Top Banner
Không chỉ riêng dưa pepino mà còn có cả chục loại rau mới lạ khác, được Định Farm canh tác bằng kỹ thuật treo thẳng của Israel. Mỗi ngày Định Farm thu hoạch đều đặn từng loại “sản phẩm treo thẳng”, bán tại chỗ cho khách tham quan và chuyển đến các siêu thị trong nước. VĂN HÓA - XÃ HỘI Đóng góp của Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV TRANG 4 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4823 - THỨ HAI, NGÀY 3/7/2017 Ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng biểu trưng của ngành Giáo dục cho cô giáo Rơ Ông K’Thủy trong lễ tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2016. Ảnh: T.H TRANG 5 NHỚ LỜI BÁC DẠY Giữ rừng ở Lộc Tân TRANG 6 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Hoãn phiên tòa do tòa án và viện kiểm sát chưa thống nhất TRANG 7 KINH TẾ Cây sachi bén đất Đông Thanh TRANG 3 TRANG 2 TRANG 3 Hoa là biểu tượng của thành phố Đà Lạt, cũng là niềm tự hào của người dân nơi này. Trong quá trình hình thành và phát triển Đà Lạt đã xây dựng được 4 làng hoa truyền thống quy mô lớn và có thương hiệu. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các làng hoa vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt, trong vấn đề kết nối, phát triển du lịch. Vì ham danh vọng và địa vị, cho nên khi phụ trách một bộ phận nào, thì lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, không ưa thì tìm cách tẩy ra. Thế là chỉ biết có mình, chỉ biết có bộ phận mình mà quên cả Đảng. Đó là một thứ bệnh hẹp hòi, trái hẳn với nguyên tắc tập trung và thống nhất của Đảng. SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, THÁNG 10/1947, SĐD, T.5, TR.236, 238. ĐÀ LẠT: Phát triển các làng hoa gắn với du lịch Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 8 * Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đạt kết quả khá toàn diện XEM TIẾP TRANG 8 XEM TIẾP TRANG 8 Trồng rau treo thẳng ở Định Farm “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN” Các cơ quan tuyên truyền, báo chí ở khu vực Tây Nguyên đóng góp tích cực vào sự phát triển của khu vực Sáng 30/6, tại Đà Lạt, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (BCĐTN), Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Lâm Đồng đã phối hợp tổ chức Hội nghị Giao ban công tác tuyên truyền, báo chí vùng Tây Nguyên 6 tháng đầu năm 2017. Các đồng chí Trịnh Dũng - Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Xã hội BCĐTN; Nguyễn Thế Hòa - Phó Vụ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Đà Nẵng; Phan Văn Phấn - Phó Ban Tuyên giáo tỉnh Lâm Đồng đồng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Đức Phong - Ủy viên chuyên trách, BCĐTN; đồng chí Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông, các đài truyền hình và báo Đảng 5 tỉnh Tây Nguyên cùng các báo, đài trung ương thường trú trong khu vực... Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến phát biểu chỉ đạo hội nghị. Sáng ngày 30/6, Thực hiện chương trình làm việc toàn khóa, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức kỳ họp lần thứ 8 (khóa X) để thảo luận, cho ý kiến về các nội dung quan trọng. Hội nghị được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Cùng tham dự còn có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên, lãnh đạo các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành liên quan. Hội nghị đã lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017;...
8

PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201707/24792_BLD_ngay_3.7.2017.pdf · Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân

Oct 27, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201707/24792_BLD_ngay_3.7.2017.pdf · Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân

Không chỉ riêng dưa pepino mà còn có cả chục loại rau mới lạ khác, được Định Farm canh tác bằng kỹ thuật treo thẳng của Israel. Mỗi ngày Định Farm thu hoạch đều đặn từng loại “sản phẩm treo thẳng”, bán tại chỗ cho khách tham quan và chuyển đến các siêu thị trong nước.

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐóng góp của Đoàn đại biểu

Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng tại kỳ họp thứ ba,

Quốc hội khóa XIVTRANG 4

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4823 - THỨ HAI, NGÀY 3/7/2017

Ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng biểu trưng của ngành Giáo dục cho cô giáo Rơ Ông K’Thủy trong lễ tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2016. Ảnh: T.H TRANG 5

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Giữ rừng ở Lộc Tân

TRANG 6

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCHoãn phiên tòa do tòa án và

viện kiểm sát chưa thống nhất TRANG 7

KINH TẾCây sachi bén đất

Đông ThanhTRANG 3

TRANG 2

TRANG 3

Hoa là biểu tượng của thành phố Đà Lạt, cũng là niềm tự hào của người dân nơi này. Trong quá trình hình thành và phát triển Đà Lạt đã xây dựng được 4 làng hoa truyền thống quy mô lớn và có thương hiệu. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các làng hoa vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt, trong vấn đề kết nối, phát triển du lịch.

Vì ham danh vọng và địa vị, cho nên khi phụ trách một bộ phận nào, thì lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo vào, không ưa thì tìm cách tẩy ra. Thế là chỉ biết có mình, chỉ biết có bộ phận mình mà quên cả Đảng. Đó là một thứ bệnh hẹp hòi, trái hẳn với nguyên tắc tập trung và thống nhất của Đảng.SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, THÁNG 10/1947, SĐD, T.5, TR.236, 238.

ĐÀ LẠT: Phát triển các làng hoa gắn với du lịch

Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 8* Kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm đạt kết quả khá toàn diện

XEM TIẾP TRANG 8

XEM TIẾP TRANG 8

Trồng rau treo thẳng ở Định Farm

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN”Các cơ quan tuyên truyền, báo chí ở khu vực Tây Nguyên đóng góp tích cực vào sự phát triển của khu vực

Sáng 30/6, tại Đà Lạt, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (BCĐTN), Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Lâm Đồng đã phối hợp tổ chức Hội nghị Giao ban công tác tuyên truyền, báo chí vùng Tây Nguyên 6 tháng đầu năm 2017.

Các đồng chí Trịnh Dũng - Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Xã hội BCĐTN; Nguyễn Thế Hòa - Phó Vụ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Đà Nẵng; Phan Văn Phấn - Phó Ban Tuyên giáo tỉnh Lâm Đồng đồng chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Đức Phong - Ủy viên chuyên trách, BCĐTN; đồng chí Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông, các đài truyền hình và báo Đảng 5 tỉnh Tây Nguyên cùng các báo, đài trung ương thường trú trong khu vực...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Sáng ngày 30/6, Thực hiện chương trình làm việc toàn khóa, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức kỳ họp lần thứ 8 (khóa X) để thảo luận, cho ý kiến về các nội dung quan trọng.

Hội nghị được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,

Chủ tịch HĐND tỉnh. Cùng tham dự còn có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên, lãnh đạo các huyện, thành phố và các sở, ban, ngành liên quan.

Hội nghị đã lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo báo cáo sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017;...

Page 2: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201707/24792_BLD_ngay_3.7.2017.pdf · Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân

2 THỨ HAI 3 - 7 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Phát triển làng hoa chưa tương xứng với tiềm năngVới điều kiện khí hậu, thiên nhiên ưu đãi,

hoa là một trong những cây trồng thế mạnh của ngành nông nghiệp Đà Lạt, đóng góp đáng kể trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương. Quá trình phát triển ngành trồng hoa thành phố Đà Lạt đã tạo nên những làng nghề truyền thống chuyên trồng hoa. Từ năm 2009 đến 2015, Đà Lạt đã công nhận 4 làng hoa đạt tiêu chí làng nghề truyền thống gồm: Làng hoa Thái Phiên (Phường 12); Làng hoa Hà Đông (Phường 8); Làng hoa Vạn Thành (Phường 5); Làng hoa Xuân Thành (xã Xuân Thọ). Với diện tích hoa khoảng 600 ha, giải quyết việc làm thường xuyên cho 3.200 lao động.

Theo thông tin thống kê từ Hội Nông dân thành phố Đà Lạt, hàng năm, các làng hoa cung ứng cho thị trường trên 650 triệu cành. Giá trị thu hoạch bình quân từ trồng hoa của nông dân thành phố Đà Lạt đạt 800 triệu đồng/ha/năm. Việc ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy, phát triển các làng hoa. Một số mô hình canh tác hoa chất lượng cao đạt giá trị sản xuất từ 1 - 3 tỷ đồng/ha/năm. Tuy vậy, hiện nay, hàng năm các làng hoa mới chỉ đón khoảng 10.000 lượt du khách đến tham quan, học tập

mô hình canh tác hoa. Con số này là không cao so với sự phát triển du lịch nói chung ở Đà Lạt.

Ông Hồ Ngọc Dinh - Chủ tịch Hội Nông dân Phường 12, Làng hoa Thái Phiên, nói: “Hiện nay việc sản xuất hoa đã đảm bảo tốt cho đời sống của bà con tại Làng hoa Thái Phiên. Tuy nhiên, việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất hoa thương phẩm chưa đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; sản lượng hoa xuất khẩu vẫn còn thấp. Với nền tảng là các vùng hoa đẹp là lợi thế để phát triển du lịch. Song hai loại hình này chưa thực sự hỗ trợ phát triển cho nhau tại Làng hoa Thái Phiên”.

Đó cũng là thực trạng chung của các làng hoa trên địa bàn thành phố. Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng hai ngành thế mạnh của Đà Lạt là du lịch và nông nghiệp vẫn mạnh ai nấy làm, chưa có sự kết hợp hiệu quả. Nông dân chủ yếu sản xuất hoa để bán. Các công ty du lịch chỉ khai thác tour dựa trên những cảnh quan, địa điểm du lịch được quy hoạch sẵn.

Xây dựng nghị quyết phát triển làng hoaVới mục tiêu tôn vinh, giữ gìn và phát huy

giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của nghề trồng hoa; xây dựng và phát triển các làng hoa

theo quy hoạch gắn với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đặc biệt đưa tên các làng hoa trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch của thành phố, lần đầu tiên Thành ủy Đà Lạt ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển các làng hoa trên địa bàn thành phố Đà Lạt đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó nhấn mạnh tới phát triển làng hoa gắn với du lịch.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, giá trị thu hoạch bình quân 1 ha đất sản xuất hoa đạt 1 tỷ đồng/năm. Mỗi làng hoa hình thành 1 - 2 hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất hoa công nghệ cao gắn với hoạt động du lịch canh nông. Kết nối 4 - 5 tuyến du lịch nổi tiếng của Đà Lạt đến với các làng hoa. Thu hút du khách đến các làng hoa đạt trên 20.000 lượt.

Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân - Bí thư Thành ủy Đà Lạt cho biết: Trước đây, các làng hoa được công nhận song chưa thực sự có chuyển biến, phát triển mạnh mẽ. Bởi vậy việc ban hành và đi vào thực hiện nghị quyết chuyên đề sẽ như là một “cú hích” tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các làng hoa.

Công tác quy hoạch các làng hoa hiện đang được thực hiện trên cơ sở quy hoạch chung thành phố Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Thành ủy đã yêu cầu các cấp

ĐÀ LẠT: Phát triển các làng hoa gắn với du lịchHoa là biểu tượng của thành phố Đà Lạt, cũng là niềm tự hào của người dân nơi này. Trong quá trình hình thành và phát triển Đà Lạt đã xây dựng được 4 làng hoa truyền thống quy mô lớn và có thương hiệu. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các làng hoa vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt, trong vấn đề kết nối, phát triển du lịch.

ủy đảng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đến tất cả các tầng lớp nhân dân, nhất là ở các làng hoa để nâng cao nhận thức tạo sự đồng thuận, hưởng ứng và cùng tham gia.

“Sự nỗ lực của các làng hoa đóng vai trò chủ đạo. Trên cơ sở Nghị quyết, Thành ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có các làng hoa chủ động xây dựng các đề án cụ thể, phù hợp với điều kiện, tình hình tại các làng hoa để cùng với sự hỗ trợ của thành phố, các làng hoa sẽ chủ động vươn lên phát triển” - Bí thư Thành ủy Đà Lạt nhấn mạnh.

Thành phố Đà Lạt đã xây dựng kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng, chỉnh trang các làng hoa; kết nối các khu vực sản xuất, chế biến hoa đến khu vực trưng bày, mua bán sản phẩm và các điểm văn hóa truyền thống của làng nghề, đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách…

Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân cho rằng: “Yếu tố con người luôn đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ. Bởi vậy, thành phố sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan của tỉnh để đào tạo nhân lực nông nghiệp gắn với du lịch. Từ đó đa dạng hóa dịch vụ du lịch tại làng nghề gắn với quảng bá, xúc tiến, đầu tư thương mại”. NGỌC NGÀ

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bảo Lâm Nguyễn Ngọc Nhi: Nhận thức rõ việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là

nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) trong sạch vững mạnh (TSVM), nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo, Ban Thường vụ Huyện ủy đã đề ra nhiệm vụ, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Tuy nhiên, từ năm 2007 trở về trước, khi chưa có Chỉ thị số 10 - CT/TW, việc sinh hoạt của các chi bộ vẫn còn những hạn chế nhất định. Nhưng sau khi có Chỉ thị số 10, việc sinh hoạt chi bộ có những chuyển biến đáng kể.

Trước khi có Chỉ thị số 10 - CT/TW, một số chi bộ không thực hiện đúng chế độ sinh hoạt thường kỳ theo Điều lệ Đảng; nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, đơn điệu, ít ý kiến phát biểu hoặc phát biểu qua loa, đại khái; việc tự phê bình và phê bình còn nhiều hạn chế; công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ; đảng viên đi làm ăn xa không báo cáo chi bộ biết để xem xét cho miễn sinh hoạt Đảng theo quy định. Chi ủy và bí thư chi bộ chưa chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt. Chất lượng các cuộc họp chi bộ chưa cao. Việc ghi chép biên bản còn sơ sài, cẩu thả, không đầy đủ…

Sau khi có Chỉ thị số 10 - CT/TW của Ban Bí thư, Hướng dẫn số 09 - HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương và chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Huyện ủy Bảo Lâm đã chỉ đạo các TCCSĐ tổ chức học tập, quán triệt Chỉ thị số 10 đến đội ngũ cấp ủy viên, bí thư chi bộ và toàn thể đảng viên. Ban Thường vụ Huyện ủy giao cho Ban Tuyên giáo và Ban

Đảng bộ Bảo Lâm tăng cường nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng Từ thực tiễn sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10 - CT/TW, ngày 30/3/2007, của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”, Đảng bộ huyện Bảo Lâm đã khẳng định đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên.

Tổ chức Huyện ủy đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc học tập, quán triệt; đồng thời, giao cho Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đưa nội dung triển khai Chỉ thị số 10 vào chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm. Từ đó, đảng viên trong toàn Đảng bộ huyện nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Đảng bộ huyện Bảo Lâm hiện có 25 chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ huyện và 259 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở, với 2.892 đảng viên. Theo ghi nhận và đánh giá của Huyện ủy Bảo Lâm, trong quá trình triển khai Chỉ thị số 10 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tất cả các chi bộ đều thực hiện nghiêm túc nền nếp sinh hoạt thường kỳ hàng tháng.

Đường vào trung tâm huyện Bảo Lâm. Ảnh: X.Long

Trước đây, thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, các chi bộ tổ chức sinh hoạt định kỳ vào ngày mồng 3 hàng tháng. Tuy nhiên, kể từ khi Huyện ủy triển khai thí điểm chào cờ ở thôn, tổ dân phố vào sáng thứ hai đầu tháng, thì nhiều chi bộ đã tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng ngay sau buổi chào cờ. Nhờ vậy, tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ cao hơn trước.

Nội dung sinh hoạt định kỳ chi bộ mỗi tháng một lần đều được các chi ủy và bí thư chi bộ chuẩn bị kỹ lưỡng, sát với thực tế theo nhiệm vụ cụ thể của từng chi bộ và sự chỉ đạo của cấp trên. Việc điều hành sinh hoạt đã có bước cải tiến, dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ...

XEM TIẾP TRANG 8

Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị trấn Di Linh, huyện Di Linh

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri, chiều 29/6, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Lâm Đồng, gồm ông Nguyễn Tạo - Phó

trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội và ông K’Nhiễu - Thành viên Hội đồng Dân tộc của

Quốc hội đã có buổi tiếp xúc với cử tri thị trấn Di Linh, huyện Di Linh.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri thị trấn Di Linh đã kiến nghị với đại biểu Quốc hội những nội

dung liên quan đến các lĩnh vực: môi trường, nợ công, giao thông nông thôn và y tế.

Cụ thể, cần làm rõ nợ công và quản lý nợ công của Chính phủ. Quốc lộ 28 đoạn đi qua

địa bàn huyện Di Linh vừa hẹp, đã xuống cấp gây khó khăn cho các phương tiện tham gia

giao thông và thường xuyên xảy ra các vụ tai nạn giao thông, vì vậy Nhà nước cần sớm đầu

tư nâng cấp. Chính phủ nên có cơ chế quản lý trong việc sản xuất, nhập khẩu thuốc lá để

hạn chế những tác hại của nó đối với sức khỏe con người; cần có giải pháp xử lý rác thải một

cách hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Nhà nước cần có chính

sách giải quyết, tạo công ăn việc làm cho học sinh, sinh viên, nhất là con em đồng bào dân tộc thiểu số khi đã tốt nghiệp. Cần quan tâm nâng cao chất lượng BHYT cho người dân. Tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách tiếp cận và vay vốn ưu đãi

để đầu tư phát triển sản xuất. Ngoài ra, cử tri đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết chế độ

chính sách cho người có công…Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội, ông

Nguyễn Tạo - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vtỉnh Lâm Đồng rất vui mừng

và đánh giá cao những ý kiến của cử tri địa phương, đồng thời đã giải trình một cách cụ thể từng nội dung thuộc các lĩnh vực mà cử tri và người dân thị trấn Di Linh quan tâm.

NDONG BRỪM

* Cử tri thị trấn Di Linh đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết chế độ chính sách cho người có công

Page 3: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201707/24792_BLD_ngay_3.7.2017.pdf · Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân

3 THỨ HAI 3 - 7 - 2017KINH TẾ

Rễ bám vào đất, thân cây treo thẳngLần đầu tiên đến được Định

Farm, tôi như lạc vào rừng thông bên hồ Chiến Thắng, Đà Lạt. Nghe vậy, chủ nhân Nguyễn Định (31 tuổi) nói: “Khách du lịch vào Định Farm lần đầu cũng vậy. Nhưng lần sau quen đường, khách vẫn tranh thủ chụp hình rừng thông trước hoặc sau khi tham quan, thưởng thức tại chỗ và mua các nông phẩm của Định Farm mang về…”.

Thực ra khách du lịch bắt đầu biết đến điểm tham quan miễn phí Định Farm, tọa lạc bên rừng thông hồ Chiến Thắng từ những tháng cuối năm 2015 với sản phẩm dưa pepino giống gốc Nam Mỹ, sinh trưởng ở vùng khí hậu ôn hòa Đà Lạt tạo ra hương vị thơm ngon khác lạ.

Đến nay Định Farm vẫn duy trì 5.000 cây (2.000 m2) dưa pepino kinh doanh, thu hoạch mỗi ngày từ 100 - 150 kg bán hết nhanh cho khách tham quan và khách phương xa đặt hàng.

Điểm đặc biệt ở cây trồng pepino thử nghiệm thành công ở Định Farm là trồng trong nhà kính, chăm sóc gốc cây tỏa rễ bám trực tiếp xuống đất, lấy dinh dưỡng nuôi thân cây treo thẳng lên cao từ 3,5 - 4 m.

Từ đó, Định Farm nhân rộng phương pháp chăm sóc treo thẳng

Trồng rau treo thẳng ở Định FarmKhông chỉ riêng dưa pepino mà còn có cả chục loại rau mới lạ khác, được Định Farm canh tác bằng kỹ thuật treo thẳng của Israel. Mỗi ngày Định Farm thu hoạch đều đặn từng loại “sản phẩm treo thẳng”, bán tại chỗ cho khách tham quan và chuyển đến các siêu thị trong nước.

cả chục loại rau trồng luân canh trong nhà kính, mở rộng diện tích đến nay khoảng 5.000 m². Tháng 6/2017, vào trong cánh cửa Định Farm tham quan xuất phát với những luống cà chua baby siêu ngọt, trồng treo thẳng gần 50 ngày đang nở hoa vàng rực ở luống bên này, đồng thời đậu những hàng trái xanh non bằng đầu ngón tay ở luống cây bên kia. Bên dưới đắp từng luống đất phủ màng ni lông, chừa ra từng hàng ô tròn làm bồn cho cây bám rễ. Định dự đoán, chừng nửa tháng tới, cà chua sẽ thả đọt kéo thẳng lên gần một mét nữa, chính thức bước vào thời điểm thu hoạch liên tục đến một năm sau đó.

Tiếp theo gồm những hàng dưa leo baby Hà Lan 1.000 cây mới trồng 20 ngày, đang phát triển chiều cao hơn một gang tay, bò leo theo đường dây kéo thẳng lên gần đỉnh chóp nhà kính. “Lứa trước, những luống đất luân canh từ cà chua beef đến 8 giống dưa leo Hà Lan trái lớn, từng cây đều cắt cành tỉa tán, treo thẳng lên cao, tạo không khí thông thoáng cho cây hấp thu đủ lượng ánh sáng, nhiệt độ trong nhà kính, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đạt cao hơn….” - Định giải thích.

Tham quan giáp một vòng, khách tôi “mãn nhãn” từ luống rau dài ngày này đến luống rau dài ngày

khác với nhiều chủng loại mới lạ, sinh trưởng theo từng thời gian xuống giống cách xa nhau trong năm, trong tháng, nhưng cùng chung một phương pháp canh tác treo cây thẳng hàng, thẳng lối. Đó là những hàng cây ớt chuông 4 tháng tuổi trên diện tích 1.000 m², một tuần thu hoạch và tiêu thụ 300 - 400 kg. Hoặc 300 cây cà chua dâu gieo trồng 3 tháng, đang vào thời điểm thu hoạch đầu vụ, mỗi ngày hơn 10 kg; cà chua beef 1.000 cây trồng 3 tháng, thu hoạch cả năm, sản lượng trung bình 5 kg/cây; ớt sừng 400 cây thu hái 10 - 15 kg/ngày. Ngoài ra còn có các loại cải khổng lồ, cải cầu vồng, chăm sóc

60 ngày có thể thu hoạch liên tục đến một năm sau…

Phân hữu cơ bên dưới, bẫy sinh học bên trên Sau 5 năm tốt nghiệp kỹ sư nông

nghiệp và làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở thành phố Hồ Chí Minh, nam thanh niên 8X Nguyễn Định tích lũy kiến thức và thực tiễn trở về quê hương Đà Lạt khởi nghiệp xây dựng thương hiệu Định Farm. Tháng 9/2015, Định Farm trình làng ấn tượng với sản phẩm dưa pepino chăm sóc với phương pháp treo thẳng, sau đó đúc kết kinh nghiệm nhân rộng cả chục loại rau nêu trên.

Để đạt năng suất và chất lượng cao từ phương pháp canh tác treo thẳng cây rau lên cao, kỹ sư Nguyễn Định phải kết hợp đồng bộ các giải pháp sinh học về cải tạo đất, bón phân hữu cơ, lắp đặt bẫy dẫn dụ côn trùng và trồng các rau mùi đối kháng xua đuổi sâu bệnh gây hại. Chẳng hạn, Định chia sẻ: “Phần diện tích đất cứ sau một năm canh tác, phải được cày xới tơi xốp, bón lót phân hữu cơ chế biến từ vỏ cà phê, nhằm tạo môi trường độ ẩm thích hợp cho khả năng sinh sôi trở lại của các loài sinh vật có lợi…trong thời gian trên dưới 30 ngày trước khi gieo trồng lứa rau mới, đảm bảo chăm sóc trên nền đất dinh dưỡng bền vững…”.

Hiện tại 5.000 m² diện tích đa chủng loại rau canh tác treo thẳng của Định Farm Đà Lạt đều được cấp chứng nhận VietGAP, ước mỗi năm thu lãi bạc tỷ đồng. Chủ nhân trẻ Nguyễn Định đang liên kết với người thân quen tiếp tục áp dụng phương pháp trồng rau treo thẳng của Israel trên diện tích 5 ha nhà kính ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương.

VĂN VIỆT

Chủ nhân Định Farm trong vườn rau treo thẳng theo phương pháp Israel.

Ảnh: V.Việt

Trước đây, gần như hầu hết các hộ trong thôn Thanh Trì, xã Đông Thanh và

gia đình ông Xoa lấy cây cà phê làm kinh tế chủ lực. Trên 1ha đất trồng cà phê, làm lụng quanh năm nhưng vợ chồng ông Xoa cũng chỉ đủ ăn, thậm chí thâm hụt nếu vụ đó cà phê mất mùa. Cách đây 2 năm, gia đình ông Chữ Văn Xoa có một quyết định táo bạo, phá bỏ vườn cà phê đang vào thời kỳ cho ra trái tốt nhất để chuyển sang trồng cây dược liệu. Ông Xoa chia sẻ, sau khi được dự lớp tập huấn của khuyến nông xã, thấy trồng cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao hơn cà phê nên ông đã về bàn bạc với vợ, con, chuyển một phần cây cà phê sang

Cây sachi bén đất Đông ThanhÔng Chữ Văn Xoa (57 tuổi) ở xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà được xem là hộ dân đầu tiên mạnh dạn đưa cây sachi về địa phương trồng thương phẩm. Hiện vườn sachi rộng 3.000 m2 của gia đình ông đang ra trái chi chít, hứa hẹn một vụ bội thu.

trồng sachi. Một năm sau, gia đình ông Xoa phá bỏ hết diện tích cà phê còn lại để trồng cây sâm quy, đan sâm, đương quy. Hiện nay, toàn bộ diện tích 1ha đất của gia đình ông Xoa đều đã được chuyển sang trồng các loại cây dược liệu. Ông Xoa cho biết, cây sachi rất phù hợp với vùng đất Đông Thanh, từ khi xuống giống tới nay, vợ chồng ông chưa lần nào phải sử dụng thuốc để bơm xịt vì cây hầu như không có bệnh.

Cây sachi được trồng theo hàng như cách trồng chanh dây, cây cũng leo trên giàn. Tổng đầu tư để trồng sachi vào khoảng 40 triệu đồng/sào, bao gồm giàn leo, giống và phân bón (chủ yếu phân chuồng). Loại cây trồng này trồng được 2 năm thì bắt đầu cho ra trái. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, cây sachi cho thu hoạt liên tục trong vòng 20 năm mới phải phá bỏ. Năm nay, 3.000 m2 sachi của gia đình ông Chữ Văn

Xoa đồng loạt ra quả sai chi chít từ gốc lên ngọn, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Hiện giá sachi khô trên thị trường là 60.000 đồng/kg và vườn sachi của gia đình ông Xoa đã có người tới đặt mua. Ông Trần Ngọc Huân, cán bộ khuyến nông xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà cho biết, cây sachi là loài thực vật họ thầu dầu xuất xứ từ Nam Mỹ. Axit Omega-3 chứa trong hạt sachi được cho là có 48%-54%, giúp phát triển và nâng cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, cân bằng tế bào thần kinh, giảm các nguy cơ đột tử do bệnh tim mạch gây nên… Hiện tại, trên địa bàn xã Đông Thanh vẫn đang còn rất khiêm tốn. Thời gian gần đây thấy trồng cây sachi cho hiệu quả kinh tế cao nên một số gia đình tại địa phương mới bắt đầu mua giống về trồng. Theo thống kê, trên địa bàn xã Đông Thanh hiện có khoảng 10ha cây dược liệu các loại. Việc đưa các loại cây dược liệu về gieo trồng đã giúp nhiều gia đình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, không còn hoàn toàn phụ thuộc vào cây cà phê và mở rộng triển vọng nâng cao kinh tế gia đình. VĂN BÁU

Ông Chữ Văn Xoa bên vườn sachi. Ảnh: V.Báu

* Tổng diện tích gieo trồng huyện Lạc Dương trong 6 tháng đầu năm 2017 thực hiện gần 7.770 ha, tăng 7% so cùng kỳ năm 2016.

Trong đó cây cà phê 4% (3.680 ha), rau tăng 5% (hơn 2.070 ha); bắp tăng 12,3% (hơn 240 ha), lúa tăng 15% (hơn 83 ha); dâu tây tăng 15,5% (gần 54 ha) và hoa tăng 33,5% (467 ha)

Cùng thời gian trên, tổng đàn vật nuôi của huyện Lạc Dương gồm: đàn gia cầm 21.700 con, đàn bò hơn 3.700 con, đàn trâu 1.800 con, thủy sản 28,2 ha, so với cùng kỳ năm 2016 tăng lần lượt: 45%, 7,7%, 0,2% và 0,6%.

* UBND huyện Đơn Dương cho biết, đến cuối tháng 6/2017, tổng đàn bò sữa trên địa bàn toàn huyện là trên 11 ngàn con, trong đó hơn 8 ngàn con là bò sữa của 800 hộ nông dân. Hiện 40% đàn bò sữa đang ở thời kỳ khai thác sữa, đạt sản lượng 80 tấn/ngày với doanh thu trên 70 triệu đồng/con/chu kỳ.

Được biết, 98% lượng sữa được các công ty sữa thu mua và có tới 526 hộ chăn nuôi bò sữa liên kết tiêu thụ nguyên liệu thức ăn cho bò từ Vinamilk. V.VĂN - N.NGÀ

TIN VẮN

Page 4: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201707/24792_BLD_ngay_3.7.2017.pdf · Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân

4 THỨ HAI 3 - 7 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Tham gia kỳ họp, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lâm Đồng đã dành thời gian nghiên cứu, thảo luận, chất

vấn nhiều vấn đề nổi cộm được cử tri và nhân dân Lâm Đồng quan tâm. Cụ thể, trong thời gian qua, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, thành viên tổ tư vấn chính sách, pháp luật, tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến tham gia, góp ý đối với 12 dự án luật được xem xét thông qua tại kỳ họp. Đoàn ĐBQH Lâm Đồng đã tích cực thảo luận ở tổ và các phiên thảo luận tại hội trường. Tổng cộng, Đoàn ĐBQH Lâm Đồng đã có 27 lượt ý kiến được phát biểu, rất nhiều ý kiến đã được giải trình, tiếp thu, góp phần hoàn thiện các dự án luật.

Trong phiên thảo luận ở hội trường, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt đã thống nhất cao với kết quả thực hiện KT-XH năm 2016, nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng GDP được duy trì, an sinh xã hội được đảm bảo. Đồng thời, Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt cũng đã nhấn mạnh đến một số nội dung cần được Quốc hội quan tâm, xem xét giải quyết nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong thời gian tới. Trước hết là vấn đề nâng cao giá trị và chất lượng hàng nông sản.

Trong những năm gần đây, cử tri hết sức phấn khởi trước kết quả của nông nghiệp nước nhà, hàng nông sản không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn tăng cao về giá trị xuất khẩu, tạo nguồn thu lớn cho đất nước. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp của Việt Nam vẫn chưa thật sự bền vững. Nguyên nhân là do đa số bà con nông dân sản xuất quy mô nhỏ lẻ, tự phát, không theo quy hoạch, trong khi công nghiệp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến sau thu hoạch ở nước ta còn nhiều hạn chế, dẫn đến giá trị nông sản thấp, thu nhập của một bộ phận nông dân chủ yếu vẫn là lấy công làm lời. Vì vậy, để giải quyết tồn tại này, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những giải pháp mang tính chiến lược nhằm giải quyết vấn đề này ra sao.

Về vấn đề an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và di cư tự do, ông Đoàn Văn Việt - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã đánh giá cao những kết quả mà Chính phủ đã đạt được trong giải quyết các nội dung này, tuy vậy thì hiện nay, tình trạng tái nghèo vẫn là vấn đề đáng quan tâm, vì cứ 3 hộ thoát nghèo lại có 1 hộ nghèo mới, kết quả giảm nghèo vì vậy chưa thật

Đóng góp của Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnhLâm Đồng tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIVSau một tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ 22/5 - 21/6 đã kết thúc tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra. Với tinh thần đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hành động, các ĐBQH đã tích cực thảo luận, tranh luận, đóng góp nhiều ý kiến trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

* ĐBQH Nguyễn Tạo - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng (chất vấn trực tiếp Bộ

trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 12/6/2017): Vấn đề cử tri hiện nay quan tâm đó là phát triển công

nghệ chế biến, nhất là chế biến tinh, chế biến sâu, thực hiện các biện pháp giảm tổn thất trong các khâu thu

hoạch chế biến và bảo quản. Thời gian qua, giải pháp nêu trên chưa thật sự đồng bộ hiệu quả, chưa mang tính

khả thi cao, vì chưa được đầu tư và khuyến khích đầu tư đúng mức. Cử tri đặc biệt lo lắng với sự đề kháng

của nông sản Việt Nam trước sự thay đổi như thời tiết của thị trường Trung Quốc và sự cạnh tranh khốc liệt

của thị trường nông sản trong khu vực. Với sản lượng phát triển nông sản Việt Nam thời gian qua và sắp đến,

Bộ trưởng suy nghĩ gì về thực trạng này và đề ra những giải pháp gì mang tính đột phá nhằm nâng cao giá trị

và chất lượng hàng hóa nông sản Việt Nam có khả năng tham gia thực sự, thiết thực và hiệu quả vào chuỗi

giá trị toàn cầu.

* ĐBQH K’Nhiễu: Cử tri và nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng nhất trí với quan điểm chỉ đạo “huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị,

cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, quyết tâm khôi phục và phát triển rừng bền vững, phấn đấu đạt và vượt

mục tiêu đề ra, gắn với nâng cao đời sống của người dân các địa phương có rừng, góp phần ổn định và

phát triển kinh tế - xã hội” tại kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các

giải pháp khôi phục rừng vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2021 được

Văn phòng Chính phủ nêu tại Thông báo số 191 ngày 22/7/2016. Tuy nhiên, để giải quyết đất sản xuất cho

các hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất theo Quyết định 755 ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt chính sách đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, tỉnh Lâm Đồng đã đề

nghị được tiếp tục chuyển đổi diện tích đất rừng đã quy hoạch ngoài lâm nghiệp có nguồn gốc là rừng tự nhiên

trước năm 2008. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo về vấn đề này để địa phương triển khai.

* ĐBQH Triệu Thế Hùng: Tại Văn bản số 4251 ngày 1/6/2016 của Văn phòng Chính phủ trả lời đề

nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu du lịch quốc gia và khu

du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến: “Trường hợp 2 khu du lịch trên, Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm và Khu Du lịch Đan Kia

- Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ công nhận là khu du lịch quốc gia, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện việc miễn tiền thuê đất như đề xuất của Bộ Tài chính nêu tại Công

văn số 6648 ngày 18/5/2016”. Ngày 15/2/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 205 về việc công nhận Khu Du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm. Tuy

nhiên, đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn về việc miễn tiền thuê đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp thêm 5 năm ngoài thời gian được miễn theo quy định tại điều 19 Nghị định 46 của Chính phủ. Vậy xin

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết đã thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng như thế nào.

* ĐBQH Nguyễn Văn Hiển chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Bộ Y tế: Theo phản ánh của cử tri, hiện nay

việc kinh doanh thuốc đông y, thuốc cổ truyền còn rất hỗn loạn, thả nổi về giá cả và chất lượng, trong khi đó

công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhiều cơ sở kinh doanh khám chữa bệnh, bán thuốc không phép, 80 -

85% thuốc nhập khẩu từ Trung Quốc, song cửa khẩu lại chỉ kiểm tra được về số lượng và trọng lượng chứ

không kiểm tra được về chất lượng dược liệu. Công tác đấu thầu dược liệu chưa có hướng dẫn riêng, dẫn đến

tình trạng một số dược liệu không đảm bảo chất lượng, giá thành rẻ. Vậy giải pháp khắc phục cơ bản tình trạng

này ra sao.

sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân di cư tự do. Hiện nay, tình trạng dân di cư tự do đến Tây Nguyên còn nhiều nhưng việc giải quyết chưa đạt yêu cầu.

Đoàn ĐBQH đơn vị Lâm Đồng cùng với Đoàn Quốc hội các tỉnh Hải Dương, Điện Biên, Thừa Thiên Huế thảo luận tại tổ 14 về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của 2 dự thảo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018. Đa số các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với dự kiến tờ trình. Cụ thể, về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, về Bộ luật hình sự, các đại biểu đánh giá đã thực hiện nghiêm túc, đưa ra được nhiều ý kiến kết luận. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những hạn chế nhất định về năng lực thực tiễn của các vụ pháp chế các bộ nên khi luật ban hành có một số nội dung chưa gắn với thực tiễn. Về quốc phòng an ninh, đã ban hành một số luật như Luật Nghĩa vụ quân sự và đang thông qua Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý vũ khí và vật liệu nổ... thì các đại biểu còn băn khoăn về Luật Công an xã, hiện nay lực lượng công an xã là bán chuyên trách thì lực lượng này có nên là chính quy không, chỉ theo sau công an huyện vì công an xã có vai trò hết sức quan trọng như bảo vệ hiện trường, biết tin tức đầu tiên, từ đó phó công an xã có nên chuyên trách hay không. Tiếp nữa, Luật Cảnh sát biển can thiệp đến các vấn đề quốc tế, xử lý luật pháp trên biển, nhưng giờ mới có pháp lệnh thôi. Từ đó nên sớm nghiên cứu và thông qua 2 luật này. Ngoài ra nên xem xét Luật Dự bị động viên, Luật Công nghiệp quốc phòng an ninh (ai sản xuất vật liệu nổ, quản lý như thế nào).

Thông qua phiên chất vấn, nhiều vấn đề nóng, thời sự của thực tiễn cuộc sống được đặt lên bàn nghị sự của QH. Các ĐBQH Lâm Đồng cùng với ĐBQH cả nước đã tham gia chất vấn

nhiều vấn đề trọng tâm, ý kiến chất lượng trên cơ sở các ý kiến, kiến nghị của cử tri Lâm Đồng trong các buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH trước kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV.

Đoàn đã lựa chọn 75 ý kiến khác nhau về nội dung thuộc thẩm quyền của các cơ quan Trung ương và chất vấn các bộ, ngành Trung ương về 19 vấn đề cử tri Lâm Đồng quan tâm.

Trong đó, thực hiện chất vấn 4 lượt ý kiến tại phiên chất vấn trực tiếp tại hội trường. Đến thời điểm này, theo thông tin từ Đoàn ĐBQH Lâm Đồng cho biết, đã có 6 nội dung chất vấn được các bộ, ngành trả lời cụ thể. Ngoài ra, các ĐBQH Đoàn Lâm Đồng còn tham gia tích cực tại các phiên họp của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Kỳ họp để lại nhiều dấu ấn với hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn rất sôi động, thành công. 4 nhóm vấn đề, lĩnh vực được lựa chọn đưa ra chất vấn lần này cũng là những nội dung đang được ĐBQH, cử tri và dư luận quan tâm, theo dõi. Không chỉ chất vấn các thành viên Chính phủ, nhiều ĐBQH cũng tranh luận với ĐBQH khác, nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất, cùng các thành viên Chính phủ tháo gỡ những hạn chế, vướng mắc đã được chỉ ra trong quá trình quản lý, điều hành. Việc QH dành 3 ngày cho hoạt động chất vấn, tăng thêm nửa ngày so với các kỳ chất vấn trước, đã giúp các ĐBQH và thành viên Chính phủ có thêm thời gian tranh luận, đi đến cùng vấn đề đặt ra. Sự điều chỉnh linh hoạt này được ĐBQH cũng như cử tri và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.Vì qua thảo luận, tranh luận, các ý kiến khác nhau đó được phân tích, mổ xẻ kỹ lưỡng, giúp QH có quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.

HÀ NGUYỆT

ĐBQH Nguyễn Tạo phát biểu tại hội trường.

Page 5: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201707/24792_BLD_ngay_3.7.2017.pdf · Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân

5 THỨ HAI 3 - 7 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Vừa trở về từ Hà Nội sau khi tham dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn

quốc năm 2017, là cá nhân duy nhất trong 5 đại biểu của tỉnh Lâm Đồng đại diện cho ngành Giáo dục, nhưng chị Rơ Ông K’Thủy cười khiêm tốn: “So với nhiều người gặp ở hội nghị này, mình đã làm được gì nhiều đâu…”. Nhưng với bà con ở thôn vùng sâu Păng Tiêng thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương, chị là người đã tạo dựng cho nhiều bà con trong buôn làng một cuộc sống mới…

Hết lòng vì “con chữ” vùng sâuLần thứ hai tôi quay trở lại để gặp

chị, vẫn trong ngôi nhà nhỏ không có gì thay đổi, có chăng chỉ là thêm nhiều bằng khen, giấy khen được chị trang trọng treo kín cả tường phòng khách. 23 năm công tác trong ngành Giáo dục cũng là 23 năm chị K’Thủy cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” nơi vùng sâu Păng Tiêng. Không chỉ là một trong những giáo viên đầu tiên “gieo chữ” nơi đây, ngôi trường Tiểu học Păng Tiêng đã được dựng lên trên hơn 3.000 mét vuông đất do gia đình chị hiến tặng.

Câu chuyện liên quan đến “con chữ” của chị thật đáng nể phục. Ngày ấy, trong buôn làng hẻo lánh này, vì cuộc sống khó khăn, vì nhận thức chưa sâu của bà con về chuyện học nên những người học hết tiểu học chỉ đếm trên đầu ngón tay. Gia đình chị lúc ấy mẹ góa con côi phải chật vật với từng bữa ăn hàng ngày vẫn không ngăn cản được bước chân đến trường của chị. Phải đi xa hàng chục cây số, phải xin ở nhờ nhà người quen để học hết trung học, rồi trung cấp sư phạm để rồi trở thành cô giáo của buôn làng mình. Sau này, vừa đi dạy, chị vừa học thêm bổ túc văn hóa để lấy bằng THPT và cách đây ít năm, chị cũng hoàn thành xong chương trình đại học.

Thương bọn trẻ trong làng không có nơi học hành tử tế, khi nghe nói có chủ trương xây trường học, chị K’Thủy đã tự nguyện hiến hơn 3.000 m2 đất đang canh tác của gia đình để ngôi trường Tiểu học Păng Tiêng được dựng lên tại vị trí thuận lợi nhất thôn.

Có trường, có lớp nhưng để duy trì sĩ số và tỷ lệ chuyên cần lại là điều khó khăn cho thầy cô nơi đây. Là người địa phương, chị K’Thủy thuộc từng ngõ, hiểu hoàn cảnh từng gia đình nên luôn đi đầu trong việc vận động học sinh trở lại lớp. Chị tâm sự, việc đến nhà vận động phụ huynh giống như “giành thời gian” với họ. Bởi cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn, nhiều gia đình vẫn bắt con ở nhà trông em hay phụ giúp việc nhà. Mỗi khi có học sinh nghỉ học, chị K’Thủy phải đi thật sớm để kịp trước giờ bà con đi rẫy, nếu không gặp được phụ huynh thì lại thêm một

ngày học trò không đến lớp.Mỗi năm làm chủ nhiệm là mỗi

lần chị trăn trở tìm cách giúp đỡ học trò nghèo. Lớp chị, hầu hết là học sinh dân tộc thiểu số, em thì đi học không có dép, em thì thiếu thước, thiếu bút, từ đồng lương của mình, chị âm thầm “trang bị” cho học sinh. Nhiều em nhà xa trường 3, 4 cây số, chưa có bán trú nên sau giờ học buổi sáng, chị lại như người mẹ ríu rít dắt đàn con về nhà mình pha mì gói, cắm lại nồi cơm để bọn trẻ ăn rồi nghỉ ngơi đợi đến buổi phụ đạo chiều. Học trò của chị, có lẽ cảm nhận được tình thương yêu, quan tâm của cô giáo nên đứa nào cũng vui khi đi học. Nhiều năm liền, lớp chị chủ nhiệm nói riêng và toàn trường luôn duy trì sĩ số 100%, tỷ lệ chuyên cần đạt trên 97%, nhiều học sinh đoạt giải viết chữ đẹp cấp huyện, tỷ lệ lên lớp 100%, học sinh khá giỏi trên 50%... Có được kết quả này, đối với ngôi trường vùng sâu là điều đáng khích lệ. Đó cũng là niềm tự hào của thầy hiệu trưởng Rơ Ông Ha Xuân: “Cô K’Thủy là giáo viên năng nổ, tích cực của trường. Đặc biệt, cô là người tiên phong cũng như giữ vai trò chủ chốt trong việc vận động học sinh ra lớp để trường luôn duy trì sĩ số nhiều năm liền”.

Cô giáo K’Thủy không chỉ được phụ huynh tin tưởng, học trò yêu quý mà đồng nghiệp luôn xem cô như người chị. Ngoài việc giúp đỡ những đồng nghiệp khi mới vào nghề, nhà chị K’Thủy luôn là nơi nghỉ trưa của các thầy cô giáo ở xa. Những bữa cơm đạm bạc luôn đầy ắp tiếng cười và sự sẻ chia là động lực cho những giáo viên trẻ yên tâm bám trường, bám lớp nơi vùng sâu này.

“Cái gì tốt cho mọi người thì mình làm”Nhắc đến cô giáo K’Thủy, nhiều

cụ già trong thôn Păng Tiêng gật gù: “Nó tốt lắm, nó cho đất làm trường để trẻ con được đi học. Nó còn cho đất làm đường để bà con đi. Đó, cái bể nước dân sinh cũng là đất nó cho để xây giúp bà con có nước sinh hoạt”, già Klong K’Luyn - Trưởng thôn Păng Tiêng cho biết.

Vào thôn Păng Tiêng hôm nay, những con đường liên thôn được bê tông hóa len lỏi khắp làng. Việc

đi lại của bà con cũng dễ dàng hơn, không nắng bụi mưa lầy như trước. Trong đó, có hơn 3.700 m2 đất gia đình chị K’Thủy tự nguyện hiến để góp phần cho con đường Păng Tiêng - Đạ Nghịt 726 nối dài. Cũng từ khi có bể nước dân sinh, bà con không phải đi bộ nhiều cây số để lấy nước. Dòng nước trong vắt như “tưới tắm” cho buôn làng cuộc sống mới, tiếng cười của những đứa trẻ khanh khách đưa tay hứng những giọt nước mát lành…

Ngôi nhà nhỏ của gia đình chị cũng mặc nhiên vui sống với xóm làng. Cuộc sống vẫn còn nhiều vất vả, chồng chị làm tài xế đường dài dăm bữa nửa tháng mới về nhà. Một tay chị chăm lo việc nhà, hoàn thành việc trường, tranh thủ ngoài giờ lên lớp để nuôi thêm con heo, trồng thêm cây bắp để phát triển kinh tế.

Hỏi về hàng ngàn mét vuông đất

PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”Đối với người phụ nữ ấy, lẽ sống “mình vì mọi người” như ăn sâu vào máu thịt nên bất cứ “cái gì tốt cho mọi người thì mình làm”. Chị coi những việc làm của mình cũng tự nhiên như lá thì phải xanh, chim thì phải hót, chẳng đắn đo suy tính thiệt hơn…

cho không, chồng chị - anh K’Să K’Đoàn chia sẻ: “Tiếc làm gì, cứ mỗi lần đi làm xa về thấy có thêm công trình mới, buôn làng đẹp hơn là mình vui lắm. Thấy bà con có đường đi thuận tiện, nhất là bọn trẻ được đi học trong ngôi trường khang trang thì sự đóng góp của mình có là bao...”.

Là đại diện cho giáo viên toàn miền Nam ra Hà Nội dự chương trình tri ân nhà giáo vào dịp 20/11 năm 2016 do Bộ GDĐT tổ chức, tại buổi tiếp kiến Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tại Phủ Chủ tịch, chị K’Thủy thật lòng: “Tôi luôn trăn trở phải làm gì để đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho sự phát triển giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và địa phương nơi mình công tác...”. Có lẽ những trăn trở ấy đã khiến chị có những việc làm không hề nhỏ bé chút nào.

Tôi chia tay chị khi trưa đã muộn. Bước ra cửa, thấy chị đã ôm gùi theo chân tôi ra cổng hái bắp. Chị bảo: “Chị tranh thủ thu hoạch nốt ngày mùa để mai đến trường dạy lớp “tăng cường tiếng Việt cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1”. Năm nào cũng vậy, chị nhận lớp này vào dịp hè để các thầy cô giáo ở xa không phải vất vả đi lại trong mùa mưa Tây Nguyên.

TUẤN HƯƠNG

Ông Phan Văn Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng biểu trưng của ngành Giáo dục cho cô giáo Rơ Ông K’Thủy trong Lễ Tuyên dương nhà giáo,

cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2016. Ảnh: T.H

Cô giáoRơ Ông K’Thủy cùng học trònơi vùng sâu.Ảnh: T.H

Lâm Đồng tặng xe ô tô cho đảo Sinh Tồnvà Sơn Ca

Vừa qua, tại Lữ đoàn 146 - Vùng 4 Hải quân (Cam Ranh, Khánh Hòa), đồng chí Dương Công Hiệp - UVBTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, được sự phân công của Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng đã dự lễ bàn giao xe ô tô và quà tặng của Đảng bộ - nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại đảo Sinh Tồn và đảo Sơn Ca.

Hai chiếc xe tải hiệu Thaco Forland trị giá 765.374.000 đ là tấm lòng, tình cảm của người dân Lâm Đồng, hy vọng món quà này sẽ giúp cho cán bộ, chiến sĩ trên hai đảo có thêm phương tiện vận chuyển, giảm bớt gánh nặng khi đang làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo quê hương.

Phát biểu tại buổi tiếp nhận, Đại tá Đào Giang Hải - Chính ủy Lữ đoàn 146 - Vùng 4 Hải quân đã trân trọng cảm ơn tấm lòng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Đây là sự cổ vũ rất lớn, kịp thời và thiết thực đối với cán bộ và chiến sĩ các lực lượng đang làm nhiệm vụ trên đảo Sinh Tồn và đảo Sơn Ca, khắc phục khó khăn, thử thách bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

HẠNH QUỲNH

ĐÀ LẠT: Còn cán bộcông chức khônghoàn thành nhiệm vụ

Theo kết quả đánh giá phân loại cán bộ công chức, viên chức năm 2016 của UBND thành phố Đà Lạt, vẫn còn cán bộ của thành phố không hoàn thành nhiệm vụ.

Cụ thể, trong tổng số 694 cán bộ công chức, viên chức được đánh giá phân loại trong đợt này, có 162 người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 493 người hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ 24 người; có 9 người hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực và vẫn còn 6 người được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ. VT

Di Linh tổ chức Hội thi cải cách hành chính

Trong 2 ngày (30/6 và 1/7), huyện Di Linh đã tổ chức Hội thi cải cách hành chính năm 2017. Tham gia Hội thi lần này có 22 đội đến từ 19 xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trong huyện.

Mỗi đội gồm 5 thành viên, được bốc thăm để xếp thứ tự tham gia 3 phần thi: Chào hỏi (giới thiệu về đội mình), lý thuyết (kiến thức, xử lý tình huống về cải cách hành chính) và tiểu phẩm (kịch ngắn, hài kịch… phản ánh việc giải quyết thủ tục hành chính và việc áp dụng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, dịch vụ công trực tuyến). Ngoài ra, Ban tổ chức Hội thi còn có phần thi dành riêng cho khán giả và có 5 phần quà tặng khán giả trả lời đúng câu hỏi.

XUÂN LONG

Page 6: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201707/24792_BLD_ngay_3.7.2017.pdf · Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân

6 THỨ HAI 3 - 7 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Xóa sổ nhiều băng nhóm phá rừngCùng với Lộc Bắc và Lộc Bảo

thì Lộc Tân là một trong ba địa phương của huyện Bảo Lâm có diện tích rừng khá lớn với hơn 8.000 ha rừng tự nhiên. Địa bàn trải rộng giáp ranh với nhiều địa phương ngoài huyện như Phước Lộc (Đạ Huoai) hay Tôn K’Long (Đạ Tẻh) và cũng là một trong những cánh rừng của huyện Bảo Lâm còn nhiều loại gỗ quý, bán quý nên công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) còn gặp rất nhiều khó khăn. Xác định, Lộc Tân là một trong những điểm “nóng” về phá rừng, nên huyện Bảo Lâm đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp cùng chính quyền địa phương xã Lộc Tân tăng cường nhân lực để giữ rừng. Hiện, ở địa phương này, huyện Bảo Lâm đã thành lập 4 trạm QLBVR với các lực lượng chủ chốt tham gia như Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, Huyện đội và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đam B’ri cùng tham gia giữ rừng.

Nhờ vậy, nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, truy quét lâm tặc để QLBVR ở Lộc Tân đã được các lực lượng chức năng phối hợp tiến hành thường xuyên, bài bản và có hiệu quả. Trên cơ sở này, nhiều băng nhóm phá rừng chuyên nghiệp, có tổ chức đã bị lực lượng chức năng “xóa sổ”. Đơn cử là Chuyên án LT 0615 được Công an huyện Bảo Lâm xác lập để triệt phá một băng nhóm phá rừng có tổ chức trên địa bàn vào đầu năm 2015. Để phá chuyên án này, Công an huyện Bảo Lâm đã huy động hàng chục trinh sát phối hợp với các lực lượng chức năng cùng vào cuộc. Đến tháng 6/2015, khi nắm được thông tin băng nhóm này đang phá rừng, khai thác gỗ trái phép tại một khu rừng trên địa bàn xã Lộc Tân, Công an huyện đã huy động lực lượng truy quét, vây bắt. Kết thúc chuyên án, cơ quan công an đã bắt được đối tượng Lê Viết Tưởng (ngụ phường B’Lao, TP Bảo Lộc) và 7 đồng phạm là tay chân của Tưởng cùng tham gia khai thác gỗ trái phép tại rừng Lộc Tân. Ngoài băng nhóm này, vào đầu tháng 8/2015, Công an huyện Bảo Lâm đã bắt giữ băng nhóm phá rừng khác gồm 3 đối tượng Trương Mạnh Hùng, Quách Hải Tô và Phạm Văn Hải. Đây là 3 đối tượng đã dùng máy cưa triệt hạ gần 200 cây thông

Giữ rừng ở Lộc TânTừ năm 2015 đến nay, rừng Lộc Tân bắt đầu “nóng” trở lại, nhất là ở địa bàn giáp ranh còn nhiều loại gỗ quý như “miếng mồi” ngon khiến lâm tặc thường xuyên nhòm ngó. Trước tình hình đó, các ngành chức năng huyện Bảo Lâm và chính quyền địa phương đã tăng cường các biện pháp để giữ rừng.

hơn 30 năm tuổi tại các Tiểu khu 466 và 469 (xã Lộc Tân) gây xôn xao dư luận thời điểm đó.

Đặc biệt, mới đây, từ ngày 14/4 đến ngày 16/6, Công an huyện Bảo Lâm cùng các cơ quan chức năng đã triệt phá thành công một băng nhóm phá rừng có tổ chức trên địa bàn xã Lộc Tân và bắt giữ 7 đối tượng.

Trong đó, đối tượng cầm đầu của băng nhóm này là Trịnh Văn Long (43 tuổi, ngụ thôn 4, xã Lộc Tân). Băng nhóm của Trịnh Văn Long đã triệt hạ 20 cây gỗ kiền (nhóm 2A), với khối lượng gỗ thiệt hại gần 40 m3 tại các Tiểu khu 455 và 468 xã Lộc Tân.

Thiếu tá Lê Duy Thắng, Trưởng Công an xã Lộc Tân cho biết: “Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cơ quan chức năng từ huyện đến cơ sở, nhiều băng nhóm phá rừng trên địa bàn xã Lộc Tân đã được triệt phá. Đây chính là lời cảnh báo khiến lâm tặc hoạt động trên địa bàn xã phải chùn bước, run sợ. Tuy nhiên, hiện tại, tình trạng khai thác rừng trái phép trên địa bàn xã vẫn còn nhưng chủ yếu nhỏ, lẻ không đáng kể. Qua công tác tuần tra, kiểm soát trong 6 tháng đầu năm, toàn xã chỉ xảy ra 8 vụ vi phạm lâm luật (giảm 10 vụ so với cùng kỳ). Đây là con số đáng khích lệ để Lộc Tân cố gắng phát huy thực hiện tốt công tác giữ rừng trong thời gian tới”.

Toàn dâncùng giữ rừngXuất phát từ quan điểm giữ

rừng là phải dựa vào người dân, nên những năm qua, huyện Bảo Lâm đã tăng cường cán bộ về xã Lộc Tân phối hợp cùng chính quyền địa phương củng cố các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn. Cán bộ kiểm lâm, ban lâm nghiệp, công an huyện tích cực phối hợp với trưởng thôn, già làng và những người có uy tín trong xã thường xuyên đến từng nhà để tuyên truyền, vận động nhân dân không phá rừng làm nương rẫy, không tiếp tay cho lâm tặc... Nhờ vậy, ý thức giữ rừng của người dân được nâng lên đáng kể để cùng tham gia giữ rừng.

Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, từ năm 2015 đến nay, UBND xã Lộc Tân đã vận động được 100% hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn các Thôn 1, 2, 3, 4 và Thôn 6 tham gia nhận khoán, bảo vệ rừng. Hơn 4.000 ha rừng đã được giao về cho 230 hộ đồng bào, chia thành nhiều nhóm hộ quản lý, bảo vệ. Hàng năm, từ việc nhận khoán, bảo vệ rừng mang lại thu nhập từ 7,5 - 8 triệu đồng/hộ. Nguồn thu này đã và đang giúp các hộ dân ổn định cuộc sống để động viên họ cùng tham gia giữ rừng. Ông K’Tút, Trưởng thôn kiêm Tổ trưởng

Tổ nhận khoán QLBVR Thôn 6 (xã Lộc Tân) cho hay: “Hiện, thôn chúng tôi có 124 hộ là bà con đồng bào DTTS tham gia nhận khoán, bảo vệ hơn 1.500 ha rừng. Để thực hiện tốt công tác giữ rừng, thôn đã xây dựng hương ước và được toàn thể bà con cam kết, thống nhất cùng bảo vệ rừng. Hiện, tổ chúng tôi được phân thành 4 nhóm, mỗi ngày có từ 10 - 12 người cùng tham gia đi tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng tại các vùng trọng điểm giáp ranh. Qua tuần tra các thành viên trong tổ nhận khoán đã nhiều lần phát hiện lâm tặc khai thác gỗ trái phép và thông báo cho cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý”.

Ông Phan Văn Tú, Phó Ban quản lý Rừng phòng hộ Đam B’ri cho hay: “Hiện tại, Ban được giao nhiệm vụ QLBV hơn 3.000 ha rừng tại xã Lộc Tân, nhưng số lượng nhân viên tham gia giữ rừng ở đây còn mỏng nên việc giữ rừng còn nhiều khó khăn. Song, nhờ có bà con đồng bào và những nguồn tin đồng bào cung cấp kịp thời trong những chuyến thăm rừng đã giúp chúng tôi kịp thời xử lý nhằm hạn chế đáng kể tình trạng phá rừng ở Lộc Tân. Vì vậy, ngoài việc vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, chúng tôi rất cần sự đồng hành của bà con để có được những nguồn tin quý giá phục vụ cho công tác giữ rừng đạt hiệu quả cao”.

KHÁNH PHÚC

Cơ quan chức năng và người dân xã Lộc Tân cùng tuần tra giữ rừng. Ảnh: Khánh Phúc

Trang bị nghiệp vụ bơian toàn, phòng chốngđuối nước trẻ em

Trong 3 ngày từ 28 - 30/6, hơn 50 học viên là cán bộ, công chức, viên chức, hướng dẫn viên, cộng tác viên làm công tác thể dục thể thao, giáo viên thể dục, cán bộ làm công tác đoàn, đội của 6 huyện (thuộc cụm I) trên địa bàn tỉnh đã tham gia lớp tập huấn bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em năm 2017 do Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch phối hợp với Phòng Văn hóa - Thể thao huyện Đức Trọng tổ chức. Theo đó, các học viên sẽ được học phần lý thuyết với những nội dung cơ bản: Phổ biến các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đến chương trình bơi an toàn giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng kế hoạch, phương pháp tổ chức triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em; kỹ năng an toàn, phòng, chống tai nạn đuối nước.

Song song với đó, các học viên cũng sẽ được thực hành kỹ thuật tại hồ bơi, gồm những nội dung: Các bài tập khởi động; các bài tập bổ trợ, làm quen với nước, kỹ thuật thở, phương pháp dạy bơi trườn sấp; hô hấp nhân tạo và sơ cấp cứu người đuối nước; phương pháp tự giải thoát, ôm, bám của người đuối nước; các bài tập bổ trợ kiểu bơi ếch… T.VŨ

Theo thông tin từ Văn phòng UBND huyện Lạc Dương, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn toàn huyện là trên 93 ngàn ha, tăng hơn 4 ngàn ha so với cùng kỳ.

Cũng trong thời gian này, toàn huyện xảy ra 45 vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng, giảm 11 vụ, tương đương với 19,6% so với cùng kỳ. Diện tích rừng bị tác động trên 19 ngàn m2, giảm 31 ngàn m2, tương đương 61,7% so với cùng kỳ. Lâm sản thiệt hại hơn 148 m3, giảm 161 m3, tương đương 52,1% so với cùng kỳ. N. NGÀ

LẠC DƯƠNG: Giao khoán trên 93 ngàn ha quản lý, bảo vệ rừng

BẢO LỘC: Phổ biến LuậtGiao thông cho thanh niên

Thành Đoàn Bảo Lộc và Công ty TNHH Honda Bảo Khánh (được Honda Việt Nam ủy quyền) vừa tổ chức buổi tuyên truyền tác hại của ma túy, phổ biến kiến thức Luật Giao thông đường bộ và hướng dẫn lái xe an toàn cho các đoàn viên, thanh niên đang theo học tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc.

Tại đây, 420 đoàn viên, thanh niên của trường đã được nghe đại diện Đội điều tra ma túy Công an TP Bảo Lộc nói về tác hại của ma túy và hậu quả của việc sử dụng ma túy trong khi tham gia giao thông... Bên cạnh đó, Đội Cảnh sát giao thông Công an TP Bảo Lộc cũng đã thông tin đến đoàn viên, thanh niên của trường tình hình an toàn giao thông trên địa bàn Bảo Lộc, các nguyên nhân dẫn đến tai nạn và các hình thức xử phạt các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Đặc biệt, tại buổi phổ biến Luật Giao thông này, nhân viên Công ty TNHH Honda Bảo Khánh đã hướng dẫn các đoàn viên, thanh niên về cách đội mũ bảo hiểm, tư thế ngồi trên xe, chạy xe trên cầu thăng bằng...

Trước đó, Thành Đoàn Bảo Lộc và Công ty TNHH Honda Bảo Khánh đã tổ chức phổ biến Luật Giao thông đường bộ cho đoàn viên, thanh niên, học sinh tại các xã Đại Lào, Lộc Nga, Đam B’ri và Phường I.

TRỊNH CHU

6 tháng đầu năm 2017, Công an thành phố Đà Lạt đã điều tra làm rõ 83/90 vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn, xác định 75/147 đối tượng gây án đến từ nơi khác, chiếm hơn 51%.

Hậu quả 3 người chết, 12 người bị thương, tài sản thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2016, trọng án giết người tăng 4 vụ. Thường án chiếm gần 56,7% tổng số vụ

phạm pháp hình sự. Đáng chú ý, đã xảy ra 1 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội; 4 vụ cắt trộm cáp viễn thông.

Địa bàn xảy ra số vụ phạm pháp hình sự nhiều nhất là

Phường 6 và Phường 8 (mỗi phường 13 vụ); các xã Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung không xảy ra vụ nào về phạm pháp hình sự.

MẠC KHẢI

Hơn 51% đối tượng nơi khác đến Đà Lạt gây án

Page 7: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201707/24792_BLD_ngay_3.7.2017.pdf · Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân

7 THỨ HAI 3 - 7 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Theo hồ sơ vụ án, năm 1988, vợ chồng ông Nguyễn Quốc Huy và Phan Thị Hương được chính quyền địa phương

cấp đất làm nhà ở tại thửa đất 327, tờ bản đồ số 13, thôn Phú An, xã Phú Hội. Sau đó năm 1991, gia đình ông Huy làm một ngôi nhà ván trên lô đất nói trên và đến ngày 2/5/1994, vợ chồng ông Huy lập “Giấy chuyển nhượng nhà đất”, sang nhượng lại ngôi nhà ván và một phần lô đất (nay là thửa đất 914, tờ bản đồ số 28), có diện tích 280 m2 cho bà Nguyễn Thị Thanh Hảo. Việc sang nhượng này đã được UBND xã Phú Hội xác nhận. Ngày 22/3/1995, ông Huy và bà Hảo đến đăng ký đất đai tại UBND xã Phú Hội. Ngày 12/4/1996, gia đình ông Huy được cấp GCNQSDĐ phần đất còn lại sau khi đã sang nhượng cho bà Hảo 280 m2, với diện tích 464 m2, trong đó có 400 m2 đất xây dựng theo quy định hạng mức đất ở nông thôn. Cũng như gia đình ông Huy, ngày 15/5/2001, gia đình bà Hảo cũng được cấp GCNQSDĐ, với diện tích 246 m2 đất ở nông thôn, nhưng sau đó bị thu hồi bởi các lý do: Ghi sai thời điểm chuyển nhượng, tên đăng ký không đúng với họ tên của bà Hảo, sổ đỏ cấp cả phần diện tích đất chưa được đo đạc bản đồ địa chính, không có hồ sơ chỉnh lý biến động theo quy định.

Ngày 7/5/2014, bà Nguyễn Thị Thanh Hảo tiếp tục lập thủ tục kê khai, đăng ký đất để xin cấp GCNQSDĐ đối với đất và hạng mức đất ở nông thôn tại thửa đất 914, tờ bản đồ số 28. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (CNVPĐKĐĐ) tiến hành kiểm tra, chuyển Phòng TN-MT thẩm tra, tham mưu UBND huyện Đức Trọng ban hành Quyết định số 1009/QĐ-UBND-ĐĐ ngày 19/5/2014 và đã viết phôi GCNQSDĐ số BS 785165 và chuyển thông tin địa chính cho Chi cục Thuế. Ngày 20/5/2014, Chi cục thuế Đức Trọng ban hành Thông báo số 1602/CCT-TB về việc nộp tiền sử dụng đất (SDĐ) và lệ phí trước bạ nhà đất đối với bà Nguyễn Thị Thanh Hảo với số tiền 901.895.040 đồng, trong đó tiền SDĐ 897.408.000 đồng, tiền lệ phí trước bạ 4.487.040 đồng. Không đồng ý với số tiền sử dụng đất phải nộp nói trên, bà Nguyễn Thị Thanh Hảo đã khởi kiện tại TAND tỉnh Lâm Đồng. Thế nhưng, căn cứ vào việc Chi cục Thuế Đức Trọng đồng ý

hủy Quyết định thông báo nộp tiền SDĐ số 1602/CCT-TB, Chi cục Thuế đề nghị CNVPĐKĐĐ chuyển lại thông tin địa chính để xác định lại nghĩa vụ tài chính đối với gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Hảo và bà Hảo đồng ý rút đơn khởi kiện, ngày 9/3/2016, TAND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 06/2016/QĐST-HC đình chỉ vụ án.

Sau một thời gian dài giải quyết xong tranh chấp đất đai giữa gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Hảo và gia đình ông Ha Duyên ở bên cạnh, đồng thời xác định lại nghĩa vụ tài chính đối với gia đình bà Hảo, ngày 24/5/2017, Chi cục Thuế Đức Trọng ban hành Thông báo nộp tiền SDĐ và lệ phí trước bạ nhà đất” số 3897/CCT-TB. Theo đó, gia đình bà Hảo phải làm nghĩa vụ tài chính 188.829.600 đồng, trong đó, tiền SDĐ 186.960.000 đồng, tiền lệ phí trước bạ 1.869.600 đồng.

Không đồng ý với thông báo nộp tiền SDĐ của Chi cục Thuế Đức Trọng, bởi theo bà Nguyễn Thị Thanh Hảo: Theo quy định của Luật Đất đai 2013, thuế SDĐ đối với gia đình bà phải bằng 0, bởi lẽ: Lô đất mà gia đình bà sang nhượng lại có nguồn gốc đất ở, sử dụng hợp pháp từ năm 1988, nghĩa là trước thời điểm 15/10/1993 theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì không phải làm nghĩa vụ tài chính về SDĐ.

Đồng thời, căn cứ điểm 2a, mục III, phần A, Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về thu tiền SDĐ quy định: “Trong trường hợp đất đã được sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 không có tranh chấp thì không phân biệt người xin cấp sổ đỏ là người đã sử dụng trước ngày 15/10/1993, hay là người sử dụng đất sau ngày 15/10/1993 do nhận chuyển nhượng, thừa kế, hiến tặng... Khi được cấp sổ đỏ đều

không phải nộp tiền SDĐ”. Xuất phát từ việc bà Nguyễn Thị Thanh Hảo không đồng ý nộp tiền SDĐ, UBND xã Phú Hội không tiến hành trao giấy CNQSDĐ cho gia đình bà Hảo, bà Hảo quyết định khởi kiện việc UBND xã Phú Hội không trao GCNQSDĐ cho gia đình bà ra TAND huyện Đức Trọng và TAND huyện Đức Trọng đã quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 4/7/2017 là đúng luật (bởi thời hạn đầu cho phép 4 tháng và 2 tháng gia hạn). Thế nhưng, trong hồ sơ của TAND huyện Đức Trọng chuyển cho VKSND huyện vào ngày 23/6/2017, không thể hiện tập hồ sơ khởi kiện bổ sung của luật sư Nguyễn Hồng Phước - người được bà Hảo ủy quyền với yêu cầu phải triệu tập các ngành chức năng của huyện như Phòng TN - MT, CNVPĐKĐĐ, Chi cục Thuế Đức Trọng tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nên VKSND huyện yêu cầu hoãn phiên tòa, để triệu tập đầy đủ các cơ quan chức năng liên quan nói trên.

Xung quanh vấn đề này có điều đáng lưu ý là: Tại buổi đối thoại lần đầu giữa UBND xã Phú Hội và luật sư Nguyễn Hồng Phước, đã thống nhất sẽ đưa các cơ quan chức năng của huyện Đức Trọng gồm: Chi cục Thuế, Phòng TN-MT, CNVPĐKĐĐ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nhưng sau khi Chi cục Thuế gửi thông báo thuế cho TAND huyện, thì TAND huyện lại không mời các cơ quan chức năng nói trên tham gia hòa giải là trái với quy định của luật. Đặc biệt, trong hồ sơ chuyển cho VKSND huyện, TAND huyện Đức Trọng không thể hiện tập hồ sơ khởi kiện bổ sung của luật sư Nguyễn Hồng Phước với yêu cầu phải triệu tập các cơ quan chức năng huyện tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trước thực tế đó, VKSND huyện Đức Trọng đã yêu cầu TAND huyện bổ sung tập hồ sơ khởi kiện bổ sung của luật sư Nguyễn Hồng Phước vào hồ sơ vụ án, nhưng không được TAND huyện Đức Trọng chấp thuận, khiến VKSND huyện phải xin ý kiến chỉ đạo của VKSND tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy, vụ việc cứ vòng vo kéo dài nên rất cần sự thống nhất, khách quan trong quá trình giải quyết vụ việc của cơ quan tư pháp huyện.

HOÀNG VƯƠNG MỸ

Hoãn phiên tòa do tòa ánvà viện kiểm sát chưa thống nhất Ngày 23/6/2017, TAND huyện Đức Trọng chuyển hồ sơ vụ án “Không trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)” của xã Phú Hội đối với bà Nguyễn Thị Thanh Hảo ở nhà 28, tổ 20, Phi Nôm, xã Hiệp Thạnh, với thời hạn đưa vụ án hành chính ra xét xử sơ thẩm vào ngày 4/7/2017. Thế nhưng, sau khi nhận được hồ sơ vụ án của TAND huyện, VKSND huyện Đức Trọng đã có văn bản yêu cầu hoãn phiên tòa, nhằm triệu tập đầy đủ các cơ quan chức năng của huyện với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, theo đơn khởi kiện bổ sung của luật sư được thân chủ ủy quyền theo luật định dẫn đến vụ việc kéo dài...

Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri thị trấn Cát Tiên của Đoàn ĐBQH, đơn vị

tỉnh Lâm Đồng mới đây, ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Cát

Tiên cho biết: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Cát Tiên còn thấp, mới chỉ đạt 57%.

Trong khi đó, chỉ tiêu mà UBND tỉnh giao cho địa phương Cát Tiên huy

động người dân tham gia bảo hiểm y tế là 71%.

Do đó, để nâng cao chỉ tiêu người dân tham gia bảo hiểm y tế đã được tỉnh giao, theo ông Hùng, thời gian

tới, UBND huyện Cát Tiên tập trung chỉ đạo ngành chức năng tiếp tục rà

soát các đối tượng chưa tham gia bảo hiểm y tế để có chỉ đạo tập trung tuyên

truyền lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế cho từng đối tượng cụ thể.

TRỊNH CHU

CÁT TIÊN: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế còn thấp

Xã hội hóa trên 100 tỷ đồng trong nhiều lĩnh vực

Theo ngành chức năng tỉnh, tính từ năm 2010 đến nay, các tổ chức tôn giáo trong tỉnh đã có nhiều hoạt động xã hội

hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, dạy nghề, văn hóa thể thao, môi trường,

từ thiện nhân đạo với tổng số tiền lên trên 100 tỷ đồng.

Dẫn đầu hoạt động này chính là cộng đồng Công giáo với khoảng 70 tỷ đồng;

kế tiếp là Phật giáo trên 30 tỷ đồng, các tôn giáo khác như Tin lành cũng có

nhiều đóng góp. Hiện trên địa bàn Lâm Đồng có 7 tôn

giáo chính là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo, Ba Ha’I và

Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo... với gần 790 nghìn tín đồ,

chiếm khoảng 65% dân số toàn tỉnh. VT

Từ ngày 1/7/2017, nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai ở bộ phận “Một cửa”

Việc luân chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của người

sử dụng đất thường được thực hiện tại các Chi cục Thuế, nhưng từ ngày

1/7/2017, sẽ được thực hiện tại bộ phận “Một cửa” của UBND các huyện và

thành phố. Đó là những hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và những hồ sơ khai thuế đối

với lệ phí trước bạ nhà đất.Việc thay đổi này là sự phối hợp của

ngành Thuế và ngành Tài nguyên - Môi trường, theo Công văn chỉ đạo số 2593/

UBND-TC ngày 3/5/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng về xử lý hồ sơ về nhà

đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đây là một phần trong công tác cải cách hành

chính, nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất không phải đi lại nhiều nơi,

nhiều lần.Cán bộ Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại bộ phận “Một cửa” sẽ

hướng dẫn cho người sử dụng đất kê khai hồ sơ và xử lý những vấn đề phát sinh. Định kỳ hằng quý, 6 tháng, hằng

năm, Chi cục Thuế và cơ quan Tài nguyên - Môi trường cùng cấp sẽ kiểm

tra, đối chiếu hồ sơ.PHẠM LÊ

Ông Nguyễn Viết Vân - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng cho biết: Tỉnh Lâm Đồng vừa công bố xếp hạng, chỉ số điểm đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan nhà nước trên toàn tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, đối tượng đánh giá là các cơ quan nhà nước trong toàn tỉnh theo các khối: Khối các sở, ban, ngành (20 đơn vị), khối các cơ quan, đơn vị khác (6 đơn vị), khối UBND các huyện, thành phố. Với cách tính chỉ số được tính bằng tổng điểm của 4 nhóm tiêu chí: Hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, ứng dụng CNTT, chính

sách đầu tư và ứng dụng CNTT.Kết quả năm 2016, trong khối các sở, ban,

ngành nhóm đạt mức tốt (từ 0,8 điểm trở lên) có 3 đơn vị là Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh; Khối các cơ quan đơn vị khác: Bảo hiểm xã hội tỉnh đạt mức tốt, các đơn vị còn lại lần lượt đạt khá và trung bình; Khối các UBND huyện, thành phố: TP Đà Lạt đạt mức tốt, mức khá gồm TP Bảo Lộc và các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Cát Tiên, các huyện còn lại đạt mức trung bình.

Theo đánh giá chung, công tác ứng dụng CNTT năm 2016 để phục vụ chỉ đạo điều

hành, phục vụ người dân và doanh nghiệp cửa các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh đã được triển khai nghiêm túc và đạt kết quả khả quan. Nhìn chung, mức độ ứng dụng CNTT tại các cơ quan đều tăng so với năm 2015, tuy nhiên vẫn còn mức chênh lệch lớn giữa các đơn vị đứng đầu và xếp cuối.

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị trong toàn tỉnh tiếp tục tăng cường ứng dụng CNTT trong điều hành và phục vụ tốt nhu cầu người dân. Đồng thời khắc phục, củng cố và nâng cao năng lực, chỉ số trong năm 2017.

DIỄM THƯƠNG

LÂM ĐỒNG:Công bố xếp hạng, mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước năm 2016

Page 8: PHÓNG SỰ DỰ THI “LÂM ĐỒNG ĐỔI MỚI - CƠ HỘI ĐỂ PHÁT …baolamdong.vn/upload/others/201707/24792_BLD_ngay_3.7.2017.pdf · Đồng chí Huỳnh Thị Thanh Xuân

8 THỨ HAI 3 - 7 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Đảng bộ Bảo Lâm... TIẾP TRANG 2

Các cơ quan tuyên truyền,... TIẾP TRANG1

... Theo báo cáo của Thường trực BCĐTN, trong 6 tháng đầu năm, các cơ quan tuyên truyền, báo chí ở khu vực đã hoạt động hiệu quả, bám sát định hướng của Đảng, thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền để phản ánh kịp thời các vấn đề còn tồn tại; đấu tranh chống lại các luận điệu tiêu cực cũng như tình trạng tham ô, tham nhũng, lãng phí trong các cơ quan nhà nước; nhân rộng các mô hình, tấm gương tiêu biểu;... đóng góp cho sự phát triển của khu vực.

Theo báo cáo của BCĐTN, trong 6 tháng đầu năm, Tây Nguyên phải đối mặt với nhiều khó khăn do nguồn lực đầu tư hạn chế, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; giá cả một số mặt hàng nông sản như tiêu, thịt lợn… giảm sâu làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nhân dân. Song, với việc tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn nên kinh tế trong vùng tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Các tỉnh vùng Tây Nguyên tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển. Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt trên 7,83%; tăng 5,84% so với cùng kỳ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng so với năm trước. Sản xuất nông nghiệp được đầu tư phát triển theo hướng công nghệ cao, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 32% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt gần 89 ngàn tỷ đồng, tăng 11,44% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội ước đạt trên 34 ngàn tỷ đồng, tăng 6,95% so với cùng kỳ. Tình trạng nợ thuế kéo dài được xử lý nên thu ngân sách trên địa bàn đạt 51,17%. Công tác giáo dục, mạng lưới y tế tiếp tục được đầu tư, củng cố, phát triển.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã cảm ơn, ghi nhận và đánh giá cao đóng góp của các cơ quan tuyên truyền, các cơ quan báo chí trên địa bàn khu vực Tây Nguyên trong 6 tháng đầu năm.

Đợt này, đại diện các báo trung ương và địa phương đã có 11 ý kiến trong đó nhấn mạnh tới các vấn đề

nổi cộm của khu vực mà báo chí đã phản ánh. Đồng thời các cơ quan báo chí cũng có nhiều ý kiến đối với hoạt động của BCĐTN để công tác trao đổi, cung cấp thông tin tuyên truyền diễn ra hiệu quả hơn.

Kết luận tại hội nghị, đại diện lãnh đạo BCĐTN nhấn mạnh: Trong 6 tháng cuối năm, các cơ quan tuyên truyền, báo chí trong toàn khu vực Tây Nguyên cần tập trung tuyên truyền việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, những thành tựu kinh tế xã hội; nhiệm vụ chính trị những tháng cuối năm. Nhất là kịp thời tuyên truyền 3 Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết TƯ 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ góp phần vào việc tăng cường công tác xây dựng Đảng, sự đồng thuận xã hội, sự gắn bó giữa Đảng và nhân dân.

Cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước; nhân rộng các mô hình tiên tiến; tôn vinh các giá trị văn hóa, tình đoàn kết giữa các dân tộc và đường lối chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước về vấn đề DTTS. Tham gia tích cực và hiệu quả vào việc tuyên truyền liên kết vùng, chủ trương đóng cửa rừng Tây Nguyên của Thủ tướng Chính phủ, triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc trong nhân dân.

Báo chí cũng cần chú trọng tuyên truyền về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn Tây Nguyên 15 năm qua. Đặc biệt về kết quả thực hiện các chính sách đặc thù liên quan đến vùng đồng bào DTTS trong đó có vai trò của BCĐTN.

N. NGÀ

QUỐC TẾ

Nhật Bản xét xử các cựu lãnh đạo TEPCO về thảm họa Fukushima

Ngày 30/6, Tòa án quận Tokyo (Nhật Bản) mở phiên sơ thẩm xét xử ba cựu lãnh đạo Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) với các cáo buộc hình sự liên quan đến thảm họa hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011.

Đây là vụ xét xử hình sự đầu tiên liên quan đến thảm họa hạt nhân kể từ sau vụ Chernobyl năm 1996.

Ba cựu lãnh đạo của TEPCO bị đưa ra xét xử gồm cựu Chủ tịch Tsunehisa Katsumata, 77 tuổi và hai cựu phó giám đốc gồm Ichiro Takekuro, 71 tuổi và Sakae Muto, 67 tuổi.

Ba nhân vật này bị buộc tội thiếu sót trong nghiệp vụ gây thương vong cho người dân tại khu vực nhà máy và bệnh viện gần đó. Tuy nhiên, cả ba đối tượng đều bác bỏ cáo buộc.

Tại phiên tòa, ông Katsumata đã xin lỗi về thảm họa nghiêm trọng trên, song ông tự biện hộ

cho rằng đây là thảm họa không thể dự báo.

Các luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng khẳng định không có cách nào để biết được trận động đất mạnh 9 độ Richter thời điểm đó sẽ gây ra thảm họa sóng thần, kéo theo đó là thảm họa hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima khiến hơn 150.000 người dân phải rời bỏ nhà cửa lánh nạn với nhiều rủi ro về sức khỏe do cơ thể bị nhiễm phóng xạ.

Phiên xét xử diễn ra trong bối cảnh tồn tại nhiều tranh cãi về việc có nên xét xử các cựu lãnh đạo của TEPCO.

Các công tố viên Nhật Bản từ chối khởi tố 3 nhân vật này với lập luận thảm họa hạt nhân là không thể tránh khỏi, trong khi đó, một ủy ban dân sự độc lập khẳng định cần xét xử hình sự để làm rõ ai là người phải chịu trách nhiệm cho thảm họa hạt nhân lớn nhất thế giới sau

vụ Chernobyl này và liệu nó có thể được ngăn chặn hay không.

Dự kiến, một số người bao gồm quan chức của TEPCO và một số chuyên gia về động đất và sóng thần cũng sẽ có mặt tại phiên tòa với tư cách nhân chứng.

Theo kết quả điều tra của một ủy ban dân sự độc lập năm 2014, các cựu lãnh đạo TEPCO đã nhận được một báo cáo hồi tháng 6/2009 cho rằng nhà máy có thể phải hứng chịu một trận sóng thần cao tới 15,7 mét, nhưng họ đã không áp dụng các biện pháp đề phòng mặc dù biết có nguy cơ xảy ra sóng thần lớn.

Ủy ban này cáo buộc sự vô trách nhiệm của các cựu lãnh đạo TEPCO đã khiến 13 người bị thương do nổ khí hydro tại nhà máy cũng như làm một số bệnh nhân tử vong khi buộc phải sơ tán khỏi một bệnh viện gần nhà máy sau thảm họa trên.

TTXVN

... Góp ý cho dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Quy định số 57 - QĐ/TW ngày 3/5/2007 của Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 11 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác bảo vệ chính trị nội bộ và Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ.

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đã được nghe đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt thông qua dự thảo báo cáo về kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017. Về cơ bản, kinh tế tiếp tục phát triển, hầu hết các chỉ tiêu tăng so cùng kỳ. Tổng giá trị tăng thêm - GRDP theo giá so sánh 2010 ước đạt 23.465 tỷ đồng, tăng 8,5% so cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 3.017 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 278,2 triệu USD, tăng 36,4% so cùng kỳ, khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 2.954 ngàn lượt khách, tăng 13,4% so cùng kỳ… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng nêu rõ những hạn chế, khó khăn còn tồn tại như: kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, tình hình dịch bệnh xảy ra trên diện rộng tại một số địa phương, giá cả nông sản xuống thấp, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng còn diễn biến phức tạp, còn xảy ra một số vụ gây thiệt hại lớn về

tài nguyên rừng, xảy ra một số vụ chống người thi hành công vụ, số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể tăng, thu hút vốn đầu tư trong nước còn hạn chế, giải ngân xây dựng cơ bản chậm…

Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng “cò khách”, tăng giá, ép giá khách du lịch chưa được ngăn chặn dứt điểm, ảnh hưởng đến thương hiệu, hình ảnh du lịch của địa phương.

Về công tác chính trị tư tưởng đi vào chiều sâu, thực hiện nguyên tắc phê bình và tự phê bình ở một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa nghiêm, còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế, công tác cải cách hành chính ở một số ban, ngành, địa phương chưa quyết liệt, còn gây phiền hà cho nhân dân.

Theo đó, 8 nhiệm vụ giải pháp về phát triển KT - XH và 6 giải pháp trong công tác xây dựng Đảng đã được Chủ tịch UBND tỉnh nêu lên và nhận được sự đồng tình, thống nhất cao của các đồng chí tham dự hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến ghi nhận những kết quả đạt được và chỉ đạo nhiều vấn đề, trong đó đặc biệt nhấn mạnh các ban, ngành, địa phương của tỉnh cần tiếp tục lãnh, chỉ đạo thực hiện

nghiêm, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng chỉnh đốn Đảng từ cơ sở, từng cán bộ, đảng viên, nhất là kỷ luật, kỷ cương của Đảng, tính gương mẫu, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong các ban Đảng, bám sát thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị gắn với thực hiện đề án vị trí việc làm. Chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) trong toàn Đảng bộ và xây dựng Chương trình hành động, kế hoạch của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo rà soát quy hoạch cán bộ chủ chốt của tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 và thực hiện công tác quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy các chức danh Bí thư, Phó bí thư Tỉnh ủy và các chức danh chủ chốt của Đảng bộ, chính quyền tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 2021 - 2026. Xây dựng kế hoạch luân chuyển, điều động cán bộ thuộc diện quy hoạch đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương...

NGUYỆT THU

Hội nghị Tỉnh ủy... TIẾP TRANG1

... Chi bộ yêu cầu mỗi đảng viên phải thực sự phát huy dân chủ trong tự phê bình, phê bình góp ý cho đảng viên và tập thể, xem đây là một trong những tiêu chí để đánh giá, phân loại đảng viên vào cuối năm.

Mỗi kỳ sinh hoạt, chi bộ kiểm điểm, đánh giá những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tồn tại trong tháng trước và đề ra nhiệm vụ, biện pháp thực hiện tháng sau. Trong mỗi lần sinh hoạt, các chi bộ còn gắn với việc kiểm điểm, đánh giá theo nội dung Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Mỗi lần sinh hoạt, thư ký ghi chép đầy đủ; bí thư chi bộ phát biểu kết luận và biểu quyết thông qua để nội dung kết luận trở thành

nghị quyết của chi bộ.Ngoài việc duy trì sinh hoạt định

kỳ, các chi bộ còn triển khai sinh hoạt chuyên đề. Nội dung sinh hoạt chuyên đề chủ yếu tập trung bàn giải pháp triển khai các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; ngăn chặn trộm cắp, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…

Trong quá trình 10 năm triển khai Chỉ thị số 10 - CT/TW của Ban Bí thư, tuy còn có những khó khăn, hạn chế nhất định, nhưng Đảng bộ huyện Bảo Lâm khẳng định đây là một trong những giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng để xây dựng chi bộ, Đảng bộ ngày càng TSVM.

XUÂN LONG