Top Banner
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TIÊM CHỦNG CHO TRẺ SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE Cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của trẻ như: đang bị bệnh, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm. Sau khi tiêm, nếu cha mẹ vẫn không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình, cần gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ. Mang theo sổ tiêm chủng khi đưa trẻ đi tiêm. Tiêm đủ liều và đúng theo lịch tiêm chủng để đạt hiệu quả cao nhất. 04 / 2016 Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe .TPHCM 59B Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP.HCM ĐT: 39 309 878 Website: www.t4ghcm.org.vn (T4G) Để biết thêm thông tin chi tiết: xin liên hệ với các điểm tiêm chủng tại các Trạm y tế, Trung tâm y tế dự phòng quận/huyện, các điểm tiêm chủng dịch vụ. Vì sự an toàn của trẻ sau tiêm chủng, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng Để tiêm chủng cho trẻ an toàn và đạt hiệu quả nên: Đề nghị cán bộ y tế thông báo về chủng loại, hạn sử dụng của vắc - xin và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm.
2

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TIÊM CHỦNG CHO TRẺ14.161.4.102/leaflet/2016/Tiem_chung.pdfnhỮng ĐiỀu cẦn biẾt khi tiÊm chỦng cho trẺ sỞ y tẾ thÀnh phỐ hỒ

Aug 29, 2019

Download

Documents

trantram
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TIÊM CHỦNG CHO TRẺ14.161.4.102/leaflet/2016/Tiem_chung.pdfnhỮng ĐiỀu cẦn biẾt khi tiÊm chỦng cho trẺ sỞ y tẾ thÀnh phỐ hỒ

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

KHI TIÊM CHỦNG CHO TRẺ

SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của trẻ như: đang bị bệnh, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.

Sau khi tiêm, nếu cha mẹ vẫn không yên tâm về tình trạng sức khỏe của con mình, cần gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ.

Mang theo sổ tiêm chủng khi đưa trẻ đi tiêm.

Tiêm đủ liều và đúng theo lịch tiêm chủng để đạt hiệu quả cao nhất.

04 / 2016

Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe .TPHCM 59B Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP.HCMĐT: 39 309 878Website: www.t4ghcm.org.vn (T4G)

Để biết thêm thông tin chi tiết: xin liên hệ với các điểm tiêm chủng tại các Trạm y tế, Trung tâm y tế dự phòng quận/huyện, các điểm tiêm chủng dịch vụ.

Vì sự an toàn của trẻ sau tiêm chủng, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng

Để tiêm chủng cho trẻ an toàn và đạt hiệu quả nên:

Đề nghị cán bộ y tế thông báo về chủng loại, hạn sử dụng của vắc - xin và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm.

Page 2: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TIÊM CHỦNG CHO TRẺ14.161.4.102/leaflet/2016/Tiem_chung.pdfnhỮng ĐiỀu cẦn biẾt khi tiÊm chỦng cho trẺ sỞ y tẾ thÀnh phỐ hỒ

Tiêm chủng có những lợi ích gì? Phản ứng tại chỗ: đau, hơi sưng đỏ tại chỗ tiêm, thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến một tuần.

Cũng như các loại thuốc, vắc - xin có thể gây ra một số tác dụng phụ hay còn gọi là phản ứng sau tiêm.

Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như trên cần ĐƯA NGAY trẻ tới cơ sở y tế.

Lưu ý:

Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho trẻ em.

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất bằng vắc - xin dự phòng.

Nhờ tiêm chủng, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và tỷ lệ mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm có vắc - xin dự phòng đã giảm đi từ hàng chục đến hàng trăm lần.

Sốt: là phản ứng bình thường của cơ thể với vắc - xin, có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1 - 2 ngày.

Phản ứng nhẹ thường gặp:

Tiêm chủng có thể dẫn đến những tác dụng phụ nào vàxử trí ra sao?

Một số dấu hiệu nặng có thể xảy ra:

Xử trí

Dị ứng: có thể là phát ban, ngứa toàn thân... các triệu chứng này thường tự khỏi sau một hoặc vài ngày.

Xử trí

Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp một số dấu hiệu nặng. Tuy nhiên, những dấu hiệu nặng sau tiêm thường rất hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử lý kịp thời.

Sốt cao trên 39°C, co giật

Tay chân lạnh, tím tái

Thở khó

Trẻ bứt rứt, quấy khóc kéo dài

Lừ đừ, bỏ bú

Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm

Tăng cường cho trẻ bú mẹ, uống nhiều nước.

Mặc quần áo thoáng mát, lau mát trẻ bằng nước ấm.

Khi trẻ sốt trên 38°C có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

Chườm mát tại chỗ tiêm.