Top Banner
Đại Hc Quc Gia Thành PhHChí Minh Trường Đại Hc Khoa Hc XãHội & Nhân Văn Phân tí ch hoạt động công nghip & nông nghip tác động đến môi trường (Môi Trường & Phát Trin) Tên: Lâm Đức Chí Lp: CK17.01 2015
10

Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường

Jan 21, 2017

Download

Education

Chris2610
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường

1

Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn

Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp

tác động đến môi trường (Môi Trường & Phát Triển)

Tên: Lâm Đức Chí

Lớp: CK17.01

2015

Page 2: Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường

2

Mục Lục

Phần 1: Công nghiệp ·························································· 3

Hoạt động công nghiệp tác động tích cực đến môi trường

Hoạt động công nghiệp tác động tiêu cực đến môi trường

Ví dụ tham khảo

Giải pháp

Phần 2: Nông nghiệp ·························································· 7

Hoạt động nông nghiệp tác động tích cực đến môi trường

Hoạt động nông nghiệp tác động tiêu cực đến môi trường

Ví dụ tham khảo

Giải pháp

Page 3: Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường

3

Phần 1: Công Nghiệp

Hiện nay, chất thải công nghiệp đang gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trên nhiều khu

vực rộng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của con người. Trong đó, công

nghiệp hóa chất, ngành khai thác và chế biến than, ngành nhiệt điện, ngành sản xuất thép,… là

những ngành mà chất thải đều rất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và con người

không chỉ trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến lâu dài. Ở Việt Nam điều này càng nguy hại khi

các công ty nhà máy chưa có hệ thống xử lý chất khí trước khi xả thải ra môi trường. Do đó, việc

tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí trong công nghiệp là nhiệm vụ rất cần

thiết. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tiêu cực, ngành công nghiệp cũng có những tác động

tích cực đến môi trường chúng ta.

Hoạt động công nghiệp tác động tích cực đến môi trường

Nền công nghiệp ở nước ta ngày ngày càng phát triển tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội.

Các khu công nghiệp, các nhà máy mọc lên với số lượng nhiều, qui mô lớn, đã góp phần làm

thay đổi cả bộ mặt xã hội và môi trường vớ i 1 số điểm tích cực sau:

Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp chẳng hạn như

hoạt động du lịch có thể việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh, hồ

nước nhân tạo, các làng văn hóa du lịch... có thể tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện

môi trường.

Thứ hai, hoạt động công nghiệp của doanh nghiệp tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các

hoạt động động bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nguồn đóng góp cho ngân

sách nhà nước, là một nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Một số lĩnh

vực kinh doanh, như hoạt động nhập khẩu và sản xuất thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi

trường, có tác động tích cực cho việc giải quyết các vấn đề môi trường. Ví dụ như sự phát triển

của công nghệ sinh học và gia tăng thương mại các sảm phẩm của nó sẽ góp phần tích cực giúp

làm giảm áp lực lên khai thác và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

Thứ ba, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi

trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.

Hoạt động công nghiệp tác động tiêu cực đến môi trường:

Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các

ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ các đô thị ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập

trung được xây dựng, đưa vào hoạt động và đã xả thải vào môi trường nước và môi trường không

khí một lượng rất lớn các chất thải rắn, nước và khí làm cho môi trường nước và không khí bị ô

nhiễm nghiêm trọng với nhiều dạng ô nhiễm khác nhau. Tác động lớn nhất tới môi trường không

khí là các nhà máy và cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp sử dụng nhiên liệu than đá,

dầu mỏ khí đốt, củi gỗ và nạn cháy rừng, đốt rừng làm nông nghiệp, sự hoạt động của các

phương tiện giao thông vận tải đã xả thải vào bầu khí quyển một lượng rất lớn khí CO2, Co,

Page 4: Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường

4

SO2... Các khí này rất độc hại với con người và gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng

lên.

Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và cả nước thải bãi rác nhất là trong rác thải công

nghiệp có nhiều hóa chất độc hại, thải vào môi trường đã gây ô nhiễm môi trường nước một cách

nghiêm trọng.

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp gồm:

- Chất thải công nghiệp dưới dạng chất thải rắn, lỏng và khí đều có ảnh hưởng đến môi

trường sinh thái đất.

- Dạng khí có CO2, CO, NO, NO2, CH4, H2S… từ trong quá trình đốt nhiên liệu…

- Dạng chất lỏng có các acid hữu cơ, nước, xà phòng, dầu mỡ..,. Dạng rắn có các chất thải

trong công nghiệp.

- Các ống khói của các nhà máy trong quá trình sản xuất do đốt nhiên liệu đã thải vào môi

trường các chất khí như: SO2, CO2, CO,..., bụi và các khí độc hại khác.

- Các chất khí bị bốc hơi, rò rỉ thất thoát trong dây chuyền sản xuất, trên các đường dẫn.

- Các chất phóng cạ từ các quá trình khai thác, chế biến quặng; sử dụng các chất phóng

xạ đã tinh luyện cà do bụi phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân.

- Nước thải có nhiệt độ cao từ các quá trình làm lạnh trong công nghiệp làm cho nhiệt độ

bcủa nước tại lưu vực tiếp nhận tăng lên.

- Đặc điểm của chất thải công nghiệp là có nồng độ chất độc hại cao và tập trung. Đặc

biệt là các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp dầu khí, công nghiệp hoá chất,

công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí, công nghiệp vật liệu xây dựng … gây ô

nhiễm chính cho môi trường.

Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, thường chủ yếu tập trung tại các KCN

cũ, do các KCN này đang sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống

xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là bụi, một

số KCN có biểu hiện ô nhiễm CO2, SO2 và tiếng ồn. Khi hoạt động của công nghiệp tăng cao sẽ

kéo theo việc tăng chất thải vào môi trường khí. Khi lượng chất thải đủ nhiều để phá vỡ chu trình

cân bằng vật chất của môi trường, làm cho môi trường bị ô nhiễm.

Ví dụ tham khảo:

Ngành Công nghiệp năng lượng với 3 ngành chính: Điện - Than - Dầu khí

Ngành điện: ngành điện của nước ta có cơ cấu các nhà máy phát điện là:

- Thủy điện 66% là ngành không gây ô nhiễm môi trường khí nhưng tiềm ẩn khả năng biến đổi

môi trường - sinh thái vùng hồ chứa nước và thủy vực vùng hạ lưu.

-Nhiệt điện: 21%

-Tuabin khí và điezen: 13%

Các nhà máy nhiệt điện dùng than làm nhiên liệu có lượng tiêu hao than từ 0,4 đến 0,8 kg/kwh.

Nguồn cung cấp than là các mỏ than vùng đông bắc. Theo TS Phạm Ngọc Đăng: năm 1993 các

nhà máy tiêu thụ gần 480.000 tấn than và thải ra khí quyển 6.713 tấn khí SO2; 2.724 tấn NOx;

277,9 × 103 tấn CO2 và 1491 tấn bụi. Đây là nguồn gây ô nhiễm rất lớn nhưng việc khắc phục

còn rất khó khăn và tốn kém.

Page 5: Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường

5

Các nhà máy dùng dầu F.O làm nhiên liệu chủ yếu tập trung ở phía nam như Thủ đức - Cần thơ -

Hiệp phước. Nguồn khí thải chủ yếu là CO và SOx do trong dầu F.O hàm lượng lưu huỳnh rất

cao (tới 3%).

Với các nhà máy dùng khí làm nhiên liệu thì nguồn gây ô nhiễm không khí chỉ là CO2, NO2.

Ngành khai thác than:

Ngành khai thác than ít có nguy cơ trực tiếp gây ô nhiễm không khí, có chăng chỉ có nguồn phát

sinh bụi từ các tuyến vận chuyển, phân loại than mà thôi. Ngành này tiềm ẩn khả năng làm biến

đổi môi trường - sinh thái vùng khai thác do cây cối bị triệt phá, đất đá bị đào xới…

Ngành khai thác dầu khí:

Nguồn phát thải chất ô nhiễm là việc đốt bỏ khí đồng hành và những sự cố dò rỉ khí đốt trên các

tuyến vận chuyển, sử dụng.

Ngành Công nghiệp hóa chất:

Hóa chất cơ bản: chúng ta ít có nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản lớn , nhất là ở khu vực

phía nam. Nhưng có một số nhà máy công nghiệp khác có theo dây chuyền sản xuất hóa

chất xút - clo trên cơ sở điện phân muối ăn. Tại những cơ sở này, hơi Clo được thải bỏ tự

do vào không khí là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Tùy theo các dạng sản phẩm làm ra mà các cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản có chất thải làm ô

nhiễm môi trường khí. Ví dụ: SO2 từ công nghệ sản xuất acide sunfuric; clo từ công nghệ điện

phân muối ăn.

Phân hóa học: nguồn ô nhiễm lớn nhất tại các nhà máy phân hóa học là bụi, sau đó là

hơi SO2 và fluo nếu là dây chuyền sản xuất super lân, hay NH3, CO2 nếu là sản xuất phân

đạm.

Thuốc trừ sâu: các nhà máy thuốc trừ sâu ở nước ta có hai dạng chính là thuốc trừ sâu

dạng lỏng và rắn. Ở các nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ là loại có độc tính cao. Trong quá

trình pha chế, đóng gói thành phẩm, có hơi thuốc trừ sâu bay hơi vào không khí gây ô

nhiễm môi trường khí. Ngoài ra phải kể tới bụi ở các dây chuyền sản xuất thuốc bột và

hột bay vào môi trường không khí. Tuy khối lượng không nhiều nhưng khí thải của các xí

nghiệp này rất độc hại nên cần đặc biệt chú ý.

Ngành công nghiệp luyện kim:

Cả nước chỉ có một nhà máy luyện gang từ quặng sắt ở Thái nguyên, nhà máy này vừa luyện

gang và luyện cốc, khí thải của nhà máy chứa nhiều CO, CO2, CyHx, SOx, NH3 và bụi…

Thường gặp nhất là lò luyện thép Hồ quang ở cả miền nam và miền bắc. Khi hoạt động, lò luyện

thường làm ô nhiễm khu xung quanh vì khói bụi của quá trình sản xuất. Trong khí thải của lò,

lượng CO cho tới 15% – 20% (thể tích); H2 chiếm 0.5% - 35%.Tải lượng bụi trung bình tính theo

thành phẩm là 6-9Kg/tấn thép hay 3~10g/m3 khí thải. Thành phần chủ yếu của bụi là oxýt sắt,

ngoài ra còn có oxít măng gan, canxi, ma nhê… Đây đang là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhất ở

các khu công nghiệp, chưa kể tới trong các nhà máy này còn có các lò nung đốt dầu FO thải ra

môi trường các loại khí độc hại đặc trưng. Các loại lò này thường dùng dầu FO và than đá làm

nhiên liệu,nấu lại kim loại và phế liệu nên khói thải của các cơ sở thường làm ô nhiễm khu vực

xung quanh.

Page 6: Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường

6

Giải pháp:

Hiện nay, pin năng lượng mặt trời đang dần được sử dụng để thay thế nguồn năng lượng trước

đây, bởi ngày nay pin năng lượng được cho là nguồn năng lượng xanh, sạch và bảo vệ môi

trường. Từ những ứng dụng nhỏ đến ứng dụng lớn, pin năng lượng được nghiên cứu sử dụng:

Đối với hộ gia đình và nhà xưởng

Pin năng lượng mặt trời dùng để lắp hệ thống và sinh hoạt trong gia đình (chiếu sáng, quạt mát,

bơm nước, tủ lạnh, máy giặt, tivi, nấu cơm điện..) , công trình, nhà xưởng, sạc điện thoại dự

phòng khi hết pin, đi thuyền, tàu.

Đối với phương tiện đi lại

Đường bộ: Pin năng lượng mặt trời dùng để chạy xe đạp và mới ra đời một chiếc xe 4 bánh tên

là Stella Lux – pin năng lượng mặt trời, chiếc xe có ngoại hình thon dài, vật liệu chế tạo gồm sợi

carbon và nhôm giúp xe có trọng lượng 375 kg nhẹ hơn các xe ô tô thông thường, xe có sức chứa

cho 4 người khi hoạt động.

Đường sông

Tháng 6 vừa qua 4 nông dân ở tỉnh Đồng Tháp đã chế tạo thành công thuyền năng lượng mặt

trời, chiếc thuyền chạy bằng năng lượng mặt trời thay xăng nhiên liệu, bớt tốn kém và bảo vệ

môi trường.

Đường hàng không:

Phát minh máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 được xem là phương tiện bay tạo được

hiểu ứng trong cộng đồng, hiện nay Solar Impulse 2 đã hoàn thành chặng đường bay 13 vượt

Thái Bình Dương.

(Nguồn: http://nangluongtieudiem.com/ung-dung-nang-luong-mat-troi-trong-doi-song/)

Page 7: Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường

7

Phần 2: Nông Nghiệp

Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi con người ngày càng sử dụng nhiều biện pháp

khác nhau để tăng năng suất sản lượng sản phẩm. Những hoạt động nhằm mục đích kinh tế của

con người là nguyên nhân cơ bản làm tác động đến môi trường. Việc sử dụng hóa chất trong

nông nghiệp nhiều và không hợp lý đã làm cho môi trường ngày càng xấu đi, tuy nhiên bên cạnh

đó hoạt động nông nghiệp cũng mang lại những tác động tốt đến môi trường

Hoạt động nông nghiệp tác động tích cực đến môi trường:

Sử dụng phân bón hoá học và hợp chất bảo vệ thực vật là chìa khoá thành công của cuộc cách

mạng xanh, trong nền nông nghiệp, công nghiệp hoá (nông nghiệp đầu tư cao) để đảm bảo nhu

cầu về lương thực, thực phẩm.

Việc sử dụng phân bón hóa học, chất hữu cơ và vô cơ, và thuốc trừ sâu ...cho thấy các tác động

tích cực về kinh tế và môi trường, giúp cho nông dân, đặc biệt nông dân ở các nước đang phát

triển tăng năng suất cây trồng, ít sâu bệnh, đất đai phì nhiêu và giúp cải thiện môi trường sống tốt

hơn cho các loại cây trồng

Những hoạt động trồng trọt chăn nuôi, khai hoang rừng lấy đất canh tác mang lại nhiều tác động

tích cực đến môi trường như tích lũy được nhiều giống cây trồng, vật nuôi, mở rộng và phát triển

những khu vực phù hợp trồng những loại ăn trái khác nhau.

Hoạt động nông nghiệp tác động tiêu cực đến môi trường:

Những năm gần đây có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại do sự ảnh hưởng của phân bón hoá học, hoá chất

bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khoẻ con người. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở các nước phát

triển mà nó đang ngày trở lên nghiêm trọng ở các nước đang phát triển. Khi người nông dân áp dụng

những công nghệ hiện đại (như giống mới, phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV), máy móc,

thiết bị tưới tiêu....) Đã nảy sinh rất nhiều vấn đề môi trường:

- Gây độc hại cho nguồn nước, cho đất bởi thuốc trừ sâu, N03-, do đó tác động xấu đến sức

khoẻ con người, động vật hoang dại và suy thoái các hệ sinh thái.

- Gây nhiễm độc lương thực, thực phẩm thức ăn cho gia súc bởi dư lượng thuốc trừ sâu, NO3- và

chất kích thích sinh trưởng.

- Gây xói mòn đất, giảm độ phì của đất do xu hướng sử dụng nhiều phân bón hoá học thay cho

phân hữu cơ.

- Gây mặn hoá thứ sinh do tưới tiêu không hợp lý.

- Gây ô nhiễm không khí do sự khuyếch tán của HCBVTV.

Page 8: Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường

8

- Chặt phá rừng, mở rộng diện tích canh tác gây suy thoái nguồn nước ngầm, làm mất dần và có

nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật hoang dã.

- Xu thế tiêu chuẩn hoá, chuyên canh hoá tập trung vào một số giống cây, con mới đồng nhất về

di truyền trong nông nghiệp dẫn đến sự thay thế dần và biến mất những giống loài truyền thống –

cơ sở di truyền để cải tạo giống là nguồn gen dự trữ quan trọng trong tương lai.

Ví dụ tham khảo:

Ô nhiễm môi trường từ phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp:

Nitrat (N03-) là yếu cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây trồng, đồng thời nó

cũng được xem là mối đe doạ cho sức khoẻ con người và tính trong sạch của các nguồn nước tự

nhiên. Tính trung bình, khi bón phân đạm vào đất thực vật chỉ hấp thụ được khoảng 50 - 60%, số

còn lại đi vào các nguồn khác..

Mặc dù thực vật rất cần nitơ nhưng ion NO3- gần như không bị đất hấp thụ và luôn tồn tại ở

dạng linh động dễ bị rửa trôi vào các nguồn nước. Một nghiên cứu vào năm 1972 ở Anh cho thấy

có hiện tượng phú dưỡng ở cả 18 con sông nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên cứu bằng phương

pháp nguyên tử đánh dấu đã khẳng định N-NH4 tronh nước có nguồn gốc từ nitơ bón vào đất.

Như vậy nguồn gốc N03- trong nước là do phân bón vô cơ và hữu cơ đậc biệt khi người nông

dân bón không đúng lúc, bón thúc vào thời kỳ cây không cần và bón không đều.

Việc bón thúc đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trên mặt đất và làm giảm chất lượng

nước. Khi bón đạm cho cây trồng từ phân khoáng và phân hữu cơ thì sẽ có một lượng khí thải

đưa vào không khí. Trước hết là khí NH3 làm ô nhiễm môi trường không khí, ngoài ra còn khí

NO2 làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn, thường số lượng khí N2O sản sinh ra từ phân bón là 15%.

Ngoài ra, hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất là các cơ quan sinh trưởng sẽ

phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn cho nhiều loài vi sinh vật gây hại. Đạm thừa làm cho vỏ

tế bào cây trở nên mỏng, tạo điều kiện dễ dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh xâm nhập,

kích thích một số loài vi sinh vật trong đất xâm nhập vào rễ và gây hại cho cây. Sâu bệnh xuất

hiện nhiều làm số lần phun thuốc tăng theo cũng làm ô nhiễm môi trường.

Các loại phân hóa học do nguồn nguyên liệu và quá trình sản xuất có khi chứa các loại kim loại

nặng, các kim loại này được cây trồng hấp thụ và tích lũy trong sản phẩm. Người và gia súc dùng

sản phẩm chứa các kim loại này lâu ngày sẽ bị nhiễm độc.

Ô nhiễm nỉtat không phải là vấn đề mới, cách đây hàng trăm năm người ta đã ghi nhận nồng độ

coa của nó trong các giếng nước ăn nhưng phát hiện mới nhất là NO3- liên quan tới sức khoẻ

cộng đồng thể hiện qua 2 loại bệnh: Methaemoglobinaemia: Trè xanh ở trẻ sơ sinh & Ung thư dạ

dày ở người lớn.

Hiện nay các vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam tập quán sử dụng phân bắc và phân chuồng

tươi trong canh tác vẫn còn phổ biến. Chỉ tính riêng trong nội thành Hà Nội, hàng năm lượng

phân bắc thải ra khoảng 550.000 tấn và chỉ khoảng 1/3 số đó được xử lý. ở các vùng nông thôn

Page 9: Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường

9

phía Nam đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá.

Tập quán sử dụng phân tươi, nước thải bón, tưới trực tiếp cho đất đã gây ô nhiễm sinh học

nghiêm trọng cho môi trường đất, không khí, nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Ô nhiễm môi trường do sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp:

Việc sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường. Định

hướng của thuốc trừ sâu là diệt sâu hại, nhưng diễn biến thực tế của lại ảnh hưởng độc tới đất,

nước, không khí, đại dương và các sản phẩm nông nghiệp, động vật sức khoẻ con người đặc biệt

những dư lượng của những chất do tính độc cao như chlordane, DDT, picloram, zimazine...

Hầu hết các loại HCBVTV đều độc đối với người và động vật máu nóng, tuy nhiên mức độ gây

độc của mỗi loại thuốc có khác nhau, có loại thuốc gây độc cấp tính, có loại thuốc có tính tích

luỹ lâu trong cơ thể sống, bền vững trong môi trường. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có đến

90% HCBVTV không đạt mục đích mà gây nhiễm độc đất, nước, nông sản.

Theo kết quả báo cáo của viện bảo vệ thực vật năm 1999, hiện nay trên thị trường Việt Nam có

270 loại thuốc diệt côn trùng, 216 loại thuốc diệt nấm, 160 loại thuốc diệt cỏ, 12 loại thuốc diệt

gậm nhấm và 26 loại thuốc kích thích sinh trưởng. Điều đáng là 60% tổng số hoá chất trên được

sử dụng phun cho rau quả mà phần lớn nông dân lại không hiểu đầy đủ về tác dụng, tính năng

của mỗi loại thuốc cho nên họ thường phun sai chủng loại, liều lượng cũng như thời gian cho

phép.

Giải pháp:

Hiện nay có rất nhiều giải pháp mới cho việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp,

việc sử dụng dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất nông nghiệp là xu hướng đang phát triển

mạnh hiện nay, trong đó chế phẩm nấm Trichoderma là một trong các tác nhân mang lại hiệu

quả thiết thực cho cây trồng. Sử dụng chế phẩm này, nông dân có thể tiết kiệm được chi phí sản

xuất, thời gian và bảo vệ môi trường.

Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm rạ được bỏ ra trên đồng ruộng, trở thành chất thải và

cần phải xử lý. Để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới, nông dân thường dùng biện pháp đốt

đồng để xử lý rơm rạ. Việc đốt một lượng lớn rơm rạ sẽ làm đất bị mất đi chất dinh dưỡng và khí

thải ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, để xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả thực sự, người

dân nên sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ phục

vụ sản xuất”.

Để có thể xử lý rơm rạ trả về cho đất, chế phẩm sinh học Trichoderma là chế phẩm được sử dụng

chủ yếu trong quá trình làm đất (lúa). Trichoderma được phun trực tiếp vào bề mặt rơm rạ, giúp

xử lý nhanh rơm rạ, vừa rẻ tiền vừa hiệu quả. Đây là chế phẩm có nguồn gốc sinh học, thân thiện

với môi trường, an toàn cho người sử dụng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Qua ghi nhận, phương pháp xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học này được tiến hành dựa trên

nguyên tắc bổ sung các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả năng phân giải nhanh và triệt

Page 10: Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường

10

để, biến rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng để rải lại trên cánh

đồng, cày vùi vào đất hoặc sử dụng làm chất che phủ cho nhiều loại cây trồng. Phương pháp này

vừa giảm lượng khí cacbon thải ra môi trường, vừa có thể tận dụng rơm rạ để mang lại lợi ích

kinh tế

Bên cạnh đó, chế phẩm sinh học Trichoderma có khả năng kích thích sự sinh trưởng của cây

trồng. Loại nấm này có khả năng tiết ra đất những chất kích thích giúp rễ cây khỏe hơn và ăn sâu

xuống lòng đất, tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng phòng vệ. Quan trọng hơn hết,

Trichoderma có thể bám vào các đầu rễ cây tạo thành một lớp bảo vệ, giúp rễ cây tránh được sự

xâm nhập của các loại nấm bệnh, tăng khả năng ra hoa, thụ phấn, tăng năng suất cây trồng.

(Nguồn: http://www.tintucnongnghiep.com/2015/06/hieu-qua-tu-viec-su-dung-nam.html)

End