Top Banner
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH NGUYN THHNG HNH CÁC ĐẢNG BTRƯỜNG ĐẠI HC CÔNG LP THÀNH PHHÀ NI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHT LƯỢNG ĐÀO TO ĐẠI HC GIAI ĐON HIN NAY TÓM TT LUN ÁN TIN SĨ KHOA HC CHÍNH TRCHUYÊN NGÀNH: XÂY DNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYN NHÀ NƯỚC Mã s: 62 31 02 03 HÀ NI - 2017
29

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Jan 02, 2020

Download

Documents

dariahiddleston
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Mã số: 62 31 02 03

HÀ NỘI - 2017

Page 2: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh t¹i

Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh

Người hướng dẫn khoa học:

PGS,TS Nguyễn Minh Tuấn

Ph¶n biÖn 1: ...................................................

Ph¶n biÖn 2: .................................................

Ph¶n biÖn 2: .................................................

LuËn ¸n sÏ ®­îc b¶o vÖ tr­íc Héi ®ång cÊp Nhµ n­íc

Häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh

vµo håi .....giê ......, ngµy ....... th¸ng ........ n¨m 2017

Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i - Th­ viÖn Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh - Th­ viÖn Quèc Gia

Page 3: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày

càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay, việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trở thành “sức mạnh mềm” quốc gia, là nhân tố quan trọng quyết định thành bại của tiến trình hội nhập. Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là động lực mạnh mẽ và cũng là mục tiêu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh: Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân [42, tr.115].

Giáo dục đại học, nhất là ở các trường đại học công lập có tính quyết định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Giáo dục đại học trong các trường công lập ở Hà Nội lại càng có vai trò quan trọng, có tính dẫn dắt, định hướng đối với hệ thống giáo dục đại học cả nước. Bởi với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật của cả nước, Thủ đô Hà Nội cũng đồng thời là trung tâm giáo dục đào tạo, tập trung 33 trường đại học công lập với gần 200 ngành đào tạo, là nơi học tập và rèn luyện thường xuyên cho hơn 300 nghìn sinh viên với số lượng gần 15 nghìn giảng viên. Đào tạo của các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội là môi trường tốt để phát triển và bồi dưỡng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, chất lượng đào tạo trình độ đại học ở các trường đại học công lập thực sự là vấn đề đáng quan tâm và cũng chỉ đạt kết quả khi được sự lãnh đạo đúng đắn, trước hết của các đảng bộ trường đại học.

Page 4: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

2

Trong thời gian qua, các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội đã quan tâm đầu tư, xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hệ đào tạo này, đạt kết quả đáng ghi nhận: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, nội dung đào tạo, gắn đào tạo với việc cung ứng nhân lực chất lượng cao của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xứng tầm với vị trí là địa bàn trọng điểm. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo trình độ đại học ở các trường này cũng vẫn còn nhiều hạn chế: nội dung giáo dục đào tạo chưa thật sự phong phú, đa dạng và đổi mới, phù hợp với sự phát triển đa ngành nghề, đa lĩnh vực khi hội nhập quốc tế; khâu đánh giá, kiểm tra chất lượng đào tạo chưa thật sự hữu hiệu, còn tồn tại tiêu cực, có nơi chạy theo thành tích; chưa có định hướng chiến lược lâu dài để có những bước đi phù hợp với nhu cầu trong từng giai đoạn của thị trường… Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có thể kể đến công tác lãnh đạo của các đảng bộ trường: một số quyết định về vấn đề này của cấp uỷ còn chưa thật cụ thể, rõ ràng, cơ sở lý luận và thực tiễn của một số điểm chưa thật vững chắc nên tính khả thi thấp. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn chậm. Trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý của khá nhiều cấp uỷ và cán bộ chủ chốt các trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc phát huy vai trò của ban giám hiệu nhà trường trong lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo còn thiếu tính chủ động, nội dung, phương thức lãnh đạo của nhiều đảng bộ trường chưa được đổi mới mạnh mẽ, nhìn chung còn lúng túng.

Trong giai đoạn hiện nay, đào tạo trình độ đại học ở nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng đang trước nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hội nhập quốc tế đang mang đến nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt cho các trường đại học trong quá trình phát triển và khẳng định chất lượng đào tạo, có nắm bắt và khai thác được những cơ hội đó, hay để nó trôi đi phụ thuộc chủ yếu vào tầm nhìn, chiến lược, phương thức điều hành của những nhà lãnh đạo, quản lý. Nếu không đổi mới tư duy, nhận thức, không thay đổi cách lãnh đạo, điều hành, quản lý giáo dục đại học theo kiểu thời bao cấp thì thách thức ngày càng lớn. Do

Page 5: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

3

đó, việc nghiên cứu, tìm giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những yếu kém, tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở Thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn nghiên cứu đề tài:“Các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo đại học giai đoạn hiện nay” để thực hiện Luận án tiến sĩ khoa học Chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các đảng bộ

trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đến năm 2025.

2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu trong nước và nước

ngoài liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. - Làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn về các đảng bộ trường

đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện nay.

- Làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm của các trường đại học công lập, các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội hiện nay. Làm rõ các khái niệm công cụ: chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, nội dung, phương thức lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội.

- Khảo sát thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến nay, chỉ ra được ưu, khuyết

Page 6: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

4

điểm, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội.

- Dự báo những nhân tố thuận lợi, những khó khăn, thách thức, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đến năm 2025 của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là các đảng bộ trường đại học

công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện nay.

3.2. Phạm vi - Thời gian khảo sát: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát sự lãnh

đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học từ năm 2010 đến nay. Phương hướng và giải pháp được đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025.

- Không gian: Giáo dục đại học gồm các trình độ: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học.

Luận án tiến hành khảo sát sự lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của 33 đảng bộ trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội với các số liệu từ năm 2010 đến nay, không nghiên cứu vấn đề này đối với các trường thuộc khối an ninh, cảnh sát và quân đội.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục - đào tạo..

- Cơ sở thực tiễn: Hoạt động đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội dưới

Page 7: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

5

sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đó. Luận án có sử dụng báo cáo tổng kết, báo cáo thống kê về công tác đào tạo của các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội.

4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, luận án sử

dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn...

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm chất lượng đào tạo trình độ đại học và các yếu tố cấu

thành chất lượng đào tạo trình độ đại học; lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội.

- Những kinh nghiệm thực tiễn bước đầu về sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với công tác nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học từ 2010 đến nay.

- Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học dưới sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đến năm 2025.

6. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các đảng bộ trường đại

học công lập ở thành phố Hà Nội trong việc lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học từ nay đến năm 2025.

- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập môn Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.

7. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết 1uận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ

lục, luận án gồm 04 chương 9 tiết.

Page 8: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

6

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài

Giáo dục đại học và chất lượng đào tạo trình độ đại học là một vấn đề được nhiều học giả nước ngoài quan tâm từ khá sớm. Các nghiên cứu về chất lượng giáo dục đi theo logic từ bản chất của khái niệm chất lượng, chất lượng giáo dục đến chất lượng giáo dục đại học. Thực tế, các nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học đưa ra những quan niệm khác nhau về chất lượng với nhiều góc độ tiếp cận. 1.1.1.1. Các trình nghiên cứu về đào tạo trình độ đại học và chất lượng đào tạo trình độ đại học 1.1.1.2. Các trình nghiên cứu về lãnh đạo, quản lý đào tạo trình độ đại học và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Các trình nghiên cứu về đào tạo trình độ đại học và chất lượng đào tạo trình độ đại học 1.1.2.2. Các trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý Nhà nước công tác đào tạo trình độ đại học và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học 1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN LÀM RÕ

1.2.1. Những giá trị khoa học của các công trình tổng quan Thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận án, tác giả khái quát một số nội dung cơ bản sau:

Page 9: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

7

Một là, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa một số cách tiếp cận về giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo trình độ đại học nói riêng trên nhiều bình diện đa dạng và phong phú; Hai là, với phạm vi nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã làm rõ chất lượng công tác đào tạo trình độ đại học, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và đối với đào tạo trình độ đại học nói riêng.

Ba là, tính đến nay, chưa có công trình nghiên cứu về các Đảng bộ trường đại học công lập ở Thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đầy đủ và hệ thống dưới góc độ của khoa học chính trị thuộc chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước Tuy nhiên, giá trị các công trình nghiên cứu nêu trên góp phần gợi mở và là hệ thống tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả kế thừa có chọn lọc, định hướng những vấn đề khoa học và một số hướng tiếp cận mới cho tác giả, đặt ra những vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ. 1.2.2. Những vấn đề cơ bản luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ

Thứ nhất, khái quát những căn cứ lý luận và thực tiễn về các đảng bộ trường Đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện nay. Đặc biệt làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm của các trường đại học công lập, các đảng bộ trường công lập ở Hà Nội hiện nay; Thứ hai, khảo sát thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đào tạo trình độ đại học và thực trạng lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học từ năm 2010 đến nay, chỉ ra được ưu, khuyết điểm, kết quả, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm đồng thời xác định những vấn đề đặt ra trong quá trình tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của các đảng bộ trường đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học; Thứ ba, từ những dự báo các nhân tố thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với

Page 10: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

8

việc tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường Đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong thời gian tới, đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường Đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đến năm 2025.

Chương 2

CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 2.1.1. Đào tạo trình độ đại học - khái niệm, đặc điểm, vai trò 2.1.1.1. Khái niệm đào tạo trình độ đại học

Đào tạo trình độ đại học tuy vẫn hướng tới việc cung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho hiểu biết chung của con người, quá trình đào tạo trình độ đại học cũng đồng thời phải tạo cho người học khả năng dựa trên nền kiến thức đã thu nhận được để sáng tạo nên tri thức mới, và sáng tạo ngay trong quá trình học tập tại trường đại học. Cho nên hoạt động đào tạo ở bậc đại học còn gắn với hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ – đây được coi là hai chức năng chính của trường đại học. 2.1.1.2. Đặc điểm của đào tạo trình độ đại học

Một là, đào tạo trình độ đại học là một bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân; Hai là, đào tạo trình độ đại học có tính lịch sử - cụ thể; Ba là, đào tạo trình độ đại học gắn liền với nghiên cứu khoa học;

Page 11: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

9

Bốn là, đào tạo trình độ đại học đề cao quá trình tự học, tự lĩnh hội tri thức của người học. 2.1.1.3. Vai trò của đào tạo trình độ đại học

Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và trau dồi tri thức mới, kiếm tìm chân lý. Thứ hai, nắm giữ vai trò lãnh đạo phù hợp trong mọi lĩnh vực của đời sống, phát hiện những con người có tài năng và giúp họ phát triển tối đa tiềm năng của mình. Thứ ba, cung cấp cho xã hội những con người được đào tạo trong các lĩnh vực nông nghiệp, nghệ thuật, y dược, khoa học và công nghệ cũng như những ngành nghề khác. Thứ tư, nuôi dưỡng và khích lệ ở cả giảng viên và sinh viên những thái độ và giá trị cần thiết cho sự phát triển bền vững, tốt đẹp của cá nhân và xã hội. 2.1.2. Chất lượng đào tạo trình độ đại học - quan niệm, các yếu tố cấu thành và tiêu chí đánh giá 2.1.2.1. Quan niệm về chất lượng đào tạo trình độ đại học

Quan niệm về chất lượng đào tạo trình độ đại học ở nước ta có sự thay đổi qua các thời kỳ. Dưới đây, tác giả khát quát lại một số nội dung sau: Giai đoạn từ 1985 trở về trước: Chất lượng = Tuyển chọn khắt khe; Giai đoạn 1986-2003: Chất lượng = Nguồn lực đầy đủ; Giai đoạn từ 2004 đến nay: Chất lượng = Đáp ứng mục tiêu 2.1.2.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo trình độ đại học

Thứ nhất, yếu tố quản lý đào tạo; Thứ hai, yếu tố giảng viên; Thứ ba, yếu tố người học; Thứ tư, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; Thứ năm, tổ chức đào tạo là một yếu tố quan trọng cấu thành chất lượng giáo dục đại học; Thứ sáu, yếu tố cơ sở vật chất và đầu tư tài chính; Thứ bảy, yếu tố nghiên cứu khoa học và công nghệ.

Dưới góc độ nghiên cứu chuyên ngành, tác giả nhấn mạnh và đề cao yếu tố quản lý và yếu tố tổ chức đào tạo, mà trực tiếp và cụ thể là đảng bộ lãnh đạo, Ban Giám hiệu các trường đại học công lập giữ vai trò quản lý, điều hành nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học.

Page 12: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

10

2.1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo trình độ đại học - Tiêu chí về mục tiêu và nhiệm vụ; Tiêu chí về giáo viên và cán bộ quản lý; Tiêu chí về chương trình, giáo trình; Tiêu chí về thành phần sinh viên; Tiêu chí về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo; Tiêu chí về tổ chức và quản lý; Tiêu chí về hoạt động dạy và học; Tiêu chí về nghiên cứu khoa học; Tiêu chí về sinh viên tốt nghiệp. 2.1.3. Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở Việt Nam

Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học là việc đảm bảo và không ngừng cải thiện các yếu tố biện chứng cấu thành chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của quốc gia ở mỗi thời kỳ phù hợp với triết lý giáo dục thời đại, bảo đảm và đáp ứng được sự kỳ vọng, mong đợi của đối tượng liên quan, cộng đồng xã hội về tâm lực, trí lực, thể lực của nguồn nhân lực đại học. 2.2. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VÀ CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ 2.2.1. Đặc điểm, vai trò của các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội 2.2.1.1. Đặc điểm

Một là, các trường đại học công lập ở Hà Nội là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao quan trọng của cả nước; Hai là, các trường đại học công lập ở Hà Nội là nơi tập trung đông đảo nhân lực khoa học, nhà giáo, trí thức tiêu biểu trong mọi lĩnh; Ba là, nhiều trường đại học công lập ở Hà Nội có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời so với các trường đại học trong phạm vi cả nước; Bốn là, nhiều trường đại học công lập ở Hà Nội là các trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. 2.2.1.2. Vai trò

Page 13: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

11

Sự ra đời và hoạt động của các trường đại học công lập thể hiện vai trò của Nhà nước đối với giáo dục đại học; Trường đại học công lập là nơi triển khai các chính sách đầu tư phát triển giáo dục đại học của quốc gia; Trường đại học công lập giữ vai trò định hướng cho hoạt động và sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học của quốc gia; Trường đại học công lập có sứ mạng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. 2.2.2. Đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội 2.2.2.1. Đặc điểm

Một là, phần lớn các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội có thời gian thành lập sớm, có bề dày truyền thống trong lãnh đạo công tác giáo dục - đào tạo; Hai là, đảng bộ các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội có mô hình tổ chức đa dạng và khá phức tạp; Ba là, đảng bộ các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đang có sự kiện toàn và chuyển tiếp mạnh mẽ về đội ngũ cán bộ, đảng viên. 2.2.2.2. Vai trò

Một là, lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác chuyên môn của nhà trường, đơn vị theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Hai là, lãnh đạo cán bộ, giảng viên, sinh viên giám sát mọi hoạt động của nhà trường theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Ba là, lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở đơn vị, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giảng viên, sinh viên, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác trong công tác đào tạo; Bốn là, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong đơn vị. 2.2.2.3.Chức năng, nhiệm vụ

Page 14: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

12

Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng; Lãnh đạo công tác tư tưởng; Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ; Lãnh đạo các đoàn thể nhân dân; Xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên 2.3. LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO

Lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học là toàn bộ các hoạt động của các đảng bộ trường đại học công lập đề ra chủ trương, nghị quyết đúng đắn về đào tạo trình độ đại học; tổ chức, động viên mọi nguồn lực tham gia với tinh thần chủ động, sáng tạo, nhằm đảm bảo và không ngừng cải thiện các yếu tố biện chứng cấu thành nên chất lượng đào tạo phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước ở mỗi thời kỳ, đáp ứng được sự kỳ vọng, mong đợi của đối tượng liên quan, cộng đồng xã hội về tâm lực, trí lực, thể lực của nguồn nhân lực đại học, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.3.1. Nội dung lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội

Một là, lãnh đạo xây dựng chiến lược phát triển trường đại học, sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển giáo dục đại học, chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam; Hai là, lãnh đạo làm tốt công tác tư tưởng trong nhà trường để đảm bảo quán triệt thông suốt, thống nhất nhận thức, thống nhất hành động, tạo tâm lý phấn khởi, tin tưởng và quyết tâm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, giảng viên, nhân viên nhà trường của cán bộ viên chức nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường; Ba là, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ để đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học và đào tạo đảm bảo chất lượng tốt; Bốn là, lãnh đạo huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động đào tạo; Năm là, lãnh đạo công tác xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh,

Page 15: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

13

phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức đảng trong trường đại học song song với việc phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. 2.3.2. Phương thức lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội

Lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, chiến lược, chương trình, quy chế, quy định về công tác đào tạo trình độ đại học; Lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục tổ chức đảng, đảng viên để thực hiện nghị quyết, chủ trương về công tác đào tạo; Lãnh đạo thông qua phân công, phân cấp quản lý cán bộ,giảng viên; phát huy vai trò quản lý nhà nước của nhà trường; vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống nhà trường; Lãnh đạo bằng công tác tổ chức, xây dựng các tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo; Lãnh đạo thông qua vai trò của tổ chức đảng, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên; Lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát

Chương 3

CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.1. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO ĐẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1.1. Ưu điểm 3.1.1.1. Ưu điểm trong thực hiện nội dung lãnh đạo

Thứ nhất, tất cả các đảng bộ trường đại học công lập ở Thành phố Hà Nội đã lãnh đạo xây dựng và công bố chiến lược phát triển nhà trường, định hướng mục tiêu, sứ mệnh đào tạo và tầm nhìn, các giá trị cốt lõi mà nhà trường hướng tới; Thứ hai, lãnh đạo, định hướng nâng cao chất lượng

Page 16: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

14

nội dung, chương trình đào tạo, phương thức đào tạo; Thứ ba, lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác tổ chức - cán bộ; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học có chất lượng cao; Thứ tư, lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường; công tác phối hợp, chuyển giao công nghệ đào tạo với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước; Thứ năm, lãnh đạo làm tốt công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ trường, phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở trường đại học. 3.1.1.2. Ưu điểm trong thực hiện phương thức lãnh đạo

Thứ nhất, lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, chiến lược, chương trình, quy chế, quy định về nâng cao chất lượng công tác đào tạo trình độ đại học; Thứ hai, lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục tổ chức đảng, đảng viên để thực hiện tắng lợi nghị quyết, chủ trương về công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo; Thứ ba, lãnh đạo thông qua việc nâng cao chất lượng phân công, phân cấp quản lý cán bộ, giảng viên; phát huy vai trò quản lý của nhà trường; trách nhiệm của các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống nhà trường; Thứ tư, lãnh đạo bằng nâng cao chất lượng công tác tổ chức, xây dựng các tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo; Thứ năm, lãnh đạo thông qua vai trò của tổ chức đảng, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên; Thứ sáu, lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát 3.1.2. Hạn chế 3.1.2.1. Hạn chế trong thực hiện nội dung lãnh đạo

Thứ nhất, lãnh đạo nâng cao chất lượng cụ thể hóa chiến lược và chính sách phát triển giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước thành mục tiêu, chiến lược và sứ mệnh đào tạo của nhà trường; Thứ hai, lãnh đạo, định hướng nâng cao chất lượng nội dung, chương trình đào tạo, phương thức đào tạo; Thứ ba, lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác tổ chức - cán bộ; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học có chất lượng cao; Thứ tư, lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường;

Page 17: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

15

công tác phối hợp, chuyển giao công nghệ đào tạo với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước 3.1.2.2. Hạn chế trong thực hiện phương thức lãnh đạo

Thứ nhất, lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, chiến lược, chương trình, quy chế, quy định về công tác đào tạo trình độ đại học; Thứ hai, lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục tổ chức đảng, đảng viên để thực hiện nghị quyết, chủ trương về công tác đào tạo; Thứ ba, lãnh đạo thông qua phân công, phân cấp quản lý cán bộ, giảng viên; phát huy vai trò quản lý của nhà trường; trách nhiệm của các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống nhà trường; Thứ tư, lãnh đạo bằng công tác tổ chức, xây dựng các tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo; Thứ năm, lãnh đạo thông qua vai trò của tổ chức đảng, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên; Thứ sáu, lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát. 3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU 3.2.1 Nguyên nhân 3.2.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm

Thứ nhất, chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội tiếp thu, vận dụng vào lãnh đạo công tác đào tạo.

Thứ hai, cùng với các trường đại học trong cả nước và trong khu vực, các trường đại học công lập ở Hà Nội trong mấy năm qua đã phát triển khá vững mạnh và góp phần tích cực vào hiệu quả lãnh đạo của các đảng bộ đối với công tác đào tạo.

Thứ ba, sự lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của cấp uỷ, các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, các đơn vị, khoa phòng, các đoàn thể trong trường và chính quyền trên địa bàn thành phố đối với quá trình lãnh đạo công tác đào tạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội.

Page 18: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

16

Thứ tư, quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, tạo cơ hội thuận lợi cho các trường đại học công lập ở Hà Nội tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại; tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển, làm thu hẹp khoảng cách phát triển Các trường đại học công lập ở Hà Nội với các trường đại học ở Miền Bắc và cả nước. 3.2.1.2. Nguyên nhân của hạn chế

Một là, một số cấp uỷ đảng, nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục, đào tạo; Hai là, tổ chức bộ máy, cán bộ, giảng viên và chất lượng hoạt động của các đơn vị, phòng ban tham mưu ở một số trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo; Ba là, ở nhiều nơi Đảng ủy chưa động viên và phát huy mạnh mẽ vai trò và trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng công tác đào tạo của nhà trường bằng những giải pháp đem lại hiệu quả cao; Bốn là, thách thức - yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3.2.2. Những kinh nghiệm bước đầu từ thực tiễn lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội

Thứ nhất, phải tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt và triển khai một cách nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo; Thứ hai, giữ vững đoàn kết thống nhất trong tập thể đảng bộ trên cơ sở quan điểm, đường lối, nghị quyết, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, phải coi việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo là trách nhiệm của toàn thể cán bộ, đảng viên trong nhà trường; Thứ ba, coi trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác đào tạo; Thứ tư, tập trung đổi mới tất cả các khâu của công tác cán bộ, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên mà nhất là cán bộ lãnh đạo ở các trường đại học công

Page 19: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

17

lập có chất lượng tốt đáp ứng nhiệm vụ được giao; Thứ năm, quan tâm kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu giúp việc Đảng uỷ về công tác đào tạo trong các trường đại học công lập.

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG

LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025

4.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở HÀ NỘI 4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động đến việc nâng cao chất lượng lãnh đao công tác đào tạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội. 4.1.1.1. Sự tác động của những nhân tố quốc tế và khu vực

Yêu cầu của phát triển nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa; Cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và thay đổi phương thức giáo dục hiện đại; Sự hợp tác và cạnh tranh giữa các trường đại học diễn ra mạnh mẽ. 4.1.1.2. Sự tác động của nhân tố trong nước

* Những nhân tố thuận lợi Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã đạt được nhiều

thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; Nhà nước đã ban hành chính sách, pháp luật thuận lợi cho giáo dục đại học phát triển, ngày 18/06/2012, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - khóa XIII thông qua Luật Giáo dục Đại học; Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn diện, tạo cơ hội thuận lợi cho Nhà trường có thể tiếp cận

Page 20: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

18

với nền giáo dục tiên tiến; có điều kiện để học tập kinh nghiệm xây dựng, phát triển của các trường đại học trong khu vực và thế giới; Nhiều trường đại học công lập ở Hà Nội có lịch sử phát triển lâu dài, một số trường là trung tâm đào tạo trình độ đại học hàng đầu của cả nước, vị thế, uy tín về chất lượng đào tạo.

* Những nhân tố khó khăn Thứ nhất, xuất phát điểm của giáo dục Việt Nam còn thấp, môi

trường giáo dục vĩ mô còn nhiều yếu kém; Thứ hai, trong quá trình xây dựng các đại học chất lượng cao, vẫn còn gặp khó khăn trong chuyển giao chương trình đào tạo, trình độ đội ngũ giảng viên, hệ thống các chuyên ngành đào tạo trong các đại học Việt Nam chưa hoàn thiện; Thứ ba, nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học ở Việt Nam còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, sự phân bổ nguồn lực đầu tư không đồng đều giữa các trường đại học trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; Thứ tư, chất lượng công tác nghiên cứu khoa học của các trường đại học Việt Nam chưa cao; Thứ năm, khoảng cách về chất lượng đào tạo trình độ đại học của Việt Nam với đào tạo trình độ đại học của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới còn lớn và nếu không kịp thời tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục với lộ trình phù hợp. 4.1.2. Mục tiêu, phương hướng tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội 4.1.2.1. Mục tiêu

Nâng cao năng lực lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội đối với công tác nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học; Phát huy tiềm năng, thế mạnh của các trường đại học tập trung đẩy mạnh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI). 4.1.2.2. Phương hướng

Page 21: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

19

Một là, tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, của Chính phủ, của Đảng uỷ các nhà trường về phát triển và nâng cao chất lượng công tác đào tạo; Hai là, thực hiện tốt Luật Giáo dục và quy định hướng dẫn của Chính phủ về lĩnh vực giáo dục; Ba là, huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển. 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, trước hết là ban thường vụ, thường trực Đảng ủy, cán bộ chủ chốt về vai trò lãnh đạo của các Đảng bộ trường công lập ở Hà Nội đối với việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo trình độ đại học

Một là, tổ chức học tập, quán triệt các văn kiện của Đảng về giáo dục đào tạo trong toàn đảng bộ nhà trường, trước hết trong các cấp uỷ, cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt trong các trường đại học công lập; Hai là, thường xuyên quán triệt trong chi bộ và trong các tổ chức quần chúng về vị trí quan trọng của công tác đào tạo theo quan điểm của Đảng, vai trò lãnh đạo của các đảng bộ đối với công tác đào tạo của nhà trường; Ba là,có các phương thức hợp lý để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức trong nhà trường và các đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể về tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ nhà trường đối với công tác đào tạo, để các tổ chức này tham gia tích cực, có hiệu quả vào quá trình đổi mới công tác đào tạo của các trường đại học công lập; Bốn là, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng của nhà trường, hệ thống truyền thanh, các bản tin đưa nội dung tuyền truyền, phổ biến chủ

Page 22: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

20

trương, quan điểm của các đảng bộ, của cấp ủy nhà trường về vai trò lãnh đạo của các đảng bộ đối với công tác đào tạo vào chương trình phát thanh, truyền thanh định kỳ và vào nội dung của các ấn phẩm sách, báo, bản tin nội bộ. 4.2.2. Lãnh đạo tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường đại học công lập ở Hà Nội

Một là, cụ thể hoá tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, giảng viên trong các trường Đại học công lập; Hai là, đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các trường đại học công lập; coi trọng xây dựng quy hoạch cho nhiệm kỳ trước mắt và các nhiệm kỳ tiếp theo; Ba là, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cấp trình độ cho đội ngũ cán bộ giảng dạy bằng nhiều hình thức theo các tiêu chí chất lượng đã được chuẩn hóa; Bốn là, trên cơ sở quy hoạch cán bộ cần đẩy mạnh luân chuyển cán bộ trong quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thực tiễn, nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn; Năm là, đổi mới việc quản lý, đánh giá, lựa chọn, kiểm tra, giám sát cán bộ, giảng viên cả cán bộ đương chức và cán bộ trong quy hoạch; Sáu là, coi trọng việc tự học, tự rèn luyện của cán bộ, giảng viên trong các trường đại học công lập, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giảng viên thực hiện có hiệu quả việc này; phát huy mạnh mẽ vai trò của các đoàn thể nhân dân đối với xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên, nhất là trong giám sát hoạt động của họ. 4.2.3. Lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác trong các trường đại học công lập

Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24-12-2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học công lập; Thực hiện tốt mối quan hệ công tác lãnh đạo, điều hành; Củng cố các tổ chức trong hệ thống chính trị của các trường theo quy định của Điều lệ trường đại học và được cụ thể hóa trong quy chế về tổ chức và hoạt động của các trường; Kiện toàn tổ chức bộ

Page 23: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

21

máy, xây dựng lề lối, phương pháp làm việc của các phòng, khoa, các bộ môn trực thuộc các Trường theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Thường xuyên xem xét, cải tiến bộ máy và hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường; Nâng cao chất lượng các cuộc họp thường kỳ, họp giao ban của Ban Giám hiệu nhà trường với lãnh đạo các khoa, phòng. 4.2.4. Lãnh đạo nâng cao chất lượng hiệu quả công tác hợp tác và chuyển giao công nghệ đào tạo trình độ đại học

Một là, hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ đào tạo. Hai là, đề cao và xác lập mối quan hệ liên kết với các cơ sở đào tạo

ở trong nước; Ba là, hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp. 4.2.5. Chú trọng công tác phát triển đảng viên, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng trong các trường đại học công lập ở Hà Nội 4.2.5.1. Chú trọng công tác phát triển đảng viên trong các trường dại học công lập ở Hà Nội

Thứ nhất, củng cố, kiện toàn, xây dựng các cấp ủy đảng trong nhà trường trong sạch, vững mạnh thực sự là chủ thể phát triển đảng viên; Thứ hai, chủ động làm tốt và đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục lý tưởng cách mạng cho cán bộ, giảng viên mà nhất là đối với sinh viên trong tình hình mới; Thứ ba, tăng cường sự theo dõi, giúp đỡ của của cấp ủy, các chi bộ đảng trong nhà trường đối với công tác phát triển đảng viên; Thứ tư, quán triệt và cụ thể hóa tiêu chuẩn đảng viên trong cán bộ, giảng viên và sinh viên. 4.2.5.2. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể tham gia xây dựng Đảng bộ và xây dựng nhà trường; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn-hội

Một là, Đảng uỷ tiếp tục rà soát và kiện toàn các chi bộ đảng trực thuộc Đảng bộ Nhà trường phù hợp với đặc điểm tình hình của trường và từng đơn vị; Hai là, xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; Ba là, công tác xây dựng chi bộ tốt tức là

Page 24: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

22

các mặt công tác của nhà trường đều đảm bảo đúng quy chế theo ngành dọc chỉ đạo: dạy đúng, đủ chương trình, đúng thời gian quy định, đảm bảo dạy đúng nguyên lý giáo dục mà luật giáo dục đã đề ra; Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; Năm là,tổ chức đảng trong các trường học trên cơ sở đánh giá kết quả qua việc tự phê bình và phê bình, phải có kế hoạch phấn đấu xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; Sáu là, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giảm sát. 4.2.6. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác đào tạo trình độ đại học 4.2.6.1. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ

Một là, Đảng uỷ tiếp tục rà soát và kiện toàn các chi bộ đảng trực thuộc Đảng bộ Nhà trường phù hợp với đặc điểm tình hình của trường và từng đơn vị;

Hai là, xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Ba là, công tác xây dựng chi bộ tốt tức là các mặt công tác của nhà trường đều đảm bảo đúng quy chế theo ngành dọc chỉ đạo: dạy đúng, đủ chương trình, đúng thời gian quy định, đảm bảo dạy đúng nguyên lý giáo dục mà luật giáo dục đã đề ra.

Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Năm là,tổ chức đảng trong các trường học trên cơ sở đánh giá kết

quả qua việc tự phê bình và phê bình, phải có kế hoạch phấn đấu xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh.

Sáu là, thực hiện tốt công tác kiểm tra, giảm sát 4.2.6.2. Đổi mới phương thức lãnh đạo của các đảng bộ

Đảng uỷ phát huy hơn nữa tính chủ động, trách nhiệm trong việc ban hành, tổ chức thực hiện các nghị quyết thường kỳ và các nghị quyết chuyên đề; trong các kỳ họp cần chú trọng việc nắm bắt tình hình, đánh giá, rút kinh nghiệm và hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết

Page 25: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

23

của Đảng ủy. Cấp ủy các chi bộ trực thuộc xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai lãnh đạo các công tác tại đơn vị, đặc biệt đối với những vấn đề quan trọng, cấp bách của đơn vị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, cụ thể đối với việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đã đề ra; mở rộng dân chủ trong Đảng kết hợp với việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; xây dựng cơ chế đối thoại giữa lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu và các đoàn thể chính trị với cán bộ, đảng viên, sinh viên.

KẾT LUẬN Trong thế kỷ XXI, với sự phát triển nền kinh tế tri thức và quá trình

toàn cầu hóa đòi hỏi nguồn nhân lực của mỗi quốc gia cần phải được nâng tầm về chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, chính vì vậy nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh, tạo nên sức bật cho mỗi quốc gia. Đối với nước ta, việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, ngày càng tiệm cận với trình độ nguồn nhân lực các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới là sứ mệnh chủ yếu của các trường đại học, trong đó các trường đại học công lập có vị trí, vai trò quan trọng, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của các cơ sở đào tạo trình độ đại học, nhất là khi nước ta thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về hội nhập trong tương lai gần, giáo dục đại học đại học công lập sẽ đứng trước những thách thức nghiêm trọng, đòi hỏi các đảng bộ trường đại học công lập nói chung, các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội – một trung tâm của cả nước về giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, cần nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện đối với nhà trường, đặc biệt là nâng cao hiệu quả chất lượng công tác đào tạo, để tiếp tục đưa các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội là những con chim đầu đàn của giáo dục đại học ở nước ta. Trước hết, các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội cần nhận diện một cách đầy đủ, toàn diện những cơ hội và thách thức trong việc cạnh tranh và nâng cao vị thế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước trong giai đoạn hiện nay; thứ hai, các đảng bộ

Page 26: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

24

trường đại học công lập cần quán triện sâu sắc những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc đảm bảo sự lãnh đạo của đảng bộ đối với hội đồng nhà trường, ban giám hiệu và các tổ chức chính trị - xã hội tại các trường đại học công lập ở Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu của hội nhập quốc tế, đồng thời bảo đảm định hướng về phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ phù hợp với mục tiêu xây dựng nhân cách con người mới theo quan điểm của Đảng; thứ ba, các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội cần quan tâm xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh; xem xét, thực hiện sáng tạo, đồng bộ, có hiệu quả những giải pháp lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác đào tạo trình độ đại học theo những kiến nghị và chỉ dẫn sau đây: (1) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, trước hết là ban thường vụ, thường trực Đảng ủy, cán bộ chủ chốt về vai trò lãnh đạo của các Đảng bộ trường công lập ở Hà Nội đối với việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo trình độ đại học. (2) Lãnh đạo tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường đại học công lập ở Hà Nội. (3) Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác trong các trường đại học công lập. (4) Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác hợp tác và chuyển giao công nghệ đào tạo trình độ đại học. (5) Chú trọng công tác phát triển đảng viên, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng trong các trường đại học công lập ở Hà Nội. (6) Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác đào tạo trình độ đại học. Cần lưu ý rằng, mỗi đảng bộ có đặc điểm và điều kiện riêng, do đó không thể áp dụng rập khuôn, máy móc kinh nghiệm hay cách làm có sẵn nào đó, việc lãnh đạo của các đảng bộ cần được xem xét trên tiêu chí cuối cùng là sự phát triển bền vững của nhà trường và chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo đáp ứng đến đâu nhu càu của nền kinh tế và xã hội, cần

Page 27: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

25

được coi chất lượng nguồn nhân lực là thước đo cao nhất cho sự lãnh đạo của các đảng bộ nhà trường.

Page 28: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

26

\DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2011), “Giáo dục- Chìa khóa cho phát triển

bền vững”, Tạp chí Khoa học chính trị, (5), tr.54-58.

2. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013), “Những yêu cầu mới với đội ngũ báo

cáo viên trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và

Truyền thông , (5), tr. 58-60.

3. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013), “Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống

lãng phí theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”, Tạp

chí Quản lý nhà nước, (209), tr.7-10.

4. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để

đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta”, Tạp chí Thông tin

khoa học chính trị- Hành chính, (6), tr. 50-55.

5. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013), “Hồ Chí Minh về giáo dục và giáo dục

đại học”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (6), tr.42-43.

6. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2015), “Giáo dục đại học với việc đào tạo

nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí

Giáo dục & Xã hội, (5), tr. 27-29.

7. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016), “Một số vấn đề về công tác đào tạo ở

Đảng bộ khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội hiện nay”, Tạp chí

Giáo dục & Xã hội, (11), tr. 244-246.

8. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2016), “Đảng bộ khối các trường đại học,

cao đẳng Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trong tình

hình hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (253).

Page 29: NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHhcma.vn/Uploads/2017/10/4/nguyen_thi_hong_hanh.pdf · định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

27