Top Banner
1 QUẬN TÂN BÌNH HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TÀI LIỆU HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
23

pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

Jan 30, 2017

Download

Documents

tranminh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

1

QUẬN TÂN BÌNH

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN,

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TÀI LIỆU HỎI ĐÁP

PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Page 2: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

2

Luật bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007;

Luật phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội thông qua ngày 21 thang 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008;

Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành ngày 28 tháng 12 năm 2013.

Page 3: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

3

Câu 1. Ý nghĩa cụm từ “bình đẳng giới” trong Luật Bình đẳng giới là gì?

Trả lời:

1. Giới , chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

2. Giới tính, chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

(Khoản 1, 2, 3 Điều 5 Luật bình đẳng giới).

Câu 2. Phạm vi điều chỉnh của Luật bình đẳng giới?

Trả lời:

Luật bình đẳng giới quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

(Điều 1 Luật bình đẳng giới).

Câu 3. Đối tượng áp dụng Luật Bình đẳng giới?

Trả lời:

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ

Page 4: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

4

chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân).

2. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

(Điều 2 Luật bình đẳng giới).

Câu 4. Mục tiêu bình đẳng giới là gì?

Trả lời:

Mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

(Điều 4 Luật bình đẳng giới).

Câu 5. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là gì?

Trả lời:

1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.

3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.

5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.

6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.

(Điều 6 Luật bình đẳng giới).

Câu 6. Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới?

Trả lời:

1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.

3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các họat động thúc đẩy bình đẳng giới.

Page 5: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

5

5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước.

(Điều 7 của Luật bình đẳng giới).

Câu 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bình đẳng giới?

Trả lời:

1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới.

2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức.

3. Bạo lực trên cơ sở giới.

4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

(Điều 10 Luật bình đẳng giới)

Câu 8. Các lĩnh vực cụ thể cần tham gia vào quá trình bình đẳng giới là gì?

Trả lời:

Chương II Luật Bình Đẳng giới quy định 8 lĩnh vực chủ yếu như sau:

1. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Điều 11)

2. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế (Điều 12)

3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động (Điều 13)

4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (Điều 14)

5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Điều 15)

6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao (Điều 16)

7. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế (Điều 17)

8. Bình đẳng giới trong gia đình (Điều 18)

Câu 9. Nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là gì?

Trả lời:

1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia họat động xã hội.

2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị–xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội–nghề nghiệp.

Page 6: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

6

4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

(Khoản 1, 2, 3, 4 điều 11 Luật bình đẳng giới).

Câu 10. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là gì?

Trả lời:

1. Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giơi;

2. Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

(Khoản 5 Điều 11 Luật bình đẳng giới).

Câu 11. Nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là gì?

Trả lời:

1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

(Khoản 1, 2 Điều 13 Luật bình đẳng giới).

Câu 12. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là gì?

Trả lời:

1. Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;

2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;

3. Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

(Khoản 3 Điều 13 Luật bình đẳng giới).

Câu 13. Nội dung bình đẳng giới trong gia đình được quy định như thế nào?

Trả lời:

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

2. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

Page 7: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

7

3. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

4. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui ch ơ i, giải trí và phát triển.

5. Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

(Điều 18 Luật bình đẳng giới).

Câu 15. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới:

Trả lời:

1. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức.

3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới.

4. Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới.

(Điều 29 Luật bình đẳng giới).

Câu 16. Trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới:

Trả lời:

1. Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật Bình đẳng giới.

2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị.

4. Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

(Điều 30 Luật Bình đẳng giới).

Câu 17. Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?

Trả lời:

1. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.

Page 8: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

8

2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.

3. Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.

4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

(Điều 33 Luật bình đẳng giới).

Câu 18. Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?

Trả lời:

Công dân nam, nữ có trách nhiệm sau đây:

1. Học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới;

2. Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới;

3. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới;

4. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của cơ quan, tổ chức và công dân.

(Điều 34 Luật bình đẳng giới).

Câu 19. Hành vi nào được xem là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?

Trả lời:

1. Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

2. Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.

3. Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.

4. Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.

5. Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.

(Điều 41 Luật bình đẳng giới).

Điều 20. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới?

Trả lời:

Page 9: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

9

1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

(Điều 42 Luật bình đẳng giới).

Câu 21. Bạo lực gia đình là gì? Các hành vi bạo lực gia đình được quy

định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình?

Trả lời:

1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc

có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác

trong gia đình

( Khoản 2, Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

2. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức

khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

Page 10: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

10

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả

nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa

ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với

nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự

nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng

tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành

viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá

khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình

trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

(Khoản 1, Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 22. Việc phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo

những nguyên tắc nào?

Trả lời:

Việc phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo 04 nguyên tắc sau:

1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia

đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia

đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt

đẹp của dân tộc Việt Nam.

2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời

theo quy định của pháp luật.

3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với

điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ

nữ.

4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan,

tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

(Điều 3 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 23. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định người có hành vi

bạo lực gia đình có nghĩa vụ gì?

Page 11: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

11

Trả lời:

Người có hành vi bạo lực gia đình có nghĩa vụ sau:

1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi

bạo lực.

2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực

gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và

theo quy định của pháp luật.

(Điều 4 Luật phòng, chống bạo lực gia đình)

Câu 24. Nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền và nghĩa vụ gì?

Trả lời:

Nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền và nghĩa vụ sau:

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính

mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn,

bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin

khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ: cung cấp thông tin liên quan đến

bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

(Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 25. Nguyên tắc hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành

viên gia đình được quy định như thế nào?

Trả lời:

Nguyên tắc hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình

bao gồm:

1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.

2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Page 12: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

12

3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.

4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.

5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.

6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi

ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy

định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:

a) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu

không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;

b) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.

(Điều 12 Luật phòng, chống bạo lực gia đình)

Câu 26. Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo

lực gia đình được Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định như thế

nào?

Trả lời:

Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình

như sau:

Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích

thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản thì được

hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

(Khoản 5, Điều 6 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 27. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực

gia đình sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình sẽ bị

xử lý như sau:

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ

luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của

khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị

có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

Page 13: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

13

3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng,

chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với

người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

(Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 28. Việc chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh được quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như

thế nào?

Trả lời:

Việc chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

như sau:

1. Khi khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nạn nhân bạo lực

gia đình được xác nhận việc khám và điều trị nếu có yêu cầu.

2. Chi phí cho việc khám và điều trị đối với nạn nhân bạo lực gia đình do

Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với người có bảo hiểm y tế.

3. Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí

mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo

lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.

(Điều 23 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 29. Gia đình có trách nhiệm gì để góp phần ngăn chặn tình trạng

bạo lực gia đình?

Trả lời:

Gia đình có trách nhiệm để góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình

như sau:

1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật

về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng,

chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn

người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân

bạo lực gia đình.

3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống

bạo lực gia đình.

4. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo

quy định của Luật này.

(Điều 32 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Page 14: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

14

Câu 30. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định cá nhân có trách

nhiệm gì để góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình?

Trả lời:

Cá nhân có trách nhiệm để góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình

như sau:

1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn

nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn

xã hội khác.

2. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan,

tổ chức, người có thẩm quyền.

(Điều 31 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 31. Những hành vi bị nghiêm cấm trong bạo lực gia đình?

Trả lời:

Những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

1. Hành vi bạo lực gia đình:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức

khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả

nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa

ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với

nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự

nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng

tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành

viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá

khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình

trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

(Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình)

Page 15: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

15

2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi

bạo lực gia đình.

3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo

lực gia đình.

4. Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người

phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.

6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực

hiện hoạt động trái pháp luật.

7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp

luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

(Điều 8 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 32. Biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban

nhân dân cấp xã quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như

thế nào?

Trả lời:

Biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

xã như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định

áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các

điều kiện sau đây:

a, Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc

người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ

quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân

bạo lực gia đình;

b, Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức

khỏe hoặc đe dọa tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;

c, Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở

khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.

2. Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Ủy ban

nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường

hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho

người yêu cầu biết.

Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho

người có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu

cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

Page 16: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

16

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc hủy bỏ

quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận

thấy biện pháp này không còn cần thiết.

4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp

đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình

phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với

người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.

5. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có

thể bị tạm giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.

(Điều 20 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 33. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là gì? Nạn nhân bạo

lực gia đình có thể đến cơ sở nào để được trợ giúp?

Trả lời:

Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh,

hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:

a, Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b, Cơ sở bảo trợ xã hội;

c, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;

d, Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

đ, Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

(Điều 26 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 34. Có bao nhiêu hình thức bạo lực gia đình? Đối tượng chủ yếu

nào là nạn nhân của bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình dẫn đến những hậu

quả gì?

Trả lời:

1. Có 4 hình thức bạo lực gia đình:

a, Bạo lực thân thể;

b, Bạo lực kinh tế;

c, Bạo lực tình dục;

d, Bạo lực tinh thần.

2. Đối tượng chủ yếu là nạn nhân của bạo lực gia đình bao gồm:

a, Phụ nữ;

Page 17: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

17

b, Trẻ em;

c, Người già.

3. Bạo lực gia đình dẫn đến những hậu quả sau:

a, Vợ chồng ly hôn, ly thân;

b, Trẻ em bỏ học sớm;

c, Trẻ em làm trái pháp luật.

Câu 35. Hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở tập trung vào các đối

tượng nào? Hoạt động góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp

dụng đối với người từ bao nhiêu tuổi trở lên?

Trả lời:

Hoạt động góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với

người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hòa giải ở cơ

sở hòa giải mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.

(Khoản 1 Điều 17 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở tập trung vào các đối tượng sau:

a, Người có hành vi bạo lực gia đình;

b, Nạn nhân bạo lực gia đình;

c, Người nghiện rượu, ma túy, đánh bạc;

d, Người chuẩn bị kết hôn.

(Khoản 3 Điều 16 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 36. Việc hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu đối với nạn nhân bạo lực gia đình được quy định như thế nào?

Trả lời:

Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác tại địa phương và các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình thực hiện hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình trong trường hợp cần thiết.

(Điều 25 Luật phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 37. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Page 18: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

18

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

(Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình).

Câu 38. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

(Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Câu 39. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình được quy định như thế nào?

Trả lời:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

Page 19: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

19

b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.

(Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Câu 40. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;

c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;

b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.

(Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Câu 41. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Page 20: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

20

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

(Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Câu 42. Hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng giữ những người trong gia đình sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.

2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

(Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Câu 43. Pháp luật quy định như thế nào về việc cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ?

Trả lời:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.

(Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Câu 44. Hành vi bạo lực về kinh tế sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;

b) Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

c) Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

Page 21: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

21

(Điều 56 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Câu 45. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

(Điều 57 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Câu 46. Hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình?

Trả lời:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đe dọa người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hành hung người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Đập phá, hủy hoại tài sản của người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

(Điều 58 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Câu 47. Hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình?

Trả lời:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

Page 22: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

22

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

(Điều 59 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Câu 48. Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi bạo lực gia đình?

Trả lời:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng;

b) Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;

c) Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở việc xử lý hành vi bạo lực gia đình.

(Điều 60 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Câu 49. Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình?

Trả lời:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình.

(Điều 61 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Câu 50. Vi phạm quy định về quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã?

Trả lời:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố tình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian thi hành quyết định cấm tiếp xúc;

b) Sử dụng điện thoại, phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm nạn nhân bạo lực gia đình.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

(Điều 65 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Page 23: pháp luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

23

Tân Bình, tháng 6 năm 2016

Tân bình, tháng 5 năm 2016