Top Banner
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC ----o0o---- HOÀNG THU HẰNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI) Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC Mã số : 60 31 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH VĂN TÙNG HÀ NỘI -2009
23

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

Aug 29, 2019

Download

Documents

nguyenphuc
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA XÃ HỘI HỌC

----o0o----

HOÀNG THU HẰNG

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA

TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HIỆN NAY

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

QUỐC DÂN VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

Mã số : 60 31 30

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRỊNH VĂN TÙNG

HÀ NỘI -2009

Page 2: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, tệ nạn ma tuý đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, là mối đe doạ

đến hoà bình và trật tự của loài người. Do vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đương

đầu với vấn đề này. Tệ nạn hút ma tuý đang ngày càng lan rộng. Sản xuất ma tuý khá phổ biến

khắp nơi trên thế giới. Hoạt động buôn lậu ma tuý đang hoành hành trên khắp mọi nơi. Các

nhóm tội phạm ma tuý đã mang tính chất xuyên quốc gia và liên quốc gia. Ba Công ước quốc tế

về kiểm soát ma tuý của Liên hiệp quốc (Công ước thống nhất về các chất gây nghiện năm

1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước về chống buôn bán bất hợp

pháp các chất gây nghiện và các chất hướng thần năm 1988) thể hiện sự đồng tâm nhất trí của

cộng đồng quốc tế trong việc phòng, chống lại hiểm hoạ ma tuý. Tháng 4 năm 2000, lần đầu

tiên vấn đề ma tuý được đưa vào trong chương trình nghị sự của Hội đồng bảo an Liên hợp

quốc. Điều đó cho thấy rằng, thế giới ngày nay coi tệ nạn ma tuý là một trong những mối đe

doạ lớn đối với an ninh nhân loại.

Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo,

Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực. Sự tăng trưởng kinh tế

hội nhập với thế giới, tiếp cận nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi toàn bộ đời sống của nhân

dân. Bên cạnh những thành tựu mà nền kinh tế thị trường đem lại, là hàng loạt những vấn đề xã

hội nảy sinh. Một trong những vấn đề xã hội nảy sinh mà chúng ta cần quan tâm đó là tệ nạn ma

tuý. Đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý những năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm

chỉ đạo thực hiện. Từ năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06/CP về tăng cường công

tác phòng chống và kiểm soát ma tuý. Ngày 01/09/1997, Chủ tịch nước ra quyết định về việc

Việt Nam tham gia ba Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý của Liên hiệp quốc. Các chương

trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 1998 - 2000 và giai đoạn 2001 - 2005 liên tục

được xây dựng và triển khai thực hiện. Luật phòng chống ma tuý được Quốc hội khoá X thông

qua và có hiệu lực từ ngày 01/06/2001 đã tạo cơ sở pháp lý để hoạt động phòng ngừa, ngăn

chặn và đấu tranh với ma tuý đạt được hiệu quả cao hơn. Trong luật phòng chống ma tuý đã chỉ

rõ: "Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi

giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật

tự, an toàn xã hội và an ninh Quốc gia” [16,tr.7]. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố

gắng về mặt lập pháp và hành pháp, tổ chức lực lượng đấu tranh phòng chống các tệ nạn nói

chung và tệ nạn ma tuý nói riêng với những kết quả đáng khích lệ, nhưng tệ nạn ma tuý vẫn

chưa có xu hướng giảm mà lại gia tăng. Cùng với sự gia tăng của tội phạm về ma tuý, tình hình

nghiện hút ma tuý trong xã hội, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên có xu hướng tăng mạnh

(có khoảng 70% số người nghiện ma tuý mới ở độ tuổi thanh thiếu niên) [39] . Vì thế, đấu tranh

ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý là một nội dung quan trọng, là một trong những mục tiêu

của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.

Để ngăn chặn hiểm hoạ ma tuý, cần phải có các giải pháp đồng bộ, huy động sức mạnh

của toàn dân. Một trong những vấn đề cốt lõi trong đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý không

chỉ dừng lại ở việc bắt và xử lý thật nhiều các đối tượng vi phạm, mà phải tích cực phòng ngừa

không để tệ nạn ma tuý xảy ra, xoá bỏ những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh tệ nạn về

ma tuý. Hay nói cách khác, dấu nhấn của công tác này cần được đặt ở khía cạnh “phòng ngừa”.

Để công tác “phòng ngừa” đạt hiệu quả cao, thì việc nắm bắt nhận thức của các tầng lớp trong

xã hội, đặc biệt là của sinh viên, để thông qua đó có những biện pháp đúng đắn hơn, thiết thực

hơn nhằm giáo dục, rèn luyện, nhận thức của họ để họ trở thành lực lượng nòng cốt, tích cực

tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Nhằm tìm hiểu thực trạng và mức độ nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn

thành phố Hà nội, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài "Nhận thức của sinh viên về tệ nạn

Page 3: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay" (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh

Tế Quốc Dân và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu nhằm vận dụng những phạm trù, khái niệm, phương pháp nghiên

cứu và các lý thuyết Xã hội học vào việc mô tả, giải thích về thực trạng nhận biết, kiến thức,

hiểu biết và tâm thế hành vi đối với ma tuý của sinh viên hiện nay.

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu “Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội

hiện nay” còn có một ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Trên cơ sở phân tích một cách nhìn

khoa học, chúng tôi mong muốn nắm bắt kịp thời những nhận biết, kiến thức, hiểu biết và tâm

thế hành vi đúng đắn/sai lệch về ma tuý của sinh viên và những nhu cầu của họ trong việc nâng

cao nhận thức về ma tuý. Qua đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị, giải pháp thiết thực

cho việc nâng cao hiểu biết của sinh viên các trường Đại học về ma tuý

3 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng nhận thức (nhận biết, kiến thức, hiểu biết và tâm thế hành vi) của sinh

viên về ma túy

- Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm giúp sinh viên có những nhận thức đầy đủ và

đúng đắn hơn đối với tệ nạn ma tuý cũng như đối với cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý

4 Đối tƣợng nghiên cứu

Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.

5 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên hệ chính quy của các trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và trường

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Tháng 10 năm 2007 đến tháng 10 năm 2009

Địa bàn nghiên cứu:

Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

Phạm vi đối tượng: Nghiên cứu này giới hạn ở việc đo lường, đánh giá mức độ nhận thức của

sinh viên trên địa bàn Hà Nội trên cơ sở nghiên cứu hai trường Đại học đại diện. Trên cơ sở

đó, chúng tôi cố gắng tìm ra một vài nguyên nhân cốt lõi để giải thích mức độ nhận thức của

nhóm tác nhân này đứng trước một tệ nạn nghiêm trọng của Việt Nam ngày nay.

7 Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn đầu của nghiên cứu trong việc

phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề nghiên cứu và hình thành giả thuyết nghiên cứu, đồng thời

được sử dụng trong quá trình đọc và phân tích tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Page 4: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

Nghiên cứu này đã phân tích nhiều tài liệu thu thập được trong nước và ngoài nước có liên quan

đến vấn đề ma tuý nhằm so sánh đối chiếu và thu thập thêm thông tin.

7.2 Phương pháp quan sát

Quan sát thái độ của người được phỏng vấn để biết được độ tin cậy của thông tin.

Quan sát lối sống, hoạt động học tập, vui chơi giải trí của sinh viên, đặc biệt quan sát thực tế

thái độ, hành vi của sinh viên đối với những vấn đề có liên quan đến ma tuý.

7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Trên cơ sở đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xây dựng một khung hướng dẫn phỏng

vấn sâu để thăm dò xu hướng trả lời của các tác nhân trong nghiên cứu này. Để đảm bảo các

nhóm tác nhân đều thể hiện được biểu tượng hay hình ảnh của nhóm mình về nhận thức của

sinh viên về tệ nạn ma tuý, chúng tôi tiến hành 16 phỏng vấn sâu với cơ cấu như sau: 10 sinh

viên (05 sinh viên/trường, 02 nhà quản lí cấp trường (01 nhà quản lí/trường) và 04 đại diện tổ

chức đoàn thể xã hội gần gũi với sinh viên và gia đình).

7.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Kết hợp với việc đọc tài liệu ban đầu cũng như các kết quả phỏng vấn, chúng tôi xây dựng bảng

hỏi bán cấu trúc nhằm thu thập thông tin trên diện rộng về nhận thức của sinh viên đối với ma

tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt, những kết quả nghiên cứu định lượng sẽ được xử lí

trên phần mềm SPSS 15.0 để khẳng định hay bác bỏ các giả thuyết được đưa ra sau khi phỏng

vấn.

Giới thiệu mẫu nghiên cứu - Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống vì khi đo nhận thức của một lượng

khách thể lớn, chúng tôi tin rằng, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống không loại trừ cơ

hội của bất kì chủ thể nào trong nhóm lớn. Hay nói cách khác, phương pháp này đảm bảo rằng,

không sinh viên nào bị mất cơ hội có thể được lựa chọn vào mẫu.

- Kết quả chọn mẫu và cơ cấu mẫu

Cuộc khảo sát xã hội học được tiến hành chọn mẫu trên cơ sở danh sách sinh viên của hai

trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học

Quốc gia Hà Nội, 201 sinh viên được chọn ngẫu nhiên ngẫu nhiên hệ thống bao gồm 95 nam

sinh viên và 106 nữ sinh viên, đảm bảo điều kiện các sinh viên này là sinh viên học hệ chính

quy để phỏng vấn. Vì thế 201 sinh viên này có tính chất đại diện cao cho sinh viên của hai đơn

vị đào tạo trên và thông tin thu được có tính chất khách quan.

Cơ cấu mẫu:

Tiêu chí Tần xuất Tỷ lệ

(%)

Biểu đồ

Giới tính

Nam 95 47

Nữ 106 53

4753

Biểu 1: Cơ cấu theo giới tính

Nam

Nữ

Page 5: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

Nơi ở

hiện tại

Nội trú

80 40

Ngoại trú 121 60

Trường

Đại học

Khoa học Xã

hội và Nhân

văn

101

50

Kinh tế Quốc

dân

100

50

8 Giả thuyết nghiên cứu

Sinh viên hiện nay nói chung có nhiều thông tin về ma tuý, nhưng nhận thức của họ phần lớn

dừng lại ở mức độ cảm tính.

Nhận thức lý tính của một số sinh viên (những hiểu biết để chuẩn bị hành động) về vấn đề ma

túy còn thấp.

Môi trường thông tin về ma tuý để nâng cao nhận thức cho đối tượng sinh viên là phong phú,

nhưng vẫn chưa có một cơ chế thông tin phù hợp cho đối tượng đặc thù này.

Đặc điểm cá nhân (Giới tính) có ảnh hưởng đến nhân thức của sinh viên về ma tuý.

9 Khung lý thuyết

Ngoại trú

60%

Nội trú40%

Biểu 2: Cơ cấu theo nơi ở hiện tại

50

50

Biểu 3: Cơ cấu theo trƣờng

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Đại học Kinh tế Quốc dân

Điều kiện kinh tế xã

hội

Đặc điểm cá nhân

Nhận thức

của sinh viên

về vấn đề ma

Thực trạng về

tệ nạn ma tuý

trên địa bàn

Page 6: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

1.1.1 Lý thuyết xã hội hoá Khái niệm xã hội hoá hiện nay thường được dùng với hai nội dung: ở nội dung thứ nhất,

khái niệm này chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm của xã hội về vật chất và tinh thần đến những

vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó của xã hội mà trước đây chỉ có một bộ phận của xã hội có trách

nhiệm quan tâm. Đó là quá trình xã hội hoá các vấn đề, sự kiện xã hội, như xã hội hoá giáo dục,

xã hội hoá y tế… Ở khái niệm này, xã hội hoá đồng nghĩa với sự tham gia ngày càng tăng của

người dân vào một sự kiện xã hội để cùng Nhà nước giải quyết một số khó khăn.

Trong nội dung thứ hai, thuật ngữ xã hội hoá được sử dụng trong xã hội học là quá trình

tương tác giữa các cá nhân và xã hội qua đó mà các cá nhân học hỏi và thực hành những tri

thức, những kỹ năng và những phương pháp cần thiết để hoà nhập với xã hội.

Hiện nay, trong khoa học xã hội có rất nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội hoá. Dựa

vào tính chủ động của các nhân trong quá trình xã hội hoá, chúng ta có thể tạm chia thành hai

loại định nghĩa:

Loại thứ nhất, ít đề cập đến tính chủ động của cá nhân trong quá trình thu nhận kinh nghiệm xã

hội. Các cá nhân dường như bị khép vào các chuẩn mực khuôn mẫu mà không cưỡng lại được.

Loại thứ hai, khẳng định tính tích cực sáng tạo của cá nhân trong quá trình xã hội hoá. Cá nhân

không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn tham gia vào quá trình tái tạo ra các kinh

nghiệm xã hội.

Dù có những quan điểm khác nhau nhưng các nhà khoa học đều thống nhất tại một điểm: xã hội

hoá là một quá trình: có khởi đầu, diễn biến và có kết thúc.

Neil Smelser, nhà xã hội học Mỹ đã viết: “Xã hội hoá là quá trình mà trong đó cá nhân học cách

thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các mô

hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình”. Theo

nghĩa này, vai trò của cá nhân trong quá trình xã hội hoá chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các

kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực. Định nghĩa này chưa đề cập tới khả năng cá nhân có thể tạo ra

những giá trị, kinh nghiệm, chuẩn mực để xã hội theo đuổi. Như vậy, theo định nghĩa này thì

Page 7: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

dường như cá tính của con người bị tan biến vào những đặc điểm xã hội mà cá nhân tiếp thu

được.

Một nhà xã hội học khác của Mỹ có tên: Fichter đã xem xét: “xã hội hoá là một quá trình tương

tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động,

và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó”. Như vậy, Fichter đã chú ý hơn tới tính tích

cực của cá nhân trong quá trình xã hội hoá đó là cá nhân không chỉ chấp nhận mà họ còn có thể

thích nghi được với những giá trị, kinh nghiệm mà anh ta tiếp thu được trong quá trình tương

tác với người khác.

Định nghĩa về xã hội hoá của của nhà khoa học người Nga G.Andreeva đã nêu được cả hai mặt

của quá trình xã hội hoá. Mặt thứ nhất của quá trình là cá nhân nội hoá các hệ giá trị của xã hội.

Đó là quá trình mà cá nhân thực hiện tương tác với xã hội nhằm thu nhận những tri thức, những

kỹ năng cho bản thân mình. Mặt thứ hai của quá trình xã hội hoá là quá trình cá nhân ngoại hoá

hệ giá trị của xã hội thông qua hành vi được xã hội chấp nhận. Mặt thứ nhất của quá trình xã

hội hoá là sự thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của môi trường tới con người.

Mặt thứ hai của quá trình này thể hiện sự tác động của con người trở lại môi trường thông qua

hoạt động của mình. Và câu hỏi mà Andreeva đặt ra đó là cá nhân bước vào xã hội để trưởng

thành thông qua các cơ chế nào? Hay đúng hơn là môi trường xã hội hoá của cá nhân sẽ được

diễn ra như thế nào?

Lý thuyết xã hội hoá cũng đề cập đến môi trường xã hội hoá, đó là nơi cá nhân có thể thực hiện

thuận lợi các tương tác xã hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội.

Dù có bản chất xã hội và tiền đề tự nhiên phù hợp, con người có thể không trở thành một nhân

cách hoàn thiện nếu không được đặt trong môi trường thích hợp.

Có nhiều cách nhìn nhận hay phân tích về các môi trường xã hội hoá cá nhân theo các nhóm xã

hội - nơi các cá nhân thực hiện hoạt động sống của mình. Các môi trường xã hội hoá chủ yếu

thường được kể đến là gia đình, trường học và các tổ chức xã hội và truyền thông đại chúng.

Gia đình, là môi trường xã hội hoá rất quan trọng của cá nhân bởi hầu hết các cá nhân

đều sinh ra và lớn lên trong gia đình. Mỗi gia đình là một tiểu văn hoá, tiểu văn hoá này được

xây dựng trên nền tảng của văn hoá chung nhưng với những đặc thù riêng của từng gia đình.

Tiểu văn hoá gia đình được tạo thành bởi nền giáo dục truyền thống gia đình, lối sống gia đình,

thói quen gia đình hay “tâm thế gia đình” (habitus) theo nghĩa của Pierre Bourdieu…Cá nhân

tiếp nhận các đặc điểm của tiểu văn hoá này. Những kinh nghiệm sống, các quy tắc ứng xử, các

giá trị…đầu tiên cá nhân nhận được từ chính các thành viên trong gia đình, từ cha mẹ, ông bà,

anh chị....

Quá trình xã hội hoá không chỉ diễn ra trong các gia đình cùng chung sống với cha mẹ,

tức là nơi họ được sinh ra và lớn lên, mà còn trong cuộc sống gia đình vợ chồng. Để có cuộc

sống hạnh phúc, các cặp vợ chồng cần thích ứng các giá trị của họ với nhau. Tức là phải có sự

tiếp nhận, học hỏi các giá trị mới hay các khuôn mẫu hành động mới. Nói cách khác, phải tiếp

tục quá trình xã hội hoá của cả hai vợ chồng.

Nhà trường nói chung, nhà trẻ, trường mầm non nói riêng là những nơi trẻ em thực hiện

hoạt động vui chơi và học tập bước đầu của mình. Thông qua hoạt động này, trẻ em chủ yếu

nhận những kiến thức ban đầu về tự nhiên và xã hội. Những trò chơi, những mối quan hệ được

hình thành tại đây giúp trẻ em hoà nhập dần vào đời sống xã hội. Các cô giáo, thầy giáo hay bảo

mẫu là những người hướng dẫn, khuyến khích những hành vi đúng hoặc điều chỉnh những hành

vi sai lệch.

Trong các trường học, hoạt động chủ đạo của cá nhân là học tập. Đây là nơi cá nhân bắt

đầu được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội. Ở trường, cá nhân được tương tác với những thành

viên không phải trong gia đình mình, được dạy dỗ những điều khác với gia đình theo từng cấp

độ khác nhau. Cá nhân thu nhận kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên và xã hội, các kiến thức

văn hoá chủ yếu làm nền tảng cho cuộc sống sau này. Những kiến thức đó sẽ phục vụ đắc lực

cho việc thực hiện những vai trò mà cá nhân cần phải đóng trong tương lai.

Về truyền thông đại chúng, trong vài thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những

bước tiến mạnh mẽ chưa từng thấy của các phương tiện này. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật

Page 8: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

trong các lĩnh vực in ấn, xuất bản, truyền hình, internet… giúp cho truyền thông đại chúng xâm

nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Truyền thông ngày nay đã vượt ra khỏi khuôn

khổ là một kênh cung cấp thông tin và kiến thức cho các cá nhân trong xã hội một cách hữu

hiệu mà còn là kênh giải trí, kênh tương tác góp phần xây dựng các khuôn mẫu và nhân cách…

Truyền thông đại chúng làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, từ cách thức tư duy, tập

quán sinh hoạt đến điều chỉnh hành vi, điều chỉnh các mối quan hệ của cá nhân trong xã hội.

Chính truyền thông đại chúng cung cấp cho cá nhân những định hướng và các quan điểm đối

với các sự kiện và những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Truyền thông là một môi

trường quan trọng không thể thiếu trong quá trình xã hội hoá của các cá nhân.

Tổ chức xã hội là các nhóm thành viên thường được hình thành theo hình thức tự nguyện gắn

với việc chia sẻ một dạng quyền lợi nào đó. Việc hình thành nên các tổ chức xã hội phải nằm

trong khuôn khổ pháp luật. Chẳng hạn, ở môi trường đại học, chúng ta có thể kể đến Đoàn, Hội

sinh viên... Các nhóm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp đỡ cá nhân thu nhận các

kinh nghiệm xã hội theo cả con đường chính thức và không chính thức. Hay nói cách khác, cá

nhân (sinh viên trong trường hợp này) không chỉ nhờ các bài giảng mà lớn lên, mà thông qua

các kênh tương từ hoạt động tập thể.

Đây là môi trường quan trọng thứ hai sau gia đình bởi vì khái niệm nhóm thành viên có nội

dung rất rộng. Mặt khác, trong xã hội, chúng ta luôn phải đóng những vai trò khác nhau ở

những thời gian và địa điểm khác nhau với những con người khác nhau. Mỗi khi chúng ta thực

hiện hành vi thuộc một vai trò nào đó tức là chúng ta đã trở thành thành viên của một nhóm

nhất định (đó có thể là nhóm thực hay nhóm quy ước).

Môi trường xã hội hoá có thể chia thành hai loại: môi trường chính thức và môi trường

không chính thức. Nếu như, trong môi trường chính thức, cá nhân thực hiện việc thu nhận và tái

tạo kinh nghiệm xã hội, học hỏi nhằm thực hiện tốt vai trò của mình theo con đường giáo dục

chính thống như bài giảng trên lớp của các thầy giáo, cô giáo, sách báo, thì môi trường xã hội

phi chính thức bao gồm toàn bộ sự dạy dỗ của xã hội đến cá nhân thông qua mọi loại tương tác

xã hội. Cá nhân thu nhận những kinh nghiệm xã hội, các giá trị chuẩn mực của các tiểu văn hoá

trong các tương tác phi chính thức.

Theo lý thuyết về xã hội hoá của nhà xã hội học và tâm lý học xã hội người Nga – G. Andreeva,

thanh niên – sinh viên là những người đang trong giai đoạn bước đệm giữa giai đoạn trước lao

động và giai đoạn lao động. Đặc thù của độ tuổi này là tính năng động, dễ thích ứng với cái mới

nhưng cũng rất bấp bênh, dễ đổ vỡ. Xét về mặt định hướng giá trị, hệ giá trị của nhóm thanh

niên – sinh viên đang trong giai đoạn định hình cũng dễ bị thay đổi [24,tr.51].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng lý thuyết xã hội hoá để tìm hiểu và lý giải những yếu

tố môi trường sống xung quanh tác động như thế nào đến quá trình hình thành và phát triển

nhận thức của sinh viên về vấn đề ma tuý .

1.1.2 Lý thuyết về ý thức tập thể, ý thức xã hội và ý thức cá nhân của Émile Durkheim. Khái niệm ý thức tập thể hay khái niệm ý thức xã hội đóng vai trò trung tâm trong sự

nghiệp xã hội học của Durkheim. Theo Durkheim, ý thức tập thể là biểu thị sự tồn tại của một

tập hợp giá trị chung trong cùng một nhóm tác nhân. Đây chính là tập hợp những niềm tin,

những cảm giác chung cho những thành viên của cùng một xã hội. Tất cả những tập hợp đó tạo

thành một hệ thống có giá trị riêng. Chính vì thế, nó được cả xã hội thừa nhận và có tính cưỡng

chế, áp đặt đối với hành vi của mỗi cá nhân. Hơn thế, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc

hình thành các giá trị chuẩn mực hay quy định hành vi của mỗi cá nhân trong xã hội.

Về vấn đề ma tuý, nhận thức được mức độ nguy hiểm của ma tuý đối với xã hội như gây

tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia

đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia... là những

nhận thức cần đạt được ở mỗi người. Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

khoá X, kỳ họp thứ 8 (năm 2000) đã thông qua Luật phòng chống ma tuý với mục đích để

phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với ma tuý. Luật phòng chống ma tuý tập

trung vào hai lĩnh vực:

Page 9: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

Nội dung phòng ma tuý được thể hiện tập trung vào các việc sau:

Huy động rộng rãi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức xã hội, nhà trường, quần chúng

nhân dân tham gia phòng ngừa tệ nạn ma tuý; tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma tuý.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý; phòng ngừa, ngăn

chặn việc lợi dụng các hoạt động này vào các mục đích trái pháp luật.

Tổ chức, quản lý cai nghiện ma tuý; giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; phòng

chống tái nghiện.

Nội dung chống ma tuý tập trung vào các điểm sau:

Huy động rộng rãi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia đấu tranh chống tệ nạn

ma tuý, nhất là việc phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn này.

Phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép khác về

ma tuý.

Xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý [27,tr.10].

Nhà nước sử dụng Luật phòng chống ma tuý với tư cách là phương tiện điều chỉnh các quan hệ

xã hội, bằng việc mô hình hoá các khuôn mẫu hành vi xử sự hợp quy luật, không trái với chuẩn

mực giá trị của dân tộc. Nếu cá nhân hành động đúng theo các khuôn mẫu đó, đồng thời tuân

theo các giá trị đạo đức, các hành vi đó sẽ không lệch khỏi chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Trong vấn đề về ma tuý thì hệ giá trị chung mà xã hội xây dựng và huớng tới đó là một xã hội

không ma tuý. Hệ giá trị này quy định những hành động của cá nhân về vấn đề ma tuý như:

không hút ma tuý, không tham gia buôn bán, vận chuyển, tổ chức, lôi kéo xúi giục người khác

sử dụng ma tuý...

Theo Durkheim, “Khi đo nhận thức của xã hội thì không phải là phép cộng các ý thức

các nhân lại mà là xem xét cá nhân đó đã xã hội hoá được bao nhiêu trong những giá trị chuẩn

mực của xã hội” [21,tr.106-107]. Cá nhân, nếu muốn tồn tại và phát triển trong xã hội thì phải

thừa nhận và tuân theo hệ giá trị mà xã hội đó đang mang trong mình nó. Hệ giá trị này mang

tính khách quan: nó như là những tập tục tồn tại ở bên ngoài cá nhân. Với tư cách là thành viên

của xã hội, cá nhân không còn cách nào khác là phải tham gia vào quá trình xã hội hoá để có

thể nhận thức được hệ thống giá trị này. Vì thế, muốn đo nhận thức của sinh viên về ma tuý,

chúng tôi vận dụng lý thuyết này nhằm xem xét các hệ giá trị của xã hội về vấn đề ma tuý có

ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của sinh viên và sinh viên đó đã nhận thức như thế nào

về các nội dung liên quan đến ma tuý. Từ chỗ có nhận thức đúng về ma tuý mới có thể giúp họ

có mô hình hành vi thích hợp với mong đợi của xã hội.

1.1.3 Lý thuyết hành động xã hội Lý thuyết xã hội học về hành động xã hội có nguồn gốc từ V. Pareto. M. Weber, F.

Znaniecki, G. Mead, T. Parsons và nhiều nhà xã hội học khác. Những lý thuyết này đều coi

hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội, là đối tượng nghiên của

của xã hội học, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội loài người.

Lý thuyết hành động xã hội ra đời nhằm phản ứng lại quan điểm của các nhà hành vi

luận (Behaviorism) về hành động của con người. Hệ quan điểm này cho rằng, không thể nghiên

cứu được những yếu tố bên trong quy định hành vi của các cá nhân, mà chỉ có thể biết đến

những phản ứng bên ngoài.

Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn, thường gắn với các chủ thể

hành động là cá nhân. Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức, M. Weber, là định nghĩa được

thừa nhận khá rộng rãi về hành động xã hội. Ông cho rằng: “Hành động xã hội là một hành vi

mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định. Weber đã nhấn mạnh đến “động cơ” bên trong

chủ thể như là nguyên nhân của hành động”. Như vậy, ông cho rằng, chúng ta có thể nghiên

cứu được các yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động, điều này khác với quan điểm của lý thuyết

hành vi.

Page 10: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Bởi đời

sống xã hội là một tập hợp phức tạp bao gồm các hành động xã hội liên quan đến nhau, quy

định lẫn nhau hoặc thậm chí xung đột lẫn nhau.

Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của các cá nhân. Tính tích cực này lại bị quy định

bởi hàng loạt yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể hành động. Tất cả các

yếu tố và quá trình đó chính là phương thức tồn tại của chủ thể.

T. Parsons phân biệt hành động vật lý - bản năng với hành động xã hội. Hành động vật

lý - bản năng là hành động hầu như không có sự chi phối của ý thức. Theo ông, hành động xã

hội khác với hành động vật lý, hành động bản năng sinh học trước hết ở chỗ nó có một cơ chế

biểu tượng điều chỉnh như hệ thống ngôn ngữ, giá trị... Điều này có nghĩa là các hành động xã

hội bị điều chỉnh bởi hệ thống biểu tượng mà các cá nhân dùng trong các tương tác hàng ngày.

Theo Parsons, dấu hiệu khác biệt thứ hai là tính chuẩn mực của hành động xã hội, tức là

các hành động xã hội của cá nhân phụ thuộc vào hệ thống các giá trị, chuẩn mực chính thống

của xã hội, còn các hành động vật lý - bản năng thì không.

Dấu hiệu thứ ba mà Parsons dùng để phân biệt hành động xã hội với hành động vật lý -

bản năng sinh học là tính duy lý của hành động xã hội. Tính duy lý này thể hiện ở chỗ, chúng ta

có những độc lập nhất định khi hành động một cách chủ quan. Tính duy lý còn thể hiện rõ ở chỗ

chúng ta căn cứ vào hệ giá trị, chuẩn mực chính thống của xã hội và các cơ chế điều chỉnh khác

mà chúng ta tiếp nhận được một cách chủ quan.

Khởi điểm của hành động xã hội là nhu cầu, là lợi ích của cá nhân, cái mà M. Weber gọi

là động cơ thúc đẩy hành động.

Những thành tố đầu tiên trong cấu trúc của hành động xã hội là động cơ và mục đích của hành

động. Nhu cầu của chủ thể tạo ra động cơ thúc đẩy hành động để thoả mãn nó. Động cơ này

sẽ tạo ra tính tích cực của chủ thể, tham gia định hướng hành động và quy định mục đích

của hành động. Các động cơ này cũng hướng các hành động xã hội đến việc đạt được những

mục đích (theo nghĩa rộng) nhất định hay đến những điều kiện sống và làm việc, điều kiện

hoạt động nói chung. Các động cơ của chủ thể hành động không chỉ liên quan đến các nhu

cầu vật chất, mà xét rộng ra các giá trị, lợi ích, lý tưởng trong xã hội đã được các chủ thể

tiếp nhận đều có thể là nguồn gốc tạo ra các động cơ hành động. Tóm lại, mọi hành động xã

hội đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt, tạo ra các định hướng nhất định để đạt được

mục đích là kết quả đã được hình dung trước.

Thành tố thứ hai trong cấu trúc của hành động xã hội là chủ thể hành động. Chủ thể hành

động có thể là các cá nhân, các nhóm, cộng đồng xã hội hay toàn thể xã hội. Để có một

hành động xã hội cần phải có tối thiểu là một tác nhân (actor).

Thành tố thứ ba trong cấu trúc của hành động xã hội là hoàn cảnh hoặc môi trường của hành

động. Đó chính là những điều kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh thần của hành

động. Tuỳ theo hoàn cảnh hành động, các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án tối ưu

nhất đối với họ.

Trong khuôn khổ của luận văn này, định nghĩa sau cùng được sử dụng là:

“Hành động xã hội là biểu hiện cụ thể hay trừu tượng của một ý chí cá nhân hay tập thể trong

Page 11: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

một tình huống xã hội” [21,tr5] .Chúng tôi sử dụng lý thuyết hành động xã hội đề giải thích

con đường từ nhận thức về ma tuý tới những hành động tích cực, hành vi đúng mức được xã

hội mong đợi sinh viên với những vấn đề về ma tuý. Vả lại, theo định nghĩa, hành động xã hội

có thể được biểu hiện một cách trừu tượng. Vậy, muốn đo và tìm hiểu nhận thức của sinh viên

về ma tuý, thì chúng ta có thể nghiên cứu những diễn ngôn của họ, những lời khai của họ

thông qua phỏng vấn hay điều tra bằng bảng hỏi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi

muốn tìm hiểu xem sinh viên đã nội hóa các lý tưởng, giá trị về một xã hội không ma túy như

thế nào trong hành động của mình.

1.1.4 Lý thuyết về thói quen và tâm thế hành vi của Pierre Bourdieu

1.1.4.1. Định nghĩa

“Habitus” là toàn thể thói quen và tâm thế hành vi của một văn hóa hoặc của một môi trường xã

hội thẩm thấu vào cá nhân trong quá trình xã hội hóa [21,tr.252].

Tác giả đưa ra thuật ngữ này nhằm giải đáp những tranh cãi giữa hai chủ thuyết khách quan và

chủ thuyết chủ quan trong xã hội học. Vậy chủ thuyết khách quan là gì và chủ thuyết chủ quan

là gì? Chủ thuyết khách quan do Émile Durkheim là đại diện và khởi xướng. Chủ thuyết này

coi “thế giới xã hội (các sự kiện xã hội = các thiết chế xã hội) như là các sự vật (tự nhiên)” .

Như vậy, nó là chủ thuyết tự nhiên hay chủ thuyết hiện thực về xã hội. Trong trường hợp này,

nhà xã hội học được coi là một thợ chụp ảnh xã hội: “hãy đi mà xem, xã hội chẳng thể là cái gì

khác ngoài những gì chúng tôi chỉ cho các anh thấy”. Muốn “chụp ảnh” xã hội, nhà xã hội học

không thể có một cái máy ảnh đủ lớn để chụp hết các góc độ của nó. Do vậy, chủ thuyết này tập

trung xây dựng các dữ liệu mang tính đại diện (có quy luật) để từ đó tìm ra các quan hệ thống

kê (Pierre Bourdieu : 1980, trang 87). Từ đó, người ta tập trung nghiên cứu định lượng thông

qua lấy mẫu xã hội và bảng hỏi cấu trúc hay bảng hỏi có định hướng (questionnary). Các lí

thuyết cơ cấu thuộc dòng chủ thuyết khách quan giả định rằng, cá nhân bị “quyết định” bởi các

mối quan hệ đã được cấu trúc hóa. Cá nhân sống trong cấu trúc nào dường như bị chi phối bởi

cấu trúc đó vì cấu trúc có “quyền lực cưỡng chế” , áp đặt lên cá nhân. Do vậy, người ta thường

nghiên cứu xã hội theo phương pháp luận tự nhiên, logic hình thức và thực nghiệm xã hội.

Hành động của cá nhân bị “xác định” bởi cấu trúc mà cá nhân sống trong đó. Có thể nói một

cách đơn giản như sau : “cấu trúc nào sinh ra cá nhân đó”. Vì vậy, ngôn ngữ thể hiện các quan

hệ xã hội là ngôn ngữ tự nhiên hay ngôn ngữ công thức (formula). Ngược lại, chủ thuyết chủ

quan tập trung giải nghĩa xã hội từ kinh nghiệm cá nhân. Các lí thuyết cá nhân thuộc chủ thuyết

này tìm hiểu và diễn giải kinh nghiệm cá nhân mà không đặt câu hỏi về những đặc thù xã hội

(đặc thù cấu trúc) trong hành động xã hội của các cá nhân ấy.

Trong lịch sử xã hội học, các tranh cãi giữa hai chủ thuyết này là vô tận : đặc biệt được thể hiện

rõ về mặt phương pháp luận (định lượng và định tính). Do vậy, thuật ngữ habitus của Pierre

Bourdieu ra đời nhằm dung hòa hai dòng chủ thuyết này. Habitus đã tạo ra một định hướng cơ

bản để giải quyết sự mâu thuẫn giữa dòng thuyết khách quan (cấu trúc) và dòng thuyết chủ

quan (cá nhân). Pierre Bourdieu định nghĩa như sau : “Habitus là toàn thể các tâm thế hành vi

được học hoặc thẩm thấu vào cá nhân. Cá nhân có xu hướng tái tạo các tâm thế hành vi ấy bằng

cách kích hoạt các khung hành vi và thích ứng chúng với các điều kiện hay hoàn cảnh mà họ

sống trong đó” [21,tr.253] .

1.1.4.2. Ba sắc thái ngữ nghĩa của thói quen “habitus” theo định nghĩa của Pierre Bourdieu

Thứ nhất, habitus là một tập hợp kết quả của các quá trình học tập (chính thức hay phi

chính thức, được nói ra bằng lời hay ngấm ngầm). Các quá trình học tập ấy hình thành và khắc

sâu vào trí não những mô hình hành vi, các phương thức nhìn nhận và đánh giá trong quá trình

xã hội hóa. Ví dụ, thiết chế học đường (trường học) đã khắc sâu vào trí não của học sinh những

mô hình hành vi hay những cách thức xử sự…Trường học tạo ra các cá nhân được trang bị

những mô thức hành động vô thức (những mô thức hành vi). Những mô thức hành vi ấy sẽ

được kích hoạt trong các điều kiện tương đồng và sẽ tạo ra văn hóa của họ hay habitus của họ,

Page 12: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

đồng thời biến habitus tập thể (cấu trúc) thành cái vô thức cá nhân (Pierre Bourdieu : 1970,

trang 148).

Thứ hai, habitus là những tâm thế hành vi. Có nghĩa là, cá nhân thẩm thấu vào mình

những kiểu hành vi “chờ sẵn” hay “sẵn sàng” cho hành động. Những kiểu hành vi ấy được học

một cách có ý thức hay vô tình thẩm thấu trong quá trình xã hội hóa và sẽ được cá nhân nhắc

lại. Pierre Bourdieu gọi hiện tượng này là “quá trình nội hóa những đặc tính bên ngoài”. Từ đó,

cái vô thức của cá nhân hay tập thể được hình thành và sẽ phát huy trong các tình huống tương

tự.

Thứ ba, với tư cách là hệ thống tâm thế hành vi đã đạt được, habitus đồng nghĩa với khả năng

sinh ra những hành động trong những điều kiện khá tương đồng. “Habitus được định nghĩa như

là hệ thống các khuôn khổ hành vi được cá nhân thẩm thấu. Những khuôn khổ hành vi ấy cho

phép sinh ra mọi suy nghĩ, mọi nhận biết và mọi hành động đặc thù của một nền văn

hóa”(Pierre Bourdieu : 1970, trang 152).

Trong khóa luận này, chúng tôi vận dụng ngữ nghĩa thứ hai của “habitus” để tìm hiểu

xem các sinh viên đã nội hóa những nội dung, giá trị đã được học tập và tuyên truyền liên quan

đến ma túy như thế nào và xây dựng tâm thế hành vi ra sao nhằm lý giải cho những hành vi của

sinh viên đối với các tình huống có vấn đề liên quan đến ma túy. Nếu như những thói quen của

sinh viên đã trở thành vô thức, thì khả năng bộc lộ những thói quen ấy ra ngoài trong những

tình huống có vấn đề thường rất dễ ràng. Đây chính là cơ sở để đo nhận thức của sinh viên về

ma túy một cách khách quan và chân thực nhất. Đồng thời, nó cũng làm nền tảng phương pháp

luận để giúp nhà nghiên cứu nghĩ ra những tình huống theo đó các “phản ứng” của sinh viên

được đo đạc một cách chính xác.

1.2 Hệ thống khái niệm công cụ

1.2.1 Khái niệm "Nhận thức" Trong nhiều từ điển triết học, xã hội học hoặc tâm lý học bằng tiếng nước ngoài (tiếng

Anh và tiếng Pháp: perception), khái niệm nhận thức có phổ nghĩa rất rộng. Tuy nhiên, ngữ

nghĩa khá phổ biến của khái niệm này thể hiện ở “hình ảnh tâm lí”, “sự thu nhận”, “sự nội hoá”,

“nhận biết”, “kiến thức” và “tâm thế hành vi” của một cá nhân về một đối tượng nào đó. Như

vậy, nhận thức mang tính ẩn hay tính bên trong. Nhận thức đúng sẽ có nhiều cơ hội dẫn đến

hành động đúng. Ngược lại, nhận thức sai thì sẽ hành động sai. Cách đo nhận thức tốt nhất là

quan sát hành vi. Nhưng khi hành vi chưa xẩy ra, thì nhà nghiên cứu thường quan sát thông qua

“hành động ngôn ngữ” (act of language), thông qua phỏng vấn, thông qua lời nói hay tình

huống có vấn đề.

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện thực vào

trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả quá trình

đó nhằm nâng cao nhận thức. Có nhận thức đúng, có nhận thức sai.” [26]

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (Hoàng Phi chủ biên), nhận thức được định nghĩa là quá

trình hay kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy. Nhận thức là quá trình con

người nhận biết, hiểu biết thế giới quan hay kết quả của quá trình đó. Nhận thức là nhận ra và

hiểu biết được, hiểu được về một ai đó, một vấn đề hay một hiện tượng nào đó.

Hiện nay trong tâm lý học có rất nhiều cách hiểu khác nhau về nhận thức bao gồm:

- Nhận thức là sự phản ánh (xét dưới góc độ phản ánh)

- Nhận thức là hoạt động: Theo quan điểm này, hoạt động nhận thức bao gồm nhiều hoạt động

chuyển các hoạt động vật chất bên ngoài thành những hoạt động tâm lý ở bên trong, quá trình

đó con người nhận thức thế giới. Hoạt động nhận thức bao gồm một chuỗi các hoạt động liên

tục: cảm giác, tri giác, tư duy… cho ta tri thức. Hoạt động nhận thức có hai dạng hoạt động:

hoạt động nhận thức cảm tính và hoạt động nhận thức lý tính. Hoạt động nhận thức cảm tính

bao gồm hoạt động cảm giác, tri giác những hoạt động này cho ta hình ảnh cảm tính. Hoạt động

nhận thức lý tính bao gồm hoạt động tư duy, tưởng tượng quá trình này đem lại cho ta khái

niệm.

Page 13: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

Hoạt động nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho

nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng hoạt động nhận thức của con người [10,tr.98]

Lý luận về nhận thức trong Xã hội học Trên cơ sở khai thác các cách thức tiếp cận và quan niệm về nhận thức của các nhà tâm

lý học, xã hội học, trong phạm vi của khoá luận này, chúng tôi không xem xét nhận thức như là

một quá trình tâm lý với bốn giai đoạn: cảm giác, tri giác, tư duy và tưởng tượng, hay cũng

không xem xét nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người…, mà chúng

tôi tiếp cận nhận thức theo lý thuyết về nhận thức của Vygotsky được cụ thể qua tam giác nhận

thức của Bernard Clof :

Chủ thể

Đối tượng Người khác

Việc sử dụng tam giác nhận thức này phù hợp với các lí thuyết về xã hội hoá hay ý thức xã hội

đã trình bày ở phần đầu khoá luận. Theo sơ đồ nhận thức này, chủ thể thông qua đối tượng mà

lớn lên. Nhưng chủ thể không thể tự nhận thức được đối tượng của mình, mà chỉ có thể nhận

thức được đối tượng một cách đầy đủ và hoàn thiện nhất thông qua “người khác”. Người khác

mà Vygostky đề cập tới không phải là ai khác mà đó chính là môi trường xã hội hoá (gia đình,

nhà trường, tổ chức xã hội và truyền thông đại chúng). Trong khoá luận này, đối tượng mà sinh

viên cần phải hướng đến là một xã hội không ma tuý (không còn tồn tại các hành vi vi phạm

pháp luật về ma tuý). Tuy nhiên, tự bản thân sinh viên trong một chừng mực nhất định, không

tự nhận thức được đầy đủ những thông tin về xã hội không ma tuý đó, mà họ nhận thức được

thông qua quá trình xã hội hoá. Thông qua các môi trường ấy, họ được cung cấp những thông

tin, tri thức cần thiết và tự chuẩn bị hành vi đúng nhất về đối tượng. Quá trình nhận thức này

bao gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn có thông tin về đối tượng, đó là khi mà cá nhân được cung cấp

các thông tin về đối tượng. Cá nhân có thể tiếp cận được thông tin về đối tượng qua nhiều con

đường và nhiều kênh khác nhau như: thông qua gia đình, qua nhà trường, nhóm thành viên

cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng…

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn nhận biết thông tin. Thông qua giai đoạn thứ nhất, cá nhân được

cung cấp các thông tin về đối tượng. Cá nhân sẽ “nội hoá” các thông tin đó thành những hiểu

biết ban đầu cho bản thân mình. Hay nói cách khác, đây chính là quá trình nhận thức cảm tính.

Trong khóa luận này, thông tin mà cá nhân được cung cấp về đối tượng đó là tất cả các thông

liên quan đến ma tuý, về các chất ma tuý, về cách thức sử dụng ma tuý cũng như tác hại về ma

tuý… Những thông tin này, khi tác động tới cá nhân, sẽ mang lại cho cá nhân một hệ thống

nhận biết cơ bản hay kiến thức nền về đối tượng là “ma tuý”.

Giai đoạn thứ ba là giai đoạn hiểu biết thông tin như thế nào và chuẩn bị hành động. Nếu như

giai đoạn thứ hai mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức cảm tính tức là cá nhân mới chỉ tiếp

nhận được thông tin, nắm bắt được thông tin đó còn vấn đề cá nhân có hiểu được những thông

tin đó hay không và hiểu như thế nào thì nó được thể hiện rất rõ trong giai đoạn thứ ba này. Đây

chính là giai đoạn nhận thức lý tính. Trên cơ sở những tri thức mà cá nhân được cung cấp ở hai

giai đoạn đầu, cá nhân sẽ quy chiếu với hệ giá trị của xã hội mà cá nhân đóng vai trò là thành

viên. Cá nhân sẽ trang bị cho mình những kinh nghiệm để đối phó với những tình huống có vấn

đề liên quan đến đối tượng. Trên cơ sở những thông tin về vấn đề ma tuý mà cá nhân thu nhận

được, cá nhân xử lí chúng để biến chúng thành các hiểu biết và năng lực hành vi trong tình

huống có vấn đề.

Tóm lại, nhận thức là quá trình mà cá nhân tiếp nhận, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, biến

chúng thành hệ thống kiến thức, hiểu biết có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hệ thống kiến thức,

hiểu biết ấy chuẩn bị cho cá nhân hành động trong xã hội.

Page 14: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

Nhận thức của sinh viên về ma tuý không chỉ dừng lại ở chỗ sinh viên biết, hiểu như thế nào về

ma tuý mà hơn thế nữa sinh viên còn có thể vận dụng những hiểu biết về ma tuý đó như thế nào

trong hành động thực tiễn, trong cuộc chiến chống ma tuý của xã hội.

1.2.2 Khái niệm "Luật pháp" Bất kỳ một xã hội nào cũng cần đến trật tự và ổn định. Nhờ có ổn định, quá trình sản

xuất, phân phối sản phẩm cũng như việc đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và xã hội mới được

đảm bảo.

Để thiết lập trật tự và ổn định trong xã hội thì buộc Nhà nước phải điều chỉnh lại các

quan hệ xã hội, hướng các quan hệ đó phát triển hài hoà và tiến bộ. Mặt khác Nhà nước phải

điều chỉnh lợi ích giữa các nhóm xung đột.

Quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác

nhau. Trước khi có pháp luật, các quy phạm xã hội bao gồm tập quán và tín điều tôn giáo đã

xuất hiện để điều chỉnh quan hệ xử sự giữa các thành viên, giữa các nhóm và giữa các xã hội

với nhau. Các tập quán và tín ngưỡng tôn giáo này xuất hiện một cách tự phát, dần dần được

cộng đồng xã hội chấp nhận và tuân thủ. Từ đó, chúng trở thành những quy tắc ứng xử chung

mang tính đạo đức và xã hội.

Khi Nhà nước ra đời, thì công cụ quản lý xã hội cơ bản là luật pháp. Chính vì vậy, luật

pháp trở thành phương tiện hiện hữu để điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo ra môi trường trật tự

ổn định để xã hội có thể vận hành và phát triển.

Như vậy, luật pháp được hiểu là hệ thống các quy tắc xử xự do nhà nước ban hành và

được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước, thể hiện ý chí của giai cấp

thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo trật tự và ổn định xã

hội.

Dưới góc độ xã hội học, luật pháp được hiểu như là tổng hợp những chuẩn mực thành

văn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, phản ánh và củng cố những quan hệ đã hình thành

trong một xã hội cụ thể. Nó thừa nhận những cách ứng xử có ích cho xã hội và giai cấp mà

trước đó chưa mang tính phổ cập và bắt buộc.

Luật pháp chính là hệ thống các chuẩn mực và các quy tắc hành động do cơ quan có

thẩm quyền đưa ra. Luật pháp có vai trò hết sức to lớn trong việc quy định và kiểm soát xã hội

đối với hành động và quan hệ xã hội. Chính vì vậy, luật pháp được nhìn nhận như là một lực

lượng đoàn kết tập hợp và biến đối xã hội. Giữa hệ thống luật pháp và hệ thống xã hội có quan

hệ ảnh hưởng qua lại với nhau.

Xét về bản chất, luật pháp mang hai thuộc tính: thuộc tính giai cấp và thuộc tính xã hội.

Tính giai cấp thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nó bảo

vệ điều kiện tồn tại của giai cấp đó.

Tính xã hội thể hiện ở chỗ, luật pháp phải ghi nhận những quy tắc ứng xử được số đông

xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của số đông đó. Mặt khác, luật pháp phải là thước đo

hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, là công cụ để đo nhận thức xã

hội, và điều chỉnh các quá trình xã hội đưa đến cho con người những thông tin nhất định về các

giá trị yêu cầu của xã hội.

1.2.3 Khái niệm "chất ma tuý" Ma tuý là một danh từ hán việt được ghép lại từ hai chữ “ma” có nghĩa là cho tê liệt và

“tuý” là làm cho say sưa. Chất ma tuý (gốc Hy Lạp: Nakotikoe) dùng để chỉ các chất có tác

dụng gây ngủ, gây mê. Ngày nay, nó dùng để chỉ các chất tự nhiên và các chất tổng hợp có khả

năng gây nghiện. Thuật ngữ này có thể xem như tương đương với thuật ngữ

“stupéfiant”/ « drogue » (trong tiếng Pháp) dùng trong y học hoặc “Drug” (trong tiếng Anh”

dùng để chỉ những chất tự nhiên hay hoá học có khả năng tác động đến hệ thần kinh trung ương

và làm thay đổi tri giác cũng như hành vi của người dùng nó.

Theo Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 21 -12-1999 thì ma tuý bao gồm

nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca; lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây coca; quả thuốc phiện

Page 15: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

khô; quả thuốc phiện tươi; heroin; côcain; các chất ma tuý khác ở thể lỏng; các chất ma tuý

khác ở thể rắn.

Như vậy, chất ma tuý là những chất đã được xác định và có tên gọi riêng trong khoa

học. Theo quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý của

Liên Hợp quốc, danh mục chất ma tuý cần kiểm soát gồm 249 chất trong đó có 227 chất ma tuý

và 22 chất thường dùng để sản xuất ra chất ma tuý (được gọi là tiền chất). Để xác định có phải

là chất ma tuý hay không hoặc chất ma tuý gì thì phải trưng cầu giám định chuyên gia.

Từ các quy định của Liên Hiệp Quốc và pháp luật Việt Nam, chúng ta có thể hiểu: Ma

tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Khi được đưa vào cơ thể con người, nó có

tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma tuý, con

người sẽ bị lệ thuộc vào nó. Khi đó, nó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng

đồng.

Chất gây nghiện là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác. Nếu sử dụng nhiều lần

có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng.

Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma tuý, được

quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong các danh

mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa chất gây nghiện và chất hướng thần.

Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm loại chất ma tuý khác nhau được chia thành 5 loại

chính là:

Page 16: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

Các chất ma tuý chính danh (Lesnarcotiques proprement dita) gồm có thuốc phiện, những dẫn

xuất của thuốc phiện (morphine, heroine, codéine) và các tổng hợp á phiện như mépéridine,

méthadone;

Các chất gây suy nhược (Lesdépressanta) có tính chất an thần nhưng gây ngủ, chủ yếu là các

chất thuộc nhóm Bartituriques.

Các chất kích thích (Lesstémalanta) ví dụ như amphétamine, cocaine, caféine, thébaine.

Các chất gây ảo giác (Leshallucinogènes) ví dụ như: cần sa (marijuana), LSD, Cacide

lysergique díethlamide, mescaline, paylocybine.

Các chất an thần (Lestranquillesanta) có tính chất an thần nhưng không gây buồn ngủ, chia ra

thành hai loại tuỳ theo có tác dụng gọi là “mạnh” (Majeur) ví dụ như chất Phénothíaine (còn

gọi là chlorpromasine hay lagaretil) chất Réserpine (cũng dùng để chữa bệnh cao huyết áp;

loại không có tác dụng gọi là loại “yếu” (mineur) ví dụ như meproanate, lirium, valium.

1.2.4 Khái niệm "Tệ nạn ma tuý" Theo quy định của Luật phòng chống ma tuý thì tệ nạn ma tuý là tình trạng nghiện ma

tuý, tội phạm về ma tuý và các hành vi trái pháp luật về ma tuý.

2.5 Khái niệm "Người nghiện ma tuý" Người nghiện ma tuý là người sử dụng lặp đi lặp lại một hay nhiều chất ma túy với liều

dùng ngày càng tăng dẫn đến trạng thái nhiễm độc chu kỳ mãn tính, bị lệ thuộc về thể chất và

tinh thần vào chất đó.

Người nghiện ma túy có các đặc trưng sau:

Có sự ham muốn không kiềm chế được và phải sử dụng bằng bất kỳ giá nào.

Có khuynh hướng tăng dần liều dùng (liều dùng lần sau phải cao hơn lần trước mới có tác

dụng).

Tâm sinh lý bị lệ thuộc vào chất đó.

Khi thiếu thuốc, cơ thể người nghiện sẽ xuất hiện các triệu chứng như: uể oải, hạ huyết áp, lên

cơn co giật, đau đớn và có thể làm bất kỳ điều gì miễn là có chất ma túy để dùng. Hay nói

cách khác, người nghiện khi bị lên cơn sẽ chỉ có một mục đích duy nhất là làm mọi cách để

được dùng thuốc và không còn khả năng kiểm soát hành vi.

1.2.6 Khái niệm “Sinh viên” Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “student” có nghĩa là người học tập

nhiệt tình, hăng say, người tìm kiếm khai thác tri thức, khám phá kho tàng tri thức nhận loại.

Page 17: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

Sinh viên là những người đang theo học ở bậc đại học, cao đẳng để phân biệt với học

sinh phổ thông.

Sinh viên là đại biểu của nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hành động sản xuất

vật chất hay tinh thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt này là nguồn bổ sung cho đội ngũ tri

thức. Đây là lực lượng lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào các hoạt động

đa dạng có ích cho xã hội [23,tr.44].

Sinh viên, đại diện cho một nhóm xã hội trẻ tuổi đang trong quá trình xã hội hoá, chuẩn

bị kiến thức để trở thành những nhân cách hoàn thiện. Sinh viên thường ở tuổi thanh niên, lứa

tuổi có những bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển tâm sinh lý của con người. Điều đó thể

thiện trong sự trưởng thành về thể chất, trong sự biến đổi và phát triển về tri thức khoa học.

Sinh viên ngày nay, là lực lượng trí thức nòng cốt của xã hội, phần lớn họ đang tích cực

học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp. Nét nổi bật của sinh viên ngày nay là sự năng động

trong học tập sáng tạo trong công tác nghiên cứu, hoạt động của họ không còn bị bó hẹp trong

học đường mà có xu hướng vươn ra tiếp cận chiếm lĩnh và tự khẳng định mình trong môi

trường xã hội.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, “sinh viên” – khách thể nghiên cứu của đề tài là những người

đang học hệ chính quy tại các trường Đại học Kinh tế quốc dân và ĐH.KHXH&NV –

ĐHQGHN.

1.3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Những năm gần đây, ma tuý và lạm dụng ma tuý không phải là hiện tượng mới có ở

Việt Nam, khi ma tuý và nạn lạm dụng ma tuý đã được coi là vấn đề mang tính toàn cầu thì ở

Việt Nam, trong vòng hơn 10 năm trở lại đây cũng phát triển nhanh chóng và ngày càng phức

tạp. Theo số liệu của Uỷ ban Quốc gia phòng chống Aids và phòng, chống tệ nạn ma tuý mại

dâm – Bộ công an thì ở nước ta hiện nay có khoảng 170.000 người nghiện ma túy có hồ sơ

quản lý. Đặc biệt, khi nói đến sự xâm nhập và phát triển của ma tuý trong thế hệ trẻ ở Việt

Nam, với trên 70% số người nghiện ma tuý dưới 30 tuổi, trên 5% tổng số người sử dụng ma tuý

ở tuổi chưa thành niên (dưới 18 tuổi). Thực tế đó đang làm cho vấn đề “ma tuý học đường” trở

nên nóng bỏng, là mối quan tâm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đã có nhiều công trình nghiên

cứu về sinh viên và ma tuý. Những nghiên cứu ấy được thực hiện từ nhiều phương pháp tiếp

cận khác nhau: tâm lý học, tội phạm học, xã hội học...tiêu biểu như:

Tác phẩm: “Phòng chống ma tuý trong nhà trường”, (Vũ Ngọc Bừng, Nxb giáo dục -

Nxb công an nhân dân, Hà Nội -1997). Trong nghiên cứu này tác giả chỉ ra thực trạng tệ nạn

ma tuý đã xâm nhập vào các trường học trên quy mô cả nước và là tiếng chuông cảnh báo cho

toàn xã hội: tính đến tháng 9/1996 tổng số người nghiện hút ma tuý trong cả nước là 183.000

người. Trong đó, số người nghiện ma tuý ở lứa tuổi trẻ tăng nhanh, dưới 30 tuổi chiếm 70%.

Các đối tượng buôn bán ma tuý dùng những thủ đoạn kích thích, lôi cuốn, thu hút học sinh, sinh

viên lao vào nghiệm ma tuý. Lúc đầu, chúng thường cung cấp thuốc cho hút không mất tiền.

Dần dần, các em lao vào nghiện hút ngày càng nhiều. Sau đó, chúng dùng các em để làm công

cụ buôn bán, vận chuyển ma tuý. Theo tác giả này, để phòng ngừa có hiệu quả tệ nạn nghiện

ma tuý trong thanh niên, học sinh – sinh viên, thì biện pháp giáo dục, thuyết phục và động viên

bằng tình cảm có ý nghĩa quyết định. Đội ngũ ưu tú góp phần vào công cuộc đấu tranh này

chính là giáo viên và nhà trường.

Đề tài nghiên cứu Ma tuý trong lứa tuổi chưa thành niên ở Hà Nội: nguyên nhân và một

số biện pháp phòng, chống của lực lượng công an (Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ công An và

Vụ quản lý khoa học và công nghệ) được tiến hành từ năm 1996-1998. Đề tài đem đến cho độc

giả những vấn đề lý luận về ma tuý và lứa tuổi chưa thành niên, cũng như một bức tranh khái

quát về tình hình người chưa thành niên sử dụng ma tuý ở Hà Nội và hoạt động phòng, chống

ma tuý trong lứa tuổi thành niên của Công an thành phố Hà Nội trong thời gian từ 1996-1998 .

Thông qua đó, tác giả chỉ ra các nguyên nhân của việc sử dụng ma tuý trong lứa tuổi chưa thành

niên, đề xuất một số kiến nghị và biện pháp của lực lượng công an nhằm nâng cao hiệu quả của

công tác phòng, chống ma tuý trong lứa tuổi chưa thành niên.

Page 18: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

Trong tác phẩm Luật phòng chống ma tuý và phòng chống ma tuý trong nhà trường của

GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm (NXB công an nhân dân), tệ nạn ma tuý được tiếp cận dưới góc độ

của của pháp luật học và tội phạm học. Đó là những hành vi trái với pháp luật, những hành vi

sai lệch so với các chuẩn mực của xã hội (đạo đức, lối sống, tập quán tiến bộ…); tệ nạn xã hội,

tệ nạn ma tuý là những hiện tượng nguy hiểm cho xã hội lây lan nhanh, gây tâm trạng xã hội

nặng nề, phụ thuộc vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội và tuỳ thuộc vào quan điểm

tiếp cận. Đấu tranh đẩy lùi tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma tuý nói riêng đòi hỏi phải thực

hiện tốt các biện pháp như: giáo dục tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đây là sự tác động về

mặt tinh thần và tư tưởng đối với con người để họ, nhất là thanh thiếu niên, giác ngộ lý tưởng, ý

thức chính trị và pháp luật. Một biện pháp vô cùng quan trọng trong công tác phòng chống ma

tuý là bằng con đường pháp luật. Biện pháp sử dụng pháp luật để đưa con người vào khuôn

khổ, kỷ luật và kỷ cương. Và biện pháp cuối cùng để phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống

ma tuý là bằng biện pháp kinh tế. Đây là biện pháp mà các chủ thể phòng chống tệ nạn xã hội

tác động gián tiếp đến khách thể quản lý như người dân, cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội,

phòng chống ma tuý, các đối tượng tệ nạn xã hội, tệ nạn ma tuý dựa trên các lợi ích vật chất và

các đòn bẩy kinh tế như lương, thưởng, phụ cấp, chính sách xã hội…để làm cho các khách thể

quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bộ phận và trách nhiệm của mình một

cách tốt nhất mà không phải đôn đốc, nhắc nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnh của chủ thể

quản lý.

Đề tài nghiên cứu: Các nguy cơ lạm dụng ma tuý trong nhóm thanh niên thất nghiệp và

bán thất nghiệp ở Việt Nam của phòng Xã hội học nông thôn, Viện Xã hội học, thuộc Viện

Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2001 thực hiện trên 657 thanh niên thất nghiệp và bán thất

nghiệp ở 6 địa phương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng

Tàu và Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những nguy cơ lạm dụng ma tuý đối với nhóm

thanh niên này là: cá nhân, gia đình, bạn bè và xã hội. Nguyên nhân sâu xa và cũng chính là

nguyên nhân quan trọng nhất là do thiếu việc làm. Kiến thức, hiểu biết của nhóm thanh niên

này khá đầy đủ. Đa số họ không những chỉ biết người sử dụng ma tuý, mà còn khá rõ về các

loại ma tuý, giá cả, địa điểm sử dụng, hình thức sử dụng và tác hại của ma tuý Tuy nhiên, kết

quả điều tra cho thấy, có tới 37.1% thanh niên trong số họ có sử dụng ma tuý. Điều đó có thể

nói lên rằng, nhận thức cảm tính (những kiến thức, nhận biết) chưa hoàn toàn có thể giúp thanh

niên nói « không » với ma túy

Nghiên cứu về: Nhận thức và thái độ của học sinh trung học đối với công tác phòng

chống ma tuý trong nhà trường tại thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Hồng Phan (Tạp

chí Tâm lý học số 7/2003) nhằm so sánh nhận thức và thái độ của nhóm học sinh trung học đối

với ma tuý trước và sau thực nghiệm. Trước thực nghiệm, tỷ lệ nhận thức đúng của các em về

những kiến thức cơ bản về ma tuý là rất thấp, chỉ từ 19,35% đến 26,9%. Sau thực nghiệm, tỷ lệ

nhận thức đúng của học sinh trung học đối với kiến thức cơ bản về ma tuý tăng lên với tỷ lệ

56,18%. Thái độ tán thành của nhóm học sinh này với các nội dung cụ thể của công tác phòng

chống ma tuý trong nhà trường là tương đối tích cực. Đặc biệt, thái độ tán thành của các em về

các biện pháp phòng tránh ma tuý trong nhà trường chiếm 66,29%. Từ đó, ta có thể dễ dàng

nhận thấy vai trò tích cực của nhà trường trong công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn về ma

tuý.

Nghiên cứu của Phan Thị Mai Hương về vấn đề: Quan hệ bạn bè của thanh niên nghiện

ma tuý (Tạp chí Tâm lý học số 3/2006) được tiến hành với 162 thanh niên đang trong quá trình

cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện của thành phố nhằm tìm hiểu về khía cạnh tâm lý trong

mối quan hệ của nhóm thanh niên này với bạn bè. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm người nghiện

ma tuý có xu hướng chịu ảnh hưởng của bạn bè tương đối cao. Điều này thể hiện ở nhu cầu

giao tiếp, gần gũi chia sẻ, đồng nhất, chấp thuận, đồng tình và bắt chước lẫn nhau. Những người

nghiện ma tuý thường cảm thấy gần gũi bạn bè hơn gia đình, bạn bè là niềm tin và chỗ dựa thực

sự của họ. Vốn dĩ ảnh hưởng của bạn bè với thanh niên là một điều khó tránh khỏi. Nhưng điều

nguy hiểm ở đây là đa số bạn bè của họ cũng nghiện ma tuý như họ. Vì thế, điều mà họ nhận

được chỉ là giải toả những bức xúc tạm thời, nhưng đọng lại những ảnh hưởng không lành

Page 19: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

mạnh và tiêu cực, thậm chí có thể chi phối đến lý tưởng sống, hệ giá trị, cũng như định hướng

giá trị nhất định. Qua nghiên cứu này, ta có thể thấy được vai trò quan trọng của bạn bè đối với

thanh niên, đặc biệt là những thanh niên nghiện ma tuý.

Nghiên cứu: Thực trạng nhận thức và thái độ đối với ma tuý của sinh viên trường Đại

học Lao động - Xã hội của Tiêu Thị Minh Hường (Tạp chí Tâm lý học số 3/2006) được tiến

hành trên 310 sinh viên. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đa số sinh viên trường Đại học Lao động -

Xã hội có những nhận thức ban đầu về ma tuý, cụ thể: phần lớn sinh viên nhận thức được bản

chất của ma tuý, nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý cũng như mức độ nguy hiểm của ma tuý

đối với cộng đồng. Các em thể hiện được quan điểm, sự quan tâm, thái độ tích cực của mình

với tệ nạn ma tuý. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ sinh viên chưa hiểu đúng nguyên

nhân cũng như tác hại của ma tuý. Một mặt, thông tin về ma tuý đến với các em chưa nhiều,

chưa thường xuyên. Mặt khác, ý thức thiếu tự giác của sinh viên trong việc tìm hiểu hay tiếp

cận các tài liệu về ma tuý.

Như vậy, ma tuý và nhận thức của học sinh, sinh viên về ma tuý đã được tìm hiểu dưới nhiều

góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chủ đề này, khi đặt trong bối cảnh của thành phố Hà Nội, một

thành phố có nhiều diễn biến phức tạp về tệ nạn ma tuý đặc biệt là được nhìn nhận và đánh giá

thông qua nhận thức của sinh viên trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN và ĐHKTQD, thì có

nhiều vấn đề đáng được quan tâm. Nhưng chưa có tác giả hay tổ chức nào nghiên cứu. Chính vì

thế thông qua luận văn “Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Hà

Nội hiện nay" (Nghiên cứu trường hợp tại trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN và ĐHKTQD),

chúng tôi mong muốn sẽ đem lại một cách nhìn nhận mới về nhận thức của sinh viên về ma tuý.

Từ nghiên cứu này, một số biện pháp sẽ được đề xuất nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh

phòng, chống ma tuý trong thanh thiếu niên nói riêng và trong toàn xã hội nói chung.

1.4 Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu

1.4.1 Về trường đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Với nền tảng là các ngành khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội trước

đây, Trường ĐHKHXH&NV chính thức được thành lập, trở thành một thành viên của

ĐHQGHN vào tháng 9/1995.

Trải qua một quá trình xây dựng và phát triển, trường ĐHKHXH&NV hiện có 14 khoa, 3 bộ

môn trực thuộc và 8 trung tâm. Tổng số cán bộ là 515, trong đó số cán bộ giảng dạy là 376, số

cán bộ hành chính là 139. Trong số hơn 10 nghìn sinh viên và học viên, sinh viên chính quy là

5374 người, sinh viên tại chức là 4831 người, học viên cao học là 1.286 người, nghiên cứu sinh

là 118 người.

Hiện nay, trường có 8 Giáo sư được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 11 Giáo sư được tặng Giải

thưởng Nhà nước, 10 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 43 nhà giáo

được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Không chỉ dừng lại ở đó, Nhà trường còn vinh dự

được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

Mục tiêu của Nhà trường là từ nay đến năm 2010, trường sẽ từng bước thực hiện 6 chương

trình, nhằm chuẩn hoá và hiện đại hoá các mặt hoạt động như:

Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức trong Nhà trường.

Page 20: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức, quản lý trong Nhà trường.

Tiếp tục đổi mới các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học.

Mở rộng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc

tế.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động

của Nhà trường.

Chuẩn hoá các hoạt động lao động, học tập và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá nhân văn.

Các chương trình này chắc chắn sẽ đưa Trường ĐHKHXH&NV vươn xa hơn trong lĩnh vực

nghiên cứu và đào tạo, tự hào sánh vai với các trường đại học danh tiếng khác của Việt Nam,

dần dần tiếp cận trình độ khu vực và thế giới.

1.4.2 Về trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25/1/1956 với tên

gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống đại học

nhân dân trực thuộc Thủ tướng Chính phủ..

Ngày 22/10/1985, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và

Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 1989, ĐHKTQD được Chính Phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính:

* Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô.

* Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học.

* Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, ĐHKTQD luôn luôn giữ vững vị trí uy tín hàng

đầu của đất nước. Trường là một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý

kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Hiện có hơn 45.000 sinh viên, 1167 cán bộ,

giảng viên, công nhân viên (trong đó có 697 giảngviên, 19 giáo sư và 105 phó giáo sư, 107 tiến

sĩ và 398 thạc sĩ);

Cho đến nay, ĐHKTQD đào tạo được nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính quy, năng động và dễ

thích nghi với nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu các công nghệ mới. Trong số

những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện giữ những chức vụ quan trọng trong

các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các doanh nghiệp.

ĐHKTQD có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đào tạo với nhiều trường đại học, viện

nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc,

Bungari, Ba Lan, CH Séc và Slôvakia, Anh, Pháp, Mỹ...

ĐHKTQD đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý

của Đảng và Nhà nước như: Huân chương lao động hạng ba trong giai đoạn 1961 - 1972, hạng

hai năm 1978, hạng nhất năm 1983, Huân chương độc lập hạng ba năm 1986, hạng hai năm

Page 21: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

1991và hạng nhất năm 1996, danh hiệu Anh hùng lao động năm 2000, Huân chương Hồ Chí

Minh năm 2001, Huân chương hữu nghị của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2008.

Mục tiêu phấn đấu của Trường đến năm 2020 là trở thành một trường đại học hiện đại với đầy

đủ các trang thiết bị tiên tiến.

1.5 Sơ lược về tình hình ma tuý trên địa bàn Hà Nội hiện nay Trong những năm qua, Nhà nước đã tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường

các biện pháp phòng, chống ma túy. Tuy nhiên, tình hình tội phạm về ma túy, tệ nạn nghiện ma

túy ở nước ta vẫn có những diễn biến phức tạp. Tốc độ gia tăng người nghiện đã được kiềm chế

tốt hơn, nhưng vẫn đang trong xu thế tăng nhanh. Tính đến nay, số người nghiện ma túy có hồ

sơ đã lên tới hơn 72.000 người (năm 2005). Thiệt hại về kinh tế do ma túy gây ra ước tính trung

bình mỗi ngày từ 8 tới 8,5 tỷ đồng.

Tính riêng Hà Nội “mỗi năm thành phố bỏ ra hơn chục tỷ đồng và bao nhiêu công sức của các

cấp các ngành, đoàn thể nhưng tệ nạn ma túy vẫn còn dai dẳng, thậm chí có chiều hướng gia

tăng, trở thành nỗi nhức nhối trong mỗi gia đình, tổn hại đến mọi mặt của đời sống xã hội và là

trở lực lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa thủ đô” [9]. Chúng ta sẽ xem xét diễn

biến của tình hình ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 1: Tình hình công tác đấu tranh phòng chống ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội

Page 22: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

Năm Kết quả đấu tranh bắt giữ

Tổng số Mua bán, vận

chuyển, tàng

trữ

Tổ chức sử

dụng trái phép

Sử dụng

Số

vụ

Số đối

tượng

Số vụ Số đối

tượng

Số vụ Số đối

tượng

Số vụ Số đối

tượng

2000 1485 2119 631 988 109 236 643 999

2001 2436 3648 1431 1993 80 168 925 1486

2002 2368 3994 1706 396 81 138 581 3460

2003 2192 3229 1842 2070 11 71 699 1088

2004 2148 2903 1579 1993 18 35 551 875

2005 2206 2947 1848 2092 13 61 345 794

2006 2063 2688 1794 2168 2 15 267 505

Đến

tháng

05/2007

929 1203 801 972 2 2 126 22

(Nguồn: Phòng 1/C17 – Cục CS ma túy – Bộ công an)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy được hoạt động của công tác đấu tranh phòng

chống ma túy là rất phức tạp. Số lượng các vụ bắt giữ được cũng như số đối tượng bắt giữ trong

các năm tuy có giảm nhưng không đáng kể, ngoại trừ có năm 2000 bắt giữ được 1485 vụ vi

phạm pháp luật về ma túy ra còn lại các năm từ 2001 đến năm 2006 không có năm nào số lượng

các vụ bắt được dưới 2000 vụ. Chỉ tính riêng đến tháng 05/2007 đã có 929 vụ. Về đối tượng vi

phạm pháp luật về ma túy thì năm nào cũng trên 2000 đối tượng, chỉ tính riêng đến tháng 05/

2007 đã có 1203 đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật bị bắt giữ.

Về cơ cấu các vụ phạm tội thì ta thấy, tội phạm về ma túy chủ yếu tập trung vào việc mua bán,

vận chuyển và tàng trữ, sau đó đến sử dụng trái phép chất ma túy. Mặc dù khung hình phạt đối

với tội mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma túy là rất nặng, tối đa có thể bị tử

hình, nhưng siêu lợi nhuận của hoạt động này mang lại đã làm mờ mắt một số đối tượng, khiến

chúng vẫn tham gia hoạt động với nhiều hình thức càng ngày càng tinh vi xảo quyệt hơn. Đã có

khá nhiều nghiên cứu, trên cơ sở thực tiễn các tội phạm về ma túy ở Việt Nam và trên thế giới,

Page 23: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/25793/1/V_L2_01653.pdf · Đặc biệt, những kết quả nghiên

cho thấy những khoản lợi nhuận “khổng lồ” thu được từ các hoạt động bất hợp pháp có liên

quan đến ma túy: “Bỏ 1.000.000 đồng mua một lượng hêrôin nguyên chất, sau khi pha đóng gói

được 110 -115 liều cho một người dùng, lãi trên 2.000.000 đồng, lợi nhuân thu được là 100%”.

Khi bị kiểm soát gắt gao, ma túy trở nên càng khan hiếm. Con nghiện phải chấp nhận mua với

giá 80.000 đồng/liều thì lợi nhuận thu được tới 432%.

Thuốc phiện, nếu được chuyển từ nơi trồng đến tay các ổ tiêm chích, hút qua pha chế cho

người nghiện, thì lãi suất lên đến vài chục lần. Trung bình một ổ tiêm chích tại Hà Nội mỗi

ngày thu lãi bất chính từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng” [25,tr.46-47].

Cũng trong một nghiên cứu khác, Nguyễn Xuân Yêm và Trần Văn Luyện cũng đã chỉ ra thực

trạng: “giá gốc của 1 kg thuốc phiện ở biên giới là gần 1 triệu đồng, đến tay người nghiện là 7

triệu đồng (thu lợi 6 triệu đồng); giá hêrôin khoảng 140 triệu đồng/kg, đem bán lẻ có thể thu tới

1 tỷ 300 ngàn đồng.”[35,tr.87]

Không chỉ thu lợi nhuận cao, mà tốc độ gia tăng lợi nhuận từ các hoạt động cung ma túy cũng

tăng lên một cách chóng mặt. Siêu lợi nhuận có thể khiến người ta có thể bất chấp cả những

răn đe của pháp luật và cả mức án từ hình có thể đến.

Hoạt động của tội phạm về ma túy phổ biến theo đường dây, ổ nhóm, và xuyên quốc gia. Đặc

biệt, chúng đã bắt đầu cấu kết với bọn tội phạm có tổ chức, tội phạm kiểu "xã hội đen" (kể cả

bọn "xã hội đen" từ nước ngoài vào như Đài Loan, Ma Cao, Hồng Công...), móc nối mua chuộc

cán bộ thoái hóa biến chất trong cơ quan bảo vệ pháp luật, bằng nhiều thủ đoạn thâm độc. Đây

chính là manh mối, nguồn gốc để hình thành các băng Maphia ma túy ở Việt Nam, làm cho

tính chất cuộc đấu tranh chống tội phạm về ma túy ngày càng đặc biệt nghiêm trọng và sự

thương vong, mất mát lớn hơn.

Địa bàn hoạt động của tội phạm về ma túy sẽ phát triển mở rộng trên phạm vi cả nước. Nhưng

phức tạp nhất vẫn là hoạt động của bọn tội phạm ở dọc các tuyến biên giới và các tuyến vận

chuyển ma túy từ biên giới vào nội địa (Tây Bắc - Hà Nội; Nghệ An - Hà Nội - thành phố Hồ

Chí Minh; các tỉnh biên giới Tây Nam - thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh - Hà Nội; Lào

Cai - Hà Nội, Lạng Sơn - Hà Nội,...); tuyến vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường hàng

không, qua đường bưu điện tăng lên một cách nhanh chóng cả về quy mô và tính chất. Trọng

điểm vẫn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các thành phố, thị xã là đầu mối tiêu thụ và

trung chuyển đi các địa bàn ở trong nước như Vinh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ, Buôn

Ma Thuộc, Hạ Long, Cẩm Phả,... và các khu công nghiệp chế xuất; khu kinh tế mở. Đó chính là

những nguyên nhân làm cho hoạt động phòng chống ma túy trên địa bàn Hà Nội ngày càng trở

nên phức tạp và cấp bách.