Top Banner
Nguyn Nhược Pháp (1914-193) Thi sĩ sinh ngày thby, 12 tháng 12 năm 1914 (nhm ngày 25-10 năm Giáp Dn) ti Hà Ni. Là con trai thca văn hào Nguyn Văn Vĩnh và là em ca nhà thơ Nguyn Giang. Ông theo hc trường trung hc Albert Sarraut. Sau khi đậu tú tài ông hc lut trong mt thi gian cùng vi thi sĩ Phm Huy Thông. Vào 7 gisáng ngày 19-11-1938 (nhm ngày 28-9 năm Nhâm Dn) ông qua đời ti bnh vin LaneSao Binan Hà Ni vì bnh thương hàn, hưởng th24 tui. Tác phm đã in: - Ngày Xưa (Nguyn Dương xut bn, Hà Ni 1935) - Người hc v(kch bn, xut bn 1936 Hà Ni) Trong thi phm Ngày Xưa, chúng ta thy thi sĩ sp xếp thtnhư sau: 1. Sơn Tinh Thy Tinh (Avril 1933), tht ngôn 2. MChâu (Janvier 1933), tht ngôn 3. Giếng Trng Thy (Janvier 1933), tht ngôn 4. Tay ngà (2 Mai 1934), ngũ ngôn 5. MÊ (Mai 1933), tht ngôn bát cú 6. Mt bui chiu xuân (6 Mai 1933), ngũ ngôn 7. Nguyn ThKim khóc Lê Chiêu Thng (30 Décembre 1932), tht ngôn bát cú 8. Đi cng (10 Mai 1933), tht ngôn 9. Mây (25 Janvier 1934), ngũ ngôn 10. Chùa Hương (Aout 1934), ngũ ngôn đường Phan Thanh Gin, nơi cư ngca nhà văn Nguyn Đức Qunh, thường thường là mt nơi anh em văn nghhp mt ngày trước. đó, có mt người thi sĩ đời xưa... xin Thanh Hu đừng phin nghe anh! Tôi gi anh là mt thi sĩ đời xưa, tôi cho anh là người đi lc gia đời hn độn ny. Tôi cm hiu anh lm đó -- Người thi sĩ ny ngâm thơ tht lthường -- anh ngâm thơ c, anh trình bày kch thơ Kiu Loan, tôi nganh là người ca đời Xuân Thu, ksĩ ca mt thi oanh lit nht lch s, và điu mà tôi mun nói đây là anh đã mang được nhng nét duyên dáng ca thơ Nguyn Nhược Pháp -- nét đùa ct dí dm đó, cũng như squyến luyến say sưa ca anh vi nhà thơ ny, vào tâm hn say thơ ca tôi. Tđó tôi để ý và đi tìm đọc thơ Nguyn Nhược Pháp -- bài Sơn Tinh Thy Tinh. Tht cmt sl, tôi không ngNguyn Nhược Pháp có tâm hn tươi tn đến thế. Cái đối vi ông cũng hin hot trong sáng, trtrung đim vào mt tính cht hoài clơ thơ ca mt người có vóc dáng dân tc hc nhưng còn mt vý nhÁ Đông. Tôi đọc thơ ông để cm, để vui giây bâng khuâng ca mt la tui thanh xuân nào đó. Nguyn Nhược Pháp hay kchuyn bng thơ -- chuyn Sơn Tinh Thy Tinh, chuyn đi Chùa Hương, chuyn Đi Cng svân vân... nhưng kmà gi li được nhng huyn thoi xưa, kmà làm lưu luyến người đọc, nghthut kchuyn bng thơ... có lchcó mt Nguyn Nhược Pháp mà thôi vy. __________ * Trích Thi Nhân Vit Nam Hin Đại ca Trn Tun Khi. 1
26

Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

May 11, 2023

Download

Documents

Khang Minh
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Nguyễn Nhược Pháp (1914-193) Thi sĩ sinh ngày thứ bảy, 12 tháng 12 năm 1914 (nhằm ngày 25-10 năm Giáp Dần) tại Hà Nội. Là con trai thứ của văn hào Nguyễn Văn Vĩnh và là em của nhà thơ Nguyễn Giang. Ông theo học trường trung học Albert Sarraut. Sau khi đậu tú tài ông học luật trong một thời gian cùng với thi sĩ Phạm Huy Thông. Vào 7 giờ sáng ngày 19-11-1938 (nhằm ngày 28-9 năm Nhâm Dần) ông qua đời tại bệnh viện LaneSao Biểnan Hà Nội vì bệnh thương hàn, hưởng thọ 24 tuổi. Tác phẩm đã in: - Ngày Xưa (Nguyễn Dương xuất bản, Hà Nội 1935) - Người học vẽ (kịch bản, xuất bản 1936 Hà Nội) Trong thi phẩm Ngày Xưa, chúng ta thấy thi sĩ sắp xếp thứ tự như sau: 1. Sơn Tinh Thủy Tinh (Avril 1933), thất ngôn 2. Mỵ Châu (Janvier 1933), thất ngôn 3. Giếng Trọng Thủy (Janvier 1933), thất ngôn 4. Tay ngà (2 Mai 1934), ngũ ngôn 5. Mỵ Ê (Mai 1933), thất ngôn bát cú 6. Một buổi chiều xuân (6 Mai 1933), ngũ ngôn 7. Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống (30 Décembre 1932), thất ngôn bát cú 8. Đi cống (10 Mai 1933), thất ngôn 9. Mây (25 Janvier 1934), ngũ ngôn 10. Chùa Hương (Aout 1934), ngũ ngôn Ở đường Phan Thanh Giản, nơi cư ngụ của nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh, thường thường là một nơi anh em văn nghệ họp mặt ngày trước. Ở đó, có một người thi sĩ đời xưa... xin Thanh Hữu đừng phiền nghe anh! Tôi gọi anh là một thi sĩ đời xưa, tôi cho anh là người đi lạc giữa đời hỗn độn nầy. Tôi cảm hiểu anh lắm đó -- Người thi sĩ nầy ngâm thơ thật lạ thường -- anh ngâm thơ cổ, anh trình bày kịch thơ Kiều Loan, tôi ngỡ anh là người của đời Xuân Thu, kẻ sĩ của một thời oanh liệt nhất lịch sử, và điều mà tôi muốn nói ở đây là anh đã mang được những nét duyên dáng của thơ Nguyễn Nhược Pháp -- nét đùa cợt dí dỏm đó, cũng như sự quyến luyến say sưa của anh với nhà thơ nầy, vào tâm hồn say thơ của tôi. Từ đó tôi để ý và đi tìm đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp -- bài Sơn Tinh Thủy Tinh. Thật cả một sự lạ, tôi không ngờ Nguyễn Nhược Pháp có tâm hồn tươi tắn đến thế. Cái gì đối với ông cũng hiện hoạt trong sáng, trẻ trung điểm vào một tính chất hoài cổ lơ thơ của một người có vóc dáng dân tộc học nhưng còn một vẻ ý nhị Á Đông. Tôi đọc thơ ông để cảm, để vui giây bâng khuâng của một lứa tuổi thanh xuân nào đó. Nguyễn Nhược Pháp hay kể chuyện bằng thơ -- chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, chuyện đi Chùa Hương, chuyện Đi Cống sứ vân vân... nhưng kể mà gợi lại được những huyền thoại xưa, kể mà làm lưu luyến người đọc, nghệ thuật kể chuyện bằng thơ... có lẽ chỉ có một Nguyễn Nhược Pháp mà thôi vậy. __________ * Trích Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại của Trần Tuấn Khải.

1

Page 2: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Nguyễn Nhược Pháp (1914-193) Con nhà văn hào Nguyễn Văn Vĩnh. Sinh ngày 12 décembre 1914 ở Hà Nội, mất ngày 19 novembre 1938. Học ở Hà Nội. Có bằng tú tài tây. Làm thơ từ năm 1932. Ngoài thơ có viết nhiều chuyện ngắn và kịch. Có viết giúp: Annam Nouveau, Hà Nội Báo, Tinh Hoa, Đông Dương Tạp Chí. Đã xuất bản: Ngày Xưa (1935). Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp. Không mến sao được? Với đôi ba nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa. Không phải cái thời xưa nặng nề của nhà sử học, cũng không phải cái thời xưa tráng lệ hay mơ màng của Huy Thông, mà là một thời xưa gồm những màu sắc tươi vui, những hình dáng ngộ nghĩnh. Thời xưa ở đây đã mất hết cái vẻ rầu rĩ cố hữu và đã biết cười, cái cười của những thắt lưng dài đỏ hoe, những đôi dép cong nho nhỏ. Những cảnh ấy vốn có thực. Nhưng dầu sự thực không có thì nhà thơ sẽ tạo ra, khó gì. Mặc cho những nhà khảo cổ cặm cụi tìm nguyên do câu chuyện hai vị thần dành nhau một nàng công chúa, thi nhân cứ cho là có thực và người thấy khi Thủy Tinh đã bắt quyết gọi mưa để khoe tài, thì Sơn Tinh chẳng chịu thua, liền: Vung tay niệm chú: Núi từng dải, Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò Chạy mưa. Sáng hôm sau, Thủy Tinh cưỡi rồng vàng đến xin cưới: Theo sau cua đỏ và tôm cá, Chia đội năm mươi hòm ngọc trai, Khập khiễng bò lê trên đất lạ, Trước thành tấp tểnh đi hàng hai. Nhưng chậm mất rồi. Sơn Tinh đã đến trước. Tức quá, Thủy Tinh liền ra lệnh cho bọn đồ đệ dương oai: Cá voi quác mồm to muốn đớp, Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng. Càng cua lởm chởm giơ như mác; Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao. Ai xem những cảnh ấy mà không buồn cười. Thi nhân cũng chỉ muốn thế: kiếm chuyện cười chơi. Cũng có khi người cười những nhân vật chính người tạo ra, như cái cô bé đi Chùa Hương trong thiên ký sự chép những câu thật thà: Em đi, chàng theo sau. Em không dám đi mau, Ngại chàng chê hấp tấp,

2

Page 3: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Số gian nan không giầu. Có khi chẳng còn biết người muốn cười ai. Sau khi tả cái đẹp của Mỵ Nương, người thêm một câu: Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ, Người vờ ngơ ngẩn để kiếm cớ diễu mình chơi, hay người muốn diễu những kẻ đứng trước gái đẹp bỗng thấy hồn thơ lai láng? Lại có khi không diễu mình không diễu người, thi nhân cũng cười: cười vì một cảnh ngộ. Như khi Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến hỏi Mỵ Nương, Hùng Vương sung sướng nhìn con: Nhưng có một nàng mà hai rể, Vua cho rằng cũng hơi nhiều. Đọc thơ Nguyễn Nhược Pháp, lúc nào hình như cũng thoáng thấy bóng một người đương khúc khích cười. Nhưng cái cười của Nguyễn Nhược Pháp khác xa những lối bông lơn, khó chịu của các ông tú, từ Tú Suất, Tú Xương, đến Tú Mỡ. Nó hiền lành và thanh tao. Nội chừng ấy có lẽ cũng đủ cho nó có một địa vị trên thi đàn. Nhưng còn có điều này nữa mới thật quý: với Nguyễn Nhược Pháp nụ cười trên miệng bao giờ cũng kèm theo một ít cảm động trong lòng. Những cảnh, những người đã khiến thi nhân cười cũng là những cảnh, những người thi nhân mến. Người mến cô bé đi Chùa Hương và cùng cô bé san sẻ nỗi ước mơ, sung sướng, buồn rầu. Người mến nàng Mỵ Nương. Lúc Mỵ Nương từ biệt cha đi theo chồng, người thấy: Lầu son nàng ngoái trông lần-nữa, Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương. rồi: Nhìn quanh khói tỏa buồn man mác, Nàng kêu: "Phụ Vương ôi! Phong-châu! Một điều lạ là những câu tình tứ như thế ghép vào bên cạnh những câu đến buồn cười mà không chút bỡ ngỡ. Cái duyên của Nguyễn Nhược Pháp là ở đó. Chắc Nguyễn Nhược Pháp không chịu ảnh hưởng A. France, nhưng xem Ngày Xưa tôi cứ nhớ đến cái duyên của tác giả Le livre de mon ami. Phải chăng Nguyễn Nhược Pháp cũng hay diễu đời và thương người như A. France? Không, nói diễu đời e không đúng. Nguyễn Nhược Pháp còn hiền lành hơn. Nguyễn Nhược Pháp chỉ muốn tìm những cảnh, những tình có thể mua vui. Dầu sao, tôi thấy Nguyễn Nhược Pháp già lắm, khác hẳn người bạn chí thân của người là Huy Thông. Người nhìn đời như một ông già nhìn đàn trẻ con rất ngộ nghĩnh mà cũng rất dễ yêu, mặc dầu người vẫn còn trẻ lắm. Người mất năm hai mươi bốn tuổi, lòng trong trắng như hồi còn thơ. __________ * Trích Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân.

3

Page 4: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Tài liệu + Ngày Xưa của Nguyễn NhượcPháp. Pháp. + Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại của Trần Tuấn Khải. + Thi Nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân.

Lời bình của nhà thơ Anh Ngọc về bài "Đi Chùa Hương" của Nguyễn Nhươc Pháp

Đây là một bài thơ hay, có nhiều chi tiết và câu chữ thần tình, nhưng vì nó quá dài nên khó có thể bám sát từng câu chữ để phân tích. Mà xem ra cũng không nhất thiết phải làm như thế. Bởi tất cả ở đâu đều sáng rõ, người đọc bình thường nhất cũng thấy được cái hay của nó. Bởi vậy, công việc bình ở đây có lẽ chỉ cần gọi tên ra được một vài đặc thù chính đã khiến cho bài thơ có được một chỗ đứng trên thi đàn, được người đọc nhiều thế hệ yêu mến và chắc chắn còn sống với thế kỷ sắp tới. Theo thiển ý của tôi, nét đặc thù trước hết của Chùa Hương chính là ở chỗ đây là một bài thơ kể chuyện, hay có thể gọi đây là một truyện thơ nho nhỏ. Cái hay của bài thơ vì thế trước hết cũng nằm trong tính truyện của nó. Tất cả ở đây đều được nhìn qua đôi mắt của người kể chuyện: đấy là một cô gái "ngày xưa", con nhà gia giáo và đang ở tuổi mới lớn. Toàn bộ cách cảm, cách nghĩ và lời ăn tiếng nói đều mang rõ dấu ấn và bộc lộ tính cách của nhân vật này. Đó là cái nhìn hồn nhiên, ngơ ngác của người lần đầu đi chơi xa mà lại là đi hội, một lễ hội rất hấp dẫn - hội chùa Hương: Em đi cùng với me Me em ngồi cáng tre. Thầy theo sau cưỡi ngựa Thắt lưng dài đỏ hoe. Người đọc, nhất là những thế hệ sau này, có cái thú là được sống lại, nói đúng hơn là được khám phá lại một cuộc sống đã lùi vào dĩ vãng, không chỉ về cảnh sắc, phong tục mà đến cả tâm lý, tâm hồn của lớp người xưa: Khăn nhỏ, đuôi gà cao Em đeo dải yếm đào Quần lĩnh, áo the mới Tay cầm nón quai thao. - Em tuy mới mười lăm Mà đã lắm người thăm Nhờ mối mai đưa tiếng Khen tươi như trăng rằm Đó còn là cái ngây thơ đáng yêu của lứa tuổi già trẻ con non người lớn: Sau núi Oản, Gà, Xôi Bao nhiêu là khỉ ngồi Tới núi con voi phục Có đủ cả đầu đuôi

4

Page 5: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Và nhất là câu này: "Lên cửa chùa em thấy/Hơn một trăm ăn mày - đúng là cách cân đong đo đếm tò mò kiểu trẻ em. Còn với mấy câu sau đây. Em đi, chàng theo sau Em không dám đi mau Ngại chàng chê hấp tấp Số gian nan không giàu. thực như vẽ ra trước mắt ta tính cách của nhân vật trong bối cảnh của nó, khiến người đọc không nén được một nụ cười thích thú và cảm mến. Và cứ lần theo mạch chuyện được nhân vật kể lại hết sức chân thực và hồn nhiên đến ngộ nghĩnh, ta dần dà bị cuốn vào thế giới tâm tình rất đỗi đáng yêu và thú vị của cô gái, không chỉ trong các chi tiết về phong cảnh và lễ hội, mà quan trọng hơn nhiều là mối tình mới nhóm trong lòng cô gái dành cho chàng văn nhân "tướng mạo trông phi thường", một mối tình đầy chất sét đánh, đến ngay vào tuổi đầu đời lại diễn ra giữa một cảnh trí nên thơ và say lòng hiếm có. Có thể nói, người kể chuyện đã dựng dậy tất cả biểu hiện vừa diễn ra rất nhanh, nhưng vẫn rất có trật tự, lớp lang của một quá trình của một cảm xúc tình yêu. Kể ra thì dài dòng, nhưng tựu trung là câu chuyện gồm hết các cung bậc tình cảm; từ ngạc nhiên cảm mến, đến bất chợt "ngẩn ngơ", từ một thứ cảm tình tựa như duyên số không thể cắt nghĩa, đến nhận thứ lý tính "Chàng cũng cho như thế/Ra ta hợp tâm đầu", từ niềm vui thầm khấp khởi khi lửa tình mới nhóm: Đêm hôm ấy em mừng! Mùi trầm hương bay lừng. Em nằm nghe tiếng mõ Rồi chim kêu trong rừng. (Còn nhớ, trong một lần bình giảng bài thơ này cho sinh viên khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhà phê bình Hoài Thanh đã lưu ý đến cái âm "ừng" với dấu huyền cuối mấy câu trên nó gợi về một cảm xúc gì đó vừa đang dâng lên, lại vừa như bị nén lại trong lòng - đọc kỹ, ta sẽ cảm thấy lời bình là có lý); và, cho đến cuối cùng, như một tất yếu trong tình yêu, một nỗi buồn da diết đã chờ sẵn ở cuối đường: Em nghe bỗng rụng rời! Nhìn ai luống nghẹn lời! Giờ vui đời có vậy Thoảng ngày vui qua rồi! Hình như đó là một thứ định mệnh khắc nghiệt cho mọi thứ gì quá đẹp, cũng chẳng nên đổ tại một nguyên nhân xã hội hay ngoại cảnh nào - từ thuở nàng Kiều "bây giờ rõ mặt đôi ta/ biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao" cho đến Huy Cận của Thơ Mới "chân hết đường thì lòng cũng hết yêu" và đến tận Xuân Quỳnh sau bao năm cách mạng "lời yêu mỏng manh như mầu khói/ai biết lòng anh có đổi thay"... Tình yêu là thế và thân phận con người là thế", thôi đừng trách lẫn

5

Page 6: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

trời gần trời xa". Nhưng trong thất vọng tột cùng, con người vẫn không tuyệt vọng, con người vẫn tin rằng bằng sức mình rồi ra vẫn có thể giành lại được một chút gì, và họ còn tin hơn vào một lẽ công bằng hóa thân trong Giời Phật: Ngun ngút khói hương vàng Say trong giấc mơ màng Em cầu xin Giời Phật Sao cho em lấy chàng Và chàng thi sĩ cũng đang tuổi măng tơ đã theo dõi từng bước đi của nhân vật của mình với mối thiện cảm không giấu giếm đã thay đấng Hóa công làm việc ấy, chàng dành cho cô lời tiên đoán kết cục vui vẻ, nghịch ngợm và có duyên đến nỗi mấy lời chú thích ấy đã thành ra một bộ phận không thể tách rời của bài thơ! "Văn tức là người" - chỉ với một bài thơ xinh xắn và có duyên như bài thơ này, thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã khiến hậu thế yêu mến chàng biết chừng nào, nhất là khi ta biết chàng trai đa tài, đa cảm và tinh tế nhường ấy lại phải giã biệt cõi đời quá sớm, đến nỗi những bậc thức giả nghiêm ngắn như các tác giả Thi nhân Việt Nam cũng phải ngậm ngùi thốt lên: "người mất năm hai mươi bốn tuổi, lòng trong trắng như hồi còn thơ".

Những điều chưa biết về nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp

Người đời nhớ đến tên tuổi nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp với bài thơ Chùa Hương nổi tiếng. Nhưng ít ai biết rằng người thi sĩ tài hoa ấy là con trai của nhà báo, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh và là một cây bút tài năng. Tiếc rằng cuộc đời đoản mệnh, ông vĩnh biệt cõi trần khi mới ở tuổi 24, để lại cho hậu thế một tập thơ mỏng mảnh duy nhất với nhan đề Ngày xưa... Hôm qua đi chùa Hương Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me em dậy Em vấn đầu soi gương...” Mỗi khi đọc lại những câu thơ này tôi lại nhớ tới một kỷ niệm ở Paris, vào giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Hôm đó, trong quầy bar ở tầng hầm ngôi nhà rất sang trọng tại ngoại ô thủ đô Pháp của TS Việt kiều Nguyễn Văn Tuyên (nay đã thành quá cố), diễn ra một buổi ca nhạc thính phòng của các nghệ sĩ Việt với những người bạn. Có mặt hôm đó là cố NSND Lê Dung, NSND Quang Thọ, pianist Hà Ngọc Thoa từ Hà Nội tới; nhạc sĩ Phạm Duy từ Mỹ sang; nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Trần Văn Khê cùng con trai và con dâu của ông là nhạc sĩ Trần Quang Hải và ca sĩ Bạch Yến, những người Việt cư trú tại Paris... Đấy là khi nhạc sĩ Trần Văn Khê vừa mới từ bệnh viện về sau một ca phẫu thuật khá nặng nên trông sắc mặt ông còn xanh xao lắm. Ấy vậy mà trong tình bằng hữu, nhạc sĩ Trần Văn Khê đã đứng dậy, gạt đi mọi nỗi mỏi mệt, hát lại ca khúc do chính ông sáng tác từ hơn nửa thế kỷ trước, bài hát Chùa Hương phổ thơ của Nguyễn Nhược Pháp. Vốn quen nghe ca khúc rất được phổ biến rộng rãi do ca sĩ Trung Đức phổ nhạc và luôn cảm thấy cấn cá khi cô gái quê của Nguyễn Nhược

6

Page 7: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Pháp được cho “đi đôi guốc cao cao” để leo lên chùa Hương, tôi vừa thích thú vừa kinh ngạc khi thấy thơ Nguyễn Nhược Pháp được nhạc sĩ Trần Văn Khê chuyển thành ca khúc chuẩn mực và dân gian đến thế: thơ không bị tầm thường đi bởi những câu chữ thêm vào, mà giai điệu bên trong của thơ được phát huy tới mức tối đa. Nhạc sĩ Trần Văn Khê đã biểu diễn ca khúc này rất tuyệt vời: khi hát tới những đoạn đò đi, ông đã làm động tác chèo đò thực ngoạn mục, khó mà có thể hình dung được trước đó không lâu ông đã gần như kiệt sức vì ca phẫu thuật. Dường như những câu thơ trẻ trung, nhí nhảnh mà thấm thía của Nguyễn Nhược Pháp đã thổi vào ông thêm sinh khí... Thực tiếc là ở Việt Nam hôm nay, ít người được nghe bài hát đó của nhạc sĩ Trần Văn Khê! Và cũng thực tiếc là hôm nay ở Việt Nam, chúng ta cũng không biết được gì nhiều về thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp, một tài hoa yểu mệnh. Giỏ nhà ai, quai nhà nấy Nguyễn Nhược Pháp sinh ngày 12/12/1914 ở Hà Nội. Chàng là con trai của một trong những cây bút có lẽ là vạm vỡ vào loại hàng đầu nước ta trong thế kỷ XX, nhà văn, nhà báo, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936), người có quê là làng Phượng Dực, Thường Tín (nay là làng Phượng Vũ, xã Phượng Dục, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây). Ông Vĩnh là một nhân vật kỳ thú của làng viết nước ta, còn chưa được hậu thế nhận thức đầy đủ. Con một người nông dân nghèo, sinh ra vào thời nước mất nhà tan, chỉ bằng trí tự thiên phú và lao động đến kiệt sức của mình, ông Vĩnh đã tạo dựng nên được một gia tài chữ nghĩa vô cùng đồ sộ mà ngay cả những người đồng thời, dù không đã đồng quan điểm với ông, cũng phải nể vì. Ông Vĩnh từng dịch nhiều tác giả Pháp cổ điển sang Việt văn, trong đó có thơ La Fontaine mà bài phổ cập nhất có lẽ là bài Con Ve và con Kiến... Ông dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du sang tiếng Pháp, rồi dịch cả những tác phẩm tiếng Hán như Tiền Xích Bích, Hậu Xích Bích sang Pháp ngữ... Ông còn là một nhà báo vào hàng gạo cội của những thập niên đầu thế kỷ XX, người góp công gây dựng nên nền báo chí Việt Nam khi đó. Theo hồi ức của nhà thơ Nguyễn Vỹ, ông Vĩnh “rất trung thực, không nịnh ai mà cũng không ưa ai nịnh mình, không tùy thời, mà chỉ tùy mình...”. Trong con mắt của nhiều người đương thời, ông Nguyễn Văn Vĩnh là tấm gương lao động nghề nghiệp đến quên mình. Nhà văn Vũ Bằng nhớ lại: “Ông Vĩnh làm việc như con trâu cày, không mấy khi muốn phiền người khác. Có một lần, tôi đã được mục kích một cảnh như sau: không biết giận gia đình gì đó, ông lên một căn gác nằm khèo, nhờ ông Tụng (bác sĩ, nhân viên đắc lực của Saigon Công thương, chuyên lo chạy tiền vay cho ông Vĩnh – TG) mua cho một mẹt bún chả ăn trừ cơm, rồi viết luôn một bài xã thuyết cho Annam Nouveau, thảo một thư cho toàn quyền Pháp đưa xuống dưới nhà đánh máy luôn, dịch miệng “Têlêmác phiêu lưu ký” cho Đông Lĩnh Dương Phượng Dực ngồi ám tả, trong khi chính ông lại quay sang nói chuyện với ông Tụng về chuyện thống sứ Pháp “có ý muốn giúp ông tiền bất cứ lúc nào, bao nhiêu cũng được”, miễn là ông tạm gác ý kiến đả kích Pháp và ngưng chống nhà vua... Cho mãi đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa thấy có ai viết báo nhiều loại khác nhau một cách tài tình và nghĩa lý như ông Vĩnh. Ông viết tin, viết xã thuyết, làm thơ, khảo cứu, phóng sự (Volonté Indochinoise) và dịch tiểu thuyết thì quả không chê được....”.

7

Page 8: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Là một người lao động sáng tạo như thế, lại ở thời nước ta còn theo tập tục phong kiến, dĩ nhiên ông Vĩnh là người đào hoa. Ông có tới ba vợ. Người vợ thứ hai chỉ sinh được một người con là Nguyễn Nhược Pháp. Năm thi sĩ của chúng ta mới lên hai tuổi, mẹ chàng vì đau đớn bởi chồng muốn cưới vợ ba nên đã tự vẫn. Thế là Nguyễn Nhược Pháp phải mồ côi mẹ từ đó... Sống với một người cha tính tình có lẽ là phóng túng, cậu bé mồ côi mẹ Nguyễn Nhược Pháp mặc dù được chăm lo về vật chất nhưng chắc là trong thẳm sâu tâm hồn chàng luôn có một nỗi trống vắng nào đó. Chàng được cha cho ăn học đàng hoàng, đậu tú tài rồi vào Trường cao đẳng Luật khoa. Tuy nhiên, giống như cha, chàng không thích đi làm quan mà chỉ mê mải văn thơ báo chí. Ngoài thơ, Nguyễn Nhược Pháp còn viết truyện ngắn và kịch... Khác nhiều bạn cùng làng văn thuở đó, Nguyễn Nhược Pháp sống rất hồn nhiên và trong sáng: chàng không hề nghiện ả đào và thuốc phiện! Hóm hỉnh nhìn đời Ông Nguyễn Văn Vĩnh là một người cao lớn, bệ vệ, nhưng Nguyễn Nhược Pháp chỉ cao có 1,52 m thôi, giống như những người bạn mà chàng hay giao lưu như Nguyễn Vỹ, Phạm Huy Thông... Thế nhân biết chàng như một người lúc nào cũng hay mủm mỉm cười, cái miệng như móm. Chàng cũng là người hay nói, niềm nở, lịch thiệp với mọi người. Đặc biệt, ai cũng quý chàng vì khiếu khôi hài và giọng điệu “rủ rỉ như cô gái bẽn lẽn trên đường đi chùa Hương”. Người làm sao, thơ làm vậy, tập Ngày xưa xuất bản năm 1935 của chàng thể hiện rất rõ một phong cách Nguyễn Nhược Pháp vô tiền và khoáng hậu trong thơ Việt Nam. Đây là tập thơ chỉ có trên dưới chục bài, toàn viết về những gì “vang bóng” từ lâu lắm rồi nhưng đã làm nên một kỳ tích mà Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhận xét trong cuốn Thi nhân Việt Nam: “Thơ in ra rất ít mà được người ta mến rất nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp”. Bằng con mắt già trước tuổi của một người luôn giữ được cái nhìn non xanh vào cuộc sống, Nguyễn Nhược Pháp đã vẽ nên được diện mạo thời xưa đầy mơ mộng, hóm hỉnh và trìu mến... Bài Sơn Tinh, Thủy Tinh mà chàng viết tặng người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Giang là một thí dụ. Chàng đã kể lại tích cổ bằng những chi tiết thực lôi cuốn. Thí dụ như cách hành xử của Mỵ Châu khi chứng kiến cảnh Sơn Tinh và Thủy Tinh tỉ thí với nhau: Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu, Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhòa (Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu, Nhưng thật dễ thương): “Ô! Vì ta!”. Khổ kết bài thơ cũng đầy tinh tế và vui tính: Thủy Tinh năm năm dưng nước bể Giục núi hò reo đòi Mỵ Nương. Trần gian đâu có người dai thế, Cũng bởi thần yêu nên khác thường. Điểm sáng nhất trong tập Ngày xưa có lẽ là bài Chùa Hương, thiên ký sự của một cô bé ngày xưa. Nhà thơ Nguyễn Vỹ kể lại: “Bài thơ Chùa Hương là bài khá nhất trong tập thơ Ngày xưa, có một lai lịch kỳ thú không ngờ. Chuyến đi Chùa Hương

8

Page 9: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

ấy, Nhược Pháp đi với tôi và hai cô gái nữa, đều là nữ sinh cả. Hai cô mang theo hai máy chụp hình, còn Nhược Pháp và tôi đều đi tay không. Trèo lên đến rừng mơ bỗng chúng tôi gặp một bà cụ vừa bước lên đèo, đường gồ ghề lởm chởm, vừa niệm: “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế âm Bồ tát...”. Cô gái quê có lẽ là con của cụ, cũng đang niệm câu ấy nhưng nửa chừng trông thấy chúng tôi là hai chàng trai nhìn cô trân trân thì cô bẽn lẽn làm thinh không niệm Phật nữa. Cô đang đọc: “Nam mô cứu khổ cứu nạn...” rồi cô im. Đôi má cô đỏ bừng, cô cúi mặt xuống. Hai đứa tôi hỏi cô: “Tại sao trông thấy chúng tôi, cô không niệm Phật nữa? Cô gái quê có vẻ đẹp ngây thơ bỗng tỏ vẻ bối rối muốn khóc”. Không ngờ hai cô bạn nữ sinh lên chụp được tấm hình hai đứa tôi đang hỏi chuyện cô gái quê, rồi có lẽ không bằng lòng chúng tôi nên hai cô lén đi trước, và đi lúc nào chúng tôi không hay biết, cũng chẳng nói năng gì với chúng tôi cả, bỏ chúng tôi ở lại với cô gái quê. Chúng tôi mê nói chuyện với cô này, một lúc sực nhớ lại hai cô bạn, chúng tôi vội vàng đi theo nhưng không kịp. Hai cô đã lên đến chùa Ngoài, rồi lên đến chùa Tiên Sơn, lẫn trong đám đông người, biến mất dạng. Đêm ngủ trong chùa Hương, sáng hôm sau ra về, chúng tôi mới gặp lại hai cô bạn đồng hành. Tôi phải xin lỗi mãi, nhưng Nhược Pháp cứ tủm tỉm cười không nói. Về Hà Nội, hai hôm sau, Nhược Pháp đem đến tôi bài thơ Chùa Hương, mà trong bản chép ra đầu tiên Nhược Pháp đề là Cô gái Chùa Hương. Nhược Pháp lấy cuộc gặp gỡ lý thú của chúng tôi với có gái quê làm đề tài và tưởng tượng thêm ra, thành bài thơ đẹp, giọng ngây thơ, y như cô gái chùa Hương hôm ấy... Trong tuần ấy, anh góp các bài thơ của mình, thành một quyển. Anh đưa tôi và hỏi: - Có nên xuất bản không? - Nên! - Nhưng tiền đầu? - Nhược Pháp cười móm mém. - Xin ông cụ. - Thôi, tôi mà đưa ông cụ xem cái của nợ này, thì chắc chắn là ông cụ sẽ vứt nó vào sọt rác. - Đưa bà cụ vậy. - Ừ, phải đấy! Một tháng sau, quyển thơ Ngày xưa ra đời. Sách in xong mà Nguyễn Nhược Pháp vẫn rụt rè, chưa dám đưa cụ Nguyễn Văn Vĩnh xem, chỉ sợ cụ vứt vào sọt rác”. Nghe nói, sinh thời Nguyễn Nhược Pháp có yêu một thiếu nữ tên là Thanh nhưng cuộc gặp gỡ tình cờ ấy cũng đã không mang lại được một cái gì hiện hữu cho cuộc đời thật của chàng. Người thơ, yêu cũng như sương khói, chỉ có những suy tư, cảm xúc được biến thành vần điệu là ở lại lâu dài với hậu thế mà thôi. Nguyễn Nhược Pháp qua đời vào ngày 19/11/1938. Thi nhân đôi khi cũng như danh tướng và mỹ nữ, “bất hứa nhân gian kiến bạc đầu” Hoàng Nguyên (CAND)

9

Page 10: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Thi sĩ đoản mệnh Nguyễn Nhược Pháp

TPCN - Hoài Thanh đã từng hoài nhớ luyến tiếc, đại ý rằng cái người mà thơ in ra nào có bao nhiêu nhưng được người ta mến hơn cả ấy là Nguyễn Nhược Pháp...

Bây chừ đang cữ Giêng Hai của mùa xuân xứ Bắc ngồi đò mộc từ đền Trình ngược dòng suối Yến về Chùa Hương, ngắm những tàn hoa gạo đang sắp bung ra những vệt son chon von trên sườn đá, tôi cứ một mực gẫm rằng, những gốc gạo cổ thụ ấy thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã ngắm từ những năm lẩu lâu rồi để có bài thơ Chùa Hương bâng khuâng mãi cho mai hậu?

Như Hoài Thanh đã từng hoài nhớ luyến tiếc, đại ý rằng cái người mà thơ in ra nào có bao nhiêu nhưng được người ta mến hơn cả ấy là Nguyễn Nhược Pháp! Cái năm lẩu lâu rồi ấy là bao nhiêu?

Nếu cứ căn cứ hẳn về những chi tiết trong cuốn Văn sĩ thi sĩ tiền chiến của nhà thơ Nguyễn Vỹ ( tác giả Sương rơi/ Nặng trĩu/ trên cành/ Dương liễu... hai từ một câu mà Hoài Thanh- Hoài Chân đã nhiệt thành biểu dương trong Thi nhân Việt Nam. Nguyễn Vỹ hơn Nguyễn Nhược Pháp 4 tuổi, người xứ Quy Nhơn nhưng nổi danh lại ở Hà thành và sau này càng nổi tiếng hơn với Gửi Trương Tửu) thì ta cũng mang máng xác định được thời điểm ra đời của bài Chùa Hương khoảng năm 1934 hay 1935 chi đó...

Thi sỹ đoản mệnh Nguyễn Nhược Pháp

Đại để thế này: Chuyến đi chùa Hương vào tháng Giêng Âm lịch ấy, có Nguyễn Nhược Pháp và Nguyễn Vỹ cùng hai cô bạn (không rõ đây có phải là người yêu của hai chàng?).

Hai cô này thuộc dạng tân thời chắc con nhà khá giả nên một trong hai cô đem cả máy ảnh. Mà máy chụp hình khi đó là của hiếm... Qua đò suối Yến là cả nhóm bắt đầu xuyên qua rừng mơ (Ôi rừng mơ thuở ấy nay còn đâu?).

Trên lối mòn khúc khuỷu cây đá gập ghềnh, cả bọn gặp một cụ bà cùng một cô gái độ tuổi trăng tròn bận quần lĩnh áo the đang dắt cụ bà (không rõ là bà hay mẹ?) cả hai cùng khe khẽ niệm Phật.

Cả bọn vượt lên nhưng không hiểu sao Nguyễn Nhược Pháp sững lại bên hai người thì cô gái bặt luôn tiếng niệm Phật. Nguyễn Nhược Pháp khẽ hỏi tại sao cô không niệm tiếp đi, nghe hay lắm...

Cô gái nọ đỏ bừng mặt e thẹn cúi đầu không nói chi... Vừa lúc ấy, một trong hai cô bạn có máy ảnh quay ngược lại thấy cảnh ấy liền bấm máy! Từ khi đó đến lúc qua chùa Tiên Sơn rồi tối ấy ngủ lại trong chùa sáng hôm sau mới về, cả bọn đều không gặp lại bà cụ với cô gái nọ.

Cả hai cô lại có ý phiền trách thậm chí lạnh nhạt với Nguyễn Nhược Pháp và Nguyễn Vỹ về động thái người đâu gặp gỡ làm chi ấy... Nhưng về đến Hà Nội, cô vẫn đưa tấm ảnh ghi lại cái cảnh Nguyễn Nhược Pháp đứng bên cô gái quần lĩnh áo the đó!

(Tôi có hỏi kỹ ông Nguyễn Hồ, con út bà cả cụ Vĩnh và anh Nguyễn Lân Bình con ông Nguyễn Dực con trai cụ Vĩnh hiện đang lưu giữ nhiều tư liệu về cụ Nguyễn Văn Vĩnh thì cả

10

Page 11: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

hai cho biết không có tấm ảnh ấy trong bộ sưu tập hiện có của gia đình! Chao ôi, giá như bây giờ tấm ảnh đó đang có may mắn được ai cất giữ?).

Nhưng khi đó Nguyễn Nhược Pháp đâu có ỏ ê chi đến tấm hình. Mà chàng đang bận tâm về một việc khác. Chàng đưa bài thơ Chùa Hương viết chưa ráo mực cho Nguyễn Vỹ.

Chàng tưởng tượng thêm ra bao nhiêu sự kiện từ cái cảnh gặp gỡ bất chợt nọ và lấy làm thú vị lắm... Bài thơ lúc đầu có tên là Cô gái chùa Hương, sau đó đưa vào tập Ngày xưa bỏ hai chữ đầu còn lại là Chùa Hương.

Ngay hôm ấy Nguyễn Nhược Pháp ngỏ ý với Nguyễn Vỹ đưa bài thơ đó vào một cuốn thơ của riêng mình mà lâu nay Nguyễn Nhược Pháp đang có ý xuất bản.

Nhưng khi đó đang kẹt tiền. Nguyễn Vỹ gợi ý là xin ông bố (tức cụ Nguyễn Văn Vĩnh). Nhưng Nguyễn Nhược Pháp e dè sợ ông cụ rầy trách rồi vứt vào sọt rác khi biết Nguyễn Nhược Pháp làm bài thơ ấy!

Nguyễn Vỹ lại mách nước thế thì xin cụ bà vậy? Nguyễn Nhược Pháp đồng ý. Và tập thơ Ngày xưa của Nguyễn Nhược Pháp, trong đó có bài Chùa Hương ra đời năm 1935.

Như thế nào nhỉ? Cụ bà nào vậy? Tập thơ đầu tay và duy nhất của Nguyễn Nhược Pháp ra đời cách thời điểm thân mẫu thi sĩ mất khá chi là xa, lúc thi sĩ mới lên hai tuổi?

Lại nói về cái khách sạn ở phố Hàng Trống, một trong những gia sản chỉ là con con trong gia tài của một ông chủ nhà in Trung Bắc Tân Văn lớn nhất xứ Bắc Kỳ Nguyễn Văn Vĩnh.

Là địa danh gặp gỡ giao du của những tao nhân mặc khách và những người có máu mặt của Hà thành và mỗi khi về Hà thành thời ấy, người đẹp Hai Lựu cũng đã lọt vào mắt xanh của ông chủ bút kiêm xuất bản hào phóng Nguyễn Văn Vĩnh.

Tôi đã hỏi kỹ ông Hồ lẫn anh Nguyễn Lân Bình rằng tại sao trên bàn thờ gia tộc có ảnh rất nhiều người nhưng không thấy sự hiện diện của bà Hai Lựu tức là bà hai cụ Vĩnh là thân mẫu nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp?

Nhưng tất thảy đều lấy làm tiếc hình như đã bị thất lạc từ lâu? Cả hai cũng cho biết đến bây giờ chưa có ai biết họ tên thật của thân mẫu nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp cũng như xuất xứ quê quán!

Chỉ biết khi ấy bà là một người đẹp có danh phận, là con gái yêu của một thổ ty giàu có ở mạn ngược đâu như vùng Lạng Sơn. Và nghe đâu bà có họ gần với Tổng đốc người Tày Vi Văn Định?

Sau này, do nhiều nguyên nhân, hậu duệ cụ Vĩnh trong đó có ông Hồ đã không có điều kiện để tìm hiểu gốc gác của bà Hai Lựu là mẹ kế của mình.

Chỉ biết khi ấy, người đẹp có tên là Hai Lựu này người cao ráo, trắng trẻo, giao du rất rộng, nói thạo tiếng Pháp ...

Ông Hồ còn đặc biệt nhớ một chi tiết đặc biệt là bà Hai Lựu sử dụng súng ngắn rất thành thạo! Điều trớ trêu là khi đã thành thân với cụ Vĩnh, do các mối giao du khá rộng nên bà Hai Lựu khá thân với bà Suzanne và đâu như đã một lần giới thiệu với cụ Vĩnh người bạn thân của bà tức là người đẹp Suzanne như bài trước đã nói!

11

Page 12: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Lắm loài súng sính có đôi/ Nòi tình thui thủi đi về một-không (thơ Hoàng Cầm) không biết có vận vào trường hợp này không nhỉ?

Trời cho cái giống đa đoan lẫn phong tình như cụ Vĩnh thì làm sao để tuột mất người đẹp Suzanne? Kha khá những tờ báo đứng đắn lẫn lá cải Hà thành thời ấy hình như đã lờ lớ lơ một sự kiện vợ kế cụ Vĩnh – bà Hai Lựu dùng súng ngắn đáp xe sang trang trại nổi tiếng của Suzanne bên Gia Lâm định phải quấy một phen với chính người bạn thân của mình!

Nhưng ông con út cụ Vĩnh móm mém cái cười của tuổi tám mươi rằng cũng ghê cho bà này bởi ghen thế nhưng nghĩ sao đó, phần để giữ thanh danh cho cụ Vĩnh, phần chợt trỗi chút thiên lương đã hạ súng!

Nhưng thương ôi, người đẹp Hai Lựu đã chọn cho mình một cái chết tức tưởi và bỏ lại cậu con trai dĩnh ngộ khi đó mới lên hai tuổi chính là thi sĩ đoản mệnh Nguyễn Nhược Pháp của chúng ta!

Chết cha ăn cơm với cá/ Chết mẹ liếm lá đầu đường... Mồ côi mẹ, nhưng cậu bé Nguyễn Nhược Pháp may được lọt trong vòng tay thân ái của bà vợ cả cụ Vĩnh...

Học giả Nguyễn Văn Vĩnh cao to phương phi nhưng cứ như những lưu bút của nhà thơ Nguyễn Vỹ, thì thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp chỉ cao 1,52m.

Khác với phụ thân luôn có chất giọng khoáng đạt oang oang thì anh con trai thường lặng lẽ có cái miệng mới ngó như mom móm may có cái khiếu khôi hài kéo lại.

Cũng nói thêm chi tiết này, bồ chữ thiên hạ cụ Vĩnh không biết sở hữu bao nhiêu và được coi là người thông thạo nhiều ngoại ngữ đặc biệt là chữ Hán, Pháp nhưng cụ lại cực kỳ bình dân trong việc đặt tên cho con cái.

Ông con thứ Nguyễn Giang (bạn thân của Picasso, sẽ nói ở một bài khác) sinh ở Bắc Giang. Ông con thứ nữa tên là Nguyễn Dực sinh ở làng Phượng Dực quê nhà.

Một ông thứ khác tên là Nguyễn Phổ (xem TPCN số Tết Bính Tuất) sinh vào thời điểm chiến tranh Pháp - Phổ.

Ngang tàng hay bình dân chả biết, nhưng cụ Vĩnh sau lần đi Pháp vào năm 1906 lẫn coi xét cục diện cuộc chiến tranh lần thứ nhất, cụ Vĩnh đã phán một cục diện một sự kiện động trời của thời cuộc bằng cái từ nước Pháp yếu và đặt luôn cái tên cho cậu con trai sinh cuối năm 1914 chứ đâu phải như sau này có người tán rằng, tên thi sĩ chính là sự hội đủ của một tư tưởng quan trọng lẫn chủ đạo của triết học Trung Hoa, phàm người ta muốn đạt mục đích gì phải lấy cái nhu để xử thế với cương lấy yếu để ứng phó với cái mạnh?!

Cậu bé được cha mẹ coi sóc cẩn thận cho học hành tử tế. Bằng cớ là Nguyễn Nhược Pháp sau khi đậu tú tài rồi vào trường Cao đẳng Luật Đông Dương. Hình như nối chí hay có gien ông thân, Nguyễn Nhược Pháp không sung vào bất kỳ ngạch quan lại lẫn công chức nào mà đi làm văn làm báo...

Truyện ngắn và kịch của Nguyễn Nhược Pháp có lẽ không phổ biến rộng và nổi tiếng bằng thơ? Ngoài Chùa Hương, Nguyễn Nhược Pháp còn có bài thơ khá nổi Tay Ngà và Sơn Tinh Thủy Tinh viết tặng ông anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Giang...

12

Page 13: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Tôi đồ rằng, có lẽ Nguyễn Nhược Pháp cố hữu là một người nhân hậu. Đã đành thường trực cái bản tính cái thiên lương đó nên mới man mác tinh tế thuần hậu muôn đời phong tục Việt để mai hậu lòng người, dù bất kể thời nào cũng chùng lại cân bằng lại với Chùa Hương?

Và trong Sơn Tinh Tuỷ Tinh cũng vậy, người ta dễ mà cao đàm khoát luận triết lý lằng nhằng này nọ về mối thù dai dẳng truyền kiếp nhưng Nguyễn Nhược Pháp đã thấp thoáng chút umua làm cho nó nhẹ nhõm lên bao nhiêu Trần gian đâu có người dai thế/ Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

Nhưng mà, nhưng mà... Cho dù vô tâm lẫn nhân hậu, cho dù cái tuổi hai mươi chưa đủ độ lắng lẫn sự chiêm nghiệm này khác nhưng tôi dám chắc cái chết tức tưởi của người mẹ thân yêu ấy ít nhiều có ám vào chàng trai vốn có tâm hồn nhạy cảm kia?

Nhưng may (hay dở đây) tuyệt nhiên trong sáng tác của Nguyễn Nhược Pháp, không lề vương vất hay hệ luỵ lẫn ám ảnh cái chết bất đắc kỳ tử của mẹ chàng!

Hay là đấng Cao Xanh ghen ghét chi đây mỹ nhân tự cổ như danh tướng/ bất hứa nhân gian kiến bạc đầu (người đẹp lẫn tướng tài, chớ để cho thiên hạ thấy đầu mình bạc) bắt người tài hoa ấy đi sớm khi Nguyễn Nhược Pháp mới tròn 24 tuổi để Nguyễn Nhược Pháp không đủ quỹ thời gian để chi dùng cho việc đôi hồi chiêm nghiệm?!

Nhưng ai cũng như có trời mà biết sẽ như thế nào nếu Nguyễn Nhược Pháp thọ đến 70 và thêm nữa, Vũ Trọng Phụng 80 tuổi? Mà Nguyễn Nhược Pháp 24 tuổi, cũng như Vũ Trọng Phụng đã cháy hết cháy sáng đời mình ở tuổi 27 rồi...

Năm 1935, hai mươi hai tuổi, danh đang nổi với tập Ngày xưa. Cái chết bất đắc kỳ tử của ông cụ thân sinh năm 1936 và gia cảnh cái đại gia thế ấy bỗng dưng sa sút chừng như khiến cuộc đời thi sĩ trẻ tài hoa này ngoặt sang một hướng khác?

Từ thời điểm năm 1935 cho đến khi mất, 3 năm sau, Nguyễn Nhược Pháp không có thêm tập thơ nào cũng như một bài nào nổi? Hoặc giả Nguyễn Nhược Pháp không viết hay rẽ ngang kiếm một nghề chi khác kiếm sống?

Đây có lẽ cũng là một khúc khuất trong cuộc đời Nguyễn Nhược Pháp mà kể cả người gần gụi Nguyễn Nhược Pháp về mặt tinh thần cũng không đề cập đến trong cuốn Văn thi sĩ tiền chiến?

Nhưng mà thôi, một Chùa Hương có lẽ cũng đã đủ vị thế trong chốn thơ thiêng thấm hồn dân tộc. Tuần vận vũ trụ của trời đất này còn mùa xuân còn Giêng Hai, non nước này còn chùa Hương thì người ta còn nhắc đến Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp!

Xuân Ba (Tien Phong Online)

13

Page 14: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Chùa Hương

* Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa.

Hôm nay đi Chùa Hương, Hoa cỏ mờ hơi sương. Cùng thầy me em dậy, Em vấn đầu soi gương.

Khăn nhỏ, đuôi gà cao, Em đeo giải yếm đào; Quần lĩnh, áo the mới,

Tay cầm nón quai thao.

Me cười: "Thầy nó trông! Chân đi đôi giép cong, Con tôi xinh xinh quá!

Bao giờ cô lấy chồng?"

Em tuy mới mười lăm Mà đã lắm người thăm, Nhờ mối mai đưa tiếng,

Khen tươi như trăng rằm.

Nhưng em chưa lấy ai, Vì thầy bảo người mai Rằng em còn bé lắm! (Ý đợi người tài trai).

Em đi cùng với me.

Me em ngồi cáng tre, Thầy theo sau cưỡi ngựa,

Thắt lưng dài đỏ hoe.

Thầy me ra đi đò, Thuyền mấp mênh bên bờ. Em nhìn sông nước chẩy Đưa cánh buồm lô nhô.

Mơ xa lại nghĩ gần, Đời mấy kẻ tri âm?

Thuyền nan vừa lẹ bước, Em thấy một văn nhân.

Người đâu thanh lạ thường!

Tướng mạo trông phi thường. Lưng cao dài, trán rộng.

Hỏi ai nhìn không thương?

14

Page 15: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Chàng ngồi bên me em, Me hỏi chuyện làm quen:

"Thưa thầy đi chùa ạ? Thuyền đông, trời ôi, chen!"

Chàng thưa: "Vâng thuyền đông!"

Rồi ngắm trời mênh mông, Xa xa mờ núi biếc,

Phơn phớt áng mây hồng.

Dòng sông nước đục lờ. Ngâm nga chàng đọc thơ.

Thầy khen: "Hay! Hay quá!" Em nghe rồi ngẩn ngơ.

Thuyền đi. Bến Đục qua.

Mỗi lúc gặp người ra, Thẹn thùng em không nói:

"Nam vô A Di Đà!"

Réo rắt suối đưa quanh. Ven bờ, ngọn núi xanh, Nhịp cầu xa nho nhỏ.

Cảnh đẹp gần như tranh.

Sau núi Oản, Gà, Xôi, Bao nhiêu con khỉ ngồi. Tới núi con Voi phục, Có đủ cả đầu đuôi.

Chùa lấp sau rừng cây. (Thuyền ta đi một ngày) Lên cửa chùa em thấy Hơn một trăm ăn mày.

Em đi, chàng theo sau. Em không dám đi mau,

Ngại chàng chê hấp tấp, Số gian nan không giầu.

Thầy me đến điện thờ,

Trầm hương khói tỏa mờ. Hương như là sao lạc, Lớp sóng người lô nhô.

Chen vào thật lắm công.

Thầy me em lễ xong, Quay về nhà ngang bảo: "Mai mới vào chùa trong."

15

Page 16: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Chàng hai má đỏ hồng Kêu với thằng tiểu đồng Mang túi thơ bầu rượu: "Mai ta vào chùa trong!"

Đêm hôm ấy em mừng.

Mùi trầm hương bay lừng. Em nằm nghe tiếng mõ, Rồi chim kêu trong rừng.

Em mơ, em yêu đời!

Mơ nhiều... Viết thế thôi! Kẻo ai mà xem thấy,

Nhìn em đến nực cười!

Em chưa tỉnh giấc nồng, Mây núi đã pha hồng. Thầy me em sắp sửa

Vàng hương vào chùa trong.

Đường mây đá cheo veo, Hoa đỏ, tím, vàng leo. Vì thương me quá mệt, Săn sóc chàng đi theo.

Me bảo: "Đường còn lâu,

Cứ vừa đi ta cầu Quan-Thế-Âm bồ-tát Là tha hồ đi mau!"

Em ư? Em không cầu, Đường vẫn thấy đi mau.

Chàng cũng cho như thế. (Ra ta hợp tâm đầu).

Khi qua chùa Giải-oan,

Trông thấy bức tường ngang, Chàng đưa tay lẹ bút

Thảo bài thơ liên hoàn.

Tấm tắc thầy khen: "Hay! Chữ đẹp như rồng bay."

(Bài thơ này em nhớ, Nên chả chép vào đây).

Ô! Chùa trong đây rồi!

Động thắm bóng xanh ngời. Gấm thêu trần thạch nhũ,

Ngọc nhuốm hương trầm rơi.

16

Page 17: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Me vui mừng hả hê:

"Tặc! Con đường mà ghê!" Thầy kêu: "Mau lên nhé! Chiều hôm nay ta về."

Em nghe bỗng rụng rời Nhìn ai luống nghẹn lời!

Giờ vui đời có vậy, Thoảng ngày vui qua rồi!

Làn gió thổi hây hây, Em nghe tà áo bay,

Em tìm hơi chàng thở. Chàng ôi, chàng có hay?

Đường đây kia lên trời, Ta bước tựa vai cười.

Yêu nhau, yêu nhau mãi! Đi, ta đi, chàng ôi!

Ngun ngút khói hương vàng

Say trong giấc mơ màng, Em cầu xin Trời, Phật

Sao cho em lấy chàng.

[ 6-1934 ]

Mỵ Châu

Lẫy thần chàng đổi móng, Lông ngỗng thiếp đưa đường.

Nguyễn Khắc Hiếu

I

Đêm hôm gió khóc thổi ru cành: Núi bạc âm thầm, bể uốn xanh.

Hiu hắt Mỵ-Châu nằm, trăng phủ. Ầm ầm sóng thảm vỗ vờn quanh.

Cát vàng le lói muôn hàng châu:

Long lanh trai tuyết nhìn canh thâu. Thương ai sao biếc thầm gieo lệ. Sương mờ bay tỏa bạc ngàn lau.

Chân nàng hoa lả nhuốm màu sương. Vừng trăng lạnh lẽo, chim kêu buồn.

Thân ngà tóc rủ vờn man mác,

17

Page 18: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Thiêm thiếp em chờ ai bên đường?

II

Bơ vơ Trọng-Thủy lạc rừng hoang, Vời theo lông ngỗng rơi bên đàng; Đau lòng mắt nặng rùng đêm lạnh

Thoảng tiếng trăng thưa chen lá vàng.

Lẫy thần trao móng, chàng đi xa. Yêu nhau sao nỡ bạc nhau mà?

Chàng đi -- cho bao giờ gặp gỡ! -- Phiên-ngung nước cũ, lệ chan hòa.

Nào lúc con thuyền sóng vỗ quanh,

Hiu hiu mây thoảng da trời xanh, Xiêm bay theo gió, hồn vơ vẩn.

Gương biếc nàng xưa êm tô hình.

Nào lúc chiều hôm vang lửa hồng, Chim bay tan tác, trời mênh mông.

Lẹ gót hài tiên nàng yểu điệu, Bên lầu tựa cửa cuốn rèm trông.

Nào lúc đêm thanh mờ bóng trăng,

Nhìn thấy nàng gợi tiếng dương cầm. Tóc liễu đua bay vờn má ngọc,

Lời ca thánh thót, chàng quên chăng?

Bơ vơ ngày cũ tưởng càng đau, Tìm trông phương nào, hỡi Mỵ-Châu?

Lông ngỗng cầm tay nhòa ánh lệ, Chàng đi man mác buồn, đêm thâu.

III

Thiêm thiếp ai bên đường, hỡi ôi! Chàng ôm khóc nghẹn chẳng ra lời, -- Đầu non mây bạc êm đềm phủ,

Phơn phớt hồn em bay, ngậm cười...

[ 1-1933 ]

18

Page 19: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Giếng Trọng Thủy

Đêm khuya, gió lốc, mây đen vần, Cỏ lướt gieo mình vực giếng thâm; Trọng-Thủy nằm trên làn nước sủi. Tiếng mõ cầm canh xa âm thầm.

Phơn phớt hồn ma đóm lập lòe.

Cú rúc. Đàn dơi bay tứ bề. Răng rắc kêu như tiếng xương đập,

Gió rền, quỷ khóc, lay cành tre.

Nhấp nhoáng xiên trời chớp tóe xanh, Gầm ran sấm chuyển, mây bùng phanh.

Mưa đâp. Tù-và rên văng vẳng Hiệu lính tuần kêu trên mặt thành.

[ 1-1933 ]

Mây

Người xưa mơ, nhìn mây Đen, đỏ, vàng đua bay, Khi thấy nhiều ma quỷ, Lời than giời lung lay;

Khi thấy hồn người thân

-- Nhìn mây lệ khôn cầm! -- Trên bầy xe tứ mã,

Tiếng bánh lăn âm thầm;

Khi thấy muôn nàng tiên -- Lồng lộng mầu thanh thiên! --

Véo von trầm tiếng địch, Lửa hồng vờn áo xiêm.

Ngày nay ta nhìn mây, Mây đen luồng gió lay,

Hồn xưa tìm chẳng thấy Tóc theo luồng gió bay...

[ 25-1-1934 ]

19

Page 20: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Ði Cống

* Lệ cống thì phải chọn nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói, thầy toán số và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng các đồ sản vật như là sừng tê,

ngà voi, đồi mồi, châu báu và các vật lạ.

Trần Trọng Kim

Núi cao, lửa hồng reo chói lọi, Đổ vàng cây cối um tùm xanh. Khi lòe nắng lóa, khi thâm tối,

Sườn non con đường mềm uốn quanh.

Hiu hắt cờ bay tua phơ phất, Binh lính hò reo gầm bốn phương. Nón đỏ, bao vàng, chân dậm đất, Một toán đạp rừng um dẫn đường.

Mặc áo bào xanh, ngồi ngựa trắng, Sứ nghe nhạc lắc vang bên rừng. Hai bên hai lọng vàng che nắng.

Giời, mây, trông non nước muôn trùng!

Mười xe bịt đồng, trâu mập kéo, Bánh sắt khi kề lên sườn non, Đá đổ ầm ầm như sấm réo,

Gầm nhảy xuống vực sâu kêu ròn.

Trên xe nào mâm vàng dát ngọc, Châu báu, sừng tê và ngà voi;

Hai pho tượng vàng đỏ đòng đọc; Bào nạm kim-cương, đai đồi-mồi.

Binh lính hò quanh hoa giáo mác

-- Võ tướng khua đao to lầm lầm -- Hễ thấy đường chênh kề miệng thác,

Bỏ giáo lên xe xoay bánh, vần.

Thầy nho, thầy thuốc bên thầy bói, Thợ thêu, thợ chạm cùng thợ nề, Mỗi người đeo một cái khăn gói

Đỏ, buông cương ngựa theo gần xe.

Lúc ấy giời xanh không u ám, Đầu non không tờ mờ bóng sương,

Làm sao họ âu sầu thảm đạm? Buồn thay! người cố phận tha hương.

20

Page 21: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Xe đi mỗi lúc một thêm khó. Hang thâu hổ đói rên vang lừng;

Những con trăn xám văng như gió, Quật đuôi đè gẫy bẹp cây rừng.

Sứ bỗng nhìn quanh buồn ủ rũ: Xa xa ngọn cờ vàng phất phơ! Vợ con ở chân trời mây phủ,

Hẳn đang nhìn bóng nhạn mong chờ...

Hỡi ai đi thẩn thơ miền núi! Nhìn ngọn cây xanh gió thổi ào, Tưởng lại cờ xưa vàng chói lọi, Nên yêu người cũ hồn trên cao.

[ 10-3-1933 ]

Nguyễn Thị Kim Khóc Lê Chiêu Thống

* Triều Lê-qui có nàng tiết liệt.

Nhà tan, nước mất, chàng đi thôi.

Thiếp nén lòng đau khóc nghẹn lời, Chậm bước đành nương mình bóng Phật;

Màng tin trông ngóng nhạn chân trời. Chuông đồng cảnh vắng, hồn mơ sảng,

Trăng lạnh, đêm sâu, cú đổ hồi. Thê thảm chàng đi, về có vậy!

Thiếp chờ ai nữa? Hỡi chàng ôi!

[ 30-12-1932 ]

Một Buổi Chiều Xuân

* Thiên ký sự của một thư sinh đời trước.

Hôm đó buổi chiều xuân, Trông mây hồng bay vân,

Liền gập pho kinh sử, Lững thững khỏi lầu văn.

Đường leo, nhà lom khom, Mái xanh, tường rêu mòn.

Ta nhìn, ngâm nga đọc Câu đối cửa mầu son.

Phu khiêng kiệu ngẩn ngơ,

Thầy lại và thầy thơ

21

Page 22: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Ngồi xổm cười bên lọng, Trước cửa tòa dinh cơ.

Cương da buộc thânc cây,

Vài con ngựa lắc dây, Nghển đầu lên gậm lá,

Đập chân nghiêng mình xoay.

Đi vui rồi vẩn vơ, Hay đâu thức còn mơ.

Lạc vào trong vườn mộng, Mồm vẫn còn ngâm thơ!

Ô! Vườn bao nhiêu hồng!

Hương nghi ngút đầu bông. Lầu xa tô mái đỏ,

Uốn éo hai con rồng.

Thoảng tiếng vàng thanh tao, Bên giàn lý bờ ao,

Một nàng xinh như liễu Ngồi ngắm bông hoa đào.

Tay cầm bút đề thơ, Tì má hồn vẩn vơ,

Nàng ngâm lời thánh thót. Ai không người ngẩn ngơ!

Ta lặng nhìn hơi lâu

-- Nhưng thì giờ đi mau -- Đứng ngay gần non bộ Có ông lão ngồi câu.

Nàng chợt nghiêng thân ngà;

Thoáng bóng người xa xa, Reo kinh hoàng, e lệ, Đưa rơi cành bút hoa.

Ta mơ chưa lại hồn, Nàng lẹ gót lầu son.

Vừa toan nhìn nét phượng, Giấy thẹn bay thu tròn...

[ 6-5-1933 ]

22

Page 23: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Ngày xưa, khi rừng mây u ám

Sông núi còn vàng um tiếng thần, Con vua Hùng-Vương thứ mười tám, Mỵ-Nương xinh như tiên trên trần...

Tóc xanh viền má hây hây đỏ, Miệng nàng bé thắm như san-hô, Tay ngà trắng nơn, hai chân nhỏ:

Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ. Hùng-Vương thường nhìn con yêu quá,

Chắp tay ngẩng lên trời tạ ân; Rồi cười bảo xứng ngôi phò-mã,

Trừ có ai ngang vì thần-nhân. Hay đâu thần tiên đi lấy vợ!

Sơn-Tinh, Thủy-Tinh lòng tơ vương, Không quản rừng cao, sông cách trở, Cùng đến Phong-châu xin Mỵ-Nương.

Sơn-Tinh có một mắt ở trán,

Thủy-Tinh râu ria quăn xanh rì. Một thần phi bạch hổ trên cạn,

Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. Hai thần bên cửa thành thi lễ,

Hùng-Vương âu yếm nhìn con yêu. Nhưng có một nàng mà hai rể,

Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều! Thủy-Tinh khoe thần có phép lạ, Dứt lời, tay hất chòm râu xanh, Bắt quyết hò mây to nước cả,

Dậm chân rung khắp làng gần quanh. Ào ào mưa đổ xuống như thác, Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo,

Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc, Bò, lợn, và cột nhà trôi theo.

Mỵ-Nương ôm Hùng-Vương kinh hãi. Sơn-Tinh cười, xin nàng đừng lo, Vung tay niệm chú: Núi từng dải,

Nhà lớn, đồi con lổm-ngổm bò Chạy mưa. Vua tùy con kén chọn.

Mỵ-Nương khép nép như cành hoa: "Con đây phận đào tơ bé mọn,

Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha!" Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước,

Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương, Lễ vật thần nào mang đến trước, Vui lòng vua gả nàng Mỵ-Nương.

* * *

23

Page 24: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Bình minh má ửng đào phơn phớt,

Ngọc đỏ rung trên đầu lá xanh. Ngọn liễu chim vàng ca thánh thót,

Ngự giá Hùng-Vương lên mặt thành. Mỵ-Nương bên lầu son tựa cửa, Rèm ngọc lơ thơ phủ áo hồng.

Cánh nhạn long lanh vờn ánh lửa, Mê nàng, chim ngẩn lưng trời đông. Rừng xanh thả mây đào man mác,

Sơn-Tinh ngồi bạch hổ đi đầu Mình phủ áo bào hồng ngọc dát, Tay ghì cương hổ, tay cầm lau.

Theo sau năm chục con voi xám Hục hặc, lưng cong phủ gấm điều,

Tải bạc, kim-cương, vàng lấp loáng, Sừng tê, ngà voi và sừng hươu.

Hùng-Vương trên mặt thành liễu rủ, Hớn hở thần trông, thoáng nụ cười. Thần suốt đêm sao dài không ngủ,

Mày ngài, mắt phượng vẫn còn tươi. Sơn-Tinh đến lạy chào bên cửa,

Vua thân ngự đón nàng Mỵ-Nương. Lầu son nàng ngoái trông lần-lữa,

Mi xanh lệ ngọc mờ hơi sương. Quỳ lạy cha già lên kiệu bạc,

Thương người, thương cảnh xót lòng đau. Nhìn quanh, khói tỏa buồn man mác,

Nàng kêu: "Phụ-Vương ôi! Phong-châu!" Kiệu nhỏ đưa nàng đi thoăn thoắt, Hùng-Vương mơ vịn tay bờ thành.

Trông bụi hồng tuôn xa, xa lắc, Mắt nhòa lệ ngọc ngấn đầm quanh...

Thoảng gió vù vù như gió bể,

Thủy-Tinh ngồi trên lưng rồng vàng. Yên gấm tung dài bay đỏ chóe,

Mình khoác bào xanh da trời quang. Theo sau cua đỏ và tôm cá,

Chia đội năm mươi hòm ngọc trai, Khập khiễng bò lê trên đất lạ,

Trước thành tấp tểnh đi hành hai. Hùng-Vương mặt rồng chau ủ rũ,

Chân trời còn phảng bóng người yêu, Thủy-Tinh thúc rồng đau kêu rú, Vừ uất vì thương, vừa bởi kiêu.

Co hết gân nghiến răng, thần quát: "Giết! Giết Sơn-Tinh hả hờn ta!" Tức thời nước sủi reo như thác, Tôm cá quăng ngọc trai mà hoa.

24

Page 25: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

* * *

Sơn-Tinh đang kèm theo sau kiệu,

Áo bào phơ phất nụ cười bay. (Vui nhỉ mê ai xinh mới hiểu)

Thần trông kiệu nhỏ hồn thêm say. Choàng nghe sóng vỗ reo như sấm,

Bạch hổ dừng chân, lùi, vểnh tai. Mỵ-Nương tung bức rèm đỏ thắm,

Sơn-Tinh trông thấy càng dương oai. Sóng cả gầm reo lăn như chớp,

Thủy-Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng. Cá voi quác mồm to muốn đớp,

Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng. Càng cua lởm chởm giơ như mác; Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao. Sơn-Tinh hiểu thần ghen, tức khắc

Niệm chú, đất nẩy vù lên cao. Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.

Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng, Đạp long đất núi, gầm xông xáo,

Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng. Mây đen hăm hở bay mù mịt,

Sấm ran, sét động nổ lòe xanh. Tôm cá xưa nay im thin thít,

Mở quác mồm to kêu thất thanh. Mỵ-Nương kinh hãi ngồi trong kiệu, Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhòa.

(Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu, Nhưng thật dễ thương): "Ô! vì ta!"

Thủy-Tinh năm năm dâng nước bể, Đục núi hò reo đòi Mỵ-Nương.

Trần gian đâu có người dai thế,

Cũng bởi thần yêu nên khác thường !

[ 4-1933 ]

25

Page 26: Nguyễn Nhược Pháp (1914-193)

Tay Ngà

Đêm nay chờ giăng mọc Ngồi thẩn thơ trong vườn

Quanh lá hoa róc rách Như đua bắt làn hương

Ta ngồi bên tảng đá

Mơ lều chiếu ngày xưa Mơ quan Nghè, quan Thám

Đi có cờ lọng đưa

Rồi bao nàng yểu điệu Ngấp nghé bay trên lầu

Vừa leng keng tiếng ngựa Lẹ gót tiên gieo cầu

Tay vơ cầu ngũ sắc

Má quan Nghè hây hây Quân hầu reo chuyển đất Tung cán lọng vừa quay

Trên lầu mấy thị nữ

Cùng nhau rúc rích cười: "Thưa cô đừng thẹn nữa Quan Nghè trông lên rồi"

Cúi đầu nàng tha thướt Yêu kiều như mây qua Mắt xanh nhìn man mát Mỉm cười vê cành hoa

Ta còn đang luyến mộng Yêu bóng người vẩn vơ

Tay ngà ai phủ trán? - Hiu hắt ánh trăng mờ

2-5-1934

26