Top Banner
Stay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 1 Phn 1 TM NHÌN, SMNH VÀ CÁC GIÁ TRCT LÕI 1. Tm nhìn Trthành ngôi trường hàng đầu ti Vit Nam có thhi nhp quc tế thông qua việc đào to ra những công dân có năng lực cnh tranh toàn cu vi tm nhìn, khnăng lãnh đạo và tinh thn phc v. Vision To be a leading school in Vietnam that can connect to the world with globally competitive citizens equipped with vision, leadership, and a spirit of service. 2. Smnh Mang đến cho hc sinh một chương trình giáo dục toàn diện và đầy ththách nhm chun bhành trang cho các em bước vào mt thế giới luôn thay đổi, đồng thi phát trin khnăng học tp suốt đời để giúp các em sẵn sàng đảm nhn nhng trọng trách và đáp ứng được nhng kvọng đối vi thế hcông dân toàn cu. Mission The Lawrence S. Ting School’s mission is to provide a comprehensive and challenging academic program that will prepare our students for a rapidly changing world and to develop committed life-long learners ready for the responsibilities and expectations of global citizenship. 3. Giá trct lõi 3.1. Vượt tri Có kiến thc và knăng liên môn, ứng dng hiu qucông nghtrong vic truy cp thông tin, hoàn thành các dán và đưa ra các quyết định thông tu. Tđịnh hướng, đổi mi và sáng to trong hc tp. Có niềm đam mê hc tp suốt đời. 3.2. Tôn trng Tôn trng bn thân. Yêu thương, đồng cm và tôn trng nhu cu, cm xúc của người khác. Trân trng tài sn và môi trường. 3.3. Trung thc Hành xchính trc và trung thc. Nhìn nhn công bng vgiá trca cá nhân, tp thvà cộng đồng.
76

PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Jan 27, 2023

Download

Documents

Khang Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 1

Phần 1

TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI

1. Tầm nhìn

Trở thành ngôi trường hàng đầu tại Việt Nam có thể hội nhập quốc tế thông qua việc đào

tạo ra những công dân có năng lực cạnh tranh toàn cầu với tầm nhìn, khả năng lãnh đạo và tinh

thần phục vụ.

Vision

To be a leading school in Vietnam that can connect to the world with globally competitive

citizens equipped with vision, leadership, and a spirit of service.

2. Sứ mệnh

Mang đến cho học sinh một chương trình giáo dục toàn diện và đầy thử thách nhằm chuẩn

bị hành trang cho các em bước vào một thế giới luôn thay đổi, đồng thời phát triển khả năng học

tập suốt đời để giúp các em sẵn sàng đảm nhận những trọng trách và đáp ứng được những kỳ

vọng đối với thế hệ công dân toàn cầu.

Mission

The Lawrence S. Ting School’s mission is to provide a comprehensive and challenging

academic program that will prepare our students for a rapidly changing world and to develop

committed life-long learners ready for the responsibilities and expectations of global citizenship.

3. Giá trị cốt lõi

3.1. Vượt trội

▪ Có kiến thức và kỹ năng liên môn, ứng dụng hiệu quả công nghệ trong việc truy cập

thông tin, hoàn thành các dự án và đưa ra các quyết định thông tuệ.

▪ Tự định hướng, đổi mới và sáng tạo trong học tập.

▪ Có niềm đam mê học tập suốt đời.

3.2. Tôn trọng

▪ Tôn trọng bản thân.

▪ Yêu thương, đồng cảm và tôn trọng nhu cầu, cảm xúc của người khác.

▪ Trân trọng tài sản và môi trường.

3.3. Trung thực

▪ Hành xử chính trực và trung thực.

▪ Nhìn nhận công bằng về giá trị của cá nhân, tập thể và cộng đồng.

Page 2: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 2

▪ Trung thực trong mọi việc, bao gồm cả trong học tập và thi cử.

3.4. Trách nhiệm

▪ Luôn dám làm dám chịu.

▪ Có thái độ tích cực.

▪ Ứng xử theo chuẩn mực.

3.5. Cân bằng

▪ Hướng đến sự cân bằng về tinh thần và cảm xúc.

▪ Hướng đến sự cân bằng về xã hội và trí tuệ.

▪ Hướng đến sự cân bằng về thẩm mỹ và thể chất.

3.6. Phục vụ

▪ Cam kết phục vụ và hành động nhằm đem đến sự đổi thay tích cực cho cuộc sống

của những người xung quanh và cho môi trường.

▪ Đóng góp thời gian, năng lượng và tài năng để cải thiện chất lượng cuộc sống

trong trường học, cộng đồng, quốc gia và thế giới.

▪ Tìm hiểu, khám phá các khái niệm, ý tưởng và các vấn đề mang tính địa phương

và toàn cầu.

Core Values

Excellence

▪ Knowledgeable and skilled learners across the curriculum who utilize technology

to access information, complete projects, and make educated decisions.

▪ Self-directed, innovative and creative learners who actively enjoy learning.

▪ Become passionate life-long learners.

Respect

▪ Show respect for him/herself.

▪ Show empathy, compassion and respect towards the needs and feelings of others.

▪ Show respect for school property and the environment.

Honesty

▪ Act with integrity and honesty.

▪ Show fairness and justice for the dignity of individuals, groups and communities.

▪ Be honest in all work, including written and oral assignments and examinations.

Page 3: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 3

Responsibility

▪ Take responsibility for their behavior and accept the consequences for that behavior.

▪ Exhibit a positive attitude.

▪ Behave in a morally responsible manner

Balance

▪ Strive to maintain spiritual and emotional balance.

▪ Strive to maintain social and intellectual balance.

▪ Strive to maintain aesthetic and physical balance.

Service

▪ Have a personal commitment to service and act to make a positive difference in the

lives of others and in the environment.

▪ Contribute time, energy, and talent to improve the quality of life in their school,

community, country, and the world.

▪ Explore concepts, ideas and issues that have local and global significance.

Page 4: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 4

Phần 2

ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu giáo dục của trường Đinh Thiện Lý là đào tạo ra các thế hệ học sinh có kiến

thức, năng lực và phẩm chất, trở thành những nhà lãnh đạo của thế kỷ 21 với khả năng tư duy

và năng lực thực tiễn (Doer - Thinker – Leader). Chương trình giáo dục mang tính toàn cầu và

phương pháp giảng dạy sáng tạo của nhà trường được triển khai để hiện thực hóa mục tiêu giáo

dục mà nhà trường đặt ra.

Trường Đinh Thiện Lý phát triển chương trình giáo dục trên 3 hướng chính là:

Cornerstone Program, Keystone Program, Capstone Program. Cornerstone Program được thiết

kế để xây dựng chương trình cốt lõi với mục tiêu giúp học sinh phát triển năng lực tiếng Anh,

năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực đọc hiểu - diễn đạt, như một công cụ để tương tác,

kết nối hiệu quả với những người xung quanh; từ đó nâng cao năng lực hợp tác và khả năng giải

quyết vấn đề cho các em. Keystone Program là phương thức chủ đạo để đảm bảo đạt được mục

tiêu giáo dục đề ra, bao gồm việc phát triển chương trình giảng dạy mang tính hệ thống, phát

triển hệ thống học tập thích ứng và chương trình bồi dưỡng giáo viên chất lượng cao. Nội hàm

Capstone Program chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc học tập các bộ môn với hình ảnh học

sinh và năng lực của các em. Học sinh được phát triển kiến thức, kỹ năng và phẩm chất trong

môi trường giảng dạy hiệu quả thông qua hệ thống đánh giá đa dạng và chuyên nghiệp.

1. Capstone Program

Giúp học sinh phát huy tiềm năng, chuẩn

bị hành trang để đáp ứng những yêu cầu của thế

hệ công dân toàn cầu và sẵn sàng cho một tương

lai nhiều đổi thay thông qua trang bị năng

lực thực tiễn của:

DOER – NGƯỜI HÀNH ĐỘNG

Maker - Thực hiện

Researcher - Nghiên cứu

Social work partitioner - Phục vụ

THINKER – NGƯỜI TƯ DUY

Positive thinking - Tư duy tích cực

Logical thinking - Tư duy logic

Critical thinking - Tư duy phản biện

Design thinking - Tư duy kiến tạo

LEADER – NHÀ LÃNH ĐẠO

Strategic thinking - Tư duy chiến lược

Excellent personal character - Nhân cách ưu tú

Effective communication - Giao tiếp hiệu quả

Developing people - Phát triển con người

Page 5: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 5

2. Chương trình giáo dục

Trường Đinh Thiện Lý giảng dạy chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Chương trình giáo dục của nhà trường được tổ chức theo hướng mở rộng, nâng cao kiến thức

học thuật (extended curriculum); đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển năng lực (core curriculum) và

tăng cường giáo dục phẩm chất cho học sinh (developed curriculum).

Chương trình mở rộng cung cấp cho học sinh kiến thức sâu rộng và năng lực học tập phù

hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân dựa trên kiến thức nền tảng và kỹ năng cơ bản theo khung

chương trình của Bộ.

Chương trình phát triển mang đến cho học sinh sự giáo dục toàn diện thông qua việc chú

trọng giáo dục phẩm chất, kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho các em.

Chương trình cốt lõi tập trung vào việc đào tạo các kỹ năng then chốt như tiếng Anh,

nghiên cứu khoa học và khả năng đọc hiểu - diễn đạt cho học sinh.

Có thể nói, hệ thống chương trình giáo dục của nhà trường không chỉ hướng đến bồi

dưỡng kỹ năng tư duy mở mang tính toàn cầu (global mindset) và năng lực thao tác thực tiễn

(thinking hand) cho học sinh, mà còn kỳ vọng trang bị cho các em năng lực và phẩm chất vượt

trội của thế hệ công dân toàn cầu với tầm nhìn và năng lực hành động của những người làm chủ

thế giới. Điều đó không chỉ giúp học sinh đạt được thành công khi học tập tại các trường đại học

ở Việt Nam, mà còn mang đến sự chuẩn bị chu toàn cho những học sinh đi du học, giúp các em

sẵn sàng đối mặt với thử thách, dễ dàng hội nhập và đạt được sự khẳng định.

2.1. Chương trình mở rộng

Các môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam được nhà trường triển

khai theo hướng mở rộng, nâng cao kiến thức và chú trọng thực hành. Chương trình mở rộng

được ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học sinh làm trung tâm như dạy học

theo dự án (Project based learning - PBL), nghiên cứu bài học (Inquiry based learning - IBL),

lớp học đảo ngược (Flipped Classroom - FC), học tập cộng tác (Collaborative learning -

CoLTs)… với mục tiêu không chỉ mang đến cho học sinh kiến thức phong phú để đạt thành tích

xuất sắc trong các kì thi tập trung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mà còn trang bị năng lực

học thuật vượt trội để các em có thể chinh phục những đỉnh cao ở bậc Đại học và thành công

trong các môi trường học tập, làm việc mang tính quốc tế.

Page 6: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 6

2.2. Chương trình cốt lõi

Chương trình cốt lõi được nhà trường thiết kế với trọng tâm bồi dưỡng năng lực Anh ngữ,

năng lực nghiên cứu khoa học và khả năng đọc hiểu - diễn đạt cho học sinh.

Tiếng Anh

Chương trình tiếng Anh của trường Đinh Thiện Lý hướng đến đào tạo và phát triển các

kỹ năng Anh ngữ ở cấp độ cao. Học sinh không chỉ được bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản, mà còn

được thúc đẩy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, phản biện, niềm say mê đọc sách và khám phá

các nền văn hóa trên thế giới.

Nghiên cứu khoa học

Chương trình được thiết kế cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 11 nhằm trang bị cho các em lý

luận và phương pháp nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng năng lực sáng tạo, tư duy khoa học và rèn

luyện khả năng giải quyết vấn đề.

Đọc hiểu và diễn đạt

Chương trình hướng đến trang bị khả năng lĩnh hội toàn diện dựa trên chuẩn năng lực

PISA và năng lực tư duy bậc cao cho học sinh, giúp các em phát triển năng lực biểu đạt từ các kỹ

năng đọc hiểu như: truy xuất thông tin (retrieving information), tổng hợp – lý giải (interpreting

texts), suy xét – đánh giá (reflecting and evaluating).

2.3. Chương trình phát triển

Chương trình phát triển được thiết kế theo hướng chú trọng phát triển nhân cách và tăng

cường bồi dưỡng kỹ năng mềm, giúp học sinh trang bị năng lực của thế hệ công dân toàn cầu.

Học sinh được trang bị kiến thức, phát triển nhận thức và kỹ năng cần thiết thông qua các chương

trình, hoạt động học tập đa dạng như: Kỹ năng sống, Phát triển nhân cách, Đào tạo kỹ năng lãnh

đạo và tinh thần phục vụ, Tham vấn tâm lý, Tư vấn hướng nghiệp, Tự chọn và câu lạc bộ.

Kỹ năng sống

Các bài học về kỹ năng sống được hướng dẫn và giảng dạy dưới nhiều hình thức, giúp

học sinh trang bị và rèn luyện các kỹ năng:

Kỹ năng sinh tồn

Kỹ năng hoạt động nhóm

Kỹ năng tự quản và độc lập

Sự hiểu biết về giới tính và các vấn đề tình cảm/cảm xúc

Kỹ năng thích nghi

Kỹ năng thiết lập mục tiêu và tạo động lực

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng trình bày và tổ chức hiệu quả

Kỹ năng thuyết trình và chia sẻ thông tin

Page 7: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 7

Phát triển nhân cách

Chương trình tập trung giáo dục đạo đức và hành vi cho học sinh, mang đến cho các em

sự nhận thức đúng đắn và sự tự tin trong cuộc sống. Học sinh được phát triển nhân cách thông

qua:

Các khóa học về giá trị sống

Các buổi thảo luận về 6 giá trị cốt lõi của nhà trường

Các hoạt động tri ân tổ chức trong và ngoài trường.

Đào tạo kỹ năng lãnh đạo và tinh thần phục vụ

Với khái niệm “Một người lãnh đạo giỏi là một người phục vụ tốt và thông minh”, chương

trình trang bị cho học sinh kỹ năng lãnh đạo nền tảng và tinh thần sẵn sàng phục vụ. Hai giá trị

này được bồi dưỡng thông qua các hoạt động:

Ban cán sự lớp: 6 thành viên/lớp với nhiệm vụ cụ thể, được đào tạo và được đánh giá

Ban chủ nhiệm câu lạc bộ: Các thành viên đóng vai trò lãnh đạo câu lạc bộ với trách

nhiệm cụ thể, được đào tạo và được đánh giá

Hoạt động phục vụ trong nhà trường: Tham gia tổ chức sự kiện, truyền thông về các hoạt

động, xây dựng Kỷ yếu,…

Công tác xã hội: Các hoạt động vì cộng đồng do nhà trường tổ chức trong năm học và

chuyến công tác xã hội do các lớp tổ chức trong mỗi học kỳ

Trại hè tình nguyện: Trại hè song ngữ được tổ chức thường niên tại Đài Loan để rèn luyện

kỹ năng và tinh thần phục vụ cho học sinh LSTS thông qua việc mang đến sự hiểu biết về văn

hóa và ngôn ngữ Việt Nam cho học sinh Đài Loan.

Tham vấn tâm lý

Chuyên viên tham vấn tâm lý của nhà trường luôn đồng hành cùng học sinh, giúp các em vượt

qua những khó khăn trong học tập và trong các mối quan hệ thông qua các hoạt động:

Gặp gỡ, lắng nghe và tư vấn riêng cho học sinh tại trung tâm tư vấn của nhà trường

Thực hiện các buổi tham vấn cho các nhóm học sinh

Tổ chức các chuyên đề định kỳ cho các khối lớp

Tư vấn hướng nghiệp

Chương trình giúp học sinh hiểu rõ bản thân và lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng

lực và sở thích của mình thông qua các hoạt động:

Làm trắc nghiệm xu hướng nghề nghiệp

Tham gia các buổi chuyên đề, hội thảo giới thiệu về ngành nghề

Tham gia các chuyến tham quan, tìm hiểu thực tế tại nhà máy, công ty, trường đại học,…

Lập kế hoạch nghề nghiệp cá nhân

Chuẩn bị hồ sơ về quá trình học tập của cá nhân (bao gồm hồ sơ xin học bổng – nếu có)

Page 8: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 8

Tự chọn và câu lạc bộ.

Các khóa học tự chọn và câu lạc bộ được tổ chức nhằm khơi dậy niềm đam mê và phát

triển năng khiếu cho học sinh. Căn cứ vào đặc thù và tính chất, khóa học tự chọn được chia thành

03 nhóm là: học thuật, nghệ thuật- kỹ năng và thể dục thể thao; các câu lạc bộ được phân thành

05 nhóm là: kỹ năng ứng dụng, kỹ năng nghệ thuật, học thuật, thể thao và phục vụ cộng đồng.

Page 9: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 9

Phần 3

NỘI QUY HỌC SINH

1. Chuyên cần

▪ Thực hiện nghiêm túc quy định về thời gian học tập và sinh hoạt tại trường.

▪ Học sinh phải đi học đầy đủ, đúng giờ.

▪ Học sinh đi trễ cần đến phòng Giám thị để xin phiếu vào lớp.

▪ Học sinh mong muốn vắng tiết, nghỉ học cần liên hệ Phòng Giám thị và xin phép đúng quy

định. Việc học sinh vắng tiết, nghỉ học không xin phép đều được xem là hành vi trốn tiết, bỏ học.

2. Trang phục, tác phong

2.1. Trang phục

▪ Học sinh mặc đồng phục đúng quy định, phù hợp với giờ học và giờ thể thao, ngoại

khóa, sinh hoạt.

▪ Mang giày bata/thể thao trắng (dây giày màu trắng), vớ trắng.

▪ Áo có phù hiệu và mã số đúng quy định.

▪ Đối với nam sinh:

- Áo bỏ vào trong quần (đối với đồng phục chính khóa).

- Luôn sử dụng dây thắt lưng màu đen hoặc màu nâu (đối với khối THPT).

- Thắt và kéo cao cà-vạt (luôn cài nút áo trên cùng) vào ngày thứ hai đầu tuần.

▪ Đối với nữ sinh:

- Áo có thắt nơ (THCS), cà vạt (THPT) (lưu ý: luôn cài nút áo trên cùng).

- Váy dài ngang đầu gối.

Lưu ý:

- Phải mặc đồng phục chính khóa (nam sinh đeo cà-vạt) trong các buổi lễ của nhà trường.

- Phải mặc đồng phục khi vào trường (kể cả các ngày nghỉ, ngày lễ…).

- Được mặc đồng phục thể dục thể thao (TDTT) vào ngày có tiết học thể dục hay tập

Thể dục đầu giờ. Các ngày khác, học sinh đem theo đồng phục TDTT để thay khi học môn tự

chọn hoặc tham gia câu lạc bộ mang tính vận động.

- Nghiêm cấm học sinh chỉnh sửa đồng phục như bóp ống quần, cắt váy ngắn trên gối,…

Trong trường hợp học sinh vi phạm, học sinh phải tự khắc phục hoặc mua đồng phục mới.

2.2. Cặp sách

▪ Có thể dùng ba lô hoặc cặp táp nhưng phải có hai (02) quai đeo vai.

Page 10: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 10

2.3. Tác phong

▪ Trang phục nghiêm túc (theo mục 2.1)

▪ Để kiểu tóc gọn gàng và phù hợp với tác phong học sinh trong môi trường học đường.

▪ Tuyệt đối không nhuộm tóc; không chải keo, xịt màu.

▪ Nam sinh không để râu, không đeo khuyên tai.

▪ Nữ sinh chỉ được đeo một khuyên tai ở mỗi bên tai, không trang điểm, không sơn móng

tay, móng chân khi đến trường.

▪ Không mang trang sức, tiền bạc, vật dụng có giá trị đến trường.

▪ Không được xăm trổ dưới mọi hình thức.

3. Học tập

▪ Thực hiện đúng nội qui lớp học, qui trình của các phòng học bộ môn.

▪ Trong giờ học:

- Tôn trọng giáo viên.

- Có trách nhiệm làm bài và học bài đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên, mang đầy đủ

sách vở, dụng cụ, đồ dùng cá nhân cho việc học tập trong ngày.

- Giơ tay xin phép thầy cô khi muốn phát biểu ý kiến; không ngắt lời người khác, không

nói leo.

- Không làm việc riêng, không sử dụng thiết bị điện tử (TBĐT) khi giáo viên chưa cho phép.

- Không gây mất trật tự trong lớp, giờ sinh hoạt tập thể.

▪ Trung thực trong kiểm tra, thi cử.

▪ Tự bảo quản đồ dùng học tập và tài sản cá nhân.

4. Giao tiếp, ứng xử

4.1. Bản thân

▪ Phải luôn có ý thức phấn đấu vì màu cờ sắc áo của tập thể lớp, trường.

▪ Luôn trung thực, biết phân biệt tốt xấu và bảo vệ lẽ phải.

▪ Biết nhận lỗi và sửa lỗi.

▪ Tích cực tham gia các hoạt động công tác xã hội, giúp đỡ quan tâm, chia sẻ, hợp tác

với mọi người xung quanh.

▪ Cư xử đúng mực mọi nơi, thái độ thân thiện, hòa đồng, cởi mở, khiêm tốn trong giao

tiếp, không tham gia hoặc cổ xúy cho những trò đùa gây hại hoặc quá mức dẫn đến mâu thuẫn.

▪ Không nói tục chửi thề hoặc dùng những từ ngữ kém văn hóa trong giao tiếp hàng ngày

cũng như trên các phương tiện giao tiếp xã hội (Facebook, Instagram, Messenger, Zalo...).

Page 11: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 11

▪ Giữ trật tự nơi công cộng: Không nói to, la hét, cười đùa quá mức gây mất trật tự trên

hành lang khi xếp hàng di chuyển; không chơi thể thao trên các tầng lầu, hành lang và trong

phòng học.

▪ Luôn đi về phía bên phải (hoặc theo hướng dẫn của người điều tiết) khi di chuyển trên

hành lang, cầu thang, nơi công cộng.

▪ Không ngồi lên bàn, không gác chân lên bàn, ghế.

▪ Không ăn uống ngoài khu vực căn tin và nhà ăn; tuyệt đối không mang đồ ăn, thức

uống vào hội trường, lớp học.

▪ Không dùng miệng để uống nước trực tiếp từ vòi hứng nước.

4.2. Cách ứng xử với thầy cô, khách đến trường

▪ Luôn thể hiện truyền thống học sinh của trường Đinh Thiện Lý: “Học giỏi - Lễ phép - Lịch sự”.

▪ Chủ động chào hỏi các thầy cô, nhân viên trong trường, khách đến trường.

▪ Trả lời đủ ý, rõ lời, hướng dẫn tận tình nếu có yêu cầu.

4.3. Cách ứng xử với bạn học

▪ Quan hệ bạn bè trong sáng, đúng mực. Lịch thiệp khi giao tiếp với bạn khác giới, tránh

những cử chỉ thân mật gây hiểu lầm.

▪ Ngôn phong văn minh, lịch sự, phù hợp với môi trường học đường.

▪ Không có thái độ khiêu khích, xúc phạm hoặc những lời nói mang tính chất đả kích.

▪ Không kỳ thị, không cô lập người khác, không có hành vi gây mất đoàn kết nội bộ.

▪ Không xâm phạm quyền riêng tư của người khác.

5. Ý thức tiết kiệm, giữ gìn tài sản, trang thiết bị của trường

5.1. Đối với tài sản chung

▪ Học sinh cần:

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản, trang thiết bị của nhà trường; tài sản của cá nhân và

của những thành viên khác trong trường.

- Có ý thức tiết kiệm: tắt các thiết bị điện, nước khi không sử dụng; dùng giấy vệ sinh

hợp lý,…

- Xếp bàn ghế gọn gàng, đúng chỗ sau khi ngồi; dọn dẹp sách vở sau khi học xong; trả

sách đúng chỗ sau khi đọc xong.

- Nhẹ tay khi đóng mở cửa ra vào, cửa sổ, tủ, ngăn kéo.

- Tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp:

+ Tự giác nhặt và bỏ rác đúng nơi qui định.

+ Thực hiện việc phân loại rác tại nguồn theo quy định.

+ Không làm bắn nước ra sàn, …

Page 12: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 12

▪ Học sinh tuyệt đối:

- Không vẽ bậy, bôi bẩn (kẹo cao su, màu,…), đổ nước hoặc dán băng keo lên bàn, ghế,

tường phòng học, hành lang, các sản phẩm trưng bày, poster trong hoặc ngoài lớp học…

- Không dùng vật nhọn hoặc tác động làm trầy, gãy bàn ghế.

- Không làm hư hoặc làm xô lệch rèm cửa.

- Không xả rác bừa bãi.

- Không tự ý dán poster, tranh ảnh lên tường, khung cửa.

- Không tự ý sử dụng máy vi tính, máy chiếu, màn chiếu nếu chưa được sự đồng ý của

thầy cô, nhà trường.

- Không phá hoại các thiết bị phòng cháy chữa cháy.

- Không leo trèo hoặc đứng lên các ghế nghỉ dọc hành lang; không leo ra các mái kính;

không lại gần các hàng rào dọc bờ sông.

- Không đi vào các nơi có biển báo cấm trong khuôn viên trường.

5.2. Bảo quản vật dụng cá nhân

▪ Tự bảo quản vật dụng cá nhân.

▪ Luôn khóa tủ cá nhân (locker).

▪ Không để thức ăn, đồ uống, vật nuôi hay những vật dụng nguy hiểm trong tủ cá nhân.

▪ Lưu giữ sách vở, tài liệu học tập cẩn thận.

▪ Tự thu dọn đồ dùng cá nhân sau khi học tập tại phòng giáo viên/khu vực tập luyện thể

thao, sau khi thay đồ tại nhà vệ sinh cạnh hồ bơi,…

▪ Thu dọn đồ dùng cá nhân, dọn vệ sinh để bàn giao lại tủ cá nhân (locker) cho nhà

trường trước kỳ nghỉ Tết và cuối năm học.

Lưu ý:

- Nhà trường không chiu trách nhiệm vê sự mất mát tài sản của cá nhân học sinh.

- Trong trường hợp đặc biệt, nhà trường có quyên kiểm tra đột xuất tủ các nhân của học

sinh (có sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giám thi, đại diện học sinh).

6. Quy định về việc đảm bảo trật tự khi tham dự lễ hoặc sự kiện

▪ Tuân thủ sự điều hành sắp xếp của người điều khiển (hoặc người chủ trì buổi lễ, sự

kiện, hoặc giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng).

▪ Học sinh phải biết được vị trí chỗ ngồi của lớp mình trước giờ tập trung.

▪ Hoc sinh nhanh chóng di chuyển nghiêm túc đến nơi tập trung dưới sự hướng dẫn của

lớp trưởng.

▪ Không được phép mang đồ ăn thức uống (trừ nước lọc) vào buổi lễ hoặc sự kiện.

Page 13: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 13

▪ Tuyệt đối không nói chuyện riêng hoặc gây mất trật tự khi buổi lễ hoặc sự kiện đang

diễn ra.

▪ Không được tự ý rời khỏi vị trí tập hợp của lớp mình khi chưa được phép của giáo

viên chủ nhiệm hoặc người điều khiển buổi lễ, sự kiện.

▪ Khi kết thúc buổi lễ hoặc sự kiện, học sinh không được tự ý rời khỏi vị trí mà phải chờ

đợi hiệu lệnh hướng dẫn của người điều khiển.

7. Nội quy dự thi, kiểm tra tập trung tại trường

(Trích chương III, mục 2, điều 12, Quy chế tổ chức kiểm tra, đánh giá học tập của

học sinh Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý)

* Phạm vi áp dụng của quy định này: Tất cả các kỳ kiểm tra tại trường.

7.1. Có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định, chấp hành hiệu lệnh của Hội đồng

coi thi và hướng dẫn của giám thị.

a. Thời gian có mặt tại phòng thi: trước giờ thi ít nhất 20 phút

b. Thí sinh đến trễ dưới 15 phút sẽ được bố trí thi riêng (khi có sự chấp thuận của chủ tịch

hội đồng thi) theo thời gian chung và không được bù phần thời gian bị trễ.

c. Thí sinh đến sau thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài từ 15 phút trở lên sẽ KHÔNG được

dự thi (bài thi 0 điểm).

7.2. Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình.

7.3. Khi vào phòng thi, thí sinh để vật dụng cá nhân tại chỗ theo qui định. Thí sinh chỉ

đem theo vật dụng cần thiết để làm bài thi gồm bút mực (chỉ sử dụng các loại bút mực thông

thường, không dùng bút mực có thể tẩy, xóa bằng gôm), bút chì, thước, compa, máy tính bỏ túi

(không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ), Atlat Địa lí tương đương với khối

lớp đang học do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành (không được đánh dấu hoặc viết thêm

bất cứ nội dung gì) hoặc các tài liệu khác theo quy định của Trường đối với môn thi Địa lí.

Thí sinh tuyệt đối không đem theo các vật dụng khác như: tài liệu, các thiết bị thông tin

liên lạc (điện thoại, máy tính bảng, tai nghe, đồng hồ thông minh….).

7.4. Khi nhận đề thi, phải kiểm soát kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện

thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với giám thị phòng thi, chậm

nhất 10 phút sau khi phát đề.

7.5. Thí sinh chỉ bắt đầu làm bài khi có hiệu lệnh.

7.6. Trước khi làm bài thi, phải ghi đầy đủ số báo danh vào đề thi, giấy thi/phiếu trả lời

trắc nghiệm, giấy nháp.

Một số lưu ý khi làm bài trắc nghiệm:

- Dùng bút bi/bút mực ghi đầy đủ các mục theo hướng dẫn của giám thị (họ tên, lớp, mã

đề thi...);

- Dùng bút chì đen tô kín ô tròn. Cách tô đúng: Tô sai:

- Mã đề thi: Tô kín ô tròn ứng với chữ cuối của Mã đề thi ghi trên đề;

Page 14: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 14

- Số báo danh (SBD): Ghi SBD vào ô vuông (bằng bút bi/mực) và tô kín ô tròn ứng với

SBD. Khi ghi SBD, nếu SBD ít hơn 9 chữ số thì ghi từ trái sang phải và bỏ trống các ô cuối. Ví

dụ với SBD 120032 thì ghi là và tô kín ô tròn tương ứng;

- Phương án trả lời: Tô kín ô tròn ứng với phương án trả lời đúng. Số thứ tự câu trả lời

tương ứng với số thứ tự câu hỏi trong đề thi.

7.7. Khi làm bài và nộp bài thi, tuyệt đối không được trao đổi bàn bạc, quay cóp hoặc có

những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi.

7.8. Bài thi phải viết rõ ràng, không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được

viết bằng bút chì (trừ vẽ đường tròn bằng compa); chỉ được viết bằng một loại bút, một thứ mực

(trừ mực đỏ); phần viết hỏng phải dùng bút mực gạch bỏ; không được tẩy, xóa bằng bất kì cách

gì. Tuyệt đối KHÔNG được dùng bút xóa trong bài làm.

7.9. Trong suốt thời gian ở phòng thi, phải tuyệt đối giữ trật tự. Muốn phát biểu phải giơ

tay để xin phép giám thị. Khi được phép nói, thí sinh đứng báo cáo rõ với giám thị ý kiến của

mình.

7.10. Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giám thị.

7.11. Thí sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi.

Trong trường hợp cần thiết, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi khi được sự đồng ý của

giám thị trong phòng thi, đồng thời phải chịu sự giám sát của giám thị ngoài phòng thi hoặc cán

bộ của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng coi thi phân công (không áp dụng cho môn thi trắc

nghiệm).

7.12. Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng viết ngay.

7.13. Khi nộp bài thi, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào phiếu thu bài

thi. Không làm được bài cũng phải nộp giấy thi. Không nộp giấy nháp thay giấy thi.

7.14. Thí sinh chỉ rời khỏi phòng thi sau khi giám thi đã kiểm đủ bài và cho phép ra về.

8. Xử lý thí sinh vi phạm nội quy thi (trong 1 môn thi)

8.1. Điện thoại trong cặp đổ chuông do chưa tắt nguồn: xử lý theo qui định về sử dụng

thiết bị điện tử trong giờ học.

8.2. Thí sinh viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan

đến bài thi: hạ 01 bậc hạnh kiểm (HK) tháng.

8.3. Thí sinh vi phạm các lỗi sau: nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác, làm bài thi

trước hiệu lệnh, tiếp tục làm bài khi đã hết giờ, sẽ được xử lý:

- Lần 1: khiển trách, trừ 3,0 điểm HK tháng

- Lần 2: cảnh cáo, trừ 25% điểm bài thi, trừ 4,0 điểm HK tháng

- Lần 3: đình chỉ thi, trừ 50% tổng điểm phần bài đã làm và hạ 01 bậc HK học kỳ.

8.4. Mang vật dụng trái với quy định tại Điều 7.3 của nội quy: bị đình chỉ thi, 0 điểm bài

thi, hạnh kiểm trung bình học kỳ.

Page 15: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 15

9. Quy định về việc kiểm tra bù, kiểm tra lại đối với các bài kiểm tra trên lớp

(Trích Chương II, Điều 7, phần 2, Quy chế tổ chức kiểm tra, đánh giá học tập của

học sinh Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý)

a) Kiểm tra bù

▪ Đối tượng được sắp xếp kiểm tra bù:

- Học sinh vắng có phép vào ngày có bài kiểm tra;

- Học sinh đội tuyển vắng tiết kiểm tra trong vòng 01 tuần trước và 01 tuần sau khi tham gia

kỳ thi học sinh giỏi về các môn văn hóa hoặc khoa học kỹ thuật cấp Thành phố trở lên;

- Học sinh đi học vào ngày kiểm tra nhưng có đơn xin phép không làm bài kiểm tra vì

lý do sức khỏe thể chất và tinh thần. Đơn xin phép này có xác nhận của cha mẹ học sinh, giáo

viên chủ nhiệm, giám thị và được gửi cho giáo viên bộ môn trước ngày kiểm tra;

- Học sinh gặp các sự cố ngoài ý muốn như ốm đau, bệnh tật, tai nạn bất ngờ mà vắng

mặt tiết kiểm tra nhưng bổ sung Đơn xin nghỉ phép hợp lệ có xác nhận của cha mẹ học sinh,

giáo viên chủ nhiệm, giám thị vào ngày đầu tiên đi học lại.

▪ Bài kiểm tra bù phải có hình thức, mức độ kiến thức, kỹ năng và thời lượng tương

đương với bài kiểm tra bị thiếu.

▪ Học sinh không dự kiểm tra bù theo thời gian giáo viên bộ môn và học sinh đã thống

nhất sẽ bị điểm 0 (đối với những môn học đánh giá bằng cho điểm) hoặc bị nhận xét mức CĐ

(đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét).

▪ Kiểm tra bù được hoàn thành trong vòng 01 tháng từ ngày kiểm tra chính thức.

b) Kiểm tra lại

▪ Kiểm tra lại được áp dụng trong phạm vi kiểm tra định kỳ trên lớp dưới sự tổ chức của

giáo viên bộ môn. Việc kiểm tra lại không áp dụng cho các kỳ kiểm tra tập trung theo quy định

của nhà trường.

▪ Việc kiểm tra lại có thể được giáo viên bộ môn tiến hành đối với cá nhân học sinh hoặc

tập thể lớp phù hợp với các điều kiện được áp dụng kiểm tra lại. Cụ thể như sau:

- Học sinh có sự cố về sức khỏe (thể chất, tinh thần) trong thời điểm kiểm tra, dẫn đến

kết quả không đạt yêu cầu (dưới 5.0) có thể làm đơn xin phép (có xác nhận của phụ huynh và

bác sỹ/chuyên viên tham vấn) trong vòng 01 tuần kể từ ngày kiểm tra để được giáo viên bộ môn

sắp xếp kiểm tra lại. Điểm chính thức là điểm của bài kiểm tra lại.

- Học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi: nếu kết quả của các bài kiểm tra được thực hiện

trong thời gian 01 tuần trước hoặc 01 tuần sau khi tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp quận trở lên

thấp hơn so với năng lực của học sinh trước đó thì xin phép giáo viên để được sắp xếp kiểm tra

lại. Điểm chính thức là điểm của bài kiểm tra lại.

- Tập thể lớp có từ 40% học sinh trở lên đạt kết quả dưới 5.0 của 01 bài kiểm tra thì giáo

viên tổ chức cho học sinh tự nguyện đăng ký kiểm tra lại. Điểm chính thức là điểm của bài kiểm

tra lại.

Page 16: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 16

▪ Kiểm tra lại được giáo viên bộ môn hoàn thành trong vòng 01 tháng kể từ ngày kiểm

tra lần đầu.

Lưu ý: Học sinh có thể xem nội dung Nội quy học sinh trên website của nhà trường;

thông tin trên website có thể được cập nhật hoặc sửa đổi theo học kỳ/năm học mới.

Page 17: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 17

Phần 4

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

1. Tiêu chuẩn xếp loại học lực học kỳ và cả năm

(Trích Chương III, Điều 13 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011)

LOẠI TIÊU CHUẨN CẦN ĐẠT ĐƯỢC

Giỏi

a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó môn Toán hoặc Ngữ văn

đạt điểm từ 8,0 trở lên.

b) Không có môn học nào có điểm trung bình dưới 6,5.

c) Các môn học được đánh giá bằng nhận xét: đạt loại ĐẠT (Đ).

Khá

a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó môn Toán hoặc Ngữ văn

đạt điểm từ 6,5 trở lên.

b) Không có môn học nào có điểm trung bình dưới 5,0.

c) Các môn học được đánh giá bằng nhận xét: đạt loại ĐẠT (Đ).

Trung

bình

a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó môn Toán hoặc Ngữ văn

đạt điểm từ 5,0 trở lên.

b) Không có môn học nào có điểm trung bình dưới 3,5.

c) Các môn học được đánh giá bằng nhận xét: đạt loại ĐẠT (Đ).

Yếu Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên và không có môn học nào điểm trung

bình dưới 2,0.

Kém Các trường hợp còn lại.

Lưu ý:

a) Trường hợp điểm trung bình học kỳ (“ĐTBhk”) hoặc điểm trung bình cả năm

(“ĐTBcn”) đạt mức quy định cho từng loại, nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp

hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:

▪ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại Giỏi nhưng do kết quả của 1 môn học nào đó

mà bị xếp loại Trung bình thì được điều chỉnh xếp loại Khá.

▪ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại Giỏi nhưng do kết quả của 1 môn học nào đó

mà bị xếp loại Yếu thì được điều chỉnh xếp loại Trung bình.

▪ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại Khá nhưng do kết quả của 1 môn học nào đó

mà bị xếp loại Yếu thì được điều chỉnh xếp loại Trung bình.

▪ Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại Khá nhưng do kết quả của 1 môn học nào đó

mà bị xếp loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Yếu.

b) Nếu học sinh có 01 môn học đánh giá bằng nhận xét xếp loại chưa đạt (CĐ) và không

thuộc các trường hợp được điều chỉnh xếp loại học lực nêu trên, thì học sinh đó không được xếp

loại học lực từ Trung bình trở lên.

Page 18: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 18

2. Tiêu chuẩn đánh giá hạnh kiểm

(Trích Chương II, Điều 3, Điều 4, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011)

Điều 3: Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm

1. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:

a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh phải căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ, hành vi

đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức

phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của

trường và hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy

học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp

THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Xếp loại hạnh kiểm:

Hạnh kiểm được xếp thành 04 loại: Tốt (viết tắt: T), Khá (viết tắt: K), Trung bình (viết tắt: Tb),

Yếu (viết tắt: Y). Hạnh kiểm được xếp loại theo học kỳ và năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm

học chủ yếu căn cứ vào kết quả xếp loại hạnh kiểm HK II và sự tiến bộ của học sinh.

Điều 4: Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm

1. Loại tốt:

a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự,

an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng

chống tội phạm, tệ nạn xã hội.

b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ

tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu.

c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức; có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm

lo giúp đỡ gia đình.

d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập; có ý thức vươn lên; trung thực trong cuộc sống,

trong học tập.

e) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

f) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích

cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng

sản Hồ Chí Minh.

g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống.

2. Loại khá:

Thực hiện được những quy định nêu trên nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn

có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy cô và các bạn góp ý.

3. Loại trung bình:

Page 19: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 19

Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định đã đề ra nhưng mức độ chưa

nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.

4. Loại yếu

Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:

a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy

định, nội quy của trường, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa.

b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà

trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác.

c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi.

d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn

giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.

3. Đánh giá hạnh kiểm hàng tháng và học kỳ cho học sinh trường Đinh Thiện Lý

3.1. Nguyên tắc đánh giá

a) Trên cơ sở Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, nhà trường xây dựng quy định đánh giá

hạnh kiểm của học sinh. Hạnh kiểm của học sinh sẽ được đánh giá dựa vào điểm số. Hàng tháng,

học sinh sẽ được cấp 80 điểm cơ bản. Điểm số cơ bản sẽ thay đổi tùy theo những biểu hiện hàng

ngày của học sinh được GVCN, GVBM và giám thị ghi nhận. GVCN sẽ thực hiện cộng hoặc trừ

vào điểm cơ bản theo quy định dựa trên mức độ, hành vi, số lần vi phạm, mức độ tiến bộ, thái

độ tiếp thu, khắc phục, những đóng góp… của học sinh trong tháng, học kỳ và cả năm.

b) Hạnh kiểm tháng được xếp căn cứ theo điểm như sau:

THANG ĐIỂM/CĂN CỨ XẾP LOẠI

≥ 80 Tốt

Từ 68 đến dưới 80 Khá

Từ 50 đến dưới 68 Trung bình

< 50 hoặc vi phạm lỗi nghiêm trọng

được quy định ở mục 3.2 Yếu

c) Hạnh kiểm học kỳ được tính bằng điểm trung bình cộng của tất cả các tháng trong

học kỳ.

Lưu ý quy tắc làm tròn khi tính điểm trung bình cộng:

- Điểm trung bình cộng được làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai sau dấu phẩy.

- Học sinh đạt điểm trung bình 49,95 hoặc 67,95 hoặc 79,95 mới đủ điêu kiện được hội

đồng xét hạnh kiểm (được thành lập mỗi học kỳ) xem xét có được đặc cách nâng một bậc hạnh

kiểm hay không, cụ thể: 49,95 từ hạnh kiểm yếu lên hạnh kiểm trung bình; 67,95 từ hạnh kiểm

trung bình lên hạnh kiểm khá; 79,95: từ hạnh kiểm khá lên hạnh kiểm tốt.

Page 20: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 20

3.2. Quy định về các hành vi vi phạm lặp lại trong tháng: Với các lỗi vi phạm từ lần

thứ hai (trong tháng), số điểm trừ của lần đó sẽ bằng số điểm trừ quy định với lỗi vi phạm

nhân với số lần vi phạm.

Thí dụ: Học sinh vi phạm lỗi quên sách/vở (điểm trừ lỗi này là 0,25 điểm).

▪ Lần 1: điểm trừ là 0,25

▪ Lần 2: điểm trừ là 0,5

▪ Lần 3: điểm trừ là 0,75

▪ Lần 4: điểm trừ là 1,0

▪ …

3.3. Quy định khống chế khi xếp hạnh kiểm tháng và học kỳ:

3.3.1. Khống chế do số lần vi phạm:

▪ Học sinh không được xếp hạnh kiểm tốt trong tháng khi có từ ba (03) lần vi phạm lỗi

cùng tính chất trong tháng (kể cả lỗi nhẹ).

▪ Học sinh không được xếp hạnh kiểm tốt trong học kỳ khi có từ sáu (06) lần vi phạm

lỗi cùng tính chất trong học kỳ (kể cả lỗi nhẹ).

▪ Học sinh không được xếp hạnh kiểm khá trong học kỳ khi có từ mười hai (12) lần vi

phạm lỗi cùng tính chất trong học kỳ (kể cả lỗi nhẹ).

▪ Nhà trường sẽ xử lý kỷ luật với những trường hợp học sinh sử dụng tài liệu trong phòng

thi, đồng thời không công nhận kết quả bài thi và tiến hành lập Hội đồng kỷ luật. Học sinh có

hành vi vi phạm khác ở mức độ nghiêm trọng hoặc các vi phạm của pháp luật nếu chưa đến mức

độ bị xử lý hình sự cũng sẽ bị đề nghị đưa ra Hội đồng xử lý kỷ luật.

Lưu ý: Có một số hành vi sẽ được xem là cùng tính chất như sau:

- Nhóm 1: Nghỉ học không đúng quy định như: Nghỉ học không phép, trốn học, trốn tiết.

- Nhóm 2: Trễ các giờ sinh hoạt như: tiết học, ngủ trưa, các hoạt động khác…

- Nhóm 3: Quên đồ dùng học tập như các dụng cụ (bút vẽ, màu nước, thước, atlat...), tài

liệu học tập (sách giáo khoa, phiếu học tập,...)

- Nhóm 4: Không hoàn thành nhiệm vụ học tập (không/chưa đủ: làm bài, học bài, sửa

bài)

- Nhóm 5: Tác phong: nữ sinh: tô son, trang điểm, sơn móng tay, xắn váy, cắt váy, mặc

váy trên gối, mang từ 2 khuyên trở lên (trên 1 tai); nam sinh: đầu tóc phản cảm, dùng keo tóc,

bóp ống quần, xỏ khuyên.

Các hành vi khác: xử ý theo đúng nội dung ghi nhận.

3.3.2. Khống chế do vi phạm lỗi hành vi

a) Học sinh vi phạm những điều sau đây thì hạnh kiểm của tháng sẽ được xếp không

quá loại Trung bình, đồng thời xếp hạnh kiểm học kỳ không quá loại khá

Page 21: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 21

▪ Vi phạm các giá trị cốt lõi của nhà trường và có gây hậu quả ở mức chưa nghiêm trọng.

▪ Không tuân thủ các quy định về an toàn giao thông.

▪ Có hành vi gây gổ, xích mích, xô xát.

▪ Có hành vi không phù hợp môi trường học đường, hành động vượt quá giới hạn tình bạn.

▪ Cố ý gây hư hại tài sản nhà trường.

b) Học sinh vi phạm những điều sau đây thì hạnh kiểm của tháng sẽ được xếp loại

Yếu, đồng thời xếp hạnh kiểm học kỳ không quá loại Trung bình

▪ Vi phạm các giá trị cốt lõi của nhà trường và gây hậu quả nghiêm trọng.

▪ Vô lễ với người lớn.

▪ Mang tài liệu vào phòng thi; sử dụng tài liệu trong kiểm tra, thi cử.

▪ Có hành vi xâm phạm thân thể, danh dự và nhân phẩm người khác.

▪ Có hành vi đánh nhau có tổ chức.

▪ Có hành vi trộm cắp trong phạm vi nhà trường.

▪ Có hành vi trộm cắp ngoài nhà trường và được chuyển thông tin đến nhà trường.

▪ Có hành động sao chép tác phẩm hoặc tài liệu khi chưa được phép, vi phạm bản quyền

sở hữu trí tuệ gây hậu quả nghiêm trọng.

▪ Sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử vào mục đích xấu như xem phim, ảnh có nội

dung không lành mạnh...

▪ Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hoặc sản phẩm không phù hợp với tâm sinh lí lứa

tuổi dưới mọi hình thức.

▪ Sử dụng internet, các trang mạng xã hội để đưa những thông tin sai lệch ảnh hưởng

đến danh dự nhân phẩm của người khác, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.

▪ Có hành vi tàng trữ, mua bán hoặc sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích trong

trường.

▪ Có hành vi uy hiếp, đe dọa, tống tiền, lăng nhục người khác gây hậu quả nghiêm trọng.

▪ Đã được giáo dục nhưng tái phạm các quy định về an toàn giao thông.

▪ Lẩn tránh trách nhiệm gây ảnh hưởng đến người khác.

▪ Vi phạm các quy định của Nhà nước, bao gồm và không giới hạn như:

- Sử dụng hoặc làm giả giấy tờ, con dấu, chữ ký.

- Mang những vật hoặc chất cấm, gây nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến

con người và an ninh trường học.

Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quả giáo dục, căn cứ vào biểu hiện diễn biến tình hình tiến bộ

hay sa sút của học sinh trong học kỳ hoặc kết quả đánh giá việc thực hiện 6 giá tri cốt lõi, Hội

đồng xếp loại hạnh kiểm học kỳ có thể đê xuất nâng lên hay hạ bậc xếp loại hạnh kiểm của học

sinh so với kết quả xếp loại hạnh kiểm mà học sinh đạt từ số điểm và cách xếp hạnh kiểm của

Page 22: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 22

nhà trường. Đồng thời, việc xếp hạnh kiểm phải tuân theo tiêu chuẩn đánh giá hạnh kiểm, theo

Thông tư 58 (trang 17).

3.4. Tiêu chí cộng trừ điểm cho nhiệm vụ rèn luyện đạo đức và hành vi học sinh

3.4.1. Tiêu chí cộng điểm

a) Học sinh thực hiện tốt các nội dung dưới đây được cộng 0,25 điểm/lần

▪ Thực hiện tốt việc học tập trong 1 tuần (không có vi phạm về mặt học tập, không bị

ghi nhận, phê bình, nhắc nhở trong sổ đầu bài).

▪ Thực hiện tốt tác phong, đồng phục trong 1 tuần.

▪ Thực hiện tốt mặt chuyên cần trong 1 tuần (không vắng, trễ, về sớm bao gồm việc thực

hiện các tiết học chính khóa, tự chọn, câu lạc bộ, phụ đạo, đội tuyển…).

▪ Tích cực tham gia các hoạt động (giờ chính khóa, ngoại khóa, sự kiện...) được giáo

viên khen ngợi.

▪ Tham gia cổ vũ cho một hoạt động phong trào, một vòng thi đấu văn nghệ, một buổi

thi đấu thể thao của lớp.

b) Học sinh thực hiện tốt các nội dung dưới đây được cộng 0,5 điểm/lần

▪ Có tiến bộ vượt bậc trong tuần, được xác nhận bởi nhiều Thầy Cô (trong sổ đầu bài,

biểu hiện trong các hoạt động ở trường,…).

▪ Tự giác nhặt rác, dọn vệ sinh phòng học.

▪ Chủ động giúp đỡ bạn trong học tập.

▪ Hoàn thành tốt nhiệm vụ của lớp được phân công, chỉ định trong tháng.

▪ Hoàn thành nhiệm vụ cán sự trong tháng.

▪ Có tham gia một hoạt động/phong trào của lớp.

c) Học sinh thực hiện tốt các nội dung dưới đây được cộng 1 điểm/lần

▪ Phối hợp tốt với bạn trong phong trào “đôi bạn cùng tiến”, dẫn đến hiệu quả tích cực,

tiến bộ vượt bậc trong một giai đoạn nhất định.

▪ Xây dựng kế hoạch, tổ chức/hướng dẫn và thực hiện hoạt động phong trào/văn nghệ/thể

thao của lớp.

▪ Tự giác nhặt rác ở các khu vực công cộng, biết nhắc nhở và có ảnh hưởng tích cực đến

việc bảo vệ môi trường và mỹ quan nơi công cộng.

▪ Đại diện trường tham gia các hoạt động phong trào và có biểu hiện tốt.

▪ Hoàn thành tốt nhiệm vụ cán sự trong tháng.

▪ Có lời nói và hành động thiết thực tác động tích cực đến tập thể.

▪ Có ý kiến xác đáng hoặc hành động cụ thể gây tác dụng tích cực đến tập thể.

▪ Đạt giải trong một hoạt động/phong trào cấp trường.

Page 23: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 23

d) Học sinh thực hiện tốt các nội dung dưới đây được cộng 2 điểm/lần

▪ Cán bộ lớp có trách nhiệm và có những biểu hiện xuất sắc, ảnh hưởng tích cực và giúp

tập thể tiến bộ rõ rệt.

▪ Xuất sắc trong việc lãnh đạo tập thể đạt được thành tích tốt.

▪ Chủ động phát hiện vấn đề của trường, lớp, đồng thời đưa ra những ý kiến và giải pháp

tích cực để giải quyết vấn đề.

▪ Mạnh dạn đấu tranh chống tiêu cực trong tập thể.

▪ Đại diện nhà trường tham gia các hoạt động phong trào và mang danh dự về cho trường.

▪ Đạt được thành tích xuất sắc làm vinh danh nhà trường.

e) Học sinh được tuyên dương những điều dưới đây được cộng 3 điểm/lần

▪ Đưa ra những sáng kiến, giải pháp hay, có những hành động thiết thực hiệu quả nhằm

giải quyết kịp thời một vấn đề cấp bách.

▪ Có những hành động, cử chỉ tốt đẹp, thể hiện được tinh thần yêu mến bạn bè và làm

vinh danh cho nhà trường, là tấm gương cho học sinh toàn trường noi theo.

▪ Có những hành động dũng cảm được mọi người công nhận.

▪ Có những biểu hiện và hành động thiết thực như thường xuyên giúp đỡ người khác,

tham gia các phong trào phục vụ lợi ích cộng đồng.

▪ Đạt thành tích xuất sắc khi đại diện trường tham gia các phong trào thi đua cấp quốc

gia và quốc tế.

f) Một số lưu ý cộng điểm khác

▪ Với các trường hợp học sinh có hành vi nhặt được của rơi trả lại người mất, việc tuyên dương

khen ngợi hay cộng điểm hành vi sẽ được quyết định tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể.

▪ Ngoài các tiêu chí cộng điểm được liệt kê trên, các hành vi tốt không được liệt kê sẽ

được GVCN hay các bộ phận liên quan xem xét và quyết định tùy thuộc vào từng tình huống cụ

thể.

▪ Ngoài nội dung cộng điểm được quy định trong sổ tay học sinh, học sinh còn được đề

nghị điểm cộng từ các bộ phận trong nhà trường khi tự nguyện hoặc được chỉ định tham gia các

công việc, sự kiện trong trường (ví dụ: trực sao đỏ, lễ tân, nhân sự hỗ trợ thư viện, thành viên hỗ

trợ tổ chức các sự kiện,…). Sự kiện diễn ra trong thời gian nào thì học sinh sẽ được đề nghị cộng

điểm trong trong tháng đó.

3.4.2. Tiêu chí trừ điểm

a) Học sinh vi phạm những lỗi dưới đây bị trừ 0,25 điểm/lần

▪ Trang phục, tác phong: không phù hiệu, sai phù hiệu, không nơ/cà vạt, tóc không gọn

gàng; nam sinh áo ngoài quần (đối với đồng phục chính khóa), đeo sai dây thắt lưng hoặc không

đeo dây thắt lưng (Nam sinh THPT)

Page 24: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 24

▪ Học tập: quên sách, vở, dụng cụ học tập; không bao bìa dán nhãn tên sách, vở; thực

hiện sai quy trình lớp học; nói leo …

▪ Thiết bị điện tử đổ chuông trong giờ học.

▪ Nộp lại các giấy tờ trễ hạn (phiếu báo hạnh kiểm, phiếu điểm, phiếu xác nhận tham

gia,...).

▪ Không xếp hàng khi di chuyển.

▪ Không xếp giày dép ngay ngắn giờ nghỉ trưa; nằm sai vị trí giờ nghỉ trưa; không xếp

bàn ghế sau giờ nghỉ trưa; không mền gối trong giờ nghỉ trưa.

▪ Ăn không đúng nơi quy định (trên hành lang, trong lớp học…).

b) Học sinh vi phạm những lỗi dưới đây bị trừ 0,5 điểm/lần

▪ Chuyên cần: Vào trễ giờ chính khóa; giờ ngoại khóa; giờ ăn trưa; giờ đọc sách; giờ

ngủ trưa và các buổi lễ, sự kiện, chuyên đề,…(dưới 5 phút).

▪ Giờ đọc sách: Đọc các loại sách sai quy định (đã được nhắc nhở nhưng vẫn tái phạm), làm

việc riêng, ăn, ngủ…trong giờ đọc sách.

▪ Giờ nghỉ trưa: nói chuyện, đọc sách, làm bài, ...

▪ Học tập: chưa làm bài tập đầy đủ, không tập trung (nói chuyện, làm việc riêng, ăn,…

trong giờ học).

▪ Chạy nhảy, chơi bóng trên hành lang.

▪ Nói lớn tiếng, đùa giỡn mất trật tự trên hành lang, trên sảnh.

▪ Xâm phạm tài sản của người khác (giấu đồ dùng cá nhân của bạn,…)

c) Học sinh vi phạm những lỗi dưới đây bị trừ 1 điểm/lần

▪ Chuyên cần: Nghỉ học với lý do không hợp lệ (1 ngày); đi học trễ; vào lớp trễ (giờ

chính khóa, giờ ngoại khóa, giờ ăn trưa, giờ ngủ trưa và các buổi lễ, sự kiện, chuyên đề…) từ 5

đến dưới 15 phút

▪ Học tập: không học bài; không làm bài; không nộp bài đúng hạn; nói chuyện trong giờ

học (đã nhắc nhở nhiều lần nhưng không sửa đổi).

▪ Trang phục, tác phong: sai đồng phục, giày màu, vớ màu, không mang vớ; nữ sinh: tô

son, trang điểm, sơn móng tay, xắn váy, cắt váy, mặc váy trên gối, mang từ 2 khuyên trở lên

(trên 1 tai); nam sinh: đầu tóc phản cảm, dùng keo tóc, bóp ống quần, xỏ khuyên. Thái độ, hành

vi, lời nói: chưa đúng mực khi giao tiếp với người khác; có lời nói khiếm nhã, bất lịch sự khi

giao tiếp trên mạng xã hội.

▪ Thực hiện sai nội quy làm bài kiểm tra tập trung: quên ghi/ghi sai thông tin cá nhân,

số báo danh,…

▪ Vắng mặt hoặc không chú ý lắng nghe khi điểm danh giờ tự chọn, câu lạc bộ, phụ đạo,

đội tuyển…

▪ Xin phép vắng mặt sai quy định.

Page 25: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 25

▪ Chơi thể thao quá giờ quy định (sau 17:00 hằng ngày).

▪ Gây mất trật tự khi tham gia sinh hoạt chung trong hội trường, trên sân cờ,…

▪ Xả rác, bỏ rác không đúng nơi quy định.

▪ Nhặt được của rơi không khai báo, lấy làm của riêng.

▪ Không tuân thủ quy định sử dụng các thiết bị trong trường (tự ý sử dụng thang máy, tự

mở máy lạnh, quạt khi vào phòng giáo viên, tự ý làm thay đổi vị trí đồ đạc ở phòng người

khác…).

▪ Không tôn trọng tài sản nhà trường (ngồi ghế 2 chân, vẽ bậy lên bàn, ghế, sàn phòng

học, đá cửa ra vào,....).

▪ Làm mất sách thư viện, mất sách của lớp, các tài sản của lớp.

▪ Mua đồ ở căn tin hoặc vào căn tin trong các giờ học chính khóa, tự chọn, câu lạc bộ,

phụ đạo, đội tuyển, giờ 5 phút chuyển tiết…

▪ Tự ý gọi điện thoại đặt hàng, giao nhận hàng tại trường trong thời gian từ 7:20 đến 16:20.

d) Học sinh vi phạm những lỗi dưới đây bị trừ 2 điểm/lần

▪ Chuyên cần: Nghỉ học không phép; nghỉ học lý do không hợp lệ (từ 2 ngày trở lên); đi

trễ không vào phòng giám thị nhận giấy vào lớp; vào trễ (giờ chính khóa, giờ ngoại khóa và các

buổi lễ, sự kiện, chuyên đề... ) từ 15 đến dưới 30 phút.

▪ Trốn giờ đọc sách, giờ nghỉ trưa, giờ tập thể dục đầu ngày,…

▪ Bị nhắc nhở, cảnh cáo trong phòng thi vì các lỗi mất trật tự, gây ồn, không giữ vệ sinh

phòng thi…

▪ Nhuộm tóc, để những kiểu tóc gây phản cảm (đã được nhắc nhở vẫn tái phạm).

▪ Gây rối trật tự trong tập thể.

▪ Phá hoại tài sản chung và riêng của người khác.

▪ Nhặt được của rơi có giá trị lớn nhưng không khai báo, lấy làm của riêng.

▪ Đem thú vật vào trường.

▪ Không tuân thủ trật tự an toàn giao thông trước cổng trường.

▪ Ra vào trường không đúng quy định (không xin giấy ra vào).

▪ Mua hàng rong trước cổng trường.

▪ Kinh doanh, mua bán trục lợi trong nhà trường.

▪ Sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử khác khi chưa được phép dưới bất kỳ hình thức

nào trong thời gian từ 7:20 đến 16:20.

▪ Tự ý dùng máy tính, tự ý lục tủ, lấy đồ trên bàn của giáo viên, nhân viên.

▪ Mang sách báo, hình ảnh hoặc file điện tử không có lợi cho sự phát triển tâm sinh lý

đến trường.

Page 26: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 26

▪ Sử dụng mạng internet, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác sai mục đích

hoặc lan truyền các thông tin có nội dung không đúng sự thật, nội dung công kích người khác

thông qua tin nhắn, mạng xã hội, thư điện tử…

▪ Thành viên ban cán sự chưa hoàn thành nhiệm vụ gây ảnh hưởng đến tập thể.

e) Học sinh vi phạm những lỗi dưới đây bị trừ 3 điểm/lần

▪ Nói tục, chửi thề.

▪ Có hành vi lấy khuyết điểm của bạn làm trò đùa, gây mất đoàn kết.

▪ Vào trễ (giờ chính khóa, giờ ngoại khóa và các buổi lễ, sự kiện, chuyên đề...) từ 30

phút đến trước giờ kết thúc.

▪ Trang phục, đầu tóc sai qui định, sau nhiều lần nhắc nhở và giáo dục vẫn không sửa đổi.

▪ Nhìn bài, trao đổi bài với thí sinh khác, làm bài thi trước hiệu lệnh hoặc sau khi hết giờ

làm bài trong giờ thi, kiểm tra.

▪ Sao chép những tác phẩm, tài liệu, vi phạm bản quyền trí tuệ ở mức độ nhẹ.

f) Học sinh vi phạm những lỗi dưới đây bị trừ 4 điểm/lần

▪ Trốn giờ chào cờ, giờ chính khóa, ngoại khóa (tự chọn, CLB, phụ đạo, đội tuyển, tham

gia hoạt động ngoài trường,…).

▪ Có thái độ hống hách, không đúng mực với người lớn.

▪ Không tôn trọng bạn học, ức hiếp, chia rẽ, có hành vi xúc phạm người khác.

▪ Có hành vi không trung thực, lừa dối nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.

▪ Vi phạm lần 2 các lỗi: nhìn bài, trao đổi bài với thí sinh khác, làm bài thi trước hiệu

lệnh hoặc sau khi hết giờ làm bài trong giờ thi, kiểm tra.

▪ Chơi bài dưới mọi hình thức.

▪ Tự ý sửa nội dung các tài liệu, sổ sách của nhà trường.

4. Quy định thông tin, phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình

4.1. Quy tắc chung

▪ Mỗi vi phạm, học sinh đều thực hiện bản kiểm điểm.

▪ Phụ huynh học sinh có quyền được thông tin tất cả các vi phạm của học sinh để đảm

bảo việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.

▪ Trước ngày 10 mỗi tháng, GVCN sẽ phát phiếu báo hạnh kiểm đến phụ huynh học sinh

thông qua học sinh. Phụ huynh học sinh có quyền yêu cầu GVCN cung cấp phiếu báo hạnh kiểm

trong trường hợp không theo thời hạn, đồng thời phụ huynh học sinh có nghĩa vụ đọc và xác

nhận, ký tên vào phiếu báo hạnh kiểm khi nhận được từ GVCN, học sinh nộp lại phiếu báo hạnh

kiểm cho GVCN.

Page 27: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 27

4.2. Cách thức thông tin phối hợp giáo dục học sinh khi có vi phạm

▪ Học sinh vi phạm lần 1: GVCN yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm, có chữ ký của

phụ huynh học sinh (ba, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp).

▪ Học sinh vi phạm lần 2: GVCN thông tin qua điện thoại, tin nhắn hoặc email đến phụ

huynh học sinh, phụ huynh học sinh xác nhận và ký vào bản kiểm điểm.

▪ Học sinh vi phạm lần 3 trở lên: GVCN hoặc Giám thị làm việc trực tiếp với phụ huynh

học sinh tại trường, cùng thực hiện biên bản làm việc nhằm phối hợp giáo dục học sinh.

Lưu ý: Học sinh có thể xem nội dung Tiêu chí đánh giá học sinh trên website của nhà

trường; thông tin trên website có thể được cập nhật hoặc sửa đổi theo học kỳ/năm học mới.

Page 28: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 28

Phần 5

KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT

1. Khen thưởng

1.1. Quy định chung

1.1.1. Thành lập Hội đồng xét duyệt danh hiệu thi đua

▪ Ban Giám hiệu thành lập Hội đồng xét duyệt danh hiệu thi đua vào cuối mỗi học kỳ

(gọi tắt là “Hội đồng”). Hội đồng thực hiện việc xét duyệt dựa trên các tiêu chí được quy định

và theo cơ chế biểu quyết.

▪ Hội đồng xét duyệt danh hiệu thi đua gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng

và các thành viên. Nếu Hội đồng không thể biểu quyết để đưa ra quyết định cuối cùng, quyết

định của bên có phiếu biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng là quyết định cuối cùng.

1.1.2. Cụm thi đua và danh hiệu

▪ Việc xét thi đua sẽ được thực hiện vào cuối mỗi học kỳ theo từng cụm lớp: Cụm lớp 6

và lớp 7; Cụm lớp 8 và 9 và Cụm các lớp Trung học phổ thông.

▪ Các danh hiệu thi đua tập thể gồm: “Tập thể xuất sắc toàn diện”, “Tập thể có kết quả

học tập xuất sắc”, “Tập thể có nê nếp kỷ luật xuất sắc”, “Tập thể hoạt động phong trào xuất

sắc”, “Tập thể tiến bộ”.

▪ Các danh hiệu cá nhân: Ngoài các danh hiệu “Học sinh Khá”,“Học sinh Giỏi”

được quy định ở Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày

12/12/2011, các danh hiệu cá nhân của học sinh còn bao gồm: “Học sinh của năm” (dành

cho cấp THPT), “Học sinh tiêu biểu”, “Học sinh tích cực trong các hoạt động phong trào”.

1.2. Tiêu chí bình chọn

1.2.1. Tiêu chí bình chọn danh hiệu tập thể

a) Tập thể xuất sắc toàn diện

▪ Là tập thể đáp ứng 3 tiêu chí sau đây:

- Tập thể có kết quả học tập cuối kỳ cao nhất cụm thi đua.

- Tập thể có điểm tổng kết cuối kỳ về nề nếp kỷ luật cao nhất cụm thi đua.

- Tập thể có điểm tổng kết tham gia phong trào cuối kỳ cao nhất cụm thi đua.

▪ Trong trường hợp không có lớp nào đáp ứng được các điều kiện trên thì xét đặc cách:

- Có ít nhất 2 mặt thi đua xếp hạng Nhất (trong đó phải xếp Nhất về mặt học tập), mặt

thi đua còn lại xếp hạng Nhì.

- 100% học sinh có hạnh kiểm Khá trở lên.

b) Tập thể có kết quả học tập xuất sắc

Là tập thể đáp ứng 2 tiêu chí sau đây:

▪ Tiêu chí 1: Lớp có 100% học sinh xếp loại học lực Trung bình trở lên.

Page 29: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 29

▪ Tiêu chí 2: Lớp có tỷ lệ học sinh xếp loại học lực Giỏi cao nhất trong cụm.

Ghi chu: Nếu tỷ lệ học sinh xếp loại học lực Giỏi giữa các lớp bằng nhau thì sẽ xét đến

tỷ lệ học sinh có học lực Khá.

c) Tập thể có nề nếp kỷ luật xuất sắc

Là tập thể đáp ứng 2 tiêu chí sau đây:

▪ Tiêu chí 1: Lớp có 100% học sinh xếp loại hạnh kiểm Khá trở lên.

▪ Tiêu chí 2: Lớp có điểm thi đua cao nhất cụm.

Ghi chu: Nếu điểm thi đua giữa các lớp bằng nhau thì sẽ xét đến tỷ lệ học sinh xếp loại

hạnh kiểm Tốt.

d) Tập thể có hoạt động phong trào xuất sắc

Là tập thể có điểm tổng kết hoạt động phong trào thi đua cuối kỳ cao nhất cụm.

e) Tập thể tiến bộ

▪ Học kỳ I: Dựa trên kết quả thi đua của các mặt ở giữa học kỳ I, đồng thời tham khảo

thêm các chỉ số phụ khác về xuất phát đầu vào tuyển sinh, thực trạng đầu năm…

▪ Học kỳ II: Căn cứ mức độ tiến bộ ở học kỳ II so với học kỳ I về các mặt học tập, kỷ

luật hoặc phong trào để bình chọn. Số lượng tập thể được xét duyệt: không hạn chế nếu có tiến

bộ vượt trội về các mặt học tập, kỷ luật, phong trào.

1.2.2. Tiêu chí bình chọn danh hiệu cá nhân

a) Danh hiệu “Học sinh của năm”

▪ Đối tượng học sinh xét cấp danh hiệu: Học sinh THPT

▪ Số lượng: Tối đa 1 học sinh/khối

▪ Hình thức xét: Chỉ dựa trên thành tích đã đạt được trong năm học của học sinh

▪ Điều kiện xét cấp danh hiệu:

o Điều kiện bắt buộc:

- Học sinh được bình chọn danh hiệu “Học sinh tiêu biểu” cả 2 học kỳ hoặc học kỳ II

của năm học.

- Học lực nằm trong top 3% học sinh có điểm trung bình môn năm học cao nhất khối

- Đạt giải thưởng (3 giải đầu tiên – cá nhân hoặc đồng đội) về học thuật cấp Thành phố

trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi, Olympic, Khoa học kỹ thuật, Robotics (hoặc các kỳ thi học

thuật uy tín khác).

- Có thành tích trong việc phát triển Câu lạc bộ mang tính phục vụ trong nhà trường như:

Câu lạc bộ Sự kiện, Câu lạc bộ Đại sứ, Câu lạc bộ MUN, Câu lạc bộ Truyền thông, Câu lạc bộ

Loving Arm, Ban Kỷ yếu (Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, trưởng nhóm hoặc thành viên nổi trội

được giáo viên hướng dẫn đánh giá cao).

Page 30: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 30

o Điều kiện cộng điểm: Khởi xướng hoặc là thành viên lãnh đạo của một tổ chức hoạt

động vì cộng đồng ngoài phạm vi nhà trường có thời gian hoạt động ít nhất là 6 tháng, được sự

khẳng định của xã hội.

b) Tiêu chí xét danh hiệu “Học sinh tiêu biểu”

▪ Tham gia tích cực phong trào của lớp, trường, có sức lan tỏa đến học sinh khác (có

danh sách giới thiệu từ Bộ phận Công tác học sinh hoặc Đào tạo).

▪ Đạt danh hiệu: “Học sinh thực hiện tốt 6 giá tri cốt loi” do lớp bình chọn.

▪ Đạt danh hiệu “Học sinh giỏi”.

Ghi chu:

- Không hạn chế số lượng học sinh được xét danh hiệu “Học sinh tiêu biểu”.

- Danh hiệu “Học sinh thực hiện tốt 6 giá tri cốt loi” được công nhận khi học sinh có tỉ

lệ bầu chọn của lớp đạt từ 40% trơ lên trong phiếu đánh giá việc thực hiện 6 giá tri cốt loi của

nhà trường.

c) Tiêu chí xét danh hiệu “Học sinh tích cực trong các hoạt động phong trào”

▪ Danh sách do bộ phận Công tác học sinh giới thiệu, dựa trên điểm cộng từ việc tham

gia và đóng góp trong các phong trào của nhà trường trong học kỳ.

▪ Đạt hạnh kiểm Tốt; học lực từ Khá trở lên.

Ghi chu: Không hạn chế số lượng học sinh được xét danh hiệu “Học sinh tích cực trong

các hoạt động phong trào”, nhưng không xét đối với học sinh đã đạt danh hiệu học sinh tiêu

biểu.

2. Xử lý kỷ luật

2.1. Các hình thức kỷ luật tham khảo để xử lý lỗi vi phạm thông thường

Tùy mức độ vi phạm, học sinh sẽ bị xử lý theo các bước sau:

▪ Trong quá trình tương tác với giáo viên, nhân viên, học sinh luôn được nhắc nhở

và giáo dục với các lỗi vi phạm của bản thân.

▪ Ghi nhận lần 1: Trừ điểm hành vi cá nhân và thi đua lớp theo quy định, học sinh

làm kiểm điểm có xác nhận của phụ huynh.

▪ Ghi nhận lần 2: Trừ điểm hành vi cá nhân và thi đua lớp theo quy định, học sinh làm

kiểm điểm, GVCN thông tin đến phụ huynh.

▪ Ghi nhận từ lần 3: Trừ điểm hành vi cá nhân và thi đua lớp theo quy định, học sinh làm

kiểm điểm, cam kết, phụ huynh làm cam kết tại trường và phối hợp giáo dục học sinh với

GVCN/Giám thị.

2.2. Các hình thức kỷ luật tham khảo để xử lý lỗi vi phạm nghiêm trọng

Căn cứ Thông tư 08/TT ban hành ngày 21/3/1988 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc

hướng dẫn khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh.

Page 31: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 31

2.2.1. Các bước xử lý chung

▪ Học sinh viết bản tường trình trình bày sự việc và kiểm điểm.

▪ GVCN hoặc Giám thị thông tin với phụ huynh học sinh và phối hợp ghi nhận sự việc.

▪ GVCN phối hợp với Giám thị lập hồ sơ và đề nghị hình thức kỷ luật.

▪ Hội đồng xử lý kỷ luật ban hành quyết định kỷ luật và tiến hành xử lý kỷ luật.

2.2.2. Một số hình thức kỷ luật cho các lỗi nghiêm trọng, bao gồm nhưng không giới

hạn, như sau:

Xem chi tiết tại mục 3.3, phần 4: Tiêu chí đánh giá học sinh.

Lưu ý: Học sinh có thể xem nội dung Khen thưởng - kỷ luật trên website của nhà trường;

thông tin trên website có thể được cập nhật hoặc sửa đổi theo học kỳ/năm học mới.

Page 32: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 32

Phần 6

AN TOÀN TRƯỜNG HỌC

1. An toàn phòng chống cháy nổ

1.1. Quy định chung

▪ Không sử dụng nguồn nhiệt gần chất dễ cháy nổ (dùng hộp quẹt, thực hiện phản ứng

phát nhiệt…).

▪ Không được phép tháo dỡ, đùa giỡn bằng các thiết bị báo cháy (chuông, bình chữa

cháy…).

▪ Không tự ý khóa các cửa thoát hiểm.

▪ Không báo cháy giả.

▪ Tắt các thiết bị điện trước khi ra về.

▪ Tham gia tập huấn và hiểu rõ các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC).

▪ Làm quen với lối thoát hiểm khi di tản theo khu vực phòng học hoặc nơi đang sinh

hoạt của mình theo sự hướng dẫn của nhà trường.

1.2. Quy trình xử lý khi có sự cố

▪ Bình tĩnh báo động bằng mọi cách cho cán bộ quản lý hoặc người gần nhất biết sự cố.

▪ Không dùng nước để chữa đám cháy do xăng hay điện gây ra.

▪ Di chuyển theo lối thoát hiểm đã được quy định hoặc theo sự điều động của nhân viên

chuyên trách/giáo viên, nhân viên, tập trung tại khu vực do bảo vệ trường thông báo khẩn cấp

(loa phóng thanh, tin nhắn…)

▪ Không chen lấn xô đẩy nhau để di chuyển ra xa khu vực cháy nổ.

▪ Khi di chuyển cần giữ bình tĩnh và trật tự để lắng nghe hướng dẫn, điều động từ nhân

viên chuyên trách/giáo viên, nhân viên.

1.3. Khen thưởng và xử lý vi phạm

▪ Khen thưởng, động viên, tuyên dương học sinh có tinh thần trách nhiệm trong việc

PCCC.

▪ Phê bình trước trường và hạ bậc hạnh kiểm đối với các trường hợp đùa giỡn với các

thiết bị báo cháy, cố tình gây báo cháy giả.

▪ Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm pháp lý theo luật định nếu gây ra cháy nổ.

2. An toàn giao thông

2.1. Quy định chung

▪ Mọi phương tiện khi lưu thông qua cổng trường phải tuân thủ quy định của pháp luật

nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.

▪ Thời gian mở cổng trường

Page 33: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 33

Cổng

Buổi Cổng 1 Cổng 2

Buổi sáng Từ 06:30 đến 07:20 Từ 06:30 đến 07:20

Buổi chiều Từ 16:00 đến 17:00 Từ 16:20 đến 17:00

▪ Các trường hợp vi phạm sẽ được xử lý căn cứ vào quy định của Nhà trường và của

Pháp luật.

2.2. Lưu thông ngoại vi

▪ Mọi phương tiện lưu thông từ hướng đường Trần Văn Trà vào trường phải chạy hết

đoạn đường có vạch sơn liền (gần ngã 3 đường Nguyễn Đức Cảnh và đường Lý Long Tường)

mới được quay đầu xe để rẽ vào trường.

▪ Mọi phương tiện ra khỏi trường và muốn lưu thông về hướng đường Nguyễn Văn Linh:

phải rẽ phải và lưu thông đến đoạn có vạch tim đường đứt quãng mới được quay đầu xe và lưu

thông về hướng đường Nguyễn Văn Linh.

▪ Cấm mọi phương tiện giao thông dừng xe hoặc đậu xe trước Cổng 1 và Cổng 2 vào

giờ học sinh đến trường hoặc tan trường.

▪ Học sinh ngồi trên xe gắn máy (tự điều khiển hoặc được chở), học sinh đi xe điện, xe

đạp phải đội mũ bảo hiểm

▪ Học sinh đi bộ chỉ được phép qua đường ở vạch qua đường trước Cổng phụ 2.

Khi qua đường, học sinh cần tuân theo hướng dẫn của nhân viên hỗ trợ điều tiết giao

thông hoặc sử dụng tín hiệu xin qua đường (nếu đèn tín hiệu đang để ở chế độ giảm tốc độ - đèn

vàng) khi không có nhân viên hỗ trợ.

2.3. Lưu thông nội vi

▪ Học sinh không được chạy xe trong khuôn viên trường.

▪ Giáo viên, nhân viên và học sinh di chuyển vào hoặc ra hầm giữ xe cần tuân thủ nội

quy của hầm giữ xe nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông.

Lưu ý:

- Học sinh sử dụng xe máy theo quy đinh của luật giao thông đường bộ (học sinh chỉ

được sử dụng xe máy từ 70 phân khối trơ lên khi có giấy phép lái xe).

- Hầm xe và bãi giữ xe của nhà trường chỉ tiếp nhận giữ xe đạp và xe máy đúng quy

đinh lứa tuổi của học sinh.

▪ Đối với việc đi bộ:

- Học sinh không đi xuống lòng đường khu vực chữ U trong giờ đến trường và giờ ra

về.

- Học sinh không đi vào các khu vực có bố trí rào chắn, rào quây hoặc biển báo nguy hiểm.

2.4. Đậu xe và gửi xe

2.4.1. Đối với xe buýt (bus) của trường

Đậu xe tại điểm quy định để trả hoặc đón học sinh.

Page 34: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 34

2.4.2. Đối với xe ô tô

Phải đậu xe tại vị trí quy định hoặc di chuyển vào cổng 2 theo đường chữ U (nếu cổng 2

mở). Xe vào trước thì đậu gần cổng 1, về phía bên phải, xe vào sau đậu nối đuôi xe trước, không

được phép đậu song song với xe khác.

2.4.3. Đối với xe máy hoặc xe đạp

a) Của phụ huynh

▪ Buổi sáng: Phụ huynh đậu xe tại vị trí quy định, ở khu vực giữa cổng 2 và cổng 3 để

học sinh xuống xe.

▪ Buổi chiều: Phụ huynh ra vào ở cổng phụ 3. Khi vào phải lấy vé gửi xe và gửi xe tại

bãi giữ xe ngoài trời.

b) Của học sinh: Tất cả các trường hợp học sinh đi xe đạp hoặc xe máy đến trường phải

gửi xe ở khu vực hầm giữ xe vào các ngày học trong tuần. Vào ngày cuối tuần, học sinh gửi xe

tại bãi xe ngoài trời (cạnh cổng 1).

3. An toàn vệ sinh thực phẩm

3.1. Quy định chung

▪ Nơi ăn:

- Học sinh ăn sáng tại nhà ăn (phòng đa năng) hoặc khu vực căn tin.

- Học sinh ăn trưa tại nhà ăn (phòng đa năng).

- Học sinh không ăn, uống tại các khu vực phòng học, hội trường và các phòng ban trong

nhà trường.

▪ Giờ ăn:

- Giờ ăn sáng: trước giờ học (trước 7:20) hoặc giờ ra chơi buổi sáng.

- Giờ ăn trưa: sau 11:30 đến trước 12:05 hằng ngày.

- Học sinh có thể ăn nhẹ trong các giờ ra chơi buổi sáng, chiều tại nhà ăn hoặc khu vực

căn tin.

▪ Các loại thức ăn và đồ uống:

- Không sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn

bị hỏng, có mùi lạ,…

- Không sử dụng nước uống có cồn và có gas trong trường học.

▪ Hoạt động giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Đảm bảo vệ sinh tay sạch trước khi ăn.

- Không tự ý mở nắp khay cơm khi chưa đến giờ ăn.

- Không tự ý bỏ vật lạ vào trong thức ăn của người khác.

- Không đùa giỡn trong giờ ăn.

Page 35: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 35

- Không mua hàng rong.

3.1. Quy trình xử lý khi có sự cố

▪ Nếu có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe sau ăn, học sinh cần đến ngay phòng

Y tế để được hỗ trợ.

▪ Nhà trường luôn lưu mẫu thức ăn hằng ngày của nhà bếp tại phòng Y tế.

▪ Học sinh ăn suất ăn nhà bếp tại trường khi gặp sự cố:

- Báo ngay cho nhân viên bếp hoặc giáo viên, nhân viên gần vị trí suất ăn có sự cố.

- Không tự ý hủy hoặc thông tin không đúng về sự cố trong suất ăn.

▪ Nhà trường không chịu trách nhiệm về các loại thức ăn và đồ uống học sinh đem từ

bên ngoài vào trường.

3.2. Khen thưởng và xử lý vi phạm

▪ Khen thưởng, động viên học sinh có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các

hành vi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

▪ Thực hiện xử lí kỷ luật theo quy định của nhà trường đối với các trường hợp đùa giỡn,

bỏ vật lạ vào thức ăn, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm...

▪ Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm pháp lý theo luật định nếu gây nên nguy hiểm

cho người khác.

▪ Học sinh mua hàng rong trước cổng trường sẽ bị xử lí kỷ luật theo quy định của nhà

trường được quy định ở tiêu chí trừ điểm hành vi (trong phần phụ lục của sổ tay học sinh này).

Page 36: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 36

Phần 7

QUY TRÌNH SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA HỌC SINH

1. Thời gian biểu hàng ngày

BUỔI TIẾT THỜI GIAN THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6 THỨ 7

SÁNG

07:20 - 07:35 Chào cờ Đọc sách Đọc sách Đọc sách Đọc sách

NGHỈ

1 07:40 - 08:20 SHCN Học Học Học Học

2 08:25 - 09:05 Học Học Học Học Học

09:05 - 09:20 Ra chơi

3 09:20 - 10:00 Học Học Học Học Học

4 10:05 - 10:45 Học Học Học Học Học

5 10:50 - 11:30 Học Học Học Học Học

TRƯA

11:30 – 12:00 Ăn trưa

NGHỈ

12:00 – 13:00 Nghỉ trưa

13:00 – 13:15 Vệ sinh cá nhân – Di chuyển đến các lớp học

CHIỀU

6 13:15 - 13:55 Học Học Học Học Học

7 14:00 - 14:40 Học Học Học Học Học

14:40 - 14:55 Ra chơi

8 14:55 - 15:35 Học/Tự chọn

CÂU

LẠC BỘ Tự học -

Dự án 9 15:40 - 16:20

2. Điểm danh

▪ Học sinh có mặt tại phòng GVCN trước 7:20 hàng ngày để điểm danh

▪ Học sinh đi trễ cần đến phòng Giám thị để xin phiếu vào lớp và điểm danh bổ sung.

Học sinh không đến phòng Giám thị để điểm danh bổ sung và xin Phiếu vào lớp sẽ được ghi

nhận là nghỉ học không phép.

3. Hoạt động đọc sách 15 phut đầu giờ hàng ngày

3.1. Mục đích

▪ Tạo thói quen đọc sách; từ đó giáo dục ý thức tự học.

▪ Tạo thói quen, nề nếp học tập, làm việc sớm trong ngày với hiệu suất cao.

▪ Giáo dục tinh thần đoàn kết; từ đó tạo mối liên hệ mật thiết giữa giáo viên chủ nhiệm

và học sinh.

3.2. Yêu cầu

▪ Giáo viên và học sinh đều tham gia hoạt động đọc sách.

▪ Không làm việc riêng trong thời gian đọc sách (ăn sáng, ngủ, hoàn thành bài tập...)

Page 37: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 37

3.3. Gợi ý hình thức hoạt động

Đọc sách là hoạt động cần thiết giúp học sinh luôn chủ động tìm kiếm kiến thức. Việc

đọc sách giúp học sinh hiểu được thế giới xung quanh mình đồng thời có tác động tích cực đến

việc tự học của các em.

3.3.1. Nguồn sách

Tủ sách của mỗi lớp được hình thành từ việc đóng góp của các thành viên học sinh trong lớp.

Giáo viên phải là người tiên phong trong phong trào đóng góp này để thể hiện sự nhất quán trong việc

thực hiện thói quen đọc sách, văn hóa đọc sách của trường Đinh Thiện Lý.

Nguồn sách có thể được luân chuyển từ việc mượn sách ở thư viện trường.

Nguồn sách có thể được bổ sung từ sự tài trợ của phụ huynh học sinh và các tổ chức giáo

dục.

Nguồn sách có được thông qua việc trao đổi với các lớp khác.

3.3.2. Các loại sách

Bất kì loại sách có nội dung phù hợp với nhận thức, lứa tuổi của học sinh đã được GVCN

kiểm duyệt đều được chấp nhận (sách kỹ năng học tập, kĩ năng sống, sách văn học, sách ngoại

văn...).

Trong giờ đọc sách, học sinh không đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài giải,

sách bài tập nâng cao, truyện tranh, các loại báo, tạp chí,...

Các loại tiểu thuyết ngôn tình; sách không phù hợp với lứa tuổi, sách có nội dung, hình

ảnh phản cảm, sách có nội dung phản động,... không được phép lưu hành trong trường.

3.3.3. Quản lý sách

Mỗi lớp bầu ra một học sinh giữ nhiệm vụ quản lý tủ sách của các thành viên trong lớp

và trao đổi sách với các lớp khác.

Tất cả các đầu sách cần được giữ gìn, bảo quản để đảm bảo tất cả các thành viên trong

lớp đều có cơ hội đọc.

3.3.4. Thời gian đọc sách

15 phút đầu giờ hàng ngày là thời gian bắt buộc đọc sách đối với tất cả các học sinh của

trường.

Các thời gian rảnh rỗi trong trường (giờ ra chơi, giờ tự học,…), học sinh cũng có thể đọc

sách.

Giáo viên khuyến khích học sinh dành thêm thời gian đọc sách ở nhà.

3.3.5. Tổ chức đọc sách trong 15 phut đầu giờ hàng ngày

Tùy theo tủ sách của từng lớp, giáo viên phân công cán sự Thư viện quản lý việc đọc sách

của lớp. Cán sự Thư viện có nhiệm vụ phối hợp với học sinh quản lý sách của lớp để tổ chức nội

dung đọc sách và báo cáo sách hàng tuần.

Page 38: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 38

Các thành viên trong lớp phải chủ động, tích cực chia sẻ cung cấp các thông tin như sách

mới nên đọc, sách hay cần xem,…thông qua ý kiến của giáo viên chủ nhiệm.

Giáo viên khuyến khích và hướng dẫn phương pháp đọc sách để học sinh có thể báo cáo

nội dung cuốn sách đã đọc hoặc chia sẻ thông tin từ sách cho các học sinh khác.

Hàng tuần các lớp sẽ dành thời gian 15 phút đọc sách của ngày thứ sáu để tổ chức báo

cáo, chia sẻ sau một tuần đọc sách.

4. Nghỉ trưa

▪ Học sinh mang chiếu, gối, mền cá nhân và có mặt tại phòng nghỉ trưa trước 12:10.

▪ Học sinh không làm việc riêng như đọc sách, nghe nhạc, chơi game, gây rối bạn, gây

mất trật tự trong giờ nghỉ trưa.

▪ Học sinh nghỉ trưa đến 13:00 (hiệu lệnh báo thức lúc 13:00).

▪ Học sinh vệ sinh cá nhân: từ 13:00 đến 13:10 (hiệu lệnh vào tiết 6 lúc 13:15).

Lưu ý: Trong trường hợp cần sử dụng thời gian ngủ trưa để thực hiện các hoạt động

khác, học sinh cần phải thực hiện theo quy trình quy đinh của phòng Giám thi:

- Nhận mâu đơn từ phòng Giám thi.

- Điên thông tin đầy đủ, sau đó trình GVBM hoặc người phụ trách hoạt động và GVCN

ky xác nhận.

- Nộp đơn cho phòng Giám thi trước ngày xin nghỉ tối thiểu 01 (một) ngày.

- Có mặt đúng vi trí đã xin phép được tập trung.

- Học sinh chỉ được phép xin miễn ngủ trưa tối đa 2 buổi/tuần.

5. Xin phép rời lớp

▪ Học sinh cần rời lớp (có lý do chính đáng) phải xin phép giáo viên đang quản lý lớp

và nhận “Phiếu di chuyển”.

▪ Học sinh cần xuống phòng Y tế mà không có giáo viên quản lý lớp (giờ ra chơi, giờ ăn

trưa, …) thì phải báo cho cán sự Tư vấn - Y tế, hoặc các cán sự lớp khác, hay bất kỳ bạn nào

trong lớp được biết. Học sinh được bạn thông báo có trách nhiệm xin phép giáo viên dạy tiết tiếp

theo giúp bạn. Ngoài ra, trong trường hợp học sinh bệnh nặng, không thể xuống phòng Y tế một

mình, thì cán sự lớp có nhiệm vụ đưa bạn xuống phòng Y tế và sau đó thông báo cho giáo viên

chủ nhiệm và giáo viên dạy tiết tiếp theo được biết.

6. Xin phép đến trường muộn hoặc ra về sớm

6.1. Đến trường muộn

▪ Khi học sinh phải đến trường muộn, cha mẹ học sinh cần thông báo trước cho phòng

Giám thị (điện thoại hoặc trực tiếp), nêu rõ lý do và thời gian học sinh cần vắng học.

▪ Học sinh vắng tiết không thông qua cha mẹ và không liên hệ xin phép tại Phòng giám

thị xem như nghỉ học không phép.

Page 39: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 39

6.2. Ra về sớm

▪ HS muốn về sớm cần nộp "Đơn xin phép về sớm" cho P.GT (ít nhất trước 01 ngày).

Nhà trường chỉ giải quyết cho HS về sớm đối với những lý do hợp lệ trong các trường hợp sau:

- HS rời trường theo chỉ định của phòng Y tế (lí do bệnh, cấp cứu) hoặc giấy hẹn khám

bệnh của bác sĩ.

- Gia đình HS gặp chuyện không may (tang gia, bệnh nặng).

- HS có phiếu hẹn đi làm giấy tờ, phỏng vấn VISA, lịch thi hoặc giấy triệu tập của cơ

quan chức năng,…

Lưu ý:

Để đảm bảo an toàn cho học sinh, người đến đón học sinh ra vê sớm mà không phải là

cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ thì phải trình Chứng minh nhân dân cho thầy/cô Giám thi.

7. Xin phép nghỉ học

▪ Học sinh nghỉ học được coi là nghỉ có phép hợp lệ trong các trường hợp sau:

- Học sinh bệnh nặng, hoặc mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly theo quy định, không

thể đến trường (phải có giấy xác nhận của Bệnh viện hoặc bác sĩ từ cấp Quận/Huyện trở lên).

- Gia đình gặp những trường hợp không may, nhất thiết phải có mặt học sinh.

Lưu ý: Nhà trường không giải quyết phép cho các trường hợp nghỉ học với các lý do

khác như: đi du lich trong thời gian học tập, kẹt tàu xe, …

▪ Quy trình xin phép nghỉ học:

- Nghỉ dưới 3 ngày:

o Học sinh có nhu cầu nghỉ học cần đến phòng Giám thị lấy Phiếu xin phép, điền đầy đủ

thông tin và nộp lại cho phòng Giám thị ít nhất 01 ngày trước khi nghỉ.

o Trong trường hợp học sinh nghỉ đột xuất, cha mẹ học sinh cần báo cho GVCN hoặc

phòng Giám thị trước 08:00 và bổ sung phiếu xin phép ngay ngày đi học đầu tiên khi học sinh

đi học lại.

- Nghỉ từ 3 ngày trở lên:

Ngoài việc thực hiện yêu cầu như đối với trường hợp nghỉ dưới 03 ngày, cha mẹ học sinh

cần điền đầy đủ thông tin vào Đơn xin phép nghỉ học (theo mẫu - có thể nhận tại phòng Giám

thị hoặc tải từ website của trường) để xin ý kiến BGH.

Lưu ý:

- Học sinh không thực hiện đúng quy trình xin nghỉ phép sẽ được tính là vắng không phép.

- Học sinh nghỉ học quá 03 ngày không phép trong một học kỳ sẽ bi hạ 01 bậc hạnh kiểm.

- Học sinh nghỉ học quá 45 ngày (bốn mươi lăm) ngày trong một năm học sẽ không được lên

lớp.

Page 40: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 40

8. Ra, vào trường

▪ Học sinh sau khi vào trường không được phép tự ý ra khỏi cổng cho đến giờ tan học.

▪ Học sinh rời trường sớm phải trình cho Bảo vệ Phiếu rời trường do phòng Giám thị

cấp.

▪ Học sinh không được phép vào trường nếu không mặc đồng phục theo đúng quy định.

▪ Trong những ngày nghỉ hoặc ngày lễ, học sinh tuyệt đối không vào trường (trừ trường

hợp có giấy phép hợp lệ và phải trình thẻ học sinh khi được yêu cầu).

9. Giờ tan trường

▪ Học sinh di chuyển trật tự ra cổng, không đi xuống phần đường dành cho xe ô tô.

▪ Học sinh được phép chơi thể thao sau giờ học (từ 16:20 đến 17:00).

▪ Nghiêm cấm học sinh tụ tập để mua hàng rong, ngồi ăn uống, trò chuyện ở các bậc

thềm trước hàng quán đối diện cổng trường.

▪ Đối với các học sinh đi xe đưa rước của trường: Nhanh chóng ra xe, xe sẽ khởi hành

lúc 16:35 (từ thứ Hai đến thứ Sáu). Học sinh ra trễ hơn giờ quy định trên cần liên lạc với phòng

Giám thị để thông báo cho cha mẹ học sinh để quyết định phương án tự túc phương tiện ra về.

▪ Đối với các học sinh có người thân đón: Nhắc nhở người thân đậu xe đúng phần

đường, khu vực chờ theo quy định. Sau khi tan học, phải nhanh chóng tới chỗ người thân chờ

để lên xe ra về.

Lưu ý: Đối với học sinh ra vê sau 17:00:

- Trường hợp học sinh thường xuyên vê sau 17:00: vào đầu năm học, cha mẹ học sinh

phải điên đầy đủ thông tin vào phiếu xin phép ơ lại trường.

- Trường hợp đột xuất, cha mẹ học sinh phải gọi điện báo trước cho phòng giám thi để

thông báo việc đón trễ và thời gian dự kiến đón học sinh.

Page 41: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 41

Phần 8

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN HỌC SINH

1. Tổ chức Ban cán sự lớp

1.1. Mục đích

Nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý lớp học, đồng thời giáo dục, bồi dưỡng tính kỷ luật

và năng lực tự quản cho học sinh.

1.2. Cơ cấu của ban cán sự lớp

▪ 01 Lớp trưởng;

▪ 02 Lớp phó: Lớp phó Học tập, Lớp phó Kỷ luật;

▪ 03 Cán sự: Cán sự Thư viện, Cán sự Tư vấn - Y tế, Cán sự Văn thể mỹ.

1.3. Tiêu chuẩn của các thành viên ban cán sự

Các thành viên Ban cán sự lớp phải có kết quả học tập và rèn luyện (học kỳ vừa kết thúc)

từ Khá trở lên, có năng lực tổ chức quản lý, nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tập thể, được

tập thể lớp tín nhiệm.

1.4. Nhiệm kỳ của Ban cán sự

▪ Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một học kỳ. Trường hợp thành viên Ban cán sự được

tập thể lớp tín nhiệm, bầu vào Ban cán sự học kỳ sau phải đảm bảo nguyên tắc, chỉ được giữ 01

vị trí trong Ban cán sự liên tục 2 nhiệm kỳ.

▪ Khi chưa hết nhiệm kỳ, nếu có sự thay đổi nhân sự Ban cán sự, Giáo viên chủ nhiệm

có trách nhiệm cập nhật danh sách và gửi danh sách mới tới Bộ phận công tác học sinh (phòng

A104).

1.5. Thời điểm bầu chọn Ban cán sự

▪ Ban cán sự lớp của học kỳ I: Dưới sự chủ trì của Giáo viên chủ nhiệm, các lớp tiến

hành đại hội bầu chọn Ban cán sự lớp học kỳ I vào tuần thứ 3 đầu năm học.

▪ Ban cán sự lớp học kỳ II: Trước khi kết thúc học kỳ I khoảng một tuần, các lớp tổ chức đại

hội dưới sự chủ trì của Giáo viên chủ nhiệm để bầu chọn ra Ban cán sự lớp học kỳ II.

1.6. Công bố danh sách và tập huấn cho Ban cán sự

▪ Danh sách Ban cán sự lớp chính thức được GVCN ký tên và gửi cho Bộ phận Công

tác học sinh (A104) trong ngày tiến hành đại hội bầu chọn, đồng thời danh sách cũng được công

bố trên website của nhà trường.

▪ Việc tập huấn nghiệp vụ cho Ban cán sự lớp được tiến hành ngay tuần đầu tiên sau khi

các lớp đã bầu chọn xong Ban cán sự, và do các phòng ban có liên quan đảm nhiệm.

Page 42: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 42

1.7. Khen thưởng và kỷ luật

▪ Cán sự lớp có những biểu hiện nổi trội trong công tác, tận tâm, trách nhiệm sẽ được

xem xét khen thưởng. Ngược lại, cán sự lớp có thói quen đùn đẩy trách nhiệm, không tận tâm,

tận lực trong công việc sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.

▪ Cán sự lớp xin phép nghỉ học nhưng không thông báo cho người làm thay, hoặc người

làm thay được thông báo mà không thực hiện công tác, thì đều bị xử lý theo quy định.

1.8. Bảng mô tả nhiệm vụ của Ban cán sự lớp

CHỨC VỤ NHIỆM VỤ

NGƯỜI

LÀM

THAY

PHÒNG BAN

HUẤN

LUYỆN

NGHIỆP VỤ

LỚP

TRƯỞNG

1. Nhận chỉ đạo từ GVCN và hỗ trợ GVCN xử lý các

công việc của lớp.

2. Xây dựng mục tiêu phấn đấu cho lớp và lãnh đạo

tập thể lớp thực hiện những mục tiêu, cam kết đã

đề ra.

3. Thiết lập và quản lý hồ sơ thông tin về các thành

viên trong Ban cán sự lớp.

4. Lãnh đạo các thành viên trong Ban cán sự tổ chức

công tác tự quản của lớp.

5. Đôn đốc, giám sát cán sự lớp thực hiện nhiệm vụ

được giao. Nhắc nhở cán sự học tập liên hệ ngay

với GVBM khi đã vào tiết học 5 phút mà thầy cô

chưa đến. Nắm bắt các thông báo (theo hệ thống

loa thông báo) và thông tin đến các thành viên của

lớp, đồng thời nhắc nhở các cán sự có liên quan đi

tham dự (nếu cần).

6. Chỉ huy đội hình, đội ngũ trong các buổi tập trung

dưới cờ hoặc trong các ngày lễ và hoạt động sự

kiện.

7. Phối hợp với GVCN lên kế hoạch và tổ chức thực

hiện các công tác lớp theo lịch hoạt động đã đề ra.

8. Đảm nhận hoặc phân công người chủ trì cuộc họp

lớp, đồng thời tổng hợp ý kiến đóng góp của tập

thể lớp đến thầy cô (lưu ý thời gian phản hồi).

9. Thay mặt Ban cán sự báo cáo tình hình của lớp,

đồng thời là người đại diện lớp đưa ra những đề

xuất/kiến nghị đến giáo viên, nhà trường.

10. Phụ trách đề xuất Quy chế khen thưởng kỷ luật

của lớp.

11. Theo dõi tình hình vắng trễ của các thành viên

trong lớp. Đôn đốc cán sự kỷ luật nhằm kịp thời

LỚP

PHÓ KỶ

LUẬT

HOẶC

LỚP

PHÓ

HỌC

TẬP

TỔ

TRƯỞNG

CHỦ

NHIỆM

Page 43: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 43

CHỨC VỤ NHIỆM VỤ

NGƯỜI

LÀM

THAY

PHÒNG BAN

HUẤN

LUYỆN

NGHIỆP VỤ

báo cáo tình hình vắng trễ của học sinh trong lớp

cho GVBM, GVCN và thầy cô giám thị.

12. Nhận công tác từ các phòng ban và phối hợp xử

lý.

13. Thiết lập sổ thông tin về các thành viên trong lớp

và xây dựng mạng lưới liên lạc của lớp.

14. Làm gương cho các bạn trong lớp.

LỚP

PHÓ

HỌC

TẬP

1. Làm cầu nối giữa GVBM và lớp, tổng hợp các

thông tin liên quan về học tập đăng lên blog lớp.

2. Thay mặt Lớp trưởng điều hành công việc và tham

dự họp khi Lớp trưởng vắng mặt.

3. Phụ trách công tác Thư ký cuộc họp, nộp biên bản

cuộc họp mỗi tuần, quản lý hồ sơ hoạt động của

lớp.

4. Tiếp nhận thông tin về chương trình tự chọn (thời

hạn đăng kí, thời khóa biểu, danh sách môn

học…), những thông tin bổ tích từ trang web đưa

lên blog lớp, bản tin của lớp.

5. Quản lý Sổ đầu bài: Điền đầy đủ thông tin hàng

ngày. Nhận và trả Sổ đầu bài đúng giờ quy định.

6. Đôn đốc, nhắc nhở và ghi nhận các trường hợp học

sinh vi phạm về học tập.

7. Đề xuất những biện pháp để thúc đẩy tình hình học

tập của lớp.

8. Làm gương cho các bạn trong lớp trong các mặt,

đặc biệt là học tập.

LINH

ĐỘNG

SẮP XẾP

HỌC VỤ

LỚP

PHÓ

KỶ

LUẬT

1. Làm cầu nối giữa lớp, GVBM và GVCN, tổng hợp

các thông tin liên quan về kỷ luật để báo cáo với

GVCN.

2. Thay mặt Lớp trưởng điều hành công việc và tham

dự họp khi Lớp trưởng vắng mặt.

3. Chịu trách nhiệm quản lý trật tự của lớp khi tham

gia các sự kiện sinh hoạt chung cùng với lớp

trưởng.

4. Phụ trách công tác điểm danh, theo dõi tình hình

chuyên cần của các thành viên trong lớp.

5. Đôn đốc, nhắc nhở và ghi nhận các trường hợp

học sinh vi phạm Nội quy học sinh.

LINH

ĐỘNG

SẮP XẾP

GIÁM THỊ

Page 44: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 44

CHỨC VỤ NHIỆM VỤ

NGƯỜI

LÀM

THAY

PHÒNG BAN

HUẤN

LUYỆN

NGHIỆP VỤ

6. Làm gương cho các bạn trong lớp trong các mặt,

đặc biệt là việc thực hiện nội quy.

7. Đề xuất những biện pháp để thúc đẩy tình kỷ luật

của lớp.

8. Tuyên truyền phổ biến về an toàn giao thông.

CÁN SỰ

THƯ

VIỆN

1. Làm cầu nối giữa thư viện nhà trường và các thành

viên trong lớp, là đại diện phổ biến thông tin về

các hoạt động của thư viện, các quy định về mượn

trả sách.

2. Quản lý tiểu thư viện của lớp.

3. Hỗ trợ việc yêu cầu trả sách khi trễ hạn hoặc khi

thư viện cần người phục vụ tình nguyện.

4. Lập danh sách và điều phối hoạt động thuyết trình

sách, gửi báo cáo cho thư viện về hoạt động thuyết

trình sách của lớp.

5. Vận động lớp tham gia các hoạt động/cuộc thi của

Thư viện.

LINH

ĐỘNG

SẮP XẾP

THƯ

VIỆN

CÁN SỰ

TƯ VẤN

– Y TẾ

1. Hỗ trợ Phòng tham vấn đưa thông tin, tài liệu đến

các thành viên trong lớp.

2. Tuyên truyền phổ biến các thông tin từ phòng y tế

và tham vấn.

3. Phụ trách công tác suất ăn trưa cho các thành viên

trong lớp.

4. Phối hợp tổ chức công tác khám sức khỏe cho học

sinh và các chuyên đề tư vấn cho học sinh.

LINH

ĐỘNG

SẮP XẾP

PHÒNG

THAM

VẤN - Y

TẾ

QUẢN LÝ

SUẤT ĂN

CÁN SỰ

VĂN

THỂ MỸ

1. Vận động các bạn trong lớp tham gia các hoạt

động phong trào văn thể mỹ.

2. Lập danh sách, lên kế hoạch tập luyện các hoạt

động phong trào của lớp.

3. Phụ trách các công tác liên quan đến cuộc thi

TDTT, văn nghệ.

4. Tổ chức đội tuyển thể dục thể thao của lớp.

5. Xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức các hoạt

động biểu diễn văn nghệ, thể thao, tham quan dã

ngoại, du lịch, từ thiện.

LINH

ĐỘNG

SẮP XẾP

NHÓM

VĂN THỂ

MỸ, TLTN

Page 45: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 45

2. Chương trình tư vấn hướng nghiệp

Chương trình tư vấn hướng nghiệp tại trường Đinh Thiện Lý được thực hiện với mục

tiêu: giúp học sinh SẴN SÀNG cho tương lai sau khi rời ghế nhà trường.

Chương trình sẽ giúp học sinh tự trả lời được 3 câu hỏi quan trọng nhất để quyết định

tương lai bản thân:

- Tôi là ai? Câu hỏi này liên quan đến việc tìm hiểu về tính cách, sở thích, những giá trị

bản thân, năng lực và những khả năng có thể tác động đến việc chọn trường cũng như ngành

nghề sau này.

- Định hướng của tôi? học sinh sẽ khám phá những con đường có thể đi, những định

hướng phù hợp, cùng với những đích đến tương ứng với lựa chọn của mình.

- Làm sao để tôi có thể đạt được điều mình muốn? Để trả lời câu hỏi này, học sinh sẽ

được học cách xây dựng một bản đồ tương lai và lựa chọn. Qua đó, học sinh sẽ hiểu chặng

đường mình cần đi gồm những bước nào và sẽ học được cách tìm kiếm, lựa chọn và đăng ký

vào những trường, những chương trình học bổng phù hợp.

2.1. Khi tìm hiểu sâu hơn về phương pháp lập kế hoạch, học sinh sẽ có thể trả lời

được 3 câu hỏi thực tế sau đây

▪ Những lựa chọn mà các em có được?

▪ Yêu cầu của từng lựa chọn?

▪ Làm sao để các em có thể đạt được những yêu cầu đó?

Thông qua những buổi tư vấn nhóm và tư vấn cá nhân, học sinh sẽ đạt được những kết

quả mong muốn của mình.

2.2. Những buổi trao đổi tư vấn sẽ là nơi học sinh có thể

▪ Tìm thấy những thông tin và phương pháp cần thiết.

▪ Học được cách sử dụng những công cụ hữu ích phục vụ mục đích xây dựng và phát

triển kế hoạch học tập và nghề nghiệp sau trung học của bản thân.

2.3. Tất cả những kế hoạch này đều do chính học sinh thực hiện, do đó học sinh sẽ

▪ Được chuẩn bị về kiến thức và tâm lí để đạt được những mục tiêu học tập.

▪ Được chuẩn bị về kiến thức và tâm lí cho những bước tiếp theo khi tìm hiểu và định

hướng nghề nghiệp tại giảng đường đại học/cao đẳng.

2.4. Dựa trên điểm số của mình, học sinh sẽ có lịch tư vấn tương ứng

▪ Cùng với các bạn cùng trang lứa (tư vấn nhóm).

▪ Cá nhân (theo lịch trình của nhà trường hoặc theo nhu cầu của học sinh).

▪ Cả hai loại hình trên.

Page 46: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 46

Các buổi tư vấn hướng nghiệp sẽ được tổ chức dưới nhiều hình thức: Buổi nói chuyện

giới thiệu thông tin, hội thảo, lớp chuyên đề, lớp học lập kế hoạch và các hoạt động tương ứng,

thảo luận riêng với tư vấn viên.

2.5. Phụ huynh nên hỗ trợ con mình bằng cách

▪ Tham gia với mức độ phù hợp vào quá trình tư vấn hướng nghiệp của học sinh.

▪ Tham gia các buổi nói chuyện giới thiệu thông tin dành riêng cho phụ huynh.

2.6. Một số hoạt động hướng nghiệp khác trong chương trình

▪ Mời các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đến nói chuyện.

▪ Triển lãm về các trường đại học/cao đẳng.

▪ Tham quan thực tế tại các trường đại học/cao đẳng, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp.

▪ Mời chuyên gia đến trao đổi về luyện thi, du học.

▪ Mời chuyên gia đến trao đổi về định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.

▪ Tổ chức các buổi thi lấy chứng chỉ IELTS.

▪ Tổ chức các chương trình du học, du lịch hè, trao đổi học sinh tại các quốc gia phát triển.

3. Chương trình tham vấn học đường

Chương trình tham vấn học đường tại trường Đinh Thiện Lý được xây dựng và phát triển

dựa trên tôn chỉ: Lắng nghe - Đồng hành - Chia sẻ - Thân thiện - An toàn - Bảo mật.

3.1. Lợi ích mang lại từ chương trình

▪ Hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhân cách, năng lực

và kỹ năng học tập, định hướng nghề nghiệp, lối sống khỏe mạnh, các mối quan hệ liên nhân

cách và những rối loạn cảm xúc và nhân cách.

▪ Hỗ trợ phụ huynh trong việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái, phát triển mối

quan hệ với nhà trường một cách tích cực, phát hiện những khó khăn của con cái và phối hợp

với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

▪ Hỗ trợ giáo viên và những thành viên khác trong nhà trường trong việc giao tiếp và

tiếp cận với học sinh, kịp thời phát hiện những nhu cầu và những vấn đề cần sự can thiệp của

nhà tham vấn.

3.2. Các hoạt động hỗ trợ

3.2.1. Công tác tham vấn phòng ngừa

▪ Tổ chức những chuyên đề - hội thảo nhằm tăng sức đề kháng tinh thần cho học sinh

và hỗ trợ cho giáo viên cũng như cha mẹ học sinh nắm được những đặc điểm phát triển tâm lý

của con trẻ, hỗ trợ và đồng hành cùng con phát triển.

▪ Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy môn GDCD cấp THCS

từ năm học 2016 - 2017.

Page 47: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 47

▪ Tiến hành khảo sát những vấn đề liên quan tới thích nghi với môi trường và học tập

của học sinh, những khó khăn trong đời sống tinh thần; tiến hành phân tích, đề ra những biện

pháp hỗ trợ.

▪ Duy trì Hộp thư điện tử “Điều em muốn nói”.

▪ Phát huy hiệu quả câu lạc bộ “Nhà tâm lý nhỏ”.

3.2.2. Công tác tham vấn tâm lý trực tiếp

▪ Tham vấn cá nhân: Tương tác với cá nhân (học sinh/ giáo viên/ phụ huynh) để chia

sẻ và cùng thảo luận về những cách thức giải quyết và phát triển.

▪ Tham vấn nhóm: Tương tác với các cá nhân nhằm đạt được những thay đổi tích cực

về thái độ, suy nghĩ và hành vi thông qua sự tương tác tin tưởng, quan tâm, thấu hiểu, chấp nhận

và giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm.

3.2.3. Công tác hậu tham vấn

▪ Đồng hành cùng thân chủ trong suốt quá trình giải quyết vấn đề.

▪ Lập hồ sơ tâm lý và báo cáo.

▪ Khoanh vùng vấn đề gặp phải và lên kế hoạch cho công tác phòng ngừa thích hợp.

4. Tổ chức và vận hành Câu lạc bộ

4.1. Mục tiêu việc thành lập Câu lạc bộ học sinh

▪ Rèn luyện cho học sinh khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực làm việc nhóm và năng

lực giải quyết vấn đề.

▪ Nâng cao tố chất nghệ thuật và vận động của học sinh.

▪ Phát triển năng lực phục vụ và lãnh đạo của học sinh.

4.2. Nguyên tắc quản lý câu lạc bộ học sinh

▪ Câu lạc bộ học sinh sẽ do Ban giám hiệu, Bộ phận Công tác học sinh, chuyên viên

chuyên trách trực tiếp chỉ đạo.

▪ Chuyên viên chuyên trách chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ phát triển các hoạt động

của Câu lạc bộ, tổ chức đánh giá hoạt động Câu lạc bộ và triệu tập các cuộc họp rút kinh nghiệm

định kỳ của Câu lạc bộ.

4.3. Phân loại, thành lập và chuyển đổi Câu lạc bộ

4.3.1. Các loại Câu lạc bộ học sinh tại trường Đinh Thiện Lý gồm: Câu lạc bộ

mang tính học thuật, Câu lạc bộ kỹ năng, Câu lạc bộ thể thao và các Câu lạc bộ mang tính phục

vụ.

4.3.2. Điều kiện thành lập Câu lạc bộ

▪ Để thành lập một Câu lạc bộ cần phải có tối thiểu 10 thành viên đề xuất, điền đầy đủ

thông tin vào “Đơn xin thành lập Câu lạc bộ học sinh”, ghi rõ mục đích, kế hoạch và được giáo

Page 48: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 48

viên hướng dẫn Câu lạc bộ ký tên, gửi cho chuyên viên chuyên trách ký tên và trình Trưởng Bộ

phận xét duyệt.

▪ Câu lạc bộ học sinh chỉ được phép hoạt động khi có tối thiểu 15 thành viên. Câu lạc

bộ chỉ được phép có tối đa 30 (ba mươi) thành viên.

4.3.3. Chuyển đổi Câu lạc bộ

a) Nguyên tắc chuyển đổi Câu lạc bộ

▪ Việc chuyển đổi Câu lạc bộ chỉ được thực hiện vào đầu học kỳ II của năm học. Thông

tin chi tiết về việc chuyển đổi Câu lạc bộ sẽ được chuyên viên chuyên trách công bố định kỳ vào

đầu tháng 12 hàng năm cho học sinh.

▪ Đơn đăng ký chuyển đổi Câu lạc bộ chỉ được xem là hợp lệ khi được hoàn tất và nộp

cho chuyên viên chuyên trách trong khoảng thời gian quy định.

▪ Những học sinh đã hoàn tất thủ tục chuyển đổi Câu lạc bộ vẫn phải tham gia hoạt động

tại Câu lạc bộ cũ cho đến khi kết thúc học kỳ I.

▪ Học sinh tham gia Câu lạc bộ hợp xướng và Câu lạc bộ Sinh học phân tử sẽ sinh hoạt

trong suốt năm học và không được chuyển đổi sang Câu lạc bộ khác. Tuy nhiên, học sinh đang

sinh hoạt tại Câu lạc bộ khác có nguyện vọng chuyển đổi sang Câu lạc bộ hợp xướng và Câu lạc

bộ Sinh học phân tử sẽ được xem xét nếu như số lượng thành viên của câu lạc bộ chuyển đến

chưa đạt tối đa. Danh sách thành viên mới gia nhập Câu lạc bộ sẽ được chủ nhiệm Câu lạc bộ cập

nhật và công bố.

b) Quy trình chuyển đổi Câu lạc bộ

▪ Bước 1: Học sinh nhận “Đơn đăng ký chuyển đổi Câu lạc bộ” từ chuyên viên chuyên

trách.

▪ Bước 2: Học sinh trình Chủ nhiệm Câu lạc bộ ký xác nhận vào “Đơn đăng ký chuyển

đổi Câu lạc bộ”. Chủ nhiệm Câu lạc bộ chỉ ký xác nhận “Đơn chuyển đổi Câu lạc bộ” nếu số

lượng thành viên Câu lạc bộ mình không vượt quá số lượng thành viên cho phép.

▪ Bước 3: Học sinh trình Giáo viên hướng dẫn Câu lạc bộ ký vào “Đơn đăng ký chuyển

đổi Câu lạc bộ”.

▪ Bước 4: Học sinh nộp lại “Đơn đăng ký chuyển đổi Câu lạc bộ” hợp lệ cho chuyên viên

chuyên trách.

4.4. Tổ chức Câu lạc bộ

▪ Câu lạc bộ phải xây dựng Chương trình tổ chức Câu lạc bộ, bao gồm các nội dung:

mục tiêu, cơ cấu tổ chức, cách thức vận hành, trách nhiệm ban cán sự Câu lạc bộ, quyền lợi và

nghĩa vụ của thành viên Câu lạc bộ.

▪ Mỗi Câu lạc bộ phải có Chủ nhiệm Câu lạc bộ, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ và các Tổ

trưởng.

▪ Ban cán sự Câu lạc bộ sẽ do các thành viên trong Câu lạc bộ bình chọn vào đầu năm

học.

Page 49: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 49

▪ Trách nhiệm của cán sự trong Câu lạc bộ:

o Chủ nhiệm Câu lạc bộ: Chịu trách nhiệm bao quát và điều hành tất cả công việc của

Câu lạc bộ; đồng thời phụ trách liên lạc và nhận chỉ đạo từ Giáo viên hướng dẫn Câu lạc bộ.

o Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ: Chịu trách nhiệm hỗ trợ công việc cho Chủ nhiệm Câu

lạc bộ, đồng thời phụ trách xúc tiến chương trình hoạt động hàng tuần của Câu lạc bộ và công

tác điểm danh.

o Cán sự hoạt động - sự kiện: Ghi nhật ký hoạt động hàng tuần của Câu lạc bộ để phục

vụ kiểm tra, lên kế hoạch và thực hiện hoạt động của Câu lạc bộ.

o Cán sự văn thư: Phụ trách thiết lập blog của Câu lạc bộ và quản lý lưu trữ các loại tài

liệu văn bản của văn bản.

o Cán sự hậu cần: Phụ trách việc thu chi, quản lý sổ sách tài chính và các công tác liên

quan đến địa điểm hoạt động.

4.5. Nội qui hoạt động Câu lạc bộ

4.5.1. Tham gia hoạt động Câu lạc bộ

▪ Học sinh từ khối 6 đến 11 của trường Đinh Thiện Lý bắt buộc phải chọn một Câu lạc bộ

để tham gia.

▪ Học sinh tiến hành đăng ký chọn một Câu lạc bộ vào đầu năm học theo thông báo

hướng dẫn của chuyên viên chuyên trách.

▪ Học sinh phải tham gia Câu lạc bộ đúng thời gian và địa điểm quy định. Việc điểm danh

học sinh sẽ được tiến hành vào đầu giờ sinh hoạt Câu lạc bộ và là một trong các căn cứ đánh giá hạnh

kiểm của học sinh.

4.5.2. Tiến hành hoạt động Câu lạc bộ

▪ Đầu mỗi năm học, chủ nhiệm Câu lạc bộ phải trình kế hoạch cho chuyên viên chuyên

trách xem xét, trình Trưởng bộ phận phê duyệt. Sau khi Trưởng bộ phận phê duyệt chương trình

kế hoạch hoạt động Câu lạc bộ thì Câu lạc bộ mới được phép hoạt động và bắt đầu tiếp nhận

thành viên mới.

▪ Học sinh mong muốn thành lập một Câu lạc bộ mới phải hoàn tất hồ sơ gồm “Đơn xin

thành lập Câu lạc bộ”, “Kế hoạch hoạt động”, “Đơn xin mượn địa điểm”, “Danh sách tham gia

Câu lạc bộ”, gửi chuyên viên chuyên trách xem xét, trình Trưởng bộ phận phê duyệt.

▪ Chủ nhiệm Câu lạc bộ phải trình nhật ký hoạt động Câu lạc bộ cho chuyên viên chuyên

trách kiểm tra sau mỗi buổi hoạt động của Câu lạc bộ.

▪ Các cán sự Câu lạc bộ phải nghiêm túc thực hiện các kế hoạch Câu lạc bộ, ghi nhật ký

hoạt động đầy đủ.

4.5.3. Kinh phí hoạt động Câu lạc bộ

▪ Nhà trường sẽ chi trả thù lao cho Giáo viên hướng dẫn Câu lạc bộ, những chi phí khác

phục vụ hoạt động Câu lạc bộ đều do các thành viên trong Câu lạc bộ đóng góp.

Page 50: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 50

▪ Các Câu lạc bộ phải có sổ sách quản lý tài chính của mình, đảm bảo việc thu chi rõ

ràng minh bạch, hóa đơn chứng từ hợp lệ và được bảo quản tốt nhất. Sau mỗi học kỳ, Câu lạc

bộ phải thực hiện công khai thu chi tài chính cho các thành viên.

4.5.4. Bảo quản tài sản và địa điểm tổ chức Câu lạc bộ

▪ Học sinh tham gia Câu lạc bộ phải có ý thức bảo quản các thiết bị vật dụng do nhà

trường trang bị, cuối mỗi năm học phải tiến hành kiểm kê và bàn giao tài sản cho chuyên viên

chuyên trách, đồng thời trình biên bản kiểm kê, biên bản bàn giao tài sản để Ban giám hiệu nhà

trường ký xác nhận.

▪ Học sinh phải chú ý giữ gìn vệ sinh địa điểm hoạt động Câu lạc bộ. Trường hợp xảy

ra mất mát, hư hỏng địa điểm, thiết bị và vật dụng được trang bị, Câu lạc bộ phải chịu trách

nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho nhà trường trong vòng 01 tuần kể từ ngày xảy ra hư hỏng

hoặc mất mát.

4.5.5. Triển lãm báo cáo thành tích Câu lạc bộ

▪ Lần 1: Thực hiện vào tháng 12 hàng năm.

▪ Lần 2: Thực hiện vào tháng 5 hàng năm.

4.6. Mục đích đánh giá hoạt động Câu lạc bộ

Việc đánh giá Câu lạc bộ nhằm mục đích thúc đẩy việc phát triển hoạt động của Câu lạc

bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo của học sinh, đánh giá hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ và

cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm học tập.

4.7. Công tác tổ chức đánh giá hoạt động Câu lạc bộ

▪ Việc đánh giá Câu lạc bộ được thực hiện 2 lần/năm, vào tháng 12 (tháng Mười hai) và

tháng 5 (tháng Năm) hàng năm.

▪ Hội đồng đánh giá Câu lạc bộ bao gồm: Ban giám hiệu, các Trưởng bộ phận, Tổ trưởng

tổ bộ môn, chuyên viên chuyên trách và Giám thị. Hội đồng đánh giá phải dựa trên Bảng tiêu

chí đánh giá cụ thể để đảm bảo việc đánh giá được thực hiện một cách khách quan.

4.8. Tiêu chí đánh giá hoạt động Câu lạc bộ

▪ Việc đánh giá Câu lạc bộ dựa trên các yếu tố sau đây: Công tác tổ chức Câu lạc bộ,

việc lập kế hoạch Câu lạc bộ, hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ, công tác lưu trữ tài liệu, văn

bản và quản lý tài chính Câu lạc bộ.

▪ Bảng tiêu chí đánh giá Câu lạc bộ cụ thể như sau:

Page 51: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 51

Tiêu chí đánh giá Cụ thể

TỔ CHỨC

(20% tổng

điểm)

Chương

trình (5%)

1. Có chương trình tổ chức Câu lạc bộ, nội dung chính xác, cụ thể,

rõ ràng.

2. Kiện toàn tổ chức Câu lạc bộ, có phân công công tác rõ ràng, cụ

thể.

Quản lý vận

hành Câu lạc

bộ (15%)

1. Có tiến hành điểm danh mỗi đầu giờ, và nộp biên bản hoạt động

Câu lạc bộ đúng hạn.

2. Quản lý vận hành Câu lạc bộ theo đúng chương trình nêu ra.

3. Có tổ chức họp định kỳ các thành viên và ban cán sự phụ trách

Câu lạc bộ.

4. Có đầy đủ tài liệu thông tin về nhân sự Câu lạc bộ như ban cán sự,

thành viên và giáo viên hướng dẫn, có giữ liên lạc với các cựu thành

viên Câu lạc bộ đã tốt nghiệp.

5. Xây dựng được cơ chế tiếp quản Câu lạc bộ giữa Chủ nhiệm Câu

lạc bộ và thành viên Câu lạc bộ.

6. Hoàn thiện được sự duy trì hoạt động Câu lạc bộ, có chương trình

tập huấn ban cán sự nòng cốt cho Câu lạc bộ.

KẾ HOẠCH

(10% tổng điểm)

1. Có lên kế hoạch hoạt động và lịch hoạt động Câu lạc bộ theo mỗi

học kỳ.

2. Nội dung kế hoạch hoạt động phù hợp với mục tiêu thành lập Câu

lạc bộ.

3. Hoạt động Câu lạc bộ trong năm được tiến hành đúng theo kế

hoạch.

HIỆU

QUẢ

(50% tổng

điểm)

Hoạt động

Câu lạc bộ

(40%)

1. Kế hoạch hoạt động Câu lạc bộ bao quát, cụ thể, rõ ràng, nội dung

và chương trình hoạt động phong phú và sáng tạo.

2. Hiệu quả hoạt động và mức độ tham gia của mỗi đợt hoạt động

trong tuần.

3. Có tổ chức các buổi họp rút kinh nghiệm cho Câu lạc bộ.

4. Sổ biên bản ghi nhận tình hình hoạt động chi tiết cụ thể, giáo viên

hướng dẫn có ký tên đầy đủ.

5. Mức độ thành quả hoạt động Câu lạc bộ trong 2 học kỳ.

Phục vụ

CTXH

(10%)

1. Công tác chuẩn bị và tuyên truyền Câu lạc bộ trước mỗi sự kiện.

2. Có tích cực tham dự, hoặc chủ động tổ chức giao lưu hoạt động

công tác xã hội với các trường bạn.

3. Có thực hiện hoặc chủ động tổ chức hoạt động học tập giao lưu,

và thành quả thực hiện.

LƯU TRỮ TÀI LIỆU

10% tổng điểm)

1. Bảo quản lưu trữ đầu đủ các thông tin và thành quả hoạt động Câu

lạc bộ.

2. Nội dung biên bản hoạt động Câu lạc bộ được ghi chép chính xác,

cụ thể.

Page 52: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 52

QUẢN LÝ KINH PHÍ

VÀ TÀI SẢN

(10% tổng điểm)

1. Nguồn kinh phí Câu lạc bộ, qui chế chi tiêu và tình hình sử dụng:

▪ Có cán sự chuyên phụ trách việc quản lý sổ sách tài chính và công

khai thực hiện báo cáo thu chi.

▪ Tình hình thu chi trong năm được ghi chép rõ ràng và chính xác

cụ thể.

▪ Sắp xếp các loại hóa đơn chứng từ thu chi khoa học.

2. Bảo quản thiết bị dụng cụ tốt, cẩn thận; công tác thanh lý tài sản

chu đáo.

3. Đảm bảo việc duy trì vệ sinh dụng cụ và các khu vực, địa điểm

hoạt động.

Page 53: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 53

Phần 9

SỬ DỤNG PHÒNG CHỨC NĂNG VÀ DỊCH VỤ

1. Quy định sử dụng thư viện

1.1. Điều kiện sử dụng

▪ Từ thứ Hai đến thứ Sáu:

o Sáng: 07:30 đến 12:00

o Chiều: 13:00 đến 17:00

▪ Bạn đọc phải có thẻ do thư viện cấp mới được sử dụng tài liệu trong thư viện.

▪ Những học sinh chưa có mã số học sinh sẽ được cấp thẻ tạm thời để đảm bảo quyền lợi

sử dụng thư viện.

1.2. Quy định chung

1.2.1. Thẻ sử dụng thư viện

▪ Là thẻ học sinh, hay thẻ tạm do thư viện cấp.

▪ Bạn đọc có trách nhiệm bảo quản thẻ. Nếu thẻ bị mất hoặc hư hỏng, bạn đọc đến thư

viện làm thủ tục xin cấp lại. Lệ phí cấp lại thẻ là 50.000 đồng.

1.2.2. Quy định chung khi vào thư viện

▪ Tuyệt đối không sử dụng thẻ của người khác.

▪ Trang phục chỉnh tề, thái độ lịch sự.

▪ Tự bảo quản đồ dùng, tư trang cá nhân.

▪ Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung (không mang theo thức ăn, đồ uống; không xả rác…)

▪ Đi nhẹ, nói khẽ, để điện thoại ở chế độ im lặng, không nghe điện thoại trong thư viện.

▪ Không tự ý di chuyển bàn, ghế, máy tính khỏi các khu vực đã quy định.

▪ Có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn tài sản thư viện; không viết, vẽ lên bàn và tường

trong thư viện.

▪ Xếp ghế về vị trí cũ trước khi rời khỏi thư viện.

1.3. Quy định phòng tự học

▪ Được mang ba lô vào phòng.

▪ Được mang tài liệu để tự học tập, nghiên cứu, thảo luận.

▪ Được trao đổi, thảo luận nhóm nhưng đảm bảo không ồn ào, ảnh hưởng đến những

người xung quanh.

▪ Sau khi học xong, học sinh phải xếp bàn ghế ngay ngắn, vệ sinh phòng sạch sẽ.

Page 54: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 54

1.4. Quy định của phòng đọc

▪ Xuất trình thẻ thư viện tại quầy phục vụ.

▪ Chỉ mang theo giấy, bút, để lại các vật dụng khác đúng nơi quy định.

▪ Chỉ lấy ra bàn đọc tối đa 02 quyển sách hoặc báo.

▪ Kiểm tra tình trạng tài liệu ngay sau khi lấy ra. Nếu tài liệu bị hư hỏng, bạn đọc báo

ngay cho nhân viên thư viện.

▪ Không ghi chép, đánh dấu hay có bất kỳ hành vi hủy hoại sách báo.

▪ Sau khi sử dụng xong, để sách tại bàn chờ xếp giá.

1.5. Quy định việc mượn máy vi tính tại thư viện

▪ Xuất trình thẻ với nhân viên thư viện tại quầy phục vụ để làm thủ tục mượn máy.

▪ Ngồi đúng máy đã được cấp mượn.

▪ Sử dụng máy vào mục đích học tập, nghiên cứu; không được dùng máy để chơi trò

chơi, nghe nhạc, xem phim, xem truyện, nhắn tin, trò chuyện trực tuyến hay truy cập những thông

tin không lành mạnh, các mạng xã hội.

▪ Không tự ý xóa, chỉnh sửa các ứng dụng, chương trình máy tính đã cài đặt hay tháo gỡ,

di chuyển máy tính hoặc các phụ kiện ra khỏi vị trí quy định.

▪ Liên hệ ngay với nhân viên thư viện để được hỗ trợ khi phát hiện hoặc gặp các trục trặc

trong quá trình sử dụng máy tính.

▪ Xếp ghế lại đúng vị trí trước khi đến quầy làm thủ tục trả máy.

1.6. Quy định việc mượn sách về nhà

1.6.1. Sách được mượn về nhà: Các loại sách trừ báo, tạp chí và các sách quý hiếm.

1.6.2. Yêu cầu khi làm thủ tục mượn và trả sách

▪ Xuất trình thẻ hợp lệ do thư viện cấp.

▪ Kiểm tra kỹ tình trạng cuốn sách và báo ngay cho nhân viên thư viện nếu thấy bất thường.

1.6.3. Số lượng và thời gian được mượn sách

▪ Tổng số sách tối đa mà mỗi bạn đọc được mượn của thư viện là 03 cuốn/lần.

▪ Sách được mượn không quá 14 ngày kể từ ngày làm thủ tục mượn cuốn sách đó.

▪ Khi cần, thư viện có quyền yêu cầu trả sách trước hạn. Ngày yêu cầu phải trả sách được

tính là hạn trả sách. Bạn đọc không tuân thủ thời gian trả sách theo yêu cầu được xem như vi

phạm nội quy thư viện.

1.6.4. Gia hạn thời gian mượn sách

▪ Sau khi hết thời gian mượn quy định, bạn đọc muốn sử dụng tiếp cần đến thư viện để

đề nghị gia hạn.

▪ Chỉ được gia hạn thêm 01 lần với tối đa 14 ngày.

Page 55: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 55

1.6.5. Đăng ký đặt mượn sách

▪ Bạn đọc muốn mượn cuốn sách mà người khác đang mượn cần đăng ký với nhân viên

thư viện để được ưu tiên mượn khi sách được trả lại thư viện.

▪ Đến ngày hẹn làm thủ tục mượn sách mà bạn đọc không đến thì coi như mất quyền ưu tiên.

1.7. Xử lý bạn đọc vi phạm nội quy

Lỗi vi phạm Hình thức xử lý

Trả sách

quá hạn

Trong vòng 03 ngày kể

từ ngày đến hạn trả

sách

- Nhắc nhở, ra thông báo quá hạn lần 1 (bao gồm các hình

thức xử lý nếu tiếp tục không trả sách đúng hạn).

Thư viện niêm yết danh sách trễ hạn trả sách tại bảng

thông báo của thư viện.

Trong vòng 07 ngày kể

từ ngày ra thông báo

lần 1 mà bạn đọc vẫn

chưa trả sách

- Cảnh cáo, ra thông báo quá hạn lần 2 (bao gồm các hình

thức xử lý nếu tiếp tục không trả sách đúng hạn)

- Truất quyền sử dụng thư viện 15 ngày

- Đề nghị trừ 01 điểm hạnh kiểm trong tháng.

Trong vòng 15 ngày kể

từ ngày ra thông báo

lần 2 mà bạn đọc vẫn

chưa trả sách

- Lập biên bản, ra thông báo quá hạn lần 3 (bao gồm các

hình thức xử lý nếu tiếp tục không trả sách đúng hạn)

- Truất quyền sử dụng thư viện ít nhất 01 tháng

- Đề nghị trừ 02 điểm hạnh kiểm trong tháng.

Sau 03 ngày ra thông

báo lần 3 mà bạn đọc

vẫn không đến hoàn

thành thủ tục trả sách

- Đề nghị hạ 01 bậc hạnh kiểm trong học kỳ

- Đề nghị GVCN gửi thông báo cho phụ huynh yêu cầu

làm cam kết đảm bảo học sinh không tái phạm và đóng

chi phí bồi thường làm mất sách.

Cắt xén, xé rách, gạch xóa hoặc

đánh cắp tài liệu

- Lập biên bản vi phạm.

- Truất quyền sử dụng thư viện 06 tháng.

- Đề nghị hạ 01 bậc hạnh kiểm trong học kỳ.

- Bồi thường như trường hợp làm mất sách.

Làm mất

tài liệu

do vô ý

Tài liệu còn phát hành Mua tài liệu mới tái bản, đóng phí xử lý tài liệu 50.000

đồng hoặc bồi thường gấp 02 lần giá trị tài liệu.

Tài liệu không còn

phát hành

Đền gấp 02 (hai) lần giá trị tài liệu + Nộp phạt 50.000

đồng.

Tài liệu không có giá

gốc đính kèm

- Tài liệu tiếng Việt, giá trị đền: 500 đồng/trang.

- Tài liệu tiếng Anh, giá trị đền: 5.000 đồng/trang.

Tài liệu quý hiếm Mức đền bù do Hiệu trưởng quyết định.

Cố tình làm mất/lấy tài liệu để

sử dụng cho cá nhân

Lỗi này sẽ được đánh giá tương đương với lỗi đánh cắp

tài liệu. Do vậy, sẽ áp dụng các mức hình phạt như sau:

+ Lập biên bản vi phạm.

+ Truất quyền sử dụng thư viện 06 tháng.

+ Đề nghị hạ 01 bậc hạnh kiểm trong học kỳ.

Page 56: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 56

2. Quy định sử dụng phòng thí nghiệm

2.1. Điều kiện sử dụng

▪ Từ thứ Hai đến thứ Sáu:

o Sáng : 07:30 đến 12:00

o Chiều: 13:00 đến 16:30

▪ Nếu HS có nhu cầu mượn phòng thí nghiệm và các thiết bị ngoài giờ: từ 16:20 -18:00

thứ 2-thứ 6 và 8:00-11:30 sáng thứ 7 thì xử lý như sau:

- Phải có giấy bảo lãnh của GVHD nếu học sinh sử dụng các thiết bị cơ bản.

- Nhân viên thiết bị thí nghiệm cần trực ở phòng thí nghiệm cùng với HS nếu sử dụng

các thiết bị chuyên sâu mà GV có chuyên môn không tham gia cùng HS được.

▪ Phục vụ mục đích làm thí nghiệm cho các môn học: Vật lý, Hóa học, Sinh học, NCKH.

▪ Theo yêu cầu của giáo viên bộ môn và theo lịch đã đăng ký trước.

2.2. Quy định chung đối với giáo viên

▪ Đăng ký mượn phòng/thiết bị trước 02 ngày làm việc.

▪ Kiểm tra thiết bị thật kỹ trước khi nhận.

▪ Mượn/trả thiết bị đúng lịch.

▪ Chỉ sử dụng thiết bị tại phòng và khi được phép.

▪ Khi rời phòng phải tắt các thiết bị điện, khóa cửa cẩn thận.

2.3. Quy định đối với học sinh

▪ Vào phòng thí nghiệm đúng giờ, mặc áo blouse, cài cúc áo và ngồi đúng vị trí quy định

của nhóm. Lưu ý không đeo cà vạt, khăn choàng và các loại trang sức; nên đeo khẩu trang, các

loại kính có gọng như kính an toàn, kính cận... . Nữ sinh tóc dài cần cột tóc gọn gàng.

▪ Phải chú ý lắng nghe và thực hành theo đúng hướng dẫn của giáo viên và nhân viên

phòng thí nghiệm. Không tự ý lấy hóa chất, dụng cụ trước khi được hướng dẫn và yêu cầu.

▪ Khi được giao dụng cụ thí nghiệm, phải tiến hành kiểm tra. Nếu phát hiện có bất kỳ hư

hỏng hay trục trặc nào phải báo ngay cho giáo viên hoặc nhân viên phòng thí nghiệm.

▪ Khi thực hiện các thao tác phải hết sức cẩn thận. Trường hợp bị dao hoặc thủy tinh cắt: sau

khi lấy hết các mảnh vỡ, rửa sạch bằng nước, đưa xuống phòng y tế xử lý các bước tiếp theo.

▪ Khi thực hiện các thí nghiệm có độc tính, nhiệt độ cao phải đeo kính an toàn, khẩu trang

và găng tay theo hướng dẫn.

▪ Khi làm các thí nghiệm nguy hiểm như có sử dụng lửa, điện hoặc hóa chất phải tuyệt

đối tuân thủ các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.

▪ Có ý thức giữ gìn tài sản chung.

+ Bồi thường như trường hợp làm mất sách.

Page 57: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 57

▪ Sử dụng hóa chất vừa phải, tránh lãng phí.

▪ Có trách nhiệm bảo quản các dụng cụ thí nghiệm được phát cho nhóm. Cá nhân làm hư

(mất) dụng cụ thí nghiệm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường.

▪ Không được tự ý vào kho đựng hóa chất; không tùy tiện dịch chuyển hay thay đổi vị trí

các dụng cụ thí nghiệm khi chưa được phép nhằm tránh phát sinh sự cố ngoài ý muốn.

▪ Không chạy giỡn, nô đùa; không mang thức ăn, nước uống vào phòng thí nghiệm;

không để túi xách cá nhân lên bàn thí nghiệm.

▪ Nghiêm cấm đổ chất thải sau thí nghiệm vào bồn nước, phải bỏ vào thùng chuyên dụng

đúng theo quy định (đối với phòng thí nghiệm Hóa học, Sinh học).

▪ Sau khi hoàn tất thí nghiệm, học sinh phải dọn dẹp ngăn nắp, rửa sạch dụng cụ và để

vào vị trí cũ.

▪ Sắp xếp bàn ghế gọn gàng, kiểm tra kĩ các vật dụng, tắt nguồn điện, vòi nước… trước

khi rời khỏi phòng thí nghiệm.

▪ Nhóm trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện tất cả các điều trên trong nhóm mình.

2.3. Xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục

▪ Khi xảy ra sự cố hư hao, mất mát tài sản trong các phòng thí nghiệm Hóa học, Sinh

học, Vật lý: Cần lập biên bản ghi nhận sự việc, tình trạng hư, mất tài sản. Lưu ý ghi rõ cá nhân

chịu trách nhiệm bồi thường và yêu cầu kí tên vào biên bản, đồng thời phải bàn giao xác thiết bị

cho giáo viên hoặc nhân viên quản lí phòng thí nghiệm.

▪ Cá nhân chịu trách nhiệm bồi thường (nếu có) phải mua lại đúng món đồ bị hư, mất để

nộp lại cho giáo viên phụ trách phòng thiết bị Vật lý, Hóa học, Sinh học trong vòng 01 (một)

tuần kể từ ngày xảy ra sự cố.

▪ Sau 01 tuần nếu cá nhân chịu trách nhiệm (là học sinh) chưa bồi thường, nhân viên phụ

trách phòng thiết bị thí nghiệm sẽ thông báo với GVCN để giáo viên liên hệ với cha mẹ học sinh

giải quyết sự việc.

3. Quy định sử dụng phòng máy vi tính

3.1. Điều kiện sử dụng

▪ Học sinh chỉ được vào phòng máy khi có sự yêu cầu của giáo viên hoặc sự cho phép

của người quản lý phòng máy.

▪ Học sinh khi vào phòng máy phải đeo thẻ học sinh, quần áo khô ráo, tay chân sạch sẽ.

3.2. Quy định chung

▪ Vào ra phòng máy đều phải đóng cửa, di chuyển nhẹ nhàng.

▪ Để túi xách, đồ dùng cá nhân vào đúng tủ trước cửa phòng máy theo hướng dẫn của

giáo viên hoặc người quản lý phòng máy.

▪ Khi được giao máy hay thiết bị sử dụng, phải lập tức kiểm tra xem tất cả những thiết bị

có bị hỏng hóc không; nếu phát hiện thiết bị có sự mất mát, hay gặp các sự cố liên quan đến sự

Page 58: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 58

an toàn thông tin, trục trặc về kỹ thuật… phải báo cáo ngay cho giáo viên hoặc người quản lý

phòng máy.

▪ Có ý thức giữ gìn bảo quản máy và những thiết bị đặt tại phòng máy.

▪ Không được tự tiện điều chỉnh hay di chuyển các thiết bị khi chưa được phép của giáo

viên hoặc người quản lý phòng máy.

▪ Nghiêm cấm tháo dỡ, cố tình làm hư hỏng hoặc lấy cắp những vật dụng, thiết bị trong

phòng máy.

▪ Thao tác trên máy theo hướng dẫn của giáo viên. Tuyệt đối không được làm những việc

không đúng với yêu cầu bài giảng.

▪ Không được sử dụng các trang thiết bị của phòng máy vào các mục đích khác với việc

học tập và nghiên cứu.

▪ Không được tự ý can thiệp vào phần cứng của máy tính; không được phép cài đặt bất

cứ phần mềm nào nếu không có sự đồng ý của giáo viên hoặc người phụ trách phòng máy.

▪ Không được thay đổi các thiết lập định sẵn hoặc sao chép, sửa đổi, phá hoại các tập tin

và dữ liệu có sẵn trên máy.

▪ Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Không viết, vẽ lên bàn, kệ, tường. Trường hợp bên

cạnh hoặc gần chỗ mình ngồi không có người, nếu thấy có sự lộn xộn hay mất vệ sinh thì cũng

phải có ý thức dọn dẹp, sắp xếp lại cho gọn gàng sạch sẽ.

▪ Tuyệt đối không mang những vật dụng có thể gây mất vệ sinh hoặc làm hư hại phòng máy

như: thức ăn, thức uống, đinh ốc, dao kéo…hoặc những vật dễ gây cháy nổ vào phòng máy.

▪ Không gây ồn ào mất trật tự; không được có thái độ, hành vi thiếu nghiêm túc như ngủ

trong phòng, gác chân lên bàn ghế.

▪ Tắt máy theo đúng quy trình, sắp xếp gọn gàng ghế, chuột, bàn phím và các thiết bị liên

quan, làm vệ sinh chỗ ngồi trước khi ra khỏi phòng máy.

▪ Dọn dẹp sạch sẽ và đóng cửa locker sau khi sử dụng.

3.3. Xử lý vi phạm

▪ Những học sinh vi phạm nội quy phòng máy tùy theo mức độ khác nhau sẽ phải chịu

các hình thức kỷ luật từ nhắc nhở, cảnh cáo, viết kiểm điểm, hạ bậc hạnh kiểm đến đình chỉ sử

dụng phòng máy, buộc thôi học và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

▪ Nếu cố tình làm hỏng hay làm mất thiết bị vi tính trong phòng máy sẽ phải đền bù dựa

trên mức độ thiệt hại.

4. Quy định về sử dụng wifi và thiết bị điện tử (TBĐT)

4.1. Quy định về sử dụng wifi

Để đảm bảo việc sử dụng wifi hiệu quả, nhà trường chia thành các nhóm sử dụng:

Page 59: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 59

Wifi Đối tượng sử dụng

LSTS Students Học sinh

LSTS Visitors Khách

▪ Mật mã wifi sẽ được thay đổi mỗi tháng 01 lần. Mật mã đăng nhập của học sinh (LSTS

students) sẽ được giáo viên chủ nhiệm cung cấp.

▪ Nhằm đảm bảo an ninh mạng và mục tiêu giáo dục của nhà trường, các trang mạng

mang tính khiêu dâm, bạo lực và game đều sẽ bị chặn bởi hệ thống tường lửa.

▪ Tất cả các TBĐT cá nhân cần kết nối wifi đều phải được đăng kí theo hướng dẫn của

bộ phận phụ trách.

4.2. Nguyên tắc sử dụng và bảo quản TBĐT

▪ TBĐT được đề cập trong quy định này bao gồm: máy tính xách tay (laptop), máy tính

bảng, kim từ điển, điện thoại di động.

▪ Thời gian sử dụng TBĐT: trong giờ học và phải được giáo viên yêu cầu hoặc cho phép.

Trường hợp học sinh cần sử dụng TBĐT ngoài giờ học để phục vụ cho việc thực hiện các hoạt

động theo phân công từ bộ phận Công tác học sinh thì phải được sự cho phép của nhân viên bộ

phận Công tác học sinh.

▪ Học sinh không được phép chơi game, không được sử dụng TBĐT vào các mục đích

khác với việc học tập và nghiên cứu.

▪ Học sinh phải tuân thủ quy định này và yêu cầu cụ thể của giáo viên bộ môn khi sử

dụng TBĐT trong giờ học.

▪ Giáo viên có quyền kiểm tra đột xuất TBĐT của học sinh vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

▪ Học sinh tự chịu trách nhiệm bảo quản và đảm bảo an toàn cho TBĐT của mình.

4.3. Những hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng TBĐT

▪ Tráo đổi hoặc đánh cắp TBĐT của người khác, gây nghi kị, mất đoàn kết trong môi

trường học đường.

▪ Có hành vi quay phim, chụp hình, ghi âm khi chưa được sự cho phép của người khác.

▪ Sử dụng bất kỳ chức năng nào của TBĐT nhằm thực hiện hành vi trái với mong muốn

của người khác hoặc trái với quy định của pháp luật.

▪ Truy cập các trang điện tử có chứa nội dung phản động, khiêu dâm, phân biệt giới tính

hay chủng tộc hoặc những trang điện tử mà pháp luật Việt Nam cấm truy cập.

▪ Truy cập tập tin hoặc thư mục qua mạng khi chưa được chủ nhân tập tin hoặc thư mục

cho phép.

▪ Tấn công các máy chủ, thư điện tử của bất kỳ cơ quan tổ chức khác.

▪ Lợi dụng TBĐT để phát tán những tin đồn sai sự thật hay những thông tin mang tính

chất đồi trụy và phản động, phát tán virus hoặc các phần mềm phá hoại, phát tán thư rác, tin nhắn

rác (bom thư).

Page 60: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 60

▪ Xâm phạm tự do riêng tư và an toàn cá nhân của người khác qua hành động tiết lộ thông

tin cá nhân.

▪ Đưa ra các chỉ dẫn hay có những hành vi nhằm phá hoại hệ thống máy móc, xâm phạm

chủ quyền.

▪ Đăng tải nội dung bôi nhọ, vu cáo làm ảnh hưởng đến phẩm giá của cá nhân hoặc tổ

chức khác lên bất kỳ trang điện tử nào.

▪ Lợi dụng TBĐT nhằm sử dụng từ ngữ thô tục, khiêu dâm, thô lỗ nhằm quấy rối, đe dọa,

phỉ báng hoặc kích động, gây tổn hại cho cá nhân hay tổ chức khác.

▪ Sử dụng TBĐT với mục đích vi phạm bản quyền.

▪ Sử dụng TBĐT để thực hiện bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật.

4.4. Xử lý vi phạm

4.4.1. Quy trình xử lý

▪ Bước 1: Học sinh bị tước quyền sử dụng TBĐT ngay lập tức và làm kiểm điểm, cam

kết không tái phạm.

▪ Bước 2: Giáo viên hoặc Giám thị lập biên bản và niêm phong tạm giữ các TBĐT vi

phạm. TBĐT được nhà trường tạm lưu giữ và xử lý theo quy định.

4.4.2. Hình thức xử lý

▪ Giáo dục lại ý thức cho học sinh sử dụng TBĐT, học sinh thực hiện kiểm điểm và cam

kết có xác nhận của phụ huynh học sinh, trừ điểm hành vi theo quy định tiêu chí trừ điểm trong

sổ tay học sinh.

▪ Phòng giám thị hoặc GVCN trả TBĐT cho phụ huynh học sinh dưới sự chứng kiến của

học sinh, đồng thời phụ huynh học sinh cam kết phối hợp giáo dục học sinh. Thời gian trả TBĐT

được thực hiện ngay khi phụ huynh học sinh phản hồi và đến trường làm việc với Giám thị hoặc

GVCN.

5. Quy định sử dụng phòng Maker Lab

5.1. Điều kiện sử dụng

▪ Chỉ được mượn phòng và thiết bị khi làm dự án hoặc nghiên cứu khoa học (NCKH);

học sinh phải có giấy bảo lãnh của giáo viên hướng dẫn.

▪ Thời gian sử dụng:

o Các giờ học chính trong tuần

o Trưa: Thứ 2 đến thứ 6: 12:00 đến 13:00

o Chiều: Thứ 3, 4, 5: 16:30 đến 18:00

o Thứ Bảy: 7:30 đến 11:30

▪ Học sinh chỉ được phép sử dụng Maker Lab khi có giáo viên quản lý hoặc giáo viên

hướng dẫn giám sát tại phòng.

Page 61: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 61

5.2. Quy định chung

▪ Đăng ký mượn phòng/thiết bị trước 01 tuần; thời gian đăng ký từ thứ Hai đến thứ Sáu

của tuần trước đó.

▪ Chuẩn bị phiếu mượn thiết bị trước khi tới phòng thực hành.

▪ Kiểm tra thiết bị thật kỹ trước khi nhận.

▪ Mượn/trả thiết bị đúng lịch.

▪ Chỉ sử dụng thiết bị tại phòng và khi được phép.

▪ Không ăn, uống trong phòng Maker Lab.

▪ Khi rời phòng, phải vệ sinh chỗ ngồi và sắp xếp thiết bị ngăn nắp.

5.3. Quy định đối với học sinh khi đến học tập/thực hành tại Maker Lab

▪ Học sinh để ba lô/túi vào tủ locker trước khi vào phòng thực hành.

▪ Học sinh xuất trình giấy đăng ký mượn phòng và phiếu mượn thiết bị cho giáo viên

quản lý khi đến làm việc/học tập tại Maker Lab.

▪ Khi học tập và thực hành tại Maker Lab, học sinh phải tuân thủ các quy định sau:

o Ngồi đúng vị trí.

o Giữ trật tự và tôn trọng mọi người xung quanh.

o Chỉ được sử dụng các thiết bị khi có sự cho phép của thầy cô.

o Thực hiện đúng các bước tiến hành theo hướng dẫn.

o Tuân thủ các quy tắc an toàn.

o Giữ vệ sinh chung.

▪ Có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản chung của nhà trường.

▪ Khi kết thúc buổi học:

o Dọn vệ sinh chỗ ngồi.

o Thực hiện hoàn trả thiết bị cho giáo viên quản lý và ký tên vào sổ quản lý thiết bị.

▪ Dọn dẹp sạch sẽ và đóng cửa locker sau khi sử dụng.

5.4. Xử lý vi phạm

5.4.1. Những học sinh vi phạm nội quy tùy theo mức độ khác nhau sẽ phải chịu các hình

thức kỷ luật theo quy định của Nhà trường.

5.4.2. Nếu cố tình làm hỏng hay làm mất thiết bị sẽ phải bồi thường dựa trên mức độ thiệt

hại.

6. Quy định sử dụng phòng Studio

6.1. Điều kiện sử dụng

Page 62: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 62

▪ Chỉ được mượn phòng và thiết bị khi làm dự án hoặc NCKH và phải có giấy bảo lãnh

của giáo viên hướng dẫn.

▪ Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu:

o Sáng: 08:00 đến 11:30

o Trưa: 12:00 đến 13:00

o Chiều: 13:15 đến 16:30

o Tối: 16:30 đến 18:00

6.2. Quy định chung

▪ Đăng ký mượn phòng/thiết bị ít nhất trước 01 ngày tại phòng IT.

▪ In phiếu mượn, điền thông tin và ký xác nhận trước khi tới nhận phòng hoặc thiết bị.

▪ Kiểm tra thiết bị thật kỹ trước khi nhận.

▪ Mượn/trả thiết bị đúng lịch.

▪ Chỉ sử dụng thiết bị tại phòng; trong trường hợp sử dụng thiết bị ở ngoài phòng phải

ghi rõ nội dung trong phiếu mượn.

▪ Không được ăn uống trong phòng Studio.

▪ Khi rời phòng phải tắt các thiết bị điện, bàn giao thiết bị thật kỹ cho nhân viên IT, khóa

cửa cẩn thận và bàn giao chìa khóa phòng cho IT.

6.3. Quy định đối với học sinh

▪ Học sinh phải biết cách sử dụng các thiết bị phòng Studio trước khi đăng ký mượn. Học

sinh chỉ được mượn phòng khi có đầy đủ chữ kí của các giáo viên phụ trách trong phiếu mượn

phòng.

▪ Học sinh sử dụng phòng Studio trong khoảng thời gian trưa hoặc tối bắt buộc phải có

giáo viên phụ trách dự án hoặc GVCN đi cùng.

▪ Thời gian sử dụng phòng như sau:

o Ghi âm: tối đa 40 phút.

o Ghi hình và render: tối đa 90 phút.

▪ Không mang balo, đồ ăn, thức uống vào phòng Studio.

▪ Không nghịch, đùa giỡn trong phòng.

▪ Chỉ sử dụng các thiết bị khi có sự cho phép của thầy cô, thực hiện đúng các bước tiến

hành theo hướng dẫn.

▪ Tuân thủ các quy tắc an toàn.

▪ Giữ gìn tài sản chung của phòng.

▪ Xếp thiết bị ngăn nắp về đúng vị trí sau khi sử dụng.

Page 63: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 63

6.4. Xử lý vi phạm

▪ Những học sinh vi phạm nội quy tùy theo mức độ khác nhau sẽ phải chịu các hình thức

kỷ luật theo quy định của Nhà trường.

▪ Nếu cố tình làm hỏng hay làm mất thiết bị sẽ phải bồi thường dựa trên mức độ thiệt hại.

7. Quy định sử dụng hồ bơi

7.1. Điều kiện sử dụng

▪ Học sinh có sức khỏe tốt, không bị bệnh ngoài da hoặc bị dị ứng với nước hồ bơi, nắng và

gió.

▪ Nhiệt độ ngoài trời không quá lạnh.

▪ Các trường hợp tuyệt đối không được xuống hồ bơi:

o Trường hợp học sinh đang bị bệnh và bác sĩ chỉ định không cho xuống nước.

o Nữ sinh đang có chu kỳ hàng tháng.

o Khi không có mặt giáo viên phụ trách hoặc nhân viên trực cứu hộ hồ bơi.

o Khi nước trong hồ bơi không đạt chuẩn về an toàn.

7.2. Quy định chung

▪ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nước hồ bơi, không được mang giày, dép bẩn vào khu vực hồ

bơi, không la hét, làm ồn trong khu vực phòng tắm và phòng thay đồ.

▪ Phải tắm nước và rửa sạch chân trước khi xuống hồ bơi.

▪ Phải mặc đồ bơi, đội mũ bơi và đeo kính bơi khi xuống hồ. Nữ sinh phải mặc đồ bơi

liền mảnh hoặc trang phục bơi kín đáo (không mặc đồ bơi màu trắng hoặc màu quá sáng).

▪ Nghiêm cấm nhào lộn, nhảy chúi không đúng cách từ trên bờ xuống hồ; không nô đùa

chạy nhảy, đùa giỡn trên thành hồ và khu vực mặt sàn hồ bơi.

▪ Không được ngồi hoặc đứng trên dây phao hoặc tay nắm vịn inox thành hồ bơi.

▪ Không được ăn quá no hoặc để bụng đói trước khi bơi.

▪ Không được ăn, uống trong khu vực hồ bơi.

▪ Phải bơi đúng chiều, không được lặn, bơi ngược chiều hoặc bơi ngang hồ bơi khi đông

người.

▪ Tự bảo quản đồ dùng cá nhân, tiền bạc, tư trang, gửi hoặc cất đúng nơi quy định.

▪ Vào các ngày có hoạt động khác khi sử dụng hồ bơi, tuyệt đối phải tuân thù theo sự

hướng dẫn của giáo viên có chuyên môn hoặc người trực cứu hộ hồ bơi.

▪ Các ngày cuối tuần học sinh không được tự ý sử dụng hồ bơi khi không có người trực cứu hộ.

Page 64: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 64

7.3. Xử lý vi phạm

Những học sinh vi phạm nội quy hồ bơi tùy theo mức độ khác nhau nhà trường sẽ xem

xét, cân nhắc và yêu cầu chịu các hình thức kỷ luật từ nhắc nhở, cảnh cáo, viết kiểm điểm, hạ

bậc hạnh kiểm đến đình chỉ học môn Bơi lội.

8. Quy định sử dụng phòng y tế

8.1. Điều kiện sử dụng

Trừ các trường hợp khẩn cấp, để vào phòng Y tế học sinh phải có giấy di chuyển do giáo

viên hoặc phòng giám thị cấp.

8.2. Quy định chung

▪ Gia đình học sinh phải thông báo trước cho nhà trường tiền sử bệnh của con em, các

thông tin cần thiết để xử lý khi có sự cố (thông tin bệnh viện, loại thuốc đặc trị…).

▪ Phòng Y tế của nhà trường không có chức năng chữa trị bệnh; do đó học sinh cảm thấy

không khỏe nên nghỉ ở nhà để chữa trị bệnh.

▪ Phòng Y tế chỉ phục vụ sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho những đối tượng

bất chợt cảm thấy không khỏe hoặc những tai nạn đột xuất xảy ra khi sinh hoạt tại trường.

▪ Trong trường hợp học sinh nằm nghỉ 01 tiếng đồng hồ mà vẫn cảm thấy mệt mỏi thì

phải thông báo mời phụ huynh đến rước về.

▪ Trong thời gian nằm nghỉ tại phòng Y tế, nếu học sinh cảm thấy trong người bất ổn

phải báo ngay cho nhân viên Y tế.

▪ Khi nằm nghỉ tại phòng Y tế phải giữ trật tự, không tự ý làm việc riêng (nghe điện thoại,

đọc sách, nói chuyện…).

▪ Phải hợp tác với nhân viên Y tế khi được yêu cầu cung cấp số điện thoại của phụ huynh.

▪ Trong thời gian nằm tại phòng Y tế không được tự ý uống thuốc hay cho bạn uống

thuốc khi chưa có sự đồng ý của nhân viên Y tế.

▪ Khi vào phòng Y tế nghỉ bệnh và trước khi rời khỏi phòng Y tế phải đăng ký rõ ràng

theo quy định.

▪ Gấp lại gối, chăn trên giường ngăn nắp, gọn gàng trước khi rời khỏi phòng Y tế.

▪ Trường hợp cần sử dụng xe lăn, nạn, túi chườm,… cần đăng kí với nhân viên y tế về

thời gian mượn, trả. Sau khi sử dụng xong phải trả đúng theo thời gian đăng ký.

▪ Nước uống ở phòng Y tế chỉ sử dụng cho học sinh khi cần uống thuốc và chăm sóc sức

khỏe khi bệnh. Học sinh không có vấn đề về sức khỏe không được vào phòng Y tế lấy nước uống

để giảm nguy cơ lây bệnh.

▪ Khi rời phòng Y tế phải được nhân viên y tế hoặc người phụ trách xác nhận thời gian

rời phòng lên giấy phép di chuyển, sau đó xuất trình cho GVBM để vào lớp và nộp lại cho lớp

trưởng.

Page 65: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 65

8.3. Xử lý vi phạm

▪ Nếu học sinh không bệnh mà vào phòng Y tế để trốn các tiết học, để ngủ, hoặc làm việc

riêng: tùy theo mức độ sẽ bị xử lý lỗi vi phạm hành vi và trừ điểm hạnh kiểm.

▪ Những học sinh vi phạm nội quy phòng Y tế tùy theo mức độ nặng nhẹ và số lần vi

phạm phải chịu các hình thức kỷ luật từ nhắc nhở, cảnh cáo, viết kiểm điểm, hạ bậc hạnh kiểm.

9. Quy định sử dụng xe đưa rước

9.1. Những yêu cầu chung

▪ Phải lễ phép và có thái độ tôn trọng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn của người Giám sát

và Tài xế.

▪ Tuân thủ đúng thời gian lên xe theo quy định tại Lộ trình đưa rước của tuyến xe:

o Buổi sáng: có mặt đung giờ tại điểm đón

o Buổi chiều: 16:35 xe chạy

▪ Nếu đến điểm đón trễ giờ quy định (sáng/chiều) sẽ phải tự túc phương tiện đến trường

hoặc về nhà theo sự sắp xếp của phụ huynh học sinh.

▪ Chỉ được lên, xuống xe tại điểm đón/trả mà mình đã đăng ký; không tự ý yêu cầu tài

xế/giám sát thay đổi lộ trình đưa rước của tuyến xe.

▪ Nếu không có nhu cầu sử dụng xe đưa rước chiều đi hoặc về trong ngày, phải chủ động

thông báo trước cho người giám sát hoặc tài xế xe.

▪ Không thay đổi chỗ ngồi hoặc di chuyển trên xe khi xe đã khởi hành; giữ gìn trật tự và

tuân thủ các quy định về an toàn trên xe (tuyệt đối không tự ý đưa người ra khỏi thành xe).

▪ Không ăn trên xe và không mang lên xe các loại đồ ăn có nước, đồ ăn nặng mùi: bún,

phở, nước mắm, sầu riêng…

▪ Không xả rác bừa bãi; vệ sinh sạch sẽ khu vực chỗ ngồi của mình trước khi xuống xe.

▪ Không làm hư hại tài sản trên xe; phải tự bảo quản tư trang, tài sản cá nhân.

▪ Khi xuống xe đưa rước, học sinh sang đường về nhà phải di chuyển theo quy định luật ATGT

đường bộ: tuân thủ hiệu lệnh đèn báo tín hiệu của đèn giao thông, của người điều khiển giao thông;

chỉ đi bộ trên vỉa hè và sang đường khi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

9.2. Xử lý vi phạm

Những học sinh vi phạm quy định về sử dụng xe đưa rước tùy theo mức độ nặng nhẹ khác

nhau sẽ chịu các hình thức kỷ luật từ nhắc nhở, cảnh cáo, viết kiểm điểm, hạ bậc hạnh kiểm, đồng

thời sẽ bị xem xét đến việc không được tiếp nhận đăng ký đi xe đưa rước của nhà trường.

10. Quy định khu vực để xe tầng hầm

10.1. Điều kiện sử dụng

▪ Học sinh có nhu cầu và đã có thẻ xe do nhà trường cấp được sử dụng khu vực để xe

dưới tầng hầm.

Page 66: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 66

▪ Lưu ý: nhà trường chỉ cấp thẻ cho học sinh đi xe đạp và các loại xe gắn máy có kèm

theo điều kiện: xe dung tích xi lanh dưới 50cm3 - yêu cầu học sinh đủ 16 tuổi trở lên; xe có dung

tích xi lanh trên 50cm3 - yêu cầu học sinh đủ 18 tuổi trở lên và đã có giấy phép lái xe.

▪ Thời gian gửi xe: Từ thứ Hai tới thứ Sáu, mỗi ngày từ 6:45 tới 19:00.

10.2. Quy định chung

▪ Học sinh phải đăng ký thẻ xe theo quy định.

▪ Học sinh phải tuân thủ theo vạch kẻ đường, mũi tên hướng dẫn ở bãi gửi xe.

▪ Học sinh phải chú ý quan sát gương cầu, giảm tốc độ khi lên/xuống và di chuyển trong

hầm xe (tốc độ dưới 5km/giờ)

▪ Học sinh tự bảo quản thẻ xe, không được chuyển thẻ xe cho người khác sử dụng.

▪ Học sinh phải tự bảo quản tư trang, vật dụng cá nhân treo trên xe.

▪ Phải giữ vệ sinh chung tại tầng hầm.

▪ Để xe trật tự, đúng nơi quy định

▪ Không được mang xăng hoặc dầu hoặc lửa hoặc bất kỳ vật chất gây cháy nổ hoặc có

nguy cơ gây cháy nổ vào tầng hầm.

▪ Khi mất thẻ hoặc số gắn trên xe: phải liên hệ ngay với Bộ phận Quản trị Cơ sở vật chất

để xin cấp lại thẻ. Chi phí cho mỗi lần làm lại thẻ xe mới là 20.000 đồng.

10.3. Xử lý vi phạm

▪ Những học sinh vi phạm nội quy để xe dưới tầng hầm tùy theo mức độ khác nhau sẽ

phải chịu các hình thức kỷ luật từ nhắc nhở, cảnh cáo, viết kiểm điểm, hạ bậc hạnh kiểm, đồng

thời sẽ bị xem xét đến việc không được tiếp nhận đăng ký gửi xe tại điểm giữ xe của nhà trường.

▪ Học sinh phải có trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại vật chất do những vi phạm của

bản thân gây ra.

Page 67: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 67

Phần 10

QUY ĐỊNH VỀ HỌC BỔNG VÀ ƯU ĐÃI HỌC PHÍ

1. Học bổng

1.1. Học bổng hiếu học Lawrence S. Ting: Là học bổng được xét cấp cho học sinh nghèo

vượt khó, có thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc khi các em học tập tại trường THCS và

THPT Đinh Thiện Lý.

Việc xét cấp học bổng hiếu học Lawrence S. Ting ban đầu chỉ được tiến hành đối với đối

tượng học sinh dự tuyển vào khối 10.

Học sinh được cấp học bổng hiếu học thông qua hình thức miễn đóng toàn bộ học phí và

tùy theo hoàn cảnh được xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn phần sinh hoạt phí khi học tập tại

trường Đinh Thiện Lý.

1.2. Học bổng khuyến học Lawrence S. Ting: Là học bổng được xét cấp cho học sinh

có kết quả học tập và rèn luyện nổi trội khi các em học tập tại trường THCS và THPT Đinh Thiện

Lý.

Học bổng khuyến học được xét cấp theo từng học kỳ dựa trên kết quả học tập và rèn luyện

tại trường Đinh Thiện Lý của học sinh ở học kỳ liền trước đó. Học bổng học kỳ I đối với học

sinh lớp 6 và lớp 10 sẽ được xét cấp dựa trên thành tích học tập và rèn luyện của học sinh ở toàn

cấp học trước đó.

Giá trị học bổng như sau:

▪ Lớp 6: 12,000,000VND/học sinh/học kỳ

▪ Lớp 7: 13,000,000VND/học sinh/học kỳ

▪ Lớp 8: 14,000,000VND/học sinh/học kỳ

▪ Lớp 9: 15,000,000VND/học sinh/học kỳ

▪ Lớp 10: 16,000,000VND/học sinh/học kỳ

▪ Lớp 11: 17,000,000VND/học sinh/học kỳ

▪ Lớp 12: 18,000,000VND/học sinh/học kỳ

2. Học sinh thuộc diện được ưu đãi học phí

2.1. Đối với con của giáo viên - nhân viên trường Đinh Thiện Lý

Học sinh là con ruột của giáo viên - nhân viên làm việc chính thức toàn thời gian và theo

hình thức hợp đồng lao động tại trường Đinh Thiện Lý sẽ được xem xét miễn giảm học phí theo

quy định của nhà trường.

2.2. Đối với con của cán bộ nhân viên các đơn vị thuộc tập đoàn CT&D

Học sinh được xác nhận là con ruột của cán bộ nhân viên đang làm việc tại các đơn vị

thuộc tập đoàn CT&D bao gồm Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty TNHH Tân

Thuận, Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước, Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Sino-Pacific,

Page 68: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 68

Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting, Trường quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS) sẽ được giảm

20% học phí chính khóa.

2.3. Nguyên tắc thực hiện

Mỗi học sinh thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi học phí chỉ được hưởng 01 suất ưu tiên

cao nhất; nghĩa là trường hợp học sinh có cả cha và mẹ đều làm việc trong các đơn vị thuộc tập

đoàn CT&D (bao gồm cả trường Đinh Thiện Lý), thì chỉ được xét giảm theo định mức ưu tiên

cao nhất của cha hoặc mẹ.

Page 69: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 69

Phần 11

PHỤ LỤC

1. Phương thức tính điểm phong trào thi đua lớp

1.1. Nội dung các hoạt động phong trào

1.1.1 Phong trào định hướng, phong trào bắt buộc

▪ Các hoạt động, tổ chức Đoàn-Đội.

▪ Các hoạt động sinh hoạt theo chủ đề của nhà trường.

▪ Các phong trào theo chủ điểm hoặc hưởng ứng các ngày lễ của đất nước.

▪ Các hoạt động công tác xã hội, từ thiện.

1.1.2 Phong trào, hoạt động tự nguyện

▪ Các hoạt động, phong trào mang tính chất thể hiện năng khiếu, sở thích.

▪ Các sự kiện, hoạt động do các câu lạc bộ tổ chức.

1.1.3 Phong trào thể dục thể thao

1.2. Cách chấm điểm các phong trào

1.2.1. Quy định

▪ Đối với mỗi thông báo về một hoạt động của bộ phận Công tác học sinh đều ghi chú

đó là phong trào bắt buộc hoặc tự nguyện.

▪ Đối với mỗi phong trào được phổ biến bằng thông báo được tính một cột điểm.

▪ Mỗi tuần, trong trường hợp có hoạt động, bộ phận Công tác học sinh sẽ gửi bảng điểm

phong trào đến toàn bộ GVCN. GVCN cần phản hồi hoặc có ý kiến nếu có sai sót hoặc thắc mắc.

▪ Cuối một học kì, bộ phận Công tác học sinh sẽ tổng điểm phong trào từ điểm của từng

tuần.

1.2.2. Cách chấm điểm cụ thể

Loại hoạt động Cách tính điểm

a) Đối với hoạt

động trào bắt buộc Lớp không tham gia: 0.0 điểm

Lớp có tham gia: 7.0 điểm

Lớp có tham gia vượt qua vòng loại (nếu có nhiều vòng): 8.0 điểm

Tham gia được giải khuyến khích (nếu có): 8.5 điểm

Tham gia được giải III: 9.0 điểm

Tham gia được giải II: 9.5 điểm

Tham gia được giải I: 10.0 điểm

b) Đối với hoạt

động tự nguyện

c) Đối với phong

trào thể dục thể thao

(TDTT) (cấp trường)

Page 70: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 70

Loại hoạt động Cách tính điểm

d) Đối với tập thể hỗ

trợ nhà trường, ban

tổ chức các hoạt

động

Đối với các hoạt động bắt buộc, nếu số lượng học sinh tham gia

hỗ trợ 1 hoạt động của nhà trường chiếm 1/3 số lượng học sinh

của lớp dẫn đến việc lớp không thể tham gia hoạt động đó thì lớp

vẫn được tính điểm ở hoạt động đó như các lớp có tham gia (8.0

điểm).

GV phụ trách hoạt động sẽ đánh giá việc hỗ trợ của các lớp để có

thể đề xuất không tính điểm trong trường hợp học sinh các lớp

tham gia hỗ trợ thiếu nghiêm túc, thiếu trách nhiệm.

Đối với các hoạt động tự nguyện, việc hỗ trợ hoạt động của lớp

không được tính điểm.

e) Đối với hoạt

động công tác xã hội

Trong năm học, lớp có tổ chức CTXH 1 lần: 8.0 điểm

Trong năm học, lớp có tổ chức CTXH 2 lần: 10.0 điểm

Trong năm học, lớp có tổ chức CTXH 3 lần: cộng thêm 2 điểm

1.3. Cách tính điểm thi đua phong trào cuối học kỳ

1.3.1 Nguyên tắc tính điểm

▪ Điểm phong trào TDTT được tính như 1 cột điểm bắt buộc.

▪ Điểm phong trào tự nguyện chiếm không quá 20% điểm phong trào bắt buộc.

1.3.2 Công thức tính điểm thi đua phong trào học kỳ

▪ Quy ước

o Điểm thi đua học kì: TĐPT

o Tổng điểm phong trào bắt buộc: BB

o Điểm phong trào bắt buộc lớp đạt: bb

o Tổng điểm phong trào tự nguyện: TN

o Điểm phong trào tự nguyện lớp đạt: tn

▪ Công thức

Trong trường hợp số phong trào giữa các khối lớp

khác nhau, để so sánh điểm thi đua phong trào giữa các lớp cuối học kỳ thì áp dụng cách tính

quy ra %:

Page 71: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 71

2. Bảng tự đánh giá việc thực hiện giá trị cốt lõi

NỘI DUNG–

MỨC

ĐỘ

GIÁ TRỊ

NỘI DUNG

CH

ƯA

M

ĐƯ

ỢC

M Đ

ƯỢ

C

RẤ

T Í

T

TH

ỈNH

TH

OẢ

NG

M Đ

ƯỢ

C

HẦ

U N

M

ĐƯ

ỢC

HẾ

T

L

N L

N

M Đ

ƯỢ

C

VƯỢT

TRỘI

1) Em có động cơ và hành động thiết thực vươn đến sự

vượt trội. 1 2 3 4 5

2) Em thể hiện được sự chủ động trong học tập, yêu thích

việc học tập. 1 2 3 4 5

3) Em có tinh thần vượt khó khăn và thử thách trong quá

trình học tập, đồng thời có biện pháp giải quyết vấn đề gặp

phải trong học tập.

1 2 3 4 5

4) Em có khả năng thu thập kiến thức, biết vận dụng công

nghệ để khai thác và xử lý thông tin. 1 2 3 4 5

5) Em thể hiện được năng lực nghiên cứu và sáng tạo. 1 2 3 4 5

TÔN

TRỌNG

1) Em biết quan tâm, đồng cảm và tôn trọng những nhu

cầu và cảm xúc của người khác. 1 2 3 4 5

2) Khi người khác đang nói, em luôn biết lắng nghe và thể

hiện thái độ tôn trọng. 1 2 3 4 5

3) Em biết điều chỉnh giọng nói vừa phải, không làm ồn

ảnh hưởng đến những người xung quanh. 1 2 3 4 5

4) Em luôn thể hiện sự tôn trọng đối với con người và môi

trường mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh. 1 2 3 4 5

TRUNG

THỰC

1) Em luôn có sự thẳng thắn, trung thực trong hành vi,

dũng cảm nhận sai. 1 2 3 4 5

2) Em luôn trung thực trong mọi việc: học tập, kiểm tra,

thi cử và báo cáo sự việc. 1 2 3 4 5

3) Em luôn là một người trung thực, đáng tin cậy trong con

mắt của mọi người. 1 2 3 4 5

4) Em biết tôn trọng lẽ phải, hành xử công bằng đối với

bạn bè, tập thể và cộng đồng. 1 2 3 4 5

TRÁCH

NHIỆM

1) Em biết tự chịu trách nhiệm đối với việc học tập của

mình. 1 2 3 4 5

2) Em luôn chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân,

đồng thời cũng chịu trách nhiệm với hậu quả do hành vi

của mình gây ra.

1 2 3 4 5

Page 72: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 72

NỘI DUNG–

MỨC

ĐỘ

GIÁ TRỊ

NỘI DUNG

CH

ƯA

M

ĐƯ

ỢC

M Đ

ƯỢ

C

RẤ

T Í

T

TH

ỈNH

TH

OẢ

NG

M Đ

ƯỢ

C

HẦ

U N

M

ĐƯ

ỢC

HẾ

T

L

N L

N

M Đ

ƯỢ

C

3) Khi được giao công việc, em luôn có ý thức trách nhiệm

cao, không tìm lý do để bao biện cho những thiếu sót hay

cho việc không hoàn thành nhiệm vụ của mình.

1 2 3 4 5

4) Em luôn toàn tâm, toàn ý, nỗ lực hoàn thành công việc

của bản thân, làm tròn trách nhiệm của mình. 1 2 3 4 5

CÂN

BẰNG

1) Em có khả năng quản lý tốt cảm xúc, lời nói, hành vi

bản thân. 1 2 3 4

5

2) Em có khả năng lập kế hoạch và quản lý tốt thời gian. 1 2 3 4 5

3) Em có ý thức chủ động, tích cực tham gia hoạt động học

tập và thể thao, đạt được sự phát triển cân bằng về thể chất

và tinh thần.

1 2 3 4 5

4) Em luôn cố gắng để đạt được sự cân bằng giữa tình cảm

và lý trí. 1 2 3 4 5

PHỤC

VỤ

1) Em luôn chủ động giúp đỡ người khác, tự nguyện dành

thời gian, công sức giúp đỡ mọi người một cách vô tư,

không điều kiện.

1 2 3 4 5

2) Em luôn làm việc vì mọi người, biết đặt mình vào vị trí

của người khác mà suy nghĩ. 1 2 3 4 5

3) Em luôn thể hiện được tinh thần phục vụ; vui vẻ, nhiệt

tình, chân thành, lịch sự khi giúp đỡ người khác. 1 2 3 4 5

4) Em luôn trân trọng những kinh nghiệm có được khi giúp

đỡ người khác, coi đó là sức mạnh giúp em trưởng thành

hơn.

1 2 3 4 5

3. Các vật dụng cá nhân cần có

- Sách giáo khoa.

- Tập vở và dụng cụ học tập.

- Máy vi tính xách tay hoặc máy tính bảng.

- Chiếu ngủ trưa: chiếu cói hoặc chiếu trúc, rộng tối đa 60 cm.

- Gối và chăn: gối và chăn cá nhân nhỏ, tiện lợi.

- Ổ khóa: để khóa tủ cá nhân.

- Bình đựng nước uống có dán tên.

Page 73: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 73

Phần 12

PHƯƠNG THỨC LIÊN HỆ NHÀ TRƯỜNG

1. Tên trường: Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý

- Địa chỉ: 80 Nguyễn Đức Cảnh, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

- Điện thoại: 028.54110040 Fax: 028.54110039

- Email: [email protected]/[email protected]

- Website: lsts.edu.vn

2. Các phòng chức năng

BỘ PHẬN CHỨC VỤ MÁY NHÁNH EMAIL

BAN GIÁM

HIỆU

Tổng Hiệu trưởng Ext: 100 [email protected]

Hiệu trưởng Ext: 101 [email protected]

Phó Hiệu trưởng Ext: 102 [email protected]

BỘ PHẬN

Giám thị Ext: 405, 406, 407 [email protected]

Tuyển sinh Ext: 108, 304 [email protected]

Học vụ Ext: 304 [email protected]

Văn Thư Ext: 504 [email protected]

Trợ lý thanh niên Ext: 409 [email protected]

Nhân sự Ext: 502, 503 [email protected]

Kế toán Ext: 701, 107 [email protected]

Cơ sở vật chất Ext: 601, 602, 603 [email protected]

Y tế Ext: 408 [email protected]

Thư viện Ext: 306 [email protected]

IT Ext: 607, 608 [email protected]

Page 74: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 74

MỤC LỤC

Phần 1

TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI ............................................................ 1

1. Tầm nhìn ................................................................................................................................. 1

2. Sứ mệnh ................................................................................................................................... 1

3. Giá tri cốt lõi ........................................................................................................................... 1

Phần 2

ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ...................................... 4

1. Capstone Program .................................................................................................................. 4

2. Chương trình giáo dục ............................................................................................................ 5

Phần 3

NỘI QUY HỌC SINH ................................................................................................................ 9

1. Chuyên cần .............................................................................................................................. 9

2. Trang phục, tác phong ............................................................................................................ 9

3. Học tập .................................................................................................................................. 10

4. Giao tiếp, ứng xử ................................................................................................................... 10

5. Ý thức tiết kiệm, giữ gìn tài sản, trang thiết bi của trường ................................................... 11

6. Quy đinh vê việc đảm bảo trật tự khi tham dự lễ hoặc sự kiện ............................................. 12

7. Nội quy dự thi, kiểm tra tập trung tại trường ....................................................................... 13

8. Xử lý thí sinh vi phạm nội quy thi (trong 1 môn thi) ............................................................. 14

9. Quy đinh vê việc kiểm tra bù, kiểm tra lại đối với các bài kiểm tra trên lớp ........................ 15

Phần 4

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH ......................................................................................... 17

1. Tiêu chuẩn xếp loại học lực học kỳ và cả năm ..................................................................... 17

2. Tiêu chuẩn đánh giá hạnh kiểm ............................................................................................ 18

3. Đánh giá hạnh kiểm hàng tháng và học kỳ cho học sinh trường Đinh Thiện Lý .................. 19

4. Quy đinh thông tin, phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình ..................... 26

Phần 5

KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT ................................................................................................. 28

1. Khen thương ......................................................................................................................... 28

2. Xử lý kỷ luật .......................................................................................................................... 30

Page 75: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 75

Phần 6

AN TOÀN TRƯỜNG HỌC ..................................................................................................... 32

1. An toàn phòng chống cháy nổ ............................................................................................. 32

2. An toàn giao thông ............................................................................................................... 32

3. An toàn vệ sinh thực phẩm ................................................................................................... 34

Phần 7

QUY TRÌNH SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA HỌC SINH ............................................... 36

1. Thời gian biểu hàng ngày ..................................................................................................... 36

2. Điểm danh ............................................................................................................................ 36

3. Hoạt động đọc sách 15 phút đầu giờ hàng ngày ................................................................. 36

4. Nghỉ trưa ............................................................................................................................. 38

5. Xin phép rời lớp ................................................................................................................... 38

6. Xin phép đến trường muộn hoặc ra vê sớm ........................................................................ 38

7. Xin phép nghỉ học ................................................................................................................ 39

8. Ra, vào trường ..................................................................................................................... 40

9. Giờ tan trường ..................................................................................................................... 40

Phần 8

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN HỌC SINH .............................................................................. 41

1. Tổ chức Ban cán sự lớp ........................................................................................................ 41

2. Chương trình tư vấn hướng nghiệp ...................................................................................... 45

3. Chương trình tham vấn học đường ...................................................................................... 46

4. Tổ chức và vận hành Câu lạc bộ .......................................................................................... 47

Phần 9

SỬ DỤNG PHÒNG CHỨC NĂNG VÀ DỊCH VỤ ................................................................ 53

1. Quy đinh sử dụng thư viện .................................................................................................. 53

2. Quy đinh sử dụng phòng thí nghiệm .................................................................................... 56

3. Quy đinh sử dụng phòng máy vi tính................................................................................... 57

4. Quy đinh vê sử dụng wifi và thiết bi điện tử (TBĐT) ........................................................... 58

5. Quy đinh sử dụng phòng Maker Lab .................................................................................... 60

6. Quy đinh sử dụng phòng Studio ........................................................................................... 61

7. Quy đinh sử dụng hồ bơi ...................................................................................................... 63

8. Quy đinh sử dụng phòng y tế ................................................................................................ 64

Page 76: PHẦN 1 - Trường THCS VÀ THPT Đinh Thiện Lý

Sổ tay học sinh năm học 2020 - 2021 Trang 76

9. Quy đinh sử dụng xe đưa rước ............................................................................................. 65

10. Quy đinh khu vực để xe tầng hầm ....................................................................................... 65

Phần 10

QUY ĐỊNH VỀ HỌC BỔNG VÀ ƯU ĐÃI HỌC PHÍ ............................................................ 67

1. Học bổng ............................................................................................................................... 67

2. Học sinh thuộc diện được ưu đãi học phí ............................................................................. 67

Phần 11

PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 69

1. Phương thức tính điểm phong trào thi đua lớp .................................................................... 69

2. Bảng tự đánh giá việc thực hiện giá tri cốt lõi ..................................................................... 71

3. Các vật dụng cá nhân cần có ................................................................................................ 72

Phần 12

PHƯƠNG THỨC LIÊN HỆ NHÀ TRƯỜNG .......................................................................... 73

1. Tên trường: Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý ........................................................... 73

2. Các phòng chức năng ........................................................................................................... 73