Top Banner
1 NAMO SHAKYAMUNI BUDDHA
87

Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

Jan 17, 2015

Download

Education

Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

1

NAMO SHAKYAMUNI

BUDDHA卍 

Ph t giáo và m c tiêu giáo d c công b ng xã h i trong kinh đi nậ ụ ụ ằ ộ ể nguyên th yủ

02/03/2014 21:10:00Thích Pháp Nh ư

Page 2: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

2

1

Đã đọc: 320          Cỡ chữ:   

Chính vai trò của đức Phật trong sự hình thành nền giáo dục Phật giáo và sự giáo dục của đó đã góp phần xây

dựng xã hội công bằng trên phương diện ứng xử giữa cá nhân đối với các mối quan hệ gia đình và xã hội, sự

công bằng trên phương diện bình đẳng giới, bình đẳng giai cấp, không kỳ thị xuất thân và tôn giáo, đặc biệt là áp dụng năm nguyên tắc đạo đức trong đời sống con

người để xã hội càng tốt đẹp hơn.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phật giáo được xem là một tôn giáo lớn của thế giới, có tầm ảnh hưởng nhất đối với xã hội loài người. Nhờ một hệ thống giáo lý trong Tam tạng kinh điển, mà nổi bậc là những tư tưởng về triết học; chính trị; văn hóa; xã hội; nghệ thuật, v.v… trên tất cả các lĩnh vực ấy thì giáo dục Phật giáo cũng là một lĩnh vực đóng góp

không nhỏ. Một hệ thống giáo dục đa chiều không chỉ đứng trên khía cạnh tôn giáo mà còn bao trùm rất

nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của con người.

Giáo dục là một thiết chế xã hội, có chức năng cung cấp kiến thức và đào tạo một con người hoàn thiện về

nhân cách; đạo đức cũng như lối sống chuẩn mực. Giáo dục con người chính là phát huy những điều thiện mà

con người đã sẵn có và từ bỏ những điều bất thiện

Page 3: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

3

2

trong tâm thức. Giáo dục Phật giáo không chỉ xây dựng một con người thánh thiện, định hướng cho một xã hội mà còn hướng con người đến sự giải thoát khỏi sanh tử luân hồi trên tinh thần công bằng xã hội. Những điều này được thể hiện trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy. Vì thế người viết đã chọn đề tài: “Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển

Nguyên thủy”. Chính vai trò của đức Phật trong sự hình thành nền giáo dục Phật giáo và sự giáo dục của đó đã góp phần xây dựng xã hội công bằng trên phương diện ứng xử giữa cá nhân đối với các mối quan hệ gia đình và xã hội, sự công bằng trên phương diện bình đẳng

giới, bình đẳng giai cấp, không kỳ thị xuất thân và tôn giáo, đặc biệt là áp dụng năm nguyên tắc đạo đức

trong đời sống con người để xã hội càng tốt đẹp hơn.

II. SỰ HÌNH THÀNH NỀN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

1. Vai trò của đức Phật trong bối cảnh lịch sử

Khi đức Phật chưa xuất hiện thì xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ đã có đến 96 ngoại đạo và 72 bàng môn[1], tuy nhiên trong Kinh Phạm Võng đã đưa ra luận thuyết của 62

ngoại đạo[2] lúc bấy giờ, dân chúng cả tin vì không am hiểu chân lý. Sự xuất hiện của đức Phật trong bối cảnh lịch sử như một nhà cách mạng cải cách về tư tưởng đã in sâu vào xã hội Ấn Độ bởi bộ luật Manu[3] và kinh điển

Veda[4].

Xuất thân là một thái tử với tên gọi Siddhārtha Gotama thuộc bộ tộc Sakya, là con của vua Suddhodana và hoàng hậu Maya tại Kapilavastu, thuộc Nepan ngày nay. Vì nhận ra cảnh vô thường của sanh; già; bệnh; chết, ngài đã từ bỏ cuộc sống xa hoa; quyền lực cùng

vợ đẹp; con ngoan để đi tìm chân lý. Với trí tuệ siêu việt từ sự chứng ngộ, ngài đã nhìn thấy sự khổ; nguyên

nhân của khổ; sự diệt tận khổ đau và con đường đưa đến sự diệt khổ: “Này các Tỳ kheo, đó là Khổ Thánh đế, Khổ tập Thánh đế, Khổ diệt Thánh đế và Khổ diệt đạo

Thánh đế”.[5] Ngài thấy rõ tất cả các pháp do nhân

Page 4: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

4

3

duyên hợp và cũng do duyên mà tan rã; sự vô thường của kiếp sống cũng như sự vô thường của tất cả các sự vật hiện tượng của vũ trụ. Chính sự thấy biết của ngài là thật, là chân lý khách quan nên ngài đã không ngại những khó khăn mà đi rao giảng chánh pháp để khai

ngộ cho chúng sanh. “Người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng

vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc”.[6] Ngài đã đánh đổ những điều bất hợp lý từ truyền thống đã áp đặt lên thân phận con người, những bất công trong chế độ phân chia giai cấp được nhìn nhận theo nghiệp lực chứ không phải do huyết thống. Ngài chỉ cho mọi người thấy con đường thọ sanh của chúng sanh qua sáu nẻo luân hồi.[7] Những quan điểm sống, những định kiến xã hội sai lầm đã đè nặng lên kiếp

người được ngài dựng đứng lại khi chúng bị quăng ngã xuống từ lâu. Ngài thấu hiểu những quy luật chi phối

con người[8] và vũ trụ[9]. Ngài chỉ cho mọi người phương pháp thấy rõ bản chất của cuộc sống một cách chân

thực để từ đó có cách ứng xử đúng đắn giữa con người với nhau trong đời sống, tránh đi những lầm lạc và tu tập để đạt đến sự an lạc trong hiện tại cũng như vị lai.

Trong suốt bốn mươi chín năm, ngài đã không quản ngại sự khó khăn của hoàn cảnh, sự khắc nghiệt của khí

hậu, sự nguy hiểm khi phải đối mặt với những định kiến; truyền thống xã hội mà thuyết pháp cho không ít người. Ngài là một nhà giáo dục vĩ đại, không những truyền trao kiến thức mà còn cả sự nhận chân được

cuộc sống và giác ngộ tâm linh. Với sự đau khổ trong kiếp sống và sự tái sanh trong luân hồi nên đức Phật đã

khuyến khích mọi người tu tập để được sự giác ngộ:

“Không bệnh lợi tối thắng

Niết-bàn lạc tối thắng

Bát chánh là độc đạo

Page 5: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

5

4

An ổn và bất tử”.[10]

Sự giác ngộ của chúng sanh bằng cách thực hành con đường Bát chánh, đức Phật dạy: “Đây là con đường đưa

đến Khổ diệt, này các Tỳ-kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư

duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định”[11] để đạt được những quả

vị chứng đắc là Tứ quả Thanh văn.[12] Điều đó chứng minh cho lời ngài dạy là có hiệu nghiệm. Trong đó

thánh quả A la hán được miêu tả là: “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc cần làm đã làm xong, đã đặt gánh nặng xuống, từ nay không trở lại trạng thái này nữa”.[13] Có nghĩa là một vị A la hán vấn đề sanh tử đã

đoạn tận, những quy chuẩn đạo đức đã viên mãn, gánh nặng về năm uẩn[14]không còn đè nặng và đây là kiếp

cuối cùng không còn tái sanh nữa. Điều này thể hiện sự lợi ích từ việc giáo dục của Phật. Sự cứu giúp chúng

sanh ra khỏi đau khổ luân hồi là một cách giáo dục siêu việt nhất mà không ai có thể làm được.

Giáo pháp của ngài trở thành những lời dạy vi diệu nhất, có giá trị nhất trong hơn hai mươi lăm thế kỷ.

Ngài dạy: “Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái ấy: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này tự ngã của tôi”.[15] Để từ đó không còn bám víu, không còn chấp thủ những điều huyễn

hoặc. Những giáo lý như Tứ diệu đế, Vô thường, Vô ngã, Thập nhị nhân duyên, Thiền định… đã giúp con người từ

phàm phu trở nên một bậc thánh. Những quan điểm bình đẳng giai cấp, bình đẳng nam nữ, quyền con

người, những lối sống, cách ứng xử trong gia đình và xã hội đã giúp cho con người và xã hội Ấn Độ thoát khỏi

những định kiến ràng buộc. Cho đến nay những lời dạy của ngài để lại là một kho tàng vô giá.

2. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA ĐỨC PHẬT

Trong kinh điển Nguyên thủy, đức Phật nhiều lần cho rằng “Như Lai chỉ là người chỉ đường”[16]. Ngài đã chỉ ra

Page 6: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

6

5

những quan điểm sống lỗi thời và đưa ra những tư tưởng đúng đầy tính hiện thực. Ngài không phải là “huyễn thuật sư” không sử dụng “huyễn thuật lôi

cuốn”[17] người khác mà chỉ dùng chân lý khách quan mà ngài đã chứng ngộ được để giúp cho chúng sanh

nhận chân giá trị thực của cuộc sống. Những bài pháp được ngài trình bày một cách rõ ràng, tỉ mỉ từ đại cương cho đến chi tiết. Dù có thuyết giảng cho một hội chúng đông; hay cho một vài người; hoặc chỉ khi có một người nào đó thì ngài đều tìm cách để họ thấy được những gì họ chưa thấy, biết được những gì họ chưa biết và làm

phát triển những điều thiện trong họ. Những lời dạy của ngài mang tính khách quan làm cho người nghe tự nhận

định chứ ngài không áp đặt, không giáo điều, không buộc người khác phải chấp nhận. Ngài đưa ra một khái

niệm với nhiều yếu tố và trình bày tư tưởng ấy dưới dạng liệt kê qua những con số, chẳng hạn như: “Này

các Tỷ-kheo, người đàn bà có năm sức mạnh này. Thế nào là năm? Sức mạnh sắc đẹp, sức mạnh tài sản, sức

mạnh bà con, sức mạnh con trai, sức mạnh giới hạnh”[18] hay “Này các Tỳ kheo, đầy đủ năm đức tính

này, một người đàn ông hoàn toàn không khả ý đối với nữ nhân. Thế nào là năm? Không có nhan sắc (dung

mạo), không có tài sản, không có giới hạnh, lười biếng và không có khả năng sinh con”.[19]

Ngài thường sử dụng phép ẩn dụ, so sánh một sự vật hiện tượng này với một sự vật hiện tượng khác để diễn giảng về điều ngài đang nói. Ví dụ khi ngài nói đến sự nguy hiểm của dục lạc, ngài so sánh qua các hình ảnh:

“Các dục lạc của thế gian như khúc xương khô; như miếng thịt; như bó đuốc cỏ khô; như hố than hừng; như cơn mộng; như vật dụng cho mượn; như trái cây; như lò thịt; như gậy nhọn; như đầu rắn, vui ít; khổ nhiều; não nhiều, do vậy nguy hiểm còn nhiều hơn”.[20] Từ những hình ảnh so sánh đó để nói lên rằng sự tạm bợ của các dục lạc ở thế gian và con người đụng vào nó là sẽ gặp nhiều đau khổ. Với lối sử dụng hình ảnh hiện thực để

Page 7: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

7

6

nói lên ý nghĩa của chân lý, ngôn từ ngắn ngọn, súc tích tạo cho người nghe dễ hiểu và từ đó cảm nhận chân lý

qua hình ảnh.

Đức Phật không bác bỏ quan điểm của người khác, không chê bai, mà chỉ đặt những câu hỏi để cho đối phương tự trả lời. Sự khéo léo của ngài là đã sắp xếp

những câu hỏi theo tiến trình của tư duy một cách logic để đối phương trả lời và nhận định nó mà từ bỏ những ý kiến của họ lúc ban đầu. Chân lý không phải do ngài áp đặt mà nó luôn hiện hữu trong đời sống và người nghe có thể chấp nhận chân lý ấy nếu những câu trả lời của

ngài hợp lý.

Phương pháp giáo dục của Đức Phật là đề cao sự thực hành, chính sự thực hành mới thấy được chân lý hiện

hữu ngay trong đời sống thực tại. Có thực hành mới có thể thực nghiệm được chân lý. Do con người cứ phải bám víu những điều hư vọng, không thật mà bỏ quên cuộc sống hiện tại. Nếu làm được như thế này thì con

người sẽ không rơi vào đau khổ, Ngài dạy:

“Không than việc đã qua,

Không mong việc sắp tới,

Sống ngay với hiện tại,

Do vậy, sắc thù diệu.

Do mong việc sắp tới,

Do than việc đã qua,

Nên kẻ ngu héo mòn,

Như lau xanh lìa cành.”[21]

Đức Phật còn sử dụng những nghề nghiệp, những công việc hằng ngày, những sự vật, hiện tượng thực tế để thí dụ, để thuyết giảng cho những người làm nghề ấy, như hình ảnh người nông dân, người dân chài, kẻ bắt rắn, kẻ bị trúng tên, v.v… giúp họ tiếp cận chân lý một cách dễ

Page 8: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

8

7

dàng, thuận lợi. Đây là những nghề nghiệp thực tế và chân lý hiện lên trong từng nghề nghiệp của quần

chúng. Thính chúng nghe xong tự cảm nhận điều đó hợp với thực tế mà hiểu về giá trị của cuộc sống cũng

như tâm linh.

Đức Phật thường lập đi lập lại nhiều lần để người nghe nhớ đến mức thuộc lòng và tóm tắt những bài giảng của ngài bằng những bài kệ ngắn để thính giả nếu

không nhớ được nguyên bài kinh thì ít ra cũng nhớ được bài kệ mà theo đó hành trì.

Ngài thường dùng tiếng bản xứ Màgadhi (Ma-kiệt-đà) để thuyết giảng cho quần chúng vì ngôn ngữ này phổ cập và được sử dụng nhiều hơn là dùng tiếng Sanskrit của giới thượng lưu trí thức, nhưng cũng có vài thuyết cho

rằng Phật dùng tiếng địa phương của từng vùng để thuyết giảng cho dân cư bản địa. Sự thuyết giảng của ngài làm cho người nghe bị thuyết phục và tự nguyện

xin quy y Phật, Pháp, Tăng để hướng đến con người giải thoát, chứ không tranh giành; không dụ dỗ đệ tử của ai;

không áp đặt ai phải nghe theo mình.

3. ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA ĐỨC PHẬT

Phải nói rằng, đối tượng nghe pháp của Phật đầu tiên là năm anh em ông Kiều Trần Như đã được Phật chọn lựa một cách đúng đắn vì họ đã thực hành về tâm linh, tu tập khổ hạnh, rèn luyện trong tâm linh nên dễ dàng

chấp nhận những điều của Phật nói. Họ là những người có khả năng khai ngộ, và Phật biết được khả năng của

họ có thể lĩnh hội và chứng ngộ được giáo pháp của ngài nên ngài đã thuyết giáo cho họ đầu tiên. Đây là một cách giáo dục tùy theo khả năng của người nghe mà Phật thuyết giảng chứ không giống như giáo dục

của thế gian là dạy gì học đó, người nghe chỉ biết ngồi đó tiếp thu bài dù có thích hay không thích. Còn sự giáo dục của Phật thì ngài dùng trí tuệ chứng ngộ của mình

để quán chiếu căn cơ thính chúng.

Page 9: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

9

8

Ngài khai ngộ tâm linh cho người đã trưởng thành để họ dễ dàng tiếp nhận, lúc đó sự giáo dục của ngài chỉ

hưởng đến Tăng chúng. Sau khi đức Phật đã tiếp độ được 60 Tỳ kheo A-la-hán ngài đã khuyến khích: “Này

các Tỳ kheo!... hãy lên đường  vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người.

Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá chánh

pháp... Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ”.[22] Như vậy Phật khuyến cáo các vị Tỳ kheo đi rao

giảng những gì mà các vị đã chứng được, đã thể nghiệm được đến với mọi người, giúp người khai mở trí tuệ có sẵn mà từ vô thỉ đã bị vô minh che lấp. Lúc này sự giáo dục của Phật giáo đã hướng đến những thành

phần khác trong xã hội.

Có một điều khác biệt với những đạo sư đương thời là mỗi buổi sáng Phật đều quán chiếu xem ai là người có duyên để được ngài độ. Phật đã tùy duyên hóa độ với

nhiều thành phần, địa vị, giai cấp, tôn giáo, nghề nghiệp, giới tính… từ vua chúa, quan lại, hoàng thân quốc thích, ngoại đạo, thương gia, cho đến nông dân,

dân chài, tướng cướp, gái bán hoa… tất cả với tâm bình đẳng và tùy theo phương tiện. Không chỉ với con người mà Phật còn thuyết pháp cho chư thiên, phi nhân, và

ma vương. Những ai có duyên nghe được những lời dạy của ngài đều lợi lạc trong đời hiện và cả vị lai.

III. PHẬT GIÁO VÀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG KINH ĐIỂN NGUYÊN THỦY

Công bằng xã hội là một trong những mục tiêu mà xã hội loài người luôn hướng đến. Phải chăng từ khi xã hội loài người được hình thành thì đã không có công bằng? Những cuộc chiến tranh từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn

cuối cùng để tìm sự công bằng cho cuộc sống. Tuy

Page 10: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

10

9

nhiên công bằng không có nghĩa là san bằng tất cả, công bằng không phải ai cũng như ai. Sự công bằng ở đây được đề cập trên những phương diện: quyền con người, quyền làm chủ thân thể, quyền sở hữu tài sản, quyền được học hành, được cống hiến, được phát huy khả năng vốn có của mình, quyền được yêu thương… Con người còn được công bằng trước pháp luật, chính

trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa và nhu cầu hưởng thụ vật chất cũng như tinh thần, đúng với năng lực của mình

làm ra một cách chính đáng.

Giáo dục Phật giáo đã đưa ra những tư tưởng đóng góp cho sự công bằng của xã hội trên phương diện cá nhân đối với các mối quan hệ gia đình và xã hội, sự phân biệt

giai cấp; tôn giáo, bình đẳng giới, mà đặc biệt là sự thực hành năm nguyên tắc đạo đức[23] thông qua những

lời dạy trong kinh điển Nguyên thủy.

1. Công bằng giữa cá nhân với các mối quan hệ gia đình và quyến thuộc

Mỗi người được sinh ra trong xã hội loài người thì ai cũng phải có nghĩa vụ và quyền lợi nhất định. Việc thực

hiện nghĩa vụ một cách đúng đắn sẽ tạo nên một cá nhân chuẩn mực về phương diện đạo đức, lối sống,

cách ứng xử với những người chung quanh. Mỗi người tự có trách nhiệm với bản thân mình, hoàn thiện nhân cách và làm tròn bổn phận với gia đình và xã hội. Vì bổn phận cũng xem như là nghĩa vụ mà mỗi cá nhân phải thực hiện đối với những mối quan hệ trong gia

đình, cũng như ngoài xã hội một cách đúng mực. Việc thực hiện tốt các nghĩa vụ giúp cho cá nhân dễ đạt

được quyền lợi một cách tốt nhất. Tất cả phải được dựa trên nền tảng của sự công bằng. Sự công bằng trong các mối quan hệ được duy trì trên sự hỗ tương, bình

đẳng và cùng có lợi từ cả hai phía chứ không phải một chiều.

Trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, đức Phật dạy có năm điều con cái nên phụng dưỡng cha mẹ: “Được nuôi

Page 11: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

11

10

dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm tròn bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ giữ gìn gia đình và truyền thống; tôi sẽ bảo vệ tài sản thừa tự; tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời”.[24] Và khi được phụng dưỡng như vậy cha mẹ cũng có lòng thương tưởng đến con cái

theo năm cách như sau: “Ngăn chặn con làm điều ác; khuyến khích con làm điều thiện; dạy con nghề nghiệp; cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự

cho con”.[25]

Ở đây ta thấy, trách nhiệm không phải chỉ ở một chiều thuộc về cha mẹ đối với con cái mà con cái cũng phải

có trách nhiệm lại đối với cha mẹ. Đây là sự công bằng trong giáo dục của Phật giáo Nguyên thủy trên phương diện ứng xử trong gia đình. Con người phải bình đẳng

và công bằng đối với trách nhiệm của bản thân mình và với người thân. Con cái không phải chỉ đòi hỏi với cha mẹ mà không có trách nhiệm và bổn phận đối với cha mẹ và ngược lại cha mẹ cũng phải có trách nhiệm và

bổn phận đối với con cái, đây là sự công bằng, cũng là đạo đức và đạo lý mà con người cần phải thực hiện.

Đối với mối quan hệ vợ chồng, trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt đưa đưa ra năm cách người chồng đối xử với người vợ: “Kính trọng vợ, không xem thường vợ, chung thủy với vợ, giao quyền hành cho vợ, sắm đồ nữ trang

cho vợ”.[26] Bên cạnh đó người vợ cũng phải có lòng thương tưởng đến chồng theo năm cách: “Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình, khéo tiếp đón bà con, chung thủy với chồng, khéo giữ gìn tài sản của chồng, khéo

léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc”.[27]

Muốn có một cuộc sống vợ chồng tốt đẹp thì cả người vợ lẫn người chồng đều phải ý thức trách nhiệm của

mình để vun xén hạnh phúc cho nhau, chứ không phải riêng trách nhiệm một ai. Sự công bằng trong cuộc sống vợ chồng khiến cho người vợ cũng như người chồng cảm thấy được tôn trọng, được yêu thương.

Nhiều cặp vợ chồng sống không hạnh phúc, bao nhiêu

Page 12: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

12

11

đau khổ xảy ra như bạo lực gia đình, những áp lực của cuộc sống, sự không hiểu biết về kiến thức cuộc sống gia đình, sự khác nhau về quan điểm sống, phong tục

tập quán, văn hóa, tôn giáo… cũng đã dẫn đến sự đổ vỡ một cách trầm trọng. Trước khi lập gia đình họ không tìm hiểu nhau kỹ càng; không chuẩn bị tâm lý; không

chịu nỗi áp lực, đến nỗi cuộc sống vợ chồng đổ vỡ; gây nên nhiều hệ lụy. Nếu như người vợ cũng như người

chồng đều thực hành đúng như những điều này thì cuộc sống quả thật là hạnh phúc và con cái cũng được hưởng

một chút ân đức từ cha mẹ của chúng.

2. Công bằng giữa cá nhân với các mối quan hệ xã hội

Con người không chỉ công bằng với những người trong gia đình hay quyến thuộc mà đối với các mối quan hệ ngoài xã hội cũng phải công bằng và thực hiện một

cách đúng mực. Các mối quan hệ như thầy trò, bạn bè, chủ tớ, vua tôi… được xây dựng trên sự bình đẳng và công bằng giữa hai bên thì mối quan hệ đó mới bền

vững.

Đối với mối quan hệ thầy trò, trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt đã đưa ra năm cách đệ tử phụng dưỡng các bậc

thầy của mình như sau: “Đứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp”.[28] Đệ tử phụng dưỡng thầy với năm

cách như thế thì các bậc sư trưởng cũng có lòng thương tưởng đến đệ tử theo năm cách: “Huấn luyện đệ tử

những gì mình được khéo huấn luyện, dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì, dạy cho thuần thục

các nghề nghiệp, khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc, bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt”.[29]

Tình nghĩa thầy trò là một tình cảm thiêng liêng, nhưng theo tình hình hiện nay cho thấy sự gần gũi giữa thầy

và trò hết sức rời rạc, thiếu thân tình và gần gũi. Có lẽ, xã hội ngày càng phát triển, con người ta phải lo toan nhiều cho chính bản thân mình và gia đình nên không có đủ sức để lo tiếp cho ai nữa, nhất là tình thầy trò vì

Page 13: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

13

12

trong lớp học có khá nhiều học sinh, giáo viên không thể nào quan tâm hết được mà chỉ chú ý đến một hai cá

nhân nào đặc biệt.

Không những Phật dạy trách nhiệm giữa thầy và trò mà còn dạy cách đối xử giữa bạn bè với nhau, cách đối xử giữa người chủ với đầy tờ và người đày tớ đối với chủ,

cách ứng xử giữa tu sĩ với tín đồ và bổn phận của tín đồ đối với tu sĩ, tất cả được dựa trên tinh thần bình đẳng, công bằng từ hai phía.[30] Không ai được phép lợi dụng ai mà cùng sống, cùng làm việc để đem lại lợi ích cho

cả hai thì mối quan hệ đó mới bền chặt.

Phật giáo Nguyên thủy còn đề cập đến an nguy của quốc gia qua việc tư cách của nhà lãnh đạo. Một xã hội bất công với sưu cao thuế nặng, dân chúng lầm than

dưới tay của những người cầm nắm vận mệnh của một đất nước đã khiến cho người dân khốn khổ. Sự bất minh của các nhà cầm quyền và sự thiếu đạo đức đã đưa các quốc gia đó suy vong. Nhìn thấy được những cảnh đó, trong kinh Bổn Sanh đã nói lên tư đức của một vị vua để giúp vua cai trị đất nước: “Vị vua đó phải cởi mở không ích kỷ; có đạo đức và phẩm hạnh tốt đẹp; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để phục vụ an sinh của

quần chúng; phải thành thật và ngay thẳng; phải dịu dàng và giàu lòng nhân ái; phải sống giản dị để làm

gương cho dân chúng; phải vượt lên mọi hận thù; biết áp dụng tinh thần bất bạo động; phải có đủ khả năng nhẫn nại và chịu đựng mọi thử thách; tôn trọng ý kiến

của dân, phát triển hòa bình và hòa hợp với dân chúng”.[31]

Mười đức tính của một nhà vua mà kinh điển Phật giáo Nguyên thủy đã đề cập là tiêu chuẩn xây dựng nền

tảng đạo đức của một người lãnh đạo một quốc gia. Sự giáo dục Phật giáo hướng đến một quốc gia thịnh trị qua tư cách đạo đức của một người nắm chính quyền để cho thấy rằng dù ai ở bất cứ địa vị xã hội nào cũng phải làm tròn trách nhiệm với địa vị mình đã có. Đó là

Page 14: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

14

13

sự công bằng và nếu như ai cũng được ảnh hưởng từ nền giáo dục Phật giáo thì cuộc sống sẽ rất bình an,

dân chúng được ấm no hạnh phúc.

3. Công bằng trên phương diện bình đẳng giai cấp

Phật giáo không chỉ giáo dục cho con người trên phương diện các mối quan hệ giữ cá nhân và xã hội

trong đời sống thế gian mà còn dạy cho con người biết thoát ra khỏi những sự ràng buộc của định kiến, những giá trị truyền thống lỗi thời. Đối với xã hội Ấn Độ thời

Đức Phật, bộ luật Ma-nu đã phân chia con người thành bốn giai cấp: Bà-la-môn (còn gọi là Phạm chí), Sát-đế-

lợi, Phệ-xá và Thủ-đà-la. Giai cấp Bà-la-môn là những vị lãnh đạo tâm linh, phụ trách về những nghi lễ. Họ cho rằng mình được sinh ra từ miệng của Phạm Thiên và là trung gian giữa thần thánh với con người. Họ có địa vị cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ vì có học vấn, có gia sản. Giai cấp Sát-đế-lợi là giai cấp vua quan, lãnh đạo

quốc gia, họ có quyền sinh sát đối với một kẻ nào thuộc hai giai cấp dưới làm cho họ phật lòng. Họ cho rằng

mình được xin ra từ cánh tay của Phạm Thiên nên nắm quyền lực cai trị đất nước. Họ có tài sản và tự hào về huyết thống là dòng dõi vua chúa. Giai cấp Phệ-xá là những người thương gia nhỏ, họ buôn bán trong lãnh

thổ của mình hoặc buôn bán qua những lãnh thổ khác. Giai cấp Thủ-đà-la là những người làm những nghề

nghiệp thấp hèn trong xã hội như hớt tóc, gánh phân, nông dân, chài lưới… họ là người không có tài sản gì

ngoài việc làm thuê, làm mướn. Hai giai cấp Phệ-xá và Thủ-đà-la không được học hành, không được can dự vào chuyện quốc gia. Mỗi người sinh ra ở đâu được giữ yên tại chỗ đó, dù họ có giỏi cũng không thể nào thay đổi

được số phận của họ.[32]

Thuyết bốn giai cấp đã in sâu vào xã hội Ấn Độ từ lâu đời và mọi người chấp nhận với giai cấp của mình. Cho đến khi Phật xuất hiện, ngài đánh đổ sự phân chia giai

cấp với câu nói:

Page 15: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

15

14

“Bần tiện không vì sanh.

Phạm chí không vì sanh,

Do hành, thành bần tiện,

Do hành thành Phạm chí”.[33]

Đây là sự cải cách tư tưởng vượt bậc của Phật đối với xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Con người bị kèm kẹp, bị ngạt

thở, không thể ngẩng mặt lên vì sự phân chia giai cấp này.

4. Công bằng trên phương diện bình đẳng giới

Sự bất công giữa nam và nữ trong xã hội Ấn Độ cũng là vấn đề nan giải. Người nữ phải chịu những bất công từ gia đình cho đến xã hội. Ở nhà phải thờ cha mẹ chăm lo, gia đình, thờ cha mẹ chồng, lo cho chồng con, an phận thủ thường, không được can dự vào những việc chính sự cũng như xã hội. Sự tiếp độ nữ giới xuất gia của Phật lúc đó cũng tạo nên một sự bứt phá rõ rệt.

Phật độ kế mẫu của mình là bà Maha Pajapati Gotami (Kiều Đàm Di) và năm trăm người nữ thuộc hoàng thân quốc thích của dòng họ Sakya xuất gia và đưa ra Bát kỉnh pháp[34] là một sự ưu ái lớn đối với người nữ trong

xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Đây là một sự giải phóng người nữ ra khỏi những kiềm kẹp của định kiến. Người nữ cũng có thể phát huy những khả năng của họ, mà đặc biệt là người nữ cũng có thể tu tập giác ngộ như

người nam. Bằng chứng là sự chứng ngộ của các vị nữ giới trong Trưởng lão ni kệ thuộc kinh Tiểu Bộ.[35]

5. Khoan dung và tạo cơ hội cho những người lầm lỗi

Trong giáo dục Phật giáo Nguyên thủy còn thể hiện ở sự khoan dung và tạo cơ hội cho những người có quá

khứ lỗi lầm, nói khác hơn là sự khiếm khuyết trong đạo đức hoặc tội lỗi mà một người đã tạo. Dù là người thánh

thiện hay kẻ tàn ác, dù là người cao thượng cho đến xấu xa, nhưng nếu biết ăn năn hối cải thì đều được tạo cơ hội hướng thiện để tái hòa nhập. Sự tiếp độ những

Page 16: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

16

15

người lỗi lầm đã minh chứng cho sự khoan dung, từ bi của giáo dục Phật giáo. Như trường hợp của tướng cướp Angulimala đã giết hại rất nhiều người, đến khi chuẩn bị giết mẹ của mình thì Phật xuất hiện. Khi nghe Phật giáo hóa Angulimala đã từ bỏ gươm đao, theo Phật tu tập và chứng đắc quả vị A-la-hán.[36] Liên Hoa Sắc cũng là một người có quá khứ đau thương. Nàng từng là gái bán hoa

nổi tiếng, định dùng sắc đẹp của mình quyến rũ ngài Mục Kiền Liên nhưng được ngài Mục Kiền Liên giáo hóa và đưa về ra mắt đức Phật. Sau khi quy y và trở thành vị Tỳ kheo ni, nàng tinh tấn tu hành, chứng quả A-la-

hán và được tôn xưng là Thần thông đệ nhất trong hàng ni chúng.

6. Không kỳ thị về xuất thân hay tôn giáo

Trong tăng đoàn đã có những người xuất thân từ giai cấp hạ tiện như người gánh phân Nan-đề, thợ hớt tóc Ưu-ba-ly, … giúp cho họ tu hành và chứng được thánh quả. Đây là sự công bằng trên phương diện giải thoát giác ngộ, dù mọi người có ở giai cấp nào nếu bước vào con đường tu tập Phật pháp thì đều có cơ hội giải thoát như nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn và giáo

lý của Phật cũng chỉ có một vị là giải thoát.

Trong giáo đoàn của Phật không có sự phân biệt sự xuất thân hay tôn giáo, tất cả đều được tôn trọng dựa trên phạm hạnh của người đó. Như người thợ hớt tóc

Ưu-ba-ly xuất thân từ giai cấp Thủ-đà-la nhưng khi ngài trở thành người xuất gia tu tập giữ gìn giới luật tinh

nghiêm và chứng đắc quả vị A-la-hán được tôn xưng là “Trì giới đệ nhất”[37]. Trong giáo đoàn của Phật có rất nhiều người xuất thân từ hoàng tộc như ngài Anada,

Anurudha[38]. Còn có những vị khi chưa xuất gia là giáo chủ ngoại đạo như Uruvela-Kassapa là giáo chủ của đạo thờ lửa với năm trăm người đệ tử cùng theo quy y Phật.

Bên cạnh đó cũng có những đệ tử ngoại đạo của các đạo khác như ngài Sariputta, Moggallana[39] khi xuất gia

Page 17: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

17

16

theo Phật giáo đã trở thành những bậc xuất chúng, có uy tín và tầm ảnh hưởng lớn trong giáo đoàn.

Đối với sự giải thoát tất cả con người đều bình đẳng và công bằng với nhau, ai cũng có thể tu tập được và ai cũng có thể lĩnh hội tùy theo căn cơ. Sự giáo dục của

Phật giáo giúp cho con người đạt được thánh quả, thành tựu tuệ giác và giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Ai cũng có khả năng ấy, không bất luận là nam hay

nữ[40], không bất luận là tôn giáo nào, không bất luận giai cấp nào, không bất luận địa vị xã hội nào, nếu có lòng quyết tâm và phương pháp hành trì đúng thì sẽ

đạt được an lạc trong đời sống hiện tại với sự công bằng không phân biệt.

7. Công bằng trên tinh thần giữ gìn ngũ giới

Theo Phật giáo sự giữ gìn năm giới cấm của cá nhân cũng đã đem lại sự an ổn cho chính bản thân mình và

không làm tổn hại đến người khác cũng như gia đình và xã hội. Nếu tất cả mọi người đều thực hành tốt ngũ giới,

cũng là năm nguyên tắc đạo đức thì xã hội loài người đúng nghĩa là một xã hội công bằng. Mục đích Phật chế giới nhằm để tránh những điều tổn hại đến cá nhân; gia đình và xã hội, giúp cho cuộc sống của con người được

bình yên và công bằng hơn.

- Không sát sanh: Đã là con người ai chẳng muốn mua cầu hạnh phúc, ai cũng biết quý trọng thân thể. Thân thể là tài sản quý nhất mà bất cứ ai cũng không có

quyền xâm phạm. Vì vậy hành động hủy diệt đời sống của chúng sanh khác là không thể chấp nhận. Những

hành động đó phải được lên án mạnh mẽ và ngăn chặn kịp thời, như kinh Pháp Cú có câu:

“Mọi người sợ hình phạt

Mọi người sợ tử vong

Lấy mình làm ví dụ

Không giết không bảo giết”.

Page 18: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

18

17

(Pháp Cú 129)[41]

Không những sát hại chúng hữu tình lớn như con người mà đạo Phật còn khuyến khích mọi người ăn chay là cách để tôn trọng và bảo vệ quyền sống cho những

chúng sanh khác.

- Không lấy của không cho[42]: Không chỉ thân thể là tài sản quý giá mà những tài sản do con người tạo ra bằng mồ hôi nước mắt một cách chân chánh cũng đáng quý

vô cùng. Những của cải vật chất ấy, không ai được phép chiếm đoạt, cướp bóc. Cho đến những việc lừa gạt, tham ô, tham nhũng, bớt xén cũng được xem là

hình thức trộm cướp. Những hiện tượng này đối với xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại và gây nên những bức

xúc. Ai cũng mong muốn giữ gìn của cải của mình, ai cũng sợ mất mát thì không nên tự mình lấy hoặc không

bảo người khác lấy. Mình sợ mất của thì người khác cũng sợ mất của, lấy tâm mình để suy ra tâm người và vì sự công bằng của cá nhân mình cũng như xã hội mà

tôn trọng vật sở hữu của người khác. Muốn xã hội không có cảnh người lo sợ, nhà đề phòng, người nghèo đói, kẻ trộm cướp thì mỗi người không xâm phạm đến

của cải của người khác.

- Không tà hạnh[43]: Việc xây dựng đời sống gia đình hạnh phúc bằng cách không tà hạnh cũng là nguyên

tắc đạo đức rất quan trọng. Đã lập gia đình phải giữ sự thủy chung, dù là vợ hay chồng, không được tà hạnh với người khác ngoài vợ hay chồng mình. Là người ai

chẳng mong có một gia đình hạnh phúc, vợ hiền, chồng giỏi, con ngoan, trong ấm ngoài êm cho nên việc xây dựng một cuộc sống vợ chồng chung thủy là mong

muốn của bao người. Sự đổ vỡ của gia đình đem đến những hậu quả khó lường. Nếu chỉ vì thỏa mãn dục

vọng đang tâm phá hoại hạnh phúc gia đình của người khác, đi ngược với tiêu chuẩn đạo đức và luân thường

đạo lý đó là điều không công bằng. Vì sự công bằng của con người cũng như xã hội không ai có quyền xâm hại

Page 19: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

19

18

gia cang của người khác. Để xây dựng một gia đình hạnh phúc nên xây dựng chế độ một vợ một chồng, biết

tiết chế trong sự quan hệ để bảo vệ sức khỏe và nuôi dạy con cái tốt hơn.

- Không nói dối[44]: Con người luôn tôn trọng sự thật, vì sự thật còn biểu hiện cho chân lý. Mọi người ai cũng

chán ghét sự giả dối vì không ai muốn mình là người bị người khác lọc lừa, gian dối. Chính vì vậy lời nói dối gây

mất lòng tin, mất đoàn kết, gây chia rẽ hận thù, gây chiến tranh giữa người này với người khác. Trong đời sống của con người thì dối trá được xem là một hoạt

động sống. Nó thể hiện trong ý nghĩ và bộc lộ trong lời nói. Chính lời nói dối trá, dua nịnh, đâm thọc, gièm pha đã tạo nên một xã hội mất niềm tin, con người phải dè dặt lẫn nhau, lúc nào cũng thủ thế cho mình vì sợ nguy hiểm, các mối quan hệ dần khép lại vì không ai còn đủ

sức tin tưởng người khác, không ai còn dám chia sẻ những bí mật của đời mình. Vì thế mọi người phải nói lời ái ngữ, khuyên bảo người khác làm những điều lành, an ủi họ khi họ gặp điều không may… thì xã hội này đẹp biết bao, hơn là suốt ngày đi nói xấu; châm chọc; chê

bai; trách móc; chửi mắng người khác. Nếu ai cũng thực hiện đúng nguyên tắc đạo đức thứ tư là không nói dối, không nói ỷ ngữ, không nói sai sự thật, không thêu dệt và không đâm thọc thì xã hội này đầy ấp những tiếng

cười vì ai ai cũng mở lòng với nhau, cùng sống chan hòa trong niềm hạnh phúc vô biên.

- Không uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện[45]: Con người muốn có một cuộc sống an ổn và hạnh phúc

cũng cần có một sức khỏe tốt, đây là một yếu tố rất quan trọng. Vì sức khỏe được xem là một thứ tài sản vô

giá và bệnh tật là một nỗi ám ảnh lớn của đời người. Việc phá hoại sức khỏe của con người bị cho là một sự phá hoại to tát nhất. Thế nên những nghề nghiệp liên

quan đến sự tàn phá sức khỏe của con người phải bị lên án một cách gay gắt, như buôn bán rượu bia, ma túy, thuốc lắc,… Vì đó không chỉ tàn phá sức khỏe cho con

Page 20: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

20

19

người mà còn tạo ra những hệ lụy và tệ nạn cho xã hội. Người được giáo dục Phật giáo tự ý thức rằng những thứ độc hại này gây tổn hại đến sức khỏe, tiền bạc và lu mờ

trí tuệ nên tuyệt đối không buôn bán, không tự mình đụng vào hoặc bắt ép người khác phải thử. Vì sự công bằng của mình và của người nên tôn trọng giá trị sống của sinh mạng và sức khỏe mà tránh sử dụng những

chất say, những chất kích thích để không gây đau khổ cho mình, phiền não cho gia đình và hệ lụy của xã hội.

Sự giáo dục Phật giáo trên phương diện giữ gìn ngũ giới để bảo vệ bản thân mình trước vòng xoáy nguy hiểm là

điều hết sức quan trọng cho xã hội ngày nay.

IV. KẾT LUẬN

Phật giáo Nguyên thủy đã xây dựng và định hướng về một xã hội thuần lương thông qua những lời dạy mang tính đạo đức. Những quy tắc mang tính hiện thực cũng giúp cho con người có lối sống đúng đắn cho bản thân mình, cách cư xử chuẩn mực đối với gia đình và xã hội. Tất cả mọi người đều được công bằng trước sự giáo dục

của Phật giáo trên nhiều phương diện. Mục đích của giáo dục Phật giáo là muốn cải thiện đời sống con

người, vạch ra phương hướng cải tạo thân tâm để đưa con người sống an lành hơn. Đây là con đường mà mọi

người nên nghiên cứu và phát triển nó một cách nghiêm túc và phải được phổ cập rộng rãi cho tất cả

mọi người.

Trong xã hội hiện đại, những giá trị giáo dục của Phật đã để lại là giải pháp tốt cho những vấn đề xã hội như

đạo đức, lối sống, chính trị, văn hóa, môi trường, tư tưởng, hòa bình, bình đẳng, nhân quyền, tự do, dân chủ được hiện rõ hơn bao giờ hết. Hy vọng rằng mọi người

đều được tiếp cận sự giáo dục như thế và sống trong sự giáo dục này thì cuộc sống quả thật là một cảnh giới an

lành.

Page 21: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

21

20

***

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Kinh điển

Kinh Pháp cú, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2006.

Kinh Tiểu Bộ I, Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên Cứu Phật Học (VNCPH) ấn hành, Thành phố Hồ Chí Minh

(TpHCM), 1998.

Kinh Tiểu Bộ III, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, TpHCM, 1998.

Kinh Tương ưng bộ I, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, TpHCM, 1993.

Kinh Tương ưng bộ II, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, TpHCM, 1993.

Kinh Tương ưng bộ IV, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, TpHCM, 1993.

Kinh Tương ưng bộ V, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, TpHCM, 1993.

Kinh Trung bộ I, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2012.

Kinh Trung bộ I, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, TpHCM, 1992.

Kinh Trung bộ II, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2012.

Kinh Trung bộ III, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, TpHCM, 2001.

Kinh Trường A Hàm, Bộ A Hàm 1, Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản,

1998.

Page 22: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

22

21

Kinh Trường bộ, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2013.

II. Nghiên cứu

Hoài Khanh, Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, NXB Ca Dao, 1993.

Lê Hoàng Thanh Dân, Các vấn đề giáo dục, NXB Trẻ, 1970.

Ngô Văn Lê, Giáo dục và tiến bộ xã hội, bài phát biểu tại hội thảo Giáo dục Phật giáo ấn hành,1995.

Nguyễn An, Giáo dục học đại cương, lưu hành nội bộ, 1998.

Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2011.

Thích Chơn Thiện, Giáo dục Phật giáo, Ban Giáo Dục Tăng Ni ấn hành, 1997.

Thích Chơn Thiện, Lý thuyết về nhân tính qua kinh tạng Pàli, VNCPH ấn hành, TpHCM, 1999.

Thích Chơn Thiện, Phật Học Khái Luận, Ban Giáo Dục Tăng Ni ấn hành, 1993.

Thích Chơn Thiện, Tăng già thời Đức Phật, VNCPH ấn hành, TpHCM, 1991.

Thích Nhất Hạnh, Ðạo Phật hiện đại hóa, NXB Lá Bối, 1968.

[1]. Tuyên Hóa, Ý nghĩa chân chính của quy y, http://www.dharmasite.net/QuyY.htm.

[2]. Kinh Trường bộ, Kinh Phạm võng, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2013, tr 15-54.

Page 23: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

23

22

[3]. Bách khoa tri thức: Luật Manu là một trong những bộ luật cổ nhất của phương Đông. Theo huyền thoại của cư

dân Ấn Độ thì bộ luật này do thủy tổ loài người dựng nên, nhưng trên thực tế nó là một tập hợp những quy định; điều răn mang tính pháp quyền và màu sắc tôn giáo. Nội dung trên được truyền khẩu, ghi thành văn

bản và được sửa chữa qua nhiều thế hệ. Đến đầu công nguyên bộ luật được hoàn chỉnh với 12 chương và 2685 điều. http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/164-

123-633386830048437500/Nhung-Bo-Luat-co-noi-tieng-the-gioi/Luat-Manu.htm.

[4]. Bách khoa toàn thư mở: Kinh điển Vệ đà được xem là cội gốc của Bà-la-môn giáo và có vị trí quan trọng trong nền văn minh Ấn Độ. Gồm bốn tạng: Rig Veda: thi tụng cái biết, ca ngợi các vị thần; Sama Veda: ca vịnh thần chú, các giai điệu dùng trong tụng ca hiến tế; Yayur

Veda: các công thức hàm chứa những nghi lễ; Atharva Veda: triển khai ý nghĩa ba bộ trên. Thời đại Veda kéo dài trong khoảng 1200 năm trước Công nguyên đến

800 sau Công nguyên. http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_V%E1%BB%87-

%C4%91%C3%A0.[5]. Kinh Tương ưng bộ V, chương 12, phẩm II, kinh

Chuyển pháp luân, Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên Cứu Phật Học (VNCPH) ấn hành, Thành phố Hồ Chí Minh

(Tp.HCM), 1993, tr. 611.[6]. Kinh Trung bộ I, Kinh Hạnh con chó, Thích Minh Châu

dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2012, tr 479. (Đoạn này được nói đến trong rất nhiều bài kinh trong Kinh Trung

bộ).[7]. Thiên, Nhơn, A tu la, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục.

[8]. Nhân sinh quan.[9]. Vũ trụ quan.

Page 24: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

24

23

[10]. Kinh Trung bộ I, Kinh Màgandiya, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2012, tr 623.

[11]. Thích Minh Châu dịch (1993) Tương Ưng bộ kinh V, tr. 612.

[12]. Tứ quả Thanh Văn:

- Tu-đà-hoàn (Sotapatti) hay Sơ quả, vị đã đoạn trừ ba hạ phần kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Quả Tu-đà-hoàn còn được gọi là Nhập lưu (dự vào dòng Thánh) hay Thất lai, có nghĩa là còn tái sanh nhiều nhất là bảy lần nữa để gọt sạch những phiền não trong tâm thức

sau đó mới có thể chứng A-la-hán.

- Tư-đà-hàm (Sakadagami) hay còn gọi là Nhất lai, vị này đã đoạn trừ được ba hạ phần kiết sử đầu và làm

muội lược hai kiết sử tham và sân (nghĩa là tham và sân mỏng nhạt dần, hay nói cách khác là vẫn còn tham, sân nhưng ở góc độ vi tế), sẽ còn một lần sanh tử nữa để tu

tập mới chứng quả A-la-hán.

- A-na-hàm (Anagami): vị này đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham, sân). A-na-hàm còn được gọi là Bất lai, có nghĩa là không còn trở lại cõi người nữa mà tái sanh ở cõi Sắc giới hay Vô sắc

giới, từ đó tu hành và đạt quả tối thắng.

- A-la-hán (Arahat): vị đã đoạn trừ hoàn toàn mười kiết sử là năm hạ phần kiết sử nói trên và năm thượng phần kiết sử: hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo cử còn gọi là trạo hối), vô minh. Hữu ái: thích hiện hữu ở cõi Sắc. Vô hữu

ái: thích hiện hữu ở cõi Vô sắc. Mạn: lòng kiêu mạn, chấp thấy có chứng đắc. Trạo cử: mối xao động, bối rối. Vô minh: còn mê mờ vì do còn năm thượng phần kiết sử ngăn che. Vị A-la-hán còn được gọi là Vô sanh (hay Bất

sinh: không còn tái sanh, chấm dứt luân hồi) là sự chứng ngộ rốt ráo, Niết-bàn.

[13]. Kinh Trung bộ III, Kinh Sáu Thanh Tịnh, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, Tp.HCM, 2001, tr.161.

Page 25: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

25

24

[14]. Thân thể của con người được hợp thành bởi năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Sắc thuộc về phần

vật chất còn thọ, tưởng, hành và thức thuộc về tinh thần.

- Sắc (Rùpa, Forme) được cấu tạo bởi bốn đại: đất, nước, gió và lửa. Những phần nào thuộc về chất cứng

như tóc, răng, da, thịt, xương, gân… là chất đất. Những chất lỏng như: mồ hôi, nước mắt, máu, mủ, nước tiểu… thuộc về nước. Về chất lửa như những món ăn có sức nóng để làm ấm áp trong thân và làm tiêu hoá những

vật mà ta ăn uống vào. Về chất khí: những món thường lay chuyển và có hơi thở như hơi thở ra hơi thở vào. Sắc nói rộng ra là ngũ căn, ngũ trần và những vật hữu hình.

- Thọ (Vesdana, Sensation): là cảm giác, khi sáu căn tiếp xúc với sáu cảnh mà sanh ra cảnh thọ. Có ba loại

cảm thọ: khổ thọ, lạc thọ vả bất khổ bất lạc thọ.

- Tưởng (Sanjnâ, Perception): là sự tưởng tượng trong tâm, khi đối cảnh thì nhận ra sự đen, trắng, nhỏ, to,

ngắn dài, v.v…

- Hành (Samskâras, Impression) là hành động thông qua việc làm của thân, khẩu và ý, cũng chính hành này

là hành động để tạo thành nghiệp.

- Thức (Vijnâna, Conscience) là sự nhận biết, khi tâm đối với cảnh liền nhận thức, phân biệt được sự vật, hiện

tượng.[15]. Kinh Tương ưng bộ II, Thích Minh Châu dịch, VNCPH

ấn hành, TpHCM, 1993, tr 428.[16]. Kinh Trung bộ III, Kinh Ganaka Moggallana, Thích

Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, Tp.HCM, 2001, tr 116.[17]. Kinh Trung bộ I, Kinh Ưu-ba-ly, Thích Minh Châu

dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2012, tr 458.[18]. Kinh Tương ưng bộ IV, Thích Minh Châu dịch, VNCPH

ấn hành, TpHCM, 1993, tr 393.

Page 26: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

26

25

[19]. Thích Minh Châu dịch (1993), Kinh Tương Ưng Bộ IV, tr 384.

[20]. Trung bộ kinh I, Kinh Ví dụ con rắn, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, Tp.HCM, 1992, tr 295 -322.

[21]. Kinh Tương ưng bộ I, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, Tp.HCM, 1993, tr. 18.

[22]. Mahàvagga – Đại Phẩm, Luật tạng, chương Trọng yếu, tụng phẩm thứ 2, đoạn 32. Xem bản dịch của

Indacanda Nguyệt Thiên, http://www.budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-00.htm.

[23]. Năm nguyên tắc đạo đức thực chất là tên gọi khác của năm giới cấm trong đạo Phật: không sát sanh,

không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.

[24]. Kinh Trường bộ, Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2013, tr 627-

628.[25]. Thích Minh Châu dịch (2013), 628.[26]. Thích Minh Châu dịch (2013), 628.[27]. Thích Minh Châu dịch (2013), 628.

Cùng với nội dụng kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt hệ Pali thì Kinh Thiện Sinh trong hệ Hán Tạng được dịch từ

Sanskrit có phần khác hơn. Người chồng đối đãi với vợ có năm điều: “1. Lấy lễ đối đãi nhau; 2. Oai nghiêm

không nghiệt; 3. Chao ăn mặc phải thời; 4. Cho trang sức phải thời; 5. Phó thác việc nhà”. Chồng đối đãi với vợ theo năm cách ấy thì vợ cũng lấy năm việc để cung kính đối với chồng: “1. Dậy trước; 2. Ngồi sau; 3. Nói lời

hòa nhã; 4. Kính nhường tùy thuận; 5. Đoán trước ý chồng”. (Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Bộ A Hàm 1, Trường

A Hàm, Kinh Thiện Sinh, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, 1998, tr 338-339). Ở đây ta thấy có sự khác biệt giữa hai bản kinh hệ Pali và hệ Sanskrit.

Page 27: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

27

26

Nhưng xét thấy thì hệ Pali tư tưởng thoáng hơn, còn hệ Sanskrit do người Hán dịch bị ảnh hưởng bởi Nho giáo nên có mang tính phong kiến. Nhưng dù sao cũng nói

lên trách nhiệm cụ thể của từng người.[28]. Thích Minh Châu dịch (2013), 628.[29]. Thích Minh Châu dịch (2013), 628.

[30]. Xem thêm Kinh Trường bộ, Kinh giáo thọ Thi Ca La Việt, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội,

2013.[31]. K.S. Dhammananda, Đạo Phật và Chính trị, Bình

Anson lược dịch, http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha012.htm.[32]. Xem thêm Kinh Trường bộ, Kinh Khởi Thế Nhân

Bổn số 27, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2013, tr 545-557. Bài kinh này nói về nguyên nhân hình thành thế giới và thuyết bốn giai cấp của Ấn Độ cổ đại.

[33]. Kinh Tiểu Bộ I, Kinh Kẻ bần tiện, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, TpHCM, 1998, tr 504-505.

[34]. Bát kỉnh pháp

1-Một Tỳ kheo ni, dầu có trăm tuổi hạ khi gặp thầy Tỳ kheo mới thọ giới Cụ túc cũng phải chào hỏi, đảnh lễ và thực hành tất cả những bổn phận thích nghi đối với vị

Tỳ kheo.

2- Một Tỳ kheo ni không được khiển trách hay nặng lời đối với một vị Tỳ kheo trong bất kỳ trường hợp nào.

3- Tỳ kheo ni không được ngăn Tỳ kheo xét tội, thuyết giới, tự tứ hay nói lỗi của Tỳ kheo. Trái lại, Tỳ kheo được

quyền cử tội Tỳ kheo ni.

4- Muốn thọ trì Cụ túc giới phải thông qua hai bộ Tăng: Tỳ kheo ni và Tỳ kheo

Page 28: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

28

27

5- Nếu Tỳ kheo ni phạm tội hữu dư (Tăng tàn) thì phải đến trước hai bộ Tăng thực hành pháp Ý hỷ (Ma na đỏa)

trong thời gian nửa tháng.

6- Nửa tháng phải đến bên Tỳ kheo tăng cần cầu dạy bảo.

7- Không được an cư kiết hạ ở địa phương nào không có Tỳ kheo ở.

8- Khi an cư xong, phải đến Tỳ kheo tăng cầu ba sự tự tứ: thấy, nghe và nghi.

(Theo Thích Minh Thông, Bát kỉnh pháp, http://giacngo.vn/thuvien/2009/12/20/5F464B/)

[35]. Xem thêm Kinh Tiểu Bộ III, Trưởng lão Ni kệ, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn hành, Tp.HCM, 1998, tr 540-

716.[36]. Xem thêm Kinh Trung bộ II, Kinh Angulimala số 86,

Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2012.[37]. Thích Chơn Thiện, Tăng già thời Đức Phật, VNCPH ấn hành, TpHCM, 1991, http://www.budsas.org/uni/u-

tanggia-thoiphat/tanggia-08.htm.[38]. Thích Chơn Thiện (1991),

http://www.budsas.org/uni/u-tanggia-thoiphat/tanggia-08.htm.

[39]. Thích Chơn Thiện (1991), http://www.budsas.org/uni/u-tanggia-thoiphat/tanggia-

08.htm.[40]. Xem thêm Kinh Tiểu Bộ III, Trưởng lão Tăng kệ - Trưởng lão Ni kệ, Thích Minh Châu dịch, VNCPH ấn

hành, TpHCM, 1998.[41]. Kinh Pháp cú, Phẩm hình phạt thứ 5, Thích Minh

Châu dịch, NXB Tôn giáo, 2006, tr 40.

Page 29: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

29

28

[42]. Trong kinh Nikaya của Thích Minh Châu dịch giới thứ hai là “lấy của không cho”, các văn bản Hán Việt gọi là

“Không trộm cắp”.[43]. Các văn bản Nikya của Thích Minh Châu dịch là:

“không tà hạnh trong các dục” các văn bản trong Hán Việt dịch là “không tà dâm”.

[44]. Trong thập thiện nghiệp thì giới thứ tư này được chia thành bốn giới về khẩu: không nói dối; không ác

khẩu (không nói lời thô ác); không ỷ ngữ (không nói lời phù phiếm để hại người); không nói lưỡi đôi chiều

(không từ bên người này nói xấu người kia hoặc ngược lại để gây tạo hiểu lầm hay tranh đấu từ hai phía).

[45]. Các văn bản Nikaya gọi giới thứ năm này là “không uống rượu men, rượu nấu”. Tuy nhiên thời Phật không

có các chất gây nghiện như ma túy, cần sa, thuốc lắc,… nhưng xét cho cùng đây cũng là những chất gây hại cho sức khỏe của con người và để lại hậu quả khôn

lường cho cá nhân, gia đình và xã hội nên những chất này được đưa vào giới thứ năm cho phù hợp với đời

sống hiện đại.

VÀI NÉT VỀ THẦY THÍCH NHẬT TỪ

TIỂU SỬ TỲ KHEO THÍCH NHẬT TỪ

Page 30: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

30

29

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ngày 12-8-2013

http://vi.wikipedia.org/wiki/Thích_Nhật_Từ

Thích Nhật Từ

Tên thật:

Trần Ngọc Thảo

Ngày sinh:

1 tháng 4, 1969 (44 tuổi)

Nơi sinh:

Sài Gòn, Việt Nam

Quê quán:

Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Trụ trì: Chùa Giác Ngộ (92 Nguyễn Chí Thanh, P3, Q10, TP.HCM)

Trường phái:

Đại thừa (Mahayana)

Nhánh: Thiền Lâm Tế (thế hệ 43)

Sáng lập:

Đạo Phật Ngày Nay (Buddhism Today)

Pháp môn:

Bốn chân lý thánh (Tứ thánh đế)

Chủ trương:

Nhập thế và truyền bá Phật pháp qua giáo dục, hoằng pháp, văn hóa và từ thiện

Chủ biên:

Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay, Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay (hơn 200 quyển), Âm nhạc Đạo Phật Ngày Nay (hơn 120 CD, VCD) và Đại Tạng Kinh Việt Nam (hơn 120 CD âm

Page 31: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

31

30

thanh)

Thư ký: Tạp chí Thế giới Phật giáo

Mục lục

1 Tiểu sử 2 Pháp môn và Tôn chỉ

3 Giáo dục 4 Tiến sĩ danh dự - Honorary doctorate 5 Đại tạng Kinh và sách nói Phật giáo

6 Hoạt động hoằng pháp 7 Hoạt động văn hóa Phật giáo

8 Hoạt động từ thiện 9 Sinh hoạt tuổi trẻ Phật giáo

10 Các vai trò đảm trách 11 Giải thưởng và bằng khen

12 Tác phẩm đã xuất bản [27][28]

o 12.1 I. Sách ứng dụng Phật họco 12.2 II. Nghi thức và Kinh tụng (Phiên dịch và biên tập)

o 12.3 III. Sách đồng tác giả/ đồng biên tậpo 12.4 IV. Sách tiếng Anh đã xuất bảno 12.5 V. Sách tiếng Anh sẽ xuất bản

13 Trích dẫn nổi tiếng 14 Chú thích

15 Liên kết ngoài

Tiểu sử

Thượng tọa Thích Nhật Từ là một Tam tạng pháp sư thời nay, nhà cải cách Phật giáo hiện đại, người chủ trương nhập thế, nhà diễn thuyết, nhà hoằng pháp, dịch giả kinh điển, tác gia, nhà thơ, nhà tư vấn, người trị bệnh ma nhập (hay còn gọi là bệnh tâm thần đa nhân cách)

và nhà hoạt động xã hội năng động.

Ghi nhận các đóng góp đặc của Sư, vào tháng 12 năm 2010, Sư Thích Nhật Từ chính thức được GHPGVN tấn

phong lên hàng giáo phẩm Thượng tọa sớm hơn 3 năm

Page 32: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

32

31

so với quy định của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (45 tuổi đời, 25 tuổi hạ).

Sư sinh năm 1969 tại Sài Gòn, xuất gia với Hoà thượng Thích Thiện Huệ tại chùa Giác Ngộ năm 1984 và thọ

giới tỳ kheo năm 1988. Thượng tọa trụ trì tại chùa Giác Ngộ từ năm 1992. Sư du học tại Ấn Độ năm 1994 và tốt nghiệp tiến sĩ triết học năm 2001. Sư là người sáng lập "Hội Ấn Tống Đạo Phật Ngày Nay" và "Hội Từ Thiện Đạo Phật Ngày Nay".[1]. Đồng thời, Sư cũng là tác giả và dịch giả của hơn 60 cuốn sách viết về Phật giáo, soạn dịch nhiều nghi thức tụng niệm thông dụng cho Phật tử tại gia, biên tập và xuất bản hơn 200 tác phẩm Phật học, Chủ nhiệm Đại tạng Kinh Việt Nam (Âm thanh). Hiện nay, Sư là trụ trì tại chùa Giác Ngộ (TP.HCM và Vĩnh Long), chùa Vô Ưu (Thủ Đức), Chùa Tượng Sơn (Hà

Tĩnh.

Pháp môn và Tôn chỉ

Trong hàng trăm bài pháp thoại, Sư Thích Nhật Từ kêu gọi Tăng Ni và Phật tử hay quay trở về với đức Phật

gốc, thực tập và truyền bá “Tứ thánh đế” (thừa nhận khổ đau, truy tìm nhân nhân, trải nghiệm niết-bàn và thực tập bát chánh đạo), thay vì phải tiếp tục bị ảnh

hưởng bởi phương pháp Phật học của Trung Quốc theo phong cách tổ sư. Tứ diệu đế là pháp môn thù diệu, một đóng góp vô tiền khoáng hậu của đức Phật cho lịch sử

tư tưởng tôn giáo thế giới.

Theo Sư Thích Nhật Từ, thực tế không có 84.000 pháp môn như Trung Quốc đã khẳng định. Không có pháp

môn thứ hai, ngoài tứ diệu đế. Các Pháp môn của Trung Quốc là một nhấn mạnh về một vài bài kinh tông chỉ,

đang khi bỏ qua các bài kinh khác, các phương diện tu tập khác, nên không đầy đủ, do vậy khó trị liệu nỗi khổ niềm đau dứt điểm. Theo Sư, 10 pháp môn của Trung Quốc, 14 pháp môn của Nhật Bản, 4 trường phái của Phật giáo Tây Tạng chẳng qua chỉ là phần ứng dụng

của chánh niệm và chánh định trong Bát chánh đạo (6

Page 33: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

33

32

yếu tố còn lại là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn), do vậy

không có pháp môn nào của các tổ có thể toàn diện và hay hơn tứ diệu đế.

Ngoài ra, Sư Thích Nhật Từ còn kêu gọi Tăng Ni Phật tử Việt Nam quay trở về, bảo tồn và phát huy nền văn hóa Phật giáo Việt Nam cho cộng đồng Việt Nam; không lệ thuộc vào phương pháp Phật học, tu tập, kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật của Trung Quốc, vốn đã bám

rễ vào VN 2000 qua. Sư kêu gọi thuần Việt hóa nghi thức tụng niệm, câu đối, bảng hiệu chùa. Tại Việt Nam,

theo Sư, tất cả nên dùng tiếng Việt để giới thiệu nền minh triết của đức Phật cho con người Việt Nam. Theo Sư, nhập cảng nguyên xi nền Phật học của Trung Quốc đã giết chết tinh thần sáng tạo và đóng góp của Phật

giáo Việt Nam.

Giáo dục

Về Phật học, dù sinh ra trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, các trường Phật học bị đóng cửa, Sư may mắn cầu học với các vị cao tăng Phật giáo lỗi lạc trong thế kỷ 20 bao gồm Đại lão HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Huệ Hưng, HT. Thích Huệ Đăng, HT. Thích Từ Thông, HT. Thích Trí Quảng,

HT. Thích Minh Cảnh, HT. Thích Nguyên Ngôn, HT. Thích Thiện Nhơn, HT. Thích Thiện Tâm, HT. Thích Thiện Trí, HT. Thích Giác Toàn và thiền sư Duy Lực v.v.... Nhờ đó, từ lúc còn làm Sa-di, Sư đã lão thông Kinh, Luật, Luận

của Phật giáo Nguyên Thủy và Đại thừa.

Sư tốt nghiệp đại cương cử nhân Anh văn (Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 1994. Cao học triết học

(Đại học Delhi, 1997) và Tiến sĩ triết học (Đại học Allahabad, 2001).[2]. Từ năm 2006, Sư là Trưởng Khoa

Triết học Phật giáo, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM.[3] Phó viện trưởng, Học viện Phật giáo Việt Nam

tại TP. HCM]].[4] Thành viên Ban biên tập Đại Tạng kinh Việt Nam, Giám đốc hội Đạo Phật Ngày Nay).[5], [6], [7].

Page 34: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

34

33

Thượng tọa Thích Nhật Từ đã từng giảng dạy hoằng pháp học và triết học và Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, lớp Cao cấp giảng sư, các trường Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ. Sư giảng trên 2700 VCD pháp

thoại tại chùa Giác Ngộ, chùa Hoằng Pháp, chùa Xá Lợi, chùa Ấn Quang, chùa Phổ Quang, chùa Đức Quang,

chùa Giác Nguyên, các chùa trong nước và nước ngoài. Sư tổ chức nhiều triển lãm nghệ thuật Phật giáo và các

chương trình văn nghệ Phật giáo tại một số chùa và HTV trong vòng ba năm qua.

Sư đã giảng dạy các lớp cao đẳng Phật học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Cần Thơ, lớp Cao

cấp Giảng sư và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sư là tu sĩ Phật giáo Việt Nam được

mời thuyết giảng nhiều nhất trong nước cũng như tại Úc và Hoa Kỳ.

Sư đã tham dự và thuyết trình các hội thảo trong nước và nước ngoài như: Phật giáo và du lịch tâm linh (New

Delhi), Hội thảo tăng đoàn Phật giáo quốc tế Phật Quang Sơn (Cao Hùng), Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo

lần thứ IV (Bangkok), Hội thảo giáo dục Phật giáo tại Pháp Cổ Sơn (Đài Bắc), Diễn đàn Phật giáo thế giới lần thứ I (Hàng Châu), Hội thảo của Hội Liên hữu Phật tử

thế giới lần 23 (Cao Hùng), Hội thảo Phật giáo thế giới lần thứ nhất (Kandy), Hội thảo PG quốc tế về Phật giáo trong thời đại mới (Thành phố Hồ Chí Minh), Hội thảo Phật giáo nhập thế (Thành phố Hồ Chí Minh), Hội thảo

quốc tế về Châu Á đa dân tộc và đa ngôn ngữ (TP.HCM), Hội thảo Phật giáo thế giới tại trường

Mahachulalongkorn năm 2006 và 2007.[8] và nhiều hội thảo khác trong nước và nước ngoài.

Tiến sĩ danh dự - Honorary doctorate

Vào ngày 30-10-2010, trường đại học Mahamakut (Mahamakut Buddhist University), Thái Lan đã trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự (Doctorate Honoris Causa) về Tôn

Page 35: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

35

34

giáo học Religious Studies) cho Sư Thích Nhật Từ, nhằm ghi nhận đóng góp to lớn của ông cho giáo dục Phật

giáo và lãnh đạo cộng đồng Phật giáo thế giới.[9]. Được biết, cho đến thời điểm hiện nay, Sư Thích Nhật Từ là người trẻ nhất được trao tiến sĩ danh dự trong cộng

đồng Phật giáo Việt Nam.

Đại tạng Kinh và sách nói Phật giáo

Để truyền bá Phật pháp cho quần chúng trong thời đại kỹ thuật số một cách có hiệu quả, vào ngày 22-2-2000, đang khi là nghiên cứu sinh tiến sĩ triết học tại Ấn Độ, Sư đã thiết kế và chủ biên trang nhà Đạo Phật Ngày

Nay (www.daophatngaynay.com), trang nhà Phật giáo sớm nhất ở trong nước. Trang nhà này nhanh chóng trở thành nơi chia sẻ và truyền thông về Phật học của cộng

đồng người Việt trên toàn cầu.

Vào năm 2003, Sư làm chủ nhiệm và sản xuất chương trình âm thanh hóa Đại Tạng kinh Việt Nam MP3 và

Sách nói Phật giáo. Đây là ấn bản âm thanh đầu tiên về Đại tạng Kinh trên toàn cầu, mở ra phương trời học Phật mới cho mọi thành phần yêu thích tiếng Việt và triết lý

Phật giáo.

Để giúp giới trẻ và giới trí thức tìm hiểu đạo Phật một cách thuyết phục, Sư còn là tổng biên tập và xuất bản Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay (trên 200 quyển) và trên

100 CD, VCD, DVD tân nhạc, cổ nhạc và thơ Phật giáo. Sư là người khởi xướng làm lịch và thiệp chú tiểu đầu tiên ở Việt Nam. Sư cũng là tác giả, soạn giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học và gần hàng trăm bài

pháp thoại đủ mọi chuyên đề[10].

Hoạt động hoằng pháp

Sư Thích Nhật Từ là một tăng sĩ thuyết giảng trên 2700 đề tài pháp thoại, về nhiều chủ đề đạo và đời khác nhau tại trang www.tusachphathoc.com . Sư đã đi

thuyết pháp nhiều nơi và được xem là một tu sĩ đầy tương lai của Phật giáo trong nước.[11].

Page 36: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

36

35

Các chủ đề thuyết giảng của Sư rất thực tế, gắn liền với cuộc sống. Từ các vấn đề tình yêu, hôn nhân, hạnh

phúc gia đình, xã hội, cho đến các vấn đề đạo đức, tâm linh, ngoại cảm, cõi âm, ông đều thuyết giảng.

Vào các tháng 7, nhằm mùa An Cư, Sư thường giảng trung bình 50-60 đề tài cho Tăng Ni và Phật tử. Hàng

tháng, ông giảng trên 14 bài pháp thoại mới. Có lẽ, về đề tài, nội dung và số lượng, không có giảng sư nào làm

được công việc như Sư.

Hoạt động văn hóa Phật giáo

Để góp phần phát triển văn nghệ Phật giáo, Sư có công thành lập Câu lạc bộ Văn nghệ Phật giáo năm 2002-2007, tập hợp giới văn nghệ sĩ tên tuổi trong nước,

hướng về Phật pháp, sáng tác và biểu diễn các ca khúc, kịch bản Phật giáo.

Sư là nhà biên tập và xuất bản hơn 100 CD, VCD, DVD về tân nhạc, cổ nhạc và tiếng thơ Phật giáo từ năm 2002 đến nay. Ngoài ra còn có nhiều đĩa nhạc lễ và

nhạc kinh Phật giáo được Sư biên tập và xuất bản, góp phần làm phong phú dòng nhạc nhập thế của Phật giáo

Việt Nam thời hiện đại.

Từ vai trò Thư ký Ban văn hóa Thành hội Phật giáo TP.HCM (2002) đến Trưởng Ban Văn hóa GHPGVN

TP.HCM, hàng năm Sư nỗ lực thực hiện các chương trình văn nghệ Phật giáo chuyên nghiệp và đặc sắc tại Trung tâm Ca nhạc Lan Anh và nhà hát Hòa Bình, v.v... Ngoài ra, còn có nhiều cuộc triễn văn hóa, mỹ thuật Phật giáo bao gồm tranh ảnh, thư pháp, hội họa, cổ vật Phật giáo

v.v...\

Sư đã viết cuốn sách Phật Tích Ấn Độ và Nepal. Chính cuốn sách này là nguồn cảm hứng khiến đoàn làm phim VTCV1, Truyền Hình Cáp và Đài Truyền Hình Việt Nam đã lên đường cùng Sư sang Ấn Độ làm phim ký sự.[12].

Sư chính là người tham gia dẫn chương trình và cũng là nhân vật chính cho bộ phim ký sự này.[13]

Page 37: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

37

36

Hoạt động từ thiện

Sư là nhà công tác xã hội, người làm từ thiện, tham gia các hoạt động xã hội, góp phần vơi đi nỗi khổ niềm đau, giúp người thiên tai, hỗ trợ người già và tàn tật, trẻ em

mồ côi, mổ mắt từ thiện và các hoạt động khác...

Sư sáng lập Hội từ thiện Đạo Phật Ngày Nay (2000), giúp mổ cườm hàng trăm ca mỗi năm, tặng quà cho các

trung tâm bảo trợ xã hội, viện dưỡng lão, trung tâm nuôi dạy thanh thiếu niên, bệnh nhân ung bướu và các

nạn nhân thiên tai.

Năm 2008, 2009, Sư thuyết giảng và hướng dẫn thiền cho hơn 2.000 phạm nhân tại trại giam K.20 thuộc Bộ công an tại xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, Bến Tre.

[14], [15].[16]. Năm 2010, Sư thuyết giảng cho hơn 5500 phạm nhân tại trại giam Sơn Phú 4, thành phố Thái

Nguyên, giúp họ vượt qua mặc cảm tội lỗi.

Sinh hoạt tuổi trẻ Phật giáo

Sư Thích Nhật Từ là người có công cố vấn thành lập Câu lạc bộ Hoằng Pháp Trẻ từ năm 2006. Sư đẩy mạnh hoạt động giới trẻ Phật giáo lên thành một cao trào vào năm 2010, theo đó, có khoảng 4000 thanh thiếu niên Phật tử

đến từ 24 tỉnh thành về tham dự Hội trại hè Phật giáo tại Đại Nam, Bình Dương.

Ngày nay, mô hình hoạt động giới trẻ của ông đã được hầu hết các Ban Trị sự GHPGVN tại các tỉnh thành sử

dụng, để phát triển giới trẻ Phật giáo trong việc tổ chức khóa tu giới trẻ, tư vấn mùa thi v.v...

Các vai trò đảm trách

• 1984-1991: Học Phật với các cao tăng: HT. Thích Huệ Hưng, HT. Thích Huệ Đăng, HT. Thích Từ Thông, HT. Thích Minh Cảnh, HT. Thích Nguyên Ngôn, HT. Thích

Thiện Nhơn, HT. Thích Thiện Tâm, HT. Thích Thiện Trí, HT. Thích Giác Toàn và thiền sư Duy Lực v.v...

Page 38: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

38

37

• 1992-1994: Học Phật với các cao tăng: Đại lão HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Trí

Quảng, HT. Thích Phước Sơn v.v...• 1991-1994: Thành viên biên tập, Từ điển Phật học

Huệ Quang• 1992-1994: Trụ trì Chùa Giác Ngộ

• 1994-2001: Du học tại Ấn Độ• 2002-2007:

Phó thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam Phó Ban Phật giáo quốc tế trung ương GHPGVN

Ủy viên Ban Trị sự, kiêm Thư ký Ban văn hóa Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh

• 2002-2006: Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn nghệ Phật giáo• 2005-2006: Thành viên Ủy ban tổ chức quốc tế, đại lễ

Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok)• 2006-2007: Phó chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, đại lễ

Phật đản Liên Hợp Quốc (Bangkok)• 2007-2008: Chủ nhiệm Ban thư ký quốc tế, đại lễ Phật

đản Liên Hợp Quốc (Vietnam)• 2009-2013: Thành viên Biên soạn Bộ Kinh Điển Phật giáo chung (biên soạn phần Đại thừa) của Ủy ban tổ

chức quốc tế của đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (ICUNDV)

• 2007-2012:

Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM,

Phó Ban Phật giáo quốc tế GHPGVN, Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM

Phó Ban – Chánh thư ký Ban Hoằng pháp, Thành hội Phật giáo TP.HCM

Thường trực Ban tư vấn Trung tâm kỷ lục Việt Nam

• 2012-2017:

Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, [17]

Page 39: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

39

38

Phó Viện trưởng - Tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, [18]

Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM[19]

Phó Ban Hoằng Pháp Trung Ương GHPGVN, [20]

Phó Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương GHPGVN, [21]

Phó Ban Phật giáo quốc tế Trung ương GHPGVN[22]

Trưởng Ban Văn hóa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, [23]

Phó chủ tịch Liên minh thế giới về giao lưu văn hóa Phật giáo (International Alliance for Buddhist Cultural

Exchange), Thành viên sáng lập Liên minh Phật giáo toàn cầu (International Buddhist Confederation, viết tắt là IBC)

Thường trực Ban tư vấn Trung tâm kỷ lục Việt Nam, Phó tổng thư ký Hội đồng Đại Tạng Kinh Việt Nam, [24]

Trưởng Khoa Triết học, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM[25]

Chủ biên Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay[26]

Thư ký và Trị sự Tạp chí Thế giới Phật giáo Trụ trì Chùa Giác Ngộ (TP.HCM và Vĩnh Long), Chùa Vô

Ưu (Thủ Đức), Chùa Tượng Sơn (Sơn Giang - Hương Sơn - Hà Tĩnh),

Giải thưởng và bằng khen Tác phẩm đã xuất bản [27][28]

1987: Thủ khoa lớp 12, Trường trung học Trần Khai Nguyên

1991: Hạng ba toàn trường (Tăng và Ni) Trường Trung cấp Phật học TP.HCM

1992: Thủ khoa tuyển sinh Cử nhân Phật học khóa III, trường Cao cấp Phật học Việt Nam (nay là Học viện

Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM) 1993-1994: Thủ khoa học kỳ 1, học kỳ 2, học kỳ 3 Cử

nhân Phật học khóa III, trường Cao cấp Phật học Việt Nam

1996-1997: Thủ khoa Thạc sĩ Khoa Triết học Trường Hindu College thuộc Delhi University, Ấn Độ

Page 40: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

40

39

2007: Bằng Công đức của Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho nhiệm kỳ 2002-2007

2008: Bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 2008: Bằng Công đức của Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo

hội Phật giáo Việt Nam 2008: Kỷ lục “Người có công đóng góp cho Đại lễ Phật

đản Liên Hợp Quốc 2008” 2009: Kỷ lục: “Biên tập Trang web Đạo Phật Ngày Nay

có nhiều người truy cập” 2009, 2010, 2011, 2012: Bằng Công đức của Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cho hoạt động Hoằng pháp

2012: Bằng Công đức của Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho nhiệm kỳ 2007-2012

2012: Bằng Tuyên dương Công đức của Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cho nhiệm kỳ 2007-2012

2013: Bằng Công đức của Trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM

2013: Kỷ lục: “Người biên tập và xuất bản nhiều sách Phật học nhất”

I. Sách ứng dụng Phật học

1. Thích Nhật Từ., Thế Giới Cực Lạc. Sài gòn: NXB Văn Hóa Sài gòn, 2010, tr. 142.

2. Thích Nhật Từ., Chết Đi về Đâu. Sài gòn: NXB Văn Hóa Sài gòn, 2010, tr. 126.

3. Thích Nhật Từ., Cẩm Nang Viết Khảo Luận Luận Văn & Luận Án. Sài gòn: NXB TP. Hồ Chí Minh. 2003, tr. 200.

4. Thích Nhật Từ dịch và chú giải., Tìm Hiểu Kinh Bốn Mươi Hai Chương. Sài gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 499.

5. Thích Nhật Từ., Phương Trời Thong Dong. Sài gòn: NXB Phương Đông. 2010, tr. 87.

6. Thích Nhật Từ., Chuyển Hoá Cảm Xúc. Sài gòn: NXB Thời Đại. 2010, tr. 112.

7. Thích Nhật Từ., Hiểu Thương và Tuỳ Hỷ. Sài gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 174.

8. Thích Nhật Từ., Khủng Hoảng Tài Chánh Toàn Cầu qua Cái Nhìn Phật Giáo. Sài gòn: NXB Hải Phòng, 2009,

tr. 152.

Page 41: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

41

40

9. Thích Nhật Từ., Không Có Kẻ Thù. Sài Gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 121.

10. Thích Nhật Từ., Chuyển Hóa Sân Hận. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2010, tr. 180.

11. Thích Nhật Từ., Đối Diện Cái Chết. Sài gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 169.

12. Thích Nhật Từ., Quay Đầu Là Bờ. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2010, tr. 202.

13. Thích Nhật Từ., Hạnh Phúc Giữa Đời Thường. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2010, tr. vi + 194.

14. Thích Nhật Từ., Con Đường An Vui. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2010, tr. 168.

15. Thích Nhật Từ., Hạnh Phúc trong Tầm Tay. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2010, tr. 149.

16. Thích Nhật Từ., Đôi Dép Triết Lý về Hạnh Phúc Hôn Nhân. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2010, tr. 178.

17. Thích Nhật Từ., Phật Giáo và Thời Đại. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2011, tr. 171.

18. Thích Nhật Từ., Hạnh Phúc Tuổi Già. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2011, tr. 130.

19. Thích Nhật Từ., Sống Vui Sống Khỏe. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2012, tr. 124.

20. Thích Nhật Từ., 10 Điều Tâm Niệm. Sài Gòn: NXB Hồng Đức, 2012, tr. 128.

21. Thích Nhật Từ., 14 Điều Phật Dạy. Sài Gòn: NXB Hồng Đức, 2012, tr. 117.

22. Thích Nhật Từ., Con Đường Chuyển Hóa. Sài Gòn: NXB Hồng Đức, 2012, tr. 208.

23. Thích Nhật Từ., Tám Điều Giác Ngộ. Sài Gòn: NXB Hồng Đức, 2012, tr. 194.

24. Thích Nhật Từ., Tinh Hoa Trí Tuệ. Sài Gòn: NXB Hồng Đức, 2012, tr. 266.

25. Thích Nhật Từ., Để Gió Cuốn Đi. Sài Gòn: NXB Hồng Đức, 2012, tr. 94.

26. Thích Nhật Từ., Đừng Vì Tiền Phụ Nghĩa, Quên Tình. Sài Gòn: NXB Hồng Đức, 2012, tr. 106.

27. Thích Nhật Từ., Chùa Ấn Quang: Danh Thắng và Di Tích Lịch Sử. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2012, tr. 60.

Page 42: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

42

41

28. Thích Nhật Từ., 100 Điều Đạo Đức tại Gia và Nghi Thức Quy Y Tam Bảo. Sài Gòn: NXB Phương Đông,

2012, tr. 84. 29. Thích Nhật Từ., Gia Đình Xã Hội và Tâm Linh. Sài

Gòn: NXB Hồng Đức, 2012, tr. 172. 30. 423 lời vàng của Phật (2013)

31. Cẩm nang thực tập chánh niệm và khuyến tu (2013)

32. Chánh niệm trong từng cử chỉ (Tỳ ni nhật dụng) (2013)

33. Chữ hiếu trong đạo Phật (2013) 34. Chuyển hóa sáu nghiệp giác quan (2013)

35. Đối thoại triết học giữa nhà vua và nhà sư (2013) 36. Mê tín chánh tín (2013)

37. Nghệ thuật ứng xử (Ứng dụng Kinh Hiền Nhân) (2013)

39. Bồ tát Quảng Đức: Cuộc đời và lửa từ bi (2013) 40. Từ điển Phật học Huệ Quang (cộng tác, 1991-1994)

41.Tư tưởng Phật giáo (chủ biên, 1991) 42.Phê bình “Ký sự hành hương đất Phật của Phan Thiết

(2000) 43.Ngược dòng (thơ, 2002) 44.Hành trang (thơ, 2002)

45.Từng bước thảnh thơi (thơ, 2003) 46.Một cõi đi về (thơ, 2003)

II. Nghi thức và Kinh tụng (Phiên dịch và biên tập)

1. Thích Nhật Từ biên soạn., Kinh Tụng Hằng Ngày. Sài Gòn: NXB Tôn Giáo, 2005, tr. xxxii + 992.

2. Thích Nhật Từ soạn dịch., Nghi Thức Tụng Niệm. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2011, tr. xx + 390.

3. Thích Nhật Từ soạn dịch., Kinh Địa Tạng. Sài Gòn: NXB Tôn Giáo, 2008, tr. 154.

4. Thích Nhật Từ biên soạn., Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật. Sài Gòn: NXB Tôn Giáo, 2009, tr. 62.

5. Thích Nhật Từ biên tập., Nghi Thức Thập Chú. Sài Gòn: NXB Tôn Giáo, 2010, tr. 30.

Page 43: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

43

42

6. Thích Nhật Từ biên tập., Kinh Vu Lan Báo Hiếu, Thích Tuệ Đăng dịch. Sài Gòn: NXB Tôn Giáo, 2006, tr. xvii +

62. 7. Thích Nhật Từ biên soạn., Nghi Thức Phật Đản. Sài

Gòn: NXB Tôn Giáo, 2006, tr. 48. 8. Thích Nhật Từ soạn dịch., Nghi Thức Sám Hối. Sài

Gòn: NXB Tôn Giáo, 2005, tr. 52. 9. Thích Nhật Từ soạn dịch., Kinh Phổ Môn. Sài Gòn:

NXB Tôn Giáo, 2005, tr. 32. 10. Thích Nhật Từ soạn dịch., Kinh Dược Sư. Sài Gòn:

NXB Tôn Giáo, 2005, tr. 36. 11. Thích Nhật Từ soạn dịch., Kinh A Di Đà. Sài Gòn:

NXB Tôn Giáo, 2005, tr. 34. 12. Thích Nhật Từ biên tập., Kinh Từ Tâm và Phước Đức.

Sài Gòn: NXB Tôn Giáo, 2009, tr. 42. 13. Thích Nhật Từ biên soạn., Nghi Thức Lễ Xuất Gia.

Sài Gòn: NXB Tổng Hợp, 2010, tr. 20. 14. Thích Nhật Từ soạn dịch., Nghi Thức Lễ Thành Hôn.

Sài Gòn: NXB Tổng Hợp, 2010, tr. 20. 15. Thích Nhật Từ soạn dịch., Nghi Thức Quy Y Tam

Bảo. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2011, tr. 28. 16. Thích Nhật Từ soạn dịch., Nghi Thức Phóng Sanh.

Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2011, tr. 10. 17. Thích Nhật Từ soạn dịch., Nghi Thức Chúc Tết Nguyên Đán. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2011, tr. 24.

18. Thích Nhật Từ soạn dịch., Nghi Thức An Vị Phật. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2011, tr. 19.

19. Thích Nhật Từ biên soạn., Nghi Thức Hô Chuông. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2011, tr. 22.

20. Thích Nhật Từ soạn dịch., Kinh Phật Cho Người Mới Bắt Đầu. Sài Gòn: NXB Hồng Đức, 2013, tr. 124.

21. Thích Nhật Từ soạn dịch., Kinh Phật cho người tại gia. Sài Gòn: NXB Phương Đông, 2013, tr.800.

III. Sách đồng tác giả/ đồng biên tập

1. Cải đạo châu Á (viết chung với các tác giả khác, USA, NXB. Giao Điểm, 2000)

Page 44: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

44

43

2. Vạch trần âm mưu phá ngầm Phật giáo (với Trần Chung Ngọc, USA, NXB. Giao Điểm, 2000)

3. Bồ-tát Thích Quảng Đức: Ngọn lửa và Trái tim (cùng biên tập, NXB. TP.HCM, 2005)

4. Văn học Phật giáo với 1000 năm Thăng Long (cùng biên tập, NXB Văn hóa – Thông tin, 2010)

5. Pháp nạn Phật giáo năm 1963: Nguyên nhân, bản chất và tiến trình (đồng chủ biên với Nguyễn Kha, NXB

Hồng Đức, 2013) 6. Nhìn lại phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 (đồng chủ biên với Nguyễn Công Lý, NXB Phương Đông,

2013)

IV. Sách tiếng Anh đã xuất bản

1.Buddhist Soteriological Ethics: A Study of the Buddha’s Central Teachings, Sai Gon: Oriental Press,

2011. 2.Inner Freedom: A spiritual Journey for Jail Innates, Sai

Gon: Oriental Press, 2011. 3.Thich Nhat Tu and Vo Van Tuong., Sacred Buddhist

Places in India and Nepal (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)

4. Le Manh That and Thich Nhat Tu., Family Problems and Buddhist Response (Hanoi, Culture and Information

Press, 2008) 5. Le Manh That and Thich Nhat Tu., Care for

Environment – Buddhist Response to Climate Change (Hanoi, Culture and Information Press, 2008)

6. Le Manh That and Thich Nhat Tu., War, Conflict and Healing: A Buddhist Perspective (Hanoi, Culture and

Information Press, 2008)

V. Sách tiếng Anh sẽ xuất bản

Nature of Brāhmanical, Bramanic and Buddhist Ethics Buddha’s Teachings on Society and Natural World

Buddhist Ethics as Sila and Duties Buddhist Kammic and Psycholoical Ethics

Buddhist Noble Persons

Page 45: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

45

44

Trích dẫn nổi tiếng

”Quyền uy chẳng khiếp tinh thần. Dục tham chẳng nhớp tâm hồn trắng trong. Khổ nguy vẫn một tấm lòng. Từ bi, đức độ, thong dong tháng ngày.” (Thích Nhật Từ)

Chú thích

1. ^ Vài nét về Th ư ợng tọa Thích Nhật Từ 2. ^ Đ ại đ ức Thích Nhật Từ và xóm đ ạo...

3. ^ 500 Danh lam Việt Nam4. ^ Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ

Chí Minh5. ^ Tiểu sử Thích Nhật Từ, theo Bách khoa Wikipedia

6. ^ Tiểu sử Thích Nhật Từ, theo Tủ sách Phật học7. ^ Vài nét về Thích Nhật T, theo Đạo Phật Ngày Nay

8. ^ http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/hoithao_thegioi3.htm

9. ^ http://daophatngaynay.com/vn/tin-tuc/quoc-te/5627-Dai-duc-Thich-Nhat-Tu-nhan-bang-tien-si-danh-du-cua-dai-hoc-Mahakakut-Thai-Lan.html

10.  ^ Tác ph ẩ m Th ượ ng t ọ a Thích Nh ậ t T ừ trên trang nhà Qu ả ng Đứ c

11.  ^ Th ầ y Thích Nh ậ t T ừ sang M ỹ thuy ế t pháp

12.  ^ Nh ữ ng n ẻ o đườ ng c ủ a Ph ậ t Thích Ca

13.  ^ "Th ế gi ớ i ngh ệ thu ậ t" - Nh ữ ng n ẻ o đườ ng c ủ a Đứ c Ph ậ t Thích Ca

14.  ^ Đế n tr ạ i giam chia s ẻ yêu th ươ ng v ớ i ph ạ m nhân , Theo Giao Điểm

15.  ^ Thích Nh ậ t T ừ thuy ế t pháp và h ướ ng d ẫ n thi ề n cho ph ạ m nhân , theo Báo Giác Ngộ

Page 46: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

46

45

16.  ^ H ướ ng d ẫ n Ph ậ t pháp cho ph ạ m nhân , theo Giao Điểm

17.  ^ H ộ i đồ ng Tr ị s ự Giáo h ộ i Ph ậ t giáo Vi ệ t Nam  trên trang Giáo Hội Phật giáo Việt Nam

18.  ^ Nhân s ự Vi ệ n Nghiên c ứ u Ph ậ t h ọ c Vi ệ t Nam  trên trang Giáo Hội Phật giáo Việt Nam

19.  ^ Hội đồng Điều hành Học viện trên trang Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM

20.  ^ Nhân sự Ban Hoằng Pháp Trung ương trên trang Giáo Hội Phật giáo Việt Nam

21.  ^ Nhân sự Ban Giáo dục Tăng Ni trên trang Giáo Hội Phật giáo Việt Nam

22.  ^ Nhân sự Ban Phật giáo quốc tế Trung ương trên trang Giáo Hội Phật giáo Việt Nam

23.  ^ Nhân sự Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM trên trang Giáo Hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM

24.  ^ Nhân sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam trên trang Giáo Hội Phật giáo Việt Nam

25.  ^ Trưởng khoa Triết học Phật giáo HVPGVN tại TP.HCM trên trang Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM

26.  ^ Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay trên trang Đạo Phật Ngày Nay

27.  ^ Danh mục tác phẩm trên buddhismtoday

28.  ^ Thư viện Hoa Sen

Quan niệm bình đẳng trong kinh Trung A-hàm

02/03/2014 21:14:00SC. Thích Nữ Huệ Phúc

Đã đọc: 461          Cỡ chữ:   

Page 47: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

47

46

Chúng ta không thể đánh giá một con người qua hình dáng bên ngoài mà phải nhìn nhận qua nhân cách, đạo đức bên trong được thể hiện qua cách sống của anh ta

đối với mọi người trong mọi hoàn cảnh.

1. DẪN NHẬP

Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ, một nước có sự phân biệt giai cấp, kỳ thị chủng tộc khắc nghiệt. Đức Phật đã

mang chân lý, một đạo lộ mới giúp con người nhận thức vấn đề ấy một cách sáng tỏ. Đức Phật là bậc giác ngộ,

thông hiểu mọi ngọn ngành của cuộc sống với tinh thần xả ly trọn vẹn, như vấn đề đạo đức, chính trị xã hội…

Triết học chính trị xã hội bao gồm những vấn đề liên quan đến hạnh phúc của con người như bình đẳng, tự do dân chủ, nhân đạo, chính trị quân sự… khi nói về Phật giáo, là những con người xuất ly thế tục, không

màng nhân sự, nhưng không phải vì thế mà họ bỏ mặc những nỗi đau. Các vị thiền sư từng là những quốc sư, cố vấn cho biết bao chính trị gia chiến thắng được kẻ

Page 48: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

48

47

thù. Phật giáo có phải là tôn giáo, khoa học? Đức Phật có phải là một xã hội - chính trị gia? Phật giáo chỉ là

Phật giáo không là gì cả, đức Phật cũng không phải một nhà xã hội, một chính trị gia, Ngài vượt lên trên cả những vấn đề ấy! Đứng về mặt chính trị, đức Phật

không tham gia, nhưng Ngài đã chuyển hóa biết bao nhà vua trở thành anh minh, thương dân như thương

con, lấy từ bi, trí tuệ để cai trị dân. Khi đề cập đến bình đẳng, nhân đạo…thì Phật giáo mang tinh thần nhân

đạo, cũng như bình đẳng tuyệt đối.

Tất cả chúng sanh, dù ở địa vị, giai cấp nào thì mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì

mình đã tạo tác qua thân, khẩu, ý. Định luật vô thường hay nghiệp chi phối toàn bộ chúng hữu tình. Dầu anh ở địa vị nào đi nữa thì cũng không thể tránh được lưỡi hái của tử thần khi anh chưa thật sự chiến thắng bản thân

mình với những dục vọng của thế gian. Khi còn hiện hữu ở thế gian, có thể anh là tổng thống, giám đốc…

nhưng khi trút hơi thở rồi anh sẽ là ai? Chúng ta có thể lấy quyền lực hiện tại ở cõi ta bà này để chi phối hay ra lệnh số phận ở tương lai? Chỉ có tiếng nói đạo đức bên

trong dưới sự điều khiển của luật nhân quả mới có năng lực ấy mà thôi! Con người sống trên cuộc đời với muôn hình muôn vẻ, người giàu sang kẻ nghèo hèn, đẹp xấu,

thông minh, khờ khạo… khi chết đi chỉ hai bàn tay trắng cùng nghiệp thức duy nhất theo mình để kiến tạo

một đời sống kế tiếp.

Như vậy, con người bình đẳng nhau từ nguyên nhân xuất hiện, đó là vấn đề sâu xa nhất có thể họ sẽ không bao giờ nghĩ đến. Con người thường đòi quyền tự do,

bình đẳng, đồng thời có nhiều hiến chương, hiến pháp ra đời nhằm mang lại quyền ấy cho con người. Nhưng

hình như tất cả đều đang nằm trong một khía cạnh thật mong manh và đặc thù nào đó khó phân biệt ranh giới giữa những vấn đề được đặt ra và thực hiện. Vấn đề

bình đẳng xưa và nay hoàn toàn khác biệt, xã hội phát triển với những đòi hỏi nhu cầu quá cao của con người,

Page 49: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

49

48

công việc được làm theo nguyên tắc khoa học không còn đặt nặng về mặt tình cảm, nên quyền bình đẳng được thể hiện ở sự phân biệt rạch ròi, công bằng… nhiều lúc dẫn đến sự hiểu sai của người nhận thức,

chúng ta cần phân tích, chia chẻ vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau theo sự logic của triết học, mới

thấy được giá trị bình đẳng nằm ở sự phân biệt. Anh A không thể là anh B, và tại sao anh C lại như thế này mà anh D lại như thế kia, tại sao đồng thời sinh ra trên cuộc đời nhưng mỗi người mỗi giai cấp, số phận giàu nghèo khác nhau? Tại sao cùng làm trong một công ty nhưng lương anh cao còn lương tôi lại thấp? đó có phải là sự

bất bình đẳng? Sự bình đẳng có thể xóa tan được những kỳ thị giai cấp, chủng tộc trong xã hội không? Nó có thể được đo lường bằng trọng lượng, bằng hình thức bên

ngoài?

Chúng ta không thể đánh giá một con người qua hình dáng bên ngoài mà phải nhìn nhận qua nhân cách, đạo đức  bên trong được thể hiện qua cách sống của anh ta

đối với mọi người trong mọi hoàn cảnh. Chính vì vậy, vấn đề bình đẳng không thể dựa vào giai cấp, địa vị,

chủng tộc… để đánh giá mà cần dựa vào phẩm chất bên trong. Đặc biệt đạo Phật lấy sự tu đạo làm thước đo

chuẩn mực cao nhất của sự bình đẳng: “Sự sang, hèn của con người là do nhân cách chứ không phải do giòng họ mà có; đối với việc tu đạo, giòng dõi tuyệt đối không có một ý nghĩa nào cả, mà chỉ khác nhau ở chỗ có hăng

hái hay không trong việc tiến tu mà thôi: đó là chủ trương cốt tủy của Phật và các đệ tử”.[1] Đức Phật cũng dạy: mọi dòng sông khi đổ về biển cả có chung vị mặn

cũng như giáo pháp của Ngài chỉ có một vị giải thoát mà thôi. Tất cả mọi chúng sanh đều có Phật tánh và có thể

thành Phật, đó là sự bình đẳng tuyệt đối.

Chúng tôi trình bày vấn đề Quan niệm bình đẳng của Phật giáo trong kinh Trung A Hàm. Vấn đề bình đẳng đã được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên,

vấn đề bình đẳng trong kinh Trung A Hàm, một bộ kinh

Page 50: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

50

49

Nguyên Thủy, nguồn tài liệu đáng tin cậy thì hầu như còn rất ít. Chúng tôi muốn trở về nguồn cội xưa, để

nhận thức đúng bình đẳng trong Phật giáo, đồng thời mở ra cho mọi người một cái nhìn mới hơn về vấn đề này, thấy được giá trị của những lời Phật dạy cách đây

trên hai mươi lăm thế kỷ…

1. Khái niệm bình đẳng và sự phân chia giai cấp ở Ấn Độ

Bình đẳng là một vấn đề được thế giới ngày nay bàn cãi rất nhiều, ai ai cũng mong muốn có được cuộc sống

bình đẳng, đó là quyền được sống, được tự do và mong muốn hạnh phúc. Vậy thì thế nào là bình đẳng? Phải

chăng hai chiếc xe giống nhau, hai ngôi nhà y hệt nhau là bình đẳng? Đó là sự  đồng nhất chứ không phải là bình đẳng. Khi đề cập đến Bình Đẳng là chúng ta nói

đền sự tương quan công bình hay công lý giữa người và người. Cuốn Từ Điển Triết Học cho rằng: “Bình đẳng là

khái niệm nói lên vị trí như nhau của con người trong xã hội, nhưng lại có một nội dung khác nhau trong những

thời đại lịch sử khác nhau và ở những giai cấp khác nhau…Sự bình đẳng hoàn toàn chỉ được tạo ra dưới chủ nghĩa cộng sản. Nhưng sự bình đẳng của cộng sản chủ

nghĩa không có nghĩa là một sự san bằng nào đó đối với tất cả mọi người, mà ngược lại, nó mở ra những khả

năng vô hạn cho mỗi người tự do phát triển những năng lực và nhu cầu của mình, tương xứng với những phẩm

chất và năng khiếu cá nhân”.[2]

Aristotes đã diễn tả một cách chí lý quan niệm Bình Đẳng là Công Bình như sau: “Bất công là bất bình đẳng và công bình là bình đẳng”. “Những người không bằng nhau được đãi ngộ tùy theo sự khác biệt của họ”. Như vậy, bình đẳng là một sự công bằng chứ không phải sự giống nhau. Thế nào là công bằng? chúng ta thử xét qua công ty may mặc ăn lương theo sản phẩm chẳng hạn. Cùng trong một tháng, anh may được số lượng nhiều thì lương anh cao, tôi may được ít thì lương tôi thấp; hay lương của một kỹ sư thì tất nhiên phải cao

Page 51: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

51

50

hơn lương của một anh công nhân, điều đó rất công bằng, đó là sự bình đẳng. Trong một xã hội có người giỏi, kẻ dở; người ngu, kẻ thông minh; người giàu, kẻ nghèo… đó không phải là sự bất bình đẳng. Họ xứng đáng hưởng những gì mình tạo ra, và chúng ta chỉ có thể tìm phương thể để tạo môi trường bình đẳng giữa

người với người trong xã hội theo tiêu chuẩn công bằng, nhưng chúng ta không thể san bằng mọi khác biệt để tạo sự đồng nhất rập khuôn. Bản Tuyên Ngôn Nhân

Quyền và Quyền Công Dân Cách mạng Pháp năm 1789, điều 6 nêu lên như sau: “Nhận thức rằng tất cả mọi

công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nên tất cả đều có quyền được trả lương như nhau và ngang hàng nhau trong việc đảm nhận những chức vụ công, tùy theo khả năng của họ và chỉ dựa trên một tiêu chuẩn duy nhứt là đức độ và trí thức của họ”. Đây là một Tuyên ngôn hoàn toàn công bằng và hợp lý, tùy vào khả năng xứng đáng

cùng với đức độ, tri thức của con người.

Đứng về mặt sinh học, mỗi con người sinh ra đều có đủ lục căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Con người không khác nhau về thân tứ đại, ngũ uẩn này. Có khác nhau

chăng là chỉ khác về hình thức bên ngoài, màu da, tóc… và sự khác biệt lớn nhất đã đưa con người cách xa nhau nhất đó là ngôn ngữ. Nhưng điều này không đủ cơ sở và điều kiện để tạo nên sự bất bình đẳng trong cuộc sống của con người. Do vô minh, chấp thủ, con người đấu

tranh để giành quyền lợi cá nhân dẫn đến sự bất bình đẳng, như vậy sự bất bình đẳng do chính con người tạo

ra và gây đau khổ cho nhau. Tuy nhiên, tất cả con người đều chung một loài sinh vật. Mỗi người đều có

cùng, ít nhất là về mặt tiềm năng, những đặc điểm đặc biệt của chủng loài đó, có tính cách, óc suy luận, ý chí

tự do và tinh thần trách nhiệm, những điều này tạo nên phẩm chất hoặc giá trị riêng của từng cá nhân, tất cả

con người đều có cùng những quyền nào đó mà không một chính quyền nào có thể cướp đi được: đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đây là

Page 52: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

52

51

điều hiển nhiên chúng ta không thể chối cãi được. Như vậy con người có quyền bình đẳng, sống, học tập và lao động, cống hiến cho xã hội những gì có thể. Nhà trường

mở ra là để cho con người, những người có khả năng tiếp thu kiến thức, thành những người hữu ích cho cộng

đồng và xã hội.

Sở dĩ có những sự bất đồng giữa người với người về mọi mặt như thế đó là do biệt nghiệp. Luận điểm nhân

chủng học đưa ra vấn đề này nhằm bổ túc cho thuyết sinh học rằng con người không khác nhau khi mới sinh ra, và họ có khả năng chuyển nghiệp quả đau khổ của

mình để kiến tạo một đời sống hạnh phúc giàu có không phải ở đời sau mà ngay hiện tại. Như vậy, đứng về mọi phương diện, con người bình đẳng nhau, chỉ có sự khác biệt giữa họ mà thôi. Vậy thì tại sao lại có sự bất bình

đẳng xảy ra trong cuộc sống? chúng ta hãy cùng đưa ra ý kiến của mình về vấn đề bình đẳng đối với sự phân

chia giai cấp ở Ấn Độ đứng trên lập trường cá nhân theo cái nhìn Phật giáo. Có thể nói, Ấn Độ là một nước có sự phân chia giai cấp và kì thị chủng tộc khá nặng nề. Cho

đến ngày nay, trình trạng này vẫn còn tiếp diễn.

Vào thời cổ đại Ấn Độ, tri thức con người chưa phát triển, bốn giai cấp được lý luận sinh ra từ những bộ

phận khác nhau của Phạm thiên, trong đó Bà la môn là giai cấp tối thượng nhất nắm mọi quyền hành cho đến giai cấp cuối cùng là nô lệ không có một quyền hành

nào trong cuộc sống của mình, như họ sinh ra để phục vụ và nhận lấy những sự bất công trong cuộc đời. Giai cấp trở thành một nguyên tắc căn bản và được xem là điều hiển nhiên trong đời sống của người dân Ấn, được phân định từ giòng dõi và sự xuất thân của họ, cho đến bây giờ dù có muốn xóa bỏ cũng thật khó để tẩy đi tất

cả những dấu vết xa xưa đó, vì giai cấp nô lệ dường như họ cũng đã chấp nhận cuộc sống của mình không một lời oán trách, than vãn: “. . . mọi bất công về đẳng cấp đều do hậu quả tất yếu của nghiệp trong quá khứ tạo

Page 53: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

53

52

thành. Do vậy con người trong hiện tại phải mặc nhiên gánh chịu và nỗ lực để tôn trọng kỷ luật của giai cấp

mình”.[3] Tất nhiên là do nghiệp, nhưng không vì thế mà con người suốt đời phải chịu nguyên vẹn đời sống bất

công, không thể hoán cải được của mình. Tuy nhiên, Ấn Độ đưa ra điều này, khiến mọi người chấp nhận sự phân định giai cấp đã được đặt sẵn đem đến một điều lợi là

không hề có sự xung đột hay chiến tranh xảy ra đối với người dân Ấn, khiến họ được sống trong thái bình, hạnh phúc; và cũng chính điều này khiến cho đất nước Ấn Độ

không thể giàu có lên được, vì họ chấp nhận số phận định sẵn như vậy!

Con người sinh ra vốn không có giai cấp, nhưng do sự hiếp đáp giữa người giàu đối với người nghèo, đè bẹp khiến họ không có cơ hội để ngẩng đầu lên xây dựng cuộc sống tương lai của mình: “Chỉ có ba giai cấp đầu được phép tụng đọc các Veda, còn giai cấp Shadra  bị cấm đoán hoàn toàn”.[4] Đặc biệt là người phụ nữ lúc

bấy giờ, họ bị khinh rẻ và bị xem như là những món đồ tiêu khiển của đàn ông thuộc giới quyền quý. Sự bắt

cóc, cưỡng ép, cũng như sự buôn bán phụ nữ, thiếu nữ thường xuyên xảy ra. Trong đời sống thường nhựt,

người phụ nữ phải chịu khá nhiều thiệt thòi: họ không được ra khỏi nhà mà không che mặt, không có quyền trong các hoạt động xã hội, không có mặt trong lãnh

vực tôn giáo... Những ngày vô tận của họ chỉ là để chờ đợi trong thầm lặng sự viếng thăm của người đàn ông, cho đến khi người này chết thì phải chịu sự thiêu sống

để đi theo người đã chết (tục lệ Sati). Sự đau khổ, sự bất công đang tràn ngập khắp các nẻo đường, khắp các phố phường thành thị. Vậy, chúng ta có thể đem quyền bình đẳng để xoá bỏ sự phân biệt giai cấp này được không?

Bốn giai cấp ở Ấn Độ là do nghiệp lực chiêu cảm ra từng kiếp sống, từng hoàn cảnh như thế, chúng ta không thể nào lấy sự bình đẳng để xóa bỏ giai cấp ấy được. Giai cấp chỉ có thể được xóa bỏ khi chính người ấy chuyển

Page 54: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

54

53

đổi nghiệp của mình. Đó cũng là quan điểm bình đẳng của Phật giáo

3. Vấn đề bình đẳng trong Phật giáo

Như chúng con đã đề cập trong phần dẫn nhập, vấn đề bình đẳng hôm nay sẽ chỉ được nghiên cứu dựa

trên kinh Trung A Hàm, vì vậy những mục chính liên quan đến chủ đề bình đẳng nằm trong kinh sẽ được tìm

hiểu như bình đẳng giai cấp, địa vị; bình đẳng khi gia nhập Tăng đoàn: bình đẳng tuyệt đối, bình đẳng đối với phụ nữ; hay nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong

xã hội… Người viết căn cứ hoàn toàn vào những lời được ghi lại trong kinh để phân tích, chứng minh và nêu ra một vài nhận định của mình đan xen trong mỗi mục.

2.1. Bình đẳng giai cấp, địa vị

Xã hội được tạo nên bởi những con người khác nhau về rất nhiều mặt, từ giai cấp, địa vị, giàu nghèo… tuy

nhiên, đối với giáo lý đạo Phật, con người cao thượng hay nhỏ bé không dựa trên giai cấp hay địa vị, bởi lẽ mọi con người đều có quyền sống, tự do, và tìm cầu

hạnh phúc cho riêng mình. Các bài kinh trong Trung A Hàm như Kinh Phạm Chí A Nhiếp Hòa 151, Kinh Uất Sấu Ca La 150, Kinh Đầu Na 158… đề cập đến vấn đề giai

cấp, địa vị.

Sự phân biệt giai cấp là do xã hội tạo nên, mỗi con người đều có quyền bình đẳng như nhau về mọi quyền lợi trên tinh thần nhân quả, nghiệp báo. Không phải do

anh thuộc dòng Phạm chí thì anh mới sống, ăn, làm việc… và đặc biệt là ai cũng có thể giải thoát nếu tu tập: “… Tất cả mọi người trong trăm chủng tộc khác nhau ấy đều có thể mang bột tắm đến nước và tắm rửa, trừ khử các cấu bẩn cho thật sạch. . . tất cả những người trong trăm chủng tộc khác nhau kia đều có thể dùng bất cứ loại gỗ nào làm mồi lửa, rồi lấy dùi mà dùi cho phát ra lửa và cháy lớn lên”.[5] Con người sống không tắm rửa thì sẽ nhơ bẩn, tắm rửa thì sạch sẽ, kể cả thân và tâm,

Page 55: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

55

54

không ngoại lệ một chủng tộc nào. Quy luật của cuộc sống, thiên nhiên và tạo hóa tự đến không phân biệt.

Kinh A Nhiếp Hoà đưa ra sự bình đẳng của con người ở yếu tố sinh ra, giai cấp, nghiệp báo và sự tu tập: Tất cả bốn giai cấp đều sinh ra từ bụng người mẹ; Có sự đồng đẳng giữa bốn giai cấp về quả báo của các nghiệp thiện và bất thiện; Đồng đẳng trong cơ hội tu tập ở đời này. Đức Phật đã bác bỏ thuyết bốn giai cấp “trời sinh” của Bà-la-môn, đơn cử là một xã hội không phải có bốn, mà chỉ có hai giai cấp là “chủ” và “tớ” và giới hạn của hai

giai cấp này cũng chỉ là tương đối, tạm thời, vì có những trường hợp nô lệ tiến lên làm chủ nô và trường hợp chủ nô biến thành nô lệ. Đồng thời có rất nhiều trường  hợp những người nô lệ được giải phóng trở thành người tự

do “Này Ma-nạp, Ông có nghe nói ở nước Dư-ni và Kiến-phù chỉ có hai chủng tánh: chủ nhân và đày tớ; sau khi làm chủ nhân lại trở thành đày tớ, đày tớ lại trở thành chủ nhân chăng?”[6] Đức Phật không chủ trương chủng tộc: “Này Bà-tư-tra, chính Ta, với sự chứng đắc Minh Hạnh vô thượng này không chủ trương thọ sanh ưu

thắng, không chủ trương chủng tộc, không chủ trương kiêu mạn, nói rằng ‘Nó đẹp lòng Ta; nó không đẹp lòng Ta,’ không vì chỗ ngồi, không vì nước, không vì sở học

kinh sách”.[7]

Phạm chí Uất-sấu-ca-la thưa với đức Phật về việc Phạm chí thiết lập bốn loại phụng sự cho bốn chủng tánh

Phạm chí, Sát-lợi, cho Cư sĩ và Công sư: “Này Cù-đàm, Phạm chí thiết lập loại phụng sự cho Phạm chí, tức là

Phạm chí phải phụng sự Phạm chí; Sát-lợi, Cư sĩ và Công sư cũng phải phụng sự Phạm chí. Này Cù-đàm, bốn

chủng tánh này phải phụng sự Phạm chí”.[8] Cứ như thế ngoài chủng tánh mình phụng sự cho chủng tánh mình

thì các chủng tánh còn lại dưới phải phụng sự cho chủng tánh trên. Đức Phật đã bác bỏ điều này bằng cách đưa ra những câu hỏi ví dụ cho Uất Sấu Ca La: “. . . Nhưng Sa-môn Cù-đàm nói: bốn chủng tánh thảy đều thanh

Page 56: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

56

55

tịnh, với sự giảng giải, hiển thị”.[9] Chính Phạm chí này cũng đã xác định trả lời Phật: “Bạch Cù-đàm, Phạm chí

có thể hành từ tâm, không kết, không oán, không nhuế, không tránh. Sát-lợi, Cư sĩ hay Công sư cũng như vậy”.

[10] Bốn giai cấp đều chịu chung quy luật sanh, già, bệnh, chết, ai cũng có thể làm chủ vận mệnh và tự tạo hạnh phúc cho mình, không một năng lực nào có quyền ban phước, giáng họa, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước

pháp luật.

Kinh Trung A Hàm, đức Phật đã xác định với người Bà-la-môn rằng: “Này Ma nạp, Phạm chí nếu hướng đến

chơn chánh, thì vị ấy sẽ hiểu biết khéo léo, tự tri đúng như pháp. Sát lợi, Cư sĩ hay Công sư nếu hướng đến

chơn chánh cũng được sự hiểu biết khéo léo, tự tri đúng pháp”.[11] Đây là sự hiển thị, giản trạch rõ ràng về bốn giai cấp đều có sự đồng nhất, bình đẳng với nhau trên

tự tính, xoá bỏ đi những bất bình đẳng trên phương diện giai cấp, chủng tộc, màu da..v.v, thể hiện tinh thần bình

đẳng trong giáo lý đức Phật.

Chính tinh thần bình đẳng, vô ngã vị tha này đã tạo nên tính nhân bản trong Phật giáo. Những người đệ tử Phật

không thờ ơ trước nỗi đau của tha nhân và luôn tìm cách mang lại hạnh phúc cho họ bằng sức mạnh thông

điệp yêu thương, hòa bình. Đây cũng là nguồn sức mạnh để gạt đi những sự áp bức bất công trong cuộc sống, san bằng mọi chướng ngại trên con đường tìm

cầu an lạc cho mình và người.

2.2. Bình đẳng trong việc xuất gia tu học

Sự bình đẳng là định lý căn bản trong Giáo đoàn của Phật. Cơ sở để tạo dựng Giáo đoàn là sự hoà hợp thanh tịnh. Yếu tố này mang đến sự bình đẳng tuyệt đối, cao thượng: “Lành thay! Lành thay! Này A-na-luật-đà, các ông thường cùng nhau hòa hiệp an ổn, không tranh

chấp như vậy, cùng một tâm, cùng một thầy, cùng hiệp nhất như nước với sữa”.[12] Dù mọi người thuộc tầng lớp

Page 57: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

57

56

nào trong xã hội khi vào tăng đoàn đều trở thành những vị Tỳ kheo sống thanh tịnh, hòa hợp dưới sự

hướng dẫn của đức Phật trên tinh thần từ bi, vô ngã, vị tha: “Này Bà Trư Ta, nếu một Thiện nam tử, bất luận chủng tộc hay tánh danh nào từ bỏ chủng tộc, cạo bỏ

râu tóc, khoác áo cà sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, theo Ta học đạo, thì có thể nói như thế này: “phạm chí chúng tôi là con phạm thiên. . .vì thiện nam tử ấy vào trong chánh pháp luật của Ta, thọ lãnh chánh pháp và giới luật, đến được bờ bên kia, đoạn nghi, trừ hoặc, không có do dự, đối với pháp của đấng Thế Tôn đã được vô sở úy”.[13]

Giai cấp chỉ có thể được xóa bỏ khi người ấy gia nhập tăng đoàn, tu tập đạt Thánh quả!: “Đoàn thể đặc biệt do Phật lập nên gọi là Thánh chúng (Àrya sangha), với chủ

đích đó là cái nôi của những con người cao quý. Vì truyền thống Bà-la-môn đã được thiết lập kiên cố, nên

giai cấp bấy giờ đã được phân chia thật rõ rệt. Bởi lẽ đó, đức Phật luôn xác nhận rằng trong hàng Tăng chúng

của Ngài không có phân biệt giữa Bà-la-môn (đạo sĩ) và võ tướng, hay giữa chủ và tớ. Ai đã được nhận vào hàng tăng chúng đều có cơ hội học hỏi và tu tập như nhau”.[14] Đức Phật thường nhắc nhở mọi người phải dựa vào năng lực của chính mình, nếu muốn thoát khỏi sinh –

già - bệnh – chết thì phải tự mình tu tập, không nên tin vào huyền thoại nhảm nhí nói rằng chỉ có giai cấp Bà la môn sinh ra từ miệng Phạm Thiên mới là cao quý. Bởi

lẽ: “Này Bà-tư-tra, một thiện nam tử thuộc dòng tộc Sát-lợi mà thân làm thiện pháp, khẩu, ý làm thiện pháp, thì

người đó khi thân hoại chung, nhất định sẽ thọ lạc”.[15] Không bất luận là ai, người nào… nếu hướng đến đời

sống cao thượng, biết tu tập thiện pháp, chuyển hóa tâm thức… thì chắc chắn được giải thoát. Cánh cửa giải

thoát không mở ra giành riêng cho một giai cấp nào: “Này Bà-tư-tra, thiện nam tử dòng tộc Sát-lợi tu bảy

giác pháp, khéo tư duy và khéo quán sát, biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu, giải thoát rồi liền biết giải thoát, biết

Page 58: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

58

57

như thật: Sự sanh đã hết, Phạm hạnh đã lập, điều cần làm đã làm xong, sẽ không còn tái sanh nữa”.

“Cũng vậy, thiện nam tử dòng tộc Phạm chí, dòng tộc Phệ-xá tu bảy giác pháp, khéo tư duy, khéo quán sát;

người ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát khỏi hữu lậu, vô minh lậu, giải thoát rồi liền biết giải thoát, biết như thật: Sự sanh đã hết, Phạm hạnh đã lập, điều cần làm đã làm xong, không

còn tái sanh”.

Đức Phật là người tiên phong trong chính sách hủy bỏ giai cấp: “Chính đức Phật lần đầu tiên đã cố hủy bỏ chế độ nô lệ và kịch liệt phản đối hệ thống giai cấp hủ lậu đã

mọc rễ sâu xa trên mảnh đất Ấn Độ. Theo giáo lý đức Phật, người trở thành kẻ hạ tiện hay cao quý không phải do giòng dõi mà do hành vi của mình. Giai cấp hay màu

da không làm cản trở một người muốn trở thành một Phật tử hay gia nhập Tăng đoàn. Người chài lưới, kẻ đổ

rác, gái giang hồ, cả đến những võ tướng và những người Bà la môn, đều tự do gia nhập tăng đoàn, được

hưởng sự đối xử bình đẳng, và cũng được giao cho những địa vị tương xứng”.[16]

Tính chất bình đẳng của Tăng chúng không hề thiên vị một ai, dù sang hèn, giàu nghèo, đẹp xấu; dù sanh

trong giai cấp nào, hoặc dù nam hay nữ, ... sau khi xuất gia sống đời Phạm hạnh cũng đều là Sa môn đệ tử Phật bình đẳng không phân biệt như trăm sông đổ về biển:

chân lý tuyệt đối, thành quả giải thoát không dành riêng cho ai: “Bạch đức Thế Tôn, Phạm chí cũng có người xa lìa sát sanh, đoạn trừ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói

láo, cho đến xa lìa tà kiến, được chánh kiến, và Sát lợi, Cư sĩ cũng vậy”.[17] Bằng chứng là trong tăng đoàn có rất nhiều vị Tỳ kheo xuất thân từ giai cấp hạ tiện như Ưu ba ly thợ cạo sau trở thành tổ của Luật tạng, Ni đề

người hốt phẫn, dâm nữ Liên Hoa Sắc, sát nhân Vô Não… trở thành những bậc A-la-hán.

Page 59: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

59

58

Đặc biệt đức Phật đã cho phép thành lập giáo hội Tỳ kheo ni vào một thời điểm và địa điểm mà người nữ bị xếp vào địa vị thấp kém nhất trong xã hội. Làm điều

này, đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã nâng cao vị trí của người nữ đến mức quan trọng

nhất. Đây là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong rất nhiều hệ thống tôn giáo và trường phái tư tưởng

được biết, trước và trong thời Phật tại thế. Đây là một sự canh tân phi thường vì nó đã tạo điều kiện cho hàng phụ nữ đặc quyền tiếp thụ giáo lý đạo Phật và từ đó nỗ lực tu tập phát huy bản chất cao quý, khả năng thấm

nhuần trí tuệ thâm sâu ngang hàng với nam giới của họ: “Này A-nan, Đại Sanh chủ Cù-đàm-di thật đã đem lại

cho Ta nhiều lợi ích, đã bảo dưỡng Ta sau khi thân mẫu Ta qua đời. Nhưng này A-nan, Ta cũng đem lại cho Đại Sanh chủ Cù-đàm-di nhiều lợi ích. Vì sao vậy? Đại Sanh

chủ Cù-đàm-di nhờ Ta mà được quy y Phật, Pháp và chúng Tỷ khiêu, không nghi ngờ Ba ngôi Tôn quý, và Khổ, Tập, Diệt, Đạo, thành tựu tín, giới, đa văn, bố thí,

trí tuệ, xa lìa nghiệp sát…”.[18]

Triết thuyết bình đẳng đã giúp cho con người có niềm tin trong cuộc sống, đặc biệt là những người đang sống trong đau khổ. Họ tìm đến đạo giác ngộ để tự giải phóng

bản thân mình.

4. Nguyên nhân của sự khác nhau trong xã hội

Phật giáo đưa ra thuyết nghiệp báo luân hồi, là định luật chi phối toàn bộ chúng sanh. Những việc làm trong quá khứ là nhân đưa đến đời sống hôm nay, những tạo tác hôm nay sẽ là nền móng kiến tạo một cảnh giới trong

tương lai mà mỗi người tự nhận lấy cho riêng mình. Đây là sự bình đẳng tuyệt đối, bình đẳng trên vấn đề nghiệp lực. Nghiệp là một quan tòa công minh, không thương ghét, thiên vị ai. Con người sinh ra khác nhau chẳng qua là do nghiệp, và người ta có thể thay đổi về điều

này: “Con người tạo nên mọi thứ, tất cả những buồn đau và bất hạnh cũng như hạnh phúc và thành công của

Page 60: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

60

59

mình. Những người khác có thể sử dụng ảnh hưởng vì cuộc sống của họ, nhưng chính con người ấy nay tạo ra nghiệp của mình. Cho nên người ấy chịu trách nhiệm về

những hậu quả”.[19] Như vậy, sở dĩ hôm nay người ấy sinh vào dòng dõi thiếu phước báu là do kiếp trước họ chưa gieo nhân thiện lành, ngược lại người sinh được

vào giòng sát đế lỵ, Bà la môn… là do họ đã tạo những nghiệp tốt trong quá khứ: “Chúng sanh kia do nơi hành nghiệp của chính mình, do nghiệp mà thọ báo, duyên

vào nghiệp, y nơi nghiệp, tùy nơi nghiệp xứ có cao thấp, mà chúng sanh có tốt đẹp hay không tốt đẹp”.[20]

Dẫu biết rằng con người sinh ra trên cuộc đời này với tấm thân giả tạm do tinh cha huyết mẹ và thức tạo thành. Ai cũng phải chịu sự chi phối của định luật vô

thường, sanh, già, bệnh, chết, nhưng tại sao có người được trường thọ, có người lại quá yểu mạng, có người chưa ra khỏi bào thai đã bị chết: “Nếu có kẻ nam hay

người nữ nào sát sanh, hung dữ, cực ác, uống máu, có ý sát hại, mang tâm niệm xấu ác, không có tâm từ bi đối với tất cả chúng sanh cho đến các loài côn trùng, thì người ấy thọ lấy nghiệp ấy, tạo tác đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đi đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục, mãn kiếp địa ngục rồi, lại sinh vào nhân gian tuổi thọ rất ngắn ngủi…”[21] Người hay não

hại, khiến người khác lo lắng, bất an thân tâm cũng như sát sanh hại vật tùy theo mức độ nhận lấy quả báo đoản mạng hay bệnh tật. Ngược lại, người sống được trường

thọ và ít bệnh tật, vì người ấy sống với tâm từ bi, thương yêu mọi loài chúng sinh, không sanh tâm sát hại, cho nên người ấy hiện đời có cuộc sống lâu dài, ít

bệnh. Sau khi người ấy mạng chung, sinh vào cõi Người hay cõi Trời: “Này Ma-nạp, do nhơn duyên gì mà kẻ

nam hay người nữ thọ mạng rất dài? Nếu có kẻ nam hay người nữ nào xa lìa nghiệp sát, … có tâm tàm, có tâm quý, có tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả, cho đến côn

trùng…”[22] tiếp tục đức Phật giải thích nguyên nhân gì có thân hình đoan chánh, không đoan chánh, có oai

Page 61: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

61

60

đức, không có oai đức, sanh vào dòng dõi cao quý hay hạ tiện, có của cải, không có của cải, trí tuệ kém, thông

minh…

Không những trong hiện tại mà tương lai cũng thế, mỗi người dù là giai cấp nào đi nữa cũng sẽ nhận được quả báo thiện lành nếu trong kiếp hiện tại tu tập, gieo nhân thiện: “Bốn hạng này, Sát-lợi, Phạm chí, Cư sĩ, và Công sư, có sự hơn kém, có sự sai biệt cả trong đời sau nữa. Bốn hạng này, Sát-lợi, Phạm chí, Công sư và Cư sĩ nếu thành tựu được năm đoạn chi này[23], chắc chắn sẽ gặp

được bậc Thiện sư, là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, chắc chắn được vừa ý, không có điều gì không vừa

ý, và cũng luôn luôn được thiện lợi và hữu ích, an ổn khoái lạc”.[24]

5. Vài nhận định và đánh giá

Chúng ta thường nói, đạo Phật là đạo bình đẳng, vị tha. Đức Phật phủ nhận giai cấp bất công, đem chế độ bình đẳng để đãi ngộ mọi hạng người trong xã hội. Ngài đã mở ra cho nữ giới con đường giải phóng không những ra khỏi một thân phận đen tối thấp hèn, lệ thuộc vào nam giới, mà còn ra khỏi ngục tù bản ngã nhỏ hẹp để

vươn lên Chân lý, Niết-bàn. Thế thì chúng ta quan niệm như thế nào về mối liên hệ  giữa bình đẳng và giai cấp,

địa vị… vì sao đức Phật ra đời mang ánh sáng Phật pháp soi rọi khắp bốn miền nam bắc… Ấn Độ, mang thông điệp yêu thương, không phân biệt màu da, chủng tộc

gieo rắc vào lòng người, và nó đã ăn sâu vào những con người hiền lương, thánh thiện ở đây từ dân thường cho đến vua quan, biết bao lãnh tụ của các nhà ngoại đạo

đã trở thành những đệ tử xuất chúng của đức Phật, vậy mà giai cấp vẫn là vấn đề muôn thuở tồn tại ở đất nước

vốn là cái nôi của Phật giáo này.

Theo hiện tượng giới thì con người tồn tại bởi nghiệp lực (trừ chư Phật và Bồ tát vì nguyện lực mà sanh), đó là sự bình đẳng đứng trên phương diện khổ đau. Ngoài ra tất

Page 62: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

62

61

cả chúng sanh đều bình đẳng nhau ở thể tánh thanh tịnh, ngoài thể tánh này ra chúng ta không thể tìm ở

đâu một sự bình đẳng tuyệt đối. Bởi lẽ, đứng ở  một khía cạnh nào đó, nếu khách quan mà nhìn chúng ta chắc

chắn sẽ tìm được một sự công bằng, bình đẳng nào đó. Nhưng thực tế, khi đã nói ‘chúng ta nhìn’ tức đã nhuốm màu ngã tính với cái nhìn đây là ta, là của ta, là tự ngã của ta. Và đó cũng chính là nguyên nhân của biết bao sự bất bình đẳng, sự kỳ thị màu da chủng tộc, đặc biệt

là sự phân biệt nam nữ.

Biết bao triết thuyết ra đời cố tìm hạnh phúc cho nhân loại, nhưng chưa có một triết gia lỗi lạc nào có thể nhìn thấy và chấp nhận bản thể nơi mỗi loài, hữu tình thì có Phật tánh, vô tình thì có pháp tánh. Đức Phật đã nhìn thấy được vấn đề này nên Ngài đã chấp nhận mọi giai

cấp, chủng tộc, và người nữ xuất gia. Bởi lẽ chúng sanh ai cũng có nước mắt cùng mặn, dòng máu cùng đỏ, ai cũng mong muốn có được hạnh phúc… và khi đã gia nhập tăng đoàn, tất cả mọi người đều sống chan hòa trong vị giải thoát của pháp mầu. Tôn chỉ của giáo lý

Phật giáo là hướng dẫn người tu tập đạt đến mục đích tối hậu - giác ngộ giải thoát. Mọi chúng sanh nếu phát tâm tu tập, hành trì chánh pháp đều được đạt đến kết

quả cứu cánh như nhau. Nô lệ ở người khác không đáng sợ bằng nô lệ chính dục vọng của chính mình, nó sẽ dẫn

dắt chúng ta mãi mãi đi vào con đường đau khổ luân hồi: “Phật giáo dạy con người đi vào giải thoát, có nghĩa là đi ra khỏi mọi trói buộc, mọi ách nô lệ. Nô lệ lớn nhất của hiện tượng giới là nô lệ chính dục vọng của mình”.

[25] Và điều này tất cả chúng ta ai cũng có thể làm được. Đức Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật

sẽ thành”. Hay “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh, nhất thiết chúng sanh giai cam tác Phật”. Bản thể chân như nằm sẵn nơi mỗi loài, mỗi người; chúng sanh có thể khác nhau về tất cả nhưng Phật tánh không khác

nhau: “Con người có nam bắc, nhưng Phật tánh thì không phân biệt nam bắc”. (Lục tổ Huệ Năng), chỉ vì

Page 63: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

63

62

chúng ta vô minh vọng động, sống với cái giả, quên cái chân, trong mọi họat động, sự sống… bao giờ chúng ta

cũng gán vào đó cái bản ngã, nên mới sinh ra muôn hình vạn trạng, phân biệt, khổ đau. Đức Phật đã mở ra cho tất cả nhân loại một con đường đi đến hạnh phúc tuyệt đối là trở về bản thể thanh tịnh chúng ta vốn có

xưa nay. Nó không hề thay đổi, mất đi, chỉ vì đám mây mù vô minh bất giác che ngang bầu trời tự tánh khiến cho vầng trăng không thể hiển bày, chỉ cần phản quan

tự kỷ, chúng ta sẽ nhận ra bộ mặt xưa nay của mình, lúc này không còn ý niệm bình đẳng hay không! Trong Phật giáo, sự bình đẳng tối hậu là khi mọi người cùng tu tập đạt đến quả vị giác ngộ, giải thoát: “Phật tánh có thể bị ngăn che, nhưng chỉ cần được phát hiện, được biểu lộ khi ta vén mở bức màn vô minh, và những tình cảm

lệch lạc do vô minh gây nên. Những bức màn vô minh đó không thuộc Phật tánh, chúng chỉ ngăn che chứ

không làm mất đi Phật tánh đó”.[26]

Nhìn theo mắt phàm tục thì có kẻ nam người nữ, nhưng bản tánh thanh tịnh chẳng sanh chẳng diệt, không có nam nữ. Nam nữ là giả tướng do nghiệp tạo thành,

trong kinh Pháp Hoa Long nữ biến thành nam tử, đủ hạnh Bồ-tát liền thành Phật. Phẩm Đề bà đạt đa, mặc dù

ông là người phạm tội ngũ nghịch làm thân Phật chảy máu, nhưng cũng được đức Phật thọ ký thành Phật ở tương lai, thế mới biết tánh Phật bình đẳng nơi mọi

chúng sanh. Khi nghe Phật sắp Niết-bàn, năm trăm vị Tỳ-kheo ni xin Phật được Niết-bàn trước vì không thể

nhìn đức Phật nhập Niết-bàn, Phật cho phép, năm trăm vị về ngồi kiết-già nhập Niết-bàn. Nếu các vị không

chứng A-la-hán thì làm sao sanh tử tự tại như vậy. Bên Ni cũng có các thiền sư ni đắc đạo, ở Trung Hoa có các Thiền sư ni như bà Thiết Ma, bà Liễu Nhiên và cô cư sĩ

Linh Chiếu, ở Việt Nam có Ni sư Diệu Nhân.

Albert Einstein từng nói: “Giá trị thật sự của một người được xác định chủ yếu bằng sự đo lường và hiểu biết

Page 64: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

64

63

rằng anh ta có thoát được bản thân chăng”. Vai trò và địa vị của một người dựa vào phẩm chất bên trong của họ. Đạo Phật có tư tưởng phân chia cấp bậc dựa vào

phẩm chất đạo đức.

Tóm lại, con người do nghiệp lực chi phối sinh ra với những mảnh đời những kiếp sống khác nhau, nhưng tựu

trung lại tất cả chúng sanh đều có trong mình bản thể chân như, là cái chân thật vĩnh hằng bất sanh diệt, đó là sự bình đẳng tuyệt đối giúp cho con người nói riêng và tất cả chúng sanh nói chung có thể thay đổi kiếp sống

của mình, hướng đến một đời sống hạnh phúc vĩnh cửu.

6. Kết luận

Mỗi một con người sinh ra trên cuộc đời đều có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, nhưng chúng ta không có quyền giành lấy hạnh phúc của người khác, cũng như chúng ta không thể nào gánh lấy nỗi đau cho

một người. Chính tự thân mỗi người hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nỗi đau, hạnh phúc của riêng mình,

chúng ta thừa hưởng quá khứ và làm chủ tương lai.

Những loài hoa trong một vườn hoa nhiều chủng loại, mỗi loài có những cái đẹp, xấu khác nhau nhưng chúng đều có quyền nở hoa, tỏa hương thơm theo khả năng của mình. Cũng vậy, con người có quyền thừa hưởng

tất cả những gì mà họ đã tạo nên bằng công sức, trí tuệ của mình. Đó là khía cạnh thiết thực của sự bình đẳng trong cuộc sống hàng ngày, như Marx từng nói: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, đó là câu khẩu

hiệu đưa ra để kêu gọi một chế độ tưởng thưởng tương xứng với công lao. Đứng về mặt hiện thực trong cuộc

sống thì chúng ta hãy dành cho mỗi người điều họ đáng được hưởng, nghĩa là người đóng góp nhiều phải nhận được nhiều, người đóng góp ít sẽ nhận được ít. Cho dù ở chừng mực nào thì sự phân phối của cải cũng được

xác định theo cách đó, nó có tính chất của một sự phân phối công bằng. Đứng về khía cạnh tương đối nào đó thì

Page 65: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

65

64

sự bình đẳng này chưa hẳn có thể mang đến sự giàu có của một đất nước, bởi lẽ, sự phồn vinh, thịnh đạt của

một đất nước không thể được xây dựng trên sự chênh lệch quá lớn giữa người giàu và người nghèo, nhưng đó

là lẽ công bằng cho tất cả mọi đối tượng trong cuộc sống. Và nếu chúng ta có áp dụng phương pháp lấy của người giàu đem chia cho người nghèo thì cũng không

thể nào xóa bỏ sự bất bình đẳng nếu nó đã được tồn tại trong xã hội, bất bình đẳng thật sự được xóa tan khi con

người sống với đạo đức thuần túy vốn có của một con người và vượt xa hơn nữa…

Đứng trên góc độ công bằng thì chỉ có thể có sự phân loại giữa người giàu, người nghèo… chứ không thể xảy ra sự phân biệt giữa các đối tượng đó, vì sự giàu nghèo

không phải là một điều tuyệt đối, cố định, nó có thể được thay đổi: “Tại các biên địa quốc độ khác như Yona và Kamboja, chỉ có hai giai cấp: chủ nhân và đầy tớ. Sau khi làm chủ nhân, lại trở thành đầy tớ, sau khi làm đầy tớ, lại trở thành chủ nhân”.[27] Dù xét trên mọi phương

diện sinh học, nhân chủng học, xã hội, pháp lý… thì mọi con người sinh ra đều bình đẳng nhau, tất cả mọi con người đều phải chịu hình phạt của pháp luật nếu như

phạm pháp, và dẫu anh có chạy trốn được pháp luật thì một điều chắc chắn rằng anh không thể nào thoát khỏi

lưới nhân quả. Dù anh ở giai cấp nào mà làm việc ác thì vẫn phải chịu quả báo: “Tất cả bốn giai cấp, Tôn giả

Gotama, nếu sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham tâm, có sân tâm, có tà kiến, sau

khi thân hoại mạng chung đều sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”.[28] Nói như vậy không có nghĩa là hiện

nay trên thế giới con người đã có thể hưởng được quyền bình đẳng của mình, lý thuyết đưa ra là một lẽ và

thực hiện được hay không đó lại là lẽ khác. Chúng ta suy nghĩ sao về điều này và biện pháp khắc phục như

thế nào? Vấn đề này sẽ được chúng ta bàn vào một dịp khác vậy!

Page 66: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

66

65

Điều cuối cùng chúng tôi muốn đề cập đến ngõ hầu mở ra một hướng mới để đạt được giai cấp cao. Giai cấp

cao không phải là Bà-la-môn, Sát-đế-lị hay gì gì đó, mà chính là ở phẩm hạnh đạo đức bên trong của mỗi con

người, vậy chúng ta muốn mình trở thành những đẳng cấp cao trong nhân lọai, chúng ta hãy tự thăng hoa nhân cách của mình, sống một đời sống thánh hạnh,

thanh cao, điều này chỉ có tự thân ta mang đến cho ta mà thôi: “Không cha mẹ, trời đất hay ai làm cho ta cao thượng hay thấp hèn, chỉ có hành động của ta làm cho ta cao thượng hay thấp hèn thôi; không phải ai khác làm cho ta ô nhiễm hay trong sạch, mà chỉ do ta làm cho ta ô nhiễm hay trong sạch mà thôi”.[29] Chúng ta

hãy tin tưởng rằng vì những lý do khách quan nào đó, xã hội không thể xóa đi một vài khía cạnh của sự bất bình đẳng, thì chúng ta cũng có khả năng tạo hạnh

phúc cho mình và người: “Ý thức rằng con người có thể chế ngự và vượt qua được những đau khổ. Xác định rằng con người có thể chấm dứt được đau khổ bằng

cách rèn luyện phẩm hạnh, thiền định tập trung, và sự sáng suốt. . .”[30] chúng ta hãy có cái nhìn mới về vũ trụ bao la này với tâm chân như vốn sẵn trong mình và trở về sự bình yên muôn thuở trong nội tâm sâu thẳm bằng

cuộc sống tỉnh thức trong mỗi phút giây hiện tại: “Phương thức để cuộc sống chúng ta phong phú và hạnh phúc hơn là: xác định cách nhìn một cách toàn diện về thế giới, vũ trụ, nhất là khẳng định cuộc sống chúng ta trong vũ trụ bao la ấy, giống như những con

sóng, bọt nước, sinh ra tồn tại và cuối cùng cũng mất đi trong đại dương mênh mông của vũ trụ. Do đó mỗi một

giây phút còn hiện hữu trên cõi đời là vô cùng quí giá và vô cùng hạnh phúc”.[31]

***

Page 67: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

67

66

[1]. Kimura Taiken, HT. Thích Quảng Độ dịch, Nguyên Thủy Phật Giáo Tư Tưởng Luận. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo,

2007, tr 231.[2]. Từ điển Triết học, Nxb Tiến bộ Mát-xcơ-va (bản dịch

ra tiếng Việt của Nxb Tiến bộ và Nxb Sự thật),1986.[3]. Viên Trí, Ấn Độ Phật Giáo Sử Luận. Nxb Phương

Đông, tr 28.[4]. Sđd, tr 27.

[5]. Kinh Trung A Hàm, Kinh Phạm Chí A Nhiếp Hòa, HT. Thích Minh Châu dịch. VNCPHVN ấn hành, 1992, tr 447.[6]. Kinh Trung A Hàm, Kinh Phạm Chí A Nhiếp Hòa, HT. Thích Minh Châu dịch. VNCPHVN ấn hành 151, tr 443.[7]. Kinh Trung A Hàm III, kinh Bà La Bà Đường 154, tr

516.[8]. Kinh Trung A Hàm, kinh Uất Sấu Ca La, HT. Thích Minh Châu dịch. VNCPHVN ấn hành, 1992, tr 420.

[9]. Kinh Trung A Hàm, Kinh Phạm Chí A Nhiếp Hòa, HT. Thích Minh Châu dịch. VNCPHVN ấn hành 151,tr 439.

[10]. Sđd, tr 445.[11]. Sđd, tr 450.

[12]. Kinh Trung A Hàm, kinh Kinh Ngưu Giác Sa La Lâm (B) 185, tr.

[13]. Kinh Trung A Hàm III, kinh Bà La Bà Đường 154, tr 519.

[14]. Junjiro Takakusu, Tuệ Sỹ dịch, Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo. Nxb Phương Đông, 2007, tr 34.

[15]. Kinh Trung A Hàm III, kinh Bà La Bà Đường 154, tr 515.

[16]. Ban hoằng pháp trung ương, Phật Học Cơ Bản, tập 4. NXB Tp. Hồ Chí Minh, 2001, tr 264-265.

Page 68: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

68

67

[17]. Kinh Trung A Hàm III, kinh Bà La Bà Đường 154, tr 518.

[18]. Kinh Trung A Hàm, kinh Cù Đàm Di 116, tr 111.[19]. Nhiều tác giả, Thích Tâm Quang dịch, Những Viên Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2002, tr

209.[20]. Trung A hàm, tậpIII, kinh Oanh vũ, HT. Thích Minh

Châu. VNCPHVN ấn hành, 1992, tr 747.[21]. Sđd.

[22]. Sđd, tr. 748.[23]. Tìm hiểu thêm trong bài kinh này: tín căn; ít bệnh, không bệnh, thành tựu sự điều hòa thực đạo...; không

siểm mị, dối gạt...; thành tựu hạnh tinh tấn, đoạn trừ ác và bất thiện pháp, siêng tu các thiện pháp...; tu hành trí

tuệ, quán pháp hưng suy và chứng đắc trí tuệ...;[24]. Kinh Trung A Hàm IV, kinh Nhất Thiết Trí, tr 654.

[25]. Thích Chơn Thiện, Phật Học Khái Luận. Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1999, tr 90.

[26]. Jean Francois Revel & Matthieu Ricard, Hồ Hữu Hưng dịch, Đối Thoại Giữa Triết Học và Phật Giáo. NXB

Thành phố Hồ chí Minh, 2002, tr 216.[27]. Kinh Trung Bộ, Hòa thượng Thích  Minh Châu dịch.

NXB Tôn Giáo, 2000, tr 685.[28]. Kinh Trung Bộ, Hòa thượng Thích  Minh Châu dịch.

NXB Tôn Giáo, 2000, tr 687.[29]. Thích Quang Nhuận, Phật Học Khái Luận, tập 2. Hà

Nội: NXB Tôn Giáo, 2005, tr 148.[30]. Dalai Lama, Thực Hành Như Thế Nào Để có Được Cuộc Đời Ý Nghĩa. NXB Tp. Hồ Chí Minh, 2007, tr 69.

Page 69: Phật giáo và mục tiêu giáo dục công bằng xã hội trong kinh điển nguyên thủy

69

68

[31]. Huy Thông- Nguyên Hạ, Gặp Gỡ Tư Tưởng Đức Phật và Eíntein. Tp. HCM: Nxb Văn Nghệ, 2005, tr 124-125.

KHI BẠN NHÌN THẤY HOA NÀY MỌI ƯU PHIỀN BIẾN MẤT HOA VÔ ƯU