

được hoàn thiện.

Cùng với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta đã

bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa đã ra đời vào ngày 2/9/1945, là Nhà nước dân chủ nhân dân

đầu tiên ở Đông Nam Á. Song song với việc củng cố chính quyền, Đảng và Nhà

nước ta đã rất chú trọng đến việc củng cố và phát triển nền kinh tế từ mức độc thấp

nửa thực dân - phong kiến nhằm mục đích nâng cao dần mức sống của nhân dân.

Các mối quan hệ trong xã hội đã dần dần được đổi mới theo những chủ

trưởng đúng đắn phù hợp với yêu cầu phát triển tất yếu, khách quan của

dân tộc và thời đại. Cùng với sự ra đời của Nhà nước non trẻ, pháp luật

của chế độ mới cũng được hình thành và phát triển, trong đó quyền thừa

kế của công dân cũng được coi trọng [67, tr.36].

Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 cho phép áp dụng luật lệ của chế độ cũ,

trong đó có những quy định về quyền thừa kế, ngoại trừ những điều khoản trái với

nền độc lập và dân chủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do điều kiện thời

điểm lịch sử lúc đó chưa cho phép chúng ta xây dựng và ban hành kịp thời các văn

bản pháp luật. Đặc biệt, Sắc lệnh số 97-SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 sửa đổi một

Page 94: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

89

số qui lệ và quy định trong dân luật (do chủ tịch Hồ Chí Minh ký, chiểu theo Sắc

lệnh ngày 10/10/1945 tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Việt Nam) để thi hành cho

đến khi ban hành những bộ luật mới cho toàn cõi Việt Nam. Với chủ trương đó, gần

như toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự (lúc đó gọi là luật hộ) được xây dựng trong

thời kỳ thuộc địa (như đã nghiên cứu ở nội dung trên) vẫn giữ nguyên giá trị. Theo

đó, trong giai đoạn này, pháp luật thừa kế cũng chỉ thừa nhận một số các tục lệ về

thừa kế đã trở thành phong tục tập quán từ thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn để lại còn

nội dung các quy định về thừa kế thời kỳ này chịu ảnh hưởng chủ yếu của pháp luật

Pháp, chưa có sự kế thừa và vận dụng các giá trị trong nội dung của cổ luật thừa kế.

Đến năm 1950, trước yêu cầu cấp bách của việc xoá bỏ các tàn tích của chế

độ cũ trong lĩnh vực dân sự, nhà làm luật, trong hoàn cảnh rất khắc nghiệt của cuộc

kháng chiến chống Pháp, đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để bắt tay vào việc xây

dựng hệ thống pháp luật dân sự XHCN. Một trong những thành tựu đáng chú ý nhất

của thời kỳ này là việc ban hành Sắc lệnh số 97 ngày 22/5/1950 sửa đổi một số quy

lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh ghi nhận một số nguyên tắc lớn liên quan đến

nhân thân và tài sản: quyền nhận cha, mẹ, quyền tự do kết hôn, quyền bình đẳng của

người phụ nữ so với nam giới, quyền thừa kế,...

Các tư tưởng tiến bộ của cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn như: tư tưởng

tôn trọng phụ nữ, người vợ gần như ngang quyền với chồng trong gia đình, các con

được bảo vệ quyền thừa kế ngang nhau (kể cả con gái), tư tưởng đảm bảo sự gắn

bó, đoàn kết trong gia đình... đến đây bắt đầu ít nhiều xuất hiện trong tinh thần xây

dựng pháp luật thừa kế của thời kỳ bấy giờ thành các nguyên tắc cơ bản trong sắc

lệnh số 97-SL. Trong sắc lệnh này, mặc dù nội dung trong quy định về cổ luật thừa

kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn vẫn chưa được vận dụng trực tiếp, nhưng giá trị

trong tinh thần lập pháp tiến bộ của cổ luật thừa kế thời kỳ này đã bắt đầu ít nhiều

ảnh hưởng đến việc xây dựng các nguyên tắc của pháp luật thừa kế. Các nguyên tắc

cơ bản đã được ghi nhận đó là: Quyền bình đẳng của vợ và chồng trong gia đình, vợ

chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai, con gái đều có quyền hưởng di

sản thừa kế của bố, mẹ; người chồng góa hay người vợ góa, các con đã thành niên

có quyền xin chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết sau khi đã thanh toán

Page 95: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

90

tài sản chung; quyền nhận hay không nhận di sản thừa kế của những người là con

cháu hoặc vợ hay chồng của người chết được bảo hộ, các chủ nợ của người chết

cũng không có quyền đòi nợ quá số di sản để lại [26, Đ.10].

Những nội dung trên của Sắc lệnh số 97-SL đã cụ thể hóa Điều 9 Hiến pháp

năm 1946 là: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” và Điều 12

(Hiến pháp năm 1946) là: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo

đảm”. Có thể thấy rằng, những quy định trong Sắc lệnh số 97-SL ngoài việc nỗ lực

xóa bỏ hệ thống pháp luật thuộc địa còn có xu hướng bắt đầu việc lưu giữ, vận dụng

những giá trị tốt đẹp trong truyền thống cổ luật thừa kế của dân tộc.

Để hướng dẫn Tòa án các cấp thống nhất trong việc giải quyết những tranh

chấp về thừa kế trong giai đoạn này, căn cứ vào những quy định của Hiến pháp năm

1946 và tinh thần của Sắc lệnh số 97-SL, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số

1742-BTP ngày 18/9/1956 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 1742) quy định rõ, vợ

hoặc chồng của người chết có quyền thừa kế ngang với các con; vợ lẽ và con nuôi

chính thức của người để lại di sản có quyền thừa kế như vợ cả và con đẻ của người

đó. Vợ góa của người để lại di sản (kể cả vợ cả và vợ lẽ) đều có quyền thừa kế di

sản của chồng và hưởng phần di sản ngang với các thừa kế cùng hàng khác. Quy

định trong Thông tư số 1742 nói trên đã củng cố thêm nguyên tắc: “Những đàn bà

có chồng có toàn năng lực về mặt hộ”.

Tư tưởng tôn trọng phụ nữ trong pháp luật dân sự hiện đại mà thật ra đã xuất

hiện trong cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn đến đây đã được pháp luật thừa kế

Việt Nam vận dụng và xây dựng thành những chỉ đạo mang tính nguyên tắc và hệ

thống những điều luật cụ thể.

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp năm 1980, Luật Hôn nhân và gia

đình năm 1959, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ban hành Thông tư số 81-

TANDTC ngày 24-7-1981 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 81) hướng dẫn đường lối

giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản.

Khi Thông tư số 81 của TANDTC được ban hành hướng dẫn các tòa án giải

quyết các tranh chấp về quyền thừa kế, thì theo đó về diện thừa kế cũng được hướng

dẫn xác định rõ nét hơn. Diện thừa kế theo pháp luật do Thông tư số 81 bổ sung

Page 96: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

91

thêm những người có quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản bao gồm con riêng

và cha kế mẹ kế đã thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ

con..., thì con riêng đó được coi như con chung và họ có quyền thừa kế của nhau

khi một bên chết trước. Như vậy, phạm vi những người thuộc diện thừa kế có thể

được mở rộng đến cả con riêng của vợ hay của chồng khi đủ điều kiện như luật định.

Điều này phản ánh tính chất của quan hệ thừa kế là một loại quan hệ tài sản đặc biệt có

mối liên hệ chặt chẽ với nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa những

người thân thuộc trong gia đình Việt Nam, mặt khác, nó phù hợp với truyền thống và

tục lệ của người dân Việt muốn tài sản của mình để lại sau khi chết sẽ cho những người

thân gần nhất với mình thừa hưởng. Đặc biệt, trong Thông tư số 81 còn quy định

trường hợp một người được nhận làm “thừa tự” thì coi như con nuôi và người này cũng

là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người lập tự. (Thừa tự là trường hợp

một người do không sinh được con trai đã nhận một người cháu trai có quan hệ huyết

thống nội tộc với mình về nuôi với mục đích sau khi người nhận nuôi chết, thì người

được lập tự sẽ thờ cúng người lập tự và cha, mẹ, ông, bà của người lập tự).

Ngoài ra Thông tư số 81 đã có quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng.

Quy định này hoàn toàn không tìm thấy trong pháp luật dân sự phương Tây mà đây

là quy định “thuần Việt”. Việc lưu giữ quy định này có lẽ là sự vận dụng rõ nét nhất

các giá trị của cổ luật thừa kế.

Thông tư số 81 đã hướng dẫn giải quyết tranh chấp về nhà thờ họ: Nhà thờ

họ có từ lâu đời hoặc nhà thờ do các thành viên trong họ đóng góp công sức và tiền

của để xây dựng nên là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của những người trong họ.

Trong trường hợp trưởng họ xây dựng nhà thờ bằng tài sản của mình thì khi người

trưởng họ chết, nhà thờ này là di sản thừa kế của trưởng họ.

Mặc dù chỉ mới quy định hướng dẫn một nội dung giải quyết tranh chấp về

nhà thờ họ nhưng Thông tư số 81 đã thể hiện tinh thần tôn trọng tục lệ thờ cúng của

dân tộc. Ít nhiều đã thể hiện sự kế thừa và vận dụng các giá trị về tư tưởng hương

hỏa của cổ luật nhà Lê, nhà Nguyễn trong xây dựng nội dung này.

Ngoài ra, sự vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong

pháp luật thừa kế Việt Nam của giai đoạn này còn thể hiện tương đối rõ nét ở việc

Page 97: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

92

Nhà nước thời kỳ này vẫn tôn trọng và thừa nhận những tục lệ, tập quán về thừa kế

của thời kỳ trước với điều kiện là không trái với những nguyên tắc của pháp luật

hiện hành. Cụ thể, Hiến pháp năm 1959 tại Điều 3 quy định: “Các dân tộc có quyền

duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói chữ viết, phát triển văn hóa

dân tộc mình”. Trong giai đoạn này, khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975, vì

hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền. “Miền Nam với sự

tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã xây dựng một hệ thống pháp luật

theo mô hình pháp luật Pháp” [48, tr.40]. Hệ thống pháp luật này thừa nhận vai trò

nguồn bổ trợ của tập quán. Điều này thể hiện tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật

của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ví dụ, tại Điều 9 của Bộ Dân luật 1972 Quyển

1 quy định: Gặp trường hợp không có điều luật nào có thể dẫn dụng, thẩm phán sẽ

quyết định theo tục lệ.

3.2.2. Giai đoạn từ khi Pháp lệnh thừa kế được ban hành đến ngày Bộ

luật Dân sự 1995 có hiệu lực thi hành (ngày 01/07/1996)

Từ sau năm 1986, đặc biệt là từ năm 1992, với sự ra đời của Hiến pháp 1992

và sau đó là hàng loạt các bộ luật, luật, các văn bản dưới luật, hệ thống pháp luật

ngày càng trở nên hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới. Với chính sách kinh tế thị

trường, bắt đầu từ năm 1987, việc tích lũy của cải trong khu vực tư nhân được

khuyến khích và, như là một hệ quả tất yếu, lưu thông dân sự phát triển nhanh.

Nhằm kịp thời điều chỉnh các quan hệ tài sản càng lúc càng trở nên rất phong phú

và đa dạng trong dân cư, Nhà nước đã xây dựng trong thời gian ngắn hàng loạt quy

phạm pháp luật dân sự, được ghi nhận trong nhiều văn bản lập pháp và lập quy

trong đó có pháp lệnh thừa kế (PLTK) 1990. PLTK ngày 30/8/1990 (PLTK) được

ban hành là một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao đầu tiên quy định khá

đầy đủ về thừa kế ở nước ta kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi có

BLDS của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1995.

Trong xu thế cải cách nền kinh tế và xu hướng mở cửa, pháp luật dân sự nói

chung và pháp luật thừa kế nói riêng trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng của nhiều hệ

thống pháp luật trên thế giới như truyền thống pháp luật Xô Viết, pháp luật Pháp...

nên sự vận dụng những giá trị của cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong

Page 98: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

93

xây dựng PLTK hầu như không rõ nét. Tuy nhiên vẫn có thể tìm thấy một số nội

dung trong PLTK có sự thay đổi cho phù hợp hơn với thực tiễn và tục lệ của dân

tộc. Đây là sự vận dụng một số tư tưởng trong nội dung của cổ luật thừa kế thời kỳ

nhà Lê, nhà Nguyễn, cụ thể như sau:

Một là, văn bản phải kể đến đầu tiên là Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung

năm 2001). Tại Điều 5 Hiến pháp khẳng định đối với Việt Nam, các dân tộc cùng

sinh sống trên đất nước có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc

và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.

Như vậy, thông qua văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, Nhà

nước vẫn tiếp tục chính sách tôn trọng, thừa nhận, giữ gìn, phát huy những tập quán

tốt đẹp trong đó có các tục lệ về thừa kế của dân tộc trong đại gia đình các dân tộc

Việt Nam.

Hai là, so với Thông tư số 81 PLTK đã quy định về quyền thừa kế của một người

đang là con nuôi của người khác được thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ nuôi và được

thừa kế theo pháp luật của bố mẹ đẻ, mà Thông tư số 81 đã tước quyền này của họ.

Điểm mới này của PLTK đã thể hiện sự vận dụng tục lệ và quy định của

pháp luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn trong nội dung con nuôi lập tự và không lập

tự. Và theo quy định của cổ luật thừa kế (như đã nghiên cứu ở nội dung trên) thì

người con nuôi vẫn có quyền thừa kế của cha mẹ nuôi và trong trường hợp trở về

gia đình cha mẹ đẻ thì họ vẫn có quyền hưởng thừa kế.

Ba là, theo quy định của PLTK, thì về số lượng hàng thừa kế theo pháp luật

được tăng thêm và được mở rộng hơn về người thừa kế theo hàng; đặc biệt, dựa trên

quan hệ huyết thống giữa người thừa kế ở hàng thứ ba với người để lại di sản, đó là

cụ nội, cụ ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột của người để lại di sản và những người

mà người để lại di sản là chú, bác, cô, dì, cậu ruột.

Pháp lệnh thừa kế quy định 03 hàng thừa kế tại Điều 25 như sau:

Hàng thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con

nuôi của người chết;

Hàng thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em

ruột của người chết;

Page 99: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

94

Hàng thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột,

cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết bác ruột, chú ruột, cậu

ruột, cô ruột, dì ruột.

Ba hàng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 25 PLTK có những

điểm khác biệt cơ bản và cũng là những điểm mới so với những quy định về hàng

thừa kế trong Thông tư số 81 (và các văn bản khác trước đây quy định về thừa kế).

Đặc biệt là những người thừa kế thuộc hàng thứ ba được sắp xếp theo quan hệ huyết

thống, bao gồm:

- Bề trên của người để lại di sản gồm có cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột,

cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

- Bề dưới của người để lại di sản gồm có cháu ruột của người chết là bác

ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được quy định trong

PLTK đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng mang tính truyền thống được vận

dụng từ tinh thần lập pháp từ thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và từ tục lệ của dân tộc

Việt Nam về quan hệ gia đình Việt Nam là: “Giọt máu đào hơn ao nước lã”. Những

người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản thuộc diện thừa kế theo pháp

luật của người đó. “Lợi ích của mỗi thành viên trong một gia đình, trong dòng tộc

luôn được pháp luật của nước ta coi trọng và bảo đảm thực hiện trong mối quan hệ

với lợi ích của toàn xã hội, khi mà tài sản thuộc sở hữu tư nhân ngày càng phong

phú về chủng loại và tăng cao về giá trị” [67, tr.59].

Ba hàng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 25 PLTK không

những phù hợp với thực tế xã hội, mà còn duy trì và củng cố được truyền

thống, tục lệ của dân tộc từ thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn còn lưu truyền lại khi

đặc biệt chú trọng bảo vệ quan hệ huyết thống trong các hàng thừa kế. Một mặt

bảo vệ triệt để quan hệ huyết thống, một mặt đảm bảo sự đoàn kết, yêu thương,

trách nhiệm và gắn bó giữa các thành viên trong gia đình và rộng hơn là trong

gia tộc, dòng tộc, không những là giữ gìn của cải vật chất để lưu truyền mãi

mãi cho các thế hệ con cháu mà còn giữ vững truyền thống, nề nếp gia phong,

đạo lý trong gia đình.

Page 100: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

95

Bốn là, về di sản thờ cúng.

Pháp lệnh thừa kế được ban hành, thì di sản thờ cúng mới được quy định cụ

thể. Theo quy định tại Điều 21 PLTK, phần di sản này thuộc khối di sản của người

chết để lại dùng vào việc thờ cúng và được coi như di sản chưa chia. Di sản thờ

cúng được đem chia cho những người có quyền hưởng theo pháp luật, khi việc thờ

cúng không được thực hiện theo ý nguyện của người để lại di sản đó. Điều 21

PLTK không quy định giá trị, loại di sản dùng vào việc thờ cúng, mà chỉ quy định:

“Nếu người lập di chúc có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì di sản đó được

coi như di sản chưa chia”. Tuy nhiên, dù có để lại di sản dùng vào việc thờ cúng thì

về nguyên tắc, nếu di sản khác của người chết để lại không bảo đảm thực hiện các

nghĩa vụ về tài sản của người đó đối với người khác, thì di sản dùng vào việc thờ

cúng phải được coi là di sản chưa chia và cũng phải đưa vào khối tài sản thanh toán

nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại.

Quy định về di sản thờ cúng tiếp tục được PLTK lưu giữ một mặt bảo đảm

tính truyền thống một mặt thể hiện sự vận dụng và bảo tồn những di sản của cha

ông từ thời kỳ phong kiến lưu truyền lại, vận dụng tư tưởng trong quy định về

“hương hỏa” của các triều đại này trong xây dựng quy định di sản thờ cúng trong

PLTK. Theo đó, di sản của cha ông cho con cháu được lưu truyền cho con cháu nội

tộc theo quan hệ huyết thống sâu sắc: Đích tử, đích tôn, đồng tông, đồng tính, theo

tôn ti, theo thế thứ. Đồng thời quy định trên cũng nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng

của con cháu người để lại di sản nhằm loại trừ khả năng di sản dùng vào việc thờ

cúng thuộc về người khác, ngoài những người trong diện thừa kế theo pháp luật của

người để lại di sản.

3.2.3. Giai đoạn sau ngày Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực đến nay * Trong BLDS năm 1995 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1996)

Công cuộc xây dựng dự thảo BLDS 1995 được bắt đầu từ những năm 80 của

thế kỷ 20. BLDS 2005 do Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm soạn thảo, Trưởng ban soạn

thảo là Bộ trưởng với sự tham gia của các Vụ trưởng. Tham gia Ban soạn thảo còn có đại

diện các Bộ, cơ quan, tổ chức, Toà án tối cao, Hội luật gia Việt Nam, các văn phòng luật

sư, các trường đại học... Điều cần lưu ý ở đây là đa số luật gia Việt Nam trực tiếp tham

gia xây dựng BLDS đầu tiên này được đào tạo trong nhà trường Xô Viết.

Page 101: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

96

Ban dự thảo BLDS Việt Nam 1995 ngay từ đầu đã có trong tay BLDS Liên

bang Nga được ban hành năm 1964 là Bộ luật được pháp điển hóa với nhiều sự kế

thừa, tiếp thu các chế định pháp luật dân sự của thời Nga hoàng vốn theo mô hình

pháp luật dân sự của BLDS Đức và cả nhiều chế định pháp luật dân sự La Mã cổ

đại. Cấu trúc của BLDS Việt Nam đã được xây dựng theo mô hình BLDS của các

nước cộng hòa trong Liên bang Xô Viết trước đây và của Cộng hòa Liên bang Nga

năm 1964, Bộ luật này có 569 điều và 8 phần.

Nghiên cứu chế định thừa kế trong BLDS năm 1995, chúng ta thấy rõ vai trò

ảnh hưởng quan trọng trong học vấn của các nhà làm luật. Đa số những thành viên

trực tiếp tham gia soạn thảo BLDS năm 1995 được đào tạo ở Nga và các nước thuộc

Liên Xô trước đây nên các chế định thừa kế của Bộ luật này được xây dựng chủ yếu

trên cơ sở hình mẫu cấu trúc và các giải pháp pháp lý trong BLDS của Liên bang

Nga. Việc xem xét kinh nghiệm về quy định thừa kế trong các Bộ luật của các nước

khác - đặc biệt là của Pháp, Nhật chỉ có ý nghĩa tham khảo, đối chiếu, bổ sung.

“Điều này có nguyên nhân chủ quan là do các nhà làm luật khi xây dựng chế định

thừa kế trong dự thảo Bộ luật rõ ràng là phải dựa trên tư duy, các thuật ngữ, khái

niệm đã được đào tạo một cách chính thống” [27]. Các quy định về thừa kế trong

BLDS kinh điển, hình mẫu cho BLDS ở các nước trên thế giới như BLDS Pháp,

BLDS Đức cũng có ảnh nhiều đến các nhà làm luật Việt Nam nhưng ảnh hưởng đó

không phải là trực tiếp.

Có thể thấy, quan điểm vận dụng chủ đạo trong quá trình soạn thảo và xây

dựng các chế định về thừa kế trong BLDS 1995 chủ yếu là trên cơ sở các vướng

mắc về lý luận, thực tiễn của hoàn cảnh cụ thể Việt Nam và trên cơ sở tham khảo

quy định thừa kế trong các BLDS của một số nước trên thế giới. Các giá trị truyền

thống trong lịch sử cổ luật Việt Nam mặc dù cũng được đề cập đến như một kênh

tham khảo trong quá trình xây dựng chế định thừa kế trong BLDS 1995. Tuy nhiên,

trên thực tế, việc vận dụng các giá trị của cổ luật thừa kế truyền thống trong bộ luật

này chưa được rõ nét. Nội dung của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn

hầu như không được vận dụng trực tiếp để xây dựng chương thừa kế trong BLDS

1995. Giá trị của cổ luật thừa kế được vận dụng ở đây chủ yếu là một số giá trị về

Page 102: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

97

tinh thần và tư tưởng lập pháp; ngoài ra có một số quy định trong cổ luật thừa kế

thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đến đây đã được thừa nhận là phong tục tập quán nên

đã được BLDS 1995 thừa nhận như một giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn tranh

chấp về thừa kế trong nhân dân với điều kiện không trái với các nguyên tắc của

BLDS. Cụ thể như sau:

Một là, tại Điều 5 Hiến pháp 1992 khẳng định đối với Việt Nam, các dân tộc

cùng sinh sống trên đất nước có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân

tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của

mình. Như vậy, thông qua văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất,

Nhà nước đã khẳng định chính sách tôn trọng, thừa nhận, giữ gìn, phát huy những

tập quán tốt đẹp của các dân tộc trong đó có tập quán về thừa kế trong đại gia đình

dân tộc Việt Nam. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để các văn bản luật và các

văn bản quy phạm pháp luật khác xây dựng nên cơ chế đảm bảo áp dụng tập quán

thừa kế với vai trò nguồn của pháp luật ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, BLDS 1995 và

hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác trong các lĩnh vực của đời sống dân

sự như hôn nhân gia đình, thừa kế,... đều cho phép áp dụng tập quán.

Tại điểm b tiểu mục 2.7 mục 2 phần II Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP

ngày 17/9/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy

định của Bộ luật tố tụng dân sự về chứng minh và chứng cứ cũng đã nêu định nghĩa

về tập quán bao gồm cả tập quán thừa kế như sau: “tập quán là thói quen đã thành

nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng

nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng”.

Hai là, quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng vẫn tiếp tục được quy định

tại điều 673 BLDS 1995 là sự vận dụng rõ nét tư tưởng, tục lệ của cổ luật thừa kế

thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và là sự kế thừa quy định từ PLTK trước đó. Theo đó,

tại điều 673 BLDS 1995 quy định:

1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng

vào việc thờ cúng, thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được

giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện

việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc

Page 103: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

98

hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế, thì những người

thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người

khác quản lý để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không

chỉ định người quản lý di sản thờ cúng, thì những người thừa kế cử một

người quản lý di sản thờ cúng. Trong trường hợp tất cả những người thừa

kế theo di chúc đều đã chết, thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về

người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện

thừa kế theo pháp luật.

2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh

toán nghĩa vụ tài sản của người đó, thì không được dành một phần di sản

dùng vào việc thờ cúng [79].

* Trong BLDS 2005 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006)

Sau 10 năm thi hành, BLDS năm 1995 đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một

số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường,

không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính. Nhiều Bộ luật mới

ra đời có các nội dung liên quan đến BLDS Việt Nam năm 1995 nhưng Bộ luật này

lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa chúng cũng như chưa có sự

tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế.

Tương tự như tư tưởng xây dựng BLDS 1995, khi soạn thảo những điều luật

trong BLDS 2005 các nhà làm luật Việt Nam tiếp tục dựa trên kinh nghiệm của

pháp luật dân sự các nước trên thế giới điều chỉnh các vấn đề về thừa kế, và tất

nhiên vẫn sửa đổi dựa trên cơ sở giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn thực

thi pháp luật thừa kế ở Việt Nam trong thời gian qua. Theo yêu cầu của Ban soạn

thảo BLDS 2005, Nhà pháp luật Việt Pháp đã mời các luật gia Pháp sang trao đổi

kinh nghiệm, tổ chức tọa đàm. Ngoài ra, việc xây dựng chế định thừa kế trong bộ

luật này còn tham khảo kinh nghiệm của pháp luật Đức, Pháp, Bỉ, Mỹ,... Vì vậy,

việc vận dụng giá trị nội dung của cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong

hoàn thiện chế định thừa kế vẫn chưa rõ nét. Tương tự như trong BLDS 1995,

BLDS 2005 vẫn chỉ vận dụng một số các giá trị trong tinh thần lập pháp và vận

dụng một số các tục lệ về thừa kế phù hợp với nguyên tắc của bộ luật. Cụ thể:

Page 104: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

99

Một là, tại Điều 3 BLDS 2005 ghi nhận nguyên tắc: “Trong trường hợp pháp

luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán...

Tập quán (...) không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”.

Ngoài Điều 3 BLDS năm 2005 còn có nhiều quy định khác cho phép áp dụng tập

quán hoặc lựa chọn giữa tập quán và sự thỏa thuận của các bên trong các quan hệ

thừa kế. Tại Việt Nam, việc áp dụng tập quán pháp đã có lịch sử hình thành và phát

triển lâu dài qua các thời kỳ lịch sử nhất là dưới thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Dưới

các triều đại phong kiến, các phong tục tập quán đã đóng vai trò quan trọng trong

việc thay thế pháp luật, góp phần duy trì sự ổn định của xã hội. Hiện nay, nguyên

tắc áp dụng tập quán tiếp tục được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành.

Hai là, BLDS 2005 tiếp tục vận dụng tư tưởng truyền thống trong chế định

hương hỏa thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và tiếp tục kế thừa quy định này tại BLDS

1995 trong việc quy định nội dung di sản dùng vào việc thờ cúng tại Điều 670 BLDS

2005. Nội dung điều luật này không có gì thay đổi so với Điều 673 BLDS 1995.

* Trong BLDS 2015 (Có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2017)

Theo tờ trình Quốc hội năm 2014 của Chính phủ về dự án sửa đổi BLDS

2005. Cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng khoa học

Bộ, nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học để lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa

phương, chuyên gia trong nước, nước ngoài về mục tiêu, quan điểm và những định

hướng lớn sửa đổi, bổ sung BLDS; tổ chức các hoạt động khảo sát ở một số địa

phương trong nước và nước ngoài (Nhật, CHLB Đức, Pháp, Nga); nghiên cứu, biên

dịch tài liệu liên quan đến pháp luật dân sự của một số nước, nhất là các nước

chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế như Nga và Campuchia... [30].

Dự thảo BLDS (sửa đổi) đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ

Tư pháp để lấy ý kiến nhân dân, gửi xin ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành, tổ

chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Có thể thấy, tư tưởng của quá trình xây dựng và hoàn thiện BLDS 2015

trước hết trên cơ sở giải quyết những vấn đề vướng mắc về lý luận và thực tiễn của

xã hội dân sự Việt Nam vào thời điểm hiện tại và tiếp đến là trên cơ sở tiếp thu kinh

nghiệm pháp luật dân sự, pháp luật thừa kế của các nước trên thế giới là chủ yếu.

Page 105: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

100

Kinh nghiệm về truyền thống và tục lệ thừa kế vẫn tiếp tục được đề cập đến nhưng

vẫn chưa thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận dụng để hoàn thiện

pháp luật thừa kế hiện hành. Tuy nhiên, trong BLDS 2015 vấn đề áp dụng tập quán

trong đó có các tập quán về thừa kế đã được quan tâm và chú trọng hơn.

Tại khoản 3 điều 5 Hiến pháp 2013 quy định ‘các dân tộc có quyền dùng

tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền

thống và văn hóa tốt đẹp của mình”. Và tại khoản 1 Điều 5 BLDS 2015 đã nêu khái

niệm về tập quán: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định

quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình

thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng

rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực

dân sự” [86]. Như vậy rõ ràng, những tập quán thừa kế được áp dụng ở đây bắt

buộc phải đảm bảo nguyên tắc hiến định là tập quán tốt đẹp chứ không phải mọi

loại tập quán. Bên cạnh đó, tập quán tốt đẹp để được áp dụng điều chỉnh các quan

hệ xã hội trên lĩnh vực thừa kế và để làm cho quan hệ xã hội đó trở thành quan hệ

pháp luật thì phải phù hợp với những nguyên tắc được nêu trong các văn bản quy

phạm pháp luật đóng vai trò là đạo luật gốc. Cụ thể, trong lĩnh vực thừa kế thì phải

đảm bảo nguyên tắc nêu trong BLDS.

Về nguyên lý chung, khi Nhà nước cần điều chỉnh một quan hệ xã hội về

thừa kế, thông thường Nhà nước sẽ ban hành các quy phạm pháp luật tương ứng.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp quan hệ thừa kế mà Nhà nước cần điều chỉnh

chưa được quy định tại các văn bản pháp luật và đang được thực hiện theo các tập

quán trong nhân dân. Vì thế, “nếu những tập quán này phù hợp với mục tiêu điều

chỉnh các quan hệ xã hội của Nhà nước, Nhà nước sẽ sử dụng phương pháp thừa

nhận, làm cho tập quán đó trở thành quy tắc sử sự có tính bắt buộc chung được Nhà

nước đảm bảo thực hiện” [11, tr.138].

Bộ luật Dân sự 2015 vẫn tiếp tục giữ lại quy định di sản dùng vào việc thờ

cúng tại Điều 645 và không có sửa đổi bổ sung gì trong nội dung điều luật này.

Như đã phân tích ở trên, giá trị nội dung của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà

Lê, nhà Nguyễn hầu như chưa được vận dụng trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện

Page 106: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

101

quy định về thừa kế trong các BLDS. Tuy nhiên, nếu phủ nhận hoàn toàn và cho

rằng pháp luật thừa kế hiện đại không vận dụng bất kì giá trị nào trong cổ luật thừa

kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn thì lại không khách quan và chưa hợp lí. Thật ra,

việc vận dụng, ngoài những nội dung như đã phân tích ở trên, trong quá trình lập

pháp nhà làm luật cũng đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của các tư tưởng tiến bộ và “tinh

thần” lập pháp truyền thống. Trong quá trình xây dựng pháp luật thừa kế ngoài việc

tham khảo pháp luật các nước trên thế giới thì nội dung các điều luật thừa kế trong

các BLDS hiện đại vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng của truyền thống lập pháp Việt

Nam. Cụ thể như sau:

Một là, trong BLDS 1995, chế định thừa kế được quy định tại phần thứ 4 gồm 4

chương từ điều 643 đến điều 689; trong BLDS 2005, chế định về thừa kế được quy

định tại phần thứ 4, chương XXII, chương XXIII, chương XXIV, chương XXV; từ

điều 631 đến điều 687. Và tiếp tục được ghi nhận tại phần thứ 4, chương XX, chương

XXI, chương XXII, chương XXIII; Từ điều 609 đến điều 665 BLDS (sửa đổi) 2015.

Nội dung các quy định về thừa kế trong BLDS 1995, BLDS 2005 và BLDS 2015 có

thể nhận thấy rất nhiều điều luật cũng như “tinh thần” các điều luật ít nhiều có sự ảnh

hưởng của tư tưởng pháp luật thừa kế các thời kỳ trước, trong đó tất yếu có sự kế thừa

pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, chẳng hạn: về hình thức của di chúc, cổ

luật đã quy định hai hình thức: chúc thư và chúc ngôn. Các BLDS vẫn ghi nhận hai

hình thức di chúc chủ yếu này tại điều 652 và điều 653 BLDS 1995; điều 650, điều 651

BLDS 2005; điều 628, điều 629 BLDS 2015; về di chúc chung của vợ chồng quy định

tại điều 666 BLDS 1995; tại điều 663 BLDS 2005 cũng trên tinh thần kế thừa quy định

về thời điểm mở thừa kế trong cổ luật triều Lê, triều Nguyễn (theo đó di sản chưa chia

khi một bên vợ hoặc chồng còn sống, người còn sống được toàn quyền sử dụng và

hưởng dụng tài sản chung, di sản chung của vợ chồng chỉ được chia khi người cuối

cùng qua đời)…; Đặc biệt là quy định về “di sản dùng vào việc thờ cúng” xuất phát từ

chế định hương hỏa trong cổ luật đều được các BLDS ghi nhận tại các điều 673 BLDS

1995, điều 670 BLDS 2005, điều 645 BLDS 2015.

Hai là, trong các BLDS việc thừa nhận tập quán pháp trước hết thông qua

một quy định mang tính nguyên tắc, chẳng hạn thể hiện tại điều 3 BLDS 2005 và

Page 107: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

102

khoản 2 Điều 5 BLDS 2015 đều quy định: “trong trường hợp pháp luật không quy

định các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán nhưng không được

trái với những nguyên tắc quy định trong BLDS” [88]. Đồng thời, các BLDS cũng

đều đã đưa ra nhiều quy định chi tiết thừa nhận tập quán trong quan hệ thừa kế: việc

xác định di sản dùng vào việc thờ cúng; đồ thờ cúng; nghĩa vụ thờ cúng; nghĩa vụ

liên quan đến thừa kế… chẳng hạn, tại điều 683 BLDS 2015 quy định thứ tự ưu tiên

thanh toán các nghĩa vụ ngay tại khoản 1, chi phí đầu tiên được ưu tiên thanh toán

chính là chi phí mai táng hợp lý theo tập quán…

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG PHÁP LUẬT

THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM

3.3.1. Về kết quả đạt được

- Các chế định về thừa kế trong cổ luật thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã có

ảnh hưởng và hiệu lực thực tế trong suốt thời kỳ lịch sử phong kiến. Một số nội

dung của cổ luật thừa kế thời kỳ này đã đi sâu vào tiềm thức, trở thành thói quen

ứng xử, khuôn mẫu ứng xử của người dân. Nhiều quy định trong cổ luật thừa kế đã

trở thành phong tục, tập quán và được thừa nhận rộng rãi trong đời sống dân sự của

người dân Việt. Việc vận dụng các tinh thần trong nội dung cổ luật thừa kế thời kỳ

nhà Lê, nhà Nguyễn đã góp phần làm cho pháp luật thừa kế trở nên hoàn thiện hơn

và phù hợp hơn; gần gũi hơn với thực tiễn cuộc sống. Pháp luật mà đặc biệt là pháp

luật thừa kế bao giờ cũng là sự phản ánh một hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội

nhất định. Pháp luật thừa kế được xây dựng trên nền tảng phù hợp với nhận thức,

tập quán, thói quen của người dân sẽ có hiệu quả thực thi cao và có sức sống bền bỉ,

lâu dài. Thực tế đã cho thấy, chế định về thừa kế rất ít sửa đổi, bổ sung qua các lần

sửa đổi BLDS. Đây là thành tựu nổi bật của quá trình vận dụng giá trị của cổ luật

thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam.

- Việc áp dụng tập quán về thừa kế có thể làm định hướng hình thành đường

lối giải quyết các trường hợp tương tự trong thực tiễn hiện tại, làm căn cứ cho việc

phát triển án lệ. Một số tập quán về thừa kế từ thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn để lại

cũng tương đối phong phú, đa dạng, đã được thừa nhận rộng rãi trong nhân dân.

Page 108: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

103

Trong đó có nhiều tập quán thừa kế tiến bộ là thế mạnh để lựa chọn và góp phần

làm cho quy định về áp dụng tập quán tại BLDS ngày càng phát huy hiệu quả hơn.

Thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã để lại một hệ thống hương ước, luật tục về

thừa kế tương đối phong phú của nhiều dân tộc anh em trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, các thiết chế làng xã tồn tại từ lâu đời (xuất hiện từ thời nhà Lê, nhà

Nguyễn) với một hệ thống những lệ làng, hương ước liên quan đến thừa kế cũng là

những sản phẩm thành văn hoặc bất thành văn chứa đựng một số các quy phạm về

thừa kế cũng phong phú, đa dạng không kém đã đóng vai trò quan trọng trong việc

điều chỉnh các tranh chấp về thừa kế trong nội bộ làng xã đạt hiệu quả thực tiễn.

Các quy phạm về thừa kế này đủ chi tiết có thể bổ khuyết cho pháp luật và có sức

mạnh đảm bảo thực thi trong nội bộ làng xã. Vì vậy, đây cũng là nguồn, là sự bổ

khuyết, tương trợ cho quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế

Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã để lại một kho tàng tri thức

phong phú với nhiều giá trị đặc sắc, nhiều kinh nghiệm lập pháp tiến bộ có thể được

nghiên cứu và vận dụng trong công tác xây dựng và thực thi pháp luật thừa kế. Tuy

nhiên, kết quả của quá trình vận dụng này vẫn còn khiêm tốn. Trừ giai đoạn đầu sau

Cách mạng tháng Tám năm 1945 việc vận dụng vẫn còn tương đối rõ nét, vì ở giai

đoạn này Nhà nước chủ trương giữ lại các luật lệ cũ trong đó bao gồm cả tục lệ thừa

kế của dân tộc. Ở các giai đoạn xây dựng pháp luật thừa kế sau đó việc vận dụng

hầu như ít được quan tâm và chưa đạt hiệu quả cao.

Nội dung của cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn gần như bao quát

các quy định của pháp luật thừa kế hiện đại, tổng cộng gồm 4 nhóm các quan hệ

thừa kế: Nhóm các quy định những vấn đề chung về thừa kế (thời điểm mở thừa kế,

di sản thừa kế); Nhóm quy định điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa những chủ thể

được hưởng thừa kế (quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng);

Nhóm các quy định về các hình thức thừa kế (thừa kế không có chúc thư, thừa kế

hương hỏa); Nhóm các quy định do Nhà nước thừa nhận về hương ước và luật tục

để giải quyết các quan hệ thừa kế. Mỗi một nhóm nội dung đều để lại những giá trị

Page 109: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

104

đặc sắc và những kinh nghiệm lập pháp nhất định trong một chừng mực nào đó vẫn

có thể được nghiên cứu tiếp thu để vận dụng trong việc xây dựng và hoàn thiện

pháp luật thừa kế hiện đại ở Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình vận dụng trên thực tiễn

đã cho thấy, việc vận dụng này hầu như mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh

giá các giá trị và chỉ ra bài học kinh nghiệm trong nội dung cổ luật thừa kế thời kỳ

nhà Lê, nhà Nguyễn. Việc đặt ra các yêu cầu, các nguyên tắc để vận dụng trực tiếp

các giá trị trong nội dung cổ luật thừa kế thời kỳ này vào việc hoàn thiện pháp luật

thừa kế hiện hành ít được quan tâm.

Như đã phân tích ở trên, việc vận dụng chỉ mới tập trung ở 2 nội dung chủ

yếu: Một là, vận dụng tư tưởng truyền thống về “hương hỏa” của pháp luật thừa kế

thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong việc quy định di sản dùng vào việc thờ cúng; Hai

là, thừa nhận một số tập quán từ thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong lĩnh vực thừa kế.

Giá trị trong các nhóm nội dung còn lại chưa được vận dụng trực tiếp, rõ nét. Việc

vận dụng ở đây chỉ dừng lại ở sự ảnh hưởng trong tinh thần và tư tưởng lập pháp để

góp phần ít nhiều gìn giữ yếu tố truyền thống trong hoạt động lập pháp hiện hành.

Việc vận dụng trực tiếp các giá trị trong nội dung cổ luật thừa kế để xây dựng và

hoàn thiện các quy định về thừa kế trong các BLDS hiện đại còn ít được quan tâm

nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đánh giá cao các giá trị tiến bộ của cổ luật thừa kế như:

Bảo vệ quyền lợi phụ nữ, bảo đảm đoàn kết trong gia đình, bảo vệ quyền để lại di

sản và hưởng di sản thừa kế,… Tuy nhiên, nếu nói các giá trị này được vận dụng từ

cổ luật để xây dựng nên BLDS hiện hành thì lại không hoàn toàn chính xác vì thật

ra những tư tưởng này cũng trùng hợp với những tư tưởng của pháp luật thừa kế

phương Tây mà trong quá trình soạn thảo các nhà lập pháp đã học tập kinh nghiệm.

Có thể nói, thời gian qua việc vận dụng các giá trị truyền thống về lập pháp

nói chung và các giá trị trong nội dung cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn

nói riêng trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện

hành chưa đạt được những kết quả như mong muốn, chưa được quan tâm đúng mức

và chưa tương xứng với tầm vóc giá trị cổ luật thừa kế mà hai thời kỳ này đã để lại.

Việc chưa khai thác được hết các giá trị và các kinh nghiệm lập pháp trong nội dung

Page 110: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

105

cổ luật thừa kế để góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế là một điều

đáng tiếc.

* Nguyên nhân của những hạn chế

- Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu các giá trị cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,

nhất là nhà Nguyễn để vận dụng trong công tác lý luận và thực tiễn còn ít được đầu

tư nghiên cứu. Tài liệu về cổ luật thừa kế dưới hai triều đại này tương đối phong

phú nhưng nhiều tài liệu chưa được dịch ra tiếng Quốc ngữ. Nhiều nguồn tài liệu

trực tiếp vẫn đang còn ở dạng nguyên bản Hán Nôm; các nguồn tài liệu thứ cấp

phần nhiều vẫn là bản tiếng Pháp. Chưa kể rất nhiều tài liệu bị tản mát và thất lạc.

Vì vậy, việc nghiên cứu các giá trị này chưa được toàn diện nên việc vận dụng vào

hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành chưa được đẩy mạnh.

- Cơ sở pháp lí của việc vận dụng các giá trị của cổ luật trong hoàn thiện

pháp luật thừa kế hiện hành chưa đầy đủ, nhiều quy định còn chung chung khó có

thể thực thi trên thực tế. Ngoài ra, việc vận dụng không có sự ràng buộc mang tính

nguyên tắc trong quá trình xây dựng pháp luật thừa kế nên quá trình vận dụng vẫn

chỉ ở chừng mực nhất định. Hiện nay các giá trị truyền thống mới chỉ được quy định

chung là được “tôn trọng và phát huy”. Vì vậy, giá trị hiệu lực của quy định này

không cao. “Tôn trọng và phát huy” không đủ căn cứ pháp lý tạo ra cơ chế cho việc

vận dụng các giá trị trong cổ luật vào việc hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.

- Do quy định về thuật ngữ “tập quán”, “phong tục tập quán” còn thiếu thống

nhất. Trong các BLDS tại rất nhiều điều khoản sử dụng thuật ngữ “tập quán” nhưng

phải đến BLDS 2015 mới giải thích thống nhất về khái niệm thuật ngữ “tập quán”.

Tuy nhiên, quá trình vận dụng tập quán thừa kế vẫn chưa có cơ chế và lộ trình nên

việc vận dụng trên thực tế vẫn chưa tìm được cách tiếp cận hợp lí, đúng pháp luật.

- Hiện nay chúng ta không có tòa án phong tục nên không có cơ chế xác định

và giải thích về phong tục tập quán thừa kế. Vẫn chưa thống nhất về quan niệm, các

nguyên tắc và điều kiện đặt ra trong việc vận dụng phong tục tập quán thừa kế trong

quá trình xây dựng và thực thi pháp luật thừa kế hiện hành. Thực tiễn đã có tình

trạng áp dụng không đúng, lạm dụng hoặc đi ngược lại tâm tư, nguyện vọng của đa

số người dân. Trong lịch sử, ở Việt Nam từng có thời kỳ tồn tại tòa án phong tục

Page 111: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

106

như thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp, thời kỳ chính quyền Sài Gòn trước năm

1975. Thiết nghĩ, vận dụng các giá trị cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn

trong việc hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành cần phải có cơ chế đồng bộ, phải

đưa ra những yêu cầu và giải pháp hợp lí chứ không phải chỉ thông qua các định

hướng chung hoặc thông qua một số các quy định pháp luật có phần hạn chế như

hiện nay.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, vấn đề xây dựng BLDS nói chung và

pháp luật về thừa kế nói riêng chưa có một mô hình về hệ thống pháp luật rõ ràng,

các quy định về thừa kế trên cơ sở học tập kinh nghiệm nước ngoài là chủ yếu, kinh

nghiệm lịch sử đã và đang được đặt ra nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức,

quá trình vận dụng vẫn còn thiếu sự tinh tế và sự chọn lọc. Do đó, việc nghiên cứu

kinh nghiệm lịch sử trong lĩnh vực thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn với tư tưởng

không phủ nhận sạch trơn, mà trong đó có nghiên cứu về sự ảnh hưởng và có sự vận

dụng hợp lí các truyền thống pháp luật này tới việc hoàn thiện pháp luật thừa kế

Việt Nam là rất quan trọng. Việc học tập thêm kinh nghiệm nước ngoài cùng với

việc giữ gìn các giá trị truyền thống trong cổ luật thừa kế của dân tộc rất có ích cho

việc xây dựng mô hình hệ thống pháp luật thừa kế hiện đại nhưng vẫn phù hợp với

các điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, luận án đã tập trung nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về vận

dụng và nghiên cứu thực tiễn vận dụng cổ luật thừa kế dưới hai thời kỳ này trong

hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Trong nội dung cơ

sở lý luận về vận dụng cổ luật thừa kế trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt

Nam, luận án đã xây dựng được khái niệm vận dụng cổ luật thừa kế, luận án tiếp tục

phân tích các nguyên tắc của quá trình vận dụng này. Những nguyên tắc này được

hiểu là những quan điểm, những tư tưởng chỉ đạo trong quá trình vận dụng các giá

trị của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật

thừa kế ở Việt Nam, bao gồm các nguyên tắc: Nguyên tắc quán triệt đường lối đổi

mới của Đảng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ mới;

Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan và toàn diện; lịch sử cụ thể và phát triển trong

Page 112: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

107

quá trình vận dụng; Nguyên tắc kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa

tốt đẹp, xây dựng nền văn hóa pháp luật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, loại bỏ

các tư tưởng lạc hậu. Trên cơ sở quan niệm về vận dụng và hệ thống các nguyên tắc

vận dụng, tại chương 3, luận án đã tiếp tục phân tích thực trạng vận dụng cổ luật

thừa kế của hai thời kỳ này trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ năm

1945 đến nay qua các giai đoạn cụ thể: Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945

đến trước khi có PLTK 1990, giai đoạn từ PLTK 1990 đến trước khi có BLDS 1995

và giai đoạn từ khi BLDS 1995 có hiệu lực đến nay. Qua đó, luận án đã đánh giá

những thành tựu đạt được của quá trình vận dụng và những vấn đề chưa đạt được

của quá trình này, chỉ ra những nguyên nhân của những bất cập này. Đây là căn cứ,

là cơ sở cho việc đề ra những yêu cầu và đề xuất hệ thống giải pháp cho việc tiếp

tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp

luật thừa kế ở Việt Nam.

Page 113: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

108

Chương 4

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC VẬN DỤNG

PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN

TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM

4.1. YÊU CẦU ĐẢM BẢO VIỆC TIẾP TỤC VẬN DỤNG PHÁP LUẬT

THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM

4.1.1. Yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh giữ gìn

và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Việc hoàn thiện pháp luật nói chung, hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt

Nam nói riêng phải nhằm đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc pháp chế XHCN và

yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Do vậy, việc vận dụng cổ

luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng là

một trong những yêu cầu cấp thiết góp phần thực thi nhiệm vụ xây dựng Nhà nước

pháp quyền với bối cảnh giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc.

Hiện nay, sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn minh”, xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại

theo định hướng XHCN đang đặt ra cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhiệm vụ

trực tiếp là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, đặc biệt là xây dựng xã hội dân

sự của dân, do dân và vì dân. Trong bối cảnh đó hoàn thiện pháp luật thừa kế “nhằm

bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc” có ý nghĩa

chiến lược. Nhà nước ta luôn gắn vấn đề xây dựng và hoàn thiện nền pháp luật nói

chung và pháp luật dân sự nói riêng “tiên tiến” với “phát huy di sản văn hóa dân

tộc”. Lời nói đầu của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 đã nêu

rõ “Thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa

Xã Hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980,

Hiến pháp năm 1992”. Trong Hiến pháp năm 2013 tại chương III, chương quy định

về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, tại khoản

Page 114: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

109

1 Điều 60 quy định: “Nhà nước xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...”. Tại chương II, quyền con người và

nghĩa vụ cơ bản của công dân, cụm từ “truyền thống dân tộc” tiếp tục được nhắc

đến tại khoản 2 Điều 36: “Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều

kiện... bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc...”. Tại khoản 2 Điều 18: “Nhà

nước CHXHCN Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định

cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam...”.

Có thể khẳng định những chủ trương, chính sách với nội dung cơ bản yêu

cầu “giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc”, “truyền thống dân tộc” đã được hiến

định, thể hiện nhất quán từ chủ trương xây dựng kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp luật,

giáo dục đến chiến lược xây dựng và phát triển con người trong thời đại mới. Hội

nhập quốc tế cũng đặt ra những thách thức và cơ hội mới đòi hỏi những cố gắng cao

độ, nhất là tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật về

thừa kế để đáp ứng những yêu cầu mới trong đời sống dân sự. Một trong những

nhiệm vụ hàng đầu là cần nghiên cứu tiếp thu có phê phán những tinh hoa tư tưởng

về nhà nước và pháp luật trong lịch sử dân tộc, tham khảo kinh nghiệm của quá

khứ, rút ra từ di sản pháp lý truyền thống những mặt tích cực và phù hợp để phục vụ

có hiệu quả yêu cầu hoàn thiện pháp luật dân sự về thừa kế trong giai đoạn hiện

nay. Theo Hồ Chủ tịch: “Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ... Cái gì cũ mà không xấu,

nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý... Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát

triển lên... Cái gì mới mà hay thì ta phải làm” [53, tr.37].

Cùng với thời gian, các quy định về cổ luật thừa kế biểu hiện thành các

phong tục tập quán về cơ bản vẫn được lưu truyền bằng nhiều cách. Những quy

phạm pháp luật này ít nhiều đến nay vẫn được lưu giữ lại, người dân vẫn xử sự theo

thói quen từ bao đời và rất nhiều quy phạm pháp luật thừa kế dưới thời kỳ này đến

nay đã được thừa nhận là phong tục, tập quán.

Đối với đồng bào dân tộc Kinh ở nhiều vùng miền, phong tục tập quán

lưu truyền bằng hương ước hay truyền miệng. Đồng bào các dân tộc ít

người lưu truyền bằng phong tục tập quán trong hệ thống luật tục hoặc

qua hành vi thực hành xã hội tại cộng đồng, qua lời kể của những

Page 115: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

110

người cao tuổi có uy tín. Các dòng họ lưu truyền tập quán của mình tại

gia phả [48, tr.80].

Phong tục, tập quán còn được lưu giữ trong nếp sống, thói quen của người

dân, trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, làng xã...

Hiện nay, một số văn bản cổ luật về thừa kế dưới các thời kỳ này đã được

sưu tầm dịch thuật, bên cạnh đó cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu sưu tập,

đánh giá những giá trị và tinh hoa của các văn bản này. Điều này là sự thuận lợi cho

cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cả người dân tiếp cận, tìm hiểu các giá trị văn

hóa cổ xưa.

Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân

dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Do đó,

yêu cầu đặt ra trong hoàn thiện pháp luật thừa kế trước hết là việc tổ chức thực hiện

Hiến pháp năm 2013; cụ thể hóa điều 18, điều 36, điều 60 của Hiến pháp trong tiếp

tục xây dựng và hoàn thiện BLDS cũng như các văn bản pháp luật có liên quan đến

pháp luật thừa kế.

Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị “về

chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010 định

hướng đến năm 2020” với mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã

nêu quan điểm chỉ đạo: Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam... kết hợp hài hòa bản sắc

văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc...”; “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

và truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc”, “xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm

bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo

quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần và là động lực của sự phát triển đất nước,

hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển

toàn diện... phát huy di sản văn hóa dân tộc...” [15]. Quan điểm của Đảng giúp cho

việc nhận diện chính xác diện mạo của hệ thống pháp luật trong điều kiện xây dựng

nhà nước pháp quyền XHCN, đặt cơ sở cho việc hoạch định chiến lược xây dựng và

hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới.

Các nội dung được thể hiện trong các văn bản pháp lý nêu trên vừa là cơ sở

vừa là yêu cầu để đảm bảo tiếp tục vận dụng những giá trị cổ luật vào hoàn thiện

Page 116: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

111

pháp luật thừa kế và thực thi tập quán trong giải quyết các tranh chấp thừa kế phát

sinh trong trường hợp chưa có pháp luật nhà nước quy định. Tuy nhiên, thực tiễn

cho thấy để thực hiện yêu cầu này cần phải tiếp tục có những căn cứ pháp lý cụ thể

và toàn diện. Phương thức, giải quyết vận dụng các giá trị cổ luật có khả thi đến đâu

mà cơ sở pháp lý chưa đầy đủ thì việc vận dụng để hoàn thiện pháp luật thừa kế vẫn

khó khăn. Do đó, Nhà nước cần nghiên cứu tiếp tục bổ sung các nguyên tắc cụ thể

của việc yêu cầu vận dụng các giá trị truyền thống trong xây dựng và hoàn thiện

pháp luật thì mới đủ căn cứ pháp lý để tổ chức thực hiện yêu cầu này.

4.1.2. Yêu cầu về khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống

Hiện nay xu thế toàn cầu hóa cùng với sự xuất hiện của các nhân tố như: sự

vận động của hàng hóa, sự lưu thông của tư bản và công nghệ thông tin tất yếu dẫn

đến sự xuất hiện của “văn hóa đại chúng” trên phạm vi toàn cầu như một hệ quả

tương hỗ với các yếu tố đó. Tác động mang tính toàn cầu, toàn cầu hóa phá vỡ cách

nhìn hạn hẹp của từng nền văn hóa riêng rẽ, kể cả những nước định “đóng cửa”.

Vấn đề đặt ra cho các dân tộc là phải giải quyết hài hòa giữa lợi ích dân tộc và lợi

ích quốc tế, giữa hội nhập và giữ gìn bản sắc quốc gia dân tộc mình.

Bên cạnh những tác động tích cực, toàn cầu hóa còn đem đến nhiều tác động

tiêu cực và hệ lụy đối với nền văn hóa dân tộc. Một số quốc gia dân tộc chưa nhận

thức được đầy đủ tác động hai mặt của toàn cầu hóa, họ chỉ chú ý đến văn hóa hiện

đại và quên văn hóa truyền thống, xem nhẹ tính kế thừa, dẫn đến nguy cơ làm lu

mờ, đánh mất văn hóa truyền thống. Ở những nơi đó, người ta thường quay lưng lại

với những giá trị tốt đẹp của truyền thống, kéo văn hóa tụt xuống mức dung tục,

tầm thường. “Những biến động của kinh tế hàng hóa trở thành theo cách nói nổi

tiếng của Emile Durkheim, một thứ “khủng hoảng kỷ cương” (anomie) trước cái

nhìn không mấy thiện cảm theo hệ thống giá trị cũ” [55, tr.136].

Ở Việt Nam tác động của toàn cầu hóa đối với văn hóa nhất là văn hóa pháp

lý còn phức tạp hơn nhiều. Bước vào kinh tế thị trường trong xu thế toàn cầu hóa,

mọi giá trị và các tiêu chuẩn văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị đồng

hóa với văn hóa đại chúng. Thế hệ trẻ Việt Nam dễ bị chuyển từ cực nọ sang cực

kia, dễ rơi vào tâm lý sùng ngoại, chạy theo thị hiếu văn hóa kiểu Phương Tây -

Page 117: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

112

những giá trị văn hóa xa lạ với tâm thức dân tộc, coi nhẹ những giá trị văn hóa

truyền thống. Một bộ phận dễ bị rơi vào những quan niệm sống tự do cá nhân cực

đoan, thái độ vô trách nhiệm với gia đình và vô cảm với xã hội. Một công trình đã tiến hành điều tra xã hội học ở Thành phố Hồ Chí Minh về

tác động tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền văn hóa Việt

Nam hiện nay, kết quả như sau:

Bảng 3.1: Đánh giá tác động tiêu cực của quá trình hội nhập đối với nền văn

hóa Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh

Đơn vị tính: %

1 Thúc đẩy lối sống coi trọng vật chất, coi nhẹ các giá trị tinh thần 82 2 Tạo điều kiện cho sự xâm nhập tràn lan của các sản phẩm văn hóa có

nội dung xấu 80

3 Tình trạng suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống 70,6 4 Thúc đẩy tâm lý hưởng lạc 57,5 5 Thúc đẩy lối sống cá nhân, cực đoan, vị kỷ 57 6 Băng hoại đạo đức 79,7 7 Tệ nạn xã hội gia tăng 69,7

Nguồn: [34, tr.207].

Ở thành phố Hà Nội, kết quả điều tra về những tác động tiêu cực của toàn

cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đối với văn hóa Việt Nam như sau:

Bảng 3.2: Đánh giá tác động tiêu cực của quá trình hội nhập đối với nền văn

hóa Việt Nam ở Thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: %

1 Sự suy đồi về tư tưởng đạo đức, lối sống 72 2 Sự rối loạn về thông tin 62 3 Sự rạn nứt và tan vỡ quan hệ gia đình 56 4 Sự xâm nhập tràn lan văn hóa phẩm có nội dung xấu 94 5 Sự xuống cấp của các di sản văn hóa dân tộc 41 6 Sự băng hoại đạo đức truyền thống 60 7 Thúc đẩy lối sống trọng vật chất, coi nhẹ giá trị tinh thần 81 8 Thúc đẩy chủ nghĩa cá nhân cực đoan, lối sống vị kỷ 60 9 Thúc đẩy tâm lý hưởng lạc 71 10 Mối quan hệ cộng đồng giảm sút 60 11 Trách nhiệm công dân giảm sút 42 12 Tiêu cực xã hội gia tăng 71 13 Tệ nạn xã hội gia tăng 85

Nguồn: [34, tr.208].

Page 118: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

113

Kết quả điều tra ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

cho thấy đa số các ý kiến được hỏi đều tán đồng rằng bên cạnh những mặt tích cực,

toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế còn có những tác động tiêu cực đối với nền

văn hóa dân tộc. Trong đó, đáng lưu ý là những vấn đề về suy thoái đạo đức, lối

sống, băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống mà trước hết là các giá trị truyền

thống và “nếp nhà” trong gia đình.

Thể hiện rõ nét trong đời sống dân sự một bộ phận thế hệ trẻ Việt Nam

không còn coi trọng truyền thống gia đình “tứ đại đồng đường”, con cháu không

tôn trọng tang lễ của ông bà, cha mẹ, xem nhẹ thời kỳ cư tang theo tục lệ; tranh

giành nhà thờ cúng, nhà từ đường, tranh giành cả những tài sản dùng cho việc thờ

cúng. Thực trạng cho thấy đối với một bộ phận thế hệ trẻ chỉ giỏi ngoại ngữ và công

nghệ mà không hề biết đến cái khái niệm truyền thống về “hiếu - lễ - nghĩa”, “công

- dung - ngôn - hạnh”,... Tư duy này ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và thực

thi pháp luật thừa kế ngay từ trong gia đình ra đến cộng đồng và xã hội.

Sự xuống cấp về đạo đức trong nhiều gia đình đã làm phát sinh nhiều

hiện tượng phạm tội dã man, nghiêm trọng nhất là tệ nạn giết người thân,

đánh chết con cái, cha mẹ. Trong 8 năm qua đã có 2.449 bị cáo ở độ tuổi

tử 18 đến 30 tuổi phạm vào các tội kể trên và đã bị đưa ra xét xử trước

Toà án. Tình trạng con cái không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với

cha mẹ già yếu vẫn còn diễn ra ở các địa phương... [9, tr.178].

Để đưa pháp luật thừa kế đi vào cuộc sống, vấn đề hoàn thiện pháp luật là

một nhiệm vụ thường xuyên và đương nhiên. Một trong những yêu cầu cơ bản quan

trọng là pháp luật thừa kế phải góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của mặt

trái cơ chế thị trường trong quá trình hội nhập. Cho dù là gì đi nữa, pháp luật thừa

kế Việt Nam hiện đại cũng vẫn phải củng cố bản sắc gia đình Việt Nam truyền

thống, đây là yêu cầu mang tính chiến lược lâu dài với đặc điểm trên kính dưới

nhường, gọi dạ bảo vâng, thương yêu hòa thuận, dân chủ cộng đồng, bình đẳng có

trật tự và nề nếp. “Con hơn cha là nhà có phúc”, nhưng không phải là lối “cá đối

bằng đầu”, dân chủ quá trớn. “Thuận vợ, thuận chồng” vì những mục đích cao cả

của đại gia đình, chứ không phải là những “phần tử độc lập” được kết hợp theo luật

Page 119: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

114

chỉ vì sự mong cầu những nghĩa vụ và quyền của cá nhân theo tinh thần pháp lý Tây

phương. Vì như thế sẽ hạ thấp giá trị của gia đình, khiến cho gia đình trở nên lỏng

lẻo khi những nghĩa vụ và quyền không còn có ý nghĩa gì đối với họ thì các giá trị

truyền thống của gia đình cũng sẽ chết theo. Một trong những đặc trưng về bản sắc

văn hóa Việt Nam được phản ánh rõ nét trong pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà

Nguyễn là tính cộng đồng và tình nghĩa: cộng đồng trong gia đình, họ tộc, xóm

giềng, làng bản, vùng miền, đất nước... Từ trong quá khứ, tính cộng đồng xuất phát

trước hết và quyết định không phải là theo luật, song luật pháp (bao gồm cả tục lệ)

lại có một vai trò hết sức quan trọng trong việc củng cố và điều chỉnh các mối quan

hệ ứng xử đã trở thành phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Do đó, pháp luật

phải giải quyết tốt mối quan hệ với phong tục tập quán nhằm góp phần giữ gìn bản

sắc văn hóa Việt Nam. Đây là kinh nghiệm lập pháp mà pháp luật thừa kế thời kỳ

nhà Lê, nhà Nguyễn để lại cho hậu thế.

Từ thực trạng trên đây cho thấy có một sự chao đảo nào đó trong gia đình

Việt Nam hiện tại. Ở đây không hẳn hoàn toàn do “tác động tiêu cực của nền kinh tế

thị trường gây ra” [9, tr.271]. Mà có lẽ dường như chúng ta đang bước quá nhanh từ

một xã hội truyền thống sang một xã hội quá hiện đại trong tất cả mối quan hệ của

gia đình. Liệu rằng đã đủ cơ sở kinh tế, xã hội và ý thức cho một xã hội như thế hay

chưa? Liệu rằng trong sự xộc xệch ở đâu đó của gia đình Việt Nam hiện nay phải

chăng vì thiếu một người đại diện gia đình trong thực tế? Mọi điều khoản tốt đẹp

của pháp luật thừa kế sẽ thành ra những lời khuyên bảo về luân lý, không ràng buộc

được ai và cũng chẳng thể chế tài được họ. Đối với bất cứ một cấp độ tổ chức xã hội

nào, dù là gia đình, làng xóm hay quốc gia, để tồn tại cũng phải có một cơ cấu và

quyền lực chi phối. Có điều, khác với các loại quyền lực khác trong xã hội, đó là

quyền lực gia đình, là thứ quyền lực của sự thương yêu, không nên nhầm lẫn. Mà

một khi không có quyền lực đảm bảo thì cơ cấu tổ chức cũng sẽ chẳng thể nào vận

hành được.

Chẳng hạn, “vợ chồng cùng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền hạn

ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”, tuy nhiên trong nhà cũng cần phải có một

người gia trưởng (là người chồng hoặc người vợ) để có một người đại diện thực tế

Page 120: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

115

cho gia đình và khi phải giải quyết các vấn đề cụ thể của gia đình, cũng như việc

giáo dục con cái và cả những việc kết ước giao dịch với các đệ tam nhân (người thứ

ba) sẽ khỏi phải bị đình trệ.

Đứng trước tác động của toàn cầu hóa về văn hóa, nước ta không hề khước

từ việc giao lưu, hội nhập với bên ngoài, luôn muốn tiếp nhận những tinh hoa của

loài người để làm cho bản sắc văn hóa Việt Nam thêm phần phong phú, đa dạng.

Đảng ta đã từng khẳng định:

Văn hóa Việt Nam là sự kết tinh văn hóa truyền thống Việt Nam và tinh

hoa của nhiều nền văn hóa thế giới. Nhưng Việt Nam luôn phản đối sự

tiếp nhận xô bồ mọi thứ văn hóa ngoại lai, không phù hợp với truyền

thống văn hóa của mình. Điều cơ bản, quan trọng nhất trong hội nhập

văn hóa của Việt Nam là giữ vững nguyên tắc tự chủ hội nhập vì một nền

văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Để thực hiện sự chủ động hội

nhập, cần nhận thức rằng yếu tố nội sinh phải đóng vai trò quyết định

trong việc lựa chọn các yếu tố ngoại sinh. Trong điều kiện kinh tế thị

trường và mở rộng giao lưu quốc tế phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và

nâng cao văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập

quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc [34, tr.205].

Trong bối cảnh này, nghiên cứu vận dụng những giá trị truyền thống trong

pháp luật thừa kế thời Lê, Nguyễn không chỉ để nghiên cứu, bảo lưu những giá trị

tốt đẹp của cổ luật nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành mà còn góp phần

thực hiện chiến lược giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong điều kiện hội

nhập quốc tế. Đây là yêu cầu thực tiễn đang đặt ra không chỉ trong lĩnh vực pháp

luật thừa kế mà còn đặt ra cho cả nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

4.1.3. Yêu cầu về hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành Ngày 24/11/2015, BLDS 2015 đã được Quốc hội thông qua với 86,84% tổng

số phiếu tán thành và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2017. Ban đầu ý định chỉ

là sự sửa đổi các quy định về lãi suất cho vay mà cụ thể là Điều 476 BLDS 2005

theo đó “lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của

lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Bộ

Tư pháp đã tổ chức hội thảo về lãi suất và điều này xuất phát chủ yếu từ phía ngân

Page 121: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

116

hàng mong muốn thoát khỏi giới hạn mức lãi suất trần nêu trên. Ở thời điểm này,

cũng xuất hiện nhu cầu sửa đổi các quy định về Hợp đồng trong BLDS 2005 và Bộ

Tư pháp cũng tiến hành tổ chức Hội thảo về vấn đề sửa đổi các quy định về Hợp

đồng trong BLDS. Sau đó, xuất hiện nhu cầu sửa đổi các quy định về tài sản (quyền

sở hữu) trong BLDS. Khi đã có chủ trương sửa đổi chế định Hợp đồng và chế định

Tài sản (Quyền sở hữu) thì thực chất là sửa đổi cơ bản BLDS. Vì thế, lại xuất hiện

nhu cầu Sửa đổi toàn bộ BLDS và, tại Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12 tháng

6 năm 2012 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, Bộ

luật Dân sự (sửa đổi) nằm trong “Chương trình chuẩn bị”. “Tại Tờ trình năm 2014

nêu trên, chúng ta đã thấy nhấn mạnh “phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự lần

này được xác định là cơ bản và toàn diện” [30, tr.5].

Mặc dù phạm vi sửa đổi, bổ sung được xác định là cơ bản và toàn diện

nhưng với 6 phần, 27 chương và 689 điều luật, BLDS 2015 hầu hết chỉ tập trung

sửa đổi cơ bản các chế định về lãi suất trong hợp đồng vay, tài sản và quyền sở hữu.

Riêng đối với chương thừa kế hầu như rất ít sửa đổi. Cụ thể, trong tổng số 54 điều

luật về chế định thừa kế trong BLDS 2015 chỉ có 16/54 điều luật có sửa đổi bổ sung

nhưng nội dung sửa đổi không đáng kể. Các nội dung sửa đổi, bổ sung chỉ chủ yếu

phân tích rõ, quy định rõ thêm các điều khoản trong điều luật. Đặc biệt, tại chương

XXIII thừa kế theo pháp luật, BLDS 2015 không có bất kỳ sửa đổi nào và nội dung

chương này vẫn giữ nguyên như trong BLDS 2005. Chỉ có 2 sửa đổi đáng kể là: Bỏ

quy định về di chúc chung của vợ chồng và kéo dài thời hiệu khởi kiện đối với di

sản là bất động sản. Như vậy, kể cả trong BLDS 2015 vừa mới có hiệu lực thi hành

thì chế định thừa kế vẫn chưa được thực sự quan tâm trong lần sửa đổi này.

Những sửa đổi này chỉ là những bước đột phá ban đầu trong pháp luật thừa

kế ở Việt Nam, vẫn còn có những quy định chưa chi tiết, chưa cụ thể, còn chung

chung hoặc còn những quy định chưa phù hợp với tục lệ, truyền thống và tâm tư

nguyện vọng của người dân nên trong thực tiễn áp dụng, sẽ có nhiều bất cập trong

việc xác định quy phạm để giải quyết tranh chấp.

Mặc dù được đặc biệt quan tâm chú trọng, song công tác xây dựng và hoàn

thiện pháp luật thừa kế còn phải tiếp tục và thường xuyên hoàn thiện để pháp luật

Page 122: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

117

đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội dân sự. Tình trạng pháp luật thừa kế vừa

thiếu vừa mâu thuẫn chồng chéo với phong tục, tập quán vẫn ít nhiều xảy ra; cơ chế

đảm bảo thực thi pháp luật thừa kế chưa được quan tâm đúng mức. Trước sự phát

triển đa dạng của kinh tế - xã hội, với nhiều mối quan hệ đan xen phức tạp, chúng ta

vẫn thiếu hụt và còn khoảng trống pháp luật thừa kế ở một số nội dung liên quan

đến truyền thống dân tộc. Một số lĩnh vực về thừa kế đã có luật lại chưa phù hợp và

chưa sát với thực tiễn hoặc chỉ dừng lại ở những quy định mang tính chất khung,

còn nhiều vấn đề cụ thể chưa được quy định rõ như nội dung: di sản dùng vào việc

thờ cúng; thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế...

Nhìn chung, quy mô khách quan của sự vận động các quan hệ xã hội dân

sự ở nước ta đang đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh trên các lĩnh vực cơ

bản của cuộc sống trong đó có pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên, hệ thống pháp

luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất. Do một số bất cập nên quy định

của pháp luật thừa kế một số nội dung chậm đi vào cuộc sống và không tránh

khỏi có cách hiểu, cách làm khác nhau dẫn đến “sơ hở” hoặc “lợi dụng” trong

thực hiện. Tính toàn diện, đồng bộ, hệ thống, tính khả thi của hệ thống pháp luật

về thừa kế còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý xã hội dân

sự bằng pháp luật.

Thừa kế là một chế định đặc biệt, nó gắn liền với đời sống dân sự của người

dân và liên quan nhiều đến văn hóa tộc người. Hoàn thiện pháp luật về thừa kế

không chỉ cần học tập những tinh hoa pháp luật của nhân loại mà còn cần sự am

hiểu về phong tục, về cách đối nhân xử thế mang tính tập quán phổ thông đã bám rễ

từ lâu đời trong mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng Việt. Ở đây, ít nhiều thuộc về

lĩnh vực văn hóa pháp lý, đòi hỏi các nhà lập pháp, hành pháp, tư pháp khi xây

dựng, hoàn thiện những chế định này cũng như khi thực thi pháp luật về thừa kế đều

phải có sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt

thậm chí phải nắm bắt truyền thống của mỗi cộng đồng người trong cả hương ước

và luật tục. Tất cả những nội dung này có thể tìm thấy tập trung trong cổ luật thừa

kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, thông qua 2 bộ luật cơ bản là QTHL và HVLL; và

tập trung trong các Đạo, Dụ bổ khuyết cho bộ QTHL và HVLL.

Page 123: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

118

Việc nghiên cứu các chế định thừa kế trong hai triều đại này còn là để hiểu

biết về những phong tục, tập quán của người Việt xưa. Vì thời xưa, giữa pháp luật

và tục lệ tuy hai mà một. Tục lệ chính là cách ứng xử của cộng đồng và pháp luật

chính là sự quy phạm hóa những nguyên tắc của tục lệ dân tộc. Tìm hiểu tục lệ của

dân tộc thông qua việc nghiên cứu thừa kế trong cổ luật hết sức cần thiết trong việc

bổ khuyết những giá trị tri thức truyền thống nhằm hoàn thiện pháp luật thừa kế

hiện nay, góp phần khỏa lấp những khoảng trống thiếu hụt của pháp luật hiện hành

về lĩnh vực phong tục tập quán, tục lệ của dân tộc. 4.2. GIẢI PHÁP TIẾP TỤC VẬN DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ

LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM

4.2.1. Nhóm giải pháp về lý luận

4.2.1.1. Xác định tầm quan trọng của vấn đề truyền thống trong các

chương trình xây dựng hoàn thiện pháp luật thừa kế của Nhà nước Để xây dựng nền văn hóa pháp lý Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

thì tất yếu phải chú trọng xây dựng và phát triển yếu tố truyền thống trong xây dựng

pháp luật nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng. Thực tiễn cũng cho thấy rõ một

xu hướng có tính phổ biến là, bên cạnh việc đề cao các giá trị của văn hóa nói chung

thì các quốc gia đều rất chú trọng đến việc phát triển văn hóa chính trị, văn hóa

quản lý, văn hóa pháp luật và văn hóa kinh doanh. Văn hóa pháp luật được coi là

yếu tố không thể thiếu trong các quá trình nói trên. Và truyền thống là một trong

những bộ phận cấu thành không thể tách rời khi xây dựng văn hóa pháp luật.

Ở nước ta, do những nguyên nhân nhất định, việc nhận thức về vị trí, vai trò

giá trị của cổ luật phong kiến nói chung và cổ luật thừa kế nói riêng còn nhiều hạn

chế. Việc tìm hiểu, đánh giá và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống trong xây

dựng pháp luật cũng chưa được quan tâm đúng mức. So với các lĩnh vực văn hóa

khác, việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống trong hoàn thiện

hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng có sự chậm trễ khá lớn.

Những hiệu ứng tiêu cực của thực trạng đó có thể nhận thấy: hệ lý luận về cổ luật

chưa phát triển, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, các giá trị truyền thống ngày

càng mai một, ý thức pháp luật của người dân chưa cao, mô hình, cơ chế tổ chức và

thực thi pháp luật thừa kế còn chưa phù hợp, kém hiệu quả...

Page 124: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

119

Để đáp ứng những yêu cầu đặt ra trước mắt và lâu dài, cần thiết phải có

những giải pháp nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, giá trị xã hội của văn hóa

truyền thống trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp

luật thừa kế nói riêng. Cần có sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ cho việc xây dựng và

phát triển các giá trị truyền thống trong pháp luật ở nước ta hiện nay. Cần đưa việc

xây dựng và phát triển các giá trị truyền thống trong pháp luật thành một trong

những nội dung được ghi nhận trong văn kiện của Đảng và hoạch định các chương

trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Nhà nước.

4.2.1.2. Tổ chức sưu tầm, khai thác, nghiên cứu, hệ thống hóa các văn bản

về pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn

Để có căn cứ đánh giá và vận dụng các giá trị về cổ luật thừa kế trong hoàn

thiện pháp luật hiện hành, giải pháp quan trọng đầu tiên là phải sưu tầm, dịch thuật

các văn bản về cổ luật thừa kế dựa trên các nguồn đáng tin cậy. Hiện nay công tác

này chưa được đầu tư tương xứng. Đa phần các văn bản pháp luật về thừa kế của

hai thời kỳ này (trừ 2 bộ luật QTHL và HVLL) ít nhiều đã bị thất lạc hoặc vẫn đang

tản mác, hoặc được sưu tầm nhưng vẫn còn nguyên bản dưới dạng chữ Hán - Nôm

với hình thức mộc bản. Muốn nghiên cứu, đánh giá, truyền bá, vận dụng những giá

trị truyền thống của dân tộc về cổ luật thừa kế trước hết phải giải quyết vấn đề tiếp

cận nguồn tài liệu, bao gồm cả tài liệu trực tiếp (các văn bản cổ thừa kế) và tài liệu

gián tiếp (các tác phẩm nghiên cứu cổ luật thừa kế). Muốn vậy, Nhà nước cần đầu

tư nghiêm túc cho công tác sưu tầm và bảo tồn này.

Qua nghiên cứu pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, tác giả đề

xuất một số giải pháp mang tính khái quát về phương pháp khi khảo cứu các văn

bản cổ trong việc nghiên cứu cổ luật nói chung và cổ luật thừa kế nói riêng để đảm

bảo tính khoa học và độ tin cậy.

* Về giải pháp xác định niên hiệu một tài liệu về cổ luật thừa kế

- Đối với các tài liệu chép tay có ghi rõ ngày tháng biên soạn cần phải kiểm

soát lại một cách rất thận trọng. Những niên hiệu biên soạn đã được ghi chép, vì

một đôi khi các tài liệu ấy đã được làm giả mạo, để bán cho các thư viện khảo cổ.

Sau đây là một ví dụ điển hình được GS. Vũ Văn Mẫu nêu ra: Theo Đại Việt Sử ký

Page 125: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

120

tháng Ba năm Kiến Trung thứ 6 (1236) vua Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của nhà

Trần, đã ra lệnh cho khảo định lại những lệ của các triều vua trước làm ra bộ Quốc

Triều Thống chế, gồm 20 quyển. Theo sách, Lịch Triều Hiến Chương của Phan Huy

Chú, bộ sách ấy không còn nữa. Tuy nhiên trong thư tịch cổ luật ở Trường Viễn

Đông Bác Cổ Hà Nội, vào năm 1950, vẫn thấy một quyển chép tay nhan đề: “Quốc

Triều Thống Chế” số mục lục A.2111. Dưới nhan đề lại ghi rõ: “Trần Nhân Tôn

thời Kiến Trung sơ, mệnh chư thần tuyển định” nghĩa là “Đời Trần Nhân Tông, đầu

niên hiệu Kiến Trung, sai các quan soạn”. Nhưng thực sự tài liệu này là giả mạo.

Sách ấy chỉ chép lại một tài liệu làm ra dưới đời Minh Mạng, soạn ra sau năm 1835,

vì có nói tới các vụ nổi loạn Lê Duy Lương ở Ninh Bình, Lê Văn Khôi ở Phiên An,

là những việc xảy ra vào năm Minh Mạng thứ 14 (1835) (trong chương 12: Phấn

Vũ). "Sự giả mạo này cũng dễ nhìn nhận, vì niên hiệu của vua Trần Thái Tông là

Kiến Trung (1225 - 1237), còn niên hiệu đời vua Trần Nhân Tông là Thiệu Bảo

(1279 - 1284) và Trùng Hưng (1285 - 1293)" [51].

- Đối với các tài liệu in mộc bản có ghi rõ niên hiệu, trên nguyên tắc, vấn đề

không có gì khó khăn; tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt cũng không

tránh khỏi sự phức tạp. Ví dụ: Quyển “Quốc triều khám tụng điều lệ” là một quyển

sách in dưới đời Lê, san định các thể thức tố tụng.

Ở Trường Bác Cổ Viễn Đông có hai quyển số mục A2755 và A.2755 bis.

Trong sách có in rõ niên hiệu tờ thứ hai: “Cảnh Hưng tam thập cửu niên, mậu tuất,

trọng thu, cốc nhật, trùng san” (in lại ngày tốt, tháng hai trong mùa thu năm mậu

Tuất niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39). Dưới nhan đề, còn ghi thêm: “Chuẩn định Đinh

Dậu” nghĩa là làm xong năm Đinh Dậu.

Năm Cảnh Hưng thứ 39 là năm Mậu Tuất 1778 tính theo can chi, năm trước

tất phải là năm Đinh Dậu 1777. Chắc hẳn tính như vậy, nên Phan Huy Chú đã chép

ở trong Thiên “Văn tịch chí” là năm Cảnh Hưng thứ 38 có phát hành quyển Quốc

triều điều luật. Điều này đã khiến nhiều luật gia của Pháp, trong số đó có Deloustal

(người dịch bộ luật triều Lê sang tiếng Pháp) tưởng lầm rằng “quyển Quốc triều

điều luật này là quyển Luật Hồng Đức do đó các luật gia này đã kết luận quá vội

vàng rằng bộ Hình Luật Triều Lê đã được ban hành vào năm 1777” [51, tr.23-24].

Page 126: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

121

Giải pháp đặt ra trong các trường hợp kể trên, bao gồm cả tài liệu đã ghi rõ

ngày tháng biên soạn thì việc khảo cứu vẫn phải hết sức thận trọng. Cần có sự so

sánh, đối chiếu với những tài liệu gốc và các tài liệu gián tiếp. Trên cơ sở các mốc

thời gian của lịch sử, các cứ liệu thuyết phục, từ đó có cách nhìn nhận và đánh giá

đúng tính chính xác của tài liệu nghiên cứu.

- Trường hợp tài liệu không ghi rõ niên hiệu, trong trường hợp không ghi rõ

niên hiệu, sự xác định niên hiệu khó khăn hơn, song “bài toán” nhiều khi cũng có

thể giải quyết được. Giải pháp để tìm “đáp số” thay đổi tùy theo tài liệu được chép

tay hay in mộc bản.

Đối với tài liệu chép tay, vấn đề tìm kiếm soạn niên rất phức tạp. Giải pháp

khả thi nhất là tìm xem trong lịch sử có thể cung cấp một sự chỉ dẫn nào không. Đối

với các bộ sách quan trọng, trong sử thường ghi rõ làm ra năm nào.

Song trường hợp này cũng không phải là trường hợp thông thường. Nếu

thiếu cả sự chỉ dẫn của các sách sử ký, chỉ còn giải pháp duy nhất, là xét nội dung

tài liệu để xác định niên hiệu. Đối với các tài liệu cổ luật thừa kế không ghi chép

niên hiệu biên soạn, không có các căn cứ để viện giải như đã nêu trên thì giải pháp

hợp lý là phải phân tích nội dung tài liệu và hoàn cảnh lịch sử để đạt được một kết

quả khá vững chắc và mỹ mãn. Vấn đề xác định niên hiệu "trước tác" nhiều khi còn

được đặt ra đối với cả những sách in mộc bản về cổ luật thừa kế, mà đã mất trang in

niên hiệu. Hoặc những mộc bản bị thất lạc, rải rác khắp nơi. Trường hợp mộc bản bị

thất lạc, rải rác khắp nơi là vấn đề rất nan giải khi nghiên cứu cổ luật thừa kế thời kỳ

nhà Nguyễn. Như đã phân tích ở các nội dung trên, sẽ rất khó khăn cho việc đánh

giá cổ luật thừa kế của thời kỳ này nếu chỉ căn cứ vào mỗi bộ HVLL vì sự bổ

khuyết cho mảng thừa kế nhà Nguyễn rải rác ở Quốc triều tân luật ban hành thời

Minh Mạng, các Chỉ Dụ của các vua sau vua Gia Long như Minh Mạng, Thiệu Trị,

Tự Đức... Đáng tiếc là các tài liệu này hoặc tồn tại dưới dạng nguyên bản Hán -

Nôm hoặc dưới dạng mộc bản, công tác sưu tầm chưa được chú trọng nên các mộc

bản này thất tán và thất lạc nhiều: một số ở Viện Hán Nôm, một số ở Thư viện

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, một số ở các bảo tàng Đà Lạt, thậm chí một

số còn được lưu giữ trong các viện bảo tàng và thư viện của Pháp... Vì vậy, trong

Page 127: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

122

thời gian tới Nhà nước cần chú trọng đầu tư cho công tác sưu tầm mộc bản triều

Nguyễn. Vừa là để bảo tồn di tích văn hóa về pháp luật, vừa là có căn cứ để nhìn

nhận và đánh giá đúng nền pháp luật dân sự nói chung và pháp luật thừa kế nói

riêng của thời kỳ này.

Đối với những mộc bản thừa kế mất trang in niên hiệu thì giải pháp đầu tiên

là căn cứ vào các tài liệu lịch sử và những luận cứ rút ra ở nội dung văn bản để xác

định niên hiệu. Giải pháp tiếp theo là, xét lối khắc chữ còn có thể đi đến một kết

luận chính xác hơn nữa. Lẽ dĩ nhiên, giải pháp xét chữ khắc chỉ áp dụng được với

các sách in mộc bản thừa kế, không thể áp dụng thông thường với các bản chép tay

của riêng mỗi cá nhân. Trong những sách in mộc bản vì được thông dụng trong

nước, người thợ khắc bao giờ cũng phải tránh tên húy nhà vua, còn đối với những

bản chép tay riêng của cá nhân, sự kiêng cử các tên húy không đặt ra.

Ví dụ: Trong bản chữ Hán của bộ QTHL có một chữ, đã do dịch giả khi thì

đọc là chữ “Cao” (trong điều 10), khi đọc là chữ “Cấu” (điều 374 và 375) [49,

tr.33]. Trong các điều 374 và 375, dịch giả đã đọc là “cấu tạo điền sản” nghĩa là

những điền sản do hai vợ chồng làm ra, phải phân biệt với điền sản của họ nhà vợ

(thê tôn điền sản) và điền sản của họ nhà chồng (phu tôn điền sản), trong trường

hợp hai vợ chồng không có con, mà một người chết trước không để lại chúc thư. Sự

thực, trong hai điều 374 và 375 cũng là chữ “tân”, chứ không phải chữ “cấu”, nói

khác theo các điều trên đây, cần phân biệt “tân tạo điền sản” với phu tôn điền sản và

thê tôn điền sản.

Vậy chữ ấy viết như thế nào mà dịch giả khi thì đọc thành chữ “cao” khi lại

đọc là chữ “cấu?” Theo một số nhà nghiên cứu sự thực chữ ấy chỉ là chữ “tân” viết

nửa bên trái sang bên phải và nửa bên phải viết sang bên trái, và trên đầu chữ đăng

thêm mấy dấu <<< (đây là một lối viết biến thể các chữ húy tên vua). Nói khác, chữ

“tân” trong bản QTHL đã viết biến thể.

Tên vua nào là Tân khiến thợ đã phải khắc chữ tránh chữ húy như vậy? Tra

cứu trong lịch sử sẽ rõ vua Lê Kính Tông (1600 - 1619) tên húy là Duy Tân. Ngoài

chữ “Tân” nói trên, quyển QTHL mà trường luật Sài Gòn đã phiên dịch, không thấy

có chữ húy nào khác.

Page 128: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

123

Như vậy có thể kết luận bản QTHL mà chúng ta nghiên cứu chỉ là một bản in

lại của bộ luật Hồng Đức, được thực hiện dưới đời Lê Kính Tông.

Lẽ dĩ nhiên giải pháp tra cứu này đòi hỏi nhiều công phu, vì phải phân tích

từng điều khoản, so sánh các điều khoản có nghi vấn, đối chiếu các điều khoản ấy

với các tài liệu lịch sử. Nhiều khi phải tham khảo các tài liệu liên hệ đến địa dư

ngày xưa, để biện luận và xác thực được sự hoài nghi. Nhưng nếu nhờ sự tra cứu

này mà giải quyết được các nghi vấn về các niên hiệu "trước tác", ban hành, hay ấn

hành các tài liệu cổ luật nói chung và tài liệu về pháp luật nói riêng, sự đóng góp

của giải pháp này vào công việc duy trì nền văn hóa cổ truyền không phải là không

đáng chú trọng.

* Về giải pháp về bổ chính tài liệu về cổ luật thừa kế và xác định tính xác thực

Vấn đề này rất quan trọng đối với những sách được sao chép bằng tay.

Những tài liệu này thường trong tình trạng thiếu sót, nêu lên nhiều nghi vấn cần

thiết phải thận trọng trong việc tra cứu các tài liệu ấy. Đối với việc nghiên cứu pháp

luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn tài liệu chính làm “chuẩn thằng” nghiên

cứu tất nhiên là 2 bộ luật chính thức của các triều đại này: QTHL và HVLL, chúng

ta may mắn có được các bản in mộc bản nguyên vẹn của 2 bộ luật này. Tài liệu này

là căn bản chính yếu làm tiêu chuẩn để so sánh với các điều khoản ghi chép trong

các tài liệu khác. Mặc dù chỉ giữ vai trò bổ trợ, các tài liệu chép tay, trong việc đối

chiếu với hai bộ luật chính yếu của nhà Lê và nhà Nguyễn cũng đem lại nhiều lợi

ích. Sự đối chiếu cho phép hiểu rõ thêm các điều khoản về thừa kế trong hai bộ luật

QTHL và HVLL.

Trong một số trường hợp, các điều khoản về thừa kế trong bộ QTHL hay HVLL

đã được soạn một cách vắn tắt. Có lẽ, lúc ban hành các bộ luật này, với khung cảnh xã

hội và các tục lệ đương thời, nhà làm luật đã nghĩ rằng không cần phải giải thích thêm,

ai cũng hiểu. Nhưng ngày nay, khung cảnh xã hội cũng như tục lệ đã bị thời gian xóa

mờ, các điều luật trở nên khó hiểu, nêu lên nhiều thắc mắc mà chỉ có sự đối chiếu với

các tài liệu khác đầy đủ hơn mới giải quyết được vấn đề. Cụ thể:

- Sự bổ chính về tài liệu cho thấy một số điều luật và một số nội dung về

thừa kế được tăng bổ trực tiếp vào bộ luật hoặc được bổ sung bằng các văn bản dưới

Page 129: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

124

luật. Chương hương hỏa trong QTHL là một nội dung được tăng bổ vào luật dưới

triều Lê. Các vấn đề về hương hỏa, thừa kế thời kỳ nhà Nguyễn lại được bổ khuyết

bằng các chỉ dụ dưới luật, rải rác trong các triều đại của các Vua sau vua Gia Long.

- Sự so sánh với văn bản gốc đồng thời cũng vạch rõ những điểm chép nhầm

trong các tài liệu chép tay hoặc những điểm nhầm lẫn trong quan điểm nghiên cứu

của các học giả.

Ví dụ cụ thể: Trong QTHL, Chương Điền sản, trong quyển thứ ba, được tăng

thêm hai mục. Một mục nhan đề là: “Thủy tăng điền sản chương” (Chương điền sản

mới tăng thêm) gồm 14 điều từ 374 đến 387. Các điều này nguyên do Vua Lê Nhân

Tông ban hành, niên hiệu Thái Hòa thứ 7 (1449) để áp dụng cho các tư điền tư thổ,

các điều ấy sau này đã được in vào bộ QTHL một cách giản lược.

Trái lại, trong đoạn 258 của sách Hồng Đức Thiện Chính, nhan đề “phu thê

vô tử lệ” (lệ về vợ chồng không có con) và đoạn 259 nhan đề “Tiền phu thê hữu tử,

hậu phu tê vô tử lệ” (lệ về chồng hay vợ trước có con, chồng hay vợ sau không có

con), các điều luật của vua Lê Nhân Tông đã được chép một cách đầy đủ hơn các

điều 374-375 QTHL.

Hai điều 374 - 375 QTHL chỉ quy định vấn đề thừa kế, trong những trường

hợp trên, về các điền thổ, mà không nói tới các động sản. Trái lại, trong Hồng Đức

Thiện Chính Thư, sự quy định nguyên thủy của vua Lê Nhân Tông đã quy định cả

các động sản về phương diện thừa kế. Các động sản này được gọi là của nổi (phù

vật) gồm có vàng, bạc, vải, lụa, thóc lúa, giường chiếu, mâm thau. Loại phù vật này

được coi là những tài sản dùng để chi phí vào việc chôn cất, ma chay, tế tự cùng trả

nợ miệng theo tục dân. Trả xong các chi phí trên, các phù vật còn thừa lại sẽ do

người “phối ngẫu tồn sinh” được hưởng, nếu giá thú không có con cái (đoạn 258).

Trong trường hợp vợ hay chồng trước không có con mà vợ hay chồng sau có

con, thì sau khi ma chay, nếu còn của nổi, sẽ chia làm hai phần, một phần sẽ về vợ,

một phần về chồng. Phần của người vợ hay chồng sau sẽ chia đều cho các con

(đoạn 259). Đến đây vấn đề mới được giải quyết trọn vẹn. Vì vậy, khi nghiên cứu

cổ luật thừa kế, việc bổ chính tài liệu gốc bằng các văn bản khác trên cơ sở so sánh

đối chiếu là điều rất cần thiết.

Page 130: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

125

* Về giải pháp xử lý sự khiếm khuyết các tài liệu cổ luật thừa kế

Vấn đề nan giải nhất là sự khiếm khuyết hoàn toàn các tài liệu trong cổ luật

thừa kế. Đây là trường hợp thông thường đối với nền pháp luật thời thái cổ, trước

Bắc thuộc cũng như đối với nền pháp luật các đời Lý, đời Trần. Các bộ luật của nhà

Lý và nhà Trần đã bị quân Minh tịch thu mang về Trung Hoa, vào đầu thế kỷ thứ 15

để thực hiện một chính sách tiêu hủy văn hóa Việt Nam, đồng thời làm tiêu tán tinh

thần quốc gia của dân tộc ta. Thậm chí các tài liệu về pháp luật thừa kế thời kỳ nhà

Lê, nhà Nguyễn một số cũng đã bị khiếm khuyết do thất lạc, do chiến tranh hoặc do

các điều kiện khách quan. Nhiều tài liệu không còn tìm thấy trong các thư viện mà

chỉ có thể thu thập qua các nhà sách cũ hoặc do cá nhân sở hữu nên rất khó sưu tầm,

hệ thống. Nhiều tài liệu có giá trị nghiên cứu không thể tìm thấy được. Trường hợp

này, giải pháp đưa ra, nếu không có các tài liệu trực tiếp thì có thể tìm trong các bộ

sử ký những tài liệu gián tiếp. Ví dụ có thể tìm trong Đại Việt sử ký toàn thư, Thiên

Nam dư hạ tập, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ...

Đối với nhiều trường hợp, khi phải tham khảo các tài liệu sử ký, tài liệu luật

học nghiên cứu về thừa kế của các tác giả nước ngoài (Pháp, Nhật, Trung Quốc,

Hàn Quốc...) thì phải thận trọng vì một số tác giả nước ngoài không thoát khỏi định

kiến đối với giá trị nền văn hóa Việt Nam, hoặc ghi chép sai lệch vì bất đồng ngôn

ngữ, hoặc vì không hiểu được tinh thần văn hóa của dân tộc ta. Nhưng dẫu sao, các

sự chỉ dẫn ấy cũng rất quý báu, vì nhờ các tài liệu duy nhất ấy, phần nào suy luận và

đánh giá được tình hình pháp luật thừa kế của nước ta ở các thời kỳ lịch sử.

Nói tóm lại, việc tìm kiếm các tài liệu và xác định niên hiệu cùng giá trị, tính

xác thực của các tài liệu ấy, theo đó các giải pháp sử học, giữ một vai trò quan trọng

trong nghiên cứu cổ luật thừa kế. Trái với những ngành khoa học khác mà các tài

liệu hay các dữ kiện thường có sẵn, cổ luật thừa kế Việt Nam thường khiếm khuyết

tài liệu. Cần phải tìm các dữ kiện ấy, như một sử gia. Nhưng ngoài các đức tính cổ

điển của sử gia, sự nghiên cứu cổ pháp còn đòi hỏi năng cách của một luật gia

khách quan và thận trọng.

Để thực hiện nhiệm vụ khó khăn này, Nhà nước cần có sự đầu tư thỏa đáng

cho việc thực hiện các dự án sưu tầm, hệ thống hóa, biên dịch, phân tích, đánh giá,

Page 131: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

126

bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các giá trị của các di sản văn hóa pháp luật này của

Việt Nam. Cần có sự tập hợp các chuyên gia của nhiều lĩnh vực khác nhau như văn

hóa học, luật học, triết học, sử học, ngôn ngữ học, xã hội học... tham gia vào quá

trình này, đồng thời cũng cần tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ của Chính phủ và

chuyên gia các nước khác.

4.2.1.3. Đẩy mạnh nghiên cứu cổ luật thừa kế trong giảng dạy pháp lý và

trong nghiên cứu khoa học

Các công trình nghiên cứu về cổ luật thừa kế ở nước ta hiện nay không phải

là ít. Tập hợp các công trình nghiên cứu về phong tục tập quán, luật tục, hương ước

cũng rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, các công trình này hoặc chỉ chủ yếu nghiên

cứu các quy định cổ luật thừa kế hoặc chỉ nghiên cứu từ góc độ văn hóa riêng lẻ.

Các công trình nghiên cứu về pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn vẫn còn

manh mún, chưa có công trình mang tính hệ thống, toàn diện về lý luận. Do vậy,

nếu tiếp cận từ góc độ luật học thì các lý luận nghiên cứu về thừa kế từ lĩnh vực lịch

sử, văn hóa học chỉ hỗ trợ nghiên cứu chứ chưa có sự kết nối để góp phần hoàn

thiện hệ thống lý luận về pháp luật thừa kế dưới 2 thời kỳ này. Đặc biệt các công

trình sưu tầm về các văn bản cổ luật thừa kế, sưu tập về phong tục tập quán, về luật

tục, hương ước... cũng chỉ mag tính chất tham khảo cho các nhà lập pháp. Các cơ

quan có thẩm quyền không thể căn cứ vào các công trình này để làm cơ sở cho việc

vận dụng để xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.

Do vậy, từ góc độ khoa học pháp lý, cần tiến hành những nghiên cứu công

phu, nghiêm túc, toàn diện và có tính hệ thống về cổ luật, cổ luật thừa kế dưới hai

thời kỳ này, nghiên cứu các tiền đề cho sự ra đời của cổ luật thừa kế, các nguyên tắc

của cổ luật thừa kế... làm cơ sở xây dựng các giáo trình, sách chuyên khảo chuyên sâu

về cổ luật thừa kế. Đồng thời thực hiện việc tập hợp các tài liệu cổ luật thừa kế, đánh

giá các giá trị theo những cách thức có đảm bảo về mặt pháp lý sẽ có ý nghĩa trong

việc đảm bảo vận dụng các giá trị này trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.

Cần xây dựng hoặc thống nhất việc xây dựng các khái niệm pháp lý về cổ

luật thừa kế. Các khái niệm liên quan đến thừa kế trong cổ luật có những nét khác

biệt với khái niệm thừa kế trong pháp luật dân sự hiện đại. Vì vậy, để có tiền đề

Page 132: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

127

nghiên cứu về cổ luật thừa kế trước hết các nhà nghiên cứu cần làm rõ các khái

niệm: kế tự thừa diêu, hương hỏa, thừa tự... Ngoài ra, còn có một số những khái

niệm về lĩnh vực văn hóa bổ khuyết cho nội dung này hiện nay cũng có rất nhiều ý

kiến khác nhau. Cần thống nhất các khái niệm về: phong tục, tập quán, văn hóa

pháp luật, truyền thống dân tộc, luật tục, hương ước... Muốn vận dụng các giá trị cổ

luật thừa kế trong hoàn thiện pháp luật hiện hành thì đầu tiên phải làm cho các khái

niệm này trở nên đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và thống nhất. Để thực hiện nhiệm vụ

này, trước hết đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu từ góc độ luật học, văn hóa

và ngôn ngữ. Mặc dù trong các loại từ điển Tiếng Việt, Hán Việt đều có đưa ra một

số định nghĩa này nhưng hầu hết không đồng nhất với nhau. Hơn nữa từ các góc độ

tiếp cận trên các lĩnh vực khác nhau lại có những khái niệm khác nhau. Vì vậy, cần

làm rõ và thống nhất các khái niệm này làm cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu về cổ

luật thừa kế. Ngoài ra, việc nghiên cứu các giá trị nội dung của cổ luật thừa kế dưới

góc độ để vận dụng các giá trị này trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành

cũng cần được đầu tư, quan tâm nghiên cứu rõ nét hơn. Cần thống nhất khái niệm

về vận dụng, các nguyên tắc vận dụng của quá trình này; nghiên cứu thực trạng của

quá trình vận dụng (đã đạt được những gì và chưa đạt được những gì). Cần nghiên

cứu nguyên nhân vì sao nhiều giá trị tích cực của cổ luật thừa kế thời kỳ này chưa

được vận dụng vào việc xây dựng pháp luật hiện hành. Từ đó đề ra những giải pháp

mang tính hệ thống và có tính khả thi trong thực tế góp phần tiếp tục hoàn thiện

pháp luật thừa kế hiện hành. Đây vừa là nhiệm vụ của các nhà khoa học, vừa là

công việc của các nhà lập pháp. Đòi hỏi phải có sự đầu tư và thống nhất cao từ

đường lối chỉ đạo đến sự tâm huyết của các nhà nghiên cứu.

4.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật

4.2.2.1. Vận dụng kinh nghiệm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa “hiện

đại” và “truyền thống” trong hoàn thiện pháp luật thừa kế

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng

đến năm 2020 xác định: “Trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt

Nam cần xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, nhưng tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm

Page 133: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

128

quốc tế về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; kết hợp hài hòa bản sắc văn

hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật” [15].

Như vậy, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật thừa kế nói

riêng ở nước ta hiện nay trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

phải mang tính kế thừa và phát triển, là sự kết nối giữa truyền thống với hiện đại.

Đồng thời là một hệ thống mở, có khả năng tương tác, hấp thụ những tinh hoa pháp

lý của nhân loại. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập này, Đảng và Nhà nước ta

luôn nhấn mạnh vấn đề phát huy văn hóa dân tộc nguồn sức mạnh nội sinh của đất

nước. Bước vào các “sân chơi” quốc tế, chúng ta vừa có điều kiện giao lưu, học hỏi

kinh nghiệm lập pháp về lĩnh vực thừa kế của các nước khác nhưng vừa phải có

trách nhiệm hơn, có ý thức cao hơn trong việc tôn vinh những giá trị truyền thống

trong nền pháp lý của dân tộc. Vì vậy, trong khi nhiều nhà nghiên cứu đang tranh

cãi có nên tiếp thu các khái niệm của các nước trên thế giới về “vật quyền”, “trái

quyền”... thì vẫn nhất định phải bảo lưu và tiếp tục hoàn thiện các quy định về:

quyền thừa kế của cá nhân, quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân, quyền của

người lập di chúc, di tặng, di sản thừa kế, hình thức của di chúc, phân chia di sản

thừa kế… và đặc biệt là quy định về “di sản dùng vào việc thờ cúng” trong chương

Thừa kế (đây là di sản pháp lý của cha ông xuất phát từ chế định về “hương hỏa”

trong cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn). Yêu cầu “hội nhập” nhưng

không “hòa tan” trong quá trình tiếp thu các tư tưởng lập pháp của các nước khác

nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng

cũng là điều mà tư tưởng lập pháp thời Lê, thời Nguyễn đã để lại cho hậu thế nhiều

truyền thống quý giá.

Giải pháp cụ thể cho vấn đề này là, cần làm rõ các giá trị, kinh nghiệm và bài

học xây dựng, phát triển pháp luật thừa kế của một số nước có ảnh hưởng trực tiếp

hoặc có những đặc điểm tương đồng với pháp luật thừa kế Việt Nam như Pháp,

Đức, Nhật... Trên cơ sở đó đánh giá tác động (cả tích cực và tiêu cực) của nền pháp

luật dân sự của quốc gia này đối với pháp luật thừa kế Việt Nam trong quá khứ và

hiện đại. Dự báo xu hướng tác động của pháp luật dân sự các nước đó đối với nền

pháp luật dân sự, cụ thể trên lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam trong tương lai là yêu cầu

Page 134: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

129

cần thiết khách quan đặt ra trong quá trình tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn

để hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay.

Việt Nam là một nước có đặc điểm về địa lý chính trị và lịch sử khá đặc biệt.

Theo đó, quá trình tác động, giao lưu và tiếp biến pháp luật dân sự nói chung và

pháp luật thừa kế nói riêng diễn ra khá mạnh mẽ. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá

để thấy rõ những quy định thừa kế thuần Việt và những yếu tố pháp luật thừa kế của

nước ngoài được tiếp thu, chuyển hóa và vận dụng cho việc xây dựng pháp luật thừa

kế ở Việt Nam là cần thiết, khách quan.

Tuy nhiên, đây là công việc rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự quan

tâm, đầu tư của Nhà nước và sự hợp tác của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế

mới có thể làm được. Cần hình thành một chương trình chung cho cả quá trình đánh

giá này, đồng thời cần có sự phân đoạn lịch sử, xác định đúng phạm vi các vấn đề,

cần đánh giá để có kế hoạch, nội dung và phương pháp cụ thể cho việc triển khai

thực hiện để đảm bảo tính thiết thực và tính hiệu quả.

4.2.2.2. Vận dụng kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và

phong tục, tập quán trong hoàn thiện pháp luật thừa kế

Thứ nhất, về xây dựng công nhận hương ước, luật tục trong lĩnh vực thừa kế.

Nghị quyết số 48 ngày 25/4/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung

ương Đảng đã chỉ rõ: “trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải phát

huy dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực hiện quan điểm của

Đảng, cần vận dụng truyền thống hài hòa của mối quan hệ pháp luật giữa nhà nước

với làng xã giữa nhà nước và cộng đông dân tộc trong xã hội” [15]. Hoàn thiện hệ

thống pháp luật thừa kế phải phát huy dân chủ cơ sở xã, phường, thị trấn, khai thác

giá trị của luật tục, hương ước ở nước ta hiện nay trong lĩnh vực thừa kế.

Kinh nghiệm lập pháp xưa cho thấy hương ước và luật tục về lĩnh vực thừa

kế được hình thành trên cơ sở nhà nước phong kiến tôn trọng các tục lệ tồn tại trong

từng đơn vị làng xã người Kinh và cộng đồng dân tộc người thiểu số. Vận dụng

truyền thống này trong việc xây dựng và thừa nhận hương ước hiện nay phải xuất

phát từ nhu cầu thiết thực của địa phương, chuyển tải pháp luật vào quy ước, hương

ước; chọn người có trình độ biên soạn và phải được cơ quan nhà nước có thẩm

Page 135: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

130

quyền thẩm định và phê duyệt khi thi hành. Còn đối với luật tục của người đồng bào

thì cho phép áp dụng luật tục để giải quyết với điều kiện họ vi phạm với nhau trong

cộng đồng người dân tộc và cách giải quyết không trái với nguyên tắc chung của

pháp luật Nhà nước.

Để làm được điều này, giải pháp cụ thể đặt ra là:

- Hoàn thiện các quy phạm về thừa kế trong hương ước trên cơ sở những quy

định của pháp luật thừa kế, xây dựng làng văn hóa, xã văn hóa cho nhân dân. Đối

với luật tục về thừa kế, trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, việc tiếp tục sử

dụng luật tục để điều chỉnh các quan hệ thừa kế ở cộng đồng dân tộc là cần thiết,

nhưng phải có chọn lọc và cách thức sử dụng phù hợp. Trước hết cần xác định

phạm vi các quy định về thừa kế của luật tục có thể tiếp thu. Những quy định này

phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Không trái với tinh thần của pháp luật thừa kế.

- Quy định tương ứng của pháp luật thừa kế (nếu có), chưa thể thâm nhập

vào đời sống thực tế của cộng đồng dân tộc.

- Quy định về thừa kế này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng

trên những phương diện nào đó.

Đây phải là quá trình “gạn đục khơi trong” từ trong những hương ước xưa, từ

những luật tục cũ đồng thời với việc tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa mới.

Cụ thể phải loại bỏ những quy định lạc hậu trong lĩnh vực thừa kế như các tục mê

tín về ma chay, tục mê tín về thờ cúng thần linh, các tục lệ lạc hậu về thờ cúng ông

bà tổ tiên, tục lệ trọng nam (trong các làng xã người Việt). Đây là những hủ tục lạc

hậu vừa tốn kém tiền của, vừa gây hoang mang trong cộng đồng dân cư, vừa gây bất

bình đẳng và gây mất đoàn kết trong gia đình. Bên cạnh đó cần xây dựng các quy

chế về thừa kế tiến bộ trong các hương ước mới, thừa nhận những quy định về thừa

kế tiến bộ trong luật tục phù hợp với xu thế phát triển của thời đại nhưng vẫn giữ

gìn được các giá trị truyền thống tốt đẹp. Hương ước, luật tục mới điều chỉnh đời

sống dân sự trên lĩnh vực thừa kế ở nước ta hiện nay cần quy định những nội dung

cụ thể về: tổ chức thờ cúng thần linh, tổ chức ma chay, các quy chế về gia phả, nhà

thờ họ, thờ tự, hòa giải cơ sở tranh chấp thừa kế... Là cơ sở để người dân thực hiện

lối sống có văn hóa, phát huy các tiềm năng vật chất và trí tuệ trong cộng đồng.

Page 136: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

131

Ở nước ta hiện nay việc công nhận áp dụng tập quán pháp trong giải quyết

các tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp về thừa kế nói riêng còn gặp một số

khó khăn do những hạn chế về cơ sở pháp lý và nhiều vấn đề tồn tại trong thực tiễn:

Một là, điều 5 BLDS 2015 không ghi nhận rõ tập quán ở đây là tập quán

trong nước hay tập quán nói chung, sẽ dễ gây nhầm lẫn là tập quán bao hàm cả tập

quán trong nước và tập quán quốc tế.

Hai là, quy định mang tính mềm dẻo là có thể áp dụng tập quán tại khoản 2

điều 5 BLDS 2015. Thiết nghĩ, đối với nội dung này cần phải quy định mang tính

pháp lý, thể hiện sự khẳng định, đó là thì áp dụng tập quán. Từ có thể không phải là

một từ phù hợp cho bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Vì BLDS dùng từ có

thể tại khoản 2 điều 5 BLDS 2015 nên việc TAND không áp dụng tập quán trong

trường hợp pháp luật cho phép cũng không vi phạm pháp luật. Hiện nay, BLDS

2015 đã được Quốc hội thông qua và tại điều 5 vẫn tiếp tục giữ nguyên từ có thể.

Theo tác giả, nhà làm luật nên cân nhắc để có quy định mang tính mệnh lệnh, dứt

khoát hơn trong tương lai.

Ba là, BLDS và các văn bản thường đưa ra nguyên tắc áp dụng tập quán là

“giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán truyền thống và văn

hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc” nhưng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp

luật thừa kế. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có quy định thế nào được coi là giữ gìn

bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc và những nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật

được coi là tiêu chí đánh giá tính đúng đắn hay phù hợp của các phong tục tập quán

trong lĩnh vực thừa kế.

Bốn là, một số quy định của BLDS về áp dụng tập quán nói chung và tập

quán về thừa kế nói riêng còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Mặc dù điều 6 BLDS 2015

đã quy định rõ: tập quán được ưu tiên áp dụng trước, nếu không có tập quán mới áp

dụng quy định tương tự của pháp luật. Tuy nhiên, khi BLDS quy định về việc áp

dụng tập quán đối với từng trường hợp cụ thể về thừa kế vẫn còn nhiều trường hợp

quy định chưa rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ, từ đó làm cho chủ thể trong quan hệ pháp

luật thừa kế và cả cơ quan áp dụng pháp luật gặp nhiều vướng mắc, lúng túng.

Năm là, một số quy định của BLDS về áp dụng tập quán thừa kế còn có điểm

chưa phù hợp. Quy định về nguyên tắc áp dụng tập quán tại điều 5 BLDS 2015

Page 137: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

132

chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Theo các quy định này và cách hiểu chung

nhất hiện nay thì tập quán có thể được áp dụng với tư cách là nguồn của luật dân sự

khi có đủ các điều kiện sau:

(1) Là thói quen ứng xử hình thành từ lâu được cộng đồng (mọi người

sinh sống trên cùng địa bàn hoặc nghề nghiệp trên cùng một lĩnh vực,…)

thừa nhận; (2) không trái với nguyên tắc được quy định trong BLDS; (3)

được áp dụng trong trường hợp quan hệ đó chưa được pháp luật quy định

hoặc các bên trong quan hệ đó không có thỏa thuận [128, tr.319].

Có thể thấy rằng, điều kiện thứ 3 thể hiện rằng pháp luật dân sự nước ta coi

tập quán về thừa kế là nguồn luật bổ sung và chỉ được sử dụng trong trường hợp

pháp luật không có quy định như: về hương hỏa, thừa tự, hàng thừa kế, thanh toán

chi phí mai táng

Sáu là, pháp luật dân sự hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về điều kiện

hoặc danh mục những tập quán thừa kế được áp dụng. Hiện nay, ngoài BLDS với

những quy định mang tính nguyên tắc chung nhất về việc thừa nhận tập quán pháp,

chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định thêm hoặc hướng dẫn cụ thể

hơn về tập quán và việc áp dụng tập quán trong lĩnh vực thừa kế. Do đó, việc vận

dụng tập quán trong giải quyết tranh chấp thừa kế tùy thuộc vào chủ quan của thẩm

phán giải quyết vụ việc. Trong điều kiện trình độ, năng lực của thẩm phán đang còn

nhiều bất cập thì việc pháp luật thừa kế để ngõ việc áp dụng tập quán cho tự thân

thẩm phán khi giải quyết tranh chấp thừa kế là một thực trạng cần được khắc phục.

Bên cạnh đó, Việt Nam có tới 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có tập quán

riêng của mình, trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên thuộc các dân tộc

khác nhau thì vận dụng tập quán thuộc dân tộc nào để giải quyết cũng là vướng mắc

chưa có lời giải đáp.

Tinh thần lập pháp của nhà làm luật triều Lê, triều Nguyễn đã cho thấy tập

quán về thừa kế được thừa nhận rộng rãi bởi mỗi thành viên trong cộng đồng có tập

quán đó dựa trên nguyên tắc mỗi thành viên đều ý thức được lợi ích của mình trong

việc ứng xử phù hợp với mong muốn của thành viên khác và đổi lại các thành viên

khác cũng phải ứng xử phù hợp với mong muốn của mình. Điều đó cho thấy tập

Page 138: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

133

quán thừa kế mang yếu tố dân chủ sâu sắc hơn luật thành văn và đưa ra những gợi ý

rất hữu ích cho việc xây dựng pháp luật thừa kế.

Vận dụng tinh thần lập pháp này, từ những gợi mở của nhà lập pháp cổ xưa

thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, tác giả đề xuất một số kiến nghị, giải pháp như sau:

Một là, bổ sung các quy định cần thiết làm căn cứ rõ ràng cho việc áp dụng

tập quán về thừa kế gồm:

- Quy định các tiêu chí xác định một thói quen ứng xử về thừa kế được cộng

đồng thừa nhận được coi là tập quán về thừa kế.

- Về nguyên tắc áp dụng tập quán thừa kế cần theo hướng:

+ Tập quán được áp dụng trong trường hợp pháp luật ko quy định và các bên

không có thỏa thuận.

+ Tập quán được áp dụng có nội dung không trái với các nguyên tắc cơ bản

của BLDS.

+ Trong trường hợp pháp luật đã quy định, nhưng các bên tự nguyện thực hiện

quyền, nghĩa vụ về dân sự theo tập quán, thì việc áp dụng tập quán được công nhận.

+ Tập quán chỉ được áp dụng trên địa bàn, nhóm cá nhân có thói quen ứng

xử theo tập quán đó (chẳng hạn không thể áp dụng tập quán ở Sơn La để giải quyết

tranh chấp ở Hòa Bình hoặc không thể áp dụng tập quán của người Mông ở Hà

Giang để giải quyết tranh chấp của người Kinh sống ở Hà Giang...).

+ Nguyên tắc lựa chọn tập quán trong trường hợp các bên tranh chấp có dân

tộc khác nhau và muốn áp dụng tập quán của dân tộc mình để giải quyết: Tòa án áp

dụng tập quán nơi xảy ra tranh chấp về tài sản và tập quán nơi xác lập quan hệ nhân

thân để giải quyết tranh chấp.

- Bổ sung quy định bên có nghĩa vụ chứng minh thói quen ứng xử là tập quán về

thừa kế; cơ quan; tổ chức có thẩm quyền xác nhận, vai trò thẩm tra của Tòa án...

Hai là, nghiên cứu, tập hợp, rà soát để xây dựng danh mục các tập quán về

thừa kế có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp thừa kế. Để thực hiện được điều

này trước hết cần sưu tầm phân tích và thống kê, rà soát, phân loại, lập danh mục tập

quán trong lĩnh vực thừa kế. Trên cơ sở đó, Chính phủ cần ban hành Nghị định riêng về

việc công nhận, áp dụng tập quán trong lĩnh vực dân sự bao gồm cả thừa kế.

Page 139: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

134

Ba là, các bản án, quyết định đã áp dụng tập quán để xét xử các tranh chấp

về thừa kế cần được coi là án mẫu và đưa vào tập án mẫu phát hành đến TAND các

địa phương như tài liệu tham khảo, vận dụng.

Bốn là, thứ tự ưu tiên trong áp dụng pháp luật của tập quán so với các loại

nguồn khác của pháp luật.

Tác giả cho rằng, việc tiếp tục hoàn thiện BLDS cũng như lộ trình áp dụng

BLDS 2015 ít nhiều cần tham khảo kinh nghiệm của pháp luật nhà Lê, nhà Nguyễn,

theo đó trong một số trường hợp thứ bậc ưu tiên áp dụng của tập quán pháp nhiều

khi còn vượt trên văn bản pháp luật. Trong một số trường hợp đặc thù, khi mà

phong tục tập quán của người dân khác quy định của BLDS nhưng được cộng đồng

coi đó là thói quen ứng xử từ lâu đời, coi là hương ước, luật tục thì có thể được vận

dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế.

Thứ hai, cần hoàn thiện quy định “di sản dùng vào việc thờ cúng” theo

phong tục tập quán của người Việt.

Một vấn đề nghiêm mật có ảnh hưởng đến gia đình dòng tộc nhưng chỉ được

quy định trong nội dung một điều luật, (điều đáng nói là BLDS 2015 vẫn giữ

nguyên nội dung điều luật này). Việc này đã dẫn đến những vướng mắc trong quá

trình áp dụng pháp luật, nguyên nhân chủ yếu là do điều luật này chưa phản ảnh hết

các phong tục, tập quán liên quan, chưa kế thừa được những giá trị tích cực của cổ

luật về “hương hỏa”.

Điều 645 BLDS 2015 quy định:

1. Trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc

thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho

một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ

cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không

theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có

quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý

để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ

cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Page 140: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

135

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần

di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó

trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán

nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng

vào việc thờ cúng [88].

Như vậy, quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng mới chỉ đề cập ở tính

kinh tế mà chưa đề cập đến giá trị truyền thống, tính chất xã hội và tính lưu truyền

của nó. Sự quy định còn sơ lược của một điều luật chứng tỏ các nhà lập pháp chưa

quan tâm đến ý nghĩa sâu xa của loại di sản này dẫn đến những “điểm trống” về các

nội dung sau:

Một là, BLDS không quy định điều kiện về hình thức của việc lập di sản thờ

cúng. Nhưng việc lập di sản thờ cúng không nhất thiết phải lập trong di chúc mà có

thể lập ở một văn bản phân sản hoặc một văn bản độc lập khác. Thực tế này vẫn diễn ra

ở các vùng nông thôn (đặc biệt di sản này thuộc về cả dòng họ). Hình thức này có được

coi là hợp pháp hay không và có những điều kiện nào kèm theo, khi xảy ra tranh chấp

cơ quan xét xử đã đánh giá các chứng cứ khác nhau. Chính vì vậy, tác giả thấy cần thiết

phải có quy định điều kiện về hình thức của việc lập di sản thờ cúng.

Hai là, về quy định cho phép “dành một phần di sản vào việc thờ cúng”

BLDS 2015 vẫn giữ nguyên quy định của BLDS 2005 là cho phép“dành một

phần di sản vào việc thờ cúng” nên quyền định đoạt không thể áp dụng cho toàn bộ

di sản. Thực ra, trong cổ luật việc dùng tài sản vào việc thờ cúng cũng bị giới hạn

về số lượng. Theo một văn bản thời Minh Mạng, tài sản dùng cho việc hương hỏa

không được quá “15ha” và Bộ luật Hồng Đức chỉ để cập đến việc dành 1/20 tài sản

của người quá cố (Điều 388 và 391) [9, tr.134]. Về sau này, cổ luật theo hướng di

sản dùng vào việc thờ cúng “không được vượt quá một kỷ phần nếu người để lại di sản

không có định đoạt khác” [9, tr.135]. Về phần di sản dùng vào việc thờ cúng, BLDS

chưa thực sự xác định rõ về giới hạn “một phần” là bao nhiêu trong tổng thể di sản và

theo một số ý kiến, “nên quy định rõ phạm vi di sản dùng vào việc thờ cúng chiếm tỷ lệ

bao nhiêu phần trăm tổng giá trị của người chết để lại” [128, tr.300].

Page 141: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

136

Trường hợp một người định đoạt toàn bộ bất động sản của mình dùng vào

việc thờ cúng (giả sử vì người này chỉ có duy nhất một tài sản là bất động sản và ý

nguyện là để lại thờ cúng) thì việc định đoạt này nếu không được chấp nhận là trái

với phong tục tập quán của dân tộc vì theo văn hóa truyền thống thì di sản thờ cúng

là bất khả xâm phạm không thể chia cắt (để tính ra một phần là bao nhiêu). Vì vậy,

việc định đoạt này nên được chấp nhận, khi giới hạn bảo đảm quyền lợi của chủ nợ

và quyền được hưởng thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội

dung di chúc được thực hiện. Vì vậy, việc quy định chỉ cho phép dành “một phần”

di sản vào việc thờ cúng là xâm phạm quyền tự định đoạt của người có tài sản và

trái với phong tục truyền thống.

Ba là, về người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng

Trước đây, trong pháp luật nhà Lê, nhà Nguyễn, tục lệ theo hướng người để

lại di sản không thể giao hương hỏa cho người con khác ngoài người con cả mà

không có lý do. Ngày nay, về người quản lý, theo BLDS 2005 và BLDS 2015, di

sản “được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện

việc thờ cúng” nên ai cũng có thể là người quản lý di sản theo ý chí của người để lại

di sản.

Có thể xảy ra (phổ biến) trường hợp người để lại di sản không chỉ định người

quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng. Về trường hợp này, theo khoản 1 Điều 645

BLDS 2015 quy định “trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người

quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ

cúng”. Những người thừa kế là ai? Chỉ cần những người thừa kế thuộc hàng thừa kế

thứ nhất hay tất cả những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật (tất cả ba hàng

thừa kế)? Thiết nghĩ, nên vận dụng tinh thần của cổ luật, tôn trọng phong tục tập

quán của dân tộc và chỉ cần mở rộng ra là cần ý kiến của người thuộc hàng thừa kế

thứ nhất để cử người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng.

Bộ luật Dân sự không quy định quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản

thờ cúng, vì thế không có cơ sở xác định việc một người có vi phạm nghĩa vụ thờ

cúng hay không? Họ có những quyền lợi nào khi thực hiện nghĩa vụ thờ cúng?

Trong khi tinh thần pháp luật nhà Lê và nhà Nguyễn đều quy định: người ăn hương

Page 142: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

137

hỏa phải dùng hoa lợi của hương hỏa, và trong phạm vi hoa lợi ấy lo việc cúng giỗ

và sửa sang phần mộ, người ấy có thể dùng một phần hương hỏa để chi dùng cho

riêng mình. Hiện nay để xác định một người có thờ cúng hay không chỉ có thể đối

chiếu việc người đó đã thực hiện đúng với di chúc hoặc những thỏa thuận của người

thừa kế. Đặt trường hợp người lập di chúc không xác định cụ thể về quyền, nghĩa vụ

và những người thừa kế cũng không thỏa thuận về vấn đề này thì dựa vào tiêu chí

nào để xác định họ đã vi phạm nghĩa vụ thờ cúng. Hoàn toàn có thể luật hóa những

nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng, chẳng hạn như nghĩa vụ cúng giỗ, sửa

sang chăm lo phần mộ, bảo quản đồ thờ cúng như hoành phi câu đối, sổ ghi danh

dòng họ, lư hương, đỉnh đồng… tương ứng với nghĩa vụ là quyền lợi của người

quản lý di sản thờ cúng là được hưởng hoa lợi từ các loại tài sản này, tức từ di sản

thờ cúng. Chẳng hạn, trồng cây, trồng hoa màu trên đất của dòng họ.

Hoàn toàn có thể dựa trên một cơ sở thực tế là: người quản lý phải chi dùng

cho việc thực hiện nghĩa vụ thờ cúng cũng như “công” bỏ ra để làm tất cả những gì

theo nghi lễ và tập quán hay tín ngưỡng phải thực hiện để quy định quyền và nghĩa

vụ của người quản lý di sản. BLDS không quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể nên

bản thân họ và những người thừa kế khác không biết được quyền lợi và nghĩa vụ

đến đâu để xử sự, và căn cứ pháp lý nào để xác định họ vi phạm nghĩa vụ thờ cúng.

Bốn là, về chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng

Hiện nay theo BLDS 2015 vẫn chưa có quy định giải quyết trong trường hợp

những vấn đề phát sinh sau khi cử người quản lý di sản thờ cúng. Trong thực tế, sau

một thời gian lập di sản thờ cúng, các thừa kế và người quản lý di sản thờ cúng

đồng ý sữa chữa hoặc dỡ bỏ di sản thờ cúng - phong tục và cổ luật gọi là chấm dứt

hương hỏa, miền Nam gọi là “phá hương hỏa” - thì pháp luật có chấp nhận cho họ

có thay đổi hiện trạng di sản thờ cúng không? Việc thay đổi hiện trạng di sản thờ

cúng đó có bị coi là trái với ý chí của người để lại di sản hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 645 BLDS 2015: “Trong trường hợp tất cả

những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc

về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế

theo pháp luật”. Thuật ngữ “thuộc” về người đang quản lý di sản không rõ ràng. Ở đây

Page 143: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

138

“có thể được hiểu là thuộc về quyền sở hữu của người đang quản lý hợp pháp phần di

sản thờ cúng hoặc chỉ thuộc quyền quản lý, sử dụng di sản thờ cúng”. Nếu là thuộc

quyền sở hữu của người đang quản lý thì di sản dùng cho việc thờ cúng chấm dứt.

Người đang quản lý “là chủ sở hữu di sản” và “trong trường hợp này, người là chủ sở

hữu di sản có quyền định đoạt theo ý chí của chủ sở hữu, di sản được coi là di sản dùng

vào việc thờ cúng không còn là di sản thờ cúng nữa mà là tài sản thuộc sở hữu riêng

của người được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này” [128, tr.305].

Bộ luật Dân sự chỉ quy định di sản dùng vào việc thờ cúng “thuộc” người

đang quản lý khi tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết và người quản

lý là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Quy định này là khó hiểu. Tại sao khi

những người thừa kế theo di chúc chết thì di sản lại thuộc người đang quản lý di sản

khi người này thuộc diện thừa kế theo pháp luật? Hơn nữa, chúng ta đã thấy, trong

thực tiễn xét xử, ngay cả khi không có di chúc, di sản dùng vào việc thờ cúng vẫn

tồn tại. Do vậy, quy định liên quan đến việc những người thừa kế theo di chúc đều

chết không có ý nghĩa đối với trường hợp vừa nêu.

Trên cơ sở tục lệ của dân tộc và những gợi ý từ tinh thần của chế định hương

hỏa thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn, Điều 645 BLDS 2015 cần giải quyết tiếp các vấn

đề sau:

- Trong trường hợp giữa những người thừa kế không thống nhất được việc

lựa chọn người quản lý di sản thờ cúng thì có thể yêu cầu Tòa án xác định.

- Bổ sung quy định cho phép các đồng thừa kế cùng thống nhất việc thay đổi

hiện trạng di sản thừa kế (sửa chữa, xây dựng,..).

- Bỏ từ “một phần” tại Điều 645 BLDS 2015 để đảm bảo sự tôn trọng ý định

đoạt của người để lại tài sản.

- Khoản 2 Điều 645 BLDS 2015 cần bổ sung thêm quy định di sản được

dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp đã giải quyết xong quyền lợi của những

người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (con chưa thành niên, cha,

mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động), người có quyền

lợi liên quan (chủ nợ,..) hoặc có sự đồng ý của những người này.

- Quy định việc định đoạt di sản dùng vào việc thờ cúng phải lập thành văn bản.

Page 144: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

139

- Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản dùng vào việc

thờ cúng.

4.2.2.3. Vận dụng kinh nghiệm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đạo

đức và pháp luật trong hoàn thiện các quy định về thừa kế

Khi nhà làm luật xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế ngoài phương

diện chính trị còn phải quan tâm đến phương diện đạo đức mà trước tiên là đạo đức,

truyền thống trong gia đình người Việt. Điều này cho đến tận ngày nay các nhà làm

luật ở nước ta vẫn phải tuân thủ khi ban hành luật. Bởi lẽ, thiếu một trong hai

phương diện trên có thể rơi vào tình trạng quá chủ quan hoặc là quá khách quan làm

cho quy phạm không đủ sức sống trên thực tế. Phải nghiên cứu và vận dụng mối

quan hệ hữu cơ giữa pháp luật với đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây

dựng, ban hành pháp luật thừa kế và tổ chức thực thi pháp luật thừa kế trong cuộc

sống. Đồng thời, khai thác những giá trị tích cực, hợp lý của các phong tục tập quán

cổ truyền trong việc điều chỉnh các quan hệ thừa kế hiện nay. Cổ luật thừa kế thời

kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong việc giải

quyết hài hòa mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật có giá trị vận dụng trong hoàn

thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Chưa bao giờ vấn đề đạo đức và pháp luật lại thu

hút được sự quan tâm thường trực của mỗi cá nhân, cộng đồng và xã hội như giai

đoạn hiện nay. Liên quan đến vấn đề này, BLDS hiện hành còn có một số nội dung

bất cập như sau:

- Về thời điểm mở thừa kế theo quy định pháp luật dân sự hiện hành khi một

người chết thì phần di sản của người này sẽ được chia ngay cho những người hưởng

thừa kế. Vấn đề này sẽ không phù hợp với đạo đức và truyền thống “hiếu nghĩa”

của người Việt. Đặt trong trường hợp di sản là tài sản chung hợp nhất, nếu một bên

cha hoặc mẹ chết trước, theo pháp luật hiện hành các con của người này có quyền

khởi kiện yêu cầu chia kỷ phần của người đã chết trong lúc người kia vẫn còn sống

và đang sử dụng khối tài sản chung. Quy định như trên sẽ làm phát sinh những ứng

xử không phù hợp với truyền thống đạo đức Việt Nam.

Vấn đề này, thật ra đã được giải quyết rất hợp lý trong quy định của pháp

luật nhà Lê, nhà Nguyễn. Cổ luật đã quy định rõ, nếu một người chết trước thì

Page 145: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

140

người còn sống vẫn toàn quyền trong việc hưởng dụng khối tài sản chung. Và con

cái chỉ có quyền chia khối tài sản chung của cha mẹ khi người cuối cùng chết. Thậm

chí trong thời gian chưa mãn tang cha mẹ cổ luật cũng cấm sự phân chia di sản.

Vận dụng tinh thần này của cổ luật, trên cơ sở tôn trong tập quán đạo đức

của dân tộc, nên chăng trong BLDS cần xác định việc thừa kế tài sản chung của vợ

chồng thành hai nhóm:

Nhóm 1: Nhóm quy định tài sản chung của vợ chồng đương nhiên được

chuyển cho người vợ hoặc chồng còn sống khi người kia chết.

Nhóm 2: Tài sản chung được phân chia thừa kế theo quy định khi có 1 bên

vợ hoặc chồng chết.

Trong đó nhóm 1 được áp dụng trong trường hợp vợ chồng chung sống với

nhau đã có con chung và tài sản chung.

Xét về mặt pháp lý: Tài sản chung của vợ chồng là do vợ chồng cùng nhau

tạo lập và phát triển theo công sức của mỗi người. Như vậy, nếu chồng hoặc vợ chết

không thể hiện ý chí để lại di sản thừa kế cho người khác thì pháp luật cần quy định

ưu tiên quyền hưởng dụng cho người còn sống.

Xét về mặt tình cảm: Tài sản do vợ chồng cùng nhau tạo lập và phát triển

trong thời gian dài, tất nhiên mang nhiều dấu ấn, kỷ niệm riêng tư của vợ chồng cần

được tôn trọng. Quy định này sẽ góp phần phát huy truyền thống đạo đức Việt Nam,

trọn đời hiếu kính cha mẹ đồng thời tôn vinh và bảo vệ những giá trị tốt đẹp trong

khuôn mẫu gia đình cổ truyền Việt Nam.

- Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế

Khoản 1 điều 623 BLDS 2015 quy định: “Thời hiệu để người thừa kế yêu

cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời

điểm mở thừa kế”. Nhiều ý kiến cho rằng, quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia

thừa kế theo quy định BLDS 2005 và đến nay mặc dù đã được sửa đổi bổ sung tại

điều 623 BLDS 2015 bằng việc kéo dài thời hiệu khởi kiện đối với bất động sản

nhưng thực sự vẫn chưa phù hợp với truyền thống của người Việt Nam vì từ lâu đời

nay, sau khi cha mẹ qua đời, ai đang quản lý, trông coi, sử dụng di sản thì người đó

Page 146: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

141

tiếp tục thực hiện, anh chị em ít khi tranh chấp. Đặc biệt, trường hợp một bên cha

hoặc mẹ chết trước, theo phong tục tập quán, người còn sống sẽ quản lý toàn bộ tài

sản, gồm cả tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng, nếu con yêu cầu chia tài

sản của người chết trước sẽ bị coi là hành động bất hiếu, không thể chấp nhận được

về mặt tư cách đạo đức. Bởi vậy trên thực tế xảy ra khá nhiều trường hợp việc chia

tài sản đặt ra khi cả cha, mẹ đều chết và thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với tài sản

của người chết trước đã hết. Từ năm 2007, theo định hướng của TANDTC tại các

kỳ Tổng kết, TAND địa phương lại giải quyết theo hướng khi đương sự khởi kiện

chia di sản thừa kế thì một phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện, còn một phần di

sản còn thời hiệu thì chỉ thụ lý và chia theo yêu cầu của các đương sự đối với phần

di sản còn thời hiệu khởi kiện, còn phần di sản hết thời hiệu không giải quyết.

Trường hợp này trên thực tế thường xuyên phát sinh tranh chấp và các Tòa án đều

lúng túng trong việc giải quyết.

Giải pháp BLDS 2015 lựa chọn là tiếp tục duy trì quy định về thời hiệu khởi

kiện thừa kế nhưng kéo dài thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đối với

di sản là bất động sản nhưng đối với động sản vẫn giữ nguyên thời hiệu là 10 năm

kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, để người dân triệt để thực hiện thời hiệu

khởi kiện theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015, hạn chế các trường hợp để quá

hạn mới khởi kiện, pháp luật cần có điều khoản quy định bắt buộc phải thông báo

cho các đồng thừa kế biết về thời điểm mở thừa kế hoặc công bố di chúc cho những

người được hưởng thừa kế theo di chúc. Nếu người được thừa kế đã được thông báo

mà không thực hiện đúng thời hiệu khởi kiện đã quy định thì đương nhiên phần của

người này được phân chia cho những người thừa kế còn lại.

Bên cạnh đó, pháp luật cần mở rộng khái niệm “trở ngại khách quan” theo

hướng bao gồm các trường hợp: người thừa kế bị mất liên lạc với gia đình, tranh

chấp thừa kế về quyền sử dung đất phải thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở… để không

tính vào thời hiệu khởi kiện. Nếu có sự kiện thực tế làm gián đoạn thời hiệu mà

người có quyền khởi kiện xuất trình những bằng chứng cần thiết để chứng minh các

sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan có cơ sở tin cậy, thì phải trừ đi

khoảng thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện của họ.

Page 147: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

142

4.2.2.4. Vận dụng hoàn thiện pháp luật thừa kế trên cơ sở bảo vệ sự ổn

định và hòa thuận trong gia đình

Khoản 1 Điều 50 Luật công chứng năm 2006 quy định: “Người duy nhất

được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo

pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng

văn bản khai nhận di sản” [84].

Khoản 1 Điều 49 Luật công chứng quy định: “Những người thừa kế theo

pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được

hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân

chia di sản” [84].

Những quy định này một mặt đã thể hiện sự quan tâm của pháp luật hiện

hành đến việc giữ gìn sự đoàn kết trong gia đình, tôn trọng quyền tự định đoạt

nhường cơm sẻ áo giữa những người thừa kế. Mặt khác, nội dung này cũng đã ít

nhiều thể hiện tính kế thừa của pháp luật dân sự hiện hành đối với tinh thần lập

pháp của pháp luật nhà Lê, nhà Nguyễn. Tuy nhiên trong quá trình thực thi những

quy định này vẫn phát sinh nhiều bất cập, vướng mắc. Một trong những nguyên

nhân là do pháp luật dân sự còn một số quy định chưa thực sự phù hợp với truyền

thống gia đình, tập quán, đạo đức của người Việt.

Một là, bất cập trong quy định của pháp luật về người thừa kế.

Việc xác định những người nào có quyền thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng

khi tiến hành khai nhận, phân chia di sản và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hưởng

di sản của những người thừa kế cũng như sự đoàn kết trong gia đình. Điều 613

BLDS 2015 quy định như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống

vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng

đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di

chúc không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” [88]. Tuy

nhiên, quy định trên còn một số bất cập, thiếu sót như sau:

Hiểu như thế nào về “người còn sống vào thời điểm mở thừa kế”, đặc biệt

trong trường hợp những người thừa kế chết mà không xác định được ai chết trước,

ai chết sau. Thực tế chỉ ra rằng, có nhiều trường hợp những người có quyền thừa kế

Page 148: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

143

di sản của nhau chết cách nhau một khoảng thời gian rất ngắn. Trong trường hơp

này, căn cứ pháp lý duy nhất có thể tin cậy được là giấy chứng tử, nhưng trong

nhiều trường hợp giấy chứng tử lại không ghi cụ thể giờ, phút chết của cá nhân.

Điều luật cho phép người đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế nhưng

sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế vẫn có quyền thừa kế di sản. Thực

tiễn hiện nay với sự phát triển của y học, đã có nhiều trẻ được sinh ra theo

phương thức thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng đã chết của người cha

trước đó nhiều năm. Vấn đề đặt ra là: Đứa trẻ được thành thai sau thời điểm mở

thừa kế (thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết), vậy đứa trẻ

này có được quyền thừa kế di sản hay không? Nếu được thừa kế thì đứa trẻ có

thể thông qua đại diện hợp pháp để tham gia vào quá trình khai nhận, thỏa thuận

phân chia di sản. BLDS và các văn bản hướng dẫn dường như chưa đề cập đến

vấn đề mới này.

Hai là, bất cập trong quy định của pháp luật về hạn chế phân chia di sản.

Pháp luật dân sự quy định những người thừa kế có quyền khai nhận, thỏa

thuận phân chia di sản sau đó có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được

công bố. Bên cạnh đó, điều 661 BLDS 2015 cũng có quy định về việc hạn chế phân

chia di sản trong những trường hợp nhất định đây là quy định tiến bộ, thể hiện rõ

nguyên tắc củng cố tình thương yêu đoàn kết trong gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh

những mặt tiến bộ thì vẫn còn những vấn đề bất cập chưa được giải quyết triệt để,

gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người thừa kế, cụ thể:

Tại đoạn 1 điều 661 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp theo ý chí của người

lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được

phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được

đem chia” [88]. Nhưng điều luật cũng như các văn bản hướng dẫn cũng chưa quy

định một khoảng thời gian tối đa cho việc hạn chế phân chia di sản hay căn cứ chấm

dứt việc hạn chế phân chia điều này gây ra những bất cập mới là, sẽ có những

trường hợp đáng lẽ phải chấm dứt tình trạng hạn chế phân chia di sản để bảo vệ

quyền lợi chính đáng của những người thừa kế khác, thì lại không có căn cứ pháp lý

để công nhận sự chấm dứt đó.

Page 149: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

144

Ba là, bất cập trong việc xác định di sản thừa kế.

Trong trường hợp người chết không để lại di chúc khi đang có nhiều tài sản

cho thuê, mượn,cầm cố, thế chấp mà người nhà không biết, người chết lúc còn sống

cũng không nói đến. Trong trường hợp không xác định được hoặc những người

đang thuê, mượn, cầm cố, thế chấp tài sản cố tình dấu không cho người thừa kế biết

về tài sản đó thì khi tiến hành khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản một

phần di sản thừa kế sẽ bị mất đi, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người hưởng di

sản thừa kế.

Mặt khác, pháp luật chưa quy định về vấn đề kiểm kê và đánh giá di sản thừa

kế. Khi một người để lại di sản chết ít khi di sản được chia ngay cho những người

thừa kế. Vì thế, di sản không được kiểm kê xem là bao nhiêu, bao gồm những tài

sản nào ở đâu để giao cho người quản lý và bảo quản di sản thì rất dễ bị mất mát, hư

hỏng thậm chí còn bị tẩu tán, dấu diếm làm mất đi tính toàn vẹn của khối di sản.

Khi tiến hành khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế sẽ không xác định

được đầy đủ chính xác khối di sản do người chết để lại đãn đến việc người thừa kế

sẽ không được hưởng đúng phần di sản mà đáng ra được hưởng.

Với những hạn chế này, rõ ràng pháp luật thừa kế hiện hành vẫn chưa đảm

bảo được sự đoàn kết và tinh thần đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia

đình. Chưa thể hiện được yếu tố đạo đức, truyền thống nhân văn của dân tộc. Vì

theo quan niệm của người Việt Nam thừa kế vẫn là một chế định thiên về đạo đức,

theo tục lệ thừa kế là cần thiết để người quá cố làm tròn bổn phận của mình đối với

gia đình, con cháu. Dựa trên tinh thần những gợi mở của nhà lập pháp xưa dưới nhà

Lê, nhà Nguyễn, về vấn đề này, tác giả đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật như sau:

Một là, hoàn thiện quy định của pháp luật về người thừa kế.

Những người thực hiện việc sinh con theo phương pháp thụ tinh nhân tạo với

tinh trùng của người chồng đã chết trước thường là những gia đình có điều kiện về

tài chính. Do vậy vấn đề thừa kế cho người con không phải là chuyện nhỏ, nó cần

được giải quyết một cách công bằng. Vì vậy pháp luật cần phải sự hướng dẫn cụ thể

trong trường hợp này, đảm bảo quyền cho đứa trẻ cũng như quyền của những người

thừa kế khác. Nếu công nhận người con được sinh ra trong trường hợp này được

Page 150: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

145

thừa kế di sản của cha thì cần giải quyết các vấn đề liên quan như: ý chí của người

đã chết có đồng ý việc sinh con, cho hưởng thừa kế; căn cứ chứng minh đứa trẻ

được sinh ra là con của người chết; các thủ tục khai sinh, xác định cha cho con cũng

cần được quy định rõ ràng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định chủ thể

tham gia khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản sau này.

Hai là, hoàn thiện quy định của pháp luật về hạn chế phân chia di sản.

Để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế, pháp luật cần quy định một

khoảng thời gian tối đa cho việc hạn chế phân chia di sản theo ý chí của người lập

di chúc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế. Đồng thời nên quy định các

căn cứ chấm dứt việc hạn chế phân chia như người quản lý di sản cố ý làm sụt giảm

giá trị di sản, hoặc trường hợp phân chia di sản cần thiết cho đời sống của người

hưởng thừa kế.

Ba là, hoàn thiện quy định của pháp luật về xác định di sản thừa kế.

Để tránh trường hợp tài sản của người chết dễ dàng bị tẩu tán hoặc không thu

thập đầy đủ cần xác lập một cơ chế quản lý những tài sản đó, ít nhất là những tài sản

giá trị lớn, có đăng ký quyền sở hữu.

Pháp luật cũng cần quy định cho người quản lý di sản phải bắt đầu kiểm kê

di sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày người để lại di sản chết.

Ngoài ra, vận dụng tinh thần này trong việc tiếp tục hoàn thiện các quy định

về pháp luật thừa kế hiện hành, bên cạnh quy định về: “từ chối nhận di sản” tại

Điều 620 BLDS 2015 cần bổ sung thêm quy định “nhường quyền thừa kế” giữa

những người thừa kế với nhau. Việc nhường quyền thừa kế thể hiện tinh thần

nhường cơm sẻ áo cho nhau. Đây là truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau

giữa những người có quan hệ gia đình cần tiếp tục được kế thừa, phát huy.

4.2.2.5. Vận dụng truyền thống xây dựng quy phạm pháp luật thừa kế cụ

thể, chi tiết và đảm bảo hiệu lực thực thi

Thực tế hiện nay, hệ thống các quy phạm pháp luật về thừa kế và các quy

phạm của các ngành luật khác liên quan thường không xuất hiện đầy đủ, trực tiếp cả

ba bộ phận giả định, quy định và chế tài mà thông thường chỉ thể hiện một cách trực

quan hai bộ phận trong một quy phạm đó là giả định và quy định hoặc giả định và

Page 151: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

146

chế tài. Ví dụ: Khoản 1 Điều 615 BLDS 2015 quy định: “Những người hưởng thừa

kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để

lại” [88]. Như vậy, ví dụ này chỉ xuất hiện trực tiếp 2 bộ phận là giả định và quy

định. Khá nhiều người dân hiện nay do không có điều kiện tiếp cận một cách cơ bản

về luật học nên họ có suy nghĩ rằng quy phạm quy định ở Khoản 1 Điều 615 đến đó

là hết, nhiều người còn hiểu rất nguy hiểm rằng như vậy luật chỉ mang tính chất

khuyên răn, không “trả nợ” cũng không sao?! Họ không hề biết rằng đây là hình

thức gửi chế tài, chế tài đã được gửi ở cuối văn bản, hoặc được dẫn chiếu đến văn

bản pháp luật khác có liên quan, có thể là bộ luật, luật hoặc một văn bản hướng dẫn

khác. Ai phải thi hành, tuân thủ pháp luật nếu không phải là người dân, “mà cách

quy định thường thấy lâu nay, người dân dễ gì tiếp cận, mà tiếp cận nó thì dễ gì để

hiểu, mà chưa hiểu thì nói gì đến việc làm đúng” [20, tr.72].

Các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực cụ thể của đời sống dân sự, kể cả lĩnh

vực thừa kế ở nước ta thường không quy định các biện pháp chế tài đối với tổ chức,

cá nhân có hành vi vi phạm. Thay vào đó, các đạo luật và pháp lệnh sử dụng một

mô típ chung khi dành 01 hoặc 02 điều gần cuối của đạo luật hoặc pháp lệnh để quy

định về xử lý vi phạm theo hướng dẫn chiếu tới các đạo luật có quy định chế tài, và

được gọi “gửi chế tài” hay “quy định ẩn”. Có thể khẳng định, đây là một thông lệ -

thông lệ đạo luật thiếu chế tài, hay diễn đạt một quy phạm pháp luật không đầy đủ

trong quá trình xây dựng pháp luật ở nước ta thời gian qua. Thông lệ ấy chi phối

không chỉ công tác xây dựng, áp dụng pháp luật thừa kế mà cả công tác nghiên cứu,

tìm hiểu, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thừa kế chắc rằng người dân

không lấy làm tiện. Người dân khi muốn tìm hiểu pháp luật trong một lĩnh vực thì

ngoài các quy định trong đạo luật điều chỉnh lĩnh vực mình quan tâm còn phải tìm

hiểu cả các quy định về các biện pháp chế tài tương ứng trong các văn bản luật

khác. Hệ quả đương nhiên kéo theo là sự khó khăn trong công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật cho người dân.

Vận dụng kinh nghiệm truyền thống kỹ thuật lập pháp cụ thể, chi tiết, dân

lấy làm tiện của cổ luật thừa kế trong xây dựng quy phạm pháp luật hiện nay, giải

pháp đặt ra:

Page 152: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

147

Thứ nhất, pháp điển hóa pháp luật thừa kế xây dựng quy phạm pháp luật đầy

đủ, tránh diễn đạt các quy phạm pháp luật thừa kế trùng lắp ở nhiều văn bản quy

phạm pháp luật. Pháp luật thừa kế phải chi tiết hóa để người dân dễ nắm bắt, dễ

nhớ, dễ thuộc, dễ hiểu, dễ vận dụng và thực hiện theo luật. Sớm khắc phục thực

trạng “luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư” hiện nay - tức là nhờ chi tiết hóa

quy phạm pháp luật thừa kế - Thậm chí luật có hiệu lực nhưng không tổ chức thực

hiện, cứ chờ hướng dẫn, giải thích, triển khai.

Thứ hai, chế tài trong các điều luật liên quan đến pháp luật thừa kế mà

khoảng cách giữa mức thấp nhất và mức cao nhất của chế tài rộng, rất dễ dẫn đến sự

tùy tiện trong việc áp dụng. Điều này là nguy cơ dẫn đến quyền và lợi ích chính đáng

của các cá nhân bị xâm hại. Vì vậy trong xây dựng quy phạm pháp luật thừa kế phải

chi tiết hóa hành vi, trách nhiệm pháp lý (chế tài) cụ thể, áp dụng chính xác trong giải

quyết các tranh chấp trong các quan hệ pháp luật. Pháp luật thừa kế phải gần dân và

thẩm thấu vào đời sống người dân. Một quy phạm pháp luật khi đi vào đời sống phải

đạt được các mục đích: rõ ràng, đầy đủ các bộ phận và hiểu thống nhất.

Thứ ba, trong quy phạm pháp luật thừa kế phải định hướng cho các chủ thể

tham gia quan hệ pháp luật thừa kế về hành xử sự đúng pháp luật của mình. Điều

này giúp nhân dân lựa chọn giữa hành vi hợp pháp và hành vi vi phạm pháp luật,

đồng thời giúp cán bộ bảo vệ pháp luật áp dụng pháp luật chính xác. Đây còn là cơ

sở để người dân ngược lại kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cá nhân

và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hạn chế tối đa các quy định có cụm từ “trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác” trong các quy phạm pháp luật thừa kế.

4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của người có thẩm quyền và

của nhân dân trong việc hiểu và vận dụng các giá trị của cổ luật thừa kế Thứ nhất, về nâng cao năng lực người có thẩm quyền ở đây chủ yếu là những

người thực hiện hoạt động lập pháp và trong một số trường hợp là những người hoạt

động trong lĩnh vực tố tụng dân sự, kiểm soát hoạt động tố tụng dân sự, thậm chí

những người có thẩm quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Nhóm giải pháp cụ thể này hướng tới việc nâng cao năng lực cho Đại biểu

Quốc hội, Thẩm phán TAND, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên Viện kiểm sát

nhân dân. Các chủ thể này không những phải am hiểu về pháp luật thừa kế mà còn

Page 153: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

148

phải có kiến thức sâu sắc về văn hóa dân tộc và đủ bản lĩnh để mạnh dạn áp dụng

tập quán trong lĩnh vực thừa kế. Với kiến thức sâu rộng về pháp luật và văn hóa

người có thẩm quyền sẽ có cách đánh giá khách quan, khoa học về sự tồn tại của

pháp luật thừa kế và sự chi phối của phong tục tập quán. Từ sự đánh giá này sẽ có

những kiến giải hợp lý cho việc vận dụng những giá trị truyền thống hoặc vận dụng

tinh thần tiến bộ của cổ luật thừa kế góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự

nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng.

Để nâng cao năng lực cho đội ngũ đại biểu Quốc hội, thẩm phán, hội thẩm

nhân dân, kiểm sát viên thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp gắn với các

chủ thể có trách nhiệm như sau:

- Các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành pháp luật như Viện Hàn

lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trường

đại học Luật Hà Nội, trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí minh, trường Đại học

Luật Huế, Học viện Tư pháp, các trường trung cấp pháp lý v.v.. và các trường đại học,

cao đẳng, trung cấp có giảng dạy pháp luật phải thực hiện sâu sắc hơn nội dung giảng

dạy về cổ luật trong chương trình pháp luật dành cho các trường đại học hiện nay.

- Tăng thời lượng và làm phong phú, sâu sắc hơn nữa nội dung về cổ luật nói

chung và cổ luật thừa kế nói riêng trong các giáo trình và chương trình giảng dạy

lịch sử nhà nước và pháp luật cho sinh viên học chuyên ngành luật (Trung cấp pháp

lý, đại học chuyên ngành luật). Hiện nay nội dung này trong các giáo trình lịch sử

nhà nước và pháp luật rất mờ nhạt và khiêm tốn về dung lượng.

- Tăng cường và đầu tư kinh phí tổ chức các hội thảo khoa học về cổ luật với

đối tượng tham gia không chỉ là các nhà nghiên cứu khoa học mà còn bao gồm các

chuyên gia trên cả 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thậm chí, mở rộng

quy mô để người dân cũng được trực tiếp tham gia.

Cần đẩy mạnh xây dựng các tài liệu phổ biến về phong tục tập quán cho đại

biểu quốc hội, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm nhân dân…

Đối với tập quán về thừa kế, tài liệu phổ biến nói về nội dung, địa bàn áp

dụng các tập quán và phổ biến theo từng địa phương cấp tỉnh nơi tồn tại tập quán.

Có thể kế thừa những thành quả đã có về việc tập hợp phong tục tập quán là những

sách, những công trình này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tái bản, sửa đổi, bổ

Page 154: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

149

sung và sử dụng lại thành các phụ lục kèm theo văn bản quy phạm pháp luật, liệt kê

các phong tục tập quán này theo từng nhóm dựa trên tiêu chí giá trị pháp lý là:

phong tục tập quán được khuyến khích áp dụng, được thừa nhận, phong tục tập

quán vận động xóa bỏ, phong tục tập quán nghiêm cấm áp dụng. Những phong tục

tập quán mới về thừa kế chưa hề được sưu tập, xuất bản thì sẽ tiến hành sưu tập và

văn bản hóa, bổ sung vào kho tàng lưu trữ phong tục tập quán, phát triển nguồn tập

quán pháp cho Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cần thực hiện

tốt hơn trách nhiệm nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về văn hóa dân tộc, về

phong tục tập quán tốt đẹp trên lĩnh vực thừa kế.

Chúng ta đều biết, mặc dù có tính phổ biến rộng rãi trong cộng đồng, nhưng

điều này không đồng nghĩa với việc mọi người trong cộng đồng đều hiểu hết những

giá trị văn hóa dân tộc nhất là thế hệ trẻ hiện nay. Do vậy, cần thông qua các hình

thức sinh hoạt văn hóa hoặc qua các loại tài liệu phát hành các kênh truyền thông,

mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến nội dung của văn hóa dân tộc, những tục lệ

tiến bộ, nhân văn, nhân đạo. Điều này một mặt nhằm giữ gìn, bảo tồn truyền thống

văn hóa, mặt khác tạo điều kiện để văn hóa dân tộc ảnh hưởng lên hành vi của các

chủ thể trong quan hệ xã hội về thừa kế.

Kết luận chương 4

Để vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện

pháp luật thừa kế hiện hành ở Việt Nam hiện nay, trước hết cần nhận thức đúng đắn

các yêu cầu của việc vận dụng, xem đây là những yêu cầu cấp thiết, làm cơ sở để đề

ra những giải pháp vận dụng phù hợp với thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền

và hoàn thiện hệ thống pháp luật thừa kế trong giai đoạn hiện nay. Những quan

điểm phải lưu ý đó là cần quán triệt chính sách, chủ trương của Đảng, của Nhà nước

ta về xây dựng pháp luật hiện đại, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cần có tinh

thần biện chứng, khách quan, toàn diện trong hoạt động nghiên cứu cổ luật để bảo

tồn và phát huy những giá trị của cổ luật không những cho công tác lập pháp mà

còn để xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời đại mới.

Page 155: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

150

Các nhóm giải pháp đề ra cũng phải có sự liên hệ mật thiết với nhau, không

thể coi trọng giải pháp này hoặc xem nhẹ giải pháp kia. Tuy nhiên, trình tự thực

hiện các giải pháp phải có tính logic, gắn bó liên tục. Trước hết, cần quan tâm các

giải pháp về hệ thống hóa cổ luật thừa kế, tiếp đến mới là các giải pháp về vận dụng

cổ luật vào hoàn thiện pháp luật hiện hành. Việc phân định các nhóm giải pháp để

thực thi rất có ý nghĩa, một mặt chúng ta vẫn nhìn nhận được những giá trị nhất

định của từng nhóm giải pháp, mặt khác việc gắn kết các giải pháp trong quá trình

triển khai sẽ làm cho quá trình thực hiện vận dụng cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,

nhà Nguyễn có tính khoa học và hiệu quả.

Page 156: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

151

KẾT LUẬN

Pháp luật về thừa kế là một bộ phận trong nền pháp luật của một triều đại,

thể hiện sâu sắc phong tục tập quán của một dân tộc. Việc vận dụng những giá trị

truyền thống trong hoàn thiện pháp luật hiện hành có ý nghĩa quan trọng trong hoạt

động xây dựng và thực thi pháp luật.

Nghiên cứu và vận dụng cổ luật thừa kế đã được nhiều nhà khoa học quan

tâm, nghiên cứu. Mặc dù trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể vấn đề này được đề cập

đến ở các góc độ ít nhiều khác nhau nhưng không thể phủ nhận quá trình xây dựng

pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ trước đến nay luôn là một quá trình kế thừa và phát

triển dựa trên những giá trị truyền thống của các nền lập pháp trước. Nhiều quy định

của cổ luật thừa kế đến nay thậm chí đã trở thành phong tục tập quán trong đời sống

dân sự của người dân Việt. Ở Việt Nam, cổ luật thừa kế đã được các nhà khoa học

quan tâm nghiên cứu từ rất sớm và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tất

cả đều thể hiện nỗ lực trong việc góp phần bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa

pháp lý của dân tộc.

Từ sự phân tích, đánh giá các giá trị của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,

nhà Nguyễn đã cho thấy những nội dung của cổ luật thừa kế dưới hai triều đại này

hết sức phong phú, đa dạng, thậm chí có nhiều tư tưởng tiến bộ vượt trước thời đại.

Pháp luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn đã giải quyết vấn đề thừa kế trên tinh thần

tôn trọng phong tục tập quán sinh hoạt của người Việt, là sự kế tục những tục lệ tốt

đẹp của dân tộc. Điều này thể hiện rõ nét qua việc nhà lập pháp cổ xưa đã giải quyết

hài hòa mối quan hệ giữa hiện đại và truyền thống; giữa pháp luật và phong tục tập

quán; giữa đạo đức và pháp luật... Đặc biệt đối với vấn đề pháp chế về nhân thân và

tài sản của người phụ nữ, cổ luật thừa kế của hai triều đại này đã thể hiện sâu sắc

đặc trưng của văn hóa Việt là sự tôn trọng phụ nữ (khác với xã hội gia trưởng phụ

quyền của Trung Quốc): người con gái được thừa kế của cha mẹ để lại, người vợ

góa có quyền quản lý di sản và thay quyền gia trưởng khi chồng mệnh một... Thậm

chí một số vấn đề pháp luật nhà Thanh không quy định như thừa kế hương hỏa

nhưng vẫn được pháp luật nhà Nguyễn đề cập đến. Và trong một số vấn đề, nó đã

Page 157: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

152

giải quyết được một cách gọn ghẽ nhiều điều mà nền pháp lý phương Tây phải tốn

hao không biết bao nhiêu là công sức và giấy mực nhưng vẫn chưa thể giải quyết

được một cách thỏa đáng. Có thể khẳng định giá trị của cổ luật thừa kế đã, đang và

sẽ tiếp tục có sức sống trong đời sống dân sự Việt Nam, nếu được bảo tồn, giữ gìn,

nghiên cứu một cách công phu và hệ thống thì giá trị vận dụng cổ luật thừa kế trong

hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành và trong đời sống dân sự chắc chắn còn

nhiều vấn đề lớn hơn.

Vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện

pháp luật thừa kế hiện hành là một trong những yêu cầu khách quan của công cuộc

hoàn thiện pháp luật, phù hợp với chủ trương lãnh đạo của Đảng và Nhà nước là

"xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Vận dụng các giá trị cổ luật thừa kế là vận dụng những giá trị gắn liền với

văn hóa dân tộc, đồng thời với việc loại bỏ những tư tưởng lạc hậu. Các giá trị này

khi vận dụng phải nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện

hành. Việc vận dụng này trước hết phải trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của

pháp luật thừa kế, từ đó tiến hành hệ thống hóa các giá trị cổ luật thừa kế và nêu ra

những gợi ý có thể vận dụng để xây dựng, bổ sung, hoàn thiện pháp luật thừa kế

hiện hành. Với những giải pháp vận dụng trên cả phương diện lý luận và hệ thống

giải pháp về hoàn thiện pháp luật cụ thể mà luận án đã đưa ra thì cổ luật nói chung và

cổ luật thừa kế nói riêng sẽ là một trong những kênh thông tin đưa ra những gợi ý hiệu

quả trước hết cho việc giữ gìn những giá trị cổ luật, sau nữa là góp phần hoàn thiện và

thực thi pháp luật trong giai đoạn hiện nay, góp phần vào việc xây dựng nền pháp luật

hiện đại, văn minh nhưng vẫn tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Thực hiện đề tài này, tác giả tâm đắc với câu nói của nhà văn hào Leibnitz:

“Hiện tại chứa đầy quá khứ và cũng nặng gánh tương lai”, âu cũng là “một lòng bất

vong bản”, ấy cũng là “nghĩa cử của người”.

Page 158: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

153

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

1. Hồ Thị Vân Anh (2012), "Nguyên tắc hương hỏa trong Hoàng Việt luật lệ",

Thông tin pháp lý, (12).

2. Hồ Thị Vân Anh (2012), "Quy định về hương hỏa trong pháp luật thừa kế thời

Nguyễn ở Việt Nam", Tạp chí Kiểm sát, (18).

3. Hồ Thị Vân Anh (2013), "Tìm hiểu quy định thừa kế trong pháp luật thời nhà

Nguyễn", Tạp chí Kiểm sát, (6).

4. Hồ Thị Vân Anh (2013), "Về quyền hưởng di sản thừa kế của người con gái

trong pháp luật phong kiến nhà Nguyễn", Tạp chí Giáo dục lý luận, (200).

5. Hồ Thị Vân Anh (2013), "Về hiếu, lễ, nghĩa trong pháp luật thừa kế - những

giá trị truyền thống của người Việt", Thông tin pháp lý, (30).

6. Hồ Thị Vân Anh (2013), "Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến pháp luật

thừa kế", Tạp chí Kiểm sát, (15).

7. Hồ Thị Vân Anh (2013), "Quan hệ giữa phong tục, tập quán với pháp luật về

thừa kế trong thời kỳ phong kiến", Tạp chí Kiểm sát, (18).

8. Hồ Thị Vân Anh (Chủ nhiệm) (2014), Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt

luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp cơ sở Khoa Luật - Đại

học Huế.

9. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Địa vị của người con gái trong chế định thừa kế

pháp luật Triều Nguyễn", Tạp chí Pháp luật và phát triển, (3).

10. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và

phong tục tập quán trong xây dựng pháp luật thừa kế", Tạp chí Kiểm sát, (7).

11. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Phong tục, tập quán về hương hỏa và việc xây dựng

chế định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự", Tạp chí Pháp luật và phát

triển, (1).

12. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Vướng mắc trong việc thực thi một số quy định về

thừa kế theo di chúc theo Bộ luật Dân sự", Tạp chí Kiểm sát, (8).

Page 159: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

154

13. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Dân sự năm

2005 về thừa kế theo di chúc", Tạp chí Nghề luật, (2).

14. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Hoàn thiện quy định di sản dùng vào việc thờ cúng trong

Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (324).

15. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Vấn đề xác định di sản thừa kế trong pháp luật

phong kiến Triều Nguyễn", Tạp chí Pháp luật và phát triển, (5).

16. Hồ Thị Vân Anh (2015), "Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về quyền

để lại di sản dùng vào việc thờ cúng", Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (3).

17. Hồ Thị Vân Anh (Chủ nhiệm) (2016), Giải quyết tranh chấp về thừa kế qua thực

tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài khoa học cấp Đại học Huế.

Page 160: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt 1. Đào Duy Anh (1951), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Bốn Phương, Sài Gòn. 2. Hồ Thị Vân Anh (2009), Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời

Nguyễn ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

3. Toan Ánh (1996), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Toan Ánh (2005), Tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội. 5. Ban Chấp hành Trung ương (1993), Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa VII, số 04 - NQ/HNTW ngày 14-01-1993 về một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt, Hà Nội.

6. Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương (2006), Kế hoạch số 05/KH/CCTP, ngày 22/2/2006, Hà Nội.

7. Huỳnh Công Bá (2003), “Pháp chế triều Nguyễn đối với vấn đề nhân thân của người phụ nữ”, Tạp chí Nghiên cứu Huế, (9).

8. Huỳnh Công Bá (2003), “Vấn đề tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình dưới triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu Huế, (7).

9. Huỳnh Công Bá (2005), Hôn nhân và gia đình trong pháp luật triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế.

10. Huỳnh Công Bá (2008), Lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế. 11. Nguyễn Mạnh Bách (1995), Tìm hiểu Luật dân sự Việt Nam, Nxb Đồng Nai,

Đồng Nai. 12. Phạm Quang Bạch (1935), Essai sur l’idée de la loi dans Le Code Gia Long,

Luận án Tiến sĩ Luật học, Paris. 13. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Bộ Chính trị (1998), Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Bộ chính trị

ngày 16-7-1998 về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hà Nội.

15. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48 NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

Page 161: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

156

16. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02-6-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

17. Bộ Chính trị (2014), Nghị quyết số 33 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 09-6-2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Hà Nội.

18. Bộ Chính trị (2015), Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2015 của Bộ Chính trị Khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

19. Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triều Nguyễn ở đại học, cao đẳng sư phạm và phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

20. Dương Văn Chăm (2007), Vận dụng truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam trong xây dựng văn hóa pháp lý hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Châu (2007), Hoàn thiện pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

22. Chính phủ (1998), Nghị định về đăng ký hộ tịch số 83/1998/NĐ-CP, ngày 10-10-1998, Hà Nội.

23. Chính phủ (1999), Nghị định về phương thức trả nhà ở số 25/1999/NĐ-CP, ngày 19-10-1999), Hà Nội.

24. Chính phủ (2000), Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình, Hà Nội.

25. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Sử học, Hà Nội. 26. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 97/SL, ngày

22-5-1950 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, Hà Nội. 27. Ngô Huy Cương (2016), "Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp tới luật tư ở Việt

Nam", Thông tin pháp luật dân sự, (15). 28. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 29. Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, 2

tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 162: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

157

30. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự

2015, Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

31. Đại học Huế (2000), Văn hóa Việt Nam thời Nguyễn và những vấn đề đặt ra

hiện nay, Hội thảo khoa học, Huế.

32. Đại học Sư phạm Huế (1993), Lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam (từ

nguồn gốc đến thế kỷ XIX), Tập bài giảng, Đại học Sư phạm Huế, Huế.

33. Bùi Xuân Đính (2005), Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam, những

suy ngẫm, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

34. Phạm Duy Đức (2006), Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

35. Nguyễn Sĩ Giác (Bản dịch) (1959), Hồng Đức thiện chính thư, Sài Gòn.

36. Vũ Minh Giang (2009), Lịch sử Việt Nam - truyền thống và hiện đại, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

37. Trần Đình Hảo (1994), Pháp luật về chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất -

Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - XVIII, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

38. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và pháp luật

(1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - XVIII,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và Pháp luật

(2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, pháp chế và sự vận dụng

trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb

Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

40. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (2008), Chúa Nguyễn và vương triều

Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

41. Trần Thị Huệ (2007), Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận

án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

42. Nguyễn Thừa Hỷ (2011), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, Nxb

Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

43. Trần Trọng Kim (1949), Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, Hà Nội.

44. Nguyễn Lân (2003), Từ điển Hán Việt, Nxb Văn học, Hà Nội.

Page 163: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

158

45. Nguyễn Phương Lan (2003), “Quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong

Quốc triều hình luật”, Tạp chí Luật học, (22).

46. Trúc Linh (1894), Danh từ pháp luật lược giải, Nxb Khai Trí, Sài Gòn.

47. Lê Nguyễn Lưu (2006), Văn hóa Huế xưa, Nxb Thuận Hóa, Huế.

48. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2014), Áp dụng tập quán trong giải quyết các vụ việc

dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật

học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

49. Vũ Văn Mẫu (1958), Dân luật khái luận, Nxb Giáo dục, Sài Gòn.

50. Vũ Văn Mẫu (1959), Việt Nam dân luật lược khảo, Quyển I, ĐHLK Sài Gòn

xuất bản.

51. Vũ Văn Mẫu (1968), Dân luật lược giảng, Quyển I, ĐHLK Sài Gòn xuất bản.

52. Vũ Văn Mẫu (1970), Cổ luật Việt Nam lược khảo, Quyển II, ĐHLK Sài Gòn

xuất bản.

53. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Đỗ Đức Minh (2011), Học thuyết pháp trị Trung Hoa thời cổ đại: Giá trị và

sự kế thừa trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật

học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

56. Vũ Thị Nga, Nguyễn Huy Anh (1996), Tập bài giảng Lịch sử nhà nước và

pháp luật Việt Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

57. Nhiều tác giả (1483), Thiên Nam dư hạ tập, (bản chữ Hán), Hà Nội.

58. Nhiều tác giả (Bản dịch) (1991), Quốc triều hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

59. Nhiều tác giả (1991), Quốc triều tân luật, (bản chữ Hán), Hà Nội.

60. Nhiều tác giả (1991), Tập ý kiến của Ủy ban Cố vấn Án lệ, (bản tiếng Pháp),

Hà Nội.

61. Nhiều tác giả (1999), Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

62. Nhiều tác giả (2001), Giáo trình Luật La Mã, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

63. Nhiều tác giả (2002), Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam,

Tạp chí Xưa và Nay, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế.

Page 164: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

159

64. Nhiều tác giả (2005), Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb Đại học

Sư phạm - Huế.

65. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 11, Nxb

Thuận Hóa, Huế.

66. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 12, Nxb

Thuận Hóa, Huế.

67. Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

68. Vũ Thị Phụng (1990), Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam (từ nguồn

gốc đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.

69. Vũ Thị Phụng (2003), “Những bộ cổ luật Việt Nam và một số giá trị đương

đại”, Tạp chí Luật học, (11).

70. Lương Thần Cao Nãi Quan (Bản dịch) (1956), Quốc triều hình luật, Nxb

Nguyễn Văn Của, Sài Gòn.

71. Hoàng Thị Kim Quế (2002), "Tư tưởng Đông Tây về Nhà nước và pháp luật -

Những nhân tố nhà nước pháp quyền", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (23).

72. Hoàng Thị Kim Quế (2015), Giá trị kế thừa về Nhà nước và pháp luật dưới triều

Lê Thánh Tông trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

hiện nay, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

73. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946), Hiến pháp 1946, Hà Nội.

74. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959), Hiến pháp 1959, Hà Nội.

75. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1959), Luật Hôn nhân và gia

đình 1959, Hà Nội.

76. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp 1980,

Hà Nội.

77. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1986), Luật Hôn nhân

và gia đình 1986, Hà Nội.

78. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp 1992,

Hà Nội.

79. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ luật Dân sự

năm 1995, Hà Nội.

Page 165: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

160

80. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị quyết số

35/2000/QH10, ngày 9-6-2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia

đình, Hà Nội.

81. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Hôn nhân

và gia đình 2000, Hà Nội.

82. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng

dân sự năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

83. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự

năm 2005, Hà Nội.

84. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Công

chứng, Hà Nội.

85. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Dự thảo Sửa đổi Bộ luật

Dân sự, Hà Nội.

86. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp 2013,

Hà Nội.

87. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hôn nhân

và gia đình 2014, Hà Nội.

88. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Dân sự

năm 2015, Hà Nội.

89. Trương Hữu Quýnh (1982), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI - XVIII,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

90. Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều Hình luật - Lịch sử hình thành, nội dung và giá

trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

91. Vi Văn Sơn (2015), Luật tục người Thái và sự vận dụng trong quản lí nhà nước

đối với cộng đồng người Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam, Luận án

tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

92. Phùng Trung Tập (1997), "Di sản dùng vào việc thờ cúng trong mối liên hệ

với di sản thừa kế", Tạp chí Luật học, (13).

93. Phùng Trung Tập (2001), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ

năm 1945 đến nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Page 166: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

161

94. Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

95. Nguyễn Văn Thành (Tổng tài) (1994), Hoàng Việt luật lệ (Bản dịch), Tập I, II,

III, IV, V, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

96. Nguyễn Q. Thắng (2002), Lược khảo Hoàng Việt luật lệ, Nxb Văn hóa thông

tin, Hà Nội.

97. Ngô Văn Thâu (2005), Pháp luật về hôn nhân và gia đình (trước và sau Cách

mạng tháng Tám), Nxb Tư pháp, Hà Nội.

98. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

99. Ngô Đức Thịnh (2010), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

100. Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), “Về mối quan hệ giữa “Hoàng Việt luật lệ” và

“Đại Thanh luật lệ””, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (33).

101. Tòa án nhân dân tối cao (1959), Chỉ thị số 772-CT/TATC, năm 1959 về việc

đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến, Hà Nội.

102. Tòa án nhân dân tối cao (1965), Báo cáo tổng kết công tác năm 1965 của

ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

103. Tòa án nhân dân tối cao (1968), Thông tư số 594-NCPL, ngày 27-8-1968

hướng dẫn giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế, Hà Nội.

104. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông tư số 02-TATC, ngày 2-8-1972 về thừa

kế di sản của liệt sĩ, Hà Nội.

105. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông tư số 112-NCPL, ngày 19-8-1972

hướng dẫn xử lý về dân sự những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn,

Hà Nội.

106. Tòa án nhân dân tối cao (1974), Thông tư số 15-TATC, ngày 27-9-1974 hướng

dẫn xử lý một vài loại tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình.

107. Tòa án nhân dân tối cao (1978), Thông tư số 60-TATC, ngày 22-2-1978 hướng

dẫn giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

108. Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81-TANDTC, ngày 24-7-1981

hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, Hà Nội.

109. Đinh Gia Trinh (1968), Sơ khảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Page 167: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

162

110. Trần Quang Trung (2010), Nhận diện quyền dân sự Trong bộ luật Hồng Đức,

Nxb Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh.

111. Trung tâm Nghiên cứu Huế (2001), Nghiên cứu Huế, Tập II, Nxb Thuận Hóa, Huế.

112. Trung tâm Nghiên cứu Huế (2001), Nghiên cứu Huế, Tập VI, Nxb Thuận Hóa, Huế.

113. Trung tâm Từ điển học (1977), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

114. Trường Đại học Luật Hà Nội (1996), Tập bài giảng Lịch sử Nhà nước và

pháp luật Việt Nam (Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

115. Vũ Anh Tuấn (2008), “Cần công bằng với bộ luật Hoàng Việt luật lệ”, Tạp chí

Dân chủ và Pháp luật, (18).

116. Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Tương đồng và khác biệt Bộ luật Hồng Đức và

bộ luật của Trung Hoa”, Tạp chí Luật học, (27).

117. Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ

luật Hồng Đức”, Tạp chí Luật học, (30).

118. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1971), Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

119. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2007), Quốc triều Hình luật - những giá trị

lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt

Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Thanh Hóa.

120. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2008), Chúa Nguyễn và vương triều

Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Kỷ yếu

hội thảo khoa học, Thanh Hóa.

121. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2990), Pháp lệnh thừa kế, 30 - 8 - 1990, Hà Nội.

122. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

123. Viện Đại học Huế (1958), Tạp chí nghiên cứu Đại học, Tập 2, Nxb Viện Đại

học Huế.

124. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1958), Triết học của xã hội nô lệ, Nxb Sự

thật, Hà Nội.

125. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

Page 168: PHÁP LUẬ Ừ Ế THỜ Ỳ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄ Ự VẬ ỤNG …hcma.vn/Uploads/2017/6/4/Luan an Van Anh.pdf · quá trình phát triển của chế độ xã hội đó.

163

126. Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2003), Nghiên cứu lịch sử hình thành,

Nội dung cơ bản và những giá trị của Quốc triều hình luật thời nhà Lê

(Bộ luật Hồng Đức), Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

127. Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2008), Quốc triều hình luật những giá trị

lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt

Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.

128. Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư Pháp (2013), Thực tiễn thi hành một số chế

định của Bộ luật Dân sự 2005 phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện

pháp luật dân sự, Hà Nội.

129. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp (1998), Một số vấn đề pháp

luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

130. Vụ Hợp tác quốc tế, Tòa án Nhân dân tối cao (2013), Báo cáo nghiên cứu tập

quán pháp, thực trạng ở Việt Nam và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu

quả áp dụng tập quán pháp ở Việt Nam, Hà Nội.

131. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.