Top Banner
Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức bmáy hành chính nhà nước Nguyn ThKim Nhung Khoa Lut. Đại hc Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Người hướng dn : PGS.TS. Vũ Hồng Anh Năm bảo v: 2014 91 tr . Abstract. Hthống hóa những vấn đề lý luận vtham nhũng; phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức trong bmáy cơ quan hành chính nhà nước. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức và công tác giáo dục pháp luật vphòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong hthng cơ quan hành chính nhà nước Vit Nam. Tthc trạng đó, đưa ra những yêu cầu, quan điểm và đề xut nhng giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giáo dục pháp lut vphòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước giai đoạn hin nay. Keywords.Tham nhũng; Giáo dục pháp luật; Cán bộ; Công chức; Cơ quan hành chính Content. 1.Tính cấp thiết của đề tài. Trong nh ững năm qua, công cuộc đổi mới do Đả ng ta kh ởi xướng và lãnh đạo đã thu được nh ững thành tựu quan tr ọng, song đất nước ta cũng còn gặ p nhi ều khó khăn, trong đó có sự hoành hành củ a t tham nhũng. Tham nhũng đã tr thành "quốc n ạn". Tham nhũng cả n tr quá trình phát triể n kinh t ế . Tham nhũng làm đả o l ộn các giá trị đạo đức. Tham nhũng làm vẩn đục các quan hệ hi. Do v ậy, công tác phòng ngừa, đấ u tranh ch ống tham nhũng luôn được coi là nhiệ m v chi ến lược c ủa Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hộ i ch nghĩa Việ t
14

Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

Oct 16, 2019

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo

dục pháp luật đối với cán bộ, công chức bộ

máy hành chính nhà nước

Nguyễn Thị Kim Nhung

Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận văn ThS. Luật: 60 38 01

Người hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Hồng Anh

Năm bảo vệ: 2014 91 tr .

Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tham nhũng; phòng, chống tham

nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức trong bộ máy cơ

quan hành chính nhà nước. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức và công tác

giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong hệ thống

cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam. Từ thực trạng đó, đưa ra những yêu cầu,

quan điểm và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giáo dục pháp

luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước

giai đoạn hiện nay.

Keywords.Tham nhũng; Giáo dục pháp luật; Cán bộ; Công chức; Cơ quan hành chính

Content.

1.Tính cấp thiết của đề tài.

Trong những năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh

đạo đã thu được những thành tựu quan trọng, song đất nước ta cũng còn gặp

nhiều khó khăn, trong đó có sự hoành hành của tệ tham nhũng. Tham nhũng đã

trở thành "quốc nạn". Tham nhũng cản trở quá trình phát triển kinh tế. Tham

nhũng làm đảo lộn các giá trị đạo đức. Tham nhũng làm vẩn đục các quan hệ xã

hội. Do vậy, công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng luôn được coi

là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Page 2: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

Nam hiện nay mà Thanh tra Nhà nước giữ một vai trò quan trọng trong công

tác phòng, chống tham nhũng.

Tham nhũng là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất của các chế độ

xã hội và đặc biệt nguy hiểm đối với chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước

hết, nó làm tha hoá bộ máy Nhà nước, làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, nhất là

những viên chức ở cấp cao, có quyền lớn. Những cán bộ, viên chức có hành vi

tham nhũng mất đi khả năng điều hành, xử lý công việc một cách đúng đắn.

Một khi chính họ đã trở thành những kẻ phạm pháp thì nói gì đến chức năng

"Cầm cân nẩy mực" trong đời sống xã hội. Tham nhũng làm cho nhân dân mất

tin tưởng, thậm chí bất bình, oán thán bộ máy Nhà nước, do đó làm cho Nhà

nước tách rời, thậm chí đối lập với nhân dân. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối

với Nhà nước ta, bởi nó như một sự làm trái, thậm chí phản bội lại những lý

tưởng cao cả mà quần chúng vẫn tin tưởng hết lòng hy sinh phấn đấu. Trong cơ

chế thị trường hiện nay, ngoài những thế mạnh cần được phát huy để phát triển

kinh tế, xã hội, cơ chế thị trường còn có những tồn tại nhất định, trong đó nạn

tham nhũng đang có xu hướng nẩy nở lan rộng, trở thành một trong bốn nguy

cơ của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta và đã thật sự trở

thành quốc nạn.

Công tác PCTN đã trở thành một yêu cầu bức xúc của toàn xã hội, đòi

hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tư tưởng, tổ

chức của từng thành viên trong xã hội. Một trong những giải pháp quan trọng

nhằm PCTN có hiệu quả đó là công tác giáo dục pháp luật về PCTN cho mọi

chủ thể nhằm góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các tầng lớp

nhân dân, không những thế còn góp phần nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật

và hiệu quả quản lý nhà nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác

GDPL, trong những năm qua, các cơ quan nhà nước, các cơ sở, các tổ chức đã

Page 3: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

rất quan tâm đến công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN

đăc biệt cho đối tượng là đội ngũ cán bộ, công chức, vì vậy công tác này đã đạt

được những kết quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đó, hiệu quả

công tác giáo dục pháp luật về PCTN cho đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ

quan hành chính còn bộc lộ những hạn chế sau đây:

Thứ nhất, hoạt động thông tin, tuyên truyền pháp luật của các cơ quan, tổ chức

nhiều khi chưa gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Việc xây

dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật hàng năm chưa đều, chất

lượng chưa cao. Các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng thời gian qua

được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, song một số văn bản không được tổ chức tuyên

truyền, phổ biến, quán triệt thường xuyên, nên quá trình triển khai thực hiện còn thiếu

thống nhất, công dân, cơ quan, tổ chức gặp khó khăn khi thực hiện các quy định pháp

luật.

Thứ hai, nội dung giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống

tham nhũng chưa phong phú, đa dạng, chưa được chuẩn hoá. Đối tượng được tuyên

truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn hẹp, thời gian qua mới tập trung vào

thực hiện Đề án 137 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo

dục, đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó hình thức, phương pháp tuyên truyền còn đơn

điệu, tự phát, thiếu sự gắn kết giữa các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật;

chưa thu hút được sự tham gia sâu của báo chí và các phương tiện thông tin chúng.

Thứ ba, các cơ quan, tổ chức làm công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến

pháp luật về PCTN chưa có đội ngũ báo cáo viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ

năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật; nghiệp vụ về công tác tuyên truyền, phổ biến

pháp luật chưa được nghiên cứu, hướng dẫn đầy đủ, do vậy, khi triển khai tuyên

truyền, phổ biến pháp luật đã gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu tổ chức và mời báo cáo

viên.

Page 4: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

Thứ tư, điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tuyên

truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cũng còn khiêm tốn; kinh phí

phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhiều khi chưa được ưu tiên, đảm

bảo.

Trước những hạn chế, bất cập nêu trên thì cần phải triển khai nghiên cứu thấu

đáo về công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham

nhũng, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến trong thực tế, qua đó

góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do vậy,

vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói

riêng cho đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan là vô cùng quan trọng

và cần thiết. Với lý do đó, tôi chọn đề tài “Phòng, chống tham nhũng từ

phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức bộ máy hành chính

nhà nước” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ luật học chuyên ngành lý luận và

lịch sử nhà nước và pháp luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Có thể nói rằng GDPL là một vấn đề mang tính cấp thiết của nước ta trong giai

đoạn hiện nay. Đây cũng là vấn đề được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm.

Trong thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã được công bố

như:

- Luận án Phó tiến sĩ của Lê Đình Khiêm (1993), Nâng cao ý thức pháp luật

của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ở nước ta hiện nay, Hà Nội.

- Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật(1995), do TSKH Đào

Trí Úc chủ biên, Hà Nội.

- Một số vấn đề giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số(1996),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 5: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

- Luận án tiến sĩ của Dương Thanh Mai (1996), Công tác tuyên truyền giáo dục

pháp luật ở nước ta – thực trạng và giải pháp;

- Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay(1997), của Vụ

Phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

- Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện nhà nước và Pháp luật, Học viện chính trị

Quốc gia (2000), Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các Trường chính trị ở

nước ta hiện nay, Hà Nội.

- Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Văn Trầm(2002), Giáo dục pháp luật cho

cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định, Hà Nội .

- Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị của Quách Văn Trang (2002), Tăng

cường công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, chính quyền cơ sở tỉnh Ninh Bình trong

giai đoạn hiện nay, Hà Nội.

- Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay(2003), của

tác giả Tô Tử Hạ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, …

- Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị của Lê Thị Xuân Hương (2009),

Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện miền núi tỉnh Thanh

Hóa hiện nay, Hà Nội.

- Luận văn thạc sĩ luật học của Đinh Thị Loan(2010), “Giáo dục pháp luật cho

đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang, Hà Nội.

Những công trình nghiên cứu, tài liệu nêu trên là nguồn tư liệu tham khảo có

giá trị, mang tính lý luận và thực tiễn cao. Nhưng các công trình nay chỉ mới dừng lại

nghiên cứu ở góc độ lý luận chung về các vấn đề giáo dục pháp luật nói chung cho đội

ngũ cán bộ, công chức trong tỉnh hoặc trong cơ quan nhà nước mà chưa có công trình

nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về giáo dục pháp luật về phòng chống

tham nhũng cho đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan nhà nước. Vì vậy,

đây là đề tài mới, đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề này.

Page 6: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận về phòng, chống

tham nhũng; giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng cho cán bộ, công

chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, từ đó đánh giá đúng thực trạng

và nhằm xác định những phương hướng, giải pháp để đổi mới công tác giáo dục

pháp luật về phòng chống tham nhũng cho đối tượng nêu trên.

* Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tham nhũng; phòng, chống tham nhũng

từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức trong bộ máy cơ quan

hành chính nhà nước.

- Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ công chức và công tác giáo dục pháp luật

về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành

chính nhà nước ở Việt Nam

- Từ thực trạng đó, đưa ra những yêu cầu, quan điểm và đề xuất những giải

pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống tham

nhũng cho cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước giai đoạn hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy

hành chính nhà nước

* Phạm vi nghiên cứu của luận văn:

- Những vấn đề lý luận về phòng, chống tham nhũng; giáo dục pháp luật về

phòng, chống tham nhũng.

Page 7: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

- Thực trạng công tác giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán

bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.

- Yêu cầu, quan điểm, giải pháp đổi mới công tác giáo dục pháp luật về phòng,

chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Cùng

với các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước kiểu mới, về việc tiếp tục

xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng đội ngũ cán bộ, công

chức hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động

công vụ phục vụ nhân dân.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể: đề tài sẽ sử dụng một cách linh hoạt và hợp lý

các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp khảo

sát thực tế; Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp phân tích, đối chiếu;

Phương pháp so sánh; Phương pháp tọa đàm trao đổi.

6. Tính mới và những đóng góp của luận văn

- Nhìn nhận thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta hiện nay

- Nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong

cơ quan hành chính nhà nước.

- Cho thấy rõ tác hại của tê nạn tham nhũng đối với sự phát triển của xã

hội.

- Đổi mới công tác giáo dục pháp luật để góp phần phòng, chống tham

nhũng có hiệu quả

Page 8: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

- Góp phần đưa ra những giải pháp nhằm giáo dục pháp luật về phòng

chống tham nhũng cho cán bộ, công chức trong thời gian tới đem lại hiệu quả

cao.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, phần nội dung của luận văn được cấu

trúc thành 03 chương:

Chương I : Cơ sơ ly luân v ề phòng, chống tham nhũng , giáo dục pháp luật về

phòng, chông tham nhung cho can bô , công chưc trong bô may hanh chinh nha nươc

Chương II: Thưc trang phòng , chống tham nhũng , giáo dục pháp luật về phòng ,

chông tham nhung cho can bô , công chưc trong bô may hanh chinh nha nươc ơ nươc ta

Chương III : Yêu câu , quan điểm, giải pháp đ ổi mới giao duc phap luât vê phong ,

chông tham nhung cho can bô , công chưc trong bô may hanh chinh nha nươc ơ nươc ta

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện khoa học thanh tra - Thanh tra Chính phủ (2008), Một số vấn đề về tham

nhũng và những nội dung chủ yếu của Luật phòng, chống tham nhũng & các văn bản

hướng dẫn thi hành. Nxb Chính trị quốc gia.

2. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình “ Lý luận chung về nhà nước và

pháp luật” Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Chương trình hành động chống tham nhũng khu vực châu Á Thái Bình

Dương.

4. Viện Khoa học Thanh tra - Thanh tra Chính phủ (2008), Thực trạng và

nguyên nhân tham nhũng ở Việt Nam, Hà Nội.

5. Luận văn thạc sĩ luật học của Đinh Thị Loan(2010), “Giáo dục pháp luật cho

đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang, Hà Nội.

Page 9: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

6. Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị của Lê Thị Xuân Hương (2009),

Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cấp xã ở các huyện miền núi tỉnh Thanh

Hóa hiện nay, Hà Nội.

7. Thanh tra Chính phủ (2011), “Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng

và tham gia của Việt Nam”, Nxb Lao động - Xã hội.

8. Tô Tử Hạ (2003) Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức

hiện nay(2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Luận văn tốt nghiệp cử nhân chính trị của Quách Văn Trang (2002), Tăng

cường công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, chính quyền cơ sở tỉnh Ninh Bình trong

giai đoạn hiện nay, Hà Nội.

10. Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Văn Trầm(2002), Giáo dục pháp luật

cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định, Hà Nội .

11. Đề tài khoa học cấp Bộ của Viện nhà nước và Pháp luật, Học viện chính trị

Quốc gia (2000), Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các Trường chính trị ở

nước ta hiện nay, Hà Nội.

12. Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp (1997) Một số vấn đề về giáo

dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

13. Luận án tiến sĩ của Dương Thanh Mai (1996), Công tác tuyên truyền giáo

dục pháp luật ở nước ta – thực trạng và giải pháp;

14. Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia

15. Một số vấn đề giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu

số(1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.TSKH Đào Trí Úc chủ biên (1995), “Xây dựng ý thức pháp luật và lối sống

theo pháp luật”, Hà Nội.

Page 10: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

17. Luận án Phó tiến sĩ của Lê Đình Khiêm (1993), “Nâng cao ý thức pháp luật của

đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ở nước ta hiện nay”, Hà Nội.

18. Hoàng Phê (Chủ biên) 2000, Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ, Nxb Đà

Nẵng

19. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 21-NQ-CP ngày 12/9/2009, ban hành

“Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020”.

20. Hồ Chí Minh – Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia

21. Hồ Chí Minh – Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia

22. Hồ Chí Minh – Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia

23. Hồ Chí Minh – Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia

24. Đặng Sỹ Lộc (7/2007) “Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng”, Tạp

chí xây dựng Đảng, Hà Nội.

25. Cục Chống tham nhũng - TTCP (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm

2011 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho năm 2012, Hà Nội.

26. Thanh tra Chính phủ (2010), Tài liệu tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực

hiện một số quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Hà Nội.

27. Chính phủ (2012), Tài liệu Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện luật phòng,

chống tham nhũng và sơ kết giai đoạn thứ nhất chiến lược Quốc gia phòng, chống

tham nhũng đến năm 2020. Hà Nội.

28. Thanh tra Chính phủ (2008), “Một số vấn đề về tham nhũng và những nội

dung chủ yếu của Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi

hành”, Nxb Chính trị Quốc gia.

Page 11: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

29. Tài liệu Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục

pháp luật của Chính phủ từ năm 2003 đến năm 2007 và Tập tham luận tại Hội nghị

(tháng 4/2008).

30. Quốc hội (2007), Luật phòng chống tham nhũng (2005), (sửa đổi bổ sung

một số điều năm 2007), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

31. Tài liệu sơ kết giai đoạn 1 Đề án “Phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư

pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán

bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn” (tháng 12/2008).

32. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 “Về

việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật”.

33. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 212/2004/TTg ngày

16/12/2004 phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật

và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn

từ năm 2005-2010”.

34. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 28/2006/QĐ-TTg ngày

28/01/2006 phê duyệt các “Đề án chi tiết thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ

biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân

dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005-2010”.

35. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày

07/01/1998 “Về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp

luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL”.

36. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày 07/01/1998

“Về tăng cường công tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay”.

Page 12: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

37. Chính phủ (2003), Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003

đến năm 2007 ban hành kèm theo quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003

của Thủ tướng Chính phủ

38. Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị

Quyết số 08/NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của

công tác tư pháp trong thời gian tới.

39. Kỷ yếu Hội thảo “Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hệ thống truyền

thanh cơ sở” (tháng 7/2004).

40. Tài liệu Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg,

Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg và triển khai Chương trình PBGDPL của Chính phủ

giai đoạn 2003-2007 (năm 2003).

41.Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh chống tham nhũng năm

1998.

42. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề về phổ biến, giáo dục pháp luật

(năm 2006).

43. Đặc san Tuyên truyền pháp luật chuyên đề về Chỉ thị số 32-CT/TW ngày

09/12/2003 (năm 2007).

44. Chính phủ (2007), Báo cáo việc thực hiện Luật PCTN số 27/BC-CP, Hà

Nội.

45. Chính phủ (2006), Báo cáo công tác triển khai Luật PCTN, Hà Nội.

46. Chính phủ (2007- 2012), Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng, Hà

Nội.

47. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), kết luận số 21-KL/TW

Hội nghị Trung ương 5 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban

Page 13: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác PCTN, lãng phí, Hà Nội.

48. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01

năm 2003 phê duyệt “Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến

năm 2007”.

49. Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 05/1999/TTLT-TC-TP

ngày 28 tháng 01 năm 1999, hướng dẫn thực hiện Dự án xây dựng và quản lý Tủ sách

pháp luật ở xã, phường, thị trấn.

50. Chỉ thị số 01/1999/CT-BTP ngày 28 tháng 01 năm 1999 của Bộ Tư pháp về

việc triển khai Dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn.

51. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3

năm 2008 phê duyệt “Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến

năm 2012”.

52. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

53. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam (1999), (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

54. Chính phủ , Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 Về việc

tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 năm 2003 của Ban Bí Thư Trung ương

Đảng (khoá IX) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”.

55. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày

09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) “Về tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành

pháp luật của cán bộ, nhân dân”.

Page 14: Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6164/1/00050003027.pdf · nhũng từ phương diện giáo dục

56. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X, Nghị quyết Trung ương 3 “Về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng

phí”, Hà Nội.

57. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học,

phần: Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND,

Hà Nội.

58. PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, TS Bùi Minh

Thanh (chủ biên) (2007), PCTN ở Việt Nam và thế giới, Nxb CAND, Hà Nội.

59. Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt “chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến

năm 2012”.

60. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày

09/12/2003 “Công tác phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp

luật của cán bộ, nhân dân”.

61. Viện khoa học thanh tra - Thanh tra Chính phủ, thông tin khoa học thanh tra

và chống tham nhũng số 19 - 2/2008,“Thực trạng và nguyên nhân tham nhũng ở Việt

Nam”.

62. Viện khoa học thanh tra - Thanh tra Chính phủ , thông tin khoa học thanh

tra và chống tham nhũng số 16 - 7/2007, Việt Nam với kế hoạch hành động chống

tham nhũng khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

63. Thanh tra Chính phủ - Ngân hàng phát triển châu Á (2007), “Hành động

chống tham nhũng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”. NXB Tư pháp. Hà Nội.