Top Banner
113

Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Apr 05, 2023

Download

Documents

Mario marry
Welcome message from author
This document is posted to help you gain knowledge. Please leave a comment to let me know what you think about it! Share it to your friends and learn new things together.
Transcript
Page 1: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH
Page 2: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

ụ i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Đềm.-

QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HANG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - VIETCOMBANK

IŨD9

Sinh viên thực hiện

Lớp

Khóa

Giáo viên hướng dẩn

Nguyễn Thị Hường Anh 3 44 ThS. Nguyễn Thúy Anh

Hà Nội, 05/2009

Page 3: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

MỤC LỤC Trang

DANH MỤC CÁC CHỮVIÊT TẮT DANH MỤC BẢNG BIÊU DANH MỤC HÌNH VẼ L Ờ I M Ở ĐẦU Ì

C H Ư Ơ N G 1: NHỮNG VẤN Đ Ể CHUNG VỀ R Ủ I RO LÃI SUẤT V À QUẢN

TRỊ R Ủ I RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH N G Â N

H À N G 5 1.1. RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 5 1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 5 1.1.2. Tác động của rủi ro tệi hoạt động kinh doanh của ngân hàng 8 1.1.3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 10

Ì .2. RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 15 1.2.1. Khái niệm về rủi ro lãi suất 15 1.2.2. Phương pháp xác định rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng 20 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất 25

1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 32 1.3.1. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 32 1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng 33 1.3.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất 36

C H Ư Ơ N G 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ R Ủ I RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH T Ạ I N G Â N H À N G TMCP NGOẠI T H Ư Ơ N G

VIỆT NAM - VIETCOMBANK TRONG T H Ờ I GIAN QUA 45

2.1. TỔNG QUAN VÊ NGÂN HẢNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM -

VỈETCOMBANK 45 2.1.1. Sự hình thành và phát triển 45

i

Page 4: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

2.1.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong thời gian từ 2006 tói nay 50 2.2.1. Diễn biến lãi suất của Vietcombank trong thời gian qua 60 2.2.2. Rủi ro lãi suất của Vietcombank 66

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA VIETCOMBANK 73 2.3.1. Chính sách quản trị rủi ro lãi suất của Vietcombank 73 2.3.2. M ô hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất của Vietcombank 73 2.3.3. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro lãi suất của Vietcombank. .74

2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VIETCOMBANK TRONG THỜI GIAN QUA... 79 2.4.1. Kết quả đạt được 79 2.4.2. Một số mặt tồn tại 80 2.4.3. Nguyên nhàn chính 82

C H Ư Ơ N G 3: C Á C GIỦI P H Á P T Ă N G C Ư Ờ N G Q U Ủ N TRỊ RỦI RO LÃI

SUẤT TRONG HOẠT Đ Ộ N G KINH DOANH TẠI N G Â N H À N G T M C P

NGOẠI T H Ư Ơ N G VIỆT NAM- VIETCOMBANK 85

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA

VIETCMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI 85 3.1.1. Định hướng phát triển của Vietcombank trong thời gian tới 85 3.1.2. Dự báo rủi ro lãi suất và định hướng QTRRLS trong hoạt động kinh doanh tại Vietcombank trong thời gian tói 87

3.2. CÁC GIẢI PHÁP TẢNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VIETCOMBANK 89 3.2.1. Nhóm giải pháp đối vói ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 90 3.2.2. Nhóm giải phấp đối vói Ngân hàng Nhà nước 94

3.3. KIẾN NGHỊ 99 3.3.1. Kiến nghị với NHNN 99

3.3.2. Kiến nghị vói Chính phủ 100

K Ế T L U Ậ N 102

DANH S Á C H TÀI L I Ệ U T H A M K H Ủ O 104

Page 5: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB: Asia Development Bank CNTT: Công nghệ thông tin CP: Cổ phần CT: Công ty DPRR: Dự phòng rủi ro GTCG: Giấy tò có giá IMF: Intemational Monetary Fund IPO: Initial Public Offering NH: Ngân hàng NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHNT: Ngân hàng Ngoại thương NHTM: Ngân hàng thương mại NHTMNN: Ngân hàng thương mại Nhà nước QTRR: Quản trị rủi ro QTRRLS: Quản trị rủi ro lãi suất TCTD: Tổ chức tài chính TMCP: Thương mại cổ phần TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TTQT: Thanh toán quốc tế WB: World Bank

hi

Page 6: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Ví dụ về tài sản và nợ có thể và không thể tái định giá 26 Bảng 1.2: Loại trừ khe hở nhạy cảm lãi suất 29 Bảng 1.3: Tác động của sự thay đổi lãi suất tệi giá trị ròng của NH 31 Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn qua các năm của NHNT 53 Bảng 2.2: Phân tích chất lượng tín dụng 55 Bảng 2.3: Hoạt động thanh toán XNK năm 2007 thể hiện qua bảng dưệi đây: 56 Bảng 2.4:Tổng giá trị thanh toán XNK (triệu USD) 56 Bảng 2.5: Diễn biến lãi suất cơ bản, Lãi suất tái cấp vốn, Lãi suất tái chiết khấu từ 01/01/2005 đến 01/01/2009 62

Bảng 2.6. Lãi suất cho vay ngắn hạn sở Giao dịch Vietcombank từ ngày 11/06/07 đến 21/10/2008 65

Bảng 2.7: Biểu lãi suất cho vay khách hàng cá nhân sở Giao dịch Vietcombank từ ngày 24/08/2006 tệi ngày 01/02/2009 66 Bảng 2.8: Trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNT tại thời điểm 31/12/2005 và 31/12/2006 67 Bảng 2.9: Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của Vietcombank tại thời điểm 31/12/2007 70 Bảng 2.10: Phân tích tài sản, công nợ và cấc khoản mục ngoại bảng theo kỳ định lại lãi suất thực tế tại thời điểm 31/12/2008 71 Bảng 2.11: Mức lãi suất trần đối vệi các kỳ hạn 75 Bảng 2.12: Các mức lãi suất cho vay khách hàng ngày 76 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu hoạt động quan trọng đã được H Đ Q T thông qua 86

i v

Page 7: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

DANH MỤC HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ giao dịch cho các hợp đồng tương lai 38 Sơ đồ 1.2: M ô hình hợp đồng hoán đổi lãi suất 42 Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn của NHNT 53 Biểu đồ 2.2: Số thẻ Connect 24 phát hành 58 Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế, trước trích lập dự phòng (tỷ VND) 58 Biểu đồ 2.4: Tỷ suất sinh lời của tài sản bình quân (ROAA % ) 58 Biểu đồ 2.5: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ s hữu bình quàn (ROAE%) 58 Sơ đồ 2. Ì: M ô hình tổ chức QTRR của Vietcombank 74

V

Page 8: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

LỜI MỞ ĐẨU

Ì. TÍNH CẤP THIẾT C Ủ A Đ Ề TÀI

Kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm

ẩn nhiều rủi ro. Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy

luật giá trị, quy luật cung - cẩu, quy luật cạnh tranh...ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro trong sản xuất - kinh doanh cùa nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác

động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Trên thực tế, rủi ro ngân hàng có thợ

xuất hiện tại tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng như: thanh toán, tín dụng, tiền gửi, ngoại tệ, đầu tư... Vì vậy, vấn đề rủi ro ngân hàng luôn được các ngân hàng tại các

nước phát triợn đạc biệt chú trọng nghiên cứu, phân tích, thậm chí ngay cả khi nền

kinh tế đang phát triợn rất ổn định. Sự gia nhập của Việt Nam vào Tổ chức thương

mại thế giới (WTO) với cam kết mở cửa căn bản thị trường dịch vụ ngân hàng và tự do hóa dịch vụ thương mại tài chính đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải tạo dựng cho

mình đầy đủ các điều kiện cần thiết đợ có thợ tồn tại và tiếp tục phát triợn. Theo kinh

nghiệm phất triợn của các ngân hàng nước ngoài thì ngoài vốn, chất lượng dịch vụ,

mạng lưới hoạt động...quản trị rủi ro được xem là một trong những yếu tố hàng đầu

đợ nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triợn tốt nhất đối với các NHTM.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đề cập đến nhiều loại rủi ro như:

Rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản...Trong số đó, yếu tố lãi suất biến

động thường xuyên và rất khó dự đoán khiến cho các NHTM Việt Nam nói chung

và ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng phải đối mật thực sự với

nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trở thành vấn đề trọng điợm đối với các nhà quản lý ngân hàng.

Lãi suất là cóng cụ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, lãi

suất là giá cả của vốn, do vậy thông qua lãi suất các ngân hàng thương mại sẽ tự

điều chỉnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng của mình m à kết

quả cuối cùng là nền kinh tế, các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư được lợi hơn vì

sẽ được hưởng giá rẻ và chất lượng dịch vụ cao. Thực tế biến động lãi suất trong thời

gian qua đã có những tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các N H T M

Việt Nam. Đáng chú ý là sự biến động khó lường của lãi suất kéo dài gần kín cả

Ì

Page 9: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

năm 2008, năm được coi là có rủi ro lớn về lãi suất, ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận NH. Từ dưới 10%/năm, lãi suất huy động VND vọt lên trên 19%/năm. Và ở đỉnh điểm, lãi suất cho vay tối đa bị chốt ở trần 21%/năm. Các NH phải gẫng mình với chi phí huy động vốn tăng cao. Trừ các chi phí liên quan, chênh lệch lãi suất để tạo lợi nhuận bị bóp nghẹt. Đó là khó khăn chung của hệ thống NHTM khi da số vẫn có lợi nhuận từ tín dụng chiếm tới 60-70% tổng cơ cấu. Trong những tháng cuối năm 2008, lãi suất giảm mạnh thúc đẩy khách hàng đảo nợ và rút tiền gửi, nhiều NHTM không theo kịp dẫn đến sự xáo trộn trong nguẫn vốn và cơ cấu thu của NH. Thực tế này khiến cho vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro lãi suất trở nên cấp thiết và được các nhà quản lý NH cũng nhu các bên liên quan quan tâm hơn bất cứ khi nào.

Ngân hàng thương mại cổ phẩn (TMCP) Ngoại thương Việt Nam -Vietcombank là một trong những ngán hàng thương mại hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam, một điển hình về sáng tạo, đi đầu trong ứng dụng công nghệ hiện đại và đã đạt được nhiều thành công trong việc cung cấp cho khách hàng trong nước và quốc tế những sản phẩm dịch vụ ngân hàng thuận tiện, an toàn, nhanh chóng, chiếm lĩnh thị phần lớn trong các mảng như kinh doanh thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ... Tuy nhiên cũng như các NHTM Việt Nam khác, rủi ro lãi suất đối với hoạt động kinh doanh của Vietcombank luôn hiện hữu trong khi vấn đề quản trị rủi ro lãi suất vẫn còn tương đối mới mẻ và cần thiết với Vietcombank hiện nay.

Vậy, quản trị rủi ro lãi suất và những nội dung của quản trị rủi ro lãi suất là gi? Một chương trình quản trị rủi ro lãi suất toàn diện phải bao gẫm những yếu tố nào? Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của riêng Vietcombank hiện nay và Vietcombank phải làm thế nào để quản trị những rủi ro từ biến động lãi suất, bảo vệ mình trước những rủi ro đó nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu chiến lược? Điều này chỉ có thể có được câu trả lời nếu chúng ta biết phòng ngừa những rủi ro phát sinh do biến động lãi suất. Đó chính là những lý do mà vấn đề "Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngán hàng Thương mại cổ phần

ngoại thương Việt Nam — Vietcombank" được chọn làm đề tài luận vãn này.

2

Page 10: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

2. M Ụ C ĐÍCH, N H I Ệ M v ụ N G H I Ê N cứu

• Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích làm rõ sự cần thiết phải quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt

động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

trong giai đoạn hiện nay, sau khi đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi

suất trong hoạt động kinh doanh tại Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2006-

2008, đề tài đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất của

Vietcombank trong thời gian tối nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNT và đáp ứng yêu cầu Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

• Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề cơ bản về rủi ro, rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro lãi suất

trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại

Vietcombank trong thời gian vừa qua.

Đẻ xuất các giải pháp cụ thể để tăng cường quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt

động kinh doanh tại Vietcombank trong thời gian tối, khi Việt Nam thực hiện mở cửa căn bản thị trường ngân hàng, và tự do hóa lĩnh vực dịch vụ thương mại tài

chính theo cam kết gia nhập WTO vối những cơ hội và thách thức m à Vietcombank

phải đối mặt trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh.

3. Đ Ố I TƯỢNG, P H Ạ M V I N G H I Ê N cứu

Đ ố i tượng nghiên cứu của luận văn này là hoạt động quản trị rủi ro lãi suất

trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Vietcombank.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn giói hạn chỉ ở nghiên cứu rủi ro lãi suất và

thực trạng quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng

Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2006 tối nay.

4. P H Ư Ơ N G P H Á P N G H I Ê N cứu

Đ ề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mac-Lenin về

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế, về

phát triển kinh tế trong đó có các NHTM của Đảng và Nhà nưốc ta cũng được đặc

biệt lưu ý khi nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra đề tài còn áp dụng các phương pháp

3

Page 11: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

nghiên cứu tổng hợp như phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh... 5. KẾT CẤU LUẬN V Ã N

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận vãn được bố cục thành ba chương nhu sau: Chương 1: Những vấn đề chung về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất trong hoựt động kỉnh doanh ngân hàng. Chuông 2: Thực trựng quản trị rủi ro lãi suất trong hoựt động kinh doanh tựi ngân hàng TMCP Ngoựi thương Việt Nam - Vietcombank trong thời gian qua. Chương 3: Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro lãi suất trong hoựt động kinh doanh tựi ngân hàng TMCP Ngoựi thương Việt Nam - Vietcombank.

Mặc dù đã cố gắng, nhưng do những hựn chế về năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiết sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bựn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn giảng viên THS. Nguyễn Thúy Anh đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

Tác giả cũng vô cùng cảm ơn sự giúp đỡ về mặt thực tiễn của các cán bộ thuộc phòng Vốn và Kinh doanh ngoựi tệ, phòng Thông tin báo chí của Hội sở chính NH TMCP Ngoựi Thương Việt Nam. Đặc biệt xin chân thành gửi lời cảm ơn đến THS. Mai Ngọc Bích, phòng Tín dụng thể nhân - sở Giao dịch Vietcombank vì những ý kiến đóng góp và sự hỗ trợ của chị trong quá trình thực hiện đề tài này.

4

Page 12: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

C H Ư Ơ N G Ì

NHỮNG V Â N Đ Ể CHUNG VỀ RỦI RO LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH N G Â N H À N G

1.1. RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH N G Â N H À N G

1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 1.1.1.1. Khái niệm về rủi ro

Mọi hoạt động của từng cá nhân cũng như toàn xã hội đều hướng tới một mục đích nào đó. Song có những trường hợp mục đích đó không đạt được đo trong quá trình hoạt động gặp phởi rủi ro. Rủi ro xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, luôn đe dọa cuộc sống của con người. Vậy rủi ro là gì? Thuật ngữ "rủi ro" đã được nhiều nhà kinh tế học định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, theo Frank Knight, một học giở người Mỹ định nghĩa: "rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được" [13]. Allan H.VVillett cho "rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất" [15]. Một học giở khác người Anh là Marilu Hurt Mĩ Carty quan niệm: "rủi ro là một tình trạng trong đó biến cố xởy ra trong tương lai có thể xác định được" [12].

Rủi ro trong kinh doanh là một dạng rủi ro và được con người quan tâm nhiều nhất. Rủi ro trong kinh doanh thường gắn liền với lợi nhuận và nhiêu khi doanh nghiệp chấp nhận sự mạo hiểm cùng với mức độ rủi ro cao để đánh đổi lợi nhuận kỳ vọng lớn, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao. Kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng phởi chấp nhận điểu đó. Và thực tế đã chứng minh rằng không một ngành kinh doanh nào m à khở năng gặp rủi ro dẫn đến những thiệt hại kinh tế cũng như xã hội lại lớn như kinh doanh ngân hàng do tính chất đặc biệt của nó.

Như vậy, các định nghĩa trên tuy có sự khác biệt nhưng đều thống nhất ở một nội dung, coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi dẫn đến kết quở không mong muốn và kết quở đó không thể xác định chắc chắn. Kinh doanh ngân hàng phởi đối mặt với nhiều rủi ro và không nằm ngoài quy luật chung của kinh tế "sự đánh đổi

giữa lợi suất và rủi ro, l ợ i suất càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. "

5

Page 13: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

1.1.1.2. Những rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Cũng như bất kỳ một ngành kinh doanh nào khác, kinh doanh ngân hàng phải

đối mặt với nhiều rủi ro và có thể bị tổn thất. Hơn nữa, ngân hàng là một ngành kinh doanh nhạy cảm, hoạt động của ngân hàng vối bản chất của nó, chịu ảnh hưởng cùa rất nhiều yếu tố có thể gây nén rủi ro. Các nhà quản lý ngân hàng và người lập chính sách cừn biết và nghiên cứu về những rủi ro này để tìm mọi cách ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại, trước hết là đối với ngân hàng và sau đó là toàn bộ nền kinh tế.

Rủi ro rất đa dạng và có thể được phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên xét dưới giác độ hoạt động của NHTM, ta có thể phân thành một số nhóm rủi ro như sau:

* Rủi ro lãi suất "là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi ngoài dự tính" [1]. Hay nói cách khác, rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với sự thay đổi của nhiều nhân tố khác như cấu trúc kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, quy m ô và kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn.

* Rủi ro tín dụng "được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của các khoản v a y " [ l ] . Hay rủi ro tín dụng chính là khả năng xảy ra những tổn thất m à ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đừy đủ vốn và lãi như đã ấn định trong hợp đồng tín dụng.

* Rủi ro hối đoái "là khả năng xảy ra những tổn thất m à ngân hàng phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính" [8]. Rủi ro hối đoái phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loai tiền tệ của các khoản ngoại hối m à NH đang nắm giữ, nó có thể làm cho NH l ỗ tiềm tàng khi tỷ giá có sự biến động không như mong muốn.

* Rủi ro thanh khoản "là khả năng xảy ra tổn thất khi nhu cừu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cáu thanh khoản hoặc làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán" [8].

Trong một số trường hợp đặc biệt ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, ví dụ như trong tình huống dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng, hoặc nhu cừu rút tiền có tính chất thời vụ m à ngân hàng không dự tính trưóc được đòi hỏi ngàn hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường. Trong bối cảnh chung đó, khi m à tất cả các ngân hàng đều rơi vào hoàn cảnh tương

6

Page 14: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

tự thì chi phí để huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trường giảm. Hậu quả là ngân hàng phải bán thốc bán tháo tức thời một số tài sản có độ thanh khoản thấp để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi. Điều này khiến cho khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng bị đe dọa. Trong trường hợp rủi ro thanh khoản nghiêm trọng, nếu hầu hết nhẫng người gửi tiền đều đồng loạt yêu cầu ngân hàng phải trả lại tiền gửi của họ thì dẫn đến ngân hàng đang từ chỗ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản. Như vậy, rủi ro thanh khoản ở mức độ nghiêm trọng là một trong nhẫng nguyên nhân dẫn đến phá sản của các ngân hàng.

* Rủi ro hoạt động ngoại bảng: Hoạt động ngoại bải*jlà các hoạt động không thuộc bảng cân đôi tài sản (nội bảng), bởi vì các hoạt động này không liên quan đến việc nắm giẫ các chứng khoán hay giấy nhận nợ sơ cấp hoặc ngân hàng phát hành các chứng khoán hay giấy nhận nợ thứ cấp. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại bảng có ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng cân đối tài sản nội bảng, bởi vì các hoạt động ngoại bảng có thể tạo ra nhẫng tài sản có và tài sản nợ bổ sung cho bảng cân đối nội bảng.

Xuất phát từ tính chất của các hoạt động ngoại bảng là ngân hàng thu được phí trong khi không phải sử dụng đến vốn kinh doanh cho nên đã khuyến khích phát triển các hoạt động ngoại bảng. Tuy nhiên nhẫng hoạt động ngoại bảng ngày cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Chẳng hạn trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu phá sản thì ngân hàng phải đứng ra thanh toán toàn bộ gốc và lãi chứng khoán do công ty phát hành. Điều này dẫn đến là bảo lãnh thư đã trở thành một bộ phận trong bảng cân đối tài sản nội bảng, nghĩa là ngân hàng phải sử dụng vốn kinh doanh của mình để trang trải nhẫng gì đã cam kết trong thư bảo lãnh. Trong thực tế, nhẫng trường hợp thua l ỗ nghiêm trọng trong hoạt động ngoại bảng đã trở thành nguyên nhân chính khiến ngân hàng đi đến phá sản.

Ngày nay, hoạt động ngoại bảng rất phong phú và đa dạng. Trong khi một số được sự dụng tích cực vào việc phòng ngừa rủi ro thì nếu việc quản trị điều hành không hiệu quả hoặc không đánh giá đúng được tác dụng của các nghiệp vụ ngoại bản có thể dẫn đến nhẫng tổn thất to lớn.

* Rủi ro hoạt động là rủi ro tổn thất tài sản xảy ra do hoạt động kém hiệu quả,

ví dụ như hệ thống thông tin không đầy đủ, hoạt động tác nghiệp không tuân thủ đúng quy trình, có sự gian lận hay nhẫng biến cố không thể lường trước.

7

Page 15: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

* Rủi ro thị trường là rủi ro tổn thất tài sản, xảy ra khi lãi suất, tỷ giá hay giá cả thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi. Do vậy những rủi ro thuộc phạm v i cơ chế giám sát rủi ro thị trường là: Rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro về giá chứng khoán đẩu tư.

* Rủi to công nghệ phát sinh khi những khoản đựu tư cho phát triển công nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm chi phí như đã dự tính khi mở rộng quy m ô hoạt động. Tính không hiệu quả trong đựu tư công nghệ của ngân hàng phát sinh trong trường hợp, ví dụ, mức độ đựu tư quá lớn dẫn đến công nghệ không được sử dụng đến và hậu quả là tổ chức bộ máy trở nên quan liêu, kém hiệu quả; hoặc là qui m ô hoạt động không được mở rộng, mặc dù đã đựu tư công nghệ mới. Rủi ro về công nghệ có thể gây nên hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm xuống đáng kể và nguyên nhân tiềm ẩn của sự phá sản ngán hàng trong tương lai. Ngược lại, lợi ích từ việc đựu tu công nghệ là tạo cho ngân hàng một sức bật quan trọng trong cuộc cạnh tranh dữ dội trên thương trường và đồng thời cho phép ngân hàng phát triển các sản phẩm mới, tiên tiến, hiện đại, giúp cho ngân hàng tồn tại và phất triển bền vững.

* Rủi ro quốc gia và rủi ro khác bao gồm: thay đổi thuế đột ngột, ảnh hưởng của chiến tranh làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước, sự sụp đổ đột ngột của thị trường chứng khoán, rủ i ro trộm cắp, lừa đảo...

Cuối cùng phải kể đến các rủi ro bắt nguồn từ yếu tố kinh tế vĩ m ô như lạm phát gia tăng, sự biến động vô l ỗ i của giá cả hàng hóa, thất nghiệp... đều có ảnh hưởng đến sự biến động lãi suất, bộc l ộ rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

1.1.2. Tác động của rủi ro tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng Rủi ro có tác động rất lớn đến hoạt động của NHTM. Sau đây là một vài dẫn

chứng về tổn thất trong hoạt động của NH: Ví dụ đẩu tiên, vào những năm 70 của thế kỷ trước, các N H T M của các nước

phất triển cho cấc nước kém phát triển vay hàng trăm tỷ USD. Đến những năm 80, những khoản vay này trở nên khó thu hồi, cấc N H bị thua lỗ rất l ớ n [ l ] .

N ă m 1987, NH Merri l l Lynch mất 350 triệu USD do việc nắm giữ các chứng khoán thế chấp khi lãi suất tâng đột n g ộ t [ l ] .

8

Page 16: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Vào đầu những năm 90, cấc quỹ tín dụng của Việt Nam sụp đổ hàng loạt gây ra tổn thất lớn cho những người gửi tiền tiết k i ệ m [ l ] .

Gần đây nhất, hàng loạt những NH hàng đầu thế giới dã trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vốn đưểc "châm ngòi" bởi hoạt động cho vay tín chấp dưới chuẩn (sub-príme mortgage) dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ, tiềm ẩn rủi ro lớn. M ô hình ngân hàng đầu tư độc lập (investment bank) của phố Wall đã biến mất khi m à Lehman Brothers phá sản, Bear Stearns và M e r i l l Lynch bị thâu tóm, Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi sang m ô hình ngân hàng mẹ (bank holding company). Rủi ro có thể tác động đến hoạt động kinh doanh NH ở một số khía cạnh sau: 1.1.2.1. Tổn thất về mặt tài chính

Bất kỳ một rủi ro nào xảy ra cũng gây tổn thất về tài chính cho NH hoặc làm tăng chi phí hoạt động, hoặc làm giảm thu nhập của NH. Nếu thu nhập không đủ bù đắp chi phí thì N H sẽ thua lỗ, nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ phá sản. Rủi ro gây ra tổn thất về tài chính là điểu khó có thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh tìm kiếm lểi nhuận. Vấn đề mấu chốt là các NH phải cân nhắc lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đạt đưểc lểi ích chiến lưểc dựa trên sự cân bằng hểp lý giữa l ể i nhuận và rủi ro tổn thất. 1.1.2.2. Giảm uy tín của ngân hàng

Những thiệt hại về uy tín của NH như: làm giảm hoặc thậm chí làm mít lòng tin của công là tổn thất lớn hơn rất nhiều so với những tổn thất về mặt tài chính. K h i công chúng mất lòng tin vào năng lực kinh doanh, khả năng thanh toán của NH thì sẽ dẫn đến hành động rút tiền đồng loạt, khi đó, NH bị rơi vào nguy cơ phá sản. 1.1.2.3. Tác dộng tiêu cực đến nền kinh tế xã hội

Sự thua l ỗ của NH do gặp phải rủi ro sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập của NH, nếu nghiêm trọng có thể làm cổ đông mất vốn, người gửi tiền bị mất đi khoản tiền tiết kiệm m à suốt đời mới có đưểc. Tinh trạng tài chính xấu của một NH còn tạo ra sự nghi ngờ của những người gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh toán của cả hệ thống NH, gây tác động xấu đến tình hình tài chính của các NH khác, kéo theo phản ứng dây chuyền và phá vỡ tính ổn định của thị trường tài chính.

9

Page 17: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

1.1.3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.1.3.1. Khái niệm về quản trị rủi ro

Thuật ngữ "quản trị rủi ro" xuất hiện từ rất sớm, vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, nhưng cho đến nay quan niệm về QTRR vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Bởi vì bản thân QTRR là một khái niệm rộng và có những chức năng gần như quản trị nói chung. Trong kinh doanh ngân hàng, mồi quyết định đều được đặt trong điều kiện tồn tại rủi ro và do vậy mỗi quyết định quản trị nói chung cũng phải tính đến việc QTRR liên quan đến quyết định đó. Sau khi tìm hiểu một số quan điểm về QTRR trong quản trị hồc hiện đại, tổng hợp lại có thể hiểu "QTRR trong kinh doanh ngân hàng là quá trình xử lý các rủi ro một cách có hệ thống, toàn diện thông qua cấc hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro; đưa ra cấc kế hoạch, biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra, giảm thiểu mức độ của từng loại rủi ro; thực hiện quá trình kiểm soát rủi ro, giảm thiểu những tổn thất gây ra cho ngân hàng". Hoặc có thể hiểu khái

niệm này theo quan điểm cùa ủ y ban Basel về giám sát NH "QTRR là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mồi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được mục tiêu đề ra và duy trì sự minh bạch

về tài chính"[9].

1.1.3.2. Nội dung QTRR Trong quá trình tồn tại, hoạt động các ngân hàng luôn phải đối phó với rất

nhiều vấn đề, m à quan trồng nhất là duy trì được thường xuyên tình trạng cân dối giữa nhu cầu và khả nâng có được nguồn vốn trong mồi điều kiện để đảm bảo sự ổn định, vững chắc về tài chính cho ngân hàng và làm thoa mãn nhu cầu của khách hàng. Muốn vậy, các nhà quản trị ngân hàng không thể không tập trung vào vấn đề QTRR khi muốn tối đa hoa lợi nhuận và đưa ra được các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng. Trên thực tế, rủi ro ngân hàng có thể xuất hiện tại tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng như: thanh toán, tín dụng, tiền gửi, ngoại tệ, đầu tư... Vì vậy, vấn đề rủi ro ngân hàng luôn được các ngân hàng tại các nước phát triển đặc biệt chú trồng nghiên cứu, phân tích, thậm chí ngay cả khi nền kinh tế đang rất ổn định.

Hoạt động QTRR được tổ chức khác nhau tùy thuộc vào tiềm lực tài chính của từng ngân hàng cũng như việc phân bổ nguồn lực của ngân hàng cho công tác QTRR và mức độ coi trồng công tác QTRR của ban lãnh đạo... Tuy nhiên, dù m ó

10

Page 18: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

hình tổ chức QTRR tại mỗi ngân hàng có thể khác nhau, nhưng đều phải phản ánh một cách rõ rệt mục tiêu và nhiệm vụ trong chính sách phát triển của các ngân hàng, bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

• Nguyên tắc QTRR

QTRR là một quá trình quan trọng được dựa trên cơ sở kết hợp lý thuyết xác suữt và lý thuyết rủi ro. N ó phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng — trên mức độ vi m ô và của Ngán hàng Nhà nước - trên mức độ vĩ mô.

QTRR ngân hàng được dựa trên hàng loạt những nguyên tắc, trong đó bao gồm một số nguyên tắc cơ bản:

Một là, nguyên tắc chấp nhận rủi ro. Các nhà quản trị ngân hàng cần phải chữp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có được thu nhập phù họp từ những hoạt động nghiệp vụ của mình. Dĩ nhiên, mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi đánh giá mức độ rủi ro các ngân hàng thương mại (NHTM) cần xây dựng chiến thuật "phòng chống rủi ro"; tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể, bởi vì rủi ro ngân hàng - là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình QTRR đối với các nhà quản trị ngàn hàng là phải nhận biết những "rủi ro cho phép". Việc chữp nhận mức độ, loại rủi ro ngân hàng nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết

những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro. Hai là, nguyên lắc diều hành rủi ro cho phép. Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn

rủi ro trong "gói rủi ro cho phép" phải có khả nàng điều tiết trong quá trình quản lý, m à không phụ thuộc vào nhũng hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó. Chỉ đối với những loại rủi ro như vậy thì các nhà quản trị ngân hàng mới có thể sử dụng tữt cả những "vũ khí", "nghệ thuật" của mình để điều tiết chúng. Ngoài ra, đối với các loại rủi ro không có khả năng "điều chỉnh" cần phải được chuyển đẩy sang các cóng ty bảo hiểm bén ngoài.

Ba là, nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt. Một trong những nguyên lý cơ bản của lý thuyết QTRR là các loại rủi ro khá độc lập với nhau và sự thiệt hại do một loại nào đó trong "gói rủi ro cho phép" gây nên không nhữt thiết sẽ làm tăng xác suữt xảy ra với các loại rủi ro khác. Nói cách khác, về nguyên tắc sự thiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau gây nên là khá độc lập với nhau và quá trình quản lý chúng cần phải được điều tiết riêng biệt, không thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đưa ra cùng một phương pháp điều hành.

l i

Page 19: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Bốn là, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập.

Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết QTRR. Các ngán hàng trong quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro m à thiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cần phải được loại bỏ.

Năm là, nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài

chính. Giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muớn từ những khoản rủi ro phải phù hợp với phần vớn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại khi chúng xảy ra. K h i rủi ro xảy ra, nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm năng l ợ i nhuận và nhịp độ phát triển của ngân hàng trong tương lai. Do đó, giá trị thiệt hại phải phù hợp với mức vớn dự phòng của ngân hàng và ngân hàng phải xấc định được mức độ (dự báo) phù hợp, bao gồm cả những khoản rủi ro không thể chuyển được sang cho đới tác hay cấc công ty bảo hiểm bèn ngoài.

Sáu là, nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Mục đích cơ bản của việc quản lý rủ i ro ngân hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.

Bảy là, nguyên tắc hợp lý về thời gian. Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ ngân hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp. Khi bắt buộc phải tồn tại các nghiệp vụ này thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ trội cần thiết không chỉ vì lợi nhuận m à còn vì mục đích bù đắp những chi phí để điều tiết tác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra.

Tám là, nguyên rắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng. Hệ thớng quản lý rủi ro cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển của ngân hàng cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng. Chín là, nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép.

Nguyên tắc này đòi hỏi các loại rủi ro nằm trong "gói rủi ro cho phép" phải có khả năng/tính chuyển đẩy cao. Các loại rủi ro không tương thích với khả năng của ngân hàng trong việc điều tiết những hậu quả tiêu cực khi chúng xảy ra hay không phù hợp với những yêu cầu cụ thể của chiến lược và chính sách điều hành hoạt động của

12

Page 20: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

ngân hàng cẩn phải được loại bỏ khỏi "gói rủi ro cho phép". Hay nói cách khác, chúng chỉ được cho vào khi có khả năng chuyển đẩy cao sang các đối tác hoặc các công ty bảo hiểm bên ngoài.

Trên đây là 9 nguyên tắc cơ bản để từ đó mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách QTRR ngân hàng riêng biệt. Chính sách QTRR ngân hàng phải được xem là một cờu phần trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng và nó đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống phòng chống từ xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tờc động xờu đến tình hình tài chính của ngân hàng.

• Các bước cơ bản của QTRR

Sự hình thành và thực thi chính sách QTRR ngân hàng thông thường cần phải được thực hiện qua những giai đoạn cơ bản sau:

Thứ nhất, nhận diện các loại rủi ro ngân hàng. Hiệu quả của việc QTRR phụ thuộc rờt nhiều vào việc phân loại rủi ro. Phân loại rủi ro được hiểu là việc phân rủ i ro thành từng nhóm riêng biệt theo dờu hiệu của chúng. Cơ sở khoa học về việc phân loại rủi ro đã tạo điều kiện cho các nhà quản trị ngân hàng có thể xác định rõ ràng vị trí của từng loại rủi ro trong hệ thống rủi ro. Việc phân loại rủi ro hợp lý sẽ giúp nàng cao khả năng và hiệu quả áp dụng những phương pháp phù hợp trong việc QTRR.

Việc phân loại rủi ro xuờt phát từ nhiệm vụ phân tích hoạt động của ngân hàng và hoàn thiện các phương pháp QTRR, nó tạo điều kiện giải quyết những vờn đề quan trọng - làm rõ các chỉ số cơ bản để đánh giá tính hiệu quả của ngân hàng, xác định những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả tiềm năng m à ngân hàng có thể đạt được. Thông thường rủi ro được phân theo những loại sau: r ủ i ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suờt, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động r ủ i ro luật pháp ... Nhưng bởi vì có nhiều loại rủi ro khác nhau, không có cùng mức độ ảnh hưởng đến sự vững chắc của ngân hàng và hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, có mức độ khác nhau nén không thể cùng áp dụng một loại phương phờp đánh giá và quản trị chung. Kinh nghiệm của thế giới đã chỉ ra nhiều yếu tố khác nhau m à chúng có thể làm nền tảng cho việc phân loại rủi ro ngân hàng, bao gồm những yếu tố cơ bản.

Thứ hai, phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro được bắt đầu từ việc làm sáng tỏ nguồn gốc và nguyên nhân của chúng. Quan trọng nhờt trong công việc này là xờc định chính xác nguồn gốc của rủi ro, khả năng thiệt hại cũng như lợi nhuận từ những

13

Page 21: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

nghiệp vụ ngân hàng có tiềm ẩn rủi ro. Việc phán tích sẽ giúp ngân hàng lựa chọn kịp thời những giải pháp tối ưu trong nhiều giải pháp khác nhau.

Thứ ba, đánh giá rủi ro. Đánh giá rủi ro tạo điều kiện cho các nhà quản trị ngân hàng xấc định đại lượng của rủi ro ngân hàng. Tính chuẩn mực của việc đánh giá những thiệt hại dự báo phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp đánh giá rủi ro. Hiện nay trên thực tế có 3 phương pháp cơ bản sau:

- Phương pháp thống kê: Bản chất của phương pháp này là dựa trên việc tính toán xác suất xảy ra thiệt hại đối với những nghiệp vụ được nghiên cầu.

- Phương pháp kinh nghiệm: Nếu như phương pháp thống kê dựa trên việc thống kê các thông tin đã được lựa chọn thì phương pháp kinh nghiêm được hình thành trên kinh nghiệm của các chuyên gia. Đ ể chính xác hơn các nhà quản trị ngân hàng có thể kết hợp hai phương pháp này vối nhau.

- Phương pháp tính toán - phân tích: Phương phấp này xây dựng lên đường cong xác suất thiệt hại và đánh giá rủi ro ngân hàng dựa trên nền tảng toán ầng dụng. Tuy nhiên, việc đánh giá rủi ro tài chính, rủi ro tín dụng và những rủ i ro khác trên cơ sờ toán ầng dụng đòi hỏi sự đầu tư rất lớn về con người và công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo tính chính xác của các giả thuyết.

Thứ tư, cảnh báo và giảm thiểu rủi ro. Trong hệ thống điều hành rủi ro ngân hàng, cơ chế điểu tiết nội bộ đóng vai trò rất quan trọng. Cơ chế điều tiết nội bộ rủ i ro ngân hàng là một hệ thống giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro do bản thân ngân hàng xây dựng, lựa chọn và thực hiện. Hệ thống này hình thành trên những phương pháp cơ bản sau:

- Xây dựng những phương pháp phòng chống r ủ i ro từ xa đối với từng loại nghiệp vụ cụ thể;

- Xây dựng cơ chế giới hạn rủi ro thông qua các qui định giới hạn mầc độ r ủ i ro cho phép cũng như đối với các nghiệp vụ ngân hàng;

- Đa dạng hoa các hình thầc kinh doanh; - Phân bố rủi ro cho các đối tác thông qua các nghiệp vụ ngân hàng; - Tự bảo hiểm bằng việc trích lập dự phòng rủi ro. Thứ năm, giám sát và kiểm trơ. Giai đoạn tiếp theo của điều hành r ủ i ro ngân

hàng là kiểm tra, giấm sát rủi ro. Đ ể phối hợp giữa việc thực hiện những mục tiêu của ngân hàng và việc kiểm tra mầc độ rủi ro của ngân hàng cần phải xây dựng một hội đồng kiểm tra và quy chế về chính sách kiểm tra rủi ro. Việc thực hiện giám sát

14

Page 22: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

các chương trình kiểm tra rủi ro cho thấy: để nâng cao tính hiệu quả của các chương trình kiểm tra rủi ro đòi hỏi việc xây dựng những tiêu chuẩn đối với các chương trình này, trong đó bao gồm việc lựa chọn và phân tích thông tin. Hệ thống chỉ số điều tiết những hậu quả tiêu cực của các loại rủi ro ngán hàng riêng biệt bao gồm:

- Mổc độ điều tiết thiệt hại cho ngân hàng. - Tính hiệu quả của việc điều tiết (tương quan giữa chi phí bỏ ra và giá trị thiệt

hại có khả năng xảy ra. - Đánh giá tổng hợp các loại rủi ro và đưa ra các biện pháp điều tiết chúng. Như vậy, QTRR ngân hàng được xem như một hệ thống tổ chổc độc lập và

phổc tạp với cơ cấu kiến trúc đa tầng. Một trong những vấn đề cơ bản đặt ra trong lĩnh vực QTRR là hình thành tối ưu phương pháp phân loại rủi ro ngân hàng. Xác định rõ khái niệm "rủi ro ngân hàng" và bản chất quản trị chúng sẽ cho phép chi tiết hoa trong việc phân loại rủi ro [6].

1.2. RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG

1.2.1. Khái niệm về rủi ro lãi suất

1.2.1.1. Khái niệm a. Lãi suất

Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào, người vay cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc của khoản vay ban đầu. Tỷ lệ phần trăm của phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đẩu được gọi là lãi suất. Đ ó là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định m à người sử dụng trả cho người sở hữu nó[4].

Hiện nay có nhiều cách phân loại lãi suất dựa trên các tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, trên quản điểm kinh doanh NH thì lãi suất được phân chia theo loại hình tín dụng, gồm các loại dưới đày.

Lãi suất huy động là lãi suất NH trả cho nguồn huy động bao gồm lãi suất tiền gửi giao dịch, lãi suất tiết kiệm. Lãi suất huy động có nhiều mổc khác nhau tùy thuộc vào thời hạn huy động, quy m ô tiền huy động.

Lãi suất cho vay được áp dụng để tính lãi tiền vay m à khách hàng phải trả cho NH. Về mặt nguyên tắc, lãi suất huy động bình quân phải nhỏ hơn lãi suất cho vay

15

Page 23: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

bình quân để đảm bảo thu nhập cho NH. Lãi suất cho vay được xác định dựa trên lãi suất cơ bản theo công thức sau:

Lãi suất cho vay = Lãi suất cơ bản + Phần bù rủi ro Lãi suất cơ bản là lãi suất được các NH sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi

suất kinh doanh của mình. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên tổng chi phí và thu nhập, áp dụng cho khách hàng vay tốt nhất (có mức rủi ro thấp nhất): Lãi suất cơ bản = Lãi suất huy động + Chi phí ròng khác + Thuế + Thu nhập dự tính

Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tùy tặng nước, nó có thể do NH Trung ương ấn định (Việt Nam), hoặc do bản thân các NH tự xác định căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thể của NH mình (Anh, Mỹ, úc...). Một số nước lại sử dụng lãi suất liên NH làm lãi suất cơ bản (Singapo, Pháp).

ở Việt Nam, luật NHNN hiện nay quy định "Lãi suất cơ bản là lãi suất do NH Trung ương công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín đụng ấn định lãi suất kinh doanh" (Khoản 12, Điều 19). Hiện nay, lãi suất cơ bản được xấc định dựa trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay thương mại tốt nhất của một nhóm NH (chiếm phần lớn thị phần tín dụng) do Thống đốc NHNN quyết định.

Lãi suất chiết khấu áp dụng khi NH trung gian cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và thỏa mãn các điều kiện chiết khấu theo quy định. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trặ ngay khi NH phát tiền vay cho khách hàng. Mức chiết khấu được quyết định bởi cung - cầu vốn trên thị trường tín dụng, căn cứ vào chất lượng của giấy tờ có giá, thời hạn chiếu khấu cũng như quan hệ giữa NH với khách hàng.

Lãi suất tái chiết khấu áp dụng khi NH Trung ương tái cấp vốn cho các NH dưới hình thức chiết khấu lại cấc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các NH. Lãi suất tái chiết khấu do NH Trung ương ấn định căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong tặng thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Lãi suất Hên NH là lãi suất mà các NH áp dụng khi cho vay trên thị trường liên NH. Lãi suất liên NH thường được ấn định hàng ngày (còn gọi là lãi suất hàng ngày). Nó được hình thành bởi quan hệ cung - cầu tiền của các tổ chức tín dụng và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái cấp vốn của NH Trung ương.

16

Page 24: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Giữa lãi suất tái chiết khấu, lãi suất liên NH và lãi suất chiếu khấu của NH trung gian có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Với một thị trường tài chính phát triển, sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu sẽ tạo nên những phản ứng dây chuyền giữa các mức lãi suất. Kết quả cuối cùng sẽ là sự thay đổi của mát bởng lãi suất phù hợp với mục tiêu của NH Trung ương.

Chúng ta đểu thấy rởng lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế thị trường, bởi vì diễn biến của lãi suất phản ánh những động thái của thị trường tiền tệ và kinh tế vĩ mô, lãi suất tác động đến các quyết định đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng của các tác nhân trong nền kinh tế. Tư duy kinh tế hiện đại nói chung đều thừa nhận vai trò quan trọng của yếu tố lãi suất trong hoạt động kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, rủi ro lãi suất có thể gây ra những tổn thất vô cùng lớn đối với NHTM.

b. Rủi ro lãi suất

Theo như nội dung về rủi ro lãi suất đã đề cập trong phần 1.1.1.2 thì "rủi ro lãi suất" là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi ngoài dự

tính" [1]. Hay nói cách khác, rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với sự thay đổi của nhiều nhân tố khác như cấu trúc kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, quy m ô và kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn.

Quá trình chuyển hóa tài sản là một chức năng đặc biệt cơ bản của ngàn hàng. Quá trình chuyển hóa tài sản bao gồm việc mua các chứng khoán sơ cấp, tức là sử dụng vốn; và phát hành các chứng khoán sơ cấp, tức là huy động vốn. Kỳ hạn và độ thanh khoản của các chứng khoán sơ cấp trong danh mục đầu tư thuộc tài sản có thường không cân xứng với các chứng khoán thứ cấp thuộc tài sản nợ. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủ i ro về lãi suất.

Trong mọi trường hợp nếu ngân hàng duy trì tài sản có có kỳ hạn dài hơn so với tài sản nợ thì ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về mặt lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản nợ. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy động vốn bổ sung trong những năm tiếp theo tăng lên trên mức lãi suất đầu tư tín dụng dài hạn. Ngược lạ i , ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài và đầu tư có kỳ hạn ngắn thì tương tự như trên ngân hàng vẫn có thể gặp phải những rủi ro về lãi suất tái đầu tư trong trường hợp tài sản có có kỳ hạn ngắn hơn so với tài sản nơ. Í T

. , j

17 .lSỊ,0Jl®\ im ỉ

Page 25: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Ngoài ra, rủi ro lãi suất tái tài trợ tài sản nợ hoặc tái đầu tư tài sản có, thì khi lãi suất thị trường thay đổi ngân hàng có thể gặp phải rủi ro giảm giá trị tài sản. Như chúng ta đã biết, giá trị thị trường của tài sản có hay tài sản nợ là dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ, do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tâng lên, dẫn đến giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ giảm xuống và ngược lại. Do đó, nếu kộ hạn của tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau, ví dụ tài sản có có kộ hạn dài hơn tài sản nợ, thì khi lãi suất thị trường tăng, giá trị của tài sản có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so so với sự giảm giá trị của tài sản nợ. Rủi ro giảm giá trị của tài sản khi lãi suất thay thay đổi thuộc loại r ủ i ro về lãi suất và có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng.

Ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách làm cho các kộ hạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng nhau. Việc làm cho các kộ hạn cân xứng nhau, một mặt, giảm được rủi ro lãi suất; mặt khác, lại làm giảm khả năng sinh l ờ i của ngân hàng, bởi lẽ nó làm giảm các cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro song khả năng sinh lòi lớn hơn.

Như vậy, nếu ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản có và tài sản nợ với những kộ hạn không cân xứng với nhau thì phải chịu những rủ i ro về lãi suất trong việc tái tài trợ tài sản có và tài sản nợ; hoặc rủi ro về lãi suất do giá trị của tài sản thay đổi khi lãi suất thị trường biến động.

1.2.1.2. Các yếu tố quyết định lãi suất

Mặc dù lãi suất là một yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại nhưng các ngân hàng không thể kiểm soát mức độ và xu hướng biến động của lãi suất. Lãi suất đối với một khoản cho vay bất kộ được xác định dựa trên cơ sở thị trường thông qua quá trình tác động qua lại giữa lực lượng cung cầu về tín dụng. Theo đó, lãi suất hay giá cả của cấc khoản tín dụng được xác định tại mức cân bằng giữa lượng cung và lượng cầu tín dụng.

Ngân hàng đóng vai trò là những nhà cung cấp tín dụng, tuy nhiên, mỗi ngân hàng chi là một nhà cung cấp trên thị trường vốn quốc tế cùng với hàng nghìn nhà cung cấp khác nhau. Tương tự như vậy, khi huy động tiền gửi hoặc phất hành giấy nợ để tài trợ vốn cho đầu tư, ngân hàng tạo ra cầu về tín dụng trên thị trường. Tuy nhiên một ngân hàng dù quy m ô lớn đến đâu cũng chỉ là một tổ chức có nhu cầu về tín dụng trên một thị trường có hàng nghìn người đi vay.

18

Page 26: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Vì vậy, dù cho đứng bên phía cung hay phía cầu của thị trường, ngân hàng cũng không thể tự xác định mức lãi suất hoặc dự đoán chắc chắn về xu hướng vận động của lãi suất. Thay vào đó, ngân hàng chỉ có thể phản ứng và điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động của lãi suất để đạt đưệc mục tiêu mong muốn một cách hiệu quả nhất [2].

• Các bộ phận cấu thành lãi suất

Trong nhiều năm qua, các ngân hàng đã cố gắng dự báo về xu hướng vận động trong tương lai của lãi suất thị trường nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Tuy nhiên thực tế là lãi suất đưệc hình thành do sự tương tác giữa hàng nghìn lực lưệng cung cầu trên thị trường nên ngân hàng rất khó có thể đạt đưệc một dự báo chính xác. Ngoài ra, một điều gây khó khăn cho việc dự đoán lãi suất là lãi suất của một khoản vay hay chứng khoán đều đưệc cấu thành bởi rất nhiều thành phần:

Không chỉ lãi suất thực phi rủi ro (được diêu chỉnh theo lạm phát) luôn thay đổi theo các diễn biến của cung - cẩu về vốn trên thị trường tài chính m à cả nhận định của người cho vay và người đi vay trên thị trường tài chính về phần bù rủ i ro cũng thay đổi. Điều này khiến cho lãi suất tăng giảm thất thường.

Lấy một ví dụ về vấn đề này, khi nền kinh tế suy thoái cùng với sự sụt giảm trong kinh doanh và gia tăng thất nghiệp, những người cho vay thường nhận định rằng nhiều doanh nghiệp sẽ có thể phá sản, nhiều cá nhân sẽ mất việc làm và điều này làm tâng rủi ro không thu hồi được nợ. Yếu tố phần bù cho rủi ro không thu hồi đưệc nệ tăng lên làm cho lãi suất m à nguôi vay phải chịu tăng theo. Tương tự thông báo về sự leo thang của giá hàng hóa và dịch vụ sẽ khiến nguôi cho vay nhận định rằng lạm phất có xu hướng tăng, Khi đó sức mua của các khoản thu nhập từ cho vay sẽ giảm trừ khi người cho vay tâng phần bù rủi ro lạm phát để bù đắp cho sự sút

giảm về sức mua của đồng tiền. Lãi suất của nhiều khoản vay và chứng khoán còn chứa đựng phần bù rủi ro thị trường (marketability risk) vì ngân hàng khó có thể

bán đưệc các công cụ tài chính này trên thị trường với mức giá hệp lý. Rủi ro thu hồi

(cai! risk) phát sinh khi người đi vay có quyền thanh toán khoản nệ trước hạn, làm

Lãi suất thị trường của một khoản vay hay của một chứng khoán

chứng khoán không có rủi ro (như lãi suất trái phiếu chính phủ đưệc điều chỉnh theo lạm phát

Lãi suất thực của các

+

Phần bù rủi ro cho vay: r ủ i ro không thu hồi đưệc nệ, rủi ro lạm phát, rủ i ro kỳ hạn, r ủ i ro về khả năng tiêu thụ, r ủ i ro th hồi

19

Page 27: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

giảm tỷ lệ thu nhập dự kiến của người cho vay. Thêm một yếu tố nữa là phần bù rủi ro kỳ hạn (mahivity premium). Những khoản vay và chứng khoán có kỳ hạn dài hơn có lãi suất cao hơn vì chúng mang xác suất xảy ra rủi ro cao hơn so với chứng khoán ngắn hạn[2].

1.2.2. Phương pháp xác đửnh rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng Hiện nay có ba mô hình lượng hoa rủi ro lãi suất đang được các NH áp đụng đó

là: 1.2.2.1. M ô hình kỳ hạn đến hạn

M ô hình kì hạn đến hạn lượng hoa rủi ro lãi suất đối với tài sản dựa trên nguyên tắc tài sản có kì hạn đến hạn càng dài thì mức độ rủi ro càng lớn và giá trử tài sản sẽ giảm khi lãi suất của tài sản tương tự trên thử trường lớn hơn lãi suất của tài sản.

a. Lượng hoa rủi ro lãi suất đối với mội tài sản

Giả sử NH nắm giữ trái phiếu Coupon có kì hạn đến hạn lán lượt là Ì năm, 2 năm và 3 năm. Lãi suất ghi trên trái phiếu là 10%/năm. Mệnh giá là 100VND

THI: Lãi suất trái phiếu tương tự trên thử trường là 10%. Dựa theo phương pháp chiết khấu dòng tiền hay nguyên tắc tiền tệ có giá trử theo thời gian, ta có giá trử thử trường của trái phiếu lần lượt là:

w = i o o * a + o . i ) (1 + 0.1)

P 2 = M + m ± ọ ạ = m v N D

(1 + 0.1) (1 + 0.1)2

10 lo 100(1 + 0.1) ,„„,„,„ P3 = — — — + — - + — =100W£>

(1 + 0.1) (1 + 0.1)2 (l + o.l)3

TH2: Lãi suất trái phiếu tương tự trên thử trường là 11%. Ta có giá trử thử trường của trái phiếu lần lượt là:

(1 + 0.11)

P 2 = _ I L ^ M ! ± M = 9 8 . 2 9 W Ũ

(1 + 0.11) (l + o . l l )2

_,_ lo lo 100(1 + 0.1)

P 3 =

ã n Ĩ T+

^ 7 + ị = 97.56VND

(1 + 0.1) (1 + 0.11)2 (l + o.ll) 3

20

Page 28: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Như vậy, khi lãi suất thị trường tăng thì giá trị tài sản giảm, tài sản có kì hạn càng dài thì mức độ giảm càng nhiều.

b. Lượng hóa rủi ro lãi suất với một danh mục tài sản

Gọi M A kì hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản có, M L là kì hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản nợ, ta có:

MA = Ỳ wAiMAi ML = ỵ WuMLi

7=1 / = 1 Trong đó:

WAi: Tỷ trọng và M A i là kì hạn đến hạn của tài sản có i W L j : Tỷ trọng và M L j là kì hạn đến hạn của tài sản nợ j n : Tỷ số loại tài sản có và nợ phân theo kì hạn

M ô hình kì hạn đến hạn lượng hoa rủi ro lãi suất bằng cách xác định mức độ thay đổi vốn chủ sự hữu khi lãi suất thay đổi. Công thức lượng hoa rủi ro lãi suất:

AE = A A - A L Trong đó:

AE là mức độ thay đổi vốn chủ sự hữu khi lãi suất thay đổi

AA là mức thay đổi tài sản có khi lãi suất thay đổi

AL là mức thay đổi Tài sản nợ khi lãi suất thay đổi Mức độ thay đổi của tài sản có và nguồn vốn khi lãi suất thay đổi được xác

định dựa trên kì hạn bình quân của tài sản và nguồn vốn. Việc tính toán mức độ thay đổi này cũng tương tự như xác định mức độ thay đổi giá trị từng tài sản riêng lẻ khi lãi suất thay đổi.

M ô hình kì hạn đến hạn là một m ô hình đơn giản để lượng hoa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Qua m ô hình cho ta biết kì hạn của tài sản nợ và tài sản có không không cân xứng nhau nên khi lãi suất thị trường thay đổi có thể làm giá trị tài sản của ngân hàng giảm. Tuy nhiên nhược điểm của m ô hình là chưa đề cập đến yếu tố thời lượng của tài sản nợ và tài sản có.

1.2.2.2. Mô hình định giá lại M ô hình phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác

định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Các tài sản được định giá trên cơ sự độ nhạy

21

Page 29: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

thay đổi về thu nhập khi có biến động về lãi suất. M ô hình này đánh giá tài sản trên giá trị ghi sổ và quan tâm tới tài sản và nguồn nhạy cảm với lãi suất.

Cóng thức xác định rủi ro lãi suất:

A NHÌ = (GAPi ) X A Ri

Trong đó:

A NHị là sự thay đổi thu nhập ròng giữa lãi suất của nhóm i GAPi là chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ

(giá trị ghi sổ của nhóm i)

ARị là mức thay đổi lãi suất của nhóm i

Áp dụng m ô hình này, các NHTM phải lập báo cáo định kặ chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo các kặ hạn, ví dụ như: 1/Kặ hạn đến Ì ngày; 2/Trên Ì ngày đến 3 tháng; 3/Trên 3 tháng đến 6 tháng; 4/Trên 6 tháng đến Ì năm; 5/Trên Ì năm đến 5 năm; 6/Trên 5 năm. Tiếp dó, N HTM tính số chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng kặ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm của lãi -suất thị trường. Đ ộ nhạy cảm của lãi suất trong trường hợp này chính là khoảng thời gian m à tài sản có và tài sản nợ được định giá lại theo mức lãi suất mới của thị trường.

Ư u điểm của m ô hình này là cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản có và tài sản nợ sẽ được định giá lại và dễ dàng xác định được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suất thay đổi.

Tuy nhiên m ô hình này có những hạn chế nhất định: + M ô hình chỉ đề cập tới giá trị ghi sổ m à không đề cập tới giá trị thị trường

của tài sản. Trong khi giá trị thị trường của tài sản có ảnh hưởng lớn tới thu nhập của ngân hàng. Như vậy m ô hình này chưa đánh giá hết rủi ro lãi suất.

+ Phân nhóm tài sản theo cùng một khung kì hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu tài sản có và nguồn vốn trong cùng một nhóm. Hạn chế này có thể được khắc phục do hiện nay các ngân hàng áp dụng phần mềm quản lí hiện đại nên có thể phân chính xác kì hạn.

+ Tài sản chưa đến hạn theo giả định trong m ô hình là không nhạy cảm với lãi suất. Nhưng trong thực tế khi suất biến động thì có thể xuất hiện hiệu ứng người vay muốn trả sớm hoặc không muốn hoàn trả để hạn chế tổn thất do lãi suất gây ra, những món cho vay có bản chất là cố định nhưng lại chia thời điểm hoàn trả thành

22

Page 30: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

các kì nên các khoản tiền thu được về bản chất lại là nhạy cảm với lãi suất. Hạn chế này có thể khắc phục được như với trường hợp cho vay trả góp ngân hàng xác định tỉ lệ thu hồi vốn trong năm với tài sản thuộc loại này, đồng thời thực hiện quản lí rậ i ro tín dụng hiệu quả hạn chế phản ứng tiêu cực từ khách hàng.

Như vậy hạn chế lớn nhất cậa m õ hình định giá lại là không đề cập tới giá trị thị trường cậa tài sản.

1.2.2.3. M ô hình thời lượng a. Khái niệm thời lượng của tài sán

Thời lượng cậa tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền cậa tài sản trên cơ sở giá trị hiện tại cậa luồng tiền.

M ố i quan hệ giữa thời lượng với các nhân tố khác: + Thời lượng và kì hạn cậa tài sản: Thời lượng tâng lên cùng với kì hạn cậa tài

sản + Thời lượng và mức lãi suất thị trường hiện hành: Khi lãi suất thị trường tăng

thì thời lượng giảm. b. Công thức xác định thời htợiìg

» Ỷ

ỳ c, X - ' -

ỉ- ttạ + YTM)' Trong đó: DA: Thời lượng cậa tài sản. t : Khoảng thòi gian khoản tiền được thanh toán. c,: Giá trị khoản tiền dự tính được thanh toán trong giai đoạn t. YTM: Tỷ lệ thu nhập mãn hạn. c. Công thức xác đinh rủi ro lãi suất

ANW = (- DẠ X X A) - (- Di X X L) ạ+r) (1+r)

= A A - A L Trong đó:

ANW: Sự thay đổi giá trị ròng cậa NH

23

Page 31: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

DA: Thời lượng trung bình của danh mục tài sản A: Tổng giá trị tài sản D L : Thời lượng trung bình của danh mục nguồn vốn L: Tổng giá trị của danh mục nguồn vốn

ÁT: Sự thay đổi lãi suất r : Lãi suất ban đầu

Công thức trên cho thấy mức độ tác động của sự thay đổi lãi suất tới giá trị ròng phụ thuộc vào độ lớn của ba yếu tố cơ bản sau :

- Đ ộ lớn của khe hở kì hận ( D A - D L): Khe hở kì hận càng lớn tức là rủi ro lãi suất càng lớn.

- Qui m ô của NH (Tổng tài sản): Tác động của sự thay đổi lãi suất đối với giá trị ròng của ngân hàng tỉ lệ thuận với qui m ô ngân hàng.

- Mức độ thay đổi của lãi suất: Sự thay đổi lãi suất càng lớn kéo theo rủ i ro lãi suất càng cao.

M ô hình thời lượng so với hai m ô hình trên hoàn hảo hơn nhiều trong việc đo lường mức độ nhậy cảm của tài sản và nguồn vốn đối với lãi suất, vì m ô hình này đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kì hận đến hận của nguồn vốn và tài sản.

Tuy nhiên, quản lý theo m ô hình thời lượng cũng rất khó áp dụng trong thực tế vì:

Thứ nhất, tìm kiếm các tài sản và nguồn vốn có kì hận hoàn vốn và hoàn trả phù hợp với yêu cầu của ngân hàng là một vấn đề khó khăn. Nếu như kì hận của khoản vay hay chứng khoán bằng kì hận hoàn trả vốn thì vấn đề nêu trên sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên trên thực tế cấc công cụ tài chính được thanh toán dàn trải theo thời gian và do đó kì hận hoàn vốn thường ngắn hơn kì hận danh nghĩa. Chỉ đối với trái phiếu có lãi suất coupon bằng khống và khoản cho vay thanh toán một lần thì kì hận hoàn trả mới bằng kì hận danh nghĩa. Việc thanh toán lãi càng thường xuyên thì kì hận hoàn trả càng ngắn. Một thục tế là kì hận công cụ càng ngắn thì chênh lệch giừa kì hận và kì hận hoàn vốn càng nhỏ.

Thứ hai, đối với một số loậi tài sản như tài khoản tiền gửi giao dịch, tài khoản tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng không thể xấc định được chính xác m ô hình luồng tiền

vào ra khiến cho việc xác định thời lượng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra tình trậng

24

Page 32: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

khách hàng thanh toán trước hạn hoặc không hoàn trả được nợ, các dự tính về luồng tiền trở nên thiếu chính xác, dẫn tới sai lệch về kì hạn hoàn vốn.

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất

Như đã được đề cập, thay đổi của lãi suất thộ trường có thể tác động tiêu cực tới thu nhập, lợi nhuận NH, do nó làm tăng chi phí vốn, giảm thu nhập từ tài sản, hạ thấp giá trộ vốn chủ sở hữu, giá trộ thộ trường của NU. Đ ể có cái nhìn toàn diện hơn về tác động của sự thay đổi lãi suất tới thu nhập, vốn chủ sở hữu...của NH, ta cùng xem xét hai chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất là khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn.

• Khe hở nhạy cảm lãi suất (Interest-rate Sensitìve Gap — IS GAP)

Đ ố i với một NH, khi giá trộ tài sản nhạy cảm lãi suất (những tài sản m à có thể được độnh giá lại khi lãi suất thay đổi) không cân bằng với giá trộ nợ nhạy cảm lãi suất (những khoản vốn tiền gửi và vốn vay m à lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thộ trường) thì một khoảng chênh lệch tài sản - nợ nhạy cảm lãi suất hay một khe hở nhạy cảm lãi suất đã hình thành:

Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất - Nguồn nhạy cảm lãi suất

25

Page 33: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Bảng 1.1: Ví dụ về tài sản và nợ có thể và không thể tái định giá

Tài sản có thể tái định Nợ có thể tái định Tài sản không thể Nợ không thể tái

giá giá tái định giá định giá Chứng khoán ngắn hạn Vay từ thị trường Tiền mặt tại két Tiền gửi giao của Chính phủ và của các tiền tệ. hoặc tiền gửi tại dịch (không tổ chức tư nhân (sắp mãn N HNN được trả lại hoặc hạn) mang lãi suất cố

định) Các khoản cho vay ngắn Tiết kiệm ngắn Cho vay dài hạn Tiền gửi tiết hạn (sắp mãn hạn) hạn vỉi lãi suất cố kiệm dài hạn và

định tiền gửi hưu trí. Các khoản cho vay và Tiền gửi trên thị Chứng khoán dài Vốn chủ sở hữu. chúng khoán mang lãi trường tiền tệ (vỉi hạn lãi suất cố suất thả nổi lãi suất có thể định.

được điều chỉnh) Tiền gửi mang lãi Tòa nhà, các thiết suất thả nổi bị và các tài sản

không sinh lời. Nguồn : Nguyễn Huy Hoàng (2004), Quàn trị Ngân hàng thươìig mại, NXB Tài

chính, tr 262

Để xác định được giá trị tài sản và nợ nhạy cảm lãi suất, nhà quản lý NH cần phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn vỉi cấc tài sản sinh l ợ i , những khoản tiền gửi cũng như các khoản vốn vay trên thị trường. Tài sản nhạy cảm lãi suất (Interest-rate Sensitive Assets - ISA) là những tài sản có thể được định giá lại khi lãi suất thay đổi. Nợ nhạy cảm lãi suất (Interest-rate Sensitive Liabilities -ISL) là những khoản vốn có lãi suất được điều chỉnh theo điều kiện thị trường.

Nếu giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất trong mỗi giai đoạn kế hoạch (ngày, tuần, tháng...) lỉn hơn giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, NH được xem là có khe hở lãi suất đương hay nhạy cảm tài sản (positive gap): IS GAP > 0 ; trong trường hợp ngược lạ i , giá trị nợ nhạy cảm lãi suất của NH lỉn hơn giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất NH lúc này được xem là có khe hờ nhạy cảm lãi suất âm hay nhạy cảm nợ

(negative gap): IS GAP < 0.

26

Page 34: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Trên thực tế, NH có một số phương pháp đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất. Đơn giản nhất là khe hở tuyệt đ ố i : Dollar IS GAP = ISA - ISL. Các NH cũng có thể thiết lập nên một tỷ lệ khe hở nhạy cảm lãi suất tương đ ố i :

ISGAP IS GAP tương đối = - Tổng tài sản của NH

Một cách khác, chúng ta có thể so sánh qui m ô tài sản nhạy cảm lãi suất với qui m ô tài sản nhạy cảm nợ ISL. Người ta gằi đây là tỷ lệ nhạy cảm lãi suất (ISR).

ISA Tỷ lệ nhạy cảm lai suất = — ISL Cuối cùng, một thước đo mang tính tổng thể và hữu ích phản ánh rủi ro lãi suất

là khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy (cumulative gap) : đo tổng mức chênh lệch tính bằng tiền giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ nhạy cảm lãi suất trong một giai đoạn nhất định.

Đ ể minh hằa cho mối liên hệ này chúng ta lấy một ví dụ: nếu một NH có ISA=100 triệu USD, ISL = 200 triệu USD mang lãi suất thay đổi trong vòng 6 tháng tới thì khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy của NH là: (100x6) - (200x6) = -600 triệu USD.

Khe hở tích lũy là một thước đo hữu ích vì với một mức thay đổi lãi suất nhất định, NH có thể tính gần đúng mức độ ảnh hưởng đối với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên do những thay đổi lãi suất gãy ra. M ố i liên hệ quan trằng là :

Thay đổi Thay đối

trong thu nhập = X trong lãi suất

lãi Ví dụ, nếu cấc mức lãi suất đột nhiên tăng 1 % thì NH trên sẽ bị mất một khoản

thu nhập lãi xấp xỉ bằng (+0,01) X (-600) = -6 triệu USD. Tổng kết lại như sau :

Quy m ô khe hò nhạy cảm lãi suất tích lũy

Một NH nhạy cảm tài sản có : Một NH nhạy cảm nợ có : Khe hở tuyệt đối dương Khe hở tương đối dương Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất lớn hơn 1

Khe hở tuyệt đối âm Khe hở tương đối âm Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn 1

27

Page 35: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Một mục tiêu quan trọng trong hoạt động QTRRLS là hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của NH. Dù lãi suất thay đổi như thế nào, các NHTM luôn mong muốn đạt được thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định. Đ ừ bảo vệ thu nhập trước rủ i ro lãi suất, N H duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Nét Interest Margin - NĨM) cố định. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được xác định như sau:

Thu từ các khoản cho Chi phí tiền gửi và tiền vay

vay và đẩu tư N I M = í

Tổng tài sản sinh lời Thu nhập từ lãi

Tổng tài sản sinh lời Quay trở lại với trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất, khi một NH nhạy cảm tài

sản : nếu lãi suất tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NH sẽ tăng vì thu từ lãi trên tài sản sẽ tăng nhiều hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì thu nhập lãi của NH sẽ tăng. Nếu lãi suất giảm khi N H trong trạng thái nhạy cảm tài sản thì N I M của NH sẽ giảm vì thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm nhiều hơn chi phí trả lãi cho các nguồn vốn huy động. Như vậy thu nhập lãi của NH sẽ giảm.

Khi NH nhạy cảm nợ thì thay đổi trong lãi suất sẽ dẫn đến những tác động ngược chiều hoàn toàn so với trên. Lãi suất tăng lên sẽ làm giảm N I M vì chi phí cho những khoản nợ nhạy cảm lãi suất sẽ tăng nhiều hơn mức tăng thêm trong lãi thu về từ tài sản nhạy cảm lãi suất. Sự sụt giảm lãi suất sẽ làm tăng N I M và có thừ tạo ra l ợ i nhuận cao hơn vì chi phí cho vốn huy động sẽ giảm nhiều hơn lãi thu về.

Dựa trên lý thuyết về khe hở nhạy cảm lãi suất, nhiều NH đã sử dụng chiến lược quản lý khe hở này (Interest-rate Sensitive Gap Management) đừ thực hiện mục tiêu ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất. Nếu nhà quản lý cảm thấy mức rủi ro của NH là quá lớn thì họ sẽ phải thục hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của tài sản nhạy cảm lãi suất trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị nợ nhạy cảm lãi suất. Vì vậy, tại bất cứ thời điừm nào, một NH sẽ có thừ tự bảo vệ trước những thay đổi của lãi suất (dù vận động theo hướng nào) bằng cách đảm bào càn bằng sau : ISA = ISL (có thừ tái định giá). Đồng nghĩa khe hở nhạy cảm lãi suất bằng 0 và NEM được bảo vệ dù lãi suất thay đổi theo chiều hướng nào. Khi đó, NH được coi là không có rủi ro

28

Page 36: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

lãi suất. Tuy nhiên trên thực tế, khe hở nhạy cảm lãi suất bằng 0 không loại trừ hoàn toàn được rủi ro lãi suất vì lãi suất của tài sản và lãi suất của các khoản nợ không ràng buộc chật chẽ với nhau. Ví dụ, lãi suất cho vay có xu hướng thay đổi chậm hơn lãi suất của những khoản vay trên thị trưống tiền tệ. Vì thế thu từ lãi của NH có xu hướng tăng chậm hơn chi phí trả lãi trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, và chi phí trả lãi có xu hướng giảm nhanh hơn thu từ lãi trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Hoặc, chi phí trả lãi cho vốn huy động (thưống là ngắn hạn) có xu hướng thay đổi nhanh hơn thu nhập từ tài sản (chủ yếu là dài hạn).

Như vậy, để phòng ngừa rủi ro lãi suất dựa trên chiến lược quản lý khe hở lãi suất: thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất gần bằng 0 tới mức tối đa có thể giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập lãi của NH ; những phản ứng có thể của NH được trình bày trong bảng dưới đây :

Bảng 1.2: Loại trừ khe hở nhạy cảm lai suất

Với khe hở dương Rủi ro Những phản ứng có thể ISA > ISL Tổn thất nếu 1. Không làm gì (có thể lãi suất sẽ lại tăng (nhạy cảm tài lãi suất giảm hoặc ổn định) sản) vì N I M của 2.Kéo dài kỳ hạn của tài sản hoặc thu hẹp kỳ

NH giảm hạn của danh mục nợ. 3. Tăng giá trị nợ nhạy cảm lãi suất hoặc giảm giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất

Với khe hở âm Rủi ro Những phản ứng có thể ISL > ISA Tổn thất nếu 1. Không làm gì cả (có thể lãi suất sẽ giảm (nhạy cảm nợ) lãi suất tăng vì hoặc ổn định).

M Í M của NH 2. Thu hẹp kỳ hạn của tài sản hoặc kéo dài kỳ giảm han của danh múc nơ.

3. Giảm nợ nhạy cảm lãi suất hoặc tăng tài sản nhạy cảm lãi suất.

Nguồn : Nguyễn Huy Hoàng (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài

chính, tr 272

Những phương pháp đo lưống khe hở nhạy cảm lãi suất được các NH sử dụng hiện nay thay đổi rất nhiều cả về mức độ phức tạp cũng như về hình thức. Các N H ngày nay thưống sử dụng máy tính để xác định ISA và ISL trong những khoảng thối

29

Page 37: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

gian khấc nhau và quản lý mức độ nhạy cảm lãi suất dựa trên quan điểm quản lý rủi ro và dựa trên sự nhạy cảm về rủi ro của những người quản lý NH. Tuy nhiên, kỹ thuật quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất có nhiều hạn chế không nhỏ. Sự lựa chọn các khoảng thời gian để phân tích hoàn toàn tùy thuộc theo từng NH. Đớng thời, lãi suất trong hoạt động NH và lãi suất thị trường thay đổi với những tốc độ khác nhau. Cuối cùng, ta thấy rằng quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất không nhằm mục đích bảo vệ giá trị tài sản và đạc biệt là không bảo vệ được giá trị ròng của NH. Để làm được việc đó, chúng ta phải sử dụng đến kỹ thuật phán tích khe hở kỳ hạn sẽ được trình bày dưới đây.

• Khe hở kỳ hạn (Duration Gap — DGap)

Kỹ thuật phân tích khe hở kỳ hạn dựa trên cùng cơ sở lý thuyết của mô hình thời lượng đã trình bày ở trên. Khái niệm kỳ hạn đề cập ở đây là kỳ hạn thực tế, vì vậy nó hoàn toàn trùng khớp với khái niệm thời lượng. Tuy nhiên, phần này sẽ xem xét việc các NH ứng dụng kỹ thuật phân tích khe hở kỳ hạn như một công cụ quản lý nhằm hạn chế khả năng tổn thất do những biến động của lãi suất tới giá trị thị trường của vốn NH - vốn cổ đông. Trên khía cạnh xem xét đó thì:

DA: Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của danh mục tài sản DL: Kỳ hạn hoàn trả trung bình của danh mục nợ Khe hờ kỳ hạn được xác định bằng công thức:

D Gap = DA - DL (1) Khe hở kỳ hạn càng lươn thì giá trị ròng của NH (Nét Worth - NW) càng nhạy

cảm với sự thay đổi của lãi suất. Một NH quan tám đến quản trị rủi ro lãi suất thường chọn những tài sản và nguớn vốn vay sao cho:

DA * D L (2) Khi đó, khe hở kỳ hạn của NH sẽ tiến gần tới 0. Bằng cách cân bằng giữa kỳ

hạn hoàn vốn của tài sản và kỳ hạn hoàn trả của vốn vay, NH có thể càn đối được thời gian trung bình của dòng tiền vào bên tài sản với thời gian trung bình của các dòng tiền ra bén nguớn vốn, từ đó ổn định được giá trị ròng của NH. Tuy nhiên, trong NH, giá trị tài sản luôn lớn hem giá trị vốn huy động (nếu không NH sẽ mất khả năng thanh toán), nên một NH muốn có khe hở kỳ hạn bằng 0 cần phải đảm bảo chắc chắn rằng:

DA = DLX - (3) A

30

Page 38: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Trong đó: L: Tổng giá trị danh mục nợ A: Tổng giá trị danh mục tài sản

Do mức độ nhạy cảm lãi suất tỷ lệ thuận với quy m ô của khe hở kỳ hạn, công thức (3) cho thấy giá trị vồn vay (L) phải thay đổi nhiều hơn giá trị tài sản (A) để có thể loại bỏ rủi ro lãi suất.

Nếu kỳ hạn hoàn vồn trung bình của tài sản không tương tương với kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vồn thì khi lãi suất bên tài sản và bên nguồn vồn thay đổi cùng một lượng như nhau sẽ dẫn đến sự thay đổi những mức khác nhau trong giá trị của danh mục tài sản và danh mục. Trong trường hợp D A > DLL/A, tức là khe hở kỳ hạn dương (DGap > 0), lãi suất tăng lên sẽ làm giảm NW của NH bởi vì giá trị tài sản giảm nhiều hơn giá trị của các khoản nợ. Ngược lạ i , NH có khe hở kỳ hạn âm (DGap < 0), một sự thay đổi như nhau về lãi suất bên nguồn vồn và tài sản sẽ dẫn đến tình trạng giá trị nguồn vồn vay thay đổi nhanh hơn bên tài sản. Nếu lãi suất giảm, giá trị nguồn vồn vay tăng nhiều hơn giá trị tài sản và khi đó giá trị vồn chủ sở hữu giảm. Tương tự khi lãi suất tăng giá trị nguồn vồn vay giảm nhanh hơn giá trị tài sản dẫn tới sự gia tăng trong giá trị vồn chủ sở hữu. Tác động của sự thay đổi lãi suất tói giá trị ròng của NH có thể được tóm tắt như sau:

Bảng 1.3: Tác động của sự thay đổi lãi suất tới giá trị ròng của NH

Trạng thái khe hở kỳ hạn Trạng thái lãi suất Sự thay đổi giá trị ròng (DGap) (NW) 1. Dương ( D A > DLL/A) Tăng Giảm

Giảm Tăng 2. Â m ( D A > DLL/A) Tăng Tăng

Giảm Giảm 3. Cân bằng Tăng Không đổi ( D A = DLL/A) Giảm Không đổi

Trong trường hợp khe hở kỳ hạn bằng 0, giá trị ròng của N H được bảo vệ trưóc rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, những nhà quản lý NH năng động sẽ không bằng lòng với chiến lược bảo vệ danh mục tuyệt đồi mang tính bảo vệ (khe hở kỳ hạn bằng 0). H ọ sẵn sàng tận dụng các cơ hội để nâng cao thu nhập của các cổ đông.

Ví dụ như trường hợp sau:

31

Page 39: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Thay đổi lãi suất Kết quả (nếu dự đoán của Chiến lược quản lý

dự tính nhà quản lý là đúng) Giảm D A và tăng D L (đích chuyển

Lai suất tăng tới trạng thái khe hò kỳ hạn âm) Tăng và giảm (dịch chuyển tới trạng

Lãi suất giảm thái khe hở kỳ hạn dương)

Hiện nay với sự trợ giúp của máy tính thì việc tính toán và sử dụng kỹ thuồt phân tích khe hở kỳ hạn không còn quá khó khăn nữa. Tuy nhiên, công cụ này vẫn tồn tại một số hạn chế là: thứ nhất, việc tìm kiếm các tài sản, nguồn vốn có kỳ hạn hoàn vốn và hoàn trả phù hợp với yêu cầu của NH là một vấn để khó khăn; thứ hai, đối với một số loại tài khoản như tài khoản tiết kiệm, tài khoản tiền gửi giao dịch, khách hàng thanh toán trước hạn hay không trả được nợ... NH không thể xác định được chính xác m ô hình luồng tiền vào ra, khiến cho việc tính toán kỳ hạn thực tế trở nên rất khó khăn.

Thực tế, trong nhiều năm gần đây, các NH đã phải đối mặt với áp lực về thu nhồp từ hai phía. Sự biến động phức tạp của lãi suất và sự cạnh tranh gay gắt của những tổ chức tài chính khác. Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi nhưng sự biến động lãi suất có thể được quản lý một cách hiệu quả hơn bằng cách sử dụng các biện pháp hạn chế rủi ro. Trong phần này, quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn là những công cụ giúp nhà quản lý NH cân đối mức độ nhạy cảm lãi suất và kỳ hạn hoàn vốn của danh mục tài sản với danh mục nguồn vốn, từ đó bảo vệ thu nhồp và giá trị cổ động của NH.

1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

N G Â N H À N G

1.3.1. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngán hàng

Chấp nhồn rủi ro là một phần trong kinh doanh NH và trở thành một nguồn quan trọng tạo ra lợi nhuồn và giá trị cho các cổ đông. Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc rất lớn vào mức độ rủi ro m à nó chấp nhồn. Khi một N H xây dựng cho mình một hệ thống QTRRLS thì trước nhất nó sẽ xác định mức độ rủi ro lãi suất

NW tăng

NW tăng

32

Page 40: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

mà NH chấp nhận, từ đó áp dụng giới hạn rủi ro chấp nhận cho tất cả các hoạt động kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh dài hạn.

Mặt khấc, QTRRLS chính là một điều kiện quan trọng đữ nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM. Vì vậy, các N H T M cẩn đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của hệ thống QTRRLS, đưa ra những chính sách đúng đắn nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như vị thế của mình trong hiện tại và sau này.

Như ở trên đã đề cập, kinh doanh trong lĩnh vực N H là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và cho dù một NH có theo đuổi chiến lược quản lý nào thì cũng khó có thữ hoàn toàn loại bỏ được một trong những loại hình rủi ro tiềm tàng và nguy hiữm nhất: Rủi ro lãi suất. Khi lãi suất thị trường thay đổi, ngân hàng thấy rằng những nguồn thu chính từ danh mục cho vay và đầu tư chứng khoán cũng như chi phí đối với tiền gửi và các nguồn vay đều bị tác động. Ngoài ra, sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản và nợ, làm thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Vì vậy, lãi lãi suất thay đổi tác động đến toàn bộ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập của NH.

Sự biến động lãi suất lớn trong thời gian vừa qua đã gây ra những khó khăn lớn cho các nhà quản lý NHTM, đặc biệt là cho những người phụ trách hoạt động đầu tư vào trái phiếu chính phủ và chứng khoán thanh khoản khác. Trong năm qua, khi lãi suất tăng cao kỷ lục, giá trị thị trường của các khoản đầu tư chứng khoán có thu nhập cố định (chẳng hạn như trái phiếu) giảm và do đó các N H T M đã phải chịu những tổn thất mỗi khi phải bán trái phiếu ra ngoài thị trường. Cùng với đó là chi phí huy động vốn tăng quá cao làm suy giảm nghiêm trong l ợ i nhuận của các NHTM. Rõ ràng, nếu có qui trình QTRRLS toàn diện thì các N H T M hoàn toàn có thữ tránh được cuộc đua lãi suất vừa qua, giảm thiữu tổn thất m à nó gây ra.

1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng Nội dung QTRRLS của một NH không thữ nằm ngoài chiến lược kinh doanh

cũng như nội dung, qui trình QTRR chung của NH đó. Vì vậy, việc xây dựng qui trình QTRRLS trước hết phải dựa trên 9 qui tắc và 5 giai đoạn cơ bản như đối với QTRR nói chung trong hoạt động kinh doanh NH. Đặc biệt, qui trình QTRRLS của các NH phải cân cứ vào các quy tắc đối với hoạt động quản trị và giám sát rủi ro lãi

33

Page 41: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

suất được ban hành bởi ủy ban Basel về giám sát NH (Basel Committee ôn Banking Supervision) vào tháng 7 năm 2004.

* Giới thiệu bản các quỵ tắc đối với hoạt động quản trị và giám sát rủi ro lãi

suất của ủy ban Basel (7/2004)'

Với quan điểm cho rằng "hoạt động QTRRLS đóng vơi trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh đòi hỏi mức độ thận trọng cao của các NHTM và

củng cố sự n định của hệ thống tài chính nói chung"[lOị, và trên cơ sở tổng hợp các ý kiến, kinh nghiệm của các quốc gia thành viên, ủy ban Basel đã đưa ra 15 qui tắc đối với hoạt động quản lý và giấm sát rủi ro lãi suất của NHTM với các nội dung chính như sau:

- Sự giám sát của Ban Giám đốc và ban quản trị cấp cao đôi với rủi ro lãi suất (quy tắc Ì, 2, 3).

- Đảm bảo sự phù hợp, cân đối giửa chánh sách và quy trình QTRR (quy tắc 4,5). - Các hoạt động chức năng đo lường, theo dõi, kiểm soát rủi ro lãi suất (quy tắc

6, 7, 8, 9). - Hệ thống kiểm soát nội bộ (quy tắc 10). - Thông tin cho các cơ quan giám sát (quy tắc l i ) . - Vốn dự trử bắt buộc (quy tắc 12) - Phản ảnh rủi ro lãi suất (quy tắc 13). - Xử lý các kết quả giám sát QTRRLS tại các NH (quy tắc 14, 15) Các qui tắc từ qui tắc Ì đến 13 áp dụng với các hoạt động chức năng của qui

trình QTRRLS toàn diện. Các quy tắc này chú trọng vào việc giúp các NH đạt được yêu cầu về tính hiệu quả của các chức năng đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro lãi suất xuyên suốt toàn bộ quy trình. Trong khi đó quy tắc 14 và 15 đặc biệt tập trung vào hoạt động giám sát rủi ro lãi suất của các cơ quan giám sát có thẩm quyền liên quan. Bản quy tắc cung cấp một khung qui trình chuẩn, theo đó các cơ quan giám sát sẽ có được sự giám sát thận trọng đối với rủi ro lãi suất.

Tất cả các thành viên của ủy ban đều thống nhất rằng các quy tắc đưa ra nên được sử dụng trong việc đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của quy trình QTRRLS trong từng NH, ước lượng mức độ rủi ro lãi suất NH phải đối mặt và thuyết minh báo cáo giám sát đối với rủi ro đó. Thông qua việc ban hành bản quy

1 Basel Committee ôn Banking Supervision (July 2004), Principles for the Management and Supervision of Interest Rate Risk.

34

Page 42: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

tắc này, ủy ban đã ấn định khung tiêu chuẩn tối thiểu cho hoạt động NH quốc tế và hiện được áp dụng phổ biến trong các NH quốc tế.

Đ ể phù hợp với qui tắc QTRR độc lập riêng biệt, mỗi N H cồn xây dựng một hệ thống QTRRLS độc lập. Dựa trên bản qui tắc được coi như một tiêu chuẩn quốc tế về QTRRLS, thì qui trình QTRRLS toàn diện và hiệu quả phải thực hiện được 5 nội dung cơ bản như sau:

1. Hội đồng quản trị, Ban quản trị cấp cao phải có sự giám sát liên tục, toàn diện đối với rủi ro lãi suất.

2. Đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp giữa qui trình và chính sách QTRRLS. 3. Thực hiện các hoạt động chức nâng đo lường, theo dõi, giám sát rủi ro lãi

suất phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. 4. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ toàn diện và thực hiện kiểm toán độc lập. 5. Công bố thông tin cho cơ quan giám sát và công chúng. Cách thức cụ thể từng NH thực hiện cấc nội dung trong qui trình nêu trên sẽ

tùy thuộc vào mức độ qui m ô hoạt động của NH cũng như khả năng nhận biết rủi ro lãi suất và những tổn thất tiềm tàng có thể xảy đến của ban quản trị cấp cao; nhằm tạo ra tính hợp lý của qui trình. Chẳng hạn, một NH có qui m ô hoạt động nhỏ, Ban Giám đốc tham gia tích cực vào các hoạt động kinh doanh thường ngày thì có thể áp dụng qui trình QTRRLS tương đối cơ bản, giản đơn. Tuy nhiên, vối những NH có qui m ô hoạt động lớn, nghiệp vụ kinh doanh tương đối phức tạp thì lại đòi hỏi một quy trình QTRRLS công phu hơn, được tiêu chuẩn hóa và rất bài bản; quy trình này phải hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho việc mở rộng các hoạt động kinh doanh tài chính, cung cấp cho ban quản trị cấp cao những thông tin cồn thiết để họ thực hiện vai trò giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày. Hơn nữa một qui trình QTRRLS phức tạp và công phu của NH sẽ đòi hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ rất chặt chẽ, bao gồm việc thực hiện kiểm toán và các cơ chế giám sát phù hợp nhằm bảo đảm rằng các thông tin đưa ra được ban quản trị cấp cao sử dụng trong quá trình điều hành, giám sát phù hợp với những chính sách và hạn mức rủi ro đặt ra trong chiến lược chung. Bên cạnh đó, nhiệm vụ của từng bộ phận chức năng đo lường theo dõi, giám sát rủi ro lãi suất phải được xác định đồy đủ và độc lập với các bô phận đưa ra quyết định kinh doanh nhằm tránh những xung đột về mặt lợi ích. Thực hiện tốt những nội dung cơ bản nêu trên, ủy ban Basel tin tưởng rằng rủi ro lãi suất của từng NHTM cụ thể sẽ được theo dõi và kiểm soát một cách toàn diện và hiệu quả.

35

Page 43: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

1.3.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất Trong thời gian gần đây, sự biến động phức tạp của lãi suất đã trở thành vấn đề

khó khăn, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động NH. Thêm vào đó sự tác động của lạm phát, thâm hụt ngân sách khiến lãi suất liên tục tăng tới mức kể lục trong năm 2008, đe dọa nghiêm trọng lợi nhuận của NH. Thực tế này dẫn đến một yêu cầu cấp thiết là các NH phải làm gì để đối phó với rủi ro đó, thực hiện mục tiêu giảm thiểu rủi ro, bảo vệ NH khỏi những tác động tiêu cực?

Câu trả lời chính là các sử dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro lãi suất một cách phù hợp, hiệu quả. Qua phần trình bày trước về các kỹ thuật phân tích rủi ro lãi suất và các tác động của nó tới thu nhập từ lãi, giá trị ròng... của NH, thì các NH có thể đạt được mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất bằng cách loại trừ khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kể hạn. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là tìm kiếm các nguồn vốn và tài sản có kể hạn thực tế phù hợp với nhau. Phần này sẽ để cập tới một số công cụ được sử đụng phổ biến nhằm đối phó với rủi ro lãi suất trong hoạt động NH, bao gồm hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng quyền chọn và phương pháp sử dụng lãi suất trần, sàn.

1.3.3.1 Hợp đổng tương lai Một trong những phương pháp phổ biến nhất được các NH sử dụng để loại trừ

rủi ro từ khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kể hạn là mua và bán các hợp đồng tuơiìg lai.

Trước hết, hợp đồng tương lai thực chất là một thỏa thuận mua hay bán một số lượng chứng khoán (hay những công cụ tài chính) cụ thể tại một thời điểm ấn định trong tương lai theo mức giá xác định trước. Giá trị của hợp đồng tương lai thay đổi hàng ngày bởi vì giá trị của chứng khoán giao dịch biến động không ngừng theo thời gian. Kết quả là hợp đồng tương lai được tính điểm theo thị trường (mark-to-market) hàng ngày để phản ánh giá trị hiện tại của các tài sản sẽ được giao dịch. Hợp đồng tương lai được giao dịch tại các Sở giao dịch chính thức. Đây là nơi các nhà môi giới thực hiện những lệnh nhận được từ nhà đầu tư để mua hay bán hợp đồng ở mức giá tốt nhất[3].

Các NH sử dụng hợp đồng tương lai nhằm mục đích di chuyển rủi ro lãi suất từ NH sang các nhà đầu cơ - những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro và kể vọng kiếm được lợi nhuận từ chính những rủi ro này. Hợp đồng tương lai cũng có thể được mua

36

Page 44: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

bán phi chính thức trên thị trường OTC (Over-to-counter) dựa trên thỏa thuận song phương, khi đó nó có một tên gọi khác là "hợp đồng kỳ hạn". Tuy nhiên, mua bán

hợp đồng tương lai phi chính thức thường chứa đựng nhiều rủi ro hơn. sở giao dịch

là tổ chức đứng ra đảm bảo cho quá trình thực hiữn hợp đồng, thậm chí trong trường

hợp một bên đối tác không thể thực hiữn đúng các trách nhiữm như đã cam kết. Hơn

nữa, rủi ro về thanh khoản đối với hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền và các công

cụ tài chính khác được giao dịch trên Sở giao dịch thường cao hơn so với mua bán

phi chính thức nhờ có sự hiữn diữn của một số lượng lớn các nhà đầu cơ và các

chuyên gia "tạo thị trường" của Sở giao dịch.

Giá bán của một hợp đồng tương lai ngày hôm nay phản ánh mức giá m à các

nhà đầu tư trên thị trường mong đợi tại ngày hợp đồng được thực hiữn. Nghiữp vụ

phòng chống rủi ro biến động lãi suất trong tương lai đòi hỏi NH phải thiết lập vị thế

trên thị trường tương lai đối nghịch với vị thế hiữn thời trên thị trường giao ngay. Cụ thể như sau:

Nghiệp vu phòng chống thế đoản

Giả sử lãi suất thị trường dự tính là sẽ tăng, làm tăng chi phí huy động tiền gửi

hay chi phí vay vốn trên thị trường tiền tữ của NH và đồng thời làm giảm giá trị các

trái phiếu hay các khoản cho vay có lãi suất cố định m à NH hiữn có hay dự định

mua. Trong trường hợp này NH có thể thực hiữn nghiữp vụ phòng chống thế đoản.

Nhà quản lý NH sẽ tham gia hợp đồng tương lai bán chứng khoán vào khoảng thời

gian khi những khoản tiền gửi mới xuất hiữn, các khoản cho vay có lãi suất cố định

được thực hiữn khi qui m ô của danh mục đầu tư tăng thêm. Ví dụ: K h i dự tính lãi

suất tăng lên, để chống lại sự sụt giảm giá trị trái phiếu và sự tăng lên của chi phí

vay vốn, NH sẽ sử đụng nghiữp vụ phòng chống thể đoản gồm các bước sau: Đầu

tiên, NH bán các hợp đổng tương lai (ở mức giá Fo) và sau đó nếu lãi suất tâng thì

NH sẽ mua các hợp đồng tương lai có quy m ô tương đương (ở mức giá Fn). Lãi suất

tăng sẽ tạo ra lợi nhuận bằng Fo - Fn. Tất nhiên sau khi trừ đi thuế và phí hoa hồng

NH sẽ nhận được lợi nhuận ròng. Giao dịch sinh lợ i này có thể được sử dụng để bù

đắp cho những tổn thất trong giá trị thị trường của các tài sản NH hay sự gia tăng

của chi phí vay vốn gây ra bởi sự thay đổi bất lợi trong lãi suất. Một NH có khe hở

37

Page 45: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

nhạy cảm lãi suất âm (nhạy cảm nợ) có thể tránh được tổn thất bằng lấp đầy khe hở

thông qua nghiệp vụ phòng chống thế đoản.

Nehiêp vu vhòne chống thế trường

Nói chung, NH thường quan tâm tới tổn thất về lợi nhuận kh lãi suất tăng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, NH cần phải tiến hành các biện pháp bảo vệ nhằm chống lại tổn thất do lãi suất thắ trường giảm, đặc biệt khi NH đang dự tính có một dòng tiền vào sắp xuất hiện. Ví dụ, nhà quản lý NH dự tính quy m ô tiền gửi tăng đáng kể trong vài tuần hay vài tháng tới nhưng lãi suất thắ trường có thể giảm xuống. Động thái này sẽ mang lại lợi ích cho NH xét trên quan điểm chi phí vốn, nhưng N H sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm trong khả năng sinh lời và trong thu nhập ròng. Đ ể hạn chế sự sụt giảm thu nhập dự tính từ các khoản tín dụng và từ hoạt động kinh doanh chứng khoán NH có thể sử dụng nghiệp vụ phòng chống thế trường gồm các bước sau: lúc đầu, NH mua các hợp đồng tương lai (ở mức giá Fo) và sau đó bán các hợp đồng tương lai có quy m ô tương đương (tại mức giá Ft). Lãi suất giảm sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận bằng Ft - Fo. Với một NH có khe hở nhạy cảm lãi suất dương (nhạy cảm tài sản) thì có thể tiến hành ngăn chặn tổn thất nếu lãi suất giảm thông qua nghiệp vụ phòng chống thế trường.

Sơ đồ LI: Sơ đồ giao dịch cho các họp đồng tương lai

Nghiệp vụ phòng chống thế trường Nghiệp vụ phòng chống thế đoản

Ngày nay, chứng khoán được mua bán theo hợp đồng tương lai gồm nhiều

loại, từ trái phiếu chính phủ, cổ phiếu công ty tới chứng chỉ tiền gửi NH. Một l ợ i thế nổi bật của phương pháp phòng chống rủi ro lãi suất thông qua thắ trường tương lai

38

Page 46: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

này là NH chỉ phải đặt cọc một phần nhỏ giá trị của hợp đồng và phí hoa hồng dành cho nhà môi giới tương đối thấp. Bởi vậy, thông qua hợp đồng tương lai, các NH có thệ phòng chống rủi ro lãi suất cho một số lượng tiền gửi lớn, cho các khoản vốn vay trên thị trường tiền tệ cũng như cho các khoản tín dụng và đẩu tư chứng khoán mà chỉ phải trả một khoản lệ phí nhỏ.

1.3.3.2.Hợp đồng quyền chọn lãi suất Vào những năm 1970 và 1980, một công cụ phòng chống rủi ro lãi suất mới đã

xuất hiện, đó là hợp đồng quyền chọn lãi suất. Hợp đồng này cho phép người nắm giữ chứng khoán (1) bán chứng khoán cho một nhà đầu tư khác tại một mức giá định trước vào ngày đáo hạn hợp đồng, (2) hoặc mua chứng khoán từ một nhà đầu tư khác tại mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Trong hợp đồng quyền bán (put option), người bán quyền phải sẵn sàng mua chứng khoán từ người mua quyền nếu bên mua thực hiện quyền. Trong hợp đồng quyền mua (call option),

người bấn quyền phải sẵn sàng bấn chứng khoán cho người mua quyền khi bên mua thực hiện quyền. Phí mà người mua phải trả cho đặc quyền có thệ bấn hay mua chứng khoán được gọi là quyền phí (option premium).

Khác với hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn lãi suất không bắt buộc các bên phải giao chứng khoán. Hợp đồng chỉ quy định về quyền giao hay nhận mà không bắt buộc việc thực hiện quyền. Người mua quyền có thệ: li thực hiện quyền; li/ bán quyền cho một người mua khác; hi/ hay đơn giản là không thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn được giao dịch tại các thị trường chính thức được tiêu chuẩn hóa đệ tạo thuận lợi cho việc cân bằng trạng thái quyện thông qua các hợp đồng đối kháng (ví dụ, tạo cân bằng cho hợp đồng quyền bán bằng một họp đồng quyền mua đối vói cùng một loại chứng khoán).

Hay đồm quyên bán bù đắp những tổn thất khi lãi suất tăng. Người mua quyền bán có quyền bán chứng khoán, cho vay hay bán các hợp

đồng tương lai cho người bán quyền tại mức giá thỏa thuận trong khoảng thời gian trước khi hợp đồng quyền chọn hết hiệu lực. Chi phí mua quyền bán được gọi là quyền phí. Nếu lãi suất tăng, giá trị thị trường của các chứng khoán, các khoản tín dụng hay các hợp đồng tương lai sẽ giảm. Việc thực hiện quyền sẽ mang lại một khoản thu nhập cho người mua quyền bởi giờ đây người mua quyền có thệ mua chứng khoán, tìm kiếm các khoản tín dụng với mức giá thị trường thấp hơn và bán

39

Page 47: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

chúng cho cho người phát hành quyển với mức giá cao hơn (giá thỏa thuận trước trong hợp đồng). Dĩ nhiên, lợi nhuận thu được sẽ bằng khoản thu nhập của người mua quyền trừ đi quyền phí, phí hoa hồng và các khoản thuế có liên quan.

Hợp đồng quyên mua bù đắp nhữne tổn thất do lãi suất giảm.

Người mua nhận được quyền mua chứng khoán, cho vay hay mua các hợp đồng tương lai từ người bán quyền tại mức giá thỏa thuận trong khoảng thời gian trước khi hợp đồng hết hiệu lực. Chi phí mua quyền được gọi là quyền phí. Nếu lãi suột giảm, giá trị thị trường của các chứng khoán, các khoản tín dụng hay của hợp đồng tương lai sẽ tăng. Việc thực hiện quyền sẽ mang lại một khoản thu nhập cho người mua, lợi nhuận ròng sẽ bằng thu nhập của người mua quyền trừ đi quyền phí, phí hoa hồng và cộc khoản thuế liên quan.

Mặc dù có thể mua và bán quyền nhưng thông thường NH đóng vai trò người mua bởi vì việc bán quyền luôn gắn bó với rủi ro rột lớn. Người bán quyền chỉ nhận được quyền phí nhưng sẽ phải đối mặt với rủi ro nếu lãi suột biến động ngoài dự kiến. Trong hoạt dộng NH, phần lớn các hợp đồng quyền chọn được sử dụng với hai chức năng cơ bản sau:

1. Chống lại sự sụt giảm giá trị của danh mục đầu tư trái phiếu khi lãi suột tăng thông qua hợp đồng quyền bán. Tuy nhiên, người mua quyển không nhột thiết phải thực hiện quyển. Do vậy, NH vẫn sẽ có lợi nếu lãi suột giảm vì lúc đó giá trị thị trường của trái phiếu tăng.

2. Chống lại tổn thột lợi nhuận gây ra bởi khe hở nhạy cảm lãi suột. Chẳng hạn, NH có thể sử dụng hợp đồng quyền bán để bù đáp tổn thột bởi khe hở âm khi lãi suột tăng và sử đụng hợp đồng quyền mua để bù đắp tổn thột từ khe hở dương khi lãi suột giảm.

Như vậy, nhờ vào sử dụng hợp đổng quyển chọn lãi suột, NH có thể tạo được lợi nhuận hay ít nhột là có thể hỏa vệ vị trí hiện thời của mình.

1.3.3.3. Hợp đồng hoán đổi lãi suột Tính chột hoạt động và mục tiêu của kinh doanh trong mỗi thời kì của từng

ngân hàng quyết định trạng thái khe hở lãi suột. Thay đổi trạng thái này đòi hỏi phải có thòi gian tương đối lâu trong khi thay đổi của lãi suột thường rột nhanh. Nhiều ngân hàng thực hiện các hoán đổi lãi suột để hạn chế rủi ro lãi suột. Một ngân hàng do đặc điểm kinh doanh buộc phải duy trì khe hố lãi suột dương có thể hoán đổi rủi

40

Page 48: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

ro (hoặc sinh lời) với ngân hàng có khe hở lãi suất ám. Như vậy hợp đổng hoán đổi xác định lại khe hở lãi suất khi lãi suất thay đổi. Trao đổi lãi suất là một cách thức nhằm thay đổi trạng thái rủi ro lãi suất của ngân hàng. Hoạt động này giúp giảm chi phí vay vốn. Các bên tham gia hợp đệng trao đổi có thể chuyển đổi lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi hay lãi suất thả nổi thành lãi suất cố định và làm cho kì hạn của tài sản và nợ phù hợp hơn.

Hợp đệng hoán đổi lãi suất có thể thực hiện trực tiếp giữa hai đối tác hoặc qua trung gian. Hoán đổi lãi suất thường được thực hiện giữa các NH hay TCTD có phân hạng tín dụng cao và các NH hay TCTD có phân hạng tín dụng thấp hơn (xem sơ đệ 1.2).

41

Page 49: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Sơ đồ 1.2: Mô hình hợp đồng hoán đỗi lãi suất.

Ngân hàng hay công ty có

phân hạng tín dụng thấp

(Người mua Swap)

Ngân hàng hay công ty có

phân hạng tín dụng cao

(Người bán Swap)

Muốn có chi phí vay vốn tháp, muốn có các khoản tín dụng lãi suất cố định kì hạn dài hơn do đang nắm giữ nhiều tài sản dài hạn hay không muốn có những biến động trong ngắn hạn nhưng gặp khó khăn vi phân hạng tín dụng không cho phép tiếp cận được các nguồn vốn dài hạn có chi phí thấp (vay ngắn hạn với lãi

suất cao)

Thường có khe hờ kì hạn dương (ki hạn hoàn vốn của tài sàn > ki hạn hoàn vốn của nguồn vén)

Trả lãi suât cô định dài hạn

Chênh lứch được thanh toán qua trung gian

Trả lãi cho các khoản tín dụng ngắn hạn với lãi suất cơ bản hay LIBOR

Muốn có chi phí vay vốn tháp, có thể vay vốn dài hạn với chi phí thấp nhưng lại muốn các khoản tin dụng ngắn hạn có lãi suất linh hoạt thay vì tín dụng dài hạn lãi suất cố định do đang nắm giữ nhiều tài sàn ngắn hạn hay không muốn có những biến động trong dài hạn.

Thường có khe hờ kì hạn âm (ki hạn hoàn vốn của tài sàn < ki hạn hoàn vốn cùa nguồn

vốn)

NHTM hay các TCTD khác với tư các là tổ chức môi giới tiến hành dàn xếp, bảo đàm

cho hợp đồng và hường phí

NHTM hay các TCTD khác với tư các là tổ chức môi giới tiến hành dàn xếp, bảo đàm

cho hợp đồng và hường phí

Nguồn: Nguyễn Huy Hoàng (2004), Quán trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài

chính, tr 318

42

Page 50: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

• sử dụng lãi suất trần, sàn và sự kết hợp

Một phương pháp phòng chống rủi ro lãi suất quen thuộc được các N H áp dụng

là sử dụng lãi suất trần sàn và sự kết hợp lãi suất trần sàn.

Trần lãi suất

Lãi suất trần được sử dụng để chống lại những tổn thất do lãi suất thị trường

tăng. Nguôi vay được đảm bảo rồng tổ chức đi vay không tăng lãi suất của khoản

tín dụng vượt quá lãi suất trần hoặc người vay có thể mua hợp đồng trần lãi suất từ

bên thứ 3 - bên cam kết thanh toán cho bất kì khoản lãi nào vượt qua mức trần.

Ví dụ, NH A mua hợp đồng trần lãi suất là 11%/năm cho khoản tín dụng là

100 triệu USD. Hợp đồng trần lãi suất này đảm bảo cho NH chi phí vay không vượt

quá 11%/năm. Nếu NH bán hợp đồng trần lãi suất cho khách hàng vay vốn N H sẽ

phải đối mặt với rủi ro lãi suất thay cho khách hàng nhưng đổi lại N H sẽ thu được

một khoản phí. Giả sử lãi suất thị trường tăng lên 12%/năm, lúc này tổ chức thị

trường bán hợp đồng sẽ phải thanh toán cho NH mua 1%/năm chi phí lãi tăng lên.

Như vậy chi phí vay vốn thực tế của NH có thể dao động nhưng không vượt quá

11%/năm.

NH mua hợp đồng trần lãi suất để phòng ngừa những tổn thất có thể xảy ra như

khi tài trợ tài sản lãi suất cố định bồng các khoản nợ lãi suất thả nổi, khi có trạng

thái khe hở kì hạn dương hay nắm giữ một danh mục chứng khoán lớn m à giá trị sẽ

giảm nếu lãi suất tăng.

Sàn lãi suất

NH có thể phải chịu tổn thất về thu nhập trong thời kì lãi suất giảm, đặc biệt

khi lãi suất của các khoản tín dụng sụt giảm. NH có thể thiết lập một sàn lãi suất của

các khoản tín dụng vì thế sẽ không có vấn đề gì lớn xảy ra cho dù lãi suất giảm

xuống dưới mức tối thiểu. Một NH cũng có thể bán hợp đồng sàn lãi suất cho các

khách hàng - những người nắm giữ các chứng khoán đang lo sợ lãi suất từ các chứng

khoán giảm xuống quá thấp. Ví dụ, việc sử dụng hợp đồng sàn lãi suất của NH:

NHA cấp khoản tín dụng trị giá 10 triệu USD, lãi suất thả nổi thời hạn Ì năm cho

một cõng ty với điều khoản về sàn lãi suất là 7%/nãm. Nếu lãi suất thị trường của

khoản vay giảm xuống 6%/năm, công ty không chỉ phải trả 6%/năm lãi suất m à còn

phải trả thêm một khoản chênh lệch lãi suất là 1%/năm cho NH. Như vậy qua

43

Page 51: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

nghiệp vụ phòng chống rủi ro này, NH đảm bảo một khoản lãi suất tối thiểu trên khoản tín dụng là 7%/năm. NH sử dụng sàn lãi suất cho các khoản nợ có kì hạn dài hơn tài sản khi các khoản nợ có lãi suất cố định được đầu tư vào tài sản thả nổi.

Khoảne trần — sàn lãi suất

NH và các khách hàng thường sử dụng hợp đồng khoảng lãi suất. N H bán hợp đổng khoảng lãi suất cho nhằng khách hàng vay vốn như một dịch vụ cơ bản để thu phí. Ví dụ, khách hàng nhận được khoản tín dụng 100 triệu USD có thể kí hợp đồng khoảng lãi suất qui định mức lãi suất nằm trong khoảng (7%/năm -11%/nãm). Nếu lãi suất thị trường vượt quá 11%/năm, NH sẽ thanh toán khoản chi phí lãi tăng thêm. Ngược lại nếu lãi suất thị trường giảm xuống dưới 7%/nãm thì khách hàng sẽ phải trả cho NH lãi suất tối thiểu là 7%/nãm. Thực chất, người mua hợp đồng phải trả trần phí đồng thời nhận được sàn phí. Khoản phí ròng dương hay âm (chênh lệch trần phí và sàn phí) phụ thuộc vào biến động lãi suất thị trường.

NH sử dụng hợp đồng trần sàn lãi suất để bảo vệ thu nhập của mình khi lãi suất dao động thất thường hay khi NH không thể dự tính chính xác biến động lãi suất trên thị trường.

Tóm lạ i , chương Ì của luận văn đã trình bày nhằng lí thuyết cơ bản về lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất. Trong hoạt động kinh doanh NH phải đối mặt với rủi ro lãi suất, rủi ro lãi suất được phản ánh qua chỉ số khe hở nhạy cảm lãi suất và khe hở kỳ hạn. Dựa trên nhằng phân tích về các chỉ số này, NH đánh giá được nhằng tổn thất có thể xảy đến do gặp phải rủi ro lãi suất và từ đó cân nhắc nhằng phản ứng có thể và sử dụng các biện pháp phòng ngừa hợp lí, giảm thiểu rủi ro lãi suất như: Cân đối giá trị tài sản và nợ nhạy cảm lãi suất, điều chỉnh kì hạn, và sử dụng các hợp đồng phái sinh.

44

Page 52: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - VIETCOMBANK TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGẮN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM -

VIETCOMBANK

2.1.1. Sự hình thành và phát triển Ngày 01/04/2009, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

tròn 46 tuổi. Trong suốt 46 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank không ngừng nỗ lực phấn đấu để giữ vững vị trí chủ dạo của một NHTMNN nay là NHTMCP, tích cực góp phần vào việc thực hiện chính sách tín dụng, ngoại hối, tiền tệ quốc gia và các qui định của ngành Ngân hàng, góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước. Trong suốt hành trình phát triển, có thể khửng định mỗi bước đi của Vietcombank đều gắn liền với những bước vận động, phát triển của ngành Ngân hàng và của lịch sử dân tộc.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được chính thức thành lập ngày 01/04/1963 theo quyết định số 115/CP ngày 30/10/1962 của Hôi đồng Chính phủ, trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước).

Trong giai đoạn 1963 - 1975, Vietcombank đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ngân hàng chuyên ngành đẩu tiên và duy nhất tại Việt Nam trong các lĩnh vực: Cho vay XNK, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý và điều hành quỹ Ngoai tệ của Nhà nước gửi ở nước ngoài; làm đại lý cho Chính phủ trong quan hệ thanh toán đối ngoại, vay nợ, viện trợ với các nước XHCN (cũ), phục vụ cóng cuộc phát triển kinh tế miền Bắc và giải phóng miền Nam. Đặc biệt Vietcombank đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức điều phối "Quỹ Ngoại tệ đặc biệt dành cho miền Nam" (gọi tắt là B29) được Chính phủ giao trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. B29 tồn tại và hoạt động như một "Ngân hàng ngoại hối đặc biệt" làm bình phong cho hoạt động

45

Page 53: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

bí mật phục vụ riêng cho việc chi viện chiến trường miền Nam bằng ngoại tệ. Đây là một chiến công thầm lặng của Vietcombank góp phần trực tiếp vào thắng lợi của sự

nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nưểc.

Như vậy trong suốt giai đoạn 1963 - 1975, Vietcombank đã thực hiện tốt

nhiệm vụ ngân hàng đôi ngoại phục vụ cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nưểc, xây

dựng miền Bắc XHCN và khôi phục kinh tế sau khi đất nưểc thống nhất.

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nưểc, Vietcombank bưểc sang

giai đoạn phát triển mểi (1975 - 1990). Khi đó, Vietcombank đã tham gia tiếp quản

các ngân hàng cũ, hoàn tất các thủ tục pháp lý, thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ

được giao liên quan đến vai trò hội viên của Việt Nam tại IMF, WB, ADB, xác định

quyền sở hữu về tài sản quốc gia đối vểi các tài sản là hàng hóa đặc biệt, ngoại tệ

hiện đang gửi ở nưểc ngoài. Kiên trì theo dõi, tổ chức tốt công việc quản lý, vận

dụng các điều luật quốc tế, kiên trì đấu tranh để bảo vệ quyền thừa kế hợp pháp về

tài sản quốc gia, Vietcombank đã góp phẩn thu về cho nhà nưểc hàng trăm triệu

USD từ nguồn tài sản bị phong tỏa ở nưểc ngoài.

Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đất nưểc trưểc việc Mỹ cấm vận,

viện trợ của các nưểc XHCN giảm sút, cán cân thương mại mất cân đối nghiêm

trọng, cấn cân thanh toán luôn bội chi, Vietcombank đã thực hiện chủ trương mở

rộng đầu tư cho XNK, kiến nghị Nhà nưểc ban hành các cơ chế khuyến khích xuất

khẩu, thưởng ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng góp phần tạo nguồn ngoại tệ cho nhập

khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu và cân đối lương thực

cho cả nưểc sau chiến tranh.

Vietcorabank đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong TTQT trong

điều kiện bị Mỹ cầm vận. Đây là thành tích ít ai biết đến nhưng đáng được ghi nhận

của Vietcombank vểi sáng kiến tự tạo ra các khóa m ã giao ưốc vểi ngân hàng nưểc

ngoài, vừa đảm bảo thông suốt trong TTQT, vừa không để Mỹ phát hiện dấu tích

của Việt Nam để phong tỏa tài khoản hoặc tiền vốn ngoại tệ ở nưểc ngoài.

Vối những đóng góp trên, Vietcombank đã thực sự góp phần vào cuộc kháng

chiến chống Mỹ cứu nưểc giải phóng miền Nam, xây dựng miền Bắc XHCN và

khôi phục kinh tế đất nưểc vừa được thống nhất vào thời kỳ vô cùng khó khăn sau

chiến tranh.

46

Page 54: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Bước vào thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý ngân hàng, chuyển hệ thống ngân hàng sang 2 cấp và thực hiện hạch toán kinh tế XHCN (1990 - 2000), Vietcombank đã từng bước thoát thai khỏi tư duy bao cấp, xóa bỏ những rào cản cơ chế để tiếp cận, hội nhập với thụ trường tài chính - tiền tệ thế giới.

Từ tháng l i năm 1990, Vietcombank chuyển từ ngân hàng chuyên doanh trực thuộc NHNN sang NHTM quốc doanh lấy tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo chỉ thụ số 403/CT ngày 14/11/1990 của HĐBT cụ thể hóa nghụ đụnh số 53/HĐBT về cơ chế quản lý ngành Ngân hàng theo 2 cấp. Vietcombank được tự chủ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán với các tổ chức kinh tế và dân cư, lấy hạch toán kinh tế làm nguyên tắc chính. Vietcombank bắt đẩu hoạt động đa năng theo Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23 tháng 05 năm 1990.

Với bề dày kinh nghiệm hoạt động đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, Vietcombank đã tiếp cận nhanh chóng với kinh tế thụ trường, kinh doanh đạt hiệu quả cao, luôn giữ vũng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng và là NHTM hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực tài trợ thương mại, TTQT, kinh doanh ngoại hối và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng...

Ngay từ những năm 1996, Vietcombank đã đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng như tổ chức hệ thống ngân hàng trực tuyến (Online), hệ thống ngân hàng lõi Core Banking (Vietcombank Vision 2010) làm nền tảng cho ứng dụng các sản phẩm mới sau này, trở thành thành viên đầu tiên của Việt Nam tham gia các tổ chức thanh toán thẻ quốc tế như: Visa Card, Master Card, JCB Card, Dinner Club. Đã triển khai sớm nhất hệ thống các máy rút tiền tự động (ATM) khắp cả nước...

Trong giai đoạn này, lợi nhuận bình quân hàng năm của Vietcombank đạt 311 tỷ đồng, Tính riêng trong 7 năm đổi mới, tổng số tiền nộp ngân sách Nhà nước là 1.164 tỷ đồng. So với các NHTM khác, xét về tổng số và tỷ lệ theo đầu người, sự đóng góp của Vietcombank là rất lớn và là sự đóng góp tích cực của Vietcombank cho ngân sách Nhà nước.

Bước sang thế kỷ 21, một trong những bước đột phá của Vietcombank là xây đựng và thực hiện thành công đề án tái cơ cấu (2001 - 2005) mà trọng tâm là nâng

47

Page 55: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

cao năng lực tài chính, QTRR, tiếp tục đổi mói công nghệ, đưa nhiều tiện ích ngân hàng mới vào phục vụ khách hàng, sẵn sàng cho quá trình hội nhập.

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định như trên sau hơn 10 năm đổi mới, nhưng năng lực tài chính lúc đó còn rất yếu kém so với chuẩn mực quủc tế và tình trạng nợ tồn đọng cao của thời kỳ bao cấp để lại. Trước tình hình trên, cộng với các kinh nghiệm đúc rút được từ các NH tiên tiến trong khu vực và trên thế giới thông qua quan hệ đại lý, ngay từ đầu năm 2001 Vietcombank đã thành lập Ban nghiên cứu xây dựng chiến lược tái cơ cấu Vietcombank đến năm 2005 (sau này gọi là đề án cơ cấu lại Ngân hàng Ngoại thương).

Sau 5 năm thực hiện đề án, Vietcombank đã hoàn thành tủt các mục tiêu đề ra. Vào đầu năm 2002, hệ sủ CAR của Vietcombank chỉ là 4,42% thì đến cuủi 2005 hệ sủ CAR đạt 8,82%, vượt chuẩn mực quủc tế tủi thiểu 8%. Sủ nợ tồn đọng khi xây dựng đề án là 4.650 tỷ quy VND, chiếm tỷ lệ 23% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; đến cuủi năm 2005 về cơ bản Vietcombank đã xử lý xong sủ nợ tồn đọng này từ các nguồn trích lập dự phòng rủi ro (2.453 tỷ VND); Chính phủ xử lý (1.544,5 tỷ VND); khai thác và bán tài sản đảm bảo (148,5 tỷ VND); thu từ khách hàng (190,8 tỷ VNĐ); bán nợ (68,7 tỷ) và các biện pháp khác. Tổng sủ nợ được xử lý giai đoạn 2001 - 2005 là 4.406,2 tỷ VNĐ, đạt 97% sủ nợ tồn đọng theo đề án.

Trên cơ sở hỗ trợ của dự án Hỗ trợ kỹ thuật của Chính phủ Hà Lan cho chương trình tái cơ cấu của Vietcombank, Vietcombank đã bước đầu xây dựng mô hình quản trị ngán hàng theo thông lệ quủc tế và phù hợp với đặc điểm Việt Nam như: Xây dựng tiêu thức xếp hạng khách hàng, xác định giới hạn tín dụng, áp dụng mót hình quản lý tín dụng gồm 3 bộ phận: Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro và Quản lý nợ. Đã hoàn thiện quy chế quản lý và kinh doanh vủn tập trung. Phát triển nhiều sản phẩm mới như đầu tư tự động, và quản lý vủn tập trung cho khách hàng (Asset Management - AM). Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó dịch vụ AMT

mang tính chuyên môn hóa cao. Áp dụng mô thức quản trị tập trung theo khủi nghiệp vụ để quản trị tủt hơn và phục vụ khách hàng một cửa...

Vietcombank đã áp dụng và phát triển CNTT vào hiện đại hóa hoạt động ngân hàng như: Triển khai chương trình phần mềm quản lý ngân hàng Sinverlake trong toàn hệ thủng, triển khai hệ thủng thanh toán điện tử Liên ngân hàng của NHNN và

48

Page 56: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Vietcombank, triển khai dịch vụ ATM vói nhiều ứng dụng mới, tiện ích cho khách hàng, triển khai dịch vụ VCB Online & Connect 24 và hệ thống giao dịch tự động đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi, phát triển dịch vụ Intemet Banking, Home Banking, VCB Money, Phone Banking, SMS Banking, tham gia hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT... tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng một nền tảng thương mại điện tử ở Việt Nam, dần thay thế "văn hóa tiền mặt" bấng "văn minh thẻ và dịch vụ thanh toán hiện đại". Nhờ sớm áp dụng và phát triển công nghệ tin học hiện đại vào hoạt động Ngân hàng, đến nay Vietcombank là một trong số các ngân hàng có trình độ công nghệ hiện đại nhất trong các NHTM Việt Nam.

Với các kết quả trên, Vietcombank đã thực hiện thành công để án cơ cấu lại NHNT theo chủ trương chung của ngành Ngân hàng và Chính phủ đúng thời hạn và chất lượng tốt, đặc biệt là trong việc xử lý tồn đọng nợ.

Từ năm 2005 đến nay, thành công lớn nhất của Vietcombank có thể kể đến là việc Vietcombank cổ phần hóa thành công theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về thí điểm cổ phần hóa NHTMNN.

Xác định chương trình cổ phần hóa Vietcombank là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2007, Vietcombank đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện thành công nhiệm vụ này trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp. Chương trình cổ phần hóa đã được triển khai đúng hướng theo sự chỉ đạo của Chính phủ, được dư luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm.

Được sự phối hợp của tổ chức tư vấn tài chính quốc tế Credit Suisse, kiểm toán độc lập E&Y và các công ty luật trong nước và quốc tế, Vietcombank đã hoàn thành theo tiến độ của đề án cổ phần hóa NHNT Việt Nam được Chính phủ phê duyệt. Đạt phát hành IPO 6,5% vốn điều lệ, tương ứng với 97.500.000 cổ phiếu ra công chúng đã thành công tốt đẹp. Toàn bộ số cổ phiếu chào bán đã được đăng ký hét ngay đạt đầu (vượt 25%) qua gần 60 đại lý đấu giá trên toàn quốc.

Qua kết quả đấu giá ngày 26/12/2007, 100% số cổ phiếu này đã được các nhà đầu tư đăng ký mua. Hiện nay, Vietcombank đang tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư tiềm năng để chọn các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước. Tính đến thời điểm 31/12/2008, ngoài ngân hàng mẹ với Ì Hội sở chính, Ì sở giao dịch và 60

49

Page 57: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

chi nhánh, Vietcombank đã có 4 công ty con ở trong nước: Công ty cho thuê Tài chính Vietcombank (VCB Leasing), Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCB Security), Công ty TNHH Cao ốc Vietcombank 198 (VCB Tower) và Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Vietcombank, Ì công ty con ở nước ngoài: Công ty Tài chính Việt Nam - Vinaíico Hongkong; 3 công ty liên kết, Ì trung tâm đào tạo và một văn phòng đại diện tại Singapore cùng hàng chục công ty liên doanh, công ty liên kết bảo hiểm, khai thác tài sản, xây dựng công trình hạ tầng, bất động sản...

Như vậy sau 46 năm, Vietcombank từ một NHTMNN đã chính thức trở thành công ty đại chúng, sỉp tới đây sẽ niêm yết cổ phiếu tại TTCK trong và ngoài nước. Đây không những là đỉnh điểm đánh dấu sự vươn lên phất huy mọi nguồn lực thực hiện chiến lược phát triển tầm nhìn 2015: Xây dựng Vietcombank thành tập đoàn Tài chính - Ngân hàng đa năng, đa sở hữu. (Nguồn: Thông tin Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Số 177 tháng 4 năm

2008)

2.1.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong thời gian từ 2006 tói nay.

Để có thể đánh giá một cách tương đối khách quan và đầy đủ hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2006 tới nay thì trước hết xin được điểm qua một vài nét chính trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính tiền tệ nói riêng.

* Khái quát tình hình kinh tế, tài chính của Việt Nam

Giai đoạn 2006 - 2008, trong bối cành nền kinh tế có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen với những diễn biến kinh tế khá phức tạp và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra vào tháng 11 năm 2008, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ năm 2006 - 2008 đạt 7,8%, vượt 0,3% so với tốc độ tăng GDP của giai đoạn 2001 - 20051. Tỷ lệ huy động vốn đẩu tư toàn xã hội so với GDP đạt 42,3%, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là vốn của khu vực ngoài quốc doanh và tư nhân (chiếm 33,5% tổng vốn đầu tư toàn

xã hội)1.

1 Báo Hà Nội mới, ngày 8/11/2008.

50

Page 58: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Năm 2006, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng diễn biến khá thuận lợi, Vietcombank đã gặt hái được những kết quả xuất sắc trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ, mang lại mức tăng trưủng lợi nhuận cao nhất tính đến thời điểm đó. Kết thúc năm 2006, tổng tài sản của Vietcombank đạt 166.952 tỷ quy VNĐ, tăng 22,35% so với năm 2005. Đặc biệt lợi nhuận sau thuế đạt con số kỷ lục so với trước dó : 2.877 tỷ VNĐ, tăng 122,7% so với năm 2005. Cơ cấu thu nhập tiếp tục chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng (từ 57,3% năm 2005 xuống còn 45,8%), tăng tỷ trọng thu dịch vụ và thu khác (từ 42,7% lên 54,2% trong năm 2006)1.

Năm 2007, kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưủng 8,44%, cao nhất trong 10 năm qua; hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh với giá trị xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD, tăng 20,5%; giá trị nhập khẩu đạt 60,8 tỷ USD, tăng 33,1% so với năm 20062. Tuy nhiên đến cuối năm 2007, các ngân hàng phải đối mặt với không ít thách thức như: thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng biến động bất thường; chỉ số giả tiêu dùng (CPI) tăng mạnh (12,6%), giá đô la Mỹ trên thị trường thế giới giảm sút. Thêm vào đó, các ngân hàng đã thực sự phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi hàng loạt các ngân hàng cổ phần có sự phát triển đột phá về quy mô hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh thuận lợi khó khăn đan xen, Vietcombank vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưủng ổn định và giữ vững vị trí NHTMNN hoạt động hiệu quả nhất với tổng tài sản đạt 197,408 tỷ quy VNĐ, tăng 18,1% so với năm 20063. Ngày 26/12/2007, Vietcombank đã IPO thành công, đật dấu mốc quan trọng trong quá trình chuyển mình hướng tói mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và thế giói.

Năm 2008 đánh dấu một năm đầy sóng gió đối vối nền kinh tế thế giới. Những bất ổn trên thị trường tài chính Mỹ và Châu Âu đã biến thành cơn bão tàn phá kinh tế và tài chính toàn cầu. Kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức khi lạm phát cao vào đầu năm và tình trạng giảm phát, kinh tế đình trệ vào cuối năm. Trước bối cảnh phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước, trong 6 tháng đâu năm,

1 Báo cáo thường niên Vietcombank 2006. 2 Báo cáo Kinh tế-Xã hội 2007, Tổng cục Thống kê, www.chinhphu.vn 3 Báo cáo thường niên Vietcombank 2007.

51

Page 59: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

NHNN đã có những phản ứng chính sách kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt các

giải pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ

mô. Trước những tín hiệu khả quan về kinh tế vĩ m ô và kiềm chế lạm phát tẩ

07/2008 đến nay, NHNN đã tẩng bước nới lỏng chính sách tiền tệ bằng các giải

pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngẩa

nguy cơ suy giảm kinh tế. NHNN đã kịp thời điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, tỷ lệ

dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất gửi dự trữ bắt buộc...

Trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 6,23%, chỉ số lạm

phát ở mức 19,9%'. K im ngạch XNK đều tăng trưởng cao so với 2007, bằng gần 1,6

lẩn GDP cả nước - tỷ lệ khá cao cho thấy kinh tế nước ta có độ mở khá lớn. Điều đó

cũng đồng nghĩa với việc tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng khá

lớn đối với nền kinh tế nước ta. Thị trường chứng khoán trong năm liên tục sụt giảm.

Tuy nhiên, một vài tín hiệu lạc quan vẫn nổi lên khi vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng lén rất mạnh, sự rút vốn ồ ạt của các dòng vốn ngắn hạn đã không xảy ra, kinh

tế vĩ m ó đang dẩn ổn định trở lại.

Trong khu vực Ngân hàng, tổng phương tiện thanh toán năm 2008 tăng khoảng

16-17%; huy động vốn tăng 20,5%; dư nợ tín dụng tăng 21-22% so với cuối năm

2007; chất lượng nợ bị suy giảm, tuy nhiên dư nợ xấu của ngành ngân hàng chỉ

chiếm 3,5%/tổng dư nợ tín dụng; vốn chủ sở hữu tăng 3 0 % so với cuối năm 2007, tỷ

lệ an toàn vốn tăng tẩ 8,9% lên 9,7%2.

* Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank

Trong bối cảnh khó khăn của năm 2008, Vietcombank đã linh hoạt, chủ động

nỗ lực phấn đấu để thực hiện các mục tiêu và đạt hiệu quả trong kinh doanh. Tinh

hình hoạt động giai đoạn 2006-2008 của Vietcombank cụ thể như sau:

• Nguồn vốn

Trong năm 2008, công tác quản trị vốn tại Vietcombank đã được thực hiện linh

hoạt, hài hòa giữa các mục tiêu "An toàn thanh khoản — Hiệu quả kinh doanh", đồng

thời thực hiện tốt vai trò tạo tín hiệu định hướng về lãi suất cho thị trường, góp phần

thực hiện chính sách điều hành vĩ m ô của Chính phủ và NHNN.

1 Báo cáo Kinh tế-Xã hội 2008, Tổng cục Thống kẽ, www.chinhphu.vn 2

Tài liệu Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2009

52

Page 60: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Trong năm qua mạc dù có những giai đoạn nhu cầu vốn tăng rất lòn nhưng nguồn vốn tại Vietcombank luôn đảm bảo sẩn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN. Có thị nói Vietcombank là một trong những ngân hàng đã duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên thị trường trong giai đoạn căng thẳng thanh khoản 6 tháng đầu năm 2008. Trong thòi kỳ tình trạng thiếu tiền đồng phổ biến, đặc biệt ở các ngân hàng thương mại cổ phần, Vietcombank vẫn duy trì hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng với khối lượng lớn và thuồng xuyên đóng vai trò hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khác.

Cuối năm 2005, tổng nguồn vốn của Vietcombank đạt 136.721 tỷ VNĐ, tính đến 31/12/2008 đã đạt 220.950 tỷ VNĐ, tăng 161,6%và tăng 12,7% so vói 31/12/ 2007.

Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn qua các năm cửa NHNT

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn 136.721 166.952 197.048 220.950

Bưu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn của NHNT

Tỷ VND 220,950

197,048 16S.9S2

H I / / • / Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm 2005, 2006, 2007, 2008

53

Page 61: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

• Hoạt động tín dụng

Trong năm 2006, hướng tới mục tiêu "Tăng cường công tác khách hàng, nâng cao chất lượng tín dụng và huớng tới chuẩn mực quốc tế', Vietcombank đã triển khai mô hình tín dụng mới theo tư vấn của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật do Chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua WB trong toàn hệ thống từ 08/2006. Chất lượng quản lý rủi ro tín dụng được cải thiện thông qua việc tách biệt các nghiệp vụ quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và quản lý nợ. Đến 31/12/2006, tộng dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 67.743 tỷ VNĐ, tăng 1 1 % so với cuối năm 2005; tỷ lệ nợ xấu còn 2,66%

Hoạt động tín dụng của Vietcombank trong năm 2007 khá thuận lợi. Tộng du nợ tín dụng đạt 95.908, tăng 41,6% so với năm 2006; tỷ lệ nợ xấu là 3,4%. So với tỷ lệ 2,66% vào cuối năm 2006, tỷ lệ nợ xuất năm 2007 tăng thêm 0,74% chủ yếu là do việc phân chia các loại nợ được tiến hành theo quy định sửa đội chặt chẽ hơn của NHNN. Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể cho các khoản vay của Vietcombank được thực hiện triệt để theo Quy định của NHNN. Tính đến 31/12/2007, Vietcombank đã trích đủ 100% DPRR theo qui định của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Số DPRR đã sử dụng trong năm để xử lý nợ là 298 tỷ VNĐ. Sau khi xử lý bằng dự phòng, việc theo dõi, xây dựng và thực thi phương án thu hồi nợ của từng khách hàng được thực hiện với kết quả tốt. Riêng trong năm 2007, thu từ các khoản nợ đã xử lý bằng nguồn vốn dự phòng là 392,8 tỷ VNĐ.

Năm 2008, thực hiện chủ trương kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiểm chế lạm phất, đồng thời ưu tiên phân bộ vốn cho các lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ và hỗ trợ tối đa, cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng, Vietcombank đã thực hiện chính sách ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất, lưu thông, xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu (nhất là các loại mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được) như lương thực, xăng dầu, xi măng, phán bón, thuốc trừ sáu, thuốc chữa bệnh...; thu hẹp cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao hoặc chua thực sự thiết yếu như chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng; đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu để tạo nguồn phục vụ các lĩnh vực/khách hàng thuộc mục tiêu phát triển.

Tính đến 31/12/2008, tộng dư nợ tăng trưởng 16,4% đạt 111.643 tỷ VNĐ; nợ xấu là 5.011 tỷ VNĐ, chiếm 4,58%. Tỷ lệ nợ xấu tăng 1,18% so với năm 2007 có

54

Page 62: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

thể giải thích do những nguyên nhân sau: Môi trường hoạt động kinh doanh trong năm 2008 gặp nhiều trở ngại đã tác động tiêu cực đến tình hình hoạt dộng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp dẫn đến hạn chế khả năng trả nợ ngân hàng, nhiều khoản vay của doanh nghiệp bị chuyển quá hạn hoặc phải gia hạn nợ. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank lại cao hơn mớc trung bình của ngành NH (3,5%). Đây là vấn đề đòi hỏi cả hệ thống phải quan tâm sát sao trong thời gian tới.

Bảng 2.2: Phân tích chất lượng tín dụng

Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 61.044 67.743 95.908 111.643 Nợ xấu (tỷ VND) 1.802 3.241 5.011 Tỷ lệ nợ xấu % 2,66 3,4 4,58 (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm 2005, 2006, 2007, 2008)

Về mặt trích lập và sử dụng DPRR: tính đến 31/12/2008, Vietcombank đã có 4.971,6 tỷ V N Đ DPRR theo đúng quy định hiện hành của NHNN, riêng năm 2008 trích DPRR 3.050 tỷ VNĐ. Trong năm 2008, Vietcombank đã sử dụng 578 tỷ DPRR.

• Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu

Với thế mạnh hàng đầu trong TTQT và mạng lưới NH đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sớc ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các NHTM khác, Vietcombank vẫn tiếp tục giữ vững vị trí NH hàng đầu trong hoạt động thanh toán XNK.

Năm 2006, doanh số thanh toán XNK của Vietcombank đạt 22,8 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2005, chiếm 27% thị phần cả nước. về hoạt động chuyển tiền, doanh số giao dịch qua kênh VCB-Money đạt 332.750 tỷ V N Đ và 21 tỷ USD.

55

Page 63: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Bảng 2.3: Hoạt động thanh toán XNK năm 2007 thể hiện qua bảng dưới đáy:

Doanh sô

thanh toán

Giá trị 2007

(triệu USD)

Tăng so với 2006 Thi phần (%)

Doanh sô

thanh toán

Giá trị 2007

(triệu USD) (triệu USD) % Thi phần (%)

Xuất khẩu 14.163 1.463 11,5 29,3

Nhập khẩu 12.160 2.060 20,4 20

Tổng thanh

toán XNK 26.323 3.523 15,5 24.1

Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2007

Tình hình XNK cả nước trong năm 2008 có nhiều diễn biến phức tạp do sự biến động mạnh mẽ về giá cả của các mặt hàng XNK chủ yếu như dầu thô, sởt

thép... cũng như sự thay đổi bất thường trong cung cẩu hàng hóa của thị trường thế

giới do suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy kim ngạch X NK của cả nước vẫn có

mức tăng trưởng khả quan, đạt 142,8 tỷ USD, tăng 28,8%. Trong tình hình đó,

Vietcombank đạt doanh số thanh toán XNK là 32.501 triệu USD, tăng 22,9% so với

năm trước, chiếm thị phán 22,7% so vói 24, 1 % vào cuối năm 2007. Nguyên nhân

chủ yếu của việc giảm sút thị phẩn là do: i/ Nhiều khách hàng của chi nhánh gặp

khó khăn trong hoạt động kinh doanh XNK do chịu tác động của cuộc khủng hoảng

kinh tế toàn cầu; li/ Chính sách thởt chặt tín dụng và khó khăn về tài chính của các

doanh nghiệp đòi hỏi Vietcombank khởt khe hơn trong thẩm định cho vay, dẫn đến

khách hàng chuyển sang vay và thanh toán XNK qua NH khác; i i i / Các sản phẩm tài

trợ thương mại của Vietcombank chủ yếu tập trung vào sản phẩm truyền thống, chưa

thực sự phát triển với nhu cầu khách hàng.

Bảng 2.4:Tổng giá trị thanh toán XNK (triệu USD)

Năm 2006 2007 2008

(1) (2) (3) (1) (2) (3) (1) (2) (3)

22.800 8,6 27 26.323 15,5 24.1 32.501 22,9 22,7

XK 12.700 35 32 14.163 11,5 29,3 16.831 17,8 26,8

NK 10.100 -8,2 22,8 12.160 20,4 20 15.670 28,9 19,5

Ghi chú:

(ly. Tổng giá trị thanh toán XNK (triệu USD)

(2): Tăng/giảm so với năm trước (triệu USD)

56

Page 64: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

(3): Thị phần (%) Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank các năm 2006, 2007.

Báo cáo tống kết hoạt động kinh doanh năm 2008, Vietcombank

m Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Với khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về các giao dịch ngoại hối, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng hàng đầu trong kinh doanh ngoại tệ. Trong năm 2006, Vietcombank bám sát diễn biến lãi suất trên thị trường quốc tế và trong nước, điều chỉnh lãi suất hợp lý, phát triển các sản phỳm mới như SWAP lãi suất (IRS) với nước ngoài, sản phỳm quyền chọn ngoại tệ - VND, hợp đồng lãi suất kỳ hạn (FRA). Việc tham gia vào các hợp đồng phái sinh ngoại hối và lãi suất đã mang lại cho NH thêm nhiều phương thức phòng ngừa rủi ro và kịp thòi đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2006 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 47% so với năm 2005.

Năm 2007, tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động lớn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã 3 lần cắt giảm lãi suất từ 5.5% xuống còn 4.5%/năm khiến USD mất giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt và cả so với VND. Thị trường trong nước có hiện tượng dư thừa USD với khối lượng lớn do dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp cũng như lượng kiều hối từ nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Bám sát những diễn biến đó, Vietcombank đã linh hoạt thay đổi lãi suất USD, điều chỉnh tỷ giá, tham gia các hợp đồng phái sinh...Kết thúc năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Vietcombaak đạt 26,1 tỷ USD; lợi nhuận kinh doanh từ ngoại tệ đạt 354 tỷ V N Đ tăng 29,6% so với năm 2006.

Năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã 7 lỳn cắt giảm lãi suất cơ bản từ mức 4.5% xuống còn 0.25%. Trong khi đó thị trường trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Với sự nỗ lực lớn, bám sát thị trường, tổng doanh thu mua bán ngoại tệ năm 2008 của Vietcombank đạt 31.157 triệu USD (không bao gồm mua bán nội bộ và trên thị trường ngoại hối quốc tế). Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ đạt 953 tỷ VNĐ, tâng 170% so với năm 2007

• Hoạt động thẻ

Vietcombank hiện vẫn là NH dẫn đầu với trên 70% thị phẫn phát hành và thanh toán thẻ. Ngoài thương hiệu thẻ Vietcombank Connect 24 được ưa chuộng

57

Page 65: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000

0

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế,

trước trích lập dự phòng (tỷ VND)

3,318 3,748 4,136

2005 2006

6,621

2007 2008O

Biểu đồ 2.4: Tỷ suất sinh Bưu đồ 2.5: Tỷ suất sinh

lời của tài sản bình quân lài của vốn chủ sở hữu binh

(ROAA %) quản (ROAE%)

25

0.4 0.2 0

2005 2006 2007 2008(*) ọ Ị — 1 _ 1 1 — 1

2006 2006 2007 2Ũ0BO

Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNT qua các năm 2005-2007

(*) Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008 cửa Vietcombank

Với những kết quả ẩn tượng đã trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ chủ chốt, Vietcombank là NH duy nhất của Việt Nam được lựa chọn tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia; đồng thời nhn được hàng loạt các giải thưởng của các tổ

59

Page 66: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

nhất trên thị trường với doanh số phát hành đến 31/12/2008 là gần 3 triệu thẻ, thanh toán đạt 66.157 tỷ VNĐ, tăng 40% so với năm 2007; doanh số phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, ghi nợ quốc tế cũng không ngừng tăng cao. Số lượng thẻ túi dụng (Visa, Master, Amex) do Vietcombank phát hành trong năm 2008 đạt 25.523 thẻ, tăng 22% so với năm 2007. Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tăng trưởng ổn định với doanh số đạt 642,6 triệu USD, tăng 42% so với năm 2007. Tổng số thẻ ghi nợ quốc tế (Visa Debit, Master MTV) phát hành năm 2008 đạt 98.053 thẻ, tăng 49,6% so vói năm 2007. Các chủ thẻ ghi nợ quốc tế đã thanh toán 5.157 tỷ VND, gấp 4,9 lần doanh số của cứ năm 2007.

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có sứn phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam năm 2008 (do trung tâm sách kỷ lục Việt Nam bình chọn) và đứng đầu danh sách lo NH về thẻ ở Việt Nam (do NHNN công bố nhằm cung cấp thông tin về năng lực cung ứng dịch vụ trứ lương qua tài khoứn của các NH cho doanh nghiệp).

Biểu đồ 2.2: Số thẻ Connect 24 phát hành

3000

2003 2004 2005 2006 2007 2008

• Kết quả tòi chính Những kết quứ xuất sắc trong tất cứ các hoạt động nghiệp vụ đã mang lại mức

tăng lợi nhuận (trước thuế, trước trích lập dự phòng) bình quân 4.835 tỷ/năm, tương ứng với tốc độ tăng truỏng 22,7%/nãm trong giai đoạn 2005-2008, liên tục giữ vị trí N H Í M đạt mức lợi nhuận cao nhất. Đặc biệt, năm 2008 con số lợi nhuận của NH đạt kỷ lục 6.621 tỷ VND, tâng 160% so với năm trước.

58

Page 67: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

chức uy tín trong và ngoài nước: 02 giải thuong của AsiaMoney là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam2008 - Best Bank 2008 và Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất 2008 tại Việt Nam; giải thưởng Cáp vàng Cty CP hàng dầu Việt Nam...

2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TẠI VIETCOMBANK TRONG THữI GIAN QUA

2.2.1. Diễn biến lãi suất của Vietcombank trong thòi gian qua

Về phương diện vĩ mô, lãi suất là một trong những công cụ quan trọng để NHNN thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Các NHTM dựa trên chính sách lãi suất của NHNN cùng với các qui định ban hành cho từng thòi kỳ sẽ đưa ra chính sách lãi suất riêng cho hoạt động của mình. Vì vậy để có cái nhìn toàn diện về diễn biến lãi suất của Vietcombank, trước hết xin được điểm qua diễn biến lãi suất trên thị trường và lãi suất cơ bản do NHNN ấn định từ năm 2005 tới nay.

Từ năm 2004, khi NHNN thực hiện chính sách lãi suất thỏa thuận, lãi suất trên thị trường có nhiều biến động mạnh mẽ.

Lãi suất VND

Năm 2005, mật bằng lãi suất huy động và cho vay của các NHTM có biến động tăng so với cuối năm 2004, nhiều hình thức huy động vốn được mở rộng như: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm VND bù đắp trượt giá USD...Lãi suất huy động phổ biến loại không kì hạn 2,4%/năm, loại kì hạn 6 tháng là 7,8%/nãm. Lãi suất cho vay biến động nhẹ, cho vay ngắn hạn ở khu vực thành thị phổ biến là 9,6-11,4%/năm, 10,8-13,8%/năm đối cho vay đài hạn và ở khu vực nông thôn là 11,4-13,8%/năm và 12.6-16,2%/năm đối với cho vay dài hạn.

Vào năm 2006, lãi suất huy động VND tăng khoảng 0,1-0,4%/năm, lãi suất cho vay VND tương đối ổn định: Trong 7 tháng đầu năm 2006, mặt bằng lãi suất huy động VND của các NHTMCP tăng, chủ yếu do các N H Í M cổ phần tăng, chủ yếu do cấc NH cạnh tranh huy động vốn và mở rộng thị phần tiền gửi; các NHTMNN không tăng lãi suất tiết kiệm nhưng mở rộng hình thức phát hành giấy tờ có giá với mức lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kì hạn khoảng 0,3-0,5%/năm. Điều này, làm tăng mạt bằng lãi suất huy động trên thị trường. Những tháng cuối

60

Page 68: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

năm, mật bằng lãi suất huy động và cho vay về cơ bản ít biến động. Lãi suất huy

động phổ biến kì hạn 3 tháng là 7,56-7,88%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn phổ

biến là 9,6-13,8%/năm, và lãi suất cho vay trung, dài hạn phổ biến là 11,4-16,2%/nãm.

Trong năm 2007, lãi suất VND có ba mốc đáng nhớ là vào tháng 2, cấc NH

đồng loạt tăng lãi suất VND do nhu cẩu vốn của thị trường chứng khoán tăng mạnh.

Khi đó, nhiều cá nhân rút tiền gữi tiết kiệm để đổ vào chứng khoán, buộc các NH

phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng và cạnh tranh với kênh đầu tư chứng khoán lãi suất huy động vốn ngắn hạn có thời điểm tâng tới trên 10%. Đến tháng 8,

thị trường chuyển biến theo hướng ngược lại khi thị trường chứng khoán trở nên

trầm lắng. Cấc công ty chứng khoán niêm yết và những nhà đầu tư cá nhân giữ vốn,

chuyển sang gữi tiền NH, dẫn đến lãi suất giảm xuống mức khoảng 9% do NH lại

rơi vào tình trạng dư thừa vốn. Vào những tháng cuối năm nhu cáu vốn ngắn hạn để

tài trợ cho doanh nghiệp vay vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng

làm lãi suất nhích lên mức 9,6%. Điểm đáng chú ý là vào những tháng cuối năm

2007 lãi suất trên thị trường liên NH tăng đột biến có thời điểm là 12%/năm cao hơn

lãi suất cho vay của các NHTM buộc NHNN phải bơm 1000 tỉ đồng vào thị trường để bình ổn lãi suất trên thị trường liên NH ở mức 8%/năm.

N ă m 2008 nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và khó lường. Đây cũng là

năm kỷ lục về số lần điều chỉnh lãi suất và đỉnh lãi suất cũng cao kỷ lục trong vòng

10-15 năm trở lại đây. Trong bối cảnh đó, NHNN đã ấp dụng cơ chế lãi suất cơ bản và điều hành lãi

suất chủ động linh hoạt để điều tiết thị trường, phù hợp với mục tiêu và điều kiện

của kinh tế vĩ mô, đảm bảo khả năng an toàn của hệ thống NH. Trong 7 tháng đầu

năm, NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm mục tiêu hàng đầu là kiềm

chế lạm phát. Theo đó lãi suất cơ bản được điều chỉnh tâng từ 8,75%-12%-

14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%-7,5%-13%-15%/nàm, lãi suất tái chiết khấu

4,5%-6%-11%-13%/năm, lần đầu tiên khái niệm trần lãi suất quay trở lại kể từ năm

1996 quy định lãi suất cho vay không vượt qua 1 5 0 % lãi suất cơ bản.

61

Page 69: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Bảng 2.5: Diễn biến lãi suất cơ bắn, Lãi suất tái cấp vốn, Lãi suất tái chiết

khấu từ 01/01/2005 đến 01/01/2009.

Ngày áp dụng Lãi suất cơ bản (%/năm)

Lãi suất tái cấp vốn (%/năm)

Lãi suất tái chiết khấu (%/năm)

01/01/2005 7,5 - -

15/01/2005 - 5,5 3,5 01/02/2005 7,8 - -

01/04/2005 - 6 4 01/12/2005 8,25 6,5 4,5 01/01/2006 8,25 - -

15/01/2006 - - -

01/01/2007 8,25 - -

01/02/2008 7,5 6 01/03/2008 8,75 - -

19/05/2008 12 13 l i 11/06/2008 14 15 13 21/10/2008 13 14 12 05/11/2008 12 13 l i 21/11/2008 l i 12 10 05/12/2008 10 l i 9 22/12/2008 8,5 9,5 7,5 01/02/2009 7 8 6

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, www.sbv.gov.vn

Việc chống lạm phát và quan điểm lãi suất thực dương khiến lãi suất cơ bản VND bị điều chỉnh quá nhiều lần và quá cao trong năm 2008 gây nhiều khó khăn cho cả NHTM lẫn doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu 6 tháng đấu năm có lúc lãi suất trên thị trường đã bị đẩy lên đến 17-19%/năm, thì trong những tháng cuối năm, do ảnh hướng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế trong nước. Vì vậy, NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản từ 14-13-12-11-

62

Page 70: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

10-8,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 15-14-13-12-11-9,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 13-12-11-10-9-7,5%/ đã có tác động làm giảm khá lớn lãi suất thị trường.

Sau khi NHNN ban hành các quyết định điểu chỉnh giảm lãi suất cơ bản và giảm tỷ

lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND, nhiều N HTM tiếp tức điều chỉnh giảm lãi

suất cho vay và huy động VND đối với khách hàng. Lãi suất cho vay của các N H T M

vào thời gian cuối năm 2008 ở mức từ 10-12%/nãm. Cũng cần lưu ý thêm, từ tháng

5/2008 NHNN dỡ bỏ qui định trần lãi suất, chuyển sang điều hành cõng cứ lãi suất

cơ bản với nội hàm thay đổi từ lãi suất mang tính tham khảo đối với các TCTD sang lãi suất phản ánh cung cầu thị trường làm cơ sở để các TCTD xác định lãi suất huy

động và lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Có thể nói, các quyết định của NHNN

là bước đi quan trọng, tạo điều kiện cho cả hai phía: N H và doanh nghiệp. Từ cuối năm 2008, các NH đều có l ộ trình để giảm lãi suất cho vay thấp hơn nữa, ở mức hợp lý, nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận trở lại nguồn vốn.

Vào đầu năm 2009, thị trường đón nhận lần điều chỉnh lãi suất thứ 9 liên tiếp

kể từ đầu năm 2008 của NHNN về lãi suất cơ bản: giảm từ 8,5%/năm xuống

7%/năm, điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn từ 9,5%/năm xuống 8%/năm, lãi suất tái

chiết khấu giảm từ 7,5%/năm xuống 6%/năm. Ngay sau quyết định của NHNN, cấc

NHTM đi đầu là các NH lớn đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay, tạo cơ hội cho các

cá nhân có nhu cẩu vay vốn phức vứ đời sống và doanh nghiệp tiếp cận được vốn sản

xuất.

Lãi suất ngoại tệ:

Trong năm 2005, mặc dù Cức Dự trữ liên bang Mỹ - Feb điều chỉnh lãi suất

định hướng liên NH nhiều lần nhưng lãi suất huy động tại Việt Nam chỉ tăng nhẹ,

đến thòi điểm cuối tháng 12/2005 lãi suất huy động phổ biến của kì hạn 3 tháng là

3.0-3.8%/năm, 6 tháng là 3.3-4%/nãm. Lãi suất cho vay ngắn hạn 5.25%-6%/năm,

cho vay dài hạn là 5.5-7.5%/năm.

Đến năm 2006, lãi suất USD tâng khoảng 0.2-0.6%/năm do tác động của lãi

suất trên thị trường quốc tế: trong 6 tháng đầu năm 2006, Fed 3 lần điều chỉnh tăng

lãi suất định hướng liên NH, do đó lãi suất USD trong nước có xu hướng tăng nhưng

với mức tăng thấp hơn so với mức điều chỉnh tăng lãi suất của Fed. Trong những

tháng cuối năm 2006, lãi suất USD tương đối ổn định do cung cầu vốn trong nước

63

Page 71: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

ổn định và lãi suất định hướng liên NH của Fed được duy trì ổn định. Lãi suất huy

động USD phổ biến kì hạn 3 tháng là 3.9%-4.4%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn là

6%/năm và 8%/năm đối với cho vay trung, dài hạn.

N ă m 2007, Feb đã 03 lần cắt giảm lãi suất USD từ 5.25%/năm xuống còn

4.25%/năm. Trong khi đó, lãi suất huy động USD chứng kiến ba đạt tăng phổ biến

ngược với diễn biến trên thị trường thế giới do nhụng biến động tình hình kinh tế thế

giới trong năm 2007. Lãi suất huy động USD tăng ở mức 1.2-2.4%/năm, lãi suất cho

vay ngoại tệ hầu như không thay đổi. Trong năm 2008, Fed đã 07 lần cắt giảm lãi suất cơ bản từ mức 4.25%/nãm

xuống còn 0%-0.25%/năm. Trong khi đó thị trường trong nước biến động rất phức

tạp: Trong quí đầu năm 2008 lãi suất USD có xu hướng tương đối ổn định trong cơn

bão tăng lãi suất VND, tuy nhiên vào giụa tháng 3 các NHTM bước vào cuộc đua lãi

suất USD đưa mức lãi suất huy động USD lên 6%/năm vói tất cả các kì hạn, lãi suất

cho vay USD lên tới trên 10%/nãm.

Trong bối cảnh NHNN áp dụng chính sách lãi suất thỏa thuận, lãi suất thị

trường đã được điều chỉnh theo biến động cung - cầu của thị trường tạo được sự chủ

động cho các NHTM khi đặt ra mức lãi suất kinh doanh phù hợp. Trong thời gian từ

năm 2005 đến đầu năm 2007, lãi suất có xu hướng tâng và khá ổn định cho tới cuối năm 2007 lãi suất có diễn biến phức tạp buộc NHNN phải đưa ra nhụng giải pháp

can thiệp để bình ổn thị trường và thực hiện chính sách vĩ mô.

Vietcombank luôn là N H Í M tiên phong trong việc thực hiện chính sách của NHNN, giụ vai trò dẫn dắt thị trường, giụ ổn định thị trường tiền tệ. Chính sách lãi

suất của Vietcombank không nhụng phản ánh nhụng thay đổi trong chính sách lãi

suất của NHNN m à còn bám sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước. NHNT

căn cứ vào lãi suất cơ bản do NHNN ấn định nhụng tính toán cân đối lãi suất đầu

vào - đầu ra toàn hệ thống cho từng thòi kỳ để đưa ra mức lãi suất kinh doanh có

tính cạnh tranh cao và đảm bảo mang mức lợi nhuận họp lý. Thực hiện chính sách

lãi suất linh hoạt, dựa trên hàng loạt các tiêu chí như: ngành nghề kinh doanh, kỳ

hạn của khoản tín dụng (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn); đối tượng khách hàng (cá

nhân, doanh nghiệp, định chế tài chính)... Vietcombank đưa ra các mức lãi suất phù

hợp. Chẳng hạn:

64

Page 72: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Bảng 2.6. Lãi suất cho vay ngẩn hạn sở Giao dịch Vietcombank từ ngày

11/06/07 đến 21/10/2008 Đơn vị: %/năm

Ngày thay đổi

USD VND Ngày

thay đổi Thông thường Ưu đãi Đặc

biệt KD-TMDV

Sản xuất

Xuất khẩu Ưu đai Đặc

biệt 21/10/08 - - - 18,5 18,5 18,5 18,5 18,5 10/10/08 - - - 19 19 19 19 19 06/10/08 - - 7,5 - - - - -

01/10/08 - - 19,5 19,5 19,5 19,5 19,5 18/09/08 8.2 8,2 8,2 - - - - -

03/09/08 - - - 20,5 20,5 20,5 20,5 20,5 17/06/08 8,7 8,7 8,7 - - - - -

12/06/08 - - - 21 21 21 21 21 29/05/08 - - - 18 18 18 18 18 28/05/08 8,4 8,4 8,2 - - - - -

19/05/08 - - - 17,4 16,8 16,5 16,5 15,8 31/03/08 7,2 7,0 6,8 - - - - -

17/03/08 - 6,3 6,0 - - - - -

10/03/08 6,4 6,3 6.0 19,2 18 15,6 15,6 15 05/03/08 - - - 17,4 16,2 15 15 -

20/02/08 - - - 15 14,4 13,2 13,2 13,2 18/02/08 - - - 12 11,4 11,4 11,4 -

31/01/08 - - 5,6 - - - - -

30/01/08 5,9 5,8 - - - - - -

05/12/07 6,6 6,2 5,9 - - - - -

01/08/07 - - 5,8 - - - - 10,6 11/06/07 6,4 6,0 - 11,8 11,4 11,4 11,3 -

Ghi chú:

- Lãi suất đặc biệt đành cho các đơn vị: - KD-TMDV: Kinh doanh thương mại dịch vụ. + cr CP Phát triển Đầu tư công nghệ FPT + CT Thông tin di động VMS Mobile Phone + CT Xăng dầu Quân Đội + CT CP Hóa dầu Petrolimex + cr TNHH Hóa chất Petrolimex

65

Page 73: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

+ CT TNHH Nhựa đường Petrolimex Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng sở Giao dịch Vieĩcombank

Bảng 2.7: Biểu lãi suất cho vay khách hàng cá nhân sở Giao dịch

Vietcombank từ ngày 2410812006 tới ngày 0110212009

Đơn vị: % Ngày hiệu lực

CBCNV TKVCB TK NH khác BĐS - OTO Ngày hiệu lực NH TH NH TH NH TO NH TO 24/08/06 10,44 11,52 10,44 11,52 10,56 11,64 10,56 12 11/06/07 11,04 13,2 10,08 13,2 11,4 12,6 11,4 13,2 20/08/07 10,68 12 10,56 12 11,04 12,6 11,4 13,2 18/02/08 11,4 13,2 11,4 13,8 12 13,8 12 14,4 20/02/08 13,8 15 13,2 14,4 15 15,6 15,6 16,8 05/03/08 15,6 16,8 16,8 18 19,2 20,4 18,6 19,2 10/03/08 15,6 16,8 18 20,4 24 21,6 19,8 21,6 19/05/08 16,56 16,8 16,56 16,8 18 18 17,7 18 29/05/08 18 18 18 18 18 18 18 18 12/06/08 21 21 21 21 21 21 21 21 03/09/08 20,5 20,6 20,5 20,6 20,5 20,6 20,5 20,6 01/10/08 19,5 20,6 19,5 20,6 19,5 20,6 19,5 20,6 10/10/08 19 20,1 19 20,1 19 20,1 19 20,1 21/10/08 18,5 19,1 18,5 19,1 18,5 19.1 18,5 19,1 04/11/08 16 17,6 16 17,6 l ổ 17,6 l ổ 17,6 13/11/08 16 17,1 16 17,1 16 17,1 16 17,1 21/11/08 13,5 15,6 14 15,6 15,5 15,6 15 15,6 05/12/08 13,5 15 14 15 15 15 15 15 22/12/08 12 12,75 12 12,75 12 12,75 12 12,75 01/02/09 10 10,5 10 10,5 10,5 10,5 10,5 10,5

Nguồn: Phòng Tín dụng thể nhân sở Giao dịch Vietcombank

2.2.2. Rủi ro lãi suất của Vietcombank.

Từ năm 2005, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chính thúc bắt tay vào xây dựng mô hình QTRR tích hợp dựa trên ứng dụng những nguyên tắc của ủy ban giám sát NH Basel và sự học hỏi kinh nghiệm từ các NH quốc tế hàng đảu thế giới. Ba năm qua (2005-2008) có thể coi là giai đoạn đáu của quá trình hiện thực hóa mô hình QTRR và những kết quả đạt được vẫn còn tương đối hạn chế.

66

Page 74: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Để thực hiện mục tiêu ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất, Vietcombank đang sử dụng chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất mang tính phòng vệ: Thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất gần bằng 0 tói mức tỉi đa có thể để giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập lãi của NH. Chỉ sỉ khe hở nhạy cảm lãi suất phản ánh một cách tương đỉi rủi ro lãi suất mà Vietcombank gặp phải trong giai đoạn vừa qua.

Bảng 2.8: Trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNT tại thời điểm 31/12/2005

và 3111212006

31/12/05 Giá trị tài sản/nợ

nhạy cảm lãi suất

31/12/06 Giá trị tài sản/nợ

nhạy cảm lãi suất

TAI SAN Tiền mát, vàng bạc đá quý 2.006.412 0 2.418.207 0

Tiền gửi tai NHNN 6.336.385 0 11.848.460 0 Tiền gửi tai và cho vay các TCTD khác

40.396.227 40.396.227 50.430.388 50.430.388

Chứng khoán kinh doanh 95.971 0 568.600 0 Các công cụ tài chính phái sinh và cấc TS tài chính khác - - - -

Cho vay khách hàng 61.043.981 61.043.981 67.742.519 67.742.519 Chứng khoán đẩu tư 23.467.845 9.416.954 28.538.602 26.058.196 Góp vốn đầu tư dài hạn 476.181 0 964.687 0 TSCĐ và BĐS đầu tư 148.811 0 1.146.831 0

Các tài sản có khác 435.301 0 419.468 0

TỔNG TÀI SẢN 134.407.114 110857162 164.077.762 144.231.10 3

Nơ PHẢI TRẢ Tiền gửi của và vay từ NHNN và các TCTD khác 15.954.893 12.696.860 26.383.313 14.069.667

Tiền gửi của khách hàng và các khoản phải trả khách hàng khác 109.367.231 109.367.23

1 119.778.87

1 119.778.87

1 Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nơ tài chính khấc - - - -

Vỉn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro - - - -

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 122.064.09 1

133.848.53 8

Khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy

-11.206.929 10.382.565

Nguồn: Tống hợp Báo cáo tài chính hợp nhất của NHNT các năm 2005 2006.

67

Page 75: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên: Thu nhập từ lãi Tổng tài sản sinh lòi

6.344.256-3.034.139 * 100 = 2,46%

134.407.114 Số liệu thu nhập từ lãi lấy từThuyết minh Báo cáo tài chính Vietcombank 2006. Theo dõi bảng 2.8, tại thòi điểm 31/12/2005 Vietcombank đang ở trạng thái

nhạy cảm nợ và sẽ gặp phải rủi ro lãi suất nếu lãi suất tăng. Trong năm 2006, mặt bằng lãi suất tâng lên khoảng 0,3%/năm, như vậy với việc duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất âm (không có bất cứ điều chốnh nào liên quan đến giá trị tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất), lãi suất tăng làm cho NH bị tổn thất là:

11.206.929 X 0,3% = 33.620,787 (triệu VND) Khi đó, thu nhập lãi cận biên giảm một lượng:

Thay đổi trong thu nhập từ lãi ANIM =

Tổng tái sản sinh lời

ANIM2m = 33-620'787 * 100 = 0,025% 20 0 6 134.407.114

Tại thời điểm 31/12/2006, NHNT đang ở trạng thái nhạy cảm tài sản (khe hờ nhạy cảm lãi suất dương). Tương tự như trên, nếu lãi suất không biến đổi, NH sẽ có < • - a _ L - . . i . j - L I ! xr,., 9.156.930-5.272.632 „„_,„,

tỷ lê lãi cân biên ổn đinh là: NIMim = — * 100 = 2,37% 3 • • • 2 0 0 7 164.077.762

Tuy nhiên trong năm 2007, mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng lên khoảng 0,5%, vì vậy thu nhập từ lãi sẽ tăng lên là :

10.382.365 X 0,5% = 51.912,825 (triệu VND) 10 382 365

Tỷ lê lãi cân biên sẽ tăng lên: &NIMj„m = — __ = 0,03% 2 0 164.077.762

Việc lượng hóa tổn thất hay lợi ích từ sự biến đổi của lãi suất như trên mới chố là những phép tính hết sức đơn giản cho ta thấy phần nào tác động của sự biến đổi lãi suất tới lợi nhuận của NH. Thời kỳ tính khe hở lãi suất ở trên là một năm, một khoảng thòi gian quá dài và quá cứng nhắc so với sự biến động liên tục của lãi suất thị trường. Với thời kỳ mục tiêu như vậy thì nhà quản lý NH sẽ không thể đưa ra bất

68

Page 76: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

cứ phản ứng nào nhằm bảo vệ NH trước những biến động bất lợi của lãi suất. Nhận thức được yêu cầu của thực tiễn, đồng thời với sự hạ trợ của kỹ thuật máy tính, vào

cuối năm 2007 Vietcombank đã tiến hành phân loại tài sản và nợ theo kỳ định lại lãi

suất thực tế: Ì tháng, 1-3 tháng, 3-6 tháng... ủy ban quản lý tài sản - nợ đã cố gắng

tương đồng danh mục tài sản nhạy cảm lãi suất với danh mục nợ nhạy cảm lãi suất

cho mại kỳ định lại lãi suất thực tế trên nhằm tăng khả năng đạt được mục tiêu l ợ i

nhuận m à NH đề ra.

Bảng 2.9 phân tích về trạng thái nhạy cảm lãi suất của Vietcombank lập vào

thời điểm 31/12/2007. Theo sự phân tích này thì NHNT có trạng thái nhạy cảm nợ

trong Ì tháng tới, và trong cả năm tiếp theo, NH chỉ trở lại trạng thái nhạy cảm tài

sản trong giai đoạn tiếp theo sau đó. Rõ ràng Vietcombank là mẫu điển hình của các

NH có ý định nắm giữ những nguồn vốn kỳ hạn ngắn và đầu tư vào những tài sản có

kỳ hạn dài hơn. Với trạng thái nhạy cảm nợ như vậy, Vietcombank sẽ gặp phải

những tổn thất nghiêm trọng trong năm 2008, khi lãi suất liên tục tăng, nếu như ủy

ban quản lý tài sản - nợ của NH không đưa ra những quyết định kịp thời xem NH sẽ

chấp nhận hay sẽ đối phó với rủi ro này bằng những chiến lược phòng ngừa rủ i ro

hoặc bằng những công cụ bảo vệ nào. Trong trường hợp này, ALCO có thể lựa chọn

một số công cụ bảo vệ như: Hợp đồng tương lai phòng chống thế đoản, mua hợp

đồng quyền bán, bán Swap...với các thời hạn từ Ì tháng đến 12 tháng.

69

Page 77: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH
Page 78: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH
Page 79: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Ghi chú:

-Số liệu trên không tinh đến dự phòng rủi ro cho vay khách hàng, dự phòng

giảm giá đầu tư dài hạn là -4405 tỷ đồng

- Phần chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ phải trả (sau khi toại trừ các

khoán dự phòng) là vốn và các quỹ của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Bảng 2.10 phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNT lập vào thời điểm

31/12/2008 cho thấy một viễn cảnh tương tự. NH gần như luôn nằm trong trạng thái

nhạy cảm nợ và sẽ gặp phải rủi ro tổn thất khi lãi suất tăng. Tuy nhiên năm 2009

được dự báo lãi suất cơ bản tương đối ổn đớnh ở mức 7%/năm, mặt bằng lãi suất thớ

trường có xu hướng tăng chậm từ quý 2 cho đến cuối năm.

72

Page 80: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA VIETCOMBANK 2.3.1. Chính sách quản trị rủi ro lãi suất của Vietcombank

Nhằm bảo vệ thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng trước những biến động của lãi suất thị trưống, Vietcombank đề ra chính sách QTRRLS gồm những điểm chính sau:

- Đảm bảo duy trì vốn dự trữ tương ứng với mức độ rủi ro lãi suất mà NH chấp nhận trong từng thối kỳ.

- Áp đụng chính sách lãi suất thả nổi, linh hoạt, đặc biệt trong các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất. Khuyến khích Sở giao dịch, các chi nhánh tăng cưống áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng cá nhân và tổ chức có số dư tiền gửi lớn.

- Quản trị chênh lệch lãi suất cho vay - huy động, chênh lệch lãi suất đầu ra -đẩu vào toàn hệ thống.

- Sử dụng các khoản đầu tư và các công cụ phái sinh thay thế nhau nhằm phối hợp tài sản có và tài sản nợ tương đối hoàn hảo, do đó ảnh hưởng từ việc lãi suất tăng hay giảm sẽ bị triệt tiêu tối đa trên cả hai bên của Bảng cân đối kế toán.

- Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất thông qua báo cáo phân tích tài sản tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất theo kỳ định lại lãi suất thực tế

Vietcombank đã bước đầu xây dựng chiến lược chính sách QTRRLS hợp lý, phù hợp với qui trình QTRRLS mà NH đang hoàn thiện cũng như năng lực thực tế của NH. Trên cơ sở phù hợp với chính sách QTRRLS, bộ phận kinh doanh sẽ đưa ra các quyết định đầu tư sinh lối cho NH. 2.3.2. M ó hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất của Vietcombank

M ô hình QTRR của Vietcombank được xảy dựng trên những nguyên tắc căn bản sau: li Thiết lập một cơ cấu hội đồng QTRR để quản lý và kiểm soát rủi ro phát sinh từ các hoạt động của tập đoàn, được hỗ trợ bởi một bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro độc lập ở cấp tập đoàn; 'ÚI Bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro ở cấp tập đoàn tập trung vào những vấn đề chiến lược trong khi, cấc bộ phận QTRR ở chi nhánh tập trung vào các vấn đề chiến thuật; hi/ Bộ phận quản lý và kiểm soát rủi ro ở cấp tập đoàn hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh (ngưối chấp nhận rủi ro) và quản lý tất cả các loại rủi ro ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng đó.

73

Page 81: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Cơ cấu các hội đồng QLRR được hình thành từ các hội đồng sau: - Hội đồng chính sách rủi ro (cấp tập đoàn) do Ban điều hành ủy quyền chịu

trách nhiệm chung về quản lý và kiểm soát rủi ro và báo cáo trực tiếp cho Ban điều

hành.

- Ba tiểu Hội đồng (cấp tập đoàn), dưới sự chỉ đạo của Hội đồng chính sách rủi

ro, có trách nhiệm quản lý và kiểm soát từng lĩnh vực rủi ro: Hội đồng QLRR thị

trường, Hội đồng QLRR tín dổng, và Hội đồng QLRR hoạt động.

Sơ dồ 2.1: Mô hình tổ chức QTRR của Vietcombank

Hội đồng QTRR cấp tập đoàn

Hội đồng quản lý tài sản Nợ-Co (ALCO)

Hội đồng QTRR cấp tập đoàn

Hội đồng quản lý tài sản Nợ-Co (ALCO)

QTRR cấp tập đoàn Nguồn vốn

Thiết kế, xây dựng, duy trì các công cụ, phương pháp

R R thị t r ư ờ n g R R t í n d ụ n g

-Mức RR thị -Mức tập trung trường mong RR tín dổng. muốn.

-Đo lường RR -Phân bổ các tín dổng giới hạn giao dịch. - Phân tích rủi

ro tín dổng. -VAR (ghi nhận chịu rủi ro háng kỳ)

R R h o ạ t đ ộ n g

-Mô tả RR hoạt động

-Theo dõi tổn thát -Quàn lý khùng hoảng để lặp kế hoạch dự phòng.

R R t à i s à n Nợ-Có

- RR thanh khoản.

-RR lãi suất

-Cơ cầu vốn

-Tuân thù quy định về vốn bắt buộc.

QTRR cấp chi nhánh QTRR cấp chi nhánh QTRR cấp chi nhánh

Đơn vị chấp nhận RR Đơn vị chấp nhận RR Đơn vị chắp nhận RR

(Nguồn: Phòng Vốn và kinh doanh ngoại tệ, Vietcombank

74

Page 82: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

2.3.3. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro lãi suất của Vietcombank. Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, tính thanh khoản giữa

vốn huy động và việc sử dụng vốn huy động của NH trong điểu kiện lãi suất thị

trường thay đứi ngoài dự tính. Đ ể phòng tránh rủi ro lãi suất, NHNT đã chủ động áp

dụng một số chính sách để giảm thiểu rủi ro dưới đây:

• Áp dạng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường.

Với vai trò là NHTM hàng đầu Việt Nam, Vietcombank luôn đi đầu trong việc

thức hiện chính sách tiền tệ của NHNN, thông qua một chính sách lãi suất có tính

linh hoạt cao, bám sát diễn biến thị trường; đã hỗ trợ đắc lực cho NHNN hoàn thành

nhiệm vụ bình ứn thị trường tài chính, tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế.

Thứ nhất, với lãi suất huy động của khách hàng, gồm lãi suất huy động có kỳ

hạn và lãi suất tiền gửi không kỳ hạn: - Lãi suất huy động có kỳ hạn: áp dụng cơ chế lãi suất trần (%/nãm) do Ban

điều hành (BĐH) quy định, có hiệu lực từ ngày 15/08/2007. Cụ thể:

Bảng 2.11: Mức lãi suất trần đối với các kỳ hạn

Kỳ hạn Dưới 3T 3T Trên 3T đến

12T

Trên 12T

Trần lãi suất 7,0 8.0 7,8 8,0

Ghi chú: T: tháng

Nguồn: Báo cáo tài chính Vieícombank 2008, www.vietcombank.com.vn

+ Tùy theo tình hình lãi suất trên địa bàn, HSC/SGD/Chi nhánh được phép

công bố và thỏa thuận mức lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn dưới 03 tháng bằng

đồng Việt Nam của Tứ chức kinh tế và Dân cư (Tiết kiệm và tài khoản cá nhân) cao

hơn mức lãi suất chung được Ban điều hành ấn định, nhưng không được cao hơn lãi suất của các NH lớn trên cùng địa bàn.

+ Chi nhánh lưu ý rà soát các hợp đồng có lãi suất huy động từ 12,75%/nãm trở

lên để đàm phán với khách hàng nhằm điều chỉnh giảm lãi suất huy động theo

nguyên tắc linh hoạt vừa duy trì được mối quan hệ tiền gửi với khách hàng vừa đảm

bảo chi phí huy động hợp lý và Chi nhánh báo cáo về HSC các trường hợp điều

chỉnh lãi suất huy động sau khi thực hiện.

75

Page 83: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

+ Ngoài ra, Chi nhánh được phép áp dụng cơ chế lãi suất huy động thỏa thuận đối với một số đối tượng khách hàng, cụ thể như sau:

• Nếu Chi nhánh sử dụng nguồn vốn huy động thỏa thuận nêu trên cho nhu cầu giải ngân tín dụng tại địa bàn: việc sử dụng nguồn vốn này do Chi nhánh quyết định phù hợp với với các quy định hiện hành cỳa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

• Nếu chi nhánh tập trung vốn gửi về HSC: Trước khi thỏa thuận với khách hàng, Chi nhánh điện trực tiếp về HSC (Phòng Vốn) để thỏa thuận mức lãi suất cụ thể. Sau khi thống nhất về số tiền và kỳ hạn nhận gửi, Chi nhánh sẽ được hưởng mức lãi suất gửi tại HSC bằng lãi suất huy động thỏa thuận với khách hàng sau DTBB + biên độ 0,2%/năm. (Biên độ nêu trên sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ).

- Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn: BĐH ấn định mức lãi suất chung cho toàn hệ thống đối với Tổ chức kinh tế là 0,2%/tháng, dân cư là 0,25%/tháng.

Thứ hai, đối với lãi suất cho vay khách hàng: Các mức cho vay có hiệu lực từ ngày 20/08/2007 được quy định cụ thể như sau:

Bảng 2.12: Các mức lãi suất cho vay khách hàng ngày

Ngắn hạn Trong dài hạn

Trần lai suất 150% lai suất cơ bản bằng đồng Việt Nam đo NHNN Việt Nam công bố trong từng thời kỳ

Lãi suất thông thường

11%/năm Lãi suất tiết kiệm 12T cỳa Chi nhánh + 3,6%/năm (nhưng không được phép thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn trong cùng thời kỳ)

Lãi suất ưu đãi

Tối thiểu 8,5%/năm

Lãi suất tiết kiệm 12T cỳa Chi nhánh + tối thiểu 2,4%/năm (nhưng không thấp hơn lãi suất cho vay ưu đãi ngắn hạn trong cùng thời kỳ).

(Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank 2008, www.vietcombank.com.vn)

Thứ ba, đối với lãi suất giao dịch nội bộ: Lãi suất cho Chi nhánh vay không cao hơn lãi suất giao dịch cỳa NHNT trên thị trường liên NH tương ứng với từng loại kỳ hạn và chênh lệch lãi suất giữa vay/gửi tối đa 1 % (không áp dụng đối với kỳ hạn overnight). Trường hợp đặc biệt khi thị trường biến động, giao Tổng Giám đốc quyết định và báo cáo HĐQT.

76

Page 84: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Thứ tư, đối với lãi suất cho vay/ gửi và nhận gửi tổ chức tín dụng khác: H Đ Q T

ủy quyền cho B Đ H quy định các mức lãi suất giao dịch cho vay/gửi và nhận gửi đối

với các tổ chức tín dụng khác.

Thứ năm, đối với lãi suất giao dịch mua bán lại trái phiếu (repo):

- Lãi suất repo cho các kỳ hạn giao dịch chẵn: Phòng Vốn được phép công bố

lãi suất repo dựa trên lãi suất cho vay/nhận gửi trên thị trường liên NH do NHNT công bố cảng trừ 0,3%/nãm. Mức lãi suất này được áp dụng linh hoạt cho từng loại

trái phiếu theo nguyên tắc: trái phiếu có đả thanh khoản cao hơn sẽ hưởng lãi suất

tốt hơn. - Lãi suất repo cho các kỳ hạn giao dịch lẻ:

+ Đối với lãi suất repo NHNT cho vay (lãi suất bidy. đảm bảo không thấp hơn

mức lãi suất bid ỏ kỳ hạn trước liền kề cảng mảt mức tâng lãi suất là 2 % lãi suất của

kỳ hạn đó. Riêng đối với kỳ hạn giao dịch Ì tuần, lãi suất repo có thể lấy nguyên

mức lãi suất bid kỳ hạn Ì tuần; với kỳ hạn trên 6 tháng, lãi suất repo đảm bảo cao

hơn mức lãi suất bid của kỳ hạn 6 tháng cảng thêm 0,5%/nãm.

+ Đối với lãi suất repo NHTN nhận gửi (lãi suất asky. đảm bảo không cao hơn

mức lãi suất ask ở kỳ hạn sau liền kể trừ đi mức giảm lãi suất là 2 % lãi suất của kỳ

hạn đó. Riêng đối với kỳ hạn giao dịch dưới mảt tuần, lãi suất repo đảm bảo thấp

hơn lãi suất ask của kỳ hạn Ì tuần trừ đi 0,5%/năm; với giao dịch kỳ hạn trên 6

tháng, lãi suất repo có thể cao hơn lãi suất ask kỳ hạn 6 tháng.

• Áp dụng chính sách lãi suất thả nổi và khoảng trần sàn lãi suất trong

nhiều hợp đồng tín dụng trung và dài hạn.

Lãi suất thả nổi là mức lãi suất thay đổi trong thòi hạn hợp đồng trên cơ sở lãi

suất thị trường do các bên thỏa thuận.

Trong thời gian vừa qua, Vietcombank đã liên tiếp cho ra những sản phẩm tín

dụng với lãi suất thả nổi linh hoạt, lãi suất điều chỉnh định kỳ theo cóng thức bằng

lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tính theo năm cảng thêm biên đả từ 2,7%/năm đến

5%/năm tùy thuảc kỳ hạn của hợp đồng tín dụng diễn biến thực tế của lãi suất thị

trường tại thời điểm điều chỉnh. Hiện nay Vietcombank có hàng chục loại sản phẩm

tín dụng có lãi suất thả nổi: Lãi suất bắt đầu thay đổi sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng,

77

Page 85: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

36 tháng hay 60 tháng (đối với những hợp đồng tín dụng dài hạn trên 60 tháng) kể

từ ngày khách hàng ký giấy nợ.

ư u tiên áp dụng lãi suất thả nổi đối với các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn

là chính sách phù hợp và có hiệu quả giảm thiểu rủi ro lãi suất trong thời kỳ lãi suất

thứ trường biến động nhiều, khó dự đoán chính xác chiều hướng cũng như mức độ

biến động của lãi suất như trong thời gian qua.

• Phát triển các sản phẩm phái sinh:

Trong những năm gần đây, sau khi được sự cho phép của NHNN, Vietcombank

đã tiến hành áp dụng và phát triển các sản phẩm phái sinh nhằm phân tán rủi ro lãi

suất tiềm ẩn. Công cụ phái sinh lãi suất bao gồm: Svvaps lãi suất (IRS) với nước

ngoài, sản phẩm quyền chọn ngoại tệ - VND, quyền chọn hoán đổi lãi suất, hợp

đồng lãi suất kỳ hạn (FRA).

NHNT thực hiện giao dứch hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn với

các đối tác là TCTD hoạt động tại Việt Nam và các pháp nhân khác hoạt động ở

trong nước và nước ngoài, phù hợp với các qui đứnh của pháp luật. Quyền chọn

thuộc về NHNT là quyền kết thúc trước hạn hợp đồng Swaps đối với các khoản vay của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, NHNT còn sử dụng hợp đồng quyền chọn lãi suất chặn trên và chặn hai đầu.

Vietcombank cung cấp các dứch vụ hoán dổi lãi suất như sau (bao gồm cả

VND): Chuyển đổi từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố đứnh (không thay đổi các điều

kiện khác của các khoản vay hiện có) để tránh các rủi ro tăng lãi suất; chuyển đổi từ

lãi suất cố đứnh sang thả nổi khi dự đoán lãi suất có xu hướng tăng. Số tiền thanh

toán được tính bằng cách bù trừ hai loại lãi suất vào ngày thanh toán (nhàn với số

vốn gốc). Nếu lãi suất thả nổi lớn hơn lãi suất cố đứnh, Vietcombank sẽ trả cho

khách hàng phần chênh lệch (lãi suất thả nổi - lãi suất cố đứnh). Nếu lãi suất thả nổi

nhỏ hơn lãi suất cố đứnh, khách hàng sẽ trả lại cho ngân hàng khoản chênh lệch (lãi

suất cố đứnh - lãi suất thả nổi). Không có trao đổi vốn gốc, không phí trả trước.

Một bên trong nghiệp vụ hoán đổi sẽ trả lãi suất cố đứnh cho phía bên kia để

nhận được lãi suất thả nổi. Vietcombank luôn sẵn có các dứch vụ hoán đổi lãi suất

USD.

78

Page 86: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Một loại công cụ phái sinh lãi suất khác là quyền chọn lãi suất. NHNT được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ quyền chọn lãi suất, quyền chọn lãi suất từ

tháng 8 năm 2005. Coi công cụ phái sinh này như một loại bảo hiểm rủi ro lãi suất,

Vietcombank đã liên tục phát triển nghiệp vụ ứng dụng các công cụ này.

2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐẤNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT Đ Ấ N G K I N H DOANH T Ạ I VIETCOMBANK TRONG T H Ờ I GIAN QUA

Ban lãnh đạo Vietcombank đã nhận định rằng "Lợi nhuận và rủi ro là 2 mặt của

một vấn đề: muốn có lợi nhuận, phải chấp nhận rủi ro. Nếu không chấp nhận rủ i ro,

sẽ không bao giờ thu được lợi nhuận. Mặc đù sự đối mặt và chịu tác động của rủ i ro

có thể ảnh hưởng xấu tới NH, thậm chí bị phá sản và thải loại ra khỏi thị trường

nhưng NH không có sự lựa chọn nào khác là phải sống chung với r ủ i ro bằng cách

thực hiện chương trình quản trị rủi ro toàn diện, trong đó có rủi ro lãi suất". Với

quan điểm như vậy, Vietcombank đã thực hiện chương trình QTRRLS và thu được những kết quả đáng ghi nhận.

2.4.1. Kết quả đạt dược

Nhìn chung, hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất trong thời gian 2006-2008 đã

góp phần tạo ra kết quả kinh doanh ấn tượng và cải thiện không ngừng năng lực

cạnh tranh của Vietcombank bằng những thành tựu đáng ghi nhận.

Thứ nhít, Vietcombank đã bước đầu xây dựng chiến lược chính sách quản trị

rủi ro đúng đắn. Thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến

năng lực quản trị r ủ i ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược và chính sách

quản trị rủi ro; tái cơ cấu bộ máy tổ chức; đẩy mạnh áp dụng các công cụ đo lường

hiện đại...

Đ ể phòng tránh rủi ro lãi suất, Vietcombank đã chủ động áp dụng một số chính

sách để giảm thiểu rủi ro như: áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị

trường; tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất với nhiều đối tác nước ngoài; ấp

dụng chính sách lãi suất thả nổi trong nhiều hợp đồng tín dụng trung và dài hạn

nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất..., do đó tối thiểu hóa tác động của sự biến động lãi

suất tới thu nhập của NH. Thông qua việc sử dụng họp đồng trao đổi lãi suất trong

79

Page 87: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

đó NH thanh toán theo lãi suất thả nổi và nhận về thu nhập cố định, trong khi N H chủ yếu có nguồn vốn lãi suất thả nổi mà lại tập trung đầu tư vào các tài sản có lãi

suất cố định. Sự phối hợp này đã tạo cho Vietcombank trạng thái nhạy cảm nợ với

mức độ không đáng kể, chống lại trạng thái nhạy cảm tài sản cố hụu NH. Khi lãi

suất tăng, các khoản thanh toán theo lãi suất thả nổi trên hợp đồng trao đổi tâng, làm

tăng chi phí của NH trong khi nguồn thu về lãi là không thay đổi. Tuy doanh số các

hợp đồng phái sinh còn khá khiêm tốn nhưng là kết quả bước đầu khả quan trọng

giai đoạn khởi đầu áp đụng, tạo tiền đề phát triển trong thời gian tới.

Thành tựu quan trọng thứ hai là Vietcombank đã tiên phong thực hiện tái cơ

cấu bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo hướng bộ phận chuyên trách quản lý, tách

bạch bộ máy quản trị rủi ro độc lập với kinh doanh; tiến tới thực hiện quản trị rủi ro

theo ngành dọc, giảm dần mức độ ủy quyền phân cấp theo hàng ngang. Học hỏi

kinh nghiêm từ các NH quốc tế, Vietcombank đã tiến hành xây dựng m ó hình quản

trị rủi ro mới phù hợp với nhụng quy tắc của ủ y ban giám sát NH Basel. M ô hình

QTRR tích hợp cho phép Vietcombank có cái nhìn bao trùm về rủi ro; tiết kiệm

nguồn nhân lực; hòa hợp các phương pháp luận đối với các loại rủi ro khác nhau; hỗ

trợ việc tích hợp rủi ro và nâng cao hiệu quả giám sát rủi ro; tăng hiệu quả của quá

trình tương tác giụa QLRR và kiểm soát rủi ro và chấp nhận rủi ro.

Tận dụng nhụng kinh nghiệm tích lũy trong thời gian qua, Vietcombank tiếp

tục hoàn thiện chương trình QTRR toàn diện và coi đáy là một nhiệm vụ trong tâm

trong chiến lược phát triển tầm nhìn 2015: xây dựng Vietcombank thành tập đoàn

Tài chính - Ngân hàng đa năng, đa sở hụu.

2.4.2. Một số mặt tồn tại

Thứ nhất, công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất mới chỉ được sử dụng

khá khiêm tốn ở NHNT, bất chấp nhụng lợi ích nổi bật m à các cụ này mang lại. Cụ

thể, doanh số giao dịch của các hợp đồng phái sinh tương đối thấp sò với nhu cầu

thực tế và năng lực kinh doanh của NH; và chủ yếu là giao dịch với các TCTD nước

ngoài. Thị trường tài chính tương lai trong nước vẫn chưa nhận được sự chú ý tương

xứng với nhu cầu thực tiễn và khả năng phát triển của nó. Khắc phục được hạn chế

này, Vietcombank sẽ có nhiều lựa chọn hơn để tăng cường sử dụng các công cụ phái

80

Page 88: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

sinh phòng chống rủi ro lãi suất, đạt được những mục tiêu lợi nhuận và giá trị cổ

đông.

Hạn chế thứ hai là Vietcombank thường xuyên ở trong trạng thái khe hở kỳ hạn

âm. Đây cũng là tình trạng chung của các NHTM do tình dặc thù của các NH là

nắm giữ những nguện vốn kỳ hạn ngắn và đầu tư vào những tài sản có kỳ hạn dài

hem, gáy ra khe hở kỳ hạn âm. Các biện pháp phòng chống rủi ro lãi suất, đặc biệt là

các hợp đệng phái sinh nhằm, cân đối kỳ hạn hoàn vốn và kỳ hạn hoàn trả; chưa

đuợc thực hiện ở quy m ô đủ lòn để có thể thay đổi trạng thái khe hở kỳ hạn của

NHNT. Do đó, diễn biến lãi suất giảm từ cuối năm 2008 đã gây ra những thiệt hại nhất định đối giá trị ròng của NHNT.

Trong khi đó, việc lượng hóa rủi ro lãi suất còn những hạn chê. Đ o lương cmnn

xác và chủ động hạn chế mức độ rủi ro thị trường như rủi ro lãi suất hoặc r ủ i ro

thanh khoản, rủi ro tỷ giá... là vấn đề rất quan trọng trong quản lý Nhà nước đối với

hoạt động ngân hàng cũng như trong quản trị kinh doanh của từng ngân hàng.

Nhưng một vấn đề liên quan trực tiếp đến đo lường đúng mức độ rủi ro thanh khoản

và mức độ rủi ro giá cả thị trường (rủi ro lãi suất/ rủi ro tỷ giá/... ) m à đơn vị ngân

hàng phải chịu, đó là xác định đúng ngày đáo hạn được thanh toán hay phải thanh

toán của tài sản và công nợ hoặc yêu tố kỳ hạn của tài sản và công nợ cần được quy

định rõ ràng và tuân thủ nghiêm túc. Nếu yếu tố "ngày đến hạn" hoặc "ngày phải

thanh toán" của đa số tài sản, công nợ không xác định rõ ràng, không được tuân thủ

nghiêm thì không thể xác định chính xác mức độ rủi ro thanh khoản, rủi ro giá cả thị

trường...

Tiếp theo là những hạn chế về công nghệ và nhân lực. Mặc dù Vietcombank đã

xây dựng được chiến lược QTRRLS toàn diện hướng tới những tiêu chuẩn quốc tế

nhưng để hoàn thiện và vận hành hiệu quả m ô hình QTRRLS phức tạp như vậy đòi

hỏi sự đầu tư rất lớn về mặt tài chính, công nghệ cũng như nguện nhân lực trong dài

hạn. Thực tế, nhân lực và công nghệ vẫn là điểm yếu chung của các N H T M Việt

Nam. Hiện nay, NHNT vẫn chua tiếp cận nhiều với các công nghệ N H hiện đại của

thế giới; đội ngũ nhân lực vốn có tố chất tốt nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn

và chưa có cơ hội tiếp cận với những công cụ QTRR thông minh, đã được tích hợp

81

Page 89: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

và có hiệu quả cao. Vì vậy tất cả các khâu của qui trình QTRR chỉ được thực hiện với hiệu quả khiêm tốn.

2.4.3. Nguyên nhân chính

Công tác QTRRLS của Vietcombank chưa đạt hiệu quả mong muốn do những nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. về mặt khách quan, các nguyên nhân chính gồm: 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, các văn bản pháp lý về QTRRLS, đo lường và giám sát rủi ro lãi suất tại các NHTM chưa được hoàn thiện đụy đủ và đồng bộ.

Cho đến nay trong văn bản pháp luật về hoạt động NH chưa có vãn bản nào qui định cụ thể việc quản lý rủi ro, phòng ngừa, đo lường rủi ro lãi suất tại các NHTM, kể cả trong qui chế giám sát của Thanh tra NHNN cũng chưa có qui định nội dung giám sát này. Cơ quan quản lý chưa có yêu cụu cụ thể thì các NHTM chưa thể nhận thức đụy đủ về sự cụn thiết cũng như cách thức thực hiện phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Vãn bản pháp lý và những quy định pháp luật về nghiệp vụ phái sinh còn thiếu chưa đụy đủ. Hiện tại NHNN mới chỉ ban hành văn bản qui định về nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ như giao dịch kì hạn, giao dịch hoán đổi, đối với nghiệp vụ phái sinh lãi suất mới chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất (theo quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2003, và được sửa đổi bổ sung theo quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2006), chưa có văn bản pháp lý nào được ban hành để hướng dẫn các N H Í M thực hiện các nghiệp vụ phái sinh khác.

Sự không phù hợp của các văn bản pháp lý đã ban hành cũng gây ra những trở ngại trong phát triển các nghiệp vụ phái sinh lãi suất. Ví dụ như thuế đối với hoạt động hoán đổi lãi suất không được quy định rõ ràng nên khó xác định vì lãi suất thả nổi chạy liên tục theo từng kỳ ngày. Đối với hợp đồng tương lai, lãi thì bị đánh thuế, còn lỗ không được khấu trừ vào phụn thu nhập tính thuế. Điều này gây bất lợi cho tất cả các bên tham gia vào hợp đồng tương lai. ở các nước khấc, doanh thu từ sản phẩm phái sinh không phải đóng thuế, vì nó là công cụ phòng chống rủi ro của NH và doanh nghiệp chứ không phải là hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Theo nhận

82

Page 90: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

xét của TS.Nguyễn Đ ạ i Lai, Phó Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển ngân hàng thì

"quy định này sẽ có thể bóp chết các công cụ phái sinh. N ó vừa kìm hãm và vừa khó

thực hiện".

Thứ hai là sự phát triển còn hạn chế của thị trường tài chính tiền tệ trong nước

so với các nước trong khu vực và thế giới.

Hiện nay, sự phát triển của thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam còn rất

hạn chế. Thị trường tài chính Việt Nam còn kém phát triển và lạc hậu so với các

nước trong khu vực. Các công cụ thị trường còn kém phát huy tác dụng, công cụ tài

chính còn nghèo nàn về chủng loại và lạc hậu so với khu vực. Mặc dù thời gian gứn

đây thị trường tài chính đã có những bước tiến nhất định nhưng hàng hoa phái sinh

còn rất hạn chế. Bên cạnh đó thị trường liên NH ít sôi động. Các giao dịch chủ yếu ở

dạng một chiều tức là một số NH thì cung ứng vốn một số luôn đi vay vốn. Chính vì

vậy mức lãi suất ngắn hạn đưa ra chưa đủ để hình thành đường cong lãi suất để đưa

ra dự báo về lãi suất.

Thứ ba, kiến thức hiểu biết của nhiều doanh nghiệp về r ủ i ro và các biện pháp

phòng chống rủi ro, đặc biệt là các giao dịch phái sinh và còn quá nghèo nàn. M i n h

chứng cho điều này qua ví dụ: một doanh nghiệp biết rõ sẽ gặp rủ i ro lãi suất k h i

đang vay tiền với lãi suất thả nổi, trong điều kiện lãi suất giao ngay đang tăng mạnh

và biết rõ, nếu sử dụng Svvaps để chuyển sang lãi suất cố định, doanh nghiệp sẽ giảm

thiệt hại rủi ro nhưng chủ doanh nghiệp đã không dám hành động. Và thực tế này

không chỉ xảy ra tại các doanh nghiệp m à còn hiện hữu ngay trong các ngân hàng

thương mại, là nơi cung cấp dịch vụ.

Trong khi phứn lớn nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của DN là nguồn

vay nợ từ bên ngoài chủ yếu là từ NH. Đ ố i với doanh nghiệp có hợp đồng tín dụng

trung dài hạn với giá trị lớn và lãi suất cố định đối mặt với nguy có rủ i ro lãi suất là

rất lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam lại hứu như chưa quan tâm và chưa

có kiến thức về nghiệp vụ phòng chống rủi ro. Những hiểu biết về các kĩ thuật phòng

chống rủi ro lãi suất bằng các giao dịch phái sinh còn rất xa lạ. Các doanh nghiệp

không sẩn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồn kì hạn, hợp đồng hoán

đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến các khó khăn cho các N H T M V i ệ t Nam phát

triển các nghiệp vụ phái sinh.

83

Page 91: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên còn có những nguyên nhân

mang tính chủ quan.

Thứ nhất, m ô hình QTRRLS dựa trên các tiêu chuẩn QTRRLS theo yêu cầu

của Úy ban Basel mới chỉ đang được xây dựng và thực hiện ở giai đoạn đầu, chưa

theo kịp với sự phát triển của công nghệ và sự đa dạng của các nghiệp vụ, sản phẩm

dịch vụ mới. NH vẫn chưa thực sự xây dựng được hệ thộng cảnh báo sớm m à mới

chỉ quan tâm tới rủi ro trước mắt. Nói cho cùng thì cóng tác QTRRLS mới chỉ được

NH thực sự chú trọng trong khoảng 4 năm trở lại đây, một khoảng thời gian quá

ngắn so với hàng chục năm xây dựng và tích lũy của các N H quộc tế, vì vậy khó có

thể đạt được trình độ và hiệu quả cao.

Hai là, hệ thộng thông tin nói chung và hệ thộng thông tin quản lý nói riêng

vẫn chưa đảm bảo được cập nhật nhanh chóng và chính xác, điều này làm ảnh hưởng

không nhỏ đến hoạt động QTRR. Tiêu biểu là hoạt động dự báo xu hướng biến đổi

của lãi suất thị trường. Đây vẫn là một khâu yếu trong quy trình QTRRLS của

Vietcombank. Công tấc giám sát từ xa của hệ thộng QTRR chưa thực sự khách

quan, độc lập, thông tin được cung cấp chưa kịp thời.

Ba là, nhận thức về công tác QTRRLS của một bộ phận cấn bộ tác nghiệp, cán

bộ quản lý các cấp chưa đầy đủ và đúng đắn cũng là nguyên nhân dẫn tới các tồn tại trên.

Qua những phân tích trên có thể rút ra kết luận: Mặc dù là mót trong những

NHTM hàng đầu Việt Nam, xét cả về quy m ô và kết quả hoạt động kinh doanh

nhưng Vietcombank mới chỉ đạt được những kết quả bước đầu trong công tác

QTRRLS. Rủi ro lãi suất luôn là mội đe dọa thường trực với một N H có quy m ô

hoạt động kinh doanh phức tạp như Vietcombank, đặc biệt là trong bội cảnh lãi suất

thị trường biến động khó dự đoán như hiện nay. Vì vậy, dựa trên những kết quả đạt

được và kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian qua, Vietcombank cần tiếp tục

hoàn thiện quy trình QTRRLS, khắc phục những hạn chế, tăng cường phất triển và

sử dụng các công cụ phòng chộng rủi ro lãi suất, đặc biệt là các công cụ phái sinh,

góp phần quan trọng giúp NH đạt được mục tiêu kinh doanh và quan trọng hơn là

tạo nén năng lực cạnh tranh bền vững cho NH.

84

Page 92: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

C H Ư Ơ N G 3

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI N G Â N H À N G TMCP NGOẠI T H Ư Ơ N G

VIỆT NAM- VIETCOMBANK

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA VIETCMBANK TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Định hướng phát triển của Vietcombank trong thòi gian tới

Vietcombank sau khi cổ phần hóa sẽ phát triển thành một Tập đoàn đầu tư tài chính NH đa năng, áp dụng mô thức quản trấ theo thông lệ quốc tế tốt nhất với mục tiêu duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 đấnh chế tài chính hàng đầu Châu Á (không kể Nhật Bản) giai đoạn 2015-2020, có phạm vi hoạt động quốc tế.

NHTMCP Ngoại thương hiện nay hay Tập đoàn Vietcombank sau này đều đật trọng tâm là hướng về hoạt động ngân hàng tài chính là nền tảng chính. Trong lĩnh vực NHTM, bén cạnh thế mạnh truyền thống thì Vietcombank chủ trương đẩy mạnh phát triển mảng bán lẻ và coi đây là một trọng tâm trong thời gian tới vì thấ trường Việt Nam chúng ta có điều kiện để phát triển lĩnh vực này. Ngoài ra, Vietcombank còn phát triển nghiệp vụ của một NH đầu tư và NH đang xúc tiến để tới đây cho ra đời công ty chuyển tiền tại Mỹ, công ty tài chính tín dụng tiêu dùng và một vài công ty chuyên doanh khác.

Về lĩnh vục phi tài chính, Vietcombank đang nắm cổ phần chi phối tại liên doanh VCB Tower, liên doanh VCB - Bến Thành - Bonday... Tuy nhiên, dù kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào, Vietcombank vẫn luôn đấnh hướng phát triển theo hướng thận trọng, chú trọng tăng trưởng chất lượng và bền vững; phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng và phấn đấu duy trì vấ thế hàng đầu tại Việt Nam [6].

Cùng với những nhiệm vụ trên, Vietcombank đặt quyết tâm tiếp tục nâng cao năng lực điều hành và QTRR, áp dụng những thông lệ và chuẩn mực tốt nhất trong mọi lĩnh vực hoạt động; tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực;

85

Page 93: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả, ngân cao tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, dần định hình văn hóa Vietcombank.

Cùng với những mục tiêu chiến lược trên, căn cứ vào những dự báo về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế năm 2009, các Nghị quyết của Chính phủ và định hướng của NHNN năm 2009 đối vói hoạt động NH, trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh đạt được trong năm 2008, Ban Lãnh dạo NHNT xác định phương hướng và nhiệm vụ trổng tâm cho hệ thống NHNT trong năm 2009 như sau:

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu hoạt động quan trọng đã được HĐQT thông qua

Chỉ tiêu Tăng trưởng so 2008 Tỷ trổng trong tổng dư nợ

(%) (%) Tổng tích sản 11,0 Huy động vốn từ nền kinh tế 15,0

Dư nợ tín dụng 18 Dư nợ SME 24,0 Dư nợ thể nhân 10,0 Nợ xấu Dưới 3,5 Nguồn: Vietcombank - Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009. Triển

khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2009.

Các nhiệm vụ trọng tâm:

Để đạt được các chỉ tiêu kế hoạch nêu trên, Vietcombank đã đề ra những nhiệm vụ trổng tâm sau:

1. Tăng cường lợi thế trong NH bán buôn, mở rộng trong lĩnh vực NH bán lẻ và SME; phát triển hoạt động của NH đầu tư, bảo hiểm, tài chính và phi tài chính, kể cả bất động sản.

2. Xây dựng một hệ thống quản trị hữu hiệu theo chuẩn mực quốc tế nhằm huy động tối đa mổi nguồn lực nội tại cho sự phát triển bền vững của NH.

3. Tiếp tục đầu tư cho công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn yêu cầu kinh doanh, yêu cầu quản trị, đáp ưng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

4. Tiếp tục mở rộng và chuẩn hóa mạng lưới giao dịch: chi nhánh, phòng giao dịch, các kênh điện tử để phát triển kinh doanh, gia tăng khách hàng, đồng thời củng

86

Page 94: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

cố và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm khẳng định sự khác biệt đối với thương hiệu Vietcombank.

5. Từng bước hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả đối với từng mảng nghiệp vụ, sản phẩm, phòng ban, cán bộ.

3.1.2. Dự báo rủi ro lãi suất và định hướng QTRRLS trong hoạt động kinh doanh tại Vietcombank trong thểi gian tói

Dự báo năm 2009 kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái. Nhiều nước công nghiệp như Mỹ, Nhật Bản, một số nước EU có thể sẽ tăng trưởng âm. Các nền kinh tế mói nổi như Trung Quốc, ấn Độ, Nga... không thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như trước. Do vậy, mức độ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến Việt Nam trong năm 2009 còn nặng nể trẽn nhiều phương diện như xuất khẩu, kiều hối, du lịch, FDI...

Về tình hình kinh tế vĩ mõ trong nước, năm 2009 được dự báo tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 6%, lạm phát ở mức 10%. Trong bối cảnh hiện nay (3/2009), viễn cảnh tăng trưởng kém đi đang trở thành thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam thay vì lạm phát hay khả năng thanh toán quốc tế như trước đây. Để hỗ trợ tăng trưởng, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành một loạt biện pháp như cắt giảm lãi suất cơ bản, tạm hoãn thuế thua nhập cá nhân, hỗ trợ cho vay đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thểi thực hiện các nỗ lực kích cầu... Tuy nhiên, khối doanh nghiệp có thể gặp khó khăn kéo dài đến hết năm 2009. Tỷ lệ doanh nghiệp bị gián đoạn sản xuất kinh doanh, thua lỗ, thậm chí phá sản có thể gia tăng. Xuất khẩu gặp khó khăn. Điểu này sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng và khả năng huy động vốn trong nước. Trước tình hình trên, căn cứ các Nghị quyết của Chính phủ và định hướng của NHNN năm 2009 đối với hoạt động NH, và trẽn cơ sở những dữ liệu quá khứ, Vietcombank cho rằng, nhiều khả nàng, NHNN sẽ duy trì lãi suất cơ bản VND ở mức 1% hiện nay thêm một thểi gian nữa, có thể đến hết năm 2009 để đảm bảo hỗ trợ hiệu quả về tín dụng cho doanh nghiệp và ổn định tỷ giá đồng nội tệ. Sau đó lãi suất cơ bản sẽ được điểu chỉnh tăng trỏ lại vào năm 2010 ở mức 8%/nãm.

Với mức lãi suất cơ bản tương đối ổn định, mặt bằnglãi suất thị trưểng sẽ tăng trở lại vào quý 3 và quý 4 với mức tăng khoảng 0,5% - 1%/năm như trong dự báo

87

Page 95: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

trên thì nếu là chính xác, thì năm 2009 được dự báo các N H sẽ ít khả năng gập phải

những rủi ro lớn do biến động lãi suất. Tuy nhiên, tình trạng kinh tế hiện nay đang

cực kỳ biến động nên không ai có đủ dữ liệu và giả định để đưa ra dự báo m à không

có sai số. Vì vậy, Vietcombank xác định việc hoàn thiện hoạt động QTRR nói

chung và QTRRLS nói riêng sẽ tiếp tục là mối quan tâm hàng đờu của NH, đặc biệt là trong chiến lược phát triển dài hạn.

Kể từ khi tham gia trên thị trường tài chính, Vietcombank luôn nhận thức rất rõ

tờm quan trọng của hoạt động QTRR, coi dây là một trong những nội dung trọng

điểm trong quản trị doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Hoạt động QTRR

của Vietcombank được vận hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản như sau:

Đờu tiên là yếu tố con người. Vietcombank xác định đây là yếu tố quan trọng

nhất trong QTRR nên đã có bước triển khai mang tính dài hạn. Trong nhiều năm

qua, Vietcombank đã đờu tư khá lớn cho lĩnh vực nhân sự, từ khâu tuyển dụng đến

chi phí đào tạo, bồi dưỡng... Trên thực tế, chất lượng chuyên mòn và đạo đức nghề

nghiệp của nguồn nhân lực Vietcombank đang được nàng cao liên tục, đón đờu được

các yêu cờu ngày càng cao của môi trường hội nhập.

Xây dựng một qui trình QTRR nhất quán và minh bạch thông qua việc phân

định rõ trách nhiệm của các cấp tham gia QTRR, từ H Đ Q T đến Ban điều hành, cũng

như từng cán bộ tác nghiệp. Đồng thời, Vietcombank cũng xây dựng chính sách,

chiến lược QTRR và phổ biến toàn hệ thống.

Về bộ máy, định hướng chủ đạo của Vietcombank là xây dựng m ô hình QTRR

tập trung, đảm bảo tính nguyên tắc khách quan và quản lý đờy đủ các loại r ủ i ro, từ

rủi ro tín dụng, đến rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Vietcombank đã thành lập ủy

ban quản lý rủi ro làm đờu mối tập trung giúp H Đ Q T có thể quản trị toàn diện các

loại rủi ro có thể phát sinh. Ớ cấp Ban điều hành cũng có một P.TGĐ chuyên đảm

trách quản lý rủi ro.

Duy trì bộ máy QTRR vận hành một cách hiệu quả, thông qua việc thiết lập các

quy trình rõ ràng, các hạn mức, giới hạn rủi ro theo từng khách hàng và theo ngành/lĩnh

vực... Các cơ chế này giúp đảm bảo mọi lĩnh vực phát triển của Vietcombank, từ kinh

doanh, công nghệ đến đờu tư đều nằm trong khả năng quản lý.

88

Page 96: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Bén cạnh đó, Vietcombank thiết lập hệ thống bộ máy kiểm tra, kiểm soát độc lập tiến hành đánh giá thường xuyên mức độ rủi ro. Thời gian qua, bộ phận này tiếp tục được tăng cường theo hướng chuẩn mực quốc tế qua việc thảnh lập bộ phận Kiểm soát nội bộ. Hỗ trợ cho quản lý và giám sát rủi ro là hệ thống thông tin, đo lường rủi ro, cơ chế báo cáo kởp thời đến người có thẩm quyền... có khả năng nắm bắt kởp thòi diễn biến rủi ro trên thở trường. Thực tế, thông tin quản lý của Vietcombaak được thực hiện online toàn hệ thống, đảm bảo cho Hội sở chính theo sát các diễn biến của từng chi nhánh, thông tin của từng khách hàng.

Thời gian tói đây Vietcombank sẽ tập trung hoàn thiện hoạt động QTRR để đảm bảo phát triển bền vững. Cụ thể, "NH tiếp tục theo dõi chặt chẽ diên biến và dự báo về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới để chủ động ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra như đã nêu trong Chi thở 06/2008/CT-NHNN ngày 31/12/2008 của NHNN. Vietcombank cần phải tận dụng kinh nghiệm thời gian qua và cơ hội thở trường thời gian tới để hoàn thiện hoạt động QTRR. Trước mắt, cần hoàn thiện cơ cấu quản trở rủi ro thở trường (trong đó lưu ý xây dựng cơ chế quản trở rủi ro cùa tài sản gửi ở nước ngoài) và hình thành cơ cấu quản trở rủi ro hoạt động. Nhanh chóng đưa vào áp dụng các công cụ/mô hình tiến tiến về QTRR, nhất là các biện pháp phòng chống rủi ro lãi suất, tỷ giá, ngoại hối cho cả NHNT và khách hàng"[5].

3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VIETCOMBANK

Như chúng ta đã biết, hiệu quả kinh doanh của NHTM tùy thuộc vào nâng lực quản tri rủi ro của nó, đặc biệt là với một NHTM có quy mô hoạt động kinh doanh lớn và phức tạp như Vietcombank. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thở trường tài chính và nền công nghiệp dởch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, biến động lãi suất ngày càng khó dự báo đang đòi hỏi Vietcombank nói riêng và ngành NH nói chung phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực QTRR, đặc biệt là QTRRLS trong từng hoạt động dởch vụ.

Vậy, những giải phấp nào được coi là hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế nêu ở trên, từng bước nâng cao năng lực QTRRLS cho Vietcombank?

89

Page 97: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

3.2.1. Nhóm giải pháp đôi với ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Thứ nhất, tiếp tạc thực hiện phương pháp quẩn lý hoạt động NH: chiến lược

quản lý hỗn hợp (quản lý Tài sản - Nợ).

Hiện nay có ba chiến lược quản trị là quản lý tài sản (Asset Management), quản lý nợ (Liabilities Management) và quản lý hỗn hợp. Trong ba chiến lược này thì quản lý hỗn hợp được áp dụng phổ biến hiện nay vì đã hạn chế đuợc những nhược điểm của hai chiến lược đầu và phù hợp với diễn biến lãi suất khó lường và rủi ro ngày càng lớn trong hoạt đậng NH.

Quản lý hỗn hợp có những điểm chính sau: 1. Để đạt được những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, hoạt đậng quản lý

NH cần chú trọng kiểm soát qui mô, cấu trúc chi phí và thu nhập của cả hai bên tài sản và nguồn vốn.

2. Quản lý tài sản và nguồn vốn phải được kết hợp hài hòa sao cho hoạt đậng quản lý trong nậi bậ NH thực sự là mật quá trình thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau. Sự phối hợp hiệu quả sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời giúp kiểm soát chặt chẽ rủi ro mà NH phải đối mặt.

3. Thu nhập và chi phí có thể phát sinh từ cả hai phía của Bảng cân đối. Do vậy, chính sách của NH cần được điều chỉnh phù hợp nhằm tối đa hóa thu nhập, tối thiểu hóa chi phí trong mọi hoạt đậng của NH dù hoạt đậng đó xuất phát từ tài sản hay nguồn vốn.

Xu hướng các NH hiện đại đều áp dụng mô hình quản lý lãi suất hỗn hợp, do mô hình này đã dung hòa được những chiến lược truyền thống ra đời trước đó. Vì vậy NHNT nên tiếp tục áp dụng phương pháp quản lý hỗn hợp trong quản lý lãi suất.

Thứ hai, tiếp tục nâng cao năng lực tài chính cho toàn hệ thống: Tăng vốn tự có, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Basel li, luôn duy trì mức vốn dự trữ tối thiểu tương xứng với mức đậ rủi ro đã được chấp nhận; lựa chọn các đối tác chiến lược là các định chế tài chính danh tiếng trên thế giới.

Thứ ba, nhanh chóng hoàn thiện mô hình QTRRLS từ những ứng dụng nguyên tắc Basel l i về quản lý rủi ro lãi suất, tập trung nỗ lực vào những vấn để cần thiết và đạt hiệu quả cao nhất. Để thực hiện được điều này, trước hết Hậi đồng quản tri phải thược hiện phê duyệt định kỳ chính sách QTRRLS, xem xét rủi ro lãi suất và

90

Page 98: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của NH. BGĐ có trách nhiệm thực thi các định hướng này, phát triển các chính sách, thủ tục và có các bước đi cần thiết để theo dõi, kiểm soát rủi ro có phù hợp với hạn mức đã được thông qua hay không. Đối với ủy ban quản lý rủi ro ALCO (Asset - Liabilities Committee) chịu trách nhiệm quản trị rủi ro thị trường, bao gồm rủi ro lãi suẩt, cần đảm bảo rằng có sự phân chia nhiệm vụ phù hợp đối với các khâu chính của quy trình QTRRLS để tránh những xung đột tiềm ẩn về mặt lợi ích; ủy ban chịu trách nhiệm xây dựng và thi hành các phương pháp lượng hóa, theo dõi và kiểm soát rủi ro lãi suẩt dộc lập với các bộ phận chức năng khác của NH và báo cáo những nhận định về rủi ro trực tiếp lên BGĐ.

Thứ tư, nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng

các còng cụ đo lường rủi ro mới, đảm bảo tính chính xác cao. Hệ thống lượng hóa rủi ro lãi suẩt võ cùng cần thiết và quan trọng đối với một NH có qui mô lớn như Vietcombank. Với các giả định cơ bản và mức độ rủi ro mà NH có thể chẩp nhận được BGĐ và úy ban quản trị rủi ro thông qua, công cụ lượng hóa sẽ tổng hợp tẩt cả những nguồn phát sinh rủi ro lãi suẩt, và đánh giá những tác động có thể đối với lợi nhuận, nguồn vốn của NH; trên cơ sở hợp lý với quy mô hoạt động của NH. NH cần xác định và quản lý rủi ro lãi suẩt trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm nghiệp vụ mới cần phải được kiểm soát chặt chẽ trước khi đưa vào thực hiện, nhít định chỉ chẩp nhận những rủi ro cho phép phù hợp với từng nghiệp vụ. Tẩt cả các sản phẩm, dịch vụ mà NH đang cung cẩp cũng như bẩt kỳ sản phẩm mới nào cũng cần phải trải qua một quy trình đánh giá chính thức xem liệu sản phẩm đó có phù hợp với chiến lược và mức độ rủi ro mà NH chẩp nhận hay không. Hiện tại, Vietcombank đang sử dụng chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suẩt để ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suẩt. Kỹ thuật quản lý khe hở yêu cẩu NH phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh lợi của NH, từ đó duy trì sự cán đối giữa tài sản nhạy cảm lãi suẩt và nợ nhạy cảm lãi suẩt. Muốn vậy, bộ phận kế toán phải liên tục cập nhật cung cẩp số liệu theo yêu cầu của ủy ban ALCO chịu trách nhiệm quản lý rủi ro lãi suẩt. Hơn nữa, trong điều kiện lãi suẩt tăng cao kỷ lục như trong năm qua thì Vietcombank nên bắt đầu xác định khe hở kỳ hạn ngay từ bây giờ. Việc thực hiện chương trình quản lý khe hở kỳ

91

Page 99: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

hạn yêu cẩu rất nhiều thời gian và hệ thông trao đổi thông tin toàn diện. Khi tất cả báo cáo khe hở từ các chi nhánh được thu thập, tổng hợp và phân tích, thông tin mới được đưa ra.

Đồng thời, NH cần củng cố cơ sở hạ tầng công nghệ đảm bảo đủ khả năng xắ lý, cập nhật dữ liệu. về mặt này, Vietcombank nên tập trung đẩu tư hiện đại hóa nền tảng công nghệ NH theo hướng đi tắt đón đầu. Lựa chọn những cõng nghệ tiên tiến, có tính bảo mật cao, phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của Vietcombank thông qua việc hợp tác chuyển giao công nghệ, từ đó cho phép NH cung cấp được nhũng sản phẩm dịch vụ đa dạng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng mà vẫn đảm bảo hiệu quả QTRRLS.

Thứ năm là xây dựng hệ thống thông tín và phán tích thông tin toàn diện,

minh bạch và cập nhật mọi thay đổi cho các bên liền quan. Việc này sẽ giúp giảm tác động khi xảy ra rủi ro. Đồng thời, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong mô hình QTRRLS.

Thứ sáu, phát triển hoạt động dụ báo xu hướng biến đổi của lãi suất thị

trường. Hoạt động dự báo lãi suất là kháu rất quan trọng trong nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, hoạt động bộ phận này vẫn là một trong những yếu điểm của Vietcombank trong công tác QTRRLS.

NHNT một mặt dựa trên các định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, các mức lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu; mặt khác phải cân cứ vào những phân tích dự báo của riêng NH để có thể đưa ra được mức lãi suất cạnh tranh, phù hợp với từng hoạt động kinh doanh, từng đối tượng khách hàng, đảm bảo đồng thời cả yếu tố lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Muốn vậy, đầu tiên, Vietcombank, cần tiến hành nghiên cứu phân tích ngành, thành phần kinh tế để đưa ra những định hướng cho hoạt động kinh doanh chung; đổng thời làm cơ sở dự báo rủi ro NH có thể phải đối mặt trong tương lai. Kế tiếp, áp dụng các mô hình dự báo lãi suất hiện đại dựa trên các dữ liệu quá khứ và các tham số của điều kiện kinh tế mới đối với từng ngành cụ thể. Tuy nhiên để làm được điều này lại không hề đơn giản, nó đòi hỏi có sự tổng hợp thông tin toàn diện, hệ thống thông tin hiện đại và các nhà chuyên môn có kinh nghiệm chuyên sâu về từng ngành nghiên cứu, am hiểu các yếu tố tác động

92

Page 100: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

đến sự vận động của lãi suất, có khả năng phán đoán và tư duy cao. Do vậy, trong

tương lai gần giải pháp cho Vietcombank có thể là thuê tư vấn hỗ trợ bèn ngoài.

Nhưng trong chiến lược phát triển dài hạn thì Vietcombank nên có bộ phận phân

tích dự báo chuyên nghiệp riêng.

Khi phân tích được diễn biến lãi suất, NH sẽ có cái nhìn chính xác về xu hướng

biến động lãi suất để từ đó xây dựng cơ cấu tài sản của mình một cách hợp lí đồng

thòi có thể sổ dụng các công cụ phái sinh để hạn chế những tổn thất rủi ro lãi suất

NH gặp phải.

Thứ bảy, dẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây

dựng được hệ thống kiểm soát nội bộ toàn diện, đủ khả năng kiểm soát tất cả các

khâu của quy trình QTRRLS. Từ đó tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất

ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.

Muốn vậy, hệ thống nên thường xuyên tiến hành tổng hợp những đánh giá độc lập

về tính hiệu quả của hệ thống. Những kết quả đánh giá này sẽ có giá trị hiệu lức đối

với cấc cơ quan giám sát liên quan.

Khi xây dựng chiến lược hoạt động cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh

tế vĩ mó, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ nói chung, thị trường vốn nói

riêng, trong đó có tính đến tình hình quốc tế. Chỉ chấp nhận các loại rủi ro cho phép

đối với từng nghiệp vụ sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh luật

pháp và kinh tế. K h i quyết định thực hiện các nghiệp vụ, cần phân chia phù hợp

nguồn vốn của ngân hàng với mức độ rủ i ro cho phép.

Thứ tám, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiêu

chuẩn hóa, nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý rủi ro. Cụ thể, cần phải xây

dựng dội ngũ cán bộ quản lý rủi ro có kiến thức, kinh nghiệm và khả năng nhạy bén

nhận biết, phán tích các rủi ro tiềm ẩn. Ngân hàng có thể xây dựng một hệ tiêu

chuẩn đối với cán bộ rủi ro như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế... Những

yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro có đủ trình độ, kinh nghiệm

thực tế để xổ lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng họp lý trong quá trình

phân tích, theo dõi và giám sát tín dụng. Đồng thời, cần nâng cao tính chuyên

nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng

nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả

93

Page 101: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận. Muốn vậy, theo kinh nghiệm của nhiều NH nước ngoài thì NH nên thực hiện quản trị rủi ro gắn với trách

nhiệm cá nhân. Ví dụ trong hoạt động kinh doanh nguồn vốn, các giao dịch viên -

những người chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch mua bán trong phạm vi hạn

mểc đã được thiết lập, sẽ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo của mình về việc thực hiện

chính sách giao dịch và việc tuân thủ các quy tắc và hạn mểc đã đặt ra. Còn phòng

kiểm soát rủi ro chịu trách nhiệm thực hiện những hoạt động như tính toán các m ô

hình rủi ro, lợ i nhuận và kiểm tra các trạng thái giao dịch. Phòng kiểm soát rủi ro

cũng phải có các "tầng " báo cáo riêng để đảm bảo các giao dịch viên không tác

động đến các tính toán và việc thực hiện các chểc năng khác của bộ phận kiểm soát.

Phương thểc này là chuẩn mục tố i thiểu có thể chấp nhận được để thiết lập một cơ

cấu tổ chểc và một loạt các nấc kiểm tra chéo nhằm đảm bảo quyền hạn không bị l ợ i

dụng và thông tin quản lý được chuyển tới những người cần.

Ngoài ra, trong thời gian tới, Vietcombank nên tiếp tục thực hiện đồng thời các

giải pháp phòng chống rủi ro lãi suất, duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất, khe hở kỳ hạn mục tiêu. Các giải pháp cụ thể bao gồm:

Trước hết, phải duy trì sự cân đối các khoản nhạy cảm với lãi suất bên tài sản nợ với tài sản có.

Đồng thời, tiếp tục sử dụng một chính sách lãi suất linh hoạt, đặc biệt đối với

những khoản vay lớn, thời hạn trung hạn và dài hạn cần tìm kiếm nguồn vốn tương

xểng, hoặc thực hiện cơ chế lãi suất thả nổi hợp lý.

Cuối cùng, tâng cường sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để hạn chế r ủ i

ro lãi suất, như sử dụng các nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất, nghiệp vụ kỳ hạn về tiền

gửi, nghiệp vụ kỳ hạn về lãi suất tiền vay, thực hiện hợp đồng tương lai do không

cân xểng tài sản nợ và tài sản có; thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, quyền lựa

chọn lãi suất.

3.2.2. Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước

Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động QTRRLS của Vietcombank nói riêng và

của hệ thống N H T M nói chung, N H N N nên thực hiện các giải pháp sau:

94

Page 102: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống thể chế và pháp luật. Ngân hàng Trung ương nên nhanh chóng hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế; xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng, tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế...

Thứ hai, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo

hướng nâng cao chất lượng hệ thống cảnh báo sớm, quy định tỷ lệ vê vốn ngắn

hạn được sử dờng dể cho vay trung và dài hạn. Quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hay vốn tự có tối thiểu phải có để sẵn sàng bù đắp rủi ro trong điều kiện hoữt động kinh doanh bình thường. Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 03/2007/QĐ- NHNN thì: "Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có "rủi ro". ủy ban Basel về giám sát ngàn hàng (BIS) đã đưa ra khung quy định Basel l i vẻ đảm bảo an toàn hoữt động ngân hàng với 3 trụ cột là: i/Vốn tối thiểu; ii/Quy định về quy trình, đánh giá, giám sát; i i i / Nguyên tắc minh bữch, tăng cường công bố thông tin.

Như vậy, đo lường chính xác và chủ động hữn chế mức độ rủi ro thị trường như rủi ro lãi suất hoặc rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá... là vấn đề rất quan trọng trong quản lý Nhà nước đối với hoữt động ngân hàng cũng như trong quản trị kinh doanh của từng NH. Nhưng một vấn đề liên quan trực tiếp đến đo lường đúng mức độ rủi ro thanh khoản và mức độ rủi ro giá cả thị trường (rủi ro lãi suất/ rủi ro tỷ giá/...) mà đơn vị NH phải chịu, đó là xác định đúng ngày đáo hữn được thanh toán hay phải thanh toán của tài sản và công nợ hoặc yếu tố kỳ hữn của tài sản và công nợ cần được quy định rõ ràng và tuân thủ nghiêm túc. NẾU yếu tố "ngày đến hữn" hoặc

"ngày phải thanh toán" của đa số tài sản, công nợ không xác định rõ ràng, không được tuân thủ nghiêm thì không thể xác định chính xác mức độ rủi ro thanh khoản rủi ro giá cả thị trường...

Thứ ba, đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại hệ thống ngăn hàng, cổ phần hoa

gắn liền với niêm yết trên thị trường chứng khoán. Lên sàn chứng khoán, các NH sẽ xây dựng được một hệ thống quản trị rủi ro toàn diện và vững mữnh.

Thứ tư, quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động cửa các NHTM đảm bảo tính

an toàn của hệ thống. Tiếp tục rà soát lữi hệ thống cơ chế, chính sách trong hoữt động NH để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với các cam kết hội nhập. Xây dựng và

95

Page 103: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

ban hành các quy định, quy trình nghiệp vụ; các chuẩn mực về vốn, tài sản nợ có, trích lập dự phòng rủi ro, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các chuẩn mực kiểm

toán, kế toán trong lĩnh vực NH phù hợp với thông lệ quốc tế.

Điều quan trọng nhất trong quản lý rủi ro của thị trường tài chính là sự liên kết

giũa Chính phủ với các tử chức tài chính, ngân hàng. Khi liên kết với nhau, NH sẽ

dễ dàng hem trong việc dự báo và xử lý rủ i ro trong thời gian sớm nhất. Đồng thời,

xây dựng hệ thống quản lý thị trường tài chính một cách chặt chẽ cũng là yếu tố

quan trọng trong quản lý rủi ro.

Thứ năm, giải pháp phát triển sử dụng các công cụ phái sinh.

Lợi ích của các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất đã được

khẳng định. Hơn nữa, theo kiến nghị của các chuyên gia, các công cụ tài chính mới

đặc biệt là công cụ tài chính phái sinh không chỉ cho phép các NH phòng ngừa rủi

ro m à còn là một trong những dịch vụ có tỉ lệ sinh lờ i cao nhất. Tuy nhiên, nếu sử

dụng sai mục đích và không được giấm sát chặt chẽ, các công cụ phái sinh, từ chỗ là

công cụ phòng chống r ủ i ro sẽ mang đến những mẫm hoa khôn lường cho nền kinh

tế. Vậy NHNN nên hành động như thế nào để triển khai phát triển thị trường các

công cụ tài chính phái sinh, cụ thể là công cụ phái sinh lãi suất một cách bền vững?

/. Yêu cẩu về vốn và thế chấp trong giao dịch công cụ tài chính phới sinh

Kể từ vụ sụp đử của công ty Enron, các nhà kinh tế đã bắt đáu thảo luận để đật

ra những qui định về thế chấp tài sản trên các hợp đồng phái sinh. K h i một công ty

có những khó khăn về mặt tài chính hoặc thậm chí đang còn hoạt động rất tốt vẫn

phải đưa ra những khoản thế chấp hay các mức duy trì đặt cọc cao để chắc chắn

công công ty sẽ tuân thủ hợp đồng mỗi khi có những biến động cao trong giá. Mức

duy trì có thể là một khoản tối thiểu m à khi tài khoản ký quỹ giảm xuống một mức

nào đó, thì cách tham gia hợp đửng bử sung vào.

Trong điều kiện Việt Nam, mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì ắt phải là rất

cao, có thể lên tới 3 0 % hợp đửng (so với mức 5 % trên các thị trường thế giới). Đ ố i

với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn,

mặc dù họ chỉ là những ngân hàng hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào

các giao dịch phái sinh. Yêu cầu về vốn rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống

96

Page 104: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

các ngân hàng Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận

rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới.

2. Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế

Yêu cầu này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống N H T M trong nước không

được gánh chồu những rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn.

Các ngân hàng chỉ là trung gian, đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau

đó đem bán lại trên thồ trường thế giới. Quy đồnh này được áp dụng trong hầu hết

các nứơc phất triển, nhưng trong điều kiện Việt Nam chúng ta bắt buộc các ngân

hàng về các giao dồch này còn hạn chế nhiều, đó là chưa kể đến những yếu kém về

vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại. Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét và khẩn trương tham gia vào các thoa thuận

giao dồch hoán đổi theo quy đồnh quốc tế thì mới có đủ điểu kiện có thể tham gia ký

các hợp đồng tái bảo hiểm từ các giao dồch phái sinh trong nước.

3. Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cá các định chế triển khai các hợp

đồng phái sinh.

M ờ cửa thồ trường các công cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến

hiện nay là Chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói "thí

điểm" hiện nay là một căn bệnh của các cơ quan hoạch đồnh chính sách. Trong

những trường hợp như thế, giá trồ hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc

quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn sẽ cao hơn trên thồ trường thế giói. Tất cả

những bóp méo giá trồ các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh

chồu. Tác dụng ngược của các độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phòng

ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các

nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả

rất cao với hy vọng gỡ gạc lại bằng cách hy vọng đầu cơ trên những thồ trường bất

đầu cơ trên không khí bất ổn của giá cả thồ trường. Chính vì thế m à cần xem xét để

tạo ra một thồ trường tự do, để các đồnh chế tài chính có đủ các điều kiện có thể cung

cấp các sản phẩm phái sinh. Và dĩ nhiên đi liền với đó là thiết lập khung quản lý

chung cho các đồnh chế này.

97

Page 105: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

4. Yêu cẩu vê đăng ký và lập các Báo cáo tài chính

Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả thành

viên tham gia thị trường. Tất cả các thành viên tham gia thị trường phái sinh phải

hiểu hết về nhau trước khi tiến hành các giao dịch với nhau Chẳng hạn như một NH

Việt Nam đồng ý thực hiện một hợp đồng tương lai 1000 lượng vàng với người mua

tương lai. Trong trường hợp này người mua tương lai cừn phải có những thông t i n

rằng hiện nay NH Việt Nam hiện đang ký quỹ là bao nhiêu tại một NH nước ngoài

để mua vàng thế giới bán lại cho ngươi từ trong nước. Nói cách khác, trong giao

dịch này ai cũng phải có thông tin lẫn nhau, để cuộc chơi tăng thêm phừn minh bạch và có lợi cho thị trường giao dịch.

5. Hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng cao tính thanh

khoán của sản phẩm phái sinh.

Hiện nay, các công cụ phái sinh chưa có thị trường giao dịch chính. Các hợp

đồng kỳ hạn và tương lai phải giao dịch trên có sàn nước ngoài như London hay

NevvYork. Còn lại là giao địch qua quừy, nhiều bất lợi đối với tính thanh khoản cũng

như các loại rủi ro tín dụng. Các hợp đồng quyền chọn và hoán đổi được giao dịch

trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ. Nói chung, hiện tại chúng vẫn còn

thiếu nhiều cơ chế tạo ra các hành lang đảm bảo các hoạt động được trôi chảy. Tuy

nhiên, đi đôi với việc phát triển thị trường là việc nâng cao chất lượng hàng hoa cho

thị trường. Hàng hoa ở đây chính là các công cụ tài chính phái sinh, từ các công cụ

thuừn nhất tới các công cụ lai tạp. Và vấn đề không chỉ nằm ở chỗ đa dạng hoa các

sản phẩm, đáp ứng các nhu cừu của thị trường. Cừn chú ý tới chất lượng hàng hoa. ồ

đây, chính là tính hợp pháp, tính thanh khoản, khả năng thích ứng với các loại rủi ro

của các công cụ tài chính phái sinh. Do vậy cừn hoàn thiện các đặc trưng kỹ thuật

của các công cụ tài chính phái sinh, đáp ứng nhu cừu và mức độ phát triển của thị

trường. Song song với việc triển khai các công cụ tài chính phái sinh thuừn nhất, nên

có những tiếp cận đối với các sản phẩm lai tạp. Các sản phẩm quản trị rủi ro lãi suất,

tỷ giá, giá cả và cả rủi ro tín dụng đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Thời gian

tói sẽ vẫn tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng của thị trường tài sản cơ cở . Từ đó,

sẽ là cơ sở có thể định giá các sản phẩm phái sinh hiệu quả nhất.

98

Page 106: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Trên đây là một số giải pháp mang tính vĩ mô. Đó là những công việc m à nhà

nước, chính phủ và cấc cơ quan liên quan cần có kế hoạch triển khai. Tuy nhiên, đê

thị trường ngày càng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả thì cần những nỗ lực

của tất cả các chủ thể kinh tế, các DN, các tổ chẩc tín dụng ngân hàng, những chủ

thể cung cấp và sử dụng sản phẩm phái sinh. Và vấn đề cốt lõi chính là nhận thẩc

của chính các chủ thể tham gia trực tiếp chẩ không phải là các chủ thể quản lý.

3.3. KIÊN NGHỊ

Đ ể tăng cuông thục hiện hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu quả, giúp

khối Ngân hàng nàng cao năng lực cạnh tranh, NHNN và Chính phủ phải tạo ra một

môi trường kinh doanh, hành lang pháp lý cho hoạt động phòng ngừa rủi ro. Vì vậy,

xin đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ như sau.

3.3.1. Kiên nghị với NHNN

NHNN nên can thiệp vào nền kinh tế và hệ thống NH thông qua chính sách tài

chính là chủ yếu, không nên can thiệp quá sâu vào hệ thống NH. NHNN tạo ra môi

trường cạnh tranh lành mạnh giữa các N H nói chung và giữa các NHTMCP và N H

quốc doanh.

NHNN cán cho phép các N H được sử dụng các công cụ hiện đại như các hợp

đồng kì hạn, tương lai về lãi suất chẩ không chỉ dừng lại ở công cụ hoán đổi lãi suất.

NHNN nên ban hành qui định cụ thể để tạo hành lang pháp lý cho các N H được

thực hiện các nghiệp vụ phái sinh.

NHNN đưa ra các chuẩn mực để phân loại tài sản và nguồn nhạy cảm của NH,

cũng như đưa ra chuẩn mực đánh giá rủi ro lãi suất cho toàn hệ thống NH. Dựa trên

chuẩn mực này các NHTM sẽ dễ dàng phân loại tài sản của mình theo tính chất

nhạy cảm với lãi suất vì việc xếp tài sản nào vào loại nhạy cảm với lãi suất là không

hề đơn giản. Chẳng hạn như đối với tiền gửi không kì hạn có ý kiến cho rằng nó

thuộc loại nhạy cảm lại có ý kiến cho rằng nó không nhạy cảm với lãi suất. N H N N

cẩn thiết phải giải quyết được những bất đồng quan điểm này để các N H T M lượng

hoa chính xác được rủi ro lãi suất và có biện pháp phòng ngừa hợp lý.Bèn cạnh đó

99

Page 107: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

điều này cung rất thuận lợi cho NHNN trong quản lý vĩ m ô đối với hoạt động các NHTM.

NHNN cần thúc đẩy quá trình hiện đại hoa hệ thống NH, cũng như tổ chức các

chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ NH trên toàn hệ thống về các công cụ phái

sinh, cũng như phương pháp lượng hoa rừi ro lai suất, thức tỉnh các N H T M về tầm

quan trọng cừa hoạt động phòng ngừa rừi ro lãi suất trong bối cảnh hiện nay.

3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ

Chính phừ phải thành lập một ban nghiên cứu diễn biến lãi suất thị trường, đưa

ra những dự báo về lãi suất từ đó các NHTM có biện phấp điều chỉnh hoạt động cừa

mình cho phù hợp, hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất do rừi ro lãi suất gây ra. Dự

báo lãi suất là việc không hề đơn giản, việc lập ra một ban chuyên nghiên cứu lãi

suất là vô cùng cần thiết. Lãi suất không chỉ có ý nghĩa với hoạt động NH m à có ý

nghĩa đối với các nhà đầu tư để ra quyết định đầu tư. Dự báo lãi suất có tác dụng

thực tiễn lớn đối với tất cả chừ thể tham gia thị trường nhu:

+ Một công ty đang quan tâm đến việc giảm chi phí vay tiền dài hạn, nếu lãi

suất được dự báo tăng vào năm sau thì công ty này có thể phát hành một đạt trái

phiếu dài hạn để tài trợ cho các trái phiếu đang chờ thu hồi lãi suất cao hơn.

+ N H dựa vào những dự báo lãi suất để cho vay và đầu tư quĩ. Nếu lãi suất

được dự báo là sẽ giảm thì N H có thể phát hành chứng khoán dài hạn từ nguồn phát

hành tiền gửi ngắn hạn.

Mặc dù các NH đểu có tiểu ban nghiên cứu diễn biến lãi suất thị trường. Tuy

nhiên, do nhiều hạn chế như qui mô, trình độ nên rất cần sự hỗ trợ cừa Nhà nước

trong hoạt động dự báo lãi suất

Chính phừ phải có những biện pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính

nhất là thị trường chứng khoán. Sự phát triển thị trường chứng khoán là cơ sở dể các

NH thực hiện các nghiệp vụ tài chính phái sinh trong hoạt động phòng ngừa rừi ro

lãi suất.

Chính phừ có chính sách đầu tư hợp lý, hiệu quả, tránh tình trạng phải bù đắp

bội chi ngân sách gây ra những biến động trong lãi suất không theo dự báo cừa các

NH, dẫn đến các N H phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ lãi suất.

100

Page 108: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

Chính phủ kết hợp với NHNN cùng các bộ ngành có liên quan tổ chức những

chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ đối vối cán bộ nhân viên các doanh nghiệp vụ

phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Nhìn chung, khi thực hiện đồng thịi những giải pháp phân tích trong chương 3

này, Vietcombank hoàn toàn có thể đẩy nhanh hoàn thiện chương trình QTRR và

thực hiện QTRRLS hiệu quả hơn. Khi m à Vietcombank đã định hướng chiến lược

QTRRLS thì những kiến nghị đặt với NHNN và Chính phủ nhằm tạo điều kiện về

môi trưịng pháp lý cũng như môi trưịng kinh doanh để ngân hàng có thể thực hiện

chiến lược QTRR, đạt được mục tiêu đề ra.

l o i

Page 109: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

KẾT LUẬN Sau khi nghiên cứu đề tài có thể rút ra một số kết luận sau đây: Một trong những loại hình rủi ro lớn nhất m à NH thường xuyên phải đối mặt là

rủi ro lãi suất. Các NH riêng lẻ không thể kiểm soát được lãi suất thị trường bầi lãi suất dược quyết định bầi các lực lượng nằm ngoài tầm kiểm soát của NH. Một nhà quản lý NH nhất định phải biết đối phó với những biến động trong lãi suất thị trường nhằm kiểm soát và bảo vệ thu từ lãi, chi phí trả lãi, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và giá trị ròng của NH.

Một trong những công cụ phổ biến nhất ngày nay phục vụ hoạt động quản lý rủi ro lãi suất là Quản lý khe hầ nhạy cảm lãi suất (Interest-Sensitive GAP Management). Kỹ thuật này tập trung vào việc bảo vệ hoặc tối đa hóa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NH. Tuy nhiên, kỹ thuật này có nhiều hạn chế không nhỏ: Sự lựa chọn các khoảng thời gian để phân tích hoàn toàn mang tính chủ quan trong khi lãi suất thị trường lại thay đổi với những tốc độ khác nhau. Hơn nữa, kỹ thuật này không bảo vệ được giá trị ròng của NH. Đ ể làm được việc đó, NH phải sử dụng các kỹ thuật khấc: Phân tích khe hầ kỳ hạn. Với những diễn biến thị trường mới, Vietcombank nên nhanh chóng áp dụng kỹ thuật này.

Vietcombank đã chủ động sử dụng các công cụ khác nhau để phòng chống rủi ro lãi suất. Nhìn chung trong quá trình áp dụng các biện pháp đã cho thấy:

- Chính sách lãi suất linh hoạt, lãi suất thả nổi tỏ ra rất hiệu quả trong bối cảnh lãi suất biến động liên tục và khó dự đoán. Hơn nữa, thục hiện cấc biện pháp chính sách này tương đối đơn giản và được sự hưầng ứng của thị trường.

- Ư u điểm và lợi ích của các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa r ủ i ro lãi suất là không thể phủ nhận. Tuy nhiên với khung pháp lý còn thiếu và chưa phù hợp và những quy định hạn chế của NHNN thì việc áp dụng các công cụ này còn hạn chế. Mặt khấc, với kinh nghiệm non nớt của NHNT trên thị trường các công cụ tài chính phái sinh thì cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm từ phía các N H lớn trên thế giới, rất thận trọng trong quá trình sử dụng các công cụ này cũng như phát triển ứng dụng, tạo ra các công cụ tài chính phái sinh mới, phức tạp hơn. Hiện tại, hoán đổi lãi suất là hợp đổng phái sinh có doanh số giao dịch cao nhất của Vietcombank và cũng mang lại hiệu quả phòng ngừa rủ i ro lãi suất lớn nhất.

102

Page 110: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

vế các biện pháp, đề xuất tăng cường QTRRLS tại Vietcombank và với các ngân hàng trong nước nói chung, Chính phủ và NHNN nên đặc biệt chú trọng đồng thời các biện pháp sau:

- Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện khung pháp lý và hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) tạo điều kiện triển khai mạnh hơn nữa trên thổ trường tiền tệ các nghiệp vụ như repo đảo ngược, íurture, option... Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện m ô hình tổ chức bộ mấy thanh tra, hệ thống giám sát Ngàn hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sất hiệu quả

họat động Ngân hàng của ủ y ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra, giấm sát.

- Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống Ngân hàng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoa các NHTMNN đồng thời gắn liền vối việc niêm yết cổ phiếu trên thổ trường chứng khoán để phân tán rủi ro và đổi mới cơ cấu sản phẩm dổch vụ

Vói riêng Vietcombank nên đặt trọng tâm vào các giải pháp sau: - Hoàn thiện quy trình QTRRLS theo chuẩn thông lệ quốc tế, tích cực áp dụng

các khuyến nghổ của Basel về giám sát NH. Đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện cụ thể của N H trong hoạt động đo lường, kiểm soát rủi ro.

- Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ vói mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của Ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.

- Nâng cao năng lực, chất lượng chuyên nghiệp của cán bộ QTRR . Tóm lại, bối cảnh kinh tế hiện nay có rất nhiều yếu tố làm gia tăng rủi ro lãi

suất trong hoạt động kinh doanh NH, do vậy việc áp dụng và hoàn thiện quy trình

QTRRLS , đặc biệt là các biện pháp phòng chống rủi ro đối với Vietcombank nói

riêng và các NH nói chung trở nên cấp thiết và đòi hỏi sự tham giơ phối hợp của

các cấp có thẩm quyền liên quan.

103

Page 111: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê. 2. Nguyễn Huy Hoàng (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. 3. Ngàn hàng TMCP Ngoại thương Việt nam, Báo cáo thường niên 2006, 2007, 2008 4. TS. Tỏ Kim Ngọc (2005), Giáo trình Lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 5. Tài liệu Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008; triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2009. 6. Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề, ngày 18/11/2005. 7. Thông tin NHNT; Số 177, tháng 4 năm 2008. 8. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê. (http://www.sbv.gov. vn/vn/home/tintapchi.isp?tin=l 88)

Tiếng Anh

9. Basel committee ôn Banking Supervision- Bank for International Settlement.

10. Basel committee ôn Banking Supervision (July 2004), Principles for the

management and supervision of Interest rate Risk

li. Joel Bessis, Risk Management in Banking

12. Hurt Mr Carty (1986), Managerial Economics with application, tr.421.

13. Frank Knight (1921), Risk, Uncertainty and proíĩt, Boston and New York, tr.233

14. PETER S.ROSE (2005, 5" edition), COMMERCIAL BANK MANAGEMENT

15. Allan H.Willett (1951), The Economic Theory of Risk and Insurance -

Philadelphia: University of Pennsylvania Press.

Internet

lổ. http://www.bis.org/

104

Page 112: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH

17. www.chinhphu.vn

18. www.vietcombank.com.vn

19. www.sbv.gov.vn

105

Page 113: Nguồn: Phòng BĐS - OTO NH TO TO TH NH